PDA

View Full Version : Kịch bản dài hơi



chuongd
04-15-2014, 02:49 AM
Kịch bản dài hơi


Cuộc sống con người là một bi kịch ...và cũng là hài kịch. Ai tạo cảnh bi, hí trường đó?. Dù là do con tạo xoay vần, theo ý ai đó; cũng phần nào do tự mỗi cá nhân gây ra. Giòng sống một đất nước cũng có thể hiểu theo nghĩa đó, nếu được nhân lên nguyên mẫu. Nhưng, sau cuộc nói chuyện qua vi tính hôm qua với người bạn tại nước nhà, không biết anh ấy có thấy rõ được "kịch bản dài hơi" của đất nước ta hôm nay không.

- "Sáng nay mới họp mặt anh em xong". Anh nói
Nhóm bạn già chúng tôi, mỗi thứ năm thừơng hay họp mặt, vừa uống cà phê vừa nói chuyện thời sự
- Có tin gì hay ..?
- Nhiều ...nhưng có nhắc đến vụ "Cù huy Hà Vũ"
- Anh thấy thế nào ...?. Tôi không ở trong nước nên không biết mọi người có suy nghĩ ra sao...
- Có sôi nổi hơn vụ Nguyễn Chính Kiết ..
- Vì ông này có bằng Thạc sĩ ...?
- Vì ông này được truyền thông nhà nước làm ồn ào !...
- Ông ta là "gà" của nhà nước ?
- Tôi không biết ...nhưng truyền thông ở ngoài với trường hợp này ra sao?
- Cũng ồn ào ...nhưng gần như hai cách, như thông thường lâu nay: "hồ hởi" và phản đối. Cũng còn có cách nói chung chung nữa

Mấy ông bạn già, vì có nhiều thời gian rảnh ...nhưng thật tình, họ còn quan tâm đến các vấn đề thời sự. Đừng nói đến những người ở trong, kể cả kẻ ở ngoài, ai lưu ý đến các vấn đề của đất nước thì họ còn trải rộng tâm tình của mình đến người khác. Kẻ đã vô cảm sẽ thờ ơ, mặc phó cho giòng đời trôi nổi. Tâm cảm của những con người còn nặng tình quê hương dân tộc được diễn tả giống như một câu trong bài hát của Phạm Duy: " "Khóc cười theo vận nước nổi trôi"

- Nói rõ hơn ...
- Dĩ nhiên "hồ hởi" trước nhất là các ông trong các Hội đoàn gì đó, nói rằng họ đã theo đuổi việc can thiệp cho Hà Vũ được đi Mỹ trị bịnh.
- Phải tổ chức "Em đi lạc chổ" và "Biên phòng sợ ông sao" ...phải không?
- Gì ?...
- Là "EDLC" và "BPSOS" đó. Cái ông đài VOA này đúng là đài của Mỹ, làm việc cho Mỹ có khác. Đài nói, hai ông vừa EDLC và BPSOS ra thông báo chung bằng tiếng Anh mà đoạn dưới khi nói về cái gọi là: "Trung tâm quốc gia hỗ trợ dân chủ" thì lại không đưa nguyên tên bằng tiếng Anh của Trung tâm này. Sao lạ thế?..
- Có thể là "Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ Mỹ” -NED- (1). Anh vào trang này sẽ rõ cái "Trung tâm" hay cái gọi "Quỹ" này là gì.
- Tôi có nghe Võ Văn Ái cũng được sự trợ giúp của NED. Thế thì thông báo đó cho biết, Hà Vũ sẽ làm việc tại Trung tâm Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ trong tư cách là một nhà nghiên cứu và một học giả, là phù hợp quá rồi!...Còn anh EDLC vận động ráo riết trong ba năm rưỡi qua cho Hà Vũ cũng là chỉ làm việc theo đơn đặt hàng của NED. Đó chỉ là đòn tung hỏa mù.
- Thế mà có người còn lo cho ông luật sư đó, nào là sẵn sàng nhường một phòng trong nhà cho hai vợ chồng có nơi cư trú, sẽ tìm việc giùm cho hai vợ chồng ..v..v...
- Chuyện "ruồi bu" !...
- Nghe nói một số vị bất đồng chính kiến trong nước cũng được gợi ý "di cư" ra nước ngoài...?
- Khá nhiều, nào là luật sư Nguyễn Văn Đài, Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải), Bùi thị Minh Hằng, luật sư Lê Quốc Quân...v..v.. Anh xem bài của Lê Duy San (2), nói rõ hơn. Tôi thích cách giải thích của Luật sư Nguyễn Văn Đài, đại khái là, bản thân tôi khi đang ở tù, an ninh nhiều lần hỏi, gợi ý thả tự do cho tôi đi nước ngoài, nhưng tôi không chấp nhận. Ngay cả hiện tại, mỗi lần làm việc với họ, họ đều bảo tôi sao không đi định cư để đỡ làm phiền họ. Nhưng tôi luôn nói với họ rằng: Những người dân Việt Nam đang khao khát tự do, dân chủ mới cần đến tôi, còn nước Mỹ đã có tự do, dân chủ hàng trăm năm rồi. Tôi sang đó sẽ thành người vô dụng. (3).
- Anh đã cho tôi biết "dư luận" trong nước, nên tôi sẽ gắng tóm tắt "dư luận" ngoài nước. Trước, nói tóm tắt vì nó cũng chỉ có 3 khuynh hướng như tôi đã nói rồi. Sau, vì chuyện này còn dài dài ...nên không thể nói hết trong một lần nói chuyện.
- Cứ nói những gì anh hiện biết...
- Chửi việc ra đi của Cù Huy Hà Vũ có Bút Xuân Trần Đình Ngọc. Không tin tưởng chút nào vào ông Luật sư Vũ, có bác sĩ Trần Văn Tích (4). Ông này nói rõ là, không đấu tranh thì thôi nhưng nếu đấu tranh thì không phải là để đi Mỹ. Cũng trong ý niệm đó, nói rõ hơn nữa, có bài viết của Nguyễn Phúc Liên (5). Cũng giải thích, nhưng nhấn mạnh đến việc người phê bình hãy có hành động gì đó hơn chỉ là phê phán, có bài viết của Chu Tất Tiến (6). Dù không biết về bài viết của Chu Tất Tiến, nhưng sau khi dàn trải về một số trường hợp của những người bất đồng chính kiến, Trần Trung Đạo đã có kết luận khéo léo rằng: "Một góp ý chung cho tất cả những người ra đi, dù ra đi bằng ghe như kẻ viết bài này hay bằng máy bay như các lãnh tụ đấu tranh: xa đất nước là một bất hạnh và ra đi, dù viện dẫn bất cứ một lý do gì, cũng có lỗi với quê hương" (7). Nói có vẻ vô thưởng vô phạt, có bài viết của Trần Văn Thưởng với ý, một giải pháp hành động cần phải có dữ kiện từ quá khứ, hiện tại và tương lai . Chúng ta chưa có dữ kiện tương lai nên chưa đến thời điểm bàn luận. Không có dữ kiện tương lai thì sẽ bị mắc bẩy địch và thất bại chiến lược chống CSVN. Đơn giản thế thôi (8)
- Còn anh, anh nghĩ sao ...?
- Đây là một kịch bản dài hơi xảy ra trên quê hương ta đã lâu, từ thời Pháp thuộc ...cho đến bây giờ, và có thể còn dài dài. Người dân đen, không thấu hết sự tình. Dân khoa bảng, chẳng hạn bọn biết tiếng Tây thời trước, chỉ cần vài tên vì bơ sữa, đã làm hỏng đại cuộc. Chỉ một Nguyễn Thân, cuộc kháng chiến của Phan Đình Phùng đã thất bại. Một Đoàn Văn Toại, du học ở Mỹ về, tiếng Mỹ lưu loát, nhưng chỉ là con rối, để phục vụ cho những mưu toan của ngoại bang.
- Bụng dạ bọn khoa bảng ai mà đo lường được!..
- Đúng thế!...có người hỏi, phải chăng luật sư Vũ chỉ muốn cải cách chế độ Cộng Sản mà thôi chứ không muốn dẹp bỏ cái chế độ này?. Mọi việc gần như rành rành rồi...nhưng do vỏ bọc là người có học, lại học cao, có ai lại nghĩ họ lại nghiêng về một chế độ xấu xa, độc ác. Khi Boris Yeltsin nói,“ Cộng Sản không thể nào sửa chữa được, mà cần phải đào thải nó” (9), là lúc ông ấy đã nắm trong tay quyền lực gần như tuyệt đối. Có lẽ đó không phải là thời gian trước 06.11.1991, ngày ông ấy ban hành Nghị định cấm tất cả các hoạt động của đảng CS trên toàn cõi Liên Xô. Biết đâu ông Vũ nhà ta, khi có quyền hạn trong tay, sẽ có câu nói như của Jeltsin..?!
- Vì thế, có kẻ muốn đầu tư về việc này?
- Có thể chứ. Chẳng hạn, ngành thẩm mỹ ở Thái muốn quảng cáo ngành này, cho rằng, có thể sửa chữa sắc đẹp, biến giống cái ra giống đực, nên họ đã có những cuộc thi dành cho những người đã biến giống. Đàng này, ông Vũ trong tù và ông Vũ qua Mỹ cũng là một người, đâu cần làm động thái đó. Đấy là một cái lợi.
- Không cần phải quăng tập thơ vào tòa Đại sứ Anh, như trường hợp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
- Khỏi phải trắc nghiệm tiếng Pháp. Tiếng Mỹ, nếu nói lơ lớ cũng chẳng sao vì còn hơn Hoài Linh khổ công giả giọng nữ.
- Hơn nữa, khỏi cần nói theo lối vô thưởng vô phạt như nói trên, khi phân loại các khuynh hướng ủng hộ, chống đối việc ra nước ngoài của Hà Vũ. Nghĩa là, khỏi phải đợi xem thái độ của ông Luật sư ra sao trong tương lai, mới có nhận xét được. Ông Vũ nhà ta có thể hát bằng giọng nữ như ca sĩ nghiệp dư Khánh Bình ở VN. Nghĩa là, ông muốn hát ủng hộ hay chống đối CS, đều được cả (con của ông công thần CS Cù Huy Cận mà!). Ông muốn hát chống VNCH hay ủng hộ cũng được, vì có lần ông đã lên tiếng yêu cầu Cộng quyền xóa bỏ việc kết tội những quân nhân của chế độ VNCH.
- Giống như Đoàn Văn Toại là lá bài trong canh bạc giải tỏa cấm vận bang giao, với Viện vận động dân chủ và được sự yểm trợ Thượng nghĩ sĩ John McCain?.
- Nếu "Trung tâm quốc gia hỗ trợ dân chủ" và "Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ Mỹ” -NED- là một.
- Có lợi gì?
- Trước kia VN là tiền đồn chống Cộng Đông Nam Á. Nay, là nút chặn sự bành trướng của Trung Cộng... có sao đâu.
- Vậy, cái mảnh "Hà Vũ" khớp với trò chơi jigsaw (trò chơi ghép hình) lần này ra sao?
- Một chuyển biến tại một nước CS (Việt Nam) theo đúng cách của Mỹ. Đó là sự thay đổi theo cách, làm cho các phong trào Bất tuân dân sự có sự phát triển mạnh mẽ (10). Một mảnh jigsaw khác ở VN là Phạm Chí Dũng. Lúc mảnh Jigsaw này được ghép cuối cùng vào cái chương trình đã sắp sẵn, lúc đó sự việc xem như hoàn thành.
- Nhưng mảnh "Hà Vũ"?
- Có người gọi mảnh đó (hai vợ chồng) là đại sứ (lưu động) của Cộng quyền. Nguyễn Thanh Sơn (Thứ trưởng ngoại giao của CS) sẽ kiếm chổ lắp các mảnh ghép vào bức tranh toàn cục ở nước ngoài. Các mảnh ghép đã được gài, nhưng chưa hoàn chỉnh là Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Bích ..v..v.. Mảnh ghép cuối cùng, mọi người cũng có thể đoán được là ai rồi!...
- Hình ảnh nêu lên này cũng hay ...nhưng mọi việc đâu cứ bị động, máy móc như người lên chương trình mong muốn; dù người chủ động trong nước là bộ máy cầm quyền CS, hay ở ngoài là "anh hai" (qua tay các tổ chức như NED)
- Dĩ nhiên ...vì còn tùy thuộc vào sự vận động truyền thông của các bậc thức giả, trong và ngòai nước, chống hay không chống khi thấy "kịch bản" tạo ra những thuận lợi hay gây ra những thiệt hại đối với quyền lợi đất nước của mình
- Có thể nào Cù Huy Hà Vũ ra ngoài này ...rồi "chìm lỉm" như những người đi trước?
- Có thể có, có thể không ...do các "mảnh ghép" có ăn khớp với toàn cảnh, nghĩa là "kịch bản" có được nhiều người hoan hô, cổ võ không.
- Có khi nào "Hà Vũ" sẽ trở về?...
- Việc trở lại VN trong thời gian ngắn hạn của Cù Huy Hà Vũ là rất khó, gần như là không thể, nhưng tôi cho rằng có thể thay đổi, tùy thuộc tình hình chính trị Việt Nam trong vòng một vài năm tới. Đây cũng là nhận định của một người trong cuộc, Luật sư Nguyễn Văn Đài (11)... vì khi mảnh ghép cuối cùng được lắp vào chổ đã dự định, đúng như bài bản sắp sẵn, ngày về của một hay nhiều "Hà Vũ con" sẽ là việc dễ thấy (hơn là hiện nay).
- Không biết đất nước ta lúc đó có cơ hội tiến trên một con đường tốt đẹp hay không ...và không biết chúng ta có còn dài hơi, chờ đến ngày xem màn kết của một kịch bản dài hơi.
- Dĩ nhiên ...Các ông bạn già của tôi, ở trong nước "khóc cười theo vận nước nổi trôi", vì tuổi già, lực bất tòng tâm, có khi thấy được việc này việc kia nhưng không tạo được một sự vận động nào đó. Nhưng các bậc thức giả (Kể cả những người trung niên) ở nước ngoài, dù không cầm được vũ khí ...nhưng sự vận động về truyền thông, không lẽ nào họ không làm được?!...

Trước năm 1975, để dội bom Bắc Việt, một kịch bản về vụ hải quân Bắc Việt tấn công tàu Meadow của Mỹ đã được dàn dựng. Kịch bản "VN hóa chiến tranh" đã lên khuôn nhằm giải tỏa trách nhiệm của quân đội Mỹ. Sau cuộc giao hữu bóng bàn giữa hai đội Trung Quốc-Mỹ là những chuyến đi đêm ngoại giao của Kissinger, dẫn đến Hòa đàm Paris năm 1971. Sau kịch bản Viện vận động dân chủ của Đoàn Văn Toại, việc giải tỏa cấm vận và bang giao được thực hiện. Không biết sau kịch bản sắp tới, với mảnh ghép "Hà Vũ" ở ngoài nước, người Việt hải ngoại sẽ được chứng kiến những thay đổi nào, có lợi hay không cho đất nước. Chỉ mong sao các bậc thức giả trong và ngoài nước luôn đặt quyền lợi của đất nước và dân tộc lên trên hết.



Đặng Quang Chính
dangquangchinh2014@yahoo.com.sg

Oslo 13.04.2014
20:31



‘Ghi chú:
(1) http://petrotimes.vn/news/vn/chinh-t...u-my_8221.html
(2) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...231#6511373222
(3) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...=0vpntstacqmkv
(4) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...2qm#3256967088
https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...ifi#1318799853
(5) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...231#7902909813
(6) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...=32olg6q1ttb2a
(7) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...o22#8565716603
(8) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...=atstm00jqjrf7
(9) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...=32olg6q1ttb2a
http://en.wikipedia.org/wiki/Boris_Yeltsin
(10) http://truclamyentu.info/tlls_thu-vi...u-tien-len.htm
https://www.youtube.com/watch?v=2FgD...=RD2FgDles4xq8
(11) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...=32olg6q1ttb2a

chuongd
05-03-2014, 07:43 AM
Kịch bản dài hơi (2)
Nước cờ chuyển động

Có một số đông người có thú đam mê là chơi cờ tướng. Lý do có thể là, mọi suy nghĩ, động thủ của cả hai bên đều ít nhiều dùng đến trí xét đoán; ít khi có chuyện ăn may. Một trong các bạn già của tôi ở Việt Nam rất mê loại giải trí này. Nên khi mới trao đổi vài câu qua điện thoại, ông ấy hỏi về người đoạt giải quốc tế về cờ vua (còn gọi là cờ quốc tế) tại Na Uy, khiến tôi hơi ngạc nhiên. Tuy vậy, tôi vẫn đáp ứng bằng những câu trả lời có liên quan đến câu hỏi.
- Phải rồi, anh ta là Magnus Carlsen
- Chơi cờ mà còn được gọi là Thần đồng à...?
- Phải, vì đoạt danh hiệu đại kiện tướng vào lúc mới 13 tuổi; tức là thắng các đối thủ không kể tuổi tác, bao gồm luôn những người lớn tuổi.
- Chắc giải thưởng có giá trị cao?
- Hưởng được 60% số tiền trên hai triệu đô la.
- Hình như có đấu giao hữu trong một lần phỏng vấn nào đó mà Carlsen và Bill Gate được mời tham gia.
- Đúng. Nhưng, sao hôm nay lại đặc biệt chú ý đến một môn chơi mà trước kia anh và tôi đều chê?

Anh ta nói là, cuộc cờ trên bàn không khác mấy cuộc cờ chính trị ngoài cuộc đời. Chẳng hạn, năm 1968, giả dụ Việt cộng không thông đồng với Mỹ, để chúng làm cuộc nổi dậy của quần chúng; thì chính Mỹ cũng để mặc xem khả năng của Quân đội VNCH đến mức nào. Cuộc nổi dậy qua vai trò bù nhìn đối với VC của Mặt Trận Giải phóng miền Nam không thành công. Chúng mở cuộc tấn công vận động chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, bằng cách điều động nhiều sư đoàn, phối hợp thiết giáp xa, đánh trực chiến với ta. Đầu năm 1972, Liên Xô gởi qua các chiến xa T-54, T-55, PT-76, đại bác 130 ly, 150 ly, đại bác phòng không 57 ly, hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger, hỏa tiễn địa không SA-7 Strela. Tức là chúng đã xử dụng đến con xe, con pháo như trên bàn cờ tướng rồi (1)

Chúng ta không quên là, trước đó, năm 1970-1971, quân đội VNCH đã xử dụng xe, pháo vào chiến trường Kampuchia và Hạ Lào, để dành lại ưu thế quân sự.
Năm 1972, Việt cộng mở cuộc tổng tấn công chiến lược, vì cuộc họp giữa Kissinger và Chu Ân Lai đã diễn ra vào tháng 7-1971. Ngoài ra, CSVN còn được biết thêm tin, chắc chắn người Mỹ sẽ rút quân, bỏ rơi VNCH. Hơn nữa, chúng dùng quân sự nhằm tăng cường uy thế của phía CSVN trong hòa hội đang tiếp diễn tại Paris.

Lúc đó, cờ tướng trở thành cờ quốc tế; trong đó có bàn tay lông lá của Trung Quốc và Mỹ nhúng vào. Như thế, dù loại cờ nào, cũng có sự suy nghĩ, động thủ của hai đối thủ (trực tiếp) và những ảnh hưởng thế lực xung quanh (như Mỹ, Nga, Trung Quốc...) cùng các nước chầu rìa năm châu bốn bể.
- “Còn bây giờ, anh thấy bàn cờ tướng của mình ở hiện trạng ra sao”. Sau khi nói một hồi, anh ấy hỏi.
- Bàn cờ bắt đầu có dấu hiệu chuyển động. - Trước giờ thì không...? - Dĩ nhiên, có. Nhưng các chuyển động chỉ có tính dàn quân. Bây giờ, sắp có những cuộc tấn công cụ thể.
- Cụ thể đi...

Tôi nói một hơi. Giống như lúc nãy anh bạn tấn công xe, pháo; bây giờ, đến tôi trả miếng. Trước hết, nói về hải ngoại. Trước giờ, có đảng Việt Tân, dù vô tình cố ý, đã đưa ra đường hướng "Đối đầu bất bạo động để tháo gỡ độc tài", ăn khớp với mong muốn của Cộng đảng. Nói là ăn khớp, vì đối với Cộng đảng hay chế độ độc tài, việc tranh đấu không phải là việc "xin, cho", với kiến nghị, tâm thư..v..v... Có lẽ thấy ảnh hưởng của đảng này không còn đủ mạnh như xưa, chúng xài anh "Cách mạng trắng" Hoàng Duy Hùng. Cái bùa "CMT" cũng không mấy ăn khách... nên chúng đẩy một con xe qua sông. Ai dám nói là VC "thả" Cù Huy Hà Vũ, để chỉ ngồi xem Cộng đồng hải ngoại nhốn nháo vu vơ ?... Để tăng sức tác dụng của con xe, góp phần vào lực đó là sự chỉ điểm của các cá nhân, các nhóm được gọi là "nằm vùng" hay thân Cộng. Có ai không thấy, một ngày gần đây, tổ chức gì đó, trong có một thành viên tên Nguyễn Ngọc Bích, sẽ không là thành phần cơ bản, như bình xăng, để đẩy lực con xe CHHV đi xa..?

- Chuyện anh thấy bên ngoài, hiện tại, cứ như là sự suy đoán. Dù sao, mọi việc trên đời, điều gì cũng có thể xảy ra. Tất cả thường là vì hai chữ lợi danh chi phối. Nhưng, nước cờ bên ngoài tạm cho là thế, còn bên trong..?
- Còn bên trong...có lẽ anh thấy rõ hơn tôi. Những chuyển dịch trước đây, đã có nhưng chưa đủ. Chẳng hạn, dân oan khiếu kiện, những hoạt động chống đối của các nhà được gọi là Bất đồng chính kiện . Một số vì chịu không nổi sức ép của Cộng đảng nên đã chạy ra nước ngoài. Một số nhà đối kháng bị xử tù, bị giam..v..v.. Bây giờ, việc tấn công bắt đầu. Cộng quyền thả một số tù bị giam lâu ngày (chẳng hạn Nguyễn Hữu Cầu..) để dân oan khiếu kiện biểu tình ngay trước tòa Lãnh sự Mỹ (vấn đề là thời gian sự việc diễn ra là bao lâu. Khoảng nữa tiếng hay hơn...mới là việc đáng kể, vì cảnh sát cơ động của chúng, trong trung tâm Sài Gòn, không dỡ đến nỗi, không kịp phản ứng nhanh!)(2). Chúng còn tổ chức đưa người Việt hải ngoại ra thăm Hoàng Sa...và làm ầm ỉ việc này.
- Nhưng đó là thế cờ của Cộng quyền. Chúng gây cảm tưởng, chính quyền có dấu hiệu "hòa hợp hòa giải" ở trong nước. Bên ngoài, cái tổ chức cùng làm việc với con xe "CHHV", sẽ khuyếch tán sự hòa hợp hòa giải lên mức độ cao hơn. Nhưng, thế cờ của phe ta bên trong nước ...ra sao?
- Phần này, có thể anh thấy rõ hơn tôi...
- Theo tôi, phe đối kháng nhà nước đã có những động thủ khác trước. Hội Nghĩa tình Hoàng Sa, cứ cho là được sự cho phép của nhà nước CS; hay nói cách khác là, được sự gợi ý, đạo diễn của chính quyền. Nhưng, phe ta dại gì mà không tương kế để gây sôi động. Tôi nói giả dụ thôi, giả sử bức thư của 200 thanh niên, sinh viên ngoài Bắc, gửi cho bà góa phụ Ngụy Văn Thà, là một gợi ý của chính quyền ngoài đó. Nhưng, những nhóm thanh niên, sinh viên khác ở trong Nam, làm công việc đến thăm thân nhân các chiến sĩ của cuộc hải chiến 1972 không nằm sự suy đoán trên; vì dù sao, họ còn thân nhân, biết ít nhiều về cuộc chiến Hoàng Sa năm 1972, của hải quân QLVNCH (3). Việc tham dự đám tang ông Đinh Đăng Định, việc tổ chức truy niệm tướng Nguyễn Khoa Nam, việc tổ chức giúp đỡ thương phế binh tại Giáo xứ Đức mẹ Hằng cứu giúp (nhà thờ dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng) với cả hàng trăm phế binh tham dự...tất cả, ai lại cho là công an phường, thành phố không biết...??! (4). Chúng ta phải nhớ là một cái lệnh gì đó của Cộng quyền vẫn còn có hiệu lực. Không được tụ tập quá 3 người nơi công cộng!
- Nhưng việc đó cũng nằm vào thế bị tương kế của Cộng quyền.
- Dĩ nhiên, cũng như việc kêu gọi phát triển các nhóm Bất tuân dân sự của nhà báo TS. Phạm Chí Dũng ... được cả hai bên đều lợi dụng việc đó tới mức có thể. Chẳng hạn, Cộng quyền muốn dùng nó để tạo nên một bản hòa tấu, phù hợp với lời kêu gọi của nhóm CHHV sau này...chẳng hạn.
- Từ điều này, với cái nhìn rộng, xa hơn, chúng ta cũng không thể nói sự Bất bạo động là một việc hoàn toàn có tác dụng xấu. Nhưng...lại nhưng, nhưng cái NHƯNG này rất cần là, đến một lúc nào đó, cái lực tổng hợp của người dân -qua một tổ chức nào đó- biết xử dụng nhịp nhàng và sắc bén hai lực "mền" và "cứng" một cách hữu hiệu!. "Cứng" được nói ở đây, không phải là hành động theo lối "xin, cho", qua kiến nghị, tâm thư...v..v.. mà phải có biện pháp thích hợp. Biện pháp đó không phải là thành lập những sư đoàn, được trang bị vũ khí như một binh đoàn đúng nghĩa. Những "Bất tuân dân sự" có quy mô lớn, có tổ chức hẳn hoi, sẽ tự nó hình thành một thái độ tự vệ đúng mức. Thái độ đó có thể là "có dao dùng dao, có búa dùng búa"... và rồi, dùng cái gì nữa, bấy giờ, "cái lực nội phản" mới có thể hình thành và trả lời. Đừng trông mong bọn CS sẽ tự động thanh toán nhau. Cũng như trước đây, có nhiều người mong rằng, con cháu bọn Cộng đảng, được du học về, sẽ làm cho đất nước tiến bộ hơn!.
- Chơi cờ trên bàn gỗ còn khó...nói chi là trên thực tế. Bởi hai bên trong cuộc tranh hùng đều luôn tìm cách thích ứng chiến lược và phương tiện quân sự của mình theo tình hình biến chuyển của đối phương. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng bởi lực can thiệp của các cường quốc nữa!. Nhưng người Việt hải ngoại cứ dẫm chân tại chổ..?
- Gần đây nhất, một "con mã" đã được gửi về nước (5).
- Con mã nào..?
- Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
- Ai gửi..?
- NTN.Hạnh mới gửi thư đến ông Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người đã vận động cho CHH. Vũ sang Mỹ. Thư có đoạn viết: "Xin hãy cùng nhau ngăn chặn hiện tượng chảy máu của phong trào Dân Chụ Xin hãy hổ trợ nguyện vọng của những Chiến Sĩ tự nguyện trở về chiến đấu trên Quê Hương mình. Xin hãy góp phần nâng cao Hào Khí các Chiến Sĩ trong Quốc nội”. Và lời kêu gọi chân thành đó được diễn đạt như sau: "Chúng tôi thiết tha kêu gọi Ts Nguyễn Đình Thắng góp bàn tay giúp vận động để chúng tôi, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, được chính thức trở về tranh đấu ngay trong lòng Đất Nước".
- Như thế, mới chỉ là sự vận động...?
- Phải...nhưng, có đi rồi mới có đến chứ. Trước đây, làm sao biết có bao nhiêu người có ý tưởng quay về để chiến đấu. Đừng nói "chiến đấu" (hay tranh đấu). Tôi sẽ gửi cho anh một bài viết của tôi, lâu đã hơn bốn năm, năm nay (6). Ý trong bài nói là, mỗi năm, vào ngày có kỷ niệm lớn (chẳng hạn 30.04) một sự tập trung làm lễ sẽ được người trong và ngoài nước cùng làm và tham dự. -
- Tôi chờ anh gửi. Nhưng, tại sao anh lại ví là "con mã"..?
- Vì, bà Hạnh đã tự cam kết rằng: "Chúng tôi cam kết sẽ tự đặt mình dưới quyền điều động của Phong Trào Dân Chủ trong Quốc Nôi. Tôn trọng và tuân thủ phương thức đấu tranh bất bạo động do Quốc Nội đề ra". Anh CHH.Vũ, trước khi được ra nước ngoài, có cam kết với ai, cam kết ra sao...không ai biết. Còn bà Hạnh, cam kết trước là đặt dưới quyền của Phong trào Dân chủ (nhưng đó là Phong trào, chứ phải là một Đảng!). Còn việc tuân thủ "Bất bạo động", có lẽ do bà ấy mới thay đổi đường lối những lúc gần đây. Trước kia, bà định tẩm xăng, lao vào Nguyễn Tấn Dũng. Đó cũng là thái độ bạo động rồi!. ..Tôi ví như con mã, vì như anh đã biết, nước đi của nó không thẳng tuyến, mà theo lối zic zac (nhảy trái phải, tùy ứng biến). Còn ví là con mã, cũng bởi, tôi không tán thành lắm cái chữ được bà Hạnh dùng: "do Quốc nội" đề ra. Quốc nội nào...?. Chưa rõ rệt lắm!
- Còn anh, bao giờ sẽ trở thành con mã..? -
- Cũng dễ trả lời. Khi tôi còn tranh đấu bằng ngòi bút, tôi ở vị trí nào cũng được. Nhưng, khi đặt mình dưới quyền điều động của một tổ chức (nói rõ hơn, một đảng phái Quốc gia), tôi sẽ thực hiện chức năng do tổ chức đó giao phó.

Hai người cùng cười. Cái cười, không chỉ là dấu hiệu một sự trao đổi đã được hai bên cùng hiểu, mà còn là cái cười buồn tình, khi thấy vào ngày 30.04 năm nay là đã 39 năm rồi, mà vận nước chưa được khai thông. Tuy thế, nếu còn được sự tích cực đúng mức, chúng ta vẫn còn mang trong người một lạc quan tối thiểu. Bởi, các dấu hiệu của một sự chuyển dịch nước cờ đang phát triển.


Đặng Quang Chính
Oslo 02.05.2014
13:53


Ghi chú:

1. Nguyễn Đức Phương, Chiến tranh Việt Nam toàn tập
Từ trận đầu (Ấp Bắc – 1963) đến trận cuối (Sài Gòn – 1975), Toronto: Nxb. Làng Văn, 2001, tr. 550.)
2. https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=7v6ue2qt849mo#8433368334
3. http://www.tvvn.org/forum/showthread.php/65098-Ng%E1%BB%A5y
4. https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=emibce66cnnog
5. https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=b20m6ef57ph7f#8131544286
6. http://baotoquoc.com/2009/10/30/30-nam-n%E1%BB%AFa-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%99ng-con-s%E1%BB%A3%E2%80%A6khong/ (30.10.2009)

Tuyết Hoa
05-08-2014, 08:23 AM
chuongd và các bạn thân mến,

Coi như tôi cũng đang vui đi vì đã qua kỳ thi hôm April 12 và hôm qua nhận được thư đã không failed.

Như mọi người, tôi bận rộn với đủ thứ, ý nghĩ thì nhiều, làm được không nhiều. Vẫn bon chen với cuộc sống và nghề nghiệp.

Thú thật tôi không hiểu rõ về tình hình VN cũng như thế giới từ trước đến nay và không đọc hay theo rõi nhiều. Cách nào đi nữa lịch sử xảy ra mọi người như tôi lớn lên trưởng thành từ những năm 1970s đều đã là một phần của lịch sử trong những gian đoạn thay đổi rất nhiều của đất nước, nên mọi người đều đã thành và làm nên lịch sử.

Tôi có theo dõi những trang bạn viết và rất cảm phục kiến thức, lập trường cũng như những theo rõi của bạn về tình hình cập nhật hóa ở VN.

Tôi có đọc Trần Trung Đạo với bài viết Chọn Lựa của Đời Người với những phân tích về những nhân vật hiện tại đấu tranh cho chủ quyền của dân tộc trong đó Cù Huy Hà Vũ.

http://www.danluan.org/tin-tuc/20140410/tran-trung-dao-chon-lua-cua-doi-nguoi

"Lần nữa, chọn lựa đi hay ở là chọn lựa cá nhân. Nếu anh chọn ra đi để chửa bịnh và được sống bình an sau những năm tháng dài đấu tranh mệt mỏi ở Việt Nam thì đó là chọn lựa riêng tư. Mỗi người trong thế giới này có quyền chọn lựa một cách sống riêng cho mình và gia đình mình. Quyết định đó phải được tôn trọng. Đất nước Việt Nam là của 90 triệu người chứ không phải chỉ của một mình Cù Huy Hà Vũ. Và đừng quên, phong trào dân chủ từ thập niên 1990 đến nay có những lãnh tụ đấu tranh tưởng chừng như “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” đã tự biến mất đi không để lại một dấu vết gì. Thỏa hiệp, đầu hàng, mệt mỏi hay dù gì cũng không ai trách và sau một thời gian sẽ không còn ai nhắc. Cuộc vận động dân chủ như một chuyến tàu, tại mỗi sân ga, có người bước xuống nhưng cũng có người khác bước lên. Lịch sử đã, đang và sẽ diễn ra như thế."

"Một góp ý chung cho tất cả những người ra đi, dù ra đi bằng ghe như kẻ viết bài này hay bằng máy bay như các lãnh tụ đấu tranh: Xa đất nước là một bất hạnh và ra đi, dù viện dẫn bất cứ một lý do gì, cũng có lỗi với quê hương."

http://www.danluan.org/tin-tuc/20140410/tran-trung-dao-chon-lua-cua-doi-nguoi

Tôi đã ghi lại những cảm nghĩ khi đọc vào ngày April 15, 2014

Tôi đọc Chọn Lựa của Đời Ngưòi của Trần Trung Đạo mà như đọc nỗi lòng của những người tranh đấu cho dân chủ tự do của dân tộc, trong cũng như ngoài nước. Đi hay là ở, hoạt động đấu tranh như thế nào, hoàn cảnh cá nhân, thời gian hoạt đông hay bỏ hoạt động, chính kiến lung lay thay đổi, thành công hay thất bại, tất cả đều đưọc ghi nhận, và ước vọng được như những nhà đấu tranh thành công của các ​dân tộc khác.

Là những nhận xét thiết thực nhân bản và khoan dung chấp nhận nhựng giới hạn của một số trường hợp của các cuộc đấu tranh trong lịch sữ VN.

Rất cảm động khi đọc bài viết, như cảm thông cùng những giọt nước mắt quân vương của nhà vua rất trẻ, Hàm Nghi.
Dù sao, tôi vẫn tin rằng với một tỉ lệ dù ít vơì số dân Việt cũng đã là rất nhiều những tâm hồn thánh thượng tài năng khắp nơi trên thế giới, cũng như trong nước, vẫn dồn tất cả những nỗ lực cho đấu tranh tự do bảo tồn dân tộc. Những người có lòng cùng dân tộc đều được coi là bậc vua chúa. Mong rằng sẽ tạo được quyền năng và thành công.

Xin gửi lòng cảm phục cho những minh quận trong và ngoài nước.

chuongd
05-16-2014, 02:30 PM
Tuyết Hoa và các bạn đọc bài viết này.

Thời buổi kỹ thuật số ngày nay làm mọi người có vẻ gần nhau hơn.
Cũng do tiến bộ đó nên sức đọc của mỗi ngươi có vẻ nhiều hơn trước kia.
Vì thế, việc tổng hợp tin tức đóng một vai trò có ít nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, một người tổng hợp được nhiều tin đôi khi làm rối sự nhận định của độc giả; nếu người tổng hợp đó không có thêm nhận xét riêng của mình.

Tuyết Hoa khiêm nhường khi nói rằng T.H không rõ tình hình VN và thế giới...nhưng, thật ra, T.H cũng dành thì giờ để đọc khá nhiều. Hơn nữa, T.H không chỉ đọc mà còn ghi lại cảm nghĩ của mình; chẳng hạn đã làm việc này với bài "Chọn lựa đời người" của Trần Trung Đạo.

Đến đây, cá nhân tôi khi có lời cảm phục T.H vì T.H "...Như mọi người, tôi bận rộn với đủ thứ, ý nghĩ thì nhiều, làm được không nhiều. Vẫn bon chen với cuộc sống và nghề nghiệp". Tiện đây, cho tôi góp vui, cái vui của T.H "...vì đã qua kỳ thi hôm April 12 và hôm qua nhận được thư đã không failed".

Mong rằng, chúng ta sẽ nhận được những tin vui đại loại như thế từ T.H trong thời gian sắp tới.

chuongd
05-19-2014, 09:01 PM
Kịch bản dài hơi (3)
Chuyện gì có thể xảy ra


Lần này, khi ông bạn già bên VN gọi qua, có lẽ tôi đã làm ông ấy thất vọng!. Bởi, ông ấy muốn biết cái nhìn của người Việt ở nước ngoài về vụ Tàu khựa đem dàn khoan vào lãnh hải của nước ta. Phần tôi, đã không nói ra ý cá nhân mà cứ muốn tiếp tục nói về cuộc cờ thế sự đã được ông ta và tôi bàn về lần rồi.

- "Chỉ khỏe cho những người ở nước ngoài như các anh". Có lẽ ông ta hơi bực mình sau một lúc trao đổi, nên mới nói như thế.
- Khỏe gì...Đâu phải tất cả mọi người ở nước ngoài đều có đầy đủ những thân nhân trong gia đình của mình ở nước ngoài. Hơn nữa, còn bà con...còn những người mình gọi là đồng bào !...

Tôi nói luôn một hơi để anh ấy thấy được là, trên con mắt người dân bình thường, họ nghĩ rằng, Cộng quyền đã chiến đấu chết bỏ với Tàu khựa, năm 1979. Nhưng, họ không biết gì về Hội nghị Thành đô năm 1990, đã được ký kết trọng thể giữa Giang Trạch Dân, Lý Bằng với Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười (1) Kỷ yếu Hội nghị được Thủ tướng Quốc vụ viện TQ, Lý Bằng, viết trong Nhật ký đối ngoại của ông ta, cho rằng đã được tổ chức ký kết rất trọng thể. Nhưng, cả hai bên đều không công bố, thông báo cho dân chúng biết. Vì thế, nếu nội dung của Kỷ yếu Hội nghị bị nghi ngờ rằng, đại diện phía VN bị ép buộc phải bí mật cam kết những điều khoản nào đó bất lợi đối với chủ quyền lãnh thổ, biển đảo quốc gia của VN; điều đó là lỗi của cấp lãnh đạo nhà nước. Đại loại, cũng giống như cuộc đi đêm bí mật của Kissinger với Trung Cộng...những diễn tiến tại cuôc hòa đàm Paris và những biến chuyển xung quanh cuộc Hòa đàm đó đã không được chính quyền miền Nam, trước năm 75, phổ biến cho dân chúng biết.

- "Bây giờ tôi muốn biết trực tiếp những phản ứng của đồng bào mình ở nước ngoài". Anh ấy nóng lòng nhắc lại.
- "Anh không nhớ là đó là "Khúc ruột ngàn dặm" hay sao?". Tôi tếu cho bớt căng thẳng...và tiếp: "Dĩ nhiên, cũng biểu tình, kiến nghị..v.v..". Nhưng, tôi cũng muốn anh trực tiếp trả lời là: "Vụ bạo động ở Bình Dương, anh nghĩ sao?"
- Theo những dự kiện có được, thông qua nhiều nguồn tin, kể cả các trang mạng, điều chắc chắn nhất đó là, việc bạo động đó không do công nhân tự phát.
- Như vậy là do tổ chức nào?
- Có thể do phe chống Trung quốc, thân chính quyền. Hay rõ hơn, phe chống Tàu khựa trong chính quyền. Gầy đây, theo một số lý luận khác, việc bạo động đó cũng có thể do Tàu phù giật dây.
- Tin tức của anh có vẻ 50/50 quá!. Thôi tôi nói theo anh như vầy: Tàu phù giật dây...nhưng bọn chống Trung Quốc trong chính quyền phụ họa.. được chứ..!
.........
.........
Thấy anh bạn ngần ngừ, tôi nhắc lại Sự kiện vịnh Bắc bộ, tàu khu trục USS Maddox của Mỹ bị hải quân Bắc Việt tấn công năm 1964 (2). Từ duyên cớ đó, Mỹ đem không quân oanh tạc Bắc Việt. Vụ Crimea ở Ukrania gần đây cho thấy, Nga lấy cớ bảo vệ kiều bào của họ để sẵn sàng đem quân tấn công đất nước này. Để nhấn mạnh hơn, tôi nhắc lại một tuyên truyền của phe Hồi Giáo, sau vụ hai tháp đôi ở Nữu Ước (Mỹ), bị đánh sập. Họ cho rằng, chính quyền Mỹ gây ra tàn phá đó để có cớ xâm lăng Afghanistan và nhất là Irak (nơi có nhiều trữ lượng dầu hỏa)!. Chuyện gì cũng có thể xảy ra... Bây giờ, với tài liệu mật (3) cho rằng Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương bán lãnh thổ, lãnh hải với giá 2 tỉ đô la là chuyện cũng có thể xảy ra. Rồi.....vì làm chậm tiến trình trao đổi nên bọn Tàu phù đem dàn khoan vào trong lãnh hải của VN và theo họ, đó là việc phải làm.

- Như vậy, bọn thân Mỹ trong chính quyền và Tàu phù đều có lợi qua kịch bản này?
- Bọn thân Tàu cũng thế... ...Anh không thấy phó Thủ tướng Vũ Đức Đạm (gì đó. Không nhớ rõ tên)...mà tôi gọi là Vũ Đức Sao Biển, vì anh Đạm này có khiếu hát hay. Anh ta "nhai" lại một tuyên bố của anh tướng CA nào đó, cách đây 1(2) năm, nói rằng, Trường Sa và Hoàng Sa sẽ được thế hệ con cháu lấy lại. Anh ta làm như lấy lại đảo khơi như lấy đồ trong túi!. Rồi anh Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, trả lời trong cuộc phỏng vấn tại ngày hội Vesak ở VN với đại ý là, các nước lớn hãy thấy ngày hội này nói lên tính cách đoàn kết của người Việt, là cách nhớ đến công ơn những người đã hy sinh vì bảo vệ tổ quốc...và vì thế, đừng làm chuyện mạo hiểm đối với VN. Chuyện anh ta ăn lương nhà nước, làm việc nhà nước là chuyện của anh ta. Nhưng, nếu ai được hỏi rằng, khi người dân muốn làm tưởng niệm những chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh Trung-Việt 1979 vừa qua tại Hà Nội, việc ấy đã bị ngăn chận gián tiếp bởi chính quyền...điều đó có ý nghĩa gì...chắc ông ta (có thể) cũng có cách trả lời cho xong. Cứ điệu này, lúc tấn thối, lúc mềm dịu, chịu đựng, có lẽ VN sẽ trở thành một quận, huyện tự trị của Trung quốc vào năm 2020... đúng như kịch bản mà đạo diễn Trung Quốc muốn đàn em Thái thú (tân thời) diễn đúng vai trò.
- Tóm lại, theo ý anh, mọi việc rồi sẽ êm xuôi!?...
- Dĩ nhiên, chẳng có chuyện gì sẽ xảy ra...nếu không có đột biến.
- Nghe nói có thể là Việt Tân?
- Vớ vẩn!... Tàu phù hay bọn chống Tàu phù, nếu đã làm ra kịch bản đó; đấy cũng chưa là điều hay... vì khá lộ liễu, nói chi là "Việt tanh"; nếu họ làm được, họ sẽ loan tin rầm rộ đến cỡ nào. Người tham gia cuộc biểu tình mới đây tại Paris, nhằm chống dàn khoan Trung quốc, mặc áo đỏ, mang cờ đỏ sao vàng của VC ... mà có ai cản ngăn được đâu. Nghĩa là, nếu Việt Tân đã tổ chức được cuộc biểu tình như thế, chắc không lực lượng nào có thể "giành" việc tổ chức này với họ được.

Người dân Việt mình nói chung, có tính thần cao trong việc bảo vệ đất nước. Nhưng, cứ mỗi giai đoạn lịch sử lại quên đi những kinh nghiệm xương máu đã qua... nên họ cứ bị hết thế lực này đến thế lực khác lợi dụng. Nếu họ nhớ được rằng, Hòang-Trường Sa đã bị bán "đứng" bởi Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958... nhớ rằng, Hội nghị Thành đô bên Tàu năm 1990 giữa hai nước Trung-Việt đã không được chính quyền phổ biến cho dân chúng biết... và biết rõ tin Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương đã bán một phần lãnh thổ, lãnh hải với giá 2 tỉ đô là... có lẽ chỉ có một nhiệm vụ khẩn cấp nhất mà họ phải thực hiện ngay bây giờ là, giải thể chính quyền CS tại VN. Sau khi việc này xảy ra, tập thể lãnh đạo nước VN lúc bấy giờ mới có tiếng nói chính nghĩa đúng mức, để bảo vệ chủ quyền đảo Hòang-Trường Sa.



Đặng Quang Chính
Oslo 18.05.2014
14:33



Ghi chú:
(1) http://ngoducthohn.blogspot.no/2012/...i-thanh-o.html
(2) http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB...c_B %E1%BB%99
(3) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...7o2#4661768298

Triển
05-19-2014, 09:18 PM
- "Bây giờ tôi muốn biết trực tiếp những phản ứng của đồng bào mình ở nước ngoài". Anh ấy nóng lòng nhắc lại.
CSVN hết lợi dụng được lòng ái quốc của người Việt ở hải ngoại rồi. Có chăng là đám tay sai sinh viên được tòa đại sứ của họ sai khiến giả dạng "đồng bào" ở Pháp, ở Đức, ở Anh .v.v.v Có đồng bào nào mà con nít trân lại vác cờ máu đi lung tung thế kia.

Tuy nhiên sẵn viết đây cũng nói cho các dư luận viên biết luôn ;) rằng giả dạng thì phải giả cho giống, ít nhất phải vác theo cờ của xứ sở tại theo. Nơi mình ở.
Tất cả đồng bào hải ngoại bên này không biểu tình thì thôi, mỗi khi biểu tình thì đều có 2 lá cờ, bởi vì người ta không những tri ân bình thường mà đã xem nơi định cư là quê hương thứ hai, và mình là công dân của quốc gia đang cư ngụ, dẫu rằng luôn ôm trong tim một nỗi u hoài (câu cuối này nghe hơi cải lương :) ).






- Bọn thân Tàu cũng thế... ...Anh không thấy phó Thủ tướng Vũ Đức Đạm (gì đó. Không nhớ rõ tên)...mà tôi gọi là Vũ Đức Sao Biển, vì anh Đạm này có khiếu hát hay. Anh ta "nhai" lại một tuyên bố của anh tướng CA nào đó, cách đây 1(2) năm, nói rằng, Trường Sa và Hoàng Sa sẽ được thế hệ con cháu lấy lại. Anh ta làm như lấy lại đảo khơi như lấy đồ trong túi!.

Cái ông này chưa đánh đã lùi rồi. Người ta lùi một bước tiến lên ba bước, nhưng ông Đàm này là lùi luôn đến thời con thời cháu, chưa chi đã đẩy trách nhiệm xuống cho thế hệ sau. Cái kiểu kèn thổi ngược như vậy nghe vãi ... :)

chuongd
05-25-2014, 09:11 AM
Ông Triển này, thỉnh thoảng góp ý... mà lần nào, cũng có ý hay.
Lần này:

- Ý thứ nhất: Đồng ý, phải không các bạn đọc bài...(nghe như vợ chồng Quang Minh, Hồng Đào diễn tuồng vậy cà!...)
- Ý hai, cứ lấy gương Tây Tạng mà soi. Trong vòng 2 năm nay (không chính xác lắm) mà có đến khoảng 200 người tự thiêu chống Tàu rồi đó... mà có lấy lại đất nước được đâu!...

Triển
05-25-2014, 11:48 PM
Ông Triển này, thỉnh thoảng góp ý... mà lần nào, cũng có ý hay.
Lần này:

- Ý thứ nhất: Đồng ý, phải không các bạn đọc bài...(nghe như vợ chồng Quang Minh, Hồng Đào diễn tuồng vậy cà!...)
- Ý hai, cứ lấy gương Tây Tạng mà soi. Trong vòng 2 năm nay (không chính xác lắm) mà có đến khoảng 200 người tự thiêu chống Tàu rồi đó... mà có lấy lại đất nước được đâu!...

Hả?
Cái ý thứ hai tôi đâu có nói vậy cà? :D

Ý thứ hai của tôi lả chê cái ông Đam, Đạm, hay Đàm gì đó tuyên bố nhu nhược. Chưa đánh đấm ai, chưa làm gì cả, đến cả mang vụ Trung Quốc ra tòa cũng còn chưa dám thì đã bảo "nếu bây giờ chưa lấy lại được thì đời con đời cháu sẽ lấy lại". Theo binh pháp chưa lâm trận mà đã tuyên bố như vậy là mất hết ý chí rồi. Cho nên mới nói rằng lùi một bước để tiến lên nhiều bước, đàng này ông này lùi một bước là lùi xuống tận đời con cháu, đẩy trách nhiệm hiện tại của mình sang chúng là quá nhu nhược, vô trách nhiệm. Dạ, cái ý của em là vậy đó anh chủ quán. ;)

chuongd
06-03-2014, 01:49 PM
Vậy là lần này, sau giải thích của ông Triển, mọi việc rõ hơn.
Ông Triển nói về việc đi thụt lùi, ông "chủ quán" nóng lòng, "tới luôn bác tài", đưa chuyện Tây Tạng ra, với ý, đã mất nước thì đừng bao giờ nói chuyện lấy lại.
Ông Đạm (hay ông nào chăng nữa) ở vai trò quan trọng trong guồng máy nhà nước mà thiếu trách nhiệm ... thì việc mất nước là chuyện không chóng thì chầy!

Triển
06-03-2014, 09:26 PM
Nước mất lâu rồi mà.

chuongd
06-13-2014, 02:05 PM
Ông "nhạc sĩ" Vũ đức sao Biển (Vũ Đức Đạm) đi lùi... còn ông Triển đi tới từng bước một.
Tặng ông Triển bài thơ sau

Bền gan giữ nước

Dù cho gió táp, mưa sa
Lòng anh, lòng chị, lòng ta không sờn
Bấy lâu nuôi mối căm hờn
Bọn kia bán nước lợi mờ trí không
Danh vọng một tí cỏn con
Làm quan Thái Thú lom khom chực chầu
Biên giới phía Bắc tuyến đầu
Giao cho Tàu phù chẳng dấu được ai
Miền Trung cổ họng ngang vai
Bến sông, bến cảng dài lâu hợp đồng
Trường Sơn huyết mạch lưu thông
Mở đường cho chúng tấn công sau này
Miền nam nước Việt của ta
Chỗ là phố thị, chỗ là công ty
Bọn Tàu lúc đến lúc đi
Xem như cố quốc sách ghi lâu rồi
Vận mệnh đất nước hỡi ôi!
Giao trứng cho ác còn trông mong gì
Năm ba mươi đến tính đi
Chẳng còn lâu nữa mất tiêu nước nhà
Tỉnh tự trị đất Quảng Nam (*)
Thêm một sao nữa cờ Tàu tung bay
Dù cho gió táp mưa sa
Tâm ta vẫn vững gan ta vẫn bền
Tiến lên trống đánh vang rền
Dẹp quân bán nước giữ nguyên cõi bờ

Đặng Quang Chính

Nếu muốn đi tới nữa ... xin mời!

Triển
06-13-2014, 02:16 PM
Ông "nhạc sĩ" Vũ đức sao Biển (Vũ Đức Đạm) đi lùi... còn ông Triển đi tới từng bước một.
Tặng ông Triển bài thơ sau

Bền gan giữ nước

Dù cho gió táp, mưa sa
Lòng anh, lòng chị, lòng ta không sờn
Bấy lâu nuôi mối căm hờn
Bọn kia bán nước lợi mờ trí không
Danh vọng một tí cỏn con
Làm quan Thái Thú lom khom chực chầu
Biên giới phía Bắc tuyến đầu
Giao cho Tàu phù chẳng dấu được ai
Miền Trung cổ họng ngang vai
Bến sông, bến cảng dài lâu hợp đồng
Trường Sơn huyết mạch lưu thông
Mở đường cho chúng tấn công sau này
Miền nam nước Việt của ta
Chỗ là phố thị, chỗ là công ty
Bọn Tàu lúc đến lúc đi
Xem như cố quốc sách ghi lâu rồi
Vận mệnh đất nước hỡi ôi!
Giao trứng cho ác còn trông mong gì
Năm ba mươi đến tính đi
Chẳng còn lâu nữa mất tiêu nước nhà
Tỉnh tự trị đất Quảng Nam (*)
Thêm một sao nữa cờ Tàu tung bay
Dù cho gió táp mưa sa
Tâm ta vẫn vững gan ta vẫn bền
Tiến lên trống đánh vang rền
Dẹp quân bán nước giữ nguyên cõi bờ

Đặng Quang Chính

Nếu muốn đi tới nữa ... xin mời!


Giấu chứ không phải dấu. Nhưng mà Lính Đại Ca nói rồi, WikiLeaks cho hay Việt Cộng và Trung Cộng cùng một chiếu. Hiệp Nghị Thành Đô bán nước đâu đó xong xuôi cả rồi, bác Chính còn làm thơ làm thiết gì nữa.

chuongd
06-21-2014, 12:27 AM
Lần này, ông "lính" bắn hai phát một lúc.
- "Giấu". Cám ơn. Chuyện sai dấu ...hoặc đánh sai hoặc đôi khi vô ý (do cách phát âm), là chuyện dễ xảy ra. Chuyện này có thể thông cảm được!
- "Nước mất lâu rồi". Nói thí dụ, ai cũng biết. Lê Lợi chống nhà Minh, sau khi bị nước mất ..chứ không lẽ chống Minh, khi giặc còn ngoài biên thùy?...
Thời chưa dẹp giặc xong, Lê Lợi được xem như là tướng võ ...còn Nguyễn Trãi như là tướng văn. Nhờ Nguyễn Trãi, dịch diệt giặc được phổ biến và kích động được lòng dân.
Dù chúng ta không thể làm được những bài dịch như Nguyễn Trãi ... nhưng nếu làm thơ để mọi người ý thức hơn với tình cảnh nô lệ, chẳng hạn như dân Tây Tạng ngày nay; điều này cũng nên làm.

chuongd
07-13-2014, 06:06 AM
Lời lịch sự

Sau mấy lời thăm hỏi thông thường anh bạn già hỏi tôi có nhớ gì về Mạnh Tử hay Tuân Tử không?. Ngay từ khi còn học ở bậc Trung học đệ nhất cấp (*) tôi không thích vụ phải ghi nhớ các điển tích của người Tàu...nên tôi trả lời "không" ngay tức khắc. Anh ta không nói gì, khen tôi một phát.

- Vụ giàn khoan 81 của Tàu làm bọn này bàn tán khá nhiều mỗi lần gặp nhau, nhưng khi gọi đến ông, ông nói chẳng có gì để bàn. Chúng tôi cho rằng, ông ở nước ngoài nên "bình chân như vại" là cũng dễ hiểu. Nhưng có lần, khi đề cập đến thân phận nhược tiểu của nước mình, ông có ý kiến thấy ghê!...
-Vụ gì?..
- Vụ đập nước lớn nhất bên Tàu...Anh nói, khi nó tấn công mình (**) nếu là chính phủ, anh cho những toán quyết tử, phá vỡ đập đó bằng mọi cách.
- Tôi có nói rõ đó không là ý của tôi. Đó là ý của một người nào đó đã được đưa lên trang mạng rồi.. tôi chỉ nói ra thôi.
- Đúng.. bài viết chỉ nói về điểm yếu lớn nhất của Tàu, nhưng cách nào để phá nó, chính anh đã nói mà...
- Tôi nghĩ, không là tôi, bất cứ một chính phủ nào thật sự làm việc cho dân, được dân hoàn toàn ủng hộ...đều có thể làm được việc này.

Thật thế!...những người đem bom quyết tử của người Hồi Giáo cực đoan đã làm việc này cả chục năm nay. Nói cực đoan Hồi giáo, nghe có vẻ dính dáng đến tôn giáo...nhưng những phi công Kamikaze của Nhật hồi thế chiến thứ hai là điển hình rõ nét. Người Việt giống Tàu nên việc len lõi không khó. Nhất là việc du lịch của dân tứ xứ trên thế giới đến Tàu là chuyện bình thường...Chỉ cần chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân có kế hoạch lâu dài. Đâu cần cứ hễ có chuyện mới bắt đầu huấn luyện toán quyết tử đó.

- Anh mà đưa ý tưởng này lên mạng, chắc được nhiều người ủng hộ..?
- Anh nói chuyện giỡn chơi hay sao...Chuyện chết sống của đất nước mà lộ ra cho mọi người đều biết thì làm được chuyện gì...?
- Nhưng vừa rồi, xem trên mạng, tôi thấy Lý Tống đã nói rõ việc này.
- Đó là việc của anh ấy...
- Nhưng, anh biết bài viết đó của LT không?... Anh nghĩ sao...?
- Có phải bài viết được viết sau khi LT đến dự buổi dạ tiệc của Madison Nguyễn. Chính LT nói, anh ta không được mời chính thức. Khoản này tôi đã không giống anh ta rồi. Người ta không mời, mình đến để làm gì.
- "Có vào hang cọp mới bắt được cọp" chớ...
- Ở nơi Madison có cọp đâu mà bắt. Chỗ ăn nhậu, theo bài viết của LT cũng cho biết là, có những "dân chơi"... không được mời cũng đến. Đến để có dịp ăn, uống "chùa"!...
- Nhưng, cuối cùng... khi kết quả bầu cử được loan báo trên màn hình, chính LT cũng la to lên điều gì đó, có vẻ như diễu cợt Madison...
- Thật ra... ...tất cả chỉ là mặt nổi. Điều mà LT qua bài viết này muốn nói, theo thiển ý của tôi, là điều khác. Điều đó là, muốn giải thích rằng, lần này, LT cố tránh không say khướt như lần trước, lần LT để anh chàng nào đó phỏng vấn về "khả năng tình dục" của LT.
- Có chuyện gì lại liên quan đến tình dục ở đây...?
- Chuyện về VN thả truyền đơn là chuyện ghê gớm...chuyện tình dục cũng là chuyện ghê gớm không vừa. Đó là việc dám nói đến một "tabu" (***) của thời đại này, vì mọi người, tuy thích nghe về chuyện tình dục... nhưng lại không muốn một người "xả" tình dục khắp nơi. Chuyện ông Phạm Duy có tài âm nhạc mà lại khoe có liên hệ đến 200(300) người đàn bà là chuyện không thể kết được làm một; theo ý của nhiều người. Một bên là năng khiếu (hay thiên tài cũng được)...một bên là đạo đức, theo họ, hai cái này phải đi với nhau, theo quan niệm "tài đức vẹn toàn".
- LT có muốn làm Tổng thống gì đâu mà bắt anh ta phải có sự kết hợp như vậy..?. Anh ta bất quá như là một điệp viên 007 của VN.
- Thôi...bỏ chuyện đó đi.
- Nhưng, qua bài viết, nghe như LT muốn làm một phi vụ "quyết tử" như anh đã nói. Một đàng từ ngay dưới đất, một đàng ngay từ trên không...
- Chuyện dưới đất chưa biết ra sao... nhưng chuyện trên không, đâu phải là chuyện đùa. Anh nhắc chuyện này làm tôi nhớ lại có lần LT đã viết, có dự trù, lái một chiếc phi cơ, bay đến địa điểm có Thế vận hội vừa qua của Tàu, gây kinh hoàng cho không những bọn Bắc Kinh mà khiến cho thế giới cũng phải khâm phục; bởi nơi đó có phần đông các lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, đến để dự khán cuộc thi đấu.
- Tinh thần đó là tốt...
- Nhưng thực hiện được hay không là việc khác nữa. Ý định đó đã có nhiều người chê, cho rằng loại máy bay LT dùng không có khả năng bay xa...và vì hệ thống phòng không của Tàu không như của Cuba.
- Nhưng lần này, chắc có thể có khả năng...
- LT nói là chỉ cần đánh cắp phi cơ của ai đó, nội chuyện này cũng là việc cần xét lại. Nói chi là việc nhà nước CS cần LT vào công việc này. Việc ồn ào này xét ra cũng như vụ ồn ào giàn khoan mà thôi. Vì... nếu bọn CS hiện nay tại VN là một dạng Thái thú trá hình thì còn nói chi đến việc này việc khác.
- Tôi khen là khen ông đã có ý đó...vụ đánh bom đập nước, chưa nói đến biện pháp thực hiện.
- Mà tôi đã nói rồi...ông không để ý. Nếu nhà nước CS Việt là dạng Thái thú của Tàu cộng, đừng nói gì đến biện pháp này khác. Vụ giàn khoan là việc rõ ràng quá rồi!... Mong sao, có lần nào đó, anh chê tôi một phát... mà chê thật đúng!.
- Tôi nói mà anh cũng không để ý. "Người khen ta mà khen phải là bạn ta". Tôi và anh là bạn, có phải không...?
- Tôi nói mà anh cũng không để ý. Tôi đợi đến ngày anh chê tôi, vì "Người chê ta mà chê phải là thầy ta". Ba người đi với nhau, trong đó có kẻ ắt là thầy ta. Ở đời, học hoài không hết cái hay.
- Thế mà anh nói không biết gì về Mạnh Tử và Tuân Tử. Mạnh Tử là người nói câu tôi vừa nói với anh. Phần anh, anh nói một câu nói của Tuân Tử đó.

Anh bạn, dân nhà giáo, có thói quen nói chuyện theo lối lịch sự. Dù chê, dù khen, anh nói ở mức độ tương đối. Ngày nay, cứ đọc các bài viết trên trang mạng, chúng ta thấy mức độ quá khích hay bảo thủ đến ngoan cố là việc xảy ra nhan nhản. Trả lời với những bài viết, kể cả quá quan tâm đến những bài viết đó, khiến chúng ta mất nhiều thì giờ, không tập trung có hiệu quả vào một việc nào cả. Đừng nói đến những bài vở xấu, nhằm mục đích chia rẽ, đánh mất sự đoàn kết cần có cho việc tranh đấu chung.


Đặng Quang Chính
dangquangchinh2013@vikenfiber.no
Oslo 13.07.2014
12:40



Ghi chú:
(*)Theo cách xếp lớp hiện nay, cấp này là các lớp từ lớp 6-10.
(**) Đang trong lúc vụ giàn khoan gây sôi nổi, trên mạng có bài nói rằng Tàu đã đưa nhiều sư đoàn đến giáp biên giới Tàu-Việt.
(***) Chuyện cấm kỵ của xã hội

chuongd
07-28-2014, 09:21 PM
Ngon cơm


Lối diễn tả theo cách nói "Ngon cơm" nghe có vẻ bình dân nhưng dễ dùng, đúng như nội dung của hai chữ. Hễ điều gì mà có kết quả dễ dàng, mọi điều thuận lợi là có thể dùng hai chữ trên để diễn ý. Giống và không giống như nội dung điện thoại mà ông dượng và tôi mới vừa trao đổi.

- "Vụ làm ăn hôm trước nghe dượng nói đến nay ra sao rồi..?". Tôi hỏi sau khi hai bên trao đổi vài câu.
- "Ôi... nó cũng cố gắng nhiều mà năm nay dường như năm tuổi của hai chồng nó. Cái nhà chúng nó ở, theo ông thầy nào nói, cũng hãm tài, không thể phát triển công việc làm ăn.

Ông ta kể thêm những rắc rối, khó khăn mà người con trai trưởng vướng phải, khiến nó không thể tiến hành mở một công ty mới, như dự trù lâu nay. Nghe ông ấy kể, tôi nghĩ trong bụng, may là nói chuyện với ông, chứ nói với người khác, chắc tôi đã được nghe hai chữ "ngon cơm", với chữ "không" đi trước.

- Nó có về thăm dượng thường không?
- Nó không ở chung, nhưng cáng đáng mọi việc cho dì dượng. Chi tiêu ở nhà, mọi thứ tốn đến cả chục triệu/tháng...Nếu không có nó giúp sức, dì dượng cũng gặp khó khăn!...
- Vậy mà vừa rồi, đài gì đó phỏng vấn, có được chút "lộc" nào không..?
- Có cái gì... Nào đài TTV, VOA..v..v.. mà có được cắc nào đâu.
- Còn lần gặp Tổng thư ký Tờ báo Thanh niên (1)... người tên là...(gì đó?), có được tiền nhuận bút không?
- Việc đó coi như xong rồi. Ổn!..

Nếu nói chuyện với ai đó, chắc đến đây tôi sẽ nghe được hai chữ "Ngon cơm"!.
- «Cũng tại vì những nhóm phỏng vấn, hoặc ủng hộ "Nhịp cầu Hoàng Sa-Trường Sa" của dượng, khi đến nhà, thấy ngôi nhà dượng ở có vẻ đàng hoàng "ngon lành" (không thể dùng chữ "Ngon cơm" ở đây)...nên họ ngại. Nhưng, cũng chính dượng từ chối sự giúp đỡ của họ». Tôi hỏi lại.
- Đúng!...mình còn đỡ hơn một số anh em khác. Ông Chu (người mà ông Bảy, cùng tôi đến thăm) vừa rồi nhận được 30 triệu. Nhưng, trên tàu còn nhiều anh em khác cũng cần sự giúp đỡ nữa..

Việc đời hay xảy ra một cách tréo ngoe. Người làm thật sự không được hưởng...hoặc khi sự việc đã thành công rồi, bao kẻ nhào vào "ăn có".. mà còn lại ăn một cách "Ngon cơm"!. Mà đã ăn phổng tay trên kẻ có công thật sự, đôi lúc, họ còn gắn cho người có công những tiếng không hay.

Thật thế!..từ những năm 2008, khi tờ Tuổi Trẻ của TP Sài Gòn, có bài viết đề cập đến Hoàng Sa-Trường Sa, ông Lê Công Bảy (ông dượng) đã gửi bài nói rõ hơn. Vì người có tham gia cuộc chiến tại nơi đó, không thể ngồi yên khi nghe người khác (dù là báo của ai đi nữa) nói chung chung về một sự kiện quan trọng và nói chung chung là đã có 58 quân nhân VNCH (Hải quân) đã thiệt mạng trong trận hải chiến với Hải quân của Tàu, năm 1974. Sau một thời gian trù trừ, bài của ông Bảy đăng tải vào năm 2009. Từ bài viết đó và từ trang mạng của báo Tuổi Trẻ, Thanh niên..v.v.. sự kiện tạo sự chú ý của mọi người. Vào khoảng tháng giêng vừa qua, nhóm "Nhịp cầu Hoàng Sa-Trường Sa ra đời. Người tên Bình (Đổ Thái) nói ông Bảy cứ lo việc kêu gọi, chuyện giấy tờ để ông ấy gánh. Rồi chị Thái Thanh (không phải ca sĩ trước 75), Kim Hạnh (Tổng Thư ký báo Tuổi trẻ trước kia, đã bị sa thải). Anh chàng Huy Đức (tập truyện "Bên thắng cuộc") cũng có mặt, không biết vì sự nhạy bén của nghề nghiệp, hay là được chỉ thị (ai biết?!..). Mà có phải được chỉ thị từ một nhóm có khuynh hướng "thân Mỹ" hay không?...Có thể là thế, bởi sau đó, cũng có nhóm khác với tên "Hội Nghĩa tình Trường Sa-Hoàng Sa", do báo Lao Động (Đặng Ngọc Tùng) chủ xướng (khuynh hướng khác trong nhà nước?)...

- "Vừa rồi RFA có làm phỏng vấn, khi bà Thà nhận căn nhà mới. Hình như vợ ông Trí (Hạm phó tàu HQ 10) chưa có chuyển nhà mới?..". Tôi hỏi.
- Cũng lần rồi, bà Trí nhận được 30(40) triệu..nhưng về vụ bà sẽ chuyển sang nhà mới...không biết bao giờ. Đồng ý là sự hỗ trợ của người Việt mình ở hải ngoại cũng đáng kể. Nhưng, gom một lúc thì chưa ai làm. Những người ủng hộ bà Thà, trước đây, gửi về lẻ tẻ một hai trăm đô...nhưng cũng chỉ đến với bà Thà.

Lúc kết thúc cuộc nói chuyện, tôi chỉ còn thắc mắc về một điều, cũng đã viết trước đây (3), đại khái là, không lẽ chúng ta chỉ giới hạn việc tưởng nhớ công lao đến những người có chức vụ hay địa vị cao trong xã hội..?!

Sau đó, tôi chợt để ý đến một thông báo trên mạng, của một Hội (hay nhóm nào đó), ở Texas (Mỹ), nói về việc tổ chức hội họp hay quyên tiền gì đó, có liên quan đến vụ Hoàng Sa-Trường Sa. Khi tôi muốn xem kỹ nội dung, lại không biết gì hơn, vì đó là bản "scan" nên chữ quá nhỏ!.

Giúp đỡ người khác, nhất là những người đã có công cho sự nghiệp chung, là việc cần thiết. Nhưng, đừng làm theo lối: "Thấy người khác đào khoai, xách mai chạy đuổi". E rằng!..."ăn theo" thì hay, nhưng có "Ngon cơm" không thì chưa chắc!...

Những việc "ăn theo", do lợi tức của một sự việc, tạo sức thu hút, gây hấp dẫn để người khác nhái theo, tạo ra một việc làm tương tự; đó là việc dễ thấy. Nhưng, ở khía cạnh chính trị, tại hải ngoại, có những tổ chức ra đời, theo đuôi cái tổ chức nguyên thủy, có khi không nhằm vào lợi tức mà có mục tiêu chính là nhằm hất cẳng vị trí của tổ chức nguyên thủy. Họ dành ảnh hưởng, nhưng không vì mục đích ích lợi chung. Họ muốn tạo vị trí độc tôn, để dễ dàng ăn chia với nhà nước CS, ở trong nước. Nhưng đề cương, mục đích của những tổ chức "ăn theo" này nghe rất hay; hơn nữa, tên nghe na ná tên của tổ chức nguyên thủy nên khiến nhiều người bị lầm lẫn.

Trong bài "Giòng sống" (3) tôi có viết đại khái là: "Một minh chứng rất cụ thể. Hễ có một tập thể đã có sẵn, như Cộng đồng người Việt tỵ nạn (có thể có những tên khác tương tự)... rồi khi có một tổ chức khác muốn tranh đoạt, nhưng vì nhiều lý do họ không thể làm được, thế là một tổ chức có tên na ná xuất hiện. Chẳng hạn như Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ với một tổ chức hiện nay, cũng có tên na ná như thế. Hoặc để chiếm đoạt Cộng đồng sẵn có, họ kêu gọi bầu cử. Trong bầu cử, việc đa số thắng cử là chuyện ai cũng biết. Nhưng, đa số phiếu từ những tổ chức nhỏ khác, vốn là vệ tinh của tổ chức "mẹ" (một tổ chức mà tiền thân của nó mang theo những gian trá, lật lọng theo kiểu CS mà có người gọi nó là "đảng CS em") thì kết quả như thế nào, ai cũng đoán biết!".
Nhưng, với thời buổi truyền thông điện tử ngày nay, những Hội đoàn, tổ chức được lập ra, theo kiểu "nhái" theo các Hội đoàn, tổ chức chính thống đã có, dù giở trò "lập lờ đánh lận con đen" cũng không kéo dài được sự dối trá, như trước kia; thời thoát thai tổ chức gọi là Việt Minh. Sớm muộn họ cũng bị lật tẩy và cái trò "ăn theo" không dễ có được sự "Ngon cơm"(!) như họ nghĩ.


Đặng Quang Chính
Oslo 27.07.2014
23:07


Ghi chú:
(1) https://dtphorum.com/pr4/showthread.p...91%C3%A1/page4
(2) https://dtphorum.com/pr4/showthread.p...E2%80%A6/page2
(3) https://dtphorum.com/pr4/showthread.p...E2%80%A6/page2

chuongd
08-31-2014, 11:22 AM
David Việt Nam


Cuộc chiến 50 ngày tại Trung Đông, giữa Do Thái và Palestine, đã tạm thời ngưng chiến. Cuộc chiến ngưng nhưng những nhận xét, đánh giá về cuộc chiến này, khác nhau qua những nhận định thời sự của nhiều phía, trong và ngoài cuộc. Liên kết với tình hình chính trị tại VN, chúng thấy David Việt Nam là một hình ảnh khác xa với hình ảnh của David Do Thái...và càng khác xa với Palestine.

Sau cuộc chiến vừa rồi, những người Palestine tại vùng Gaza cho đó là một chiến thắng. Nhưng đó là một chiến thắng với nhiều cay đắng. Người Palestine tử trận gần 1.500 trong số 2.110 thương vong. Do Thái mất 64 người lính và năm thường dân. Khi cuộc chiến sắp sửa xảy ra, Netanyahu, Thủ tướng Do Thái nhận được sự ủng hộ của người dân,đến 82 phần trăm số thăm dò dư luận. Nay, sự ủng hộ đó chỉ còn 38%.

Tại sao đã tổn thất với số thương vong cao hơn Do Thái mà lại được xem là chiến thắng?

(I) Cuộc chiến giữa Do Thái và Palestin
Hamas (1) nhóm thánh chiến của người Palestin chỉ ra rằng, sự an toàn và ổn định của người dân Do Thái bình thường đã bị phá vỡ. Cuộc sống bị đe dọa và thay đổi theo nhiều cách. Một phần phi trường Ben Gunrion đã bị đóng cửa. Một số không rõ những buổi hòa nhạc và diễn kịch bị bãi bỏ. Sự sợ hãi phải dời ngày khai giảng niên học. Đó là một trong những sự việc đưa đến sự kinh sợ và cảm giác không an toàn tại Do Thái. Đấy là những sự kiện được nêu ra trong mục Thời sự ngoài nước (Utenriks) báo Klasskampen (Na Uy) ngày 28.08.2014. Họ quên nêu ra một sự kiện khác không kém quan trọng, khiến uy tín của Netanyahu bị sút giảm. Khi ra lệnh cho quân đội bắt đầu cuộc chiến đấu, ông ta đặt ra mục tiêu là phải dẹp tan lực lương Thánh chiến Hamas.

Fatath là một lực lượng kháng chiến người Palestin, do ông Yasir Arafat lãnh đạo, người thiết lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là tổ chức được quốc tế công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine, đại diện cho họ tại Liên hiệp quốc dưới cái tên "Palestine". Cách đối kháng của ông này, chống lại Do Thái cũng là khủng bố. Nhưng khi Hamas xuất hiện, ảnh hưởng của ông Arafat bị sút giảm. Có lẽ do khuynh hướng sau này có vẻ gần với Tây Phương hơn của ông Arafat. Và hơn nữa, do cách chiến đấu của Hamas có vẻ càng mang tính khủng bố triệt để hơn.

Trong tiếng Ả Rập, Hamas có nghĩa là "nhiệt huyết", "lửa". Các hành động của Hamas không đi ngược lại tiêu chí này. Đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel.

Người ta biết đến Hamas nhiều hơn với vai trò là một phong trào quân sự. Nhưng thực tế, các hoạt động của họ trong lĩnh vực xã hội cũng khá rộng rãi. Trong khi các phong trào Hồi giáo vũ trang khác như Jihad, lữ đoàn tử vì đạo Al-Aqsa ít phát triển, thì Hamas ngày càng lớn mạnh và giành được sự ủng hộ nhờ các chương trình phúc lợi xã hội lớn. Hamas mở các trường dạy cho trẻ em Hồi giáo, mở bệnh viện và trang trải cuộc sống cho gia đình các phần tử vũ trang nhờ vào tiền quyên góp của các nhà hảo tâm người Palestine lưu vong. Nguồn tài chính được ước đoán hàng tỷ đô la Mỹ nhờ hoạt động quyên góp này đã trang trải cho các hoạt động xã hội và qua đó, Hamas giành được uy tín lớn trong người dân Palestine.
Việc giết chết 3 thanh niên Do Thái, theo cáo buộc của chính phủ Netanyahu là do tổ chức Hamas gây nên. Vì thế cuộc chiến 50 ngày vừa qua đã xảy ra. Không biết thực tế ra sao, nhưng sự đóng góp của các thành viên Hamas qua cuộc chiến không nhỏ.
Phóng viên báo Klasskampen, nói qua điện thoại với một nạn nhân Palestin, sống tại al-shuyaya, một thị trấn thuộc dãi Gaza. Căn nhà của cô gái 18 tuổi này bị Do Thái dội bom. Người cha, hai người chú và người em trai đã bị chết trong sự sụp đổ đó. Đứa em trai mới có vợ và vợ có thai mới được 5 tháng. Nhà riêng của cô gái và người yêu, cùng những kỷ niệm của họ bị biến mất. Cô gái nói: "Cuộc chiến giải phóng không bao giờ đến bởi sự miễn phí. Chúng tôi mong muốn được trả cái giá đó".

Một Nghị viên của nhóm Hamas, Hoda Naim, nói với báo Klasskampen rằng, việc chiến đấu chống lại Do Thái chưa bao giờ được sự hưởng ứng rộng rãi trong quần chúng như bây giờ. Cuộc chiến làm rõ mặt thật của Do Thái và tự nó là một chiến thắng chính trị. Ngày hôm nay, Do Thái đã có kinh nghiệm về sự cô lập quốc tế. Nhiều nước phương Tây bắt đầu lưu tâm đến lịch sử và sự đau khổ của chúng tôi. Qua điện thoại từ Gaza, cô ấy nhắc rằng, cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của Do Thái không là một cuộc chiến, chỉ thắng được qua một đêm và là cuộc chiến đấu một lần.

Naim nói thêm: "Chúng tôi chỉ cần điều kiện tối thiểu để có cuộc sống có giá trị trong hòa bình. Thế giới đã thấy rõ bộ mặt thật của Do Thái. Cuộc chiến thắng nằm ở chổ người Do Thái đã phải uống loại thuốc riêng của họ. Cũng như họ đã làm cuộc sống của chúng tôi không được an toàn, giống như chúng tôi đã làm cho cuộc sống của họ cũng như thế. Do Thái là một cường quốc nhưng họ cũng thú nhận rằng, cuộc chiến chống Hamas là một trong những cuộc chiến khó khăn nhất mà họ đã gặp. Tất cả phải hy sinh cho tự do. Cho tôi một thí dụ về một dân tộc, chiến đấu cho tự do của họ mà không phải hy sinh xương máu".

Naim nhấn mạnh: "Cuộc chiến và ước muốn giải phóng Palestin không bao giờ chết. Chúng tôi dạy dỗ con cháu chúng tôi là, không chấp nhận sự chiếm đóng và phải chiến đấu cho sự giải phóng của chúng tôi. Đó là một cuộc chiến phải trả giá và tất cả chúng tôi muốn tiếp tục trả cái giá đó. Đây là cuộc chiến đấu có chính nghĩa chúng tôi đem đến sự giải phóng và chấm dứt sự chiếm đóng trên đất nước chúng tôi".

Theo truyền thuyết đã lâu trong chương 7, sách Samuel, David là vô địch của những vị thần người Do Thái. David với một giàn thun quăng bằng tay, trong có hòn sỏi nhỏ, đã ném trúng vào trán tên Goliath to lớn, hung dữ, kết thúc mạng sống của tên này.

David ngày nay có thể như là hình ảnh của một nước Palestin nhỏ bé, mới được thành lập từ ngày 15 tháng 11 năm 1988 tại Alger. Họ đã trải qua nhiều cuộc chiến với Do Thái. Hiệp định Hòa bình tại Oslo năm 1993 cũng chỉ tạm thời làm lắng dịu tình trạng căng thẳng giữa hai phe đối nghịch. David bây giờ không phải là hình ảnh của một cường quốc Do Thái, mở cuộc chiến với đất nước nhỏ bé Palestin.

(II) So sánh hình ảnh giữa Việt Nam và nước Tàu hiện nay, có thể VN mang hình ảnh là một David của thời đại mới?.

Về thể trạng, chúng ta có thể xem như là một hình tượng tương tự. Nhưng, trên thực tế, David VN hiện nay là một tập đoàn cai trị, nằm trong một trong hai trạng thái sau:

(a) Đã là một dạng Thái thú trá hình, làm việc cho Tàu đỏ, từ Hội Nghị bí mật Thành Đô,năm 1990, tại Tứ Xuyên, bên Tàu.

Lý do: (1) không công khai nói rõ về nội dung Hội nghị cho Quốc hội, nhân dân được rõ (2) Những thỏa thuận kinh tế, nhường nhiều đặc quyền cho nhà nước và các công ty của Tàu. Hàng hóa tràn ngập. Sản xuất trong nước không thể đối đầu được với đường lối, làm gian bán rẻ (bán nguyên liệu, sản phẩm độc hại) của các Cty Tàu (3). Những địa điểm được giao cho Tàu khai thác đều là những địa điểm chiến lược quan trọng. Không một chính quyền nào lại không biết đó là những tử huyệt. Chẳng hạn, đặc khu Vũng Ánh ở bắc Trung Phần (4). Gần đây, cử cán bộ sang Quảng Châu học tập đường lối cai trị hành chánh của địa phương này.

(b) Một tên David hèn nhát, như diễn tả trong câu: "Hèn với giặc, ác với dân".
Lý do: (1) Ngư dân ở nhiều nơi, vì không thể tin cậy vào sự bảo vệ của Cảnh sát biển VN, phải treo cờ Tàu để khỏi bị tàu của Tàu rượt đuổi, bắt giam kêu nộp phạt hoặc bị bắn giết.(2) vụ giàn khoan HD 981 vừa qua. Giàn khoan được kéo đi từ đảo Hải Nam (vịnh Bắc Việt) sau một thời gian dài mới đến khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hải quân VN trong thời gian này không thể phát hiện được?. (3) Những cá nhân, đoàn thể biểu tình chống Tàu đều bị ngăn cấm, trù dập và bị xử án tù. (4) Cá nhân, đoàn thể tụ họp tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 bị cấm đoán.

"Hèn với giặc" vì muốn bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giới cầm quyền CS hiện nay. Vì muốn bảo vệ quyền lợi đó, đảng cầm quyền Ba Đình tạo nên sự khó phân biệt giữa hai tình trạng (a) và (b) vừa nói. Thời gian càng kéo dài có khi lại làm cho hai tình trạng trộn lẫn vào nhau. Họ (cả Tàu và VN) đều muốn giữ tình trạng này, để lúc "nước đã đến bụng" rồi thì VN không còn cách gì để thoát được ảnh hưởng trực tiếp của Tàu. Nói rõ hơn là sẽ bị chúng đô hộ. Lúc đó, VN sẽ là một tỉnh tự trị của Tàu, hay tệ hơn thế nữa; đó cũng là việc đã rồi. Có thể là thời điểm năm 2020 hay chậm hơn, theo những gì người ta có thể đoán biết, qua các tiết lộ ngoài rìa và nhất là qua thực tế các diễn biến .

Trong thời buổi hiện nay, vì tương quan quyền lợi giữa nhiều nước, không thể có cuộc chiến tranh xâm lược, biến nước khác thành thuộc địa của mình như từ thế kỷ 18-19, do Tàu chủ động. Cách tốt nhất là xâm lăng gián tiếp và tiệm tiến. Nhưng, chắc chắn Tàu sẽ can thiệp mạnh, khi chính quyền Việt Cộng sắp hay vừa bị sụp đổ. Một dạng na ná kiểu Liên Sô xâm lăng Ukrania hiện nay. Nhưng, dĩ nhiên, mức độ khác nhau, tùy tình hình thực tế lúc sự việc biến chuyển.

Phần chính quyền VC, họ cũng không muốn gì hơn là kéo dài, "câu giờ" việc họ làm Thái Thú, hay "David hèn nhát" càng lâu càng tốt. Trong nước, họ đã có sẵn một đám trí thức "xôi thịt" (sợ mất sổ Đảng) và những tập thể nhập nhằng với tổ chức gọi là "Nhóm xã hội dân sự", do nhà nước cài đặt...để phụ tay với họ, trong kịch bản thời đại. Ngoài nước, có những tổ chức đảng phái được gọi là "Việt Cộng đàn em" với chiêu bài " Bất bạo động để tháo gỡ độc tài". Chiêu bài này nên được dùng như một chiến thuật hơn là chiến lược, của một tổ chức lớn, gọi là chống Cộng. Thêm vào đó, tên Thứ trưởng ngoại giao (hiện nay là Nguyễn Thanh Sơn) đi lôi kéo một vài phần tử "Theo đóm ăn tàn" chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng. Hoàng Duy Hùng, một là bài "hai mặt" đã bị lộ, được tiếp sức bằng cách đẩy hắn ra ứng cử chức Dân biểu và và tạo dựng cái gọi là "Đai hội CDNVQGHK tại Houston".

Họ không quên lôi kéo các thành phần ca nghệ sĩ người Việt tại nước ngoài. Việc lôi kéo dĩ nhiên không thể được công khai tiết lộ. Nhưng, những kêu gọi của một nghệ sĩ như Trúc Hồ, xem ra có vẻ không giống ai. Lý do: (1) đi lộn sân. Nhạc sĩ lại tuyên bố như chính khách (2) nội dung những lời nói, khác đi cách nói của một người trong chiến tranh (chiến tranh trên mặt trận chính trị là hình thái khác của chiến tranh quân sự và mặt trận chính trị bao gồm tất cả hình thái của văn hóa, từ văn, thơ đến nhạc, kịch..v..v..). Không ai nói là anh ta phải nói y như những người trong tổ chức Hamas như nói trên. Nhưng, xem cho kỹ, cũng không biết anh ta nói gì. Chẳng hạn: "Chúng ta nên nhớ Việt Nam chúng ta bây giờ là một nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một nước có thành viên trong Liên Hiệp Quốc. Họ là một quốc gia có nhiều hợp tác với nhiều quốc gia khác, chúng ta phải tôn trọng cái sự đó.".......... "Chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ (cộng sản,) cái đó hoàn toàn sai, chúng ta phải mang tình yêu xóa tan hận thù"...........(4)

Sự thật như sau ai trong chúng ta cũng thấy và cũng nói ra được: «Chúng nên nhớ cuộc chiến trước năm 1975, do miền Bắc chủ động, gọi là cuộc chiến đánh Mỹ...nhưng thật ra đảng CSVN, qua Bộ Chính trị mà Lê Duẫn đại diện, đã nói rõ, là họ đánh cho Liên Sô và Tàu. Cuộc chiến đã làm thiệt mạng cho cả hàng triệu người dân, trong Nam và ngoài Bắc. Nay, chúng ta không thể tiếp tục để bọn lãnh đạo cuộc chiến trước đây, bán nước buôn dân nhằm duy trì vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng CS. Cuộc chiến nhằm chống lại sự xâm lăng, ảnh hưởng của Tàu, qua bọn Thái thú tân thời, sẽ được chúng ta và con cháu tiếp tục...như lịch sử từ lâu của tổ tiên chúng ta đã chỉ rõ, mất nước là mất tất cả".

Có hai cách nói, nhưng cách nói sau không thể xảy ra, khi não trạng của những người làm truyền thông chỉ nhằm vào tư lợi, kiếm đủ cách để nhét càng nhiều tiền vào túi càng tốt. Điều này đã được Tướng Lữ Lan nói ra, khi không tham dự cuộc hội luận năm 2009, do đài SBTN khởi xướng «...Trong buổi họp chuẩn bị trước ngày hội luận, mọi người được ông Trúc Hồ lưu ý rằng SBTN là một đài thương mại không chủ trương đánh phá lật đổ cộng sản. Do đó, tôi thấy không còn bổ ích cho cuộc hội luận nên đã không tham dự và cũng không nhận lời mời tham dự buổi cơm trưa hôm ấy...». (5).

Đài SBTN, nếu hoàn toàn là của tư nhân, thật khó có ai có quyền kiểm soát việc làm của họ; trừ khi bằng cách gián tiếp, người dân tẩy chay bất cứ những hoạt động nào của đài này.

Sẵn đây, nói một tin khác, liên quan đến cuộc chiến Do Thái. Nhưng, tin này cũng có liên quan đến chúng ta, vì đó là tin có liên quan đến việc phổ biến tin tức của đài NRK (Na Uy)

(III) Giới truyền thông tại Na Uy
Na Uy tuy không tuyến bố là nước trung lập như Thụy Điển tại Bắc Âu, nhưng chính sách của chính phủ này, tổng quát, có thể nói là có một đường lối giống thế.

Trong cuộc chiến 1954-1975 tại Việt Nam, nước này giúp cả hai miền Nam, Bắc; nhất là trong lãnh vực y tế. Cũng vì thế, Na Uy đã có nhiều vai trò trung gian hòa bình trong thời gian gần đây. Điển hình là Thỏa thuận Hòa bình Oslo, là trung gian giữa Do Thái và Palestin. Nhưng, vừa rồi, qua cuộc chiến giữa hai nước, đài truyền hình nhà nước (NRK) đã bị chỉ trích, vì sự loan báo không trung thực về cuộc chiến đó. Hội đồng giám sát đài truyền hình (?) (-kringskastingsrådet- (3) đã nhận 50 khiếu nại về việc tường thuật cuộc chiến của đài. Bộ phận giám sát đã bỏ một thời gian dài qua cuộc họp ngày 28.08, để thảo luận về việc loan truyền tin tức của đài NRK, nói về xung đột giữa Do Thái và Palestin trong mùa hè vừa qua.

Đại khái là, đài NRK không tệ hơn đài truyền hình BBC và CNN. Nhưng, vì không đủ ký giả có mặt trực tiếp tại nơi xảy ra chiến tranh, nên việc ghi nhận không được hoàn toàn chính xác. Phóng viên đã không nêu rõ thật đúng mức, trách nhiệm về phía Hamas, bắt cóc và giết chết 3 thanh niên Do Thái. Phóng viên dựa theo nhận xét của hai bác sĩ "Không biên giới"(?) người Na Uy, mà không phê phán thận trọng hơn, trong cuộc phỏng vấn, khi họ đã trở về nước...v..v..
Người Biên tập viên trước kia của báo Aften Posten, Kjell Dragnes nói:"Tôi tự có 41 năm kinh nghiệm như là một phóng viên thời sự ngoài nước và đã phân tích cùng phê bình hàng loạt các xung đột và cũng nhận được rất nhiều phản ứng từ người đọc. Tôi được gọi bằng đủ cách, từ nhân viên CIA đến đứa chạy việc của KGB, cả từ phía những người trong chính quyền và từ người dân thường. Tất cả có những hiểu biết riêng về những gì đúng và sai".

Kết luận của Ban giám sát cho rằng: "NRK không hoàn thành tốt với phân biệt giữa tuyên truyền và dữ kiện (giữa tường thuật và phê bình) trong bước đầu của việc thông tin về cuộc chiến Do Thái, Palestin tại vùng Gaza, trong mùa hè vừa qua".

Giám đốc đài truyền hình NRK nói, cuộc thảo luận đưa ra những ý kiến khác nhau và nói về một cuộc xung đột rõ ràng hoàn toàn phức tạp. Đây là lãnh vực mà chúng tôi sẽ làm tốt hơn mỗi lúc và chúng tôi nghe những góp ý của Ban Giám sát.

Dĩ nhiên, Trúc Hồ không có đủ kinh nghiệm làm phóng viên 41 năm như Kjell Dragnes của báo Aften Posten, nên có thể sơ sót. Nhưng, đài NRK sơ sót khi tường thuật về một cuộc chiến tại nước ngoài. Trúc Hồ người VN, hơn thế nữa là một VN tỵ nạn, không thể sơ sót về nội tình của cuộc chiến 20 năm trước đây. Hay là người ta có cần phải đưa TH về nước, đến đền thờ Lê Duẫn để xem tận mắt câu: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Tàu", khắc trên cổng vào của ngôi mộ đó??!!...

Dù là giám đốc đài NRK hay chỉ là người giữ vai trò điều hợp viên, nhưng dám nói ra sự thật (?) như Võ Long Triều; đấy là điều ít người dám làm:" Ngày hôm sau, tôi (Lữ Anh Thư, con Tướng Lữ Lan) vẫn đến đài để tham dự buổi hội luận vì tôi muốn lên án bè lũ việt gian cộng sản bán nước, tội đó, theo tôi là tội rẩt nặng mà ban tổ chức thì chỉ muốn lên án mưu đồ bá quyền của Trung cộng. Buổi sáng hôm đó, ông Võ Long Triều gọi cho tôi, nhờ tôi năn nỉ ba tôi tham dự. Ông Võ Long Triều đã nói rằng Trúc Hồ là đứa con nít, vì thành công, vì ca sĩ nương tựa vào TH để nổi tiếng nên TH hống hách. Tôi có trả lời rằng TH muốn hống hách thì hống hách với người cần ông ta, cha con tôi không cần TH lăng xê để nổi tiếng"(tường thuật của Lữ Anh Thư về cuộc Hội luận năm 2009).

VL.Triều còn ghi trong một email gửi LT-Anh Thư như sau: "Dù sao chuyện này cũng cho tôi một kinh nghiệm đáng ghi nhớ. Và có lẽ tôi phải xét lại hoạt động của mình trong tương lai. Và sự hợp tác của tôi với truyền thông báo chí".

VL.Triều và Trúc Hồ , đến bây giờ, có thay đổi đường lối hoạt động của mình hay không... không ai được rõ. Bởi đài SBTN không trả lời cho khán thính giả và riêng Trúc Hồ, cũng không làm việc này. Có thể do họ cho rằng họ là cơ quan truyền thông lớn nên không màng đến việc trả lời?...hoặc trả lời sẽ "há miệng mắc quai"?...Nhưng, phản bác trên mạng của những cá nhân nào đó, thay vì trả lời những câu hỏi được nêu ra, họ lấy đời tư trước 75 và của riêng cá nhân người thắc mắc mà đem ra bêu xấu; việc này càng làm cho người đọc thấy thêm sự bẩn thỉu xấu xa của người viết... hay của kẻ "Ném đá dấu tay"!.

Tóm lại, với hiện trạng bây giờ, việc so sánh hình tượng David Việt Nam với khổng lồ Goliath là việc không đúng. Nếu bọn cầm quyền CS hiện nay là bọn Thái Thú tân thời, chúng cam tâm cúi đầu làm ngựa cho bọn Goliath Tàu cõng trên lưng; việc này là chuyện đương nhiên. Nhưng, nếu dù bọn chúng chỉ là một "David hèn nhát", chúng không xứng đáng ở vị trí lãnh đạo một dân tộc đã từng có quá khứ đánh đuổi bọn chúng, từ cả ngàn năm qua. Người dân, để thoát khỏi một nạn đô hộ kiểu mới, sẽ xảy ra trong tương lai không xa, phải cùng nhau đoàn kết, chiến đấu chống lại bọn Tàu Hán và bọn tay sai. Dĩ nhiên, bọn "Theo đóm ăn tàn" ở nước ngoài, trong Cộng đồng người Việt, cũng nằm trong danh sách là kẻ địch của chúng ta.



Đặng Quang Chính
dangquangchinh2013@vikenfiber.no

Oslo 31.08.2014
14:35



Ghi chú:
(1) http://vietbao.vn/The-gioi/Hamas-la-ai/65045043/162/
(2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Hamas
(3) http://www.dagbladet.no/2014/08/28/kultur/medier/nrk/kringkastingsradet/gaza/35006550/.
Kringkastingsrådet là một bộ phận, theo luật truyền thông chính phủ, được đề cử bởi Quốc hội và chính phủ, nhóm họp thuờng xuyên để thảo luận và đưa ra nhận xét về đường những đường lối chủ yếu trong các chương trình hoạt động của đài truyền hình NRK.
Những vấn đề được đưa ra để thảo luận, đến từ người Giám đốc truyền hình, từ công luận và từ bộ phận giám sát nói trên của nhà nước.
(4) https://www.youtube.com/watch? v=8At2VFDUGKk Tổng hợp Trúc Hồ nói nhiều shows TV, dài 30 phút
(5) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/b/message?search=1&s=truc+ho&startMid=0&sort=date&order=down&mid=1_0_ACHFCmoAAAMuVAIgfAAAAJwNFgc&fid=Inbox

Triển
08-31-2014, 09:53 PM
Họ không quên lôi kéo các thành phần ca nghệ sĩ người Việt tại nước ngoài. Việc lôi kéo dĩ nhiên không thể được công khai tiết lộ. Nhưng, những kêu gọi của một nghệ sĩ như Trúc Hồ, xem ra có vẻ không giống ai. Lý do: (1) đi lộn sân. Nhạc sĩ lại tuyên bố như chính khách (2) nội dung những lời nói, khác đi cách nói của một người trong chiến tranh (chiến tranh trên mặt trận chính trị là hình thái khác của chiến tranh quân sự và mặt trận chính trị bao gồm tất cả hình thái của văn hóa, từ văn, thơ đến nhạc, kịch..v..v..). Không ai nói là anh ta phải nói y như những người trong tổ chức Hamas như nói trên. Nhưng, xem cho kỹ, cũng không biết anh ta nói gì. Chẳng hạn: "Chúng ta nên nhớ Việt Nam chúng ta bây giờ là một nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một nước có thành viên trong Liên Hiệp Quốc. Họ là một quốc gia có nhiều hợp tác với nhiều quốc gia khác, chúng ta phải tôn trọng cái sự đó.".......... "Chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ (cộng sản,) cái đó hoàn toàn sai, chúng ta phải mang tình yêu xóa tan hận thù"...........(4)



Hoàn toàn đồng ý. Cái anh Trúc Hồ này phát biểu lúc thì nắng khi thì mưa. Mang tình yêu gửi vào trong nhạc kiểu anh này thì còn được, chứ mang tình yêu gửi kiểu này vào tương lai của nước Việt thì thôi rồi. Lại còn phang cái ngữ quả quyết là hoàn-toàn-sai thì thôi tiêu rồi. 8-x

ndangson
08-31-2014, 11:51 PM
-------






Xin cám ơn chủ đề và những bài viết của anh Đặng Quang Chính.



Xin chúc anh luôn mạnh khỏe và tiếp tục chung sức tranh đấu . Mỗi người có ý thức là mỗi góp phần .



đăng sơn.fr

chuongd
09-10-2014, 02:08 PM
Cám ơn sự đồng tình của quí bạn.

Chúc các anh sáng tác nhiều hơn nữa

Đặng Quang Chính

chuongd
11-15-2014, 08:52 AM
Hai mặt một vấn đề


Lối diễn đạt này còn có thể nói theo cách: hai hình thức một nội dung. Dù diễn đạt sự việc ở mức độ cao hay thấp, cốt lõi của vấn đề vẫn là một. Trong thời buổi này, vì mọi sự việc được chuyên môn hóa triệt nên đôi lúc khiến người ta đi loanh quanh.

Con người, chẳng ai sống mãi. Do đó, người tìm đến một cái chết xứng đáng là một con người đặc biệt. Trước khi nói đến cái chết, con người, tự bản thân nếu là một con bệnh triền miên, sao có thể giúp ích cho người khác được. Bệnh của con người, nếu tác nhân là vi khuẩn, là bệnh khó chữa. Nhưng thân tâm đi liền với nhau. Ngành y ngày nay đã xác nhận hai điều này có tương quan hỗ tương. Khi tâm không ổn, bị "stress"; điều đó có thể là nguyên nhân đưa đến các bệnh của cơ thể. Vì thế, kết hợp đông tây y là lối chữa trị tốt nhất hiện nay.

Xã hội xáo trộn do các vấn đề chính trị và kinh tế không được giải quyết tốt đẹp. Hai điều này cũng ảnh hưởng hỗ tương với nhau. Do đó, nếu cứ xét riêng một yếu tố, cho rằng yếu tố này quyết định yếu tố kia; người ta sẽ đi loanh quanh. Chẳng khác nào, chỉ có một câu nói mà người ta cứ bàn cãi mãi. Câu đó là "Thời thế tạo anh hùng" hay "Anh hùng tạo thời thế"!.

Ông Nguyễn Cao Kỳ là một anh hùng (cứ cho là thế. Quả vậy, nếu ông ta không giải quyết được vụ biến động miền Trung năm 1966, có lẽ chính thể ở miền Nam trước 75 đã bị phân hóa trầm trọng). Nhưng khi ông TT Mỹ Clinton đến VN năm 2000, ông Kỳ đợi đến năm 2004 mới về, thời gian tính của việc ông làm không còn thuận lợi. Sau vụ trúng hợp đồng làm ăn nào đó với đảo Thổ Châu ở miền Bắc, ông không còn cơ hội trúng thêm một vụ làm ăn kinh tế nào khác!. "Trâu chậm uống nước đục". Câu này áp dụng trong kinh tế có lẽ không sai lắm. Ông Kỳ, do vậy, làm kinh tế đã khó, nói chi chuyện bắt tay sang các vấn đề chính trị.

Ông Tiến sĩ Alan Phan (1) về VN năm 2006 (?). Như thế càng chậm nhiều so với ông Kỳ. Nếu ông về để làm cố vấn kinh tế cho các công ty nước ngoài, vai trò của ông ấy có thể là Phó Tổng Giám đốc hay Giám đốc. Nhưng, dù chức vụ thế nào, ông ta cũng chỉ là người lo công việc thương vụ. Nếu chính ông ấy trực tiếp đầu tư, không biết ông đầu tư trong lãnh vực nào. Vì bất cứ ai có theo dõi diễn tiến kinh tế tại VN, đều biết rằng, từ những năm 1985, qua cách gỡ bí kinh tế được gọi là "Ba lợi ích" của TT. Võ Văn Kiệt, một số công ty nước ngoài đã chen chân vào mãnh đất này. Nhanh chân nhất là các anh Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan. Anh Mã Lai cũng nhanh chân không kém. Bốn anh này, không lạ gì lối làm ăn phải "bôi trơn" của anh tập tễnh theo tư bản, nhưng còn "định hướng theo CN xã hội". Một con thịt bị tranh chia bởi hai con thú đã muốn nát xương. Nói chi bị chia đến bốn. Nói bốn là ít. Vì Ấn Độ và Nhật Bản, cũng như Đại Hàn, không dở trong việc tranh giành kinh tế thị trường(!) so với các nước kia. Chỉ riêng lãnh vực bất động sản, con mồi này trở thành béo tốt như hươu mới rời chân mẹ. Từ năm 2000, thị trường này đã phát triển ào ạt, gần như không kiểm soát được. Một số công ty trong nước (như Hoàng Anh Gia Lai...) còn phì trướng được, nói chi với các đại công ty, các tập đoàn tư bản nước ngoài.

Một người Việt, thành đạt học vị kinh tế ở nước ngoài, khi trở về VN, chỉ có một trong hai con đường như vừa nói. Hoặc làm thương vụ (cố vấn kinh tế theo chữ tròn trịa nhất. Nếu không, chỉ là những trung gian, cò mồi, tùy theo mức độ) hoặc tự mình trực tiếp đầu tư. Nhưng vì đi sau, những người Việt đó mất cơ hội khá lớn.
Không những mất cơ hội mà còn mất khoảng 2 triệu đô la cho việc thử nghiệm đầu tư (ông Alan Phan trong cuộc phỏng vấn đã cho biết như thế). Trong bài viết khác, ông ta đã viết: " "Tiền mất không sao; nhưng tôi mất một thứ quan trọng hơn: Niềm tin. Vào mình và vào người" (2). Đọc bài viết đó của ông, tôi đã nêu câu hỏi:" Mà tại sao nhiều người, từ dân đen cho đến kẻ có kiến thức, lại có thể đặt niềm tin của họ vào một đất nước theo chủ nghĩa CS, nơi mà sự dối gạt đã trở thành máu huyết của những người theo chủ nghĩa này; nơi mà sự dối láo được thực hiện từ kẻ lãnh đạo ở cấp cao nhất trong nước cho đến tận cùng cơ cấu hành chánh thấp nhất?». Viết đến đó, tôi dành câu trả lời cho người đọc. Vì nếu hỏi riêng tôi, tôi cũng không dám nói thẳng. Bởi nói thẳng ra điều đó, nghe như có vẻ chê bai những kẻ có học (mà tôi cũng thuộc loại học nhiều, học ít).

Sẵn có bài của Phan Văn Song (Việt Thức) nói về cái tội của người trí thức, tôi đưa vào đây như một câu trả lời, thay thế tôi (3). "Tiện đây, chúng tôi cũng xin được nói đến những người trí thức nạn nhơn cộng sản mà anh em Hải ngoại mình hùa nhau thương tiếc, chắc lưỡi hít là. Đây xin nói riêng đến là hai vị Ngưyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo, xin chỉ nói đến hai vị ấy thôi và nói rằng : chúng tôi không thương tiếc gì các Cụ ấy cả, trái lại chúng tôi trách hai Cụ ấy một cái tội rất lớn. Các Cụ đã làm cái gương để bao nhiêu thế hệ đàn em đi lầm đường. Lỗi hai Cụ ấy to lắm. Hai Cụ học giỏi, hai Cụ là thần tượng của bao nhiêu đàn em trí thức. Hai Cụ bị lường gạt vì hai Cụ kém cái tài nhận xét, kém cái thông minh nhận thức – Tây nó gọi là discernement .Các Cụ không có discernement» (hết trích).

Hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo là những bậc trí thức có tiếng tại nước ngoài, đã về lại Việt Nam, phục vụ trong chính quyền miền Bắc, do ****** lãnh đạo. Ông Song viết: "Cụ Trần đậu Agrégation về Philosophie, một sức học vượt bực, Cụ làm luận án về Marx mà không biết gì về Marx cả. Năm 1950, Cụ sống ở Pháp mà Cụ không biết bao nhiêu người Đông Đức vượt ngục bức thành Bá linh, Cụ cũng không biết ..." rồi viết tiếp ở đoạn khác: "Vì Cụ ngu mà đàn em tưởng Cụ khôn nên một lô đàn em theo Cụ về Bắc chết cả. …Tội các Cụ to lắm, .. Các Cụ đáng tội chết là đúng, các Cụ còn lôi theo một lô đàn em. Chúng tôi hoàn toàn chẳng những không phục Cụ mà còn oán Cụ nữa, vì các Cụ hơn mọi người chúng tôi..." (hết trích).

Rõ ràng là, hai ông Tường và Thảo, nếu có giỏi về lý thuyết chính trị, chưa chắc các ông ấy biết nhiều về kinh tế. Nói gì đến kinh tế, nhận xét về thực trạng xã hội của hai ông ấy cũng chẳng ra gì, nên mới xảy ra chuyện "...Cụ Thảo từng sống ở Việt Nam thời Tây đô hộ, Cụ có sắp hàng và lãnh tem phiếu không ? Cụ qua Pháp du học thời chiến tranh vừa dứt, Cụ có lãnh tem phiếu và sắp hàng, thời Tây đô hộ mình không ? Thế mà khi về ở Hà nội, Cụ, tuy xếp hàng tem phiếu, Cụ vẫn tin rằng miền Nam bị Mỹ kềm kẹp không có chén sành ăn cơm, ,phải lấy vỏ dừa thay chén, không có gạo ăn, dân miền Nam đói. Người dân miền Bắc ngu, vì thất học, vì sợ, đã đành, Cụ với bằng Agrégation de Philosophie, sống bên Pháp bao nhiêu năm, Cụ sao cũng ngu như vậy"? (hết trích).

Tiến sĩ Alan Phan khá hơn. Sau khi chỉ trích TT Mỹ Obama, với cái nhìn chính trị theo kiểu của ông Phan, ông liền thấy ngay cái sai của mình, khi viện dẫn sự chứng minh của nhà bình luận gia kinh tế Rick Newman. Ông đồng ý với nhà bình luận này với kết luận "Cái túi tiền vẫn quan trọng hơn mọi triết thuyết vớ vẩn hay lời rao giảng rỗng tuếch về chính trị, xã hội". Riêng ông Phan, bài viết của ông được kết như sau: "Chúng ta chỉ biết một điều...It's The Money, Stupid"!...(Đó là chuyện tiền bạc, đồ ngu!).

Như đã nói, có thể do ông Alan Phan là học giả về kinh tế nên dễ đồng ý với ông Rick Newman. Cũng có thể do ông Phan đi chuyên ngành nên méo mó nghề nghiệp (?)!.Cái méo mó có thể thông cảm, như trường hợp Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên, bên Thụy Sĩ. Ông Tiến sĩ này cũng đã về VN, làm ăn môi giới về kinh tế sao đó, nhưng cũng đã quay trở lại nước người. Những bài viết của ông có tính chống Cộng kịch liệt. Cũng từ những bài đó, ông Liên cho rằng, chẳng lý thuyết chính trị, chính em gì cả; chỉ cần cái bao tử của người dân bị thắt lại là có ngày bọn CS đi chơi!!...

Hai ông tin ra sao là quyền của các ông, nhưng thực tế cho thấy, sự tin tưởng ấy có gì không mạnh lắm. Bắc Hàn, dân đói đến khủng khiếp mà nhà nước chỉ lo chế bom nguyên tử. Dân Bắc Hàn đến nay vẫn đói mà ngày vùng lên hình như còn lâu lâu. Dân Cuba mới dễ thở gần đây. Trước kia đôi ba chục năm, dân đói dài mà có bọn nào đòi Fidel Castro rời bỏ ngai vàng đâu. Hình như đói vừa vừa làm người dân khó vùng lên... hơn là ăn no phình bụng. Điều vừa nói, đối với bọn tư bản Tây phương, cũng chẳng là nghịch lý, khi muốn vào VN làm ăn, nên chúng cho rằng, đời sống khá hơn sẽ làm cho dân nghĩ đến những tư tưởng cao xa...các định chế chính trị. Đó là nền tảng lý luận của tư bản Mỹ, khi chúng đòi các chính quyền Mỹ bỏ cấm vận VN... và cho cả nước Tàu trước đây.

Tóm lại, "đói" sẽ dẫn đến cách mạng dễ hơn là "no". Cái nào đúng, cái nào sai?.

Cái nào cũng đúng, cái nào cũng sai. "Đói" mà còn được phụ phẩm thêm vào (chữ của ông Phan), cái "đói" đó trở thành chính nghĩa. Phụ phẩm ở đây là tự do, dân chủ (nhân quyền) sự tiến bộ của đất nước. "No" mà không có cái đầu, cái no đó là cái no của một con heo đã được ăn đủ cám!. Con heo nhà làm sao có tính chiến đấu như một con heo rừng.

Cái nghệ thuật gia giảm phụ phẩm cũng là một nghệ thuật trong cách trị dân hoặc là cách kêu gọi quần chúng nổi dậy. Như thế, cũng có nghĩa là, chính trị đóng vai trò không thể thiếu. Hơn nữa, đôi lúc, nó trở thành động lực mà kinh tế chỉ là phụ phẩm. Đôi lúc, có thể chính trị chưa hẳn là động lực chính, nhưng khi thời cơ chín mùi, lực lượng chủ đạo phải biết đưa nó ra làm bình phong trong lúc cấp kỳ.

Chủ nghĩa quốc gia Ấn Độ được nảy sinh từ những năm 1880. Chủ nghĩa này đưa lại sự độc lập của Ấn độ đối với Anh quốc. Sự thành công trong việc đòi quyền độc lập và trở thành một quốc gia chính thống, được các sử gia ghi nhận qua ba khía cạnh. Theo phái CS, đó là nhờ yếu tố thay đổi về kinh tế. Tầng lớp nông dân và công nhân, nhóm người tham gia vào các cuộc vận động độc lập, có động lực từ nhu cầu kinh tế và quyền lợi của họ. Nhóm khác cho rằng các cuộc vận động độc lập có liên quan đến những phong trào đòi cải cách tôn giáo. Và có nhóm với tên gọi Subaltern Studies, cho rằng vai trò của ông Ghadhi không thể được xem nhẹ. Nhìn ở những khía cạnh khác nhau nên họ có những nhận định khác nhau. Tại sao chúng ta không thấy sự thành công trong việc đấu tranh giành độc lập của người Ấn Độ là một tổng thể bao gồm tất cả các yếu tố trên?...

Lý Tống học môn chính trị, sau khi nộp luận án Tiến sĩ (có bảo vệ thành công luận án hay không..?)...hoặc chịu ảnh hưởng thuyết "Quyền lực mềm" của một ông Giáo sư Mỹ...hay tưởng rằng dân chúng ở Việt Nam đói ăn khinh khủng, nên đã về nước rải truyền đơn, năm 1992. Ông Gandhi, mỗi lần đi vận động, nơi ít có đến 20(30.000) người dân, nơi đông có đến 40(50.000 người) đến nghe mà còn không dám kêu gọi bạo động. Ông Lý Tống, dân chẳng biết là ai mà lại tự xưng "Tư lệnh quân đội nổi dậy", ngồi trên máy bay tung truyền đơn, kêu gọi toàn dân đứng lên lật độ bạo quyền. Anh này, nếu không méo mó nghề nghiệp vì học môn chính trị (thật ra kiến thức chính trị cũng không so được với cụ Thảo) thì cũng không có «discernement». Đến như cụ Thảo, xếp hàng để mua hàng bằng tem phiếu mà cứ tưởng dân trong Nam bị kềm kẹp không có chén sành ăn cơm. Phần anh Tiến sĩ này (tạm gọi thế), đến năm 1992 rồi mà cứ tưởng dân còn đói ăn ghê gớm như thời kỳ từ năm 1975-1985, nên mới rải truyền đơn kêu họ vùng dậy. Anh này là lính Không quân mà cũng là lính "không tưởng"!.

Chuyện thời cụ Thảo đã khá lâu, chuyện rải truyền đơn cũng khá lâu. Nói lại các chuyện này, người ta nói "Cái khôn đi sau sự việc" (retrospect). Nếu Irak không bị liên quân Anh Mỹ trực tiếp tấn công, có lẽ chính quyền Sadam Hussein vẫn còn tồn tại. Ai dám nói việc người dân nổi lên chống Gahdafi ở xứ Lybia không có bàn tay nước ngoài nhúng vào?. Người dân Afghanistan chịu ảnh hưởng khá nhiều của nhóm Taliban vì họ tin tưởng nhóm này sẽ bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai?...Hugo Chávez, nước Venezula, trị vì từ 1999-2013 bởi mỗi lần bỏ phiếu, người dân bầu lại "ông vua" này. Robert Mugabe, xứ Zimbabue, cai trị từ năm 1980 đến nay vẫn chưa rời bỏ quyền lực. Người dân tại các xứ này có đói ăn hay sống no đủ?. Quyền lực của cá nhân hay của các đảng phái độc tài tại các nước này vẫn được duy trì vì kinh tế phát triển?...hay vì nhóm lãnh đạo đã biết gia giảm các phụ phẩm chính trị đúng mức và đúng lúc?...

Cái ăn (bao tử) duy trì sự sống. Sự suy nghĩ (cái đầu) là phương thế giúp tìm thực phẩm cách tốt nhất. Con vật ham ăn bị giết bởi mắc bẫy của thợ săn. Con người ham ăn nên tìm cách khai thác tài nguyên thế giới cách triệt để. Người dân nào (dân tộc nào) cũng có mong muốn mức sống của mình (kinh tế đất nước mình) luôn phát triển. Nhưng chính người nắm vận mệnh một đất nước phải tìm phương cách làm sao để sự chênh lệch giàu nghèo trong nước không đến mức quá tệ hại. Vì, không sợ thiếu thốn của cải vật chất mà sợ sự phân phối vật chất không công bằng (tương đối). Cái sợ này hiện là vấn nạn của toàn thế giới. Từ cựu Giáo Hoàng đến Đạt Lai Lạt Ma...rồi đến ông Giáo sư tại École d´Économie de Paris, Thomas Piketty....và tất cả những ai còn quan tâm đến một thế giới an bình. Tìm cách cân bằng giữa việc tìm ra lợi tức cho toàn dân và sự phân phối đồng đều (tương đối) cho các tầng lớp xã hội là công việc của nhóm lãnh đạo; tức là một công việc có tính chính trị. Dù nhìn vấn đề thế nào, rốt cuộc, cũng chỉ là cái nhìn hai mặt của một vấn đề. Chính trị và kinh tế là hai mặt của cuộc sống xã hội loài người.

Do đó, vì xem mặt chính trị nặng hơn kinh tế, hay ngược lại nên người ta chỉ đi loanh quanh. Vì đi loanh quanh nên công cuộc tranh đấu cho một Việt Nam độc lập, dân chủ và ấm no của những người Việt ở nước ngoài chưa đi đến đâu. Đã thế, nhiều người còn loanh quanh hay bị mắc kẹt trong hai chữ chiến đấu và tranh đấu. Tranh đấu nhắm vào lĩnh vực chính trị thuần túy, như lập đảng, bầu cử, thiết lập các định chế chính trị. Chữ chiến đấu gây liên tưởng đến việc tạo ra những lực lượng mang màu sắc và tính cách quân sự. Dù trong nội tình đất nước hay trên lãnh vực toàn cầu, có công cuộc xây dựng và triệt phá nào lại không có sự đóng góp hai yếu tố như trên?.

Vì loanh quanh như thế nên có những tổ chức lấy "Bất bạo động" làm chiến lược, nhằm tạo sự thay đổi trong đất nước mình, trong một thế giới quá nhiều xung động như hiện nay. Mà thế giới này, theo hiện trạng, nói một cách tổng quát là sự đối đầu giữa hai cực "thiện" và "ác". Đại diện cho cái "thiện" mà ông Mỹ cứ tự xưng như thế, trong khi khuyến khích đàn em theo phương cách "Bất bạo động" qua hình thái các tổ chức xã hội dân sự, mà chính tự họ lại dùng phương pháp "lấy độc trị độc"... để chống lại Osma Bin Ladin...và bây giờ chống lại IS, nhà nước Hồi Giáo cực đoan!



Đặng Quang Chính
15.11.2014
10:57



Ghi chú:
(1) Người được báo Dân Việt (Đặng Thúy) phỏng vấn. Alan Phan còn là người gửi nhiều bài viết đến trang tvvn.org. Ông là một cây bút được khá nhiều người biết đến.
Xem thêm: http://www.tvvn.org/forum/content.php/6514-Ti%E1%BA%BFn-S%C4%A9-Alan-Phan-R%E1%BB%9Di-Vi%E1%BB%87t-Nam-8-N%C4%83m-2-Tri%E1%BB%87u-USD-V%C3%A0-Nhi%E1%BB%81u-B%C3%A0i-H%E1%BB%8Dc-Qu%C3%BD-%C4%90%E1%BA%B7ng-Thu%C3%BD-%28D%C3%A2n-Vi%E1%BB%87t%29
(2) http://www.tvvn.org/forum/entry.php/3796-Kh%C3%B4ng-gi%E1%BB%91ng-ai
(3) http://www.tvvn.org/forum/content.php/6522-Tr%C3%AD-Th%E1%BB%A9c-%E2%80%A6-T%C3%ACnh-Nguy%E1%BB%87n-L%C3%A0m-N%E1%BA%A1n-Nh%C3%A2n-Phan-V%C4%83n-Song-%28Vi%E1%BB%87t-Th%E1%BB%A9c%29

Triển
11-15-2014, 10:15 AM
Vì loanh quanh như thế nên có những tổ chức lấy "Bất bạo động" làm chiến lược, nhằm tạo sự thay đổi trong đất nước mình, trong một thế giới quá nhiều xung động như hiện nay. Mà thế giới này, theo hiện trạng, nói một cách tổng quát là sự đối đầu giữa hai cực "thiện" và "ác". Đại diện cho cái "thiện" mà ông Mỹ cứ tự xưng như thế, trong khi khuyến khích đàn em theo phương cách "Bất bạo động" qua hình thái các tổ chức xã hội dân sự, mà chính tự họ lại dùng phương pháp "lấy độc trị độc"... để chống lại Osma Bin Ladin...và bây giờ chống lại IS, nhà nước Hồi Giáo cực đoan!


Obama và đảng Dân Chủ của họ đâu có chủ trương cầm súng, nếu là Cộng Hòa cầm quyền thì có lẽ đã tử chiến với IS từ lâu. Tuy nhiên tôi nghĩ vấn đề không nằm ở cách đơn phương xử trí mà còn tùy vào đối phương. Như vấn đề Âu Châu, Putin đã vượt qua lằn ranh đỏ từ lâu nhưng đôi bên đã "chiến" đâu, cứ liên tục nắn gân nhau vì còn cần nhau. :)

chuongd
11-21-2014, 11:18 AM
Tặng đến Triển
-------------------------------------

Quả báo nhãn tiền

Nghe các tù nhân lương tâm nước nhà thuật chuyện
Ai trong chúng ta nghe mà chẳng căm tức bực mình
Bực mình vì nhân quyền là chữ xem xa lạ với bọn công an
À !... họ đâu phải là công an mà là bọn côn đồ vớ vẩn
Nếu biết họ là công an giả trang thì bực mình có được gì không nhỉ?!..
Không lẽ tù nhân lương tâm nào cũng có quốc tịch nước ngoài
Không lẽ các ông tổng lãnh sự nào cũng xuống nhà từng người tù chính trị?!...
Như vậy chuyện bực mình cũng chẳng làm thay đổi gì tình hình hiện tại

Nhưng nếu chúng biết...
gây khó khăn cho người này họ sẽ gặp khó khăn từ những nhóm khác
Chuyện "dĩ độc trị độc" là chuyện thường tình của bọn Mafia.
Bọn đầu gấu của chúng tại Bắc Bộ Phủ
đã chơi trò này khi tổ chức của chúng vẫn còn trong trứng nước
Nguyễn Văn Trấn hùm xám Mỹ Tho một thời khét tiếng
Cũng không bằng Lê Duẫn đàn anh
Cách mạng là gì là bàn tay ra dấu phạt ngang cái cổ
Bọn chúng có thua gì bọn IS Hồi giáo cực đoan
Cho nên nói căm tức cũng có lý do của nó
Vì nhân quyền là phạm trù của toàn nhân loại
của con người có nhân bản trong tim
Nhưng tim thú và tim người có khác
Sao lại san bằng xem chúng như nhau

Các người tù lương tâm chúng ta thật tội
Họ sẽ bị theo dõi suốt đời
Họ sẽ đấu tranh đến cùng vì không còn con đường nào khác
Nhưng đấu tranh với thú phải có dao, có mác
Đâu chỉ bằng khẩu hiệu hô xuông
"Xã hội dân sự" tiếng kêu nghe rất khác
Đến bao giờ được khắp nước cùng nghe
Chi bằng cho họ thấy "quả báo nhãn tiền" khi thời cơ có được.

Đặng Quang Chính

chuongd
01-03-2015, 02:05 PM
Văn chương...


Nói đến hai chữ này, ở bất cứ đâu và cho đến bây giờ, người ta phân loại tổng quát có hai dạng: văn chương bác học và văn chương bình dân (truyền khẩu).

Dĩ nhiên, việc tuy một nhưng cách diễn tả của hai loại văn chương này có khác. Chẳng hạn, nói về những thay đổi sau ngày 30.04.75 ở miền Nam. Văn chương bác học đưa ra những dữ kiện, con số..v..v.. để đề cập đến sự thay đổi đó. Văn chương bình dân nói:
"Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công lý
Đồng khởi lên rồi mất Tự do"
Sự thay đổi không chỉ là thay tên một con đường trong phố mà còn đến nỗi: "Cột đèn biết đi cũng vượt biên".

Cột đèn không biết suy nghĩ, chứ người vượt biên thì việc trốn ra khỏi nước là "Bỏ phiếu bằng chân".

Về chữ "thoát", bọn trí thức hoặc lấy tự điển Tàu, Tây để giải thích. Nghĩa là, họ xem định nghĩa trong sách nước ngoài là tiêu chuẩn để phân biệt đúng, sai.

Còn bình dân chúng tôi, hiểu chữ "thoát" rất thoát. Nghĩa là, đó là tình trạng một người bị trong vòng kềm tỏa mà bản thân người đó không muốn như thế.

Còn bọn trí thức, hiểu theo kiểu này kiểu khác mà chẳng thoát được chút nào!. Họ có đủ chứng cứ mà cứ luẩn quẩn, viết và phát biểu lung tung, trái ngược nhau chan chát.

- Nếu nói Hồ tập Chương là tên Tàu (giả làm ******, đã bị chúng thủ tiêu), được lệnh bọn Trung Nam Hải thi hành độc kế nhuộm đỏ VN, biến VN thành quận, huyện của chúng sau này; nếu cho điều đó đúng thì tại sao lại dùng chữ "thoát" ở đây. Nó đã theo lệnh quan thày, làm đúng những dự gì đã dự định trong kế hoạch, chứ nào có phải HT.Chương không muốn Tàu đồng hóa Việt Nam?!... Như vậy, tại sao chúng ta lại dùng chữ "thoát"?!.

- Còn cho rằng, HC.Minh là ******, chứ chẳng phải là HT.Chương nào cả, chúng ta cũng không nên dùng chữ "thoát" ở đây. HC.Minh và bọn cận thần đã có những văn bản, tuyên bố từ trước lúc chúng đánh chiếm miền Nam. Nội dung của những điều đó, tổng quát có thể nói rằng, chúng tôi (chính quyền miền Bắc) sẽ làm đủ mọi việc, kể cả bán đất hoặc trở thành quận, huyện của Tàu, nếu được Liên Xô, Tàu tài trợ quân cụ, đạn dược..v..v...để đánh thắng miền Nam. Vậy "thoát" là thoát cái gì?. Bọn đầu sỏ của đảng CS Việt Nam đã tự kết ước với ngoại bang, chứ có phải là nhân dân Việt Nam muốn thế.

Làm sao bọn đàn em hiện nay (Sang, Trọng, Dũng) lại có thể thoát bọn Tàu (?) khi Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đã ký thỏa ước Thành Đô vào những năm 1990. Mà dù Mười, Phiêu không ký, làm sao chúng (bọn CS trước 75 và hiện nay) lại thoát được, khi chúng dùng "Tư tưởng HC.Minh" làm ngọn đuốc cho cả đất nước noi theo?!!... Bọn cai trị đã thế, bọn ăn theo (trí thức trong và ngoài nước) chẳng khá hơn. Dù họ vô tình hoặc cố ý dùng hai chữ "thoát Tàu".

Hai chữ "thoát Tàu" tạo người nghe cảm tưởng cứ như bọn lãnh đạo hiện nay tại VN, bị vướng trong vòng kiềm tỏa của bọn Trung Nam Hải một cách ngoài ý muốn của họ. Lối nói gây cảm tưởng sai lạc này giống như cách nói "tàu lạ", khi tàu của bọn Tàu tông vào ngư thuyền của ta, hay cả khi chúng bắt giữ, phạt tiền hay kể cả bắn giết ngư dân Việt Nam.

Văn chương bác học, được các nhà mang tiếng trí thức diễn tả, đôi khi không bằng sự diễn tả của người dân bình thường (văn chương bình dân) là thế!

Gần đây là lối dùng chữ của các nhà mang danh trí thức, khi sử dụng cách gọi về ngày 30.04.

Người bình dân gọi ngày 30.04 là Ngày Quốc Hận. Một ông trí thức bên Canada gọi là "Ngày hành trình tìm tự do". Ông ta viện cớ là đồng nghiệp trong Quốc hội không đồng thuận gọi ngày đó là ngày "Tháng tư đen".

Chuyện ông ta vận động đồng nghiệp như thế nào, chỉ là việc ông ta và đồng nghiệp biết. Nhưng, đồng nghiệp của ông ta người "Tây", chắc cũng đủ hiểu sự khác biệt giữa "Escape" và "flying" và "Journey".

Bây giờ, nói về chữ "Jouney" trước. Tự điển Anh, Tàu chắc cũng không khác với văn chương bình dân.

Ngày "Hành trình" (journey) có âm hưởng một chuyến đi được định hướng, trong trạng thái tinh thần ổn định. Vào ngay ngày 30.04, khoảng vài trăm ngàn người Việt, qua đủ phương tiện, trốn chạy khỏi VN trong tâm trạng không định hướng, vừa hoảng hốt, lo sợ, không thể gọi là một cuộc hành trình.

Nói rõ hơn, nếu họ được đưa đi bằng máy bay, hay cả bằng tàu, chắc chắn họ không có vé được lên máy bay và cả lên tàu. Họ lên theo cách thế riêng của họ (mua vé lậu, nhờ uy tín của người Mỹ hay của quan chức VNVC...hoặc tràn vào ngoài sự kiểm soát của chủ phương tiện; nhất là lên tàu thủy)..lên trong một trạng thái không định trước sẽ đi về đâu, chỉ cần trốn khỏi sự nguy kịch của bản thân. Như vậy, đâu thể dùng chữ "Journey" ở đây!...Gọi đúng nghĩa là phải dùng chữ "trốn chạy"...hay ít ra là "lánh nạn". Nghĩa Việt của hai chữ này cũng đã khác với chữ "hành trình". Nói chi là dịch ra tiếng Anh (1)

Theo tự điển Anh văn, chữ "escape" hoặc "flying" có thể tương tự như chữ "trốn chạy". Nhưng chữ "evacuation" được hiểu như "lánh nạn" (2). Nghĩa là: những người trong tình trạng này "bị đưa đi" hơn là đi có định hướng, không trốn tránh nguy kịch..và do đó không có yếu tố hoảng hốt, lo sợ như trong trường hợp gọi là "Journey"!

Các ông "bác học" (trí thức khoa bảng) chắc cũng hiểu rõ những sự khác biệt đó. Hơn nữa, ông Nghị sĩ Hải (người vận động dự luật gọi ngày 30.04 là "Hành trình tìm tự do) là người đến Canada khi đã trưởng thành (không như các em nhỏ, theo gia đình đến Mỹ, Canada..v..v.. khi còn dưới 5 tuổi). Do đó, không thể hiểu rằng, các ông ấy không rõ sự khác biệt về các chữ tiếng Anh nêu trên. Có chăng ông ấy và những người khác cố tình dùng một chữ không đúng cách, vì ý định riêng của ông ta và nhóm của ông ấy.

Văn chương bác học và văn chương bình dân, đôi khi cũng có sự khác nhau. Giống như kiểu truyền thông "lề phải" và "lề trái" hiện nay tại Việt Nam. "Lề" của bọn thống trị và ăn theo bao giờ, đối với chúng, cũng là "lề phải". Và dĩ nhiên, trái với chúng, truyền thông "lề trái" là lề của toàn dân, của văn chương bình dân. Nhưng, chắc chắc là "lề" này mới phù hợp với nguyện vọng của hầu hết người dân trong nước.

Ngày nào mà lòng dân còn trông mong sự thống nhất, độc lập; ngày nào người dân còn mong muốn sự thịnh vượng đi đôi với quyền của người dân được tôn trọng đúng mức; ngày nào mà sự phản kháng của dân Việt đối với cách đồng hóa của bọn Tàu còn tiếp nối, ngày đó vẫn còn xuất hiện một truyền thông "lề trái" và ngày đó vẫn còn một thứ văn chương bình dân (truyền khẩu).


Đặng Quang Chính
dangnquangchinh2013@vikenfiber.no

03.01.2015
11:37


Ghi chú:
(1) http://www.tvvn.org/forum/showthread.php/67505-Kh%C3%B4ng-gi%E1%BB%91ng-ai
(2) to move people from a dangerous place to somewhere safe: The police evacuated the village shortly before the explosion. A thousand people were evacuated from their homes following the floods. When toxic fumes began to drift toward our homes, we were told to evacuate.
(Cambridge Dictionary Online)

008
01-03-2015, 09:18 PM
Gần đây là lối dùng chữ của các nhà mang danh trí thức, khi sử dụng cách gọi về ngày 30.04.

Người bình dân gọi ngày 30.04 là Ngày Quốc Hận. Một ông trí thức bên Canada gọi là "Ngày hành trình tìm tự do". Ông ta viện cớ là đồng nghiệp trong Quốc hội không đồng thuận gọi ngày đó là ngày "Tháng tư đen".

Chuyện ông ta vận động đồng nghiệp như thế nào, chỉ là việc ông ta và đồng nghiệp biết. Nhưng, đồng nghiệp của ông ta người "Tây", chắc cũng đủ hiểu sự khác biệt giữa "Escape" và "flying" và "Journey".

Bây giờ, nói về chữ "Jouney" trước. Tự điển Anh, Tàu chắc cũng không khác với văn chương bình dân.

Ngày "Hành trình" (journey) có âm hưởng một chuyến đi được định hướng, trong trạng thái tinh thần ổn định. Vào ngay ngày 30.04, khoảng vài trăm ngàn người Việt, qua đủ phương tiện, trốn chạy khỏi VN trong tâm trạng không định hướng, vừa hoảng hốt, lo sợ, không thể gọi là một cuộc hành trình.

Nói rõ hơn, nếu họ được đưa đi bằng máy bay, hay cả bằng tàu, chắc chắn họ không có vé được lên máy bay và cả lên tàu. Họ lên theo cách thế riêng của họ (mua vé lậu, nhờ uy tín của người Mỹ hay của quan chức VNVC...hoặc tràn vào ngoài sự kiểm soát của chủ phương tiện; nhất là lên tàu thủy)..lên trong một trạng thái không định trước sẽ đi về đâu, chỉ cần trốn khỏi sự nguy kịch của bản thân. Như vậy, đâu thể dùng chữ "Journey" ở đây!...Gọi đúng nghĩa là phải dùng chữ "trốn chạy"...hay ít ra là "lánh nạn". Nghĩa Việt của hai chữ này cũng đã khác với chữ "hành trình". Nói chi là dịch ra tiếng Anh (1)

Theo tự điển Anh văn, chữ "escape" hoặc "flying" có thể tương tự như chữ "trốn chạy". Nhưng chữ "evacuation" được hiểu như "lánh nạn" (2). Nghĩa là: những người trong tình trạng này "bị đưa đi" hơn là đi có định hướng, không trốn tránh nguy kịch..và do đó không có yếu tố hoảng hốt, lo sợ như trong trường hợp gọi là "Journey"!

Các ông "bác học" (trí thức khoa bảng) chắc cũng hiểu rõ những sự khác biệt đó. Hơn nữa, ông Nghị sĩ Hải (người vận động dự luật gọi ngày 30.04 là "Hành trình tìm tự do) là người đến Canada khi đã trưởng thành (không như các em nhỏ, theo gia đình đến Mỹ, Canada..v..v.. khi còn dưới 5 tuổi). Do đó, không thể hiểu rằng, các ông ấy không rõ sự khác biệt về các chữ tiếng Anh nêu trên. Có chăng ông ấy và những người khác cố tình dùng một chữ không đúng cách, vì ý định riêng của ông ta và nhóm của ông ấy.

Tôi thấy lời phê bình trên về nỗ lực của ông Ngô Thanh Hải xét về mọi phương diện đều không đúng. Tôi không quen biết gì với ông ta nhưng vì thấy lời chỉ trích không chính đáng và không công bằng nên lên tiếng bênh vực ông ta như sau:

Thứ nhất, bản thảo đầu tiên thật sự đã gọi Dự Luật này là “Ngày Tháng Tư Đen”! Không có lý do gì để ông ta phải dùng tên này trong bản thảo đầu tiên để rồi phải “viện cớ” mà thay đổi nếu ông ta thấy vẫn có đủ số phiếu để thông qua dự luật này. Tôi cũng không biết ông ta vận động đồng nghiệp như thế nào nhưng tôi chắc chắn là phải có vận động và phải có sửa đổi văn bản dự luật nếu muốn có đủ số phiếu để thông qua dự luật này. Hầu như không có dự luật nào từ lúc được đưa cho một tiểu ban chuyên môn của Hạ Viện hoặc Thượng Viện nghiên cứu và phải trải qua 6 lần xem xét bàn cãi ở lưỡng viện trước khi được thông qua và ban hành mà lại giữ được nguyên văn từ bản thảo đầu tiên đến bản sau cùng mà không có sửa đổi. Hơn nữa, ngay cả trong số người Việt tỵ nạn cũng không phải ai cũng thấy nên dùng cái tên “Ngày Tháng Tư Đen” này!

Thứ nhì, cái tên ngắn gọn của dự luật này (short title) được dịch thành “Ngày hành trình tìm tự do” hay có dịch khác như thế nào đi nữa thì cũng không quan trọng bằng văn bản dự luật. Câu đầu tiên của Đạo Luật này là: An Act respecting a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon and the end of the Vietnam War. Có cách nào khác nói hay hơn, chính xác hơn những chữ tô đậm trong câu đó hay không? Nếu chỉ nói ra tên ngắn cũ của Đạo Luật này (“Đạo Luật Ngày Tháng Tư Đen”) thì liệu có bao nhiêu người dân Canada (trừ người Canada gốc Việt tỵ nạn) hiểu ngay “Ngày Tháng Tư” này là ngày gì và tại sao lại gọi là… “Đen”? Có bao nhiêu người trong số hơn một trăm thượng nghị sĩ còn lại sẵn sàng thông qua một đạo luật có cái tên như thế khi mà đại đa số cử tri được họ đại diện không hiểu cái tên đó có nghĩa là gì? Tương tự như thế, khi được đưa qua Hạ Viện Canada thì có bao nhiêu người trong số hơn ba trăm dân biểu sẽ sẵn sàng thông qua đạo luật đó? Đó là chưa nói đến chuyện Việt cộng thiếu gì tiền để “vận động” đám… “da trắng mũi lõ” ngoài xã hội lẫn trong chính quyền và dân biểu nghị sĩ cho đến đám Việt gian ở hải ngoại mà chống đối, quấy phá và đâm thọc ông Ngô Thanh Hải!

Sau cùng, cái tên ngắn về “cuộc hành trình” đó rõ ràng không phải là “Ngày hành trình tìm… công ăn việc làm”! Bản thân chữ “hành trình” không có gì đáng nghi ngờ để phải phân tích sâu xa mà quan trọng hơn chính là mục đích của cuộc hành trình và lý do đưa đến cuộc hành trình đó! Ví dụ có người không dịch là “hành trình” mà dịch thành “Ngày Đi Tìm Tự Do” thì sao? Lúc đó lại đâm ra nghi ngờ chữ “Đi” mà lôi ra phân tích xem “ngụ ý” gì chăng? Trên đời có cái gì quý báu hơn cả quê cha đất tổ, của cải và ngay cả mạng sống của những người tỵ nạn này mà họ không có hoặc bị tước đoạt đến mức họ phải sẵn sàng bỏ hết để “đi tìm” cho bằng được? Câu trả lời nằm trong cái tên ngắn của dự luật này – tìm Tự Do! Cái tên đó có ý nghĩa rõ ràng hơn đối với tất cả người dân Canada so với cái tên “Ngày Tháng Tư Đen” hay không và có giúp cho dự luật này dễ được lưỡng viện Quốc Hội Canada thông qua hơn hay không? Tôi nghĩ là có. Vậy nếu cứ nằng nặc đòi giữ nguyên cái tên cũ hầu như vô nghĩa đối với bất cứ người nào không phải là người Việt tỵ nạn cộng sản để khó được Quốc Hội thông qua thì có khác gì… tiếp tay cho lũ Việt cộng và Việt gian đỡ mất công chạy đôn chạy đáo để phản đối luật này? Chúng ta nên nhớ ông Ngô Thanh Hải là một thượng nghị sĩ của Canada chứ không phải của... cộng đồng người Việt. Nếu dự luật này được ban hành thành luật thì đây là một đạo luật của Canada chứ không phải của riêng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Canada. Trong cương vị một thượng nghị sĩ của Canada mà ông Ngô Thanh Hải đã có lòng đưa ra một dự luật riêng (private bill) để đánh dấu ngày này cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản thì việc làm này của ông hoàn toàn đáng khen!

Nguyên văn dự luật này đưiợc đăng ở đây: http://www.parl.gc.ca/LegisInfo/BillDetails.aspx?billId=6533749&Language=E&Mode=1

chuongd
06-12-2015, 05:44 AM
Mỗi tuần một chuyện
(tác giả PQ)


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lời dạo:
- Tên tác giả tập truyện nhiều kỳ là PQ. Nếu độc giả cho rằng, tác giả là "hậu duệ" của nhà thơ Phùng Quán, điều này cũng là một khuyến khích gián tiếp, vì PQ (1932-1995) nổi tiếng với bài thơ "Lời mẹ dặn", trong có sáu câu:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Nhưng người xem bài thấy tên người gửi bài viết là Đặng Quang Chính mà cho rằng ĐQC và PQ là một, cũng chẳng có gì là quan trọng. Người này viết, người kia gửi; hay ngược lại, cũng chẳng có gì quan trọng. Bởi dù gửi hay viết, hai người này phải có cùng quan điểm.
- Những bài viết "Mỗi tuần một chuyện" có nội dung dựa trên những thông tin thời sự và những suy luận riêng của tác giả; nên tính xác thực tùy theo nhận định của người xem.
- PQ chấp nhận mọi ý kiến, phê phán nhưng tất cả phải dựa trên dữ kiện và bằng cớ. Mọi lập luận, chửi bậy vu vơ sẽ không nhận được phản hồi.
-------------------------------------------

Trái gió cho nên phải lộn lèo...


Câu trên của nhà thơ nào đó mà tôi đã quên, nhưng nội dung của câu thơ đúng cho một số trường hợp.

Ở đây là đúng cho nội dung của việc người Việt về thăm lại gia đình. Ai mà không thương nhớ gia đình nên đây là lý do được nhiều người xem là chánh đáng. Ngoài ra, 1001 lý do khác, cũng được nêu ra. Có lý do vào thời điểm nào đó cũng đung đúng. Nhưng có lý do, xem ra có vẻ bị méo mó vì thời sự.

Một ông bạn vong niên từ VN gọi qua, cho rằng người Việt hải ngoại góp thành tích ít nhiều cho việc đấu tranh tại VN, nhưng cũng có nhiều việc xem ra nó "lộn xộn"

- "Mấy anh về lý thuyết cho rằng, lực quốc nội là chánh, lực quốc ngoại là phụ; điều đó đúng. Vì nếu quốc nội ù lì, bên ngoài chẳng làm được gì hơn. Nhưng, cách bắt tay chặt chẽ vẫn là "mặt giáp mặt" theo nghĩa nào đó". Anh bạn vừa nói vừa cười.
- Dĩ nhiên, một phối hợp trong ngoài đâu phải cứng ngắt như chúng ta vẫn đề ra. Ngoài trong kết hợp nhau phải có phương thức uyển chuyển mới được
- Hồi khoảng sau 1990, thấy bọn này cho người Việt được về thăm thân nhân, tôi thấy phe ta có phần "trúng mánh"!...
- Nghĩa là tương kế tựu kế, đưa người nhập nội
- Chứ còn gì!...nhóm ông H.C.Minh, Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn ...muốn xâm nhập để nắm vững tình hình và kích động lòng người dân ..mà có dễ như họ tưởng đâu. Nhưng chính các anh lại tạo cản trở cho nhau ...
- Vì số người về có mục đích chính đáng lại không nói ra được ...và bị lẫn lộn trong số trở về VN để làm những chuyện tiêu cực!..
- Tôi hiểu ...nhưng giả dụ có 1.000 người về mà trong đó có 10 người về với mục đích "không nói ra được", như thế ổn không?
- Nói chơi với anh ở đây, về một việc có liên quan gần. Nhóm vận động luật S.219 và nhóm chống có những lý do khác nhau. Nhưng một anh trong nhóm thuận theo, viết một bài trong đó có ý rằng, "...thiết nghĩ là không bao giờ họ bị mất căn cước tỵ nạn cả ngoại trừ họ tự ý cởi bỏ. Khi NVTN có lòng tự tin sắt đá và lòng trung thành với chân lý quốc gia thì chẳng có mãnh lực nào làm cho họ mất đi căn cước tỵ nạn của họ. Mất hay không là do chính họ mà thôi. Chỉ vì thiếu tự tin, thiếu tinh thần dũng cảm, thiếu đức tính trung thành v.v.. cho nên lớp người yếu bóng vía đâm ra hoảng sợ và hoang tưởng, nghe hơi gió thổi cũng e ngại bị cảm cúm, nghe tiếng pháo nổ cũng co rúm người...". Nhưng theo theo lời "sếp" Hải (người vận động luật S-219), khi có đề nghị lấy ngày 22.07 làm ngày ghi nhớ người Việt nhập cư Canada, ông ấy nói rằng, sợ trùng lắp vào ngày Thương binh liệt sĩ ở VN !...Nghe có vẻ không phải chỉ bị "cúm" mà như là "gà nuốt dây thun".
- Anh nói chơi ...tôi cũng nói chơi. Nếu người Việt nước ngoài, vì cớ nào đó không về lại VN (du lịch không thôi) có lẽ Cộng quyền cũng xính vính. Đấy là đoán như thế ...thật sự cũng không như lý thuyết, vì lúc Cuba chưa bị Mỹ bỏ cấm vận, việc trở về nước đó ..hay cả gửi tiền về thân nhân của "Cuba kiều" gặp nhiều khó khăn ...nhưng rồi, chính quyền Cuaba cũng sống "nhăn răng"!. Còn cái khoản "cấm chơi gái" nghe sống sượng làm sao. Ai chơi cứ chơi, nhưng việc họ làm có mục đích nào đó ..họ cứ làm, có sao đâu...
- Anh nói rõ hơn ...
- Anh thấy từ Lê Duẫn vào trong Nam hoạt động ...rồi mấy tay to đầu nào khác nữa, chúng "chơi" gái tùm lum, nhưng chúng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Thằng nào cũng hai ba vợ, nếu không, cũng con rơi con rớt tùm lum. Ăn thua là "cán bộ" mình có được huấn luyện đạo đức đúng mức hay không ...Như anh nói ở trên, từ bài viết của ai đó, nếu nhân sự của mình đủ tự tin, đầy tinh thần dũng cảm ...và trung thành với chính nghĩa ...thì những chuyện lẻ tẻ có nhằm gì!. Vả lại, không chỉ do thành tích, nhân sự của một chính phủ còn được đề bạt do tư cách đạo đức nữa ...nhưng mấy anh lên mạng, cứ như đạo đức nhất thế giới, kê ra những lý do không nên về VN ..mà toàn là lý do nghe không ổn tí nào.
- Tôi nghe có người nói rằng, điều kiện để lưu trú tại VN của những người Việt đã thay đổi rồi phải không ...?
- Đúng vậy. Trước đây, bọn này "câu" người Việt hải ngoại bằng cách, cho mua nhà, bán đất dễ dàng với điều kiện phục hồi quốc tịch. Làm việc này cũng có lợi là cứ 5 năm mới làm lại Quốc tịch và trong thời gian đó, visa để nhập cảnh không phải trả lệ phí cao ...
- Bây giờ khác rồi sao...?
- Trước, cứ sau 1 năm, người đang lưu trú chỉ cần, chẳng hạn, qua Căm Bốt đôi ngày, rồi quay trở lại là được nhập cảnh và cư trú. Bây giờ, tôi nghe, phải 3 tháng một lần ...và hình như thời gian để trở lại VN phải dài hơn trước. Phần sau cùng, để tôi hỏi chắc rồi trả lời anh sau.
- Anh có biết lý do không ...?
- Nhiều ...nhưng, cũng phần nào do việc tình hình tại VN có nhiều xáo trộn trong thời gian qua ...và có thể nhằm hạn chế việc người Việt ở ngoài về nước, với mưu đồ kích động này khác.

Đấy, trái gió cho nên phải lộn lèo là vậy. Muốn đấu tranh chống lại CS, muốn nhập nội để dễ dàng hành động lại bị chặn đứng bởi chính anh em của mình. Toàn lý do tào lao. Rồi khi muốn điều đó trở thành hiện thực thì đã lỗi thời về chiến thuật. "Thời gian là người thầy của chiến lược". Vì thế, do lý do này khác, hễ đã chậm trễ, mọi việc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Các bước chiến thuật mà còn chưa thực hiện được, nói gì đến chiến lược!



PQ
12.06.2015
13:41

chuongd
06-13-2015, 05:16 AM
Cám ơn 008 đã đóng góp ý kiến.
Tôi có những bài khác hơn, nói thêm về việc này.

Tuy nhiên, để có tính khách quan hơn, lần này, tôi sẽ gửi đến bạn bài của một người viết khác, cùng nói về đề tài mà chúng ta đã quan tâm.

ĐQC
------------------------------------------------

NGÔ THANH HẢI TÀN BẠO LÁO LƯỜNG

BÀI 3

Bảo Quốc Kiếm



Nghe nói đến mấy chữ Senator Ngô Thanh Hải, thì bản kiếm đã lạnh người rồi. Vì vậy, phải bỏ nhiều công sức để tìm kiếm tài liệu bằng mọi cách có thể. Tiếc thay, dù hỏi các bậc trưởng thượng, hay truy cập tài liệu ngoại giao, sách vở...tôi không thể tìm thấy cái tên Phát Ngôn Nhân Bộ Ngoại Giao TAM ĐẠI NGOẠI TRƯỞNG của VNCH là Ngô Thanh Hải.

Cũng trong thời gian ấy, một số “đồng chí” của ông nhảy ra “chữa lửa” như Nguyễn Quốc Nam, Đỗ Hoàng Thông....chẳng hạn, nhưng chỉ nói bừa. Mặt khác, phe chống lại như Trương Minh Hoà chẳng hạn, cũng không trưng dẫn một tài liệu nào; dù trong đó có nêu tên thân phụ ông Hải là Ngô Văn Điềm từng là nhân viên tại Bộ Ngoại Giao.

Xót xa thay khi tôi đọc nhiều tin tức từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi ...trong giai đoạn ấy vẫn không tìm thấy tên người Phát Ngôn Nhân “duy nhất” trong lịch sử ngoại giao của thế giới. Tôi đã tìm kiếm tất cả, nhưng hỡi ơi, người Phát Ngôn Nhân trẻ nhất nào cũng không thể dưới BỐN MƯƠI TUỔI; trừ trường hợp mới đây của CSVN là Lê Hải Bình, 37 tuổi. Nhưng dù sao, anh này cũng là tiến sỹ và đã làm lâu trong Bộ Ngoại Giao, chứ không phải “bỗng chốc” như Ngô Thanh Hải.

Có một người bạn tôi bảo là, dù trẻ, nhưng do “thiên tài” của Ngô Thanh Hải nên được dùng thì sao ? Người khác bảo, do con ông cháu cha thì sao.....Hẳn nhiên, tôi không chống lại ý kiến họ. Ngược lại phải tìm hiểu xem trên thế giới này, muốn làm tại Bộ Ngoại Giao thì phải có điều kiện nào; nhất là người Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao. Căn cứ vào những tài liệu ấy, tôi thấy có mấy vấn đề:

-Nhân viên thường thôi, khi muốn làm tại đó thì phải có khả năng chuyên môn, nhất là công pháp quốc tế.

-Người Phát Ngôn ngoại giao, thay mặt cho cả quốc gia phải có kinh nghiệm, phải có trình độ hiểu biết về các nước, về lịch sử nước mình, công pháp và tư pháp, chủ trương đường lối của quốc gia....

-Người ấy phải chững chạc, nghĩa là phải có một độ tuổi tương xứng với chức vụ của mình...

Tạm nói chừng ấy, tôi mong rằng chính ông Ngô Thanh Hải, các đồng chí của ông thử chứng minh những điều mà ông ghi trong lý lịch của ông cho thiên hạ “tán thán”. Nếu không chứng minh được, thì Ngô Thanh Hải đã tự chứng minh vai trò điệp viên của ông như các chàng Kitô Võ Văn Ái, Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy.... mà thôi. Cụ thể, xin nó rõ:

-Ngô Thanh Hải du học năm nào, về nước năm nào, đi lính năm nào ?

-Nêu rõ Nghị Định nào bổ nhiệm ông Hải vào chức vụ đứng đầu Tham Vụ Báo Chí- Phát Ngôn Nhân Bộ Ngoại Giao (từ ngày nào đến ngày nào).

-Nghị định nào bổ nhiệm ông làm Tùy Viên Chính Trị-Báo Chí Toà Đại Sứ tại Thái Lan ? Giải thích lý do tại sao từ một Tham Vụ-Phát Ngôn Nhân của Bộ mà chấp nhận đi xuống để làm tuỳ viên ?

-Trong giai đoạn 1971-1973 VNCH xảy ra nhiều chuyện quan trọng, thí dụ Hành Quân Lam Sơn 719- 1971- CSBV tấn công qua Vỹ Tuyến 17 vào mùa hè năm 1972-Phản ứng khi Tổng Thống Mỹ đi Trung Cộng tháng 8 năm 1972-Các bên lâm chiến đang họp tại Ba Lê...thì Phát Ngôn Nhân Bộ Ngoại Giao Ngô Thanh Hải đã nói gì về những chuyện quan trọng này. Chỉ cần một vài bản Copy, vài bài báo trong nước hay nước ngoài, Audio hoặc Video....

-Xin nói rõ, nếu quả thật ông Hải có du học Pháp, thì năm 1970 ông mới có cử nhân vào mùa hè. Sau đó ông về nước, thì nhất định phải bị động viên. Như thế, ông phải chịu ở trong Trường Thủ Đức, ít nhất Chín tháng, và sau đó mang cấp bậc Chuẩn Úy. Vậy thì, bằng cách nào một Chuẩn Uý “bỗng chốc” thành Tham Vụ Báo Chí kiêm Phát Ngôn Nhân Bộ Ngoại Giao ?

Tôi hoàn toàn không có ý phủ nhận, nhưng xin ông Hải và Liên Minh (CC) của ông giải thích rõ. Hiện nay, với vai trò Thượng Nghị Sỹ, ông Hải rất dễ dàng chứng minh, vì chắc chắn Bộ Ngoại Giao Canada vẫn lưu trữ những tài liệu ngoại giao với VNCH; nhất là một “danh nhân không tiền khoáng hậu:PNNBNG 24 tuổi” mà vài năm trước Thủ Tướng Canada đã hãnh diện chỉ định ông làm TNS. Tôi sẽ tìm tòi và gửi đến Chính Phủ và Quốc Hội Canada những văn kiện lịch sử liên quan đến S 219.

-Hãy chứng minh tại sao ông đang làm ở Toà Đại sứ tại Thái Lan lại trở về Việt Nam (lúc nào) mà vượt biên ? Vượt bằng cách nào, ngày nào ?


Đỗ Hoàng Thông, một nhân vật Việt Tân đã lên tiếng “chữa” cho cụ Ngô là ông ta có thể học bên Pháp, rồi hè về dạy trường Pháp, trường Mỹ thì có sao ?

Đúng vậy, có sao, nhưng sao mờ vì còn có mặt trăng, mặt trời xuất hiện, nên đám cỏ lác đâu thể giấu giếm chuyện gì. Ông này quên rằng, “ông Nội Hải” của nó ghi rất rõ:

“The Honourable Thanh Hai Ngo taught French and English at the French Cultural Centre in Saigon and at the Vietnamese-American Association. From 1966 to 1968, he worked for the Alliance française, teaching French in Kuala Lumpur, Malaysia”.

Rõ ràng trước 1966, ông ta đã dạy tại hai trường ấy; nghĩa là lúc ông chưa có hay mới có bằng tú tài. Từ 1966 đến 1968 ông làm việc cho “liên hiệp Pháp” và đi dạy (lớp 1 ?) tại Mã Lai, thì ông biến hoá thế nào mà có bằng Cử Nhân ở Sorbonne Pháp năm 1970 ? (hay viết lộn chữ “xọc-ti ?).

Nếu ông Hải không chứng minh rõ ràng, thì người ta sẽ cho ông HỌC ĐẠI HỌC RỪNG U MINH, và sau 1975 xâm nhập ra hải ngoại như Võ Văn Ái năm 1950....và như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy...xâm nhập vào Nam theo đoàn người di cư. Và dĩ nhiên các điệp viên này sẽ tìm cách “phục vụ rất tốt” cho chính quyền mà họ muốn xâm nhập để “lặn sâu, ở lâu, trèo cao”, sau đó mới thực hiện âm mưu.....

Chúng ta có thể học từ tuyên bố sau đây của LLLMDC do Hải Quân Đại tá Nguyễn Văn Thiện:

“...Tuy nhiên, gần đây có nguồn dư luận, mà tuyên truyền của cộng sản đã khai thác để rửa mặt cho họ, cho rằng LMDCVN đã thay đổi lập trường tranh đấu đối với Cộng sản Việt Nam, chẳng hạn như:

1)- Để chống sự xâm lăng của Trung Quốc, chúng ta có thể hợp tác với CSVN.

2)- Về phương diện chính trị thì chúng ta với CSVN là hai chiến tuyến, còn trong việc bảo vệ tổ quốc thì chúng ta và CSVN cùng một mục tiêu, chúng ta phải đứng chung với CSVN để bảo vệ tổ quốc.

3)- Đối thoại với CSVN không điều kiện.

Thực ra, dư luận giao động này gây ra do phát biểu từ một số trong thành phần lãnh đạo của LMDCVN thuộc hệ phái do ông Ngô Thanh Hải làm Chủ Tịch UBCHTƯ, ông Nguyễn Tấn Trí là Phó Chủ Tịch, và ông Lê Phát Minh là Cố vấn. Tất cả các vị đó không còn hoạt động trong đoàn thể LMDCVN của chúng tôi.

Vì vậy, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cựu Hải Quân Đại tá Nguyễn Văn Thiện long trọng minh xác một lần nữa:

Lập trường, mục tiêu tranh đấu cũng như đường lối và sách lược của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam trước sau như một, luôn theo đúng con đường mà cố GS Nguyễn Ngọc Huy đã viễn kiến vạch ra”.


Bốn mươi năm lặn thật sâu, trèo thật cao, Ngô Thanh Hải mới giở đòn phép:

“Chúng ta bỏ nước đi tìm tự do chứ đâu phải là hận cộng sản đâu”.

Chỉ cần một câu này thôi, Ngô Thanh Hải đã đáp đền ơn Đảng một cách thoả mãn. Thế nhưng, hỏi Hải rằng, ngày 30-4-1975 ai đã nói :”Tôi đi tìm tự do”, thì Hải sẽ trả lời thế nào ?

Bốn chục năm qua, người Việt khắp nơi hô “đả đảo Cộng sản”, thì họ có hận Cộng Sản hay không ? Ngay cả những người trong đảng Việt Tân có dám trả lời không ? Vì lý do gì người ta ủng hộ mạnh mẽ ông Hoàng Cơ Minh, ngoài lý do “HẬN CỘNG SẢN” ? Nếu đồng bào tỵ nạn không hận CS, thì sao mấy mươi năm nay họ tập trung đuổi bọn cán bộ cao cấp CS để chúng phải “chui cửa hậu” khi bọn chúng đi làm việc ngoại giao với các nước ?

Khi CSBV chiếm trọn miền Nam, thì hầu hết mọi người đều bị chụp cái gông lên cổ. Quân, Cán, Chính bị bỏ tù một cách thê thảm, thì thân nhân họ có hận CS không ? Kẻ bị cướp nhà có hận CS không ? Kẻ bị đày lên núi rừng có hận CS không ? Kẻ có thân nhân đi tháo mìn gỡ đạn chết có hận CS không ? Kẻ bị cướp hết gia tài qua việc đổi tiền, đánh tư sản mại bản có hận CS không ? Kẻ có thân thân bị xử tử có hận CS không ?

Hầu hết những người vượt biên, vượt biển đều ở trong những hosàn cảnh vừa nêu, chỉ trừ Ngô Thanh Hải và đồng bọn mới không hận mà thôi.

BỎ NƯỚC RA ĐI MỘT CÁCH LIỀU LĨNH LÀ VÌ HẬN CỘNG SẢN, VÌ SỢ CỘNG SẢN, CHỨ KHÔNG MANG KHÁI NIỆM ĐI TÌM TỰ DO. KHÔNG AI BIẾT MÌNH SẼ VỀ ĐÂU MÀ NÓI TỰ DO HAY KHÔNG. ĐIỀU CHỨNG MINH RÕ RÀNG LÀ NHỮNG NGƯỜI VÔ PHƯỚC LỌT VÀO HẢI NAM...TRUNG CỘNG; VẬY HỌ TÌM THẤY GÌ HAY TRỞ VÀO TRONG GÔNG CÙM CỘNG SẢN ? NHỮNG NGƯỜI CHẾT ĐI, THÌ TÌM TỰ DO Ở ĐÂU ? NHỮNG KẺ BỊ HẢI TẶC HIẾP, CƯỚP, GIẾT...THÌ TÌM TỰ DO Ở ĐÂU ? THẤY VẬY, BIẾT VẬY MÀ NGƯỜI TA VẪN ĐI, CHỨNG TỎ HỌ SỢ, HỌ HẬN CỘNG SẢN MÀ LIỀU CHẾT RA ĐI, CHỨ KHÔNG PHẢI TÌM TỰ DO THEO Ý NGÔ THANH HẢI.

MỘT CÂU CỦA NGÔ THANH HẢI LÀ NGÀN TRIỆU NHÁT CHÉM LÊN OAN HỒN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT; LÀ SỰ TÀN BẠO KHỦNG KHIẾP ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TỴ NẠN CỘNG SẢN.

HAI CHỮ TỴ NẠN KHÔNG BAO GỒM MỘT Ý NÀO CỦA VIỆC ĐI TÌM TỰ DO. HAI CHỮ BOAT PEOPLE KHÔNG LIÊN QUAN NGÀY 30-4 BỞI VÌ NÓ CHỈ XUẤT HIỆN VÀO CUỐI NĂM 1978.

CÒN TIẾP

BQK-14-5-15

chuongd
12-24-2015, 04:03 AM
Mỗi tuần một chuyện
Chuyện hai "Ông trời"


Bil Clinton, cựu Tổng thống Mỹ, một hôm dự tiệc khoản đãi của Tòa Đại sứ VN tại Mỹ, gặp cựu Nghị viên Mỹ gốc Việt, "Hô dị hợm". Hai anh đều từng là luật sự nên có một số điểm giống nhau.

HDH: ông cùng Bil Gate có bà con?
Clinton: Anh cùng Hoàng Cơ Minh là bà con...?
HDH: Sao ông hay "chụp mũ" giống như người Việt ở hải ngoại này vậy..?
Clinton: Hỏi thiệt anh...lúc anh về VN, bị nhốt tù CS, anh gặp đồng chí của anh hay sao...mà trong tù anh khai ráo trọi?
HDH: Chuyện này tôi đã nói rõ trong những tập sách của tôi rồi. Nhưng, vì ông hỏi...tôi nói để ông rõ thêm. Ông biết chơi bài mà...Tôi "tố" như thế để họ "ngọng", khỏi còn hỏi han lôi thôi.
Clinton: Tuyệt !...vì thế bây giờ, nếu anh có hỏi ai CÓ BẰNG CHỨNG gì không?...chắc bọn họ đều đều "ngọng"
HDH: Dĩ nhiên...ông là luật sư nên ông quá rõ. Tòa án xử một người nào, có tội hay không, đều phải có chứng cớ...Ở đây, đâu phải là VN
Clinton: Khỏi cần anh nhắc. Nhưng, tôi nhắc anh dè chừng thêm một điều. Bên cạnh tòa án pháp luật, chúng ta, con người còn một tòa án gọi là TÒA ÁN LƯƠNG TÂM.
HDH (hơi sửng cồ): Thế còn vụ ông với Monica Lewinsky...có hình ảnh tòa án đó trong ông không...?
Clinton: Có chứ...nhưng dù sao, vụ liên hệ này chỉ có tính riêng tư giữa hai cá nhân. Còn anh, "Cách mạng Trắng" của anh là vụ việc liên quan đến tình trạng của cả một quốc gia.
HDH: Tôi đã thách đố những ai có cao kiến hơn tôi trong việc đưa ra một đường lối đem lại hòa bình cho đất nước... mà có ai dám chấp nhận đâu!
Clinton: Nghe anh nói...tôi cứ tưởng anh sắp ra ứng cử Tổng thống. Nói anh đừng buồn... mà chắc anh cũng biết. Việc tranh cử, ai muốn hứa sao thì hứa. Chết ai đâu !... Ăn thua là việc thực hiện khi đã đắc cử
HDH: Đó là cách "tố" thêm một bước nữa của tôi...
Clinton: Vì thế...những người không muốn tranh cãi với anh, trong đó có những người đã thấy cái "tẩy" của anh rồi...?
HDH: Đấy là những kinh nghiệm có được trong thời gian bôn ba ở hải ngoại này...Hình như ông thất bại trong vụ "medical care"?
Clinton: Nói anh đừng buồn...dù tôi thất bại trong vụ cá nhân riêng tư, hay trong vụ đưa ra đường lối nào đó...đó là thất bại do tôi hoạch định và thực hiện. Còn anh...?
HDH: Ông cho rằng tôi làm tay sai của chính quyền XHCH Việt Nam à...?
Clinton: Trước 75, mấy ông như ông Phat (1), Tho (2) cũng có lúc muốn đem lại hòa bình cho VN, qua vai trò lãnh đạo MTGPMN. Chí ít, các ông ấy cũng có ý trở thành một Tổng thống của miền Nam, sau chiến thắng.
HDH: Lúc đó đang có chiến tranh, bây giờ hòa bình, ổn định rồi...Nếu một cuộc bầu cử tự do có giám sát của quốc tế, mọi việc đều có thể xảy ra.
Clinton: Hai ông nói trên đã nhập trận khi cuộc chiến bắt đầu mà còn được nhà nước của ông đối xử theo kiểu của họ như thế. Huống hồ là anh. Bây giờ, Anh chỉ còn nhào theo đánh vớt các ông già của chính quyền VNCH trước kia... chứ cũng chẳng so được với các đàn anh của anh.
HDH: Mỗi người một thời thế...
Clinton: Anh cứ nói như chỉ có anh thấy được sự việc. Tôi nói cho anh hay, VN có nhân quyền hay không...điều này cũng nằm trong chính sách chung của chúng tôi. Nhưng, so với việc khác, có mức độ nghiêm trọng hơn mà chúng tôi còn xem không ra gì...đừng nói việc khác.
HDH: Ông nói rõ hơn...
Clinton: Việc VN sẽ chìm vào 1000 năm tăm tối, ông Reagan đã nêu ra rồi. Chúng tôi, vì bị "chặn họng" ở biển Đông nên mới lôi các anh vào vụ việc...
HDH: Còn tôi...tôi muốn bắt tay với Cộng quyền để đánh Tàu...như vậy cũng là góp tay với các anh đấy chứ
Clinton: Anh hay thích nói đùa... VN bây giờ đã ở dạng bang, tỉnh của Tàu...(tôi biết anh thừa sức thấy điều này)... đợi đến năm 2020...hay chậm nữa, có "ông trời" mới cứu được các anh. Anh có chắc chính quyền hiện nay không phải là dạng Thái thú tân thời của người Trung quốc?..
HDH: Tôi đang làm việc "Thế thiên hành đạo" !...
Clinton: Thôi...tôi nhường anh làm "ông trời" lớn...để tôi ở vai trò khác nhỏ bé hơn.

Hai "Ông trời" ngưng nói...khi ông Đại sứ VN đến gần. Một ông thấy rằng mình đã nói đủ, còn ông khác thấy mình đã nói quá!...



Đặng Quang Chính





Ghi chú:
(1) Kỹ sư Huỳnh Tấn Phát
(2) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Cả hai ông đều là người lãnh đạo MTGPMN, một tổ chức do Cộng quyền ngoài Bắc dàn dựng, trước năm 1975 (từ những năm 1960, khi khai sinh ra Mặt trận). Miền Bắc đưa nhóm bù nhìn này làm bung xung để lừa gạt Cộng đồng quốc tế, khiến họ tưởng MTGPMN thật sự là những người đối kháng với chính thể VNCH.