PDA

View Full Version : Xả lũ



Dân
10-10-2013, 09:42 AM
Xả lũ gây ngập lụt, trách nhiệm về ai?http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wate-relea-fr-rese-inu-10062013073147.html/lu-lut-305b.jpg/image Nghe bài này (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/wate-relea-fr-rese-inu-10062013073147.html/10062013-wate-relea-fr-rese-inu.mp3) http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/wate-relea-fr-rese-inu-10062013073147.html/10062013-wate-relea-fr-rese-inu.mp3Nguyên bài trong : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wate-relea-fr-rese-inu-10062013073147.html#.UlFtXlts8Q8.facebook (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/wate-relea-fr-rese-inu-10062013073147.html/10062013-wate-relea-fr-rese-inu.mp3[/MEDIA]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wate-relea-fr-rese-inu-10062013073147.html#.UlFtXlts8Q8.facebook)

Dân
10-10-2013, 09:47 AM
Dân lo đói vì thủy điện, thủy lợi xả lũ
Hồ thủy điện, hồ thủy lợi vội vã xả lũ làm nhà ngập, tài sản chìm trong nước, mùa màng hư hại. Hậu quả là hàng trăm ngàn người trở thành tay trắng và đang đối diện với cái đói...Một số đập thủy lợi bị vỡ, nước tràn tự do ra đồng ruộng nhà cửa ở tỉnh Thanh Hóa. Sợ vỡ hồ thủy lợi Vực Mấu, ban quản lý đột ngột xả lũ làm một phần huyện Quỳnh Lưu và tất cả thị trấn Hoàng Mai của Nghệ An chìm trong biển nước.
Sợ vỡ đập thủy điện, ban quản lý các nhà máy thủy điện ở Quảng Nam trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn (gồm thủy điện A Vương, Dak Mi 4 và Sông Bung A4) cũng hối hả mở cửa đập xả nước. Người dân chỉ kịp tháo chạy lấy người, khi thấy nước lên qua nhanh, ngập cả nền nhà.
Một người dân ở thị trấn Hoàng Mai mất trọn một nông trại 400 con gà đẻ và 3,000 quả trứng ấp nói “Thấy nước ngập lên tới giường tôi mới biết”, theo báo Tuổi Trẻ.
Các chức sắc nhà nước chống chế cho việc xả lũ của các hồ thủy lợi là “đúng quy trình” dù thời gian thông báo “chỗ có chỗ không” tới nhà cầm quyền các địa phương và thường quá ngắn ngủi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lẫn tài sản...
Các đập thủy điện và thủy lợi vừa có mục đích cung cấp điện, cung cấp nước cho mùa màng, còn đồng thời có nhiệu vụ “điều tiết” lượng nước để tránh ngập lụt trong mùa muaa7 bão và giảm thiểu thiếu nước cho sinh hoạt và mùa màng trong mùa khô.Với những gì từng xảy ra trước đây và hiện đang gây hậu quả trầm trọng các cùng hạ du từ Thanh Hóa đến Quảng Nam, báo Người Lao Động đặt câu hỏi là “Điều tiết lũ hay hại dân?” , “Chức năng điều tiết lũ của các thủy điện nằm ở đâu?”
Báo Dân Việt nói rằng người dân ở các vùng có thủy điện “thua thiệt đủ đường”. Sau khi mấy hồ thủy lợi vỡ ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, báo Người Lao Động cho biết người dân ở đây “Cái đói cận kề”. Báo điện tử VTC sau khi nêu ra những thiệt hại gần như mất trắng của một số xã ở huyện Quỳnh Lưu và thị trấn Hoàng Mai tỉnh Nghệ An đặt câu hỏi là “trâu, bò, lợn gà, thóc lúa mất sạch rồi, lấy gì sống đây?”
Chỉ riêng thị trấn Hoàng Mai đã có khoảng 20,000 nhà với 100,000 dân đối diện với những ngày khốn khó trước mặt. Ruộng lúa, vừn rau đậu, trang trại gà, vịt, đầm nuôi tôm cá ước lượng thiệt hại ở đây đã khoảng 800 tỉ đồng vì xả lũ thủy lợi, theo báo Tuổi Trẻ.
Trên tổng cộng thiệt hại tài sản lối 11,000 tỉ đồng hậu quả của bão cho các tỉnh miền Trung, riêng tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại nặng nhất với khoảng 8,000 tỉ đồng. Nghệ An không bị bão nhưng lại bị hại vì 'xả lũ” thủy lợi nên cũng mất 1,300 tỉ đồng. .. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174656&zoneid=2#.UlC_o-3wDIU

Dân
11-18-2013, 12:57 PM
03-10-2013

Sáng hôm nay các thủy điện phía thượng nguồn tỉnh Quảng Nam tiếp tục xả lũ khiến nhiều huyện hạ du bị ngập nghiêm trọng.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/hydro-drain-brin-hv-floo-10032013091927.html/thuy-dien-305-vietbao-vn.jpg/image

Từ ngày hôm qua hàng loạt thủy điện cùng xả lũ một lúc khiến nước tràn xuống các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn làm nhiều nơi ngập nặng khiến đường xá hư hỏng và nhiều nơi còn trôi cả nhà cửa, tài sản người dân.
Tại nhiều xã người dân đi lại phải dùng thuyền con hay đò chở khách. Sông Thu Bồn có mực nước dâng cao do tiếp nhận nước từ các thủy điện xả ra. Nước sông Vạn Buồng cũng có tình trạng tương tự. Mực nước sông này cao gần 1 mét 50 và toàn bộ 80 hộ dân sống trong khu vực bị cô lập hoàn toàn.
Khoảng 12 trưa hôm nay các xã Quế Xuân 1, Quế Phú, Quế Xuân 2 bị ngập sâu và nhiều thôn bị cô lập hoàn toàn vì biển nước.
Phố cổ Hội An cũng không thoát được hậu quả xả lũ, mực nước đã xấp xỉ báo động cấp 2 con đường Bạch Đàng dọc bờ sông đã ngập nước khiến hoạt động du lịch ngưng trệ hoàn toàn.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/hydro-drain-brin-hv-floo-10032013091927.html

Dân
11-18-2013, 12:58 PM
Một trong những nguyên nhân khiến cho xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An trong những ngày qua bị lũ lớn và gây thiệt hại kinh tế nặng nề là do xả lũ ở hồ Vực Mấu.Thông tin này, được giám đốc của đơn vị quản lý và khai thác hồ Vực Mấu xác nhận, nhưng ông cho rằng việc xả lũ là đúng quy định.
Theo lời giải thích thì do lượng mưa từ cơn bão số 10 đêm 30/9 đến sáng 1/10 quá lớn và đạt tần suất 200 năm mới có một lần, lại xảy ra trong đêm khuya và thủy triều dâng, việc thoát lũ chậm, gây ngập lụt cho vùng hạ du.
Theo ước tính ban đầu, cơn lũ vừa qua ở xã Hoàng Mai đã gây thiệt hại khoảng 800 tỷ đồng và khiến 20,000 hộ dân ảnh hưởng nặng nề...
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/nghe-an-flooded-by-dams-draining-10042013095701.html

Ông bà có câu “tức nước vỡ bờ”. Câu này ám chỉ về tâm lý và đối nhân xử thế, đừng để chuyện gì vượt quá giới hạn chịu đựng của đối phương cho dù đối phương đứng ở vị trí nào chăng nữa, cũng phải biết giữ trung dung… Nhưng không, trong hiện tại, chuyện tức nước vỡ bờ là chuyện rất cụ thể, không ám chỉ, không bóng bẩy mệt đầu như thời xưa đâu. Chỉ cần nói ‘tức nước vỡ bờ” thì lo mà cuốn gói, co giò chạy trối chết, nếu không chạy thì chết, nếu không tin, nhìn lại gần một ngàn cái túi nước treo khắp Việt Nam với cái tên khá mĩ miều “đập thủy điện” thì sẽ hiểu ngay!
Tỉnh Bình Dương là một tỉnh được mệnh danh là an toàn nhất Việt Nam, ít có thiên tai nhất Việt Nam, thậm chí, đọc lại lịch sử, dường như tỉnh này có cái tên Bình Dương cũng vì đặc điểm ít thiên tai, hiền hòa của nó. Cũng chính vì đặc điểm này mà rất nhiều khu công nghiệp mọc lên ở đây, mảnh đất này mau chóng trở thành trung tâm công nghiệp của quốc gia. Thế nhưng mấy ngày gần đây, tin huyện Bến Cát, Bình Dương bị ngập lụt làm cho không ít người hoang mang.
Nói đến hoang mang thì người Việt có cả ngàn lẻ một lý do để hoang mang, sống trên đất nước cờ đỏ sao vàng này, nếu không biết hoang mang thì e rằng chưa biết làm người. Nhưng mà hoang mang vì lũ lụt thì chuyện hơi hiếm. Vì người Việt vốn quen với thiên tai, thậm chí người Tây Nam Bộ sống chung với lũ chẳng khác nào người miền Trung sống chung với bão lụt. Chuyện ngập lụt có gì là lạ, có gì mà hoang mang?
Nhưng mà lạ đấy, vì lụt thường niên trước đây ở Tây Nam Bộ và Trung Bộ là lụt do thiên nhiên gây ra, có thể dữ dội, ngập nhà cửa, ruộng đồng, cũng có thể lụt vừa phải, mang một lớp phù sa về đắp thêm cho đồng ruộng, giúp cho mùa màng bội thu. Nhưng đó là chuyện xưa rồi, chuyện bây giờ, thiên tai lúc nào cũng kèm theo nhân họa, cái này mà không hoang mang mới là lạ!
Nếu như trước đây, việc lụt lội chỉ đơn thuần do nước ở thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn, trán vào ruộng đồng, ngập nhà ngập cửa, họa hoằng lắm mới có trận lụt năm Thìn 1964, lở núi Cà Tang ở Quảng Nam, cuốn mất một ngôi làng dân tộc thiểu số người Tà Ôi. Nhưng khi tìm hiểu kĩ, thì hiểu ra cũng do nhân họa, vì núi Cà Tang bị người thiểu số ở đây đốt rừng dẫn đến cháy trụi, trơ đất trống đồi trọc, đến mùa mưa, nguyên một quả núi lở lói khiến cho ngôi làng Tà Ôi trôi tuột xuống dòng nước xoáy, mất dấu.
30 mét khối nước/người

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/quakes-cause-concern-song-tranh-2-nn-09042012170441.html/C140456_td-song-tranh-305.jpg/image

Bây giờ, trung bình mỗi người dân miền Trung đang mang trên đầu mình hơn 30 mét khối nước. Chỉ riêng Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế và Quảng Trị, nếu chia bình quân đầu người của gần 14 triệu dân cho 70 hồ đập thủy điện lớn, nhỏ với dung lượng từ vài trăm triệu khối đến vài tỉ khối (trong tình trạng nước ổn định, những lúc cần xả đập thì nước lên cao gần gấp ba lần ổn định) thì mỗi người dân phải chịu hơn 50 khối nước treo lơ lửng trên đầu. Thử hình dung với một dải đất tương đối hẹp, một bên là núi rừng, hồ chứa và một bên là biển, khi 50 khối nước đó đồng loạt xổ xuống đầu từng người dân thì cái biển nước miền Trung sẽ ra sao?


http://www.rfa.org/vietnamese/blog/vtsg-blog-1025-10252013131611.html/binh-duong-1-250.jpg/image
Nhiều khu vực ở thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương bị ngập sâu đến 1,5m hôm 19 tháng 10. Courtesy vov.

Và người dân hoang mang khi nghe tin ngập lụt Bình Dương là hoàn toàn tỉnh táo, sự hoang mang này không phải là sự mất bình tĩnh hoặc sự dao động của người thiếu hiểu biết mà đây là sự phân tích, tính toán kĩ lưỡng, “trông voi mà soi mình”, trông người mà ngẫm đến ta. Một xứ sở vốn không bao giờ biết thiên tai, ngập lụt là gì, thế mà đùng một cái, lụt xối xả, người dân không kịp dọn đồ, tài sản trôi, heo gà chết, người người vật vã, khóc lóc… Thử hỏi, làm sao mà dân các miền quen chịu thiên tai không thấy lo?
Riêng miền Trung, thiên tai mỗi năm đã ngốn vài chục mạng người, có năm lên cả trăm mạng người, nhà cửa, tài sản mất đi con số hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn tỉ đồng. Đó chỉ mới là thiên tai, còn nhân họa thì miễn bàn, vì với kiểu xây dựng rút ruột tận cùng, triệt để hiện nay, cứ mỗi công trình mọc lên thì các quan tỉnh, quan huyện giàu ra, trơn da láng thịt… Thử hỏi, có bao nhiêu cái hồ chứa, bao nhiêu cái đập thủy điện đảm bảo an toàn và tin chắc là không bị vỡ? Và với kiểu làm việc tắc trách, vô lương tâm, người trực cống xả mà uống rượu say, đợi đến khi nước vượt ngưỡng thì xả vô tội vạ, làm trôi cả một thôn như trận lũ năm 2010 ở Đại Lộc, Quảng Nam, do thủy điện A Vương xả đập khối lượng quá lớn dẫn đến ngập lụt, bùn non dày cả mét… Như vậy, người dân làm sao dám tin là mình an toàn?
Và một khi có cả chục cái thủy điện móc trên một nhánh sông, hệ quả của nó sẽ là các thủy điện này thi nhau tích nước vì nguy cơ khan hiếm nước có thể diễn ra, thậm chí sẽ có tranh giành trong việc tích nước. Tích cho nhiều, đến khi có báo động đỏ, mưa lũ kéo về thì mạnh ông nào ông nấy xả, vì sợ vỡ đập (bởi hơn ai hết, các ông này thừa biết mối nguy vỡ đập do xây dựng không đạt chất lượng, do rút ruột, chung chi cho các cấp…). Cuối cùng, khi mà hàng chục cái thủy điện đồng loạt xả nước trên một con sông để cứu lấy mình thì chắc chắn là phải có một vài ngôi làng chịu trận, mất dấu, hy sinh cho công cuộc cứu thủy điện của họ. Người dân bao giờ cũng là người chịu rủi ro đầu tiên và nhận may mắn cuối cùng, chịu thiệt thòi tiên phong và nhận quyền lợi cuối cùng (nếu có!).
Đến đây, có lẽ không cần bàn thêm về nỗi hoang mang của nhân dân khi nghe tin ngập lụt ở Bình Dương. Vấn đề cần bàn là tức nước vỡ bờ. Như chuyện những cái túi nước nổi giận trên đầu nhân dân đã đi vào hiện thực thì bao giờ những cái túi nước bất bình trong nhân dân sẽ đổ xòa xuống? Chuyện này nghe ra có mối tương quan, liên hệ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của nó – tức nước vỡ bờ!

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vtsg-blog-1025-10252013131611.html

Dân
11-18-2013, 01:00 PM
Tháng 11

Huế: thủy điện lại xả lũ chết người

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/sudden-flood-discharge-swept-away-4-students-11082013125805.html/phandinhphung0ancuu-dantri.gif/image
Đường Phan đĩnh Phùng, TP Huế, dưới làn nước sông An Cựu, ngày 7 tháng 11,2013.

Cư dân TP Huế hôm qua hốt hỏang trước tình trạng mực nước sông lên rất nhanh do các đập thủy điện trong tỉnh Thừa Thiên-Huế xả lũ cùng lúc, khiến 4 học sinh bị nước cuốn trôi, 1 em thiệt mạng.
Tình trạng mưa to trong những ngày qua khiến các hồ thủy điện lớn nơi này đồng loạt xả lũ về vùng hạ du, gây thương vong như vừa nói khi các nữ sinh ấy đang từ nhà đến trường.
Lực lượng cứu hộ đã kịp thời cứu được 3 em, trong khi nữ sinh Trần Thị Thanh Nhơn chết đuối.
Theo báo chí trong nước thì sau tình hình gọi là “mất mát đau lòng này”, giới hữu trách huyện Quảng Điều mới chỉ đạo thuộc cấp “tuyên truyền, vận động nhân dân không nên đi lại trong nước lũ”.
Tin không đề cập gì đến chuyện lẽ ra cuộc “vận động tuyên truyền” như vậy diễn ra trước khi các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/sudden-flood-discharge-swept-away-4-students-11082013125805.html

Các bài liên quan
http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-78661/dan-lo-doi-vi-thuy-dien-thuy-loi-xa-lu.html

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174656&zoneid=1#.UoQWDdswfIU

Dân
11-18-2013, 01:01 PM
Lũ lớn tàn phá miền Trung Việt Nam
Cập nhật: 09:20 GMT - thứ bảy, 16 tháng 11, 2013
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/11/16/131116084630_1_464x261_kienden.jpg
Bình Định chìm trong biển nước ...

Đồng loạt xả lũ
Tại Bình Định, mưa lớn từ khuya 14/11 đến sáng 15/11 đã gây lũ trên diện rộng.
Báo Thanh Niên cho biết sáng 15/11, hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) xả lũ với lưu lượng 1.576 m3/s, kết hợp với lượng mưa lớn khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh lần đầu tiên bị chìm trong nước lũ.
Cũng theo Thanh Niên, nhiều người dân ở các xã gần đó đã gọi điện đến các cơ quan chức năng cầu cứu vì không kịp trở tay trước mực nước dâng quá nhanh.
Một số độc giả của chúng tôi tại Bình Định cho biết không được báo trước về việc xả lũ nên hoàn toàn bị bất ngờ.
Nick Anh Hạt Đậu viết trên Facebook của BBC: "Chính quyền ngày 15/11 xả lũ không thông báo cho dân kết hợp mưa lớn làm ngập lớn toàn Bình Định (bao gồm cả Thị xã an Nhơn). Đây cơn lũ lịch sử, nhà tôi không còn gì rồi".
Ông Nguyễn Chí Quang, Chánh văn phòng UBND huyện Tây Sơn, được Thanh Niên dẫn lời nói “Nước lũ năm nay lớn bất thường do mưa lớn và hồ Định Bình xả lũ. Đây cũng là lần đầu tiên có lũ lớn nên người dân trong huyện rất lúng tung đối phó".
Theo báo Tuổi Trẻ, trong ngày 15/11, chính quyền địa phương tỉnh Bình Định đã di dời được 750 hộ với 2.773 nhân khẩu.
Thủy điện Sông Ba Hạ ngày 15/11 xả lũ lưu lượng 1.400m3/s, làm mực nước các sông dâng nhanh tại các huyện miền núi Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, theo báo Dân Trí.
Tại Phú Yên, mưa lớn làm tám xã ven sông Kỳ Lộ, sông Cô, ngập trong nước khiến chính quyền địa phương phải di dời 880 hộ với 2.391 nhân khẩu khỏi khu vực, báo Tuổi Trẻ cho biết.
Trong khi đó, tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong chiều 15/11, khiến nước sông dâng nhanh, làm hầu hết các tuyến đường ở bị ngập sâu.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến tối 16/11, các sông từ Thừa Thiên Huế đến Bắc Khánh Hòa sẽ rút dần xuống mức Báo động 2 - Báo động 3.
Các độc giả của BBC ở Huế nói mưa lớn đã xảy ra trong suốt chiều ngày 15/11 và tiếp tục kéo sang ngày 16/11, dù cường độ có giảm đi.
Một bạn đọc nick Đặng Suy Nghĩ nói trên Facebook của BBC: "Mình ở trung tâm thành phố Huế thấy mưa giảm nhẹ so với hôm qua, nước rút bớt rồi,còn các khu vực khác ko biết thế nào."
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/11/16/131116084848_1_464x261_huynguyen.jpg
Lũ đạt đỉnh trong ngày 16/11 ở Quảng Nam

Chiều tối 15/11, tại Quảng Nam, các thủy điện đồng loạt xả lũ khiến nhiều khu vực ở huyện Đại Lộc bị ngập nặng, báo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc, Quảng Nam, cho biết.
Một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều khu vực ở Quảng Nam, trong đó có phố cổ Hội An, bị nhấn chìm trong nước.
Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam đã tổ chức di dời được hơn 2.500 hộ với hơn 4.800 nhân khẩu, Tuổi Trẻ cho biết thêm.
Tại Quảng Ngãi lũ trên các sông đã đạt đỉnh và đều ở mức báo động ba hoặc trên mức này, nhưng sẽ rút dần trong tối 16/11, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương.
12.278 hộ với 47.635 nhân khẩu tại các khu vực bị ảnh hưởng của nước lũ ở Quãng Ngãi đã được di dời, theo Tuổi Trẻ.
Một bạn đọc nick Hồng Nhụy Cao chia sẻ với BBC: "Quê tôi, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nước ngập lút nóc nhà."
"Hiện tại nước đã rút đến sân, bùn non thì đến đầu gối. Bò và heo chết hết. Mới liên lạc được với ba. Nhà trắng tay ko còn tài sản gì giá trị. Bây giờ người dân đang rất đói và thiếu nước uống, đang chờ cứu trợ".

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131116_flood_central_vietnam.shtml

Dân
11-18-2013, 01:07 PM
Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN?


... xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương .
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/10/131019_vn_hydropower_planning.shtml

Dân
11-18-2013, 01:08 PM
Dân bị lũ cô lập, cán bộ vẫn ăn nhậu, hát hò tưng bừng bên "tượng bác"
Ngày 16.11, trong khi người dân đang vật lộn với lũ dữ thì tại trụ sở UBND phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) đang diễn ra một cuộc ăn nhậu, hát hò vui vẻ...

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=xwzcrQmXIC4
Trích một số phản hồi của bạn đọc ....
- Nguyễn Hoàng Kha: "Huyện Hinh 2013"

- hph: Hoan hô tinh thần lạc quan của tập thể công chức Phường. Dù trong khó khăn vẫn nêu cao tinh thần "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau"

- thanhnguyen: Không thể chấp nhận được, đề nghị lảnh Đạo Tỉnh Thừa Thiên Huế kỷ luật cho thôi việc ngay Chủ Tịch và Bí Thư của Phường "vô đạo" này

- Trankhoan: Cảnh sao giống như tác phẩm "Sông chết mặc bay" của cụ Phạm Duy Tốn cách đây 95 năm

- Đỗ xuân Vinh: bữa tiệc mừng ngày đại doàn kết này dúng là có một . các vị đang doàn kết với ai khi người dân đang khổ sở vì lũ ? các vị công bộc này quả là vĩ đại nhờ có trái tim vô cảm .

- Sơn: Lũ là chuyện "Thường ngày ở Huyện" mà, sống lạc quan vậy đáng hoan nghênh chư lị !

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/11/dan-bi-lu-co-lap-can-bo-van-nhau-hat-ho.html#disqus_thread

Dân
11-18-2013, 03:18 PM
17/11
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=xSZdHYciEyg

Dân
11-22-2013, 12:17 PM
36 người thiệt mạng vì lũ ở miền Trung Việt Nam

http://gdb.voanews.com/07FC479B-16BE-45A7-8B00-3F524F9144E5_w640_r1_s.jpg
Gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.
Số tử vong trong lũ tại miền Trung Việt Nam đã lên tới 36 người trong khi 80.000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa chạy lên các vùng cao để tránh lũ, theo số liệu từ giới hữu trách Việt Nam. Hiện còn gần chục người đang bị mất tích.
Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cho biết gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.
Trong số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề có Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, và Gia Lai. Bình Định được xem là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 18 nạn nhân tử vong.
Một người tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp tại địa phương liên tục mấy ngày nay, ông Hồ Đắc Hưng, Phó Trưởng Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo Bình Định, cho VOA Việt ngữ biết tình hình lũ năm nay nghiêm trọng hơn các năm trước rất nhiều.
Ông Hồ Đắc Hưng: 10 huyện thuộc tỉnh Bình Định trong đó có Tuy Phước, Phù Cát, An Nhơn, An Lão, Hoài Nhơn…bị rất nặng do người ta xả lũ từ mấy đập thủy điện. Mưa làm nước trên thượng nguồn nhiều quá, mấy hồ chứa nước thủy điện nước nhiều quá, họ sợ vỡ nên xả ào ào xuống. Nặng nhất là vùng Tuy Phước. Có mấy người chết.
VOA: Nhà cửa, đường sá, hoa màu ra sao?
Ông Hồ Đắc Hưng: Hoa màu mùa này ở đây người ta cũng gặt hái hết rồi. Nhà cửa bị ngập.
VOA:Hiện giờ nước lũ đã rút bớt chưa, độ cao khoảng bao nhiêu?
Ông Hồ Đắc Hưng: Vẫn còn cao, ngập tới mái nhà luôn. Dân leo lên mái nhà ngồi rất nhiều, nước ngập sâu quá mà. Ngay cả vùng núi mà cũng bị ngập nào giờ đâu có vụ đó. Mấy vùng trũng gần biển bị ngập thì đương nhiên, nhưng giờ như huyện An Lão là huyện miền núi mà cũng bị ngập chạy không kịp. Như huyện An Khê trên núi cao mà nước lũ cũng chảy xiết, người ta chỉ kịp chạy thoát thân thôi, không lấy được đồ đạc gì cả....
VOA: So sánh với những thiên tai trước, đợt này anh thấy thế nào?
Ông Hồ Đắc Hưng: Gần đây năm 2009 tương đối chỉ có 1 vùng bị xả lũ. Còn nay do tất cả các nguồn nước trên cao đổ xuống rất nhanh. Cho nên, năm nay lớn hơn mấy năm trước rất nhiều. Xã An Nhơn hồi giờ đâu có ngập lụt mà nay cũng ngập nhà luôn mà.
VOA: Anh nói lũ do người ta xả lũ xuống chứ không phải do mưa bão?
Ông Hồ Đắc Hưng: Không có bão. Mưa thì nhiều trên thượng nguồn. Vì phá rừng, không giữ được nước, nên nước đổ xuống các hồ nhiều. Họ sợ vỡ đập thì còn chết nhiều hơn nữa. Cho nên, họ xả lũ, xả hồ chứa nước đập thủy điện mới gây lũ, chứ không phải lụt. Lụt thì nước dâng lên từ từ. Còn đây lũ nó ào xuống chạy đâu có kịp.
VOA: Báo chí trong nước nói tình trạng này do ‘ảnh hưởng của bão số 15 và mưa lũ’?
Ông Hồ Đắc Hưng: Họ phải nói vậy thôi. Thứ nhất do mở đập thủy điện nhiều quá. Thứ hai, do nạn phá rừng nên giờ không giữ nước được khi mưa nhiều.
VOA:Đã có sơ tán, sao lại có nhiều người bị mắc kẹt trong lũ, thưa anh?
Ông Hồ Đắc Hưng: Tại chạy không kịp. Phương tiện cũng không có. Lũ mà, sao chạy cho kịp.
Báo Thanh Niên nói nước lũ dâng cao nhanh chóng sau khi 15 nhà máy thủy điện trong vùng mở cổng xả lũ để tránh vỡ bồn chứa.
Quảng Nam, Bình Định bị ngập trên diện rộng trong khi Quảng Ngãi bị ngập sâu với nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn.
Hình ảnh trên truyền hình nhà nước cho thấy tại hai địa điểm được UNESCO liệt kê là di sản văn hóa thế giới gồm phố cổ Hội An và cố đô Huế, nhà cửa, đường sá bị ngập chìm trong nước. Hàng trăm khách du lịch đã được sơ tán.
AFP dẫn nguồn tin từ một giới chức ở Đà Nẵng cho hay lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho lưu thông đường bộ, đường không, và đường sắt xuyên suốt khu vực...


http://www.voatiengviet.com/content/ba-muoi-sau-nguoi-chet-vi-lu-o-mien-trung-vietnam/1792273.html , các bài liên quan : http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/press-review-112213-nn-11222013103744.html , http://www.rfa.org/vietnamese/blog/le-dien-duc-blog-11212013-11212013163506.html

Dân
11-22-2013, 12:43 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=XHR0BGsACFU

Lotus
11-25-2013, 10:57 AM
Nỗi đói lạnh của người dân vùng lũ Quảng Ngãi


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-miser-in-flas-flood-11252013071611.html/tt-tu-vn-305.jpg/image


Đã hơn một tuần kể từ ngày trận lũ lịch sử quét qua huyện Nghĩa Hành và một số huyện lân cận thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nhưng đời sống người dân vùng rốn lũ thuộc xã Hành Tín Tây và Hành Tín Đông vẫn còn thoi thóp, rã rời, nhìn chẳng khác nào hoang địa. Không nước uống, không thức ăn, không có lối đi vì khắp nơi ngập tràn bùn non nhão nhoét… Những gương mặt buồn và những mái nhà buồn ẩm ướt hiện ra trước mắt, khiến chúng tôi cứ ngỡ ngàng như mình đang lạc vào một chốn hồng hoang, mịt mùng nào đó!

Đói, rét và sợ hãi

Một người dân ở xã Hành Tín Tây, than thở: Coi như không ăn uống gì hết, không có đâu mà ăn. Sóng thì nó dộng mà, nhào hết, cái thùng gạo xuống đất luôn, cất ở trên trính nó cũng nhào hết. Cái vạt cửa này nó cũng trôi hết rồi mới đi đơm lại (tìm), kiếm lại. Họ lượm họ mới cho, mới ráp lại đây. Cái thau cũng trôi, cái nồi cơm điện mới mua về, chưa nấu nó cũng trôi mất… Tôi mới nói là lụt năm 1999 cũng chưa bằng đâu! Năm 1999 nó tới đây (chỉ cái bàn gỗ) thôi! Mà năm nay nó lên tuốt trên đó (chỉ nóc nhà).

Một người nông dân khác, tên Nghĩa, ở xã Hành Tín Tây, cho chúng tôi biết là nhà của ông bị ngập đến chạm nóc, trong những ngày nước lũ, ông và vợ con cùng đứa cháu nhỏ phải chui lên một căn gác ọp ẹp vốn dùng để chất hạt giống, căn gác rộng chưa đầy bốn mét vuông, lót bằng gỗ thầu dầu tạm bợ. Nhiều lúc mưa gió, nước lụt nổi sóng, ngồi trên gác mà cảm giác được cả ngôi nhà đang rung, đong đưa theo nhịp sóng, ông và gia đình chỉ biết cầu nguyện Trời Phật phù hộ tai qua nạn khỏi.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-miser-in-flas-flood-11252013071611.html/tt-tu-vn-260a.jpg/image

Bùn non ngập ngang gối, nhà cửa trở thành nơi chứa bùn. RFA



Tôi mới nói là lụt năm 1999 cũng chưa bằng đâu! Năm 1999 nó tới đây (chỉ cái bàn gỗ) thôi! Mà năm nay nó lên tuốt trên đó (chỉ nóc nhà)

Dân ở xã Hành Tín Tây

...Tôi mới nói là lụt năm 1999 cũng chưa bằng đâu! Năm 1999 nó tới đây (chỉ cái bàn gỗ) thôi! Mà năm nay nó lên tuốt trên đó (chỉ nóc nhà).dân ở xã Hành Tín Tây

Thế rồi suốt hai ngày hai đêm chật vật chạy thoát con nước, gia đình ông cũng thoát được nạn hồng thủy. Khi nước rút, bước ra vườn, ông không dám tin vào mắt mình nữa, nó giống như một bãi rác, tất cả các loại rác rều ngập vườn, ngập sân, rắn rết, côn trùng bò lỏm ngõm… Gạo lúa ướt nhão, bùn non ngập đến quá gối, xác heo, xá gà nằm vất vưởng khắp nơi. Chẳng còn gì để ăn, gạo ướt, lúa ướt, vì nước ngập vào buổi tối và ngập quá nhanh, chỉ lo đưa người chạy trốn con nước được là quí hóa lắm rồi, mọi thứ vật dụng như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, bàn ủi, xe máy… bị ngập ngổn ngang.

Heo gà, trâu bò cũng không tài nào cứu kịp vì nền nhà ông Nghĩa cao hơn đường, khi nước ngập nhà thì không có cách nào đi ra đường được, heo nái ngụp lặn một hồi rồi uống nước lăn ra chết, hai con bò cố chống chọi với dòng nước, ngụp lặn và sống sót, còn bầy gà thì miễn bàn, bay tán loạn rồi rụng xuống nước hết như sung rụng mỗi khi có mưa lớn. Ông Nghĩa ngồi nhìn qua lỗ ngói mới đục trên mái nhà, chứng kiến cảnh súc vật, gia cầm nhà mình chết mà chỉ biết rơi nước mắt.

Một người nông dân khác tên Hiền, kể với chúng tôi rằng suốt cuộc đời, từ lúc cha sanh mẹ đẻ đến bây giờ, sống bên bờ sông Vệ đã hơn sáu mươi năm, ông chưa bao giờ chứng kiến một trận lũ dữ như trận lũ này, ông nói rằng phải gọi nó là lũ chứ không thể gọi là lụt, vì nước chảy quá xiết, tốc độ dâng của nó trong giờ cao điểm mỗi giờ lên một mét nước. Với tốc độ dâng và chảy xiết như vậy, gia đình ông hoàn toàn rơi vào hoang mang, không còn đủ bình tĩnh để dọn dẹp bất cứ thứ gì ngoài việc thả chiếc ghe nan ra sân và đưa gia đình lên đó.

Nhà neo đơn, chỉ còn hai ông bà và một người cha già, ông năm nay đã ngoài sáu mươi, người cha già đã ngoài tám mươi, ba người già ngồi trên ghe nhìn con nước trôi cuồn cuộn cuốn xô mọi thứ đồ đạt, vật dụng, không có gì để ăn, người cha già xỉu lên xỉu xuống, nước cũng không có để uống, hai ông bà phải dùng chiếc ca nhà binh hứng nước mưa mà uống. Đến nửa đêm, người cha già chuyển cơn đau bụng, đi tiêu chảy, hai ông bà không biết làm gì, chỉ còn nước kêu trời. Người cha già bảo ông Nghĩa ra bứt một ít đọt ổi cho ông nhai. Đến sáng hôm sau, nhờ một nắm đọt ổi đắng chát mà người cha thoát khỏi cơn đau bụng. Nhưng lúc này, cái đói hành hạ mọi người.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-miser-in-flas-flood-11252013071611.html/tt-tu-vn-260c.jpg/image
Trường học, vào ngày 22 tháng 11 năm 2013. RFA



Sống bên bờ sông Vệ đã hơn sáu mươi năm, ông chưa bao giờ chứng kiến một trận lũ dữ như trận lũ này, ông nói rằng phải gọi nó là lũ chứ không thể gọi là lụt, vì nước chảy quá xiết, tốc độ dâng của nó trong giờ cao điểm mỗi giờ lên một mét nước

Ông Hiền

Không có cứu hộ, cứu trợ qua loa…

Theo như lời kể của một người nông dân yêu cầu giấu tên thì việc cứu hộ hoàn toàn không diễn ra trong đêm 16 tháng 11 ở xã Hành Tín Tây, mặc dù nhiều lần con gái của bà gọi điện kêu cứu đội cứu hộ nhưng đều nhận được câu trả lời là nước dâng quá mạnh, thôi thì hãy tự lo lấy bản thân. Một người nông dân khác ở xã Hành Tín Đông cũng kể với chúng tôi giống y như vậy. Bà còn nói rằng nhiều nhà, trước đó mấy giây còn gọi cứu hộ, sau đó nhà sụp, người trôi. Vì nước dâng cao nên âm thanh lan truyền trên mặt nước rất rõ, bà nghe cả tiếng kêu cứu, tiếng nói chuyện điện thoại và tiếng nhà sập rồi mọi âm thanh mất hút…

Một người đàn ông tên Sở, sống ở xã Hành Tín Đông, vừa dọn bùn non, lượm mấy viên gạch còn sót lại của căn nhà sau lũ, vừa buồn bã nói: Cứu trợ là mình đi tìm những nơi cực khổ mà cứu trợ chứ còn ngồi trên ủy ban mà cứu trợ thì có biết cái đường nào đâu! Mới đây hắn cho có ba ký gạo với ba gói mì chớ mấy. Hai chai nước nữa (bà vợ thêm vào). Chưa có cứu trợ, ba ký gạo với ba gói mì chớ mấy! Cứ lo dọn dẹp miết ri chớ, có khi nào chính quyền phải giúp đỡ bớt đi chớ nhà ửa nó sụp tùa lua hết!

Ông Sở nói thêm rằng trong suốt một tuần nay, hầu như người dân chung quanh khu vực ông ở chẳng có chút lương thực, thực phẩm nào ngoài mấy gói mì tôm, một ít dầu và nước mắm nhận từ cứu trợ. Bởi vì mọi thứ đều ngập, ngay cả cái bếp cũng không còn để nấu ăn, nên chỉ có mì tôm và mì tôm, mấy ngày đầu không có nước vì giếng bị ngập, cả nhà ông phải chia mì tôm ra để ăn sống cho đỡ đói, mỗi ngày, tiêu chuẩn một người được một gói mì tôm, buổi sáng nửa gói, bốn giờ chiều nửa gói, ăn lấp bụng để sống sót qua cơn bĩ cực, đợi hồi sức một chút rồi tính tiếp.


Cứu trợ là mình đi tìm những nơi cực khổ mà cứu trợ chứ còn ngồi trên ủy ban mà cứu trợ thì có biết cái đường nào đâu! Mới đây hắn cho có ba ký gạo với ba gói mì chớ mấy. Hai chai nước nữa (bà vợ thêm vào)

Ông Sở

Hiện tại, ở các chợ trong huyện Nghĩa Hành, bùn non vẫn còn ngập ngang đầu gối, chưa thể họp chợ. Nhưng nếu có họp chợ cũng chẳng có gì để bán, bởi rau màu, nông sản hoàn toàn bị hư hỏng. Đi từ xã Hành Tín Đông sang xã Hành Tín Tây, nhìn ra hai bên đồng ruộng, những vạt rau màu, những luống đậu tây, cà, dưa của nông dân bị nước ngập nhũn ra giống như ai đó vừa dội nước sôi đồng loạt lên, trông vừa thảm thương vừa đau xót.

Một người nông dân khác, tên Hải, với gương mặt buồn rầu, mệt mỏi, lắc đầu chua chát nói với chúng tôi rằng mấy ngày nay, ông không đủ thời gian để ăn uống bởi phải lo dọn dẹp ti vi, tủ lạnh, những thứ tài sản quí giá nhất của nhà ông bị ngập nước và bùn non. Có thể chúng đã hoàn toàn hư hỏng, nhưng dẫu sao, ông cũng hy vọng sẽ phục hồi lại được.

Ông bày tỏ thêm nỗi lo về bùn non, vì không có đơn vị bộ đội hay công an nào đến giúp nhân dân dọn bùn non, họ quá bận để lo dọn ở những cơ quan nhà nước. Bùn non ngập quá gối khắp nhà cửa, ruộng vườn là một nỗi lo không những hiện tại mà còn kéo dài cho đến ngày vào mùa, cho đến Tết với đường đầy bụi vào ngày nắng và nhầy nhụa vào ngày mưa. Có cả trăm nỗi lo, không riêng gì nỗi lo đói kém sau trận lũ mà trên thực tế, do con người gây nên, do những cái cửa đập vô tri vô giác của con người xây nên đã xả nước xuống đầu dân một cách không thương tiếc!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-miser-in-flas-flood-11252013071611.html

Lotus
11-27-2013, 11:52 AM
Nỗi lo của người miền Trung sống trong rốn lũ

Tuesday, November 26, 2013 6:58:01 PM


QUẢNG NGÃI (NV) - Mặc dù trận lụt kinh hoàng đã qua hơn hai tuần, nhưng đời sống người dân Hành Thiện, Hành Tín Ðông và Hành Tín Tây, thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn xơ xác, tan hoang, toàn cảnh như một bình địa, những gia đình ven sông sống co cụm, mệt mỏi và mọi thứ vật dụng gần như mất sạch. Người dân ở đây đang đối diện với một cuộc sống thiếu thốn và đói lạnh.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/177938-Sau-Lu-PS-01-400.jpg

Sông Vệ những ngày sau lũ.

Ông Trân, một cư dân xã Hành Tín Tây, than thở với chúng tôi: “Lụt kinh khủng quá, từ thời cha sanh mẹ đẻ đến giờ mới gặp trận lũ lụt kinh hồn bạt vía như thế này!”

“Nước ngập lút mái, nhà của tôi là ngập đến tận nóc, heo gà gì chết sạch. Cả nhà dắt díu nhau lên ghe, buộc ghe vào gốc mít nhà hàng xóm, lúc đó nhà hàng xóm còn ngủ, họ cũng bị ngập hư nhiều thứ nhưng nhà họ có lầu, đến khi họ dậy, chừng bảy giờ sáng, họ mới gọi mình vào nhà họ trú.”

“Ðứng trên lầu nhà hàng xóm nhìn về nhà mình, thấy nóc nhà lòi lên một cái chỏm, heo gà mất hút, không thấy đâu, chỉ biết xuýt xoa tiếc thôi chứ làm gì được! Cũng may là cả xóm có được người hàng xóm này nhà cửa kiên cố, tốt bụng nữa nên họ giúp mình lương thực mấy ngày sau lụt, có hột cơm bỏ bụng. Ở đây nhiều người đói lắm!”

Bà Loan, cư dân xã Hành Tín Tây, Nghĩa Hành, chia sẻ: “Năm nay đói rạt gáo! Mấy bữa nay chỉ sống lây lất nhờ ba gói mì tôm cứu trợ thôi chứ lấy chi mà ăn, lúa gạo ướt hết, lụt ngập kiểu đó, chỉ lo giữ mạng sống được là giỏi lắm rồi, nghĩ chi đến lúa với gạo nữa!”

“Thì cứu trợ mấy bữa trước họ cho mấy gói mì tôm, mấy ký gạo, mấy chai nước mắm, mấy chai nước sạch, chừng đó đó, mình tự chia ra mà ăn. Bây giờ ướt hết rồi, lúa thì bị nẩy mầm, gà heo thì hết, ti vi cũng bị ướt. Nhà có cái tivi, giống như tài sản, bị ướt rồi không biết có sửa lại được không nữa đây?!”

“Mấy ngày nay chỉ lo mỗi một việc là dọn bùn non, bùn non khiếp lắm, mấy chú thấy đó, bùn ngập đến gối, không chừng cả hàng trăm khối đất đổ vào nhà mình, rồi ruộng vườn nữa. Bùn non khi có mưa xuống là nhão nhoét, chẳng làm gì được. Kiểu này tới mùa xuống đồng, nội đi dọn bớt bùn non không thôi cũng chết!”



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/177938-Sau-Lu-PS-02-400.jpg

Trường học be bét bùn non.


Một người hàng xóm của bà Lan nói thêm vào: “Hiện tại, súc vật chết khắp lối, đi đâu cũng nghe mùi xác động vật chết. Mai mốt nắng lên, nó sẽ bốc mùi kinh khủng lắm đây! Rồi đến khi mưa xuống, mùi tanh cũng miễn bàn. Nhưng sợ nhất là dịch, lỡ mà nó tụ vi trùng, làm thành ổ dịch thì chỉ còn nước chết. Vì bây giờ đâu còn thứ gì để mà thế chấp chạy chữa. Nhà tui bên kia kìa, sụp mất rồi, còn có hai bức tường à!”

Tạm biệt những người ở xã Hành Tín Tây, chúng tôi sang thăm xã Hành Tín Ðông, quan cảnh ở đây cũng tiêu điều, xơ xác chẳng kém. Những tấm chăn, tấm nệm nằm vất vưởng khắp các nẻo đường, bùn non be bét. Nhiều nhà trống hoác, giường chiếu, áo quần, lúa, khoai, sắn... đang phơi đầy sân. Với đà này, ngoài chuyện đói ăn, họ còn chịu lạnh vì thiếu mặc.


Sông Vệ trở nên dữ tợn

Ghé vào thăm một gia đình đang phơi áo quần, mùng mền, ti vi, khoai sắn khắp sân, hỏi thăm, chủ nhà mệt mỏi, ánh mắt buồn rười rượi, giới thiệu tên Minh rồi cười méo: “Còn chi nữa đâu! Sông bây giờ dữ quá, mình chỉ còn nước đi kiếm nơi khác mà ở thôi!”



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/177938-Sau-Lu-PS-03-400.jpg

Một căn nhà của dân bị sụp hoàn toàn.


“Nhưng muốn kiếm chỗ khác cho an toàn thì phải có tiền, bây giờ, một đồng giắt lưng nghe cũng khó khăn, có đâu mà dám mơ chuyện mua chỗ khác. Mình ba đời làm nông, nuôi được đứa út học đại học. Nó đang học ở Ðà Nẵng, trường sư phạm, thấy người ta thất nghiệp nhiều, cũng lo, bây giờ thêm phần khó là tháng này chẳng biết làm chi cho ra tiền gởi cho nó.”

“Mọi năm, tháng này là mình làm bãi, ngày công kiếm cũng được trăm rưởi ngàn đồng, gởi cho con thoải mái lắm, năm nay bãi biền chi nữa, có mấy luống đậu tây cũng bị úng sạch rồi, còn bãi biền thì chắc cũng vài tháng nữa, đợi đất bùn nó đặc khô lại mới canh tác được, chắc kiếm chỗ phụ hồ, mà mùa Ðông thì nghề này cũng ế ẩm lắm, buồn lắm!”

Ông Nhân, sống ở Hành Tín Ðông đã bốn đời, ông năm nay sáu mươi tuổi, bứt xúc: “Thực ra, con sông Vệ này chỉ dài ngót nghét tám chục cây số, từ Ba Tơ chảy về cửa Lở, đâu có phải là dài lắm đâu, nhưng mà do nạn phá rừng, nạn đào vàng, nó làm con sông trở nên dữ tợn vì dòng chảy bị lệch. Ðó là chưa nói đến nạn khai thác cát nữa!”

“Hồi tôi còn nhỏ, con sông này nước trong veo, có đâu như bây giờ, lúc nào cũng đỏ ngầu. Mà sông này nối với sông Liên, con sông Liên lại là nhánh sông chứa khá nhiều dòng xả của các thủy điện trên tít tận Tây Nguyên, mỗi khi trên đó xả đập, nước đổ vào sông Liên, chảy về sông Vệ. Mình ở bốn bề là núi, nhưng lại là vùng trũng, chẳng khác nào cái chảo nước!”

“Với đà này, thời tiết càng lúc càng xấu đi, thủy điện thì mỗi lúc thêm dày đặc, rừng đầu nguồn bị diệt trắng gốc, coi như là hết đường sống, nếu không di dân khu vực này, trước sau gì cũng bị lũ nuốt trọn, lúc đó chẳng biết đời dân sẽ về đâu.

Trong khi đó, rừng, thủy điện, gỗ quí đã rơi vào tay những kẻ quyền thế, dân chỉ có nước è lưng ra chịu trận là tốt nhất thôi!”


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/177938-Sau-Lu-PS-04-400.jpg

Tát bùn non để có lối đi.

Một người hàng xóm của ông Nhân đế thêm vào: “Cái sướng thì ở đâu đâu á, cái khổ thì dân ráng chịu. Ðến khi mất sạch, trôi sạch như bây giờ đây thì nhà nước mang cho mấy gói mì tôm, mấy ký gạo, gọi là cứu trợ. Ai mong chi mấy thứ đó.

Người dân cần nhất là sự an toàn. Nhà nước phải nghĩ đến cái gốc an toàn cho dân chứ không phải làm vô tội vạ, để lâm tặc, thủy điện tặc tha hồ tác oai tác quái, đến khi dân chết thì đến thương giống như diễn trò hề như vậy!”

Tạm biệt Nghĩa Hành, tạm biệt những ngôi làng xác xơ, đìu hiu và đói lạnh. Mãi khuất một đoạn đường xa, chúng tôi vẫn còn mơ hồ nghe tiếng thở dài, tiếng oán than, tiếng trách cứ của những người dân thiếu điều màn trời chiếu đất này. Vì đâu?

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=177938&zoneid=310#.UpXrDNswfIV

Lotus
11-27-2013, 11:53 AM
Dịch lở mồm long móng lan truyền ở miền trung sau lũ lụt
27.11.2013

Dịch lở mồm long móng đang tấn công các đàn gia súc tại 5 tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam trong lúc giới hữu trách lo ngại rằng sự yếu kém trong “hệ thống quản lý thú y ngành dọc” khiến cho công tác phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh thiếu hiệu quả.

Thông tấn xã Bernama đưa tin rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho hay dịch lở mồm long móng đang “diễn biến hết sức phức tạp” tại 5 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, với sự xuất hiện trở lại của virus typ A.

Cơ quan này chỉ đạo các địa phương tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch. Cục Thú y Việt Nam cho biết hiện trên cả nước có hơn 1.300 con gia súc nhiễm bệnh lở mồm long móng, nhiều nhất là tại Hà Tĩnh.

Báo chí trong nước trích lời các giới chức tỉnh Hà Tỉnh nói rằng dịch bệnh bùng phát và lan rộng là do gia súc, gia cầm chết vì lũ lụt, xác bị phân hủy, mang theo mầm bệnh phát tán khắp nơi, trong khi đó, công tác phòng, chống dịch tại một số địa phương còn chậm, thái độ lơ là chủ quan của cả chính quyền và người dân cũng là nguyên nhân khiến dịch có cơ hội bùng phát.


http://www.voatiengviet.com/content/dich-lo-mom-long-mong-lan-truyen-o-mien-trung-sau-lu-lut/1798713.html


Foot-and-mouth Disease Strikes Five Central Provinces In Vietnam


http://www.bernama.com.my/bernama/v7/po/newspolitics.php?id=996397