PDA

View Full Version : Hương Nam Kì



ngocdam66
10-24-2013, 09:10 AM
Hương Nam-kì


October 24, 2013 at 8:32am (Theo Blog Trác Thúy Miêu)
Mới rồi, sau khi kể câu chuyện Cô Gái Săn Tàu Ma, về sữa Cochine và cologne Old Spice, có người nói chuyện với tôi, ví von Old Spice của đàn ông như Chanel No.5 của phụ nữ.
Bậy bạ, hết sức tầm bậy tầm bạ!
Như thể chọc ghép điền chủ trẻ vùng outskirts, phong lưu và vạm vỡ, lái chevrolet và khoác manteau kẻ ô với cô đào tỉnh lẻ thì đang rướn mình làm mệnh phụ và tập uốn éo âm sắc francophone vậy.
Không, Old Spice là một thằng cha duy lý, thần tượng James Bond đời đầu và thức thời trong khuôn phép.
Người ta không ra boutique để tìm mua Old Spice. Xuất thân của gã vẫn là những hiệu dược phẩm và convenient store.
Bạn biết không, điều này làm tôi nghĩ tới Cô Ba.
https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/s720x720/1378661_3596761613364_404813877_n.jpg

Cô không được trưng những cửa tiệm lộng kiếng hào nhoáng kiêu sa, nàng bới tóc kiểu Nam kỳ, bóng mướt dầu dừa, bận áo dài bằng lãnh đen,cổ viền chuỗi ngọc, nhưng dung dị với xuất thân từ các hiệu chạp phô từ quê tới tỉnh.
Nếu hãng Shulton đưa tính thực dụng Huê kỳ thành công vào dòng xa xỉ phẩm, thì ngược lại, hãng Xà bông Việt nam của thương gia họ Trương lại khéo léo dùng công nghệ của người phương Tây với nhiên liệu đặc sản Nam kỳ là dầu dừa và hương sả mà đưa nét phong lưu đài các của văn minh Âu hóa vào nếp sống của đàn bà tỉnh lẻ cho đến các quý cô thức thời tằn tiện chốn đô thành.
Người Pháp làm hàng xa xỉ phẩm, có hãng Pachod Freres et Ciesản xuất dòng mỹ phẩm cũng lấy tên Cô-Ba (thoạt tiên là Cô-Bà, tức hàng dành cho quý bà quý cô, về sau vì sao thay đổi vẫn chưa rõ, mà đổi thành Bà-Cô lại càng không hay) có in bức chân dung tương tự, nhưng mẫu mã sang trọng và rất mắc tiền, chỉ giới thượng lưu mới dám dùng.
https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/1391582_3596764733442_38962891_n.jpg
sản phẩm Cô-Ba của hãng Pachod Freres et Cie

https://scontent-a-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/1392002_3596766853495_631566617_n.jpg

Hàng trung lưu trở xuống thì đã có những nhà làm xà bông ở Chợ Lớn nhưng chất lượng không tốt.
Sở dĩ lấy tên hãng Xà bông Việt nam, là do ông Trương Văn Bền mượn lời hô “Việt Nam vạn tuế!”của các thành viên quốc dân đảng ở Yên Bái trước khi đưa đầu vào máy chém.
Tuy lấy tên là Xà-bông Việt-nam nhưng do bức chân dung cô Ba Thiệu con thầy thông chánh xứ Trà Vinh mà người dân mang cái tên của người Pháp đặt cho sản phẩm của họ, để gọi tên cục Xà-bông Việt-nam của hãng ông Trương Văn Bền.
Có nhiều nguồn cho rằng cô Ba Thiệu (gọi vậy để phân biệt với cô Ba Trà, tức Yvette Trà) lấy chồng Tây từ năm 17 tuổi, là người Công giáo ngoan đạo, giỏi võ, từng đánh mã tà (đoạn này Thúy Mèo rất thích). Nhưng theo những bức ảnh lưu lại, có nhiều nhà nghiên cứu lại khẳng định Cô là phu nhân ông thương gia họ Trương, được chồng thương tưởng mà hãnh diện đem in chân dung lên món hàng trứ danh (đoạn này Thúy Mèo cũng thích).
https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-ash4/s720x720/1384162_3596762813394_2042356526_n.jpg
cô Ba vào năm 1910

https://scontent-a-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/999286_3596768053525_1856310020_n.jpg
Bà Ba Bền với con trai trưởng Trương Khắc Huệ, con trai cả của ông Bền cũng chính là nhà bào chế của hãng Xà bông Việt Nam. Ông tốt nghiệp đại học hóa học ở Marseille, trở về làm việc ở Công ty Trương Văn Bền với cương vị giám đốc kỹ thuật 1945 - 1965 và tổng giám đốc từ 1965 - 1970. Ông Huệ cũng là hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà bông miền Nam Việt Nam (1965 - 1975) và là tổng thư ký Tổng đoàn Công ty kỹ nghệ Việt Nam (1969 - 1975). Ông Huệ làm giám đốc kỹ thuật cho công ty xà bông của gia đình từ năm 1945.
https://scontent-a-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/1381884_3596770133577_1660668072_n.jpg
Ông Trương và phu nhân
https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/1385397_3596771213604_1327781001_n.jpg
gia đình thương nhân Trương Văn Bền

Chuyện này tới nay còn chưa rõ, như trong sách truyện hay dẫn, tôi đành để hạ hồi phân giải.
Cho đến tận bây giờ, sau cuộc đổi chủ đến biến dạng hình vóc lẫn mùi hương, các bà các cô thi thoảng còn thương tưởng xốn xang hỏi nhau, rồi bẽ bàng tìm thấy bánh xà bông mang chân dung người đàn bà nhan sắc lừng lẫy Nam kỳ một thuở với thân phận nhiều khuất tất, nay khép nép trong góc kệ hàng khiêm tốn giữa siêu thị, tem giá chỉ vài ngàn đồng bạc vẫn giữ nguyên một khẩu khí Trương Văn Bền từ đầu thế kỷ trước: “Phẩm Cao Giá Hạ”.
https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-ash4/s720x720/1375709_3596773333657_759514644_n.jpg
lời hiệu triệu mộc mạc "Phẩm Cao Giá Hạ"

Từ lòng tự tôn thay tay người Pháp mà làm món đồ văn minh cho người bình dân ai cũng có thể mua xài, những bánh savon màu ngọc lý của ông đã xuất hiện tận ở Hương Cảng, Đông Kinh.
…Chuyện xưa tích cũ, ngược dòng thời gian tìm lại những vệt mùi đã mất, ngó cuộc tái xuất vạm vỡ của Old Spice mà lại ngẫm buồn cho nét dung mờ nhạt in trên bánh xà bông thô thiển, thương làn hương sả dầu dừa một thời đài các lục tỉnh nam kì...
https://scontent-a-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/1385773_3596767573513_933670325_n.jpg

ốc
10-24-2013, 09:45 AM
Bác Vương hồng Sển thì bảo xà phòng Cô Ba là mượn tiếng và mượn ảnh của cô Ba Trà để quảng cáo (em xem trong quyển Sài Gòn năm xưa).

Triển
10-24-2013, 10:31 AM
anh Ốc có chân dung cô ba Trà không? Chứ cô Ba bên trên này từ trẻ đến già có thấy lúc nào là "người có nhan sắc" như mấy câu trong blog đâu. Mắt lộ, mũi tẹt, trán cao hơi vồ, thân hình phía trước giống phía sau. Trong sách tướng sao nghi rằng sẽ ghi là quý nhân của ty công chánh hay sở kiều lộ gì quá. j/k

Angie
10-24-2013, 11:13 AM
Mắt lộ, mũi tẹt, trán cao hơi vồ, thân hình phía trước giống phía sau đê:

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/m-6._Pub_Savon_VN_L__Trung.jpg

ốc
10-24-2013, 11:37 AM
anh Ốc có chân dung cô ba Trà không? Chứ cô Ba bên trên này từ trẻ đến già có thấy lúc nào là "người có nhan sắc" như mấy câu trong blog đâu.

Em không có được tặng tấm nào cả anh Triển ạ. Đành phải tìm trong mạng hộ anh.

http://vietnambranding.com/news/img1/1266638488_xa%20bong%20co%20ba.jpg

Còn mấy cái ảnh trên kia là ảnh của chị phụ nữ nào chứ đâu phải của cô/cụ Ba Trà đâu. Họ chỉ đề chung chung là "Phăm đờ Sài gòn" thôi, mà ngày tháng trên con dấu của Bưu chính thì đấy là năm 1905, lại quá xưa. Theo bác Sển thì cô Ba Trà là người cùng tuổi, bắt đầu nổi tiếng độ năm 1930, thời vua Bảo đại.

Triển
10-24-2013, 11:48 AM
Trời, cô Ba của quan Ăn Gì có cái eo biển Đài Lon và điện nước rất chi là dư giả. Còn cái ảnh 4x6 của anh Ốc thì chỉ đủ đoán được cô Ba có tiền của đeo dây chuyền nặng cổ thôi. Tôi có hai quyển Sài Gòn Năm Xưa mà không bao giờ đọc hết vì ông Sển viết nhiếu chỗ xạo thấy bà cố. Để tôi mở ra xem lại biết đâu có chộp ảnh cô ba Trà chăng? :)

ốc
10-24-2013, 12:44 PM
Anh Triển không bao giờ đọc sao biết là viết nhiều chỗ xạo thấy bà cố?

Triển
10-24-2013, 12:45 PM
Anh Triển không bao giờ đọc sao biết là viết nhiều chỗ xạo thấy bà cố?

Ốc nuốt chữ của tôi rồi sao tôi đọc "hết" được?

nhunguyen
10-25-2013, 08:34 AM
http://i76.photobucket.com/albums/j2/nhunguyen06/COBATRATRANNGOCTRA.jpg







Nhìn 2 hình ( khác biệt thời gian ) , thì hình bà Trương Văn Bền có nét uy nghiêm , khác với cô Ba Trà có ánh mắt ...( đó là không nói xuất xứ cá nhân ) .

Tướng sư Vị Kính Trang của thời đó đã xem tướng cô Ba Trà là hồng nhan đa truân v.v...( khác với hình bà Trương văn Bền có nét phu nhân ổn cố. )

Nhưng tấm hình bọc ngoài cục xà bông cô Ba là ai ?


Tôi không có khả năng trả lời !

ngocdam66
10-25-2013, 09:22 AM
http://i76.photobucket.com/albums/j2/nhunguyen06/COBATRATRANNGOCTRA.jpg







Nhìn 2 hình ( khác biệt thời gian ) , thì hình bà Trương Văn Bền có nét uy nghiêm , khác với cô Ba Trà có ánh mắt ...( đó là không nói xuất xứ cá nhân ) .

Tướng sư Vị Kính Trang của thời đó đã xem tướng cô Ba Trà là hồng nhan đa truân v.v...( khác với hình bà Trương văn Bền có nét phu nhân ổn cố. )

Nhưng tấm hình bọc ngoài cục xà bông cô Ba là ai ?


Tôi không có khả năng trả lời !
















Xuân Vũ
Cô Ba Trà
Đôi Lời Tác Giả






Một buổi sáng anh Hứa Hoành đem đến cho tôi một bịch tọ Tôi tưởng là trà vì hai đứa thường uống trà để đàm đạo. Nhưng hôm nay cái bịch hơi to hơn thường ngày. Thì ra trong đó có trà và "TRÀ".
Anh bảo:Tôi đem cho ông tài liệu Cô Ba Trà để ông viết tiểu thuyệt
Khi anh về rồi , tôi dở ra xem. Chu choa mẹc ơi, lớp sách, lớp giấy đánh máy, lớp báo cắt. Có những tấm hình cũ và những ghi chú viết tay nữa.
Cô Bà Trà ! Đó là một nhân vật. Nhiều nhà văn nhà báo tiền bối đã viết thành báo thành sách rồi. Bây giờ tới tôi nữa ư? Tôi bỏ ra mấy ngày trời để đọc chữ và xem hình. Ham quá. Nhưng viết ra thì khó thật. Anh Hứa Hoành đã từng gòp ý kiến rất hay, từng cho tôi cốt chuyện để viết vài ba cuốn tiểu thuyết. Và lần này nữa.
Tôi kêu phone nói với anh :
" Ông hại tôi rồi! "
" Sao vậy? "
" Viết sao nổi mà viết! "
" Cố gắng đi chớ . Nếu dễ thì ai cần nhà Văn. Tôi còn nhiều tài liệu nữa . Tôi sẽ mang lên cho ông. "
" Cô Ba Trà Huê Khôi Nam kỳ " của anh đang đăng báo mà anh còn bắt tôi viết tiểu thuyết để làm chi ? Hồ Trường An đã viết rồi, ảnh nói với tôi cô Mộc Cẩn (Hoa Dâm Bụt) trong truyện " Danh Kỷ " chính là Cô Ba . Anh ấy cũng khuyến khích tôi nên viết Cô Ba Trà. Thiệt vô cùng " nguy hiểm! " . Dù chối từ than thở thế nào Hứa Hoành cũng đôn đốc “ thừa thắng xông lên ! "
Trước tấm chân tình của đồng nghiệp tôi đành phải liều mình xem sao.
Cô Ba Trà là nhân vật có tên, tuổi hình dáng thật trong sinh hoạt Sài gòn vào thời kỳ 1920-1936 . Nhiều vị vào lứa tuổi thất thập cổ lai đều có gặp, có biết hoặc có quen với Cô Bạ Nói rõ ra, Cô Ba là một nhân vật lịch sử chớ không phải là nhân vật tiểu thuyết như các nhân vật hoàn toàn do các nhà văn tạo ra. Viết tiểu thuyết mà có sẵn nhân vật lịch sử có cái dễ mà cũng có cái khó. Dễ là nhân vật đã có tên tuổi, cá tính, hoạt động . Thí dụ như các nhân vật Quan Công, Trương Phi, Lưu Bị của La Quán Trung trong truyện Tam Quốc . Ở trong văn học của nước nhà có những Tiểu Thuyết lich sử Gia Long Tẩu Quốc, Gia Long Phục Quốc (của nhà văn nào tôi không còn nhớ tên). Tả Quân Lê Văn Duyệt của Ngô Tất Tố, Phan Đình Phùng của Đào Trinh Nhất, Bánh Xe Khứ Quốc của Phan Trần Chức, v.v.. Những tiểu thuyết này đã đem lại cho người đời những hiểu biết về lịch sử cụ thể hơn là chính sử sách chép . Những nhân vật như Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng, Cao Thắng sống lại như những con người thực. Ai không từng nghe danh Chúa Nguyễn Ánh, nhưng nếu không có bộ tiểu thuyết Gia Long Tẩu Quốc thì không được biết những huyền thoại Sấu Ba Kè ở Vĩnh Long, vụ van vái nước mặn trở thành nước ngọt cho quân sĩ uống ở Phú Quốc. Mấy ai biết việc Phan Đình Phùng ở khe núi Vụ Quang, việc Cao Thắng chế tạo được cây súng hoa? mai đã bắn bị thương lính Pháp …nếu không đọc Đào Trinh Nhất.
Những hình tượng nhân vật lịch sử được khắc hoa. rõ nét nhất với ngòi bút của nhà viết tiểu thuyết – mà những sử gia – vì qui định của nghề nghiệp không thể làm nhu nhà viết tiểu thuyết . Một ví dụ khác nữa là tiểu thuyết " Tình cuối " (Last love) mô tả mối tình cuối cùng của Nã Phá Luân với cô gái của người giữ ngục ở Ile d'Elbe trong lịch sử nước Pháp không thấy ghi chép. Ấy, vậy mà nó đã xảy ra trên thực tế đến mức nào đó để nhà văn nắm lấy tư liệu rồi viết nên tiểu thuyết, hoặc nó không hề xảy ra mà nhà tiểu thuyết vì lý do nào đó, đã tạo nên như thật một mối tình không có xảy ra. Nhưng dù sao cũng phải mô tả hình dạng, cá tính của Napoléon nhu người đời đã biết qua những bài lịch sử. Ông là một người rất đa tình, nhưng không thể là một người cao 1.70m mà là một ngưòoi tầm thước trung bình, có thói quen thọc tay phải vào áo gi-lê khi ngồi họp với các tướng v.v.. Muốn tạc lại Napoléon, nhà tiểu thuyết không thể viết trái ngược lại hoặc bỏ qua hình dáng, và cá tính của ông như người Pháp đã từng biết.
Cô Ba Trà sinh năm 1906, cách đây gần 100 năm. Sắc đẹp của cô được các nhà văn nhà báo tiền bối mô tả như " Ngôi sao Sài Gòn " (Étoile de Saigon) hoặc " Huê Khôi Nam Kỳ ". Người tình của Cô Ba cũng là những nhân vật có thật như các đại điền chủ, đại công tử Cậu Tư Phước Georges biệt hiệu Bạch Công Tử con trai của quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng chủ nhân Cù Lao Rồng ở Mỹ Tho; cậu Ba Qui biệt hiệu Hắc Công Tử con trai của đại điền chủ Trần Trinh Bạch ở Bạc Liêu mà Thống Đốc Nam Kỳ gọi bằng Papa (Bố). Bên cạnh hai công tử kể trên còn có công tử Bích chủ nhà băng Đông Pháp (chi nhánh Cần Thơ) một người dám cho Cô Ba 70 000 đồng trong lúc lúa 2 cắc 1 gia. . Các đại trí thức như quan toà Trần Văn Tỷ, Thầy Kiện Dương Văn Giáo, Bác sĩ Lê Quang Trinh, Nguyễn Văn Áng, vua Cờ Bạc chủ các sòng bạc Sài Gòn : Sáu Ngọ v.v.. Đó cũng là những nhân vật lịch sử nhu Cô Ba đã tạo nên những giai thoại được người đời truyền tụng cho đến ngày nay.
Sở dĩ tôi nói vòng vo Tam Quốc như vậy là để xin thưa lại một điều này : Viết về Cô Ba Trà DỄ mà KHÓ. Dễ là vì cốt tượng mỹ nhân đã có sẵn, chỉ cần tu bổ sơn phết lại là thành bức tượng. Nhưng làm sao cho bức tượng hoạt động, nói năng như người thật hoặc trở thành người thật ? Cũng không khó. Cái khó là mỹ nhân đó phải là Cô Ba Trà mà không được ai khác. Đọc sách xong, độc giả phải nghĩ đó là Cô Bà chứ không ai khác thì mới được . Người viết tiểu thuyết về Cô Ba- nói nôm na, giống như kẻ chèo đò giữa hai bờ sông, một bên là SỰ THẬT, một bên là BỊA ĐẶT (nói theo văn học là sáng tạo, hư cấu). Phải chèo cách nào cho người ngồi trên xuồng thấy cây cỏ bờ bên này lẫn đồng ruộng bờ bên kia. Muốn làm cho khách hài lòng kẻ chèo đò không được đụng bờ bên này hoặc chạm bờ bên kia sẽ bể mũi xuồng, mà phải luôn luôn chèo ở giữa dòng.
Ngoài ra còn một điều khó nữa là :
Sắc đẹp của Cô Ba đã trở thành niềm mơ ước của tất cả người Sài Gòn, Lục Tỉnh. Nhưng kẻ viết này không được ngắm dung nhan Cô khi Cô còn sanh tiền cũng không được xem ảnh Cô khi Cô qua đời. Ỏ ngoại quốc khó bề tìm ra một bức ảnh của Cộ Anh Hứa Hoành và tôi nữa có tìm gặp được những người cháu của Cậu Tư Bạch Công Tử nhưng đó là những người vượt biển nên không giữ được những hình ảnh lưu niệm của Cậu Tư chụp chung với Cô Bạ Thật vô cùng đáng tiếc. Chỉ có một tấm mờ mờ không thể nhận ra người trong ảnh . Cô Ba đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình nhưng cô giống Điêu Thuyền, Dương Qúi Phi, giống Cô Ba con thầy Thông Chánh (in hình nổi trên bánh Xà Bông Cô Ba) hay giống ai? Cho nên khó mà tả cho ra nét đẹp của Cô Bạ Vậy xin cứ xem Cô Ba là một mỹ nhân :
Làn thu thủy nét Xuân Sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một….
(như Nguyễn Du tả nàng Kiều vậy)
Tôi đọc gần một ngàn trang sách, báo, chữ in lớp cũ lớp mới, trên 200 trang đánh máy bản thảo của anh Hứa Hoành, xem những tấm ảnh về Sài gòn thì thấy bản thảo của anh Hứa Hoành có một đặc điểm mà các sách báo khác không có. Đó là tình hình chính trị đất nưóoc lúc bấy giòo có đám tang cụ Phan Châu Trinh, có Nguễn An Ninh bán báo Tiếng Chuông Rè (Cloche fêlée) có biểu tình đòi tự do, có những tờ báo tranh đấu v.v.. Đặc biệt hơn nữa có những giai thoại giữa các Thống Đốc, Công sứ Pháp và Cô Ba, có chuyến đi của Cô Ba ra Hà Nội.
Cuộc đời của Cô Ba quả là một cuộc đời bảy nổi ba chìm lên voi xuống vịnh . Trong quãng thời gian 20 năm làm một người đàn bà đẹp, Cô đã có không biết bao nhiêu mối tình mà chính Cô cũng không nhớ hết, cuộc sống như thực như mơ, khi nghèo mạt rệp, khi lại cầm tiền vảy như trấu. Có lúc không xu teng dính túi, có khi cầm 150 ngàn đồng trong taỵ Còn người yêu thì từ các công tử, anh sinh viên đến ông hoàng xứ lạ Cô chia cho mỗi ngưòi một mảnh tình gặm chơi đỡ buồn, nhưng chớ có mong lấy Cô làm của riêng hoặc làm người yêu vĩnh viễn. Lập gia đình vài ba lần, nhưng rồi vỡ tan.
Bao giờ cũng vậy, khi viết một quyển tiểu thuyết, người viết muốn nêu ra những ý tưởng của mình qua câu chuyện . Vậy viết " Cô Ba Trà " tôi muốn nói vấn đề gì ?
- Trong con người, tiền và tình cái nào mạnh hơn ?
- Con người sống , nhất thiết phải yêu ?
- Yêu tất cả là chẳng yêu ai cả. Khi yêu, chỉ một ?
- Tình chỉ đẹp khi có nhiều tiền? Tan vỡ khi hết tiền ?
- Cứ sống theo sự thèm khát , bản năng bất cần suy tính. Thế mới là yêu ?
- Sống làm vợ khắp người ta thú vị hơn nâng khăn sửa túi cho một người v.v..
Tất cả những “ ý tưởng ” đó đều tìm thấy trong cuộc đời của Cô Ba mà sau kh iđọc xong tất cả những tài liệu về Cô, tôi thật tình không biết " cái nào " là chính . Đời Cô Ba là một tấm gương chăng ? Gương gì ? Để cho ai soi ?
Cô không lúc nào vắng người yêu. Cô vẫy tay một cái là có hàng lô chạy tới xin " yết kiến nữ hoàng " đông cho đến nỗi phải lấy số chờ đợi . Cô đi chơi một lúc với ba đại công tử. Chính cô cũng không biết mình yêu ai, hoặc không yêu ai cả . Đang hôn người này, người kia đến, bỏ ngưòoi này đi với người kia. Có tình, có tiền cũng chưa thoa? mãn. Cô đánh bài, khi ăn bạc vạn, khi thua phọc túi . Cô thản nhiên như không.
Chẳng những công tử Việt mê cô mà quan cao cấp, nhà tư bản ngoại quốc cũng mê cô, cung phụng cô " muốn gì được nấy ".
Tôi viết quyển tiểu thuyết này vì tôi ham viết vậy thôi, chớ chẳng có triết lý, ý tưởng, chủ đề gì cả. Như anh thợ săn thấy rừng có nhiều thú thì vác súng xông vô, như gã đầu bếp thấy miếng thịt ngon thì ngứa tay muốn xào nấu, như chàng phó may gặp lụa đẹp thì cắt áo cắt quần. Nhưng anh thợ săn có bắn được thú, gã đầu bếp có nấu được món ngon, chàng phó may có tạo được áo đẹp hay không thì không chắc! Huống chi trước tôi có những bậc tiền bối đã xông vào khu rừng ấy, đã làm nên những mâm cỗ, đã cắt tấm lụa đẹp kia rồi. Và đã được đón nhận nhiệt liệt. Nay lại đến tôi. Gẫm phận mình gối rơm mà dám chồm lên cao, cũng hổ thẹn và run tay lắm. Lâu nay tôi vẫn nghĩ viết văn là một sự phiêu lưu, phiêu lưu hơn tất cả mọi sự phiêu lưu trên đời. Vì, mấy ai đoán trước được kết quả của quyển sách mình ra sao khi nó chưa được đưa ra thử thách. Lắm khi sự dự đoán hoàn toàn trái nghịch. Nhưng thôi, hễ thích thì cứ viết. Xin " liều mình " cho mỹ nhân . Một lý do khác khiến tôi " liều mình " là vì Cô Ba được mệnh danh là Trà Hoa Nữ Việt Nam. Theo tôi đó là một cách giả định. Chứ Cô Ba về mọi mặt chẳng giống Trà Hoa Nữ của Pháp (La Dame aux Came'lias của Ạ Dumas fils) một chút nào. Nếu Cô Ba giống Trà Hoa Nữ thì tôi đã không dám nghĩ tới việc viết về Cô.
Trước khi đi vào lòng con " Kinh Lấp " của một địa danh có một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông để tìm lại cánh hoa đã nằm yên dưới những cát bụi của thời gian, của thiên nhiên và của cuộc thế, tôi xin thắp nén hương lòng van vái hương hồn Cô Ba, Cậu Tu, Cậu Ba cùng các bậc công tử cùng thời với cô phò hộ cho kẻ hậu sinh đừng bỏ cuộc trong chuyến phiêu lưu mới này. Và xin các bậc lão thành và đồng nghiệp cho một lời chỉ giáo.
(Một kẻ hậu sinh xứ Nam Kỳ) Xuân Vũ



hết: Đôi Lời Tác Giả, xem tiếp: Chương 1 (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn2n2n31n343tq83a3q3 m3237nvn#phandau)







Copy Sách Truyện từ Vnthuquan mà không ghi rõ nguồn và người đánh máy là hành động ăn cắp đáng xấu hổ!

Nguồn: vietmessenger.com
Được bạn: Tommyboy đưa lên
vào ngày: 5 tháng 4 năm 2004




http://vnthuquan.net/images/trolen.gif (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn2n2n31n343tq83a3q3 m3237nvn#phandau)

ốc
10-25-2013, 10:17 AM
Nhưng tấm hình bọc ngoài cục xà bông cô Ba là ai ?



Em nghĩ tên trên bánh xà phòng thì ám chỉ bác Bền gái, nom ảnh cũng có thể là bác Bền gái, nhưng vì muốn quảng cáo nên nhà chế tạo tung ra tin đồn là cô Ba Trà để được thiên hạ ưa chuộng. Và ảnh trong mấy cái bưu thiếp cũ trên kia chả có cái nào là Cô Ba xà phòng.

nhunguyen
10-25-2013, 12:23 PM
Em nghĩ tên trên bánh xà phòng thì ám chỉ bác Bền gái, nom ảnh cũng có thể là bác Bền gái, nhưng vì muốn quảng cáo nên nhà chế tạo tung ra tin đồn là cô Ba Trà để được thiên hạ ưa chuộng. Và ảnh trong mấy cái bưu thiếp cũ trên kia chả có cái nào là Cô Ba xà phòng.






Anh ốc !

So sánh 2 hình ( trong phố ) thì nhà em đồng ý với anh !

Điều này cũng dể hiểu , hiếm khi tấm ảnh gia đình có người ngoài…




Nhưng lúc google thì thêm một vài ý thú vị là :

Ông Trương văn Bền lấy hình phu nhân nhưng tên gọi thương hiệu cho cục xà bông là Cô Ba …( qua đoạn thảm kịch của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái “ Việt Nam Muôn Năm “ …, mà ông Bền nhớ lại)

Có một cô Ba Thiệu anh hùng chống Tây ( giết biện lý Joboin ) lừng danh Nam Kỳ Lục Tỉnh …mà thời đó ai ai cũng biết tên .


Và cô Ba Thiệu này cũng là 1 trong tứ đại mỹ nhân của Nam Kỳ Lục Tỉnh( cô Ba Thiệu , cô Ba Trà , cô Tư Nhị và cô Sáu Hường )được mọi người nhắc đến thời bấy giờ .

Nên ông Bền mới lấy tên gọi “ Cô Ba “ làm thương hiệu cục xà bông của ông , nhưng in hình phu nhân trong đó .

Voilà , thế là thương hiệu xà bông Cô Ba ra đời 1932…

Chuyện nhầm lẫn hình cô Ba sau này là do bác Bền trai đấy các anh !




Riêng tấm hình cô Ba trong con tem là do sự tuyển chọn của Bưu Chính ( 1906 ) chọn 6 người mẫu đẹp nhất Nam Kỳ để in tem , trong đó có cô Ba Thiệu …( cô ba Trà mới …1 tuổi nên không có trong đó )

khờ khạo
10-25-2013, 12:50 PM
Còn cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh nữa anh

nhunguyen
10-25-2013, 07:22 PM
Còn cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh nữa anh





Cám ơn anh kk !

Có lẽ như anh nghỉ , cô Ba dũng sĩ còn gọi là cô Ba Trà Vinh , hay là cô Ba Thiệu .

Cô không những xinh đẹp mà còn rất giỏi vỏ , đánh mã tà khiếp đãm và đã bắn chết biện lý Joboin để trả thù cho cha mẹ ( mẹ bị Joboin ve vãn, cha bị bắt và xử tử…) và cô bị xử tử hình vào ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh.

( nguồn Google )

Theo nhà em nghỉ thì :


Ông Trương văn Bền là cháu ngoại của Dương Ngạn Địch ( một trong những tướng lãnh thời Minh mạt di cư xuống miền Nam vào thời chúa Nguyễn ), ít nhiều cũng mang tư tưởng anh hùng không khuất phục bạo quyền, dù rằng ông là một doanh nghiệp .

Và ông ta có ấn tượng sâu sắc những hành động can đãm anh hùng của các liệt sĩ VNQDĐ trước khi chết , và hành động anh thư của cô Ba Thiệu , ông không do dự lấy thương hiệu “ Cô Ba “ cho cục xà bông mới ra lò ( nguyên liệu toàn từ cây dừa ở Bến Tre và một vài chất phụ gia )mang ý nghĩa dân tộc và quê hương ,sẽ hoàn toàn khác hẳn những cục xà bông của Tây gởi qua …


Nhà em chỉ là góp ý mọn , thực chất câu chuyện “ Cô Ba “ có lẽ chỉ có ông Trương văn Bền minh bạch .


Thêm một giai nhân của Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng rất nổi tiếng cùng thời với 4 người trên là cô Năm Hà Tiên tức Mạc Mi Cô ( cháu của Mạc Cữu , con của Mạc Thiên Tích ) – mất sớm trong tuổi 13 ) .

Người dân Hà Tiên đều gọi là cô Năm Hà Tiên , rất thành kính vì họ cho rằng cô rất linh thiêng v.v…

( cũng là nguồn Google ! )



...ps : quên hỏi anh kk chớ chị Ngô thứ mấy cho nhà em biết đặng ?

khờ khạo
10-25-2013, 07:52 PM
...ps : quên hỏi anh kk chớ chị Ngô thứ mấy cho nhà em biết đặng ?

Anh cứ gọi cô Út là ngay chóc.

Angie
10-25-2013, 07:53 PM
Còn cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh nữa anh
Cô nào anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang?

khờ khạo
10-25-2013, 08:14 PM
Cô nào anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang?

Chắc là chị Hai Năm Tấn

Triển
10-25-2013, 08:46 PM
Thêm một giai nhân của Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng rất nổi tiếng cùng thời với 4 người trên là cô Năm Hà Tiên tức Mạc Mi Cô ( cháu của Mạc Cữu , con của Mạc Thiên Tích ) – mất sớm trong tuổi 13 ) .

Người dân Hà Tiên đều gọi là cô Năm Hà Tiên , rất thành kính vì họ cho rằng cô rất linh thiêng v.v…

( cũng là nguồn Google ! )



Ngày xưa mấy ông ký giả và nhà văn bị bệnh ái nhi hay là ấu dâm hử (Padophilia)? Hết ông Sển kể lại cô Ba Trà 14 tuổi bị mẹ cúng cho Tây (trong quyển Sài-Gòn Tạp-Pín-Lù; quyển tiếp theo của Sài-Gòn Năm Xưa), rồi đến phiên cô Năm Hà Tiên 13 tuổi (nguồn Google) là nghiêng thùng đổ gánh? Hay là cơ thể phụ nữ ngày xưa "hoành tráng"....à không trổ mã (puberty) sớm đến độ các ông này phát khùng chăng?

nhunguyen
10-26-2013, 11:29 AM
Ngày xưa mấy ông ký giả và nhà văn bị bệnh ái nhi hay là ấu dâm hử (Padophilia)? Hết ông Sển kể lại cô Ba Trà 14 tuổi bị mẹ cúng cho Tây (trong quyển Sài-Gòn Tạp-Pín-Lù; quyển tiếp theo của Sài-Gòn Năm Xưa), rồi đến phiên cô Năm Hà Tiên 13 tuổi (nguồn Google) là nghiêng thùng đổ gánh? Hay là cơ thể phụ nữ ngày xưa "hoành tráng"....à không trổ mã (puberty) sớm đến độ các ông này phát khùng chăng?





Mạc Công Nương hay Mạc Mi Cô .

Núi Sam – Châu Đốc có bà chúa Xứ linh thiêng thì Hà Tiên có cô Năm Hà Tiên huyễn hoặc , giúp dân địa phương qua nhiều kiếp nạn , được tôn sùng kính ngưỡng như một Phúc thần.



Mạc Mi Cô là con gái thứ năm của Mạc Thiên Tứ ,truyền thuyết kể rằng Mạc Mi Cô lúc mới sinh, đã có mái tóc dài một thước.

Mới 3 tuổi răng đã mọc đủ, ăn nói rành rẽ, nhưng xương sống yếu phải nằm một chỗ.

Cận thần cho là điềm xấu, nên người đứng đầu họ Mạc đã sai người đem chôn sống cô.

Không lâu sau, những lời đồn đãi về cái chết bí ẩn của người con gái xấu số ấy cứ lan truyền; và nhiều người còn tin rằng cái chết của cô có liên quan đến một bài sấm truyền dài 25 câu, nói úp mở về một kho tàng của dòng họ Mạc được cất giấu ở Hà Tiên.

Thêm nữa, tục truyền ''Mạc Mi Cô'' được phối tự ở bên tả đền thờ họ Mạc, trông ra cổng tam quan, những việc quái lạ huyền hoặc cứ xảy ra luôn, nên người ta đã cho xây kín cổng bên trái lại cho đến nay.






Nguồn :
Nữ Sĩ Mộng Tuyết - Sổ tay hành hương đất phương Nam - tr. 367-368 .
Thi sĩ Đông Hồ - Văn học Hà Tiên – trang 135-149 .




Cô Ba Trà ( Trần Ngọc Trà ).

… Danh tiếng của cô Ba Trà hầu như tất cả mọi người ( Nam Kỳ Lục Tỉnh ) đều biết “hồng nhan đa truân …”, tướng gia Vi Kính Trang đã phải thở dài cho kiếp phận một hồng nhan không tự nguyện .


Cô vốn có mộ tuổi thơ hết sức là cay đắng và tủi nhục nếu không nói là bi thảm … ( cha không nhận con, nội ngoại ruồng bỏ, mẹ điên cuồng tâm trí thường đánh đập , người người xa lánh …)

Cho tới khi cô 14 tuổi , vì quá sức nghèo khổ bị mẹ gã bán cho một quan ba người Pháp …

Một năm sau , người chồng này trở về đất Pháp và mẹ cô cũng qua đời trong túng quẫn …

Chưa tới tuổi tròn trăng ,cô đã trở thành một người không có ai , vô gia đình , vô cảm lạnh lùng đã ngự trị trong tâm trí theo dòng đời đưa đẩy trong nhân dáng mỹ nhân ….



Cuối đời, có lẽ cũng mong người nhập thổ vi an !

Hanhgia
10-26-2013, 12:00 PM
...

Cô Ba Trà ( Trần Ngọc Trà ).




Cuối đời, có lẽ cũng mong người nhập thổ vi an !


Cuối cùng rồi ai cũng thế cả.

Nỗi vui và buồn của mỗi số phần đều như (bằng) nhau, chỉ có sự khác biệt là sự "khách quan" của chúng ta nhìn vào! Kể cả đương sự.

nhunguyen
10-26-2013, 07:34 PM
Anh cứ gọi cô Út là ngay chóc.




Cám ơn anh !


Anh không còn thích … biển nửa hay sao ?

Trống không là hình tượng của tự tại…


Có chút ngạc nhiên !

khờ khạo
10-26-2013, 08:07 PM
Anh không còn thích … biển nửa hay sao ?


Có đấy anh

http://farm9.staticflickr.com/8459/7999786726_646674c0c1.jpg