PDA

View Full Version : Thiếu đủ



Triển
05-11-2014, 05:27 AM
Từ thiện ở đại học Mỹ:
"Có nhiều sinh viên để bụng đói đi ngủ"



http://cdn3.spiegel.de/images/image-693776-breitwandaufmacher-ykhj.jpg


(Tổ chức từ thiện sinh viên đang phát thức ăn ở đại học công Michigan tại East Lansing)


Học đại học ở Mỹ tốn kém, có sinh viên vì vậy mà thiếu thốn cả tiền cho bữa ăn sắp đến. Hiện tại có vài đại học xuất hiện các tổ chức từ thiện. Có các sinh viên giúp đỡ thiện nguyện phát các gói thức ăn cho bạn cùng trường.

Chỉ còn 50 dollar trong ví cho một tuần là có thể thiếu. Paul Vaughn, sinh viên ở đại học George Mason tiểu bang Virginia biết rõ cảm giác bất an này. Có lúc anh đã làm song song hai công việc mà cũng không đủ dù chỉ chi cho thứ tối cần thiết, anh nhớ lại. Vaughn vừa kể lại cho tờ "Washington Post" (http://www.washingtonpost.com/local/more-college-students-battle-hunger-as-education-and-living-costs-rise/2014/04/09/60208db6-bb63-11e3-9a05-c739f29ccb08_story.html), "Nỗi lo sắp sửa bị đói cũng nghiêm trọng y hệt như cái đói".

Nate Smith-Tyge nói, "Chuyện sinh viên để bụng đói đi ngủ hoặc là không biết ngày mai sẽ ăn gì là có thật". Anh là trưởng nhóm từ thiện sinh viên ở đại học MSU tiểu bang Michigan. Có khoảng 30 đến 40 sinh viên tự nguyện đến giúp đỡ phân phát các gói thức ăn cho bạn học cùng trường hai tuần một lần. Bánh mì, nuôi, trái cây được phát qua cái quầy này - tất cả trả bằng tiền quyên góp. Smith-Tyge nói, "chúng tôi xin mọi người cứ lấy những gì mình cần - nhưng mà không lấy hơn những gì mình cần". Thông thường việc phân phát cũng xảy ra trôi chảy. Tuy nhiên anh hi vọng loại phúc lợi xã hội kiểu này không phải là giải pháp lâu dài.

Nhóm từ thiện đã trợ giúp hơn 4000 sinh viên mỗi năm, chỉ riêng khâu phát thức ăn thôi đã có gần 300 người - và gần đây nhóm không phải là tổ chức duy nhất. Smith-Tyge cho biết, "dần dần các đại học khác cũng ghi nhận rằng ngày càng có nhiều sinh viên không biết họ sẽ ăn bữa ăn tới ở đâu". Các nhóm từ thiện sinh viên đã có mặt ở hơn 120 đại học Mỹ, ví dụ như ở đại học Missouri ở vùng Tây trung nước Mỹ hoặc là ở Oregon State University ở bờ phía Tây. 5 năm trước đây chỉ có 5 tổ chức từ thiện sinh viên trên toàn nước Mỹ.


1500 Dollar cho 75 bữa ăn ở canteen đại học Washington


Nỗi lo mưu sinh giữa sinh viên Mỹ lan rộng ra sao được chứng thực qua các cuộc thăm dò: ví như ở City University New York có 23 phần trăm sinh viên cho biết trong năm 2011 rằng thỉnh thoảng phải nhịn đói vì lý do tài chánh. Ở đại học Western Oregon University nằm bờ biển phía Tây nước Mỹ có đến 60 phần trăm sinh viên lo lắng không đủ tiền cho thực phẩm.

Vụ kéo nhau lũ lượt tìm đến nhóm từ thiện sinh viên không phải chỉ vì do tiền học ở Mỹ cao. Theo hiệp hội College Board tiền học trong vòng 10 năm qua đã tăng lên 25 phần trăm ở đại học tư, và 51 phần ở đại học công. Như vậy, một chương trình học đại học ở Mỹ tốn từ 3000 đến 40 ngàn dollar trong một năm. Ai không có cha mẹ khá giả hoặc là lãnh học bổng thì phải mượn nợ thật nhiều. Theo một cuộc thăm dò của công ty tài chánh Fidelity; có gần 70% sinh viên mượn tiền đi học năm 2013; trung bình họ ra trường với số nợ khoảng 35 ngàn dollar (khoảng 25 ngàn euro).

Thêm vào đó là giá ăn ở đại học cũng thường lên giá. Nhiều đại học bán trước lục cá nguyệt các loại "meal plans" (bữa ăn). Các gói ăn này có cách tính giống như thẻ điện thoại cầm tay prepaid, nghĩa là sinh viên mua sẵn các bữa ăn, rồi đi ăn dần dần trong lục cá nguyệt. Ví dụ như ở American University tại Hoa Thịnh Đốn gói ăn rẻ nhất là khoảng 1500 dollar (1100 euro) gồm 75 bữa ăn - nếu muốn ăn không lo lắng bao nhiêu phần gì cả thì phải chi cỡ 3000 dollar (2200 euro).


Ở Đức cũng ngày càng có nhiều sinh viên tìm đến tổ chức từ thiện sinh viên


Ở Đức cũng có các nơi trợ giúp từ thiện phải hỗ trợ sinh viên ngày càng nhiều. "Số sinh viên tìm đến chúng tôi trong những tháng vừa qua tăng lên rất nhanh", anh Manfred Baasner, trưởng nhóm từ thiện Wattenscheid luôn chăm sóc cho người thành phố láng giềng Bochum. Ở đó có gần 40 ngàn nam nữ sinh viên trẻ tuổi. Các tổ chức thiện nguyện cũng ghi nhận có nhiều sinh viên tìm đến họ ở các đại học Berlin, Leipzig và Paderborn.

Thành phố Münster còn đang nghĩ lại xem có nên mở hẳn một chi nhánh phân phát trực tiếp ở đại học luôn hay không. Giám đốc hội từ thiện Münster tin rằng nếu làm như vậy thì sự ngại ngùng được ăn miễn phí sẽ giảm bớt đi.

Ở Đức một sinh viên trung bình có khoảng 864 euro mỗi tháng để chi phí theo Văn phòng Sinh viên Vụ của Đức cho biết - và như vậy theo tiêu chuẩn của liên bang Đức sinh viên cũng sẽ "bị nghèo" y hệt như những người nhận trợ cấp xã hội Hartz-IV hoặc là người già có tiền hưu trí ít ỏi. Nếu một người độc thân phải sống với số tiền ít hơn 980 euro mỗi tháng như vậy có nghĩa là sống dưới mức tối thiểu rồi.




(** dịch từ "Tafeln an US-Unis: "Es gibt Studenten, die hungrig ins Bett gehen" (http://www.spiegel.de/unispiegel/wunderbar/studienfinanzierung-in-den-usa-tafeln-fuer-arme-studenten-a-968548.html))

Triển
05-20-2014, 02:30 AM
Học cao đẳng Việt Mỹ ra thì chắc chắn là không có tiền. ;)