PDA

View Full Version : Cảnh đẹp và các nơi đi chơi



Dân
11-21-2013, 06:42 AM
Cảnh đẹp ở Silverwood Lake , Nam California http://www.viendongdaily.com/canh-dep-o-silverwood-lake-wJQmeB7e.html
Bãi đá Benson, Arizona (https://dtphorum.com/bai-da-benson-arizona-YmCMaSog.html) (13-11-2013) • Kình Ngư (Killer Whales) biểu diễn ở Sea World (https://dtphorum.com/kinh-ngu-killer-whales-bieu-dien-o-sea-world-HsG02QgX.html) (05-11-2013)
• Biển San Clemente đẹp và trong lành (https://dtphorum.com/bien-san-clemente-dep-va-trong-lanh-V6B4x6YL.html) (30-10-2013)
• Sân Chim Bolsa Chica ở Huntington Beach (https://dtphorum.com/san-chim-bolsa-chica-o-huntington-beach-rh4IuyLu.html) (22-10-2013)
• Đến Florida để khám phá thiên đường nhiệt đới (https://dtphorum.com/den-florida-de-kham-pha-thien-duong-nhiet-doi-rrocaQ2a.html) (16-10-2013)
• Biển Manhattan ở Los Angeles (https://dtphorum.com/bien-manhattan-o-los-angeles-f4BnAVlj.html) (02-10-2013)
• Biển Shell Beach Thơ Mộng (https://dtphorum.com/bien-shell-beach-tho-mong-q9RP6usM.html) (25-09-2013)
• Santa Barbara: Thiên Đường Du Lịch Biển (https://dtphorum.com/santa-barbara-thien-duong-du-lich-bien-pdwonAnr.html) (11-09-2013)
• Echo Park, lá phổi của thành phố Thiên Thần (https://dtphorum.com/echo-park-la-phoi-cua-thanh-pho-thien-than-BcOGp0cW.html) (04-09-2013)
• Chợ Casa De Fruta Độc Đáo (https://dtphorum.com/cho-casa-de-fruta-doc-dao-8Q8nZVRe.html) (21-08-2013)

Dân
11-21-2013, 06:58 AM
Quán ăn Huế ở Mỹ .

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162660-DP-130305-Hue1.400.jpg
Bánh bèo chén. (Hình: Huy Phương)


Theo “Từ Ðiển Nhà Nguyễn” của Võ Hương An, mâm cơm của nhà Vua có đến 35 món (tam thập ngũ vị phẩm). Mặc dầu đĩa chanh, đĩa ớt cũng được kể là một món, nhưng tổng hợp thì mâm cơm vẫn còn rất nhiều món khác nhau. Gần đây trong nước, Huế đặt bày chuyện làm Vua, mặc áo bào, ăn “cơm Vua” để câu khách du lịch bằng mâm cơm vài món có trang điểm bằng những bông hoa hay trái cây tỉa hình phượng, rồng rất “phi lịch sử” và “vô văn hóa.”

Trong thời Pháp thuộc và mãi đến sau này, trước năm 1975, mâm cơm ngày kỵ (giỗ) trong gia đình người Huế vẫn còn trình bày quá nhiều món, không dưới con số 15 hoặc 20, mặc dầu một khoanh cá, mấy lát thịt heo, vài miếng chao... cũng được kể một món. Vì vậy, sau này khi vào Saigon, tôi rất lấy làm ngạc nhiên thấy gia đình ông bác họ, lưu lạc vào Nam đã lâu, ngày giỗ mẹ, trên bàn thờ bày ra, chỉ độc có mỗi món cà-ri nước dừa với mấy ổ bánh mì. Ðó là cách sống, chúng ta ăn gì thì cúng giỗ ông bà món ấy. Lối sống đơn giản của người Nam có thể thấy trong bữa cơm cũng như ngày cúng giỗ.

Ảnh hưởng từ lối ăn kiểu cách của cung đình, mà món Huế được chế biến muôn hình vạn trạng. Chỉ một nguyên liệu là bột gạo, người Huế chế biến ra “bánh ướt” (bánh cuốn) mỏng như tờ giấy, bánh bèo, bánh nậm, bánh lá, bánh khoái, bánh canh... Bột sắn (từ khoai mì) có thể làm ra bánh bột lọc (bột lọc lá) hoặc bánh quai vạc (không gói lá), bánh su-sê (phu thê). Từ bột nếp có thể làm ra bánh ít, (trắng hoặc đen), bánh ram... Chỉ nội một món “bánh ướt” thôi, Huế đã có bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt thịt heo luộc, tôm chua... Cách chế biến này có thể do các tay đầu bếp lo việc “ngự thiện” phục vụ cho cung đình tìm cách biến chế cho nhà vua hay cung tần mỹ nữ ngon miệng, nhưng cũng lẽ do Huế quá nghèo, chỉ một chút bột gạo, bột sắn mà chế ra nhiều món ăn cho đỡ ngán trong khi thịt cá không có nhiều. Trong món bánh ướt chỉ điểm một tí tôm chấy nhỏ hay bánh bèo còn thêm tí tóp mỡ. Món ăn nghèo nàn dân dã của Huế cũng thành “đặc sản” là món “Cơm Hến” nổi tiếng, chỉ có cơm nguội, nước luộc hến, nước ruốc và vài món rau cùng chút bánh tráng bóp vụn. “Cơm Âm Phủ” cũng chỉ là một loại cơm pha chế bình thường.

Huế còn có nem, tré, chả Huế, tôm chua, mắm rò là những món được xem là đặc biệt, vừa dân dã, vừa sang trọng.

Từ ngày chúng ta ra hải ngoại, ở rải rác khắp nơi, cộng đồng người Việt không còn đặc tính của từng địa phương nữa, ở đâu cũng có Nam có Bắc, cũng có hội đồng hương Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn-Bình Ðịnh, Nha Trang-Khánh Hòa, Sadec, Cần Thơ, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bến Tre... Ở đâu cũng có những quán ăn phục vụ khách ăn, thường thì đủ các món của ba miền, vào đây, khách có thể gọi món hủ tiếu, đĩa cơn tấm bì chả, tô bún riêu hay tô bún thịt nướng... Cũng có những quán đặc biệt chuyên bán duy nhất một món phở của miền Bắc hay hủ tiếu hay cơm tấm của miền Nam những món đã nổi tiếng ở miền Nam một thời với cái tên đặc biệt của nó. Do đó, có những quán Phở Hiền Vương, Hủ Tiếu Thanh Xuân hay Cơm Tấm Thuận Kiều.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162660-DP-130305-Hue2.400.jpg
Bún bò Huế.


Trong khi Mỹ Tho nổi danh với hủ tiếu, Trảng Bàng với bánh canh, Châu Ðốc với bún mắm, Ninh Hòa với món nem, Quảng Nam với món mì, Hội An với món cao lầu... trái lại, Huế, không chỉ có độc nhất món bún bò Huế có thể sánh vai với phở, vượt xa hủ tiếu, hơn món mì Quảng, mà còn nhiều món “ăn chơi ngon hơn ăn thật.”

Do đó nhiều quán ăn Huế ra đời theo bước chân tị nạn của người Huế hay không Huế “đi mang theo quê hương!” Ðược định nghĩa quán Huế là vào đây, khách được phục vụ những món ăn đặc biệt Huế, không thể nào gọi một tô phở, một tô cháo cá, tô hủ tiếu hay một đĩa cơm tấm bì. Ngoài món bún bò Huế quen thuộc ra, những quán Huế có những món ăn nhẹ như bánh bèo (bánh bèo chén kiểu Ngự Bình hay bánh bèo dĩa kiểu Vỹ Dạ), bánh canh Nam Phổ, bánh ướt tôm chấy, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ram-bánh ít... Chính những món “linh tinh” này hấp dẫn khách của nhiều miền khác ghé qua những quán ăn Huế.

Họ cũng mang theo nhiều địa danh của Huế hay một chút gì đó liên quan đến Huế như Hương Giang, Ngự Bình, Vỹ Dạ, Kim Long,...

Trong những vùng đông người Việt nhất, ở Houston-Texas có những quán ăn Huế mang tên Ðông Ba, Nam Giao, Hương Giang, Kim Châu, “Sơn Bún Bò Huế,” Ðức Chương bán chỉ một món độc nhất là bún bò Huế. Ở San José (Nam Cali) có Quán Huế 1, Quán Huế 2, Mỹ Khê, Nam Giao... nhưng “Bún Bò An Nam” lại không bán độc nhất bún bò Huế.

Tại vùng Washington DC, màu sắc Huế có vẻ phai nhạt hơn nhưng món bún bò được phô trương dưới những tên quán: Phượng Hoàng Bún Bò Huế, Thanh Trang Bún Bò Huế và Saigon Café, một cái tên rất xa Huế nhưng lại bán toàn món ăn Huế của đôi vợ chồng cháu vị danh tướng Nguyễn Khoa.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162660-DP-130305-Hue3.400.jpg

Khay cơm hến Huế.


Ðặc biệt ở vùng Nam Cali, hay Little Saigon, nơi có người Việt tị nạn đông nhất nước Mỹ thì những quán ăn Huế cũng hiện diện, khởi sắc và luôn luôn đắt khách, những buổi sáng cuối tuần, khách phải xếp hàng đứng đợi đến phiên người ta gọi tên mình. Chúng ta có thể kể tên những quán Huế mang địa danh của mảnh đất thần kinh như Hương Giang, Hương Vỹ, Ngự Bình, Gia Hội, Thành Nội, Vỹ Dạ, Kim Long, Nam Giao, Liên Huế, Bún Bò Huế Số 1, Huế Rendez-Vous, Huế Restaurant... và những cái tên không liên quan gì đến Huế như Quán Hỷ.

Nhiều gia đình gốc người Huế ngày nay sang Mỹ bỏ nghề cũ ở Việt Nam để theo nghề làm nem chả, làm bánh bèo, bánh nậm... “to go” đã tạo nên sự nghiệp, giàu có... Chúng tôi sẽ trở lại trong “Chuyện Xa-Chuyện Gần” trong một kỳ tới về “hiện tượng” này.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UTdqo4y9KSM
Trước khi rời đất nước đến định cư tại Mỹ, không một người đàn bà Huế nào có thể nghĩ rằng qua đến đất người xứ lạ này, việc nấu nướng hay làm các món ăn Huế có thể nuôi sống bản thân họ và gia đình. Nhưng sự thật, từ hàng chục năm nay việc làm các “món ăn chơi” của đất Thần Kinh như nem chả Huế, tré, các món ăn từ các loại bột như bánh bột lọc, bánh quai vạc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ít-bánh ram, bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thịt nướng, v.v. đã là những món được mọi người yêu thích, sẵn sàng đến tận nhà người sản xuất “to go” mang về trong các buổi tiệc tùng, họp mặt gia đình những ngày sinh nhật, lễ Tết và mang đi biếu xén cho bạn bè hay người thân. Khi khách được mời tham dự các buổi tiệc gia đình, họ cũng tìm đặt một món Huế để mang tới như là đóng góp để chung vui.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162904-DP-130311-Togo1_400.jpg
Gói chả thẻ (hay chả lọn).


Tùy theo khẩu vị, có người ở Nam Cali đặt món bánh bột lọc từ Sacramento, San José... nhưng cũng rất nhiều người đi chơi Little Saigon khi về, không quên mang theo nem chả Huế sản xuất ở Bolsa để làm quà cho con cái, gia đình. Nhiều người đã đặt các món nem chả đông lạnh để gửi biếu bạn bè ở các tiểu bang khác bằng cách gửi “priority” để món quà có thể đến trong vài ngày, trực tiếp liên lạc với nhà hàng hay nơi sản xuất, mà không cần phải nhờ người khác giúp đỡ. Cứ nhìn quang cảnh khách mua xếp hàng ở quán Hương Giang trên đường Brookhurst, khu Bolsa những ngày cuối tuần, vào dịp Giáng Sinh, lễ Tạ Ơn, ngày Cha, ngày Mẹ hay Tết Nguyên Ðán mới thấy “sức mạnh” của món ăn Huế, và thực sự những món “to go” xứ Huế này đã mang lại thành đạt, giàu có cho nhiều gia đình người Huế ở nhiều tiểu bang trên đất Mỹ.

Nhưng để “thành danh,” nổi tiếng có nhiều khách hàng như ngày nay, không phải là chuyện dễ dàng, nhiều gia đình đã bước qua những giai đoạn cam go, khó khăn, cực nhọc, thức khuya dậy sớm để sản xuất và tạo sự tin cậy dần dà của khách hàng, mang lại thương hiệu đặc biệt cho mọi nhà.

Cô giáo Nguyễn Bích Nga, xuất thân là cô giáo Toán-Lý-Hóa, tốt nghiệp trường sư phạm, chưa bao giờ biết đến chuyện buôn bán, có thể thích món ăn Huế nhưng không quen làm. Tháng Ba năm 1975 cô cũng như bao nhiêu người vợ quân cán chính tại Huế, đã sớm chịu cảnh nuôi chồng trong trại tù cộng sản. Cuộc ly biệt, gian khổ trong bảy năm rưỡi, săn sóc cha mẹ, nuôi chồng, dạy con, quả là quãng thời gian cay đắng.




http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162904-DP-130311-Togo2_400.jpg

Khay bánh “ít trần” bắt mắt đang chờ khách mang đi.


Năm 1993, gia đình cô, theo danh sách H.019 đến định cư tại vùng Little Saigon. Trong thời gian chồng vào làm hãng, thì cô Nga còn bận bịu với đàn con cắp sách đến trường, nghĩ ra một việc làm tại nhà. Ðó là những ngày cô nghĩ đến việc làm món Huế “to go,” bắt đầu bằng món bánh “quai vạc” từ bột sắn, rồi các loại bánh bèo, bánh nậm... những món ăn Huế được nhiều người yêu thích đã đến tận nhà cô mua đem về. Khi bắt đầu chưa có khách, cô giáo Nga đã bắt đầu bằng việc sản xuất “cò con”, đứng bếp mỗi ngày từ 4 giờ sáng đến 12 giờ đêm, chủ yếu là cung cấp cho bạn bè, bà con. Từ đó tiếng tăm lan dần, càng ngày càng đông khách, thay vì giao hàng tại nhà, gia đình mở một cửa tiệm để tiện giao hàng, sau đó mở thêm tiệm ăn Huế để phục vụ khách ăn tại chỗ, mấy năm sau lại có thêm tiệm ăn thứ hai, cũng chỉ là món Huế.

Ngày nay cơ sở Hương Giang với hơn hai chục nhân công, mỗi nhóm người phụ trách một món “sở trường” để đủ hàng cung cấp cho khách hàng đến “to go”. Tuy vậy người chủ tiệm Hương Giang không bao giờ quên mình là một người tù trại Bình Ðiền khắc nghiệt ngày trước ở Huế, đã hết lòng cống hiến những số tiền lớn cho sinh hoạt hàng năm của “Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Bình Ðiền”.

Một gia đình “H.O.” khác là anh Bùi Kế, sĩ quan cảnh sát, tù tập trung sau Tháng Tư năm 1975 sáu năm rưỡi, sang Mỹ trong danh sách H.20. Thừa kế tay nghề của bà mẹ đã có mở quán ăn ở quê nhà, sang đến quận Cam, vợ chồng anh bắt đầu nghĩ đến việc làm món Huế cung cấp cho khách ăn, dần dà mở tiệm, nhưng khâu chính vẫn là “Huế to go” cho khách đặt hàng mang về hay gửi đi các tiểu bang xa.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162904-DP-130311-Togo3_400.jpg
Khâu làm “bánh nậm”.


Anh Huỳnh Nam đến quận Cam theo diện di dân từ năm 1990. Trong khi anh Nam đi bỏ báo thì vợ ở nhà bắt đầu làm món Huế. Bắt đầu không thuê mướn người, hai vợ chồng phải thức khuya dậy sớm, vất vả, nhưng nghề làm món Huế to go, có một số khách quen, gia đình vẫn có được một cuộc sống thong thả.

Ngoài những tiệm ăn Huế có bán hàng “to go” ở những vùng đông người Việt trên đất Mỹ như Westminster, San Jose, Houston, Sacramento... số người Huế làm món Huế tại nhà theo yêu cầu của khách đến “to go” không phải ít, khó mà kể hết tên, mỗi người một vẻ, ai cũng có một số khách quen của mình. Sacramento có bánh bột lọc bà Hoa, bà Năm... San Jose có bột lọc bà Chánh, chả giò-bánh nậm chay chị Mai, bánh nậm-bột lọc chị Nga, chả cô Hương, nem chả bà Non... Westminster có nem-chả bà Hồng, bánh bột lọc ông Nhơn, nem bà Ðức, nem-chả cô Hương, quai vạc Y Bình, bột lọc gói bà Ðào, tré bà Loan, bánh lọc bà Út, bánh ít đen bà Phước... Người Huế làm nghề món Huế “to go” tại tiệm hay ở nhà riêng trên đất Mỹ không tậu được vài cái nhà, cái cho thuê, cái ở thì cũng thong dong, thoải mái tiền bạc.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162904-DP-130311-Togo4_400.jpg

Ðĩa “bánh quai vạc,” hay còn gọi là “bánh lọc trần”.

Món ăn Huế nhờ đâu mà được mọi người ưa chuộng, có lẽ do món Huế, nhẹ nhàng, nhiều hương vị và màu sắc, mỗi món ăn một ít, thay đổi nên không thấy ngán. Bà con xứ Huế “ăn nên làm ra” nhờ món ăn Huế có lẽ cũng nên biết ơn các tay đầu bếp tận tụy của cung đình nhà Nguyễn ngày xưa, và nhớ ơn luôn cả cái nghèo muôn đời của xứ Huế, củ sắn, mớ gạo, lon nếp, cũng biến chế thành những món ăn kiểu cách mà ngon miệng.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...3#.UT-RC4y9KSN (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162904&zoneid=3#.UT-RC4y9KSN)

Dân
11-21-2013, 07:07 AM
Little Saigon, California


Không chỉ là ‘tô cháo lòng Tam Biên’

WESTMINSTER (NV) - “Cho hai tô cháo lòng ăn ở đây,” “Bán cho tôi một phần bún vịt xáo măng to-go,” “Lấy cho tôi hai pounds đồ lòng đủ thứ, nhớ lấy phèo nhiều nghen,” “Tính tiền giùm hai hộp cà ri dê này. Cân cho một pound nạc thăn luôn”...



Vợ chồng ông Chư Nguyễn, chủ nhân của chợ Tam Biên, nơi có mô hình kinh doanh “one stop service” vừa là “mini market” vừa là “food-to-go.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Những lời mua bán qua lại như thế cứ rộn ràng, nhộn nhịp suốt ngày tại nơi có tên gọi “Chợ Tam Biên,” nằm gần ngân hàng Wells Fargo, trong khu thương mại tại góc đường Bolsa và Bushard.

Chợ Tam Biên không chỉ “là lạ” ở mô hình “one stop service” vừa là “mini market” vừa là “food-to-go,” mà Tam Biên còn khiến người ta phải quay trở lại, tìm đến nó, bởi sự bình dân, gần gũi chất chứa trong từng mặt hàng bày bán lẫn cách phục vụ chừng mực, lịch sự mà không phải chợ nào, tiệm nào cũng có thể tìm được tại Little Saigon.

***

Chợ Tam Biên, được mở từ Tháng Mười năm 2009, đến nay, chưa hẳn là quen thuộc với hầu hết những người nội trợ, bởi lẽ, mang tiếng là “chợ” nhưng người ta không thể đến đây để mua bó hành, cọng rau, ký bún, cân cà, cũng không ai đến Tam Biên để tìm mua bao gạo, chai dầu, con cua con cá.

Khách đến chợ Tam Biên là để mua lòng heo, mua gà tươi, vịt tươi, dê tươi, và mua thịt heo “nóng.” Hay mua các loại chả, từ chả cá, chả chiên, đến chả lụa, chả bì, giò thủ, chà bông, chả giò, giò sống, hay nem bò, nem chua, đồ chua.

Nhưng hơn hết, chợ Tam Biên được tìm đến là vì món cháo lòng nóng hổi, thơm lừng mùi gừng, mùi hành, quyện trong tim, trong gan, trong huyết, trong dồi, trong phèo, trong bao tử, mà giá chỉ có $3.5. Người ta đến chợ Tam Biên còn là vì tô bún vịt xáo măng béo ngậy những miếng thịt vịt không thoáng mùi lông, vì những hộp cà ri gà, cà ri dê, dê rựa mận, bê thui,... chỉ với giá từ $5 đến $10 cho một người đến hơn hai người ăn.

Cứ nhìn cách người ta đến ăn ngay tại chợ, bất kể giờ nào, từ khi mở cửa lúc 7 giờ rưỡi đến khi gần đóng cửa lúc 8 giờ tối, hay cứ hết người này đến người khác đến mua thức ăn mang về, cũng có thể hiểu được sự hấp dẫn của các mặt hàng nơi đây đối với khách địa phương lẫn người từ phương xa tới thưởng thức và cứ nhắc nhau phải trở lại Tam Biên ngay khi có dịp.

Với cách kinh doanh “one stop service,” những mặt hàng tươi được bày bán tại chợ Tam Biên cũng chính là những mặt hàng được mang đi chế biến thành món ăn để bán ngay tại chợ. Ðó có lẽ là lý do vì sao những mặt hàng food-to-go tại đây có vẻ ngon hơn, tươi hơn và rẻ hơn nhiều nơi quanh vùng.

“Có thể nói đến 95% mặt hàng bày bán tại đây là do chúng tôi tự làm lấy, tự chế biến lấy. Ðó là điều nhiều nơi khác không có. Chính vì tự làm, từ heo, dê, gà, vịt, và mang chúng đi nấu thành những món ăn thuần túy Việt Nam bán ngay tại tiệm nên chúng tôi chủ động được trong vấn đề kiểm tra chất lượng các món ăn, các sản phẩm cho luôn phù hợp với thị hiếu của khách hàng đa phần là người Việt Nam nơi đây.” Anh Linh Nguyễn, một trong những người điều hành ngôi chợ nhỏ này, cho biết.

***

Sống trong nghề làm heo “cha truyền con nối” từ những ngày còn ở phường Tam Biên, Biên Hòa, Ðồng Nai, vợ chồng ông Chư Nguyễn, thân sinh của anh Linh Nguyễn, cùng năm người con trai, sang định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1993, mang theo bí quyết nghề nghiệp gia truyền, từ làm heo đến làm giò chả, tiếp tục gầy dựng và phát triển sự nghiệp nơi xứ người.



Một số mặt hàng to-go được ưa chuộng tại chợ Tam Biên như lòng heo, bê thui, cà ri gà, cà ri dê, dê hấp, dê rựa mận, dê xào lăn, các loại nem, chả... được chế biến ngay tại chợ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Khởi đầu, theo anh Linh Nguyễn, Tam Biên chỉ là một chợ nhỏ “mini market,” bán thịt tươi như heo, lòng, dê, gà, vịt.

“Rồi do nhu cầu của khách hàng muốn có thêm món này món kia nên từ từ chúng tôi thêm vào trong các mặt hàng của mình, để bây giờ mô hình của Tam Biên là một 'mini market' và 'food-to-go.'” Anh Linh chia sẻ.

Khách đến chợ Tam Biên có lẽ dễ dàng nhận ra một điều, đó là không khí gia đình, thân thiện, gần gũi. Không chỉ là mối quan hệ giữa chủ và nhân viên, giữa nhân viên và khách hàng, mà còn cả ở những người khách cùng ngồi thưởng thức tại chỗ các món ăn của chợ.

Vì đây là chợ nên không thể trông mong mình có thể tìm được những chiếc bàn ngồi riêng rẽ cho từng thực khách hay nhóm thực khách. Là chợ, nhưng lại có chiếc bàn dài, kê thêm những chiếc ghế tựa cho những ai muốn ghé ăn liền các món mình khoái khẩu, nên thì cứ thấy dư ghế, thấy chỗ trống thì ghé mông vào. Không cần ngại ngùng, không cần e thẹn. Như những ngày còn ở quê nhà, ghé vào quán trong xóm, bên đường, xì xà xì xụp thưởng thức tô cháo gà, tô cháo lòng, tô cà ri, tô bún vịt, tô bún bò... Sẵn tiện mua thêm ít giò chả, hay giò sống, chả cá, hoặc dăm ba pounds sườn non, nạc đùi còn tươi nguyên sắc đỏ về nấu bữa cơm gia đình, hay mua ít lòng heo, hộp bê thui, dê rựa mận, hay dê xào lăn, dê tiềm thuốc bắc... về nhâm nhi cùng bạn bè, người thân sau một ngày làm việc để cùng cười, cùng vui, cùng “xả stress.”

Một điều gì đó rất hiền lành, thật thà, đáng mến trong cách những người chủ, tức vợ chồng con cái ông Chư Nguyễn, cùng làm việc, đối xử với nhân viên, và nói chuyện với khách hàng, cả cách những người nhân viên bê từng cái mâm mang thức ăn ra cho khách. Hối hả, khẩn trương, lẹ làng nhưng không xô bồ, chụp giựt, ồn ào, dù rằng thế mạnh của chợ Tam Biên là “food-to-go” chứ không phải là phục vụ thực khách tại chỗ.

“Chúng tôi làm theo phương cách gia đình, nên cứ nghĩ món gì chúng tôi nấu được, cảm thấy ngon miệng thì chúng tôi mang món đó ra giới thiệu với khách.” Anh Linh nói một cách khiêm nhường, “Nhiều người thích đến đây vì những món ăn đơn giản, không phải là xuất chúng, là ngon nhưng tương đối ăn vừa miệng, trên trung bình, quan trọng nhất là giá cả phải chăng, nên được bà con ủng hộ.”

Quả thực, trong tình hình kinh tế hiện nay, bước chân vào chợ Tam Biên, nhìn bảng giá cháo lòng chỉ có $3.5/tô, bún vịt xáo măng đủ cho một thanh niên đang độ tuổi ăn tuổi lớn vừa ngon miệng vừa no bụng chỉ có $5 một phần, hay hộp lòng heo đủ loại gần 2 pounds có sẵn hộp mắm tôm, ít rau quế chỉ có $10, tương tự giá đó cho dê nướng, dê hấp, bê thui, hay giò sống chỉ có $3/hộp, mua hai hộp $5, rẻ hơn rất nhiều so với mua tại các chợ Việt Nam, sẽ là lý do để níu chân khách hàng quay lại.

Anh Linh chia sẻ, “Một hộp cà ri dê có thể 2 người ăn cũng được, chúng tôi chỉ bán với giá $7. Tất cả đều cho chính tay chúng tôi nấu nên xem như lấy công làm lời, góp gió thành bão.”


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162552-DP-130228-TamBien-03.400.jpg

Thưởng thức cháo lòng Tam Biên ngay tại chợ là sở thích của nhiều người đặt chân đến nơi đây.

“Mỗi hộp lụm vài cents” nhưng với lượng khách tìm đến chợ Tam Biên ngày càng nhiều như hiện nay khiến chủ nhân ngôi chợ này quyết định phải mở thêm một tiệm nữa tại góc đường Brookhurst và Westminster, trong khu Mall of Fortune vào cuối Tháng Tư hoặc Tháng Năm tới đây, “chỉ tập trung vào bán food-to-go và ăn tại chỗ, không muốn để mọi người phải chờ lâu, đợi đông như hiện nay.”

***

Mùi cháo lòng vẫn bốc lên thơm lừng trện chiếc mâm được người phục vụ hối hả mang ra cho khách. Bên tô cháo nghi ngút khói, một đĩa giá trắng ngần, một lát chanh thái nhỏ, và ớt đỏ, và giò cháo quảy vàng rộm. Chỉ vậy thôi, mà người ta truyền tai nhau về một ngôi chợ nhỏ có tên Tam Biên giữa lòng Little Saigon.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UTOY9Iy9KSM (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162552&zoneid=1#.UTOY9Iy9KSM)

Dân
04-03-2014, 01:09 PM
Phóng sự
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Pkbhp3fAhUI

Dân
04-06-2014, 02:02 AM
Phóng sự : Chợ trời người Việt tại Orange County California


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=qCC7DL6ZEgQ


Một chợ trời tại Orange County California, có rất nhiều người Việt tham gia buôn bán nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần trong muà hè .

Dân
04-06-2014, 02:21 AM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=H6NHLhXR-ycOC night market

Chợ đêm Phước Lộc Thọ, California và những món ăn Việt như bánh khọt, nem nướng, chả giò, thịt nướng, mực và nghêu nướng,...

(Chợ đêm mở cửa hàng năm từ thứ Sáu đến Chủ Nhật hàng tuần, từ tháng 6 đến giữa tháng 9)

Dân
04-06-2014, 02:22 AM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=pw7nbBSiY3M

Dân
04-07-2014, 07:04 AM
Lễ hội hoa đào National Cherry Blossom Festival in Washington, DC (March 20 - Avril 13, 2014) : http://www.nationalcherryblossomfestival.org/ , http://washington.org/topics/spring
National Cherry Blossom Festival Parade - April 12
10 AM – Noon

http://www.nationalcherryblossomfestival.org/2013/07/09/national-cherry-blossom-festival-parade%C2%AE/

Dân
04-10-2014, 11:05 AM
Lễ hội Leesburg Flower and Garden Festival 2014

Dates and Times

April 26 - 27, 2014


http://www.flowerandgarden.org/

http://dc.about.com/od/specialevents/a/LeesburgFlowerFestival.htm

Dân
04-11-2014, 10:06 AM
https://www.youtube.com/watch?v=LNVvKJcq_2AMùa Hoa Anh Đào ở Washington DC. http://www.rfa.org/vietnamese