PDA

View Full Version : Xứ chuột túi



LXD
09-13-2014, 07:59 AM
Melbourne là thủ phủ của tiểu bang Victoria , nước Úc . Thành phố trang nhã , nhiều cây xanh và công viên cùng với những công trình kiến trúc cổ điễn và hiện đại được kết hợp hài hòa .


http://www.youtube.com/watch?v=RLOsQViPLhw

LXD
09-14-2014, 06:20 AM
Nếu bạn du lịch đến xứ chuột túi lần đầu tiên , có bốn điều bạn phải luôn ghi nhớ :

Thứ nhất , xứ chuột túi ở phía nam ban cầu nên rất nghịch mùa . Tháng bảy ở xứ chuột túi là giửa mùa đông và dù chẳng bao giờ có tuyết như ở Mạc tư khoa , nhưng rất giá rét . Nhớ mang theo đủ áo ấm , mũ , tất len để có cái mà chống rét lúc rời khỏi máy bay .

Thứ nhì , xứ chuột túi chạy xe trái chiều nên khi ô tô dừng lại , bạn mở cửa bên trái để xuống xe chứ không phải cửa bên phải như thói quen từ trước đến giờ , trừ khi bạn muốn biết nhà thương xứ chuột túi ra sao . Nhớ nhá , luôn luôn xuống xe phía cửa trái .

Thứ ba , xứ chuột túi không có văn hóa cho tiền típ . Thói quen cho tiền típ thật hậu hỷ khi bạn thấy được phục vụ chu đáo , đôi lúc làm bạn trở thành kẻ hợm hỉnh thích khoe của dưới con mắt dân xứ chuột túi . Một nơi duy nhất bạn muốn cho bao nhiêu tiền típ cũng được là trong những hộp đêm đèn mờ .

Thứ tư , dân xứ chuột túi rất cởi mở và hiếu khách nhưng lại cực kỳ bảo hoàng . Bạn phải nhớ tuyệt đối không được bình phẩm nầy nọ hay chỉ trích nữ hoàng của họ , trừ khi bạn muốn biết phòng cấp cứu ở xứ chuột túi hiện đại đến cỡ nào .


http://nickbaines.files.wordpress.com/2009/07/queen-elizabeth-ii.jpg

Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị

LXD
09-15-2014, 05:24 AM
Sydney là thủ phủ của tiểu bang New South Wales . Sydney là thành phố lớn và đông dân nhất , là trung tâm tài chính thương mại lớn nhất nước Úc . Sydney Opera House và Harbour Bridge là hai công trình kiến trúc biểu tượng cho nước Úc .



http://www.youtube.com/watch?v=QA_SY4b1tNI

LXD
09-16-2014, 08:25 AM
Tiếng Anh được dùng rộng rải ở xứ chuột túi . Tuy nhiên , dù cho bạn có bằng cữ nhân Anh ngữ nhưng chưa chắc bạn nghe và hiểu nổi tiếng Anh ở xứ chuột túi . Một phần vì cách phát âm của họ hơi lạ , phần nữa là họ dùng rất nhiều tiếng lóng . Sau đây là đoạn clip ngắn giúp bạn khỏi phải bỡ ngỡ trong những tình huống thông thường nhất .



http://www.youtube.com/watch?v=nDWsVXurkj8

LXD
09-17-2014, 07:17 AM
Xứ chuột túi có tên chính thức là Commonwealth of Australia , chiếm trọn một lục địa , đứng hàng thứ sáu trên thế giới về diện tích nhưng chỉ có 23 triệu dân (năm 2014) . Tên gọi Australia khởi nguồn từ tiếng Latin australis , chỉ về phương nam .

Từ thời khai thiên lập địa khoảng 50.000 năm trước , đã có người thuộc giống dân Polynesians đến sinh sống trên lục địa châu Úc . Họ chỉ săn bắn và hái lượm , sống rải rác theo từng bộ tộc và nói hơn vài trăm ngôn ngữ khác nhau . Mãi đến thế kỷ thứ 17 những nhà thám hiểm châu Âu mới biết đến lục địa châu Úc và gọi những cư dân ở đây là Aborigines , theo nghĩa Latin là người nguyên thủy .

Cuối thế kỷ thứ 18 , người Anh tuyên bố chủ quyền ở vùng đất phía đông châu Úc và đưa một hạm đội 11 chiến thuyền cùng với 1500 người đến đấy để thành lập thuộc địa mới . Người Anh gọi nơi ấy là bến cảng Jackson , hiện nay là Sydney Harbour, trung tâm thành phố Sydney . Trong thế kỷ sau , nước Anh chỉ đưa tù nhân đến châu Úc cho đến lúc những cơn sốt đi tìm vàng thúc đẩy , nhiều tần lớp người Anh và châu Âu tự tìm đến lục địa châu Úc với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn . Đến cuối thế kỷ thứ 19 , người Anh đã thành lập được 6 thuộc địa riêng biệt trên châu Úc và đến ngày 1 tháng giêng năm 1901 , cả 6 thuộc địa liên minh để thành lập liên ban tự trị lấy tên là Commonwealth of Australia .



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2c/Sydney_Harbour_pano_at_night.jpg/650px-Sydney_Harbour_pano_at_night.jpg

Bến cảng Jackson ngày nay.


o0o



http://www.youtube.com/watch?v=2qlTQorAigA



Cư dân đầu tiên đến từ châu Phi

tà áo xanh
09-17-2014, 12:33 PM
G'day mate!
How ya goin?


Chào LXD, xem những phim ngắn về đất nước Úc, mình có chút hiếu kỳ nhỏ, không rõ LXD có đang định di dân sang Xứ chuột túi sinh sống không để TAX còn... dàn chào, à không, đón chào. Đùa cho vui chọc ghẹo LXD chút thôi.

Một trong những từ lóng hiện đại nhất, hiện phổ biến trên toàn cầu, xuất hiện đầu tiên ở Úc, là từ ' Selfie ' - dịch qua tiếng lóng của tiếng Việt là ' tự sướng ' (self photography)

Sống lâu quen dần với âm hưởng giọng nói rặt ' Aussie ' nên khi nghe giọng nói trong phim LXD mang vào nhận ra lâu nay đã không còn thấy lạ lẫm hay thấy nặng tai với lối phát âm Úc thòi lòi này nữa mà trái lại đã quá quen thuộc và thân thương. Nhiều người Việt tị nạn thế hệ thứ nhất cũng thích tập nói tiếng Anh theo phát âm giọng Úc, đôi khi nghe họ trò chuyện với người bản xứ, thấy hay hay lắm về một sự cố gắng hội nhập và hoà đồng dễ thương.

Từ ' d u n n y ' tiếng lóng chỉ nhà vệ sinh (restroom) và thú vị hơn nữa là được dùng khá nhiều như là một tĩnh từ để chỉ một sự việc / công việc / người nào đó / câu chuyện nào đó / nơi chốn nào đó v.v... có mức độ tề tệ (một cách nói bình dân).

Ghé qua, để lại vào dòng với LXD vì chủ đề ' Xứ chuột túi ' ngồ ngộ.



Ngày vui hí.
' Don't forget to bring your Cossie to the Barbie this Arvo ', nhớ bài không :-) Cacha later.

LXD
09-18-2014, 08:43 AM
Chào TAX
Câu hỏi của TAX mình chưa bao giờ nghỉ đến nên không biết phải trả lời ra sao . Nhưng mình hy vọng sẽ có cơ hội để làm một cuộc du hành từ bờ đông qua đến bờ tây xứ chuột túi .
Chúc TAX vui vẽ .

o0o

Tính bình quân ở xứ chuột túi , mỗi người được hưởng 3 con chuột túi và 4 con trừu . Bạn sẽ thấy những con chuột túi dễ thương hiền hòa trong vườn thú hay những nơi có nhiều du khách đến thăm . Thực sự chuột túi có cuộc sống vô cùng khắc nghiệt nơi hoang dã , phải thích nghi để sinh tồn trên những sa mạc khô cằn nên trung bình nó chỉ sống được 6 đến 8 năm . Khi được nuôi trong vườn thú , chuột túi sẽ sống lâu hơn , có khi đến 20 năm .

Chuột túi đỏ (vì con đực có bộ long màu đỏ) là giống lớn nhất , khi đứng thẳng cao đến gần 2 thước , nặng khoảng 90 ký lô .



http://www.youtube.com/watch?v=4DZnx1mGyq4

LXD
09-23-2014, 12:00 AM
Động vật hữu nhũ chia ra làm ba lớp : lớp thượng đẳng (placentals) đẻ con hoàn chỉnh , lớp trung đẳng (marsupials) có thai kỳ rất ngắn đẻ con chưa hoàn chỉnh và có túi trước ngực để ấp con , lớp hạ đẳng (monotremes) đẻ ra trứng đến khi nở nuôi con bằng sửa . Lớp có túi và đẻ trứng chỉ có ở châu Úc và nam Mỹ .

Kangaroo thuộc lớp có túi (marsupials) khi đẻ ra chỉ ngắn như một lóng tay , chân sau và đuôi chưa phát triển trông như những cái nụ .


http://www.youtube.com/watch?v=MQ_eeDvCo8U

LXD
09-24-2014, 03:45 AM
Xứ chuột túi theo chế độ quân chủ lập hiến với nữ hoàng Elizabeth đệ nhị (dòng họ Windsor hoàng gia Anh) là người đứng đầu nhà nước. Nói theo phái chính trị hàn lâm , xứ chuột túi là một trong 16 nước chư hầu trong Khối vương quyền Anh cát lợi (Commonwealth realm) .

Vì quá xa xôi nên Nữ hoàng phải cử một viên Toàn Quyền đến xứ chuột túi để tiện việc cai trị . Là người đại diện cho nữ hoàng nên viên toàn quyền được hiến pháp xứ chuột túi dành cho những quyền hạng rất lớn : là chỉ huy tối cao của quân đội , có thể nhân danh nữ hoàng để tuyên chiến với nước thù địch , là người có thể chỉ định , cách chức thủ tướng hay giải tán chính phủ dân cử (điều nầy đã từng xảy ra trong lịch sữ xứ chuột túi).

Nhờ quyền lực phủ quyết nầy , viên toàn quyền đã giử cho xứ chuột có nền chính trị rất ổn định , tránh những cuộc đảo chính tào lao để tranh giành ghế thủ tướng vì chẳng ai được làm thủ tướng nếu không được viên toàn quyền sắc phong .

Hằng năm dân chuột túi làm lể mừng sinh nhật nữ hoàng Elizabeth đệ nhị vào đầu tháng 6 , dù nữ hoàng sinh vào tháng 4 . Để đáp lại , nữ hoàng luôn có thông điệp cho thần dân chuột túi của bà vào những dịp lễ trọng đại , đồng thời tuyên dương và ban chiếu chỉ khen thưởng cho những ai đã tận tụy chăm chỉ góp phần làm hưng thịnh đế chế của bà .

Ngoài ra , nếu sống đến 100 tuổi hay những cặp nào đã ăn đời với nhau được 60 năm sẽ được nữ hoàng gửi thiệp mừng . Điều nầy không chỉ là đặc ân riêng cho dân xứ chuột túi mà cho tất cả thần dân trong các nước thuộc Khối vương quyền của nữ hoàng .



http://www.royalcentral.co.uk/wp-content/uploads/2013/06/medium_2371000336.jpg

Thiệp chúc mừng của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị gửi cho thần dân .

o0o

Đến bây giờ (2014) , cụm từ 'Her Majesty's subjects' vẫn chính thức được dùng để chỉ người dân sống trong lảnh thổ Khối vương quyền , dịch sát nghỉa phải là 'thuộc dân của Nữ hoàng' chứ không phải 'thần dân của Nữ hoàng' như đã dùng trong loạt bài nầy .

Chính điều nầy đã thúc đẩy phe cấp tiến và phe cộng hòa thành lập mặt trận để đấu tranh đòi bải bỏ chế độ quân chủ lập hiến , sửa đổi hiến pháp để dân chuột túi thôi làm thuộc dân (subject) mà trở thành công dân (citizen) của nhà nước cộng hòa (republic) và bầu ra tổng thống (president).

Trong cuộc vận động trưng cầu dân ý năm 1999 , phe cộng hòa với khí thế thắng áp đảo đã mạt sát phe bảo hoàng là đến thời đại nầy chỉ những tên óc ngắn mới để cho người ta gọi mình là 'Her Majesty's subjects'.

Phe bảo hoàng chẳng dám hó hé , đợi đúng ngày lẳng lặng đi bỏ phiếu . Đến lúc kết quả cuộc trưng cầu dân ý được công bố , phe bảo hoàng mới đáp trả 'Óc ngắn nhưng chúng tớ đông hơn '.

LXD
09-25-2014, 03:25 AM
Cuối tháng 9 , xứ chuột túi tiết trời đang vào mùa xuân , ngày có nắng ấm , ngày có gió se lạnh đang xen nhau .

Những cây đào ven đường hay trong sân nhà chớm bung nụ và sẽ nở rộ trong tháng tới đây thôi . Nhưng đấy không phải là tất cả của mùa xuân phương nam . Còn phượng tím nữa . Những cây phượng tím lặng lẽ rủ bóng quanh năm chỉ chờ mùa xuân để ra hoa .

Nhưng không như màu hoa phượng đỏ rực của mùa hè làm lòng người sôi động , màu tím ngát của hoa phượng làm cho người ta chợt đôi khi thấy bân khuân và xao xuyến trước mùa xuân .


http://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/03/b9/ee/a5/grafton-jacaranda-trees.jpg (Tripadvisor)


Có những buổi sáng bước ra khỏi cửa để thấy con đường trước nhà phủ kín một màu hoa tím .


http://images.brisbanetimes.com.au/2010/11/10/2037114/IMG_0096-600x400.jpg (Brisbanetimes)


Màu phượng tím sẽ mãi còn lại trong ký ức khi nhớ lại mùa xuân ở phương nam .


http://thepocketissue.files.wordpress.com/2013/12/1469934_10153484220180262_1497954482_n.jpeg (Thepocketissue Blog)


o0o


http://www.art-in-tropical-australia.com/images/THjacaranda550.jpg


Phượng tím trong tranh của Tania Heben (Queensland)

LXD
09-27-2014, 09:16 AM
Thảm thực vật xứ chuội túi có thể phân ra làm hai : cây cỏ bản địa đã có mặt trên lục địa nầy từ thời xa xưa và cây cỏ do người Âu châu du nhập vào sau thế kỷ 18 .

Hoa bản địa không đẹp rực rở nhưng rất thu hút bởi nét mạnh mẽ vì có những loài mọc hoang dã ở vùng đất khô cằn . Có một số loài hoa tỏa hương thật đặc biệt như hoa keo vàng hay có mùi mật như hoa khuynh diệp trắng . Bước vào tiệm hoa , bạn hỏi mua 'native flower' thì sẽ được giới thiệu một lẳng hoa đại loại như thế nầy .

http://www.flowersforeveryone.com.au/images/products/large/cottage-native-basket-basket-flowers.jpg
Bạn cũng có thể hỏi mua hoa bản địa có hương thơm và tuy không đẹp nhưng để trong nhà sẽ làm bạn cảm thấy thật dễ chịu với mùi hương thanh thoát .


http://www.flowersforeveryone.com.au/images/products/large/native-flower-box-arrangement.jpg

Một khi đã yêu thích hương vị của hoa bản địa , bạn có thể mua những túi thơm gồm có hoa và lá khô (như tràm trà và khuynh diệp) để mang về sau chuyến du lịch . Riêng với dân chuột túi , những túi thơm ấy là một phần không thể thiếu được khi họ phải đi xa nhà , nó nhắc nhớ một vùng đất hiền hòa và an lành nơi phương nam .

LXD
09-29-2014, 02:02 AM
Nếu bạn đến xứ chuột túi để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc hiện đại hay kỳ vĩ , hoặc để mua sắm cho thỏa thích thì bạn sẽ thật sự thất vọng vì những thành phố lớn ở xứ chuột túi tuy có khang trang , có mang nét cổ kính nhưng không thể sánh được với Paris hay New York . Đến với xứ chuột túi , bạn sẽ cảm nhận được một lối sống ung dung tự tại , gần gủi với thiên nhiên và lối giao tiếp thật bình dị của người dân ở đây .

Nếu bạn không thích những chuyến du ngoạn có phần gò bó (vì là thương mại) dành cho khách du lịch , bạn có thể nhẫn nha rời khỏi trung tâm thành phố bằng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt , xe lửa và đặc biết hơn hết là xe điện (chỉ có ở thành phố Melbourne) . Bạn yên tâm khi đi một mình vì trị an ở xứ chuột túi rất tốt và mọi người sẽ hết lòng giúp đở nếu bạn gặp phải tình huốn khó khăn , ngay cả khi bạn không nói thạo tiếng Anh vì theo thống kê một phần tư dân chuột túi là góc người di dân và nói tiếng Anh ba rọi .

Trước khi đi , bạn đến quầy hướng dẫn du lịch để được chỉ dẫn tường tận về cách xử dụng phương tiện giao thông công cộng , được giới thiệu những địa điểm để tham quan kèm theo với tờ hướng dẫn , bản đồ du lịch . Tất cả dịch vụ trên đều miễn phí (kể cả bản đồ du lịch) và bạn tuyệt đối không đưa tiền típ , bạn chỉ cần đáp lại với một lời cảm ơn chân thành là đủ .


http://www.visitvictoria.com/~/media/Buttons/vicbutton-238x60.jpg

Dấu hiệu để nhận ra quầy hướng dẫn du lịch . Bạn sẽ thấy ngay từ sân bay , trung tâm thành phố và những địa điểm du khách thường đến tham quan .


http://www.abc.net.au/reslib/201207/r966357_10434977.jpg

Và cả trên bản chỉ đường .



http://getconnected.dnsw.com.au/multimedia/ATDW_Large_Landscape__9256453_ED30_Kings_Cross_Kio sk_Photo.jpg

Một quầy nhỏ ở khu ăn chơi nỗi tiếng Kings Cross , thành phố Sydney .


o0o

Theo sự chỉ dẫn , bạn ra nhà ga và chỉ cần 30 phút ngồi trên xe lửa bạn sẽ đến một vùng biển nước xanh vắt với bải cát trắng xóa . Nếu không muốn tắm biển , bạn có thể đi dạo dọc theo bờ biển và ăn trưa ở những quán bình dân quanh đấy . Giá cả được niêm trên bản để bạn có thể chọn lựa và biết mình phải trả bao nhiêu . Một tách cà phê và một xuất ăn trưa nhẹ chỉ vào khoảng 15 đô , dĩ nhiên bạn không phải trả tiền típ .

Không có gì để bạn phải vội vã và có thể bạn sẽ chẳng thấy một điều gì đáng để gây ấn tượng , nhưng đây mới chính là một trải nghiêm thú vị trong chuyến du ngoạn . Bạn cứ để thời gian trôi chậm rải , tha thẫn đi theo những con đường nhỏ tĩnh mịch của phố biển , ngắm nhìn và chụp những khung ảnh bình dị . Có thể bạn sẽ dừng lại ở một quán cà phê trong thật cũ kỷ vì đã có lâu đời . Người chủ quán sẽ rất vui khi được dịp kể cho bạn nghe về lai lịch của quán ấy và bạn không nhất thiết phải mua cà phê .

Khi đã thấy đủ hoặc trời sắp về chiều , bạn theo lối cũ ra ga để đón xe lửa trở về trung tâm thành phố . Giá vé xe lửa rất rẻ so với taxi , vé đi trọn ngày chỉ vào khoảng 10 dến 15 đô và bạn muốn đi bao nhiêu chuyến tùy thích .


http://www.family-getaways-melbourne.com/images/patrol-the-beach-at-frankston-600_1386990540_124.180.47.110.jpg
Bải biển Frankston cách trung tâm thành phố Melbourne 40 Km .


(Tất cả hình ảnh được trích từ mạng)


o0o

Những vùng biển quanh vịnh Port Phillip (bang Victoria) : Anglesea , Frankston , Sorrento , chuyến phà băng qua vịnh và đàn chuột túi ung dung trong sân gôn Anglesea .




http://www.youtube.com/watch?v=bG8eh3TME3k

LXD
09-30-2014, 08:58 AM
Cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 , các thành phố lớn ở xứ chuột túi đều có tramway (còn được gọi là tram cho gọn) , là toa xe chạy trên đường sắt và được kéo bằng ngựa . Sau đấy các kỹ sư thay ngựa bằng máy hơi nước nhưng đấy không phải là một biện pháp thực dụng .

Chỉ đến khi được gắng động cơ chạy bằng điện , xe điện mới thực sự trở thành một phương tiện giao thông công cộng tiện ích , nhưng đã hơi trể vì mọi người đã quen xử dụng xe buýt và hệ thống xe lửa . Từ giửa thế kỷ 20 , các thành phố đều lần lược cho hệ thống xe điện nghỉ hưu , trừ thành phố Melbourne là nơi duy nhất trên xứ chuột túi còn giử lại hệ thống xe điện cho đến ngày hôm nay (2014).

Dân Melbourne yêu và ghét xe điện . Yêu vì nó là biểu tượng duy nhất để thành phố nầy ngẩn mặt với đời , trong khi Sydney có nhà hát con sò và cầu Harbour thì Melbourne không có công trình kiến trúc nào đáng kể . Có thể bạn thắc mắc , xe điện có gì lạ vì nhiều nơi trên thế giới vẫn có .

Đúng là nhiều nơi có hệ thống xe điện , nhưng hệ thống xe điện của thành phố Melbourne đứng đầu thế giới với chiều dài tổng cộng 250 Km , vượt mặt St. Petersburg (240 Km) , cả Berlin (190 Km) và cả Moscow (181 Km) . Dân Melbourne chuộng nhất là xe lửa rồi đến xe điện , cuối cùng là xe buýt .

Còn ghét vì xe điện làm cản trở lưu thông , nhất là ở những đường phố nhỏ . Không có gì thảm hại hơn là cảnh tượng một chàng trẻ tuổi chở một cô gái đẹp trên chiếc xe thể thao hào nhoáng , phải chạy rề rề theo sau chiếc xe điện chẳng hơn gì một ông cụ 80 đang cầm lái . Ghét xe điện là vì thế đấy .

Nếu bạn đến thăm Melbourne , bạn sẽ thấy nhiều ngã tư có tấm biển báo như sau : 'Quẹo phải từ lề trái' . Một phương cách quẹo rất phiền toái và có tên gọi là quẹo móc câu (hook turn) .

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b2/Hook_Turn_Sign_Melbourne.jpg/220px-Hook_Turn_Sign_Melbourne.jpg


Xin mời bạn xem đoạn clip sau đây để thấy rỏ sự phiền toái khi quẹo móc câu , ngay cả lúc đường vắng xe bạn vẫn phải tấp vào lề trái để chờ đèn đỏ mới được quẹo . Tất cả chỉ để nhường đường ưu tiên cho xe điện .



http://www.youtube.com/watch?v=qoUPGLn38-A

mờ mờ
09-30-2014, 08:43 PM
LXD có ghé qua thăm Melbourne rồi phải hong nè vì có vẻ rành xứ này lắm à nghen? Hồi xưa xửa xừa xưa mm ưa thích ngồi xe tram điện lắm, được thả hồn lắc lư theo con tàu và tiếng chuông leng keng vui tai. Có lần cô bạn từ Darwin dọn xuống Melbourne ở, lái chiếc mui trần chở mm dạo quanh đường phố, ngang qua đường có xe điện đang ngừng đón khách mà không biết luật nên dọt xe chạy thẳng luôn chứ hong ngừng nhường. Làm mm hú tim lần đó hết dám ngồi xe cho nàng đưa đón nữa hihi...

LXD
10-01-2014, 05:04 AM
Hồi xưa xửa xừa xưa mm ưa thích ngồi xe tram điện lắm, được thả hồn lắc lư theo con tàu và tiếng chuông leng keng vui tai.
Mờ Mờ
Rành rẽ vì nhờ google và street view đấy MM , không có gì tài gỏi đâu . Mà ngày xưa ấy của MM là khoảng năm nào vậy hở ?

o0o

Nhân đây cũng xin thông báo cùng mọi người : tất cả dữ kiện , thống kê , số liệu dùng cho loạt bài nầy đều lấy từ trên mạng ( cơ quan chính phủ , cơ sở du lịch , wikipedia v.v.. ) và đương nhiên không thể tránh khỏi những sai sót do vô tình hay cố ý nên ai mà nhắm mắt tin theo nhỡ có bị gì thì ráng chịu .

mờ mờ
10-01-2014, 08:48 PM
Là mấy năm đại học đó LXD. Phải đón xe lửa đi city loop, leo lên ở trạm Museum (giờ hình như là Melbourne Central) rồi bắt xe điện lắc lư lên con dốc Swanton St. đến trường.

LXD
10-02-2014, 07:45 AM
Mờ Mờ
Mình đoán ra lúc ấy MM theo học tại trường đại học Melbourne , không đúng MM cũng phải nhận đúng để mình khỏi bị quê .

o0o

Đôi khi bạn sẽ thấy một chiếc xe điện màu xanh lá trong rất cổ lổ chạy trên đường sắt . Đấy là loại xe điện xuất xưởng từ những năm 1950 (loại W) và đến nay vẫn còn chạy tốt , chỉ tội là nó không có máy điều hòa và hơi bị dằng xóc .


http://images.smh.com.au/2010/01/22/1059994/wbTRAMw-600x400.jpg


Cùng một loại xe điện cổ ấy nhưng được sơn màu rượu chát , dùng để chạy quanh trung tâm thành phố và hoàn toàn miễn phí . Bạn lên xe ngồi một vòng khoảng 45 phút , xe sẽ đưa bạn trở lại chốn cũ . Dĩ nhiên bạn có thể xuống bất cứ trạm nào mà bạn muốn và trên xe luôn có người để hướng dẫn cho bạn vì mục đích chính của dịch vụ nầy nhắm vào du khách .


http://www.thecollectormm.com.au/gallery/photography/Trams/slides/CityCircle2.jpg


Đi xe loại cổ , khi muốn xuống trạm bạn phải kéo sợi giây chuông để báo cho lái xe biết trước . Đầu toa xe là cửa mở sang buồn lái , vì xe điện có hai buồn lái ở hai đầu nên đến cuối lộ trình người lái xe sẽ từ buồn lái đầu nầy đi sang buồn lái đầu kia , sau đấy xe chạy ngược .

http://3.bp.blogspot.com/-Itr52DJHylo/T1nS5CjfB9I/AAAAAAAAFJM/HFyz73I-sO0/s400/What0541.JPG


Một chiếc xe điện cổ bị phế thải có giá bán thanh lý từ 2000 đô . Chịu khó tìm trên eBay bạn sẽ gặp giá rẻ bất ngờ . Bạn có thể mua về để sau vườn nhà để làm nơi thư giản , nhâm nhi cà phê và khách đến nhà bạn chơi sẽ tròn mắt thán phục . Mang xe điện ra khỏi xứ chuột túi bạn cần phải có giấy phép dù là xe phế thải .


http://3.bp.blogspot.com/_fySUlTKhlZs/TH9M7Pk9_6I/AAAAAAAAFds/1wZUv6_A-JU/s200/IMG_0591.JPG


Nếu có đầu óc kinh doanh bạn có thể cải biến xe điện cổ thành quầy bán cà phê , hay khách sạn nhà nghỉ v.v..


http://2.bp.blogspot.com/-2i4JCSqGPDE/TaJIBnJ3WLI/AAAAAAAABfA/zxeEyb26gC4/s640/IMG_0045.JPG


Chúc bạn vui vẽ với xe điện của thành phố Melbourne .



http://www.youtube.com/watch?v=JZ9qmgDoHP0

LXD
10-04-2014, 07:18 AM
Tuy quốc hoa của xứ chuột túi là Golden Wattle (hoa keo vàng , cây bản địa ) nhưng cây khuynh diệp mới thực sự là biểu tượng của xứ sở nầy .

Khuynh diệp (Eucalyptus) là một chi trong họ Sim (Myrtaceae) , bà con rất gần với ổi , tràm , vối . Khuynh diệp có từ dạng bụi lùm cao không đến 1 m đến cây cao hơn 80 m . Khuynh diệp có hơn 700 loại khác nhau và đến 90% là cây bản địa của lục địa Úc châu . Như vậy thế giới chỉ biết đến cây khuynh diệp sau thế kỷ 18 còn trước đấy thì không .

Khi còn bé , cây khuynh diệp cho lá tròn rất xinh xắn lại còn có mùi hương nên thường được ghép chung vào những lẳng hoa như một loại lá làm nền . Khi trổ mã , cây khuynh diệp thôi ra lá tròn mà thay vào đấy là loại lá dài và nhọn . Lá khuynh diệp chứa lượng tinh dầu rất cao , ngay cả khi đã khô héo nên rất dể bắt lửa gây nạn cháy rừng .


http://2.bp.blogspot.com/-IbpqXP8Zrt8/Twx1ORjVBWI/AAAAAAAABPo/Mq13FsMgsbc/s400/Eucalyptus+ficifolia+foliage.JPG

Lá bị nghiên đúng như tên gọi khuynh diệp


Mỗi loài khuynh diệp có thời điểm trổ hoa rất khác nhau chứ không theo mùa nhất định , có thể vào tháng 2 , tháng 4 , tháng 10 . Hoa khuynh diệp không có cánh hoa , chỉ có cuốn hoa và nhụy hoa . Hoa chứa khá nhiều mật thu hút các loài ong và đôi khi có mùi hương . Bạn nhìn thấy những chùm hoa đỏ rực hay vàng ối trên cây , chính là do màu sắc của nhụy hoa tạo thành . Hoa có khích thước từ 1 - 4 cm tùy loại .


https://c1.staticflickr.com/7/6062/6115864947_bc05f5d89c_z.jpg

Khi còn non hoa khuynh diệp có chiếc mũ để bảo vệ cho nhụy hoa , khi hoa nở chiếc mũ bật ra và rơi xuống .


http://thumbs.dreamstime.com/x/red-flowers-gum-tree-eucalyptus-12544708.jpg



https://c2.staticflickr.com/8/7152/6616950883_a181e21d70_z.jpg

Hoa khuynh diệp nở rộ trên cây


Những cuốn hoa sau nầy sẽ thành trái dạng xơ cứng , khi chín sẽ thành dạng gỗ , nức toác ra để những hạt bé li ti (khoảng 1 mm) thoát ra ngoài . Thật khó hình dung ra một cây khuynh diệp cao 80 m lại mọc ra từ một hạt nhỏ tí ti như thế .


https://www.anbg.gov.au/cpbr/cd-keys/euclid3/euclidsample/html/images/essay_fruits.jpg

Các dạng khác nhau của trái khuynh diệp


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/53/Eucalyptus_camaldulensis_seeds00.jpg

Hạt khuynh diệp chỉ vào khoảng 1 ly


http://images.nationalgeographic.com/wpf/media-live/photos/000/585/cache/07-environment-iconic-trees-eucalyptus_58542_600x450.jpg

Khuynh diệp cổ thụ tại tiểu bang Victoria - National Geographic

o0o

mờ mờ
10-05-2014, 03:07 AM
Mờ Mờ
Mình đoán ra lúc ấy MM theo học tại trường đại học Melbourne , không đúng MM cũng phải nhận đúng để mình khỏi bị quê .

o0o

Đôi khi bạn sẽ thấy một chiếc xe điện màu xanh lá trong rất cổ lổ chạy trên đường sắt . Đấy là loại xe điện xuất xưởng từ những năm 1950 (loại W) và đến nay vẫn còn chạy tốt , chỉ tội là nó không có máy điều hòa và hơi bị dằng xóc .


http://images.smh.com.au/2010/01/22/1059994/wbTRAMw-600x400.jpg


Vậy thì mm gật đầu nhận đại cho LXD khỏi quê nhé ;)

Chiếc xe điện thời mm đến trường là chiếc này đó. Leo lên rồi là tha hồ... lắc lư con tầu đi. Giờ sinh viên tan học thì xe nào cũng chật người là người, chỉ có thể chen chân lên đứng thôi. Có lần sau một ngày thi ra, mm leo lên chiếc xe điện và chỉ có chỗ đứng. Vậy mà mới nhắm mắt để đó có chút xíu rồi mở mắt ra thì thấy mình đang được ngồi nha, lạ hong! đố LXD biết tại sao như vậy nè?

Nhắc đến cây khuynh diệp thì mm không thể nào quên được...những chùm sâu róm thật to, eo ơi ớn lắm! dù là từ nhỏ đã theo mấy anh chơi toàn với sâu bọ ong bướm. Nhớ hồi mới qua Úc đi học khóa Anh Văn trong Midway Hostel, mm hay đứng chờ mấy anh dưới hàng cây khuynh diệp, bị sâu rơi xuống cả chùm. Giờ nhắc đến cũng còn ghê...

LXD
10-05-2014, 06:49 AM
Mờ Mờ

Sợ sâu róm là nỗi sợ chính đáng ...

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0f/Sawfly_larvae_-_Pergidae_sp.jpg/220px-Sawfly_larvae_-_Pergidae_sp.jpg


Có một anh chàng thấy chạnh lòng trước cảnh cô sinh viên phải đứng chợp mắt trên chiếc xe điện đông nghẹt người nên đã đứng lên dìu MM ngồi xuống chổ của mình . Xe bồng bềnh , MM thì đang mệt , được người dìu thì ngồi xuống là một phản xạ tự nhiên thôi ... nếu L trong hoàn cảnh đấy thì L cũng sẽ làm như thế mà thôi .

LXD
10-07-2014, 03:51 AM
Nói đến khuynh diệp không thể không nói đến loài koala sống gắn bó với loại cây nầy . Vì sống trên cây nên koala thường bị nhầm lẫn là loài gấu . Thực sự koala chỉ là loài chuột túi sống trên cây .


http://koalainfo.com/koala-age/lifestyle-koala-age.jpg


Cũng như kangaroo hay bất cứ loài nào trong lớp hữu nhủ có túi (marsupial) , koala đẻ con chỉ sau 4 tuần thai kỳ nên koala con phải chui vào túi dưới bụng mẹ nằm bú sửa thêm 6 tháng mới đủ cứng cáp để ra ngoài . Khi con được 6 tháng , koala mẹ sản xuất một loại phân giàu dưỡng chất (bên cạnh phân bình thường) để mớm cho koala con ăn , trước khi tập ăn lá khuynh diệp . Khi còn nhỏ , koala con khá vụn về nên thích đeo vào lưng mẹ hơn là tự mình leo trèo , chỉ sau 12 tháng koala con mới đủ khả năng sống độc lập .


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7e/Koala_and_joey.jpg/534px-Koala_and_joey.jpg


Koala là loài thú nhỏ , thân dài khoảng 50 đến 80 cm , sống trung bình 15 năm và thức ăn duy nhất là lá khuynh diệp . Nhưng lá khuynh diệp chứa rất ít dưỡng chất nên koala phải dè sẻn năng lượng bằng cách hạn chế vận động , di chuyển chậm chạp và dành phần lớn thời gian để ngủ trên cây (20 giờ mỗi ngày). Đến lúc già , răng nhai bị mòm nên đa số koala chết vì thiếu dinh dưỡng hơn là chết vì bệnh tật .


http://www.acuteaday.com/blog/wp-content/uploads/2013/01/koala-lazing-about.jpg


Tuy sống trên cây rất cao , nhưng koala phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm như bị trăng ăn thịt hay nạng cháy rừng rất thường xuyên xảy ra vào mùa nóng . Nhưng nguy hiểm nhất là bị té từ trên cây xuống đất , điều nầy có vẽ rất nghịch lý cho loài sinh vật chuyên sống trên cây , nhưng thực tế là koala có bộ óc rất nhỏ (so tỉ lệ với thân mình) nên không được nhanh nhẹn khi leo trèo , không biết cách ứng phó với tình huống khác thường v.v... hay nói cho dễ hiểu là không được thông minh cho lắm .Tỉ lệ té xuống đất và còn đủ sức leo trở lên cây là 60% . Số còn lại sẽ làm mồi cho chó dingo hay trăng đất .


http://koalainfo.com/koala-joey/koala-joey-mother-pouch.jpg

Hình ảnh ít thấy hơn của loài koala , mang con trong túi dưới bụng .


http://dailypicksandflicks.com/wp-content/uploads/2012/06/baby-koala-clings-to-a-leg.jpg

Thói quen đeo vào lưng mẹ của koala con ngay cả khi phải xa mẹ .


Dù có như thế nào đi nữa , koala vẫn được dân xứ chuột túi yêu mến , được xem như một trong những biểu tượng của xứ sở nầy và chiếm tỉ lệ cao nhất trong những thú nhồi bông bán cho du khách hằng năm .


http://www.giftlog.com/images/koala/koala_matilda.jpg

o0o

mờ mờ
10-08-2014, 05:46 PM
Mờ Mờ

...Có một anh chàng thấy chạnh lòng trước cảnh cô sinh viên phải đứng chợp mắt trên chiếc xe điện đông nghẹt người nên đã đứng lên dìu MM ngồi xuống chổ của mình . Xe bồng bềnh , MM thì đang mệt , được người dìu thì ngồi xuống là một phản xạ tự nhiên thôi ... nếu L trong hoàn cảnh đấy thì L cũng sẽ làm như thế mà thôi .


Ô mê ly hihi... LXD đóng vai người hùng hay người ngủ gục? Còn mm là "xiu hỏi" đó. Vì cái tội ham chơi ngày hôm trước nên hôm sau mới ngất xỉu. Ai đời lễ đua ngựa của Melbourne mà phải đi thi, thi xong ra đi chơi "líp ba ga" đến khuya về ôm sách gạo bài đến sáng lại đi thi tiếp. Xui là phải thi đến hai môn, sáng 2 tiếng chiều thêm 3 tiếng, lại lười uống nước nên mới ra nông nổi ấy. Về hong dám kể ba mẹ biết luôn.


L có biết con koala tiếng Việt kêu là con gì không?

LXD
10-09-2014, 08:32 AM
Mờ Mờ

L muốn nói là mình cũng sẽ ngủ đứng như MM vậy thôi nhưng là trên xe lửa và may là chưa lần nào bị té hay xiu hỏi . Ngoài ra ngủ trong thư viện cũng là một cách phục hồi năng lượng mau chóng nhất , chỉ cần một chòng sách đủ cao để tựa đầu vào là đủ cho một giấc ngắn , ai cười thì mình chịu , còn hơn là vào lớp ngủ gật . Không biết MM có bao giờ ngủ trong thư viện chưa ?

Tiếng Việt gọi con koala là gấu túi . hi hi . Còn con kangaroo tiếng Việt gọi là gì ?

o0o

Đến xứ chuột túi bạn chỉ cần thăm viến một vài thành phố lớn là đủ vì tất cả đều từa tựa như nhau với lối kiến trúc gần như là bản sao từ nước Anh . Những thành phố nhỏ thì bình dị hơn , phố xá yên tịnh , dân tình rất hiền hòa nhưng không có dịch vụ du lịch chu đáo như ở thành phố lớn . Nhưng bạn sẽ để lãng phí chuyến đi đến xứ chuột túi nếu bạn chưa một lần đến những khu rừng khuynh diệp hay chưa một lần băng qua vùng sa mạc của xứ sở nầy .

Xứ sở chuột túi có khoảng 1/6 diện tich là đất rừng và phần lớn là rừng khuynh diệp , còn lại là rừng keo , rừng tràm , rừng nhiệt đới . Bạn cần phân biệt giửa rừng (state forest vì do tiểu ban quản lý) và công viên quốc gia (national park) tuy cả hai nơi đều là rừng .



http://3.bp.blogspot.com/_hBPfsrI5yTA/SnlIvS-uRSI/AAAAAAAAB0Q/AWUc3n8ayto/s400/Rennick+SF.JPG


Công viến quốc gia có lượng khách khá đông , để bảo vệ môi trường thiên nhiên phải ra điều lệ khắc khe hơn so với điều lệ dành cho những khu rừng của tiểu bang . Bạn không cần xin phép để vào rừng hay công viên quốc gia , nhưng để cắm trại qua đêm bạn phải có giấy phép của cơ quan kiểm lâm và tùy theo địa điểm , bạn phải trả lệ phí hay được miễn phí . Bạn có thể lên mạng để lấy thêm thông tin , có nơi cấp giấy phép trực tuyến và bạn trả lệ phí bằng thẻ tín dụng . Bạn phải theo đúng điều lệ và chỉ dẫn do cơ quan kiểm lâm đưa ra , nhất là những nơi cấm đốt lửa dù chỉ để nấu ăn vì nạng cháy rừng rất thường xảy ra trong những khu rừng khuynh diệp .



http://ih1.redbubble.net/image.3619805.9190/flat,550x550,075,f.jpg

Yarra Ranges National Park , tiểu bang Victoria

LXD
10-10-2014, 04:54 AM
Thông thường bạn sẽ được giới thiệu những địa điểm cắm trại trong những khu rừng nổi tiếng xinh đẹp mà phần lớn nằm trong công viên quốc gia , với đầy đủ tiện nghi như điện , nước , bếp ga , nhà giặt , nhà xí hiện đại và đương nhiên lệ phí mà bạn phải trả không phải nhỏ . Bạn có thể thuê một căn nhà lưu động (caravan) và nếu bạn không có xe để kéo , sẽ có dịch vụ kéo nó vào tận nơi cho bạn . Bạn chỉ còn việc tận hưởng những tiện nghi như ở thành phố ngay giửa khung cảnh rừng núi hùng vĩ .



http://www.wirrinaresort.com.au/wp-content/uploads/2013/12/woodlands-caravan-park.jpg

Một nơi cấm trại cao cấp


http://www.abc.net.au/radionational/image/4918300-3x2-700x467.jpg

Một nơi bình dân hơn với những nụ cười rạng rỡ của các cụ


Tuy nhiên , những địa điểm như thế chỉ xứng đáng cho những ai sắp hay đã về hưu . Muốn chứng tỏ bản lĩnh của mình với đám con nít , bạn có thể tìm đến những nơi hoang dã hơn . Bạn phải chở theo gần như tất cả những gì bạn cần trong những ngày cắm trại , kể cả nước tắm gội nếu bạn không ở gần nguồn nước . Bạn phải ngủ lều , tự đào lấy hố xí v.v..


http://www.visitvictoria.com/~/media/Images/Gippsland/Attractions/Outdoor-activities/camping_gip_r_1382903_503x283.jpg


Nhiều nơi tuy hoang sơ nhưng cơ quan kiểm lâm vẫn cho phép bạn kéo theo nhà lưu động và bạn được dùng máy phát điện . Nếu ở trong vùng phủ sống , buổi tối bạn có thể giải trí bằng tivi hay lướt web và dùng bia ướp lạnh giửa cảnh núi rừng hoang vu . Quả là không tệ chút nào cho vài ngày ngủ rừng phải không bạn .



http://www.kimberleyaustraliaguide.com/wp-content/uploads/2013/07/Camping.jpg

o0o



Riêng cho những ai yêu thích thiên nhiên một cách thầm lặng thì một chuyến lội bộ băng rừng (bushwalking) là điều tất nhiên .

Để chuẩn bị cho một chuyến đi băng rừng bạn cần những thứ như sơ đồ dưới đây :



http://www.parks.tas.gov.au/file.aspx?id=11567&mode=original


http://4.bp.blogspot.com/_0BtLLiNpajY/ScQmQG89GoI/AAAAAAAADV8/3qYOD3UIEM8/s400/Hiking_gear_lightweight.jpg

Nhìn thì nhiều nhưng xếp gọn lại thì vừa vặn một ba lô và bạn không nên mang quá 7 kí lô kể cả thực phẩm và nước uống


Quang trọng nhất là bạn phải có đủ nước uống (tối thiểu 2 lít cho mỗi ngày) và áo chống lạnh vì khi bị lạc lối , bạn sẽ lây lất sau một vài tuần không ăn nhưng bạn không thể sống sót nếu nhịn khát quá ba ngày . Đừng nghỉ rằng bạn sẽ tìm được một nguồn nước hay một khe suối nhỏ đâu đấy trong rừng vì xứ sở nầy khô cằn nên rất ít sông ngòi .

Ngay cả những nguồn nước có ghi trên bản đồ , đôi khi đến nơi bạn mới thấy chỉ là con suối cạn khô . Những khu rừng khuynh diệp có tàn lá mỏng nên đêm về sẽ rất lạnh chứ không giử ấm như già rừng nhiệt đới , vì vậy bạn cần mang theo áo chóng lạnh hay chăn bông , những thứ nầy cồng kềnh chứ không nặng ký .



http://www.bushwalkingblog.com.au/wp-content/uploads/2013/11/yellowbrick-banner.gif


Máy định vị (GPS) thay cho la bàn là thứ không thể thiếu trong hành trang đi rừng của bạn và đừng quên mang theo bản đồ có đánh dấu những nơi bạn muốn đến . Bạn không thể nào đi lạc đường với một chiếc máy định vị trừ phi nó hết pin (nhớ mang theo pin dự phòng) hay bạn không biết cách đọc tọa độ (cái nầy là bó tay).

Nếu bạn có ý định đốt lửa để nấu ăn , bạn phải kiểm tra với cơ quan kiểm lâm để biết nơi nào được đốt lửa và nơi nào cấm đốt lửa vì nạn cháy rừng rất thường xảy ra trong mùa nóng . Tốt nhất bạn nên dùng thức ăn nguội hay đồ hộp nếu chuyến đi của bạn không quá hai ngày . Thay vì thời gian dùng để tìm củi , nhóm lửa , nấu nướng , bạn dùng nó để ngắm cảnh hay nghỉ ngơi .


http://bushwalkingnsw.org.au/clubsites/FAQ/images/UprightStoveFAQ.jpg

Nếu phải nấu nướng , lò đốt ga vừa an toàn vừa tiện dụng hơn là nấu bằng củi rừng . Nếu bạn dùng nước từ khe , suối , bạn phải đung sôi ít nhất là 5 phút và để nguội trước khi uống . Bạn cũng không được rửa mặt hay đánh răng bằng nưới khe , nước suối vì thà ở bẩn hơn là bị bệnh do ký sinh trùng trong nước gây ra .



http://www.theodora.com/wfb/photos/australia/bushwalking_rainforest_new_eangland_national_park_ nsw_australia_photo_stuart_owen_fox.jpg

mờ mờ
10-12-2014, 03:33 AM
Mờ Mờ

L muốn nói là mình cũng sẽ ngủ đứng như MM vậy thôi nhưng là trên xe lửa và may là chưa lần nào bị té hay xiu hỏi . Ngoài ra ngủ trong thư viện cũng là một cách phục hồi năng lượng mau chóng nhất , chỉ cần một chòng sách đủ cao để tựa đầu vào là đủ cho một giấc ngắn , ai cười thì mình chịu , còn hơn là vào lớp ngủ gật . Không biết MM có bao giờ ngủ trong thư viện chưa ?

Tiếng Việt gọi con koala là gấu túi . hi hi . Còn con kangaroo tiếng Việt gọi là gì ?


Mờ chưa bao giờ ngủ trong thư viện cả LXD ơi vì không có thói quen ngủ vật vờ như vậy. Lần đó đúng là thiếu ngủ lại hao tổn tâm trí gạo bài thi nên mới ngất một lần duy nhất mà thôi.

Tiếng Việt gọi là con gấu túi thật hở? nghe dễ thương hén! vậy mà ba của mm luôn gọi là con cù lần, không biết có thật không nhưng nghe hoài cũng tưởng là thật đó.

Nói đến cắm trại lại làm Mờ nhớ đến hồi xưa ca đoàn đi cắm trại trong rừng Echuca bên cạnh dòng sông Mơ huyền, í quên là Mơ-rầy (Murray). Trại ở giữa rừng nên tha hồ la hét (aka ca hát) vui chơi, chia nhóm thi nấu món Việt. Tối đốt lửa trại ngủ lều, sáng ra phe mày râu thì vác xẻng vào rừng làm "nghĩa vụ", phe tóc dài thì lái xe đến caravan park xài ké phòng tắm của họ. Nhớ lại thật vui...

Hy vọng hong làm LXD ngán ngẩm "bà già lẩm cẩm" này nha, cứ vào phá, nhắc toàn chuyện ngày xưa hoài hihi...

LXD
10-13-2014, 05:53 AM
Mờ Mờ

ngán ngẩm "bà già lẩm cẩm"
Đừng bao giờ nghỉ là mình già lẩm cẩm dù đã bao lần bị ăn mừng sinh nhật . Giử được một tâm hồn tươi trẻ yêu đời là quan trọng nhất đấy , cũng là điều mình chúc MM luôn có .

o0o



http://www.visitvictoria.com/~/media/ATDW/High-Country/Activities-and-attractions/Tours/Walking-tours/VVLand__9354788_TVIC_1bushwalk8.JPG


Bạn có thể đi băng rừng cùng một nhóm người , vừa an toàn vừa vui nhộn . Nhưng để có một trải nghiệm mới mẽ hơn , bạn có thể làm một chuyến đi băng rừng đơn độc một mình . Số ngày bạn có thể băng rừng đơn độc tùy thuộc vào lượng nước uống và thức ăn bạn mang theo . Vùng có nguồn nước dồi dào , bạn không cần mang theo quá nhiều nước nên lượng thức ăn bạn mang theo đủ cho 5 đến 7 ngày . Nhưng đối với vùng khô cạn không có nguồn nước bạn có thể đi khoảng 2 ngày là hết nước uống . Nên nhớ là bạn không mang nặng hơn 7 ký lô , mà hành trang các thứ chiếm 3 ký lô , chỉ còn lại 4 ký lô để tải nước uống . Tuy nhiên bạn có thể xử dụng xe đạp để làm phương tiện thồ thêm nước uống và thực phẩm , như thế bạn có thể đi hằng tuần liền .



http://i225.photobucket.com/albums/dd301/WildWassa/OldNationalHorseTtrail.jpg


Ngủ trong rừng một mình , tốt nhất là bạn ngủ võng thay vì ngủ lều . Bạn nên chọn loại võng đơn giản để giảm nhẹ trọng lượng mang theo nhưng phải có lưới chống muỗi . Nếu võng không có nắp phủ , bạn căn một tấm bạt nhỏ trên chiếc võng để che sương đêm và để tránh cả phân chim rơi trúng người , vì chim chóc thường ngủ trên vòm cây và phóng uế bất cứ lúc nào chúng nó cảm thấy thích . Võng và bạt không nặng quá 2 ký lô , bạn có thể hỏi thuê thay vì phải mua nếu bạn chỉ dùng qua một lần .


http://www.mosquitohammock.com/images/picExpeditionHammockSide.JPG

Một chiếc võng có lưới chóng muỗi , rất dể xử dụng và gọn nhẹ



http://img.youtube.com/vi/JWBzb4Cfa28/0.jpg

Giăng võng , căn bạt , nổi lửa để chuẩn bị qua đêm


Địa điểm tốt nhất để giăng võng là dưới những vòm cây không quá cao to để tránh cành gảy rơi trúng bạn khi có gió lớn . Để tránh thú hoang hay rắn rít , bạn có thể giăng võng cao khoảng đầu người và bạn dùng sợi thừng để đu lên võng .



http://cdn.homedecor.pics/images/reviewmonkey.net/wp-content/uploads/2013/10/Camping-Hammock-Reviews-Top-5-Best-Camping-Hammocks-625x336.png


Tuy xứ chuột túi không có thú dữ như voi , sư tử , hổ , báo nhưng lại có rất nhiều rắn độc , vì vậy bạn cần dùng gậy để dò đương nếu phải băng qua vùng có nhiều bụi rậm . Nếu bạn băng rừng nhiệt đới như ở tiểu bang Queenland hay ở vùng Northern Territory , bạn cần đề phòng trâu rừng , lợn rừng . Những loài thú nầy chỉ tấn công để tự vệ , nếu tránh được thì tốt , nhở đụng độ ở cự ly gần thì bạn tuyệt đối không được làm cho chúng hoảng sợ .



http://0.tqn.com/y/goaustralia/1/S/N/i/water-buffalo.jpg

Trâu rừng ở vùng Northern Territory


Thỏi còi , khua lon để xua thú rừng chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ hay bạn hoản hốt cắm đầu bỏ chạy cũng không phải là cách . Bạn nên nhẹ nhàn đi lùi để còn trong thấy con thú , phòng khi bất trắc , đến khoảng cách đủ xa (30 m) thì bạn lặng lẽ đổi hướng đi . Nguyên tắc vàng là bạn không bao giờ rời mắt khỏi con thú hoang và chỉ chạy khi nào bị tấn công . Khi chạy bạn nhớ vất bỏ ba lô , cố chọn một cành cây để đu người lên trước khi bạn đuối sức .



http://resources0.news.com.au/images/2014/03/08/1226849/195816-20743ee2-a4ed-11e3-900e-99186aa12c4d.jpg

Lợn rừng thường đi từng bầy và khi tấn công cũng nhất loạt cả bầy xong lên


Chỉ vậy thôi , chó dingo ít khi gặp ở rừng , cá sấu chỉ có ở sông ngòi còn trăn đất chỉ thích phục kích để bắt những con thú nhỏ như wombat hay possum . Bạn sẽ tận hưởng những ngày đơn độc trong rừng , rộn tiếng chim muôn vào buổi sáng và khi tối trời xào xạc tiếng thú ăn đêm .



http://img.gawkerassets.com/img/19bvezs1guurgjpg/original.jpg


o0o


http://www.australiastockphotos.com/_tentacle/files/images/upload/bmcf01_(2).jpg

Thác Curtis , tiểu bang Queensland (nguồn australiastockphotos.com)



http://www.australiastockphotos.com/_tentacle/files/images/upload/tas670002birdriver_(2).jpg

Nguồn sông Bird , tiểu bang Tasmania (nguồn australiastockphotos.com)

LXD
10-15-2014, 04:26 AM
Đi băng rừng tưởng chừng chỉ dành cho những ai thích phiêu lưu mạo hiểm , nhưng thực sự là một trong những hoạt động ngoài trời yêu thích nhất của dân chuột túi . Những con đường mòn ngang dọc trong rừng , có bản chỉ lối , có những trạm nghỉ chân sẽ đưa bạn đến những nơi rất đẹp hay rất hoang sơ và nếu như bạn đi vào những ngày cuối tuần đôi khi bạn thấy phiền vì có quá đông người làm mất đi vẽ tỉnh lặng của rừng núi .



http://images.everytrail.com/pics/fullsize/1122699-GNW_signpost.JPG


Vào rừng khuynh diệp bạn sẽ cảm nhận được ngoài mùi đất ẩm móc , mùi lá mục rửa , còn là mùi hương thật đặc biệt của loài cây khuynh diệp . Mùi hương ấy sẽ bám theo bạn trên tóc , trên áo quần và ngay cả trên chăng bạt dùng để trải lấy chổ nghỉ trưa . Khi mặt trời lên , nhìn lên tàn cây bạn sẽ thấy một vần mờ ảo như sương , nhưng không phải là sương mai . Lá khuynh diệp dưới ánh nắng mặt trời tỏa ra vô vàn hạt dầu bé li ti , kết lại thành màu lam như sương như khói .



http://aphs.worldnomads.com/liam_omalley/16480/3407053542_f18c40e439.jpg


http://blogs.acu.edu.au/international/files/2012/05/blue-mountain.jpg

Blue Mountains , tiểu bang New South Wales


Sau mỗi chuyến đi , không phải điều quan trọng là bạn đã mạo hiễm đi bao xa , cũng không phải là những gì bạn đã thấy , đã nghe , đã ăn , đã mua sắm mà chính là cảm nhận của bạn , đã làm bạn thay đổi như thế nào . Đôi khi chỉ là một thay đổi nhỏi nhoi rồi bạn cũng sẽ bị cuốn trở lại với cuộc sống bận bịu thường ngày , nhưng cũng có thể là một thay đổi đủ để làm đời bạn sang trang mới .

Dĩ nhiên bạn được quyền hồ nghi về những gì tôi đã viết cho đến khi nó đến với chính bạn . Chúc bạn may mắn .

LXD
10-21-2014, 04:05 AM
http://images.theage.com.au/2014/10/21/5902117/Article%20Lead%20-%20wide6256963910bfjgimage.related.articleLeadwide .729x410.11931j.png1413851127705.jpg-620x349.jpg

Gough Whitlam - 1975


Hôm nay 21/10/2014 cựu thủ tướng Gough Whitlam qua đời ở tuổi 98 . Tuy chỉ nắm chức thủ tướng trong 3 năm (1972-1975) nhưng chính quyền của ông Whitlam đã đưa ra những cải tổ có ảnh hưởng sâu rộng đến vận mệnh nước Úc và cuộc sống của người dân , đáng kể nhất là bải bỏ chế độ cưởng bức quân dịch , bải bỏ án phạt tử hình , dịch vụ y tế được miễn phí , đại học được miễn phí , thiết lập ban giao với Trung quốc , thiết lập quyền sở hửu đất đai cho cộng đồng người thổ dân .

Tiếc rằng những cải tổ quá nhanh chống và dồn dập của ông Whitlam đã gây ra rất nhiều chống đối trên chính trường và đưa nước Úc đến bờ vực một cuộc khủng hoảng chính trị , khiến ông bị bị toàn quyền John Kerr cách chức vào năm 1975 . Ông Whitlam giả từ chính trường vào năm 1978 .

LXD
11-01-2014, 03:20 AM
Hằng năm vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11 , dân chuột túi ở tiểu bang Victoria được nghỉ một ngày (có lương) để xem đua ngựa .

Vào ngày nầy , trường đua Flemington (thành phố Melbourne) tổ chức trận đua ngựa được gọi là "the race that stops a nation" với giải thưởng lên đến nhiều triệu đô la cho con ngựa thắng cuộc . Ngoài số tiền thưởng (khoảng 3 triệu trong những năm gần đây) chủ ngựa còn được trao chiếc cúp bằng vàng 18 , nặng 1,65 kýlô , trị giá sơ sơ 125 ngàn đô la .

Chính vì thế nên chủ ngựa từ khắp nơi trên thế giới đổ về trường đua Flemington trong ngày nầy để mong giật giải và theo thống kê từ khi bắt đầu vào năm 1861 cho đến nay (hơn 150 năm) có khoảng 1/3 ngựa từ nước ngoài đã đoạt giải Melbourne cup .

Về tầm vóc của cuộc đua và lễ hội đi cùng , Melbourne Cup đứng hàng thứ nhì trên thế giới , chỉ sau Kentucky Derby được tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ .



http://www.rogergould.com.au/blog/wp-content/uploads/2012/11/flemington_2009_3316.jpg

Trường đua Flemington mhìn từ trên cao


https://farm6.staticflickr.com/5013/5458274798_296f5114ea.jpg

Toàn cảnh trường đua , từ khán đài có thể nhìn thấy được những cao ốc của trung tâm thành phố Melbourne


http://static.hotelscombined.com.s3.amazonaws.com/images/MelbourneCup2010.jpg

Trung bình có đến 120.000 người đến dự Melbourne Cup hằng năm


Về mặt kỹ thuật , đây là cuộc đua "handicap" dành cho ngựa thuần từ 3 tuổi trở lên với đường chạy ngược chiều kim đồng hồ dài 3200 mét (2 dậm Anh) . Kỹ lục chạy nhanh nhất là 3 phút 16 giây về chân con ngựa Kingston Rule (năm 1990) tương đương với vận tốc 65 cây số/giờ . Cần phải giải thích thế nào là cuộc đua "handicap" , để tạo sự công bình nên tất cả ngựa tranh giải đều phải mang theo tải trọng được tính theo tuổi , kinh nghiệm , thành tích v.v. Ngựa nhiều tuổi , nhiều kinh nghiệm , từng đoạt giải thì mang nặng hơn ngựa non , chưa từng đoạt giải . Nếu người nài ngựa chưa đủ nặng , ban tổ chức sẽ để thêm chì vào yên ngựa .



http://www.sterilineracing.com/images/fencing_06_feature.jpg

Nơi ngựa được đưa ra cho công chúng xem giò trước lúc vào trận đua . Xem giò ngựa là điều không thể thiếu được đối với những tay cá độ chuyên nghiệp .


http://www.worldwideticketing.com/images/horse-riding/melb-cup/melb-cup.jpg


http://www.freebetinfo.com.au/wp-content/uploads/2013/05/melbourne-cup-2012-live-coverage_h.jpg
Ngựa thắng cuộc diễn hành hành trước đám đông




http://www.youtube.com/watch?v=db3UrOnr7jM

LXD
11-02-2014, 05:14 AM
http://www.mypizzaoven.com.au/wp-content/uploads/2012/10/MelbourneCup2.jpg


Trường đua Flemington chỉ chiếm diện tích khiêm nhường 1,5 cây số vuông , nằm cạnh con sông Maribyrnong và cách trung tâm thành phố Melbourne 5 cây số . Chính phủ tiểu bang Victoria đã ủy nhiệm cho Câu lạc bộ đua ngựa (Victoria Racing Club) quản lý trường đua từ năm 1871 và năm 2006 được công nhận là di sản cấp quốc gia của xứ chuột túi .



http://www.abc.net.au/news/linkableblob/5060882/data/1942-melbourne-cup-custom-data.jpg


http://beyondaroom.com/wp-content/uploads/2013/10/FlemingtonGrandstand-x700x3.jpg


Victoria Racing Club là câu lạc bộ tư nhân nhưng được chính phủ ủy thác để đứng ra tổ chức rất nhiều cuộc đua ngựa trong năm ở nhiều trường đua khác nhau chứ không chỉ ở Flemington và nổi bật nhất là sự kiện Melbourne Cup vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11 hàng năm . Thực sự những cuộc đua ngựa đã bắt đầu tại Flemington ngày thứ 7 tuần trước với giải Victoria Derby , rồi đến Melbourne Cup vào ngày thứ 3 , giải Crown Oaks vào ngày thứ 5 và giải Stake Day vào ngày thứ 7 . Vì thế nên thời gian từ cuối tháng 10 sang đến tháng 11 được ưu ái gọi là Melbourne Spring Racing Carnival , khắp nơi người ta chỉ nói đến đua ngựa , nói đến cá độ và bỏ ra không ít tiềng cho thú vui nầy .



http://www.australiangambling.com.au/wp-content/uploads/vrcderby.png


Bạn có thể đến trường đua Flemington bằng xe điện hay bằng xe lửa . Xe điện đỗ ngay cổng chính , xe lửa vào thẳng nhà ga bên trong trường đua (chỉ hoạt động vào những sự kiện lớn như Melbourne cup). Còn đi bằng ôtô chỉ khi nào bạn là hội viên cao cấp của câu lạc bộ đua ngựa , bạn mới có thể vào bằng một cổng riêng và dĩ nhiên có bải đỗ cạnh khán đài chính .



https://c2.staticflickr.com/4/3269/4637435225_8a3a14de24.jpg


Dân chuột túi say mê cá độ cứ như là từ trong huyết quản . Vào trường đua bạn sẽ thấy hằng loạt quày bán vé cá cược , dĩ nhiên là hợp pháp có môn bài hẳng hoi . Người đứng bán được gọi là bookie và người đánh cược được gọi là punter . Hình thức nầy cũng như chơi đề , nếu ngựa của bạn thắng cược , bookie phải chung tiềng cho bạn . Trường hợp bạn đánh quá lớn , bookie có thể từ chối vì sợ không đủ tiềng để chung nếu thua cược . Đây là lối cá cược truyền thống rất được ưa thích vì có nhân tố con người chen vào , nhưng bạn cũng có thể cá cược qua những công ty xổ số , qua mạng di động hay qua internet mà không cần phải đến trường đua .



http://www.nma.gov.au/av/flemington/images/having-a-flutter/large-bookie-photo.jpg


http://www2.pictures.zimbio.com/gi/Celebrities+Attend+Emirates+Stakes+Day+fKYhnGKnBhx l.jpg

Thương hiệu của bookie trên túi xách truyền thống




http://www.youtube.com/watch?v=zAT2lLSK_Oo

mờ mờ
11-02-2014, 06:47 PM
LXD à, nói đến lễ hội đua ngựa của Melbourne thì không thể không nhắc đến thời trang và ẩm thực, đúng theo phương châm "fashion, fillies and fun" mừng mùa lễ này của dân Melbourne.



https://farm6.staticflickr.com/5607/15694837081_d5a55149ac_d.jpg


https://farm4.staticflickr.com/3937/15076796484_60cccf63f5_d.jpg




Đây là dịp các thương hiệu nổi tiếng phô trương thanh thế, ra sức quảng cáo bằng cách mướn một căn nhà lều marquee ở trường đua để mời các khách hàng VIP, giới thượng lưu và chính khách đến tham dự. Những danh hiệu tiếng tăm và có gan chi tiền lắm thì hoạ may mới có được một căn nhà lều trong "chuồng chim" (Birdcage marquee). Hình như chỉ có khoảng 13 căn lều nằm trong khu vực chuồng chim, là khoảnh đất thượng hạng nhìn ngay ra sân đua. Nếu không cầm trong tay giấy mời thượng khách hay quen biết lớn để mua được tờ vé chuồng chim thì dân đen như mm chỉ có thể đứng xa tít phía ngoài gần bãi đậu xe thôi à.





https://farm6.staticflickr.com/5601/15511637357_7b4ce8d472_d.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5605/15512022850_a088a3d89f_d.jpg



https://farm8.staticflickr.com/7545/15694918431_98e4e1b380_d.jpg



https://farm8.staticflickr.com/7516/15698348362_372e05f970_d.jpg


https://farm8.staticflickr.com/7480/15696826755_ecf68e2206_d.jpg
(Nguồn: gourmettraveller.com.au, fabulous-femme.com và Simply Georgeous)


Phần ăn uống thì công ty Peter Rowling của trường đua luôn luôn đảm nhiệm mỗi năm. Đây là vài món ăn kiểu "finger food" của lễ hội năm nay cho những nhà lều trong chuồng chim. Một cô cháu của mm làm cho Penfolds nên đã có dịp đến thử khoảng trên 40 loại thức ăn vào tháng trước để chuẩn bị cho căn lều Penfolds. Cô nhỏ ráng chụp vài món cho mm xem mà than là "quê quá chừng", vì dân thượng lưu Melbourne tới những nơi sang trọng có bao giờ thèm chụp đến thức ăn đâu nà :D.



https://farm4.staticflickr.com/3939/15665280466_76020a8cf3_d.jpg


https://farm9.staticflickr.com/8393/15504185510_3e96c283dd_d.jpg



https://farm8.staticflickr.com/7553/15690601412_1c10e43f5c_d.jpg


https://farm6.staticflickr.com/5609/15069056074_ee5f7fe904_d.jpg



https://farm8.staticflickr.com/7553/15069639043_f677c0794a_d.jpg

LXD
11-03-2014, 01:13 AM
Cám ơn Mờ Mờ đã có rất nhiều hình ảnh và cảm nhận của người từng đi xem lễ hội .

Đúng như MM nói là dân thường không thể nào mua nỗi vé để vào trong "chuồng chim" , vì câu lạc bộ đua ngựa ban đầu chỉ dành cho giới thượng lưu , khoảng thập niên 60 mới mở rộng ra cho dân thường nhưng họ vẫn phải giử lại bản sắc thượng lưu vì đấy chính là nét độc đáo của lễ hội Melbourne Cup . Rất nhiều người đến lễ hội để chiêm ngưỡng những quý cô quý bà trong trang phục lộng lẫy như trong truyện cổ tích , rồi xuýt xoa , ao ước ... phải chi mình cũng được như vậy .



http://images.essentialkids.com.au/2011/11/01/2744307/field_20111101155349618605-600x400.jpg


Bên cạnh đua ngựa và cá độ , đây còn là một ngày lễ hội thời trang và ẩm thực như một bản sắc văn hóa độc đáo của thành phố Melbourne . Từ nhiều tháng trước các cửa hiệu thời trang đã tung ra rất nhiều sản phẩm , từ cao cấp đến bình dân , đáp ứng cho mọi giới tuổi .



http://fruitybeauty.typepad.com/.a/6a00d83451909869e2017ee4c824c0970d-800wi

Thời trang thập niên 50 trong ngày lễ hội Melbourne cup .


http://www.cairnsjockeyclub.com.au/wp-content/uploads/melbourne-cup-fashion.jpg

Thời trang cho mọi lứa tuổi


Một phần không thể thiếu trong ngày lễ hội , những kiểu tóc , những kiểu mũ lộng lẫy kiêu sa của quý cô quý bà .


http://www.millinery.info/2012/melbourne_cup/millinery_melbourne_cup_01.jpg

http://stumbledownunder.com/wp-content/uploads/2012/11/melbournecup.jpg

http://resources3.news.com.au/images/2011/11/01/1226182/489667-melbourne-cup-fashion.jpg

http://www.ry.com.au/ontrend/wp-content/uploads/2013/10/Melbourne-Cup-fashion-2011_2.png


Rất nhiều người tham dự thi thơi trang


http://resources0.news.com.au/images/2006/11/07/1111119/508752-melbourne-cup-fashion.jpg


http://resources3.news.com.au/images/2009/11/21/1225801/469731-895580-melbourne-cup-7130136-jpg.jpg

Không vào được khu vực thượng lưu nhưng mọi người vẫn có thể được một ngay lễ hội thật tưng bừng , hào hứng .


http://resources3.news.com.au/images/2012/11/06/1226511/531987-girls-fashion.jpg

Cùng nhau cạn ly ...


http://www.abc.net.au/news/image/4356054-3x2-940x627.jpg

Tổ chức ăn mừng ngay trên bải cỏ trước khán đài


http://www.moustachemagazine.com/wp-content/uploads/2013/11/468835-melbourne-cup-2009-gallery-l-039-scape-alt-650x433-.jpg

Đôi lúc ham vui nên quá chén ...


http://fashionzhaa.com/wp-content/uploads/2013/11/melbourne-cup-fashion-2013-ladies-in-lapangan.jpg

Vui đến phút cuối cùng

o0o




http://www.youtube.com/watch?v=AUkUSBnmLdQ

LXD
11-03-2014, 01:54 AM
Thời trang dự lễ hội từ cửa hàng bán đồ cũ St Vincent de Paul . Thực sự vì người đẹp nên vận gì cũng đẹp ...




http://www.youtube.com/watch?v=Y8_OkAdjjV0

LXD
11-04-2014, 04:46 AM
Mỗi năm tôi xem đua ngựa một lần thôi nhưng với tất cả sự hào hứng , hồi hộp và ít nhiều thương cảm dành cho những chú ngựa đua . Năm nay mọi người đều hùa nhau rằng chú ngựa Admire Rakti đến từ Nhật Bản sẽ đoạt giải , vì chỉ một tháng trước đây thôi , chú ngựa nầy đã vẽ vang đoạt giải Caulfield Cup (tổ chức tại Melbourne).

Nhưng lúc ra sân chú ngựa Admire Rakti có biểu hiện không tốt , đi đứng không được thoải mai v.v. (Dĩ nhiên là xem qua kênh truyền hình trực tiếp chứ không phải tại trường đua và cá cược qua mạng internet ). Tôi không rành về ngựa nhưng rất thích nghe những chuyên gia cá cược đầy kinh nghiệm bàn về ngựa trước lúc vào cuộc thi . Phần lớn những tay nầy xem thần thái ngựa đua rất chính xác nên cứ thắng cược lai rai . Năm nay tôi không cược đồng nào cả nhưng được mời đi ăn vì trong đám quen có người thắng cược , tuy không lớn nhưng đủ để đải bạn bè buổi ăn tối tươm tất .

Trong cuộc đua chú ngựa Admire Rakti dẫn đầu cho đến gần đích thì bị tụt lại phía sau và về chót . Đáng buồn hơn là sau khi về đến chuồng , chú ngựa Admire Rakti bị đột tử . Đây không phải là lần đầu ngựa đua chết ngay tại trường đua Flemington hay bất cứ trường đua nào khác trên thế giới . Những con ngựa đua không có lựa chọn , phải đua khi chủ nó muốn vì những giải thưởng rất hậu hỉ .




http://resources2.news.com.au/images/2014/11/04/1227111/716626-8d00880e-63a1-11e4-8f83-4f43733686cd.jpg

Người đẹp Gigi Hadid và chú ngựa xấu số Admire Rakti trước cuộc đua .



Giải Melbourne Cup 2014 về chân chú ngựa Protectionist , đến từ nước Đức . Đây là lần đầu ngựa Đức đoạt giải Melbourne Cup . Nài ngựa là Ryan Moore , huấn luyện là Andreas Wohler . Ông chủ ngựa Christoph Berglar ôm gọn món tiềng thưởng 3,6 triệu đô Úc cùng với chiếc cúp vàng óng ánh . Theo thông lệ chủ ngựa sẽ chia 15% tiềng thưởng cho huấn luyện và 5% cho nài ngựa .




http://resources1.news.com.au/images/2014/11/04/1227112/389133-61c39e5c-63dc-11e4-8f3f-c39059dc6e12.jpg

Protectionist đoạt giải Melbourne Cup 2014 với nài ngựa Ryan Moore .



http://resources2.news.com.au/images/2014/11/04/1227112/385822-ac6c9ac4-63d9-11e4-a822-f0e45dcacc2e.jpg

Chủ chú ngựa Protectionist trong lễ diễn hành qua trung tâm thành phố Melbourne ngay sau khi nhận cúp vàng tại trường đua Flemington



Bên cạnh giải đua ngựa là những hoạt động như thi thời trang , bình chọn những bộ cánh trang nhã nhất của diễn viên ca sĩ , giới thiệu rượu ngon , giới thiệu nhà hàng nỗi tiếng v.v. Năm nay nỗi bật nhất là màng quỳ gối xin cầu hôn của Geoffrey Edelsten . Ông nầy vừa ly dị với bà vợ thứ hai cách đây 10 tháng.




http://resources0.news.com.au/images/2014/11/04/1227112/111064-eda24d2a-63c2-11e4-a822-f0e45dcacc2e.jpg

Geoffrey Edelsten (71 tuổi) cầu hôn người đẹp Gabi Grecko (25 tuổi)



http://images.smh.com.au/2014/07/15/5598217/Article%20Lead%20-%20wide60160672zt3s8image.related.articleLeadwide. 729x410.ztg9s.png1415069993818.jpg-620x349.jpg

Geoffrey và giai nhân Gabi ...



http://resources2.news.com.au/images/2014/11/04/1227112/638406-9268cde6-63d9-11e4-a822-f0e45dcacc2e.jpg

Ngươi đẹp Christine Spielmann đoạt giải thời trang Melbourne cup



http://images.theage.com.au/2014/11/04/5953488/Rub2-20141104191918274194-600x400.jpg

Sau lễ hội luôn là rác .. nơi nào cũng vậy thôi . Thêm công ăn việc làm cho công nhân thu dọn , tốt cho nền kinh tế .

o0o

LXD
11-06-2014, 04:48 AM
http://www.melbournecup.com/site_media/img/event_photos/Crown-Oaks-Day-2014-340x225.jpg


Sau Melbourne Cup hai hôm , vào ngày thứ 5 trong tuần la Oaks Day Cup . Vẫn là tổ chức đua ngựa tại trường đua Flemington và chẳng khác gì mấy so với hai ngày trước tuy số người đến tham dự có ít hơn vì không phải là ngày nghỉ lễ , với giải thưởng nhỏ hơn , chỉ tầm 1 triệu đô . Nhưng bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt so với ngày thường khi bạn có dịp đến công sở , trường học , bệnh viện v.v. các cô các bà tuy đi làm nhưng trang phục thì như đi dạ hội , nhất là những chiếc nón những kiểu tóc rất đặc trưng của mùa lễ hội đua ngựa .

Một ngày tuyệt vời trong năm để các cô các bà nhẫn nha khoe sắc trong giờ làm việc , một nét văn hóa rất đáng yêu ... và một nỗi lo của quý ông công sở vì trong những năm gần đây đã nhen nhúm phong trào đòi thêm một ngày lễ Oaks day , nhưng chỉ dành cho phụ nữ .



http://adshel.com.au/wp-content/uploads/Vic_Racing-Melbourne-9697-1170x500.jpg


o0o



http://www.youtube.com/watch?v=aNv7Eb-BV5I

Chuồn chim là một khu đất nhỏ nằm cạnh đường đua với những căn lều hào nhoán lộng lẫy

LXD
11-06-2014, 04:56 AM
Không nhắc đến cũng không được vì mấy hôm nay báo lá cải tràng ngập bài vở và hình ảnh của cặp đôi hoàn hảo ... trích đoạn phỏng vấn từ tháng 7 hai người đã dự định kết hôn , nhưng màng quỳ gối vừa qua của Geoffrey thì quả là có một không hai , đã làm người đẹp vô cùng cảm động . Dĩ nhiên mấy trự punters có thêm một dịp nữa để cá độ ... hehehe !




http://www.youtube.com/watch?v=mbMODN82MA0