PDA

View Full Version : chó mèo gà vịt và những thứ khác



gtmt
09-23-2014, 02:11 PM
dạo này mày có viết không?
.

viết là cái gì?
hôm kia trời bão
hôm qua còn gió
sáng nay nắng lừng
mặt trời vẫn mọc đằng đông
lặn đằng tây
hoa khai rồi tàn tạ
lời nói dư đọng trong ký ức như cái màn ảnh đang nhấp nháy đoạn phim cũ
.

thì mày cứ viết, về thời thơ ấu
bắt chuồn chuồn, đom đóm, thả diều trên những bờ đê
đừng viết về những cuộc tình
chả có gì để nói
.

ngay dù về những cuộc tình
nửa đời qua
tao không viết

chưa một lần nào cả

gtmt
10-02-2014, 09:24 AM
con đường

nơi đây - trên con đường dài hoang vắng
tôi đi trong bóng tối mịt mùng
vấp ngã đứng lên
sờ soạng đôi bàn chân trên lá khô, sỏi đá
ai đó đằng sau tôi cũng sờ soạng trên lá khô, sỏi đá
khi tôi đi chậm, hắn đi chậm;
khi tôi vùng chạy, hắn cũng chạy tôi ngoảnh lại: không ai.
tất cả tối đen kín mít,
chỉ mỗi những bước chân nhận ra tôi,
ngoằn ngoèo những góc quanh
rẽ vào vô vàn con phố
ở nơi không ai dõi theo, ngóng đợi,
nơi chỉ có tôi
rượt đuổi kẻ vấp ngã, đứng lên
và trả lời khi hắn bắt gặp tôi bắt gặp:
không ai

.

La calle
(octavio paz)

Es una calle larga y silenciosa.
Ando en tinieblas y tropiezo y caigo
y me levanto y piso con pies ciegos
las piedras mudas y las hojas secas
y alguien detrás de mí también las pisa:
si me detengo, se detiene;
si corro, corre. Vuelvo el rostro: nadie.
Todo está oscuro y sin salida,
y doy vueltas y vueltas en esquinas
que dan siempre a la calle
donde nadie me espera ni me sigue,
donde yo sigo a un hombre que tropieza
y se levanta y dice al verme: nadie.

gtmt
10-14-2014, 08:44 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/hodiep.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/hodiep.jpg.html)

gtmt
10-15-2014, 09:35 AM
đạo là khái niệm; tôn giáo là khái niệm. tất cả đều do con người đặt ra nhằm hướng tới lẽ thật

cũng như mọi người đi trên nhiều lối khác nhau nhưng cùng về một điểm vậy

tôi không tranh chấp, cũng không theo cái mà bạn gọi là đạo của bạn - không phải vì sự phân biệt, mà vì cái vô ích của chính sự phân biệt đó

gtmt
10-16-2014, 11:55 AM
khi còn bé thì khoe đồ chơi, áo quần, kẹo bánh
lớn lên đi học thì khoe điểm, thành tích, giấy khen
lớn nữa thì khoe công danh, sự nghiệp, xe cộ, nhà cửa
khi tuổi xế chiều, sức không còn, trí nhớ kém dần, thì khoe tình thương & sự quan tâm từ con cháu

.
hôm nay là sinh nhật má

gtmt
10-16-2014, 04:57 PM
bây giờ là mùa gây quỹ từ thiện. mỗi năm tới mùa này, chỗ mình và các nơi khác tổ chức đủ thứ trò để gây quỹ cho hàng nghìn hội từ thiện trong nước và trên thế giới

sáng nay, một người hỏi mình
-trong 50 năm qua, cả nước đã gây được $7 tỷ đồng. nhưng bạn nói xem, thế giới đang trong hình dạng gì?

mình trả lời
-tôi biết quả đất hình tròn; con người hình đối xứng; muôn loài từ sự thích ứng với những thay đổi của môi trường và nhu cầu sinh tồn. duy chỉ tình thương thì không có hình dạng hay ranh giới; nó luôn hiện hữu - không sinh không diệt; nhưng không phải ai cũng nhìn thấy được

gtmt
10-17-2014, 07:43 AM
quệt chối bỏ
từ nhau nghìn kiếp trước
ngoảnh mặt đi
đằng sau tan tác cuồng điên
xưa ta là thiếu nữ vô tâm
nay ta - đàn bà lạnh nhạt

thả đi
bước thênh thang lệ hờn trôi vào lòng đất
mục xương khô dưới lớp lá vàng

gtmt
10-19-2014, 06:51 PM
-tôi không cần một nhà văn; tôi cần một người biết họ đang nói gì và nhớ mình đã nói gì -

gtmt
10-20-2014, 08:34 AM
có thể cô ấy là một sinh viên vừa đi học vừa hầu bàn, pha cà phê, tính tiền ngoài chợ
có thể cô ấy chỉ là người lái chiếc xe cũ kỹ, ăn trưa ở những quán ăn nhanh rẻ tiền
có thể nơi cô ở là một căn hộ nhỏ, lụp xụp, hay phải chia phòng với đôi ba người khác

điều tôi biết chắc rằng - cô ấy thật có một tâm hồn rộng lớn, có tình thương không phân biệt, không ranh giới
cô xem những điều đó là thực, cần thiết, đương nhiên, không phải một cuốn phim cảm động lòng người để giải trí;
cô cảm nhận được những cái khổ và hành động


http://i60.tinypic.com/2rpcnzn.jpg


"Khoảnh khắc đẹp trong chuyến thiện nguyện về với các em nhỏ tại mái ấm Thiên Phước (quận 12, TP HCM).
Cô gái ngoại quốc này đã làm việc, để dành tiền rồi đến Việt Nam để rửa bát, lau bàn, phục vụ người nghèo,
trẻ em mồ côi, người khuyết tật… "Ngày càng nhiều thanh niên nước ngoài đến Việt Nam để làm tình nguyện viên như thế.
Trân trọng và cảm phục họ", tác giả ảnh Nguyễn Khánh chia sẻ." (ngoisao.net)

gtmt
10-22-2014, 02:36 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/casa1.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/casa1.jpg.html)

gtmt
10-28-2014, 01:24 PM
việc bạn có tin vào thượng đế/chúa hay không không liên quan đến sự tồn tại của họ

vậy mà con người cứ mãi sát phạt nhau vì điều ấy

gtmt
11-14-2014, 10:08 AM
sleeping behind the bare windows
squares of moonlight

gtmt
11-19-2014, 10:07 AM
người bạn mình là dân công giáo. trước mỗi bữa ăn, anh ta đều lâm râm gì đó rồi làm dấu thánh. một hôm, nhịn hết nổi, mình tò mò
-anh lâm râm cái gì vậy?
anh trả lời
-đại khái là cảm ơn chúa vì bữa ăn

mình ngẫm nghĩ - thật hay. đây là một trong những cách nhắc nhở con người quý những gì họ đang có. chúng ta không cần theo đạo gì mới có thể làm điều này. thử dừng lại - vài giây cũng đủ - cảm nhận những gì mình đang tiếp xúc và trân quý chúng - có thể là bữa ăn, nơi ở, sức khỏe, công việc, người thân, bạn bè, ngay cả nụ cười từ một người lạ, v.v.

khi mình dừng lại, cảm nhận và trân quý hiện tại, thì mình sẽ thấy cuộc sống vốn đã đầy đủ theo bản chất của nó, không cần thêm bớt gì cả

gtmt
12-01-2014, 10:12 AM
mỗi ngày, khi mở mắt dậy, bạn hãy nghĩ:

hôm nay tôi thật may mắn vì còn có thể thức dậy. tôi còn sống. tôi có một sự sống làm người thật quý báu. tôi sẽ không phung phí nó. tôi sẽ tận dụng sức lực để phát triển bản thân, để mở rộng trái tim tới những kẻ khác, vì lợi ích của tất cả chúng sinh

-dalai lama




"Everyday, think as you wake up: Today I am fortunate to have woken up. I am alive. I have a precious human life. I am not going to waste it. I am going to use all my energies to develop myself to expand my heart out to others for the benefit of all beings." -Dalai Lama

gtmt
12-06-2014, 10:40 AM
chúng ta sống trong vọng tưởng & vẻ bên ngoài
mà không nhận ra thực tế, đó là chính mình
khi mình hiểu được điều này, mình sẽ thấy "mình" không là gì cả
và do không là gì cả, mình là tất cả



We live in illusion and the appearance of things.
There is a reality, we are that reality.
When you understand this, you will see “you” are nothing.
And, being nothing, you are everything.
Kalu Rinpoche

gtmt
12-07-2014, 02:12 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/2rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/2rx.jpg.html)


cloudy morning. sound of calling geese

gtmt
12-07-2014, 04:10 PM
đừng sử dụng điều bạn học từ phật pháp để trở thành phật tử; hãy dùng nó để cải thiện bản thân vốn có của bạn

.
"Don’t try to use what you learn from Buddhism to be a Buddhist; use it to be a better whatever-you-already-are.”

-dalai lama

gtmt
12-08-2014, 08:46 AM
tối qua tự nhiên thấy một không gian thoáng đãng, như mình đang đứng bên ngoài quả địa cầu nhìn xuống vậy:

con người sinh vào dục giới, theo 6 giác quan mà tự đặt ra tiêu chuẩn, từ đó tự phong ngôi đăng vị; dùng giấy làm tiền; đá, kim loại làm kim cương, vàng bạc

rồi tự làm khổ bản thân & kẻ khác vì những thứ đó

những gì thoả mãn được mình thì gọi là hạnh phúc; trái lại thì là khổ đau
ai làm mình vui sướng thì gọi là thương mình; ngược lại thì là thù địch

nhưng nhìn lại những thứ trên mà nói - mình chỉ là 6 cái giác quan kia mà thôi
cái mà mình tự cho là tôi hoá ra là thế

gtmt
12-12-2014, 02:31 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/DSC_0018rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/DSC_0018rx.jpg.html)

gtmt
12-13-2014, 10:33 AM
chúng ta không nhìn sự vật theo bản chất của chúng mà nhìn chúng theo bản chất của chúng ta

"we don't see things as they are, we see things as we are" (anais nin)

gtmt
12-13-2014, 10:39 AM
Thiền như thế nào

Một trong những quan niệm sai lệch về thiền là bạn phải ngồi theo một kiểu nhất định hay làm những thứ nhất định nào đó mới được những thành quả ích lợi. Nhưng thật ra, bạn chỉ cần đặt mình trong tư thế nào thoải mái nhất. Bạn có thể ngồi xếp bằng, nằm trên giường, hoặc ngồi trên sofa, v.v., tùy bạn.

Một quan niệm sai lệch khác về thiền là bạn phải "cố" giữ tâm mình rỗng. Một yếu tố quan trọng mà tôi rất thích là bài nghiên cứu nói rằng trong quá trình thiền, những người tham gia quán sát "cảm giác và tâm trạng một cách không phán xét". Khi thiền, bạn đừng "cố" làm rỗng tâm mình. Thay vào đó, hãy để suy nghĩ hay bất cứ cảm xúc gì đang xảy ra trôi một cách tự nhiên. Đừng phán xét, cứ bình thản để chúng đến đi.

Tôi còn tin rằng thiền là trạng thái đang là/tâm hơn bất cứ điều gì. Tôi thấy là mình không phải ngồi nửa giờ đồng hồ và "thiền" mới gặt hái thành quả, hay mới gọi là thiền. Mình có thể thiền trong khi thả bộ, hay ngay trước khi đi ngủ chẳng hạn. Trong ngày, mình có thể đừng phán xét suy nghĩ, mà để chúng trôi cho đến khi không còn nữa, hay đơn giản để mình trong trạng thái yên tĩnh, chánh niệm. Ngược với quan niệm của số đông, thật ra có hơn một cách để thiền.

(dịch từ bài "Harvard Study Unveils What Meditation Literally Does to the Brain")
http://www.collective-evolution.com/2014/12/11/harvard-study-unveils-what-meditation-literally-does-to-the-brain

gtmt
01-19-2015, 10:27 AM
http://s1.postimg.org/ak4xfpf8f/2rx.jpg (http://postimage.org/)
. sáng thứ hai

gtmt
01-28-2015, 10:08 AM
how would it feel if the passion died out? like the burning flame that suddenly goes off, leaving the room so dark that you imagine you must have fallen into a vacuum – with no walls, boundaries, or gravity to hold you on the ground

the thing is i dont know if it has died

writing to a person is different from another. it bears different views of the story, even the sub-stories within

sea doesnt know, or perhaps knows but doesnt mind. why would he mind? after all, it is the existence of words, without them, we would have never run into one another and therefore the sporadic dialogues that i imagine we’ve been carrying on

even when there’s been prolonged silence

imagination does the work, words deliver, and imagination – again

how can one thing be real if it is a reflection of a reflection of another?
.

lu’s been talking of his passion as if it’s so real that he can actually touch and feel it. how boring it would have been for him to see my unresponsiveness. perhaps it is the vacuum that i’ve fallen into

floating without a specific anchor
.

still, occasionally in the dark space, i imagine myself joining an ocean of fireflies twinkling their way among the tides. and sea. and lu. and the rest of those whose existence has never existed

gtmt
01-31-2015, 10:53 AM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/snowyday1rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/snowyday1rx.jpg.html)
. sáng thứ 7

gtmt
02-01-2015, 08:17 PM
Bụng tôi ngày càng to, áo quần cũng không vừa nữa. Tôi cắt phần lành lặn của mảnh quần rách may thành áo bầu để mặc. Tôi quyết định đem hai đứa con lớn xuống ở tạm trong một căn nhà của người cháu phía chồng ở Nha Trang, hiện đang bỏ trống, gần nhà thương thí chờ ngày sanh nở.





Trong nhà đó còn có một cô gái trên quê xuống ở để đi học may. Chiều hôm đó, tôi bắt đầu đau bụng. Tôi dắt hai đứa con nhỏ đi xuống đường Trịnh Phong, tới nhà chị Bốn của tôi để gởi con. Tôi nói với chị và anh rể:





- “Em đang bắt đầu chuyển bụng, ngày mai em phải vào nhà thương. Em biết anh chị sắp đi về Lập Thủy. Trên đường về, nhờ anh chị mang theo hai cháu, ghé ngang Phú Vinh để gởi cho ba coi giùm”.





Anh rể bĩu môi:

-“Ối trời! Đã đến nước này thì sống chết mạnh ai nấy lo chứ còn nhờ vả làm gì!”






Chị tôi không nói gì nhưng tôi thấy vẻ bất bình hiện rõ trên nét mặt.







Tôi lầm lũi dắt hai con trở ra và đi bộ về lại. Cô gái ở trọ thấy vậy mới nói:

-”Chị đừng lo, ngày mai em sẽ đưa chị đi sanh”.

- “Đi sanh thì chị không cần đưa nhưng chị muốn nhờ em ở nhà coi giùm hai đứa nhỏ”.





Hôm sau cơn đau bắt đầu mạnh hơn, tôi xách giỏ đi bộ xuống nhà thương.





Hộ lý trực ca lúc đó là một cô sinh viên thực tập gần ra trường người Công Giáo. Cô nói với tôi:

-”Nếu chị sanh hôm nay thì em sẽ đỡ đẻ cho chị. Ngày mai không phải là ca trực của em, em phải về để đi lễ”.





Tôi đau bụng cả ngày và tối hôm đó nhưng vẫn không sanh. Sáng hôm sau, cô hộ lý vẫn có mặt. Cô nói:

-”Em sẽ ở lại cho tới khi chị sanh xong rồi mới về”.





Tôi sanh con trai, đặt tên Tuấn Hoàng. Thằng bé trắng trẻo, mặt mũi xinh đẹp rất dễ thương.





Đến chiều, chị Bốn tôi ghé đến. Chị nói đã gởi hai con tôi về nhà ba rồi, và chị ghé thăm tôi và em bé. Chị tôi vẫn hay cho tất cả những gì chồng chị nói là có lý, nhưng lần này lại làm ngược lại. Chắc là tối qua họ cãi nhau rồi.





Chị Bốn ở lại với tôi khá lâu rồi ra về. Sau đó chị Hương của tôi đến thăm. Ba tôi số lận đận có tới ba đời vợ. Chị Bốn là con của má lớn. Má lớn qua đời. Chị Hương là chị ruột của tôi. Sau khi sanh tôi, má chúng tôi cũng ra đi. Má kế có một trai, một gái. Em Xuân là con gái út, con của má kế. Chị Hương đến thăm tôi mỗi ngày vì chị sợ tôi trong hoàn cảnh khốn cùng này sẽ đem cho em bé. Tôi quả quyết với chị là dù có gì đi nữa tôi cũng muốn nuôi con tôi khôn lớn. Mỗi lần chị vào thăm, vật duy nhất mà chị mang cho tôi là một bình nước đun sôi để nguội.





Những ngày ở nhà thương, tôi chỉ cần đóng 5 đồng để trả tiền cơm. Mỗi bữa, họ phát một tô cơm với thức ăn. Trong thời gian đói khổ như vậy, bữa ăn đó quả thật ngon lành. Hôm đầu vì sau khi sanh, người mệt lả, nên khi họ đưa cơm, tôi ăn hết rồi ngủ. Hôm sau tôi nhìn quanh, thấy giường bên kia có một người đàn bà và hai đứa con nhỏ đang chia nhau một bát cơm. Tôi hiểu ngay đó là thức ăn duy nhất họ có được. Tôi bèn chia bát cơm của mình ra làm hai phần, nhường cho họ một nửa, còn tôi ăn một nửa. Hôm sau, sau khi chia làm hai, tôi lại thấy hình như vẫn chưa đủ, tôi lại xén thêm một góc nữa cho họ. Phần tôi đương nhiên là không no bụng, nhưng trong lúc này có bao nhiêu người được bữa no. Người đàn bà đó cũng sanh con mà không thấy chồng đâu hết. Tôi nghĩ cô ấy cũng cùng chung số phận như tôi và như bao nhiêu người phụ nữ khác trong thời điểm này. Tôi chợt nhớ đến câu: "Người ta đi biển có đôi, còn tôi đi biển mồ côi một mình". Trong lúc này đây, không biết có bao nhiêu người "đi biển mồ côi" như tôi và người phụ nữ giường bên.





Ngày thứ ba, sau khi y tá tắm cho em bé thì bác sĩ Luông đến khám. Khi đến chỗ chúng tôi, bà gỡ miếng băng quấn ngang bụng, phát hiện thằng bé có dấu hiệu nhiễm trùng ở cuống rốn. Bà lau rửa sạch sẽ, xức thuốc, quấn lại rồi dán thêm mảnh giấy nhắn cho y tá: "Khi nào tắm cho em bé phải gọi tôi". Sau đó bà viết giấy cho tôi ở lại bệnh viện thêm bảy ngày để theo dõi. Từ đó, mỗi lần tắm bà đều đến quan sát coi sóc rốn của bé Hoàng. Trong hoàn cảnh này, nằm bệnh viện không tiền là đã may phước rồi, tôi lại gặp được một bác sĩ tận tâm không phân biệt giàu nghèo như vậy. Tuy lo lắng về con trai nhưng tôi yên tâm rằng bà Luông sẽ chăm sóc tốt cho bé.





Đến sáng ngày thứ tư, khi tôi nhìn sang giường bên cạnh, thấy còn em bé nhưng người mẹ và hai đứa con lớn đâu mất. Y tá bèn mang em bé vào phòng riêng chăm sóc, sau tìm người để cho. Khoảng một năm sau, tôi tình cờ gặp người đàn bà đó đang bán khoai lang ở ngoài chợ Đầm, Nha Trang, chị mừng rỡ khi nhận ra tôi. Nhắc tới chuyện xưa, chị đau khổ:

-”Tôi phải bỏ cháu lại thôi chị ạ. Đem cháu về, ngồi nhà cho cháu bú, chăm cháu thì sẽ chết đói cả mẹ lẫn con. Đành phải hy sinh em bé để về đi làm kiếm tiền nuôi hai đứa lớn”.





Ngày tôi được phép về nhà, lẽ ra ba và em tôi sẽ xuống đón, nhưng phần vì chờ lâu quá, phần vì tôi nhớ và lo cho hai đứa con lớn, thế là vai mang giỏ tay bồng con, tôi đi bộ một quãng khá xa, xuống tận bến xe về trên ba tôi. Hai đứa nhỏ chạy ra mừng mẹ. Tôi ôm chúng nó vào lòng, vừa hôn con vừa khóc. Sau đó, tôi dắt con đi vô ngôi nhà cổ của ông bà nội để lại. Nằm xa mặt đường, đi sâu vào trong xóm, ngôi nhà tọa lạc trên mảnh vườn khá rộng. Trong vườn mọc cau, dừa, và cây ăn trái đã lâu năm. Khi ba tôi cưới má kế về, gia đình vẫn còn ở trong ngôi nhà này. Khi nội tôi mất, ba tôi mới cất nhà ra mặt đường Quốc Lộ 1, cách Nha Trang năm cây số, để tiện cho nghề Đông Y của ba tôi. Trước khi lấy chồng, tôi vẫn một mình đi về với ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm ấu thơ cùng các chị em và nội.





Nhà trong bây giờ đã sụp một bên mái. Trong nhà gỗ đã mục. Cỏ mọc lên đến tận cửa. Trời nắng, đứng trong nhà nhìn lên sẽ thấy những tia nắng rọi xuống nền. Còn hôm nào trời mưa thì nước dột tứ phía. Ngoài vườn, những cây cổ thụ lâu năm không người tỉa nhánh làm cho khung cảnh trở nên âm u cô tịch. Vài ngôi mộ gia tộc nằm ở góc vườn rêu xanh phủ đầy. Chung quanh vườn là những bụi tre rậm rạp, phong toả mảnh đất, cách biệt với thế giới bên ngoài.





May mà trong nhà, gian dưới còn có vợ chồng cậu Bê ở nhờ. Theo ba tôi kể, ba má cậu là người bà con xa đến ở nhờ. Chồng đi làm hỏa xa. Sau đó, hai vợ chồng qua đời, bỏ lại đứa con nhỏ là cậu. Ba tôi xem như con nuôi, cho cậu đi học may rồi cưới vợ. Cậu đi lính, vào binh chủng truyền tin. Tan hàng, cậu đem ba đứa con về tá túc đỡ. Cậu Bê lớn hơn tôi một giáp, nhưng theo vai vế bà con, cậu gọi tôi bằng chị, nhờ vậy tôi cũng vui phần nào.





Vì nhà ngoài to lớn xinh đẹp nên đã "được" chính quyền để ý. Họ nói với ba tôi là họ muốn mượn nó làm nơi trưng thu thuế. Tất nhiên là ba tôi không dám nói gì, lúc đó ai mà dám nói không với họ. Thế là nhà dưới thành nơi chứa lúa mà bà con mang đến nộp thuế. Nhà trên thành văn phòng cho cán bộ làm việc. Nhà tiêu, nhà tắm cũng để họ sử dụng luôn. Cả nhà ba tôi, má sau, em trai tôi và vợ con cùng chen chúc nhau trong nhà bếp. Ba tôi phải vào vườn trong, chặt lá dừa che một cái chái nhỏ để nấu ăn.





Lúc tôi về nhà ba tôi, thấy mọi người tấp nập mang lúa vào đóng thuế, ba tôi lăng xăng phụ việc nọ việc kia cho họ, quên mất việc đi đón con gái, tôi tủi thân khóc, dẫn hai đứa con vào ngôi nhà cổ trong vườn.





Tôi chọn chỗ ít hư dột nhất trong nhà để làm thành chỗ ở cho bốn mẹ con. Tôi quét dọn sạch sẽ, lấy tấm ni-long mắc lên trên giường, dưới trần nhà để che mưa nắng. Tấm chiếu đã quá cũ, có nhiều chỗ mục nên tôi lôi ra ngoài giếng để giặt. Lúc này vợ cậu Bê nghe tôi về, mợ lên nhà ngồi nói chuyện. Tôi quấn bé Hoàng để trên giường nhờ mợ trông giùm, tôi ra giếng giặt chiếu. Đang khua gàu múc nước từ giếng lên thì chị hàng xóm đến, chị giành lấy cái gàu:

-”Trời ơi, mới sanh xong mà đi xách nước giặt đồ!”





Rồi chị vừa xách nước giặt chiếu giùm tôi vừa kể:

-”Hôm qua, tôi nghe vợ cậu Bê nói hôm nay cô về, tôi để mắt ngó chừng nên mới thấy cô mà chạy qua. Cô biết mợ Bê nói gì không? Mợ nói: 'Rồi bây giờ là kéo con cái về đây ở, chắc định báo tụi này'".





Nghe đến đây, tôi linh cảm có chuyện chẳng lành, nên ngắt ngang lời chị hàng xóm tốt bụng:

-”Để em chạy vô thăm chừng thằng bé”.





Quả nhiên bé Hoàng đang khóc giãy. Miếng khăn quấn đã tuột. Nó khóc ngất ra đến mép giường, sắp sửa rơi xuống đất. Tôi vội ẵm thằng bé lên, ra giếng để chơi với người hàng xóm và hai đứa con lớn, trong lòng cảm thấy bất mãn, sao mợ lại nỡ bỏ thằng bé như vậy!





Đêm đó tôi lót mấy tấm khăn cho ba đứa con, còn tôi nằm trên vạt giường không chiếu. Trời cuối tháng Tám lúc nào cũng âm u mưa móc, khi có nắng thì là những tia sáng yếu ớt. Tấm chiếu nếu bị ướt, cũng phải mất hơn ba ngày mới khô.





Lúc trước chị Bốn tôi có mượn của ba tôi ba giạ lúa. Đến lúc tôi xuất viện, chị nói với ba tôi là chị trả cho ba tôi, nhưng chị đã xay thành gạo và nói với má sau là chị mang gạo cho tôi. Cũng như những người khác, má sau không muốn cưu mang hay giúp đỡ tôi. Sau đó, cha mẹ chồng có nhờ người mang xuống cho tôi mười ký gạo nữa. Nhờ có số gạo của cả hai bên mà tôi và các con mới đủ gạo ăn.





Ba tôi ra vào thăm, mang theo than củi cho tôi sưởi ấm. Em Xuân thì hầu như ngày nào sau khi đi chợ, cũng ghé, khi thì miếng cá, khi mớ rau. Lúc đó, Xuân đang học năm đầu của đại học sư phạm. Sự học bỏ dở nửa chừng vì nước nhà "được" “giải phóng”. Xuân bị xếp vào thành phần tư sản có anh đi Mỹ. (Anh Hai tôi cùng gia đình đã thoát ly trong những ngày cuối cùng của miền Nam). Lý lịch là điều kiện tiên quyết cho mọi thứ, nên em tôi phải bỏ học giữa chừng.





Mỗi ngày tôi nấu cơm cho con ăn no, phần còn lại tôi ăn. Hôm nào Xuân ghé thì tôi có rau cá, không thì chỉ có mắm. Trời bắt đầu mưa dầm, tôi ngồi trên giường ôm các con, nghe mưa rơi trên tấm ni-long giăng ở trên đầu, gió u u qua khu vườn lạnh lẽo.

(từ hồi ký của má)

gtmt
02-02-2015, 10:15 AM
hai ngày tuyết mù. sáng ra toàn là nắng. nắng từ nền trời trong veo rơi xuống tuyết, hắt lên không gian một vạt trắng lòa. hai con mèo con cuộn tròn, nép vào nhau trong lớp chăn, giương đôi mắt ngái ngủ nhìn ra ngoài

ven đường - những rặng thông già, những cành cây khô trĩu đầy tuyết. đôi ba con chim đen trên cành cao đứng lặng, im lìm. những mái nhà dưới dốc đồi. những lối mòn vào rừng cây thưa

trong vài giây đồng hồ, chợt nhớ tới chiếc máy ảnh trên kệ sách. rồi thôi

đi qua khu xóm quen thuộc. những cọc rào tuyết phủ

những bãi đất trắng

đâu đấy, đối thoại giữa hai nhân vật lại bắt đầu

gtmt
02-02-2015, 10:36 AM
wandering
into the world of no world
no one to see but one
impeding
tireless

gtmt
02-04-2015, 08:21 AM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/feb1rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/feb1rx.jpg.html)
.wed morning

gtmt
02-05-2015, 11:12 PM
cold night meditating
in the blanket
playful kittens

gtmt
02-06-2015, 02:50 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/1rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/1rx.jpg.html)

.chiều thứ 6

gtmt
02-08-2015, 10:03 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/sunset3rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/sunset3rx.jpg.html)
.chiều lang thang bên hồ

gtmt
02-09-2015, 01:51 PM
sáng má chưa mở mắt, mèo đã dậy. liếm láp rửa mặt mũi tay chân xong, mèo quay sang rửa mặt má. má nhăn nhó, kéo chăn che mặt, mèo trèo lên gối liếm tóc. tóc má dài, rối bù như tổ quạ. mèo phải dùng chân trước và răng gỡ ra. má oai oái

càu nhàu. lăn qua lăn lại. cuối cùng má đặt chân xuống giường. mèo và chị hai phóng theo. phóng lên bồn rửa mặt. hai đôi mắt tròn xoe háo hức đợi. má ngủ gật. "méo méo", mèo nhắc. má mở vòi nước. chị hai hớn hở nghiêng đầu, thò lưỡi uống. mèo chăm chú nhìn nước chảy, thi thoảng đưa chân trước ra vọc

má tắm xong, trang điểm. mèo đi vòng chiếc gương. dí mũi vô kiếng, khịt khịt. cắn đầu cọ. hươ chân lùa cây bút chì rơi xuống đất. má la. mèo cụp tai phóng ra ngoài

xong má chuẩn bị rời nhà, mèo và chị chạy theo. "bye hai chị em. ở nhà chơi giỏi nghe!" mèo quấn chân, "méo méo". "má hong đem mèo đi làm được. ở nhà với chị hai nghe!" chị hai cũng chạy theo, "méo méo". má vẫy tay, "bye mèo"

má đóng cửa. mèo và chị trở vô. bóng nắng đổ nghiêng trên sàn gỗ. ngoài trời sếu gọi nhau. mèo vểnh tai. đâu đấy trong những giọt nước rơi từ tảng băng ở góc mái nhà, nghe như mùa xuân đang tới

gtmt
02-11-2015, 12:39 PM
chiều tan sở. lững thững đi trên sidewalk thì nghe một giọng phụ nữ gọi. ngoảnh lại nhìn. phải mất vài giây mới nhận ra là natalie - cô đồng nghiệp năm nào cùng đi công tác ở dallas

natalie nở nụ cười thật tươi. mái tóc đỏ dài rối bù ngày trước bây giờ đã ngắn chấm vai. cô ngồi trong chiếc xe van màu xanh nhạt. hai băng ghế sau, 6 con mắt tròn xoe từ những gương mặt tí hon nhìn ra. một chú cún con mũm mĩm, lông trắng chấm đen ngồi trên chiếc ghế hành khách đằng trước

hỏi khỏe không. thời gian qua như thế nào. làm gì... đôi mắt xanh biếc lấp lánh rộn ràng. "chúa ơi! lâu lắc lâu lơ mới gặp lại mày!" natalie siết tay. tôi cũng cười. vui. trông cô ấy có vẻ rất hạnh phúc

trời trở lạnh. gió bắc thổi lùa vào cửa xe hạ kiếng. 6 con mắt vẫn di chuyển từ mẹ sang người lạ. tôi bảo khi khác nói chuyện. kéo cửa kiếng lên, kẻo bọn trẻ lạnh. "và nhóc này nữa," tôi xoa đầu chú cún. cu cậu hếch mõm, khịt khịt vào cánh tay

vẫy chào. natalie chạy xe ra khỏi parking. tôi tiếp tục rảo bước

tháng 2 chẳng thấy bóng sẻ nào

gtmt
02-15-2015, 10:12 AM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/kittiesrx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/kittiesrx.jpg.html)

gtmt
02-16-2015, 01:28 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/monrx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/monrx.jpg.html)

gtmt
02-16-2015, 02:03 PM
khi đình 3 tuổi, ba mẹ đưa đi việt nam ăn tết. 5 năm sau, đình được quay về huế cùng ba mẹ và em thy

vài tuần trước khi đi việt nam, đình lên google nghiên cứu tuyến đường. thấy có dừng ở hàn quốc. cu cậu lên thư viện mượn sách dạy tiếng việt & tiếng hàn về nghiền ngẫm hết mấy ngày

cái hôm trước khi rời nhà để đi phi trường chicago, đình lo lắng tâm sự với bà nội
-bà nội ơi, đình đi việt nam mà lỡ người ta nói tiếng việt, đình không hiểu thì sao? rồi đình nói tiếng việt nhưng người ta không hiểu thì sao?

bà nội hỏi
-vậy bà nội nói với đình bằng tiếng việt nè, đình hiểu không?

đình gãi đầu
-dạ

bà nội nói
-đình nói tiếng việt, bà nội cũng hiểu vậy

.
thứ hai mù mây. trời đã xế chiều. có lẽ bên kia, chuyến bay của đình cũng vừa đáp cánh

gtmt
02-20-2015, 01:04 PM
bố gốc châu âu, mẹ việt nam - năm nay amelia được 6 tuổi

một hôm, con bé nói với bố
-da bố màu trắng, da amelia màu vàng

bố ngạc nhiên
-ai nói với con?
-không ai cả. con thấy thế

.
dì nghe bố kể xong, xăm soi cánh tay. sau một hồi, dì chỉ có thể kết luận mình da... màu, nhưng còn màu gì thì dì chẳng biết

gtmt
02-22-2015, 11:16 AM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/sundaymorningrx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/sundaymorningrx.jpg.html)

gtmt
02-22-2015, 11:38 AM
mồng một tết, mình nói với thiền sư
-năm mới con không có gì chúc thầy ngoài không có gì. vậy ha. lì xì con đâu?

thiền sư trả lời
-tôi không có gì để lì xì ngoài không có gì, được không?

gtmt
02-24-2015, 03:02 PM
lâu lâu, cô hỏi ông vui không, buồn không. và ông lại trả lời - vẫn một câu - không vui, cũng chẳng buồn

giả như ông là cuốn dvd ghi lại những hình ảnh, và cô - tin là thế

.
tháng hai. lại một mùa đông. chẳng có mùa đông nào giống mùa đông nào. chỉ có mỗi sợi tơ thật mỏng, trong veo vẫn nối hai đầu thinh không -
khôn cùng, chất ngất

gtmt
02-24-2015, 09:06 PM
Tôi lại nghỉ để đi thăm anh. Lần này như mọi lần, tôi chuẩn bị một gô mắm ruốc với mỡ và sả ớt, đường - Chồng tôi lúc nào cũng dặn đường: “Đường tán đen cũng được em ạ”. Thay vì chồng người ta phải tốn tiền thuốc hút, tôi thêm cho anh một con gà kho mặn, ký cá khô, ít ràng bánh tráng mì. Đủ chưa? Tôi tự kiểm soát lại trong đầu. À, còn thuốc uống nữa - thuốc cảm, thuốc trị nhức đầu, thuốc trị đường ruột. Nghe đâu sau ba năm, bây giờ anh chuyển qua trại A-30 họ cho phép người tù nhận gạo. Ừ, phải có cơm cho anh ăn liền sau khi nhận quà vô trại. Sau khi vắt cho mình ba vắt cơm nhỏ với một ít muối đậu để ăn theo dọc đường, tôi vắt cho anh một đòn bánh bằng cơm.




Kỳ thăm nuôi lần này tôi gặp một người đàn bà nằm cùng phòng lúc tôi sanh bé Hoàng. Bà ta có vẻ muốn tảng lờ nhưng tôi vồn vã hỏi thăm. Tôi thấy trên tay bà ấy chỉ xách một túi nhỏ. Sau một hồi nói chuyện, người đàn bà nhìn hai giỏ xách của tôi:

-“Tôi nghe nhà tôi bệnh, tôi mua thuốc đi thăm anh và chỉ có vài ký khoai khô”.


Nói rồi đôi mắt bà đẫm lệ.



Đau thương quá! Biết làm gì bây giờ? Thôi cũng đành.

-“Đây. Chị cho tôi gởi anh một ký đường và một ràng bánh tráng”.

Vừa nói, tôi vừa lôi thức ăn từ trong giỏ xách. Bây giờ người đàn bà bật khóc thật sự. Bà cảm ơn. Tôi lắc đầu:

- “Thôi, có gì đâu. Chỉ là một ký đường và một ràng bánh tráng. Nhờ gặp chị, tôi mới gởi được cho anh”.




Nhưng kỳ thăm nuôi lần này, thân hình gầy ốm xanh xao của anh có thêm nhiều vết bầm. Một vết cắt dài chảy từ trên trán xuống mặt, gần chạm cằm. Đi thăm anh, tôi cầu mong gặp được anh, nhìn thấy anh khỏe mạnh, và cán bộ cho anh nhận hết những gì tôi mang cho anh là tôi mừng lắm rồi. Chứ câu: “Anh cố gắng lao động tốt để mau về với em và con” là câu nói để mà nói vậy thôi chứ không hy vọng gì cả.




Nhìn mặt anh, tim tôi thắt lại. Run run hỏi mà nước mắt lưng tròng:

-”Anh sao vậy? Họ đánh anh hả?”




Anh nhìn quanh. Thừa lúc không có cán bộ, anh nói thật vội:

-”Hôm anh cùng các bạn tù đi lên khu cũ của họ để gánh củ mì về trại. Trên đường về, gánh mì nặng trên vai mà anh lại lên cơn sốt rét, anh không đi nhanh được. Một thằng nhỏ cán bộ vừa chửi anh vừa lấy bá súng đập trên gánh mì. Anh không gượng được, té lăn xuống vực sâu. May nhờ có người bạn thòng dây xuống kéo anh lên, rồi lượm những củ mì rơi rớt chất lại cho anh gánh về”.




Trời ơi, thân tù! Nghẹn lời, tôi không còn hỏi được gì nữa.




-”Em có đem thuốc gì cho anh không?”



Tôi quệt nước mắt.

-”Có, em có đem nhiều loại. Em có ghi rõ. Hy vọng thuốc sẽ giúp anh đỡ phần nào. Nhớ phải ăn no rồi mới uống thuốc. Uống thuốc khi bụng đói sẽ đau bao tử”.




Nói tới đây, tôi lại nghẹn lời.




Hai đứa chưa kịp nhắn gửi gì thêm thì đã hết giờ thăm nuôi. Lại chia tay, ra về, mang theo hình ảnh người chồng xanh xao, gầy gò với những vết cắt, vết bầm ngang dọc.




Chiếc xe ba bánh chở những người vợ tù cải tạo thăm nuôi chồng. Con đường đầy bụi bặm, tròng trành, ghềnh dốc. Có những lúc xe như bị giật trở lại, chao đảo như sắp ngã. Tôi cùng bảy người trên chiếc xe đồng cảnh ngộ ngồi im lặng. Mỗi người mang một tâm trạng ưu tư nặng trĩu. Trong ý nghĩ của những người đàn bà này, họ đang lo toan điều gì? Có phải họ đang suy toán sau chuyến đi này, họ phải làm gì? Còn gì để bán? Từ mảnh áo, cái quần, và những thứ lặc vặt. Có lẽ họ cũng như tôi, ba năm qua, thứ gì bán được chắc họ cũng bán hết rồi. Và kế tiếp họ phải bươi chải ngược xuôi, chắt lót từng hào từng cắc để nuôi con, nuôi chồng, nuôi mình. Hay tim họ cũng đang quặn thắt đau thương khi nhìn tấm thân gầy guộc tù tội của chồng? Họ có bao nhiêu điều muốn nói, nhưng gặp nhau nước mắt lại tuôn trào! Chồng họ phải trả nợ. Mà nợ gì? Nợ không vay! Tiếng “nợ” phải chăng là tiếng nói của kẻ chiến thắng đang cầm súng? Đánh cho mạnh tay, nói cho mạnh miệng với những kẻ đôi tay đã còng, bao tử bị quản lý. Hằng ngày, họ đưa đoàn tù ra ngoài khổ sai chẳng khác gì người ta chăn nô lệ dưới thời trung cổ. Tiếng “nợ” mà họ tự gán cho người khác phải chăng đã làm họ vô cảm và chối bỏ được sự độc ác của họ với người đồng chủng? Đầu óc xoay vòng, chẳng biết nợ gì, và nợ từ đâu. Nghĩ mãi đến nước mắt chảy ướt hai vạt áo mà tôi chẳng buồn đưa tay gạt.

(trích từ hồi ký của má)

gtmt
02-26-2015, 03:45 PM
dừng lại
không nói gì cả
không nghĩ gì cả
không ngôn ngữ gì cả

âm thanh loài ruồi trong thế giới ruồi

gtmt
02-27-2015, 09:43 AM
sáng -

nhận tin từ anh hiếu về nạn nhân bị phỏng lửa ở vn. lại cần tiền thuốc thang, anh vét túi, đưa vợ b. 4 triệu vnd. bao giờ anh cũng quan tâm chân thành, và dù có bận công việc như thế nào, anh luôn có mặt kịp thời. hôm 30 tết nói chuyện với nhau, anh nói anh chỉ có $200, anh cảm thấy bất lực quá. mình nói sự hiện diện của anh và tình thương anh mang đến với b. là quý lắm. bọn em ở xa, không thể trực tiếp đến chia sẻ thường xuyên được

các bạn ở châu âu và mỹ cũng thế. ai cũng mang một gánh nặng riêng, nhưng tình thương thì vẫn đầy

.

cuối đông - vạt nắng mỏng trải mềm trên sàn gỗ. hai con mèo vờn nhau, rượt đuổi
mở toan cánh cửa bước ra ngoài. hơi lạnh trong lành ùa vào mặt
bầu trời thênh thang, xanh biếc. tiếng sếu gọi nhau bay về

bắt đầu một ngày -
một niềm vui thật hiền, thật ấm

gtmt
03-01-2015, 03:23 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/meo1rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/meo1rx.jpg.html)


.chiều thứ 7

gtmt
03-02-2015, 03:13 PM
there are always changes in this world, but for better or worse depends on our actions

gtmt
03-04-2015, 02:56 PM
mỗi lần chở bà đi bác sĩ, họ đều phải băng qua đường ray xe lửa. thi thoảng lại có một chuyến chạy ngang. mỗi lần như thế, bà đều ngồi lẩm nhẩm đếm theo những toa tàu

cô không hiểu sao bà có thể đếm một cách bình thản như vậy trong khi đoàn tàu cứ vun vút đi đến chóng mặt, hoa cả mắt

-60.65.70.75
-má à, sao má đếm được hay vậy?
-80.85. mày thấy cột điện đó không? cứ canh đó làm mốc -bà trả lời, mắt vẫn không rời những toa tàu lướt qua. -90.95
cô lắc đầu
-chịu thôi. con đếm không được

-lần đó … tao dắt theo anh hai và chị ba mày đi thăm nuôi. trên chuyến tàu có ba mẹ con nữa cùng đi tới trại. chị mày khi ấy được ba bốn tuổi gì đó, đang dựa vô anh hai mày ngủ

một lát thì thằng con trai đói bụng, bà mẹ lấy gói lá chuối trong giỏ lác ra nói con ăn đỡ nắm cơm này, để dành bánh mì cho ba

bữa đó trời mưa tầm tã. xung quanh là mưa và cây cối lờ mờ. khi xe chạy qua đèo thì bị lật. tao nhanh tay chụp anh chị mày. ba mẹ con bị hất văng qua bên kia thành toa


tao nhớ khi lồm cồm bò dậy, coi anh chị mày chỉ bị xay xước vài chỗ, thì nghe tiếng khóc vang trời

người bị thương, bị chết la liệt

trong đám đông, tao thấy người đàn bà đó tóc xõa rũ rượi, lê một chân bị gãy đầy máu tới thằng con. bả ôm cái xác máu me của nó vô lòng, khóc nức nở
“lúc đi, cái gì cũng nói để cho ba, không dám ăn. bây giờ con chết rồi…”

trời chiều mưa. xung quanh chỉ có núi đồi và tiếng khóc

cô im lặng. đoàn tàu vẫn xình xịch trước mặt. thi thoảng là những ánh lửa xẹt ra từ bánh xe nghiền xuống đường ray. những toa hàng chạy ngày và đêm, xuyên đại lục. bà vẫn hăng say lẩm nhẩm những con số
-100.105. và còn nữa! chuyến này dài quá! -bà quay lại nhìn cô con gái, nở nụ cười. -bữa ba mày chở đi chợ, gặp chuyến có 100 toa

cô nhìn bà, rồi cười theo. những vết chân chim chạy dài sau đuôi mắt, trên vầng trán. những sợi tóc bạc lòa xòa

-110.115...

gtmt
03-04-2015, 09:22 PM
giá trị người phụ nữ khi lấy chồng nằm ở chiếc nhẫn cưới? nếu bạn đeo chiếc nhẫn $5,000 thì giá trị bạn $5,000? nếu đeo chiếc $10,000 thì giá trị bạn $10,000?

mình không thích dùng vật chất để định giá cái không có giá. đã như thấy được cái tôi chỉ là do duyên tạo thành và tan rã theo duyên, thì sao phải phung phí trong khi bao kẻ khổ vì đói khát, bệnh tật?

gtmt
03-06-2015, 05:02 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/7rx.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/7rx.jpg.html)

gtmt
03-07-2015, 03:14 PM
người ta im lặng vì không có điều gì để nói. hoặc có, vì không muốn nói. hoặc nói, là những làn sóng giao động ở bên trong, không ngôn ngữ âm sắc hình thành, thoát khẩu

cô im lặng vì biết rằng
đâu đó … người nghe … đã ghi nhận thông điệp cuối cùng

gtmt
03-07-2015, 03:18 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/springlight.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/springlight.jpg.html)
.spring

gtmt
03-07-2015, 03:37 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/springlight2.jpg (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/springlight2.jpg.html)

gtmt
03-10-2015, 09:01 PM
Chuyện đi buôn vẫn là công việc chính của tôi để mang thức ăn về cho gia đình và đi thăm anh. Dạo này ga Phú Vinh bắt đầu có du kích đột xuất. Một hôm, tôi nói với má chồng:
-”Má à, bây giờ ga Phú Vinh chuyến về họ bắt đầu soát hàng đột xuất. Chuyến đi con phải đi ga đó, nhưng chuyến về con sẽ xuống ga Suối Dầu”.

Nếu tính từ Sài Gòn ra thì đến ga Suối Dầu, rồi ga Phú Vinh và kế nữa là ga Nha Trang. Ga Suối Dầu là ga nhỏ, tàu chỉ ngừng 10 phút, ít khách xuống và cũng ít khách lên. Ga rất vắng lặng, chỉ thưa thớt vài người. Có xuống đây mới biết. Nếu gặp du kích thì họ chỉ lấy hàng chứ không giết người, còn gặp cướp thì quá nguy hiểm. Nếu tàu về 11 hay 12 giờ thì tôi ngồi nơi đó ôm hai giỏ hàng, chờ đến ba giờ sáng mới có chuyến xe lam đầu tiên chở hàng từ Cam Ranh ra Nha Trang.

Lần đó, sau khi bán thuốc xong, tôi lo mua hàng cho chuyến vô, mang lên nhà bà cụ gần ga Phú Vinh gởi, ngủ lại đó rồi khuya lại đi. Thấy tôi chần chừ muốn đạp xe về thăm tụi nhỏ, bà cụ bảo:
-”Thôi cô ạ, cô nên ngủ một giấc cho khỏe rồi khuya đi. Về trên đó khó dứt được, có khi phải ở lại nữa”.

Nhìn trời bắt đầu chuyển mưa, những hạt nước nặng trĩu lác đác rơi, tôi đành ở lại. Chưa đến tháng Mười mà mưa suốt. Chuyến đi phải mặc áo mưa, khó khăn cho việc di chuyển. Chuyến về phải bao thuốc bằng nhiều lớp nhựa để tránh thuốc bị ướt. Còn hàng thuốc Tây thì tôi bỏ mỗi loại vô mỗi túi nhựa nhỏ, xếp cột cẩn thận, sau đó bỏ vào bao nhựa lớn, cuốn đầu bao lại, rồi mới bỏ trong cái áo yếm mặc vô trong cùng. Nhờ vậy thuốc không bao giờ bị ướt. Thuốc Tây có loại bọc bằng đường, nếu ướt thì phải vứt đi.

Khuya hôm đó trời mưa như trút nước. Tôi vô được đến làng Phước Thiện. Không thấy bóng người đi buôn như trước nhưng tôi vẫn mua thuốc, nén vô hai cái giỏ may bằng bao cát, rồi đến nhà chú Cúc xin hai cái bao nhựa lớn. Chú đưa tôi bốn bao. Tôi lôi hẳn giỏ thuốc lá ra khỏi mỗi sọt, bỏ vào hai bao nhựa và xếp dày ở dưới đáy, phòng khi tôi mệt, đặt xuống để nghỉ cũng không lo nước thấm vào thuốc.

Chiều hôm sau, tôi gánh thuốc chạy trong mưa, xuống ngay chợ Phước Thiện, đi chuyến xe cuối cùng đến ga Tháp Chàm. Ga vắng. Sau khi xếp gọn hai sọt hàng dưới ghế, tôi ngồi nghỉ một lát thì khách hàng bắt đầu đến, nhưng ít hơn mọi hôm. Không ai bán trà đá, chỉ có vài gánh cơm. Chị bán cơm nói:
-”Hôm nay tàu ra đến ga Tháp Chàm này rồi sáng vô lại Sài Gòn chứ không ra Nha Trang vì đường ray ở ga Suối Dầu bị nước mưa lụt lấp đá, nghe nói cả cây số. Xe hơi chạy cũng không được vì nước ngập cao lắm!”

Tôi cảm ơn chị đã cho tin, trong lòng buồn rầu vì thuốc lá đã rấm nước, nếu để lâu e sẽ bị mốc. Tôi chưa biết nên tính thế nào, thầm nghĩ sao mọi người khôn quá, nghỉ hết trơn, còn mình dại dột đội mưa đi như thế này.

Được một lát, Phúc mình mẩy ướt như chuột lột, gánh hai cái sọt chạy vô. Tôi kêu lên:
-”Trời ơi! Mưa mà cũng đi hở con!”
Phúc vừa thở vừa ngồi xuống bên tôi, nói nhỏ:
-”Dạ, hàng con mua lỡ rồi. Với lại con nghĩ trời mưa mình đi an toàn hơn”.

Tôi không nói gì, vì tôi cũng như Phúc, tranh thủ đi buôn vì miếng cơm manh áo cho gia đình.

Một hồi sau, Phúc lên tiếng:
-”Con nghe nói tàu sáng nay ra đến đây rồi quay lại Sài Gòn chứ không ra Nha Trang”.
Tôi gật đầu:
-”Dì cũng nghe vậy”.
-”Bây giờ tính sao đây dì?”
Tôi cũng chưa biết tính sao nên chỉ thở dài.

Ngồi nghỉ một lát, quần áo bắt đầu khô. Phúc lôi gô cơm ra mời tôi:
-”Dì ăn cơm với con. Con bới theo một gô đầy và hai hộp muối nhỏ, một muối đậu và một muối ớt rang”.
-”Cảm ơn con, dì ăn rồi. Ở trên làng Phước Thiện có quán làm bánh bán tại chỗ. Bánh họ cân ký và có mắm với mỡ hành cho mình. Dì chỉ mua nửa ký phân ra làm hai dĩa, một dĩa ăn trưa và một dĩs gởi lại chiều trước khi đi. Dì xuất phát từ nhà trọ, không phải từ gia đình nên không nấu bới được. Con ăn no đi rồi ngủ”.
Phúc vừa ăn vừa nói:
-”May mà con gặp dì, trời còn thương con”.
Tôi rầu rĩ đáp:
-”Dì cũng đang khổ đây, chớ có giúp được gì cho con đâu mà bảo trời còn thương”.
Chợt Phúc ngừng ăn, quay sang tôi:
-”Hay là… dì cháu mình mạo hiểm đi Sài Gòn bán nghe dì?”
Tôi suy nghĩ một hồi rồi đáp:
-”Ừ, đành phải vậy. Có con, dì cũng dạn, nhưng dì cũng mới đi lần đầu thôi, không hơn gì con đâu”.
-”Đi đại đi dì, chớ ngồi ở đây mình tốn ăn uống, mà biết mấy ngày mới về được Nha Trang”.

Khuya hôm đó, hai dì cháu mua mỗi người 50 ký cước phí hàng phế liệu. Khi họ cho ra cổng, chúng tôi gánh hàng ra xếp các sọt hàng xuống gọn dưới ghế. Tàu bắt đầu xình xịch chuyển bánh.
Tôi ngồi xuống bên cạnh Phúc:
-”Khi không dì cháu mình lại đi Sài Gòn, chắc má con lo lắm!”
Phúc thở dài:
-”Con nghĩ chắc má con đang khóc ở nhà”.

Hai dì cháu ngồi im lặng một hồi nhìn đoàn tàu đi qua một vài sân ga. Tôi bảo Phúc:
-”Con gọi thằng nhỏ bán bánh mì lại mình mua một ổ. Con một nửa, dì một nửa. Mình ăn sáng đi con”.
Phúc đứng lên, vẫy tay gọi thằng bé bán bánh mì. Bán xong, thằng bé nói:
-”Em nghe nói hôm nay tàu sẽ bị tuôn ở ga Mương Mán đó chị. Tụi nó mà lên goong nào là sạch goong đó”.
Phúc lo lắng hỏi:
-”Bây giờ làm sao? Em cố tìm cách giúp chị với”.
Thằng bé gãi đầu:
-”À, hay là để em đi bán. Nếu gặp goong nào có mấy bà Chàm đi buôn thuốc Nam, hay gụ đất, em sẽ dẫn chị đến đó. Thường họ ít tuôn mấy goong có mấy bà Chàm đi bán thuốc Nam. Chị nhét hàng của chị bên trong thuốc Nam và gụ đất, như vậy là an toàn”.
Nói xong thằng bé quay đi.

Chúng tôi chỉ đành trông cậy vào thằng bé. Hai dì cháu buồn bã ngồi ăn. Được một lát thằng bé quay lại:
-”Chị à, cách đây hai goong là goong của mấy bà Chàm. Đến ga kế tiếp, tàu ngừng khoảng 10 phút. Em bước xuống tàu. Hễ thấy em đứng dưới ngay goong nào thì chị gánh chạy cho nhanh tới đó rồi lên goong liền, chớ tàu chật như vầy làm sao gánh đi được”.

Thằng bé thật sốt sắng tận tình. Chúng tôi mua thêm mỗi người hai ổ bánh mì để dành ăn, nguyên ngày và qua đêm. Sau đó rút mấy sọt hàng ra đợi sẵn. Tàu vừa ngừng lại, thằng bé làm như lời nó nói, chúng tôi cảm ơn nó rối rít.

Trời ngả xế chiều. Bụng bắt đầu đói, dì cháu mỗi người ăn thêm nửa ổ bánh mì. Sau đó ngủ không biết được bao lâu thì nghe tàu ngừng, mọi người hốt hoảng la ơi ới:
-”Thuế vụ tuôn tàu!”
Chúng tôi choàng tỉnh. Một đoàn thuế vụ mang súng hùng hổ lên goong, bao nhiêu đồ đạc đều quăng xuống hết, bất kể mọi người khóc than xin xỏ, quỳ lạy. Có nhiều người, nhất là thanh niên liều lấy lại hàng của mình nhảy qua goong khác, tiếng súng bắn chỉ thiên nổ giòn. Đúng là bọn cướp có bảo kê của chính quyền! Khiếp quá! Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tuôn tàu.
Phúc cũng hoảng sợ thì thào:
-”Dì ơi, họ tuôn tàu đúng goong hồi nãy mình ngồi đó dì!”

Đúng giờ, tàu bắt đầu xình xịch chuyển bánh. Mọi người ở trong các goong không bị tuôn như tôi cũng một phen hú hồn. Nhìn cảnh những người ở dưới đất, nước mắt tôi chảy dài. Cái khổ này biết khi nào mới dứt!

Tỉnh hẳn, tôi và Phúc chia nhau mỗi người nửa ổ bánh mì. Phúc hỏi tôi:
-”Dì ơi, rồi mình xuống ga nào hở dì?”
-”Đây là lần đầu tiên dì đi, nhưng dì nghĩ ga cuối cùng là ga Bình Triệu, vì ga Bình Triệu là ga lớn. Hay là mình xuống ga trước ga Bình Triệu đi. Dì sợ ga lớn hay có du kích và quản lý thị trường”.
Phúc gật đầu:
-”Vậy mình xuống ga nhỏ là ga Thủ Đức”.

Tôi bảo Phúc gọi mua trà. Phúc đưa tay ngoắc thằng bé bán trà đá. Thằng bé bán bánh mì ban nãy cầm ấm ly chạy tới. Hai dì cháu ngạc nhiên:
-”Ủa, cũng con nửa hả? Bán hết bánh mì rồi hở con? Rồi lại bán trà đá, mà trà đá ở đâu con bán vậy?”
Thằng bé cười:
-”Dạ, từ Suối Cát vô con bán bánh ú. Hết bánh ú, tới ga con chạy xuống lãnh bánh mì”.
-”Nhưng mà dì thấy có thịt, rau, dưa, ớt, nước tương nữa mà!”
-”Em con nó ngồi goong đằng kia giữ một bình nhựa đựng nước trà thiệt đậm và bịch nước lạnh với bao thịt, rau, dưa, các thứ. Khi nào hết đá, con mua sau. Con bán xong bánh ú thì đến chỗ em con, nó vô sẵn thịt các thứ vào trong mỗi ổ bánh mì. Con tay xách ấm ly, vai mang bánh mì đi bán”.
-”Con vất vả quá, và chen lấn thật tài”.
Thằng bé lại cười:
-”Dạ, bán này chỉ có tài chen lấn thôi, chớ bán thì ai mà bán hổng được”.
-”Cẩn thận nghe con, kẻo mất tiền thì tội con lắm”.
-”Dạ, má con may cho con cái áo yếm có hai túi thật sâu. Bên trong con bỏ tiền chẵn, gài kim cúc. Bên ngoài con bỏ tiền lẻ để thối tiền cho khách và mua bánh mì”.
-”Con giỏi quá! Vậy nhà không có anh chị lớn hay sao?”
-”Dạ, ba má con có bốn người con. Chị con và má con lo gói và nấu bánh ú, gói nhiều lắm, để bán ở ga Suối Cát và ở chợ. Còn con bán trên tàu. Anh con làm rẫy và kiếm củi”.
-”Vậy còn ba con?”
Nghe nhắc tới ba, thằng bé rớm nước mắt:
-”Ba con đi tù cải tạo”.
Cảm giác xót xa bỗng dưng xâm tràn, tôi nói:
-”À... thì ra con cũng cùng cảnh ngộ. Ba chị Phúc đây trước là thiếu tá, giờ đang cải tạo ngoài Bắc. Ông xã dì đang cải tạo ở trại Tuy Hòa. Dì với chị Phúc cảm ơn con. Nếu không có con chắc giờ này dì với chị Phúc đã mất hết vốn rồi”.

Uống xong, chúng tôi trả ly và tiền. Tôi hỏi thằng bé:
-”Theo con, dì nên xuống ga nào?”
-”Dì nên xuống ga Thủ Đức, ga nhỏ an toàn hơn. Bộ dì đi lần đầu hở?”
-”Ừ, vì tàu từ Tháp Chàm không ra được Nha Trang nên dì phải đi Sài Gòn”.
-”Nếu dì không biết chỗ bán hàng, dì có thể hỏi mấy người xe thồ để họ giúp dì”.
-”Dì cảm ơn con. Con lanh quá!”
Thằng bé nhoẻn miệng cười:
-”Con chào dì”.

Nói xong, nó lách qua đám đông, vừa chen lấn vừa rao: “Trà đá đây, trà đá đây!” Rồi thằng bé cất tiếng hát: “Ba em là ngụy quân, ngày mai đón ba về, đi vùng kinh tế mới… Trà đá đây, trà đá đây!” Tôi nhìn theo dáng thằng bé gầy gò mà khóc tức tưởi. Một trẻ thơ mới chừng đó tuổi mà phải lo phụ mẹ kiếm tiền cho gia đình và nuôi người cha đang tù cải tạo. Tương lai mù mịt!

Tàu xình xịch chạy, bao nhiêu ý nghĩ lẩn quẩn trong đầu. Chợt có tiếng một người đàn ông nói:
-”Qua ga này, ga tới là ga Thủ Đức đó”.
Hình như ông ấy đã nghe được câu chuyện của tôi với thằng bé nên lên tiếng nhắc. Tôi gọi sang Phúc:
-”Ga tới là ga Thủ Đức đó con, mình sửa soạn quang gánh đi là vừa”.

Chúng tôi xuống tàu và ngủ đêm tại đó. Còn lại hai ổ bánh mì, hai dì cháu mỗi người nửa ổ. Sáng hôm sau chia nhau ổ còn lại, rồi đón một chiếc ba gác đi chung với nhau. Ông ba gác vừa đạp xe vừa nói:
-”Thuốc lá hở? Tôi sẽ chở tới nhà máy xắt thuốc cho”.

Nghe vậy, chúng tôi cũng yên tâm phần nào. Nhưng khi ông ba gác chở đến nơi thì nhà máy bị đóng cửa. Ông ta đợi chúng tôi xuống, lấy tiền xong rồi đi mất.
Tôi kêu lên:
-”Trời ơi! Nhà máy đóng cửa rồi con, giờ mình tính sao?”
Không đợi Phúc trả lời, tôi quay sang hỏi bà hàng xóm:
-”Chị có biết ở đây có nhà xắt thuốc lá nào khác không?”
-”Chị bán thuốc lá hả? Tự nhiên mấy bữa nay dưới lục tỉnh lên đây hỏi mua thuốc lá mà sao không thấy ai vô bán cả”.
Tôi trả lời:
-”Đường Nha Trang vô đường bộ lẫn đường xe lửa điều bị lụt làm hư hết chị".
Bà hàng xóm lại nói:
-”Chị muốn xắt bán thì xắt, còn không chị bán thuốc lá cho họ xắt cũng được. Thuốc đang lên đó chị”.

Tôi cảm ơn bà hàng xóm rồi quay lại hỏi Phúc:
-”Bây giờ con tính sao? Con muốn mình xắt bán hay bán nguyên lá?”
-”Con với dì cũng mới đi lần đầu, muốn xắt thì để chuyến sau. Bây giờ mình gánh ra chỗ bán thuốc xắt để coi họ trả giá ra sao”.

Chúng tôi hỏi thăm chỗ bán thuốc xắt. Bà hàng xóm tận tình chỉ. Hai dì cháu gánh hai sọt ve chai đi giữa đường phố đến hàng bán thuốc. Đó là một hàng dài. Người bán ngồi cách nhau một khoảng. Mỗi người để trước mặt mình một hộc hàng giấy xi măng độ khoảng một ký thuốc, số còn lại họ giấu đâu không biết. Phúc để tôi giữ bốn sọt, chỉ cầm lá thuốc đi hỏi. Sau khi được giá cao, chúng tôi đồng ý bán. Thuốc cân không mất ký nào.

Sau khi nhận tiền xong, mỗi người bỏ tiền trong áo yếm của mình. Tôi thu xếp mọi thứ chồng lại thành một gánh.
-”Để dì gánh cho. Trông con gánh dì tội quá!”
Phúc cười:
-”Dì, mình ghé chợ ăn cháo vịt xả xui nghe dì”.
Tôi tròn mắt:
-”Lại có vụ ăn cháo vịt xả xui hở? Hồi nào tới giờ dì không biết chuyện này”.

Chúng tôi đi vô chợ, mỗi người một tô cháo vịt. Buổi xế, hàng cháo vắng khách, tôi ngồi tính tiền nước trà, bánh mì chia hai trả song phẳng. Phúc đưa lại tiền cho tôi.
-”Tiền gì đây?”
Phúc trả lời:
-”Dì quên sao? Là tiền xe dì trả cho ông ba gác hồi sáng đó”.
-”Ồ! Dì quên mất!”
Phúc cười:
-”Phải con biết dì quên thì con ăn gian luôn!”
Chúng tôi cùng cười rồi đi vô phía trong chợ. Chợt thấy một phụ nữ bưng tô cơm trộn, Phúc thốt lên:
-”Cơm trộn nhiều đậu xanh! Nhìn thèm quá!”
Tôi lắt đầu:
-”Thôi đi cô nương! Đó mà đậu xanh hả? Bo bo đó cô gái ạ".
Phúc ngẩn người:
-”Bo bo là gì hả dì?”
-”Bo bo là thực phẩm cũng như mì bắp vậy. Nước ngoài họ trồng để nuôi gia súc, nay họ viện trợ cho dân mình. Nhà nước lấy bán, dân mua độn với gạo nấu cơm. Con chưa ăn sao? Ngon như bắp vậy, nhưng ăn làm sao thì đi ra như vậy, nó không tiêu”.
Nghe vậy Phúc nói:
-”Hay là dì cháu mình vô vựa gạo, hỏi họ có bán rẻ không thì mình mua về bán nghe dì?"
-”Không được đâu! Dì cháu mình mua khoảng 15 đến 20 ký về ăn thôi, chớ mua bán sao được. Tàu lửa biết đi tới Nha Trang chưa, trong khi đi xe đò mà họ tính cước phí là lỗ ngay”.
Phúc ồ lên:
-”À! Con quên vụ tàu xe”.

Chúng tôi mỗi người mua 20 ký bo bo, bỏ 10 ký vào mỗi sọt rồi gánh về ga Thủ Đức đợi tàu. Tàu chỉ từ Bình Triệu tới ga Thủ Đức mà đã đông nghẹt người. Ngoài việc này, nguyên chuyến đi đều thông suốt. Tôi xuống ga Phú Vinh, còn Phúc đi tiếp xuống ga Nha Trang.

Tôi quảy gánh ghé nhà bà cụ. Nhìn quang cảnh vẫn còn ẩm ướt, tôi biết cơn lũ cũng vừa rút. Thấy tôi, bà cụ mừng rỡ:
-”Mấy hôm nay lụt lội mà cô đi đâu vậy? Ông già cô có xuống tìm”.

Tôi thuật lại câu chuyện, xong xếp quang gánh gọn gàng cất ra đằng sau, rồi từ giã bà cụ để về nhà ba tôi. Đằng sau xe tôi chở hai bao cát bo bo. Nhà ba tôi ở vùng thấp nước nên cũng rất thê thảm. Ba tôi nói:
-”Ông nội tụi nhỏ xuống tìm. Bà nội bảo con xuống ga Suối Dầu, mà ga đó nước chảy như thác, nhà cửa đều trôi hết. Bà giặt giũ đồ của con xếp lại và khóc quá chừng, sợ con bị trôi chết mất rồi”.
-”Đâu có ba, tàu đâu về được vì con nghe nói đường ray xe lửa ở ga Suối Dầu bị đá lấp cả cây số, còn đường xe hơi chạy cũng không thông. Thuốc thì đã rấm nước, con sợ thuốc để lâu ngày sẽ bị mốc nên con phải đi Sài Gòn bán rồi về đây”.
Nói đoạn tôi lôi ra bao cát đưa cho mẹ kế:
-”Con có mua 20 ký bo bo, nặng quá con không mua nhiều được. Má trộn vô gạo nấu cho các cháu ăn. Đây là 10 ký, con giữ lại 10 ký về nhà nội các cháu”.

Mẹ kế tôi cảm động lắm. Sau khi đưa cho ba tôi ổ bánh mì thịt, tôi quay xe đi thẳng về tổ ấm, nơi có ba đứa con nhỏ của tôi và cha mẹ chồng già nua đang lo lắng mong đợi. Trên đường đi, lũ lụt còn để lại dấu tích. Trời vẫn còn lâm râm mưa. Không khí buồn bã. Tôi ghé chợ mua hai ký cá khô, 15 ký gạo và hành, giá, mỡ để về làm bánh xèo cho con tôi ăn, coi như tiệc mừng má nó về. Tôi cũng không quên mua đường, trà cho ông nội và kẹo cho xấp nhỏ. Trong xách tôi có sẵn bốn ổ bánh mì mới mua ở ga Phú Vinh, chắc ông bà và tụi nhỏ mừng lắm.

Do Diên Sơn nằm trên vùng đất cao, nên đường vô làng quang cảnh bình thường, không thê thảm như vùng đất thấp. Mọi thứ chỉ giống như một trận mưa lớn. Tôi vừa dắt xe vô sân thì nghe tiếng ông già chồng tôi nói lớn:
-”Bà ơi! Má thằng Tí về rồi!”

Trong chốc lát ông bà và ba đứa con tôi đứng ngay thềm.

Má chồng tôi khóc. Ba đứa nhỏ vỗ tay nhảy lên mừng rỡ:
-”Má về! Má về!”

Sau khi bỏ hết đồ đạt lên thềm, tôi mang xe thẳng vô nhà cất. Đứa con gái chạy theo hỏi:
-”Má không đi nữa hả má? Ở nhà với tụi con nghe má”.
Để giấu những giọt nước mắt sắp chảy, tôi cuối xuống bế con lên, rồi đem trà, đường và bánh mì để lên bàn, nhưng cha chồng tôi vẫn ngồi sửng và nghẹn ngào. Mẹ chồng chia bánh mì và kẹo cho các cháu. Tôi lăng xăng dọn dẹp. Thấy bao gạo, mẹ chồng mừng rỡ:
-”Con có mua gạo nữa hở? Thiệt là may! Gạo nhà mình chỉ còn ăn hai ngày nữa là hết”.
Nói đoạn bà mở bao cát.
-”Ủa, còn bịch gì nữa đây?”
-”Bo bo đó má. Con thấy dân Sài Gòn trộn bo bo như mình trộn mì hay bắp vậy”.
Bà vóc lên tay ngắm nghía:
-”Ngon không?”
-”Họ ăn chớ con chưa ăn, nên con không biết. Con nghĩ mình trộn vô gạo nấu cơm ăn với cá khô nướng chắc ngon lắm”.

Sau đó tôi ngồi kể lại câu chuyện cho cha mẹ chồng tôi nghe rồi cười:
-”Thôi thoát khỏi rồi! Con có quý nhơn phù hộ mà, ba má lo gì!”
-”Tao nghe tin ga Suối Dầu như vậy thiệt tao vái lung tung. Để cho cha mày nửa ký đường thôi, còn nửa ký mai mua đậu về nấu chè cúng các bác”.

Sau câu chuyện đó, tôi đi nấu nước, tắm cho các con từng đứa một.

(từ hồi ký má)

gtmt
03-12-2015, 03:45 PM
trưa trời nắng ấm, má mở cửa sổ . nắng theo gió lùa qua những ô vuông nhỏ xíu trên màng lưới, đổ xuống sàn gỗ . hai chị em phóng lên băng ghế, nhìn qua bên kia hàng xóm . người đàn ông mặc quần short khaki, áo thun xanh nhạt, cùng con chó xù lông trắng đang loay hoay ngoài sân sau . lâu lâu, con chó sủa toáng lên, hai chị em vểnh tai, ngẩng nhìn . mãi đến khi hàng xóm quay vào, đóng cửa, hai chị em phóng xuống sàn, vờn nhau bên bụi tre trong chậu ở góc nhà . những chiếc lá lao xao bóng nắng

chợt mèo em dừng lại, vểnh tai, chăm chú nhìn lên cửa sổ . một vài giây, mèo em phóng lên băng ghế. mèo chị phóng theo . hai chị em trèo lên màng lưới, lao nhao cào cào hối hả
má đặt laptop xuống, tò mò -
bên kia lưới, một con bọ đen bé tí đang bò, đằng sau là những cái vuốt nhọn đuổi theo hù doạ

má nắm tai hai chị em xuống
-sao mèo bắt nạt con bọ ? nó bé thế kia thì phải thương nó chứ . thử đem hai đứa ra giữa đàn bò to lớn ngoài kia, hai đứa có sợ không ?

hai chị em ngơ ngác một hồi, rồi cụp tai, tiu nghỉu

má quay lại làm việc . mèo em nằm ở góc bàn liếm láp tay chân . mèo chị lim dim, thi thoảng thở dài
nắng và gió vẫn lao xao
ngoài sân, ở góc mái nhà, tiếng chim non líu ríu

gtmt
03-22-2015, 08:49 PM
http://i1252.photobucket.com/albums/hh568/gtmt1/b6ebf287-bde9-494c-ace0-96d2d26172b9.png (http://s1252.photobucket.com/user/gtmt1/media/b6ebf287-bde9-494c-ace0-96d2d26172b9.png.html)
.
bé gái khóc bên chú chó đã bị giết thịt
ảnh trên mạng

gtmt
04-07-2015, 03:00 PM
Tôi mất mẹ khi vừa ra đời được ba ngày tuổi. Bây giờ tôi cũng đã có con. Những vất vả chăm lo cho một đứa bé - từ ăn, bú, chăm sóc ngày đêm, tới vừa lo sinh kế cho gia đình vừa nuôi con, so với sự vất vả của ba tôi phải chăm lo một trẻ sơ sinh mới ba ngày tuổi như tôi, thì sự vất vả đó phải gấp trăm ngàn lần. Một người đàn ông ở thời đại chưa có phong trào cho trẻ bú sữa ngoài. Thời đó không có sữa gì ngoài hai loại sữa đặc hiệu con chim và hiệu ông già. Cả hai đều rất ít dinh dưỡng. Ba tôi phải pha sữa này với nước cháo loãng.

Sau khi chôn cất má tôi, đêm tối ba phải chăm sóc tôi, lòng mong trời sáng để bồng tôi đi dạo xóm, đến những nhà có con nhỏ xin cho tôi bú nhờ. Ba vừa bồng tôi vừa ru con bằng bài thơ ông viết:

Đêm năm canh trống điểm trên lầu
Nửa thương phần vợ, nửa sầu phần con
Đêm nằm con khóc ní non
Con ơi ráng bú vú cha đỡ lòng!

Canh một con bú vú cha
Canh hai mút mật, mẹ con đà phần an
Canh ba dĩa tiết đông sàn
Dĩa rim cùng bánh cúng nàng chén nước khuya.

Trách ông trời làm chồng vợ phân chia
Linh hồn em có tưởng thì về hưởng chén nước khuya kẻ buồn
Canh tư ngồi khóc luôn luôn
Con thơ réo mẹ, dạ cha phiền lòng cha.

Canh năm trời đã sáng ra
Bồng con dạo xóm lân la bú nhờ
Bồng con chân bước bơ phờ
Mẹ con thác sớm biết nhờ cậy ai?

(trích trong hồi ký của má)

ntđl
04-07-2015, 04:21 PM
Jesus...
Hồi ký của má buồn quá xá gtmt ơi. Lần nào đọc xong đi ra mắt Lú cũng ướt...
Có những cảnh đời những câu chuyện kể Lú không hình dung ra đặng. Chúng quá đổi thương tâm, phải sống qua mới hiểu và mới thấm.

Tháng tư năm nay Lú ủy mị có hơi nhiều. Mỗi lần ủy mị y phép mở máy phát thanh tràng giang đại hải cho khuây khoa nỗi niềm chồng chất.
Chừ đọc hồi ký của má, Lú nghĩ mình thiệt sự sống trong tháp ngà, Lú nghĩ có những chuyện chừng như chưa bao giờ nghe kể để mà biết..
Forgive me... I am so nut...

gtmt dán tiếp cho Lú đọc chung với heng.
Love you...
:z57::z57::z57:

gtmt
04-08-2015, 10:52 AM
cảm ơn Lú & mọi người ghé đọc. những câu chuyện cần được kể, được nghe - không phải để nuôi dưỡng hận thù, mà để biết sự thật - nhất là những thế hệ sau này, chúng cần được biết chúng đến từ đâu và vì sao

gtmt
04-15-2015, 04:00 PM
hôm nay tôi đọc bài này, và tôi đã khóc . tạm dịch để vào đây:
-
Mọi người trong khu chung cư tôi ở đều biết Xấu. Xấu là chú mèo thường trú ở khu này.

Trong đời, Xấu thích ba điều: đánh lộn, ăn rác, và có thể nói - tình thương. Cả ba điều này cộng với cuộc sống lang thang đã ảnh hưởng Xấu rất nhiều.

Bắt đầu là Xấu chỉ có một con mắt, cái chỗ cho con mắt kia chỉ là một lỗ trống. Cái tai cùng bên cũng bị mất . Chân trái dường như từng bị gãy, sau đó lành lại nhưng bị xiêu vẹo, nhìn vào cứ tưởng Xấu đang sắp quẹo góc đường. Cái đuôi từ lâu đã không còn, chỉ còn một mẩu nhỏ xíu luôn run giật. Lẽ ra Xấu là một chú mèo bông trắng xám, nhưng đã bị những vết thương, vết sẹo dày đặc trên đầu, cổ, vai che lấp.

Mỗi khi người ta thấy Xấu, họ đều phản ứng như nhau: "Mèo gì mà XẤU quá!"

Ðám con nít đều được dặn không được chạm tới Xấu. Người lớn thì ném đá, xịt nước mỗi khi Xấu đến gần, hoặc đóng cửa, kẹt chân Xấu khi họ xua đuổi mà Xấu không chịu đi.

Nhưng Xấu chỉ có một phản ứng. Nếu bạn xịt nước, Xấu sẽ đứng yên chịu ướt cho đến khi bạn ngưng. Nếu bạn ném đồ, Xấu sẽ cuộn thân hình gầy nhom quanh chân bạn, xin bạn tha thứ. Mỗi khi Xấu bắt gặp đám trẻ, Xấu sẽ cuống quýt chạy đến meo meo, dụi đầu vào lòng bàn tay chúng, van xin tình thương. Nếu bạn bế Xấu lên, ngay lập tức, Xấu sẽ liếm áo, hoa tai, hay những gì Xấu bắt gặp.

Một ngày nọ, Xấu chia sẻ tình thương của mình với bầy chó trong xóm. Chúng không dùng tình thương đáp lại, và Xấu đã bị chúng cắn tả tơi. Từ căn hộ, nghe tiếng la hét của Xấu, tôi vội chạy ra cứu. Khi tới nơi Xấu nằm, Xấu đã sắp từ giã cuộc đời đau khổ của mình.

Xấu nằm khoanh tròn đầy máu. Ðôi chân sau và phần lưng dưới bị quẹo gãy, một vết rách xé mảnh lông trắng ở trước bụng. Trong khi tôi bế Xấu lên và mang về, tôi nghe tiếng thở khó nhọc, cảm giác Xấu đang vật vã. Tôi nghĩ chắc mình đang làm Xấu đau lắm.

Rồi bỗng nhiên tôi cảm giác ai đó kéo, nút liếm tai mình. Mặc dù đang đau đớn tột cùng, Xấu vẫn cố nút tai tôi. Tôi ôm Xấu gần hơn, Xấu dụi đầu vào lòng bàn tay tôi. Ngay cả trong cơn đau như vậy, con mèo xấu xí đầy thương tích đó chỉ muốn một chút tình thương.

Ngay khi đó, tôi thấy Xấu là một kẻ đẹp nhất mà trước giờ tôi gặp. Chưa lần nào Xấu có ý định cắn hay cào tôi, hay thậm chí muốn bỏ tôi. Xấu chỉ giương mắt nhìn tôi, thành thật tin rằng tôi sẽ giảm được cơn đau cho mình.

Xấu chết trong vòng tay tôi trước khi tôi có thể bước vô nhà. Tôi ngồi ôm Xấu thật lâu, nghĩ đến một con vật không nhà, đầy thương tích lại có thể thay đổi lối suy nghĩ của tôi về cái tâm trong sáng, chỉ biết yêu thương một cách chân thành. Xấu đã dạy tôi về sự cho đi và từ tâm mà nghìn cuốn sách, bài giảng, buổi nói chuyện chưa hẳn làm được. Bên ngoài Xấu đầy sẹo, còn tôi thì sẹo ở bên trong; và tôi nhận ra đó là lúc tôi phải tiếp tục bước đi, phải học yêu thương chân thành, hết mực.

Nhiều người muốn giàu hơn, thành công hơn, được yêu thích hơn, đẹp hơn, nhưng riêng tôi, tôi chỉ muốn giống Xấu mà thôi.

http://stuffhappens.us/everyone-warned-about-cat-13981/

Hanhgia
04-15-2015, 05:31 PM
Văn của gtmt hay mà sao buồn quá,
đọc một lần rồi,
sợ lắm




:)

gtmt
04-15-2015, 08:50 PM
cảm ơn Hanhgia, NganHa1, và thuykhanh đã ghé đọc