PDA

View Full Version : Từ Vùng Nắng Ấm ... Tình Nồng



TTHV
10-18-2011, 08:58 AM
Không biết từ bao giờ Houston được gọi là "Nắng Ấm Tình Nồng"
Góc nhỏ này ghi lại những chuyện xảy ra không chỉ tại Houston mà ... "Còn Hơn Thế Nữa" :)

TTHV
10-18-2011, 09:35 AM
Houston, đêm canh thức

Hiền Vy- Thông tín viên RFA

2011-10-17

Nguồn

(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-vigil-for-vn-catholics-10172011103927.html)Hay tại ---> đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/thapnencaunguyencho15thanhnienbibatvoco.html)

Hiệp thông với những người Công giáo trong và ngoài nước, một nhóm người trẻ tại Houston đã tổ chức đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện cho các thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt giữ và giam cầm vô cớ trong gần hai tháng qua ở Việt Nam

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-vigil-for-vn-catholics-10172011103927.html/vigil-305 RFA photo
Đêm hiệp thông cầu nguyện tại Houston, 15 tháng 10, 2011


Biểu lộ cảm thông


Trong buổi tối đầu mùa Thu tại Houston, những ngọn nến được thắp sáng trong tay, từ các em thiếu nhi, các thanh niên, đến những người trung niên và những vị cao niên, làm nét mặt của họ như đăm chiêu hơn, tia mắt thành khẩn như có niềm tin vững vàng hơn vào Thiên Chúa. Lời kinh cầu nguyện và những lời thánh ca nghe như cảm động hơn trong tiếng gió Thu.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-vigil-for-vn-catholics-10172011103927.html/vigil-250-2
Hiệp thông cầu nguyện- RFA photo


.
Đêm thắp nến đươc tổ chức tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức do linh mục chánh xứ Hoàng văn Thiên hướng dẫn vào tối thứ Bảy, ngày 15 tháng Mười với sự tham dự của rất nhiều người Việt tại Houston. Nhóm tổ chức cho biết họ cần hiệp thông với Dòng Chúa Cứu Thế và các giáo phận công giáo trong nước cũng như hải ngoại để cầu nguyện cho các tín đồ trẻ tuổi thuộc giáo phận Vinh và Hà Nội bị Hà Nội giam cầm vì quyền tự do tôn giáo.
Ông Trần Bảo Sơn, trưởng ban tổ chức, cho biết lý do có Đêm Thắp Nến là để biểu lộ sự cảm thông với các thanh niên đang bị nhà nước Việt Nam bách hại:

"Thắp lên một ngọn nến để ấm lòng những anh em đang bị bách hại hầu giúp họ hiên ngang, kiên cường, vững tin để tiến bước trên con đường phục vụ. Những ngọn nến thắp lên hôm nay cho thấy là giới trẻ hải ngoại không quên Việt Nam"

Và trong phần phát biểu của mình trước những người tham dự, ông Sơn nói rằng:

"Đêm thắp nền nguyện cầu cho các anh chị em, đã, đang và sẽ dám nói lên sự thật và công lý. Mong sao Đêm thắp nến Nguyện cầu hôm nay sẽ giúp anh chị em vững tin, tiến bước trên con đường dấn thân phục vụ vì lý tưởng để có ngày quê hương Việt Nam sự thật và công lý sẽ ngự trị"

Ưu tư, bất bình


Còn ông Nguyễn Ánh, một thành viên trong ban tổ chức thì nói rằng những người trẻ hải ngoại rất là ưu tư trước sự vu khống của nhà nước đối với những người chỉ biết cầm bút mà thôi:

"Chúng tôi một nhóm trẻ ở đây, cảm thấy có những điều quá bất công và vô lý khi chính quyền CS đã ra tay đàn áp những người vô tội ở Việt Nam. Những người chỉ cầm bút mà bị vu khống là âm mưu lật đổ chính quyền. Cầm cây bút và tay không thì làm sao mà lật đổ được chính quyền ? Cho nên chúng tôi ở đây cảm thấy rất uất ức, rất ưu tư và xót xa cho những người bị bách hại"

Trong số người tham dự buổi thắp nến, bà Ngọc Đính cũng có cùng suy nghĩ như ông Ánh, là những thanh niên đang bị nhà nước bắt giam với lý do âm mưu lật đổ chính quyền là không thuyết phục:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-vigil-for-vn-catholics-10172011103927.html/vigil-250
Thiếu nhi trong đêm thắp nến -RFA photo



"Hiệp thông cầu nguyện cho sự bình an của 15 thanh niên đã bị bắt vì cái tội yêu nước. Những thanh niên này chỉ phản đối việc xâm lấn của Trung quốc và phản đối sự khai thác bauxit ở Việt Nam. Không có một ý tưởng gì là lật đổ chính quyền nhưng nhà nước cứ đặt cho cái tội như vậy để bắt những người thanh niên trong tay không có một tấc sắt thì làm sao có thể lật đổ chính quyền ? Họ chỉ nói lên lòng yêu nước mà thôi."

Hình ảnh 15 người trẻ đang bị giam cầm và tên tuổi cũng như nghề nghiệp của họ được trình chiếu trên màn ảnh lớn cho những người tham dự cùng biết, đã làm không ít người cầm được nước mắt. Những sinh hoạt xã hội của họ cũng được nhắc đến làm cho nhiều người băn khoăn không hiểu tại sao họ lại bị ghép vào cái tội tày trời là âm mưu lật đổ chính quyền:

"Những người bị bắt là những công dân công giáo lương thiện, tích cực cộng tác với Dòng Chúa Cứu Thế, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật. Là thành viên của hội Gioan Phaolô đệ Nhị, Bảo Vệ Sự Sống. Là cộng tác viên của truyền thông sự thật và là thành viên của nhóm Ve Chai. Họ là những người tuần hành ôn hòa để chống Trung quốc xâm lược và ký tên phản đối việc khai thác bauxit tại Tây nguyên. Họ là những người tuổi trẻ âm thầm phục vụ tha nhân và hiến dâng mình cho quê hương và cho giáo hội. Mười người trong số đó đã bị khởi tố vi phạm Điều 79 Bộ luật hình sự, âm mưu lật đổ chính phủ ..."

Rất nhiều người trẻ tham dự buổi thắp nến cầu nguyện này. Họ đến với nhiều lý do khác nhau. Anh Trường nói là anh bất bình vì tại Việt Nam, người dân không có được cái quyền tự do tối thiểu của con người:

"Em cảm thấy bất bình cho một chế độ mà trong đó người dân không có được tự do gì hết nên em muốn cùng đồng hành với các anh em ở bên Việt Nam. Nhớ tới họ như những anh em của mình. Xin Chúa chúc lành cho họ cũng giống như em thương yêu anh em của mình vậy"

Tấm lòng đối với quê hương

Trong khi đó cô Thiên Lý thì nói vì thấy những người đồng đạo với cô bị bắt quá vô lý nên cô và bạn đến thắp nến để cầu nguyện cho họ:


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-vigil-for-vn-catholics-10172011103927.html/vigil-250-3
Khung cảnh đêm thắp nến tại Houston, 15 tháng 10, 2011- RFA photo




"Tụi cháu là người đạo Công giáo, khi coi TV, thấy những người đấu tranh cho quyền tự do của họ mà cũng là người đạo Công giáo mà bị nhà nước Việt Nam bắt rất là vô lý, vô cớ. Thấy vậy thì cháu đi cầu nguyện cho họ..."
Còn sơ Mai thì nói là không chỉ cầu nguyện cho 15 người này mà còn cầu nguyện cho tự do và độc lập sớm trở về với Việt Nam:

"Hai giáo xứ Lộ Đức và LaVang họp nhau ở đây để cầu nguyện cho một nước Việt Nam thì đó là điều rất thiết thực, rất cần thiết để làm cho nước Việt Nam được tự do, độc lập và dành lại chủ quyền của mình trên những gì đã bị mất ..."

Xin mượn lời của Linh mục Hoàng văn Thiên đã nhắc lại lòng bác ái của Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận trong thời gian bị tù đày tại Việt Nam để chấm dứt bài phóng sự này:

"Các bạn bị tù vì yêu quê hương đất nước. Tôi cầu nguyện cho các bạn được bình an, tràn đầy thánh thần. Luôn luôn khôn ngoan và can đảm thể hiện tấm lòng của các bạn đối với quê hương, tổ quốc Việt Nam. Tôi thật vui mừng vì các bạn đang sống lời dậy của một người tù bất khuất, luôn sống bác ái, yêu thương ngay cả với những người hành hạ mình. Một người tù luôn yêu mến quê hương tổ quốc Việt Nam "Con có một tổ quốc nước Việt Nam" . Đó là đấng đáng kính Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận"


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
10-19-2011, 09:23 PM
Mộc Tồn

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 19 tháng Mười, năm 2011
.
Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/moctoncotaynaidongque.html)

Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/moctoncotaynaidongque.html)

https://lh6.googleusercontent.com/-NFfeZ_TQ2-8/Tp7fTULu7GI/AAAAAAAAG9A/p3KlX0HoTTk/s640/DT-MocTon2.jpg
.
Gần đây trên mạng internet có nhiều bài viết về những vụ buôn lậu hàng ngàn con chó từ Thái lan và Lào để cung ứng cho nhà hàng tại Việt Nam. Trong tuần qua, trên tờ nhật báo Houston Chronicle (http://www.chron.com/default/article/Dognappers-spark-deadly-violence-across-Vietnam-2199778.php) cũng đăng tải một bài (http://www.chron.com/default/article/Dognappers-spark-deadly-violence-across-Vietnam-2199778.php) khá chi tiết, liên hệ đến việc ăn thịt chó của người Việt. Nhu cầu dùng thịt chó tại Việt Nam đã dẫn đến một tệ nạn là có nhiều tổ chức đi bắt trộm chó bán cho nhà hàng vì được giá rất cao. Tuy nhiên dịch vụ bắt chó cũng đã gây nên vài vụ án mạng đáng tiếc. Trong khi đó một số tổ chức bảo vệ thú vật trên thế giới cũng vận động chống lại việc ăn thịt chó tại Việt Nam.
Đây là một vấn đề khá tế nhị và cũng là đề tài được nhiều người bàn cãi như những vấn đề đạo đức và kinh tế trong cộng đồng người Việt tại Houston. Ông Thông một nghệ sĩ, nói rằng thịt chó rất ngon và cho rằng mỗi nơi có một phong tục khác nhau nên không thể nói việc ăn thịt chó là phạm đạo đức và ông đơn cử là tại Đại Hàn có cả một kỹ nghệ nuôi chó để ăn thịt:
“Rất là ngon, Thịt chó rất đặc biệt, nó nạc, ăn không có chán. Vấn đề là mỗi dân tộc có một phong tục riêng, một thói quen, chẳng hạn như Đại Hàn, Việt nam mình. Sự thật Việt Nam mình ăn ít hơn Đại Hàn, mình ăn thịt chó ở Viet Nam là chỉ đi bắt chó hoang, chưa có một kỹ nghệ để nuôi chó, chứ bên Đại Hàn họ làm farm để nuôi chó làm thịt, nó là có farm.”

Trong khi đó, ông Sanh cũng là một vị trung niên thì cho rằng thói quen ăn thịt chó gia tăng rất nhiều từ sau năm 1975. Trước đó tại miền Nam rất ít người biết đến món này:
“Thực ra cái này tuy là nói từ xưa ở Việt Nam cũng có nhưng không phổ cập, (chỉ có) một số người rất thiểu số, nhưng mà có lẽ kể từ sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm miền Nam thì việc đó tràn lan ra và trở ngại là bây giờ có rất nhiều nhà mất chó. Người ta nuôi chó người ta cưng giữ như vậy mà ăn cắp, con chó không biết bao nhiêu mà ăn thịt cho thỏa mãn con người, đó là một cái xấu mà du nhập từ khi cộng sản Bắc Việt vào Nam mới càng ngày càng nhiều lên vậy thôi”

Ông cho rằng những câu nói ca tụng thịt chó chỉ là câu nói đùa mà không thể coi như một nét văn hóa biểu trưng của người Việt:
“Thực ra người dân Việt Nam họ ít áp dụng, ít thực thi cái câu “Sống trên dân gian không ăn thịt chó, chết về âm phủ không có mà ăn”. Câu nói đó là câu nói đùa, bỡn cợt chứ không phải vậy, ngay cá nhân tôi cả đời tôi chưa hề ăn thịt chó mà tôi cũng biết câu đó, nhưng không thể lấy câu đó là cứu cánh dân tộc, cứu cánh cho mọi người”

Còn ông Trung thì không chấp nhận việc bắt chó nhà để bán cho các nhà hàng, theo ông, thì đó chỉ là hậu quả kinh tế trong bối cảnh xã hội Việt Nam:
“Người Á châu nói chung và người Việt Nam nói riêng thì thịt chó đúng là một món nhậu rất là khoái khẩu . Nhưng mà nguyên nhân để cho người ta ăn cắp chó là tại vì mỗi con chó bán được cả 100 đô, thì bằng người ta đi làm cả một tháng trời nên người ta sẵn sàng làm việc đó. Đây cũng là một bối cảnh xã hội đưa đẩy người ta đến vấn đề ăn cắp chó để bán. Nhưng mà điều tôi muốn nói đây không phải là mình khuyến khích người ta ăn cắp chó mà mình đang nói đến một tệ nạn xã hội mà do cái sự đói nghèo đưa đến.”

Tuy nhiên, Ông Trung cho rằng vì văn hóa khác biệt nên trong khi người Việt coi việc ăn thịt chó là chuyện bình thường thì người Âu Mỹ cho đó là một việc tàn nhẫn, không chấp nhận được:
“Có thể trong xã hội Việt Nam cho rằng giết một con chó, chúng ta làm thịt nó là một cái gì đó rất là bình thường, nhưng đối với xã hội Mỹ và những nước Âu Châu thì họ rất là trân quí chó mèo vì họ cho đó là những người bạn, nên khi mà nhìn thấy những hình ảnh như là làm thịt chó bán ở Việt Nam, giống như là giết heo giết gà thì đối với họ, họ cảm thấy rất là khó chịu và trong con mắt họ, họ có thể cho chúng ta là những người hơi tàn nhẫn.”

Mặc dù là một người bắc di cư vào miền Nam năm 1954, nhưng ông Duyên lại cực lực lên án việc ăn thịt chó:
“Vấn đề ăn thịt chó phải nói là từ thời xa xưa của người miền Bắc, chớ người miền Nam không biết ăn thịt chó. Tôi là người bắc di cư vào Nam năm 1954, hồi ở ngoài Bắc tôi còn nhỏ tôi cũng không ăn thịt chó, vào trong niền Nam tôi cũng không ăn thịt chó. Vấn đề thịt chó phải nói là của miền Bắc du nhập vào miền Nam. Đó là một cái du nhập không thể chấp nhận của miền Bắc mang vào miền Nam. Tôi không chấp nhận vấn đề ăn thịt chó, con người Việt Nam không chấp nhận ăn thịt chó. … Thật sự ra nói về vấn đề đạo đức thì không vi phạm vấn đề đạo đức của Việt Nam nhưng đối với quốc tế đó là một sự vi phạm”

Chia sẻ quan điểm của ông Duyên, Bà Hoài là người nuôi chó trong nhà thì coi chó như một thành viên của gia đình và bà cũng phản đối việc ăn thịt chó:
“Tại sao chúng ta phải ăn thịt chó? Con chó là bạn của mình mà. Nhà tôi có con chó, tôi nuôi nó, coi nó như con tôi, tại vì nó biết đủ thứ chỉ có nó không biết nói thôi. Chung quanh chúng ta nếu mà không ăn thịt là tốt, mà đã ăn thịt thì có rất nhiều loại thịt mà người ta sản xuất cho mình ăn và con chó chúng ta không thể đụng tới nó”
https://lh6.googleusercontent.com/-4ucWQLHKqP0/Tp-ffT756QI/AAAAAAAAG9Y/wOpp7H20F-4/s478/DT-Millie%252526Ba.JPG
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

vũ thị thiên thư
10-21-2011, 06:08 AM
H Vy
Năm trước về thăm nhà, thấy một chú Mực đen tuyền mượt mà chạy ra mừng rỡ
Con bé kể " Nó sắp bị vào nồi nước đó mợ, Anh Ba thấy tội quá nên chuộc nó về . Nó biết mợ là người thân nên mừng, người lạ vào là nó sủa om sòm ..."
" lạ hén, nó chưa gặp mợ mà có linh tính như vậy sao ..!! "
Thú Vật có tình như vậy, làm sao giết hại hén

thuykhanh
10-21-2011, 09:15 AM
Chị chào HV, TT,

Hồi còn ở bên nhà, có lần chị đang làm việc trong pharmacy, nghe tiếng chó kêu, ngó ra thấy 2 người đàn ông chở nhau trên xe gắn máy kéo lê 1 con chó vàng và ông cụ hàng xóm đang chạy chân đất đuổi theo. Thì ra họ mới quăng giây bắt trộm con chó của Bác Hai.
Từ đó ông cụ buồn thiu, ít lâu sau thì mất.
Thật là tàn nhẫn!
Về VN, lần đầu ra Hà Nội, người em bà con và chú tài cũng rủ ăn tiểu hổ và thịt cầy.
Chị nói không, vậy mà cũng ráng thuyết phục mấy lần mới thôi.

TTHV
10-21-2011, 08:33 PM
Em chào chị TK và TT
Vâng, có nhiều điều mình không hiểu được. Có 1 người trả lòi pv và qua Mỹ có ăn MT 1 lần nhưng không ngon như ở VN.
Em nghe mà ... sợ luôn!

Chị TK và TT có một cuối tuần vui nhé

TTHV
10-27-2011, 02:20 PM
Houston Thắp Nến Cầu Nguyện cho những thanh niên Công Giáo và Tin Lành

Phóng sự của VOA (http://www.voanews.com/vietnamese/news/)- Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 26 tháng Mười năm 2011

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/demthapnencaunguyentainhatholoduc.html)
Âm thanh tại ---> đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/demthapnencaunguyentainhatholoduc.html)
https://lh6.googleusercontent.com/-zG00lGPR-s4/TqmZMxaBCjI/AAAAAAAAHA4/hUxiSxuU630/s640/voa_2510.jpg
.


Trong khoảng 2 tháng nay, theo tin tức nhận được từ Việt Nam và qua các cơ quan truyền thông quốc tế thì nhiều nhà hoạt động cho xã hội và nhân quyền đã bị nhà nước Việt Nam bắt giữ hàng loạt, trong đó có nhiều thanh niên công giáo Dòng Chúa Cứu Thế thuộc giáo phận Vinh và Hà Nội. Vụ việc này đã được nhiều nhóm bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên tiếng phản đối.
Ngày 12 tháng 10, 2011 Dân biểu Ed Royce và 8 dân biểu khác trong Hạ Viện Hoa Kỳ đã đồng ký một lá thư gửi cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tỏ ý quan ngại về chiến dịch bắt bớ giáo dân và các nhà tranh đấu cho nhân quyền và cho rằng việc bắt bớ này là vi phạm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân. Những vụ bắt bớ giáo dân gây nhiều xúc động trong cộng đồng công giáo tại Houston, nhất là các bạn trẻ.
Tối ngày 15 tháng 10, 2011 đoàn thanh niên công giáo Giáo xứ Lộ Đức và Giáo xứ La Vang tại Houston cùng phối hợp tổ chức một buổi Thắp nến tại nhà thờ Lộ Đức để cầu nguyện cho các người đang bị bách hại.
Buổi thắp nến được sự hướng dẫn của Linh mục chánh xứ Lộ Đức Hoàng Văn Thiên và sự tham dự của hàng trăm đồng hương. Ông Trần Bảo Sơn thay mặt ban tổ chức phát biểu về chủ đích của đêm thắp nến cầu nguyện như sau:
“Chúng con tổ chức đêm thắp nến để nguyện cầu cho anh chị em đã, đang, và sẽ dám nói lên Sư Thật và Công Lý. Mong sao đêm thắp nến nguyện cầu hôm nay sẽ giúp anh chị em vững tin tiến bước trên con đường dấn thân phục vụ vì lý tưởng để có ngày quê hương Việt Nam Sự Thật và Công Lý sẽ ngự trị”

Trong ánh nến lung linh và gió lạnh đầu Thu, tiểu sử và hoạt động của 13 thanh niên Công Giáo và Tin Lành cùng 2 nhà tranh đấu cho nhân quyền bị nhà nước quản thúc được trình chiếu trên màn ảnh làm nhiều người không ngăn được nước mắt:
“Họ là những người tuổi trẻ âm thầm phục vụ tha nhân và hiến dâng mình cho quê hương, và cho Giáo hội. Mười người trong số đã bị khởi tố vi phạm diều 79 bộ luật Hình Sự âm mưu lật đổ chính phủ …Anh Hồ Đức Hòa 37 tuổi, bị bắt tại Saigon ngày 30 tháng 7, 2011, bị cáo buộc tội danh hoạt động lật đổ chính quyền, hiện bị giam tại trại B14 Thanh Trì, Hanoi; Anh Đặng Xuân Diệu, 34 tuổi cộng tác viên truyền thông dòng Chúa Cứu Thế, bị bắt tại Saigòn ngày 30 tháng 7, 2011….”

Linh mục Hoàng Văn Thiên ca ngợi các thanh niên đang bị cầm tù vì yêu quê hương đất nước, theo gương Cố Hồng Y Nguyễn văn Thuận:
“Tôi thật vui mừng vì các bạn đang sống lời dậy của một người tù bất khuất, luôn sống bác ái yêu thương ngay cả với những người hành hạ mình, một người tù luôn yêu mến quê hương tổ quốc Việt Nam: Con có một Tổ Quốc, nước Việt Nam. Đó là đấng đáng kính Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận”

Linh mục Thiên cũng đọc lời cầu nguyện cho dân Việt được sống trong một xã hội có Công Lý và Sự Thật:
“Chúng con qui tụ nơi đây để cầu xin Chúa, Đức Mẹ thương ban cho đồng bào Việt Nam chúng con, nhất là mười mấy công dân Việt Nam trong số đó có 8 công dân công giáo thuộc giáo phận Vinh bị công an bắt giam vào trung tuần tháng Tám năm 2011 được sống trong một xã hội mà Công Lý Sự Thật được tôn trọng, có tự do Tôn giáo, có Dân chủ và trách nhiệm góp phần bảo vệ xây dựng đất nước được đón nhận và quyền con người được đề cao..”

Đêm thắp nến có sự tham dự của nhiều bạn trẻ cũng như giáo dân, kể cả một số đến từ tiểu bang khác. Em Ngân nói là em bất mãn với cách hành sử của nhà nước nên đi cầu nguyện cho các thanh niên sớm được tự do:
“Con chỉ thấy bất mãn như vậy rồi con đi cầu nguyện cho đất nước của mình, rồi cầu nguyện cho những thanh niên đó sớm được thả và cả Cha Lý nữa”

Một vị đứng tuổi là ông Mới thì nói ông đi cầu nguyện là để đánh động lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam:
“ Những việc làm của nhà nước Cộng sản làm cho tôi bức xúc, cho nên tôi tham dự buổi thắp nến đây là tôi muốn đánh động nhà cầm quyền cộng sản, phải suy nghĩ lại để có Công Lý và Hòa Bình cho tất cả người dân Vệt Nam, nhất là những Công Giáo chúng tôi tại quê hương”

Cũng như hầu hết các người tham dự, Bà Diệu thì nói là bà đến thắp nến để cầu nguyện phước lành cho những người đang bị nhà nước cộng sản bách hại tại quê nhà:
“ Là người Việt Nam thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào nếu cộng sản Việt Nam, bách hại những người Công giáo hay không Công giáo thì em cũng đi để cầu nguyện xin ơn trên ban phúc lành cho những người đó”

Một đồng hương đến từ tiểu bang North Carolina tên là Tiến cũng không bỏ lỡ cơ hội đến cầu nguyện cho những người trẻ đang bị cầm tù tại Việt Nam. Anh cho biết người Việt tại tiểu bang North Carolina cũng rất tích cực tham dự các cuộc phản đối nhà nước Việt Nam trong việc bắt tù các thanh niên yêu nước:
“Người ta cũng đông và tổ chức nhiều. Các nhà thờ Công Giáo và Tin Lành cũng tổ chức, mọi người lên Wahington D.C. để mà hỗ trợ những đoàn biểu tình trên đó”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
11-02-2011, 04:17 PM
Đem bài viết cũ về Houston giữ lại đây

http://tranquanghai.info/p186-hien-v...guoi-viet.html (http://tranquanghai.info/p186-hien-vy%3A-houston...-cac-vu-truong-va-sinh-hoat-van-nghe-nguoi-viet.html)


Hiền Vy: Houston... Các vũ trường và sinh hoạt Văn nghệ người Việt
Nếu bảo rằng Little Sàigòn ở Nam California là “thủ đô” của người Việt tị nạn, thì Houston vẫn được coi là thủ đô của người Việt vùng Đông Nam nước Mỹ, bao gồm Oklahoma, Arkansas, Texas, Louissiana, Mississippi, Missouri, Alabama, Florida ...

Theo thống kê chính thức của Hoa Kỳ vào năm 2000, dân số người Việt đang sinh sống tại Houston và vùng phụ cận đã lên đến gần 60 nghìn người. Tuy nhiên con số này không phản ánh chính xác số người Việt hiện đang sinh sống tại đây vì trong những năm vừa qua, kinh tế của Houston đã hồi phục nên một số lớn người Việt từ những tiểu bang khác, đã dọn về Houston, kể cả một số người đến từ California. Sau trận bão Katrina, Houston đã đón nhận thêm khoảng trên 10 nghìn dân Việt đến từ hai tiểu bang Mississippi và Louissiana. Những người Việt này đã chọn Houston làm quê hương mới.

Trong vòng ba thập niên qua, Houston đã biến đổi từ “Thủ Đô Dầu Hỏa Của Thế Giới” – “Oil Capital Of The World” sang một thành phố kinh tế đa dạng với Kỹ Nghệ Hàng Không Không Gian, Trung Tâm Y Tế - Medical Center, Kỹ Nghệ Du Lịch và nhiều ngành khác.

Song song với sự thay đổi về kinh tế, Houston cũng biến dạng từ một thành phố “Cao Bồi Texas” sang một thành phố đa chủng với nhiều sắc dân khác nhau, trong đó, người Mỹ gốc Latin và người Mỹ gốc Việt đóng một vai trò quan trọng. Khởi đầu, người Việt Nam tụ hợp trong vùng Downtown Houston, và đã có những đường phố mang tên Việt Nam như Tự Do, Quang Trung, Hai Bà Trưng ... bên cạnh những tên đường của người bản xứ.

Khoảng hơn năm năm trở lại đây, những cơ sở thương mại của nguời Việt đã từ từ dọn về vùng Tây Nam của thành phố - Southwest- với những trung tâm thật lớn. Đại lộ Bellaire của Houston cũng không khác gì đường Bolsa của Little Sàigon, với đầy những cơ sở thương mại của người Việt

Về hoạt động Văn Nghệ của người Việt Houston, thì từ trên mười lăm năm nay, năm nào cũng có một hội chợ Tết với hơn mười ngàn người tham dự. Có nhiều chương trình Văn Nghệ do các hội đoàn, các cơ sở tôn giáo tổ chức vào dịp Lễ lớn với sự góp mặt của các nghệ sĩ tài danh. Gần đây, Nhà Thơ Ngu Yên đã cùng với Kim Sơn Ballroom tổ chức những đêm Nhạc Thính Phòng và Khiêu Vũ rất qui mô và trang trọng, với phần trình diễn của các nghệ sĩ thượng thặng, nhưng mỗi tháng chỉ có một lần.

Về sinh hoạt văn nghệ hàng tuần, một số hộp đêm – Night Clubs – đã mở ra, rồi lại âm thầm đóng cửa, tuy nhiên, Mini Club với Ban Nhạc CBC đã hiện diện với dân Houston từ năm 1991 cho đến ngày nay.

http://img.photobucket.com/albums/v710/HienVy/Bich_Loan_Tung_Linh.jpg


Sau những năm dài lưu diễn hát cho các Club Mỹ, ba anh em Tùng Linh, Tùng Vân và Bích Loan đã quyết định dừng chân khi Tùng Linh có cháu bé đầu lòng. Những cuộc lưu diễn có lúc đã kéo dài hơn sáu tháng làm anh phải xa nhà quá lâu. Ngọc Lân, người anh lớn trong gia đình, đã dìu dắt các em từ việc hát hò đến cách trang phục, trình diễn. Buổi trình diễn đầu tiên, Ngọc Lân đã cho các em bận quần Jeans, áo Carô, chân mang boots và mọi người đã gọi đùa là “Cao Bồi Con” nhưng sau đó không lâu, thì anh chị em lại gọi nhau là “Con Bà Cụ” vì tất cả mọi người trong ban nhạc là con cùng một Mẹ. Dù là Cao Bồi Con hay Con Bà Cụ thì ba chữ đầu cũng vẫn là CBC.

Nằm trên đường Richmond, gần ngã tư Gessner, thuộc vùng Tây Nam Houston, Mini Club ra đời với diện tích khoảng năm ngàn square feet, nhưng chỉ sau năm năm họat động, Mini Club đã nới rộng ra với hơn bảy ngàn square feet, chứa được 500 người, và cho đến bây giờ vẫn duy trì diện tích này.

Mini Club có đường lối sinh hoạt khá linh động, nhằm thỏa mãn các lứa tuổi khác nhau của khách thưởng ngoạn. Mở cửa ba đêm mỗi tuần, Tối Thứ Sáu, với chủ đề “Hippy A Go Gos”, CBC trình diễn nhạc của thập niên 50, 60 và 70 bao gồm nhạc Việt và nhạc Tây phương. Marie Louis là một trong những ca sĩ thường trực tại đây, cô hát nhạc Pháp rất hay, Cô đã hát chung với danh ca Khánh Hà liên khúc Đôi Ta và Nu Hôn Đầu (Toi et Moi / Premier Amour) trong CD Nhạc Tình Muôn Thuở 2 do Khánh Hà Productions phát hành. Tối thứ sáu, phái nữ vào cửa tự do - “Lady Free”

Thứ Bảy là đêm chính trong tuần, thường có sự góp mặt của nghệ sĩ đã thành danh từ xa đến trình diễn, để đáp ứng nhu cầu của khách ưa thích khiêu vũ nhạc Tour. Ca nhạc sĩ thường trực của CBC là Bích Loan, Tùng Linh, Tùng Vân, Bích Ly, Marie Louis, Johny Thái, và Lê Phát. Lê Phát là người duy nhất không phải là anh em ruột thịt nhưng lại thân nhau không thua gì các anh chị em khác. Lê Phát cũng là người duy nhất dành trọn thời gian cho việc tập dợt và trình diễn tại Mini Club. Vì lý do sức khoẻ, Bích Liên đã không còn hát cho CBC nữa nhưng phu quân của chị là ca sĩ Quang Minh vẫn sinh hoạt với CBC.

http://img.photobucket.com/albums/v710/HienVy/5_Dong_ke.jpg

Tối Chủ Nhật, có chương trình Hát Cho Nhau Nghe, thu hút được rất đông dân mộ điệu, nhất là các tài năng mới, nên dù hôm sau, mọi công sở bắt đầu làm việc, Mini Club cũng không đóng cửa trước 1:30 sáng ngày Thứ Hai. Đêm Chủ Nhật, phái nữ cũng vào cửa tự do.

Trong hơn mười lăm năm, CBC đã trải qua những cuộc thăng trầm theo tình hình kinh tế, nhưng cuối cùng vẫn đứng vững. Khi được hỏi động lực nào đã khiến cho Mini Club còn tồn tại cho đến ngày nay, Bích Loan đã cho biết là do lòng mê say âm nhạc của gia đình CBC, là do tình anh chị em thương yêu và nâng đỡ nhau. Cô cũng cho biết thêm là ngoài việc hát và đàn tại Mini Club, ai cũng có việc làm khác vào ban ngày nên những khi Mini Club gặp khó khăn, gia đình CBC vẫn có đủ khả năng tài chánh để đứng vững, các anh chị em vẫn đến đàn, đến hát, để duy trì Mini Club như một niềm vui.

Về dự tính tương lai của Mini Club, Bích Loan tâm sự là có rất nhiều mơ ước nhưng chưa nói ra được vì sợ không thành. Có một điều chắc chắn là Mini Club sẽ vẫn mở cửa hàng tuần để đáp ứng lại sự thương mến của khách mộ điệu, thân hữu cũng như ước mơ văn nghệ của gia đình CBC

Qua những cơn bão thời tiết cũng như những cơn bão kinh tế đánh mạnh vào Houston trong hai thập niên qua, Mini Club khởi đi từ những sinh hoạt gia đình khiêm tốn của ban nhạc CBC, ngày nay Mini Club đã sống vững mạnh nhờ vào lòng đam mê nghệ thuật và lòng thương yêu nhau của anh chị em trong một nhà. Mini Club đã từng là nơi khởi đầu của nhiều ca sĩ thành danh bây giờ và hy vọng Mini Club vẫn sẽ là nơi đào tạo cho những ca nhạc sĩ trong tương lai ./.


Hiền Vy
www.nhamagazine.com (http://www.nhamagazine.com/)
http://www.taongo.net/forum/topic.asp?whichpage=18&TOPIC_ID=3548&#47527 (http://www.taongo.net/forum/topic.asp?whichpage=18&TOPIC_ID=3548&#47527)

Houston ...
Các Vũ Trường và Sinh Họat Văn Nghệ Người Việt
Bài viết của Hiền Vy – Hình ảnh của Lệ Liễu


Đăng trong Nhà Magazine Số November – December 2006, chủ đề Holiday Food and Entertainment
Mọi trích dẫn xin liên lạc với Nhà Magazine tại: www.nhamagazine.com (http://www.nhamagazine.com/)

TTHV
11-02-2011, 04:21 PM
Khánh Thành Trụ Sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 2 tháng 11 năm 2011

Nguồn
(http://haokhidienhong.com/hienvy/houstonkhanhthanhtrusocongdongnvqg.html)
Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/houstonkhanhthanhtrusocongdongnvqg.html)

https://lh4.googleusercontent.com/-ngfmNgUz-XE/TrG5SDr2-tI/AAAAAAAAHaU/q1b8frZHO7g/s640/sm-hkdh-IMG_2723.jpg

Theo tài liệu thống kê dân số năm 2010 của chính phủ Hoa Kỳ thì dân số người gốc Việt sống tại Houston và vùng phụ cận là 103,500 người và đứng hàng thứ 3 tại Hoa kỳ, chỉ sau vùng Quận Cam và San Jose của tiểu bang California. Tuy nhiên, trên thực tế, dân số người gốc Việt tại Houston và vùng phụ cận có thể còn cao hơn nữa vì có nhiều người không tham dự cuộc kiểm kê dân số và nhất là gần đây nhiều người Việt từ các nơi khác về định cự tại Houston do tình trạng suy kinh tế tại các nơi khác.


Nhận thấy Cộng Đồng người Việt Houston ngày càng lớn mạnh, vào năm 2008 Chủ tịch cộng đồng lúc đó là luật sư Hoàng Duy Hùng, đã cố gắng hoàn tất việc mua một cơ sở làm trụ sở cộng đồng. Từ căn bản này, các sinh hoạt của cộng đồng đã được chính phủ lưu ý và năm ngoái, 2010, chính phủ chấp thuận tài trợ tổng cộng khoảng nửa triệu Mỹ Kim để tân trang hóa trụ sở cho hợp với nhu cầu của cộng đồng. Sau gần một năm sửa sang cho đúng với tiêu chuẩn kiến trúc hiện đại, trụ sở cộng đồng được tái khai trương vào ngày 23 tháng 10, 2011 trong một buổi lễ trọng thể với hơn 400 quan khách tham dự. Ngoài đồng hương, còn có đại diện các cơ quan chính quyền và các cộng đồng bạn đến chung vui.

https://lh6.googleusercontent.com/-HmDhRAo7VmY/TrG5SOb0yDI/AAAAAAAAHaU/i6OePgtoVLM/s640/sm-hkdh-IMG_2734.jpg

https://lh3.googleusercontent.com/-xdAMv5_JGeA/TrG6ZG6VZbI/AAAAAAAAHao/hQ-QqBYs_Ok/s640/sm-hkdh-IMG_2730.jpg

Sau lễ cắt băng khánh thành, mọi người vào họp mặt trong phòng hội chính. Trong diễn văn chào mừng, Chủ Tịch đương nhiệm của Cộng Đồng là Luật sư Teresa Ngọc Hoàng tuyên bố đây là một ngày trọng đại trong lịch sử xây dựng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston:
“Hôm nay là ngày đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng trên con đường xây dựng Cộng Đồng Người Việt Houston…
Lần đầu tiên Cộng Đồng Người Việt Houston có một tổ ấm.
Lần đầu tiên Cộng Đồng Người Việt có một ngôi nhà chung, một mái đình làng”
.
https://lh4.googleusercontent.com/-qb_Wkd_oy-o/TrGv8OrC1XI/AAAAAAAAHZM/GVukWy1U3e8/s619/hkdh-IMG_2755.jpg


Cô cũng kêu gọi mọi người cùng góp phần phục vụ đồng hương và vận động cho dân chủ tại Việt Nam:
“Trong ngôi nhà này chúng ta hãy cùng nhau góp sức để mang lại những sinh hoạt phúc lợi cho đồng hương về mọi mặt y tế, xã hội, văn hóa, hành chánh, nghệ thuật… và cũng trong ngôi nhà này chúng ta hãy cùng nhau ngồi lại nhen nhúm lên tình đồng bào ruột thịt hầu có sức mạnh Diên Hồng góp gió để chuyển lửa dân chủ cho Việt Nam và cũng để dẹp tan âm mưu chiếm đất đai lãnh thổ của ngoại bang”


Hiện diện trong buổi lễ khánh thành trụ sở cộng đồng, ngoài các đoàn thể đồng hương còn có nhiều quan khách trong chính quyền Hoa Kỳ, từ Dân Biểu Liên Bang Al Green đến đại diện Thị Trưởng Annise Parker là William Thomas, dân biểu tiểu bang Texas Hubert Vo, nghị viên Hoàng Duy Hùng cùng nhiều nghị viên khác trong thành phố Houston và đại diện Bộ Phát Triển Gia Cư Liên Bang (HUD).

https://lh5.googleusercontent.com/-l1pV2Faw4Uw/TrG5SMwb3_I/AAAAAAAAHaU/YQVe1Bph3Nc/s640/sm-hkdh-IMG_2747.jpg

https://lh6.googleusercontent.com/-ffqJbT56N_k/TrGv8L3w7DI/AAAAAAAAHZM/Gd4vBeHNflg/s640/hkdh-IMG_2751.jpg
https://lh5.googleusercontent.com/-sJOJM6bb37g/TrGv7TcqacI/AAAAAAAAHZM/y8fDbRWgDME/s640/hkdh-IMG_2750.jpg
.

Ngỏ lời cùng quan khách trong ngày lễ khánh thành, Dân biểu Hạ Viên Hoa Kỳ Al Green đã ca ngợi cộng đồng người Việt là một cộng đồng yêu chuộng tự do và ông nói rằng người Việt đã góp phần phát triển nền tự do của Hoa Kỳ:
“ Vietnamese people are Freedom loving people and we are so honor that you have brought your breadth for freedom to the Freedom of the United states of America"
.


https://lh4.googleusercontent.com/-EOVriA5t8ok/TrGv898rCoI/AAAAAAAAHZM/9RyVyBC2Z90/s640/hkdh-IMG_2770.jpg

Đương kim chủ tịch cộng đồng luật sư Teresa Ngọc Hoàng được mọi người khen ngợi vì sự thành công của cô trong việc vận động xin chính phủ địa phương và liên bang chấp thuận cho cộng đồng có được ngân khoản kỷ lục trong việc tân trang trụ sở cộng đồng theo đúng tiêu chuẩn hiện đại.

Được biết, sau khi tân trang, trụ sở này có đầy đủ tiện nghi âm thanh, ánh sáng, hệ thống máy lạnh, máy sưởi, với 1phòng hội lớn có thể chứa được trên 200 người, 1 phòng hội nhỏ hơn với 40 người, cộng thêm 5 văn phòng, 2 nhà vệ sinh và nhà bếp. Bên ngoài có mái che, có thể chứa thêm khoảng 200 người trong các ngày hội khoáng đại hay hội hè lớn.

Những đồng hương đến tham dự buổi lễ khánh thành trụ sở cộng đồng đều tỏ sự vui mừng hãnh diện với Trụ sở mới vì có lẽ cho đến nay, Cộng Đồng Người Việt Houston và vùng Phụ Cận là cộng đồng Việt Nam duy nhất tại Hoa Kỳ có riêng một trụ sở khang trang để phục vụ đồng hương và họ đều đồng ý rằng thành quả này là một bằng chứng của sự đoàn kết của đại đa số cư dân cũng như sự trưởng thành của cộng đồng người Việt Houston.

Bà Trần Thị Thiền tỏ ý vui mừng cộng đồng có một trụ sở riêng làm nơi sinh hoạt:
“Tôi rất mừng là Cộng Đồng có một trụ sở riêng và tất cả mọi người đồng lòng hoạt động với nhau, thành ra điều đó là một điều tốt đẹp mà tôi thấy tất cả mọi người cùng đoàn kết đến đây xây dựng chung.”



Một cựu quân nhân qua định cư tại Houston từ 5 năm nay là Ông Duy Minh thì nói là buổi khánh thành trụ sở chứng tỏ là cộng đồng người Việt Houston rất đoàn kết xây dựng:
“Trong buổi lễ khánh thành này tôi thấy rất là trang nghiêm,và đầy đủ, tất cả có mặt, kể cả chính quyền địa phương, anh em trong cộng đồng đóp góp xây dựng trụ sở này tôi thấy là rất đẹp. …Có một ý nghĩa đặc biệt, nói chung cộng đồng người Việt chúng ta ở tại Houston này rất đoàn kết và xây dựng"


Một đồng hương khác là ông Trần Đức Thái cùng chia sẻ tâm tình trên và niềm hãnh diện của ông:
“ Rất là hãnh diện là cộng đồng có tru sở khang trang và tôi hy vọng trong tương lai Cộng đồng Vie65tNam mình càng ngày càng phát triển hơn… Nó chứng minh sự đoàn kết, sức mạnh của người Việt và là một niềm hãnh diện của người Việt Nam mình”


Xin mượn lời phát biểu của Chủ Tịch Cộng Đồng Teresa Ngoc Hoàng để kết thúc phóng sự này, và có lẽ đây cũng là ước vọng của mọi người Viêt tha hương :
“…Từ đây Cộng Đồng đã được an cư, từ đây Cộng Đồng chắc chắn sẽ lạc nghiệp và có như thế từ đây cộng đồng sẽ vươn lên thăng tiến trong cuộc sống và đoàn kết chặt chẽ trong việc yểm trợ cho cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do ấm no cho tám mươi triệu đồng bào tại quê nhà.”



Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
11-10-2011, 01:13 PM
Houston gây quỹ gởi quà Giáng Sinh cho quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011

Nguồn
(http://haokhidienhong.com/hienvy/gayquichovaafataihouston.html)
Âm thanh tại ---> đây

(http://haokhidienhong.com/hienvy/gayquichovaafataihouston.html)

https://lh3.googleusercontent.com/-b464niY8Nws/Trwc2mm8mhI/AAAAAAAAHbk/B4d7NuujpQE/s640/hkdh_vaafa-81.jpg

.
.

Đối với đa số người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, khi nói đến chiến binh gốc Việt, thì thường nghĩ ngay đến những cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, mà có lẽ ít người liên tưởng đến những người trẻ gốc Việt trong quân lực Hoa Kỳ. Trên thực tế, có hàng ngàn quân nhân người Mỹ gốc Việt đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ, thuộc đủ mọi binh chủng, trong đó cũng có nhiều nữ quân nhân, đang xả thân bảo vệ tự do cho nhiều miền đất trên thế giới.


Trước sự gia nhập ngày càng nhiều của người Việt trong quân đội Mỹ, Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt (http://www.vaafa.org/) (gọi tắt là VAAFA (http://www.vaafa.org/)) được thành lập như một hội ái hữu với trụ sở chính tại California vào tháng 9 năm 2008. Chủ đích của Hội là tạo một môi trường liên lạc, yểm trợ các quân nhân xa nhà và gia đình họ tại hậu phương vì các quân nhân cũng như gia đình có những nhu cầu đặc biệt của người Mỹ gốc Việt. Sau khi thành lập, Hội đã phát triển nhanh chóng với nhiều sinh hoạt tại các nơi có nhiều người Việt cư ngụ. Ngày 22 tháng 10 vừa qua, với sự trợ giúp của dược sĩ Diệu Thảo và bạn hữu, Hội đã tổ chức một buổi quyên góp tại Houston để thực hiện chương trình gửi quà Giáng Sịnh cho các chiến sĩ người Mỹ gốc Việt đang phục vụ trên thế giới, đặc biệt là các chiến sĩ ở mặt trận Iraq và Afghanistan.


Anh Phạm Quốc Hải từng phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ là một thành viên trong ban tổ chức nói rằng mục đích của chương trình quyên góp này là muốn giữ một truyền thống của Việt Nam, gửi quà ủy lạo quân nhân xa nhà trong dịp cuối năm:
“Mục đích chính là giữ lại một truyền thống của Việt Nam, kêu gọi bà con đến ủng hộ, để send một món quà gì đó tới những anh em mà hiện giờ đang phục vụ trong chiến trường như Afghanistan, Iraq…. Mặc dù lính Mỹ thì được tài trợ rất nhiều nhưng vẫn thiếu thốn món quà Việt Nam như mì gói, xì dầu, nước mắm, thì đây là một dịp để bà con đến ủng hộ truyền thống đó”


Anh Hải còn thêm là Hội VAAFA (http://www.vaafa.org/) cũng quyên góp cho quỹ học bổng dành cho học sinh xuất sắc có tinh thần phục vụ cộng đồng. Anh giải thích là quỹ học bổng này nhằm cổ động sự yểm trợ của cộng đồng với các chiến sĩ. Quỹ học bổng cũng để vinh danh các chiến sĩ gốc Việt đã hy sinh bảo vệ Tự Do cho thế giới vì cho đến nay, đã có 13 chiến sĩ gốc Việt hy sinh trên chiến trường Iraq và Afghanistan:
“Thứ nhất là nói lên sự yêu thương của cộng đồng dành cho hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt. Số tiền của Cộng Đồng ủng hộ cho Hội, hội đem tiền đó cho các con em chúng ta mà học giỏi để có tinh thần phục vụ cộng đồng lại . ..Thứ hai là để tưởng nhớ đến những anh em chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ lý tưởng tự do”

https://lh4.googleusercontent.com/-3xTDZuaoTho/Trwc35H43LI/AAAAAAAAHcQ/4SSk9Vb81lo/s640/hkdh-vaafa-2709.jpg

Đề cập đến chương trình gửi quà cho chiến sĩ, Đại Úy Dương Ngọc Lành nói rằng các quân nhân đồn trú xa nhà thường không thiếu thốn vật chất nhưng rất nhớ nhà:
“Nếu mà mình ăn đồ ăn Mỹ thì không thiếu thốn gì hết, nhưng nếu mình cần cơm, cần gạo, cần tí nước mắm, cần tí bò khô của Việt Nam thì mình thiếu thốn những cái gì của quê nhà… Thiếu thốn nhất là nhớ gia đình, nhớ bạn bè..”


Và Đại Úy Michael Trương vừa từ chiến trường Afghanistan về nói là sự yểm trợ của hậu phương tại Hoa Kỳ rất quan trọng cho đời lính và anh nhấn mạnh rằng chính sự yểm trợ và cầu nguyện của bà con hậu phương giúp sức mạnh và niềm tin cho các chiến sĩ vững tâm bảo vệ tự do:
“Your prayers that fortify our souls, it gives us the courage, the strength and the conviction to do our jobs, because of your support we’re able to do whatever task we given to us.”

https://lh3.googleusercontent.com/-Dm_auTDv5wY/Trwc3foVDTI/AAAAAAAAHcE/kEFKEvWuTVU/s490/hkdh-vaafa-07.jpg

.
.

Rất nhiều đồng hương ghé lại quầy quyên góp của VAAFA để ủng hộ việc làm nhiều ý nghĩa của Hội, có người mang những thực phẩm như mì gói, maggi, bò khô bánh mứt, có người ghé ký những thiệp Giáng Sinh, viết lời chúc an bình cho các quân nhân, có người ký chi phiếu ủng hộ để khuyến khích và cảm ơn việc làm của các quân nhân.

Một phụ nữ đứng tuổi là Bà Vân Anh chia sẻ là bà rất cảm phục lý tưởng cao đẹp của các quân nhân người Mỹ gốc Việt:
“Các anh em đi vào quân đội là những người có lý tưởng rất cao đẹp,.. Họ chiến đấu và bảo vệ cho tự do và bảo vệ cho đất nước họ sinh sống thì tôi rất là tin tưởng và cảm phục”


Còn ông Trương Như Phùng, một cựu Đại Tá trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì phát biểu:
“Chúng tôi đến đây để đề cao tinh thần tranh đấu hy sinh của anh em và ca ngợi anh em đã mang danh người Việt Nam qua Iraq và chiến thắng bên đó và hôm nay trở về đây.”


Trong dịp này, dược sĩ Diệu Thảo được Đại úy Michael Trương, thay mặt các quân nhân, trao tặng một kỷ vật là một viên đá hình trái tim mang về từ Afghanistan vì sự hỗ trợ tích cực của cô cho các chiến sĩ. Đại úy Trương nói là cô có một trái tim của một sĩ quan Mỹ gốc Việt và cũng là trái tim của những sĩ quan Việt Nam trước 1975:
“She has the heart of not just a young Vietnamese American military officer but she also the heart of older South Vietnamese officers.…”

https://lh5.googleusercontent.com/-znnVgxK9E5c/Trwc4GRsK0I/AAAAAAAAHcg/Di3ACwUf8IQ/s640/hkdh-vaafa-_2710.jpg

.

Khi tiếp nhận quà, cô Diệu Thảo nói cô chỉ làm bổn phận của một người ở hậu phương:
“Em làm mấy chuyện này vì tại vì em nghĩ rằng mỗi người có bổn phận khác nhau và mỗi người cũng là công dân nước Mỹ hết….các anh ra chiến trường thì em ở đây làm ăn buôn bán nên em giúp một tay thôi chứ không có gì hết”


Đối với các chàng trai trẻ gốc Việt mang dòng máu anh hùng muốn theo mộng hải hồ, cũng còn có vài điểm tế nhị khi muốn làm an lòng cha mẹ. Nhiều bạn trẻ đã phải dấu cha mẹ khi vào lính vì không muốn cha mẹ lo âu. Đại úy Trương nhắc lại câu chuyện một quân nhân dưới quyền chỉ huy của anh là Trung sĩ Lộc Nguyễn đã không dám nói thật với cha mẹ khi anh lên đường qua Afghanistan:
"Sargent Nguyên, Lộc Nguyễn, cũng tức cười lắm, he dấu ba má là he đi Afghanistan, nói là đi Đại Hàn chơi một năm...”

https://lh3.googleusercontent.com/-5m25Dyq6-8w/Trwc3evVysI/AAAAAAAAHcI/LAeHTIPL7tw/s640/hkdh-vaafa-95.jpg

Và câu chuyện bi hài nhiều ý nghĩa này đã chấm dứt bài tường trình của Nguyễn Phục Hưng, từ thành phố Houston, tiểu bang Texas.

TTHV
11-17-2011, 05:24 AM
Kết quả bầu cử Hội Đồng Thành phố Houston nhiệm kỳ 2012-2014


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011

Nguồn
(http://haokhidienhong.com/hienvy/ketquabaucutaihouston8nov.html)Âm thanh tại ---> đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/ketquabaucutaihouston8nov.html)

https://lh6.googleusercontent.com/-8snfmoqK5yQ/TsQHztRLxtI/AAAAAAAAHj0/ON2DHI8wXGI/s640/HKDH-IMG_3152.jpg


Theo thống kê dân số năm 2010 của Hoa Kỳ thì Houston là thành phố đứng hàng thứ tư của nước Mỹ với dân số là 2 triệu 100 ngàn người. Chính quyền Houston do một Thị trưởng lãnh đạo với sự kiểm soát của một Hội Đồng Thành Phố (HĐTP, City Council). HĐTP có 14 nghị viên, trong đó 9 nghị viên đại diện cho 9 đơn vị khác nhau của thành phố và 5 nghị viên chung do cư dân thành phố bầu ra, không phân biệt đơn vị. Thị trưởng và các nghị viên được bầu với nhiệm kỳ 2 năm.

Về phương diện kinh tế và thương mại, Houston thường được nhắc đến như cửa ngõ của Hoa Kỳ với Mexico và các nước Nam Mỹ khác và là một thương cảng quan trọng với các tuyến hàng không và tàu biển nối Houston với các nước Âu Châu và Á Châu, kể cả Việt Nam. Trong khi đó đơn vị F của thành phố thì được coi là "một thành phố quốc tế thu gọn" vì ngoài các sắc dân bản xứ, khu này là nơi qui tụ nhiều sắc dân thiểu số như Đại Hàn, Trung Hoa, Ấn Độ, Pakistan ..., và đặc biệt là người gốc Việt.
Luật Sư Hoàng Duy Hùng tức Al Hoàng là nghị viên đại diện cho đơn vị F trong nhiệm kỳ 2010-2012 của hội đồng thành phố. Trong kỳ bầu cử vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Nghị Viên đương nhiệm Al Hoàng phải tranh cử với 2 ứng cử viên khác là ông Nguyễn Thái Học và ông Peter Rene.


Trong khuôn viên thương mại Saigon Houston Plaza ở vùng Tây Nam Houston, hai ứng cử viên gốc Việt chọn địa điểm riêng để theo dõi cuộc đếm phiếu ngay sau khi những phòng phiếu đóng cửa.
Nhóm ủng hộ ứng cử viên Nguyễn thái Học tụ họp trong một tiệm bán Yogurt. Trong không khí nôn nao chờ đợi với khoảng 20 người vừa ăn tối vừa cùng nhau chuyện trò và theo dõi kết quả bầu cử trên TV, ông Nguyễn thái Học nói là ông tin tưởng ông sẽ thắng cử:

“Chúng tôi tin rằng trong suốt 2 tuần lễ vừa qua, cá nhân chúng tôi đã có mặt tại các phòng phiếu và sẽ được cử tri trong đơn vị F bỏ phiếu và dồn phiếu cho Nguyễn Thái Học”

Một cảm tình viên của ứng cử viên Nguyễn thái Học là ông Lộc chia sẻ rằng ông ủng hộ ông Nguyễn Thái Học vì ông Học là một người trẻ có tinh thần chống Cộng, dù đây là một chức vụ dân cử trong guồng máy chính quyền Houston:

“Ủng hộ Nguyễn Thái Học vì chú ấy trẻ, có tinh thần quốc gia, chống Cộng,.. cái đó là quan trọng vì mình chống Cộng được thì đất nước mình sẽ có sự thay đổi”

https://lh4.googleusercontent.com/-a7kc97oxODY/TsQHwdNi31I/AAAAAAAAHig/-JHcvvYTgDQ/s640/HKDH-IMG_3051.jpg


Trong khi đó, chỉ đối diện một sân đậu xe lớn là nhà hàng Kim Sơn, ‘bản doanh’ theo dõi kết quả của nghị viên Al Hoàng. Tại đây không khí náo nhiệt hơn với khoảng 100 cảm tình viên hân hoan theo dõi kết quả trên các đài TV. Ngoài số đông đồng hương Việt Nam còn có nhiều người sắc dân khác cũng như dân bản xứ và các cơ quan truyền thông báo chí.
Ngay từ giây phút đầu, ứng cử viên Al Hoàng đã rất tự tin là ông sẽ đắc cử vẻ vang:
“Chúng tôi nghĩ rằng kết quả sẽ (thắng) khoảng chừng 55 đến 60 phần trăm”

Phu nhân của ông Al Hoàng là bà Bích Trâm thì dè dặt hơn và nói là dù trong hoàn cảnh nào bà cũng luôn sát cánh bên chồng:
“Thắng hay thua thì lúc nào em cũng luôn luôn ở bên cạnh anh Al Hoàng để ủng hộ, cổ võ tinh thần cho ảnh”

Các cảm tình viên cũng chia sẻ sự lạc quan của Al Hoàng. Ông Dickson, một ứng cử viên đảng Cộng Hòa vào chức Ủy Viên Giáo Dục nói là ông hưởng ứng các sinh hoạt cộng đồng và rất thích thành quả của nghị viên Al Hoang trong nhiệm kỳ qua:
“I really believe in community and I really like Al Hoang‘s stats on the Asian Communitiy….”

Còn ông Shahid Ali là chủ tịch Hội Đồng Hồi Giáo Hoa Kỳ (Muslim Council of USA) thì nói rằng ông ủng hộ ứng cử viên Al Hoàng vì Al Hoàng là người thẳng thắn, hoạt động cho cộng đồng:
“There are so many reasons to support Al Hoang. One reason is he is a honest man, good working community guy and a family member”

https://lh4.googleusercontent.com/-Fdd_p8PfQ50/TsQHxKYvnXI/AAAAAAAAHi8/vxGxGLFhJfo/s640/HKDH-IMG_3096.jpg


Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, nghị viên Al Hoàng được thị trưởng bổ nhiệm làm phó chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, đặc trách về Châu Á Thái Bình Dương. Trong cương vị này, ông phải tiếp xúc với chính quyền Việt Nam cũng như Trung Quốc và liên hệ này đã gây bất mãn cho một số ít người Việt trong thành phố vì họ cho rằng ông không có lập trường chống Cộng. Tuy nhiên, nhiều đồng hương khác thì ủng hộ nghị viên Al Hoàng và cho rằng trong vai trò nghị viên thành phố thì việc làm của ông không có gì sai trái.

Một cảm tình viên là Ông Tường chia sẻ lý do ông ủng hộ ông Al Hoàng:
“Là vì ông theo đúng đường lối của cộng đồng Việt Nam ở tại Houston. Chỉ có vậy thôi”

https://lh5.googleusercontent.com/-Eg5MZpNyT7k/TsQHyYIj8UI/AAAAAAAAHjU/gLssFE4pNeM/s640/HKDH-IMG_3113.jpg


Khỏang gần 10 giờ tối, khi kết quả của hơn 80% số phiếu được kiểm cho thấy cơ hội tái đắc cử của nghị viên Al Hoàng rất cao so với 2 đối thủ của ông, Ông Al Hoàng chia sẻ cảm tưởng:
"Chúng tôi rất vui mừng, không phải cho riêng cá nhân mình mà cho luôn cả đồng hương, những người đã ủng hộ chúng tôi…Cảm tưởng của chúng tôi là nghĩ rằng chúng tôi đã làm đúng và đồng hương ủng hộ cho việc làm đúng đó trong những ngày tháng qua. Và đặc biệt là đồng hương muốn ủng hộ cho tiếng nói đấu tranh trực diện với Cộng Sản Việt Nam chứ không chỉ là những cuộc biểu tình. Biểu tình là việc tốt, nhưng với cương vị một nghị viên thành phố, khi gặp CSVN (tôi có thể) nói thẳng với CSVN là dân tộc Việt Nam muốn có Tự do, muốn có Dân chủ và hãy trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước"

Trước kết quả khả quan đó, ông Võ Đức Quang là một thành viên trong ban vận động cho ứng cử viên Al Hoang phát biểu:
“Phải nói đây là một kết quả rất nhiều người mong muốn….Vị trí của luật sư Hoàng Duy Hùng rất cần thiết cho chúng ta tại thành phố này."

https://lh4.googleusercontent.com/-KoVee-pdl8g/TsQHy8WwSNI/AAAAAAAAHjk/oUUf1GwnR-U/s501/HKDH-IMG_3136.jpg


Khoảng 11 giờ đêm, khi cuộc kiểm phiếu của đơn vị F vừa hoàn tất với 100% số phiếu đã được đếm thì kết quả cho thấy luật sư Al Hoang thắng hai đối thủ khá xa với tỷ số 56%, trong khi ông Peter Rene được 26% và ông Nguyễn Thái Học chỉ có 18 %.
Trong tiếng reo mừng của những cảm tình viên, sau khi tỏ lời cảm ơn các cộng sự viên, thân nhân và đồng hương đã ủng hộ ông trong cuộc vận động tranh cử gay go vừa qua, Al Hoàng tuyên bố:

“Ngày hôm nay đắc cử huy hoàng, 55.96 % tức là 56%. Xin cảm ơn tất cả quí vị”

Trong niềm hân hoan, mọi người cùng nâng ly chúc mừng nghị viên Al Hoàng và đồng ca bài hát Việt Nam Việt Nam.
https://lh5.googleusercontent.com/-XSyjI4poAoE/TsQH1hbeqyI/AAAAAAAAHkU/J6gRPx0oHN0/s640/HKDH-IMG_3158.jpg

Sound bite VNVN

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.


Thêm vào: http://haokhidienhong.com/themes/default/img/delicious_14x14.gif del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http://haokhidienhong.com/index.php?news=3255&title=Kết quả bầu cử Hội Đồng Thành phố Houston nhiệm kỳ 2012-2014) | http://haokhidienhong.com/themes/default/img/digg_16x16.gif Digg (http://www.digg.com/submit?phase=2&url=http://haokhidienhong.com/index.php?news=3255)
http://haokhidienhong.com/themes/default/img/icon_feed.gif (http://haokhidienhong.com/feed/hienvy/ketquabaucutaihouston8nov.rss) Bình luận (3 gửi):Hoang Vũ Anh Dũng vào 16/11/2011 21:37:06
http://www.gravatar.com/avatar.php?gravatar_id=4ae7a5dc37af0f4dac6a4be8004 d5591&default=http%3A%2F%2Fhaokhidienhong.com%2Fthemes%2 Fdefault%2Fimg%2Favatar.gif&size=40 Không có gì vui bằng người mình ủng hộ đã tái đắc cử vẻ vang.

TTHV
11-25-2011, 06:12 AM
Truyền Hình Tiếng Việt Tại Houston



.
Phóng sự của VOA (http://www.voanews.com/vietnamese/news/) - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 23 tháng 11 năm 2011
Photo by Tường Minh, NPH & HV

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/truyenhinhtiengviettaihouston.html)

Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/truyenhinhtiengviettaihouston.html)


Trong khoảng gần 3 năm nay, từ ngày truyền hình Hoa Kỳ đổi qua hệ thống mới gọi là High Definition TV thì hệ thống truyền hình tiếng Việt miễn phí cũng phát triển rất nhanh chóng. Trước thời điểm này khán giả Houston muốn coi đài TV tiếng Việt thì phải trả lệ phí và chỉ có Hồn Việt TV hay SBTN (Saigon Broadcasting Television Network)

Hiện nay có 4 đài TV tiếng Việt đang phục vụ khán giả Houston miễn phí. Đài VAN-TV của Vietnamese American Network là đài miễn phí đầu tiên tại Houston, đã khai trương vào tháng 5 năm 2009 trên làn sóng 55.2. Tháng Mười cùng năm, đài Truyền hình Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN TV 57.3 ra đời. Hai năm sau đài Saigon Network SGN-TV ra mắt trên làn sóng 51.3 vào tháng Chín năm 2011. Và mới đây nhất vào ngày 11 tháng 11 năm 2011, VietFaceTV 51.2 cũng chính thức góp mặt để phục vụ đồng hương. Và rất có thể, trong một tương lai gần Houston sẽ có thêm một số đài TV tiếng Việt nữa.

Sự có mặt của 4 đài TV tiếng Việt tại Houston tạo ra một áp lực cạnh tranh rất mạnh vì trong bối cảnh kinh tế thị trường, họ phải tự túc, không được chính phủ tài trợ. Và nguồn tài chánh chính là lợi nhuận quảng cáo từ các cơ sở thương mại.

Trên khía cạnh tích cực, sự cạnh tranh làm các đài phải cố gắng cải tiến để phục vụ khán giả. Mỗi đài có cái hay riêng, để đáp ứng thị hiếu khác nhau của người xem và của các cơ sở thương mại. Nói chung, đài nào cũng có chương trình căn bản với tin tức địa phương, Việt Nam và thế giới, những chương trình về đời sống như luật pháp, y tế, văn học, gia chánh vân vân...

https://lh4.googleusercontent.com/-2oIGehAsYF8/Ts5IdwaOZJI/AAAAAAAAHqQ/YiR5w37EGA0/s640/HKDH-VANTV.jpg


https://lh4.googleusercontent.com/-b6W2sICm3jc/Ts5Id7yihwI/AAAAAAAAHqM/jwiAKzDv7SQ/s640/HKDH-SGN.jpg
.

Đài VAN-TV có các chương trình đặc biệt như tuyển lựa ca sĩ, trình chiếu phim Tầu.
Đài SGN-TV dù mới ra mắt nhưng lại nhắm vào các buổi hội luận và phóng sự cộng đồng có tính cách xã hội.
Trong khi đó thì BYN-TV đặc biệt chú trọng vào các cuộc hội luận chính trị, tin tức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và các chương trình tuổi trẻ, cũng như bảo tồn văn hóa Việt với sự đóng góp của những tài năng trẻ địa phương.
Còn VietFace TV là đài mới nhất, nhưng cũng được khán giả chú ý vì hình ảnh rõ ràng và đẹp qua các chương trình giải trí độc quyền có nghệ thuật cao của Thúy Nga Paris.
.



https://lh4.googleusercontent.com/-evmQajXGXuE/Ts5Dmd0IuzI/AAAAAAAAHps/uSoXY4sMIDc/s640/HKDH-VFTV-28.jpg

Trong ngày khai trương, Luật sư Phạm Ngọc Bảo là Giám Đốc Chương Trình của VietFaceTV cho biết 3 mục đích chính của VietFaceTV như sau:
“Chúng tôi có mục đích là thông tin, giải trí và bảo tồn văn hóa để phục vụ đồng bào ở Houston… VietFaceTV là do người Houston và phục vụ những người Việt Nam ở Houston”


Ông thêm rằng chủ trương của VietfaceTV là phục vụ đồng hương tối đa để tạo sự tín nhiệm của khán giả:
“ (Chỉ tiêu) hàng đầu của chúng tôi là phục vụ tất cả khán giả, miễn sao họ coi và họ thích, và họ yêu VietFace TV. Chúng tôi có tâm niệm, như anh Lân, Giám đốc của công ty có nói là “Nhà nhà coi VietFace, người người coi VietFace”, đó là chỉ tiêu của chúng tôi còn thương mại, chúng tôi đặt vào hàng kế chứ không phải hàng đầu”
.


https://lh4.googleusercontent.com/-bU0YXSVg3_c/Ts5DmcCE4VI/AAAAAAAAHpw/Q1g8ZR8Wxls/s640/HKDH-VFTV-69.jpg

Được hỏi về cảm tưởng khi làm việc với VietFace, cô Tường Minh là một chuyên viên kỹ thuật của đài thì tin tưởng là ban giám đốc có kế hoạch phát triển VietFace như một đài TV Mỹ:
“ Cháu nghĩ là đài VietFaceTV sẽ lớn mạnh như một đài Mỹ và hướng của VietFaceTV về phát triển cũng có tầm vóc cỡ như một đài Mỹ”


Còn cô xướng ngôn viên Kiều Trâm của VietFaceTV thì cho rằng đài sẽ mang một niềm hy vọng mới cho khán giả khi chọn ngày 11 tháng 11 để khai trương:
“Hai con số 11 ý là như một cánh cửa ra cho một cái gì mới và may mắn hơn nên đài đã chọn ngày này để khai trương nên em hy vọng mọi may mắn và những gì tốt đẹp nhất sẽ đến”


Cũng trong cuối tuần qua, thì ngày 13 tháng 11, 2011 đài BYN-TV kỷ niệm sinh nhật 2 tuổi với trên 800 quan khách tham dự, trong đó có các lãnh đạo tôn giáo và dân cử trong cộng đồng. Trong dịp này Hòa Thượng Thích Huyền Việt, Tổng ủy viên Thanh niên trong văn phòng 2 Viện Hóa Đạo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khen ngợi sự đóng góp của các bạn trẻ BYN trong công cuộc phục vụ cho chính nghĩa của cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston:
“ Các anh chị…đã chứng tỏ khả năng phục vụ và lập trường, chí hướng của mình hướng về phục vụ cho chánh nghĩa của cộng đồng người Việt quốc gia tị nạn cộng sản”
.


https://lh5.googleusercontent.com/-DJbuVWC5uv0/Ts2-f9LYf7I/AAAAAAAAHpA/Vuv871Xri2c/s640/HKDH_3220.jpg

Bác sĩ Vũ Quyết là cựu chủ tịch cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston có nhận xét như sau về sự hiện diện của nhiều đài TV tiếng Việt tại Houston:
“Đó là một điều tốt cho đồng hương thêm nhiều lựa chọn về tin tức cũng như các công việc cho tư tưởng và các sinh hoạt trong cộng đồng chúng ta”.


Cũng trong ngày kỷ niêm hai năm hoạt động, Thạc sĩ Quốc Bình, giám đốc đài Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN-TV chia sẻ nhận định của ông về sự phát triển của đài:
“Sau 2 năm thì BYN-TV trưởng thành hơn, sau 2 năm thấy con đường đi còn rất nhiều khó khăn nhưng những khó khăn đó cũng là cơ hội cho mình tiến tới”


Bình luận về sự ra đời của các đài TV tiếng Việt mới khai trương tại Houston, Ông Quốc Bình nói:
“Lại càng khó khăn hơn, thì cạnh tranh hơn mà thị trường Việt Nam thì nhỏ nhưng chúng tôi vững niềm tin vì BYN là một làn sóng được đồng hương rất yêu mến và chúng tôi làm được những chương trình đáp ứng được nhu cầu của đồng hương tại đây”

https://lh3.googleusercontent.com/-M3DAGjDlPR0/Ts2-fleTQgI/AAAAAAAAHo8/N37OSFii46k/s640/HKDH-3205.jpg

Mặc dù có chủ trương và đường hướng khác nhau đúng theo truyền thống tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ, các đài TV tiếng Việt mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho đời sống người dân Việt tại Houston. Đặc biệt với giới cao niên, các chương trình tin tức và giải trí mang lại cho họ nhiều niềm vui, bớt cô đơn vì nhiều vị cao niên dù sống lâu tại Mỹ vẫn cảm thấy thoải mái hơn khi nghe đài tiếng Việt. Các em nhỏ cũng có cơ hội nghe, nói tiếng Việt nhiều hơn, biết thêm về văn hóa phong tục Việt Nam và đến gần với cha mẹ ông bà hơn.

Cho dù với mục đích gì đi nữa thì các đài truyền hình tiếng Việt cũng góp phần đắc lực trong việc gìn giữ văn hóa Việt Nam, thực hiện câu nói bất hủ của Phạm Quỳnh trong thế kỷ trước: “Tiếng Việt còn, nước Việt còn.”


Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
11-30-2011, 01:54 PM
Tạ Ơn Đời, Tạ Ơn Người


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 30 tháng 11 năm 2011

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/thanksgivingdinnerinhouston.html)
Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/thanksgivingdinnerinhouston.html)


Lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ ghi lại rằng vào năm 1620 một số người Anh đạo Quakers không chịu nổi sự bất công của chế độ Anh Hoàng lúc đó, đã vuợt biển đến Mỹ Châu tị nạn, giống như những người Việt đã vượt biển tìm tự do sau biến cố 1975. Khởi đầu họ phải sống cực khổ chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của Bắc Mỹ và nhiều người đã ngã gục vì đói lạnh và bệnh tật. Sau đó, nhờ có sự giúp đỡ của thổ dân địa phương, trong mùa gặt cuối Thu năm 1621 đoàn người tị nạn đã thu hoạch rất thành công với nhiều thực phẩm trước khi Đông đến và họ quyết định tổ chức tiệc mừng để tạ ơn Thượng Đế và mời các thổ dân đến cùng chung vui. Đó là ngày Thanksgiving tức là Lễ Tạ Ơn đầu tiên và khởi đầu truyền thống Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ. Năm 1941 Tổng Thống Roosevelt đã ký sắc luật chọn ngày Thứ năm của tuần lễ thứ tư tháng 11 hàng năm là ngày Lễ Tạ Ơn chính thức của cả nước Hoa Kỳ.


Đối với dân Hoa Kỳ, Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ rất quan trọng. Giống như ngày Tết trong phong tục Việt Nam, Lễ Tạ Ơn là dịp người Mỹ đoàn tụ gia đình để cùng hồi tưởng một năm bôn ba làm việc đó đây, để cảm tạ những ơn phước mà họ được hưởng từ Thượng Đế cũng như từ những người chung quanh trong xã hội và ăn mừng với những cuộc diễn hành và ca nhạc.


https://lh4.googleusercontent.com/-Hgm2IwWOfcY/TtaO0j3TotI/AAAAAAAAHyQ/AMYKpsDM-0M/s600/HKDH-IMG_3456.jpg
.Xếp hàng bên ngoài George Brown Center
.
.
Tại Houston, trong dịp Lễ Tạ Ơn có nhiều cơ quan từ thiện tổ chức những buổi tiệc và phát quà cho người kém may mắn, cho người cô quả, neo đơn, để họ có dịp gặp gỡ ăn mừng và tạm quên đi sự bất hạnh hay nỗi cô đơn của họ. Tuy nhiên đặc biệt hơn cả có lẽ là truyền thống của Hội có tên là Citywide Club. Hàng năm hội Citywide Club tổ chức một buổi tiệc cho khỏang vài chục ngàn thực khách hoàn toàn miễn phí. Năm nay là năm thứ 33 và được tổ chức tại trung tâm hội họp lớn nhất của Houston là George R. Brown Convention Center. Ban tổ chức cho biết năm nay buổi tiệc có khoảng 25 ngàn người đến tham dự. Buổi tiệc có sự hỗ trợ tài vật của nhiều hội đoàn từ thiện và các cơ sở thương mại cũng như sự giúp sức của khoảng 5000 thiện nguyện viên trong thành phố.

https://lh6.googleusercontent.com/-B7R50nEWDNA/TtaOzyg4LWI/AAAAAAAAHyQ/8A8sYkFUhBI/s559/HKDH-IMG_3475.jpg
Xếp hàng bên trong George Brown Center


Ngoài thực phẩm đặc biệt trong lễ Tạ Ơn là món gà tây, cranberry sauce, soup, rau quả, bánh ngọt, Hội còn cung cấp chăn mền, áo lạnh cho những người thiếu thốn, trẻ em còn được phát đồ chơi, xe đạp, vân vân... Ngày đặc biệt này cũng cung cấp các dịch vụ khác như y tế, cắt tóc, ... cho những người kém may mắn ... Trong buổi cơm này, cũng có các ban nhạc thay phiên trình diễn mang lại không khí lễ tết cho mọi người ấm lòng trong những ngày lạnh giá.

https://lh3.googleusercontent.com/-rPOF-4_Hmp0/TtaOzr0yfUI/AAAAAAAAHyQ/AiPxXXdirCw/s600/HKDH-IMG_3469.jpg
.

Một thiện nguyện viên là ông Jared Wilkinson chia sẻ rằng Lễ Tạ Ơn là dịp nhớ lại thời gian xa xưa khi những người lập quốc Hoa Kỳ di dân đói khổ được sự giúp đỡ của dân bản xứ. Ông thêm rằng đến làm việc thiện nguyện là dịp để giúp đỡ những người kém may mắn:
“Thanksgiving obviously is to remember when our forefathers came over... Thanks for the food and the fellowship and as far as being here, I just want to be here help those less fortunate and do what I can…”

https://lh3.googleusercontent.com/-J2Uap4zKqYI/TtaO0d2D1WI/AAAAAAAAHyQ/9NjfGJ5YxK0/s600/HKDH-IMG_3499.jpg

Những người đến dự tiệc, dù là những người vô gia cư hay các cụ già ngồi xe lăn hoặc các gia đình đông con nheo nhóc cũng được các thiện nguyện viên tiếp đãi chu đáo niềm nở. Trong lúc xếp hàng đứng chờ, các thiện nguyện viên nói chuyện thăm hỏi họ như trong gia đình, sau đó các thiện nguyện viên bưng đồ ăn đến từng bàn giống như trong nhà hàng. Một vị khách đứng tuổi vừa được đưa đến ngồi bàn chờ thức ăn mang tới nói là ông rất thích buổi tiệc và Houston là một thành phố rất vĩ đại:
“ I like it very much. Houston is a great city”

https://lh5.googleusercontent.com/-y0l7lrLKvdY/TtaO0lEsZRI/AAAAAAAAHyQ/EXfPT87ZZi0/s575/HKDH-IMG_3508.jpg

Nhiều thiện nguyện viên gốc Việt tích cực hưởng ứng công tác từ thiện này. Cô An qua Mỹ từ lúc 9 tuổi dẫn cả gia đình đến làm thiện nguyện nói là gia đình cô đã từng nhận được nhiều sự giúp đỡ khi mới qua và bây giờ cô muốn góp phần giúp lại những người kém may mắn:
“Hồi đó chúng cháu được nhiều sự giúp đỡ của mọi người nên bây giờ chúng cháu muốn give back to the community”


Cô nói thêm rằng các bạn trẻ nên giúp đỡ những người chung quanh, bằng khả năng của mình:
“Em muốn khuyến khích mọi bạn trẻ, mình có sức thì mình giúp sức, mình có gì thì mình giúp đó. Tui em không có nhiều tiền thì tụi em giúp sức, ai có nhiều tiền thì giúp tiền, tại vì nhiều người họ rất là khổ, họ rất cần sự giúp đỡ…”

https://lh6.googleusercontent.com/-UPQbIjtl1C4/TtaOzncp09I/AAAAAAAAHyQ/TJcdiu9HBg0/s600/HKDH-IMG_3471.jpg

Một thiện nguyện viên khác tên Thu và cô vợ trẻ gốc Trung hoa nói là năm nay là năm thứ tư họ tham dự công tác thiện nguyện này. Anh tâm sự là hồi anh mới đến Houston, ở tại chung cư Allen Parkway là một khu chung cư có nhiều người Việt tị nạn, anh từng là người nhận sự giúp đỡ của các cơ quan từ thiện và ngày nay anh có cơ hội giúp lại những người khác:
“Em qua đây từ năm '87, em grateful, em cảm ơn là em qua được bên Mỹ vì em đi vượt biên. Hồi em mới qua, em ở Allen Parkway, người ta cầm đồ ăn tới xong rồi nguyên đám tụi em đứng xếp hàng nhận đồ ăn free, bây giờ lớn rồi thì em có cơ hội thay vì đứng xếp hàng nhận đồ ăn free thì em là người giúp mấy người cho đồ ăn, thì cái ngày này nó có ý nghĩa với em nhiều”

https://lh6.googleusercontent.com/-ubLF2Xc3EJE/TtaOz8WQJbI/AAAAAAAAHyQ/bV_9vTN_hK0/s600/HKDH-IMG_3493.jpg

Tâm nguyện của cô An và của anh Thu có lẽ là tâm nguyện tiêu biểu của những người Việt tha hương, nay đã thành công trong cuộc sống và vẫn nhớ ơn những người đã cưu mang mình trong những ngày đầu cơ cực trên bước đường tị nạn tìm tự do. Sự biết ơn và lòng bác ái giúp đỡ những người kém may mắn để mọi người có thể thăng tiến trong một xã hội Tự Do cũng chính là tâm nguyện những người Hoa Kỳ khi đến lập nghiệp tại xứ sở này.



Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
12-07-2011, 06:30 PM
Người Việt Houston quyên góp giúp đỡ nạn nhân lũ lụt tại Việt Nam và Thái Lan

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 7 tháng 12 năm 2011

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/houstonquyengopchonannhanlulutthailan.html)
Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/houstonquyengopchonannhanlulutthailan.html)

Theo tổ chức "Cứu Người Vượt Biển, BPSOS (http://www.bpsos.org/mainsite/)", hiện nay tại Thái Lan có hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản, trong đó có khoảng 55 người là giáo dân Cồn Dầu đang tị nạn để tránh sự khủng bố của Công An Đà Nẵng sau cuộc biểu tình của họ vào tháng 5 năm 2010. Những người này được ‘BPSOS’ can thiệp với Cao Ủy Tị Nan Liên Hiệp Quốc để được hưởng qui chế tị nạn chính trị và đang chờ đến định cư tại một nước thứ ba. Dù được hưởng qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc hay chưa, những người Việt tị nạn tại Thái Lan vẫn bị coi là cư trú bất hợp pháp. Vì vậy, họ phải sống lẩn trốn, tránh sự truy lùng của Công An Việt Nam tìm cách tố cáo họ với cảnh sát Thái Lan để trục xuất họ về Việt Nam.

Nạn lụt chưa từng thấy trong lịch sử Thái Lan xảy ra làm cho toàn thủ đô Bangkok và nhiều thành phố chung quanh ngập trong biển nước từ tháng 7, năm 2011 và mãi tới đầu tháng 11, nước mới bắt đầu rút khỏi Bangkok. Cơn lụt này làm đời sống của những người Việt tị nạn tại Thái Lan thêm khó khăn và họ chỉ còn trông chờ vào sự cứu trợ của tổ chức BPSOS. Trước hoàn cảnh này, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc tổ chức BPSOS đã lên tiếng báo động và kêu gọi Cộng Đồng người Việt hải ngoại giúp đỡ những đồng bào bất hạnh này.

Lời kêu gọi của BPSOS được cộng đồng người Việt Houston hưởng ứng nồng nhiệt. Hệ thống truyền hình truyền thanh SGN tại Houston đã có một cuộc quyên góp tài vật và thuốc men và một phái đoàn đã lên đường đi Thái Lan để thăm viếng ủy lạo các nạn nhân vào ngày thứ Sáu, mùng 2 tháng 12, 2011.


Ngoài ra, trong dịp cuối tuần vừa qua, tại Houston tiếp tục có nhiều cuộc quyên góp khác. Trong đó 2 cuộc quyên góp được nhiều đồng hương ủng hộ là tại các khu chợ Việt Nam, do BPSOS chi nhánh Houston phối hợp cùng Công Đoàn Công Giáo Holly Rosary tổ chức trong 2 ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và một nhạc hội đặc biệt gây quĩ cứu trợ cho nạn nhân bão lụt do ban đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng Phụ Cận tổ chức tại trụ sở cộng đồng vào chiều Chủ Nhật ngày 4 tháng 12, 2011.

https://lh4.googleusercontent.com/-eul3CHhckXg/Tt-R0DYMl9I/AAAAAAAAH6M/S4m-WabsaGw/s640/HKDH_3873.jpg
Buổi ca nhạc gây quĩ tại TT Cộng Đồng NVQG tại Houston

.

Trong buổi nhạc hội tại trụ sở cộng đồng, Cô Phan Dụy là phó chủ tịch ngoại vụ của ban Đại Diện nói mục đích của nhạc hội gây quỹ của Cộng Đồng là để giúp đỡ các nạn nhân bão lụt tại Thái Lan và Việt Nam vì ngoài vụ lụt tại Thái Lan, thì nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam cũng lâm vào cảnh lũ lụt. :
“Như chúng ta đã biết thiên tai đang xảy ra tại Thái Lan và Việt Nam, rất cấp bách nên Cộng Đồng đã quyết định tổ chức một buổi văn nghệ gây quỹ để kịp thời cứu giúp các nạn nhân bão lụt tại Thái Lan cũng như tại Việt Nam”

https://lh4.googleusercontent.com/-QQiVGySMTEQ/Tt-R0OzoBzI/AAAAAAAAH6Q/Vh0zr11ABY4/s640/HKDH_3896.jpg
.

Cô cho biết thêm số tiền thu được sẽ phân phối như sau:
“ Số tiền thu được sẽ chia làm 2 phần, một phần gửi cho Tổng Lãnh Sự Thái Lan hay chủ tich hội Thái Lan tại Houston, Texas, phần còn lại sẽ nhờ đại diện Giáo Hội Phật Giao Việt Nam Thống nhất giúp cho các đồng bào ở Việt Nam”


Mặc dù thời tiết Houston chiều Chủ nhật mưa bão nhưng đồng hương đến tham dự rất đông, mọi người đều tỏ lòng trắc ẩn. Một đồng hương tham dự buổi lạc quyên là Bà Jennifer Nguyễn nói bà rất mừng vì thấy mọi người nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của cộng đồng:
“Thấy mọi người có nhiều nhiệt tình, vì ngày hôm nay thời tiết rất xấu, vừa mưa vừa lạnh, nhưng khi mà cộng đồng thông báo lên mọi người cũng nhiệt tình đến ủng hộ…”

https://lh6.googleusercontent.com/-IBQ-NjFFU18/Tt-PVkfcZlI/AAAAAAAAH50/mLYYEHvs5VQ/s607/DT-IMG_3804.jpg
Trish Nguyen (BPSOS) và LM Trần Ngọc Hùng chụp hình lưu niệm vời TNV của LĐ Cựu Chiến Binh

.

Tổ chức BPSOS hợp tác cùng Công Đoàn Công Giáo Holly Rosary và Lữ Đoàn Thiện Nguyện Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ gốc Việt cũng tổ chức những cuộc lạc quyên tại các khu chợ Việt Nam ở Houston. Tại khu thương xá Hong Kong là một khu thương mại Việt Nam sầm uất vùng tây nam Houston, nhiều người dừng lại bàn quyên tiền cho đồng bào tị nạn để đóng góp. Cô Trish Thảo Nguyễn, giám đốc BPSOS chi nhánh Houston (http://www.bpsos.org/en/branches/houston-texas) cho biết tình trạng của các nạn nhân người Việt tại Thái Lan như sau:
“Nước còn rất nhiều, chưa rút hết, nhà cửa tiêu tan, đồ đạc bị mất mát, họ bị ảnh hưởng của nước lụt, bị bịnh dịch như đau mắt, diarrhea, cảm sốt…. Đặc biệt những người tị nạn họ không có giấy tờ hợp pháp để trình diện xin quyền lợi như những người bình thường được sống hợp pháp tại Thái Lan, họ sống trốn trui trốn nhủi , không có quyền lợi gì hết. Hiện họ rất đói khát và bị bịnh dịch..”


Linh Mục Trần Ngọc Hùng, quản nhiệm Công Đoàn Holly Rosary chia sẻ là ông rất thương cảm nỗi khổ của các nguời Việt tị nạn tại Thái Lan và cố gắng giúp đỡ họ:
“ Chúng tôi rất động lòng và xót xa cho hoàn cảnh của họ nên trong khả năng đơn sơ yếu kém của chúng tôi, chúng tôi cố gắng hết sức hợp tác cùng với một số cơ quan để gây quỹ để kêu gọi đồng bào giúp đỡ cho các nạn nhân tại Thái Lan”


https://lh5.googleusercontent.com/-puGFn6ab1Js/Tt-Sf6eiDAI/AAAAAAAAH64/gYJO4K2NAoA/s640/DT-IMG_3805.jpg


.

Một vị cao niên là ông Đạt ghé ủng hộ thì nói là ông đã từng vượt biển tìm tự do và sống trong trại tị nạn nên ông rất thông cảm cho các nạn nhân đồng hương tại Thái Lan và cố gắng đóng góp:
“Tôi ở xa lắm, nhưng nghe hôm nay có tổ chức quyên tiền giúp cho đồng bào Việt Nam tị nạn tại Thái Lan nên cố gắng chạy lên để có chút đỉnh cho đồng bào vậy thôi”


Mối thương tâm cho những nạn nhân đang sống trong cảnh bão lụt dù ở Thái Lan hay Việt Nam là nỗi niềm trắc ẩn của nhiều người Việt tại Houston. Tuy nhiên, sự quan tâm về hoàn cảnh vô vọng và cấp thiết của những người Việt đang tị nạn Cộng Sản tại Thái Lan có lẽ là mối ưu tư hàng đầu.



Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
12-14-2011, 04:41 PM
Người Việt Hải Ngoại Biểu Tình Đòi Tự Do Dân Chủ cho quốc nội ngày QTNQ-10/12

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/bieutinhdoitudodanchuchoquocnoi.html)

Âm thanh tại đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/bieutinhdoitudodanchuchoquocnoi.html)

Teaser: Người Việt biểu tình trước tòa tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền để đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho đồng bào quốc nội.

https://lh4.googleusercontent.com/-iwVoFv2TQT0/Tukk7VCB50I/AAAAAAAAH9o/vHh9pxhWF6Q/s640/HKDH-Hinhbia.jpg

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10 tháng 12, năm 1948. Đến năm 1950, Liên Hiệp Quốc chính thức chọn ngày 10 tháng 12 làm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc đều công nhận những điều căn bản về quyền làm người của công dân và có luật pháp minh bạch bảo vệ họ, ngoại trừ một số nước theo các thể chế độc tài. Một trong các nước thường bị cho là vi phạm nhân quyền là Việt Nam. Mặc dù Hiến Pháp Việt Nam có điều khoàn tôn trọng nhân quyền nhưng trên thực tế điều khoản này chưa được thực thi, nếu không muốn nói là Nhân Quyền bị vi phạm nghiêm trọng tại Việt Nam.


Nhân ngày Nhân Quyền Quốc tế năm nay, trong khi cộng đồng thế giới có những chương trình để nâng cao ý nghĩa Nhân Quyền trên mọi phương diện thì cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới cũng có những cuộc biểu tình tại các tòa đại sứ , lãnh sự Việt Nam để kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền của người dân trong nước.
https://lh3.googleusercontent.com/-TL6gcSnuTd8/Tukk7Ly9aiI/AAAAAAAAH9o/RmH6KZoX1QU/s640/HKDH-banner.jpg
Tại Houston, không ngại những luồng gió lạnh từ miền Bắc thổi về, rất nhiều đồng hương tụ tập trước tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam vào trưa ngày 10 tháng 12, 2011 để phản đối những vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam và đòi hỏi Nhân Quyền cho người dân quốc nội.
SB: Human rights for Vietnam…

Một thành viên trong ban tổ chức là ông Đặng Quốc Việt giải thích về lý do có cuộc biểu tình như sau:
“ Cộng Sản VN đã ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền khi họ tham gia vào Liên Hiêp Quốc vậy thì CVVN phải tôn trọng tất cả những gì trong văn bản đó vì đó là một văn bản căn bản của thế giới về vấn đề con người. CSVN không thề viện lý do là người VN khác với người Mỹ để mà đàn áp thô bạo đối với dân tộc Việt Nam. Vì vậy cộng đồng người Việt khắp nơi và riêng tại Houston đây đang đứng trước tòa lãnh sự Cộng Sản Việt Nam để phản đối sự đàn áp nhân quyền của Cộng Sản Việt Nam nhân ngày Quốc Tế Nhân quyền"

Một cư dân Houston là ông Nguyễn Trãi cũng cho rằng từ ngày Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc thì họ không thi hành đúng lởi cam kết về Nhân Quyền:
“Từ khi Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam không thi hành đúng những vấn đề nhân quyền, bao nhiêu người Việt Nam trong nước bị trù dập, bị bắt bớ khi có tiếng nói phản kháng về dân chủ..”
https://lh5.googleusercontent.com/-vTMqHTdIaAU/Tukk7cL2jFI/AAAAAAAAH9o/2kGZ9qz8fTk/s448/HKDH-NVMinh-Paris.jpg
Ông Nguyễn Văn Minh đến từ Marsailles, Pháp quốc - photo by HV


Ngoài cư dân Houston, trong đoàn biểu tình còn có sự hiện diện của nhiều đồng hương đến từ các nơi khác như tiểu bang Louisiana, Seattle và cả Pháp quốc nữa.
Ông Nguyễn Văn Minh, một người đến từ Marsailles, Pháp quốc để thăm thân nhân tại Houston không bỏ lỡ cơ hội tham dự cuộc biểu tình, ông phát biểu:
“ Tôi là người đi đến từ Marsailles, Pháp quốc nhân ngày quốc tế nhân quyền tôi đến đây để cùng với đồng hương tại Houston có một cuộc biểu tình chống lại chế độ cộng sản đàn áp quyền lợi của dân tộc Việt Nam chúng ta…”
https://lh4.googleusercontent.com/-NmEwan_0ZrM/Tukk6-m7zfI/AAAAAAAAH9o/P6Q0_p2YNys/s448/HKDH-BaSeattle.jpg
Bà Trần Ánh Tuyết (Khan mau vang) từ Seattle - photo by HV
.
Còn bà Trần Ánh Tuyết từ Seattle thì đặc biệt lưu ý về trường hợp nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với gia đình blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và bà nói rằng những người hải ngoại phải lên tiếng đòi hỏi Tự do và Dân quyền cho đồng bào quốc nội :
“ Cái điều cảm động nhất, mới nhất của chúng ta là sự vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với gia đình blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và đối với cá nhân một người nữ yếu đuối, đó là Huỳnh Ngọc Vy. Tôi hết sức là cảm động và tôi không ngại mình là một người ở xa đến, tôi tham gia cùng tất cả đồng hương ở đây, ở trước tòa Tổng Lãnh Sự của CSVN, để nói lên đây tiếng nói của người Việt tị nạn. Không riêng gì người tị nạn, mà tất cả người Việt Nam nào có mặt tại Houston, mà còn có một tấm lòng ao ước cho tự do và dân quyền tại Việt Nam thì phải thay mặt cho những người trong nước, họ không nói lên được thì chúng ta phải nói”

Một đồng hương khác là ông Nguyễn Thanh Liêm cho rằng nhiều người vì quyền lợi riêng tư vẫn không hiểu được sự vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam: “Chế độ cộng sản đã vi phạm nhân quyền quá rõ ràng, không thể nào chối cãi được. Nhưng vì một lý do nào đó, mà nhiều người họ không hiểu hoặc vì quyền lợi kinh tế, họ vẫn nghĩ rằng người cộng sản đối xử với người dân trong nước một cách có nhân quyền”

https://lh3.googleusercontent.com/-ynJCiPjNQQs/Tukk7oxX8VI/AAAAAAAAH9o/cewmWOhFMsQ/s448/HKDH-youngboy.jpg
Người trẻ cũng đi biểu tình -


Trên ba thập niên đã trôi qua, từ ngày 20 tháng 9, năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quôc và năm 2007, Việt Nam đã được bầu vào làm một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ 2 năm. Mặc dù vậy, các tổ chức bảo vệ Nhân quyền trên thế giới vẫn tiếp tục lên tiếng báo động về sự vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam trong khi tình trạng Nhân Quyền trên thế giới ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn. Trước tình trạng đó, dù đang sống tại những quốc gia mà quyền con người được bảo vệ, những người Việt tha hương vẫn luôn nhớ đến đồng bào tại quê nhà vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.


SB: Freedom for Vietnam…

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
12-27-2011, 06:28 AM
Đêm Thánh Nhạc "50 Năm Kinh Hòa Bình" tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 21 tháng 12 năm 2011

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/50namkinhhoabinhtaihouston.html)
Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/50namkinhhoabinhtaihouston.html)
Cuộc đời của Linh mục Nhạc sư Nguyển Kim Long là những năm tháng dài phụng vụ Thiên Chúa qua Thánh nhạc. Sinh năm 1941 tại Bùi Chu, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, đến năm 1968 nhạc sĩ Kim Long thụ phong chức Linh mục và đi Roma du học về Thánh nhạc tại Giáo Hoàng Học Viện. Năm 1973 Linh mục trở về Việt Nam. Từ đó trải qua nhiều thăng trầm của đất nước và giáo hội, Linh mục Nhạc sĩ Phao Lồ Nguyễn Kim Long vẫn hăng say phụng vụ Thiên Chúa qua thánh nhạc. Theo Linh mục thì Thánh nhạc, trên hết và trước nhất, phải là lời cầu nguyện của con người dâng lên Thiên chúa. Ngoài công trình sáng tác khoảng 1000 bài thánh ca, hầu hết là tiếng Việt, linh mục Kim Long còn giảng dạy thánh nhạc tại nhiều tu viện, nhạc viện công giáo tại Saigon, Đà Lạt, Huế, và Hà Nội. Trong các sáng tác của ông, bài Kinh Hòa Bình đã thấm nhuần vào tâm tư của nhiều người Việt, không chỉ là những giáo dân Công Giáo, và trở thành một bài thánh ca bất hủ.

Kinh Hòa bình nguyên là một bài kinh nguyện rất phổ biến trong cộng đồng Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo. Theo tài liệu lịch sử, lời văn của bài kinh này được cho là của Thánh Phanxico thuộc thành phố Assisi sống vào thế kỷ thứ 13. Không có tài liệu nào chứng minh rõ rệt bài kinh này đã được dịch qua tiếng Việt từ bao giờ. Tuy nhiên, theo Việt Catholic, thì bài kinh tiếng Việt đã được Nhạc sĩ Nguyễn Kim Long phổ nhạc năm 1960, trước khi ông trở thành linh mục. Trong 50 năm qua, bài Thánh Ca Kinh Hòa Bình được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam từ Bắc chí Nam. Rất nhiều người Công Giáo Việt Nam hát Kinh Hòa Bình hàng tuần nhưng ít người biết bài này do Linh mục Nguyễn Kim Long viết nhạc.


https://lh4.googleusercontent.com/-O5yB58oRx5U/TvJfNDjlRNI/AAAAAAAAH_U/rescoDXnbFE/s640/HKDH-IMG_3988.jpg


Bà Kim Oanh, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dân Tổng Giáo phận Công giáo Houston –Galveston và cũng là trưởng ban tổ chức đêm thánh nhạc "Kỷ niệm 50 năm Kinh Hòa Bình" chia sẻ cơ duyên dẫn đến việc tổ chức đêm thánh nhạc đặc biệt, vào tối Chủ Nhật, ngày 4 tháng 12, 2011 tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang ở Houston như sau:

“Đó là một cơ duyên. Cha sang đây từ tháng Bảy để thăm một người chị ở San Jose. Khi chúng tôi gặp Ngài ở Missouri, Ngài đi dự đại hội Thánh Mẫu, thì chúng tôi mời ngài về Houston bởi vì các anh em trong ca đoàn rất là khao khát được biết hát phụng vụ như thế nào. Và sau đó chúng tôi xin Ngài cho tổ chức buồi thánh nhạc ở đây”

Đêm thánh nhạc "Kỷ niệm 50 Kinh Hòa Bình" là một buổi thánh nhạc đại qui mô chưa từng có trong cộng đồng công giáo Vietnam tại Houston với 10 ca đoàn, gồm hàng trăm ca viên trình diễn. Chương trình bao gồm 20 bài thánh ca, trong đó có 3bài do chính Linh mục Nhạc sư Nguyễn Kim Long điều khiển. Mặc dù năm nay đã hơn 70 tuổi, Linh mục vẫn cất cao tiếng hát cùng các ca viên làm mọi người rất khâm phục.


.https://lh5.googleusercontent.com/-l_2biqZTJeM/TvJfL36fGWI/AAAAAAAAH_U/rZeMtJ7AmzM/s640/HKDH-IMG_3946.jpg
Linh Mục Kim Long hát “Ở Lại Với Con’

Hàng ngàn người đủ mọi lứa tuổi đã không quản ngại mưa to và gió lạnh đến nhà thờ La Vang tham dự buổi thánh ca hiếm có này. Đa số người tham dự đều chia sẻ là những bài thành ca của Linh mục Nguyễn Kim Long, nhất là bài Kinh Hòa Bình đã đi sâu vào tâm hồn họ, gần gủi với họ trong đời sống. Một giáo dân là ông Đoàn Bốn chia sẻ:
“Đây có lẽ là lần đầu tiên từ ngày bước chân sang Mỹ gần 30 năm nay mới được tham dự một buổi thánh nhạc như thế này. Hàng năm thì cũng vẫn có, nhưng chưa bao giờ vĩ đại như lần này… Thánh nhạc Việt nam hình như đi vào lòng người, đi vào cả trái tim mình nữa với một tình cảm gì mà khó diễn tả được”

https://lh4.googleusercontent.com/-kHCIVO3lkBU/TvJfMlKnKHI/AAAAAAAAH_U/xbaruwCVXxs/s546/HKDH-IMG_3980.jpg

https://lh6.googleusercontent.com/-ot5VYe9ajio/TvJfNqFxPKI/AAAAAAAAH_U/jh_zdFyhbo8/s745/HKDH-IMG_4036.jpg

Ông cho rằng bài Kinh Hòa Bình là một triết lý sống mang lại an bình cho mỗi người và hướng dẫn ông trong đời sống hàng ngày:
“Kinh Hòa Bình có lẽ là bài tiêu biểu nhất của cha Kim Long, nó rất đơn sơ nhưng theo tôi nghĩ, đó là một triết lý sống. Nếu mà mình theo như vậy thì mình mới thấy cuộc sống hạnh phúc, chẳng hạn như là “mang tình yêu xóa bỏ hận thù, rồi.., đem an bình vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” bởi vì nếu mình cứ tranh chấp mãi thì mình tự làm mình khổ trước…”

Còn em Mathew, đánh đàn vĩ cầm cho ca đoàn trình diễn, thì nói là thánh ca của Linh Mục Nguyễn Kim Long truyền cảm hơn, làm người nghe lắng đọng tâm tư hơn so với thánh ca tiếng Mỹ dù em sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ:
“It is really deep feeling, deep in your heart, it makes overyone silent...”

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ nghe thánh ca, nhiều người vẫn lưu luyến đứng lại để được nghe Linh mục Kim Long trò chuyện. Linh mục Nguyễn Kim Long chia sẻ cảm tưởng của ông sau buổi trình diễn thánh nhạc này:
“ Chúng tôi cám ơn Chúa đã cho tôi cơ hội để trao đổi thánh nhạc với cộng đoàn. Đấy là trau giồi cho các ca viên ở đây thấm nhuần được tinh thần thánh nhạc mà chúng tôi dầy công gây dựng suốt 54 năm nay. Tôi nghĩ rằng tôi viết thánh nhạc là cho mọi người. Thánh ca của tôi thì rất dễ cảm vì thế nên khi người ta hát, người ta cảm thì người ta quí mến”

https://lh5.googleusercontent.com/-dyIOdUnfr6M/TvJfNk9ENKI/AAAAAAAAH_U/H6cwStrHsFQ/s640/HKDH-IMG_4039.jpg
.
Trên đường ra khỏi nhà thờ dù trời mưa tầm tã nhưng dường như ai cũng có niềm vui và dường như trong tâm họ đều có sự an bình qua âm hưởng của ‘Kinh Hòa Bình’

TTHV
12-28-2011, 05:27 AM
Trường Việt ngữ Hùng Vương Houston kỷ niệm 25 năm thành lập

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2011-12-20


Nguồn
(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/25-anni-hung-vuong-viet-school-12202011081322.html)
Nghe âm thanh ở đây

(http://haokhidienhong.com/hienvy/truongvietnguhungvuonghouston.html)
Vào mùa Thu năm 1986, ba cô bạn trẻ cùng nhau bắt đầu gây dựng lớp Việt ngữ tại đại học Rice với hoài bão duy trì tiếng Việt và Văn hóa Việt ở xứ người.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/25-anni-hung-vuong-viet-school-12202011081322.html/RFA-1-Founders-GS-DQH-305.jpg Photo Hien Vy RFA
Từ phải Giáo sư Đàm Quang Hưng, chị Hồ Xuân Nguyệt, Bác sĩ Lê thị Huyền, và cô Lê Văn Anh



Hai mươi lăm năm qua đi, các lớp học phôi thai đó giờ đây đã trở thành một cơ sở văn hóa vững chắc tại thành phố Houston. Vào tối thứ Bảy, ngày 17 tháng 12 năm 2011, một buổi lễ "Kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Việt Ngữ Hùng Vương" được tổ chức long trọng tại Houston với sự tham dự của khoảng 700 quan khách trong đó có bà Thị trưởng thành phố.

"Quá khứ, Hiện tại và Tương lai"


"Quá khứ, Hiện tại và Tương lai" là chủ đề của buổi tiệc Kỷ niệm 25 năm thành lập trường Việt ngữ Hùng Vương". Bác sĩ Lê thị Huyền, một trong ba sáng lập viên kể lại thời điểm sơ khai của Trường trong video clip trình chiếu cho quan khách:

"Lúc qua Mỹ thì mình có mười mấy năm sống ở Việt Nam nên cũng đã có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ nên muốn trau dồi thêm và truyền lại cho những em út, con cháu của người quen của mình. Lúc nói ý kiến đó thì có hai người khác thực sự muốn tổ chức để thành lập một cái trường là Vân Anh và Nguyệt. Cho nên lúc đó ba cô bắt đầu thành lập cái trường"

Trong quá trình một phần tư thế kỷ, trường Hùng Vương đã dạy tiếng Việt cho hàng ngàn trẻ em gốc Việt cũng như nhiều người bản xứ muốn học Việt ngữ. Trường phải di chuyển cơ sở từ đại học Rice, đến trường tư thục dạy toán của giáo sư Đàm Quang Hưng, rồi đến đại học St. Thomas và bây giờ cơ sở đặt tại trường Đại học Cộng Đồng trong trung tâm thành phố. Dù di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng chủ trương của trường không hề thay đổi. Mỗi sáng Chủ nhật, từ 9 đến 12 giờ trưa, ngoài việc dạy tiếng Việt, trường còn dạy Sử Việt cho các lớp lớn và đức dục cho các em nhỏ, như lời một phụ huynh phát biểu:

"Lúc qua Mỹ thì mình có mười mấy năm sống ở Việt Nam nên cũng đã có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ nên muốn trau dồi thêm và truyền lại cho những em út, con cháu của người quen của mình. Lúc nói ý kiến đó thì có hai người khác thực sự muốn tổ chức để thành lập một cái trường là Vân Anh và Nguyệt.

BS Lê Thị Huyền




http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/25-anni-hung-vuong-viet-school-12202011081322.html/RFA-5-Mayor-HT-305.jpg
Mayor Annise Parker và thầy HiệuTrưởng Nguyễn Lâm Viên. Photo Hien Vy RFA


"... Thấy điều rất lạ là chúng nó học cả Đức dục. Trường Việt ngữ Hùng Vương dạy cả đức dục ..."

Mỗi năm có hai khóa học và mỗi khóa có khoảng trên 400 học sinh với 50 thầy cô giảng dạy. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Lâm Viên cho rằng sự thành công của trường Việt ngữ Hùng Vương là do sự làm việc hăng say với tinh thần vị tha của mọi người:

"Sự tồn tại lâu dài và bền vững của trường cho đến ngày hôm nay là nhờ tấm lòng thiện nguyện của thầy cô và phụ huynh, luôn luôn sẵn sàng làm việc với nhau cùng chí hướng. Đoàn kết trong sự thương yêu và cảm thông hầu hoàn thành sứ mệnh với mục đích duy nhất là duy trì tiếng Việt và văn hóa."

Cô Lê thị Huyền thì nói là vì mọi người có chung lý tưởng và lòng thương mến quê Mẹ :

"Môi trường sinh hoạt của trường Việt ngữ Hùng Vương như một đại gia đình. Thế hệ trước dìu dắt thế hệ sau và thế hệ sau cũng đoàn kết với nhau và lúc nào cái mẫu số chung cũng là Văn Hóa và Ngôn Ngữ Việt Nam. Tôi thấy đó là một trái tim rất lớn. Một trái tim Việt Nam."

Trong dịp này bà thị trưởng Annise Parker đã trao bảng tuyên dương cho trường Hùng Vương để vinh danh Trường đã giúp tuổi trẻ hiểu biết về nền văn hóa và di sản Việt Nam.

Với mục đích đào tạo cho giới trẻ Việt Nam có căn bản về ngôn ngữ và văn hóa Việt khi sống ở hải ngoại, Trường còn khuyến khích các học sinh đã hoàn tất chương trình học trở thành những phụ giáo của Trường. Trường Hùng Vương tại Houston hiện đang có nhiều thầy cô rất trẻ tham gia trong việc giảng dậy và dìu dắt các em nhỏ hơn. Thầy Lộc là một trong những người trẻ đó, phát biểu trong buổi tiệc:

"Môi trường sinh hoạt của trường Việt ngữ Hùng Vương như một đại gia đình. Thế hệ trước dìu dắt thế hệ sau và thế hệ sau cũng đoàn kết với nhau và lúc nào cái mẫu số chung cũng là Văn Hóa và Ngôn Ngữ Việt Nam. Tôi thấy đó là một trái tim rất lớn. Một trái tim Việt Nam."

Cô Lê Thị Huyền




"Được gọi là tương lai của trường Hùng Vương quả thật là một sự vinh hạnh. Lộc và những giáo viên trẻ cũng như các em phụ giáo của trường Việt Ngữ Hùng Vương chỉ là những thiện nguyện viên vì yêu thích trẻ em hoặc vì muốn giúp đỡ cộng đồng nên đã đến phụ giúp trường Việt Ngữ Hùng Vương".

Còn cô Túc Trí thì hy vọng trong tương lai trường Hùng Vương sẽ vẫn tồn tại và bền vững:

"Vui không thể tưởng được vì ngày hôm nay có sự hiện diện của thầy cô đã và đang cộng tác qua bao nhiêu thời đại nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ 25 năm sau mà có buổi lễ 50 năm do các em tổ chức thì mọi người sẽ vui nhiều hơn".


Tiếng Việt, văn hóa Việt


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/25-anni-hung-vuong-viet-school-12202011081322.html/RFA-7-HT-PHT-305.jpg
Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Lâm Viên và Hiệu Phó Bùi Thúy Phương. Photo Hien Vy RFA



Đề cập đến những nguy cơ của văn hóa Việt trong nước đang bị ảnh hưởng tiêu cực của chính sách xâm lăng văn hóa từ Trung quốc, những người có tâm huyết đang sống xa quê hương vẫn nung nấu những giấc mơ và niềm tin.

Trong khi sáng lập viên Lê Vân Anh lo lắng trước sự bành trướng của Trung Quốc:

"Tàu không chỉ có nhắm vào Việt Nam mà còn nhắm vào các nước khác nữa. Nước Việt Nam mình là gần Tàu nhất nên đó là niềm lo sợ chung"

Thì một phụ huynh cho rằng Trung quốc không dễ dàng để đồng hóa Việt Nam:
Tôi nghĩ tiếng Việt thì sẽ không bao giờ bị đồng hóa cả vì Việt Nam đã bị Bắc thuộc một ngàn năm và Pháp thuộc một trăm năm mà không bị đồng hóa.

BS Nguyễn Tiến Dỵ




"Tôi nghĩ rằng chuyện đồng hóa khó lắm bởi vì tinh thần bất khuất của người Việt Nam từ xưa tới giờ nên không dễ dàng đồng hóa đâu".

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dỵ, cũng là một thầy giáo đã từng giảng dậy tại Trường, tin rằng tiếng Việt không dễ bị đồng hóa nhưng Văn hóa Việt thì có thể bị Trung quốc ảnh hưởng:

"Tôi tin tưởng rằng với lòng nhiệt thành của các em trẻ thì tiếng Việt ở hải ngoại cũng vẫn sẽ tồn tại mãi và văn hóa Việt Nam cũng sẽ tồn tại mãi.
Tôi nghĩ tiếng Việt thì sẽ không bao giờ bị đồng hóa cả vì Việt Nam đã bị Bắc thuộc một ngàn năm và Pháp thuộc một trăm năm mà không bị đồng hóa. Chiều hướng bây giờ, sự lấn áp của Trung quốc không hẳn là về phương diện quân sự nhiều mà là đi sâu vào lãnh vực văn hóa và chính trị thì ảnh hưởng của họ ngày càng nhiều. Văn hóa thì có thể bị đồng hóa, nếu mà các cấp lãnh đạo trong nước không nhìn thấy khía cạnh đó, hoặc là vì lý do nào đó, họ tiếp tục đi theo đường hướng thân Trung quốc"

Văn hóa thì có thể bị đồng hóa, nếu mà các cấp lãnh đạo trong nước không nhìn thấy khía cạnh đó, hoặc là vì lý do nào đó, họ tiếp tục đi theo đường hướng thân Trung quốc

BS Nguyễn Tiến Dỵ




Quá khứ là một thành công lớn. Hiện tại trường Hùng Vương đang vững mạnh. Còn tương lai văn hóa và ngôn ngữ Việt có lẽ còn tùy thuộc vào giới trẻ trong cũng như ngoài nước, đặc biệt là những người có những giấc mơ lớn như sáng lập viên Lê thị Huyền:

"Cái hoài bão của mình là một ngày nào đó khi mà đất nước mình không còn bị ảnh hưởng của Trung cộng nữa và có thể thay đổi chính quyền Việt Nam, thì mình có cơ hội dựng lại và đem lại cái gì thuần túy của Việt Nam cho thế hệ bây giờ và thế hệ tương lai. Tôi là một người hay mơ mộng. Tôi có những giấc mơ nhỏ và những giấc mơ lớn. Và đó là giấc mơ lớn mà tôi nghĩ có thể một ngày nào đó tôi sẽ thấy giấc mơ đó thành tựu"

(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
12-29-2011, 06:04 AM
Houston: Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Tự Do Tôn Giáo và Công Lý tại Việt Nam
.

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư ngày 28 tháng 12 năm 2011

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/thapnencaunguyenchotudotongiaovaconglytaivietnam.h tml)

Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/thapnencaunguyenchotudotongiaovaconglytaivietnam.h tml)

Theo các tổ chức nhân quyền và truyền thông trên thế giới thì trong thời gian gần đây nhà nước Việt Nam đã gia tăng sách nhiễu và đàn áp Giáo Hội Công Giáo Việt Nam dưới nhiều hình thức, như giả dạng côn đồ đập phá và sách nhiễu tu sĩ cũng như giáo dân tại nhà thờ Thái Hà vào ngày 13 tháng 11 và đặt mìn tại Nhà Nguyện Giáo Điểm Con Cuông, thuộc giáo phận Vinh vào ngày 30 tháng 11. Những sự việc này làm giáo dân Công Giáo hải ngoại vô cùng bức xúc.

Tối chủ nhật ngày 18 tháng 12, năm 2011 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Houston - Galveston tổ chức Đêm Thắp Nến tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang để cầu nguyện cho Tự Do Tôn Giáo và đòi hỏi Công Lý cho Giáo dân Việt Nam. Buổi lễ bắt đầu bằng thánh lễ cầu nguyện trong giáo đường, tiếp theo là lễ Rước Thánh Giá và Đức Mẹ La Vang ra linh đài.
https://lh6.googleusercontent.com/-ivP4PVQwbpI/TvoOWebuJeI/AAAAAAAAIAM/9qhKxmhQmoU/s640/HKDH-IMG_4580.jpg


Dưới chân Linh Đài Đức Mẹ La Vang, hàng trăm nam nữ tu sĩ, giáo dân và đồng hương không phân biệt tín ngưỡng thắp nến cầu nguyện cho giáo dân đang bị bức hại tại quê nhà. Sau lễ cầu nguyện những tài liệu về sự vi phạm tín ngưỡng và nhân phẩm giáo dân công giáo, cũng như tín đồ các giáo phái khác tại Việt Nam được trình chiếu. Tiếp theo là phần phát biểu của quan khách và một chương trình văn nghệ đấu tranh. Trong hàng quan khách ngoài giáo dân công giáo, còn có đại diện của Thượng Nghị sĩ John Cornyn, các dân cử gốc Việt, và hội đồng Liên tôn Houston. Bà Rachel David, đọc thông điệp của Thượng Nghị Sĩ John Cornyn, nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam là sự ngược đãi giáo dân là xâm phạm các công ước nhân quyền quốc tế và có thể dẫn đến việc quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết đặt Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm về tôn giáo (CPC) :
“..We remind you that these acts violate the international covenants on civil and political rights and continuous detentions of these religious activists demonstrate that VietNam should be classified as a country of particular concerns…”

Linh Mục Vũ Thành, chủ tịch cộng đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Galveston-Houston nhắc đến các cuộc biểu tình cầu nguyện cho giáo dân trong nước đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Úc châu, qua Âu Châu và nhiều thành phố tại Hoa Kỳ. Linh Mục Vũ Thành nói là các giáo dân hãy kiên trì tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo và đòi hỏi Công Lý cho Giáo dân Việt Nam:

“Chúa Giêsu Kitô đã không bỏ cuộc, Giáo Hội Việt Nam đã không bỏ cuộc, Các Thánh tử vì đạo nước Việt Nam không bỏ cuộc, bởi vì có Đức Mẹ La Vang đã hiện ra an ủi, và ngày hôm nay chúng ta muốn với nói với tất cả đồng bào của chúng ta và anh chị em tín hữu Thái Hà đừng bỏ cuộc”
https://lh5.googleusercontent.com/-NLZFxUlUh6Q/TvoOWN2aX4I/AAAAAAAAIAM/9jIuSwyb1rA/s640/HKDH-IMG_4582.jpg

Đại diện hội đồng Liên tôn Houston, cư Sĩ Trần Hiến, nói là nhà nước Việt Nam không chỉ đàn áp Công Giáo mà từ lâu họ cũng đã và đang đàn áp các tổ chức tôn giáo khác:
“Không riêng gì Công giáo bị kềm kẹp đàn áp. Phật Giáo, Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất từ bao lâu nay vẫn bị kềm kẹp đàn áp, Phật giáo Hòa Hảo bị kềm kẹp đàn áp, Tin Lành bị kềm kẹp đàn áp…..”

Còn Linh Mục Nguyễn Phi Long, giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Houston, đại diện cho Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại thì nói rằng Công Lý và Hòa Bình là 2 thực thể không thể tách rời và cũng không thể đạt được bằng bạo động:
“ Chúng tôi tinh rằng Công Lý và Hòa Bình không thể tách rời nhau, chúng chỉ là 2 mặt của một đồng tiền. Muốn có Hòa Bình, buộc phải có Công Lý. Tuy nhiên Công Lý xã hội không thể đạt được bằng con đường bạo động vì bạo động chỉ giết chết những gì mà nó muốn xây dựng nên”

Linh mục Phi Long tin rằng sự cầu nguyện sẽ hỗ trợ cho giáo dân Việt Nam có sức mạnh tiếp tục cuộc tranh đấu cho Công Lý và Hòa Bình :
“ Đối với những ai có niềm tin vào Thiên Chúa, vào Thượng Đế thì việc lên tiếng và chống đối mà thôi có lẽ vẫn chưa đủ. Thế nên chúng ta phải cầu nguyện, vì chính Chúa Giêsu đã dậy chúng ta rằng“ Anh em hãy xin thì sẽ được, hãy gõ thì sẽ mở và tìm thì sẽ thấy". Ngài còn dậy cả chúng ta rằng Anh em hãy cầu nguyện và yêu thương ngay cả những kẻ thù địch của anh em”

Trưởng ban tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện là ông Trịnh Tiến Tinh chia sẻ sự vui mừng của ông. Ông hy vọng rằng phong trào đòi hỏi tự do dân chủ trên thế giới sẽ làm Việt Nam thay đổi để có dân chủ hơn như tại Miến Điện:
“ Tôi rất là vui mừng khi đông giáo dân và đồng bào tại Houston tới tham dự. Không những tại Miến Điện mà nhiều nơi trên thế giới đang có phong trào đòi hỏi tự do dân chủ. Việt Nam cũng vậy. Chính quyền đảng trị của Cộng Sản từ xưa đến giờ đàn áp tôn giáo rất là tinh vi và thực sự chúng tôi thấy rằng tiếng nói dân chủ tràn lan Việt Nam..”

Một giáo dân khác là ông Lê Đình Oánh nói là ông vận động cả gia đình đi tham dự đêm thắp nến để góp phần cầu nguyện cho giáo dân tại quê nhà:
“Tôi vận động gia đình tôi tham dự để cầu nguyện cho sự đấu tranh cho tự do tôn giáo tại quê nhà Việt Nam”
https://lh4.googleusercontent.com/-fl7O8K1eKlQ/TvoOVtKDx7I/AAAAAAAAIAM/HfAlnuWtzCg/s640/HKDH-IMG_4579.jpg

Mặc dù trời lạnh giá, những người tham dự vẫn kiên trì cầu nguyện và ca hát trong ánh nến lung linh dưới chân tượng Đức Mẹ La Vang. Tín đồ Công Giáo luôn vững tin là Đức Mẹ sẽ đáp lời cầu nguyện và giữ gìn những tín đồ đang bị bức hại tại Việt nam như Đức Mẹ đã từng hiện ra tại La Vang Việt Nam vào năm 1798 để cứu giúp các giáo dân Công giáo bị chính quyền thời đó ngược đãi chỉ vì Đức Tin. Ngọn lửa "tử vì đạo" đã thắp lên từ lúc đó và ngày nay lại bừng lên khi nhà nước Việt Nam không tôn trọng Công Lý và Sự Thật của giáo dân.

Xin mượn lời trong thư Hiệp Thông của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australiaqua lời đọc của Linh Mục Hoàng Văn Thiên trong đêm thắp nến cầu nguyện để chấm dứt phóng sự hôm nay:

“Ngọn lửa sẽ thắp sáng bầu trời Houston và hợp với muôn vàn ngọn lửa của người Việt khắp nơi để đuổi đi bóng đêm của gian trá bạo tàn và một tương lai tươi sáng được mở ra cho toàn dân tộc”



Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
01-05-2012, 05:06 AM
Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam khai trương tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên RFA

nguồn (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-redemptorist-news-agency-opens-in-houston-01032012114129.html)


Âm thanh ở đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/truyenthongchuccuuthe.html)

Nhân buổi khai trương, Linh mục Lê Ngọc Thanh nói rằng cơ sở truyền thông Cứu thế ở hải ngoại không làm mất ý nghĩa cuộc đấu tranh, người trong nước đã không còn sợ hãi như trước, và họ sẽ tìm một "mùa xuân" với những thay đổi "dể thương" cho đất nước.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-redemptorist-news-agency-opens-in-houston-01032012114129.html/praying-houston-305-2 RFA photo
Buổi cầu nguyện trong dịp khai trương "Truyền thông dòng Chúa Cứu thế"


Để tránh cản phá


LM Thanh, đến từ Sài Gòn, cho biết Houston là nơi đầu tiên tại hải ngoại có cơ quan truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Linh mục nói thêm:

LM Lê Ngọc Thanh: Việc Truyền Thông Chúa Cứu Thế mở hoạt động ở hải ngoại là một việc khá bình thường của một tổ chức hoạt động về truyền thông muốn phát triển và mở rộng. Chúng tôi muốn phát triển thành một tổ chức truyền thông chuyên nghiệp và phi lợi nhuận cho một cái hướng lâu dài.

Trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là từ biến cố Thái Hà và tòa Khâm Sứ năm 2008 đến nay thì rất nhiều người bên ngoài cần thông tin, khác hơn những thông tin nhà nước đưa ra cùng với những sự kiện liên quan tới tôn giáo và dân oan. Chúng tôi đã cố gắng để chuyển tải những thông tin một cách tối đa mà chúng tôi có thể nhưng chúng tôi thấy là chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ bởi vì chúng tôi luôn luôn bị đặt trong tình trạng các website bị tấn công liên tục.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-redemptorist-news-agency-opens-in-houston-01032012114129.html/father-thanh-180
Linh mục Lê Ngọc Thanh, đến từ Sài Gòn, trong buổi khai trương cơ sở- RFA photo


Đã có nhiều thời kỳ chúng tôi phải ngưng hoạt động hoàn toàn ví dụ như tháng Tư vừa rồi là chúng tôi bị chết gần một tháng. Phải mượn một trang web khác để chạy. Khi chúng tôi mở một cái chương trình bên này thì ít nhất là chúng tôi sẽ được an toàn hơn.

Thứ hai là trong trường hợp khi ở trong nước chúng tôi không chuyển tin đến mọi người được bởi vì hàng loạt bức tường lửa trong nước đặt ra, thì chúng tôi có thể có những người bên này đưa những tin đó cho chúng tôi.

Dù ở trong hay ngoài nước thì chúng tôi cùng nằm trong sự điều hành chung của Dòng Chúa Cứu Thế, nhắm đến việc loan báo tin mừng cho người nghèo và là tiếng nói của những người bị bỏ rơi, của những người bị tước đoạt tiếng nói.


Hiền Vy: Thưa, có một cơ quan truyền thông tại hải ngoại thì có bị nhà nước Việt Nam cho rằng Dòng Chúa Cứu Thế bị thế lực bên ngoài xúi giục không ?

LM Lê Ngọc Thanh: Thật ra thì họ có thể nói bất cứ gì họ muốn bởi vì họ nói đâu có căn cứ vào luật pháp đâu. Nhưng mà trong thực tế thì chúng tôi chẳng có thế lực nào cả. Chúng tôi là những người làm truyền thông Công giáo và nguyên tắc làm truyền thông là đưa thông tin sự thật. Và sự thật thì là cây ngay không sợ chết đứng

Hiền Vy: Thưa, có thể nào vì có cơ sở truyền thông tại hải ngoại mà bị nhà nước đàn áp nhiều hơn không?

LM Lê Ngọc Thanh: Điều đó có thể xảy ra nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều đó không cản trở sự hoạt động đến mức không thể hoạt động được.


Không mất ý nghĩa cuộc đấu tranh


Hiền Vy: Có cơ sở Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam tại hải ngoại có thể bị vu cáo là do thế lực bên ngoài xúi giục, có làm mất đi ý nghĩa của sự đấu tranh trong nước của người dân nói chung và của Dòng Chúa Cứu Thế nói riêng không?

LM Lê Ngọc Thanh: Khi mình chưa có gì thì họ cũng vu cáo rồi và họ đang vu cáo đấy, nên có thêm một chút thì chắc cũng không có vấn đề. Vấn đề có lẽ là họ làm cho mình khó khăn để không họat động được, thì làm sao?

Đây đúng là một chút vấn đề chúng tôi có lo nghĩ . Nhưng thật ra thì chúng tôi không có phải là một thế lực đáng sợ cho nhà nước đến như vậy đâu. Chúng tôi là những người làm truyền thông và đặc biệt là chúng tôi làm truyền thông Công giáo, là loan báo Lời Chúa và đi tới cái cuối cùng là chữa lành lương tâm cho mọi người.

Thậm chí có một anh em ở đây hỏi chúng tôi rằng là giả sử nhà dòng của chúng tôi ở 38 Kỳ Đồng đó, có lúc nào đó mấy anh cộng sản chạy vào trốn thì các Cha có chứa không. Nếu mà các anh ấy chạy vào cầu cứu thì cũng chứa chứ làm sao! Bởi vì bổn phận của chúng tôi là phải chữa lành lương tâm cho mọi người và phải nâng đỡ con người trong hoàn cảnh đó.

Nên chúng tôi nghĩ rằng là hãy để cho chúng tôi một cái vị trí nó rất là trung gian, rất là ở giữa như vậy thì chúng tôi có thể đóng góp cho xã hội thật sự với tư cách là tôn giáo và truyền thông của mình. Đừng sợ hãi chúng tôi

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-redemptorist-news-agency-opens-in-houston-01032012114129.html/demons-by-many-parish-UBND
Tu sĩ và giáo dân Hà Nội cùng nhiều giáo xứ khác biểu tình trước UBND thành phố, đòi công lý cho nhà thờ và tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội-RFA photo


Chỉ mong thay đổi "dễ thương"


Hiền Vy: Xin cho biết cảm tưởng của Linh mục trước sự thay đổi của Miến Điện, cũng như "Mùa Xuân ở Á Rập" trong năm 2011.

LM Lê Ngọc Thanh: Khoảng một tháng trở lại đây người ta cứ nói là Miến Điện đi sau nhưng lại đến trước, so với Việt Nam. Mà cũng thấy dấu hiệu như vậy thật. Đó là cái buồn cho người Việt Nam chúng ta.

Về các phong trào "Mùa Xuân Ả Rập" trong năm vừa rồi thì nó cũng là tín hiệu làm cho rất nhiều người trong nước cảm thấy vui là bởi vì ít ra là họ hy vọng là nhà nước đương thời sẽ phải thay đổi để tốt hơn. Còn nếu không thì họ cũng có thể sẽ phải đón nhận sự phản ứng không thuận tiện của người dân.

Nếu không có "Mùa Xuân Ả Rập" thì dân Việt Nam cũng phải đi tìm "Mùa Xuân" chứ. Cách tìm như thế nào để làm sao có hạnh phúc thì người dân phải trả lời. Bởi vì dân Việt Nam, với tư cách là người trong nước, chúng tôi rất sợ đánh nhau. Sợ máu me lắm. Rất sợ! Bởi vì hàng loạt các cuộc chiến đi qua đã làm cho huynh đệ tương tàn, làm cho đất nước không ngóc đầu lên được.

Người trong nước đang ước ao có sự thay đổi nào đó nó dễ thương hơn, nó thân thiện hơn với mọi người. Không ai mất gì cả mà mọi người chỉ cần thay đổi để bắt đầu phát triển lại. Đó là điều chúng tôi mong, anh chị em trong nước mong.


Không còn sợ hãi


Hiền Vy: Thưa Linh mục, nhưng có phải vì "đi tìm mùa Xuân" như linh mục vừa nói đã đưa đến những sự cố như vụ gia đình blogger Huỳnh Thục Vy bị sách nhiễu tại Tam Kỳ hay những anh chị em vừa bị bắt trong vài tháng vừa qua không?

LM Lê Ngọc Thanh: Sự việc càng xảy ra thì lại càng cho mình khám phá những điều thú vị. Lúc mà Cha Lý phải đi tù thì nhiều người lo sợ lắm nhưng đến cái đợt vừa rồi là 15 anh em, mà cho tới nay là 17 anh chị em đó, thì cái mức độ người ta lo lắng, sợ hãi giảm rất là nhiều.

Chúng tôi có dịp đi một vòng thăm các gia đình để nghe từng gia đình nói về con của họ thì đa số họ rất hãnh diện về con cái của họ. Họ không có mặc cảm là con của họ có tội, tức là họ thấy rằng con của họ được quyền chọn lựa cái gì đúng hơn cho con của họ, hay có thể đúng hơn cho đất nước một cách nào đó.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-redemptorist-news-agency-opens-in-houston-01032012114129.html/17-arrested-250
Hình ảnh 17 giáo dân đang bị giam giữ vì ủng hộ và làm truyền thông cho dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội.-RFA Photo


Tôi không biết rõ lắm những anh em đó có cái chọn lựa gì mạnh hay không, nhưng riêng những việc các anh em đó làm với chúng tôi thì là các anh em đó phục vụ giáo hội trong các giáo xứ, cho các chương trình của giáo hội Công giáo. Đặc biệt là họ cộng tác với chúng tôi làm bản tin về các hoạt động công giáo. Và trong đó, khi nhà nước gây khó khăn chỗ này chỗ kia thì họ cũng nói, vì đó là sự thật. Thế thôi! Đối với 17 anh chị em bị bắt thì không gây được áp lực dư luận để cho dư luận tăng thêm sợ hãi. Khác hẳn với biến cố Cha Lý trước đây. Đặc biệt là gia đình họ rất an tâm

Hiền Vy: Thưa, Linh mục muốn nói gì với người Việt tại Hoa Kỳ nói chung và tại Houston nói riêng?

LM Lê Ngọc Thanh: Hiện nay nước Mỹ tương quan với Việt Nam thì họ đặt cái mục tiêu là làm sao tương quan hữu hảo với nhà cầm quyền. Họ quên rằng cái lợi nhuận mà nước Mỹ có được được là do sức lao động của người dân và tài nguyên của đất nước Việt Nam, chứ không phải bởi những người cầm quyền.

Những người cầm quyền là những người lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn nào đó. Họ tốt hay xấu thì chỉ trong một giai đoạn lịch sử nào đó thôi nhưng nhân dân và đất nước mới là căn bản. Nên phải tác động làm sao để chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ phải thay đổi. Phải đối tác với nhân dân thay vì đối tác với nhà cầm quyền thì lúc đó mới giải quyết được vấn đề thật sự là phát triển cho đất nước.

Hiền Vy: Xin cảm ơn LM Lê Ngọc Thanh.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Thêm tin tức về sinh hoạt này tại đây (http://www.chuacuuthe.com/2012/01/02/khai-trương-truyền-thong-chua-cứu-thế-việt-nam-vrns-tại-houston/)
video ở đây (http://www.hungyenshow.com/)

TTHV
01-10-2012, 05:45 AM
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư ngày 4 tháng Giêng năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/ldkyniem25namtruongvietnguhungvuong.html)

Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/ldkyniem25namtruongvietnguhungvuong.html)
https://lh6.googleusercontent.com/-1_aalxswAzs/TwUPb7zBFCI/AAAAAAAAIBQ/MHqYCoAMdMI/s640/voa-ncSuCaLacViet.jpg
Trong cuộc sống tha hương của người Việt hải ngoại, vấn đề giữ gìn văn hóa và tiếng mẹ vẫn luôn là nhu cầu thúc bách cho những ai còn có chút tình cho quê hương đất nước. Tại Houston là nơi có nhiều người Việt định cư, nhiều trường lớp tiếng việt đã được lập ra, nhất là tại các chùa và nhà thờ. Tuy nhiên, nổi bật hơn hết có lẽ là trường Việt Ngữ Hùng Vương. Trường Hùng Vương là một cơ sở thiện nguyện, trẻ trung, thuần túy văn hóa và ngôn ngữ, độc lập với tất cả các tổ chức tôn giáo cũng như chính trị. Ngoài ra có lẽ vì phòng ốc khang trang đủ tiện nghi và vị trí của trường ở ngay trung tâm thành phố, nên trường được sự ủng hộ nhiệt thành của phụ huynh.
Cho đến nay Trường Việt ngữ Hùng Vương đã hoạt động được một phần tư thế kỷ tại Houston. Vào tối ngày 17 tháng 12, năm 2011 Trường tổ chức một buổi dạ tiệc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25.
“25 năm trước đây tại chính thành phố Houston, tiểu bang Texas, một nhóm bạn trẻ chung một hoài bão duy trì ngôn ngữ và văn hóa Việt ở hải ngoại đã quyết định mở trường dạy tiếng Việt cho các em tại địa phương”
https://lh3.googleusercontent.com/-ttlvLi0Wdzw/TwUPb5k-M7I/AAAAAAAAIBQ/giV8lQw8qOM/s614/voa-quakhu.jpg
Từ trái qua phải: Lê Vân Anh, Lê thị Huyền, Hồ Xuân Nguyệt, GS Đàm Quang Hưng
.
Thay mặt ban tổ chức cô Hoài Anh, người đã từng dạy tại trường khi còn là sinh viên đại học và ngày nay trở lại sinh hoạt với trường, ghi nhận công lao của ba cô sinh viên sáng lập ra trường năm 1986:
"Ba Người sáng lập viên đã đặt những viên gạch đầu tiên, bắt đầu Trường từ 25 năm trước, năm 1986. Đó là Cô Lê thị Vân Anh, cô Lê Thị Huyền và cô Hồ Nguyễn Xuân Nguyệt”

Sáng lập viên Lê Thị Huyền, nay là một bác sĩ tại Houston, chia sẻ động lực khiến cô cố gắng lập trường Hùng Vương khi còn là sinh viên:
“Ở lứa tuổi của Huyền lúc qua Mỹ mình cũng có mười mấy năm sống ở Việt Nam, mình cũng có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ, thì tại sao mình không trau dồi thêm và truyền lại cho em út của mình cũng như con cháu của những người quen của mình”
https://lh3.googleusercontent.com/-vL5wGUW0yRI/TwUPb9laVDI/AAAAAAAAIBQ/XaJ5HOrHqDA/s640/voa-HienTai.jpg
Thầy Cô đang giảng dạy tại trường Hùng Vương
.
Trường khởi đầu với 3 lớp học khiêm tốn với khoảng 30 học trò tại Đại học Rice vào năm 1986. Trải qua 25 năm, trường phải thay đổi chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển, từ trường đại học Rice, qua trụ sở lớp tư của giáo sư Đàm Quang Hưng, rồi qua Đại học St. Thomas và hiện nay trường có khoảng 50 giáo viên thiện nguyện dạy cho khoảng 400 học sinh vào mỗi sáng Chủ nhật tại Đại học Cộng đồng trong trung tâm thành phố Houston, tiểu bang Texas.
Khỏang 700 quan khách hiện diện trong buổi tiệc sinh nhật 25 năm của trường Hùng Vương. Ngoài đồng hương còn có Thị trưởng Houston là bà Annise Parker, và nhiều chức sắc trong thành phố. Trong dịp này bà Thị Trưởng ca ngợi những đóng góp của trường Việt Ngữ Hùng Vương trong nỗ lực giúp cho giới trẻ Việt Nam phát triển hòa điệu trong 2 nền văn hóa Việt Mỹ và Bà đã trao bằng khen ngợi cho ông hiệu trưởng Nguyễn Lâm Viên và chính thức tuyên bố : Ngày sinh nhật thứ 25 của Trường Việt Ngữ Hùng Vương là "Ngày Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston, tiểu bang Texas":
“Therefore, I, Annise Parker, Mayor of the city of Houston, hereby proclaim today as Hung Vuong Vietnamese Language and Culture School Day 25th Anniversary in Houston, Texas’

Nói chuyện cùng cử tọa, ông hiệu trưởng Nguyễn Lâm Viên chia sẻ cảm nghĩ và những dự tính tương lai của trường Hùng Vương:
“Trường Hùng Vương đã được sự tín nhiệm của phụ huynh và đồng hương trong nhiều năm. Tuy nhiên bên cạnh sự thành công chúng ta cần tiếp tục cải tiến để đào tạo thế hệ thầy cô thứ hai hầu có thể tiếp nối truyền thống trường Hùng Vương”
https://lh6.googleusercontent.com/-DaFAhy4J97M/TwUPcRfX5-I/AAAAAAAAIBQ/pweVh-B5HqY/s587/voa-TuongLai.jpg
Thầy cô phụ giáo
.
Diễn giả chính trong chương trình là giáo sư Quyên Di và còn là một nhà văn. Ông đang giảng dạy môn Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam tại đại học UCLA, tiểu bang California. Giáo sư Quyên Di nhắc đến sự quan trọng của việc đồng hành và dần dần chuyển giao trách nhiệm cho lớp trẻ tiếp nối truyền thống bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Việt:
“Cuối cùng là chúng ta chọn trách nhiệm chuyển giao sứ mệnh bảo tồn, phát huy văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam cho thế hệ thứ hai và các thầy cô vẫn đứng ở đó. Đó là một hình ảnh rất đẹp và đó là những mắt xích của một chiếc vòng nối chúng ta lại với nhau”
https://lh3.googleusercontent.com/-ZWm_fpkQ3ZI/TwUPcZO8zkI/AAAAAAAAIBQ/1awA329qq8I/s608/voa-QuyenDi.jpg
GS/NV Quyen Di
.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dỵ nguyên là một giáo viên của Trường, trong khi hành nghề tại trung tâm ung thư M.D. Anderson , bày tỏ niềm vui của ông trước sự thành công của trường:
“ Tôi rất vui mừng thấy sự thành đạt rất khả quan của Trường trong 25 năm vừa qua. Không những tồn tại được mà trường còn phát triển đều đặn và có thể nói là càng ngày càng hay hơn trước. Điều đó làm tôi rất là hãnh diện về những người đang cộng tác với trường mà đa số là thành viên trẻ”

Nhìn lại sự vượt thắng những khó khăn và thành công của trường Hùng Vương sau 25 năm, Bác Sĩ Lê Thị Huyền chia sẻ niềm tin của Cô khi nhắc đến tương lai văn hóa tại Việt Nam trước nguy cơ Bắc thuộc:
“Đất nước Việt Nam bây giờ có những điều cũng đáng buồn nhưng không có nghĩa là mình tuyệt vọng. Huyền nghĩ cái gì cũng có cơ duyên. Đến một lúc nào đó thì mình có thể có một cơ duyên, chẳng những níu kéo lại văn hóa Việt Nam ở nước Việt mà còn phát triển thêm tại ở đất nước của mình là nơi mình dễ phát triển tiếng nói , văn hóa và tâm hồn Việt Nam còn hơn ở Mỹ nữa”.
https://lh3.googleusercontent.com/-EFHnn4FLjHU/TwUPc-tqOwI/AAAAAAAAIBQ/eZL_0lM4UQM/s568/voa-VienKhucVN.jpg
Nhạc cảnh Viễn Khúc Việt Nam
.
Xin mượn lời của nhạc cảnh "Viễn Khúc Việt Nam", do các em học sinh trình diễn trong chương trình, để chấm dứt bài phóng sự này:
"Chưa bao giờ về Hà Nội. Chưa bao giờ ghé Sài gòn. Chưa bao giờ thăm xứ Huế. Chưa bao giờ thấy Việt Nam.
Tôi là con chim lạc bầy từ muôn kiếp trước. Tôi là mây bay ngàn đời trên trời tha phương. Quê mẹ trong tôi chỉ là văn chương.
Ôi trời quê hương tuyệt vời nằm trên trang giấy. Qua lời ca dao mẹ hời xưa nhẹ chiêm bao. Nay lặng nỗi đau. núi gọi sông gào... "

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
01-13-2012, 05:03 AM
Khai trương Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Houston, TX

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 11 tháng Giêng năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/voasreportdongchuacuuthekhaitruongcosotruyenthong. html)

Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/voasreportdongchuacuuthekhaitruongcosotruyenthong. html)
.

https://lh6.googleusercontent.com/-U5khk4lPZl0/Tw5HdrmpvBI/AAAAAAAAIGk/y33Zioo0Xi8/s625/VOA_2.jpg
.

Vào đúng ngày đầu năm dương lịch 2012, người Việt Houston có dịp tham dự "Ngày khai trương cơ sở Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế", gọi tắt là VRNs, tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia và vùng Phụ cận.
Linh Mục Lê Ngọc Thanh là linh mục truyền giáo, đặc trách về truyền thông tại Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn, chính thức giới thiệu Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam tại hải ngoại và chọn Houston là cơ sở đầu tiên. Theo Linh mục Thanh thì Truyền Thông Chúa Cứu Thế đã hoạt động từ năm 1935 tại Việt Nam với nhiều chương trình trong việc loan báo tin mừng cho người nghèo và là tiếng nói của những người bị bỏ rơi, của những người bị tước đoạt tiếng nói.
“Rất là vui được gặp quí Ông Bà Anh Chị Em trong buổi họp mặt khai trương Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam đầu tiên tại hải ngoại và chúng tôi chọn nơi đầu tiên là Houston này. Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam là một hoạt động đã có từ rất sớm. Dòng Chúa Cứu Thế đến Việt Nam năm 1925 thì tháng 6 năm 1935, tờ báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đầu tiên ra đời, và tờ báo đó số đầu tiên phát hành 2000 bản”

https://lh4.googleusercontent.com/-3TRJ9Ba9fY0/Tw5HdlQzPFI/AAAAAAAAIGk/eY4Rf6n13R0/s640/VOA_3.jpg

Ban tổ chức trình chiếu một cuốn phim ngắn về sự thăng trầm của Truyền Thông Chúa Cứu Thế trong nhiều thập niên qua. Sau tờ báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xuất bản lần đầu vào năm 1935 đã được nhiều giáo dân ưa chuộng thì trong thập niên 60, 70 tủ sách Tuổi Hoa cũng như chương trình ‘Mỗi Quân Nhân, Một Thánh Kinh’ là những chương trình truyền thông phục vụ tuổi trẻ và quân nhân được rất nhiều người biết đến. Sau biến cố 1975, Truyền Thông Chúa Cứu Thế bị đóng cửa và phải đợi đến năm 1998 khi Internet được phổ biến tại Việt Nam thì Truyền Thông Chúa Cứu Thế mới tái hoạt động, nhưng rất giới hạn và chỉ dưới hình thức thư tín email. Đến năm 2005 chuacuuthe.com ra đời, nói lên tiếng nói của giáo dân.

“Từ năm 2005, với sự thúc đẩy của cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Gioan Baotixita Nguyễn Minh Đức đã thành lập website chuacuuthe.com. Sự ra đời khá âm thầm lặng lẽ và ít người biết đến nhưng đến tháng 8 năm 2008, khi biến cố giáo xứ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ nổ ra, website chuacuuthe.com trở thành nơi cung cấp chính thức cho tin tức thời sự hàng ngày làm cho những lời nói dối của truyền thông nhà nước bị phát hiện”

Hiện nay Truyền Thông Chúa Cứu Thế VRNs có các phương tiện như trang mạng chuacuuthe.com, chương trình truyền hình ducmeTV.com và radio An Phong.
Linh Mục Thanh cho biết VRNs tại hải ngoại sẽ là nơi phổ biến tin tức từ Việt Nam và chuyển tin tức từ hải ngoại về Việt Nam với nhiều phương tiện khác nhau và là một tổ chức phi lợi nhuận.
Hiện diện trong buổi lễ có nhiều đồng hương và nhiều cơ quan truyền thông địa phương. Sau phần trình bày của LM Thanh là phần hội thảo để cử tọa có dịp thảo luận về những vấn đề truyền thông tại Việt Nam và Truyền Thông Chúa Cứu Thế.

Trả lời một câu hỏi về lý do ra mắt của Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam tại hải ngoại, Linh Mục Thanh giải thích là Truyền Thông Chúa Cứu Thế cần có cơ sở hải ngoại để mang những thông tin trung thực giúp cho dân Chúa vì ở Việt Nam Truyền Thông Chúa Cứu Thế bị trở ngại bởi các bức ‘tường lửa’ ngăn chặn và các ‘hackers’ trong nước phá hoại:
“Đây là một thao thức từ lâu của Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam. Như hồi nãy quí vị xem video clip và nghe trình bày. Từ năm 1935 DCCT tức là mới sau 10 năm thì DCCT đã dấn thân vào truyền thông rồi và truyền thông trở thành một cái ‘máu’ của DCCT vì nó là cơ hội giúp cho dân Chúa được nhiều nhất..”

https://lh6.googleusercontent.com/-oHwS5N3X2pI/Tw5HeShuS6I/AAAAAAAAIGk/uGOkSNlFidw/s548/VOA_5.jpg

Linh mục Thanh cũng nhắc đến quan điểm của Giám đốc hãng tin Công giáo Á Châu về nguyên tắc làm truyền thông. Truyền Thông Chúa Cứu Thế là luôn trung thực, không đi theo lề trái hay phải, là một việc rất khó tại Việt Nam :
“Ngài nói nhà truyền thông như một ly thủy tinh trong suốt, nước màu đỏ đổ vào thì mọi người thấy nước đó màu đỏ, nước màu đen đổ vào thì mọi người thấy nước đó màu đen, còn nếu nước lọc đun sôi để nguội vào thì thấy nó trong. Mình không có bổn phận làm cho cái ly đỏ đi. Không có bổn phận làm cho cái ly đen đi. Đó là bổn phận của người khác, không phải là bổn phận của giới truyền thông…..”

Đề cập đến những dự tính tương lai, ông cho rằng truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tiến dân sinh, mang hòa bình và công lý cho mọi người. Ông hy vọng rằng Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam tại hải ngoại sẽ phát triển và có nhiều cơ sở khắp nơi và đặc biệt là các bản tin bằng Anh ngữ để có thể mang tin tức trung thực đến mọi người cũng như những người có thẩm quyền.
Một thành viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế là ông Trần Bảo Sơn chia sẻ là ông đang cố gắng phát triển một trang Web mới bằng Anh ngữ:
“Chúng tôi muốn lập một trang Web khác hoàn toàn tiếng Anh để loan truyền tin tức của Việt Nam cho mọi người biết, chứ bây giờ chỉ có tiếng Việt mà thôi”

https://lh4.googleusercontent.com/-sbta1A7Ww9E/Tw5HdtqTQzI/AAAAAAAAIGk/akvrDIWOBSY/s640/VOA_1.jpg

Trong cuộc hội thảo, một số cử tọa quan ngại rằng việc mở một cơ sở truyền thông tại hải ngoại có thể là một lý do để nhà nước nói rằng có sự xúi dục của các phần tử thù địch. Trước sự e ngại này, Linh mục Thanh chia sẻ:
“Thực tế thì chúng tôi chẳng có thế lực nào cả. Chúng tôi chỉ là những người làm truyền thông Công giáo và nguyên tắc làm truyền thông là đưa thông tin sự thật. Và sự thật thì là cây ngay không sợ chết đứng”

https://lh6.googleusercontent.com/-yw9BhQqcVuM/Tw5HebI68nI/AAAAAAAAIGk/PRQgGNO3l2k/s640/VOA_4.jpg

Trong khi đó anh Nguyễn Định là một người trẻ tham dự buổi hội thảo thì tin rằng Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Hải Ngoại sẽ giúp cải tiến vấn đề tự do tín ngưỡng và ngôn luận tại Việt Nam.
“Em là một người trẻ, em cũng rất quan tâm đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau khi tham dự buổi hội thảo hôm nay thì em thấy đây là một hoạt động rất bổ ích cho vấn đề tự do tôn giáo và tự do truyền thông tại Việt Nam. Qua buổi này em hy vọng sẽ có sự hiệp thông giữa đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước”.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
01-19-2012, 03:59 AM
Người nuôi hoa cúc tết

Hiền Vy, thông tín viên RFA



Những ngày cận tết ở Houston, bên cạnh những gian hàng bánh mứt, giò chả, cây trái, những chậu hoa Tết muôn màu thường được nhiều người ghé qua nhất. Mai lan cúc quất không thể vắng mặt, tuy nhiên chậu cúc đại đóa vàng rực thường luôn khoe sắc trong mọi nhà trong ba ngày tết.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-daisy-nursery-for-lunar-new-year-in-houston-01172012155125.html/daisy-305 RFA photo
Hàng cúc đại đoá của ông Đoàn Bốn


Tại Houston có nhiều nông trại trồng hoa cung cấp cho đồng hương nhân dịp Tết đến. Tuy nhiên nông trai của ông Đoàn Bốn được nhiều người nhắc đến hơn cả. Trại cây của ông Đoàn Bốn nằm về phía Tây Bắc của thành phố Houston. Trại có 42 căn nhà vòm, mỗi căn trên dưới 3 ngàn square feet, tương đương khoảng 300 mét vuông, có hệ thống sưởi ấm để trồng hoa và cây kiểng bán sỉ.

Ông Đoàn Bốn cho biết cơ duyên ông trở thành nhà trồng cây là do sự tình cờ:
"Ở Việt Nam tôi dạy học. Sang đây tôi đi học lại Toán. Nhưng khi tôi gần ra trường thì ông anh của tôi có một cái trại trồng cây. Lúc đó tôi chuẩn bị để đi làm thì không may là bà chị dâu tôi mất. Năm đó lại bị bão biển (huricane) đánh sập gần hết những cái green house của anh tôi. Anh tôi nói tôi làm với anh thay vì đi làm ngoài.

Sau khi làm được 3 năm thì anh ấy được giải thưởng của tổng thống là “Enterpreneur of the year” của Minor Small Bussines năm 1986. Sau khi làm việc với anh ấy được 8 năm, tức là năm 1991 thì tôi quyết định lên Houston mở một vườn trồng cây một mình và kéo dài cho đến ngày nay"

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-daisy-nursery-for-lunar-new-year-in-houston-01172012155125.html/reporter-n-interviewee
Hiền Vy phỏng vấn ông Đoàn Bốn- RFA photo


Gia đình ông có 5 trại cây nhưng chỉ có 2 nơi là trồng để bán sỉ cho các siêu thị. Ông Đoàn Bốn nói:

"Nursery mà Việt Nam trồng thì chỉ có mỗi Joseph Nursery ở Pearland dưới miền Nam của Houston, còn trên này thì có tôi. Đó là 2 trại mà vừa trồng vừa bán. Ngoài ra còn 3 cái khác nữa, chỉ trồng ít ít và bán lẻ.

Dưới Pearland là bà chị ruột của tôi còn 3 cái ở đây là của con gái của chị tôi. Cái mà anh tôi được giải thưởng thì bây giờ anh ấy lớn tuổi rồi nên chỉ làm tương đối nho nhỏ ở Dallas. Còn cái đầu tiên ở Orange thì anh ấy để lại cho con của anh ấy. Như vậy tổng cộng là 7 trại của anh chị em và con cháu trong nhà"

Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, ngoài những loại hoa và cây đặc biệt như lan, quất, mai ... trại cây của ông Bốn và trại Joseph ở Pearland sản xuất khoảng 30 ngàn chậu cúc đại đóa để bán sỉ cho các chợ tại Houston và vùng phụ cận:

"Việt Nam thì có lẽ tập trung trồng nhiều nhất là cúc đại đóa. Đó là loại bán nhiều nhất. Bà chị tôi và tôi trồng khoảng 30 ngàn bình. Còn lại thì bán đủ loại hoa; hoa lan, hoa mai, hoa đỗ quyên, hoa tú cầu, hoa sống đời, rất nhiều, nhưng mỗi thứ chừng năm bảy ngàn. Chỉ có cúc đại đóa là nhiều nhất"

Một chậu cúc đại đóa nhỏ thường có từ 6 đến 8 hoa, chậu lớn có 10 hay 12 hoa. Mỗi đóa hoa khoe mình từ một cây riêng biệt. Trung bình mất khoảng 3 tháng để sản xuất một chậu. Ông Bốn giải thích công trình trồng cúc đại đóa như sau :

"Trồng một bình bông cúc mà một cây có nhiều bông thì dễ, nhưng nếu trồng bình cúc mà mỗi cây chỉ có một bông thì đòi hỏi công lao rất nhiều. Khi cái nụ chính trên ngọn bắt đầu ra bằng đầu đũa thì tất cả các nụ khác cũng bắt đầu đâm ra từ bên hông của cây đó. Trong vòng một tuần lễ, phải nhặt bỏ đi tất cả những bông nhỏ, chỉ để lại cái bông chính mà thôi.

Nếu mình để sang tuần lễ thứ hai thì tất cả chất bổ phải muôi các bông phụ, cái bông chính không đầy đủ chất bổ thì đến tuần lễ thứ hai, sau khi đã nhặt các bông phụ đi rồi, thì cái bông chính cũng tốt nhưng không được to bằng những cái mà mình clean up trong vòng một tuần lễ.

Cái khó nữa là phải điều khiển cho những cái bông nó đều thì phải dùng thuốc, phải dùng cái đầu óc của mình theo kinh nghiệm thời gian, ánh sáng, nhiệt độ. Khó khăn là làm sao điều khiển cho nó nở đúng ngày giờ. Nó đòi hỏi kinh nghiệm và học hỏi rất nhiều"

Ông Đoàn Bốn cũng chia sẻ niềm vui và những lo lắng của nghề trồng tỉa mà ông đã làm trong vài thập niên qua:

"Vui nhất là hằng ngày mình nhìn thấy hoa đẹp. Rồi sau khi bán bình bông thì được khách hàng khen tặng bông hoa của mình đẹp. Đó là những niềm vui làm cho mình quên mệt nhọc khi làm việc và cố gắng học hỏi thêm để không phụ lòng khách hàng.
Còn đôi khi buồn vì cũng lo lắm. Cái này ngoài khoa học tiến bộ thì nó còn chịu ảnh hưởng thời tiết. Chẳng hạn như đời sống của cây cúc từ lúc mình cấy cho đến khi nở bông là 12 tuần. Thế nhưng đôi khi ông Trời thay đổi, có nghĩa là năm thì nắng quá, hoa nở ra sớm rồi có năm lại lạnh quá thì hoa không chịu nở.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-daisy-nursery-for-lunar-new-year-in-houston-01172012155125.html/cam-tu-cau-flower
Hoa cẩm tú cầu ở Houston- RFA photo



Thành ra ngày đêm lại phải lo lắng, phải bật sưởi, phải bắt điện thêm rồi còn lo không biết năm nay có Cúc đẹp cho mọi người chơi Tết không. Chỉ có buồn là nếu năm nay không có bông đẹp cho khách hàng thì nhà nhà họ không được vui lắm, mình cũng buồn."
Hỏi ông có trồng hay uốn cây gì đặc biệt cho năm Nhâm Thìn không, ông Đoàn Bốn cho biết:

"Năm nay là năm tuổi của tôi, tôi cũng sinh năm Nhâm Thìn, tức là năm 1952. Tôi cũng cố gắng đó nhưng quả thật là không có thì giờ."

Mặc dù rất thành công trong nghề trồng tỉa ông Đoàn Bốn cho rằng tại Hoa Kỳ sự thành công không chỉ do làm việc siêng năng mà còn phải học hỏi mỗi ngày:

"Ở Mỹ thì ngoài sự siêng năng làm việc, tất cả mọi người muốn thành công còn phải chịu khó học nữa, chứ không phải siêng năng làm việc không đâu. Đi học cũng là điều tốt. Nếu không học thì mình sẽ đứng đằng sau và những người khác sẽ step-up, đứng lên, thì mình chỉ có nước phá sản thôi. Thành ra ở Mỹ cũng dễ thành công nhưng cũng rất dễ thất bại"



Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
01-20-2012, 05:41 PM
VOA's Report: Mừng Xuân trong Viện Dưỡng Lão

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 18 tháng Giêng năm 2012

Nguồn

(http://haokhidienhong.com/hienvy/xuannhamthintrongnursinghome.html)Trong đời sống bận rộn tại Hoa Kỳ, vì sinh kế con cháu khó có thể săn sóc cha mẹ già tại nhà như ở Việt Nam nên nhiều vị cao niên phải vào ở trong các viện dưỡng lão. Sống trong viện dưỡng lão tại Hoa Kỳ, mặc dù không thiếu thốn phương tiện vật chất, thuốc men, luôn có người săn sóc nhưng đa số các cụ đều cảm thấy cô đơn, nhất là vào dịp năm hết Tết đến. Để bù đắp vào sự thiếu thốn này, nhiều nhóm thiện nguyện người Việt Houston thường xuyên tổ chức các cuộc viếng thăm các cụ cao niên trong dịp cuối năm.
https://lh4.googleusercontent.com/-CELH5JRW5tU/Txch79npdWI/AAAAAAAAINk/n8Qqrjdl9Xs/s640/HKDH_CaoNien86.jpg
.
Một trong các nhóm Thiện Nguyện là nhóm Hương Từ gồm đa số là Phật Tử. Cô Hạnh Trường giải thích về sinh hoạt và mục đích của nhóm Hương Từ như sau:
“Group của tụi em mang tên là Hương Từ, phát xuất từ những chị em ở Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam, ngoài ra cũng có một vài vị không phải đi chùa mà có đạo khác. Mục đích của nhóm Hương Từ là đem niềm vui tới cho các bác trong viện dưỡng lão”

Cô Hạnh Trường cho biết không chỉ giúp vui trong dịp Tết Nguyên Đán mà cứ mỗi 6 tuần, thành viên nhóm Hương Từ vào các viện dưỡng lão có nhiều người Việt tại Houston để thăm viếng, an ủi, phụ giúp nhân viên cũng như thân nhân săn sóc các vị cao niên bằng cách mang quà cáp, nói chuyện, chải tóc, làm móng tay cho các cụ.
Chiều Chủ nhật ngày 8 tháng giêng năm 2012 nhằm ngày 13 tháng chạp năm Tân Mão, nhóm thiện nguyện Hương Từ phối hợp với Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam và Chùa Viên Thông Tự đã tổ chức một cuộc viếng thăm có múa Lân, văn nghệ mừng Xuân tại viện Dưỡng Lão Westwood, trong khu Tây Nam thành phố Houston. Trong dịp này, Các vị cao niên Việt Mỹ còn được ăn Tết với món truyền thống của Tết Việt Nam như bánh chưng, giò chả, các loại bánh mứt và quà cáp khác.
https://lh5.googleusercontent.com/-1px9sjJvaOs/Txch8TBMoyI/AAAAAAAAINk/CkLNZ3mhP7w/s640/HKDH-CaoNien_4804.jpg

Đoàn lân nữ chùa Viên Thông Tự và cũng là đoàn lân nữ duy nhất của Houston đến múa giúp vui. Cô Bảo Lạc là người hướng dẫn trong vai ông Địa chia sẻ:
“Các em bỏ thời gian múa lân cho Chùa để giúp đỡ mọi người, đem rất nhiều niềm vui trong mùa Tết này”

Cô Quảng Tịnh là một thiện nguyện viên tâm sự là cô thấy đời sống của các vị cao niên rất cô đơn và cô cảm thấy vui khi có dịp giúp đỡ và đem niềm vui đến cho họ:
"Con thích vô làm cho mấy bác vui, chẳng hạn như nhiều lần mấy chị em nhóm chúng con đến, thì khi tụi con đến làm móng tay, hay giúp các bác một chút xíu, cho ngăn nắp, hay tóc tai hay quần áo hay hỏi han thì các bác vui lắm. Đó là niềm vui của tụi con”

Theo nhân viên viện dưỡng lão Westwood thì trung tâm này có khoàng 120 người già hay tàn tật và cũng là một trung tâm phục hồi cho các người bị tai nạn. Trước đây trung tâm này chỉ có người Mỹ, tuy nhiên gần đây vì nhu cầu của các cụ cao niên gốc Việt gia tăng và trung tâm này khá khang trang, phục vụ chu đáo nên hiện nay có đến khoảng 70% là người gốc Á châu mà hầu hết là người Việt và phần lớn các chi phí đều do các quĩ an sinh xã hội Hoa Kỳ Medicare và Medicaid đài thọ.
Tại trung tâm này, đa số các cụ cao niên đều sống vui vẻ nhất là trong những ngày lễ hội và lúc có con cháu vào thăm. Cụ Nguyễn Hữu Dương, 83 tuổi đã ở đây 2 năm sau một tai nạn cho biết:
“Tôi bị gãy xương chậu, đi bệnh viện Memorial rồi họ chở vào đây. Tôi ở đây được 2 năm rồi. Tôi thấy ở đây thoải mái lắm”
https://lh3.googleusercontent.com/-1ZwmTHHbOuU/Txch9DQnneI/AAAAAAAAINk/gmUyvFMdsNk/s589/HKDH-CaoNien.jpg

Còn một cụ bà đã 70 tuổi mới vào được một tháng cho rằng người già ở đây sống yên ổn vì có y tá chăm sóc:
“Thấy cuộc sống ở đây đối với người già cũng yên ổn. Nếu mình không vào đây sống thì cứ tưởng tượng người nhà đái ra quân ỉa ra quần là loại mà chích thuốc chết cho rồi. Nhưng mà ở đây tất cả những chuyện này xảy ra thường quá, nurse họ làm hết ”
Tuy nhiên không phải cụ nào cũng vui vẻ. Nhiều cụ nét mặt vẫn buồn, mong chờ con cháu đến thăm dù đang nghe khúc nhạc đón xuân. Bà Hòa có chồng ở tại đây đã vài năm vì ông bị lẫn và bệnh run tay chân. Bà chia sẻ là hàng ngày bà vào giúp các nhân viên săn sóc ông cho chu đáo và bà trở thành một thiện nguyện viên thường trực, giúp thông dịch cho các người Việt khác tại đây. Bà nhấn mạnh là con cháu cần ghé thăm hỏi ông bà cha mẹ thường xuyên mặc dù đây là một trung tâm rất tốt:
“Vai trò của thân nhân là phải đến đây thường xuyên như là mình có một thời gian nào trong ngày, nếu đi làm sáng thì tối ghé qua một chút, thì người C&N (nhân viên săn sóc) họ thấy người nhà có đến đây chăm sóc thì họ sẽ để ý nhiều hơn …”

Cô Hạnh Trường của nhóm Hương Từ cũng đồng quan điểm và nói rằng con cháu không thể giao hết trách nhiệm săn sóc cha mẹ già cho các y tá tại viện dưỡng lão mà cần thăm viếng thường xuyên:
“Khi mà mình đem cha mẹ hay chú bác mình vào nursing home thì mình phải có trách nhiệm …mình phải tới thăm viếng…."

Đối với đa số người Việt thì sống ở trong viện dưỡng lão là một sự việc miễn cưỡng. Các vị cao niên thì buồn vì phải xa con cháu và ngôn ngữ bất đồng; còn con cháu cũng ngại ngùng vì có mặc cảm bất hiếu cùng cha mẹ ông bà. Một viện dưỡng lão dù tốt vẫn cần sự hợp tác thường xuyên của thân nhân. Những việc làm vị tha của các nhóm thiện nguyện như nhóm Hương Từ mang lại niềm vui đến cho các vị cao niên trong viện dưỡng lão, nhất là những người không có con cháu vào thăm viếng và đặc biệt vào những ngày Tết đến.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
01-23-2012, 05:09 AM
Kính chúc quí ACE Một Năm Nhâm Thìn An Khang Thịnh Vượng

hv

https://lh5.googleusercontent.com/-J63XBO1oVbM/Tx1GGPkXkmI/AAAAAAAAIW4/E_61kAuGHSU/s512/DT-IMG_5131.jpg

Photo by HienVy

TTHV
01-26-2012, 05:23 AM
Houston Những Ngày Trước Tết

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 25 tháng Giêng năm 2012

Nguồn
(http://haokhidienhong.com/hienvy/houstondonxuannhamthin.html)Âm thanh ở đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/houstondonxuannhamthin.html)

https://lh5.googleusercontent.com/-J63XBO1oVbM/Tx1GGPkXkmI/AAAAAAAAIW4/E_61kAuGHSU/s512/DT-IMG_5131.jpg


Thấm thoát những người rời bỏ Việt nam đi tìm tự do đã trải qua 36 cái Tết tha hương. Người Việt cư ngụ tại Houston cố gắng xây dựng một cộng đồng người Việt như một quê hương thứ hai tại xứ người, với đầy đủ phong cách và dân tộc tính như tại quê nhà. Năm nay đồng hương Houston mua sắm Tết rất rộn ràng tại các khu chợ Việt Nam và các hội chợ Tết tại các chùa.

Trong các khu chợ người Việt, bánh mứt, hoa Tết chưng bày thật vui mắt. Có người nói ở Việt Nam có gì thì ở Houston cũng có thứ đó mà còn ngon hơn, sạch sẽ hơn nữa. Câu nói này có lẽ không ngoa. Khu Tây Nam Houston là nơi có nhiều cơ sở thương mại người Việt, không khí Tết hiện ra rất vui, nhất là tại khu Thương Xá Hồng Kông và khu chợ Việt Hoa. Các chỗ khác trong khu Việt Nam cũng đông đúc kẻ mua người bán. Có người lại chuộng các chợ nhỏ hơn vì dễ đậu xe như chợ Tân Bình trong khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, vân vân... Tuy vậy tại đây khách mua cũng phải xếp hàng để trả tiền.

Anh Thu, đến từ thành phố Dallas, tiểu bang Texas, ngạc nhiên trước không khí rộn rịp vui Tết tại Houston giống như Việt Nam:
“Trời ơi! Chỉ đi mua cây chả mà cũng phải xếp hàng suốt từ chỗ tính tiền ra đến ngoài cửa. Nhìn chung quanh thấy mọi người đi mua sắm đông đúc, xe cộ nườm nượp thì chẳng cần về Việt Nam cũng thấy được Tết Việt Nam ở đây như thường. Tết ở Houston vui... "
https://lh4.googleusercontent.com/-E9dkQCISdqI/TyBq8QXiSxI/AAAAAAAAIao/92J9OAleuaU/s394/HKDH_5072.jpg

Tại các chùa không khí Tết rất rộn ràng. Houston có nhiều chùa lớn, trong đó phải kể đến Chùa Tịnh Luật, Chùa Linh Sơn ở phía Bắc; phía Tây có chùa nữ tu Viên Thông Tự, Tây Nam có Trung tâm Phật Giáo chùa Việt Nam và Chùa Liên Hoa. Phía Nam có chùa Pháp Luân. Phía Đông Nam có chùa Phật Quang. Đó là chưa kể đến các thiền viện và chùa nhỏ khác rải rác quanh Houston.

Theo truyền thống, để mừng Xuân các chùa lớn đều tổ chức đại lễ rất qui mô để cầu nguyện cho quốc thái dân an cũng như cầu an, câu siêu cho phật tử và thân nhân. Hội Tết tại các chùa lớn còn có văn nghệ do các ca sĩ chuyên nghiệp trình diễn để gây quĩ giúp người cô thế cũng nhưđể trùng tu chùa hay xây chùa mới. Tại các chùa, hội Tết cũng là một cơ hội bảo tồn văn hóa Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt đến các sắc dân bản xứ. Đặc điểm của Hội Tết tại chùa là có chợ hoa với những loại hoa trái thường thấy ở Việt Nam như hoa mai, cúc đại đóa, hoa đào, thủy tiên, huệ, lan và các gian hàng món ăn chay để khách du xuân có dịp thưởng thức món ăn cổ truyền Việt Nam hay mua mang về nhà cúng tổ tiên trong ngày Tết.
https://lh6.googleusercontent.com/-XVzAlo82g8s/TyBq8rh3MwI/AAAAAAAAIbA/IzvCZhbr9jY/s448/HKDH_5078.jpg
Hội Tết chùa Tịnh Luật có đốt pháo mừng xuân, có trình diễn võ thuật, thi quốc phục, và các chương trình y tế xã hội từ thiện.

Chùa Viên Thông Tự vừa hoàn tất sau 5 năm do chính tay các nữ tu sĩ xây cất. Mừng Xuân Nhâm Thìn, hội Tết Viên Thông Tự thiết kế một khung cảnh thưởng ngọan du xuân với chiếc cầu tre, có trâu trắng và các gánh hàng hoa mang nhiều thiền vị.

Không khí Tết tại Trung Tâm Phật giáo Chùa Việt Nam lại rất tưng bửng với múa lân và nhạc mừng xuân. Trong nhà hội có các gian hàng Tết, từ bánh mứt, trái cây, thức ăn chay đến hoa Tết. Cô Hạnh là một phật tử bán trái cây giúp Chùa chia sẻ:
“ Trái cây có dưa hấu, có bưởi, có thơm có quít rồi trái hồng, rồi trái đu đủ, rồi dừa. Nói tóm lại là có nhiều trái cây để mà tượng trưng cho ngày Tết của phong tục Việt Nam”
https://lh5.googleusercontent.com/-7GOQ6jyMwOs/TyBq8KmkT4I/AAAAAAAAIa8/a8BlAxpyhtg/s512/HKDH_5070.jpg

Một vị cao niên thì nhận xét là không khí Tết ở đây đúng như ở Việt Nam:
“Tôi thấy rất là vui, rất là đúng như truyền thống Việt Nam mình ngày xưa”

Trong khi đó Hội Tết tại chùa Liên Hoa năm nay kéo dài 1 tuần trước Tết và đặc biệt chú trọng về chợ Hoa và thực phẩm chay để mọi người mua về chưng Tết. Hội Tết tại đây thu hút nhiều khách đến thăm mặc dù Chùa chưa có chánh điện chính thức vì còn đang gây quỹ xây cất. Chùa Liên Hoa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại và do Hòa Thượng Thích Huyền Việt trụ trì. Hòa Thượng Huyền Việt nói về công tác phật sự trong năm Nhâm Thìn của chùa Liên Hoa như sau:
“Hy vọng trong năm 2012, sẽ khởi công xây cất một hội trường đa dụng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và đồng thời phục vụ cộng đồng.”
https://lh5.googleusercontent.com/-pyt0xXs3Jzc/TyBq9R-n-fI/AAAAAAAAIao/dMh0hhD4EmI/s433/HKDH_5103-1.jpg

Đề cập tình hình tại Miến Điện là một nước Phật giáo đang có những chuyển hướng tiến về dân chủ tự do, Hòa Thượng Huyền Việt chia sẻ niềm hy vọng:
“ Là một Phật Tử nói chung và cá nhân chúng tôi là một tu sĩ thì rất vui mừng vì như Đại Lão Hòa Thượng, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Ngài nói rằng,Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ và người dân không thể an lạc ở những đất nước áp bức đói nghèo. Do đó rất là kỳ vọng cho tiến trình dân chủ của Miến Điện. Và trong cao trào đó, chúng ta mong rằng đất nước Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh chóngđề đem lại một đất nước dân chủ tự do, dân giàu nước mạnh.”
https://lh5.googleusercontent.com/-hBPHqZO5-8g/TyBq8FZMBHI/AAAAAAAAIao/Kgc7OJBRtkg/s358/HKDH_5045.jpg

Theo truyền thuyết, người Việt luôn tự hào là giòng giống Tiên Rồng. Năm Nhâm Thìn là biểu trưng năm con Rồng và người Việt tha hương dù trong hoàn cảnh nào cũng hướng về tương lai, hy vọng mùa xuân năm nay sẽ có nhiều đổi mới, mang phúc lợi cho con cháu Tiên Rồng, và dân tộc Việt Nam được an lành trong tự do và hạnh phúc thực sự.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
02-03-2012, 04:30 AM
Đón mừng Xuân Nhâm Thìn tại Trung Tâm Việt Mỹ Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 1 tháng 2 năm 2012
Photos by TTVM

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/3271.html)
Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/3271.html)

Trung Tâm Việt Mỹ Houston là một cơ sở thiện nguyện được thành lập trong vùng Tây Bắc Houston từ năm 2005. Tôn chỉ của Trung tâm này là "Nhằm cổ võ và thăng hoa các điều kiện sống lành mạnh cho những người có lợi tức thấp tại khu vực Houston qua các dịch vụ xã hội, giáo dục và gia cư". Trung tâm này phục vụ cư dân Tây Bắc Houston, đa số là các vị cao niên gốc Việt nhưng cũng có một số người thuộc các sắc dân khác.

Để thực hiện tôn chỉ, hàng tháng Trung tâm có tổ chức phát quà và thực phẩm giúp đỡ những người thiếu may mắn, có lợi tức thấp mà đa số lại là người bản xứ hay các sắc dân khác đang sống tại vùng này. Bên cạnh những sinh hoạt có tính cách từ thiện này, Trung tâm còn có các sinh hoạt văn hóa, y tế xã hội để phục vụ cho cư dân trong vùng cũng như đồng hương. Đăc biệt nhất có lẽ là sinh hoạt hàng tháng của hội cao niên Tây Bắc Houston, trong đó phải kể đến các lớp học computer, các buổi nói chuyện về văn hóa, thi đua âm nhạc, tập tài chi, làm vườn, trồng hoa, cây kiểng và rau trái cũng như các dịch vụ y tế miễn phí khác. Trong dịp Tết các vị cao niên còn dậy các bạn trẻ làm bánh mứt, tổ chức nấu bánh chưng chung cùng con cháu để làm sống lại phong tục Tết ngày xưa.
https://lh3.googleusercontent.com/-UfMa8VXFasQ/TyqQSc5fAZI/AAAAAAAAIkc/9BKk_NKQiJ0/s448/TTVM-Tet%25202012%25205.jpg
Ngày 22 tháng Giêng năm 2012 nhằm ngày 30 Tết, Trung tâm Việt Mỹ đã tổ chức một buổi tiệc mừng Xuân có văn nghệ với hàng trăm người tham dự đủ mọi lứa tuổi, trong đó có một số dân bản xứ đến chung vui.
Trong sân trụ sở có một cây Nêu rất cao với tràng pháo dài hơn 5 thước. Năm nay là năm Nhâm Thìn nên ngoài đoàn Lân còn có đoàn múa Rồng. Hai đoàn Lân và Rồng múa mừng Xuân trong tiếng pháo nổ tưng bừng, khói bay mù mịt làm mọi người có cảm tưởng đang ở mọi ngôi đình làng nào ở Việt Nam năm xưa.
https://lh5.googleusercontent.com/-gijnFPcJCBs/TyqQR2YvZrI/AAAAAAAAIkc/3pf2w-APcn8/s448/TTVM-Tet%25202012%25203.jpg
SB tiếng pháo và múa lân

Một vị cao niên là Ông Dương Tuấn Phong có nhận xét sau đây về hội Tết tại trung tâm Việt Mỹ:
“Đúng như truyền thống Việt Nam mình ở nước Việt Nam xưa, có muá lân là một, có đốt pháolà hai, hai cái đó là đúng như ở Việt Nam mình xưa”

Bà Yến đến dự tiệc cùng chồng chia sẻ sự hân hoan khi thấy mọi người cùng vui Tết:
“Tôi thấy đẹp quá, nào là Mai nào là Đào nè. Rồi mấy bà mặc áo dài của Việt Nam mình, theo đúng quốc hồn quốc túy rất đẹp, đủ mầu, mầu vàng, mầu cam , mầu đỏ. Đúng là Tết…”

https://lh3.googleusercontent.com/-52DztkOeGZg/TyqQfp6yXXI/AAAAAAAAIlA/U61C7mG7muI/s448/TTVM-Tet%25202012%252010.jpg
Trong khi đó ông Đỗ Chiêu Đức, thường được mọi người gọi là ông Đồ Đỗ, nguyên là một giáo sư tại đại học xã hội nhân văn tại Sài Gòn đang ngồi viết câu đối bằng chữ Nho cho mọi người, tâm sự:
" Mỗi lần xuân đến viết câu đối tôi cũng xúc động lắm. Ở đây là hội cao niên của người già thành ra năm nào tôi cũng bày bàn viết ở đây. Tôi ra giấy, ra mực, ra công, viết gây quỹ cho hội cao niên ở đây, năm nào cũng vậy, chừng khoảng 5,6 năm nay”

https://lh5.googleusercontent.com/-2prUvFLIJ1Q/TyqQfufIz9I/AAAAAAAAIlA/jAztY6MVgW0/s448/TTVM-Tet%25202012%25209.jpg
Hiện diện trong ngày hội Tết năm nay của Trung Tâm Việt Mỹ còn có 2 vị dân cử người Hoa Kỳ là ông Sylvester Turner và bà Sheila Jackson Lee. Ông Sylvester Turner là Dân biểu Tiểu Bang Texas, đơn vị 139, là nơi Trung Tâm Việt Mỹ tọa lạc. Ông cho biết là ông đến để chúc mừng năm mới và cầu mong những người Việt tại Việt Nam cũng được hưởng một cuộc sống tự do và công bằng như những người gốc Việt đang sống tại Houston.
“ I want to come by to say “Happy New Year” and to hope and work that the people in Vietnam will have the opportunity to enjoy the same source of freedom that the people here are experiencing”
https://lh6.googleusercontent.com/-4GOpGJW9azQ/TyqQRsRxytI/AAAAAAAAIkc/VO8EfIgNpfI/s448/TTVM-Tet%25202012%25202.jpg

Còn dân biểu liên bang, đơn vị Houston, là bà Sheila Jackson-Lee đặc biệt gắn nơ màu vàng lên ngực áo những cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa có mặt trong buổi tiệc mừng Xuân để vinh danh những đóng góp của họ trong việc bảo vệ tự do. Bà cũng nói là bà luôn sát cánh cùng dân biểu Lorreta Sanchez của tiểu bang California, tại quốc hội Hoa Kỳ, tranh đấu không ngừng nghỉ để những người Việt Nam được hưởng tự do, và công bằng như những người đang sống tại Hoa Kỳ vì đó là nguyện vọng của những người Việt tìm tự do và cũng là nguyện vọng của những người lập quốc Hoa Kỳ:
“ From the very time I went to Congress, I stood , many of you may know my friend and colleague Loretta Sanchez of California , we stood on the house to be able to say that we will not rest until the people of Vietnam, the family members of those who are here have the same freedom, the same justice the same equality as the people in here. We will not rest…”

https://lh5.googleusercontent.com/-OofRP1Th8Qc/TyqQfm34ICI/AAAAAAAAIlA/3tRHrv1TWnI/s448/TTVM-Tet%25202012%252011.jpg
Xin mượn lời Ông Đồ Đỗ luận về tương lai đất nước trong năm mới Nhâm Thìn và cũng chính là ước vọng của những người Việt tha hương để kết thúc phóng sự này:
“Thiên can Nhâm là thuộc về Thủy, Thìn là rồng, người ta nói rồng gặp mây nhưng Rồng gặp Nước cũng vẫy vùng dữ lắm, cho nên hy vọng là đất nước mình năm tới sẽ chuyển mình như là Rồng gặp Nước vậy”
https://lh5.googleusercontent.com/-yBtuczi9MiU/TyqQSrxM9SI/AAAAAAAAIkc/dIdWnUyzxwU/s448/TTVM-Tet%25202012%25206.jpg
Nhac xuân

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
02-08-2012, 07:47 PM
Thứ Tư, 08 tháng 2 2012Phản ứng của người Việt Houston về việc VN bắt giam nhạc sĩ trẻ Việt Khang

Nguyễn Phục Hưng | Houston

http://media.voanews.com/designimages/icon-email.gif
http://media.voanews.com/designimages/icon-printer.gif
http://media.voanews.com/designimages/icon-comments.gif (https://dtphorum.com/pr4/#comments)



Gần đây người Việt hải ngoại khắp nơi đặc biệt để ý đến sự kiện một nhạc sĩ trẻ trong nước bị nhà nước Việt Nam bỏ tù mà chưa xét xử chỉ vì sáng tác và phổ biến những bài nhạc ái quốc vào khoảng tháng 8 năm 2011, khi cao trào biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo Việt Nam lên cao. Người tù vì lòng ái quốc này là nhạc sĩ Việt Khang. Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 và sống tại Mỹ Tho cùng vợ và một con trai mới 4 tuổi trước khi bị bắt. Theo tin trên các cơ quan truyền thông hải ngoại thì hiện nay Việt Khang đang bị giam tại trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Hai bản nhạc gây sự chú ý của nhiều người là bài "Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai ?”, nói lên nỗi uẩn ức của những người trẻ bị công an đánh đập tàn nhẫn chỉ vì tỏ lòng ái quốc.

Nguồn

(http://www.voanews.com/vietnamese/news/community/houston-report-02-08-12-138940699.html)Đầy đủ bài viết ở đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/phanungcuanguoivietveviecvnbatgiamvietkhang.html)




http://media.voanews.com/designimages/icon-email.gif
http://media.voanews.com/designimages/icon-printer.gif
http://media.voanews.com/designimages/icon-comments.gif (https://dtphorum.com/pr4/#comments)



Ý kiến (44)
Trình bày theo Mới nhất đến cũ nhất (https://dtphorum.com/pr4/#comments)| Cũ nhất đến mới nhất (https://dtphorum.com/pr4/#comments)



Đùa Chút Chơi Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Bắt nhốt nhạc sĩ VK này, cốt để không cho dân trong nước biết đến mấy bài Anh Là Ai, VN Tôi Đâu. Vậy thì cho phổ biến lại mấy bài "Xuống đường, xuống đường, đập tan xích xiềng, giành lấy chính quyền về tay nhân dân" như lúc xưa các anh SV miền Nam yêu nước hát suốt "đêm không ngủ", hát 24/24 sau cả ngày 30/4/1975 nữa đấy! Tinh thần yêu nước, dưới hình thức nào cũng là yêu nước cả!
Hê Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Xin kêu gọi Quý vị phản đối đàn áp bất đồng chính kiến cổ vũ tự do dân chủ cho VN, hãy vào link này để ký thỉnh nguyện thư kêu gọi CP Mỹ đặt điều kiện cải thiện nhân quyền vào phát triển hợp tác kinh tế giữa 2 nước. Hãy lên tiếng bằng hành động cụ thể ký tên này: https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/petition/stop-expanding-trade-vietnam-expense-human-rights/53PQRDZH
hanoi saigon Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Du song hay chet VIET KHANG da di vao long dan toc VIET. Xin cam on Thuong De va Cha Me da sinh ra anh.


Nho Hoa Kỳ Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Nói bậy! Những người phát biểu ở trên đâu có phải người Việt và là đại diện của người Việt ở Houston Texas! Này nhé, dân biểu Ed Roy, Săn chê không phải là người Việt và cũng không phải là dân biểu của Houston Texas nhé. Đừng có vơ bậy vào nhé. Mấy nhân vật có thành tích chống cộng chết bỏ cũng không phải là đại diện người Việt ở Houston Texas nhé. Nghe cái ông Đại Tá bại quân hậm hực phát biểu mà thấy ghê! Còn cái ông nhạc sỹ vô danh gì nữa kìa! Toàn là cái gì đâu mà cứ nhận vơ.
Sang Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Cần phải liên tục đấu tranh để đòi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang bằng mọi giá. Đừng để anh trở thành Điếu Cày thứ 2. Như chúng ta biết, anh Điếu Cày hiện giờ biệt vô âm tín. Không ai biết anh ở đâu, còn sống hay đã chết. Quà thì gd vẫn gửi mà không được gặp mặt, không có chữ ký nhận. Thất khó hiểu, tình trạng quan liêu và xem thường luật pháp của bọn cầm quyền cs đã lộ rõ bộ mặt quỷ sứ không sừng.
Vietnammenyeu Canada Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Công An đánh đập tàn nhẫn? Nghe sao giống cảnh sát Mỹ quá vậy? Mà bị đánh đập sao không thương tích đến nỗi phải vô nhà thương? Nhạc vậy mà gọi là nhạc yêu nước, "VN tôi đâu"? VN tôi đó chứ đâu, chuyện không nói có bị bắt là đúng. Không thẳng rồi tòa sẽ xét xử để đi theo Anh Cù, không gấp gáp gì. Lúc đó sẽ biết "Anh là Ai"? Là Anh Cù chứ còn ai nữa.
Tầm phào Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Nếu đấu tranh bất bạo động hoặc yêu nước "kín đáo" bạn Khang đặt tên 2 ca khúc thành "VN trong tôi" và "Anh là tôi" thì sẽ ôn hòa nhiều hơn.Xem ra bạn Khang còn trẻ,chưa nhiều kinh nghiệm như các bậc trưởng thượng nhưng có nhiệt tâm với đất nước.Tình thì ngay nhưng lí thì hơi...khó nói quá.Mong Khang sớm tai qua nạn khởi.
Hai Lúa, Địa đạo Củ Chi = việt cộng quỳ dưới hán Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Thưởng thức đi Nhô ấu dâm, Nguyễn thiến Tử, Động Phòng + Việt cộng+đám vẹm...
Hai Lúa, Địa đạo Củ Chi = việt cộng quỳ dưới hán Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Thưởng thức đi Nhô ấu dâm, Nguyễn thiến Tử, Động Phòng + Việt cộng+đám vẹm...
BỐ THẰNG NHÔ (NPCN) Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
NHẠC VÀNG đấy! nó mạnh như NƯỚC nó vững như NON,nó đi vaò lòng DÂN,nó sẽ thầm thì cùng với Chị ba bán bún,em sáu DIÊU BÔNG,anh tư thợ hổ,bà ba xôi chè.Nó thành ngọn lưà cho những người trẻ trong quán cà phê,cho người SV nghèo đạp xe hàng cây số,ANH LÀ AI?Là nhưng người hằng ngày Nhốt!Nhốt!Nhốt để " NAM QUỐC SƠN HÀ TRI HỮU HÁN ".Là những Âm Binh,khuyển mã cho CĐ hèn với giặc,ác với dân.NHẠC VÀNG đấy nó mạnh như NƯỚC vững như NON!
Bm USA Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
@Nhô HK.Bạn bị Bm nghề neo chê dốt (penology:cải tạo học),chê ngu (chỉ có TQ là tốt) sao không rút kinh nghiệm mà lại còn ngu thêm .Người ta chống Tàu Cọng xâm lăng giết người cướp của thì đáng kính trọng chứ sao Bạn lại luôn hằng học và nguyền rũa!.Súc vật còn biết kẻ thù và đồng loại,Bạn tuy dốt(criminoly:tội phạm học),ngu(chỉ có TQ là tốt) nhưng cũng do Mẹ Bạn sinh ra là người,mà sao lại kém thế!?.
He He Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Ê, bọn CAM ở bên trời Tây riết rồi mất gốc hết ráo trọi. Tui đây có người nhà bên VN làm cho 1 cty chủ Tàu, toàn bộ nhân viên VP là Tàu cả. Bọn Tàu hỏi người nhà tui mầy VN hả, chúng cười với nhau nói VN gì nữa tuị bây là 1 ngôi sao trên cờ của tuị tao rồi! Đây là chuyện đời thường, Đảng CS giấu không được dân đâu. Còn nữa, các khu Công nghiệp, Chế xuất VN thảy đều là do tiền của Tàu tuồn qua lập nên cả. Kinh tế VN chỉ lả làm mướn cho Tàu 99%. VN mất rồi, chỉ còn cái hình thức thôi!!
csVN làm sao mà bịt mòm,mắt,tai mãi mãi Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
2 bản nhạc của VIỆT KHANG đã đánh động lương tâm tất cả người VN trong và ngoài VN chỉ có csVN đang run sợ vì 2 bản nhạc này sẽ chỉ điểm bọn ác ôn bán nước hại dân , csTQ đã áp lực csVN đàn áp người VN yêu nước chống lại sự xâm lăng của hán cọng,csTQ đang bị bao vây tứ bề và sẽ sụp,lúc đó toàn bộ csVN chạy ra biển đông để tự vận
BỐ THẰNG NHÔ ( NPCN ) Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Chúng ta hãy phát hành rộng rãi,hai nhạc phầm ANH LÀ AI và VIỆT NAM TÔI ĐÂU.Và kiên nhẫn tranh đấu cho người trẻ VIỆT KHANG,vạch mặt CĐ CS biến thaí,và thoái hoá.Những dấu hiệu tích cực xuất hiện gần đây là báo hiệu ND ko còn muốn tin vaò CNCS mị dân,tàn bạo.Những năm tháng tù đầy cuả lớp trẻ như CHHV,LTCN,THDT,NTR,chị HẰNG,những ĐV CS phản tỉnh v...v,là dấu hiệu DTVN sẽ quy về một mối,dưới CNDT CHÍNH THỐNG,và sẽ dứt khoát lột bỏ CN MÁC LÊ vong bản đã đoạ đầy DT hơn 80 năm.
NGUYỄN THIÊN TỬ PHẦN LAN Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Trước 1975 những ca-nhạc sĩ người Mỹ yêu chuộng hòa bình sáng tác+ca các nhạc phẩm phản chiến phản đối Mỹ xâm lược VN thì họ vẫn phải ăn dùi cui+bị nhốt?Còn Việt Khang bị bắt không sai khi hai nhạc phẩm nầy không thực tế và quá phóng đại và chà đạp quốc gia dân tộc:1/Chỉ một nhóm nhỏ biểu tình thì VK gọi là cả dân tộc..quá láo.2/Đất nước+dân tộc VN còn đó thì lại nói bán...quá phản động.3/VN hòa bình+dân VN sống ấm no hạnh phúc có chiến tranh đâu...quá xạo.Nếu đổi lại ở Mỹ VK vẫn bị bắt !
CSVN LẬP LỜ SỐ PHẬN ÔNG ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI. Seattle Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Sau 16 tháng người thân của Ông không tin tức, không có biết tình trạng sức khỏe Ông ra sao. Trong khi CSVN tránh né, không giải quyết. Phải chăng chúng đã thủ tiêu anh Nguyễn Văn Hải? Sự tránh né, không có câu trả lời với thời gian CSVN đang muốn thân nhân và người Việt khắp nơi tự hiểu. Đây là bằng chứng CSVN giết người yêu nước và theo lệnh của Tàu. Ở VN có nhiều người yêu nước như Anh Hải. Thời thế đã khác, coi bộ CSVN vẫn lạc hậu khi dùng quen một thủ đoạn
Nguyễn Việt Canada Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Anh là Ai ? Anh là cộng sản độc tài, độc đảng, độc ác, độc địa, độc hại, độc tôn,...Việt Nam tôi đâu ? Việt Nam tạm lánh nạn khắp nơi trên thế giới, Việt Nam đang bị côn đồ ăn cắp nhà, ăn cắp đất, bị bỏ tù khi nói lên tình yêu nước, Việt Nam tôi là phụ nử bị rao bán tên e-bay, phải lấy chồng tàn tật Hàn Quốc, Việt Nam tôi là công nhân lao động bị bóc lột ở Malaysia, Libya,...
Tpham USA Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Chẳng có gì gọi là yêu nứơc cả ! Đúng là trình độ âm nhạc của nhóm việt kiều phục quốc ! Chỉ là những lời phỉ báng đồng bào và nhà nứơc VN trên danh nghĩa nhạc đấy thôi .Tôi thấy bọn phục quốc đang tìm mọi cách mách với "đại ca " hòng tìm vài "credit" trên con đừơng đi về ngõ cụt ! Việt Nam .....Hoa Kỳ đang cùng tiến đến hợp tác chiến lựơt ,trong khi các Bác Việt kiều phục quốc hâm he bài ca tao dìa tao mét má tao !
NGUYỄN THIÊN TỬ ( gởi những người VN tại Houston ) PHẦN LAN Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Nếu một ca nhạc sĩ nào đó tại Houston ( người Mỹ hay VN cũng được ) cứ sáng tác một bài nhạc với nội dung lên án Mỹ về các cuộc chiến tranh tàn phá của Mỹ đã gây ra tại VN+Afghanistan+Iraq+Libya với hàng triệu người dân vô tội chết oan vì bom đạn của Mỹ+hàng chục triệu người khác là nạn nhân của cuộc chiến xâm lược (đó là sự thật 100%) rồi hát thì sẽ thấy hậu quả như thế nào...cứ thử xem dù ở Mỹ tự do đấy?Đừng nói chi hai bài nhạc của VK quá láo+quá phóng đại+quá phản động !
Anh Võ Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Bắt một Việt Khang nầy còn có hàng ngàn, hàng vạn Việt Khang khác! Tự phong cho mình quyền lãnh đạo đất nước không qua bầu cử tự do, chỉ tồn tại bằng sức mạnh thì sớm muộn cũng bị diệt vong! Lịch sử đã chứng minh. CSVN còn bỏ tù hàng biết bao người mà chưa qua xét xử!
NGUYỄN THIÊN TỬ ( gởi người Việt Houston ) PHẦN LAN Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Nói chuyện lớn chi cho mệt chỉ làm một chuyện nhỏ thôi.Các vị cứ mượn hình ảnh bốn binh sĩ Mỹ bắn chết người xong rồi tè lên thi thể của ba nạn nhân+lấy mấy hình ảnh binh sĩ Mỹ tra tấn tù nhân hoặc giết chết thường dân vô tội rồi phổ thành nhạc lên án hành vi vô cảm+man rợ của quân viễn chinh Mỹ thì sẽ thấy chuyện gì xãy ra cho các vị..?Với các vị VKhang là thần tượng nhưng với 86 triệu dân VN yêu chuộng hòa bình+yêu chuộng quốc gia dân tộc thì VKhang chỉ là một tên phản động .
PhongNguyen Việtnam Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Càng lúc cộng sản Hà Nội càng lộ mặt bán nước. Có như vậy dân chúng mới đừng ngu muôi nữa. Trỗi dậy mà lật đổ cái thứ chánh quyền bá dơ đó đi.
Trí ngủ VN Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Với tôi ,Ca nhạc sĩ Việt Khang mới đích thực là người trí thức mà lâu nay người ta bàn nhiều trong nước đây !
DUONG TRIEU VY canada Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Viet Khang oi, thanh nien trong nuoc va hai ngoai,rat hanh dien tinh than vi dai cua anh , chung toi dang o ben canh anh, chung toi khong con hen nhat nua, khong noi nhieu, ma the hien bang hanh dong nhu anh. anh se hien ngang buoc ra khoi bong toi va nhin anh sang ruc ro bau troi Viet Nam tu do.
Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Nầy con NhO nhá,Người Việt ở Houston mới là Việt chính cống giống hiệu Lạc Hồng.Đám Việt gian trong nước và lũ mọi rợ chui trốn ở xó xỉnh không biết Việt Khang là người Việt yêu tổ quốc Việt thì thôi đổi kiếp thú để súc vật thành người!Đúng là cái thứ ăn đồ dơ uống nước lú,cúi đầu bán nước cho Tàu,không biết tình dân tộc nghĩa đồng bào.Người mang lốt súc sanh không nên sống cho chật đất.Học hành gì cái bọn man di ?
Dan Bac Lieu Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Qua bai hat " Anh la ai", lich su dan toc Viet Nam se ghi cong long yeu nuoc, thuong dan cua anh, dong thoi len an, nguyen rua nhung ten cs phan dan, hai nuoc, ac voi dan hen voi giac, cuop dat, cuop nha dan,....
Phương Saigon Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Tôi không biết mấy bản nhạc mà Việt Khang sáng tác. Đến khi anh bị bắt thì tôi tò mò đi tìm. Thì ra nhà nước VN đã vô tình quảng cáo nội dung bản nhạc, khiến mọi người đổ xô tìm hiểu nội dung ra sao mà nhạc sĩ Việt Khang bị bắt. Nếu chỉ vì thế mà bỏ tù nhạc sĩ thì xem ra chính quyền Sàigòn cũ còn dân chủ gấp mấy trăm lần chính quyền CS.
nguyen hoai phan lan Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
''HEN VOI GIAC ,AC VOI DAN '' la bo mat that cuu CONG SAN HA NOI va GIAC CONG HO CHI MINH .
Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Nên lấy tên con là Tàu Mến Yêu thì đúng hơn.Nhục cho lũ phản giống nòi bị chạm nọc đâm ra hốt hoảng !Hãy trả lời đi "Anh là ai?",câu hỏi nhẹ nhàng văn minh và lịch sự,ngay cả trẻ lên 3 cũng biết trả lời.Xưng người VN chăng ?Chưa được,chưa là người thì làm sao được là người VN.Con chó của gia đình VN còn biết bênh người chủ Việt,nếu là người sao thấy giặc gìết ngư phủ mình thì cho là lạ và làm ngơ,rồi còn tâng bốc 16 vàng,4 tốt, tự nộp mình làm sao chư hầu ?Chó trả lời VN ta đây xứng đáng hơn !
Hồ Thu Đạm (mả Ba-Đinh) Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai. Sáng-tác & trình bầy nhạc-sĩ VIỆT-KHANG = http://www.youtube.com/watch?v=R4L1grczk6E&feature=BFa&list=PL0ED581B61AE74D64&lf=plpp_video
Nhân dân hành khúc Đi lên đạp đảng xuống Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Hai bài hát của Ca Nhạc Sĩ Việt-Khang là hai câu hỏi từ tâm khảm, ưu tư, và trăn trở của hơn 90 triệu người VN trong và ngoài. Mọi người VN chưa tìm ra câu trả lời vì bọn lãnh đạo đảng bất minh, lũ quan tham bất nhân, quốc hội của đảng soạn những bộ luật bất ổn, Nhà nước phát ngôn những lời đổ tội bất nhất. Với những bản nhạc như nhưng lưỡi gươm vung lên chém đầu giặc bán nước, hại dân để phục vụ đảng lưu manh vong bản.
Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Tên Tàu Mến Yêu về nhà hỏi ông bà,cha mẹ của bạn xem lũ c...đẻ nào đã đánh chết dân,đạp vào mặt dân,giết dân ép vợ đi phòng ngủ,đụng xe cho dân chết,nếu không là đám c.a c..chết của tên ấu dâm vô độ HCM thì là ai ? Hay là người trong gia phả của tên ăn theo bán nước ...Mến Yêu? Là người VN đâu có ai sinh ra cái đám vong bản mất dạy nầy !Có nhục lắm không khi tự cho mình là yêu mến VN ?
XOMNHALA HOAKY Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Viet nam o day cho o dau, vk ngu qua hat tam bay, tam ba cho di o tu, qua tang ro rang roi sao ma choi duoc. cho ngay di boc lich la vua roi.
Vẹm 2 Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Đảng bần cùng , đảng vô liêm , đảng bẩn thỉu nhất trong lịch sử con người . Ai làm bài ca ngợi thiên đường cộng nô thì no cơm . mập như Heo , ngu như Bò .
buon tui my Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Bang chi cai lu ban nuoc.loai thu vat doi lop da nguoi.Tui no muon giet ai thi giet ,bat ai thi cu bat dau co luat le..Nhin may thang Cong Sang doi lop nguoi that de so vo cung ...Mat thang nao lanh nhu Tien khong co mot ti nao tren mat nhan dao.Mau tui no la MAU DEN.Chi biet song trong QUAN CHUNG va HUT MAU DAN de SONG.Dung la bon TOI TE VO CUNG.
buon tui My Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Tren the gioi nay co nuoc Quoc gia nao?To long yeu nuoc ma bi cam dam tra khao va bi hanh hinh den chet khong??Chi co vo than Cong san moi lam duoc viec nay ma thoi.,Yeu nuoc cung bi bat that la nhuc nha cho DAN VIET NAM vo cung.Song chi cho uong cuoc doi duoi che do DOC TAI va VO DAO DUC.Tha chet di con vinh quang hon.Ho Chi Minh dau sao khong song de nhin thay che do cua Ong...????
Nguyễn Ái Quốc Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Đến nay xảy ra biết bao nhiêu người bị bỏ tù mà chưa thấy ai chỉ mặt được nhân vật chính làm đạo diễn cho những việc này. Là Đảng, là chính quyền, là lãnh đạo, là dân, hay là công an, an ninh??? Chính quyền giỏi thật, họ biết đánh mê hồn trận, đuổi cho mỗi người chạy một ngã.! Làm quan VN sướng lắm !
Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Kẻ lãnh đạo khôn ngoan cần nghe mọi phía kể cả tiếng nói nguyền rủa của nhân dân cũng phải lắng nghe,nếu chỉ biết nghe bọn nịnh thần thì có ngày bọn họ cho ăn phân cũng cứ tưởng là cao lương mỹ vị.Người dân không súng đạn nên chỉ có nỗi lòng bọc trong tiếng nhạc,tuy không nổ nhưng sức công phá lớn gấp ngàn lần so với những họng súng đàn áp.Xem Ai Cập.
Dan SAI GON Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
CAM PHUC VA CAM ON NHAC SI VIET-KHANG .
Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Ối giời, sau màn Nhân Văn Giai Phẩm của CSVN, tất cả văn sĩ, nhạc sĩ ở quê nhà phải biết văn hóa đấu đá nịnh bợ chế độ như Tố Hữu mới được bình yên. Yêu đảng là anh hùng, yêu nước thương nòi thì ở tù.
Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Ối giời, sau màn Nhân Văn Giai Phẩm của CSVN, tất cả văn sĩ, nhạc sĩ ở quê nhà phải biết văn hóa đấu đá nịnh bợ chế độ như Tố Hữu mới được bình yên. Yêu đảng là anh hùng, yêu nước thương nòi thì ở tù.
Người Sông Tiền Việt Nam Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Cám ơn ca, nhạc sĩ Việt Khang đã cống hiến cho nước ta hai bài hát tuyệt vời "Việt Nam tôi đâu" và "Anh là ai". Mong gặp người nhạc sĩ anh hùng này trong tương lai gần.
Biencan Australia Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
Tôi cũng muốn nhắn đến anh Việt Khang va gia đình những điều như "Hà Nội" nói. Giọng hát của anh thiết tha, lời nhạc của đơn giản, chân thật. Nghe anh hát thấy thấm và lòng cảm thấy xót sa. Chỗ tôi ở có nhiều sinh viên VN du học, mà nói đến lòng yêu nước thì chẳng thấy một ai dám nói câu gì.Tội nghiệp cho quê hương tôi quá.
Khỉ Pacbo HCM Thứ Tư, 08 tháng 2 2012
vẹm gìa hiểu rất rỏ là chế độ CSVN chỉ là tay sai của CS đế quốc TQ mà thôi!
Xem thêm ý kiến (http://javascript<strong></strong>:openMoreComments('138940699','Xem thêm ý kiến','Thu gọn ý kiến\n');)

Nguồn

(http://www.voanews.com/vietnamese/news/community/houston-report-02-08-12-138940699.html)Đọc đầy đủ bài viết ở đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/phanungcuanguoivietveviecvnbatgiamvietkhang.html)

TTHV
02-16-2012, 06:44 AM
Người Việt Houston lên tiếng về vụ cưỡng chế nhà đất của ông Đoàn Văn Vươn

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 15 tháng Hai năm 2012
Hình minh họa từ NET

Nguồn

http://www.voanews.com/vietnamese/news/community/houston-doan-van-vuon-02-15-12-141461523.html (http://haokhidienhong.com/hienvy/tienlangaiviphamluatphap.html)


Mời nghe âm thanh tại ---> đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/tienlangaiviphamluatphap.html)

Theo tin từ các cơ quan thuyền thông quốc tế thì một vụ bạo động đã xảy ra tại huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng vào ngày 5 tháng 1 năm 2012 khi nhà nước Việt Nam huy động khoảng 100 công an và binh sĩ để cưỡng chế, thu hồi lại khoảng 40 mẫu tây đất tại huyện Tiên Lãng mà ông Đoàn Văn Vươn đang thuê để khai khẩn từ năm 1993.
Sau nhiều năm đầu tư công sức và tiền bạc, kỹ sư nông nghiệp Đoàn VănVươn đã biến khu đất hoang thành một vùng đầm nuôi cá có lợi tức và bây giờ nhà cầm quyền Tiên Lãng dùng võ lực cưỡng chế lấy lại mà không cứu xét bồi thường thỏa đáng. Vụ đàn áp này đã gặp phải sự kháng cự của em ông Đoàn văn Vươn là ông Đoàn Văn Quí và thân nhân. Họ dùng mìn và súng tự chế để ngăn chặn công an và binh sĩ đến trục xuất gia đình họ khỏi khu đất mà họ được phép sử dụng. Kết quả là có 6 công an và binh sĩ bị thương, căn nhà của ông Đoàn văn Vươn bị chính quyền địa phương ủi sập và 7 người trong gia đình ông Vươn bị bắt. Hiện nay Ông Đoàn văn Vươn và người em là ông Đoàn văn Quí cùng 2 thân nhân nữa vẫn còn bị giam.
https://lh6.googleusercontent.com/-EG8P1eFT20Y/Tzxu3CORhCI/AAAAAAAAI4A/H8hWHx3bqg4/s495/Tien-Lang-before.jpg
https://lh4.googleusercontent.com/-PuVrqSXVCsE/Tzxu31O492I/AAAAAAAAI4A/WUx0DvAQEOQ/s344/tienlang-after.jpg

Vào chiều ngày 10-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Hải Phòng trực tiếp họp với các bộ ngành và cơ quan chức năng địa phương để cứu xét vụ này. Sau buổi họp, bộ trưởng Vũ Đức Đam đã cho báo chí biết là Ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra kết luận là các quan chức địa phương đã hành sử trái pháp luật và yêu cầu ban lãnh đạo Hải Phòng khoan hồng và giảm nhẹ hình phạt cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
SB
https://lh5.googleusercontent.com/-h1nsLcrIaVg/Tzxu3no-puI/AAAAAAAAI4A/7o6e2Q3OrKo/s490/TienLang-hopbao.jpg
.

Vụ việc này được nhiều người Việt Houston chú ý về nhiều khía cạnh khác nhau. Ông Hoàng Bách một nhà bình luận chính trị thường xuyên trên đài phát thanh Tiếng Nước Tôi - TNT và Vietface-TV tại Houston nói rằng lý do các cơ quan truyền thông quốc nội cũng đưa tin và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đích thân cứu xét vụ này vì người dân đang mất niềm tin vào nhà nước:
“ Sở dĩ sự việc này được dư luận báo chí trong nước, như chúng ta đã biết báo chí trong nước là báo chí lề phải, không bao giờ họ đưa tin về dân oan, thông tin cho ngưới dân biết, nhưng lần này buộc họ đưa lên, là vì sự việc vỡ lẽ ra, nó quá lớn. Và sự việc của ông Đoàn văn Vươn đã làm chấn động dư luận trong nước và họ thiếu niềm tin vào chính phủ qua sự cưỡng chế đất đai một cách rất là oan ức đối với người dân”

Còn Luật Sư Thiện Ý Nguyễn văn Thắng là người chuyên viết về chính trị khá quen thuộc của Houston thì nhận xét rằng vụ này có thể có hậu quả chính trị rất lớn cho chế độ hiện tại:
“ Vụ này không phải là một vụ có tính chính trị nhưng lại có một ảnh hưởng chính trị rất lớn bởi vì nó không phải chỉ là vụ việc của địa phương đó mà nó là vụ việc mang tính chất chung của nhiều vùng khác, ở nhiều nơi khác, nó thể hiện một tính chất gọi là "cường hào ác bá" ở địa phương, nó tạo ra tình trạng ‘Tức nước’ mà nếu không kịp tháo gỡ thì có thể sẽ đến biên độ ‘vỡ bờ’ ”
https://lh6.googleusercontent.com/-1iMrAlXgxBg/Tzxu3fP0pdI/AAAAAAAAI4A/fO3QOQZgo9E/s355/TienLang-2012_40_12_TienLang.jpg

.

Bình luận về kết luận của Ông Nguyễn Tấn Dũng khi ông Dũng chỉ thị ngưng chức các quan chức địa phương vì đã làm sai luật pháp, ông Hoàng Bách cho rằng sự kiểm điểm trừng phạt các quan chức địa phương này chưa đủ. Ông nhắc đến sự chồng chéo trong guồng máy đảng và nhà nước:
“Bí thư thành ủy Hải Phòng nằm trong Trung ương đảng, mà Trung ương đảng bầu ra 14 người trong bộ chính trị, cũng như bầu ra Thủ tướng, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nhà nước, do đó mà hệ thống đảng chằng chịt với nhau, có vây cánh với nhau nên Nguyễn Tấn Dũng biết không thể khai trừ ông Bí Thư tỉnh ủy Hải Phòng được mà phải tạm thời tìm cách xoa dịu vết thương mà người dân rất phẫn uất, phẫn nộ trước sự việc Tiên Lãng”

Luật Sư Thiện Ý thì nói là vấn đề căn bản là Việt Nam bây giờ chỉ có cái vỏ là Xã Hội Chủ Nghĩa mà thực chất là Tư Bản Nhà Nước nên các địa phương vẫn cố tình lợi dụng qui luật Sở Hữu Toàn Dân và phủ nhận quyền Tư Hữu của người dân để trục lợi:
“Thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa nhưng lại cứ bám vào cái vỏ XHCN để tạo ra những mâu thuẫn nội tại ở trong lòng chế độ đó thì tôi nghĩ rằng một sự cải tổ luật pháp sẽ không đi đến đâu cả mà nó chỉ vẫn là sự chòng chéo như ông NTD nhận định là luật rất chòng chéo. Bởi vì ngay từ căn bản nó đã phủ định quyền tư hữu đất đai của người dân, họ ôm lấy cái đó để nó trở thành một ưu quyền đặc lợi cho một tập đoàn thống trị để họ khai thác lợi nhuận đó”

Đề cập đến những cải tổ cho đất nước để giải quyết tình trạng đất đai tại Việt Nam, ông Hoàng Bách cho rằng Việt Nam cần những thay đổi toàn diện hướng về dân chủ hóa như tại Miến Điện:
“Nếu nhà nước muốn giải quyết toàn bộ vấn đề giống như quốc gia Miến Điện mà cách đây một thời gian tổng thống Thein Sein đã thay đổi chính sách, cũng như thả tù nhân chính trị, cho tự do báo chí và cho đa đảng hoạt động thì VN lúc bấy giờ mới bước những bước mới tốt hơn. Còn nếu thay đổi hiến pháp mà vẫn để một đảng duy nhất độc quyền lãnh đạo và độc quyền cai trị đất nước thì đây vẫn là một giai cấp thống trị cho người dân, đại đa số người dân đều là bị trị hết”

Luật sư Thiện Ý cũng đồng quan điểm. Theo Ông, điều kiện tiên quyết để giải quyết tình hình đất đai là phải thay đổi thể chế chính trị:
“Nếu Điều 4 Hiến Pháp còn tồn tại thì không có cách gì có thể ổn định tình hình đất đai. Cho nên vấn đề tiên quyết vẫn là phải thay đổi đường lối chính trị.”

Không chỉ những người Việt yêu chuộng tự do và công bằng đang phải sống tha hương mới nhận ra sự bất cập của guồng máy nhà nước Việt Nam mà ngay cả Ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đã có một bài viết chia sẻ tâm tư xung quanh vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng, được đăng trên TuanVietNam.net ngày 10 tháng 2 năm 2012. Trong bài này Ông đã nhắc đến những khuyết điểm của hệ thống đảng trị tại Việt Nam và kết luận rằng: “Vụ việc này đồng thời cũng gợi mở nhiều điều trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, nhất là xung quanh vấn đề đất đai và hệ thống chính trị.”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas


outube;[/FONT]A0ZJwXNcYd8]http://www.youtube.com/watch?v=A0ZJwXNcYd8&feature=related

TTHV
02-24-2012, 06:37 AM
Phải chăng có những động lực chính trị đằng sau vụ Tiên Lãng ?

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 22 tháng Hai năm 2012

Hình từ NET

https://lh5.googleusercontent.com/-h1nsLcrIaVg/Tzxu3no-puI/AAAAAAAAI4A/7o6e2Q3OrKo/s490/TienLang-hopbao.jpg
Nguồn
(http://haokhidienhong.com/hienvy/tienlangdonglucchinhtri.html)
Vụ gia đình ông Đoàn Văn Vươn dùng mìn và súng tự chế để kháng cự gây thương tích cho một số công an và binh sĩ khi họ đến cưỡng chiếm khu đất do gia đình ông thuê của nhà nước để khai khẩn nuôi thủy sản, làm người Việt Houston rất chú ý vì vụ việc có nhiều đặc điểm chưa từng có tại Việt Nam. Đây có lẽ là lần đầu tiên có sự kháng cự chống lại công an bằng võ khí. Lần đầu tiên Thủ tướng mau chóng cho điều tra và đưa ra kết luận trước khi tòa án xét xử. Ngay sau đó thì báo chí trong nước rầm rộ đưa thông tin cho dân chúng. Rất nhiều người quan sát tình hình cho rằng vụ cưỡng chế lấy đất của gia đình ông Đoàn văn Vươn không phải là chuyện mới mẻ tại Việt Nam vì những vụ cưỡng chiếm nhà đất ở Việt Nam quá bình thường, thì tại sao lại có những sự bất thường xảy ra nhân vụ này? Phải chăng đang có những động lực chính trị đàng sau vụ bạo động tại Tiên Lãng?
...
Mời nghe bài phóng sự tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/tienlangdonglucchinhtri.html)

TTHV
03-01-2012, 01:45 PM
Nữ sinh gốc Việt thắng giải Jeopardy College Championship

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 29 tháng Hai năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/monicathieuwinjeopardy.html)

http://www.voanews.com/vietnamese/news/community/houston-report-02-29-12-141464693.html

Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/monicathieuwinjeopardy.html)

https://lh4.googleusercontent.com/-AIOZsrnuVio/T0-IM-zZYqI/AAAAAAAAJKs/hbLjT4XTLF4/s512/MonicaThieu-GSAlexTrepek.jpg
GS Alex Trebek & Monica Thieu - courtersy of Jeopardy


Gần đây nhiều người rất chú ý đến tin trên các cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ cũng như của người Việt hải ngoại, là cô Monica Thiều đã đoạt giải quán quân trong cuộc thi nổi tiếng của chương trình về kiến thức tổng quát cấp đại học, Jeopardy College Championship, phát hình trên hệ thống CBS vào ngày 14 tháng 2 năm 2012.

Chương Trình trò chơi kiến thức Jeopardy bắt dầu từ năm 1964 trên hệ thống truyền hình NBC và tạm gián đoạn vào năm 1975. Năm 1984 chương trình tái xuất hiện trên hệ thống CBS tại Hoa kỳ và nhiều hệ thống truyền hình quốc tế với người điều khiền chương trình nổi tiếng là Giáo Sư Alex Trebek. Chương trình này thu hút khoảng 25 triệu khán giả hàng tuần.

Riêng chương trình cấp đại học College Championship thì bắt đầu năm 1989 và đến năm 2012 thì Monica Thiều, một thiếu nữ người Mỹ gốc Việt mới 18 tuổi, là sinh viên thắng giải trẻ nhất trong lịch sử Jeopardy.

Điểm đặc biệt nữa là Monica Thiều thực sự đang là một học sinh trung học, cô được tham dự các lớp tại đại học University of North Texas tại Dallas vì khả năng xuất sắc đặc biệt của cô.


Bà Thiều Kim Giang, mẹ của Monica nói rằng Monica rất thông minh và đam mê đọc sách từ hồi mới 3 tuổi, nhất là các sách về kiến thức tổng quát:
“Từ nhỏ Monica rất sáng trí, rất thích đọc sánh. Từ lúc 3 tuổi cháu đã biết đọc sách bằng lớp 1, lớp 2 thường rồi. Thường thường cháu thích đọc các sách về kiến thức tổng quát”

Bà Kim Giang cho biết bà là người dẫn Monica đi California tham dự cuộc thi và mặc dù biết kết quả ngay lúc thi xong nhưng bà phải giữ bí mật cho đến khi chương trình được phát hình. Bà tâm tình như sau:
“Việc khó là không được tiết lộ với bà con, ông bà và cha của cháu vì muốn giữ sự ngạc nhiên. Với lại những người của chương trình Jeopardy họ cũng nói cần giữ sự ngạc nhiên để khi chiếu lên mới vui và hồi hộp để coi. Tôi có mặt ở đó nhưng ông xã không có mặt ở đó nên phải đợi khi coi mới biết rõ các câu hỏi ra sao. Lúc có mặt ở đó, tôi rất ngạc nhiên, rất mừng và cảm thấy mình rất may mắn vì 15 sinh viên ở đó, người nào cũng rất giỏi, cũng có thể thắng được hết.”

Dù rất hãnh diện là con gái đã đoạt giải College Championship của Jeopardy nhưng cha của Monica là ông Thiều Quang Phú nói là ông hy vọng Monica thành công trong tương lai :
“Chúng tôi hy vọng là Monica sẽ thành công trong cuộc đời và sẽ cống hiến một phần nào đó cho xã hội, như hiện tại mùa Hè thì cháu đi dạy học miễn phí cho các trẻ em. Hy vọng trong tương lai cháu sẽ tiếp tục những chương trình như vậy để dùng khả năng của mình phục vụ xã hội”

Đề cập đến những yếu tố đã đem đến sự thành công của Monica, bà Kim Giang chia sẻ là đời sống tại Hoa Kỳ tạo nhiều cơ hội thành công nhưng sự cố gắng làm việc và sự hỗ trợ của gia đình là những yếu tố rất quan trọng:
“Đời sống ở Mỹ thực sự có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi rất may mắn là có ông bà ngoại, ồng bà nội của cháu, cô chú cậu mợ, dì dượng, chú thím..., Gia đình ở bên đây lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ tinh thần cháu, ai cũng khuyến khích cháu học. Ở đây thì cơ hội rất nhiều, mình chỉ phải cố gắng thôi "

Monica có tên Việt là Kim Ngân, sinh ra và lớn lên tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas. Cô nói tiếng Việt khá rành dù Cô công nhận là Cô nói tiếng Mỹ giỏi hơn. Cô chia sẻ:
“Từ lớp mẫu giáo tới lớp 10, con học ở trường tư tên là Hockaday ở trong Dallas. Rồi tới lớp 11 đến giờ con học ở trường có tên là Texas Academy of Maths and Sciences ở đại học University of North Texas”

Monica nói rằng cô rất thích chương trình thi đố kiến thức Jeopardy trên TV và internet, cô thích khoa vật lý cũng như ngưỡng mộ người điều khiển chương trình là giáo sư Alex Trebek. Cô thú nhận là khi ghi tên dự thi trên internet cô không nghĩ là mình có nhiều hy vọng nên cũng không học tập thêm gì cho cuộc thi tuyển cả. Tuy nhiên, nhờ những kiến thức cô đã thu thập từ lâu nên sau nhiều tháng thử thách Monica là một trong 15 sinh viên được chọn trong số hàng ngàn người ghi tên, để tham dự chương trình trên TV năm 2012. Monica thú nhận cô rất hồi hộp khi nói chuyện cùng giáo sư Trebek lần đầu vì cô chỉ sợ nói điều gì sai lầm trên TV nhưng mọi sự đã xảy ra tốt đẹp:
“I was really nervous and very excited because the first the time we get to talk to him was during a section where he asked us about the funny story we have. I was nervous because I was worried what I was going to say was not going to sound good on TV. But it turned out OK".

Trong cuộc thi gay go này cô đã đánh bại 14 sinh viên xuất sắc của các đại học nổi tiếng nhất của Hoa kỳ, kể cả đại học Harvard, Standford và MIT. Trong vòng chung kết, cô đã thắng hai đối thủ là Zack Terril, 21 tuổi, sinh viên năm cuối của đại học Vanderbilt và Sarah Bart, 22 tuổi của đại học Groucher.
Monica tâm sự là lúc được tuyến bố thắng giải chung kết cô quá xúc động vì không tin là mình thắng cuộc thi và không có một cảm nghĩ gì về giải thưởng giá trị 100 ngàn Mỹ Kim mà chỉ vui vì cuộc tranh tài căng thẳng đã chấm dứt :
“I was very excited at first, I didn’t really believe that it happened so I didn’t have a feeling of I just won a hundred thousand dollars, I was excited that I won the game and it was over”

Monica cho biết sẽ dùng phần lớn số tiến thưởng để trang trải học phí cho những năm tới vì đó là cách giúp đỡ cha mẹ thiết thực nhất. Monica nói là sau khi học xong đại học cô dự định sẽ vào trường y khoa để trở thành một bác sĩ.
“After I finish college, I hope to get to a medical school and get a degree to become a doctor”
Với các bạn trẻ trong nước cũng như hải ngoại, cô có lời khuyên:
“Em nói cho các bạn trẻ cố gắng học, tự mình vươn lên thì cơ hội tốt sẽ đến”

Cô cũng cho biết thêm là dù thích đọc sách và học hỏi nhưng cô vẫn dành thời gian để vui chơi với bạn bè chứ không chỉ cắm đầu vào sách vở. Trước mặt cha mẹ, khi được hỏi một câu rất bất ngờ là cô có bạn trai chưa, Monica cười trả lời rất thông minh và dí dỏm là ‘xin miễn bàn’:
“No Comment”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Texas

TTHV
03-08-2012, 10:02 AM
Ý Kiến của một số người Việt trước nguồn tin chương trình Việt Ngữ của VOA có thể bị cắt giảm
.
Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 7 tháng Ba năm 2012
Nguồn

(http://haokhidienhong.com/hienvy/chuongtrinhvietngucuavoacothebicatgiam.html)Mời nghe âm thanh tại đây
(http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-ThongTinDeTienBo.mp3)
http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-ThongTinDeTienBo.mp3


https://lh6.googleusercontent.com/-ObSGKBKKsmk/T1jM0wgKGsI/AAAAAAAAJPM/rKeQu2pZgj8/s589/VOA-pix.jpg


“Thông Tin Để Tiến Bộ” Đó là một trong những chủ đích của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA, là tiếng nói đem lại nhiều niềm tin mới cho thính giả người Việt khắp năm châu, đặc biệt là những người đang sống ờ Việt Nam. Đã nhiều năm qua, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA là tiếng nói được nhiều người Việt từ thành thị đến thôn quê đón nghe để biết đến những biến chuyển trên thế giới và nhất là tại Việt nam, đặc biệt là trong những cơn biến động chính trị trên toàn cầu. Nguồn tin về chương trình Việt Ngữ của đài VOA có thể bị cắt giảm để tiết kiệm ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ, làm nhiều người vô cùng thất vọng.

Linh Mục Nguyễn Văn Khải hiện đang du học tại Roma, là một thành viên của Dòng Chúa Cứu Thế và nguyên là phát ngôn nhân của Dòng Chúa Cứu Thế trong vụ nhà nước Việt Nam đàn áp giáo dân Thái Hà tại Hà Nội. Từ Roma, LM Khải chia sẻ là ông đã có dịp lắng nghe Tiếng Nói Hoa Kỳ từ hồi còn bé, khi chưa làm linh mục:
“Từ lúc tôi mới 5,6 tuổi ,còn ở làng quê miền Bắc, tôi cùng bao nhiêu nông dân miền Bắc là thính giả thường xuyên của đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ"

Linh Mục Khải cho biết là giới nông dân miền Bắc và những người quan tâm đến tình hình xã hội sẽ rất buồn nếu không còn được nghe đài Tiếng Nói Hoa Kỳ:
“Nông dân ở miền Bắc Việt Nam họ thường nghe đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài Quốc Tế Pháp, RFA và đài BBC... Hai năm trước đài BBC không phát thanh nữa, họ buồn lắm. Tương lai nếu đài Tiếng Nói Hoa Kỳ mà không phát thanh nữa thì đấy là một tin buồn cho họ, nhất là những người quan tâm đến tình hình chính trị kinh tế xã hội tại Việt Nam”

Trong khi đó, Linh Mục Lê Ngọc Thanh là linh mục đặc trách về truyền thông tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Sàigòn cũng có quan điểm tương tự như sau:
“Nếu trong thời gian sắp tới mà đài VOA bị cắt giảm hoặc là bỏ luôn chương trình tiếng Việt thì đây là một điều rất là tổn thất cho dân ở Việt Nam, đặc biệt là dân ở các vùng quê xa xôi. Nếu mà không có VOA thì gần như là họ sẽ mất đi một kênh thông tin nói một cách rõ ràng và chính xác hơn về mặt thông tin và khác với hệ thống truyền thông của nhà nước”

Linh mục Khải cũng nêu lên một hậu quả trên mặt ngoại giao của sự cắt giảm chương trình Việt Ngữ của đài VOA là Hoa Kỳ sẽ đánh mất thiện cảm của người dân Việt Nam:
“Dù trước mắt việc cắt giảm chương trình tiếng Việt có lợi lộc đôi chút về kinh tế hay về thiện cảm ngoại giao với chính quyền Việt Nam thì tôi nghĩ về lâu về dài, thì các chính quyền và các tổ chức liên quan đã làm mất cơ may làm ngoai giao nhân dân rồi, đánh mất cơ hội giới thiệu nước mình, quan điểm lập trường nước mình cho người dân Việt Nam và đánh mất thiện cảm với đa số người dân Việt Nam vì đa số người dân Việt Nam bây giờ họ cũng yêu chuộng tư do dân chủ, và họ cũng thèm khát tự do Công lý Sự thật mà mình lại cắt tiếng nói đi thì còn nói gì nữa!"

Còn Linh Mục Thanh thì nhận xét là sự cắt giảm chương trình Việt Ngữ của đài VOA là đi ngược với chánh sách hướng về Châu Á Thái Bình Dương của tổng thống Hoa Kỳ:
“Đó là một nguồn thông tin đưa đến với người dân Việt Nam mà dân Việt Nam là một đối tác của Mỹ nhất là ông Tổng Thống Obama đã nói rằng là cái chiến lược của ông trong những năm tới là sẽ hướng mạnh về Châu Á Thái Bình Dương mà lại cắt giảm cái nguồn thông tin cung cấp cho người dân Việt Nam thì phải xem lại coi chính sách đó có đồng nhất với nhau không”

Không chỉ những người đang sống tại Việt Nam mới thấy giá trị của tiếng nói trung thực của đài VOA. Các đài truyền thông tiếng Việt tại Hoa Kỳ cũng chia sẻ quan điểm cần duy trì chương trình Việt ngữ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA.
Trong cuộc biểu tình trước tòa Lãnh Sự Việt Nam tại Houston ngày 25 tháng 2 năm 2012, để đòi nhà nước Việt Nam trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và tất cả những người tranh đấu ôn hòa đang bị giam cầm, một số nhà truyền thông chia sẻ quan điểm về sự quan trọng của một cơ quan có thông tin chính xác và đa chiều cho thính giả Việt Nam như VOA.

Phóng viên Minh Tâm của đài Truyền Hình VietFace tại Houston thì cho rằng nếu sự cắt giảm xảy ra thì là một điều đáng tiếc:
“Nếu bây giờ cắt ngân sách đó đi thì thính giả sẽ không còn nghe được, hoặc là có thể sẽ được nghe bớt đi, không được biết những tin tức trung thực”

Và cô Xuân Phương, phóng viên đài BYN- TV Houston thì nói rằng nhờ VOA mà người Việt có thể biết thực sự tình trạng trong nước:
"Có thể nói đây là đài mà có những thông tin từ trong nước một cách công bằng, một cách không thiên vị, và rõ ràng để người Việt Nam hải ngoại có thể biết thực sự những gì xảy ra trong nước"

Một nhà bình luận chính trị trên đài VAN-TV tại Houston là ông Nguyễn Tấn Trí thì cho rằng cần phải gia tăng ngân sách cho VOA thay vì cắt giảm:
“Tôi nghĩ rằng, chẳng những không cắt giảm mà phải tăng thêm ngân sách cho tiếng nói được lan rộng hơn, để cho người ta hiểu rõ hơn,"

Gần đây chiến dịch gửi thỉnh nguyện thư đến trang nhà của Tổng Thống Hoa Kỳ để yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ phải có một chính sách hỗ trợ cho Nhân Quyền và Tự do Dân Chủ tại Việt Nam, đã có trên 130 ngàn chữ ký tính đến trưa thứ Hai, ngày 5 tháng Ba . Chiến dịch này đang gây một chấn động chính trị chưa từng có giữa cộng đồng người Việt và chính giới Hoa Kỳ. Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ đã có những cuộc gặp gỡ với phái đoàn đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ trong hai ngày qua. Điều này cho thấy cộng đồng Việt Nam tại Mỹ đang có một sức mạnh chính trị đáng kể. Sự kiện này làm cho cộng đồng người Việt có lý do để tin rằng chính phủ Hoa kỳ đang lắng nghe nguyện vọng của họ mà một trong các nguyện vọng của cộng đồng người Việt là Hoa Kỳ tiếp tục phát triển lý tưởng "Thông Tin Để Tiến Bộ" qua đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
03-15-2012, 07:06 PM
Sinh Hoạt của Liên Đoàn Võ Thuật Thần Phong Quốc Tế

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 14 tháng Ba năm 2012
Photos courtesy of Houston ThanPhong Taekwondo Institude

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/liendoanvothuatthanphong.html)

Âm thanh tại đây (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-ThanPhong.mp3)
http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-ThanPhong.mp3

.

https://lh3.googleusercontent.com/-01Mrq07IqWk/TvNHvvC1aBI/AAAAAAAAAhA/5IAKGEN9DEE/s640/IMG_2337.JPG
.

Có lẽ nhiều người không lạ gì với đoàn phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản trong thế chiến thứ II đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ Nhật Bản qua các phi vụ cảm tử làm thế giới nể vì. Với cùng ý hướng hiến thân phục vụ tổ quốc đó, vào năm 1966, cố chuẩn tướng không quân Việt Nam Cộng Hòa Lưu Kim Cương đã thành lập phi đoàn Thần Phong Việt Nam. Phi đoàn này chuyên thực hiện những phi vụ nguy hiểm ra miền Bắc trong cuộc chiến Quốc Cộng trước năm 1975. Cùng trong thời điểm này, tướng Lưu Kim Cương cũng thành lập võ đường Thần Phong trong khu vực trường bay Tân sơn Nhất, Sài Gòn để huấn luyện các phi công cảm tử Thần Phong.
.

Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, phi đòan cũng như võ đường Thần Phong tan rã. Các võ sư cùng võ sinh Thần Phong tản mác bốn phương trời. Tuy nhiên ý hướng phục vụ tổ quốc và nhân sinh vẫn tiềm tàng trong các phi công Thần Phong Việt Nam. Từ năm 1975, họ đã nối liên lạc được với nhau để cùng tái lập hệ thống Võ đường Thần Phong tại Hoa Kỳ và sau đó tại nhiều nơi trên thế giới.
Võ Sư Trương Văn Thuận, hiện là quyền Chưởng môn Liên Đoàn Võ Thuật Thần Phong Quốc Tế chia sẻ vài nét lịch sử trong quá trình tái thành lập Võ Đường Thần Phong tại Hoa Kỳ và các nơi khác như sau:
“Sau 1975 thì chúng tôi một nhóm cựu võ sư của Thần Phong và các võ sinh lớn tập hợp lại và bắt đầu xây dựng lại Thần Phong khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ . Từ năm 1975, ở Hoa kỳ thì có Houson, Texas, California thì có miền Nam, miền Bắc, sau này phát triển lên Seattle, qua Michigan, qua Florida, qua Virginia, và sau 1992 thì qua Úc Châu, qua Canada, qua Pháp và Thụy sĩ…”
.

Nhắc đến tôn chỉ của võ đường Thần Phong, Võ Sư Thuận nhấn mạnh là trong giai đoạn hiện tại các võ đường Thần Phong chú trọng đến việc phát triển đạo đức cũng như thể lực của võ sinh:
“Chủ trương chung của Thần Phong là làm sao có cả Đức Dục, Trí Dục và Thể Dục”
.

Võ sư Thuận cũng cho biết là sau nhiều năm bị ngăn cấm, hiện nay Thần Phong có võ đường tại Hà Nội và Sài Gòn. Ông Thuận cũng nhắc tới đại hội kỷ niệm Đại hội 45 năm thành lập Thần Phong đã tổ chức tại thành phố Houston, TB Texas vào cuối năm 2011. Đại hội này có sự hiện diện của hầu hết các các võ sư Thần Phong trên thế giới.
“Tháng 12 năm 2011 thì chúng tôi có làm một lễ 45 năm kỷ niệm ngày thành lập Thần Phong và đồng thời là đại hội Võ Thuật của Thần Phong Thế giới đầu tiên, qui tụ được các nới về, gồm có ở Việt Nam có 2 võ sư, Úc châu 2 võ sư, Canada 1người, và ở các tiểu bang Hoa kỳ thì tổng số là 35 võ sư và huấn luyện viên đã về tham dự đại hội Thần Phong”
.

https://lh4.googleusercontent.com/-XWyM3DLA8B8/TvNIA8GBFII/AAAAAAAAAhA/NHAboZ-2IWM/s640/IMG_2344.JPG

.

Riêng tại Houston, hiện nay Thần Phong có hai võ đường chính là Võ đường KingWood và võ đường Spring mà đa số võ sinh là người bản xứ. Các võ đường Thần Phong Houston đang hoạt động hữu hiệu trong việc đào tạo tinh thần kỷ luật, tự tin, trách nhiệm và khiêm cung cho giới trẻ.
Bà Stafford có con trai là một võ sinh tại võ đường KingWood Houston chia sẻ lý do bà dẫn con đi học tại võ đường Thần Phong là muốn cho con có đủ tự tin, bớt nhút nhát trong trường học hầu tránh được các nhóm băng đảng bắt nạt, hăm dọa:
“ The main reason is for self-confident, to bring his self-esteem up due to the fact that there are so many bullying on school I want him to be able to self defend…..”
.

Một bà mẹ khác là bà Claudia Gomez thì nói rằng nhờ học võ tại Võ đường Thần Phong mà con gái bà có tinh thần kỷ luật hơn và có khả năng tự chế:
“ She is doing great, She is learning to be disciplined, to be self-control..”
Còn ông Davenport thì nói là con trai 7 tuổi của ông rất thích học võ, có tinh thần kỷ luật và rất cố gắng trong việc tranh tài:
“ He loves the fun of it and to be able to complete at a respectable level”
.

Không chỉ giới phụ huynh mong muốn con em họ trở thành những người "văn võ song toàn" mà các võ sinh cũng rất thích học võ tại đây. Một em gái cho biết là em học được kỹ thuật tự vệ:
“… I've learned self defend.”
.

https://lh5.googleusercontent.com/-kJsqKSZ8F4M/TvLW3Pf6jYI/AAAAAAAAAFo/2VHLog1huIE/s720/IMG_6773.JPG

.

Trong số các huấn luyện viên tại võ đường Kingwood có một cô rất trẻ là Ngọc Anh, 18 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ. Cô chia sẻ là cô cảm thấy có khả năng hơn vì ở võ đường này có ít con gái và hãnh diện khi đem tài năng cùng sánh vai với các nam huấn luyện viên tại võ đường:
“ I think it is sort of empowering, just being in this school at least that there are not many girls who go and practice and being with the guys and showing my ability, my skills, and being up to par with them is something that is sort of proud of.”
.

Khi được hỏi là học võ rồi dạy võ có làm cô mất đi vẻ đẹp của một thiếu nữ gốc Việt không, Ngọc Anh khẳng định trả lời là Thái Cực Đạo Thần Phong không chỉ huấn luyện cho võ sinh trở thành lực sĩ mà dạy cho họ sự Lễ Độ, Liêm sỉ, Nhẫn nại, Tự chế là những đức tính ai cũng cần có để trở thành người toàn hảo thì nếu một thiếu nữ học được các điều đó là một việc rất tốt.
“Martial arts, also isn't just about athleticism, like techniques of Taekwondo teaches you courtesy, integrity, perseverance, self-control and all of that is like just for anybody to be a well-rounded person and for a girl to have that and to learn that it is good”
.

https://lh3.googleusercontent.com/-Qu3VOXqe0Hs/TvLXGS1bKeI/AAAAAAAAAF4/yJVqBntbvY8/s720/IMG_6786.JPG

.

Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, phi đoàn Thần Phong Việt Nam không còn nữa nhưng các võ sư Thần Phong vẫn tiếp tục duy trì truyền thống của võ phái Thần Phong. Họ đang nới rộng hoạt động trên toàn thế giới và âm thầm đào tạo thể dục, trí dục và cả đức dục cho lớp trẻ không phân biệt quốc tịch, với ước mong đóng góp và xây dựngmột thế giới tốt đẹp hơn.

.
.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
03-23-2012, 04:15 AM
Vài Quan Điểm của người Mỹ gốc Việt về cuộc tranh cử trong đảng Cộng Hòa và phong trào vận động Nhân Quyền cho Việt Nam


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 21 tháng Ba năm 2012

Nguồn

(http://haokhidienhong.com/hienvy/quandiemvecuoctranhcutrongdangconghoa.html)Âm thanh tại ---> day (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-BauCu2012.mp3) http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-BauCu2012.mp3


Người dân Hoa Kỳ sẽ đi bầu để chọn Tổng Thống và Phó Tổng Thống vào ngày 6 Tháng 11 năm 2012. Ở Hoa Kỳ có nhiều đảng chính trị nhưng trên thực tế chỉ có hai đảng thay phiên nắm quyền điều hành đất nước là đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa. Trong khi Tổng Thống Obama và Phó Tổng Thống Biden chắn chắn sẽ là ứng cử viên của đảng Dân Chủ ra tái tranh cử, thì các ứng cử viên đảng Cộng Hòa đang vận động ráo riết trong các cuộc bầu sơ bộ để được đảng đề cử ra tranh chức Tồng Thống Hoa Kỳ. Cho đến bây giờ, hai người nổi bật và có nhiều hy vọng nhất là cựu Thống đốc Tiểu bang Massachusettes Mitt Romney, và nguyên thượng nghị sĩ tiểu bang Pennsylvania, Rick Santorum.

Gần đây, người Mỹ gốc Việt đã bắt đầu để ý nhiều đến chính trị dòng chính. Những vấn đề chính trị liên hệ đến cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Công Hòa tại Hoa kỳ, cũng như những vấn đề liên quan đến các cuộc vận động cho Nhân Quyền tại Việt Nam của cộng đồng người Việt tại đây là những đề tài sôi nổi.
Trong buổi họp mặt của một nhóm thân hữu tại Houston, tuy bình thường nhưng lại quy tụ nhiều người từ các nơi khác nhau nhân dịp nghỉ Spring Break, những chủ đề chính trị này cũng được chia sẻ.

Ông Nguyễn Lương Bình, một cư dân Dallas, cho rằng cho đến lúc này các ứng cử viên Cộng Hòa chưa dứt khoát về lập trường tranh cử:
“ Phe Cộng Hoà năm nay thì hơi lủng củng là tại vì bị chia trí nhiều quá. Đến giờ này thì vẫn còn chưa rõ tại vì một số người ngả về phía cực đoan, một số khác thì có vẻ ôn hòa hơn một chút và họ chưa quyết định. Riêng tôi, tôi hy vọng ông Rommey ...”

Một bạn trẻ là Cô Diễm Cơ đến từ Allen, thuộc tiểu bang Texas thì nói rẳng kỳ này trong đảng Cộng Hòa không có ứng cử viên nào mạnh:
“ Đảng Cộng Hòa họ không có một ứng cử viên nào mạnh trong kỳ ứng cử này, và những chủ trương mà họ đề ra nó không thuyết phục được nhiều người”

Còn Ông Bùi sỹ Tuấn từ Buffalo, New York thì nhận xét là sau khi được đảng đề cử, chính sách của ứng viên sẽ thay đổi cho hợp với đường lối của đảng:
"Bây giờ họ đang tranh cử trong đảng Cộng Hòa của họ cho nên ý kiến của họ nhiều khi hơi extreme một chút. Mình nghĩ lập trường của họ sẽ thay đổi sau khi được tuyển chọn."

Khi được yêu cầu tiên đoán ai có thể được chọn là ứng cử viên Tổng Thống cùa đảng Cộng Hòa, Ông Hoàng Thống Lập đến từ Tallahassee, tiểu bang Florida miễn cưỡng trả lời:
“Nếu mà tôi phải dự đoán thì tôi nghĩ rằng ông Mitt Rommey thì có vẻ sẽ được nhiều phiếu nhất trong đảng Cộng Hòa và cuối cùng sẽ đại diện đảng Cộng Hòa ra tranh cử với ông Obama”

Trong quá khứ dường như nhiều cử tri gốc Việt có khuynh hướng ủng hộ đảng Cộng Hòa vì cho rằng đảng Cộng Hòa có chính sách chống cộng sản mạnh hơn. Ông Phạm Văn Đức đang sống tại Houston không chia sẻ quan điểm trên :
“Đi ngược dòng lịch sử lại thì ngày 30 tháng Tư mất nước thì lúc đó đảng Cộng Hòa đang nắm chính quyền thế tại sao chúng ta mất nước. Có phải lúc đó là thời Tổng Thống Ford hay không? Rõ rệt. Thế thì chúng ta không thể nói Cộng Hòa chống Cộng hay không chống Cộng”

Ông Nguyễn Lương Bình thì cho rằng chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ bây giờ quan tâm nhiều về kinh tế:
“Cái vụ chống Cộng hay không đó là cái thời có vẻ xưa xưa rồi, bây giờ họ nghĩ đến quyền lợi về kinh tế và đất nước của họ nhiều hơn”

Ông Lập cũng chia sẻ quan điểm của ông Bình và cho rằng đảng nào tại Hoa kỳ cũng coi quyền lợi của Hoa Kỳ là quan trọng cả:
“ Bất cứ đảng nào cũng đặt quyền lợi của đất nước họ lên trên”

"Nhân quyền cho Việt Nam" cũng là một đề tài được nhiều người quan tâm. Mọi người bàn tán về con số gần 150 ngàn người Việt tại Hoa Kỳ đã ký vào thỉnh nguyện thư gửi cho Tòa Bach Ốc để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp với nhà nước Việt Nam trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và các nhà tranh đấu ôn hòa cho Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam. Bình luận về phong trào ký tên Thỉnh Nguyện Thư vừa qua, ông Bùi Sỹ Tuấn nói rằng đây là một phương pháp mới của cộng đồng người Việt :
"Đây là một cách làm rất là hay, như vậy người Việt có thể đi vào chính trị của Mỹ, lợi dụng cách làm chính trị của Mỹ để ảnh hưởng đến thái độ chính trị của Mỹ với chính phủ Việt Nam”

Ông Bùi Nghĩa là một cư dân thành phố Dallas, tiểu bang Texas nói là Tòa Bạch Ốc phải ngạc nhiên vì số người ký thỉnh nguyện thư và bắt đầu quan tâm hơn về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam:
“ Lần đầu tiên mà có rất nhiều người Việt Nam ký thỉnh nguyện thư và điều đó làm cho tòa Bạch Ốc, phải nói là ngạc nhiên và họ bắt đầu để ý đến vấn đề này hơn ngày xưa”

Cuộc vận động tranh cử gay go tại Hoa Kỳ cho thấy một sự khác biệt trong hệ thống bầu cử tự do thực sự tại Hoa Kỳ và các cuộc bầu cử tại Việt Nam. Trong khi đó, thỉnh nguyện thư gửi cho Tòa Bach Ốc của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ mở ra một cánh cửa mới trong phong trào vận động Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.
Người Việt tha hương luôn ưu tư về tình trạng đất nước, nhất là tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Mỗi người đều có quan điểm và giải pháp khác nhau để cải tiến đất nước. Xin mượn lời của cô Diễm Cơ nói về một đường hướng mang lại Tự Do Dân Chủ thực sự cho Việt Nam là giúp cho giới trẻ Việt Nam biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài:
“ Để thay đổi vận mạng của đất nước thì giáo dục tầng lớp trẻ là chuyện quan trọng nhất, tại vì khi lớp trẻ lớn lên, họ là những người sống chết với đất nước sau này. Cháu nghĩ là chuyện mình có thể làm được là giúp cho những người trẻ ở Việt Nam biết nhiều hơn về thế giới, hơn là những gì họ có thể biết được tại vì vấn đề thông tin, tin tức ở Việt Nam vẫn rất là hạn chế."

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

http://haokhidienhong.com/hienvy/quandiemvecuoctranhcutrongdangconghoa.html
http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-BauCu2012.mp3

TTHV
03-29-2012, 05:54 AM
Học giả Đỗ Thông Minh ra mắt hai tác phẩm mới tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 28 tháng Ba năm 2012
Nguồn

(http://haokhidienhong.com/hienvy/hocgiadothongminh.html)Âm thanh ở đây (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-RMS-DoThongMinh.mp3)

http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-RMS-DoThongMinh.mp3
(http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-RMS-DoThongMinh.mp3)https://lh5.googleusercontent.com/-ZJq4hE5aQJE/T3RQn00BFpI/AAAAAAAAJyM/x64bSViHoq4/s640/HKDH-HG-DoThongMinh-6802.jpg
Có lẽ học giả Đỗ Thông Minh không phải là một người xa lạ với cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới vì ông có nhiều tác phẩm viết về văn hóa và khoa học. Đồng thời Ông cũng là người có nhiều sinh hoạt về mặt chính trị và xã hội. Ông đã nhiều lần đi vòng quanh thế giới để giới thiệu những tác phẩm của ông. Được biết chuyến đi này là chuyến đi thứ 116 trong vòng 35 năm qua.

“Học giả Đỗ Thông Minh sinh năm 1950, ông tốt nghiêp cử nhân hóa học tại Nhật Bản. Ông là một nhà hoạt động cộng đồng trên rất nhiều lãnh vực khác nhau, về chính tri, về xã hội, về văn hóa, về kỹ thuật …”.
Đó là lời giới thiệu về học giả Đỗ Thông Minh của cô Nguyễn Phúc Anh Lan, thành viên Hội Văn Hóa Khoa Học, trong dịp ông ghé lại Houston chiều Chủ nhật ngày 25 tháng 3năm 2012, để ra mắt 2 tác phẩm mới là “Động Đất, Sóng Thần, Phóng Xạ” và “Bạn Có Biết: Văn Hóa - Khoa Học”.

Tác phẩm “ Động Đất, Sóng Thần, Phóng Xạ” ghi lại, cũng như thảo luận về thiên tai động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật bản ngày 11 tháng 3, năm 2011. Trận thiên tai này đã làm hàng ngàn người chết tại Nhật, làm hư hại nhà máy phát điện chạy bằng nguyên tử năng Fukushima Daiichi, gây ra tai nạn phóng xạ và làm nhiều người dân Nhật khủng hoảng trong năm qua. Theo Ông Đỗ Thông Minh thì tai nạn này làm cho Nhật Bản thiệt hại nặng nề:
“Chưa bao giờ Nhật Bản bị một cơn khủng hoảng lớn như vậy, chỉ sau Thế Chiến Thứ Hai mà khi thất trận mà thôi”

Và ông có một nhận xét đặc biệt như sau:
“Trong khi Nhật bản đang phải đối phó như vậy thì lại bán lò nguyên tử cho Việt Nam”

Khi được hỏi về quan điểm cá nhân trong vấn đề xây nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam, ông nói là Việt Nam cần chờ thêm nhiều năm nữa để đào tạo đủ chuyên viên trong ngành này:
“Tôi nghĩ rằng giống như nhiều chuyên gia đã khuyến cáo, là không nên làm trong lúc này, ít nhất là 10, 20 năm nữa, để đào tạo đủ tầng lớp chuyên viên có kinh nghiêm rồi hãy bắt tay vào làm một công trình có kỹ thuật cao và nguy hiểm như vậy”

https://lh6.googleusercontent.com/-vt2ipDna-YU/T3RQnwOiflI/AAAAAAAAJyc/Sj0NgWIMy1U/s512/HKDH-HG-DoThongMinh_6813.jpg
Tác phẩm "Bạn Có Biết: Văn Hóa- Khoa Học" ghi lại những khám phá mới của ông Đỗ Thông Minh về những dữ kiện trong lãnh vực Văn Hóa và Khoa Học cũng được cử tọa chú ý và tham gia thảo luận, từ những vấn đề ngôn ngữ, lịch sử đến phong tục, văn hóa...
(sb thảo luận)

Một trong các chủ đích chuyến đi Hoa kỳ này của học giả Đỗ Thông Minh là tham dự buổi họp mặt tại thủ đô Washington về vụ Thỉnh Nguyện Thư của cộng đồng người Việt tại Mỹ, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp cho Nhân Quyền tại Việt Nam. Ông chia sẻ:
“Phong trào đó thứ nhất là mới mẻ và rất là rộng lớn nên trong lúc làm việc có thể là chưa hoàn bị, kể cả về phía Việt Nam cũng như phía tòa Bạch Ốc, cũng như Bộ Ngoại Giao. Nhưng thành tích tới ngày hôm nay lên tới 150 ngàn người ký và cái hôm vào tòa nhà Eisenhower thuộc Tòa Bạch Ốc là 195 người, cộng với bảy, tám trăm người ở bên ngoài, cũng là con số người nói lên tiếng nói của người Việt rất là mạnh mẽ, một thông điệp cho hành pháp và lập pháp rất là mạnh mẽ”

Ông thêm rằng người Việt tại Nhật bản cũng như khắp nợi trên thế giới kỳ vọng nhiểu vào phong trào này:
“ Không những người Việt tại Nhật Bản mà chúng tôi nghĩ rằng khắp nơi trên thế giới, cả trong và ngoài nước đều theo dõi phong trào này rất là sát sao, mọi người đều đặt kỳ vọng, tuy rằng có một vài trục trặc làm một số ít người phiền lòng. Nhưng mà hy vọng trong tương lai chúng ta tránh được các điều đó thì cuộc đấu tranh của mình nó có kết quả hoàn mỹ hơn”

https://lh3.googleusercontent.com/-bAiSD2R1pVc/T3RQoomE3AI/AAAAAAAAJyM/yvFU24_flxY/s640/HKDH-HG-DoThongMinh_6826.jpg
Buổi họp mặt có đông đảo đồng hương tham dự, dường như ngoài sự dự đoán của ban tổ chức, nên nhiều người không có chỗ ngồi và số sách mang theo không đủ cung ứng cho độc giả nên một số phải ghi danh để sách gửi đến sau. Tuy nhiên mọi người đều vui vẻ có cơ hội nghe học giả Đỗ Thông Minh nói chuyện.
Bà Trần Ánh Tuyết là một độc giả thường xuyên của học giả thì nói rằng chỉ với tên tuổi Đỗ Thông Minh là bà đủ niềm tin vào tác phẩm :
“ Với tôi thì nội cái tên của học giả Đỗ Thông Minh đủ là uy tín, đủ là niềm tin cho các đồng hương nào đã từng theo dõi ông từ hơn 10 năm qua là người ta đều đến để tham dự”

Còn ông Trần Phú Hòa thì nói rằng chỉ đi nghe Học giả Đỗ Thông Minh nói chuyện khoảng một giờ có thể có kiến thức bằng ngồi nhà đọc sách 20 năm:
“Hôm nay rất là hữu ích. Trong một buổi nói chuyển của anh ấy chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ mà tôi có thể thu thập được những điều mà có thể tôi phải đọc sách 20 năm mới thu thập được”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
04-05-2012, 10:15 AM
Thánh lễ cầu nguyện cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn giáo tại Việt Nam
Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, 4 tháng Tư năm 2012
Nguồn (http://www.voanews.com/vietnamese/news/palm-sunday-mass-04-04-12-146127995.html) http://www.voanews.com/vietnamese/news/palm-sunday-mass-04-04-12-146127995.html (http://www.voanews.com/vietnamese/news/palm-sunday-mass-04-04-12-146127995.html)
Hay tại đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/thanhletaiholyrosarychurchtaihouston.html)
https://lh5.googleusercontent.com/-A8oFeErrjZ0/T32Xw4MMj_I/AAAAAAAAJ10/njHUOafWDY0/s640/VOA-CaunguyenNhanquyen-1.jpg

Năm nay, Chủ nhật ngày 1 tháng Tư năm 2012 là ngày Lễ Lá truyền thống của Thiên Chúa Giáo. Tại Thánh đường của nhà thờ Holy Rosary trong downtown Houston, ngay sau Lễ Lá là một buổi lễ long trọng khác để cầu nguyện cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn giáo tại Việt Nam. Linh mục Trần Ngọc Hùng chủ tế buổi lễ với nhiều linh mục khác chứng kiến. Ngoài sự hiện diện của đông đảo đồng hương không phân biệt tôn giáo còn các vị dân cử như Dân Biểu tiểu bang Texas Hubert Võ, Luật sư Teresa Ngọc Hoàng, chủ tịch Cổng Người Việt Quốc gia Houston và vùng phụ cận cũng có mặt.
Trong bài giảng, Linh mục Trần Ngọc Hùng nhắc đến ý nghĩa của Lễ Lá, của mùa Thương Khó và sự hy sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa để chịu tội cho nhân loại. Linh Mục Hùng giảng rằng trong mọi hoàn cảnh, Thiên Chúa luôn ở bên nhân loại để cứu giúp con người ra khỏi sự Dữ. Do đó mọi người cứ vững tâm theo đuổi lý tưởng phục vụ quê hương dân tộc:
“Đừng ngần ngại, đừng để những sự phiền muộn làm tắt đi lý tưởng yêu mến quốc gia dân tộc, yêu mến quê hương đất nước, nhưng mà hãy để nó bừng cháy trong con tim, trong linh hồn chúng ta, để vượt qua những khó khăn và hy vọng một ngày nào đó tại Việt Nam mọi người được sống làm con người, một người bình thường, được sống trong công lý, được sống trong bình an. Tự do tôn giáo không còn bị đàn áp"
Thánh lễ cầu nguyện cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo, đặc biệt cầu nguyện cho sự an bình của Nhạc sĩ Việt Khang và các nhà dân chủ đang bị quản thúc tại Việt Nam. Trong ánh nến lung linh, bản thánh ca Kinh Hòa Bình của nhạc sư Kim Long và hai ca khúc “Anh Là Ai ?” và “Việt Nam Tôi Đâu ?” của Việt Khang được hát lên, làm nhiều người rơi lệ.
SB nhac Việt Nam Tôi Đâu
Hiện diện trong buổi lễ còn có Nhạc sĩ Trúc Hồ, phu nhân và một số thân hữu sát cánh cùng ông trong việc phổ biến tiếng hát Việt Khang trên thế giới và chiến dịch vận động ký thỉnh nguyện thư gửi cho Tòa Bạch Ốc, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp với nhà nước Việt Nam trả tự do cho Việt Khang và các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Luật sư Trần Minh Tâm, một thành viên trong ban tổ chức thánh lễ cầu nguyện này, đã phát biểu như sau khi giới thiệu Trúc Hồ và bạn hữu của ông:
“Từ vài tháng qua, 2 bài hát của Việt Khang đã được gửi ra nước ngoài đã làm cho hàng triệu trái tim con dân nước Việt rung động và đau đớn…. Việt Khang viết nhưng có một người nhạc sĩ tài hoa khác đã chuyển tải 2 bài hát đó trên khắp thế giới với những nỗ lực không ngừng và phương tiện truyền thông của anh và của các bạn của anh, người nhạc sĩ đó đã đánh thức chúng ta sau một giấc ngủ dài 37 năm, chúng tôi muốn nói đến nhạc sĩ Trúc hồ và các bạn của anh ”
Là một tín đồ Công Giáo, Nhạc sĩ Trức Hồ đã nghẹn ngào nói rằng ông hàng đêm cầu nguyện Đức Mẹ La Vang hướng dẫn ông trong công cuộc vận động Nhân Quyền này:
"Mẹ đã cho con thấy. Con xin cám ơn Mẹ. Con sẽ tiếp tục đi theo đường Mẹ muốn. Đó là đấu tranh cho quyền căn bản làm người, cho một xã hội có công lý, có công bình”
Rất nhiều đồng hương tham dự thánh lễ vì muốn góp lời cầu nguyện cho Nhân Quyền tại Việt Nam. Một vị cao niên là ông Đan Nguyễn chia sẻ rằng ông đặc biệt đi dự lễ tại nhà thờ trong phố để ủng hộ cuộc vận động cho nhân quyền tại Việt Nam:
“ Mục đích để đến cầu nguyện cho nhân quyền Việt Nam, thấy buổi lễ này có thông báo trên báo chí và truyền hình nên chúng tôi từ vùng Southwest lên phố để tham dự lễ này”
Còn anh Bùi Thắng là một Phật Tử thì cũng nói là đến dự lễ để góp phần cầu nguyện cho Nhân Quyền:
“Hôm nay là buổi cầu nguyện Nhân Quyền cho Việt Nam nên em đi tham dự”
Trước sự hưởng ứng đông đảo của đồng hương, bà Diệu Quyên, phu nhân của nhạc sĩ Trúc Hồ nói lên sự cảm động của Bà:
"Tôi thấy rất là xúc động. Xúc động từ trong tim, xúc động khi nhìn thấy cảnh mọi người trong nhà thờ cùng một ý nghĩ hôm nay là ngày cầu nguyện cho Nhân Quyền, cầu nguyện cho dất nước Việt Nam.”
Còn Nhạc sĩ Trúc Hồ thì chia sẻ sự linh thiêng trong khi ông cùng mọi người cầu nguyện:
“Khi được đứng trong nhà thờ cùng tất cả mọi người cầu nguyên cho quyền làm người ở Việt Nam nó có một cái gì đó rất linh thiêng. Chắc có lẽ là trong đời người, mình chỉ có thể có cảm giác này đếm trên đầu ngón tay”
Nhân Quyền và Tự do Tôn Giáo là mối quan tâm của hầu hết người Việt tha hương không phân biệt tôn giáo. Sự hiện diện đông đảo của đồng hương trong ngày cầu nguyện cho Nhân Quyền Việt Nam đã làm cho linh mục chủ tế Trần Ngọc Hùng cảm kích và hy vọng. Xin mượn lời chia sẻ của Linh Mục Trần Ngọc Hùng để kết thúc phóng sự này:
“ Đó là điều chúng ta đang có sự thao thức, đang có sự đáp lại. Đó là cơ hội cho chúng tôi có thể làm khơi dậy sự quan tâm của nhiều người. Đó là điều chúng tôi rất cảm kích”
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
04-12-2012, 02:30 PM
Chợ Chồm Hổm tại Houston
Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 11 tháng Tư năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/timlaiquehuongtaichochomhomhouston.html)
https://lh6.googleusercontent.com/-y4HeCHyGtRg/T4c57I-SmnI/AAAAAAAAJ8s/CkE-XOi3Vjo/s640/HKHD-IMG_6686.jpg
Tại Hoa Kỳ, mỗi khi nhắc đến Houston người ta thường liên tưởng tới thủ đô dầu hỏa và các kỹ nghệ hóa chất liên hệ đến dầu hỏa của thế giới, hay nghĩ tới trung tâm điều khiển phi thuyền không gian của cơ quan Hàng Không Không Gian Hoa Kỳ, thường gọi ắt là NASA. Tuy nhiên Houston còn có "Chợ Chồm Hổm", mà có người còn gọi là" Chợ Xép Nhớ Quê", một khung cảnh rất quê mùa và cũng rất thân thương trong cộng đồng Việt Nam.
sb
Khó ai biết chắc Chợ chồm hổm có từ năm nào, mọi người chỉ biết đại khái là chợ này có khoảng hơn 10 năm nay. Chợ chỉ họp vào mỗi Chủ Nhật từ khoảng 7, 8 giờ đến 10 giờ sáng, bên vệ đường trước nhà thờ Đức Mẹ La Vang trong vùng Tây Bắc Houston. Chợ có bán rau, bán tôm cá,và đôi khi có cả thịt rừng. Rau thì do dân cư ngụ quanh vùng giáo xứ Đức Mẹ La Vang trồng từ nhà riêng mang ra bày bán. Còn tôm cá thì cũng từ các hồ quanh vùng này hay mua lại từ những nơi xa như Port Arthur hay Baytown để bán lại. Đặc điểm là rau cá chợ này rất tươi và giá bán rất rẻ so với các siêu thị trong vùng. Một đặc điểm khác là những người bán hình như chỉ bán cho vui, và người mua cũng chỉ muốn sống lại những giây phút thân thương của quê nhà. Ít ai biết tên tuổi của các người bán hàng và ngay cả các bạn hàng cũng gọi nhau bằng tên của món hàng, như Ông Tôm, Bà Hẹ, Bà Cá, Ông Rau. Người bán hàng lái những chiếc xe hơi khá đắt tiền để mang hàng đến bán.
Ông bán tôm chia sẻ là ông bắt đầu bán hàng khỏang vài năm nay, trước đó có người khác nhưng nay đã già, không đến chợ nữa. Ông nói về các người bán hàng như sau:
“Tôi, người ta kêu là ông Tôm, tôi bán tôm; bà bên này có con chó tên là Lượm, hôm nay bà không mang nó ra, bà chuyên bán hẹ không thôi, người ta kêu là bà Hẹ. Bây giờ hỏi tên thì tôi không biết tên; còn ông này là ông Rau Đay, kế bên là bà Rau, bà bên kia bà Cá. Bây giờ gọi nhau bằng mặt hàng chứ không biết tên nhau.”
https://lh6.googleusercontent.com/-NHi7RjKl2DM/T4c57LSSv2I/AAAAAAAAJ8s/Yx6kfc9avq8/s615/HKDH-VOA-IMG_6707.jpg
Ông Tôm năm nay 68 tuổi, ngày thường đi làm hãng xưởng. Ông cho biết Chủ Nhật hai ông bà ra bán tôm để thư giãn tinh thần:
“Một phần ra bán cho thư giãn tinh thần tại vì công việc làm nó depressed quá nhiều nên ra đây thấy vui vui, cũng thoải mái lắm”
Còn bà Tôm năm nay 65 tuổi cũng đi làm hãng, thì nói là bà ra chợ bán hàng ngày Chủ nhật để gặp gỡ đồng hương:
“Vui!. Rất là vui vì gặp được người đồng hương của mình, nói chuyện nó khuây khoả đầu óc, đầu óc mình không phải suy nghĩ nữa. Ra đây nó vui vẻ lắm”
Ông Rau năm nay 78 tuổi nhưng trông rất tráng kiện thì chia sẻ là việc trồng rau làm ông có thêm sức khỏe và niềm vui của tuổi già:
“Nếu mà bây giờ ăn xong rồi cứ nằm không, coi phim không, thì sức khỏe nó giảm lắm. Còn làm như vậy đó bây giờ mình có niềm vui của mình, sáng ra mình dậy, mình ra thăm rau, thăm vườn. Thấy nó phát triển mình thấy khỏe người. Niềm vui của tuổi già mà lại có thêm tiền xài nữa”
https://lh3.googleusercontent.com/-A57Sij58bVM/T4c56a1u-3I/AAAAAAAAJ8s/9SaYE9HNS2o/s512/HKDH-VOA-IMG_6698.jpg
Một hình ảnh hiếm có tại "chợ chồm hổm" Houston là dường như người bán chỉ ra bán cho vui chứ không chủ ý vì lợi tức thu nhập. Khi khách còn đang mua hàng, thì bà Hẹ vội vàng để lon thu tiền bên cạnh các bó hẹ để khách mua tự bỏ tiền khi mua hẹ vì đến giờ bà đi hát trong ca đoàn của nhà thờ. Bà vui vẻ nói cùng người khách hàng đang hỏi mua:
“Đị tập hát, tôi phải đi tập hát. Ơ tôi phải đị tập hát mà, Có cái lon đây này. Lát nữa tôi đi hát về tôi lấy. Ô, ai mới vứt 2 đồng vào đây nữa ...”
Trong khi đó bà Rau vui vẻ chỉ khách hàng cách nấu rau đắng cho hợp với sức khỏe:
“ Về luộc nhớ cho cà chua nhé. Diet trăm phần trăm”
https://lh4.googleusercontent.com/-bG9YMfyizbk/T4c56-71ygI/AAAAAAAAJ8s/XUKnO-wM7_M/s640/HKDH-VOA-IMG_6700.jpg
Ông Hoàng đang mua cá thì nói rằng đa số khách mua là những người đi lễ nhà thờ ra và hàng bán ờ đây tươi ngon hơn hàng trong siêu thị:
“Chỉ có sáng Chủ nhật thôi. Cộng đồng người ta đi lễ đây thì người ta mua. Phần nhiều cái chợ này thì nói chung là nó tươi hơn, cá nó tươi hơn, có nhiều người đánh bắt được rồi đem bán tươi."
Mộtkhách hàng khác là bà Tâm giải thích lý do bà đến mua rau ở đây mà không đi siêu thị Mỹ:
“ Tại vì mình Việt Nam mình ủng hộ Việt Nam thôi, với lại thấy mấy người ở đây bán đồ cũng tươi và ngon lành.. Cái này thịt heo rừng. Bây giờ mỗi Chủ nhật cứ ra đây để nhớ lại Việt Nam.”
Một ông khách mua hàng tên Thắng cũng đồng quan điểm là đi mua hàng tại chợ chổm hổm là để nhớ lại thời ở Việt Nam:
“ Thì vui mà, đồng hương mà. Họ bán như vậy thì mình mua như vậy để mình nhớ ngày xưa khi còn ở Việt Nam”
Có lẽ các nhà kinh tế không thể ngờ được một loại thương mại đơn sơ như "chợ chồm hổm" có thể tồn tại được tại Hoa Kỳ trong nhiều năm qua, từ những năm kinh tế Hoa Kỳ thịnh vượng qua những năm kinh tế khủng hoảng. Lý do họ sẽ không thể hiểu được vì các nghiên cứu thị trường thì đặt chủ đích của thương mại là lợi tức trong khi "Chợ Chồm Hổm Houston" lại tồn tại trên căn bản hạnh phúc đơn sơ trong niềm vui gặp gỡ đồng hương để cùng hoài niệm về Quê Hương Việt Nam yêu dấu.
Nguyễn Phuc Hưng, tường trình từ chợ chồm hổm Houston, Texas

Nắng Hạ
04-12-2012, 03:19 PM
:)>- :)>- :)>- Hoan Hô !!!!!!! Sẽ ghé qua nếu có dịp, và sẽ ghé ở đó dài dài luôn.

TTHV
04-25-2012, 05:56 PM
Chương trình thơ nhạc "30 Tháng Tư, Một Ngày Nhìn Lại" của Văn Bút Nam Hoa Kỳ
.
.
Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 25 tháng Tư năm 2012
.
Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/30thangtumotngaynhinlai.html)


https://lh4.googleusercontent.com/-0796Dj-dqCM/T5g75FMfo_I/AAAAAAAAKLk/uSZYOkw7WPI/s364/HKDH-VOA-IMG_7802.jpg


.
.

"Mắt rưng rưng lệ cờ vàng
Tiếng hô xé nát ruột gan thân này,
Hạ kỳ súng bắt đều tay,
Xin chào đất nước lần này nữa thôi"

.
Đó là những vần thơ của nhà thơ Nguyễn Tư, cũng là một cựu quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã viết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng Tư năm 1975 nhìn lá cờ thân yêu được hạ xuống, trước khi miền Nam thất thủ. Và đó cũng là lời mở đầu cho bài nói chuyện “Thơ Nhạc Trong Tù" của nhà văn Nguyển Mạnh An Dân trong chương trình thơ nhạc đặc biệt “30 Tháng Tư, Một Ngày Nhìn Lại” do Văn Bút Nam Hoa Kỳ tổ chức tại Houston, chiều Chủ nhật, ngày 15 tháng Tư năm 2012.
.
Trong bài nói chuyện, diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân nhắc đến những vần thơ, những bài hát của các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã sáng tác trong các trại tù cải tạo, sau biến cố 30 tháng Tư 1975. Những sáng tác nói lên tâm tình, cuộc sống tù đày cũng như tâm tình với những người thân thương và với đất nước, với dân tộc của các nhà thơ Vương Quang Tuệ, Hà Thúc Sinh, Tô Thùy Yên, Nguyễn Hữu Nhật, Phạm Nam Quân... Xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu.
.
Hình ảnh những tù nhân trong trại cải tạo phải chôn xác bạn tù dưới sự kiểm soát của cai ngục được mô tả qua bốn câu thơ của chính diễn giả:
Hai người tù khiêng một người
Tấm ny lông rách hở đôi chân gầy
Vệ binh cầm súng quay quay
Quát: Đào cái lỗ lấp ngay rồi về”

.

Và hình ảnh những người lính VNCH trước khúc quanh khắc nghiệt của lịch sử, được nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật viết :
"Áo quan bằng chiếu lá tù,
Chôn người lấp cả sương mù cuối năm
Chết đứng từ hồi 75
Đến nay mới chịu chết nằm đó thôi"
.
Diễn giả cũng đã ghi lại tâm tình của ông về chế độ mới đang cai trị đất nước:
"Em bé được lịnh vẽ cờ,
Tay run bụng đói gượng tô nền hồng
Máu người khô từ bên trong,
Mặt ngoài vẫn phải vui mừng vỗ tay"
.
Hình ảnh Mẹ hiền vất vả thì được nhà thơ tù Nguyễn Hữu Nhật ghi lại đậm nét trong những vần thơ sau đây:
"Chiều đị lao dịch về nhà
Thấy ngoài đồng gió thổi bà mẹ quê
Thay trâu cày dưới chân đê
Mưa thôi nặng hạt, nón mê bật vành"
.


https://lh3.googleusercontent.com/-D9v31i8FCVg/T5g75K3qXXI/AAAAAAAAKLk/AaY5lFnlGRo/s448/HKDH-VOA-IMG_7804.jpg
.
Bài nói chuyện của diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân làm mủi lòng nhiều quan khách tham dự. Tiếp theo đó, nhạc sĩ Vũ Khoa, nguyên là tù nhân cải tạo tại trại Xuyên Mộc, nhóm 520, trình bày các bài Tù Ca do chính ông sáng tác trong trại tù:
"Chúng nói về Tình Người, tôi thấy nước mắt rơi. Chúng nói về Tình yêu, trời ơi, trời ơi hỡi, người yêu xa vời vợi..."
.
Tuy nhiên khi được hỏi cảm tưởng của ông sau nhiều năm sống tại Hoa Kỳ, ông Vũ Khoa chia sẻ:
" Thực sự ra ở chỗ nào mà không có tiền,mà không có kinh tế nó bảo đảm cho anh làm bất cứ cái gì thì nó là nhà tù, bởi vì bị tù vì nhiều thứ lắm chứ không phải nhà tù mới là tù, chỗ nào cũng là nhà tù được cả. Thử không có tiền, không có xe, có cộ bên Mỹ anh không đi đâu được thì đó là nhà tù chứ còn gì nữa"

.
https://lh3.googleusercontent.com/-Rp6dyYz3WCo/T5g75pVIeNI/AAAAAAAAKLk/vsNiLKxZYp0/s448/HKDH-VOA-IMG_7809.jpg
.
Đồng hương tham dự buổi sinh hoạt với nhiều lý do khác nhau. Ông Nguyễn Trần Quý cho biết ông đến vì muốn ủng hộ sinh hoạt này:
"Sinh hoạt văn hóa của Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là một điều mà người Việt chúng ta hãnh diện, hãnh diện là bởi vì có lẽ đây là một trong những tổ chức còn lại rất ít của ngườii Việt có tầm mức quốc tế mà nó duy trì từ trước năm ‘75 đến bây giờ"
.
Nhà văn Dương Thanh Trúc đến từ thành phố Wichita, tiểu bang Kansas, cũng là một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, chia sẻ tâm tình của ông:
"Không riêng cá nhân tôi mà có lẽ tất cả mọi người đều cảm thấy rất đau buồn trong ngày 30 tháng Tư, và trong dịp tháng Tư về... "
.
Và Ông Hứa Hùng một cựu quân nhân khác thì nói lên sự thất vọng của ông với nhà nước Việt Nam sau 37 năm cai trị đất nước:
"Chúng ta không đem hận thù vào dân tộc nhưng cái chế độ nó làm cho 87 triệu dân toàn cõi Việt Nam không có tự do, thành ra tôi đau buồn"
.
Một số bạn trẻ cũng tham dự sinh hoạt đặc biệt này. Trong khi thế hệ cha anh hoài niệm về biến cố tháng Tư 1975 thì có lẽ giới trẻ nhìn những kinh nghiệm của cha anh như những bài học lịch sử và hướng về tương lai. Một bạn trẻ tên Duyên nói lên sự khâm phục của cô trước sự can đảm của nhạc sĩ Việt Khang, là một người sinh ra và lớn lên trong nước :
"Cháu rất là hãnh diện về chú Việt Khang vì chú có thể bộc lộ cảm xúc của mình, viết ra những bài nhạc và tải lên cho mọi người biết"
.
.
Thấm thoát 37 năm đã trôi qua sau biến cố 30 tháng Tư, 1975. Thành viên Văn Bút Hải Ngoại Việt Nam- Nam Hoa Kỳ, cũng như đa số đồng hương luôn có những hoài niệm về quê hương, mặc dầu có những cách diễn đạt khác nhau.

Nhạc
.
.
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
05-03-2012, 03:52 PM
Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư ngày 2 tháng Năm năm 2012

Nguồn
(http://haokhidienhong.com/hienvy/letuongniemngayquochanlanthu37.html)
https://lh3.googleusercontent.com/-ypeLZ8hY-Iw/T6H1YpFPyuI/AAAAAAAAKS4/ZlRDDmFbBK0/s448/HKDH-voa-30Thang42012.jpg

30 tháng Tư năm 1975 là một ngày lịch sử khó quên với rất nhiều người dân Việt. Với nhà nước Việt Nam, đây là ngày đất nước thống nhất, ngày chiến thắng và trong tháng này, tại Việt nam đang có những lễ lạc ăn mừng chiến thắng. Trong khi đó hàng triệu người dân Việt tại quốc nội cũng như hải ngoại, coi ngày này là ngày Quốc Hận. Đối với họ, ngày 30 tháng Tư hàng năm là những ngày giỗ đau buồn cho những người thân đã tử nạn trong chiến tranh hay trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do. Người Việt tha hương tìm Tự Do vẫn hàng năm kỷ niệm ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư như một dấu mốc, một bài học lịch sử đáng ghi nhớ cho chính mình và cho thế hệ con cháu. Đây cũng là một dịp cầu nguyện và tri ân những người đã hy sinh cho Tự Do và cầu nguyện an bình tự do cho quê hương dân tộc.

Tối ngày Chủ nhật, 29 tháng Tư năm 2012, Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston, thuộc tiểu bang Texas tổ chức một buổi lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận rất trọng thể với sự hiện diện của nhiều vị dân cử Việt Mỹ, các vị lãnh đạo tôn giáo, các hội đoàn chính trị và hàng ngàn đồng hương tham dự. Và sáng ngày 30 tháng Tư, hàng trăm người biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houson để kêu gọi tự do và nhân quyền cho đồng bào quốc nội.
https://lh6.googleusercontent.com/-khuCW5jS7tk/T6H-gFe8RXI/AAAAAAAAKTU/hbKaDTKzQ2g/s448/HKDH-voa-30thang4-4.jpg
SB Lễ Truy Điệu

Dân biểu liên bang Al Green nói rằng Tự Do không thể tự nhiên mà có mà đòi hỏi nhiều hy sinh. Ông nhắc đến thảm cảnh Tháng Tư Đen, ngoài những chiến sĩ đã hy sinh còn có rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã thương vong:
“Freedom is not free. Let us never forget there were women who died in that conflict who were not soldiers, we can never forget those lives that were lost too, the men and women who died in Vietnam…”

Hòa thượng Thích Huyền Việt, vụ trưởng vụ thanh niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, thì kêu gọi mọi người cùng đoàn kết để phục vụ quê hương dân tộc:
“Đoàn kết để gây sức mạnh. Đoàn kết sẽ phục hồi được quê hương yêu dấu của chúng ta”

Ông Mạnh Xuân Thái cho biết vào tháng Tư năm 1975, ông đang du học tại Hoa kỳ và chia sẻ cảm nghĩ của ông về tình hình đất nước bây giờ như sau:
“ Tất cả mọi người bây giờ ai cũng thấy, với bài hát của Việt Khang ra đời, cho thấy rằng cái chiến tranh mà Cộng sản lấy làm chính nghĩa không còn nữa, mọi người đã thấy đâu là sự thật”

Một cựu bộ đội Miền Bắc là ông Sáng cũng tham dự buổi lễ tưởng niệm "Tháng Tư Đen". Ông nói là ông theo đoàn quân miền Bắc vào tiếp thu Saigon nhưng tâm sự là lúc đó ông mới 20 tuổi và cũng chẳng biết gì và bây giờ thì được con bảo lãnh qua sống tại Houston:
“Năm đó tôi đi bộ đội, thì cũng không có hiểu mấy… Con gái bảo lãnh, con gái lấy chồng qua đây thì bảo lãnh qua đây thì theo qua đây. Ở đây nói chung thì tốt.”

Trong khi đó thông gia của ông Sáng là ông Sơn năm nay đã ngoài 70 tuổi, lại là một cựu tù nhân "cải tạo" suốt 13 năm trời. Ông nói về sự thất vọng của ông khi Sai Gòn thất thủ:
“Mấy người lớn đi hết cả, mình ở lại biết làm gì? Mình ở lại chịu đi cải tạo, bị bắt bị đày. Tôi ở tù 13 năm, Tôi là HO”

Ông Sơn chia sẻ thêm về tâm sự của ông trước vận mệnh của đất nước:
“ Mình không biết làm gì hơn. Mình là hột cát thì mình giúp đỡ hay làm gì cho đất nước thì mình làm”
https://lh4.googleusercontent.com/-du_IZLK23s8/T6H1YuioGSI/AAAAAAAAKSw/DpRCZOAa4N0/s526/HKDH-VOA-30ThangTu2012-2.jpg

Trong lễ tưởng niệm tối Chủ nhật, ngoài các đồng huơng lớn tuồi còn có nhiều giới trẻ tham dự.
Cô Luyến nhớ lại sự cực khổ sau biến cố Tháng Tư 1975:
“ Con nhớ lúc đó con khoảng 6 hay 7 tuổi gì đó, ba mẹ có cái rẫy trên dốc 47 gì đó, con còn nhỏ, con phải đi nhặt cỏ, cực lắm”

Một bạn trẻ khác là anh Hoàng chia sẻ:
“ Đối với em 30 Tháng Tư là một thảm họa rồi, bởi vì sau đó thì cuộc đời tăm tối lắm. Bố thì đi tù cải tạo, bản thân mình đi học thì bị kỳ thị, rồi lúc nào cũng bị đói khổ nó ám ảnh, tương lai không có”

Một bạn trẻ tên Minh thì cho biết là anh không dám coi những phim ảnh về "Tháng Tư Đen" vì những phim ảnh này gợi cho anh nhiều nỗi buồn :
“Coi chút chút, không dám coi nhiều tại vì thấy cái đó buồn quá, không dám coi”


"Tháng Tư Đen", mỗi người Việt có một tâm sự khác nhau nhưng họ có một điều chung là dù từ quá khứ nào đi nữa thì ai cũng cảm thấy may mắn được sống trong một xã hội tự do và công bằng như tại Hoa Kỳ. Ai cũng mong muốn dân tộc Việt Nam sớm được tự do hạnh phúc. Bên cạnh những người còn nhiệt huyết đấu tranh bằng những phương tiện khác nhau, có những người an phận và có những người tin vào sức mạnh của sự nguyện cầu.
Xin mượn lời phát biểu của Cô Luyến để kết thúc cho phóng sự này:
“Con lúc nào con cũng cầu nguyện cho bên nước Việt Nam mình một ngày nào đó có tự do, tự do thực sự. Và có một ngày nào đó người Việt Nam có quyền làm người. Đó là điều con ao ước và cầu nguyện”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
05-10-2012, 04:15 PM
Hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt ký kết “Biên Bản Ghi Nhớ” với Đại Học Rice tại Houston
.
.



Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 09 tháng Năm năm 2012
.

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/vahfkyketbienbanghinhovoiriceuniversity.html)
.
Mời nghe âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/vahfkyketbienbanghinhovoiriceuniversity.html)

https://lh6.googleusercontent.com/-ATRbT8_WR3I/T6rd01dkHTI/AAAAAAAAKWA/-b8HQZ3u_Og/s448/vahf-Rice.jpg
Hình từ trang nhà VAHF
.
.
Sau 37 năm ly hương, cộng đồng người Việt hải ngoại giờ đây đã trưởng thành. Từ những nhóm người tị nạn, ngày nay họ và thế hệ con em đang là những thành phần đóng góp trực tiếp cho sự phồn thịnh của quê hương mới về mọi phương diện từ kinh tế, giáo dục, xã hội tới chính trị dòng chính.


Mặc dù có đời sống ổn định, đa số đồng hương vẫn quan tâm về vấn đề bảo tồn lịch sử văn hóa, nhất là về căn cước của những người bỏ nước đi tìm tự do. Trong nhiều năm qua, sự thật về cuộc chiến Việt Nam cũng như về cuộc di tản lịch sử sau biến cố 1975 vẫn chưa được diễn tả trung thực vì những thiên kiến hay quan điểm chính trị. Tại Hoa Kỳ, các sách giáo khoa cho học sinh cũng như các cuộc nghiên cứu đứng đắn về người Mỹ gốc Việt vẫn còn rất khiêm tốn.


Để bù đắp vào sự thiếu hụt này, hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation) đã có những cố gắng và đạt được thành quả tốt đẹp trong 8 năm qua. Gần đây, một công trình giá trị vừa hoàn thành là bộ sưu tập có tên “500 Lịch Sử Truyền Khẩu” (500 Oral Histories). Bộ sưu tập này bao gồm 500 cuộc phỏng vấn với âm thanh và hình ảnh các nhân chứng, gồm đủ mọi thành phần trong các người tị nạn sau biến cố 30 tháng Tư 1975 tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ.

https://lh6.googleusercontent.com/-WoD2Ud5SWq8/T6rd01A0TeI/AAAAAAAAKWA/1Bc1trZihBA/s448/VAHF-Rice-2.jpg
Hình từ trang nhà Rice University

.

Vào chiều ngày 30 tháng Tư năm 2012, một buổi lễ ký kết "Biên Bản ghi nhớ" (Memorandoum of Understanding) giữa Hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ gốc Việt và Trung Tâm Nghiên Cứu Á Châu thuộc viện đại học Rice tại Houston, được tổ chức với sự chứng kiến của dân biểu tiểu bang Hubert Võ, một số giáo sư sử học của Đại học Rice và nhiều đồng hương. Bà Nancy Bùi, giám đốc Hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ gốc Việt chia sẻ rằng, bà tin tưởng là các tài liệu sẽ được đại học Rice sử dụng trong việc nghiên cứu và giảng dậy:
“Đại học Rice là đại học có một phân khoa sử nổi tiếng không những trên nước Mỹ mà trên toàn thế giới và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đưa được bộ sử của chúng ta vào đây là một điều rất an tâm và nghĩ rằng nó sẽ được khai thác cũng như được dùng vào công việc giảng dậy một cách đứng đắn và tốt đẹp….”


Còn Tiến sĩ Tani Barlow, đại diện cho Trung Tâm Nghiên Cứu Á Châu tại Viện Đại học Rice trong "Biên bản ghi nhớ" này, thì nói rằng lịch sử phải được ghi lại một cách đầy đủ và trung thực. Và bà cho biết là rất hân hạnh là cộng đồng người Việt đã tín nhiệm vào viện nghiên cứu Á Châu tại đại học Rice:
“It is extremely important that history reports fairly and comprehensively. So I feel very good today and very happy that the community has trusted that The Chao Center for Asian studies and the Rice university to do the right things””


Cô Hoàng Vũ Dung, một thành viên trong hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ gốc Việt, cho biết đại học Rice sẽ lưu trữ các cuộc phỏng vấn thực hiện tại Houston. Các cuộc phỏng vấn tại Austin, tiểu bang Texas thì được chuyển qua Đại Học Texas tại Austin, và đại học California tại Irvine (UCI) thì sẽ lưu trữ các bưổi phỏng vấn tại Nam California. Cô cũng cho biết thêm là các đại học sẽ phiên dịch tài liệu này ra Anh ngữ với sự hiệu đính của Hội để bảo đảm sự chính xác trong việc thông dịch và sau đó lưu trữ trên mạng internet cho các nhà nghiên cứu, giáo sư và sinh viên sử dụng.
“Tiếng Việt Nam rất phong phú thành thử ra không thể nào mà họ dịch được sát nghiã nếu họ không phải là người Việt Nam, mà người Việt Nam phải thuần tiếng Việt mới dịch nổi thì trong lúc họ dịch Hội cũng có người kiểm soát và edit "
.


https://lh5.googleusercontent.com/-oyniKJDgkfI/T6rdlxx3orI/AAAAAAAAKVk/oMYasxRdnjY/s448/HKDH-VOA-TrieuGiang.jpg
Hình by NPH
.
.

Một sinh viên gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Houston và cũng là một thiện nguyện viên làm việc trong chương trình phỏng vấn này là em Roger Lê. Em nói là lịch sử trung thực của người Việt Tị Nạn cần được ghi lại, dù rằng người Mỹ gốc Việt cần hướng về tương lai:

“I have mixed feelings tại vì hôm nay mình mất nước, mà we need to move forward and our history needs to be preserved. Minh không viết lịch sử của mình thì Cộng sản viết cho mình. We don’t want that at all”


Và Em thêm rằng nếu có được thêm một bạn trẻ gốc Việt hiểu nguồn gốc của cha mẹ ông bà mình từ đâu đến, thì em nghĩ em cũng đã làm được một điều đáng ghi nhận :
“Even if I can get one Vietnamese person, young person to understand where his grandparents or parents come from, I think I made my mark on this world”

Còn cô Kimberly Hòang, hiện là giáo sư xã hội học tại đại học Rice, cũng là một người gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, cho biết là cha mẹ cô đã vượt biển tìm tự do tại Hoa Kỳ sau biến cố Tháng Tư 1975. Giáo sư Kimberly Hòang nói rằng đây là khởi đầu cho một sự cộng tác tốt đẹp giữa đại học Rice và cộng đồng người Việt:
“Đại học Rice ở đây lâu lắm rồi và cộng đồng Việt Nam rất lớn mà hồi nào đến giờ chưa có một chương trình như vậy cho nên chương trình hôm nay là bắt đầu một relationship giữa cộng đồng Viêt nam và đại học Rice University. Thấy rất là tốt”
https://lh4.googleusercontent.com/-j1S0LOaLPVY/T6rdlroHdDI/AAAAAAAAKVk/TowrdAY3v2U/s448/HKDH-VOA-TrieuGiang-2.jpg
Hình by NPH .

Sưu tập “500 Lịch Sử Truyền Khẩu” là một bước tiến trong việc ghi lại lịch sử của người Việt đi tìm tự do vì mối quan tâm của hầu hết người Việt rời bỏ quê hương sau biến cố 30 Tháng Tư 1975 là muốn con em họ biết rõ lý do họ phải bỏ quê cha đất tổ ra đi.

Buổi lễ ký kết "Biên bản ghi nhớ" hợp tác giữa hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt và Đại Học Rice tại Houston vào đúng ngày 30 Tháng Tư, có một ý nghĩa rất quan trọng và Dân biểu tiểu bang Texas Hubert Võ có nhận xét như sau:

“ Đây là bước tiến rất là mỹ mãn, được đại học Rice University là một trong những trường nổi tiếng nhất nước Mỹ mở vòng tay rộng đón nhận lịch sử của cộng đồng người Việt nam chúng ta.”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
05-17-2012, 05:19 AM
Hội Từ Thiện “Sứ Giả Tình Yêu” và Ngày Lễ Mẹ tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 16 tháng Năm năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/messengersoflovevangayhienmau.html)

Âm thanh tại ---> đây (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-VOA-MOLmotherday2012.mp3)

https://lh3.googleusercontent.com/--P2vZlZbWMY/T7RbqVQJSFI/AAAAAAAAKaI/415R_XV2zMo/s562/HKDH-VOA_02.jpg


Hằng năm vào Chủ nhật thứ hai của tháng Năm là người Hoa Kỳ có Ngày của Mẹ, Mother's Day, mà có người còn gọi là Ngày Hiền Mẫu. Năm nay trong cộng đồng Việt Nam tại Houston có nhiều nơi mừng "Ngày của Mẹ". Trung Tâm Việt Mỹ tại vùng Tây Bắc thành phố tổ chức “Ngày của Mẹ” cho các vị cao niên vào thứ Sáu, ngày 11. Còn vùng Tây Nam thì có nhiều tổ chức khác nhưng đặc biệt nhất là Hội từ thiện Sứ Giả Tình Yêu, hay “Messengers Of Love,” đã tổ chức "Một Ngày Cho Mẹ" vào thứ Bảy và Chủ Nhật, 12 và 13 tháng Năm. Trong hai ngày này ngoài buổi ăn trưa cho những người Mẹ và gia đình của họ, Hội còn có cuộc triển lãm hoa Lan và Bonsai nên thu hút rất nhiều đồng hương tham dự.

Cô Trần Ly Băng, hội trưởng và cũng là sáng lập viên của “Sứ Giả Tình Yêu” tại Houston chia sẻ mục đích của Hội:
“Chủ đích của hội là mang thông điệp tình thương, tình yêu tới cho các mảnh đời bất hạnh của Việt Nam và vài nước ở South East Asia là Cambốt và Ấn Độ.”


https://lh5.googleusercontent.com/-miRmNtQkFuw/T7RbqQ7LWKI/AAAAAAAAKaQ/EVyTpgZnX5g/s448/HKDH-VOA_82.jpg
Cô Trần Ly Băng


"Sứ Giả Tình Yêu" có giấp phép chính thức hoạt động từ năm 2007 với nhiều chương trình từ thiện giúp đỡ người nghèo khổ, mà phần đông là các em trong cô nhi viện. Ông Lê Khởi một thành viên của "Sứ Giả Tình Yêu" giải thích về các chương trình từ thiện của “Messengers Of Love” :
"Rất nhiều chương trình, từ giúp các trẻ em mồ côi, những người khuyết tật, những gia đình nghèo, những em nghèo có học bổng để đi học từ tiểu học cho tới lên đại học”

Lúc mới thành lập, "Sứ Giả Tình Yêu" chỉ phát quà vào dịp Giáng sinh và Tết cho các em trong viện mồ côi và người khuyết tật, nhưng sau này, Hội còn cấp học bổng cho các em cô nhi. Hiện tại Hội đang bảo trợ 185 em. Cô Ly Băng giải thích thêm về chương trình cấp học bổng như sau:
“Hội giúp cho các em này có cơ hội tiếp tục đi học bằng cách giúp tài trợ tiền học, tiền ăn trưa, tiền đồng phục và tiền sách vở..”
https://lh4.googleusercontent.com/-qVvrnBwupt8/T7Rbqdcmf_I/AAAAAAAAKaM/0nMaR6DrRP0/s640/HKDH-VOA_68.jpg
Ông Lê Khởi đàn cho em Nguyễn Hoài hát Bà Mẹ Miền Tây của NS Việt Khang


"Sứ Giả Tình Yêu" còn có chương trình giúp đỡ an ủi các người bị bệnh cùi. Cô Ly Băng nói là ngoài việc thăm viếng các bệnh nhân tại các trại cùi bị xã hội ruồng bỏ, hội còn xây nhà cho những người sống lang thang ngoài trại:
“Xã hội xa lánh họ thì mình cũng mang họ quà Noel, quà Tết, gạo sữa nước mắm, kẹo bánh đều phát cho những người đó. Có những gia đình ở những làng mạc xa xôi, hẻo lánh ở Kontum, Pleiku những gia đình người cùi sống vất vưởng ngoài đường, không có nhà cửa thì hội quyên xây cho họ một cái nhà, thường thường một năm mình xây được 5 tới 7 căn, năm nay đặc biệt có một vị muốn bảo trợ nhiều, thì hội sẽ xây được 10 căn”

Trong chương trình "Một Ngày Cho Mẹ", ngoài việc chúc mừng các bà Mẹ, hội Sứ Giả Tình Yêu đồng thời quyên góp cho quỹ tài trợ các chương trình từ thiện của Hội. Triển lãm Hoa Lan, cây Kiểng Bonsai, lớp Yoga, lớp hướng dẫn cắm hoa và cách săn sóc hoa lan là những sinh hoạt trong hai ngày do Sứ Giả Tình Yêu tổ chức nhân dịp ngày Hiền Mẫu. Ngoài ra còn có một tiệc liên hoan với văn nghệ phụ diễn để chúc mừng các bà Mẹ tại Houston. Cô Ly Băng giải thích thêm về lễ hội này:
“Weekend Mother’s Day thì Hội tổ chức hai ngày triển lãm hoa lan và bonsai để cho mọi người tới thưởng thức và mua những chậu hoa lan, bó hoa hồng tặng mẹ để ăn mừng ngày lễ Hiền Mẫu, và cùng lúc hội có thể gây quĩ để mà giúp trong chương trình tài trợ học phí cho các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn”

Nhiều người dẫn cha mẹ già tới xem hoa và các Cụ lớn tuổi trầm trồ khen ngợi, vui hưởng một thú vui thanh nhã. Bà Bich Đào dẫn mẹ là Cụ Nguyễn Thị Thanh tới xem hoa. Bà Bích Đào nói là đây là một việc làm rất hay:
“ Rất là hay, mà hoa rất là đẹp, chưa bao giờ thấy nhiều loại hoa lan như vậy”
Và cụ Thanh thì trầm trồ khen hoa đẹp:
“ Tôi 80 tuổi bây giờ tôi mới thấy, lần đầu tiên. đẹp và sang quá, chưa thấy bao giờ”
Một bà Mẹ khác là bà Ngọc Hương chia sẻ là bà đến mua hoa để ủng hộ Hội vừa để làm quà cho mẹ:
“ Cái này rất là hay, rất là có ý nghĩa, vì nhân tiện mình nhớ công ơn mẹ mình mà lại ủng hộ hội nữa, một công mà hai chuyện”.

Trong khi mọi người ngắm hoa, các thiện nguyên viên thay phiên trình diễn những bài hát về Mẹ. Nhiều khách hàng cảm động dừng lại lắng nghe Lòng Mẹ qua tiếng hát của Lệ Ngọc và Bà Má Miền Tây của Việt Khang qua tiếng hát đầy tình cảm của em Nguyễn Hoài. Em Nguyễn Hoài mới 17 tuổi nói là em muốn tỏ lòng biết ơn mẹ qua lời hát dù mẹ em đã qua đời:
"Mẹ con mất rồi. Bài hát này nói lên cảm nghĩ của con trước khi mẹ con mất"
https://lh4.googleusercontent.com/-7XjbX0DsaJ8/T7Rbq6LQajI/AAAAAAAAKaY/aG8U9_jLn8A/s413/HKDH-VOA_90.jpg
Cô Lệ Ngọc


Ngày lễ Mẹ tại Hoa Kỳ là một ngày để nhớ ơn, vinh danh các bà Mẹ. Trong ngày này các bà Mẹ thường được con cái mua quà, mời đi ăn nhà hàng, gánh đỡ công việc hàng ngày để Mẹ hưởng những giây phút thoải mái bên gia đình. Các bà mẹ ở Hoa Kỳ thì như thế, còn các bà Mẹ tại Việt Nam thì sao? Hình như cho tới nay rất nhiều bà mẹ Việt vẫn bị lãng quên nhưng vẫn luôn âm thầm hy sinh cho chồng con. Cô Ly Băng có lời tâm sự như sau khi nhắc đến các bà Mẹ Việt Nam trong nước:
“Những bà Mẹ ở Việt Nam mình không làm gì được cho họ, mình sẽ dâng lời cầu nguyện, tới Chúa để không những các bà mẹ mà cả nước Việt Nam để họ cảm nghiệm được tình thương. Đó là một cái Ly Băng rất buồn khi về Việt Nam khi thấy cái giá trị tinh thần thấp và cái thông điệp tình thương không trải ra nhiều ”
SB Nhạc

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
05-24-2012, 02:23 PM
Buổi tuyên duơng ký giả Trương Minh Đức tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 23 tháng Năm, năm 2012
Nguồn

(http://haokhidienhong.com/hienvy/vinhdanhkygiatruongminhduc.html)Am thanh tai day (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-VOA-TruongMinhDuc.mp3): http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-VOA-TruongMinhDuc.mp3 (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-VOA-TruongMinhDuc.mp3)

https://lh3.googleusercontent.com/-4MSsd9gH0Nw/T72E8rmv1mI/AAAAAAAAKmQ/C-qFcQYd89Q/s448/HKDH-VOA-TMD-4.jpg


Nhiều người cho rằng nạn tham nhũng của quan chức nhà nước là một chuyện bình thường tại Việt Nam. Nhận xét này có lẽ không quá đáng vì chính các nhà lãnh đạo tại Việt Nam cũng từng nói là nhà nước cần phải có những biện pháp chống tham nhũng. Trong thông báo của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), bế mạc ngày 15 tháng 5, năm 2012, cũng xác nhận tình trạng này. Xin trich dẫn:
‘Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước’ Hết lời dẫn

Dù các vị lãnh đạo có muốn thay đổi gì đi nữa thì tệ nạn tham nhũng, nạn chiếm đoạt nhà đất của người dân tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng hơn trong mấy thập niên qua. Trước tình trạng này, nhiều nhà tranh đấu ôn hòa trong nước đã can đảm lên tiếng bằng những bài viết của họ. Một trong những người đó là ký giả Trương Minh Đức.

Ngay từ năm 1994, nhà báo Trương Minh Đức, sinh năm 1960, đã từng mạnh dạn lên tiếng tố giác những hành động tham nhũng, những bất công xã hội tại Việt Nam của các quan chức nhà nước, nhất là các vụ chiếm đoạt nhà đất của dân chúng. Mặc dù tranh đấu ôn hòa bằng ngòi bút, nhưng ngày 5 tháng 5 năm 2007 ông đã bị nhà nước Việt Nam bắt tại tư gia ở Kiên Giang. Đến ngày 28 tháng 3 năm 2008, ông bị tuyên án 5 năm tù giam vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước".

Sau khi thi hành bản án đúng 5 năm, ngày 5 tháng 5 năm 2012 ký giả Trương Minh Đức đã mãn hạn tù. Vào ngày thứ Bảy 12 tháng Năm, văn phòng liên lạc Đảng Vì Dân tại Houston tổ chức một buổi lễ Vinh Danh ký giả Trương Minh Đức để tuyên dương sự hy sinh và sự đóng góp của ông trong tiến trình đấu tranh cho công bằng xã hội tại Việt Nam.

Được biết Ký giả Trương Minh Đức là một thành viên của khối 8406 từ năm 2006 và là thành viên đảng Vì Dân. Ký giả Trương Minh Đức được trong nước cũng như hải ngoại biết đến qua sự can cường của ông. Ngay sau khi tòa án Kiên Giang đọc quyết nghị chung thẩm ngày 18 tháng 7, năm 2008, ông Trương Minh Đức đã phản kháng trước tòa rằng: “toà án cộng sản xét xử bất công" và ông cũng đã hô to: "Đả đảo Cộng Sản tham nhũng độc tài đàn áp, ức hiếp nhân dân" trước khi họ kéo ông ra khỏi tòa án.
SB của ký giả Trương Minh Đức
https://lh5.googleusercontent.com/-_Nb7AkGWp4U/T72E8qRVVkI/AAAAAAAAKmY/nbMFQ3iYr88/s448/HKDH-voa-TMD-1.jpg

Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 17 tháng 11 năm 2010, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở tại Tiểu Bang California, Hoa Kỳ, đã trao tặng giải Nhân Quyền cho nhà báo Trương Minh Đức để tuyên dươngsự đấu tranh can trường, bất bạo động và sự đóng góp tích cực của ông vào quá trình vận động nhân quyền tại Việt Nam.

Buổi lễ Vinh Danh ký giả Trương Minh Đức được đảng Vì Dân tổ chức tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, với sự tham dự của nhiều đồng hương, cũng như các đảng phái chính trị tại Houston.
Ông Nguyễn Công Bằng, tổng thư ký đảng Vì Dân, nói là buổi lễ Vinh Danh cũng là dịp để tri ân tất cả các người đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam:
“Tuyên Dương anh Trương Minh Đức không phải chỉ là tuyên dương một thành viên của đảng Vì Dân mà chúng tôi muốn mượn cơ hội này để nói lên lòng tri ân với tất cả những người đã dấn thân trong cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài, tham ô và bất công ở Việt Nam” .

Trong bản tuyên dương, ông Nguyễn Công Bằng cũng nhắc đến sự hy sinh của bà Trương Minh Đức, luôn sát cánh cùng chồng trong cuộc tranh đấu:
“ Chính thức tuyên dương chiến hữu Trương Minh Đức về quá trình dấn thân hoạt động, giữ gìn đạo đức người cán bộ chính đảng và nêu cao tinh thần đấu tranh giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công tại Việt Nam. Thứ hai, chính thức tuyên dương chị Nguyễn Thị Kim Anh, vợ của Ký giả Trương Minh Đức đã hết lòng chăm lo thăm nuôi chồng và giữ vững tư cách, tinh thần của Người Vợ Một Cán Bộ đấu tranh….”

https://lh4.googleusercontent.com/-_y4Lmu-NEZI/T72E9RQZcEI/AAAAAAAAKmo/U5sg_l0kdJw/s448/HKDH-voa-TMD-3.jpg

Từ Việt Nam Ký Giả Trương Minh Đức phát biểu trực tiếp qua điện thoại với cử tọa hiện diện trong buổi lễ :
“Tôi là ký giả Trương Minh Đức, cũng là một đảng viên của đảng Vì Dân. Vừa hết hạn tù, một bản án phi lý của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp đặt cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người và Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã ủng hộ tôi trong thời gian bị tù đày. Đó cũng là một động lực cho tôi tiếp tục trong con đường đấu tranh trong thời gian sắp tới"

Cử tọa còn được nghe lời phát biểu thu sẵn của Linh Mục Phan Văn Lợi từ Huế và của luật sư Nguyễn Bắc Truyển, cũng là một nhà tranh đấu cho tự do nhân quyền từ Việt Nam. Trong phần phát biểu của mình, LM Phan Văn Lợi có đoạn như sau để chúc mừng sự trở về của Ký Giả Trương Minh Đức:
“Đại diện cho khối 8406 quốc nội, chúng tôi xin chúc mừng Anh trở về với một tâm hồn mạnh mẽ dù trong một thể xác suy yếu vì bệnh tật. Chúng tôi cũng xin biểu dương người vợ hiền của anh, trong 5 năm trời đã luôn là người bạn đời hy sinh và đảm đang, thủy chung và dũng cảm…”

Còn ông Nguyễn Bắc Truyển, cũng từng bị tù chung với ký giả Trương Minh Đức thì ca ngợi sự tranh đấu của ký giả Trương Minh Đức cho các bạn ngay trong trại tù:
“ Ký giả Trương Minh Đức là một tấm gương sáng cho những bạn tù và bạn đấu tranh. Đối với những sai phạm trong sự giam giữ, anh Trương Minh Đức đã lên tiếng chống lại trại giam và đòi các quyền lợi cho tù nhân chính trị. Anh Đức có tấm lòng nhân hậu, và có lẽ cũng vì lòng nhân hậu đó, anh Đức đã lên tiếng cho những dân oan bị mất đất chống lại thế lực cường hào ác bá..”

Nhiều đại diện các hội đoàn chính trị địa phương phát biểu và chia sẻ quan điểm, cũng như tâm tình của họ với cuộc đấu tranh cho công bằng và tự do dân chủ tại Việt Nam. Lời phát biểu của Bà Phan Dụy, thay mặt cho Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, có lẽ nói lên tâm trạng của đa số người Việt hải ngoại:
“Chúng tôi rất cảm động và cảm phục sự hy sinh của anh Trương Minh Đức, nhất là gia đình của anh Trương Minh Đức trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cũng như tất cả quí vị, những nhà đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ tại Việt Nam”



Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas https://lh4.googleusercontent.com/-XuPRLZ9DFRc/T72E8oqMSmI/AAAAAAAAKmU/ZqeOX_xpHBo/s448/HKDH-voa-TMD-2.jpg

TTHV
06-04-2012, 02:45 AM
Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Hoa Kỳ và những Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam

.

.


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, 30 tháng Năm năm 2012





Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/ngaynhanquyenchovietnam.html)
.



https://lh6.googleusercontent.com/-rvu5zucw1PA/T8gKQLeh_WI/AAAAAAAAKtQ/q2zqYxlZ8MU/s640/011091.jpg
Hình của VRNS



.
.

Ngày 11 tháng Năm, năm 2012 Quốc Hội Hoa Kỳ vừa long trọng kỷ niệm ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm thứ 18, để xác nhận sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ và khuyến khích những quyền tự do căn bản tại Việt Nam. Ngày 15 tháng Năm, ông Michael Posner, trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đặc trách về Dân Chủ Nhân Quyền và Lao Động, khi điều trần trước Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos cũng nói rằng ông đã nói rõ với Việt Nam là những vi phạm về Nhân Quyền tại Việt Nam đang làm phương hại đến quan hệ chiến lược Việt Mỹ.
.



Đến ngày 24 tháng 5, 2012, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã trình bản báo cáo lên Quốc Hội Mỹ rằng, tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam ngày càng suy thoái. Bản báo cáo ghi nhận là Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu tôn giáo, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, cũng như các vi phạm về tự do ngôn luận và quyền phát biểu ý kiến. Trong khi đó, cũng ngày 24 tháng Năm, bên kia bờ đại dương, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã kết án nặng nề các thanh niên Công Giáo thuộc giáo phận Vinh.


.

Trong phiên tòa ngày 24 tháng 5 năm 2012, bốn thanh niên Công Giáo đã bị tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An kết tội ‘tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam’. Được biết các thanh niên này là anh Đậu Văn Dương, bị án 3 năm rưỡi tù giam, Trần Hữu Đức bị 3 năm 3 tháng tù, Chu Mạnh Sơn 3 năm tù, và Nguyễn Hoàng Phong bị 18 tháng tù treo. Theo các nguồn tin trên mạng internet thì bốn thanh niên này thuộc giáo phận Vinh, họ tham gia các công tác từ thiện xã hội, như giúp đỡ trẻ mồ côi, cứu hộ nạn nhân thiên tai. Họ bị bắt vào khoảng cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám năm 2011 vì bị cáo giác là phát truyền đơn kêu gọi dân chủ cho Việt Nam.
.


https://lh6.googleusercontent.com/--4jbS-Bzn-k/T8gKQFdZ8QI/AAAAAAAAKtQ/ppCYJF19uPI/s245/4thanhnien.jpg
Hình của VRNS




.

Việc bắt giam các thanh niên trẻ và phiên tòa xử án đã gây nhiều bức xúc không chỉ cho gia đình các thanh niên Công giáo và giáo dân tại Vinh, mà còn tại nhiều nơi khác. Ngày xét xử, 24 tháng 5, 2012, công an ngăn chặn không cho người dân vào phòng xử, nhưng trước sự phản kháng của các giáo dân, cuối cùng gia đình và một số giáo dân cũng vượt qua rào cản của công an để vào được phòng xử. Trong khi đó bên ngoài tòa án, những người dân khác trưng những biểu ngữ như ‘Con Tôi Vô Tội’, “ Bạn Tôi Vô Tội” để bày tỏ sự ủng hộ các nạn nhân.

.


Bản án dành cho 4 thanh niên Công giáo gây nhiều sự chú ý của cộng đồng thế giới, các nhóm bảo vệ nhân quyền và cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhiều người Việt hải ngoại có những suy tư khác nhau khi nghe tin về vụ xử các thanh niên Công Giáo với án tù như thế. Không ít người cho rằng bản án tố cáo sự vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.


Trong buổi lễ kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong tại vùng Tây Nam Houston với nhiều cựu quân nhân và đồng hương tham dự, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa nói là nhà nước Việt Nam không quan tâm đến sự phản đối của Hoa Kỳ về việc Hà Nội vi phạm nhân quyền :
"Mỹ họ nói nhân quyền nhưng Việt Nam vẫn phớt lờ chứ đâu có ăn thua gì “






.

Trong khi đó một giáo sư hồi hưu và là một dịch giả chuyên về các đề tài chính trị xã hội tại San Jose, tiểu bang California là ông Nguyễn Bá Liệu thì cho là bản án quá nặng nề cho các thanh niên Công giáo tại Vinh:

"Chính quyền Việt Nam đã đưa một bản án quá nặng đối với các thanh niên yêu nước Công giáo ở thành phố Vinh. Những cái gì họ đòi hỏi đúng ra chỉ là nguyện vọng bức thiết của người dân yêu nước bình thường, không có lý gì họ bị kết án nặng như vậy. Tôi có cảm tưởng như là chính phủ Cộng sản Việt Nam chỉ lo trấn át những gì đi ngược lại với đường lối của chính phủ hơn là lo gìn giữ an ninh”



.

Một cựu quân nhân khác là Ông Huỳnh văn Hiệp thì nói rằng mọi người cần hỗ trợ các thanh niên trong nước đã can đảm có hành dộng đòi hỏi dân chủ:

“Những đàn em, những thế hệ cháu và em đã dấn thân vào cuộc tranh đấu cho quê hương và dân tộc được tư do no ấm thì chúng ta phải có nhiệm vụ và bổn phận phải giúp đỡ họ”


.

Nhiều người cho rằng mỗi lần có sự chỉ trich về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam của quốc hội Hoa Kỳ hay của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì nhà nước Việt Nam lại càng tăng gia sự đàn áp. Ông Nguyễn Bá Liệu chia sẻ niềm tin của ông vào áp lực ngoại giao:

“Người Việt hải ngoại vẫn mong rằng chính phủ Việt Nam sẽ liên tục bị áp lực của thế giới tại vì chuyện áp lực ngoại giao và kinh tế đòi hỏi thời gian rất dài. Chúng ta không thể làm gì khác hơn ngoài chuyện đưa ra áp lực trước, rồi chế tài sau. Nếu như chính phủ Việt Nam tiếp tục ‘play game’ theo kiểu như vậy thì sẽ đưa đến giai đoạn áp dụng những chế tài, ví dụ như trừng phạt về kinh tế”



.

Nhưng một cựu quân nhân khác là ông Nguyễn Thức Hiền lại không tin vào các vận động ngoại giao. Ông nói rằng ông đã về thăm Việt Nam nhiều lần để tìm hiểu và cho rằng các cuộc vận động dân chủ của các thanh niên phản ánh sự trưởng thành chinh trị của người dân trong mước.

“Lòng dân hết sợ rồi, phải về bên đó đi tìm hiểu thì sẽ thấy. Lòng dân hết sợ tại vì họ thấy rằng từ trên xuống dưới là tham nhũng chứ không lo cho đất nước gì hết”
.



https://lh6.googleusercontent.com/-qP6Xg3wAKxM/T8gKQD3laTI/AAAAAAAAKtQ/Pn0ij5vCkxs/s300/02350-300x225.jpg

Hình của VRNS



.

Mười tám năm đã trôi qua kể từ năm1994 khi Quốc Hội Hoa Kỳ chọn ngày 11 tháng 5 hàng năm là "Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam". Mặc dù có những phát triển về Kinh tế khi Việt Nam mở cửa tham gia vào cộng đồng quốc tế, những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày một gia tăng. Trong khi Quốc Hội Hoa Kỳ và các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên thế giới kiên trì kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt những vi phạm nhân quyền thì những quyền căn bản của con người như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận vẫn còn xa lạ đối với đại đa số người dân trong nước.

.





Nguyễn Phục Hưng, Tường trình từ Houston, Texas

TTHV
06-04-2012, 02:49 AM
Chuyện Cô học sinh Diane Trần

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-06-02

Nguồn

(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thestory-about-honorstudent-dianetran-hvy-06022012090007.html)Âm thanh tại đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/nusinhdianetran.html)


Trong hơn một tuần qua, khuôn mặt xinh đẹp với giọng nói nghẹn ngào và những giọt lệ lăn dài trên má của cô gái trẻ Á Đông tên Diane Trần được chiếu đi chiếu lại không những trên hệ thống truyền hình của Hoa Kỳ mà còn trên nhiều quốc gia khác.


http://www.rfa.org/vietnamese/diane-tran-305.jpg Photo courtesy of www.change.org (http://www.change.org)
Diane Trần








Bị tù vì nghỉ học nhiều

Hình ảnh của một học sinh lớp 11, học những lớp của trình độ đại học, tên Diane Trần, đưa tay lau nước mắt khi kể lại chuyện cô bị giam 24 giờ trong nhà tù và bị phạt vạ 100 Mỹ kim vì tội đi học trễ và bỏ học đã làm hàng triệu người xúc động.

Sinh ra tại tiểu bang Florida, Diane Trần cho biết thân phụ của cô là người Việt và Mẹ là một phụ nữ Đại Hàn. Cha mẹ cô đã ly dị, Cô hiện sống với Cha tại Willis, một thành phố nhỏ cách Houston khoảng 50 dặm Anh. Cha cô thường phải đi làm xa nhà. Ngoài thời gian đi học, cô làm việc thêm để giúp gia đình. Những lúc thân phụ đi làm vắng nhà, Diane ở tại nhà cô bạn thân là Devin Hill và làm việc part time trong cơ sở chuyên lo về đám cưới của bà ngoại Devin, là bà Mary Elliot.

Trong khóa học vừa qua, Diane đã đi học trễ và nghỉ học tổng cộng 18 lần, vượt quá con số tối đa cho phép của luật giáo dục tiểu bang Texas là 10 lần trong vòng 6 tháng. Theo điều luật này thì học sinh đến trường sau 9 giờ sáng thì bị coi như không đến trường ngày hôm đó. Diane đã bị cảnh cáo trước đó nhưng cô cho biết là vì phải làm 2 công việc sau giờ học và bài vở của những lớp đặc biệt mà cô đang học quá nhiều, khiến cô quá mệt mỏi nên không nghe được tiếng đồng hồ báo thức vì vậy cô thường đến trường muộn.

Được hỏi cảm tưởng khi bị thẩm phán Lanny Moriarty phạt tù, Diane Trần cho biết là cô rất lo ngại sẽ có hồ sơ pháp lý không tốt trong tương lai vì bị án tù nhưng cô không trách thẩm phán Lanny vì ông đã không hề biết về gia cảnh của cô. Cô cũng nói thêm là nếu thẩm phán Lanny biết hoàn cảnh của cô thì có lẽ ông đã không phạt cô nặng như vậy.

Là người thân duy nhất của Diane Trần có mặt tại tòa ngày Diane trình diện với thẩm phán Moriarty, cô Devin Hill cho biết là cô rất bức xúc khi thấy bạn bị còng tay. Devin nói rằng Diane Trần không đáng bị bản án như vậy.

Cô Hill cũng nói thêm là theo cô thì thẩm phán Lanny Moriarty không công bằng vì dù Diane bị đi trễ hay nghỉ học nhiều như vậy thì ông thẩm phán cũng có thể phạt Diane bằng cách bắt đi phục vụ cộng đồng và bắt học bù lại những ngày cô bị thiếu chứ không thể cho cô một bản án hình sự như vậy.
Bà Mary Elliot chia sẻ rằng có lẽ thẩm phán Moriarty phạt cô Diane là vì dưới mắt của ông Lanny thì cứ bỏ học hay đi trễ là học sinh xấu nhưng trường hợp của Diane thì không phải như vậy. Đáng lý thẩm phán Lanny phải tìm hiểu để xét xử riêng từng trường hợp, điển hình là trường hợp của Diane Trần.

Dư luận xúc động

Câu chuyện của Diane Trần cũng được truyền đi nhanh chóng trên hệ thống internet toàn cầu đã làm nhiều người bất mãn. Bà Samuel Oh của trang nhà Change.org đã có một thỉnh nguyện thư yêu cầu thẩm phán Lanny Moriarty xóa bỏ bản án cho Diane Trần. Với chỉ vài ngày, thỉnh nguyện thư này đã được cả vài trăm ngàn chữ ký. Và nhóm Children's Education ở tiểu bang Louisiana (Louisiana Children's Education Alliance) đã tự đứng ra quyên tiền để giúp Diane Trần. Chỉ trong vòng vài ngày, nhóm này đã gây quĩ được trên 100 ngàn Mỹ kim từ những người trên khắp nước Mỹ cũng như trên 18 quốc gia khác.
Có lẽ với sự ủng hộ Diane Trần nồng nhiệt từ khắp nơi và sự can thiệp của luật sư Brian Wice nên vào trưa ngày thứ Tư, 30 tháng Năm, thẩm phán Lanny Moriarty đã xóa bỏ bản án cho Diane Trần.

Trước tin vui này bà Mary Elliot nói rằng đó là việc thẩm phán Lanny Moriarty cần phải làm vì Diane là một học sinh rất giỏi và ngoan ngoãn.

Còn Devin Hill thì chia sẻ rằng cô rất vui mừng khi thấy nhiều người ủng hộ bạn cô. Họ không chỉ ký tên vào bản kiến nghị gửi thẩm phán Lanny mà còn giúp Diane tiền để đi học. Diane xứng đáng nhận sự trợ giúp của mọi người. Cô cho biết Diane cũng ảnh hưởng cô trong việc giúp đỡ người khác.

Trước sự ủng hộ nồng nhiệt của nhiều người trên thế giới dành cho mình, Diane Trần nói có quá nhiều người tốt trên quả đất này. Chuyện xảy ra cứ như trong phim ảnh. Cô cho biết cô sẽ chia sẻ số tiền cô nhận được với những người kém may mắn hơn cô. Cô cũng biết có những nơi xa xôi như ở Việt Nam nhiều trẻ em không có cơ hội đến trường. Cô luôn biết ơn nước Mỹ cho cô cơ hội tốt để học hỏi.

Trong cuộc phỏng vấn với đài VietfaceTV vào tối thứ Năm, 31 tháng Năm, tại Houston, luật sư Brian Wice nói rằng ông đã thảo luận với thẩm phán Lanny Moriarty rằng Diane là người học trò giỏi, ngoan ngoãn và đã làm việc quá sức của cô để phụ giúp gia đình trong hoàn cảnh khó khăn, thì cái án lệnh mà thẩm phán Moriarty dành cho cô là không nên có. Nếu chọn cô để trừng phạt, hầu răn đe những học sinh ưa trốn học khác thì ông thẩm phán đã chọn không đúng người.

Luật sư Brian Wice cũng nói rằng nếu cứng ngắc thi hành luật, kiểu "one size fit all" thì không thích hợp trong nhiều hoàn cảnh. Nhưng trường hợp của Diane Trần đã mang lại điều rất tốt là những người trong cuộc thấy được rằng phải nên uyển chuyển trong việc thi hành luật.

Phần Diane Trần thì rất vui mừng trước nguồn tin thẩm phán Moriarty đồng ý hủy bỏ bản án mà ông đã ban cho cô. Được hỏi là muốn chia sẻ điều gì với các bạn trẻ đồng trang lứa với mình, Diane Trần nói rằng các bạn trẻ đừng dửng dưng với những việc xảy đến cho mình mà hãy nắm lấy cơ hội khi nó đến. Hãy đến trường và tự rèn luyện cho bản thân. Sự làm việc khó nhọc luôn luôn mang lại sự thành công.

Hiền Vy thông tín viên RFA.

TTHV
06-08-2012, 02:01 AM
Nữ sinh Diane Trần và Luật cưỡng bách giáo dục của TB Texas

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 6 tháng Sáu năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/jailedhonorstudentdianetran.html)


Diane Trần là một nữ sinh 17 tuổi lớp 11của trường Willis High School tại Willis, một thị trấn nhỏ cách Houston, tiểu bang Texas, khoảng 50 dặm về phía Bắc. Theo tin trên đài truyền hình CBS tại Houston thì trong tháng Tư vừa qua, Diane Trần đã phải ra tòa vì tội bỏ học quá 10 ngày trong 6 tháng và đã bị chánh án Lanny Moriarty cảnh cáo là sẽ bị phạt nặng nếu tiếp tục bỏ học. Sau đó Diane lại tiếp tục vắng mặt tại lớp thêm vài ngày nữa, nên ngày 23 tháng 5, năm 2012, chánh án Moriarty triệu hồi Diane ra tòa để trả lời lý do cô vẫn vắng mặt tại lớp học. Ngay tại phiên tòa này, Diane Trần đã bị chánh án Moriarty phạt 1 ngày tù ở và 100 Mỹ Kim vì 2 tội danh là khinh thường tòa án và bỏ học không có lý do chính đáng.

Bản án này đã gây xúc động cho nhiều người, không chỉ tại Texas mà còn tại nhiều nơi trên nước Mỹ, cùng một số quốc gia khác trên thế giới sau khi đài KHOU-TV Houston loan tin chi tiết. Theo đài KHOU-TV thì Diane Trần là một học sinh xuất sắc, sở dĩ Cô vắng mặt nhiều ngày tại lớp học không phải vì Cô trốn học đi chơi mà vì Cô quá mệt không dậy đi học được đúng giờ. Vẫn theo đài KHOU TV thì hoàn cảnh của Diane Trần rất đặc biệt vì Cô phải đi làm 2 công việc để trợ giúp một người anh đang học đại học và một em gái còn nhỏ vì cha mẹ vừa bất ngờ ly dị, không săn sóc gia đình nữa.

Nói chuyện cùng Diane Trần, chúng tôi được biết mẹ Cô là người gốc Đại Hàn, cha Cô là một người Việt tị nạn cộng sản và Cô sinh ra tại tiểu bang Florida, trước khi gia đình Cô đến cự ngụ tại Texas. Cô có thể hiểu tiếng Việt nhưng không nói được lưu loát và Cô dường như còn bị xúc động khi cha mẹ bất ngờ ly dị. Được hỏi tại sao không trình bày sự khó khăn của Cô trước tòa, Diane nói vì Chánh án không hỏi nên Cô không nói ra chuyện gia đình. Dù bị nằm trong nhà tù một đêm nhưng Cô không trách vị chánh án đã nghiêm khắc với Cô, vì theo Diane thì ông không biết rõ hoàn cảnh của Cô mà thôi:
"He didn't really ask me that. I am not going to blame him. My parents is divorced and I am going through tough time, I have to work and I am so tired, I am not blaming him. He did not know my situation. I am sure if he knew he wouldn't have done that"

Khi được hỏi tại sao Cô phải lo gánh nặng gia đình vì đó là bổn phận của cha mẹ, thì Cô yêu cầu để gia đình Cô bên ngoài vụ này vì Cô không muốn làm cha mẹ buồn:
"I am sorry, I just have to leave my family out of this"

Luật về học đường của tiểu bang Texas rất nghiêm ngặt về việc trẻ em trốn học. Theo luật của tiểu bang Texas, học sinh trong khoảng từ 12 đến 18 tuổi chỉ được nghỉ không lý do chính đáng tối đa 10 ngày trong 6 tháng. Nếu vi phạm, trường học có thể gửi các em đến tòa án của thanh thiếu niên. Tòa án có thể phạt tù đến 3 ngày và phạt tiền đến 500 Mỹ Kim, cộng thêm phạt làm các việc công ích. Diane Trần đã vắng mặt hay trễ học khoảng 18 ngày vì cô quá mệt mỏi sau công việc.

Bà Elliot là chủ nhân nhà hàng chuyên tổ chức đám cưới, nơi Diane làm việc cuối tuần, nói Diane là một cố gái dễ thương, làm việc chăm chỉ và luôn cố gắng đạt điểm cao trong trường học.
“ She is a very good girl, she gets her school work, she is very dedicated to get good grades and she works hard, she is a hard worker”

Bà nói rằng tuổi trẻ làm việc, cố gắng quá thì thỉnh thoảng ngủ quên, chúng đáng được khoan hồng thay vì bị án tù vì tội trốn học:
“ Kids that are working hard, keep their grades up and sometimes they are working too hard they oversleep, they get tired and can’t get up to go (to school) sometimes. I think there should be a consideration in charging them with truancy”

Cô Devin là cháu bà Elliot, đồng thời là bạn cùng lớp với Diane cũng như cùng làm việc chung với Diane tại nhà hàng đám cưới. Devin cùng đi với Diane ra trước tòa để an ủi Diane. Devin nói là cô rất đau đớn là Diane đã bị xử phạt tù và Cô đã cố gắng làm mọi việc để giúp Diane, người mà Cô coi như chị em trong nhà:
“ Diane is like my sister and for me watch them give her that punishment and watch them put cuffs on her for something I believe is not right it really bothers me...”

Bà Elliot thì chia sẻ là sau khi nghe tin Diane bị phạt tù, Bà và cháu là Devin đã liên lạc với các cơ quan truyền thông để yêu cầu họ lên tiếng giúp đỡ cho Diane. Sự nhiệt thành của Hai Bà cháu đã có kết quả hơn sự mong muốn. Hàng trăm ngàn người tại Hoa Kỳ và các nơi khác đã ký tên vào thỉnh nguyện thư, yêu cầu chánh án Moriarty xét lại bản án. Tính đến ngày 30 tháng 5, năm 2012 số người ký tên vào thỉnh nguyện thư đã lên đến 250 ngàn người. Và hội thiện nguyện “Giáo Dục Cho Trẻ Em” tại tiểu bang Louisiana (Louisiana Children’s Education Alliance) đã quyên góp được trên 100 ngàn Mỹ Kim để tài trợ cho việc học của Diane.
Ngày 30 tháng Năm, 2012 sau khi biết rõ hoàn cảnh đặc biệt của Diane, Chánh Án Moriarty đã nói là ông sẽ hủy bỏ bản án cho Diane Trần và Diane Trần cũng nói là Cô muốn nhường số tiền 100 ngàn Mỹ Kim cho các người có hoàn cảnh bất hạnh hơn cô.

Trước những tấm lòng vị tha sẵn sàng giúp đỡ Cô, Diane nói Cô vô cùng ngạc nhiên và nhận ra rằng còn có rất nhiều người có lòng tốt chung quanh Cô, giống như trong phim ảnh, làm Cô phấn rất khởi:
“ I am in Awe, I realize that there's so much good people out there, they are out number of bad people. Everyone comes out like that, It is like in a movie, It is very inspiring.”

Một trong những người tích cực can thiệp giúp đỡ cho Diane Trần là luật sư Al Hoàng. Với tư cách là nghị viên thành phố Houston, đại diện một khu vực có nhiều công dân gốc Á Châu nhất Houston, Luật sư Al Hoàng đã viết thư cho chánh án Moriarty, yêu cầu hủy bỏ bản án cho Diane Trần. Luật sư Al Hoàng giải thích thêm là theo luật lệ hiện hành của Texas, Chánh Án Moriarty chỉ có thẩm quyền hủy bỏ bản án hai tội danh trên, nhưng quyền xóa sạch hồ sơ phạm án "khinh thường tòa án" (Contempt of the court) lại thuộc thẩm quyền của Tòa cao hơn. Ông nói:
“Khi nó liên quan tới việc gọi là “contempt of the court’ thì hồ sơ này phải đưa lên District Court. Thế thì ông ấy đã bỏ 2 tội danh này rồi nhưng để cho hồ sơ được "tẩy sạch" thì phải đưa lên tòa district’

Và luật sư riêng của Diane là ông Bryan Wice đang xúc tiến việc "tẩy sạch bản án" vì nếu hồ sơ không được xóa sạch thì tương lai của Diane Trần có thể gặp nhiều phiền phức.

Câu chuyện có kết cục tốt đẹp như trong phim ảnh như lời Diane nói, cho thấy rằng xã hội Hoa Kỳ luôn có những tấm lòng vị tha đáng tự hào. Câu chuyện cũng cho thấy pháp luật tại Hoa Kỳ rất nghiêm minh, đặc biệt về vấn đề cưỡng bách giáo dục, nhưng cũng có nét nhân bản dành cho những trường hợp khó khăn ngoài tầm tay như hoàn cảnh của Cô Diane Trần.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
06-21-2012, 07:03 AM
Quỹ Giáo Dục Việt Nam - Vietnam Education Foundation
Phỏng vấn Bà Nguyễn Phúc Anh Lan, người vừa được Tổng Thống Obama đề cử vào Hội Đồng Quản Trị Quỹ Vietnam Education Foundation.


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 13 tháng Sáu năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/quygiaoducvietnam.html)
Âm thanh tại đây:http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-QuyGiaoducVN.mp3
http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-QuyGiaoducVN.mp3

Theo tin từ Tòa Bạch Ốc thì vào ngày thứ Năm 17 tháng 5, năm 2012 Tổng thống Obama đã đề cử hai phụ nữ gốc Việt vào Hội Đồng Quản Trị của quỹ Giáo Dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation). Hai phụ nữ này là Bà Vương Ngọc Quyên ở thành phố San Jose, tiểu bang California và Bà Nguyễn Phúc Anh Lan ở Houston, tiểu bang Texas. Bà Nguyễn Phúc Anh Lan tốt nghiệp cao học về Computer Science tại đại học Toronto, Canada, năm 1993 và đến Houston định cư từ năm 1994. Bà đang là chuyên gia về điện toán tại trung tâm y khoa M.D. Anderson và là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tại Houston.
Để tìm hiểu thêm về vụ đề cử này chúng tôi có cuộc nói chuyện cùng Bà Nguyễn Phúc Anh Lan tại trụ sở Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam:

NPH: Thưa Chị Anh Lan, chúng tôi được tin là Tổng Thống Obama vừa đề cử Chị vào làm một thành viên của Hội Đồng Quản Trị Quỹ Giáo Dục Việt Nam, xin Chị vui lòng cho Thính giả VOA biết mục đích của Quỹ này là làm gì, do tổ chức nào thành lập và tài trợ?
Anh Lan: Vâng, Theo chúng tôi được biết quỹ Giáo Dục Việt Nam tức là Vietnam Education Foundation là một tổ chức độc lập, do Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ. Được thành lập là do ngân quỹ từ Quốc hội phê chuẩn mỗi năm, nhằm mục đích giúp cho mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được tốt đẹp hơn trong lãnh vực về giáo dục. Quỹ này tài trợ cho các nghiên cứu sinh, trình độ là học chương trình Tiến sĩ hay cao hơn nữa, cho các sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ du học trong lãnh vực Khoa Học và Kỹ Thuật. Hàng năm thì quỹ Giáo Dục Việt Nam này bảo trợ khoảng 50 hay 60 sinh viên tiến sĩ hoặc là nghiên cứu sinh, hậu tiến sĩ. Đó là mục đích để đào tạo nhân tài cho Việt Nam.

NPH: Về mặt tổ chức, điều hành quỹ Giáo Dục Việt Nam có gì đặc biệt? Thưa Chị.
Anh Lan: Tổ chức này được quản trị bởi một hội đồng, gồm có 7 người đại diện bên phía chính quyền, trong đó có Ngoại Trưởng là cao nhất, là bà Hillary Clinton, bộ trưởng bộ giáo dục, bộ trưởng bộ tài chánh và 2 vị thượng nghị sĩ và 2 vị dân biểu Quốc Hội. Ngoài ra còn có thêm 7 người, do tổng thống Obama, hay vị tổng thống đương nhiệm bổ nhiệm vào, để quản trị chương trình của quỹ và hàng năm thì Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngân sách để cho học bổng này. Năm nay thì họ phê chuẩn là 5 triệu, tùy theo mỗi năm, số này có thể thay đổi.

NPH: Thế còn nhiệm vụ của các thành viên trong Hội Đồng Quản Trị này ra sao?
Anh Lan: Chúng tôi chưa được chính thức vào ban Quản Trị, nhưng theo chúng tôi biết thì những HDQT của các quỹ Foundation như vậy thì mục đích chính là muốn bảo đảm cho ngân quỹ được xử dụng đúng chỗ. Theo chúng tôi thiển nghĩ thì có lẽ vấn đề quỹ học bổng sẽ phải được sử dụng một cách minh bạch, quá trình tuyển lựa sinh viên như thế nào, cho các em sinh viên mà xứng đáng sẽ được tuyển vào và vấn đề quản trị số tiền đó để đi đến đúng mục tiêu của quỹ được đặt ra.
Đây là lời đề cử của tổng thống thì sẽ phải thông qua Quốc Hội. Sau khi Quốc hội thông qua, trong khoảng 2 hay 3 tuần tới, thì vào khoảng trung tuần tháng Bảy, chúng tôi sẽ phải đến Washington, D.C. để làm lễ tuyên thệ nhậm chức trong vai trò này.


NPH: Thưa Chị, Cơ duyên nào mà Tổng Thống Obama lại biết đến Chị ?
Anh Lan: Cái đó có lẽ anh phải hỏi văn phòng Tổng Thống vì thực chúng tôi cũng không biết tại sao họ liên lạc với mình. Nhưng thực ra chúng tôi nghĩ rằng có lẽ là vì những sinh hoạt trong Hội Văn hóa Khoa học Việt Nam trong suốt 20 năm qua thì có một quá trình hoạt động. Theo chúng tôi nhận thấy là 2 người họ đề cử vào, là người có sinh hoạt trong giới trẻ. Và khi mình đưa cho văn phòng Phủ Tổng Thống cái resume của mình thì họ chỉ chú trọng, cũng như anh thấy là trong cái Press Release họ nhấn mạnh, về các sinh hoạt với giới trẻ của mình, thì có lẽ là vì qua các sinh hoạt của hội Văn Hóa Khoa Học và nhất là những sinh hoạt như là sinh hoạt của Trại Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Thanh Niên Lên Đường trong 15 năm qua, thì cái sự tiếp nối và sự làm việc liên tục như vậy có một ảnh hưởng nào đó. Cá nhân chúng tôi có phục vụ trong một số tổ chức có tầm cỡ quốc gia, trong các hội đồng quản trị như là NAVASA (National Alliance of Vietnamese American Social Agencies), rồi tổ chức SEARAC tức là Southeast Asia Resource Action Center, chúng tôi có phục vụ 2 nhiệm kỳ thì có lẽ là vì qua những mối liên hệ với Quốc Hội, với tòa Bạch Ốc. Cá nhân chúng tôi cũng không biết là thể thức đề cử như thế nào nữa.

NPH: Xin Chị cho biết cảm tưởng của chị khi được chính thức đề cử vào nhiệm vụ quan trọng này?
Anh Lan: Chúng tôi cảm thấy rất hân hạnh. Dĩ nhiên, mình ở một tỉnh, đối với người Washington D.C. gọi là "khỉ ho cò gáy", mình ở vùng South, vùng Texas, mà được Tổng thống biết đến và họ mời mình vào một nhiệm vụ mà chúng tôi phải nói là nó là một lãnh vực mà chúng tôi rất thiết tha, rất là thao thức. Đó là vấn đề về giáo dục tại Việt Nam, thì phải nói chúng tôi rất là vui mừng và rất là hãnh diện.

NPH: Theo Chị thì sự đề cử Chị vào hội đồng này có một ý nghĩa đặc biệt gì với cộng đồng người Mỹ gốc Việt không?
Anh Lan: Mình mừng không phải chỉ cho cá nhân mình mà mừng là cộng đồng Việt Nam được để ý tới, bởi vì họ có quyền, họ có thể, mời những người gốc khác, không phải là gốc Việt. Nhưng mà họ mời không những chỉ chúng tôi, mà còn mời chị Vương Ngọc Quyên, thì chúng tôi cảm thấy là họ có một sự tôn trọng. Chúng tôi nghĩ cái tầm ảnh hưởng, cái việc mà họ chú trọng đến cộng đồng chúng ta rất là quan trọng. Sự tham dự vào trong hội đồng này chưa chắc là mình sẽ làm được gì nhưng sự hiện diện của mình, sự hiện diện của những người Mỹ gốc Việt, là một chiến thắng rồi.

NPH: Thưa chị, lúc nãy chị có nói là mục đích của quỹ Gíáo Dục Việt Nam là ưu tiên cho các nghiên cứu về kỹ thuật và khoa học. Chị có hy vọng gì gây ảnh hưởng để Hội Đồng cấp một số học bổng nghiên cứu về các ngành văn hóa không?
Anh Lan: Chắc chắn. Mình đi đâu thì mình cũng phải phổ biến cái văn hóa của mình, phải không anh. Nhưng mà dĩ nhiên là mình cố là một chuyện mình có ảnh hưởng được hay không (lại là chuyện khác), thì bây giờ việc đầu chúng tôi phải làm là tìm hiểu cách thức làm việc trong hội đồng quản trị này như thế nào. Khi mình hiểu rõ hết cách thức làm việc thì mình mới xem thử xem trong phạm vi đó với tư cách là một thành viên trong hội đồng quản trị, quyền hạn của mình như thế nào và cái điều gì mình có thể ảnh hưởng được.

NPH: Xin cảm ơn Chi Anh Lan đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

TTHV
06-21-2012, 07:10 AM
"Trại Lên Đường 2012" do Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tổ chức

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, ngày 20 tháng Sáu năm 2012

Nguồn
(http://haokhidienhong.com/hienvy/trailenduong2012nguyenphuchungthuchien.html)
Âm thanh tại đây (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH-voa-TraiLenDuong2012.mp3)

Thưa quí thính giả, tuần vừa rồi chúng tôi đã có bài nói chuyện với cô Nguyễn Phúc Anh Lan, người vừa được Tổng Thống Obama đề cử vào Hội Đồng Quản Trị của Quĩ Giáo Dục Việt Nam. Trong dịp này cô Anh Lan có nói đến "Trại Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Thanh Niên Lên Đường" mà theo cô, có thể là 15 năm sinh hoạt với giới trẻ qua "Trại Lên Đường" là một lý do quan trọng để Cô được TT đề cử vào chức vụ này. Hôm nay chúng tôi xin mời quí vì cùng tìm hiểu thêm về "Trại Lên Đường 2012"

https://lh5.googleusercontent.com/-wxNHLy19d6E/T-KN08EzkgI/AAAAAAAAK04/ldf4CO48ik4/s480/camplduong.jpg
Hinh cua HVHKHVN

"Trại Lên Đường" do hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tổ chức hàng năm. Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam có trụ sở chính tại Houston, tiểu bang Texas. Hội còn có các chi nhánh tại nhiều nơi khác như Austin, Dallas thuộc tiểu bang Texas, tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington, D.C. và tại các tiểu bang California, Minnesota của Hoa Kỳ cũng như tại Toronto, Canada.
Cô Nguyễn Phúc Anh Lan hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của Hội VHKHVN, chia sẻ về chủ đích và quá trình tổ chức "Trại Lên Đường" như sau:
"Trại Lên Đường thực ra gọi là Trại Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Thanh Niên, mang tên là Lên Đường. Chũ Lên Đường là lấy từ ý của "gậy Hiệp Sĩ" và chương trình Lên Đường của Hướng Đạo. Trại Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Thanh Niên thành lập từ năm 1998. Trại về Lãnh Đạo nhưng cũng về Văn Hóa, vừa Văn Hóa vừa Lãnh Đạo để các em có môi trường để các em có thể học hỏi lẫn nhau, cùng nhau thăng tiến”

Sau kỳ trại đầu tiên năm 1998 tổ chức tại Dallas, tiểu bang Texas, đạt được thành quả tốt đẹp hơn mức dự đoán, với 180 trại sinh từ hai tiểu bang Texas và Oklahoma, Hội tiếp tục tổ chức trại hàng năm. Mỗi năm trại có những cải tiến mới và trại sinh dần dần nới rộng ra khắp vùng Bắc Mỹ Châu. Trại Lên Đường nhắm vào việc huấn luyện kỹ năng lãnh đạo cho các bạn trẻ đang có những sinh hoạt tập thể. Cô Anh Lan giải thích lý do như sau:
“Cái quan trọng là khi mình đã chọn các em mà có ý thức lãnh đạo và muốn đóng góp cho cộng đồng thì khi các em đi về, chính các em sẽ đứng ra để làm những cái nhân tố ở mỗi một nơi và để thực hiện những chương trình tương tự như trại Lên Đường và nó đem lại cái lợi lộc, đem lại niềm vui cho tất cả thanh niên nam nữ tại địa phương thì sức mạnh của trại sẽ rộng hơn”
https://lh3.googleusercontent.com/-FLGTOMQFJFE/T-KN0_iJzSI/AAAAAAAAK04/2UC6HxwU8Lo/s480/camplduong36.jpg

Hinh cua HVHKHVN

Từ năm 1998 tới nay, Hội đã huấn luyện kỹ năng lãnh đạo cho khoảng 3500 trại sinh. Trong số các trại sinh này, có khoảng 300 trại sinh đang trực tiếp tham dự hay lãnh đạo các sinh hoạt phục vụ tại các cộng đồng địa phương. Năm nay là năm thứ 15 và hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tổ chức trại Lên Đường tại Mapple Lake thuộc tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 5, năm 2012. Ngoài 200 trại sinh, còn có 60 người trong ban tổ chức, lo việc điều hành ăn ở cho trại sinh và 30 khách hay diễn giả phụ trách các chương trình huấn luyện hội thảo trong 4 ngày. Ngoài các trại sinh từ 19 tiểu bang tại Hoa Kỳ, còn có các trại sinh đến từ các vùng British Comlumbia , Alberta và Ontario của Canada. Trong 4 ngày trại, trại sinh được chia làm 12 toán gồm các bạn trẻ từ nhiều vùng khác nhau để tập làm quen, sinh hoạt chung từ 6 giờ sáng tới 12 giờ khuya. Cô Anh Lan chia sẻ về sự tổ chức và chương trình 4 ngày trại như sau:
"Hai ngày đầu về Leadership, 2 ngày sau về Văn Hóa. Chúng tôi chia các em làm 12 đội. Năm nay chọn về địa danh, tức là Biên Hòa, Sài Gòn, Hà Nội, Huế ,Nam Định, vân vân .... Có tài liệu cho các em bằng tiếng Anh và tiếng Việt để các em có thể tham khảo bởi vì trong chương trình thi đua sẽ hỏi về các đội đó và 12 đội chia nhau như vậy. Trong 2 ngày đầu các em học về leadership, làm sao để làm việc chung với nhau, teamwork, làm quen với nhau vì khi chúng tôi chia đội chúng tôi merge các em ở các thành phố khác nhau, tức là bắt đầu trại thì mình không biết ai với ai hết trong một team như vậy khoảng 15 em, mà đến cuối trại là không rời nhau được"

Thành phần diễn giả năm nay, Trại có 3 người đã thành công trong cuộc sống và đặc biệt là cả ba diễn giả cùng có tên Đạt Nguyễn:
“Chúng tôi có hân hạnh mời được 3 người nổi tiếng đều tên là Đạt Nguyễn hết, anh Đạt Nguyễn football player, anh chơi trong đội NFL Dallas Cowboys, anh là diễn giả danh dự, anh Nguyễn Đức Đạt là nhạc sĩ mù từ nhỏ, anh chơi đàn guitar rất hay, hát rất hay, anh đến với trại Lên Đường và người thừ ba là anh Nguyễn Đạt, CEO của hệ thống Thời Báo, Thời báo Canada và Thời Báo nước Mỹ.”

Trong chiều dài 15 năm sinh hoạt, Trại Lên Đường được nhiều thanh thiếu niên hưởng ứng và đã đào tạo được khá nhiều bạn trẻ có tinh thần lãnh đạo dấn thân phục vụ cộng đồng. Nhiều trại sinh đã dùng những kinh nghiệm thu thập tại trại vào những việc công ích. Mới đây nhất là trường hợp của trại sinh Ngô Vinh, 22 tuổi đang là sinh viên đại học Houston. Em tham dự "Trại Lên Đường 2011" và em cho biết lần đầu tham dự đó đã ảnh hưởng đến đời sống của em:
“Phải công nhận là Trại ảnh hưởng rất là tốt đẹp đến em và em học được rất nhiều điều và biết quí trọng nguồn gốc và văn hóa Việt Nam của mình hơn”

Sau lần dự trại năm ngoái về, Ngô Vinh thành lập nhóm Tuổi Trẻ Nhiệt Huyết Lên Đường, (Lên Đường Bon Fire Passion Team) để gây quỹ tài trợ cho các trại sinh khác đi dự trại năm nay tại Minnesota. Thành quả là nhóm Nhiệt Huyết Lên Đường đã gây được một ngân quỹ là 15 ngàn Mỹ Kim để bảo trợ 30 trại sinh từ Mỹ và Canada đi dự trại tại Minnesota. Ngô Vinh chia sẻ về Nhóm Nhiệt Huyết Lên Đường:
“Em thấy là nó tạo cho các bạn có ý thức là khi trở về mình cố gắng tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. Bởi vậy sau khi dự trại, em mới trở về lập ra nhóm Nhiệt Huyết Lên Đường. Em nghĩ rằng với các bạn trẻ, đó là một cơ hội tốt, một môi trường tốt để cho các bạn trẻ có thể hiểu biết về nguồn gốc văn hóa Việt Nam hơn, nên em cố gắng gây quỹ. ”

https://lh3.googleusercontent.com/-m6lAUh8oHl0/T-KN07QNFTI/AAAAAAAAK04/CfwC-8qdAGs/s480/camplduong10.jpg

Hinh cua HVHKHVN .

Còn em Nguyễn Nghĩa đang là học sinh trung học, lần đầu tiên đi dự trại thì chia sẻ là em tự tin hơn và em thông cảm với cha mẹ em hơn sau khi tham dự trại:
“Em có thể tự tin hơn khi nói chuyện hay kết bạn với người chung quanh tại vì họ rất thân thiện, rất hợp tác. Trong trại có cái gọi là Vietnamese Culture Workshop, sau khi tham gia workshop đó rồi thì em cảm thấy là em muốn hiểu biết hơn về cha mẹ, bây giờ em thân thiết với ba em hơn”

Thay vì bi quan lo ngại là giới trẻ gốc Việt lớn lên ở hải ngoại đang mất dần ngôn ngữ, văn hóa Việt, Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam từ năm 1998 đã tích cực hướng dẫn giới trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada qua các khóa Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Thanh Niên tại các Trại Lên Đường để họ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai có lòng vị tha và tâm hồn Việt Nam.


Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
06-28-2012, 04:52 PM
Câu Chuyện của Nam học sinh mồ côi khiếm thị Nguyễn Hoài

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, 27 tháng Sáu năm 2012
Hình của LB

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/guongthanhcongcuaemmocoikhiemthinguyenhoai.html)

https://lh5.googleusercontent.com/-I7MhsVq-bn4/T-thu-kGVaI/AAAAAAAAK1c/4t4z5DURcIY/s477/HoaiGrad-B.JPG

Hàng năm cứ vào khỏang cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu là các học sinh tại Mỹ lũ luợt ra trường. Nhiều học sinh gốc Việt ra trường với danh vị Thủ Khoa hay Á Khoa. Các Tân Khoa xuất sắc này làm cộng đồng Việt Nam hãnh diện. Từ trên 15 năm nay, tại Houston mỗi năm Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam có chương trình Ngày Truyền Thống và Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam với chương trình Vinh Quy Bái Tổ, làm lễ vinh danh các tân khoa rất lọng trọng để khuyến khích giới trẻ tiếp tục thăng tiến trong xã hội Hoa Kỳ và bảo tồn truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả này còn có những trường hợp thành công khác, tuy có vẻ khiêm tốn hơn nhưng lại là những tấm gương cố gắng đáng khâm phục của phụ huynh cũng như học sinh. Những gương thành công này tạo nên niềm hy vọng cho những trẻ em đang sống trong hoàn cảnh bất hạnh, cố gắng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Điển hình nhất trong năm nay, có lẽ là trường hợp em Nguyễn Hoài vừa lãnh bằng tốt nghiệp trung học tại trường Trung Học Clear Lake, thuộc khu học chính Clear Creek, thành phố Houston.

Được biết Nguyễn Hoài cùng với em gái sống và lớn lên trong trại mồ côi Hố Nai từ năm 3 tuổi khi Mẹ mất. Em bị tật mắt bẩm sinh, mù gần như toàn diện. Năm 2008, Nguyễn Hoài vừa 13 tuổi thì được ông Jame King, thuộc một tổ chức thiện nguyện Hoa Kỳ, bảo trợ qua Mỹ vì bác sĩ và nhà thương Mayo ở tiểu bang Minnesota đồng ý giải phẫu mắt miễn phí cho Hoài. Tuy nhiên, sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng bác sĩ tại đây quyết định là trường hợp của Nguyễn Hoài chưa thể giải phẫu được, mà phải đợi đến lúc em 21 tuổi, may ra mới có hy vọng. Ông Jame King phải trả em về lại Việt Nam, ngoại trừ có ai tại Hoa Kỳ nhận em làm con nuôi. Do một sự tình cờ hy hữu, cũng vào thời điểm này hội Sứ Giả Tình Yêu tại Houston, tiểu bang Texas, đang giúp đỡ trại mồ côi Hố Nai. Ông Jame King liên lạc với cô Ly Băng Trần, giám đốc Hội Sứ Giả Tình Yêu. Sau rất nhiều đắn đo Cô Ly Băng, là một kỹ sư tại cơ quan Quản Trị Hàng Không Không Gian Quốc Gia (NASA) tại Houston nhận em làm con nuôi để em được sống tại Houston và đi học tại trường trung học Clear Lake. Đây là một trường hợp rất đặc biệt vì Cô Ly Băng còn độc thân, chưa từng có kinh nghiệm nuôi trẻ, nhất là các trẻ em tật nguyền. Cô Ly Băng tâm sự lý do cô can đảm nhận Hoài làm con nuôi dù nhiều người ngăn cản:
“ Em không thể nào gửi nó về Việt Nam khi biết tương lai sẽ chỉ lang thang ngoài đường bán vé số vì mắt nó bị như vậy. Thứ nữa là em nghĩ đó là một cái duyên nói theo bên Phật nó tới với em là một cái Duyên, nói theo bên Chúa là sự sắp đặt của Chúa thì em chấp nhận, vậy thôi!”


Thời gian mới đến Mỹ để chữa mắt, Nguyễn Hoài ở với một gia đình Mỹ. Em tâm sự những ngày đầu tiên tại Mỹ của em:
“Mới đầu con qua thì con ở với lại một gia đình Mỹ tại vì lúc đó con qua để chữa mắt thì con ở đó cỡ 3 tháng để họ khám mắt xem như thế nào. Khi mà họ nói không thể mổ được thì họ chuyển con cho Cô Ly Băng thì Cô Băng nhận nuôi con.”

https://lh5.googleusercontent.com/-FWwASwer7bc/T-thuli363I/AAAAAAAAK1c/91Pl0NkS7Pc/s477/HoaiGrad-A.JPG


Sự thích ứng với đời sống mới cho Nguyễn Hoài là một khó khăn không nhỏ, vì ngoài trở ngại về mắt, cũng như ngôn ngữ, Hoài hoàn toàn xa lạ với trường lớp Hoa Kỳ lúc 13 tuổi. Tuy nhiên trường Clear Lake là một nơi có nhiều phương tiện và Nguyễn Hoài được giúp đỡ tận tình về mọi mặt. Cô Ly Băng cho biết:
“I am so happy là nó ở đây tại vì họ giúp rất là tận tình giúp nó, họ có những người này người nọ, về eye vision teacher, về English teacher vì trường hợp của nó là một đứa disable, những chương trình của Mỹ họ hay lắm”

Năm nay Hoài 17 tuổi và tốt nghiệp trung học trường Clear Lake, là một trường có tiêu chuẩn khá cao. Cô Ly Băng Trần chia sẻ niềm hãnh diện về sự cố gắng học hỏi để ra trường của Hoài bên cạnh các học sinh giỏi:

“ Học high school ở Clear Lake rất là khó. High school ở Clear Lake là một exemplary school, phải compete với những đứa con của các kỹ sư NASA, với lại con của mấy phi hành gia là những đứa rất giỏi mà ảnh cũng học xong, cũng ra trường”

Còn Hoài thì nói về những giúp đỡ đặc biệt của nhà trường dành cho em:
“ Có lớp dạy tiếng Anh dành cho những người không biết tiếng Anh hay đang học tiếng Anh, thì con cũng vô đó học. Với lại trường hợp mình không thấy đường, thì có những vision teachers giúp mình”

Với rất nhiều khó khăn vì mắt không thấy được rõ ràng, nên khi lên lãnh bằng tốt nghiệp, Hoài cho biết là em rất hãnh diện:
“Sau 4 năm trung học, thì con thấy rất là vui, rất là hãnh diện vì lâu nay con vẫn hay nghĩ không biết đến bao giờ mới tốt nghiệp, nên đến giây phút đó thì cũng cảm thấy hồi hộp”

Gần đây các bác sĩ cho biết trường hợp của Nguyễn Hoài có lẽ không chữa được và trong tương lai có thể Hoài sẽ mù hoàn toàn. Trước hoàn cảnh này Hoài vẫn lạc quan chấp nhận và sẽ bắt đầu khóa học 9 tháng tại trường Crisco tại Austin, tiểu bang Texas là một trường đặc biệt huấn luyện các kỹ năng sống tự túc cho người mù. Em tâm sự:
“Có một chương trình dành cho người mù, Con sẽ vô (trường) Crisco họ sẽ dạy blind skill, dạy mình làm bất cứ điều gì nhưng không dùng mắt nữa, tức là họ sẽ blind-folded, thì con sẽ học về cái đó với lại họ giúp mình có khả năng build cái confidence của mình”

https://lh3.googleusercontent.com/-J10-efRTMII/T-thunvdleI/AAAAAAAAK1c/wfgw5VuuVhQ/s477/HoaiGrad-LyBang.JPG


Được biết Hoài có năng khiếu về âm nhạc và em thường trình diễn khi còn ở cô nhi viện Hố Nai và các buổi họp mặt của hội Sứ Giả Tình Yêu tại Houston. Em cũng cho biết em rất thích nhạc sĩ khiếm thị Đạt Nguyễn trong cộng đồng Việt Nam và hy vọng có thể trở thành một "Đạt Nguyễn thứ hai". Hiện nay Hoài đang làm việc như một thiện nguyện trong hội Sứ Giả Tình Yêu. Được hỏi về ước mơ của em, Hoài trả lời:
“ Con muốn giúp cho ngưòi nghèo hay những trẻ mồ côi trong tương lai, giống như hội Sứ Giả Tình Yêu.Ước mơ là trên thế giới này không còn người nghèo hay bất cứ ai mồ côi nữa”

Nguyễn Hoài đã may mắn được sự nâng đỡ của những người có lòng vị tha nhưng sự cố gắng để thành công của em cũng là một gương sáng và niềm hy vọng cho những trẻ em tật nguyền mồ côi đang cố vươn lên trong xã hội.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

Âm thanh ở đây: ---> http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_NguyenHoai.mp3


http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_NguyenHoai.mp3

TTHV
07-04-2012, 07:20 PM
Ý nghĩa Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ đối với người Mỹ gốc Việt

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 4 tháng 7 năm 2012

Nguồn

(http://haokhidienhong.com/hienvy/ledoclaphoakyjuly42012.html)https://lh4.googleusercontent.com/-qpFv104GyVk/T_TfNLmnxFI/AAAAAAAAK3E/UXV9vgHx88M/s512/HKDH-voa-Jul2012.jpg
Hình của VOA's website

Lễ Độc Lập Hoa Kỳ cũng được gọi là Lễ Fourth of July là một Quốc Lễ tại Mỹ để kỷ niệm ngày Hoa Kỳ công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập, thoát khỏi sự cai trị của Đế quốc Anh vào ngày 4 tháng 7 năm 1776.
Hôm nay là ngày 4 tháng 7, và khi quí thính giả tại Việt Nam nghe phóng sự này thì người dân Hoa Kỳ đang tưng bừng kỷ niệm Lễ Độc Lập khắp nơi, tại nước Mỹ cũng như tại nhiều nơi trên thế giới, và ngay cả tại Việt Nam.

Theo truyền thống, ngoài các nghi thức mang tính cách chính trị và cầu nguyện tôn giáo để tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh cho tự do và độc lập của Hoa Kỳ, ngày lễ Độc Lập còn là dịp để họp mặt gia đình, bạn bè với tiệc tùng ca nhạc, các buổi họp mặt ngoài trời, các trò chơi thể thao và đặc biệt là đốt pháo và xem pháo bông, giống như ngày Tết của Việt Nam.

Người Việt sống tại Hoa Kỳ cũng có thói quen tương tự. Riêng tại Houston, mặc dù khí hậu nắng gắt nhưng gần biển nên trong mùa này nhiều người Việt từ các tiểu bang khác đến thăm viếng để nhớ lại những ngày ở SaiGon vì Houston là nơi có rất nhiều người Việt, chỉ đứng sau vùng quận Cam và thành phố San Jose của tiểu bang California. Bà Ty, một thương gia định cư tại Houston từ năm 1979 chia sẻ rằng ngày Lễ Độc Lập tại Hoa Kỳ là một dịp tụ họp gia đinh vui vẻ sau những ngày làm việc vất vả:
“Vì xứ Mỹ này ai cũng đi làm hết, đi làm ai cũng lo làm hết, mong tới ngày lễ nghỉ để gia đình tụ lại vui vẻ”
Và Bà có sự so sánh như sau về đời sống tại Mỹ và Việt Nam:
“ Đời sống của Mỹ nghèo giàu gì cũng là bình đẳng, còn ở bên Việt Nam, nghèo thì nghèo quá còn giàu thì lại giàu quá”

Còn cô Hương đang sống tại tiểu bang Oklahoma cho biết Cô đến Houston để họp mặt gia đình, đi tắm biển và thăm viếng bà con. Cô nói về ý nghĩa của ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ đối với Cô sau hơn 37 năm sống tại đây:
“Sống ở đây lâu quá rồi thì cháu cũng thành người Mỹ, Cháu cũng thấy ngày July 4th là ngày quan trọng của đất nước Mỹ cũng là đất nước của mình tại vì ngày đó là ngày độc lập, nếu không có ngày đó thì mình cũng không có mặt ở đây, mình không có mặt ở nước Mỹ”

Trong khi đó anh Nghĩa là một người vượt biển tìm tự do từ năm 14 tuổi, và đang cai quản một cơ sở thương mại tại Houston lại có một quan điểm hoàn toàn khác.
“Ngày Độc Lập, thực sự theo ý của Nghĩa thì vẫn nghĩ là không phải là ngày Độc Lập của mình, con nghĩ con không phải là người Mỹ. Tuy rằng có quốc tịch Mỹ nhưng con không phải là người Mỹ, con vẫn là một người Việt Nam”

Và anh tâm sự thêm về nỗi buồn của anh khi nước Việt vẫn chưa có một ngày độc lập thật sự:
“Tại sao nước người ta có Independent Day mà nước mình không có. Thành ra nhiều khi ngồi nghĩ mình, thấy tội nghiệp cho nước mình, dân tộc, chủng tộc mình”

Một vị đứng tuổi là ông Nguyễn Quốc Cường thì chia sẻ quan điểm của ông về nền độc lập của Việt Nam như sau:
“ Việt Nam có độc lập đâu. Việt Nam nếu mà độc lập thì đã không cấm người dân biểu tình chống Trung Quốc trong khi đó Trung Quốc lại có những hành động và thái độ rõ ràng là ức hiếp Việt Nam và kiềm chế Việt Nam ở trong cái sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Như thế thì độc lập ở cái chỗ nào?”

Rất nhiều người gốc Việt có cùng tâm tình với anh Nghĩa và ông Cường. Tuy hòa đồng vào đời sống Hoa Kỳ nhưng người Mỹ gốc Việt vẫn có những tâm trạng khác về ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ vì dường như hoài niệm quê hương vẫn luôn trong tâm tưởng của họ.
Trong dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ năm nay, hưởng ứng lời kêu gọi từ quốc nội của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhiều người đã đến biểu tình trước tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Houston vào trưa ngày Chủ Nhật 1 tháng 7 để phản đối Trung Quốc có những hành vi xâm lấn lãnh hải, vi phạm nền Độc Lập và Tự Chủ của Việt Nam.

Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, là những từ ngữ trên văn thư của hệ thống hành chánh Việt Nam và biểu ngữ treo đầy trên đường phố. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, sau hơn 37 năm chiến tranh chấm dứt, những từ ngữ này vẫn chỉ là những khẩu hiệu. Trong khi dân chúng Hoa Kỳ kể cả những người Mỹ gốc Việt vui mừng kỷ niệm ngày lễ Độc Lập lần thứ 236 trong ý thích riêng của họ thì Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc vẫn chỉ là những ước mơ của người Việt trong nước.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

Hàn Sinh
07-05-2012, 08:14 AM
Ý nghĩa Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ đối với người Mỹ gốc Việt

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 4 tháng 7 năm 2012

Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, là những từ ngữ trên văn thư của hệ thống hành chánh Việt Nam và biểu ngữ treo đầy trên đường phố. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, sau hơn 37 năm chiến tranh chấm dứt, những từ ngữ này vẫn chỉ là những khẩu hiệu. Trong khi dân chúng Hoa Kỳ kể cả những người Mỹ gốc Việt vui mừng kỷ niệm ngày lễ Độc Lập lần thứ 236 trong ý thích riêng của họ thì Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc vẫn chỉ là những ước mơ của người Việt trong nước.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, TexasChào chị Hiền Vi,

HS xin cảm ơn chị HV và AHX đã thực hiện và đem về những bài phóng sự rất có ý nghĩa trong sinh hoạt cộng đồng Người Việt tại khắp mọi nơi cũng như trong nước!
Xin cung cấp thêm một chi tiết nhỏ về lịch sử, đến với người đàn anh đồng hương của HS (AHX của chị HV) liên quan đến câu in bold màu xanh đậm nơi đoạn cuối trong bài phóng sự:

Sự thật là, chế độ csVN xây dựng trên những dối trá và ăn cắp. hcm không chỉ ăn cắp nguyên văn bản "Tuyên Ngôn Độc Lập" từ nước Mỹ xa xôi hay ăn cắp vợ của đồng chí (LHP); ngay cả sáu chữ "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" cũng bị "thuổng" nguyên xi từ các văn kiện của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) do Nguyễn Thái Học thành lập từ năm 1927.

"Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" chính thức nằm trong cương lĩnh của VNQD đảng khi kêu gọi "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" dựa theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên.

Tiêu đề "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" được xuất hiện đầu tiên tại VN nằm trong các văn kiện ngày 9 tháng 12 năm 1928 do chủ tịch lập pháp Nguyễn Khắc Nhu (Xứ Nhu), chủ tịch hành pháp Nguyễn Thế Nghiệp ban hành; nhân đại hội lần thứ III của đảng, trước cả cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930). Sau này từ năm 1938, các phân kỳ bộ của VNQD đảng do Nguyễn Hải Thần, Trương Tử Anh, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam... cũng đã dùng tiêu đề này trong các văn kiện hành chánh của đảng.

Tất nhiên còn thêm nhiều chi tiết lịch sử thú vị khác nữa về việc ăn cắp tiêu đề "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" này của csVN... Nhưng giới hạn bài trả lời vội không cho phép HS gõ nhiều hơn...
Và có phải từ đó, xã hội VN đã bắt đầu đề cao thói quen "cầm nhầm" khó dứt bỏ được(?):((

Hôm qua mới có điện, sáng nay mới có được internet và cable access... Bữa nay là ngày lễ nghỉ, HS phải mướn hai anh Mễ đến dọn dẹp sân vườn vì bừa bãi quá, một mình không kham nổi ...

Chúc anh chị và mọi người yên vui một long holiday weekend.

Hàn Sinh.

TTHV
07-07-2012, 03:46 AM
Cảm ơn HS cho thêm chi tiết về lịch sử.

It's a small world! ha HS. AHX của hv và HS không chỉ "cùng quê" mà vào SG lại học cùng trường VTT nữa.
Khi nào HS có thì giờ, HS viết về Vải Thiều ST cho hv biết thêm với.
Xin cảm ơn HS trước nha

Hàn Sinh
07-08-2012, 08:58 AM
Cảm ơn HS cho thêm chi tiết về lịch sử.

It's a small world! ha HS. AHX của hv và HS không chỉ "cùng quê" mà vào SG lại học cùng trường VTT nữa.
Khi nào HS có thì giờ, HS viết về Vải Thiều ST cho hv biết thêm với.
Xin cảm ơn HS trước nhaChào chị HV,

Sơn Tây là một tỉnh tương đối nghèo (tuy không nghèo lắm) của miền Bắc Việt Nam. Địa lý tỉnh Sơn Tây bao gồm các vùng đồi núi trung du lân cận thủ đô và tỉnh Hà Đông. Do đó ST có vai trò quan trọng về quân sự án ngữ mặt Tây Bắc của Hanoi. Nông sản của ST không được trù phú như các tỉnh vùng đồng bằng. Người Sơn Tây di cư thường tự giễu quê mình là nơi "chó ăn đá, gà ăn sỏi" để chỉ về cái nghèo nàn của tài nguyên thiên niên của nơi chôn nhau cắt rốn. Nói đến ST, khoáng sản nổi tiếng là đá ong dùng để xây nhà, mộ, bia và những công việc nền tảng kiến trúc sơ sài khác chứ không có gì nhiều hơn. ST không trồng được trái vải, chứ chưa nói là "vải Thiều" nữa, chị HV à!

Có lẽ chị HV đã nghe nhầm về vải thiều:
Trái vải ngon nổi tiếng của miền Bắc được kể là ở quê hương của cụ Chu văn An và Nguyễn Trãi: Chí Linh, Hải Dương kế tiếp là Bắc Ninh và Bắc Cạn là những nơi có nguồn nước chứa chất vôi nhiều. Vải của Chí Linh, Hải Dương đã từng nổi tiếng và đi vào lịch sử từ thời nước ta bị Bắc thuộc. Các sách sử của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, và Lê Quý Đôn đều nhắc đến việc tham tàn của những thái thú bắt dân ta tìm sừng tê giác, ngà voi, chim trĩ, và thổ sản như long nhãn, thụy lệ chi (vải thiều, nguyên nghĩa chữ "thụy" - "thiều" là tốt/đẹp)... để đem về triều cống cho phương Bắc. Vải tuy có xuất xứ từ vùng Giang Nam của Trung Hoa. Nhưng thật ra, vải của Tàu không thể so sánh được với vải trồng tại Bắc Phần VN, nhất là phải so sánh với "vải thiều" của nước ta, thì lại càng thua xa... "Lệ Chi Viên" (vườn cây vải) thuộc tỉnh Bắc Ninh là vườn vải năm xưa đã xảy ra vụ án chính trị lịch sử mà công thần Nguyễn Trãi phải chịu chu di tam tộc.

Chị nhắc đến hai chữ "vải thiều", HS chợt nhớ vài năm trước có đọc được trong wikipedia, truyền thông trong nước, nhiều website, tài liệu khác hiện nay đang dùng có sự nhầm lẫn khi dùng chữ "vải thiều" thay thế cho trái vải còn tươi. Họ gọi trái vải tươi là vải thiều mà không hiểu rõ và phân biệt được chúng. Vải thiều, thật ra là tên gọi riêng cho một giống vải có những trái vải ngon, ngọt, hạt bé và thơm. Khi những trái vải này chín mọng, người ta mới đem hái xuống phơi nguyên cành, lá, và nguyên quả trong những ngày nắng gắt cho đến khi thịt trái vải bên trong dẻo quắt lại vì mất nước. Nếu bóc vỏ khô của trái vải ra, bên trong thịt trái vải đã khô và dẻo như "nhãn nhục" chúng ta mua trong tiệm thuốc Bắc hoặc "chạp phô".

Thông thường, vải tươi chúng ta ăn không thơm được như nhãn. Trái vải tươi có mùi hơi hăng hắc khó chịu. Nhưng giống vải Thiều để làm vải khô không có mùi hăng hắc khó chịu đó!
Vì thế, vải thiều khô đã có vị trí riêng biệt của nó mà xưa kia chỉ dùng để tiến kinh dâng vua và những người khá giả mới có điều kiện mua về thưởng thức. Ngày nay, bất cứ trái vải nào được phơi khô đi, người ta cũng gọi là vải thiều... Thậm chí, đến cả trái vải tươi bình thường cũng được gọi là vải thiều... thì quả là vàng thau lẫn lộn trong thời quỷ ma. Rồi ngôn ngữ Mẹ đẻ của chúng ta lại thêm mất mát vừa phần ngữ vựng vừa sự trong sáng theo thời gian...b-)
Chẳng trách được, đôi lần HS từng nghe những kẻ tay thì ăn cắp nhưng vẫn nhâng nhâng vỗ ngực tự xưng rằng mình sống "không từng để người khác coi thường bao giờ!"^:)^^:)^^:)^

Trở lại với nông thổ sản của ST, HS thấy không có gì đặc sắc lắm ngoại trừ một loại trai nước ngọt và chim ngói (chim cu gáy) sau mùa gặt. Mặc dù đất đồi ST trồng được nhiều chè lá (trà), nhưng lá trà ST chỉ hơn được Blao chứ không thể sánh bằng trà của Thái Nguyên. Về thăm ST mùa Hè năm 1976, theo đứa em con Chú bì bõm trên con kênh Đồng Mô được dẫn nước từ sông Phú Thứ và Tô Lịch. HS đã từng lặn sâu và mò trong bùn những con trai nước ngọt nặng hơn 1/2 kg cho tới 1kg. Cả đứa em họ và HS đều là tay "sát cá" nên chỉ bì bõm vừa bơi vừa lặn với đôi bàn tay không một lúc thì đủ trai, cá, cho cả nhà ăn trưa và chiều... Qua bao địa phương của cả nước, chưa nơi nào HS thấy được loại trai nước ngọt vừa to, thịt mềm, và ngọt... như giống trai của quê nhà. Tiếc thay, vì ô nhiễm mà ngày nay nghe những người còn ở lại kể rằng, "mò cả ngày, kiếm được con trai to hơn nắm tay để nấu cháo cũng là hiếm!"

Thổ sản thứ hai của ST là chim ngói (chim cu gáy). Nếu người miền Nam phải đi gác cu gian khổ tận trong rừng sâu, thì cho đến giữa và cuối thập niên 1970's trong mùa gặt lúa ở ST, ngay cả những con chim ngói đẹp nhất (cu cườm) có tiếng hót hay cách mấy (một con chim cu cườm hay, trong Saigon có khi bán được một, hai cây vàng) thì cũng được vào chảo rán (chiên) để thành món xôi chim ngói. Điều nghịch lý đó xảy ra vì chim ngói thường sống trong rừng thiên nhiên, và trong trại... Đến mùa lúa chín vàng mới thấy hàng đàn chim ngói tìm về đồng bằng ăn thóc trên cây. Mà, ngay cả Hanoi là nơi phải sống bằng tem phiếu thực phẩm thì lấy đâu ra người bỏ tiền ra chơi chim ngói (cu gáy) trong lúc mỗi miếng ăn có thịt có cá đều là ước mơ của thiên đường? Nhưng theo lời kể của Bố và các Chú các Bác, thì món xôi lúa mới và thịt chim ngói vẫn là món ăn ngày mùa của những gia đình tương đối không bị túng bấn của nhà quê ST. Điều đó nói lên rằng, số lượng chim ngói sinh sôi và bắt được cũng không là nhỏ nhít gì!

Hình ảnh người nông dân bình thường trong ngày mùa có thể ăn được miếng thịt chim trị giá một hai cây vàng ở nơi khác, kèm theo những ngày phải ăn độn khoai bắp... cũng là chuyện khó tin thật phải không, chị HV? Nhưng điều đó đã từng xảy ra trên vùng đất của núi Tản sông Đà. Ngày nay, săn bắt mãi; không biết chim ngói (cu đất, cu cườm, cu gáy... ) của xứ Đoài có còn nhiều như xưa?


Là tỉnh trung du (cao nguyên) nên ST là nơi giao tiếp giữa người Kinh và người Mường thiểu số. Người Mường ở ST cũng là những người thiểu số gần lâu đời và hòa đồng với người Kinh nhiều nhất so với các tỉnh khác của cả nước. Vì thế, chúng ta dễ tìm thấy các họ (last names) lạ xuất phát như người Kinh bình thường tại đây. Có thể tìm thấy các họ (last names) này như họ Khuất (Khuất Duy Trác), Phùng (Phùng Khắc Khoan), họ Đậu, họ Cấn, họ Đặng... Người ST cũng thường ghẹo nhau vì giọng nói phát âm rất nặng. Khi còn đi học, bạn bè đến nhà thường hỏi HS, "Mẹ mày là người Huế à?"... Sau này lớn lên, HS nghĩ rằng có lẽ cách phát âm có ảnh hưởng bởi sự pha trộn lâu đời giữa người Kinh và người Mường.

Bố Mẹ và các ACE của HS cũng như nhiều người dân Sơn Tây di cư khác rất yêu thích hai bài thơ "Đôi Bờ" và "Đôi Mắt Người Sơn Tây", thơ của Quang Dũng do Phạm Đình Chương phổ nhạc ghép lại thành một bài và do Thái Thanh trình bày. (Các ca nhạc sĩ PĐC, TT, Khánh Ly, Duy Trác, và Đức Huy... là người Sơn Tây di cư, nhưng vì ra Hanoi từ lâu trước năm 1954 nên giọng nói của họ đã nhẹ hơn rất nhiều, trừ PĐC; đó chị!). Thơ và nhạc từ hai bài này nghe đến là ray rứt lòng người... Nhưng có lẽ, những cái đẹp và có thể đi vào lòng người đó... chỉ nằm trong thơ và nhạc ...
Đối với những người ST trở lại thăm quê, ngay cả thế hệ của HS hoặc lớn hơn,... tìm lại những gì được gọi là đã có hoặc chỉ được đọc, nghe qua văn chương, âm nhạc ... dường như là một thất vọng rất lớn vì những hình ảnh thay đổi theo thời gian!

Vài dòng chia sẻ với chị về những hiểu biết sơ sài của mình về "vải thiều" (không phải của ST) cũng như một ít hiểu biết qua quít và cảm nhận được khi về thăm nơi chôn nhau cắt rốn của Bố Mẹ mình!
Chúc anh chị và quý khách tuần mới an vui!

Hàn Sinh.

TTHV
07-08-2012, 06:42 PM
Chào chị HV,

Sơn Tây là một tỉnh tương đối nghèo (tuy không nghèo lắm) của miền Bắc Việt Nam. Địa lý tỉnh Sơn Tây bao gồm các vùng đồi núi trung du lân cận thủ đô và tỉnh Hà Đông. Do đó ST có vai trò quan trọng về quân sự án ngữ mặt Tây Bắc của Hanoi. Nông sản của ST không được trù phú như các tỉnh vùng đồng bằng. Người Sơn Tây di cư thường tự giễu quê mình là nơi "chó ăn đá, gà ăn sỏi" để chỉ về cái nghèo nàn của tài nguyên thiên niên của nơi chôn nhau cắt rốn. Nói đến ST, khoáng sản nổi tiếng là đá ong dùng để xây nhà, mộ, bia và những công việc nền tảng kiến trúc sơ sài khác chứ không có gì nhiều hơn. ST không trồng được trái vải, chứ chưa nói là "vải Thiều" nữa, chị HV à!

Có lẽ chị HV đã nghe nhầm về vải thiều:
Trái vải ngon nổi tiếng của miền Bắc được kể là ở quê hương của cụ Chu văn An và Nguyễn Trãi: Chí Linh, Hải Dương kế tiếp là Bắc Ninh và Bắc Cạn là những nơi có nguồn nước chứa chất vôi nhiều. Vải của Chí Linh, Hải Dương đã từng nổi tiếng và đi vào lịch sử từ thời nước ta bị Bắc thuộc. Các sách sử của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, và Lê Quý Đôn đều nhắc đến việc tham tàn của những thái thú bắt dân ta tìm sừng tê giác, ngà voi, chim trĩ, và thổ sản như long nhãn, thụy lệ chi (vải thiều, nguyên nghĩa chữ "thụy" - "thiều" là tốt/đẹp)... để đem về triều cống cho phương Bắc. Vải tuy có xuất xứ từ vùng Giang Nam của Trung Hoa. Nhưng thật ra, vải của Tàu không thể so sánh được với vải trồng tại Bắc Phần VN, nhất là phải so sánh với "vải thiều" của nước ta, thì lại càng thua xa... "Lệ Chi Viên" (vườn cây vải) thuộc tỉnh Bắc Ninh là vườn vải năm xưa đã xảy ra vụ án chính trị lịch sử mà công thần Nguyễn Trãi phải chịu chu di tam tộc.

Chị nhắc đến hai chữ "vải thiều", HS chợt nhớ vài năm trước có đọc được trong wikipedia, truyền thông trong nước, nhiều website, tài liệu khác hiện nay đang dùng có sự nhầm lẫn khi dùng chữ "vải thiều" thay thế cho trái vải còn tươi. Họ gọi trái vải tươi là vải thiều mà không hiểu rõ và phân biệt được chúng. Vải thiều, thật ra là tên gọi riêng cho một giống vải có những trái vải ngon, ngọt, hạt bé và thơm. Khi những trái vải này chín mọng, người ta mới đem hái xuống phơi nguyên cành, lá, và nguyên quả trong những ngày nắng gắt cho đến khi thịt trái vải bên trong dẻo quắt lại vì mất nước. Nếu bóc vỏ khô của trái vải ra, bên trong thịt trái vải đã khô và dẻo như "nhãn nhục" chúng ta mua trong tiệm thuốc Bắc hoặc "chạp phô".

Thông thường, vải tươi chúng ta ăn không thơm được như nhãn. Trái vải tươi có mùi hơi hăng hắc khó chịu. Nhưng giống vải Thiều để làm vải khô không có mùi hăng hắc khó chịu đó!
Vì thế, vải thiều khô đã có vị trí riêng biệt của nó mà xưa kia chỉ dùng để tiến kinh dâng vua và những người khá giả mới có điều kiện mua về thưởng thức. Ngày nay, bất cứ trái vải nào được phơi khô đi, người ta cũng gọi là vải thiều... Thậm chí, đến cả trái vải tươi bình thường cũng được gọi là vải thiều... thì quả là vàng thau lẫn lộn trong thời quỷ ma. Rồi ngôn ngữ Mẹ đẻ của chúng ta lại thêm mất mát vừa phần ngữ vựng vừa sự trong sáng theo thời gian...b-)
Chẳng trách được, đôi lần HS từng nghe những kẻ tay thì ăn cắp nhưng vẫn nhâng nhâng vỗ ngực tự xưng rằng mình sống "không từng để người khác coi thường bao giờ!"^:)^^:)^^:)^

Trở lại với nông thổ sản của ST, HS thấy không có gì đặc sắc lắm ngoại trừ một loại trai nước ngọt và chim ngói (chim cu gáy) sau mùa gặt. Mặc dù đất đồi ST trồng được nhiều chè lá (trà), nhưng lá trà ST chỉ hơn được Blao chứ không thể sánh bằng trà của Thái Nguyên. Về thăm ST mùa Hè năm 1976, theo đứa em con Chú bì bõm trên con kênh Đồng Mô được dẫn nước từ sông Phú Thứ và Tô Lịch. HS đã từng lặn sâu và mò trong bùn những con trai nước ngọt nặng hơn 1/2 kg cho tới 1kg. Cả đứa em họ và HS đều là tay "sát cá" nên chỉ bì bõm vừa bơi vừa lặn với đôi bàn tay không một lúc thì đủ trai, cá, cho cả nhà ăn trưa và chiều... Qua bao địa phương của cả nước, chưa nơi nào HS thấy được loại trai nước ngọt vừa to, thịt mềm, và ngọt... như giống trai của quê nhà. Tiếc thay, vì ô nhiễm mà ngày nay nghe những người còn ở lại kể rằng, "mò cả ngày, kiếm được con trai to hơn nắm tay để nấu cháo cũng là hiếm!"

Thổ sản thứ hai của ST là chim ngói (chim cu gáy). Nếu người miền Nam phải đi gác cu gian khổ tận trong rừng sâu, thì cho đến giữa và cuối thập niên 1970's trong mùa gặt lúa ở ST, ngay cả những con chim ngói đẹp nhất (cu cườm) có tiếng hót hay cách mấy (một con chim cu cườm hay, trong Saigon có khi bán được một, hai cây vàng) thì cũng được vào chảo rán (chiên) để thành món xôi chim ngói. Điều nghịch lý đó xảy ra vì chim ngói thường sống trong rừng thiên nhiên, và trong trại... Đến mùa lúa chín vàng mới thấy hàng đàn chim ngói tìm về đồng bằng ăn thóc trên cây. Mà, ngay cả Hanoi là nơi phải sống bằng tem phiếu thực phẩm thì lấy đâu ra người bỏ tiền ra chơi chim ngói (cu gáy) trong lúc mỗi miếng ăn có thịt có cá đều là ước mơ của thiên đường? Nhưng theo lời kể của Bố và các Chú các Bác, thì món xôi lúa mới và thịt chim ngói vẫn là món ăn ngày mùa của những gia đình tương đối không bị túng bấn của nhà quê ST. Điều đó nói lên rằng, số lượng chim ngói sinh sôi và bắt được cũng không là nhỏ nhít gì!

Hình ảnh người nông dân bình thường trong ngày mùa có thể ăn được miếng thịt chim trị giá một hai cây vàng ở nơi khác, kèm theo những ngày phải ăn độn khoai bắp... cũng là chuyện khó tin thật phải không, chị HV? Nhưng điều đó đã từng xảy ra trên vùng đất của núi Tản sông Đà. Ngày nay, săn bắt mãi; không biết chim ngói (cu đất, cu cườm, cu gáy... ) của xứ Đoài có còn nhiều như xưa?


Là tỉnh trung du (cao nguyên) nên ST là nơi giao tiếp giữa người Kinh và người Mường thiểu số. Người Mường ở ST cũng là những người thiểu số gần lâu đời và hòa đồng với người Kinh nhiều nhất so với các tỉnh khác của cả nước. Vì thế, chúng ta dễ tìm thấy các họ (last names) lạ xuất phát như người Kinh bình thường tại đây. Có thể tìm thấy các họ (last names) này như họ Khuất (Khuất Duy Trác), Phùng (Phùng Khắc Khoan), họ Đậu, họ Cấn, họ Đặng... Người ST cũng thường ghẹo nhau vì giọng nói phát âm rất nặng. Khi còn đi học, bạn bè đến nhà thường hỏi HS, "Mẹ mày là người Huế à?"... Sau này lớn lên, HS nghĩ rằng có lẽ cách phát âm có ảnh hưởng bởi sự pha trộn lâu đời giữa người Kinh và người Mường.

Bố Mẹ và các ACE của HS cũng như nhiều người dân Sơn Tây di cư khác rất yêu thích hai bài thơ "Đôi Bờ" và "Đôi Mắt Người Sơn Tây", thơ của Quang Dũng do Phạm Đình Chương phổ nhạc ghép lại thành một bài và do Thái Thanh trình bày. (Các ca nhạc sĩ PĐC, TT, Khánh Ly, Duy Trác, và Đức Huy... là người Sơn Tây di cư, nhưng vì ra Hanoi từ lâu trước năm 1954 nên giọng nói của họ đã nhẹ hơn rất nhiều, trừ PĐC; đó chị!). Thơ và nhạc từ hai bài này nghe đến là ray rứt lòng người... Nhưng có lẽ, những cái đẹp và có thể đi vào lòng người đó... chỉ nằm trong thơ và nhạc ...
Đối với những người ST trở lại thăm quê, ngay cả thế hệ của HS hoặc lớn hơn,... tìm lại những gì được gọi là đã có hoặc chỉ được đọc, nghe qua văn chương, âm nhạc ... dường như là một thất vọng rất lớn vì những hình ảnh thay đổi theo thời gian!

Vài dòng chia sẻ với chị về những hiểu biết sơ sài của mình về "vải thiều" (không phải của ST) cũng như một ít hiểu biết qua quít và cảm nhận được khi về thăm nơi chôn nhau cắt rốn của Bố Mẹ mình!
Chúc anh chị và quý khách tuần mới an vui!

Hàn Sinh.
Cảm ơn HS nhiều. Bây giờ thì hv biết thêm về ST.

hv không nghĩ là mình nghe lầm vụ "Vải Thiều ST" đâu HS. Có thể là những người kể cho hv đã nói "hơi quá" về "Vải Thiều ST" chăng ? :)
hv tháp tùng AHX về ST 2 lần. Lần đầu là năm 1995 và lần sau là năm 2006.
Lần đầu đi thăm mộ Ông Bà Nội và Thầy (Bố) AHX, thăm mộ cụ TĐ-NKH là cousin của Ông Nội AHX.
Trong dịp này hv có hỏi những người anh em họ của AHX về Vải ST vì hv từng được nghe AHX và Má kể chuyện ngày xưa AHX thích ăn cơm với Vải chấm nước mắm.
hv được các AC kể lại là "Vải Thiều ST" rất ngon nhưng vì nhà nước thu mua quá rẻ nên có dạo người ST giận quá, đốn đi rất nhiều. Đêm đến là dân chúng cùng nhau đốn.
Vì vậy hv mới hỏi HS cho tường.

Vải Bắc Giang - Lục Ngạn thì hv có biết qua lời kể của vài người sinh viên mà hv quen qua công việc và sinh hoạt.
Những lúc "làm việc" với các anh chị em, các cháu, hv ưa hỏi về nơi họ sinh ra và đặc sản của nơi đó để biết thêm về địa lý nước nhà.

Xin cảm tạ HS đã bỏ thời gian chia sẻ chuyện ST

TTHV
07-12-2012, 04:52 AM
Buổi ra mắt hai tác phẩm Cộng Hòa và Chính Trị Luận tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 11 tháng Bảy năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/ramatsachconghoavachinhtriluantaihouston.html)
Âm thanh ở đây

(http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_voa_RMS_HVCD.mp3)
http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_voa_RMS_HVCD.mp3

Năm 1905 sau khi đi Nhật về, Cụ Phan Chu Trinh đã khởi xướng phong trào Duy Tân, thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục với chủ trương “Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí và Hậu Dân Sinh”, nhằm giới thiệu với thanh niên Việt Nam những tư tưởng mới về Dân Chủ và Chính Trị Tây Phương, hy vọng giúp Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Pháp cũng như phát triển về mọi mặt giống như nước Nhật. Hơn 100 năm đã qua, phong trào Duy Tân coi như bị thất bại vì sự đàn áp của thực dân Pháp và tiếp theo là các cuộc chiến Quốc Cộng. Sau biến cố 1975, dường như Dân Trí, Dân Khí và Dân Sinh tại Việt Nam không được cải tiến nếu không muốn nói là sa sút hơn. Trong hoàn cảnh đó Học Viện Công Dân đã được thành lập tại Houston vào năm 2005. Giáo sư Nông Duy Trường, người thành lập Học Viện Công Dân và cũng là dịch giả tác phẩm Chính Trị Luận của Aristotle nói về chủ đích của Học Viện Công Dân như sau:
“Học Viện Công Dân cũng nhằm chủ trương khai Dân Trí, và chú trọng vào xây dựng một nền học thuật về khoa học chính trị và nhân văn. Kể Từ khi thành lập tới nay, HVCD đã soạn thảo chương trình về công dân học, về kinh doanh, chính trị học, xã hội dân sự và dân chủ, đặc biệt chú trọng tuyển dịch thuật các tác phẩm kinh điển để làm nền tảng cho những ngành học này… ”

http://lh3.googleusercontent.com/-1rBH3ehLWck/T_4h-R_ABsI/AAAAAAAALBE/Ge_tvAnStMU/s496/HKDH-HVCD-1.jpg

Bản dịch hai tác phẩm ra mắt ngày Chủ nhật 1 tháng 7 năm 2012 là Cộng Hòa của Platon do giáo sư Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ và Chính Trị Luận của Aristotle do giáo sư Nông Duy Trường chuyển ngữ.
Được biết Giáo sư Đỗ Khánh Hoan là một học giả uyên thâm về Văn minh Anh Mỹ. Ông nguyên là giáo sư trưởng ban Văn minh Anh Mỹ tại đại học Văn Khoa Saigon trước 1975 và hiện đang định cư tại Toronto, Canada. Ông đã chuyển ngữ hơn 100 tác phẩm văn chương triết học Tây phương qua tiếng Việt. Trong bản dịch "Cộng Hòa", ông còn có những phần chú giải để giúp người đọc có thể theo dõi bối cảnh của các cuộc tranh luận chính trị một cách dễ dàng hơn.

Luật sư Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng là một diễn giả trong buổi ra mắt sách này, nói về các nhận định của dịch giả trong bản dịch tác phẩm Cộng Hòa như sau:
“Có thể nói Cộng Hòa là tập hợp đối thoại nổi tiếng nhất của Platon, ra đời cách đây khoảng 2400 năm. Theo nhận định của dịch giả triết phẩm Cộng Hòa là cố gắng đầu tiên trong cộng đồng nhân loại, vận động những nguyên tắc triết lý để giải quyết những vấn đề chính trị trong xã hội loài người. Nội dung triết phẩm Cộng Hòa là bàn luận về bản chất công bình, trưng ra hình ảnh một quốc gia lý tưởng đề cập nhiều đề tài rộng lớn về triết lý, chính trị, xã hội, tâm lý, giáo dục và đạo đức.”

Trong phần mạn đàm với quan khách, giáo sư Đỗ Khánh Hoan chia sẻ sự khó khăn khi dịch tác phẩm triết học này. Ông cũng nói đến sự ngộ nhận của nhiều người về tựa đề của tác phẩm Cộng Hòa, là một cụm từ “nhạy cảm” với nhà nước Việt Nam. Ông nói:
“Có một độc giả trong nước order tôi cuốn sách đọc, tôi gửi về, nơi đó là Tuy Hòa, công an đã giữ một tháng trời để đọc, chỉ vì cái tên nó là Cộng Hòa. Sau khi đọc xong thì thấy rằng chẳng có gì là "Cộng Hòa" trong đó. Không có hình bóngTổng Thống Ngô Đình Diệm, tổng thống Nguyễn văn Thiệu gì cả. Rồi ở đây quí vị cũng có một cái, nếu tôi không lầm, là ngộ nhận, tưởng là bàn về chế độ Cộng Hòa. Thưa không phải, nếu Platon viêt về Cộng Hòa mà chỉ bàn về chế độ Cộng Hòa thì Platon chưa đáng ngồi cái ghế nhân loại dành cho Platon”

Ông thêm rằng trong tác phẩm Cộng Hòa, Platon trình bày tư tưởng Công Bình với ý nghĩa sâu xa của triết gia Socrates, thầy của Platon. Theo ông, đó là một nguyên lý đem lại hạnh phúc cho mọi người trong xã hội:
“Công Bình, nếu không những chúng ta mà bất cứ ai trong nhân loại hiểu được nghĩa Công Bình như Socrates hiểu, thì nhân loại sẽ đến bến bờ hạnh phúc”

Diễn giả giới thiệu bản dịch tác phẩm Chính Trị Luận của Aristotle là ông Jeff Watkins, một người Mỹ rất am tường về văn hóa chính trị Việt Nam. Jeff Watkins có tên Việt là Ngô Đại Sơn và ông giới thiệu bản dịch tác phẩm bằng tiếng Việt trước sự ngạc nhiên của cử tọa. Jeff Watkins nói về Chính Trị Luận của Aristotle và các tác phẩm của Platon và Socrates :
“Các tác phẩm của Aristotle, của Platon và Socrates, là nền của văn minh Tây phương. Các tác phẩm đó có rấy nhiều ảnh hưởng đến các nhà triết học của thời kỳ Phục Hưng, tức là The Renaissance. Các tác phẩm đó có rất nhiều ảnh hưởng đối với những người thành lập đất nước này, tức là Founding Fathers. Và lý do nước Mỹ có cái chế độ như vậy là vì các tác phẩm này.”

Còn dịch giả Nông Duy Trường thì cho là trọng điểm của Chính Trị Luận của Aristotle là mọi công dân tốt cần phải tích cực tham dự vào sinh hoạt chính trị:
“Theo Aristotle, là một người tốt không thôi chưa đủ. Nếu người dân tốt mà không tích cực tham gia vào đời sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có cơ nguy trở thành thoái hóa và trở thành một chế độ xấu’

http://lh3.googleusercontent.com/-VORSp8EUYzE/T_4h-25zIWI/AAAAAAAALBM/HZGdBO0CSiw/s448/HKDH-HVCD-2.jpg

Buổi ra mắt bản dịch hai tác phẩm Cộng Hòa và Chính Trị Luận thu hút nhiều độc giả Houston. Giáo sư Đỗ Khánh Hoan chia sẻ niềm hy vọng của ông là những tác phẩm có tính cách tự do tư tưởng này được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam:
“Tôi rất hy vọng, người mình phải suy nghĩ trước khi lựa chọn và phải suy nghĩ thật kỹ rồi hãy lựa chọn”

Ông Jeff Watkins thì nói là các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt cần biết những tác phẩm này để bắt đầu những cuộc đối thoại:
"Các tác phẩm này rất là quan trọng, bởi vì nếu, thí dụ như là bên Mỹ, thì người Mỹ và những người lãnh đạo của Mỹ thì cũng hiểu rõ ràng những tác phẩm này. Còn nếu những người lãnh đạo của Việt Nam và dân Việt Nam, nếu mà biết thì có thể có cái discussion, còn nếu như họ chưa biết thì làm sao mà có đối thoại.”

Có lẽ Jeff Watkins đã nói thay cho người Việt về nguồn gốc của chế độ độc đảng tại Việt Nam vì chưa hề có một cuộc đối thoại giữa nhà nước và người dân. Học Viện Công Dân đang nỗ lực mang những tư tưởng làm nền tảng cho các chính thể Tự Do tại Âu Mỹ đến đồng bào quốc nội và hy vọng những cuộc đối thoại sẽ khởi đầu để người dân được sống trong Công Bình đích thực.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
07-17-2012, 06:28 PM
Cô gái Việt thay đổi Luật an toàn xe bus tại Mỹ

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-07-16

Nguồn
(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/motor-coach-safety-in-us-hv-07162012132505.html)
Âm thanh tại đây

(http://haokhidienhong.com/files/audio/RFA_LuatAnToanXeBus_Jul16.mp3)http://haokhidienhong.com/files/audio/RFA_LuatAnToanXeBus_Jul16.mp3



Trong thời gian gần bốn năm, trên dưới hai mươi lần đến thủ đô Hoa Thịnh đốn để vận động "Dự Luật tăng cường An Toàn cho xe chở hành khách".
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/motor-coach-safety-in-us-hv-07162012132505.html/034_2268534-305.jpg AFP photo
Một chiếc xe bus chở khách tại Washington, DC.




Ngày 6 tháng Bảy vừa qua, cô Lê Yến Chi đã được toại nguyện khi tổng thống Obama ký ban hành điều luật này. Lý do nào đã khiến một cô gái Việt tại Houston làm được việc này?

Người thân bị nạn


Trên đường đi dự Đại Hội Thánh Mẫu tại Dòng Đồng Công ở Carthage, thuộc tiểu bang Missouri vào tháng Tám năm 2008, một trong bốn chiếc xe Bus chở những giáo dân người Việt Houston và vùng phụ cận đã bị tai nạn thảm khốc tại Sherman, một thị trấn phía Bắc thành phố Dallas, tiểu bang Texas. Tai nạn này gây tử vong cho 17 giáo dân và nhiều người khác bị thương tích. Một trong số 17 người bị thiệt mạng là bà Lâm Sở Tường, mẹ của cô Lê Yến Chi, một tiến sĩ ngành tâm lý xã hội, hiện đang làm việc tại Houston.

Sinh ra và lớn lên tại Houston, Yến Chi là con gái út trong một gia đình có hai người con của đôi vợ chồng tị nạn cộng sản năm 1975. Bố cô qua đời trong một ca mổ tim khi cô vừa 7 tuổi và người anh 8 tuổi, lúc mẹ cô mới 39 tuổi. Bà Tường đã ở vậy nuôi hai con khôn lớn. Bà là một nhân viên sở Xã Hội, và là một con chiên ngoan đạo. Bà đã dành nhiều thời gian để sinh hoạt trong các giáo xứ. Mỗi năm Bà cùng nhiều giáo dân khác đi dự Lễ Thánh Mẫu. Cô Yến Chi cho biết cô thường đi cùng với Mẹ nhưng năm 2008, vì mới có việc làm tại Galveston, sau một thời gian dài học tiến sĩ tại Hawaii, nên cô không tham dự.

Đã bốn năm trôi qua, nhưng với giọng nói đầy nước mắt khi nhắc đến cái chết của thân mẫu, Yến Chi cho biết cô vận động điều luật này vì cô không muốn thấy gia đình khác phải trải qua những mất mát lớn lao mà anh em cô đã gặp phải :
"Con rất là thương Mẹ, con thấy mất Mẹ giống như vậy, ai mà chịu nổi. Con không muốn có những người khác phải chịu cảnh khổ đau như con nên con cố gắng làm việc này để tránh chuyện tương tự xảy ra cho gia đình khác ..."

Cô nói thêm là tai nạn thảm khốc đó đã làm nhiều gia đình người Việt đau khổ nhưng vì ai cũng bận rộn với công việc và gia đình, mà cô lúc đó thì còn độc thân nên có nhiều thì giờ hơn những người khác, vì vậy cô vận động dự luật tăng cường an toàn cho xe chở hành khách. Cô cho biết lúc sinh tiền, mẹ cô thường giúp đỡ người khác và cô đã hứa trước di ảnh của Mẹ là sẽ không để cái chết của Mẹ cô trở thành vô nghĩa:
"Nhiều gia đình bị ảnh hưởng vì tai nạn này. Mẹ con là người luôn luôn giúp đỡ người khác nên con phải làm việc này vì con thương Mẹ, không muốn cái chết của Mẹ là senseless hay in vain ..."

Để giữ được lời hứa với vong linh thân mẫu, ngay sau tang lễ của Mẹ, Yến Chi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn cho chiếc xe đã chở mẹ cô. Khi biết được đã có nhiều khiếm khuyết trong chiếc xe đó trên bản tường trình của Ủy ban kiểm soát an toàn giao thông (The National Transportation Safety Board), như là; tài xế có lượng cocaine và rượu trong máu mà có thể là người tài xế này vừa mới xử dụng ma túy khoảng một tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu lái xe; công ty cho mướn xe này đã từng bị ngưng hoạt động vì vi phạm luật nhưng mới mở lại dưới cái tên khác; hay là nơi kiểm soát xe (inspection) đã không trang bị đầy đủ dụng cụ để làm việc này vv... Yến Chi liên lạc với các vị dân cử để tìm hiểu thêm.
Cô đã được những vị dân cử của Texas như thượng nghị sĩ Kay Baily Hitchison, dân biểu Sheila Jackson Lee cùng vài vị dân cử của các tiểu bang khác nữa,đỡ đầu dự luật này:
"Con gặp thượng nghị sĩ Kay Baily Hitchison của Texas, thượng nghị sĩ Sherrod Brown của Ohio ..."

Dự luật này đã được đệ trình với lưỡng viện trước đó nhưng mãi cho đến ngày 29 tháng Sáu năm 2012, mới được Quốc Hội thông qua và Tổng Thống ký ban hành vào ngày 6 tháng Bảy. Với điều luật mới này, xe chở hành khách phải có dây cài an toàn, trần xe và cửa sổ phải an toàn hơn và đặc biệt là tài xế lái xe chở hành khách phải được kiểm soát cũng như được huấn luyện kỹ lưỡng hơn:
"Phải có seat belt cho passengers, có anti-ejection glazing on the windows... Tài xế lái xe phải khám sức khỏe ..."

Luật này cũng buộc chủ hãng cho thuê xe khi mở thương vụ mới, phải khai báo nếu trong quá khứ đã từng có công ty bị đóng cửa vì vi phạm luật giao thông.
"Mấy companies mà đã bị đóng cửa mà bây giờ mở công ty khác thì phải điền vào đơn những chi tiết đó ..."

Một mình vận động

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/motor-coach-safety-in-us-hv-07162012132505.html/000_GYI0064134152-250.jpg/image
Cô Lê Yến Chi cầm di ảnh của mẹ cô trong một buổi điều trần An toàn xe buýt ở Washington, DC hôm 30/3/2011. AFP photo



Mặc dù một mình vận động cho điều luật này, cô Yến Chi nói rằng sở dĩ có được kết quả như vậy là do chính mẹ cô luôn ở bên cạnh để giúp cô có đủ nghị lực trong ròng rã 4 năm trời để vận động. Chính mẹ cô giúp cô biến đau khổ của mình thành những công ích cho người khác, thay vì bị buồn đau đánh gục: "Con biết là con không tự mình làm được việc này mà là do Mẹ giúp con có sức mạnh để làm, tại vì cái này mà một người làm thì thấy nhiều quá. Làm sao mà một cá nhân có thể thuyết phục được Quốc Hội Mỹ, mà đặc biệt cá nhân đó lại là một người Việt! Có lẽ do con nói được tiếng Mỹ, và nói từ từ nên người ta nghe, chứ con thấy mình không là cái gì cả. Con lấy nỗi buồn mất Mẹ để làm được điều hữu ích cho người khác chứ không để cái buồn làm mình té xuống."

Được hỏi nếu trường hợp tai nạn xảy ra tại Việt Nam mà có những nguyên do vì bất cẩn như chiếc xe đã chở mẹ cô thì cô có nghĩ là có người sẽ vận động để thay đổi gì không, Yến Chi nói rằng vì Việt Nam không có tự do nên có lẽ sẽ không có ai vận động dự luật một mình như cô đã làm:
"Nếu mà trường hợp này xảy ra bên Việt Nam chắc không có ai làm gì đâu, tại vì Việt Nam không có tự do thì không có ai làm như vậy."

Nhưng theo cô, nếu nhiều người cùng đứng lên làm việc với nhau thì có thể sẽ làm cho chính quyền quan tâm và thay đổi:
"... because there are lots of bad situation in VietNam I would think that people need to stand together and work together..."

Trước tin vui Tổng Thống Obama ký ban hành luật mới về an toàn cho xe chở hành kháck, linh mục Đoàn Đình Bảng, người có mối thâm giao với gia đình Yến Chi trên dưới 40 năm nay cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi dự luật do Yến Chi vận động được trở thành luật:
"Tôi rất ngạc nhiên nhưng đây cũng là cái gương cho chính tôi, bởi vì nhiều khi mình không có nghĩ là sẽ thành công nhưng cuối cùng rồi thì hôm nay chúng ta thấy là một vài tuần nữa cái luật này sẽ được phổ biến. Như vậy thì là một điều rất hay và là một điểm son cho tuổi trẻ Việt Nam. Sang bên này, được cái nền giáo dục mới thì đã biết phát triển cái tinh thần gia đình giữa mẹ con, giữa ông bà con cháu và đời mình phát triển đường lối của người Mỹ. Điều đó rất đáng khen."

Và bà Lâm Muội, em gái của mẹ Yến Chi cũng cho biết là bà vô cùng hãnh diện về việc làm của cháu bà:
"Tôi rất hãnh diện. Tôi biết cháu làm như vậy nhưng tôi rất bất ngờ khi hay tin là dự luật đó đã thành luật rồi. Cháu đã làm được một việc lớn như vậy. Một mình mà đi lên Washington D.C. cả 20 lần trong vòng gần 4 năm để hoàn thành công việc đó thì tôi thấy cháu thật là xứng đáng đã thành công."

Chúng ta thường nghe nói "Một con Én không làm nổi mùa Xuân" nhưng với sự kiên trì và lòng yêu kính đấng sinh thành đã khuất, một cô gái Việt đã thành công trong việc thay đổi được luật an toàn cho xe chở hành khách tại Hoa Kỳ.




























Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
07-19-2012, 05:49 AM
Cô gái Việt Lê Yến Chi vận động thành công luật an toàn cho xe đò tại Hoa Kỳ

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 18 tháng Bảy năm 2012
Hinh do YenChi cung cap
Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/cogaivietleyenchivaluatantoanxedotaimy.html)

Âm thanh tại đây

http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA-LuatAnToanXeBus.mp3


Luật pháp tại Hoa Kỳ mặc dù luôn trải qua những thời gian tranh luận gay gắt tại quốc hội trước khi được tổng thống ban hành nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết khi đem ra thi hành, nhất là đối với những người cố tình vi phạm vì quyền lợi riêng tư. Luật an toàn về các xe chở hành khách đường dài mà tiếng Việt vẫn thường gọi là Xe Đò cũng là một trường hợp như vậy. Luật An Toàn Xe Đò của Hoa Kỳ mặc dầu rất khónhưng vẫn có những điểm chưa thỏa đáng theo sự tiến triển của kỹ thuật hiện đại. Trong quá khứ rất nhiều người đã lên tiếng đòi hỏi thay đổi nhưng chưa thành công. Tuy nhiên sự kiên trì hy sinh hiếm có của Tiến sĩ tâm lý xã hội Lê Yến Chi đã thay đổi đạo luật An Toàn Xe Đò trên toàn nước Mỹ, sau tai nạn xảy ra cho thân mẫu của Cô.
http://lh4.googleusercontent.com/-gXNerFn2jbg/UAdg3wVUOkI/AAAAAAAALBw/4pMkRXwWM98/s636/YCLe-Sherman+Bus+Crash+3.jpg
Sherman Bus Crash - Taken by the Sherman Police Department


Ngày 8 tháng 8 năm 2008 một đoàn 4 chiếc xe đò chở đầy giáo dân Houston đi hành hương dự lễ Thánh Mẫu hàng năm tại tiểu bang Missouri. Khoảng 1 giờ sáng đoàn xe đi ngang Sherman, một thị trấn ở phía bắc thành phố Dallas, tiểu bang Texas, thì một chiếc xe trong đoàn với 34 hành khách bị lật làm 11người chết tại chỗ và sau đó thêm 6 người chết tại bệnh viện và nhiều hành khách khác bị thương. Yến Chi lúc đó vừa tốt nghiệp tiến sĩ từ đại học Hawaii về nhận việc tại Galveston, là thành phố bờ biển bên cạnh Houston, nên không đi hành hương cùng mẹ cô. Yến Chi hồi tưởng sự bàng hoàng của cô khi được xác nhận rõ ràng là mẹ cô tử nạn sau cả ngày liên lạc điện thoại tìm kiếm qua các nhà thương và nhà quàn tại thị trấn Sherman, Texas.
“... con nói cho người ta biết mẹ mặc cái gì. Rồi người ta nói, ồ, có phải mẹ có mặc cái áo mầu trắng với polker dots màu xanh và một cái sweater màu xanh không thì con mới biết là mẹ bị mất. Mà tại vì con ở Houston và người ta ở Sherman con không có lái xe nổi vì con hết hồn, không có tin tưởng là mẹ chết như vậy. Người ta mới email cái hình mẹ, con thấy ID của mẹ...”


Tai nạn gây xúc động mạnh tại Hoa Kỳ và được Ủy Ban An Toàn Giao Thông Toàn Quốc (National Transportation Safety Board, gọi tắt là NTSB) điều tra kỹ lưỡng. Yến Chi nói là theo báo cáo của NTSB thì nguyên do gây tai nạn là bánh xe không an toàn, tài xế uống rượu, dùng ma túy trước khi lái xe và xe không được khám xét kỹ lưỡng:
“NTSB nói là cái bánh xe (không an toàn), rồi tài xế uống rượu và hút cocaine, rồi mấy xe bus này không làm proper inspections, đó là lý do làm nhiều người chết” .
http://lh6.googleusercontent.com/-Ofn--nadDIU/UAdg3fuN0nI/AAAAAAAALCQ/rU9p2fbdDmo/s477/YCLe-Funeral+Mass+for+Mom+119.jpg
Tang lễ Mẹ


Chỉ một tuần sau khi mai táng Mẹ, Yến Chi đã xông xáo bắt tay vào việc tìm hiểu luật pháp và vận động cải tiến luật an toàn giao thông tại Hoa Kỳ. Lòng nhiệt thành của Cô đã thuyết phục được sự ủng hộ từ các vị dân cử quốc hội Hoa Kỳ như Thượng nghị sĩ Kay Bailey Hutchinson của tiểu bang Texas, Sherrod Brown của tiểu bang Ohio, các dân biểu Sheila Jackson Lee, Ted Poe của Texas và nhiều vị nữa. Cuộc vận động kiên trì kéo dài trong 4 năm. Trong thời gian này Yến Chi đã phải tự mình lo liệu hết các chi phí để đi họp khoảng 20 lần với các vị nghị sĩ quốc hội tại thủ đô Washington D.C.

Cô cho biết là luật an toàn giao thông cho các xe đò có nhiều điều thiếu sót. Luật cũ không đòi hỏi các hãng xe đò điều tra lý lịch của tài xế, không bắt buộc xe đò phải có các thiết bị an toàn mà mọi xe thường bắt buộc phải có, như giây an toàn, trần xe an toàn, vân vân. Cô cho biết luật mới sẽ có những khoản chính đòi hỏi các trang bị kỹ thuật tân tiến và thủ tục hành chánh để bảo đảm an toàn cho hành khách. Theo luật mới, trong vòng 3 năm, các xe đò phải có các thiết bị mới này:
“ Luật mới có seat belt on buses, có anti-ejection window grazing là một coating để cho người ta khỏi văng ra, anti-crushed roof, là để cho roof của bus không bị caved in, rồi cũng có tire pressure monitor system là new technology, ca1i computer để coi cái bánh xe có đủ air hay không. Rồi một luật nữa là mấy cái company bi shut down, bi out of business, nếu mà muốn làm cái new company thì phải nói ở trên application với Department of Transportation. Trong tai nạn của mẹ con, hãng đó hồi đó bị shut down rồi mở mới như new name mà không ai biết là hồi trước bị shut down vì bị violations. Bây giờ họ phải nói, nếu họ không nói họ sẽ bị penalty…”

http://lh4.googleusercontent.com/-q3yFxI7flZM/UAdg4uU66WI/AAAAAAAALCA/2tSIPjFWt9c/s448/YCLe-catherine+lam+3.jpg
Bà Lâm Sở Tuờng và hai con


Được hỏi lý do nào mà cô đã kiên trì trong nhiều năm vận động các nhà lập pháp thay đổi luật an toàn xe đò vì đây là một công việc khó khăn và nhiều nhóm công dân đã vận động từ nhiều năm qua nhưng thất bại, Cô chia sẻ là vì cô thương mẹ và không muốn cái chết của mẹ cô trở thành vô ích cũng như không muốn những gia đình khác phải qua các thảm cảnh như cô:
“ Tại vì Con rất là thương mẹ, mà con thấy mất mẹ như vậy ai mà chịu nổi. Con không có muốn con của mẹ, của ba mẹ khác, phải go through what I have to go through nên con cố gắng làm việc này cho các gia đình khác không có phải, giống có tai nạn này xảy ra trong gia đình. Mẹ con raised con phải always to help community, help other people. Con một mình con phải làm như vậy vì con thương me nên con không muốn cái death của mẹ bị in vain”


Sự kiên trì và lòng vị tha của Yến Chi đã thành công mỹ mãn. Sau nhiều lần bị trở ngại tại quốc hội Hoa Kỳ, cuối cùng vào ngày 29 tháng 6 năm 2012, Lưỡng viện Quốc Hội đã thông qua dự thảo luật an tòan xe đò “ Motor-coach Enhanced Safety Act” . Tổng thống Obama đã ký chính thức ban hành luật này ngày 6 tháng 7, năm 2012. Với Luật này hành khách xử dụng xe đò tại Hoa Kỳ sẽ được an toàn hơn.


Sanh ra và lớn lên tại Houston, Yến Chi được may mắn thừa hưởng một nền giáo dục vị tha và một tình mẫu tử bao la. Cha Yến Chi mất sớm lúc Yến Chi mới có 7 tuổi và Bà Lâm Sở Tường đã ở vậy thay chồng nuôi hai con thành tài. Linh Mục Đoàn Đình Bảng, là linh mục linh hướng cho gia đình Yến Chi, nói là bà Lâm Sở Tường là một thành viên của hội Đạo Binh Đức Mẹ trong giáo xứ và rất tích cực trong các việc xã hội bác ái:
“ Chị Tường giúp đỡ những người chung quanh rất là đáng gương mẫu nên khi chị ấy qua đời thì tiếc lắm vì mất đi một người làm việc xã hội bác ái rất là đắc lực”.

Nói về cố gắng của Yến Chi trong việc vận động luật An Toàn Xe Đò, Linh Mục Bảng chia sẻ:
“Nó cũng là cái gương cho chính tôi vì nhiều khi mình không có nghĩ là nó sẽ thành công. Nhưng cuối cùng với sự giúp đỡ của nhiều người thì hôm nay chúng ta thấy là luật sẽ được phổ biến và như vậy thì là một điểm rất hay, một điểm son cho tuổi trẻ Việt Nam. Tôi cũng ước mong giới trẻ Việt Nam sẽ làm được nhiều cái góp vào tương lai sáng lạn cho tất cả chúng ta”


Sự thành công của Yến Chi có thể nói là kết quả của tình mẫu tử bao la và tinh thần vị tha, tích cực cho tha nhân của những người trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ. Có lẽ khi kiên trì vận động trong suốt 4 năm qua, Yến Chi đã luôn nghĩ đến mẹ hiền và câu ngạn ngữ tây phương "Where there's a will, there's a way", xin tạm dich là "nơi nào có sự quyết tâm thì nơi đó có giải pháp cho mọi vấn đề".

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

vũ thị thiên thư
07-19-2012, 08:22 PM
HV
Cô Gái Việ t vẻ vang

TTHV
07-27-2012, 07:46 AM
TT có nghe được "giọng nói trẻ thơ" của YC không ?

TTHV
07-27-2012, 09:45 AM
Houston: Thượng Nghị Sĩ John Cornyn nói chuyện về Nhân Quyền tại Việt Nam


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, 25 tháng Bảy năm 2012

Nguồn
http://haokhidienhong.com/hienvy/tnsjohncornynvaviphamnhanquyentaivietnam.html





"Nhân Quyền cho Việt Nam" luôn là niềm trăn trở của rất nhiều người Việt hải ngoại, nhất là những người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. Cao trào đòi hỏi tự do dân chủ tại các nước Á Rập và gần đây sự đổi mới, hướng về dân chủ tại Miến Điện, làm cho các tổ chức vận động Nhân Quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ hoạt động hăng hái hơn.

Ngày thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012, Ủy Ban Tranh Đấu Nhân Quyền cho Việt Nam tại Houston có một buổi họp mặt với Thượng nghị sĩ Liên Bang, đại diện cho tiểu bang Texas, là TNS John Cornyn. Ngoài các thành viên của Ủy Ban Tranh Đấu Nhân Quyền cho Việt Nam, còn có đại diện của các tổ chức sinh hoạt cộng đồng và tôn giáo gốc Việt tại Houston, như Mạng Lưới Nhân Quyền cho Việt Nam, Nhà thờ Lộ Đức, Hội Đồng Liên Tôn, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, giáo phái Hòa hảo, Cao Đài, tổ chức BPSOS, vân vân...
TNS John Cornyn từng tích cực vận động Nhân Quyền cho Việt Nam từ năm 2003. Năm ngoái, Ông đã tái bảo trợ Dự luật Nhân Quyền S.1051, ‘Viêt Nam Human Rights Sanctions Act’, tạm dịch là “Dự Luật Chế Tài về Vi Phạm Nhân Quyền ở ViệtNam”.


http://lh3.googleusercontent.com/-9fW26hzkUiY/UBC2lLj2DMI/AAAAAAAALCo/aPvpUKyQ6xQ/s477/HKDH-JC-27.jpg
TNS John Cornyn


Là diễn giả chính trong buổi họp mặt, TNS John Cornyn trình bày những diễn tiến mới trong việc vận động Nhân Quyền cho Việt Nam. Ông nói rằng chính phủ Hoa Kỳ chưa làm đủ bổn phận đòi hỏi Nhân Quyền tại Việt Nam vì theo ông thì những lời tuyên bố suông chưa đủ:

“They occasionally lip service to Human Rights is not enough. The repression in Vietnam is getting worse and America should be doing more to push back”

Ông cho biết là ông sẽ đưa ra "Nghị-Quyết- 4-Điểm" tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Bốn điểm đó là thứ nhất, Quốc Hội lên án những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam; thứ hai, Quốc Hội khuyến cáo Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ bảo đảm mọi thương thảo Mỹ Việt phải đi theo sự thảo luận nghiêm chỉnh về nhân quyền; thứ ba là khuyến cáo Ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa VietNam trở lại danh sách CPC về tự do tôn giáo và cuối cùng là yêu cầu Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton kêu gọi Chủ tịch nước Việt Nam thả hết những tù nhân lương tâm và sửa đổi luật pháp về những sinh hoạt công cộng và tôn giáo.
“ Firstly, It will strongly condemn Vietnamese Human Rights abuses, secondly It will urge the President and the Secretary of State to insure the relations between the United States and Vietnam include robust a discussion of Vietnam troubling Human rights record, ….”

Luật Sư Vinh Hồ thuộc tổ chức BPSOS đề nghị TNS Cornyn thêm một điểm nữa là Hoa kỳ cần lên án chế độ nô lệ công nhân, buôn người đang xảy ra trầm trọng tại Việt Nam, như tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Quốc Tế đã lên tiếng:
“Vietnam is an epic center of slave labor investigation. An example of this was recently evidenced in a report by the Human Rights Watch on the use of forced labor of by prisoners in the process of attributes…..”


http://lh5.googleusercontent.com/-2hVVwTcvxbU/UBEnlkWlieI/AAAAAAAALCw/1paez2ddDxc/s448/HKDH-40.jpg
Chụp hình lưu niệm


Trong khi đó, Luật sư Ngô Quốc Lân, Đại diện cho Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trao cho TNS John Cornyn một lá thư của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, hiện đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện.
Buổi họp mặt còn có nhiều đại diện các cơ quan truyền thông báo chí tại Houston. Phóng viên đài truyền hình Việt ngữ SGN-Houston đặt câu hỏi là trước tin Dân biểu Wolf đã yêu cầu Tổng thống Obama triệu hồi đại sứ Hoa Kỳ tại Hanoi về nước vì vị đại sứ này đã làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, thì quan điểm của TNS ra sao. TNS Cornyn nói là với những nhà nước như nhà nước Việt Nam, họ chỉ hành sử nghiêm chỉnh khi có những biện pháp chế tài nghiêm trọng:
“ I think the only time that governments like the Vietnamese government take us seriously when there are consequences associated with their actions."

TNS Cornyn còn nói thêm là chính phủ Hoa Kỳ cần phải đòi hỏi nhà nước Việt Nam thi hành những cam kết của họ để được hưởng các quyền lợi kinh tế mà Hoa Kỳ giao ước :
“I think it is very important that we follow through if we‘re going to lay down the conditions that we are going to say that this is we require of you if you want to maintain the normal relation and give Vietnam the benefits of strong economic ties with the United States …”

Trà lời một câu hỏi khác về lý luận của Hà Nội là Việt Nam cần sự ổn định để phát triển kinh tế, TNS Cornyn nói rằng, Hoa Kỳ là một nước có kinh tế phát triển nhất thế giới nhưng cũng là một nước tự do nhất thế giới, hai điều đó không hề xung khắc mà còn làm cho đất nước phát triển mạnh hơn. Theo ông, nhà nước Việt nam khi nói vậy chỉ là vì họ muốn kiểm soát người dân:
“The United States is the most prosperous country in the world and we are also the free-est country in the world I don’t think those are incompatible or inconsistent when the government in Vietnam said they want stability that translates into control and I think that by opening up political and religious freedom in Vietnam, It will actual increase prosperity and opportunity in Vietnam so I see that as a win-win proposition”

Còn bác sĩ Hồ Ngọc Trâm, chủ tịch “Ủy Ban Tranh Đấu cho Nhân Quyền Việt Nam” thì cho là nếu còn chính sách độc đảng thì khó mà thực hiện tự do và sáng tạo kinh tế:
“ Phát triển kinh tế phải cần theo sự phát triển tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, vì những tự do đó làm sẽ đem những sáng tạo cho người dân Việt Nam của chúng ta. Bởi vậy nếu vẫn còn độc đảng thì tôi nghĩ cái đó rất là khó thực hiện”

Chia sẻ cảm nghĩ về buổi họp, một vị khách là Tiến sĩ Ngô Dũng thì cho là các cuộc vận động cho Tự Do và Nhân Quyền của cộng đồng người Việt hải ngoại bắt đầu có tiếng vang nhưng cần phải bền bỉ hơn nữa:
“Qua sự đấu tranh của cộng đồng Việt Nam hải ngoại của chúng ta mà các chính khách thế giới cũng như chính khách trong chính phủ Hoa Kỳ họ bắt đầu càng ngày càng quan tâm nhiều hơn và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải tiếp tục vận động bằng lá phiếu, vận động bằng sự bền bỉ của chúng ta từ địa phương đến mức độ quốc tế thì chúng ta mới có sự quan tâm của chính giới trên thế giới nhiều hơn”.

Người Hoa Kỳ tin tưởng nhiệt thành rằng Nhân Quyền là quyền căn bản Thượng Đế dành cho mọi người, không ai có quyền tước đoạt. Sống trong xã hội Hoa Kỳ, một xã hội tự do và nhân quyền được bảo đảm, người Mỹ gốc Việt đang cố gắng vận động mang lại Tự Do cũng như Nhân quyền cho đồng hương quốc nội vì Hạnh Phúc con người không thể có được khi thiếu Tự Do và Nhân Quyền bị tước đoạt.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

vũ thị thiên thư
07-30-2012, 09:00 AM
HV
Thân sinh thường nhắc mình chịu khó lắng nghe ...

Tự do hai tiếng rẩt ngắn nầy ngàn cân nặng, Thân sinh khi sang thăm con cháu về nhắc với bầy trẻ bên nhà " Nên có một lần sang thăm HK đi, có đi như vậy mới thấy ý nghĩa của hai chữ Tự Do... "

TTHV
08-02-2012, 12:31 PM
Gây quĩ tài trợ pháp lý cho người Việt đang tị nạn Cộng Sản tại Thái Lan

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 1 tháng Tám năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/taitrophaplychonguoiviettinantaithailan.html) ---> http://www.voatiengviet.com/content/buoi-gay-quy-tai-tro-phap-ly-nguoi-viet-ti-nan-cong-san-thai-lan/1484140.html

hay tại đây ---> http://haokhidienhong.com/hienvy/taitrophaplychonguoiviettinantaithailan.html

http://lh5.googleusercontent.com/-mFlQM0uVlQU/UBqFrvxDvKI/AAAAAAAALFE/yokDoSl9fz8/s443/HKDH-QPL-2.jpg
Nguyễn Thị Như Huỳnh, Nguyễn Hữu Hải và NPH


Người Hoa Kỳ có câu nói rất nổi tiếng là “Freedom is not free’, tức là "Tự do không miễn phí", mà phải trả giá bằng sự tranh đấu, bằng sự hy sinh xương máu. Hơn ai hết những người Việt yêu chuộng Tự Do đang sống tại hải ngoại hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này. Họ đã phải trả giá bằng chính sinh mạng của họ khi vuợt biên, vượt biển tìm tự do, sau biến cố tháng Tư, 1975. Rất nhiều người đã bỏ thây trong rừng sâu nước độc. Không ít người đã làm mồi cho cá ngoài đại dương.

Hơn 37 năm trôi qua, có lẽ thế giới nghĩ rằng ở Việt Nam vấn đề vượt biên đi tìm tự do không còn nữa. Trên thực tế, ít ai biết vẫn còn nhiều nguời Việt Nam liều mình bỏ nước ra đi chỉ vì muốn được những quyền Tự Do căn bản của con người. Đó là một sự kiện đáng tiếc đang xảy ra. Nhiều người Việt đã và đang trốn qua Thái Lan xin tị nạn vì lý do tôn giáo và chính trị. Có lẽ chỉ có những người Việt tị nạn Cộng sản mới thông cảm được lý do bỏ nước của những đồng hương này.

Tối Chủ nhật ngày 22 tháng 7, năm 2012 một buổi gây quĩ Tài Trợ Pháp Lý cho các đồng hương đang tị nạn tại Thái Lan, được tổ chức tại Houston với gần cả ngàn người tham dư. Ông Nguyễn Quởn, một thành viên trong ban tổ chức chia sẻ lý do ông cùng thân hữu hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức BPSOS đứng ra tổ chức buổi gây quỹ tài trợ pháp lý này tại Houston:
“Chúng tôi chỉ nghĩ tới chuyện duy nhất là vấn đề pháp lý, làm thế nào để đồng bào chúng ta có được quy chế tị nạn do Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan cấp cho. Muốn có được qui chế tị nạn đó thì điều cần nhất là phải có luật sư để sửa soạn hồ sơ”


Ông cho biết hiện nay người Việt đang tị nạn tại Thái Lan gồm các nạn nhân giáo dân Công giáo Cồn Dầu, những người Hmong theo đạo Tin Lành và các nhà tranh đấu cho dân chủ:
“Sau đợt Cồn Dầu thứ nhất chúng ta lại có đợt Cồn Dầu thứ hai và song song đó chúng ta lại có một số người Hmong, người ta đi đạo Tin Lành bị đàn áp ở vùng cao nguyên Việt Nam. Rồi thêm một số những anh em tù tội chính trị ở Việt Nam, sau khi ra tù thì bỏ trốn hoặc là những người đang bị truy lùng thì cũng đều trốn qua bên Thái Lan.”

Ông cũng nói thêm là đang có khoảng 800 người Việt tị nạn tại Thái Lan. Họ sống lén lút và đời sống của họ rất là khó khăn vì bị coi là những người cư trú bất hợp pháp:
“Rất là khổ! Về pháp lý thì họ vẫn là những người cư ngụ bất hợp pháp. Vì vậy vấn đề miếng cơm manh áo thì cũng rất là khó khăn. Họ cũng phải đi làm chui, có trường hợp họ đi làm cả tuần, cả tháng mà không được đồng nào, nếu người Thái Lan, người địa phương, biết là những ngừơi này cư trú bất hợp pháp thì họ không trả lương. Đó là hoàn cảnh rất là tội nghiệp.”

Ông giải thích rằng nếu họ được hưởng qui chế tị nạn chính trị thì Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc có thể giúp đỡ họ một phần về vấn đề ăn ở, thuốc men:
“Tuy nhiên nếu như chúng ta giúp họ được qui chế tị nạn thì về phía Cao Ủy Liên Hiệp Quốc sẽ giúp cho họ một phần, tôi xin nhắc lại là một phần chứ không phải tất cả, các vấn đề ăn uống và thuốc men cũng như trẻ em có quyền cắp sách tới trường đi học, nếu họ có qui chế tị nạn, mặc dù về phương diện di trú họ vẫn còn bất hợp pháp"

Hiện diện trong buổi gây quĩ có nhiều đồng hương đã từng trải qua các khó khăn trong thời đi tìm tự do sau biến cố 1975. Ông Nguyễn Văn Bằng, một cựu quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đến Mỹ tị nạn từ 1975, nói là ông đến để ủng hộcho các đồng bào tị nạn đang ở Thái Lan:
“ Ngày hôm nay ở đây họ có tổ chức gây quĩ pháp lý giúp cho đồng bào ta đang kẹt bên Thái Lan trong tương lai có cơ hôi đi định cư các nước khác. Vì lý do đó chúng tôi có mặt để tham dự”.

Ông Trần Thanh Tùng là người điều hợp các hoạt động giúp đỡ giáo dân Cồn Dầu khi họ trốn qua được Thái Lan, chia sẻ tình trạng của các giáo dân Công Giáo Cồn Dầu tại Thái Lan như sau:
“Trong số 83 giáo dân Cồn Dầu của chúng tôi ở Thái Lan và Mã Lai thì có 53 người đã được cấp qui chế tị nạn. Họ là những người đầu tiên vượt thoát sau trận đàn áp tại Cồn Dầu vào tháng 5 năm 2010, và họ đã dược chấp qui chế tị nạn. Còn 30 người khác là những anh chị em giáo dân Cồn Dầu đã bị kết án và bỏ tù hơn 1 năm và được thả ra, họ chịu không nổi cho nên cuối cùng họ cũng phải vượt thoát ...”

Ông cho rằng sự gia tăng đàn áp người dân của nhà nước làm cho nhiều người phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi tìm tự do:
“Cái lý do mà tôi thấy đơn giản nhất là cái sự đàn áp. Cộng Sản Việt Nam gia tăng đàn áp tự do Tôn giáo, gia tăng đàn áp chính trị cho nên số người tị nạn gia tăng”.

Trong khi đó, anh Nguyễn Hữu Hải là một giáo dân Cồn Dầu vửa cùng vợ con đến định cư tại tiểu bang North Carolina, sau hơn 2 năm tị nạn tại Thái Lan, chia sẻ niềm vui của anh:
“Tôi thấy đời sống bên này, trước tiên cho tôi một cái không có gì quí bằng là hôm nay con thực sự được tự do, thoát được chế độ Cộng Sản vô thần”.

Một gíáo dân Cồn Dầu khác là Cô Nguyễn Thị Như Huỳnh vừa đến định cư tại tiểu bang Tennessy được 1 tháng, cho biết là sau vụ đám tang Cụ bà Maria Đặng Thị Tân vào tháng 5 năm 2010 tại Cồn Dầu, mẹ cô bị bắt còn cô thì bị công an đánh đập nên cô tìm cách trốn khỏi Việt Nam :
“Con tham gia đám tang của Cụ Maria Đặng thị Tân và là thành viên trong ca đoàn, đi hát lễ thì bị công an đàn áp và đã bắt mẹ con là Nguyễn Thị Thế, giam tù 6 tháng và sau đó bị án tù treo 9 tháng. Khi tham gia đám tang thì con bị đánh và bị bắt nhưng con đã thoát được thì con có sự hoảng sợ và bắt đầu trốn chạy”.

Hơn 37 năm đã trôi qua kể từ biến cố tháng Tư 1975, nhưng đến nay vẫn có những người Việt yêu chuộng tự do phải bỏ nước ra đi. Trước cao trao đòi hỏi Nhân Quyền trên thế giới nhà nước Việt Nam lại càng gia tăng đàn áp các tiếng nói Tự Do Dân Chủ. Những giáo dân Công Giáo Cồn Dầu, những người dân tộc Hmong theo Tin Lành và những nhà Dân chủ đã và đang trả giá rất đắt cho sự Tự Do của họ và họ đang trông chờ sự hỗ trợ của đồng bào hải ngoại. Quả vậy, “Freedom is not Free" như những người Hoa Kỳ thường nói.


Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
08-09-2012, 01:13 PM
Nữ khoa học gia gốc Việt thành công trong cuộc nghiên cứu đổi Gen cho cây Đậu Nành tại Hoa Kỳ

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 8 tháng Tám năm 2012

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/khoahocgiataravantoaidoigencaydaunanhtaimy.html)---> http://www.voatiengviet.com/content/cau-chuyen-nghien-cuu-doi-gen-dau-nanh-cua-nu-khoa-hoc-gia-goc-viet/1485375.html

Âm thanh tại đây:

http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_DrTaraVanToai.mp3


Sinh ra và lớn lên ở vùng châu thổ sông Cửu Long, trong khung cảnh đồng lúa khắp nơi, cô Trần Kiều Nga, sau khi lập gia đình có tên là Tara VanToai, luôn có ước mộng nghiên cứu về canh nông và hy vọng gia tăng năng suất của nông nghiệp để phục vụ nhân loại.

Cuộc đời của bà Tara VanToai là một hành trình học hỏi và nghiên cứu không ngừng về canh nông. Năm 1966, bà Tara VanToai được học bổng Colombo Plan, đi du học New Zealand và là nữ sinh Việt Nam đầu tiên về canh nông. Sau đó bà về Việt Nam học tiếp cao đẳng canh nông tại Saigon và trở thành giảng viên tại đây. Biến cố Tháng Tư năm1975 đã đưa Bà sang Hoa Kỳ tị nạn. Tại đây, Bà vào Đại học Cornell University ở New York và tốt nghiệp bằng Thạc sĩ canh nông. Vài năm sau Bà tốt nghiệp Tiến sĩ, cũng về canh nông tại đại học Ohio State University. Ngay sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, bà Tara VanToai trở thành giáo sư tại đại học Ohio, đặc trách các dự án nghiên cứu nông nghiệp.

https://lh3.googleusercontent.com/-fPx9Hp59W-8/UCO3q47AnSI/AAAAAAAALFY/PDE1AKULYgc/w297-h448-p-k/TS_TaraVanToai.jpgHình từ net


Một trong các công trình nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Tara VanToai gần đây được bộ Canh Nông Hoa Kỳ ca ngợi là tạo ảnh hưởng tốt cho kinh tế Hoa Kỳ cũng như tăng năng suất đậu nành trên thế giới. Đó là việc biến đổi Gen của cây đậu nành Hoa Kỳ để giống cây này có thể sống và có năng suất cao tại các vùng đất có nhiều độ ẩm tại Bắc và Trung Tây Hoa Kỳ. Cuộc nghiên cứu và thử nghiệm của Bà và các cộng sự viên kéo dài trong 27 năm qua, với sự hợp tác của các khoa học gia từ Pháp, Trung quốc, Brazil, Hungary. Ngoài ra còn có khoa học gia Henry Nguyễn, thuộc đại học Missouri, khoa học gia từ Việt Nam là Bà Trần Thị Cúc Hoa và một phụ tá là bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ. Trước khi có sự nghiên cứu của Giáo sư Tara VanToai, cây đậu nành của Hoa Kỳ có năng suất kém và hay chết khi đất bị sũng nước vì mưa. Giáo sư VanToai giải thích tóm tắt công trình nghiên cứu trong 27 năm qua của bà và các cộng tác viên như sau:
“Dùng cái Gen của một cây chống ủng nước để đưa vào cây đậu nành của Mỹ, không có cái tánh chống ủng nước. Sự khảo cứu của tôi phần lớn là về khoa học cơ bản, thành ra tôi nghiên cứu về các dữ kiện khoa học, từ đó làm nền tảng cho các phát triển khoa học khác".

Bà nói thêm là những cây đậu nành lai giống do nhóm bà nghiên cứu, có khả năng chống lại sự sũng nước, đã được dùng để gây giống rộng rãi trong kỹ nghệ trồng đậu nành tại Hoa Kỳ và công trình này có thể làm lợi cho kinh tế Hoa Kỳ mỗi năm hàng tỉ mỹ kim:
“Vấn đề ủng nước là một vấn đề rất hệ trọng, ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Theo các tài liệu thống kê thì khoảng 16% diện tích cây trồng trên thế giới bị nạn ủng nước. Riêng tại Mỹ quốc, từ năm 1951 đến năm 1998 thì nạn ủng nước làm giảm năng suất của cây trồng khoảng 3% tức là khoảng một tỉ rưỡi dollars mỗi năm”.

Giáo sư Tara VanToai nói rằng, việc nghiên cứu của bà là để đáp ứng nhu cầu của bộ canh nông Hoa Kỳ, nhằm nâng cao năng suất của đậu nành cho vùng Trung Mỹ. Thành quả trên trở thành căn bản cho kỹ thuật biến đổi Gen của các loại cây nông nghiệp trên thế giới. Giáo sư Tara VanToai được giới chuyên gia nông nghiệp Hoa Kỳ rất ngưỡng mộ. Năm 2009 Bà được chọn làm thành viên của Fellow American Society of Agronomy, một vinh dự tối cao cho một khoa học gia Hoa Kỳ trong ngành nông học.
Giáo sư Tara VanToai đã từng về giảng dạy tại đại học Cần Thơ và Hà Nội về nông nghiệp trong chương trình Viêt Nam Education Foundation của chính phủ Hoa Kỳ. Bà chia sẻ những nhận xét của Bà về đại học Vietnam như sau:
“Việt Nam thay đổi về kỹ thuật rất là nhanh chóng. Các trường đại học có nhiều máy móc dụng cụ tinh vi, tối tân mà phần lớn là do các cơ quan quốc tế tài trợ. Máy gì mà trường Mỹ có là hầu như trường Việt Nam có. Nhưng mà các hóa chất để làm thí nghiệm thì họ phải nhập cảng. Có máy là một chuyện nhưng khi mình xài thì nó có thể hư mà phải bảo tồn. Bảo tồn rất là đắt đỏ cho nên sinh viên Việt Nam phần lớn ít có cơ hội thực tập như sinh viên ở Mỹ".

Tiến sĩ Tara VanToai chia sẻ những quan ngại của các khoa học gia trên thế giới trước viễn ảnh những vùng trồng trọt ven biển Việt Nam có thể ngập nước biển do sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Bà cũng tỏ ý lo ngại cho tương lai nông nghiệp Việt Nam có thể gặp khó khăn vì phần đất xa biển lại trở nên khô cằn, do các đập nước mà Trung Quốc xây cất ở thượng nguồn sông Mekong. Thêm vào đó là nhà nước Việt Nam lại dành quá nhiều đất cho công nghệ nên diện tích trồng trọt ngày càng ít trong khi dân số ngày càng động:
“Trong khi đó bao nhiêu đất, vùng đất gần Cần Thơ, vùng đó ngày xưa rất trù phú, phì nhiêu nhưng bây giờ họ làm khu kỹ nghệ hết, như khu Trá Nóc này kia toàn là khu kỹ nghệ hết. Chẳng những thế sở dĩ đồng bằng Cửu Long ngày xưa trù phú sản xuất bao nhiêu lúa để xuất cảng thì bây giờ người Tàu họ đắp đập ở thượng du của sông Mekong, thành ra họ hạn chế nước xuống mà hạn chế nước xuống thì tuy không ngập lụt nhưng đất sẽ khô cằn, thành ra tương lai về canh nông ở Việt Nam có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Mặc dù rất thành công trong sự nghiệp, Bà VanToai luôn trân trọng sự khuyến khích của chồng là ông Norman VanToai, là một kỹ sư và cũng là Tiến sĩ Kinh tế tại Hoa kỳ. Bà tâm sự:
“Cuộc đời của tôi rất may mắn là tại vì nhà tôi lúc nào cũng hết lòng giúp đỡ và ủng hộ việc làm của tôi. Cũng nhờ sự giúp đỡ này mà tôi mới có ngày nay”.

Trong khi đó ông VanToai nói về người bạn đời của ông suốt 43 năm như sau:
“Gia đình tôi rất vui mừng về những thành quả khoa học của Nga sau hàng chục năm tận tụy nghiên cứu. Nga, căn bản là một con người bình dị, luôn luôn là một người đàn bà Việt Nam tiêu biểu, hết lòng lo cho gia đình đã hơn 43 năm nay. Nga cũng rất tha thiết với những vấn đề cộng đồng và đã hết lòng hoạt động trong các lãnh vực xã hội và thiện nguyện. Gia đình tôi luôn luôn ủng hộ và cảm phục lòng hy sinh và khả năng của một con người đa dạng như là Nga”.

Sự thành công của Giáo sư Tiến sĩ Tara VanToai làm cho nhiều người Việt hải ngoại hãnh diện về Phụ nữ Việt Nam. Tuy thành công rạng rỡ trong sự nghiệp tại Hoa Kỳ nhưng họ vẫn hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình và an sinh của cộng đồng xã hội.

Nguyễn Phục Hưng, cộng tác viên VOA tường trình

TTHV
08-16-2012, 04:21 AM
Nhóm "Be the Difference Foundation" tổ chức ca nhạc gây quỹ ở Houston


Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/ca-nhac-gay-quy-thien-nguyen-be-the-difference-foundation-houston/1488861.html (http://www.voatiengviet.com/content/ca-nhac-gay-quy-thien-nguyen-be-the-difference-foundation-houston/1488861.html)

Âm thanh tại đây: http://haokhidienhong.com/hienvy/bethedifferencefoundation.html


http://gdb.voanews.eu/88677AF0-6734-47E5-AA54-D3474833A3B5_w640_r1_s.jpg


Buổi ca nhạc “Đêm Của Những Giấc Mơ” do nhóm trẻ "Be the Difference Foundation" thực hiện tại Houston.

Khi nhắc đến tuổi trẻ lớn lên tại Hoa Kỳ, có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến một thế hệ chỉ sống đua đòi vật chất của thời đại. Tuy nhiên, trên thực tế thanh thiếu niên lớn lên tại Hoa Kỳ, kể cả các bạn trẻ gốc Việt, có nhiều lòng vị tha và tinh thần trách nhiệm đáng quí. Điển hình là các sinh hoạt của nhóm ‘Be the Difference Foundation’, do em Quỳnh Nhi thành lập.


Quỳnh Nhi sinh ra và lớn lên tại Hoa kỳ, là sinh viên năm thứ tư tại đại học Saint Thomas, ở thành phố Houston. Quỳnh Nhi cũng là giám đốc của hội thiện nguyện "Be The Difference". Em cho biết chủ đích của hội thiện nguyện này là mang niềm hy vọng tới các trẻ em đang bị bịnh nan y, tàn tật hay đến từ những hoàn cảnh bất hạnh, có cơ hội thực hiện giấc mơ của mình:

Quỳnh Nhi nói là buổi ca nhạc “Đêm Của Những Giấc Mơ” do nhóm "Be The Diffrence Foundation" tổ chức chiều chủ nhật ngày 29 tháng 7 năm 2012 nhằm cổ động mọi người trong cộng đồng cùng ký tên tham dự vào chương trình hiến tủy cứu giúp bệnh nhân ung thư máu. Đồng thời buổi văn nghệ nhằm mục đích gây quỹ để giúp đỡ Nguyễn Mỹ, một thiếu nữ Việt bị ung thư máu, đang điều trị tại bệnh viện Texas Children Hospital, để em Nguyễn Mỹ có cơ hội thực hiện giấc mơ của em là trở thành Hoa Hậu.

Chương trình văn nghệ do các thiện nguyện viện trẻ Việt Mỹ tại Houston cùng góp phần thực hiện. Cô Thu Vân, 19 tuổi, đại diện cho một hội Thiện Nguyện khác tại Houston có tên là Houston Hope Initiatives, đến trình diễn văn nghệ giúp vui. Thu Vân chia sẻ:

“Cái này rất là tốt vì tụi con đang “raise fund” cho em Nguyễn Mỹ đang ở Texas Chidren Hospital”.

Trong buổi gây quĩ này có sự hiện diện của thân phụ Nguyễn Mỹ là ông Xuân. Ông cho biết em Mỹ bị bệnh bẩm sinh là thiếu hồng huyết cầu trong máu. Em phải truyền máu hàng tháng từ hồi hai tuổi cho đến khi được ghép tủy mới có hy vọng sống sót.

Ông cho biết thêm là con ông đã được ghép tủy lần đầu năm 2011 nhưng chưa hoàn toàn thành công. Đến tuần lễ trước, em Mỹ đã được ghép tủy lần thứ hai vì may mắn có người cho tủy phù hợp. Em Mỹ đang được điều trị tại bệnh viện. Ông chia sẻ thêm là gia đình ông vừa đến định cư tại Hoa Kỳ nên hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt:

“Đến Hoa Kỳ, tuy hoàn cảnh của gia đình gặp rất nhiều khó khăn về tình trạng sức khỏe của cháu. Nhưng trong cái khó khăn thì có cái may mắn là cộng đồng người Việt thì rất là tốt, có lòng nhân ái. Cụ thể là hôm nay tổ chức thiện nguyện của các em trẻ ở Houston này tổ chức buổi gây quỹ giúp cho cháu gái vuợt qua cái khó khăn. Qua việc làm của các em thì chúng tôi thấy thể hiện cái lòng nhân ái, cái tình dân tộc rất tốt đối với người Việt Nam mình”.

Trong khi các em trình diễn giúp vui thì những thiện nguyện viên khác phụ trách việc ghi tên quan khách có ý muốn hiến tủy để cứu giúp những người bị ung thư máu.
Bà Bạch Nguyệt là một người làm việc thiện nguyện của tổ chức hiến tủy nói về sự quan trọng của việc ghi danh hiến tủy của cộng đồng người Việt để các bệnh nhân Việt có thêm cơ hội được cứu sống:

“Mình chỉ mất một phút ghi danh mà mình có thể cứu một mạng người. Mình không biết tương lai nhiều khi trong gia đình mình hay người thân mình có người mắc bịnh thì mình đâu có biết được.”

Bà nói thêm là bà rất hãnh diện về sự nhiệt thành của các em trong công tác này:

“Mình thấy rất là hãnh diện, thấy lứa trẻ nó cũng siêng năng, sốt sắng trong việc cứu người.”

Còn dược sĩ Diệu Thảo là một khuôn mặt khá quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng người Việt Houston thì khen ngợi các em trẻ là dù lớn lên tại Hoa Kỳ nhưng vẫn còn có lòng với người đồng hương:

“Tuy các em lớn lên ở đây, không nói được tiếng Việt, nhưng mà các em vẫn có tâm hồn hướng về cộng đồng Việt Nam cho nên Diệu Thảo và các anh chị hết lòng ủng hộ các em.”

Trong khi đó cha của Quỳnh Nhi là tiến sĩ Michael Hòa, thì chia sẻ, là có lẽ thấy ông làm việc trong các chương trình giúp người tị nạn nên các con ông đều có khuynh hướng làm thiện nguyện.

“Con em chúng tôi đã đi theo trong các chương trình mà chúng tôi làm việc từ thiện. Năm 2005 từ Michigan về đây để giúp cho đồng hương tị nạn bão Katrina thì lúc đó Quỳnh Nhi đã thấy rõ ràng là Quỳnh Nhi muốn làm gì. Đó là lý đo Quỳnh Nhi đã tham gia vào những chương trình từ thiện”.

Đề cập đến việc các em đang vận động đồng hương ghi danh trong chương trình hiến tủy, ông Micheal Hòa hy vọng đồng hương hưởng ứng tích cực, vì cho đến nay ít người Việt biết đến chương trình hiến tủy cứu người:

“Chúng ta ghi danh cho tổ chức hiến tủy toàn quốc để giúp vào trong đó bởi vì người Á Châu chúng ta nói chung, nói riêng người Việt Nam rất ít người biết đến chương trình hiến tủy này."

Một vị khách là ông Đỗ Hữu Huân thì có lời nhận xét như sau về việc làm từ thiện của các em:

"Đây là việc làm chứng tỏ rằng các em có tình thương và nghĩa cử rất là đáng quí và đáng khuyến khích. Nhìn lại những nghĩa cử này chúng tôi rất kính phục, chúng tôi rất ngưỡng mộ tinh thần dấn thân cũng như lòng yêu thương, đối với một em, một người gặp cảnh ngộ chẳng may.”

Văn hóa Hoa Kỳ khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và tự do cá nhân.Tuy nhiên trên thực tế nhiều người trẻ, bao gồm các em gốc Việt, sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, dù thích đổi mới nhưng luôn có tinh thần vị tha và trách nhiệm. Việc làm của nhóm "Be the Difference" khiến cho phụ huynh hãnh diện và có niềm tin vào thế hệ con em của họ.



Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

http://lh4.googleusercontent.com/-9ahptkXbslg/UCwXjI3H_oI/AAAAAAAALFw/NhF6X3gG4Sw/s600/HKDH_BeDifFound-1.jpg

TTHV
08-23-2012, 05:36 AM
Gây quỹ Trùng Tu Mộ Phần Thuyền Nhân Việt Nam tử nạn trên đường vượt biển

In (https://dtphorum.com/articleprintview/1493699.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1493699.html)
Ý kiến (7) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (javascript:sharelinkOver('share_moreRight')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fgay-quy-trung-tu-mo-phan-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan-tren-duong-vuot-bien%2f1493699.html&title=G%c3%a2y+qu%e1%bb%b9+Tr%c3%b9ng+Tu+M%e1%bb%9 9+Ph%e1%ba%a7n+Thuy%e1%bb%81n+Nh%c3%a2n+Vi%e1%bb%8 7t+Nam+t%e1%bb%ad+n%e1%ba%a1n+tr%c3%aan+%c4%91%c6% b0%e1%bb%9dng+v%c6%b0%e1%bb%a3t+bi%e1%bb%83n&notes=Theo+t%c3%a0i+li%e1%bb%87u+c%e1%bb%a7a+Li%c3 %aan+Hi%e1%bb%87p+Qu%e1%bb%91c+th%c3%ac+c%c3%b3+kh o%e1%ba%a3ng+t%e1%bb%ab+200+ng%c3%a0n+t%e1%bb%9bi+ 400+ng%c3%a0n+thuy%e1%bb%81n+nh%c3%a2n+Vi%e1%bb%87 t+Nam%2c+ch%e1%ba%bft+tr%c3%aan+%c4%91%c6%b0%e1%bb %9dng+v%c6%b0%e1%bb%a3t+bi%e1%bb%83n)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fgay-quy-trung-tu-mo-phan-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan-tren-duong-vuot-bien%2f1493699.html&title=G%c3%a2y+qu%e1%bb%b9+Tr%c3%b9ng+Tu+M%e1%bb%9 9+Ph%e1%ba%a7n+Thuy%e1%bb%81n+Nh%c3%a2n+Vi%e1%bb%8 7t+Nam+t%e1%bb%ad+n%e1%ba%a1n+tr%c3%aan+%c4%91%c6% b0%e1%bb%9dng+v%c6%b0%e1%bb%a3t+bi%e1%bb%83n&annotation=Theo+t%c3%a0i+li%e1%bb%87u+c%e1%bb%a7a+ Li%c3%aan+Hi%e1%bb%87p+Qu%e1%bb%91c+th%c3%ac+c%c3% b3+kho%e1%ba%a3ng+t%e1%bb%ab+200+ng%c3%a0n+t%e1%bb %9bi+400+ng%c3%a0n+thuy%e1%bb%81n+nh%c3%a2n+Vi%e1% bb%87t+Nam%2c+ch%e1%ba%bft+tr%c3%aan+%c4%91%c6%b0% e1%bb%9dng+v%c6%b0%e1%bb%a3t+bi%e1%bb%83n)
Twitter (javascript:(function(){TwitThisPop=window.open(%2 2http://twitthis.com/twit?url=%22+encodeURIComponent(location.href)+%22&title=%22+((document.title)%20?%20encodeURICompone nt(document.title.replace(/^s*|s*$/g,%27%27))%20:%20%22%22),%20%22TwitThisPop%22,%20% 22width=800,%20height=600,%20location,%20status,%2 0scrollbars,%20resizable,%20dependent=yes%22);%20s etTimeout(%22TwitThisPop.focus()%22,%20100);%20})( ))
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fgay-quy-trung-tu-mo-phan-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan-tren-duong-vuot-bien%2f1493699.html)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)


http://gdb.voanews.eu/2D0456E9-E897-4DEE-966D-3E8761A2D563_w640_r1_s_cx0_cy49_cw0.jpg (http://gdb.voanews.eu/2D0456E9-E897-4DEE-966D-3E8761A2D563_mw800_s.jpg)




Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/gay-quy-trung-tu-mo-phan-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan-tren-duong-vuot-bien/1493699.html

Âm thanh tại đây: http://haokhidienhong.com/hienvy/trungtumophanthuyennhantunan.html






Tin liên hệ

Chiến dịch 'Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản tại Việt Nam' được phát động (https://dtphorum.com/content/chien-dich-nguoi-my-goc-viet-doi-tai-san-tai-vietnam-duoc-phat-dong/1491444.html)
Nhóm "Be the Difference Foundation" tổ chức ca nhạc gây quỹ ở Houston (https://dtphorum.com/content/ca-nhac-gay-quy-thien-nguyen-be-the-difference-foundation-houston/1488861.html)
Buổi gây quĩ tài trợ pháp lý cho người Việt đang tị nạn Cộng Sản tại Thái Lan (https://dtphorum.com/content/buoi-gay-quy-tai-tro-phap-ly-nguoi-viet-ti-nan-cong-san-thai-lan/1484140.html)








Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
22.08.2012



Sau biến cố tháng Tư 1975, hàng triệu người Việt đã vượt biên, vượt biển bỏ nước ra đi. Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc thì có khoảng từ 200 ngàn tới 400 ngàn thuyền nhân Việt Nam, chết trên đường vượt biển. Một số lớn làm mồi cho cá và một số khác bỏ xác trong vùng bờ biển Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân, Hồng Kông và Nam Dương.

Trong văn hóa Việt Nam có câu nói "Sống Cái Nhà, Thác Cái Mồ", để nói đến ước nguyện căn bản của người Việt, là lúc sống thì có một mái ấm gia đình và khi chết thì có nấm mồ làm nơi an nghỉ. Tuy nhiên, nhiều thuyền nhân bất hạnh đã giã từ cuộc đời khi sắp, hay vừa tới được phần đất tự do. Cho đến nay, một số vẫn chưa có một nấm mồ tử tế để an phần.

Là một thuyền nhân Việt Nam và thông cảm ước nguyện của những thuyền nhân quá cố, ông Trần Đông đã thành lập tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) vào năm 2004 và trở thành giám đốc của tổ chức này. Ông chia sẻ là VKTNVN chính thức hoạt động vào năm 2005 để kỷ niệm 30 năm biến cố Việt Nam với hai mục tiêu chính như sau:

“Mục tiêu chính của tổ chức VKTHVN là sưu tập tài liệu liên quan đến biến cố thuyền nhân ViệtNam, và bảo tồn các di tích của người Việt tị nạn, điển hình nhất là di tích của thuyền nhân”.


Ông cho biết là trong giai đoạn đầu, từ năm 2005 đến cuối năm 2011, VKTNVN ngoài việc thu thập chứng tích của người tị nạn để lưu trữ làm tài liệu lịch sử, Hội đã có nhiều kết quả trong việc trùng tu những ngôi mộ, nhất là những mộ tập thể. Trong giai đoạn này, VKTNVN đã trùng tu được trên 500 ngôi mộ với hơn một ngàn thuyền nhân đã tử nạn tại vùng ven biển Mã Lai.

“Hiện nay có hai tổ chức VKTHVN cũng cùng một hệ thống, đó là tổ chức VKTNVN ở Úc, và ở Hoa Kỳ. Từ 2005 đến 2011, chúng tôi đã trùng tu mộ thuyền nhân Việt Nam từ bắc tới nam Malaysia, trên 500 mộ nhưng mai táng trên 1000 thuyền nhân, coi như toàn bộ trong đất liền Malaysia là nơi có nhiều thuyền nhân nhất, nơi có nhiều người chết nhất, thì đã trùng tu xong”.

VKTNVN đang có chương trình triển lãm và gây quỹ quy mô tại các trung tâm nhiều người Việt tại Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu cho giai đoạn hai. Ngoài những buổi họp mặt tại California, VKTNVN khởi đầu các cuộc gây quỹ quy mô tại Houston và tiếp theo tại thành phố Toronto, thuộc Canada; sau đó trở lại thủ đô Hoa Kỳ Wahington DC, rồi đến thành phố Orlando tiểu bang Florida, trước khi về các thành phố bên Úc Châu như Brisbane, Sydney, Adelaide và Springvale.

Ông Trần Đông giải thích về chương trình của VKTNVN trong giai đoạn hai, từ năm 2012 tới năm 2015 như sau:

“Bây giờ chúng tôi bước sang giai đọan hai, đó là các nơi còn lại, thí dụ như là đảo Bidong, hay là ở Galang, hay là ở Phillipines. Rồi tìm kiếm thêm như là tại Hồng Kông cũng như tại Thái Lan, thí dụ như là ở Bi Đông có chừng 300 mộ, ở Galang thì có khoảng 500, ở Philippine có khoảng 300, rồi vùng biển, vùng quần đảo Anambas và Natuna có thêm khoảng 300 nữa. Vậy mình có khoảng một ngàn rưỡi”.

Công việc làm của VKTNVN được nhiều đồng hương ủng hộ. Buổi triển lãm tài liệu và gây quỹ tại Houston để trùng tu phần mộ Thuyền Nhân Việt Nam thu hút nhiều đồng hương. Ngoài những cựu thuyền nhân có may mắn sống sót và đang sinh sống tại Houston, còn có nhiều đồng hương khác.

Một số người đến để ôn lại kỷ niệm gian khổ hay những nỗi tuyệt vọng trong trại tỵ nạn. Có người đến để chia sẻ niềm vui được sống sót trên đường vượt biển.

Ông Phạm Văn Đức, một cựu truyền nhân tại đảo Bidong, chia sẻ cảm nghĩ của ông khi nhìn lại những hình ảnh của các người tị nạn:

“Những hình ảnh về người tị nạn đối với tôi thực sự rất là xúc động, xúc động ở chỗ là nó cho mình hồi tưởng tất cả những kỷ niệm, từ cái thời gian mình bỏ nước ra đi lênh đênh trên biển, mà sự sống chết thực sự là phó mặc cho số trời.”

Bà Ngọc Điệp hồi tưởng lại nỗi gian nan trên đường vượt biển thì nói là nhờ ơn trên soi sáng, bà đã đến được bến bờ bình yên cùng các con của bà:

“Tôi qua đây một mẹ với bốn con. Các cháu đã thành danh hết rồi. Qua đến đây mẹ con bình yên là nhờ ơn trên soi sáng nên giờ này tôi mới được như thế này.”

Trong khi đó một đồng hương khác là cô Lương Xuân Hoa, tuy không phải là một thuyền nhân nhưng cũng đến ủng hộ việc gây quỹ. Cô nói:

“Tôi qua đây ba ngày trước khi mất nước nhưng tôi rất là xót xa với những mất mát, sự chịu đựng đau đớn của đồng bào mình.”

Còn ông Nguyễn Kim Bảng vừa trở về sau một chuyến đi thăm lại trại Bidong, là nơi ông tị nạn lúc vượt biển năm 1983, chia sẻ cảm tưởng khi trở lại nhìn nấm mồ tập thể:

“Có những cái mộ đông người thì có tấm bia có để dòng chữ là “Những người đã thấy được bến bờ tự do, mà không được cái cơ hội để sống trong không khí tự do”. Đó là một trong những câu nói ảnh hưởng suốt chuyến đi. Trong gia đình thì cũng không có ai thiệt mạng cả nhưng mà cũng muốn góp một bàn tay để xây dựng lại các ngôi mộ đó.”

Trong bữa tiệc gây quỹ, ngoài chuyện hàn huyên ôn lại những vui buồn trong trại tị nạn, nhiều quan khách còn thảo luận về việc Hà Nội đã làm áp lực với chính quyền Mã Lai để họ đục bỏ tấm bia tại hai đài tưởng niệm thuyền nhân trên đảo Bidong và Galang. Ông Trần Đông chia sẻ:

“Đài tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong và Galang được dựng lên vào cuối tháng Ba, năm 2005. Hai tháng sau, đài tưởng niệm Thuyền Nhân tại Galang bị áp lực của Hà Nội, bị đục bỏ. Đến tháng 10, đài tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại Bidong cũng bị đục bỏ. Sự áp lực của Hà Nội đã tạo nên một làn sóng phản đối rất lớn trong cộng đồng người Việt của mình và sau đó thì đã có nhiều đài tưởng niệm thuyền nhân ở các nơi khác được dựng lên."

Việc các đài tưởng niệm thuyền nhân bị chính phủ Mã Lai đục bỏ, dưới áp lực chính trị của Nhà nước Việt Nam, làm nhiều người Việt hải ngoại phẫn nộ. Bà Ngọc Điệp biểu lộ sự bất mãn của bà:

“Cái đó là quá phũ phàng, bởi vì làm như vậy thì nói thật không còn nhân tính con người nữa. Đành nào mà đập đi như vậy!”

Dù đang có cuộc sống yên ổn và sung túc tại quê hương thứ hai, những người Việt bỏ nước ra đi và may mắn đến được bến bờ tự do vẫn không quên những người đồng hành bất hạnh, đã bỏ thân bên bờ biển Đông Nam Á. VKTNVN đang cố gắng trùng tu những nấm mồ cho những người này. Những nấm mồ này không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của họ mà còn ghi lại trung thực lịch sử của những người can đảm, dám hy sinh mạng sống cho Tự Do.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
09-03-2012, 04:44 AM
Lễ Lao Động với Người Việt ở Mỹ

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-09-02

Nguồn (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-thoughts-of-vn-on-laborday-in-usa-hvy-09022012130214.html)

Âm thanh ở đây: http://haokhidienhong.com/hienvy/lelaodongvoinguoiviettaimy2012.html


Hôm nay là ngày Lễ Lao Động của Hoa Kỳ. Lễ Lao Động có hơn 100 năm trước, nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của giới lao động cho xứ sở này. Hoa kỳ có trên 155 triệu công nhân viên.
http://www.rfa.org/vietnamese/labor-day-305.jpg Photo courtesy of Dept. of Commerce
Ngày lễ Lao Động tại Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày Thứ Hai đầu tiên trong tháng 9 của mỗi năm.



Hằng năm cứ vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng Chín là người dân Mỹ được nghỉ Lễ Lao Động. Đây là một trong những dịp lễ lớn của Hoa Kỳ.
Vì được "nghỉ bắc cầu" từ thứ Bảy trước đó, nên người Mỹ thường đi cắm trại, đi biển hay tụ tập nhau đi picnic ngoài công viên, hoặc là ở nhà nướng barbecue. Nhưng cũng có người dùng thời gian được nghỉ để thăm viếng bằng hữu, như anh Linh chia sẻ:
"Lễ Lao động thì ở nhà nghỉ thôi, có lẽ cũng đi thăm mấy người bạn..."

Vào dịp lễ, cũng có người phải đi làm vì sự cần thiết của công việc nhưng họ được trả lương phụ trội như lời giải thích của cô My, từ California:
"Nếu làm việc ngày lễ thì được trả overtime. Thường thường overtime thì tùy hãng; có chỗ trả ngày đó là một rưỡi, có nơi trả gấp đôi, và có khi còn được trả tới gấp hai rưỡi".
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/cafe-wifi/vn-workers-tell-story-2-ka-06102011164914.html/034_972946-250.jpg/image
Công nhân một xí nghiệp hạt điều ở SG. AFP photo



Đã từng sống và đi làm tại Việt Nam trước khi vượt biển tìm Tự Do, anh Linh nói là tại Việt Nam, giới công nhân và nông dân không được đối xử công bằng: "Ngày Lễ Lao Động ở Việt Nam cũng được nghỉ nhưng thực sự ra, ở Việt Nam, chính phủ Cộng Sản nói là hai tầng lớp công nhân và nông dân là hai tầng lớp để bảo vệ và xây dựng xã hội chủ nghĩa nhưng mà đấy chỉ là vấn đề trên giấy tờ mà thôi.

Ngày hôm nay, sau 37 năm thì thực tế đã cho người dân trong nước cũng như người ở hải ngoại tị nạn cộng sản thấy rõ ràng là lực lượng công nhân và nông dân bị bóc lột một cách rất là thậm tệ. Cho nên những lời nói của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam là những chiêu bài để dụ dỗ công nhân và nông dân mà người ta không ý thức được thế đứng của mình, và chỉ là công cụ cho đảng cộng sản Việt Nam lợi dụng mà thôi."

Trong khi đó, anh Thắng là một công nhân đang làm việc tại Galveston thì so sánh lễ lao động ở Mỹ và ở Việt Nam như sau:
"Ngày lễ Lao Động ở Mỹ đúng nghĩa là Lễ Lao Động để vinh danh người công nhân đi làm cho xứ Mỹ này. Còn ở Việt Nam, cũng là Lễ Lao Động nhưng thực chất là họ lợi dụng công nhân, để bóc lột người công nhân. Nhờ người công nhân đó mà đưa đảng Cộng sản lên.

Tuy nói là Lễ Lao Động nhưng thực chất là để họ vinh danh đảng Cộng sản, thì đó là một sự bóc lột của đảng Cộng sản với người dân mà nhất là bóc lột giới công nhân. Cho nên ngày Lễ Lao Động không còn là ngày Lễ Lao Động của người công nhân nữa. Mặc dù là Lễ Lao Động mà người công nhân vẫn phải đi làm. Họ làm quần quật trong ngày đó nhưng vẫn không đủ để sống. Trong khi ở Mỹ này ngày lễ Lao Động thì người công nhân họ được vui chơi."

Anh Thắng nói thêm rằng, vào ngày Lễ Lao Động tại Việt Nam cũng có ca nhạc mừng công nhân, nhưng không dành cho những công nhân không phải là đảng viên:
Ngày lễ Lao Động ở Mỹ đúng nghĩa là Lễ Lao Động để vinh danh người công nhân đi làm cho xứ Mỹ này. Còn ở Việt Nam, cũng là Lễ Lao Động nhưng thực chất là họ lợi dụng công nhân, để bóc lột người công nhân.

Anh Thắng


"Buổi tối cũng có nhạc, đại nhạc hội này kia để mừng cho những công nhân xuất sắc tiên tiến nhưng những thành phần đó thì toàn là đảng viên, đoàn viên thanh niên của đảng cộng sản TP HCM thôi, chứ người công nhân mà không nằm trong thành phần đó thì đâu có được dự đâu."

Là nhân viên của thành phố Houston, Anh Linh cho biết công nhân ở Hoa Kỳ luôn được bảo vệ, đặc biệt là những nơi có nghiệp đoàn:
"Quyền lợi của người lao động được bảo vệ một cách tối đa. Tụi em thì có Union (nghiệp đoàn), thành ra mỗi lần có sự cố gì xảy ra thì nghiệp đoàn đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình."
Cô My cho biết thêm về sự bảo vệ cho công nhân viên như sau:
"Có được bảo vệ dưới luật của nước Mỹ, như là không được mướn trẻ em chưa đủ tuổi đi làm. Một cái tốt nữa là chính phủ có định số lương tối thiểu cho mọi người nên người chủ không có ngược đãi mà trả lương thấp."

Hiện nay với tỷ lệ thất nghiệp khá cao tại Mỹ, nhiều người cũng lo ngại cho tương lai, nhưng anh Linh thì tin tưởng vào những quyền lợi mà chính phủ Mỹ dành cho người dân:
"Ở Hoa Kỳ đi làm mà bị mất việc thì được tiền thất nghiệp. Trong thời gian đó thì mình đi kiếm việc làm khác, hoặc giả là mình đi học thêm để có skills để mình có công ăn việc làm tốt hơn."
Nhưng cô Hương Trương thì cho biết là cô không đi làm vài năm nay tuy nhiên cô không xin tiền thất nghiệp vì cô tự ý nghỉ việc:
"Coi như thất nghiệp mấy năm nay rồi nhưng tôi không xin tiền gì hết vì tôi tự động nghỉ. Trong gia đình cũng yên ổn thành ra nghỉ, chỉ làm part-time thôi".
http://www.rfa.org/vietnamese/dinh-cong-250.jpg/image
Một cuộc đình công của công nhân tại Việt Nam, ảnh chụp trước đây. AFP photo.


Trong khi đó cô Lan từ tiểu bang Oklahoma nói rằng cô rất may mắn vì từ lúc qua Mỹ đến nay, vợ chồng cô chưa hề bị thất nghiệp: "Lễ Lao Động ở Việt Nam không phải là ngày Labor Day như ở đây đâu mà là ngày 1 tháng 5, ngày Quốc tế Lao động. Tụi cháu từ hồi qua Mỹ tới giờ chưa có phải thất nghiệp bao giờ."


Hiện nay nước Mỹ đang ở tình trạng kinh tế kém và thất nghiệp cao. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ đang khoảng 8%, dù vậy, so với Âu Châu và Việt Nam thì nạn thất nghiệp ở Hoa Kỳ còn thấp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, vai trò của giới công nhân trở thành rất quan trọng, nhất là trong dịp lễ Lao Động và mùa tổng tuyển cử vào tháng Mười một sắp tới. Nạn thất nghiệp là một vấn đề nan giải của chính quyền Tổng Thống Obama và có thể làm cho chiếc ghế tổng thống của ông bị lung lay trước sự chỉ trích của đảng Cộng Hòa trong mùa tranh cử và sự bất mãn của giới công nhân.
Và đây cũng là một điểm vô cùng khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nếu đảng Dân chủ đang cầm quyền không giải quyết được nạn thất nghiệp thì đảng Cộng Hòa có thể sẽ được dân bầu lên thay thế để phục vụ quốc gia.
Còn ở Việt Nam với chế độ độc đảng thì đảng Cộng sản có toàn quyền sanh sát và giới công nhân vẫn là giới phải luôn cúi đầu làm việc và chịu đựng mọi sự bất công, dù cho có bao nhiêu biểu ngữ tuyên truyền ca ngợi họ là những người anh hùng Lao Động./.



Theo dòng thời sự:

Công Đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của công nhân? (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/union-protect-rights-worker-ha-05022012155144.html)
Hàng ngàn công nhân đình công ở Hà Nội (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thous-of-canon-fact-stri-06072012074040.html)
Bình Dương: Công nhân Cty Precious Garment tiếp tục đình công (http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/thous-garn-08172012102631.html)
Người Việt ở Úc chống tài trợ cho Tổng liên đoàn lao động VN (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-in-austr-rally-08092012072341.html)
Năng suất lao động Việt Nam thấp nhất khu vực (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-produc-lowest-regional-group-vhg-08312012154220.html)
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
09-04-2012, 05:25 AM
Houston: biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn Việt Nam

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-08-29

Nguồn (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dem-again-ch-houston-08292012075247.html)

Hay tai đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/houstonbieutinhchongtrungquoc.html)


Hàng ngàn người Việt ở Houston đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dem-again-ch-houston-08292012075247.html/hang-ngan-nguoi-viet-da-den-truoc-lanh-su-quan-trung-quoc-bieu-tinh-phan-doi-bac-kinh-xam-lan-lanh-tho-va-lanh-hai-viet-nam Photo Hien Vy, RFA
Hàng ngàn người Việt đã đến trước Lãnh sự quán Trung quốc, biểu tình phản đối Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam



Trước sự đàn áp người dân yêu nước biểu tình phản đối Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, thì cách đây vài tuần, một số nhân sĩ trong nước đã lên tiếng đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam để cho các đoàn thể tổ chức biểu tình chống Trung quốc xâm lược. Trong khi người Việt trong nước chưa có câu trả lời từ nhà cầm quyền, thì người Việt hải ngoại tại nhiều nơi, đã xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc. "Ủy ban đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Việt Nam" đã tổ chức một cuộc xuống đường rầm rộ tại Houston vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012

Không e ngại cái nắng gay gắt của buổi trưa Hè, hàng ngàn người Việt hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Liên Tôn Houston, đã đến trước Lãnh sự quán Trung quốc, biểu tình phản đối Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Không chỉ người Houston mà các cộng đồng người Việt quốc gia từ Galveston, Austin, San Antonio, Dallas, Tarrant... cũng tham dự.

Kêu gọi tinh thần Diên Hồng của người Việt

Hoà thượng Thích Huyền Việt và LM Phạm hữu Tâm, thay mặt ban tổ chức đọc bản tuyên cáo, nói lên sự phản đối của người Việt trước sự bành trướng thế lực của Trung Quốc:

"Cực lực phản đối và tố cáo nhà cầm quyền Trung cộng về chủ trương lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần lớn vùng biển Đông Nam Á.

Cực lực phản đối những yêu sách phi lý, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung cộng đối với cái gọi là "đường lưỡi bò", chiếm đến hơn 80% diện tích vùng biển được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đòi hỏi nhà cầm quyền Trung cộng chấm dứt mọi hành động gây hấn, bách hại ngư dân Việt Nam. Lập tức rút lui các lực lượng ngư thuyền, đơn vị quân sự khỏi vùng biển đảo Việt Nam. Trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam ..."

Linh mục Vũ Thành cho biết lý do Hội Đồng Liên Tôn kêu gọi biểu tình là để dấy lên tinh thần Diên Hồng trong lòng dân Việt, mà tiền nhân đã từng có trong những thế kỷ trước, khi Tầu xâm lấn Việt Nam:
Chúng tôi muốn tiếp nối 71 nhà trí thức hải ngoại và Việt Nam đã lên tiếng. Chúng tôi hy vọng nhóm lên tinh thấn Diên Hồng của toàn dân Việt Nam, đoàn kết với nhau mà đứng lên

Linh mục Vũ Thành


"Chúng tôi uất hận và đau xót cho đồng bào chúng tôi, nhất là những ngư dân vùng ven biển. Nước Việt Nam, một nửa là biển mà giờ đây Trung cộng mang hai mươi ba ngàn tàu đánh cá mà trong đó có vũ khí nữa, tràn ngập vào đó. Vì vậy mà có những khẩu hiệu "Ăn cắp cá". Ngư dân Việt Nam không có đất sống. Chúng tôi muốn tiếp nối 71 nhà trí thức hải ngoại và Việt Nam đã lên tiếng. Chúng tôi hy vọng nhóm lên tinh thấn Diên Hồng của toàn dân Việt Nam, đoàn kết với nhau mà đứng lên".

Linh mục Vũ Thành nói thêm là ngoài việc phản đối sự bành trướng của Trung quốc, "Ủy ban đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Việt Nam" cũng phản đối nhà nước Việt Nam trước sự đàn áp người dân yêu nước, biểu tình chống Trung quốc tại Saigon và Hà Nội.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dem-again-ch-houston-08292012075247.html/cuoc-bieu-tinh-truoc-lanh-su-quan-trung-quoc-ngay-26-thang-8-nam-2012-o-houston/image
Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung quốc ngày 26 tháng 8 năm 2012 ở Houston. Photo Hien Vy, RFA


"Trước hết là chúng tôi chống Trung Cộng, và dĩ nhiên là chúng tôi chống sự đàn áp của nhà nước Việt Nam, không cho người dân biểu tình". Ngoài khẩu hiệu "Trung Quốc! Hãy ngưng Ăn Cắp Cá" còn có những khẩu hiệu khác như: "Trung Quốc Xâm Lược! Hãy cút khỏi Việt Nam", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Tẩy chay hàng hóa Trung quốc" ...

Lẫn trong tiếng nhạc đấu tranh và tiếng reo hò của đoàn người biểu tình, LM Phạm Hữu Tâm xác nhận trách nhiệm của một tu sĩ:
"Là tu sĩ, là giáo sĩ, những người lãnh đạo tinh thần tôn giáo, không làm chính trị nhưng trách nhiệm của tôn giáo là soi sáng, hướng dẫn lương tâm của con người. Sự đúng, sự thiện, phải làm. Sự xấu phải tránh. Và nhất là phải chống lại sự ác. Vì vậy hôm nay, Tôi phản đối Trung quốc xâm lăng đất nước tôi, giết hại đồng bào tôi. Tôi kêu gọi mọi người có lương tâm chân chính, phản đối sự ác này ..."

Quan tâm đến quê hương

Đứng cùng gia đình trong đoàn biểu tình, cô Minh Hoàng cho biết gia đình cô luôn luôn tham dự những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và Hà Nội, để hỗ trợ cho người dân trong nước, khi thấy họ bị công an VietNam đàn áp, không cho thể hiện lòng yêu nước, trước đại họa ngoại xâm:
Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước thì dù ở nơi đâu cũng có thể thể hiện được

Cô Minh Hoàng


"Đau lòng lắm! Đau lòng lắm! Mình làm được cái gì thì làm thôi chứ rất là đau lòng. Họ đánh đập người dân. Họ coi dân không là con người nữa ..."

Cô Minh Hoàng cũng nói thêm là người Việt thì dù ở đâu cũng có thể biểu lộ lòng yêu nước:
"Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước thì dù ở nơi đâu cũng có thể thể hiện được."

Một người biểu tình khác, tên Thắng cũng đồng quan điểm:
"Ít nhiều gì thì mình cũng phải quan tâm tới quê hương Việt Nam. Những người bên Việt Nam không có được cơ hội đi biểu tình để nói lên sự bất công của Trung cộng đối với Việt Nam. Bên đây mình phải nói lên những lời nói mà bên Việt Nam không nói được".

Có mặt trong đoàn biểu tình, Linh mục Nguyễn văn Khải, người đã từng cùng giáo dân Thái Hà xuống đường đòi công bằng cho người dân, vào những năm trước, so sánh sự đối xử khác biệt của cảnh sát với người biểu tình tại Việt Nam và Hoa Kỳ:
"Ở đây thì mọi người được tự do xuống đường, tự do giăng biểu ngữ và việc biểu tình thì được cảnh sát giúp đỡ và hướng dẫn rất trật tự. Ở Thái Hà hay Hà Nội, dân xuống đường biểu tình mà không cẩn thận là bị cảnh sát đàn áp. Đấy là sự khác biệt giữa một xứ sở tự do và một xứ sở độc tài toàn trị".

Dù biết nhà nước Việt Nam không nương tay với những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài gòn, nhưng anh Trần văn Bé Tư vẫn ao ước được một lần, cùng người dân trong nước xuống đường phản đối sự xâm lăng của phương Bắc:
"Nếu mình không lên tiếng thì người ngoại quốc họ không biết đâu! Mình phải lên tiếng. Lên tiếng thì giúp được trong nước. Trong nước đi biểu tình thì bị giam cầm, bị bịt miệng thì đâu có ai biết. Tôi thấy rất là giận dữ (với công an) mà rất là thương đồng bào trong nước. Mình cũng mong có cơ hội về đi biểu tình với đồng bào trong nước, cho dù họ bắt mình mình cũng chịu nữa..."


Theo dòng thời sự:

Phiên toà kết tội lòng yêu nước (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/react-agn-trial-fre-blog-08022012062033.html)
Người Sài Gòn đề nghị chính quyền tổ chức biểu tình (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-suggested-gov-demons-nk-08012012172547.html)
Kêu gọi cải cách toàn diện để giữ nước (http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/itellectual-third-open-letter-nn-08082012180841.html)
Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc? (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/cafe-wifi/com-party-chose-people-or-cn-ka-10032011165855.html)
Lời nói của Thủ tướng có đi đôi với việc làm? (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-pm-word-not-match-deed-tq-11302011131246.html)
Tại sao họ đi biểu tình? (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-they-parti-demons-07062012070732.html)
Phải chăng bắt đầu một vận hội mới? (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-ntd-answers-na-session-ml-11252011111113.html)
Dân xã Liên Hiệp nấu cháo biểu tình (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lhiep-resident-cook-porridge-protest-07252012123615.html)
Công an ngăn chận biểu tình chống TQ ngày 29/7 (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-no-anticn-rally-this-weekend-ttruc-07292012135437.html)
Người dân nghĩ gì về những cuộc biểu tình chống TQ? (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/against-cn-hn-0722-tt-07222012081630.html)
“Quần chúng tự phát” – Hình thức đàn áp mới? (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/cafe-wifi/dividend-policies-religious-3-ka-12272011180610.html)
Giới trẻ hy vọng về một xã hội tốt đẹp (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/cafe-wifi/youth-put-their-hope-better-vn-ka-09092011153002.html)
Để có một xã hội trung thực và ngay thẳng (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/cafe-wifi/free-demo-essen-respec-truth-ka-08302011150002.html)
Tính trung thực, ngay thẳng có còn tồn tại? (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/cafe-wifi/when-society-built-on-the-lie-ka-08182011140559.html)
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
09-04-2012, 08:21 AM
Người Mỹ gốc Việt trước cuộc vận động tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2012

In (https://dtphorum.com/articleprintview/1498032.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1498032.html)
Ý kiến (56) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (javascript:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fnguoi-my-goc-viet-truoc-cuoc-van-dong-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2012%2f1498032.html&title=Ng%c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi %e1%bb%87t+tr%c6%b0%e1%bb%9bc+cu%e1%bb%99c+v%e1%ba %adn+%c4%91%e1%bb%99ng+tranh+c%e1%bb%ad+T%e1%bb%95 ng+Th%e1%bb%91ng+Hoa+K%e1%bb%b3+n%c4%83m+2012&notes=%c4%90%e1%ba%bfn+ng%c3%a0y+6+th%c3%a1ng+11+n %c4%83m+nay%2c+ng%c6%b0%e1%bb%9di+d%c3%a2n+Hoa+K%e 1%bb%b3+s%e1%ba%bd+l%e1%ba%a1i+c%c3%b3+cu%e1%bb%99 c+b%e1%ba%a7u+c%e1%bb%ad+quan+tr%e1%bb%8dng+%c4%91 %e1%bb%83+ch%e1%bb%8dn+ng%c6%b0%e1%bb%9di+l%c3%a3n h+%c4%91%e1%ba%a1o+qu%e1%bb%91c+gia)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fnguoi-my-goc-viet-truoc-cuoc-van-dong-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2012%2f1498032.html&title=Ng%c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi %e1%bb%87t+tr%c6%b0%e1%bb%9bc+cu%e1%bb%99c+v%e1%ba %adn+%c4%91%e1%bb%99ng+tranh+c%e1%bb%ad+T%e1%bb%95 ng+Th%e1%bb%91ng+Hoa+K%e1%bb%b3+n%c4%83m+2012&annotation=%c4%90%e1%ba%bfn+ng%c3%a0y+6+th%c3%a1ng +11+n%c4%83m+nay%2c+ng%c6%b0%e1%bb%9di+d%c3%a2n+Ho a+K%e1%bb%b3+s%e1%ba%bd+l%e1%ba%a1i+c%c3%b3+cu%e1% bb%99c+b%e1%ba%a7u+c%e1%bb%ad+quan+tr%e1%bb%8dng+% c4%91%e1%bb%83+ch%e1%bb%8dn+ng%c6%b0%e1%bb%9di+l%c 3%a3nh+%c4%91%e1%ba%a1o+qu%e1%bb%91c+gia)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fnguoi-my-goc-viet-truoc-cuoc-van-dong-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2012%2f1498032.html&text=Ng%c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi% e1%bb%87t+tr%c6%b0%e1%bb%9bc+cu%e1%bb%99c+v%e1%ba% adn+%c4%91%e1%bb%99ng+tranh+c%e1%bb%ad+T%e1%bb%95n g+Th%e1%bb%91ng+Hoa+K%e1%bb%b3+n%c4%83m+2012)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fnguoi-my-goc-viet-truoc-cuoc-van-dong-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2012%2f1498032.html)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)


http://gdb.voanews.eu/20B9724E-3E53-49EF-AA4A-1758A2BE342E_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/20B9724E-3E53-49EF-AA4A-1758A2BE342E_mw800_s.jpg)
Ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ đảng Cộng hòa Mitt Romney (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải)






http://assets.pinterest.com/images/PinExt.png (http://pinterest.com/pin/create/button/?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fnguoi-my-goc-viet-truoc-cuoc-van-dong-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2012%2f1498032.html&description=Ng%c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb% 91c+Vi%e1%bb%87t+tr%c6%b0%e1%bb%9bc+cu%e1%bb%99c+v %e1%ba%adn+%c4%91%e1%bb%99ng+tranh+c%e1%bb%ad+T%e1 %bb%95ng+Th%e1%bb%91ng+Hoa+K%e1%bb%b3+n%c4%83m+201 2&media=http%3a%2f%2fgdb.voanews.eu%2f20B9724E-3E53-49EF-AA4A-1758A2BE342E.jpg)


Tin liên hệ

Ðảng Cộng hòa đề ra lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc (https://dtphorum.com/content/dang-cong-hoa-de-ra-lap-truong-cung-ran-voi-trung-quoc/1497839.html)
Ông Romney được đề cử, thống đốc Christie gây ấn tượng (https://dtphorum.com/content/ong-romney-duoc-de-cu-thong-doc-christie-gay-an-tuong/1497680.html)
Ông Romney vận động các nữ cử tri Mỹ (https://dtphorum.com/content/ong-romney-van-dong-cac-nu-cu-tri-my/1495756.html)
Trung Quốc: Đề tài quan trọng trong cuộc vận động tranh cử ở Mỹ (https://dtphorum.com/content/trung-quoc-de-tai-quan-trong-trong-cuoc-van-dong-tranh-cu-o-my/1494891.html)
Vấn đề phá thai gây khó khăn cho phe Cộng hòa ở Mỹ (https://dtphorum.com/content/van-de-pha-thai-gay-kho-khan-cho-phe-cong-hoa-o-my/1494235.html)







Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
29.08.2012


Nguồn
(http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-goc-viet-truoc-cuoc-van-dong-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2012/1498032.html)
Âm thanh tại đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/nguoimygocviettruoccuoctranhcutongthongmy2012.html )

Đến ngày 6 tháng 11 năm nay, người dân Hoa Kỳ sẽ lại có cuộc bầu cử quan trọng để chọn người lãnh đạo quốc gia. Mặc dù tại Hoa Kỳ có nhiều đảng chính trị nhưng trên thực tế, chỉ có hai đảng thay phiên cầm quyền là đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa. Cuộc vận động tranh cử Tổng Thống và Phó tổng Thống Hoa Kỳ năm 2012 đang bước vào giai đoạn sôi nổi.

Đảng Dân Chủ là đảng đang cầm quyền và tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden sẽ được Đảng chính thức đề cử ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ 4 năm tới, tại Đại Hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào ngày 3 tháng 9 năm 2012 tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina.

Còn Đại hội toàn quốc của đảng Cộng Hòa dự trù tổ chức vào ngày 27 tháng Tám tại thành phố Tampa, thuộc tiểu bang Florida để chính thức đề cử Thống đốc Mitt Romney và dân biểu Paul Ryan, đại diện cho đảng Cộng Hòa trong cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, đại hội của đảng Cộng Hòa phải dời lại một ngày, vì ảnh hưởng của cơn bão Isaac đang đe dọa thành phố Tampa.

Trong quá khứ, vai trò của cử tri người Mỹ gốc Việt trong các cuộc bầu cử thường rất thầm lặng. Tuy nhiên trong kỳ tổng tuyển cử này, những cử tri người Mỹ gốc Việt hoạt động rất tích cực.

“Ủy ban Người Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng Thống Obama” - Vietnamese Americans For Obama - gọi tắt là VAFO, có trụ sở ở thủ đô Washington, D.C và nhiều tiểu bang khác. VAFO đang vận động ráo riết cho liên danh Dân Chủ Obama-Biden. Ông Đỗ Quang Tỏa, là một người tị nạn cộng sản và là một thành viên của VAFO tại tiểu bang Virginia, cho biết về tổ chức và mục đích của VAFO như sau:

“Tổ chức VAFO được thành hình hơn một năm nay và chúng tôi có những thành viên thuộc nhiều tiểu bang như là Cali, Oregon, Virginia, Maryland, Illinois, Florida.. VAFO thực sự có hai mục đích chính, mục đích thứ nhất là kêu gọi, cổ động đồng bào đi bầu cho thật đông để chúng ta có tiếng nói và điểm thứ nhì là cổ động đồng bào đi bầu đông và ủng hộ tổng thống Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai”.

Còn anh Hoàng Linh là một bạn trẻ lớn lên tại Hoa Kỳ và là một thành viên chính thức trong cử tri đoàn của Đảng Dân Chủ tại tiểu bang Virginia, thì nói là VAFO sẽ yêu cầu các cấp lãnh đạo trong đảng Dân Chủ tiếp tục ủng hộ các vấn đề Nhân Quyền, Tự do và Dân chủ cho Việt Nam:

“Chúng tôi sẽ có một cuộc tiếp tân và tiếp xúc với cấp lãnh đạo đảng Dân chủ để đưa vấn đề Nhân quyền, Tự do và Dân chủ cho Việt Nam. Đây là một cơ hiếm có để người Mỹ gốc Việt có thể dùng là phiếu của mình ở những tiểu bang với tỷ lệ thắng thua khít khao, như tiểu bang Virginia, Ohio, Pennsylvania và Nevada, thành những đòi hỏi thực tế với nhiều hy vọng được chấp thuận”.

Anh Linh nói rằng lý do nhóm VAFO ủng hộ tổng thống Obama vì chính sách của ông:
“Chính sách của Tổng Thống Obama bảo đảm những phúc lợi cho các bậc cao niên, tạo cơ hội thăng tiến cho giới trẻ qua lãnh vực giáo dục và ủng hộ cuộc tranh đấu cho Nhân Quyền, Tự do cho Việt Nam”.

Anh nói thêm rằng sở dĩ anh tình nguyện vận động cho tổng thống Obama là để tiếp nối những nỗ lực của cha mẹ và anh tin tưởng là tổng thống Obama sẽ thành tâm giúp đỡ cộng đồng Việt Nam:

“Lý do căn bản nhất đã thúc đẩy tôi tình nguyện vận động cho Tổng Thống Obama là để tiếp nối những nỗ lực và sự hy sinh to lớn của ba mẹ tôi đã từ bỏ quê hương Việt Nam thân yêu, đi đến nơi đất khách quê người, tái tạo lại cuộc đời, làm việc cực nhọc để nuôi tôi có được ngày hôm nay. Đây cũng chính là cuộc đời của Tổng Thống Obama, do đó tôi thấy rất gần gũi và tin tưởng ông sẽ giúp đỡ một cách thành tâm đối với cộng đồng người Việt”.

Trong khi đó tổ chức Texas Asian Republican Club - Hiệp Hội Người Mỹ gốc Á Châu đảng Cộng Hòa tại Texas - có trụ sở chính tại Houston, cũng đang tích cực vận động cử tri đi bầu đông đủ và ủng hộ Liên Danh Romney - Ryan. Ông Hồ Thanh Nghị, chủ tịch của hội này, cho biết là Hội có trên dưới 1000 hội viên, trong đó có khoảng 30 phần trăm là doanh gia người Mỹ gốc Việt. Ông Nghị theo gia đình đến Mỹ tị nạn từ lúc 8 tuổi, và là một cựu đại úy Hải Quân Hoa Kỳ.

Là một nhà kinh doanh tại Houston, ông Nghị cũng là Ủy Viên Giáo Dục trong khu học chánh Alief, một khu vực phía tây nam Houston, với rất nhiều người gốc Việt cư ngụ. Ông chia sẻ lý do ông ủng hộ đảng Cộng Hòa là vì đảng Cộng Hòa chủ trương hệ thống kinh tế tự do, trong khi chính phủ của Tổng Thống Obama tạo quá nhiều luật lệ, thuế má, làm trở ngại cho việc phát triển kinh doanh, và không giải quyết được nạn thất nghiệp:

“Bây giờ nhiều thuế rồi, mình đi làm thì income tax, sale tax, property tax, cộng lên hết nhiều quá rồi. Chính phủ họ cần giảm bớt luật, regulations nhiều quá, government spending nhiều quá”.

Ông nói thêm là Hoa Kỳ đã vay nợ quá nhiều, nếu không cắt giảm ngân sách thì không biết làm sao mà trả nổi:

“Cái debt của chính phủ là gần 16 ngàn tỷ đồng Mỹ kim, không biết mình sustain nổi không”.

Và ông tỏ ý quan ngại là thế hệ con cháu sẽ phải trả nợ quá lớn vì chương trình y tế của tổng thống Obama. Ông cho rằng cuộc bầu cử này là sự chọn lựa giữa hai đường hướng, một là cứ tiếp tục vay nợ như đảng Dân Chủ cho thế hệ tương lai phải trả; hai là tiết kiệm cắt giảm ngay từ bây giờ như đường hướng của đảng Cộng Hòa:

“Cái này quan trọng cho mấy đứa nhỏ, mấy đứa trẻ mai mốt sẽ trả cái debt này vì bây giờ mình xài tiền của tụi nó, mấy cái medicare, mình cho ai xài cũng được nhưng mai mốt mấy người trẻ sẽ phải trả lại cái debt nó nhiều quá rồi”.

Còn bà Thảo, phu nhân của ông Nghị thì cho biết là bà rất đồng ý với chồng và ủng hộ đảng Cộng Hòa trên các vấn đề ngân sách, kinh tế. Tuy nhiên bà nói rằng có những vấn đề khác, như luật phá thai, thì bà thấy là nữ giới phải có quyền quyết định cho chính bản thân họ:

“Cháu không đồng ý abortion nhưng mà cháu nghĩ đàn bà, we should have a choice. Thí dụ như ai có bị rape thì mấy chuyện đó thì we should have the right to decide.”

Sự quan tâm của người Mỹ gốc Việt về cuộc bầu cử cho thấy họ đang hòa đồng vào nhịp sống chính trị tại Hoa Kỳ như những người Hoa Kỳ chính gốc. Các bà nội trợ cũng như giới trẻ ngày càng am tường các vấn đề chính trị tại Hoa Kỳ. Họ công khai và tích cực tham gia vào các cuộc vận động chính trị dòng chính. Một số người thích đường lối của đảng Dân Chủ, một số khác lại thích chủ trương của đảng Cộng Hòa. Ngay trong một gia đình, đôi khi cũng có những quan điểm khác biệt.

Có một điều mà có lẽ đại đa số người Mỹ gốc Việt đồng ý là mọi người có quốc tịch Hoa Kỳ và đến tuổi đi bầu, đều phải đi bầu để nói lên nguyện vọng của tập thể người Mỹ gốc Việt và chế độ độc đảng thì không thể chấp nhận được, dù trong cùng một gia đình.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
09-05-2012, 06:28 AM
Tâm trạng của nạn nhân Katrina gốc Việt khi bão Isaac tới

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-08-31

Nguồn

(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-katr-vic-n-isaac-08312012064017.html)Âm thanh tại đây
(http://haokhidienhong.com/hienvy/nannhankatrinavabaoisaac.html)

Sau khi đe dọa tiểu bang Florida thì cuối cùng bão Isaac đã đổ bộ xuống tiểu bang Louisiana, đúng 7 năm, sau ngày bão dữ Katrina ập vào thành phố New Orleans.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-katr-vic-n-isaac-08312012064017.html/nhung-ngon-den-giao-thong-tai-trung-tam-thanh-pho-new-orleans-bi-gio-danh-sap-hom-29-thang-8-2012 AFP - Những ngọn đèn giao thông tại trung tâm thành phố New Orleans bị gió đánh sập hôm 29 tháng 8, 2012



Isaac mang những cơn mưa trút nước không dứt, không chỉ cho tiểu bang này mà còn cho các tiểu bang lân cận. Năm 2005, Katrina gây tử vong cho khoảng 1800 người. Có rất nhiều người Việt từ Louisiana phải di tản đến nhiều nơi của Texas, đặc biệt là thành phố Houston, để lánh nạn. Cảm tưởng của những nạn nhân Katrina năm nào, trước cơn mưa bão Isaac như thế nào?

Từ Katrina đến Isaac

Đã mấy ngày liền không có điện và phải nghe tiếng mưa rơi không dứt, bà Tân Trung Cang cho biết vào năm 2005, khi bão dữ Katrina đánh vào New Orleans thì gia đình bà phải di tản đến San Antonio, một thành phố lớn cách Houston khoảng 3 giờ lái xe, nhưng sau một tháng thì họ trở lại New Orleans. Dù biết sẽ có những cơn bão dữ khác trong tương lai nhưng bà Cang nói rằng, thông tin về bão tố ở Mỹ rất cập nhật nên bà cũng yên tâm trở lại nơi gia đình bà đã sinh sống trong nhiều năm qua:
Biết nó là bão cấp một thôi nhưng mà cũng có nhiều cái làm mình nghĩ tới năm 2005, Katrina đó! Cũng lo! Không biết nhà cửa ra sao... Hồi đó, sự đón tiếp cũng như sự lo lắng của người Houston đối với tụi tôi đến giờ này vẫn không quên được

Ông Hữu Việt

"Cũng khó mà nói, tại vì công ăn việc làm, nhà tôi cũng lớn tuổi rồi, nếu đi nơi khác cũng không có dễ mà tìm việc. Hơn nữa thì thật ra với cái bão thì họ có tiên đoán trước cho mình. Họ có cho mình biết là nên di tản hay không. Tin tức rất là đầy đủ. Cũng sợ, cũng phải theo dõi tin tức thường xuyên hằng giờ, nhưng thường thì họ báo trước cho mình khoảng 3 ngày, như là bão đang tới đâu, chừng nào có thể vào tới đây. Đôi khi thì họ tiên đoán cũng sai một tí, không thể đúng hoàn toàn được. Nhưng bây giờ tôi không nói chuyện được vì vùng tôi bị cúp điện, có thể phải mấy hôm nữa mới có điện lại ..."

Trong khi đó, ông Hữu Việt tâm sự rằng dù Isaac là cơn bão cấp một nhưng thời gian trước khi Isaac ập vào bờ biển gần nơi ông đang cư ngụ, thì "dư âm" của Katrina lại trở về với ông:
"Biết nó là bão cấp một thôi nhưng mà cũng có nhiều cái làm mình nghĩ tới năm 2005, Katrina đó! Cũng lo! Không biết nhà cửa ra sao. Cũng có nhiều thứ làm cho mình phải suy nghĩ. Hồi đó, sự đón tiếp cũng như sự lo lắng của người Houston đối với tụi tôi đến giờ này vẫn không quên được".
Cùng chịu đựng với những cơn mưa do bão Isaac mang đến, ông Hữu Việt cũng cho biết là vì không có điện nên sự
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-katr-vic-n-isaac-08312012064017.html/chi-pham-nhiem-va-anh-bui-chien-trong-can-nha-cua-ho-bi-tan-pha-boi-con-bao-katrina-o-mississippi.-afp-photo-stan-honda/image
Chị Pham Nhiem và Anh Bui Chien trong căn nhà của họ bị tàn phá bởi cơn bão Katrina ở Mississippi năm 2005. AFP Photo/Stan Honda

liên lạc với bằng hữu đang ở trong vùng trung tâm bão rất khó khăn:
"Tình hình của (thi sĩ) Quan Dương có vẻ tệ hơn nhiều vì cái mắt bão nó đi thẳng vào mé bên đó, tức là bên Tây ngạn (west bank) của New Orleans. Tình hình bên đó có vẻ bi đát. Tôi gọi Quan Dương và nhiều người bạn bên đó mà không có ai trả lời được. Phía Đông thì tôi gọi được thì họ nói là vùng bên đó nhiều người bị hư mái nhà lắm".

Isaac không mạnh nhưng mưa nhiều

Là nhân viên của một công ty điện lực tại New Orleans, Ông Tân Trung Cang, từng làm việc tại nhà máy Danhim trước năm 1975, cho biết là lượng mưa của bão Isaac rất là nhiều:
Cái vùng ở phía bắc nhà tôi một chút thì là vì mưa quá nhiều cho nên người ta không ngờ, mà chính phủ cũng không ngờ, cái vùng đó bị lụt rất là lớn. Có chỗ nghe nói lên tới 10 hay 12 feet nước

Ông Tân Trung Cang

"Ngoài sự tiên đoán của mọi người là khi bão vô tới đất liền, thường thường nó tiếp tục tốc độ khoảng 10 đến 15 miles một giờ, thì nó đi qua nhanh lắm. Nhưng mà không may, là khi nó đi vô tới cửa sông Mississippi rồi thì nó cứ từ từ, từ từ, nó không đi đâu hết. Nó cứ ở đó, thành ra nó đổ tất cả nước mưa xuống một chỗ, thành ra rất nhiều mưa. Lý do thứ hai nữa là bão Isaac này, mặc dầu nó nhỏ, nhưng cái diện tích mà chịu ảnh hưởng của nó rất là lớn. Từ bên tiểu bang Mississippi qua tới TB Louisiana, chỗ nào cũng bị mưa bị gió hết. Gió không có mạnh nhưng số lượng mưa rất là nhiều và đổ xuống trên một diện tích rất lớn. Nhưng điều ngạc nhiên là tối hôm qua, cái vùng ở phía bắc nhà tôi một chút thì là vì mưa quá nhiều cho nên người ta không ngờ, mà chính phủ cũng không ngờ, cái vùng đó bị lụt rất là lớn. Có chỗ nghe nói lên tới 10 hay 12 feet nước"

Ông Cang cho biết thêm là rất nhiều dân cư trong vùng bị mất điện nhưng ông không biết là đến bao giờ, mọi người nằm trong vùng cung cấp điện, thuộc về công ty ông đang làm việc, mới hoàn toàn có lại điện:
"Ngoài công ty điện tôi làm việc thì còn có một công ty khác nữa. Riêng công ty điện của tôi là có trên 600 nghìn dân không có điện. Không biết đến bao lâu mới sửa xong hết được. Có thể 1 tuần, có thể 5 ngày, có thể có thể 3 tuần... không biết được."

Từ New Orleans đến Houston


Được hỏi có bao giờ có ý nghĩ là sẽ rời New Orleans, một thành phố gần biển hay bị bão tố, để về vùng nội địa như San Antonio, nơi gia đình ông đã tạm trú sau cơn bão dữ Katrina, ông Cang nói:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-katr-vic-n-isaac-08312012064017.html/tai-cho-hong-kong-o-houston-ba-duong-ha-da-cuu-giup-hang-ngan-gia-dinh-nan-nhan-bao-katrina-nam-2005-.-rfa-file-photo/image
Tại chợ Hồng Kông ở Houston, bà Dương Hà đã cứu giúp hàng ngàn gia đình nạn nhân bão Katrina năm 2005 . RFA file photo.


"Khi nào mà về hưu, nghỉ việc rồi thì có lẽ cũng dọn về đó nhưng có điều là mình ở đây cũng lâu lắm rồi, có bạn bè ở đây nên đi thì có lẽ cũng buồn lắm". Trong số những nạn nhân của bão Katrina di tản về Houston lánh nạn, gia đình của bác sĩ Mùi Quý Bồng đã quyết định làm lại cuộc đời tại đây. Bác sĩ Bồng chia sẻ:
Khi nào mà về hưu, nghỉ việc rồi thì có lẽ cũng dọn về đó nhưng có điều là mình ở đây cũng lâu lắm rồi, có bạn bè ở đây nên đi thì có lẽ cũng buồn lắm

Ông Tân Trung Cang

"Sau bão Katrina thì chúng tôi mất mát tất cả nhà cửa, phòng mạch... Có muốn trở về cũng không trở về được bởi vì lúc đó tất cả mọi thứ nó tan nát hết. Thứ hai nữa là tất cả anh em chúng tôi đều ở Houston hết. Bố mẹ chúng tôi cũng ở Houston, và đã mất ở Houston và chôn cất ở Houston. Thành ra với tình trạng như vậy chúng tôi quyết định ở lại Houston, gần gũi với gia đình, gần với bố mẹ dù bố mẹ đã qua đời".

Dù đang ở rất xa nơi Isaac hoành hành, bác sĩ Mùi Quý Bồng cho biết ông vẫn lo lắng và buồn phiền khi nghe tin bão:
"Khi đã trải qua một cơn bão kinh hoàng như Katrina thì nếu có thiên tai nào đó, như là bão tố là chuyện rất thường ở Louisiana thì chúng tôi cũng lo lắng vì tôi đã ở New Orleans 31 năm, trước khi qua Houston, thành ra đó là một thành phố đối với tôi rất là thân thương. Dù đã đi xa nhưng 31 năm sống ở đó, tức là thời gian sống ở New Orleans còn lâu hơn thời gian sống ở Việt Nam, thành ra cũng rất là lo lắng và buồn".

Cơn bão Isaac dù không gây nhiều thiệt hại như bão Katrina nhưng cũng làm cho không ít người hồi tưởng lại những phút giây kinh hoàng của 7 năm về trước. Nhiều người đã quay về chốn cũ gầy dựng lại những mất mác lớn lao. Có người thì định cư tại những nơi đã cứu mang họ trong lúc hoạn nạn. Nhưng có lẽ, dù ở nơi nào đi nữa thì nạn nhân của Katrina vẫn không bao giờ quên được cơn bão dữ đã gây tử vong cho gần hai ngàn người vào năm 2005.


Theo dòng thời sự:


Bão Katrina và ngập lụt ở New Orleans, Louisiana (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/KatrinaFloodingNewOrlean_NMQuangDHieu-20050915.html)
Cộng đồng Mỹ gốc Việt ở Houston giúp đỡ đồng hương nạn nhân của trận bão Katrina (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VNHoustonHelpNewOrleans_Truc-20050902.html)
Câu chuyện của những người Việt vừa trải qua cơn ác mộng bão Katrina (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese_Louisiana_TTruc-20050906.html)
Nhiều người Việt Nam là nạn nhân của cơn bão Katrina (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese_Katrina-20050906.html)
Ảnh hưởng của bão Katrina đối với nền kinh tế nước Mỹ (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/KatrinaAftermath_NXNghia-20050901.html)
Cộng đồng người Việt ở Louisiana (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VietnameseLouisianaKatrina_Truc-20050908.html)
Thuyền nhân và Bão lụt (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/Boat_People_and_Hurricane-20050913.html)
Hàng Giáo phẩm Việt Nam ở Baton Rouge trợ giúp nạn nhân cơn bão Katrina (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VietnameseHelpKatrinaVictims_PAnh-20050913.html)
Tấm lòng nhân hậu của phụ nữ Việt giúp đỡ hàng ngàn gia đình nạn nhân bão Katrina (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/DuongHaHelpKatrinaVictims_PAnh-20050920.html)
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
09-08-2012, 06:07 AM
Cộng đồng người Việt biểu tình trước tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Houston


In (https://dtphorum.com/articleprintview/1503088.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1503088.html)
Ý kiến (68) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (http://javascript<strong></strong>:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fcong-dong-nguoi-viet-bieu-tinh-truoc-toa-lanh-su-trung-quoc-tai-houston%2f1503088.html&title=C%e1%bb%99ng+%c4%91%e1%bb%93ng+ng%c6%b0%e1%b b%9di+Vi%e1%bb%87t+bi%e1%bb%83u+t%c3%acnh+tr%c6%b0 %e1%bb%9bc+t%c3%b2a+L%c3%a3nh+s%e1%bb%b1+Trung+Qu% e1%bb%91c+t%e1%ba%a1i+Houston&notes=G%e1%ba%a7n+%c4%91%c3%a2y%2c+nhi%e1%bb%81u+b loggers+trong+n%c6%b0%e1%bb%9bc%2c+vi%e1%ba%bft+v% e1%bb%81+vi%e1%bb%87c+Trung+Qu%e1%bb%91c+%c4%91ang +%c3%a2m+m%c6%b0u+th%c3%b4n+t%c3%adnh+Vi%e1%bb%87t +Nam+tr%c3%aan+m%e1%bb%8di+m%e1%ba%b7t%2c+t%e1%bb% ab+%c4%91%e1%ba%a5t+li%e1%bb%81n+cho+%c4%91%e1%ba% bfn+bi%e1%bb%83n+%c4%91%e1%ba%a3o+ngo%c3%a0i+kh%c6 %a1i)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fcong-dong-nguoi-viet-bieu-tinh-truoc-toa-lanh-su-trung-quoc-tai-houston%2f1503088.html&title=C%e1%bb%99ng+%c4%91%e1%bb%93ng+ng%c6%b0%e1%b b%9di+Vi%e1%bb%87t+bi%e1%bb%83u+t%c3%acnh+tr%c6%b0 %e1%bb%9bc+t%c3%b2a+L%c3%a3nh+s%e1%bb%b1+Trung+Qu% e1%bb%91c+t%e1%ba%a1i+Houston&annotation=G%e1%ba%a7n+%c4%91%c3%a2y%2c+nhi%e1%bb% 81u+bloggers+trong+n%c6%b0%e1%bb%9bc%2c+vi%e1%ba%b ft+v%e1%bb%81+vi%e1%bb%87c+Trung+Qu%e1%bb%91c+%c4% 91ang+%c3%a2m+m%c6%b0u+th%c3%b4n+t%c3%adnh+Vi%e1%b b%87t+Nam+tr%c3%aan+m%e1%bb%8di+m%e1%ba%b7t%2c+t%e 1%bb%ab+%c4%91%e1%ba%a5t+li%e1%bb%81n+cho+%c4%91%e 1%ba%bfn+bi%e1%bb%83n+%c4%91%e1%ba%a3o+ngo%c3%a0i+ kh%c6%a1i)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fcong-dong-nguoi-viet-bieu-tinh-truoc-toa-lanh-su-trung-quoc-tai-houston%2f1503088.html&text=C%e1%bb%99ng+%c4%91%e1%bb%93ng+ng%c6%b0%e1%bb %9di+Vi%e1%bb%87t+bi%e1%bb%83u+t%c3%acnh+tr%c6%b0% e1%bb%9bc+t%c3%b2a+L%c3%a3nh+s%e1%bb%b1+Trung+Qu%e 1%bb%91c+t%e1%ba%a1i+Houston)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fcong-dong-nguoi-viet-bieu-tinh-truoc-toa-lanh-su-trung-quoc-tai-houston%2f1503088.html)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)


http://gdb.voanews.eu/0B1F6D26-4353-4E08-8EA2-BE1C8E7C824B_w640_r1_s_cx0_cy11_cw0.jpg (http://gdb.voanews.eu/0B1F6D26-4353-4E08-8EA2-BE1C8E7C824B_mw800_s.jpg)
Trung Quốc thành lập Thành phố Tam Sa.



Tin liên hệ

Trung Quốc không thay đổi lập trường về Biển Ðông (https://dtphorum.com/content/trung-quoc-khong-thay-doi-lap-truong-ve-bien-dong/1502547.html)
Ngoại trưởng Clinton hối thúc tiến bộ trong tranh chấp Biển Đông (https://dtphorum.com/content/ngoai-truong-clinton-hoi-thuc-tien-bo-trong-tranh-chap-bien-dong/1501651.html)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy việc mời thầu dầu khí ở Biển Đông (https://dtphorum.com/content/vietnam-yeu-cau-trung-quoc-huy-viec-moi-thau-dau-khi-o-bien-dong/1501240.html)
Công an bắt giữ người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội (https://dtphorum.com/content/cong-an-bat-giu-nguoi-bieu-tinh-chong-trung-quoc-o-ha-noi/1455550.html)
Trung Quốc lập đồn quân sự ở Tam Sa bất chấp biểu tình phản đối ở Việt Nam (https://dtphorum.com/content/trung-quoc-lap-don-quan-su-o-hoang-sa-bat-chap-bieu-tinh-o-vietnam/1443612.html)


Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
06.09.2012



Nguồn
(http://www.voatiengviet.com/content/cong-dong-nguoi-viet-bieu-tinh-truoc-toa-lanh-su-trung-quoc-tai-houston/1503088.html)
Âm thanh và hình ảnh biểu tình tại đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/bieutinhchongtrungquoctaihouston.html) ---> http://haokhidienhong.com/hienvy/bieutinhchongtrungquoctaihouston.html


Lịch sử Việt Nam là một lịch sử luôn phải chống ngoại xâm từ phương Bắc để bảo tồn nền tự chủ. Gần đây, nhiều bloggers trong nước, viết về việc Trung Quốc đang âm mưu thôn tính Việt Nam trên mọi mặt, từ đất liền cho đến biển đảo ngoài khơi.

Các cơ quan truyền thông quốc tế thì loan tin TQ thành lập quận Tam Sa mà trong đó có 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước viễn cảnh dành đất lấn biển của Trung Quốc, nhiều người dân trong nước lên tiếng phản đối ngoại xâm. Tuy nhiên, những người dám tỏ lòng yêu nước tại quốc nội lại bị công an nhà nước đánh đập bỏ tù.

Gần đây sự gia tăng hành động gây hấn, cướp bóc, coi thường công pháp quốc tế của Trung Quốc làm cho dân chài Việt Nam không còn dám ra khơi đánh cá. Trước hoàn cảnh đó, nhiều lãnh đạo tôn giáo trong Hội Đồng Liên Tôn tại Houston lần đầu tiên đã lên tiếng kêu gọi đồng hương cùng biểu tình trước tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Houston để phản đối chính sách xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Cuộc biểu tình cũng phản đối nhà nước Việt Nam trước sự đàn áp những tiếng nói yêu nước và đánh động lương tâm thế giới về những bất công đang xảy ra cho dân chúng và đất nước Việt Nam.

Đáp lời kêu gọi của Hội Đồng Liên Tôn, hàng ngàn đồng hương đã đến biểu tình và tuần hành trước tòa lãnh sự Trung Quốc vào ngày ngày 26 tháng 8 tại Houston, tiểu bang Texas. Ngoài đồng hương tại Houston, còn có các phái đoàn từ các thành phố lân cận như Dallas, Fortworth, Tarrant, Austin và San Antonio.

Trong hàng ngũ biểu tình, ngoài các thành viên của những đảng phái chính trị, còn có nhiều Tu sĩ các tôn giáo, Phật Tử, Giáo dân Công giáo, Tin lành, Cao Đài và Hoà Hảo. Linh Mục Vũ Thành, đại diện Hội Đồng Liên Tôn nói về lý do của cuộc biểu tình:

“Sự đoàn kết của chúng ta ngày hôm nay vì thương đồng bào ruột thịt đang bị đàn áp bởi Trung Cộng, mới nhất là thủ thuật mang 23 ngàn tàu đánh cá đến biển Đông và lãnh hải của chúng ta làm cho các ngư phủ Việt Nam hết đường sống. Cuộc tranh đấu của đồng bào chúng ta trong nước thật khó khăn vì không được quyền biểu tình, không được quyền nói lên nỗi thống khổ của mình.”

Hòa Thượng Thích Huyền Việt của Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đọc bản Tuyên Cáo của Ùy Ban Đấu Tranh Bảo Toàn Lãnh Thổ Việt Nam, nêu lên yêu sách 3 điểm chính như sau:

1. Cực lực phản đối và tố cáo nhà cầm quyền Trung Cộng về chủ trương lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần lớn vùng biển Đông Nam Á.

2. Cực lực phản đối những yêu sách phi lý, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với cái gọi là “đường lưỡi bò" chiếm đến 80% diện tích vùng biển được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

3. Đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Cộng hãy chấm dứt mọi hành động gây hấn, bách hại ngư dân Việt Nam; lập tức rút lui các lực lượng ngư thuyền, đơn vị quân sự khỏi vùng biển đảo Việt Nam; và trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.”

Trong khi đó cư sĩ Nguyễn Anh Dũng, hội trưởng Giáo hội phật Giáo Hòa Hảo tại Houston, và là một thành viên của Hội Đồng Liên Tôn, thì nhắc lại bài học của Tây Tạng, và theo ông, vì người Tây Tạng không thấy được dã tâm của Trung Quốc nên họ mất nước:

"Chính vì sự hiền đó mà họ không thấy được dã tâm của nhà cầm quyền Trung Cộng và ngày nay họ phải dùng thân xác và đổ máu. Với bài học đó, ngày hôm nay người dân Việt Nam, nhất là cộng đồng ở Houston, làm cuộc khởi đầu, và chúng tôi sẽ liên tiếp làm tại các tiểu bang khác và cái cuối cùng sẽ trở về quê hương Việt Nam.”

Một cư dân Houston là ông Phan Quốc Hưng chia sẻ lý do ông có mặt trong đoàn biểu tình là vì Trung Quốc đang xâm chiếm đất liền, biển đảo và lũng đoạn kinh tế Việt Nam nên ông không thể làm ngơ trước đại họa này:

"Là một người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, chúng ta có bổn phận phải làm một cái gì đó cho quê hương, chúng ta không thể làm ngơ trước đại họa mất nước này.”

Còn em Mitchell, 17 tuổi sinh ra và lớn lên tại Houston, nói lý do em đi biểu tình lần đầu tiên là vì Trung Quốc làm nhiều điều quá đáng, làm cho người Việt Nam không sống được:

“Hôm nay con tham dự tại vì con nghĩ Trung Quốc …không có đúng. Người ta quá đáng, tại vì nước của mình, người của mình, người ta làm như vậy thì nhiều người Việt Nam bị chết, người ta không thể sống được.”

Và bà Nguyễn Thảo đến từ thành phố Fort Worth, tiểu bang Texas, thì chia sẻ sự xúc động của bà khi dự biểu tình:

“Tôi lần đầu tiên mới tới đây, tôi cảm thấy rất phấn khởi, tinh thần yêu nước sôi sục lên. Nãy giờ tôi cũng rơi lệ.”

Trong khi đó cụ Hoa, 72 tuổi, thì nói cụ là người Việt Nam nên cụ phải đi đấu tranh chống xâm lược:

“Lý do là vì Trung Cộng xấc xược, muốn xâm chiếm đất nước Việt Nam. Mình là người Việt Nam, mình phải đi để đấu tranh chớ, đâu có để họ ngang nhiên qua xâm chiếm đất nước của mình được.”

Còn linh mục Phạm Hữu Tâm cũng nói là bất cứ người Việt Nam nào, dù ở đâu cũng có trách nhiệm bảo vệ quê hương:

“Tục ngữ Việt Nam chúng ta thường hay nói “Quốc gia hưng vong, thì thất phu hữu trách”, thì dù sống trên đất Hoa Kỳ, tôi cũng có trách nhiệm nói lên tiếng nói bảo vệ quê hương của tôi.”


Theo sách sử, năm 1284 Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập các bô lão về kinh đô tại điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên hòa hay chiến trước âm mưu xâm lược của nhà Nguyên bên Tàu. Đó là Hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, dù thời đó Việt Nam là một nước quân chủ. Hào Khí Diên Hồng đó, chính là động cơ làm toàn dân một lòng bảo vệ tổ quốc, đánh bại quân xâm lược.

Ngày nay, trước viễn cảnh mất nước và sự đàn áp người yêu nước tại quốc nội thì cuộc biểu tình ngày 26 tháng 8 năm 2012 tại Houston, được coi như một Hội Nghị Diên Hồng của người Việt Hải Ngoại trong thế kỷ thứ 21, để làm sống lại Hào Khí Diên Hồng của người Việt khắp nơi.

Xin kết thúc phóng sự này bằng lời phát biểu của linh mục Vũ Thành trong cuộc biểu tình kêu gọi mọi người hy sinh bảo vệ đất nước:

“Hãy hy sinh để Việt Nam vẫn còn là một đất nước có ngàn năm văn hiến, để đồng bào chúng ta không trở thành công dân Trung Quốc. Hãy cùng nhau hy sinh muôn người như một, tất cả vì Việt Nam thân yêu và cho sự toàn vẹn lãnh thổ.”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
09-12-2012, 06:58 AM
Người Mỹ gốc Việt và Ngày Yêu Nước - 9/11

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-09-11

Nguon: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-american-patriot-day-hv-09112012112020.html (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-american-patriot-day-hv-09112012112020.html)

http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_RFA_09112012_ngayyeunuoc.mp3



Ngày 11 tháng 9 năm nay đánh dấu lần thứ 12 "Ngày Yêu Nước", tính từ ngày 4 chiếc máy bay dân sự bị quân khủng bố cưỡng chiếm để tấn công Hoa Kỳ năm 2001.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-american-patriot-day-hv-09112012112020.html/000_Was6880249.-305.jpg AFP photo - Một phụ nữ đứng tại nơi khắc tên chồng đã tử nạn trong biến cố 11/9 tại New York. Ảnh chụp hôm 11/9/2012.



Có 2977 người chết trong cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đến ngày 25 tháng 10 cùng năm, Hạ viện Hoa Kỳ đã yêu cầu Tổng thống chỉ định ngày 11 tháng 9 hằng năm là "Ngày Yêu Nước" - Patriot Day, với tất cả 407 phiếu, không có phiếu chống. Tổng thống George W. Bush đã ký chấp thuận vào ngày 18 tháng 12 năm 2001.

Tại Hoa Kỳ, có người gọi ngày 11 tháng 9 là "Ngày Yêu Nước", có người gọi là "Ngày 9/11", có người gọi là September - Eleven ... Dù gọi là gì đi nữa thì với người Mỹ, đây là một biến cố quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ. Dù đã 11 năm trôi qua, nhưng sự kinh hoàng dường như chưa phôi pha trong lòng mọi người.

Hồi tưởng lại ngày này mười một năm trước, chị Khanh, từ tiểu bang Pennsylvania, cho biết là chị đã không thể tin được những gì chị thấy trên kênh truyền hình:
Lúc đó tôi đang ở nhà, chồng tôi gọi điện thoại về, bảo là mở TV ra. Tôi mở ra đúng vào lúc cái cái máy bay đâm vào tòa nhà thứ nhì. Tôi không tin vào mắt tôi nữa!

Còn chị Kim, từ phía bắc thành phố Dallas thì nói rằng chị không còn suy nghĩ được nữa, chỉ cảm thấy bất lực trước tình cảnh khinh hoàng của ngày hôm đó:
Mình không còn cảm giác nữa. Mình chỉ biết im lặng, không biết mình có làm gì được. Mình rất hồi hộp, rất đau lòng ...

Trong khi đó, từ Houston, ông Lê Phát Được cho biết là biến cố 11 tháng 9 năm 2001, làm ông liên tưởng đến cuộc chiến Việt Nam.
Ngày 11 tháng 9! Cái biến cố đó làm cho tôi hồi tưởng lại cảnh đổ nát tang thương trong cuộc chiến VietNam

Anh Tony Nguyễn, cư dân vùng Fort Worth, tâm sự rằng, khi thấy máy bay lao vào hai tòa nhà ở NewYork thì anh lại có cảm tưởng là chiến tranh đang xảy ra tại Mỹ :
Cái cảm giác đầu tiên là giống y như hình ảnh người Nhật tấn công Trân Châu Cảng của nước Mỹ. Ý cháu muốn nói là một quốc gia khác đã có can đảm tấn công vào điạ phận nước Mỹ. Đó là một điều có lẽ cả trăm năm mới có một lần, nên khi thấy máy bay đâm qua tòa nhà ở Nữu Ước đó là cảm giác trộn lẫn giữa chiến tranh Việt Nam, mình có cảm tưởng là chiến tranh đang đến trên đất Mỹ. Đó là cảm giác rất lạ nên hôm đó, cháu gọi về cho vợ cháu nói là sửa soạn nước với gạo đi vì sắp có chiến tranh rồi. Chiến tranh thực sự đến đất Mỹ rồi đó ...

Hơn một tháng sau đó, Hạ Viện Hoa Kỳ đã kiến nghị lên tổng thống, yêu cầu chấp thuận ngày 11 tháng 9 hằng năm là "Ngày Yêu Nước" - Patriot Day. Ông Lê Phát Được có ý kiến về ngày này như sau:
Người Mỹ chọn 9/11 là ngày YÊU NƯỚC là rất đúng. Vì quân khủng bố HG đã chạm đến lòng ái quốc của dân Mỹ: Tấn công Ngũ Giác Ðài là biểu tượng siêu quyền lực của đất nước này. Phá hoại Tháp Ðôi ở New York là niềm hãnh diện của nước Mỹ, là biểu tượng của sức mạnh kinh tế-tài chính của Hoa Kỳ.

Anh Tony Nguyễn thì cho rằng, "Ngày Yêu Nước" là để cảnh tỉnh người Mỹ trước sự khủng bố của những người quá khích:
Đó chỉ là một hình thức để khơi dậy, để đánh thức người Mỹ nhận thức được là thực sự chiến tranh đã đến với nước Mỹ và nước Mỹ cần có một chính phủ, cũng như là sự hậu thuẫn của dân chúng để sửa soạn một cuộc chiến tranh rộng lớn trên toàn cầu, gọi là 'Chiến dịch chống Khủng bố Toàn cầu'.

Nhưng chị Khanh lại cho rằng, lòng yêu nước luôn luôn có trong người dân Mỹ :
Đó là một cái tượng trưng thôi, để nói lên cái quyết tâm của người Mỹ, chứ thật ra, ngấm ngầm trong họ là họ yêu nước rồi. Người nào họ cũng yêu nước hết, chỉ có khác Việt Nam mình là họ được tự do bày tỏ cái quyền đó ra. Lúc cần thiết thì mình thấy nó bộc lộ chứ bình thường nó vẫn có. Thí dụ như họ giúp đỡ người chung quanh là một cách họ bày tỏ lòng yêu nước đó.

Trong khi đó chị Kim thì xác định vị trí của mình tại nơi chị và gia đình đang tị nạn như sau:
Với tôi, ngày 9/11 là ngày yêu nước. Mình sống ở Mỹ trên ba mươi năm rồi. Đó là một biến cố lớn xảy ra trên đất Mỹ nên mình thấy là cái tinh thần yêu nước của mình có thể là giống như ở Việt Nam, tại vì đời sống của mình từ ba mươi mấy năm nay cho đến ngày mình không còn sống nữa, thì mình nghĩ nước Mỹ là quốc gia của mình. Biết mình là gốc gác Việt Nam nhưng thật ra mình không nghĩ là mình sẽ trở về Việt Nam và con cháu mình sẽ trở về sống ở đó ...

Như thường lệ, để đánh dấu Ngày Yêu Nước năm nay của Hoa Kỳ, vào đúng 8 giờ 46 phút sáng tại New York, là thời điểm chiếc phi cơ đầu tiên đâm vào một trong hai buildings của tòa nhà đôi, nhiều người trên toàn nước Mỹ sẽ có phút mặc niệm để tưởng nhớ những người đã bỏ thân trong biến cố 9/11, cũng như để nhắc nhở phải bảo vệ nhau trước sự khủng bố của người xấu. Những cơ sở của chính phủ sẽ treo cờ rũ. Chị Khanh cho biết chị sẽ treo cờ, như nhiều người dân Hoa Kỳ khác:
Đối với nước Mỹ là nước quá tốt, thành ra lúc nào tôi cũng chia sẻ bổn phận, như là giúp đỡ mọi người. Cái này nó quanh năm rồi, chứ không phải là chỉ có một ngày đâu! Nhất định là tôi sẽ treo cờ Mỹ...

Mười một năm đã trôi qua kể từ sau biến cố 9/11. Người ngoại quốc thường ít ai hiểu tấm lòng ái quốc của người Hoa Kỳ. Khi quốc biến như biến cố 9/11, từng đoàn thanh niên đã hăng hái tình nguyện tòng quân, đi vào các chiến trường diệt khủng bố và cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều xóa bỏ mọi xung khắc để đứng đàng sau Thống Thống, cùng toàn dân chống bọn khủng bố toàn cầu, bảo vệ lý tưởng Tự Do.

TTHV
09-13-2012, 07:27 AM
Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về nạn thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong mùa bầu cử

In (https://dtphorum.com/articleprintview/1506649.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1506649.html)
Ý kiến (5) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (javascript:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&title=Quan+%c4%91i%e1%bb%83m+c%e1%bb%a7a+ng%c6%b0% e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t+v%e1 %bb%81+n%e1%ba%a1n+th%e1%ba%a5t+nghi%e1%bb%87p%2c+ b%e1%ba%a3o+hi%e1%bb%83m+y+t%e1%ba%bf+trong+m%c3%b 9a+b%e1%ba%a7u+c%e1%bb%ad&notes=B%c3%a0+Mai+Chi+l%c3%a0+m%e1%bb%99t+k%e1%ba% bf+to%c3%a1n+gia+v%e1%bb%9bi+h%c6%a1n+35+n%c4%83m+ kinh+nghi%e1%bb%87m+t%e1%ba%a1i+California+cho+r%e 1%ba%b1ng%2c+v%e1%ba%a5n+%c4%91%e1%bb%81+quan+tr%e 1%bb%8dng+nh%e1%ba%a5t+trong+giai+%c4%91o%e1%ba%a1 n+n%c3%a0y+l%c3%a0+ph%e1%ba%a3i+gi%e1%ba%a3i+quy%e 1%ba%bft+n%e1%ba%a1n+th%e1%ba%a5t+nghi%e1%bb%87p)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&title=Quan+%c4%91i%e1%bb%83m+c%e1%bb%a7a+ng%c6%b0% e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t+v%e1 %bb%81+n%e1%ba%a1n+th%e1%ba%a5t+nghi%e1%bb%87p%2c+ b%e1%ba%a3o+hi%e1%bb%83m+y+t%e1%ba%bf+trong+m%c3%b 9a+b%e1%ba%a7u+c%e1%bb%ad&annotation=B%c3%a0+Mai+Chi+l%c3%a0+m%e1%bb%99t+k%e 1%ba%bf+to%c3%a1n+gia+v%e1%bb%9bi+h%c6%a1n+35+n%c4 %83m+kinh+nghi%e1%bb%87m+t%e1%ba%a1i+California+ch o+r%e1%ba%b1ng%2c+v%e1%ba%a5n+%c4%91%e1%bb%81+quan +tr%e1%bb%8dng+nh%e1%ba%a5t+trong+giai+%c4%91o%e1% ba%a1n+n%c3%a0y+l%c3%a0+ph%e1%ba%a3i+gi%e1%ba%a3i+ quy%e1%ba%bft+n%e1%ba%a1n+th%e1%ba%a5t+nghi%e1%bb% 87p)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&text=Quan+%c4%91i%e1%bb%83m+c%e1%bb%a7a+ng%c6%b0%e 1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t+v%e1% bb%81+n%e1%ba%a1n+th%e1%ba%a5t+nghi%e1%bb%87p%2c+b %e1%ba%a3o+hi%e1%bb%83m+y+t%e1%ba%bf+trong+m%c3%b9 a+b%e1%ba%a7u+c%e1%bb%ad)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)


http://gdb.voanews.eu/8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB_mw800_s.jpg)
Tổng thống Obama và Ứng viên Tổng thống Romney của đảng Cộng hòa Mitt Romney

Nguồn

(http://www.voatiengviet.com/content/quan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu/1506649.html)Âm thanh tại đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/baucumy2012.html) (http://haokhidienhong.com/hienvy/baucumy2012.html)





http://assets.pinterest.com/images/PinExt.png (http://pinterest.com/pin/create/button/?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&description=Quan+%c4%91i%e1%bb%83m+c%e1%bb%a7a+ng% c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87 t+v%e1%bb%81+n%e1%ba%a1n+th%e1%ba%a5t+nghi%e1%bb%8 7p%2c+b%e1%ba%a3o+hi%e1%bb%83m+y+t%e1%ba%bf+trong+ m%c3%b9a+b%e1%ba%a7u+c%e1%bb%ad&media=http%3a%2f%2fgdb.voanews.eu%2f8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB.jpg)


Tin liên hệ

Tổng thống Obama và ông Romney tiếp tục vận động tranh cử (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-va-ong-romney-tiep-tuc-van-dong-tranh-cu/1506151.html)
Tổng thống Obama vượt ông Romney trong các cuộc thăm dò mới nhất (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-vuot-ong-romney-trong-cac-cuoc-tham-do-moi-nhat/1505358.html)
Tổng thống Obama kết thúc chuyến đi vận động tại các đại học (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-ket-thuc-chuyen-di-van-dong-o-cac-dai-hoc/1498584.html)
Vấn đề phá thai gây khó khăn cho phe Cộng hòa ở Mỹ (https://dtphorum.com/content/van-de-pha-thai-gay-kho-khan-cho-phe-cong-hoa-o-my/1494235.html)
Tổng thống Obama: Kinh tế Mỹ cải thiện nhưng không đủ nhanh (https://dtphorum.com/content/obama-kinh-te-my-cai-thien-nhung-khong-du-nhanh/1455072.html)








Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
12.09.2012


.

Tại Hoa Kỳ, cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc đang đi vào giai đoạn quyết liệt và hào hứng. Mỗi đảng đều đưa ra chương trình tranh cử và những lời hứa hẹn tốt đẹp cho dân chúng.

Khẩu hiệu của đảng Cộng Hòa là "A Better Future", tức là "Một Tương Lai Tốt Đẹp Hơn". Trong khi đó đảng Dân Chủ thì hô hào "Forward", tức là tiếp tục “Tiến Tới”. Không khí tranh cử cũng rất sôi động trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Các đài phát thanh và truyền hình Việt ngữ tại Mỹ có nhiều buổi hội luận, chia sẻ quan điểm khác nhau. Điều này cho thấy người Việt ở Hoa kỳ rất quan tâm đến cuộc bầu cử năm nay. Hai chủ đề mà cử tri Hoa Kỳ, kể cả các cử tri gốc Việt, quan tâm đặc biệt là vấn đề việc làm và bảo hiểm sức khỏe.

Bà Mai Chi là một kế toán gia với hơn 35 năm kinh nghiệm tại California cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải giải quyết nạn thất nghiệp:

“Nạn thất nghiệp vẫn còn cao, thành ra tôi nghĩ rằng nên tạo công ăn việc làm đã, rồi tất cả vấn đề y tế, ngân sách, giáo dục, lúc đó nó sẽ tuần tự theo guồng máy của những người đi làm thì nó sẽ khá hơn.”

Theo bà, thì với bốn năm làm tổng thống, ông Obama đã không giải quyết được nạn thất nghiệp :

“Trong bốn năm vừa rồi, ít ra đáng lẽ ông ấy phải làm thêm một cái gì đó, như giảm thuế cho người giàu để họ có tiền đầu tư, để mà có công ăn việc làm, nhưng ông cũng không làm.”

Trong khi đó kỹ sư Nguyễn Ngôn, cũng là một cư dân tại Nam California, lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Ông không tin tưởng vào những lời hứa của ứng cử viên đảng Cộng Hòa vì ông Ngôn cho rằng ông Romney không có lập trường rõ ràng:

“Ông Romney flip-flop nhiều quá, xưa nay record của ông ấy là flip-flop, không consistant.”

Ông Nguyễn Ngôn chia sẻ là khi phải quyết định những vấn đề quan trọng cho đất nước trước quá nhiều dữ kiện để cân nhắc, thì kinh nghiệm cuộc sống và cá tính của tổng thống sẽ trở thành yếu tố quyết định. Ông nói:

“Giống như bà Michell Obama phát biểu mà tôi đồng ý với bà. Tất cả những con số, những dữ liệu trên internet có quá nhiều, sẽ không biết dùng cái nào hết. The final analysis sẽ tùy thuộc vào character của người make the decision tại vì họ có cái ‘Feel’ về cái đó nên họ quyết định vậy thôi chứ các con số, các dữ liệu sẽ không mang đến kết quả gì cả.”

Và ông Ngôn không đồng ý với quan điểm cho rằng được giảm thuế thì người giàu sẽ giúp cho dân chúng Hoa Kỳ tạo thêm công việc, vì theo ông, các nhà tư bản chỉ tìm cách cho họ có thêm lợi nhuận, họ có thể mở hãng xưởng ở các quốc gia khác, nếu có lợi hơn cho họ:

“Không phải là người giàu họ có tiền rồi họ đem business cho dân Mỹ. Chỗ nào có lợi là họ làm, không nhất thiết là sẽ làm tại Mỹ, có thể làm bên Tàu, nếu có lợi thì họ sẽ làm bên Tàu”.

Khi được hỏi là so với bốn năm trước thì bây giờ gia đình bà Mai Chi có tốt hơn không, bà nói:

“Trong vòng 4 năm vừa rồi hai vợ chồng tôi thất nghiệp đã 2 năm rồi, thành ra không thể nào tốt hơn những năm trước được.”

Ông Ngôn thì chia sẻ là so với bốn năm trước thì hoàn cảnh kinh tế của ông kém hơn nhưng ông vẫn lạc quan với tổng thống Obama vì kinh tế tuy chưa phục hồi, nhưng đã khá hơn:

“Tệ hơn! Nhưng mà tại vì bốn năm trước mình (Mỹ) đang trên đường đi xuống. Tại vì mình đã bị phá sản. Thay vì cái hole deeper thì nó cạn hơn một chút, chứ không thể nào khá hơn được, chưa out of the hole.”

Trong năm 2010, với sự thúc giục ráo riết của Tổng thống Obama, Quốc Hội Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua đạo luật bảo hiểm y tế và tổng thống Obama ban hành vào ngày 23 tháng 3 cùng năm. Đạo luật này thường được nhắc đến dưới tên là luật ObamaCare. Đây là đạo luật cải tổ y tế quan trọng nhất trong hệ thống y tế Hoa Kỳ kể từ năm 1965, khi luật Medicare và Medicaid được ban hành. ObamaCare đã gây nhiều tranh cãi và ứng cử viên đảng Cộng Hòa là ông Romney tuyên bố là, nếu thắng cử ông sẽ vận động thu hồi đạo luật này.

Bà Mai Chi ủng hộ quan điểm của ông Romney và chia sẻ quan điểm của bà về ObamaCare như sau:

“Nếu ông ấy recall được Obamacare thì tôi nghĩ là tôi hoan hô ông ấy, là tại vì thế này, tôi nghe các bác sĩ Việt Nam lên đài, họ phàn nàn về vấn đề này, mà những bác sĩ Mỹ, họ cũng không hưởng ứng lắm về Obamacare. Ngay cả người dân trung lưu như chúng tôi, chưa chắc đã hưởng ứng là vì tôi thấy nhiều thuế quá.”

Còn ông Ngôn cho rằng, ObamaCare giúp cho người dân tránh khỏi phá sản khi bệnh tật:

“Tôi là người sắp về hưu, cái Obamcare là rất quan trọng. Tôi đã thấy nhiều người bị bệnh là phá sản. Cái chuyện đó thôi, không thể nào để xảy ra được. Tại vì bây giờ nếu bị bệnh, một là mình chết hai là mình tiêu tùng, không còn có đồng nào hết. Cái đó không được.”

Trong khi đó ông Vũ Thắng, là một chuyên viên điện toán và cũng là một thành viên của đảng Cộng Hòa tại Houston, thì nói là có lẽ năm nay ông sẽ nghiêng về đảng Dân Chủ. Ông hy vọng phe Cộng Hòa nếu thắng sẽ không thu hồi luật Obamacare như họ tuyên bố, vì nước Mỹ cần có một luật về bảo hiểm y tế tối thiểu. Ông Thắng chia sẻ:

“Tôi hy vọng họ sẽ không làm như vậy vì trong tất cả các nước tiên tiến của tây phương hiện thời tôi nghĩ, hình như chỉ có nước Mỹ mình là không có một chương trình bảo hiểm tối thiểu cho dân chúng, trong khi các nước khác họ đều có hết, nhất là bên Âu Châu. Canada cũng có chương trình tối thiểu y tế cho người dân. Mặc dù họ có những điểm không được hoàn hảo lắm nhưng it nhất nó cũng có sự bảo đảm tối thiểu cho sức khỏe của con người.”

So sánh với tình trạng cách đây bốn năm, trước khi Tổng thổng Obama lên cầm quyền, ông Thắng nói:

“Đối với riêng bản thân tôi thì tôi thấy cũng vậy thôi, nhưng nhìn bạn bè chung quanh thì tôi thấy tệ hơn một tí.”

Còn anh Jimmy Trần, một chuyên viên điện toán trẻ tại Houston, thì nói rằng, anh là một người thiên về đảng Dân Chủ nhưng theo anh, tổng thống Obama chưa có giải pháp phục hồi kinh tế Hoa Kỳ:

“So ông Romney với ông Obama thì ông Romney giỏi về công ăn việc làm, business, thì hopefully ông tạo ra nhiều jobs hơn and stabilize the economy hơn. Còn ông Obama, cháu thấy cũng giỏi, ông nói chuyện giỏi, ông điều hành chuyện nước ngoài thì hay mà trong nước thì he has not have solutions yet for us to fix the economy and the economy is very important right now.”

Cuộc tranh luận giữa hai đảng cũng như các các cử tri còn dài và còn nhiều vấn đề khác liên hệ đến quyết định của người dân. Xin mượn lời nhận định của ông Vũ Thắng để kết thúc phóng sự này và xin trở lại đề tài bầu cử trong phóng sự tới với những vấn đề khác.

“Trong vấn đề bầu cử tôi nghĩ, chúng ta nên cố gắng nhận xét một cách sáng suốt để mà chọn lựa người lèo lái cho đất nước này được tốt, và nhất là cho riêng cộng đồng người Việt ở đây. Chúng ta không nên nhắm mắt làm liều hoặc là không dùng lá phiếu của mình để nói lên tiếng nói của cộng đồng mình."

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
09-21-2012, 01:21 PM
Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về giáo dục trong mùa tranh cử tại Hoa Kỳ

In (https://dtphorum.com/articleprintview/1511765.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1511765.html)
Ý kiến (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (javascript:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-ve-giao-duc-trong-mua-tranh-cu-tai-hoa-ky%2f1511765.html&title=Quan+%c4%91i%e1%bb%83m+c%e1%bb%a7a+ng%c6%b0% e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t+v%e1 %bb%81+gi%c3%a1o+d%e1%bb%a5c+trong+m%c3%b9a+tranh+ c%e1%bb%ad+t%e1%ba%a1i+Hoa+K%e1%bb%b3&notes=C%c3%b4+V%c5%a9+Kim+Y%e1%ba%bfn+cho+bi%e1%ba %bft+vi%e1%bb%87c+gi%c3%a1o+d%e1%bb%a5c+tr%e1%ba%b b+em+cho+%c4%91%e1%ba%bfn+h%e1%ba%bft+trung+h%e1%b b%8dc+l%c3%a0+nhi%e1%bb%87m+v%e1%bb%a5+c%e1%bb%a7a +ti%e1%bb%83u+bang+v%c3%a0+c%c3%a1c+khu+h%e1%bb%8d c+ch%c3%adnh+%c4%91%e1%bb%99c+l%e1%ba%adp+%c4%91%e 1%bb%8ba+ph%c6%b0%c6%a1ng)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-ve-giao-duc-trong-mua-tranh-cu-tai-hoa-ky%2f1511765.html&title=Quan+%c4%91i%e1%bb%83m+c%e1%bb%a7a+ng%c6%b0% e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t+v%e1 %bb%81+gi%c3%a1o+d%e1%bb%a5c+trong+m%c3%b9a+tranh+ c%e1%bb%ad+t%e1%ba%a1i+Hoa+K%e1%bb%b3&annotation=C%c3%b4+V%c5%a9+Kim+Y%e1%ba%bfn+cho+bi% e1%ba%bft+vi%e1%bb%87c+gi%c3%a1o+d%e1%bb%a5c+tr%e1 %ba%bb+em+cho+%c4%91%e1%ba%bfn+h%e1%ba%bft+trung+h %e1%bb%8dc+l%c3%a0+nhi%e1%bb%87m+v%e1%bb%a5+c%e1%b b%a7a+ti%e1%bb%83u+bang+v%c3%a0+c%c3%a1c+khu+h%e1% bb%8dc+ch%c3%adnh+%c4%91%e1%bb%99c+l%e1%ba%adp+%c4 %91%e1%bb%8ba+ph%c6%b0%c6%a1ng)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-ve-giao-duc-trong-mua-tranh-cu-tai-hoa-ky%2f1511765.html&text=Quan+%c4%91i%e1%bb%83m+c%e1%bb%a7a+ng%c6%b0%e 1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t+v%e1% bb%81+gi%c3%a1o+d%e1%bb%a5c+trong+m%c3%b9a+tranh+c %e1%bb%ad+t%e1%ba%a1i+Hoa+K%e1%bb%b3)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-ve-giao-duc-trong-mua-tranh-cu-tai-hoa-ky%2f1511765.html)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)


http://gdb.voanews.eu/D7FFBAFF-894B-4FFA-AD13-21C743267087_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/D7FFBAFF-894B-4FFA-AD13-21C743267087_mw800_s.jpg)
Các em học sinh đang tập làm toán tại một trường tiểu học ở Los Angeles.


Nguồn (http://www.voatiengviet.com/content/quan-diem-nguoi-my-goc-viet-ve-giao-duc-trong-mua-tranh-cu-tai-hoa-ky/1511765.html)

Âm thanh ở đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/giaoductrongmuatranhcutaihoaky.html)





Tin liên hệ

Một người Việt được Tổ Chức Lãnh Đạo Mỹ Gốc Á Vinh Danh (https://dtphorum.com/content/mot-nguoi-viet-duoc-to-chuc-lanh-dao-my-goc-a-vinh-danh/1511330.html)
Australia, Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ giáo dục Việt Nam (https://dtphorum.com/content/australia-ngan-hang-the-gioi-tiep-tuc-ho-tro-giao-duc-vietnam/1505564.html)
Mỹ: Giáo viên Chicago đình công, 350.000 học sinh bơ vơ (https://dtphorum.com/content/my-giao-vien-chicago-dinh-cong-350-ngan-hoc-sinh-bo-vo/1505346.html)
Nhân ngày khai giảng: giáo dục uể oải theo lối mòn (https://dtphorum.com/content/nhan-ngay-khai-giang-giao-duc-ue-oai-theo-loi-mon/1505112.html)








Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
20.09.2012




Kỳ trước chúng tôi có dịp trình bày quan điểm khá tiêu biểu của cử tri người Mỹ gốc Việt về các vần đề việc làm và bảo đảm y tế trong mùa tranh cử. Vấn đề kế đến được nhiều người quan tâm là giáo dục.

Trong chương trình tranh cử, cả hai đảng đều xác định sự quan trọng của giáo dục. Trong khi đảng Dân chủ và tổng thống Obama có khuynh hướng gia tăng sự tham dự của chính phủ liên bang vào giáo dục địa phương, thì Thống đốc Romney và đảng Cộng Hòa lại chủ trương giảm bớt quyền hạn của chính phủ liên bang, tôn trọng tối đa quyền tự trị giáo dục của các tiểu bang và tạo điều kiện tự do kinh doanh trong lĩnh vực này, cũng như điều kiện cho phụ huynh được tự do chọn lựa trường học cho con em của họ.

Cô Vũ Kim Yến là hiệu trưởng trường Collins Elementary trong khu học chính Alief, vùng tây nam Houston và cũng là hội trưởng hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tại Houston, cho biết, là việc giáo dục trẻ em cho đến hết trung học là nhiệm vụ của tiểu bang và các khu học chính độc lập địa phương:

“Trách nhiệm giáo dục các em là của tiểu bang và của địa phương chứ không phải của liên bang. Các khu học chính của tiểu bang Texas cũng như các tiểu bang khác trên toàn nước Mỹ là những khu học chính độc lập và theo lịch sử Hoa Kỳ, với lại những vị sáng lập ra Hoa Kỳ đã rõ ràng viết ra các điều luật với cái ý tưởng căn bản giáo dục là trách nhiệm của tiểu bang và địa phương”.

Theo Cô Kim Yến thì chính phủ liên bang tài trợ cho tiểu bang và các địa phương để giúp tiểu bang theo các luật chung của liên bang mà đạt tiêu chuẩn toàn quốc:

“Những số tiền đó thường áp dụng về các chương trình bắt buộc các khu học chính, thí dụ như special education, cái đó là điều luật liên bang, chúng tôi bắt buộc phải tuân theo, tại vì những điều luật đó là bảo vệ quyền lợi của các em tật nguyền, các em có những vấn đề về học hành. Những điều luật đó là để các trường học không phân biệt và kỳ thị các em đó”.

Tuy nhiên, cô Kim Yến cho rằng các tiêu chuẩn này đôi khi không thích hợp với địa phương:

“Liên bang có thể có những standard và guidelines nhưng tới một mức độ nào đó thôi, tại vì những guidelines của liên bang nhiều khi có những khó khăn mà có thể là chính phủ liên bang không hiểu được, mỗi đia phương có một khó khăn khác”.

Và cô nói thêm rằng chính thống đốc tiểu bang Texas đã không chấp nhận tiêu chuẩn liên bang:

“Có nhiều tiểu bang như tiểu bang Texas, ông thống đốc Rick Perry đã từ chối, không chấp nhận National Standard của liên bang, vì thế đã bị chỉ trích rất nhiều”.

Còn bà Mỹ Quý là một giám đốc quản trị, đặc trách liên lạc liên bang tại khu học chính độc lập Houston, một khu học chính lớn nhất Texas, nói rằng, vai trò của chính phủ liên bang trong lĩnh vực giáo dục công lập là hỗ trợ cho các chương trình đặc biệt tại các khu học chính địa phương, còn các khu học chính này vẫn trực tiếp lo những chi phí cho giáo dục căn bản:

“Thí dụ tiền thường của mình (khu hoc chính địa phương) thì mình xài cho việc dạy học, trả lương thầy cô, nhưng mà tiền của liên bang thì có thể trả tiền sau giờ học để giúp cho các em học chậm, hay là giúp cho các em khá lên thì cái này gọi là supplement tức là THÊM vào chứ không phải là THẾ vào những cái mình phải làm. Họ có điều kiện hết”.

Đề cập tới quan điểm của đảng Cộng Hòa cho là nghiệp đoàn giáo chức gây trở ngại cho việc quản trị học đường, thì bà Mỹ Quý cho rằng, các nghiệp đoàn này bảo vệ quyền lợi của giáo chức và các khu học chính địa phương vẫn thỏa thuận với nghiệp đoàn để có những tiêu chuẩn căn bản trong việc định khả năng của thày cô và bảo đảm tiêu chuẩn giáo dục cho học sinh:

“Thày cô dạy thì họ chấm điểm thày cô bằng cách coi học trò có đậu những bài thi hay không, có lên lớp hay không, có pass được test hay không. Thì cái đó là cái họ dùng để giữ thầy cô hay bỏ thầy cô. Nếu họ có đủ điều kiện thì Union cũng không làm gì được”.

Về phương diện tài trợ cho các sinh viên đại học, Tổng thống Obama chủ trương bộ giáo dục liên bang trực tiếp quản trị các quỹ cho sinh viên mượn tiền đi học để giảm tiền lời và nói rằng sẽ xóa nợ cho những người đã trả sòng phẳng trong 20 năm mà đang còn có khó khăn trong việc làm.

Trong khi đó Thống đốc Romney thì chủ trương để cho các ngân hàng tư quản trị và lưu ý các sinh viên không nên trông chờ vào cơ hội được xóa bỏ nợ mà phải cân nhắc kỹ khi vay nợ chính phủ như một đầu tư hợp lý.

Bình luận về việc này, cô Kim Yến nói rằng cần phải giảm tiền lời cho các món nợ tiền học:

“Về financial aid và cái vấn đề tiền lời của những chương trình mượn tiền cho các em đi học, tôi rất đồng ý với tổng thống Obama là cái tiền lời đó nên phải luôn luôn giảm thấp cho các em học sinh có cơ hội đi học và sau đó vấn đề tài chính không là gánh nặng cho các em sau khi các em ra trường”.

Và bà Mỹ Quý thì cho rằng việc giao cho ngân hàng tư quản trị ngân khoản cho sinh viên vay đi học thì sinh viên phải trả tiền lời theo ý nhà băng và bà cũng đồng ý là chính phủ cần tìm cách giảm gánh nặng cho những người cố gắng trả nợ nhưng đang gặp khó khăn:

“Mình thấy là nếu chính phủ có thể giúp cho student loan, hoặc là có tiền lời thấp, hoặc là giúp có nhiều student loans hơn, thì giúp cho mấy người trẻ đi học được. Còn nhà bank thì họ charge interest theo ý họ. Trường hợp thí dụ họ không có việc làm hay có việc làm mà quá ít lương mà họ vẫn cố gắng trả, thì nếu chính phủ có phương tiện giúp họ, hoặc là cho họ trả bớt đi, nếu không cho hết thì cho trả ít hơn một phần nào đó, điều đó làm cho người ta phấn khởi hơn”.

Trong cuộc vận động tranh cử, đảng Cộng Hòa đưa ra chương trình Voucher, là chương trình tài trợ cho những người muốn cho con em đi học trường tư thay vì học trường công lập. Đề cập đến chương trình Voucher, cô Kim Yến không đồng ý là chính phủ phải ưu tiên cho sự chọn lựa này mà ngược lại cần cung ứng giáo dục bình đẳng cho mọi trẻ em. Cô nói:

“Cá nhân tôi làm trong ngành giáo dục và làm trong lãnh vực public school thì thực sự tôi không đồng ý điều đó là vì chúng tôi có rất nhiều trách nhiệm và gánh nặng trong ngành giáo dục vì giáo dục Mỹ là giáo dục" All the children", nghĩa là tất cả các em không phân biệt giàu nghèo, hay là các em tàn tật”.

Trong lúc phần đông cử tri đang chú trọng nhiều đến hai lãnh vực kinh tế và bảo hiểm sức khỏe trong mùa tranh cử năm nay, thì cô hiệu trưởng Vũ Kim Yến cho rằng Giáo dục cũng không kém phần quan trọng. Có lẽ đây là tâm trạng của không ít người Mỹ gốc Việt:

“Tuy rằng vấn đề kinh tế là vấn đề nhiều người đang nghĩ đến vì kinh tế đang không được khả quan nhưng vấn đề giáo dục là đường lâu đường dài cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc bầu cử năm nay”.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
10-04-2012, 07:10 AM
Cử tri gốc Việt trước vấn đề phá thai và hôn nhân đồng tính trong mùa tranh cử


Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, 26 tháng 9 năm 2012

Âm thanh ở đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/cutrigocviettrongmuatranhcu.html)


Trong mùa tranh cử năm nay, những chủ trương liên hệ đến đạo đức tôn giáo cá nhân như, phá thai, hôn nhân đồng tính cũng là những vấn đề được nhiều người Mỹ gốc Việt rất quan tâm, ngoài các vấn đề như nạn thất nghiệp và bảo hiểm sức khỏe.
Trong khi đảng Dân Chủ chủ trương dễ dãi hơn trong vấn đề phá thai và hôn nhân đồng tính, thì phía Cộng Hòa lại có chủ trương bảo thủ hơn về hai vấn đề này. Phe Dân chủ đưa ra khẩu hiệu “Pro Choice”, tức là “Bảo Vệ Quyền Lựa Chọn” trong khi đảng Cộng Hoà lại chủ trương “Pro Life”, tức là “Bảo Vệ Sinh Mạng”. Chủ đề “Pro Choice" và "Pro Life" được tranh cãi nhiều trong những năm gần đây, nhất là trong giới phụ nữ vì vấn đề này trực tiếp can dự vào đời sống của họ.

Về Hôn Nhân, đảng Cộng Hòa chủ trương dùng quan điểm truyền thống của các tôn giáo là, “Hôn nhân là sự kết hợp của một người nam và một người nữ”. Trong khi đảng Dân chủ cổ động quyền tự do chọn người mình yêu và kết hôn. Một điểm đáng lưu ý là trong Hiến Pháp Hoa Kỳ không nhắc đến Hôn Nhân và những luật lệ về “Hôn Nhân” thường là thuộc thẩm quyền của chính phủ Tiểu Bang. Cho đến nay, hôn nhân đồng tính tại Hoa Kỳ vẫn chưa được luật pháp chính thức công nhận. Trong khi vấn đề phá thai được giới phụ nữ rất lưu tâm thì vấn đề hôn nhân đồng tính lại được những người đồng tính coi rất quan trọng, và họ đang tranh đấu đòi hỏi ráo riết. Nhiều người cho rằng lá phiếu của hai giới này không kém phần quan trọng trong kỳ bầu cử năm nay. Trong khi đó, các tín đồ tôn giáo cũng rất chú trọng đến hai vấn đề này. Giới lãnh đạo tôn giáo có thể có ảnh hưởng rất nhiều trên sự chọn lựa của tín đồ.

Cô Vy Nguyễn là một luật sư trẻ sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ. Cô hiện là một giáo sư luật tại Houston và đang là nữ ứng cử viên của đảng Dân chủ vào chức vị dân biểu, đơn vị HD26 Tiểu Bang Texas, vùng tây nam Houston. Đề cập đến hai vấn đề phá thai và hôn nhân đồng tính, Cô chia sẻ quan điểm "Pro Choice" của Cô, nói rằng là phải cẩn thận, không nên để chính trị xen vào quyền quyết định có con hay không của người phụ nữ.
“I think we should be careful in that not letting politics play into the rights of a women to decide whether she wants to have a child or not.”

Cô nói thêm là nhiều người tưởng rằng chính phủ dùng tiền đóng thuế của dân chúng vào việc phá thai. Cô nói đây là một sự hiểu lầm cần làm sáng tỏ, vì chính phủ không trả các chi phí cho việc phá thai:
“Abortions are not paid by government. They are not. I think that’s a misconception and we must be able to clear up first.”

Về hôn nhân đồng tính, cô nói rằng chính trị cũng không nên xen vào quyền lựa chọn người yêu của con người. Cô nhắc đến trong quá khứ, hôn nhân giữa người da màu và da trắng cũng phạm luật, nay không còn nữa:
“Politic should not play in the women’s right to choose. It should not play in who you can love. At one time, it was against the law to marry someone of different race.. .”

Bà Mỹ Quý, một nhà giáo dục tại Houston thì chia sẻ là sinh mạng con người rất quí nhưng quyền lựa chọn của mỗi cá nhân cũng rất quan trọng và tin rằng sự giáo dục sẽ làm mọi người chọn lựa đúng:
“Quan điểm của cá nhân thì mình Pro-life tại mình nghĩ sinh mạng của người ta rất quí, cho nên mình không thể nào tàn phá cái đó dược. Đó là đối với riêng cá nhân mình, nhưng mà với những người khác thì mình không biết hoàn cảnh của người ta như thế nào để mà phán xét người ta. Nhưng mình hy vọng rằng nếu người ta được giáo dục thì những hành động của người ta phải ý thức được, để không làm chuyện tổn thương đến mạng sống của người khác. Thì mình nghĩ cái đó cần phải có giáo dục, chứ còn mình cấm người ta thì không bao giờ cấm được việc người ta muốn làm, cấm thì người ta sẽ làm lét lút thôi, thành ra điều quan trọng là giáo dục”.

Còn Cô Vũ Kim Yến là một nhà giáo dục khác tại Houston thì tuy ủng hộ các chương trình giáo dục của tổng thống Obama nhưng không đồng ý việc phá thai và hôn nhân đồng tính vì lý do tôn giáo. Cô nói:
“Tôi là người Công Giáo, tôi không tin vào phá thai và tôi cũng không tin vào hôn nhân đồng tính, cho nên nếu hỏi riêng về cá nhân tôi thì tôi dĩ nhiên là phản đối hai vấn đề đó. Tuy nhiên tôi rất là tôn trọng những ý nghĩ và quyết định cá nhân của mỗi một người”.

Trong khi đó Cô Nghiêm Thúy là một thương gia ở Dallas thì có quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân đồng tính, dù Cô là một người Công Giáo:
“Thật sự Thúy là người Công Giáo nhưng Thúy không phản đối, vì không ai muốn cái chuyện mình có một đời sống đồng tính hết nhưng mà có thể nói là trời sinh ra hay cha mẹ sinh ra là đã phải bị chịu như vậy rồi, nếu so với người bình thường thì họ là những người bất hạnh thì mình không có quyền gì hết để đánh giá họ như thế này hay như thế kia. ”

Tuy nhiên, về vấn đề phá thai thì cô Thúy phản đối :
“Cái vấn đề phá thai thì Thúy phản đối nhưng Thúy không phản đối cái vấn đề ngừa thai. Thay vì luật Công giáo bảo là cấm ngừa thai theo tiến trình không có tự nhiên. Nhưng mà mình không ngừa thai thì để sau đó có thai thì phải phá thai là tại vì họ không muốn giữ vì họ chưa ready, hay là chưa có đủ tài chánh để có con thì cái vấn đề đó lại còn tội lỗi hơn, thì thay vì để cho họ ngừa thai hơn là để cho họ phá thai. Tại vì phá thai dù sao cũng là một cái tội, thì vấn đề phá thai thì chắc chắn là Thúy phản đối”.

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay, có lẽ đa số dân Hoa kỳ đều cho là vấn đề quan trọng nhất là kinh tế. Tuy nhiên "Pro Life" hay "Pro Choice" là những vấn đề nhạy cảm với nữ giới và các nhà tôn giáo. Tại Hoa Kỳ phụ nữ lại thường đi bỏ phiếu nhiều hơn nam giới và các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có nhiều ảnh hưởng với tín đồ. Dó đó tại một số tiểu bang có tỉ số thắng bại khít khao thì số phiếu của phụ nữ và những người đồng tính có thể trở thành số phiếu quyết định sự thành bại của một ứng cử viên.
Lời phát biểu sau đây của Cô Vũ Kim Yến có lẽ nói lên sự quan trọng của hai chủ đề này đối với sự quyết định lá phiếu của giới phụ nữ trong cuộc bầu cử năm nay tại Hoa Kỳ:
“Hai cái vấn đề phá thai và hôn nhân đồng tính sẽ là hai điều ảnh hưởng đến lá phiếu của nữ giới rất là nhiều”.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.




.

TTHV
10-13-2012, 07:13 AM
LS Vy Nguyễn có thể là nữ dân biểu cấp tiểu bang gốc Việt đầu tiên ở Hạ viện Texas



http://gdb.voanews.eu/1C37C88B-2FB3-452E-909C-CEDDCE8A66A6_w640_r1_s_cx0_cy6_cw0.jpg (http://gdb.voanews.eu/1C37C88B-2FB3-452E-909C-CEDDCE8A66A6_mw800_s.jpg)
Ngoài thiên chức làm mẹ và đồng thời là một luật sư điều hành văn phòng luật riêng, cô còn là một giáo sư tại đại học Luật Khoa Texas Southern University ở Houston.



Nguồn (http://www.voatiengviet.com/content/luat-su-vy-nguyen-co-the-la-nu-dan-bieu-cap-tieu-bang-goc-viet-dau-tien-o-ha-vien-texas/1524179.html) và âm thanh (http://www.voatiengviet.com/content/luat-su-vy-nguyen-co-the-la-nu-dan-bieu-cap-tieu-bang-goc-viet-dau-tien-o-ha-vien-texas/1524179.html)tại đây ---> http://www.voatiengviet.com/content/luat-su-vy-nguyen-co-the-la-nu-dan-bieu-cap-tieu-bang-goc-viet-dau-tien-o-ha-vien-texas/1524179.html


Tin liên hệ

Ẩm thực Việt kết nối tâm hồn Việt (https://dtphorum.com/content/am-thuc-viet-ket-noi-tam-hon-viet/1523396.html)
Di dân tại California trở nên tích cực hoạt động chính trị (https://dtphorum.com/content/di-dan-tai-california-tro-nen-tich-cuc-hoat-dong-chinh-tri/1517205.html)
Lá phiếu của người Mỹ gốc Việt (https://dtphorum.com/content/la-phieu-cua-nguoi-my-goc-viet-va-cuoc-bau-cu-tong-thong-my/1513712.html)
Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về giáo dục trong mùa tranh cử tại Hoa Kỳ (https://dtphorum.com/content/quan-diem-nguoi-my-goc-viet-ve-giao-duc-trong-mua-tranh-cu-tai-hoa-ky/1511765.html)
Một người Việt được Tổ Chức Lãnh Đạo Mỹ Gốc Á Vinh Danh (https://dtphorum.com/content/mot-nguoi-viet-duoc-to-chuc-lanh-dao-my-goc-a-vinh-danh/1511330.html)






Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
10.10.2012




Trong những năm gần đây nhiều người Mỹ gốc Việt đã trực tiếp tham gia vào chính trị dòng chính tại Hoa Kỳ và trở thành nghị viên thành phố, dân biểu quốc hội tiểu bang nhất là tại các tiểu bang đông dân gốc Việt như California và Texas. Luật sư Cao Quang Ánh đã là Dân biểu Liên bang gốc Việt đầu tiên trong quốc hội Hoa Kỳ, đại diện cho một đơn vị thuộc tiểu bang Louisiana trong nhiệm kỳ 2009-2011.

Riêng tại Texas, luật sư Hoàng Duy Hùng tái đắc cử nghị viên thành phố Houston nhiệm kỳ thứ hai vào năm ngoái. Ông Danny Nguyễn đang là nghị viên thành phố Missourri City, phía tây nam Houston, nhiệm kỳ thứ nhất. Dân biểu tiểu bang Hubert Võ đã làm 4 nhiệm kỳ và đang ứng cử cho nhiệm kỳ thứ 5 tại đơn vị 149 vùng Tây nam Houston. Ở phía bắc Texas, gần thành phố Dallas, thì có ông Andy Nguyễn là nghị viên vùng Tarrant County.


Nghe bài phóng sự

Playlist (http://javascript<strong></strong>:opened=winOpened(); if (!opened) window.__playerWindow = window.open(winUrl(4,'220277',false),winName(),win Settings); winSetup(4,'220277',false, opened);)
Tải (http://realaudio.rferl.org/voa/VIET/manual/2012/10/10/03a56fb9-081f-4aea-bd64-9248f78d7827.mp3)
Tuy nhiên giới phụ nữ gốc Việt chưa có ai đắc cử dân biểu cấp tiểu bang hay liên bang. Năm nay, cô Vy Nguyễn là phụ nữ gốc Việt duy nhất ra tranh cử dân biểu hạ viện tiểu bang Texas và nếu đắc cử cô sẽ là nữ dân biểu cấp tiểu bang gốc Việt đầu tiên tại Texas và cả Hoa Kỳ.

Cô Vy Nguyễn là một phụ nữ trẻ, 33 tuổi, sinh ra tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania và lớn lên tại Houston, Texas. Ngoài thiên chức làm mẹ và đồng thời là một luật sư điều hành văn phòng luật riêng, cô còn là một giáo sư tại đại học Luật Khoa Texas Southern University ở Houston.

Trong kỳ bầu cử này cô là ứng cử viên của đảng Dân Chủ tại đơn vị 26, vùng tây nam Houston và đối thủ chính của cô là ông Rick Miller, thuộc đảng Cộng Hòa. Đơn vị bầu cử này trong quá khứ vẫn do đảng Cộng Hòa nắm giữ. Đơn vị này có nhiều người Mỹ gốc Á cũng như gốc Việt cư ngụ. Cô Vy Nguyễn là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên ra ứng cử tại đây và được các dân biểu liên bang kỳ cựu đảng Dân chủ như Al Green và Sheila Jackson Lee ủng hộ.

Cô Vy Nguyễn chia sẻ lý do cô ra tranh cử là vì cô muốn giúp cộng đồng Việt Nam nhất là chủ nhân các thương nghiệp nhỏ và những công nhân tại Texas, ngoài việc phát triển giáo dục công lập và bảo hiểm sức khỏe.

Cô nói là nếu đắc cử, cô sẽ cố gắng vận động quốc hội tiểu bang duyệt lại các luật thuế tiểu bang để xem các luật này có hợp lý và giúp cho giới thương mại không, trước khi quyết định về thuế lợi tức tiểu bang như hầu hết các tiểu bang khác tại Hoa Kỳ.

Nhận định về quan điểm của một số thương gia Hoa Kỳ và nhà nước Việt Nam cho rằng Việt Nam cần phát triển kinh tế trước khi có nhân quyền như các nước Tây phương, cô Vy Nguyễn nói rằng, cô tin là nhân quyền và kinh tế là hai yếu tố quan trọng ngang hàng và không thể hy sinh nhân quyền cho phát triển kinh tế.

Cô nói thêm rằng vấn đề đặt Việt Nam vào danh sách CPC là một vấn đề có thể đi đến sự đồng thuận được và cô hy vọng là trong một thời gian hợp lý, nhà nước Việt Nam cũng phải thay đổi nhận thức để nhận ra những giá trị văn hóa Hoa Kỳ mà Việt Nam cũng cần phải theo.

Có rất nhiều cử tri Texas, kể cả cử tri người Mỹ gốc Việt quan tâm đến vấn đề người di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ và đặc biệt tại Texas. Khi được hỏi quan điểm về vấn đề này, cô Vy nói rằng, giống như những người Việt di tản sau biến cố 1975, những người di dân đang đóng góp một phần quan trọng vào kinh tế Texas và cần có một đạo luật cân bằng giữa quyền lợi của tiểu bang, quyền lợi của người nhập cư, cũng như của người dân Texas.

Trước việc ra tranh cử và nếu trở thành dân biểu tiểu bang Texas, ứng cử viên Vy Nguyễn chia sẻ rằng cô hy vọng việc làm của cô sẽ mang lại niềm tin cho giới trẻ, trong nước vào những ưu điểm của một chế độ dân chủ, có tự do ngôn luận và cơ hội đồng đều cho mọi người.

Cô Vy Nguyễn cũng cho biết rằng cô rất hãnh diện là một phụ nữ Mỹ gốc Việt và cô hy vọng là việc ứng cử của cô sẽ tạo niềm tin cho thế hệ sau tiếp tục tham gia vào chính trị dòng chính để phục vụ nhu cầu đặc biệt của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

Hàn Sinh
10-14-2012, 09:26 AM
Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về nạn thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong mùa bầu cử



In (https://dtphorum.com/articleprintview/1506649.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1506649.html)
Ý kiến (5) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (http://javascript<strong></strong>:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&title=Quan+điểm+của+người+Mỹ+gốc+Việ t+về+nạn+thất+nghiệp%2c+bảo+hiểm+y+t +trong+mùa+bầu+cử&notes=Bà+Mai+Chi+là+một+kế+toán+gia+với+h ơn+35+năm+kinh+nghiệm+tại+California+cho+r ng%2c+vấn+đề+quan+trọng+nhất+trong+giai+ đoạn+này+là+phải+giải+quyết+nạn+thấ t+nghiệp)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&title=Quan+điểm+của+người+Mỹ+gốc+Việ t+về+nạn+thất+nghiệp%2c+bảo+hiểm+y+t +trong+mùa+bầu+cử&annotation=Bà+Mai+Chi+là+một+kế+toán+gia+v i+hơn+35+năm+kinh+nghiệm+tại+California+ch o+rằng%2c+vấn+đề+quan+trọng+nhất+trong+ giai+đoạn+này+là+phải+giải+quyết+nạn+ thất+nghiệp)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&text=Quan+điểm+của+người+Mỹ+gốc+Việt +về+nạn+thất+nghiệp%2c+bảo+hiểm+y+tế +trong+mùa+bầu+cử)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html)

Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)



http://gdb.voanews.eu/8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB_mw800_s.jpg)
Tổng thống Obama và Ứng viên Tổng thống Romney của đảng Cộng hòa Mitt Romney

Nguồn

(http://www.voatiengviet.com/content/quan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu/1506649.html)Âm thanh tại đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/baucumy2012.html)


http://assets.pinterest.com/images/PinExt.png (http://pinterest.com/pin/create/button/?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fquan-diem-nguoi-my-goc-viet-nan-that-nghiep-bao-hiem-y-te-mua-bau-cu%2f1506649.html&description=Quan+điểm+của+người+Mỹ+gốc +Việt+về+nạn+thất+nghiệp%2c+bảo+hiểm +y+tế+trong+mùa+bầu+cử&media=http%3a%2f%2fgdb.voanews.eu%2f8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB.jpg)


Tin liên hệ



Tổng thống Obama và ông Romney tiếp tục vận động tranh cử (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-va-ong-romney-tiep-tuc-van-dong-tranh-cu/1506151.html)
Tổng thống Obama vượt ông Romney trong các cuộc thăm dò mới nhất (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-vuot-ong-romney-trong-cac-cuoc-tham-do-moi-nhat/1505358.html)
Tổng thống Obama kết thúc chuyến đi vận động tại các đại học (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-ket-thuc-chuyen-di-van-dong-o-cac-dai-hoc/1498584.html)
Vấn đề phá thai gây khó khăn cho phe Cộng hòa ở Mỹ (https://dtphorum.com/content/van-de-pha-thai-gay-kho-khan-cho-phe-cong-hoa-o-my/1494235.html)
Tổng thống Obama: Kinh tế Mỹ cải thiện nhưng không đủ nhanh (https://dtphorum.com/content/obama-kinh-te-my-cai-thien-nhung-khong-du-nhanh/1455072.html)








Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
12.09.2012


.

Tại Hoa Kỳ, cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc đang đi vào giai đoạn quyết liệt và hào hứng. Mỗi đảng đều đưa ra chương trình tranh cử và những lời hứa hẹn tốt đẹp cho dân chúng.

Khẩu hiệu của đảng Cộng Hòa là "A Better Future", tức là "Một Tương Lai Tốt Đẹp Hơn". Trong khi đó đảng Dân Chủ thì hô hào "Forward", tức là tiếp tục “Tiến Tới”. Không khí tranh cử cũng rất sôi động trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Các đài phát thanh và truyền hình Việt ngữ tại Mỹ có nhiều buổi hội luận, chia sẻ quan điểm khác nhau. Điều này cho thấy người Việt ở Hoa kỳ rất quan tâm đến cuộc bầu cử năm nay. Hai chủ đề mà cử tri Hoa Kỳ, kể cả các cử tri gốc Việt, quan tâm đặc biệt là vấn đề việc làm và bảo hiểm sức khỏe.

Bà Mai Chi là một kế toán gia với hơn 35 năm kinh nghiệm tại California cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải giải quyết nạn thất nghiệp:

“Nạn thất nghiệp vẫn còn cao, thành ra tôi nghĩ rằng nên tạo công ăn việc làm đã, rồi tất cả vấn đề y tế, ngân sách, giáo dục, lúc đó nó sẽ tuần tự theo guồng máy của những người đi làm thì nó sẽ khá hơn.”

Theo bà, thì với bốn năm làm tổng thống, ông Obama đã không giải quyết được nạn thất nghiệp :

“Trong bốn năm vừa rồi, ít ra đáng lẽ ông ấy phải làm thêm một cái gì đó, như giảm thuế cho người giàu để họ có tiền đầu tư, để mà có công ăn việc làm, nhưng ông cũng không làm.”

Trong khi đó kỹ sư Nguyễn Ngôn, cũng là một cư dân tại Nam California, lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Ông không tin tưởng vào những lời hứa của ứng cử viên đảng Cộng Hòa vì ông Ngôn cho rằng ông Romney không có lập trường rõ ràng:

“Ông Romney flip-flop nhiều quá, xưa nay record của ông ấy là flip-flop, không consistant.”

Ông Nguyễn Ngôn chia sẻ là khi phải quyết định những vấn đề quan trọng cho đất nước trước quá nhiều dữ kiện để cân nhắc, thì kinh nghiệm cuộc sống và cá tính của tổng thống sẽ trở thành yếu tố quyết định. Ông nói:

“Giống như bà Michell Obama phát biểu mà tôi đồng ý với bà. Tất cả những con số, những dữ liệu trên internet có quá nhiều, sẽ không biết dùng cái nào hết. The final analysis sẽ tùy thuộc vào character của người make the decision tại vì họ có cái ‘Feel’ về cái đó nên họ quyết định vậy thôi chứ các con số, các dữ liệu sẽ không mang đến kết quả gì cả.”

Và ông Ngôn không đồng ý với quan điểm cho rằng được giảm thuế thì người giàu sẽ giúp cho dân chúng Hoa Kỳ tạo thêm công việc, vì theo ông, các nhà tư bản chỉ tìm cách cho họ có thêm lợi nhuận, họ có thể mở hãng xưởng ở các quốc gia khác, nếu có lợi hơn cho họ:

“Không phải là người giàu họ có tiền rồi họ đem business cho dân Mỹ. Chỗ nào có lợi là họ làm, không nhất thiết là sẽ làm tại Mỹ, có thể làm bên Tàu, nếu có lợi thì họ sẽ làm bên Tàu”.

Khi được hỏi là so với bốn năm trước thì bây giờ gia đình bà Mai Chi có tốt hơn không, bà nói:

“Trong vòng 4 năm vừa rồi hai vợ chồng tôi thất nghiệp đã 2 năm rồi, thành ra không thể nào tốt hơn những năm trước được.”

Ông Ngôn thì chia sẻ là so với bốn năm trước thì hoàn cảnh kinh tế của ông kém hơn nhưng ông vẫn lạc quan với tổng thống Obama vì kinh tế tuy chưa phục hồi, nhưng đã khá hơn:

“Tệ hơn! Nhưng mà tại vì bốn năm trước mình (Mỹ) đang trên đường đi xuống. Tại vì mình đã bị phá sản. Thay vì cái hole deeper thì nó cạn hơn một chút, chứ không thể nào khá hơn được, chưa out of the hole.”

Trong năm 2010, với sự thúc giục ráo riết của Tổng thống Obama, Quốc Hội Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua đạo luật bảo hiểm y tế và tổng thống Obama ban hành vào ngày 23 tháng 3 cùng năm. Đạo luật này thường được nhắc đến dưới tên là luật ObamaCare. Đây là đạo luật cải tổ y tế quan trọng nhất trong hệ thống y tế Hoa Kỳ kể từ năm 1965, khi luật Medicare và Medicaid được ban hành. ObamaCare đã gây nhiều tranh cãi và ứng cử viên đảng Cộng Hòa là ông Romney tuyên bố là, nếu thắng cử ông sẽ vận động thu hồi đạo luật này.

Bà Mai Chi ủng hộ quan điểm của ông Romney và chia sẻ quan điểm của bà về ObamaCare như sau:

“Nếu ông ấy recall được Obamacare thì tôi nghĩ là tôi hoan hô ông ấy, là tại vì thế này, tôi nghe các bác sĩ Việt Nam lên đài, họ phàn nàn về vấn đề này, mà những bác sĩ Mỹ, họ cũng không hưởng ứng lắm về Obamacare. Ngay cả người dân trung lưu như chúng tôi, chưa chắc đã hưởng ứng là vì tôi thấy nhiều thuế quá.”

Còn ông Ngôn cho rằng, ObamaCare giúp cho người dân tránh khỏi phá sản khi bệnh tật:

“Tôi là người sắp về hưu, cái Obamcare là rất quan trọng. Tôi đã thấy nhiều người bị bệnh là phá sản. Cái chuyện đó thôi, không thể nào để xảy ra được. Tại vì bây giờ nếu bị bệnh, một là mình chết hai là mình tiêu tùng, không còn có đồng nào hết. Cái đó không được.”

Trong khi đó ông Vũ Thắng, là một chuyên viên điện toán và cũng là một thành viên của đảng Cộng Hòa tại Houston, thì nói là có lẽ năm nay ông sẽ nghiêng về đảng Dân Chủ. Ông hy vọng phe Cộng Hòa nếu thắng sẽ không thu hồi luật Obamacare như họ tuyên bố, vì nước Mỹ cần có một luật về bảo hiểm y tế tối thiểu. Ông Thắng chia sẻ:

“Tôi hy vọng họ sẽ không làm như vậy vì trong tất cả các nước tiên tiến của tây phương hiện thời tôi nghĩ, hình như chỉ có nước Mỹ mình là không có một chương trình bảo hiểm tối thiểu cho dân chúng, trong khi các nước khác họ đều có hết, nhất là bên Âu Châu. Canada cũng có chương trình tối thiểu y tế cho người dân. Mặc dù họ có những điểm không được hoàn hảo lắm nhưng it nhất nó cũng có sự bảo đảm tối thiểu cho sức khỏe của con người.”

So sánh với tình trạng cách đây bốn năm, trước khi Tổng thổng Obama lên cầm quyền, ông Thắng nói:

“Đối với riêng bản thân tôi thì tôi thấy cũng vậy thôi, nhưng nhìn bạn bè chung quanh thì tôi thấy tệ hơn một tí.”

Còn anh Jimmy Trần, một chuyên viên điện toán trẻ tại Houston, thì nói rằng, anh là một người thiên về đảng Dân Chủ nhưng theo anh, tổng thống Obama chưa có giải pháp phục hồi kinh tế Hoa Kỳ:

“So ông Romney với ông Obama thì ông Romney giỏi về công ăn việc làm, business, thì hopefully ông tạo ra nhiều jobs hơn and stabilize the economy hơn. Còn ông Obama, cháu thấy cũng giỏi, ông nói chuyện giỏi, ông điều hành chuyện nước ngoài thì hay mà trong nước thì he has not have solutions yet for us to fix the economy and the economy is very important right now.”

Cuộc tranh luận giữa hai đảng cũng như các các cử tri còn dài và còn nhiều vấn đề khác liên hệ đến quyết định của người dân. Xin mượn lời nhận định của ông Vũ Thắng để kết thúc phóng sự này và xin trở lại đề tài bầu cử trong phóng sự tới với những vấn đề khác.

“Trong vấn đề bầu cử tôi nghĩ, chúng ta nên cố gắng nhận xét một cách sáng suốt để mà chọn lựa người lèo lái cho đất nước này được tốt, và nhất là cho riêng cộng đồng người Việt ở đây. Chúng ta không nên nhắm mắt làm liều hoặc là không dùng lá phiếu của mình để nói lên tiếng nói của cộng đồng mình."

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.Chị Hiền Vy,

Hôm nay HS mới được đọc những bài phóng sự này do AHX của chị thực hiện. Thật không hổ danh con cháu của Cụ TĐ: ngoài việc những bài phóng sự này đạt đầy đủ tiêu chuẩn báo chí của nước Mỹ về formats, nó còn cho thấy quan điểm thẳng thắn và hoàn toàn trung dung của người thực hiện. Anh H. đã dùng nội dung toàn bộ trong mỗi bài phóng sự của mình chỉ để chuyên chở sự kiện và ý kiến khác nhau của những người không cùng chung quan điểm, trên tinh thần "We report, you decide!". Anh đã không hề cố gắng áp đặt hoặc chèn vào những quan điểm chính trị của riêng mình, nhằm giữ được tính chất khách quan của bài báo.

Vì thế, chúng là những bài phóng sự rất hay và vô cùng giá trị.

Riêng về ý kiến trả lời cho câu hỏi mà HS tô đậm màu xanh bên trên, HS có ý xin được trả lời như sau (tất nhiên, đây là ý kiến riêng của mình trong trường hợp hân hạnh được người đồng hương đàn anh phỏng vấn :) ) :
So sánh với tình trạng cách đây bốn năm, trước khi Tổng thổng Obama lên cầm quyền,

Diễn văn của cựu TT Bill Clinton trong đại hội đảng Dân Chủ (DNC) đã được đánh giá rất cao trong việc trả lời cho câu hỏi này. Và nhiều nhân vật hàng đầu của đảng CH đã công khai nhìn nhận điều này.
Tuy nhiên, bản thân HS vẫn nhìn thấy được đôi điểm son vô cùng quan trọng mà TT Clinton đã bỏ sót để nói lên sự thành công cho những chính sách của TT Obama. Hai điểm mà TT Bill Clinton không hề đề cập đến là:

1/ Đối với người dân trung lưu (middle class) của Hoa Kỳ, tài sản giá trị nhất nhì của họ chính là 401K account bên cạnh căn nhà. Thực tế, căn nhà của họ có thể nhìn to và đẹp, nhưng mấy người trung lưu có được may mắn là đã paid off? Tài sản thực sự của họ chỉ là một phần nhỏ trong căn nhà mà mình đang ở và được xem là "làm chủ". Tương lai của mỗi người dân trung lưu trong xã hội Mỹ hoàn toàn nhìn vào 401K account của mình, ngoài căn nhà (hy vọng khi về hưu họ đã trả hết nợ nần).
Tháng Giêng 2009, khi TT Obama bước vào WH; chúng ta đã nghĩ gì khi nhìn vào 401K account statements của mình? HS nhớ lại tâm trạng ngao ngán của mình lúc đó. Không thèm mở ra đọc chỉ vì biết trước những con số... Giá trị trong statements chỉ còn khoảng 40-45% của nửa năm trước đó. Cứ thế,... account values của mình giảm dần theo chỉ số Dow Jones hằng ngày (xuống đến dưới mức 6800 điểm).

Giờ đây thì sao? Chị hãy nhìn lại 401K account của Chị và Anh. Có phải, nó đã trở lên được ít nhất 85% chứ chưa nói rằng 100% giá trị của thời điểm tháng 6/2008 với chỉ số Dow Jones lên xuống 13,000 - 13,500 điểm. Những con số không hề biết nói dối, đời sống chúng ta rõ ràng đã khá hơn thật sự sau gần bốn năm cống hiến của TT Obama.

2/ Tất nhiên, sự thành công do các chính sách kinh tế của Obama không được hoàn toàn trọn vẹn bởi vẫn còn nhiều người thất nghiệp. Vì sao?
TT Obama đã không có được sự cộng tác thành thật của đảng CH. Điều này không phải lỗi của ông khi đảng CH tuyên bố một cách cay đắng và thẳng thừng sẽ không hợp tác và bằng mọi giá làm cho Obama trở thành Cater thứ hai (ý nói là làm cho Obama thất cử trong nhiệm kỳ sau này 2012). Đó là lời nói của lãnh đạo đảng CH tại thượng viện Mitch McConnel và cũng thể hiện tất cả các nỗ lực phá hoại của các dân biểu và nghị sĩ Cộng hòa trong việc ngăn chặn sự thành công cho việc khôi phục kinh tế Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, sự thành công của Obama đối với nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay đáng được trân trọng hơn những gì mà ông đã đem được đến cho đất nước!

Hai ý kiến bổ xung cho câu hỏi trong bài phóng sự của AHX nhà Chị, mà ngay cả trong diễn văn tuyệt vời của cựu TT Bill Clinton; HS đã không tìm thấy được!

Hàn Sinh
10-14-2012, 10:41 AM
Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về nạn thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong mùa bầu cử




http://gdb.voanews.eu/8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/8F8372D7-A677-4557-9D9B-B2D0A169F1AB_mw800_s.jpg)
Tổng thống Obama và Ứng viên Tổng thống Romney của đảng Cộng hòa Mitt Romney




Còn anh Jimmy Trần, một chuyên viên điện toán trẻ tại Houston, thì nói rằng, anh là một người thiên về đảng Dân Chủ nhưng theo anh, tổng thống Obama chưa có giải pháp phục hồi kinh tế Hoa Kỳ:

“So ông Romney với ông Obama thì ông Romney giỏi về công ăn việc làm, business, thì hopefully ông tạo ra nhiều jobs hơn and stabilize the economy hơn. Còn ông Obama, cháu thấy cũng giỏi, ông nói chuyện giỏi, ông điều hành chuyện nước ngoài thì hay mà trong nước thì he has not have solutions yet for us to fix the economy and the economy is very important right now.”

Chị Hiền Vy,

Xin Chị cho phép HS mượn nhà để mở cho anh bạn trẻ Jimmy một cái nhìn (trả lời) xa hơn chút xíu trong câu tô đậm màu xanh bên trên:

Có lẽ, câu nói tô đậm màu xanh bên trên đây, người bạn trẻ của chúng ta đã không hoặc chưa nhìn thấy các economic solutions của chính quyền Obama; chứ không phải TT Obama không có được những giải pháp kinh tế tốt đẹp. Do some reseaches, anh sẽ thấy một cách rất dễ dàng thôi. Không tìm hiểu, bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì cả. Đó là sự thật:

HS sẽ để cho bạn Jimmy đi tìm những cái dễ tìm được. Phần HS chọn là chỉ ra cho Jimmy cái khó nhìn thấy hơn. Nhiều người nói đến Obamacare như là một giải pháp bảo hiểm y tế mang tính nhân đạo và xã hội. Nhưng rất ít người biết rằng nó cũng là một trong những giải pháp kinh tế đem lại lợi ích cho xã hội. Vì sao Obamacare (OC) lại dính dáng đến giải pháp kinh tế hiện nay?

Xin thưa, đơn giản rằng OC là chính sách toàn quốc nhằm mục đích giúp cho mọi người dân đều có bảo hiểm y tế. Điều này đưa đến là nhu cầu nhân lực trong lãnh vực phục vụ y tế tăng cao. Từ đó tạo công ăn việc làm cho không chỉ cho giới Health Services. Nó còn tạo công ăn việc làm cho các dược phòng, hãng bào chế, viện nghiên cứu... Nó cũng tạo công ăn việc làm cho các trường đại học Nha, Y, Dược... nhằm đào tạo kịp thời và cung cấp đầy đủ nhân lực cho xã hội. Không những thế, nó cũng tạo ra công ăn việc làm cho các hãng cung cấp dụng cụ y tế từ cục bông gòn cho đến các máy móc, thiết bị y tế trị giá bạc triệu. Ngay cả các hãng cung cấp postal services của tư nhân và chính phủ cũng được hưởng ké vì giao dịch thư tín, thương mại, và vận chuyển hàng hóa...
Thêm vài mươi triệu người có health ins covered bởi OC, các nhà thương và trung tâm y tế cần phải xây dựng để đáp ứng nhu cầu. Đó không phải là tạo thêm công ăn việc làm cho các công ty xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng hay sao? Viễn thông và thông tin liên lạc cũng có thêm dịch vụ và việc làm nhằm cung ứng cho các cơ sở y tế mới xây...

Jimmy chịu khó đọc news sẽ tìm và biết được các chính sách và giải pháp kinh tế đã và đang được thực hiện cho đất nước. HS chỉ đưa ra một trong những cái có thể là rất rõ ràng với người này, nhưng không thể nhìn thấy được bởi người khác chỉ vì họ quá hời hợt!

Bonus thêm một ý nhỏ mà chúng ta ít chú ý là việc kiểm soát các loopholes trong Medicare cũng là một giải pháp kinh tế vừa nhằm ngăn chặn thất thoát (mỗi năm theo báo cáo, cỡ 60 tỷ) mà vẫn giữ được đầy đủ các dịch vụ y tế cho bệnh nhân Medicare cũng là một giải pháp kinh tế vô cùng ích lợi. Vì số tiền tiết kiệm do thất thoát kia sẽ được dùng vào các ngân khoản tạo công ăn việc làm và phúc lợi cần thiết cho xã hội!

Jimmy còn rất trẻ nên có được ưu điểm là suy nghĩ rộng rãi mà không bị giới hạn bởi sự hạn hẹp của những người lớn tuổi hơn. Vì thế, thông tin xác thực có thể tìm được qua sự phân tích và suy nghĩ chín chắn của mình (thói quen cần phải tập) thì việc tìm ra và phân biệt được cái thật và cái giả, có lẽ không là quá khó khăn?

TTHV
10-15-2012, 08:48 AM
Cảm ơn HS nhận xét và cho ý kiến trên bài của anh NPH. hv sẽ nhắn AHX vô đọc.

Đồng ý với HS về 401K. Có người quen của hv thật là may mắn khi 401K tăng đến vài trăm phần trăm vì mua AAPL lúc chưa tới 100/per share.

TTHV
10-19-2012, 02:08 PM
Đọc thơ, sống nhạc và “nghe" tranh Du Tử Lê





http://gdb.voanews.eu/3217DE23-52D7-4AF8-997F-E8659BCD2CDB_w268_r1_cx0_cy12_cw0.jpgNhững tác phẩm hội họa của Du Tử Lê được mọi người khen ngợi và đón nhận nhiệt tình dù chính ông không nhận mình là họa sĩ.







Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
18.10.2012


.Nguồn (http://www.voatiengviet.com/content/doc-tho-song-nhac-va-nghe-tranh-du-tu-le/1529052.html)

Houston, Texas - Du Tử Lê không phải là một người xa lạ trong giới văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là một nhà thơ thành danh đã 50 năm qua và có lẽ đang là nhà thơ nổi tiếng nhất và rất được hâm mộ trong văn học hiện đại với những tác phẩm trữ tình và sáng tạo. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên ông được giới thiệu trong lãnh vực hội họa do Trường Suối Nhạc, tức là Mozart Institute of Music, tại Houston tổ chức.

Nhạc sĩ Đăng Khánh, là một trong những người sáng lập trường Suối Nhạc, đã làm nhiều quan khách ngạc nhiên khi được ông mời đến, để “đọc thơ, sống nhạc và nghe tranh Du Tử Lê”. Ông giải thích về ý niệm “nghe tranh” của ông như sau:

“Đối với một người nhạc sĩ sáng tác như chúng tôi thì âm nhạc có màu sắc, cái điều đó thì rõ rệt rồi. Chỉ có mình tôi dùng chữ 'nghe tranh' Du Tử Lê. Riêng cá nhân tôi, nếu chúng ta, hay ngay chính anh, nhìn thấy một bức tranh vẽ một trái bom đang thả xuống, cháy nổ bùm bùm, bom nổ, súng đạn nổ..., rồi một người mẹ đang bồng một đứa con chết bên lề đường, gào thét lên, há mồm ra gào thét kinh hoàng...thì nếu có một người phụ nữ dịu dàng đứng bên tôi, nhìn cảnh đó, thì có lẽ cô ấy sẽ nhỏ những giọt nước mắt, rơi lệ xót thương. Nhưng ngược lại, tôi có thể cảm thấy những tiếng hét cuồng nộ trong đó. Tôi có thể nghe ra những tiếng nổ kinh hồn ở trong bức tranh đó. Thì nghe tranh đối với tôi cũng có nghĩa như vậy, tức là nhìn bức tranh mình nghe ra một điều gì.”


Đọc thơ, sống nhạc và “nghe" tranh Du Tử Lê

http://lh3.googleusercontent.com/-wC-89bpCXRg/UIC2Sz-5XeI/AAAAAAAALQw/YcZk7m118dE/s640/HKDH_DTL_Exi_Banner.jpg




Diễn giả chính trong buổi giới thiệu tranh này là ông Lê Văn. Lê Văn là một giọng nói quen thuộc với thính giả VOA vì ông từng là chủ biên ban Việt Ngữ của Đài trong nhiều năm. Theo diễn giả Lê Văn, thì Du Tử Lê không chỉ là một tay “phù thủy chữ nghĩa” mà là một "phù thủy đa năng" khi ông bước bào lãnh vực hội họa:

“Hội họa là lãnh vực mà từ trước tới bây giờ tôi không thấy Du Tử Lê có tham dự nhiều nhưng mà lần này thì anh ta đưa mười mấy bức tranh tới đây và tôi chợt nhớ lại cái câu Mai Thảo nói rằng Du Tử Lê là một tay ‘phù thủy chữ nghĩa’ thì tôi lại nghĩ là bàn tay phù thủy của chàng bây giờ đi sang lãnh vực hội họa thì nó lại tạo thành những họa phẩm mà trong đó nó man mác hồn thơ Du Tử Lê. Cho nên tôi nói rằng Du tử Lê không phải là “phù thủy chữ nghĩa” mà là “ phù thủy đa năng.”

Buổi họp mặt có nhiều khuôn mặt quen thuộc trong giới văn học nghệ thuật tại Houston. Nhà thơ Tô Thùy Yên nói là ông sẽ không ngạc nhiên nếu Du Tử Lê sẽ còn bước vào lãnh vực âm nhạc trong tương lai, sau khi đã bước vào hội họa:

“Tôi nghĩ một điều là trái tim và khối óc của anh Du Tử Lê chắc là nó bề bộn lắm, thành thử anh Du Tử Lê sau khi cảm thấy Thơ không đủ để diễn đạt những sự bề bộn đó, thì anh phải dùng tới hội họa. Thành thử ra tôi nghĩ có một lúc nào đó mà anh Du Tử Lê sáng tác nhạc thì tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên.”

Trong khi đó ông Phạm Thông, một họa sĩ và cũng là điêu khắc gia nổi tiếng của Houston, thì tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy họa phẩm của Du Tử Lê không chịu ảnh hưởng của các họa sĩ nổi danh và thân thiết với ông:

“Tôi rất ngạc nhiên, anh Du Tử Lê là một nhà thơ nổi tiếng, bạn bè anh rất nhiều là những họa sĩ nổi danh và trước khi tôi đến đây thì tôi nghĩ rằng anh cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng rất là ngạc nhiên, tôi thấy anh Du Tử Lê có một sắc thái riêng biệt, tranh của anh không giống bất cứ một ai cả. Cái điều đó làm tôi vô cùng cảm phục.”

Còn Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo là người sáng lập hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tại Houston thì cho rằng tranh Du Tử Lê không thuộc một trường phái nào mà luôn phảng phất ý thơ Du Tử Lê:

“Điểm đặc biệt của tranh Du Tử Lê là chất thơ bàng bạc trong tranh như các cụ chúng ta vẫn nói ‘Thi trung hữu họa mà họa trung thì hữu thi’, trong thơ có họa mà trong họa thì có thơ.”

Đó là những lời nhận xét tiêu biểu về họa phẩm của Du Tử Lê. Khi được hỏi là nguyên do nào khiến ông kết nối với ‘người tình mới’ là hội họa, Du Tử Lê trả lời:

http://gdb.voanews.eu/AEB4C2C8-20A3-45D9-9C45-45C39384A110_w268.jpgVà tôi tin là, hội họa là một ngôn ngữ quốc tế, tức là nó không cần đi qua một thông dịch nào cả...





​​“Trước hết cảm ơn anh dùng chữ ‘người tình mới’, tôi thích cái chữ đó lắm. Tôi có cái tham vọng, có cái mơ ước chuyển thể thơ của mình qua bên một cái kênh về nghệ thuật, thì tôi thấy chỉ có hội họa nó gần với cái tham vọng của tôi nhất. Nói một cách khác là tôi muốn chuyển thơ của tôi qua đường nét và màu sắc.”

Và ông giải thích ưu điểm của hôi họa trong việc diễn tả ý tưởng như sau:

“Tại vì khi mình vào hội họa thì mình có thể thấy ngay những cái ý tưởng của mình hiện lên màu sắc và đường nét. Và tôi tin là, hội họa là một ngôn ngữ quốc tế, tức là nó không cần đi qua một thông dịch nào cả. Thí dụ tôi đọc một bài thơ thì nó phải đi qua óc, rồi óc tôi mới trả lời những chữ đó nghĩa là gì, nhưng màu sắc thì tôi nghĩ nó đi thẳng vào trái tim người ta. Có lẽ vì thế mà người ta gọi hội họa cũng như âm nhạc là tiếng nói quốc tế, là ngôn ngữ chung của thế giới.”

Những tác phẩm hội họa của Du Tử Lê được mọi người khen ngợi và đón nhận nhiệt tình dù chính ông không nhận mình là họa sĩ.

Riêng về phương diện tài chính, lần triển lãm đầu tiên này được coi là một sự thành công tốt đẹp vì hầu hết các họa phẩm của ông đã được bán trong 3 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên khi biết có một số bạn trẻ tỏ bày ước vọng bỏ hết mọi sự để theo chân Du Tử Lê, dấn thân vào con đường nghệ thuật, Du Tử Lê có những lời tâm sự chân tình, rút ra từ đời sống nghệ sĩ của chính ông và cũng là lời nhận xét của ông về những hy sinh của những người làm văn học nghệ thuật Việt Nam hiện tại:

“Lời khuyên thành thực nhất của tôi là nếu các bạn trẻ đã có cho mình một nghề nghiệp vững chắc, đủ nuôi mình và lo cho gia đình, thì tôi khuyến khích nên, hoặc đi theo hội họa, âm nhạc hoặc là thi ca,hoặc là văn chương. Nhưng nếu chưa, thì không nên. Tại vì nói chung là văn học và nghệ thuật của Việt Nam mình, cái thị trường nó chưa đủ sức để nuôi những người làm công tác văn học nghệ thuật và nếu vì đam mê như tôi, thì nó là một cái thất bại về phương diện thực tế đó và nó là một cái buồn phiền rất lớn lao cho đấng sinh thành. Tại vì ngày xưa, tôi giống như một tai họa của gia đình tôi và sau này khi ra đời, mặc dù tôi có nghề khác, nhưng mà nó cũng không có chu toàn, về vật chất đó, nói cho dễ hiểu, đối với gia đình và con cái.”

http://lh6.googleusercontent.com/-bVDMwkhkIb8/UIC2Zk9J-zI/AAAAAAAALSk/fxcGyQB6yO8/s640/HKDH_IMG_0664.jpg

Hàn Sinh
10-19-2012, 10:38 PM
Chị Hiền Vy,

Tối nãy ra khỏi sở HS đã bất ngờ phải vòng lại đón Mẹ từ nhà cô em gái. Chạy vào đến nhà mở comp lên thì đúng giờ để "trả bài". Được nghe giọng chị và anh vẫn còn rất trong sáng, trẻ trung; trong khi HS nói sợ không đủ giờ nên đến là hụt hơi!...:)
Dẫu sao, rất cảm ơn chị Hiền Vy và anh H. đã giúp cho một cơ hội...

Chúc chị và anh an giấc,

P/S: HS mới mở thread "Lượm lặt,... tin tức bầu cử 2012", có rảnh xin chị ghé thăm.

TTHV
10-21-2012, 05:24 PM
Chị Hiền Vy,

Tối nãy ra khỏi sở HS đã bất ngờ phải vòng lại đón Mẹ từ nhà cô em gái. Chạy vào đến nhà mở comp lên thì đúng giờ để "trả bài". Được nghe giọng chị và anh vẫn còn rất trong sáng, trẻ trung; trong khi HS nói sợ không đủ giờ nên đến là hụt hơi!...:)
Dẫu sao, rất cảm ơn chị Hiền Vy và anh H. đã giúp cho một cơ hội...

Chúc chị và anh an giấc,

P/S: HS mới mở thread "Lượm lặt,... tin tức bầu cử 2012", có rảnh xin chị ghé thăm.
Cảm ơn HS.

hv sẽ đọc

TTHV
10-26-2012, 09:43 AM
Cử tri Mỹ gốc Việt nghĩ gì sau các cuộc tranh luận tổng thống?


Nguồn http://www.voatiengviet.com/content/cam-nghi-cua-cu-tri-my-goc-viet-sau-cac-cuoc-tranh-luan-cua-hai-ung-vien-tong-thong/1533373.html

Âm thanh ở đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/cutrigocvietvacaccuoctranhluantongthongvaphotongth ong.html)
http://gdb.voanews.eu/03EC67FB-6180-45B4-B732-8DE6C71B27C8_w640_r1_s.jpg

Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
25.10.2012


Houston, Texas - Chỉ còn 2 tuần nữa, cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc sẽ đến hồi chung kết. Đầu tuần này, cuộc bầu cử sớm đã bắt đầu khắp nơi trên đất Mỹ cho những người không tiện hay không muốn đi bầu vào ngày 6 tháng 11 năm 2012.

Các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống, được chiếu trực tiếp trên các đài truyền hình cho cử tri theo dõi. Những cuộc vận động vẫn diễn ra quyết liệt và hào hứng, gây nên nhiều bàn cãi trong khối cử tri, cũng như với các bình luận gia. Nhiều cử tri đã có sự chọn lựa cho riêng mình, nhưng một số khác vẫn còn lưỡng lự.

“Bây giờ kỹ nghệ xe hơi đã ổn định, mấy nhà băng lớn cũng ổn định luôn, nhà cửa bắt đầu lên giá lại, mà tình trạng thất nghiệp cũng tốt hơn...tôi thấy rằng, nếu cứ theo đuổi chương trình đó chừng 2, hay 3 năm nữa, thì tình trạng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi như xưa...
Lê Việt Nam, cử tri bang Virginia.

Theo truyền thống, các ứng cử viên đặc biệt chú trọng vào các tiểu bang có nhiều cử tri còn lưỡng lự như Iowa, Virginia, Ohio, Florida. Cũng trong không khí sôi nổi này, nhiều cử tri gốc Việt cũng có những quan điểm khác nhau về chính sách của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, cũng như cá tính của liên danh Obama-Biden và liên danh Romney-Ryan.

Ông Đỗ Tú, một cử tri trong tiểu bang Virginia, nói là chính sách của tổng thống Obama có nhiều ưu điểm về mọi mặt. Về phương diện kinh tế, ông Tú cho rằng sự gia tăng của chỉ số thị trường chứng khoán DowJones là một bằng chứng cho thấy chính sách kinh tế của Tổng thống Obama đang có kết quả tốt:

“Theo tôi thấy chỉ số Dow Jones được xem là chỉ số của sự tin tưởng trong giới đầu tư và người tiêu thụ, hiện giờ đang ổn định tạicon số khoảng 13 ngàn tới 13,500 điểm. Nó started up từ khoảng 6800 từ giữa năm 2009.”

Một cử tri khác ở vùng Virginia là Kiến trúc sư Lê Việt Nam cũng cho rằng kinh tế Mỹ đang trên đường phục hồi. Ông Nam nói:

“Bây giờ kỹ nghệ xe hơi đã ổn định rồi, mấy nhà băng lớn cũng ổn định luôn, nhà cửa bắt đầu lên giá lại rồi, mà tình trạng thất nghiệp cũng tốt hơn, mặc dầu chưa tốt hẳn như thời ông Bill Clinton, thế nhưng mà nó đang theo chiều hướng đi lên. Thế thành ra tôi thấy rằng, nếu cứ theo đuổi chương trình đó chừng 2, hay 3 năm nữa, thì tình trạng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi như ngày xưa”.

Tôi ủng hộ Obamacare vì đó là ý tưởng cải cách y tế lớn nhất trong 50 năm qua mà hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ cùng theo đuổi một mục đích...Kêu gọi thu hồi đạo luật này tôi nghĩ là sự đầu cơ chính trị thiếu trong sáng của đảng Cộng Hòa...
Ðỗ Tú.

Trong khi đó ông Nguyễn Cương, từng là chủ nhân một hãng nhỏ tại Houston nay đã về hưu, cho rằng không thể căn cứ vào các cuộc tranh luận của các ứng cử viên để đánh giá mỗi liên danh, mà phải xét đến quá trình hoạt động của mỗi bên vì khi ra tranh luận ai cũng nói hay cho mình cả. Nhận xét về thống đốc Romney, ông Cương chia sẻ:

“Ông Romney chưa từng làm tổng thống bao giờ nên mình cũng không biết trong tương lai ông sẽ làm tốt hay xấu. Thế nhưng mà qua cá nhân của ông, ông đã từng làm Thống đốc một tiểu bang thành công, ông là một businessman, ông đã tạo công ăn việc làm cho người ta, thì ít nhất mình cũng nhìn thấy chuyện đó.”

Còn về thành quả trong 4 năm qua của Tổng thống Obama, Ông Nguyễn Cương nhận xét:

“Điểm thứ nhất, khi ông Obama bắt đầu nhậm chức trong năm 2008, tiền nợ của chính phủ chỉ có 9 ngàn tỷ mà bây giờ mới có 4 năm, lên đến 16 ngàn tỷ. Như vậy là trong có 4 năm ông lên tới 7 ngàn tỷ, tức là ông vay nợ quá nhiều. Điểm thứ hai, nếu nói về vấn đề thất nghiệp thì khi ông nhậm chức cho tới ngày nay, sự thất nghiệp không có gì thay đổi cả, nó vẫn là 8% thì chứng tỏ là ông không tạo được công ăn việc làm.”

Ông Romney chưa từng làm tổng thống bao giờ nên mình cũng không biết trong tương lai ông sẽ làm tốt hay xấu. Thế nhưng ông là một businessman, ông đã tạo công ăn việc làm cho người ta, thì ít nhất mình cũng nhìn thấy chuyện đó...
Nguyễn Cương, cử tri bang Texas.


Ông Nguyễn Cương cho rằng chính sách giải quyết nạn thất nghiệp của tổng thống Obama thất bại vì làm cho nhiều người không muốn đi làm việc, cũng như TT Obama không tạo đủ việc làm cho những người muốn có việc làm:

“Tôi qua đây từ năm 1975 đến giờ, qua 6 đời tổng thống mà tôi đã thất nghiệp nhiều lần, chưa bao giờ đời tổng thống nào mà cho một người thất nghiệp lãnh trợ cấp thất nghiệp quá một năm, sau một năm là phải lo đi tìm công ăn việc làm. Riêng ông tổng thống này, sau 4 năm qua, ai mà thất nghiệp thì cho ăn trợ cấp thất nghiệp lên tới 2 năm. Như vậy chính ông làm 2 việc không đúng, điều thứ nhất khuyến khích người dân lười biếng, cứ nằm đó mà ăn thất nghiệp, không chịu đi làm, không chịu đi tìm việc; thì nếu như vậy thì làm sao số thất nghiệp giảm được? Đó là điều thứ nhất, điều thứ hai là có thể người ta đi kiếm việc nhưng không có việc thì làm sao người ta làm được.”

Còn ông Nguyễn Lâm, một cử tri tại thành phố Tampa, tiểu bang Florida thì cho rằng kinh tế khủng hoảng là một vấn đề toàn cầu, khó mà khắc phục trong vòng 4 năm:

“Khi ông Obama lên nhậm chức thì tình trạng kinh tế đã tồi tệ rồi, từ người tiền nhiệm là ông George Bush. Cho nên tình trạng như thế muốn cải tiến thì 4 năm không đủ thời gian để có thể đưa tình trạng kinh tế của Mỹ về tình trạng bình thường và nhất là bây giờ là kinh tế toàn cầu, nó có ảnh hưởng chung hết. Thành ra vấn đề phục hồi kinh tế cần thời gian lâu dài và nó cần sự cộng tác của cả hai đảng. Chứ còn lúc này tôi thấy là có sự phân hóa giữa hai đảng, thành ra tôi không biết, tổng thống tương lai, nếu là đảng Cộng Hòa, thì có làm gì khá hơn được không.”

Đề cập đến phương diện bảo hiểm sức khỏe, Ông Đỗ Tú cho biết là ông ủng hộ chính sách của Tổng thống Obama:

“Tôi ủng hộ Obamacare vì thực ra đó là ý tưởng cải cách y tế lớn nhất trong 50 năm qua mà hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ cùng theo đuổi một mục đích. Nó đạt được do nỗ lực của Tổng thống Obama và lưỡng viện quốc hội do đảng Dân Chủ kiểm soát trong năm 2009 và 2010. Kêu gọi thu hồi đạo luật này tôi nghĩ là sự đầu cơ chính trị thiếu trong sáng của đảng Cộng Hòa.”

Ông Lê Việt Nam cũng ủng hộ ObamaCare và ông cho rằng chương trình y tế này về lâu dài sẽ giảm chi phí:

“Nhiều người nói rằng vấn đề healthcare mình phải trả thêm vào, thế nhưng mà cái healthcare in the long run là save tiền, tại vì tình trạng bây giờ là họ không có insurance cho mọi người, nên ai mà đau ốm thì họ cứ giữ đau ốm trong người, đến khi mà đau ốm nặng quá thì họ chạy vào emergency, thành ra tiền chữa cho họ phục hồi lại đắt hơn tiền săn sóc cho họ đàng hoàng.”

Trong khi đó ông Nguyễn Cương lại không đồng ý với ObamaCare vì theo ông, Obamacare cũng sẽ tương tự như chương trình bảo hiểm y tế của Canada, đang gây nhiều trở ngại cho bệnh nhân vì phải chờ đợi quá lâu. Ông Nguyễn Cương nhắc đến trường hợp của một người thân tại Canada:

“Ông ấy là một kỹ sư, khi đau bệnh, ông bị đau gan, cần thay gan mà phải chờ cả năm trời chưa được vào nhà thương mà chữa trị….. như vậy thì hệ thống nhà thương của chính phủ nó bị quá đông, chính phủ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho mọi người ngay tức khắc, nên mọi người phải chờ đợi.”

Cho đến giờ phút này, khó có thể tiên đoán phe nào sẽ thắng cử và các cuộc vận động tranh cử vẫn đang diễn ra rất hào hứng. Trong giai đoạn này, sự tranh chấp giữa đôi bên làm nhiều người nghĩ rằng xã hội Hoa Kỳ đang phân hóa. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là sau ngày bầu cử, 6 tháng 11, 2012 mọi công dân Hoa Kỳ lại vẫn sát cánh bên nhau cùng phục vụ cho đất nước Hoa Kỳ và quên đi những tranh chấp gay go trong mùa tranh cử.


Bản đồ dưới đây cho thấy các tiểu bang có xu hướng bầu như thế nào, dựa trên dữ liệu khảo sát mới nhất. Bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra ngày 6/11/2012.


http://lh4.googleusercontent.com/-NAcMolVAn-I/UIqpDEBDrBI/AAAAAAAALZk/_EXv6Jhx8Ro/s640/Election2012_Cutridoan.jpg

TTHV
10-31-2012, 07:46 PM
Cử tri gốc Việt tại Houston đi bầu sớm



Nguồn và âm thanh tại đây: http://www.voatiengviet.com/content/cu-tri-goc-viet-tai-houston-tham-du-bau-cu-som-trong-ki-tong-tuyen-cu-2012/1536984.html


In (http://www.voatiengviet.com/articleprintview/1536984.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1536984.html)
Ý kiến (2) (http://www.voatiengviet.com/content/cu-tri-goc-viet-tai-houston-tham-du-bau-cu-som-trong-ki-tong-tuyen-cu-2012/1536984.html#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (http://javascript<strong></strong>:sharelinkOver('share_moreTop'))



http://gdb.voanews.eu/54D81C1D-46E3-4AA8-9C34-8300611B87DF_w640_r1_s_cx0_cy7_cw0.jpg (http://gdb.voanews.eu/54D81C1D-46E3-4AA8-9C34-8300611B87DF_mw800_s.jpg)









http://assets.pinterest.com/images/PinExt.png (http://pinterest.com/pin/create/button/?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fcu-tri-goc-viet-tai-houston-tham-du-bau-cu-som-trong-ki-tong-tuyen-cu-2012%2f1536984.html&description=C%e1%bb%ad+tri+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87 t+t%e1%ba%a1i+Houston+%c4%91i+b%e1%ba%a7u+s%e1%bb% 9bm&media=http%3a%2f%2fgdb.voanews.eu%2f54D81C1D-46E3-4AA8-9C34-8300611B87DF.jpg)




Tin liên hệ




Ông Rainsy kêu gọi Tổng thống Obama hủy chuyến thăm Campuchia (http://www.voatiengviet.com/content/ong-rainsy-keu-goi-tong-thong-obama-huy-chuyen-tham-campuchia/1536626.html)
Hoạt động của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ hôm thứ Ba (http://www.voatiengviet.com/content/hoat-dong-cua-2-ung-cu-vien-tong-thong-my-hom-thu-ba/1536350.html)
Bão Sandy làm đình trệ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ (http://www.voatiengviet.com/content/bao-sandy-lam-dinh-tre-cuoc-van-dong-tranh-cu-tong-thong-my/1536038.html)
'Siêu bão' ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử ở Mỹ (http://www.voatiengviet.com/content/sieu-bao-sandy-anh-huong-den-chien-dich-tranh-cu-o-my/1535194.html)
‘Siêu bão’ sẽ ảnh hưởng ra sao đến bầu cử ở Mỹ (http://www.voatiengviet.com/content/sieu-bao-se-anh-huong-ra-sao-den-bau-cu-o-my/1535047.html)













CỠ CHỮ
Nguyễn Phục Hưng (http://www.voatiengviet.com/author/22157.html)
31.10.2012


Houston, Texas - Cuộc bầu cử Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ cũng như các chức vụ dân cử khác đã bắt đầu. Nhiều tiểu bang có "bầu cử sớm" để cử tri có thể đi bầu theo thời gian thuận tiện cho mỗi người. Tiểu bang North Carolina là nơi tổ chức bầu cử sớm từ tháng 9. Và tại đây, vào ngày thứ Hai 17 tháng 9, năm 2012, có hai cử tri đã đi bầu sớm nhất tại Mỹ trong mùa bầu cử năm nay.

Trong tiểu bang Texas, các cuộc bầu cử sớm bắt đầu vào ngày thứ Hai, 22 tháng 10 và kéo dài cho đến thứ Sáu, mùng 2 tháng 11năm 2012.

Theo các nguồn tin địa phương thì số người đi bầu sớm tại Texas năm nay vượt kỷ lục của kỳ tổng tuyển cử năm 2008. Riêng tại quận hạt Harris, bao gồm thành phố Houston và vùng phụ cận, số người đi bầu sớm cũng vượt kỷ lục. Báo cáo chính thức của tiểu bang Texas cho biết là nội trong 4 ngày đầu tiên, số người đi bầu sớm và bầu bằng thư, qua bưu điện, đã lên tới 252,752 người tại quận hạt Harris và 1,187,790 người tại 15 quận hạt lớn nhất tại Texas. So với năm 2008, con số này gia tăng khoảng 6.8%.
Nghe bài tường trình


Playlist (http://javascript<strong></strong>:opened=winOpened(); if (!opened) window.__playerWindow = window.open(winUrl(4,'226245',false),winName(),win Settings); winSetup(4,'226245',false, opened);)
Tải (http://realaudio.rferl.org/voa/VIET/manual/2012/10/31/330dc4b9-46ae-4511-b376-b019f14660c1.mp3)

Cử tri gốc Việt cũng tích cực tham gia vào việc đi bầu sớm. Tại phòng phiếu vùng Tây Nam Houston có nhiều cử tri gốc Việt đi bầu vì vùng này có nhiếu người gốc Việt cư ngụ.

Một cử tri là ông Kha vừa bỏ phiếu xong, cho biết ông đi bầu sớm vì ngại rằng đến ngày bầu cử chính thức sẽ phải chờ đợi lâu:

“Sợ tới ngày đó đông quá nên đi bầu sớm cho nó dễ hơn. Tôi bầu tổng thống là ông Romney còn ông dân biểu ở đây là Hubert Võ, Việt Nam mình đó. Tôi nghĩ hồi xưa tới giờ thì Cộng Hòa giúp cho người Tự do nhiều hơn là Dân Chủ. Bầu cho Cộng Hòa để hy vọng thay đổi đất nước Việt Nam.”

Còn cử tri Nhất Nguyễn tỏ ý ngạc nhiên là năm nay người đi bầu sớm quá đông:

“Thường mấy năm đi bầu sớm thì không phải sắp hàng mà năm nay tôi tới, tôi thấy sắp hàng tôi cũng ngạc nhiên vì thấy tinh thần của tất cả người dân Mỹ họ rất là involve in trong cuộc bầu cử năm nay.”

Ông Nghĩa Nguyễn là một cử tri đứng tuổi thì nói là ông theo dõi cuộc tranh cử và chia sẻ lý do về sự lựa chọn của ông như sau:

“Chúng tôi theo dõi thì được biết rằng có nhiều điều của Đảng Cộng hòa có thể thích hợp với người Việt tị nạn của mình nhiều hơn.”

Khi được hỏi ý kiến của ông về Obamacare, ông Nghĩa nói:

“Vấn đề Obamacare, tôi thấy nếu mà sơ đẳng, thì mình thấy có vẻ là cũng thích hợp, nhưng mà đi vào chi tiết nhiều hơn thì tôi thấy cũng hơi khó đối với người Việt mình, nhất là những người cao niên, hoặc là cho thế hệ trẻ sau này phải mang một gánh nặng.”

Một cử tri khác là ông Sơn cho biết rằng ông đi bầu sớm để khỏi chờ đợi lâu vì phải dẫn thân mẫu trên 90 tuổi đi theo. Ông cũng cho biết thêm là đường lối ngoại giao là yếu tố quyết định lá phiếu của ông:

“Đi bầu sớm tại vì bà già chín mươi mấy tuồi, để ở nhà một mình không được nên phải dẫn cụ đi theo, để cụ ngồi trong xe. Tôi thì tôi bầu cho phe Cộng Hòa, có nhiều lý do lắm nhưng lý do chính là ông Cộng Hòa ống ấy có vẻ cứng rắn với lại ngoại quốc hơn là ông Obama.”

Còn bà Hương, thì cho rằng cần một vị tổng thống khác xem tình hình có tốt hơn không:

“Tại vì mấy năm rồi không thấy gì thay đổi hết, thấy còn tệ hơn nữa. Thôi, bầu ông kia lên coi có gì sáng sủa hơn không.”

Mặc dù Texas là tiểu bang ủng hộ đảng Cộng hòa rất mạnh mẽ nhưng cũng có không ít cử tri ủng hộ đảng Dân Chủ và tổng thống Obama. Một vị cao niên là ông Khải nói lý do ông bầu cho tổng Thống Obama như sau:

“Tôi thì tôi bầu cho Obama vì tôi không muốn có sự xáo trộn nữa”.

Một cử tri khác là ông Nguyễn Kế Thi thì cho biết là quyết định của ông đặt trên vấn đề sức khỏe và việc làm. Ông chia sẻ nhận định của ông về hai ứng cử viên tổng thống như sau:

“Theo tôi nhận định thì bây giờ thì ông Mitt Romney cũng chỉ hứa thôi, chưa biết có làm được hay không, còn ông Obama thì cũng đã làm rồi, mặc dù ông không phải là người hoàn toàn nhưng tôi có thể cho ông thêm một nhiệm kỳ nữa.”

Và ông Thi nói thêm về Obamacare:

"Obamacare thì có người nói tốt, có ngưới nói xấu, tôi cũng chưa có nhận định được rõ ràng cho lắm. Theo tôi, nếu nói về sức khỏe thì theo lẽ tôi thấy là tốt chứ đâu có gì, tại vì mỗi người có bảo hiểm thì đỡ cho mình. Nếu mình làm việc có tiền nhưng mà nếu không có bảo hiểm, mà rủi mình bệnh một cái cũng coi như hết tiền."

Được hỏi ý kiến về cuộc bầu cử, bà Thi nói:

“Ông xã nói như vậy đủ rồi, tại vì tụi tôi cũng đồng chí hướng với nhau mà.”

Đa số cử tri, kể cả các cử tri gốc Việt, quan tâm rất nhiều đến các chủ trương phục hồi kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp và cải tổ ý tế, giáo dục thì vấn đề quân sự, ngoại giao lại làm một số người khác quan tâm. Môt cử tri trẻ là cô Lina Nguyễn chia sẻ quan điểm của cô như sau:

“Em muốn nói về foreign policy nhiều hơn, tức là giữa nước Mỹ với các nước ngoài. Kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng nhưng em nghĩ quân sự cũng là một vấn đề quan trọng không kém.”

Trong khi cơn bão Sandy, được mệnh danh là “cơn bão thế kỷ" đang đe dọa các tiểu bang miền đông bắc Hoa Kỳ, kể cả thủ đô Washington, thì Houston lại có những ngày đẹp trời nhất trong năm, với gió thu lành lạnh và nắng vàng rực rỡ. Cử tri Hoa Kỳ đủ mọi sắc dân lũ lượt tới các phòng phiếu mở sớm để tránh sự chờ đợi trong ngày bầu cử chính thức.

Cộng đồng người Việt là một cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ nên những lá phiếu của họ có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, nhưng cũng gây tiếng vang đáng kể và có thể tạo ra những thay đổi tại địa phương.

Nói về sự quan trọng của việc đi bầu đối với các cử tri gốc Việt, ông Nguyễn Kế Thi nói rằng mỗi cử tri gốc Việt phải đi bầu để cộng đồng người Việt có tiếng nói trong chính trường Hoa Kỳ:

“Theo tôi nghĩ, thì bây giờ, chủ yếu là mình đi bầu, đảng nào cũng được, để mình có tiếng nói, rồi mình đưa lên các thỉnh nguyện của mình. Tôi nghĩ là, nếu mình không đi bầu thì mình không có tiếng nói mạnh.”

Và ông Nhất Nguyễn cũng có cùng quan điểm:

“Đã là người công dân trên đất Mỹ này thì chúng ta nên cố gắng đi bầu, cho dù bầu cho đảng nào đi nữa, chúng ta cũng cố gắng đi bầu. Đi bầu nói lên quyền lợi của người dân trên đất Mỹ, nói chung quyền lợi của chúng ta, nó cũng góp phần rất quan trọng cho tiếng nói của người Việt Nam là một cộng đồng thiểu số trên đất nước Hoa Kỳ."




Bản đồ dưới đây cho thấy các tiểu bang có xu hướng bầu như thế nào, dựa trên dữ liệu khảo sát mới nhất. Bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra ngày 6/11/2012.



http://lh4.googleusercontent.com/-NAcMolVAn-I/UIqpDEBDrBI/AAAAAAAALZk/_EXv6Jhx8Ro/s640/Election2012_Cutridoan.jpg

TTHV
11-20-2012, 07:26 AM
Dân biểu Hubert Võ tái đắc cử tại Texas

In (https://dtphorum.com/articleprintview/1546156.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1546156.html)
Ý kiến (13) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (javascript:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fdan-bieu-tieu-bang-hubert-vo-tai-dac-cu-tai-texas%2f1546156.html&title=D%c3%a2n+bi%e1%bb%83u+Hubert+V%c3%b5+t%c3%a1 i+%c4%91%e1%ba%afc+c%e1%bb%ad+t%e1%ba%a1i+Texas&notes=D%c3%a2n+bi%e1%bb%83u+ti%e1%bb%83u+bang+Hube rt+V%c3%b5+%c4%91%c3%a3+t%c3%a1i+%c4%91%e1%ba%afc+ c%e1%bb%ad%2c+nhi%e1%bb%87m+k%e1%bb%b3+th%e1%bb%a9 +5%2c+t%e1%ba%a1i+%c4%91%c6%a1n+v%e1%bb%8b+149%2c+ khu+t%c3%a2y+nam+th%c3%a0nh+ph%e1%bb%91+Houston%2c +ti%e1%bb%83u+bang+Texas)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fdan-bieu-tieu-bang-hubert-vo-tai-dac-cu-tai-texas%2f1546156.html&title=D%c3%a2n+bi%e1%bb%83u+Hubert+V%c3%b5+t%c3%a1 i+%c4%91%e1%ba%afc+c%e1%bb%ad+t%e1%ba%a1i+Texas&annotation=D%c3%a2n+bi%e1%bb%83u+ti%e1%bb%83u+bang +Hubert+V%c3%b5+%c4%91%c3%a3+t%c3%a1i+%c4%91%e1%ba %afc+c%e1%bb%ad%2c+nhi%e1%bb%87m+k%e1%bb%b3+th%e1% bb%a9+5%2c+t%e1%ba%a1i+%c4%91%c6%a1n+v%e1%bb%8b+14 9%2c+khu+t%c3%a2y+nam+th%c3%a0nh+ph%e1%bb%91+Houst on%2c+ti%e1%bb%83u+bang+Texas)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fdan-bieu-tieu-bang-hubert-vo-tai-dac-cu-tai-texas%2f1546156.html&text=D%c3%a2n+bi%e1%bb%83u+Hubert+V%c3%b5+t%c3%a1i +%c4%91%e1%ba%afc+c%e1%bb%ad+t%e1%ba%a1i+Texas)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fdan-bieu-tieu-bang-hubert-vo-tai-dac-cu-tai-texas%2f1546156.html)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)


http://gdb.voanews.eu/E33015A5-01DF-41C0-B52C-EF99D4C2A212_w640_r1_s_cx0_cy9_cw0.jpg (http://gdb.voanews.eu/E33015A5-01DF-41C0-B52C-EF99D4C2A212_mw1024_s.jpg)
Ông Hubert Võ trả lời phỏng vấn với một phóng viên địa phương tại trụ sở làm việc của ông
x

Cử tri người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về kết quả bầu cử (https://dtphorum.com/content/cu-tri-nguoi-my-goc-viet-nghi-gi-ve-ket-qua-bau-cu-tong-thong-my/1541214.html)
Westminster có Thị trưởng gốc Việt đầu tiên (https://dtphorum.com/content/thi-truong-ta-duc-tri-nguoi-viet-o-my-phai-co-tieng-noi/1544695.html)
Cử tri Việt và cuộc bầu cử ở Little Saigon (https://dtphorum.com/content/cu-tri-viet-va-cuoc-bau-cu-o-little-saigon/1539697.html)
Cử tri Mỹ gốc Việt nghĩ gì sau các cuộc tranh luận tổng thống? (https://dtphorum.com/content/cam-nghi-cua-cu-tri-my-goc-viet-sau-cac-cuoc-tranh-luan-cua-hai-ung-vien-tong-thong/1533373.html)
LS Vy Nguyễn có thể là nữ dân biểu cấp tiểu bang gốc Việt đầu tiên ở Hạ viện Texas (https://dtphorum.com/content/luat-su-vy-nguyen-co-the-la-nu-dan-bieu-cap-tieu-bang-goc-viet-dau-tien-o-ha-vien-texas/1524179.html)






Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)

14.11.2012



HOUSTON, TEXAS — Cuộc tổng tuyển cử năm 2012 tại Hoa Kỳ đã chấm dứt. Như quí vị đã biết Tổng thống Obama được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai cho 4 năm tới.

Tại miền nam California, cộng đồng người Việt cũng có một số người thắng cử vào các chức vụ địa phương. Điển hình là ông Tạ Đức Trí, 39 tuổi, trở thành Thị trưởng thành phố Wesminster và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được dân bầu vào chức thị trưởng trên toàn quốc Hoa Kỳ. Luật sư Chris Phan, nguyên thiếu tá trong quân lực Hoa Kỳ, đắc cử nghị viên thành phố Garden Grove. Cả hai nơi này là một phần của vùng Little Saigon, thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ...


Nghe bài tường trình

Playlist (http://javascript<strong></strong>:opened=winOpened(); if (!opened) window.__playerWindow = window.open(winUrl(4,'230812',false),winName(),win Settings); winSetup(4,'230812',false, opened);)
Tải (http://realaudio.rferl.org/voa/VIET/manual/2012/11/14/3ea4157c-5b28-495d-8641-0652c7e11829.mp3)
Trong khi đó tại Houston, và vùng phụ cận, thuộc tiểu bang Texas, có hai người gốc Việt ra tranh cử, cả hai đều thuộc đảng Dân chủ, mặc dù Texas là một tiểu bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa. Luật sư Vy Nguyễn ra tranh cử dân biểu tiểu bang đơn vị 26 với hy vọng trở thành nữ dân biểu gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cô đã không thành công.

Dân biểu tiểu bang Hubert Võ đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 5, tại đơn vị 149, khu tây nam thành phố Houston. Hubert Võ là một kỹ sư cơ khí, tốt nghiệp đại học Houston năm 1983.

Tối thứ Ba ngày 6 tháng 11, năm 2012 nhiều ủng hộ viên đã tụ hội tại trụ sở tranh cử của Hubert Võ tại Houston để theo dõi kết quả cuộc kiểm phiếu. Khoảng 10 giờ tối, mặc dù chưa có kết quả chính thức, mọi người hiện diện đều chắc chắn Hubert Võ sẽ thắng nhiệm kỳ thứ 5 và reo hò chúc mừng. Trong dịp này Hubert Võ ngỏ lời cảm ơn đồng hương đã tín nhiệm ông:

"Cảm ơn tất cả đồng hương lúc nào cũng tin tưởng Hubert Võ, cho Hubert Võ cơ hội phục vụ cộng đồng Việt Nam, đem tiếng nói của người Việt vào quốc hội của tiểu bang Texas. Và Hubert Võ xin kêu gọi quí đồng hương hãy giúp cho Hubert Võ một tay để tranh đấu để đem lại quyền lợi cho những cử tri đơn vị 149 cũng như quyền lợi cho cộng đồng người Việt."

Trong kỳ bầu cử năm nay, ông Hubert Võ gặp một đối thủ được đảng Cộng hòa ủng hộ rất mạnh, là bà Diane Williams. Trong khi bà Willams có nhiều quảng cáo vận động tranh cử trên các đài truyền hình chính của Hoa Kỳ thì ông Hubert Võ không vận động trên TV dòng chính. Ông cho biết là tuy không có ngân quỹ nhiều nhưng ông có lợi thế là được nhiều cử tri thương mến vì đã làm việc trong 4 nhiệm kỳ qua:

”Về phương diện tài chánh thì Hubert Võ không có nhiều tiền như là đối phương thuộc đảng Cộng hòa, nhưng mà tại vì đã làm việc 8 năm cho đơn vị 149 và được sự yêu thương của cử tri trong đơn vị 149 thành ra cái đó là phần có lợi cho Hubert Võ trong kỳ tranh cử này.”

Chúng tôi đi vận động thẳng vào các đồng bào cử tri trong khu vực 149 thì kết quả rõ ràng là đạt được khoảng cách 5 ngàn phiếu khác xa nhau

Vì ngân quỹ tranh cử rất khiêm tốn, thay vì dùng hệ thống TV Hoa Kỳ, nhóm "Thân Hữu Hubert Võ" gồm nhiều đồng hương, đã tiếp xúc trực tiếp với các cử tri để vận động. Ông Đinh Quang Tiến là một thành viên trong ban vận động chia sẻ:

“Chúng tôi đi vận động thẳng vào các đồng bào cử tri trong khu vực 149 thì kết quả rõ ràng là đạt được khoảng cách 5 ngàn phiếu khác xa nhau. Đó là một kết quả rất rõ rệt và chúng thấy rằng cách vận động của anh Hubert Võ và Nhóm Thân Hữu yểm trợ cho Hubert Võ có kết quả nhiều hơn và cụ thể hơn.”

Còn bà Bách Nguyễn thì nói lý do bà ủng hộ dân biểu Hubert Võ là vì ông giúp đỡ cho cộng đồng người Việt rất nhiều trong những năm qua:

“Ông ta tranh đấu cho những quyền lợi đặc biệt cho người Việt Nam tị nạn Cộng Sản. Chẳng hạn như trong năm vừa rồi ông vận động quốc hội để ra một thông cáo trong tiểu bang Texas này, là sẽ không được treo cờ của Cộng sản. Thì đó là một cái mà tôi thấy ông ta tranh đấu cho dân chủ, cho đất nước Việt Nam.”

Góp phần trong việc đắc cử của ông Hubert Võ cũng còn có sự ủng hộ không nhỏ của các nhóm thiểu số khác trong khu vực, bao gồm nhiều sắc dân như Trung Hoa, Mễ Tây Cơ, Pakistan, v..v..vì cư dân gốc Việt chỉ chiếm khoảng 10% dân số trong đơn vị 149. Một người Mỹ gốc Trung Hoa là bà Judy nói là lý do bà ủng hộ Hubert Võ vì ông giúp đỡ cộng đồng của bà đắc lực.

Ngoài cộng đồng Việt Nam ra thì cần phải có các cộng đồng bạn khác ủng hộ thì mới có thể đắc cử được

Một vị cao niên trong nhóm vận động là ông Trương Văn Túc thì cho rằng sự thành công của ông Hubert Võ cần sự ủng hộ của các cộng đồng bạn, nhưng sự ủng hộ nhiệt thành của đồng hương là một yếu tố rất quan trọng:

“Ngoài cộng đồng Việt Nam ra thì cần phải có các cộng đồng bạn khác ủng hộ thì mới có thể đắc cử được, tuy nhiên số phiếu của người Việt Nam cũng rất cần thiết, vì nếu có thêm số phiếu của người Việt Nam càng nhiều thì xác suất thắng cũng sẽ tăng lên.”

Sự thành công của dân biểu Hubert Võ còn có một yếu tố khác rất quan trọng là sự đồng lòng của phu nhân là bà Kathy Võ. Bà Kathy tâm sự lý do bà hết lòng yểm trợ chồng:

“Tại vì mình thấy cộng đồng Việt Nam ở đây cũng đông, mà qua cũng mấy chục năm rồi, thì nếu mình không có người đại diện để có tiếng nói, thì cộng đồng cũng bị thua thiệt. Thành ra anh nghĩ anh có khả năng anh có thể làm được, anh ra anh tranh cử thì mình cũng đồng ý với ý kiến của anh.”

Với tỷ lệ trên 61% cử tri trong khu vực dành cho mình, Dân biểu Hubert Võ đã thắng cử vẻ vang cho nhiệm kỳ thứ năm của ông. Sự đắc cử của ông Hubert Võ cũng như các ứng cử viên khác tại Californina cho thấy người Mỹ gốc Việt đang trưởng thành về mặt chính trị và hăng hái tham gia vào chính trị dòng chính tại Hoa Kỳ. Yếu tố quan trọng cho sự thành công là sự dấn thân hy sinh cho cộng đồng của các ứng cử viên cũng như sự đoàn kết phục vụ cho quyền lợi tập thể của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Xin mượn lời tâm sự của dân biểu Hubert Võ trong ngày bầu cử để kết thúc phóng sự này:

“Nếu có cơ hội thuận tiện để phục vụ, thì chúng ta cũng nên dấn thân để đóng góp trong việc xây dựng cho đất nước này và cũng như đóng góp để xây dựng cộng đồng Việt Nam.”

TTHV
11-21-2012, 06:04 PM
Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về vụ ngoại tình của tướng Petraeus?http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-goc-viet-suy-nghi-ve-he-luy-vu-ngoai-tinh-cua-danh-tuong-hoa-ky/1550510.html

In (https://dtphorum.com/articleprintview/1550510.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1550510.html)
Ý kiến (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (javascript:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fnguoi-my-goc-viet-suy-nghi-ve-he-luy-vu-ngoai-tinh-cua-danh-tuong-hoa-ky%2f1550510.html&title=Ng%c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi %e1%bb%87t+ngh%c4%a9+g%c3%ac+v%e1%bb%81+v%e1%bb%a5 +ngo%e1%ba%a1i+t%c3%acnh+c%e1%bb%a7a+t%c6%b0%e1%bb %9bng+Petraeus%3f&notes=C%c3%a2u+chuy%e1%bb%87n+T%c6%b0%e1%bb%9bng+D avid+Petraeus+t%e1%bb%ab+ch%e1%bb%a9c+v%c3%ac+li%c 3%aan+h%e1%bb%87+%c3%a1i+t%c3%acnh+c%c3%b9ng+m%e1% bb%b9+nh%c3%a2n+Paula+Broadwell+l%c3%a0m+m%e1%bb%8 di+ng%c6%b0%e1%bb%9di+b%e1%bb%8b+%e2%80%98s%e1%bb% 91c%e2%80%99%2c+k%e1%bb%83+c%e1%ba%a3+nhi%e1%bb%81 u+ng%c6%b0%e1%bb%9di+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t%2c+n h%e1%ba%a5t+l%c3%a0+gi%e1%bb%9bi+ph%e1%bb%a5+n%e1% bb%af)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fnguoi-my-goc-viet-suy-nghi-ve-he-luy-vu-ngoai-tinh-cua-danh-tuong-hoa-ky%2f1550510.html&title=Ng%c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi %e1%bb%87t+ngh%c4%a9+g%c3%ac+v%e1%bb%81+v%e1%bb%a5 +ngo%e1%ba%a1i+t%c3%acnh+c%e1%bb%a7a+t%c6%b0%e1%bb %9bng+Petraeus%3f&annotation=C%c3%a2u+chuy%e1%bb%87n+T%c6%b0%e1%bb%9 bng+David+Petraeus+t%e1%bb%ab+ch%e1%bb%a9c+v%c3%ac +li%c3%aan+h%e1%bb%87+%c3%a1i+t%c3%acnh+c%c3%b9ng+ m%e1%bb%b9+nh%c3%a2n+Paula+Broadwell+l%c3%a0m+m%e1 %bb%8di+ng%c6%b0%e1%bb%9di+b%e1%bb%8b+%e2%80%98s%e 1%bb%91c%e2%80%99%2c+k%e1%bb%83+c%e1%ba%a3+nhi%e1% bb%81u+ng%c6%b0%e1%bb%9di+g%e1%bb%91c+Vi%e1%bb%87t %2c+nh%e1%ba%a5t+l%c3%a0+gi%e1%bb%9bi+ph%e1%bb%a5+ n%e1%bb%af)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fnguoi-my-goc-viet-suy-nghi-ve-he-luy-vu-ngoai-tinh-cua-danh-tuong-hoa-ky%2f1550510.html&text=Ng%c6%b0%e1%bb%9di+M%e1%bb%b9+g%e1%bb%91c+Vi% e1%bb%87t+ngh%c4%a9+g%c3%ac+v%e1%bb%81+v%e1%bb%a5+ ngo%e1%ba%a1i+t%c3%acnh+c%e1%bb%a7a+t%c6%b0%e1%bb% 9bng+Petraeus%3f)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fc ontent%2fnguoi-my-goc-viet-suy-nghi-ve-he-luy-vu-ngoai-tinh-cua-danh-tuong-hoa-ky%2f1550510.html)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)


http://gdb.voanews.eu/64F30CFD-5AF6-47F9-B92E-CBBAD59B10AB_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/64F30CFD-5AF6-47F9-B92E-CBBAD59B10AB_mw1024_s.jpg)
Cựu Giám đốc CIA Petraeus bắt tay với bà Paula Broadwell, tác giả cuốn sách viết về cuộc đời và binh nghiệp lẫy lừng của tướng Petraeus. 13/7/2011







Tin liên hệ

Ông Petraeus điều trần tại Quốc hội về cuộc tấn công tại Libya (https://dtphorum.com/content/ong-petraeus-dieu-tran-tai-quoc-hoi-ve-cuoc-tan-cong-tai-libya/1547799.html)
Ông Petraeus điều trần trước quốc hội về vụ tấn công ở Libya (https://dtphorum.com/content/ong-petraeus-dieu-tran-truoc-quoc-hoi-ve-vu-tan-cong-o-libya/1547607.html)
TT Obama họp báo về kinh tế, đối ngoại, vụ bê bối Petraeus (https://dtphorum.com/content/obama-hop-bao-ve-kinh-te-doi-ngoai-vu-be-boi-petraeus/1546938.html)
Tướng Petraeus sẽ điều trần trước Quốc hội về vụ Benghazi (https://dtphorum.com/content/ong-petraeus-dieu-tran-truoc-quoc-hoi-ve-vu-benghazi/1546861.html)
Ông Panetta: Chớ nên đi đến kết luận sớm về vụ Tướng Allen (https://dtphorum.com/content/ong-panetta-cho-nen-di-den-ket-luan-som-ve-vu-tuong-allen/1546224.html)







Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
21.11.2012

HOUSTON, TEXAS —
Nghe bài tường trình
http://haokhidienhong.com/files/audio/VOA_DanhTuongMyNhan2012Nov21.mp3


Câu chuyện danh tướng Hoa Kỳ David Petraeus từ chức vì liên hệ ái tình cùng cô Paula Broadwell làm mọi người bị ‘sốc’, kể cả nhiều người gốc Việt, nhất là giới phụ nữ.

Đại tướng Petraeus tốt nghiệp trường võ bị West Point, là một người hùng, một danh tướng của Hoa Kỳ. Ông là người từng chỉ huy cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Ông Petraeus trở thành Giám Đốc Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2011. Ông vừa mới từ chức ngày 9 tháng 11, 2012 khi cuộc tình với cô Paula Broadwell bị tiết lộ.

Còn cô Paula Broadwell là một mỹ nhân tài sắc vẹn toàn, một cựu thiếu tá, cũng tốt nghiệp trường võ bị West Point. Paula Broadwell trở thành nổi tiếng khi cho ra mắt tác phẩm viết về cuộc đời và binh nghiệp lẫy lừng của tướng Petraeus, có tựa đề: “All in: The Education Of Gen. David Petraeus”.

Cuộc tình giữa hai người lẽ ra là một mối tình lý tưởng và toàn vẹn nếu không vì lý do là cả hai đều có gia đình. Lý do này đã đưa đến sự từ chức của tướng Petraeus và có lẽ sẽ đưa đến sự rạn nứt của hai gia đình đang êm đẹp. Đất nước Hoa Kỳ mất đi sự đóng góp của một danh tướng mà nhiều người hy vọng sẽ là một ứng cử viên tổng thống trong tương lai.

http://gdb.voanews.eu/BDCC81BC-8AEF-4C2D-B6B5-83EFC6C225D2_w268.jpgBà Jill Kelly rời nhà hôm 13/11/2012 ở Tampa, Florida.

x
[/URL]



​​Trong cuộc tình này còn có một phụ nữ khác là bà Jill Kelley, người báo cáo cho cơ quan FBI về những lá thư nặc danh hăm dọa, khi bà có liên lạc mật thiết với tướng Petraeus. Có lẽ đây là khởi đầu cho những rắc rối đáng tiếc cho tất cả mọi người, nhất là tướng Petraeus và tướng John Allen. Tướng John Allen là người được tổng thống Obama đề cử vào chức vụ tổng chỉ huy quân đội đồng minh tại Afghanistan và đang chờ quốc hội chuẩn y.

Nhận xét về việc từ chức của tướng Petraeus, giám đốc điều hành của một bệnh viện tại Houston là cô Cathy Hạnh cho rằng sự việc tướng Petraeus từ chức vì chuyện cá nhân thì đáng tiếc vì ông là một vị tướng giỏi:

“Tôi thấy nó hơi quá đáng. Ông Petraues ông đứng trong cương vị tướng, cầm quân, cầm binh mà chuyện này là chuyện cá nhân. Tôi thấy hơi tiếc là ông phải từ chức vì cái đó. Tôi thấy ông là một người tướng giỏi, rất nhiều kinh nghiệm mà mình đang cần người tướng như vậy để cầm binh trong tình trạng trên thế giới bây giờ.”

Cô Cathy thêm rằng sự từ chức dường như từ các áp lực nội bộ chứ không phải vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia:

“Cái áp lực kiểu này để bắt ông resign, cái này tôi nghĩ là internal, có nghĩa là trong nội bộ ông ép hơn là cái gì hết. Tôi nghĩ cái này không là một cái national security risk.”

Bà Thanh Phương là một giáo sư đại học tại bang South Carolina thì không ngạc nhiên khi ông Petraeus siêu lòng với cô Paula Broadwell, vì theo bà, dường như ông tìm được người tri kỷ:

“Tôi nghĩ ông cảm động nhất chắc là vì cuốn sách cô viết tiểu sử cho ông, cái đó chứng tỏ là cô như là một Hồng Nhan Tri Kỷ của ông, thành ra ông ngả lòng, tôi không ngạc nhiên.”

http://gdb.voanews.eu/22E21C0E-8E26-4856-800A-57FAF8E2DED1_w268.jpgCựu giám đốc CIA Petraeus (trái) và tướng John Allen đều được coi là hai vị tướng giỏi của Hoa Kỳ.

x
[URL="http://gdb.voanews.eu/22E21C0E-8E26-4856-800A-57FAF8E2DED1_mw1024_s.jpg"] (http://gdb.voanews.eu/BDCC81BC-8AEF-4C2D-B6B5-83EFC6C225D2_mw1024_s.jpg)



​​Về việc từ chức của ông Petraeus, bà cũng đồng ý với cô Cathy rằng đây là một việc đáng tiếc:

“Tôi rất là tiếc, cũng như khi nghe ông John Allen dính vào đó nữa, tôi bảo đang lúc chiến tranh, đang lúc lộn xộn thế này, mà hai ông tướng tài mà phải rút lui một lúc thì, là giống như Tào Tháo trước trận Xích Bích mà bị mất hai vị tướng tài thì phải coi chừng đó.”

Trong khi đó, nữ Bác sĩ Vũ Giang tại Houston thì cho rằng sự từ chức của ông Petraeus là một việc đúng vì ông đã mất uy tín thì rất khó chỉ huy:

“Trong quân đội thì có những quy luật rất là nghiêm khắc nhưng mình đã không làm theo thì khó mà điều khiển ai, hoặc là mình không còn là niềm tự hào của mọi người nữa thì ông không còn hãnh diện về chính ông. Cho nên tôi nghĩ ông từ chức là một việc cũng đúng, nhưng mà cũng xót xa cho ông.”

Và ông Nguyễn Minh là một nhà quản trị tài chính từ New Jersey cũng đồng ý vì vụ việc xảy ra làm cho việc điều hành CIA khó khăn hơn:

“Đứng đầu cơ quan tình báo mà không giữ chuyện riêng tư của mình cẩn mật, thì đó cũng là trường hợp tế nhị, nó làm cho khả năng của ông Petraeus có thể điều hành cơ quan cũng khó, thế thì tôi nghĩ quyết định của ông Petraeus từ chức là một quyết định đúng.”

Đặt mình vào vị trí bà Petraeus, cô Cathy chia sẻ:

“Nếu tôi là bà Petraeus tôi cũng giận nhưng tôi mong rằng căp vợ chồng đó có thể bước qua khỏi khó khăn này và cái relationship nó mạnh hơn trước.”

Còn bà Thanh Phương thì lại chọn sự ra đi:

“Bỏ đi! Tại vì mình không ở với người mà mình nghĩ là người ta gặp được “hồng nhan tri kỷ” của người ta. Mình đi, mà ông không để cho mình đi thì mình mới nghĩ lại.”

Trong khi đó cô Giang tuy rằng không chấp nhận ngoại tình nhưng cô hy vọng bà Petraeus tha thứ cho chồng:

“Trong cái hoàn cảnh của bà và ông thì hai người cũng sống xa nhau, tại ông phải đi chiến tranh thì có thể bà sẽ hiểu được sự xa mặt thì cách lòng thì bà có thể tha thứ được.”

Đề cập đến hành vi của bà Jill Kelley, cô Cathy có nhận xét:

“Social climber, như là muốn giàu, muốn nổi tiếng. Tôi thấy bà không phải là một người tôi muốn quen biết.”

Còn cô Giang thì nói rằng có lẽ bà Jill Kelley không ngờ hành động của bà có hậu quả lớn như vậy:

“Tuy bà là người bắt đầu câu chuyện đó nhưng tôi nghĩ bà cũng không biết là câu chuyện sẽ dẫn đến to lớn như vậy.”

Trong khi tướng John Allen, bị cho là có những thư từ không "thích đáng" với bà Jill Kelley mà những điện thư này có thể dẫn tới việc bị lợi dụng bởi đối phương. Nhiều người ngần ngại không chấp nhận cho ông nhận chức Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ và NATO tại Afghanistan. Ông Nguyễn Minh chia sẻ:

“Tôi sẽ vote No bởi vì cái đó chứng tỏ khả năng của ông ta về chuyên môn chưa đủ để bảo đảm cái vị trí của ông.”

Toàn câu chuyện khởi đầu dường như chỉ là những mến mộ tài sắc, rồi tiến đến độ ghen tuông, dẫn đến sự từ chức của đại tướng Petraeus, và có thể làm tướng John Allen mất chức. Câu chuyện tình làm nhiều người liên tưởng đến người hùng Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ Hải phải chết đứng chỉ vì lỡ dại nghe theo lời của ‘hồng nhan tri kỷ’ là nàng Kiều.

Ngày nay, ngay tại Hoa Kỳ, người hùng Petraeus cũng mất cả thanh danh vì mỹ nhân Paula Broadwell và Jill Kelley. Văn hóa Đông Tây tuy có khác nhau nhưng dường như sức mạnh của mỹ nhân, tuy mềm mỏng nhưng luôn luôn nguy hại khôn cùng.

TTHV
12-19-2012, 04:34 AM
Tuổi trẻ Việt Nam tại Mỹ và Hội Hướng đạo Hoa Kỳ

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư ngày 5 tháng 12 năm 2012



Âm thanh ở đây: http://haokhidienhong.com/hienvy/tuoitrevnvahoihuongdaomy.html

.
.

Hướng đạo thường được nhắc đến như một phong trào thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh, tâm trí và sức khỏe để đóng những vai trò xây dựng trong xã hội. Hội Hướng đạo Mỹ là một tổ chức thanh thiếu niên lớn nhất tại Hoa Kỳ với trên 100 triệu người Mỹ đã và đang là thành viên. Riêng tại Việt Nam, trước biến cố 1975, Hướng đạo Việt Nam là một thành viên của Hướng Đạo Thế Giới. Sau biến cố năm 1975 Hội Hướng Đạo Việt Nam bị giải tán. Sau đó các Hướng Đạo Sinh Việt Nam ở hải ngoại thành lập Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam Hải Ngoại. Theo Hiến chương của Hội Đồng này thì, “Ở mỗi nước, đơn vị hoặc hệ thống đơn vị Hướng Ðạo Việt Nam thành lập và hoạt động trong khuôn khổ thỏa hiệp với tổ chức Hướng Ðạo quốc gia sở tại.” Trong khuôn khổ Hiến chương này, các thành viên Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ sinh hoạt như một thành phần của Hướng Đạo Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Đăng Khoa, là Liên Đoàn Trưởng của Liên Đoàn Hướng Đạo Lạc Việt tại Houston, giải thích về sự liên hệ của liên đoàn Lạc Việt với Hướng đạo Việt Nam Hải Ngoại cũng như với Hướng đạo Hoa Kỳ như sau:
“Các em ở đây là Liên đoàn hướng đạo Lạc Việt nhưng mà cả 4 đợn vị hướng đạo ở đây là ngành Thanh, ngành Thiếu, ngành Ấu của Nam hướng đạo đều thuộc về đạo Sam Houston Area Council và đoàn nữ hướng đạo ở đây trực thuộc về San Jacinto Girl Scout Council, tức là các em vẫn hoạt động dưới sự dìu dắt của hội hướng đạo địa phương nhưng mà các em vẫn ghi danh với Hội Đồng Trung Ương của Hướng đạo Việt Nam Hải Ngoại”

Nhiều thanh thiếu niên gốc Việt sống tại Mỹ gia nhập Hướng Đạo Hoa Kỳ, đạt được những thành quả đáng chú ý. Trong mùa lễ Tạ Ơn vừa qua, liên đoàn Lạc Việt, tức Troop 999, thuộc Sam Houston Area Council của hướng đạo Hoa Kỳ, có 7 nam hướng đạo sinh ngành Thiếu được trao huy chương Eagle Scout. Đây là chức vị cao nhất của Nam Hướng đạo Hoa Kỳ ở cấp tuổi 17. Về phía nữ hướng đạo sinh, có một em được trao Huy Chương Vàng (Gold Award) là huy chương cao nhất của nữ hướng đạo Hoa Kỳ.
Để được làm một ứng viên cho Eagle Scout hay Gold Award, các em phải trải qua một thời gian sinh hoạt hướng đạo trong thời gian khoảng 7 năm, phải qua các kỳ thi chuyên môn về kỹ năng hướng đạo. Trưởng Hoàng Phúc giải thích:
“Từ lúc các em vô lúc 8,9 tuổi cho đến lúc các em lên lớp 6, khoảng 11, 12 các em qua bên Boys Scout, cho đến bây giờ các em cũng được khoảng gần 7 năm”

Điều khó nhất để có được Eagle Scout hay Gold Award là các em phải thực hiện thành công dự án phục vụ cộng đồng với sự kiểm chứng của Hội Đồng Chỉ Đạo. Dự án này giống như một luận án ra trường, trước ngày sinh nhật 18 tuổi .
Trưởng Hoàng Phúc cho biết là Hướng Đạo Hoa Kỳ chỉ có chừng 3% đạt được vinh dự Eagle Scout. Riêng đoàn Lạc Việt năm nay có 7 em được Eagle Scout trong số 35 đoàn viên, tức là tỷ số 20% . Đây là một thành quả hiếm có làm cho đoàn cũng như các phụ huynh rất hãnh diện.
Buổi lễ trao bằng được tổ chức trọng thể tại nhà thờ Ngôi Lời Nhập Thể, trong vùng Tây Nam Houston, với sự chứng kiến của đại diện hướng đạo Hoa Kỳ trong đạo Sam Houston Boys Scout và San Jacinto Girls Scout cũng như các Trưởng trong liên đoàn Lạc Việt và phụ huynh.
Ông Nguyễn Đức Khang là một cựu Hướng đạo sinh Việt Nam. Ông có 2 con trai song sinh cùng đạt dược Eagle Scout kỳ này. Ông nói về những cố gắng trong nhiều năm của các em trong việc chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình để đạt được danh hiệu Eagle Scout:
“Khi lấy được 21 cái Merit Badges trước 17 tuổi thì các em được apply để xin vào Eagle scout. Khi apply Eagle scout thì các em chọn một project để làm riêng, trong cái project đó các em phải bày tỏ khả năng lãnh đạo của mình”.

Em Harvard Nguyễn vừa được trao bằng Eagle Scout nói là em phải cố gắng trong nhiều năm qua. Em cũng thêm rằng nhờ sự hỗ trợ của cha mẹ và các trưởng em mới thành công:
“Right now em vui lắm đó là vì em work very hard for this award and it’s been about 5 years. My parents are main influences and they help me a lot, and other Master Scouts and other fellow scouts and other friends…”
Còn em Lucy Bang là nữ hướng đạo sinh duy nhất được giải Gold Award là giải cao nhất của nữ hướng đạo Hoa Kỳ. Em nói là em rất vinh dự và mong các bạn gái tham dự vào phong trào hướng đạo:
“I feel really honored to get this experience because it is a once in life time experience and encourage other girls do the same in the future”

Một phụ huynh là Ông Nhất Nguyễn có hai con đi hướng đạo thì chia sẻ niềm hy vọng là con của ông sẽ được vinh dự này:
“Dự lễ này cũng như đợt trước bao nhiêu em đoạt Eagle scout hay Gold Award thì tôi cũng mong ước một ngày nào đó mấy cháu đạt được danh hiệu này”
Trong khi đó ông Nguyễn Đức Khang thì khen ngợi nỗ lực cũa các cựu hướng đạo Việt Nam. Ông cho rằng hướng đạo là một phong trào giáo dục thanh thiếu niên bổ túc cho nền giáo dục gia đình và học đưởng:
“Các Trưởng đã hy sinh trao cho thế hệ đàn em những cái kỹ năng hướng đạo và nhờ cái phương pháp giáo dục hướng đạo các em mới được như ngày nay. Chúng tôi phải cám ơn các trưởng, cám ơn phong trào hướng đạo, cám ơn các trưởng đã gây dựng lại phong trào hướng đạo tại Mỹ này. Chúng tôi ao ước những gia đình khác khi có điều kiện nên cho các em tham gia phong trào hướng đạo như một sự bổ túc cho nền giáo dục tại gia đình và học đường”.

Nhiều thanh thiếu niên gốc Việt tham dự Hướng Đạo Mỹ và có thể trở thành những nhà lãnh đạo tại Hoa Kỳ trong tương lai. Trong khi đó, Hướng đạo Việt Nam đã được sinh hoạt trở lại tại quê nhà sau một thời gian dài bị gián đoạn. Tuy nhiên , họ vẫn chưa được Hội Hướng Đạo Thế Giới công nhận, vì họ không được tự do theo tôn chỉ của Hướng Đạo Thế Giới. Trưởng Nguyễn Đăng Khoa nhận định về tình trạng này như sau:
“Trong ba lời hứa Hướng Đạo thì có Trung thành với Tổ Quốc, Tín Ngưỡng và Tâm Linh. Ở Việt Nam, dưới chế độ Cộng Sản, vì áp lực của nhà nước cái điều luật về tín ngưỡng tâm linh,không thực hiện được thành ra hội Hướng Đạo Việt Nam dù có hoạt động nhưng không được chánh thức công nhận bởi phong trào Hướng Đạo Thế Giới là vì họ thiếu những điều kiện về pháp lý theo đúng tôn chỉ của phong trào hướng đạo thế giới.”

TTHV
12-19-2012, 04:39 AM
Tang Lễ Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-12-14

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funeral-thich-ho-giac-houston-hv-12142012114805.html


Vào sáng ngày 12/12/2012, hàng ngàn chư Tăng Ni và Phật tử huân tập về chùa Pháp Luân tại Houston để cung đón và tôn trí kim quan Đại Lão HT Thích Hộ Giác, Phó tăng thống Giáo Hội PGVNTN, Tăng thống Giáo Hội Tăng Già VN.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funeral-thich-ho-giac-houston-hv-12142012114805.html/RFA_IMG_1218-305.jpg RFA photo/Hiền Vy
Tang lễ Đại Lão HT Thích Hộ Giác, Phó tăng thống Giáo Hội PGVNTN, Tăng thống Giáo Hội Tăng Già VN tại chùa Pháp Luân tại Houston vào sáng ngày 12/12/2012.



Đại lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác đã viên tịch vào lúc 6 giờ 19 phút sáng ngày 5 tháng 12 năm 2012, nhằm ngày 22 tháng Mười năm Nhâm Thìn tại Houston, tiểu bang Texas.
Biểu tượng của sự dung hợp

Đại lão HT Thích Hộ Giác sinh ngày 5 tháng Hai năm 1928, nhằm ngày 14 tháng Giêng năm Mậu Thìn. Thế danh của Ngài là Ngô Bửu Đạt. Sau khi thân mẫu qua đời, thân phụ xuất gia, Ngài vào Chùa lúc mới lên 5. Thân phụ của Ngài là HT Thích Thiện Luật, một trong những vị khai sơ hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam.
Đại lão HT Thích Hộ Giác thọ Cụ Túc giới vào đầu năm 1948, lúc mới 20 tuổi.
Tốt nghiệp trường Cao học Phạn Ngữ tại Pnom Penh, Ngài từng đến những quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời như Miến Điện và Tích Lan để nghiên cứu Phật học. Với khả năng uyên thâm tiếng Phạn và tiếng Pali, Ngài là một trong 2500 thành viên của lần Kết tập Tam Tạng Kinh Điển vào năm 1957 tại Miến Điện.

Ngài là vị tăng thuộc Phật giáo Nam Tông mà Ngài là một thành viên sáng lập GHVNTN, do vậy bản thân của Hòa Thượng là biểu tượng của sự dung hợp giữa Bắc Tông và Nam Tông.
HT Thích Giác Đẳng

Khi về nước, Ngài làm Tổng Thư Ký đầu tiên của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Ngài thành lập Phật học viện Pháp Quang và từng giữ chức Phó giám đốc nha Tuyên úy Phật giáo trong thời Việt Nam Cộng Hòa, trước năm 1975.
Năm 1981 Đại lão HT Thích Hộ Giác vượt biên bằng đường bộ sang Campuchia vì không muốn cộng tác với Giáo hội Phật giáo do Hà Nội thành lập.
Đến Hoa Kỳ định cư năm 1982, Ngài cùng với những cựu thành viên của hội đồng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, vận động thành lập Hội đồng Lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại vào năm 1983. Ngài được Hội đồng thỉnh cử làm Tổng Thư Ký. Ngài cũng là chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Năm 1992, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại được thành lập tại Hoa Kỳ . Đại lão HT Thích Huyền Quang ủy nhiệm Ngài làm chủ tịch Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo, kiêm Chủ tịch Hội đồng điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại
Năm 1997 Ngài là Tăng thống của Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam tại hải ngoại.
Năm 2008, Ngài được đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang chọn làm làm Phó Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Trước sự ra đi của HT Phó Tăng Thống, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tổng Ủy Viên Truyền Thông Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chia sẻ:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funeral-thich-ho-giac-houston-hv-12142012114805.html/RFA_IMG_1222-250.jpg/image
Tang lễ Đại Lão HT Thích Hộ Giác, Phó tăng thống Giáo Hội PGVNTN, Tăng thống Giáo Hội Tăng Già VN tại chùa Pháp Luân tại Houston vào sáng ngày 12/12/2012. RFA photo/Hiền Vy.

"Ngài là người tạo ra sự cảm thông và hài hòa giữa chư tăng ni thuộc về nhiều giáo hội, nhiều tổ chức khác nhau. Sự có mặt của Ngài, mặc dù ngay cả những lúc Ngài trong thời kỳ bệnh hoạn, vẫn là biểu tượng của sự hợp quần. Hôm nay, trong tang lễ của Ngài thì chư tăng của hầu hết các giáo hội đều có mặt nơi đây. Sự ra đi của Ngài chắc chắn là sự trống vắng về phương diện đó trong lúc mà chúng ta cần có những cái gạch nối của các giáo hội tại hải ngoại. Ngài là vị tăng thuộc Phật giáo Nam Tông mà Ngài là một thành viên sáng lập Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, do vậy bản thân của Hòa Thượng là biểu tượng của sự dung hợp giữa hai truyền thống Bắc Tông và Nam Tông nên bây giờ HT viên tịch thì những người thừa tiếp phải cố gắng nhiều lắm để tiếp tục duy trì sự kết hợp giữa các truyền thống Phật giáo".

Thượng tọa Giác Đẳng cũng khẳng định là dù rất dung hòa nhưng đại lão HT Phó Tăng Thống rất cương quyết trong việc kiên trì theo đuổi đường hướng chung của GHPGVNTN:
"Hòa Thượng là một người rất cương quyết trong một việc là; cho dù bằng cách nào đi nữa thì Giáo Hội hải ngoại cũng phải toàn tâm hỗ trợ cho Hội đồng Lưỡng viện trong nước. Chúng tôi muốn nói đến sự lãnh đạo của HT Huyền Quang, HT Quảng Độ. Trong bao nhiêu năm qua, đã có những cố gắng của nhà cầm quyền nhằm mong muốn phân hóa, nhưng Văn Phòng II cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở tại các Châu, tiếp tục ủng hộ đường hướng của HT Quảng Độ thì một phần là do sự khẳng định của chính HT Hộ Giác là tăng ni hải ngoại cần phải làm như vậy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Sự ra đi của Ngài, một lần nữa nhắc cho chúng ta biết rằng chúng ta cần những người kiên định đối với đường hướng của Giáo Hội từ trước tới sau một cách nhất quán. Hòa Thượng Hộ Giác là biểu tượng đó. Trong suốt hai mươi năm, từ khi Văn Phòng II thành lập, vai trò của Hòa Thượng hết sức quan trọng"

Một mất mát lớn của Giáo Hội

Là một danh tăng của Phật Giáo Việt Nam, Đại lão HT Thích Hộ Giác được rất nhiều chư Tăng Ni và Phật tử thương kính. Có nhiều chư tăng ni từ khắp nơi trên thế giới về tham dự tang lễ của Ngài. HT Thích Phước Đức từ Úc Châu chia sẻ lý do có mặt trong dịp này:

Tất cả Phật tử trong Chùa đều rất đau lòng giống như là mất một người Cha thân yêu, đạo đức và hiền lành, sự ra đi của Hòa thượng là một mất mát lớn lao của Giáo Hội.
Một phật tử

"Sự ra đi của Ngài là một mất mát lớn lao đối với Tăng tín đồ. Chúng tôi có mặt nơi đây để tham dự buổi tang lễ tiễn đưa HT về với Phật. Thầy trò chúng tôi từ bên Úc qua trong sự thành tâm cầu nguyện hướng về Tam Bảo để cầu nguyện giác linh của HT cao đăng Phật quốc và sẽ trở lại thế giới của chúng ta một lần nữa để dẫn dắt đàn hậu học cũng như tăng tín đồ Phật tử, để hoằng dương Phật pháp trong tương lai".

Đại đức Thích Trí Tịnh từ Tampa, tiểu bang Florida nói rằng Đức Phó tăng thống viên tịch để lại khoảng trống trong lòng đệ tử:
"Đức Phó Tăng Thống là Thầy của tôi cho nên Ngài giống như một người cha. Ngài ra đi thì trong lòng tôi thật sự có một sự mất mát rất là lớn. Mỗi một cây cổ thụ khi ngả xuống thì luôn luôn để lại trong lòng mỗi người một khoảng trống. Trong cuộc tranh đấu cho Tự do Dân chủ không phải chỉ dựa trên một người nhưng mỗi người là một sự đóng góp. Ngài Hòa thượng Tăng Thống, Ngài Phó tăng thống hay Ngài Tăng Thống hiện tại là những cây cổ thụ, là những người dẫn đạo, là những người dẫn đường đi trước, cho nên sự mất của các vị đó chắc chắn để lại khoảng trống rất lớn cho những người đi theo ..."
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funeral-thich-ho-giac-houston-hv-12142012114805.html/RFA_IMG_1182-250.jpg/image
Chư Tăng Ni và Phật tử huân tập về chùa Pháp Luân tại Houston vào sáng ngày 12/12/2012 để cung đón và tôn trí kim quan Đại Lão HT Thích Hộ Giác. RFA photo/Hiền Vy.

Là một tu sĩ trẻ thuộc truyền thống Bắc Tông, Đại đức Thích Đạo Quảng cho biết sự ngưỡng mộ đối với đại lão Hòa thượng như sau:
"Tôi đã gặp Hòa Thượng trong những sinh hoạt của Phật giáo. Được lắng nghe những đạo từ của HT đầy đạo tình, đạo vị. Hòa thượng là con người chung của Phật giáo. Mặc dù xuất thân trong truyền thống của Nam Tông nhưng HT sống dung hòa giữa hai truyền thống Bắc Tông và Nam Tông. Theo suy nghĩ riêng của tôi thì ở tuổi 86, với những cống hiến cả cuộc đời mình cho Đạo, thì đã đến lúc HT xả bỏ phàm thân tứ đại để trở về với Đất Nước Gió Lửa thì cũng là sự thường tình trong đời sống. Tăng Ni đến đây như là cơ hội để được một lần trước giác linh của HT để bày tỏ lòng biết ơn đối với bậc thầy đã hy sinh cho Đạo và noi gương công hạnh của Ngài để đi tới".

Và một Phật tử tên Vân chia sẻ sự xúc động của cô:
"Chúng tôi đi chùa này cũng hơn 10 năm, khi Ngài trong cơn đau nặng chúng tôi rất là xúc động. Khi Ngài viên tịch thì chúng tôi rất đau lòng. Tất cả Phật tử trong Chùa đều rất đau lòng giống như là mất một người Cha thân yêu, đạo đức và hiền lành. Theo tôi suy nghĩ thì sự ra đi của Hòa thượng là một mất mát lớn lao của Giáo Hội".


Trong 85 năm tại thế với 65 năm Hạ lạp, Đại lão Hòa Thượng Phó Tăng Thống để lại trên 20 tác phẩm, bao gồm sáng tác và dịch thuật về Phật giáo.
Lễ cung tiễn kim quan và trà tỳ (hỏa táng) của Đại lão Hòa Thượng sẽ được cử hành vào trưa Chủ nhật, ngày 16 tháng 12 năm 2012.
Hiền Vy tường trình từ Houston.



Theo dòng thời sự:


Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác viên tịch (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thich-ho-giac-pass-away-ml-12052012124118.html?searchterm=)
Lễ tiểu tượng một năm ngày ĐTT. Thích Huyền Quang viên tịch (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Ceremony-to-commemorate-the-passaway-of-thich-huyen-quang-07312009140749.html?searchterm=)
Phái đoàn USCIRF gặp Hòa thượng Quảng Độ (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Members-of-uscirf-came-to-visit-rev-thich-quang-do-at-thanh-minh-temple-ylan-05172009144424.html?searchterm=None)

TTHV
12-20-2012, 05:01 AM
Tin tức mới nhất của quỹ Giáo Dục Việt Nam - Vietnam Education Foundation

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư ngày 12 tháng 12 năm 2012

Trong phóng sự vào tháng 5 năm 2012, chúng tôi đã có dịp nói chuyện với bà Nguyễn Phúc Anh Lan về quỹ Giáo Dục Việt Nam, gọi tắt là VEF, khi bà vừa được tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm làm một thành viên trong Hội Đồng Quản Trị của quỹ này. Sau khi chính thức nhậm chức và làm việc 6 tháng trong Hội Đồng Quản Trị, bà Nguyễn Phúc Anh Lan dành cho chúng tôi buổi nói chuyện để trình bày những tin tức mới nhất của quỹ VEF.

NPH: Xin chào Chị Anh Lan, xin chị vui lòng cho thính giả đài VOA biết những hoạt động chính của VEF trong mấy tháng vừa qua?
Anh Lan: Trong tháng 11 vừa qua, chúng tôi đã chuẩn phê cho ngân sách của quỹ học bổng năm khóa 2014. Tức là quá trình tuyển sinh cho khóa học 2013 đã xong. Bây giờ trên Website của quỹ Giáo Dục Việt Nam đã bắt đầu có hồ sơ để cho các thí sinh của khóa 2014 có thể bắt đầu nộp đơn vào và hạn chót là cuối tháng 4 năm 2013. Từ đây đến đó quỹ Giáo Dục Việt Nam sẽ có những chương trình để giúp phổ biến rộng rãi về chương trình học bổng này cho các em sinh viên Việt Nam để các em có thể tham dự vào.

NPH: Chúng tôi được biết quỹ GiáoDục Việt Nam có 3 chương trình tài trợ giáo dục, xin chị cho biết mục đích của mỗi chương trình như thế nào?
Anh Lan: Chương trình chính vẫn là chương trình học bổng dành cho sinh viên Việt Nam đang năm cuối hay học năm thứ 3 đại học và chuẩn bị để vào học hậu đại học, và cho các ngành khoa học kỹ thuật, toán học và y tế. Gần đây họ cho thêm ngành về môi trường. Chương trình này để giúp cho các SVVN có thể theo học ở một số đại học Hoa Kỳ với 2 văn bằng, hoặc là văn bằng Cao học là 2 năm, hoặc là văn bằng Tiến sĩ là 4 năm. Chương trình này sẽ đài thọ hết chi phí ăn ở, di chuyển và chi phí học hành trong suốt 4 năm. Quỹ giáo dục Việt Nam đã thực hiện chương trình này từ năm 2003 cho đến nay và năm 2013 kỷ niệm 10 năm thực hiện chương trình quỹ Giáo Dục Việt Nam.

NPH: Thế còn 2 chương trình kia thì ra sao?
Anh Lan: Hai chương trình khác thì ngân sách không nhiều bằng, là chương trình Học Gỉa Việt Nam tức là những người đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Việt Nam có thể qua tham dự vào các khóa học chuyên tu về ngành nghề của mình trong khoảng 1 năm hay năm rưỡi, gọi là visiting scholars, tức là học giả từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Và chương trình thứ ba là các giáo sư đại học Hoa Kỳ có thể tham dự vào chương trình giảng dạy ở Việt Nam. Họ có thể giảng dạy bằng cách về Việt Nam trong vòng 6 tháng, hoặc là về Việt Nam khoảng thời gian ngắn và sau đó dạy bằng online hoặc video conference. Đó là chương trình Faculty Scholars thì dành cho các vị học giả Hoa Kỳ này về VN để dạy ngắn hạn.

NPH: Chương trình học bổng quỹ Giáo Dục Việt Nam được phổ biến ra sao tại Việt Nam và các điều kiện để được tuyển chọn như thế nào?
Anh Lan: Quỹ GDVN có văn phòng ở Hà Nội. Các nhân viên trong tổ chức GDVN, cũng có những chương trình bằng truyền thông, truyền hình, báo chí để liên lạc với các đại học trên toàn nước Việt Nam. Theo chỗ chúng tôi biết thì họ cũng có dùng truyền thông on line nhưng chúng tôi không biết rõ lắm về hiệu quả, chỉ biết là có bao nhiêu em nộp đơn mỗi kỳ,nhưng một điều mà chúng tôi nghĩ có thể làm tốt hơn, đó là càng nhiều người biết về chương trình học bổng này và giúp phổ biến thì chúng tôi càng có nhiều cơ hội để cho các em, ở các vùng sâu, vùng xa thành phố nhưng mà các em có khả năng thì vẫn có thể nộp đơn được qua mạng lưới của quỹ Giáo Dục VN. Chúng tôi cũng xin nhắc là trang mạng của quỹ Giáo Dục Viet Nam là www.vef.gov (http://www.vef.gov/) và gần đây chúng tôi có luôn cả phần tiếng Việt. Tất cả hồ sơ tài liệu, mọi thứ là có ở trên website.

NPH: Điều kiện căn bản để được nộp đơn xin học bổng có khó lắm không?
Anh Lan: Không có một đòi hỏi nào ngoài tiêu chuẩn chính là điểm Toefl để chứng tỏ mình có đủ Anh ngữ đi học ở ngoại quốc, và điểm Toefl là khoảng 500 trở lên, và điểm GRE tức là Graduate Record Examination và điểm học của mình thì phải 7 trên 10. Thì đó là 3 điều kiện tiên quyết, các em sinh viên có đủ 3 điều kiện này và sẽ ra trường năm 2014 thì có quyền nạp đơn.

NPH: Trong những năm vừa qua, dường như quỹ không tìm được đủ số các em có đủ khả năng để cấp học bổng, phải không Chị?
Anh Lan: Số học bổng có là 50 mỗi năm nhưng không phải năm nào cũng có được 50 em, đủ tiêu chuẩn qua Hoa Kỳ để học. Cho nên chúng tôi quan niệm là mình nên có một số lượng các em nộp đơn thật đông, ít ra mình tìm được một số đủ tiêu chuẩn là 50 thí sinh sẽ được học bổng này.

NPH: Nhiều người quan tâm về vấn đề làm sao để học bổng đến được với người có khả năng thì quĩ Giáo Dục Việt Nam có những biện pháp nào để đạt được mục tiêu đó.
Anh Lan: Quá trình tuyển sinh của họ rất minh bạch. Người đi tuyển sinh là những giáo sư, hoặc giảng sư trong viện hàn lâm Hoa Kỳ, được gửi về Việt Nam để phỏng vấn các em thí sinh. Cho nên vấn đề đút lót, hối lộ không xảy ra được. Những em nào đã được interview thì phải giỏi mới được đi Hoa Kỳ để học và tất cả các em sinh viên ở Việt Nam đều có thể apply cho chương trình này. Toàn bộ quá trình apply là ở trên website, không thông qua bất cứ một nhân viên nào. Mình nộp đơn lên online, sau đó nếu mình có đủ tiêu chuẩn mình sẽ được interview và interview đó sẽ do những giáo sư ở Hoa Kỳ. Và dĩ nhiên mình phải giỏi tiếng Anh tại vì nếu không đủ Anh Ngữ thì sẽ bị loại. Chương trình này được đến năm 2018 là xong. Cho nên năm cuối cùng tuyển sinh là 2016. Từ đây đến 2016 chỉ còn 3 đợt nữa thôi, chúng tôi mong rằng quí vị nào có con em học năm thứ nhất, năm thứ hai mà muốn đi chương trình này thì điều kiện duy nhất là học giỏi, phải có đủ khả năng về Anh ngữ và phải chuẩn bị trước để mà khi đi vào phỏng vấn được tốt đẹp.

NPH: Chị có điều gì muốn gửi đến phụ huynh và các em sinh viên tại Việt Nam trước khi chia tay.
Anh Lan: Chúng tôi muốn kêu gọi quý đồng hương nào ở Việt Nam nghe được chương trình này mà biết được những nhân tuyển xứng đáng để được học bổng thìxin giới thiệu các em đó để tìm hiểu ngay trên website của qũi Giáo Dục Việt Nam, đó là www.vef.gov (http://www.vef.com/) Xin vui lòng phổ biến rộng rãi vì chúng tôi mong muốn các tài năng của thanh niên Việt Nam ở khắp nơi trên các mọi miền đều có được cơ hội giống như nhau để nạp đơn vào quỹ học bổng này.

NPH: Xin cảm ơn Chi Anh Lan về buổi nói chuyện hôm nay.

TTHV
12-23-2012, 03:32 PM
Bài được đăng tại trang nhà của VOA:

Phỏng vấn bà Nguyễn Phúc Anh Lan về học bổng Quỹ Giáo dục Việt Namhttp://www.voatiengviet.com/content/phong-van-ba-nguyen-phuc-anh-lan-ve-hoc-bong-quy-giao-duc-viet-nam/1568973.html

TTHV
12-26-2012, 05:54 PM
Buổi ra mắt bản dịch Việt Ngữ “Chết bởi Trung Quốc”

http://www.voatiengviet.com/content/buoi-ra-mat-ban-dich-viet-ngu-chet-boi-trung-quoc/1572544.html

Nguyễn Phục Hưng
26.12.2012


HOUSTON, TEXAS —

Nghe bài tường trình


http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA-DeathByChina_Dec26.mp3

http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA-DeathByChina_Dec26.mp3

Hôm 26 tháng 12, tại Hoa Kỳ, đa số các cửa hàng có truyền thống dành ngày này cho khách hàng mang trả hay đổi những món quà không vừa ý đã mua hay nhận trong dịp Giáng Sinh. Trong ngày hôm nay, có lẽ nhiều người mang trả lại những hàng hóa không thích hợp với họ, hay là không đúng tiêu chuẩn an toàn.

Sự kiện hàng hóa không đúng tiêu chuẩn an toàn nhưng rẻ hơn hàng hóa làm tại Hoa Kỳ ngày càng nhiều, kể từ khi Trung Quốc gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO vào tháng 12 năm 2001. Tình trạng hàng hóa với giá thành thấp vì sản xuất tại Trung Quốc, hấp dẫn giới tiêu thụ, làm nhiều hãng xưởng tại Hoa Kỳ phải đóng cửa, gây nên tình trạng kinh tế Hoa Kỳ sa sút. Nhiều người không chỉ quan ngại cho tình trạng kinh tế mà còn lo ngại những hàng hóa này ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Ngược dòng thời gian, vào ngày 7 tháng 3, năm 2011, đài truyền hình Hoa Kỳ ABC, trong mục "ABC World News Tonight", bà Diane Sawyer, một phóng viên nổi tiếng của TV Hoa Kỳ, có chương trình dài một tuần để cổ động dân Mỹ mua hàng "Made in America" nhằm hâm nóng lại phong trào do tổng thống Reagan khởi xướng từ năm 1985 khi ông ký sắc lịnh, chọn Tháng 12 hàng năm là tháng mua hàng “Made in America”. Chương trình này nhắc nhở người Hoa Kỳ cần mua hàng nội địa để bày tỏ lòng ái quốc và giúp phát triển kinh tế trong nước thay vì tham rẻ mua hàng thiếu tiêu chuẩn an toàn sản xuất, đạo đức, và cạnh tranh bất chính từ nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc.

Đến ngày 11 tháng 5, năm 2011 tác phẩm "Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action" của hai giáo sư kinh tế Peter Navarro and Greg Autry ra mắt tại Hoa Kỳ. Tiến sĩ Trần Diệu Chân dịch tác phẩm này sang Việt Ngữ với tựa đề "Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu." Tiến sĩ Trần Diệu Chân đã ra mắt tác phẩm được biên dịch này lần đầu vào ngày 11 tháng 11 năm 2012, tại Little Saigon, thuộc Tiểu bang California. Chiều thứ Bảy ngày 15 tháng 12, cuốn sách được ra mắt tại Trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston, Texas với nhiều đồng hương tham dự.

Ông Đặng Quốc Việt, là một thành viên trong ban tổ chức buổi Ra Mắt Sách, giới thiệu Tiến sĩ Trần Diệu Chân như sau:

"Tiến Sĩ Trần Diệu Chân du học Tân Tây Lan với học bổng Colombo Plan. Tốt nghiệp danh dự ngành biến chế thực phẩm tại Đại học Massey, cao học kinh tế tại Đại học San Jose, và Tiến sĩ kinh tế tại UC Santa Cruz. Giáo sư kinh tế tại đại học Phoenix năm 2003. Ba mươi năm hoạt động trong nhiều lãnh vực xã hội, chính trị, giáo dục và truyền thông..."



http://gdb.voanews.eu/064C9845-58F9-4D0C-947B-9101E5ED362B_w640_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/064C9845-58F9-4D0C-947B-9101E5ED362B_mw1024_n_s.jpg)


Diễn giả chính của buổi ra mắt sách là Tiến sĩ Trần Diệu Chân và Tiến sĩ Mai Thanh Truyết. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là một nhà khoa học được nhiều người biết đến trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Trong phần giới thiệu tác phẩm, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho rằng tác giả là tiến sĩ Navarro và giáo sư Autry, qua tác phẩm này đã khuyến cáo mọi người về những âm mưu khuynh đảo thế giới có hệ thống của Trung Quốc:

"Tiến sĩ Navarro đã nêu lên tất cả những âm mưu của Trung Cộng để khuynh đảo thế giới bằng những hình ảnh, bằng những dữ liệu xác thực. Chúng tôi xin tạm tóm tắt những chương như là Chết vì hàng hóa tồi tệ, Chết vì hóa chất độc hại, Chết vì thao túng tiền tệ, và Chết vì gián điệp Trung Cộng. Đây là một cuốn sách được thế giới hết sức quan tâm và cần được phổ biến qua nhiều thứ tiếng..."

Tiến sĩ Trần Diệu Chân giải thích rằng, động lực khiến bà hoàn thành bản dịch Việt Ngữ của tác phẩm này là vì sự đồng cảm với tấm lòng nhân ái của hai tác giả, cũng như tình yêu quê hương đất nước Việt Nam của bà.

"Phải nói là cái tình yêu thương nhân loại là động lực của hai tác giả và cũng là động lực cho Diệu Chân để dịch quyển sách này. Rồi có những người gian thương lạm dụng lòng nhân ái của con người để tác hại lên những vấn đề sức khỏe của mọi người. Bên cạnh đó, đồng bào, quê nhà Việt Nam của chúng ta ở ngay cạnh biển Đông, đang gặp những vấn đề rất là hung hãn của chế độ Trung Cộng và từ đó thì Diệu Chân nghĩ là cần phải có những hành động thích ứng để bảo vệ quê hương bờ cõi và giúp đỡ người dân Trung Hoa."

Bản dịch còn có phần phụ bản với Tiểu luận "Những vấn đề Trung Quốc của người Việt" của Tiến sĩ Trần Diệu Chân. Tiến sĩ Diệu Chân nói về phần tiểu luận như sau:

"Diệu Chân phân tích là tại sao thể chế Trung Cộng họ nói là phát triển hòa bình với thế giới nhưng lại có những thái độ ngông cuồng trên biển Đông, bất chấp mọi sự lên án hay chống đối của thế giới cũng như các quốc gia trong vùng. Rồi bên cạnh đó chúng ta tìm hiểu hoàn cảnh của đất nước Việt Nam. Mình là con rồng cháu tiên, lịch sử hàng nghìn năm rất là hào hùng, mà ngày nay lại để chịu nhục nhã cho một thể chế cường quyền ở phương Bắc."

Tiến sĩ Diệu Chân cho rằng mỗi cá nhân đều có thể góp phần cải thiện tình trạng này và luật lệ về thương mại với Trung quốc cần phải đặt trên căn bản nhân đạo và bảo vệ nhân quyền của người dân Trung Hoa cũng như người dân Việt Nam:

"Trên căn bản cá nhân, mỗi chúng ta không sử dụng những hàng hóa sản xuất ở TC bởi vì chúng ta biết những hàng hóa đó không những độc hại cho chính cá nhân mình, cho người thân yêu mình mà nó lại dựa trên sự bóc lột nhân công rất là đau thương. Trên căn bản là người Mỹ gốc Việt, chúng ta có thể tranh đấu với chính quyền địa phương, tức là chính quyền Hoa Kỳ, làm sao kiểm phẩm gắt gao hơn, làm sao có chính sách công bằng trong giao thương với TC. Cùng lúc thì vấn đề nhân quyền rất là quan trọng; nhân quyền của người dân Trung Hoa, nhân quyền của người dân Việt Nam, và thế giới phải đặt thương giao trên căn bản của nhân quyền."

Buổi ra mắt sách còn có phần hội luận giữa cử tọa với hai diễn giả về những đề tài trong cuốn sách. Sau buổi hội luận, ông Thái Quang Hiệp, một chuyên viên làm việc trong Bộ Canh Nông Hoa Kỳ, chuyên về an toàn thực phẩm, chia sẻ:

"Chúng tôi rất quan tâm về vấn đề này. Tôi sẽ mua một số sách để biếu cho những người tôi cảm thấy mến để họ biết thêm vấn đề này."

Và cô Thu Trang tâm sự niềm vui mừng khi tác phẩm Death By China được dịch ra Việt ngữ:

"Em đã đọc cuốn sách này bằng tiếng Anh. Em rất là kinh hoàng về những gì mà người Trung quốc họ đang làm cho thế giới. Em rất là mừng vì người Việt Nam có cơ hội để đọc được cuốn sách này bằng tiếng mẹ đẻ, để họ đề phòng những sản phẩm của Trung Quốc."

"Death By China" của hai tác giả Navarro and Autry là lời kêu gọi toàn cầu cho một thế giới hòa hài trong sự tôn trọng nhân bản của mọi dân tộc, nhất là Trung Hoa. Bản dịch Tiếng Việt với tựa đề "Chết bởi Trung Quốc" do tiến sĩ Trần Diệu Chân thực hiện là một thông điệp đặc biệt cho người Việt khắp nơi trước hiểm hoạ diệt vong của dân tộc và nạn Bắc thuộc gần kề. Bản dịch được đồng hương ủng hộ nồng nhiệt. Sau buổi ra mắt sách tại Houston, dịch giả Trần Diệu Chân lên đường đi Dallas thuộc tiểu bang Texas để ra mắt sách với đồng hương tại đây.

TTHV
01-08-2013, 05:18 AM
Houston gây quỹ giúp nạn nhân nô lệ tình dục Việt Nam

http://www.voatiengviet.com/content/houston-gay-quy-chuong-trinh-cuu-giup-nan-nhan-no-le-tinh-duc-viet-nam/1576420.html


http://gdb.voanews.eu/2E80AEEE-34D2-47E2-9D1B-C0F3C765DC58_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.eu/2E80AEEE-34D2-47E2-9D1B-C0F3C765DC58_mw1024_n_s.jpg)
Nạn buôn bán trẻ em làm nô lệ tình dục vẫn hoành hành ở Phnom Penh, Сampuchia.



Tin liên hệ


Vài diễn tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao quốc phòng của Úc 2012 (https://dtphorum.com/content/vai-dien-tien-quan-trong-trong-quan-he-ngoai-giao-quoc-phong-cua-uc-2012/1576465.html)
Campuchia, Trung Quốc hợp tác xây nhà máy lọc dầu đầu tiên (https://dtphorum.com/content/campuchia-trung-quoc-hop-tac-xay-nha-may-loc-dau-dau-tien/1574195.html)
Nạn nhân vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ qua đời tại bệnh viện ở Singapore (https://dtphorum.com/content/nan-nhan-vu-cuong-hiep-o-an-do-qua-doi-tai-benh-vien-o-singapore/1574332.html)


Nguyễn Phục Hưng

02.01.2013

HOUSTON, TEXAS —
Nghe bài tường trình

http://www.voatiengviet.com/content/houston-gay-quy-chuong-trinh-cuu-giup-nan-nhan-no-le-tinh-duc-viet-nam/1576420.html



Trong không khí rộn ràng của mùa Noel 2012, Houston chợt trở lạnh hơn những năm trước. Tuy nhiên niềm vui Giáng Sinh không trọn vẹn với nhiều người tại Hoa Kỳ vì vụ nổ súng vô nghĩa sáng 14 tháng 12, giết hại 26 người vô tội, trong đó có 20 trẻ em, tại trường tiểu học Sandy Hook, trong tỉnh lỵ Newtown, tiểu bang Connecticut. Hầu hết các cơ quan truyền thông tường trình tang lễ những em bé xấu số làm nhiều người ngậm ngùi thương tiếc. Không ít người đòi hỏi chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ phải có biện pháp thích nghi để ngăn chặn những vụ thảm sát tương tự trong tương lai.

Cũng trong tinh thần bảo vệ trẻ thơ, khoảng 600 đồng hương đã tham dự một buổi gây quỹ đặc biệt tại Houston để ủng hộ chương trình 'Làng Một Thân Hình' - One Body Village, gọi tắt là OBV, nhằm giúp các trẻ em Việt Nam đang bị dụ dỗ hay bị bắt cóc làm nô lệ tình dục tại Campuchia, và các nước lân cận. Chương trình này do linh mục Nguyễn Bá Thông chủ trương với sự hợp tác của một hội đồng quản trị có trụ sở tại Atlanta, tiểu bang Georgia.

Linh mục Nguyễn Bá Thông là một tu sĩ trẻ, Chánh xứ tại giáo xứ Thánh Teresa, tỉnh Grovetown, tiểu bang Georgia. Ông cho biết là ông đã ở tù trong 'trại cải tạo' từ lúc còn trong bụng mẹ. Với một tuổi thơ cơ cực, sống như trẻ bụi đời trên đường phố Sài Gòn nên khi đến Mỹ, linh mục Thông không ngần ngại dấn thân giúp đỡ những đứa trẻ kém may mắn. Trong lúc công tác tại Á Châu, ông khám phá ra những tổ chức dụ dỗ và bắt cóc các trẻ thơ Việt Nam làm nô lệ tình dục:

“Năm 75 vô, thì cả bố lẫn mẹ con đi tù, và mẹ con có bầu được một tháng, con được vô tù và về đẻ trên đường phố Sài Gòn như một đứa trẻ bụi đời, cho nên cái tình yêu cho trẻ bụi đời đã thúc giục con. Rồi năm 93 cả gia đình qua Mỹ. Qua Mỹ con bắt đầu làm việc cho trẻ bụi đời ở Mỹ. Từ đó, cứ mỗi năm đến ngày vacation của con là con đi sống và làm với các trẻ bụi đời. Năm 99 khi con về Campuchia sống và làm việc với các trẻ bụi đời thì lúc đó mới biết là có những trẻ em người Việt Nam 5,6,7,8,9, 10 tuổi bị bán làm nô lệ tình dục bên đó. Từ đó chúng con quyết định làm việc để cứu giúp, nuôi dạy và dĩ nhiên ngăn chặn nữa, những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục.”

Tổ chức 'Làng Một Thân Hình' có mục đích giải cứu, giúp đỡ, nuôi dưỡng các trẻ em Việt Nam bị làm nô lệ tình dục tại Lào, Campuchia, Việt Nam và Singapore, như lời giải thích của linh mục Thông sau đây:

“Họ bắt đầu từ bên Lào, sợ chính phủ Lào bắt thì họ trở về Campuchia vào cuối thập niên 90. Thời đó có thể nói chung rất là kinh hoàng. Để rồi hiện bây giờ vùng Siemriep, với áp lực của các tổ chức nước ngoài, tố chức phi chính phủ như chúng con và các tổ chức khác, thì chính phủ họ cũng bắt nhiều và nó cũng bớt đi nhiều nhưng nói chung ở vùng PhnomPenh thì họ vẫn còn hoành hành. Rồi không phải chúng con chỉ làm ở bên đó, chúng con còn làm ngay ở Việt Nam, ở Campuchia, chúng con có nhà ở Lào và chúng con cũng có nhà ngay cả ở Singapore nữa, ngay ở một đất nước có những luật lệ rất khắt khe. Nhưng các em bên Singapore thì không phải là bé, nói chung là 13,14, 15 bị lừa qua bên đó để đi làm công, qua bên đó họ lấy hộ chiếu và họ bắt các em phải đi phục vụ người khác.”

Linh mục Thông cũng cho biết là tệ nạn bán trẻ em làm nô lệ tình dục ở vùng biên giới Việt-Campuchia và biên giới Việt-Trung lại do những người Việt điều động:

“Ở Việt Nam thì không có một tổ chức rõ ràng như vậy nhưng mà hay có cái mua trinh. Vấn đề quan trọng nhất là bây giờ ở biên giới Trung Quốc với Việt Nam và Campuchia với Việt Nam là những đứa nó về nó lừa các con của mình từ Việt Nam nó đưa qua, tức là chính người của mình đi về lừa người mình, đưa qua đó để bán. Một cái nữa bắt đầu vô Việt Nam, đó là tệ nạn các trẻ em nam bị lừa để bán làm nô lệ tình dục cho những người đồng tính luyến ái.”

Mặc dù không giúp đỡ trong việc cứu giúp các trẻ em bất hạnh, nhưng nhà nước Việt Nam không cản trở việc làm của nhóm 'Làng Một Thân Hình,' như lời linh mục Thông chia sẻ:

“Làm thì họ không làm. Họ cho con làm là con vui rồi. Họ thường nói với con rằng: ‘Tôi biết ông làm cái gì, nhưng ông về đây, ông đừng làm chính trị thì chúng tôi cho ông làm.’”

Buổi gây quỹ do một nhóm thiện nguyện tại Houston tổ chức. Trưởng ban là bà Kiều Nga, chia sẻ lý do bà đứng ra tổ chức:

“Chương trình của Cha Nguyễn Bá Thông rất là đánh động cái tâm tình của tôi. Tại vì mình cứ nghĩ con mình đó, cũng 10, 12, 6,7,8 tuổi, những tuổi nhỏ như vậy mà lỡ như thế thì mình làm sao, thành ra tôi rất cảm kích, thấy cần gióng lên một tiếng chuông cho mọi người biết được đó là một tệ trạng đang xảy ra rất nhiều cho người mình.”

Nhắc đến sự kiện có những bà mẹ đang tâm bán con cho các tổ chức mua trẻ để bắt làm nô lệ tình dục, bà Kiều Nga nhận xét:

“Mới đầu nghe thì mình không nghĩ đó là sự thật nhưng với một xã hội rất là thấp về đạo đức, thì những người bán con đó, là họ đã đánh bài hay là họ nợ nần đến độ mà con mình, mà có thể rứt ruột ra để mà làm cái việc như vậy...”

Một thành viên khác trong ban tổ chức, là bác sĩ Phạm Hồng Hải, cho rằng lý do đưa đến các tệ trạng đang xảy ra tại quê nhà là vì nghèo khổ và đạo đức suy đồi:

“Tình trạng của nước Việt Nam ngày nay về vấn đề văn hóa và đạo đức rất là đồi trụy, cộng thêm cái tình cảnh xã hội nó đưa đến việc là cái lớp cùng đinh của dân Việt Nam bị rất là nghèo khổ, thành ra họ phải làm những việc rất là phản đạo đức để kiếm miếng ăn cho gia đình hoặc là cho lợi ích riêng.”

Còn cô Nga, một thành viên khác, thì không giấu được xúc động khi nói đến việc các người mẹ nỡ bán con:

"Một sự thật mà đau lòng hơn là nhiều khi chính cha mẹ vì những tệ nạn xã hội, vì những cám dỗ hay vì cần tiền mà phải bán chính con mình đi. Phải làm cái chuyện rất đau lòng, đi ngược lại với luân lý đạo đức. Tôi cũng không hiều, không tưởng tượng nổi tại làm sao mà người cha người mẹ mà lại có thể làm những điều đó với chính con mình!”

Hiện diện trong buổi gây quỹ có nhiều bạn trẻ. Em Thúy Anh, 18 tuổi, nói là em có nghe đến tệ nạn các thiếu nữ bị làm nô lệ tình dục nhưng thật kinh hoàng khi nghe đến việc các trẻ thơ bị tệ nạn này.

Buổi gây quỹ nhắc nhở một tình trạng ít người biết đến, là nhiều trẻ thơ Việt Nam đang phải làm nô lệ tình dục cho những người vô lương tâm. Mùa Giáng Sinh 2012 và năm mới 2013, người Hoa Kỳ và rất nhiều nơi trên thế giới cùng dâng lời cầu nguyện cho các trẻ em bị chết dưới tay súng điên khùng tại Newtown, tiểu bang Connecticut. Nhiều người tham dự buổi gây quỹ tự hỏi trong năm mới 2013, không biết thế giới có ai quan tâm để cầu nguyện cho những trẻ em Việt Nam bất hạnh, đang phải sống kinh hoàng tại những nơi chốn không lành mạnh trên các quốc gia Á Châu và ngay cả trên đất mẹ Việt Nam!

TTHV
01-11-2013, 06:20 AM
Người Việt hải ngoại nghĩ gì về luật kiểm soát súng



http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-hai-ngoai-nghi-gi-ve-luat-kiem-soat-sung/1580552.html



x


http://gdb.voanews.eu/A9F49131-9FCA-4CB9-9E3E-F39276254DC0_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0.jpg (http://gdb.voanews.eu/A9F49131-9FCA-4CB9-9E3E-F39276254DC0_mw1024_n_s.jpg)
Rất nhiều người tại tiểu bang Connecticut và New York đã nhanh chóng đi mua các loại vũ khí, đặc biệt là các loại súng dài tự động vì lo ngại sẽ không được phép mua và có thể súng ống trở nên khan hiếm hoặc tăng giá nếu có luật mới ra đời. (AP Photo/Elaine Thompson)



Tin liên hệ
Nghi can vụ xả súng tại rạp phim ở Mỹ sắp bị luận tội (https://dtphorum.com/content/nghi-can-vu-xa-xung-tai-rap-phim-o-my-sap-bi-luan-toi/1579132.html)
4 người thiệt mạng sau vụ đối đầu với cảnh sát tại Colorado (https://dtphorum.com/content/bon-nguoi-thiet-mang-sau-vu-doi-dau-voi-canh-sat-tai-colorado/1578414.html)
Học sinh Sandy Hook trở lại trường lần đầu sau vụ thảm sát (https://dtphorum.com/content/hoc-sinh-sandy-hook-tro-lai-truong-lan-dau-sau-vu-tham-sat/1577196.html)
TT Obama quyết tâm thúc đẩy biện pháp hạn chế sở hữu súng (https://dtphorum.com/content/tt-obama-quyet-tam-thuc-day-bien-phap-moi-han-che-so-huu-sung/1574875.html)
Los Angeles thu mua súng của người dân (https://dtphorum.com/content/los-angeles-thu-mua-sung-cua-nguoi-dan/1573387.html)







Nguyễn Phục Hưng

09.01.2013

HOUSTON, TEXAS —


Nghe bài tường trình

http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-hai-ngoai-nghi-gi-ve-luat-kiem-soat-sung/1580552.html




Vào thứ Sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012, có 20 trẻ em và sáu người lớn đã bị một hung thủ bắn chết tại trường tiểu học Sandy Hook, tỉnh lỵ Newtown, tiểu bang Connecticut. Vụ thảm sát gây nhiều xúc động tại Hoa Kỳ cũng như tại nhiều nơi trên thế giới.

Ngay sau vụ thảm sát, Tổng thống Obama đã không giấu được sự xúc động khi chia buồn và an ủi các nạn nhân. Ông tuyên bố sẽ có những biện pháp thích ứng hầu chặn đứng những cuộc thảm sát tương tự trong tương lai. Cũng trong dịp này Thống đốc New York là ông Mickael Bloomberg kêu gọi Chính phủ và Quốc hội phải nhanh chóng đưa ra một đạo luật giới hạn vũ khí.

Còn thống đốc tiểu bang Texas, Rick Perry thì tuyên bố là ủng hộ việc cho phép các giáo chức mang vũ khí vào trường học để bảo vệ học sinh khi cần thiết. Trong khi đó, theo tin tức trên các hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, thì rất nhiều người tại tiểu bang Connecticut và New York đã nhanh chóng đi mua các loại vũ khí, đặc biệt là các loại súng dài tự động vì lo ngại sẽ không được phép mua và có thể súng ống trở nên khan hiếm hoặc tăng giá nếu có luật mới ra đời.

Quyền được mang vũ khí để tự vệ và bảo vệ gia đình là một quyền rất quan trọng của người dân Hoa Kỳ. Quyền này được ghi trong tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ từ năm 1791. Hiến pháp Hoa Kỳ cũng định rằng chính quyền Tiểu bang có thẩm quyền quyết định chi tiết việc thi hành quyền này cho hợp với hoàn cảnh địa phương. Do đó cách áp dụng tại mỗi tiểu bang có thay đổi ít nhiều nhưng trên căn bản vẫn thống nhất. Vì tính chất quan trọng của Hiến pháp, luật kiểm soát vũ khí trở nên tế nhị và đòi hỏi nhiều sự cân nhắc để hợp với quyền lợi đa số công dân.

Luật kiểm soát vũ khí là đề tài tranh luận và suy tư của nhiều người trong mùa Giáng Sinh 2012 và năm mới 2013. Không ít người mong tìm một giải pháp để có thể chấm dứt những vụ thảm sát tương tự. Nhiều người Việt hải ngoại cũng rất chú ý đến vấn đề này và có những phản ứng khác nhau. Ông Lưu Thanh, cư dân tiểu bang South Carolina, cho rằng việc giới hạn vũ khí sẽ không giảm thiểu các vụ thảm sát mà cần phải đặt mạnh vào vấn đề giáo dục mọi công dân ngay từ lúc nhỏ:

“Vấn đề là phải giáo dục trong trường cho tụi nhỏ, phải xây dựng cho tụi nhỏ, biết kính trên nhường dưới, biết kính trọng thầy cô. Phải biết đạo lý, phải biết tình thương từ hồi nhỏ, …chứ bây giờ cấm súng cũng vậy thôi à.”

Một sinh viên đại học UC Irvine tại California là Bryan thì nói rằng luật kiểm soát vũ khí là một vấn đề tranh cãi sôi nổi vì Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép dân chúng có quyền có vũ khí nên em chưa quyết định ủng hộ quan điểm cần giới hạn quyền có súng.

Em cho rằng sinh viên cần được học về tâm lý và xã hội học để hiểu tâm lý của mình và sự liên hệ trong xã hội, hầu tránh được những hành vi bạo động.

Không chỉ người Việt tại Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề súng ống sau cuộc thảm sát tại Newtown, mà nhiều người Việt hải ngoại cũng rất quan tâm về vấn đề này. Ông Nguyễn Bảo là một cựu sĩ quan cảnh sát Việt Nam đang cư ngụ tại thành phố Calgary, Canada thì cho rằng trong xã hội bây giờ người dân bình thường không cần súng để tự bảo vệ:

“Xã hội này không cần súng vì ngày xưa cuộc sống còn hoang sơ, thành ra nhiều lúc bị cướp bóc không ai bảo vệ. Cho nên nhiều lúc mình phải phòng vệ. Nhưng mà thời buổi này, bây giờ có cell phone. Có chuyện gì cần, gọi 911 là một lúc sau cảnh sát tới nhà liền, cho nên mình phải nói xã hội bây giờ an ninh hơn.”

Là Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Houston có trên một ngàn học sinh, cô Kim Yến chia sẻ rằng vụ thảm sát tại Newtown làm cho phụ huynh học sinh cũng như giáo viên rất lo ngại và nhà trường đang tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh:

“Thường thì chúng tôi có những biện pháp để bảo đảm sự an toàn của các em, nhưng vì vụ này, chúng tôi phải để ý nhiều hơn và có thêm các biện pháp khác để đáp ứng với sự lo âu của phụ huynh cũng như cộng đồng.”

Cô cho rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi bạo động tương tự như vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook:

“Có thể, cũng vì luật pháp về kiểm soát súng quá dễ dãi, cũng vì giáo dục thiếu phần đức dục, cũng có thể vì ảnh hưởng gia đình, và ảnh hưởng xã hội, phim ảnh... Có thể bao gồm tất cả các lý do đó nhưng mỗi trường hợp là một trường hợp đặc biệt.”

Theo quan điểm của cô, Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền có súng và tự vệ của mọi công dân nhưng cũng phải cần có một giới hạn hợp lý để quyền tự do này không xâm phạm an toàn của người khác:

“Hiến pháp là điều tốt, những quyền lợi của công dân Mỹ là điều tốt. Tuy nhiên phải có giới hạn, thí dụ như là điều luật về quyền mang vũ khí cũng phải có giới hạn thôi, chứ nếu có tự do buông thả thì nước Mỹ sẽ loạn.”

Nhưng cô không đồng ý về đề nghị của thống đốc tiểu bang Texas, Rick Perry, là giáo viên cần được phép mang súng vào trường học để bảo vệ học sinh khi cần thiết:

“Trường học không phải là nơi cần vu khí. Các thầy giáo cô giáo chúng tôi có vai trò dạy dỗ các con em. Dĩ nhiên là việc an toàn của các em lúc nào chúng tôi cũng đề cao hết. Tuy nhiên mỗi chúng ta có một vai trò, vai trò của các nhà giáo là dạy dỗ các em. Nếu khi cần đến sự can thiệp của chính quyền thì sẽ có cảnh sát giúp chúng tôi.”

Luật về vũ khí cá nhân tại Hoa Kỳ chắc chắn còn nhiều tranh cãi. Tổng thống Obama đã ủy nhiệm Phó tổng thống Joe Biden thành lập một ủy ban đặc nhiệm, nghiên cứu để cải thiện những thiếu sót trong điều luật hiện hành. Trong khi đó một số nghị sĩ và dân biểu cũng dự trù đưa ra các dự luật trên cùng một vấn đề.

Hiến pháp Hoa Kỳ dành cho công dân quyền tự do gần như tuyệt đối. Với nhiều người ngoại quốc, luật cho phép thường dân mua cả những loại súng tự động, mà thông thường chỉ dành cho các cơ quan công lực và quân đội là một điều không tưởng. Tuy nhiên, điều dáng ghi nhận là dường như hầu hết các người ngoại quốc đều mơ một nếp sống có nhiều tự do và bình đẳng như tại Hoa Kỳ, trong đó nhân quyền được bảo đảm tối đa.

TTHV
01-17-2013, 07:12 AM
Phản ứng người trẻ hải ngoại về bản án của 14 thanh niên Công giáo và Tin lành


In (https://dtphorum.com/articleprintview/1585360.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1585360.html)
Ý kiến (4) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (http://javascript<strong></strong>:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fphan-ung-nguoi-tre-hai-ngoai-ve-ban-an-cua-14-thanh-nien-cong-giao-va-tin-lanh%2f1585360.html&title=Phản+ứng+người+trẻ+hải+ngoại+v +bản+án+của+14+thanh+niên+Công+giáo+và+ Tin+lành&notes=Người+Việt+hải+ngoại%2c+đặc+bi t+các+bạn+trẻ%2c+rất+quan+tâm+đến+bả n+án+quá+nặng+nề+áp+đặt+cho+14+thanh+ni n+Công+giáo+và+Tin+lành+bày+tỏ+lòng+yêu+ nước)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fphan-ung-nguoi-tre-hai-ngoai-ve-ban-an-cua-14-thanh-nien-cong-giao-va-tin-lanh%2f1585360.html&title=Phản+ứng+người+trẻ+hải+ngoại+v +bản+án+của+14+thanh+niên+Công+giáo+và+ Tin+lành&annotation=Người+Việt+hải+ngoại%2c+đặc +biệt+các+bạn+trẻ%2c+rất+quan+tâm+đến +bản+án+quá+nặng+nề+áp+đặt+cho+14+than h+niên+Công+giáo+và+Tin+lành+bày+tỏ+lòng+ yêu+nước)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fphan-ung-nguoi-tre-hai-ngoai-ve-ban-an-cua-14-thanh-nien-cong-giao-va-tin-lanh%2f1585360.html&text=Phản+ứng+người+trẻ+hải+ngoại+v +bản+án+của+14+thanh+niên+Công+giáo+và+T in+lành)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?s=100&p[title]=Phản+ứng+người+trẻ+hải+ngoại+về+b n+án+của+14+thanh+niên+Công+giáo+và+Tin+l ành&p[url]=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2fpha n-ung-nguoi-tre-hai-ngoai-ve-ban-an-cua-14-thanh-nien-cong-giao-va-tin-lanh%2f1585360.html&p[summary]=Người+Việt+hải+ngoại%2c+đặc+biệt+c c+bạn+trẻ%2c+rất+quan+tâm+đến+bản+án +quá+nặng+nề+áp+đặt+cho+14+thanh+niên+C ng+giáo+và+Tin+lành+bày+tỏ+lòng+yêu+nư c&p[images][0]=http%3a%2f%2fgdb.voanews.com%2f1419FCA5-2D94-48A0-92C4-FB22AEA348BC_w150.jpg)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)
Ðăng lại (https://dtphorum.com/pr4/#popupRepublish)


http://gdb.voanews.com/1419FCA5-2D94-48A0-92C4-FB22AEA348BC_w640_r1_s_cx3_cy0_cw53.jpg (http://gdb.voanews.com/1419FCA5-2D94-48A0-92C4-FB22AEA348BC_mw1024_n_s.jpg)
14 người Công giáo và Tin Lành bị cáo buộc 'thực hiện các hành động nhằm lật đổ chính quyền' (ảnh: thanhnienconggiao).

http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-nguoi-tre-hai-ngoai-ve-ban-an-cua-14-thanh-nien-cong-giao-va-tin-lanh/1585360.html

http://assets.pinterest.com/images/PinExt.png (http://pinterest.com/pin/create/button/?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fphan-ung-nguoi-tre-hai-ngoai-ve-ban-an-cua-14-thanh-nien-cong-giao-va-tin-lanh%2f1585360.html&description=Phản+ứng+người+trẻ+hải+ngo i+về+bản+án+của+14+thanh+niên+Công+giá o+và+Tin+lành&media=http%3a%2f%2fgdb.voanews.com%2f1419FCA5-2D94-48A0-92C4-FB22AEA348BC.jpg)

Tin liên hệ


Việt Nam kết án một nhà hoạt động dân chủ 3 năm tù giam (https://dtphorum.com/content/vietnam-ket-an-mot-nha-hoat-dong-dan-chu-ba-nam-tu-giam/1584116.html)
Việt Nam lại phản đối TQ về Biển Đông, Bắc Kinh chưa hồi đáp (https://dtphorum.com/content/vietnam-lai-phan-doi-trung-quoc-ve-bien-dong/1584025.html)
Phiên xử nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân sẽ diễn ra tuần tới (https://dtphorum.com/content/phien-xu-nha-hoat-dong-nguyen-quoc-quan-se-dien-ra-tuan-toi/1583438.html)
Pháp lên án Việt Nam về bản án đối với 14 nhà hoạt động Công giáo (https://dtphorum.com/content/phap-len-an-vietnam-ve-ban-an-doi-voi-14-nha-hoat-dong-cong-giao/1583288.html)
Việt-Mỹ đối thoại quốc phòng (https://dtphorum.com/content/viet-my-doi-thoai-quoc-phong/1583267.html)







Nguyễn Phục Hưng
16.01.2013

HOUSTON, TEXAS — Nghe bài tường trình



http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_ThanhNien_Jan16_2013.mp3




Cách đây một tuần, vào ngày 8 và 9 tháng 1, nhà cầm quyền Việt Nam đã có phiên xử 14 công dân trẻ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Phiên tòa đã kết thúc với một bản án tổng cộng 83 năm tù giam và hơn bốn mươi năm quản chế dành cho họ.

Theo các nguồn tin trong nước thì 14 thanh niên Công giáo và Tin lành này là những người hoạt động tích cực trong các sinh hoạt cứu trợ xã hội và tôn giáo. Họ đã bị công an bắt vào khoảng giữa năm 2011 và bị cáo giác là có hành vi chống lại nhà nước Việt Nam vì họ đã viết Blogs chống âm mưu xâm lược Việt Nam của Trung Quốc cũng như tố cáo các tệ nạn tham nhũng của quan chức Việt Nam.

Bản án nặng nề dành cho các bạn trẻ Việt Nam bị thế giới lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Ngoài sự lên tiếng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các cơ quan bảo vệ nhân quyền thế giới, như Hội Ân Xá Quốc tế, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, v..v..cũng lên tiếng kêu gọi nhà nước Việt Nam, phải tuân thủ theo các điều khoản về Nhân Quyền Thế Giới mà Hà Nội đã cam kết khi xin gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc, và trả tự do cho các thanh niên.

Bản án quá nặng nề gây bức xúc mạnh mẽ trong cộng đồng Ky tô hữu tại Việt Nam và hải ngoại. Từ trong nước, ngày 12 tháng 1, năm 2013, nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền đã phổ biến một kháng thư gửi đến đồng bào và các chính phủ trên thế giới để phản đối sự vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam đối với các người trẻ yêu nước. Người Việt hải ngoại, đặc biệt là các bạn trẻ cũng rất quan tâm đến bản án quá nặng nề áp đặt cho những người trẻ bày tỏ lòng yêu nước.

Cô Như Hạnh sinh ra và lớn lên tại San Jose, tiểu bang California cho rằng bản án quá tàn nhẫn, cướp đi tuổi trẻ của các thanh niên ái quốc:

"Em thấy điều đó quá sức là tàn nhẫn vì họ đã bị cướp đi giai đoạn này, một giai đoạn đối với em rất là quan trọng.”

Trong khi đó anh Lê Đôn sinh ra và lớn lên tại Sydney, Australia thì nói là rất buồn về bản án trên:

"Mỗi lần suy nghĩ về vấn đề này em rất là buồn. Những người này không có tội gì ngoài tội yêu nước mà bị giam giữ rồi ra tòa….”

Còn anh Bùi Thắng là một cư dân tại Houston, tiểu bang Texas, lại không ngạc nhiên về sự đàn áp của nhà nước Việt Nam vì theo anh, Việt Nam bị áp lực của Trung Quốc:

“Ngoài sự áp lực của Trung Cộng ra, họ cũng còn lo quyền lợi, địa vị của đảng cầm quyền. Nếu họ không đàn áp thì người dân sẽ chống đối và sẽ đưa tới đa nguyên đa đảng thì lúc đó sẽ làm tan rã đảng Cộng sản.”

Một bạn trẻ khác tại Houston là cô Xuân Phương thì cho là bản án quá nặng và thiếu căn bản pháp lý nhưng cô nói rằng cô không ngạc nhiên và theo cô, các bạn trẻ Việt Nam có lẽ cũng biết trước là họ sẽ chịu những sự bất công khi quyết định dấn thân:

“Đối với người yêu chuộng tự do hoà bình, cũng như các thanh niên này thì có lẽ một phần nào đó họ cũng chờ đợi bản án này.”

Cô Xuân Phương nhận xét là gần đây nhà nước Việt Nam gia tăng các vụ đàn áp và áp đặt các bản án rất nặng với nhiều nhà dân chủ. Theo cô, điều này phản ánh sự lo lắng của Hà Nội đối với phong trào đòi dân chủ ngày càng nhiều:

“Có một số người cho rằng đây có thể là áp lực của Trung Cộng, Xuân Phương nghĩ cũng có thể, nhưng mà XP nghĩ, cái quan trọng nhất là Hà Nội Việt Nam đang rất lo sợ trước làn sóng ngày càng có nhiều người, nhất là ngưới trẻ, đứng lên để lên tiếng phản đối sự độc tài của đảng cũng như sự khiếp nhược của đảng đối với việc Trung Quốc đang xâm lược chúng ta.”

Trong phiên xử, nhà nước Việt Nam nói rằng tất cả bị can đã tham dự khóa huấn luyện của đảng Việt Tân ở Thái Lan và nhiều người trong số đó bị cho là đảng viên đảng Việt Tân. Cô Xuân Phương nhận định về những cáo buộc này như sau:

“Mục đích của Cộng sản Việt Nam cũng khá rõ. Đó là, thêm một lần nữa họ muốn nhấn mạnh là tất cả những ai có bất kỳ một sự liên quan dính líu, dù là nhỏ dù là ít, đối với đảng Việt Tân thì họ cũng thẳng tay trừng trị bởi vì đảng Việt Tân hiện nay là đảng có sự hiện diện cũng như có những hoạt động active nhất trong Việt Nam…Cũng là một điều cho chúng ta thấy rằng đảng Việt Tân đã làm cho Cộng sản Hà Nội phải lo sợ.”

Trước sự phản đối của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên bản án khắc nghiệt dành cho 14 thanh niên trong nước, anh Bùi Thắng cho rằng người Việt phải tự tranh đấu vì Hoa Kỳ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ:

“Họ chỉ biết quyền lợi của đất nước Mỹ mà thôi chứ không nghĩ đến quyền lợi của nước Việt Nam mình.”

Cô Xuân Phương thì nói rằng người Việt hải ngoại có thể có những vai trò tích cực vận động cho Dân Chủ Việt Nam tại chính trường Hoa Kỳ:

“Nếu cộng đồng người Việt hải ngoại làm thêm thật nhiều những chiến dịch như là nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền hay những kháng nguyện thơ cho nhạc sĩ Việt Khang thì có thể làm cho chính phủ Hoa Kỳ lên tiếng nhiều hơn, thì ít ra cũng có thể làm giảm được những bản án đối với các nhà đấu tranh trong nước.”

Theo tin tức từ các cơ quan truyền thông, thì 14 thanh niên bị ra tòa đã tỏ ra rất kiên cường can đảm. Em Lê Đôn nói em rất phục những người bị bắt:

“Lòng yêu nước của họ rất cao, cái can đảm của họ cũng rất cao. Họ đang sống trong một nước độc tài mà dám lên tiếng, thấy tinh thần họ rất là cao…”

Anh Bùi Thắng thì mong tất cả người Việt Nam đều đồng lòng ủng hộ các thanh niên này:

“Nếu mà người dân trong nước cùng đồng lòng như các thanh niên đó thì em nghĩ rằng cộng sản Việt Nam không tồn tại được.”

Các người trẻ Việt Nam đã tranh đấu với tất cả hào hùng và không một chút hận thù với những người đang đày đọa mình. Trong phiên tòa, sinh viên Trần Minh Nhật đã nói, xin trích dẫn:

“Cầu mong xã hội Việt Nam có được sự thật và công lý. Tôi rất thoải mái trong phiên tòa này, chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt, miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này.”

Câu nói đầy tình thương và sự nhẫn nhục của Trần Minh Nhật làm nhiều người xúc động. Cô Như Hạnh chia sẻ quan điểm:

“Lúc anh Trần Minh Nhật nói câu đó, thì em hiểu sự hy sinh của anh đó và lời đó đã ảnh hưởng em rất nhiều.”

TTHV
01-24-2013, 07:12 AM
Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về bài diễn văn tại lễ nhậm chức của TT Obama


In (https://dtphorum.com/articleprintview/1589602.html)
Email (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1589602.html)
Ý kiến (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (http://javascript<strong></strong>:sharelinkOver('share_moreTop')) x

Del.icio.us (http://del.icio.us/post?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fconte nt%2fnguoi-my-goc-viet-nghi-gi-ve-bai-dien-van-tai-le-nham-chuc-cua-tong-thong-obama%2f1589602.html&title=Người+Mỹ+gốc+Việt+nghĩ+gì+về+b i+diễn+văn+tại+lễ+nhậm+chức+của+TT+O bama&notes=Các+nhà+quan+sát+cho+rằng+lễ+tuyên+t hệ+kỳ+này+không+to+lớn+như+lễ+tuyên+th ệ+của+nhiệm+kỳ+đầu%2c+vì+năm+2009+ôn g+Obama+là+vị+tổng+thống+da+màu+đầu+ti n)
Google Bookmarks (http://www.google.com/bookmarks/mark?op=edit&bkmk=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fnguoi-my-goc-viet-nghi-gi-ve-bai-dien-van-tai-le-nham-chuc-cua-tong-thong-obama%2f1589602.html&title=Người+Mỹ+gốc+Việt+nghĩ+gì+về+b i+diễn+văn+tại+lễ+nhậm+chức+của+TT+O bama&annotation=Các+nhà+quan+sát+cho+rằng+lễ+tuy ên+thệ+kỳ+này+không+to+lớn+như+lễ+tuy n+thệ+của+nhiệm+kỳ+đầu%2c+vì+năm+200 9+ông+Obama+là+vị+tổng+thống+da+màu+đầ u+tiên)
Twitter (https://twitter.com/intent/tweet?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcont ent%2fnguoi-my-goc-viet-nghi-gi-ve-bai-dien-van-tai-le-nham-chuc-cua-tong-thong-obama%2f1589602.html&text=Người+Mỹ+gốc+Việt+nghĩ+gì+về+bà i+diễn+văn+tại+lễ+nhậm+chức+của+TT+Ob ama)
Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?s=100&p[title]=Người+Mỹ+gốc+Việt+nghĩ+gì+về+bài+di ễn+văn+tại+lễ+nhậm+chức+của+TT+Obama&p[url]=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2fngu oi-my-goc-viet-nghi-gi-ve-bai-dien-van-tai-le-nham-chuc-cua-tong-thong-obama%2f1589602.html&p[summary]=Các+nhà+quan+sát+cho+rằng+lễ+tuyên+thệ+ kỳ+này+không+to+lớn+như+lễ+tuyên+thệ+c ủa+nhiệm+kỳ+đầu%2c+vì+năm+2009+ông+Oba ma+là+vị+tổng+thống+da+màu+đầu+tiên&p[images][0]=http%3a%2f%2fgdb.voanews.com%2f4FA90A63-A68A-4577-8B2B-0F3B1B9C81F4_w150.jpg)
Về vấn đề chia sẻ (https://dtphorum.com/sharing_help.html)
Ðăng lại (https://dtphorum.com/pr4/#popupRepublish)

http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-goc-viet-nghi-gi-ve-bai-dien-van-tai-le-nham-chuc-cua-tong-thong-obama/1589602.html


http://gdb.voanews.com/4FA90A63-A68A-4577-8B2B-0F3B1B9C81F4_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/4FA90A63-A68A-4577-8B2B-0F3B1B9C81F4_mw1024_n_s.jpg)
Tổng thống Obama tại lễ nhậm chức thứ hai ở Điện Capitol, Washington, D.C. (AP Photo/J. Scott Applewhite)


http://assets.pinterest.com/images/PinExt.png (http://pinterest.com/pin/create/button/?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fnguoi-my-goc-viet-nghi-gi-ve-bai-dien-van-tai-le-nham-chuc-cua-tong-thong-obama%2f1589602.html&description=Người+Mỹ+gốc+Việt+nghĩ+gì+v ề+bài+diễn+văn+tại+lễ+nhậm+chức+củ a+TT+Obama&media=http%3a%2f%2fgdb.voanews.com%2f4FA90A63-A68A-4577-8B2B-0F3B1B9C81F4.jpg)

Tin liên hệ


Ngũ Giác Ðài: Tướng Allen trong sạch trong vụ Petraeus (https://dtphorum.com/content/tuong-allen-trong-sach-trong-vu-petraeus/1589471.html)
Bà Clinton ra điều trần trước Quốc hội về vụ Benghazi (https://dtphorum.com/content/ba-clinton-ra-dieu-tran-truoc-quoc-hoi-ve-vu-benghazi/1589357.html)
Nổ súng tại trường đại học ở Texas, 3 người bị thương (https://dtphorum.com/content/ba-nguoi-bi-thuo/1589560.html)
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk từ chức (https://dtphorum.com/content/dai-dien-thuong-mai-hoa-ky-ron-kirk-tu-chuc/1589028.html)
Tổng thống Obama dự lễ cầu nguyện nhậm chức (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-du-le-cau-nguyen-nham-chua/1588885.html)







Nguyễn Phục Hưng
23.01.2013

HOUSTON, TEXAS — Nghe bài tường trình



http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_DienVanNK2ofTTObama.mp3





Lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama đã diễn ra rất trang trọng ngày 21 tháng Giêng năm 2013 tại thủ đô Washington D.C. Các nhà quan sát cho rằng lễ tuyên thệ kỳ này không to lớn như lễ tuyên thệ của nhiệm kỳ đầu, vì năm 2009 ông Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kỳ này cũng có khoảng tám trăm ngàn người tụ về thủ đô Washington D.C. để tham dự. Trong khi đó có lẽ hàng tỷ người trên khắp thế giới theo dõi lễ tuyên thệ nhậm chức qua các hệ thống truyền thông để biết những chủ điểm của chính sách Hoa Kỳ trong tương lai.

Đối với người Mỹ, bài diễn văn nhậm chức có một tầm quan trọng đặc biệt vì những đường hướng chính trị của Hoa Kỳ trong tương lai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chính họ. Bài diễn văn nhậm chức năm nay của Tổng Thống Obama kéo dài khoảng18 phút và nêu lên khá nhiều chi tiết cho đường hướng trong nhiệm kỳ tới của ông.

Trong số những người Mỹ gốc Việt tham dự lễ tuyên thệ có Tiến Sĩ Văn Toại. Là một chuyên gia Kinh tế tại vùng Washington, D.C., Tiến sĩ Văn Toại chia sẻ cảm tưởng của ông khi chứng kiến lễ tuyên thệ:

“Nói chung, cảm giác đầu tiên của tôi là ông Obama kỳ này rất khác ông Obama kỳ trước. Bốn năm trước đây thì tôi thấy cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh chưa ai thấy trước bao giờ cả. Thứ hai nữa là lòng nhiệt thành của giới trẻ với thêm nữa là một cao trào lịch sử rất hiếm có, nó đã tạo dịp cho một chính khách trẻ tuổi như ông Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã vượt lên hết mọi người để đến đỉnh cao quyền lực của quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.”

Ông nhận xét thêm về vị trí của Tổng thống Obama trong lần tuyên thệ nhiệm kỳ thứ hai:

“Lần này khác hẳn lần trước, Tổng thống Obama ngày hôm nay được tái cử như là một chính trị gia kinh nghiệm, đầy tự tin và đã được thử lửa và đã được tái nhiệm dựa trên căn bản của những thành quả của chính mình. Đặc biệt trong nhiều lãnh vực chứ không chỉ một hai lãnh vực mà thôi. Thứ nhất là cân bằng lương bổng cho phụ nữ đối với đàn ông, thứ hai là cải tổ bảo hiểm sức khỏe, cái này rất là lớn, thứ ba là quyền lợi cho người đồng tính, thứ tư nữa là giải quyết vấn đề chiến tranh bên Iraq và đồng thời cũng làm dịu bớt chiến tranh và những bó buộc của Hoa Kỳ với Afghanistan. Cái điều quan trọng nữa là kinh tế đã bắt đầu phục hồi lần lần sau cơn khủng hoảng thời tổng thống Bush.”

Tiến sĩ Văn Toại cho rằng trong bài diễn văn tổng thống Obama đề ra những mục tiêu dài hạn để tiến đến một xã hội công bằng:

“Tổng thống đã đặt cho mình những mục đích rất cao trong thời hạn rất ngắn trong khi ở quốc hội đảng Cộng Hòa vẫn giữ đa số ở Hạ Viện mà nhiệm kỳ tổng thống chỉ có bốn năm mà thôi. Cho nên sau khi nhìn qua chương trình ông phác họa ra thì mình thấy có nhiều điểm mình không ngờ được, không dám tin rằng ông có thể thành tựu hết được. Nhưng mà như một danh nhân nào nói đó là, thà mình nhắm vào mục đích rất cao rồi mình đi được nửa đường còn hơn mình không có mục đích nào cả. Cho nên nghe bản diễn văn ngày hôm nay với ý thức đó trong đầu óc thì cái vấn đề quan trọng nhất của ông là nhấn mạnh đến công bằng xã hội.”

Tuy nhiên một nhà bình luận chính trị tại Houston là ông Phạm Cơ cho rằng bài diễn văn nhậm chức chỉ nói khái quát và nhằm tạo sự đoàn kết giữa hai đảng:

“Tôi thấy bài diễn văn nhậm chức chỉ nói khái quát thôi tại vì chỉ một tuần nữa thôi thì ông sẽ đọc bài thông điệp liên bang, thì ông sẽ nói nhiều hơn nhưng mà cái chính là ông muốn hòa giải hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để đoàn kết tiến lên, vậy thôi.”

Trong khi đó ông Đặng Quốc Việt là một nhà bình luận chính trị khác tại Houston cũng để ý đến sự khó khăn mà Tổng Thống Obama cần khắc phục là tạo được sự đoàn kết giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa:

"Có nhiều vấn đề ông đề cập một cách tổng quát và chắc chắn rằng trong nhiệm kỳ bốn năm trước mắt còn rất nhiều khó khăn để ông có thể vượt qua. Và nếu ông vượt qua được những vấn đề phân hóa trong nước Mỹ, cũng như ông đang tiến hành một cuộc cách mạng về vấn đề y tế mà ông thành công, thì phải nói ông sẽ là một những vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ tạo được sự thay đổi cho đất nước Hoa Kỳ.”

Mặc dù trong bài diễn văn của TT Obama chỉ có một đoạn rất ngắn nói rằng Hoa Kỳ vẫn là cột trụ liên minh hùng mạnh tại mọi nơi trên thế giới, nhưng ông Đặng Quốc Việt tin rằng sự kiện Hoa Kỳ lên tiếng về việc tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy Hoa Kỳ không dửng dưng trước vấn nạn Biển Đông:

“Trong bài diễn văn thì ông không nói hết nhưng qua những phát biểu cách đây hai ngày của ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Clinton thì nó thể hiện chính sách của Hoa Kỳ ở tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tại vùng biển Đông và Hoa Đông là sự công nhận của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Nhật Bản tại đảo Điếu Ngư. Điều này nói lên một cái là chúng ta thấy Hoa Kỳ không còn đứng ngoài các vụ tranh chấp giữa các quốc gia như Nhật Bản với Trung Quốc mà Hoa Kỳ đã đứng thẳng về phía Nhật Bản. Chúng ta hy vọng trong tương lai, ngay ở Biển Đông nơi mà đất nước chúng ta phải đương đầu với với sự xâm lăng mạnh mẽ của Trung Cộng, thì Hoa Kỳ cũng sẽ có một thái độ rõ ràng hơn, để chúng ta hy vọng Hoa Kỳ sẽ cùng đứng với người dân Việt Nam để ổn định được nền hòa bình tại Biển Đông.”

Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Obama là một sự kiện chính trị được thế giới chú ý và bình luận rất nhiều. Trong khi các nhà phân tích chính trị trên các cơ quan truyền thông không ngớt phân tích những vấn đề trọng đại mà Hoa Kỳ đang đối mặt thì những người dân bình thường đặc biệt chú trọng vào khía cạnh kinh tế. Bà Tường Vy là một cư dân Houston chia sẻ:

“Tôi hy vọng Tổng thống sẽ làm cho nền kinh tế của Hoa Kỳ khá hơn nhiệm kỳ trước.”

Và một cư dân khác tại Houston là bà Phi Khanh thì nói lên ước vọng sâu xa của những người Việt tha hương:

“Một ước vọng duy nhất là nếu ông có thể giúp được nguyện vọng của những người Việt Nam là đưa nước Việt Nam đến một nước có tự do, dân chủ và nhân quyền.”

TTHV
02-08-2013, 08:15 AM
Ý Kiến Giáo Dân về cuộc gặp gỡ giữa ĐGH Benedict XVI với TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng

VOA's Report - Phát thanh Thứ Tư, 30 tháng Một năm 2013


Theo các nguồn tin trên nhiều cơ quan truyền thông, thì ngày 22 tháng 1 năm 2013, Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 đãcó một buổi tiếp kiến Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại tòa thánh Vatican với những nghi lễ thường dành cho các vị nguyên thủ quốc gia. Các nhà quan sát chính trị cho rằng buổi tiếp kiến này có nhiều điều không bình thường. Thứ nhất là Giáo Hoàng ít khi tiếp kiến lãnh tụ một đảng chính trị mà chỉ tiếp các nguyên thủ quốc gia. Thứ hai là buổi gặp mặt xảy ra vào ngày nghỉ của Đức Giáo Hoàng. Và thứ ba là Việt Nam và Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Nội dung của cuộc tiếp xúc cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ, ngoài một thông cáo ngắn của Vatican nói là buổi họp mặt diễn ra trong vòng thân mật và Vatican hy vọng những trở ngại hiện tại giữa hai bên có thể giải quyết và mối liên lạc hiện hữu có thể phát triển hơn.
Từ những dấu hiệu không bình thường đến bản thông cáo có tính cách ngoại giao, buổi tiếp kiến này đang là đề tài suy luận của nhiều người, nhất là giáo dân Công Giáo trong cũng như ngoài nước.



http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_YKienGiaoDanVVDGHtiepTBT.mp3

Linh Mục Trần Ngọc Hùng, quản nhiệm nhà thờ Holy Rosary tại Houston cho rằng, trong quá khứ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo, II cũng đã tiếp Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Nga Gorbachev nên việc tiếp kiến Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng không có gì lạ:
“Chúng tôi không được biết là đằng sau cái cuộc gặp gỡ của ông Trọng và Đức Giáo Hoàng có mục tiêu nào, nhưng với cái nhìn riêng thì Đức Giáo Hoàng không những chỉ gặp gỡ các vị quốc trưởng của mỗi quốc gia mà thôi, mà trong quá khứ cũng có lần gặp gỡ Tổng Bí Thư của đảng CS Nga là Gorbachev khi xưa. Lần này cụ thể là rơi vào ngày nghỉ của ĐGH nhưng có thể vì, Ngài vì xã giao mà vẫn đón tiếp để nói lên sự nhiệt thành của Ngài và người Công Giáo cho ông Trọng”

Nhận xét về nguyên do đưa đến cuộc gặp mặt, linh mục Hùng nói:
“Đạo Công Giáo cần nói lên tiếng nói của mình, kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải có sự đối xử công bằng với người Công giáo, không những với người công giáo mà còn cho những người theo đạo khác. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng chính nhà cầm quyền cộng sản muốn đi tìm cái thế cho chính mình trên chính trường quốc tế”

Trong khi đó nhà báo Phạm Thông tại Houston là một người Thiên Chúa giáo, nói rằng ông hy vọng đây là một dấu hiệu đảng Cộng sản thấy cần phải thay đổi chính sách về tôn giáo của họ:
“Cái điều mà ông Nguyễn Phú Trọng được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến, có lẽ đây cũng là một dấu hiệu để chúng ta hy vọng rằng người Cộng sản họ thấy rằng họ không thể nào giữ đường lối của họ là vô tôn giáo được, bởi vì tôn giáo là cái gì linh thiêng nhất và họ cảm thấy rằng đến lúc họ cần phải thay đổi”

Một giáo dân khác là bà Minh Tâm thì lại cho rằng Tòa Thánh muốn dùng cơ hội này để đối thoại với nhà nước Việt Nam hầu tìm đường hướng tốt đẹp cho Giáo hội Công GiáoViệt Nam:
“Sở dĩ Đức Giáo Hoàng dành cho ông Nguyễn Phú Trọng một cuộc tiếp đãi đặc biệt như vậy thì tôi nghĩ vì giáo hội Công giáo Việt Nam đang bị chịu đựng nhiều khó khăn, thiệt thòi thành thử Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng có lẽ là cũng thương cái Giáo Hội Việt Nam thành thử ra có cái dịp thì Ngài muốn tiếp xúc để hai bên đối thoại, để tìm một đường hướng tốt đẹp cho Giáo Hội”

Còn ông Nguyễn Thông, cũng là một giáo dân tại Houston, thì lại lạc quan hơn về cuộc gặp gỡ:
“Ngài rất là thương giáo dân bên Việt Nam, do đó khi ông Nguyễn Phú Trọng đến gặp Ngài thì đó là một điều rất tốt cho dân Việtt Nam. Lịch sử đã chứng minh khối Cộng Sản Đông Âu đã sụp đổ cũng chỉ vì đi gặp Đức Giáo Hoàng. Ngài chẳng làm gì cả, Ngài chỉ nói lên sự thật và tình thương thôi nhưng mà nó đã thể hiện được điều quá tốt cho thế giới”

Rất nhiều người lo ngại là hậu quả của buổi tiếp kiến sẽ mang lại sự gia tăng đàn áp của nhà nước Việt Nam đối với giáo dân công giáo, như đã từng xảy ra trong quá khứ, LM Hùng chia sẻ quan điểm của ông trên vấn đề này:
“Chúng tôi chỉ sợ sẽ xảy ra những cuộc đàn áp mạnh hơn nữa, vì chúng ta nhìn vào lịch sử, thấy nhà cầm quyền Cộng sản, miệng thì nói mà tay thì đánh, miệng thì nói hòa hoãn nhưng sau đó, khi mà trở về nhà thì có thái độ khác, đối với người giáo dân hoặc là người dân Việt. Nhìn vào trong quá khứ, khi ông Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo Hoàng thì sau đó về nhà thì lấy đất tại Tòa Khâm sứ Hà nội; Ông Triết gặp Giáo Hoàng, sau đó về nhà là đàn áp tại Đồng Chiêm và những người khác. Chúng tôi chỉ có lo ngại việc này sẽ không đem tới sự cởi mở hơn, nhưng mà họ chỉ tìm cái lợi cho chính họ mà thôi”.

Một giáo dân Công giáo khác là Ông Vũ Thắng cũng e ngại sự đàn áp tôn giáo sẽ gia tăng sau cuộc gặp gỡ:
“Tôi nghĩ chắc chắn nó sẽ (worser) tệ hơn chứ không khá hơn được tại vì như mình thấy cái chứng cớ rõ ràng (proven record) rồi, thì mỗi lần gặp bên Tòa Thánh để tuyên truyền (propagenda) rồi lúc về họ sẽ đàn áp tiếp”.

Bà Minh Tâm thì cho rằng, sự đàn áp tôn giáo chưa chắc giảm bớt nhưng bà tin là phải cố gắng đối thoại khi có cơ hội:
“Chuyện đó thì không biết được, có bớt thì hiếm lắm, hiếm bớt lắm. Nhưng mà bây giờ chuyện gì mình làm được thì cứ làm. Đức Giáo Hoàng, Ngài nói là nói chuyện đối thoại, thì mình cứ nói chuyện, được bớt được phần nào hay phần ấy, tăng thì mình cũng không làm gì được”.

Cuộc tiếp kiến của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI dành cho Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam đang là mối suy tư cho giáo dân Công Giáo Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại. Mặc dầu không ít người bất mãn về buổi tiếp xúc của Đức Giáo Hoàng dành cho phái đoàn của ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng nhiều người vẫn tin vào sự hướng dẫn của Tòa Thánh là kiên nhẫn mở cửa đối thoại, hầu cải thiện những khó khăn đang có.

Trong giai đoạn hiện tại có lẽ giáo dân Công Giáo trong nước vẫn phải nương vào Tình Yêu và Sức Mạnh của Thiên Chúa để vượt qua những thử thách cam go. Xin mượn lời chia sẻ của Linh mục Trần Ngọc Hùng để kết thúc bài phóng sự này:

“Đứng trước sự càng khó khăn là càng phải vươn lên, phải phấn đấu.Chúng tôi nương tựa vào Tình Yêu và Sức Mạnh của Thiên Chúa để củng cố Niềm Tin và dựa vào sức đó để vượt qua sự thử thách khó khăn. Chúng tôi cũng tin là sẽ gặp nhiều bắt bớ và thử thách nhưng mà vững tin, bền chí nương tựa vào Tình Yêu và Sức Mạnh của Chúa để vượt qua thử thách trong những ngày sắp tới”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
02-08-2013, 08:38 AM
Người Việt Houston đón mừng năm Quí Tỵ với CT Cải lương “Việt Nam Trang Sử Hào Hùng”
VOA's Report

https://lh3.googleusercontent.com/-hxZfzXjt8vU/URUnj1ICm5I/AAAAAAAAMTM/oA06P6YOgjE/s800/HKDH_CaiLuong_VOA.jpg


Người Việt Houston đón mừng năm Quí Tỵ với CT Cải lương “Việt Nam Trang Sử Hào Hùng”

Phát thanh thứ Tư, ngày 6 tháng Hai năm 2013

Nguyễn P Hưng thực hiện .


Âm thanh ---> http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_CaiLuongTet2013.mp3 (http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_CaiLuongTet2013.mp3)


Hôm nay là ngày 26 tháng Chạp năm Nhâm Thìn, chỉ còn 4 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán Quí Tị, năm 2013. Trong khi miền Bắc Hoa Kỳ còn chìm trong giá rét mùa đông thì Houston lại có cái lạnh dịu dàng với nắng vàng rực rỡ làm nhiều người, nhất là các vị cao niên, lại càng nhớ những ngày Tết ở quê nhà. Houston là một trong những nơi có nhiều người Việt cư ngụ nhất tại Hoa Kỳ và đồng hương tại đây đón Tết chẳng khác gì tại quê nhà. Các khu phố Việt Nam buôn bán tấp nập, cửa hàng đầy bánh mứt hoa trái. Các khu chợ hoa cũng nhiều hương sắc với mai vàng, đào hồng, cúc đại đóa rực rỡ. Bên cạnh sự rộn ràng của chợ Tết, các nhà thờ chùa chiền cũng tấp nập người đi cầu nguyện hay tham dự các cuộc nhạc hội mừng năm mới.
Trong các nhạc hội đón Xuân năm nay, chương trình cải lương với chủ đề "Việt Nam Trang Sử Hào Hùng" dường như có sắc thái đặc biệt hơn cả. "Việt Nam Trang Sử Hào Hùng" do đài Truyền Hình Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN tổ chức vào tối Chủ nhật ngày 3 tháng 2, nhằm ngày 23 tháng Chạp. Ông Quốc Bình, giám đốc đài Tuổi Trẻ Hải Ngoại nói chủ đích của đài BYN trong chương trình cải lương này là để nêu cao tinh thần dân tộc:
“Đài BYN đứng ra tổ chức 2 tuồng cải lương về vua Quang Trung và Danh tướng Lý Thường Kiệt để một lần nữa nêu cao tinh thần dân tộc, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam ngày nay chúng ta rất cần tinh thần chống ngoại xâm trước tình tình Tầu Cộng đang xâm lấn Tây Nguyên và biển đảo của chúng ta”

Ông Bình giải thích rằng, BYN chọn hai vị anh hùng này vì danh tướng Lý Thường Kiệt là người đầu tiên đưa ra bản hịch tướng sĩ được coi như là bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam khi tiến quân phá Tống. Và vua Quang Trung thì đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam khi tiến quân chống nhà Thanh bên Tầu, để dành lại độc lập cho đất nước:
“Một điều cũng là dịp Tết, vua Quang Trung thì đại phá quân Thanh, cũng cho quân ăn Tết trước, cho nên cũng dính một chút đến chủ đề Tết. Nhưng mà hai nhân vật này chúng tôi cho là rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 11, danh tướng Lý Thường Kiệt đã đưa ra bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, nó biểu tượng cho lời tuyên ngôn mạnh mẽ độc lập của dân tộc Việt Nam. Và vua Quang Trung từng nói một câu ghi đời đến ngày nay, "đánh chosử tri Nam Quốc Anh Hùng Chi Hữu Chủ". Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải nói điều này cho chúng ta biết cũng như nói cho những người đang xâm lấn đất đai biển đảo Việt Nam là; Đất nước Việt Nam không phải sân sau của Trung Quốc, nên không phải là chỗ ra vào tự nhiên”.

Cũng trong dịp này Ông Quốc Bình chia sẻ tâm nguyện của đài Tuổi Trẻ Hải Ngoại mà có lẽ cũng là tâm nguyện của mọi người dân Việt còn yêu quê hương Việt Nam:
“Chúng ta vẫn hay nói là“ Freedom is not Free”, Tự do không phải là chúng ta có sẵn để mà lấy, và chúng ta thừa hưởng những gì mà người đi trước để lại cho chúng ta ngày nay thì chúng ta phải có trách nhiệm làm gì đó để cho thế hệ sau này, thì chúng ta có trách nhiệm phải bảo toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam và chúng ta có trách nhiệm bảo toàn văn hóa.”

Chương trình cải lương này có thành phần nghệ sĩ từ tiểu bang California qua trình diễn cùng với sự cộng tác của các nghệ sĩ tại Houston.
Khán giả vô cùng phấn khởi khi nghe bài thơ Nam Quốc Sơn Hà qua phần trình diễn của nghệ sĩ Ngọc Đán trong vai Lý thường Kiệt.
Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳnghành khan thủ bại hư

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách Trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời


"Việt Nam Trang Sử Hào Hùng" được nhiều lứa tuổi hâm mộ. Một số bạn trẻ thì đưa cha mẹ đi coi, một phần vì hiếu kỳ muốn tìm hiểu một khía cạnh nghệ thuật và văn hóa Việt Nam. Anh Trần Bảo nói là anh rất vui được dẫn cha mẹ đi xem tuồng cải lương này:
“Hôm nay nhân dịp có cải lương truyền thống của Việt Nam mình về Lý thường Kiệt và vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Bảo cũng rất là vui được dắt ba mẹ đi xem cái tuồng cải lương này”

Còn Ông Trần Lợi thì nói tuồng cải lương nhắc nhở ông đến quê hương và động viên tinh thần yêu nước của con em:
‘Cái này nó nhắc người Việt nhớ quê hương xứ sở và động viên cho mấy em”

Một vị khách khác là ông Vũ tiến Trung cho biết là ông muốn có nhiều chương trình văn nghệ có tính cách lịch sử như tuồng này:
“ Cũng mong muốn có nhiều đoàn cải lương diễn để cho mọi người khỏi quên lịch sử Việt Nam ”

Anh Bình là một khán giả trẻ thì nói anh rất ủng hộ chương trình văn hóa đặc biệt này:
“Chương trình rất là hay, rất ủng hộ, tại vì một chương trình như vậy nó phản ánh văn hóa của người Việt mình”

Và bạn anh là cô Diễm thì thích thú vì lần đầu tiên được coi cải lương tại Houston:
“Đây là lần đầu tiên coi cải lương ở Houston, xứ Mỹ này”

Trong không khí rộn ràng của mùa Xuân đang tới, đồng hương Houston hân hoan đón Tết. Nhiều người đi hội chợ Tết để mua hoa Mai, hoa Đào hay thưởng thức những món ăn truyền thống, nhưng cũng không ít người tham dự chương trình cải lương "Việt Nam Trang Sử Hào Hùng". Chương trình văn nghệ này ngoài ý nghĩa nghệ thuật còn có một giá trị đặc biệt là nêu cao tinh thần dân tộc của người Việt. Với nhiều khán giả, đây là một điều rất cần thiết trong bối cảnh chính trị tại quê nhà, vì theo họ, mọi người Việt Nam phải ý thức được sự nguy ngập của đất nước trước âm mưu xâm lược từ phương Bắc. Một khán giả 75 tuồi là Ông Vịnh chia sẻ nhận định của ông:
“Tôi thấy những buổi phát hình về tinh thần dân tộc rất cần thiết trong giai đoạn lịch sử này, bởi vì chúng ta không ý thức, một số người không ý thức được cái sự nguy ngập của đất nước chúng ta như thế nào, nếu không thì tương lai của chúng ta sẽ không biết đến đâu mà lường được”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
02-08-2013, 08:06 PM
Houston những ngày trước Tết Quí Tị

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2013-02-06



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-houston-bf-newy-02062013073424.html

Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, thời tiết Houston bỗng ấm áp như khí hậu Tết của Sài gòn năm xưa. Nhiều buổi hội chợ tại các chùa với ca nhạc đón mừng Xuân Quí Tị, có rất đông người tham dự.

Những niềm vui Tết phương xa

Năm nay, đúng ngày 23 tháng Chạp, người Việt Houston còn được thưởng thức hai tuồng cải lương về vua Quang Trung và danh tướng Lý Thường Kiệt do đài truyền hình Tuổi Trẻ Hải Ngoại tổ chức với tên gọi "Việt Nam Trang Sử Hào Hùng".
Ông Quốc Bình, giám đốc đài truyền hình Tuổi Trẻ Hải Ngoại cho biết lý do tổ chức chương trình "Việt Nam Trang Sử Hào Hùng":
Chúng tôi chọn có hai ý nghĩa; một là cải lương cũng rất đậm đặc nét văn hóa Việt Nam, thứ hai là nếu chúng ta để ý những tuồng cải lương thì có rất là nhiều tình tự dân tộc. Đó là những điều chúng tôi muốn chuyển tải đến đồng hương, nhất là người Việt hải ngoại ngày nay

Người dẫn chương trình Hưng Yên đã tóm tắt thời kỳ vua Quang Trung đánh quân Thanh để khán giả tiện theo dõi:
Tết năm đó là năm Kỷ Dậu. Vua Quang Trung cho lính ăn Tết trước, ăn Tết sớm và thêm một chiến thuật thần tốc là cứ 3 người 1 võng, cõng nhau để quân lính có thời gian nghỉ và ngủ. Bánh tét là thức ăn mà vua Quang Trung đã chọn cho binh lính là vừa ngon lại vừa no, vừa bổ lại vừa dễ đem đi. Trước khi ra trận, vua Quang Trung đã nói rằng là: "đánh cho sử tri Nam Quốc Anh Hùng Chi Hữu Chủ" tức là "đánh cho chúng biết Nước Nam anh hùng có chủ"


Cải lương cũng rất đậm đặc nét văn hóa Việt Nam, thứ hai là nếu chúng ta để ý những tuồng cải lương thì có rất là nhiều tình tự dân tộc. Đó là những điều chúng tôi muốn chuyển tải đến đồng hương, nhất là người Việt hải ngoại

Ông Quốc Bình



Nhiều khán giả đã bày tỏ sự xúc động khi được xem cải lương và mong muốn sẽ còn được xem thêm những vở tuồng về lịch sử Việt Nam.

Không khí Tết không chỉ chan hòa tại những nơi có ca nhạc hay cải lương mà tại các chợ Việt Nam, dù lớn hay nhỏ cũng bày bán bánh mứt, hoa tươi và cây cảnh tạo nên khung cảnh rất Tết. Trong khuôn viên rộng lớn của chợ Hồng Kông thuộc khu Tây Nam thành phố, bác Vũ Văn Dần đang ngắm nhìn những chậu Lan với chiếc máy ảnh trên tay:
Tôi đi mua mấy món đồ cho Tết, mua bánh chưng, giò chả, hoa, ... Muốn chụp vài phong cảnh sinh hoạt chợ Tết nhưng mới chụp được vài tấm hình thôi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-houston-bf-newy-02062013073424.html/banh-chung-banh-tet-bay-ban-la-liet-tai-cac-cho-o-houston/image
Bánh chưng bánh tét bày bán la liệt tại các chợ ở Houston những ngày gần Tết. Photo HienVy, RFA

Còn cô Jennifer cho biết là phải lái xe 6 giờ đồng hồ để sắm tết:Em ở McAllen lận, em đi lên đây để mua đồ về ăn Tết. Mua bánh tét, mứt dừa, mứt gừng, những món mứt nào mà ở bên Việt Nam từng ăn qua trong những ngày Tết, mua dưa nón nữa ...

Với bó hoa màu đỏ rực rỡ trong tay, bác Nguyễn chia sẻ rằng ngày Tết phải có hoa quả, bánh mứt:Ngày 30 Tết là ngày mà phong tục của Việt Nam là cúng ông bà thì phải mua mứt, bánh, trái cây ngũ quả để chưng trên bàn thờ. Hoa này là hoa lai ơn (glaieul) Đà lạt.Cô Nhi thì đang lựa những trái cây cho mâm ngũ quả cúng Tết:Em mua dừa để cúng ngũ quả, gồm có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài ...
Trong khi đó bác Tú cho biết là đi chợ mua vật liệu để về làm cỗ cúng Tết:


Ngày 30 Tết là ngày mà phong tục của Việt Nam là cúng ông bà thì phải mua mứt, bánh, trái cây ngũ quả để chưng trên bàn thờ. Hoa này là hoa glaieul Đà lạt

bác Nguyễn


Đi chợ Hồng Kông mua đồ chay để nấu chay cúng ngày mùng Một, còn 30 thì cúng mặn. Cúng tới ba bữa Tết luôn

Người Việt tha hương vẫn luôn nhớ về quê mẹ



Và bác Tú nói rằng Tết ở Mỹ không vui như ở Việt NamỞ Việt Nam mình thì ngày Tết vui hơn ở đây nhiềuhttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-houston-bf-newy-02062013073424.html/khu-vuc-ban-banh-mut-tai-cho-hong-kong-nhung-ngay-tet/image
Khu vực bán bánh mứt tại chợ Hông Kông ở Houston những ngày Tết 2013.

Nhưng bác Nguyễn thì không đồng quan điểm với bác Tú:
Tết ở Việt Nam và ở đây khác nhau. Ở đây thật ra mình không lo cái ăn cái uống nên không chật vật. Còn ở Việt Nam thì mình đã qua những giai đoạn rất là khổ, nhất là sau 1975 chẳng hạn, thì mỗi lần Tết đến rất là khổ, đến nổi như tụi tui đến ngày 30 Tết, mới có thể có đồng tiền để mua áo, mua quần cho con. Ở Việt Nam người ta khổ vì cuộc sống chật vật. Những người nghèo thì họ lo ghê lắm.Thí dụ ít nhất thì Tết cũng phải có một cái gì như cái hoa trên bàn thờ hay cái bánh để cúng ông bà tổ tiên. Thành ra dù nghèo thế nào cũng phải cố gắng để mà có. Cho nên Tết ở Việt Nam nhân tình thế thái nó khổ, còn ở đây thì không có lo gì cả vì cuộc sống đầy đủ quá


Thấy mọi người nôn nức đi mua bán, lo tổ chức Tết làm mình nhớ lại. Quanh đi quẩn lại thì ở tại Houston này thì chỉ có chỗ này là có nhiều phong cảnh, sinh hoạt nhắc nhở mình đến những cái Tết ngày xưa thôi

bác Dần


Còn bác Dần thì chia sẻ rằng vì muốn nhớ lại khung cảnh Tết ở quê nhà nên bác đi chợ Tết với ba người con gái của Bác:
Chắc chắn là có rồi. Muốn gợi lại cái đó nên mới đi. Thấy mọi người nôn nức đi mua bán, lo tổ chức Tết làm mình nhớ lại. Quanh đi quẩn lại thì ở tại Houston này thì chỉ có chỗ này là có nhiều phong cảnh, sinh hoạt nhắc nhở mình đến những cái Tết ngày xưa thôi.

Năm hết Tết đến, người Việt tha hương luôn nhớ về quê mẹ. Trong những sinh hoạt đón mừng năm Quí Tị, có người nhớ lại những mùa Xuân không vui tại quê nhà, có người thì cảm nhận sự trống vắng dù vật chất không thiếu nơi đất nước tạm dung.

Trong cảnh Xuân tha hương có người lại mang nặng trong lòng nỗi lo âu cho một quê mẹ không vẹn toàn, trước sự xâm lấn biển đảo của phương Bắc nên đưa con cháu đến xem "Việt Nam Trang Sử Hào Hùng".
Có lẽ không ít người tự hỏi đến bao giờ tất cả những người xa xứ sẽ cảm thấy an toàn để trở về "ăn Tết" trên đất nước Việt Nam?

TTHV
02-10-2013, 08:03 PM
Người Việt Houston Đón Tết Quý Tỵ

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2013-02-10


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-in-houston-welcoming-year-of-snake-hvy-02102013133535.html


Không như những năm trước giá lạnh, Tết Quý Tỵ năm nay thời tiết Houston ấm áp dù vài nơi có mưa.
http://www.rfa.org/vietnamese/le-phat-houston-305.jpg Photo by Hiền Vy/RFA
Lễ Giao Thừa Xuân Quý Tỵ tại một ngôi chùa ở Houston, Texas.


Những cành đào, cành mai nở hoa sớm cả tuần trước Tết, tưởng sẽ mang lại những ngày đầu năm thiếu vắng Hoa Xuân, làm cho ngày Tết bớt hương sắc. Nhưng không, mùng Một Tết năm nay đúng vào ngày Chủ nhật, nên người Việt Houston được "ăn Tết" nhộn nhịp rộn ràng.


Đi Chùa


Lễ Giao Thừa tại các ngôi chùa lớn trong thành phố có hàng ngàn người tham dự. Không ít người vẫn theo phong tục "hái lộc đầu năm", nhưng cũng có người lại không hái lộc vì không muốn cây cảnh quanh chùa tơi tả. Ngày mùng một Tết sân chùa đầy xác pháo và tấp nập người đi lễ Phật.
Mùng Một thì đi Chùa thắp nhang cúng Phật...

Bác Du

Bác Du cho biết là sau những ngày dài sửa soạn thực phẩm truyền thống cho gia đình đón Tết, bác đi Chùa cúng Phật ngày đầu năm:
“Mùng Một thì đi Chùa thắp nhang cúng Phật...”
Em Nhi cũng theo cha mẹ đến chùa như mọi năm, nhưng năm nay Nhi không nghĩ là sẽ được nhiều lì xì vì không còn nhỏ nữa:
“Tết thì đi Chùa với ba mẹ rồi được lì xì nhưng năm nay lớn rồi chắc phải lì xì lại cho mấy đứa nhỏ.”


Trong gia đình

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-around-the-world-celebrate-tet-mlam-01222012123759.html/dontet250.jpg/image
Các cháu tại hải ngoại đón Tết. RFA photo.

Còn Bác Nguyễn chia sẻ rằng bác phải ở nhà để cúng Giao Thừa : “Tôi là người theo Phật Giáo nên tôi đi lễ Chùa. Giao Thừa thì tôi phải ở nhà đón ông bà tổ tiên thành ra sáng mùng Một tôi mới đi lễ Chùa.”
Không phải ai ai cũng đến chùa trong dịp Tết mà nhiều người đón năm mới Quý Tỵ trong gia đình mà thôi. Chị Jennifer cho biết; mứt bánh và bao lì xì đỏ, giúp các con của chị biết đến Tết Nguyên Đán, dù chị ở rất xa nơi có nhiều người Việt:
“Ở chung với gia đình nên ở nhà rồi lì xì cho các con để cho mấy đứa con ở đây biết ngày Tết của Việt Nam. Tụi nó sanh trưởng ở đây nhưng vẫn biết Tết Việt Nam, khi nó thấy bánh mứt và bao lì xì là nó biết Tết Việt Nam.”
Bác Vũ cũng đón Xuân với con cháu, dù bác ở ngay Houston:
“Thì cũng như mọi năm thôi! Đi thăm viếng bà con trong nhà thôi. Chờ các cháu đến chơi rồi chúng tôi đi thăm các cháu lại.”

Lễ Nhà Thờ

Vì mùng một Tết Năm nay rơi vào ngày Chủ Nhật nên người Thiên Chúa Giáo cũng đi Lễ Nhà Thờ ngày đầu năm. Em Jimmy Trần chia sẻ chương trình đón Tết của gia đình:
“Gia đình hai vợ chồng và các cháu thì về chúc Tết bên nội trước, ba má bên nhà cháu. Năm này Tết vào ngày Chủ Nhật nên thứ Bảy cháu về bên nội. Sáng Chủ nhật thì cháu đi lễ. Sáng Chủ nhật ngủ dậy thì cháu chúc Tết ba má với lại các em xong rồi gia đình cháu đi lễ. Đi lễ về thì ăn buổi trưa. Sau đó thì hai cháu và gia đình lại về chúc Tết bên ngoại, rồi ăn cơm bên đó để giữ niềm vui của Tết. Về bên nội và bên ngoại thì các cháu cũng được lì xì cho vui.”


Lễ thượng kỳ

http://www.rfa.org/vietnamese/houston-quy-ty-250.jpg/image
Đón Giao Thừa tại Houston, Texas. Photo by Hiền Vy/RFA.


Trong khi đó thì gia đình bà Thảo lại đến Trung Tâm Cộng Đồng NVQG tham dự lễ chào cờ đầu năm theo tinh thần "Tống Cựu Nghinh Tân" như trên thông báo của BĐD cộng đồng, sau khi đi lễ nhà thờ: “Tôi rất là hạnh phúc khi cả nhà đi lễ xong thì đến trung tâm cộng đồng bởi vì trung tâm cộng đồng này đại diện cho cái cộng đồng hải ngoại chúng tôi đầu tiên. Trước đây hai năm cộng đồng không có nhà, thì bây giờ có một ngôi nhà chung để hãnh diện với người bản xứ và ngay với cả những cộng đồng khác thì chúng ta phải duy trì cái truyền thống đó. Đến để ăn tiệc với cộng đồng, rồi chúc Tết nhau, rồi nghe những đồng hương có tài năng lên ca hát. Chúng tôi rất là vui. Chúng tôi rủ con cháu bạn bè đi rất đông để ôn lại kỷ niệm xa xưa của quê nhà ...”
Buổi lễ chào cờ đầu năm theo truyền thống của dân tộc để mà chúc mừng năm mới, để mà nghĩ đến tổ tiên, nghĩ đến ông bà, bạn bè mà chúc cho nhau những lời tốt đầu năm.

Ông Hồ Sắc

Tại khu tượng đài chiến sĩ vùng Tây Nam Houston, cũng có lễ thượng kỳ vào ngày Mùng Một Tết. Ông Hồ Sắc, thay mặt ban tổ chức, chia sẻ:
“Ngày Chủ nhật là ngày đầu năm nên mọi người đều nghỉ việc để mà làm Lễ Chào Cờ đầu năm. Buổi lễ chào cờ này do các hội đoàn quân đội của các quân binh chủng hải lục không quân và cảnh sát quốc gia tại Houston tổ chức. Buổi lễ chào cờ đầu năm theo truyền thống của dân tộc để mà chúc mừng năm mới, để mà nghĩ đến tổ tiên, nghĩ đến ông bà, bạn bè mà chúc cho nhau những lời tốt đầu năm. Và cầu xin cho đất nước chúng ta sớm được bình an, sớm được dân chủ và hòa bình.”


Một ngày như mọi ngày


Tết Nguyên Đán năm nay, nhằm vào ngày Chủ nhật nên các sinh hoạt thương mại tại khu phố Việt Nam rất nhộn nhịp. Trong khi rất nhiều người được nghỉ làm để vui Tết, thì nhân viên các hàng quán, siêu thị lại phải làm việc nhiều hơn để phục vụ nhu cầu Tết của đồng hương. Chị Ba là một trong những người không được nghỉ Tết. Đối với chị, Tết tha hương cũng chỉ là "một ngày như mọi ngày" mà thôi: “Đâu có được nghỉ, phải đi làm. Chợ cũng mở cửa luôn mà. Đâu có nghỉ ngày nào đâu. Ngày nào cũng như ngày nào thôi.”

Không quên Tết Mậu Thân

Nếu mùa Xuân đến thường mang niềm vui cho mọi nhà, thì đối với nhiều người, nhất là người gốc Huế, Tết luôn gợi nhớ thảm cảnh Tết Mậu Thân. Dù bao nhiêu năm tháng trôi qua, với họ, ngày Tết vẫn là ngày giỗ kỵ những người bị thảm sát trong Tết Mậu Thân 1968, như bác Nguyễn tâm sự:
“Tết đến thì bao giờ tôi cũng nhớ đến những người đã mất trong dịp Tết Mậu Thân ở Huế. Vì tôi là người Trung cho nên ngày đó là ngày chúng tôi giỗ kỵ.”
Đã 45 năm trôi qua kể từ biến cố Tết Mậu Thân nhưng nhiều người Việt tha hương vẫn tự hỏi, không biết đến bao giờ những người gốc Huế, như bác Nguyễn, mới có niềm vui trọn vẹn trong dịp Xuân về?



Theo dòng thời sự:


Houston những ngày trước Tết Quí Tị (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-houston-bf-newy-02062013073424.html)
Người Việt tại quận Cam đón Tết Quý Tỵ (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tet-vn-in-cali-02072013061814.html)
Buôn bán Tết sôi nổi tại Little Saigon (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tet-and-business-in-little-saigon-nlan-02102013123508.html)
Tết Xưa và Nay (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interw-dr-nxdien-tet-02072013084154.html)
Người Việt ở Tây ăn Tết Ta (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-newy-in-france-02082013050546.html)
Diễn viên Kiều Chinh với Tết cổ truyền nơi xứ người (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/actress-kc-sharing-ab-tet-in-us-ml-02082013165045.html)
Cành mai, chậu quất, cây nêu đón Tết (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rush-flow-for-tet-02082013060232.html)
Tết ba miền (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/tet-holiday-mlam-02092013114457.html)
Giám đốc Ban Việt Ngữ RFA chúc Tết khán thính giả (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-year-greeting-nkhanh-02102013092319.html)
Thầy Phước Lộc xem quẻ đầu năm “Kỳ Môn Độn Giáp” cho Việt Nam (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/phuocloc-vnsfuture-in-the-yr-of-snake-hai-02092013101346.html)
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
02-15-2013, 06:48 AM
Người Việt Houston mừng năm mới Quí Tỵ

http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-houston-mung-nam-moi-quy-ty/1603214.html


http://gdb.voanews.com/F5ED5FAB-58E9-407C-B08B-D4C6EF71EFDC_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/F5ED5FAB-58E9-407C-B08B-D4C6EF71EFDC_mw1024_n_s.jpg)
Múa lân mừng năm mới tại Virginia, (ảnh minh họa).

http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-houston-mung-nam-moi-quy-ty/1603214.html
Tin liên hệ

Ngày Tết nói chuyện tuổi già (https://dtphorum.com/content/ngay-tet-noi-chuyen-tuoi-gia/1603127.html)
Mathilde Tuyết Trần, người phụ nữ của quá khứ, hiện tại, và tương lai (https://dtphorum.com/content/mathilde-tuyet-tran-nguoi-phu-nu-cua-qua-khu-hien-tai-va-tuong-lai/1602095.html)
‘Việt Nam cần lột xác trong năm con rắn Quý Tỵ’ (https://dtphorum.com/content/vietnam-can-lot-xac-trong-nam-quy-ty/1601189.html)
Tổng thống Obama chúc Tết Nguyên đán (https://dtphorum.com/content/tong-thong-obama-chuc-tet-nguyen-dan/1601172.html)
Quý Tỵ - Năm Hy Vọng (https://dtphorum.com/content/quy-ty-nam-hy-vong/1600804.html)






Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
13.02.2013

HOUSTON, TEXAS — Nghe bài tường trình


http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_DonTetQuiTy.mp3



Houston là một trong những thành phố có nhiều cư dân gốc Việt nhất Hoa Kỳ. Năm nay có lẽ vì thời tiết tốt và nền kinh tế Houston có vẻ phát đạt nên đồng hương ăn Tết rất rộn ràng. Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về Trời, đã có nhiều hội chợ Tết và các nhạc hội đón Xuân tưng bừng. Nhiều cư dân từ các tỉnh lân cận cũng về Houston để tìm lại không khí Tết tại quê nhà. Các siêu thị Việt Nam, các hội chợ Tết, những buổi họp mặt của các hội đoàn cũng như những khóa lễ đặc biệt tại chùa và nhà thờ mang không khí ngày Tết quê hương đến với mọi người. Ngoài ra Houston còn có năm đài truyền hình Việt ngữ miễn phí, phát hình các chương trình đặc biệt mừng năm mới làm cho không khí đón Xuân tại Houston lại càng rộn ràng hơn.

Sáng ngày 30 Tết, tại trụ sở Hội Việt Mỹ vùng Tây Bắc Houston có hội Tết cho các hội viên và hội cao niên vùng Tây Bắc với cây nêu và đốt pháo mừng năm mới tưng bừng. Đặc biệt còn có màn múa rồng để biểu hiện tinh thần Con Rồng Cháu Tiên trong văn hóa Việt Nam.

Trong ngày hội này có nhiều người bản xứ và dân cư trong vùng cùng đến chung vui. Bà Laura Fobres là một người Hoa Kỳ, duyên dáng trong áo dài Việt Nam với khăn Hoàng hậu, nói đây là năm thứ hai bà đi dự Tết Việt Nam và bà dẫn theo cháu để cháu bé được coi múa rồng.

Ông Lê Vũ là một thành viên của Dưỡng Sinh Hội vừa trình diễn xong màn vũ Ải Nam Quan để khơi dậy lòng ái quốc của đồng hương, thì chia sẻ cảm tưởng:

“Ngày hôm nay rất là vui, nơi đất xứ người như thế này, chúng ta ở đây sau bao nhiêu năm vẫn nhớ về cội nguồn, và có ngày lễ Tết Nguyên Đán...”

Mặc dù vùng Tây Bắc có chùa, nhà thờ cũng như Trung tâm Việt Mỹ, nhưng nơi có nhiều người Việt nhất tại Houston vẫn là vùng Tây Nam thành phố. Khu thương mại trong vùng Tây Nam thành phố được đặt tên là International District thuộc Quận hạt F (District F), mà đa số các cơ sở thương mại do người gốc Việt làm chủ. Khu này có nhiều siêu thị, nhà hàng Việt Nam, cơ sở thông tin,... không khác gì Little Saigon của quận Cam, tiểu bang California. Nhiều cư dân California đến viếng Houston, cho rằng phố Việt tại Houston khang trang hơn. Không biết có phải vì nhà đất tại Houtson rất rẻ so với California không?

Trong tháng Chạp, chỗ nào cũng có nhạc đón xuân rộn ràng, từ nhà hàng nhỏ với vài chục chỗ ngồi tới những nhà hàng lớn có sức chứa hàng ngàn thực khách. Các chợ thì dù nhỏ hay lớn cũng đều bán hoa và các loại bánh mứt. Trong vùng Tây Nam này có nhiều nhà thờ Công Giáo, chùa Phật giáo và có cả thánh thất Cao Đài, chùa phật giáo Hòa Hảo cũng như nhà thờ Tin Lành. Tất cà các nơi thờ phượng này đều có lễ đón mừng năm mới.

Đặc biệt tại đây có Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam đồ sộ với pho tượng Quan Thế Âm cao 72 Feet được coi là một trong sáu thắng cảnh của Houston. Nhân dịp Tết, Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam có chợ Tết từ 23 tháng Chạp và kết thúc vào tối 30 Tết với Nhạc Hội mừng Xuân và lễ Giao thừa. Chợ Tết hàng năm này quy tụ cả trăm gian hàng, từ bánh mứt, các loại trái cây, hoa kiểng, đồ kỷ niệm, kinh sách, trầm hương, tượng ảnh, tới thực phẩm chay như giò chả, bánh chưng bánh tét..., làm cho không khí rất Tết.

Khách đến chợ Tết của Chùa để thưởng thức các món chay ngon miệng, để coi văn nghệ, múa lân. Khách cũng đến đây mua bánh mứt hoa trái đem về cúng ông bà hay chưng trong nhà vào ngày Tết. Tối 30 Tết khách viếng chùa lên đến vài ngàn người, đủ mọi sắc dân, và mọi lứa tuổi. Một Phật tử là cô Phượng nói là cô dẫn các con đị dự lễ Giao thừa để giữ truyền thống Việt Nam:

“Đây là con em đó, đây là bạn gái, còn thằng con trai và đứa con gái nữa đi chung bốn năm đứa. Nó lên đây nó thích lắm. Đêm Giao thừa là em dắt mấy đứa con đi cho chúng biết đêm Giao thừa là truyền thống của Việt Nam mình."

Tục lệ xin xăm để xem vận mạng tương lai cũng được nhiều người chiếu cố. Bà Diệu Hằng cho biết bà dẫn các con theo để giới thiệu với chúng một nét văn hóa truyền thống vào dịp đầu năm, nhưng riêng bà thì không cầu xin gì cả:

“Cũng không cầu duyên, cũng không cầu tài, chỉ xin cho nó vui thôi.”

Trong khi đó một bạn trẻ là Anh Ngoan lại có vẻ rất tin tưởng và anh đã xin xăm tại chùa hàng năm:

"Mỗi năm em tới đây, cũng được ba bốn năm rồi.”

Ngoài sân chùa, các thanh niên thiếu nữ dập dìu qua lại làm mọi người nhớ lại những ngày xuân ở quê nhà. Em Phúc nói là em đến đây gặp bạn hữu, em chia sẻ:

“Con lên đây để kiếm bạn và chờ ba má con lên. Mẹ đi làm về trễ.”

Còn bạn em là Vũ, 19 tuổi mới qua Mỹ 5 năm thì nhớ Tết ở Việt Nam với đại gia đình:

“Dạ vui lắm với lại có gia đình với nhau, ở đây thì chỉ có ba má con với con thôi, nhưng không sao, có bạn bè với con thì cũng đỡ.”

Em Thúy là một nữ du sinh từ Việt Nam qua được một năm thì so sánh không khí Tết tại Houston với Việt Nam như sau:

“Ở đây con thấy lúc vô chùa hay nhà thờ thì mới đông vui như vầy, còn lúc bình thường ở nhà thì không thấy nhộn nhịp như ở Việt Nam. Ở Việt Nam đâu đâu cũng thấy Tết.”

Ông Tánh là một cựu quân nhân qua định cư tại Houston được hơn 12 năm. Ông cho biết ông là một giáo dân Công giáo nhưng cũng đến chùa cho con em biết hương vị Tết vì nhà thờ gần nhà không có lễ giao thừa. Ông tâm sự nỗi nhớ quê hương của ông:

“Tối hôm qua mình ở đây nhưng mà ăn tết với VN, với anh em ở Việt Nam bằng phone, trên điện thoại. Nói chung bên đó quá vui. Đi lễ về rồi nhà tụ tập chúc Tết ông bà, con cháu được lì xì, rất là vui vẻ. Ở đây mình kiếm cảm giác không có. Nói chung gia đình Việt Nam phải đến những tụ điểm như thế này thì mới kiếm được một tí không khí Tết thôi chứ ở nhà thì có gì đâu.”

Những người gốc Việt tuy hòa nhập với xã hội Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ những truyền thống tốt đẹp của mình làm cho văn hóa Hoa Kỳ phong phú hơn. Sống trong nền văn hóa hòa hài, đời sống sung túc và tự do, người Việt tại Houton mỗi lần Tết đến vẫn đến các nơi thờ phượng để tìm lại hương vị Tết ở quê nhà và cùng cầu nguyện cho đất nước tự do, thế giới an bình, và nhân loại hạnh phúc. Lời ước nguyện sau đây của ông Nguyễn Tánh, trước giờ Giao Thừa, có lẽ là tâm tình chung của mọi người dân Việt tha hương:

“Tôi ước nguyện là Việt Nam sẽ có được dân chủ tự do để mọi người hưởng được không khí thanh bình, thực sự thanh bình. Mong rằng một ngày không xa, chúng ta sẽ có được không khí thanh bình đó trên quê hương Việt Nam mình.”

TTHV
02-15-2013, 12:42 PM
Giáo dân VN ở hải ngoại nghĩ gì trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2013-02-13


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-host-reac-po-res-02132013131640.html

Phần đông giáo dân Việt Nam ở thành phố Houston tiểu bang Texas đã tỏ ra ngạc nhiên, xúc động và khâm phục Đức Giáo Hoàng Benedict 16 khi ngài tuyên bố thoái vị.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-host-reac-po-res-02132013131640.html/hau-het-cac-bao-chi-tren-the-gioi-deu-chay-tin-duc-giao-hoang-benedict-xvi-da-cong-bo-tu-nhiem AFP
Hầu hết các báo chí trên thế giới đều chạy tin Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã công bố từ nhiệm hôm 11 tháng 2, 2013.



http://www.rfa.org/vietnamese/icon_download.gif Tải xuống - download (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-host-reac-po-res-02132013131640.html/02132013-vn-host-reac-po-res.mp3)

Sáng thứ Hai, ngày 11 tháng Hai năm 2013, nhằm ngày mùng 2 Tết Quí Tỵ, khi miền Đông Bắc nước Mỹ vẫn đang chìm trong trận bão tuyết và Houston với những cơn mưa Xuân thì tin Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 tuyên bố thoái vị, được truyền đi trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình cũng như trên internet làm giáo dân Công giáo nhiều nơi trên thế giới ngỡ ngàng và xúc động.

Một cái gương cho những người phục vụ trong GHCG


Kỹ sư Trịnh Tiến Tinh cho biết, khi nghe tin Đức Giáo Hoàng thoái vị, ông rất sửng sốt:
"Phải nói là sửng sốt vô cùng bởi vì từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe đến vụ ĐGH thoái vị bao giờ. Cho đến khi nghe tin này thì tôi mới biết được là trước đây cũng đã có một vị giáo hoàng đã thoái vị, khoảng năm 1293. Tôi nghĩ đây là một cái điềm gì, hay là một cái gì đã báo cho biết là sắp có một sự thay đổi rất là lớn, không những cho Giáo hội Công giáo mà còn có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi của cả toàn cầu nữa.
Nhưng suy nghĩ lại thì tôi thấy đây cũng là một cái ơn đặc biệt mà Chúa soi sáng cho Ngài để Ngài nghĩ đến giáo hội và Ngài từ chức bởi vì Chúa soi sáng khi Ngài còn đủ sáng suốt để biết rằng sức khỏe không cho phép Ngài để phục vụ gần hai tỉ người Công giáo trên hoàn cầu thì Ngài mới nhường chỗ cho người có sức khỏe hơn, có thể là đầu óc còn minh mẫn hơn. Đây là cái gương sáng cho tất cả những người phục vụ trong giáo hội Công giáo noi theo".


Chúa soi sáng khi Ngài còn đủ sáng suốt để biết rằng sức khỏe không cho phép Ngài để phục vụ gần hai tỉ người Công giáo trên hoàn cầu thì Ngài mới nhường chỗ cho người có sức khỏe hơn, có thể là đầu óc còn minh mẫn hơn

Kỹ sư Trịnh Tiến Tinh

Còn nhà báo Nguyễn Phi Thọ nói rằng sự thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 là do sức khỏe của Ngài nên không có
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-host-reac-po-res-02132013131640.html/duc-giao-hoang-benedict-xvi-chuyen-loi-chuc-phuc-cho-cu-dan-mang-internet-qua-tin-nhan-dau-tien-tren-twitter-vao-ngay-12.12.2012/image
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chuyển lời chúc phúc cho cư dân mạng internet qua tin nhắn đầu tiên trên Twitter vào ngày 12.12.2012. AFP

gì lạ: "Chuyện Đức Giáo Hoàng từ nhiệm là chuyện rất đặc biệt nhưng mà theo tôi thì đến 90% là do sức khỏe. Ngài không điều hành Giáo hội nổi thì sự từ nhiệm cũng là điều tốt thôi. Chuyện đó bình thường thôi chứ không đến nỗi gì mà người ta lại làm lớn chuyện. Mấy năm gần đây, Ngài rất là yếu, Vatican đã nói trước rồi, nhưng Ngài vẫn cố làm việc thôi!"

Bà Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài phát thanh Saigon-Houston chia sẻ rằng bà cũng rất sửng sốt và giao động khi nghe tin Đức Giáo Hoàng thoái vị. Tuy nhiên khi bình tâm lại thì bà nhận thấy Ngài là người rất can đảm và khiêm tốn khi quyết định thoái vị:
"Chính vì hành động này của Ngài, càng nghĩ kỹ thì càng thấy Ngài là người rất can đảm và rất khiêm tốn mới tự nhận biết mình và tự thú nhận cái sự hạn hẹp của con người như vậy. Cho nên tôi nghĩ là Đức Giáo Hoàng đã làm một cái gương rất là khó làm cho các vị lãnh đạo trên thế giới vì đường tâm linh, đường đạo không hề bị ai chống phá, không hề bị ai đảo chánh, lật đổ hay là tranh chấp mà Ngài còn tự nhận ra, tự biết mình như vậy để mà thoái vị, nhường chỗ cho người thích hợp hơn với thời đại mới. Đó là cái gương rất là cần thiết cho thời đại ngày nay, nhất là đối với những người lãnh đạo ở ngoài đời"


LM Vũ Thành, nguyên Chủ tịch Cộng đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng giáo phận Galveston - Houston, chia sẻ cảm tưởng của ông, trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-host-reac-po-res-02132013131640.html/hom-11-thang-2-2013-duc-giao-hoang-benedict-xvi-tham-du-mot-mot-buoi-hoi-nghi-thuong-ngay-tai-vatican/image
Hôm 11 tháng 2, 2013, Đức Giáo hoàng Benedict XVI tham dự một một buổi hội nghị thường ngày tại Vatican. AFP

"Chúng tôi cũng hơi ngỡ ngàng vì việc đó quá mới mẻ bởi vì người Công giáo vẫn coi chức Giáo Hoàng là cho đến khi Ngài chết, cũng giống như các linh mục của chúng tôi là linh mục đời đời. Bây giờ Ngài từ chức là vì lý do tuổi già. Ngài đã triệu tập các Hồng Y trên toàn thế giới về, gọi là Mật Nghị Hồng Y trong mấy ngày trước đây. Một phần để bàn về Giáo Hội mà trong đó Ngài đã trình bày ý định của Ngài. Tôi nghĩ rằng các Đức Hồng Y đã cho ý kiến và như vậy là Ngài thấy yên tâm để tuyên bố từ chức". Linh mục Bác sĩ Phạm hữu Tâm cho biết là khi đọc được tin Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 thoái vị, qua internet, ông không tin đó là sự thật. Nhưng sau khi phối hợp với những nguồn tin khác và biết là tin chính xác thì ông cho rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng rất dũng cảm:

...không hề bị ai đảo chánh, lật đổ hay là tranh chấp mà Ngài còn tự nhận ra, tự biết mình như vậy để mà thoái vị, nhường chỗ cho người thích hợp hơn với thời đại mới. Đó là cái gương rất là cần thiết cho thời đại ngày nay, nhất là đối với những người lãnh đạo ở ngoài đời

Bà Vũ Thanh Thủy

"Hành động của Ngài rất là dũng cảm bởi vì Ngài thấy có những cái hậu quả, đồng thời nó có những cái điều mà có thể mang nặng đến cho Ngài nhưng mà Ngài vẫn dũng cảm để làm chuyện này, sau khi Ngài đã suy nghĩ, cầu nguyện chín chắn.
Hành động của Ngài là một hành động cách mạng, bởi vì lâu nay phần đông tín hữu cũng như nhiều người trên thế giới nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 là một người rất bảo thủ, hay gò bó trong những truyền thống của giáo hội. Tuy nhiên hành động lần này đi ngược lại cái truyền thống thông thường của Giáo hội,
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-host-reac-po-res-02132013131640.html/duc-giao-hoang-benedict-xvi-phai-tiep-tong-bi-thu-dang-cong-san-viet-nam-nguyen-phu-trong-tai-vatican-hom-22-01-2013/image
Đức Giáo hoàng Benedict XVI (phải) tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vatican hôm 22-01-2013. AFP

như chúng ta thấy, là khoảng 700 năm nay thì chưa có vị Giáo hoàng nào từ nhiệm. Cho nên chúng ta thấy vị Giáo hoàng này không phải là một vị Giáo hoàng bảo thủ nhưng Ngài có cái nhìn rất là cách mạng về cái tiến trình của giáo hội.

Ngài có tình yêu sâu xa cho Giáo hội. Một ngôi vị Giáo Hoàng trông coi 1.2 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới là một trách nhiệm rất nặng nề. Có lẽ Ngài thấy nhu cầu của Giáo Hội bây giờ rất là rộng lớn, đặc biệt là xã hội bây giờ đi ngược chiều với giá trị của tin mừng và Ngài cảm thấy sức khỏe của Ngài không cho phép Ngài có thể đối đầu, cũng như có thể đáp ứng những nhu cầu của giáo hội. Vì vậy tôi nghĩ, khi từ chức như vậy thì Ngài hy vọng có một người trẻ hơn lên thay thế Ngài, sẽ đáp ứng những nhu cầu này của Giáo hội cho nên tôi thấy Ngài có một tình yêu sâu xa cho giáo hội trong cái quyết định này của Ngài"


Trước những lời đồn đoán cũng như bàn tán về vị Giáo Hoàng tương lai, LM Phạm Hữu Tâm tâm sự rằng không dễ gì để có Giáo Hoàng gốc Á Đông vào thời điểm này:
"Trong Hồng Y Đoàn - tức là những vị có tư cách; thứ nhất là để được chọn lựa làm Giáo hoàng, thứ hai là những vị có thể bỏ phiếu cho những người khác làm giáo hoàng - có rất nhiều vị Hồng Y từ Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cho nên thời gian sau này có rất nhiều lời đồn đóan, hy vọng là vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ không phải là từ khối Âu Châu. Những vị Hồng Y từ các nước Á Đông hay Châu Mỹ La Tinh hay Phi châu thì tôi nghĩ chưa có sự quen biết cũng như chưa có uy tín rộng lớn đối với tất cả các vị hồng y trong hồng y đoàn mà muốn được bầu thì phải có uy tín với nhiều người thì mới được bầu. Cho nên mong muốn thì có mà có lẽ hy vọng thì không"

Còn LM Vũ Thành thì cho rằng những đức Hồng Y của Hoa Kỳ cũng có nhiều hy vọng được tiến cử:
"Các Hồng Y của Mỹ bây giờ làm việc bên Roma cũng nhiều, chẳng hạn như đức Hồng Y Daniel DiNardo của Houston, Ngài cũng mới ngoài 50, hay là đức Hồng Y, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ở New York. Nhưng mà cái gì cũng vậy, người ta nhắm đến một người có khả năng để có thể chịu đựng được tất cả sức ép của thời đại bây giờ. Tức là người có thể lý cũng như tâm lý vững mạnh"


Trong niềm xúc động của nhiều người trước tin thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, chúng tôi xin mượn lời của bà Vũ Thanh Thủy để chấm dứt phóng sự này:
"Với sự thay đổi, những biến chuyển quá nhanh của các vấn đề trên thế giới, chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Riêng trong chuyện Đức Giáo Hoàng thì càng suy nghĩ tôi càng thấy là Ngài đang muốn dạy cho tất cả chúng ta một bài học về sự tự xét lại mình và tự nhận biết mình. Biết được khả năng của mình, biết được sự hạn hẹp của con người và khiêm tốn chấp nhận điều đó và nên vì quyền lợi chung của tập thể hơn là quyền lợi cá nhân"

Theo dòng thời sự:


Phản ứng tại Âu Châu trước tin Đức giáo hoàng thoái nhiệm (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/eu-cat-ab-pop-resi-02132013074516.html)
Ai sẽ thay thế Đức Giáo Hoàng Benedicto (http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/who-wl-rpl-pope-02122013115443.html)
Đức Giáo Hoàng loan báo thoái vị (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pope-resing-02112013093939.html)
Thế giới tôn trọng quyết định của ĐGH Benedicto 16 (http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/world-voice-respect-f-pope-resignation-02112013145723.html)
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria (http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/pope-calls-end-bloodshed-in-syria-12252012091832.html)
ĐGH Benedicto thứ 16 kêu gọi Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo hòa hợp với nhau (http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/pope-callsfor-christmuslim-hrmony-09152012101336.html)
Đức Giáo Hoàng công bố tên của 6 tân Hồng y (http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/pope-name-6-cardinal-10242012144652.html)
Ý kiến về việc ĐGH Benedicto 16 tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/meeting-pope-16-n-ng-phu-trong-hv-01232013104418.html)
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
02-22-2013, 04:40 AM
Phản ứng của Giáo dân và Tu sĩ Công Giáo trước tin ĐGH Benedict XVI tuyên bố thoái vị

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 20 tháng Hai năm 2013

Âm thanh ở ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/voareportphanunggiaodantruoctindghthoaivi.html)

Trong Công nghị tại Toà Thánh Vatican vào sáng ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã loan báo rằng Ngài sẽ thoái vị vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Khi tin này được truyền đi, thế giới vô cùng ngạc nhiên và nhiều giáo dân Công Giáo không khỏi ngỡ ngàng sửng sốt. Theo truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo thì ngôi vị Giáo Hoàng là ngôi vị suốt đời và khoảng trên 600 năm qua, không có vị Giáo Hoàng nào thoái vị.
Có lẽ hầu hết người Công Giáo gốc Việt cũng có chung tâm tư như vậy. Linh Mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston, chia sẻ tâm tình của ông khi nghe tin Giáo Hoàng thoái vị:
“Cùng với giáo dân, khi nghe được tin này vào buối chiều se lạnh bởi những cơn mưa, nhất là ngày 11 tháng 2 vừa qua cũng là ngày mùng hai Tết, chúng tôi rất là buồn nhưng mà rồi cũng thấy có điểm an ủi. Chúng tôi thấy buồn vì Ngài rất thông minh, tài giỏi, thánh thiện, ngay cả so với đức giáo hoàng chân phước là Gioan Phalo đệ nhị. Nhưng chúng tôi thấy niềm an ủi khi ý thức được một con người khiêm nhường và ngay cả con người giỏi giang của Ngài cho đến lúc nghĩ rằng cần có một người khác lên thì nó sẽ một điều tốt cho Giáo hội hơn. Khi mà mình nghĩ được điều đó tôi thấy an ủi hơn và tôi lại càng cảm phục Ngài”

Trong khi đó thì Ông Trần Khánh Liễm, một giáo dân 79 tuổi, nói là ông rất ngạc nhiên vể tin này và khâm phục lòng can đảm của Giáo Hoàng:
“Sau một vài phút tôi bình tâm lại và tôi hiểu được quyết định của Đức Giáo Hoàng Benedict 16 là một điều rất chính xác và là một quyết định can đảm sau khi ngài cầu nguyện và thấy sức lực suy thoái không thể tiếp tục làm việc. Thì tôi nghĩ đây là một gương sáng cho các vị lãnh đạo trong thời đại của chúng ta."
Ông Liễm nói rằng tuy Đức Giáo Hoàng chỉ tại chức 7 năm nhưng Ngài đã đóng góp rất nhiều cho Giáo hội Công Giáo:
"Ngài đã làm việc rất hữu hiệu, ngài đã làm việc từ thời của đức Giáo Hoàng tiền nhiệm, chọn ngài như là một cột trụ về thần học, nắm vững lập trường về thần học của giáo hội giữa một thế kỷ có quá nhiều thay đổi về luân lý và trần tục hóa nhiều quan niệm sống. Trong khi đó Giáo hội phải đương đầu với những phong trào muốn đổi mới về thần học như nhóm thần học giải phóng ở Nam Mỹ Châu và một số nhóm các nhà thần học trẻ ở Bắc Mỹ hay Âu Châu. Điểm thứ hai là Ngài đã soạn thảo rất nhiều tông huấn để đáp ứng mọi biến chuyển của thế giới, kêu gọi giới trẻ sống trong niềm tin và tình yêu Thiên Chúa trong những đại hội giới trẻ thế giới. Điểm thứ ba là Ngài mở rộng đối thoại với các lãnh tụ tôn giáo như Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, Anh Giáo. Đây là những điểm chính mà tôi nghĩ rằng thế giới Công Giáo trong tương lai vẫn luôn nhớ tới vị Giáo Hoàng này."

Còn Ông Đoàn Bốn, là một giáo dân công giáo rất tích cực trong các sinh hoạt tôn giáo và xã hội tại Houston, thì nói là ông ngạc nhiên lẫn sửng sốt khi nghe tin Giáo Hoàng thoái vị. Ông cho rằng quyết định của Ngài là một gương sáng cho các nhà lãnh đạo trên thế giới:
"Với quyền năng của Đức Giáo Hoàng của một tôn giáo lớn như vậy, mà lại được quyền cho đến chết mà Ngài xin từ chức, thì tôi nghĩ không riêng tôi mà tất cả mọi người đều rất là 'sốc', rất là ngạc nhiên. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ lại thì tôi cảm phục, bởi vì Ngài cảm thấy mang một trọng trách lãnh đạo cả một tôn giáo lớn như thế mà lại đôi khi cảm thấy hơi đau yếu và Ngài từ chức. Đấy cũng là một gương sáng không những cho toàn thể giáo dân mà còn cho toàn thể những nhà lãnh đạo trên thế giới".

Một giáo dân khác là Bà Mỹ Linh thì cho biết bà cảm thấy buồn nhưng cũng nhận định là Giáo Hoàng sáng suốt khi quyết định từ nhiệm:
“Giống như là một người cha của mình, nếu ông nói là ông bận đi xa thì mình thấy mình cũng buồn. Nhưng cái quan trọng tôi thấy Đức Giáo Hoàng rất là sáng suốt. Năm nay ngài đã 85 tuổi rồi, Ngài rất nhiệt tâm muốn phục vụ Giáo Hội, cũng như phục vụ tha nhân, nhưng mà sức khỏe và tuổi tác không thể nào đi ngược với tạo hóa được, nên Ngài muốn từ nhiệm để đưa một vị lãnh đạo có năng động hơn lên lèo lái Giáo hội”

Ngay sau khi tin Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tuyên bố thoái vị, không ít người bàn tán, và đồn đóan có thể sẽ có một Tân Giáo Hoàng từ một châu lục khác, ngoài Âu Châu, được chọn. Có người lại ước mong Tân Giáo Hoàng là người gốc Việt, nhưng Linh mục Nguyễn Đức Vượng cho rằng có nhiều yếu tố cho thấy điều này chưa có thể xảy ra được:
“Dĩ nhiên có nhiều người Việt Nam giỏi, đang làm việc tại Âu Châu, Á Châu, tại Việt Nam, hoặc là ở tại Ý, tại Roma nữa, nhưng mà về cái vận đổi để mà gặp gỡ hoặc là về ngôn ngữ hay về tất cả những tầm vóc khác có tính cách quốc tế thì tôi nghĩ rằng là bây giờ chưa có tới người của chúng ta. Vả lại về phương diện Hồng Y, thì chúng ta chỉ có một vị Hồng Y mà thôi và không biết có sang được để mà bầu hay không”

Ông Liễm cũng đồng ý và ước mong là vị Tân Giáo hoàng sẽ là một người thánh thiện để dẫn dắt Giáo hội trong thời đại khó khăn hiện tại:
"Ước vọng của tôi cũng như của nhiều tín đồ Công giáo là mong có một vị Giáo hoàng đạo đức thánh thiện, đầy ơn Chúa Thánh Linh để dìu dắt Giáo Hội đương đầu với những khó khăn của thời đại trong tinh thần Tin Mừng của Chúa Ki Tô. Tôi cũng nghe nói là có thể những vị Hồng Y từ Phi Châu hay là Nam Mỹ được nhiều người để ý tới nhưng mà tôi không nhìn thấy một vị tân giáo hoàng là người gốc Việt vì chúng ta không nhìn thấy dấu hiệu nào trong thời đại của chúng ta".

Tin Giáo Hoàng Bendicto XVI từ nhiệm làm nhiều Tu sĩ cũng như giáo dân Công Giáo ngạc nhiên, sửng sốt nhưng đồng thời thán phục đức khiêm cung của Ngài. Giáo dân gốc Việt đang cầu nguyện an lành đến với Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và đồng thời cầu nguyện có một vị chủ chăn tài đức vẹn toàn để lãnh đạo Giáo hội trong tương lai. Ngoài ra họ còn hy vọng vị tân giáo hoàng sẽ tích cực giúp đỡ mang lại tự do tôn giáo cho Giáo hội Công giáo và nhân quyền cho người dân Việt Nam như lời tâm sự của Linh Mục Chánh Xứ Giáo xứ Đức Mẹ La Vang:
"Chúng tôi chỉ nghĩ đến là tân đức giáo hoàng cũng có lập trường của Giáo hội để làm sao đối với quê hương Việt Nam của chúng ta, có được nhân phẩm của con người, có được tự do tôn giáo, và vấn đề đi lại cũng như là sự suy nghĩ của mỗi người, được hoàn toàn tự do. Đó là điều chúng tôi luôn luôn mong muốn và cầu nguyện trong thời gian này”.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
03-01-2013, 07:22 AM
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân gặp gỡ đồng hương Houston



.
.

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 27 tháng Hai năm 2013

http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_TSNgQuocQuan.mp3




Chiều Chủ nhật, ngày 23 tháng 2, năm 2013, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân có một buổi gặp gỡ đồng hương Houston để chia sẻ tâm tình của ông về việc nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho ông sau 9 tháng cầm tù.
Theo các nguồn tin quốc tế cũng như chính ông chia sẻ thì Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân có quốc tịch Hoa kỳ, bị bắt ngay khi đến phi trường Sàigon vào ngày 17 tháng 4 năm 2012 và bị cáo buộc tội 'âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân'. Việc bắt giam này đã gặp phải sự chỉ trích gắt gao từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các tổ chức nhân quyền trên thế giới. Cuối cùng nhà nước Việt Nam phải trả tự do và trục xuất ông về Hoa Kỳ ngày 30 tháng 1 năm 2013 mà không đưa ông ra tòa vì không có bằng chứng buộc tội.
Được biết TS Nguyễn Quốc Quân là một thành viên của đảng Việt Tân, chủ trương tranh đấu bất bạo động. Năm 2007 ông đã bị nhà nước Việt Nam bắt giam 6 tháng và bị cáo buộc là 'tham gia vào việc điều hành, gây quĩ cho tổ chức khủng bố Việt Tân và nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện các âm mưu khủng bố của tổ chức này'. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, đảng Việt Tân là một đảng chính trị hợp pháp, có chi nhánh tại nhiều nước trên thế giới, với chủ trương vận động cho tự do dân chủ tại Việt Nam qua các đường lối bất bạo động, nhưng bị nhà nước Việt Nam cáo buộc là một tổ chức 'khủng bố'.
Trong buổi họp mặt này, ngoài mục đích chia sẻ về việc ông bị cầm tù, về đời sống trong lao tù cộng sản, những thành công, cũng như khó khăn của cuộc tranh đấu bất bạo động cho tự do dân chủ tại quê nhà, TS Quân còn trả lời những thắc mắc của đồng hương. Ông cho biết là ông đã dự trù phương cách hoạt động trong trường hợp bị bắt giữ:
“Đó là làm thế nào nổi bật lên cái vấn đề là sự sai trái bắt giữ tùy tiện đối với những người trong nước với cái tội mà không đáng là gì, trong khi đối với người có quốc tịch nước ngoài thì không dám xử, hoặc là có xử bao nhiêu năm đó không biết, và tôi sẽ khoét sâu về vấn đề đó trong thời gian sắp tới để cho thế giới chú tâm hơn về những trường hợp đó tại Việt Nam, đặc biệt là đối với những anh em thanh niên, với những trường hợp như là anh Điếu Cày”

Trả lời cho một câu hỏi là ở VietNam có ai có thể là một lãnh tụ tương lai như Bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện không, Tiến sĩ Quân cho rằng mỗi người dân Việt là một Aung San Suu Kyi tương lai:
“Aung San Suu Kyi là dân tộc Việt Nam, chúng ta nếu có một nhân sự nào đó mà nổi bật được thì càng tốt, nhưng mà đừng ngồi đó mong chờ, đừng ngồi đó mong chờ, vì chính những người dân Việt Nam sẽ sản sinh ra, để chúng ta sẽ thay đổi một cơ chế, chính cái cơ chế đó sẽ đẻ ra những người minh quân, ít nhất trong một khoảng thời gian, nếu người minh quân đó thay đổi tính thì không sao, bỏ anh đó xuống theo chế độ dân chủ để mà thay thế người khác. Cho nên đừng bao giờ mong chờ có một người nào đó là Minh quân để mà người đó sẽ mãi mãi là người tốt”

Một cử tọa khác hỏi về thành quả của sự hy sinh mà ông, cũng như nhiều nhà tranh đấu trong nước, bị vào tù nhiều lần để cổ súy phong trào tranh đấu bất bạo động, Tiến sĩ Quân chia sẻ rằng, đó là người dân bây giờ đã hết sợ và trưởng thành về mặt chính trị:
“Ai cũng quan tâm hết, ai cũng lo hết. Nhưng mà nếu chúng ta ngồi đó mà lo lắng, cân đo có thể làm được gì không thì chúng ta sẽ thấy không có chuyện gì đáng làm cả. Nhưng nếu mà chúng ta đã làm rồi thì chúng ta thấy kết quả của nó. Năm 2007 có một số người hải ngoại cùng với một số người trong nước bị bắt tới mấy tháng tù, mấy năm tù gì đó vì cái tội in và giới thiệu tài liệu bất bạo động, in ra cái truyền đơn đó, mới định phát thôi, chưa kịp phát, rồi bị bắt, rồi nó tin rùm beng lên. Thế là người ta tò mò tìm hiểu đấu tranh bất bạo động là cái gì mà mấy anh đậu tiến sĩ cũng loay hoay về để bị tù. Người ta hiểu đấu tranh bất bạo động hơn. Bây giờ chúng ta mới nhìn thấy nhiều người cam chịu đấu tranh bất bạo động, nhiều người trong Thái Hà người ta cùng nhau đi tham dự phiên tòa của những người bị bắt….”

Trong khi một số nhà bình luận cho rằng các tổ chức tranh dấu cho dân chủ Việt Nam đang gặp bế tắc trong hoàn cảnh chính trị tại quê nhà, thì tiến sĩ Quân lại có cái nhìn lạc quan hơn. Ông cho rằng chính nhà nước Việt Nam đang lúng túng vì người dân đã không còn sợ hãi nữa:
“Họ đã vượt qua được cái mức bình thường của cuộc sống để họ dấn thân, hay là họ có những lời lẽ rất là cần thiết. Tôi nhìn thấy là nhà nước đang bị dồn vào cái thế khó khăn. Tương đối như vậy thì có lẽ lợi thế nó còn lại ở các tổ chức chính trị. Nếu chúng ta bảo rằng là đó đang bế tắc, có lẽ ý chúng ta muốn nói rằng dường như không có cái hoạt động có tính cách phối hợp và rầm rộ to lớn hoặc là không có những cách làm việc có hiệu quả mang tính cách vận động quần chúng mà quần chúng không xa cách. Tôi mong rằng trong thời gian ngắn sắp tới người ta sẽ không e ngại những tổ chức chính trị nữa”

Có người thắc mắc là tại sao trong khi Đảng Việt Tân bị nhà nước Việt Nam tìm mọi cách kiềm chế gắt gao, cũng như bị cáo buộc là một tổ chức 'khủng bố' vì chống đối chế độ Cộng Sản, thì vẫn có không ít người hoài nghi lập trường của đảng Việt Tân. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân trả lời:
"Trước tiên, mình không muốn mang ý chụp mũ nhưng mình cũng nên chú ý là hai điều đó có vẻ mâu thuẫn với nhau, một đằng là rất ‘phản động' chống Việt Cộng, một đằng lại là giống như làm những điều có lợi cho Việt Cộng.Có nhiều khi nó phát xuất từ chính nhà nước CS Việt Nam. Khi nói như vậy không có nghĩa là những người nào nghi ngờ, thì họ bị mắc mưu Cộng Sản. Chẳng hạn như nhớ lại vụ giảng viên Phạm Minh Hoàng đang ở tù hay mục sư Dương Kim Hải mà tại sao Đảng Việt Tân lại bảo người đó là đảng viên Việt Tân để khiến cho hại người ta, có vẻ giống như tiếp sức cho Việt Cộng để người ta khai thác tù không? Nếu mà nghĩ cho đường dài thì đảng Việt Tân có quan niệm khi mình công khai thì mình dễ vận động cho người đó hơn”

Ông nói thêm là đảng Việt Tân luôn lắng nghe và cố gắng cải thiện phương pháp hành động để giảm thiểu những hiểu lầm hay nghi ngờ của quần chúng:
“Tôi nghĩ rằng có những việc mình chưa biết được đúng hay sai trong hiện thời, nhưng mà về đường dài mình mới nhìn thấy. Cho nên có lẽ chúng tôi phải lắng nghe với tinh thần học hỏi, lắng nghe để điều chỉnh lại, để làm thế nào giảm bớt những cái nghi ngờ hoặc là hiểu lầm đó, bằng chính hành động, bằng chính thái độ học hỏi thực sự và cái tinh thần luôn luôn muốn cải thiện. Đảng Việt Tân trân trọng với những ý kiến đó".

Có mặt trong buổi hội luận, ông Nguyễn Công Bằng, tổng thư ký đảng Vì Dân cho biết Đảng Vì Dân cũng có những thành viên bị cầm tù tại Việt Nam nên rất hiểu những khó khăn của đảng Việt Tân trong nỗ lực vận động dân chủ tự do cho Việt Nam:
“Cũng là một tổ chức đấu tranh, chúng tôi chia sẻ những nỗ lực của anh em Việt Tân và đảng Việt Tân. Chúng tôi biết rằng những cái gì chúng ta thấy được, chỉ là một phần rất nhỏ mà đảng Việt Tân đã làm, cũng như tất cả các tổ chức khác mà quí vị nghe nói tới...”
Buổi nói chuyện và hội luận với Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân tại Houston có khoảng trên dưới một trăm người hiện diện, không kể nhiều người tham dự qua hệ thống Paltalk từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Viêt Nam.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

TTHV
03-07-2013, 04:58 AM
Phản ứng người Việt hải ngoại về việc 'dự thảo sửa đổi' Hiến pháp 1992

http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-nguoi-viet-hai-ngoai-ve-viec-du-thao-sua-doi-hien-phap-1982/1616561.html



http://gdb.voanews.com/075095AD-B7C3-4E10-9CF4-4C47364FD02C_w640_r1_s_cx0_cy32_cw0.jpg (http://gdb.voanews.com/075095AD-B7C3-4E10-9CF4-4C47364FD02C_mw1024_n_s.jpg)
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.


Tin liên hệ



Cộng đồng mạng mạnh mẽ ủng hộ ký giả Nguyễn Đắc Kiên (https://dtphorum.com/content/cong-dong-mang-manh-me-ung-ho-nguyen-dac-kien/1612456.html)
Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên: Sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ (https://dtphorum.com/content/phong-vien-bi-sa-thai-vi-phan-doi-tong-bi-thu-dang-csvn/1611651.html)
Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp (https://dtphorum.com/content/hien-phap-va-viec-sua-doi-hien-phap/1615208.html)
Tổng Bí thư Việt Nam yêu cầu xử lý ‘suy thoái tư tưởng chính trị’ (https://dtphorum.com/content/tbt-vietnam-yeu-cau-xu-ly-suy-thoai-tu-tuong-chinh-tri/1610935.html)




Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
06.03.2013

HOUSTON, TEXAS — Nghe bài tường trình





Playlist (http://javascript<strong></strong>:opened=winOpened(); if (!opened) window.__playerWindow = window.open(winUrl(4,'264028',false),winName(),win Settings); winSetup(4,'264028',false, opened);)
Tải (http://realaudio.rferl.org/voa/VIET/manual/2013/03/06/69e81fbf-c1f7-4200-b8b5-99aa682a7a6a.mp3)



Đáp lời của nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đóng góp vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một nhóm 72 nhà trí thức đã đưa ra bản tham gia ý kiến chi tiết được mệnh danh là Kiến nghị 72. Bản tham gia ý kiến này yêu cầu bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp, thành lập thể chế đa nguyên đa đảng, có tam quyền phân lập rõ ràng, phi chính trị hóa quân đội và trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. Bản Kiến nghị 72 đã có hàng ngàn chữ ký ủng hộ. Sự kiện này đã khiến nhiều người có một chút hy vọng, là có lẽ đã đến lúc Việt Nam thay đổi để dân chủ hóa đất nước hầu theo kịp đà tiến triển của thế giới.

Tuy nhiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã làm mọi người ngỡ ngàng với câu nói, về các góp ý sửa đổi hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống." Theo Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối 25/2 ông Trọng đã phát biểu trong khi ông tới tỉnh Phú Thọ:

"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."

http://gdb.voanews.com/3C43F63D-4DF4-4F73-BBF6-84809D149789_w268.jpgAnh Nguyễn Đắc Kiên




​​​Lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gây sửng sốt cho nhiều người trong cũng như ngoài nước, và nhiều người lên tiếng phản hồi. Tuy nhiên có lẽ bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có tựa đề ‘Vài lời với Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng’ của báo Gia đình và Xã hội được nhiều người chú ý nhất.

Nguyễn Đắc Kiên đã bị cách chức 24 giờ sau đó. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bác bỏ các nhận định của TBT Nguyễn Phú Trọng và cho rằng Kiến Nghị 72 phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam.

GS Nguyễn Chính Kết là một thành viên trong ban điều hành Khối 8406 Hải Ngoại có nhận xét như sau về bản Kiến nghị 72:

“Tôi cho rằng đó là một phương cách đấu tranh rất là tuyệt vời để cho đảng CS biết người dân chán ghét cái cách cai trị của đảng CS lắm rồi, vì đã làm cho đất nước tụt hậu và nghèo đói suốt gần 70 năm nay. Các ông đó nên nhường quyền cai trị cho người khác hay đảng phái khác xứng đáng hơn. Kết quả của bản kiến nghị này là tạo được ý thức trong dân chúng về bản chất gian dối và sự bất lực của đảng CSVN trong việc giải quyết những vấn nạn của đất nước, đồng thời gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh hơn trong dân chúng.”

Một nhà bình luận chính trị cho đài truyền hình Việt Ngữ BYN tại Houston là ông Đỗ Đăng Giao thì đồng ý với các điều nêu lên trong Kiến nghị 72:

“Đọc qua Kiến Nghị đó thì tôi thấy là có nhiều điểm tôi cũng đồng ý. Tất cả những điều, từ điều 1 tới 6, nó đều phù hợp với lại một Hiến pháp của chế độ dân chủ.”

Trong khi đó nhà báo Lễ Diễn Đức, thì nói là ông không hy vọng gì vào thiện chí của nhà nước Việt Nam trong vụ này, mặc dù ông cũng ký tên ủng hộ Kiến nghị 72:

“Tôi cũng là một người đã ký ủng hộ vào chuyện đó. Tôi không có bất kỳ một cái suy nghĩ ảo tưởng ở một cái thiện chí nào ở phía chính quyền Hà Nội cả, bởi vì họ vẫn cố tình cay cú và tất cả các bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, trên báo đảng chính thức đều đập lại những lập luận của các nhà trí thức. Theo tôi nghĩ đây chỉ là một một cuộc tập dượt của công dân, thức tỉnh xã hội làm cho mọi người thấy được cái biến chuyển như vậy. Hiến pháp là một khế ước của xã hội chứ không phải là một bộ luật của nhà nước. Cho nên tôi không nhìn thấy một biến chuyển nào lớn hết.”

Giáo Sư Nguyễn Chính Kết cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng đã phản ánh một thái độ coi thường người dân:

“Quả thật tôi không thể ngờ được một nhà lãnh đạo đất nước mà lại có lời phát biểu ngu xuẩn như vậy. Nó xúc phạm tới nhân dân rất là nhiều, và những phát biểu ấy làm cho cả thế giới thấy được rõ ràng cái sự tham quyền cố vị và bản chất lật lọng của đảng CSVN, đồng thời cho thấy việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là trò lừa bịp, mị dân chứ không phải là để biết nguyện vọng đích thực của người dân là gì. Lời phát biểu ấy chỉ làm dân chúng thêm phẫn nộ.”

Ông chia sẻ sự cảm phục của ông với những người trong nước và đặc biệt với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khi can đảm lên tiếng:

“Tôi rất là vui mừng và cảm phục khi thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam, các nhà trí thức và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã can đảm lên tiếng đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, tức là phủ nhận sự lãnh đạo bất lực của đảng CSVN. Những tầng lớp này mà lên tiếng thì sẽ khuyến khích dân chúng lên tiếng theo.”

Còn ông Đỗ Đăng Giáo thì cho rằng ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã có những lời phát biểu khinh thường khát vọng tự do dân chủ của người dân:

“Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã sai lầm khi ông qui chụp những người góp ý kiến, là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị và suy thoái tư tưởng. Tôi nghĩ là ông ấy đã sai lầm trong việc nhận định về khát vọng của người dân trong nước, được có tự do và dân chủ.”

Ông Giao nhận định rằng nhà báo Nguyễn Đức Kiên là người có can đảm phê bình một lãnh tụ đảng CSVN nặng nề và chính xác:

“Tất nhiên có nhiều người phản đối nhưng theo tôi biết thì hình như ông Nguyễn Đắc Kiên là người đầu tiên viết lên bài với tựa đề 'Vài lời với TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng'. Phải nói là bài viết của ông Nguyễn Đức Kiên rất là hay, và rất là sắt thép, vì ông phân tích rất là chính xác. Chưa có khi nào một người dân mà có nhận định phê phán một người đứng đầu đảng Cộng Sản VN với lời lẽ nặng nề như vậy.”

Nhìn về tương lai của một tiến trình dân chủ ôn hòa như tại Miến Điện có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam, các nhà bình luận chính trị có những quan điểm cũng như hy vọng khác nhau.

Giáo sư Nguyễn Chính Kết nói rằng chỉ khi nào đảng CSVN từ bỏ điều 4 Hiến pháp thì mới có hy vọng cho một tiến trình dân chủ ôn hòa tại quê nhà:

“Tôi mong rằng các nhà lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều này, là không bỏ điều 4 Hiến pháp mà cứ ngoan cố tiếp tục nắm quyền với bất cứ giá nào thì đó là con đường tự sát của đảng CSVN. Chỉ khi nào giới lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều ấy thì họ mới từ bỏ quyền lực và như vậy mới có được một tiến trình dân chủ ôn hòa tại Việt Nam.”

Ông Đỗ Đăng Giao thì cho rằng rất có thể đảng CSVN tiếp tục bỏ qua sự góp ý của người dân:

“Người dân trong nước hiện thời đều muốn có một Hiến pháp thật sự dân chủ, thì nếu họ làm như vậy, tôi nghĩ rằng là họ sẽ phải trả giá rất đắt cho việc coi thường những khát vọng của người dân.”

Nhà báo Lê Diễn Đức thì so sánh với cuộc sụp đổ của Cộng sản Ba Lan, ông cho rằng chưa hy vọng có sự chuyển hóa qua dân chủ tại Việt Nam:

“Cả xã hội còn sống trong sự sợ hãi, cho nên là chưa có một phong trào xã hội, chưa tạo một sức bật của xã hội, thì chưa thể làm cách mạng được, cuộc cách mạng nào cũng là quần chúng. Để dẫn dắt cuộc cách mạng thì cần phải số đông, nhưng mà số đông hiện nay chưa có. Cho nên là hy vọng rằng, có một sự chuyển biến nào ở Việt Nam, theo tôi, là còn rất là ảo tưởng.”

TTHV
03-15-2013, 07:51 AM
Cảm nghĩ của phụ nữ hải ngoại về việc bà Tạ Phong Tần được vinh danh



http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_PhuNuCanDam_TaPhongTanl.mp3



http://gdb.voanews.com/AA99F87F-C7D1-4EE0-A436-52BED5CFC496_w640_r1_s_cx0_cy35_cw0.jpg (http://gdb.voanews.com/AA99F87F-C7D1-4EE0-A436-52BED5CFC496_mw1024_n_s.jpg)
Cựu đảng viên Đảng Cộng sản Tạ Phong Tần.



http://www.voatiengviet.com/content/cam-nghi-cua-phu-nu-hai-ngoai-ve-viec-ba-ta-phong-tan-duoc-vinh-danh/1621557.html

Tin liên hệ



Úc ban hành luật cấm cưỡng bách hôn nhân nhân Quốc tế Phụ nữ (https://dtphorum.com/content/uc-ban-hanh-luat-cam-cuong-ba/1619354.html)
Việt Nam lên án Mỹ trao giải cho blogger Tạ Phong Tần (https://dtphorum.com/content/vietnam-len-an-my-trao-giai-cho-blogger-ta-phong-tan/1619185.html)
Việt Nam phản đối Mỹ trao giải cho blogger Tạ Phong Tần (https://dtphorum.com/content/vietnam-phan-doi-my-trao-giai-thuong-cho-blogger-ta-phong-tan/1618880.html)
Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh 9 phụ nữ can đảm của Thế giới (https://dtphorum.com/content/bo-ngoai-giao-vinh-danh-9-phu-nu-can-dam-cua-the-gioi/1618145.html)
Blogger Tạ Phong Tần và món quà cho phụ nữ VN nhân ngày 8/3 (https://dtphorum.com/content/blogger-ta-phong-tan-mon-qua-cho-phu-nu-vn-nhan-ngay-8-thang-3/1618060.html)






Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)

14.03.2013



HOUSTON, TEXAS — Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế, 8 tháng 3, năm nay (2013), một buổi lễ long trọng đã được tổ chức tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để vinh danh 'Chín Phụ nữ Can đảm của Thế giới'. 'Phụ nữ Can đảm của Thế giới' là những người đã chứng tỏ lòng can đảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ vũ cho các quyền phụ nữ và công bằng xã hội, bất chấp những gian nguy cho cá nhân mình. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã vinh danh các phụ nữ can trường với sự hiện diện của Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama.

Blogger Tạ Phong Tần là một trong những phụ nữ được vinh danh nhưng không thể có mặt tại buổi lễ vì đang thọ án 10 năm tù tại Việt Nam với tội danh 'tuyên truyền chống phá nhà nước.' Theo các nguồn tin quốc tế, và bản vinh danh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì cô Tạ Phong Tần nguyên là một đảng viên đảng CSVN và là công an nhà nước Việt Nam. Cô bị khai trừ khỏi đảng vì có những bài viết công khai phê bình chính sách của đảng CSVN.

Năm 2006 cô mở trang blog 'Công Lý và Sự Thật'. Trang blog này có hàng trăm bài viết phản ánh những bất công xã hội, các vụ tịch thu đất đai, và tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan nhà nước Việt Nam. Năm 2011 cô bị bắt và bị tuyên án 10 năm tù ở và hai năm quản chế. Trước khi bị tù, Tạ Phong Tần còn hăng say ủng hộ dân oan trong các vụ khiếu kiện, phản đối nhà nước Việt Nam chiếm đất của dân nghèo. Thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu ngày 30 tháng 7, năm 2012 để phản đối nhà nước đối xử bất công với con gái bà.

Blogger Tạ Phong Tần còn được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013 của “Index on Censorship,” là tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí có trụ sở tại London, Anh Quốc.

Một ngày sau khi chính phủ Hoa Kỳ vinh danh cô Tạ Phong Tần là 'Phụ nữ Can đảm', thì trên trang nhà của Bộ Ngoại giao Việt Nam đăng lời phát biểu của người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị, rằng:

"Việt Nam phản đối quyết định trao giải cho một cá nhân đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước."

Tuy nhiên sự kiện blogger Tạ Phong Tần được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh lại có rất nhiều phản ứng tích cực trong cộng đồng người Việt Hoa Kỳ, cũng như cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tiến sĩ Minh Thi, giám đốc đài phát thanh Tiếng Nước Tôi, từ thành phố Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California, chia sẻ niềm hãnh diện của cô trước sự kiện blogger Tạ Phong Tần được chọn là một trong chín 'Phụ nữ Can đảm của Thế giới', như sau:

“Đây là một tin vui và là một niềm hãnh diện chung của cộng đồng dân tộc chúng ta. Thứ nhất, chị Tạ Phong Tần xứng đáng nhận vinh dự này. Bên cạnh đó chị còn là một biểu tượng đại diện cho những tiếng nói bất khuất của những phụ nữ Việt Nam quả cảm nói riêng, của những tấm lòng Việt Nam nói chung, đã và đang góp phần mạnh mẽ đấu tranh cho một tương lai tươi sáng của dân tộc chúng ta, sau quá nhiều thập niên đắm chìm trong bóng tối một chủ nghĩa ngoại lai không tưởng.”

Chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo VietTide, từ Little Saigon miền Nam California, là Tiến sĩ Ông Thụy Như Ngọc thì cho rằng đây là một vinh dự cho những nhà dân chủ:

“Việc Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh bởi bộ ngoại giao Hoa Kỳ có lẽ là một vinh dư chung cho những người dám nói lên tiếng nói của mình để đấu tranh cho tự do dân chủ dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Bộ Ngoại giao khi vinh danh cô thì đã cho thấy, đã rọi ánh sáng lên những bất công trong xã hội Việt Nam hiện thời."

Một người làm truyền thông tại Houston là cô Anh Trinh, Giám đốc đài Radio Hoa Mai, cũng là một thành viên trung ương của Đảng Vì Dân, nói rằng, blogger Tạ Phong Tần đã hy sinh cá nhân và gia đình rất nhiều khi tranh đấu cho nữ quyền và các vấn nạn xã hội:

“Giải này dành cho những phụ nữ can đảm, không sợ hãi hiểm nguy và có thành tích đấu tranh cho nữ quyền, và cũng nói lên quan điểm của mình, trước những vấn nạn của xã hội. Chị Tạ Phong Tần là một người phụ nữ Việt Nam đã thể hiện được cái tinh thần như vậy, cũng như cái hành động như vậy. Chị đặc biệt đã kiên gan hy sinh từ bản thân mình trong lao tù cộng sản, đến gia đình của mình vì người mẹ đã tự thiêu lúc chị đang bị tù.”


x
http://gdb.voanews.com/32DB494D-3743-47B7-9BF9-743D09547D1A_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/32DB494D-3743-47B7-9BF9-743D09547D1A_mw1024_n_s.jpg)
Ngoại trưởng Kerry và Đệ nhất Phu nhân Obama chụp ảnh cùng những người được vinh danh Phụ nữ Can đảm năm 2013


​​
Trong khi vui mừng trước sự kiện cô Tạ Phong Tần được Hoa Kỳ vinh danh là 'Phụ nữ Can đảm của Thế giới' vì đã quên thân mình để bênh vực cho nữ quyền và chống lại các bất công xã hội tại Việt Nam, thì hầu như rất nhiều người không thể quên được hoàn cảnh của hàng ngàn phụ nữ Việt Nam đang bị lừa gạt vào các tổ chức nô lệ lao động, nô lệ tình dục và phải lấy chồng xa xứ để nuôi sống gia đình, qua các tổ chức tuyển mộ xuất cảng lao động trá hình. Trước những hoàn cảnh thương tâm này, Tiến sĩ Minh Thi nói đây là một nỗi nhục và đau lòng cho người Việt:

“Quá cực khổ về vật chất thì chúng ta thấy rõ rồi, mà họ còn bị coi thường như là một món hàng để đổi chác, một cỗ máy để bóc lột lao động, một phương tiện dể mua vui cho như quan to gốc Việt và những kẻ tham ác nước ngoài. Đây rõ ràng là một mối nhục và đau lòng chung cho tất cả chúng ta. Chưa bao giờ trong dòng lịch sử của dân tộc lại xảy ra cảnh thương tâm như vậy, khi đất nước trên nguyên tắc đã chấm dứt chiến tranh từ gần bốn thập niên qua và khi thế giới đã tiến bộ vượt bậc từ vật chất văn minh khoa học tới giá trị nhân bản thì ngay trên quê hương yêu dấu của chúng ta, vào thế kỷ thứ 21 vẫn, còn là một quốc gia chậm tiến nghèo đói nhất thế giới và nhục nhã nhất là giá trị của con người của phụ nữ đã bị hạ thấp tới hàng nô lệ lao động, nô lệ tình dục, và là món hàng trao đổi của các con buôn.”

Còn cô Anh Trinh thì cho rằng giới phụ nữ nghèo tại Việt Nam đã bị bỏ quên, và quyền làm người của họ không được nhà nước bảo vệ:

“Hầu như những người phụ nữ này bị bỏ quên, đã bị chà đạp lên nhân phẩm một cách bi đát và trắng trợn. Họ không thực sự được bảo vệ bởi nhà cầm quyền. Cụ thể là trong thời gia qua đã và đang có những người phụ nữ Việt Nam, những cô gái, bị rao bán cho ngoại quốc như là một món hàng.”

Và Tiến sĩ Như Ngọc thì nói là cô hy vọng nhiều người sẽ dùng những phương tiện truyền thông tân tiến để thông tin, trong nỗ lực chống lại tội ác tại Việt Nam:

“Phương tiện truyền thông đại chúng cũng như những phương tiện kỹ thuật như internet giúp người ta dễ dàng thấy được nhiều những bất công xảy ra cho phụ nữ khắp nơi. Chúng tôi cũng mong rằng, sẽ có càng nhiều những tiếng nói như vậy hơn nữa, để xua tan đi những bóng đêm của sự đàn áp tại Việt Nam.”

Nhiều nơi trên thế giới công nhận ngày 8 tháng 3 hàng năm là Ngày Phụ nữ, kể cả Việt Nam. Tuy nhiên, cô Anh Trinh có lời nhận định như sau về 'Ngày Phụ nữ Việt Nam':

“Mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam cũng có ngày 8 tháng 3 để vinh danh phụ nữ, nhưng đó chỉ là cái trò hình thức để mà che đậy tội ác của họ đối với phụ nữ Việt Nam. Họ đã tiếp tay, trực tiếp hoặc gián tiếp, đứng trong đám người vô liêm sỉ để mua bán phụ nữ Việt Nam.”

Tiến sĩ Minh Thi cũng có cùng quan điểm và cho rằng mọi người Việt phải góp phần xây dựng một xã hội công bằng, nhân bản:

“Chúng tôi phải cùng với đồng bào trong nước tranh đấu cho những giá trị nhân bản và nhân quyền được phục hồi, lên tiếng cho những người đang bị bịt miệng để mở ra một cơ hội mới, góp sức cùng nhau xây dựng lại một xã hội công bằng, dân chủ và nhân bản, văn minh và lành mạnh.”

TTHV
03-21-2013, 05:48 AM
Lễ ra mắt Hiệp hội Luật sư và Phụ tá Pháp lý gốc Việt




In (https://dtphorum.com/articleprintview/1625450.html)
Ý kiến (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1625450.html?share=true)



http://gdb.voanews.com/6F9FA787-9E4A-4D0A-BB7B-99942ABCAFD7_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/6F9FA787-9E4A-4D0A-BB7B-99942ABCAFD7_mw1024_n_s.jpg)
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có nhiều nhu cầu cần đến sự cố vấn luật pháp, nhất là về luật gia đình và luật di trú để khỏi bị thiệt thòi quyền lợi.





Tin liên hệ



Việt Nam-Miến Điện nhất trí về vấn đề Biển Đông (https://dtphorum.com/content/viet-nam-mien-dien-nhat-tri-ve-van-de-bien-dong/1625256.html)
Quốc hội Chypre thảo luận về thuế tiết kiệm (https://dtphorum.com/content/quoc-hoi-chypre-thao-luan-ve-thue-tiet-kiem/1624685.html)
Luật sư về hình sự nổi tiếng Pháp Olivier Metzner qua đời (https://dtphorum.com/content/luat-su-noi-tieng-phap-olivier-metzner-qua-doi/1623331.html)
TNS John McCain kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền (https://dtphorum.com/content/thuong-nghi-si-my-john-mccain-keu-goi-viet-nam-cai-thien-nhan-quyen/1622181.html)





Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
20.03.2013

Lễ ra mắt Hiệp hội Luật sư và Phụ tá Pháp lý gốc Việt

http://www.voatiengviet.com/content/le-ra-mat-hiep-hoi-luat-su-va-phu-ta-phap-ly-goc-viet/1625450.html



Houston là một trong những thành phố có nhiều cư dân gốc thiểu số nhất Hoa Kỳ, đặc biệt là cư dân gốc Việt. Trong đời sống tại một xã hội pháp trị như Hoa Kỳ, nhu cầu về pháp lý của các nhóm dân thiểu số, như người gốc Việt, ngày càng tăng. Họ rất cần các dịch vụ pháp lý trong việc khiếu nại hoặc tranh tụng về mọi mặt từ gia đình, di trú, thương mại, kinh doanh đến các quyền lợi cá nhân.

Tối ngày 15 tháng 3, một buổi lễ trang trọng có tên là ‘The Love of Justice Gala’ được tổ chức tại Houston, để chính thức giới thiệu hội 'The National Minority Lawyers and Legal Assistants Association, gọi tắt là 'NMLLA'. Đa số hội viên của hội này là các luật sư và phụ tá pháp lý gốc Việt. Luật Sư Nguyễn Thiên Trang, chủ tịch đầu tiên của Hội cho nhiệm kỳ 2012 -2013 giải thích về tên hội:

“Tên chính của hội là ‘The National Minority Lawyers and Legal Assistants Association’, xin nôm na dịch là ‘Hội Các Luật Sư và Phụ Tá Pháp Lý Việt Nam.’ Thật ra tổ chức này không giới hạn cho người Việt Nam không thôi, mà dành cho các người thiểu số (tại Hoa Kỳ). Lý do là tại vì chúng ta muốn là làm thế nào đó, sau 38 năm, khi mà cộng đồng Việt Nam đã sang đây rồi thì mình hòa nhập vào trong dòng chính của đất nước Hoa Kỳ này.”

Trong giai đoạn đầu, theo lời giải thích của luật sư Thiên Trang, Hội chú tâm vào việc hoạt động tại Houston và đa số các dịch vụ là trong cộng đồng người Việt. Vẫn theo lời LS Thiên Trang, trong tương lai, Hội sẽ nới rộng hoạt động ra toàn quốc Hoa Kỳ và các nhóm dân thiểu số khác.

“Hội này chúng tôi muốn nhắm vào toàn nước Mỹ, sẽ recruit rất nhiều luật sư và phụ tá pháp lý. Chúng tôi sẽ là cội nguồn cho tổ chức này.”

Luật sư Trần Thị Minh Tâm là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hội nói về chủ đích của Hội như sau:

“Cái chủ đích chính là để cùng nhau trao đổi kiến thức và cái quan trọng nhất là làm sao để giữ gìn nền văn hóa của người Việt Nam chúng ta, cũng giống như là học cái mới của các cộng đồng bạn. Các luật sư cùng ngồi lại với nhau để làm sao làm những việc cần phải làm cho đồng bào tại đây cũng như đồng bào của chúng ta ở quê nhà.”

Luật sư Thiên Trang giải thích về các chương trình chính của Hội trong giai đoạn hiện tại là giúp đỡ các người kém lợi tức về mặt pháp lý cũng như chống lại các tệ nạn buôn người:

“Mục đích của Hội là làm những công việc từ thiện cho những người, thí dụ như mới sang Hoa Kỳ, hoặc có lợi tức thấp. Đồng thời gần đây cũng có rất nhiều những hoạt động chống human trafficking là buôn người, bất hợp pháp, chúng tôi sẽ cùng với South Texas College Of Laws, Immigration Clinic,… sẽ góp một bàn tay tham gia vào chương trình chống nạn buôn người.”

Luật sư Minh Tâm đồng ý và cho rằng trong giai đoạn khởi đầu, Hội chú trọng đến việc giúp đỡ đồng hương đang sống tại Hoa Kỳ và những nạn nhân của các vụ buôn người từ Việt Nam:

“Cho tới bây giờ tôi nghĩ cái đầu tiên là mình phải nghĩ tới bên đây trước. Người Mỹ có câu nói rằng ‘mình phải rào cái dậu của mình trước’. Tôi nghĩ rằng nhiều đồng bào của chúng ta ở đây cần được giúp đỡ. Những tệ trạng buôn người qua đây, buôn bán các phụ nữ và các trẻ em, mình hãy giúp đỡ từ đây, sau đó chúng ta cùng ủng hộ để giúp cho nhân quyền ở quê nhà, tôi nghĩ điều đó rất là quan trọng.”

Luật sư Thiên Trang nói thêm, là ngoài các việc cấp thiết trên và các chương trình về kiến thức luật pháp phổ thông hàng tuần trên các đài tuyền hình tiếng Việt tại Houston, Hội dự dịnh sẽ có những khóa hội thảo luật pháp cho cộng đồng:

“Hy vọng là mỗi ba tháng, cùng lắm là mỗi sáu tháng, chúng tôi sẽ có một buổi hội thảo miễn phí cho cộng đồng Việt Nam, những người lương thấp có thể đến để tìm hiểu về luật pháp, về di trú, hoặc là chúng tôi có thể làm các buổi clinics để làm di chúc cho những người già miễn phí, khai thuế miễn phí, vân vân...”

Một thành viên trong ban cố vấn của Hội là luật sư Steven Điêu, chia sẻ niềm hân hoan của ông trong buổi lễ ra mắt của Hội:

“Hội này là hội của những người tập thể thiểu số ở trong cộng đồng người Mỹ nhưng mà đại đa số, là khoảng 80%, những người thành viên và những người lập ra hội này là người Việt Nam, hay là người Mỹ gốc Việt. Thành ra cái này cũng là một sự hân hạnh cho tập thể cộng đồng người Việt tại Houston.”

Luật sư Steven Điêu nói là cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có nhiều nhu cầu cần đến sự cố vấn luật pháp, nhất là về luật gia đình và luật di trú để khỏi bị thiệt thòi quyền lợi:

“Luật Gia đình gồm có luôn cả luật ly di, luật bảo trợ con cái, luật về trợ cấp con cái và người phối ngẫu. Cái đó là cái nặng nhất. Đối với tập thể người Việt Nam của chúng ta một phần cũng khá lớn là về vấn đề luật di trú. Luật di trú thì là thường là vì mình có người thân bảo lãnh con cái, bảo lãnh cha mẹ, bảo lãnh anh em. Hay là vấn đề phối ngẫu, tức là lấy vợ lấy chồng thì cái vấn đề đó cũng là một cái khá lớn.”

Buổi ra mắt của hội 'The National Minority Lawyers and Legal Assistants Association' được nhiều người trong cộng đồng coi như một thành công và một dấu mốc lịch sử của người Việt sau 38 năm tị nạn tại Hoa Kỳ. Là một Luật sư trẻ thành đạt và đang là Chủ Tich của Hội NMLLA, Luật sư Thiên Trang tỏ lời cảm ơn các thế hệ đi trước đã hy sinh mở đường cho giới trẻ:

“Hôm nay được ra mắt rất là tự hào. Đầu tiên là xin được vinh danh cộng đồng Việt Nam, các chú, các bác, các cô, các anh chị đã sang trước, và đã hy sinh làm cho con đường của chúng em dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng em luôn luôn mang ơn điều đó. Đồng thời với sự may mắn chúng em có được thì Hội rất là tâm nguyện được dành thời gian của mình để làm những công việc tốt trong cộng đồng. Hy vọng là có thể giúp đỡ cho những người nghèo. Cũng nhân cơ hội này rất cám ơn cộng đồng Việt Nam đã luôn ủng hộ cho Hội và hy vọng Hội sẽ làm những mission, những vai trò đã đề ra.”

Hiện diện trong buổi lễ ngoài khá đông đồng hương còn có nhiều vị dân cử nổi tiếng tại Houston và Texas. Buổi lễ còn có phần trình diễn thời trang do chính các luật sư, phụ tá pháp lý và gia đình làm người mẫu để biểu lộ sự hòa đồng văn hóa Việt Mỹ.

TTHV
03-28-2013, 05:12 AM
Phản đối xoay quanh dự án xây Tượng đài Chiến tranh Việt Nam


http://www.voatiengviet.com/content/phan-doi-xoay-quanh-du-an-xay-tuong-dai-chien-tranh-viet-nam/1629905.html
(https://dtphorum.com/articleprintview/1629905.html)


http://gdb.voanews.com/053BCCC5-1719-404F-91D0-B3E7B39528DB_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/053BCCC5-1719-404F-91D0-B3E7B39528DB_mw1024_n_s.jpg)
Bức tường tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington D.C. (AP Photo/Carolyn Kaster)





Tin liên hệ



Mỹ quan ngại vụ Trung Quốc bắn tàu cá Việt Nam ở Biển Đông (https://dtphorum.com/content/my-quan-ngai-vu-trung-quoc-ban-tau-ca-vietnam-o-bien-dong/1629569.html)
Nhà khoa học gốc Việt dùng ngòi bút 'chiến đấu' với doping (https://dtphorum.com/content/nha-khoa-hoc-goc-viet-dung-ngoi-but-chien-dau-voi-doping/1629069.html)
TQ bác bỏ kháng nghị của Việt Nam về vụ tấn công tàu đánh cá (https://dtphorum.com/content/trung-quoc-bac-bo-khang-nghi-cua-vietnam-ve-vu-tan-cong-tau-ca/1628751.html)
FDI của Việt Nam tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm (https://dtphorum.com/content/fdi-cua-vietnam-tang-manh-trong-ba-thang-dau-nam/1628784.html)
Samsung xây nhà máy thiết bị di động thứ nhì ở Việt Nam (https://dtphorum.com/content/samsung-xay-nha-may-thiet-bi-di-dong-thu-hai-o-vietnam/1628778.html)





Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)
27.03.2013


HOUSTON, TEXAS — Phản đối xoay quanh dự án xây Tượng đài Chiến tranh Việt Nam









Playlist (http://javascript<strong></strong>:opened=winOpened(); if (!opened) window.__playerWindow = window.open(winUrl(4,'270251',false),winName(),win Settings); winSetup(4,'270251',false, opened);)
Tải (http://realaudio.rferl.org/voa/VIET/manual/2013/03/27/69472565-4cf6-4dbd-95f1-8d49ee06eeab.mp3)



Sáng ngày 25 tháng 3, Ủy ban Xây dựng Tượng đài Chiến tranh Việt Nam tại thủ phủ bang Texas - Texas Capitol VietNam Veterans Monument - có buổi lễ Động thổ, Ground Breaking, tại khuôn viên tòa nhà Quốc hội tiểu bang Texas, để bắt đầu xây cất tượng đài. Buổi lễ có sự hiện diện của Phó Thống đốc David Dewhurst, nhiều vị dân cử và rất đông cựu chiến binh Hoa Kỳ, cũng như dân chúng.

Trong số người tham dự buổi lễ Động thổ này còn có Ủy ban Bảo vệ Tượng Đài, cùng các cộng đồng Người Việt từ nhiều thành phố khác như Houston, San Antonio, Dallas... cũng có mặt tại Austin. Tuy nhiên, họ đến để lên tiếng phản đối sự thay đổi mô hình của tượng đài này. Họ yêu cầu Ủy Ban Xây Dựng giữ lại thiết kế ban đầu, có tượng hình của người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Có mặt tại buổi lễ, ông Trần Lâu chia sẻ:

"Cộng đồng Việt Nam tham dự cũng đông, nhất là phái đoàn của Houston lên. Chúng tôi là nhóm cộng đồng ở Austin tham dự để biểu lộ nguyện vọng của chúng tôi là yêu cầu được giữ lại ý tưởng và tượng đài, trong đó có hình ảnh tượng người lính VNCH."

Được biết, năm 2006 một số cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Texas đã khởi xướng cổ động việc xây Tượng Đài Texas Capitol VietNam Veterans, để ghi nhận sự đóng góp của chiến binh Texas trong cuộc chiến bảo vệ tự do, chống cộng sản tại Việt Nam.

Nhóm cựu chiến binh này đã kêu gọi và được sự hưởng ứng của người Việt tại Texas. Mọi sự diễn biến tốt đẹp, mẫu tượng đài do điêu khắc gia Duke Sundt thiết kế đã được Ủy ban Cố vấn và Ủy ban Xây dựng Tượng đài lúc đó chấp thuận. Một tượng đài mẫu bằng đồng cao khoảng ba feet cũng đã hoàn thành và được lưu chuyển qua nhiều thành phố của Texas có đông người Việt để gây quỹ. Đặc điểm của mẫu tượng đài này là có tượng một người lính VNCH chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Hoa kỳ để cùng bảo vệ tự do cho Việt Nam.

Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 7 năm 2011, Ủy ban Xây Tượng đài, với sự thay đổi nhân sự, đã đơn phương quyết định bỏ hình tượng người lính VNCH ra khỏi tượng đài và thay vào đó hình tượng biểu trưng một người lính Á Châu. Sự việc này đã làm các nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt vô cùng ngạc nhiên và thất vọng.

Đến tháng 7 năm 2012 các nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ yêu cầu cộng đồng người Việt cộng tác với họ để vận động giữ lại thiết kế ban đầu. Do đó Ủy ban Bảo vệ Tượng đài được thành lập. Ủy ban này có sự góp mặt của một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt nam và các chuyên gia trẻ gốc Việt tại Houston.

Nha sĩ Diệu Nguyễn là chủ tịch Ủy ban này, giải thích về tính cách lịch sử của tượng đài ban đầu như sau:

“Năm 2006 có một nhóm cựu chiến binh Texas, đã từng chiến đấu ở Việt Nam, họ gọi họ là Texans Vietnam veterans. Họ thấy rằng chính nghĩa của cuộc chiến Việt Nam bị quên lãng, cho nên họ mới đề nghị làm một tượng đài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam. Họ nói rằng đã đến lúc có một cái monument kỷ niệm chiến tranh Việt Nam, có người chiến sĩ VNCH trong đó. Đây là một giai đoạn lịch sử của các tượng đài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam mà trong đó có người lính VNCH.”

Một thành viên khác trong Ủy ban Bảo vệ Tượng đài là ông Phạm Văn Nhân, cũng là một cựu sĩ quan trong quân lực VNCH, chia sẻ tâm tình của ông trước sự thay đổi thiết kế của tượng đài:

“Khi tôi nghe rằng xây dựng một tượng đài mà có người lính VNCH trong chiến tranh Việt Nam thì chúng tôi rất mừng, đến khi bị lấy ra thì điều đó khiến chúng tôi cảm thấy là chúng tôi bị sỉ nhục. Và hơn nữa không riêng gì cho tôi mà cho gia đình chúng tôi, con cái chúng tôi lớn lên nơi này.”

Ông Nhân cho rằng những người Mỹ gốc Việt đã là chiến sĩ VNCH và đang là người Texas nên lại càng xứng đáng được đứng chung cùng các chiến sĩ Hoa Kỳ:

“Chúng tôi đã là cựu chiến binh của Việt nam trong quá khứ. Bây giờ chúng tôi là người Texan. Là người lính VNCH lúc trước bây giờ là người Texas.”

Bà Triều Giang là hội trưởng hội Bảo tồn Lịch sử Văn hóa người Mỹ gốc Việt, cũng là một thành viên trong ban cố vấn cho Ủy ban Xây dựng Tượng đài lúc ban đầu, chia sẻ lý do cộng đồng người Việt phản đối tượng đài theo mẫu mới:

“Trước đây cái mẫu tượng đài nguyên thủy có hình người lính VNCH trên cái tượng đài có năm người lính cựu chiến binh Việt Nam, sau đó họ lại đổi, họ lấy người lính VNCH ra và thay thế vào bằng người lính Mỹ gốc Á Châu, họ nói là họ muốn vinh danh tất cả mọi người thay vì để người Việt Nam vào đó thì chỉ có người Việt Nam thôi. Chúng tôi phản đối là vì người VN đứng trong tượng đài này không phải để nói là một trong những sắc dân, mà người lính VNCH chủ ý đầu tiên đó là ý nghĩa của cuộc chiến tranh là người Mỹ đến VN để mà giúp đỡ người VN chống lại CS và giữ tự do cho người VN. Do đó mà hình của người lính VNCH đang bị thương, tức là đang cần sự giúp đỡ và những người lính khác đến giúp đỡ. Lấy người lính VNCH ra thì cái ý nghĩa của tượng đài nó không còn nữa."

Bà nói thêm rằng sự quyết định của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài mới, có điều không trong sáng:

“Cái điều thay đổi này cũng rất là mờ ám bởi vì cái tượng đài đầu tiên, mẫu nguyên thủy, được 32 người trong ủy ban đó chấp thuận, mà trong đó có bản thân tôi và một số người Việt Nam khác nữa. Còn khi họ thay đổi thì họ thay đổi đơn phương. Cái Ủy ban Xây dựng Tượng đài chỉ còn lại có mười mấy người, và họ đã tự ý làm. Ngay cả dân biểu Hubert Võ, cũng không được thông báo. Ông đóng vai trò cố vấn của Ủy ban Xây dựng Tượng đài này, mà ông cũng không được hỏi ý kiến.”

Vẫn theo bà Triều Giang, thì Điêu khắc Gia Duke Sundt cũng không đồng ý về việc thay đổi mô hình tượng đài:

“Ông cũng đồng ý là nếu lấy người lính VNCH ra thì cái ý nghĩa của tượng đài không còn nữa. Ông nói khi thay đổi như vậy thì cũng mất đi vẻ đẹp của bức tượng.”

http://gdb.voanews.com/04C3C6FF-CB61-40DE-874F-8CB7C507DA33_w268.jpgThống đốc Texas Rick Perry



​​Trong khi đó các cựu chiến binh Hoa Kỳ cũng thất vọng về sự thay đổi tượng đài. Nhiều người đã viết thư khiếu nại đến Thống đốc Texas Rick Perry, trong đó có ông Kent Wuest. Là một là một cựu trung úy, thuộc Lực lượng Đặc biệt, từng phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam, ông Wuest nói là tượng đài nguyên thủy được thiết kế để vinh danh những người cựu chiến binh phục vụ trong chiến trường Việt Nam và những cựu chiến binh gốc Việt nay trở thành cư dân Texas là những người đáng được vinh danh.

Nha sĩ Diệu Nguyễn nói là Ủy ban Bảo vệ Tượng đài không phản đối việc xây dựng Texas Capitol VietNam Veterans Monument, mà chỉ vận động để Thống đốc Texas giữ nguyên mô hình ban đầu. Ông cũng chia sẻ là Ủy ban Bảo vệ Tượng đài đã thu thập được khoảng 10.400 chữ ký trong bản kiến nghị yêu cầu Thống đốc Perry giữ lại mô hình ban đầu. Ông cũng cho biết là dân biểu gốc Việt Hubert Võ cũng đang vận động ráo riết để đạo đạt nguyện vọng của cư dân người Mỹ gốc Việt trong vấn đề này tại lưỡng viện quốc hội Texas.

Mặc dù lễ động thổ diễn ra sáng thứ Hai, ngày 25 tháng 3, năm 2013 nhưng mọi người vẫn còn chờ quyết định cuối cùng của Thống đốc Rick Perry. Trong giai đoạn này phản ứng và sự đoàn kết của tập thể người Mỹ gốc Việt rất quan trọng. Bà Triều Giang có nhận định như sau:

“Thống đốc Perry, là người sẽ có quyết định cuối cùng, ông có đủ lý lẽ để bênh vực chúng ta hay không là tùy vào sự tranh đấu của chúng ta.”






In (https://dtphorum.com/articleprintview/1629905.html)
Ý kiến (38) (https://dtphorum.com/pr4/#relatedInfoContainer)
Chia sẻ: (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1629905.html?share=true)

TTHV
04-12-2013, 06:24 AM
Lễ Tam Bộ Nhất Bái & Hoa Đăng Cầu Nguyện tại TT Phật Giáo Chùa Việt Nam

VOA's Report - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 3 tháng 4 năm 2013

https://lh6.googleusercontent.com/-E3Vht9NtJt4/UWH7PO9MqPI/AAAAAAAANT4/zX-hkSxrzgo/s480/VOA_LeHoiQA_2763.jpg

Âm thanh ở ---> đây (http://haokhidienhong.com/hienvy/lehoiquanam2013.html)

Hàng năm cứ vào ngày vía Đức Quán Thế Âm, ngày 19 tháng 2 Âm lịch, Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam tại Houston lại cử hành Lễ Hội Quan Âm – Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện. Đây là một lễ hội đặc biệt quy tụ chư tăng ni phật tử từ nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ cũng như ngoại quốc về tham dự. Năm nay là năm thứ 13 Chùa tổ chức lễ hội này trong hai ngày 29 và 30 tháng 3, 2013. Ngoài mục đích hành hương, cầu nguyện cho thế giới an bình, muôn loài hạnh phúc cũng như giữ lại nền văn hóa cổ truyền với các lễ hội dân gian, Lễ Hội Quan Âm còn có nghi thức Tam Bộ Nhất Bái và lễ Hoa Đăng Cầu Nguyện vào tối ngày 29 tháng 3, 2013. Tam Bộ Nhất Bái là một nghi thức trong Phật Giáo để làm thân tâm thanh tịnh, nuôi dưỡng tính kiên nhẫn và lòng từ bi, hầu hòa mình cùng muôn loài, góp phần mầu nhiệm cho sự cầu nguyện.

Theo chương trình của Trung Tâm Phật Giáo chùa Việt Nam, chủ đích đặc biệt của Lễ Hội Quan Âm năm nay để “cầu nguyện cho các đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình trên đường vượt biên vượt biển, trong các trại tù cải tạo và các tù nhân lương tâm thời đại.”
Một thành viên trong ban tổ chức là ông Hoàng Ngọc Ẩn, cho biết có khoảng trên dưới năm ngàn người tham dự năm nay, trong số này có trên 250 chư tăng ni. Ông chia sẻ cảm nghĩ của ông:
“Hết sức là cảm động trước sự đóng góp của chư tôn đức về rất đông và chư đồng bào. Đặc biệt là để cầu nguyện cho đất nước được hòa bình và được tự do, hạnh phúc…. Hơn hai trăm năm chục vị, về từ các nơi, từ các tiểu bang và từ Canada, Úc họ cũng về đây.”

Sau nghi thức khai mạc và cầu nguyện trong Chánh Điện, chư tăng ni cùng nhiều phật tử sắp hàng bên ngoài để cử hành “Tam Bộ Nhất Bái” dưới sự chứng minh của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên thế giới. Trong khi tăng đoàn cử hành nghi lễ theo lời hướng dẫn của một vị tăng trong ban tổ chức, thì hàng ngàn Phật tử cũng như quan khách chấp tay cung kính niệm Phật bên đường, từ chánh điện đến Hồ Hương Thủy. Tại đây, có một tôn Tượng Phật Bà Quán Âm, cao 72 feet soi bóng bên hồ:
"Với danh hiệu Mẹ Hiền Quan Âm, chúng ta có 3 bước để rồi lạy một lạy, nghe chuông thì lạy xuống, nghe khánh liền đứng lên, tất cả đạo tràng, từ chư Tăng đến Phật Tử một lòng hướng vọng Mẹ Hiền Quan Âm. Nghi thức hành hương Tam Bộ Nhất Bái là một truyền thống tốt đẹp có từ ngàn xưa. Tam bộ nhất bái là pháp môn hành trì để thể hiện lòng thành kính dâng lên Mẹ Hiền Quán Thế Âm.”

https://lh3.googleusercontent.com/-q7lA-KQwIjI/UWH7ROCJsXI/AAAAAAAANT0/QC7S9Ahxjl8/s480/VOA_LeHoiQA_2834.jpg

Dưới chân tượng đài Phật Bà Quán Âm, Chư Tăng Ni cử hành nghi thức Hoa Đăng Cầu Nguyện cho vong linh của những người đã nằm xuống vì hoàn cảnh điêu linh của đất nước trong 50 năm qua:
“Một nén hương này xin tưởng niệm đến những người con bất hạnh, đã ra đi trong lao tù khổ ải hay đã bỏ mình trên đường vượt biển vượt biên. Một nén hương này xin tưởng niệm đến những người con đã hy sinh vì nghĩa cả cho nền đạo của tổ tiên, cho tự do của dân tộc, sự sống của giống nòi. Và một nén hương này xin tưởng niệm đến các bậc thầy tổ, mẹ cha, anh em bè bạn và tất cả đồng bào đã nằm xuống cả một thời non nước điêu linh đầy oan nghiệt, một chặng đường hơn 50 năm ngắn ngủi mà đầy nỗi đớn đau này.”
Sự trang nghiêm trong nghi thức Tam Bộ Nhất Bái cũng như lễ Hoa Đăng cầu nguyện tạo lên một không khí linh thiêng trong buổi lễ. Nhiều người nghẹn ngào xúc động, một số khác thì cảm nhận niềm vui đạo vị trong niềm tin vào Đức Quán Thế Âm, một vị bồ tát luôn lắng nghe tiếng kêu cứu của muôn loài.


https://lh3.googleusercontent.com/-9DA2E0dR2mk/UWH7RZRshNI/AAAAAAAANT8/tVpJfOjdXZw/s480/VOA_LeHoiQA_2916.jpg

Cô Kim Ly bày tỏ niềm hân hoan của cô sau khi chứng kiến lễ Tam Bộ Nhất Bái:
“Con cảm thấy rất là may mắn và hạnh phúc khi được ở tại thành phố Houston này để có một ngôi chùa nói về văn hóa phong tục của người Phật tử Việt Nam. Mỗi năm tụi con đến đây dự lễ được sự hướng dẫn của thầy viện chủ.”
Còn Anh Hùng là một cư dân từ thủ đô Washington, D.C. thì tỏ vẻ ngạc nhiên ngưỡng mộ:
“Lần đầu tiên tới đây với gia đình thì thấy rất là ngạc nhiên, rất là trang trọng. Chắc sẽ cố gắng năm tới trở lại đây. …..Chưa bao giờ em thấy một buổi lễ nào như thế này.”

Trong khi đó Anh Võ Hạnh là một cư dân Houston thì cho biết rằng anh hãnh diện là người Việt Hoa Kỳ có lễ hội Phật giáo như vậy:
“Hầu hết năm nào tôi cũng đều đến đây tham dự lễ Mẹ Quán Âm như thế này. Tôi rất lấy làm hãnh diện cho người Việt ở Hoa Kỳ.”

Một phật tử 82 tuổi vừa tham dự nghi thức Tam Bộ Nhất Bái là ông Dậu, chia sẻ niềm vui của ông:
“Ở tuổi cao niên mà mình đi được như vậy thì thấy vui, vui vẻ lắm, mình cảm thấy không còn gì lo nghĩ nữa, cái đó là điều tốt nhất cho tuổi già ở đây.’’

Còn Bà Dậu 80 tuổi, thì tuy không thể "Tam Bộ Nhất Bái" như những năm trước được nữa, nhưng vẫn có niềm vui, bà nói:
“Mấy năm trước thì còn Tam Bộ Nhất Bái nổi, năm nay không được, năm nay đi không nổi, chỉ đứng một chỗ thôi.”

Trong số người tham dự còn có cả người bản xứ. Ông Stealy là một Phật Tử Hoa Kỳ, nói là buổi lễ Tam Bộ Nhất Bái rất là ‘Tỉnh Thức’ và lễ hội này làm giàu cho tài sản văn hóa của Houston:
“This is a very enlightening thing to come to. I think all of this is a big asset to Houston, It just adds a lot of culture to the whole city.”

Từ Nashville, tiểu bang Tennessee, ông Trung mang gia đình đến Houston dự lễ hội, chia sẻ:
“Tới đây phải 15 tiếng nhưng tôi rất lấy làm hoan hỉ khi thấy tất cả các phật tử làm một buổi lễ rất là long trọng để cầu nguyện cho tất cả nhân loại trên thế gian này được mọi sự bình yên, nhất là đất nước Việt Nam thoát khỏi những cái thống khổ đã dai giẳng trên đất nước Việt Nam.”
Lời chia sẻ của ông Trung có lẽ nói lên tâm trạng của hầu hết đồng hương trong ngày lễ hội Quán Âm năm nay./.

TTHV
05-30-2013, 02:04 PM
Mùa Phật Đản đi lễ Phật tại Tu Viện Lam Viên
.



VOA's Report - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, 22 Tháng Năm năm 2013

Âm thanh ở đây ---> http://haokhidienhong.com/hienvy/tuvienlamvien.html

.
.



https://lh6.googleusercontent.com/-JfNR2P5Oeiw/UaPqbB7trRI/AAAAAAAAOLU/AhIgrwN4F1A/w530-h316-no/VOA_TVLamVien_LePhatDan.jpg


Houston có nhiều người Việt cư ngụ và cũng là nơi có rất nhiều chùa và nhà thờ của người gốc Việt. Trong mùa Phật đản năm nay, các chùa cử hành đại lễ mừng ngày Đức Phật đản sinh khắp nơi vào những ngày cuối tuần của Tháng Tư âm lịch. Ngoài những cảnh chùa đồ sộ như Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam, chùa ni Viên Thông Tự, có hàng ngàn phật tử tham dự cầu nguyện, một số chùa nhỏ có những sắc thái riêng biệt cũng được nhiều người ngưỡng mộ. Một trong những ngôi chùa nhỏ được phật tử yêu mến là Tu Viện Lam Viên.

https://lh4.googleusercontent.com/-QtM197WD1yg/UaPqbGToACI/AAAAAAAAOLY/L71MtHjYWqo/w530-h346-no/VOA_TVLamVien.jpg

Tu viện Lam Viên chỉ là một ngôi nhà nhỏ trên thửa đất rộng mười mẫu ở vùng Pearland, phía đông nam thành phố Houston. Tu viện đang là nơi tu tập của một số nữ tu, sống âm thầm tự túc hầu hết về mọi mặt và được sự hỗ trợ của một số phật tử. Trong lúc ni sư trụ trì Nguyên Thiện đi vắng, Ni sư Giới Hải thay mặt chia sẻ về tôn chỉ của tu viện là sống theo tinh thần lục hòa của Phật giáo và tự túc kinh tế, như sau:
"Quí Cô ở trong đây sống theo tinh thần Lục Hòa của đức Phật dạy. Trong cuộc sống thì quí cô rất vui vẻ với nhau, và áp dụng theo đúng thời khóa của tu viện. Các huynh đệ ở đây cũng có làm những công tác lao động ở phía ngoài, là trồng rau trồng cải để có kinh tế cho chùa, rồi hàng ngày ngoài việc trồng rau cải làm vườn thì đúng theo thời khóa các cô tu học."

Được biết hầu hết ni cô trong Tu viện xuất thân từ các gia đình tị nạn theo diện HO. Sau khi định cư và lớn lên tại Hoa Kỳ, nhiều người đã thành đạt trong xã hội Mỹ. Tuy nhiên, các cô chọn con đường tu hành, mong noi gương đức Phật, giải thóat khổ đau cho chính mình và cho cả chúng sinh. Một ni cô chia sẻ sinh hoạt một ngày của một nữ tu trong tu viện Lam Viên như sau:
"Ở đây mấy chị em con, sáng 5 giờ là thức chúng, 5 giờ rưỡi là công phu khuya, công phu khuya xong là 7 giờ rưỡi sáng,xuống thì đi tập thể dục tự do, có người đi bộ, có người đánh banh, tùy theo, 7 giờ rưỡi thì tập trung trong trai đường để cúng quả đường sáng, xong rồi nghỉ ngơi một chút là chấp tác cho buổi sáng. Trưa thì mấy chị em cúng quả đường trưa, nghỉ ngơi một chút thì 2 giờ là có thể là tự học hoặc mình đọc sách hay là có việc cá nhân, nếu không thì phát tâm làm vườn hay làm gì đó thì cứ làm. Rồi chiều thì có thời cúng thí thực,cô hồn. Tối, 7 giờ tối thì mình tịnh độ, tụng kinh tối, xong mình trì chú đại bi, 10 giờ là giờ trí tịnh của đại chúng. Khi mà có sư phụ ở nhà thì mỗi buổi chiều thường thường quí sư cô được sư phụ dạy, có lớp học cho các chư ni."

Ni sư Giới Hải nhận xét là các ni cô trẻ trưởng thành tại Hoa Kỳ rất tháo vát và có thể làm những việc thường dành cho nam giới:
"Phụ nữ ở bên này năng động hơn. Quí cô bên này làm những công việc thay nam giới rất nhiều, mạnh mẽ mà vui tươi nữa."

https://lh5.googleusercontent.com/-Tzpf8qgEzoA/UaPqbhRFJ5I/AAAAAAAAOLM/b6m6WGKjbac/w533-h800-no/VOA_TVLamVien_TuongQuanAm.jpg

Sư Cô Thiện Nghiêm là một người thành công trong trường đời. Tốt ngiệp đại học nhưng sau vài năm hành nghề, có thì giờ đi chùa, cô đã cho chọn con đường xuất gia. Sư Cô Thiện Nghiêm tâm sự về lý do xuất gia của Cô:
"Có cái duyên mình thảnh thơi đi chùa lại, cái tự nhiên hạt giống, giống như nhân duyên, thấy Phật pháp rất rộng, mà học mãi không thấy hết, thấy rất là lợi lạc và làm cuộc sống rất là bình yên, mình không phải lo lắng nhiều, mình thấy sống được an lạc. Từ đó, con học hỏi thêm rất nhiều và con thấy không có đi học ngành nào, môn nào mà nó bình an, an lạc, lợi lạc giống như mình được học Phật Pháp, cho nên đó là cái duyên đưa đến việc con xuất gia."

Sư cô Thiện Nghiêm chia sẻ thêm rằng, cô đi tu là vì tìm thấy ý nghĩa thâm diệu của Phật Pháp trong cuộc sống:
"Con không có chán (các ngành điện toán và quản trị), nhưng con chỉ thấy Phật Pháp hay hơn, rất là lợi lạc hơn. Con học Information System, rồi lấy MBA. Nhưng học ở đời, học ngành nào thì chỉ chuyên ngành đó thôi, còn học Phật Pháp thì bất cứ ngành nào mình cũng có thể áp dụng được."

Một sư cô trẻ khác là Sư Cô Tuệ Huy thì chia sẻ sự hân hoan sống rong tình thương của đại chúng:
"Đời sống ở đây thì con cảm thấy rất là thích. Trong giáo lý Phật giáo mình hay nghe câu 'Tăng ly chúng Tăng tàn, Hổ ly sơn Hổ bại'. Tuổi của tụi con mà còn được sống trong vòng tay đại chúng là một niềm hạnh phúc."

https://lh6.googleusercontent.com/-Rsez7L0JGbU/UaPqbBQs-WI/AAAAAAAAOLQ/F3k6zvKQJkQ/w533-h800-no/VOA_TVLamVien1.jpg

Tu viện Lam Viên mới thành lập vào ngày 11 tháng Hai năm 2011, do một số Phật tử phát tâm tạo mãi thửa đất và cúng dường các nữ tu Phật giáo tu viện An Lạc, thuộc Indianapolis, tiểu bang Indiana, trong dịp các nữ tu này tham dự lễ Quán Âm tại Trung tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam, Houston. Mục đích của Tu Viện là tạo nơi yên tịnh, an lành cho các sư cô tu tập.
Ông Khương là người tích cực hỗ trợ việc thành lập tu viện Lam Viên và lo thủ tục sang tên giấy tờ từ ban đầu. Ông kể lại sự trùng hợp hi hữu là vào ngày 11 tháng 2 cách đây đúng 200 năm, thửa đất này lần đầu tiên được chính thức ghi vào sổ trước bạ chủ quyền đất đai tại Pearland:
"Tới ngày đi xuống Brazoria county, lấy tờ giấy ra để lấy bản gốc của miếng đất này thì mới biết rõ sự việc là miếng đất này được tìm ra vào ngày 11 tháng 2 năm 1811."

Sự kiện này làm nhiều Phật tử cảm thấy có sự mầu nhiệm trong việc lập Tu viện Lam Viên. Trong khi đó, một số phật tử đến với tu viện vì cảm phục lối tu gần như khổ hạnh và âm thầm của các nữ tu. Trong ngày lễ Phật Đản, sau nghi lễ cẩu nguyện và bài giảng về cuộc đời của Đức Phật, Phật tử được mời ăn trưa tại chùa.
Bác sĩ Lê Minh Đức là một phật tử đến sinh hoạt tại Tu viện thường xuyên, chia sẻ:
"Những sư cô ở đây tự trồng trọt rau ăn uống riêng của mình mà còn lấy rau đó để xoay xở, thành ra những cái đó mình thấy mình quý."

Một Phật tử khác là bà Diệu Tiên thì nói dù bà ở xa cách chùa hơn một giờ lái xe nhưng tuần nào bà cũng đến chùa:
"Mỗi tuần em đến sinh hoạt với quí cô. Thành thử càng tới em thấy càng gần gủi quí cô bởi vì quí cô sống rất là chân chất, tự mình tự túc trồng rau trồng cải rồi đem bán có khi đổi lấy thức ăn cần thiết, thành ra em thấy như vậy em rất là thương."

Tu viện Lam Viên có lẽ là một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống lúc nào cũng chạy đua với thời gian tại Hoa Kỳ. Điểm đặc biệt là hầu hết ni chúng trong tu viện là những người trẻ sống và lớn lên tại Hoa Kỳ. Một số không ít là con cháu của các người tị nạn cộng sản theo diện HO, đã từng thành công trong đời sống. Họ đã dứt khoát buông bỏ những bon chen của xã hội vật chất, đi theo tiếng gọi của Từ Bi, trở về với đời sống thanh tịnh của Phật giáo, mong giải thoát cho mình và cho tha nhân. Không ít Phật tử đang hướng về các nữ tu của tu viện Lam Viên với tấm lòng thương kính và hân hoan.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Pearland, Texas.

TTHV
12-06-2013, 06:29 AM
Bầu cử Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Vùng Phụ Cận

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, 4-12-2013

https://lh3.googleusercontent.com/-hNgH9nItUZw/UqFWqIc4yoI/AAAAAAAASfM/axTbGBSILD0/w448-h310-no/Voa_IMG_3129.jpg

Thành phố Houston, với khoảng hơn một trăm ngàn người gốc Việt, là một trong những nơi có cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản đông nhất tại Hoa Kỳ, chỉ sau vùng quận Cam và thành phố San Jose của tiểu bang California. Với số cư dân gốc Việt đông đảo, Houston luôn có những sinh hoạt chính trị đáng chú ý về cả dòng chính lẫn trong nội bộ cộng đồng.

Trong tháng 11 năm 2013, cuộc tranh cử vào Hội đồng Đại diện cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, nhiệm kỳ 2014 - 2016, đã diễn ra sôi nổi giữa hai liên danh là Đoàn Kết và Hợp Nhất. Liên danh Đoàn Kết do Đông Y sĩ Đào Văn Thảo làm thụ ủy và thụ ủy của liên danh Hợp Nhất là luật sư Phan Quốc Cường. Ông Đào Văn Thảo, trên 70 tuổi, đang là chủ tịch Hội Đồng Giám Sát của cộng đồng và đã có nhiều năm sinh hoạt trong cộng đồng Houston, và liên danh Đoàn Kết cũng có một số người trẻ tham dự. Trong khi đó Luật sư Phan Quốc Cường chỉ mới 34 tuổi và thành viên trong Liên danh Hợp Nhất đa số là người trẻ. Những người này ít trực tiếp tham dự trong sinh hoạt chính trị cộng đồng người Việt, nhưng có nhiều kinh nghiệm sinh hoạt thiện nguyện và chính trị trong xã hội Hoa Kỳ. Cả hai liên danh đều cổ động cho lập trường quốc gia, chống cộng sản và bảo vệ phúc lợi cho cộng đồng người Việt tại Houston.

Sau năm tuần nghe hai Liên Danh công khai tranh luận cũng như vận động trên các cơ quan thuyền thông, các diễn đàn internet, cử tri Việt tại Houston và vùng phụ cận đã bỏ phiếu chọn người đại diện vào ngày Chủ nhật 24 tháng 11, 2013 tại 17 địa điểm rải rác khắp Houston. Trong thương xá HongKong-4, một trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt vùng tây nam Houston, khu bỏ phiếu đông nghẹt người đi bầu mặc dù thời tiết giá lạnh. Một cử tri cao niên là ông Quế chia sẻ nhận xét và ước muốn của ông:
“Tôi thấy rằng là cộng đồng ở đây tham dự bầu cử khá đông. Lẽ dĩ nhiên là tôi muốn có một cộng đồng vững mạnh để giúp đỡ tất cả đồng hương ở đây. Cá nhân của tôi, tôi lại ủng hộ đám trẻ.”
Một cử tri cao niên khác là ông Thắng thì nói:
"Với cách làm việc như thế này thì tôi nghĩ cuộc bầu cử này rất là tốt, rất là trong sạch, mà nó trong sáng thì tôi nghĩ là đồng bào mình chọn được liên danh vừa ý cho cộng đồng."
Bà Thanh Tân, là một cử tri khác, vừa bỏ phiếu xong, tại địa điểm Chùa Việt Nam, thì bày tỏ sự hân hoan của bà khi được tự do lựa chọn người đại diện:
“Tôi rất vui khi thấy cộng đồng của mình đã tiến bộ mà có những liên danh như thế này, để mình lựa chọn liên danh xứng đáng, để làm việc cho cộng đồng mình.”

Cuộc bầu cử có nhiều khó khăn trong việc tổ chức và vận động nhưng với sự hợp lực của nhiều thành phần trong cộng đồng, Ủy Ban Vận Động và Tổ chức Bầu Cử Ban Đại Diện Cộng Đồng nhiệm kỳ 2014-2016 cũng hoàn tất công tác. Trong khi các thiện nguyện viên và đại diện hai liên danh đang kiểm phiếu tại trụ sở Cộng Đồng, ông David Nguyễn, Trưởng Ban Vận Động và Tổ chức Bầu Cử chia sẻ :
“Chúng tôi rất là hào hứng và chúng tôi rất là ưng ý, không biết rằng bên nào thắng nhưng chúng tôi đã đạt được kết quả mỹ mãn hôm nay, sau một thời gian làm vệc rất là cực nhọc, rất là khó khăn vì thiếu tài chánh và thiếu nhân lực.”

https://lh4.googleusercontent.com/-9gHteKWenOY/UqFWqFy3mfI/AAAAAAAASfI/cgLCdhUfY-8/w448-h334-no/Voa_IMG_3090.jpg

Dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng khi thấy liên danh Hợp Nhất dẫn đầu số phiếu khá xa, thì với tinh thần thượng võ trong các cuộc bầu cử dòng chính tại Hoa Kỳ, ông Đào Văn Thảo, thụ ủy liên danh Đoàn Kết, đã lên tiếng chúc mừng liên danh Hợp Nhất:
“Cám ơn quý đồng hương, cám ơn tất cả cử tri trong thành phố Houston và vùng phụ cận. Hôm nay với kết quả mà quý vị thấy, nó đem đến một kết quả thật rất là phấn khởi cho cộng đồng chúng ta. Với kết quả này, tôi, thụ ủy liên danh Đòan Kết, xin tuyên dương liên danh Hợp Nhất đã đắc cử. Chúng tôi chúc mừng liên danh Hợp Nhất đã thành công tốt đẹp. Trước việc cộng đồng chúng ta còn nhiều khó khăn, tôi ước mong rằng tất cả quý đồng hương tiếp tục ủng hộ liên danh Hợp Nhất để đem cộng đồng chúng ta đến nơi vinh quang...”

Đáp lại lời chúc mừng, LS Phan Quốc Cường, Thụ ủy liên danh Hợp Nhất, nói:
“Sự chiến thắng ngày hôm nay thì thật sự là chiến thắng cùa mọi người chúng ta, không phải của riêng liên danh Hợp Nhất hay riêng Liên danh Đoàn Kết mà là chiến thắng chung của cộng đồng bởi vì chúng ta luôn mong ước cộng đồng chúng ta có cơ hội làm việc đoàn kết và hợp nhất với nhau.”
Và LS Cường thêm rằng:
"Tôi mong rằng hôm nay với chiến thắng chung này, liên danh Hợp Nhất sẽ có cơ hội làm việc chung với Liên danh Đoàn Kết.”

Trong dịp này ông David Nguyễn cũng đặc biệt ghi nhận sự hỗ trợ cho cuộc bầu cử thành công của Chủ tịch đương nhiệm Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng là Luật sư Teresa Ngọc Hoàng. Ông nói:
“Cô đã rất là thông cảm cái hoàn cảnh, vai trò của chúng tôi, cô đã support, phải nói rằng cô đã cố gắng để mà tranh đấu, để giúp chúng tôi làm tròn trách nhiệm là một người trưởng ban. Vì vậy mượn tất cả làn sóng của các đài truyền hình ngày hôm nay, một lần nữa tôi xin gửi lời tri ân, cảm ơn đến cô Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, Luật sư Teresa Ngọc Hoàng.”

Và khi cuộc đếm phiếu hoàn tất, ông David Nguyễn tuyên bố:
“Liên danh Hợp Nhất đã có số phiếu là 4380 phiếu của đồng hương, liên danh Đoàn Kết có 2087, tức là tổng số cử tri đi bầu là 6467 cử tri đã bỏ phiếu cho cuộc bầu cử cho tân Hội Đồng Đại Diên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cân, nhiệm kỳ 2014-2016. Xin thành thực cảm ơn toàn thể cử tri Houston và vùng phụ cận.”

Trong không khí của mùa lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, cuộc bầu cử Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Houston, nhiệm kỳ 2014 - 2016, mang lại nhiều hy vọng cho một cộng đồng người Việt Houston vững mạnh và phát triển. Người người đang đặt nhiều niềm tin vào một luồng gió mới cho sinh hoạt cộng đồng trong tương lai, khi lớp người trẻ thay thế cha anh để dấn thân phục vụ.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
12-26-2013, 08:41 AM
Người Việt Houston cứu trợ nạn nhân bão Hải Yến

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, 18-12-2013

https://lh3.googleusercontent.com/-1xXu4-7IW-c/UrMgQ473WMI/AAAAAAAASnQ/-u_VqdfBZRk/w448-h295-no/HKDH_IMG_4014.jpg

Theo các cơ quan truyền thông quốc tế thì tính đến ngày 13 tháng 12 năm 2013, sau khi bão Hải Yến đánh vào Philippines ngày 8 tháng 11 năm 2013, số người thiệt mạng lên đến hơn 6000, và 1800 người bị coi là mất tích, hơn 27ngàn người bị thương và khoảng 3triệu 9 trăm ngàn người mất nhà cửa, đang phải sống trong các trại tị nạn. Trước cảnh thương tâm này, cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới đã có những hoạt động cứu trợ người Phi rất tích cực.

Sau biến cố Tháng Tư 1975, rất nhiều người Việt, trên đường đi tìm tự do, đã được chính phủ và dân chúng Phi luật Tân giúp đỡ. Đây là cơ hội cho người Việt tha hương tỏ lòng tương thân và biết ơn với chính phủ và dân tộc Phi. Riêng tại Houston, sau buổi gây quỹ khẩn cấp tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vào ngày 17 tháng 11, 2013, Ủy Ban Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Phi Luật Tân tại Houston được thành lập. Ủy Ban này đã tổ chức một cuộc gây quỹ qui mô với sự tham dự của nhiều đoàn thể người Việt và các cơ quan truyền thông tiếng Việt, đặc biệt là hệ thống SGN Network. Ngày 12 tháng 12, 2013, Ủy Ban đã mở một cuộc họp báo tại Houston, để công bố kết quả và chính thức trao cho ông Steve Vetrano, Tổng Giám Đốc điều hành hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, khu duyên hải Texas, một số tiền hơn 300 ngàn mỹ kim, để cứu trợ cho các nạn nhân bão Hải Yến.

https://lh4.googleusercontent.com/-HdrIONW3OLI/UrMgOihN9FI/AAAAAAAASm0/0Dyy71l1Asc/w448-h279-no/HKDH_IMG_4045.jpg

Trong dịp này bà Kim Nguyễn, trưởng ban điều hợp của Ủy Ban cứu trợ đã nói rằng mục đích của cuộc gây quỹ là để đáp lại những tấm lòng nhân ái mà chính phủ và dân tộc Phi đã dành cho người Việt trên bước đường đi tìm tự do:
“Sau năm 1975 hàng triệu người VIệt Nam đã bỏ nước ra đi tìm tự do, đa số ra đi bằng những chiếc thuyền mong manh. Gần nửa triệu người đã bỏ mình trên biển cả hoặc bị chết vì hải tặc, vì đói khát. Nhiều trăm ngàn người đã tới Phi Luật Tân an toàn và họ được chính phủ cũng như dân Phi Luật Tân tận tình giúp đỡ. Để đáp lại ân tình này, cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới nói chung và cộng đồng người Việt tại Houston nói riêng, đã có nhiều cuộc gây quỹ để cứu trợ nạn nhân bão lụt. Ngày hôm nay quý vị hiện diện nơi đây để chứng kiến chúng tôi trao số tiền cứu trợ cho ông Steve Vetrano, đại diện cho Hồng Thập Tự...”

Cuộc gây quỹ có sự hỗ trợ nhiệt thành của Hội Đồng Liên Tôn Houston. Trong buổi họp báo này, Linh mục Phạm Hữu Tâm, một thành viên của hội đồng liên tôn, có nhận xét là bão Hải Yến làm mọi người cùng chung làm việc và tạo nên sự thông cảm giữa các cộng đồng thiểu số:
“Cộng đồng Việt Nam lại càng gần gủi với cộng đồng của các người thiểu số, đặc biệt là người Phi Luật Tân. Họ có dịp để cùng chia sẻ, họ cùng làm việc với cộng đồng chúng ta và đồng thời, họ cũng hiểu biết về cộng đồng chúng ta là một dân tộc hiền hòa, thương yêu, lễ độ và đầy tình con người, đầy tình biết ơn đối với ơn nghĩa mà chúng ta đã nhận từ họ lúc trước. Một điều nữa là cộng đồng bản xứ ở đây lại càng để ý và thấy quan trọng với cộng đồng người Việt nhiều hơn. Cho nên qua đó, chúng tôi cảm tạ Thiên Chúa, cảm tạ Thượng đế đã cho chúng ta có dịp làm việc chung với nhau, biến sự bất hạnh của con người thành niềm vui chia sẻ với các anh chị em khác.”

https://lh6.googleusercontent.com/-tzanyOy9lj4/UrMgVSNiq3I/AAAAAAAASns/qsXaX4ANkHE/w640-h338-no/HKDH_IMG_4100.jpg

Sơ Lucy Lương, thuộc dòng nữ tu Đa Minh, là một trong những người tích cực vận động cho việc gây quỹ, cho là Phi Luật Tân đã luôn hết lòng giúp đỡ người tị nạn Việt nam cho đến phút cuối, khi mà các quốc gia khác đã từ chối. Sơ Lương bày tỏ sự cảm động trước sự thành công của công tác cứu trợ:
“Thiên Chúa đã dậy chúng ta lòng biết ơn và những người chia sẻ, thì Thiên Chúa là người quảng đại sẽ trả công cho họ. Vì thế giây phút này là giây phút mà tôi rất cảm động vì cái sự thành công và cái sự tốt đẹp, sự đoàn kết của anh chị em ở Houston này.”

Hiện diện trong buổi họp báo, ngoài nhiều đồng hương, các nhóm thiện nguyện trong cuộc gây quỹ qui mô, còn có nhiều người Phi Luật Tân tham dự. Ông Reyes một người Phi thuộc Phòng Thương Mại Mỹ Phi tại Houston, nói là ông rất mang ơn những sự trợ giúp rộng lượng của cộng đồng người Việt và chính phủ Phi Luật Tân cũng rất mang ơn những sự trợ giúp do người Việt gửi qua cho các nạn nhân:
sb
Một thành viên của ủy ban gây quỹ là ông Nguyễn Đình Trung, người đã sống tại trại tỵ nạn Palawan trong suốt 16 năm, tâm tình với các người Phi hiện diện trong buổi họp báo, bằng tiếng Phi, gây cảm xúc cho nhiều người:
“Trung nói với tất cả người Phi bằng tiếng Phi là Trung ở Philippines 16 năm, Trung uống nước của Phi, ăn cơm của Phi, con của Trung đẻ ở Phi, 2 đứa. Nhiêu đó là đủ để cho người ta biết rằng Phi là đất nước thứ hai của Trung, 16 năm không phải là thời gian ngắn. Trung thành thật cảm ơn người ta đã nới rộng vòng tay, nhận mình từ năm 1975 tới nay và hiện tại còn 3 người Việt tị nạn đang sống bên đó. Trung thành thật cảm ơn họ, số tiền mà chúng ta đóng góp thật sự, Trung nói, là rất nhỏ nhưng mà từ trái tim của người Việt Nam tại Houston...”

https://lh6.googleusercontent.com/-1lS6KbtuMW8/UrMgRAK6pQI/AAAAAAAASnU/cvzaht3Q9yE/w448-h265-no/HKDH_IMG_4091.jpg

Đại diện của cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại Houston nói là từ trong đáy lòng, những người Mỹ gốc Phi cảm ơn sự giúp dỡ của cộng đồng người Việt Houston.
“On behalf of the Filipino American Community of Houston, I would like to thank you...”

Ông Steve Vetrano phát biểu là ông rất hân hạnh thay mặt Hội Hồng Thập Tự, tiếp nhận số tiền hơn 300 ngàn Mỹ kim để xử dụng vào công tác cứu trợ và ông cảm ơn sự cố gắng của ban tổ chức và cộng đồng người Việt Houston:
“Thank you for your hard work in raising this these dollars and It is my honor to be able to take this back to share with the Red Cross net work, Thank You”

Ủy Ban cho biết, mặc dù cuộc gây quỹ tổ chức tại Houston nhưng qua hệ thống internet, nhiều người Việt từ các tiểu bang khác và từ Canada cũng gửi về đóng góp. Ngoài ra, trong buổi họp báo, bà Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài phát thanh Sàigòn Houston, là một trong hai người điều hợp chương trình, còn cho biết là sẽ có một phái đoàn trợ giúp y tế qua Phi Luật Tân vào tháng 2 năm 2014 để trực tiếp giúp đỡ các nạn nhân.
Rất nhiều người Việt tị nạn cộng sản nặng tình với dân tộc và chính phủ Phi. Nhớ lại tấm lòng nhân ái của dân tộc và chính phủ Phi dành cho họ trên bước đường tị nạn, họ luôn cầu nguyện và tìm cách giúp những nạn nhân bão Hải Yên được sớm vuợt qua cơn thiên tai tàn khốc. Hiện nay vẫn còn nhiều tổ chức khác nhau tại Houston tiếp tục nỗ lực gây quĩ cứu trợ nạn nhân bão lụt Phi Luật Tân. Và vào tối Thứ Bảy, 14 tháng 12, đài việt ngữ VAN-TV tại Houston cũng có truyền hình trực tiếp về buổi trao số tiền trên 60 ngàn Mỹ Kim cho Hội Hồng Thập Tự. Số tiền này do khán giả và thân chủ của đài VAN-TV đóng góp trong chương trình gây quĩ trực tiếp, kéo dài 2 tuần trên làn sóng của Đài.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, TX.

TTHV
12-26-2013, 08:44 AM
Lễ Tưởng Niệm những Anh Hùng Việt Nam, hy sinh trong cuộc cách mạng chống thực dân Pháp do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, 11 - 12 - 2013


https://lh3.googleusercontent.com/-P1ARXp6NcW4/Uqr8ktWVJJI/AAAAAAAASjs/Mfp_QULxxqg/w448-h330-no/HKDH_IMG_3620.jpg

Cuộc tổng khởi nghĩa chống Pháp tại Yên Bái và nhiều thành phố của Việt Nam, do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) lãnh đạo vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, là một biến cố lịch sử quan trọng trong cuộc chiến chống Pháp, đòi độc lập, tự do cho đất nước. Cuộc khởi nghĩa thất bại, dẫn đến việc đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 vị lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng, bị chính phủ Pháp đưa lên đoạn đầu đài ngày 17 tháng 6, năm 1930 tại Yên Bái. Sau cuộc khởi nghĩa, nhiều đảng viên VNQDĐ bị Pháp cầm tù và lưu đày biệt xứ. Sự kiện này được ghi rõ trong sách sử cận đại Việt Nam. Hơn 80 năm đã trôi qua, những tưởng mọi chuyện đã hoàn toàn thuộc về lịch sử, nhưng gần đây VNQDĐ đã tìm được tung tích 525 chiến sĩ Việt Nam chống Pháp, tại Guyana, một vùng thuộc địa của Pháp, trong khu rừng rậm Amazon, Nam Mỹ Châu. Trong số này, có 325 đảng viên VNQDĐ và phần còn lại là các chiến sĩ của các tổ chức cách mạng khác, như Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội do nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần lãnh đạo.

Chiều ngày chủ nhật, 8 tháng 12, năm 2013, một buổi lễ tưởng niệm 525 Anh Hùng Việt Nam, hy sinh trong cuộc cách mạng chống thực dân Pháp, được cử hành trang trọng tại chùa Liên Hoa, vùng tây nam Houston, do Hòa thượng Thích Huyền Việt chủ lễ với sự tham dự của nhiều đảng viên VNQDĐ và đồng hương.
Ông Nguyễn Như Phúc, một thành viên trong ban tổ chức, giải thích lý do trong quá khứ không ai biết đến các chiến sĩ này là vì họ đã bị Pháp bí mật đưa đi lưu đày tại Nam Mỹ:
“Đầu tiên khi họ mang tất cả những chiến sĩ cách mạng yêu nước đó từ Việt Nam, từ miền nam, miền trung, miến bắc họ đưa lên tầu và chở đến Guyana hoàn toàn bí mật, không có một ai biết hết. Cho đến khi mà người đầu tiên đào thoát khỏi đó là cụ Hoàng văn Đào. Cụ Hoàng văn Đào mới thông báo cho một số các anh em, nhưng lúc đó VIệt Minh và Pháp đang tranh chấp và cố gắng để tiêu diệt các lực lượng yêu nước khác như là VNQDĐ, cho nên là chúng tôi không có liên lạc được với nhau nhiều. Tuy nhiên sau đó với một cái tình cờ năm 2008, 2009 thì có một người đi sang Guyana và nhìn thấy những hồ sơ, giấy tờ mà họ đã đưa lên, rằng là đây có nhốt người anamite, họ gọi chúng ta lúc đó là như thế. Sau đó, năm 2010, chúng tôi cử một phái đoàn sang, gồm có 5 người, những người đó, trong đó có anh Tổng bí thư Lê Thành Nhân, sang tận nơi điều tra. Đến năm 2011 thì chúng tôi có một phái đoàn nữa đến đề truy tìm hố sơ, giấy tờ và dựng hai bảng tưởng niệm những anh hùng Việt Nam đã hy sinh tại Guyana. Theo như giấy tờ, do chính phủ Pháp xưa còn giữ lại, thì số người chết trong tù là 10% mỗi tháng vì bệnh tật, vì hành hạ, vì chém, vì xử tử, có nhiều nguyên nhân để chết ở đó."

Ông cho biết thêm là khi chính phủ Pháp giải tán nhà tù ở Guyana thì tất cả tù nhân Việt không được về nước:
“Sau đó chính phủ Pháp họ giải tán cái trung tâm đó, giải tán cái trại tù lớn đó vì lý do nhân đạo, hay báo chí,hay chính trị thì tôi không được rõ. Sau khi giải tán thì họ không cho những người đó về nước, mà họ giữ tất cả ở lại. Ra khỏi trại tù nhưng mà ở tại chỗ mà phải lấy vợ người địa phương.”
Trong buổi lể tưởng niệm và cầu nguyện cho các tử sĩ anh hùng hy sinh cho tổ quốc tại Guyana, bài điếu văn, do ông Nguyễn Thanh Sơn đọc, đã gây nhiều cảm xúc cho cử tọa, trong đó có đoạn:
“Đành rằng đời người ai cũng "tử biệt sinh ly", chốn trần gian này nào ai mong sống mãi, nhưng các đồng chí đã chọn cái chết bất tử, lưu lại tấm gương yêu nước sáng ngời cho bao thế hệ mai sau. Chết vì tổ quốc, tổ quốc tri ân; Chết vì đồng bào, đồng bào tưởng nhớ. Các đồng chí đã lẫm liệt nằm xuống tận núi rừng xa xôi Nam Mỹ là những anh hùng dân tộc. Dân tộc đời đời ghi khắc vào tâm khảm...”

Tổng thư ký VNQDĐ là ông Lê Thành Nhân, đến từ tiểu bang Florida, đã phát biểu trong buổi lễ, xin trích một đoạn như sau:
“Sự kiện tìm ra 525 anh hùng dân tộc đã bỏ mình tại rừng Amazon, Guyana, Nam Mỹ và đưa về làm lễ truy điệu là biểu hiện một ý nghĩa: Chết vì tổ quốc, tổ quốc tri ân; Chết cho đồng bào, đồng bào tưởng nhớ. Người yêu nước luôn luôn sống trong lòng dân tộc, có như thế bao nhiêu anh hùng dân tộc đã hy sinh mới bớt oan ức ở bên kia suối vàng và đồng thời nhắc nhở cho những người đang sống phải nhớ ơn, gìn giữ và lưu truyền của tiến nhân. Kính thưa Hòa thượng chủ trì chùa Liên Hoa và kính thưa quí vị, hơn bao giờ hết tổ quốc dân tộc Việt Nam đang ở trong một giai đoạn đen tối nhất và trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4 ngàn năm văn hiến: đó là đại họa cộng sản Việt Nam. Hiện nay đại họa cộng sản VN đưa dân tộc VN đối diện với hai nguy cơ phá sản nguy hiểm nhất: chủ quyền dân tộc và đạo đức con người.”

https://lh6.googleusercontent.com/-EG-f9k7nEEE/Uqr8kgvdfOI/AAAAAAAASjw/eFp2p-dbLSU/w448-h276-no/HKDH_IMG_3637.jpg ông Lê Thành Nhân và chư tăng



Trong hàng quan khách có bà Kim Thanh, 89 tuổi, đến từ San Diego, là một vị cao niên, đã có mặt trong phái đoàn đến Amazon. Bà chia sẻ:
“Theo các ông ấy đi cái vụ Amazon vừa rồi đó. Đi vào rừng, rồi cũng đủ các thứ, nhưng mà mình cũng thấy cái đó là sung sướng, là tại vì đã nhìn được thấy chính cốt của các vị anh hùng thật sự chứ không phải qua sách. Có những chỗ mình rất là cảm động vì những thổ dân ở đấy người ta nói lúc đó họ ở đấy, và cái hố này chôn bảy người một lúc, chứ không phải là chôn ít, còn cái hố kia thì năm người...”

Hiện nay linh vị của tất cả 525 anh hùng tử sĩ chống Pháp, đang được thờ tại Chùa Liên Hoa Houston và hàng ngày được các chư tăng cầu nguyện. Quan khách cũng còn được thấy các hình ảnh về chuyến đị tìm tung tích 525 chiến sĩ Việt Nam chống Pháp, tại Amazon, triển lãm tại chùa. Trong lời đạo từ cùng quan khách, Hòa thượng chủ lễ Thích Huyền Việt nhắc nhở mọi người là khi tưởng niệm các vị anh hùng thì cũng không nên quên vận nước đang đau thương:
“Ngày hôm nay tất cả chúng ta cùng hướng về các vị anh hùng, đồng thời chúng ta cũng hướng về vận mệnh đau thương của dân tộc, để làm sao một ngày không xa, đất nước Việt Nam có dân chủ, tự do, dân giàu nước mạnh. Mỗi người của chúng ta phải tự nguyện để làm sao đất nước chúng ta có dân chủ tự do. Đó là những gì chúng ta có thể làm để nhớ ơn và đền ơn cho các bậc tiên liệt tiền nhân anh hùng vị quốc vong thân.”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
01-08-2014, 07:43 AM
Thánh Lễ Cầu Nguyện và Buổi Tưởng Nhớ Việt Dzũng tại Houston

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư 1-1-2014

Âm thanh ---> http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_HoustonTuongNhoVietDzung.mp3


https://lh3.googleusercontent.com/-WkLpTnRQYMY/UsY5I2dKqPI/AAAAAAAASy4/_hTfWXEokhk/w499-h480-no/1hkdh_4709.jpg

Hầu hết người Việt tị nạn cộng sản trên toàn thế giới, từ Úc Châu, qua Âu Châu, đến Mỹ Châu, ai ai cũng bàng hoàng thương tiếc khi nghe tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng vừa đột ngột giã từ trần thế ở tuổi 55, sau một cơn trụy tim tại Orange county, California.
Cùng chung niềm tiếc thương với cộng đồng người Việt lưu vong, tại Houston, trong những ngày cuối năm 2013, có nhiều sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng để cầu nguyện và tưởng nhớ Việt Dzũng. Ngay từ đầu thập niên 1980, Việt Dzũng đã là một gương mặt thân yêu nhiệt thành, tham gia nhiều sinh hoạt văn học nghệ thuật cũng như những sinh hoạt tranh đấu cho tự do dân chủ tại quốc nội của cộng đồng người Việt Houston, trước khi định cư tại Tiểu Bang California.
Trưa Chủ nhật, 29-12- 2013, một Thánh lễ cầu nguyện tổ chức tại Thánh Đường Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, vùng tây bắc Houston, với rất nhiều người tham dự, trong đó có nhiều người không phải là giáo dân Công giáo. Theo sau thánh lễ là một buổi họp mặt, do đại diện của Giáo phận Vinh, thành viên của phong trào Hưng Ca Houston, đoàn Văn Nghệ và Công Tác Xã Hội Lạc Việt, và các thân hữu của nhạc Sĩ Việt Dzũng, phối hợp tổ chức.
Tham dự buổi thánh lễ có nhạc sĩ Đăng Khánh, là một nhà truyền thông và một nghệ sĩ sáng tác. Nhạc sĩ Đăng Khánh chia sẻ rằng, Việt Dzũng là một nghệ sĩ đã tranh đấu không ngừng cho đất nước quê hương, đến hơi thở cuối cùng:
“Sự ra đi của nhạc sĩ Việt Dzũng, đối với riêng tôi và có lẽ cũng với tất cả những người khác, là một sự mất mát lớn lao cho tập thể người Việt chống Cộng ở hải ngoại. Đã từ không biết bao nhiêu lâu nay, từ những ngày đầu tiên, khi bước chân sang Hoa Kỳ, anh Việt Dzũng, đã với lòng yêu nước và tài ba của anh là người nhạc sĩ, một người nghệ sĩ, anh đã tranh đấu không ngưng nghỉ. Lòng hăng say, lòng yêu nước, tấm lòng đối với quê hương đất nước, đối với đồng bào hải ngoại, đã thể hiện hắng giây hằng phút trong hơi thở của anh khi anh còn sống.”

Trong buổi họp mặt để tưởng nhớ Việt Dzũng, giáo sư Lã Huy Quý kể lại các sinh hoạt của Phong Trào Thanh Niên Cách Mạng Dân tộc Việt tại Houston, dẫn đến việc thành lập đoàn Văn nghệ công tác xã hội Lạc Việt và đoàn Hưng Ca mà ông đã góp phần tổ chức và sinh hoạt. Những tổ chức này đều có sự góp mặt nhiệt thành của Việt Dzũng:
“Không ai bắt mình phải đi đấu tranh, không ai bắt mình phải yêu đất nước mình nhưng mà tự lòng mình và chúng ta thấy Việt Dzũng đã tự lòng Việt Dzũng dấn thân làm việc không thể tưởng tượng được với con người như Việt Dzũng. Chúng tôi rất là thương yêu và kính phục Em và chúng tôi cảm ơn toàn thể quí vị đã hiện diện để cầu nguyện cho Em và chúng tôi cũng xin Em ở trên trời cao nhìn xuống cầu nguyện cho chúng ta, phù hộ cho chúng ta tiến lên trên con đường dành lại xứ sở cho quê hương, dành lại tự do dân chủ.”

Một thành viên đoàn Hưng Ca là thi sĩ Viễn Phương, người đã từng lưu diễn cùng Việt Dzũng nhiều nơi, nhắc đến một ca khúc do Việt Dzũng phổ nhạc từ bài thơ “Những đứa con của Mẹ”, đã làm xúc động nhiều người:
“... Mẹ đã sinh ra thằng con bán nước, con đem quê nhà dâng hiến cho ngoại bang. Mẹ đã sinh ra thằng con giết mướn, thân xác lưu đày giờ lưu lạc dưới nghĩa trang. Mẹ lỡ sinh ra thằng con tên Tị Nạn. Con sang xứ người chối bỏ quê hương. Mẹ đã ra đi, thuyền gặp hải tặc, giờ mẹ lưu lạc chốn nào giữa đại dương. Mẹ hãy sinh thêm thằng con Phục Quốc, Con sẽ trở về dành lại quê hương. Rồi một ngày mai con đưa mẹ về nước, Mẹ sẽ thôi buồn ... Hôm nay, chúng ta thương yêu Việt Dzũng, tưởng nhớ đến Việt Dzũng, xin hãy cầu nguyện cho linh hồn Gioankim trong lời kinh nguyện hàng ngày và hãy cùng nhau kết tay nhau nối tiếp những bước đường anh đã đi qua.”

Một người khác, từng có nhiều năm sống chung một mái nhà cũng như làm việc chung với Việt Dzũng tại Houston, là ông Lê Văn Hào. Ông chia sẻ những vui buồn trong cuộc đời đa tài, đa năng của Việt Dzũng từ việc làm báo, làm nhà in, đến làm cơ sở xuất bản Thế Giới tại Houston. Theo ông, môi trường sinh hoạt của Houtson lúc bấy giờ không đáp ứng được ước mơ của Việt Dzũng nên cuối cùng Việt Dzũng đã đi California, để sinh hoạt tích cực hơn trong lãnh vực truyền thanh, truyền hình và báo chí cũng như ca nhạc, nhưng Việt Dũng vẫn trở về Houston thường xuyên để ủng hộ những cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.
Ông Hào cho rằng, sự ra đi của Việt Dzũng là lúc Thiên Chúa nhận Việt Dzũng trở về, sau những năm dài làm việc không ngừng, để hiến dâng cho xã hội:
“Trên tinh thần Ky tô hữu thì đó là sự trở về của Việt Dzũng. Đó là Thiên Chúa đã gọi anh về thì tôi nghĩ rằng đến lúc anh về và cũng là lúc mà anh bắt đầu cho cuộc sống mới của anh. “
Và ông thêm rằng, sự ra đi nhẹ nhàng của Việt Dzũng là một ân sủng của Thiên Chúa:
“Trong mọi thứ hân hoan thì có sự hân hoan của sự trở về. Của Việt Dũng, thì tôi nghĩ đó là một món quà của Thượng Đế cho Việt Dzũng một cách rất là tự nhiên và an bình”

Mặc dù sự ra đi của Việt Dzũng làm nhiều người nuối tiếc và hụt hẫng nhưng không ít người nhiệt thành tin tưởng rằng, sự ra đi của Ông là cơ hội để cộng đồng chống cộng sản hải ngoại, có dịp nhìn lại gương hy sinh kiên trì của Ông và tiếp tục công cuộc tranh đấu cho dân chủ nhân quyền tại quốc nội. Lời tâm tình của Nhạc sĩ Đăng Khánh nói lên niềm hy vọng của rất nhiều đồng hương nhự lời ước nguyện đầu năm 2014 :
“Tôi hy vong rằng, với tinh thần Việt Dzũng, chúng ta sẽ tiếp tục, tiếp nối công cuộc đấu tranh cho quê hương có một ngày dân chủ và nhân quyền tốt đẹp cho người dân Việt Nam.”

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
01-30-2014, 07:00 AM
VOA's Report: Hội Chợ Tết Giáp Ngọ 2014 tại Houston


https://lh3.googleusercontent.com/-HPnlGQCdBhI/UupnPEy_WAI/AAAAAAAAUXc/GLzB2HVMahw/w584-h506-no/HKDH_IMG_6164.jpg

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, 29-01-2014, nhằm ngày 29 Tết Giáp Ngọ

Mặc dù sống tha hương, người Việt Houston vẫn luôn hướng về quê mẹ, nhất là trong những dịp Xuân về. Nối tiếp truyền thống trong nhiều năm qua, năm nay cộng đồng người Việt Houston tổ chức hội chợ Tết quy mô vào ngày 25 tháng 1, 2014 để đón mừng năm mới Giáp Ngọ tại công viên Discovery Green, nằm ngay tại Trung tâm thành phố, với hàng ngàn người tham dự.
Hội Tết năm nay, do sự chủ xướng của đài truyền hình Việt ngữ BYN- TV với sự hợp tác của nhiều hội đoàn văn hóa và cơ sở thương mại Việt Mỹ. Ban tổ chức đã sử dụng những kỹ thuật quảng bá internet tân tiến nhất như mạng lưới xã hội Facebook, Twitter, ngoài các phương pháp truyền thông thường lệ như truyền thanh và truyền hình, nên đã gây được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới trẻ Việt Mỹ.

Ông Quốc Văn, Trưởng Ban Điều Hợp Hội Chợ Tết, giải thích là đặc điểm của Hội chợ Tết Giáp Ngọ năm nay là, ngoài việc biểu dương văn hóa truyền thống Việt, Hội Tết còn là nhịp cầu nối liền văn hóa Đông Tây cho giới trẻ sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ.
“Chương trình này là chương trình nhịp cầu nối văn hóa giữa cộng đồng người Việt của chúng ta và cộng đồng Mỹ. Năm nay mình không biến nó thành một đại nhạc hội mà mình đi nhiều về trưng bày và triển lãm về văn hóa.”

Hiện diện trong ngày hội Tết có hầu hết quí vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo và chính giới Việt Mỹ tại Houston. Hội Chợ Tết được khai mạc với đoàn lân của gia đình phật tử Huyền Quang trong tiếng pháo tưng bừng.
Ngỏ lời cùng quan khách khi khai mạc hội Tết, bà Thị trưởng Houston Annise Parker đã ca ngợi sự đóng góp của cộng đồng người Việt về văn hóa và kinh tế cho Houston. Bà nói rằng năm nay sẽ là năm Houston phát triển thành một trong những thành phố phồn thịnh nhất của Hoa Kỳ và bà cảm ơn sự góp phần của cộng đồng người Việt.

Trong dịp này, dân biểu tiểu bang Hubert Võ nói rằng ông hãnh diện chia sẻ sự thành công của người Việt trong sự hội nhập vào cộng đồng Houston.

Luật sư Phan Quốc Cường, tân chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Người Việt Quốc Gia Houston và vùng Phụ Cận cũng tỏ bày niềm hân hoan của ông trước sự hòa đồng của cộng đồng người Việt Houston và các cộng đồng khác trong ngày Tết Việt Nam:
"Đây là dịp mà có thể nói cộng đồng chúng ta không chỉ là có dịp vui chơi, đưa cái văn hóa của chúng ta ra trong ngày lễ đặc biệt nhất của năm mà cũng là dịp chúng ta đền gần hơn với dòng chính Hoa kỳ để cho họ thấy cái nét đẹp trong văn hóa chúng ta. Rất là vui khi thấy hôm nay có đủ mọi sắc dân đến đây tham dự”


https://lh3.googleusercontent.com/-kd1vwX9aMKs/UupnPKpv18I/AAAAAAAAUXU/rlIDHd_eqIk/w640-h426-no/HKDH_IMG_6217.jpg


Chương trình hội chợ Tết rất phong phú và đa dạng. Hoạt cảnh Dòng Máu Lạc Hồng với khoảng 100 diễn viên, khơi lại tinh thần bất khuất của dân tộc Việt trong hơn 4000 năm lịch sử chống xâm lăng của bắc phương đã được khen ngợi nhiệt liệt. Bà Chiêu dẫn các con đi dự hội Tết chia sẻ sự xúc động của bà khi xem nhạc cảnh Dòng Máu Lạc Hồng:
“Nhìn sự trình diễn Dòng Máu Lạc Hồng đó, Chiêu rất là cảm động, rưng rưng nước mắt và Chiêu rất là hãnh diện mình là người Việt Nam vì mình có một truyền thống rất là hào hùng, do đó Chiêu cũng mong rằng những thế hệ trong tương lai, những thế hệ trẻ, nên biết về lịch sử của nước mình để dòng màu hào hùng đó vẫn tiếp tục chảy trong từng con tim của người Việt nam ở hải ngoại.”

Một vị cao niên là bà Trần thị Đức cũng nói lên sự phấn khởi của bà :
“Tôi rất vui mừng được tham dự hội Tết này. Tôi thì lớn tuổi rồi không làm gì được để giúp cho quê hương dân tộc nhưng tôi rất vui khi các em trẻ mà có tinh thần hăng say để giữ gìn văn hóa của dân tộc Việt Nam mình”
Một khán giả Hoa Kỳ là Anh Todd thì nói đây là một nền văn hóa mới lạ với anh nhưng anh thấy rất đẹp:
“ It’s very nice, it’s a new culture for me but very beautiful”

Chương trình có những phần nói lên sự hội nhập sinh hoạt văn hóa Đông Tây, với trích đoạn vở kịch “Bound”, xin tạm dịch là “Ràng Buộc”, một tác phẩm dựa trên bối cảnh văn hóa Việt, do Houston Grand Opera trình diễn. Được biết vở Opera “Bound” do nhà biên kịch trẻ gốc Việt, Chu Bảo Long và nhà soạn nhạc Hoang Rou thực hiện, sẽ được Houston Grand Opera trình diễn toàn bộ cho công chúng.
Các màn trình diễn thời trang cũng được nhiều người chú ý. Bên cạnh các màn trình diễn quốc phục còn có màn trình diễn thời trang mới do hai nhà vẽ kiểu gốc Việt là Diane Trần và Việt Nguyễn trình bày.

Văn hóa ẩm thực là một tiết mục được giới trẻ Việt Mỹ tham dự nhiệt thành. Buổi thuyết trình về nghệ thuật ăn và nấu ăn của người Việt được nhiều người chú ý. Cuộc thi Ăn Phở Nhanh với sự tham dự của các khuôn mặt nổi tiếng trong cộng đồng Việt Mỹ tại Houston là một tiết mục thú vị và thu hút rất nhiều khán giả Việt Mỹ, nhất là các bạn trẻ. Tiết mục này được cổ võ như một cuộc tranh tài thể thao. Cuối cùng người thắng cuộc thi ăn phở nhanh là ông Trí La, giám đốc hệ thống nhà hàng Kim Sơn, đại diện cho đội East (Đông Phương) sau khi ăn hết 2 tô phở xe lửa, đánh bại ông Stevenson, xướng ngôn nhân của đội bóng rổ Houston Rocket, đại diện cho đội West (Tây Phương).
SB
Ngoài các cuộc trình diễn trên sân khấu, hội chợ còn có nhiều gian hàng bán các đồ kỷ niệm, các món ăn Tết như bánh mứt, hoa Tết và các trò chơi. Phở, gỏi cuốn, bánh mì và chả giò là các cửa hàng được nhiều người chiếu cố nhất.
Một điểm đáng chú ý là trong ngày hội chợ Tết Houston thời tiết nắng đẹp dịu dàng dù ngày hôm trước cơn bão mùa đông đã làm tê liệt Houston. Trong nắng vàng rực rỡ, số người bản xứ tham dự có lẽ còn đông hơn số người gốc Việt và ngày hội Tết không chỉ là ngày hội của người Việt mà là ngày hội của cả thành phố Houston. Sự thành công của hội chợ Tết Houston năm nay đánh dấu một hướng đi mới trong sinh hoạt cộng đồng, đó là nỗ lực hòa đồng văn hóa Đông Tây và mang giới trẻ trở về tìm hiểu văn hóa cổ truyền một cách hài hòa. Sự cộng tác nhiệt thành của các doanh nhân Việt Mỹ và các chính khách nổi tiếng tại Houston trong ngày hội Tết cũng còn là một dịp cho thấy sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston về mọi mặt để cùng thực hiện giấc mơ của những người yêu chuộng tự do tại Hoa Kỳ.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
03-05-2014, 08:24 AM
Viễn ảnh nào cho Việt Nam sau những biến động tại Ukraina?


[*=left]In (http://www.voatiengviet.com/articleprintview/1863754.html)
[*=left]Ý kiến (52) (http://www.voatiengviet.com/content/vien-anh-nao-cho-vietnam-sau-bien-dong-o-ukraina/1863754.html#relatedInfoContainer)
[*=left]Chia sẻ: (http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/1863754.html?share=true)



http://gdb.voanews.com/DE45E23B-DEF1-4951-BBBB-84463277160F_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0.jpg (http://gdb.voanews.com/DE45E23B-DEF1-4951-BBBB-84463277160F_mw1024_n_s.jpg)
Sau hơn 3 tháng biến động, Tổng thống độc tài Yanukovych đã phải bỏ trốn khỏi thủ đô Kiev của Ukraina.




[*=left]
[*=left]

[*=left]

[*=left]http://assets.pinterest.com/images/PinExt.png (http://pinterest.com/pin/create/button/?url=http%3a%2f%2fwww.voatiengviet.com%2fcontent%2 fvien-anh-nao-cho-vietnam-sau-bien-dong-o-ukraina%2f1863754.html&description=Vi%e1%bb%85n+%e1%ba%a3nh+n%c3%a0o+cho+ Vi%e1%bb%87t+Nam+sau+nh%e1%bb%afng+bi%e1%ba%bfn+%c 4%91%e1%bb%99ng+t%e1%ba%a1i+Ukraina%3f&media=http%3a%2f%2fgdb.voanews.com%2fDE45E23B-DEF1-4951-BBBB-84463277160F.jpg)



Tin liên hệ

[*=left]Ông Putin: Nga có quyền sử dụng 'tất cả các giải pháp' tại Ukraina (http://www.voatiengviet.com/content/putin-noi-nga-co-quyen-su-dung-tat-ca-cac-bien-phap-tai-ukraina/1863692.html)
[*=left]Nga: Tổng thống Ukraina bị lật đổ xin trợ giúp quân sự (http://www.voatiengviet.com/content/nga-noi-ong-yanukovych-xin-duoc-tro-giup-quan-su/1863663.html)
[*=left]Mỹ tăng cường hậu thuẫn đối với chủ quyền của Ukraina (http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-my-toi-ukraina/1863607.html)
[*=left]http://www.voatiengviet.com/img/assignedIcons/icon-blank.gif Chứng khoán thế giới lao dốc vì khủng hoảng Ukraina (http://www.voatiengviet.com/content/thi-truong-chung-khoan-the-gioi-lao-doc-vi-khung-hoang-ukraina/1863489.html)
[*=left]http://www.voatiengviet.com/img/assignedIcons/icon-blank.gif Tổng thống Obama cảnh cáo trừng phạt Nga (http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-canh-cao-trung-phat-nga/1863450.html)
[*=left]http://www.voatiengviet.com/img/assignedIcons/icon-blank.gif Phản ứng về sự hiện diện của quân đội Nga ở Crimea (http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-lan-lon-truoc-su-hien-dien-cua-qu%c3%a2n-doi-nga-o-crime/1862843.html)
[*=left]http://www.voatiengviet.com/img/assignedIcons/icon-blank.gif Nga, Ukraina tăng cường tư thế chiến tranh (http://www.voatiengviet.com/content/nga-ukraina-t%c4%83ng-c%c6%b0%c6%a1ng-tu-th%c3%aa-chi%e1%ba%bfn-tranh/1862609.html)
[*=left]http://www.voatiengviet.com/img/assignedIcons/icon-blank.gif Thủ tướng Ukraina cảnh báo nguy cơ ‘thảm họa’ (http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-ukraina-canh-bao-nguy-co-tham-hoa/1862554.html)
[*=left]Ukraina ra lệnh động viên binh sĩ dự bị (http://www.voatiengviet.com/content/ukraina-ra-lenh-dong-vien-binh-si-du-bi/1862332.html)
[*=left]Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn (http://www.voatiengviet.com/content/cach-vao-voa-va-facebook-neu-bi-chan/1779857.html)








CỠ CHỮ
Nguyễn Phục Hưng (http://www.voatiengviet.com/author/22157.html)
04.03.2014

HOUSTON, TEXAS — Từ những tháng cuối năm 2013, các cuộc xuống đường chống đối chính sách độc tài của Tổng Thống Viktor Yanukovych, tại Ukraina, đã làm bùng ra các cuộc đàn áp đẫm máu. Tin cho biết 88 người biểu tình đã bị bắn chết và nhiều người khác bị thương. Nhiều nhà quan sát chính trị đã vô cùng ngạc nhiên trước sự thành công nhanh chóng của dân chúng Ukraina.

Vào ngày 21 tháng Hai, chỉ sau khoảng hơn 3 tháng biến động, Tổng thống độc tài Viktor Yanukovych đã phải trốn khỏi thủ đô Kiev của Ukraina, đến Nga tị nạn. Ngay sau đó, nhiều công an mật vụ từng đàn áp người biểu tình dã man, đã phải quì gối xin người dân tha tội. Những biến động chính trị trong mấy tháng vừa qua tại Ukraina làm nhiều người Việt trong nước cũng như hải ngoại so sánh tình trạng chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Ukraina. Họ băn khoăn cũng như hy vọng về một viễn ảnh Việt Nam có tự chủ và tự do.

So sánh tình hình chính trị giữa Việt Nam và Ukraina, Ông Nguyễn Giao, một cư dân San Diego và là một thành viên sáng lập Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam chia sẻ nhận xét của Ông như sau:

“Rõ ràng là nó có rất nhiều điểm tương đồng về kinh tế và chính trị. Việt Nam thì bị Trung Cộng, còn Ukraina thì bị Nga Sô, nhưng mà cũng có nhiều điểm rất là khác nhau. Thí dụ, ở Ukraina, chắc chắn là dân trí của họ khá hơn dân trí Việt Nam rồi. Cũng như các sắc dân bên đông Âu khác, họ đã thành công thiết lập những định chế về dân chủ. Quốc hội của Ukraina nó đứng vững và được dân chúng tín nhiệm, là một quốc hội thứ thiệt chứ không phải là quốc hội bù nhìn của Việt nam. Thành ra khi ông Tổng Thống bỏ chạy, dân chúng nhìn lên quốc hội để đợi chờ những quyết định của quốc hội và tuân thủ theo những quyết định của quốc hội. Quốc hội có thẩm quyền và đại diện thực sự cho dân chúng Ukraina.”

Trong khi đó, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, thì đặc biệt chú ý đến sự quan trọng của yếu tố kinh tế thương mại trong chính sách ngoại giao giữa Nga đối với Ukraina và Trung Quốc đối với Việt Nam:

“Về mặt đối ngoại, thì Ukraina gần đây, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Yanukovych vừa bị truất phế, là hoàn toàn dựa vào Nga và khước từ những nối kết thương mại với khối Âu Châu. Cũng giống Cộng sản Việt Nam hiện nay, mặc dù buôn bán quan hệ với Hoa Kỳ hay Âu Châu, nhưng mà hoàn toàn dựa vào Trung Quốc, có thể nói là nền kinh tế Trung Quốc chi phối người Việt Nam rất là lớn."

Ông Hùng cũng nói là Ukraina may mắn hơn Việt Nam là đã có hơn 10 năm sống trong các định chế dân chủ Tây Phương:

“Đặc biệt là sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung quốc ngày càng nặng nề và có thể nói, mặc dù có sự quan hệ như vậy nhưng Ukraina đã đi trước Việt Nam cả mười năm, khi họ chấp nhận bối cảnh sinh hoạt chính trị đa nguyên đối lập và sự phát triển của xã hội dân sự. Vì lý do đó mà phong trào đấu tranh của Ukraina đã tiến rất là nhanh và họ đã thành công sau 3 tháng tranh đấu. Trong khi Việt Nam, lực lượng đối lập vẫn còn nhiều yếu tố phức tạp và nhất là chưa có thể hoạt động công khai nên vì lý do đó chưa tạo được làn sóng chuyển đổi giống như trường hợp Ukraina."

Nhận định về một triển vọng cho tình hình dân chủ hóa Việt Nam sẽ nhanh chóng như tại Ukraina, Ông Nguyễn Giao cho rằng đa số người Việt chưa sẵn sàng hy sinh, dù rằng đang có nhiều nhà dân chủ can đảm:

“Triển vọng đó cho Việt Nam, khó mà có thể xảy ra dễ dàng như ở Ukraina. Biến chuyển tốt đẹp như thế là kết quả của 88 người bị giết chết lúc họ xuống đường. Khi họ xuống đường, là không những ở thủ đô của Ukraina, mà khắp nơi trên nước Ukraina họ đều xuống đường. Hàng trăm ngàn người, chứ không phải hàng chục ngàn người, Hàng trăm ngàn người xuống đường. Việt Nam thì chưa được như thế. Việt Nam dân trí thấp hơn. Thành phần bất đồng chính kiến, có và rất là can trường, cũng như sự hiểu biết và lòng yêu nước, không thua gì dân Ukraina hết, nhưng mà nói về số lượng thì ở Việt Nam mình tỷ lệ còn quá thấp.”

Ông Lý Thái Hùng thì cho rằng nguyên nhân chính của những biến động chính trị tại Ukraina là sự tham nhũng độc tài và sự lệ thuộc vào Nga sô, cũng giống như tình trạng tham ô độc tài, và sự lệ thuộc vào Trung Quốc của nhà nước Việt Nam, Ông nói:

“Nguyên nhân đầu tiên là dân chúng bất mãn về tình trạng kinh tế khủng hoảng liên tục, trong khi thành phần lãnh đạo của triều đại của thủ tướng Yanukovych, thì tham ô nhũng lạm và đời sống rất là xa hoa. Ðiều thứ hai là Ukraina đã lệ thuộc Nga rất nhiều và đã đàn áp lực lượng đối lập như trường hợp bắt bỏ tù Bà Julia Tymoshenko là một người thân Tây Phương, đòi hỏi một số những cải cách về dân chủ. Tôi nghĩ, hôm nay quả thật là Việt Nam cũng ở trong tình trạng khó khăn về kinh tế bên cạnh tham ô nhũng lạm và càng ngày đảng CSVN đã dựa vào Trung Cộng để khống chế quyền lực và đàn áp đối kháng.”

Ông Nguyễn Giao thì nói một yếu tố quan trọng trong cuộc vận động dân chủ hóa đất nước là tìm cách nâng cao dân trí và đòi hỏi tự do ngôn luận và người Việt hải ngoại cần phải hỗ trợ cho các nhà dân chủ trong nước:

“Ở trong nước phải tiếp tục làm sao để nâng cao dân trí, do đó sẽ có nhiều đám đông những người, gọi là, bất đồng chính kiến với chính phủ, dám công khai trực diện với bạo quyền, gia tăng. Muốn nâng cao dân trí, phải làm sao phá được các bức tường bưng bít, tuyên truyền, độc quyền của nhà nước. Và hải ngoại, phải làm sao hỗ trợ, để mà bảo đảm an toàn cho những người bất đồng chính kiến đang bị trong nước đàn áp, bỏ tù, đầy đọa, tìm cách đánh gục cả về vật chất, kinh tế tinh thần.”

Ông Lý Thái Hùng có quan điểm tương tự và ông đặc biệt quan tâm đến việc thành lập và phát triển các tổ chức xã hội dân sự ở quốc nội để có thể công khai hoạt động hầu nói lên những tiếng nói đối lập.

“Hỗ trợ liên kết với nhau để xây dựng được một số những đoàn thể đối trọng, để tạo điều kiện hoạt động công khai, là những việc cần làm. Tôi nghĩ, là cái diễn biến giống như Ukraina, rồi đây cũng xảy ra tại Việt Nam khi đủ điều kiện chín mùi."

Trước sự can trường của dân Ukraina, Nga viện cớ bảo vệ người gốc Nga, đã mang quân vào bán đảo Crimea, phía Nam Ukraina, bất chấp sự lên án của khối EU và Hoa Kỳ. Việt Nam, ngoài sự lệ thuộc Trung Quốc về chính trị, kinh tế, ngoại giao, còn nhiều vùng người Tàu sống tự trị, ngoài sự kiểm soát của nhà nước, mà đa số dân chúng không biết. Trong khi đó, nhà nước ra tay đàn áp các người yêu nước. Tiếng kêu khẩn thiết "Việt Nam Tôi Đâu" của Việt Khang đã bị cầm tù. Đa số dân chúng vẫn chỉ lo chạy gạo hàng ngày mà không hay biết về thảm họa mất nước đang gần kề. Nhiều người quan tâm đến đất nước dân tộc, cho rằng nếu nhà nước Việt Nam tiếp tục lệ thuộc Trung Quốc, tiếp tục bưng bít thông tin và đàn áp người dân yêu nước, thì viễn ảnh Việt Nam, thêm một lần nữa, sẽ lâm vào cảnh Bắc Thuộc quá gần kề.


http://www.voatiengviet.com/content/vien-anh-nao-cho-vietnam-sau-bien-dong-o-ukraina/1863754.html

TTHV
05-28-2014, 06:02 AM
Lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2014-05-26


05262014-houst-memo-cer-l-t-t-mai.mp3http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-listen.png (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houst-memo-cer-l-t-t-mai-05262014061125.html/05262014-houst-memo-cer-l-t-t-mai.mp3/inline.html) http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-download.png (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houst-memo-cer-l-t-t-mai-05262014061125.html/05262014-houst-memo-cer-l-t-t-mai.mp3/download.html)

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houst-memo-cer-l-t-t-mai-05262014061125.html/RFA_le-thi-tuyet-mai-305.jpg/imageChùa Pháp Luân tại Houston đã cử hành một buổi lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai vào ngày 25 tháng 5, 2014.
RFA





Cùng với nhiều nơi trên thế giới, vào ngày Chủ Nhật, 25 tháng Năm, năm 2014, chùa Pháp Luân tại Houston đã cử hành một buổi lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, người đã tự thiêu vì tổ quốc và đạo pháp vào sáng sớm ngày 23 tháng 5 trước Dinh Độc Lập, nay là hội trường Thống Nhất. Hiền Vy tường trình.

Tự thiêu phản đối sự xâm lăng của Trung quốc

Buổi lễ tưởng niệm được cử hành trong ngày Lễ Phật Đản năm nay của chùa Pháp Luân. Trước hết, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tổng thư ký Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, cho biết bà Lê thị Tuyết Mai đã tự thiêu với tâm nguyện phản đối sự xâm lăng của Trung quốc, đồng thời hưởng ứng bản tuyên cáo của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trước việc Trung quốc xâm lăng biển đảo Việt Nam:
"... để tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, pháp danh Đồng Xuân, vừa phát nguyện tự thiêu để gióng lên tiếng chuông, đánh động dư luận về hiện trạng rất là phức tạp của đất nước Việt Nam khi Trung quốc xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Một người Việt Nam, trước quốc nạn, họ nghĩ rằng điều mà mình có thể làm được là đem thân làm ngọn đuốc. Từ nhiều năm qua, người Tây Tạng đã làm như vậy. Có hàng trăm người Tây Tạng đã tự thiêu khi quê hương của họ bị xâm lăng và nền văn hóa của họ bị hủy diệt. Họ đã hy sinh thân của mình để hy vọng thế giới bên ngoài biết được thực trạng. Là người Việt Nam, trước hoàn cảnh của đất nước, không thể không nghĩ đến quê hương dân tộc trước nạn ngoại xâm..."

Hòa thượng Thích Huyền Việt, phó chủ tịch Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, đọc tâm thư của HT Thích Như Đạt, Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Xin trích dẫn một phần trong bức tâm thư:
"Viện Hóa Đạo bàng hoàng xúc động, hết sức đau lòng và thương cảm.
Tuy nhiện trước vận mạng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị Đảng Cộng Sản tước đoạt Pháp Lý 2000 năm kế thừa Chư Lịch Đại Tổ Sư và bị khủng bố hơn 30 năm qua không ngừng nghỉ, những Phật Tử trung kiên đang cùng Giáo Hội đấu tranh giải trừ Pháp Nạn, trong đó có Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai.
Để tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, pháp danh Đồng Xuân, vừa phát nguyện tự thiêu để gióng lên tiếng chuông, đánh động dư luận về hiện trạng rất là phức tạp của đất nước Việt Nam khi Trung quốc xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của VN. Một người Việt Nam, trước quốc nạn, họ nghĩ rằng điều mà mình có thể làm được là đem thân làm ngọn đuốc

Đồng thời trước vận mạng của Tổ Quốc Việt Nam đang bị Cộng Sản Trung Quốc xâm chiếm biên giới, biển đảo mà gần đây nhất là việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ngay trong lãnh hải của Việt Nam bất chấp các Công Ước Quốc Tế về Luật Biển và bất chấp sự phản đối của các quốc gia trên Thế Giới. Tất cả người Dân Việt đều sục sôi chí khí kiên cường chống ngoại xâm trong đó có Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai.
Sự hy sinh cao cả của Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai đã là biểu tượng của hai trách nhiệm song hành: Đạo Pháp và Dân Tộc như Đức Ngũ Tăng Thống đã Tuyên Cáo ngày 10.5.2014...."

Có rất nhiều vòng hoa gửi đến để vinh danh Phật tử Lê thị Tuyết Mai cũng như rất đông đồng hương tham dự buổi lễ tưởng niệm. Trong số này, có đại diện của Hội đồng Liên Tôn, đại diện của các vị dân cử vùng Houston, đại diện của các Cộng đồng người Việt quốc gia tại Texas. Cô Hồng Yến, đại diện Cộng đồng Houston và vùng phụ cận chia sẻ cảm nghĩ của mình về việc tự thiêu của bà Tuyết Mai:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houst-memo-cer-l-t-t-mai-05262014061125.html/RFA_le-thi-tuyet-mai-260.jpg/image
Lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, người đã tự thiêu vì tổ quốc và đạo pháp vào sáng sớm ngày 23 tháng 5 trước Dinh Độc Lập. RFA

"Lễ truy điệu nói lên tinh thần bất khuất của Cô. Cô rất là can đảm. Em không thể tưởng tượng được một người phụ nữ như Cô mà có thể can đảm, dũng cảm nói lên tiếng nói của người Việt Nam."

Đến từ ngoại ô của thành phố Dallas, ông Nguyễn Kinh Luân chia sẻ là ông đại diện Cộng đồng quận hạt Tarrant để tham dự buổi lễ tưởng niệm:
"Chúng tôi rất là xúc động. Đối với chúng tôi, sự hy sinh của bà Lê thị Tuyết Mai không phải là chỉ riêng choPhật giáo mà là cho đất nước của chúng ta, nên phải hiện diện trong buổi lễ cầu siêu này để nói lên tâm tình của mình."

Ngay sau vụ tự thiêu của bà lê thị Tuyết Mai, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận I, thành phố ****** là ông Lê Trương Hải Hiếu, cho biết là theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến bà Tuyết Mai tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ông Kinh Luân không đồng ý với giả thuyết "là do bế tắc về cuộc sống". Ông nói:
"Trước hết phải nói là cuộc sống của đồng bào trong nước, ngoại trừ một thiểu số nhỏ, là đảng viên hay có liên hệ gì đó, thì có cuộc sống tương đối sung sướng, hay là khá giả, hay là vui vẻ, ngoài ra đại đa số dân tộc Việt Nam đều bị sống trong cảnh khổ hết. Cho nên khi nhà nước cộng sản tuyên bố như vậy thì chúng tôi nghĩ ngay tới chuyện là họ đang cố tình xuyên tạc cái hành động, cái nghĩa cả của bà Lê thị Tuyết Mai, trong vấn đề muốn nói lên tiếng nói của một người Phật tử phản đối sự xâm lấn bờ cõi của Trung cộng và đồng thời phản đối sự đàn áp và trù dập của đảng sộng sản Việt Nam đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất."
Sự hy sinh cao cả của Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai đã là biểu tượng của hai trách nhiệm song hành: Đạo Pháp và Dân Tộc như Đức Ngũ Tăng Thống đã Tuyên Cáo ngày 10.5.2014.

tâm thư của HT Thích Như Đạt

Cô Hồng Yến không tin là vì lý do gia đình mà có thể đưa đến việc tự thiêu:
"Em không nghĩ là vì bức xúc chuyện gia đình mà có thể làm được việc đó."

Còn anh Quốc Bảo, một thành viên của Hội đồng đại diện Cộng Đồng người Việt quốc gia Houston, thì cho rằng có lẽ sự đàn áp của nhà nước Việt Nam đã đưa đến quyết định tự thiêu của bà Lê thị Tuyết Mai:
"Cô rất là phẫn nộ với cách làm việc của chế độ cộng sản bên đó và cô cảm thấy là cần làm như vậy. Cũng có thể là sự ngăn cấm bên đó, không cho người ta nói lên tiếng nói của người dân nên đó là sự bức xúc, đè nén bấy lâu nay. Có thể đó là là một trong các lý do chánh..."

Trong sự kính phục một gương hy sinh, hiến dâng cuộc đời cho đạo pháp và cho tổ quốc của bà Lê thị Tuyết Mai, những người tham dự buổi lễ, vẫn không khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi của Bà. Nhiều người đã không ngăn được giòng nước mắt khi nghe bài thơ vừa được viết cho Bà:
Lửa! Lửa cháy! Lửa cháy! Lửa thắp sáng niềm tin.
Lửa xua tan bóng tối. Lửa gọi Diên Hồng. Lửa hội Bình Than.
Lửa dẹp bạo tàn! Lửa ...
Lửa Triệu Trưng réo gọi dòng Hồng Lạc!
Lửa cường kiệt, đốt cháy mộng xâm lăng.
Lửa Quang Trung, nung nấu chí anh hùng.
Lửa! Lửa cháy! Cho sống còn dân tộc ...

Xin mượn câu cuối của bức tâm thư gửi tang quyến của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, do HT Huyền Việt đọc, để chấm dứt bài phóng sự này:
"Với thương đau vô hạn, thương tiếc vô tận và cũng tự hào vô cùng, thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện, nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xin thành tâm cầu nguyện Hương Linh Phật Tử Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai cao đăng Phật Quốc và sớm hội nhập Ta Bà để cùng đàn em Gia Đình Phật Tử Việt Nam góp phần làm đẹp thơm Quê Mẹ."

Hiền Vy tường trình từ Houston.