PDA

View Full Version : "Cưới"



Triển
11-16-2015, 10:44 PM
Tôi mới đọc đâu đó một động từ hôm qua. Nhưng mà thiên hạ sự đăng bài nhiều rồi không biết nó nằm ở cái bài nào cho nên không trích dẫn bằng đường kết nối được. Đó là chữ "cưới" trong tiếng Việt.

Ở Việt Nam mình dù đàn ông có là phái mạnh bao nhiêu, có vị trí và tiếng nói mạnh mẽ bao nhiêu trong gia đình, dòng họ, có nhiều ưu tiên ngoài xã hội, trong tôn giáo .v.v. nhưng trước khi có cuộc sống gia đình đều phải:

1. Cầu hôn.

Sau đó mới đến việc ...

2. Dạm hỏi

Rồi dần dà lấn sân sang ...

3. Xin cưới

Nguyên một đoạn đường này tóm gọn lại gọi là "cưới vợ". Mang xe hoa đến rước dâu, chở nàng về quê, ủa lộn về dinh.

Khi đứng về phía nữ giới, trên phương diện đạo đức, thì ông bà mình xử dụng động từ "lấy". Như dùng cho vật dụng vậy: "lấy".

Con gái thì "lấy chồng". Không có ai "cưới chồng" hết. Đó là sự tử tế duy nhất trong ngôn ngữ dành riêng cho phụ nữ trước khi xuất giá tòng phu. Ai là phụ nữ càng phải hiểu rõ sự ưu tư đã trở thành ưu tiên này của ông bà dành riêng cho mình trong ngôn ngữ lẫn đạo đức mà áp dụng từ ngữ cho thích hợp. Con gái không nên dùng chữ "cưới chồng" sẽ mất .... duyên. Không ai trách cứ mình gì ngoài chính cha mẹ trong nhà.

Mỗi khi ai có quên không nhớ dùng sao cho đúng thì cứ nhớ tên bài hát dân ca: Ra Giêng Anh Cưới Em.

Đừng nhớ lầm nha. Ra Giêng mà Em cưới Anh thì theo tiếng lóng sau này ở Việt Nam người ta trêu là 'máy bay bà già thích phi công trẻ', vi phạm nhân quyền, dành cái quyền cưới hỏi của đàn ông rồi đó. :)

hoài vọng
11-16-2015, 11:37 PM
'máy bay bà già thích phi công trẻ', vi phạm nhân quyền, dành cái quyền cưới hỏi của đàn ông rồi đó. :)



Thế phi công già thích máy bay trẻ thì vi phạm cái gì , anh Triển ?

Triển
11-16-2015, 11:51 PM
Thế phi công già thích máy bay trẻ thì vi phạm cái gì , anh Triển ?




Dạ, chưa có ai nói là vi phạm cái gì á Lính Đại Ca, nhưng mà
giống như tôi có đọc đâu đó Sãi huynh vừa rầy anh Bốn,
mà diễn nôm là: Già dịch!

(Haha! Suy diễn mà, đừng giận quá xuống sắc nha bà con)

tư mã tai trâu
11-17-2015, 02:14 AM
Chuyện phi công/máy bay hai anh vừa nói cũng là một kiểu trọng nam của người mình.

Hình như nếu phi công trẻ lái máy bay không còn trẻ thì mọi người xầm xì và dị nghị lung tung.

Ngược lại nếu có chàng phi công già (gân) vẫn còn khả năng cưỡi chiếc máy bay mới fully loaded thì đa số đều trầm trồ và ngưỡng mộ. Nhiều người tuy ghen ở trong lòng nhưng ngoài miệng cố dè bỉu chê bai là già dịch này nọ.

Còn chuyện định nghĩa già dịch hay già gân thì tùy theo ... thiên thời địa lợi và nhân hòa, nhất là nhân hòa, thôi anh 5.

Anh phi công già muốn tậu máy bay trẻ mà thiếu đi phần nhân hòa thì có thể sẽ được đóng mác già dịch.

Trái lại nếu anh phi công già nào đó không vướng bận chuyện nợ nần với máy bay khác, bằng lái sạch và hốt nhiên chàng được phép lái một chiếc máy bay mới cáo cạnh thì hẳn là chàng tốt số lắm. Già này nên gọi là già gân.

Cuối cùng, già mà còn dịch được thì cũng nên mừng cho già. Già hay trẻ, đâu có ai muốn ... bất di bất dịch đâu.
Già bất dịch tốn tiền mua thuốc.:z45:

Triển
11-17-2015, 04:19 AM
bằng lái sạch

Haha!
Trời ơi bây giờ còn có vụ bằng lái sạch nữa.
Bằng lái sạch là sao anh Bốn? Nếu tính theo thầy
Tôm hôm nọ, xúi dại người ta bỏ chạy có tính bằng
lái sạch không hay là bẩn rồi ta? :z52:

tư mã tai trâu
11-17-2015, 05:07 AM
Haha!
Trời ơi bây giờ còn có vụ bằng lái sạch nữa.
Bằng lái sạch là sao anh Bốn? Nếu tính theo thầy
Tôm hôm nọ, xúi dại người ta bỏ chạy có tính bằng
lái sạch không hay là bẩn rồi ta? :z52:



Hmm,
Ngôn ngữ là một hệ thống đấy anh 5. "Bằng lái sạch" là tôi xài theo hệ thống của tôi.:z45:

RaginCajun
11-17-2015, 05:29 AM
Haha!
Trời ơi bây giờ còn có vụ bằng lái sạch nữa.
Bằng lái sạch là sao anh Bốn? Nếu tính theo thầy
Tôm hôm nọ, xúi dại người ta bỏ chạy có tính bằng
lái sạch không hay là bẩn rồi ta? :z52:


Nói lén tớ đây nha. Chạy được thì đương nhiên là sạch rồi :p

Triển
11-17-2015, 09:24 PM
Tóm gọn hai ý của hai thầy là còn phải xem lại
hệ thống sạch hay là hệ thống bẩn nữa nha.

Trong tiếng cổ Hy Lạp, chữ 'hệ thống' - σύστεμα
là sự góp nhặt những cục nhỏ ráp liên hồi kỳ trận
thành một cục to.
Không biết hệ thống của anh Bốn là to hay nhỏ
và có sạch sẽ bằng hệ thống anh Tôm chưa. Haha!

Triển
12-04-2015, 08:48 PM
http://i.imgur.com/G9gEFFr.png

(nguồn: BBC Việt ngữ (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151204_viet_victim_san_bernardino))

thuykhanh
12-05-2015, 09:05 PM
Chào anh Triển và quí vị,

Ngập ngừng với chủ đề này đã lâu, hôm nay tk xin có ý kiến chút xíu.

Theo phong tục bên này mà tk biết, sau khi người con trai chính thức tỏ tình với người yêu bằng chiếc nhẫn hột xoàn kèm câu nói:
" Will you marry me"
và cô gái bằng lòng thì trách nhiệm về việc chi tiêu cho đám cưới thuộc về người cha của cô.

Điều này khác với bên mình, gia đình chú rể bắt đầu và thực hiện mọi thủ tục cưới hỏi như anh Triển nói ở trên, vì vậy người mình gọi là cưới vợ.

Đài BBC sau này dùng phóng viên trẻ, phần đông lớn lên từ miền Bắc cho nên một là dịch y như tiếng Anh; hai là vì thói quen, họ dùng chữ ngồ ngộ, có khi trở thành sống sượng như trong bài trên, thiếu tính cách ý nhị của người mình.

Trong trường hợp trên, nếu họ đổi hàng chữ "chuẩn bị cưới chồng" thành "chuẩn bị lập gia đình" thì có lẽ sẽ nhẹ nhàng và chuyên môn ( professional) hơn.

passenger
12-06-2015, 06:00 AM
Theo phong tục bên này mà tk biết, sau khi người con trai chính thức tỏ tình với người yêu bằng chiếc nhẫn hột xoàn kèm câu nói:
" Will you marry me"
và cô gái bằng lòng thì trách nhiệm về việc chi tiêu cho đám cưới thuộc về người cha của cô.

Bcn nói đúng đấy!
Mà dẫu ai đòi cưới ai thì trước sau gì thế giới cũng vẫn là kingdom của Mars-viva-the-kings, queens-suppose-to-be cũng được dăm ba phút phù du huy hoàng rồi tha hồ mà vạn tuế!
"Cưới" dù sao nghe cũng đáng giá hơn "lấy".
Bộ con giai dziệu nhà người ta chỉ là things or stuffs cho mấy cô mình thò tay ra lấy lúc nào thì lấy hay sao chứ?
I go for "cưới":)

Triển
12-06-2015, 09:11 AM
Trong trường hợp trên, nếu họ đổi hàng chữ "chuẩn bị cưới chồng" thành "chuẩn bị lập gia đình" thì có lẽ sẽ nhẹ nhàng và chuyên môn ( professional) hơn.

Chuẩn bị thành hôn.

passenger
12-06-2015, 09:29 AM
Chuẩn bị thành hôn.

"Chuẩn bị thành hôn" là Hán-dzăng.
Nôm-na-dzăng là "sắp sửa cưới nhau".
(hay "cắn nhau"?)

Triển
12-06-2015, 09:46 AM
"Chuẩn bị thành hôn" là Hán-dzăng.
Nôm-na-dzăng là "sắp sửa cưới nhau".
(hay "cắn nhau"?)

Đúng rồi đầm già Tây u yes no thì thích cắn lắm, chủ động "cưới chồng" cũng nhiều nữa. Cái đó gọi là 'nô dzăng', lộn "văn nô".

passenger
12-06-2015, 10:26 AM
Đúng rồi đầm già Tây u yes no thì thích cắn lắm, chủ động "cưới chồng" cũng nhiều nữa. Cái đó gọi là 'nô dzăng', lộn "văn nô".

Văn nào mà chẳng có nô - văn tây nô tây / văn hán nô hán / văn nôm nô nôm - không nô sao dzét được văn cho nó được/bị thành văn?

Mà sao đang dzăn lại quơ sang con đầm dzà là nghĩa làm sao? Cái gì cho nó rạch ròi ra cái nấy chứ. Is that your sole weapon to be used for attacking some other different opinions?
Are you an immortal Mars wandering on Earth, oh dear mister?

thuykhanh
12-06-2015, 07:40 PM
Bcn nói đúng đấy!
Mà dẫu ai đòi cưới ai thì trước sau gì thế giới cũng vẫn là kingdom của Mars-viva-the-kings, queens-suppose-to-be cũng được dăm ba phút phù du huy hoàng rồi tha hồ mà vạn tuế!
"Cưới" dù sao nghe cũng đáng giá hơn "lấy".
Bộ con giai dziệu nhà người ta chỉ là things or stuffs cho mấy cô mình thò tay ra lấy lúc nào thì lấy hay sao chứ?
I go for "cưới":)



Deal! Muốn "cưới" thì "cưới", giống như "thiên thu" vậy.
Anh Triển là người phàn nàn về hai chữ "cưới" và "lấy" đó, không phải bcn à nha.

King bây giờ không có tam cung lục viện nữa đâu, lộn xộn là mệt á! bcn chẳng ham làm queen, thường dân là được rồi.

thuykhanh
12-06-2015, 07:49 PM
Chuẩn bị thành hôn.


Thành hôn nghe có vẻ như lễ cưới sắp được cử hành, đàng này họ định đến năm 2017 cơ mà.

Sao bây giờ Bầu có nhiều triện vậy, những 3 lận.
BVB 09 là gì mà tk không biết.

Triển
12-06-2015, 09:57 PM
Thành hôn nghe có vẻ như lễ cưới sắp được cử hành, đàng này họ định đến năm 2017 cơ mà.

Sao bây giờ Bầu có nhiều triện vậy, những 3 lận.
BVB 09 là gì mà tk không biết.

Trời, người phương Tây tụi nó sống với nhau chẳng
có cưới với hỏi gì mấy chục năm mới chính thức thành hôn.
Ở đây chỉ có 1 năm còn không sắp chứ là gì bây giờ.





Văn nào mà chẳng có nô - văn tây nô tây / văn hán nô hán / văn nôm nô nôm - không nô sao dzét được văn cho nó được/bị thành văn?

Mà sao đang dzăn lại quơ sang con đầm dzà là nghĩa làm sao? Cái gì cho nó rạch ròi ra cái nấy chứ. Is that your sole weapon to be used for attacking some other different opinions?
Are you an immortal Mars wandering on Earth, oh dear mister?

Khác nhau chứ. Văn hóa Việt Nam là nô lệ người tàu, bị nó
gán riết thành văn hóa của mình, từ ngôn ngữ đến những thứ
khác. Nó đã thành văn hóa của mình. Ông bà đã không còn cách
cưỡng nên đành phải chấp nhận.
Còn sính ngoại là khác, chẳng ai bắt buộc nhưng cứ thích
nạc mỡ lẫn lộn. Cũng có thể là người thích phô trương không chừng.

"Đầm già thích cưới phi công" là bên trên có viết rồi đấy. Không phải
mới đâu. Việc gì phải lý sự hỏi han vũ này khí nọ khi tranh luận rồi
phải viết bằng tiếng Anh. Tiếng Việt không đủ để diễn đạt hử thím
Phù? :)

008
12-06-2015, 10:02 PM
Post đầu tiên của thread này đã chính xác rồi nên tui tưởng không còn gì để thêm được nữa. Vậy mà tới đây tui cũng lại "cầm lòng chẳng đặng" mà phải... lòi thêm được phần đóng góp “500 dong” sau đây cho khét mùi chinh chiến:

“Chuẩn bị thành hôn” không có gì sai cả nhưng cũng ít thấy dùng như vậy mà người ta hay dùng “lễ thành hôn” hơn, còn gọi nôm na là “lễ cưới”. Dùng với “chuẩn bị” thì có thể dùng “kết hôn”, “lập gia đình”, “lập gia thất”, “lấy chồng”, lấy vợ”, “lên xe hoa về nhà chồng” và… hằng hà sa số những cách khác, từ huỵch tẹt cho đến bóng bẩy xa xôi diệu vợi nhưng tuyệt đối không bao giờ có chuyện “cưới chồng”! Tiếng Việt mà nói “cưới chồng” chắc cũng từa tựa như nói “áo vỡ (bể)” hay “rửa tóc” thay vì “áo rách” và “gội đầu”. Về những mặt khác thì nói như vậy còn làm mất hết… duyên con gái người ta! Chả biết sinh ra có bị đầu thừa đuôi thẹo gì không mà phải tính đến chuyện “cưới chồng” chứ nếu không thì ắt chẳng có ma nào muốn rinh về! Về ngôn ngữ thì tiếng Việt từ ngàn xưa đến giờ không bao giờ nói “cưới chồng” mà chỉ có chuyện "cưới vợ”. Đàn bà “lấy chồng” chứ không bao giờ “cưới chồng” nhưng cả hai phe đều có thể nói “lấy vợ” và “lấy chồng”! Ngôn ngữ nước nào cũng có các đặc tính riêng (indiosyncracies), bất luận có hợp lý hay không, dựa trên nền văn hóa, phong tục, tập quán, v.v… của họ và có những trường hợp có thể giải thích được và có những trường hợp không ai biết hoặc không còn ai nhớ lý do nữa.

Còn chuyện nhà trai trả tiền hay nhà gái trả tiền làm lễ cưới là chuyện bên lề thôi. Chẳng hạn ở bên này, và ngay cả ở VN dù hiếm hơn, chi phí đó có thể được hai bên thỏa thuận, hoặc theo truyền thống, mà chia nhau trả đồng đều hoặc bên này trả những phần nào đó và bên kia trả những phần nào đó chứ không hẳn là nhà trai phải ôm hết hay ở bên này (Bắc Mỹ) thì nhà gái sẽ trả hết. Nhưng điều không bao giờ thay đổi là phái có màu da xậm hơn luôn luôn phải ngỏ lời cầu hôn và phái có màu da nhạt hơn chỉ có thể… “đốc”, “xúi”, “dụ” hoặc bóng gió nhắc khéo chứ không bao giờ ngỏ lời… cầu hôn ngược lại. Chừng nào xảy ra chuyện một đám đực rựa trong lúc đang rổn rảng bàn chuyện… thể thao với nhau trong quán thì có người đột nhiên…khúc khích che miệng hỏi nhỏ một… đấng mày ngài hàm én nào trong bàn là: “Has she popped the question?” mà người nào cũng xem đó là chuyện bình thường không có gì lạ lẫm, thì khi đó ta hãy bàn tiếp. Oh…. bamboo shoot… quên mất, ngày nay chuyện “cưới chồng” đã xảy ra kha khá rồi nhưng nhưng may thay người cầu hôn vẫn không phải là đờn… bà, dù bên này hay bên kia… thế giới! (*)

Ở VN cả xưa lẫn nay, trong chuyện cưới hỏi nhà gái vẫn có thể “bao” hết mọi phí tổn lễ cưới, kể cả việc lo cả mâm quả cho rể tương lai, nhưng nhà trai vẫn phải bưng mâm quả (do nhà gái trả tiền) sang nhà gái để xin “bồng” con gái người ta về “nâng khăn sửa túi” cho mình, dù thực trạng sau đó thì… “đèn nhà ai nấy rạng” chẳng biết ai nâng cho ai! Điểm quan trọng để quyết định là ai xin ‘cưới” ai, tức là người nào là người chủ động “xin bàn tay” người kia về mà… táy máy. Do đó, lúc ngỏ lời “Will you marry me?” thí đó chính là lúc người nói lời đó đang cầu hôn, hay nói nôm na là “xin cưới” (hoặc “xin lấy về mần dợ” cũng được). Sở dĩ người ta dùng chữ “cưới” là ý muốn nói có lễ cưới đàng hoàng chứ không phải chơi kiểu “già nhân ngãi non vợ chồng” mà chung sống “thử” trước cái đã. VN không có chuyện “common law relationship” tương đương với “marriage” về mặt pháp lý, xã hội, .v.v… (hay có rồi mà tui không hề hay biết chăng?) mà phải có lễ cưới chính thức rồi mới được xem là vợ chồng còn không thì vẫn chỉ là chuyện… mèo mả gà đồng!

Tuy nhiên, nếu có ngày nào đó phong tục cưới hỏi thay đổi ngược lại để theo chế độ mẫu hệ, tức là ai ai cũng mặc nhiên xem đàn bà con gái là phe phải tích cực đi “lơn” đờn ông con trai, rồi ngỏ lời cầu hôn, và khệ nệ bưng mâm bưng quả sang nhà trai xin hỏi… chồng, thì ngày đó chắc tiếng Việt cũng nên đổi mới theo mà nói “cưới chồng” để phản ảnh cái tập quán mới tinh... quái đó. Nhưng hiện nay nếu nói “cưới chồng” thì:

1) Nếu không biết người viết là ai thì người đọc sẽ nghĩ ngay tiếng mẹ đẻ của người viết không phải là tiếng Việt.
2) Người đọc sẽ tưởng người viết là… trẻ con. Chẳng hạn như thời tui còn học tiểu học thì có thể tui đã từng viết hoặc nói như vậy thật, hay nói cách khác là lúc đó tui nói và viết tiếng Việt chưa “sạch nước cản” (giống như khi mới tập chơi cờ tướng vậy!)

Hết…ý!

____________________
(*) Trước đây tui đã từng gặp một bài dịch tiếng Việt… cũng của ban Việt Ngữ BBC dịch “on the other side of the world” thành “ở bên kia thế giới” trong khi bản gốc tiếng Anh có ý muốn nói “xa nhau quá, cách nhau đến cả nửa vòng trái đất, nên hai người khó giữ liên lạc được đều đặn”. Khi đọc bản tiếng Việt… “trứ danh” đó tui phải khựng lại vài giây để suy nghĩ xem họ liên lạc với nhau, dù khó khăn, bằng cách nào? Bằng cách nhờ “cô” hay “cậu” nào lên đồng để người kia nhập vào mà nói chuyện với nhau? Sau vài giây hoang mang gõ gõ lên đầu... gối mấy phát thì tui đoán rằng có lẽ bản tiếng Anh viết “on the other side of the world” nên “dịch giả” lúc đó ắt phải vừa xoa tay "shung shướng" dịch ngay thành “ở bên kia thế giới” vừa thầm tấm tắc dịch thế này thì hết... ý, không thể chê vào đâu được cả!!!

ốc
12-06-2015, 10:06 PM
Trong tiếng Tàu cũng có hai chữ riêng biệt để nói rõ là lấy chồng hoặc lấy vợ:

娶 - thú: lấy vợ. Chữ này ghép thành từ 3 chữ: 耳 - Nhĩ (tai), 又 - Hựu (thêm), và 女 - Nữ (đàn bà).
Hiểu theo nghĩa đen là trong tai có thêm một người đàn bà, còn nghĩa bóng là lấy vợ.

嫁 - giá: lấy chồng. Chữ này ghép thành từ 3 chữ: 女 - Nữ (đàn bà), 宀 - Miên (mái nhà), và 豕 - Thỉ (con lợn).
Hiểu theo nghĩa đen là người đàn bà đến ở chung một mái nhà với con lợn, còn nghĩa bóng là lấy chồng.

Người Tàu ngày xưa có sao nói vậy.

008
12-06-2015, 10:13 PM
Và do đó, tiếng ta cũng có "giấy giá thú"