PDA

View Full Version : Tân nhạc Việt Nam dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa



bonita
09-19-2013, 03:02 PM
Tân nhạc Việt Nam dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa





http://hon-viet.co.uk/LeDinh.jpg

Nhạc sĩ Lê Dinh



Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.

Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách - như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căn như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.

Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.


Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:

“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”

Hoặc:

Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”

Hay:

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”

Hoặc như:

“Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”

Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lởi ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.

Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:

Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến…”

Hoặc man mác căm hờn, như:

“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”


Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam - đất lành chim đậu - cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.



http://hon-viet.co.uk/NhacSiVanPhung.jpg
(Hình trên: Nhạc sĩ Văn Phụng)


Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951), Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh… và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975.

Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.



http://hon-viet.co.uk/NhacSiNguyenHien.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng bác Hồ (của họ) gàn dỡ, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài ca ngợi bác Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viêt những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi Hồ Chủ tịch’, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác Hồ”… vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi. (Dưới thời đệ Nhất Cộng Hòa - và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa - miền Nam VN chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải là chú trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi)

Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi - dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa - hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”

Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:

”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”

Hay như:

“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”

Hoặc:

“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”

Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.

Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh - Anh sẽ không níu kéo - Anh ba Khía - Ông xã bà xã - Khi cô đơn em nhớ ai - Anh sai rồi - Quen một ngày cho vui - Em có thể làm bạn gái anh không - Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.

Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca: Bài “Giá như chưa từng quen”:

“Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”

Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:

“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”

Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi. Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:

“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”

Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.

Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy - người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi. Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.

Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?

38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời:

“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.


LÊ DINH
nguồn: http://hon-viet.co.uk/LeDinh_TanNhacVNDuoiThoiXHCN.htm

LXD
09-25-2013, 09:04 AM
http://www.youtube.com/watch?v=ik0Frd88iG0

o0o

RaginCajun
09-25-2013, 11:19 AM
Giá ông Lê Dinh đừng viết bài này thì nền âm nhạc của thời trước 75 có lẽ vẫn còn giữ được cái hay, sẵn có, của nó.

hoài vọng
09-25-2013, 09:05 PM
Tôi không chịu nổi những lời lẽ của ông Lê Dinh , xin đừng vơ đũa cả nắm

Triển
09-25-2013, 09:54 PM
Giá ông Lê Dinh đừng viết bài này thì nền âm nhạc của thời trước 75 có lẽ vẫn còn giữ được cái hay, sẵn có, của nó.
Âm nhạc trước 75 đâu phải vì sự chửi bới của một nhạc sĩ mà bị ảnh hưởng. Ông Lê Dinh không đánh giá sai hết nhưng quá nhiều cường điệu, và đoạn chửi các ông nhạc sĩ chuyên viết nhạc tuyên truyền hăng quá có xử dụng động từ thiếu thanh tao.
Võ Thiện Thanh nhạc sĩ trẻ sau này viết nhiều loại nhạc, riêng tôi thì thấy thích dòng nhạc thể loại bán ngũ âm của anh này, tính cả lời nhạc. :)

Đậu
09-26-2013, 04:42 AM
Ông Lê Dinh, có nhẽ, thiếu sót thông tin nên không nhắc đến CD "Thằng Mõ, của ns Ngọc Đại. Nghe đâu vì nhời hát tục tỉu trong CD này mà ns Ngọc Đại bị phạt vạ 30 triệu Đồng VN.

Mà sao chả thấy ai đứng ra bênh ông ns này, mặc dù động thái xử lý mang chất vi phạm tự do ngôn luận?

LXD
09-26-2013, 05:36 AM
Không thấy nhạc sĩ Lê Dinh nhắc đến nhạc sĩ Trần Tiến với nhạc phẩm Sao em nỡ vội lấy chồng , được giải thưởng Trung ương Đoàn thanh niên Cộng Sản năm 1990 .

Thấy trong Paris by Night có hát đấy !

Đậu
09-26-2013, 06:36 AM
Không thấy nhạc sĩ Lê Dinh nhắc đến nhạc sĩ Trần Tiến với nhạc phẩm Sao em nỡ vội lấy chồng , được giải thưởng Trung ương Đoàn thanh niên Cộng Sản năm 1990 .

Thấy trong Paris by Night có hát đấy !

Giải thưởng này chắc là hàng giả vì anh hùng mà cs còn mần giả được thì nhằm nhò gì ba cái giải này.

nhunguyen
09-26-2013, 07:09 AM
“ Tôi không phê bình gì cả, vì xã hội nào thì văn hóa ấy, công chúng nào thì đẻ ra lớp nhạc sĩ ấy, nếu công chúng mà xịn, mà giỏi thì những nhạc sĩ này không tồn tại, vì ai mà mua, mà nghe.”

Nhạc sĩ Dương Thụ.

Tôn trọng sự khác biệt !@

Mổi một trào lưu mới ( nhạc ) xuất hiện đều phải trải qua thử thách của thời gian và phản ảnh tâm tình của quần chúng trong thực tại xã hội.
Thăng hoa hay trầm luân biến thái chẳng qua là hình ảnh thích nghi không gian và tâm tình nội tại của nhân sinh đối với dòng nhạc lưu hành .


Nhưng van xin các ngài nhạc sĩ : “ chớ có đạo nhạc ! “ (đó là tự sỉ nhục tài hoa phẩm cách của một nhạc sĩ )




...


Lâu rồi , tôi có xem một đoạn video clip về nếp sinh hoạt hàng ngày của nhạc sĩ Văn Cao trong lòng Hà Nội, qua Apple Films( 1990's ?) - Hay trung tâm Kim Lợi ( những tình khúc vượt thời gian ) .


Yêu và buồn làm sao !

Vịnh Nghi
09-26-2013, 07:32 AM
Giải thưởng này chắc là hàng giả vì anh hùng mà cs còn mần giả được thì nhằm nhò gì ba cái giải này.

Cái gì của cộng sản cũng có nhiều phần trăm, nếu không muốn nói tất cả, là giả, nhưng Nghi thì tin chắc cái 'giải thưởng' này là hàng thật. Nhạc của Việt cộng, tính cho đến năm 1990 vẫn còn là những bài nhạc sặc mùi tuyên truyền, đấu tranh, cục mịch,...rừng rú, thì 1 bài hát như bài Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng quả có chút...sắc lãng mạn khác lạ hơn, lại đúng vào thời điểm cs Việt Nam bắt đầu chuẩn bị mang 1 cái lốt mới để...chường mặt ra thế giới....kiếm chác...Âm nhạc trong thế giới cộng sản luôn luôn phải chịu sự chỉ đạo, chi phối của đảng cs, và vì vậy, Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng, khoan bàn tới chuyện đủ tiêu chuẩn đạt giải thưởng này nọ hay không, nó 'được sinh ra' đúng thời, đúng lúc nên...may mắn thôi. Thì thời quyết định tất cả. Mà, 1 cái giải thưởng của Việt cộng thì phỉnh được ai đâu ngoại trừ những cán bộ đoàn, cán bộ đảng?

Đồng ý với bác Nhunguyen ở câu "Mổi một trào lưu mới ( nhạc ) xuất hiện đều phải trải qua thử thách của thời gian và phản ảnh tâm tình của quần chúng trong thực tại xã hội." Nhìn xã hội VN thanh bình, hiền hòa trước 75, và 1 xã hội VN hiện nay dưới sự cai trị của đảng cs, thì cũng đủ hiểu được tại sao nền âm nhạc trước và sau 75 khác xa đến vậy.....

Thúy Nga Paris chỉ thiếu có đường là treo luôn cả cái cờ Việt cộng trên sân khấu thôi, nói mà làm gì?

LXD
09-26-2013, 07:59 AM
“ Tôi không phê bình gì cả, vì xã hội nào thì văn hóa ấy, công chúng nào thì đẻ ra lớp nhạc sĩ ấy, nếu công chúng mà xịn, mà giỏi thì những nhạc sĩ này không tồn tại, vì ai mà mua, mà nghe.”

Nhạc sĩ Dương Thụ.

Có lẽ nhạc sĩ Lê Dinh phải có dịp ra những tiệm nhạc ở hải ngoại chứ , chả lẽ không thấy những băng dĩa nhạc trong nước bày bán bên cạnh những băng dĩa nhạc hải ngoại . Nếu nhạc trong nước bán không chạy thì chủ hiệu đâu cần phải bày ra như vậy cho vướn chổ .

Và nhạc sĩ Dương Thụ sẽ giải thích như thế nào về hiện tượng nhạc trong nước bán rất chạy ở hải ngoại và những buổi biểu diễn của ca sĩ trong nước ở hải ngoại lúc nào cũng nghẹt người đến xem . Vì trình độ người thưởng lãm ở hải ngoại quá tệ hay vì nhạc và ca sĩ trong nước cũng có sức thu hút của riêng nó .

Không chỉ riêng có nhạc , phim tập truyền hình trong nước cũng đầy ấp ở những tiệm nhạc hải ngoại luôn ! Giải thích làm sao đây ?

davidsons
09-26-2013, 11:05 AM
.......


Thúy Nga Paris chỉ thiếu có đường là treo luôn cả cái cờ Việt cộng trên sân khấu thôi, nói mà làm gì?
Thêm một cái nón cối được sản xuất.....Hễ không thích ai, cứ wăng cho cái nón cối là xong việc......[-X

nhunguyen
09-26-2013, 11:16 AM
Những chương trình ca nhạc như ca sĩ Đan Trường , Cẩm Ly, hay Đàm Vĩnh Hưng ( hôn sư ) …cũng không ồn ào cho lắm , chỉ là những khu phe ta mới biết ( du học sinh , du lịch dài hạn v.v…) .

Nhưng giờ đây thì vắng bóng , thỉnh thoảng thì họ cố nhập vai vào một vài chương trình tổ chức địa phương .



Băng nhạc trong nước và hải ngoại thì tôi cũng có xem qua , nhưng phẩm chất thì không thể so sánh ( tôi không nói về phần nghệ thuật ) , tiệm băng nhạc nào cũng đầy ra , nhưng trông đìu hiu sau một lần gió thoãng …, và họ đổi chủ luôn.


Hình như nhận định của anh LXD sẽ có tính thuyết phục trong thời gian 5,10 năm về trước , tôi nghỉ thế .

Hôm nào có Đàm Vĩnh Hưng qua đây trình diễn , tôi sẽ biếu tặng anh một vé VIP.



Chị VinhNghi !

Tôi lại quí mấy dvd vinh danh nhạc sĩ , và những chủ đề đặc biệt của Paris By Night.

Am I bad enough ?

Vịnh Nghi
09-26-2013, 01:28 PM
Thêm một cái nón cối được sản xuất.....Hễ không thích ai, cứ wăng cho cái nón cối là xong việc......[-X

Quăng cho cái nón cối mà xong việc được thì đỡ, đâu còn gì để nói nữa ạ?


Hôm nào có Đàm Vĩnh Hưng qua đây trình diễn , tôi sẽ biếu tặng anh một vé VIP.



Chị VinhNghi !

Tôi lại quí mấy dvd vinh danh nhạc sĩ , và những chủ đề đặc biệt của Paris By Night.

Am I bad enough ?

Are you?

Vịnh Nghi
09-26-2013, 01:36 PM
Có lẽ nhạc sĩ Lê Dinh phải có dịp ra những tiệm nhạc ở hải ngoại chứ , chả lẽ không thấy những băng dĩa nhạc trong nước bày bán bên cạnh những băng dĩa nhạc hải ngoại . Nếu nhạc trong nước bán không chạy thì chủ hiệu đâu cần phải bày ra như vậy cho vướn chổ .

Và nhạc sĩ Dương Thụ sẽ giải thích như thế nào về hiện tượng nhạc trong nước bán rất chạy ở hải ngoại và những buổi biểu diễn của ca sĩ trong nước ở hải ngoại lúc nào cũng nghẹt người đến xem . Vì trình độ người thưởng lãm ở hải ngoại quá tệ hay vì nhạc và ca sĩ trong nước cũng có sức thu hút của riêng nó .

Không chỉ riêng có nhạc , phim tập truyền hình trong nước cũng đầy ấp ở những tiệm nhạc hải ngoại luôn ! Giải thích làm sao đây ?

Có gì lạ đâu anh? Phải 'cám ơn' cái NQ36 của cs đó chớ. Phim, nhạc, băng dĩa, những đài Việt Nam 24/24 mỗi ngày, những nguồn tiền tuồn ra nước ngoài kinh doanh này nọ, v..v...và v...v.....đều có cả, lại còn hơn thế nữa.....

Triển
09-26-2013, 10:19 PM
anh chị em ơi, từ hồi nào có một nhóm thương nhân như Thúy Nga hoặc là vài tiệm bán đĩa nhạc cốt là thương mại, lại có thể đại diện chính kiến cho vài triệu người Việt hải ngoại vậy nè? [-X

LXD
09-27-2013, 05:13 AM
anh chị em ơi, từ hồi nào có một nhóm thương nhân như Thúy Nga hoặc là vài tiệm bán đĩa nhạc cốt là thương mại, lại có thể đại diện chính kiến cho vài triệu người Việt hải ngoại vậy nè? [-X

Bên trên nhạc sĩ Lê Dinh viết bài bảo tất cả nhạc thời XHCN là đồ bỏ , tôi có ý kiến khác hơn là không hẳn tất cả vì vẫn có một số nhạc trong nước bán chạy ngay cả ở hải ngoại . Những cơ sở kinh doanh ca nhạc chỉ cung những thứ người ta cầu thôi , họ không đại diện chính kiến cho ai cả .

Riêng tôi thì nhạc và ca sĩ trong nước những năm sau nầy thượng vàng hạ cám đủ hết , nhưng chính vì vậy đã mang đến tính đa dạng và nhiều chọn lựa cho người nghe nhạc . Không phải Giử gió cho mây ngàn bay mới là nhạc , mà Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn cũng là nhạc và Dậy đi mua đồ nấu canh chua vẫn là nhạc .

Đậu
09-27-2013, 08:51 AM
Em nhớ là VN chưa tiến đến XHCN nên có nhẽ những gì ông Lê Dinh nói chỉ là tiên đoán. Ấy thế mà có người tuởng nhầm là ông LD nói VN mình.b-)

PhPhuongVy
09-27-2013, 09:05 AM
Trên phố ĐT hình như cũng có một vài người hát nhạc của Phú Quang, một nhạc sĩ có nhiều bài hát về Hà Nội nhất. PV không thích nhạc của Phú Quang vì những bài hát của PQ hơi nhàm, hơi thời thượng, nhưng riêng bài Tôi Muốn Đem Đi Hồ Gươm của Phú Quang thì PV và OX nghe đi nghe lại cả trăm lần, rất thích. Thích bài Mặt Trời Bé Con, Thuyền và Biển, Một Mình, và nhiều bài nữa của những nhạc sĩ khác, mới chết chứ. Mỗi lần OX về thăm VN, PV chỉ xin quà là nhạc VN, sách mới (nhờ vậy mà đọc được Nguyễn Ngọc Tư và một một mớ truyện của Mo Yan, phiên ra tiếng Việt là Mặc Ngôn, nhà văn Trung Hoa, đọc nhiều năm trước khi ông nhận được giải thưởng Nobel về Văn Chương năm 2012).

bonita
09-28-2013, 02:18 AM
Tôi muốn mang Hồ Gươm đi - Hồng Nhung



http://www.youtube.com/watch?v=kQfB4To0GbI

bonita
09-28-2013, 02:19 AM
Thiên Thai _ Thái Thanh



https://www.youtube.com/watch?v=PpbSGnSvuPc

bonita
09-28-2013, 02:27 AM
Nương Chiều _ Thái Thanh


https://www.youtube.com/watch?v=OZP1zDTKxv8

nhunguyen
09-28-2013, 05:35 AM
Bên trên nhạc sĩ Lê Dinh viết bài bảo tất cả nhạc thời XHCN là đồ bỏ , tôi có ý kiến khác hơn là không hẳn tất cả vì vẫn có một số nhạc trong nước bán chạy ngay cả ở hải ngoại . Những cơ sở kinh doanh ca nhạc chỉ cung những thứ người ta cầu thôi , họ không đại diện chính kiến cho ai cả .

Riêng tôi thì nhạc và ca sĩ trong nước những năm sau nầy thượng vàng hạ cám đủ hết , nhưng chính vì vậy đã mang đến tính đa dạng và nhiều chọn lựa cho người nghe nhạc . Không phải Giử gió cho mây ngàn bay mới là nhạc , mà Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn cũng là nhạc và Dậy đi mua đồ nấu canh chua vẫn là nhạc .


Anh nói rất đúng !




Mời anh đọc một bản tin :




'Một nhân viên nước ngoài làm việc bằng 10 thạc sĩ Việt'




http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/kinh-doanh/mot-nhan-vien-nuoc-ngoai-lam-viec-bang-10-thac-si-viet-2886799.html

LXD
09-28-2013, 08:56 AM
Anh Nhunguyen
Bản tin nầy tôi có đọc qua nhưng hẹn anh dịp khác sẽ trao đổi thêm , ở đây mình chỉ bàn đến nhạc thời XHCN thôi .

Sau lớp ca sĩ đã thành danh , thế hệ sau tiêu biểu như Khởi My , Đông Nhi đang mang đến một chiều hướng mới cho nhạc trẻ với khuynh hướng hội nhập vào dòng nhạc pop của những nước Á đông (nói riêng) và thế giới , vì thế có đôi lúc bị chê là sao chép phong cách nhạc Hàn hay Nhật gì đấy .

Có lẽ anh không thích loại nhạc nầy , tôi chỉ đoán vậy thôi , nhưng xem qua cho biết nhá .


http://www.youtube.com/watch?v=ks0kXfniF04

nhunguyen
09-28-2013, 11:38 AM
Cám ơn anh LXD !

Rất thích được trò chuyện cùng anh ~!

Bản tin trên , tôi gởi cho anh rằng : trong tôi là một sự ngạc nhiên.

Một nhận xét của một cá nhân từ một công ty nước ngoài vào VN làm việc cũng không thể nào có thể từ đó mà đưa ra một kết luận như thế.
Tôi không tin vì tôi biết rằng người Việt trong và ngoài nước đều có người tài hoa …( 90 triệu người hay 2 triệu người Việt là những tập thể không nhỏ ) .

Việc này xin chấm hết ở đây !



Âm nhạc là một trong những nghệ thuật …không có biên giới , không có sự ngăn cách nhưng tuyệt đối có sự cảm nhận khác biệt ( hay – không hay ) qua từng cá nhân lắng nghe( sự rung động tế bào trong não thùy ).


Như anh gởi tôi nghe một bản nhạc , tôi chưa nghe nhưng anh lại biết tôi sẽ … không thích .

Tôi không biết tại sao anh tài thế !

Tôi thích cái tiết tấu ( melody ) nhưng tôi không theo kịp lời ca.


Tôi không biết bài “ Không thể và có thể “ của Phó Đức Phương có mang chùm khế chua ngọt nhiều hay ít , nhưng tôi nghe và nhìn cách diễn xuất của một thí sinh ( Vstar 2012 ) tôi rung động ca từ của bài hát qua thí sinh đó (finally ,she failed anyway ) , dù rằng Ngọc Hạ có hát bài nhạc này khá hay.



Chúng ta không cần phải “ bất đồng ý kiến “ về nhận xét của một cá nhân nào về âm nhạc trước sau 75 ( vì đó chỉ là nhận xét và cảm nhận của một cá nhân, dù đó là một nhạc sĩ ) , mà hãy trân trọng sự thưỡng thức của riêng mình ( cách biểu hiện tâm tình của chính cá nhân đó ).

LXD
09-29-2013, 06:17 AM
Nền ca nhạc cả nước sau năm 1975 có hai dòng nhạc thừa hưởng được của miền nam là vọng cổ và bolero . Sở dĩ gọi là thừa hưởng vì miền bắc không có hai thể loại nầy suốt những năm chiến tranh . Bolero là thể loại du nhập và được cải biên lại cho hợp với tình tự người Việt và mang âm hưởng của làn điệu dân ca miền nam , cùng với ca từ mang nặng tính tự sự , kể lể tâm tình bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc . Chính vì những ca từ mộc mạc đó nên bị gọi là sến , nhưng thực sự nhạc bolero dễ dàng đi sau vào lòng người Việt hơn bất cứ thể loại nào khác , từ người trí thức cho đến giới bình dân . Những ai đã có một thời đi học ở miền nam trước 75 không thể không biết bài hát có câu Mỗi năm đến hè lòng mac mác buồn .

Một điều tôi thấy tiếc là thể loại nhạc bolero thời gian sau nầy , khi những nhạc sĩ tài hoa như Lê văn Thiện đã không còn , ít còn được quan tâm đến trong sáng tác và trình diễn trong giới ca nhạc sĩ trẻ . Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến của riêng tôi thôi !


http://www.youtube.com/watch?v=I8L4jggDDuc

o0o

phiulinh
09-29-2013, 07:06 AM
Kha kha...anh Lơ đã đem về lại giòng nhạc đã một thời đi vào quần chúng thực sự.
Một mỉa mai khéo léo. Một nhận xét cũng thực sự đi vào quần chúng sáng nay.

nhunguyen
09-29-2013, 08:21 AM
Nền ca nhạc cả nước sau năm 1975 có hai dòng nhạc thừa hưởng được của miền nam là vọng cổ và bolero . Sở dĩ gọi là thừa hưởng vì miền bắc không có hai thể loại nầy suốt những năm chiến tranh . Bolero là thể loại du nhập và được cải biên lại cho hợp với tình tự người Việt và mang âm hưởng của làn điệu dân ca miền nam , cùng với ca từ mang nặng tính tự sự , kể lể tâm tình bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc . Chính vì những ca từ mộc mạc đó nên bị gọi là sến , nhưng thực sự nhạc bolero dễ dàng đi sau vào lòng người Việt hơn bất cứ thể loại nào khác , từ người trí thức cho đến giới bình dân . Những ai đã có một thời đi học ở miền nam trước 75 không thể không biết bài hát có câu Mỗi năm đến hè lòng mac mác buồn .

Một điều tôi thấy tiếc là thể loại nhạc bolero thời gian sau nầy , khi những nhạc sĩ tài hoa như Lê văn Thiện đã không còn , ít còn được quan tâm đến trong sáng tác và trình diễn trong giới ca nhạc sĩ trẻ . Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến của riêng tôi thôi !



o0o


Dể hiểu mà anh !

Xã hội thay đổi thì âm nhạc cũng nhịp nhàng thích nghi .


Thanh Sơn trước khi là nhạc sĩ thì cũng là một câu học trò không khác gì chúng ta .

Có lẽ anh không bao giờ thấy được cảnh chia tay bạn bè trong mùa hè ..., và chúng tôi không thấy được những gì anh đã và đang thấy ...
Nhưng giờ đây, tôi thấy được qua nhận xét của anh qua những dòng chữ trên .

Tôi không ngạc nhiên chút gì !


...Ngày xưa luyến lưu trường cũ, yêu thầy mến bạn, thì mùa hè phượng đỏ là những nổi buồn man mác vây quanh khi phải tạm biệt .
Đến bây giờ ,tôi vẫn hay còn ôm ấp tâm tình it nhiều về những thằng bạn , những giờ học , những khi " không thuộc bài ", những khi viết cho nhau những dòng chữ xanh nghiêng phượng vĩ và nhất là những kính yêu răn dạy đối với thầy cô ..

Tôi yêu ngày xưa đó . !

Tâm trạng của TS cũng là tâm trạng của chúng tôi lúc đó

Triển
09-29-2013, 09:12 AM
ít còn được quan tâm đến trong sáng tác và trình diễn trong giới ca nhạc sĩ trẻ


MƯA NỬA ĐÊM
Ca sĩ Lệ Quyên (sinh 1981 ở Thái Nguyên - 32 tuổi)


http://www.youtube.com/watch?v=KbjF-edBNuk

Triển
09-29-2013, 09:15 AM
EM VỀ KẺO MƯA MAU
Lệ Quyên


http://www.youtube.com/watch?v=1m9f6cB8Ttw

Triển
09-29-2013, 09:19 AM
ANH VỀ MIỀN TÂY
Quốc Đại (sinh 1979)


http://www.youtube.com/watch?v=ZZELxzlDFow

Triển
09-29-2013, 09:24 AM
NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG
Ngọc Sơn (em này thì sinh trước 75 :), 1970 hết trẻ rồi :))


http://www.youtube.com/watch?v=vjrQDehDwvE

LXD
09-30-2013, 05:42 AM
Nói thật nghiêm túc , nhạc bolero dễ dàng đi sau vào lòng người Việt hơn bất cứ thể loại nào khác nên không phải ngẩu nhiên , trước 75 tại miền nam nhạc viết cho người lính phần lớn theo điệu bolero . Cũng chính vì lý do ấy nên sau 75 giai điệu bolero bị cho là của phía bên kia và cùng với những bản nhạc lính bị cấm hát . Hiện giờ những bản nhạc lính của miền nam vẫn còn bị cấm , tuy nhiên những bản nhạc bolero với chủ đề không dính dáng đến cuộc chiến được phổ biến rộng rải và được ưa chuộng ngay cả tại miền bắc với những ca sĩ góc miền bắc như Chiến Thắng , Lệ Quyên và ca sĩ góc miền nam như Cẩm Ly , Hoàng Châu . Phải nói thêm là cùng một bản bolero nhưng ca sĩ góc bắc có cách thể hiện rất khác so với ca sĩ góc miền nam và đương nhiên để lại những cảm xúc rất khác biệt trong long người nghe .

Về mặt sáng tác trong nước , có rất nhiều bản nhạc bolero rất hay nhưng so với tỷ lệ đông đảo người hâm mộ thì như vậy là quá ít oi . Đấy là tôi đoán theo ý riêng chứ không có thống kê chính thức nào cả , ai không tin thì cứ tấp vô những quán nhậu ở miền tây thì sẽ biết !

Nhạc phẩm Bội Bạc - nhạc sĩ Lê Văn Thiện sáng tác sau 75 - ca sĩ Hoàng Châu trình bày.


http://www.youtube.com/watch?v=lHJICEMWIEY