PDA

View Full Version : Giáo dục thời VNCH



dalat1953
09-18-2015, 08:45 AM
Bác nào nhớ thời VNCH năm nào đổi từ đệ nhị, đệ nhất sang lớp 11, lớp 12? Theo mình nhớ là năm 1970 còn gọi là đệ nhất? Như vậy là đổi tên gọi sau 1971?

Dalat

SauDong
09-18-2015, 09:07 AM
Tôi nhớ là năm tôi lo học thi vào Đệ Thầt thì họ đổi thay và khi vào tới Đệ Thất (khoá 69-70) thì đã vào một lớp gọi là 6A3, lớp 6 khoa Anh Ngữ lớp thứ ba. Vậy có lẽ họ đổi mùa hè năm 69 đấy.

Hoặc nếu trí nhớ của tôi sai thì năm đó tôi đã vào lớp Thất 4, rồi hè 70 họ đổi sang 6A3 ...Hừmm, sao mà mau quên thế nhỉ, mới có 45 năm mà moi óc mãi cũng kg ra !

hoài vọng
09-18-2015, 11:57 PM
Tôi nhớ là năm tôi lo học thi vào Đệ Thầt thì họ đổi thay và khi vào tới Đệ Thất (khoá 69-70) thì đã vào một lớp gọi là 6A3, lớp 6 khoa Anh Ngữ lớp thứ ba. Vậy có lẽ họ đổi mùa hè năm 69 đấy.

Hoặc nếu trí nhớ của tôi sai thì năm đó tôi đã vào lớp Thất 4, rồi hè 70 họ đổi sang 6A3 ...Hừmm, sao mà mau quên thế nhỉ, mới có 45 năm mà moi óc mãi cũng kg ra !
Bạn hiền , mới có...gần nửa thế kỷ thôi :)

SauDong
09-21-2015, 06:42 AM
Nghe lời bác Lính nhắc mà .. toát mồ hôi hột. Chợt nhớ đến bài "60 năm cuộc đời", thì nửa thế kỷ là sắp xong rồi. Thôi thì ... ngậm ngùi xếp hàng chờ xuống lỗ vậy.

Nghĩ mãi thì có lẽ sự thay đổi tên gọi trên xảy ra hồi hè 70 đấy bác LaDaLat à.

Lê Nguyễn Hiệp
09-21-2015, 11:31 AM
Tôi nhớ là năm tôi lo học thi vào Đệ Thầt thì họ đổi thay và khi vào tới Đệ Thất (khoá 69-70) thì đã vào một lớp gọi là 6A3, lớp 6 khoa Anh Ngữ lớp thứ ba. Vậy có lẽ họ đổi mùa hè năm 69 đấy.

Hoặc nếu trí nhớ của tôi sai thì năm đó tôi đã vào lớp Thất 4, rồi hè 70 họ đổi sang 6A3 ...Hừmm, sao mà mau quên thế nhỉ, mới có 45 năm mà moi óc mãi cũng kg ra !

sau khi thi đậu tú tài phần 1 (lớp đệ nhị), tớ nhảy tọt lên đệ nhất (khoá 69-70) chớp luôn cái bằng tú tài phần 2. Hình như chỉ đổi qua lớp 11 và 12 vào năm 1974 khi thi bằng tú tài IBM, năm 1974 đã bỏ thi tú tài phần 1.

gun_ho
09-22-2015, 01:03 PM
Ô là la. Có lẽ bác Hiệp là lú lẫn hơn cả.

Lê Nguyễn Hiệp
09-22-2015, 01:26 PM
Ô là la. Có lẽ bác Hiệp là lú lẫn hơn cả.

vậy hả bác gunho?? lú qua rồi ha!!! thiệt tình lú tỉ lệ thuận với tuồi già sao cà?

bác có giải thích đúng không lú! xin chia xẻ cho bà con nhớ lại,

gun_ho
09-22-2015, 01:47 PM
Cái này em cọp pi trên net rồi post lên bằng cái phone cùi. Mong bác thông cảm.


Giáo dục trung học

Bài chi tiết:*Hệ thống giáo dục kỹ thuật thời Việt Nam Cộng hòa

Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức 24%[12]*tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18;[13]*có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở*Vĩnh Long*và*Sa Đéc).[32]Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó cóPétrus Ký,*Chu Văn An,*Võ Trường Toản,Trưng Vương,*Gia Long,*Lê Quý Đôn*(Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat,*Quốc Học*(Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng),*Nguyễn Đình Chiểu*(Mỹ Tho),*Phan Thanh Giản*(Cần Thơ)... Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác. Các trường tư thục thì thu học phí với mức khác nhau (tùy từng trường và khối lớp).

Trung học đệ nhất cấp

Trung học đệ nhất cấp bao gồm bốn lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1970 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1970 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%);[7]*tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%. Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai "lục cá nguyệt" (hay "học kỳ"). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường làtiếng Anh*hay*tiếng Pháp. Môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.[37]*Từ năm 1966 trở đi, môn võ*Vovinam*(tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.[38]*Học xong năm lớp 9 thì thi bằngTrung học đệ nhất cấp*(tiếng Pháp:*brevet d'etudes du premier cycle). Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp. Năm 1959 bỏ phần vấn đáp[39]*rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.[40]

Số liệu giáo dục bậc trung học[25]Niên họcSố học sinhSố lớp học195551.4658901959132.529[27]1960160.500[26]1961228.495*[28]1963264.8664.8311964291.965[29]1967-68471.000[12]1968-69554.000[12]1969-70632.000[12]9.069Trung học đệ nhị cấp

Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở. Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học.[41]*Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là*khoa học thực nghiệm*hay còn gọi là ban*vạn vật; ban*toán; ban*văn chương; và ban văn chương cổ ngữ, thường là*Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.[42]*Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi*Tú tài I*rồi thi*Tú tài II*năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt*tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thitrắc nghiệm*có tính cách khách quan hơn.[43]Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.[44]*Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi.[45]

Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng "tối ưu" hay "ưu ban khen" (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng "ưu" (16/20 điểm trở lên); "bình" (14/20); "bình thứ" (12/20), và "thứ" (10/20).[46]*Một số trường trung học chia theo phái tính như ở*Sài Gòn*thì có trường*Pétrus Ký,*Chu Văn An,*Võ Trường Toản,*Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định)*và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Cường Để (Quy Nhơn), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ) dành cho nam sinh. Các trường*Trưng Vương,*Gia Long,*Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Hồng Đức*(Đà Nẵng), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh. Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì*áo dài*trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc*áo sơ mi*trắng, quần màu xanh dương.[47]

SauDong
09-23-2015, 06:41 AM
Vậy là đúng rồi, họ đã thay đổi lối gọi cấp lớp vào hè 70. Thế là gọi thẳng tuột từ lớp 1 đến lớp 12 cho dễ nhận dạng (trừ lớp Mẫu Giáo). Sầu còn nhớ, hồi học lớp Mẫu Giáo, học đếm số. Lúc ấy nhận diện lớp Năm, lớp Tư thì dễ rồi, ok rồi. Sau đó đến mấy cấp Trung học thì bị khựng ngang. Có lần nghe tiếng 2 cô thiếu nữ, một người học Đệ Thất, một người Đệ Nhất. Lúc ấy thực sự Sầu mù tịt chẳng hiểu ai hơn ai. Sau đó 1 năm, Sầu dùng tí kiến thức lúc luyện chưởng thì nghiệm là một lớp nghĩa là Bảy, một lớp nghĩa là Một ... tuy nhiên ai công lực cao hơn thì vẫn chưa suy ra được. Mà ngộ ghê thời xưa càng học càng đi tụt lùi, từ lớp Năm tụt dần xuống lớp Nhì lớp Nhất rồi từ hàng Đệ Thất lùi xuống Đệ Lục Đệ Ngũ. Âu đây cũng là 1 cách đếm số của hàng cao thủ NASA ...

Bây giờ giản tiện là đi học từ lớp 1 lên dần tới lớp 12 là đủ công lực để xuống núi. Tuy nhiên có người học lên đại học, cao học thì Sầu lại ngơ ngác khi được giới thiệu về 1 cậu mặt non choẹt mà đang là "Bác Sĩ năm thứ 2"; tuy rằng cậu này chưa làm Bác Sỉ một ngày nào cả .... ngộ ghê :)

SauDong
09-23-2015, 08:50 AM
Hình như chỉ đổi qua lớp 11 và 12 vào năm 1974 khi thi bằng tú tài IBM, năm 1974 đã bỏ thi tú tài phần 1.

Nhà bác này nói chỉ sai 1 nửa thôi vì .. cũng đúng là họ bỏ thi Tú Tài Một (Bán Phần) niên khoá 73-74 đấy, hay nói đúng hơn là họ bỏ sau hè 73. Và niên khoá cuối cùng 74-75, tui may mắn kg phải thi, chỉ lo chạy giặc mà thôi. Thế là sau ngày mất nước, chân ướt chân ráo, tui mò đại vào đại học để học đại (miễn học lớp 12 vì càng học càng thấy mình ngu). Rốt cuộc mảnh bằng Cử Nhân là mảnh bằng đầu tiên nhận được sau bao nhiêu năm cứ theo nhà văn Thanh Tịnh "hôm nay tôi đi học"

Nhắc đến thi Tú Tài Một tui chợt nhớ câu thơ thấm thía ngày nào

Rớt Bán Phần anh đi trung sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
Khi nào hết việc nước non
Anh dìa anh có Mẽo con anh bồng

Ôi nhắc đến Tú Một Tú Hai thì nhiều người có kỷ niệm buồn ra nước mắt. Riêng tui thì thoát nạn ... coi như số giời đã định ! :z67:

Triển
09-23-2015, 10:02 PM
VCó lần nghe tiếng 2 cô thiếu nữ, một người học Đệ Thất, một người Đệ Nhất. Lúc ấy thực sự Sầu mù tịt chẳng hiểu ai hơn ai. Sau đó 1 năm, Sầu dùng tí kiến thức lúc luyện chưởng thì nghiệm là một lớp nghĩa là Bảy, một lớp nghĩa là Một ... tuy nhiên ai công lực cao hơn thì vẫn chưa suy ra được. Mà ngộ ghê thời xưa càng học càng đi tụt lùi, từ lớp Năm tụt dần xuống lớp Nhì lớp Nhất rồi từ hàng Đệ Thất lùi xuống Đệ Lục Đệ Ngũ. Âu đây cũng là 1 cách đếm số của hàng cao thủ NASA ...

Ai biểu sư wynh nghe mấy cô Việt Nam lai tàu chi rồi hiểu theo phinh chưởng. Muốn hiểu hệ thống giáo dục Việt Nam thì phải hiểu hệ thống chính chị chính em ở Việt Nam. Người Phú Lang Sa ngồi trên đầu trên cổ dân Việt Nam gần một thế kỷ mà. Hệ thống giáo dục học đường cũng vì vậy mà nương nhờ theo Tây. Rõ ràng sáu câu vọng cổ thì phải vời nhà anh Sơn hoặc nhà anh Ngọc Hân vào đây. Họ đang ở Tây họ kể cho nghe hệ thống Pháp. Từ si dèm đến troa dèm ... đến pha...dèm, dèm pha luôn cũng được tuốt. Hồi xưa bác Thanh Việt cũng cãi với bác Tùng Lâm trong Tiếu Vương Hội về cái vấn đề Tây Ta, ở Sài-Gòn có trường Sắc Trong Lu Lô Ba, nhưng bên Tây nó bự nó xây nhiều nó có tới trường Sắc Trong Lu Lô Bốn lận.

Rồi đó, mời Sơn đại ca và Ngọc Hân đại ca lên sân khấu. :)

dalat1953
09-24-2015, 07:23 AM
Các bác có nhớ:
- Thi Tú Tài 1, Tú Tài 2 và Trung Học đều phải thi tất cả các môn học. Môn thể dục là nhiệm ý, thi hay không cũng được, nếu được trên 10/20 thì điểm dư sẽ được cộng thêm vào điểm thi chung.
- Các môn thi Tú Tài 2 (ban B): Toán (hs 5), Lý Hóa (hs 4), Sinh ngữ 1 (hs 3 ?), Triết (hs 2), Công dân, Sử Địa (hs 1), Sinh ngữ 2 (hs 1), Vạn vật (hs1). Điểm đậu: 170 (Thứ), 204 (Bình thứ), 238 (Bình), 272 (Ưu) và 306 (Tối Ưu).
- Tú tài (Ban B): Toán (hs 4), Lý hóa (hs 3), Việt văn (hs 2), sinh ngữ 1 (hs 2)...
Năm 1970 (?) thì bắt đầu dạy Tân Toán Học cho lớp đệ nhất, gồm mấy bài tập hợp, phép áp (mapping), nhóm vành thể, không gian vecteur, số tạp. Cũng bắt đầu học Hình Học Giải Tích song song với hình học cổ điển.
Lâu quá nhớ không hết chỉ còn nhạt nhòa trong ký ức mà thôi.
Dalat

Lê Nguyễn Hiệp
09-24-2015, 08:59 AM
Các bác có nhớ:
- Thi Tú Tài 1, Tú Tài 2 và Trung Học đều phải thi tất cả các môn học. Môn thể dục là nhiệm ý, thi hay không cũng được, nếu được trên 10/20 thì điểm dư sẽ được cộng thêm vào điểm thi chung.
- Các môn thi Tú Tài 2 (ban B): Toán (hs 5), Lý Hóa (hs 4), Sinh ngữ 1 (hs 3 ?), Triết (hs 2), Công dân, Sử Địa (hs 1), Sinh ngữ 2 (hs 1), Vạn vật (hs1). Điểm đậu: 170 (Thứ), 204 (Bình thứ), 238 (Bình), 272 (Ưu) và 306 (Tối Ưu).
- Tú tài (Ban B): Toán (hs 4), Lý hóa (hs 3), Việt văn (hs 2), sinh ngữ 1 (hs 2)...
Năm 1970 (?) thì bắt đầu dạy Tân Toán Học cho lớp đệ nhất, gồm mấy bài tập hợp, phép áp (mapping), nhóm vành thể, không gian vecteur, số tạp. Cũng bắt đầu học Hình Học Giải Tích song song với hình học cổ điển.
Lâu quá nhớ không hết chỉ còn nhạt nhòa trong ký ức mà thôi.
Dalat

bác dalat còn thiếu môn văn. Đề thi môn văn có hai lựa chon:

- bình giảng: chẳng hạn bình giảng về câu nói của tổng thống Kennedy, đừng hỏi tồ quốc làm được gì......

- phân tích về thơ của nhà thơ nào đó, bà huyện thanh quan....nguyễn công trứ......

Phân tích về thơ thì phải thuộc làm lòng nhiều bài thơ của nhiều tác giả. Tôi thuộc loại không thích nhớ thơ, nên chọn bình giảng.

SauDong
09-24-2015, 09:59 AM
Mấy bác còn thiếu kỳ thi vấn đáp nữa đấy. Sau năm 68 họ bỏ thi vấn đáp. Vẫn giữ cách thi Tú Tài 2 lần mỗi năm để hễ ai rớt Kỳ 1 thì ... tắt đèn làm lại.

Ai cũng phải biết bình giảng Chí Làm Trai của Nguyễn Công Trứ, gần như đây là đề tủ !!!

gun_ho
09-24-2015, 10:34 AM
bác dalat còn thiếu môn văn. Đề thi môn văn có hai lựa chon:

- bình giảng: chẳng hạn bình giảng về câu nói của tổng thống Kennedy, đừng hỏi tồ quốc làm được gì......

- phân tích về thơ của nhà thơ nào đó, bà huyện thanh quan....nguyễn công trứ......

Phân tích về thơ thì phải thuộc làm lòng nhiều bài thơ của nhiều tác giả. Tôi thuộc loại không thích nhớ thơ, nên chọn bình giảng.

Môn văn chỉ thi kỳ tú một thôi bác. Năm đệ nhất lớp 12 môn văn được thay thế bằng môn triết.
Ban B học triết hai môn đạo đức và luận lý. Ban A thêm môn tâm lý . Ban C đủ bốn món ăn chơi gồm luôn siêu hình.
Thi văn kỳ tú một ban B của bác chỉ làm đề tài nghị luận luân lý thôi. Bọn ban C buộc phải chọn nghị luận văn chương và phải thuộc thơ hay có thể trích dẫn thuộc lòng Đoạn Tuyệt hoặc Nửa chừng xuân.

Lê Nguyễn Hiệp
09-24-2015, 10:46 AM
Môn văn chỉ thi kỳ tú một thôi bác. Năm đệ nhất lớp 12 môn văn được thay thế bằng môn triết.
Ban B học triết hai môn đạo đức và luận lý. Ban A thêm môn tâm lý . Ban C đủ bốn món ăn chơi gồm luôn siêu hình.
Thi văn kỳ tú một ban B của bác chỉ làm đề tài nghị luận luân lý thôi. Bọn ban C buộc phải chọn nghị luận văn chương và phải thuộc thơ hay có thể trích dẫn thuộc lòng Đoạn Tuyệt hoặc Nửa chừng xuân.

bác gun ho trí nhớ giai nhỉ, chắc bác học ban A.

tui học ban B nên sau khi thi thấy hai môn toán và vật lý làm trôi chảy coi như đậu tú tài.

gun_ho
09-24-2015, 11:09 AM
Em ban C bác. Làm một bài luận khổ muốn chết được 14 điểm là quá hạnh phúc.
Trong khi bác trúng bài toán có thể được 18 mà lại hệ số 5.
Bởi thế ban C ít có thấy Ưu chỉ có Bình thôi.

Lê Nguyễn Hiệp
09-24-2015, 01:30 PM
Mấy bác còn thiếu kỳ thi vấn đáp nữa đấy. Sau năm 68 họ bỏ thi vấn đáp. Vẫn giữ cách thi Tú Tài 2 lần mỗi năm để hễ ai rớt Kỳ 1 thì ... tắt đèn làm lại.

Ai cũng phải biết bình giảng Chí Làm Trai của Nguyễn Công Trứ, gần như đây là đề tủ !!!

Ối giời! lại còn cái màn thi vấn đáp nữa. may là bỏ chứ nếu không tui rớt vấn đáp là cái chắc, vì cái tật cà lăm.

Thầy giáo : trò tên là gì?
Thí sinh: thưa! thưa!......thầy! thầy! .....tên em em... là Lê.....Nguyễn nguyễn..... hiệp.

chết chắc!!!!

dulan
09-24-2015, 02:17 PM
Các bác có nhớ:
- Thi Tú Tài 1, Tú Tài 2 và Trung Học đều phải thi tất cả các môn học. Môn thể dục là nhiệm ý, thi hay không cũng được, nếu được trên 10/20 thì điểm dư sẽ được cộng thêm vào điểm thi chung.
- Các môn thi Tú Tài 2 (ban B): Toán (hs 5), Lý Hóa (hs 4), Sinh ngữ 1 (hs 3 ?), Triết (hs 2), Công dân, Sử Địa (hs 1), Sinh ngữ 2 (hs 1), Vạn vật (hs1). Điểm đậu: 170 (Thứ), 204 (Bình thứ), 238 (Bình), 272 (Ưu) và 306 (Tối Ưu).
- Tú tài (Ban B): Toán (hs 4), Lý hóa (hs 3), Việt văn (hs 2), sinh ngữ 1 (hs 2)...
Năm 1970 (?) thì bắt đầu dạy Tân Toán Học cho lớp đệ nhất, gồm mấy bài tập hợp, phép áp (mapping), nhóm vành thể, không gian vecteur, số tạp. Cũng bắt đầu học Hình Học Giải Tích song song với hình học cổ điển.
Lâu quá nhớ không hết chỉ còn nhạt nhòa trong ký ức mà thôi.
Dalat


...

Xin chào cả nhà,

Toán Hình Học Giải Tích khó ha mấy huynh, nghe mấy huynh nói chuyện toán, dulan vô phòng bé sóc chị lôi ra thùng tập mà bé giữ lại của sóc Bố, chụp 2 tấm, để tiếp tục ngóng ngóng, có gì mai mốt con gái hỏi toán lý hóa mà mình bí thì biết tên ai đó, rùi... níu áo nhờ giải thích, hihi...

Nhớ lúc sóc chị mới học lớp 7 mà hỏi hằng đẳng thức, dulan giật mình vì hùi đó lớp 9 mình mới học hằng đẳng thức mà, nhưng dù sao mình cũng còn nhớ để giảng cho con hiểu.


http://i1293.photobucket.com/albums/b590/baileys1402/09a800fd-e0cf-4c75-b599-f5332612328e_zps6bs5kmvw.jpg (http://s1293.photobucket.com/user/baileys1402/media/09a800fd-e0cf-4c75-b599-f5332612328e_zps6bs5kmvw.jpg.html)


http://i1293.photobucket.com/albums/b590/baileys1402/ee5cf2a2-5c9a-49b4-9c0c-6a18cf28ecba_zpsgpp1zy9c.jpg (http://s1293.photobucket.com/user/baileys1402/media/ee5cf2a2-5c9a-49b4-9c0c-6a18cf28ecba_zpsgpp1zy9c.jpg.html)



(Lật lật một lúc thì thấy tờ giấy 20 đồng Thụy Điển, chắc hồi đó sóc Bố được thưởng hay sao mà giữ lại)


...


Nói tới thời học trò, để dulan đem cóc bưởi xoài vô cho vui nha mấy huynh
http://i1293.photobucket.com/albums/b590/baileys1402/b00612c9-edc9-4b24-954a-d615505c71b0_zpsvy5kvabk.jpg (http://s1293.photobucket.com/user/baileys1402/media/b00612c9-edc9-4b24-954a-d615505c71b0_zpsvy5kvabk.jpg.html)





...


Thân mến và chúc vui,
Dulan


...


Dulan vẫy tay chào chị Thụy Khanh và Platinum nhé!


...

Triển
09-24-2015, 09:35 PM
Du Lan, hằng đẳng thức học từ lớp 6, lớp 7 rồi, nhưng học dài lên tới lớp chín cho đa thức có bậc lũy thừa cao hơn. Tuy nhiên cháu nó hỏi hằng đẳng thức mà Du Lan chụp hình các bài lấy tích phân là cuối năm 11 mới học lận (chương trình Pháp). Lớp chín là học giải phương trình bậc hai bên giải tích và bên hình học phẳng thì học thêm quỹ tích, rồi bắt đầu học sâu hơn về đại số và lượng giác. Lên lớp 10-11 mới đào sâu lượng giác và học đạo hàm rồi đến khảo sát hàm số. Tích phân là chương trình toán giải tích của năm tú tài, tức là lớp 12 lận. :)

Đừng chỉ mấy đứa nhỏ nha, nhớ tùm phèo chỉ khiến bọn nhỏ tẩu hoả nhập ma. Nếu mấy đứa nhỏ Du Lan gặp khó khăn Toán, thì cho đi học thêm nhưng mà tài chánh dồi dào chút, đăng báo kiếm học trò hoặc đăng thẳng trong trường kiếm học trò lớp cao đó. Rẻ hơn học thầy bên ngoài. Toán Lý mà mang vào đây mấy sư huynh trong này chắc quên hết rồi. :)

dalat1953
09-29-2015, 07:31 AM
Trước năm 1972 thi vào Đại Học Sư Phạm khó lắm vì ĐHSP không lấy vào năm thứ nhất, mà thi vào từ những sinh viên có chứng chỉ năm thứ nhất trường ĐH khác vào. Muốn vào ban Toán phải có chứng chỉ MPC, MGP của ĐHKH rồi mới thi vào (đậu mới được học) và đặc biệt là không có lấy dự khuyết. Hồi đó thấy những quyển sách Toán, Lý Hoá mà ghi "tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm và Cử Nhân Giáo Khoa Toán" thấy bắt ham luôn. Sau năm 1972 thì lấy thẳng Tú Tài 2 vô.
Kể cũng đúng vì đào tạo ra con người thì người thầy phải ngon lành chứ! Lương Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp lúc mới ra trường là (chỉ số 470), còn đệ nhất cấp là 410. Khi tốt nghiệp, ra phòng Khánh Tiết (Viện Đại Học Sài Gòn) để chọn nhiệm sở, chọn theo thứ tự hạng cao xuống thấp khi thi ra trường. Nhận Sự Vụ Lệnh Bổ Nhiệm và Sự Vụ Lệnh Bổ Dụng ngay sau khi chọn nhiệm sở xong.

Dalat