PDA

View Full Version : Câu Chuyện THƠ NHẠC



cao nguyên
10-12-2011, 06:57 AM
Câu Chuyện Thơ - Nhạc

http://cothommagazine.com/nhac/lyrics/Music.jpg

Dẫn Nhập:

Như Tình Yêu, Chàng và Nàng luôn bên nhau quấn quít và hòa quyện cả Tâm, Thân .
Thơ và Nhạc cũng quấn quít nhau như hình với bóng . Đôi khi bóng với hình như một, nhưng cũng đôi khi bóng chạy theo hình hoặc hình theo ý bóng .
Thơ không có âm điệu của nhạc là thơ chết . Nhạc không có ý thơ là nhạc vu vơ .
Khi tiếng động của không gian và thời gian giao phối thành giọt nước thơ nhạc rơi chạm vào bất cứ một lặng im nào
cũng nẩy lên một thanh âm hồi tưởng ngân lên từ những vách tim tạo nên sự chấn động tâm thức mê hồn .
Trên hành trình đi của giọt nước, thơ và nhạc cám ơn lẫn nhau bằng tâm kinh phát thệ: đồng sinh, đồng tử .
Với ý nguyện hiến dâng cho nhân sinh sự tuyệt vời của cuộc sống ngôn từ hóa thân thành âm vọng
có khả năng hồi sinh những điêu tàn của mặt đất, những u uất của lòng người trở về thuở khải nguyên của vũ trụ tình .
Ở đó, thơ nhạc là một thánh giáo chẳng cần sự xiển dương cũng thu hút được tín đồ .
Tôi là một tín đồ thuần thành của giáo phái thơ nhạc,
Muốn tòng tâm đi góp nhặt kinh từ dâng lên các thầy rao giảng về pháp âm và ngôn điệu
trên hằng hà bi lụy của trần gian suốt chiều dài của thời gian huyền sử thăng trầm .
Xin Đặc Trung cho tôi một căn phòng chứa những kinh từ và âm sắc của thơ nhạc,
để những tín đồ có cơ duyên thụ pháp nhập đạo từ tâm cảm nhận và truyền bá ngôn âm làm đẹp vóc đời huyền nhiệm .
Chân thành cám ơn quí ca nhạc sĩ, văn thi sĩ ... có tác phẩm trích đăng trong chủ đề này.
Cao Nguyên

Mời xem từ Phố 3: http://dactrung.net/dtphorum/m565793.aspx

cao nguyên
10-12-2011, 07:06 AM
Liên diễn đàn xin Thành Kính Phân Ưu

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSBWUaOYNHzQHenySJkuNQoeiSWdQOHk l4sM-0yGmasryVxjIgY


http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRj3GtiTsfDOiVxoHh3AiWwCS1aK8LGr KtigJ6EkeyNGkn7ssP6


Hà Thượng Nhân


(1920-2011)

*****


http://www.trasonthidan.com/imgupload/im12271332281.jpg

Thi Sĩ Hà Thượng Nhân


Khoảng tháng Sáu năm 1973, nhân buổi họp mặt văn nghệ tại tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến, tọa lạc tại số 2bis đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn, có chiến hữu hỏi ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc, Chủ bút báo này về vị Chủ nhiệm Hà Thượng Nhân – Hà Thượng Nhân tên thật hay bút hiệu? Và ý nghĩa như thế nào? Ký giả Lô Răng cười đáp: Hà Thượng Nhân là bút hiệu, là con nguời của làng Hà Thượng. Thế thôi.
Người làng Hà Thượng được động viên vào Quân Đội Quốc Gia (*) những năm đầu thập niên 1950, khi ông từ “Vùng Kháng chiến” trở về Hà Nội, di cư vào Nam, bởi ông đã sớm nhận chân được chủ trương, đường lối của đảng Lao Động (tiền thân đảng Cộng sản) Việt Nam, ngày càng lộ rõ chân tướng chư hầu, tay sai của Cộng Sản Quốc tế. Thành phần, giai cấp tiểu tư sản như ông, sớm muộn cũng bị loại bỏ, thanh trừng:

Nói nhân nghĩa chẳng qua lừa bịp
Nói hy sinh có dịp giàu to
Chết vì một chữ Tự do
Là thôi! Lỡ cả chuyến đò hoa niên.

Vào Quân đội, cấp bậc Đại Úy, làm việc tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Năm 1957 lên Thiếu tá, giữ chức Phụ Tá Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Ông chứng tỏ là mẫu người giàu kinh nghiệm về công tác Văn Hóa, tâm lý; đồng thời cùng là một người yêu thích thi ca. Có điều lạ, ông không bao giờ chạy thơ ông trên mặt báo, dù là báo nhà. Theo lời yêu cầu của nhà báo Như Phong, ông nhận phụ trách mục “Đàn Ngang Cung” trên nhật báo Tự Do. Năm 1958 ông phụ trách thêm mục “Những Điều Trông Thấy”, viết hàng ngày trên báo Ngôn Luận dưới bút hiệu Nam Phương Sóc.

Những bài thơ trào lộng đều đặn trong mục này đã nói lên nhiều điều, nhiều vẻ về những con nguời quyền chức, về những hiện tượng “khó coi” trong xã hội miền Nam thời bấy giờ. Vừa nhận diện, điểm mặt, vừa xây dựng từ “thói hư tật xấu” chuyển hóa thành cái lành mạnh, cái tốt đẹp cho chế độ chính trị và cuộc sống của quần chúng miền Nam.
Thơ ông viết với số lượng đáng kể, đủ thể loại dành cho sinh hoạt thi đàn, cho bạn hữu thưởng thức, cho những trao đổi, đàm đạo... Ông sở trường và rất yêu thích xướng họa thơ. Ông rất nhạy cảm chữ nghĩa, “xuất khẩu thành thơ” mà người xưa từng trân trọng khả năng này. Giới thi nhân quý trọng và cảm mến thi tài Hà Thượng Nhân, khi ông thể hiện những bài thơ ông làm tức thời trước một số bạn hữu hiện diện với đầy đủ tên gọi mỗi người và ý nghĩa của nó.

Hình như ông làm thơ đúng với nhận định “cuộc đối thoại giữa nhà thơ với cõi đời” thầm lặng, sâu kín hơn là in thơ thành sách, phổ biến trên thị trường văn chương chữ nghĩa. Chúng tôi nghĩ rằng, giá như ông làm thơ trước năm 1945, tên tuổi và thơ ông sẽ ngang tầm với Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư... Và có lẽ ông còn đứng trên một số nhà thơ tiền chiến khác trong “Thi Nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Đọc một số thơ Ông trước năm 1975, so chiếu thơ ông ngày nay tại hải ngoại, dáng dấp, giọng điệu thơ ít thay đổi, vẫn là dòng cảm xúc tinh tế, mượt mà, trẻ trung, ấn tượng trong các thể loại truyền thống chân phương.

Bản tính vốn hiền hòa, đôn hậu, khiêm tốn, ông hòa nhạp xuô dòng tư tưởng Lão Trang, một phong cách sống an nhiên giữa trần lụy đầy bon chen, phức thành phôạ:

Sống chỉ lấy cái tam làm trọng
Gửi ngàn sau mấy giọng tiêu tao
Cuộc đời thế chẳng đẹp sao?
Lựa là cứ phải anh hào thần tiên
Chẳng cầu cạnh, chẳng ưu phiền
Miễn sao lòng cứ an nhiên là mừng.
(Không Đề)

Qua lăng kính nhiều mặt của thi nhân, quan niệm tình yêu phải là tình yêu rộng lớn, không biên cương, và một khi tình yêu đượcc kahc chạm vào thi ca nghệ thuật, tình yêu càng bất tử:

Ta có một tình yêu
Bao la như trời đất
Ta viết vào trang thơ
Tình yêu ta không mất
(Tình Yêu)

Nội hàm chí thiết, đồng thời cũng là nhu cầu hòa cảm, kiếm tìm hạnh phúc giữa đời thường, tình bạn tạo động lực liên kết chuyển đổi tâm tư tình cảm, chắp cánh cho ý sống vươn lên:

Ta từ có bạn đến giờ
Lời thơ lại bỗng bất ngờ thành vui

Khi đã coi thường danh vọng phù phiếm, quyền lợi nhất thời, ông càng gần gũi đồng đội, bạn bè giữa vòng vây tù ngục cải tạo. Trung tá Hà Thượng Nhân thường nói với những ai dễ yếu lòng, sợ hãi bạo lực của kẻ thù rằng:”Nếu không có phong ba - Thì cây lớn và cỏ hèn cũng vậy”. Phải biết chịu đựng khổ đau, thử thách, đó chính là sự tôi luyện nhân cách để vươn lên phí trước ngày mai:

Nếu như không đau khổ
Làm sao biết căm hờn
Càng muôn trùng sóng gió
Tay chèo càng vững hơn

Đêm âm u của vũ trụ, nhân sinh quan lạc quan – bó đuốc thắp sáng của niềm tin – tín hiệu cùng tồn tại bền bỉ ý thức tự do của con người:

Chúng ta cùng có nhau
Nhìn nhau vui hớn hở
Trên luống cày khổ đau
Hoa Tự do vẫn nở
Những mái đầu cất cao
Không một lời than thở
(Thắp Sáng Muôn Vì Sao)

Nhà thơ Hà Thượng Nhân đã ngẩng cao đầu khi ra khỏi trại tù cải tạo trên đất Bắc, rồi cùng với bạn bè, đồng đội lần lượt đến quê hương mới tỵ nạn, thấm thía, chua xót cuộc bể dâu lịch sử. Từ lục địa Hoa Kỳ mênh mông, vĩ đại, ông nhìn về thủ đô Sài Gòn ngày cũ mà cảm nhận như xa xôi diệu vợi hơn cả từ trái đất đến mặt trăng, cũng chỉ vì khoảng cách chia của hệ tư tưởng khác biệt:

Người ta lên mặt trăng
Mặt trăng gần quá nhỉ!
Anh muốn về Sài Gòn
Sài Gòn xa đến thế!

Sài Gòn xa hơn trăng
trăng đêm đêm vẫn thấy
Lòng Anh, em thấu chăng
Thấm trên từng trang giấy.
(Nhìn Trăng)

Kinh qua hiện thực đầy biến động lịch sử, thơ ông biểu hiện lời tâm huyết của thời đại.
Phong phú ngôn ngữ, ý tưởng, thơ biểu đạt được phần sâu chính luận lý tưởng, mẫu người quân tử, đạo lý Nho giáo thanh lịch, tài hoa...
Thơ Ông tự nhiên như hơi thở – một chân khí tác dụng của sự sống con người vượt lên tầm cao trí tuệ.

Không cần thép, thơ vẫn là bó đuốc
Thơ nâng người cao sát với thần linh.

Thơ Hà Thượng Nhân đủ thể loại: Lục bát, Thất ngôn Đường thi, Ngũ ngôn, Song thất lục bát, Cổ phong trường thiên, thơ mới, thơ phá thể, Tứ tuyệt... dù ở thể loại nào thơ ông cũng điêu luyện, đặc sắc. Trong giới thơ văn người ta vẫn thường gọi ông là Hà Chưởng môn để tỏ lòng ngưỡng mộ thi tài đáng kính.

(*) Nghị định do đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm ký,
nguyên văn: Mr Pham Xuan Ninh est mobilisé par besoin
de service à titre de Capitain de réserve.



Nhất Tuấn

cao nguyên
10-13-2011, 07:23 AM
Trúc Phương


http://www.yahoovanhoaviet.com/news/uploads/images_posts/2011_7/u1_1358_01_nhacsiTrucPhuong.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/000animation/rose8ug.gif

Mời nghe 26 bản nhạc hay của Trúc Phương tại đây
http://qhvn.org/music/nhacviet-tacgia/trucphuong.html



Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, ...
Yeu^ thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông ,một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.

Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià.

Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam . Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”. Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được.Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam,Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.

Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn” ? Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái.

Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá. Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)]. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở “mình còn ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”?

Bài hát "Thói Ðời" đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).

Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn.. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .”

Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi. Buổi tối ông đón xe về xa cảng miền Tây để thuê chiếc chiếu $1 ngả lưng qua đêm, như ông đã trả lời phỏng vấn trong đoạn video clip hiếm hoi mà vô cùng quý giá vào năm 1995. Trung tâm ca nhạc đã thu thanh, thu hình những bài hát của Trúc Phương ở hải ngoại. Nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995. Ông được những người quen, lối xóm chôn cất ở nghĩa trang Lái Thiêu .

thuykhanh
10-13-2011, 07:33 AM
Anh Cao Nguyên:

" Thời gian còn đủ không em
Cho mình nhớ lại mông mênh tình người "

đâu? :-h

cao nguyên
10-13-2011, 04:16 PM
Anh Cao Nguyên:

" Thời gian còn đủ không em
Cho mình nhớ lại mông mênh tình người "

đâu? :-h
Điều mình quên có người khác nhớ
Cám ơn TK .
Vào Phố Mới tính đổi "chữ ký" cho hợp thời trang, nhưng TK nhắc, anh giữ lại chữ ký này bởi đáng nhớ "mênh mông tình người"
Khi nào xuôi Nam, nhớ gọi anh để được khoe lời thơ vữa trỗ nhạc .
Vui nhé tình thân .

http://motgocnho.com/images/have_a_beautiful_day.gif

cao nguyên
10-13-2011, 06:48 PM
14 tình khúc mùa thu bất hủ

Nguyên Minh


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/09/B5/Nguyen Huu Tri.jpg




‘Nhìn những mùa thu đi’, ‘Con thuyền không bến’ hay ‘Gửi gió cho mây ngàn bay’ đều là những tuyệt phẩm viết về mùa thu mà khi được cất lên, giai điệu của chúng có thể khiến bao thế hệ người nghe vỡ òa cảm xúc.

1. “Gửi gió cho mây ngàn bay” ( Đoàn Chuẩn - Từ Linh)

“... Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa...”

Mùa thu với bao vẻ đẹp nên thơ của đất trời đã gieo cảm xúc khiến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết nên những giai điệu làm say đắm lòng người. Lá đổ muôn chiều, Chuyển bến hay Tà áo xanh đều được coi là những kiệt tác của âm nhạc VN. Trong số những tác phẩm viết về mùa thu của Đoàn Chuẩn, không thể không nhắc tới Gửi gió cho mây ngàn bay. Một bức tranh sinh động về thu Hà Nội đã được cố nhạc sĩ gửi gắm trong từng nốt nhạc và ca từ đầy lãng mạn
Đó là một mùa thu “lá vàng từng cánh rơi từng cánh” khiến tác giả “thấy hối tiếc nhiều” vì “thuyền đã sang bờ, đường về không lối”. Trong suốt cuộc đời, Đoàn Chuẩn sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều nắm giữ vị trí quan trọng trong trái tim người yêu nhạc VN hơn nửa thế kỷ qua. Năm nay, khi Hà Nội tròn 1000 năm tuổi cũng vào mùa thu, giai điệu của Gửi gió cho mây ngàn bay một lần nữa lại vang lên như đem “mùa thu trần gian” năm nào trở về. Khánh Ly, Tuấn Ngọc hay Thu Hà đều là những nghệ sĩ thể thiện ca khúc này thành công.

2. “Thu cô liêu” ( Văn Cao)

“... Thu cô liêu, tịch liêu
Cô thôn chiều, ta yêu thu, yêu mùa thu
Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi
Một mùa thi, một mùa thi
Lá xanh rơi rụng, buồn chi lá vàng...”

Dường như mùa thu có mối duyên nợ kỳ lạ với cố nhạc sĩ Văn Cao. Khi sinh thời, ônh từng tâm sự rằng: “Những kỷ niệm về mùa thu thì có quá nhiều trong cuộc đời, không chỉ mùa thu cách mạng mà còn cả mùa thu tình ái. Mùa thu gợi một cái gì đó về nam nữ, có lẽ là mùa cưới. Mùa cưới của chúng ta cũng lại vào mùa thu. Cái lành lạnh của mùa thu và những chiếc lá thay đổi màu cũng khiến tâm tính con người trở nên khác lạ”.


Là một trong ba tác phẩm viết về thu của cố nhạc sĩ Văn Cao, Thu cô liêu mang giai điệu êm đềm, dịu dàng giống như tâm hồn tươi trẻ của một cô thôn nữ đang khám phá vẻ đẹp của buổi chiều thu. Mùa thu là mùa đem tới những xúc cảm bâng khuâng, khơi gợi tình yêu giữa đôi lứa. Hình ảnh ca sĩ Hồng Nhung duyên dáng cất cao tiếng hát trong trẻo giữa một bãi cỏ lau đu đưa trong gió đã trở nên gắn liền với nhạc phẩm Thu cô liêu trong suốt bao năm qua

3. “Mùa thu cho em” ( Ngô Thụy Miên)

“... Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân, mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé...”

Khi mùa hè với cái nắng gay gắt qua đi, mùa thu đến đem theo những cơn gió heo may dịu dàng, những con đường tràn ngập lá vàng rơi và cả khúc yêu thương của những trái tim “vương màu xanh mới”. Đó chính là lời nhắn nhủ mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên gửi gắm trong ca khúc Mùa thu cho em. Lời ca bay bổng, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng những năm 1970 mỗi khi vang lên như khẽ nhắc nhở người nghe rằng mùa thu đã sang rồi.

Tình cảm dành cho mùa thu được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thể hiện vừa lãng mạn, lại vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn trong các tình khúc của mình. Cô gái trong bài hát đã nhờ vẻ đẹp “má hồng”, “môi em thơm nồng” của mùa thu để bày tỏ tình yêu của mình một cách ý nhị. Khi thiên nhiên, đất trời thay áo mới, con người cũng khoác lên mình một tâm hồn mới, đầy ắp yêu thương và hy vọng.

4. “Con thuyền không bến” ( Đặng Thế Phong)

“... Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng...”

Là một trong số ít ỏi ba ca khúc của nhạc sĩ bạc mệnh Đặng Thế Phong, Con thuyền không bến cho đến nay vẫn được xem là tác phẩm bất hủ nhất của tân nhạc VN. Từng giai điệu tê tái, não nề của ca khúc này đã để lại dấu ấn không thể phai nhòa trong tâm trí người yêu nhạc VN suốt gần 70 năm qua. Con thuyền không bến được Đặng Thế Phong sáng tác dành tặng riêng cho cô Tuyết - người yêu của ông khi đó. Trong một đêm trắng mùa thu trên sông Thương, chàng nhạc sĩ trẻ đã biến nỗi nhớ thương người yêu nơi xa thành một tuyệt phẩm.

Con thuyền không bến là một hình ảnh đậm chất thơ. Thuyền trôi lờ lững trên dòng nước mênh mang trong một đêm thu chớm lạnh cùng “heo may”, “sương lam mờ chân mây”, “ánh trăng mờ chiếu”. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã diễn tả tâm trạng khắc khoải, nhung nhớ của những thanh niên trẻ trong thời chiến. Tình yêu của họ bơ vơ, lạc lõng cũng giống như con thuyền trôi bên con sông mùa thu, không biết đâu là bến bờ. Giọng hát khàn đục đặc trưng của nữ ca sĩ Khánh Ly đã thổi hồn và đem đến sức sống mãnh liệt mãi trường tồn cùng thời gian cho nhạc phẩm Con thuyền không bến.

5. “Không còn mùa thu” ( Việt Anh)

“... Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm
Không còn lời ru, mơ trên môi mềm
Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu
Anh làm mùa thu, cho em mơ màng...”

Ngoài vẻ đẹp quyến rũ làm xao xuyến lòng người, mùa thu với những lời ru, ánh trăng thề, những con đường hiu quạnh còn đem lại cảm giác buồn man mác. Đó là sự hoài niệm về những gì đã qua, về mối tình cũ đã chìm trong quá khứ. Mùa thu đến và đi quá đột ngột, cũng giống như chuyện tình dang dở của cô gái trong ca khúc Không còn mùa thu, để lại bao nuối tiếc và thương nhớ. Những ký ức về cuộc tình cũ cứ hiện về trong tâm trí của cô gái ấy mỗi độ thu sang.

Không còn mùa thu gắn liền với tiếng hát của nữ ca sĩ được mệnh danh là giọng ca "mùa thu Hà Nội" - Thu Phương.
Giai điệu trữ tình cùng chất giọng nồng nàn, tha thiết của Thu Phương gợi cho người nghe một cảm giác xao xuyến, bồi hồi. Nhắc tới mùa thu, hầu như ai cũng hình dung ra sắc vàng. Đó là màu của những chiếc lá rơi bên thềm, của ánh trăng khuya và cũng là màu vàng tê tái của những ký ức tươi đẹp đã qua, chìm khuất tận nơi chân trời.

6. “Thu quyến rũ” ( Đoàn Chuẩn - Từ Linh)

“… Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân vào chốn thiên thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi…”

Ra đời từ năm 1950 nhưng cho đến nay, những câu hát ngập tràn cảm xúc của Thu quyến rũ vẫn khiến bao thế hệ người yêu nhạc VN đắm chìm vào một không gian lãng mạn mỗi độ thu về. Vẻ đẹp của đất trời khi “ngả màu xanh lơ”, khi đàn bướm vui đùa trên những bông hồng, khi “mây bay về nơi cuối trời” đã khiến người nhạc sĩ “tức cảnh sinh tình”. Thu trở nên quyến rũ và đẹp hơn bao giờ hết qua lời kể của một chàng lãng tử si tình đã “trót yêu” tà áo xanh rực rỡ mà mùa thu tự khoác lên mình.

Đoàn Chuẩn nổi tiếng với tính cách phong lưu, hào hoa và ông đã đem cái “chất” ấy vào trong các tác phẩm của mình. Đoàn Chuẩn sáng tác không nhiều nhưng mỗi bài hát của ông lại gắn với một giai thoại khác nhau và chủ yếu là về mùa thu vì “đó là mùa của tình yêu”. Dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, Thu quyến rũ vẫn có chỗ đứng riêng trong lòng nhiều thế hệ khán giả. Tuấn Ngọc được coi là hai ca sĩ thể hiện được rõ nhất sự “phiêu bồng” của Thu quyến rũ.

7. “Buồn tàn thu” ( Văn Cao)

“… Nghe bước chân người sương gió
Xa dần như tiếng thu đang tàn
Ôi người gió sương em mơ thương ái bao lần
Và chờ tin hồng đến
Đêm mùa thu chết…”

Buồn tàn thu là sáng tác đầu tay của cố nhạc sĩ Văn Cao viết năm 1939 với lời tựa dành cho nhạc sĩ Phạm Duy: “Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn”. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là người đầu tiên trình diễn ca khúc này trong thập niên 1940. Giai điệu buồn da diết với nhịp điệu chậm rãi của Buồn tàn thu thể hiện nỗi sầu thương của một người thiếu phụ mòn mỏi chờ đợi người yêu để rồi chết cùng mùa thu.

Nỗi vấn vương của người thiếu phụ trong bài hát cứ bay theo những chiếc lá vàng. Ngồi trong nhà đan áo, nàng nhắn nhủ gió, mây và những cánh chim uyên đưa duyên tới người tình trong sự vô vọng. Năm tháng cứ thế trôi qua và trong một đêm mùa thu chết, tình yêu của nàng đã “rơi theo lá vàng”. Những giọng nữ cao như Thái Thanh, Kim Tước hay sau này là Ánh Tuyết đã thổi hồn cho Buồn tàn thu

8. “Mùa thu ru em” (nhạc sĩ Đức Huy)

“… Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu bay lá vàng
Anh ru em ngủ, bài ca dao ta vẫn hát
Lúc còn ấu thơ
Nắng vàng ấm suối tóc dệt mây thu
Mùa thu ru phím đàn…”

Những khán giả yêu mến nữ ca sĩ bạc mệnh Ngọc Lan hẳn vẫn còn nhớ đến video clip Mùa thu ru em của cô vào đầu những năm 1990. Trong vai một cô gái chăn cừu áo rách tả tơi rong ruổi khám phá vẻ đẹp của núi rừng mùa thu, diễn xuất của nữ ca sĩ đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem lúc bấy giờ. Lời ca trong sáng, dịu dàng đã được thể hiện qua chất giọng mượt mà, điêu luyện của Ngọc Lan.

Mùa thu trong nhạc phẩm của Đức Huy đầy rực rỡ, mộng mơ với những lời ru tình yêu, “bờ môi nhớ thương” và đặc biệt là “bài ca dao ta vẫn hát lúc còn ấu thơ”. Dù cho nữ ca sĩ mang tên một loài hoa đã ra đi quá vội vàng, tiếng hát du dương của chị vẫn sẽ mãi như lời ru của mùa thu - e ấp, hiền hòa, vun đắp cho những tình yêu chớm nở, khiến lòng người đắm say trong những giấc mơ “dài cơn mê thương yêu ấy, những ngày ái ân”.

09. “Nhìn những mùa thu đi/ Nắng thủy tinh” (Trịnh Công Sơn)

“… Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng…”
“… Chiều đã đi vào vườn mắt em
Mùa thu qua tay đã bao lần
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
Màu nắng bây giờ trong mắt em…”

Nhìn những mùa thu đi và Nắng thủy tinh đều là hai nhạc phẩm bất tử về mùa thu mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho kho tàng âm nhạc VN. Đều lấy hình ảnh là một buổi chiều thu, nhưng nếu như Nắng thủy tinh là một “chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm” thì buổi chiều trong Nhìn những mùa thu đi lại “đơn côi bàn tay quên lối, đưa em về nắng vương nhè nhẹ”. Trong cuộc đời của mỗi con người, ai rồi cũng sẽ phải đón nhận những mùa thu đi qua và “nghe tên mình vào quên lãng”. Mùa thu đến và đi để lại bao cảm xúc bâng khuâng, ngậm ngùi.

Khoảnh khắc hai nữ ca sĩ Khánh Ly và Lệ Thu cùng nhau đứng trên sân khấu thể hiện Nhìn những mùa thu đi và Nắng thủy tinh là một hình ảnh đẹp đã in sâu vào ký ức của công chúng hâm mộ nhạc Trịnh. Những hoài cảm sâu sắc của biết bao người nghe đã, đang và sẽ vẫn trào dâng mỗi khi những giai điệu êm đềm ấy được ngân vang. Mùa thu cũng là lúc để chúng ta hoài niệm về quá khứ, để tâm hồn mình “buồn dâng mênh mang” và lắng đọng theo từng nốt nhạc xưa cũ.

10."Giọt mưa thu" ( Đặng Thế Phong)

Giọt mưa thu được xếp vào những ca khúc hay nhất của tân nhạc Việt Nam. Phạm Duy cho rằng Giọt mưa thu (cùng hai nhạc phẩm khác của Đặng Thế Phong) đã khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam và được Văn Cao cùng Đoàn Chuẩn tiếp nối. Nhạc phẩm này cũng là cảm hứng để Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn cũng ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết bản nhạc đầu tay Uớt mi."

11. “Tà áo xanh” (Đoàn Chuẩn)

Đoàn Chuẩn là một nhạc sỹ của mùa thu . Nói đến mùa thu mà không nhắc đến một tác phẩm khác của ông "Tà áo xanh" quả là một thiếu sót

12."Mùa thu không trở lại" ( Phạm Trọng Cầu)

Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu mùa thu không còn nữa
Đếm lá úa mùa thu đo sầu ngập tim tôi

Một bài hát tuyệt vời, nét thu trong ca khúc nghe sang trọng, quý phái pha lẫn buồn tiếc nhớ mênh mang


13. "Thu hát cho người” (Vũ Đức Sao Biển)

Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim ta nhớ người vô bờ..

Giai điệu mượt mà, lời ca trữ tình, phảng phất những hình ảnh trong Đường thi.


14." Thơ tình cuối mùa thu" ( thơ Xuân Quỳnh, nhạc : Phan Huỳnh Điểu)

Cuối trời mây trắng bay, lá vàng thưa thớt quá ...
Mùa thu vào hoa cúc, chỉ còn anh và em ...

Thơ tình cuối mùa thu là một bài hát kinh điển về mùa thu. Nhạc cũng đẹp, mà lời lại càng đẹp. Bài hát được viết lời bởi một nhà thơ nổi tiếng và một nhạc sỹ viết nhạc cũng nổi tiếng .

Hoa cúc là biểu tượng của mùa thu. Cảnh quá đẹp, quá nên thơ, quá cô liêu, và cuối cùng là đôi tình nhân bên nhau trong cảnh mùa thu ...



http://a9.vietbao.vn/images/vi955/2010/9/55327599-1285120787-mua-thu-cho-em2.jpg

cao nguyên
10-13-2011, 06:56 PM
Đọc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương




Còn gặp nhau...


http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/b3fd2f6957f24bdeb2338e4e3f097ac3.jpg



Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.


http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/6434be86b6d54b9b88569a5eb4cf7e24.jpg


Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.


http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/5a6c1b98504a4976a970b007dbad83e5.jpg


Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời,
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời


http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/be664d9c94fc4232afd111689dd98cb4.jpg


Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người.




http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/9a4983014a5941c296bd1ee969feb5ca.jpg


Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao,
Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.


http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/87f9663059b54ab99f4c7f7d7d5db05d.jpg


Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.


http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/b1d83e68a443430dab7cb6376027f637.jpg


Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý - lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.


Chữ Tâm


http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/b9c093fa0eb94e0aa499bcf8cab81d89.jpg


Sống trên đời gắng giữ trọn chữ Tâm
Và nhất niệm báo ân - đừng báo oán.


Vui cùng nhau
Nhìn đóa hồng tươi vừa chớm nụ
Ngắm trăng treo lơ lửng ven đồi,
Say vần thơ đượm tình tri kỷ
Cùng lắng chờ nghe khúc nhạc vui.


Buồn có nhau
Chung bước lần theo đường lối cũ...
Vật vờ hồi tưởng bến sông xưa...
Bên nhau ngẫm nghĩ đời dâu bể
Cùng chịu đất trời cảnh gió mưa.


Nói với nhau
Chẳng oán hờn ai - chớ trách ai,
Hãy đi cho hết quãng đường đời.
Tâm không vướng bận lời phi thị
Chuyện thế gian đùa, nỏ lắng tai.


Hãy cho nhau
Một cơn gió nhẹ thoảng qua
Dễ đưa ta đến lìa xa cõi đời
Để kết thúc một kiếp người
Mong manh như giọt sương rơi đầu cành!

Thế mà cứ mãi quẩn quanh,
Ghét ghen, sân hận, tranh dành, hơn thua.
Đang là bạn, hóa ra thù,
Đang thân thiết, bỗng thờ ơ lạnh lùng.

Cùng trong cõi tạm sống chung
Chơi vơi bể khổ - mênh mông đất trời

Hãy cho nhau những nụ cười,
Hãy cho nhau trọn tình người - niềm vui
Hãy cho nhau vị ngọt bùi,
hãy cho nhau vạn ngàn lời yêu thương,
Tròn câu hiếu đạo, cương thường.


Bên nhau
... Cuộc đời dẫu có bể dâu
Bên nhau ta hãy quên sầu - cùng vui.
Đem tinh hoa hiến dâng đời,
Lấy tình chân thật gửi người tri âm.
Dốc lòng giữ mối từ tâm,
Chữ thương yêu vẫn âm thầm trao nhau...


Phù sinh
Vẫn biết cuộc đời là mộng ảo
Phù sinh một kiếp thoáng qua mau,
Tóc xanh đang độ thời thơ ấu
Thoảng chốc thì ra đã bạc đầu...





Đọc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương


Từ xưa đến nay có muôn ngàn câu thơ lưu luyến qua bao thế hệ. Nhưng có những câu thơ mà cứ đọc lên ai cũng cảm thấy lòng mình rung động, xao xuyến, êm ái, nhẹ nhàng, nghe rồi nhớ mãi không quên, vì thơ đã đi thẳng, đi sâu vào lòng người. Đó là trường hợp của thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.


Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã nói lên được bằng vần điệu những tâm tư thầm kín của mọi người, cũng đã cho thấy rõ con người của tác giả, là luôn coi trọng chữ Tâm:


“Sống trên đời gắng giữ trọn chữ Tâm và nhất niệm báo ân – đừng báo oán.”

Và cả đời đã sống vì tình, một thứ Tình Người rộng rãi bao la:


“Trước sau chỉ một chút tình, Thiết tha, trân trọng để dành cho nhau.”

Khi vui luôn có nhau trong tình tri kỷ. Lúc buồn cũng có nhau trong tình tương ái tương thân, nói với nhau những lời yêu thương dịu ngọt, cho nhau những nụ cười, những niềm vui, những ngọt bùi, để khi theo quy luật tự nhiên, luật vô thường, mọi vật đều có thể mất đi, thì “chỉ có Tình Thương để lại đời!”.


Trong thi phẩm của Tôn Nữ Hỷ Khương tôi tin rằng những bài thơ này sẽ lưu lại trong lòng mọi người nay và cả mai sau.


GSTS Trần Văn Khê

cao nguyên
10-31-2011, 01:45 PM
Hình ảnh cũ- Âm thanh xưa

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/vietnamhunglan.jpg

Việt Nam Minh Châu Trời Đông Hùng Lân
Việt Nam minh châu trời đông Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng Non sông như gấm hoa uy linh một phương Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi Vết anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời Máu ai còn vương cỏ hoa Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước Hy sinh tâm huyết mong báo đền ơn nước Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam.Hợp ca Đài phát thanh Sài Gòn http://www.mediafire.com/?bbvwcv36a6ob21w (http://www.mediafire.com/?bbvwcv36a6ob21w)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/demmelinh.jpg


Đêm Mê Linh

Nhạc: Văn Giảng - Lời: Võ Phương Tùng Canh dài ta ngồi trong rừng cây vang âm hồn thiên thu. Trời vắng hồn lắng tiếng sơn hà trong gió hú: "Ai thấy chăng xưa hùng cường? Ai thấy chăng nay xiềng cùm, đằng đằng nặng hận thù? Ai đắp non sông trường tồn? Ai kết lên dân tài hùng Xua tan giặc Đông Hán. Xua tan giặc xâm lấn?" Ta cùng chung lòng mong ngày vang danh thơm dòng oai linh, Thề quyết rèn chí quét quân thù đang cướp nước Ta cháu con dân Việt hùng, nơi Mê Linh ta trùng phùng Đồng lòng nguyền vẫy vùng Ta chiến binh đang thề nguyền, quanh ách thiên nung lòng bền Gian nguy càng hăng chí, xung phong chờ đến ngày. Ai vì nước? Ai thề ước? Ta xung phong nguyền dâng thân hiên ngang Nguyện đấu tranh xua tan quân Đông Hán Ai trung thành? Ai liều mình? Thề hy sinh, thề tung hoành hiên ngang Thề kiên trung chiến đấu, thế chiến thắng! Canh dài ta ngồi mơ ngày đi xông pha giành non sông Ngời chói bừng ánh sáng tươi hồng hăng chí nóng Quanh ánh thiêng reo bùng bùng. Ta nắm tay ca trầm hùng Hẹn ngày rạng Lạc Hồng, Mơ xuất quân đi rập ràng, mơ quét tan quân bạo tàn Xua tan giặc Đông Hán. Xua tan giặc xâm lấn.Hợp ca Đài phát thanh Sài Gòn

http://www.mediafire.com/?2sh3e55pg0b1568 (http://www.mediafire.com/?2sh3e55pg0b1568)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/hontusi.jpg
Hồn Tử Sĩ Nhạc: Lưu Hữu Phước - Lời: Phan Mai
Đêm khuya âm u ai khóc than trong gió đàn sóng cuốn Trưng Nữ Vương gợi muôn ngàn bên nước tràn Hồn ai đang thổn thức trên sông hồn quân Nam đang khóc non sông sát khí ngất đất bao lớp thây muôn bóng huyền Không gian như lắng nghe bao oan hồn đang xao xuyến xót thương hai Nữ hoàng tuẫn thân dù mạng vong lửa hờn chưa tan làn sóng đang thét gào gió vang tiếng nguyền cùng gươm đao Nguyện cùng sông đẫm máu tấm thân nát không nao nhìn thấy quân Hán dầy xéo sông núi nhà, dòng châu rơi khắp nước non mờ tối dưới trời. Nào ai yêu nước nhà vì giống nòi vì hận thù làm sao đưa dân qua cơn đau khổ Người Nam anh dũng quyết dâng đời sống cho non sông liều mình vào tên khói cùng người thù ta quyết không đạp đất chung Trai hùng trung lúc quốc biến xả thân lấy máu nóng cứu dân khỏi hồi nguy nan chí hiên ngang. Bao năm công đức xây đắp nên non nước nhà ân đó ghi khắc trong tâm quốc dân không xóa nhòa vì đâu vua Trưng nữ ra quân vì non sông tử tiết vong thân Nước cuốn réo rắt như thiết tha gọi quốc hồn thiên thu trên hát vang vang tiếng lòng dân đau đớn khóc giang san phải hồi ngửa nghiêng Cùng nhau khấn non nước thiêng liêng. Thái Thanh hát
http://www.mediafire.com/?cd5g5o6dycl17fo

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/godongda.jpg
Gò Đống Đa Nhạc và lời: Văn Cao
Từng đoàn dân chúng trên đế đô tưng bừng đi Tìm về thăm chốn non nước thiêng trang hùng ghi Cố bước bước bước bước trên đường thơm gió mát Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây Ðống Ða còn chốn đây Nhắc xương đầy máu xây Ngàn tiếng khóc tiếng rít lên, còn vướng vất giáo, mác, tên Mấy ai qua mà lòng khôn nguôi ÐK: Cùng thăm nơi xưa ai là người không bái sùng Dòng máu ái quốc lưu truyền trong bao đấng hùng Ngày ngàn quân Thanh chết Dưới toán quân Việt Nam Thề quyết phấn đấu đồng tâm hy sinh Làm sao cho hơn thời xưa Rồi cất sức sống ngày mai Máu đào đồng bào kết hòa cùng màu quốc kỳ. Lời đoàn quân trước trong gió rung bao cờ bay Còn rền theo trống chiêng lắng khua trong chiều nay Hỡi dũng sĩ ái quốc ngại gì bao nguy khó Giữ đất nước thống nhất bao người đang ngóng ta Tiến quân hành khúc ca. Thét vang rừng núi xa Giục chiến sĩ cất bước mau. Từng toán trước đến toán sau Nối nhau đi cuộc hành binh qua
Ca đoàn Vô Tuyến http://www.mediafire.com/?r43n9ecp5667bm6 (http://www.mediafire.com/?r43n9ecp5667bm6)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/thieunuvietnam.jpg
Thiếu Nữ Việt Nam Nhạc: Lưu Hữu Phước - Lời: Mai Lưu ~
1~ Trông hoa xuân thắm tươi trên muôn cành Lòng niên thiếu chan chứa hương xuân Reo lên trong nắng mới trong vui mới Vì chị em, ấy Hoa của đời. ĐK: Này chị em khắp nước Nam Dịu dàng như những đoá hoa Như những đoá hoa Tô điểm thêm cho sơn hà Hồn thanh xuân khuyến khích ta Nào chị em cất tiếng ca Cùng cất tiếng ca, Vui vẻ thêm cho nước non nhà, Sao cho cả thảy Hăng hái cố gắng luôn, Dù ngàn chông gai Cùng nhau vui sống Làm sao cho khắp nước Nam Đều rền vang tiếng hát ca, Vang tiếng hát ca. Lòng vui tươi chiếu bao la. ~
2~ Đi, ta đi, dắt nhau đi lên cùng, Và ca hát trong ánh nắng mai, Gieo vui tươi khắp nơi, gieo vui sống, Vì chị em, ấy Hương của đời. (Qua Điệp Khúc) ~
3~ Ta khuyên lơn giúp cho bao nhiêu người Lòng không chút tin ở tương lai, Sao cho tâm chí ai thêm hăng hái, Vì chị em ấy Tiên của đời. (Qua Điệp Khúc)Hợp ca giọng nữ Đài phát thanh Sài Gòn http://www.mediafire.com/?dte8mgpcpt2aben (http://www.mediafire.com/?dte8mgpcpt2aben)
http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/hoaxuandatviet.jpg
Hoa Xuân Đất Việt Nhạc và lời: Nguyễn Văn Thương
Ngày Xuân gieo nguồn trong sáng tưng bừng đây đó Hương ngát muôn phương lan bay nương chiều êm gió Vườn Xuân hoa về tươi thắm điểm trang cánh đào Chim thánh thót đưa tin mừng nhìn nắng Xuân sang, đón chào. Vườn xuân, ta là muôn đoá hoa đời hàm tiếu Hương sắc thanh xuân tô xinh sơn hà yêu dấu Trời xuân, ta là đàn chim tung hoành mây gió Tiếng ca chơi vơi ngân xa hoà gieo vui sông khắp trời. Nhìn điệp điệp trùng. Hoa cười trong gương nắng Nghe êm êm ru. Gió lướt thơm trên ngàn Đời bừng màu hồng. Chan hoà tình sông núi Reo ca lên cho lòng tràn niềm vui. Ngày Xuân sang nồng say hương men mùa chiến thắng Bao lớp hoa niên ra đi vang lời tranh đấu Đời thanh xuân nguyền dâng chí khí cho giống nòi Xây đắp trên non sông Việt một mùa Xuân tươi muôn đời.Hợp ca Đài phát thanh Sài Gònhttp://www.mediafire.com/?7wd9yu7u5t1rjcg (http://www.mediafire.com/?7wd9yu7u5t1rjcg)


http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/ngocha.jpg

Trích Hồi Ký Phạm Duy: "Khi mới thành lập năm 1946, Đài Pháp-Á chưa có nhiều ca nhạc sĩ cộng tác. Chỉ mới có ban nhạc Trần Văn Lý với vài ca sĩ như Thu Hồ, Mạnh Phát, Minh Diệu, Thu Thu... Đài thiếu ca sĩ đến nỗi có một hôm, tới giờ phát thanh, Trần Văn Lý phải nhờ cô thông dịch viên Ngọc Trâm vào studio hát, rồi cô trở thành ca sĩ thực thụ và đổi tên là Minh Trang. Dần dần, số ca sĩ tăng lên, về phía nữ, có thêm Ngọc Hà, người tình của Lê Trực. " Lê Trực tức là nhạc sĩ Hoàng Việt, nổi tiếng với những bài Lên Ngàn, Lá Xanh, Nhạc Rừng, Tình Ca...Tiếng Còi Trong Sương Đêm
Sáng tác của Lê Trực, do Ngọc Hà hát trong đĩa Việt Đông
http://www.mediafire.com/?3je1uksju7hel91 (http://www.mediafire.com/?3je1uksju7hel91)


http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/thieuphunamxuong.jpg

Thiếu Phụ Nam Xương Thẩm Oánh
Ai đời còn nhớ chăng ? Xóm Nam Xương có một nàng Lòng trinh muôn đời muôn kiếp Mang đến tuyền đài cam ức ôm hờn. Ôi đến bao tan. Từ chồng ra đi chiến tranh phân kỳ, rầu rầu chiếc thân tàn canh soi bóng Ôm con nhớ thương ngợp lòng, chờ ngày khang thái, tái lai rực hồng ánh xuân Con thơ chiều đêm hoài kêu nhớ cha Khi ánh đăng soi mờ bóng nhoà, chỉ bóng tường dụ dỗ dối con thơ. Rằng :"Đây chính cha đêm tối mới về cùng con". Rồi từ đó ánh đèn tàn đêm, hình nàng in trên vách tường, con giỡn đùa nô bóng cha rộn ràng, nào ngờ đâu vì đó ly tan ! Người cha sau ít lâu hồi hương. Một sáng quang minh chim ngàn kêu đàn, mừng mừng tủi tủi mang mang. Nàng bế con ra :"Đây bố đã về cùng con " Thằng bé kêu rằng:"Không không bố tôi đêm tối mới về, không không bố tôi đêm tối mới về, không không bố tôi đêm tối mới về " Ôi đau thương, ôi ly tan, đau đớn cho nhau, chua xót cho nhau chim thương lìa đàn. Ôi đau thương ! ôi nguy nan ! Cuồng ghen sôi máu phũ phàng dày đạp nát tan. Trời thấu cho lòng thiếp chăng ? Trinh chuyên mang oan phụ chàng ! Xin đem thân như hoa tàn trôi đi, trôi khuất xuôi với nước giòng Hoàng Giang. Bóng đêm mờ đèn khêu u uất, chàng bồng con thơ in bóng lên tường. Thằng bé vui mừng :" Đây đây bóng cha đêm tối đã về, đây đây bóng cha đêm tối đã về, đây đây bóng cha đêm tối đã về ". Ôi nghi oan ! ôi ly tan ! đau đớn cho nhau, chua xót cho nhau chim thương lìa đàn . Ôi nguy nan, ôi đau thương. Cuồng ghen sôi máu lỡ rồi tình đã nát tan. Bồng con đứng trông theo giòng Hoàng Giang Tình oan ngập mây u ám, muôn năm mối hờn bao tan nơi cửu tuyền. Cho đời còn nhớ quên ?Ngọc Bảo hát trong đĩa Polyphonhttp://www.mediafire.com/?ziped4z4d0z8y8i (http://www.mediafire.com/?ziped4z4d0z8y8i)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/colaido.jpg
Cô Lái Đò Thơ: Nguyễn Bính - Nhạc: nguyễn Đình Fúc
Xuân đã đem mong nhớ trở về Lòng cô lái ở bến sông kia Cô hồi tưởng ba xuân trước Trên bến cùng ai đã nặng thề Nhưng rồi người khách tình xuân ấy Đi biệt không về với bến sông Đã mấy lần xuân trôi chảy mải Mấy lần cô lái mỏi mòn trông Xuân này đến nữa đã bao xuân Đóm lửa tình duyên tắt nguội dần Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi Cô đành lỗi ước với tình quân Bỏ thuyền bỏ bến bỏ giòng trong Cô lái đò kia đi lấy chồng Vắng bóng cô em từ dạo ấy Để buồn cho những khách sang sông
Ái Liên hát trong đĩa Viễn Đông http://www.mediafire.com/?dqvud8uot1ja0au (http://www.mediafire.com/?dqvud8uot1ja0au)

CÔ LÁI ĐÒ
Anh Ngọc Trinh bay http://www.mediafire.com/?v23hs9arb0efd5v (http://www.mediafire.com/?v23hs9arb0efd5v)


http://lh4.ggpht.com/_wPxKtGUCvqw/TJQ2FeRG1NI/AAAAAAAAAjU/QPXEJh4TUdM/colaido.gif

cao nguyên
10-31-2011, 01:50 PM
http://lh4.ggpht.com/_wPxKtGUCvqw/TJQ3r16UhxI/AAAAAAAAAjk/tXSjOxL0zJA/emdenthamanh1chieumua.jpg
EM ĐẾN THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA
http://lh6.ggpht.com/_wPxKtGUCvqw/TJQ6iLkpnrI/AAAAAAAAAjs/3Rnb0bI-014/anhngoc.jpg

http://www.mediafire.com/?v6r0x5obk8b13v1 (http://www.mediafire.com/?v6r0x5obk8b13v1)



http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/demtrongrung.jpg
Đêm Trong Rừng - Hoàng Quý
Rừng muôn cây xanh cao âm u ngàn gió lá, khuất bóng ánh trăng sao. Ngồi chung quanh phiến đá, ta khơi lửa đào, bập bùng bập bùng trong đêm thâu. Mờ sương reo trong không âm u ngàn thác lá, gió lắng xa mênh mông. Ngồi trong hơi núi giá,ta khơi lửa hồng bập bùng bập bùng trong đêm sâu. A... ngồi trong ánh hương đêm Ta cùng cất cao lời nguyền Thề đồng tâm ta quyết thề sông núi (nhắc lại cả câu) Đem tâm can xây đắp ngày tươi mới (nhắc lại cả câu) Hm . . .(tiếng ngân) . . . . . Một lòng son ! Bền tâm chí ! Vì non nước ! Có sa chi lao lung anh em ơi im nghe vang âm trong rừng Một lòng son ! Bền tâm chí ! Vì non nước ! Có sá chi lao lung (chậm dần cho đến hết) Hm . . .(tiếng ngân) . . . . . .Ca đoàn Vô TuyếnSaiGon

http://www.mediafire.com/?7dwbmmyaoaaios2

(http://www.mediafire.com/?7dwbmmyaoaaios2)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/demtrongrung2.jpg
Đêm Trong Rừng của Hoàng Quý do song ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết diễn tả.
http://www.mediafire.com/?rldcksk0oqfvvp6

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/tiengnhactamtinh.jpg
Từ trái qua phải: Nhật Trường, Nhật Bằng, Anh Ngọc - Mai Hương, Thái Thanh, Kim Tước
Nhớ Trăng Huyền Xưa Nguyễn Văn Quỳ Bóng trăng dần xuống Hàng cây hắt hiu theo gió buồn Mây trắng mờ trong bóng đêm Không gian lắng chìm vắng im. Bóng trăng dần xuống Xa vời bao bóng dáng yêu thương Tơ trùng ai nắn buông Cho lòng rung lên ngàn tiếng. Dưới trăng huyền xưa Từng ánh lung linh chan hoà muôn gió biếc Tìm đến bên hoa gió trăng nhè nhẹ mơn mơn cánh yêu kiều. Dưới trăng huyền xưa Hồn thắm chơi vơi trong tình trăng chan chứa Ngát say hương nồng lòng ai ngây ngất với trăng thu ngàn đoá hoa. Nhưng chiều thu nay, tàn rồi bao ước mong Trăng sáng nơi đây nhưng không thắm cho lòng. Nhưng chiều thu nay, tàn rồi bao ý thơ Dáng xưa đâu còn cho hương vương trong gió. Nhớ trăng huyền xưa Lồng bóng hoa trăng rung từng bông cánh thắm Gió dâng ý tình hồn ai như mơ thấy tan trong trời thu.Thái Thanh đọc lời dẫn nhập - Kim Tước hát http://www.mediafire.com/?1ugczlznac7925h

Dưới đây là hình ban nhạc của Tiếng Nhạc Tâm Tình, Nhật Bằng là người đứng sử dụng contre-bass.



http://sachxua.net/forum/Themes/default/images/icons/assist.gif
Phóng to


http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/tiengnhactamtinh2.jpg

cao nguyên
10-31-2011, 01:53 PM
Một bài hát trong chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình:

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/bencu.jpg
Bến Cũ (1946) Lời: Ngọc Quang - Nhạc: Anh Việt Bến ấy ngày xưa người đi vấn vương biệt ly Gió cuốn muôn phương về đây Thấy bóng người về hay chăng? Xa nhau bến xưa ngày ấy Anh đi ! Thế thôi từ đây ! Sầu chết bên lòng, Hồn nặng nhớ mong. Biết đi sầu em mong Nhưng ngàn dân đang ngóng Dưới trời gió mưa Làn gió chiều đưa. Xa nhau bến xưa ngày ấy Anh như bóng mây hồng trôi Về chốn xa vời Lòng nặng nhớ mong. Cố quên sầu thương đi Anh nguyền đi theo gió Chớ buồn khóc chi Càng khổ người đi. Bến ấy chiều sương chờ mong vấn vương lòng ta Gió cuốn mây trôi về đâu ? Cố nén sầu lòng bao năm.Kim Tước đọc lời dẫn nhập - Anh Ngọc và Mai Hương trình bàyhttp://www.mediafire.com/?87nh0e55wbihw57 (http://www.mediafire.com/?87nh0e55wbihw57)

Tiếng Nhạc Tâm Tình...
http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/tiengnhactamtinh_maihuong.jpg
Mai Hương đang ghi âm trong chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình
Tình Trăng Hoàng Trọng (1956) ánh trăng là đèn trời soi dìu nhân thế vui đêm qua ánh trăng là nụ cười xinh mơn trớn lá hoa ánh trăng là tình ta đã ghi từ xưa nhạc êm trót vương lời thơ xui lòng càng nhớ muôn đời còn mơ kìa trông vầng trăng yêu dấu xóa mờ làn mây trôi tới đâu cầu nào vừa nối duyên Ngâu cho dòng Ngân giang hết âu sầu người trông màu trăng lai láng bước từng nhịp chân đi ngỡ ngàng hồn thơ lên vút mênh mang ôi càng khuya thấy càng bâng khuâng tơ lòng vương theo gió lâng ôi tình trăng có trăng là cuộc đời ta vừa qua bóng đêm chơi vơi có trăng là cuộc đời ta thôi hết lẻ loi có trăng mộng đẹp duyên thắm tươi lòng ai nhìn hoa lá vương lả lơi gieo tình ngàn lối khơi tràn niềm vui ……………………………………… ánh trăng còn đó ta còn say mơ ! Mai Hương háthttp://www.mediafire.com/?1zii7hzf8gydz58 (http://www.mediafire.com/?1zii7hzf8gydz58)


http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/demxuan.jpg
Đêm Xuân Phạm Duy Đêm qua say tiếng đàn Đôi chim uyên đến giường Chim báo tin xuân đã về trong giấc mộng Em yêu câu hát buồn Lả lướt trong màn trăng Yêu trời thanh vắng Đón đưa em tới chàng Hồn em chùng đêm tối Tình em còn chơi vơi Lòng em chưa tàn Xin đừng nhạt phai Đừng nhạt phai Chưa quen nhau lúc đầu Em nghe theo tiếng sầu Ôi khúc ca nuôi mối tình muôn sắc màu Em phôi pha tháng ngày Vì lúc trăng về đây Có đàn đêm ấy Đã ru trái tim này Hồn em tìm nương náu Tình em chờ thương đau Lòng em chưa tàn Xin đừng phụ nhau Xin đừng phụ nhau ... Anh Ngọc đọc lời dẫn nhập - Toàn ban trình bàyhttp://www.mediafire.com/?3893a7pz7cy54zu (http://www.mediafire.com/?3893a7pz7cy54zu)


http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/tiengnhactamtinh_kimtuoc.jpg
Kim Tước đang ghi âm trong chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình
Bóng Ngày Qua Hoàng Giác Ngàn xa bốn bề sao im vắng Sóng nước như say sưa khúc mơ màng Lưu luyến reo lòng khách giang hồ Qua bóng mây trôi êm đềm ngày mơ Lòng ngậm ngùi buồn vắng cố hương Tiếng đàn gió hòa tiếng mến thương Thuyền đời còn nhiều lúc lênh đênh Tình đời gần còn lúc có xa Nhớ đâu hình bóng ngày qua Một bóng đang lạnh lùng đi Chìm đắm trong đêm Đi không bờ bến Đôi mắt đăm đăm nhìn cõi hư vô Tìm lại ngày xa ... vắng ... xa Mờ xa khuất đồi xanh êm ấm Xa thế nhân say mơ giấc điên cuồng Không biết chăng một bóng trong sương Ngơ ngác đang đi tìm một ngày qua Lời nhủ thầm đàn đứt dây tơ Áí làm chi cuộc sống trong mơ Cuộc đời còn nhiều lúc khắt khe Lòng người còn nhiều lúc sắt se Quên đi hình bóng ngày qua. Nhà văn Mai Thảo đọc lời dẫn nhập - Kim Tước hát
http://www.mediafire.com/?c3122tr535r2c2m (http://www.mediafire.com/?c3122tr535r2c2m)
http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/buontanthu.jpg
Buồn Tàn Thu Văn Cao Ai lướt đi ngoài sương gió, không dừng chân đến em bẽ bàng, Ôi vừa thoáng nghe em mơ ngay bước chân chàng, Từ từ xa đường vắng. Đêm mùa thu chết, nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng. Em ngồi đan áo lòng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng. Người ơi còn biết em nhớ mong, tình xưa còn đó xa xôi lòng. Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên Chim với gió bay về chàng quên hết lời thề. Áo đan hết rồi, cố quên dáng người, Chàng ngày nào tìm đến? Còn nhớ đêm xưa kề má say xưa Nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần. Thôi tình em đấy, như mùa thu chết rơi theo lá vàng. Nghe bước chân người sương gió, xa dần như tiếng thu đang tàn. Ôi người gió sương em mơ thương ai bao lần, và chờ tin hồng đến. Đêm mùa thu chết, nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng. Em ngồi đan áo lòng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng. Người ơi còn biết em nhớ mong, tình xưa còn đó xa xôi lòng. Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên Chim với gió bay về chàng quên hết lời thề. Áo đan hết rồi, cố quên dáng người, Chàng ngày nào tìm đến? Còn nhớ đêm xưa kề má say xưa Nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần. Thôi tình em đấy, như mùa thu chết rơi theo lá vàng.Mai Hương đọc lời dẫn nhập - Thái Thanh hát
http://www.mediafire.com/?3f6vgsbwdg4gybr (http://www.mediafire.com/?3f6vgsbwdg4gybr)

Đoàn Lữ Nhạc Đỗ Nhuận Ra đi khắp nơi xa vời Gió bốn phương, kìa gió bốn phương Ào ào cuốn lá rơi Người đi khúc nhạc chơi vơi Rắc khắp nơi, kìa rắc khắp trời Vang vang khúc nhạc say đời Há há, há há! Hãy nhớ vết xưa tàn phá Đâu, đâu ? Ai biết lũ chim về đâu Há há, há há ! Cất tiếng hát lên cười phá Ô, ô ! Kìa có bóng chim hải hồ Xà xà xà, hồ há há há ! Khi ta ra đi túi đàn mang lên trên vai Cất tiếng hát vang trời mây, át tiếng gió ru ngàn cây Giờ bước chân đi khói lửa bập bùng đây đó đó Hỡi lữ khách khi người đi Cất tiếng hát quên sầu bi ! Đi, ra đi, ra đi, ra đi, ra đi... lên chót vót góc núi Reo, hò reo, hò reo, hò reo, hò reo... ta đứng đón gió mới Đi, ra đi, ra đi, ra đi, ra đi... khi sóng gió cuốn tới Ơi, hò ơi, hò ơi... Giang hồ, hồn ta dâng cao chơi vơi. Ra đi khắp nơi xa vời Gió bốn phương, kìa gió bốn phương Ào ào cuốn lá rơi Người đi khúc nhạc chơi vơi Rắc khắp nơi, kìa rắc khắp trời Vang vang khúc nhạc say đời Há há, há há! Hãy nhớ vết xưa tàn phá Đâu, đâu ? Ai biết lũ chim về đâu Há há, há há ! Cất tiếng hát lên cười phá Ô, ô ! Kìa có bóng chim hải hồ Ban

cao nguyên
10-31-2011, 01:56 PM
4lt (http://www.mediafire.com/?ymee9g2wv4ls4lt)http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/nuocnonlamson.jpg
Mạnh Phát hát trong đĩa Philips http://www.mediafire.com/?1kgmraat7w4dnji
(http://www.mediafire.com/?1kgmraat7w4dnji)http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/nguaphi.jpg
Ngựa Phi Ðường Xa Trích ở nguyên tác "Kỵ Binh V.N." của Lê Yên Phạm Đình Chương tu soạn Ngựa phi ngựa phi đường xa tiến trên đường cát trắng trắng xóa tiến trên đường nắng chói chói lóa, cánh đồng lúa in sát chân trời mây mây xanh lam Ngựa phi ngoài xa thật mau, lúc nguy nàn ta yêu thương nhau. Giống Tiên Rồng hết sức phấn đấu, nhìn mây nước ta hát vang lừng trong nắng đào. Kìm từ từ, ngọn đồi dốc trèo từ từ, sát bên dòng suối chảy lừ đừ, cờ tung gió bay đùa bay phất phới. Kìm từ từ, rừng trầm gió ngàn vù vù, vó câu dồn cát bụi mịt mù, đường xa tắp vui bầy chim đón chờ. Ngựa phi trên lưng ngựa hung hăng trên cánh đồng mênh mông cất tiếng lên chúng ta cười vang. Ngựa phi trên lưng ngựa phi mau trong sương mờ đêm sâu lao mình trong nắng mưa giãi dầu. Ngựa phi ngựa phi đường xa Ngựa phi ngựa phi đường xa Ngựa phi ngựa phi đường xa Ngựa phi đường xa ... Ban Thăng Long hát
http://www.mediafire.com/?m751viaw4hsz74p (http://www.mediafire.com/?m751viaw4hsz74p)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/ganhlua.jpg
Gánh Lúa Phạm Duy Mênh mông, mênh mông, sóng lúa mênh mông Lúc trời mà rạng đông, rạng đông. Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng, Bước đều mà quang gánh nặng vai Chơi vơi, chơi vơi, tiếng hát chơi vơi, Dân làng, mà làng ơi, làng ơi ! Tiếng người ơi ới ! qua làn nắng mới, Vui chân đi tới phiên chợ mai. Gánh gánh gánh, gánh thóc về Gánh gánh gánh, gánh thóc về Gánh thóc về, gánh thóc về Gánh về, gánh về, gánh về, gánh về... Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh Cánh đồng mà xinh xinh rằng xinh Lão bà tóc trắng kĩu kịt quang gánh Môi trầu mà tươi đám cỏ xanh Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh, Sức già mà còn nhanh, còn nhanh Thóc bà phơi nắng, lúa nhà tôi gánh, Hai vai đem sức nuôi toàn dân. Gánh gánh gánh, gánh thóc về Gánh gánh gánh, gánh thóc về Gánh thóc về, gánh thóc về Gánh về, gánh về, gánh về, gánh về... Ðêm qua trăng mơ sáng khắp thôn quê Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi Có nàng xay lúa - quyến tròn thương nhớ Thương chàng mà dãi nắng dầm mưa Ðêm qua trăng mơ, thức suốt canh khuya, Hỡi chàng, mà chàng ơi, chàng ơi ! Sớm ngày mai tới. Thóc vàng cơm mới, Ði nuôi dân gánh một thành hai. Gánh gánh gánh, gánh thóc về Gánh gánh gánh, gánh thóc về Gánh thóc về, gánh thóc về Gánh về, gánh về, gánh về, gánh về... Phạm Duy hát với sự phụ hoạ của ban Thăng Long
(ghi âm trong đĩa Việt Nam)http://www.mediafire.com/?u691x2ya0q6zaw5 (http://www.mediafire.com/?u691x2ya0q6zaw5)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/thangcuoi.jpg
Thằng Cuội Lê Thương Bóng trăng trắng ngà có cây đa to Có thằng Cuội già ôm một mối mơ Lặng yên ta nói Cuội nghe "Ở cung trăng mãi làm chi" Bóng trăng trắng ngà có cây đa to Có thằng Cuội già ôm một mối mơ Gió không có nhà Gió bay muôn phương Biền biệt chẳng ngừng Trên trời nước ta Lặng nghe trăng gió bảo nhau: "Chị kia quê quán ở đâu" Gió không có nhà Gió bay muôn phương Biền biệt chẳng ngừng Trên trời nước ta Các con dế mèn suốt trong đêm khuya Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ Đền công cho dế nỉ non, Trời cho sao chiếu ngàn muôn Các con dế mèn suốt trong đêm khuya Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây Cùng trông ánh sáng cười vui Chị em ta hãy đùa chơi Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây Các em thích cười muốn lên cung trăng Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang Mười lăm tháng Tám trời cho Một ông trăng sáng thật to Các em thích cười muốn lên cung trăng Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang Các em thích cười muốn lên cung trăng Cứ hỏi ông Trời Cho mượn cái thang Bích Huyền hát với sự phụ hoạ của Ban Tuổi Xanh
Bích Huyền trong Ban Tuổi Xanh là con gái của hai nghệ sĩ Vũ Huyến và Minh Hoanhttp://www.mediafire.com/?tuvfngybmofh7jf (http://www.mediafire.com/?tuvfngybmofh7jf)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/linhsonhoaibac.jpg


Bài hát Ông Ninh Ông Nang, xin đăng thêm hình hoạt cảnh Ông Ninh Ông Nang do Hoài Bắc, Hoài Trung và cô Linh Sơn diễn. Lúc chụp hình này ông Nang Hoài Trung đi đâu mất nên chỉ thấy ông Ninh Hoài Bắc và cô Linh Sơn trên sân khấu.

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/ongninhongnang01.jpghttp://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/ongninhongnang02.jpg
Ông Ninh Ông NangPhương Mai và Bạch La háthttp://www.mediafire.com/?a45ufq3d0ydric5 (http://www.mediafire.com/?a45ufq3d0ydric5) (Thời gian này Bạch La còn hát trong ban Tuổi Xanh, mấy năm sau cô tham gia ban Tiếng Tơ Đồng của thân phụ là nhạc sĩ Hoàng Trọng, thuộc thế hệ trẻ nhất của Tiếng Tơ Đồng. Nhạc sĩ Hoàng Trọng dùng nốt nhạc để đặt tên các con: Cung Fa, Bạch La, Thiên Ut, Kim Mi...)



http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/echmuonbangbo.jpg

Ếch Muốn Bằng BòBan Tuổi Xanh háthttp://www.mediafire.com/?14kb30wf5kqktkr

(http://www.mediafire.com/?14kb30wf5kqktkr)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/vuhuyen2.jpg
Vũ Huyến đầu thập niên 50
Cô Hàng Nước Vũ Minh Anh còn, còn có mỗi, mỗi mỗi cây đàn Anh đem, đem bán nốt, anh theo, theo cô hàng, hàng chè xanh Tình tính tang, tang tính tình. Cô hàng rằng, cô hàng ơi Rằng có biết, biết cho chăng? Rằng có biết, biết cho chăng? Lẳng lặng mà nghe tôi nói đôi lời. Tôi kể rằng: "Đầu làng Ngủ Xá có nàng, một nàng bán nước chè xanh Người đâu trông mà duyên dáng, và cô em chừng đôi tám Miệng cô như là hoa đóa hoa thật tươi, trông càng say đắm Mắt cô đưa tình khiến bao chàng trai ngất ngây vì cô … mỗi khi qua hàng Hò ơi! hò ơi! đôi mắt nhung huyền. Ơi! hỡi nàng hàng xinh xinh ơi! Má lúm đồng tiền trông duyên ghê, làm ta say đắm bao tháng ngày. Chiếc áo nhuộm màu nâu non a, với dáng người nàng thon thon a Làm ta say đắm bao ngày tháng , vì em xinh quá xinh là xinh Nàng ơi anh đã yêu nàng. Quyết chí cùng nàng nên duyên a Bõ lúc vì nàng thâu đêm. Rồi đây, rồi đây anh sẽ về Nói với cùng mẹ cha anh a. Sẽ tới hỏi nàng cho anh a Cùng nhau chung sống trong mộng thắm Cùng nhau chung sống bao ngày xanh Hò ơi! mẹ tôi nói rằng: "Quyết chí hỏi vợ cho con a. Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a Nàng dâu đôi má dám nắng hồng. Quyết chí giạm vợ cho con a Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a. Làm sao cho xứng đôi vừa lứa Làm sao cho xứng đôi vừa đôi" Nàng ơi! anh đã mơ rằng, đám cưới vợ chồng đôi ta a Khắp xóm cùng làng ra xem a. Người ra xem đứng rồi nói rằng: "Đám cưới thật là to ghê a, đám cưới thật là xinh đôi a" Người ta cầu chúc chú rể mới, cùng cô dâu sống đến bạc đầu Rồi ngày ngày qua xa vắng quán hàng. Lúc trở về, trở về để kiếm cô nàng, cùng nàng chắp mối tình xưa. Thì em đã rời nơi ấy. Để cho quán hàng lạnh lẽo. Ơi! hỡi ơi! nàng ôi! Biết cho lòng anh đã bao năm trước anh đã yêu nàng, đến bây giờ đây biết đâu tìm em Ơi! ời ơi nàng! Vũ Huyến hát trong đĩa Việt Thanhhttp://www.mediafire.com/?e8bgid74394w7ld

(http://www.mediafire.com/?e8bgid74394w7ld)

http://i762.photobucket.com/albums/xx267/tusach_xua/P1011484.jpg
Một chân dung Nhạc sĩ Lam Phương thời trai trẻ rất đẹp

KHÚC CA NGÀY MÙA - Lam Phương
Hoàng Oanh háthttp: //www.nhaccuatui.com/nghe?M=XZ25IYCLZo (http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=XZ25IYCLZo)
DUYÊN KIẾP - Lam Phương- Ý Lan hát http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=3uXbIck0W8 (http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=3uXbIck0W8)
KIẾP NGHÈO - Lam Phương- Minh Hiếu hát http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=n01u4G6b7A

(http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=n01u4G6b7A)

http://img.photobucket.com/albums/v297/hodinhvu/duyenkiep4.jpg

cao nguyên
12-23-2011, 01:44 PM
Nhạc sĩ Lê Văn Khoa

http://images.tranquanghai.multiply.com/image/1/photos/upload/300x300/SOJYkgoKCtMAAH@htwI1/LeVanKhoaConducting.jpg?et=cgpXhFFjIvbI2Iyx8eM%2Bq Q&nmid=0


Trước hết hãy nói qua về những thành tích của ông trong lãnh vực âm nhạc. Ngay từ trước năm 1975 ở trong nước ông đã từng đoạt luôn hai giải thưởng về sáng tác âm nhạc toàn quốc hồi năm 1953, và giải văn học nghệ thuật toàn quốc 1968-70. Sau khi định cư ở Mỹ hồi năm 1975, lòng yêu quê hương xứ sở cùng nỗi đau buồn vì cảnh tang thương trên đất nước thúc đẩy ông sáng tác nhiều tác phẩm nặng tinh thần dân tộc qua nhiều thể loại từ những đoản ca cho thiếu nhi đến những đại tấu khúc như "Đêm Việt Nam"(piano solo), "Vietnamese Overture", "Vietnamese Rhapsody", "Symphonic Suite 1.9.7.5", "Dialogue". Đây là điểm nỗi bật trong nghệ thuật âm nhạc của Lê Văn Khoa. Phần đông nếu không nói là hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều sáng tác những bản tân nhạc mà chúng ta thường nghe các ca sĩ quen thuộc trình diễn, riêng Lê Văn Khoa lại chuyên môn sáng tác và làm hòa âm cho những dàn nhạc giao hưởng (symphony), đại hòa tấu với sáu bảy mươi nhạc công đủ loại, hay cho những ban hợp ca lớn bao gồm nhiều người hợp xướng. Với "Se Chỉ Luồn Kim" ông đã chuyển dân ca qua hợp ca nhiều bè cho ban Tứ Ca Thùy Dương trình diễn rất thành công tại Fullerton hồi 1978. Vietnamese Rhapsody của ông đã được dàn nhạc Fullerton Community Symphony Orchestra trình diễn hồi năm 1979. Symphonic Suite 1.9.7.5 được Pacific Symphony Institute Orchestra trình diễn năm 1995 trong chương trình kỷ niệm 20 năm của người Việt tị nạn. Tiếp theo đó trong những năm 1996, và 1997, dàn nhạc Pacific Symphony Orchestra cũng đã trình diễn các tấu khúc "Trăng Rằm" và "Ngày Hội" của ông đặc biệt viết cho dàn nhạc giao hưởng. Các tấu khúc khác như Vietnamese Overture và Romance đã được ban hợp xướng Ngàn Khơi trình diễn trong các chương trình hòa tấu hợp ca của họ. CD "Memories" của ông, ra đời hồi năm 2007 đã làm say mê nhiều thính giả. Nhận định về nhạc phẩm "Việt Nam 1975" của Lê Văn Khoa, Alla Kulbaba, nhạc trưởng của dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra, The National Ukranian Opera and Ballet, viết: "Nhạc của Lê Văn Khoa thật tinh vi, đầy xúc động, rất mực nhân hậu thân thiết. . . . Qua tác phẩm Symphony "Viet Nam 1975" Lê Văn Khoa chứng tõ ông là nhà viết đại tấu khúc có tài. Ông dùng thể loại Tây phương nhưng đặt trên căn bản ngưồn gốc quốc gia. . ." Nhạc trưởng Vũ Tôn Bình, tiến sĩ Nghệ Thuật Âm Nhạc, nhận định về nhạc sĩ Lê Văn Khoa như sau: "Đối với người cùng thời, Lê Văn Khoa luôn luôn ở đầu giới tuyến; là người đưa cao ngọn đuốc và ánh sáng của ngọn đuốc ấy sưởi ấm lòng nhiều người ở các ngả rẻ của xã hội và những khúc quanh quan trọng trong lịch sử dân Việt."
Bên cạnh nghệ thuật âm nhạc, Lê Văn Khoa còn là một nhiếp ảnh gia tài ba lỗi lạc. Ở trong nước, trước 1975, ông đã từng đoạt luôn ba giải thưởng nhiếp ảnh toàn quốc trong những năm 1964-65. Ông đứng ra thành lập hội Ảnh Nghệ Thuật ở Việt Nam năm 1968. Sang Hoa Kỳ ngay từ năm 1975, ông đã từng tổ chức các cuộc triển lãm các ảnh nghệ thuật tại Quốc Hội Hoa kỳ. Ông từng triển lãm ở Viện Bảo Tàng Maryland và tổ chức các cuộc triển lãm lưu động ở vùng này trong thời gian nói trên. Ông được mời dạy môn nhiếp ảnh ở một số colleges. Một số báo chí Mỹ đã có bài viết tán thưởng nghệ thuật nhiếp ảnh và âm nhạc của Lê Văn Khoa. Hồi tháng 5, năm 1997 đài truyền hình Fox 11 , KTTV Los Angeles đã chọn Lê Văn Khoa để giới thiệu với công chúng ở đây như một nhiếp ảnh gia và nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Á trong chương trình "Celebrating the Creative Spirit" for Asian Pacific American Heritage Month. Tiến sĩ Vũ Tôn Bình có nhận xét về Lê Văn Khoa:" Ông là nhiếp ảnh gia có khóe nhìn hiện thực, là nhạc sĩ với khuynh hướng tân lãng mạn và tinh thần quốc gia dân tộc."
Nói chung, lãnh vự nghệ thuật là lãnh vực đã làm cho Lê Văn Khoa được nhiều người biết đến và tán thưởng. Nhưng ở con người Lê Văn Khoa còn có một tài năng rất có giátrị khác mà ít người biết đến hay nói đến. Đó là tài dạy học của ông. Trên phương diện dạy học, ông là một nhà giáo có khả năng sư phạm bẩm sinh rất đặc biệt. Trước kia ở Việt Nam ông đã có những lớp học trên đài truyền hình. Qua những lớp học đặc biệt này người ta có thể thấy được triết lý, chủ trương cũng như phương pháp giáo dục của ông. Ông không tốt nghiệp ở một trường sư phạm nào, không dạy chánh thức ở một trường công lập hay tư thục nào cả. Ông chỉ có một lớp học nhỏ với một ít học sinh trên đài truyền hình mà thôi. Bài học ông dạy không theo sát chương trình học của Bộ Giáo Dục. Tuy nhiên kết quả giáo dục của ông rất đáng kể. Trước hết những kiến thức mà ông trao cho học sinh của ông là những kiến thức rất thực tế, cụ thể mà nhà trường vì điều kiện vật chất thiếu thốn không cho phép không thể cung ứng cho học sinh được. Thí dụ như một số những thí nghiệm về hóa học mà ông có thể cho học sinh của ông thực hiện được trong chương trình của ông trong khi học sinh ở các trường công lập cũng như tư thục chỉ học trên lý thuyết. Thành ra bài học cụ thể của ông giúp ích rất nhiều cho sự hiểu biết vàsự ghi nhận của học sinh hơn là những bài học lý thuyết suông ở trường học. Kế đó tuy chỉ có một ít học sinh trên truyền hình nhưng trên thực tế, số người theo dõi chương trình của ông lại rất đông, có thể có đến hàng ngàn người trong chương trình học này. Ngoài ra trong lớp học của ông mối liên hệ giữa thầy trò, cùng tiến trình dạy và học (teaching-learning process) có tính cách thân mật, chặt chẽ, gắn liền với phương pháp cá nhân giáo huấn (individualized instruction), vốn là một phương pháp rất có hiệu quả khi người ta tựa trên sự hiểu biết và hoàn cảnh của mỗi cá nhân để truyền thụ. Ngày xưa khi Khổng Tử bắt đầu nghề dạy học, sống cùng các đệ tử năm này qua tháng nọ, để ý từng hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết của mỗi cá nhân, trả lời câu hỏi của đệ tử theo hoàn cảnh riêng của mỗi người, dạy đệ tử của mình không phải chỉ kiến thức mà còn cả cách sống ở đời, Khổng Tử đã để lại cho hậu thế một phương pháp giảng huấn mà ngày nay các nhà sư phạm còn thường nhắc đến. Lê Văn Khoa không phải là đệ tử của bậc Vạn Thế Sư Biểu, nhưng ông có cái khiếu bẩm sinh về sư phạm không xa mấy với chủ trương và đường lối dạy học rất hiệu quả của người xưa. Ông đã từng sống với một đám trẻ "bụi đời" ở Việt Nam, dẫn dắt chúng trỡ về đường ngay lẽ phải, từng làm cho chúng cảm xúc, chảy nước mắt ăn năn, sám hối, sống lại cuộc đời lương thiện. Ông đã áp dụng đường lối sư phạm bẩm sinh của ông vào các lãnh vự khác như dạy nhạc, dạy nhiếp ảnh mà ông rất thành công từ xưa cho đến ngay bây giờ trên đất Mỹ. Ông là một nhà giáo có tài, có khiếu sư phạm bẩm sinh dù không học một trường sư phạm chánh quy nào.

Lê Văn Khoa là người yêu nước, yêu dân tộc mình một cách chân thành. Nhạc của ông cũng như ảnh của ông, và cũng như việc dạy học của ông, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước thương dân đó..
"Lê Văn Khoa, người viết lịch sử Việt Nam bằng âm nhạc"

NGUYỄN THANH LIÊM

http://www.youtube.com/watch?v=ZOz_6kRMJDQ&feature=player_embedded

cao nguyên
01-18-2012, 11:48 AM
http://www.vantuyen.net/imgupload/im11746789871.jpg

Nửa thế kỷ Nhạc Sến




Nói đến 'Nhạc sến' là nói đến sự hôn phối của 'sến' với 'âm nhạc' mà ra dòng Nhạc sến. Âm nhạc thì ai cũng đã biết đến món ăn tinh thần có từ ngàn đời, không thể thiếu mà dân tộc nào trên thế giới cũng có. Nhưng 'sến' từ đâu đến và đi về đâu? Cuộc hôn phối ngoạn mục giữa 'sến' với âm nhạc Việt Nam thế nào?

Sến

Từ 'sến' có người cho rằng xuất xứ và biến thể từ chữ 'Ma-ri-sến', một ngẫu hứng của giới báo chí ghép chữ 'Marie' với chữ 'sến' để câu khách cho những bài viết giật gân, những xì-căng-đan vào thập niên 60 ở Sài Gòn. Cũng có giả thuyết cho rằng chữ 'sến' bắt nguồn từ chữ 'sen' để chỉ người nhà quê, quen với ruộng đồng nhưng chiến tranh hay hoàn cảnh gia đình khó khăn bởi chiến tranh đã phải rời bỏ ruộng vườn mà trôi dạt lên thành thị kiếm sống bằng những công việc hạ tiện bởi trình độ hiểu biết khiêm nhường, và thái độ lẫn hành vi quê kệch. “ Sen” thường làm việc nhà cho những gia đình khá giả ở thành phố hay cửa hàng. Từ đó, thành thị xuất hiện một tầng lớp nông dân bị chiến tranh xô đẩy ra khỏi ruộng vườn, trôi dạt vào cuộc sống thị thành ngoài ý muốn.

Để tồn tại, họ tiếp xúc với cuộc sống thị thành, tiếp nhận 'văn hoá tây phương' du nhập ồ ạt vào Việt Nam theo gót chân những đoàn quân viễn chinh và văn hoá tây phương tràn vào Việt Nam nói chung, và Sài Gòn nói riêng trong thập niên 60. Sự tiếp thu văn hoá nước ngoài theo hiểu biết, trình độ kiến thức hạn chế và hoàn cảnh khó khăn của người nông dân miền quê vốn dĩ chất phác thật thà đã tạo ra những hình ảnh dở khóc dở cười nơi thành thị sa hoa nhưng cũng đầy phức tạp. Ví như cô sen thấy cô chủ quần này áo nọ thì bẩm sinh thích làm đẹp của phái nữ trỗi dậy! Thấy cô chủ đi giày cao gót , cô sen cũng tậu một đôi để dành cho dịp về quê ăn tết, thăm gia đình. Thấy cô chủ son phấn thì cô 'Thắm' cũng phấn son... Nói chung là bắt chước người thành thị cho ra vẻ thị thành. Nhưng thu nhập kém nên phải xài loại rẻ tiền cùng với kiến thức hạn chế về thẩm mỹ trong trang phục, nghệ thuật làm đẹp từ (bằng) mỹ phẩm đã biến sự diệu hiền, dễ thương bản chất của cô gái quê nói chung thành những hình ảnh không tỉnh không thành mà sự kết hợp không hài hoà đã để lại ấn tượng không tốt đẹp mấy trong ánh mắt người dân thị thành. Về giao tiếp xã hội cũng không khá hơn, thấy cô chủ ăn nói văn minh là thỉnh thoảng chêm vô tiếng Việt một câu tiếng Pháp, tiếng Anh, hay thơ phú, triết lý phương tây thì cô sen cũng ráng nhớ một câu trong tuồng cải lương nào đó, một lời nhạc hóm hỉnh nào đó để diễn tả ý mình cho nó ‘cao lên ngang tầm thời đại’. (Anh tài xế của ông bà chủ hỏi chị sen hùng cứ dưới nhà bếp: 'Sao không thấy hồi âm?...' lá thơ anh tỏ tình với chị thì chị trả lời cũng bằng âm nhạc cho nó du dương... 'thơ gởi không tốn tiền, hồi âm làm sao thấy!' Họ đã thuộc nằm lòng lời nhạc: 'Sao không thấy hồi âm, thơ gởi đi mấy lần, hồi âm sao không thấy...' của Châu Kỳ. Bản nhạc nói về sự mong tin trong tình yêu đôi lứa, với điệu Bolero nức nở lòng người. Họ không hề có ý xúc phạm, coi thường hay chế diễu âm nhạc hoặc cải lương (là những thứ họ rất thích) Nhưng ở đây, sự vận dụng nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, vào đời sống ở trình độ 'tài xế-cô sen' đã tạo ra những dị biệt trong mắt, bên tai người sành điệu.

Sự hiện diện của tầng lớp lao động này ngày càng đông nơi phố thị theo chiến tranh leo thang, theo đà phát triển hội nhập với văn minh thế giới của thành thị mà họ đã bất đắc dĩ có mặt. Nói một cách khác là một tầng lớp mới đã xuất hiện trong nhịp điệu cuộc sống ở thành thị đã thay đổi nhiều so với thập niên 50 - khi miền Nam thanh bình, cơm no áo ấm trong những năm ngắn ngủi của nền Đệ Nhất Cộng Hoà mà âm nhạc Lam Phương đã ghi lại 'Khúc ca ngày mùa', 'Trăng thanh bình'... Họ bị hạn chế kiến thức và thu nhập so với người thị thành nhưng đã là con người thì ai cũng có nhu cầu về mọi mặt như nhau. Trong đó, nhu cầu về âm nhạc và tình yêu đôi lứa đã làm hao khá nhiều giấy mực của nhạc - văn sĩ thời đó.

'Sến' hội nhập vô đời sống thành thị, ở tầng lớp nghèo. Nhưng không dừng ở đó mà leo thang đến giới cao hơn, những người ở hoàn cảnh khác hơn, khá hơn trong xã hội nhưng họ lại có sở thích ăn mặc cùng ăn nói như con ở (cô sen); nên người ngang hàng biểu thị sự coi thường bằng cách gọi họ là con sen thì ngại (không đúng) vì họ chẳng đi ở cho ai nên gọi trại đi là 'sến' để ngầm nói người ấy không đi làm công việc hạ tiện nhưng ăn nói như người hạ tiện. Một ca sĩ chẳng hạn, ăn mặc diêm dúa hơn những ca sĩ bình thường khác, sẽ được chấp nhận thì lắm người bắt chước và đương sự lên ngôi thần tượng về thời trang, y phục. Ngược lại, mang tiếng...'sến'. Ý ngầm bảo cô ca sĩ đó ăn mặc diêm dúa như con ở. Một ví dụ khác: Người bạn trai tỏ tình với cô gái bằng cách trao một bó hoa kiểu tây phương thì không có gì để nói nhưng anh chàng ‘đến hẹn lại lên’ với mái tóc bóng mượt - ruồi đậu cũng té, tóc mai quéo quéo vô lỗ tai, áo hoa hoè hoa sói, nhận thêm cái răng vàng để khi cười le lói hơn đời thì ngoài cô Ma-ri-sến, chẳng cô gái nào muốn nhận hoa, muốn đi dạo phố, coi ciné với cậu hai lúa.

Còn nhiều thí dụ, ta thấy thoạt tiên từ 'sến' chỉ là danh từ chỉ một thành phần xã hội, cụ thể là tầng lớp đi giúp việc ở thành thị. Tại sao không gọi thẳng là đám con sen, phu xe cho tiện việc vì từ 'sen' có trong tự điển Việt Nam. Có lẽ người Việt quen thói ăn nói vòng vo, bắt người nghe suy nghĩ... mới là người sành điệu, hiểu biết! Nên “sen' nói trại đi thành 'sến', lâu dần thành quen miệng và phổ biến trong xã hội. Ngôn ngữ thời thượng có dùng một từ ngữ khác, mà thỉnh thoảng ta gặp lại trong những tác phẩm văn học cu,õ là 'Liên tử' để chỉ người giúp việc trong nhà. Nhưng từ ngữ này không phổ biến nên chết theo quy luật đào thải tự nhiên của ngôn ngữ trong xã hội.

Đặc biệt của 'sến' là người sến không mặc cảm về sự khác thường của mình như cô tiểu thư thuộc gia đình danh giá nhưng đã khánh tận, phải diêm dúa trong trang phục lỗi thời, giao tiếp hạ lưu để sống còn sẽ khép nép nơi đông người vì sợ người quen cũ trong giới thượng lưu nhận diện thì quê. Khác xa với cô gái nhà quê lên tỉnh thành với đôi guốc mộc, chiếc quần đen, áo bà ba, cái nón lá, ngữ âm quê mùa... 'coon cá gô chong gổ nhải gồ gồ, kiu gột gột”= “ con cá rô trong rổ nhảy rồ rồ, kêu rột rột.' Bỗng một hôm, cô sen về thăm nhà dưới quê trong bộ cánh mới với quần ống loa, áo sơ mi cao cổ như cao bồi Mỹ, giày cao gót lêu khêu trên đường làng, mặt phấn son tri trét, người sực nức dầu thơm tân thời thay cho mùi chanh, mùi bưởi mà cô thường dùng khi xưa. Tiếng hỏi câu chào người quen cũ cũng kiểu cách hơn xưa vì nói năng lắm chữ mù mờ tối nghĩa... , ai thấy chướng mắt mặc ai. Riêng cô rất tự hào về sự 'tỉnh hoá' của mình. Sao lại có thể tự hào về sự diêm dúa trang phục, lai căng ngôn ngữ... Đó là nhận xét của giáo sư xã hội học, khoa học nhân văn. Cô sen chỉ thấy mình hơn bạn bè trang lứa trong xóm cũ, đã là vui rồi. Không tự hào sao được. (Chuyến này về quê, thể nào chả có vài chị em trong xóm nhờ mình dắt lên thành để có cơ hội đổi thay như mình.) Nửa thế kỷ sau, người dân quê không còn chạy giặc súng đạn thì chạy giặc đói nghèo. Lại trỗi lên phong trào lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn còn thê thảm bội phần.

Trong hoàn cảnh xã hội, đất nước có 90% dân số làm nghề nông. Bỗng chiến tranh lan tràn và ngày càng khốc liệt đã xô đẩy những phận đời nông dân lên thành thị làm trò cười cho thiên hạ trong sự rẻ khinh từ khi chữ 'sến' với chức năng danh từ, chỉ một thành phần xã hội đã bị miệng đời lợi dụng dùng chữ 'sến' để miệt thị, khinh khi người khác thì vô hình chung từ ngữ 'sến' đã bị biến thành tĩnh từ miệt thị, chỉ tính cách thấp kém. Dù con người bị xã hội xếp vào thành phần 'sến', mà nguyên gốc là 'sen', không hề đáng khinh như những kẻ rởm đời, có địa vị trong xã hội không chừng! Những người trưởng giả học làm sang thì xã hội nào, thời nào cũng có. Những người thiếu căn bản ngữ pháp tiếng Việt, xài từ ngữ tùy tiện làm cho tiếng Việt trở nên tối nghĩa; sự nhập nhằng danh từ và tĩnh từ ở ngôn ngữ nói trong nước ngày càng phổ biến sau 75.

Trở lại vấn đề, Chúng ta đi mang theo quê hương - có 'sến' theo cùng! Ra hải ngoại, 'sến' vẫn sống hùng sống mạnh ở chợ, hãng xưởng... Lãng mạn không đúng nơi thành lãng nhách, bị gọi là... sến. Tóm lại, sến hay không là chuyện (việc) xảy ra có phù hợp với thời gian, không gian thích hợp cho chuyện (việc) hay không. Sến không mang ý nghĩa rẻ khinh, như người ta vẫn thường nghĩ về nó. Ở môi trường, không gian, thời nào, con người ứng xử tương hợp thì không 'sến'. Trong một vài trường hợp đặc biệt, 'sến' bước ra khỏi một cá nhân. Ví dụ, mọi người đi đám ma đều mặc đồ đen, nhưng lại có một vài người mặc áo đỏ thì bị số đông coi là sến. Không ai quan tâm tìm hiểu đến thiểu số áo đỏ muốn có một kỷ niệm cuối cùng với người quá vãng : vì họ đã cùng người quá vãng mặc áo đỏ trong một dịp đặc biệt nào đó mà bây giờ nhóm áo đỏ của họ vừa mất đi một người bạn. Họ mặc áo đỏ để tiễn đưa người bạn trong nhóm áo đỏ, lần cuối. Tự thân những cái áo màu đỏ không làm cho không khí tang lễ kém phần trang nghiêm, thậm chí mang nhiều ấn tượng về kỷ niệm nhưng chính sự miệt thị thiếu suy xét của đám đông làm cho tang lễ ồn ào.

Xét cho cùng, 'sến' là sản phẩm đặc biệt đã đượïc đẻ ra từ tác dụng trộn lẫn xã hội, từ nông thôn lên đến thành thị, thành từ ngữ chỉ định một tầng lớp người lao động.

Nhạc sến

Với những trình bày ở trên, tóm lại “ sến” là một tầng lớp ra đời trong xã hội chiến tranh leo thang. Sự hình thành giai tầng mới trong xã hội luôn kèm theo những đóng góp và nhu cầu hưởng thụ. Nhu cầu về âm nhạc của thành phần lao động ngày càng lớn trong xã hội phát triển càng đòi hỏi tiếng hát lời ca phù hợp: 'Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em. Vai em gầy guộc nhỏ. Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh...TCS', lời nhạc xa vời, trừu tượng, khó hiểu như thế này thì làm sao đáp ứng được tâm hồn mộc mạc, đơn sơ của người dân quê trôi dạt lên thành. Người lao động không 'cảm' nổi 'mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao....TCS' Với lối đảo ngữ bí nhiệm trong ca từ của nhạc Trịnh thì người bình dân chào thua. Trái tim đơn sơ nhưng giàu tình tự quê hương và tình người mộc mạc, người nhà quê chỉ tiếp thu những ngôn từ thường dùng, thường ngày trong đời sống tay làm hàm nhai của họ. Những tâm hồn đơn sơ cũng không độc ác được như '...mưa bên chồng có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng... VTA' Dòng nhạc này không thể thuận nhĩ người bình dân, vì cô gánh nước mướn với anh xích lô, hay với anh chạy xe ba gác thấy không thực tế. Họ chỉ hiểu được sự đơn giản như chuyện kể, kể có vần điệu như lục bát, ca dao và ăn khớp với điệu Bolero. Là âm nhạc.

Những người hiền lương, tâm tư đơn giản, tâm hồn chất phác thật thà, họ có đầy đủ những rung cảm trước tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương. Họ thích được nghe, được hát những giai điệu âm thanh, ý nghĩa lời nhạc sát thực với đời mình hơn. 'Thức trọn đêm nay để nhớ thương em, anh nghe tình yêu nhắc nhở êm đềm - nhớ từng nụ cười ánh mắt, tóc em thơm giấc ngủ diệu hiền...'; ' ước gì mình đừng ngăn cách, ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay...' Người con gái trong tình yêu không trọn vẹn này cũng đau khổ lắm chứ, biết bao kỷ niệm rã rời về tình yêu cũ nhưng không ủy mị, ngoại tình tư tưởng đến khóc thầm như TTKH 'Tôi vẫn đi bên cạnh một người/ Ái ân nhạt nhẽo của chồng tôi/ Mà từng thu chết từng thu chết/ Vẫn thấy trong tim một bóng người.' Cô nhà quê thành thật tỏ bày hơn 'tại anh đó nên duyên mình dở dang, em nào mộng mơ quyền quý cao sang...' Hai nỗi đau dang dở của hai thành phần xã hội cùng dở dang chuyện tình như nhau, nhưng cách thế nào nhân bản hơn? (Xin nhường lời cho những nhà phê bình âm nhạc, nghệ thuật). Trong phạm vi bài viết nhỏ này chỉ đơn phương diễn tả từ cảm nghĩ cá nhân người viết. Chắc không cần màu mè như những nhà ‘trí ngủ’, không nghe không phải là không thích mà sợ người khác nghe mình nghêu ngao một lời nhạc sến thì bị chê bai nên a dua theo những người vọng ngoại, nghe nhạc cổ điển tây phương của Mozart, Beethoven. Đọc 'Cuốn theo chiều gió - Gone with the wind'; 'Doctor Zhivago' để thể hiện ta đây! Thôi thì thời thượng của những chàng tóc dài, quần ống loa. Đối tác của họ là những nường váy ngắn, tóc tém... điên loạn theo phong trào hippy với âm nhạc ngoại quốc Francois Hardy, Sylvie, Vartan, Johny Halliday, Christophe, Art Sulivan... Nhạc do lính Mỹ đưa đến với The Beattle, Lobo, The Three Dogsnight, Bee Gees... Thế hệ đàn anh đàn chị, có bao nhiêu phần trăm thực sự đủ trình độ để cảm thụ văn hoá tây phương qua văn chương, âm nhạc? Bao nhiêu phần trăm vịt nghe sấm, cóc ngồi đáy giếng nhưng không dám thoát ra khỏi phong trào, xu thế thời đại mình cũng chỉ vì sợ mang tiếng 'sến'.

Trở lại với Nhạc dân tộc thì những nhạc sĩ bất tử như Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Từ công Phụng đã có những đóng góp không thể chối cãi cho âm nhạc Việt Nam cận đại nhưng ở dòng nhạc thính phòng, thế giới âm thanh, giai điệu trưởng giả trong âm nhạc nói chung. 'Sao mắt nhung không nuối tiếc khát khao đợi chờ.. .NTM'. Đôi khi bí nhiệm triết học mang màu sắc tôn giáo như 'Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô; với mặt trời lẻ loi... TCS'. Thì cũng có những kẻ 'Ôi, lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về, nhớ bước chân giang hồ. Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia bến bờ, đời người như gió qua...' cảm thụ được.

Với những nhạc sĩ ‘chuyên trị nhạc sến’ như Trúc Phương, Mạnh Phát, Duy Khánh, Châu Kỳ, Lam Phương... Họ phải nói là các tiền bối đã kết hợp thành công tân nhạc với giai điệu ngũ cung của đàn tranh, độc huyền cầm. (Nói theo Trúc Hồ là bác Bằng (Anh Bằng) hay dùng quãng sáu của vọng cổ để viết tân nhạc.) Từ đó, âm nhạc Việt Nam cận đại có một dòng nhạc phong phú, giàu chất quê hương, tình tự dân tộc và tình cảm lứa đôi mà từ bến xe ra cầu đò đều nghe được. Nếu là con cháu miền Nam thì thể nào trong sâu xa tâm hồn chả lắng đọng một câu hò, khúc hát, câu ca dao đậm đà phong thổ... 'Từ bên này sông Tiền, qua bên kia sông Hậu, mang theo cây độc huyền, với điệu Lục Vân Tiên...' Bây giờ biền biệt chân trời góc bể, 'Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ trông về quê mẹ ruột đau chín chiều...' nhớ thuở nào còn rù rì với ngoại xấp nhỏ... 'Má ơi, con lấy thợ bào/ khom lưng ảnh đẩy cái nào cũng sâu'. Chê anh bác sĩ cù lần, thầy cãi ba đía, sĩ phu ưa hit and run... Sợ 'Gió đưa cây cải về trời/ rau răm ở lại chịu lời đắng cay' Người thiếu nữ của ba mươi năm trước, nhìn vô nhà thấy ông thợ mộc già ngồi ho khụ khụ... con cháu đầy nhà, sui gia đầy ải. Mở máy nghe mấy câu nhạc mùi cũng đúng tâm trạng lắm chớ! Nhạc sến vẫn còn tác dụng ở hải ngoại chứ sao không!

Người Nam phần dễ cảm nhận tình tự quê hương, tiếng lòng người sáng tác trong Nhạc sến hơn, vì chân chất như chính lòng mình. Xét về nghệ thuật trong Nhạc sến cũng không phải là dễ, vì triết lý bình dân và tính nghệ thuật dân gian qua Nhạc sến đã trình bày đầy đủ tâm thức phức tạp của giai điệu miền Nam - từ lòng người đôn hậu đến phong thổ hữu tình. Nghe Dạ Cổ Hoài Lang với tiếng hát Hương Lan thì có thua gì nhạc giao hưởng phương tây mà Mozart, Chopin đã để lại cho đời. Nghe triết lý trong Nhạc sến mà nghĩ kỹ thì sến chỗ nào? Nhạc sến hay mình sến? 'Đường thương yêu (đau) đầy ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người. Trong thói đời, cười ra nước mắt! Xưa trắng tay gọi nhau bằng hữu, giờ giàu sang quên kẻ tâm giao...' Có thể tóm lại là nội dung câu 'Giàu đổi bạn, sang đổi vợ' triết lý xã hội đã sống thọ được ngàn năm trong văn chương truyền khẩu thì tính triết lý đâu phải nhỏ. Khoác cho tiền nhân chiếc áo sến, oan thay!

Giai điệu quê hương trong Nhạc sến chẳng thua bất cứ một dòng nhạc quê hương nào trên thế giới.'Chiều nhìn ra đầu ngõ, bâng khuâng lòng tưởng nhớ dáng xinh xinh một người. Được nghỉ dăm ngày phép, hết hai hôm làm quen, em mới cho mình biết tên...'; 'Tôi ở ngoại ô, một căn nhà nhỏ... gần kề cuối xóm, có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn...'. Thơ mộng quá! Hữu tình quá chứ?! Đến 'Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê. Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe, chuyện tình ta đã ghi...' mang vần điệu dân ca nhuần nhuyễn. Thể loại này trong Nhạc sến Việt Nam nhiều đến không tài nào nhớ hết.'Một bước xa rời muôn kiếp ly tan, một cánh thiệp hồng khiến người sang ngang. - Mười hai bến nước thênh thang, từ nay đôi nẻo quan san - Khóc cho đời bạc trắng lửa hồng...' Vần điệu dễ dàng như thơ lục bát, người Việt nào cũng có thể làm thơ lục bát, nhưng lục bát hay thì hiếm lắm! Nhà thơ 'Bất tri tam bách dư niên hậu/ thiên hạ hà nhân khấp Tố Như' để lại tác phẩm 'Kiều' với nhiều câu lục bát trứ danh, trở thành thành ngữ trong giao tiếp xã hội 'mày râu nhẫn nhụi áo quần bảnh bao' là biết ngay loại đàn ông trăng hoa, chải chuốt, Sở Khanh; 'Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ' đã đạt tới chân lý của lòng người... Thì người viết Nhạc Sến đậm đà tình tự cũng cống hiến cho đời triết lý khó chối cãi... 'Đừng trách người ơi! Cuộc sống nổi trôi...' trên dòng vô định của kiếp nhân sinh.

Nhạc sến được viết ra thì phải có những sến nương, sến tử chuyên chở, cõng vác mới tới người nghe được. Vua sến Chế Linh như nhận xét của một sến tử ở địa phương làm rung rinh chai rượu trên bàn tiệc. Ông nói: 'Nghe ông Chế nhả chữ nhỏ trong câu thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ thì thánh cũng không bắt chước được kiểu phát âm tiếng Việt giọng Khờ-Me, nghe khờ căm luôn linh hồn'. Những sến nương cất lên tiếng hát là làm mềm nhũn trái tim người lính mà bài viết sẽ đề cập sau. Tuy nhạc sến không kén người hát người nghe nên đâu cũng có giai điệu mộc mạc, bình dân dễ hiểu của nhạc sến theo chân người bình dân. Mấy người thương binh với xị rượu đế, cây đàn thùng, cặp muỗng ăn hột vịt lộn và một chiều mưa. Họ hát 'Mình, ba đứa hôm nay gặp nhau.. . nâng ly cà phê, ngát mùi hương ngọt ngào. Chiều, thu về gió lạnh hoàng hôn, thấy tâm tư dạt dào...' ,ai nghe mà không nghẹn ngào thì không phải người Việt Nam. Vậy, nhạc sến dở chỗ nào mà chê?! Nhạc Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công sơn, Từ Công Phụng... đi vào lòng người bằng triết lý hiện sinh, đôi khi siêu thực thì nhạc sến đi vào lòng người bằng tâm tình chia sẻ. Với lối kể lể tâm tư về những chuyện tình ngang trái, những quê cũ mịt mờ trong khói lửa chiến tranh; quê hương diệu vợi trong kiếp sống tha phương thì ai không nức nở cõi lòng cũng không phải người Việt Nam luôn.

Sinh ra cùng nhạc sến ở Sài Gòn, sống với nhạc sến từ khung cửa sổ nhà hàng xóm vọng sang cùng hương chanh, hương bưởi, chép nhạc sến vô Lưu bút học trò của bạn bè, nghe nhạc sến trên đường tha phương cầu thực, viết về nhạc sến ở nơi cách xa quê hương nửa trái địa cầu. Phải chăng là chữ 'Duyên': 'Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ'. Nghe Tuấn Vũ hát như kể lại đời mình thì sao không mủi lòng xa nhà khi gió xuân lầy bẩy chồi non... 'Khi tôi sinh ra tôi đã mang kiếp con nhà nghèo - Qua bao nhiêu năm không đổi thay lớn lên vẫn nghèo...' Không làm bác sĩ cũng đoán ra được bệnh 'Viêm màng túi mãn tính' thì đúng quá với Việt kiều viết báo rồi, còn gì mà thắc mắc. Tự trong lòng hát ra thì sao ngăn được...'Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn - Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành...' Nghe an ủi dễ tè! Hổng thèm hát ngu ngơ 'dài tay em mấy thuở mắt xanh xao...'; 'ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...'

Trong đời sống hàng ngày ở hải ngoại, một người chê nhạc sến nên coi ca nhạc cứ dành cái remote control để pass qua tiết mục của mấy ông Vũ... Vũ... Một người khác cũng dành cái remote control để pass qua mấy bà Khánh... Khánh... Thử hỏi ai đúng ai sai?! Không có đúng sai gì sất trong âm nhạc vì người hát và người nghe phải cùng 'tần số' thì mới 'kết' nhau. Còn một tần số...phi âm nhạc là cứ đè em nào ít vải coi tới cho đáng tiền mua đĩa. Tạo điều kiện cho những trung tâm thiếu đứng đắn, chỉ tuyển lựa ca sĩ không sợ lạnh. Có lẽ vậy nên nhạc sĩ 'Tôi đưa em sang sông-Nhật Ngân' ngồi ở vị trí Ban giám khảo trong cuộc thi tuyển lựa tài năng của trung tâm Thúy Nga năm 2007 đã phát biểu sau khi thí sinh Quỳnh Vi hát. 'Nghe Quỳnh Vi hát thì những ca sĩ đã có tên tuổi phải tự coi lại mình'. Phải chăng, ông nhắc nhở những lực sĩ cơ bắp, những kiều nữ gợi cảm và cả trung tâm hãy trả lại cho sân khấu ca nhạc tính truyền thống của nó để tôn trọng khán giả và chất giọng tương xứng để tôn trọng tác giả bài hát. Phía khán giả cũng đừng đòi hỏi, yêu cầu quá đáng - những Eva nảy lửa đăng đàn để trình bày nhiều thứ khác hơn giọng hát.

Như vậy, 'sến' đã hình thành và phát triển không ngừng nghỉ với mọi lĩnh vực khác của xã hội. Sến đến từ đâu? Đi về đâu? Số phận của 'sến' ở hải ngoại, có gì khác trong nước? 'Sến' đến tự nhiên theo nhịp điệu cuộc sống. Đi về tương lai rạng rỡ hơn lên so với những lãnh vực khác của xã hội vì xã hội văn minh theo đà phát triển khinh xuất của khoa học kỹ thuật thì bỏ lại sau lưng thật nhiều người dở khóc dở cười.

Ra hải ngoại, chỉ tiếc cho bộ môn Cải lương bị xếp đồng hạng với nhạc sến từ trong nước. Cải lương ở hải ngoại không thịnh hành mấy vì khán giả của bộ môn này đã mai một nhiều. Trong một chương trình ca nhạc do bất cứ trung tâm nào thực hiện ở hải ngoại đều có một màn ca cổ để đáp ứng cho những người già. Khi những người già hiện tại không còn nữa, màn vọng vổ hay tân cổ giao duyên trong một chương trình ca nhạc còn không? Thật đáng tiếc khi Cải lương cũng là một bộ môn nghệ thuật như tất cả những bộ môn nghệ thuật khác, việc xây dựng nhân vật trong Cải lương cũng không khác gì nhân vật trong văn học - có đầy đủ tính thời đại từ ngôn ngữ ứng xử tới hành vi, đạo đức... Nói chung, người còn quan niệm coi Cải lương là lạc hậu, không đáng quan tâm vì nay quan niệm ấy là một sai lầm và đang mỗi lúc chiếm tỷ lệ ít dần đi của người thưởng ngoạn bây giơ,ø từ trong nước ra nước ngoài./.


* Phan ( Your Friendly Internet Cafe )

cao nguyên
01-18-2012, 11:49 AM
Trần Văn Trạch em tôi
http://www.phamduy2010.com/images/tranvantrach young.jpg


Con tôi Trần Quang Hải đã viết tiểu sử rất đầy đủ và chính xác về chú ba của Hải. Tôi chỉ thêm vài chi tiết về em tôi mà ít có người biết và hôm nay cũng lần đầu tôi mới ghi lại thành văn bản.

Tên của Trạch trong gia đình là “Khê em”

Khi Trạch mới sanh, cả nhà đều vui mừng. Ông nội tôi muốn đặt tên con cháu đều có bộ Thủy nên cha tôi tên Triều là dòng nước, tôi tên Khê là khe suối, em tôi tên Trạch là ao, đầm .

Nhưng từ lúc lên một, mỗi khi trong nhà có ai gọi em tôi: Trạch ơi! là con cháu của bà cụ láng giềng trùng tên, thấy khó chịu, nên qua xin ông nội tôi đặt tên khác cho chú bé Trạch, để bà khỏi bị kêu réo tên bà.

Cả nhà rất khó nghĩ, tên đã ghi trong sổ bộ đời. Cậu Năm tôi, ông Nguyễn Tri Khương, đến bàn với ông tôi, nhắc lại lịch sử bên Trung Quốc dưới triều nhà Tống có hai anh em ruột, văn hay chữ tốt, thi cùng một khoá, đều đậu Tiến sĩ, và ra làm quan trong một triều. Trong nước ai cũng quí tài của hai anh em nên gọi anh là Đại Tống, em là Tiểu Tống. Nay muốn kiêng tên bà cụ láng giềng, cậu năm tôi đề nghị gọi tôi là Khê Anh và Trạch là Khê Em. Ông nội tôi bằng lòng và từ ngày đó, trong gia đình tôi và cả làng Vĩnh Kim, ai nấy đều gọi chúng tôi bằng hai tên Khê anh và Khê em

Tuy chúng tôi cách nhau 3 năm, chúng tôi không rời nhau, như anh em sinh đôi. Tối đi ngủ, sáng thức dậy một lượt, cùng ăn lót lòng giống nhau, môt gói bắp nấu, một gói xôi đậu hay xôi nếp than có dừa nạo muối mè. Mỗi buổi ăn, ngồi gần nhau, đi tắm sông, tập đi xe đạp, học võ Thiếu Lâm với anh ba Thuận con của câu năm Khương, cả khi đi tiểu, đi tiêu cũng đều cùng một lúc.

Nghe chuyện đời xưa

Mỗi tuần, cậu năm Khương rước chúng tôi vô ở chơi trong nhà câu năm cả ngày, từ sáng đến tối, đêm ngủ lại, nghe cậu năm tôi thổi sáo, và thuật cho chúng tôi nghe những điểm đáng nhớ trong thời thơ ấu của chúng tôi, hoặc thuật chuyện đời xưa, chuyện Nhị thập tứ hiếu. Qua tiếng nói của cậu năm, chúng tôi được thấy Khổng Tử gặp Hạng Thác, nghe tiếng sáo Trưong Lương làm tan binh Hạng Võ, theo Quan Công quá ngũ quan, trảm lục tướng, qua năm cửa ải chém đầu 6 tướng, làm anh em tôi đi ngang nhà nào có thờ Quan Công là chúng tôi ngừng lại quay vào nhà bái tổ theo nghề võ, cả làng rất khen Khê anh, Khê em biết kính “ông Bồn”.

11 tuổi Trạch đã biềt ra câu đối.

Câu năm lại dạy anh em tôi đối chữ, đối ý, đối câu. Đầu tiên dạy chúng tôi phải biềt đối một chữ, bình đối với trắc, màu đối với màu, như vàng đối với đỏ hay tím, trắng đối với đen, số đối với số, năm đối với bốn, bảy hay tám, danh từ đối với danh từ, trời đối với đất, sông đối với núi, động từ đối động từ, đi đối vối chạy, lên đối với xuống. Rồi đến 2 chữ như vàng khè đối với đỏ hoét, trời biển đối với núi sông.

Cậu năm lại dạy cho chúng tôi biết những câu đối Việt Nam trong đó có những cách “chơi chữ”, như câu

Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu
Kiến bò dĩa thịt, dĩa thịt bò
Hay “nói láy”, như:

Ông mượn cháu, đi Giồng dứa, mua dừa gống về ươn mộng
«Ông mượn, ươn mộng; giồng dứa, dừa giống».
Đối lại :

Chồng sai vợ, đi Chợ Thủ kêu chủ thợ về chày sông
«Chồng sai, chày sông, Chợ Thủ, chủ thợ»
Cậu năm dạy khi người ta ra câu đối Đông Tây, mình có thể đối Nam Bắc. Một hôm cậu năm ra câu đối :

Cỡi máy bay, bay vòng Đông Tây Nam Bắc
Không ai đối được, cậu năm đối:

Đi tàu lặn, lặn mãn Xuân, Hạ, Thu, Đông
Cậu năm lại ra một câu rất khó đối:

Thằng đàng Thổ, nằm dưới đất, ăn thục địa

Thổ là đất, địa cũng là đất lại nằm dưới đất. Lẽ tất nhiên không ai đối được. Chính cậu năm tìm ra câu đối:

Chà Châu giang, lội qua sông, hái bạc hà
Giang là sông, hà cũng là sông, lại lội qua sông. Thục địa là một vị thuốc, bạc hà là một loại rau nhưng cũng là vị thuốc.

Năm 1934, Trạch mới được 11 tuổi ta, một hôm thấy con chó mực trong nhà làm đổ bình mực liền nghĩ ra một câu đối và thưa với cậu Năm: “Cậu ơi! Con mới ra câu đối để cậu đối lại cho con”:

Chó mực làm đổ bình mực, mực đổ trên mình chó mực
Cậu năm nói: “Cậu không đối liền được, hẹn con đến trưa nay cậu sẽ tìm câu đối”. Cậu ra vườn trồng bông. Vài giờ sau, cậu năm tươi cười gọi Trạch và tôi đến để nghe câu đối:

Gà bông bươi ngã bụi bông, bông rơi trên cánh gà bông

Anh em chúng tôi vỗ tay hoan nghinh, nhưng cậu năm nói: Đối ý thì hoàn toàn, nhưng đối chữ còn chưa được. “… làm đổ bình mực”, chữ đổ trắc mà cậu đối “làm ngã bụi bông”, chữ ngã cũng trắc, nhưng cậu tìm không ra chữ nào giọng bình. Chữ làm đổ bình mực và mực lại đổ trên mình chó mực, hai chữ đổ cùng âm mà khác nghĩa. Nhưng kể ra câu đối của con cũng khó đối lắm. Và cậu khen Khê em mới 11 tuổi mà đã ra được câu đối mắc mỏ như vậy.

Mối tình đầu của Trạch

Năm 1936 Trạch mới 13 tuổi và đã yêu một cô gái 12 tuổi, bạn của Ngọc Sương em gái chúng tôi. Cô bé rất đẹp, cũng có cảm tình với Trạch. Ngày nào cô bé cũng đến nhà chúng tôi để găp Ngọc Sương. Tình yêu rất ngây thơ, nhưng hai trẻ cũng thích chuyện trò, ngồi gần nhau. Trẻ con không quan tâm, nhưng người lớn lại để ý. Cô ba, người thay cha mẹ chúng tôi để nuôi chúng tôi, từ lúc tôi lên 10, Trạch lên 7, lại rất tinh đời. Cô đến tìm cha mẹ cô bé đề nghị cho cô bé về quê mẹ trong một thời gian. Khi cô bé không đến nhà như thường lệ, Trạch buồn dã dượi trong mấy hôm liền. Trạch đến nhà cô bé để gặp hai người anh của cô cho đỡ nhớ. Không ngờ người anh nhỏ, bằng tuổi với Trạch, có nghe lén cha mẹ và cô ba bàn việc cho em gái về quê để cho Trạch không có dịp gặp cô em nữa. Trạch rất buồn. Khi trở về nhà, lúc đó cô Ba đi vắng. Trạch bỗng nổi cơn giận dữ, bứt hết dây đờn tranh, đờn tỳ của cô ba.

Hả cơn giận, Trạch bình tâm thấy dây đờn ngổn ngang, tôi lui cui lượm bỏ dây hư, lấy dây mới và đang mắc từng dây một, nét mặt buồn. Trạch đến gần tôi nói trong nước mắt: “Em khổ quá anh hai ơi! Lúc giận em không còn suy nghĩ gì nữa. Bây giờ em tỉnh hồn. Nhớ tới cô ba về rầy, em chịu không nổi. Em lại làm cho anh hai cực, em giận em quá . Em đi khỏi nhà anh hai ơi! Cô ba có hỏi, anh hai nói em buồn quá bỏ nhà ra đi. Em cũng không biết sẽ đi đâu. Em sẽ không trở về. Anh hai đừng đi tìm em, vô ích…” Tôi khuyên can, nhưng Trạch đã nhứt quyết thì không ai cản ngăn em được. Nhìn theo em đi bộ xuống chợ cá gần bến xe đò đi Mỹ Tho. Rồi cô ba về. Thấy tôi vừa mắc dây đờn, vừa lên dây mà nước mắt lưng tròng. Cô ba hỏi:

- Tại sao dây đờn đứt hết vậy con?
- Thưa cô ba, Khê em buồn gì không biết, vừa bứt từng sợi dây đờn vừa khóc. Rồi nhờ con xin lỗi cô ba, và ra đi, nói sẽ không trở về nhà nữa.
- Con phải đi kiếm em, bảo nó trở về. Có chuyện gì buồn nói cho cô biết. Cô sẽ không rầy chuyện nó bứt dây đờn đâu. Con có biết em con đi đâu không?
- Dạ thưa không. Nhưng thấy em đi đến phía xe đò đi Mỹ Tho, chắc nó đi theo xe xuống Mỹ. Nó có quen với anh “lơ” chắc họ cho nó đi khỏi trả tiền.

Nghe theo lời cô, tôi đi xe đạp xuống Mỹ Tho, vì nếu đợi xe đò phải sáng hôm sau mới có chuyến đi, đêm nay em sẽ ngủ ở đâu? Tôi đạp xe mà lòng buồn vô hạn. Chưa bao giờ anh em xa nhau một bước. Nay em định bỏ gia đình êm ấm, xa người anh mà em thiếu không thua gì con thiếu mẹ, tức là em đang khổ lắm. Tôi suy nghĩ nếu mình buồn như em, mình sẽ đi đâu? Chắc mình sẽ xuống mé sông nhìn nước chảy, vì nước chảy sẽ cuốn trôi phiền muộn. Tại Mỹ Tho có một chỗ tại bờ sông mà lúc phải đi Tam Bình qua ở đậu nhà cô năm tôi để học mấy lớp Sơ học, vì nhà nghèo cô ba tôi không đủ sức nuôi tôi học trường tỉnh Mỹ Tho, anh em tôi thích ngồi bờ sông Tiền Giang, nhìn qua bên mặt có nóc đỏ nhà Cercle của người Pháp, nhìn phía trái có rặng cây dương xanh biếc. Hôm nay, chắc em tôi sẽ đến đó. Suy nghĩ như vậy, và do tình thương em dẫn dắt, tôi đạp xe một mạch đến bờ sông. Đến chỗ tôi đoán, tôi rât mừng, vì thấy bóng em ngồi trên thềm gạch, chống tay trên cằm. Tôi đến nhẹ sau lưng em và gọi nhỏ:

- Khê em ơi! Anh hai đi kiếm em về. Cô sẽ không rầy la đâu. Anh hai bảo đảm với em.
- Sao anh hai biết em ở đây mà đến tìm em?
- Tình thương đã dẫn anh hai.

Hai anh em ôm nhau không nói gì cứ để cho nước mắt tha hồ tuôn.

Nghe lời tôi khuyên, Trạch chịu về nhà và xin lỗi cô ba. Tôi chở em tôi bằng xe đạp. Từ Mỹ Tho về làng Vĩnh Kim, 15 cây số đường làng, hôm đó trời mưa xối xả. Hai anh em ướt cả mình mẩy, nhưng lòng tôi vẫn thấy vui ấm vì anh em tôi không vì lẽ gì phải xa nhau.

Trạch thay anh em tôi báo hiếu.

Tuy việc bứt dây đờn tranh xảy ra lúc Trạch còn nhỏ tuổi, mà mãi sau này, mỗi lần nhắc lại Trạch lắc đầu như tự trách mình, không biết ơn người cô đã hy sinh cả cuộc đời để nuôi ba anh em chúng tôi nên người, vì mối tình của mình đã hành động không suy nghĩ, có thể làm đau lòng người cô mà chúng tôi thương kính như cha như mẹ. Nên năm 1944, khi cô tôi đau nặng, bịnh lao đã tới thời kỳ thứ ba, trắc nghiệm trong đàm đã thấy có vi trùng Koch, cô tôi có một người giúp viêc rất trung thành, tình nguyện nuôi cô tôi lúc đau ốm. Nhưng Trạch, sau khi thất bại trong việc làm ăn trên Sài Gòn, nhứt định bỏ cả công việc về làng Vĩnh Kim, vừa tìm việc làm ăn hùn hiệp với một người anh họ để làm lò chén, vừa để mỗi ngày đạp xe lôi đưa cô tôi đi hứng gió ở ngả ba chim chim, cách nhà cô tôi đang ở hơn 1 cây số. Trạch thuê đóng một chiếc xe lôi có ghế nệm, mỗi ngày khi mặt trời xế bóng về chiều, Trạch đạp xe đạp, đưa cô tôi đi hứng gió. Năm đó, tôi đang học Y tại Hà nội, vì nhiều lý do: sinh viên theo phong trào “xếp bút nghiên”, trường Đại học đóng cửa trong hai tháng, tôi bị đau rét rừng nặng phải nghỉ học. Miền Bắc thiếu gạo, nhiều nơi bắt đầu có nạn đói. Tôi về lập với bạn Huỳnh Văn Tiểng một gánh hát sinh viên đi hát trong lục tỉnh, lấy tiền thâu được, mua gạo gởi ra ngoài Bắc cứu đói. Rồi tôi lại lo việc con đầu lòng của tôi sắp ra đời, phải đi dạy học tư tại Sài Gòn để nuôi gia đình. Em gái tôi học nội trú trong trường áo tím Nữ học đường, em Trạch đã thay cho ba anh em chúng tôi báo hiếu với cô ba chúng tôi…

Trần Văn Trạch và ca sĩ Bạch Yến năm 1962

Trạch, bị bắt tại Cần Thơ vì có vợ ngưòi Pháp.

…Anh em lại xa nhau, tôi đi gặp bạn Huỳnh Văn Tiểng tại chợ Thiên Hộ, và được Ủy ban Kháng chiến Nam bộ cử tôi làm “Nhạc trưởng quân đội Nam bộ”, và các bạn tôi đùa gọi tôi là “Tổng tư lịnh Kèn”.

Trạch lúc đó có dịp xuống Mỹ Tho và gặp lại gia đình của một người Pháp sanh ở đảo Corse. Ông nầy thương Trạch từ hồi Trạch còn là học sinh trường Trung học Mỹ Tho, nên lúc Nhựt đảo chánh năm 1945, ông bị bắt lên tập trung tại Sài Gòn. Trước khi đi lên trại tập trung, ông gởi gấm gia đình nhờ Trạch trông nom. Ông có một cô gái lớn rất đẹp, và trai tài gặp gái sắc, như sắt gặp đá nam châm. Và cuộc tình đó dẫn đến sự ra đời của em bé A. Tiếp theo là phong trào Việt Minh nổi dậy. Lúc đó ai có quần áo 3 màu xanh trắng đỏ thường bị gán cho danh từ “Việt gian”. Trạch có vợ đầm, có đứa con lai, cảm thấy mình bị đe doạ. Nghe nói tôi ở trong vùng kháng chiến miền Tây, nên Trạch đi liều, gặp Thanh niên tiền phong hay Thanh niên cứu quốc đều nói đi xuống Bạc Liêu tìm “anh hai tôi” trong vùng kháng chiến. Lúc đó Trạch vừa mới ra trường Trung học Mỹ Tho. Chưa đi hát, không ai biết tên, nên bị bắt mấy lần nhưng được thả ra. Đến Cần Thơ, hai vợ chồng bị nhốt để đợi Ủy ban kháng chiến xét xử. Rất may cho Trạch, lúc đó có cậu sáu là một người quen thân trong gia đình đang làm Thanh tra chánh trị. Cậu sáu nghe nói có trường hợp một thanh niên có vợ Pháp mà muốn đi xuống tận Năm Căn tìm anh là Trần Văn Khê, cậu sáu liền lãnh phần giải quyết trường hợp đó. Cậu khuyên vợ Trạch làm giấy từ bỏ quốc tịch Pháp, và cậu cấp cho Trạch một giấy đi đường đến tỉnh Bạc Liêu tìm tôi.

Trạch, binh nhì trong Đội quân nhạc Nam bộ. Anh em hội ngộ.

Lúc đó tôi phải đưa đội quân nhạc đến vùng Cái Nước, vì cả Ban Quân Y phải lui về vùng Lẫm Biện Tú, không có tiền lẻ để mua thức ăn trong vùng nhà quê. Ban quân y chỉ nhận được giấy 500 đồng khó lưu dụng ở thôn quê. Mỗi ngày cả đoàn quân nhạc chúng tôi tổ chức những đêm hát có ca nhạc cách mạng, có dân ca ba miền, góp được tiền lẻ, giữ 30 phần trăm cho đội, 70 phần trăm để giúp trạm Y tế Lẫm Biện Tú mua thịt cá, rau cải cho các bịnh nhân.

Một hôm, các anh trong Ủy ban kháng chiến đến gặp tôi và cho biết rằng tôi có người em, có vợ Pháp, và con còn nhỏ, từ Hậu giang đến tìm tôi, rồi mời tôi theo anh ra trụ sở của Ủy ban. Vừa gặp tôi, Trạch chảy nước mắt, chạy lại ôm tôi, hai anh em không nói tiếng nào. Các anh trong ủy ban, đưa giấy giới thiệu của Thanh tra Chánh trị, tôi đọc qua rồi nói với các anh: “Thanh Tra chánh trị mà anh em tôi trong gia đình gọi là cậu Sáu đã gởi giấy giới thiệu. Dầu cho không có người giới thiệu mà nếu em tôi đến tìm tôi, tôi cũng sẵn sàng bảo bọc em tôi và gia đình.. Tôi xin làm tờ bảo lãnh cho em tôi. Từ giờ nầy, em tôi được vào Đội quân nhạc và nếu em tôi có làm chi sai lầm, tôi xin chịu trách nhiệm trước Ủy ban.

Trong thời gian mấy tháng, anh em sống lại cuộc đời thuở nhỏ, cùng ăn một mâm, cùng ngủ dưới một mái nhà, khi đi từ nhà đến bịnh viên, chống xuồng qua các rạch các kinh, Trạch khỏi sợ bị bắt như một “Việt gian” vì có vợ Pháp. Tôi vui vì trong cảnh xa nhà xa làng Vĩnh Kim, được chung sống với em tôi và gia đinh của em. Ai có ngờ người nghệ sĩ quái kiệt đã có lúc vì tình phải mang tiếng “Việt gian”, khi ngộ biến đã trong mấy tháng trời làm “binh nhì” trong đội Quân nhạc Nam bộ ?

Rồi anh em lại xa nhau.

Nhưng cuộc hôi ngộ nào cũng đi đến lúc chia tay. Khi tất cả các cơ sở thuộc Nam bộ đều đi ra Bắc hay chạy theo căn cứ quân sự. Chúng tôi phải trở về Cần Thơ, nơi anh hai con cậu năm tôi có một xưởng làm nước mắm mang hiệu Quê Hương. Trạch và gia đinh được cậu năm tôi đùm bọc, tôi đi về Lộc Ninh tá túc nhà nhạc mẫu tôi, bà ngoại của mấy cháu.

Năm 1949 tôi sang Pháp, Trạch làm việc tại Nhà hàng Théophile. Anh em lại xa nhau. Tôi nghiên cứu cổ nhạc. Em tôi nổi tiếng nhờ tân nhạc và được danh hiệu quái kiệt trong làng nghệ sĩ..

Khi nghiên cứu âm nhạc truyền thống và soạn luận án Tấn sĩ tôi được vào Trung tâm nghiên cứu khoa học nhưng vì muốn xây dựng một Trung tâm học nhạc Đông phương để dạy nhạc châu Á theo phong cách truyền khẩu truyền ngón, nên tôi chỉ làm việc bán thời gian cho Trung tâm nghiên cứu khoa học, còn phân nửa thời gian thì làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu âm nhạc Đông phương và làm Cố vân nghệ thuật cho anh Ph.V.M. Giám đốc Nhà hàng La Table du Mandarin. Tôi bày ra trò chơi L’Election du Mandarin (Cuộc bầu cử Thượng quan của Nhà hàng) được diễn gần 20 năm mỗi buổi chiều. Lúc đó Bích Chiêu, Bạch Yến, Thiên Hương được hát tại La Table du Mandarin là do sau khi tôi nghe và bằng lòng đề nghị cho Anh Ph.V.M ký hợp đồng. Khi Trạch đến hát tại La Table du Mandarin, tôi đang giao việc giới thiệu chương trình bầu cử Thượng quan cho Nhạc sĩ Đan Trường. Nhưng anh em thỉnh thoảng gặp nhau tại Paris.

Trạch đến thường trú tại Pháp.

Đến năm 1977, ban giám đốc nhà hàng La Table du Mandarin gọi điện thoại báo tin cho tôi biết Trạch mới từ Việt Nam sang Pháp và muốn gặp tôi. Lúc đó tôi đã không còn làm Cố vấn chương trình nghệ thuật của Hiệu La Tabe du Mandarin, nên không có thể giúp Trạch tìm việc làm tại đây. Trạch phải đi nơi khác. Nhưng anh em lại có dịp cuối tuần về nhà tôi, anh em đờn hát thâu thanh tại nhà tôi, hay tại nhà nữ Bác Sĩ J. Ph.

Tuy cùng sống trên đất Pháp, vì công ciệc khàc nhau, tôi đang “bôn ba bốn biển năm châu“, Trạch đang tìm cách sanh sống bằng thương mãi, anh em gặp nhau trong những ngày Tết Việt Nam, hay những ngày họp mặt gia đình tại nhà Trạch. Mỗi khi Trạch có việc buồn thường hay gọi điện thoại cho tôi để đến gặp tôi, Trạch thèm ca Vọng cổ và muốn tôi đờn tranh phụ họa cho em.

Phút cuối cùng

Đến khi tôi hay tin em tôi bị đau nặng nằm tại bịnh viện, tôi thường vào thăm và Trạch một hôm “trối” với tôi: “Anh hai sắp đi Việt Nam theo chương trình làm việc cho Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp. Em chỉ ước ao một điều. Khi em phải từ giã cõi đời, em muốn có anh hai đua em đến nơi an nghĩ cuối cùng “. Tôi hứa với em: “Dầu cho anh hai đi đâu trên trái đât nầy, khi biết tin em vĩnh viễn anh hai sẽ trở lại Pháp để lo việc đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng. Anh hai sắp đi xa. Anh hai nhắc cho em nghe một câu phỏng theo ý của một nhà văn mà anh hai không nhớ tên: Ngày em ra đời, em khóc mà mọi người quanh nôi em cười vui. Ngày em phải lìa đời, khi mọi người khóc thương tiếc em, thì em sẽ mỉm cười ra đi, vì em đã làm xong tất cả nhiệm vụ của em trên đời.“

Trạch mỉm cười siết chặt tay tôi và nói: “Anh hai yên lòng đi về nước làm việc. Mong rằng sẽ gặp lại anh hai khi anh hai trở lại Pháp. Nếu có mệnh hệ nào, em sẽ mỉm cười ra đi. Và anh hai sẽ về để đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng“.

Lần đó là lần cuối cùng tôi gặp em tôi khi em còn sống. Và câu nói đó là câu cuối cùng mà tai tôi nghe tiếng em tôi nói. Và như đã hứa, tôi đã trở về từ Việt Nam và làm chủ tang cho đám táng của Trần Văn Trạch, em Khê em của tôi.

12/2004
Trần Văn Khê
(Nguồn: tổng hợp từ internet

* Xin mở link xem hình

http://tranquanghai.mult.../journal/item/3474/3474 (http://tranquanghai.multiply.com/journal/item/3474/3474)

cao nguyên
01-18-2012, 11:50 AM
http://nguyentran.org/ThuHoa/TranVanTrach/TranVanTrach.jpg


Ngày Xuân nhớ Trần Văn Trạch

:


Đọc Báo Ngày Xuân

(http://cothommagazine.com/nhac1/TranVanTrach/DocBaoNgayXuan-TranVanTrach.mp3)Xuân Đất Khách
(http://cothommagazine.com/nhac1/TranVanTrach/XuanDatKhach-TranVanTrach.mp3)
Chiều Mưa Biên Giới (http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/ChieuMuaBienGioi-NVD-TVT.mp3)

cao nguyên
01-19-2012, 06:57 AM
Mùa Xuân Trong Nhạc của Nguyễn Văn Đông (http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1016&Itemid=47)

http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/NhoMotChieuXuan-Biatruoc.jpg

Một chút lai lịch về bản nhạc "Nhớ Một Chiều Xuân" - (Thy Nga - RFA 2006)




Ngoài tài sáng tác nhạc, Nguyễn Văn Đông còn hát và sử dụng được nhiều nhạc cụ như kèn, trống, mandoline và guitare Hawaiienne. Năm 1957, Nguyễn Văn Đông đi tu nghiệp khóa “Chỉ huy và Tham mưu” tại Hawaii. Trên bãi biển thơ mộng, tiếng đàn Hawaiienne của chàng Trung úy tài hoa 25 tuổi đã làm say mê Gina, một thiếu nữ bản xứ lai Pháp.
Cuộc tình ấy, anh đành khép lại khi mãn khóa tu nghiệp, trở về nước. Thời đó, tức là cách nay nửa thế kỷ, kết hôn với người ngoại quốc là điều khó khăn lắm, anh chỉ còn biết tiếc nhớ …

Một buổi chiều Xuân năm sau đó, khi nỗi nhớ chất ngất, chàng nhạc sĩ viết nên bài http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif “


Nhớ một chiều Xuân (http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/NhoMotChieuXuan-NVD-LeThanh.mp3)
” mời quý vị nghe qua giọng hát Lệ Thanh, ca sĩ đầu tiên trình bày bài này. Đây là âm thanh trong dĩa hát Việt Nam thâu vào khoảng thập niên 60 (tiếng đàn Hạ Uy Cầm: nhạc sĩ Đan Phú, em của nhạc sĩ Đan Thọ)

Câu hát “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne” làm nhiều người thắc mắc, không hiểu tại sao lại có thành Vienne ở đó? Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã hỏi và được tác giả Nguyễn Văn Đông giải thích là hình ảnh của Gina trong tâm tưởng ông đã gắn liền với nhạc bản “A beautiful Vienna” mà ông đàn nhiều lần cho nàng nghe vì nàng thích bài này

Nghe Nhạc Xuân của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông

http://cothommagazine.com/nghe_nhac/NhacXuan-NguyenVanDong/nhac.php

cao nguyên
01-23-2012, 10:38 AM
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSlU5EDCuuQfGWHQogKKr39pd1-cvP60-Lv9CQMHeCiF1Nm6yB7YA





Nhạc sĩ NHẬT NGÂN
Tên thật là Trần Nhật Ngân
Pháp danh Nhật Quang

Sinh ngày 24‐11‐1942,




đã từ trần lúc 10:10 sáng,


ngày 21 tháng Giêng năm 2012
(nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Tân Mão)
Tại bệnh viện Kaiser Permanente,

Anaheim, California
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTc8VAGtnLOo9hWjGCWJMU6bPNxp369Z WIfV6HGNQLO9-qELDoqMg






http://nhatngan.org/main/templates/nld_058_1.5/slideshow_img/img3.jpg

Nhạc Sĩ Nhật Ngân

Tiểu Sử

Tên thật là Trần Nhật Ngân. Sinh tại Thanh Hóa và lớn lên tại Ðà Nẵng. Cựu cán bộ tâm lý chiến trung tâm huấn luyện Quang trung. Hiện định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1982. Theo học nhạc với giáo sư Ðỗ Thế Phiệt về violon và piano. Khởi sáng tác từ năm 1959. Ngoài viết những ca khúc ký tên Nhật Ngân (http://lyric.tkaraoke.com/1052/Nhat_Ngan/), ông còn một số sáng tác chung với nhạc sĩ Trần Trịnh (http://lyric.tkaraoke.com/1176/Tran_Trinh/), Và vì, cả hai chơi thân với Lâm Ðệ (con rể chủ hãng dĩa Sóng Nhạc) nên đã khai sinh ra tên: Trịnh Lâm Ngân (http://lyric.tkaraoke.com/1119/Trinh_Lam_Ngan/).

Những nhạc bản phổ biến rộng trong quần chúng:
Tôi Ðưa Em Sang Sông (http://lyric.tkaraoke.com/18072/Toi_Dua_Em_Sang_Song.html) (viết chung với Y Vũ)
Ngày Vui Qua Mau (http://lyric.tkaraoke.com/15027/Ngay_Vui_Qua_Mau.html)
Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình (http://lyric.tkaraoke.com/13966/Loi_Dang_Cho_Cuoc_Tinh.html)
Bài Hát Cho Người Kỷ Nữ
Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về (http://lyric.tkaraoke.com/19205/Dem_Nay_Ai_Dua_Em_Ve.html)
Một Mai Giã Từ Vũ Khí (http://lyric.tkaraoke.com/14755/Mot_Mai_Gia_Tu_Vu_Khi.html)
Xuân Này Con Không Về (http://lyric.tkaraoke.com/18734/Xuan_Nay_Con_Khong_Ve.html)
Qua Cơn Mê (http://lyric.tkaraoke.com/16100/Qua_Con_Me.html)
Xin Chia Buồn (http://lyric.tkaraoke.com/18631/Xin_Chia_Buon.html)
Mùa Xuân Của Mẹ (http://lyric.tkaraoke.com/14281/Mua_Xuan_Cua_Me.html)
Người Tình Và Quê Hương (http://lyric.tkaraoke.com/15180/Nguoi_Tinh_Va_Que_Huong.html)
Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh? (http://lyric.tkaraoke.com/10056/Anh_Giai_Phong_Toi_Hay_Toi_Giai_Phong_Anh.html)
Ngày Ðá Ðơm Bông (http://lyric.tkaraoke.com/22083/Ngay_Da_Dom_Bong.html)
Cả Nhà Làm Thơ (phổ thơ Trần Mộng Tú)
Gần đây nhất, nhạc sĩ Nhật Ngân đã viết thêm hai ca khúc tiếp theo cho bài nhạc nổi tiếng "Xuân Này Con Không Về (http://lyric.tkaraoke.com/18734/Xuan_Nay_Con_Khong_Ve.html)", là các bản "Xuân Nào Con Sẽ Về (http://lyric.tkaraoke.com/18731/Xuan_Nao_Con_Se_Ve.html)" và "Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu (http://lyric.tkaraoke.com/21771/Xuan_Nay_Con_Ve_Me_O_Dau.html)" - được các ca sĩ Tường Nguyên và Quang Lê trình diễn rất đạt trong Video Paris By Night 76 Chủ Đề Xuân Tha Hương 2005.

Nhật Ngân: 40 năm cho âm nhạc Việt Nam
Tôi không bao giờ than vãn cuộc đời. Tôi vẫn mang trái tim của tôi, mang sự yêu mến cuộc đời của mình để bước vào cuộc đời".
Năm nay (?) 58 tuổi đời, nhưng Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ 40 năm qua. Ðó là một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, tác giả của nhiều ca khúc giá trị - với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế, ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc kịch rất quen thuộc trong các chương trình video.
Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Ðà Nẵng.
Vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào SàiGòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâu. Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.
Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông nhạc khí này. Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác.
Tôi Đưa Em Sang Sông
Vì lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Ðó là một ca khúc tình cảm mang tên "Tôi Ðưa Em Sang Sông."
Về trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: Khi trở về dạy học ở Ðà Nẵng, ông có một người yêu. Mà thời đó các gia đình ở miền Trung, vấn đề là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho mình. Thế nhưng thuở đó ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng. "Thật sự là ngẫu hứng thôi, tôi làm bài hát đó".
Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong thời gian đầu, nhưng "Tôi Ðưa Em Sang Sông" đã trở thành một ca khúc được giới học sinh, sinh viên Ðà Nẵng rất ưa thích, chép tay chuyền cho nhau hát.
Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời. Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời. Mà đời em là ước mơ đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.
Câu kết của bản chính là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm thấy "hẫng" đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của mình khi đến lúc đó, chưa hề trải qua đời sống trong quân ngũ.
Hơn nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi Ðưa Em Sang Sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, "Tôi Ðưa Em Sang Sông" được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ.
Đêm Nay Ai Đưa Em Về
Với một tâm hồn lãng mạn của thời niên thiếu, Nhật Ngân, vì cảm mến giọng ca của một nữ ca sĩ tên tuổi thời đó, đã cảm hứng để sáng tác tình khúc thứ nhì của ông là "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" đã được Lệ Thanh trình bầy lần đầu tiên qua phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như "Tôi Ðưa Em Sang Sông, " nhạc phẩm "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" vào đầu thập niên 60 đã trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài Sài Gòn và Quân Ðội và là những nhạc phẩm được nhà Diên Hồng xuất bản dưới hình thức những bản nhạc rời bán rất chạy.
Cuộc đời quân ngũ
Năm 1965, Nhật Ngân gia nhập Cục Tâm Lý Chiến, một năm sau ông được chuyển về làm trưởng ban văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến năm 1975. Trong thời kỳ này ông viết rất nhiều ca khúc về quân đội trong số có những bài quen thuộc như "Người Tình Và Quê Hương, " "Lính Xa Nhà, " "Mùa Xuân Của Mẹ, " "Xuân Này Con Không Về, " v.v. Riêng ca khúc sau là một trong những ca khúc dính liền với tên tuổi của Duy Khánh, khiến có nhiều người lầm tưởng chính Duy Khánh là tác giả.
Sau 1975 kẹt lại Việt Nam, Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với một số anh chị em cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều nơi. Thời gian này ông đã cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng, có tính cách châm biếm điều mà nhà cầm quyền Việt Nam thời kỳ này gọi là "giải phóng" vào tháng Tám năm 75. Ðó là ca khúc "Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?" được nữ ca sĩ Ngọc Minh phổ biến đầu tiên tại hải ngoại sau khi vượt biển rời khỏi Việt Nam.
Nhật Ngân sau đó cũng một mình rời Việt Nam vào năm 1982, bị kẹt ở trại tỵ nạn Sikiu, Thái Lan cho đến năm 84 mới được nhận vào Hoa Kỳ và ông được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại phía bắc Hollywood. Một thời gian sau, ông dời xuống Orange County ở chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào năm 90.
"Thích thì tôi viết, không thích thì thôi"
Nhật Ngân lập gia đình vào năm 1969 và có ba người con. Người con gái lớn của ông tên Ngân Khánh (http://lyric.tkaraoke.com/Default.aspx?q=Ng%c3%a2n-Kh%c3%a1nh&t=6), đã tốt nghiệp cử nhân về âm nhạc Ðại học Fullerton, nam California. Ông đã lấy tên Ngân Khánh (http://lyric.tkaraoke.com/1638/Ngan_Khanh/) để ký dưới một số nhạc phẩm như "Giã Từ Vũ Khí" và "Cám Ơn." Người con trai kế của ông đang theo học về ngành dược, trong khi người con trai út đã tốt nghiệp về ngành điện toán. Với tình trạng như vậy, Nhật Ngân cho là mình đã được thảnh thơi trong việc sáng tác "thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi."
Ngay thời gian đầu đặt chân lên đất Mỹ, Nhật Ngân đã vùi đầu ngay vào công việc sáng tác. Ông cho ra đời nhạc phẩm đầu tiên tại hải ngoại là "Hương." Nhật Ngân đã dựa trên một bài thơ của Nguyễn Long để soạn thành ca khúc này.
"Hương" đã thành công ngay từ bước đầu với tiếng hát của Elvis Phương, kế đó với tiếng hát của Tuấn Anh và gần đây hơn cả là Nguyễn Hưng.
Nhật Ngân cũng từng phổ nhạc từ một số bài thơ tại hải ngoại, trong số có bài thơ "Kiếp Sau" của Trần Mộng Tú, do Ái Vân trình bầy trên một chương trình video của trung tâm Thúy Nga.
Nhật Ngân cho biết đối với những sáng tác có "hơi hướng quê hương" của ông "thì Duy Khánh, Hương Lan, Thanh Tuyền là thích hợp hơn cả ". Do đó, ông thường nhắm vào một tiếng hát đặc biệt để sáng tác trước khi gửi đến người nghe. Còn về những ca khúc tình cảm thì "những bài của tôi như "Ngày Vui Qua Mau, " "Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình" hay "Hương" thì đủ giọng ca có thể hát được."
Tình trạng nghệ sĩ sáng tác hiện nay
Theo Nhật Ngân, cuộc sống của một nghệ sĩ sáng tác hiện nay ở hải ngoại đang trong tình trạng dễ thở hơn những năm trước về mặt kinh tế mà nguyên nhân chính do sự phổ biến mạnh mẽ của các chương trình video ca nhạc.
Sự phát triển của video từ hơn 10 năm nay đã nuôi dưỡng được phong trào sáng tác nhạc mới cũng như một số hoạt động văn nghệ cho các nhạc sĩ bằng cách này hay cách khác có thể sống được. "Những năm trước thì tôi nghĩ là không sống nổi. Cái thời điểm trước, từ 84 trở đi cho tới khoảng độ 90, 91, 92 chẳng hạn thì tương đối mình sống vẫn èo ọt lắm. Nhưng những năm sau này chẳng hạn, từ khi mà video mạnh lên, những video như là Thúy Nga, Asia hay mấy trung tâm lớn họ làm mạnh lên thì tôi nghĩ nếu những người nào có khả năng thì có thể vẫn sống được với ngành âm nhạc."
Ðối với một số nhạc sĩ khi ghi nhận về dòng nhạc Việt trong nước và hải ngoại đã cho rằng có sự khác biệt, nhưng theo Nhật Ngân thì hai dòng nhạc đều giống nhau, đặt căn bản trên sự rung động của tâm hồn mình: "Tôi thật sự không biết đối với những tác giả khác như thế nàọ Nhưng mà riêng tôi, thì tôi thấy khi mình gặp những cái rung động nào đó xẩy đến với tâm hồn mình thì mình vẫn viết thoải mái. Tôi nghĩ trước năm 75 và sau năm 75 cũng đều giống nhau cả. Những nguồn cảm hứng đến với tôi thì tôi có thể trọn vẹn đem tới được người nghe."
Ngay như dựa trên sự thay đổi về hoàn cảnh xã hội trước kia và hiện nay, ông cũng không cho là có ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình vì hiện nay ông vẫn sáng tác một cách đều đặn.
Mức độ sáng tác của Nhật Ngân được ông ví von như một cái máy xe hơi chạy đều nên không bị trục trặc và rỉ sét. Trái với một vài nghệ sĩ cùng thời với ông, không còn tìm thấy được hứng thú trong việc sáng tác hoặc không có dịp để phổ biến tác phẩm mình.
Những kinh nghiệm cho những người tiếp nối
Nhật Ngân cho biết cách hiệu quả nhất để phổ biến những ca khúc của những người sáng tác hiện nay là qua phương tiện video. Tuy nhiên đó không phải là điều mà những trung tâm nhạc có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Vì phần lớn các trung tâm nhạc hiện nay vẫn dùng nhiều nhạc phẩm cũ, trong khi có rất nhiều sáng tác mới từ khắp nơi được gửi đến. Về điểm này, Nhật Ngân đưa ra những nhận xét "Những trung tâm nhạc tốn kém nhiều trong việc thực hiện một bài hát hoặc là một màn video chẳng hạn. Họ làm ăn, cho nên họ chắc ăn hơn. Họ không muốn đánh bài với những tác phẩm mới mà không biết có đi đến đâu không. Thật sự tôi cũng không dám nói là mọi trung tâm đều nặng về thương mại. Thế nhưng phải "có thực mới vực được đạọ" Tôi nghĩ là họ vẫn phải nghĩ đến chuyện sản phẩm của họ có được yêu thích không. Thành ra khi lựa bài, họ rất là khó khăn. Khó khăn vì nếu xài bài của người trẻ mà lỡ bài không ăn là họ mất credit, sản phẩm bán không chạy. Ðã tốn tiền mà không chạy, rồi sẽ khiến khán giả bắt đầu sợ các sản phẩm có những bài nhạc không ăn khách."
Vấn đề phổ biến những ca khúc mới của những tác giả trẻ cứ luôn ở trong vòng lẩn quẩn. Một giải pháp tương đối hữu hiệu theo ông là nếu những nhạc sĩ trẻ có khả năng thì nên tự mình thực hiện một clip video cho ca khúc của mình để giới thiệu với các trung tâm như trong trường hợp của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn trước kia đã thực hiện một clip video rất công phu và tốn kém để giới thiệu tác phẩm của mình. "Mà khi ca khúc đó thật sự được mọi người chấp nhận thì trung tâm họ sẽ bắt đầu từ từ chấp nhận cái tên đó luôn."
Nhật Ngân gọi đó là một sự đầu tư và là một sự hy sinh đầu tiên để đẩy tác phẩm của mình lên. Hoặc theo như kinh nghiệm của ông, nếu các nhạc sĩ trẻ muốn được các trung tâm lớn chú ý tới, cần phải làm một băng nhạc hay một CD "demo" thật hay ở phòng thâu, nhờ những giọng ca tên tuổi thu một hai nhạc phẩm của mình để gửi đến các trung tâm. Sau khi nghe băng nhạc mẫu đó các trung tân nhạc mới có thể quyết định đưa vào chương trình của họ hay không. Nếu chỉ gửi đến họ những nhạc phẩm viết hoặc in trên giấy, Nhật Ngân khẳng định kết quả chỉ là một con số không. Vì theo ông phần lớn các trung tâm nhạc không có khả năng nhìn bài để định giá được vấn đề nhạc phẩm đó có ăn khách hay không.
Trước vấn đề nhạc trong nước lan tràn tại hải ngoại

Một vấn đề khác hiện vẫn còn là một đề tài đang được bàn tán tới nhiều là sự lan tràn của nhạc trong nước tại hải ngoại. Trước sự kiện này Nhật Ngân đã đưa ra một số nhận xét của ông về những giọng ca cũng như những sáng tác trong nước. Thêm vào đó là những lý do khiến những trung tâm nhạc tại hải ngoại nhắm vào việc khai thác những tác phẩm đó: "Thật sự thì nhạc trong nước trong thời gian vừa rồi rộ ra ở ngoài, thì mình công nhận là trong đợt đó, trong nước có một số bài có vẻ nghe được, có vẻ ăn khách đối với quần chúng.
Sự kiện được mọi người thích thì cũng đúng thôi. Vì bài dễ nghe, có một chiều hướng tương đối khác với sáng tác bên này. Thứ đến là các giọng ca bên đó rất rất thích hợp với các loại bài đó. Các trung tâm bên này xử dụng lại những bài hát đó là vì những bài đã được lăng xê rồi, thành họ mạnh bạo thu thanh với những giọng hát ở hải ngoại. Nhất là vấn đề tác quyền gần như không có, cho nên mọi người đều sẵn sàng làm thôi. "
Tuy nhiên theo ông sự tràn ngập của nhạc trong nước tại hải ngoại chỉ là một phong trào nhất thời, dấy lên từng đợt và không có khả năng duy trì lâu dài vì "cho tới bây giờ đâu còn bài nào nữa đâu. "
Nhật Ngân còn nhấn mạnh thêm là dù trong nước có đông người sáng tác thật sự, nhưng không phải lúc nào cũng có những nhạc phẩm hay. Riêng đối với những ca sĩ trong nước, ông đã không phủ nhận khả năng về kỹ thuật của những tiếng hát này.
Yêu đời và thoải mái
Hiện nay sinh hoạt của nhạc sĩ Nhật Ngân là sinh hoạt của một người nhàn hạ, trong niềm hạnh phúc gia đình cùng với những người con đã thành đạt và một người vợ với công việc làm thường nhật về ngành y tá: "Sinh hoạt bình thường của tôi là ngoài những giờ thể thao, buổi sáng cà phê ra thì về nhà sáng tác, làm việc."
Những giờ thể thao như ông nói là những giờ đánh tennis từ sáng sớm đến gần 9 giờ sáng để cố gắng duy trì sức khỏe tốt sau khi đã bị cắt đi hai phần ba bao tử để ngăn chận sự phát triển của bệnh ung thư vào năm 1992.
Tự nhận mình là một người được nhiều ưu đãi, về mặ.t gia đình cũng như nghề nghiệp, Nhật Ngân - với một tính tình luôn vui vẻ - có một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời, để từ đó ông tiếp tục sống trong thế giới âm nhạc mà ông đã đóng góp không ít. Từ tư tưởng lạc quan về cuộc đời đó, lý luận của Nhật Ngân trong âm nhạc là cuộc sống bao giờ cũng rộng mở trước mặt để " Cũng vì còn nhiều gắn bó với cuộc đời mà Nhật Ngân đã thoát được bệnh ung thư bao tự Và từ đó ông còn cảm thấy yêu đời hơn nữa sau 40 năm tạo cho mình được một gia tài âm nhạc lớn lao.

http://nhatngan.org/main/http://nhatngan.org/main/ (http://nhatngan.org/main/)

Xem video Nhạc Nhật Ngân:
http://nhatngan.org/main/

cao nguyên
02-03-2012, 06:20 PM
http://i1133.photobucket.com/albums/m588/haviasiaforum/rain-58.gif


Ngày xuân nói chuyện “Mưa xuân”
trong thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Thiên Việt

Nói đến mùa xuân, đến tết cổ truyền của dân tộc, thì không thể không nhắc đến mưa xuân. Có ai trong chúng ta, dù xa quê hương đã lâu, không quên được cái tiết của ngày ấy.

Cả đất trời ong óng, biêng biếc, được bao trùm trong một làn sương khói lững lờ, e ấp quấn quít nơi vòm cây, mái phố. Và ta nghe ở đâu đó, trong xa thẳm, trong mỗi thân cây, gốc rạ, trong cảnh vật quen thuộc, từng tiếng động rất khẽ. Rất khẽ. Phải mùa xuân đang về hay tiếng cựa mình của đất đai sau một mùa đông giá rét, tiếng động của chồi non đầu tiên nhú trên cây?. Trùm lên tất cả bức tranh yên ấm ấy là một làn mưa bụi mỏng li ti. Giăng giăng khắp ao chuôm, đồng, bãi. Mưa không đủ làm ướt áo, ướt đầu.

Năm mươi năm trước, trong một ngày sương khói như vậy, thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính đã ghi lại một cách tuyệt với cảnh sắc ấy trong bài “Mưa xuân” của mình. Trong toàn bài hình ảnh mưa xuân được nhắc đến 5 lần, và trong cái thanh bình yên ả của một làng quê cổ miền Bắc, mưa xuân hiện ra như một nhân vật có tâm hồn, từng lúc buồn vui, đồng cảm với người thôn nữ lần đầu yêu.

Khổ đầu của bài thơ mở ra như cánh màn nhung từ từ kéo lên, kể về câu chuyện mộc mạc nơi làng quê:


Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như vuông lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Phải nói rằng, những câu thơ Nguyễn Bính thật “tầm vóc” (chữ của nhà văn Tô Hoài). Ta có cảm giác như đang ngồi trước sân khấu. Cảnh êm đềm của hai mẹ con đang ngồi bên nhau, âu yếm đùm bọc trong thế giới riêng. Đêm đêm, những ngón tay xinh xắn của cô thôn nữ lướt trên khung cửi và cô ngồi trong ánh mắt dịu dàng, che chở, đùm bọc của bà mẹ. Mặc ngoài kia ong bướm đi về. Lòng trẻ còn trong trắng, thơm ngát.
Thế nhưng cái thế giới riêng nhỏ bé ấy, thâm nghiêm và kín cổng cao tường đó, một hôm bị xao động. Cái ngày có biến động được đánh dấu bằng sự hiện diện của mưa xuân.

Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay,

Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.
Mưa xuân xuất hiện lần đầu trong bài thơ và cũng là mưa đầu xuân nên… “phơi phới bay”. Như tâm hồn của ai vậy. Tô điểm cho không khí rạo rực của những ngày đầu Xuân không phải là hoa đào tươi thắm, không phải là lay ơn sang trọng mà chỉ là hoa xoan. Hoa xoan khiêm tốn giản dị, không cầu kỳ phô trương sắc đẹp, biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Hoa xoan và đom đóm tháng 3, có ai quên được?
Giữa cái khung cảnh nên thơ ấy, ngoài mưa xuân phơi phới, đất trời tươi tắn, trên làng dưới xóm rộn rã tết, những sắc hoa xoan tím rải rác, thì người mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. Lòng nào mà ngồi cho yên được. Nên cô bé của chúng ta bỗng:

Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Mẹ có cấm thì… mặc. Em đâu có lỗi. Những ngón tay búp măng, xinh xắn, mảnh dẻ của cô bé hơi run rẩy trên khung cửi cùng với trái tim nhỏ thầm đập hồi hộp sau làn áo mỏng.


Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ tới anh…
Không, chưa có gì!… mới chỉ là “hình như” thôi.
Sau cái cảnh mưa bụi bay, hoa xoan rụng đầy đất, hội chèo đi qua ngõ, và khi nhân tố “anh” xuất hiện thì cô bé không còn tĩnh tâm được nữa. Chuyện tình tiếp tục:


Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên,
Mưa chấm tay em từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem



http://i1133.photobucket.com/albums/m588/haviasiaforum/1317737000_5_faith0515.gif


Nguyễn Bính đã tạc qua từng ấy thời gian hình ảnh cô thôn nữ ngửa tay, hứng từng hạt mưa bụi, dưới làn áo mỏng, trái tim run rẩy. Em đâu cầu xin số phận:


Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe,
Mưa bụi nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Em ra đi vào đám hội. Hơi vội. Lòng tràn đầy hy vọng, vì… “thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Mẹ già không nghi ngờ “vuông lụa trắng” của mình, nên chỉ dặn: “xem về kể mẹ nghe”.

Mưa xuất hiện lần này là “mưa bụi”. Mưa xuân dường như cũng đồng loã với cô bé. Nhưng tại sao cô không lo ướt đầu, mà chỉ lo ướt áo? ấy là vì còn để khoe bộ cánh mới, để làm đỏm với người tình. ướt đầu cũng được, chứ ướt áo thì gay. Mà có xa xôi gì đâu: “Thôn Đoài cách có một thôi đê”. Nếu viết là: Cách một con đê, một quãng đê, một khúc đê… thì câu này coi như hỏng. Cái cô bé của năm xưa, áo tứ thân, răng đen thì phải nói là “một thôi đê”, nghe mới thú. Từ “thôi đê” đã lâu không được dùng, lần này vang lên trong thơ Nguyễn Bính nghe rất “đã”. “Thôi đê”, có nghĩa là cũng gần thôi. Đi đến với người yêu thì xa mấy cũng gần. Đêm hội diễn ra thật náo nhiệt:


Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em

Lễ hội hay như vậy mà cô chả thiết xem. Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em, còn em thì mải tìm… ai.
Lời thơ mộc mạc, chân thành, tha thiết như mối tình của cô gái quê:


Chờ mãi anh sang, anh chả sang,
Thế mà hôm nọ hát bên làng,
Năm tao bẩy tiết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng

Chờ mãi mà người ấy không đến. Thế rồi cô ra về, con đường cũ giờ đây dài dằng dặc:


Mình em lầm lũi trên đường về,
Có ngắn gì đâu một dải đê
áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt
Lạnh lùng em tủi với canh khuya.

Không khấp khởi, hớn hở như lúc đi. Âm thầm giữa canh khuya. Mưa xuất hiện lúc này không còn là mưa bụi dịu dàng nữa, mà có phần gay gắt: “Mưa nặng hạt”. Mưa cũng có hồn tựa một nhân vật xuất hiện theo từng lớp truyện. Và cô bé không che đầu bằng ô, che đầu bằng một vật gì đó, tàu lá chẳng hạn, mà “áo mỏng che đầu”. Hình tượng cô gái lấy tà áo che đầu cho khỏi ướt có cái gì rất dân dã, mộc mạc. Không gặp được người ấy, thì bây giờ ướt áo có làm sao.

Cuối cùng, mưa xuân và hoa xoan lại xuất hiện khi câu chuyện khép lại, hội chèo làng Đặng ra về qua ngõ:


Bữa ấy, mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giầy
Hội chèo làng Đặng ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”

Những hạt mưa không còn bay nữa. Hoa xoan nát dưới chân giầy. Mùa xuân dường như vô tình với em. Đời con gái là bao, mà sao mùa xuân đã sớm cạn ngày? Cô gái thầm hỏi và hy vọng:


Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ bảo rằng: “Hát tối nay!”

Bao giờ mưa bụi bay lần nữa để cho em vội vàng xin phép mẹ ra đi?

Ngày hôm nay, nhà thơ đã trở thành người thiên cổ, thiếu nữ năm xưa chắc tóc đã trắng phau vì nhuộm “nước thời gian”. Mùa xuân này, mưa bụi bay, bà cụ vẫn ngồi sưởi bên bếp sưởi, hơ bàn tay nhăn nheo, cặp mắt như nước, người già có nhớ không cái đêm hội năm xưa ở bên Đoài? Xuân này đứa cháu gái cụ tuổi cập kê cũng đang đến chỗ hẹn. Cô có gặp may hơn không?

Mà thôi, mưa xuân đang phơi phới bay, tôi cũng muốn ngửa lòng bàn tay trước mái hiên để còn vội vàng… Mưa bụi bay…



http://i1133.photobucket.com/albums/m588/haviasiaforum/anhdepblogcom-rain34.gif

cao nguyên
02-06-2012, 06:58 PM
Đọc lại thơ HỒ XUÂN HƯƠNG với cái nhìn nữ quyền luận

http://i861.photobucket.com/albums/ab178/nhattamsaigon606/91bde0a7.jpg

Hồ Xuân Hương là một độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Tùy theo quan niệm về đạo đức xã hội mà Hồ Xuân Hương là người này hoặc người kia. Tuy nhiên, theo thời gian Hồ Xuân Hương đã trở thành một người đi trước thời đại mình, là người đã biết dùng thi tài một cách thông minh bằng những bài thơ độc đáo luôn luôn ẩn chứa hai nghĩa để chế diễu một giai cấp đạo đức giả, để vạch trần những vô lý của một xã hội phong kiến, cũng như táo bạo chống lại những tập tục phi lý đã cấm đoán và ràng buộc người phụ nữ Việt Nam về vật chất cũng như tinh thần vào cuối thế kỷ 18.

Theo Đào Duy Anh xã hội trong giai đoạn đó rất ư là bất công với người phụ nữ vì “trong gia đình, chủ quyền ở trong tay gia trưởng thì đàn bà tất là không có quyền gì cả. Khổng giáo chủ trương nam tôn nữ ty, trọng nam khinh nữ, lại vun đắp thêm quyền uy của gia trưởng mà đè nén địa vị của đàn bà.”[1] Nền văn học của chế độ phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Khổng giáo nên các truyền thống về giá trị và chuẩn mực văn hóa đều được đặt ra để phục vụ cho phái nam. Nền văn học đó đồng thời cũng được dùng để khuyến dụ và cưỡng chế đàn bà phải chấp nhận vai trò thua kém đàn ông vì trời đã đặt định như vậy. Các áng văn chương nổi tiếng của Việt Nam trong thời phong kiến đầy dẫy những tư tưởng tiêu cực về đàn bà như: “Đau đớn thay phận đàn bà / lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Kiều), hoặc “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / khách má hồng nhiều nổi truân chuyên” (Chinh Phụ Ngâm), hoặc “Oán chi những khách tiêu phòng / mà xui phận bạc nằm trong má đào” (Cung Oán Ngâm Khúc). Ngoài ra còn nào Gia huấn ca, rồi tam cương, ngũ thường nữa cũng đều dạy cho đàn bà, con gái biết an phận với vai trò thứ yếu và phụ thuộc trong xã hội.

Trước một xã hội đầy những tư tưởng và nề nếp trọng nam khinh nữ do các nhà nho dựng lên đó, trước một xã hội bị bóp méo trong đó người nữ đã phải bị bắt buộc suy tư, và hành động Hồ Xuân Hương đã khôn khéo dùng văn chương như một thứ vũ khí để chống lại những trật tự áp chế đó. Vũ khí bà dùng là những bài thơ vừa thanh vừa tục. Đề cập đến một vấn đề hết sức cấm kỵ trong văn chương là vấn đề tính dục là một chuyện rất khó nói một cách có thẩm mỹ kể cả đối với các nhà văn nam giới, nhưng Hồ Xuân Hương đã tài tình và khéo léo dùng những cảnh hoặc hình ảnh rất bình thường như đền Trấn quốc, chùa Hương, đèo Ba dội, hang Cắc cớ, động Kẽm trống, ốc nhồi, con cua, trái mít, bánh trôi, đồng tiền, cái quạt… và những sinh hoạt hằng ngày như cảnh dệt vải, tát nước, đánh đu, đánh cờ… để tả những chuyện tình dục cấm kỵ một cách rất thoái mái với những ngôn từ rất đơn giản nhưng lại rất sống động và gợi hình.

Đọc thơ của Hồ Xuân Hương xin hãy đọc như những văn bản thuần túy. Và trong lãnh vực văn bản thuần túy không có vấn đề luân lý. Theo quan điểm của các học thuyết phê bình hậu cấu trúc mà đặc biệt là thuyết hủy tạo (deconstruction) của Derrida thì trong ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay nghĩa thanh và nghĩa tục. Derrida nhìn thế giới chỉ gồm toàn văn bản được cấu tạo bởi những cặp biểu hiệu hệ cấp đối kháng như văn hóa và thiên nhiên, hành động và thụ động, mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, nói và viết, cha và mẹ… Những cặp từ tố đối kháng này đã cấu tạo nên những hệ thống tư tưởng và chi phối các đường lối chánh trị của các xã hội phương tây. Trong các cặp từ tố này từ tố đầu bao giờ cũng được gắn cho vị trí trội yếu so với từ tố sau. Và trong mỗi cặp từ tố một sự tranh đấu nội tại thường diễn ra không ngừng để dành ưu thế, nhưng bao giờ phía “hành động” cũng thắng phía “thụ động”, dương bao giờ cũng hơn âm. Trong việc tìm hiểu tác phẩm, theo Derrida chỉ có văn bản mới là đối tượng của nghiên cứu và trong văn bản chỉ có các biểu hiệu (signifiers) và các ý nghĩa được biểu hiện (signifieds). Ý nghĩa của ngôn ngữ nói riêng và ý nghĩa của văn bản nói chung tùy thuộc vào sự giải mã của người đọc. Trên quan điểm đó, Hồ Xuân Hương một cách kỳ lạ đã đi trước phong trào nữ quyền ở phương tây hàng trăm năm. Nhưng bà còn oanh liệt hơn các nữ lưu phương tây vì bà đã đơn thương độc mã đối đầu với cả một xã hội phong kiến đầy những nhà nho lúc nào cũng mang nặng trong đầu những ý tưởng về tam cương, ngũ thường và tam tòng, tứ đức rất bất lợi cho đàn bà.

Tại phương tây giữa thế kỷ 20, Virginia Woolf một nhà tranh đấu nữ quyền Mỹ mới bắt đầu cổ võ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và tại Pháp một tác giả nữ quyền khác là Hélène Cixous cũng cổ võ phụ nữ hãy viết văn, không những chỉ viết mà còn phải viết thật nhiều về phụ nữ, viết để đưa người phụ nữ bị xa cách, bị quên lãng, bị đứng ngoài rìa văn học trở lại với văn chương. Trong tiểu luận Le Rire de la Méduse, Cixous đã nồng nàn tha thiết mời gọi phụ nữ “phải viết để đặt người nữ vào văn bản, đồng thời cũng đề đặt người nữ vào thế giới và lịch sử”.[2] Hơn một trăm năm trước Hồ Xuân Hương của Việt Nam đã biết dùng văn chương để nói lên tiếng nói chống đối lại cái xã hội đã dành mọi đặc quyền cho nam giới. Không những chỉ viết mà Hồ Xuân Hương còn nói lên tiếng nói của phụ nữ một cách táo bạo và hiện thực. Giữa khi các văn thi sĩ nam giới mộng mơ lên thăm cung Hằng, mơ gặp tiên nữ ở Thiên thai hoặc tả những cảnh non nước hữu tình nhưng vô thưởng vô phạt thì Hồ Xuân Hương đã dùng chánh sự hiện thực của cuộc sống làm vũ khí để đả phá xã hội phụ quyền đương thời. Cuộc sống hiện thực là một sự phối hợp của hai yếu tố âm dương, tại sao lại chối bỏ hiện thực. Tình dục là một khía cạnh hiện thực thân thiết của con người và cuộc đời từ lâu đã bị bỏ quên trong văn chương. Hồ Xuân Hương bằng những bước chân táo bạo đã đem phô bày ra giữa ánh nắng khuyển nho các hành động và bộ phận có nhiệm vụ truyền giống của nam và nữ giúp cho nhân loại trường tồn.

Trước hết, Hồ Xuân Hương không chấp nhận sự coi trọng dương và khinh thường âm. Do đâu mà những gì liên quan đến dương thì được coi là đúng, là thanh, còn những gì dính dáng đến nữ là tục, là dơ bẩn. Cho nên, để chống lại quan niệm thanh/tục không chánh đáng đó Hồ Xuân Hương đã tuyên xưng các hình ảnh bị cấm kỵ trong các bài thơ của bà như một thách thức đối với nam giớiø. Trong hầu hết các bài thơ của Hồ Xuân Hương đều có ngụ ý tả cảnh làm tình, nói về cơ quan sinh dục nữ hoặc nam, đó là chưa kể đến những nhóm chữ nói lái cũng hàm ý nghĩa tính dục. Vậy thì chủ đề chánh của các bài thơ của Hồ Xuân Hương nằm ở nghĩa thanh hay nằm nơi nghĩa tục? Thanh hay tục là do nơi lòng người. Tục hay thanh cũng do nơi sự thanh lặng của tâm hồn. “Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”. Hồ Xuân Hương đã khéo léo dùng sự tục thanh như một bức màn thưa để che mắt các nhà nho thủ cựu. Hồ Xuân Hương đã đánh lên một tiếng trống làm nhiều người bừng tỉnh cơn mê ngủ trong nền văn chương Hán Đường. Hồ Xuân Hương đã đem lửa thắp sáng cho nền văn học chữ Nôm. Nhưng cái tục của Hồ Xuân Hương không phải là cái dung tục hạ cấp mà là cái tục rất thanh, rất mỹ học, tuy nôm na nhưng không mách qué. Tất cả cái tục đó đều được bà hướng đến một mục tiêu rõ rệt là tôn vinh vai trò và vị trí người nữ trong xã hội để chống lại địa vị độc tôn của người nam đã được xã hội phong kiến thừa nhận một cách bất công.

Dù nhìn thơ của Hồ Xuân Hương theo ý hướng tục hay thanh đa số mọi người đều công nhận giống như Đào Duy Anh là văn chương của Hồ Xuân Hương rất “khinh bạc mà tài tình”.[3] Chỉ cần đọc lại bài thơ Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương cũng đủ thấy tài làm thơ của bà. Nếu đứng về phương diện ý nghĩa thanh nhã mà so sánh bài thơ này với bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan vẫn được người đời ngợi khen thì bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan như là một bức hình đen trắng bằng phẳng còn bài Đèo Ba Dội như là một bức tranh nổi ba chiều sống động đầy màu sắc và âm thanh.

Qua thơ văn của Hồ Xuân Hương ta thấy bà đãõ cho chuyện tính dục cũng bình thường và tự nhiên không có gì là cấm kỵ và xấu xa. Nếu xấu tại sao “hiền nhân quân tử ai mà chẳng / mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”. Hồ Xuân Hương với những câu thơ nôm mầu nhiệm, với một trái tim rực lửa đã đốt cháy mọi hành động giả đạo đức của xã hội phụ quyền. Nếu xấu tại sao những cảnh “cửa son đỏ loét tùm hum nóc” và cảnh “cầu trắng phau phau đôi ván ghép” lại có sức mạnh “lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại” và không những thứ dân mà cả vua chúa cũng “chúa dấu vua yêu một cái này”. Giáo sư Nguyễn Văn Hanh từ những thập niên 1930 đã đề cập đến “cái này” của Hồ Xuân Hương như sau: “cái mà người vô bịnh ưa hơn hết, phụng thờ hơn hết, phải nói rõ ưa và phụng thờ trong những lúc không có con mắt người thứ ba nào trông vào, trong những lúc “cấm ngoại thủy không ai được biết”.., nhưng nơi chỗ đông người, người ta vừa nghe nói đến thì đã vội vàng kêu la “bất nhã”, “tục”, vì thành kiến luân lý.”[4]

Đúng là vì thành kiến mà xã hội phụ quyền đông cũng như tây đã chèn ép phụ nữ để phục vụ cho những lợi ích của nam giới. Ở phương tây Kate Millett với tác phẩm Sexual Politics ấn hành năm 1970 đã kịch liệt đả phá chế độ phụ quyền (patriarchy). Theo Millett ngoại trừ sự khác biệt nơi bộ phận sinh dục, đàn bà và đàn ông không khác gì nhau. Millet đã giận dữ đòi phải xóa bỏ định chế gia đình vì nó là một dụng cụ và là một đơn vị nền tảng của cơ chế phụ quyền. Millett còn kết án cơ chế phụ quyền đã dùng hình thức chánh trị phái tính (sexual politics) để duy trì sự thống trị đối với phụ nữ. Phụ quyền không chỉ là những phép tắc của người nam gia trưởng chi phối tất cả con cái trong gia đình mà còn là một định chế chánh trị của đàn ông dùng để đàn áp đàn bà. Theo Millett, cơ chế đàn áp phụ nữ có rễ thâm sâu trong xã hội loài người không phải là cơ chế tư bản mà là cơ chế phụ quyền dành ưu quyền cho đàn ông. Qua cơ chế phụ quyền phụ nữ bị thích nghi hóa với ý hệ nữ tính và phải chấp nhận vai trò thua kém đàn ông.[5]

Trước Kate Millett rất lâu Hồ Xuân Hương ở trời đông cũng đã phẫn nộ với cơ chế phụ quyền và đã tỏ ra khinh bạc phái nam. Bà đã gọi họ bằng đủ thứ danh xưng đầy vẻ miệt thị như “phường lòi tói”, “lũ ngẩn ngơ”, “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng”, … Qua kinh nghiệm thực tiễn bà biết có nhiều đấng “quân tử” rất dễ bị mê hoặc bởi “đôi gò Bồng đảo” hoặc “một lạch Đào nguyên” đến nỗi phải “mỏi mắt dòm “ rồi “dùng dằng đi chẳng dứt”. Cho nên trong mắt bà nhiều “quân tử” rất là nhỏ nhoi nên bà đã không ngại ngùng lên mặt xưng là “chị” với họ: “này này chị bảo cho mà biết…”, hoặc “lại đây cho chị dạy làm thơ…”. Trước mắt Hồ Xuân Hương cái giai cấp “quân tử”û mà xã hội Khổng giáo ưu ái dành cho nhiều ưu quyền so với phụ nữ thật ra không xứng đáng được có những thứ quyền như vậy. Giữa một xã hội phong kiến theo tư tưởngï nho giáo phân biệt rõ rệt giữa quân tử và tiểu nhân mà bà dám lớn tiếng ngạo mạn như vậy bà đúng là một nữ lưu tranh đấu đầy can trường. John Balaban, người đã dịch thơ bà ra Anh ngữ, trong một bài viết về Hồ Xuân Hương đăng trên The American Review đã nhận xét là những bài thơ chống đối phụ quyền của Hồ Xuân Hương đối với người phương tây cuối thế kỷ 20 có vẻ rất bình thường nhưng trong thời đại của bà là chuyện làm nguy hiểm và đã gây nên nhiều khích động lớn.[6]

Nguy hiểm hay không Hồ Xuân Hương vẫn không nương tay với cái xã hội đạo đức giả đó. Hồ Xuân Hương đã dùng chánh ngay “cái này” mà xã hội phụ quyền cho là “tục” tức là “cái đó” (the other) theo như Simone de Beauvoir đã gọi về sau này để làm vũ khí đánh vào cái thành trì luân lý trọng nam khinh nữ. Simone de Beauvoir hơn một trăm năm sau cũng nhận định phái nam là chủ thể trong xã hội phụ quyền, phái nam là tuyệt đối còn phụ nữ chỉ là một phái tính khác, một cái Đó (the Other) của đàn ông. Phụ nữ bị chối từ quyền làm chủ bản thể, và quyền ý thức trách nhiệm về hành động của mình. Theo Simone de Beauvoir nữ tánh đã ngăn trở phụ nữ được trở thành một bản thể độc lập. Do đó, bà kêu gọi phụ nữ phải biết giải phóng mình khỏi nữ tánh.[7] Hơn một trăm năm trước Hồ Xuân Hương qua những bài thơ táo bạo đã kêu gọi và đã tự giải phóng mình khỏi nữ tánh.

Khi nói về nữ tánh nhà phân tâm học Freud cũng cho đàn bà là một thế giới huyền bí. Để trả lời người phụ nữ là gì Freud cho là phải căn cứ vào sự khác biệt tính dục và sự khác biệt tính dục được xác định bằng sự thấy (visibility). Sự thấy rõ ràng hiện thực là dương vật lồ lộ nơi người nam trong khi nơi người nữ thì cái hiện thực đó vắng bóng. Về phương diện tâm linh Freud nhận định sự khác biệt này là sự thiếu vắng, là sự mất mát của người nữ. Dù không biết gì về Freud nhưng một cách vô thức Hồ Xuân Hương đã biết chứng minh sự hiện hữu bằng cách đem trưng bày ngay cái cơ quan sinh dục “hơi thiếu” đó trước mắt các ông để nói lên sự hiện hữu của mình và của phái nữ. Giống như cụ Đoàn Quan Tấn trong lời tựa cho quyển sách của giáo sư Nguyễn Văn Hanh có nhận xét là “xã hội An nam, do theo văn minh Tàu, mãi chủ ý trao dồi tâm trí, nên thuở giờ ít biết cái đẹp thân xác của người như Âu Mỹ. Tại vậy mà luôn luôn phải che giấu, vì là xấu, dơ…”.[8] Ở phương tây từ xa xưa thân thể con người nói chung và thân hình phụ nữ nói riêng đã là đối tương cho nghệ thuật, đặc biệt là trong nghệ thuật tạc tượng, và là một biểu trưng cho cái đẹp vĩnh cửu. Sự hiện hữu của nét đẹp phái nữ đầy dẫy khắp nơi. Các viện bảo tàng, các công viên và dinh thự phương tây chứa đầy những tranh và tượng vệ nữ khỏa thân. Những bức tượng và tranh đã từng làm cho thi sĩ Bích Khê phải ca ngợi: “Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm, / Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? / Nàng là hương hay nhan sắc lên hương? / Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường…”.

Hồ Xuân Hương biết được giá trị của thân xác và “cái này” nên bà đã không ngần ngại đem vũ khí của phái nữ ra làm độc chiêu. Giống như các phong trào tranh đấu nữ quyền tại Mỹ, trong nhiều cuộc xuống đường các bà nhiều lúc đã đem phô trương vẻ đẹp của thân thể như một vũ khí tranh đấu, thì Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại khoe rằng “thân em vừa trắng lại vừa tròn”, bà còn cho biết “da nó xù xì, múi nó dầy” hoặc tả một cách tỉ mỉ rõ ràng hơn “Cầu trắng phau phau đôi ván ghép / Nước trong leo lẻo mộât dòng thông / Cỏ gà lún phún leo quanh mép / Cá giếc le te lách giữa dòng…” hoặc “Chành ra ba góc da còn thiếu / Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”…

Theo nhà văn nữ kiêm triết gia Pháp là Helen Cixous thì sự tương quan giữa phụ nữ và thân xác của họ đã ăn sâu trong văn hóa từ lâu đời. Ở người phụ nữ viếát và nói luôn đan kết với nhau thành một nên những sáng tạo của họ thường có liên hệ với thân xác vì khi viết cũng như nói phụ nữ vật thể hóa những điều suy nghĩ trong đầu, và biểu hiện nó với cả thân xác mình.[9] Điều nhận định này của triết gia Cixous cho thấy là Hồ Xuân Hương không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Trước những lời thơ tả cảnh rất thẩm mỹ nhưng quá hiện thực của Hồ Xuân Hương làm sao mà những nhà nho đạo mạo không lớn tiếng kêu là phạm thuần phong mỹ tục. Nhưng khi “ngoại thủy không ai được biết” chắc không ít người trong bọn họ lại không lén lút thưởng thức những dòng thơ “mỹ miều” của Hồ Xuân Hương. Khi tả âm vật của nữ giới Hồ Xuân Hương đã dùng những lời đẹp đẽ mỹ miều bao nhiêu thì khi tả dương vật của nam giới bà lại dùng những lời kém văn hoa hơn, hoặc đầy mai mỉa như “một chút tẻo tèo teo”, “nào nón tu lờ, nào mũ thâm”, “đầu thì trọc lốc, áo không tà”, “đầu đội mũ da loe chóp đỏ / lưng đeo bị đạn rủ thao đen”… thì rõ rệt thâm ý của bà là muốn tôn vinh âm vật hơn dương vật cũng như trong sáng và đẹp đẽ hơn vì “quân thiếp trắng”, còn “quân chàng đen” đúa, xấu xí.

Giống như Hồ Xuân Hương gần hai trăm năm sau một nữ triết gia người Pháp là Luce Irigaray cũngï đã dùng hình tượng âm vật trong việc nghiên cứu học thuyết nữ quyền. Irigaray so sánh diễn trình ngôn ngữ nữ giới với sự cấu trúc của bộ phận sinh dục phụ nữ. Bộ phận sinh dục này gồm có hai mép môi ôm liền nhau thể hiện sự liên tục và sự chối bỏ sự phân chia. Irigaray cho phụ nữ là sự nối tiếp với nhịp điệu của vũ trụ và thân xác của họ có sự liên hệ không thể chối cãi được với vạn vật.[10] Ngoài ra, trong khi đề cập đến vai trò của chiếc gương của Lacan trong việc nghiên cứu sự hình thành chủ thể tánh của người nữ, Irigaray cũng cho là không nên dùng chiếc gương phẳng vì chiếc gương phẳng chỉ phản chiếu được cơ quan sinh dục của phụ nữ như chỉ là một cái lỗ, hay nói cách khác chiếc gương phẳng không phản chiếu được những nét đặc trưng tính dục của phụ nữ. Theo Irigaray thay vì gương phẳng bà cho là nên dùng gương lõm vì gương lõm cho ta thấy sự vật dường như đảo lộn, gương lõm hội tụ ánh sáng vào một điểm và nhờ đó mà ánh sáng được chiếu rọi vào các bí mật của các hốc hố và xuyên thấu qua được những huyền bí của phụ nữ.[11]

Hồ Xuân Hương cũng nói về sự huyền bí của âm vật và của phụ nữ nhưng thay vì dùng những ý tưởng có tánh cách khoa học bà gọi nó một cách bình dân là “hang cắc cớ” và dùng lối gieo vần “om” độc hiểm và tối mò trong nhiều bài thơ của bà như: “Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom” hoặc “Con đường vô ngạn tối om om”… để nói lên sự huyền bí đó.

Ngoài ra, theo Hồ Xuân Hương vai trò của phụ nữ trong việc tạo nên âm dương hòa hợp theo đúng lẻ đạo của tạo hóa là một việc đáng tôn vinh. Chuyện chăn gối là chuyện tự nhiên của mọi giai từng xã hội, từ vua chúa đến dân gian ai mà không muốn “cho ta yếu dấu chẳng rời tay”, ai mà chẳng mong được “yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày” cho nên dầu “chồn chân mỏi gối hãy còn ham”. Sự trân trọng đó của phái nam đã một lần nữa xác nhận sự hiện hữu của phái nữ. Chuyện gối chăn là một hình ảnh phổ quát trong hầu hết các bài thơ của bà. Còn hình ảnh nào đẹp đẽ bằng cảnh trai thanh gái lịch “đánh đu” vui sướng ngày lễ hội: “Trai co gối hạc khom khom cật / Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng / Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới / Hai hàng chân ngọc duỗi song song…”. Còn hình ảnh nào hấp dẫn cho bằng cảnh người lao động “dệt vải” miệt mài đêm hôm khuya khoắt: “Hai chân đạp xuống năng năng nhắc / Một suốt đâm ngang thích thích mau…”. Còn hình ảnh nào sống động bằng cảnh người nông dân “tát nước khe” với nét đẹp “nước lộn trời” giữa thiên nhiên: “Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa / Nhấp nhỏm bên bờ đít vắt ve…”. Còn hình ảnh nào nóng bỏng bằng cảnh tao nhân mặc khách tìm vui trong những cuộc “đánh cờ” nơi thâm cung: “Thoạt mới vào, chàng liền nhảy ngựa / Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên / Hai xe hà, chàng gác hai bên / Thiếp sợ bí, thiếp liền ghểnh sĩ…” và còn nhiều hình ảnh ở các từng lớp khác nữa, từ cô hàng bán sách, bà lang đến các quan thị và các nhà sư hổ mang còn nặng lòng trần cũng không thoát khỏi nhu cầu tìm “cực lạc là đây, chín rõ mười” đó. Sự thực đó hiển nhiên như cơm để ăn, không khí để thở có gì đâu mà phải cấm kỵ đến nỗi văn chương không được phép đề cập đến. Những bước chân táo bạo của Hồ Xuân Hương vào cuối thế kỷ 18 mãi đến đầu thế kỷ 20 các nhà văn phương tây như D.H. Lawrence chẳng hạn mới dám diễn tả đến trong một tác phẩm rất được truyền tụng là Lady Chatterley’s Lover.

Chuyện chăn gối theo Hồ Xuân Hương không những giúp cho âm dương hòa hợp mà còn là một nghĩa vụ nặng nề của người nữ giúp người nam vượt qua những khó khăn của cuộc đời như chiếc quạt đã làm “mát mặt anh hùng khi tắt gió”, hoặc giúp “che đầu quân tử lúc sa mưa”. Nghĩa vụ đó đáng được trọng vọng ngang hàng nghĩa vụ của phái nam. Đó là nghĩa vụ vừa làm vợ vừa làm mẹ “thân cò lặn lội bờ sông”, vừa thỏa mãn chồng vừa ru dỗ con thơ: ”bố cu lổm ngổm bò trên bụng / thằng bé hu hơ khóc dưới hong”. Còn hình ảnh nào sống động hơn để vẻ nên vai trò nặng nề đó của người đàn bà.

Nhưng có thể còn hơn thế nữa, Hồ Xuân Hương qua bài thơ “Kẽm Trống” đã một cách tinh tế tả cảnh “vượt cạn” của phụ nữ đồng thời nói lên nghĩa vụ cao cả của đàn bà là sanh ra trẻ con, một nghĩa vụ hơn hẳn đàn ông vì đàn ông không thể làm được. Bài thơ “Kẽm Trống” mới đọc qua chỉ như là một bài thơ tả cảnh nhưng với một người khinh bạc và hay dùng chữ hai nghĩa cũng như thường hay nói lái như Hồ Xuân Hương, ta phải tìm hiểu ý nghĩa bài thơ này một cách cặn kẽ hơn.[12]

Trước hết, trong bài thơ này có rất nhiều từ liên quan đến nước như: “sông”, “sóng”, “sóng dồn”, “nước”, “vỗ”, “nước vỗ”, “long bong”, “thùng” … Trong chỉ có 56 chữ của bài thơ mà Hồ Xuân Hương đã dùng đến 9 từ liên quan đến nước. Có phải chăng bà đã nghĩ đến cái mà sau này Helene Cixous thường nhắc tới trong Le Rire de la Méduse là hình ảnh nước đại dương. Có phải chăng Hồ Xuân Hương cũng giống như Cixous đã dùng đến hình ảnh nước để ám chỉ nước trong bào thai bụng mẹ.[13]

Ngoài ra, trong bài thơ Kẽm Trống còn có một số các từ đáng chú ý khác là: “trống”, “hang”, “hẹp”, “ra khỏi”, “rộng thùng”, “qua cửa mình (ơi)”, “nỗi bưng bồng”… Chữ trống cho ta liên tưởng đến bụng bầu của người đàn bà sắp đến ngày sanh nở và ngay câu mở đầu “hai bên thì núi, giữa thì sông” cho ta thấy cảnh người sản phụ đang nằm trong tư thế sẵn sàng sanh con. Các nhóm từ khác như qua cửa mình, hang, hẹp, ra khỏi, rộng thùng cộng với ý tưởng nước trong bào thai bụng mẹ vừa dẫn giải ở trên cho ta hình dung đến cảnh tượng như sau: đứa bé từ trong bụng to như cái trống xuôi theo đường âm hộ nhỏ hẹp nhờ nước tràn ra từ bào thai để rồi sau đó vượt ra khỏi cửa mình của mẹ để vào một thế giới không gian rộng thùng và được tiếp nhận bồng ẩm bởi người thân..

Hồ Xuân Hương qua ẩn ý của bài thơ này muốn cho người đàn ông thấy là đàn bà có một nhiệm vụ rất là thiêng liêng, cao cả hơn hẳn đàn ông là nhiệm vụ sanh con và sanh ra sự sống. Thêm vào đó, trong hai câu kết “qua cửa mình ơi, nên ngắm lại / nào ai có biết nỗi bưng bồng ” Hồ Xuân Hương còn muốn nhắn gởi chung phái nam hãy “ngắm lại” mình để nhớ là tất cả đàn ông đều đã đi qua “cái cửa đó”ù cũng như đừng quên ”nỗi bưng bồng” khổ nhọc của mẹ hay người nữ.

Khi chống lại trật tự xã hội phụ quyền, Hồ Xuân Hương muốn kêu gọi thiết lập một trật tư xã hội mới trong đó không còn những cảnh phân biệt đối xử: “kém cạnh cho nên mang tiếng hoẻn / đủ đồng ắt hẳn đóng nên quan”. Đặc biệt bà đã ngang nhiên chống lại thành kiến xã hội ruồng bỏ người phụ nữ chửa hoang: “quản bao miệng thế lời chênh lệch / những kẻ không mà có mới ngoan”. Trật tự xã hội mới mà bà mong muốn là một trật tự trong đó phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung phải được bình đẳng, không còn phải chịu cảnh “cầm bằng làm mướn, mướn không công” nữa.

Hồ Xuân Hương đã đặc biệt chống đối kịch liệt chế độ đa thê của xã hội đương thời. Với kinh nghiệm bản thân sau hai lần lập gia đình với Tổng Cóc và ông phủ Vĩnh Tường bà thấy rõ chế độ đa thê rất phổ biến trong xã hội phong kiến là một sự bất công của xã hội phụ quyền. Đàn ông thì năm thê, bảy thiếp trong khi đó đàn bà phải chính chuyên một chồng. Cho nên thân phận người đàn bà, đặïc biệt là các tì thiếp thì thật đáng thương chẳng khác gì một thứ nô lệ hay một thứ dụng cụ cho đàn ông. Tuy mang tiếng là vợ nhưng về phương diện sinh lý bình thường người làm thiếp cũng không được quyền đòi hỏi: “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng / năm khi mười họa, nên chăng chớ / một tháng đôi lần, có cũng không”. Tuy vậy, làm thiếp vẫn còn đỡ hơn các phụ nữ chẳng may phải lâm vào cảnh: “cán cân tạo hóa rơi đâu mất” khiến cho “cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không” thì ô hô “miệng túi càn khôn” đành phải khép lại cả đời vì xã hội phụ quyền không chấp nhận cho đàn bà được đi bước nữa.

Sự chống đối của Hồ Xuân Hương có vẻ như không tích cực như các thế hệ phụ nữ của phương tây sau này đã đòi hỏi phụ nữ phải được giải phóng sinh lý. Nhưng giữa một xã hội phong kiến của nho gia với bao nhiêu là chèn ép về tinh thần lẫn vật thể thì chỉ một sự chỉ trích một cách táo bạo như ta vừa thấy đã là một hành động quá tích cực rồi.

Trước những trói buộc của xã hội, nhiều lúc bà cũng mơ được thoát ra khỏi các tập tục, các lễ giáo, và các ý hệ phong kiến khắc nghiệt để làm nên nhiều sự nghiệp lẫy lừng hơn: “ví đây đổi phận làm trai được / thì sự anh hùng há bấy nhiêu” và có lúc bà cũng muốn “dơ tay với thử trời cao thấp / xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”. Nhưng sức người có hạn mà ước lệ xã hội khắc khe đã có từ ngàn đời nên bà chỉ đành trăn trở trong đêm khuya mà than cho thân phận: “canh khuya văng vẳng trống canh dồn/ trơ cái hồng nhan với nước non”. Tuy cũng than vãn khi lẻ loi cô độc lúc đêm khuya thanh vắng, nhưng bên ngoài bà là một người nhiều nghị lực: “thân này đâu đã chịu già tom” và bà thường hay kêu gọi phụ nữ khác (hay bà tự nhủ mình) là chớ có khóc than mà phải luôn vùng lên tranh đấu: “nín đi kẻo thẹn với non sông”.

Đúng là không thẹn với non sông, tên tuổi Hồ Xuân Hương và thơ của bà đã vượt thời gian và không gian nhỏ hẹp của Việt Nam đi vào thế giới văn chương toàn cầu. John Balaban là một giáo sư tại Viện Đại học North Carolina và là một nhà thơ nổi tiếng đã từng đoạt các giải thưởng về thơ xuất sắc của Viện Hàn Lâm Các Thi sĩ Hoa Kỳ có một lần lạc đến Việt Nam và lạc vào vườn thơ của Hồ Xuân Hương. Khách lãng du đã bị mê hoặc bởi “hương xuân” đến nỗi phải bỏ ra bao công sức trong nhiều năm trời để dịch thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng Mỹ và xuất bản thành sách với nhan đề là Spring Essence: The Poetry of Ho Xuan Huong để giới thiệu với độc giả phương Tây.[14]

Nhờ đó mà “hương xuân” của nền văn chương Đại Việt đã bay tỏa ngào ngạt nơi trời tây khiến nguyên Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton trong bữa quốc tiệc tại Hà-nội nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 2000 đã phải nhận xét là “Sự toàn cầu hóa đang đem thế giới lại gần Việt Nam cũng như đem Việt Nam lại gần với thế giới… Những bài thơ từ 200 năm trước của Hồ Xuân Hương đã được ấn hành tại Mỹ—bằng tiếng Anh, bằng tiếng Việt, và cả bằng chữ Nôm nữa, đây là lần đầu tiên lối chữ cổ của Việt Nam đã được thực hiện bằng in ấn. (“Globalization is bringing the world to Vietnam and also bringing Vietnam to the world… The 200-year-old poems of Ho Xuan Huong are published in America–in English, in Vietnamese, and even in the original Nôm, the first time ancient Vietnamese script has come off a printing press.”).[15]

Hai tờ báo Mỹ chuyên về thơ là The American Poetry Review số ra tháng 9 và 10 năm 2000 (volume 29, số 5)[16] và Poetry Daily Review cũng có đăng bài viết về bà và ý kiến của độc giả về thơ của Hồ Xuân Hương sau khi đọc quyển sách của John Balaban.[17] Hãy nghe một độc giả của Poetry Daily Review là G. Merritt đã say mê thơ Hồ Xuân Hương ra sao: “Bộ sưu tập (thơ) đầy gợi cảm này làm tôi hi vọng còn thêm nữa. Điều thất vọng duy nhứt của tôi là khi biết rằng mấy trăm trang sách này đã thể hiện gần hết thơ của Hồ Xuân Hương. Quyển sách mỏng này thật là sáng chói”. (“This sensually-rich collection left me hoping for more. My only disappointment was learning that these hundred pages represent “most of Xuan Huong’s extant poetry”. This thin book shines brightly.”)[18]

Không những độc giả mà cả các tác giả tăm tiếng cũng ca ngợi thơ của bà. Neil Sheehan,tác giả quyển sách nói về Việt Nam, A Bright Shining Lie, đã nhận xét “Bà là người đàn bà, ngoài tài ba về văn chương còn có được đức tánh can trường ViệtNam, và dám thách thức các ước lệ đương thời”. (“She was a woman who possessed, along with her literary talent, that great Vietnamese virtue of courage, and dared to defy the conventions of her time“). Frances Fitzgerald, tác giả một quyển sách viết về Việt Nam khác là Fire in the Lake cũng đã ghi nhận: “Qua cách dịch của John Balaban, thơ của Hồ Xuân Hương vừa dí dỏm, vừa chua cay, và sâu sắc đáng được có một chỗ đứng trong nền văn chương thế giới. Tôi thích tưởng tượng cảnh tác giả các bài thơ đó, cô gái hư của thế kỷ 18 ở Việt Nam, phóng những mũi tên đầy khiêu gợi vào thái độ đạo đức giả về giới tánh của mọi lứa tuổi và mọi nhóm văn hóa” (“In John Balaban’s translation, the poetry of Ho Xuan Huong—witty, caustic, and profound should find its place in world literature. I like to imagine its author, the brilliant bad girl of eighteenth century Vietnam, throwing her erotically charged darts into the sexual hypocrisy of all ages and cultures”). Tạp chí Utne Reader thì quả quyết hơn cho: “Hồ Xuân Hương rõ rệt là một thi sĩ xuất sắc nhứt từ trước tới nay” (“Ho Xuan Huong was, simply, one of the most remarkable poets who ever lived”).[19] Còn đối với Philip Gambone của tạp chí New York Times Book Review thì Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ vĩ đại của Việt Nam.[20]

Hồ Xuân Hương không những được sách vở và báo chí phương tây tôn vinh mà cả các đài phát thanh cũng góp lời ca ngợi. Cơ sở phát thanh National Public Radio ở Washington, DC (NPR), một đài nổi tiếng về các chương trình thông tin văn hóa phục vụ 16 triệu thính giả với 640 đài và hệ thống internet đã giới thiệu thơ của Hồ Xuân Hương trong buổi phát thanh ngày 12 tháng 11 năm 2000.[21] Đài phát thanh New Hampshire Public Radio (NHPR) trong buổi phát thanh ngày 8 tháng 7 năm 2001, phóng viên Kevin Gardner cho “bà đã thành công như là một thi sĩ phái nữ trong một thời đại văn học ngự trị bởi phái nam. Bà đã làm thơ bằng ngôn ngữ thông thường của quần chúng thay vì dùng chữ Hán thông thái của giai cấp trí thức Việt Nam, nhưng lại được cả hai giới nông dân và quan lại mê thích. Thơ bà thách thức những ước lệ xã hội và tính dục trong một thời đại mà sự phản kháng như vậy bị coi là cấm kỵ, tuy nhiên thơ bà không những được khoan hồng mà còn được tán dương bởi những người cầm quyền. Địa vị trí thức như một thi sĩ hàng đầu của bà được truyền tụng như huyền thoại…” (She triumphed as a female poet in a literary age overwhelmingly dominated by men. She wrote in the language of the common people rather than the scholarly Chinese of Vietnam’s elite class, yet appealed equally to peasants and mandarins. Her poetry defied social and sexual convention at a time when such dissent was taboo, yet she was not only tolerated, but celebrated, by those in power. Her intellectual standing as a poet of the first rank was legendary…)[22]

Tóm lại, Hồ Xuân Hương là một nữ lưu tiền phong, là một thiên tài có cá tánh độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. Bà đã tiên phong nói lên tiếng nói của phụ nữ chống lại sự áp bức của cơ chế phụ quyền. Hồ Xuân Hương người đầu tiên dám dùng thơ văn để tôn vinh một vấn đề hết sức cấm kỵ trong văn chương là tính dục một cách đầy giá trị mỹ học. Lịch sử đã chứng tỏ sự phản kháng và cảm thông của bà về thân phận của phụ nữ là con đường chánh đáng. Bà đã đi những bước thật dài trước thời đại của bà và tiếng nói của bà đã làm bao nhiêu tâm hồn phải thổn thức. Tiếng nói thơ văn của Hồ Xuân Hương đã vượt không gian và thời gian để nối kết nền văn học Việt Nam với toàn cầu và làm hãnh diện cho văn thơ Việt.

Nguyễn Minh Triết

---------------------------------

[1]Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương (Houston: Xuân Thu) tr.109.
[2]Trích dẫn bởi Mary Eagleton, Feminist Leterary Theory: A Reader (UK, Oxford: Basil Blackwell, 1986) tr.225.
[3]Đào Duy Anh, sđd, tr.274.
[4]Nguyễn Văn Hanh, Hồ Xuân Hương: Tác Phẩm, Thân Thế và Văn Tài (California: Cơ sở xuất bản Đại Nam, in lần thứ ba) tr.13.
[5]Sue Thornham, Feminist Theory and Cultural Studies (London: Arnold, 2000) tr. 50-51.
[6]John Balaban, “About Ho Xuan Huong”, The American Poetry Review, Sept/Oct 2000, vol.29, no.5.
[7]Eva Martin Sartoti, Editor-in-Chief, The Feminist Encyclopedia of French Literature (Westport, Conn.:Greenwood Press, 1999).
[8]Nguyễn Văn Hanh, sđd, tr.8.
[9]Toril Moi, Sexual/Textual Politics (London and New York: Methuen, 1985) tr.114.
[10]Janet Todd, Feminist Literary History (New York: Rouledge, 1988) tr.58
[11]Madan Sarup, An Introductory Guide to Post-Structuralism and Post-Modernism (Athens: The University of Georgia Press, 2nd ed., 1993) tr. 28-29.

[12]“Kẽm Trống”: Hai bên thì núi giữa thì sông,

Có phải đây là Kẽm Trống không?
Gió đập cành cây khua lắc cắc,
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
Ở trong hang đá hơi còn hẹp,
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng.
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại,
Nào ai có biết nỗi bưng bồng.

[13]Toril Moi, sđd, tr. 116-117.
[14]John Balaban, Spring Essence: The Poetry of Ho Xuan Huong (Port Townsend, WA: Copper Canyon, 2000).
[15]www.bhny.com
[16]www.aprweb.org/issues/sept00/huong.html
[17]www.poems.com/sprinbal.html
[18]shop.barnesandnoble.com
[19]như trên
[20]Philip Gambone, “Poet and Concubine”, in New York Times Book Review, www.nytimes.com (http://www.nytimes.com/)
[21]Search.npr.org/cf/cmn/cmnps05fm.cfm
[22]www.nhpr.org

cao nguyên
02-13-2012, 06:08 AM
Tình Ca Việt Nam Một Thời Hạnh Phúc – Nhạc Chủ Đề Trên Làn Sóng Điện





http://i946.photobucket.com/albums/ad303/Xuan_Hoang1956/nguyendinhtoan1-1.jpg




Nghe lại bản phát thanh Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn ,

Một buổi tối khuya, một ngày khoảng năm 1970′s

" Tình ca - những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau… Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại, làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta … "

“ Em đâu ngờ anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của cái ngày sung sướng đó: Tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố… Ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh một thuở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức một mùa hè háo hức, một đêm mưa bỗng trở về, gió cuốn từng cơn nhớ… Anh bỗng nhận ra anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố ”…




http://i946.photobucket.com/albums/ad303/Xuan_Hoang1956/My favorites/imagesCA2OBN9S.jpg

Hướng về Hà Nội - Tuấn Ngọc

http://www.youtube.com/watch?v=X4uT7uArEQU



Ðó là những lời mở đầu một chương trình “ Nhạc Chủ Ðề ” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, một buổi tối thứ năm nào đó của thập niên 60. Nguyễn Ðình Toàn đọc những lời giới thiệu ấy sau phần nhạc hiệu của chương trình, và tiếp theo là những giọng hát và những ca khúc chọn lọc đến với thính giả – giọng hát Duy Trác và “ Hướng Về Hà Nội ” của Hoàng Dương, giọng hát Thái Thanh và “ Giáo Ðường Im Bóng ” của Nguyễn Thiện Tơ, giọng hát Sĩ Phú và “ Trở Về Dĩ Vãng ” của Lâm Tuyền, giọng hát Lệ Thu và “ Bóng Chiều Tà ” của Nhật Bằng, giọng hát Khánh Ly và “ Mùa Thu Chết ” của Phạm Duy…

Những lời giới thiệu ấy, những lời ca tiếng hát ấy dội vào tâm tư của cả một thế hệ Việt Nam, một thế hệ lớn lên trong bối cảnh của những cơn binh lửa nối tiếp nhau trên quê hương. Và kỳ lạ thay, đến bây giờ những ca khúc ấy vẫn ở lại trong ký ức họ, cho dù nhiều năm tháng đã trôi đi, bao nhiêu khuôn mặt đã xa khuất, một cuộc chiến đầy cay đắng đã tàn để nhường chỗ cho một thảm kịch khởi đầu, một thế hệ đang lùi dần vào quá khứ trong khi nhân loại đón chào một thiên niên kỷ mới…

Nếu như đối với các thính giả ái mộ “ Nhạc Chủ Ðề ” của thập niên 60, chương trình phát thanh ấy là một thư viện cất giữ giùm cho họ những trang sách kỷ niệm vô giá của tuổi thanh xuân hay một thời yêu đương, thì đối với sinh hoạt văn nghệ nói chung, “ Nhạc Chủ Ðề ” là nhịp cầu tiếp nối giữa dòng nhạc tiền chiến và dòng nhạc sau cùng của miền Nam tự do. Chất nối kết hai dòng nhạc ấy là tình yêu, cho nên cuộc hành của “ Nhạc Chủ Ðề ” chính là cuộc hành trình của tình ca Việt Nam, dọc theo những năm tháng oan trái nhất của lịch sử…




http://i946.photobucket.com/albums/ad303/Xuan_Hoang1956/My favorites/tong20biet20hanh1-1-1.jpg

Bóng Chiều tà - Lệ Thu

http://www.youtube.com/watch?v=fMUFQkeN6R4



“ Tình Ca Việt Nam ” là tựa đề của băng nhạc đầu tiên và duy nhất do người khai sinh chương trình “ Nhạc Chủ Ðề ” – nhà văn Nguyễn Ðình Toàn – thực hiện vào năm 1970. Ngày đó trên quê hương chúng ta, compact disc và video chưa xuất hiện, mới chỉ có hình thức ” bande magnetique ”, và các phòng thâu băng cũng chưa có những thiết bị kỹ thuật tối tân để lọc âm thanh, ghép tiếng hát …

Nhưng ngày đó cơn lốc chiến tranh đã cuốn hàng triệu người tuổi trẻ từ thành phố ra sa trường và đưa lửa đạn mịt mù từ sa trường về thành phố. Giữa giông bão chiến tranh, trong nỗi mong manh bọt bèo của thân phận con người và số phận đất nước, những ca khúc bất hủ của kho tàng tình ca Việt Nam được ghi lại và cất lên qua những giai điệu tuyệt vời nhất, vào giai đoạn thăng hoa nhất của những tiếng hát Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác, Sĩ Phú, Võ Anh Tuấn, tiếng dương cầm của Nghiêm Phú Phi và Lê Vũ Lê Văn Chấn, tiếng vĩ cầm của Ðan Thọ, Tuấn Khanh, Phạm Văn Phúc, Ðào Duy… tiếng clarinette của Ðỗ Thiều và Lê Ðô, tiếng đại hồ cầm của Nhật Bằng, nhịp trống của Trần Quang Mây…

Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “ Tình Ca Việt Nam ” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình “ Nhạc Chủ Ðề ” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “ Tôi Muốn Nói Với Em ”. Và như thế, phải chăng một nhịp cầu đã được nối trở lại?




http://i946.photobucket.com/albums/ad303/Xuan_Hoang1956/Fall in my heart/BackgroundforCDFront1.jpg

Mùa Thu không còn nữa - Khánh Ly

http://www.youtube.com/w...izv4&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=5osmok1izv4&feature=related)



Nhưng câu hỏi ấy đặt ra để làm gì nhỉ? Ba mươi quá đủ dài để dập vùi bao nhiêu cuộc đời, xé nát bao nhiêu giấc mơ, cuốn phăng bao nhiêu ân tình, nhưng vẫn chưa và có lẽ chẳng bao giờ xóa sạch được dấu vết kỷ niệm trên ký ức của những người đã lạc nhau trong một cuộc bể dâu. Ba mươi năm trước, khi viết lời giới thiệu " Hướng Về Hà Nội”, Nguyễn Ðình Toàn nhắn nhủ rằng sự chia lìa hai thành phố trên cùng một đất nước cũng đớn đau y như cuộc phân ly giữa những cặp tình nhân sinh ra đời để yêu nhau.

Bây gờ đây, có những người mở mắt chào đời ở Hà Nội và trưởng thành ở Sài Gòn nhưng chẳng biết có còn được một ngày trở về để nhìn lại hai thành phố thân yêu ấy lần nữa hay không. Sự chia lìa giữa người và người đã trộn lẫn trong cuộc phân ly giữa người và quê hương, cũng như những con sông đều trở thành dòng vĩnh biệt để chảy vào biển cả câm lặng.


“ Ta đã xa nhau như đời xa cõi chết
Có bao giờ
Còn có bao giờ ta thấy lại nhau không ? ”



Ðó là lời hát của “ Em Còn Yêu Anh ”, một trong những ca khúc Nguyễn Ðình Toàn viết khi ông sống sót trở về từ lao tù và ngơ ngác giữa một thành phố đã bị đổi tên, trên một quê hương nơi mà “ sông chia dòng vĩnh biệt ” và “ người với người đã trở thành thiên tai ”. Mỗi ca khúc ấy là hóa thân của một bài thơ, được viết trong đầu rồi hát trong tim, như sự mài dũa trí nhớ để chống chọi với một cơn mộng dữ. Nhưng dẫu cho đau buồn bao nhiêu và cay đắng chừng nào, những bài thơ ấy vẫn còn nguyên vẹn sự óng chuốt và mềm mại, cũng giống như những lời giới thiệu “ Nhạc Chủ Ðề ” của thập niên 60.



http://i946.photobucket.com/albums/ad303/Xuan_Hoang1956/My favorites/images5-2.jpg


Giáo Đường Im Bóng - Thái Thanh

http://www.youtube.com/watch?v=bF3Pbx-l87I



Thật là kỳ lạ khi mỗi câu thơ và lời hát này, sau bao nhiêu đợt sóng quay cuồng của định mệnh, vẫn có thể mang người ta trở lại với một ngày nắng vui hay một chiều mưa buồn, một buổi sớm mai trong mảnh vườn nhỏ của Hà Nội hay một đêm khuya hiu hắt trên đường phố Sài Gòn. Nếu người ta tái ngộ với chính mình qua những dòng thơ “ Em Ðến Thăm Anh Ðêm Ba Mươi ” thì người ta cũng cảm thấy lòng trẻ lại với “ Căn Nhà Xưa ”. Cái rung cảm của năm nào


“ Tay em lạnh để cho tình mình ấm,
môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm,
sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan,
trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết ”



– vẫn trở lại đầy ắp trong lời thầm thì của mấy chục năm sau:


“ Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải,
nơi những sớm mai nằm nghe nắng ròn trên mái
… Có những sớm em tìm đến,
với những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm …
Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng,
đã đổi màu xanh lấy hương nồng...”



Những ca khúc ấy khiến người ta bâng khuâng tự hỏi:

“ Biết đâu có một ngày ở hai phương trời cách biệt mà cũng đều là đất khách quê người, có đôi tình nhân cũ tuy xa nhau hàng ngàn dặm nhưng đang cùng chia xẻ với nhau một thanh âm quen thuộc, để nhắn nhủ nhau rằng ” tình ca – những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau … ”



http://i946.photobucket.com/albums/ad303/Xuan_Hoang1956/My favorites/vnw65_1881-1.jpg


Nước mắt cho sài Gòn - Lệ Thu

http://www.youtube.com/watch?v=21ZBDHv0S0o



“ Tôi Muốn Nói Với Em ” [2001] là tuyển tập ca khúc thứ hai của Nguyễn Ðình Toàn, sau tuyển tập “ Hiên Cúc Vàng ” [1999] với 10 ca khúc đánh dấu những ngày đầu tiên khi tác giả đặt chân tới nước Mỹ. Và tiếp theo đó là tuyển tập thứ ba: “ Mưa Trên Cây Hoàng Lan ” [2002]. Một trong những ca khúc của tuyển tập này, được trình bày qua giọng hát Khánh Ly, mang tên “ Nước Mắt Cho Sài Gòn ”, với những lời hát mà ngay từ đầu năm 1976 đã trở thành rất quen thuộc với thính giả hải ngoại, nhưng dường như chỉ được biết đến dưới tựa đề bài hát “ Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên ” của một tác giả khuyết danh.


“ Sài Gòn ơi,
ta mất người như người đã mất tên
như dòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không …
Sài Gòn ơi,
đến những ngày ôi thành phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
còn gì đâu … ”



Cũng như Hà Nội, Sài Gòn trong lời giới thiệu “ Nhạc Chủ Ðề ” có thể chỉ là một nơi chốn kỷ niệm nào đó – “ một thành phố nơi người ta đã yêu nhau ”. Nhưng đối với tác giả bài hát, và đối với cả một thế hệ những người yêu quý ông, Sài Gòn giống như một chiếc hộp thần bí mà Pandora đã vô tình mở ra, và những oan khiên thống khổ tràn ngập không gian là cái giá phải trả cho những hạnh phúc tuyệt vời mà người ta nhận từ thế giới huyễn hoặc của một thời tuổi trẻ.

Sài Gòn là nơi từ đó, suốt thập niên 60, qua làn sóng điện giữa đêm khuya thanh vắng, chương trình “ Nhạc Chủ Ðề ” đã gửi đến thính giả những viên ngọc trác tuyệt nhất của kho tàng tình ca Việt Nam, những sáng tác bất hủ của Ðoàn Chuẩn, Ðặng Thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Ngọc Bích, Lâm Tuyền, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Nhật Bằng … mỗi bài hát là tặng vật vô giá mà chỉ riêng các cặp tình nhân Việt Nam mới có thể chia sẻ cùng nhau. Sài Gòn cũng là nơi mà Nguyễn Ðình Toàn đã viết lên những ca khúc của chính ông, đầy chất thơ và miên man tình tự, ghi lại dấu vết những cuộc tình không may, nổi trôi giữa cơn gió định mệnh khắc nghiệt, trên một quê hương tan nát vì khói lửa đạn bom. “ Một Ngày Sau Chiến Tranh ” là một trong những ca khúc ấy, vẽ lên hình ảnh quê hương như trong giấc mơ, những người trai trẻ ra đi ngày nào khi trở lại thấy mình già, nhưng


“ dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui,
đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai,
ôi gió mát trời xanh ơi,
sông sâu chôn những hồn ai,
cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời… ”





http://i946.photobucket.com/albums/ad303/Xuan_Hoang1956/Que huong/cautrelr21-1.jpg


Quê Hương Thu Nhỏ - Khánh Ly

http://www.youtube.com/watch?v=ITucIWWpj1g


http://www.youtube.com/watch?v=ITucIWWpj1g&feature=player_embedded#!

Tiếc thay chiến tranh không tàn như trong một giấc mơ. Chiến tranh đã kết thúc bằng một cơn ác mộng, và ngay cả những viễn ảnh đen tối nhất vẽ nên bởi một đầu óc bi quan nhất cũng không thể so sánh nổi với thực tại về mức độ kinh hoàng. Cuộc chiến nửa thế kỷ chỉ kết thúc để mở đầu cho một thảm kịch mới, để biển Ðông trở thành mồ chôn cả triệu xác người, mảnh đất quê hương biến thành trại tù vĩ đại, và người ta bám víu vào mỗi cuộc chia ly như một niềm hy vọng đau xót. Trong những năm tháng nhọc nhằn cùng khổ, đầy bất trắc ấy, giữa một thành phố yêu dấu đã bị mất tên, có những người bạn thầm thì với nhau “ Nước Mắt Cho Sài Gòn ”, để nhớ … Rồi cơn sóng thời gian lại cuốn đi, hết thập niên 70, rồi hết thập niên 80, cuộc bể dâu tiếp tục vùi dập từng mảnh đời, chia xa những thân tình, thử thách những số mệnh, như âm vang của một lời tiên tri nhẹ nhàng nhưng đau đớn:


“ Này đường xưa tôi đi
Khóm cây bao lần thay lá nhớ
Dòng đời trôi quanh co
Có khi xui người lỗi hẹn hò… ”



Dường như mỗi bài hát mà Nguyễn Ðình Toàn đã viết và mang theo khi ông rời xa quê hương là dấu vết còn sót lại của một thời mà người ta cùng nghe với nhau và hát cho nhau nghe những bản tình ca. Những bài hát ấy rất buồn, mỗi lời hát có thể như một tiếng thở dài chua xót, nhưng đó là ngôn ngữ của tình ca, của hạnh phúc và khổ ải quyện lẫn với nhau thành tặng phẩm của trần gian. Như ai đã nói:


“ Chẳng có gì khác biệt giữa những giọt lệ khóc thương và những giọt lệ mừng vui ”



Biết đâu mỗi kỷ niệm đắng cay âm thầm chứa đựng một phút giây hạnh phúc?

Và nếu Sài Gòn – như lời hát viết cho một người tình đã mất tên – chính là chiếc hộp oan nghiệt mà Pandora đã mở ra, thì người ta cũng có thể nhắc nhở nhau rằng chiếc hộp ấy đã được đóng lại sau khi tất cả những thống khổ và bất hạnh đã tràn ngập không gian, và nơi đáy hộp vẫn còn sót lại một tặng vật cuối cùng, mang tên hy vọng, để Sài Gòn sẽ không mãi mãi chỉ là một “ Quê Hương Thu Nhỏ ” trong lòng người viễn xứ.

Đào Trường Phúc