PDA

View Full Version : Afro-Americans



Triển
08-25-2014, 07:05 AM
Người da đen bị trói buộc trong thân phận không có quê hương
bài bình luận của Torsten Krauel

Vì sao người Mỹ gốc Phi khi bị va chạm là phẫn nộ ngay và đòi hỏi "công lý"? Bởi vì hậu duệ của người nô lệ không còn một quê hương nào khác hơn là một nước Mỹ pháp quyền.

http://img.welt.de/img/kommentare/crop131538523/2319733527-ci3x2l-w540/Images-of-people-shot-by-police-officers-are-displayed-by-demonstrators-protesting-the-fatal-shooting-of-Michael-Brown-in-Ferguson.jpg
(Biểu tình ở Frguson/Missouri trước đám tang của Michael Brown bị bắn chết - ảnh Reuters)

Một nữ sinh viên thanh lịch da đen là một trong những người tự nguyện làm tài xế cho kỳ tranh cử tổng thống năm 2008 ở tiểu bang Iowa. Cô đã nhìn thấy nhiều điều trên thế giới nên toát ra một vẻ chính chắn điềm đạm trước mặt những người còn đang trông đợi một cuộc sống thêm may mắn - và cô cũng đượm một vẻ buồn thoang thoảng. Cô cảm giác được sự mất gốc mà không có cái thành công nào trên mặt chính trị hoặc cá nhân cô có thể tẩy xóa được. Bởi vì cô không biết tổ tiên của mình từ đâu đến đặt chân lên đất Mỹ.

Có phải tiền nhân từ Mozambique, Ethiopy hay là Senegal đến chăng? Họ vốn dĩ xuất thân là người Nigeria, Congo hay là bị bắt từ Cameroon? Khoảng cách giữa các địa danh này là cả ngàn cây số, với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, các chuyện cổ tích khác nhau, các giai thoại và truyền thống khác nhau. Châu Phi khi xét về dân tộc có nhiều cách biệt hơn Châu Âu nhiều.
Nguồn gốc là một điều quan trọng trên nước Mỹ. Có vô số các dịch vụ nghiên cứu học thuyết và các trang mạng truy tìm việc này và thông thường người Mỹ gốc Âu biết rất rõ nguồn gốc của họ. Người Latino, người gốc Á ở Mỹ và dĩ nhiên là người da đỏ giống cựu dân của châu Mỹ cũng biết nguồn gốc của mình. Những người Mỹ này dù có tiểu sử khác nhau thế nào đi nữa thì họ cũng thích khắc cốt ghi tâm gốc gác của mình.

Thảm cảnh vô quê hương

Ở Mỹ có ngày St. Patrick's Day của người gốc Ái Nhĩ Lan, có các buổi tiệc hội người gốc Ý, các lễ hội người gốc Mễ Tây Cơ, các câu lạc bộ Ba Lan, các nhóm truyền thống Sioux hoặc là Cherokee và có cả làng người Đức di cư mang theo tập tục của mình. Ngay cả các người gốc Do Thái từng trốn chạy thời quốc xã cũng biết nguồn gốc của họ. Tuy nhiên hậu duệ người nô lệ thì không biết. Cô sinh viên rất muốn biết liệu tổ chức một lễ hội truyền thống như Xhosa có phải từ cái ràng buộc tình quê hương của mình hay là tổ chức lễ hội Bantu, hoặc là Wolof mới đúng? Cô không bao giờ biết được.

Với cô chiếc Radio là con đường ngắn nhất tiếp cận cảm giác của trống vắng. Ở phương tiện truyền thông có các đài phát thanh Ethiopy, Somalia, Kenya cho người da đen như ông Barack Obama. Là những người da đen thế hệ có cha mẹ hoặc chính mình là người tự do đặt chân lên đất Mỹ trong một ngày còn nhớ được, sẽ biết nguồn gốc mình từ đâu. Barack Obama cũng như Ronald Reagan có thể làm một chuyến du lịch về quê cha đất tổ của mình. Nhưng hậu duệ các người nô lệ nhìn sang dải đất Phi Châu chỉ thấy một khoảng trống đen vời vợi.

Cô sinh viên ở Iowa phát âm tuyệt vời tiếng Anh giọng Mỹ; dĩ nhiên là cô nói được như vậy. Nhưng mà cô không có một đài phát thanh với ngôn ngữ quê nhà, bởi vì cô không biết tổ tiên của mình, những người đến đặt chân lên một hải cảng Mỹ nào đó như thú vật ở thế kỷ 18 hoặc là 19 từng nói thứ tiếng gì.

Thầm khen

John Edgar Wideman từng viết trong tiểu luận "Thầm khen" về sự đặt chân lên nước Mỹ này như sau: "Chúng tôi trần trụi bị xích chung với người khác cũng trông giống như mình và chúng tôi cảm giác được cái nhìn vô cảm của những người lạ mặt dã man kia, nhưng người trông không giống chúng tôi, xử sự hoàn toàn khác hẳn và tồi tệ nhất là nói một thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ".

Wideman tốt nghiệp Oxford và là một văn sĩ thành danh, cha ông là nhân viên tài chính; nhưng cũng như cô sinh viên, Wideman không biết gì về gốc gác của mình. Ông chỉ biết, có một ngày gia đình ông rơi vào tay bọn buôn nô lệ rồi được chở sang Mỹ giao cho bọn buôn nô lệ khác. "Trong tai chúng tôi là cái ngôn ngữ lộn xộn, như cái ra-ra-rah của người man rợ. Họ ra lệnh bằng cách đánh đập, gào thét, xô đẩy, ra điệu bộ thô bỉ. Chúng tôi phải mạo hiểm cố hiểu họ bằng tính mạng và thân thể của mình xem họ chửi rủa và cư xử thô bạo có ý gì. Chúng tôi hiểu ra rằng mình đang phải học một ngôn ngữ mới trong hoàn cảnh khốn nạn.

Chúng tôi biết thế nào là sỉ nhục nếu cái ngôn ngữ chính của mình hoàn toàn vô dụng. Chuyện học mới và phải quên đi cái cũ kia trở thành sự câm nín, trong chính cái đầu của mình, chính là chỗ mà chúng tôi cố nhớ rằng quê hương mình ở đâu, mình là ai trước khi bắt đầu có khúc rẽ cuộc sống kinh khủng này? Vì sợ chết nên phải nôn ra những chữ đầu tiên của thứ ngôn ngữ mới, vì sợ chết nên tự chà đạp tôn nghiêm và bản sắc của chính mình ư? Chấm dứt sự câm nín theo kiểu này đồng nghĩa với đầu hàng, chấp nhận quyền lực của kẻ lạ, chấp nhận cho họ tư hữu một người, toàn quyền sinh sát một người chăng? "

Chẳng ai nói "Người Mỹ gốc Âu"

Wideman sở hữu một ngôi nhà nghỉ mát bên bờ hồ tại Maine và trong sự tĩnh lặng nơi đó ông cố tìm một con đường biểu lộ cảm xúc và sự hồi tưởng mang tính cách tập thể của những người nô lệ bằng cái ngôn ngữ lạ lẫm là tiếng Mỹ. Đó là sự hồi tưởng của hàng ngàn câu chuyện kể về sự bất công, sát nhân kiểu Lynch [1], đe dọa và phá rối. Sự hồi tưởng không thuyên giảm sau 5 thập niên khi quyền công dân cho người da đen được hoàn toàn tôn trọng, sự hồi tưởng cũng không thể tan biến chỉ vì bây giờ họ có một vị tổng thống người da đen. Barack Obama cũng không thể xem chuyện vô-quê-hương là không khí.

Hậu duệ người nô lệ đã nhận được tất cả quyền công dân và cơ hội, nhưng họ vẫn là "Afro-Americans" - Người Mỹ gốc Phi - một nhóm dân đặc biệt có tình trạng bên lề được tô chân qua khái niệm này. Chẳng có ai nói "Euro-Americans" cả. Chỉ có người Mỹ từ Ba Lan, hoặc là Bắc Âu, Đức, Nga. Bên dưới chữ bình diện khái niệm "Latino" là các cộng đồng Cu Ba, Mễ Tây Cơ hoặc là Puerto Rico, là những cộng đồng xem trọng việc bảo tồn bản sắc. Và nhóm người "Native Americans" là người Kiowa, Apache, Shoshone.

"Afro-Americans" là những người Mỹ duy nhất chưa từng là ai khác mà cũng sẽ không bao giờ là ai khác. Nước Mỹ là nhận diện duy nhất của họ. Mặc dù họ bắt đầu phát triển hình tượng Mỹ riêng của mình trong âm nhạc, khiêu vũ, thể thao và trong văn học, nhưng những thứ này cũng không thay thế được che chở ấm áp mang lại tri thức về nguồn gốc bản sắc, về cơ đồ được ca ngợi, về tiếng nói của quê hương mình.

Chỉ còn thân phận nô lệ

Hậu duệ của người nô lệ đã bị xích chặt vào nước Mỹ. Hiến pháp nước Mỹ và một nhà nước Mỹ pháp quyền, tòa án Mỹ và cảnh sát Mỹ chính là quê hương duy nhất của họ, chính là các chủ thể bỏ rơi thân phận nô lệ của họ. Chính từ lý do này người da đen ở Ferguson và St.Louis và ở những nơi khác trên nước Mỹ quá nồng nhiệt và cương quyết yêu sách chỉ một điều: đó là công lý!

Một viên cảnh sát da trắng biết rõ gốc gác của mình, bắn chết một người da đen chỉ có nước Mỹ. Bất kể ai có lỗi ai không - một tình cảnh như vậy khơi động ngay tâm hồn hậu duệ người nô lệ. Cái tự do kiểu Mỹ trong tiềm thức của họ nhiều thế hệ nay là sự tự do người d đen bị truy bắt, bị đàn áp, bị buôn bán, bị giết hại. Tin tưởng vào cái tự do Mỹ bình thường như người da trắng vẫn có, là những người có thể truy tìm gia phả cho đến lúc "Mayflower" và thông thường có thể truy tầm ngược lại kỹ càng hơn nữa, đối với hậu duệ người nô lệ phải cần một thời gian dài.

Nhưng mà "Justice", chính là sự công bằng ở pháp luật, chính trị và lịch sử là những điều họ ao ước. Những thứ này chính là quê hương phi vật chất của họ. Nếu người Ý hoặc là người Đức khắc cốt ghi tâm một Sicilia truyền thống, một vẻ đẹp thơ mộng Bayern, thì hậu duệ người nô lệ đứng vào vị trí việt vị. Các bản án tòa Mỹ cũng như các các tu chính hiến pháp chính là quê hương của họ.

Họ đã tranh đấu các điều khoản công dân này bằng các phong trào đấu tranh nhân quyền dai dẳng và đáng lưu ý, là các quyền công dân đã ít nhất mang lại được cho những người "Afro-Americans" một ít tôn nghiêm tối thiểu làm người và họ sẽ tranh đấu bảo vệ cái quyền làm người này với bất cứ người Mỹ nào khác. Ngôn ngữ mẹ đẻ tiền nhân của họ, họ sẽ không bao giờ biết được. Nhà nước Mỹ pháp quyền xây dựng trên ý tưởng của nhà tranh đấu cho nhân quyền Martin Luther King hoặc là Rosa Parks là quê hương duy nhất của họ mà họ có thể vui mừng hân hoan.


(* theo "Die Schwarzen sind gefangen in der Heimatlosigkeit (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article131537131/Die-Schwarzen-sind-gefangen-in-der-Heimatlosigkeit.html)")



----chú thích:
[1]: sát nhân kiểu Lynch = Lynching - xem Wiki ở đây (http://en.wikipedia.org/wiki/Lynching).