PDA

View Full Version : Dòng Nhạc Thính Phòng - Khúc Tinh Ca Trong Nhạc Việt



Pages : [1] 2

linhphy
10-24-2013, 06:47 PM
http://youtu.be/jdn4-TDXK84

linhphy
10-24-2013, 06:48 PM
http://youtu.be/lsTN1LGDcro

linhphy
10-24-2013, 06:51 PM
http://youtu.be/lGWZ9cjYX-s

Ai Về Sông Tương

Bản nhạc nầy được ra đời năm 1949, do cố nhạc sĩ Thông Đạt (Văn Giảng) sáng tác khi ông nhớ lại người yêu ở Kim Long (Huế) và sông Hương tưởng như là sông Tương một câu chuyện tình chia cắt ở bên Trung Quốc ngày xưa.

linhphy
10-24-2013, 06:55 PM
Cảm ơn thi sĩ Nguyễn Đình Toàn,
NS Vũ Thành An
& nhạc sĩ Trúc Hồ,
ca sĩ Nguyên Khang đã làm sống lại những phút giây tuyệt vời mà chúng ta tưởng rằng sẽ không bao giờ tim lại được.


http://youtu.be/oEncaoFrKkE

linhphy
10-24-2013, 06:56 PM
http://youtu.be/QUjMEtlGPxM

linhphy
10-24-2013, 07:00 PM
http://youtu.be/w5ngrLYNy7w

Y Phương.& Nguyên Khang

Khi hát, hai ca sĩ N.Khang & Y Phương đã thực sự thả hết hồn mình theo tiếng nhạc; đắm chìm theo từng lời ca tiếng hát mà không còn biết gì đến thế giới chung quanh.
Đó là điểm nổi bật của hai ca sĩ này đã mang lại thành công cho họ & dấu ấn của dòng nhạc tình ca ra đời trước 75 luôn ngự trị trong lòng khán thính giả yêu nhạc hải ngoại và trong nước

linhphy
10-24-2013, 07:01 PM
http://youtu.be/g3zjzDPzx_Y

Đây là một chương trình âm nhạc rất có giá trị, đem đến cho khán giả những giây phút thoải mái, được thưởng thức những bản nhạc bất hủ của những nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc VIỆT NAM...

linhphy
10-24-2013, 07:05 PM
http://youtu.be/TZyBLhVXPbc

linh phy mời các AC & những fan yêu nhạc cùng thưởng thức dòng nhạc thính phòng chọn lọc của NS Trúc Hồ với 2 giọng ca Y Phương và Nguyên Khang
Thật tuyệt vời nghe mãi không chán , vừa thư giãn vừa hoài niệm về ngày tháng cũ ....

linhphy
10-24-2013, 07:07 PM
http://youtu.be/dIJ3AvD8Xek

linhphy
10-24-2013, 07:09 PM
http://youtu.be/Z2UfajrigWI

Mùa thu đang đến .... cùng nghe dòng nhạc thính phòng chủ đề Thu ...

Dư Âm, Giọt Mưa Thu, & Ngậm Ngùi

linhphy
10-24-2013, 07:11 PM
http://youtu.be/y68C9LOlRrE

linhphy
10-24-2013, 07:12 PM
http://youtu.be/VpfYE9LOoSE

Tiếp tục thưởng thức chủ đề mùa Thu ...

linhphy
10-24-2013, 07:13 PM
http://youtu.be/NchUV9UqB_M

linhphy
10-24-2013, 07:15 PM
http://youtu.be/RapZL64_4dM

linhphy
10-24-2013, 07:16 PM
http://www.youtube.com/watch?v=KjB6r0U0Aks&feature=share&list=PLu4zcWA5VP 41aNRZEGYLioNccWbLZVdX8

linhphy
10-24-2013, 07:21 PM
http://youtu.be/2KCvjmFJk-A

Giọng Y Phương ngọt ngào ,say đắm YP .Kết hợp với giọng N.Khang trầm ấm với Y Phương thật tuyệt !

linhphy
10-24-2013, 07:25 PM
http://youtu.be/9Tv_wYpRIWw

Ca sĩ Hồ Hoàng Yến

linhphy
10-24-2013, 07:27 PM
http://youtu.be/2Vq0EYrIkbY

linhphy
10-24-2013, 07:28 PM
http://youtu.be/L_v2neZ9xnU

Cùng nghe Hồ Hoàng Yến & Lâm Nhật Tiến ,ôi nhớ quá một trời thương nhớ Saigon ơi ........!

linhphy
10-24-2013, 07:34 PM
http://youtu.be/d_RFN3tI5g0

linhphy
10-24-2013, 07:36 PM
http://youtu.be/VHbB3eKJmrA

Nam ca sĩ Quốc Khanh

linhphy
10-24-2013, 07:37 PM
http://youtu.be/vfzl-6nKYR0

Quốc Khanh & Lê Anh Quân song ca

linhphy
10-24-2013, 07:39 PM
http://youtu.be/FiPcZXWf4vU

Nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến & ca nhạc sĩ Diệu Hương

linhphy
10-24-2013, 07:42 PM
http://youtu.be/KoZ87FyQaVk

Ca sĩ Diễm Liên & Nguyên Khang

linhphy
10-24-2013, 07:43 PM
http://youtu.be/xtd1-HzXMuc

linhphy
10-24-2013, 07:50 PM
http://youtu.be/edNjMVK7S_s

Tình Chết Theo Mùa Đông - Quốc Khanh - Thiên Kim

linhphy
10-24-2013, 07:57 PM
http://www.youtube.com/watch?v=91oV3Lp8ABs&feature=share&list=PL6EDC14ADA C86F962

linhphy
10-24-2013, 08:00 PM
http://youtu.be/JTUzu2OePMM

Giọng ca Vân Anh nghe một lần sẽ khó quên ...

linhphy
10-24-2013, 08:01 PM
http://youtu.be/A356yx-wXKM

Vân Anh - Không còn mùa Thu

linhphy
10-24-2013, 08:03 PM
Bên thềm mùa thu đã sang, lá hoa đã tàn
Bên thềm giọt mưa vẫn rơi, rơi theo ngày tháng
Nghe thì thầm từng tiếng mưa, dấu xưa tàn úa
Em chỉ còn lại giấc mơ, giấc mơ buồn

Gió thu trên ngọn úa tàn
Hắt hiu lá rơi từng lá vàng
Bài tình ca tan vỡ giữa đêm buồn

Bên thềm mùa thu đã sang, lá hoa đã tàn
Em tìm vầng trăng cuối thu, thắp lên ngọn nến
Đi tìm vì sao lẻ loi, giấu trong mùa thu
Chờ mai có nắng mới về, nắng ru tình tôi

Mùa Thu - Thiên Kim


http://youtu.be/Ki0PiQchhQM

linhphy
10-24-2013, 08:04 PM
http://youtu.be/_plSAeKnh8Y

Tình Vỡ - Nguyên Khang

linhphy
10-24-2013, 08:06 PM
http://youtu.be/HXCKSW8yU2c

Nước Mắt Mùa Thu - Lệ Thu & Hòang Anh Thư

linhphy
10-24-2013, 08:08 PM
http://youtu.be/EKke_vbkdhk

Tôi vẫn đi giữa hoàng hôn.
NSVăn Phụng.Ca sĩ:Tuấn Ngọc

linhphy
10-25-2013, 06:36 PM
http://youtu.be/xSsDnL431Os

Mùa Xuân Đầu Tiên - Văn Cao - Bích Vân

linhphy
10-25-2013, 06:43 PM
http://youtu.be/8A3KJjNfFMQ

Chất giọng của ca sĩ Thùy Dương rất lạ ,cô hát nhạc buồn khiến ta thổn thức và cảm nhận được niềm đau trong ca từ ấy ...

linhphy
10-25-2013, 06:45 PM
http://youtu.be/9giRzo7L6NQ

Tình lỡ - Thùy Dương

linhphy
10-25-2013, 06:48 PM
http://youtu.be/6c60pd4hkbg

Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa
Ca sĩ - Thùy Dương
NS : Quốc Dũng

linhphy
10-25-2013, 06:54 PM
http://youtu.be/j5xTZAom95M

Rồi Mai Tôi Đưa Em - LỆ THU

Lời ca, ý nhạc và giai điệu qua giọng ca Lệ Thu thật hay ....

linhphy
10-25-2013, 07:00 PM
Đêm đã về trên dốc
Gió xôn xao ru yên tình mình
Em có về bên đó
Dõi mắt trông theo
Trông theo tình mình
Mà ngày tháng đâu nào có đợi chờ
Người yêu dấu đưa em về dốc mơ

Đưa em về bên dốc mơ
Là đưa anh vào cõi mong chờ
Tóc rất buồn như áng thơ
Buông hững hờ, tình rồi có như mơ

Em mắt cười như ánh sao
Bờ môi hồng tựa bao lời nói
Nói đi em câu mong chờ
Dấu đêm nay ơ thờ
Tình ơi !

Con dốc này, từ khi được mang dấu giầy em về
Ngày tháng nào đưa em vào ngàn trùng sóng
Hạnh phúc nào từ khi, từ khi quen lối đưa em về qua
Người yêu dấu đã xa thật xa, đẹp như giấc mơ

Em bây giờ như lá khô
Và anh vẫn là nỗi mong chờ
Dẫu đã ngàn trùng cách xa
Bên kia trời biển rộng có bao la

Sẽ có ngày ta có nhau
Thì xin một lần cho lời cuối
Giữ cho nhau thương yêu rồi
Sẽ bên nhau muôn đời
Tình ơi !

Trần Thái Hòa-Dốc Mơ


http://youtu.be/g3VGl6sJRlM

linhphy
10-25-2013, 07:03 PM
http://youtu.be/lPUGjrjN-aE

Từ em đến như mùa xuân theo nắng, cho tình yêu nương cánh em có hay?
Rồi ngày qua trên con đường này, và bên khung trời này lặng lẽ mây bay.
Tình yêu đó vẫn ngọt ngào cay đắng, vẫn dịu dàng trong nắng em có hay.
Vào đời nhau thương cho một lần rồi xa nhau ngàn đời, hạnh phúc như mơ.

Thôi xin người về đi, trả mùa xuân xứ người.
Trả lại em, trả lại bao ước mơ.
Trên đôi môi và vòng tay ân tình cũ.

Tình yêu đó đã chìm vào mưa lũ, trên dòng đời hiu hắt. Em có hay?
Rồi mùa xuân qua đây lạc loài, đường quen xưa bùi ngùi. Một thoáng mơ phai.

Thôi xin người về đi......
. Một thoáng mơ phai.

Một Thoáng Mơ Phai - Trần Thái Hòa

linhphy
10-25-2013, 07:06 PM
Cám ơn anh cho em bờ vai tin cậy
Em tựa vào hạnh phúc với bình yên
Nắm chặt tay anh cùng qua vũng tối
Đến bãi cỏ xanh không vướng lụy phiền
Cám ơn anh cho em những lời thật
Nguyện cầu Ơn Trên cho anh mãi trong đời.

Mãi Mãi Bên Em (Từ Công Phụng) -NS Từ Công Phụng


http://youtu.be/datFGUuqdRc

linhphy
10-25-2013, 07:10 PM
http://youtu.be/Iu5XZn3zsIU

Nguyên Khang -Diễm Liên
Mùa xuân trên đỉnh bình yên -NS Từ Công Phụng

linhphy
10-25-2013, 07:16 PM
Hoàng hôn về khi bóng nắng dần phai
Tiếng chim hót muộn màng gọi bầy lẻ loi
Chiều ơi, chiều về cho mây tím giăng đầy
nhạt nhào màu một thời gian
Không gian rũ buồn, giòng lệ nào tuôn.

Ngày qua, ngày qua, với những chiều tan
Có ai hát một mình, điệu buồn thở than
Ðàn ơi, lạc loài cung thương nhớ xa vời
Ngâm ngùi tình hoài hương
Chân mây cuối trời còn đợi chờ ai.

Chim hỡi bay về nơi đâu?
Ðường xa nắng đã nhạt màu
Còn ai ở cuối trời sầu?
Nghe như ngại ngần đôi cánh mỏi.

Lời hẹn thề ngủ yên
trên dòng sông kỷ niêm
Thôi hãy dừng chân ...
Trời đã về chiều.

Hoàng hôn về khi mái tóc dần pha
Có ai đứng một mình muộn phiền lẻ loi
Chiều ơi, chiều về cho bóng ngả bên đời
Lạnh lùng nhìn ngày trôi
Kiếp sống tha hương
như cánh chim trời.

NS Lê Tín Hương

Như Cánh Chim Trời - Duy Trác


http://youtu.be/4Ct4QWvCVxo

Nghe chú Duy Trác hát truyền cảm quá ,chạnh lòng nhớ về cố hương , nói thay nỗi lòng của mọi người Việt tha hương ...

linhphy
10-25-2013, 07:21 PM
http://youtu.be/Qi4DEKGZedA

Thuở ban đầu - Phạm Đình Chương
Ca sĩ Duy Quang

linhphy
10-27-2013, 10:53 AM
Ngô Thụy Miên người nhạc sĩ tài hoa

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông lớn lên với sách vở, thơ văn, vì gia đình có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở thành phố Cảng, và sau này trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), Sài Gòn, trước trường tiểu học Pháp Aurore.

Sau khi gia đình vào Sài Gòn ở, Ngô Thụy Miên theo học và tốt nghiệp về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp do các nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc vào năm 1965, tuy nhiên ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1963.
Tình khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác là bài “Chiều nay không có em” (1965), được giới sinh viên học sinh thời gian đó hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa “Tình Khúc Đông Quân” in ronéo phát hành tại Sài Gòn (1969).
Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi qua bút hiệu Ngô Thụy Miên bây giờ. Trong tuyển tập “Tình Khúc Đông Quân”, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu, là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca gồm Giáng ngọc, Mùa thu này cho em (sau đổi là Mùa thu cho em), Gọi nắng (sau đổi là Giọt nắng hồng), Dấu vết tình yêu (sau đổi là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (sau đổi là Thu trong mắt em), Tình khúc tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu vết tình yêu), Mây hồng (sau đổi là Tuổi mây hồng), Gọi tên em, Ái xuân, Mùa thu về trong mắt em (sau đổi là Mắt thu) và Ngày mai em đi. Ca khúc mới nhất của Ngô Thụy Miên có tên “Một lần là mãi mãi”

Sau những sáng tác từ năm 1963, đến với công chúng vào năm 1965, sau đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như, Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13… Còn trong thời gian theo học đại học, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học.

Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay “Tình Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 – 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang…

Sau ngày 30/4/75 đến tháng 10/78, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Mã Lai, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài “Em còn nhớ mùa xuân” gởi tặng riêng cho người yêu là Đoàn Thanh Vân, là con gái của nam tài tử Đoàn Châu Mậu (trong một gia đình gồm những người hoạt động về âm nhạc như Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh Tuyền một thời cùng với nhạc sĩ Đức Huy, kết hợp thành cặp song ca Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào đầu thập niên 70. Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, bị ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến quyết định thành hôn.

Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân”.
Sau sáu tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal, Canada, vào tháng Tư năm 1979. Đoàn Thanh Vân từ San Diego, được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình, đưa đến cuộc hôn nhân bị dở dang vì thời cuộc.
Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia - Washington”.Trong thập niên 1990, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng… và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm 2000, nhạc phẩm “Mưa trên cuộc tình tôi” của ông được khán thính giả đón nhận một cách đặc biệt.

Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước. Có những nhận xét từ mọi người khi nói rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ Nguyên Sa.

Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào đó khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân”. Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo, như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này đã lên hàng top hit. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao hưởng trường cửu, như “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”, “Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng 6 trời mưa”…

Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật. Như Ngô Thụy Miên từng nói “…Trong thời gian đi học, mình đọc thơ của Nguyên Sa nhiều nhất, ngâm nhiều nhất thành ra nó đã thấm vào hồn mình… Trong bốn thập niên viết nhạc của tôi thì thơ của ông ấy lúc nào cũng bàng bạc ở trong dòng nhạc của tôi.

........Ngay cả như bên này như tôi viết “Nắng Paris, Nắng Sài Gòn” cũng mang một âm hưởng của Áo Lụa Hà Đông hay Paris Có Gì Lạ Không Em?” nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tâm sự như vậy khi nói về mối giây ràng buộc giữa nhạc của ông với thơ Nguyên Sa.

Và chúng ta hãy nghe những lời tự bạch của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên khi tình tự gửi cho người yêu Đoàn Thanh Vân lúc chưa cưới, đó là ký ức một thời Sài Gòn của ông : “Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng.

Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay....

Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu Trả lời câu hỏi tại sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết về những đề tài khác ngoài tình ca, ông thú nhận là có nhiều khi cũng muốn viết đề tài khác, nhưng không viết được. “Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi “.
Nhưng có lẽ lý do đúng hơn hết là do bản tính lãng mạn của một nghệ sĩ vì “nếu bây giờ tôi khô khan, mực thước, đâu vào đó cả thì tôi đâu có làm văn nghệ được.”
Ngô Thụy Miên cũng cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v…vì vậy Ngô Thụy Miên từng cũng từng nói : “Như bài “Riêng một góc trời”, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi !
Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm.” Hơn 40 năm viết tình khúc, khi ở Mỹ nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có thêm một vài nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, dù đã có nhiều thay đổi trong dòng nhạc và lời ca, nhưng những ai đã từng yêu mến những nhạc phẩm của ông vẫn dễ dàng nhận ra những nét quen thuộc mà chỉ riêng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới có được. Nhiều người phong tặng Ngô Thụy Miên là một nhạc sĩ tài hoa đích thực.

Nguyễn Việt


http://youtu.be/HWkNu778x8Y

linhphy
10-27-2013, 10:55 AM
http://youtu.be/gHWV7z7XenY

Đêm Nhạc Tình Khúc Ngô Thụy Miên San Jose -p.02

linhphy
10-27-2013, 11:00 AM
http://youtu.be/vNs8ogMEUG4

Đêm Nhạc Tình Khúc Ngô Thụy Miên San Jose P.3

linhphy
10-27-2013, 11:14 AM
Sĩ Phú giọng hát quý phái, đầm ấm của nhạc Việt

Mặc dù mãi đến 4 tuổi mới biết nói, nhưng cậu bé Sĩ Phú đã chứng tỏ với mọi người rằng cậu là một thiên tài về âm nhạc lúc chỉ mới lên 5, 6 tuổi. Cậu ca hát nghêu ngao suốt ngày và hát rất hay.
Sĩ Phú sinh ngày 9 tháng 1 năm 1942, tại Bonneng Thaket , Lào. Năm 1945, anh theo gia đình từ Lào về Hà Nội lúc được 3 tuổi.
Năm 1954, theo chân hàng triệu người Việt yêu chuộng tự do, gia đình anh di cư vào Nam. Gia đình anh cư ngụ tại Sài Gòn cho đến ngày sang Hoa Kỳ vào năm 1975.
Tốt nghiệp Trung Học lúc chưa đầy 16 tuổi. Vào đại Học Khoa Học lúc 16 tuổi. Vừa tròn 18, anh đã là giáo sư đệ Nhất Cấp, dạy Toán và Lý Hoá ở hai trường Trung Học La San Nghĩa Thục và Thăng Long tại Sài Gòn (1960-1961).
Gia nhập Không Quân vào năm 1962, anh theo học khóa huấn luyện quân sự tại Nha Trang. Từ năm 1963 cho đến 1965, anh được gửi qua Hoa Kỳ 3 lần để học lái trực thăng chiến đấu và các lớp huấn luyện quân sự khác.Sau biến cố Mậu Thân, từ phi đoàn, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân gọi về để giao phó một chức vụ mới. Anh được giao phó chức Trưởng Khối Cổ động Tuyên Truyền và Trưởng Ban Tâm Lý Chiến cho Sư đoàn 5. Anh phụ trách các chương trình phát thanh, phát hình của Không Quân trong đó, có chương trình Tuyển Mộ Phi Công cho Không Lực VNCH ở đài Truyền Hình Quân đội. Anh cất tiếng hát bài hùng ca đầu tiên trên đài Truyền Hình Sài Gòn vào năm 1968 trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Không Lực VNCH.

Năm 1970, anh được cử sang Hoa Kỳ lần thứ tư để theo học khóa huấn luyện phim ảnh và báo chí. Trong dịp này, nhờ vào tài ăn nói Anh Ngữ lưu loát và trí óc linh động thông minh, sau khi đệ trình một luận án, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ chọn để trao tặng bằng thưởng cao quý nhất chưa từng phát ra cho người ngoại quốc bao giờ. Đó là bằng thưởng "Người Hùng Biện Giỏi Nhất" trong ngành báo chí điện ảnh của Không Lực Hoa Kỳ. Đây là một vinh dự chẳng những riêng cho anh, mà là cho cả Không Lực VNCH thời bấy giờ.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh là một trong những người cuối cùng rời Việt Nam trên chuyến máy bay quân sự cuối cùng rời Tân Sơn Nhất. Định cư tại miền Nam California, anh theo học đại Học và tốt nghiệp bằng Kỹ Sư Viễn Thông và theo dòng đời, như bao nhiêu người khác, anh lập gia đình và đi làm việc tại một hãng Mỹ. Năm 1983, rời miền Nam California nắng ấm, anh theo hãng làm việc dọn lên trên thành phố San Jose. Năm 1987 anh cho ra đời CD "Có Tình Nào Không Phai" trước khi lui vào bóng tối để sống một cuộc đời âm thầm, giản dị.
Mãi đến năm 1995, vì tình yêu mến thính giả và bạn bè vẫn còn mãi trong anh, Sĩ Phú cho ra đời CD "Tà áo Xanh" và "Trái Tim Hững Hờ" (nhạc ngoại quốc lời Việt). Cuối năm 1997, anh thực hiện CD "Còn Chút Gì để Nhớ" nhưng bị dở dang... nhưng may mắn thay, anh lại có dịp tiếp tục với công trình này và đã thu âm 10 bản nhạc cho CD này vào cuối năm 1999.
Tháng 4 năm 1999, anh bị bệnh nặng và bị khám phá mang bệnh ung thư phổi. Trở về miền Nam California, anh được Ngọc Lan, người bạn tri kỷ cuối đời săn sóc chu đáo trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Ngày 22 tháng 6 năm 2000, Ngọc Lan và Sĩ Phú cho ra mắt CD cuối cùng của Sĩ Phú "Còn Chút Gì để Nhớ".
Đêm ra mắt CD được sự ủng hộ rất đông đảo của thính giả yêu thương của anh. Hai mươi bảy ngày sau, tức là ngày 19 tháng 7 năm 2000 anh đã thua cuộc chiến với căn bệnh ung thư hiểm nghèo, vĩnh viễn từ giã cuộc đời. Hưởng dương 58 tuổi.
Anh để lại 3 người con đã trưởng thành, một anh, một chị và Ngọc Lan, người bạn tri kỷ cuối đời mà anh đã giới thiệu với khán thính giả trong đêm ra mắt CD của anh như một "Thiên Thần đã đến ở cuối đời tôi".
Sĩ Phú đã ra đi, nhưng tiếng hát hiếm hoi, quý phái, đầm ấm của người ca sĩ thần tượng đầy nhân bản này và nhân cách cao quý của anh vẫn mãi mãi còn vương lại trong lòng mỗi chúng ta.

theo Siphufoundation .


http://youtu.be/Tk8XJDjh9fM

linhphy
10-27-2013, 11:17 AM
http://youtu.be/9DOLWaLAE7Y

Từng dòng âm thanh thẩm thấu vào hồn người ............
Giọng hát quá tuyệt vời của ca sĩ Sĩ Phú chính là dấu ấn không phai trong lòng khán thính giả yêu dòng nhạc tình

linhphy
10-27-2013, 11:22 AM
Nắng Sài Gòn -Ngô thụy Miên -Sĩ Phú trình bày


http://youtu.be/wWzXXNavEPA

linhphy
10-27-2013, 11:26 AM
http://youtu.be/dZdcD-8FVwQ

Nỗi lòng -Nguyễn văn Khánh -Sĩ Phú

linhphy
10-27-2013, 11:29 AM
http://youtu.be/lFgpMzsn_0M

Bây Giờ Tháng Mấy - Sĩ Phú

linhphy
10-27-2013, 11:33 AM
http://youtu.be/T8ELqnyyXqE

Trách Người Đi ( Đan Trường) - KhánhLy & Sỹ Phú

linhphy
10-27-2013, 01:56 PM
http://youtu.be/Gt21pYu5ZFc

Chiếc Lá Cuối Cùng (Đoàn Chuẩn) - Quỳnh Lan

linhphy
10-27-2013, 02:00 PM
"Nói với mùa Thu" - Nhạc : Thanh Trang
- Lời : Theo thơ Kim Tuấn
Quang Tuấn hát theo hòa âm của Thanh Lâm

Bây giờ là Thu rồi đó em ?
Ai qua áo lụa mắt nhung mềm
Bước chân thềm cũ hoen vạt nắng
Và mắt em gợi mùa lá xanh !

Bây giờ là Thu rồi đó em ?
Cây khô nghiêng lặng đứng bên thềm
Gió quen rừng cũ mây về thấp
Sương trắng giăng mù vây kín đêm !

Mùa Thu về những phố không đền
Mùa Thu về những lối đường quen
Mùa Thu dịu như tóc nhung mềm
Mùa Thu anh xót xa tìm quên !

Bây giờ là Thu rối đó em ?
Xôn xao mây lạc bốn phương chìm
Nước xanh hồ lũng khơi mờ biếc
Và nắng Thu nhạt màu lãng quên !

Bây giờ là Tu rồi đó em ?
Ru thêm cơn mộng đến êm đềm
Mắt xưa sầu biếc như ngày tháng
Em đã xa, và ta bỗng quên !

Thanh Trang
( dựa theo thơ Kim Tuấn )

Trong qúa trình phổ nhạc, tác giả buộc lòng phải sửa đổi lời thơ theo nguyên tác cho phù hợp với giai điệu của phần nhạc.
Bài thơ của Kim Tuấn theo nguyên tác không như lời hát nơi bài này ; tuy có điều chắc chắn là không có bài thơ "Nói với mùa Thu" của Kim Tuấn thì không thể có bài hát cùng tựa đề !
Quang Tuấn hát "Bước chân hè phố hoen vạt nắng" thay vì "Bước chân thềm cũ hoen vạt nắng" thì ấy không do lỗi của người hát mà là do lỗi của tác giả khi chuyển giao bài hát thì đã đánh máy nhầm đọan đó !
Nguyên tác vẫn là "Bước chân thềm cũ ...".
Tưởng cũng cần thêm một chi tiết đáng nói :
-Câu mở đầu của bài thơ theo nguyên tác là một câu hỏi chứ không phải một câu ở thể xác định hay khẳng định. Ngày tác giả soạn giai điệu cho bài thơ thì vì đang vướng bận khá nhiều việc cho nên làm với tâm thức là mình hiểu câu đó như một câu hỏi thế nhưng hầu hết - có thể nói là "tất cả" - những người hát đều không thể hình dung ra như vậy.
Sau khi bài hát đã được phổ biến rồi thì tác giả đành phải để nguyên như vậy nhằm tránh trường hợp người hát với bài bản mới, người với bài bản cũ.
Nhưng lẽ ra thì ở câu đầu tác giả đã phải thay đổi cấu trúc các nốt nhạc để thêm vào chữ "sao"
( "Bây giờ là Thu rồi đó sao em ?" ).
Mà như vậy thì lại hóa hay vì vừa rõ nghĩa của câu thơ theo nguyeên tác, vừa tao nên cái "syncope" ở mấy nốt nhạc đi theo mấy chữ "đó sao em" ?


http://youtu.be/qq4ruAvhbHY

linhphy
10-27-2013, 02:03 PM
http://youtu.be/uKpKSQRmrpA

Mùa Thu mây ngàn
NS Từ Công Phụng
Trình bày : Thái Hiền - Tuấn Ngọc

linhphy
10-27-2013, 02:06 PM
http://youtu.be/Ubzh2aX1BU0

Mùa Thu Trong Mưa - Trường Sa
Ca sĩ Lệ Thu ( pre 75)

linhphy
10-27-2013, 02:13 PM
Hạnh Phúc Lang Thang

NS: Anh Bằng & Trần ngọc Sơn
Ca sĩ :Họa Mi

Ngày ấy em như hoa sen
Mang nhiều dáng hiền
Những khi chiều lên

Ngày ấy em như sương trong
Nép trên bông hồng
Mượt trên cánh nhung

Ngày ấy em như cung tơ
Cho đời thẫn thờ
Cho tôi dệt mơ

Đường khuya tay đan ngón tay
Ước cho đời ước mơ dài

Nhưng năm tháng vô tình
Mà lòng người cũng vô tình
Rồi màu úa thay màu xanh

Người yêu xa bến mộng
Đò xưa đã sang sông
Dòng đời trôi mênh mông
Dáng xưa nay xa rồi
Đường khuya mưa rơi rơi

Phố xưa quên một người
Bàn chân gieo đơn côi

Gió mang theo cơn lạnh
Về rót lệ trên môi

Ngày ấy yêu em say mê
Tôi nào nghĩ gì đến câu từ ly
Tình ái không xanh như thơ
Đến chung hơi thở
Rồi trôi rất xa

Hạnh phúc lang thang như mây
Cho hồn héo gầy, khi ta còn đây

Từng đêm qua trong giấc mơ
Vẫn mong chờ có em về


http://youtu.be/7FJS3Fd1Amw

linhphy
10-29-2013, 03:22 PM
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối

Anh cho em mùa xuân
nhạc, thơ tràn muôn lối…”
(Nguyễn Hiền & Kim Tuấn)

“ Hôm ấy là ngày mùng 5 Tết năm 1962, tôi đến sở làm trong lúc đất trời vẫn còn hương vị Tết.



Một người bạn rủ ra ngoài ăn sáng, lúc trở về, thấy trên bàn giấy có một tập thơ mỏng, tôi bèn lật qua xem thử thì gặp bài thơ năm chữ ‘Nụ hoa vàng ngày xuân’.


Ðọc qua thấy hay hay và đang lúc lòng còn hưng phấn với không khí xuân tràn trề, tôi nảy ra ý định phổ nhạc bài thơ ấy.


Giấy nhạc không có sẵn, tôi phải kẻ khuôn nhạc bằng tay, và chỉ độ một, hai tiếng là xong bài nhạc.


Xong, tôi cất vào ngăn kéo bàn làm việc..


. Sáng hôm sau có anh chàng trẻ tuổi đến tìm tôi, tự giới thiệu tên mình và cho biết, ‘Hôm qua em có đến tìm anh để biếu anh tập thơ bốn mươi bài, nhưng không gặp được anh.’
Tôi nói, ‘Hóa ra anh là tác giả bài thơ xuân ấy!



Tôi vừa mới phổ nhạc bài thơ của anh xong.’


Anh ta ngạc nhiên và rất vui khi tôi lấy bài nhạc trong ngăn kéo ra và… hát cho anh ta nghe.


Tôi lấy câu đầu của bài thơ đặt tên cho bài nhạc, ‘Anh cho em mùa xuân’...”
Người kể câu chuyện trên là nhạc sĩ Nguyễn Hiền.

“Anh chàng trẻ tuổi” trong câu chuyện ấy là nhà thơ Kim Tuấn. Câu chuyện từng được nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể không ít lần ở nơi này nơi khác, với người này người khác, những người muốn biết bài nhạc “Anh cho em mùa xuân” được ra đời như thế nào(?).
Sau mỗi lần kể ấy ông đều kết luận,

“Chuyện gì cũng có cái ‘duyên’ trong cuộc đời này.”
Ông nói vậy và ông tin như vậy.



Ông đã tin như vậy trong suốt cuộc đời mình.
Cái "duyên" mà nhạc sĩ Nguyễn Hiền nói đến qua câu chuyện ấy là gì, nếu không phải là mối duyên cho ông "gặp" bài thơ ấy và tác giả bài thơ ấy.
Nếu không có mối duyên ấy thì "Nụ hoa vàng ngày xuân" dẫu có là bài thơ hay vẫn chỉ là bài thơ nằm im lìm trong những trang thơ.
Nếu không có mối duyên ấy thì sẽ không có "Anh cho em mùa xuân", một trong những bài nhạc xuân hay nhất của người Việt.
Nếu không có mối duyên ấy thì chàng trai trẻ trong câu chuyện trên, tác giả "Nụ hoa vàng ngày xuân", chắc sẽ không được nhiều nhạc sĩ tìm đến thơ chàng để phổ nhạc (để mong có thêm được một "Anh cho em mùa xuân" khác).

Thế nhưng, "Anh cho em mùa xuân" có thực sự là một trong những bài nhạc xuân hay nhất?
Hầu như trước giờ chúng ta chưa từng làm công việc tuyển chọn những bài hay nhất trong số những bài nhạc xuân, thế nhưng, ở trong nước thì đã có làm.
Tết Ðinh Hợi năm kia, báo chí trong nước (TT Online, 10/2/2007) đã tổ chức một cuộc thi gọi là "bình chọn ca khúc Xuân hay nhất".

Cách bình chọn: độc giả chọn ra ca khúc mình yêu thích nhất trong một danh sách... đã được chọn sẵn gồm 22 bài nhạc xuân. Ba bài có số phiếu bình chọn cao nhất sẽ đạt danh hiệu "Những Ca Khúc Xuân Hay Nhất".
Trong danh sách ấy có 8 bài của các nhạc sĩ ở miền Nam trước năm 1975 (tất nhiên là không có những bài chưa được phép phổ biến ở trong nước).

Ðiều thú vị, kết quả cuộc bình chọn: ca khúc đứng đầu trong số ba "Ca Khúc Xuân Hay Nhất" là "Anh cho em mùa xuân" của Nguyễn Hiền, một nhạc sĩ miền Nam, sống ở nước ngoài, và đã qua đời. (Hai ca khúc xếp hạng nhì và ba thuộc về các nhạc sĩ ở trong nước).
Trước đó, "Anh cho em mùa xuân" cũng từng góp mặt trong "Tuyển Tập Những Ca Khúc Hay Nhất Về Mùa Xuân" phát hành ở trong nước
Người Việt ở ngoài nước hát "Anh cho em mùa xuân", người Việt ở trong nước cũng hát "Anh cho em mùa xuân" (và còn bình chọn là "Ca Khúc Xuân Hay Nhất").

Không chỉ là một trong những bài nhạc xuân hay nhất, "Anh cho em mùa xuân" còn là một trong những bài nhạc phổ thơ hay nhất. Khi làm công việc "lấy thơ ghép nhạc", nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã không đổi một chữ nào trong ba đoạn thơ đầu của "Nụ hoa vàng ngày xuân" (từ câu thơ đầu cho đến câu "mùa xuân này tất cả, lộc non vừa trẩy lá...").

Ông nhớ lại, "Thật là hứng thú khi tôi lấy ba câu thơ đầu ("Anh cho em mùa xuân / Nụ hoa vàng mới nở / Chiều đông nào nhung nhớ"...) phổ thành một câu nhạc, thấy đi rất ‘ngọt' nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc."
Ðiều gì khiến ông phổ nhạc rất "ngọt", rất nhanh bài thơ ấy?
Có phải vì ông "bắt" được "tình thơ ý nhạc"?
Có phải vì ông tìm thấy "trong thơ có nhạc" và ông chỉ làm công việc ghi xuống những notes, những ký hiệu âm thanh trên những dòng kẻ nhạc.
Công việc có vẻ đơn giản ấy (không phải là ai cũng làm được) đã chắp cho thơ "đôi cánh nhạc".
Nhiều người viết nhạc chỉ mong phổ được một bài thơ như ông, không chút gượng ép, đi rất "ngọt", đi rất ngon trớn, rất tự nhiên, như nguồn nhạc hứng dâng trào, như nhạc và thơ chảy tràn như suối...
"Anh cho em mùa xuân" được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành lần đầu, được ca sĩ Lệ Thanh trình bày lần đầu qua dĩa nhựa và làn sóng đài phát thanh Saigon, và cũng gắn liền tên tuổi cô vào "cái thuở ban đầu" của bài nhạc ấy.

Tuy nhiên, nhà thơ Kim Tuấn-trong một bài trả lời phỏng vấn trong nước (báo TN, 22/01/2006)-cho biết là ông "chịu" Hà Thanh hát bài ấy nhất, và muốn được gửi đến ca sĩ ấy một lời cám ơn... muộn màng.


Trở lại chuyện "mối duyên trong cuộc đời này", nói như nhạc sĩ Nguyễn Hiền, tôi chắc nhiều người cũng tin như ông vậy.
Nếu không có cái "duyên" ấy thì dẫu có đi hết cuộc đời mình cũng chẳng ai gặp được ai, hay nếu có gặp, có "đụng" phải nhau thì cũng lại dạt ra, lại mỗi người một hướng, mỗi người một dòng chảy, cũng tựa như những anh chàng, những cô nàng vớ vẩn mà ta có lần gặp gỡ phất phơ đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện nắng mưa rồi chia tay đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.




Không phải chỉ "duyên" thôi, tôi chắc nhạc sĩ Nguyễn Hiền còn tin cả vào... "duyên số", hay "duyên kiếp", hay "duyên tơ" nữa.
Nếu không có mối duyên tơ ấy, làm sao hơn năm mươi năm về trước lại có cuộc hạnh ngộ giữa chàng nghệ sĩ tài hoa và cô cháu gái xinh đẹp của nhà thơ Tú Mỡ (khiến lòng nàng phải xao xuyến, khiến lòng chàng phải bâng khuâng "trăm năm biết có duyên gì hay không?").
Nếu không có mối duyên tơ ấy, làm sao có ngày lễ vàng kỷ niệm 50 năm nên vợ thành chồng(?).
Trong một lần tiếp xúc với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, tôi được nghe ông nói thêm một chút về điều mà ông gọi là "cái ‘duyên' trong cuộc đời này".

"Đúng vào ngày đó giờ đó," ông nói, "gặp người nào đó ở nơi nào đó, một quán ăn, quán nước chẳng hạn, không phải là chuyện tình cờ, ngẫu nhiên như ta tưởng mà mọi việc đều có bàn tay sắp đặt.
Đấy là bàn tay của định mệnh, hay... định mệnh đã an bài." Những chuyện như thế từng xảy đến trong cuộc đời tôi và tôi thực sự tin vào điều ông nói.
Tôi cũng muốn thêm rằng: thứ nhất, những mối duyên kỳ ngộ ấy có khi dẫn chúng ta đến một lối rẽ khác trong cuộc đời; thứ hai, đôi lúc có những con người, tuy chỉ gặp một lần thoáng qua trong đời-chẳng biết có là duyên hay không duyên-cũng làm ta nhớ mãi nhớ hoài.
Những con người đặc biệt.
Cái "đặc biệt" ấy có thể là một vẻ đẹp thu hút, một nhân cách đáng quý, một câu nói hàm xúc, một hành xử ý nghĩa...

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, tôi vẫn cho rằng ông là một trong những người "đặc biệt" như thế.
Lần tiếp xúc duy nhất ấy kéo dài không quá... ba mươi phút nên chắc khó có thể gọi là "cái duyên" như ông nói, nhưng khá thú vị và cũng cho tôi thấy được phần nào tính cách con người ông; hơn thế nữa, còn gieo vào lòng tôi những cảm xúc sâu đậm.
Tôi gặp ông trong một tiệc cưới ở nhà hàng Dalat Bistro, đường Brookhurst, Nam CA. vào một đêm hè cuối tháng 7/2004.
Ông đứng lên từ một bàn tiệc, cúi chào mọi người khi nghe giới thiệu tên mình trong số "khách đặc biệt".
Một "khách đặc biệt" khác tôi nhớ được là ca sĩ Ngọc Minh, chị hát bài gì đó tặng cho đôi tân hôn... Vào lúc nào đó gần cuối bữa tiệc, đầu óc váng vất vì có uống chút rượu, tôi đứng dậy, bước ra cửa tìm chút thoáng gió bên ngoài.
Trước mặt tôi là khoảng parking rộng. Một bóng người đứng ở góc khuất.
Người ấy quay lại, mỉm cười khi nhìn thấy tôi.
Khi bước lại gần, tôi nhận ra ông, nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Ông đứng đó một mình, hút thuốc (ông tưởng tôi cùng "phe" hút thuốc với ông chắc).
"Anh nói được lắm," ông ngó tôi, nói, "ngắn gọn, ý nghĩa."

Khi ấy tôi mới hiểu ra nụ cười của ông.
Ông nhận ra tôi, người đại diện hai họ có "đôi lời phát biểu" để chào đón khách đến với buổi tiệc cưới.
Tôi nói cám ơn ông (ông không biết những lời ấy tôi gần như... thuộc lòng vì từng nói đi nói lại nhiều lần) và hân hạnh được biết ông.
Ông tỏ vẻ ngạc nhiên khi biết tôi từ nơi xa đến để làm chủ hôn cho đứa cháu sống một thân một mình ở Mỹ...
Sau ít câu thăm hỏi xã giao, lúc ông lặng yên nhìn ánh trăng trên ngọn cây, tôi nhắc đến câu hát "trăng sáng soi liếp dừa" trong bài "Anh cho em mùa xuân" của ông.
Tôi cũng "tán" thêm là tôi rất thích những câu hát mang theo hình ảnh hàng dừa, liếp dừa, như là:
Đêm trăng ướt lá dừa...
("Tình quê hương", Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
Hàng dừa nghiêng thương nhớ...
("Thuở ban đầu", Phạm Ðình Chương)
Chiều xưa, gió êm lay nhẹ liếp dừa...
("Bóng người đi", Văn Phụng)
"Còn nữa," ông nói, dụi tắt điếu thuốc, "‘mắt xanh là bóng dừa hoang dại', Phạm Ðình Chương phổ thơ Ðinh Hùng." "Hàng dừa mang hình ảnh rất... quê hương Việt Nam," tôi nói.
"‘Hàng cau' thì đúng hơn, theo tôi."
Câu nói của ông làm tôi... "khựng" lại trong giây phút.
"‘Trăng sáng soi liếp dừa' và ‘trăng lên bằng ngọn cau' (1)," ông nói. "Hai trăng đều trăng cả, trăng nào ‘quê hương' hơn?" Tôi phải chịu là ông nói đúng. "Trăng nào ‘quê hương' hơn?"... Tôi chỉ nghĩ đến vẻ đẹp của những "hàng dừa", "liếp dừa", "bóng dừa"..., trong lúc ông luôn cất dấu trong đáy tim hình bóng quê nhà.
Ngọn cau, hàng cau, hoa cau, hương cau..., đấy mới là quê hương.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, ngay lúc ấy tôi nhận ra nơi ông một điều, ông yêu quê hương hơn tôi và hơn rất nhiều người khác.
Ông yêu quê hương theo cách của ông.
Tôi cũng ngước nhìn trời. Trăng chưa thật tròn, nhưng thật sáng. Vầng trăng như vừa xa xôi lại vừa gần gụi. Đêm bỗng trở nên yên tĩnh.
Trong lòng tôi khi ấy bỗng dâng lên một cảm xúc thật kỳ lạ.
Tôi có cảm giác tựa hồ đã lâu lắm, có khi là từ ngày đến Mỹ, lần đầu tiên tôi mới nhìn thấy lại bầu trời và ánh trăng, và nhìn thấy trăng sáng đến như vậy.

Bầu trời ấy vẫn có hằng đêm, vầng trăng ấy còn theo tôi mãi, vậy mà bấy lâu tôi nào có để ý, cứ tưởng rằng phải đi về một nơi chốn nào xa xôi lắm mới mong tìm gặp.
Bầu trời nào cũng chỉ một bầu trời, vầng trăng nào cũng chỉ một vầng trăng, vậy mà con người nghệ sĩ tôi mới gặp lần đầu ấy, nhìn trăng viễn xứ phương này lại mơ về bóng trăng soi phương nào.
Ông rút điếu thuốc khác, chìa gói thuốc về phía tôi. Tôi nói đã lâu tôi không hút lại, nhưng nếu ông mời tôi xin hút với ông một điếu cho vui.

Trong những câu hát, câu thơ về "hàng cau" ông kể ra sau đó, tôi nhớ đại khái "... thương về mái tranh và "... bóng tre ru bên mấy hàng cau, đồng quê mơ màng"
Nhất thời tôi không nhớ được bài nào, câu nào để góp chuyện với ông, thế nhưng đến khi nghe ông đọc câu thơ Hàn Mặc Tử,
"Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên",

tôi buột miệng nói tôi biết một bài hát cũng nói đến "hàng cau" mà tôi rất thích, có thể là ông quên, vì đã lâu lắm rồi.
"Bài gì?" ông hỏi.
"‘Người em nhỏ' của... Nguyễn Hiền," tôi trả lời. "Ngày tôi đi, vàng nắng nghiêng nghiêng một hàng cau. Mai ta về quê cũ, gửi lời về thương nhau..."
"Làm sao mà quên được," ông nói sau vài giây im lặng, hạ thấp giọng, như người nói một mình.

.Cho nhớ thương về quê xưa mùa xuân không còn nữa
muôn cánh hoa đào phai úa
lối cũ rơi hững hờ...

("Hoa bướm ngày xưa")


Âm nhạc Nguyễn Hiền, nói như ca sĩ Quỳnh Giao, "là sự mời gọi trở về một không gian đã tắt, một thời gian đã lặng..." (4)
Nghe nhạc Nguyễn Hiền là nghe những lắng đọng, là đắm chìm trong một ký ức xa vời, là tìm về những đường xưa "lối cũ chẳng sao quên".
Cám ơn ông, cám ơn người nhạc sĩ đã dạo lên những khúc nhạc êm đềm để giữ cho những giấc mơ ngọt ngào của chúng ta không bao giờ tắt hẳn.
Có lẽ vì những nét nhạc lâng lâng gợi nỗi tiếc nhớ mênh mang ấy, các bài nhạc của Nguyễn Hiền thường được các giọng nữ thể hiện nhiều hơn (mặc dầu ở một đôi bài, giọng nam khá phù hợpChẳng hạn, "Lá thư gửi mẹ" với Thái Thanh, Khánh Ngọc, Mỹ Thể, Lệ Thanh, Thái Hiền; "Mái tóc dạ hương"
(phổ thơ Đinh Hùng, tựa ban đầu là "Những phố không đèn") với Hồng Vân, Lệ Thu, Thanh Lan, Ý Lan; "Anh cho em mùa xuân" với Lệ Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu; "Từ giã thơ ngây" với Thanh Thúy, Hà Thanh, Xuân Thu, Hoàng Oanh; "Ngàn năm mây bay" với Kim Tước, Mai Hương, Khánh Hà; "Người em nhỏ" với Lệ Thanh, Mai Hương, Mỹ Thể; "Tiếng hát học trò" với Lệ Thanh, Thanh Lan, Hoàng Oanh; "Hoa bướm ngày xưa" với Trúc Mai, Lệ Thu; "Thầm ước" với Thái Thanh, Hoàng Oanh ...

Trong số những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, ngoài những bài phổ thơ, có những bài đến từ nguồn cảm hứng qua các tiểu thuyết hoặc phim ảnh trong nước thời ấy, như "Buồn ga nhỏ" (từ tiểu thuyết cùng tên của Thanh Nam) hoặc "Ngàn năm mây bay", "Tiếng hát học trò" (từ các tiểu thuyết cùng tên của Văn Quang, được các đạo diễn Thái Thúc Nha và Hoàng Anh Tuấn thực hiện thành phim).

Đôi lúc ông cũng viết nhạc chung với những người bạn nhạc sĩ (như "Buồn ga nhỏ", "Từ giã thơ ngây", "Tiếng hát học trò" viết chung với Minh Kỳ; "Hoa đào năm trước" viết chung với Lê Dinh; "Về đây anh" viết chung với Nhật Bằng...).
Có khi ông viết nhạc, bạn ông viết lời (như những bài "Hoa bướm ngày xưa" và "Thanh bình ca", lời của Thanh Nam); có khi ông viết lời, bạn ông viết nhạc (như những bài "Lá rơi bên thềm" và "Màu tím hoàng hôn", nhạc của Lê Trọng Nguyễn).

Những người từng quen biết hoặc có dịp gần gũi với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, khi nhắc đến ông, đều bộc lộ sự cảm mến, quý trọng và đều có chung một nhận xét về con người nghệ sĩ tài hoa với một nhân cách lớn, một kiến thức sâu rộng về âm nhạc đông và tây phương, thể hiện qua mẫu người mực thước, trầm tĩnh và khiêm tốn; đồng thời, cũng tỏ lòng ngưỡng phục về những cống hiến của ông đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật làm nổi bật bản sắc của dân tộc, mang lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt.



http://youtu.be/y4FbN2RPzD0

linhphy
10-29-2013, 03:27 PM
http://youtu.be/3DccwaD5H_o

gặp gỡ để chia phôi cuộc đời như gió thoảng
còn chút tình trong tôi

Quả đúng là "cuộc đời như gió thoảng", như câu thơ nhạc sĩ Nguyễn Hiền viết gửi cho người bạn thiết, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (tác giả "Nắng chiều", "Sao đêm", "Bến giang đầu", "Chiều bên giáo đường"...), một năm sau ngày bạn ông lặng lẽ "rời bỏ cõi thế để an nghỉ trên đỉnh bình yên" .
Ông gọi bạn mình là "một nghệ sĩ tài ba khiêm tốn rất mực" .

Cái danh hiệu ông gán cho người bạn đã khuất, nay nếu có đem... gán cho ông chắc cũng không sai chút nào.
Nay thì cả ông và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đều đã như những cánh "lá rơi bên thềm" nhà vắng.
Những chiếc lá dẫu đã lìa cành, những người nhạc sĩ dẫu đã ngừng viết nhạc, thế nhưng những khúc nhạc ấy, những khúc nhạc làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa, vẫn luôn được yêu thích, vẫn được hát lên ở trong nước ngoài nước, ở mọi nơi mọi chốn.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, cho đến cả những phút cuối đời, những phút chênh vênh giữa hai bờ tử sinh, những phút chạm tay vào lằn ranh sống chết, vẫn còn bày tỏ nỗi niềm trăn trở và ước mơ về một vận hội mới về trên quê hương.

Ngọn nến leo lét tưởng chừng sắp tắt ấy trong giây phút cuối vẫn còn lóe sáng một niềm tin.
Tin nhạc sĩ Nguyễn Hiền bị ung thư phổi nặng khá bất ngờ đối với tôi và nhiều người, và cả... chính ông, vì trước đấy, hầu như không có dấu hiệu xấu nào cho sức khỏe của ông. Ông qua đời chỉ ít tuần sau khi nhận được tin xấu ấy, vì bệnh trạng đã ở vào thời kỳ "hết thuốc chữa". Tôi nhớ, vào một buổi tối, sau ngày ông mất, lúc đang ngồi ở bàn computer tôi bỗng nghe một giọng hát cất lên. "Chiều tím không gian mênh mang niềm nhớ..."

Một bài của Nguyễn Hiền. Người ta đang cho phát thanh lại một bài nhạc cũ của ông. Tôi ngồi yên lặng một lúc, lắng nghe...
Bỗng dưng tôi cảm thấy thèm hết sức một hơi thuốc. Tôi vẫn để gói thuốc lá trong ngăn kéo bàn làm việc, lâu lâu kéo một điếu khi bè bạn đến chơi. Có khi tôi quên bẵng đi, khá lâu không đụng tới.
Tôi khẽ mở cửa sau, bước ra ngoài. Trời gây gây lạnh. Đêm tối yên lặng quá.
Tôi nhớ, đó là một đêm cuối năm. Tiếng hát vẫn như quấn lấy chân tôi. "Nhớ nhau khi mây vương vương mầu tím..."

Tôi đốt một điếu thuốc, đứng nhìn thật lâu vào khoảng không. Cứ mỗi lần hay tin một người quen nào đó vừa mới qua đời, tôi lại có cảm giác thật hụt hẫng như vừa bước hụt vào khoảng không, và nhận rõ được cái vô nghĩa mênh mông đến tột cùng của đời sống. Trong bỗng chốc, tôi thấy rõ, cuộc sống... không là gì cả. Cuộc sống nhẹ tênh, như bóng mây qua, như... ngàn năm mây bay mây vẫn bay.
Bỗng dưng tôi nhớ lại một đêm nào, tôi cũng mở cánh cửa, cũng bước ra ngoài, và tôi... gặp ông. Tôi quăng điếu thuốc sau khi bập bập vài hơi, chẳng thấy ngon lành gì cả, và cảm thấy thiếu thiếu một cái gì(!)...

Tôi ngước nhìn trời đêm, và gặp ánh trăng. Trăng chưa tròn, nhưng thật sáng, và trông thật gần. "Trăng nào ‘quê hương' hơn?" tôi nhớ câu ông hỏi tôi.
Tôi đã không trả lời dù biết câu trả lời.

Tôi dõi mắt hướng về một ngôi sao xa nhất, khi ẩn khi hiện trên nền trời đen thẫm, trông xa vẫn thấy lấp lánh như có một linh hồn.
Tôi không biết giờ này ông ở đâu, nhưng tôi tin rằng linh hồn ông-như cụm mây lững lờ-đã bay về lại quê hương cũ, về lại nơi chốn có những thửa ruộng, có những mảnh "vườn thơm ngát hương cau", có những chiều "ngoài đê diều căng gió", có những đêm "trăng sáng soi liếp dừa", có những "bầy chim lùa vạt nắng" và có những "mùa thu lá rơi bên đường thật nhiều"...
Tiếng hát vẫn như quấn lấy chân tôi, "ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ..."

Tôi bước chậm trở vào, tiếng hát như cũng theo sau, "mây bay năm xưa còn đó, đâu tìm người hẹn hò..."
Bài hát ấy, "Ngàn năm mây bay" của Nguyễn Hiền, nói như nhà văn Bích Huyền, "là nỗi buồn thật đẹp, thật nhẹ nhàng, thật mênh mang như bức tranh thủy mạc..."

Tại sao lại "ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ" mà không phải là "ngàn năm mây bay" như cái tựa của bài hát ấy?...
Tôi hiểu, ông đã đổi một chữ trong câu hát cho tương ứng với nốt nhạc trầm bổng.
Tôi tự hỏi và tự trả lời.
Như ông đã đổi ít câu, ít chữ khi phổ nhạc bài "Nụ hoa vàng ngày xuân".

Anh cho em tất cả
Tình yêu non nước này
Bài thơ còn xao xuyến
Nắng vàng trên ngọn cây..

Bài thơ đã làm ông "xao xuyến".
Bài thơ ông đọc thấy tình yêu đôi lứa quyện lấy tình yêu quê hương, đất nước. Tôi hiểu được vì sao ông đã chọn bài thơ xuân ấy để phổ nhạc.
Người viết bài hát ấy đã đi xa, thế nhưng bài hát ấy, sau bao nhiêu năm, vẫn còn ở lại, vẫn có một sức sống, vẫn không bao giờ cũ.

Như ngàn năm mây vẫn bay, như đất trời vẫn bốn mùa, như những lứa đôi vẫn yêu nhau, như những nụ hoa vàng vẫn nở khi đất trời vừa mới sang xuân.
Và cuộc sống, nhờ thế, nhờ có những bài xuân ca như thế, cũng sẽ đẹp thêm lên một chút.
"Anh cho em mùa xuân", bài nhạc xuân rất xuân, và rất thơ.

Lê Hữu

linhphy
10-29-2013, 03:31 PM
http://youtu.be/I75SxiPcEhQ

Mái tóc dạ hương ,thơ Đinh Hùng ,nhạc Nguyễn Hiền

NS Nguyễn Hiền sinh năm 1927 tại Hà Nội. Ông bắt đầu học nhạc từ năm 1935, sử dụng dương cầm, vĩ cầm, phong cầm, ca khúc đầu tay "Người em nhỏ" viết năm 18 tuổi, phổ thơ của Thiệu Giang. Năm 1950, ông là nhạc trưởng của ban nhạc "Hotel de Paris" tại Hà Nội.

Ông lập gia đình năm 1953 rồi vào nam một năm sau đó. Từng làm Chủ sự phòng Chương trình đài Phát thanh Saigon; phụ tá giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, ông đã cùng cố nhạc sĩ Ngọc Bích và một số người bạn lập ra ban Saigon Band ở Little Saigon, Westminster. Năm 2004, ông được Trung tâm Thúy Nga mời đến Toronto, Canada để thực hiện Đại nhạc hội Paris by Night lần thứ 74 với chủ đề HOA BƯỚM NGÀY XƯA cùng với hai nhạc sĩ Huỳnh Anh và Song Ngọc.

Ông mất tại Hoa Kỳ 12 /2005 vì bị ung thư phổi.
Tác phẩm * Anh cho em mùa xuân (phổ thơ Kim Tuấn) * Hoa bướm ngày xưa * Mái tóc dạ hương * Nghìn năm mây bay * Người em nhỏ (sáng tác đầu tay năm 1945) * Thầm ước * Tìm đâu * Xuân Vui Ca * Về đây anh (với nhạc sĩ Nhật Bằng)

linhphy
10-29-2013, 03:33 PM
http://youtu.be/SNH6MdD-pfA

Hoa bướm ngày xưa nhạc Nguyễn Hiền
Ca sĩ : Trần Thái Hòa -Như Quỳnh

linhphy
10-29-2013, 03:36 PM
http://youtu.be/SQ-Zmy925qk

Anh cho em mùa Xuân -NS Nguyễn Hiền
Trình bày : Quang Dũng

linhphy
10-29-2013, 03:43 PM
http://youtu.be/XaH69beuJCE

Tiếng hát học trò -Nhạc : Nguyễn Hiền -Minh Kỳ
Ca sĩ Ngọc Hạ

linhphy
10-29-2013, 03:47 PM
http://youtu.be/njSb5HEKt9s

Đêm buồn ,NS Diệu Hương ,
Ca sĩ Ngọc Anh

linhphy
10-29-2013, 03:49 PM
http://youtu.be/l9cJhU1rvW8

Chút Nắng Hoàng Hôn
NS & Ca sĩ : Diệu Hương

linhphy
10-29-2013, 03:51 PM
http://youtu.be/lmmxWov0p8Y

Chỉ có ta thôi
NS Diệu Hương
Ca sĩ Quang Dũng

linhphy
10-30-2013, 11:10 AM
Dòng nhạc Từ Công Phụng
Phỏng vấn NS Từ Công Phụng


Ca khúc Bây Giờ Tháng Mấy, sáng tác đầu đời khi nhạc sĩ Từ Công Phụng mới bước chân vào con đường nhạc tình ca năm 18 tuổi. Kể từ đó, ông đã có hàng trăm nhạc phẩm tình ca và tình yêu vẫn và mãi là chủ đề sáng tác của ông từ nửa thế kỷ qua.
Nhân dịp nhạc sĩ Từ Công Phụng tổ chức chương trình “Từ Công Phụng – 50 Tình Ca – Một Lần Nhìn Lại,”
Vũ Hoàng có mặt và được hân hạnh tiếp chuyện ông.
Vũ Hoàng: Thưa chú Từ Công Phụng, trước hết, thay mặt thính giả đài RFA , Vũ Hoàng gửi lời chúc đến chú đã mạnh khoẻ, trở lại tiếp tục cống hiến cho dòng nhạc tình ca Việt Nam.
Thưa nhạc sĩ, trong nhạc của chú, người nghe thường thấy chất “thính phòng” khá đậm nét trong những sáng tác của mình. Chú có thể chia sẻ đặc điểm khá thú vị này được không ạ?
N.S Từ Công Phụng:
- Chất nhạc thính phòng có nhiều yếu tố, một trong những yếu tố là nhạc êm dịu và nhẹ nhàng, tiết tấu của nó không ồn ào, để không khí người ta thấy rất cô đọng.
Nhạc tình êm ái bao giờ cũng sử dụng nhạc thính phòng được.
Thính phòng cũng có nghĩa là nhạc được tấu lên trong một phòng nhỏ cho một số người thưởng thức.Tình yêu có một cái gì đó phải trân trọng, quý hoá ở trong
đó, cho nên phải dùng những lời rất giống với chất thơ để mà
chuyên chở những tình cảm như thế.
Vũ Hoàng:
Thưa chú, còn một điều đặc biệt khác nữa, là lời ca trong những tác phẩm của nhạc sĩ dường như là một bài thơ, rất súc tích, tượng hình và nhiều người thậm chí lầm tưởng là nhạc sĩ phổ thơ cho bài hát của mình?
N.S Từ Công Phụng:
Khi một bản tình ca được viết lên, hồi xưa người ta nghe nhạc không có lời, chẳng hạn những dòng nhạc lớn như nhạc cổ điển Tây phương. Khi mà tới tai quần chúng để thưởng thức đó, thì người ta không mấy ai hiểu nhạc muốn nói điều gì.

Nếu muốn biết nhạc nói lên điều gì thì nhạc sĩ đã viết trên dòng nhạc, nhưng người đời không hiểu lắm, cho nên mới nghĩ ra ca khúc, để mà vừa nhạc, vừa lời để diễn tả tâm tư của người muốn nói cái gì, hay là diễn tả tâm tư của quần chúng.
Lời ca trong một ca khúc, ít ra nó phải có sự súc tích là một, nó có ý ra như vần thơ là hai, thì nó mới ăn khớp với tinh thần của một ca khúc nói về tình yêu.
Thế thì những lời của chú có vẻ như thơ là vì chú quan niệm, tình yêu nó phải nhẹ nhàng.
Tình yêu có một cái gì đó phải trân trọng, quý hoá ở trong đó, cho nên phải dùng những lời rất giống với chất thơ để mà chuyên chở những tình cảm như thế.
Và thơ ở trong nhạc, thì khi người ta hát lên dễ nhớ hơn là nó không có vần.
Vũ Hoàng:
Vâng, thưa chú, trải dài qua nửa thế kỷ sáng tác, nhạc sĩ có thấy những khác biệt trong sáng tác của mình kể từ khi còn ở Việt Nam và sau này khi sang đến Hoa Kỳ không ạ?
N.S Từ Công Phụng:

- Tình ca nói chung là nó flood (tuôn trào) từ một sự xúc động, một sự xúc động rất thật từ trong tâm hồn ra.Hồi xưa lúc chú mới viết nhạc, là hình ảnh của một cậu thư sinh mới lớn và làm quen với âm nhạc, muốn diễn tả tâm tư của mình, lãng mạn của mình trong dòng nhạc đó, nó rất là lãng mạn và tiểu thuyết. Nhưng khi càng sống, thời gian càng tôi luyện cho mình thì những suy nghĩ về đời sống khác đi và có chiều sâu hơn về cái nhìn về tình yêu, có những lúc đau khổ, có những lúc vui sướng, mình diễn tả theo một chiều hướng sâu sắc hơn.
Và cho đến những năm về sau này, khi mà ra sống ở nước ngoài, thì tình cảm ở bên này, thiếu vắng lắm, không được như ở trong nước là vì, người ta nói, quê hương là tình yêu, quê hương là ở nơi chốn nào đó mang dấu vết của tình yêu, tình yêu đôi lứa.
Cho nên mặc dù có đi đâu, tới chỗ nào đi chăng nữa mà chỗ đó không có dấu vết của tình yêu thì nó như một ngoại cảnh, không có tác dụng lắm trong tâm hồn mình.
Qua bên này, cảnh bên này đẹp hơn quê hương mình nhiều, nhưng nó lại không mang dấu vết của tình yêu, của kỷ niệm, cho nên nó vẫn buồn, vì dĩ vãng thôi cho nên nó không mang đến cho mình một hạnh phúc rõ ràng.
Vũ Hoàng:- Thưa nhạc sĩ TC Phụng, Vũ Hoàng xin được hỏi chú câu cuối cùng, sau khi thoát khỏi bạo bệnh ung thư mật và gan, trở về với cuộc sống ngày hôm nay, chú có một lời nhắn nhủ hay chia sẻ gì với cuộc đời không ạ?

N.S Từ Công Phụng:
-Sau khi ở giữa làn ranh cái sống và cái chết, chú thoát được cái chết trở lại đời sống bình thường, chú thấy rằng chú chẳng còn bao lâu để sống, tuổi già đang tới và mỗi ngày chú còn mở mắt ra nhìn thấy ánh mặt trời, nhìn thấy cánh hoa nở, thấy tiếng chim hót là chú thấy rằng, nhìn thấy xung quanh còn vợ, các con cái, thì chú nghĩ rằng đó là một ban thêm, ban thêm ân sủng từ thượng đế.
Lúc mà mình phải tận hưởng những cái đó. Bởi vì xưa kia mình bận rộn vì đời sống.
Đôi khi mình không cảm thấy đó là cái đẹp trong đời sống.
Thành ra cố gắng mà giữ gìn những tình cảm đẹp cho nhau.
Niềm vui nó sẽ trở thành kỷ niệm, nhưng nỗi buồn day dứt trong kỷ niệm đó, thế cho nên phải cố gắng sống cho trọn vẹn.
Khi bệnh rồi thì mình mới thấy nó quá ngắn, mình sống mà mình làm đẹp cho những người xung quanh, thì người xung quanh sẽ mang cái đẹp lại cho mình, nó giống tấm gương phản chiếu vậy.

Vũ Hoàng
RFA .


http://youtu.be/DRG1t35I7qo

linhphy
10-30-2013, 11:13 AM
http://youtu.be/tkbaNh4Znio

Mùa Xuân trên đỉnh yên bình ,nhạc Từ Công Phụng
Ca sĩ : Thanh Mai
Video do GS Đàm Trung Phán ,Canada thực hiện

linhphy
10-30-2013, 11:16 AM
http://youtu.be/KHelgenMI-Y

Rời nhau ,NS Từ Công Phụng
Ca sĩ Ngọc Bích
Video clip PPSQuý Denver

linhphy
10-30-2013, 11:20 AM
http://youtu.be/c3r46OAKw_E

Kiếp dã tràng ,NS Từ Công Phụng
Ca sĩ :Khánh Ly
Đọc lời thoại : Trịnh K.Thiêng nền nhạc của Secret Garden

linhphy
10-30-2013, 11:24 AM
http://youtu.be/83QOUYdZyE0

Mùa Thu Mây Ngàn NS Từ Công Phụng
Ca sĩ : Thái Hiền & Tuấn Ngọc

linhphy
10-30-2013, 11:27 AM
http://youtu.be/tG7KLtnuV9k

Tuổi Xa Người
NS Từ Công Phụng
Ca sị : Hương Giang -Trần Thái Hòa

linhphy
10-30-2013, 11:42 AM
http://youtu.be/XhZorBiI6-I

Mắt lệ cho người tình
NS Từ Công Phụng sáng tác & trình bày

linhphy
10-30-2013, 11:45 AM
http://youtu.be/xmA_9pSKwsY

Như chiếc que diêm
NS Từ Công Phụng
Ca sĩ Bằng Kiều

Thôi cũng đành
một kiếp trăm năm đời người sẽ qua
Cũng đành một thoáng
chiêm bao tình người cũng xa
Cũng phôi pha
những điêu ngoa, theo vết môi cười tàn tạ

Thôi cũng đành một kiếp phong ba lệ tình cũng xa
Xuống đời ta những nguôi ngoai rồi người cũng xa
Cũng xa ta, cũng xa ta theo dòng nghiệt ngã mù lòa

Vì lời em sớm muộn gì cũng một lần gian dối
Tình anh sớm muộn gì cũng đưa vào tăm tối
Đời anh sớm muộn gì, đời em sớm muộn gì
Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối
Rót cho đầy hồn nhau, đắp cho đầy đời nhau
Những men nồng tình sâu rã rời

Thôi cũng đành như chiếc que diêm một lần lóe lên
Thắp đời em sáng lung linh, buồn một cõi riêng
Những đêm sâu, những canh thâu
Nghe nước mắt nặng giọt sầu....

linhphy
10-30-2013, 11:53 AM
http://youtu.be/gA6ZIbeAIUA

My Way -Dòng đời lời Việt
Ca sĩ Nguyên Khang

linhphy
10-30-2013, 06:57 PM
Nguyễn Trung Cang -Hạnh phúc trong tận cùng tuyệt vọng

Trong khi tất cả những người yêu nhạc Rock miền Nam nói riêng và quan tâm đến nhạc trẻ Việt Nam nói chung biết khá rõ, tường tận và đủ đầy về những giai thoại, cuộc sống và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà thì dường như lại hiếm hoi có được những thông tin về tiểu sử của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
- Người bạn thân và cũng là người đã cùng Lê Hựu Hà lập ra ban nhạc trẻ Phượng Hoàng.
Có thể nói rằng, cùng với Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Kỳ, Jo Marcel thì Nguyễn Trung Cang là nhạc sĩ đi tiên phong, khai sáng nhạc trẻ tại miền Nam trước 1975.

Cho đến nay, chính giới nghiên cứu âm nhạc và những bạn bè cùng thời với Nguyễn Trung Cang cũng chưa nắm chắc năm sinh và năm mất của ông. Chỉ có một số nguồn tin gợi mở cho biết, Nguyễn Trung Cang sinh năm 1947, mất năm 1985 khi chưa đầy 40 tuổi
-Cái chết của Nguyễn Trung Cang đến nay vẫn còn là ẩn số đối với nhiều bạn bè và giới mộ đạo say mê các tuyệt phẩm của ông.
Rất nhiều người yêu nhạc cho rằng, âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (hoặc những nhạc phẩm chung tay với nhạc sĩ Lê Hựu Hà trong ban nhạc Phượng Hoàng) mà ông từng tham gia là những lời ca, những nét nhạc của sự bi quan, chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái.

Nhưng sâu thẳm bên trong những nhạc khúc của Nguyễn Trung Cang lại là sự lạc quan mà tình khúc Còn yêu em mãi là một minh chứng để đời. Giữa chốn rừng sâu hiu quạnh, người nhạc sĩ vẫn còn biên đầy trang thư gửi về cho người vợ yêu dấu những tình cảm nồng ấm của thuở yêu thương mặn nồng.

Quá vãng tươi đẹp với tình yêu sâu sắc vượt qua mọi rào cản và cuộc vượt ngục về tinh thần này đã chắp cánh cho địa hạt Tân nhạc Việt Nam một tác phẩm vang sáng trước mọi ám ảnh sợ hãi cũng như bóng tối của miền rừng thiêng nước độc trong những ngày dài đằng đẵng sống trong đau khổ.
Ngay cả khi sức khỏe đã suy kiệt, chú Phượng Hoàng một thời vẫn hiên ngang đứng trên đỉnh dốc vẫy cánh và có thể dệt lời ca ân tình thì chắc chắn nếu không có trái tim lạc quan thì Nguyễn Trung Cang khó lòng sáng tạo và chắt lọc được những lời ca đẹp đến thế.

Giống như lần cuối cùng được hát, Nguyễn Trung Cang - một phần của Phượng Hoàng đã hát say sưa, vang lừng nhưng cũng đủ để cho người nghe thấy được khát khao về một ngày mai tương phùng mãnh liệt.Thế nhưng cuộc đời không là một giấc mơ màu hồng, giấc mơ tương phùng của nhạc sỹ Nguyễn Trung Cang mãi mãi không trở thành hiện thực bởi ông đã ra đi mà chưa có giây phút hội ngộ để nghe người thân khóc cho niềm vui vì hạnh phúc. Những ca khúc trác tuyệt để đời
Thương nhau ngày mưa
Đây là ca khúc được phổ biến rộng rãi của Nguyễn Trung Cang trong thời điểm còn gắn bó với ban nhạc Phượng Hoàng.
Bản nhạc đã làm xao xuyến con tim của biết bao thế hệ sinh viên Sài Gòn thuở đó. "Như mưa ngày nào thấm ướt vai em, như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm"...
-Điệu Slow Rock nhẹ nhàng vương vấn, dòng nhạc tựa những cơn mưa tuôn rơi đều đặn trên những khuông nhạc réo rắt.
Ca khúc này cũng được đánh giá là ít chất sầu tình nhất của Nguyễn Trung Cang.-Nó trong sáng, thánh thiện như những cơn mưa chiều và có lẽ là rất phù hợp với tâm hồn tuổi trẻ đầy hoa mộng mới vừa chạm ngõ yêu thương của Nguyễn Trung Cang thời điểm đó.
-Từng được rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn thể hiện lại trong những đêm không ngủ xuống đường biểu diễn tại các chương trình hát cho đồng bào tôi nghe,
Thương nhau ngày mưa còn được ví von như hiện tượng làm chao đảo cả giới nhạc trẻ khi đó.
Đây là ca khúc đánh dấu sự thăng hoa đầu tiên của Nguyễn Trung Cang với định mệnh âm nhạc của mình.
Khi cùng Phượng Hoàng lang thang khắp các phố phường, quán bar biểu diễn, giọng ca chính Elvis Phương của nhóm đã một lần nữa thắp lửa cho Thương nhau ngày mưa bằng giọng hát quái đặc biệt của mình.
Tiếng ngắt dứt khoát của điệu Slow Rock và những trần tình chắp vá, không đầu không cuối của một tình yêu trai trẻ đã làm nên một trác tuyệt cho đến giờ vẫn đủ đánh thức tâm hồn của nhiều người yêu nhạc đang say ngủ.
Bâng khuâng chiều nội trú
Đây là ca khúc ám ảnh nhất trong gia tài sáng tác của Nguyễn Trung Cang.để có một giai điệu của Còn yêu em mãi không quá vui tươi Ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ của nữ sinh trường Tư pháp thành phố Sài Gòn mà bạn trai cô gái chính là người bạn thân của Nguyễn Trung Cang.

-Mối quan hệ bắc cầu ấy đã cho ra đời một Bâng khuâng chiều nội trú ấm áp đến nao lòng.
-Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới dội lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam, chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.
Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng khuâng chiều nội trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó.
Vì vậy, mãi về sau, khi Nguyễn Trung Cang mất thì ca khúc này mới được phổ biến và trở nên nổi tiếng qua giọng hát Tuấn Ngọc.
Hai bài thơ: Bâng khuâng chiều nội trú và Mưa của tác giả nữ ngoại đạo đã thổi hồn cho một Bâng khuâng chiều nội trú xuất thần của Nguyễn Trung Cang.
Còn yêu em mãi
Đây là ca khúc đưa Lưu Bích Tô Chấn Phong trở thành cặp song ca hải ngoại được yêu thích nhất trong thập niên 90.
Bài hát là tự sự không thể chân thành hơn của những người đang yêu.
Cảm giác nồng nàn, ấm áp xuyên suốt ca khúc đã làm người ta quên đi nỗi u uẩn, mệt mỏi trong tận cùng sâu xa của bài hát.
"Dù có cách xa mỏi mòn, mà những yêu dấu còn mãi. Sưởi ấm xác thân héo gầy, tình yêu như gió đem mây, gọi mưa giăng kín khung trời...".

Ca khúc cuối đời tuổi trẻ nghèo khó, tuyệt vọng của gã si tình, say đời Nguyễn Trung Cang dành cho người vợ yêu quý của mình, nhờ người bạn thân Lê Hựu Hà chuyển giúp.
Nó là định mệnh trớ trêu, bởi chỉ vài tháng sau, ông đã chết vì kiệt sức.
Những ca từ nồng ấm đã trở thành lời trăng trối có thật.

Những nốt nhạc như lời tiên tri về thiên tai đời mình của Nguyễn Trung Cang.
Cùng với tuyệt phẩm này, Nguyễn Trung Cang còn một ca khúc nữa cũng lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả nghe nhạc là Dạ khúc.-Dạ khúc ít được hát hơn nhưng vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng...

H.Giang


http://youtu.be/SCCB4y3aXsk

linhphy
10-30-2013, 07:02 PM
Nhạc phẩm :' Còn yêu em mãi của NS Nguyễn Trung Cang này chỉ đặc biệt dành tặng riêng cho vợ ông, một người ông rất yêu. Không ai biết chính xác thời gian được sáng tác.

Ông cũng đã mất trong tù vì quá kiệt sức, đó cũng là một trong những nguyên nhân chính mà ông muốn viết bài nhạc này cho vợ khi biết sức khỏe của mình đã suy kiệt và chẳng biết sẽ còn có ngày trở về đoàn tụ gia đình hay không.

Chính Lê Hựu Hà, một trong những người bạn của ông đã cầm bản phổ bài nhạc sang Hải Ngoại đưa lại tận tay cho vợ của ông.
Sau này bản "Còn yêu em mãi" được rất nhiều ca sĩ trình bày

Trong đó có Lê Tâm, Elvis Phương, Quang Dũng, song ca Lưu Bích&Tô Chấn Phong, Vũ Khanh,...
Có lẽ Vũ Khanh là người đã thể hiện thành công nhất cái "Hồn" của bài nhạc (theo YPham ), bên cạnh đó còn có Elvis Phương.


http://youtu.be/Jzln1D636gs

linhphy
10-30-2013, 07:07 PM
http://www.youtube.com/watch?v=2YGB37dNFeY&feature=share&list=PL48E1C1260 49FC31B

Bâng khuâng chiều nội trú -NTCang - Quang Dũng

linhphy
10-30-2013, 07:13 PM
Thì thầm đưa trong gió như lời ai khóc bên mồ
Nghẹn ngào cung xưa đó sao đổi thay về trên lối
Rưng rưng lên mi mắt tay gầy xuôi môi quên cười
Chơi vơi chân sỏi đá đâu ngày xưa đâu hương thừa

Tình nào sao tha thiết như còn mơ ước mong chờ
Lời nào sao nuối tiếc như tình duyên còn lưu luyến
Đêm nay thu trở gió đông về đây run thân gầy
Cho mai chim không hót, mây chùn bay lối mong chờ
Để rồi ai thương nhớ ai mong chờ

Hiu hắt sầu trong mắt sâu
Ngày lê thê dài cơn mê không lối về
Đâu thoáng cười
Đâu nét môi
Lời yêu thương còn vương vương
Trên cỏ may

Ngày nào ai quay bước cho chuyện xưa chút hương thừa
Thì đừng đem gian dối lên đầu môi sầu muôn lối
Đêm nay thu trở gió đông về đây run thân gầy
Đêm nay thu trở gió đông về đây run thân gầy
Cho mai chim không hót, mây chùn bay lối mong chờ
Để rồi ai thương nhớ ai ơ hờ

Hương Thừa - Nguyễn Trung Cang



http://www.youtube.com/watch?v=fNbg00K0UOc&feature=share&list=PL48E1C1260 49FC31B

linhphy
10-30-2013, 07:15 PM
http://www.youtube.com/watch?v=XCQukkJaKWI&feature=share&list=PL48E1C1260 49FC31B

Kiều Nga - Bước tình hồng -NS Nguyễn Trung Cang

linhphy
10-31-2013, 09:29 AM
VỚI LÊ UYÊN PHƯƠNG VÀ ĐÀ LẠT


Căn gác xép rộng nhưng thấp. Muốn đi phải cúi đầu xuống. Bên ngoài, những bông hoa trạng nguyên màu đỏ đung đưa lả lơi.Sàn gỗ bóng loáng.


Vách và trần được sơn đều màu tím hồng. Một chiếc màn voan trắng mỏng treo giữa hai cây cột. Chiếc nệm đặt ngay trên sàn. Tủ sách gồm những cuốn tiếng Anh, Pháp và Việt.
Bàn viết nhỏ bừa bộn những giòng nhạc viết dở dang. Đó là nơi Lê Uyên Phương trở về sau những tháng ngày mệt mỏi ở Sài-gòn. Anh như một con thú trốn chạy ánh đèn màu.
Không bao giờ quen được không khí phòng trà mặc dù trước đây đã từng chơi nhạc cho các hộp đêm.

Đà lạt đối với anh như một chốn nghỉ ngơi. Đúng hơn như một thánh địa.
Cái xứ sở có một khí hậu kỳ quái mang mang làm khắng khít tình yêu và làm xót xa những tâm hồn đơn lẻ. Trời cuối tháng mười lành lạnh. Phi cảng Liên Khương âm u trong bóng chiều tà. Lê Uyên Phương, với cây đàn trong tay, như muốn ôm lấy Đà Lạt sau vài tháng cách xa. Anh ngửa mặt suýt soa.
Dễ chịu quá! Đang hát mỗi đêm tại Queen Bee và Ritz, mỗi nơi bốn ngàn đồng một đêm trình diễn, anh đã bỏ hết để trở lại Đà Lạt thần bí. Sống ở Sài Gòn tôi chịu không được. Không viết được một dòng nhạc nào cả. Tôi gần điên lên. Kiếm được chút tiền về sống vài tháng đã.

Chuyến này anh về Đà Lạt một mính để hoàn tất tập nhạc Thở Hơi Dã Thú. Người nữ của anh ở lại Sài Gòn.
Một giờ trước đây hai vợ chồng đã bịn rịn chia tay nhau như không muốn rời tại cửa ra phi đạo Tân Sơn Nhất. Tình yêu của họ chất ngất ngút ngàn.
Họ chia nhau cả cái tên. Lê Uyên Phương là biệt hiệu của Lê Văn Lộc. Nay anh chia bớt cho người yêu một nửa. Nàng nhận hai chữ đầu Lê Uyên. Chàng dùng chữ cuối Phương. Tôi hỏi đùa anh cho mượn hay cho đứt.
Cho đứt chứ! Cuộc đời mình còn cho nữa là cái tên. Lê Uyên tên trong khai sanh là Lâm Phi Anh. Thời hát ở Đà Lạt lấy tên Cẩm Thúy. Chuyện tình của họ cũng dài và rắc rối không kém gì câu chuyện của những cái tên.

Trước hai ly trà nóng, người thanh niên có mái tóc chải ép sát xuống trán, chiếc miệng rộng hơi nhô ra, hàng râu mép lưa thưa, ngồi kể lại chuyện đời mình. Sinh trưởng tại Đà Lạt,
Năm 20 tuổi anh bắt đầu đặt nhạc. Những ngày lưu lạc từ Pleiku, Ban Mê Thuộc, Quy Nhơn tới Nha Trang, anh đã sống một đời cực nhọc thiếu thốn.

Dạy học, làm dinh điền, đi hát để kiếm sống. Năm 1965 anh mới thực sự trờ lại sống luôn ở Đà Lạt. Một năm sau, chuyện tình của họ bắt đầu. Phương có trí nhớ thật ngắn ngủi.
Tôi không nhớ được lời nhạc do chính mình sáng tác nhưng bà xã thì thuộc lời lắm. Khi hát anh phải hát theo vợ.
Và đến câu chuyện tình của chính mình cũng chỉ nhớ loáng thoáng.

Anh với tôi phải tìm những cái mốc thời gian một hồi mới xác định được là họ đã chính thức thành hôn vào tháng 11 năm 1968. Bậy quá hà! Sao mình không nhớ được gì hết! Anh vỗ trán than trách. Hồi đó Phi Anh từ Sài Gòn lên Đà Lạt học. Ở nội trú tại trường Virgo Maria. Nàng có người bà con ở gần nhà anh. Anh chỉ chỉ tay nói.
Ở bên đây này. Căn phòng của anh ở đường Võ Tánh và tay anh chỉ về phía hồ Xuân Hương. Nàng quen em gái anh và thỉnh thoảng vẫn lui tới nhà.
Lúc đầu nói chuyện thường thường rồi sau anh trở thành “cố vấn” của nàng. Nàng hỏi ý kiến anh đủ thứ chuyện kể cả chuyện yêu đương nhăng nhít. Họ yêu nhau lúc nào không biết. Tôi hỏi anh ngỏ tình yêu ở đâu. Trên đồi! Đà Lạt có những ngọn đồi mộng mơ cho những kẻ yêu nhau quấn quít.
Một chiều xuân đê mê gối chăn còn ấm da nồng. Tình dài đâu anh ơi đứt dây hững hờ. Một lần vui cho nhau để sầu muôn kiếp gối đầu trên bờ vực sâu đớm đau
(Ngồi Lại Trên Đồi).

Chuyện tình của họ đòi đoạn đớn đau. Gia đình nàng không chấp nhận. Họ mê say trong trốn chạy. Hồi Việt Cộng tấn công đợt hai vào tháng 5 năm 1968, hai người sống ở Sài Gòn.
Họ không có một chỗ gặp gỡ nhau. Suốt ngày hai người ngồi trong sân nhà ga Sài Gòn. Thỉnh thoảng họ phải làm bộ ngoắc tay những hành khách ngồi trên xe ca của hãng Hàng Không Việt Nam cho ra vẻ ngồi chờ người nhà.
Mỗi ngày chỉ có một mẩu bánh mì nhỏ trong bụng.

Họ sống như vậy một tháng trời. Tình yêu của họ được kết hợp bằng những ngày không có nhau. Chính những ngày xa cách nhớ thương là thời gian anh sáng tác nhạc.
Hình ảnh Lê Uyên Phương ôm cây guitar cùng ca sĩ Lê Uyên xõa tóc hát vang những bản tình ca là một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Một giọng nam trầm, một giọng nữ lanh lảnh hơi khàn hòa quyện với nhau man dại, đê mê như một thứ ma túy, làm tê liệt thần kinh về ý thức hiện tại.
Nghe Lê Uyên – Phương, người ta như uống hồn phách những cuộc tình, mất mát, chia ly, như vị đắng cà phê, khiến người ta ngầy ngật trong cơn say. Cơn sóng âm thanh đó vượt qua bão tố thời gian không chỉ vì đó là hai giọng ca hay mà còn vì tình yêu của hai nghệ sỹ đến với nhau trong mối tình định mệnh, bất chấp sự cấm cản của gia đình và sự đe dọa của cái chết.”
( Lời tác giả Hoa Vũ )

Lê Uyên Phương tên thật là Lê Minh Lập, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1940 tại Đà Lạt. Vì sinh vào thời chiến nên giấy tờ bị thất lạc, anh đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh và bị viết tên sai. Cuối cùng, anh giữ luôn tên Lê Văn Lộc.

Nghệ danh Lê Uyên Phương được anh lấy từ tên của mẹ là bà Công Tằng Tôn Nữ Phương Nhi kết hợp với họ Lê của cha. Còn Uyên là tên một người con gái ở vùng cao nguyên xanh với dấu ấn của cuộc tình đầu buồn đẫm lệ.
Từ đó kỳ lạ thay, mỗi người con gái xuất hiện trong đời anh đều là Uyên của những nhớ nhung, hoài vọng cồn cào trong tâm tưởng. Với mối tình đó, Lê Uyên Phương đã viết ca khúc đầu tay Buồn đến bao giờ tại Pleiku khi mới 19 tuổi.

Lê Uyên Phương khi ấy sống bằng nghề dạy triết và dạy nhạc ở một số trường Đà Lạt, còn nàng ca sĩ Lê Uyên hippie man dại với những bản tình ca mới chỉ là cô gái con nhà giàu mang cái tên thật đẹp, Lâm Phúc Anh, được cha đưa từ Sài Gòn lên Đà Lạt học và ở nội trú tại trường Virgo Maria nổi tiếng. Như một sự sắp đặt của định mệnh, em gái của Lê Uyên Phương khi ấy là bạn của Phúc Anh và hai nhà lại là hàng xóm của nhau nữa.
Lê Uyên Phương lớn hơn Phúc Anh 11 tuổi và khi ấy ông giống như chuyên gia tâm lý để cô học trò xinh đẹp “tâm sự” về tất tần tật vui buồn thế thái, âm nhạc, thi ca cùng sự lãng mạn.
Như một kịch bản tình yêu kinh điển, chàng là lãng tử nghèo còn nàng là tiểu thư quyền thế, hai thế giới đầy mâu thuẫn đó va phải nhau trong mối tình nhiều đam mê của tuổi trẻ, tuổi mà người ta yêu nhau hồn nhiên không suy tính. Hay cũng có thể là do Đà Lạt quá lãng mạn để bắt đầu một mối tình?

Những bản nhạc đang dần dần quen thuộc với mọi người được kết tinh trong sự nhớ thương đó nên nặng mang sự chia phôi. Mười hai bài trong tập Khi Loài Thú Xa Nhau được viết trong thời kỳ này.
Nó không còn mang tình yêu thơ mộng, tình yêu trong trí tưởng, thật xa và thật huyền diệu như mười bài trong tập Yêu Nhau Khi Còn Thơ được sáng tác trong thời kỳ
trước đó khi chưa gặp Lê Uyên. Tiếng Lê Uyên và Phương từ chiếc máy cassette quấn lấy nhau vọng ra. Giờ này còn gần nhau. Gần thắm htiết trong mối sầu. Gần bối rối biên giới từ lòng đau. Giờ này còn cầm tay. Cầm chắc mối duyên bẽ bàng.

Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng. Cầm giá buốt thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau… Lệ ngập ngừng bờ mi. Giọt nước mắt lăn nỗi buồn. Giọt nước mắt xa cách vời vợi trông. Giờ này còn nhìn nhau. Nhìn đắm đuối như suối bền. Nhìn suốt kiếp như chết mòn. Nhìn hấp hối thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau
(Cho Lần Cuối).

Anh khẽ bảo tôi chính vì bài này mà người ta đồn là anh sắp chết. Bệnh tật của anh đã trở thành huyền thoại. Người ta bảo là anh chỉ còn sống được một năm nữa.
Người ta đồn là vào năm 1972 anh sẽ chết. Tôi đã định hỏi về những chuyện này từ lâu nhưng thật khó bắt đầu. Lợi dụng cơ hội này tôi hỏi kỹ càng. Anh đưa bàn tay trái cho tôi coi.
Trên lưng ngón tay trỏ nổi lên một cục bằng trái cà chua nhỏ đỏ au và mòng mọng. Những đường gân máu chạy nổi thấy rõ. Bác sĩ cũng chưa thể định là bệnh gì.
Bây giờ nó đã nổi thêm trên mấy ngón khác và một vài chỗ trong người. Muốn chữa bây giờ chỉ có thể cắt ngón tay này nhưng tôi chưa muốn cắt.
Anh xác nhận là những bài ca viết về sự chia phôi không phảo là do bị ám ảnh bởi cái chết nhìn thấy trước mà do sự rắc rối và xa cách của mối tình đẹp nhất đời anh và khi được hạnh phúc anh luôn luôn sợ ngày nó sẽ hết. Người nghệ sĩ không những sống cho mình mà còn thông cảm được với cuộc sống của những người khác.
Anh đã nhìn thấy cái chết và đã nghĩ nhiều về cái chết.
Dân Đà Lạt vẫn chưa quên vụ án mạng vì tình ở quán Tình Nhớ. Người con gái duyên dáng đã nằm xuống với những viên đạn trên người. Phương đã nhìn thấy đám tang, nghĩ về cái chết.

Cuộc đời đó qua như ngày đông. Phòng lạnh giá môi xô nụ hôn. Người nằm đó xin cho được yên. Còn tìm đâu áo mát thanh xuân ấp hơi nồng trên da thịt đầy.
Còn tìm đâu gối thắm đê mê, còn gì đâu. Tình tình ơi đã chết trong mơ, sống bên ngoài như qua mộng hờ. Đành vùi sâu số kiếp không đâu, còn lại đây khối trơ tình sầu
(Đưa Người Tuyệt Vọng).
Người con gái khiến anh sáng tác bản Tình Khúc Cho Em chỉ là mối tình mê đắm của cô nàng với bạn anh mà anh chỉ tham dự như một vai trò bất đắc dĩ.
Cho em môi hôn vội vàng.
Cho em quen ân tình sâu. Dù em không mong dài lâu.
Xin cất lấy ước mơ đầu. Xin cho yêu em nồng nàn dù tháng

năm buồn vui bàng hoàng.
Vì đâu mê say phồn hoa, như áo gấm sáng lóng lánh,
ôm rách nát không tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn.
Còn yêu chi hoa ngày xanh héo hon vì mong manh
bỏ quên lại người sau ngỡ ngàng.
Thương em khi yêu lần đầu. thương em lo ân tình sau,
dù gương xưa không được lau, soi lấy bóng mối duyên sầu.
Cho tôi yêu em nồng nàn dù biết yêu tình yêu muộn màng

(Tình Khúc Cho Em).

Bệnh tật đối với anh phải là một nỗi ám ảnh không rời nhưng chính cái ngón tay tội nghiệp đó đã cản trở nhiều cho nghề nghiệp của anh. Năm 11 tuổi anh đã học vĩ cầm với Giáo sư Francois Régor, người Ý, lúc đó đã 80 tuổi. Anh chơi vĩ cầm rất khá nhưng nay đã phải bỏ hoàn toàn.
Tôi nhìn hộp vĩ cầm đóng bụi nằm trên giá sách. Anh ngồi cúi mặt trầm ngâm. Tôi phá vỡ sự im lặng nặng nề bằng cách hỏi về số lợi tức kiếm được khi cho thâu cuộn băng 12 Tình Khúc Lê Uyên Phương. Tôi được chia 50% tiền lời.
Tới bây giờ đã thu được 100 ngàn đồng.
Tôi với tay lấy cuốn sách hình trẻ con nhỏ xíu và ngạc nhiên khi thấy nhiều cuốn sách loại này trên chiếc giá bằng sắt xinh xắn. Tôi có một cháu bé hai tuổi nhưng sách hình này để cho bà xã coi. Bà ấy thích coi hình lắm.
Người nữ ca sĩ 20 tuổi nhưng có khuôn mặt từng trải lại mang một tâm hồn hết sức trẻ thơ. Nghe cái giọng khàn khàn khắc khoải của Lê Uyên không ai nghĩ tới cái sở thích vô tội như vậy.

Bà xã mình hát nhạc của mình hợp ghê hả?

Kỳ vậy chứ! Nhạc của anh đến trong đầu anh thật bất ngờ. Anh cố gắng tả cho tôi thấy là có những lúc tự nhiên anh nghe thấy rõ ràng cả một câu nhạc trong đầu. Như lần anh đi hội chợ Domaine de Marie.
Mỗi năm hội chợ này được tổ chức trên một ngọn đồi đẹp dễ sợ. Khi anh đang đứng trong hội chợ vào một đêm mùa đông thì anh nghe được điệu nhạc và vội chạy về ghi lại.

Tới hai giờ sáng, nghĩa là 5 tiếng đồng hồ sau, anh hoàn thành bản Đêm Chợ Phiên Mùa Đông.
Tập nhạc Thở Hơi Dã Thú mà anh định hoàn tất trong chuyến trở về Đà Lạt lần này sẽ bắt đầu bằng bài Vũng Lầy Của Chúng ta.
Đây là bản nhạc anh đã thai nghén trong nhiều năm trời.
--- Năm 1979, Lê Uyên – Phương sang định cư tại Mỹ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Năm 1984 cuộc hôn nhân của họ tan vỡ. Đó là những ngày tháng bi thảm với một tình trạng sức khỏe sa sút do căn bệnh ung thư phổi tàn phá Lê Uyên Phương. Năm 1999, ông ra đi trong niềm luyến tiếc của mọi người yêu âm nhạc.
Ngày ông mất, bà suy sụp hoàn toàn và chỉ nghĩ đến chuyện uống thuốc ngủ để đi theo ông. Có lẽ, chính sự đồng cảm của hai tâm hồn đồng điệu nên tâm linh ông đã ngăn bà làm điều dại dột ấy.
Trong những kỷ vật của anh , người ta thấy chị Lê Uyên nâng niu cục đá ông luôn đeo bên mình, như anh mãi bên chị :LYP trong cái tên tuy hai mà một: Lê Uyên và Phương.

Cuộc đời của Lê Uyên Phương là âm nhạc, âm nhạc là cuộc đời, hai là một. Bằng tình yêu, nhạc sỹ tài hoa của thành phố ngàn thông đã vượt lên căn bệnh hiểm nghèo, đi gieo những bản tình ca ngất ngây khiến hàng triệu trái tim rung động suốt nửa kỷ qua:
-Dạ khúc cho tình nhân, Tình khúc cho em, Đưa người tuyệt vọng, Không nhìn nhau lần cuối, Vũng lầy của chúng ta..

(tổng hợp bài viết của thân hữu ,bạn của cố NS LUP , Song Thao ,Nguyễn Mạnh Trinh ,Hoa Vũ ... ,St







http://youtu.be/FJe44oIuS0Y

linhphy
10-31-2013, 09:32 AM
http://youtu.be/cewz_uIcyP8

Uống Nước Bên Bờ Suối - Lê Uyên Phương

linhphy
10-31-2013, 09:34 AM
http://youtu.be/V3RRbKcpJXM

Dạ khúc cho tình nhân - Lê Uyên Phương

linhphy
10-31-2013, 09:38 AM
http://youtu.be/bVkYB2ORG20

Lời gọi chân mây-Lê Uyên & Phương năm 1970

linhphy
10-31-2013, 09:46 AM
http://youtu.be/1IDonuNl89k

Chiếc Lá Cuối Cùng - NS : Tuấn Khanh - Tuấn Ngọc

linhphy
10-31-2013, 09:48 AM
http://youtu.be/S3GfG2zkbrw

Khúc Thụy Du -Thơ Du Tử Lê -NS Anh Bằng
Ca sĩ : Tuấn Ngọc

linhphy
10-31-2013, 09:51 AM
http://youtu.be/FI_YcWsSW3E

Chiếc Lá Thu Phai -Trịnh Công Sơn- Khánh Ly

linhphy
11-05-2013, 11:27 AM
Nhạc quán Diễm Xưa -Đà Lạt

Khá độc đáo, Diễm xưa mang phong cách cổ điểm đậm tính nghệ sĩ với những giai điệu của Trịnh Công Sơn, cùng các ca sĩ và nhạc sĩ vừa là chủ quán, đến với café Diễm Xưa bạn sẽ được sống trong không khí thân ái vừa mang tính gia đình vừa là một hội quán của những tâm hồn đồng điệu với âm nhạc.

Những người từ phương xa ,khách du lịch đến Đà Lạt muốn hòa mình vào không khí trầm lắng tìm lại chút gì còn đọng lại của Đà Lạt xưa, hay những người sau những bước lãng du cùng cuộc đời muốn tìm thấy những giây phút quên lãng cuộc sống đầy lo toan ở ngoài kia để sống thật với tâm hồn mình, Diễm Xưa là sự lựa chọn khi quí khách dừng chân tại Đà Lạt.

Hằng đêm từ 18h30 đến 23h30 quí khách đến Diễm xưa sẽ được thưởng thức những giọng ca sao động lòng người của những cô gái : Mỹ Hạnh, Lệ Hoa và những chàng trai như anh Dũng , anh Vi … như đang sống hết mình vì âm nhạc Trịnh Công Sơn.

Xen lẫn với những tiếng hát không chuyên của những du khách đến từ mọi miền đất nước, bạn cũng có thể yêu cầu ca sĩ hát tặng những bài nhạc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích… thật sự bạn sẽ có cảm giác thật gần gũi và thấm đượm tình quê hương và dân tộc.

Hình như ở đây không phân biệt hát hay hay hát dở mà chỉ có những trái tim cùng nhịp đập trong một không khí gia đình lớn, thính phòng không ồn ào náo nhiệt, mà chỉ có sự gần gũi, những bàn khách chưa một lần găp nhau bỗng dưng chẳng nhớ minh là khách nữa mà đã hòa mình vào thành hội viên của một hội quán như đã từng thân thiết nhau cùng sống dưới mái nhà Việt Nam.

Điều này càng thể hiện đậm nét khi ra về, du khách sẽ được chủ quán đưa tiễn ra tận cổng với những lời hỏi han chân tình ví như đưa tiễn những vị khách đến thăm nhà và hẹn gặp lại tại Diễm Xưa chứa chan tình người Đà Lạt.
( nhạc quán Diễm Xưa ở vườn hoa Minh Tâm , gần đèo Mimosa ngày nay 2013 )
trích dalatdulich)


http://youtu.be/3JpeGj0Sp7c

linhphy
11-05-2013, 12:48 PM
http://youtu.be/6siBDbCk_mA

T ặng các AC & thân hữu trong ĐT quê ở phố cao Đà lạt : thành phố cao nguyên hiền hòa thân thương từng yêu nhạc Trịnh ,đã học ở Đại học CTKD ,hay Bùi thị Xuân , Thăng Long ....

Và tặng tất cả các bạn cũ ở Sagon ...

linhphy
11-05-2013, 12:56 PM
http://youtu.be/BFBTdAIpLGs

Cho đời chút ơn
Cil Krao trình bày

linhphy
11-05-2013, 01:41 PM
http://youtu.be/OBZX-bH6F2I

Tình khúc thứ nhất -Vũ Thành An
Nguyên Khang

linhphy
11-05-2013, 01:42 PM
http://youtu.be/2Mubq7W4REQ

Lệ Tình Vơi (Vĩnh Phước) - Nguyên Khang

linhphy
11-05-2013, 01:49 PM
http://youtu.be/0Blrx8TnA3c

Mùa Thu Về Giữa Paris
Nhạc Trang Thanh Trúc
Thơ Phạm Ngọc
Tâm Khanh trình bày

Chân thành cảm ơn ns Trang Thanh Trúc với clip video & pps tuyệt đẹp

linhphy
11-05-2013, 01:53 PM
http://youtu.be/2kKHgAKYXcs

Không Lời Tha Thiết
Nhạc Nguyễn Quang Nhàn
thơ Phạm Ngọc
Đình Nguyên trình bày

linhphy
11-05-2013, 01:58 PM
http://youtu.be/HAVoR9Dliy4

Lá rơi - Nhạc NguyễnTâmHàn
- Tuyết Mai

linhphy
11-05-2013, 08:57 PM
http://youtu.be/Tbjfyfhk7XY

Mùa Thu Xa Em - Họa Mi

linhphy
11-05-2013, 09:00 PM
http://youtu.be/guVAUUSInDI

Chợt thấy -NS Diệu Hương -Quang Dũng song ca

linhphy
11-05-2013, 09:03 PM
http://youtu.be/bKlKZ-VoMjs

Lá Thu -Autumn Leaves -Joseph Kosma
Ca sĩ Ngọc Lan

linhphy
11-05-2013, 09:07 PM
Vầng trăng năm xưa, sáng soi về đâu để dĩ vãng mong chờ, người yêu ơi
Giờ em nơi đâu, có nghe mùa thu đang trút lá bên đời, buồn không em?
Mùa thu xưa đôi ta vui bên nhau, đếm những chiếc lá rơi
Rồi thu nay anh đi trong cô đơn, đếm bước âm thầm
Nghe trái tim rêu phong theo thời gian, tình yêu đó nay xa xôi mịt mù
Trong bóng đêm anh cô đơn gọi tên, người anh yêu ơi về đây?

ĐK:
Vầng trăng của dĩ vãng vẫn sáng soi bên đời
Mà bóng em nay theo mây bay về đâu?
Cuộc tình đôi ta nay xa tầm tay
Phố vắng em rồi đường về không lối

Dòng sông của thưở ấy vẫn mãi trôi âm thầm
Từng phút giây anh kêu tên em người ơi
Người quên ta như quên đi bao ngày qua
Ta vẫn mong chờ bóng em quay về

Vầng trăng năm xưa sáng soi về đâu để dĩ vãng mong chờ, người yêu ơi.


http://youtu.be/95BqMKP3Hmw

linhphy
11-05-2013, 09:13 PM
http://youtu.be/8j5lnAKkxmE

Hạnh Phúc Nơi Nào - Ngọc Lan

linhphy
11-05-2013, 09:16 PM
http://youtu.be/Rf-7qrKS5_s

Tình vào thu - Trịnh Nam Sơn

linhphy
11-07-2013, 01:12 PM
http://youtu.be/Dw-FKiXhsTs

Nhạc Chủ Đề Nguyển Đình Toàn (1970)
- Mùa Thu Chết - Khánh Ly

linhphy
11-07-2013, 01:22 PM
Trích bài viết về NS Nguyễn Đình Toàn của văn thi sĩ Trần Yên Hòa

.....Những buổi chiều quận lỵ thật buồn. Chênh chếch phía bên kia đường có một loa phóng thanh của chi thông tin bắt trên ngọn cây, hàng ngày thường mở đài Sài Gòn hay đài Quảng Ngãi cho dân chúng nghe tin tức.

Một buổi chiều, cũng như mọi buổi chiều khác, tôi được nghe từ loa phóng thanh, một bài hát có tên Tình Khúc Thứ Nhất được xướng ngôn viên giới thiệu tác giả là Vũ Thành An, lời Nguyễn Đình Toàn, bản nhạc này, nhạc đã hay mà lời cũng quá hay:

Tình vui theo gió mây trôi
Ý sầu mưa xuống đời
Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi
Mấy tuổi xa người
Ngày thần tiên em bước lên ngôi
Đã nghe son vàng tả tơi
Trầm mình trong hương đốt hơi bay
Mong tìm ra phút sum vầy

Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài
Lời nào em không nói em ơi
Tình nào không gian dối
Xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say

Lá thốt lên lời cây
Gió lú đưa đường mây
Có yêu nhau xin ngày thơ ngây
Lúc mắt chưa nhạt phai
Lúc tóc chưa đổi thay
Lúc môi chưa biết dối cho lời

Tình vui trong phút giây thôi
Ý sầu nuôi suốt đời
Thì xin giữ lấy niềm tin dẫu mộng không đền
Dù trời đem cay đắng gieo thêm
Cũng xin đón chờ bình yên
Vì còn đây câu nói yêu em
Âm thầm soi lối vui tìm đến

Thần tiên gẫy cánh đêm xuân
Bước lạc sa xuống trần
Thành tình nhân đứng giữa trời không
Khóc mộng thiên đường
Ngày về quê xa lắc lê thê
Trót nghe theo lời u mê
Làm tình yêu nuôi cánh bay đi
Nhưng còn dăm phút vui trần thế

Lúc này, Vũ Thành An và Nguyễn Đình Toàn chứa nổi, tác giả chỉ là cái tên, nhưng bản nhạc quá hay nên có tôi cảm tình với tác giả ngay, nhất là tác giả viết lời.
Lúc đó, tôi cứ nghĩ Vũ Thành An đã phổ từ một bài thơ nào đó của Nguyễn Đình Toàn.
Nhưng sau này, khi tôi đọc trên một tờ báo nào đó, mới biết là nhạc phẩm này của Vũ Thành An, Nguyễn Đình Toàn viết lời.
Chúng ta hãy đọc lại mấy câu, ông dùng ngôn ngữ rất lạ mà rất thơ:


Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi
Mấy tuổi xa người
Ngày thần tiên em bước lên ngôi
Đã nghe son vàng tả tơi
Trầm mình trong hương đốt hơi bay
Mong tìm ra phút sum vầy...
Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài


Bản nhạc này, tôi nghe (sau đó được nghe lại mấy lần) và tự nhiên thuộc lời, rồi tôi đã đem lời nhạc này đọc cho học sinh trong lớp tôi dạy (vì tôi dạy môn Việt văn nên tôi tha hồ mà bình luận, bốc phét, thêm nhưn nhị vào bài thơ, những ý tưởng mà có lẽ tác giả cũng không nghĩ ra. Có thể nhờ bản nhạc này mà tôi có một (vài) mối tình rất thơ với (một, hai) cô gái Mộ Đức, một cô gái có tên là Nề, mà sau này tôi có viết trong một truyện ngắn, truyện Nề xưa. Bây giờ tất cả đã xa lắc lơ, chỉ còn là kỷ niệm.
Cám ơn nhà thơ Nguyễn Đình Toàn

Và Bản Nhạc viết về Sài Gòn

Từ lâu, nghĩa là từ trước năm bảy lăm, tôi nghĩ là Nguyễn Đình Toàn chỉ làm thơ và viết văn thôi, nếu cùng lắm thì ông đặt lời cho nhạc như bài Tình Khúc Thứ Nhất.
Nhưng sau này tôi biết ông còn sáng tác nhạc, ông viết rất nhiều ca khúc. Trong những ca khúc của ông tôi thích đâu 3, 4 bài, như bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, mà nhiều người biết đến, sau đây:
"Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên - như dòng sông nước quẩn quanh buồn - như người đi cách mặt xa lòng ta hỏi thầm em có nhớ không...
Sài Gòn ơi, đến những ngày ôi thành phố xôn xao - trong niềm vui tiếng hỏi câu chào - sáng đời tươi thắm vạn sắc màu - còn gì đâu..."

Theo tôi, bản nhạc này là bản nhạc hay nhất của nhạc Việt Nam viết về Sài Gòn sau khi mất nước và lúc Sài Gòn đã thay đổi tên.

Bản đứng thứ nhì đồng hạn là bài Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng và bài Đêm Nhớ trăng Sài Gòn nhạc ...thơ Du Tử Lê.

Sau rót mới đến bản Sài Gòn Vĩnh Biệt của Nam Lộc. Bản nhạc Sài Gòn Vĩnh Biệt được mọi người biết đến nhiều có lẽ nhạc phẩm này ra đời sớm, khoảng đâu sau bảy lăm một hai năm, trong lúc đó, lòng người Việt Nam, nhất là những người di tản từ ba mươi tháng tư bảy lăm, luôn luôn khắc khoải trong lòng nổi nhớ quê hương, mà Sài Gòn là biểu tượng một quê hương trong lòng mọi người, nên mất đi Sài Gòn, rời xa Sài Gòn, ai cũng tưởng tiếc, cũng nhớ về.
Kể cả những người đi ở tù cộng sản như chúng tôi, khi nghe bản Vĩnh Biệt Sài Gòn (được đưa chui vào trại tù), chúng tôi nghe cũng thật bùi ngùi, cảm động (lúc đó tôi ở Long Khánh, có tin truyền miệng nhạc phẩm Vĩnh Biệt Sài Gòn là của một sĩ quan sư đoàn 5 bộ binh sáng tác).
Đến khi qua Mỹ, tôi mới biết tác giả là Nam Lộc, và theo tôi đánh giá về nghệ thuật, bản nhạc này lời rất giản dị, bình thường, ca từ không có gì mới lạ, có nhiều câu, suy cho kỹ thì phản ý của người di tản hay người vượt biên, ví dụ như câu bây giờ tôi như con thú hoang lạc đàn, sao lại là con thú hoang?

Nếu nói về đất nước Việt Nam Cộng Hòa trước bảy lăm và những người sống trong đất nước đó là đàn thú hoang sao?
Lời nhạc rất phản ý của người Việt tỵ nạn cộng sản.
Và sau đó có những câu như Sài Gòn ơi ta xin hứa là ta sẽ về? Sao đã vĩnh biệt rồi, như theo đề tựa, vĩnh biệt là không bao giờ gặp lại, mà sao hứa sẽ trở về?
Cho nên, bản nhạc này được nhiều người nghe là do tâm trạng thương nhớ Sài Gòn có sẳn trong lòng, chứ không phải là bản nhạc hay.
Nguyễn Đình Toàn sáng tác nhạc rất nhiều, sau khi ra hải ngoại ông đã cho ra mắt 2 CD, đó là: Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác, Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu.

Nhạc Nguyễn Đình Toàn mang hơi hám của một người lưu vong luôn luôn nhớ về những kỷ niệm cũ, một hoài niệm không rời với hồi ức, thường buồn hơn vui, đã đưa người nghe vào một không gian âm thanh sâu lắng, không sôi nỗi xáo động, nó trầm lắng, dịu dàng, nên lớp người cũ đã sống trước bảy lăm ở miền Nam rất thích nghe.
....

Trần Yên Hòa


http://youtu.be/A4Ko0wiP0eA

linhphy
11-07-2013, 01:26 PM
http://youtu.be/cLKWnce1rqE

Tinh Khúc Cho Em - Ca sĩ Duy Trác -Sĩ Phú
Nhạc chủ đề Nguyễn Đính Toàn 1970

linhphy
11-07-2013, 01:38 PM
http://youtu.be/JJcU-TflTVg


Nhạc Chủ đề Nguyễn Đình Toàn
- Mưa Khuya Khánh Ly

linhphy
11-08-2013, 09:47 AM
http://youtu.be/adP3n5-kY3w

Nước mắt cho Saigon -Khánh Ly

linhphy
11-08-2013, 09:52 AM
http://www.youtube.com/watch?v=LiTzOS77Zdo&feature=share&list=PLu4zcWA5VP 41aNRZEGYLioNccWbLZVdX8

Mùa Thu Trong Mưa, Ru Ta Ngậm Ngùi
Nguyên Khang - Y Phương - Mai Thanh Sơn

linhphy
11-08-2013, 10:09 AM
http://youtu.be/nZyXoqn-8Uc

Còn Thời Gian Không Anh
Thơ & Ý thơ : Đặng Lệ Khánh
Nhạc : Nguyễn Tâm Hàn
Diệu Hiền

linhphy
11-08-2013, 10:17 AM
http://youtu.be/cJ64GmuMwYo

Trên Những Phím Mây - nhạc và lời Trang Thanh Trúc
- trình bày Bảo Trâm

ns Trang Thanh Trúc vừa sáng tác lời ,nhạc và làm PPS thật hay & đẹp , LP nghe 1 số clip video nhạc của chị
Trang Thanh T rúc rất nghệ thuật vì hình ảnh đẹp và đầy chất thơ lãng mạn ,cảm ơn ns Trang Thanh Trúc

linhphy
11-08-2013, 10:21 AM
http://youtu.be/dL2-MlR7l38

Chân dung mùa Thu
Sáng tác Nguyễn Linh Quang
PPS Trang Thanh Trúc
Guitar : Trần Hoài Phương
Ca sĩ : Quỳnh Lan

linhphy
11-08-2013, 11:46 AM
http://youtu.be/8dyU0tnocg0

linhphy
11-08-2013, 11:48 AM
Chớ buồn gì trong giây phút chia lìa
Khi chiều ve lung lay trúc tre
Cho buồn gì khi tan nắng đêm về
Cho thuận đường âm dương bước đi

Từng vạt nắng chói chan
Còn chảy loang trước hiên
Từng vạt nắng ấm êm
Còn là bao ước nguyện

Ước nguyện thầm cho đôi lứa ân cần
Nuôi thật dài hoàng hôn ái ân
Ươc nguyện rằng khi đêm chết chưa về
Nắng chiều hồng tươi hơn nắng trưa

Chorus :

Em có thấy không nắng chiều rực rỡ
Em co thấy không nắng đẹp còn đó
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì
Nang còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ

Cho lịm người nghe anh sắp qua đời
Anh chỉ còn bên em chút thôi
Nếu phải lìa xa nơi thế gian này
Còn một ngày vui muôn nỗi vui

Cuộc tình anh với em
Chỉ con giây phút thôi
Thì tình xin cứ coi
Là nghin tia nắng rọi

Thế kỷ này tan trong nắng ban chiều
Cho lòng người bâng khuâng nhớ nắng
Trước cửa vào trăm năm rất xa vời
Cho chiều đời yêu nhau rất lâu.

Nhạc : Pham Duy - Nắng vàng rực rỡ
Ca sĩ : Tuấn Ngọc


http://youtu.be/cpEn_mUITxE

linhphy
11-08-2013, 11:51 AM
http://youtu.be/Qi4DEKGZedA

Thuở ban đầu- Phạm Đình Chương
Duy Quang trình bày

linhphy
11-08-2013, 11:53 AM
http://youtu.be/dLme-apf2x8

Bảy Ngày Đợi Mong - Ngọc Lan & Duy Quang

linhphy
11-08-2013, 11:57 AM
Trả Lại Anh - Đức Quỳnh
- Ngọc Lan - PQB pps.

Trả lại anh câu yêu mà anh đã tặng
Trả lại anh nhớ nhung mặn nồng cay đắng
Trả lại anh thư xanh, màu xanh ái ân
Dĩ vãng buồn giống nghĩa trang
Cô đơn như mộ không tên

Trả lại anh câu yêu em, tình yêu bất diệt
Trả lại anh với câu xây nhà bên suối
Trả lại anh hoa khô cài bên bướm xanh
Đây trang nhật ký đời em
Đang ghi sao đành dở dang

Khi em yêu anh còn cô gái thơ ngây
Nay em xin anh trả em lúc ban đầu
Yêu anh em đâu ngờ duyên kiếp ba sinh
Van anh quên đi như khi ta chưa hề quen

Trả lại anh câu thơ người em tóc thề
Trả lại anh khóc thương cho phận con gái
Trả lại anh tương tư mà anh đã trao
Bên nhau tình nhớ với thương
Xem như cơn mộng mà thôi


http://youtu.be/z6m_r87AmA8

linhphy
11-08-2013, 12:05 PM
LK Thu quyến rũ - Tà áo xanh -Đoàn Chuẩn Từ Linh
Tuấn Ngọc- Mai Hương


http://youtu.be/dCP9GR0QNxc

linhphy
11-09-2013, 05:02 PM
http://youtu.be/t06AJrBoSGU

Cám Ơn Người Tình - Lam Phương - Thanh Hà

linhphy
11-09-2013, 05:11 PM
Nhạc sĩ Lam Phương



Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/03/1937 tại Rạch Giá Kiên Giang.
Nội tổ của ông chính là người Hoa, bỏ xứ lênh đênh sang Việt Nam lập nghiệp. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai dòng máu Việt và đến bố ông thì vẻ ngoài chẳng còn chút gì sót lại của bóng dáng của người gốc Hoa nữa.
Lam Phương sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó có sáu anh em, ông là anh cả. Bố đã rời bỏ gia đình theo người đàn bà khác từ khi Lam Phương còn rất bé. Thậm chí, ông không nhớ nổi mặt cha vì lớn lên chỉ biết có mẹ. Cả thời thơ ấu của Lam Phương chìm ngập trong thiếu thốn, khó khăn và vất vả.
Mẹ ông, người đàn bà tảo tần sớm khuya, người nuôi dưỡng cảm xúc, giúp ông viết trọn rất nhiều những ca khúc hay và là người mà mỗi khi Lam Phương nhắc đến đều không thể ngăn được nước mắt tuôn rơi đã một tay chăm lo cho cả đại gia đình. “Tôi thương má tôi lắm.

Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi chỉ cần nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn”, ông nhớ về má mình trong hồi ức ấm áp bồi hồi.

Mười tuổi, Lam Phương giã từ mái nhà tranh xơ xác nơi vùng quê nghèo, lên Sài Gòn làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi các em. Ông ở trong khu lao động tối tăm, hàng ngày làm thuê, làm mướn tất cả các nghề để có tiền đi học và gửi về cho mẹ. Đây cũng chính là thời điểm Lam Phương phát hiện mình có một đam mê, tình yêu mãnh liệt và nhạc cảm tuyệt vời. Ông tự mua sách vở chong đèn mày mò học nhạc sau giờ đi làm. Rồi được hai nhạc sĩ Hoàng Lan và Lê Thương truyền nghề.
Bút hiệu Lam Phương được ông sử dụng cho sáng tác ca khúc đầu tay Chiều thu ấy (khi ông 15 tuổi) cho tới những nhạc phẩm cuối cùng trong đời. Theo cách lý giải của ông, nó rất giản dị và bắt nguồn từ chính tên thật của mình. Lâm Đình Phùng gần như chỉ lấy họ và tên của mình để ghép thành hai từ: Lam Phương.

Chính từ cái tên gợi sự nhẹ nhàng ấy, Tân nhạc Việt Nam có một tên tuổi gắn với 217 nhạc khúc (theo thống kê của Thời báo Canada) với nhiều chủ đề, đồng hành cùng nhiều thăng trầm của dân tộc và thời cuộc.
Nói về ca khúc Chiều thu ấy, Lam Phương coi nó như một hộp âm kỷ niệm suốt đời không thể nào quên. Ít ai có thể tượng tượng một cậu bé 15 tuổi, độ tuổi còn đầy mộng mơ, hồn nhiên và rất con trẻ lại có thể khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu đến vậy.
Một tình khúc với lời ca khúc triết, đầy suy tư.

Sau đó, nó đã được những ca sỹ nổi tiếng nhất của Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đó thể hiện như Bích Thủy, Túy Hồng.
Lúc này, Lam Phương đã có một quyết định- theo ông là liều lĩnh nhất trong cuộc đời thanh niên đó là vay mượn bạn bè khắp nơi được 600 đồng (khi đó rất lớn) để tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao ở các quầy hàng bán lẻ khắp Sài Gòn.
Tuy cũng gỡ gạc được vốn nhưng Chiều thu ấy vẫn chưa phải là cú nổ đột phá để đưa Lam Phương chính thức có một tấm vé bước chân vào thiên đường Tân nhạc.

1955, sau ba năm âm thầm và tự mình làm dày kiến thức âm nhạc, Lam Phương mới bắt đầu trở lại và lần này là sự trở lại đầy mạnh mẽ với một sức sáng tạo thần kỳ. Ông tung ra một số ca khúc làm nổ tung các sân khấu dành cho sinh viên, học sinh và nổi đình nổi đám tại khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài thành.
Kiếp nghèo, Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Khúc ca ngày mưa…lần lượt được háo hức đón nhận và tung hô như một hiện tượng độc đáo trên bầu trời Tân nhạc khi ấy.
Đặc biệt với ca khúc Kiếp nghèo tựa tiếng lòng Lam Phương mà ngân vang đồng điệu với hàng triệu trái tim sống cảnh túng quẫn, thiếu thốn khi đó “Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh”.
Ca khúc này được ông coi như một phiên bản tâm trạng, tham chiếu mọi ngõ ngách sâu kín nhất trong trạng thái cô đơn, bất lực trước đời sống hiện thực của ông khi đó: “Tôi sáng tác Kiếp nghèo trong hoàn cảnh thật.
Đó là một đêm mưa rất to, tôi đạp xe đi lang thang trong đêm, đi mãi mà không nhìn thấy bất cứ một ngôi nhà nào để chạy vào xin nhờ trú mưa. Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn, thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình.
Tôi đi mãi cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về Kiếp nghèo, về phận bạc của mình”.

17 tuổi với Kiếp nghèo, Lam Phương thấm thía mọi cay đắng và những cơ cực mà mình và gia đình đang phải chịu đựng. Dường như, đời ông lúc nào cũng nằm sẵn trong vòng lẩn quẩn tối đen, niềm vui thì ít mà nỗi buồn thì nhiều. Nói như Lam Phương nó cũng gần tương tự ngọn đèn khuya thỉnh thoảng lóe lên trong tim rồi lại tắt và mịt mùng trong màn đêm vô tận
Thứ âm nhạc bình dân, mộc mạc được viết từ trải nghiệm cá nhân và hòa vào với bộn bề của không khí thời đại đã trở thành tiếng ca mãnh liệt đến với đông đảo trái tim mọi người yêu nhạc.
Nhạc của Lam Phương có độ phủ rộng rãi, là lời đầu môi của nhiều bạn trẻ theo suốt dọc dài đất nước. Ở đâu, nhất là trong các trường học, người ta cũng cho học sinh, sinh viên hát nhạc Lam Phương. Những bài đồng ca tươi vui, lành mạnh, đầy hào sảng như Nắng đẹp miền Nam hay Khúc ca ngày mưa có thể coi là những sáng tác cởi mở của ông.

Ở giai đoạn đầu trong cuộc đời Lam Phương dù không ít hơi thở bi ai thì vẫn như một lời tuyên thệ có giá trị về vẻ đẹp quê hương và niềm tin chiến thắng vào một ngày đất nước được toàn vẹn thanh bình. Trong dáng hình của những ca khúc ngập tràn hơi thở thời đại ấy, người ta vẫn phác họa được chân dung của một kẻ sĩ nhìn đời bằng nửa hồn thương đau, nửa hồn lạc quan, trong sáng

Hồn nhạc là thứ trời cho
Chính cuộc đời đầy bóng tối không có nhiều tia sáng ấy lại trở thành một động lực sống mãnh liệt thôi thúc Lam Phương viết nhạc. Giữa lúc phong trào phản chiến, lối sống Hippie và dòng nghệ thuật hiện sinh phát triển như vũ bão với nhiều tác phẩm đầy ắp tiếng thở than, chỉ toàn một màu tro bụi thì âm nhạc Lam Phương lại đi trở ngược những nguyên tắc và giá trị đầy khinh bạc cuộc đời ấy.

Buồn lượm vào đời từ nhỏ, nhưng nếu nghe kỹ các tác phẩm mà ông viết vẫn thấy một tin yêu, một dấu vết của những khao khát hồi sinh trong đời.
Sau này, nhắc đến kỷ niệm đi học nhạc của mình, Lam Phương vẫn bùi ngùi: “Tôi vẫn không bao giờ quên câu mà ông thầy Lê Thương nói với mình khi buổi đầu tiên bước vào lớp học nhạc: “Anh có thể dạy cho em tất cả kỹ thuật nhưng hồn nhạc thứ trời cho thì anh không dạy được. Cái này chỉ phụ thuộc vào em” .
“Buồn vì trời mưa hay vì bão trong tim?”

- Câu hát trong nhạc khúc của ông từng được đông đảo thanh niên Sài Gòn trước 1975 yêu thích cũng là một câu hỏi lớn mà suốt đời Lam Phương tìm kiếm nhưng vô vọng. Có lẽ trời đã đày một thiên tài rớt xuống nhân gian, đã khiến một tâm hồn yếu đuối suốt đời phải rơi lệ, thống thiết và nức nở mà chỉ biết gói gọn giãi bày trong những thang âm trầm bổng của cung đàn.

Hương Giang


http://www.youtube.com/watch?v=Q7oGZmSAehY&feature=share&list=PLcp_PUVLJh HJhGD_T0j3vmQvLjp9PCg-t

linhphy
11-09-2013, 05:24 PM
http://youtu.be/8Vi3bfVKQ08

Cỏ Úa -Lam Phương
Ca sĩ : Lâm Thúy Vân -DonHo

linhphy
11-09-2013, 05:25 PM
http://youtu.be/ZLApHqZS7ng

Một mình -Lam Phương - Trần Thái Hòa

linhphy
11-09-2013, 05:33 PM
http://youtu.be/5f9y4KCcg-c

Em Đi Rồi-Ngọc Lan
- Nhạc Lam Phương

Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?
Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày?
Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai
Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim

Em đi rồi, từ đây tiếng hát cô đơn
Biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người
Một lần biệt ly chẳng biết nói năng chi
Lệ tràn bờ mi thì đã quá chia ly
Dù tình thật xa, tình vẫn còn đây
Khóe mắt u hoài vì ngấn lệ chưa vơi

Trời buồn tình ngâu trời đem bão tố
Mưa tuôn thành giòng thuận gió biển Đông
Tình buồn tình xa, tình không mờ xóa
Hai phương trời rộng tình vẫn mênh mông.

linhphy
11-09-2013, 05:37 PM
http://youtu.be/NbI6GpF3Ivo

Những Lời Mê Hoặc( Paroles -Paroles )
Lam Anh

linhphy
11-09-2013, 05:46 PM
http://youtu.be/ysZ0LC5neww

Thu -Thơ Y Nguyên
Phổ nhạc Trang Thanh Trúc
Trình bày Kim Tuấn &Bạch Thảo
Đệm nhạc Trang Bá Tùng

linhphy
11-09-2013, 05:52 PM
http://youtu.be/HabNNHpslac

Ru Tình-(nhạc Thanh Sơn
thơ Từ Nguyễn - Mộng Trang

linhphy
11-09-2013, 05:56 PM
http://youtu.be/Ozx1h9MReao

Yêu Em Một Nửa - Vũ Khanh

linhphy
11-12-2013, 02:01 PM
Bên thềm mùa thu đã sang, lá hoa đã tàn
Bên thềm giọt mưa vẫn rơi, rơi theo ngày tháng
Nghe thì thầm từng tiếng mưa, dấu xưa tàn úa
Em chỉ còn lại giấc mơ, giấc mơ buồn

Gió thu trên ngọn úa tàn
Hắt hiu lá rơi từng lá vàng
Bài tình ca tan vỡ giữa đêm buồn

Bên thềm mùa thu đã sang, lá hoa đã tàn
Em tìm vầng trăng cuối thu, thắp lên ngọn nến
Đi tìm vì sao lẻ loi, giấu trong mùa thu
Chờ mai có nắng mới về, nắng ru tình tôi

Mùa Thu - Thiên Kim


http://youtu.be/Ki0PiQchhQM

linhphy
11-12-2013, 02:07 PM
http://youtu.be/Fgxg90iCB7s

Còn tuổi nào cho em - Ngọc Lan

linhphy
11-12-2013, 02:18 PM
http://youtu.be/POpR1_1nxro

Nuối Tiếc - Khánh Ly & ns Trịnh Nam Sơn

NS Trịnh Nam Sơn học sáng tác và hòa nhạc tại Dick Grove School Of Music và tốt nghiệp hàng danh dự 1986.
Anh từng đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới.
Làng nhạc nhẹ Việt Nam biết đến Trịnh Nam Sơn qua những tình khúc thật sâu lắng nhưng cũng rất trẻ trung.
Cái tên Trịnh Nam Sơn đại diện cho dòng nhạc hải ngoại sang trọng nhưng thân thiện.
Chính giọng ca đầy đàn ông tính, lối nhả chữ an nhiên và gần gũi như một lời tâm sự , chứ không cầu kỳ như một ngôi sao ca nhạc.

linhphy
11-12-2013, 02:19 PM
Nhớ đến ngày xưa ngày em mới quen người
Lòng xao xuyến biết anh đang nhìn em
Yêu đương như đã có trong em từ thuở nào
Từng ngón tay thơm ngát thịt da cuốn vào nhau

Bên nhau một đêm thời gian như lu mờ
Niềm hạnh phúc nếu có anh bên em suốt đời
Nhưng nghe anh nói đã đến lúc đôi ta cách xa
Lòng tái tê như gió đông về tuyết lạnh rơi

Hỡi người tình nếu biết xa anh ngày mai
Em thà rằng nối gót phiêu du ngày xưa
Hỡi người tình nếu biết xa anh ngày mai
Em sẽ một mình trên đường tình

Em trọn đời đã lỡ yêu thương mình anh
Nên giờ này xé nát tim khi người đi
Hỡi người tình nếu biết xa anh ngày mai
Em sẽ u sầu với thời gian ...

Nếu Biết Xa Anh (Trịnh Nam Sơn) - Lam Anh


http://youtu.be/I-mUHpiaEhE

linhphy
11-12-2013, 02:23 PM
http://youtu.be/SPOmrF1sRjo

Một Mai Em Đi - Vũ Khanh

linhphy
11-12-2013, 02:30 PM
http://youtu.be/tEzCIRvsBHU

Màu Mắt Nhung - Quang Dũng

linhphy
11-12-2013, 03:00 PM
Mùa thu về đây, mưa phùn bay ướt vai em gầy
Mùa thu về đây, riêng mình ta cùng với trời mây
Mùa thu Paris, có ai đi trong nắng vàng
Vòng tay mênh mang, bước chân đã nghe buồn hoang

Vườn xưa còn đây, sao bờ vai nhớ thương vơi đầy
Người xa tầm tay, riêng mình ta một cõi tình phai
Chiều qua công viên, có ai đón đưa lối về
Thoáng nghe tiếng mưa não nề
Ngày chợt dài lê thê

Nào ai biết ... nào ai biết ... nào ai biết ... biển đợi chờ một đời
Người yêu hỡi ... người yêu hỡi ... người yêu hỡi ... quá xa rồi một thời
Tìm đâu thấy ... tìm đâu thấy ... tìm đâu thấy ... nụ cười buồn ngày nào
Có xót xa, mờ khuất một mình ta

Chiều qua giòng sông, lá vàng rơi dáng ai mơ mộng
Chiều qua giòng sông, riêng mình ta mòn mỏi chờ mong
Chiều qua sông Seine, có con chim bay cuối trời
Cất lên tiếng ca rã rời, cuộc tình sầu khôn nguôi

Chiều qua sông Seine, có con chim bay cuối trời
Cất lên tiếng ca rã rời, cuộc tình sầu khôn nguôi.

Một Cõi Tình Phai - Thanh Hà


http://youtu.be/Vrzk0xUWG8c

linhphy
11-12-2013, 03:03 PM
Còn gì nữa đâu trong cuộc tình này
Còn gì nữa đâu chua xót tình đầy
Nhạc buồn đêm thâu, nghẹn ngào thương đau
Tình sầu cho nhau, em bây giờ nơi đâu

Ngày nào có nhau mơ duyên tình đầu
Ngày nào có nhau tiếng hát ngọt ngào
Rồi mình xa nhau, một ngày thương đau
Giọt buồn xanh xao, khi không còn có nhau

Cô đơn, tình yêu trống vắng
Bơ vơ, chiều hoang loan nắng
Tiếng hát ngày nào, vẫn mãi lạc loài nơi đâu

Nghìn trùng cách xa thương yêu nhạt nhòa
Còn lại với ta bóng dáng hiền hòa
Một ngày xa xưa một ngày nên thơ
Thuyền tình êm trôi đưa nhau về bến mơ

Cô đơn, niềm đau vây kín
Bơ vơ, chiều loan mây tím
Tiếng hát ngày nào, vẫn mãi lạc loài nơi đâu

Nghìn trùng cách xa thương yêu nhạt nhòa
Còn lại với ta bóng dáng hiền hòa
Một ngày xa xưa một ngày nên thơ
Thuyền tình êm trôi đưa nhau về bến mơ

Tình yêu đã chết trong tôi
Nụ cười đã tắt trên môi
Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi
Cô đơn ... bơ vơ ... tiếng hát ... lạc loài.

Tiếng Hát Lạc Loài -NS N.Ánh 9- Elvis Phương


http://youtu.be/7iZjXCFlxvg

linhphy
11-18-2013, 10:46 AM
http://youtu.be/r1Dj6rF5rFU

linhphy
11-18-2013, 10:48 AM
http://youtu.be/AkOD5n_PcgA

Hoa Vàng Mấy Độ - Trịnh Công Sơn -Hồng Hạnh

linhphy
11-18-2013, 10:55 AM
http://youtu.be/QHNkIv_X5ik

linhphy
11-18-2013, 10:56 AM
http://youtu.be/Cq-w13kPoi4

Kiếp sau xin gửi lại đời cho nhau
Duy Quang -Thái Hiền

linhphy
11-18-2013, 10:58 AM
http://youtu.be/rnuvl-ghcN8

Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về Nhà - Phạm Duy
Đại Dương trình bày

linhphy
11-18-2013, 11:01 AM
http://youtu.be/cIdUn1PURzo

linhphy
11-18-2013, 11:04 AM
Biết Bao Giờ Trở Lại -NTM
Ca sĩ Trần Thái Hòa

Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Sàigòn ơi, sao em còn mãi trong tim tôi
Ôi những con đường ngày nào còn nghe lá rơi
Nụ cười còn tươi nét môi
Hay áo mầu phai úa rồi

Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Hỏi lòng nhau cơn mưa nào xóa đi thương đau
Bao tháng năm dài miệt mài đời như khói sương
Nghìn trùng giòng sông vấn vương
Để nhớ thương lệ mắt buồn

Tôi vẫn mơ thành phố cũ lối xưa đi về
Dù hồn nghe tái tê,
tìm đâu thấy những cơn mộng mê
Một ngày nào đó như cánh chim bạt gió
Có nghe mùa thu qua xót xa tình phôi pha

Tôi vẫn tin, tôi vẫn tin mãi sẽ có ngày trở lại
Để cùng em rong chơi tìm những cánh sao rơi
Cho tiếng hát buồn ngày nào nhịp vang phố vui
Nụ cười về trên nét môi
Hạnh phúc tôi, một góc trời


http://youtu.be/LFJ088yMui0

linhphy
11-18-2013, 11:06 AM
http://youtu.be/-W70SogbFy8

linhphy
11-18-2013, 11:09 AM
http://youtu.be/ZJcYz3Yffcg

Tình khúc cho em -Lê Uyên Phương
Ca sĩ : Đình Bảo

linhphy
11-18-2013, 11:11 AM
http://youtu.be/SMvSJrrxV0A

linhphy
11-18-2013, 11:14 AM
Đời anh vốn buồn chợt đâu em tới cho anh mối tình ngọt như con suối ngon như chén quỳnh thơm như vườn hồng
Ôi thiên diễm tình Diễm tình cao sang diễm tình mang mang

Rồi anh hết buồn từ khi em tới cho anh nếm tình đẹp như hoa gấm xinh như dáng hồng êm như nhạc vàng
Ôi thiên diễm tình Diễm tình cao sang diễm tình mang mang

Anh ngỡ anh là Đường Minh Hoàng Đường Minh Hoàng của Dương Quý Phi...
Có khi anh thấy anh là vua Phù Sai, vua Phù Sai trên Cô Tô Đài yêu nàng Tây Thi ...
Trần gian bỗng thành Bồng Lai tiên giới khi anh biết rằng tình em mang tới không chi sánh bằng không chi đẹp bằng
... Ôi thiên diễm tình Diễm tình cao sang diễm tình mang mang

Diễm tình -Hoàng Thi Thơ
Ca sĩ : Don Hồ


http://youtu.be/k4kMvMBBz38

linhphy
11-28-2013, 05:09 AM
http://youtu.be/UwrY-vjvJ4E

Dòng Lệ Dòng Mưa -Lê Tín Hương-Thanh Hà

linhphy
11-28-2013, 05:11 AM
http://youtu.be/vzrPMk9a-5Y

linhphy
11-28-2013, 05:30 AM
http://youtu.be/7kegNw-WTH0

Y Phương - Mất nhau mùa đông

linhphy
11-28-2013, 05:32 AM
http://youtu.be/MPO8MdL1yFQ

Chia Tay Hư Ảo"- Nhạc Anh Bằng -Y Phương

linhphy
12-01-2013, 06:02 PM
http://youtu.be/eIbYolPv1Rw

linhphy
12-01-2013, 06:04 PM
http://youtu.be/cHcOVKtC_Pc

linhphy
12-01-2013, 06:38 PM
http://youtu.be/puVBzS4sDbQ

linhphy
12-01-2013, 06:39 PM
http://youtu.be/WWQ3ccORu4o

linhphy
12-01-2013, 06:42 PM
http://youtu.be/gaiun5Rf6RQ

Nhìn Nhau Lần Cuối - Duy Quang & Kiều Nga

linhphy
12-01-2013, 06:42 PM
http://youtu.be/i2p5YxX5ONI

linhphy
12-01-2013, 06:44 PM
http://youtu.be/TKmee6vRDNU

linhphy
12-04-2013, 08:46 PM
http://youtu.be/7CVLNPyyA3o

linhphy
12-04-2013, 09:02 PM
http://youtu.be/fPmHYpn9h_M

linhphy
12-04-2013, 09:06 PM
http://youtu.be/FUAaKs9Irwk

linhphy
12-04-2013, 09:41 PM
http://www.youtube.com/watch?v=FFZslOWkIeQ&feature=share&list=PLD95875448 8B9AA81&index=36

linhphy
12-04-2013, 11:14 PM
http://youtu.be/pv40QFwrjn0

linhphy
12-06-2013, 02:02 PM
http://youtu.be/mRSxGIfacwQ

linhphy
12-06-2013, 02:10 PM
http://youtu.be/TY0jjjxsSs4

linhphy
12-06-2013, 02:14 PM
http://youtu.be/j3qT7AUNM4k

linhphy
12-06-2013, 02:18 PM
http://youtu.be/eV86hjLNgrA

linhphy
12-06-2013, 02:24 PM
http://youtu.be/zmWkRlr1X-c

linhphy
12-06-2013, 02:26 PM
http://youtu.be/1KSocWdnAos

linhphy
12-06-2013, 02:40 PM
http://youtu.be/TVFztBc6mZk

linhphy
12-06-2013, 08:35 PM
http://youtu.be/u11CKOqnSwM

linhphy
12-06-2013, 08:43 PM
http://youtu.be/HXXEKlY8S64

linhphy
12-06-2013, 08:44 PM
http://youtu.be/5xRwyGuZePg

linhphy
12-11-2013, 02:31 PM
http://youtu.be/bjMZINAaVqc

linhphy
12-11-2013, 02:34 PM
http://youtu.be/deT918v-R4I

linhphy
12-11-2013, 02:46 PM
http://youtu.be/tSTwMhAgwZU

linhphy
12-11-2013, 03:19 PM
http://youtu.be/pSqmj6rDKZ8

linhphy
12-26-2013, 09:35 PM
http://youtu.be/J4UcE-aWnNY

linhphy
12-26-2013, 09:41 PM
http://youtu.be/VENhPkChYSc

linhphy
12-26-2013, 09:46 PM
http://youtu.be/BMeb_DTJd_g

linhphy
12-26-2013, 09:48 PM
http://youtu.be/v7JC3P4jI3U

linhphy
12-26-2013, 10:15 PM
http://youtu.be/O4coRlt_0qM

linhphy
12-26-2013, 10:37 PM
http://youtu.be/WyHqsm5CO1c

linhphy
12-28-2013, 01:05 PM
http://youtu.be/m6aB6XSNRJM

linhphy
12-28-2013, 01:05 PM
http://youtu.be/vGyChAME0wg

linhphy
12-28-2013, 01:15 PM
http://youtu.be/J1mW_2cHBd4

linhphy
12-28-2013, 01:17 PM
http://youtu.be/Qi4DEKGZedA

linhphy
12-28-2013, 01:19 PM
http://youtu.be/WiGv_tdjspk

linhphy
12-28-2013, 02:38 PM
http://youtu.be/UBZ7QdtqVWw

linhphy
12-28-2013, 02:42 PM
http://youtu.be/VseiF4LA9dM

linhphy
12-28-2013, 05:48 PM
http://youtu.be/RZDDVT9eLFo

linhphy
12-30-2013, 08:14 PM
http://youtu.be/Z3O6IUCUZuo

linhphy
12-30-2013, 08:19 PM
http://youtu.be/_2PHlSfyEZU

linhphy
12-30-2013, 08:21 PM
http://youtu.be/uOZpOx1wb8A

linhphy
12-30-2013, 08:24 PM
http://youtu.be/lOKpRTZPJQo

linhphy
12-30-2013, 08:34 PM
http://youtu.be/0-TH4iUtlH0

linhphy
12-30-2013, 08:36 PM
http://youtu.be/xSffB68Ke6Y

linhphy
12-31-2013, 11:24 PM
http://youtu.be/F9GRVutxzQU

linhphy
12-31-2013, 11:53 PM
http://youtu.be/zEl_9t0rsd8

linhphy
01-01-2014, 12:17 AM
http://youtu.be/7kegNw-WTH0

linhphy
01-01-2014, 12:24 AM
http://youtu.be/axwjXwE_Wh4

linhphy
01-09-2014, 02:16 PM
http://youtu.be/zs1PJlLjzrI

linhphy
01-09-2014, 02:19 PM
Trong không khì đón chào mùa xuân mới ,Giáp ngọ 2014
linhphy mời quý AC và khách nghe nhạc thưởng thức những khúc ca mùa xuân


http://youtu.be/qYb92ZlTpxY

linhphy
01-09-2014, 02:21 PM
http://youtu.be/9cHY899o6aA

linhphy
01-09-2014, 02:23 PM
http://youtu.be/VN_ufKK6U14

linhphy
01-09-2014, 02:24 PM
http://youtu.be/Pg3OyEgWY4U

linhphy
01-09-2014, 02:25 PM
http://youtu.be/O3i0RH03V78

linhphy
01-09-2014, 02:29 PM
http://youtu.be/_TKV204sfwc

linhphy
01-09-2014, 02:33 PM
Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.

Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
Sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết.

Tháng ngày đã trôi qua
Tình đã phôi pha
Người khuất xa
Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba
Rụng cùng mùa.

Dòng sông đêm
Hồn đen sâu thao thức
Ngàn vì sao mọc
Hay lệ khóc nhau
Đá buồn chết theo sau
Ngày vực sâu
Rớt hoài xuống hư không
Cuộc tình đau.


http://youtu.be/cQTPqdvIhIE

linhphy
01-09-2014, 02:38 PM
http://youtu.be/i7lTpbUHaz4

linhphy
01-09-2014, 02:49 PM
http://youtu.be/i-NiV7UwnuQ

linhphy
01-09-2014, 02:50 PM
http://youtu.be/n84TD7m5GeA

linhphy
01-10-2014, 09:18 PM
http://youtu.be/f3nie_fb9d0

linhphy
01-10-2014, 09:24 PM
http://youtu.be/0SWZiOKDHHk

linhphy
01-10-2014, 09:27 PM
http://youtu.be/pucpIsXhn0I

linhphy
01-14-2014, 10:08 PM
http://youtu.be/hNURXULBIWg

linhphy
01-14-2014, 10:10 PM
http://youtu.be/d7LLGEJkD0c

linhphy
01-14-2014, 10:11 PM
http://youtu.be/4xnGI9q7Yd0

linhphy
01-14-2014, 10:13 PM
http://youtu.be/KfB_miDs9RM

linhphy
01-21-2014, 01:08 PM
http://youtu.be/XPH2rPydjSE

linhphy
01-21-2014, 01:10 PM
http://youtu.be/MMyoN-tQvdM

linhphy
01-21-2014, 01:11 PM
http://youtu.be/hgQhcJnr6FA

linhphy
01-21-2014, 01:16 PM
http://youtu.be/47c3SDl4P38

linhphy
01-21-2014, 01:17 PM
http://youtu.be/ZlrdskDeJqo

linhphy
02-13-2014, 03:14 PM
http://youtu.be/gckJCUSQBi4

linhphy
02-13-2014, 03:16 PM
http://youtu.be/UenS9ZDQgg0

linhphy
02-13-2014, 03:22 PM
http://youtu.be/HDLtIcfBY6c

linhphy
02-13-2014, 03:27 PM
http://youtu.be/uz3cKDzp4gc

linhphy
02-22-2014, 01:53 PM
http://youtu.be/BNz_1ra2b1s

linhphy
02-22-2014, 01:56 PM
http://youtu.be/AM_apcR2XW4

linhphy
02-22-2014, 02:01 PM
http://youtu.be/OsfTVpw0Jy0

linhphy
02-22-2014, 02:03 PM
http://youtu.be/bqLe6okCWwE

linhphy
02-22-2014, 02:05 PM
http://youtu.be/RLmNDt0Hbsw

linhphy
02-22-2014, 02:06 PM
http://youtu.be/Rf-7qrKS5_s

linhphy
02-28-2014, 03:25 PM
http://youtu.be/r-OY3ICLqug

linhphy
02-28-2014, 03:27 PM
http://youtu.be/0HlXD-9Z9dc

linhphy
02-28-2014, 03:29 PM
http://youtu.be/x9w-zFhwWPs

linhphy
02-28-2014, 03:29 PM
http://youtu.be/ByRxed9NaPU

linhphy
02-28-2014, 03:31 PM
http://youtu.be/l6DGXcye7hM

linhphy
03-27-2014, 02:52 PM
http://youtu.be/rQ68oqwApAc

ẢO ẢNH -Y Vân.

Sinh thời, nhạc sĩ Y Vân được nhiều người đánh giá là rất đứng đắn trong chuyện tình cảm. Nhưng nếu cứ thế thì “chất liệu” đâu để làm nên những tình khúc: Ngăn cách, Xa vắng, Thôi, Ảo ảnh... từng làm say đắm lòng người?
Hà Nội đêm Noel năm 1953, chàng thanh niên Trần Tấn Hậu (sinh năm 1933 tại Hà Nội, quê gốc Thanh Hóa) đi lang thang cùng với người bạn tên Nhân.
Qua cửa Nhà thờ Lớn, phất phơ phía trước họ là hai tà áo dài tím, vàng.
Hai chàng bèn đi theo. Tình cờ cô gái áo vàng quay lại, trái tim của Hậu như ngừng đập: một nhan sắc mê hồn. Kể từ giây phút ấy, đôi mắt của Hậu luôn dõi theo nét duyên dáng của cô gái áo vàng. Nhưng rồi nàng đã mất hút trong đám đông...
Dạo ấy, Trần Tấn Hậu đang dạy nhạc ở Trường Dũng Lạc (anh là học trò của Giáo sư Tạ Phước) và cũng đang tập tành sáng tác.
Mỗi lần đi dạy, từ ngõ chợ Khâm Thiên anh chọn con đường Tràng Thi để đi bộ đến trường. Một hôm, anh ghé vào hiệu sách, chưa kịp mua thì thấy cô áo vàng lần nọ bước vào tiệm đàn bên cạnh.

Thế là chàng bỏ luôn hiệu sách, tót qua tiệm đàn giả vờ hỏi mua sách nhạc, lân la đến bên nàng rồi làm quen bằng cách nhiệt tình hướng dẫn đồng thời chọn mua cho nàng cây đàn tốt nhất. Sau đó, người bạn tên Kỳ tìm gặp rồi dẫn anh đến nhà người bà con giàu có, đầy thế lực, để anh dạy đàn cho con gái nhà này (cũng là em họ của Kỳ): vẫn là... nàng!
Nàng tên là Tường Vân. Và từ đó tình yêu của họ mỗi ngày thêm khắng khít.
Đến lúc này thì Tường Vân mới tiết lộ cho người yêu biết là cha mẹ đã hứa hôn nàng với một nơi rất “môn đăng hộ đối”, bất chấp sự phản đối của nàng.
Khi gia đình biết được giữa con gái và anh nhạc sĩ nghèo đang nảy sinh tình cảm “đáng ngại” thì tìm cách ngăn cản, thậm chí còn tạo ra nhiều tình huống để vì lòng tự trọng, chàng nhạc sĩ phải chùn bước.
Mồ côi cha, Trần Tấn Hậu phải dắt díu mẹ và hai em (một gái, một trai - sau này là nhạc sĩ Y Vũ) nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên.
Là con trưởng nên gánh nặng gia đình đè nặng lên vai Hậu. Anh đi dạy đàn để nuôi mẹ và các em (sự thảo hiếu của anh, có lẽ người Việt Nam nào cũng biết được qua bản nhạc bất hủ Lòng mẹ). Trước khi đoạn tuyệt với mối tình thật đẹp nhưng ngắn ngủi này, trong nhớ thương đau khổ anh đã sáng tác ca khúc Tình ta nở giữa mùa đông tặng người yêu.
Bản nhạc được ký tên “Y Vân” và chàng giải thích “Y Vân có nghĩa là... yêu Vân”.
Ảo ảnh
Y Vân lập gia đình năm 1963, lúc này anh đã là trưởng ban nhạc Y Vân danh tiếng ở Sài Gòn (cùng với sự cộng tác của các ca sĩ Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai Hương...).
Một buổi trưa năm 1965, từ đài phát thanh, Y Vân dắt xe máy ra cổng chuẩn bị về thì có một chú bé chạy đến mời anh vào quán nước cạnh đấy. Nơi đây, một thiếu nữ khá xinh ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu đó là chị của mình, tên Huyền, đang là sinh viên Ban Việt-Hán, Đại học Văn khoa Sài Gòn. Huyền có đôi mắt to, đen và buồn. Trên bâu áo của nàng có chít một mảnh tang đen. Y Vân cố nhớ lại xem mình đã gặp cô gái này ở đâu chưa, nhưng chịu thua.

Theo phép xã giao anh ngỏ lời chia buồn. Nhưng cô gái lắc đầu, buồn bã: “Em đâu có người thân nào qua đời. Mảnh tang này là dành cho mối tình của em đó!”. Y Vân sượng sùng, anh cũng manh nha đoán rằng phải có một điều bí ẩn gì đó mới khiến cô gái này vượt qua nỗi e dè thường thấy của phái nữ, không ngại điều thị phi để đánh bạo gặp anh, nhưng cũng khó mở miệng để hỏi, đành chỉ ngồi nói chuyện bâng quơ một lát rồi viện cớ cáo từ.
Hai hôm sau, Y Vân tìm đến nhà Huyền theo địa chỉ cô đã cho.
Đó là một căn nhà vách gỗ đơn sơ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ nằm bên chiếc ao rau muống trong con hẻm đường Trương Minh Giảng (gần chợ Phú Nhuận bây giờ).
Huyền không có nhà nhưng cậu em trai đã thổ lộ với chàng nhạc sĩ những điều thầm kín của chị mình. Chú bé cho biết họ là con của một địa chủ tiếng tăm ở Long An, được gia đình gửi lên Sài Gòn trọ học.
Huyền rất thích âm nhạc và ca hát, đặc biệt là thích nhạc của tác giả Y Vân.
Những cuốn vở học trò của Huyền cũng được cô kẻ khung, chép nhạc (hầu hết là nhạc của Y Vân). Tiền gia đình gửi lên để Huyền hoàn tất chương trình cử nhân Văn khoa lại được nàng đem đóng học phí vào... lớp dạy đàn Tây Ban cầm. Suốt ngày Huyền chỉ ôm đàn và hát nhạc Y Vân.
Việc học bê trễ, mấy năm liền chẳng
đậu thêm được chứng chỉ nào. Thấy vậy, ông bố đã bắt hai chị em về quê, ép gả Huyền cho một anh trung úy hải quân. Huyền quyết liệt từ chối. Bẽ mặt với nhà trai, ông bố đăng báo từ con. Huyền đau khổ, trút tâm sự với em trai rằng đã yêu nhạc sĩ Y Vân. Sau khi bàn tính, hai chị em trốn nhà lên Sài Gòn, Huyền phải tìm việc làm để mưu sinh và nuôi hy vọng có ngày sẽ được cùng người trong mộng kết tóc se tơ. Sau nhiều lần dò hỏi, biết chắc nhạc sĩ Y Vân đã có gia đình, Huyền làm một mảnh tang đen, luôn đeo nó trên bâu áo.

Nàng tên là Tường Vân. Và từ đó tình yêu của họ mỗi ngày thêm khắng khít. Đến lúc này thì Tường Vân mới tiết lộ cho người yêu biết là cha mẹ đã hứa hôn nàng với một nơi rất “môn đăng hộ đối”, bất chấp sự phản đối của nàng.

Khi gia đình biết được giữa con gái và anh nhạc sĩ nghèo đang nảy sinh tình cảm “đáng ngại” thì tìm cách ngăn cản, thậm chí còn tạo ra nhiều tình huống để vì lòng tự trọng, chàng nhạc sĩ phải chùn bước.
Mồ côi cha, Trần Tấn Hậu phải dắt díu mẹ và hai em (một gái, một trai - sau này là nhạc sĩ Y Vũ) nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Là con trưởng nên gánh nặng gia đình đè nặng lên vai Hậu. Anh đi dạy đàn để nuôi mẹ và các em (sự thảo hiếu của anh, có lẽ người Việt Nam nào cũng biết được qua bản nhạc bất hủ Lòng mẹ).
Trước khi đoạn tuyệt với mối tình thật đẹp nhưng ngắn ngủi này, trong nhớ thương đau khổ anh đã sáng tác ca khúc Tình ta nở giữa mùa đông tặng người yêu. Bản nhạc được ký tên “Y Vân” và chàng giải thích “Y Vân có nghĩa là... yêu Vân”.
Ảo ảnh
Y Vân lập gia đình năm 1963, lúc này anh đã là trưởng ban nhạc Y Vân danh tiếng ở Sài Gòn (cùng với sự cộng tác của các ca sĩ Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai Hương...).
Một buổi trưa năm 1965, từ đài phát thanh, Y Vân dắt xe máy ra cổng chuẩn bị về thì có một chú bé chạy đến mời anh vào quán nước cạnh đấy. Nơi đây, một thiếu nữ khá xinh ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu đó là chị của mình, tên Huyền, đang là sinh viên Ban Việt-Hán, Đại học Văn khoa Sài Gòn. Huyền có đôi mắt to, đen và buồn. Trên bâu áo của nàng có chít một mảnh tang đen. Y Vân cố nhớ lại xem mình đã gặp cô gái này ở đâu chưa, nhưng chịu thua. Theo phép xã giao anh ngỏ lời chia buồn.

Nhưng cô gái lắc đầu, buồn bã: “Em đâu có người thân nào qua đời. Mảnh tang này là dành cho mối tình của em đó!”. Y Vân sượng sùng, anh cũng manh nha đoán rằng phải có một điều bí ẩn gì đó mới khiến cô gái này vượt qua nỗi e dè thường thấy của phái nữ, không ngại điều thị phi để đánh bạo gặp anh, nhưng cũng khó mở miệng để hỏi, đành chỉ ngồi nói chuyện bâng quơ một lát rồi viện cớ cáo từ.
Hai hôm sau, Y Vân tìm đến nhà Huyền theo địa chỉ cô đã cho. Đó là một căn nhà vách gỗ đơn sơ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ nằm bên chiếc ao rau muống trong con hẻm đường Trương Minh Giảng (gần chợ Phú Nhuận bây giờ).
Huyền không có nhà nhưng cậu em trai đã thổ lộ với chàng nhạc sĩ những điều thầm kín của chị mình. Chú bé cho biết họ là con của một địa chủ tiếng tăm ở Long An, được gia đình gửi lên Sài Gòn trọ học.

Huyền rất thích âm nhạc và ca hát, đặc biệt là thích nhạc của tác giả Y Vân. Những cuốn vở học trò của Huyền cũng được cô kẻ khung, chép nhạc (hầu hết là nhạc của Y Vân). Tiền gia đình gửi lên để Huyền hoàn tất chương trình cử nhân Văn khoa lại được nàng đem đóng học phí vào... lớp dạy đàn Tây Ban cầm. Suốt ngày Huyền chỉ ôm đàn và hát nhạc Y Vân.
Việc học bê trễ, mấy năm liền chẳng đậu thêm được chứng chỉ nào. Thấy vậy, ông bố đã bắt hai chị em về quê, ép gả Huyền cho một anh trung úy hải quân.

Huyền quyết liệt từ chối. Bẽ mặt với nhà trai, ông bố đăng báo từ con. Huyền đau khổ, trút tâm sự với em trai rằng đã yêu nhạc sĩ Y Vân. Sau khi bàn tính, hai chị em trốn nhà lên Sài Gòn, Huyền phải tìm việc làm để mưu sinh và nuôi hy vọng có ngày sẽ được cùng người trong mộng kết tóc se tơ. Sau nhiều lần dò hỏi, biết chắc nhạc sĩ Y Vân đã có gia đình, Huyền làm một mảnh tang đen, luôn đeo nó trên bâu áo.
Nhưng lòng nàng lúc nào cũng tơ tưởng đến nhạc stài hoa.
Nàng đã nhờ em trai tìm cách cho nàng gặp anh để nói với anh điều này.
Nhưng khi gặp, nàng lại không dám nói. Y Vân ra về như chạy.

Và ca khúc Ảo ảnh ra đời sau đó: “...
Những ân tình em đong bằng nước mắt.
Khóc cho đầy hai chữ tình yêu.
Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo, đã thay màu ân ái từ lâu.
Những neo thuyền yêu thương thường dễ đứt, khiến bao chiều trên bến tịch liêu.
Vắng con tàu sân ga thường héo hắt. Thiếu em lòng anh thấy quạnh hiu...”

Hà Đình Nguyên

linhphy
03-27-2014, 03:05 PM
http://youtu.be/BT0pz8l4i9U

Thu hát cho người - Vũ Đức Sao Biển

Thuở ấy, tôi hai mươi tuổi. Tháng 9, mùa thu, tôi trở về quê nhà Quảng Nam, cầm cây đàn guitar lên đồi sim xưa.
Người bạn nghèo thời trung học của tôi không còn nữa, chỉ còn đây khu đền tháp với những nàng Apsara lặng lẽ nhảy múa ngàn năm.
Thuở ấy, tâm hồn tôi trong sáng lắm, cứ y như dòng suối trong vắt êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi.
Mùa thu, hoa sim tím nở như một tấu khúc dịu dàng. Hoa sim, cái màu hoa tím nhạt lãng mạn, bình dị giữa thu vàng sao mà gợi nhớ đến thế.

Tôi nhớ hoa, nhớ người. Và úp mặt sau thùng đàn làm bàn, tôi đặt tờ giấy kẻ nhạc lên, viết Thu, hát cho người.

Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa.
Bản tình ca thuở đôi mươi bắt đầu với hai câu hỏi tu từ như thế. Hỏi để mà hỏi với chính mình và biết rằng không có câu trả lời. Cái tựa ca khúc là Thu, hát cho người thật ra là hát cho chính mình, hát với mùa sim, tháp cổ, dòng sông.

Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ.

Bài Hoàng hạc lâu của thi sĩ Thôi Hiệu có câu "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản" (Hạc vàng bay một lần là không trở lại nữa). Tôi lấy ý thơ của người xưa để nói đến bạn mình.
Ca từ như một tiên tri định mệnh; chúng tôi chẳng bao giờ được gặp lại nhau. Sao mà trùng lặp với câu thơ của Guillaume Apollinaire từng viết "nous ne nous verrons plus sur terre"
(Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa.
Mộng trùng lai không có trên đời - Bùi Giáng dịch).

Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư.

Hai câu này làm lắm người thắc mắc. Năm 2007, nhà văn Sơn Nam từng "phê bình" tôi: "Mày nói dóc. Cây sim ngoài Quảng Nam của mày thấp tịt, vậy mày ngồi chỗ nào để đợi con nhỏ đó? Mà cái đồi sim thì trống huơ trống hoác, con nhỏ đó có đến thì mày mần ăn được gì?". Nhiều người cũng có thắc mắc tương tự như ông già Nam Bộ.
Thực ra, cây sim già không nhỏ, đặc biệt là khi mọc trên đồi cát. Có cây cao vài ba mét, tỏa bóng mát quanh năm.

Và như tôi đã nói, thuở ấy lòng tôi trong sáng lắm cho nên tôi cũng chẳng bao giờ dám nghĩ tới hai chữ "mần ăn" thông thường vốn thuộc phạm trù hình nhi hạ!
Bài hát thoáng một chút suy nghĩ rất Lão Trang về số phận con người, tình yêu và sự xa biệt:

Thời gian nào trôi bồng bềnh trên phận người
Biệt ly nào không muộn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong ta hát vì xa người.
Vẫn là những câu hỏi tu từ không có lời đáp. Ngay khi viết xong, tôi đã hình dung được đây là một bài tình ca hay của đời mình. Bài hát Thu, hát cho người được đưa cho ca sĩ Hà Thanh, 2 tuần sau được hát trên Đài Phát thanh Sài Gòn bởi hai danh ca Hà Thanh và Anh Ngọc; sau đó là Phượng Bằng, Mai Hương, Quỳnh Dao, Kim Tước, Vân Quỳnh, Vân Hà, Ngọc Long..
. Bài hát nhanh chóng trở nên nổi tiếng.
Cho đến bây giờ đã là 43 năm, Thu, hát cho người đã được đặt tên cho rất nhiều chương trình âm nhạc mùa thu hằng năm.

Thời đôi mươi, tôi để lại cho cuộc sống và bạn yêu nhạc Thu, hát cho người, Chiều mơ, Tiếng hát trên đồi Tăng Nhơn Phú.
Thời năm mươi, sáu mươi, tôi để lại Điệu buồn phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài lang, Đường về, Mùa Xuân hát trên ngọn cây tùng, Xuân ca vô tận. Điều lạ lùng là càng về già, âm nhạc của tôi càng vui lên.
Với đời tôi, Thu hát cho người là một dấu ấn đẹp, thậm chí còn tạo nên những giai thoại, huyền thoại.
Tôi thầm nghĩ 143 chữ trong bản tình ca đó là những viên ngọc quý...

Vũ Đức Sao Biển
2011

linhphy
03-27-2014, 03:14 PM
http://youtu.be/cdPVdbyw_tQ

Người Đã Vội Xa
NS: Quốc Vượng
Ca sĩ: Y Phương & Nguyên Khang

Người yêu hỡi, đừngbuồn nữa.
Trách chi nhau mãi bây giờ.
Tình ta đã nhạt nhoà.
Chẳng còn gì để nói.
-Rồi em sẽ cùng với ai kia.
Bước đi vui trong tình mới.
Để lại đây mình anh.
Lặng yên nghe mùa Thu buồn tênh.
-Tình ta đó chỉ sầu đắng.
Cách chia có ai mong chờ.
Thà xa cách,dù cho em vẫn còn yêu anh.
-Lời yêu đó,chỉ là dối gian thôi.
Thế sao cứ yêu người mãi.
Gìơ em đã vội xa.
Đời sẽ vui cùng ai,cùng ai?
ĐK:
Người ơi hãy nói cùng tôi.
Lời êm ái đêm nào.
Dù ngày mai không còn nữa,
tình xưa thôi hết.
Rồi mai sẽ lìa xa em mãi.
Nhớ bao phút giây có nhau đêm này.
Người yêu ơi,anh sẽ nhớ đến em muôn đời.
Coda:
Người yêu ơi,ta sẽ nhớ đến nhau muôn đời.

linhphy
04-23-2014, 11:42 AM
Cái tên Đoàn Chuẩn đã trở nên quá thân quen với mỗi người yêu nhạc Việt. Những câu chuyện về ông cũng được khai thác và đưa ra công chúng để mọi người có cơ hội hiểu thêm về một nghệ sĩ - công tử tài hoa đất Bắc với nhiều sáng tác đi vào lòng người như Tình nghệ sĩ, Gửi gió cho mây ngàn bay, Gửi người em gái miền Nam v.v..
... Nhưng còn Từ Linh, bút danh luôn đứng cùng với tên Đoàn Chuẩn trong hầu hết các sáng tác ấy, lại là một ẩn số dường như rất hiếm hoi người biết, mặc dù đã nhiều lần, câu hỏi “Từ Linh là ai?” được đặt ra.
Những giai thoại
Có thời gian, bí ẩn về cái bút hiệu Đoàn Chuẩn - Từ Linh trở thành đề tài được bàn luận rất nhiều, cả trong báo giới cũng như trong những câu chuyện văn nghệ hàng ngày của người yêu nhạc. Ai cũng chỉ biết đến Đoàn Chuẩn là một nhạc sĩ tài hoa, xuất thân từ gia đình tư sản, chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng ở Cát Hải, Hải Phòng. Ông ngoài tài năng, còn nổi tiếng là công tử chịu chơi bậc nhất đất Bắc.

Chính bởi Đoàn Chuẩn được nhắc đến quá nhiều và mọi người biết đến ông một cách rõ ràng bao nhiêu thì cái tên Từ Linh đứng bên cạnh trong những ca khúc một thời ấy, lại trở nên bí ẩn bấy nhiêu. Nhiều người cho rằng Đoàn Chuẩn - Từ Linh là một, Từ Linh là một người không có thực, đó là cái tên mà Đoàn Chuẩn thích cho thêm vào mà thôi.

Rồi lại có chuyện có người kể rằng Từ Linh là người lái xe của Đoàn Chuẩn, quan hệ giữa họ là quan hệ giữa ông chủ với người làm thuê, vì gắn bó với nhau nên đã gắn tên hai người lại làm một; hay chuyện khác, có ông nhạc sĩ từng chơi với Đoàn Chuẩn kể rằng Từ Linh là cái tên mà Đoàn Chuẩn đã “lãng mạn hóa” tên của một người bạn v.v..
Dù đã có nhiều câu chuyện được kể, nhưng gần như cái tên Từ Linh vẫn là một ẩn số mà nhiều người vẫn đang tìm kiếm lời giải.
Thậm chí, rất nhiều nhạc sĩ từng chơi với Đoàn Chuẩn cũng không biết Từ Linh là ai, ông làm nghề gì, có quan hệ thế nào với Đoàn Chuẩn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi sinh thời, Đoàn Chuẩn không có nhiều bạn, bạn thân lại rất ít. Và trong số những bạn thân ít ỏi ấy, chính là Từ Linh.
Từ Linh là ai?
Người viết bài này đã may mắn tìm gặp được gia đình ông Từ Linh tại Hà Nội và câu chuyện về ông đã dần được sáng tỏ. Theo anh Hà Thạch An, con trai của Từ Linh cho biết, Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu, sinh năm 1928 tại Hà Nội, quê gốc ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Ông là con thứ tư trong gia đình có 4 anh em trai, lại là người ít nói nên cả nhà gọi ông là Tư “lì”. Ông Tư ít nói nhưng là người thích chữ nghĩa, hóm hỉnh, vậy là sau này, chính ông đã đặt lái cái tên Tư “lì” thành ra Từ Linh, và cái tên đó đã gắn bó với ông trong hầu hết các hoạt động.
Sinh thời, Từ Linh là người có nhiều tài lẻ. Ông chơi guitar, thổi kèn, thường tỉ mẩn sửa cassette, biết tiêm phòng, chụp và chơi ảnh.
Nếu Đoàn Chuẩn là công tử mê xe hơi thì Từ Linh cũng chịu chơi không kém. Thời ấy, những loại máy ảnh có tiếng trên thị trường, Từ Linh cũng không tiếc công tìm về, mà cũng chỉ để chụp chơi thôi, chứ không phải để kiếm sống.
Vốn xuất thân là con nhà tiểu chủ, thời thanh niên, học xong, ông cũng tự lập công ty riêng, làm về xuất nhập khẩu, làm ăn với các thương gia Hong Kong, mà một trong những công ty làm ăn phát đạt nhất là công ty Thạch An
Sau này lấy vợ sinh con, ông cũng dùng cái tên đó để đặt tên cho con trai, để mong sau này con cũng được thành công như vậy. Ông và Đoàn Chuẩn cũng chính là hai người đã hùn hạp vốn để gây dựng rạp chiếu bóng Đại Đồng.

Sau này, trong đợt cải tạo công thương nghiệp tư bản, cùng với việc hãng nước mắm Vạn Vân của gia đình Đoàn Chuẩn bị tiếp quản thì rạp Đại Đồng cũng được chuyển giao lại cho nhà nước. Sau đó Từ Linh đi bộ đội, Đoàn Chuẩn ở lại Hà Nội nhưng hai người vẫn giữ mối liên hệ thân thiết cho đến sau này gặp lại.
Từ Linh là người tài hoa nhưng rất kín đáo và kiệm lời. Thậm chí có những người sống ở ngay gần nhà cũng không biết ông chính là Từ Linh trong những sáng tác chung với Đoàn Chuẩn. Ông làm thơ, chơi nhạc chỉ là để cho mình, thỏa mãn sở thích riêng mà thôi.

Cả ông và Đoàn Chuẩn rất ít khi nói về việc sáng tác, dường như đó là điều mà hai ông muốn giữ riêng và chỉ nghĩ đó là những việc làm cho vui, chứ không nghĩ sẽ có ngày người ta lại muốn biết, muốn tìm hiểu đến điều đó. Vì vậy, những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật.
Tình thâm
Có người đã từng nhận xét rằng giữa Đoàn Chuẩn và Từ Linh, đó là thứ tình bạn hơn cả tình bạn, tình cảm giữa hai con người tài hoa ấy không chỉ dừng lại ở mức tri âm mà hơn thế, đó là tri kỷ.
Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác, liệu rằng, có phải vì quá thấu hiểu gan ruột của nhau, mà trong những tác phẩm âm nhạc của hai người, sự hòa quyện ấy gần như không có ranh giới.
Từ giai điệu cho đến lời ca, là cả một sự gắn bó khăng khít không thể tách bạch được. Tuy nhiên, trong nhiều bản chép tay của Đoàn Chuẩn, ông luôn ghi là “Nhạc: Đoàn Chuẩn - Lời: Từ Linh”.
Từ Linh tuổi Mậu Thìn, ít hơn Đoàn Chuẩn 4 tuổi. Thuở thanh niên, Đoàn Chuẩn chơi với anh trai của Từ Linh, nhưng dần dà lại hợp với chú em là Từ Linh hơn, bởi ở hai người có sự đồng điệu về tâm hồn cũng như sở thích âm nhạc.


http://youtu.be/EI8OmNKYoKQ

Đoàn Chuẩn và Từ Linh, ngoài sự đồng điệu ấy thì khác nhau hoàn toàn. Trong khi Đoàn Chuẩn chỉ biết có một thứ là âm nhạc thì Từ Linh lại có rất nhiều tài lẻ, thậm chí ông còn là đấu thủ tennis, hay hí hoáy với những việc sửa chữa máy móc.

Tuy nhiên, mức độ chịu chơi của hai ông cũng không kém nhau là mấy. Nếu Đoàn Chuẩn là người si tình thì Từ Linh lại rất đào hoa. Chính Từ Linh cũng có những người phụ nữ khác ngoài người vợ giỏi giang buôn bán của ông.
Đặc biệt, ông cũng có riêng mình một “người em gái miền Nam” thực sự, và người phụ nữ ấy còn hạ sinh cho ông một người con gái tên là Nga, hiện sống tại Sài Gòn, tuy nhiên, do hoàn cảnh không thuận nên đến bây giờ, gia đình Từ Linh cũng chưa gặp lại được “người em gái” ấy. Cũng rất có thể, bài hát Gửi người em gái miền Nam của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, chính là xuất phát từ tình cảm đó của Từ Linh, dựa trên giai điệu và tình cảm thật của Đoàn Chuẩn, cũng với người em gái của ông nữa.
Nghệ sĩ ưu tú Hà Đình Cường, cây trumpet nổi tiếng của Việt Nam là cháu gọi Từ Linh là chú ruột cũng cho biết, giữa Đoàn Chuẩn và Từ Linh, đó là một tình bạn sâu sắc không thể phủ nhận. Có những điều của hai người chỉ có hai ông biết với nhau. Họ gắn bó với nhau và cả cuộc đời giữ gìn sự gắn bó ấy, khiến nhiều người tò mò cũng không thể biết hay hiểu thêm được.

Chỉ biết rằng, tình cảm mà Đoàn Chuẩn và Từ Linh dành cho nhau là một tình bạn quý giá, sâu sắc chả kém gì câu chuyện về Bá Nha với Tử Kỳ. Anh Thạch An còn nhớ có thời gian sau giải phóng, hai ông hay chụm đầu vào chiếc máy đĩa cối cùng nhau nghe nhạc, thầm thầm thì thì, rồi thỉnh thoảng lại phá lên cười với nhau.
Có những lúc ngồi nghe nhạc Trịnh, ông Đoàn Chuẩn quay sang nói với Từ Linh rằng, “nhạc của ông Trịnh Công Sơn này quái thật, nhưng nhiều khi những ý tưởng của chú cũng ghê gớm không kém đâu”. Họ thường hay động viên nhau như thế.
Sau 54 , kinh tế hai gia đình đều sa sút, Đoàn Chuẩn rắc rối với lý lịch gia đình tư sản, Từ Linh giải ngũ trở về làm nhân viên sửa máy tính ở Công ty Bách hóa tổng hợp, cuộc sống khó khăn nhưng tình bạn giữa họ vẫn vẹn nguyên.
Có lẽ kinh qua những khó khăn như thế, hai con người ấy lại càng thấm thía về hai chữ tình bạn hơn bao giờ hết.
Đoàn Chuẩn dù có bị những tiếng xấu thế nào, ông vẫn là một người anh, một người bạn tốt nhất của Từ Linh.
Con người Đoàn Chuẩn đẹp đẽ và được kính trọng là bởi tâm hồn ông đẹp đẽ, bản chất con người ông quá tốt. “Trong suốt 6 tháng trời Từ Linh bị liệt nằm viện cho đến lúc ông qua đời (1987), ngày nào Đoàn Chuẩn cũng sang thăm Từ Linh 2 giờ.
Đoàn Chuẩn ngồi xoa bóp cho Từ Linh, hai người thầm thì kể chuyện, ngày nào cũng vậy mà họ vẫn không hề có biểu hiện nhàm chán”, anh Thạch An kể.
Sau khi Từ Linh mất, Đoàn Chuẩn có sáng tác được thêm một số bài và ông vẫn ghi chung tên hai người, như một sự trân trọng đặc biệt tình bạn với người bạn, người em tri âm tri kỷ của mình

St .

linhphy
04-23-2014, 11:45 AM
http://youtu.be/3WNcSsB773I

linhphy
04-23-2014, 11:47 AM
http://youtu.be/QEq3sAUWLW8

linhphy
04-23-2014, 11:52 AM
http://youtu.be/VjCHnvRpVgs

linhphy
04-23-2014, 11:54 AM
http://youtu.be/E9qUXMEqW3E

linhphy
05-30-2014, 10:54 PM
http://youtu.be/uW9qogVy6gQ

Trịnh Nam Sơn - Dĩ Vãng

Vào cuối thập niên 80. Tim người bị đập vỡ bởi, một Dĩ Vãng (?) Và cũng từ lúc đó Dĩ Vãng đã cùng bước chân người nhạc sĩ bước vào đời, Thăng Hoa! Thăng Hoa !
Vậy rồi, mãi đến tận giờ này Dĩ Vãng, vẫn là một điều gì đó làm lao xao lòng người mỗi khi nghe…
Cầm tinh con khỉ, sinh ra tại Sài Gòn, và một chút sương gió của phố núi Đà Lạt đã góp phần nuôi dưỡng tuổi thơ của người nhạc sĩ họ Trịnh. Người vừa làm lao xao lòng người bằng đôi tai, lại vừa làm thổn thức tim người bằng đôi mắt…
Bởi một chút gì đó quá đỗi hoang dại mỗi khi xuất hiện. Với đôi chút liu xiu trong bước chân lãng tử, mà lại quá nhiều ngạo mạn khi mà cánh tay từ từ đưa lên cao, lúc mà những giai điệu của Saxophone lên tiếng…
Lúc ấy tất cả đều nín thinh! Không gian dường như chùng xuống. Thời gian bỗng dưng muốn ngừng lại!
Nhường chỗ cho giai điệu và tiếng hát. Đó là lúc mà Trịnh Nam Sơn đang mải mê thổi gió..., từng làn gió vào tim người, làm khắc khoải một nỗi nhớ về ngày hôm qua!

Ngày hôm qua, ngày của Dĩ Vãng! Bỗng nhiên quay trở về…

Đến Hoa Kỳ năm 1975, California giữ bước chân của người thanh niên tuổi đôi mươi. Ngoài việc lo toan cho mưu sinh của đời sống như bao nhiêu thuyền nhân Việt Nam khác, nhưng âm nhạc như là một điều gì đó không thể tách rời ra khỏi đời sống được.
Làm quen với những âm thanh của Rock, rồi đến Guitar để góp vui trong một ban nhạc nhỏ, rồi lại tự mình châm ngòi nổ trước đám đông.
Giới thiệu mình là một tay Guitar chính của ban nhạc, bạn bè đề nghị thể hiện ngay tại chỗ.
Nào có làm được như thế đâu! Bởi kiến thức âm nhạc thật là còm cõi của anh với vài ba nốt nhạc đồ, rê, mi…
Sau cái tiếng nổ điếng người ấy, lại là một bài học. Quyết chí anh làm nên!

Duyên với Âm Nhạc

Năm 1980 cổng trường Dick Grove School Of Music, nơi mà Trịnh Nam Sơn ta, phen này quyết chí làm nên!
Thế rồi 2 năm nơi giảng đường, Trịnh Nam Sơn được đào tạo một cách chính quy, bài bản. Học làm sao để viết một bản nhạc cho phim, làm sao để viết hòa tấu cho giàn nhạc…
Trịnh Nam Sơn chịu ảnh hưởng tư tưởng của các bậc thầy David Angel, Roger Steinman, Henry Mancini, Bill Conti… Xem ra hình như trong mỗi giai điệu của ca khúc mang tên Trịnh Nam Sơn thường âm vang làn sóng của Jazz, Swing. Một chút vũ điệu Mambo, xen lẫn với Funk, như chính thể nguồn gốc xuất phát của nó.
Năm 1988, Trịnh Nam Sơn là người nhạc sĩ đã thổi vào âm nhạc Việt Nam một làn hương mới. Hương thơm của một loại âm nhạc hiện đại, còn lẫn chút cổ điển trong tiếng du dương đâu đó, mà làm ngẩn ngơ lòng người.

Duyên Với Tình

Dĩ Vãng là tình yêu, và cũng là “đứa con tinh thần” đầu tiên của họ Trịnh, bên cạnh nhiều tình yêu và nhiều “đứa con tinh thần” khác nữa. Dĩ Vãng khắc ghi một câu chuyện tình, một câu chuyện lòng có thật!
Đâu phải chỉ là tình yêu của chính tác giả không thôi, mà hình như ai ai trong chúng ta cũng tìm thấy nhân dáng của tình yêu mình nơi đây.

Nỗi đau được quay trở về khi nghe Dĩ Vãng, nhưng lại trở về trong hạnh phúc. Bởi tình yêu vẫn còn mãi mãi hiện hữu trong nỗi nhớ!
Bàng bạc trong cô đơn với Dĩ Vãng! Trịnh Nam Sơn đã viết…

Ngày xưa em cất bước ra đi, không từ giã,
Để lòng ai nuối tiếc mối tình, chìm cuối trời xa
Ngày đó xa nhau, đời ngừng tiếng hát
Ngày đó chia tay, trời buồn ngơ ngác
Quạnh hiu đời tôi, từng năm tháng qua

Lời yêu thương em nỡ vô tình, quên thật sao
Còn lại tôi ôm lấy riêng mình, tình dưới vực sâu
Ngày ấy em đi, đời buồn ủ rũ,
Ngày ấy chia ly, đường về quên lối
Và tôi từ đây, tìm ly rượu cay…

Rồi, Trịnh Nam Sơn đã lấp ghép những ngày tháng cũ… bằng nỗi nhớ!

Người ơi, dĩ vãng đã xa,
Em có hay rằng, tôi vẫn còn thương
Còn nhớ, đôi ta đêm nào
Quấn quít bên nhau, thân xác rã rời
Này em, dĩ vãng đã qua,
Đêm đã mưa xa, tôi vẫn một mình
Còn em, nay ở nơi nào
Hạnh phúc bên nhau, hay đã xót xa

Cuối cùng, thì… Dĩ Vãng không bao giờ được khép lại!


Dù tình đôi ta đã xa rồi, xa vòng tay
Lời yêu thương em hứa cho người, là giấc mộng phai
Tình vẫn trong tôi, ngập đầy nỗi nhớ
Giọng hát buông lơi, ngọt từng hơi thở
Để có mình tôi, và những ngày xưa,
Yêu em ... yêu em
Và tôi ... sẽ mãi yêu ... em ...

Dĩ Vãng – Trịnh Nam Sơn

Nhưng, sự thành công nào cũng phải có cái giá phải trả của nó. Có mấy ai biết được Dĩ Vãng đã phải đi qua bao nhiêu bến nước, lênh đênh… Cuối cùng, trở về nguồn cội, trở về với chính chủ. Trong cái rủi lại có cái may, có thể là như vậy (!?). Vì, nếu Dĩ Vãng thuộc về một ai đó “khai hoa” thì chưa chắc đã được “kết trái” như ngày hôm nay.
Cũng nên nói thêm rằng Quên Đi Tình Yêu Cũ cũng cùng chung một phần số với Dĩ Vãng, và cuối cùng định mệnh cũng an bài cho Dĩ Vãng và Quên Đi Tình Yêu Cũ, trở về với chính tiếng hát của chủ nhân của nó.

Thuở khai sinh, đầu tiên Dĩ Vãng và Quên Đi Tình Yêu Cũ cùng họ Trịnh, song hành với ban nhạc The Brother Four – Chí Tài. Nhưng vì không chung đường lối chủ trương, nên Trịnh Nam Sơn đã thay đổi ý định, thực hiện quay music video Dĩ Vãng dưới hình thức MTV, với hình ảnh và tiếng hát của Khánh Ly, nhưng rồi cô ca sĩ này bị bịnh, nên không thực hiện được.
Tác giả mời Ngọc Lan thực hiện và được nhận lời, nhưng với điều kiện không được thu hình, vậy là không phù hợp với chủ trương của chính chủ rồi. Tiếp theo, Julie nhận lời hát và thu hình, nhưng phải chờ đến 1 tháng sau mới có thể tham gia. Vậy là lại một lần nữa trì hoãn kế hoạch của tác giả vì lý do thời gian. Người ca sĩ cuối cùng trong bước “trầm” của Dĩ Vãng là Duy Quang… nhưng, rồi lại chẳng thành, vì Duy Quang đang hát độc quyền cho trung tâm của Duy Quang.

Cuối cùng, Trịnh Nam Sơn tự biên, tự diễn… và tự “thăng” với chính mình! Cuộc đời đã mách bảo như vậy, tất cả là định mệnh! Ca khúc cũng có số phận của riêng nó.Và xem ra hình như là riêng đối với Trịnh Nam Sơn thì cuối “đường cùng” luôn luôn là “đường hoa”.
Đau với nỗi đau của Dĩ vãng, buồn với những “nốt trầm” của nghiệp ca hát thuở ban đầu không được suôn sẻ, như ý muốn.

Cuối cùng Hạnh Phúc lại mỉm cười! Tự viết lời, tự sáng tác hòa âm, phối khí… cuối cùng tự biểu diễn. Dĩ Vãng và những ca khúc tiếp theo lần lượt cùng Trịnh Nam Sơn lướt trên những bậc thang âm nhạc Việt Nam.
Kể từ đó trong nước cho đến hải ngoại, Trịnh Nam Sơn bước đi bằng những bước chân ngạo nghễ, xen với chút liu xiu của một chàng lãng tử trong cái phong cách diễn tưởng chừng như mây đang bay… để kéo gió vào tim người! … tiếp nối hành trình âm nhạc bằng những sáng tác mới, nhưng vẫn còn lắm khắc khoải với Dĩ Vãng!
Thế là, Về Đây Em được sáng tác tiếp theo ngay sau đó. Năm 1990, Về Đây Em như một tiếng chuông gọi người tình trở lại khi mà Dĩ Vãng mãi mãi không bao giờ chịu lìa xa…

St- không rõ tác giả

linhphy
05-30-2014, 11:02 PM
http://youtu.be/2RSPvJ9fKa8

Mưa chiều kỷ niệm

Mưa to quá! Nhưng cơn mưa chiều nay đã khác với cơn mưa chiều hôm ấy.. bởi chiều ấy, em có anh!
Mẹ bảo, ngày em chào đời là một ngày mưa tháng Sáu.
Có lẽ vì vậy mà em yêu mưa hơn bất cứ điều gì em có được. Thế sao chiều nay em lại ghét mưa quá?!
Chắc tại nó làm em nhớ đến anh, nhớ đến kỷ niệm chôn vùi tận đáy lòng.
Rồi kỷ niệm chợt ùa về như những thước phim đang quay ngược dòng thời gian…
Chiều mưa, chúng ta đi bên nhau. chung quanh chỉ mỗi tiếng mưa rơi. Anh im lặng, em cũng im lặng.
Chẳng biết anh đang đeo đuổi theo những suy nghĩ gì?
Còn em?
Em ngập trong hạnh phúc, em im lặng để hưởng trọn niềm vui cho riêng mình. Anh bảo rằng anh yêu em, và em tin những gì anh nói bởi em biết anh đã chứng minh điều đó bằng một nụ hôn vội, nhỏ bé thôi … nhưng nó cũng quá đủ đối với một con bé cô độc như em.
Anh đem đến cho em nhiềm vui và hạnh phúc để em được biết thế nào là tình yêu.
Em cảm thấy mình may mắn, và em đem cái may mắn của mình san sẻ cùng nhỏ – người bạn của anh mà em thân nhất Nhưng lạ chưa, em cảm nhận được một nỗi buồn thoáng qua trong mắt nhỏ (?)
Em đã suy nghĩ mãi. Em không hiểu!!
Tại sao?
Câu hỏi rơi vào trong im lặng …
Song, từ ngày hôm ấy trở đi, những cuộc đi chơi của anh và em đều có sự hiện diện của nhỏ. Em bảo anh hãy lo lắng cho nhỏ như đã lo lắng cho em, phải quan tâm đến nhỏ như quan tâm đến em …
bởi một lý do đơn giản: em sợ nhỏ buồn! Và một lẽ dĩ nhiên, anh đã hoàn thành nhiệm vụ đó một cách xuất sắc (?)
Em cứ ngỡ mình sẽ giữ được cái hạnh phúc ấy mãi.
Thật không ngờ khi anh quay lưng bỏ mặt em, nỗi đau trong em không có gì bù đắp nổi. Em không hiểu vì sao nhỏ hẹn chúng ta đến quán cà phê quen thuộc, rồi sau đó lại xin phép về trước?
Em chẳng hiểu tại sao mắt nhỏ lại ướt đẫm trong dáng đi có phần chạy trống. Em hoảng hốt định đuổi theo thì anh đã kịp thời ngăn em lại, nắm lấy tay và bảo em ngồi xuống:
Khoan đã! Em…em…hãy nghe anh nói …
Em để yên tay mình trong long bàn tay anh. Ánh mắt anh nhìn em… hình như, hình như có một cái gì đó là lạ.. Sao bay giờ em mới cảm nhận được điều này nhỉ?
Anh đã nới với em rất nhiều nhưng em không thể nghe được gì. Tai em lùng bùng. Khuôn mặt anh nhoè đi vì nước mắt. Mưa ngoài kia mà tưởng như nước mắt em đang khóc…
Cho đến tận bay giờ em cũng chẳng rõ những gì anh đã nói với em chiều mưa hôm ấy. Em chỉ biết rằng, nhìn vào mắt anh, em mơ hồ hiểu ra tất cả … Em hiểu, anh sẽ xa em và em đã mất anh mãi mãi!
Trong em như có dịp vỡ tan ra thành từng mảnh vụn, rồi nhẹ nhàng bay …
Cũng như tình cảm của anh đối với em vậy, cũng nhẹ nhàng bay …

Thời gian vẫn cứ trôi qua, hai năm rồi phải không anh?
Em đã cố quên anh như một thứ gì đó chưa từng là của mình.
Nhưng chẳng hiểu sao nước mắt em vẫn lặng lẽ rơi theo những giọt mưa ngoài song cửa chỉ trong một khoảnh khắc nhớ đến anh.
Chẳng hiểu sao lòng em vẫn yên như mặt hồ, tim em thật không thể lỗi nhịp trước một ai …
Em cảm thấy mình thất bại. Em đã mất đi niềm tin đối với nguyện ước của mình.
Dẫu biết nhỏ có dư khả năng làm anh cười, cái nụ cười mà anh đã từng cười với em.
Thế nhưng em lại ước rằng nhỏ không làm được điều ấy … Bởi nụ cười đó vẫn thuộc về em …!

Văn Nhữ Vịnh

linhphy
05-30-2014, 11:06 PM
http://youtu.be/cdPVdbyw_tQ

linhphy
05-30-2014, 11:12 PM
http://youtu.be/2xQ3n0x3ODE

Nỗi Đau Niềm Nhớ.
Lời việt: Nam Lộc
Trình bày: Ngọc Hương

Ðừng nhìn em, xin anh lắng nghe, người hỡi
Lòng em chất ngất những đớn đau
Có hay người yêu dấu ôi! đêm sầu mãi mãi
Mình cho nhau lần cuối cùng
Khi anh ra đi, hàng cây thẫn thơ buồn.

Chỉ mình em, lặng im trong bóng đêm, người hỡi
Và thao thức với nỗi nhớ thương
Có hay người yêu hỡi ôi! Đêm dài mãi mãi
Ðể quanh hiu về chốn này
Từ đó những đêm dài biết vui buồn cùng ai.

Anh ra đi, cho đêm mưa thật lâu
Và ngày qua, nắng u sầu
Để mình em nỗi đau còn theo hoài
Người yêu hỡi, giờ đây anh có hay, hỡi anh.

Khi anh đi, em quên bao mùa xuân
Mùa hè qua rất u buồn
Mùa thu lá khô còn rơi hoài
Người yêu hỡi, giờ đây anh có hay, hỡi anh.

Ðừng nhìn em, xin anh lắng nghe, người hỡi
Lòng em chất ngất những đớn đau
Có hay người yêu dấu ôi! đêm dài mãi mãi
Người yêu thôi đành giã từ
Còn đó cơn mơ nào, với nỗi đau niềm nhớ.

linhphy
05-30-2014, 11:18 PM
http://youtu.be/dLme-apf2x8