PDA

View Full Version : Viện Dưỡng Lão



thuykhanh
01-14-2016, 03:51 PM
*****


Nursing Home - Viện Dưỡng Lão
Bs Trần Công Bảo




Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home...
Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau :

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu...

Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF) : cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt.
Họ vẫn còn phần nào "độc lập".

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa.

Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24.

Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:

1- Phòng ngủ.
2- Ăn uống
3 - Theo dõi thuốc men
4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:

1- Medicare
2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương... cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.


MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.


BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa!

Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem.

Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL".
Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay.

Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa!
Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".


NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ.

Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu...nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?
Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?

a- Làm sao để lựa chọn VDL:

* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C...)

* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...

* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...

* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...

* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu.

Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.

* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ... để bày tỏ lòng biết ơn của mình.
Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").

- Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền.
Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết.
Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình.
Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo

+*+*+*+

Triển
01-14-2016, 08:57 PM
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ... để bày tỏ lòng biết ơn của mình.
Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").




Không xem là hối lộ chứ là cái gì bây giờ? "Tri ân bằng tài vật" hả? :z14:

hoài vọng
01-14-2016, 10:35 PM
Nếu là hối lộ thì nó không đáng , anh Triển :) nó chỉ là ...miếng trầu làm đầu... câu chuyện thôi

Triển
01-14-2016, 11:23 PM
Thì ra dân Việt Nam mình ra đến nước ngoài
vẫn giữ gìn bản sắc, sống thật với ca dao tục
ngữ mà thôi. :z52:

Bên tôi đi cắt tóc, vào tiệm ăn, đi khách sạn
có "bục boa". Nhưng mà vào viện dưỡng lão
thì không có. Ngược lại người ta hay đặt camera
theo dõi xem nhân viên có làm việc đàng hoàng
không, nếu không là có bằng chứng tố giác. :)

Chắc nước Đức kỷ luật nên không hối lộ, nếu lỡ
có hối lộ thì chỉ làm việc lớn, ví dụ như dùng bạc triệu
mua phiếu bầu tổ chức giải vô địch túc cầu thế giới
đồ vậy thôi. :)))))

thuykhanh
01-15-2016, 12:33 PM
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ... để bày tỏ lòng biết ơn của mình.
Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").


Không xem là hối lộ chứ là cái gì bây giờ? "Tri ân bằng tài vật" hả? :z14:


Nếu là hối lộ thì nó không đáng , anh Triển :) nó chỉ là ...miếng trầu làm đầu... câu chuyện thôi


Cảm ơn anh Hoài, anh Triển đang có hứng " ăn to nói lớn", muốn gây sự với mấy ông bà cụ trong Viện Dưỡng Lão đó.
Tôi run quá nên đi trốn từ sáng tới giờ, ăn hết nồi cơm nguội, bây giờ ra chịu tội đây.:1:

thuykhanh
01-15-2016, 01:03 PM
Thì ra dân Việt Nam mình ra đến nước ngoài
vẫn giữ gìn bản sắc, sống thật với ca dao tục
ngữ mà thôi. :z52:

Bên tôi đi cắt tóc, vào tiệm ăn, đi khách sạn
có "bục boa". Nhưng mà vào viện dưỡng lão
thì không có. Ngược lại người ta hay đặt camera
theo dõi xem nhân viên có làm việc đàng hoàng
không, nếu không là có bằng chứng tố giác. :)

Chắc nước Đức kỷ luật nên không hối lộ, nếu lỡ
có hối lộ thì chỉ làm việc lớn, ví dụ như dùng bạc triệu
mua phiếu bầu tổ chức giải vô địch túc cầu thế giới
đồ vậy thôi. :)))))



Anh Triển,

tk không làm ở Viện Dưỡng Lão mà chỉ ở trong nhà thương; ngay cả khi còn là sinh viên đi thực tập, cũng xin "skip" nơi đó vì không khí buồn nản, dễ làm mình xuống tinh thần lắm.

Đã nhiều lần tk được chứng kiến thân nhân của người bịnh, cảm động vì sự săn sóc tận tụy của nhân viên điều dưỡng, muốn cho tiền nhưng không ai nhận mà họ nói đó là luật của BV.
Y tá được phép nhận bánh kẹo, trái cây rồi để ở bếp của floor và chia xẻ với các bạn cùng unit chứ không mang về nhà.

Thường thấy nhất là sau khi BN xuất viện, floors nhận được quà từ gia đình đặt mấy tiệm bán hoa giao; thay vì hoa, có bánh, cookies, chocolate, trái cây.....

Triển
01-18-2016, 09:46 PM
Tặng sau là tri ân, tặng trước là hối lộ chị ơi. Nôm na là
lót đường, Việt Nam sau này có thêm chữ "bôi trơn". :)

Không cần biết là ít hay nhiều. Nhưng đây là tính cách
cần phải bỏ tận gốc. Mình cứ nghĩ những người nghèo
hơn hoặc không có phương tiện gần gũi nhân sự của
viện dưỡng lão để hối lộ, thì thân nhân của họ bị đối
xử tàn nhẫn theo "lẽ thường" kia sao?

dấu lặng
01-18-2016, 11:07 PM
Anh Triển,

tk không làm ở Viện Dưỡng Lão mà chỉ ở trong nhà thương; ngay cả khi còn là sinh viên đi thực tập, cũng xin "skip" nơi đó vì không khí buồn nản, dễ làm mình xuống tinh thần lắm.

Đã nhiều lần tk được chứng kiến thân nhân của người bịnh, cảm động vì sự săn sóc tận tụy của nhân viên điều dưỡng, muốn cho tiền nhưng không ai nhận mà họ nói đó là luật của BV.
Y tá được phép nhận bánh kẹo, trái cây rồi để ở bếp của floor và chia xẻ với các bạn cùng unit chứ không mang về nhà.

Thường thấy nhất là sau khi BN xuất viện, floors nhận được quà từ gia đình đặt mấy tiệm bán hoa giao; thay vì hoa, có bánh, cookies, chocolate, trái cây.....

Chị Thụy Khanh, dl đã từng làm thiện nguyện ở đó mỗi tuần . Cũng không đến nỗi làm mình xuống tinh thần đâu mà dl thấy mình phấn chấn hơn, có thêm nghị lực để đi tiếp ...
Tuyệt đối không nên cho tiền và quà cáp . Dl đồng ý với anh Triển . Thói quen của người VN mình về vấn đề này thiệt khó bỏ .
Còn như đã xuất viện thì chút hoa, bánh trái lấy thảo thì không sao

Ông BS này viết:
"b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc."

Như là Drug interaction, không phải interference (tạm dịch là thuốc kỵ nhau hoặc thuốc kỵ thức ăn thức uống ) thì đúng hơn

Triển
01-19-2016, 09:42 PM
Chị Thụy Khanh, dl đã từng làm thiện nguyện ở đó mỗi tuần . Cũng không đến nỗi làm mình xuống tinh thần đâu mà dl thấy mình phấn chấn hơn, có thêm nghị lực để đi tiếp ...
[/FONT][/COLOR][/SIZE]

Làm bác sĩ, y sĩ, y tá, dược tá, thầy lang .v.v.v là nghề nghiệp
cần sự tận tụy lương tâm và nghị lực cũng như yêu nghề và
muốn giúp người. Nếu không là đã chọn sai nghề mất rồi.

thuykhanh
01-21-2016, 01:47 PM
Tặng sau là tri ân, tặng trước là hối lộ chị ơi. Nôm na là
lót đường, Việt Nam sau này có thêm chữ "bôi trơn". :)

Không cần biết là ít hay nhiều. Nhưng đây là tính cách
cần phải bỏ tận gốc. Mình cứ nghĩ những người nghèo
hơn hoặc không có phương tiện gần gũi nhân sự của
viện dưỡng lão để hối lộ, thì thân nhân của họ bị đối
xử tàn nhẫn theo "lẽ thường" kia sao?




Anh Triển,

Nếu không săn sóc được cha mẹ mình ở nhà vì lý do nào đó, tk sẽ đối xử với
những người làm việc này thay cho mình một cách rộng rãi nhưng theo luật.

Thỉnh thoảng một hộp bánh, một chục trái cây không phải là nhiều nhưng
ngụ ý khuyến khích và cảm ơn họ đã làm việc tận tụy, giỏi giang.
Cách mình cho cũng quan trọng lắm.

Nếu không có điều kiện mua quà tặng mà thân nhân bị đối xử tệ, tk sẽ nói với người
có trách nhiệm ( Nursing Manager, Head Nurse) và yêu cầu họ giải quyết.
Mình nên giữ phép lịch sự và nói năng nhẹ nhàng chứ không cáu giận, la hét hay
giỗi hờn.

Xin nhớ rằng VDL là nơi người thân của mình ở lâu dài chứ không phải ngày một,
ngày hai, nha anh!

thuykhanh
01-21-2016, 07:26 PM
Chị Thụy Khanh, dl đã từng làm thiện nguyện ở đó mỗi tuần . Cũng không đến nỗi làm mình xuống tinh thần đâu mà dl thấy mình phấn chấn hơn, có thêm nghị lực để đi tiếp ...
Tuyệt đối không nên cho tiền và quà cáp . Dl đồng ý với anh Triển . Thói quen của người VN mình về vấn đề này thiệt khó bỏ .
Còn như đã xuất viện thì chút hoa, bánh trái lấy thảo thì không sao

Ông BS này viết:
"b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc."

Như là Drug interaction, không phải interference (tạm dịch là thuốc kỵ nhau hoặc thuốc kỵ thức ăn thức uống ) thì đúng hơn


Chào Dấu lặng,

Hồi còn đi học, một nhóm SVCG, phần đông là Y và Dược hay làm việc thiện nguyện chung; được cô bạn thân rủ, chị cũng đi theo, bắt đầu từ sau hồi Tết Mậu Thân ở SG.

Cha mượn một xe van và xin giấy phép được đi trong giờ giới nghiêm . Xe chở đoàn tới những nơi mới xảy ra giao tranh hay có pháo kích hôm trước, ở đó mình khám bịnh, phát thuốc hay chơi với các trẻ em, săn sóc chúng....

Chị chỉ làm việc ở SG còn sau đó anh Bảo ra Huế tiếp tay với các BS và SVYK ngoài đó săn sóc người bị thương vì BV Trung ương Huế bị quá tải.
Các bạn và chị làm việc này vì tấm lòng đối với những người dân lành không may mắn, thế thôi !

Có lẽ anh Bảo làm lâu năm ở các VDL và thấy được những khó khăn của người nhà các cụ người mình, lại được bạn khuyến khích nên đã viết bài trên một cách mạch lạc và chi tiết, xem có giúp được gì không đó mà.
Chị thấy được nhiều điều hữu ích trong đó nên dán vào đây trường hợp có ai cần đến.

Về chữ Drug interactions em nêu lên, đối với dân Dược mình thì đúng rồi, chị không biết bên Y ra sao.
Để hôm nào thuận tiện, chị sẽ hỏi út của chị xem ý kiến cậu ta thế nào; tuần này "on call" nên chị không gọi.

Triển
01-21-2016, 09:08 PM
Anh Triển,

Nếu không săn sóc được cha mẹ mình ở nhà vì lý do nào đó, tk sẽ đối xử với
những người làm việc này thay cho mình một cách rộng rãi nhưng theo luật.

Thỉnh thoảng một hộp bánh, một chục trái cây không phải là nhiều nhưng
ngụ ý khuyến khích và cảm ơn họ đã làm việc tận tụy, giỏi giang.
Cách mình cho cũng quan trọng lắm.

Nếu không có điều kiện mua quà tặng mà thân nhân bị đối xử tệ, tk sẽ nói với người
có trách nhiệm ( Nursing Manager, Head Nurse) và yêu cầu họ giải quyết.
Mình nên giữ phép lịch sự và nói năng nhẹ nhàng chứ không cáu giận, la hét hay
giỗi hờn.

Xin nhớ rằng VDL là nơi người thân của mình ở lâu dài chứ không phải ngày một,
ngày hai, nha anh!



Cách cư xử của chị người xấu miệng sẽ phân loại vào cách
cư xử dùng tiền bạc để an ủi lương tâm của mình. Xin lỗi nhưng
mà trọc phú bên mình cũng hay có kiểu làm như vậy, lúc nghèo thì chớ,
lúc làm ăn có tiền đi cúng chùa để an ủi lương tâm chăng?

Tôi đã viết bên trên rồi, người ta làm việc đó là chức năng của họ
mình muốn cám ơn thì làm ơn hãy thực hiện sau đó. Trước đó mà cám
ơn kiểu đó là hối lộ.

Chị TK và ông tổng giám đốc bác sĩ Bảo thì cho bịt kẹo, nhưng ông vua rác,
hoặc bà hoàng casino thì cho chiếc xe hơi mới đủ thể diện, có mặt mũi.
Vô hình trung tạo thành một lối sống mất đạo đức trong xã hội. Đi đâu cũng
phải xòe tiền.




Tôi bận đầu tắt mặt tối,
không có thời gian chăm sóc con cái, con tôi đi
học được thầy cô giáo dục, tôi cám ơn quá xá, nên đầu năm là tôi tặng
cô giáo một xắp hàng, giữa năm 10 bao gạo, cuối năm là hai trăm
lít dầu ăn. Nên nhớ là con cái tôi thuộc hạng chì và gia đình gia giáo,
không có kiểu học hết tiểu học phần 2 là bỏ ngang. Mà học đến hết tú
tài. Cho nên tôi phải thường xuyên "bồi dưỡng" thầy cô giáo trong trường.
Lên đại học, tôi tiếp tục bồi dưỡng giảng sư đại học. Để cho họ đề ý con
cái mình ăn học đến nơi đến chốn!
Nên nhớ là như vậy!


Tôi bận đầu tắt mặt tối,
không thể kéo thùng rác ra để trước cổng nhà.
Anh phu đổ rác ngày ngày thay tôi làm việc này. Đã chạy xe đến đổ rác
rồi, vẫn còn vào tận bên trong sân nhà kéo thùng rác ra hộ tôi. Nên nhớ
là tôi sống ở đây vài chục năm. Không phải là chuyện một ngày một bữa.
Nên thỉnh thoảng tôi tặng anh ấy 2 tấm vé xem phim, 5 tấm vé xem kịch,
và cuối năm chuyện một tấm vé mời Dinner for two ở nhà hàng 5 sao là không
thể thiếu. Hãy nhớ điều đó. Tôi sống trong nhà này còn lâu lắm. Tri ân kiểu
này tôi học ở Việt Nam.
Nên nhớ là như vậy!


...

Còn nhiều lắm rảnh rỗi, tôi sẽ ghi ra thêm. Và anh chị em mình thấy là
khắp các chương luôn luôn có chữ "tôi" đứng đầu. Và mọi thứ này là chuyện
của tôi. Không phải chuyện của xã hội đâu nhé. Nên nhớ như rứa! :)

Thoa
01-21-2016, 09:30 PM
Anh Triển dữ quá ! Phân tích như vậy chỉ là phiến diện thôi .

Triển
01-21-2016, 09:34 PM
Anh Triển dữ quá ! Phân tích như vậy chỉ là phiến diện thôi .

Thoa còn ở rất lâu diễn đàn này đó! Nên nhớ!

Thỉnh thoảng cầm đỡ mấy bịt kẹo này ăn tạm bợ đi nha:

http://odacsan.com/wp-content/uploads/2014/08/2459295_17267.jpg

Thoa
01-21-2016, 09:47 PM
Cảm ơn anh Hoài, anh Triển đang có hứng " ăn to nói lớn", muốn gây sự với mấy ông bà cụ trong Viện Dưỡng Lão đó.
Tôi run quá nên đi trốn từ sáng tới giờ, ăn hết nồi cơm nguội, bây giờ ra chịu tội đây.:1:



:z13::z77:

Triển
01-21-2016, 09:52 PM
:z13::z77:

Thì ra chị TK không những có khả năng ăn
nói nhỏ nhẹ trước mặt, mà còn nhỏ nhẹ sau lưng nữa ta.
Chị đã tri ân người đẹp hạng Hmm bằng bịt kẹo chưa mà
người đẹp đã chưng hàng của chị vào đây. :z14:

PS: Platinum, đây là chiêu một đá chọi 2 chim.

RaginCajun
01-22-2016, 05:54 AM
Platinum đâu có nói câu nào trong mục này mà bác 5 nhắn nhỏ. Chắc bác 5 gõ lộn rồi.

Nhân viên làm việc chỉ có bằng đó giờ một ca làm. Nếu họ chăm sóc cẩn thận cho một người, nghĩa là phải từ tốn take tìme để chăm sóc, thì những người khác sẽ bị lơ là. Nhân viên trong viện dưỡng lão họ cũng bận rộn và mệt mỏi nên nhiều khi họ làm mạnh chân, mạnh tay là chuyện thường. Thỉnh thoảng họ chửi đổng vài câu xả hơi cho khoẻ. Thông cảm đi. Dìu một người lớn, thay tã, tắm rửa cho một người lớn, khác con nít, phải dùng nhiều sức và kiên nhẫn vì phải nghe mấy ông bà cụ chửi bới. Thành ra, khi vào VDL là phải chấp nhận hết, có sức chơi có sức chịu,. Nay mai không biết mình có vô trong đó chơi không ta?

Triển
01-22-2016, 10:18 PM
Platinum đâu có nói câu nào trong mục này mà bác 5 nhắn nhỏ. Chắc bác 5 gõ lộn rồi.
Chỉ có in sai đờ mới hiểu. :)





Nhân viên làm việc chỉ có bằng đó giờ một ca làm. Nếu họ chăm sóc cẩn thận cho một người, nghĩa là phải từ tốn take tìme để chăm sóc, thì những người khác sẽ bị lơ là. Nhân viên trong viện dưỡng lão họ cũng bận rộn và mệt mỏi nên nhiều khi họ làm mạnh chân, mạnh tay là chuyện thường. Thỉnh thoảng họ chửi đổng vài câu xả hơi cho khoẻ. Thông cảm đi. Dìu một người lớn, thay tã, tắm rửa cho một người lớn, khác con nít, phải dùng nhiều sức và kiên nhẫn vì phải nghe mấy ông bà cụ chửi bới. Thành ra, khi vào VDL là phải chấp nhận hết, có sức chơi có sức chịu,. Nay mai không biết mình có vô trong đó chơi không ta?

Mệt quá thì có thể chọn nghề khác. Đâu phải như gia đình ông
bán thịt đâu. Thừa kế có thớt thịt nên phải hành nghề xẻ heo rồi than thân
trách phận.

Còn nói như thầy Tớ thì đâu phải ai cũng có sức chịu. Có nhiều đứa nó
thừa hưởng nhà cửa gia tài, tống cha mẹ nó vào viện dưỡng lão. Mấy ông
cà bà giả, ủa lộn ông già bà cả, không chơi mà vẫn phải chịu như thường.

Cái bài ở trên tôi đồng ý nhiều điều, nhưng "cái mửng" đố tục giảng thanh,
hối lộ mà không chịu nhận là tôi ghét. Phải "ăn to nói lớn" thôi! kakakaka :z30:
Miệng nói lời đạo đức chống tham nhũng gì cho cao xa, cho tèm lem ra, mà
từ cái nhỏ nhặt nhất đã manh nha làm lợi cho mình và giảng thanh bằng đạo
đức, từ đạo làm con đến đạo làm người chi cho mệt. Kể chi cái lớn cái lao.

dấu lặng
01-23-2016, 12:01 PM
Chào Dấu lặng,

Hồi còn đi học, một nhóm SVCG, phần đông là Y và Dược hay làm việc thiện nguyện chung; được cô bạn thân rủ, chị cũng đi theo, bắt đầu từ sau hồi Tết Mậu Thân ở SG.

Cha mượn một xe van và xin giấy phép được đi trong giờ giới nghiêm . Xe chở đoàn tới những nơi mới xảy ra giao tranh hay có pháo kích hôm trước, ở đó mình khám bịnh, phát thuốc hay chơi với các trẻ em, săn sóc chúng....

Chị chỉ làm việc ở SG còn sau đó anh Bảo ra Huế tiếp tay với các BS và SVYK ngoài đó săn sóc người bị thương vì BV Trung ương Huế bị quá tải.
Các bạn và chị làm việc này vì tấm lòng đối với những người dân lành không may mắn, thế thôi !

Có lẽ anh Bảo làm lâu năm ở các VDL và thấy được những khó khăn của người nhà các cụ người mình, lại được bạn khuyến khích nên đã viết bài trên một cách mạch lạc và chi tiết, xem có giúp được gì không đó mà.
Chị thấy được nhiều điều hữu ích trong đó nên dán vào đây trường hợp có ai cần đến.

Về chữ Drug interactions em nêu lên, đối với dân Dược mình thì đúng rồi, chị không biết bên Y ra sao.
Để hôm nào thuận tiện, chị sẽ hỏi út của chị xem ý kiến cậu ta thế nào; tuần này "on call" nên chị không gọi.

Theo dl thấy thì chưa nghe bác sĩ nào nói đến chữ interference bao giờ . Lúc xưa dl làm trong bệnh viện, cũng như đi họp committee cũng chưa nghe BS nào nói qua chữ interference này . Ngay cả nhiều khi bác sĩ gọi phone vô hỏi về thuốc mới thì cũng là chữ interaction (hay interact) . Dl nghĩ bên Y hay bên Dược thì cũng xài một chữ như nhau .

Coi dictionary thì sẽ rõ hơn tại sao chữ interaction có nghĩa hơn chữ interference trong trường hợp này (thuốc)

http://dictionary.reference.com/browse/interference?s=t

http://dictionary.reference.com/browse/interaction


Về chữ Việt, chữ "đối tác" như là dùng sau này trong nước, nghĩa hơi bị tối, không rõ

thuykhanh
01-24-2016, 07:44 AM
Theo dl thấy thì chưa nghe bác sĩ nào nói đến chữ interference bao giờ . Lúc xưa dl làm trong bệnh viện, cũng như đi họp committee cũng chưa nghe BS nào nói qua chữ interference này . Ngay cả nhiều khi bác sĩ gọi phone vô hỏi về thuốc mới thì cũng là chữ interaction (hay interact) . Dl nghĩ bên Y hay bên Dược thì cũng xài một chữ như nhau .

Coi dictionary thì sẽ rõ hơn tại sao chữ interaction có nghĩa hơn chữ interference trong trường hợp này (thuốc)

http://dictionary.reference.com/browse/interference?s=t

http://dictionary.reference.com/browse/interaction


Về chữ Việt, chữ "đối tác" như là dùng sau này trong nước, nghĩa hơi bị tối, không rõ


Cảm ơn Dấu Lặng, hôm qua út của chị gọi về nhà thăm xem tình hình bão tuyết ra sao, chị đã hỏi và câu trả lời là chỉ dùng chữ
"drug interaction" thôi.

Anh Bảo hồi nhỏ học Tabert nên có thể lẫn lộn Pháp Anh chăng. Tuy nhiên, chị sẽ không hỏi lại đâu.

Mấy chục năm không liên lạc, bây giờ gọi bắt lỗi ngữ vựng, chị thấy kỳ; nhất là anh Bảo không nhờ chị đăng bài viết trên lên đây, chị có nó qua điện thư của hai người bạn thuộc hai nhóm khác nhau.

Tánh chị từ xưa đến giờ chỉ thấy cái hay, tốt của người khác và bỏ qua lỗi lầm nhỏ nhặt của họ nên không cảm thấy phiền muộn gì.

Cảm ơn em đã tham gia, tra cứu và chia sẻ hiểu biết với mọi người.
Chị cũng không thích chữ "đối tác" dùng cho drug interaction, ngắn gọn quá thành ra tối nghĩa.

dấu lặng
01-24-2016, 12:02 PM
Cảm ơn Dấu Lặng, hôm qua út của chị gọi về nhà thăm xem tình hình bão tuyết ra sao, chị đã hỏi và câu trả lời là chỉ dùng chữ
"drug interaction" thôi.

Anh Bảo hồi nhỏ học Tabert nên có thể lẫn lộn Pháp Anh chăng. Tuy nhiên, chị sẽ không hỏi lại đâu.

Mấy chục năm không liên lạc, bây giờ gọi bắt lỗi ngữ vựng, chị thấy kỳ; nhất là anh Bảo không nhờ chị đăng bài viết trên lên đây, chị có nó qua điện thư của hai người bạn thuộc hai nhóm khác nhau.

Tánh chị từ xưa đến giờ chỉ thấy cái hay, tốt của người khác và bỏ qua lỗi lầm nhỏ nhặt của họ nên không cảm thấy phiền muộn gì.

Cảm ơn em đã tham gia, tra cứu và chia sẻ hiểu biết với mọi người.
Chị cũng không thích chữ "đối tác" dùng cho drug interaction, ngắn gọn quá thành ra tối nghĩa.

Không có chi phải phiền muộn đâu chị Thụy Khanh . Thường thì khi bệnh nhân xài sai từ, dl cũng cho họ biết để sau này họ hỏi Dược sĩ khác đúng từ, dễ hiểu .
Còn như là BS, là professional mà xài sai từ thì dl cũng nhắc chừng họ nếu có cơ hội . Không lẽ biết mà không nói, đến chừng họ đứng giữa phòng họp hay conference đông người mà xài sai từ thì người ta cười cho .

Cảm ơn chị đăng bài, chị thấy tiện thì cho họ biết còn không thì tùy chị nghe . Dl đọc thấy không đúng thì lên tiếng thôi .

Ngày an vui chị,

thuykhanh
01-24-2016, 07:53 PM
Chào Dấu Lặng,

Nhân có ông thầy cũ từ Paris qua bên này thăm con và em, chị gởi điện thư hỏi và được trả lời như sau:

....Chị quay tôi hơi bí rồi đấy. Tiếng Pháp thì tôi dịch được, gọi là Interférence médicamenteuse ou Interaction médicamenteuse.Còn tiếng Việt là gì tôi không biết dịch sao cho đúng danh từ.

Muốn giải thích Drug interference or Interaction, thì phải vài trang giấy. Song phần lớn là do metabolism của drug với another drug or with food, có thể làm tăng effect của drug (synergistic effect) hoặc giảm drug effect (antagonistic effect).


Ông dạy chị năm thứ nhất ( Stagiaire) rồi về sau qua Pháp học tiếp và dạy bên đó.
Suy nghĩ mãi, chị nhớ lại ngày xưa, ở VN có dùng chữ xung khắc (thuốc). Có bao giờ DL nghe chữ ngày chưa?

Thoa
01-24-2016, 08:47 PM
Chào anh Dau Lang , chị Thuỵ Khanh .
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/thoa27/Mobile%20Uploads/image_zps2bgvhezi.png (http://s1211.photobucket.com/user/thoa27/media/Mobile%20Uploads/image_zps2bgvhezi.png.html)

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/thoa27/Mobile%20Uploads/image_zpsbdrg6bz8.png (http://s1211.photobucket.com/user/thoa27/media/Mobile%20Uploads/image_zpsbdrg6bz8.png.html)

thuykhanh
01-25-2016, 12:05 PM
Chị chào và cảm ơn Thoa:z57:

__

Trong bài đăng vừa rồi, tk có đề cập đến chữ xung khắc.

Sáng nay thầy tk gởi điện thư giảng thêm, tk xin dán lên cho trọn ý:

Chữ "xung khắc" dịch sang tiếng Anh là incompatibility, tiếng Pháp là incompatibilité.
Xung khắc nghiã là "không hợp với nhau".

Còn Interaction hay Interference (tiếng gọi xưa) có nghiã là tác dụng của 2 chất hay nhiều chất có tính cách cùng can thiệp vào 1 bệnh lý:

- hoặc cùng làm tăng sức mạnh của nhau (synergistic effect)
- hoặc cùng làm giảm tác dụng của nhau (antagonistic effect),
- hoặc chỉ 1 trong 2 chất làm tăng hay làm giảm tác dụng của chất kia.

Nên nhớ synergistic effect khác nghiã với additive effect.
Additive effect nghĩa là 1+1= 2, còn Synergictic effect nghiã là 1+1= 10.

Ví dụ 2 chất pesticide có giới hạn độc chất (toxicity) là 30µg khi dùng. Nếu 1 pesticide khác cũng có giới hạn tương tự chẳng hạn 35µg.
Khi mình ăn 1 lượng rau có chứa pesticide A là 10µg và 1 lượng rau khác có chứa pesticide B cũng là 10µg. Nếu làm tính cộng thì cơ thể chỉ chứa 20µg chất độc pesticide nghiã là trong vòng an toàn vì giới hạn là 30µg.

Trên thực tế khi dùng 2 chất pesticides đó cùng 1 lượt, tác dụng độc không phải là 20µg mà là 100µg, nghiã là ở vòng gây hại cho cơ thể. Đó là synergistic effect của 2 chất pesticide đó khi ngấm vô cơ thể.

Đối với thuốc cũng vậy.

dấu lặng
01-27-2016, 11:45 AM
Chào chị Thụy Khanh và Thoa,

Làm chi mà phải mất 'vài trang giấy ' để giải thích chữ drug interaction và interference vậy chị Thụy Khanh ?


Nói đơn giản một chút chữ interaction hơi thoáng, rộng hơn chữ interference :
Ví dụ thuốc A interferes thuốc B thì nó làm thay đổi thuốc B (như tăng/giảm tác dụng, thêm/bớt phản ứng phụ, độc tố)
Còn như thuốc A interacts với thuốc B thì nó có thể làm thay đổi thuốc B như trên (như tăng/giảm tác dụng, thêm/bớt phản ứng phụ, độc tố) va` ngược lại thuốc B cũng làm thay đổi nó (như tăng/giảm tác dụng, thêm/bớt phản ứng phụ, độc tố). Hơn nữa interference thường dẫn đến addictive effect (nếu có) còn interaction thi có thể dẫn đến synergictic effect nữa .

Nói như vậy thì drug interaction bao gồm drug interference, nên khi nói drug interference thì bị thiếu sót .

Còn chữ tiếng Việt thì dl không có làm nơi người Việt nhiều nên không rành, chỉ biết tạm dịch là kỵ (cũng ngang ngữa xung khắc, không hợp) . Có thể có từ thoáng hơn, hợp hơn . Nhưng "đối tác" thì quá tối nghĩa . Và đã dịch thoáng từ English sang tiếng Việt thì không nên dịch ngược lại xung khắc / kỵ là incompatible trong trường hợp này . Dịch tới dịch lui một hồi thì incompatible thành "chỏi" rồi dịch lại là throw, rồi dịch tiếp là "ném", :z14:

Thoa
01-27-2016, 01:41 PM
Chị Thuỵ Khanh , anh Dấu Lặng .

Thật ra hỏi qua hỏi lại để hiểu rõ hơn thì cũng không có gì không tốt . Interference theo Thoa hiểu là có tác động qua lại , có thể quấy nhiễu nhau nhưng không gây ra phản ứng phụ hay độc tố . Interaction là không chỉ xung khắc mà còn có tác dụng cộng hưởng ( cả hai chiều hướng tốt và xấu hơn rất nhiều ) , có thể sản sinh ra độc tố hay biến chất và nhiều phản ứng phụ nguy hiểm .

kim
01-27-2016, 02:07 PM
Em chào chị Khanh, anh Dấu Lặng, Thoa và mọi người.

Em không biết gì về y dược.
Nhưng lúc 18, 19 tuổi, em có dịp đi cùng một nhóm bác sĩ của Tổ chức y tế không biên giới.
Em nhớ mọi người hay dùng từ interaction và một chú bác sĩ gốc Việt dịch là "tương tác".

thuykhanh
01-27-2016, 02:19 PM
Chào Dấu Lặng, Thoa và Kim,

Chị đang bận nấu ăn, buổi tối sẽ xin trả lời, nha!

thuykhanh
01-27-2016, 05:20 PM
Chào chị Thụy Khanh và Thoa,

Làm chi mà phải mất 'vài trang giấy ' để giải thích chữ drug interaction và interference vậy chị Thụy Khanh ?


Nói đơn giản một chút chữ interaction hơi thoáng, rộng hơn chữ interference :
Ví dụ thuốc A interferes thuốc B thì nó làm thay đổi thuốc B (như tăng/giảm tác dụng, thêm/bớt phản ứng phụ, độc tố)
Còn như thuốc A interacts với thuốc B thì nó có thể làm thay đổi thuốc B như trên (như tăng/giảm tác dụng, thêm/bớt phản ứng phụ, độc tố) va` ngược lại thuốc B cũng làm thay đổi nó (như tăng/giảm tác dụng, thêm/bớt phản ứng phụ, độc tố). Hơn nữa interference thường dẫn đến addictive effect (nếu có) còn interaction thi có thể dẫn đến synergictic effect nữa .

Nói như vậy thì drug interaction bao gồm drug interference, nên khi nói drug interference thì bị thiếu sót .

Còn chữ tiếng Việt thì dl không có làm nơi người Việt nhiều nên không rành, chỉ biết tạm dịch là kỵ (cũng ngang ngữa xung khắc, không hợp) . Có thể có từ thoáng hơn, hợp hơn . Nhưng "đối tác" thì quá tối nghĩa . Và đã dịch thoáng từ English sang tiếng Việt thì không nên dịch ngược lại xung khắc / kỵ là incompatible trong trường hợp này . Dịch tới dịch lui một hồi thì incompatible thành "chỏi" rồi dịch lại là throw, rồi dịch tiếp là "ném", :z14:


Mấy bữa nay Dấu Lặng bận lắm hở,

Ông thầy của chị nói đúng đấy chứ, bài giảng trong lớp cho hai chữ này dài cũng vài trang, đâu phải định nghĩa suông, còn cho thí dụ dẫn chứng nữa, phải không?

Trong phần sửa chữ "xung khắc" cho chị, ông cũng nói thêm về Interaction và Inteference, ông để ( tiếng gọi xưa) ngay sau Inteference, chị hiểu là ngày xưa người Pháp đã dùng chữ này. Điều này cho chị biết tại sao anh Bảo đã dùng nó.

Tội nghiệp, mấy nơi khác đăng bài trên không sao, về đây thì om sòm lên, làm chị cũng cảm thấy ân hận.

thuykhanh
01-27-2016, 07:22 PM
Chị Thuỵ Khanh , anh Dấu Lặng .

Thật ra hỏi qua hỏi lại để hiểu rõ hơn thì cũng không có gì không tốt . Interference theo Thoa hiểu là có tác động qua lại , có thể quấy nhiễu nhau nhưng không gây ra phản ứng phụ hay độc tố . Interaction là không chỉ xung khắc mà còn có tác dụng cộng hưởng ( cả hai chiều hướng tốt và xấu hơn rất nhiều ) , có thể sản sinh ra độc tố hay biến chất và nhiều phản ứng phụ nguy hiểm .


Em chào chị Khanh, anh Dấu Lặng, Thoa và mọi người.

Em không biết gì về y dược.
Nhưng lúc 18, 19 tuổi, em có dịp đi cùng một nhóm bác sĩ của Tổ chức y tế không biên giới.
Em nhớ mọi người hay dùng từ interaction và một chú bác sĩ gốc Việt dịch là "tương tác".


Thoa và Kim thân mến,

Ở Mỹ, từ hồi còn đi học cũng như khi ra trường đi làm, chị chỉ được dạy và dùng chữ Drug Interaction(s) để chỉ những trường hợp BN dùng nhiều thứ thuốc, chúng có thể tác dụng với nhau và gây ra hiệu quả không tốt cho việc chữa trị.

Bổn phận của DS là theo dõi kết quả thử nghiệm (labs.), chỉ số hoạt động của thận v.v..., đến phòng bịnh và nói chuyện với Y tá và BN rồi gọi BS, trình bày tình trạng của người bịnh và tùy trường hợp, đề nghị biện pháp như đổi liều thuốc hay tạm ngưng thuốc nào đó.

Anh Bảo dùng chữ Drug Interference trong bài trên và DL không đồng ý. Chị biết anh Bảo là BS tốt và giỏi nên muốn tìm hiểu lý do.
Đầu tiên, chị hỏi út của chị là BS giải phẫu, câu trả lời là: con chỉ dùng chữ Drug Interaction.

Nhân ông thầy cũ qua Mỹ thăm gia đình, chị hỏi ông và được biết người Pháp trước kia có dùng chữ Drug Interference.
Như vậy là chị hiểu rồi.
Cảm ơn Thoa và Kim ghé đọc, tìm hiểu và cho chị ý kiến.:z57::z57:

Thoa là một ngạc nhiên với chị: em đối xử fair, khách quan và can đảm.
Kim ơi, chị tra tự điển của Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, cũng thấy chữ "tương tác".

dấu lặng
01-28-2016, 01:09 PM
Mấy bữa nay Dấu Lặng bận lắm hở,

Ông thầy của chị nói đúng đấy chứ, bài giảng trong lớp cho hai chữ này dài cũng vài trang, đâu phải định nghĩa suông, còn cho thí dụ dẫn chứng nữa, phải không?

Trong phần sửa chữ "xung khắc" cho chị, ông cũng nói thêm về Interaction và Inteference, ông để ( tiếng gọi xưa) ngay sau Inteference, chị hiểu là ngày xưa người Pháp đã dùng chữ này. Điều này cho chị biết tại sao anh Bảo đã dùng nó.

Tội nghiệp, mấy nơi khác đăng bài trên không sao, về đây thì om sòm lên, làm chị cũng cảm thấy ân hận.



Chị Thụy Khanh,

Kiến thức khoa học nói chung và kiến thức y tế nói riêng luôn thay đổi theo thời gian . Ví dụ lúc trước thì bên y tế cho Tylenol là an toàn cho phụ nữ mang thai dùng . Gần đây, có nhiều bài nghiên cứu, phân tích là Tylenol có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai dùng, và nhiều nhiều ví dụ khác .

Là một BS, hay DS tốt và giỏi thì phải luôn luôn tìm tòi học hỏi thêm và biết rằng những gì mình học được 5, 10 năm trước là đúng thì bây giờ chưa chắc đã đúng . Biết rằng những gì mình học được trong hiện tại là đúng, trong vòng 5, 10 năm sau chưa chắc vẫn còn đúng . Vậy có nên khư khư giữ một khái niệm, một danh từ, chút kiến thức từ thời xưa không khi mà nó đã lỗi thời ? Mình có nên tìm hiểu tại sao nó là "tiếng gọi xưa" mà nay người ta không còn dùng nữa ?
Chị cũng biết BS, DS phải học CE (continue education) mỗi năm hoặc mỗi hai năm để tiếp tục renew cái bằng . Đó là mandatory, là điều bắt buộc . Tuy nhiên một BS, DS tốt cũng cần phải học thêm CE nhiều, học hỏi thêm những kiến thức mới nữa để giúp bệnh nhân tốt hơn phải không chị ?

Nếu mà mình viết điều gì / danh từ gì sai/lỗi thời, người ta lên tiếng thì mình có nên cho đó là "om sòm" không?
Bài đăng ở những nơi khác không có ai lên tiếng thì chưa chắc là không có ai thấy điều sai mà có lẽ là họ vị nể, sợ, e dè, hoặc thờ ơ nên không lên tiếng vậy thôi .
Lên tiếng ở đây không phải là chỉ trích, mà là học hỏi lẫn nhau .

Dl đã thấy và gặp nhiều DS "sợ" BS lắm lận . BS nói chi là nghe theo/làm theo . Đối với dl, cái gì không đúng, thì dl sẽ nói cho họ biết, không những giúp họ mà còn giúp cho bệnh nhân và DS khác sau này . Dl nghĩ đó như là bổn phận của mỗi healthcare professional, vậy thôi .

Ai cũng có sai nhưng biết sai để sửa, để thay đổi tốt hơn đó mới là đáng quý !


Cảm ơn Thoa và Kim đã cho thêm ý kiến .
Chữ "tương tác" vẫn như còn tối nghĩa và NXB văn hóa thông tin là của vc ngay tại Hà Nội thì chữ của họ xin miễn bàn hỉ :z14:
Có hai nhóm chữ này đọc nghe cũng tạm được "tác động qua lại" và "ảnh hưởng lẫn nhau" :)

Thoa
01-28-2016, 01:57 PM
Mấy bữa nay Dấu Lặng bận lắm hở,

Ông thầy của chị nói đúng đấy chứ, bài giảng trong lớp cho hai chữ này dài cũng vài trang, đâu phải định nghĩa suông, còn cho thí dụ dẫn chứng nữa, phải không?

Trong phần sửa chữ "xung khắc" cho chị, ông cũng nói thêm về Interaction và Inteference, ông để ( tiếng gọi xưa) ngay sau Inteference, chị hiểu là ngày xưa người Pháp đã dùng chữ này. Điều này cho chị biết tại sao anh Bảo đã dùng nó.

Tội nghiệp, mấy nơi khác đăng bài trên không sao, về đây thì om sòm lên, làm chị cũng cảm thấy ân hận.



Chị Thuỵ Khanh ơi ,

Thoa để anh Dấu Lặng nói rồi Thoa mới nói . Có thể đối với chị thì BS Bảo là một sư huynh , một người đáng kính trong học đường hay ngoài xã hội nên chị có vẻ hơi bực dọc và cố biện hộ cho BS Bảo ( kiến thức xưa , chữ tiếng Pháp dùng vậy , dịch qua tiếng Anh , dịch qua tiếng Việt ... ) . Thật ra chị đâu cần phải làm gì , bài viết là của BS Bảo .Chữ có không chính xác , hay sai hay lỗi đánh máy thì tụi em chỉ coi như là một bài báo , bài viết trên mạng xã hội . Cái gì hay thì học hỏi , cái gì không đúng hay không đồng ý thì làm lơ . BS Bảo viết là viết vậy , khuyên là khuyên vậy mà nghe hay không tuỳ mình chứ có ai ép uổng gì đâu .
Điều anh DL nói đúng . Không phải một BS hay DS tốt nghiệp trước 75 là đáng giá và cũng không phải những người sinh sau đẻ muộn hay tốt nghiệp sau 75 thì vứt vào sọt rác . Làm BS , DS là liên quan đến tính mạng con người . Có thể ở Việt Nam sinh mạng là bọt bèo , nhưng ở những nước tiên tiến thì người ta quý giá sinh mạng bất cứ người nào vô cùng . Người BS lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm hơn người trẻ mới ra trường . Nhưng những nghề này là những nghề đòi hỏi con người ta phải không ngừng học hỏi , không ngừng update kiến thức . Vì vậy hiệp hội các BS , DS như Mỹ , Úc ... và nhiều nước Âu Tây khác bắt buộc họ mỗi năm phải dự một số khoá học mới cho họ giữ bằng . Điều này chắc chị Thuỵ Khanh đâu bị áp dụng ở Việt Nam .
Điều em muốn nói là viết sai một chữ trên báo không có chết ai . Nhưng cho sai một thứ thuốc hay hiểu sai công dụng của nó là tiêu luôn một mạng người . Em không có nói là BS Bảo không phải là BS giỏi . Mong chị đừng hiểu sai ý em .
Ở Úc mỗi bệnh nhân có cả một hồ sơ bệnh trạng , thông thường thì được BS gia đình chăm sóc để dễ theo dõi . BS là frontline , kê toa ra cho bệnh nhân là BS . Nhưng người đưa những thuốc viên hay thuốc chích là dược sĩ . Và đôi khi DS hiểu công dụng , thành phần , tính chất của viên thuốc đó hơn cả BS . Không phải BS nào cũng giỏi và không phải DS nào cũng giỏi . Và có nhiều trường hợp DS phải gọi điện thoại bàn với BS cách cho thuốc nào thích hợp với bệnh nhân nhất . Đối với bệnh nhân hay người ngoài thì đó là công lao BS nhưng đâu có ai biết những âm thầm cống hiến của DS .
Mình nói ở đây chỉ là nói chuyện qua đường , không có gì mang tính chuyên nghiệp và cũng chẳng được cái giải gì . Mong chị TK đừng thấy nặng trong lòng và em chẳng có công kích cá nhân nào hết . Thấy sao nói vậy thôi .

Mong mọi người vui .

Triển
01-28-2016, 08:37 PM
Ở Đức học đại học ra mà 2 năm thất nghiệp là cái bằng cũng mất giá trị rồi chứ đừng nói đợi già mới on đơ.
:)

Kia kìa các trại tị nạn thiếu bác sĩ chuyên nghiệp quá xá, bác sĩ về hưu và bác sĩ thất nghiệp người ta
cũng cho phép lại giúp dưới cương vị y tá thôi. Đâu có ai cho họ khám nữa. Văn ôn võ luyện là chuyện
thường mà, huống gì trong ngành y khoa, chích một mũi lộn xộn là thiên hạ đi bán muối (lại chuyện bán muối :z52: )

Triển
01-28-2016, 08:45 PM
Kể chuyện này nghe cho vui nữa. Hồi tôi mới qua Đức. Mình bị đau răng
đi làm răng, mà cái răng cùng đó hết thuốc chữa rồi. Ông nha sĩ nói vậy
rồi hì hục đè tôi ra nhổ. Ổng già đến độ mà ổng cầm tay tôi nói có đau
thì nói để chích thuốc tê thêm nha mà tôi tưởng ổng sắp té luôn. Lý do
là không phải ổng cầm tay mình mà là ổng vịn mình, do sức nặng đè lên
cái tay mình cảm giác được. Nằm há mỏ mà bụng dạ không yên. Không
biết rồi nửa chừng ổng có gục luôn trên mặt mình không là coi như kềm búa
điện cày nát dung nhan phơi phới của mình. Cũng may là hôm đó ổng cũng
nạy ra được cái răng mình nhưng môi mình rách tùm lum. Đi nha sĩ về mà
bạn bè tưởng mình bị té xe. Ghê hông.

2 tuần sau ra tái khám, bà y tá nói Dr. M đã nghỉ hưu rồi. Nhưng không sao
có ông đốc mới rồi. Trẻ trung thân thiện lắm. Trời ơi, đúng là hú hồn hú vía.
Ai mà biết mình là bệnh nhân cuối cùng của vị nha sĩ già kia. Rồi không biết
là cái răng cùng kia có vô tội vạ hay không nữa. Có phải hết cách chữa hay
không nữa.