PDA

View Full Version : Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết



dangphuonglam79
10-27-2011, 06:27 PM
Sốt xuất huyết (http://www.khoemoingay.vn/tags/sot-xuat-huyet) Dengue là bệnh nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra, bệnh lây lan do muỗi vằn Aedesaegypti hút máu người bệnh có chứa siêu vi rồi sang đốt người lành và truyền siêu vi gây bệnh.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/thumb_500/public/image/chua_benh/sot-cao.jpg


Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của sốt xuất huyết là xuất huyết, gan lớn, có thể sốc dẫn đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa mưa, bệnh thường gặp ở vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém, ít gặp ở vùng đồi núi cao.
Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Mắc bệnh lần đầu gọi là sơ nhiễm, mắc bệnh lần thứ hai gọi là tái nhiễm. Kháng thể sáng siêu vi Dengue chỉ có tính bảo vệ với chính tuýp huyết thanh mắc phải, do đó bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm với các tuýp huyết thanh khác khi tái nhiễm (đã có sẵn kháng thể trong máu) hay ở trẻ còn bú (kháng thể của mẹ truyền sang). Có hai trường hợp có thể xảy ra: nếu có kháng thể trung hòa thì có thể bất hoạt siêu vi, nhưng nếu có kháng thể hưng phấn thì phản ứng xảy ra dữ dội tạo ra một chuỗi phản ứng đưa đến hiện tượng thoát huyết tương ra gian bào. Tình trạng thoát huyết tương làm cô đặc máu, giảm lưu lượng tuần hoàn, nếu huyết tương thoát mạch lớn hơn 20% thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng trụy tim mạch, sốc. Xuất huyết trong sốt xuất huyết Dengue có thể do các nguyên nhân: rối loạn đông máu, giảm số lượng tiểu cầu và thành mạch không bền, dễ vỡ.
Các biểu hiện bệnhhttp://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/sot-xuat-huyet-1_1.jpg
Ảnh minh họa.Sốt xuất huyết Dengue không sốc: bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kèm theo chán ăn, nôn ói, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau họng, đau bụng vùng thượng vị nhất là hạ sườn phải, có thể sờ thấy gan to dưới bờ sườn phải. Xuất huyết xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 dưới nhiều hình thức: xuất huyết dưới da ở nhiều nơi trên cơ thể dưới dạng tử ban điểm, nghiệm pháp dây thắt dương tính, xuất hiện vết bầm máu nơi tiêm và mảng xuất huyết. Bệnh nhân cũng có thể xuất huyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (ói ra máu, đi tiêu ra máu), xuất huyết niêm mạc mũi, nướu răng. Diễn tiến tự nhiên, sau một tuần bệnh nhân sẽ hội phục, giảm sốt, tổng trạng khá, mạch và huyết áp ổn định.
Sốt xuất huyết Dengue có sốc: khởi phát giống như sốt xuất huyết không sốc, nhưng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 xảy ra tình trạng sốc với biểu hiện: chân tay lạnh, da lạnh, có khi tím tái, mạch quay nhẹ, khó bắt hoặc không bắt được mạch, huyết áp giảm kẹp không đo được, bệnh nhân đờ đẫn, có khi bứt rứt. Thời gian hồi phục màu da có khi kéo dài trên 2 giây. Sốc là tình trạng cấp cứu cần được truyền dịch kịp thời, thời gian truyền dịch từ 24 đến 48 giờ. Diễn tiến tùy trường hợp, có khi hồi phục nhanh, không xuất huyết thêm, có khi tái xuất nhiều lần, xuất huyết nặng, không đáp ứng với điều trị. Truyền dịch nhiều đưa đến tình trạng phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi số lượng nhiều gây phù phổi cấp, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
Các mức độ bệnh
http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/sot-xuat-huyet-3.jpgẢnh minh họa.Mức độ nặng nhẹ của bệnh được đánh giá theo phân độ như sau:
Độ I: sốt và dấu dây thắt dương tính
Độ II: Triệu chứng của độ I và xuất huyết tự nhiên ở một số nơi như da, niêm mạc ống tiêu hóa… Mạch, huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường.
Độ III: Ngoài các triệu chứng của độ I, độ II còn có tình trạng sốc với các biểu hiện mạch nhanh, nhẹ, huyết áp hạ hoặc kẹp, chi lạnh, bứt rứt.
Độ IV: tình trạng trụy tim mạch nặng với mạch và huyết áp không đo được.
Các phân loại này đã bỏ qua một số yếu tố như: suy hô hấp, suy các cơ quan như gan, tim, thần kinh…
Hiện nay, đang có đề nghị phân loại mới với các mức độ bệnh như sau:
Tiêu chuẩn nhập việnDấu hiệu thoát dịch: mất nước, không dung nạp dịch, mồ hôi nhiều, chân tay lạnh.
Dấu hiệu xuất huyết: xuất huyết tự nhiên không phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu.
Suy đa tạng: vàng da niêm, đau ngực, khó thở.
Cho đến nay, các nghiên cứu đều không chứng tỏ sử dụng corticoid ngăn được diễn tiến đến sốc.
Xuất huyết gây tử vong cao trên người lớn: truyền tiểu cầu có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm được biến chứng xuất huyết.
Phòng ngừaVệ sinh môi trường, dọn dẹp những nơi có nước đọng để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, tiêu diệt lăng quăng.Tránh muỗi đốt, phun thuốc trừ muỗi, ngủ mùng, nhất là trẻ em ngủ ban ngày.
TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN

dangphuonglam79
10-27-2011, 06:29 PM
Bệnh Sốt xuất huyết (http://www.khoemoingay.vn/tags/sot-xuat-huyet) (SXH) do vi-rút Dengue gây nên. Vi-rút Dengue có 4 týp huyết thanh khác nhau là D1, D2, D3, D4 nhưng đều gây bệnh SXH với các biểu hiện (triệu chứng) giống nhau.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/thumb_500/public/image/tra_benh/benh-sot-xuat-huyet-1.jpg



Ảnh minh họa.Đáp ứng miễn dịch của cơ thể con người với các týp vi-rút này cũng khác nhau và không có miễn dịch chéo (nghĩa là sau khi bị nhiễm một trong bốn týp huyết thanh vẫn có thể bị nhiễm các týp huyết thanh còn lại), vì thế một người có thể mắc bệnh SXH 4 lần, những lần sau sẽ nặng hơn lần đầu.
Sơ đồ lây truyền bệnh1. Muỗi vằn Aedes Egypti đốt người lành, truyền vi-rút từ tuyến nước bọt của muỗi sang cho người.
2. Vi-rút nhân lên trong cơ quan đích.
3. Vi-rút gây nhiễm tế bào bạch cầu và hệ bạch huyết.
4. Vi-rút được phóng thích và lưu hành trong máu.
Các biểu hiện của bệnhLâm sàng:
- Sốt cao là dấu hiệu hằng định của SXH. Sốt cao đột ngột từ 39-400C, ở trẻ lớn kéo dài 2-7 ngày, ở trẻ nhũ nhi (trẻ còn bú) kéo dài 2-13 ngày, uống thuốc hạ sốt thì giảm nhưng sau đó sốt lại.
- Xuất huyết: Xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da giống như nốt muỗi đốt (khi làm căng da xung quanh thì chấm xuất huyết không biến mất), chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nặng hơn có thể nôn ra máu, đi cầu ra máu.
- Sốc SXH: bệnh nhân bứt rứt, tay chân lạnh, vả mồ hôi, mạch nhanh nhẹ, tiểu ít.
- Đau bụng, gan to.
Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue- Đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế và thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Tùy theo bệnh trạng của người bệnh thầy thuốc sẽ chỉ định để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc hoặc cho bệnh nhân nhập viện.
- Chăm sóc bệnh nhân Sốt xuất huyết tại nhà:
+ Hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm khi sốt cao. Cho bệnh nhân uống Paracetamol với liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng cơ thể/một lần, mỗi ngày uống 3-4 lần.
+ Cho người bệnh uống nhiều nước (nước nấu sôi để nguội, nước trái cây, dung dịch Oresol), ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, sữa…
+ Đưa người bệnh đến khám lại tại các cơ sở y tế mỗi ngày theo lịch hẹn (cho đến hết ngày thứ bảy kể từ khi bắt đầu sốt và cho đến khi hết sốt liên tục trong 48 giờ).
- Đưa ngay người bệnh đến bệnh viện khi có dấu hiệu trở nặng sau:
+ Bứt rứt, vật vả hoặc li bì
+ Bàn tay, bàn chân lạnh
+ Tiểu ít
+ Đau bụng hoặc đi cầu ra máu
+ Da đổi màu tím bầm, môi tím lại.
Chú ý: Tuyệt đối tránh những việc làm không đúng sau đây:
+ Cạo gió, chích lể (vì có thể gây vỡ mạch máu)
+ Dùng thuốc Aspirin để hạ sốt vì sẽ gây thêm xuất huyết
+ Cho trẻ truyền dịch không đúng ở phòng khám tư
+ Không quấn kín, mặc quần áo nhiều tránh khó thở, không nhịn ăn uống tránh suy dinh dưỡng khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Để phòng ngừa sốt xuất huyết, cần thực hiện những biện pháp:Không cho muỗi chích
- Diệt mũi bằng thuốc xịt hoặc nhang trừ muỗi
- Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng (cả ban ngày)
- Thoa thuốc chống muỗi ở vùng da lộ ra ngoài.
Không cho muỗi ở
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng
- Không treo quần áo dơ (mặc rồi) làm chỗ cho muỗi trú đậu.
Không cho muỗi đẻ
- Đậy kín và súc rửa thường xuyên lu, khạp, dụng cụ chứa nước.
- Thả cá bảy màu vào lu, khạp, hồ chứa nước.
- Dẹp bỏ các vật, chỗ đọng nước quanh nhà.
- Thay nước bình hoa thường xuyên.
- Đổ dầu cặn hoặc bỏ muối vào các chén nước chống kiến ở chân tủ đựng thức ăn, chạn đựng chén bát.
- Lấp kín những hốc cây có chứa nước đọng bằng xi măng hoặc cát.
TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN

dangphuonglam79
10-27-2011, 06:35 PM
Trong thời gian qua, sốt xuất huyết (http://www.khoemoingay.vn/tags/sot-xuat-huyet) đã phát triển và bùng phát thành dịch ở một số nơi. Mặc dù công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (http://www.khoemoingay.vn/tags/suc-khoe) triển khai một cách tích cực, vận động cộng đồng cùng tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống nhưng trên thực tế hiệu quả đạt được còn hạn chế.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/thumb_500/public/image/tra_benh/cach-xu-li-muoi-1.jpg



Ảnh minh họa.Vị trí muỗi truyền bệnh sinh sản quanh nhàMuỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti thường thích đẻ trứng ở những chỗ chứa nước sạch tạm thời ở trong nhà và quanh nhà. Trứng sẽ phát triển qua các giai đoạn bọ gậy, cung quăng và muỗi trưởng thành để thực hiện vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết. Phần lớn những nơi chứa nước sạch ở quanh nhà chỉ là tạm thời, thường là nước mưa. Các vũng nước mưa ở trong vườn có thể khô cạn sau vài ngày hoặc vài tuần. Các điểm sinh sản quanh nhà của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có thể tìm thấy ở nhiều nơi. Vì vậy cần phải kiểm tra thường xuyên để xử lý những chỗ này nhằm góp phần trong việc phòng bệnh, nhất là khi dịch bệnh có khả năng phát triển.
Các điểm sinh sản quanh nhà của muỗi thường gặp:
1.Các can đựng và vật chứa bằng nhựa không sử dụng.
2.Chai, lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa.
3.Vỏ dừa, gáo dừa.
4.Lốp xe cũ các loại.
5.Lu, vại chứa nước, thùng phi.
6.Bể chứa nước.
7.Bẹ lá cây chuối.
8.Máng nước trên mái nhà.
9.Kỷ đựng chậu cây cảnh.
10.Các mảnh vỡ của vỏ chai cắm trên tường để chống trộm.
11.Các khuôn gạch hoa làm tường không sử dụng.
12.Rìa trên của tường nhà.
13.Các hố tường hàng rào quanh nhà.
14.Các hố cây, hốc cây.
15.Các ống tre, nứa làm hàng rào quanh nhà.
Biện pháp xử lýKhẩu hiệu hành động của ngành y tế là “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”. Vì vậy mọi người, mọi nhà cần có nhận thức đầy đủ về vấn đế này để thực hiện các biện pháp can thiệp bằng cách xử lý, hủy bỏ, triệt phá những nơi đã nêu trên vì nó có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, đẻ trứng, phát triển và truyền bệnh.
Biện pháp đơn giản nhất là xử lý rác thải an toàn thông qua hệ thống thu gom rác hoặc đem chôn, đậy kín các lốp xe cũ không sử dụng hoặc vất bỏ đi, lấp các hố tường bằng cát hoặc xi măng, thường xuyên nạo vét máng nước; lấp đầy các hố cây, hốc cây bằng cát hoặc xi măng; cắt các ống tre, nứa làm hàng rào đến sát đốt; che lu, vại chứa nước bằng nắp đậy khít, che miệng thùng phi bằng vải hoặc lưới...
Đơn cử một trường hợp, trong đợt sốt xuất huyết bùng phát vừa qua, đến thăm một gia đình có cả 4 người đều bị sốt; kiểm tra máng nước trên mái nhà tìm thấy nhiều chỗ nước mưa đọng lại, đã phát hiện nhiều cá thể bọ gậy và cung quăng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều người trong nhà bị mắc bệnh, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Gia đình đã được tư vấn, giải thích và hướng dẫn kiểm tra định kỳ máng nước, nạo vét máng nước thường xuyên. Khuyến cáo cần phải cọ rửa và cải tạo, nâng cao độ dốc của máng nước với tỷ lệ 1 cm độ dốc cho 10 m độ dài của máng nước để tránh nước đọng.
Phòng, chống sốt xuất huyết muốn hiệu quả cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng người dân. Khi bệnh đã bùng phát, việc phun hóa chất diệt muỗi để hạ thấp mật độ hoạt động của muỗi trưởng thành truyền bệnh chỉ là giải pháp tình thế. Phòng bệnh phải bắt đầu từ các biện pháp triệt phá những nơi muỗi sinh sản, đẻ trứng mới mang tính chủ động và bền vững. Các hộ gia đình có thể tự tiến hành được những biện pháp đơn giản, rẻ tiền và không cần phải có sự giúp đỡ, tư vấn từ bên ngoài.
TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN

dangphuonglam79
10-27-2011, 06:38 PM
Rất nhiều người tưởng rằng đã mắc sốt xuất huyết (http://www.khoemoingay.vn/tags/sot-xuat-huyet) thì sẽ không bị lại. Tuy nhiên, việc tái mắc vẫn xảy và và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/thumb_500/public/image/chua_benh/do-nhiet-do-cho-con_0.jpg


Tình hình bệnh sốt xuất huyết được đánh giá là rất phức tạp, nhất là những tháng cuối năm. Nguy hiểm hơn khi hiện nay, nước ta chưa có vắc-xin phòng bệnh này.77
Trong khi đó, theo tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhiều người dân rất chủ quan cho rằng đã mắc SXH thì sẽ không mắc lại. Tuy nhiên, việc tái mắc vẫn xảy và và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Lý giải điều này, ông Hiển cho biết khi bị nhiễm một trong bốn type của vi trùng SXH, cơ thể người bệnh sẽ sinh ra kháng thể chống lại typép đó. Nếu người mắc SXH lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là type vi trùng khác. Khi đó, hai kháng thể của hai type vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch.
Lưu ý phòng bệnh
http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/sot-xuat-huyet-1_0.jpgẢnh minh họa.
Về bệnh SXH, các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh trường hợp sốc SXH ở trẻ, khi thấy con sốt cao trên hai ngày, có một trong các dấu hiệu: bứt rứt, lăn lộn hoặc li bì, lơ mơ, nói sảng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; đau bụng; tay chân lạnh; lừ đừ, nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống;…thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đặc biệt, không được dùng thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước.Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, đối với bệnh nhân SXH, không thể tiên đoán được bệnh sẽ tiến triển nặng hay nhẹ, mà phụ thuộc vào tùy từng trường hợp, dù có thể mắc týp gây bệnh giống nhau. Do đó, vấn đề theo dõi, cấp cứu điều trị kịp thời các biến chứng của bệnh có vai trò rất quan trọng. Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Tuyêt đối không được truyền các dung dịch có đường, dung dịch pha vitamin, có đạm vì rất dễ dẫn tới sốc, gây tổn thương não, nguy hiểm đến tính mạng.Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh SXH nên cách phòng bệnh hiệu quả nhất là người dân phải giữ vệ sinh nhà cửa luôn khô, thoáng, không nên dùng các dụng cụ hở nắp tích trữ nước trong nhà.
TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN

dangphuonglam79
10-27-2011, 06:41 PM
Cần theo dõi sát sao để phát hiện các dấu hiệu tiền sốc vì sốc là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết (http://www.khoemoingay.vn/tags/suc-khoe), rất dễ dẫn đến tử vong. Đừng quá phụ thuộc vào triệu chứng xuất huyết vì nhiều trẻ bị sốc mà không có dấu hiệu này.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/thumb_500/public/image/chua_benh/73f8f3dcc4_0.jpg


Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với 3 đặc điểm: đột ngột, liên tục và sốt cao. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay tiêu ra máu. Có những trẻ hoàn toàn không bị xuất huyết.

Dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc đều luôn cảnh giác, đó là sốc. Sốc là một hội chứng (nghĩa là nhiều triệu chứng hội tụ lại) với 3 tình trạng suy giảm của cơ thể: giảm tri giác (người bệnh không còn lanh lợi, tỉnh táo mà trở nên lừ đừ, có khi mê sảng), giảm nhiệt độ (nhất là đầu chi) và giảm huyết áp. Sốc là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh sốt xuất huyết. Đa số trẻ sốt xuất huyết tử vong do sốc nặng, không phục hồi được nữa.

Căn cứ vào các triệu chứng và biến chứng, ngành y đã phân bệnh sốt xuất huyết làm 4 cấp từ nhẹ tới nặng. Ở cấp 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. Cấp 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết. Ở cấp 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và cấp 4 thì đã bị sốc nặng.

Trẻ sốt xuất huyết cấp 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với cấp 2, tùy trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp cấp 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/sot-xuat-huyet.jpgẢnh minh họa.
Khoảng 70% trẻ sốt xuất huyết được điều trị tại nhà. Trong trường hợp này, cần cho trẻ nằm nghỉ tuyệt đối, uống nước đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu, thực hiện đúng đơn thuốc của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh.

Nằm nghỉ là điều đầu tiên phải thực hiện. Trẻ cần nằm nghỉ trong một phòng thoáng mát. Tuyệt đối không ra mưa, ra nắng, không đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt những vẫn có vẻ khỏe mạnh.

Cho trẻ uống nước đầy đủ (http://www.khoemoingay.vn/clip/ban-can-uong-bao-nhieu-nuoc-mot-ngay) là điều rất cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ăn no quá.

Trong bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol (với nhiều tên khác nhau như Acemol, Cetamol, Efferalgan, Panadol). Đừng bao giờ cho trẻ dùng các thuốc nhóm aspirine như Aspegic, Aspro... chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác (có trường hợp dẫn đến tử vong). Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà chỉ làm trẻ mệt thêm.

Trường hợp trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp “lau mát” với 3 động tác cơ bản: Dùng 1 khăn lông rấp nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ; lấy 1 khăn lông khác dấp nước ấm để lau mình mẩy, tay chân; nếu sờ 2 bàn chân trẻ thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân, phủ lên 1 khăn lông khô.

Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm:

- Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã.

- Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít.

- Tay, chân lạnh.

- Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại.

- Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát.

Bạn hãy lưu ý phát hiện các triệu chứng tiền sốc, nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), vì biến chứng sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Nếu bạn nhận thấy một hoặc vài triệu chứng kể trên thì dù chưa đến ngày tái khám hoặc bận công việc gì cũng phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện.
trích từ khoemoingay.vn

dangphuonglam79
10-27-2011, 06:44 PM
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh (http://www.khoemoingay.vn/danh-ba/benh-vien-nhiet-doi), từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 500 trường hợp là người lớn nhập viện do sốt xuất huyết (http://www.khoemoingay.vn/tra-benh/benh-sot-xuat-huyet), trong đó hơn 50 ca ở độ 3-4. Hiện tại khoa Nhiễm của bệnh viện, có hơn 200 người lớn đang được điều trị sốt xuất huyết tăng trên 50% so với những tuần trước.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/thumb_500/public/image/tra_benh/fotolia_1616364_xs_0.jpg



Ảnh minh họa.Gia tăng người lớn mắc bệnhCũng theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, so với những năm trước, tỷ lệ người lớn mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 1991, tỷ lệ người lớn mắc bệnh chỉ chiếm 14%, năm 2004 lên 30%, năm 2006 là 50,1% và hiện nay lên 75%. Những năm gần đây tỷ lệ không chỉ ở khu vực nông thôn, khu vực thành thị số người mắc cũng ngày càng nhiều.
Nguyên nhânLý giải nguyên nhân của tình trạng này, các chuyên gia y tế cho rằng có nhiều yếu tố như môi trường, mật độ dân cư ngày càng đông, tập trung ở các thành phố lớn; các chủng virut gây bệnh có sự biến đổi độc tính; ít hiểu biết cũng như cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này… Nguyên nhân khác, chính là sự chủ quan ở người bệnh bởi cho rằng sốt xuất huyết chỉ có ở trẻ em, ít xảy ra ở người lớn. Bởi vậy, khi mắc sốt xuất huyết nhiều người không biết, nghĩ cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi nên không đến cơ sở y tế để khám và điều trị dẫn đến nhiều trượng hợp bệnh nặng đã có biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứngSốt cao, xuất huyết nhiều hơn
Sốt xuất huyết ở người lớn rất khác sốt xuất huyết ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Khi sốt thường kèm lạnh run, nhức đầu, thời gian sốt kéo dài từ 7-10 ngày (trẻ em thường từ 5-7 ngày). Xuất huyết thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao, những chấm xuất huyết dưới da xuất hiện tự nhiên sau đụng chạm nhẹ, chảy máu răng, chảy máu mũi tự nhiên. Ở nữ giới, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt điều này khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc huyết áp bị tụt gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiêu ra máu, ra phân đen), suy gan, đông máu. Do đó, nguy cơ tử vong ở người lớn cũng cao hơn trẻ em.
Chủ động phòng bệnhĐể phòng bệnh cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, đồng thời thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường như: Dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng nhất, diệt lăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước trong và ngoài nhà...
Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt, giảm đau. Đặc biệt, không được dùng thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước...
trích từ khoemoingay.vn

dangphuonglam79
10-27-2011, 06:50 PM
Sốt xuất huyết dengue tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue gây ra do Dengue virus. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Có thể nói đây là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người.

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/thumb_500/public/image/tra_benh/dau-mua-1_0.jpg


Nguyên nhânNgười nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virus chính. Ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaysia có loài khỉ sống ởcác khu rừng nhiệt đới cũng mang virus dengue.
Triệu chứng
http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/do-nhiet-do-cho-con.jpgTriệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi (http://www.khoemoingay.vn/su-khoe/thu-pham-minh-khien-ban-met-moi) rũ rượi, nhức đầu (http://www.khoemoingay.vn/tags/nhuc-dau), đau sau hốc mắt, đau cơ... - Ảnh minh họa.1. Thời kỳ ủ bệnh: 3 - 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

2. Sốt dengue

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng (http://www.khoemoingay.vn/clip/viem-amidan), buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ sốt xuất huyết dengue mới có (6).

http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/benh-sot-ret-4_0.jpgẢnh minh họa.3. Sốt xuất huyết dengue

Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt dengue. Tuy nhiên thường sau từ 2 đến 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu (< 100.000/mm³) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong sốt xuất huyết dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lá lách thường không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu bệnh nặng.

Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết dengue và được phân loại theo WHO :

Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.

Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.

Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.

Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg.

Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng (6).
Chẩn đoánChẩn đoán dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như trình bày ở trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.

Một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ bệnh: điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi (4).
Điều trị
http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/benh-phong-4_0_0.jpgẢnh minh họa.Dưới đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị.

Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:

Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.

Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.

Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 - 24 giờ):

Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.

Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.

Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.

Tất cả bệnh nhân độ III.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):

Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.

Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...).

Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.

Tất cả bệnh nhân Độ IV.
Phòng bệnh
http://www.khoemoingay.vn/sites/default/files/styles/large/public/fancy/benh-sot-xuat-huyet-5_0.jpgNgủ mùng để tránh muỗi đốt là một cách phòng bệnh. - Ảnh minh họa.Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ...), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư . Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên có biện pháp phòng tránh khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex.
trích từ khoemoingay.vn