PDA

View Full Version : Nhược điểm



thuykhanh
01-09-2015, 09:13 AM
Cho tk hỏi:

Mình thuận tay trái, như vậy gọi là nhược điểm hay yếu điểm?

dulan
01-09-2015, 09:37 AM
...


Chị Thụy Khanh thương mến,

Câu hỏi của chị làm em nhớ hồi còn ngồi ở Kinh tế, ông thầy của em cầm phấn tay trái, có vài sinh viên nói thầy nên sửa chữa khuyết điểm, chứ đứng trên bục giảng mà cầm phấn tay trái kỳ quá, thầy bèn trả lời: Thuận tay trái là nhược điểm. Khuyết điểm có thể sửa chữa được, nhưng nhược điểm thì rất khó.

Em cũng giống chị thuận tay trái đó chị TK :)

Có điều lúc học quân sự, ngay ngày đầu tiên, ông thầy bắt em tập tay mặt cho môn bắn súng, thế là cuối cùng em thi bắn súng tay mặt được 9 điểm, mà tay trái chỉ được 6 điểm, hihi...


Thương chúc chị TK vui khỏe nha chị,
Dulan

NganHa1
01-09-2015, 10:18 AM
Chào chị TK, Dulan

Mình nghe người ta nói thuận tay trái là người thông minh và có chất nghệ sĩ,
sáng tạo hơn người thường do cấu trúc của não bộ ra sao đó.

Chứng minh:

Chị TK vừa học giỏi vừa thích ca hát. Dulan tài hoa đưa nghệ thuật nấu ăn lên cao ai cũng hâm mộ .
NH có biết ba người quen thuận tay trái, ai cũng giỏi cả...

Chúc chị, dl và ACE ngày vui

NH

bonita
01-09-2015, 10:23 AM
bo chào các chị,
bo đồng ý với chị Ngân Hà / Hạ (?)
người dùng hai tay thông minh hơn người, tức là họ biết xử dụng cả hai phần não bộ
cuối tuần vui các chị nha

thuykhanh
01-09-2015, 11:05 AM
Chị chào DuLan, Ngân Hà và Bo:

Nghe các em cho ý kiến về thuận tay trái, chị thích quá:), cảm ơn các cô nha@};-@};-@};-
Chị cắt bằng tay trái với dao, kéo nhưng khi may vá hay viết thì lại phải dùng tay mặt; mấy lần thử viết với tay trái thì chữ giống như cua bò vậy đó.

Sẵn đây, cho tk hỏi thêm:

Mấy chữ như trọng điểm, khuyết điểm, yếu điểm các em dùng ra sao. Giúp tk với!
Ưu điểm thì mình biết rồi ha!

008
01-09-2015, 11:36 AM
Cho tk hỏi:

Mình thuận tay trái, như vậy gọi là nhược điểm hay yếu điểm?
Chắc ý chị muốn hỏi hai chữ “nhược điểm” và “yếu điểm” thì chữ nào đúng chứ không phải chuyện thuận tay nào phải không? Vì nếu chị muốn hỏi xem thuận tay là tốt thì ắt đã hỏi là “nhược điểm” hay “ưu điểm” rồi chứ “yếu điểm” không có lý gì mấy trong câu hỏi này. Hơn nữa câu hỏi này được nêu trong phòng “Ngôn Ngữ Học” thì hết 99% là chị muốn hỏi về hai chữ đó thôi!

- “Yếu điểm” có nghĩa là “điểm quan trọng”. “Yếu” là “quan trọng”, chẳng hạn như “yếu nhân” (người quan trọng), “yếu huyệt” (huyệt đạo quan trọng), “toát yếu” (trích ra phần quan trọng), “nhu yếu phẩm” (các sản phẩm cần dùng và quan trọng)…

- “Nhược điểm” mới là “điểm yếu kém” hoặc có thể nói là “điểm yếu” thôi cũng được nhưng vì rất nhiều người lẫn lộn giữa “yếu điểm” (tiếng Hán Việt nên tĩnh từ đứng trước danh từ) và “điểm yếu” (tiếng Việt nên tĩnh từ đứng sau danh từ và chữ “yếu” không còn nghĩa theo tiếng Hán Việt nữa mà có nghĩa của tiếng Việt, tức là yếu kém, yếu… xìu,…). Chữ phản nghĩa của “điểm yếu” là “điểm mạnh”.




... Khuyết điểm có thể sửa chữa được, nhưng nhược điểm thì rất khó.

“Khuyết điểm” có thể “bổ túc” hay “bổ khuyết” được vì “khuyết” là “thiếu, vắng, không có, chưa có” còn “nhược điểm” thì đã có rồi nhưng không được hay lắm so với người khác! Tuy nhiên, người ta vẫn có thể trau giồi luyện tập để biến “nhược” thành “ưu”.




Sẵn đây, cho tk hỏi thêm:

Mấy chữ như trọng điểm, khuyết điểm, yếu điểm các em dùng ra sao. Giúp tk với!
Ưu điểm thì mình biết rồi ha!
Về “trọng điểm” thì tôi đoán là chữ dùng sau này và có lẽ dùng theo nghĩa như chữ “trọng tâm”, tức là “điểm nhấn mạnh” hay cũng có thể gọi là “tiêu điểm” tùy trường hợp. Một điều chắc chắn là “trọng điểm” không có nghĩa là “điểm quan trọng”!

thuykhanh
01-09-2015, 12:48 PM
Cảm ơn anh 008 giải thích, tôi bị lẫn lộn giữa hai chữ này hoài, anh à!
Để cho dễ, từ rày về sau, có lẽ chỉ nên dùng hai chữ ưu điểm và khuyết điểm thôi.

Còn "người yếu thế" có phải là người quan trọng?
Hoặc hai bên đang tranh luận, bên này biết được yếu điểm của đối phương nên cứ nhắm vào đó mà tấn công.
Dùng như vậy có đúng không anh?

Mấy chữ toát yếu, nhu yếu phẩm, yếu huyệt...anh giảng hay lắm, tôi hiểu hết.
Chữ "yếu nhân" gặp nhiều lần nên tôi nhớ là nhân vật quan trọng.

Cảm ơn anh nhiều lắm,

tk
---

Trong khi chờ đợi, tôi tiếp tục đọc bài anh viết bên trên. Hán văn là môn tôi sợ nhất anh à!
May mà suốt thời gian ở Trung học, tôi chỉ phải học môn này có mấy tháng thôi.

008
01-09-2015, 01:36 PM
Còn "người yếu thế" có phải là người quan trọng?
Thưa không phải ạ!

Có lẽ hầu như đa số mọi người đều hiểu chữ “yếu thế” là… “thế yếu” (vị thế bất lợi, yếu kém). Nhưng chữ “yếu thế” hơi rắc rối ở chỗ là tùy theo tự loại (part of speech) mà sẽ có nghĩa khác nhau. Nếu muốn nói “vị thế bất lợi, yếu kém” và dùng làm danh từ thì nên dùng “thế yếu” chứ đừng dùng “yếu thế” vì “yếu thế” có thể bị hiểu thành chữ Hán Việt mà có nghĩa là “tình hình quan trọng” (theo nghĩa chữ Hán: “yếu” là “quan trọng” và “thế” là “tình hình, tình huống” và theo thứ tự chữ Hán là tĩnh từ “yếu” đứng trước danh từ “thế”). “Thế yếu” thì lại là chữ Việt nên tĩnh từ “yếu” đứng sau danh từ “thế” và có nghĩa là “vị thế yếu kém, bất lợi”.

Nhưng nếu dùng “yếu thế” làm tĩnh từ trong câu thì chữ đó lại trở thành tiếng Việt mà mang nghĩa là “thế yếu”. Như vậy, “người yếu thế” (“yếu thế” là tĩnh từ kép đi sau và bổ nghĩa cho “người”) có nghĩa là “người đang ở trong vị thế bất lợi, yếu kém” chứ không phải là “người quan trọng”. “Yếu nhân” mới là người quan trọng.


Hoặc hai bên đang tranh luận, bên này biết được yếu điểm của đối phương nên cứ nhắm vào đó mà tấn công.
Dùng như vậy có đúng không anh?
Tùy theo ý chị thực sự muốn nói gì nên có thể đúng mà cũng có thể không đúng.

Trong chuyện tranh luận, nếu ý chị muốn nói là chị nhắm vào “điểm quan trọng” hay “điểm cốt (chính) yếu” nào đó để tấn công thì chị dùng “yếu điểm” là đúng nhưng tôi đoán ý chị ở đây là muốn tấn công vào “nhược điểm” của đối phương thì mới có lý hơn. Lý do là vì nếu cái “yếu điểm” đó cũng là “ưu điểm” của đối phương thì công làm sao thủng cho nổi “Vạn Lý Trường Thành” của họ và ắt là chị phải muốn dùng sở trường của mình để tấn công sở đoản (“nhược điểm”) của họ thì mới có cơ phá vỡ nổi thành trì của đối phương! Dù thời nay thiên hạ dùng sai chữ “yếu điểm” để chỉ “điểm yếu kém” nhưng nếu ta biết chữ đúng thì không nên dùng theo họ! Nếu chị không thích dùng tiếng Hán Việt thì có thể nói xuôi lại thành “điểm yếu”. “Điểm yếu” (tiếng Việt) có nghĩa là “nhược điểm” còn “yếu điểm” (tiếng Hán Việt) lại có nghĩa là “điểm quan trọng”!

thuykhanh
01-10-2015, 07:58 AM
Còn "người yếu thế" có phải là người quan trọng?

Thưa không phải ạ!

Có lẽ hầu như đa số mọi người đều hiểu chữ “yếu thế” là… “thế yếu” (vị thế bất lợi, yếu kém). Nhưng chữ “yếu thế” hơi rắc rối ở chỗ là tùy theo tự loại (part of speech) mà sẽ có nghĩa khác nhau. Nếu muốn nói “vị thế bất lợi, yếu kém” và dùng làm danh từ thì nên dùng “thế yếu” chứ đừng dùng “yếu thế” vì “yếu thế” có thể bị hiểu thành chữ Hán Việt mà có nghĩa là “tình hình quan trọng” (theo nghĩa chữ Hán: “yếu” là “quan trọng” và “thế” là “tình hình, tình huống” và theo thứ tự chữ Hán là tĩnh từ “yếu” đứng trước danh từ “thế”). “Thế yếu” thì lại là chữ Việt nên tĩnh từ “yếu” đứng sau danh từ “thế” và có nghĩa là “vị thế yếu kém, bất lợi”.

Nhưng nếu dùng “yếu thế” làm tĩnh từ trong câu thì chữ đó lại trở thành tiếng Việt mà mang nghĩa là “thế yếu”. Như vậy, “người yếu thế” (“yếu thế” là tĩnh từ kép đi sau và bổ nghĩa cho “người”) có nghĩa là “người đang ở trong vị thế bất lợi, yếu kém” chứ không phải là “người quan trọng”. “Yếu nhân” mới là người quan trọng.


Hoặc hai bên đang tranh luận, bên này biết được yếu điểm của đối phương nên cứ nhắm vào đó mà tấn công.
Dùng như vậy có đúng không anh?

Tùy theo ý chị thực sự muốn nói gì nên có thể đúng mà cũng có thể không đúng.

Trong chuyện tranh luận, nếu ý chị muốn nói là chị nhắm vào “điểm quan trọng” hay “điểm cốt (chính) yếu” nào đó để tấn công thì chị dùng “yếu điểm” là đúng nhưng tôi đoán ý chị ở đây là muốn tấn công vào “nhược điểm” của đối phương thì mới có lý hơn. Lý do là vì nếu cái “yếu điểm” đó cũng là “ưu điểm” của đối phương thì công làm sao thủng cho nổi “Vạn Lý Trường Thành” của họ và ắt là chị phải muốn dùng sở trường của mình để tấn công sở đoản (“nhược điểm”) của họ thì mới có cơ phá vỡ nổi thành trì của đối phương! Dù thời nay thiên hạ dùng sai chữ “yếu điểm” để chỉ “điểm yếu kém” nhưng nếu ta biết chữ đúng thì không nên dùng theo họ! Nếu chị không thích dùng tiếng Hán Việt thì có thể nói xuôi lại thành “điểm yếu”. “Điểm yếu” (tiếng Việt) có nghĩa là “nhược điểm” còn “yếu điểm” (tiếng Hán Việt) lại có nghĩa là “điểm quan trọng”!



Tôi nghĩ là từ rày trở đi, mình sẽ khá hơn khi dùng những chữ này, công anh đấy!
Không ngờ là anh giỏi Hán văn dữ vậy.

Cảm ơn anh và xin chúc anh năm mới được an lành và mọi sự như ý.@};-@};-@};-@};-

thuykhanh
01-15-2015, 07:45 AM
tk xin hỏi thêm:

Sở trường (strong point) và sở đoản (shortcoming) cũng có nghĩa tương tự như ưu điểm và khuyết điểm, phải không?

008
01-15-2015, 10:55 AM
tk xin hỏi thêm:

Sở trường (strong point) và sở đoản (shortcoming) cũng có nghĩa tương tự như ưu điểm và khuyết điểm, phải không?

Vâng, đúng thế. “Ưu điểm” (hay “sở trường, điểm mạnh”) là “strong point, strong suit, métier”…, và “khuyết điểm” (hay “sở đoản, nhược điểm, điểm yếu” ) là “weak point, shortcoming, flaw, imperfection”…
Trong hầu hết mọi trường hợp, “khuyết điểm” cũng đồng nghĩa với “nhược điểm” và có thể dùng hai chữ này thay thế nhau nhưng mỗi chữ đều có nghĩa bóng hay ý riêng (connotation) của nó chứ không hoàn toàn đồng nghĩa hẳn. Do đó cũng cần tùy theo trường hợp mà dùng chữ nào. Ví dụ:

1) Anh ta có nhiều ưu điểm nhưng lại bị một khuyết điểm là cứ để cho nước đến… trôn mới nhảy nên nhiều khi lại làm hỏng việc.

2) Anh ta là võ sư vô địch và hỏa hầu luyện tập đã đến mức thân thể gần như là kim cương bất hoại. Muốn có hy vọng thắng thì phải biết được nhược điểm của anh ta mà đánh vào đó.

thuykhanh
01-15-2015, 01:47 PM
Vâng, đúng thế. “Ưu điểm” (hay “sở trường, điểm mạnh”) là “strong point, strong suit, métier”…, và “khuyết điểm” (hay “sở đoản, nhược điểm, điểm yếu” ) là “weak point, shortcoming, flaw, imperfection”…
Trong hầu hết mọi trường hợp, “khuyết điểm” cũng đồng nghĩa với “nhược điểm” và có thể dùng hai chữ này thay thế nhau nhưng mỗi chữ đều có nghĩa bóng hay ý riêng (connotation) của nó chứ không hoàn toàn đồng nghĩa hẳn. Do đó cũng cần tùy theo trường hợp mà dùng chữ nào. Ví dụ:

1) Anh ta có nhiều ưu điểm nhưng lại bị một khuyết điểm là cứ để cho nước đến… trôn mới nhảy nên nhiều khi lại làm hỏng việc.

2) Anh ta là võ sư vô địch và hỏa hầu luyện tập đã đến mức thân thể gần như là kim cương bất hoại. Muốn có hy vọng thắng thì phải biết được nhược điểm của anh ta mà đánh vào đó.


Cảm ơn anh 008 giảng nghĩa cho, tôi đi chợ VN và farmer's market mới về nên vô trễ.

Ở thí dụ thứ nhất nói về khuyết điểm, anh dùng thành ngữ: 'Nước đến...trôn mới nhảy,' từ xưa đến giờ tôi lại nói: 'nước đến chân mới nhảy', có sao không?
Thôi kệ, trong trường hợp này nói sai chút xíu cũng được, anh 008 ha!:)

Hai chữ sở trường và sở đoản là tiếng Hán hay tiếng Việt vậy, anh có biết không.

008
01-15-2015, 03:08 PM
...
Ở thí dụ thứ nhất nói về khuyết điểm, anh dùng thành ngữ: 'Nước đến...trôn mới nhảy,' từ xưa đến giờ tôi lại nói: 'nước đến chân mới nhảy', có sao không?
Thôi kệ, trong trường hợp này nói sai chút xíu cũng được, anh 008 ha!:)

Hai chữ sở trường và sở đoản là tiếng Hán hay tiếng Việt vậy, anh có biết không.

Vâng, khi nói thì chả phải sợ sao sợ trăng gì cả vì nói xong thì lời nói cũng… gửi gió theo mây ngàn bay mất hút luôn miễn là người kia hiểu ý là được rồi nhưng khi viết thì có lẽ nên kỹ hơn chút nếu có thể được vì khi viết xuống thì dù… bão tình có thổi phù phù nó cũng vẫn nằm trơ gan cùng tuế nguyệt chình ình ra đó! Tôi cũng nghe nhiều người nói “tới chân” lắm có lẽ vì cũng thuận thuận lỗ tai nhưng câu đúng phải là “tới trôn”. Nếu xét về cái lý cho vui thì nước mới lai láng trờ đến chân thôi thì cũng còn sớm sủa lắm chứ đã muộn màng gì đâu! Hàng chính gốc là phải để nó ngập đến tận… trôn rồi mới nhảy! :-s

Hai chữ sở trường và sở đoản đều là gốc chữ Nho cả. “Sở” có nghĩa là “ta, mình” hay “của ta, của mình”, và “trường” là ưu điểm, cái tài giỏi (cũng có nghĩa là “dài”). “Đoản” là khuyết điểm, chỗ yếu kém (cũng có nghĩa là “ngắn”). Vậy thì “sở trường” là ưu điểm của mình và “sở đoản” là khuyết điểm của mình.

thuykhanh
01-15-2015, 03:30 PM
Vâng, khi nói thì chả phải sợ sao sợ trăng gì cả vì nói xong thì lời nói cũng… gửi gió theo mây ngàn bay mất hút luôn miễn là người kia hiểu ý là được rồi nhưng khi viết thì có lẽ nên kỹ hơn chút nếu có thể được vì khi viết xuống thì dù… bão tình có thổi phù phù nó cũng vẫn nằm trơ gan cùng tuế nguyệt chình ình ra đó! Tôi cũng nghe nhiều người nói “tới chân” lắm có lẽ vì cũng thuận thuận lỗ tai nhưng câu đúng phải là “tới trôn”. Nếu xét về cái lý cho vui thì nước mới lai láng trờ đến chân thôi thì cũng còn sớm sủa lắm chứ đã muộn màng gì đâu! Hàng chính gốc là phải để nó ngập đến tận… trôn rồi mới nhảy! :-s

Hai chữ sở trường và sở đoản đều là gốc chữ Nho cả. “Sở” có nghĩa là “ta, mình” hay “của ta, của mình”, và “trường” là ưu điểm, cái tài giỏi (cũng có nghĩa là “dài”). “Đoản” là khuyết điểm, chỗ yếu kém (cũng có nghĩa là “ngắn”). Vậy thì “sở trường” là ưu điểm của mình và “sở đoản” là khuyết điểm của mình.


Hihi! Hihi!... Anh 008 có làn hơi dài quá đi thôi. Phải chi mà tôi được làn hơi thiên phú như vậy thì sẽ tung tăng ca hát suốt ngày cho anh thầy tôi vui.
Hồi nãy có lấy thử MĐYE ra tập mà cổ vẫn còn sưng, đau lắm. Anh có biết bài thuốc gì trị đau cổ không anh 008, chỉ tôi với!

Khi nào anh có thì giờ, xin phân tích chữ "chung thủy" cho tôi học với, nha anh!
Hình như chữ này nói ngược hay xuôi gì cũng mang cùng nghĩa, đúng không?

Xin cảm ơn anh,
thụykhanh

chieubuon_09
01-15-2015, 05:52 PM
tk xin hỏi thêm:

Sở trường (strong point) và sở đoản (shortcoming) cũng có nghĩa tương tự như ưu điểm và khuyết điểm, phải không?

Chào chị Thụy Khanh và các anh chị,

Chiều chỉ đọc riêng có một text này, theo em sở đoản và khuyết điểm dùng hoàn toàn khác nhau tuy nghĩa gần giống. Sở đoản dùng cho khả năng (skill/talent) của một người không thông thạo nhưng không có nghĩa là khuyết điểm. Ngược lại sở trường và ưu điểm cách dùng khác nhau tùy câu.

thuykhanh
01-16-2015, 09:16 AM
Chào chị Thụy Khanh và các anh chị,

Chiều chỉ đọc riêng có một text này, theo em sở đoản và khuyết điểm dùng hoàn toàn khác nhau tuy nghĩa gần giống. Sở đoản dùng cho khả năng (skill/talent) của một người không thông thạo nhưng không có nghĩa là khuyết điểm. Ngược lại sở trường và ưu điểm cách dùng khác nhau tùy câu.



Chị chào Chiều,

Thật ra cách dùng hai chữ này không đơn giản, mà tùy câu và thiên về khả năng ( skill/talent) như em nói.

Thí dụ: - Sở trường của quân đội Mỹ là Trận địa chiến và sở đoản của họ là Du kích chiến.
- sở đoản của tk là chờ đến phút chót mới làm còn sở trường là... không có gì hết :)


Cảm ơn em ghé và bàn luận@};-@};-@};-

chieubuon_09
01-16-2015, 10:40 AM
Ngày vui nhé chị @};-

008
01-16-2015, 05:05 PM
... xin phân tích chữ "chung thủy" ...
Hình như chữ này nói ngược hay xuôi gì cũng mang cùng nghĩa, đúng không?

Dạ có đây: “Chung” là lúc kết thúc và “thủy” là cái thuở ban đầu… lưu luyến ấy! “Chung thủy” là “trước sau vẫn một lòng một dạ không thay đổi”. Và đúng là nếu đem chữ này bỏ vào đĩa xóc lên lung tung rồi mở nắp ra thấy xếp ngược xếp xuôi gì cũng đều có nghĩa như nhau.

Nhưng có nhiều chữ khác khi đảo ngược thì lại đổi hẳn nghĩa. Điều cần nhớ là tiếng Hán Việt cũng giống như tiếng Anh ở chỗ tĩnh từ nằm trước danh từ. Do đó khi đảo ngược thì phải cẩn thận vì tùy theo chữ nào làm danh từ chính và chữ nào làm tĩnh từ bổ nghĩa cho danh từ đó mà nghĩa sẽ khác đi. Ngay cả từ điển tiếng Việt ngày nay có quyển giải thích nhiều chữ cũng sai bét nhè! Một khi đã biết được “yếu điểm” (là “điểm quan trọng” chứ không phải điểm yếu ớt hay yếu xìu gì cả!) này rồi thì rất dễ nhận ra. Ví dụ:

- Tình nhân: Danh từ chính là “nhân” còn “tình” được dùng như tĩnh từ để bổ nghĩa cho “nhân”. Vậy “tình nhân” là “người tình, người yêu, người thương, người mến, người quý” gì cũng được. Nhưng khi đảo ngược thành “nhân tình” thì nghĩa sẽ khác. Bây giờ danh từ chính lại là “tình” và “nhân” được dùng như tĩnh từ để bổ nghĩa cho “tình”. Vậy thì “nhân tình” đây là “tình người, tình nghĩa, tình cảm con người”. “Nhân tình” này chính là “nhân tình” trong...

Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Ðã có đồng tiền dở cũng hay
(Nguyễn Công Trứ)

...chứ không dính dáng gì đến mấy loại người kia cả! Chữ này cũng đã bị hiểu sai và dùng sai rất nhiều (thành cùng nghĩa với “tình nhân”) trước năm 1975 trong Nam.

Theo nguyên tắc này thì ta sẽ thấy “công nhân” khác với “nhân công”; “trưởng huynh” khác “huynh trưởng”; “nhân chứng” khác “chứng nhân”…

Rắc rối là ở chỗ có rất nhiều chữ khi vay mượn thành tiếng Việt (càng ngày càng có nhiều công trình khảo cứu chứng minh ngược lại là Tàu mới đi vay mượn tiếng ta) lại có nghĩa khác hẳn chứ không mang nghĩa gốc nữa, hoặc bị đảo ngược hay biến dạng chút ít. Ngoài ra, tiếng Tàu thời nay cũng khác xa tiếng Tàu đời nhà Đường, là thứ tiếng mà ta vay họ (hay họ vay ta) hồi đó. Ví dụ tiếng Hán Việt gọi “narcotics” là “ma túy” nhưng tiếng Tàu ngày nay lại gọi là “độc phẩm”.

bonita
01-17-2015, 02:46 AM
bo chào bác 008, chị Thụy Khanh, chị Chiều Buồn,

bo đọc thấy ăn hàm thụ, học hàm thụ, ...
cho bo xin hỏi, "hàm thụ" nghĩa là gì?
bo hiểu là đi theo ăn ké, học ké, hong biết đúng hay sai

giữa "thọ giáo" và "thụ giáo", dùng chữ nào là đúng?

xin cảm ơn bác 008


bo

thuykhanh
01-17-2015, 06:25 AM
Dạ có đây: “Chung” là lúc kết thúc và “thủy” là cái thuở ban đầu… lưu luyến ấy! “Chung thủy” là “trước sau vẫn một lòng một dạ không thay đổi”. Và đúng là nếu đem chữ này bỏ vào đĩa xóc lên lung tung rồi mở nắp ra thấy xếp ngược xếp xuôi gì cũng đều có nghĩa như nhau.

Nhưng có nhiều chữ khác khi đảo ngược thì lại đổi hẳn nghĩa. Điều cần nhớ là tiếng Hán Việt cũng giống như tiếng Anh ở chỗ tĩnh từ nằm trước danh từ. Do đó khi đảo ngược thì phải cẩn thận vì tùy theo chữ nào làm danh từ chính và chữ nào làm tĩnh từ bổ nghĩa cho danh từ đó mà nghĩa sẽ khác đi. Ngay cả từ điển tiếng Việt ngày nay có quyển giải thích nhiều chữ cũng sai bét nhè! Một khi đã biết được “yếu điểm” (là “điểm quan trọng” chứ không phải điểm yếu ớt hay yếu xìu gì cả!) này rồi thì rất dễ nhận ra. Ví dụ:

- Tình nhân: Danh từ chính là “nhân” còn “tình” được dùng như tĩnh từ để bổ nghĩa cho “nhân”. Vậy “tình nhân” là “người tình, người yêu, người thương, người mến, người quý” gì cũng được. Nhưng khi đảo ngược thành “nhân tình” thì nghĩa sẽ khác. Bây giờ danh từ chính lại là “tình” và “nhân” được dùng như tĩnh từ để bổ nghĩa cho “tình”. Vậy thì “nhân tình” đây là “tình người, tình nghĩa, tình cảm con người”. “Nhân tình” này chính là “nhân tình” trong...

Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Ðã có đồng tiền dở cũng hay
(Nguyễn Công Trứ)

...chứ không dính dáng gì đến mấy loại người kia cả! Chữ này cũng đã bị hiểu sai và dùng sai rất nhiều (thành cùng nghĩa với “tình nhân”) trước năm 1975 trong Nam.

Theo nguyên tắc này thì ta sẽ thấy “công nhân” khác với “nhân công”; “trưởng huynh” khác “huynh trưởng”; “nhân chứng” khác “chứng nhân”…

Rắc rối là ở chỗ có rất nhiều chữ khi vay mượn thành tiếng Việt (càng ngày càng có nhiều công trình khảo cứu chứng minh ngược lại là Tàu mới đi vay mượn tiếng ta) lại có nghĩa khác hẳn chứ không mang nghĩa gốc nữa, hoặc bị đảo ngược hay biến dạng chút ít. Ngoài ra, tiếng Tàu thời nay cũng khác xa tiếng Tàu đời nhà Đường, là thứ tiếng mà ta vay họ (hay họ vay ta) hồi đó. Ví dụ tiếng Hán Việt gọi “narcotics” là “ma túy” nhưng tiếng Tàu ngày nay lại gọi là “độc phẩm”.


Anh giảng hay quá, anh 008!
Tôi thích chữ người tình hay người yêu hơn tình nhân, nghe nhẹ nhàng và dễ thương; đàn bà mà anh!:)

Dạ hai chữ công nhân và nhân công phân biệt được, nhân chứng và chứng nhân cũng được nhưng không chắc lắm, còn trưởng huynh với huynh trưởng thì chịu, đầu óc lộn xộn mất rồi!

Chữ chung thủy là chữ mà tôi có lòng yêu mến đặc biệt từ hồi còn đi học.
Cố gắng tìm nhạc để hát bản Chung thủy của ông Văn Phụng mà không ra đó anh.

Nói lạc đề rồi, xin anh đừng chấp.
Cảm ơn anh 008 đã kiên nhẫn giảng giải cho các bạn và tôi được hiểu thêm để dùng chữ cho đúng.
Xin chúc anh cuối tuần vui vẻ.

-----
Chị chào Chiều va Bo

008
01-18-2015, 12:27 PM
...
Tôi thích chữ người tình hay người yêu hơn tình nhân, nghe nhẹ nhàng và dễ thương; đàn bà mà anh!:)

xin chúc anh cuối tuần vui vẻ.



- Cảm ơn chị và cũng xin chúc chị có những ngày cuối tuần thoải mái. Đây cũng là cơ hội cho tôi ôn lại tiếng nước ta và đồng thời tra cứu thêm những gì chưa biết hoặc đã quên cho nên chị đừng bận tâm. Một công mà được những hai ba việc có lợi cho… bốn năm đàng! :)

- Cảm tưởng của chị về những chữ “người tình, người yêu, và tình nhân” đó cho thấy rõ ràng nhất về cái nghĩa bóng (connotation) của mỗi chữ. Cái nghĩa bóng của mỗi chữ này đã ngấm sâu vào người chị rồi cho nên để tự nhiên thôi là chị có thể chọn đúng chữ dùng cho mỗi trường hợp. Chữ “tình nhân” trong tiếng Việt mang nghĩa bóng không được “nhẹ nhàng” cho lắm là vì thường bị dùng để chỉ một “người đàn bà thứ ba” đang xen vào cuộc sống của một cặp vợ chồng hơn là để chỉ một “nam thanh" hay “nữ tú” đang... dối cha dối mẹ mà thề non hẹn biển rối rít với nhau! :))

- “Chứng nhân” là người làm chứng và “nhân chứng” là lời chứng của một người. “Trưởng huynh” là anh cả (anh hai) trong nhà còn “huynh trưởng” là người lớn thuộc bậc đàn anh.




...

bo đọc thấy ăn hàm thụ, học hàm thụ, ...
Cho bo xin hỏi, "hàm thụ" nghĩa là gì?
Bo hiểu là đi theo ăn ké, học ké, hong biết đúng hay sai

giữa "thọ giáo" và "thụ giáo", dùng chữ nào là đúng?

Bây giờ là phần gỡ rối tơ… tằm cho Bo:

- “Ăn ké, học ké” là…. ăn ké và học ké! :)

- Trong chữ “hàm thụ” thì “hàm” có nghĩa là “thư từ” (chẳng hạn như “công hàm”); “thụ” là “giảng dạy” (chẳng hạn như “truyền thụ”). Vậy thì “hàm thụ” có nghĩa là “giảng dạy bằng thư từ” và học hàm thụ là học qua thư từ chứ không phải vào trường vào lớp ngồi học. Thời của những ngày xưa… thân ái chưa có máy điện toán và Internet thì những khóa học hàm thụ phải gửi bài vở, tài liệu qua đường bưu điện cho học viên. Ngày nay thư từ chỉ là một trong nhiều phương tiện khác tối tân hơn nhiều và “học hàm thụ” (corespondence studies) nhiều khi trở thành “học từ xa” hay “học chương trình giáo dục từ xa” (distance learning). “Học hàm thụ” nghe vẫn êm tai tôi hơn!

- “Ăn hàm thụ” là tiếng chế ra mà đùa giỡn khi chỉ được xem hình ảnh thức ăn hoặc nghe tả về món ăn nào đó chứ không thò tay ra bốc được để ăn thật. Dù có người gửi thức ăn thật đến tận nhà thì cũng không gọi là ăn hàm thụ được vì “thụ” là “giảng dạy”.

- “Thọ giáo” là... “thụ giáo”. Người miền Nam nói “thọ”; người miền Bắc nói “thụ”; người miền Trung dường như cũng nói… “thọ” luôn thì phải. Một số chữ sẽ biến dạng chút chút tùy theo cách nói tại từng địa phương. Trường hợp này cũng tương tự (tương tợ) như Nhật Bản và Nhựt Bổn, chính trị và chánh trị, hoàng kim và huỳnh kim, võ khí và vũ khí, vv….

- Cũng nên lưu ý là chữ “thụ” trong “thụ giáo” khác chữ “thụ” trong “hàm thụ”. Động từ “thụ” trong “thụ giáo” có nghĩa là “thu vào, nhận vào” và “thụ giáo” có nghĩa là “nhận lấy việc dạy dỗ” của người nào đó, tức là nhận họ làm thầy dạy mình.

bonita
01-20-2015, 04:09 AM
bo kính chào bác 008,

cảm ơn Bác giải thích cho bo hiểu, vậy mà trước giờ bo hiểu "hàm" là hàm răng hay lon chức, bây giờ thì bo hiểu rồi, chỉ có "học hàm thụ" chứ không có "ăn hàm thụ"
dạ, dạo này lên nét, đọc chữ nghĩa loạn xà bần từ ngữ tiếng Việt tiếng Hán, trước/sau 75 nên bo cũng rối luôn.

Bác cho bo hỏi tiếp nha, "thấy bo là tui _ bác 888_ mệt" hihihi : chữ "nhân tài" và "tài nhân"
bo hiểu "nhân tài" là người tài giỏi còn "tài nhân" là người đàn bà được vui sủng ái như phi tần,
khi nói "nhân tài" là khen còn "tài nhân" là chê, hihihi, chắc là lại suy nghĩ bo hong đúng rồi
mong Bác giải thích giùm

cảm ơn Bác.

ốc
01-20-2015, 10:55 PM
bo hiểu "nhân tài" là người tài giỏi còn "tài nhân" là người đàn bà được vui sủng ái như phi tần,
Em nghe qua chữ này khi đọc sách về chị Vũ Hậu bên Tàu. Tài có nghĩa là mới, tài nhân (才人) trong trường hợp ấy là người mới được tuyển vào (cung vua). Ngày xưa người ta quan niệm cái gì còn mới, còn lạ là "tài," thí dụ như tú tài (mới ra trường, mới đi thi), tài tình (tình tiết kỳ lạ), tài tử (người có nhiều trò mới), sau này tài tử còn dùng để chỉ người mới tập tành làm việc gì, hoặc là chưa thành thạo...

Rong Rêu
01-21-2015, 08:25 AM
Ô`, vậy mà trước giờ cứ tưởng tài tử là mấy người hát nhạc đám ma (cải luơng).

Vậy còn tài lanh or tà lanh Ốc?

008
01-21-2015, 12:51 PM
Bác cho bo hỏi tiếp nha, "thấy bo là tui _ bác 888_ mệt" hihihi : chữ "nhân tài" và "tài nhân"
bo hiểu "nhân tài" là người tài giỏi còn "tài nhân" là người đàn bà được vui sủng ái như phi tần,
khi nói "nhân tài" là khen còn "tài nhân" là chê, hihihi, chắc là lại suy nghĩ bo hong đúng rồi..
Ừa, “thấy bo là… tui mệt” thiệt đó nha! :) Làm tui đi tìm “tài nhân” hoài mà không ra người thiệt đem về làm thí dụ mà chỉ thấy trên giấy tờ! :)) Bo suy nghĩ đúng... gần hết, chỉ có chỗ “tài nhân” là chê là không đúng thôi. Chữ đó không hàm ý khen chê gì cả vì chỉ là tên gọi thôi và cũng không hàm ý là được ... dua cỏ nào sủng ái hết. Nếu có sủng ái thì chỉ là vì tình cờ người được sủng ái đang là “tài nhân” chứ không phải vì sủng ái nên mới gọi người đó là “tài nhân”.

- Tài nhân: là danh từ riêng đặt tên một cấp bậc cung nữ. Chẳng hạn nhiều chữ khác như “quý nhân”, “mỹ nhân”… ngoài nghĩa thường của danh từ chung còn là tên gọi các cấp bậc cung nữ. Trường hợp Võ (Vũ) Tắc Thiên như ốc… hương(?) nói ở trên thì đúng ở chỗ khi “mới vào cung” thì bà ta chỉ làm “tài nhân” nhưng sau này lên đến “hoàng đế”. Có lẽ vì thế nên chữ “tài” này được hiểu thành nghĩa “mới” vào cung. Nhưng xét ra thì không hợp lý vì tùy theo triều đại mà “tài nhân” có thể là bậc cung nữ hạng… bét cho đến bậc chỉ dưới có hoàng hậu! Hơn nữa, “tài” có nghĩa “mới” (“vừa mới” làm gì đó) là trạng từ (adverb) và phải dùng trong cả một câu để bổ nghĩa cho động từ chính. Những trường hợp ở đây “tài” đều là danh từ hoặc tĩnh từ nên có nghĩa “tài giỏi” thì có lý hơn. Vậy thì “tài nhân” chỉ là tên riêng của một cấp bậc cung nữ (cũng như “quý nhân”, “mỹ nhân” vậy). Nếu có “tài nhân” là danh từ chung, tức “người 'tài'” nào đó thì vì không biết được nmặtt chữ “tài” đó viết như thế nào nên cũng không biết được nghĩa chính xác của chữ “tài” này.

- Tài tình: Đây là tĩnh từ nói về đặc tính hay khả năng của một người nào đó chứ không phải danh từ theo nghĩa như ốc nêu ra ở trên. Do đó, “tài tình” là tài giỏi và … phong tình (theo nghĩa “hào hoa phong nhã” hay nói cách khác là “khéo léo” đối với mọi người chứ không phải theo nghĩa “sắc dục”). Ví dụ:
Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
Nghĩ đời mà chán cho đời,
Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!
(Kiều)

- Tài tử: Người có tài, chẳng hạn “tài tử giai nhân” (“trai tài gái sắc”). Ví dụ:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
(Kiều)

Trong tiếng Việt, “tài tử” còn có nghĩa là người giỏi về một bộ môn nghệ thuật nào đó, chẳng hạn như các diễn viên điện ảnh và “tài tử” nổi tiếng được gọi là “minh tinh điện ảnh” (movie star). Ngày nay chỉ dùng mỗi một chữ thuần Việt cụt ngủn là “sao” làm khó phân biệt là loại “sao” nào. Là “sao trời”, “vì sao” (“why”) hay “sao”… người! Ngoài ra, “tài tử” cũng được dùng như tĩnh từ và có nghĩa là giỏi về một lãnh vực nghệ thuật nào đó nhưng không phải chuyên nghiệp. Ngày nay người ta hay dùng chữ “nghiệp dư” tuốt tuồn tuột chứ ít thấy người dùng “tài tử” nữa. Tôi thì không “nghiệp dư, nghiệp thừa” gì cả mà vẫn xài “tài tử” lia lịa!

- Tú tài: “Tú” đây cũng có nghĩa như “tài cao” và “tú tài” có nghĩa là học sinh, người đi học, người học rộng, vv.... Người đi thi cũng là “tú tài”. Ngày xưa học đến mức được gọi là “tú tài” là học cao lắm rồi! “Tú tài” cũng được dùng để đặt tên một văn bằng cuối bậc trung học (gồm hai phần: TT phần 1 và TT phần 2, tức toàn phần) thời VNCH.

008
01-21-2015, 12:54 PM
Ô`, vậy mà trước giờ cứ tưởng tài tử là mấy người hát nhạc đám ma (cải luơng).
Tưởng vậy đâu có gì sai đâu!

thuykhanh
01-21-2015, 01:05 PM
Anh 008 cho hỏi, nhân tài là chữ Nho hay chữ Việt?
tk ngọng mất rồi!

008
01-21-2015, 01:13 PM
Anh 008 cho hỏi, nhân tài là chữ Nho hay chữ Việt?
tk ngọng mất rồi!
Thưa là Nho (Hán Việt). Là "người tài trong cõi con người"!

Triển
01-21-2015, 10:32 PM
Vậy còn tài lanh or tà lanh Ốc?

Chắc là tà-lanh á, lai Tây phương mà: talent. :D j/k

thuykhanh
01-22-2015, 07:30 PM
- Tài tình: Đây là tĩnh từ nói về đặc tính hay khả năng của một người nào đó chứ không phải danh từ theo nghĩa như ốc nêu ra ở trên. Do đó, “tài tình” là tài giỏi và … phong tình (theo nghĩa “hào hoa phong nhã” hay nói cách khác là “khéo léo” đối với mọi người chứ không phải theo nghĩa “sắc dục”). Ví dụ:

Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
Nghĩ đời mà chán cho đời,
Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!
(Kiều)

Có lẽ người ta ghép chữ, phải không anh?

Dạ, tôi hiểu nghĩa của hai chữ tài tình và hào hoa phong nhã như anh giảng ở trên nhưng nếu nói tắt là phong tình thì đâu còn mang ý nghĩa như vậy nữa. Chắc là họ mới ghép sau này đó anh à!

Nhờ Bo hỏi mà tôi biết thêm được chữ tài nhân, cảm ơn Bo cũng như cảm ơn Ốc và anh 008 đã giải thích.

thuykhanh
01-22-2015, 07:57 PM
.....

Vậy còn tài lanh or tà lanh Ốc?
Chị chào Rong Rêu,

Anh Triển trả lời Rêu rồi, ha! Cảm ơn Rêu ghé hỏi.
Christmas Eve 2014, trên đường về Philly, máy bay có ghé phi trường Denver. Sương mù dày nhưng cảnh đẹp lắm!




http://i.imgur.com/2YkE39V.png


http://i.imgur.com/abjgX1A.png





Chắc là tà-lanh á, lai Tây phương mà: talent. :D j/k


tk chào anh,

Cảm ơn anh ghé trả lời cho Rêu, anh tinh ghê! Nhận ra ngay là từ chữ talent mà tk không nghĩ ra.
Hình như chữ Nhược điểm nghe quen quen, anh thầy ha!:)

008
01-22-2015, 09:23 PM
...Có lẽ người ta ghép chữ, phải không anh?

Dạ, tôi hiểu nghĩa của hai chữ tài tình và hào hoa phong nhã như anh giảng ở trên nhưng nếu nói tắt là phong tình thì đâu còn mang ý nghĩa như vậy nữa. Chắc là họ mới ghép sau này đó anh à!

Không phải họ ghép chữ sau này đâu chị. Tự điển Hán Việt Thiều Chửu xuất bản từ năm 1942 đã ghi “phong tình” có 6 nghĩa như sau:

http://i.imgur.com/MC2ttAW.jpg


Ta thường chỉ dùng “phong tình” theo nghĩa 4 và 5 nhiều nhất nên chỉ biết 2 nghĩa đó mà thôi. Do đó, nhiều khi gặp một chữ mà không nhìn thấy hoặc nghe dùng trong câu như thế nào hoặc nếu không biết mạch văn (context) thì khó có thể biết được nghĩa là gì vì một chữ có thể có nhiều nghĩa, từ khác hẳn nhau cho đến gần gần nhau. Chẳng hạn nghĩa thứ 2 và thứ 6 của “phong tình” trên đây mà nếu không biết mạch văn hoặc nhìn thấy câu có dùng chữ này theo nghĩa đó thì chắc chắn rất ít người có thể nghĩ đến 2 nghĩa này.

thuykhanh
01-23-2015, 11:12 AM
Không phải họ ghép chữ sau này đâu chị. Tự điển Hán Việt Thiều Chửu xuất bản từ năm 1942 đã ghi “phong tình” có 6 nghĩa như sau:

http://i.imgur.com/MC2ttAW.jpg


Ta thường chỉ dùng “phong tình” theo nghĩa 4 và 5 nhiều nhất nên chỉ biết 2 nghĩa đó mà thôi. Do đó, nhiều khi gặp một chữ mà không nhìn thấy hoặc nghe dùng trong câu như thế nào hoặc nếu không biết mạch văn (context) thì khó có thể biết được nghĩa là gì vì một chữ có thể có nhiều nghĩa, từ khác hẳn nhau cho đến gần gần nhau. Chẳng hạn nghĩa thứ 2 và thứ 6 của “phong tình” trên đây mà nếu không biết mạch văn hoặc nhìn thấy câu có dùng chữ này theo nghĩa đó thì chắc chắn rất ít người có thể nghĩ đến 2 nghĩa này.


Chào anh 008,

Dạ, anh nói đúng! Không biết nhiều nghĩa nên tôi ngại dùng chữ lạ. Cảm ơn anh đã giải thích,
đang học nhưng chưa thông, phải vô đây đọc thêm nhiều lần nữa cho thấm.

Anh nhắc đến tên Thiều Chửu làm tôi nhớ lại một cuốn sách chị bạn cho khi tôi về VN năm 2009.
Chị ấy là cháu gọi ông Thiều Chửu bằng Bác.
Ông này tự học mà sao giỏi quá! Viết được tự điển nữa, mà sống cũng không lâu mấy.

Bìa trước cuốn sách đây này, anh 008:




http://i.imgur.com/ACEPq3d.png

Triển
01-24-2015, 08:20 PM
tk chào anh,

Cảm ơn anh ghé trả lời cho Rêu, anh tinh ghê! Nhận ra ngay là từ chữ talent mà tk không nghĩ ra.
Hình như chữ Nhược điểm nghe quen quen, anh thầy ha!:)[/INDENT]

Chữ 'nhược điểm' chị mở quán này để hỏi là vì không tin tôi sửa lưng chị chữ này hoặc ấm ức gì đó mà ra phải không. ;)
Nhưng còn cái giải thích "tài lanh" của tôi bên trên, thì chị làm ơn đừng có tin. Nói dóc :^o tầm bậy tầm bạ đó chị ơi :). Nhân tiện xin lỗi Rong Rêu nha (nếu Rong Rêu có hỏi thật).

PS: tài lanh là có biệt tài lanh chanh. Tính tình lất cất, thiếu chính chắn, chưa hỏi tới đã trả lời, chưa tường tận mà tưởng mình biết hết, như Rong Rêu hỏi thầy Ốc mà tôi chạy vào trả lời, chính là tài lanh đó. :)

thuykhanh
01-25-2015, 07:19 AM
Chữ 'nhược điểm' chị mở quán này để hỏi là vì không tin tôi sửa lưng chị chữ này hoặc ấm ức gì đó mà ra phải không. ;)
Nhưng còn cái giải thích "tài lanh" của tôi bên trên, thì chị làm ơn đừng có tin. Nói dóc :^o tầm bậy tầm bạ đó chị ơi :). Nhân tiện xin lỗi Rong Rêu nha (nếu Rong Rêu có hỏi thật).

PS: tài lanh là có biệt tài lanh chanh. Tính tình lấc cấc, thiếu chính chắn, chưa hỏi tới đã trả lời, chưa tường tận mà tưởng mình biết hết, như Rong Rêu hỏi thầy Ốc mà tôi chạy vào trả lời, chính là tài lanh đó. :)


Dạ có, hồi đó có người PM đặt câu hỏi, tk xin hoãn lại và hứa sẽ nêu lên; ấm ức vì bài bị xóa thì có nhưng đã hứa nên phải làm.
Anh 008 rất tốt, đã giảng giải cặn kẽ cho tk và những ai chưa biết rồi.

Hai hôm nay, máy bị virus, quảng cáo cứ nhảy ra làm tk rầu quá chừng đây nè. May mà anh slowhttp://cdncache-a.akamaihd.net/items/it/img/arrow-10x10.png (https://dtphorum.com/pr4/) down chương trình Tết, that's a blessing in disguise for me.

bonita
01-27-2015, 01:01 AM
bo chào các anh chị và bác 008,

nếu bo hiểu không lầm theo bác 008 giải thích thì "tài nhân" là người chỉ dưới ... hoàng hậu, vậy là người vừa tài giỏi vừa có nhân bản hay nhân đức, như vậy là giỏi hơn "nhân tài" ah? :D

"tài lanh" hay "lanh chanh" tiếng Tây là ma lanh /malin

cho bo hỏi tiếp bác "Thấy Em Là Tui Mệt", khác nhau giữa tự ái và tự trọng ?

cảm ơn

bo

Triển
01-27-2015, 01:18 AM
bo chào các anh chị và bác 008,

nếu bo hiểu không lầm theo bác 008 giải thích thì "tài nhân" là người chỉ dưới ... hoàng hậu, vậy là người vừa tài giỏi vừa có nhân bản hay nhân đức, như vậy là giỏi hơn "nhân tài" ah? :D

"tài lanh" hay "lanh chanh" tiếng Tây là ma lanh /malin

cho bo hỏi tiếp bác "Thấy Em Là Tui Mệt", khác nhau giữa tự ái và tự trọng ?

cảm ơn

bo

Theo mình biết là "chức + danh hiệu" Tài nhân là chỉ hơn cung nữ thôi. Trước tài nhân còn Tiệp dư, trước Tiệp dư là Chiêu Nghi, trước Chiêu Nghi là Quý phi, trước Quý phi là Thần phi, trước Thần phi mới là Hoàng hậu.

Tôi nghĩ là những cái tên này là tên hiệu chứ không không có vẻ diễn đạt tính cách hoặc là khả năng đâu. Và chỉ dùng cho cung đình thôi. Còn nhân tài là tiếng gọi chung cho những người có khả năng đặc biệt. Tuy nhiên trong phim Hoàng Hà Đại Phong Vân của tác giả Kim Dung còn có chức "Thú nhân" nữa và ngay trong phim đó được giải thích là người mang lại niềm vui cho vua, là cung tần làm trò kế bên vua. Nhưng ngoài cái phim này chưa bao giờ thấy trong truyện tàu nào có chức này. Cho nên biết đâu ông Kim Dung chế ra thôi.

Ngoài ra các danh hiệu cho phi tần của nhà vua tàu cũng tùy trào mà có hay không nữa.

bonita
01-27-2015, 02:39 AM
hi anh 5,

bo hiểu như vầy nè, hong biết bo hiểu đúng hay sai nha,

như hồi xưa nhà vua có cung nữ hay tì nữ hầu hạ, thì sau khi trình diễn "cầm kỳ thi họa" cho vui cung đình chỉ được ăn cơm của nhà vua và ở trong hoàng cung
còn "tài nhân" thì là "người nữ" giỏi cầm kỳ thi họa sống ngoài hòang cung, được nhà vua mời vào cung, và sau khi trình diễn hầu hạ giúp vui cho vua thì được vua trả công hậu cho như vàng bạc, châu báu, nhung gấm, vv... sau này, nếu vua có sủng ái thêm bậc nữa thì vua rước về cung rồi phong cho chức vị phi, tần, ...

như Tây trong hoàng cung có những người "le fou" (bo xin lỗi hong biết tiếng Việt) ca hát thi họa cho vua vui ở trong cung, còn " le troubadour" là những người có tài ca hát thi họa vua mời vào cung giúp vui và được trả công hậu

Rong Rêu
01-27-2015, 07:33 AM
Chị chào Rong Rêu,

Anh Triển trả lời Rêu rồi, ha! Cảm ơn Rêu ghé hỏi.
Christmas Eve 2014, trên đường về Philly, máy bay có ghé phi trường Denver. Sương mù dày nhưng cảnh đẹp lắm!




http://i.imgur.com/2YkE39V.png

http://i.imgur.com/abjgX1A.png






tk chào anh,

Cảm ơn anh ghé trả lời cho Rêu, anh tinh ghê! Nhận ra ngay là từ chữ talent mà tk không nghĩ ra.
Hình như chữ Nhược điểm nghe quen quen, anh thầy ha!:)


Chào chị Khanh, 008, Bo, anh Triển!

Cảm ơn chị Khanh, hình đẹp hay hay, nhìn em thèm bánh tráng :) Trên cao nhìn xuống có thấy bên kia núi là nhà em không? Có người nói thấy đó heehehhe.


Anh Triển, vậy là "tài" lanh chứ không phảI "tà" lanh? Chữ talent của anh Triển giỡn cũng đúng đó, cụ Nguyễn Du cũng nghĩ vậy thôi "chữ tài liền với chữ tai một vần" :) Lanh chanh, sốt sắn rồi làm hư chuyện là bị mắm ...tài lanh!

thuykhanh
01-27-2015, 12:19 PM
Chào chị Khanh, 008, Bo, anh Triển!

Cảm ơn chị Khanh, hình đẹp hay hay, nhìn em thèm bánh tráng :) Trên cao nhìn xuống có thấy bên kia núi là nhà em không? Có người nói thấy đó heehehhe.


Anh Triển, vậy là "tài" lanh chứ không phảI "tà" lanh? Chữ talent của anh Triển giỡn cũng đúng đó, cụ Nguyễn Du cũng nghĩ vậy thôi "chữ tài liền với chữ tai một vần" :) Lanh chanh, sốt sắn rồi làm hư chuyện là bị mắm ...tài lanh!
tk xin chào anh 008, anh Triển, Bo, Rong Rêu và quí khách,

Về ngôn ngữ, tk dở lắm nên mới mở mục này để học thêm.
Xin lưu ý tránh dùng những từ có tính cách gây hấn hay làm buồn lòng người khác, tk cảm ơn.


Rờ à! đó là hình những thửa ruộng chung quanh phi trường ở Denver.
Còn hai hình nữa, chị dán lên để em xem có thấy nhà không ha, nhà Rờ cách nhà Quan bao xa?




http://i.imgur.com/eWYYmlu.png




http://i.imgur.com/xI7gbGM.png

thuykhanh
01-27-2015, 02:30 PM
Chào anh 008,

Khi nào có thì giờ, anh 008 giảng về Bát Quái nha, please!

Cảm ơn anh,

thụykhanh

Rong Rêu
01-28-2015, 01:12 PM
Rờ à! đó là hình những thửa ruộng chung quanh phi trường ở Denver.
Còn hai hình nữa, chị dán lên để em xem có thấy nhà không ha, nhà Rờ cách nhà Quan bao xa?




http://i.imgur.com/eWYYmlu.png




http://i.imgur.com/xI7gbGM.png






Em thấy nhà em rồi, cái căn to nhất giữa trời chung quanh có cả mấy ngàn acres, nông trại, cái đồng hướng dưƠng, và một vài chục acres greenhouse of canabis. (giấc mơ không cần hà tiện heehehee) Còn nhà Quan đâu hình mờ quá thì em nhìn chưa ra, chắc cũng đâu đó :) Quan ở hướng Nam còn em ở hướng Bắc cách nhau 3 tiếng chị ơi.

thuykhanh
01-28-2015, 08:07 PM
Em thấy nhà em rồi, cái căn to nhất giữa trời chung quanh có cả mấy ngàn acres, nông trại, cái đồng hướng dưƠng, và một vài chục acres greenhouse of canabis. (giấc mơ không cần hà tiện heehehee) Còn nhà Quan đâu hình mờ quá thì em nhìn chưa ra, chắc cũng đâu đó :) Quan ở hướng Nam còn em ở hướng Bắc cách nhau 3 tiếng chị ơi.


Cảm ơn Rờ ghé chơi, nói chuyện làm chị cười. Chị nhớ Denver có tiệm phở ngon lắm nhưng lâu ngày quên tên mất. Đúng rồi, Colorado là một trong mấy tiểu bang được trồng canabis mà, phải không?
Quan đi đâu lâu quá rồi, có lẽ chị phải đi kiếm. Trước đó phải nghiên cứu phong thủy, chọn ngày tốt mới được :)

Chúc Rờ ngủ ngon!

008
01-28-2015, 09:57 PM
...

Khi nào có thì giờ, anh 008 giảng về Bát Quái nha, ...

Oái… hỏng bét! Tưởng Võ Lâm Ngũ Bá hay Võ Đang Thất Hiệp thì còn may ra chạy đi hỏi cụ Trương Tam Phong được chứ tôi hoàn toàn mù tịt về mấy cái Ngũ Long, Ngũ Quỷ, hay… Bát Quái này ạ! Tôi chỉ biết vỏn vẹn có mấy câu mà ai cũng biết là:

Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
và Bát Quái cũng sinh tiếp nữa rồi cứ thế mà nối ngôi nhau mà… mắn đẻ thêm mãi mãi vô tận!!!:)

Nói chung là đang yên đang lành đang lơ tơ mơ tự nhiên làm cái rầm Big Bang nên bây giờ thế giới mới đổ bể ra tùm lum theo không kịp. :-s

Ở cái link dưới đây họ có cho lôi về quyển “Kinh Dịch Trọn Bộ” do Ngô Tất Tố dịch và chú giải. Chị có thể lấy về rồi khi rỗi đọc thử chơi xem sao.

https://drive.google.com/file/d/0B1GYm-C3pkHWdVQ2dXdUbW16YzQ/view?pli=1

008
01-28-2015, 10:11 PM
...
nếu bo hiểu không lầm theo bác 008 giải thích thì "tài nhân" là người chỉ dưới ... hoàng hậu, vậy là người vừa tài giỏi vừa có nhân bản hay nhân đức, như vậy là giỏi hơn "nhân tài" ah? :D
- Ummmm.... bo hiểu không lầm có…một phần hà! Ngay cả hoàng hậu hay… dua cũng đâu có nghĩa là giỏi hơn “nhân tài” huống gì là “tài nhân”! Cấp bậc trong cung không dính dáng gì đến tài năng của người nào cả. Thiếu gì “dua” có tài cỡ… “vỏ cua”, chỉ biết ăn nhậu với… tuyển lựa cung nữ chứ chẳng biết gì hơn! “Tài Nhân” đây có thể là từ cấp hạng bét lên dần cho đến cấp chỉ dưới có hoàng hậu. Mà từ hạng bét lên đến cấp dưới hoàng hậu có thể có cả chục cấp khác xen vào giữa. Sở dĩ có chuyện như vậy là tùy theo triều “dua” nào xếp “Tài Nhân” vào cấp nào và cũng có triều không gọi cấp nào là “Tài Nhân” hết mà gọi bằng tên khác. “Tài Nhân” này là danh từ riêng (nom propre), và Võ Mị Nương được phong vào cấp đó khi vô cung chứ không phải vì bà ta có tài trên thông thiên văn dưới tường địa lý mà được gọi là tài nhân (dù bà ta có thể có tài thật). Trường hợp này cũng giống như trường hợp văn bằng “Tú Tài” là danh từ riêng. Nếu không phải là tên văn bằng này thì danh từ chung “tú tài” có những nghĩa đã được nêu ở trên rồi.

Cũng có thể có danh từ chung “tài nhân” thật và có nghĩa đúng như bo nói nhưng vì tui không tìm ra danh từ chung đó trong tự điển hoặc trong văn liệu nào cả nên không dám quả quyết là có danh từ chung này và có nghĩa chính xác là gì! Có thể một ngày nào đó tình cờ thấy nó nằm sờ sờ đâu đó chăng.


"tài lanh" hay "lanh chanh" tiếng Tây là ma lanh /malin
- Hai chữ đó khác nghĩa nhau chứ bo. “Ma lanh” (người nói giọng Nam sẽ nói là “ma le”) có nghĩa là “láu cá”, “khôn lỏi” hay thậm chí... “điếm đàng” còn “tài lanh” (lanh chanh) có nghĩa là “láu táu”, “bắng nhắng”, “bộp chộp”… tức là người hay mau mắn tự ý xen vô chuyện người khác mà không cần ai mời mọc gì cả! Trong lúc này không nghĩ ra được trong tiếng Anh hay Pháp có chữ nào tương đương ngắn gọn với “người tài lanh” hay không. Chữ gần nhất có thể nghĩ ngay ra được là “meddler” và “fouineur”? (quelqu'un qui se mêle des affaires d'autrui).


cho bo hỏi tiếp bác "Thấy Em Là Tui Mệt", khác nhau giữa tự ái và tự trọng ?
- Mấy cái “tự” này thường có nghĩa thường san sát dễ chừng đến mức ôm ấp nhau luôn không chừng nên cần phải dùng trong câu mới cho thấy được cái ý phụ (connotation) của mỗi chữ mà ta hay liên tưởng đến. Tui xài thì như vầy: “Tự ái” là … ta yêu ta (self-esteem, pride/amour propre, orgueil) còn “tự trọng” là… ta trọng ta (self-respect/dignité). Tuy nhiên, nghĩa của hai chữ này quá gần nhau nên có khi được dùng thành đồng nghĩa trong một số trường hợp. Do đó, đối với hai chữ này thì mạnh ai nấy… mệt đi cho... khỏe! :))

thuykhanh
01-29-2015, 02:27 PM
Oái… hỏng bét! Tưởng Võ Lâm Ngũ Bá hay Võ Đang Thất Hiệp thì còn may ra chạy đi hỏi cụ Trương Tam Phong được chứ tôi hoàn toàn mù tịt về mấy cái Ngũ Long, Ngũ Quỷ, hay… Bát Quái này ạ! Tôi chỉ biết vỏn vẹn có mấy câu mà ai cũng biết là:

Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
và Bát Quái cũng sinh tiếp nữa rồi cứ thế mà nối ngôi nhau mà… mắn đẻ thêm mãi mãi vô tận!!!:)

Nói chung là đang yên đang lành đang lơ tơ mơ tự nhiên làm cái rầm Big Bang nên bây giờ thế giới mới đổ bể ra tùm lum theo không kịp. :-s
Ở cái link dưới đây họ có cho lôi về quyển “Kinh Dịch Trọn Bộ” do Ngô Tất Tố dịch và chú giải. Chị có thể lấy về rồi khi rỗi đọc thử chơi xem sao.

https://drive.google.com/file/d/0B1GYm-C3pkHWdVQ2dXdUbW16YzQ/view?pli=1 (https://drive.google.com/file/d/0B1GYm-C3pkHWdVQ2dXdUbW16YzQ/view?pli=1)




Sorry đã làm mất công anh nhiều vậy, thấy anh chậm trả lời là tôi nghi rồi, đâu ngờ phức tạp đến như vậy.

Tôi có đọc sơ sơ vài trang trong bài viết của ông Phạm Kế Viêm rồi ngưng vì đang bận làm chuyện khác. Dạ đang học ráp nhạc
mà xê qua xích lại, bị chệch hoài.

Cảm ơn anh và xin chúc anh một buổi tối an lành.

thụykhanh

hoài vọng
01-29-2015, 06:49 PM
Chị TK à ! chị nghi đâu là trúng đấy !!!!!!

thuykhanh
01-29-2015, 07:47 PM
Chị TK à ! chị nghi đâu là trúng đấy !!!!!!



Dạ, tôi đâu có ngờ nó rắc rối vậy đâu anh!
Bài dài quá làm sao anh 008 đọc hết mà giảng cho mình được, phải không anh Hoài.
Tôi đã in một ít từ bài của ông PKV ra giấy rồi, chừng nào đầu óc thật sáng suốt mới đọc.

Tôi thích đọc về Tử Vi hơn anh Hoài à, vì mình có thể so sánh lời giải trên giấy số Tử Vi với những gì xảy ra trong đời sống của
một người nào đó.

Cảm ơn anh Hoài ghé đọc, một ngày mới vui vẻ an lành nha anh.

PhPhuongVy
01-29-2015, 10:12 PM
- Ummmm.... bo hiểu không lầm có…một phần hà! Ngay cả hoàng hậu hay… dua cũng đâu có nghĩa là giỏi hơn “nhân tài” huống gì là “tài nhân”! Cấp bậc trong cung không dính dáng gì đến tài năng của người nào cả. Thiếu gì “dua” có tài cỡ… “vỏ cua”, chỉ biết ăn nhậu với… tuyển lựa cung nữ chứ chẳng biết gì hơn! “Tài Nhân” đây có thể là từ cấp hạng bét lên dần cho đến cấp chỉ dưới có hoàng hậu. Mà từ hạng bét lên đến cấp dưới hoàng hậu có thể có cả chục cấp khác xen vào giữa. Sở dĩ có chuyện như vậy là tùy theo triều “dua” nào xếp “Tài Nhân” vào cấp nào và cũng có triều không gọi cấp nào là “Tài Nhân” hết mà gọi bằng tên khác. “Tài Nhân” này là danh từ riêng (nom propre), và Võ Mị Nương được phong vào cấp đó khi vô cung chứ không phải vì bà ta có tài trên thông thiên văn dưới tường địa lý mà được gọi là tài nhân (dù bà ta có thể có tài thật). Trường hợp này cũng giống như trường hợp văn bằng “Tú Tài” là danh từ riêng. Nếu không phải là tên văn bằng này thì danh từ chung “tú tài” có những nghĩa đã được nêu ở trên rồi.
Chào anh 008 và các anh chị em. Thấy các anh chị em bàn luận vui quá, PV cũng xin tham dự. Theo như anh 008 viết ở trên, PV hiểu ý anh khi anh nói chữ Tú Tài trong văn bằng Tú Tài là danh từ riêng, nhưng PV chưa hiểu được tại sao chữ Tài Nhân khi dùng để chỉ một cấp của một số cung nữ trong hoàng cung lại là danh từ riêng. Như vậy, những danh từ dùng để chỉ một cấp trong quân đội (Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Hạ Sĩ Nguyễn Anh Hùng, chẳng hạn) là danh từ riêng hay danh từ chung ạ? Không biết PV có hiểu lầm ý anh 008 không nữa.


Cũng có thể có danh từ chung “tài nhân” thật và có nghĩa đúng như bo nói nhưng vì tui không tìm ra danh từ chung đó trong tự điển hoặc trong văn liệu nào cả nên không dám quả quyết là có danh từ chung này và có nghĩa chính xác là gì! Có thể một ngày nào đó tình cờ thấy nó nằm sờ sờ đâu đó chăng.Chúng ta thường nghe chữ "tài nhân" dùng để chỉ một số các cung nữ đã được ban danh, nhưng có lẽ chữ "tài nhân" cũng còn có một nghĩa khác, ví dụ Thanh Tâm Tài Nhân là tên gọi tác giả Kim Vân Kiều Truyện ở bên Trung Hoa vào khoảng cuối đời nhà Minh và bắt đầu đời nhà Thanh. Tác giả (tên thật là Từ Văn Trường) lấy bút hiệu là Thanh Tâm, Tài Nhân chỉ là một danh từ chung người đời sau gọi, cũng như có người gọi ông là Thanh Tâm Tài Tử, như bản chữ Hán chép tay ở viện Viễn Đông Bác Cổ Học (ký hiệu A953) có chép Kim Vân Kiều Truyện với nhan đề theo chữ Hán là Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Tử biên thứ.


- Mấy cái “tự” này thường có nghĩa thường san sát dễ chừng đến mức ôm ấp nhau luôn không chừng nên cần phải dùng trong câu mới cho thấy được cái ý phụ (connotation) của mỗi chữ mà ta hay liên tưởng đến. Tui xài thì như vầy: “Tự ái” là … ta yêu ta (self-esteem, pride/amour propre, orgueil) còn “tự trọng” là… ta trọng ta (self-respect/dignité). Tuy nhiên, nghĩa của hai chữ này quá gần nhau nên có khi được dùng thành đồng nghĩa trong một số trường hợp. Do đó, đối với hai chữ này thì mạnh ai nấy… mệt đi cho... khỏe! :))Theo PV hiểu thì tự ái ngoài cái nghĩa tự yêu mình như anh 008 nói, thường dùng hơn cả là có tính nhạy cảm khi nghe người khác nói về mình mà mình không vừa ý. Chữ tự ái này có nghĩa gần hơn với chữ ego (cái tôi) trong ba chữ id, ego và super-ego trong thuyết của Sigmun Freud.

Chỉ là góp lời cho vui chuyện, nếu có điều không phải, xin anh 008 chỉ giáo giùm.

008
01-30-2015, 12:48 AM
Sorry đã làm mất công anh nhiều vậy, thấy anh chậm trả lời là tôi nghi rồi, đâu ngờ phức tạp đến như vậy.
Đâu có gì đâu chị! Có mất công gì đâu. Tại tôi mù tịt thì phải... tịt ngòi thôi đó mà. Khi nào rỗi thì tôi cũng sẽ đọc thêm. Chị thích tử vi thì tôi nghe nói mấy quyển sách của cụ Vũ Tài Lục hay lắm đó. Nếu tôi có tình cờ trông thấy ở đâu thì tôi lôi về để ở đây.

008
01-30-2015, 01:36 AM
Chào anh 008 và các anh chị em. Thấy các anh chị em bàn luận vui quá, PV cũng xin tham dự. Theo như anh 008 viết ở trên, PV hiểu ý anh khi anh nói chữ Tú Tài trong văn bằng Tú Tài là danh từ riêng, nhưng PV chưa hiểu được tại sao chữ Tài Nhân khi dùng để chỉ một cấp của một số cung nữ trong hoàng cung lại là danh từ riêng. Như vậy, những danh từ dùng để chỉ một cấp trong quân đội (Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Hạ Sĩ Nguyễn Anh Hùng, chẳng hạn) là danh từ riêng hay danh từ chung ạ? Không biết PV có hiểu lầm ý anh 008 không nữa.
Chào chị PhPhuongVy. Chị tham gia vậy thì quý hóa quá. Cảm ơn chị. Nhờ chị nêu ra thế nên giờ xem lại thì thấy ắt là tôi đã viết sai chỗ này. Những cấp bậc này phải là danh từ chung mới đúng vì có đến vài ông đại tướng, vài ngàn ông hạ sĩ và hằng chục tài nhân trong cung. Vì tôi đã quen viết kiểu “Đại Tướng Cao Văn Viên, “Thượng Sĩ Lê Anh Kiệt” rồi nên trong đầu tôi cứ hiện ra hình ảnh… “Tài Nhân Võ Mị Nương” :) và do đó gộp chung vào nhau mà xem thành danh từ riêng để nói về riêng người đó mà thôi, y hệt như các thí dụ của chị về “Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Hạ Sĩ Nguyễn Anh Hùng” vậy. Ắt là vì viết tiếng… không phải tiếng Việt đã quen nên khi viết tiếng Việt lại cắm đầu mà “dịch” ngược trở lại! Nếu vậy thì có lẽ trong tiếng Việt ta phải viết là “đại tướng Cao Văn Viên, thượng sĩ Nguyễn Văn Hải, tướng Nguyễn Ngọc Loan, hạ sĩ Nguyễn Anh Hùng” và “tài nhân Võ Mị Nương” mới đúng chăng? Hummmm... tôi lại không còn thấy quen mắt nữa. Chắc phải nhờ ai còn nhớ văn phạm tiếng Việt xác nhận hoặc nhắc lại!


Chúng ta thường nghe chữ "tài nhân" dùng để chỉ một số các cung nữ đã được ban danh, nhưng có lẽ chữ "tài nhân" cũng còn có một nghĩa khác, ví dụ Thanh Tâm Tài Nhân là tên gọi tác giả Kim Vân Kiều Truyện ở bên Trung Hoa vào khoảng cuối đời nhà Minh và bắt đầu đời nhà Thanh. Tác giả (tên thật là Từ Văn Trường) lấy bút hiệu là Thanh Tâm, Tài Nhân chỉ là một danh từ chung người đời sau gọi, cũng như có người gọi ông là Thanh Tâm Tài Tử, như bản chữ Hán chép tay ở viện Viễn Đông Bác Cổ Học (ký hiệu A953) có chép Kim Vân Kiều Truyện với nhan đề theo chữ Hán là Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Tử biên thứ.
À, đây là “tài nhân” có nghĩa bình thường đây. Chị không nhắc tôi cũng không nghĩ ra. Cảm ơn chị!


Theo PV hiểu thì tự ái ngoài cái nghĩa tự yêu mình như anh 008 nói, thường dùng hơn cả là có tính nhạy cảm khi nghe người khác nói về mình mà mình không vừa ý. Chữ tự ái này có nghĩa gần hơn với chữ ego (cái tôi) trong ba chữ id, ego và super-ego trong thuyết của Sigmun Freud.
Chỗ này thì tôi lại hiểu hơi khác ở vài điểm sau:

1) Tôi không ngthĩ “Ego” trong Phân Tâm Học của Freud có nghĩa là “ego” theo nghĩa “cái tôi” hay “self” bình thường như trong chữ “tự ái”. Tôi còn mang máng ngày trước sách triết ở trung học dịch sang tiếng Việt chữ “ego” của Freud thành “ngã” (thành “bản năng” hay “bản ngã”, “ngã”, và siêu ngã”). Theo tôi đây chính là yếu tố giúp cho tiếng Việt ta trở thành phong phú nhờ cách dùng chữ Hán Việt giúp cho ta có thêm ngữ vựng để diễn tả một ý khác ngoài nghĩa thường của tiếng thuần Việt. Ví dụ như “tràng giang đại hải” (Hán Việt) hàm ý dài dòng luộm thuộm (ý chê) chứ không còn mang ý gốc nữa còn “sông dài biển rộng” (thuần Việt) thì lại mang nghĩa to lớn (ý khen). Do đó, dù “ngã” có nghĩa là “tôi” nhưng khi dùng trong các trường hợp nào đó thì “ngã” trong không còn nghĩa “cái tôi” bình thường nữa mà có nghĩa của cái “ngã... triết” trong Phân Tâm Học.

2) Khi bị nói về mình mà mình không vừa ý, hay nói cách khác là bị “chạm tự ái” thì tôi nghĩ cái “tự ái” đó cũng vẫn là nghĩa “ta yêu ta”. Vì ta yêu ta… quá mạng đi ^:)^ (tự ái cao) cho nên khi có người “đụng chạm” đến “người yêu” của ta là ta bực duy có điều “người yêu” của ta ở đây lại chính là… ta chứ không phải người khác! Tương tự như vậy, nếu “người yêu” của ta là người nào khác thì đụng chạm đến “người yêu” đó cũng bị ta… nổi sùng y hệt như khi ta yêu ta vậy! Do đó tôi không nghĩ chữ “tự ái” có thêm nghĩa nữa là có tính nhạy cảm tuy là khi nói ra ta vẫn thường hiểu như vậy. Sở dĩ bị “nhạy cảm” là vì người ta “chạm” vào cái lòng tự ái của mình, tức là phải có thêm chữ “chạm” vào đó nữa thì mới thành nghĩa bị bực mình khi người đụng chạm đến mình. Nếu không có thêm chữ “chạm” vào đó thì chỉ riêng chữ “tự ái” vẫn không hàm ý “đang bị nhạy cảm mà nổi cái tôi lên đùng đùng”.


Chỉ là góp lời cho vui chuyện, nếu có điều không phải, xin anh 008 chỉ giáo giùm.
Oái oái... các chị với bo mà cứ còn... khách sáo như thế này thì chắc tôi phải… lặn luôn cho khỏe! :))

bonita
01-30-2015, 03:03 AM
hahaha,

bo chào anh 008, hong gọi bác nữa hén ;)

bo quen chữ Tây nên chữ Việt cũng rối mò
dạ, rối mà còn mò ra thì ô cơ, chứ rối mà mò hoài hong ra thì cũng giống như bị thọt lét ah :))

hiểu ra thì bo thích chữ "tài nhân" hơn "nhân tài" :))


"tự ái" - "tự trọng" sau khi đọc một cái rẹt thì bo hiểu như vậy:

- "tự ái" (self-esteem, pride/amour propre, orgueil) là mình tự yêu mình, cũng như là mình tự khen mình, tự đánh bóng tô son cho mình, hay có bè có bạn theo tung hứng cho mình lên, hay nhột nhột hắc xì hằng khi có sự bất đồng ý kiến của người khác

- "tư trọng" (self-respect/dignité) là tự mình làm cho mình được tôn trọng mà không cần khoe khoang, không cần đánh bóng tô son cho mình

- bo học thêm một chữ nữa là "tự tôi" hay "tự đam mê tôi" (hong biết gọi là gì nên tự "chế" :D ) (ego/narcicisme) là tự mình đứng trước gương, tự soi, tự khen, tự cười một mình ên mặc kệ lời khen chê của người khác, như ông Narcisse thời Hy Lạp đam mê cái ảo ảnh của mình trong nước rồi "tự ngã" té giếng luôn .
vậy, "tự tôi" này bệnh nặng hơn "tự ái" ah nhen.


như vậy, có thể nói "tự ái" "tự cao" "tự đắc" "tự kiêu" đồng nghĩa ?
"tự trọng" "tự tôn" cũng đồng nghĩa?


về yêu mà cái yêu gọi là complexe d'Oedipe của Freud thì khác hẳn, ở đây là sự nhầm lẫn giữa quan hệ cha, mẹ và con cái và quan hệ nam nữ của những đứa trẻ đang lớn.


cuối tuần dui dẻ làng xã ơi

bo

TL4
01-30-2015, 03:38 AM
hahaha,



như vậy, có thể nói "tự ái" "tự cao" "tự đắc" "tự kiêu" đồng nghĩa ?
"tự trọng" "tự tôn" cũng đồng nghĩa?

cuối tuần dui dẻ làng xã ơi

bo

Tự Bo = Ta cho mình tiền típ

Sáng sớm cười cầu tài chị Bo lấy hên!:)

HXhuongkhuya
01-30-2015, 04:24 AM
Chào chị Thụy Khanh, anh 008 và tất cả anh chị, các bạn.

Cám ơn chị Thụy Khanh mở trang này, anh 008 đã bỏ công nghiên cứu và giải thích thật cặn kẽ. Các đóng góp của anh chị khác cũng giúp ích nhiều cho việc học hỏi ngôn ngữ. Sẵn đang nói về danh tước trong cung đình, HX muốn để câu hỏi "tam cung lục viện" là những "cung" và "viện" nào? Mong anh 008 và các anh chị khác giải thích giúp. Khi có thời gian, HX sẽ tìm về.

PhPhuongVy
01-30-2015, 09:04 PM
Chào chị Thụy Khanh, anh 008, HX và các bạn.

Theo PV biết, tam cung lục viện nói chung là chỉ toàn bộ hậu cung của hoàng gia Trung Hoa ngày xưa. Ở Việt Nam, các triều đình thời trước không thấy có lập tam cung lục viện cho đến triều Nguyễn, đời vua Gia Long. Cũng như hoàng gia Trung Hoa, vua nhà Nguyễn ở riêng một điện (ví dụ Điện Cần Thánh, Điện Kiến Trung). Ba cung lập ra là cung thứ nhất để làm chỗ ở của các bà Hoàng Thái Hậu, Thái Thái Hậu (vợ các vua đã băng hà) và các thái giám, cung thứ hai là chỗ ở của bà vợ vua, và cung thứ ba dành riêng cho các quý phi của vua. Lục viện là chỗ ở của các phi tần và cung nữ. Cung đình nhà Nguyễn có tam cung là Cung Diên Thọ (trước kia còn có tên là Trường Thọ, Gia Thọ, Từ Thọ, Ninh Thọ), Cung Trường Sanh (trước kia còn có tên là Trường Ninh) và Cung Khôn Thái. Lục Viện của cung đình nhà Nguyễn gồm có Viện Thuận Huy, Viện Đoan Thuận, Viện Đoan Hòa, Viện Đoan Huy, Viện Đoan Trường và Viện Đoan Trang.

TL4
01-30-2015, 09:29 PM
Lục viện là chỗ ở của các phi tần và cung nữ.

Thế mà có đứa bảo Lục Viện là cái Ga ra. Đểu thật!

Cám ơn chị Vy nhá!

tư mã tai trâu
01-31-2015, 04:14 AM
Tự Bo = Ta cho mình tiền típ



Thế theo định nghĩa của Tư Lịnh, tự phê là gì?

PhPhuongVy
01-31-2015, 08:54 AM
Dạ, là pha lấy mà uống chứ không mua ở Starbuck.

tư mã tai trâu
01-31-2015, 09:23 AM
=d>

:)

Hanhgia
01-31-2015, 09:27 AM
Selfie.

TL4
01-31-2015, 09:51 AM
Thế theo định nghĩa của Tư Lịnh, tự phê là gì?

Vào trang bồi bàn tập lục trang 35 thì nó nói xin xem trang 36. Trang 36 mất tiêu, chắc là năm xưa, thời khó khăn, đứa nào thiếu giấy. Thoi thì mang máng vậy, nếu như hiểu theo nghĩa thanh tao nó na ná như là hành động của 1 anh, trời lạnh queo có gì teo nấy lại lò dò xuống sân tự vẽ, xong tự chụp, rồi tự nghía, chuyển sang tự thích và vào góc tối tự tủm tỉm bị ai đó bắt gặp nên đành tự thú.:-"

Chữ này nhạy cảm Tư Ui
Em đây tự biết nên thì tự lui
Ra xe xối nước tự chùi,
tự dưng muốn hát, rồi tự vui một minh.

lình xình cái mà lình xình (tự tập để tự hô lô tô)

Anh đừng nghĩ quẩn tư ơi
Vui xuân chợ tết ta tour mấy vòng
Đường trần nhịp gõ thong dong
Trâu kia úp đếch, Ngựa thì đi rong

lòng thòng cái mà mà lòng thòng!
Đèo bòng cái mà đèo bòng!!! (Lấy ý cho vè lo tô)

Em tự nhủ đã phá sự trang nghiêm mạch bài của anh 008, chị Bo, chị Vy, chị Khanh nên tự rời, anh Tư Mã ở lại thì tự lo lấy nhá

tư mã tai trâu
01-31-2015, 10:14 AM
:)
Tư lịnh ời tư lịnh ơi
Tư lịnh tự nghĩ khơi khơi chuyện gì
Hãy tư vấn chị Phương Vy
Tự nhiên tự tại chỉ ghi chình ình
Đó là ... cà phê một mình:)
Tự pha tự uống tự tình ... tự ta
Phân bua tự sự vậy nha ....:)

thuykhanh
01-31-2015, 10:27 AM
Chào anh 008 và các anh chị em. Thấy các anh chị em bàn luận vui quá, PV cũng xin tham dự. Theo như anh 008 viết ở trên, PV hiểu ý anh khi anh nói chữ Tú Tài trong văn bằng Tú Tài là danh từ riêng, nhưng PV chưa hiểu được tại sao chữ Tài Nhân khi dùng để chỉ một cấp của một số cung nữ trong hoàng cung lại là danh từ riêng. Như vậy, những danh từ dùng để chỉ một cấp trong quân đội (Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Hạ Sĩ Nguyễn Anh Hùng, chẳng hạn) là danh từ riêng hay danh từ chung ạ? Không biết PV có hiểu lầm ý anh 008 không nữa.

Chúng ta thường nghe chữ "tài nhân" dùng để chỉ một số các cung nữ đã được ban danh, nhưng có lẽ chữ "tài nhân" cũng còn có một nghĩa khác, ví dụ Thanh Tâm Tài Nhân là tên gọi tác giả Kim Vân Kiều Truyện ở bên Trung Hoa vào khoảng cuối đời nhà Minh và bắt đầu đời nhà Thanh. Tác giả (tên thật là Từ Văn Trường) lấy bút hiệu là Thanh Tâm, Tài Nhân chỉ là một danh từ chung người đời sau gọi, cũng như có người gọi ông là Thanh Tâm Tài Tử, như bản chữ Hán chép tay ở viện Viễn Đông Bác Cổ Học (ký hiệu A953) có chép Kim Vân Kiều Truyện với nhan đề theo chữ Hán là Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Tử biên thứ.

Theo PV hiểu thì tự ái ngoài cái nghĩa tự yêu mình như anh 008 nói, thường dùng hơn cả là có tính nhạy cảm khi nghe người khác nói về mình mà mình không vừa ý. Chữ tự ái này có nghĩa gần hơn với chữ ego (cái tôi) trong ba chữ id, ego và super-ego trong thuyết của Sigmun Freud.

Chỉ là góp lời cho vui chuyện, nếu có điều không phải, xin anh 008 chỉ giáo giùm.


Chào PhuongVy,

Nói đến chữ EGO, chị nhớ lại hồi còn làm việc ở nhà thương, mấy ông BS cũng khổ với chị; thấy toa ra không thích hợp với bịnh nhân là chị gọi.
Ban đầu mấy ông bực lắm, la ó om sòm vì bị con nhỏ DS nói tiếng Mỹ không đúng giọng này kêu hoài.

Chị không quan tâm, tiếp tục áp dụng điều mình đã được dạy ở trường và nói với những người làm cùng là:

" When it comes to patient care, I have no ego" ( khi săn sóc người bịnh, tôi không để ý đến 'cái tôi' của mình)

Về sau các BS quen đi, không rày mà còn cảm ơn mình đã giúp họ chăm sóc BN tốt hơn và tránh khỏi bị kiện nữa.
Họ nói với nhau: she is part of the solution, not the problem.
Mỗi lần chị page là mỗi lần được trả lời nhanh chóng. Có ông Neurosurgeon đã đùa: ".... hasn't paged me for a week, which means that I am a good boy" :)

Cảm ơn Phương Vy cho chị cơ hội được học hỏi thêm và xin lỗi đã trả lời trễ vì có chuyện cần nhiều suy nghĩ nên khó tập trung.

bonita
01-31-2015, 10:42 AM
bo chào làng xã, người cũ người mới

nhà này của chị Thụy Khanh mở lên, đúng là bo cảm ơn chị, nhờ quán ni bo học thêm nhiều chữ
quán bên kia nghe tiếng tào ... nhức đầu :-s
bo chỉ dám ngồi quán này học chữ


ngày Chúa nhật an lành


~~~~~~


bo chào anh 008,

dạo ni bo đọc báo mà nhức đầu với tiếng Việt
hôm bữa bo đọc báo thấy có chữ "kỳ nhân",
cho bo hỏi có chữ này trong tiếng Việt hong? nếu có nghĩa là gì?

bo nghe nói kỳ cục, ky lạ (giống tên ai đó trong ni), kỳ ngộ, kỳ khôi, kỳ quái, kỳ đà, kỳ nhông, ... chứ chưa nghe "kỳ nhân"

cảm ơn anh

thuykhanh
01-31-2015, 10:43 AM
Đâu có gì đâu chị! Có mất công gì đâu. Tại tôi mù tịt thì phải... tịt ngòi thôi đó mà. Khi nào rỗi thì tôi cũng sẽ đọc thêm. Chị thích tử vi thì tôi nghe nói mấy quyển sách của cụ Vũ Tài Lục hay lắm đó. Nếu tôi có tình cờ trông thấy ở đâu thì tôi lôi về để ở đây.




Dạ cảm ơn anh! Khi tôi sanh cháu đầu, một ông suôi gia với Ông Nội các cháu làm cho một lá số tử vi, như là quà tặng cháu.
Đó là lần đầu tiên tôi biết về Tử Vi, rồi từ đó, mỗi lần nghe tin tôi sanh là bác Huyện lại tới, ở chơi mấy ngày và làm số Tử Vi cho cháu bé.

Quên nói với anh là Bác Huyện cũng làm cho tôi một cái nữa, có dịp so sánh với những gì đã xảy ra, tôi thấy cũng đúng nhiều đó anh.
Sorry đã trả lời trễ, anh đừng buồn tôi nha!

thuykhanh
01-31-2015, 11:03 AM
Chào chị Thụy Khanh, anh 008 và tất cả anh chị, các bạn.

Cám ơn chị Thụy Khanh mở trang này, anh 008 đã bỏ công nghiên cứu và giải thích thật cặn kẽ. Các đóng góp của anh chị khác cũng giúp ích nhiều cho việc học hỏi ngôn ngữ. Sẵn đang nói về danh tước trong cung đình, HX muốn để câu hỏi "tam cung lục viện" là những "cung" và "viện" nào? Mong anh 008 và các anh chị khác giải thích giúp. Khi có thời gian, HX sẽ tìm về.



tk chào HX,

May quá, Phương Vy đã trả lời cho HX rồi. Nghe mấy chữ này tk cũng chị hiểu đại khái là nơi gia đình vua ở thôi, chắc là đông người lắm.
Nhờ Hương Xưa hỏi và PVy trả lời mà tk được biết rõ hơn.

Chúc HX cuối tuần vui vẻ, bình an!

bonita
01-31-2015, 11:13 AM
Chào PhuongVy,

Nói đến chữ EGO, chị nhớ lại hồi còn làm việc ở nhà thương, mấy ông BS cũng khổ với chị; thấy toa ra không thích hợp với bịnh nhân là chị gọi.
Ban đầu mấy ông bực lắm, la ó om sòm vì bị con nhỏ DS nói tiếng Mỹ không đúng giọng này kêu hoài.

Chị không quan tâm, tiếp tục áp dụng điều mình đã được dạy ở trường và nói với những người làm cùng là:

" When it comes to patient care, I have no ego" ( khi săn sóc người bịnh, tôi không để ý đến 'cái tôi' của mình)

Về sau các BS quen đi, không rày mà còn cảm ơn mình đã giúp họ chăm sóc BN tốt hơn và tránh khỏi bị kiện nữa.
Họ nói với nhau: she is part of the solution, not the problem.
Mỗi lần chị page là mỗi lần được trả lời nhanh chóng. Có ông Neurosurgeon đã đùa: ".... hasn't paged me for a week, which means that I am a good boy" :)

Cảm ơn Phương Vy cho chị cơ hội được học hỏi thêm và xin lỗi đã trả lời trễ vì có chuyện cần nhiều suy nghĩ nên khó tập trung.


bo chào chị Thụy Khanh,

thấy chị viết chủ đề này nên bo xin viết ngoài lề một chút

bo hong biết bên Mỹ bác sĩ/bs , dược sĩ/ds, y tá làm việc như thế nào?

bên này bs, ds hay y tá viết toa, thay đổi tên thuốc lượng thuốc thì người đó chịu trách nhiệm về toa thuốc, ... hay việc làm của mình
giấy trắng mực đen, bây giờ in vào com píu tờ thì tên ai nấy sửa _ mỗi người một cái mật mã_ không có ai sửa giùm hay chịu trách nhiệm giùm

trường hợp những ca bệnh nặng như cancer thì hội họp lại và quyết định chung thì khác nữa,
phần lớn người quyết định và chịu trách nhiệm là bs oncologie,
nếu mà các dược sĩ, bác sĩ khác hay y tá khi thi hành muốn thay đổi toa thuốc lượng thuốc hay tên thuốc không làm đúng theo quyết định đó thì những người đó chịu trách nhiệm chứ không phải là người bs quyết định đầu tiên kia nữa

nếu chị là dược sĩ bên Tây mà chị thấy bo viết toa theo ý chị là không đúng, thì chị có quyền tự do gạch bỏ, sửa, thay đổi, nhưng chị sẽ là người chịu trách nhiệm về việc chị làm
làm việc ở bên này, không có ai nói "égo" mà là "trách nhiệm"


cảm ơn và xin hết

chúc chị ngày Chúa nhật bình an

thuykhanh
01-31-2015, 11:16 AM
Chào TL4, anh Tư, hanhgia,

Cảm ơn đã ghé Nhược Điểm, chữ mà lắt léo, khó khăn là tôi không hiểu, chịu thua.
Xin chúc cuối tuần an vui.

tk

thuykhanh
01-31-2015, 12:27 PM
bo chào làng xã, người cũ người mới

nhà này của chị Thụy Khanh mở lên, đúng là bo cảm ơn chị, nhờ quán ni bo học thêm nhiều chữ
quán bên kia nghe tiếng tào ... nhức đầu :-s
bo chỉ dám ngồi quán này học chữ


ngày Chúa nhật an lành


~~~~~~
........




Chào Bo,

Đối với chị thì tiếng Việt không đến nỗi nào; còn chữ Nho, chữ Hán và nhất là tiếng lóng thì dốt đặc.
May mà có những người như anh 008, chị Phương Vy để hỏi.

Chị e rằng đôi khi mình có ý tốt nhưng không biết cách trình bày hay không hiểu ý người khác rồi viết sai đi, gây hiểu lầm làm
người khác buồn thì thật là đáng tiếc.
Bo cứ tự nhiên ghé hỏi các anh chị nha.




bo chào chị Thụy Khanh,

thấy chị viết chủ đề này nên bo xin viết ngoài lề một chút

bo hong biết bên Mỹ bác sĩ/bs , dược sĩ/ds, y tá làm việc như thế nào?

bên này bs, ds hay y tá viết toa, thay đổi tên thuốc lượng thuốc thì người đó chịu trách nhiệm về toa thuốc, ... hay việc làm của mình
giấy trắng mực đen, bây giờ in vào com píu tờ thì tên ai nấy sửa _ mỗi người một cái mật mã_ không có ai sửa giùm hay chịu trách nhiệm giùm

trường hợp những ca bệnh nặng như cancer thì hội họp lại và quyết định chung thì khác nữa,
phần lớn người quyết định và chịu trách nhiệm là bs oncologie,
nếu mà các dược sĩ, bác sĩ khác hay y tá khi thi hành muốn thay đổi toa thuốc lượng thuốc hay tên thuốc không làm đúng theo quyết định đó thì những người đó chịu trách nhiệm chứ không phải là người bs quyết định đầu tiên kia nữa

nếu chị là dược sĩ bên Tây mà chị thấy bo viết toa theo ý chị là không đúng, thì chị có quyền tự do gạch bỏ, sửa, thay đổi, nhưng chị sẽ là người chịu trách nhiệm về việc chị làm
làm việc ở bên này, không có ai nói "égo" mà là "trách nhiệm"


cảm ơn và xin hết

chúc chị ngày Chúa nhật bình an


Bo ơi,

Chị là DS hành nghề ở Mỹ mà Bo! Quyền hạn của BS lớn lắm, mình yêu cầu sửa toa mà họ không bằng lòng là mình phải dạ thôi. Những DS mới ra trường thường không dám gọi BS, hoặc là gọi mà nghe ông ấy nạt là im.

Kể Bo nghe lần chị phải gọi BS ( Family Medicine), ông này có BN mới nhập viện và chị là DS của trại bịnh hôm đó. Xem hồ sơ BN, chị thấy SCr = 1.6 và trong những thuốc toa cho có Glucophage.

Chị không biết bên Bo ra sao nhưng ở đây, đối với BN đàn ông, SCr =1.5 và đàn bà có SCr = 1.4, Glucophage phải tạm ngưng và thế bằng thuốc khác để tránh gây nguy hại thêm cho thận.

Chẳng may là BS đó ít có dịp làm việc ở nhà thương nên sẵng giọng và từ chối thay thuốc cho BN.

Chị cảm ơn và cho ông hay là chị sẽ viết vào hồ sơ bịnh ( patient chart) ngày giờ đã nói chuyện với BS, trường hợp BN nữ có SCr= 1.6 và ông muốn tiếp tục Glucophage 1000mg PO BID như ở nhà, trước khi nhập viện.
Và xin ông vui lòng cosign vào chart.

Bo biết sao không, BS đến trại bịnh và viết : Cancel Glucophage.

Nếu mình không gọi, để BN tiếp tục dùng thuốc đó, thận bị suy yếu có thể nguy hiểm đến tính mạng, trách nhiệm là ở BS như Bo nói, nếu có ai biết, nhưng còn lương tâm mình thì sao đây.

Trong trường hợp trên, chị biên vậy nhưng vẫn giữ (hold) thuốc, chưa cho phát. Nếu BS vẫn cứng đầu thì chị sẽ nhờ cấp cao hơn can thiệp.

EGO ở đây là phải nói sao cho BS không bị chạm tự ái mà thế thuốc không có hại cho BN như mình đề nghị và không cảm thấy bị mất mặt.
Quên EGO cũng có nghĩa là biết sẽ bị sỉ vả nhưng vẫn làm vì sức khỏe của người bịnh, đã tin và giao cho mình săn sóc.

Vậy nha Bo! Chủ nhật bình an như đã chúc chị.

PhPhuongVy
01-31-2015, 01:36 PM
Chào chị Thụy Khanh, anh 008, TL4, anh Tư, Bo, HX và các bạn. Chị Thụy Khanh kể chuyện chị làm việc, PV rất thích vì học hỏi được nhiều, cảm ơn chị. Tư Lịnh thì tếu ơi là tếu và anh Tư thì tài ơi là tài, xuất khẩu thành thơ ngay.

Hôm nay PV trở lại đề tài này:

Ắt là vì viết tiếng… không phải tiếng Việt đã quen nên khi viết tiếng Việt lại cắm đầu mà “dịch” ngược trở lại! Nếu vậy thì có lẽ trong tiếng Việt ta phải viết là “đại tướng Cao Văn Viên, thượng sĩ Nguyễn Văn Hải, tướng Nguyễn Ngọc Loan, hạ sĩ Nguyễn Anh Hùng” và “tài nhân Võ Mị Nương” mới đúng chăng? Hummmm... tôi lại không còn thấy quen mắt nữa. Chắc phải nhờ ai còn nhớ văn phạm tiếng Việt xác nhận hoặc nhắc lại!
Đúng ra đã là danh từ chung thì theo nguyên tắc văn phạm, những chữ như đại tướng, hạ sĩ phải viết thường, không viết hoa, nhưng vì những chữ này đang nằm trong vòng bàn luận là danh từ riêng hay danh từ chung nên PV, xin thú thật, đã dè dặt viết hoa để không đặt để hay gây ấn tượng trước và nhất là cũng để tránh hiểu lầm là PV vừa hỏi anh vừa không giữ lễ đợi anh trả lời mà cứ võ đoán kết luận một mình đó là những danh từ chung bằng cách viết thường :). Cảm ơn anh đã nêu lên câu hỏi viết thường hay viết hoa để PV có dịp trả lời cho Phố Rùm khỏi phải...hoa mắt vì mấy chữ Đại Tướng và Hạ Sĩ mà PV đã viết.


Chỗ này thì tôi lại hiểu hơi khác ở vài điểm sau:

1) Tôi không ngthĩ “Ego” trong Phân Tâm Học của Freud có nghĩa là “ego” theo nghĩa “cái tôi” hay “self” bình thường như trong chữ “tự ái”. Tôi còn mang máng ngày trước sách triết ở trung học dịch sang tiếng Việt chữ “ego” của Freud thành “ngã” (thành “bản năng” hay “bản ngã”, “ngã”, và siêu ngã”). Theo tôi đây chính là yếu tố giúp cho tiếng Việt ta trở thành phong phú nhờ cách dùng chữ Hán Việt giúp cho ta có thêm ngữ vựng để diễn tả một ý khác ngoài nghĩa thường của tiếng thuần Việt. Ví dụ như “tràng giang đại hải” (Hán Việt) hàm ý dài dòng luộm thuộm (ý chê) chứ không còn mang ý gốc nữa còn “sông dài biển rộng” (thuần Việt) thì lại mang nghĩa to lớn (ý khen). Do đó, dù “ngã” có nghĩa là “tôi” nhưng khi dùng trong các trường hợp nào đó thì “ngã” trong không còn nghĩa “cái tôi” bình thường nữa mà có nghĩa của cái “ngã... triết” trong Phân Tâm Học.

2) Khi bị nói về mình mà mình không vừa ý, hay nói cách khác là bị “chạm tự ái” thì tôi nghĩ cái “tự ái” đó cũng vẫn là nghĩa “ta yêu ta”. Vì ta yêu ta… quá mạng đi ^:)^ (tự ái cao) cho nên khi có người “đụng chạm” đến “người yêu” của ta là ta bực duy có điều “người yêu” của ta ở đây lại chính là… ta chứ không phải người khác! Tương tự như vậy, nếu “người yêu” của ta là người nào khác thì đụng chạm đến “người yêu” đó cũng bị ta… nổi sùng y hệt như khi ta yêu ta vậy! Do đó tôi không nghĩ chữ “tự ái” có thêm nghĩa nữa là có tính nhạy cảm tuy là khi nói ra ta vẫn thường hiểu như vậy. Sở dĩ bị “nhạy cảm” là vì người ta “chạm” vào cái lòng tự ái của mình, tức là phải có thêm chữ “chạm” vào đó nữa thì mới thành nghĩa bị bực mình khi người đụng chạm đến mình. Nếu không có thêm chữ “chạm” vào đó thì chỉ riêng chữ “tự ái” vẫn không hàm ý “đang bị nhạy cảm mà nổi cái tôi lên đùng đùng”.

Oái oái... các chị với bo mà cứ còn... khách sáo như thế này thì chắc tôi phải… lặn luôn cho khỏe! :))Cảm ơn anh 008 đã giải thích thêm. Nhưng xin anh đừng có lặn, ĐT rất cần những người hay chữ và khiêm tốn như anh. PV xin chừa, không dám khách sáo nữa.

HXhuongkhuya
01-31-2015, 03:20 PM
tk chào HX,

May quá, Phương Vy đã trả lời cho HX rồi. Nghe mấy chữ này tk cũng chị hiểu đại khái là nơi gia đình vua ở thôi, chắc là đông người lắm.
Nhờ Hương Xưa hỏi và PVy trả lời mà tk được biết rõ hơn.

Chúc HX cuối tuần vui vẻ, bình an!



HX chào chị Thụy Khanh ( chào qua chào lại nghe vui vui và cũng dễ thương lắm lắm).

HX ít thời gian nên không đọc được tất cả mọi post, khi vô ngại nhất là bỏ sót post ai cho mình, may qua hôm nay dạo phố gặp được chị Vy và chị Thụy Khanh. HX vẫy tay chào các anh chị rồi trò chuyện với hai chị trong này nha.

Chị Vy ới ời: HX thắc mắc trong lòng câu này từ lâu, nay mới dám hỏi trong nhà "Nhược Điểm" của chị Thuỵ Khanh đó. Cám ơn chị Vy nhiều nhiều.

008
01-31-2015, 04:21 PM
Hôm nay PV trở lại đề tài này:

Đúng ra đã là danh từ chung thì theo nguyên tắc văn phạm, những chữ như đại tướng, hạ sĩ phải viết thường, không viết hoa, nhưng vì những chữ này đang nằm trong vòng bàn luận là danh từ riêng hay danh từ chung nên PV, xin thú thật, đã dè dặt viết hoa để không đặt để hay gây ấn tượng trước và nhất là cũng để tránh hiểu lầm là PV vừa hỏi anh vừa không giữ lễ đợi anh trả lời mà cứ võ đoán kết luận một mình đó là những danh từ chung bằng cách viết thường :). Cảm ơn anh đã nêu lên câu hỏi viết thường hay viết hoa để PV có dịp trả lời cho Phố Rùm khỏi phải...hoa mắt vì mấy chữ Đại Tướng và Hạ Sĩ mà PV đã viết.
^:)^ Tui gặp người thiệt là... tinh vi nha! Tôi dùng chữ “tinh vi” này với một ý duy nhất là tán thưởng thôi á!

008
01-31-2015, 04:27 PM
Thế mà có đứa bảo Lục Viện là cái Ga ra. Đểu thật!
Anh/chị Tieopho có thể... “mở mang” thêm chút ít cho tôi về cái điển tích “Lục Viện là cái Ga ra” này không vậy?

TL4
01-31-2015, 04:35 PM
Anh/chị Tieopho có thể... “mở mang” thêm chút ít cho tôi về cái điển tích “Lục Viện là cái Ga ra” này không vậy?

Trước hết anh phải cho biết muốn mở "cái mang" phía nào trước đã chứ!:) Đùa thôi, nhẹ nhàng vui xuân anh ơi

008
01-31-2015, 04:39 PM
Để bổ túc về phần hậu cung Trung Hoa, tôi ghi lại kết quả lục lọi khắp tam cung lục viện ngày xưa bên Tàu… vị yểu (từ Britannica, Wiki, tự điển và một số nguồn linh tinh lang tang khác) như sau:

Trong đời nhà Minh và nhà Thanh thì “tam cung” gồm Càn Thanh, Giao Thái và Khôn Ninh và “lục viện” gồm Trai Cung, Cảnh Nhân Cung, Thừa Càn Cung, Chung Túy Cung, Cảnh Dương Cung và Vĩnh Hòa Cung. Nhưng xem ra thì tam cung lục viện đã có sớm hơn nhiều vì trong Lễ Kinh có chép “Thiên tử hậu lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phụ, bát thập nhất ngự thê”. Trước đó nữa, quyển Chu Lễ, còn gọi là Chu Quan Kinh, thời Chiến Quốc được cho là do Chu Công Đán (cũng được cho là tác giả Dịch Kinh) ghi lại hệ thống chính trị, xã hội, tôn giáo, quân đội, pháp luật, gia đình, luân lý, tập quán đời nhà Chu có liệt kê rõ từng cấp thê thiếp của hoàng đế. Sau đó mỗi triều đại đều có thêm vào hoặc bớt đi những cấp thê thiếp này cũng như số người trong mỗi cấp. “Tam cung lục viện” nay chỉ để nói là có nhiều thê thiếp chứ không nhất định phải xây cho đủ ba cung và sáu viện.

Sau đây là danh sách liệt kê hậu cung thời vua Cao Đam (Vũ Thành Đế) của xứ Bắc Tề trong Chu Quan Kinh theo thứ tự từ trên xuống như sau:

- Hoàng Hậu
- Nga Anh (Tả Hữu)
- Thục Phi
- Chiêu Nghi (Tả Hữu)
- Phu Nhân gồm ba cấp (tam phu nhân): Hoằng Đức Phu Nhân, Chính Đức Phu Nhân, và Sùng Đức Phu Nhân

Phu Nhân còn được chia thành 9 cấp phụ gọi là tần (cửu tần), 3 trên và 6 dưới:
- Thượng Tần (thêm ba cung nữa cộng với tam phu nhân ở trên để thành “lục cung” như được ghi trong “Lễ Kinh” chăng?): Long Huy, Quang Du, Chiêu Huấn

- Hạ Tần (gồm sáu cấp. Có thể đây chính là lục viện): Tuyên Huy, Tuyên Minh, Ngưng Huy, Ngưng Hoa, Thuận Hoa, Quang Huấn

- Thế Phụ có thêm 27 cấp phụ (Nhị thập thất thế phụ. Cấp này chắc ở… townhouses!) :))

- Ngự Nữ có thêm 81 cấp phụ (Bát thập nhất ngự thê. Cấp này ắt là ở… condominiums!)

và còn mấy cấp cuối cùng không biết xếp vào đâu nên để cho tự do… lêu lỏng nhưng có apartments riêng:

Tài Nhân và Thái Nữ

Tui tò mò lục lạo tiếp thì tìm ra thêm được một mớ như sau (không theo thứ tự cấp bậc trên dưới hoặc triều đại trước hay sau):

Phi Tần, Ngự Thê, Quý Nhân, Quý Tần, Quý Phi, Quý Cơ, Lương Nhân, Bát Tử, Thất Tử, Trưởng Sứ, Thiếu Sứ, Tiệp Dư, Khải Các, Dung Hoa, Sung Ỷ, Ngũ Quan, Thuận Thường, Vô Quyên, Cộng Hòa, Ngu Linh, Bảo Lâm, Lương Sứ, Dạ Giả, Chiêu Hoa, Tu Dung, Tu Hoa, Thục Phi, Thục Viên, Thuận Thành, Sung Hoa, Hương Đễ, Bảo Lâm, Tiêu Phòng, Tam Tần, Lục Tần, Ngự Nữ, Thị Trất, Cung Phụng, Vệ Tiên, Thừa Chỉ, Thừa Khuê, Tán Đức, Tán Vị, Mỹ Nhân, Trung Tài Nhân,Thục Nghi, Tuyên Nghi, Tu Nghi,… Vịnh Nghi? và còn nhiều nữa...

Càng tra lại càng thấy vua chúa ngày xưa nhiều gánh nặng quá mà xe dê lại toàn giống dê làm biếng kéo được vài bước là ghé ngay vào cửa đầu tiên có gắn lá dâu nên tui chắc chắn là vua cũng không biết hết được thì tra thêm cũng vô ích. Chỉ có… thái giám may ra mới cần biết hết! Tập... Thủy Hoàng ngày nay nhẹ gánh và kín đáo hơn nhiều!

TL4
01-31-2015, 04:41 PM
:)
Tư lịnh ời tư lịnh ơi
Tư lịnh tự nghĩ khơi khơi chuyện gì
Hãy tư vấn chị Phương Vy
Tự nhiên tự tại chỉ ghi chình ình
Đó là ... cà phê một mình:)
Tự pha tự uống tự tình ... tự ta
Phân bua tự sự vậy nha ....:)

Hôm nay mới biết trước đây anh có chan trong đoàn Thanh Minh Thanh Nga.

Đùa vui mà, khổ quá cái ông kia ơi...
càm ràm tháng tết, còn gì tiết xuân?

008
01-31-2015, 04:49 PM
dạo ni bo đọc báo mà nhức đầu với tiếng Việt
hôm bữa bo đọc báo thấy có chữ "kỳ nhân",
cho bo hỏi có chữ này trong tiếng Việt hong? nếu có nghĩa là gì?

bo nghe nói kỳ cục, ky lạ (giống tên ai đó trong ni), kỳ ngộ, kỳ khôi, kỳ quái, kỳ đà, kỳ nhông, ... chứ chưa nghe "kỳ nhân"

Dạ có mạnh đi chứ! Kỳ nhông, kỳ nhân gì cũng có láng! Đã có “kỳ hoa dị thảo” thì cũng phải có “kỳ nhân” và “dị nhân”. Cả “kỳ” lẫn “dị” đều có nghĩa là “lạ lùng, khác thường” nhưng “kỳ” lại hàm ý khen (thơm, đẹp, tài, phi thường….) còn “dị” lại hàm ý chê (xấu, quái…). Do đó, bo muốn nói người nào đó là “phi thường, khác người thường” với ý khen thì có thể dùng “kỳ nhân” (tương đương với ý nói là bậc “kỳ tài”) chứ đừng dùng… “dị nhân” kẻo bị hiểu lầm! Tương tự như vậy, người ta nói, hay đúng ra là mấy ông… quân tử Tàu hay nói “văn kỳ thanh (thinh) bất kiến kỳ hình” chứ không nói ““văn dị thanh bất kiến dị hình”!

Nhưng trong “kỳ hoa dị thảo” thì chữ “dị” lại không có ý chê dù không ai nói “dị hoa kỳ thảo”. Ngẫm tới nghĩ lui sao tui vẫn có cảm giác họ có ý thiên vị “hoa” mà hắt hủi “cỏ” chút chút! Khi dùng tiếng Việt thì cũng thành “hoa thơm cỏ lạ” chứ không nói “hoa lạ cỏ… hiếm”! Tuy hầu hết mọi loại hoa thường là thơm nhưng đây là “kỳ hoa”, tức là không phải các loại hoa thường gặp, thì sao lại biết trước được cái “hoa lạ” đó nó… thơm mà khăng khăng là “hoa thơm”?

Còn ngược về cái mớ “tự” của bo ở trên thì tui cho rằng:
- “Tự cao, tự đại, tự đắc, tự tôn, tự kiêu” có thể được xem hầu như là đồng nghĩa cho dễ dùng vì khác biệt giữa những chữ đó quá… kỳ diệu! :))
- “Tự trọng” hãy còn…. dưới cơ “tự tôn” nhiều! Người “tự tôn” thì nghĩ là họ hơn người còn người “tự trọng” thì chỉ cẩn thận trong lời nói và hành động sao cho đúng đắn đâu vào đó (“comme il faut”) để người ta trọng mình mà không chê trách mình thôi!