PDA

View Full Version : Kinh ngụy tạo - Gs Kyoko Tokuno



Kiên Bùi
11-18-2016, 03:04 AM
Kinh ngụy tạo - Phần 1



(Gs Kyoko Tokuno, Đại học Washington)











Lời giới thiệu:


Kính thưa quí bạn Phật tử cùng những bậc thiện tri thức,


Hôm nay tôi nói chuyện “nhạy cảm” và là ý kiến cá nhân. Các bạn có đọc thì hãy tin ởchính mình.

Nếu chúng ta đọc qua chuyện kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung thì chúng ta thấy nghề võ được dạy qua cái gọi là bí kíp. Đó là quyển kinh sách hay những câu dạy bằng miệng. Kẻ nào may mắn có trong tay bí kíp thượng thừa và theo đó mà tập luyện, thì có thểtrởthành thiên hạ vô song.

Thí dụ bí kíp võ thuật dấu trong thanh Đồ Long Đao được nhiều anh hùng võ lâm tranh giành cướp giựt. Cũng vì chuyện tranh giành mà người có bí kíp thật sửa đổi nó đi cho sai phần nào rồi làm bộ đánh rơi vào tay đối thủ.

Người nhận được bí kíp giả cố công khổ luyện ngày đêm cuối cùng không chết thì cũng ngất ngư. Tiếc cái công luyện tập cả đời để rồi trở về với tay không mà có khi còn tầu hỏa nhập ma vì cái bí kíp giả ác ôn kia.
Vậy thì chuyện nghề võ tưởng tượng có liên quan chi tới đạo Phật đâu? Thưa nó cũng y chang. “Nước lạ” đưa kinh giả qua cho Phật tử Việt Nam tu theo. Có người mỗi ngày lạy 200 cái, rồi tụng niệm van xin suốt ngày, liệu đó có phải đó là những gì của đạo Phật trên 2000 năm trước không.

Xưa nay các bạn thấy vài ba lần tôi nhắc chuyện “Phật giáo” “nước lạ” mang qua xúi giục làm những chuyện trái giáo lý đạo Phật, nay tôi tình cờ gặp bài nầy nên gởi biếu các bạn bài nầy hoàn toàn đúng đắn và đáng tin của một giáo sư đại học Washington với đầy đủ tham khảo để quí bạn có quan tâm thì đọc như là một lời nhắc nhở.”


Huỳnh Chiêu Đăng




Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA - KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từẤn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung,nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.


Kinh điển ngụy tạo (Apocrypha) có đặc điểm chung là một loại văn học, vốn thuộc về các tôn giáo bản xứ, nhưng lại tự cho mình có nguồn gốc hoặc mối liên hệ với Phật giáo Ấn Độ. Điều này đòi hỏi phải đặt ra nhiều mức độ khác nhau về tính hợp chuẩn và độ tin cậy khi tham khảo nội dung của kinh điển. Một vài kinh ngụy tạo, đặc biệt của Phật giáo Đông Á, mạo nhận nó chính là giáo pháp của Đức Phật - Buddhavacana (Word of the Buddha) tức tựmạo nhận nó là KINH (Sutra). Kinh ngụy tạo đôi khi cũng tự mạo nhận là lời luận giảng vềkinh từ một vị thày có tiếng tăm (hoặc có khi cũng vô danh) của Phật giáo Ấn Độ, tức nó tựmạo nhận là LUẬN (Sastra). Một số kinh ngụy tạo tuyên bố xuất phát từ tuệ giác của các đấng giác ngộởẤn Độ hoặc là người được truyền thừa tuệ giác đó từ một dòng phái chính thức, ví dụ như trường hợp “các bộ Thánh Thư Quí Báu” (Gterma) của Tây Tạng cho là đã được dấu kín và rồi được khám phá lại bởi những người đủ cơ duyên. Một số kinh ngụy tạo được soạn thảo theo văn phong kinh điển kiểu kể chuyện, ví dụ như trường hợp bộ “Tiền thân Đức Phật” (Jataka) của khu vực Đông Nam Á. Như vậy cái phân biệt kinh ngụy tạo với Phật học bản xứ là kinh ngụy tạo luôn tuyên bố hoặc cố ý ám chỉ rằng nó xuất nguồn từẤn Độ. Sự tạo ra các văn bản ngụy tạo có mối liên hệ với bản chất của các bộ kinh Phật thật trong từng mỗi truyền thống.Các bộ kinh Trung Quốc hay Tây Tạng có nội dung luôn “đểmở” hay “bỏ ngõ” với mục đích cho phép sự tiếp tục thêm vào dễ dàng các bản kinh mới từẤn Độ qua nhiều thế kỉ. Không còn nghi ngờ gì nữa, một tình huống như vậy đã tạo cảm hứng cho ý muốn tân trang các bản kinh và khích lệ sự sáng tạo ra các bản kinh gọi là kinh ngụy tạo.Kinh Pali của vùng Nam và Nam Á, trái lại đã được “cố định” rất sớm trong lịch sử, điều này khiến khó có thể thêm vào đó những nội dung nào khác.

Những đặc điểm chung ở trên đem đến một chỉ dẫn cho chức năng và mục đích của kinh ngụy tạo: Tích hợp tư liệu Ấn Độ vào những nội dung bản địa – đó có thể là tôn giáo, văn hóa xã hội, hoặc chính trị - bằng cách ấy nó xóa bỏ ý niệm rằng làm đồng hóa Phật giáo rất khó hoặc là không thể. Tác quyền trong văn bản truyền thống chính thức được mặc nhiên công nhận và thông qua để làm cho tôn giáo địa phương trở thành dễ hiểu đối với con người đương thời của vùng đất mới, nơi Đạo Phật được đưa vào. Thực tế lịch sử cho thấy, một vài văn bản giả đã đóng vai trò làm nhân tốphát triển nền văn hóa Phật giáo cục bộ địa phương, khi nó trở thành một phần của văn bản trong hay ngoài của kinh điển thực.Không phải tất cả kinh giả chỉ thuần túy nhằm mục đích phổ biến Phật giáo. Ví dụ, vài kinh giảTrung quốc đều cố ý đồng hóa những phong tục và cách thực hành tôn giáo có tính cục bộđịa phương bằng cách mạo nhận đấy là giáo pháp của Đức Phật.Những ví dụ đó cho thấy (sức mạnh từ) thẩm quyền của thánh điển đã khiến sản sinh ra mảng văn học vượt ra ngoài giáo pháp thực sự của Đạo Phật, đồng thời tạo ra một loại hình văn bản thể hiện những nội dung tôn giáo cục bộ địa phương.

Trong bộ sưu tập các kinh giả, phải nói “kinh dị” nhất là các kinh giả của Đạo Phật.

(Theo http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com (http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/2016/09/kinh-ng-u-y-t-o-ph-n-1-g-s-kyokotokuno.html))