PDA

View Full Version : hồng mao



gtmt
12-02-2015, 01:14 PM
bài "chinh phụ ngâm" có 2 câu:
"chí làm trai dặm nghìn da ngựa
gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao"


nguồn gốc của hồng mao trong câu trên là như thế nào?

ốc
12-02-2015, 01:50 PM
Hai câu bằng chữ Hán đối nhau từng chữ, cho nên "hồng mao" là dùng để đối với "mã cách" (da ngựa). Hồng là tên một loại chim giời, em nghĩ là ngỗng nếu không thì cũng cùng một họ.

Bà Đoàn thị Điểm đáng nhẽ phải dịch là:

"chí làm giai dặm nghìn da ngựa
nhổ thái sơn nhẹ tựa lông chim"

Đậu
12-03-2015, 04:49 AM
Chữ "hồng mao", em đoán, có họ hàng với chữ "hồng quần". Hồng quần có ý chỉ xiêm y phụ nữ. Còn "hồng mao", chắc là tóc tai của chị em bạn gái đây?

Triển
12-03-2015, 06:16 AM
Hồng là tên một loại chim giời, em nghĩ là ngỗng nếu không thì cũng cùng một họ.

99% là con cò rồi (phờ lăm minh gô):

http://www.melanie-groger.com/illustration/wp-content/uploads/2013/02/flamingo-illustration-character-rosa-vogel-p.jpg

ốc
12-03-2015, 09:52 AM
99% là con cò rồi (phờ lăm minh gô):

http://www.melanie-groger.com/illustration/wp-content/uploads/2013/02/flamingo-illustration-character-rosa-vogel-p.jpg

Ồ thế thì chả trách bà Đoàn thị Điểm bị bí, không biết diễn Nôm hai chữ "hồng mao" cho nên phải để y như nguyên bản. Thời xưa làm gì có chương trình National Geography mà xem.

Hôm qua, sau khi viết chữ "lông chim" em chột dạ nghĩ người Tàu họ phân biệt lông thú là "mao," còn lông chim là "vũ," nếu thế thì bác Côn dùng nhầm chữ à? Nửa đêm, bác ấy về báo mộng rằng đấy là mượn ý từ sách của ông Tư mã Thiên ở bên Tàu: Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái Sơn, hoặc khinh ư hồng mao. (Làm người tất phải một lần chết, chuyện ấy có thể nặng như Thái Sơn, cũng có thể nhẹ như lông hồng.) Vậy thì muốn rõ nghĩa hơn, bà Đoàn thị Điểm nên dịch là:

"chí làm giai bọc thây da ngựa
xem cái chết nhẹ tựa lông cò"

Nếu tối nay có ai khác về báo mộng thì sáng mai em sẽ bổ túc thêm.

008
12-03-2015, 11:41 AM
Ồ thế thì chả trách bà Đoàn thị Điểm bị bí, không biết diễn Nôm hai chữ "hồng mao" cho nên phải để y như nguyên bản. Thời xưa làm gì có chương trình National Geography mà xem.

Hôm qua, sau khi viết chữ "lông chim" em chột dạ nghĩ người Tàu họ phân biệt lông thú là "mao," còn lông chim là "vũ," nếu thế thì bác Côn dùng nhầm chữ à? Nửa đêm, bác ấy về báo mộng rằng đấy là mượn ý từ sách của ông Tư mã Thiên ở bên Tàu: Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái Sơn, hoặc khinh ư hồng mao. (Làm người tất phải một lần chết, chuyện ấy có thể nặng như Thái Sơn, cũng có thể nhẹ như lông hồng.) Vậy thì muốn rõ nghĩa hơn, bà Đoàn thị Điểm nên dịch là:

"chí làm giai bọc thây da ngựa
xem cái chết nhẹ tựa lông cò"

Nếu tối nay có ai khác về báo mộng thì sáng mai em sẽ bổ túc thêm.
Tại anh Ốc để quên vỏ chỗ nào rồi hay bác nào khác về báo bừa đó thôi! Cụ Lý… Bạch mới bay ngang thấy vậy bèn nhập bàn cơ mà phân bua rằng: “Tư Mã gì ở đó? Tư Mã… Tai Trâu í à? Bác ấy mượn là mượn thơ của Lý mỗ đây này!” Tới đó cụ Lý gấp việc gì nên thăng ngay nên không kịp cho biết mượn câu nào của cụ. Từ từ chờ cụ ấy đi lục lạo đã rồi đánh giây thép cho biết sau vậy.

Phần bà Điểm thì bà đâu thể nào nôm bằng cách “nhổ lông chim” với “lông cò”! Nhổ thế thì bà tìm đâu ra “im” với “ò” để dịch hai câu kế? Chả nhẽ bỏ dịch mà đi sáng tác như vầy:

Giã nhà ôm súng đứng ghìm
Sát bên cầu… khỉ tưới chìm cá tra

hoặc…
Giã nhà ra bến ngủ đò
Vác neo sừng sững khoắng mò ngao, trai!

hay sao?

ốc
12-03-2015, 03:56 PM
Hồi chiều ngủ gà ngủ gật trong văn phòng thì có Tư mã Thiên về báo mộng, hừm một cái rồi bảo "nhà Lý Bợm thì cũng đi học lỏm ý trong Sử Ký của mỗ." (Em đoán chắc là bác Thiên học được tiếng Việt từ bác A lếc xăng đờ Rốt ở dưới suối.)

thuyền nhân
12-03-2015, 10:29 PM
Hồi chiều ngủ gà ngủ gật trong văn phòng thì có Tư mã Thiên về báo mộng,i.)

Chắc Tư Mã Thiên muốn nhắn với ốc, rằng "ốc là một động vật lưỡng tính, như Tư Mã Thiên, vốn nam, nhưng vì muốn viết Sử, tự nguyện cắt phần "dương" của mình, để sống sót với dạng "lưỡng tính" của loài bò sát núp trong một vỏ cứng".

Triển
12-03-2015, 11:35 PM
ốc là một động vật lưỡng tính

Thôi tiêu rồi, thôi tiêu rồi, thầy Ốc mà tự đẻ là diễn đàn sắp có nạn ốc mãn rồi.

http://blog.buttinette.com/wp-content/uploads/2015/04/Trendige-Schnecken-Schmuckbild.jpg

ốc
12-04-2015, 05:03 AM
Đêm qua tự dưng nằm mơ thấy Rimbaud xớn xác hỏi có đọc tác phẩm mới "Con thuyền điên" của moi chưa? Vậy là giải chiêm bao.

Vốn nam mà cắt đi cái dương thì còn gì để thành lưỡng tính? Nếu có một đồng mà đem tiêu hết một đồng thì còn hai đồng à? Lý luận gì mà rối tinh rối mù như "hồng mao" (flamingo hair). Giả dụ như núp sau một cái tên, khi thì vợ dùng, khi thì chồng dùng, lúc ấy mới bảo là lưỡng tính.

The Monk of Canterbury
12-04-2015, 12:11 PM
Thấy chủ đề hay hay, Monk xin phép có chút ý kiến:

1). Trước hết, mình phải nhớ rằng Chinh Phụ Ngâm Khúc là một tác phẩm của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán theo thể trường đoản cú (câu dài, câu ngắn). Nguyên văn câu thơ có chữ "hồng mao" đó, là "Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao." Theo thiển ý của Monk, thì bà Đoàn Thị Điểm dịch (sát nghĩa) ra là "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa Hồng Mao" là chính xác và rất hay.

Trịch: là quẳng đi, vất bỏ.
Khinh: là nhẹ, xem thường [không phải chữ "khinh" = ngoảng/xoay đầu hay "khinh khí" (Hydrogen)].

___ Chữ "mao" cũng có thể dùng để chỉ lông chim (thay vì xài chữ "vũ"). Trung Hoa có câu thành ngữ "Thái Sơn hồng mao" để ví hai sự việc nặng nhẹ khác nhau ("dụ trọng khinh huyền thù dã").

Theo em thấy là thầy Ốc Mùa Thu nói cũng phải đấy Huynh 008. => Trong "Hán Thư - Tư Mã Thiên Truyện" có câu "Người ta ai cũng một lần chết, có cái chết nặng hơn Thái Sơn, có cái chết nhẹ hơn lông hồng." <= Chữ "lông hồng" này là "hồng mao" (lông chim hồng), chứ hổng phải sợi râu mọc trên nốt ruồi tổ chảng ở cằm Mao Trạch Đông đâu (ai hổng tin tui thì đi tìm hình Mao Xếnh Xáng coi có cái nút con ruồi trên cằm chả hông thì biết). Vấn đề ai mượn câu của ai, thì mình chỉ cần nhớ xem ai sống ở thời nào (Lý Bạch, Tư Mã Thiên, Đặng Trần Côn) là rõ thôi.


2). Monk không 100% "sure" nhưng hình như con chim hồng bên Tàu (của chữ "hồng mao" bên trên) không phải là con "Plàm-Mính-Gồ" đâu à. Trong cổ thi Trung Hoa - bài thơ "Hoài Cựu" của Tô Đông Pha hoạ thơ với em trai là Tô Triệt (hiệu Tử Do) cũng có con chim hồng này ở bốn câu đầu, là "Nhân sinh đáo xứ tri hà tự. Ưng tự phi hồng đạp tuyết nê. Nê thượng ngẫu nhiên lưu chỉ trảo. Hồng phi na phục kế Đông, Tây" để nói lên triết lý "tụ rồi tan" của cuộc đời ("Tuyết nê hồng trảo”) => Đời người rồi sẽ về đâu. Chẳng khác chi dấu chân chim hồng trên tuyết. Chim bay, bay mất chẳng biết phương nào, chỉ còn lại dấu chân trên tuyết. Người đi, đi mất... Dính "bùa" một phát, tối chỉ ngủ được có 3 tiếng - chạy khắp nơi kiếm đàn mua để nửa khuya tích tịch tình tang cho đỡ ...nhớ người :24:)


G'day every1


Ký tên:
TheMonk. :z45:


Viết thêm chút xíu: Tui bị chủ hành hạ, bận bù đầu mấy hôm nay. Mới rảnh rang được tí nị, ghé đọc bài thì thấy có người "connected" đàn Ghi-Ta với lược thầy chùa chải tóc để khều tui cho được (còn cười nhe răng ra nữa chứ). Bởi, tui thông dịch "hồng mao" tuốt bên Tàu, thành ra "dính bùa -mất ngủ" tận bên Canada thì cũng phải gồi (01-01).

Thoa
12-04-2015, 12:50 PM
Thấy chủ đề hay hay, Monk xin phép có chút ý kiến:

... Dính "bùa" một phát, tối chỉ ngủ được có 3 tiếng - chạy khắp nơi kiếm đàn mua để nửa khuya tích tịch tình tang cho đỡ ...nhớ người :24:)


G'day every1


Ký tên:
TheMonk. :z45:


Viết thêm chút xíu: Tui bị chủ hành hạ, bận bù đầu mấy hôm nay. Mới rảnh rang được tí nị, ghé đọc bài thì thấy có người "connected" đàn Ghi-Ta với lược thầy chùa chải tóc để khều tui cho được (còn cười nhe răng ra nữa chứ). Bởi, tui thông dịch "hồng mao" tuốt bên Tàu, thành ra "dính bùa -mất ngủ" tận bên Canada thì cũng phải gồi (01-01).

Ủa , ai vậy ta , ai vậy cà (?) . Sao nghe quen quen .
Ngày xưa sáng sáng xách cặp táp đến trường đi học ngang qua goc Nguyễn Du thấy người ta nườm nượp hứng gió đông tưởng như câu thơ của Thôi Hộ " nhân diện bất tri hà xứ khứ " . Trong lòng có chút cảm khái tiến lại gần hỏi bác kia còn lơ thơ , lơ thơ : " Bác ơi bác đứng chờ ai mà mất ngủ vậy bác ? " . Ông bác trả lơi " Bác chỉ mới nộp đơn thôi cháu à . "

The Monk of Canterbury
12-04-2015, 02:19 PM
Ủa , ai vậy ta , ai vậy cà (?) . Sao nghe quen quen .
.........
" Bác ơi bác đứng chờ ai mà mất ngủ vậy bác ? " . Ông bác trả lơi " Bác chỉ mới nộp đơn thôi cháu à . " Ha,ha,ha!!! Xúi nữa roài.... :).... Ôi! Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng - đã có Monk Thọt Lét, sao lại có Thoa Khều Cẳng chi dậy nè?!!

Nhắc đến "nộp đơn" càng mất ngủ
(thầy chùa mắc dịch vẫn còn nguyên)
Hồng mao vài giỏ, tui chưa đếm
Chinh Phụ ngâm xong, chắc phải thiền... (cho dễ ngủ). :24:


Cho ông ngồi đếm hồng mao tới sáng luôn nhe!

008
12-06-2015, 09:26 PM
Dĩ nhiên là rất có thể cả hai cụ Đặng và Lý đều lấy ý gốc từ cụ Tư Mã cả, nhưng tui nghĩ đó là chuyện khác và có thể cũng chỉ là tình cờ. Trường hợp ở đây rõ ràng là cụ Đặng đã vay trọn câu “Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao” từ bài sau đây của cụ Lý.

Chép lại từ giây thép của cụ Lý:

Kết miệt tử

Yên nam tráng sĩ Ngô môn hào,
Trúc trung trí duyên ngư ẩn đao.
Cảm quân ân trọng hứa quân mệnh,
Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.

(Lý Bạch)

The Monk of Canterbury
12-06-2015, 11:31 PM
Dĩ nhiên là rất có thể cả hai cụ Đặng và Lý đều lấy ý gốc từ cụ Tư Mã cả, nhưng tui nghĩ đó là chuyện khác và có thể cũng chỉ là tình cờ. Trường hợp ở đây rõ ràng là cụ Đặng đã vay trọn câu “Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao” từ bài sau đây của cụ Lý.

Chép lại từ giây thép của cụ Lý:

Kết miệt tử

Yên nam tráng sĩ Ngô môn hào,
Trúc trung trí duyên ngư ẩn đao.
Cảm quân ân trọng hứa quân mệnh,
Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.

(Lý Bạch)
Kha,kha,kha.... You're badddd, Big Bro! :z67: :)
Monk biết thế nào ổng cũng chỉ ra được câu này trong bài thơ "Người Đan Vớ" của cụ Lý mà! Có điều, trong post trước, Monk không dám nhảy ngang vô/nói rõ ràng (A-Z) vì sợ bà con hiểu lầm là Monk đang "biased toward" Huynh 008 hoặc muốn "show-off" này nọ. That was why I said:
Trước hết, mình phải nhớ rằng Chinh Phụ Ngâm Khúc là một tác phẩm của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán theo thể trường đoản cú (câu dài, câu ngắn). Nguyên văn câu thơ có chữ hồng mao đó, là "Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao."
Và bên dưới, mặc dầu chủ đề chỉ đang bàn thảo về 2 chữ "hồng mao" thôi, nhưng Monk lại viết rằng "Vấn đề ai mượn câu của ai...." mà không phải là MƯỢN CHỮ của ai
Vấn đề ai mượn câu của ai, thì mình chỉ cần nhớ xem ai sống ở thời nào (Lý Bạch, Tư Mã Thiên, Đặng Trần Côn) là rõ thôi.
. Sử Gia Tư Mã Thiên (China) sinh năm 145 trước công nguyên (BC) Mất năm 86 BC.
. Thi Hào Lý Bạch (China) sinh năm AD 701 (sau Công Nguyên). Mất năm AD 762 (sau Công Nguyên).
. Thi Hào Đặng Trần Côn (Vietnam): Sinh AD 1705 - Mất khoảng AD 1745.

Thân chúc Huynh 008 & tất cả ACE diễn đàn ĐT một đầu tuần thật bình an & vui vẻ.

Thân mến,
TheMonk__

Chú thích:
A.D. = anno Domini (in Latin) = "in the year of the Lord" [không phải là "After Death, i.e., after the death of Jesus" như nhiều người lầm tưởng].
B.C. = Before Christ [was born].

ốc
12-07-2015, 12:52 AM
Cũng nên nhìn thấy rằng cái câu thơ đi vay từ cụ Lý đó được ông Đặng dùng để đối với câu thơ ngay trước đó (Trượng phu thiên lý chí mã cách). Trong cách dùng đó có sự dí dỏm, là cái nháy mắt làm hiệu với những người sính thơ Đường, chả khác gì người thích Truyện Kiều đời sau lẩy Kiều với nhau trong những tình huống mà họ hoàn toàn có thể dùng ngôn ngữ bình dân để nói. Ví dụ như "vay" câu thơ "Đầu lòng hai ả tố nga" để nói về những gia đình có hai ả tố nga đầu lòng.

gun_ho
12-07-2015, 04:22 AM
Cám ơn anh TheMonk__ đã vừa viết vừa giải thích, mọi thứ lẫn lộn u mê nay sáng tỏ, như vén được mây đen mà thấy mặt trời.

The Monk of Canterbury
12-07-2015, 06:53 AM
Hi,hi,hi... Anh "say thanks" thì Monk phải cảm ơn anh lại. Nhưng thật ra thì Monk đâu có dám "giải" gì đâu anh Gun :)
Bài trước, là Monk chỉ nhắc tuồng (khéo) cho thầy Ốc "ngâm cú" thôi... Nhưng hình như Monk thấy thầy đang ghiền Truyện Kiều. Để Monk "paste" vô nửa trang Truyện Kiều cho thầy Ốc giải trí cái đã :z13:

The Monk of Canterbury
12-07-2015, 07:38 AM
Cũng nên nhìn thấy rằng cái câu thơ đi vay từ cụ Lý đó được ông Đặng dùng để đối với câu thơ ngay trước đó (Trượng phu thiên lý chí mã cách). Trong cách dùng đó có sự dí dỏm, là cái nháy mắt làm hiệu với những người sính thơ Đường, chả khác gì người thích Truyện Kiều đời sau lẩy Kiều với nhau trong những tình huống mà họ hoàn toàn có thể dùng ngôn ngữ bình dân để nói. Ví dụ như "vay" câu thơ "Đầu lòng hai ả tố nga" để nói về những gia đình có hai ả tố nga đầu lòng.

OMG!!!! Roflmao :24: :24:

1). Điều chỉnh toa độ lại đi thầy Ốc! ... Trật đường rầy rồi! :z13: Mình đang bàn thảo về vấn đề chữ "hồng mao" do cụ Đặng và bà Đoàn đã lấy ý và lời từ đâu ra, chứ hổng phải là tụi mình đang bàn loạn về cái nháy mắt (lé) với (giận) lẫy của nàng Kiều Ốc .... ơi

2). Trong mấy posts đầu tiên, tui đã thấy Ốc giải thích sai nhưng tui không nói năng gì, vì tui không muốn thấy anh em buồn và tự ái (sảng) đấy Ốc. Nếu Ốc vững vàng về âm luật Đường Thi, (which I think you ain't) thì Ốc sẽ thấy rằng không phải cụ Đặng đang sử dụng phép "chỉnh đối" [da ngựa với lông chim] như Ốc đang cố giải thích để "lẫy" qua Kiều đâu. :24:

Muốn biết rõ cụ Đặng đã dùng phép đối nào cho câu "Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao" với câu trước đó là "Trượng phu thiên lý chí mã cách" thì since you giỏi Hán Văn, you phải đọc ngược lại thêm 2 câu bên trên nữa, là "Trực bã liên thành hiến minh thánh" & "Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu" rồi xem coi cụ đã dùng phép đối nào (tá tự, lưu thuỷ, cú trung, giao cổ hay là cái "phép tây tạng" nào khác) cho 4 câu đó nhá Ốc.

Tui thì chỉ có thể hiểu nghĩa theo âm và chữ Hán Việt thôi, chứ bảo tui đọc thẳng băng vô bảng gốc bằng chữ Tàu thì tui sẽ mò tới sáng. Nhưng kêu tui "cỏn Túng-Quả" để "Mành hầu lị lụ mụ & hầm cá phu quây" mấy thằng Xỉ Cẩu Chẩy Ba Tàu thì lại là "nghề của chàng" vì tui chửi cha tụi nó từ hồi tui còn đang học high school lận. :z45:

__ Thật ra thì vấn đề niêm luật [kể cả "đối ngẫu" hay "xướng hoạ"] trong Đường Thi không đơn giản như Ốc nghĩ (và giải thích ẩu) từ mấy posts trước như vậy đâu. Nó sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau lắm. Chẳng hạn như trước khi muốn xếp ô chữ để đối thì mình phải nắm cho thật vững Âm Luật cái đã. Có vững thì mình mới có thể thấy được bài thơ nằm trong thể thơ nào? "Niêm luật" nào; "âm, vận" gì, "đối" hay không "đối." Có cần phải đối không? [ngoại trừ TNBC thì bắt buột phải đối] Nếu đối, thì mình sẽ dùng phép đối nào ở đây; và muốn "chỉnh đối" thì chữ nào (danh, tính, động hay trạng từ) sẽ phải đối với chữ nào cho chính xác và trọn cặp câu. Đó là ta chưa nói đến chuyện những chữ mình sẽ xài trong (2 hoặc 4) câu đối có bị dính vô cái "thi bệnh" nào trong bài không đấy. Mà khi đã nói về "thi bệnh" thì sẽ có tới gần hai tá loại bệnh (lỗi) mà ta cần phải tránh lận ... Nhiều lắm!

Còn nếu như Ốc giảng "phép đối" bằng 2 câu Tiếng Việt do bà Đoàn dịch lại thì càng trật đường rầy hơn. Trật, vì Ốc không thấy được rằng bà Đoàn đâu có dịch đoạn Chinh Phụ Ngâm đó ra bằng thể thơ Đường bao giờ! Ốc cứ suy diễn trong đầu vì cụ Đặng sác tác bằng Thơ Đường, nên bà Đoàn phải dịch lại theo Đường Thi, nhất là Ốc chỉ đọc 2 câu có chữ "da ngựa" & "lông chim" (mỗi câu 7 chữ, giống y thơ Đường) nên Ốc cho rằng nó là thơ Đuờng. Tui nói có đúng hông Ốc? :24:


Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà, đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị, ào ào gió Thu

Bốn câu đó là thể thơ Song Thất Lục Bát, hổng phải Thơ Đường bên Tàu, thầy Ốc ơi là thầy Ốc! Tội tui quoá.... Đường với Muối, "đối" với "đọ" cái chi trong này.

__ Trong STLB, khi hai câu Thất mà đối nhau thì ta gọi là "bình đối" (đối cách cú). Nhưng trong trường hợp này ta lại không thể gọi là "đối" được, vì "da ngựa" là thuần Nôm, mà "hồng mao" lại là Hán Việt. Bà Đoàn không phải muốn đối "da ngựa" với "lông chim" đâu thầy Ốc à.

Bà phải dùng chữ "hồng mao" ở đây, tuy là có sai văn phạm một chút trong câu "Gieo TS nhẹ tựa hồng mao" vì chữ Nôm đi chung chữ Hán Việt trong 1 câu thơ nhưng vì Bà cần vần "O" để làm câu Lục tiếp theo cho đúng ý mặc áo chiến bào ("mao", "bào", "ào") và quan trọng hơn, là [trước đó] bà cần dịch cho trọn nghĩa câu "TS nhất trịch khinh hồng mao" của cụ Đặng đấy thôi.

3). Trở lại vấn đề "sợi lông chim hồng," thì nếu có ai bỏ thời gian ra đọc lại Chinh Phụ Ngâm, đều thấy rằng sáu câu từ "Lương nhân nhị thập Ngô Môn hào" cho đến "Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao" là cụ Đặng đã mượn hầu như trọn nghĩa & điển tích từ bài thơ "Người Đan Dzớ" (Kết Miệt Tử) của ông thi sĩ say rượu họ Lý rồi (<= bà con xa của Anh Bảy tay rượu, tay thơ nhà tui í :) )

___ Ốc có thấy 2 câu này "Lương nhân nhị thập Ngô Môn hào" của Đặng Trần Côn và "Yên Nam tráng sĩ, Ngô Môn hào" của Lý Say Rượu là sinh đôi hông vậy?

Thế, nếu nói cho thẳng thắng và công bằng, theo tôi thấy, thì câu hỏi của cô/chị GTMT đặt ra ở post đầu tiên của chủ đề, rằng "nguồn gốc chữ 'hồng mao' trong câu 'nhẹ tựa hồng mao' (Chinh Phụ Ngâm) từ đâu mà ra?" đã được anh 008 đã trả lời và dẫn chứng rõ ràng lắm rồi. Mình đâu cần phải "cù nhèo, xỉn xỉn" rồi "lẫy" qua nàng Thuý Johnnie Walker Blue Label làm gì nữ Ốc (?). Đó là chưa kể đến chuyện lỡ như mình đang xỉn xỉn không phân biệt được văn phong (tuy 2 là ....2), trông gà hoá cuốc/dòm ba chớp ba nháng, cứ bói quẻ (ẩu) rằng đây là 2 nàng Kiều, rồi mình "lẫy" sai toạ độ, nó bay tuốt qua hàng rào - trúng phải cha nội Từ Hải là khổ đấy Ốc à! Ha,ha,ha.... (mà tui nghe nói hình như là chả đang tu (hú) để chờ chém Thầy Chùa Khế Ngọt 36 thì phải )

4). Giỡn cho vui vậy thôi. Đừng suy nghĩ "sâu xa" mệt Ốc nha Ốc! :z13: Coi tui hay cười "hì, hì" vậy chứ Monk tui sáng mắt lắm à. Hôm qua - hôm kia, tui đọc thấy không khí hơi căng thẳng trong đây [vụ lưỡng tính với đơn tính gì đó] nên tui mới phóng vô viết ra post số "11" để sang trang và đồng thời, tui muốn nhắc tuồng cho anh em tự tìm câu trả lời lấy (coi mình đúng hay sai) đó. Tui lại mượn tên anh Tư Ghi-Ta, phá anh ấy vài câu để "thay đổi bầu khí quyển" đấy Ốc Thầy nhá! (Get sober/put aside your pride and think twice, homie! No tengo nada en contra tuya, homie. Por cierto, me gusta leer tus escrituras).

Thành thật mà nói, khi khám phá ra ĐT có Phòng Ngôn Ngữ để ACE chia sẻ và học hỏi lẫn nhau như vầy, tui thấy rất hay, và tui thích lắm (thích, để tui đọc - để tui học lóm từ anh chị em - trường hợp bất khả kháng phải góp ý, thì tui mới góp ý). Vì từ trước đến giờ, tui luôn quan niệm rằng có nhiều cái "biết" [trong đời] mình nghĩ là mình "biết" - là mình "đúng" nhưng thật ra lại không đúng hoặc mình biết chưa tới. Rồi nếu có ai đó (ACE nào) giải thích tường tận và dẫn chứng rõ ràng/chỉ ra cho mình thấy, cho mình hiểu, thì có khác chi họ đang giúp cho khiến thức của mình được mở mang hơn không nào.

"Học thầy không tày học bạn" cơ mà! Hơn nữa, đừng quên rằng biển học không khác gì nước muối - càng uống lại càng khát = Càng biết thêm điều mới, thì ta càng thấy rằng cái "biết" của mình vẫn còn quá ít trong cõi đời này. Cái "biển hồ Tonlé Sap" (kiến thức) của mình không khác gì một chén nước so với Thái Bình Dương mà thôi...

G'day nha Homie Ốc!

Thân mến,


Ký tên:
TheMonk__

P.S. Có tin rằng tui phá thì phá vậy, viết thì viết vậy chứ tui mà ẩu lên thì tui sai chính tả tứ lung lung hoài không? Ngay trong bài bên trên, tui phang "ngoảnh" ra thành "ngoảng" đấy, không thấy sao (?). Hôm nọ, còn có 1 hội viên đã nhắc (giúp) tôi dấu hỏi ngã trong bài thơ tôi đăng nữa kìa <= Tui không mắc cở, mà trái lại còn (thành thật) gửi lời cảm ơn người đó là khác. Có gì mà phải mắc cở chớ?! Sai, không sửa cho đúng thì làm sao tiến bộ hơn được.

ốc
12-07-2015, 08:07 AM
Em cảm ơn anh viết khá dài dòng văn tự để giải thích nhưng một là anh không hiểu cái đùa cợt người cố tình viết bậy, và hai là anh thích nói những lý lẽ sáo mòn. Anh có hiểu tại sao có người nói cảm ơn anh ở bài trên không? Don't take it to the bank, homie.

Em nói về thí dụ người ta lẩy Kiều chỉ để góp ý rằng người ta phang nguyên câu thơ của người khác là chuyện thường tình, không hẳn là cố tình ăn cắp văn của ai - như anh James Bát 008 muốn ngụ ý. Một chuyện ấy mà anh cũng không hiểu.

Còn cái chỗ...


Ốc giảng "phép đối" bằng 2 câu Tiếng Việt do bà Đoàn dịch lại thì càng trật đường rầy hơn. Trật, vì Ốc không thấy được rằng bà Đoàn đâu có dịch đoạn Chinh Phụ Ngâm đó ra bằng thể thơ Đường bao giờ! Ốc cứ suy diễn trong đầu vì cụ Đặng sác tác bằng Thơ Đường, nên bà Đoàn phải dịch lại theo Đường Thi, nhất là Ốc chỉ đọc 2 câu có chữ "da ngựa" & "lông chim" (mỗi câu 7 chữ, giống y thơ Đường) nên Ốc cho rằng nó là thơ Đuờng. Tui nói có đúng hông Ốc? :24:

Dạ sai bét. Em chỉ muốn nhân cơ hội để nói chữ "lông chim" giữa diễn đàn thôi. Anh lấy tên là Monk, cho nên đầu óc trong sáng ngây thơ quá. Thôi cho em xin.

The Monk of Canterbury
12-07-2015, 03:26 PM
Thôi mà! Đừng "nguỵ biện" nữa Ốc ơi! Mệt quá đi... Viết chữ lông chim "ngay" diễn đàn hay "mé, mé" ngoài diễn đàn thì có gì ghê gớm đâu mà phải mất cả mấy posts liền để chỉ viết ra 1 chữ? Chim nào lại chẳng có lông? Chim hồng, đại bàng, cò, nhạn gì cũng đều có lông cả ông à! Miễn là ông đừng đăng hình hay tả chân mớ "thuốc rê" và con chim râu dài ở hang Pac Pó thôi. Tui thấy cách "biện-hộ-cho-hành-động" của Ốc khập khễnh quá đi!

You biết tui nói đúng "tim ốc" của you rồi mà. You đâu cần phải chối quanh cho đỡ ngượng như vậy? Mà cái "chi chi" ở đây để phải ngượng? Con người, ai cũng có sở trường và sở đoản cả. Ốc không rành thơ Đường nên bảo là câu thơ đó từ Tư Mã. Trong khi ông 008 thì biết thơ Đường (và có lẽ ổng đọc nhiều) nên ổng nhớ bài nào của Lý Bạch - ổng chỉ ra rõ ràng cho mình thấy thì mình "OK, I admit that I was wrong and you were right" để học hỏi cho rồi. Biết thêm 1 điều thì hay thêm 1 điều cho bản thân chứ có chi mà phải ấm ức (?).

Hay Ốc muốn tui phải làm một bài "báo cáo thủ trưởng" từ A-Z ra đây, rồi "quoted" ra những câu Ốc đã viết trong chủ đề này để dẫn chứng là:

1). Ngay lúc đầu, Ốc đã giải thích không đúng 3 việc:

_ a. Vì không rành Đường Thi (không đọc thơ Đường nhiều) nên Ốc đã phán rằng cụ Đặng mượn ý & chữ từ câu nói của sử gia Tư Mã Thiên.

_ b. Và cũng vì không vững âm luật thơ Đường nên Ốc đã bảo là cụ Đặng đang đối chữ với chữ (theo phép chỉnh đối). <= Thật ra thì không phải như vậy.

_ c. Không rành âm luật/không phân biệt được thể loại (khác nhau) của những câu thơ mình đang đọc, nên Ốc cho rằng bà Đoàn đã dịch CPN ra bằng Đường Thi - trong khi 4 câu đó thuộc thể thơ Song Thất Lục Bát chứ không phải là Thất Ngôn Bát Cú hay TN Tứ Tuyệt của thơ Đường.

2). Từ bài viết đầu tiên, ông 008 đã khẳng định rằng câu "Thái Sơn nặng, lông chim nhẹ" đó là từ một bài thơ của Lý Bạch chứ không phải từ lời của sử gia họ Tư Mã như Ốc phán. __ Và sau đó, thì ông 008 đã chứng minh rõ ràng ra câu nào, bài nào của Lý Bạch.

3). CÁI SAI (nguỵ biện) MỚI ĐÂY CỦA ỐC, là Ốc đã bắt từ chuyện này (chạy đạn) qua chuyện khác, rằng
Em nói về thí dụ người ta lẩy Kiều chỉ để góp ý rằng người ta phang nguyên câu thơ của người khác là chuyện thường tình, không hẳn là cố tình ăn cắp văn của ai - như anh James Bát 008 muốn ngụ ý. Một chuyện ấy mà anh cũng không hiểu.Không những hiểu, mà tôi còn hiểu rất rõ tại sao Ốc phải dùng cách so sánh khập khễnh để kéo 2 nàng Thuý vào đây nữa là khác! :z13:

Đâu, Ốc chỉ ra cho tôi thấy ở bài viết nào mà ông 008 đã "trách" hay "chê" tiền nhân Đặng Trần Côn "ăn cắp" thơ của Lý Bạch vậy? Ốc giải thích nguồn gốc hai chữ "hồng mao" sai mà Ốc không dám nhận là mình sai, lại "chém vè" qua chuyện khác (gắp lửa bỏ tay người) như thế thì không hay đâu Ốc! Không phải tui bênh ông 008 đâu. Nhưng cái tánh tôi chuyện gì đúng thì thôi.

Ai biết làm thơ, thích đọc thơ cũng đều hiểu 1 điều căn bản rằng chuyện mượn ý, mượn câu, mượn điển tích để sáng tác một bài thơ là chuyện thường tình - rất thường tình. Nhất là trong Thơ Đường. Miễn sao, đừng có "mượn" theo kiểu "giải phóng mặt bằng" 4 câu từ 4 bài khác nhau của thiên hạ, rồi "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" thành 1 bài Tứ Tuyệt của riêng mình như dại thi hào Trần Dzân Tiên đã làm thôi Ốc à!

Còn cái "vấn nạn" (giận) lẫy Kiều mà Ốc mang ra để "nguỵ biện" bên trên có đúng với sự thật như Ốc giải thích hay không, thì Ốc tự biết đi nhá. Tuy là Ốc đã viết ra "ní dzo" (sai toạ độ) như trên, nhưng tui biết lúc Ốc đang gõ lọc cọc trả lời thì Ốc cũng tự hỏi lòng (hay hỏi Mr. Ốc thứ hai) rằng "Sao mà tên thầy chùa Khế Ngọt này nó đọc mình vanh vách như đọc truyện cartoon vậy ta?"

Đúng hông nè?!

Hổng đúng, thì vô dòm gương hỏi ông thầy trong gương đi, thầy Ốc! Tui làm việc tiếp đây. Ốc đọc lại những posts sau đây để "kiểm chứng" lại những gì tui đã viết bên trên nhá:

The Monk of Canterbury
12-07-2015, 03:30 PM
Hai câu bằng chữ Hán đối nhau từng chữ, cho nên "hồng mao" là dùng để đối với "mã cách" (da ngựa). Hồng là tên một loại chim giời, em nghĩ là ngỗng nếu không thì cũng cùng một họ. Bà Đoàn thị Điểm đáng nhẽ phải dịch là:
"chí làm giai dặm nghìn da ngựa nhổ thái sơn nhẹ tựa lông chim"
Hôm qua, sau khi viết chữ "lông chim" em chột dạ nghĩ người Tàu họ phân biệt lông thú là "mao," còn lông chim là "vũ," nếu thế thì bác Côn dùng nhầm chữ à? Nửa đêm, bác ấy về báo mộng rằng
đấy là mượn ý từ sách của ông Tư mã Thiên ở bên Tàu.....Vậy thì muốn rõ nghĩa hơn, bà Đoàn thị Điểm nên dịch là:

"chí làm giai bọc thây da ngựa
xem cái chết nhẹ tựa lông cò"
Nếu tối nay có ai khác về báo mộng thì sáng mai em sẽ bổ túc thêm.
Tại anh Ốc để quên vỏ chỗ nào rồi hay bác nào khác về báo bừa đó thôi! Cụ Lý… Bạch mới bay ngang thấy vậy bèn nhập bàn cơ mà phân bua rằng: “
Tư Mã gì ở đó? Tư Mã… Tai Trâu í à? Bác ấy mượn là mượn thơ của Lý mỗ đây này!” Tới đó cụ Lý gấp việc gì nên thăng ngay nên không kịp cho biết mượn câu nào của cụ. Từ từ chờ cụ ấy đi lục lạo đã rồi đánh giây thép cho biết sau vậy. Phần bà Điểm thì bà đâu thể nào nôm bằng cách “nhổ lông chim” với “lông cò”! Nhổ thế thì bà tìm đâu ra “im” với “ò” để dịch hai câu kế? Chả nhẽ bỏ dịch mà đi sáng tác như vầy:

Giã nhà ôm súng đứng ghìm
Sát bên cầu… khỉ tưới chìm cá tra
hoặc…
Giã nhà ra bến ngủ đò
Vác neo sừng sững khoắng mò ngao, trai!
hay sao? Ông 008 nói đúng đấy! Còn mấy chữ "im" với "ò" ổng viết ra bên trên, là ý ổng bảo rằng nếu ta dùng 2 câu Song Thất của Ốc ("chí làm giai bọc thây da ngựa. xem cái chết nhẹ tựa lông cò") thì câu Lục & câu Bát kế tiếp phải dùng theo vần "ò".
Đêm qua tự dưng nằm mơ thấy Rimbaud xớn xác hỏi có đọc tác phẩm mới "Con thuyền điên" của moi chưa? Vậy là giải chiêm bao. Vốn nam mà cắt đi cái dương thì còn gì để thành lưỡng tính? Nếu có một đồng mà đem tiêu hết một đồng thì còn hai đồng à? Lý luận gì mà rối tinh rối mù như "hồng mao" (flamingo hair). [B]Giả dụ như núp sau một cái tên, khi thì vợ dùng, khi thì chồng dùng, lúc ấy mới bảo là lưỡng tính. "Bấm quẻ" trớt quớt mà "bấm" hoài. Boat People & Agent 008 là hai người dưng khác họ đấy thầy ơi. Học cách "nhận diện văn phong" đi, rồi sẽ biết tui nói gì!

Thôi, để tui làm việc tiếp nha thầy. Lo phỏng vấn bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đi ông thần ơi.

ốc
12-07-2015, 08:45 PM
Chỉ lấy việc anh cảm thấy cần phải giải thích mấy chữ AD, BC và Tư Mã Thiên, Lý Bạch, Đặng Trần Côn ai có trước, ai có sau thì đủ thấy anh Monk hồ đồ cỡ nào. Bộ anh nghĩ trong đây không có ai biết mấy thứ ấy? Giỡn mặt.

Phần trích dẫn từ bài số 5 thì như vậy: đấy là mượn ý từ sách của ông Tư mã Thiên
Phần diễn dịch của Monk: Ốc không rành thơ Đường nên bảo là câu thơ đó từ Tư Mã.

Thế có phải là thêm thắt vớ vẩn không? Ai nói "câu thơ"? Nó còn nằm lù lù ở trang bên kia, ai nói đó là câu thơ bao giờ? Câu văn của Tư Mã thì bảo là mượn ý của Tư Mã thì có gì sai?

Trong những phần đem ra trích dẫn có chỗ nào nói 008 là thuyền nhân không? hay là anh tự suy diễn? Thuyền nhân là một thành viên Đặc trưng từ cái phố cũ đã quen mặt từ lâu, người mới chắc không biết chuyện cũ nên đoán mò ra rồi quay ngược lại bảo trong cuộc đoán sai. Quái gỡ!

Em biết anh cố viết cho dài dòng chẳng qua là để lấp liếm cái hớ của mình. Anh bảo anh bận thì cứ việc đem từng điểm ra mà nói từ từ, không cần phải viết tràng giang đại hải. Từ bây giờ mỗi bài chỉ bàn một chỗ sai, sau đó bàn tiếp. Đừng giả vờ bận rồi chạy mất nhé. Bận thì đã không viết lung tung linh tinh ba bốn bài liền tù tì.

The Monk of Canterbury
12-07-2015, 10:22 PM
Nè, Ốc!

Đọc lại đi. Tui tô đậm những phần chính cho Ốc đấy!

The Monk of Canterbury
12-07-2015, 10:27 PM
thôi mà! đừng "nguỵ biện" nữa ốc ơi! Mệt quá đi... Viết chữ lông chim "ngay" diễn đàn hay "mé, mé" ngoài diễn đàn thì có gì ghê gớm đâu mà phải mất cả mấy posts liền để chỉ viết ra 1 chữ? Chim nào lại chẳng có lông? Chim hồng, đại bàng, cò, nhạn gì cũng đều có lông cả ông à! Miễn là ông đừng đăng hình hay tả chân mớ "thuốc rê" và con chim râu dài ở hang pac pó thôi. Tui thấy cách "biện-hộ-cho-hành-động" của ốc khập khễnh quá đi!

You biết tui nói đúng "tim ốc" của you rồi mà. You đâu cần phải chối quanh cho đỡ ngượng như vậy? Mà cái "chi chi" ở đây để phải ngượng? con người, ai cũng có sở trường và sở đoản cả. ốc không rành thơ đường nên bảo là câu thơ đó [mượn chữ] từ tư mã. trong khi ông 008 thì biết thơ đường (và có lẽ ổng đọc nhiều) nên ổng nhớ bài nào của lý bạch - ổng chỉ ra rõ ràng cho mình thấy thì mình "ok, i admit that i was wrong and you were right" để học hỏi cho rồi. biết thêm 1 điều thì hay thêm 1 điều cho bản thân chứ có chi mà phải ấm ức (?).

hay ốc muốn tui phải làm một bài "báo cáo thủ trưởng" từ a-z ra đây, rồi "quoted" ra những câu ốc đã viết trong chủ đề này để dẫn chứng là:

1). Ngay lúc đầu, ốc đã giải thích không đúng 3 việc:

_ a. Vì không rành đường thi (không đọc thơ đường nhiều) nên ốc đã phán rằng cụ đặng mượn ý & chữ từ câu nói của sử gia tư mã thiên.

_ b. Và cũng vì không vững âm luật thơ đường nên ốc đã bảo là cụ đặng đang đối chữ với chữ (theo phép chỉnh đối). <= thật ra thì không phải như vậy.

_ c. Không rành âm luật/không phân biệt được thể loại (khác nhau) của những câu thơ mình đang đọc, nên ốc cho rằng bà đoàn đã dịch cpn ra bằng đường thi - trong khi 4 câu đó thuộc thể thơ song thất lục bát chứ không phải là thất ngôn bát cú hay tn tứ tuyệt của thơ đường.

2). Từ bài viết đầu tiên, ông 008 đã khẳng định rằng câu "thái sơn nặng, lông chim nhẹ" đó là từ một bài thơ của lý bạch chứ không phải từ lời của sử gia họ tư mã như ốc phán. __ và sau đó, thì ông 008 đã chứng minh rõ ràng ra câu nào, bài nào của lý bạch.

3). Cái sai (nguỵ biện) mới đây của ốc, là ốc đã bắt từ chuyện này (chạy đạn) qua chuyện khác, rằngkhông những hiểu, mà tôi còn hiểu rất rõ tại sao ốc phải dùng cách so sánh khập khễnh để kéo 2 nàng thuý vào đây nữa là khác! :z13:

đâu, ốc chỉ ra cho tôi thấy ở bài viết nào mà ông 008 đã "trách" hay "chê" tiền nhân đặng trần côn "ăn cắp" thơ của lý bạch vậy? ốc giải thích nguồn gốc hai chữ "hồng mao" sai mà ốc không dám nhận là mình sai, lại "chém vè" qua chuyện khác (gắp lửa bỏ tay người) như thế thì không hay đâu ốc! Không phải tui bênh ông 008 đâu. Nhưng cái tánh tôi chuyện gì đúng thì thôi.

ai biết làm thơ, thích đọc thơ cũng đều hiểu 1 điều căn bản rằng chuyện mượn ý, mượn câu, mượn điển tích để sáng tác một bài thơ là chuyện thường tình - rất thường tình. Nhất là trong thơ đường. Miễn sao, đừng có "mượn" theo kiểu "giải phóng mặt bằng" 4 câu từ 4 bài khác nhau của thiên hạ, rồi "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" thành 1 bài tứ tuyệt của riêng mình như dại thi hào trần dzân tiên đã làm thôi ốc à!

còn cái "vấn nạn" (giận) lẫy kiều mà ốc mang ra để "nguỵ biện" bên trên có đúng với sự thật như ốc giải thích hay không, thì ốc tự biết đi nhá. Tuy là ốc đã viết ra "ní dzo" (sai toạ độ) như trên, nhưng tui biết lúc ốc đang gõ lọc cọc trả lời thì ốc cũng tự hỏi lòng (hay hỏi mr. ốc thứ hai) rằng "sao mà tên thầy chùa khế ngọt này nó đọc mình vanh vách như đọc truyện cartoon vậy ta?"

đúng hông nè?!

Hổng đúng, thì vô dòm gương hỏi ông thầy trong gương đi, thầy ốc! Tui làm việc tiếp đây. ốc đọc lại những posts sau đây để "kiểm chứng" lại những gì tui đã viết bên trên nhá:
read it! Read it over & over again, my dear brother!

The Monk of Canterbury
12-07-2015, 10:44 PM
Hola, homie!

Ốc có chắc là tui "hớ" hông? :24:

"Hớ" chỗ nào vậy? Chỗ tui bảo là Ốc hổng rành âm luật thơ Đường/không biết chi về cách "đối ngẫu" - thậm chí còn chưa phân biệt được thể thơ nào là thơ nào - mà lại dám phán ngay trong bài viết đầu tiên rằng cụ Đặng Trần Côn đang "đối chữ" (da ngựa <=> lông chim) để giải thích cho câu hỏi "nguồn gốc" chữ "hồng mao" đó hả?

Ốc hớ hay tui hớ ở đây??!

Hỏi thật nha Ốc: __ Chuyện quá dễ hiểu vậy mà Ốc thật sự không hiểu (hay không muốn hiểu) là mình sai sao Ốc? Tại sao nguyên bài viết của tôi có liệt kê 3 điểm sai của Ốc rành rành ra đó, Ốc lại không đề cập tới, mà Ốc lại đi "gạch đít" 1 câu văn viết thiếu chữ của tôi ở phần mở bài để bắt bẻ như vậy?

Vâng, câu đó tôi viết thiếu chữ đấy! Đúng ra là tôi phải viết rằng "Ốc không rành thơ Đường nên bảo là câu thơ đó cụ Đặng đã mượn chữ "hồng mao" từ câu nói của Tư Mã."

Rồi héng! Tui đã nhận cái tội tài đình (viết thiếu chữ) của tui rồi đấy... :z13:

Nhưng rất tiếc là chiêu thức "vạch lá" (thiếu chữ) để "chạy quanh" điểm chính (đang yếm thế) trong tranh luận của Ốc lại không hữu dụng đâu.

Biết tại sao hông? Vì trong bài viết trước đó và ngay trong post vừa qua, tôi đã liệt kê rành mạch từ số 1 đến số 3 những lỗi ("hớ") của Ốc rồi. Tui viết rõ ràng lắm! Rõ đến mức mà bất cứ ai đọc vào cũng hiểu là "Vì Ốc không biết gì về Đường Thi mà hay phán ẩu, nên cứ khăng khăng cho rằng cụ Đặng đã MƯỢN CHỮ của Tư Mã trong câu thơ "Thái Sơn & hồng mao" trong khi sự thật thì cụ đã mượn nguyên câu thơ và ý tưởng (điển tích) của Lý Bạch từ bài thơ "Người Đan Vớ."

Rõ rồi héng!

Ai "hớ" ai "kín" thì "tự giác" đi thầy!

Còn cái "sự cố" Ốc bắt bẻ là tại sao tui giải thích ai sinh trước sau thì nếu Ốc đọc cẩn thận lại bài viết đó, Ốc sẽ thấy rằng tui đang "chữa quê" giùm Ốc với ông 008 đấy! <= Tui nhìn nhận là ổng đúng cho Ốc khỏi quê, khỏi lên tiếng (cãi ngang) tiếp đó thôi. Tui mà không tội nghiệp, không cố ý giữ mặt cho Ốc, thì tui đã "sửa lưng" Ốc nghe "cụp cụp" ngay từ bài đầu tiên "đối chữ lông chim" của Ốc rồi Ốc ơi...

Mấy câu phán của Ốc còn nguyên đấy! Tôi đã "quoted" rành rành ra đó, tự đọc lấy đi rồi cãi tiếp. Đừng có chưa gì là đã "thấu cáy - mại hơi" kêu tui đừng chạy. <= Theo tâm lý, thì hành động của Ốc hiện giờ là đang cố dối lòng [đang nói láo với chính bản thân] để giữ tự tin đấy Ốc.

Tui chỉ sợ Ốc cứ đưa cái vỏ cứng ra cãi ngang hoài một hồi mà vẫn chưa chỉ được ra C HỖ HỚ của thằng Monk, rồi lỡ ma nhập, Ốc lại đòi hát bài "Rừng Chưa Thay Lá" thì buồn cho tình anh em thôi.

Nhắm coi, nếu Ốc mò hoài mà chỉ hổng cái "hớ" (kín mít) của Monk tui, thì Ốc nên mở chủ đề khác, kiếm đề tài khác mà tranh luận với ông 008 đi héng...

G'9, homie!

Ký tên:
TheMonk "hớ" :24:

P.S. Ốc muốn tranh luận trong lịch sự, vui vẻ thì Monk tui sẽ vui vẻ lịch sự với you. Nhưng nếu you "bí" rồi dằn hổng được mà giở trò "tấn công cá nhân" (lắt nhắt) thì tui thành thật khuyên you nên suy nghĩ và "ngâm cứu" lại cho cẩn thận cách viết bài của tui khi tui muốn cho đối thủ đứt mạch máu nhá Ốc.

__ Bài viết trên, tui viết cho Ốc lúc tui đang ở v/p đấy. Khoảng 2 hrs sau thì tui đã về nhà.
Dòm thời gian đăng bài của tui đi chàng. Hiện giờ bên tui đã gần 2300 hours rồi (tự mà đếm ngón tay tính lấy).

Triển
12-07-2015, 11:04 PM
Chà, tình hình mạch lông chim rất căng thẳng. Haha!

http://www.melanie-groger.com/illustration/wp-content/uploads/2013/02/flamingo-illustration-character-rosa-vogel-p.jpg

99% là con cò này rồi.

Thoa
12-07-2015, 11:36 PM
Chời chời , đang ngứa tay muốn thảy thêm vài trái lựu đạn vào quá .:z5:

visabelle
12-07-2015, 11:49 PM
hong bit sao tui đọc chữ "hồng mao" thành..."mông hào". @.@
dont know why =D

mà nói thiệt chứ, đôi lúc thấy bà con take thing too serious, giải thích dài dòng quá cũng...biếng đọc.
còn cà rỡn như mông sơ Ốc xì thì ...hoạ thiệt. =D

nói ngắn gọn,
sắc bén như Như Gió,
sắc sảo như Passenger
sắc tuyệt như Mua và Làm
sắc ngôn nhẹ nhàng mà ko chói lọi như (chị) Phuongvy
sắc sắc ko ko như...thị (...visa...ouppsss...)



quyến rũ lòng người lắm lun người ơi.

uh oh, i better pray for my...wing :p

Thoa
12-08-2015, 12:08 AM
De , lo bay xa đi Visa . Ở đây mấy anh đang chơi trò bới lông tìm vết , ủa bới lông cò nhổ trụi lủi hết á .

visabelle
12-08-2015, 12:38 AM
chắc tìm hong ra đâu vì ...

"tìm em như thể tìm chim
chim bay biển bắc,
anh tìm biển đông



thôi đành kệ moá rụng lông là nó về." :p

mà thui, chắc ăn nhất là núp bên nhà xò đại gia Thoa, nhâm nhi matcharoons cho một thoáng yên phận. :p

Triển
12-08-2015, 03:08 AM
chắc tìm hong ra đâu vì ...

"tìm em như thể tìm chim
chim bay biển bắc,
anh tìm biển đông


Tìm biển Đông chỉ có anh Tàu tìm hà. Haha!

Triển
12-08-2015, 03:15 AM
Chà, tình hình mạch lông chim rất căng thẳng. Haha!

http://www.melanie-groger.com/illustration/wp-content/uploads/2013/02/flamingo-illustration-character-rosa-vogel-p.jpg

99% là con cò này rồi.

1% là con Trĩ

http://calphotos.berkeley.edu/imgs/512x768/0000_0000/0308/0644.jpeg

sôngthương
12-08-2015, 04:11 AM
Em chào cả nhà :)
Dường như có gì không ổn :)

Chẳng lẽ Vua Hùng và Ngài Sơn Tinh, Ngài Thủy Tinh đều nhầm ???
Người chỉ nói gà (và bà con họ hàng của gà) có chín cựa
Còn hồng mao là của vị này :z13:


http://vanhaiphong.com/images/stories/ngua9.jpg

RaginCajun
12-08-2015, 07:39 AM
Tớ nghĩ chữ hồng mao là từ câu chuyện kén rể. Trong lúc thi thơ văn về con ngựa của ông bố, một trong mấy anh đến thi liền xuất khẩu thành thơ

Trên hoả lò có chiếc lông
Ngựa ông chạy như giông
Chạy đi chạy lại lông vẫn chưa hồng

Nói chứ, chữ "hồng mao" này chắc không rắc rối lắm đâu. Tác giả kia chỉ đơn giản đem cái nhẹ so sánh với lông hồng. Lông thì đương nhiên là nhẹ mà lông hồng thì nhẹ hơn lông đen.

Văn
12-08-2015, 08:28 AM
Chời chời , đang ngứa tay muốn thảy thêm vài trái lựu đạn vào quá .:z5:

Bắt chước gtmt, thẩy lông chim vào nó mới nổ!

ốc
12-08-2015, 08:37 AM
Ốc có chắc là tui "hớ" hông? :24:

"Hớ" chỗ nào vậy? Chỗ tui bảo là Ốc hổng rành âm luật thơ Đường/không biết chi về cách "đối ngẫu" - thậm chí còn chưa phân biệt được thể thơ nào là thơ nào - mà lại dám phán ngay trong bài viết đầu tiên rằng cụ Đặng Trần Côn đang "đối chữ" (da ngựa <=> lông chim) để giải thích cho câu hỏi "nguồn gốc" chữ "hồng mao" đó hả?

Ốc hớ hay tui hớ ở đây??!

Anh hớ cái chỗ không hiểu người khác nói đùa rồi xộc vào lên lớp. Hai câu thơ sửa lại của bà Đoàn thị Điểm mà anh cũng nghĩ là làm thật, từ đó suy ra là "chưa phân biệt được thể thơ nào là thơ nào". Có phải là hồ đồ không? You got a poor sense of humor. That's all.

Nếu có người thấy anh hay dùng cái icon lăn lộn trên sàn nhà rồi kết luận anh Monk mắc chứng kinh phong, thì đúng hay không?

Giao kèo vẫn còn đấy, muốn sửa lưng chỗ nào thì cứ nêu lên từng điểm riêng, em sẽ giải thích. Đừng viết thêm về những điều vớ vẩn khác.

Ngô Đồng
12-08-2015, 09:39 AM
Khoe bộ sưu tầm "hào mông" nuôi chung với gà vui lắm - hơi dơ nhưng nghe nó hát chí chóe cũng vui - Ốc ơi chọn xem cô nào cho lông màu nào nha

https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=774&stc=1https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=775&stc=1https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=776&stc=1

gun_ho
12-08-2015, 11:38 AM
Trên hoả lò có chiếc lông
Ngựa ông chạy như giông
Chạy đi chạy lại lông vẫn chưa hồng.

Thơ của cậu như cụ í. Bài ấy nó như này.

Bếp hồng bỏ cọng lông.
Ngựa ông chạy như giông.
Chạy đi rồi chạy lại.
Cọng lông vẫn chưa hồng.

RaginCajun
12-08-2015, 11:53 AM
:) tớ chẳng biết tí gì về thơ văn cả, chỉ nhớ đại khái câu chuyện cười trong bàn nhậu như thế thôi. Cám ơn bác bài thơ đúng vần (thật ra đúng hay không tớ cũng chẳng biết).

Thoa
12-08-2015, 12:16 PM
Bài đó chưa về nhất :) . Hình như bài thơ của Ốc về nhất .

Thoa
12-08-2015, 12:40 PM
Khoe bộ sưu tầm "hào mông" nuôi chung với gà vui lắm - hơi dơ nhưng nghe nó hát chí chóe cũng vui - Ốc ơi chọn xem cô nào cho lông màu nào nha

https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=774&stc=1https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=775&stc=1https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=776&stc=1

Qua mùa Thanks Giving rồi chứ không thôi mượn đỡ vài cô của chị ND .

Có ai biết con này là con gì không ? Chắc phải gọi là " thanh mao"

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/thoa27/Mobile%20Uploads/image_zpsehvwr4kg.jpeg (http://s1211.photobucket.com/user/thoa27/media/Mobile%20Uploads/image_zpsehvwr4kg.jpeg.html)

The Monk of Canterbury
12-08-2015, 02:05 PM
Anh hớ cái chỗ không hiểu người khác nói đùa rồi xộc vào lên lớp. Hai câu thơ sửa lại của bà Đoàn thị Điểm mà anh cũng nghĩ là làm thật, từ đó suy ra là "chưa phân biệt được thể thơ nào là thơ nào". Có phải là hồ đồ không? You got a poor sense of humor. That's all.

Nếu có người thấy anh hay dùng cái icon lăn lộn trên sàn nhà rồi kết luận anh Monk mắc chứng kinh phong, thì đúng hay không?

Giao kèo vẫn còn đấy, muốn sửa lưng chỗ nào thì cứ nêu lên từng điểm riêng, em sẽ giải thích. Đừng viết thêm về những điều vớ vẩn khác.À! Thế thì cả cái chủ đề "lông chim đỏ" [trong Phòng Ngôn Ngữ] này chỉ là "chuyện giỡn, chuyện đùa" đấy à! Và câu hỏi của cô GTMT cũng là câu hỏi đùa thôi chứ?

Vậy là tôi "lầm" thật rồi Ốc ơi... Tôi lầm, vì khi đọc thấy Ốc mang bộ sử Tàu có tên là "Hán Thư - Tư Mã Thiên Truyện" và những CHỮ của đại sử gia Tư Mã Thiên ra để dẫn chứng cho lời giải thích của Ốc, tôi cứ ngỡ là Ốc THẬT SỰ MUỐN CHỨNG MINH rằng 2 chữ "hồng mao" trong câu thơ của cụ Đặng đã được vay mượn từ câu nói của ngài sử gia họ Tư Mã đấy chứ.

Nếu vậy thì ... để kéo màn cho vở kịch "nửa thật, nửa giả" này, Ốc chỉ cần viết một post duy nhất nữa thôi nha Ốc (last chance for you before humiliating yourself). Trong đó, Ốc cứ nói như thế này:

__ Anh Monk à! Tui có vài điều muốn nói với anh: Điều thứ nhất, là sau khi đọc thấy câu hỏi của cô GTMT, Ốc tui bèn "click click" Gú Gồ tìm miếng da ngựa và sợi lông chim để giải thích... Anh cũng biết, cái tật của Ốc nhà tui là khoái chơi trò chiết tự (để phăng-ta-dzi) mà. Thế rồi, khi tìm thấy tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, vì lười, nên tui chỉ đọc có 2 câu dính líu đến da ngựa & lông chim thôi. Ngay tức thì, với trí thông minh (và vài ly Johnnie) sẵn có, tui nghĩ liền, là "lông" thì phải ĐỐI VỚI "da" mới nghe "xoạt xoạt" được. 2 + 2 = 4 mà! Chứ tui đâu có biết rằng thơ Ba Tàu nó khác với toán và Johnnie Ưalker nhiều lắm ... Anh cũng đừng cười lăn ra đất chọc quê tui nha, anh Monk (ROFLMAO = :24:)

Ốc tui có biết chi về phép đối ngẫu trong Đường Thi đâu.... Tui phán ẩu "CHO DZUI" thôi mà, chứ tui đâu có nói thiệt! Ai biết được tui ẩu (như ông 008 chẳng hạn) thì họ cười tui. Còn (đa số khán dzả) không biết thì sẽ cho là tui tài quá xá là tài (lào thông kim cổ). Dễ ợt!

["BỨC TÂM THƯ BIỀN BIỆT PHƯƠNG TRỜI" CỦA ỐC TẠM NGƯNG Ở ĐÂY]


_____ Bên trên chỉ là điều thứ nhất thôi nhá Ốc. Còn một vài điều Ốc cần phải nói nữa, chưa hết đâu... Nhưng tui sẽ tạm ngưng ở đây cho có người đau tim chơi..

Ốc có biết là cái trò khi thắng lý là chuyện thật - khi đuối lý sẽ thành "chuyện giả - chuyện giỡn" này, đã được sử dụng mấy mươi năm trước rồi không vậy? Xưa lắm rồi Ốc!

Ốc giả vờ trách tôi là "xộc vào lên lớp Ốc" chỉ để che đi cái bậy của Ốc/để đánh trống lảng sang chuyện khác cho Ốc đỡ quê đó thôi. Nhưng Ốc lại quên đi 1 điều rằng tất cả bài viết của tôi, Ốc và anh 008 vẫn còn nằm nguyên ở mấy trang trước. Tôi có bao giờ sồng sộc vào để lên lớp Ốc đâu! Mà ngược lại, khi tôi đọc thấy bài viết của một hội viên dạy rằng "ốc gạo, ốc len, ốc ma là loài lưỡng tính" và chủ đề này sắp có nạn "Ốc Mãn" :z45: , tôi phải nhảy vào đăng lên bài đầu tiên (post số 11) chọc cười mọi người cho không khí bớt căn thẳng và nhắc khéo Ốc rằng Ốc đang nói sai đó! Vì tôi biết, nếu cứ tiếp tục cãi (theo kiểu ốc bò) một hồi, thể nào anh 008 cũng sẽ chứng minh được nguồn gốc của 2 chữ "hồng mao" không phải từ lời nói của Tư Mã, và khi đó sẽ có người bị "quê ... ốc" tội nghiệp họ (<= tui làm ơn còn bị mắc oán).

Để "giải phóng cái mặt bằng" cho "vấn nạn" SỒNG SỘC mà Ốc đã gán ép tôi, thì tôi xin mời quý khán dzả vào trang 2 của chủ đề này để kiểm chứng nhá:

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4774-hồng-mao/page2

Vào đây, đọc lại bài viết đầu tiên của tôi (post số 11) xem tôi có "sồng sộc xông vào" hay không. Sau đó, thì nếu rảnh tay, xin mời quý vị kéo xuống post số 15 để coi cảnh Thầy Chùa đang đỡ đạn giùm Mr. Escargot (Ốc xào dừa của Pháp :24:) luôn.

___***____

Nói nghe nè, Ốc: ___ Tui biết, tuy Ốc nói miệng tài rằng "deal này (deal nọ) vẫn còn đấy, anh cứ TỪ TỪ chỉ ra cái sai của em..." vì Ốc biết là tuyệt đại đa số khán dzả nơi đây không thấy được cái sai của Ốc nằm chỗ nào = họ cứ nghĩ là Ốc và tôi đang thật sự tranh luận về 2 chữ "hồng mao" trong câu thơ của Đặng Trần Côn, đúng hông Ốc? Và dĩ nhiên, là sau khi ông 008 đã đưa ra dẫn chứng rạch ròi, thì cái "lông chim họ Tư Mã" của Ốc cháy thành than rồi. Nhưng chỉ có tôi & Ốc là biết rất rõ cái sai [hay nói cho chính xác hơn, là cái dở của Ốc] nằm ở bài viết nào trong chủ đề này. Và lý do nào mà tôi & Ốc vẫn còn đang "tâm sự một chiều mưa" trong đây.

(Còn tiếp)


____ Theo nhời yêu cầu của chàng, tui sẽ đi theo điệu "Xì-Lô-Róc" với chàng, thay vì đi cái rột ngay tim đen địch thủ như tôi vẫn thường làm héng. Chàng muốn giỡn, thì tui sẽ giỡn với chàng... "Mô Phật! Kẻ bần tăng ghét ăn Khế Ngọt này chưa biết sợ ăn ốc len xào dừa bao giờ!!" Kha,kha,kha...:24:

The Monk of Canterbury
12-08-2015, 02:33 PM
(Ủa, lạ ... Hình như sau khi tôi sửa lại bài trên để đưa link cho chính xác, thì tất cả phần viết sau đường link đều bay tuốt. Đảo một vòng đọc bài ở những chủ đề khác, khi trở lại, tôi thấy bài viết của mình bị mất cả đoạn văn (ngay sau đường link)... Thôi, để tôi viết lại vậy. Đây là phần tôi đã viết sau khi đưa đường link trong bài trên)

Sau khi vào trang 2 để đọc post #11 rồi, thì nếu rảnh tay, xin mời quý vị khán dzả kéo xuống post số 15 để coi cảnh Thầy Chùa đang đỡ đạn giùm Mr. Escargot (Ốc xào dừa của Pháp) luôn.

___***____


Nói nghe nè, Ốc: ___ Tui biết, tuy Ốc nói miệng tài rằng "deal này (deal nọ) vẫn còn đấy, anh cứ TỪ TỪ chỉ ra cái sai của em..." vì Ốc biết là tuyệt đại đa số khán dzả nơi đây không thấy được cái sai của Ốc nằm chỗ nào = họ cứ nghĩ là Ốc và tôi đang thật sự tranh luận về 2 chữ "hồng mao" trong câu thơ của Đặng Trần Côn, đúng hông Ốc? Và dĩ nhiên, là sau khi ông 008 đã đưa ra dẫn chứng rạch ròi, thì cái "lông chim họ Tư Mã" của Ốc cháy thành than rồi. Nhưng chỉ có tôi & Ốc là biết rất rõ cái sai [hay nói cho chính xác hơn, là cái dở của Ốc] nằm ở bài viết nào trong chủ đề này. Và đó cũng là lý do nào mà tôi & Ốc vẫn còn đang "tâm sự một chiều mưa" nơi đây.
(Còn tiếp)


___ Theo lời yêu cầu của chàng, tui sẽ nhảy đầm theo điệu "Xì-Lô-Róc" với chàng, thay vì đi cái rột ngay tim đen địch thủ như tôi vẫn thường làm héng. Chàng muốn giỡn, thì tui sẽ giỡn với chàng cho vui ... "Mô Phật! Kẻ bần tăng ghét ăn Khế Ngọt này chưa biết sợ ăn ốc len xào dừa bao giờ!!" Kha,kha,kha...:24:

ốc
12-08-2015, 02:41 PM
Lại cứ viết rườm rà lăng nhăng đủ thứ chuyện để lấp liếm cái hớ. Em nghĩ anh thực sự không biết khi nào là đùa khi là thật. Bằng chứng là trong cái bài anh mời mọi người kiểm chứng:


https://dtphorum.com/pr4/showthread.p... (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4774-h%E1%BB%93ng-mao/page2)
Chỉ có ai dở hơi mới thấy cần phân trần rằng:

2). Monk không 100% "sure" nhưng hình như con chim hồng bên Tàu (của chữ "hồng mao" bên trên) không phải là con "Plàm-Mính-Gồ" đâu à.
Cái đó ai không biết? Lấy con cò ra giỡn mà có anh cũng tưởng là nói thật, nhảy lên bục giảng ngay lập tức. Em nghĩ là anh Monk sống chung với người mát dây hoặc ngớ ngẩn nên cứ tưởng ở đâu người ta cũng thế.

Get a clue, Blue.

The Monk of Canterbury
12-08-2015, 02:54 PM
Đừng ăn nói và dẫn chứng theo kiểu "nhà đảng" như vậy Ốc à! Đọc cho kỹ lại xem coi tại sao tôi mang chuyện con chim hồng ra trong đó nhá! Ốc càng "ní sự" thì tôi càng thấy cái cách tranh luận "nửa vời" của Ốc giống con nít quá đi! Đầu óc của you hình như cũng chậm rề rề y như cái nick của you vậy! Hay là you đang giả bộ ngu để che đi cái quê của mình đó?

Đây, "công thức" đây:

Chim hồng + mấy câu thơ của Tô Đông Pha là để tôi "connected" lại mà "thông dịch vật" ra vụ mất ngủ của anh Tư đấy. Tôi muốn phá anh ấy để thay đổi không khí (có vẻ đã bắt đầu căng thẳng) và tôi không muốn CHỦ ĐỀ NÀY BỊ "LƯỠNG TÍNH" ĐẤY CHÀNG À!

Đọc cho cẩn thận phần "P.S." trong post số 11 đó lại đi chàng! Đừng có mang "tang vật" "tang chứng" ra theo kiểu con nít này trông nực cười quá!

À, mà hình như tôi thấy là hôm đó cũng có một vài "khán dzả" hiểu ý của tôi cho nên họ "click click" "like, like" gì đó... Đâu, Ốc check lại coi, phải hông vậy? :24:

quan em
12-08-2015, 03:09 PM
Đọc cái trang này phải vổ tay khen mấy người biết tiếng Hán, thì viết tiếng Việt hay.

Anh ốc đó giờ trong này là thần tượng của em, cách viết của anh đọc vui vui nhưng không nhớ lâu, cười rồi quên... kím bài mới anh viết để cười tiếp.

Anh/chú/bác đầu chọc viết khá dài, em đọc hỏng hiểu gì luôn... làm ơn viết ngắn ngắn chút cho em theo kịp... theo em đoán thiên hạ "click, click" "like, like" gì đó nhiều khi hổng phải họ hiểu đâu, ý họ là họ có đọc và khuyến khích mình viết thêm cho họ đọc nửa. Em thấy có thoa, thoa làm ơn confirm dùm coi thoa có biết tiếng Hán hông? Em chọn thoa, tại gì em biết thoa nên em giởn, đừng giận....


Anh tôm làm ơn chỉ dùm em tại sao lông hồng thì nhẹ hơn lông đen, theo em biết thì màu sắc nó không có trọng lượng (mass)

visabelle
12-08-2015, 03:43 PM
sao decode cái "mông hào" này còn khó hơn davincicode dị trời. :D

visa hum kia mới coi bộ thần điêu đại hiệp.
mê nhất khi nghe những nhân vật sổ tiếng hán mà hiểu gì đâu.
giờ thấy câu này đọc cũng hay hay.
nhờ bác Monk và bác ốc dịch dùm được ko.

"Nhân Sinh Thị Bi Kịch - Càn Khôn Nhất Hý Trường"

quan em
12-08-2015, 03:49 PM
Cám ơn visa nhiều, tui củng định hỏi câu đó mà chưa dám ...

Đậu
12-08-2015, 03:50 PM
Tớ nghĩ chữ hồng mao là từ câu chuyện kén rể. Trong lúc thi thơ văn về con ngựa của ông bố, một trong mấy anh đến thi liền xuất khẩu thành thơ

Trên hoả lò có chiếc lông
Ngựa ông chạy như giông
Chạy đi chạy lại lông vẫn chưa hồng

Nói chứ, chữ "hồng mao" này chắc không rắc rối lắm đâu. Tác giả kia chỉ đơn giản đem cái nhẹ so sánh với lông hồng. Lông thì đương nhiên là nhẹ mà lông hồng thì nhẹ hơn lông đen.

Thấy anh Tôm giỏi về khoa giải lông, em xin hỏi là tại sao lông chim không bị giời mưa làm ướt mà "lông măng" lại bị ướt nhem như trong bài "Thà như giọt mưa".

"Thà như giọt mưa vỡ trên mặt Duyên
thà như giọt mưa khô trên mặt Duyên
để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến
những giọt run run ướt ngọn lông măng "

Lại hỏi: em thấy có người gọi mẹ, má, u, mợ là "măng". Vậy thì "măng" này có giống "măng kia" không? Nếu, nói giả dụ, là hai "măng" này giống nhau thì, em đóan, "lông măng" chắc là "lông mẹ" rồi.
Vậy thì chắc hẳn là có lọai "lông con", anh Tôm ha?

:z13:

tư mã tai trâu
12-08-2015, 04:43 PM
Thầy chùa ơi, chắc là hiểu lầm thôi. Mỗi người đều có những điều mà dân Háng rộng gọi là ... "ý tại ngôn ngoại" và vì thế nên có sự hiểu lầm. Đã là hiểu lầm thì có nói mấy cũng không xong. Lông bông nói hoài chắc sẽ banh ta lông ráo chọi.
Bỏ đi anh thầy chùa ui.

Tôi theo phe anh Đậu bàn về lông măng coi bộ mượt mà hơn.

Nói tới hồng mao, in hình là khi xưa người ta gọi người Tây phương (đặc biệt là dân Ăng Lê) là người Hồng Mao thì phải. Mà em nghĩ người của họ bờ lon có vẻ nhiều hơn hồng mà sao lại gọi như vậy ta.

RaginCajun
12-08-2015, 06:39 PM
Thấy anh Tôm giỏi về khoa giải lông, em xin hỏi là tại sao lông chim không bị giời mưa làm ướt mà "lông măng" lại bị ướt nhem như trong bài "Thà như giọt mưa".

"Thà như giọt mưa vỡ trên mặt Duyên
thà như giọt mưa khô trên mặt Duyên
để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến
những giọt run run ướt ngọn lông măng "

Lại hỏi: em thấy có người gọi mẹ, má, u, mợ là "măng". Vậy thì "măng" này có giống "măng kia" không? Nếu, nói giả dụ, là hai "măng" này giống nhau thì, em đóan, "lông măng" chắc là "lông mẹ" rồi.
Vậy thì chắc hẳn là có lọai "lông con", anh Tôm ha?

:z13:




Thì người ta cũng gọi con trai là "đực" là "cu" đấy thây. :p

RaginCajun
12-08-2015, 06:41 PM
Thầy chùa ơi, chắc là hiểu lầm thôi. Mỗi người đều có những điều mà dân Háng rộng gọi là ... "ý tại ngôn ngoại" và vì thế nên có sự hiểu lầm. Đã là hiểu lầm thì có nói mấy cũng không xong. Lông bông nói hoài chắc sẽ banh ta lông ráo chọi.
Bỏ đi anh thầy chùa ui.

Tôi theo phe anh Đậu bàn về lông măng coi bộ mượt mà hơn.

Nói tới hồng mao, in hình là khi xưa người ta gọi người Tây phương (đặc biệt là dân Ăng Lê) là người Hồng Mao thì phải. Mà em nghĩ người của họ bờ lon có vẻ nhiều hơn hồng mà sao lại gọi như vậy ta.

Chôm nhời này của bác Tư để trả lời cho bác quan em về chuyện lông hồng và lông đen :p

Triển
12-08-2015, 10:19 PM
Chôm nhời này của bác Tư để trả lời cho bác quan em về chuyện lông hồng và lông đen :p

Ai thời nói lông hồng và lông đen. Ít ra cũng phải nói huyền mao nghe cho ly kỳ chớ.

PS: tuy nhiên là huyền mao hay hắc mao ta? :z41:

The Monk of Canterbury
12-09-2015, 07:16 AM
Thầy chùa ơi, chắc là hiểu lầm thôi. Mỗi người đều có những điều mà dân Háng rộng gọi là ... "ý tại ngôn ngoại" và vì thế nên có sự hiểu lầm. Đã là hiểu lầm thì có nói mấy cũng không xong. Lông bông nói hoài chắc sẽ banh ta lông ráo chọi.
Bỏ đi anh thầy chùa ui.

Tôi theo phe anh Đậu bàn về lông măng coi bộ mượt mà hơn.

Nói tới hồng mao, in hình là khi xưa người ta gọi người Tây phương (đặc biệt là dân Ăng Lê) là người Hồng Mao thì phải. Mà em nghĩ người của họ bờ lon có vẻ nhiều hơn hồng mà sao lại gọi như vậy ta.Anh Tư Mất Ngủ à, trời mưa rỉ rả, cá tra đang quẫy nước đục ngầu, ếch nhái thì loi xoi, loi xoi quăng "bonbon" mần "cheerleaders" (mừng hụt) - anh đang bị cảm cúm mấy bữa rày mà phóng Mô-Tô ra đây chi vậy cha nội?

Trước giờ, tui thấy anh đủ thứ bệnh hết nghen: nào là bệnh mê Bonsai, bệnh trúng ..."bùa" :z13: bệnh trúng ...gió, bệnh quên keyboard, bệnh mất ngủ, bệnh mê ghi-ta ...tứ lung tung bệnh, nhưng hình như căn bệnh nặng nhất của anh (mà tui để ý thấy) là bệnh "Lộ kiến bất bình, Ghi-Ta quảy tới... " đó nghen anh Tư.

Thôi, để tui chở ông dìa, ông thần mắc bùa ơi! Bỏ cái Harley của ông ở đó đi nha, mai ra lấy.

The Monk of Canterbury
12-09-2015, 07:24 AM
Bao giờ cũng thế, mỗi khi chấm dứt một cuốn phim thì phải có 1 bản nhạc đi kèm - trong lúc màn ảnh đang từ từ "làm rõ" và "đi sâu, đi sát" ở "cự ly gần" tên cúng cơm của các "Tài-Mình-Xín" (đại minh tinh) và kèm theo một mớ vai phụ khác, như là "Phúc-Cái-Xín" "Xỉ-Cẩu-Xính" "Pác-Pó Xín" "Bạc-Phò-Xín" "Cá Tra Xín" "Dìm-Chẩy-Xín"...vv & vv đủ loại "xín" cả... :24:

___ Monk tui xin mời quý khán dzả cùng Monk tui thưởng thức nhạc phẩm BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN (lông lá đầy đủ):

<font color="#454545"><span style="font-family: UICTFontTextStyleBody">
http://youtu.be/5PG1GWaDmrA

Đậu
12-09-2015, 08:31 AM
Nói tới hồng mao, in hình là khi xưa người ta gọi người Tây phương (đặc biệt là dân Ăng Lê) là người Hồng Mao thì phải. Mà em nghĩ người của họ bờ lon có vẻ nhiều hơn hồng mà sao lại gọi như vậy ta.


Em đoán ngày xưa cạc cụ gọi người Ăn lê là "Hồng mao" để phân biệt với người "Hắc mao" dùng chỉ người Ấn độ chăng? Chứ cả đời em chưa thấy người Ăn lê nào tóc tai lông lá mầu hồng cả.

Hanhgia
12-09-2015, 09:00 AM
Em đoán ngày xưa cạc cụ gọi người Ăn lê là "Hồng mao" để phân biệt với người "Hắc mao" dùng chỉ người Ấn độ chăng? Chứ cả đời em chưa thấy người Ăn lê nào tóc tai lông lá mầu hồng cả.


Thời đại mới rồi. Nên hiểu cho ra "người mới tiên tiến":


hồng mao = mồm màu hồng
hắc mao = mồm màu đen

Thoa
12-09-2015, 01:10 PM
...Em thấy có thoa, thoa làm ơn confirm dùm coi thoa có biết tiếng Hán hông? Em chọn thoa, tại gì em biết thoa nên em giởn, đừng giận....


Anh tôm làm ơn chỉ dùm em tại sao lông hồng thì nhẹ hơn lông đen, theo em biết thì màu sắc nó không có trọng lượng (mass)

em cũng confirm là Háng em không rộng lắm đâu quan . Lâu rồi mới thấy quan trở về phố chơi . Chúc quan vui vẻ nhưng quan không cần nắm chéo áo em . Quan đã vào đây chơi thì người lạ cũng như người dưng . Trong hí trường thì so găng ( vị đấu) xong ... bỏ chạy . Bạn của ngày hôm qua chưa chắc là bạn hôm nay . Thù của hôm qua thì chắc còn thù dài dài .
Thôi , em chúc quan bảo trọng mấy cọng lông hồng .

Caprio
12-09-2015, 11:40 PM
bài "chinh phụ ngâm" có 2 câu:
"chí làm trai dặm nghìn da ngựa
gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao"


nguồn gốc của hồng mao trong câu trên là như thế nào?

Chị gtmt thân mến , những tìm kiếm kiểu này cứ vào google chỉ một lát là biết ngay thôi :
Trích: "22- Kẻ Trượng phu có chí ngoài nghìn dặm lấy da ngựa bọc thây
(*) Mã cách: Da ngựa. Do điển tích trong Hậu Hán thư: Mã Viện bảo Mạnh Ký rằng: ” Nam nhi yếu đương tử ư biên dã, dĩ mã cách khỏa thi hoàn táng nhĩ, hà năng ngọa sàng thượng tại nhi nữ tử thủ trung da. Nghĩa là: Làm trai nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thây mới là đáng trọng, chứ sao lại chịu nằm ở xó giường, chết ở trong tay bọn đàn bà con trẻ thì có hay gì ?” (TN ĐC VH- tr 265)


23- Tính mệnh được coi trọng như Thái sơn, nhưng cũng xem nhẹ như lông chim hồng.
Sử ký Tư Mã Thiên :Nhân cố hữu tử, tử hoặc trọng ư Thái sơn, hoặc khinh ư hồng mao,. (Người ta vẫn có cái chết, song cái chết đáng nặng như núi Thái sơn, cũng có cái chết nhẹ như lông chim hồng). Báo nhiệm Thiếu Khanh thư.
Thái sơn: Tên một ngọn núi nằm phía đông của núi Ngũ Nhạc nổi tiếng, tại tỉnh Sơn đông, TQ.
Ngày xưa các bậc Đế Vương thường đến đây hành lễ.
(*) Hồng mao :lông chim hồng.
Hồng: Theo Khang Hy TĐ và Thuyết văn; Hồng là chim Hộc(Giống nhạn lớn).
Sách Lã Thị Xuân Thu: ghi Hồng là Biểu tượng của Vua Thần Nông.
Người Việt coi mình là con Lạc cháu Hồng, viết chữ Hồng này, có nguồn gốc của Viêm đế, Vua Thần nông.
(*) CPN lặp nguyên văn của Lý Bacjh "Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao " (Kết vạt tử). "

Nguồn : http://www.thivien.net/Đặng-Trần-Côn/Loạn-thời/poem-f5GpmhW060TzKTPVtATQAw

Đọc thêm bên hoasontrang.us ở đây (http://www.hoasontrang.us/vietcothi/index.php?loi=23)
Coi thơ cổ tôi thường ghé bên thivien.net , những điển tích họ giải thích ngay bên câu thơ nên tiện lợi. Chúc vui chị và diễn đàn .:z57::z57:

The Monk of Canterbury
12-10-2015, 01:42 PM
em cũng confirm là Háng em không rộng lắm đâu quan ....
Chúc quan vui vẻ nhưng quan không cần nắm chéo áo em. Quan đã vào đây chơi thì người lạ cũng như người dưng . Trong hí trường thì so găng ( vị đấu) xong ... bỏ chạy . Bạn của ngày hôm qua chưa chắc là bạn hôm nay. Thù của hôm qua thì chắc còn thù dài dài . Thôi , em chúc quan bảo trọng mấy cọng lông hồng .Oh my goodness!!!
Cả đêm hôm qua bận quá, không có thời gian ghé vào đây để coi "chims đã chịu về núi nhạn" chưa (hay còn ấm ức?). Giờ ghé vào, đọc thấy post này, tui mém té ghế luôn..

Chị Thoa à! Chị có giận thì tui xin chịu nha chị, nhưng sau khi đọc thấy cách viết của chị, tui phải làm liền 2 việc sau đây:

1). Chiều nay, đi cày về, tui sẽ ghé chợ mua nãi chuối để cúng Ông Địa liền => Tui vái ông phò hộ, đừng để có một ngày đẹp trời Thoa & Monk mời nhau lên võ đài so găng để kết-tình-thân-hĩu "16 chữ vàng" thì rất nhiều người sẽ bị trặc tay, trặc chân và (tội nghiệp hơn là) cái điện thoại của anh Phương sẽ reng tới cháy luôn..

2). Tui nhất định sẽ đổi chữ ký trong ba ngày! Ký chữ gì khác, thì ....chờ đấy! Hi,hi,hi....

Chú thích: "Chims" = số nhiều, phải có "S" :z13:

TL4
12-10-2015, 09:42 PM
: "Chims" = số nhiều, phải có "S" [/COLOR]:z13:
"Monks" lại là số ít nhưng rất dài hơi=trường tụng:24::24::24::24::24:. Thiện "tay"

The Monk of Canterbury
12-10-2015, 09:49 PM
Ha,ha,ha....:24: :24:

Đi đâu mất cả tuần vậy ông anh? Làm thơ vui đi anh Tư Lịnh Vùng IV, cho thằng em cười ké với.

G'day, bro! :110:

TL4
12-10-2015, 09:55 PM
Ha,ha,ha....:24: :24:

Đi đâu mất cả tuần vậy ông anh? Làm thơ vui đi anh Tư Lịnh Vùng IV, cho thằng em cười ké với.

G'day, bro! :110:
Em chả đi đâu cả, chỉ "trì tụng" suốt tuần.:24:

TL4
12-10-2015, 10:31 PM
[QUOTE=The Monk of Canterbury;172615]

? Làm thơ vui đi,
:110:[/QUOT

Mụ he chưa chắc vị tha
Chẳng qua trọc lóc mới ra thầy chùa
Đêm nghe chăn chiếu giao mùa
Hồng Mao mấy cộng cười đùa gió đông

Hồng lâu mờ ám bên sông
Dáng ai thấp thoáng như Monk nhà mình!:z45:

The Monk of Canterbury
12-10-2015, 10:45 PM
Mụ he chưa chắc vị tha
Chẳng qua trọc lóc mới ra thầy chùa
Đêm nghe chăn chiếu giao mùa
Hồng Mao mấy cộng cười đùa gió đông
Hồng lâu mờ ám bên sông
Dáng ai thấp thoáng như Monk nhà mình!:z45:Nửa đêm thức dậy, làm thinh
Nghe tim giật thót: "Âm binh đang rình?" :24:
Hỏi ra mới biết tại mình
Chiết câu "chiết tự" làm tình nhân gian...
Sợi lông một cọng bên đàng
Thầy chùa đã bỏ, tại chàng còn "ho?"

Hổng phải tại thầy chùa đâu! Thầy chùa đã đăng lên câu thần chú "Bay Đi Cánh Chim Biển" rồi. Tại chàng "vướng lông" cứ ho khục khặc hoài đấy...

quan em
12-14-2015, 11:33 AM
Thoa ơi là thoa ... em dzí thoa có thù ha? em nhớ là hông mà ... có nhìn nhận khác nhau dzì hột xoàn thôi. Em chôm câu này trong phin tàu nè, bỏ qua đi "đại nhân không tính toán dzí tiểu nhân"

Còn cái bảo trọng cái cọng lông hồng, thì em nói thiệt, ngoài tóc, lông mày và lông mi ... em không có chổ nào có lông hết, mổi sáng là em tẩy trần bà nó hết. Em biết theo "phong xủi" của Việt Nam như vậy là sui lắm. Nhưng em hông tin. Em thích sạch sẻ...

Cám ơn anh tôm trả lời, dù là anh chôm của anh tư nhưng củng hổng hiểu ... tóc vàng (tóc con trai - blond hair và tóc con gái - blonde hair phải ghi rỏ để chị thoa khỏỉ sửa lổi) thì sao nhẹ hơn tóc đen?

008
12-14-2015, 12:25 PM
...

Em nói về thí dụ người ta lẩy Kiều chỉ để góp ý rằng người ta phang nguyên câu thơ của người khác là chuyện thường tình, không hẳn là cố tình ăn cắp văn của ai - như anh James Bát 008 muốn ngụ ý...
Anh "Rêm Bát" ngụ ý vậy hồi nào? Chỉ có hai trường hợp sau đây (mà ngày nay tiếng vịt cứ hở ra là gọi thành "kịch bản") thì mới có thể hiểu thành cái ý ngụ đó:

1) anh Ốc đây hẳn là… Tào Ốc!
2) anh Ốc chiết tự bằng cách dùng cây… tông đơ xẻo quách ba cái đuôi sam để tu…bổ cho ra bằng được cái ý đó.

Không phải đâu! "Rêm Bát" chẳng có ngụ ý gì khác ngoài cái ý đã nằm… lõa lồ ra đó rồi. Giả sử như Rêm có muốn len lén ngụ thêm cái ý gì khác thì đã phết thêm ngoặc này móc nọ tùm lum để "đảm bảo cho đối tượng nắm bắt” được hết ý chứ có đâu mà để mặc cho hên xui may rủi mà vẽ vời ra thế.

008
12-14-2015, 12:37 PM
Nói tới hồng mao, in hình là khi xưa người ta gọi người Tây phương (đặc biệt là dân Ăng Lê) là người Hồng Mao thì phải. Mà em nghĩ người của họ bờ lon có vẻ nhiều hơn hồng mà sao lại gọi như vậy ta.
Bờ lon đâu có nhiều bằng hồng được. Mà dù có là bờ lon đi nữa thì vẫn gộp hết vào cho thành hồng tất vì họ sợ gọi “kim mao” thì Tạ Tốn sẽ… hống lên trả lời!


Ai thời nói lông hồng và lông đen. Ít ra cũng phải nói huyền mao nghe cho ly kỳ chớ.

Người ta không muốn gọi là “huyền mao” vì sợ quen miệng mà nói thành “huyền mao đệ… mấy đẳng” luôn!



Em đoán ngày xưa cạc cụ gọi người Ăn lê là "Hồng mao" để phân biệt với người "Hắc mao" dùng chỉ người Ấn độ chăng? Chứ cả đời em chưa thấy người Ăn lê nào tóc tai lông lá mầu hồng cả.
Chắc hôn? Ăn lê, ăn táo, ăn nho gì cũng đầy đường redheads với brunettes vậy mà vẫn không nhìn thấy?

ốc
12-14-2015, 01:09 PM
Anh "Rêm Bát" ngụ ý vậy hồi nào? Chỉ có hai trường hợp sau đây (mà ngày nay tiếng vịt cứ hở ra là gọi thành "kịch bản") thì mới có thể hiểu thành cái ý ngụ đó:

1) anh Ốc đây hẳn là… Tào Ốc!
2) anh Ốc chiết tự bằng cách dùng cây… tông đơ xẻo quách ba cái đuôi sam để tu…bổ cho ra bằng được cái ý đó.

Không phải đâu! "Rêm Bát" chẳng có ngụ ý gì khác ngoài cái ý đã nằm… lõa lồ ra đó rồi. Giả sử như Rêm có muốn len lén ngụ thêm cái ý gì khác thì đã phết thêm ngoặc này móc nọ tùm lum để "đảm bảo cho đối tượng nắm bắt” được hết ý chứ có đâu mà để mặc cho hên xui may rủi mà vẽ vời ra thế.
Bài 6 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4774-h%E1%BB%93ng-mao&p=172046&viewfull=1#post172046): "mượn"
Bài 14 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4774-h%E1%BB%93ng-mao&p=172223&viewfull=1#post172223): "vay"

:z74:

008
12-14-2015, 01:16 PM
Bài 6 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4774-h%E1%BB%93ng-mao&p=172046&viewfull=1#post172046): "mượn"
Bài 14 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4774-h%E1%BB%93ng-mao&p=172223&viewfull=1#post172223): "vay"

:z74:

"Mượn" và "vay" không phải lúc nào cũng có nghĩa là "ăn cắp". "Vay mượn" điển tích là chuyện thường tình! Nếu muốn nói "ăn cắp" thì đã có chữ "chôm" vô cùng hùng hồn mà không thể nhầm vào đâu được!

ốc
12-14-2015, 01:36 PM
"Vay mượn" điển tích
Thì thấy anh cứ quả quyết là 'mượn thơ" với "vay trọn câu" cho nên tưởng anh muốn nói là chôm, hoá ra chỉ muốn ngụ ý là "vay mượn điển tích" thôi à? Vậy sao không nói toẹt ra là "điển tích" trong hai bài ấy?

008
12-14-2015, 01:44 PM
Thì thấy anh cứ quả quyết là 'mượn thơ" với "vay trọn câu" cho nên tưởng anh muốn nói là chôm, hoá ra chỉ muốn ngụ ý là "vay mượn điển tích" thôi à? Vậy sao không nói toẹt ra là "điển tích" trong hai bài ấy?

Thì nói thế là nói toẹt rồi chứ có gì rắc rối phức tạp hay lạ lùng ở đó đâu mà cần phải nói cách nào khác.

ốc
12-14-2015, 02:11 PM
Chưa toẹt lắm, thơ với điển tích không phải lúc nào cũng đồng nghĩa.

008
12-14-2015, 02:45 PM
Không sai, không sai… thì cũng như “vay mượn” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với “ăn cắp” mà còn phải xét đến nhiều yếu tố khác nữa. Tóm lại, một cách nói có đủ toẹt để hiểu cho đúng hay chưa thì còn tùy… thiên tư mỗi người!

ốc
12-14-2015, 04:26 PM
Không sai, không sai... còn phải xét đến những chữ đi theo sau.

thuyền nhân
12-17-2015, 11:59 PM
Đêm qua tự dưng nằm mơ thấy Rimbaud xớn xác hỏi có đọc tác phẩm mới "Con thuyền điên" của moi chưa? Vậy là giải chiêm bao.

Vốn nam mà cắt đi cái dương thì còn gì để thành lưỡng tính? Nếu có một đồng mà đem tiêu hết một đồng thì còn hai đồng à? Lý luận gì mà rối tinh rối mù như "hồng mao" (flamingo hair). Giả dụ như núp sau một cái tên, khi thì vợ dùng, khi thì chồng dùng, lúc ấy mới bảo là lưỡng tính.

Ốc này chắc là ốc nhập biên lậu . Nếu ở Việt Nam chắc thuộc loại Hoa Kiều vượt biên theo vợ không visa.
Nếu là người Việt chắc biết câu "Ăn ốc nói mò", nếu là người Tiều chắc biết Tư Mã Thiên và các hoạn quan, nhất là Lã Bất Vi .

Tư Mã Thiên có hai bầu tinh khí, chịu cắt để sống còn mà viết Sử Ký, tưởng đó là đứa con tinh thần của mình lưu hậu thế, nào hay có kẻ như Ốc chẳng hề biết Sử Ký là con của Tư Mã Thiên .

Lã Bất Vi có vợ thụ tinh mình mà coi như không, đem vợ thụ tinh mình tiến Vua, tự cắt đứt dòng dõi để mong tiếm quyền Thiên Tử, khác nào chước đổi tên Hồ Tập Chương thành Nguyễn Tất Thành, ngủ với gạch nung để dối dân là thiếu sinh khí,, không nhận con để mong chiếm đất Việt, tuy còn dương mà giả cắt dương, còn mang theo một mặt mo dày hơn vỏ ốc, chẳng phải lưỡng tính thì là gì ?

Nếu là loại hai mang "ốc mượn hồn" chắc biết Trọng Thuỷ, giả làm chồng Mỵ Nương để mong đoạt cơ ngơi Việt, cuối cùng cũng nhảy giếng tự tử thành một loài ốc (trai) .

Ốc sinh ra là loài lưỡng tính, hay nói mò không biết đúng hay sai, do đó phải mang vỏ cứng để tự vệ, di chuyển bằng miệng, kiếm sống bằng cách la liếm cặn bã thừa trên đất, làm sao biết được chí chim Hồng chim Hộc mà dám diễu cợt chuyện "gieo Thái Sơn nhẹ tựa Hồng mao" ?

Dân Việt có câu: "nồi đồng nấu ốc", chắc cũng ngụ ý từ thời Trống Đồng, đàn bà Việt theo gương Trưng Nữ Vương chẳng dung loại ốc tàu lai ?


...
.
.

ốc
12-18-2015, 08:30 AM
Ơ, viết vớ vẩn thế này mà lại hay hơn làm thơ đấy, con thuyền Nghệ Ang.

visabelle
12-20-2015, 11:16 PM
Ốc này chắc là ốc nhập biên lậu . Nếu ở Việt Nam chắc thuộc loại Hoa Kiều vượt biên theo vợ không visa.


ai kiu...tui đó? =D
kiu tui là tui đòi...nợ á. :p
chúc Thuyền Nhân mùa lễ vui vẻ ha.

ốc xì giờ có người viết...biography dùm ha. :p

ốc
12-21-2015, 11:24 AM
Ừ, chắc tự vì không biết kho cá, kho thịt.

Caprio
12-25-2015, 06:13 AM
Vì lỗi kỹ thuật phần chữ Hán nên bài viết #60 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4774-hồng-mao&p=172523&viewfull=1#post172523) không hiện ra đủ .Xin cảm ơn chị PV cùng các anh chị BĐH giúp khắc phục lại được :z57::z57: