PDA

View Full Version : Chung quanh Âm Nhạc - Eternally



Tuyết Hoa
04-23-2015, 05:15 PM
https://www.youtube.com/watch?v=KTnliHUsq34


I'll be loving you eternally Tôi sẽ yêu em muôn đời
With a love that's true, eternally Với tình yêu chân thật, muôn đời
From the start, within my heart Từ lúc đầu, trong tim tôi
It seems I've always known Dường như tôi luôn hiểu

The sun would shine Mặt trời chiếu sáng
When you were mine and mine alone Khi em thuộc về tôi, chỉ một mình tôi
I'll be loving you eternally Tôi sẽ yêu em muôn đời
There'll be no one new, my dear, for me Sẽ không có người mới, em yêu dấu,
thuộc về tôi
Though the sky should fall Dẫu cho trời có sụp
Remember I shall always be Nhớ rằng tôi sẽ luôn
Forever true and loving you Mãi chân thành và yêu em
Eternally Muôn đời

Những năm 1970, tôi có nghe bản nhạc Ánh Đèn Màu. Tháng rồi, tôi đi tìm về tiểu sử của bài hát, như đã post với lời Anh, Eternally.

Lời Việt tiêu biểu, có thể nói là dựa vào chuyện phim Lime Light (Ánh Đèn Vàng (sân khấu)) được biết đến trong những năm 1970s:

Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui
Đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây
Cùng bên ánh mầu sắc lạc lõng trong tiếng đàn hát đêm khuya
Rồi bao nếp răn về với tháng năm đời lãng quên rồi
...
Nhạc của phim Lime Light từ năm 1952, được phổ biến ở US sau 20 năm với Academy Award for Best Music 1972.

Lời Việt rên rỉ cho đời sân khấu.

Lời Anh tha thiết với tình yêu muôn đời (cho phim chuyện, cho nghề nghiệp, cho đời sống của chính mình, cho cuộc đời cứ thế tiếp theo với Terry's Theme).

Tôi yêu sự tự do, như yêu những cánh chim bay, muôn đời
....
Một ít dữ kiện về Lime Light: phim ra đời năm 1952, Charlie Chaplin (CC) bị cấm quay trở lại US năm sau đó và ở lại Switzerland vì bị tình nghi đồng tình với cộng sản. FBI theo dõi và tin từ M15 cho biết CC không có hồ sơ khai sinh ở Anh. Tới 1970, có tin cho biết CC sinh ở trong một xe van của một Gypsy Queen gần Birmingham.

Năm 1972 CC quay lại US để lãnh Academy Award for Best Music. CC có ngôi sao ở Hollywood Walk of Fame. Ông mất năm 1977 ngày lễ Giáng SInh, ở Switzerland.

Tiểu sử của một con người, xuất xứ của phim chuyện hay một bài hát luôn đi vào trong một thời điểm, định mệnh của lịch sử.

hoài vọng
04-23-2015, 06:26 PM
Nơi CC sinh ra đã ám ảnh suốt cuộc đòi của ông ta ...cám ơn Tuyết Hoa , tôi nhớ mang máng bà Lệ Thu hát bài này trước 75 ?

Tuyết Hoa
05-16-2015, 09:49 AM
Thân mến chào anh hoài vọng, tôi vừa google ra:

Lệ Thu & Ánh Đèn Màu pre75
https://www.youtube.com/watch?v=i1J5CSlcWsA

Nếu (tiếng hát) Thái Thanh là "Diamond" chói lọi 7 sắc cầu vồng thì Lệ Thu là "Ruby" lộng lẫy máu lửa.
(ghi chú của người post ytube trên)

*CC khi bị điều tra họ đã không tìm ra được nơi ông sinh ra ở đâu và cha ông là ai.
Ông giấu kỹ những tin tức, có thể được coi là chính xác(?), gửi cho ông tới chết mà gần đây ngưới ta mới tìm ra.

Lịch sử còn phức tạp hơn đời sống cá nhân.
Như lịch sử Việt Nam.

Mong anh luôn an vui.
TH

Tuyết Hoa
05-16-2015, 09:57 AM
May 16, 2015

Thứ bảy, một ngày trời u ám, làm một ít việc, nghe lại vài bản nhạc.

Tôi nghe Winter, của Tori Amos lần đầu tiên lâu rồi, khi dự lớp học dance rehearse April 2011, đã rất thích, thâu và ghi vào youtube

https://www.youtube.com/watch?v=7nZ7M1uvB2c

Hôm nay tôi tìm video khác nhau và lyric của bản nhạc và vẫn cảm động như lần đầu đã nghe, với Tori Amos và người cha.

https://www.youtube.com/watch?v=_PDlGUdDF8Y



Hair is grey Tóc bạc
And the fires are burning Và lò sưởi đang đốt bỏng
So many dreams Cũng như nhiều giấc mơ
On the shelf Ở trên kệ
You say I wanted you to be proud of me Cha bảo ta đã muốn con luôn hãnh diện vì ta
I always wanted that myself Con luôn mong ước điều này cho chính con.
...

I tell you that I'll always want you near Con bảo cha rằng con luôn muốn cha gần con
You say that things change Cha bảo rằng những sự việc thay đổi
My dear Con thân mến



Quá khứ và hiện tại. Con người và cội nguồn.


Tori Amos

"Winter"

Snow can wait
I forgot my mittens
Wipe my nose
Get my new boots on
I get a little warm in my heart
When I think of winter
I put my hand in my father's glove
I run off
Where the drifts get deeper
Sleeping beauty trips me with a frown
I hear a voice
"Your must learn to stand up for yourself
Cause I can't always be around"
He says
When you gonna make up your mind
When you gonna love you as much as I do
When you gonna make up your mind
Cause things are gonna change so fast
All the white horses are still in bed
I tell you that I'll always want you near
You say that things change my dear

Boys get discovered as winter melts
Flowers competing for the sun
Years go by and I'm here still waiting Withering where some snowman was
Mirror mirror where's the crystal palace
But I only can see myself
Skating around the truth who I am
But I know dad the ice is getting thin

When you gonna make up your mind
When you gonna love you as much as I do
When you gonna make up your mind
Cause things are gonna change so fast
All the white horses are still in bed
I tell you that I'll always want you near
You say that things change my dear

Hair is grey
And the fires are burning
So many dreams
On the shelf
You say I wanted you to be proud of me
I always wanted that myself

He says
When you gonna make up your mind
When you gonna love you as much as I do
When you gonna make up your mind
Cause things are gonna change so fast
All the white horses have gone ahead
I tell you that I'll always want you near
You say that things change
My dear

Tuyết Hoa
08-29-2015, 09:59 AM
When you gonna make up your mind
When you gonna love you as much as I do


Khi con quyết định
Khi con yêu mình như cha yêu con...


Skating around the truth who I am

But I know dad, I just can't bend


Trượt chung quanh sự thật tự hỏi mình là ai

Nhưng mà cha ơi, con biết, con không thể nghiêng ngả

August 29, 2015


Bây giờ là tháng tám.


Tôi đã ghi lại bản nhạc vào tháng năm để gửi tâm tình vào tháng sáu, có ngày father's day, gửi cho những người cha cũng như gửi những người con.
***Tuyết đổ và con hay quên đủ thứ, kể cả mitten (bao tay nhỏ). Tìm cũng không thấy, mà thấy glove (găng tay) của cha, mang vào tay. Con chạy vào vùng ngập tuyết. Tuyết dầy hơn làm con ngã. Người đẹp (bạch tuyết) đang ngủ, nhăn nhó mặt (với con).

I hear a voice
"Your must learn to stand up for yourself
Cause I can't always be around"
Con nghe giọng bảo, phải học tự đứng dậy vì cha không phải lúc nào cũng ở gần.***


Trong Winter, có tuyết trắng, có chuyện thần thoại, với bạch tuyết và ngựa trắng. Có những mong ước của người cha yêu thương mong ước cho tương lại sự nghiệp thành đạt của đứa con.


When you gonna make up your mind
When you gonna love you as much as I do


Mong những người cha và những người con luôn có những ngày tháng an lành nhiều ý nghĩa.

Tuyết Hoa
09-14-2015, 04:43 PM
Tôi vào đọc mình ở trang này và vẫn còn đang ở trong tháng sáu vì bị Tháng Sáu Trời Mưa, thơ của Nguyên Sa, nhạc Hoàng Thanh Tâm ám ảnh. Tôi đi tìm bài viết cũ về bản nhạc trữ ở laptop cũ đã bị ăn cắm. Nghĩ mới tôi mới tìm được bài viết của mình mãi mới ra ở một web nhỏ cũ ngày xưa từ 2011.
http://vanbutl.fr.yuku.com/topic/489/Chui-Mt-Gc?page=15#.Vfcmipd1Gnk

Tựa đề của tôi là Tháng Sáu Trời Mưa như bản nhạc nhưng Hoàng Thanh Tâm blog có tựa là Màu Trắng trong "Tháng Sáu Trời Mưa" và "Đây Thôn Vỹ Dạ". Nghe đúng hơn.
http://hoangthanhtam.blogspot.ca/

Màu Trắng trong "Tháng Sáu Trời Mưa" và "Đây Thôn Vỹ Dạ"

Mơ khách đường xa, khách đường xa
(Hàn Mạc Tử)

Tôi làm ở đây lâu lắm rồi, mỗi ngày đi ngang lầu hai hay nhìn thấy những giòng ngòng nghèo không phẩy chấm như Parkway trong công viên quốc gia Elk Island, giữa đám chữ là những bài thơ đóng khung của bệnh nhân và nhân viên đã viết

Poets walk slowly talk to themselves Take words for walks on leashes with enough play They can stray this way and that that run off in all directions Poets stop to think and stare at nothing or to drink everything in So they can describe what they see in metaphor and similes Eavesdrop on conversation Poets find inspirations in flower gardens garbage cans coffee shops street signs emergency wards operating rooms Poets find ways to put feelings into words for companionship on lonely walks

Tạm dịch: Thi sĩ đi chậm rãi tự nói chuyện Xích chữ dạo chơi, vừa đủ vui Cho chữ chạy tán loạn tứ phương Thi sĩ ngừng để nghĩ, nhìn khoảng không, hay hấp thu mọi thứ Để rồi họ có thể diễn tả những gì trông thấy trong ẩn dụ hay tương tự Nghe lén mọi câu chuyện Thi sĩ tìm cảm hứng từ hoa trong vườn thùng rác quán cà phê dấu hiệu chỉ đường phòng cấp cứu phòng giải phẫu Thi sĩ tìm cách mang xúc cảm vào chữ để có đồng hành theo những buổi đi dạo một minh.

Tôi hay đừng lại đọc những giòng chữ để mỉm cười một mình, hay đọc những bài thơ và xem những bức họa trên những bức tường kế tiếp. Tôi không làm thơ nên chữ cô đơn và tôi vẫn cô đơn. Tôi lại lười đọc thơ nên hay nghe nhạc phỗ từ thơ vì nghĩ người ta đã chọn lựa những tác phẩm hay để phổ nhạc.

Thi sĩ Nguyên Sa (NS) đã dạo chơi cùng chữ để có bài thơ Tháng Sáu Trời Mưa và nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và Hoàng Thanh Tâm đã mang vào những nốt nhạc. Nhạc phổ bởi Ngô Thụy Miên không nổi tiếng bằng của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và bài này hay bị nhầm lẫn tên tác giả. Nhạc của Ngô Thụy Miên chỉ có một ca sĩ Hải Lý thâu tiếng hát còn của nhạc sĩ HTT được thâu trên 50 tiếng hát và dường như số lượng người hát vẫn gia tăng

Khá nhiều nhạc phẩm chúng ta nghe mà không để ý đến tác giả sáng tác. Ngay chính bản thân tôi khi nghe Tháng Sáu Trời Mưa đã lâu, lần đầu, với tiếng hát Thái Hiền với những lời thơ và nốt nhạc xoáy vào tim óc không sao quên được, nên nhớ nhạc và lời, và không để ý đế người sáng tác. Nhiều người cũng như tôi, lại chỉ biết tên tuổi các nhạc sĩ nổi tiếng trước 1975, ít biết đến nhạc sĩ sau 1975 ở hải ngoại, vì họ như loài chim hiếm có, khó tìm thấy, khó tồn tại, khó cạnh tranh cùng với thị trường văn nghệ tản mác trên khắp thế giới của người Việt hải ngoại.

Gần đây một năm tôi mới biết tên tác giả của bản nhạc là Hoàng Thanh Tâm. HTT tốt nghiệp trung học Petrus Ký, rời Việt Nam đến Pulau Bidon, Mã Lai, được Caritas bảo lãnh sang Bỉ, năm 1979, học 3 năm về ngành thông tin ở Bỉ, sang Úc 1982 và định cư ở Úc từ đó tới nay. Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm (HTT) rất yêu thơ từ ngày còn nhỏ nên đã đọc rất nhiều bài thơ, sáng tác vào năm 13 tuổi bản nhạc đầu tiên Cô Hái Mơ từ thơ Nguyễn Bính và không hề hay biết Phạm Duy đã có phổ nhạc bài thơ này rồi. Tương tự như thế nhạc sĩ này đã viết nhạc cho cùng nhiều bài thơ mà không hề biết những bài này đã được phổ nhạc khác từ các nhạc sĩ nổi tiếng khác như Phạm Đình Chương,với Buồn Đêm Mưa, thơ Huy Cận, Ngô Thụy Miên với Cần Thiết, và Tháng Sáu Trời Mưa, thơ Nguyên Sa, và Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Võ Tá Hân, Khúc Dương, Lê Triều Quang v.v. với Đây Thôn Vỹ Dạ, thơ Hàn Mạc Tử.

Không rõ Nguyên Sa lấy ý thơ của Tháng Sáu Trời Mưa ra sao. Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm sáng tác bản nhạc ở Canberra, thủ đô Úc Châu trong căn phòng dành cho người độc thân trong một đêm mưa gió 1987 khi nhớ những ngày còn đi học hay đọc thơ Nguyên Sa cùng bè bạn.

Tháng Sáu 2011 của tôi

Trời cũng Mưa

Mưa nhiều thật, những cơn mưa xuân. Dự định nghỉ vào tháng sáu và tháng bảy, lãnh người chị từ Việt Nam sang chơi, làm một chuyến nhớ đời, từ tây sang đông thăm anh em ruột thịt, qua biên giới Mỹ, sang Cali, đi New York sang Washington thăm thủ đô US, ghé Maryland thăm bà con họ hàng. Dầu gì cũng nhớ những ngày còn thơ dại ở quê nhà mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Ngày xưa còn nhỏ chúng tôi các anh chị em bạn con bác con dì thường quanh quẩn bên bà ngoại khi bà còn sống. Khó quên tuổi thơ.

Dự định của chuyến đi đối với tôi rất phi thường và can đảm là vì tôi đã cố cất giữ những nỗi niềm riêng và cố mang mình ra khỏi sự cô lập với thế giới loài người. Thế nhưng dự định không thành. Tháng ba tôi được chấp thuận ngày nghỉ cũng là tháng chị tôi có giấy từ chối cấp visa của Canada gửi sang.

Hai tháng nghỉ hè như thế của tôi đã trở thành Tháng Sáu Trời Mưa.

Thì mưa. Ta che dù, đi cùng những cơn mưa. Đi tìm đàn ngỗng con của Canada. Mưa xanh cây tốt rễ.
Những cơn mưa tháng sáu.

Khi trời bớt lạnh, dù mặt hồ vẫn còn đóng băng, tuyết còn phủ dầy đạc của tháng ba tháng tư, những con ngỗng Canada đã tìm về, đi trên mặt hồ còn đông đá, bay bổng trên không, tìm bạn, Canada geese kết chỉ một bạn, suốt đời. Tháng năm chúng cho ra những đàn ngỗng con màu vàng nhỏ xíu như những trái banh tennis vàng coi rất ngoạn mục, so với dáng lênh khênh của bố mẹ chúng. Bơi lội cùng nhau. Tranh nhau rúc ngồi dưới cánh xòe ra và ngồi xuống của mẹ ngỗng, tìm hơi ấm.

Chúng lớn như thổi, tháng sáu đã thành thiếu niên nam nữ, teenagers. Những vị vị thành niên này bắt đầu đổi màu lông từ vàng thành xam xám, đùa giỡn lật ngược trong hồ.

Đầu tháng bảy ở Hawreluk park người ta đuổi chúng đi đâu không rõ mà chúng đi mất cả tháng. Sau đó lại tìm về, đông đúc trở lại vào tháng tám. Những con ngỗng nhỏ bây giờ to như cha mẹ chúng khó mà phân biệt bố mẹ con cái. Nhưng vẫn theo nhau từng đàn, từng nhà. Có những đàn ngỗng rất đông. Một cặp ngỗng không thể nào tự chúng đẻ được bấy nhiêu trứng và ấp ra được bấy nhiêu con.

Tôi gọi chúng là những đứa gia nhập vào quân đội quốc phòng. Chả biết ngỗng nói chuyện gì mà có lúc chúng quang quác điếc tai, ra oai, rất dễ sợ. Có môt gia đình ngỗng không rõ lạc đâu vào một con ngỗng rất ngây thơ, lớn hơn những con khác rất nhiều, to gấp cả ba bốn lần em nó. Không thể nào nó được đẻ ra cùng lúc với lũ em nhỏ của nó. Một con ngỗng ấp năm bảy trứng, nở ra ngỗng con phải sàn sàn như nhau. Ai cũng nhận ra gia đình này vì thế. Chả hiểu cô hay cậu ngỗng này lạc cha mẹ thế nào hay mải chơi, quên đi theo cha mẹ và đã đi lạc vào gia đình này khi nào mà chả ai thèm để tâm đến điều khác biệt tuổi tác của nó đối với bầy nhỏ. Bầy nhỏ cũng thế, chơi với nó như anh chị em ruột thịt. Coi rất vui mắt.

Ở đây người ta mang hột giống chim hay bánh mì cho chim ăn, ngay dưới tấm biển ghi “đừng cho ngỗng ăn”. Do not feed the geese. Đúng thế, đừng cho ngỗng ăn. Có lẽ cho vịt ăn thì được! Họ ghi chú thêm lý do không được cho chúng ăn vì làm ô nhiễm thiên nhiên, vì làm chim hư hỏng, mất tính tự vệ bẩm sinh, vì gây nạn gia tăng dân số quá mức v.v.

Chưa thấy ai bị phạt vì cho ngỗng ăn ở park này. Nhưng cần coi chừng. Có nơi họ phạt thật, rất nặng, vài ngàn đồng, khi có biển cấm cho thú hoang ăn. Chim, vịt ngỗng ở đây được ăn no đủ, nên tụ họp rất đông, thân thiện với người như thú vật nuôi trong nhà. Tôi từng đi theo chúng, những con ngỗng con ngồi lúc nhúc chen nhau tập trung một chỗ cho tôi thâu hình.

Ngỗng thương người lắm, có khi hơn người ta với nhau. Chó cũng thế, gần gũi với người. Ngỗng ở park này được chiều chuộng và được nuôi ăn nên chúng ở lại đây lâu lắm mới từng đàn bay về nam. Khi trời trở lạnh, thiên hạ vẫn mang thức ăn vội vã thả xuống cho chúng ăn, như làm bổn phận rồi leo lên xe về ngay không thì lạnh buốt.

Mùa xuân khi tuyết còn ngập lối, họ lại tội nghiệp chúng và vội vàng mang thức ăn cho chúng khỏi chết đói. Tôi có nhận ra được những tay chuyên nghiệp cho ngỗng ăn. Eugene, nghe Allen bảo ông ta từng làm chủ vài quán rượu, là một trong những người này. Ông ta cho chúng ăn có nghệ thuật để những con hải âu bay lượn và đớp mồi trên không. Allen thấy tôi không cho ngỗng ăn bao giờ, có vẻ hiểu ra, không thấy ông cho ngỗng ăn nữa.

Ông từng mua từng 10 ổ bánh mì để mang ra park. Linda chạy vòng vòng bờ hồ cấm cản những người cho chim ăn bánh mì trắng, có hại cho chim. Bà cho chim ăn bird seeds, hột giống chim. Mà tôi nghiệp mấy con ngỗng lắm, chúng quang quác nhưng bao giờ cũng đến sau và chậm rãi. Những con hải âu hỗn ăn nhất, vịt cũng chạy nhanh để tranh mồi.

Tôi chẳng cấm cản ai cho chim ăn. Có nhiều người tốt và nguyên tắc sẽ nhắc bạn không được cho thú ăn. Nhưng cấm thế nào được, trừ phi park thực sự phát giấy phạt mỗi người vài trăm nếu bắt gặp cho thú ăn. Thú đông vui thật nhưng phải bảo vệ đời sống thiên nhiên, là điều cần thiết. Khiến tôi nghĩ xa hơn một chút với đề tài cho ăn hay không cho ăn. Và cho thế nào. Ví dụ đối với các nước nghèo chậm tiến, cho họ ăn cũng phải có cách nếu không họ sẽ hư hỏng và không yêu thương nòi giống.

Cứ như vậy mà tháng sáu của tôi trôi đi với những con ngỗng teenager xam xám úp ngược chơi với cha mẹ chúng. Ngỗng Canada nuôi con kỹ lắm, cả cha lẫn mẹ, trong một thời gian dài tới khi chúng to như cha mẹ, theo nhau từng nhà từng đàn. Loài người hình như coi sóc con cái có khi không bằng ngỗng.

Qua tháng bảy, tôi mua cái xe loại rẻ bền ít hao xăng để đi tìm những con bò bison và thiên nga kèn ở Elk Island, national park. Và rồi rất mừng vì kiếm được thêm những đàn thiên nga tundra khác lẫn với thiên nga kèn sau đó vào tháng chín, tháng mười ở một lagoon gần đó. Những con thiên nga này di trú từ nơi nọ đến nơi kia để tìm bạn và kiếm ăn.

Không phải lúc nào cũng gặp thiên nga hay American white pelican ở Elk of Island nhưng bảo đảm là khi nào bạn đến cũng gặp bò bison. Bison còn được gọi là Amerian buffalo. Gọi bison là buffalo hơi phản khoa học, vì bison là loại bò trong khi buffalo gọi là trâu. Trâu làm sao lẫn ra bò được, mà tụi Mỹ gọi thế. Tôi thích gọi là bò bison và trâu buffalo để phân biệt.

Lần đầu gặp một bầy bò bison tôi cứ tưởng mình đang ở thế kỷ thứ 18. Chúng nó ở Elk Island và tự xem chúng cũng to bằng cái xe hơi nhỏ và có quyền chạy đầy đường. Mới đầu tôi sợ lắm vì không biết cách đi qua một bầy bison ở giữa đường. Sau này biết rồi cứ từ từ lái xe tới thì chúng sẽ tránh vào lề. Bò bison coi khá hiền lành, nhưng đừng tin chúng, chúng có thể dở chứng tấn công bạn bất cứ lúc nào.

Hè rồi tôi chỉ gặp có mỗi một con elk vào một chiều chạng vạng tối. Vậy mà cũng gọi là Elk Island. Chắc chúng trốn vào rừng mà tôi không theo đường mòn vào ấy. Moose, kayote, chó sói, nhím thì tôi gặp vài lần vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều tối.

Trumpeter swan mình dịch là thiên nga kèn, khó thấy chúng lắm. Tôi kiếm đưọc một gia đình 5 con ở phía bắc của Parkway trong vài cái hồ bên cạnh đường và từng theo dõi chúng. Đến cuối tháng 10 không thấy chúng đâu nữa. Có lẽ đã bay về nam hay đã kiếm ăn nơi khác.

Bison và trumpeter swan đều có cơ hội bị tiêu diệt nếu không được bảo vệ. Canada và Elk Island national park đã đóng góp vào nhiều công trình đề án bảo vệ những thú vật này. Có hai loại bison ờ Elk Island, plain và wood bison. Wood bison là loại động vật có vú trên đất lớn nhất ở bắc Mỹ còn trumpeter swan là loại chim lớn nhất của bắc Mỹ.

Tháng Sáu của tôi là Trời Mưa với vịt ngỗng Canada, bò bison và thiên nga kèn.

Tuyết Hoa
09-15-2015, 04:19 AM
https://www.youtube.com/watch?v=2rQe7GKqTUo

https://www.youtube.com/watch?v=LKv1bWwfYW8

Trở về Tháng Sáu của Nguyên Sa (NS) và Hoàng Thanh Tâm (HTT).

Từ bài thơ của Nguyên Ss:

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt / Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa / Anh lạy trời mưa phong toả đường về / Và đêm ơi xin cứ dài vô tận / Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại / Mười ngón tay đừng tà áo mân mê / Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya / Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng... Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến / Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa / Hãy gởi cho nhau từng hơi thở muà thu / Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ / Và hãy nói năng những lời vô nghĩa

Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai / Hãy để môi rót rượu vào môi / Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn / Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt / Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan / Hãy biến cuộc đời bằng những tối tân hôn / Nếu em sợ thời gian dài vô tận / Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống / Trời không mưa em có lạy trời mưa? / Anh vẫn xin mưa phong toả đường về /

Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm / Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng / Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân / Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân / Vì anh gọi tên em là nhan sắc / Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc / Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi / Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai / Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu

Thành lời nhạc của Hoàng Thanh Tâm

Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt / Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa / Anh lạy trời mưa phong kín đường về / Và đêm ơi xin cứ dài vô tận /
Mình dựa vào nhau cho thuyền ghé bến / Sưởi ấm đời nhau bằng những môi hôn /

Mình cầm tay nhau nghe tình dâng sóng nổi / Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn / Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng / Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân / Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân / Vì anh gọi tên em là nhan sắc / Anh vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc / Anh sẽ nâng tay cho ngọc sát kề môi / Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai / Và bên em tiếng đời đi rất vội /

Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt / Trời không mưa em có lạy trời mưa / Anh vẫn xin mưa phong kín đường về / Anh nhớ suốt đời mưa tháng sáu.

Tôi nghĩ HTT đã chọn những tinh hoa của bài thơ vào nhạc mà những nốt lên cao như chủ đề ở đoạn:

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng...

Từ câu thơ da trắng này, tôi nhớ đến câu thơ áo trắng của Hàn Mặc Tử (HMT)

“Áo em trắng quá nhìn không ra”

Cùng màu trắng, mà Nguyên Sa không cần ánh sáng, mà Hàn Mạc Tử lại nhìn không ra. Tự nhiên tôi thấy dường như “Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng” này có cùng nguồn gốc với “Áo em trắng quá nhìn không ra” của HMT

Trắng, cũng màu trắng của trumpeter swan. mà tôi thường đi theo dò dẫm sự hiện diện của chúng ở mặt hồ. Ánh sáng dĩ nhiên dự phần vào việc tìm kiếm này. Trumpeter swan trắng và to lớn, tối thui tôi cũng tìm ra chúng. Trong khi bò bison đen thui và khi đi trời tối rất khó nhận ra chúng.

“Áo em trắng quá nhìn không ra...” giống như những con thiên nga vào buổi trưa, trốn vào những lùm bụi ở chỗ ánh sáng mặt trời chiếu thẳng mắt ta, chói lòa và ta sẽ không nhìn thấy chúng như một cách chúng ngụy trang, camouflage tránh kẻ thù hằn báo hại.

Nếu câu thơ “Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng” của NS là câu thơ tình tứ vớí đầy đủ xương da thịt loài người, thì câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra” của HMT là câu thơ tình kiêu sa không vói tới, vì “em” ở một nơi sáng chói nhìn không ra, không có mặt.

Tôi không rành thơ và chỉ biết một hai câu người ta hay ghi ra nên tôi đã phải tìm đọc xuất xứ của câu thơ. Rồi lại tình cờ, tôi tìm thấy nó ở bài thơ Vỹ Dạ cũng được phổ nhạc từ nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm, năm 1987, lúc ông 27 tuổi. Đúng là tuổi trẻ tài rất cao.

Đây Thôn Vỹ Dạ

Sao anh không về chơi thôn Vỹ / Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên / Vườn ai mướt quá xanh như ngọc / Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió mây đường mây / Giòng nước buồn thiu hoa bắp lay / Thuyền ai đậu bến song trăng ấy / Có chở trăng về kịp tối nay

Mơ khánh đường xa khách đường xa / Áo em trắng quá nhìn không ra / Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có mặn mà

Nghe nhạc và đọc xong bài thơ mà tôi sửng sốt vì bố cục bài thơ. Một cách rất khách quan, bài thơ có ba đoạn, hai đoạn đầu là giọng của một chủ từ, đoạn thứ ba rõ ràng là câu hồi đáp của một chủ từ khác.

Mà câu hỏi là “Sao anh không về chơi thôn Vỹ” và câu trả lời là “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”.

Ai cũng biết HMT có bệnh phung nên tôi nghĩ mình không thể nhầm về câu Ở đây sương khói mờ nhân ảnh có nghĩa rằng ở đây, trong tôi những cơn nóng lạnh (sương=lạnh, khói=nóng) của bệnh phung hoành hành nên không còn nhân dạng.

Bây giờ tôi mới thực sự được kích thích bởi ý nghĩa của bài thơ và tìm thêm tài liệu đọc với hai quyển sách, HMT Anh Tôi và HMT Trong Riêng Tư của Nguyễn Bá Tín. em ruột HMT, hồi ký của Nguyễn Văn Xê, những bài viết của Phanxipăng, Hương thơm và Mật Đắng sưu tầm biên soạn của Trần Thị Huyền Trang, và nhiều bài luận bàn khác về bài thơ thôn Vỹ.

Có rất nhiều người cho rằng bài thơ tả cảnh với bức tranh quê với lòng yêu đời của HMT, là bài thơ tình, tình HMT và Hoàng Thị Kim Cúc, rất thơ mộng lãng đãng như trong mộng tưởng.

Tôi lại có những nhận xét riêng dù khả năng rất giới hạn về văn chương cả Việt lẫn Anh ngữ.

“Sao anh không về chơi thôn Vỹ / Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

“Hồi trước, vào vườn nhà chị Cúc, chúng tôi chưa thấy cây cau nào.”(Phanxipăng). “Năm 1985, tôi có về Huế ghé thăm chị Cúc, cũng nhắc lại bài thơ “Thôn Vỹ” chị Cúc chợt hỏi: Cậu có tìm được một cây cau nào trong vườn tôi không? Sao anh Trí lại nói đến “hàng cau”?” (Nguyễn Bá Tín(NBT).

Cau chỉ người con gái tầm thường hạ cấp, không phải người Vỹ Dạ "Con gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau”(NBT). Như vậy nhà Hoàng Thị Kim Cúc không có cây cau. Kim Cúc (KC) là người khi được tin HMT bệnh nặng đã gửi HMT một post card với vài lời thăm hỏi, không ký tên, hình là phong cảnh trời trăng mây nước và cô lái đò.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc / Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Hai câu này chắc chắn là nói về vườn cô KC, với lá trúc và chữ điền chỉ người quý phái và cao trọng, và KC mặt chữ điền.

“Gió theo lối gió mây đường mây / Giòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Hàn Mặc Tử hiểu rõ Kim Cúc, là người nho phong Phật giáo cao sa, theo khuôn vàng thước ngọc và không thích hợp với ông, mỗi người mỗi ngả: gió theo lối gió, mây đường mây, chắn chắn như thế, hoa bắp lay, như Kim Cúc đã từng bầy tỏ.

“Thuyền ai đậu bến trăng sông đó / Có chở trăng về kịp tối nay”

Lời thăm hỏi của Kim Cúc được Hàn Mặc Tử viết thành thơ hỏi nhà thơ của trăng rằng anh có còn kịp sống qua đêm nay để mà mơ trăng (có chở trăng về kịp)

“Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắng quá nhìn không ra / Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà”

Tác giả Phaxiphăng có ghi nhận là đã nhìn thấy bài thơ gốc ghi trên giấy mỏng gửi cho Kim Cúc với 3 đoạn mà đoạn cuối cách xa 2 đoạn đầu. Mà tôi đã xin được hiểu, ở đoạn ba, câu thơ “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” chính là câu trả lời của hai đoạn trước đó với ý của “Sao anh không về chơi thôn Vỹ”.

Ở đây, thân xác này hao mòn thay đổi không còn hình dạng con người. Chỉ còn mong:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa.”

Nếu bài thơ có hậu thì khách đường xa này rất xa.

Khách đường xa được lập lại hai lần. Có phải chăng lúc này HMT đang phân vân có nên tìm vào bệnh viện Quy Hoà nơi các bà phước chăm sóc bệnh nhân đã đến từ một nơi rất xa, như từ một quốc gia khác, để chăm lo bệnh nhân. Nơi mà HMT cuối cùng đã tìm đến vào buổi sáng mùa thu 20 tháng 9 năm 1940. Bài thơ Vỹ Dạ viết vào tháng 11 năm 1939, theo Phanxipăng.

“Ai biết tình ai có đậm đà”

Hãy xem mối tình của “khách đường xa, khách đường xa”, những người từ rất xa xôi đến lo cho người bệnh hay mối tình của “Áo em trắng”, “ nhìn không ra”, tình nào sâu đậm.

Đối với một người tự trọng và mang bệnh phung như HMT mà cả gia đình phải dấu diếm và cả xã hội đều xa lánh, vào cái thời chưa có thuốc chữa lành ấy, tôi thiết tưởng những giải thích như đã nêu lên về ý nghĩa bài thơ rất thích đáng.

Thân thể và đời sống bị tàn tạ đến thế làm gì còn nghĩ đến trăng hoa.

Tuyết Hoa
09-15-2015, 04:21 AM
Ông Xê trong hồi ký về HMT có viết, “Mường tượng lại sinh hoạt của Trí trong những ngày sống ở Quy Hòa, tôi thú thật chưa bao giờ nghe Trí nhắc đến một nàng con gái nào, chứ đừng nói là kêu gào, than khóc, nhớ thương, mộng tưởng như thơ Hàn Mặc Tử. Và tôi cũng chưa hề thấy Trí khóc lần nào dù chỉ là một giọt lệ âm thầm. Mà nếu có chăng thì đó là tiếng khóc ở thời còn ở ngoài đời hoặc họa có chăng thì chỉ là sự giấu giếm nơi lòng Trí mà thôi.

Nói đến cái chết thì tôi thấy Trí rất tỉnh táo, không lo sợ mà sốt sắng dọn mình chứ không như những lời thơ ảm đạm thê lương, luôn bị tử thần ám ảnh, hù dọa ngày vĩnh biệt nên lòng luôn luyến tiếc trần thế mà Trí đã làm lúc chưa vào Quy Hòa.”

Như vậy để hiểu nghĩa, tựa bài thơ phải được giữ nguyên văn "Ờ Đây Thôn Vỹ Dạ. Ở Đây (sương khói mờ nhân ảnh, là câu trả lời cho) thôn Vỹ Dạ. Hàng cau không có ở nhà Kim Cúc cũng như Nàng cũng không có ở nơi Hàn Mặc Tử. Với tựa đế “Đây Thôn Vỹ Dạ” bài thơ sẽ được hiểu rất sai ý nghĩa.

Trong phút cuối đời, ông Nguyễn Văn Xê, người phung cùng phòng chăm sóc cho HMT trong hai tháng cuối đời đã tìm thấy trên thi hài của thi sĩ tờ giấy nhàu nát của Hàn Mạc Tử viết bằng tiếng Pháp đề tặng cho các mẹ và các nữ tu. Là bài thơ văn xuôi La Pureté de l'Âme. Ông Xê đã trao tận tay cho Mẹ Bề Trên, Mẹ Résurrection.

Mẹ Bề Trên đã xin phép đổi nénuphar (hoa súng) thay cho lotus (hoa sen) vì cuộc đời tu sĩ của mẹ ở đây chính là những hoa súng lên xuống như con nước và bập bềnh trôi nổi như mọi vật trong hồ, chứ không dám tự hào như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Xin trích đoạn:

Anges du ciel, anges de Dieu, anges de paix et de gaieté, applaudiessez: carce soles Mères les Soeures de Saint Francois d’Assise qui descendent au monde pour cal mer les douleurs et les peines des faibles mortels, des malades et des lépreux tels que nous sommes.

Je veux chanter des louanges, me désaltérer de leurs douces paroles quand elles chantent: Hosanna! Hosanna!

Je veux toujours admirer cette blancheur immaculée, cette frâicheur cette lumière, cette poésie, car tout cels est l’emblème de la PURETÉ DE L’ÂME!
Anges du ciel, anges de Dieu, anges de paix et de gaieté, lanez-vous des roses et des nénuphards, des chants mélodieux et des notes embaumées et versez avec effusion les vertus le courage et le bonneur parmi les servantes de Dieu.
(Hàn Mạc Tử)

Hỡi các vị thiên thần của trời, thiên thần của Chúa, thiên thần Hòa bình và hoan lạc, xin hãy vỗ tay lên: Bởi vì đó là các Mẹ và các Chị dòng Saint Francois d’Assise, xuống cõi trần gian để an ủi những đau khổ, lo âu của loài người yếu đuối, của các bệnh nhân tàn tật, của những người phong hủi là chúng tôi đây.

Tôi muốn ca lên những bài khen ngợi, hứng uống cho thật đã những lời êm dịu của các bà, khi các bà đồng hát bài Thánh Ca: Hosanna! Hosanna!
Tôi muốn bao giờ cũng thán thưởng cái hình thể trắng tinh không vết ấy sức tươi mát, nguồn ánh sáng, bầy thơ ấy, vì tất cả đó là biểu tượng của
TẤM LINH HỒN THANH KHIẾT

Hỡi các vị thiên thần của trời, thiên thần của Chúa, thiên thần Hòa bình và hoan lạc, xin hãy ném cho nhau những đóa hoa hồng, hoa súng, những điệu hát réo vắt và những hơi nhạc thơm tho, và xin hãy rưới trúc cho tràn trề nào là đức hạnh, can đảm và hạnh phúc cho những vì nữ tỳ của Đức Chúa.

Đêm thứ 24 tháng mười 1940
(Trần Thanh Mại dịch)

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”

Là những người từ xa xôi tìm đến, trước đó và về sau. Là những người chăm sóc ông trong giờ phút chót, những thiên thần của Chúa gửi. Là cả những người tìm đến thơ Hàn Mạc Tử xưa và nay.

Bạn thân mến, khi đặt bút viết tôi tưởng mình chỉ nói về Tháng Sáu Trời Mưa, với thiên nga kèn, những con bò bison và những loại chim trời và viết vào đầu tháng mười một, khi mà bầy thiên nga đã bay về nơi khác. Với màu trắng thiên nga tôi đã ngẫm nghĩ Tháng Sáu Trời Mưa của Nguyên Sa và Hoàng Thanh Tâm dường như liên hệ đến cuộc đời nhà thơ Hàn Mạc Tử.

Mưa như trận mưa dông mà Hàn Mạc Tử đã cùng trú với Mộng Cầm trong một chòi tranh đổ nát ở chuyến đi chơi Phan Thiết.

Trắng như câu thơ “Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng” mà nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã lên rất cao trong nốt nhạc, mà tôi đã ghé thăm Hàn Mặc Tử cùng với màu trắng của thiên nga ở câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra”.

Để rồi sang 11 tháng 11 là ngày Canada Remembrance Day, tôi giật mình khi đọc được là ngày 11 tháng 11 năm 1940 là ngày từ trần của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Và tôi vẫn còn đang đọc tiếp cuộc đời Hàn Mạc Tử cùng lòng biết ơn sâu sắc của thi sĩ gửi cho các chị dòng chăm lo người bệnh trong bài thơ tiếng Pháp La Pureté de l'Âme

Như lòng ngóng đợi các thiên thần Chúa gửi,

Như lời nhắn nhủ bạn và tôi, mà Hàn Mạc Tử đã viết,

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”

Nên tôi đã đi rất xa, rất xa, ngược lại 71 năm

Để xin tưởng niệm Hàn Mạc Tử

Tuyết Hoa

November 11, 2011

*Xin cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã phổ nhạc cả hai bài thơ Tháng Sáu Trời Mưa của thi sĩ Nguyên Sa và Ở Đây Thôn Vỹ Dạ của thi sĩ Hàn Mạc Tử mà qua giòng nhạc tôi đã biết được những bài thơ .

Tuyết Hoa
09-15-2015, 04:28 AM
http://hoangthanhtam.blogspot.ca/2014/03/xin-hay-yeu-toi-hoang-thanh-tam-xuan-son.html#more

Xin Hãy Yêu Tôi

Thơ: Đinh Hùng
Nhạc: Hoàng Thanh Tâm
Ca sĩ: Xuân Sơn


Xin hãy yêu tôi những lòng thiếu nữ
Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười
Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi
Các em đi từng bước kiêu sa
Yêu tôi nhé! tôi vốn người mê đắm

Xin hãy yêu tôi những lòng hoa thắm
Tôi kết thơ hoa dệt bằng tơ trời
Em đi trong trời mộng đó em ơi
Cửa phòng tôi giăng lưới nhện mong chờ
Yêu tôi nhé! Tôi làm thơ ái ân

Tôi vẫn ở một phòng sầu bé nhỏ
Riêng một đèn, một gối, một tình yêu
Đời của tôi là giấc mộng ban chiều
Tôi lấy bút vẽ con đường vũ trụ

Tôi đến xin yêu một hồn khép nép
Một tờ hoa đính ước gửi thư kèm
Để yêu người và cũng để người yêu
Để các em qua làm người khách lạ
Trong cảnh nước non tình tôi đặt xếp

Em có má hồng dạo lòng qua đó
Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh
Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng
Tôi không mộng sao có lòng em đẹp
Tôi không buồn sao có mắt em trong.

https://lh5.googleusercontent.com/-H5Y1T56oQTo/U5lkc0QU04I/AAAAAAAAGt4/QBl7a-M78kk/s640/Xin%2520Hay%2520Yeu%2520Toi%25201.jpg (https://picasaweb.google.com/lh/photo/7cWz1dL3HF7v2GbIzMU3ZbNy7pmHvdsefPSNLzxG1aA?feat=e mbedwebsite)
https://lh5.googleusercontent.com/-PC3S9KlxEMA/U5lkmrUl8QI/AAAAAAAAGuA/R6MC37tZz7o/s640/Xin%2520Hay%2520Yeu%2520Toi%25202.jpg (https://picasaweb.google.com/lh/photo/vt9DJ6YSAflQA3gSLRdKvbNy7pmHvdsefPSNLzxG1aA?feat=e mbedwebsite)

phamanhdung
09-15-2015, 09:31 AM
http://dactrung.net/NoiDung.aspx?m=bv&id=1148

ÁNH ĐÈN MẦU

(Phạm Anh Dũng)


Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui
Đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây...

Trên đây là hai câu đầu tiên trong bài hát Ánh Đèn Mầu, lời Việt đặt theo nhạc phẩm nổi tiếng của Vua Hề Charlot, Charlie Chaplin.
Vài hàng về Vua Hề Charlot, người nổi danh khắp thế giới về những phim câm hài hước. Charles Spencer Chaplin (1889-1977) sinh trưởng trong nghèo đói tại Anh Quốc, nối nghiệp bố mẹ làm người hát dạo, rồi sau dần trở thành diễn viên hài hước. Nhân qua thăm Hoa Kỳ năm 1913, ông được mời đóng phim và về sau vừa là tài tử chính cũng tự trở thành đạo diễn những tác phẩm điện ảnh, nhất là những phim hài hước và câm. Những phim nổi tiếng của Vua Hề Charlot là A Woman of Paris (1923), The Gold Rush (1925), The Circus (1928), City Lights (1931), Modern Times (1936) và The Great Dictator (1940).
Limelight (1952) là phim cuối cùng Charlot thực hiện tại Hoa Kỳ.
Vì có nhiều chuyện lộn xộn trong đời sống riêng tư về ái tình và hôn nhân, ông bị nhiều người ghét. Với chủ trương công bằng xã hội, lại thêm chuyện không chịu nhập quốc tịch Hoa Kỳ, ông bị “chụp mũ” là ... Cộng Sản và không được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ nữa. Vì vậy, từ 1953, Charlie Chaplin sinh sống tại Switzerland.
Đến mãi 20 năm sau, Charlie Chapplin trở về Hoa Kỳ để nhận những vinh quang lớn nhất của sự nghiệp điện ảnh. Năm 1972, ông được trao giải thưởng đặc biệt của Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Năm 1973, phim Limelight đã được trao giải Oscar (Academy Award). Năm 1975, ông được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ (Knight). Vua Hề Charlot qua đời năm 1977.

Vài nét về tác phẩm điện ảnh Limelight.
Đây không phải là phim câm và cũng không phải là phim hài hước hoàn toàn. Limelight là phim có tiếng nói nổi tiếng nhất của Charlie Chaplin. Limelight là một phim rất cảm động và buồn. Trong phim, Charlie Chaplin đóng vai một ca sĩ hài hước về ... chiều, thất bại vì tài năng đã đến lúc tàn tạ. Người nghệ sĩ đã diễu... dở, nghĩa là không còn làm khán giả cười được nữa. Nhưng người ca sĩ già đã cứu sống một nữ diễn viên chuyên vũ ballet. Cô vũ nữ trẻ này cũng vì thất bại đã nản chán và tự tử. Và cũng nhờ ông hướng dẫn, cô gái cuối cùng đã thành công rực rỡ trên sân khấu.

Về Ánh Đèn Mầu.
Có nhiều lầm lẫn cần minh xác.
Thứ nhất limelight không có nghĩa là ánh đèn mầu. Limelight thật ra là ánh sáng của ngọn đèn tròn trắng sáng, tuy có thể nhìn thấy một chút sắc xanh trong rất nhạt, ngày xưa người ta thường hay dùng để chiếu lên sân khấu và ngày nay tuy cũng còn dùng nhưng ít hơn trước.
Nhiều người tưởng tên Anh Văn nguyên thủy của bài hát Ánh Đèn Mầu là Limelight. Thật ra, tuy là bài hát chính trong phim Limelight, nhưng tên nhạc phẩm này, do Chalie Chaplin sáng tác, khởi đầu là Terry's Theme và rồi về sau Charlot đặt là Eternally (dịch sát nghĩa là Vĩnh Viễn hay Mãi Mãi).

Về các nhân vật đặt lời Việt cho bài nhac.
Nhiều người tưởng lời Việt của bài hát do nhạc sĩ Phạm Duy đặt đầu tiên. Tuy Phạm Duy năm 1973 có đặt lời cho bài hát với tựa đề Ánh Đèn Sân Khấu do nhà xuất bản Bút Nhạc ở Saigon ấn hành. Nhưng thật ra Nguyễn Xuân Mỹ, là người đầu tiên đặt lời Việt cho bài hát và có tên Ánh Đèn Mầu, do nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1955. Trước Phạm Duy và sau Nguyễn Xuân Mỹ còn có Nguyễn Huy Hiển và Anh Hoa cũng có đặt lời Việt cho bản nhac. Bài của Anh Hoa có tựa là Tình Tôi. Sau 1975, ở Hoa Kỳ, Phạm Duy lại đặt thêm một lời khác lấy đề tựa là Đời Ca Nhị. Chắc chắn còn có ít ra là vài người khác nữa, kể cả ca sĩ Thanh Lan cũng có đặt lời Việt cho bản nhạc.

ÁNH ĐÈN MẦU
(Eternally)
nhạc: Charlie Chaplin
English lyricists Geoff Parsons and John Turner
lời Việt: Nguyễn Xuân Mỹ
3/4 Boston

Sol Trưởng:
I’ll be loving you eternally
with a love that true eternally
From the start with-in my heart, it seems I’ve always know
the sun would shine, when you were mine a-lone
I’ll be loving you eternally
There’ll be no one new, my dear for me
Tho’ the sky should fall, remember I shall always be
Forever true and loving you eternally

Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui
Đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây
Cùng bên ánh mầu sắc lạc lõng trong tiếng đàn hát đêm khuya
Rồi bao nếp răn về với tháng năm đời quên lãng rồi
Buồn trong tiếng nhạc lắng cho đời mê say
Cười trong ánh đèn sáng cho người mua vui
Rồi khi ánh đèn tắt lặng lẽ cô đơn
Chìm theo bóng đen, người ta lãng quên bẽ bàng

Sol Thứ (đoạn này không thấy có lời Anh):
Giờ đây vắng tan rồi
Khách ra về
Ôi ánh đèn
Nhìn cảnh vắng hoang tàn kiếp con ve khi cuối mùa
Nào đâu phút huy hoàngPhút say sưa theo tiếng đàn vui ca

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ánh Đèn Mầu (Eternally): nhạc Charlie Chaplin, lời Việt Nguyễn Xuân Mỹ G.P. số 3453/BTTCH/BC3/XB
2. Limelight, Charlie Chaplin Centennial Collection, CBS-Fox VHS Video
3. Chaplin, directed by Richard Attenborough, Avid Home Entertainment VHS Video
4. The Software Toolworks, Multimedia Encyclopedia, Version 1 PB

*****

Xem/nghe video:

Ánh Đèn Mầu (nhạc Charlie Chaplin-lời Việt Nguyễn Xuân Mỹ) Quốc Dũng hát:
https://www.youtube.com/watch?v=OF8eiG5B760

Ánh Đèn Mầu (nhạc Charlie Chaplin, lời Việt Nguyễn Xuân Mỹ và Thanh Lan)
https://www.youtube.com/watch?v=6-DRx6us8r8

Ánh Đèn Mầu (nhạc Charlie Chaplin-lời Việt Nguyễn Xuân Mỹ) Lệ Thu hát, video Vũ Công Hiền:
(lời hát lại lần thứ 2 không rõ ai viết)
https://www.youtube.com/watch?v=Z8ii2gxvrGw

Đời Ca Nhi (nhạc Charlie Chaplin, lời Việt Phạm Duy) Ý Lan hát, video Thúy Nga:
https://www.youtube.com/watch?v=QDYlrqp0VBw

Tuyết Hoa
09-16-2015, 08:25 PM
Tình Là Hư Không
Phạm Anh Dũng - Xuân Thanh


https://www.youtube.com/watch?v=ZuUWZjnPlY4


Xin cảm ơn Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng.

Tuyết Hoa
09-18-2015, 10:47 AM
Ngày xưa vào khoảng 2006, tôi có khám phá ra rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam ở hải ngoại đã làm nhạc và làm rất hay.

Tôi luôn nghĩ nếu các tác phẩm này được phổ biến ở trong nước, sẽ đóng góp được rất nhìều cho tình trạng văn hoá, âm nhạc, văn chương, tư tưởng v.v. cho Việt Nam.

Những tác phẩm này rồi sẽ phải đi vào lịch sử của âm nhạc và văn chương nghệ thuật của nước nhà.


**Lần đầu tôi được biết đến tác phẩm của nhạc Phạm Anh Dũng, khoảng thời gian 2006, là những bản nhạc được in ra từ web, trong đó có bản nhạc Tình Là Hư Không.

**Sep 16, 2016, tôi google ra bản nhạc được hát và làm hình ảnh bởi Xuân Thanh, với âm thanh giọng hát, hình ảnh đầy nghệ thuật.


*****Xin gửi lời chúc mừng đến nhạc sĩ Phạm Anh Dũng.*****

Tuyết Hoa
09-18-2015, 10:51 AM
Charlie Chaplin - Lime Light

http://www.theguardian.com/uk/2012/feb/17/mi5-spied-on-charlie-chaplin

Link ở trên từ theguardian, Friday, 17 February, 2012

Tôi xin gửi vào đây như nguốn tin tức góp nhặt để tùy ý thích những ngưới muốn nhận định tình trạng của của Charlie Chaplin nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung trong bất cứ xã hội nào.

*Ghi chú rằng, dường như những hồ sơ nghiên cứu điều tra thường chỉ có thể được tiết lộ sau một thời dài rất dài khi ngưới ta không còn có thể còn làm thay đổi được lịch sử hay ngay cả không còn nhớ gì về những dữ kiện này nữa. Hoặc là những người đã từng lưu tâm theo dõi đã qua đời.

Bài đăng ở link là Feb 17, 2012. Charlie Chaplin mất năm 1977.

Chung quanh âm nhạc, eternally.

Thân mến.

British agency concluded that actor – described by US counterparts as 'parlour Bolshevik' – was no security risk.
MI5 spied on Charlie Chaplin after FBI asked for help to banish him from US

MI5 opened a file on Charlie Chaplin (http://www.theguardian.com/film/charliechaplin) while he was being hounded by J Edgar Hoover's FBI for alleged communist sympathies.
The FBI, which described the star of Modern Times and The Great Dictator as one of "Hollywood's parlour Bolsheviks", asked MI5 for information to help get him banned from the US. The results, including information gathered through eavesdropping, are contained in an extensive personal MI5 file released on Friday at the National Archives (http://www.theguardian.com/uk/nationalarchives).
"Chaplin has given funds to communist front organisations … He has been involved in paternity and abortion cases," an MI5 (http://www.theguardian.com/uk/mi5) liaison officer in Washington warned in October 1952.
MI5 noted that a decade earlier Chaplin had told the Los Angeles branch of the National Council of American Soviet Friendship: "There is a great deal of good in communism. We can use the good and segregate the bad."
Papers have been withheld from Chaplin's MI5 file to protect the names of informants though there are unexplained, probably inconsequential, references to Jimmy Reid, the communist Scottish trade unionist; Larry Adler, the harmonica virtuoso who left his native US where he was branded a communist and blacklisted; and Humphrey Lyttelton, the Eton-educated jazz musician who once described himself a "romantic socialist".
MI5 intercepted a telegram from Ivor Montagu, a film critic, producer and one-time Soviet spy, telling Chaplin how sorry he was to miss him in London when the star visited London in 1952.
The file also contains cuttings from newspapers and magazines. Noting that Chaplin had not taken American citizenship though he had lived in the US for more than 30 years, the Daily Worker welcomed him to London. "His films have lampooned the great and the dictators, raised up the common man against the rich," the paper said. "Now the world's bully threatens the world's clown."
The FBI (http://www.theguardian.com/us-news/fbi), which amassed more than 2,000 pages on Chaplin, asked MI5 if he was going to meet any "highly placed persons" in London, and to establish any links he had with the Communist party there.
In particular, it wanted MI5 to find out where Chaplin was born and pursue suggestions that his real name was Israel Thornstein.
MI5 searched but to no avail. There was "'no evidence that Chaplin's name is or ever has been Israel Thornstein", it told the FBI. A suggestion that he "may have been born in France" came to nothing.
MI5 found no record of his birth in Somerset House, then the home of the register of British births. "It would seem that Chaplin was either not born in this country or that his name at birth was other than those mentioned," an MI5 report concluded. It told the US that there was "no trace in our records of Charlie Chaplin".
It had always been assumed that Chaplin was born in Walworth, south London, on 16 April 1889. Recently, however, a letter was discovered in family papers from Jack Hill, who told Chaplin in the 1970s that he had come into the world "in a caravan [that] belonged to the Gypsy Queen, who was my auntie. You were born on the Black Patch in Smethwick near Birmingham."
The newly released file shows that while communist sympathies were the determining factor for the FBI, for MI5 the issue was whether Chaplin ever presented a security risk. And in its view, it makes clear, he was not.
"We have no trace in our records of this man, nor are we satisfied that there are any reliable grounds for regarding him as a security risk," Sir Percy Sillitoe, then head of MI5, told the chief police commissioner in South Africa, where Chaplin was planning a visit.
MI5 suggested his name had been exploited in the interests of communism as "one of the victims of McCarthyism".
Files previously released at the National Archives reveal that shortly before his death in 1950, George Orwell (http://www.theguardian.com/books/georgeorwell) handed a female friend working for an anti-communist propaganda unit in the Foreign Office a list of 35 names of people, including Chaplin, whom he considered "crypto-communists and fellow-travellers".
Chaplin's MI5 file, number PF710549, concludes: "It may be that Chaplin is a communist sympathiser but on the information before us he would appear to be no more than a 'progressive', or radical."
In 1953 the US prevented Chaplin from returning to America. He denied ever being a communist but decided not to contest the US ban and instead live in Switzerland. "I am a victim of lies and vicious propaganda," he said.
Chaplin died in his sleep in Vevey, Switzerland, on Christmas Day in 1977.

Tuyết Hoa
09-20-2015, 05:44 AM
http://hoangthanhtam.blogspot.ca/2014/03/xin-hay-yeu-toi-hoang-thanh-tam-xuan-son.html#more

Xin Hãy Yêu Tôi

Thơ: Đinh Hùng
Nhạc: Hoàng Thanh Tâm
Ca sĩ: Xuân Sơn


Xin hãy yêu tôi những lòng thiếu nữ
Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười
Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi
Các em đi từng bước kiêu sa
Yêu tôi nhé! tôi vốn người mê đắm

Xin hãy yêu tôi những lòng hoa thắm
Tôi kết thơ hoa dệt bằng tơ trời
Em đi trong trời mộng đó em ơi
Cửa phòng tôi giăng lưới nhện mong chờ
Yêu tôi nhé! Tôi làm thơ ái ân

Tôi vẫn ở một phòng sầu bé nhỏ
Riêng một đèn, một gối, một tình yêu
Đời của tôi là giấc mộng ban chiều
Tôi lấy bút vẽ con đường vũ trụ

Tôi đến xin yêu một hồn khép nép
Một tờ hoa đính ước gửi thư kèm
Để yêu người và cũng để người yêu
Để các em qua làm người khách lạ
Trong cảnh nước non tình tôi đặt xếp

Em có má hồng dạo lòng qua đó
Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh
Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng
Tôi không mộng sao có lòng em đẹp
Tôi không buồn sao có mắt em trong.

https://lh5.googleusercontent.com/-H5Y1T56oQTo/U5lkc0QU04I/AAAAAAAAGt4/QBl7a-M78kk/s640/Xin%2520Hay%2520Yeu%2520Toi%25201.jpg (https://picasaweb.google.com/lh/photo/7cWz1dL3HF7v2GbIzMU3ZbNy7pmHvdsefPSNLzxG1aA?feat=e mbedwebsite)
https://lh5.googleusercontent.com/-PC3S9KlxEMA/U5lkmrUl8QI/AAAAAAAAGuA/R6MC37tZz7o/s640/Xin%2520Hay%2520Yeu%2520Toi%25202.jpg (https://picasaweb.google.com/lh/photo/vt9DJ6YSAflQA3gSLRdKvbNy7pmHvdsefPSNLzxG1aA?feat=e mbedwebsite)



Dĩ nhiên là thơ phú, âm nhạc, khoa học hay chính trị v.v tôi đều lạng quạng. Cho nên tôi đã vào thăm web của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm nghe bản nhạc, đọc bài thơ của Đinh Hùng.

Trong này có ghi bài thơ Xin Hãy Yêu Tôi, bản gốc trình bày rất đẹp mắt, nhhung khó đọc. Tôi muốn đọc ghi lại bài thơ vì chưa đọc qua bao giờ.

Sau bài nhạc này trang web có ghi bản ChanTinh2_HoanhThanhTam của Nguyễn Bính. Thế là tôi cứ thế đọc về về Nguyễn Bính ở internet. Đọc mãi vẫn chưa kiếm ra bài thơ, mà càng đọc càng thấy mù mịt vì không hiểu tại sao không tìm thấy hai thơ Mộng Dưới Hoa và Xin Hãy yêu Tôi. Tôi càng lúc càng không hiểu tại sao lời thơ của Nguyễn Bính tôi đọc lại hoàn toàn không có ý tứ như hai bài thơ trên.

Do đó tôi lại đọc vào web của Hoàng Thanh Tâm (HTT) để đọc lại cho kỹ hơn, hóa ra tôi đã điều tra ra sai tác giả.

Cũng nhờ thế, bây giờ tôi biết tiểu sử của Nguyễn Bính nhiều hơn tiểu sử của Đinh Hùng.

Tôi xin cảm ơn web của nhạc sĩ HTT (và nhớ ơn sự rối loạn của chính mình).

P.S. Ô hay quá, tôi vừa google tìm ra nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã viết về Mộng Dưới Hoa ở Đặc Trưng này, tài liệu ở link sau đây:
http://www.dactrung.com/Bai-bv-2564-Nguon_Goc_Cua_Mong_Duoi_Hoa.aspx

Tuyết Hoa
09-20-2015, 06:12 AM
Xin Hãy Yêu Tôi
Đình Hùng
(http://music.vietfun.com/tauthor.php?author=%C4%90%C3%ACnh+H%C3%B9ng)
Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ!
Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười.
Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi!
Yêu tôi nhé, tôi vốn người mê đắm!
Xin hãy yêu tôi, những lòng hoa thắm!
Xuân đã hồng, thu biếc, tôi làm thơ.
Cửa phòng tôi giăng lưới nhện mong chờ,
Buồn phơ phất mới trông chiều, ngóng gió.

Tôi vẫn ở một phòng sầu bé nhỏ,
Riêng một đèn, một gối, một tình yêu.
Đời của tôi là giấc mộng ban chiều,
Tôi lấy bút vẽ con đường vũ trụ. Em có má hồng dạo lòng qua đó,
Bởi vô tình không biết đấy mà thôi:
Trời của tôi mà Thu cũng của tôi,
Để em tới em làm người khách lạ.
Miệng kia xinh sao tình lơ đãng quá!
Tôi không yêu sao có má em hồng?
Tôi không buồn sao có mắt em trong?
Tôi không mộng sao có lòng em đẹp? Nay đến trước xin yêu, hồn khép nép,
Tự trời xanh rơi xuống để gần em.
Một tờ hoa đính ước gởi thơ kèm,
Si tình thế vậy mà hiu quạnh mãi!
Yêu tôi với! tôi làm thơ ân ái
Để yêu người và cũng để người yêu.
Để các em qua từng bước diễm kiều
Trong cảnh nước non tình tôi xếp đặt. Ngày hôm nay cánh bướm vàng phơ phất,
Các em đi tha thướt, áo màu hoa.
Đời đua vui, tôi buồn ở trong nhà,
Tình chép mãi, thơ sầu như châu lệ. Các em dịu dàng sao tàn nhẫn thế ?
Mà lòng tôi hoài vọng cứ đa tình!
Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh,
Tôi biết khóc để cho Tình cảm động.
Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng,
Hãy yêu tôi vì tôi dệt nên trời.
Em đi trong trời mộng đó, em ơi!
Theo áo nhẹ, bay cao hồn vũ trụ.
Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ!
Một hôm nay Tình ghé bến Thu Hồng,
Tôi khổ rồi, em có thấy yêu không?

Tuyết Hoa
09-20-2015, 06:34 AM
Đời của tôi là giấc mộng ban chiều
Tôi lấy bút vẽ con đường vũ trụ
.....

Để yêu người và cũng để người yêu
Để các em qua làm người khách lạ
Trong cảnh nước non tình tôi đặt xếp
.....

Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng
Tôi không mộng sao có lòng em đẹp


Đinh Hùng - Hoàng Thanh Tâm


Controllers của A. Huxley điều khiển (Brave) New World, alpha to epsilon.


Đinh Hùng, cùng với nhạc Hoàng Thanh Tâm, lấy bút vẽ con đường vũ trụ, trong cảnh nước non tình đặt xếp cho những nàng yêu thơ mộng.


Vinh Truong phân tích Viet Nam War.


We will all have a good day

Tuyết Hoa
10-15-2015, 09:47 AM
October 15, 2015
Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm thân mến,
Good Morning! Merci à la vie. Just thought I should send you a note.
Và xin gửi lời hỏi thăm đến Bóng Mát của cuộc đời nhạc sĩ HTT và những cháu nhỏ của gia đình.
Rất thân mến,
Tuyết Hoa.

Tôi gần đây, hôm nay đã nghe lại và lại rất biết ơn vì nhờ giòng nhạc tuyệt vời của HTT tôi đã được biết đến bài thơ của đi vào đường tình sử của Đinh Hùng và được nghe Xuân Sơn ngọt ngào hát. Thơ nhạc và giọng hát mang lại một trời mộng mơ.
Một cái video nghĩ sẽ rất phải nên làm. Viết xuống hy vọng sẽ thành kế hoạch nhỏ mong thực hiện.

Có nhiều chữ yêu rất tự nhiên, như loài thú tự nhiên là phải yêu nhau. Như những con Canada geese hay bison mating.
Ah, không nên lộ bí mật. (Bison is one of my passion. Yêu tôi nhé tôi người mê đắm)

Và con đường vũ trụ là muôn vàn cảnh đẹp. Như Athabasca falls hay rặng Rocky Mountains có những con caribou chạy nhẩy, có những đàn mountain goat đi dọc dưới chân núi. Như hoàng hôn trên biển Mexico, thỉnh thoảng có con whale.


Tôi vẫn ở một phòng sầu bé nhỏ
Riêng một đèn, một gối, một tình yêu
Đời của tôi là giấc mộng ban chiều
Tôi lấy bút vẽ con đường vũ trụ

Em đi trong chiều mộng đó em ơi
Cửa phòng tôi giăng lưới nhện mong chờ
Yêu tôi nhé! Tôi làm thơ ái ân

Yêu tôi nhé tôi vốn người mê đắm


Để yêu người và cũng để người yêu
Để các em qua làm người khách lạ
Trong cảnh nước non tình tôi đặt xếp

Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh
Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng

Bài thơ nhạc cứ thế có thể đảo đi đảo lại, với tính chất rất tuyêt vời của nhạc với thơ.
Từ môt phòng sầu bé nhỏ, với một đèn, một gối, một tình yêu, mà lấy bút vẽ con đường vũ trụ

Rất thanh thoát, thi sĩ Đinh Hùng, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã gửi đến người khách chưa quen biết để xin tình yêu.

Cảm ơn thơ, cảm ơn nhạc.
Cảm ơn người thơ, cảm ơn nhạc sĩ.

Với lòng rất biết ơn. Xin yêu thơ và nhạc. Xin yêu nhạc sĩ và thi sĩ.
:)

Tuyết Hoa
10-24-2015, 06:42 AM
Tình thiên thu

Lòng ta chôn một khối tình

Tình trong giây phút buồn tênh

Tình trong giây phút mà thành...

thành thiên thu
...
Ngờ đâu chân đạp khôi tình
Người đâu chỉ thấy một vùng
vùng đoan trinh
...
Nào biết rằng lòng buốn một mình
Chợt đem thư lòng vẫn hỏi lòng
...
I'll be loving you eternally

Oct 22, 2015, tôi nhớ và chọn vài câu thích hợp của bản nhạc nghe ngày xưa trước 1975, mà không nhớ có nghe ca sĩ nào hát lại nhạc ở hài ngoại hay không và đặt tựa là tình thiên thu (as if I'll be loving you, eternally). Tôi rất nhớ một thời văn chương hoạt động của Khát Hưng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn của lịch sử đấu tranh cho nền tự lập của Việt Nam. Tôi thực sư, chỉ để ý học biết nhiều hơn về nhóm này những năm gần đây.

Tự Lực Văn Đoàn: I'll be loving you, eternally. Như yêu thương lịch sử của Việt Nam.

Hôm nay tôi kiếm ra lời bài hát và bài viết của Quỳnh Giao, xin được chia sẻ.

Lời bài hát: Tình Tuyệt Vọng

Lòng ta chôn một khối tình.

Tình trong giây phút buồn tênh.
Tình trong giây phút mà thành, thành thiên thu.
Tình yêu này là tình tuyệt vọng.
Niềm đau kia là nỗi thẳm sầu,
Mà người quen ta sao quá hững hờ,
Mà người gieo thẳm như hầu không hay.
Hỡi ơi !
Người đó ta đây sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân.
Dầu ta đi trọn đường trần,
Chuyện riêng nào dám một lần hé môi.
Người dù ngọc thốt hoa cười.
Nhìn ta, nhìn ta như thể nhìn người không quen,
nhìn người không quen.
Đường đời lặng lẽ bước tiên.
Ngờ đâu chân đạp khối tình.
Người đâu chỉ thấy hồn trinh.
Người đâu chỉ thấy một vùng đoan trinh.
Nào biết mình lòng buồn lạnh lùng,
Chợt xem thơ lòng sẽ hỏi lòng
"Người ở đâu đây sao biết
Tim ta tình này ai viết mấy dòng thơ đây

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh không sáng tác nhiều và xuất hiện ngắn ngủi ... Y như Félix Arvers trước đó một thế kỷ với bài Sonnet u uẩn được Khái ... đã đẹp, nhưng chuyện tình của chính tác giả Alain-Fournier với một nàng Yvonne có thật ở ngoài đời lại còn đẹp hơn nữa. ... “Lòng ta chôn một khối tình,

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=160640&zoneid=97

Nỗi lòng u uẩn
Friday, January 18, 2013 5:54:30 PM
Tạp ghi Quỳng Giao

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh không sáng tác nhiều và xuất hiện ngắn ngủi trong nền tân nhạc Việt Nam nhưng mỗi ca khúc của ông lại là một viên ngọc quý, như Thu, Chiều Vàng và Nỗi Lòng.
Riêng bài Nỗi Lòng không chỉ mới lạ về nhịp tiết mà còn có nội dung e ấp của người nhạc sĩ khi thố lộ tâm tư. Với nghệ sĩ, tình yêu là một nỗi đau dịu dàng trong sự câm nín.
Y như Félix Arvers trước đó một thế kỷ với bài Sonnet u uẩn được Khái Hưng dịch qua Việt ngữ theo thể song thất lục bát, hoặc như các bài thơ của TTKH về sau, khuynh hướng lãng mạn làm đẹp cho tình yêu tuyệt vời trong sự tuyệt vọng. Ý nghĩ đó trở lại với người viết khi thấy nước Pháp kỷ niệm trăm năm của một truyện tình bất hủ là “Le Grand Meaulnes” của Alain-Fournier.
Alain-Fournier là bút hiệu của Henri-Alban Fournier, sinh năm 1886 và mất vào năm đầu trong trận Ðại Chiến 1914-1918 của nước Pháp. Ngay từ khi xuất hiện vào năm 1913, tác phẩm làm dân Pháp mê mẩn về mối tình lãng mạn của một thiếu niên 17 tuổi được bạn bè trong lớp gọi là “anh Meaulnes kỳ vĩ” với một thiếu nữ ẩn hiện bất thường dưới tên là Yvonne de Galais. Tác phẩm còn gây chấn động khi tác giả hiên ngang nhập ngũ và mất tích trên chiến trường vào một buổi chiều Thu. Mãi đến năm 1991, người ta mới tìm thấy thi thể của nhà văn được vùi nông cùng các chiến hữu của ông.
Trong gần trăm năm và sang tới Việt Nam cuốn truyện trở thành sách phải đọc trong các trường Pháp. Mà dù chẳng bắt buộc, nhiều học sinh vẫn mượn về xem và bâng khuâng nhìn quanh để ngẩn ngơ hỏi ai là nàng Yvonne. Tâm cảnh trữ tình đó càng khiến chúng ta say mê bài Sonnet d'Arvers và nhiều cuốn tiểu thuyết lãng mạn của mình. Ðấy là nỗi lòng chung của nhiều thế hệ và có thể đã gây ảnh hưởng trong thi ca và tân nhạc Việt Nam.
Mà không chỉ có Việt Nam. Người ta viết truyện, soạn nhạc và làm phim từ tác phẩm này. Nhiều tác giả nổi tiếng của Hoa Kỳ cũng hâm mộ Alain-Fournier và mối tình của Le Grand Meaulnes. Nhà thơ Jack Kerouac cho nhân vật Sal Paradise của ông cầm cuốn truyện Pháp rong chơi khắp xứ. Nhà văn F. Scott Fitzgerald thì mượn ngay tên truyện thành “The Great Gatsby” và cũng dùng kỹ thuật kể chuyện của một vai phụ trong tác phẩm.
Chuyện tình của chàng trai trẻ Le Grand Meaulnes với nàng Yvonne đã đẹp, nhưng chuyện tình của chính tác giả Alain-Fournier với một nàng Yvonne có thật ở ngoài đời lại còn đẹp hơn nữa.
Khi ấy, ông mới chỉ thoáng gặp nàng Yvonne de Quiévrecourt tại Paris vào năm 1905 thì chết lặng và theo đuổi bóng giai nhân trong năm sáu năm liền. Chính là mối tình ấy mới thúc giục ông làm thơ rồi viết truyện, với niềm mơ ước rằng có ngày người đẹp sẽ nhìn thấu tâm can nung nấu của mình qua tác phẩm. Chuyện tình của nhân vật trong Le Grand Meaulnes cũng là chuyện tình của Alain-Fournier.
Khi cuốn truyện xuất hiện và gây chấn động trong dư luận thì cũng là lúc tác giả toại nguyện, nhưng nàng Yvonne đã có chồng.
Ông đề tặng người thiếu phụ ấn bản hoàn chỉnh của cuốn truyện và còn ghi rõ thời gian sáng tác. Ðó là từ một ngày đầu tháng 6 năm 1905, là ngày thoáng gặp Yvonne, cho đến ngày 25 tháng 10 năm 1913, hơn tám năm chất chứa tình yêu. Chẳng khác gì Félix Arvers,
“Lòng ta chôn một khối tình,
Tình trong giây phút mà thành thiên thu.
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu,
Mà người gieo thảm như hầu không hay.”
Chuyện bi thảm còn hơn trong tiểu thuyết là khi nàng Yvonne biết và bị chinh phục thì nàng đã hết tự do vì đã có chồng. Và mối tình chưa kịp gieo mầm thì chiến tranh bùng nổ. Chín tháng sau, Henri Fournier khoác áo chinh y ra trận và ý thức được là “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi,” là mình có thể phơi thây ngoài chiến tuyến. Quả nhiên như vậy.
Chúng ta không biết nỗi lòng của nàng Yvonne ra sao, chỉ được nghe nói là danh tính thật của nàng Yvonne de Galais trong truyện chỉ được công bố sau khi nàng Yvonne ở ngoài đời tạ thế vào năm 1964. Nửa thế kỷ đằng đẵng với một mối tình đã đi vào văn học sử. Ít ra trong truyện thì nàng Yvonne de Galais đã có vài giờ là người vợ của Augustin Meaulnes....
Vào thời xưa, ở quê nhà, chúng ta mới chỉ biết mối tình câm này qua một cuốn tiểu thuyết Pháp. Mãi về sau khi chuyện thật của Henri Fournier và nàng Yvonne đã được phơi bày thì mình càng thấm thía hơn. Mà nói về chiến chinh thì Việt Nam ta còn triền miên gấp bội, biết đâu chừng, những chuyện tình tuyệt vọng như vậy đã có rất nhiều mà chưa thấu tới văn chương?

phamanhdung
11-29-2015, 05:47 PM
Cám ơn Tuyết Hoa giời thiệu Tình Là Hư Không do Xuân Thanh hát
PAD

phamanhdung
12-01-2015, 03:48 PM
Gửi Tuyết Hoa:


"… Tình ta như sắc không, …tình là… hư không…"

"...Một bản nhạc tôi nghĩ Phạm Anh Dũng rất thích, đó là ‘Tình Là Hư Không’, đã được dùng làm tựa cho CD. Tôi cho vậy, đã có ít nhất 4 người trình bày bản nhạc này: Julia Thủy, Mỹ Khanh, Bảo Yến và Bích Huyền. Bản nhạc có mười chữ ‘thu’ mang nhiều ý nghĩa được lập đi lập lại tạo thành nền cho bài hát. Trước đây, tôi đã nghe cả 4 giọng ca, mỗi người có mỗi cách riêng của mình, nhưng trong CD này, với giọng cao và trong, Xuân Thanh, ngay từ câu đầu, đã cho người nghe được thưởng thức một lối diễn tả đặc biệt, đối nghịch hẳn với giọng rời và trầm của Mỹ Khanh, và cũng không giống cách kiêu sa của Julia Thủy, lả lướt sôi nổi của Bảo Yến hay giản dị cách duyên dáng của Bích Huyền. Trong bài này, Huỳnh Nhật Tân đã soạn phần nhạc đệm có phần bass mang âm những hạt mưa rơi toong toong rất hay và khớp với tiếng ca Xuân Thanh..." (Xuân Thanh Và CD Tình Là Hư Không-Nguyễn Hiền)

Tình Là Hư Không (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh hát, Huỳnh Nhật Tân hòa âm:
http://hathaykhongbanghayhat.org/?q=node/15016
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tinh-la-hu-khong-xuan-thanh.KrP2uH6TUvz1.html

PAD
Phạm Anh Dũng
http://phamanhdung.wordpress.com/

Tuyết Hoa
01-25-2016, 10:37 AM
Gửi nhạc sĩ Phạm Anh Dũng:

"… Tình ta như sắc không, …tình là… hư không…"

Xin cảm ơn nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, cùng Huỳnh Nhật Tân và Xuân Thanh.

Sáng nay tôi lần đầu tiên chú ý đọc thơ của Thái Tú Hạp trong nhạc phẩm Bên Đồi Lau Xanh, nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Tôi đọc qua tiểu sử nhà thơ, được biết nhạc sĩ Phạm Anh Dũng có bản nhạc "Em Về Qua Phố Cũ" với thơ Thái Tú Hạp và tiếng hát Lâm Dung.

Thiền trong thơ và nhạc rất tuyệt vời.

http://kontumquetoi.com/2015/12/29/em-ve-qua-pho-cu-tho-thai-tu-hapnhac-pham-anh-dungp/
(http://kontumquetoi.com/2015/12/29/em-ve-qua-pho-cu-tho-thai-tu-hapnhac-pham-anh-dungp/)

Em về qua phố cũ
Con đường Xuân mưa bay
Mưa bay nhòa ngõ trúc
Tình anh sầu như mây
Mấy mùa Xuân thương nhớ
Dấu tay gầy vẫy đưa
Mắt nhìn nhau thuở đó
Xa vời như tiếng xưa…
Xót xa từng sợi bạc
Mỗi mùa Xuân qua đi
Mà anh như bóng lá
Sầu nghe trong chia ly…
Em về qua phố cũ
Vườn mai tàn nụ hoa
Lòng em buồn vời vợi
Như khói chiều bay xa…



Xin cảm ơn thơ và nhạc Thái Tú Hạp - Phạm Anh Dũng

Tuyết Hoa
01-25-2016, 11:25 AM
https://www.youtube.com/watch?v=chmUXt5qDOY

Bên đồi lau xanh
Thơ: Thái Tú Hạp
Nhạc: Lê Uyên Phương

mùa đi, lá nhớ cây ngàn
tình em như ngọn nắng vàng
đời như một giấc phù vân
từ trong thiên cổ, từ trong thiên cổ, u trầm có nhau

nhớ thương tóc biếc tơ sầu
rừng hoang nhớ gió bên đồi lau xanh

em còn tiếc cụm hoa chanh
còn mơ con bướm trên cành tương tư

bao giờ nghe ý trùng tu
thân như rong nước, cõi hư vô này
mai sau còn dấu chim bay
dưới sâu cát bụi, đổ dài bóng tôi