PDA

View Full Version : Nói với Lính, vì Lính và cho Lính



Pages : [1] 2 3 4

cuocsi
01-12-2017, 05:26 AM
Thành Cổ Tơ Nhện

Cảm ơn những dòng thơ
Như suối nguồn tuôn mãi
Đến tận cùng biển khơi
Giọt nước nào trở lại
Đọng trên mí mắt cay
Giọt thơ vương tơ nhện
Thành Cổ cũng u hoài
BĐQ 634


Bão Cát

Anh đang xót như vừa qua bão cát
Xoá đường đi và mờ cả lối về
Em cứ đi tận chân trời vô định
Anh sẽ về tận góc cuối cuộc tình
Anh sẽ lại vẽ em trong tiềm thức
Trọn cả đời hình bóng ấy không phai
Anh bây giờ không sống với ngay mai
Mà chỉ sống trong cuộc đời cô lữ
Không có em màn đêm dày che phủ*
Hình bóng ai theo mãi tận cuối trời
Anh lại sống những ngày dài nhung nhớ
Để em đi em tô điểm cho đời
Anh sẽ gói niềm đau vào tâm thức
Để nghe hồn chết lịm giữa mem cay

cuocsi


Ái là đô ?!?!?!

https://i.postimg.cc/w38jhpmX/IMG-2224.jpg (https://postimages.org/)


https://i.postimg.cc/xT6bwkMh/IMG-2223.jpg (https://postimages.org/)


https://i.postimg.cc/prndhTpV/IMG-2265.jpg (https://postimages.org/)






https://i.postimg.cc/fLZHt6Pq/IMG-5543.jpg (https://postimages.org/)

https://www.youtube.com/watch?v=ISjnDrIASw8&t=8s
Bach Long and cuóci xep da





Kính chào Ban Điều Hành Đặc Trưng,
Quý Thành viên, Khách viếng, Thân hữu.

Cuocsi mở trang mới này với mong ước ghi lại chút tâm tình chất chứa bao năm trường từ sau ngày " nước mất nhà tan "

Những bài ghi trong trang này, xin được đón nhận và chia sẻ với " ÂN TÌNH " không bươi móc, những đóng góp " Lệch lạc, Móp méo, Nghi kỵ " sẽ bị Xoá không cần thông báo .

Riêng với cuocsi, vì là một " Cựu Chiến Sĩ Biệt Động Quân, Liên Đoàn 6, Tiểu đoàn 34, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chiến đấu dưới ngọn cờ Chính Nghĩa từ tháng ba 1968 đến 30 tháng tư 1975, Cuốc sẽ ghi lại chút gì của "Đoạn Đời Lửa Binh" để hầu chuyện bồi đáp thạnh tình của mọi người đến viếng nếu điều kiệu thời gian, sức khỏe và trí nhớ cho phép và cũng :



" XIN ĐƯỢC COI NHƯ MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG,
MỘT LỜI SÁM HỐI VÌ ĐÃ KHÔNG LÀM TRÒN BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI TRAI
LÚC QUỐC GIA LÂM NGUY, THẤT PHU HỮU TRÁCH..."



Với số vốn học vấn giới hạn, không bằng cấp, quan chức,chắc chắn là trong những bài đăng lên sẽ có nhiểu va chạm ngoài ý muốn, nhiểu sai, sót và lỗi chính tả,mong quý vị niệm tình dung thứ. " Hãy nhìn bằng Tim..."




[*=center]« On ne voit bien qu'avec le cœur. L'essentiel est invisible pour les yeux. »
[*=center]Le Petit Prince
[*=center]Antoine de Saint-Exupéry (https://fr.wikipedia.org/wiki/Antoine_de_Saint-Exup%C3%A9ry).




https://i.postimg.cc/WpX1RT81/2ab37518-8cbd-4e0a-b7fd-42e58c0bde08.jpg (https://postimages.org/)


https://i.postimg.cc/FRvHvKw7/688c24ad-c6dd-4688-b908-cbbc9c59372e.jpg (https://postimages.org/)


https://i.postimg.cc/j2dqWFxT/6c7b1365-625b-4e79-8775-1c3f3f968463.jpg (https://postimages.org/)


https://i.postimg.cc/XqHj9kqC/c1c79ce2-801b-4782-8feb-534575742204.jpg (https://postimages.org/)


https://i.postimg.cc/d19tVYKn/da4dbade-320a-4926-9a58-1a79fe6b46a9.jpg (https://postimages.org/)



G I Á P M Ặ T Đ Ờ I T A


1-
Ta về gởi nắng thu rơi
Gởi trăm năm muộn
Gởi người người đi
Gởi ta
Cơn mộng cuồng si
Gởi hoa tàn cội
Gởi gì cho nhau
Còn đây mộ khúc biển dâu
Khơi trong tà nguyệt
một màu liễu xanh


2-
Mai ta vầy cuộc đăng hành
Phút giây trùng ngộ
chớm mầm biệt ly
Ôm trăng đồi gió mấy khi
Vườn khuya đã khép
còn gì nuớc mây
Theo em xuống tận đời nầy
Hồn bơ vơ rộng
sông đầy khói tan


3-
Ta về bạt cỏ đồi lan
Hái trăng cổ độ
cười khan mấy mùa
Ngựa còn sải vó đường xưa
Có nghe ai hát
bờ khuya vắng người
Khóc cho tàn một cuộc chơi
Gọi thinh không
vọng tiếng cười vô thanh


4-
Thôi thì đêm cũng bặt tăm
Như sương ngoài cội
nguyệt nằm dưới mưa
Hoa kia phai nhạt mấy mùa
Hồn say du tử
tình chưa nẻo về
Dẫu đi muôn dặm sơn khê
Vẫn không tìm được
tay che nụ cười


5-
Nầy sông
mấy thuở đầy vơi
Để ta hoá đá
bên trời vãng vong
Mai nầy xin
cuộc tương phùng
Có ai đốt lửa
soi chung mặt người
Đã không mong
nước chảy xuôi
Cũng đành giáp mặt
rồi thôi
trở về
....
LH. Huỳnh Ngọc Thương
Viết từ Phố Bolsa
AUG. 10-2019


https://i.postimg.cc/VkhvRJ5b/IMG-1241.jpg (https://postimages.org/)


Tuyết về để gỗ đá đâm chồi
Cho tình nguội lạnh lại lên ngôi
Hỡi ai đã chót quên người cũ
Hãy nhớ rằng ta vẫn...đứng ngồi

Cuocsi





https://i.postimg.cc/VkhvRJ5b/IMG-1241.jpg (https://postimages.org/)


Tuyết về để gỗ đá đâm chồi
Cho tình nguội lạnh lại lên ngôi
Hỡi ai đã chót quên người cũ
Hãy nhớ rằng ta vẫn...đứng ngồi

Cuocsi

cuocsi
01-12-2017, 09:29 AM
Lính Mũ Đỏ


Dưới đây là bài phóng sự nói về một quyển sách mới ra

BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ


trích đoạn ..." những ký ức của chiến sử oai hùng ấy vẫn được nhắc nhở luôn trong lòng những người lính cũ.
Họ đã viết lại những trang sử mà họ đã có mặt.
Và hôm nay, với một cuốn sách bìa cứng trang nhã trên tay, chúng tôi đã có dịp để nói chuyện.
Nói là phỏng vấn thì có vẻ long trọng, chứ thực ra đây là câu chuyện giữa người đọc và người viết
với sự chia sẻ của những người đã cùng thời cùng mặc chung bộ quần áo trận.. "

Bài viết khá dài nên cuocsi sẽ chia làm ba đoạn để mọi người tiện theo đọc.

Chân thành tri ân các tác giả Võ Trung Tín Và Nguyễn Hữu Viên
cùng Ký giả Nguyễn Mạnh Trinh

:z57:

cuocsi 2017-01-12



BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ.


( phần 1/3 )





Người Phỏng Vấn: Ký giả Nguyễn Mạnh Trinh
Phỏng vấn một trong hai tác giả: Võ Trung Tín Và Nguyễn Hữu Viên




https://ci4.googleusercontent.com/proxy/XtJ0tw3pxcoKfuI_VVmjgpseLTbQx9GJonnK4EVw7f_Y06IFBz 978g416D4d41gWBnjIZvseOjCdcKbiCKxtKzDZZ0eky7Ov2XcJ fZrq0VRTjVLr_1WLXSkCd3eu6f7nUVvY4NC6cQ=s0-d-e1-ft#http://www.haingoaiphiemdam.net/nicEditor/nicImages/636197344782211540xxxcccc.png


Binh chủng Nhảy dù là một đơn vị tổng trừ bị cấp sư đoàn của QLVNCH. Suốt trong chiều dài của cuộc chiến từ năm 1954 đến 1975, những chiến sĩ của binh chủng đã tham dự hầu hết những chiến dịch quan trọng và có mặt trong những trận đánh ác liệt nhất. Những thành quả lừng lẫy đã làm cho những người lính Nhảy Dù nổi danh thiện chiến kiêu hùng nhất không những của riêng của đất nước Việt Nam mà còn là của cả thế giới nữa. Đạt được những thành quả ấy, không biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh dưới cờ, đem xương máu của mình tô bồi cho đất nước. Những anh hùng vô danh, những người lính ở tuyến đầu, đã dệt nên những trang quân sử hiển hách. Truyền thống “Nhảy Dù Cố Gắng” của binh chủng đã tạo thành những chiến sĩ thép, không ngại khó khăn gian khổ nhưng vẫn đẫm chất nhân bản của tình người.
Đã hơn ba chục năm qua, những ký ức của chiến sử oai hùng ấy vẫn được nhắc nhở luôn trong lòng những người lính cũ. Họ đã viết lại những trang sử mà họ đã có mặt. Và hôm nay, với một cuốn sách bìa cứng trang nhã trên tay, chúng tôi đã có dịp để nói chuyện. Nói là phỏng vấn thì có vẻ long trọng, chứ thực ra đây là câu chuyện giữa người đọc và người viết với sự chia sẻ của những người đã cùng thời cùng mặc chung bộ quần áo trận..

Nguyễn Mạnh Trinh ( Hỏi ):
1- Cuộc chiến đã qua hơn ba chục năm nay, tại sao bây giờ ở thời điểm hôm nay hai anh lại cho ra mắt tác phẩm này ?

Võ Trung Tín (TV) :
Từ năm 1975 đến nay đã trên 35 năm, Chúng tôi không thấy một quyển sách nào, hay một tác giả naò viết lại một cách trung thực và đầy đủ về những trận đánh mà Binh Chủng Nhảy Dù đã từng tham dự. Hình như mọi người đã quên mất sự hiện diện của một đơn vị thiện chiến của QL-VNCH đã từng tham gia khắp các mặt trận
Trong khi đó, CS Hà Nội ngày nay đang chủ trương tuyên truyền láo khoét sự chiến thắng của họ bằng cách ngụy tạo, viết lại một cách sai lệch về các trận đánh khi xưa như Thường Đức, Xuân Lộc, Quảng Trị…
Là một quân nhân phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù, Chúng tôi cảm thấy có bổn phận nói lên một sự thật nên cố gắng ghi lại những sự kiện trung thực về các trận đánh mà các đơn vị Nhảy Dù đã tham chiến để cho tuổi trẻ VN mai hậu hiểu rỏ những hy sinh mà những người trai trẻ của thế hệ đi trước đã đóng góp cho Tổ Quốc Việt Nam.

Hỏi: - ý nghĩ của anh về cuộc chiến vừa qua? Với tư cách của một người lính đã trực tiếp chiến đấu?

TV: Là một người lính chiến của QL – VNCH, Chúng tôi nghĩ cuộc chiến đấu của chúng ta là một cuộc chiến đấu tự vệ hoàn toàn chính đáng.
Trong khi toàn dân Việt đã theo tiếng gọi của tổ quốc cùng vùng lên tranh đấu cho nền độc lập của nước nhà dưới ách đô hộ của thực dân Pháp thì thầy trò của ông Hồ Chí Minh đã lương lẹo với cuộc cách mạng của dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước cuồng nhiệt của Thanh Niên Việt Nam thời đó, lợi dụng tình thế rối ren của thời cuộc để cướp chính quyền.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội, nương theo sự đầu hàng của quân Nhật, các viên chức Việt Nam và các đảng phái yêu nước Quốc Gia tổ chức cuộc tập họp dân chúng trước nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và biểu dương ý chí bảo vệ đất nước. Nhưng cuộc tập họp dân chúng ấy đã bị đảng Cộng sản do HCM lảnh đạo tung cán bộ trà trộn trong đám đông, lương lẹo hô hào đòi hỏi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị và cướp chánh quyền tại Hà Nội. Rồi khi người Pháp trở lại theo sau quân Anh để giải giới quân Nhật, tái chiếm Sàigòn và lan sang các tỉnh Nam Việt rồi Trung Việt và toàn cỏi Việt Nam đẩy ông Hồ và đảng Cộng Sản của ông vô bưng.
Sau đó, được tập đoàn CS Nga Hoa bảo trợ toàn diện, đảng CS Hà Nội đã trở lại xua quân xâm lăng Nam Việt Nam với những vũ khí hiện đại được toàn khối CS tiếp trợ để áp đặt chế độ toàn trị độc tài lên dân tộc Việt Nam. Do đó toàn thể Quân Dân Miền Namchống lại sự áp đặt bằng vũ lực hung bạo của Cộng Sản khát máu là một cuộc chiến hoàn toàn có chính nghỉa.

Hỏi: - Trở lại thời tuổi trẻ, tai sao lại tình nguyện gia nhập binh chủng nhảy dù? Dù biết rằng sẽ phải chịu nhiều gian khổ và nguy hiểm?

TV: Trước năm 1954, khi toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp, hầu hết những người trai trẻ đều hăng hái đi theo tiếng gọi của non sông. Trong gia đình tôi, Cha, các Anh và các Chị tôi đều tham gia phong trào Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Cha Anh & Chị tôi đã thấy rõ sự lương lẹo gian ác của đảng CS, chính gia đình chúng tôi cũng bị đối xử phân biệt vì không một ai chịu gia nhập đảng CS, toàn dân trong vùng đều thấy rỏ sự láo khoét và ác độc của đảng viên CS; nên thường có những câu vè châm biếm như:
“Thịt gà nấu với măng le
Tây đi Anh lại chạy te vô rừng
Cá trê chấm nước mắm gừng
Tây về anh lại ăn mừng chiến công”
Hay là
“Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi,
Chiến khu thu lúa chú khiên rồi
Thi đua chiến thắng thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.”

Do đó khi lớn lên, nhờ vào sự hướng dẩn của Cha Anh, tôi đã ý thức được thế nào là Quốc - Cộng. Nên khi tình nguyện vào quân đội chúng tôi, cũng như bao người trẻ khác thích những Binh Chủng tác chiến gan lì vì vậy tôi đã tình nguyện về phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù.

Hỏi: - Xin anh cho độc giả biết về những ngày tháng binh nghiệp của mình?

TV: Ngày 28 tháng 10 năm 1965, tôi tình nguyện nhập ngũ khóa 21 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Sang giai đoạn 2 tôi được tuyển chọnhọc tại Trường Truyền Tin QLVNCH tại Vũng Tàu. Mãn khóa vào tháng 7 năm 1966 về phục vụ tại Phòng Truyền Tin Sư Đoàn 2 Bộ Binh tại Quảng Ngải với nhiệm vụ Sĩ Quan Truyền Tin / Trung Tâm Hành Quân SĐ2BB.
Tháng 8 năm 1968, Tôi tình nguyện về Tiểu Đoàn Truyền Tin Sư Đoàn Nhảy Dù, và đảm nhận các chức vụ: Sĩ Quan Truyền Tin /Trung Hành Quân Sư Đoàn, Sĩ Quan Khai Thác / Phòng Truyền Tin Sư Đoàn, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Truyền Tin và Đại Đội Trưởng Đại Đội Khai Thác Hành Quân / Tiểu Đoàn Truyền Tin.

Hỏi: - Ngày 30 tháng tư năm 1975, anh ở đâu và trong đơn vị nào?

TV: Ngày 20 tháng 3 năm 1975, tại sân bay Đà Nẳng tôi tháp tùng chuyến bay cuối cùng để di chuyển SĐND về bảo vệ Sàigòn. Tại Sài gòn, Đại Đội của tôi gồm cả thảy 13 Trung Đội Truyền Tin, trong số nầy có 5 Trung Đội cơ hữu và 8 Trung Đội quản trị ngoài bảng cấp số tân lập biệt phái cho các đơn vị tân lập thuộc Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng.
Các Trung Đội Truyền Tin tân lập nầy gồm có một Sĩ Quan Trung Đội Trưởng và khoảng 20 quân nhân, sau khi huấn luyện và trang bị được tăng phái cho các Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18, Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh và Lữ Đoàn 4 Nhày Dù.
Trong những ngày tháng sau cùng đó, Nhảy Dù đã tham chiến khắp các mặt trận từ Khánh Dương, Phan Rang, Long Khánh, chung quanh vòng đai Thủ Đô Sài Gòn. Với sự phân tán mỏng các đơn vị của mình ra khắp mặt trận như thế, hằng ngày chúng tôi đều phải trực tiếp theo dỏi tin tức hoạt động của các đơn vị Nhảy Dù tại Trung Tâm Hành Quân / Sư Đoàn để chuẩn bị cho việc tiếp trợ khi cần thiết.

....

Hết phần một.

Xin xem tiếp phần hai và ba...

Võ Trung Tín, Nguyễn Hữu Viên


LTS: Tác giả Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên, là hai chiến sĩ QLVNCH phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù, với cấp bậc sau cùng là Đaị uý. Trong nhiều năm, hai tác giả đã cùng nhau, sưu tầm, tham khảo tài liệu, phỏng vấn các nhân vật liên hệ, đồng thời cũng là 2 chiến sĩ đã từng trực tiếp tham dự các trận chiến từ 1965 đến 30-4-1975, là nhân chứng sống, đã hoàn thành cuốn "Binh Chủng Nhảy Dù, 20 năm Chiến Sự"
Được sự đồng ý của tác giả chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến quí độc giả chi tiết từng phần trong nội dung cuốn sách.
Mở đầu để quí độc giả biết thêm về tác giả và sơ lươc tác phẩm HNPD xin giới thiệu cuộc phỏng vấn của tác giả do ký giả Nguyễn Mạnh TrinhViệt Herald thưc hiện.

hoài vọng
01-14-2017, 07:54 PM
Khi đọc các trận đánh của Nhẩy Dù thì tôi thích đọc ông Đoàn Phương Hải viết về Charlie , ông Phan Hội Yên viết Hạ Lào vì được thấy cả tâm trạng của lính chứ không khô khan như ông Võ Trung Tín , ông Nguyễn Hữu Viên kể cả ông Phan Nhật Nam nữa ...có lẽ tại vì mấy ông ấy không có mặt tại chiến trường ...
Ý của riêng tôi thôi , anh cuocsi :)...hình như LĐ6BĐQ ...tiếp máu... cho TD11ND ở Charlie ? Chúng tôi thường đóng quân chung với BĐQ ở Tống Lê Chân , Thiện Ngôn ...v...v...

cuocsi
01-15-2017, 02:34 PM
Khi đọc các trận đánh của Nhẩy Dù thì tôi thích đọc ông Đoàn Phương Hải viết về Charlie , ông Phan Hội Yên viết Hạ Lào vì được thấy cả tâm trạng của lính chứ không khô khan như ông Võ Trung Tín , ông Nguyễn Hữu Viên kể cả ông Phan Nhật Nam nữa ...có lẽ tại vì mấy ông ấy không có mặt tại chiến trường ...
Ý của riêng tôi thôi , anh cuocsi :)...hình như LĐ6BĐQ ...tiếp máu... cho TD11ND ở Charlie ? Chúng tôi thường đóng quân chung với BĐQ ở Tống Lê Chân , Thiện Ngôn ...v...v...

Vùng kỹ niệm...lại về

Chào anh hoaivong,
Chào các anh Kienhoi, HaiViet, NVNH cùng khách viếng trang,

Cám ơn anh hoaivong đã đóng góp ý và bài về Lính Dù, rất thú vị khi mình đọc nhiều
tác giả để hiểu biết và so sánh, muốn nói về Binh chủng lừng danh trận địa này thì
bao nhiêu sách cho đủ phải không anh .

Về các câu hỏi sau thì... Chắc phải 365 ngày mới đủ để viết câu trả lời.
Dù sao, cũng xin tóm lược vài điều cho anh biết :

Liên đoàn 6 BĐQ nói chung và TĐ 34 nói riêng, vào thời điểm sôi sục
trước và sau mùa hè đỏ lửa 1972, tụi tui trấn thủ lưu đồn từ vùng biên giới
Campuchia/Tây Ninh, nằm trong " Chiến dịch HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ Mac-Namara "
( Mấy ông Biệt kích 81, Lôi Hỗ rành vụ này lắm ) các tiền đồn có tên lạ lạ mà mấy bà con
Sài gòn chưa hề nghe như : Tống Lê Chân,(có phi tường để đáp C123), Quang Trung,
Bổ Túc, Vân Đồn v.v... do 3 tiểu đoàn 34, 35, 51 BĐQ trấn đóng, BCH LĐ6 thì ở Tống Lê Chân.
Tđ34 tụi tui lúc đó bảo vệ căn cứ chiến lược Quang Trung do Thiếu tá Đỗ Mười chỉ huy,
căn cứ được bàn giao lại khi QĐ Mỹ rút đi (SĐ 1 BB) ở đây có 4 cây 105mm và 2 cây 155mm
của Pháo binh Việt nam, chuyên bắn vào các điểm nóng do Radar biên giới hay do các toán nhảy
báo về Nha Kỹ thuật, từ đó đài phát sóng từ núi Bà Đen chuyển tin, cho tọa độ, giờ và số lượng đạn
phải rớt trên mục tiêu, khi thì bắn riêng trên tọa độ nhỏ , khi thì " bắn tập trung ",
vui lắm nhưng kỳ tới kể, mỏi ngón tay rồi !

cuocsi 2017-01-15

hoài vọng
01-15-2017, 07:00 PM
Chuyện vui....Tống Lê Chân :)
Ngày đơn vị lục soát mật khu " R " chiều chiều chúng tôi đi tắm suối , phải băng qua phi đạo còn xác chiếc máy bay cháy đen thui , một lần đang ngâm nước , bên kia bờ suối , tụi nó " thụt " một trái B40 ...thế là cả bọn sexy 100% chạy ngược về ( ỷ y vi-xi không dám tới gần ) chạy đến phi đạo si nghĩ : xuống trở lại gom quần áo hay cứ " tồng ngồng " đi về , nếu đi về thì.... kẹt ...vì trong trại có mấy cô y tá BĐQ...cuối cùng , liều chết mặc lại quần áo .

cuocsi
01-17-2017, 01:06 AM
Chuyện vui....Tống Lê Chân :)
Ngày đơn vị lục soát mật khu " R " chiều chiều chúng tôi đi tắm suối , phải băng qua phi đạo còn xác chiếc máy bay cháy đen thui , một lần đang ngâm nước , bên kia bờ suối , tụi nó " thụt " một trái B40 ...thế là cả bọn sexy 100% chạy ngược về ( ỷ y vi-xi không dám tới gần ) chạy đến phi đạo si nghĩ : xuống trở lại gom quần áo hay cứ " tồng ngồng " đi về , nếu đi về thì.... kẹt ...vì trong trại có mấy cô y tá BĐQ...cuối cùng , liều chết mặc lại quần áo .

Anh hoaivong hên quá, quen cô y tá BĐQ,
tui xui quá chưa gặp bà "Cọp Cái nào !
Nhảy dù mà...mắc cỡ ?Chuyện lạ khó tin !

Nhưng có nghe tên một bà này ít ai nhắc tới, mời đọc trích nguồn dưới đây ...
Trước khi trở lại bài " Lính Dù "

cuocsi 2017-01-17


Liên kết :
( http://www.nguyenkhapnoi.com/2012/10/22/ti%E1%BB%83u-doan-44-bi%E1%BB%87t-d%E1%BB%99ng-quan-n%E1%BB%AF-h%E1%BB%95-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-h%E1%BB%93-th%E1%BB%8B-qu%E1%BA%BF/n )

Cám ơn BĐQ Nguyên Trần


Bên cạnh những chiến công lẫy lừng của tiểu đoàn 44 biệt động quân bao giờ cũng có bóng hình của người ” Chị Hai”, chị cả của tiểu đoàn 44 BDQ



https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQB2Uj5PTMF6tAje_2vZdoygs2QDV5qW P_dxMJF7Qg9KEpVN0N8SA




Nữ Hỗ Tướng HỒ THỊ QUẾ

Bà Hồ Thị Quế là vợ của Thiếu tá Lê Văn Dần, vị tiểu đoàn trưởng của TĐ 44 BĐQ, người được ân thưởng hầu hết các loại huy chương của QLVNCH . Riêng Tiểu đoàn 44 BĐQ cũng là đơn vị đầu tiên của QLVNCH được ban cho huy chương danh dự của Tổng Thống Hoa Kỳ….
Riêng với thiếu tá Lê Văn Dần, ông là một trong những tiểu đoàn trưởng ưu tú của binh chủng Biệt động quân, Thiếu tá Dần là một cấp chỉ huy rất nổi tiếng của TĐ 44 BĐQ, ông đã dìu dắt, chỉ huy tiểu đoàn trong nhiều cuộc hành quân và đem lại nhiều chiến thắng cho đơn vị. Khi đụng trận ông vẫn đội chiếc mũ beret màu Nâu , đeo khẩu Rouleau 38, cầm gậy chỉ huy , điều động binh sĩ tấn công hoặc phản công … cùng chia xẻ những vinh quang, buồn vui đời lính trong những cuộc hành quân là bà Hồ Thị Quế, vợ của ông và cũng là một chiến sỹ lúc nào cùng sát cánh, chiến đấu với tiểu đoàn 44 Biệt Động Quân.

Rất ít chuyện về thủa thiếu thời của bà được mọi người biết tới, bà đã có thời gian sống ở Huế, làm tình báo cho Việt Minh chống lại người Pháp, cho đến cuối năm 1953 trước trận đánh Điện Biên Phủ. Trong thời gian đó bà đã gặp và thành hôn với ông Lê văn Dần. Khi thấy rõ được bộ mặt thật của Cộng sản trong kỳ cải cách ruộng đất, đã giết hại hàng ngàn người dân vô tội, ông bà đã di cư vào miền Nam. Năm sau ông Dần tình nguyện nhập ngũ, bà Quế cũng đi theo và lên được cấp Thượng Sĩ.
Bà Quế đã theo chồng ra trận và lập nhiều chiến công. Bà đã được thiếu tướng Đặng Văn Quang tư lệnh Quân đoàn 4/Vùng 4 chiến thuật lúc bấy giờ, đặc cách thăng cấp thượng sĩ. Thành tích của bà đã được ông Mike Martin, 1 trong những cố vấn của tiểu đoàn 44 Biệt Động Quân ghi lại trong cuốn The Black Tiger.

Danh tiếng của nữ hổ tướng thực sự xảy ra trên chiến trường cùng với những người lính Biệt động quân trong những năm 1960. Bà thường xuất hiện nơi tuyến đầu, khi trận địa đang tới hồi quyết liệt, di chuyển dưới làn đạn để đến cứu người thương binh. Đôi khi, bà đi theo đại đội đi đầu, cùng với các chiến sĩ mũ Nâu, tấn công qua cánh đồng ruộng trống trải, không có một cây lớn ngăn đạn. Trong tiểu đoàn, ai cũng thán phục, công nhận lòng dũng cảm, chân thành của bà. Khi ra trận, bà thường đội nón sắt sơn màu rằn ri, cọp đen của tiểu đoàn 44 Biệt động quân, đeo khẩu colt 45 bá trắng. Việt Cộng đồn đãi, đặt tên cho bà là “Nữ Tử thần”, vì đối với địch nữ hổ tướng cũng nguy hiểm như các binh sĩ Biệt động quân.

Bà được ân thưởng nhiều huy chương, chứng minh lòng quả cảm nơi chiến trường, bà cũng đã chia xẻ nhiều nỗi đau thương của chiến tranh. Vài tháng trước khi mất, bà ôm mối đau lòng, chứng kiến sự tổn thất của đơn vị với số quân đông gấp đôi tấn công. Trong trận đó, ngoài số Biệt động quân còn có 1 cố vấn Hoa Kỳ bị tử trận, 1 cố vấn khác bị thương. Sau trận đó, cũng như các chiến sỹ Biệt động quân của tiểu đoàn, bà đã cạo đầu, nguyện sẽ rửa hận cho các chiến hữu đã ra đi. Được các binh sĩ Biệt động quân trong tiểu đoàn thương mến và gọi bằng hai tiếng” Chị Hai” thân mật, họ vẫn không quên cá tính nóng bỏng cũng như tình thương của bà đối với đàn em nhỏ trong đơn vị… Đối với những đứa em ba gai, bà lớn tiếng la rầy, đôi khi cho bạt tai, nhưng bao giờ cũng có trách nhiệm, tình thương đối với các anh em binh sĩ trong tiểu đoàn. Ngoài chiến trường, bà giúp đỡ toán quân y, chăm sóc băng bó cho các thương binh. Về hậu cứ, lo chạy chuyện giấy tờ, an ủi vợ con, thân nhân của những quân nhân tử trận hoặc bị thương nằm quân y viện. Bà “chị Hai” đả không ngần ngại móc tiền túi ra ứng trước, giúp đỡ cho người những người vợ trẻ qua lúc tang thương…

Dân chúng Việt Nam nhất là các chiến sỹ ở vùng IV chiến thuật rất xúc động khi được tin Nử Hổ Tướng Hồ Thị Quế bị chồng bắn chết trong một cơn hờn ghen. Thiếu tá Dần bị bắt và trước tòa ông đã khai rằng bà Quế đã dùng dao tấn công ông ta, khi bắt gặp ông cùng với một người đàn bà trẻ trong quận Vị Thanh (Chương Thiện), nơi nầy, tiểu đoàn 44 dùng làm hậu trạm cho cuộc hành quân trong vùng U Minh, một chiến khu vững chắc của bọn Cộng sản. Thiếu tá Dần đã khai trước tòa là ông bắn bà ta trong trường hợp tự vệ và cho biết ” trong cơn hờn ghen … bà ta ghê gớm và hung dữ còn hơn những lúc bà ta xông pha chiến đấu nơi chiến trường”.

Câu chuyện về “nữ Hổ Tướng” là một huyền thoại mà bất cứ những quốc gia nào sống trong chiến tranh nhất là ở vùng Đông Nam Á châu đều có và được dân gian truyền tụng khắp nơi…khi những đám bụi mờ trên đồng bằng Cửu Long chìm vào trong màn đêm, những chiến sĩ đang canh gác nơi tiền đồn xa xôi, hẻo lánh hay ngồi viết thư cho gia đình bên ngọn nến leo lét đều cảm thấy có sự hiện diện của người ” Chị Hai” thân yêu …Những nông dân cô đơn, trên đường trở về nhà sau một ngày dài mệt nhọc, qua những cánh đồng lúa thênh thang cũng cảm thấy có sự hiện diện của bà… đang đi trên những cánh đồng hoang lạnh, nơi mà bà đã cùng với các chiến hữu tung hoành chiến đấu để giữ từng thước đất, để tìm kiếm lại những người em Biệt Động Quân thương yêu của những thời oanh liệt
.
Và đến một ngày nào đó, khi lịch sử sang trang và trả lại công đạo cho những người lính QLVNCH, huyền sử về Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế sẽ có một chỗ đứng trang trọng và tinh thần của bà Hồ Thị Quế, người ” Nữ Hổ Tướng” can trường của binh chủng BĐQ sẽ sống mãi mãi trong lòng những người lính VNCH … nhứt là các chiến sỹ Mủ Nâu Biệt Động…


Bắc California 10/18/2012
BĐQ Nguyên Trần

hoài vọng
01-17-2017, 01:57 AM
Anh hoaivong hên quá, quen cô y tá BĐQ,
tui xui quá chưa gặp bà "Cọp Cái nào !
Nhảy dù mà...mắc cỡ ?Chuyện lạ khó tin !

Quen đâu mà quen , anh cuocsi :z51: tôi bị thương rất nhẹ ở chân vì miểng hỏa tiễn 107...hàng ngày phải lên cho cô y tá thay băng , chích một mũi trụ sinh đau thấy 36 ông sao :z51: Quân Y Dù đóng ở Tây Ninh , nếu bị thương sẽ có trực thăng chuyển đi.
Tiếc cho bà Hồ Thị Quế ...chết vì hờn ghen ...mà thôi cơn ghen nổi lên thì đàn ông cũng thế .

cuocsi
01-19-2017, 03:30 AM
Lính Mũ Đỏ

BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ
(phần 2/3)



(...Hỏi: - Ngày 30 tháng tư năm 1975, anh ở đâu và trong đơn vị nào?

TV: Ngày 20 tháng 3 năm 1975, tại sân bay Đà Nẳng tôi tháp tùng chuyến bay cuối cùng để di chuyển SĐND về bảo vệ Sàigòn. Tại Sài gòn, Đại Đội của tôi gồm cả thảy 13 Trung Đội Truyền Tin, trong số nầy có 5 Trung Đội cơ hữu và 8 Trung Đội quản trị ngoài bảng cấp số tân lập biệt phái cho các đơn vị tân lập thuộc Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng.
Các Trung Đội Truyền Tin tân lập nầy gồm có một Sĩ Quan Trung Đội Trưởng và khoảng 20 quân nhân, sau khi huấn luyện và trang bị được tăng phái cho các Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18, Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh và Lữ Đoàn 4 Nhày Dù.
Trong những ngày tháng sau cùng đó, Nhảy Dù đã tham chiến khắp các mặt trận từ Khánh Dương, Phan Rang, Long Khánh, chung quanh vòng đai Thủ Đô Sài Gòn. Với sự phân tán mỏng các đơn vị của mình ra khắp mặt trận như thế, hằng ngày chúng tôi đều phải trực tiếp theo dỏi tin tức hoạt động của các đơn vị Nhảy Dù tại Trung Tâm Hành Quân / Sư Đoàn để chuẩn bị cho việc tiếp trợ khi cần thiết....)




Lính Mũ Đỏ

BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ
(phần 2/3)


Đoạn trích trên (màu xanh đậm) chỉ để nhắc lại phần 1)



Hỏi: - Anh có thể kể về tình trạng ngày rã ngũ lúc đó?

TV: Trong lúc đó tình trạng tác chiến của các đơn vị Nhảy Dù vô cùng khó khăn và nguy hiểm, các quân nhân bị thương không đủ thuốc men điều trị, số tổn thất không kịp bổ sung, súng đạn cạn dần không được tiếp vận thay thế. Nhảy Dù chiến đấu đơn độc không được tiếp trợ cận phòng do đó lần lược các đơn vị Nhảy Dù bị thiệt hại nặng ở khắp các mặt trận từ Khánh Dương, Phan Rang, rồi Long Khánh...và sau cùng là tại Sài Gòn.

Hỏi: -Anh có chứng kiến những người lính thà chết không chịu đầu hàng trong ngày 30 tháng tư không?

TV: Tôi không chứng kiến tận mắt nhưng đã nghe nhiều người kể lại như sau :
1. Trường hợp thứ nhất: Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản, Sàigòn’
2. Trường hợp thứ hai: Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn .
3. Một trường hợp khác tại ngả Tư Bảy Hiền trong ngày 30/4/75 như sau:
“Người sĩ quan mặc đồ rằn-ri tập họp đám Nhân Dân Tự Vệ lại và bảo:
- Bây giờ đã đến lúc các em phải tiếp tụi anh một tay. Việc đầu tiên là phải vứt hết các khẩu súng cùi này xuống giếng, sau đó lập một nút chặn không cho bất cứ một ai đem vũ khí vào thành phố. Ai cưỡng lệnh, các em cứ bắn bỏ, có như thế mới an tâm mà đánh đấm được!
Chỉ một lát sau, đám Nhân Dân Tự Vệ ô-hợp đã được trang bị toàn bằng súng M-16 và những quả lựu đạn bóng lưởng đeo lủng lẳng trên người. Nhiều khuôn mặt non choẹt, nhưng đầy vẻ tự hào đi bên cạnh những người lính dày dạn gió sương, khiến đường phố trở nên nhộn nhạo và tăng thêm không khí chuẩn bị chiến đấu. Người sĩ quan ấy còn cất công hướng dẫn từng tốp Nhân Dân Tự Vệ đi ngược theo con đường chính dẫn vào Saigon. Vừa đi ông vừa chỉ vào những khẩu M-72 đã được dựng sẵn từ đêm qua, dựng rải rác dọc trên hè phố:
- Nếu gặp tăng, các em "làm ơn" nâng cái này lên vai, nhắm mục tiêu vào giữa và bóp cò giùm tụi anh một cái.. là xong!
Người toán trưởng Nhân Dân Tự Vệ sau khi nghe xong những lời dặn dò của người lính, liền lui về phía sau cùng với mấy người trong toán để tìm bảng viết vội hàng chữ: "Muốn vào thành phố xin để lại vũ khí" và máng nó lên một con ngựa sắt để giữa đường.
Chưa đầy một tiếng sau, chỗ đó đã chất đầy một đống vũ khí đủ loại. Người sĩ quan vẫn đi đi lại lại như con thoi. Mỗi khi gặp một người mặc quân phục đi vào thành phố, ông đều chận lại và hỏi:
- Còn muốn chiến đấu không?
Những ai gật đầu ông liền đưa tay chỉ đến đống vũ khí bị bỏ lại, để họ tự lựa chọn và tái trang bị. Những ai lắc đầu, nại cớ này kia thì ông chỉ lắc đầu ngao ngán, khoát tay bảo đi. Riêng đám Nhân Dân Tự Vệ thì rất hào hứng khi lần đầu tiên họ được tự do nhét vào bụng cả những cây súng ngắn Ru-Lô, P-38 và Colt 45 do những người lính tháo lui để lại bên đường.
Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng, những tiếng đạn pháo kích của Cộng quân bắt đầu nổ dồn dập, với những tiếng đạn rít xé trời bay ngay trên đầu nghe đến lạnh người. Đoàn người lánh nạn lũ lượt chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngã Tư Bảy Hiền dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Saigòn đã bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu. Những người lính tử thủ trong bệnh viện Vì Dân đã có một lợi thế vững chắc. Từ trên sân thượng họ đã phóng ra những trái hỏa tiễn M-72 chống chiến xa một cách chính xác. Đã có ít nhất 3 xe tăng T-54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt phòng ngự này.
Một toán lính Nhảy Dù khác đóng chốt bên cánh phải của Ngã Tư, nơi có đồn cảnh sát Tân Sơn Hòa bị cộng quân bắn rát khiến họ phải rút sâu vào bên trong trường trung học Nguyễn Thượng Hiền. Một chiếc T-54 gia tăng tốc độ chạy về hướng nghĩa địa Tây, nhưng đã bị lính Nhảy Dù chận đầu bắn cháy, một chiếc khác tiến nhanh hơn chạy về tới gần Lăng Cha Cả thì cũng bị lính Không Quân bắn gục. Mấy người nằm vùng cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng nửa đỏ nửa xanh dẫn đường cho toán bộ đội tùng thiết, thấy mấy chiếc tăng mở đường đều bị bắn cháy nên khiếp sợ cầm cờ chạy dạt vào bên trong các ngõ hẻm, khiến bộ đội Bắc Việt không biết đường nào để tiến vào thành phố.
Hướng tiến công chính của Bắc Việt từ Tây Ninh này không ngờ gặp sức kháng cự dữ dội của lính Nhảy Dù nên bị chậm hẳn lại, khiến các bộ đội Cộng Sản phải dùng súng B-40 bắn loạn xạ nhằm tạo sự hỗn loạn trên dòng người chạy trốn. Một trái đạn pháo kích rơi ngay ngả rẽ vào Nhà thờ Chí Hòa Nam, hất tung một chiếc xe lam chở đầy hành khách. Nhiều người bị thương nặng, không ai cứu chữa nằm lăn lộn la hét vang trời, tạo nên một cảnh hỗn loạn và bi thương tan tác chưa từng thấy.
Vài chiếc trực thăng chong chóng quay xành xạch lượn sát mái nhà định đáp xuống khu cánh đồng rau muống (đằng sau Nhà Dây Thép Gió) để đón thân nhân di tản, bị đủ loại đạn bắn lên khiến không chiếc nào dám hạ cánh. Một chiếc "xâm mình" hạ xuống sân thượng để đón gia đình một vị dân cử, nhưng không gặp may khi một cánh quạt vướng vào tường nhà bên cạnh, làm cho chiếc trực thăng này không sao cất cánh lên được nữa.
Dù con đường Phạm Hồng Thái (Lê Văn Duyệt nối dài) bị đủ loại đạn bắn trực xạ từ phía Cộng quân, dòng người đổ xô về Saigòn để tìm đường thoát thân vẫn đông nghẹt. Nhiều xác chết không toàn thây đã được dân chúng kéo vào bên lề, và mỗi khi có tiếng đạn bay rít trên đầu, đoàn người lại dạt vào hai bên phố, hoặc chạy băng vào các ngõ hẻm, vứt lại ngổn ngang trên đường đủ loại hành lý và xe cộ.
Gần cổng trại lính Nguyễn Trung Hiếu một bà mẹ bị miểng đạn tiện đứt một chân máu me lênh láng nằm lăn lộn rên la trên đường, mà trên tay vẫn ôm chặt xác đứa con đã bị mảnh đạn khác lấy mất đầu. Vài người từ tâm dừng xe lại, nhưng biết không cứu giúp được gì nên đành nuốt nước mắt phóng đi. Lúc này không ai có thể lo cho ai được, vì số phận của họ cũng mong manh y như người đàn bà cụt chân đang hấp hối!
Người sĩ quan vẫn chạy đi chạy lại, ông hò hét số binh sĩ lấy thêm đạn từ bên trong doanh trại Nguyễn Trung Hiếu, và chở bằng xe Jeep lên cung cấp cho toán lính ít ỏi còn lại đang rải mỏng từ Ngã Tư Bảy Hiền xuống Ngã Ba Ông Tạ.
Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, một thanh niên mình trần đứng cãi vã với mấy anh Nhân Dân Tự Vệ, vì anh ta nhất định không chịu để lại vũ khí khi qua trạm. Đang ngồi trên chiếc Jeep chở vũ khí, viên sĩ quan nhảy xuống ra lệnh:
- Anh kia lại đây! Anh thuộc đơn vị nào? Có còn muốn chiến đấu không?
Người thanh niên lớn tiếng chửi thề:
- Đù mẹ! Chạy chết mẹ từ ngoài kia vào đây, còn đánh đấm chó gì!
Viên sĩ quan đanh giọng:
- Vậy phiền anh bỏ vũ khí xuống!
Bằng một cữ chỉ chống đối, người thanh niên vung khẩu súng M-16 lên, nhưng viên sĩ quan đã nhanh hơn rút khẩu Colt 45 bên hông. Tiếng nổ chát chúa vang lên và thân thể người thanh niên ngã vật xuống với dòng máu đỏ chan hòa! Đám Nhân Dân Tự Vệ xanh mặt đứng nép vào bên phố, viên sĩ quan mặc áo rằn-ri phân bua:
- Các nơi khác mất sớm cũng vì bọn làm loạn này! Phải thế thôi!
Đống vũ khí do những người tuân lệnh để lại ngày một nhiều hơn. Lác đác gần đó còn có cả các bộ quân phục và các túi quân trang. Những tiếng nổ của đủ loại súng đạn vẫn vang lên tứ phía. Các toán bộ đội Bắc Việt mở đường đã dần chiếm được các chỗ trú ẩn trong các căn nhà vững chắc và thận trọng tiến về phía trước. Các toán lính VNCH cố thủ cứ phải lui dần vì Cộng quân ngày càng tiến gần họ qua dòng người di tản, và nếu hỏa lực cứ bắn về phía trước thì người dân chết sẽ không cơ man nào đếm xuể.
Người sĩ quan vẫn oai dũng điều binh, và không cho bất cứ người lính nào lùi về phía sau thêm nữa. Nhưng đúng vào lúc tranh sống ấy, một viên đạn AK bắn sẻ đã tách ông rời khỏi chiếc xe Jeep đang đậu bên đường. Không ai tới tiếp cứu ông cả, vì họ chưa biết tên Cộng quân ẩn núp nơi nào! Cho đến khi hai người lính liều mình ôm súng phóng về phía trước với hỏa lực trợ giúp của đồng đội, đã kéo được ông vào chỗ an toàn. Nhưng lúc ấy ông chỉ còn là một cái xác không hồn. Viên đạn oan nghiệt duy nhất đã khoét một lỗ nhỏ trên ngực ông, nhưng lại phá toang khi trổ ra phía sau lưng!
Đúng lúc ấy, Dương Văn Minh vị tổng thống mới nhậm chức 2 ngày trước đã hạ lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng. Người lính ôm máy truyền tin PRC-25 là người đầu tiên trút khỏi người chiếc máy nặng trình trịch, và chạy lại phía mấy người lính đang ngồi ôm súng cố thủ bên các ngõ hẻm. Họ nói với nhau về lệnh buông súng của Dương Văn Minh, và cứ thế họ rút về phía sau. Đám Nhân Dân Tự Vệ nhặt được máy truyền tin, nhưng không biết phải dùng nó vào việc gì. Họ nhấc ống liên hợp lên, và lần đầu tiên trong đời họ nghe được những giọng nói the thé của Bắc quân:
- Buông súng đi! Tổng thống của các anh ra lệnh đầu hàng rồi!
- Bọn ngụy quân nghe đây: Hàng sống! Chống chết! Biết không?
Tiếng súng chống cự thưa dần. Cùng lúc tiếng gầm rú của những chiếc xe tăng còn lại của Bắc quân đã bắt đầu tiến vào Saigòn, theo sau là những chiếc xe vận tải sản xuất từ Trung Cộng chở đầy các tên bộ đội còn non choẹt, ngơ ngác nhìn ngắm tứ phía như những người đến từ các hành tinh khác! Trên đường dẫn vào Saigòn lúc ấy, ngoài những đống vũ khí và xác người rải rác, còn có những đống quân phục đủ loại và những bộ lễ phục còn mới toanh được ném vội ra đường phố. Dân chúng e ngại một cuộc trả thù, nên họ vội vàng tống khứ ra khỏi nhà bất cứ thứ gì có dính dáng đến chế độ cũ. Không ai nghĩ đến chuyện thu nhặt, vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới.
Đêm ấy, đủ loại súng đạn và hỏa châu được bắn lên trời. Nó giống như một đêm hội hoa đăng với những lằn lửa đạn chi chít đuổi theo nhaụ Trong lúc Bắc quân say sưa mừng chiến thắng, thì cuộc vượt thoát của hàng triệu người lại bắt đầu...”

Hỏi: - Anh có nghĩ kỷ luật sắt của binh chủng đã tạo thành chiến tích cho đơn vị? và tạo thành truyền thống cho mầu cờ sắc áo của mình?

TV: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” đó là câu đầu tiên khi bước vào quân trường đã được các cán bộ quân trường nhắc nhở. Và thực sự như vậy, quân đội mà không kỷ luật thì như một đám người ô hợp, hổn quan hổn quân và chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần chiến đấu của tất cả quân sĩ dưới cờ.
Tuy nhiên, kỷ luật không phải là yếu tố duy nhất tạo nên truyền thống và những chiến tích cho một đơn vị mà nó đòi hỏi ở nhiều yếu tố khác như tài đức của các cấp chỉ huy, tinh thần chiến đấu của tất cả binh sĩ, cũng như sự trang bị cho người lính chiến.
Đối với SĐND, 5 vị Tư Lệnh liên tiếp chỉ huy đều chứng tỏ là các vị chỉ huy tài ba và đức độ. Từ Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tướng Cao Văn Viên, Tướng Tướng Dư Quốc Đống đến Tướng Lê Quang Lưỡng. Các vị luôn chăm lo việc thao luyện khả năng tác chiến cũng như chăm lo đời sống của anh em binh sĩ. Nhờ thế mà tất cả binh sĩ dưới cờ đều hết lòng chiến đấu, nêu cao thành tích cho Binh Chủng cũng như nêu cao truyền thống Nhảy Dù.

Hỏi: - Động lực nào khiến hai anh thực hiện công trình to lớn này với biết bao nhiêu khó khăn đã trải qua?

TV: Như chúng tôi đã trình bài trong lời phi lộ của quyển sách thì anh em chúng tôi cũng không quen việc cầm bút, nhân khi năm 1992 gặp Nữ sĩ Linh Bảo. Cụ bảo các anh hảy viết đi chứ, các anh là những nhân chứng sống mà không viết thì còn ai ghi lại những trang chiến đấu ‘anh hùng’ của các anh… rồi sẽ không còn gì để mai hậu con em chúng ta biết được sự thật.
Và bắt đầu từ đó, chúng tôi để ý đến việc sưu tập những sự kiện đã trảì qua trong đời quân ngũ. Từ những bài báo đó đây, từ những bài vỡ rải rát trong những tờ đặc san quân đôi kể cả những câu chuyện ngắn ngủi mà các anh em kể lại khi gặp nhau cùng với những ký ức khó quên trong cuộc đời…và từ đó quyển sách nầy mới được thành hình trải qua đoạn đường dài trên 18 năm.

Hỏi: -sự khởi công để thực hiện bộ chiến sử này như thế nào?

TV: Khởi đầu Thiên Niên Kỷ năm 2000, một nhóm anh em thân hữu cùng Binh chủng đã rủ nhau thành lập ‘Nhóm Quân Sử’ để cùng sưu tập những tài liệu, hình ảnh và những kinh nghiệm chiến trường xưa để thực hiện một quyển sách ‘Quân Sử Binh Chủng Nhảy Dù’. Trong số nầy có các Anh Nguyễn Huỳnh Đông, Võ Hoàng Sơn, Phan Nhật Nam, Nguyễn Hữu Thanh, và hai anh em chúng tôi. Nhưng vì nhiều người nhiều ý không đạt được kết quả như ý muốn lúc ban đầu, rốt lại hai anh em chúng tôi quyết định tiếp tục thực hiện hoài bảo của mình là kể chuyện về 20 năm chiến sự.

Hỏi: - Trên sách vở, những nguồn tài liệu nào là chính: sách báo Việt ngữ, sách báo Anh ngữ ..Những tài liệu được giải mật từ bộ ngoại giao và bộ quốc phòng có giúp ích gì không?

TV: Tất cả những tài liệu sách báo từ Việt Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ đều giúp ích cho chúng tôi sưu tập những dửkiện về các trận đánh. Tuy nhiên khi soạn lại bài viết chúng tôi thường so sánh với thực tế chiến trường từ những bạn bè thân hữu, các vị niên trưởng và chiến hữu kể lại cũng như nhưng trận chiến mình có tham dự, sau đó tổng kết các yếu tố đó rồi so sánh chọn lựa mới đưa vào bài viết. Đối với các tài liệu ngoại quốc, thông thường họ ghi nhận về ngày giờ xảy ra tương đối chính xác, hoặc có chênh lệch cũng chỉ có một hoặc hai ngày mà thôi. Còn những yếu tố khác thí dụ như khi xông trận thì chỉ có người Mỹ đánh giặc còn VN thì không…
Trong khi đó các tài liệu của VN thì đa số là hồi ký. Mà hồi ký thì chẳng cần ngày giờ chính xác đôi khi những sự kiện xảy ra thì hay cường điệu và chủ quan hơi nhiều. Do đó khi chọn những dử kiện mình phải cân nhắc từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Đối với những tài liệu giải mật của Mỹ hay của các nơi khác giải mật, chúng tôi có đọc qua nhưng it khi ảnh hưởng đến bài viết của chúng tôi. Vì chúng tôi ghi nhận những sự thật diển tiến trên chiến trường chứ không viết theo tài liệu của Bộ Quốc Phòng hay Bộ Ngoại Giao nào hết. Thí dụ như người Mỹ thường dùng chử “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”, đối với người lính chiến VNCH trên chiến địa điều đó vô nghỉa. Trước khi người Mỹ đến VN, Chúng ta đã chiến đấu chống xâm lăng, năm 1965 khi người Mỹ ồ ạt đổ quân vào giúp cho VN để đánh giặc, vì họ nghĩ rằng chúng ta không đủ sức đánh giặc, thì người lính Việt Nam vẫn kiên cường chiến đấu không hề lơi tay súng. Đến khi người Mỹ cảm thấy mỏi mệt vì nhiều lý do, muốn tháo ra để bỏ chạy, họ bảo rằng Việt Nam Hoá chiến tranh, thì người lính Việt Nam vẫn luôn ghìm tay súng chiến đấu chống kẻ xâm lược.
Do đó, trong quyển sách của chúng tôi không hề dùng chử “Việt Nam Hoá Chiến Tranh”, mà chúng tôi đồng ý với một tác giả nào đó viết rằng “Đồng Minh đã bỏ chạy”.



Còn tiếp phần cuối...

cuocsi
01-19-2017, 03:54 AM
Lính Mũ Đỏ

BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ
(phần 3/3)



Trích đoạn chót của phần 2/3

(...Do đó, trong quyển sách của chúng tôi không hề dùng chử “Việt Nam Hoá Chiến Tranh”, mà chúng tôi đồng ý với một tác giả nào đó viết rằng “Đồng Minh đã bỏ chạy”...)





Lính Mũ Đỏ

BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ
(phần 3/3)



Hỏi: - Anh có để ý đến các hồi ký liên quan đến chiến tranh để từ đó đối chiếu và so sánh?

TV: Chúng tôi luôn tìm đọc các bài hồi ký của các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh, ghi nhận những yếu tố liên quan đến việc tham chiến của các đơn vị Nhảy Dù rồi dùng để so sánh, đối chiếu cũng như cập nhật bổ túc những phần thiếu sót cho bài viết của mình.
Một người dù là đơn vị trưởng của một đơn vị cấp Đại Đội hay Tiểu Đoàn cũng chỉ biết rỏ về trận đánh diễn ra cho đơn vị mình mà thôi, hầu như không biết về những gì xảy ra cho đơn vị kế bên. Vì vậy muốn tìm hiểu trọn vẹn về một trận đánh, chúng tôi phải sưu tập tất cả những dử kiện của tất cả những đơn vị tham chiến trận đánh đó. Nhờ vậy mà bài viết của chúng tôi thường bao gồm đầy đủ những cuộc chám trán với địch quân của hầu hết các đơn vị thuộc tất cả quân binh chủng QLVNCH tham gia trong trận chiến đó.

Hỏi: -Anh có xử dụng sách báo của phía bên kia để làm tài liệu không?

TV: Chúng tôi đã từng biết rõ về những dối trá tuyên truyền của quân CS nên không bao giờ sử dụng những sách vở hay các bài báo của đối phương để làm tài liệu tham khảo cho bài viết của mình. Thí dụ như quyễn Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng chỉ hoàn toàn là một mớ tài liệu tuyên truyền do Ban Quân Quản Trung Uơng của CS soạn thảo và phổ biến.

Hỏi: - Anh có phỏng vấn những nhân chứng đã tham dự các trận chiến khi tường thuật lại diễn tiến ?

TV: Hầu hết những trận đánh, Anh em chúng tôi đều tham khảo, phỏng vấn các nhân vật đã từng tham dự các trận đánh đó mà chúng tôi biết được ngoại trừ những trận đánh xa xưa như các trận đánh trước năm 1960. Nhiều vị đã quên hết những dử kiện đã xảy ra trong cuộc chiến đó. Nhiều khi Chúng tôi phải đưa cho qúi vị ấy đọc bài chúng tôi đã viết để gợi nhớ rồi dần dần các vị ấy hồi tưởng và nhớ ra các chi tiết khác…

Hỏi: -Chiến tranh có lúc chiến thắng có lúc tổn thất. Như vậy trong quyển sách này anh ghi chép lại như thế nào? Có ghi lại chân thực những tổn thất không?

TV: Chúng tôi rất tôn trọng sự thật, đánh giặc thì có khi thắng khi thua, nhưng đối với Binh Chủng Nhảy Dù việc thua là rất ít. Chỉ có trận Đồng Xoài năm 1965, và Trận chiến tại ngọn đồi 31 trong trận Hạ Lào năm 1971 là đơn vị Nhảy Dù bị thiệt hại nặng nề vì pháo địch, sau đó bị cộng quân tràn ngập với chiến thuật biển người, ngoài ra vào lúc cuối cùng cuộc chiến năm 1975, cùng với vận nước đen tối, các đơn vị Nhảy Dù cũng bị rã ngũ như những đơn vị khác của Quân Lực VNCH.
Những sự kiện như thế chúng tôi đều có ghi lại rỏ ràng trong quyển sach. Về những tổn thất nhân mạng và chiến cụ trong các trận đánh, đôi khi chúng tôi không có ghi ra đầy đủ vì chúng tôi không tìm ra những thống kê chính xác.

Hỏi: - Anh chọn thái độ khách quan hay chủ quan khi nhận định tình hình cũng như khi mô tả diễn tiến các trận đánh?

TV: Vấn đề chủ quan hay khách quan trong bài viết chúng tôi thường không chú ý đến, chúng tôi dành quyền nhận xét cho người đọc. Đối với anh em chúng tôi khi viết chỉ chú tâm tìm tòi những dử kiện liên quan đến các trận đánh càng nhiều càng xác thực càng tốt mục đích chính là làm sao cho bài viết của minh diển tả trận đánh một cách sống thực.

Hỏi: - Thái độ khách quan là tường thuật mà không chen vào ý kiến riêng của mình. Anh có nghĩ điều đó hạn chế phần nào tâm cảm của người viết?

TV: Thật sự thì làm nên một quyển sách như thế thì mình phải dày công và kiên nhẩn ghê lắm. Tùy theo mục đích của tác giả mà theo đó tâm cảm của mình được phát khởi hứng thú để theo đuổi việc thực hiện tác phẩm. Công việc của chúng tôi giống như việc làm của người nghệ sĩ góp nhặt sỏi đá để tạo tác một bức tranh. Người nghệ sĩ đó phải chọn lựa từng viên đá ưng ý rồi mới để vào đúng vị trí của nó trên bức tranh của mình. Khi bắt gặp một bài báo, hay một câu chuyện kể lại, hoặc một tài liệu liên quan đến trận đánh, Chúng tôi cũng phải lượng định, cân nhắc, so sánh rồi ghép vào bài viết của mình ở một vị trí đắc địa. Vì vậy một bài viết của chúng tôi thường phải đọc đi đọc lại hằng nhiều chục lần mà không thấy chán.

Hỏi: - Còn thái độ chủ quan sẽ làm bớt sự trung thực khi ghi chép lại diễn tiến không?

TV: Như phần trên chúng tôi đã trình bày, và độc giã cũng sẽ nhận thấy trong những bài viết của chúng tôi đã từng phổ biến trên báo chí, trên internet… vì muốn diển tả lại trận đánh sát với sự thật trên chiến trường nên chúng tôi ít khi bày tỏ quan điểm của mình trong bài viết, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ góp nhặt những dử kiện thích hợp của tài liệu đó và ghép vào những vị trí thích ứng sao cho người đọc thấy được diễn tiến của trân chiến liên tục và trung thực.

Hỏi: - Là một người lính nhảy dù trải qua nhiều trận mạc. Anh có nhận xét nào về chiến thuật và chiến lược mà các vị chỉ huy đơn vị đã áp dụng để đạt được chiến thắng?

TV: Khi khảo cứu về chiến trận, nhất là cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng như chiến tranh Việt Nam, ít ra mình cũng phải có một ít kiến thức về quân sự. Kinh qua 10 năm trong đời quân ngũ và xuất thân từ một ngôi trường võ bị lớn vào bậc nhất ở Đông Nam Á thì chúng tôi cũng học lóm được ở các vị niên trưởng, các cấp chỉ huy tài ba của QL-VNCH về chiến thuật chiến lược đã được các vị sử dụng trên chiến trường.
Đối với Năm vị Tư Lệnh trong Binh Chủng Nhảy Dù, mỗi vị có một cung cách chỉ huy riêng biệt thí dụ như Tướng Đỗ Cao Trí ông thường sử dụng chiến thuật bất ngờ, tốc chiến tốc thắng; Tướng Nguyễn Chánh Thi luôn châm lo đời sống của quân sĩ dưới cờ…Và trong quyển sách 20 Năm Chiến Sự, độc giã sẽ thấy bàng bạc trong các trận đánh, các vị Tư Lệnh chiến trường đã áp dụng mỗi trận đánh một chiến thuật, một lối đánh khác nhau.
Thí dụ như trong trận Binh Long, Tướng Lê Quang Lưỡng đã áp dụng rất nhiều chiến thuật bất ngờ mà địch quân không thể lường trước được. Khi giải tỏa QL 13, địch quân đã sử dụng chiến thuật chốt kiền và pháo yểm tầm xa, để phá chiến thuật của địch quân, ông đã dùng chiến thuật khinh binh di động, phân tán mỏng đại đơn vị bao vây, đại pháo & phi pháo diệt địch.

Hỏi: - Anh chọn lựa vị thế nào khi ở trong vị trí của người chép sử cần phải chính xác và vô tư ?

TV: Trước hết chúng tôi xin xác nhận chúng tôi không phải là người chép sử hay chấp-sử. Anh em chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ ghi lại những sự thật do chính mình đã từng trải qua trong suốt 20 năm cuộc chiến với một tấm lòng mong muốn đền đáp lại sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ đã năm xuống để cho chúng ta được sống, được tự do. Mong cho mai sau, những ngưởi của thế hệ tiếp nối nhận biết được những sự hy sinh của thế hệ đi trước.
Dù vậy, trong sự ghi chép nầy, chúng tôi cũng đã đặt tiêu chuẩn là sự trung thực. Tuy nhiên vì sự giới hạn của thời gian, phương tiện, tài liệu và kiến thức hạn hẹp nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong mỏi được các vị cao kiến thấy có điều gì khiếm khuyết chỉ giáo cho.

Hỏi: - Anh có nghĩ rằng chiến thắng xảy ra là từ những người khinh binh và những tiểu đội trưởng, trung đội trưởng đi đầu. Và trong tác phẩm anh có nhắc nhiều đến chân dung những người lính ấy từ đời thường đến trong chiến trận ?

TV: Thật sự thỉ trong một trận chiến, sự chiến thắng phải đồng bộ từ người chỉ huy cuộc chiến cho đến người khinh binh tiền phong nơi mặt trận. Muốn chiến thắng địch quân, thì mình phải áp dụng đủ mọi phương thức từ ngụy trang, che dấu đến trang bị, di hành thực hiện đúng với binh pháp và kỷ thuật điều quân sao cho thích ứng với mọi hoàn cảnh. Thêm vào đó chúng ta phải ước lượng tình hình địch, tình hình bạn cho đúng, nghỉa là tin tức tình báo phải chính xác, biết người biết ta là thế đó.
Chúng tôi có thấy nhiều tác giả nhà binh khi viết hồi ký thường hay ghi nhận cuộc đời riêng, hay xuất thân quân trường hay một vài chi tiết đáng thương nhớ trong cuộc đời thường nhật… của tử sĩ đồng đội. Chúng tôi nhận thấy điều đó cũng hay và đẹp để chúng ta, người đọc dành một phút tưởng niệm người tử sĩ. Nhưng với anh em chúng tôi thực hiện quyển sách nầy quá nhiều trận chiến, và đôi khi bao gồm luôn cả những đơn vị bạn khắp các quân binh chủng, chúng tôi không có đủ tài liệu và thời gian để thu thập những tin tức đó. Do đó để cho đồng nhất chúng tôi chỉ ghi nhận tại chỗ và theo những bài viết chúng tôi thu thập được.

Hỏi: - Trong những cố vấn Hoa Kỳ của Sư Đoàn Nhảy Dù, có tới 34 vị đã lên tới cấp tướng và cũng con số đó những cố vấn đã hy sinh. Nếu có người đề nghị ở ấn bản sau nên có thêm bài viết nhiều chi tiết và đầy đủ hơn về những cố vấn này, thì anh nghĩ sao ?

TV: Hiện tại, quyễn sách nầy đã có nhiều thân hữu đề nghị chuyển thành phim ảnh để phổ biến trong giới trẻ dễdàng hơn, cũng có nhiều người đề nghị phiên dịch sang English. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tất cả qúi thân hữu đã quan tâm đến, chúng tôi sẽ cố gắng tùy theo hoàn cảnh và tâm sức mình tới đâu hay tới đó
Thành phần Cố vấn của SĐND khởi sự từ năm 1962 đến 1973 gồm khoàng 1200 quân nhân phục vụ trong Toán Cố Vấn “Airborne Advisory Team 162/MACV” trong số nầy có 34 quân nhân Nhảy Dù và 3 Tiền Sát Viên Không Quân bị tử trận tại VN.
Cho đến hôm nay trong số những người cố vấn đó có 34 vị đã thăng cấp Tướng và một số đã hồi hưu. Chúng tôi hiện đang liên lạc với các vị đó để tìm thêm tin tức hoạt động của họ tại VN nhất là các vị đã hy sinh tại chiến trường.
Hiện tại chúng tôi cũng đã nhận thấy thiếu sót ngoài phần về phía các cố vấn Mỹ, chúng tôi cũng nhận thấy còn thiếu sót phần không trợ và pháo yểm của các đơn vị QL VNCH và Hoa Kỳ đã góp phần không nhỏ cho sư chiến thắng của các đơn vị Nhảy Dù. Chúng tôi đã bắt đầu ghi nhận và bổ túc những phần thiếu sót đó.

Hỏi: - Trong phần tổ chức, hình như không có những tiểu đoàn tân lập năm 1974 của Lữ Đoàn 4 như Tiểu đoàn 12, 14, và 15. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng họ cũng có những điều đáng đề cập tới và đáng khâm phục. Anh có nghĩ rằng sẽ có phần bổ túc cho ấn bản tới ?

TV: Chúng tôi đang liên lạc với Trung Tá Lê Minh Ngọc, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, Trung Tá Ngọc hứa sẽ cung cấp những gì Ông còn nhớ được và chúng tôi cũng liên lạc với các vị trong các Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17 và 18 Nhảy Dù và còn rất nhiều đơn vị khác chưa kịp ghi nhận được trong quyển sách vừa qua như 3 ĐĐ Trinh Sát, Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử, Biệt Đội Kỷ Thuật Đặc Biệt....

Hỏi: - Anh còn có điều gì muốn nói với độc giả?

TV: Trước hết chúng tôi kính gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả qúi độc giả đã ủng hộ anh em chúng tôi. Nhờ sự khích lệ của qúi vị, anh em chúng tôi cảm thấy lên tinh thần để tiếp tục công việc hoàn chỉnh quyển tài liều nầy trong thời gian tới.
Chúng tôi cũng mong đón nhận từ qúi niên trưởng, qúi chiến hữu, qúi độc giã những ý kiến bổ túc những sai sót trong bài viết. Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: 20namchiensu@gmail.com hoặc số điện thoại 714-586-9202 địa chỉ : 1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704


Võ Trung Tín, Nguyễn Hữu Viên


Chân thành cám ơn các Tác giã Võ Trung Tín, Nguyễn Hữu Viên đã dày công viết sách :z57::z67:
" BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ "này.
Phóng viên Ký giã Nguyễn Mạnh Trinh đã phỏng vấn. :z57: :z67:
Sau cùng là Quý độc giã đã theo đọc bài đến cuối trang :z57: :z57: :z57:

cuocsi 2017-01-19

cuocsi
01-19-2017, 04:17 AM
Hoaivong... kể về chuyện ít ai được biết kể cả bà xả và bà..." Phở " :z13:

Chuyện vui....Tống Lê Chân :)
Ngày đơn vị lục soát mật khu " R " chiều chiều chúng tôi đi tắm suối , phải băng qua phi đạo còn xác chiếc máy bay cháy đen thui , một lần đang ngâm nước , bên kia bờ suối , tụi nó " thụt " một trái B40 ...thế là cả bọn sexy 100% chạy ngược về ( ỷ y vi-xi không dám tới gần ) chạy đến phi đạo si nghĩ : xuống trở lại gom quần áo hay cứ " tồng ngồng " đi về , nếu đi về thì.... kẹt ...vì trong trại có mấy cô y tá BĐQ...cuối cùng , liều chết mặc lại quần áo .

Quen đâu mà quen , anh cuocsi :z51: tôi bị thương rất nhẹ ở chân vì miểng hỏa tiễn 107...hàng ngày phải lên cho cô y tá thay băng , chích một mũi trụ sinh đau thấy 36 ông sao :z51: Quân Y Dù đóng ở Tây Ninh , nếu bị thương sẽ có trực thăng chuyển đi.
Tiếc cho bà Hồ Thị Quế ...chết vì hờn ghen ...mà thôi cơn ghen nổi lên thì đàn ông cũng thế .

Ừ thì được "cọp cái" chích cũng...Thích hén !

Tui bị y tá Mỹ đực chích đau hơn (đừng méo mó hén) ngay tại chiến trường Lộc Ninh khi lưng dính hai cây "Phi tiển",( đầu đạn đặc biệt chống biển người gắn trên chiến xa M48 của Thiết Kỵ Hoa Kỳ...Chiến xa này được gắn đại bác nòng ngắn không giống chiếc trong hình dưới đây)


Ghi chú :
Là các mủi đinh thép đen, dài 3cm đuôi đinh có 4 lá giống như trong đồ chơi phóng phi tiêu trong quán nhậu Mỹ. ) đạn 155 mm "


Hình NET, minh họa " Chiến xa M48 "

http://www.johnsmilitaryhistory.com/m48a.jpg

còn tiếp, đói bụng dzồi bạn

cuocsi
01-19-2017, 05:07 PM
Mời mọi người ghé đọc và để cảm nhận
nước mắt đang tuôn về...buồng tim

Trong "Truyện ngắn sưu tầm "
Việt Hạo Nhiên
trang 2 bài số 20


https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4785-Truy%E1%BB%87n-Ng%E1%BA%AFn-S%C6%B0u-T%E1%BA%A7m_&p=194705&viewfull=1#post194705




__Máu Lửa CHARLIE.......
(Tác Giả: Thiếu Tá Nhảy Dù QLVNCH Đoàn Phương Hải)


Phù hiệu
Binh chủng Nhảy Dù
QLVNCH

( Hình sưu tầm )



http://omphalos.com.au/vnchlogos/logo_nhaydu.jpg
TB:

Vì phù hiệu Nhảy Dù tìm trên NET có nhiều màu khác nhau (trên cánh dù)
nên xin các anh Mủ đỏ nếu thấy sai xin nhắc dùm, tui sẽ sữa cho đúng.
Cám ơn.

Cám ơn anh hoaivong đã nhắc, tui vừa đổi lại phù hiệu BCND
(cánh dù màu xanh dương)



…..

Tết và Lính



Các Binh chủng QLVNCH chúc Tết


Ảnh Sưu tầm
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 – Binh chủng Biệt động quân:


https://ci6.googleusercontent.com/proxy/U2EGoZRm0rgD1EyOHGL5w6IoiNAAElhkqL052c1ckpWhD19M5W Kcuq0PNZqKg3R1gng87Y1pJK4IiHprwdxbU2thWk1rPTOz1vF4-4YRTht9Zw=s0-d-e1-ft#http://i1221.photobucket.com/albums/dd470/nguyen2011/bdq.jpg










Bún Bò Huế – Trần Kiêm Đoàn

August 21, 2020 by (https://dongsongcu.wordpress.com/2020/08/21/bun-bo-hue-tran-kiem-doan/)dongsongcu (https://dongsongcu.wordpress.com/author/dongsongcu/)
Trần Kiêm Đoàn

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/D0dmerhxc3UoWMnpXoi4gkxm7XTi7qK9RYRJIAQOrnDGHVKJTB V4gx0-RCv-zqyzBH_5JOiE3nj3Ylj28PDSxfM1KB_tOp9XVBu46K3KggvXAQ rEe_7PpV6Hd5EtVsuVzNjSZVA=s0-d-e1-ft#https://b.zmtcdn.com/data/pictures/8/18671808/1284d754c7749544e6809b6a854037af.jpg
Mạn đàm về “BÚN”
Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch).
Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế… mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương… Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.
Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngủ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương. Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là “mình cảm thấy…” mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa…
Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas. Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh Bà Bún.
Suốt cả thời thơ ấu, tôi sống ở làng, quanh năm chỉ có “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên…” là đẹp nhất.
Hàng năm, sau dịp Tết, người trong làng lại bắt đầu chuẩn bị lễ đầu năm. Mẹ tôi lễ vào ngày 19 tháng giêng để kịp ngày 20 đi coi giò gà và dự lễ tế Bà Bún tại làng Vân Cù.
Mỗi năm, tôi được ăn bún khá nhiều lần nhưng hai lần trọng đại nhất và ngon nhất là trong dịp lễ đầu nămcủa mẹ tôi và trong ngày lễ tế Bà Bún tại Vân Cù.
Làm sao tôi quên được những buổi sáng hai mươi tháng giêng. Từ sáng tinh mơ còn lạnh cóng, mẹ tôi đã cẩn trọng nhúng bộ giò gà khô queo trong tô rượu trắng, gói trong giấy bổi, lâm râm cầu nguyện rồi chuẩn bị lên đường bói quẻ đầu năm.. Tôi là con trai út, nên được thương nhất nhà và thường bị gọi là “cái đuôi của mạ” vì mẹ tôi đi đâu tôi cũng lon ton dòi chạy theo.
Sau vụ coi giò gà tại nhà thầy Kiên ở Hương Cần thì mặt trời đã lên quá đọt tre. Mẹ tôi tiếp tục cuộc hành hương cuốc bộ đầu năm về làng Vân Cù. Từ Hương Cần về Vân Cù phải qua một cánh đồng lúa rộng, tôi phải chạy lúp xúp theo mẹ mướt mồ hôi, mặc dầu trời tháng giêng trên quê tôi lạnh đến nỗi “giêng hai cắn tay không ra máu!”. Sau nầy tôi bỗng khám phá ra thêm một bí mật về cái ngọn tuyệt vời của bún xáo Vân Cù trong ngày lễ Bà Bún một phần cũng là do cánh đồng trống nầy vì vượt qua cho được dặm trường thiên lý nầy thì cái bụng đã trống trơn.
Muốn nói đến Bún Bò Huế thì đừng quên trước hết phải nói đến con bún, vì tô bún là một tổng hợp hài hòa giữa con bún và nước bún. Thiếu một trong hai là kể như có Adam mà không có Eva, có Phạm Lãi mà thiếu Tây Thi! Và, nói đến con bún Huế thì không thể không nhắc đến chiếc nôi của bún là làng Vân Cù. Làng Vân Cù nằm cạnh sông Bồ, là con sông ăn thông với sông Hương qua nhánh sông Đào. Vân Cù cách Huế chừng 10 cây số về phía Tây Bắc. Từ xưa, Vân Cù là lò bún tập thể cung cấp bún cho cả Huế, Thừa Thiên, ra tới Quảng Trị và có khi vào đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Hầu hết người làng Vân Cù tuy sống về nghề nông nhưng ai cũng có lò bún trong nhà.
Cũng như rất nhiều nghề thủ công khác ở Huế như nghề Thợ Rèn ở Làng Hiền Lương, nghề Đan Thúng Mủng ở làng Bồ La, nghề Thợ Vàng ở làng Kế Môn, nghề Nuôi Tằm ở làng Dương Sơn, nghề Chằm Nón ở làng Hương Cần, nghề Đan Nôi Bội ở làng Liễu Hạ, nghề Gạch Ngói ở làng Nam Thanh… nghề Làm Bún ở làng Vân Cù là một công việc làm ăn truyền thống và độc đáo riêng của từng đơn vị sản xuất gia đình trong làng, có tính cách cha truyền con nối từ đời nầy qua đời khác. Tất cả dây chuyền sản xuất đều làm bằng tay với những dụng cụ thô sơ, nhưng thành phẩm thường đạt đến mức tinh luyện mà người khác làng khó lòng bắt chước nổi.
Thủy tổ của nghề làm bún tại Vân Cù là một bà, tục gọi là Bà Bún. Thời gian đã xoá nhòa danh sách của những người muôn năm cũ nên chẳng còn ai nhớ tên thật của Bà Bún. Trong những câu chuyện dân gian truyền miệng về cuộc đời của Bà Bún, tôi còn nhớ mãi chuyện kể của bác Cửu Am với mẹ tôi rằng:
Vào một thời xa lắc xa lơ, khi có những người Đàng Ngoài theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, có một nhóm người đến định cư trong vùng những Tháp Chàm cổ xưa đã đổ nát nên sau nầy có tên là làng Cổ Tháp, thuộc huyên Hương Điền. Trong số đó có một người thiếu nữ đẹp, có lẽ cũng mắt lá răm, môi cắn chỉ, má lúm đồng tiền… nên rất được nhiều người mến chuộng. Trong lúc mọi người chuyên sống bằng nghề canh tác làm ruộng thì người thiếu nữ nầy miệt mài chuyên nghề làm bún. Bún nàng ngon quá hay vì nàng xinh quá mà làm cho bao người ăn quên cả đường về. Rượu không say bún say mới ngại… Vì vậy nên nhiều người ganh tỵ. Rồi một dạo dân trong vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm. Người ta cúng, tế cầu thần linh cứu giúp. Gặp cơ hội nầy, kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt vì Cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời, phơi mao ngậm sữa” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiến nát ra để làm bún. Thế là nhà nông bắt đầu nổi giận. Hội Đồng Thị Tộc của làng họp bàn và ra lệnh cho Cô Bún phải bỏ nghề làm bún hay sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, nhưng Cô Bún quyết sống chết với nghề nên chấp nhận ra đi.
Vì bản chất hiền lương và thuần hậu nên Cô Bún được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử năm người thanh niên mạnh nhất trong làng theo áp tải. Mỗi thanh niên sẽ cõng cái cối đá làm bún của Cô đi một chặng đuờng cho đến khi mệt đuối sức thì người khác tới thay cho đến hết người thứ năm là vùng đất mới của Cô Bún. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông cặp theo sông Bồ không nghỉ. Nơi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cái cối đá trên vai là làng Vân Cù sau nầy. Nơi đây đã trở thành “đất lành chim đậu” cho Bà Bún lập nghiệp và truyền nghề làm bún đời đời qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và dân tộc.
Người ta thường ví von “mềm như bún” nhưng cái mềm Đông Phương lại là cái dẻo dai bền bỉ để sống còn trên bước đường vạn dặm. Thân gái dặm trường, Bà Bún đã vượt Hoành Sơn vào Huế. Chim đã về núi, Bà đã về dất nhưng Bún Huế vẫn còn tươi rói với nhân gian như có người đã hát nửa chơi, nửa thiệt: “Hoành sơn nhất đái chim về cội. Vạn đại dung thân đọi bún bò”.
Một “xưởng bún” điển hình ở làng Vân Cù thường bao gồm một cái xay để xay bột, một cái cối có chày đạp, lò nấu , chảo lớn, rây bột, khuôn bún và một số dụng cụ để khuấy, vớt, đong, đựng bột và bún trong từng chặng đường sản xuất.
Từ hột gạo măng tơ biến ra con bún nõn nà cũng phải cần đến bàn tay, không phép mầu nhưng cũng phải khéo léo và cần cù, của bà tiên lao động. Sợi bún bắt đầu từ hột gạo. Gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm sẽ “mục” ra và được đem xay hay giã nhuyễn thành bột. Tiếp theo, bột gạo được “rây” để lọc ra phần mịn nhất tinh bột của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được luộc chín sơ, rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 30 lon gạo (khoảng 10 ki-lô), trộn với 2 ki-lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo và bột lọc nầy lại được giã, trộn rất nhuyễn cho tới khi trái bột đạt tới mức “vừa đai, vừa đẻo” là đuợc. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép, những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún, rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra, xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn.
Bún tự nó đã là một món ăn thanh đạm của người Huế, nhất là vùng quê. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: Bún con, bún lá và bún mớ.
Bún con hay bún vắt là một lọn bún quấn lại với nhau, dài vừa nắm tay như cuộn chỉ thêu, rất tiện lợi cho việc ăn uống đơn giản và đạm bạc trên nương, ngoài đồng, giữa đường. Chỉ cần một chút nước mắm ớt và năm, bảy con bún vắt thì bác nông phu trên đường về, chị chủ quán rộn ràng giữa chợ, em bán hàng rong lang thang… có thể tay cầm con bún chấm vào nước mắm ăn ngon lành ngay trên “hiện trường” vừa ngon miệng, vừa ấm lòng, vừa khỏi lơ là công việc.
Bún lá là một lớp bún trải trên lá chuối tươi, cuộn tròn cỡ bằng cái bánh tráng trung bình. Bún trắng nổi trên lá xanh mang vẻ đẹp trinh nguyên nên vừa bắt mắt, vừa bắt miệng. Bún lá thường là đơn vị bún cho cá nhân và gia đình: Mỗi người một rá, mỗi lá một tô.
Bún mớ, còn gọi là bún “ngảo” hay bún kí-lô. “Ngảo” là cái rổ nhỏ thường dùng như một đơn vị đo lường ở các vùng quê của Huế trong khi “kí lô” là đơn vị đo lường mới xuất hiện sau này. Bún mớ là bún sản xuất đại trà với số lượng lớn để buôn bán, đổi chác trên thị trường.
Thật ra cả ba loại bún cơ bản là giống nhau, đều có màu ngà đục khi sống và màu trắng trong khi đã luộc chín. Người ta thường dùng danh từ “bún tươi” để chỉ bún mang trực tiếp ra từ lò và “bún luộc” để chỉ con bún được luộc chín từ bún khô. Con bún Huế điển hình có độ dai vừa phải, không “đai hoai” như bột lọc nhưng cũng không bở rệt như bột gạo.
Thường người ta dùng đinh 3 phân ( khoảng 1/8 inch) để đục lỗ thoát trong khuôn bún hay để ước lượng độ lớn của con bún. Trong thực tế, bún lớn hay nhỏ là do bàn tay khéo léo của người cầm “rây”. Muốn sợi bún nhỏ, ngay khi những con bún sống đang chảy xuống nồi nước sôi để thành bún chín, chỉ cần đưa cái khuôn đầy bột lên cao; muốn có con bún to thì hạ khuôn xuống thấp. Bún nhỏ là bún kim để làm bún khô hay bún Tàu dùng nấu canh và bún to hơn là bún thô dùng để xào trộn thức ăn trong những dịp giỗ, Tết. Bún con và bún lá thường được cho là ngon hơn có lẽ vì được sản xuất đầu nước nên láng lẩy và tươi tắn hơn: “Bún đầu nước thì ngon, con đầu nước thì dại (?)”.
Ngoài cơm và khoai sắn, có thể nói rằng, bún nói chung là món ăn truyền thống được phổ biến rộng rãi nhất đối với người Việt Nam ở trong nước cũng như khắp năm châu. Các loại bún truyền thống miền Bắc thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún ốc… Bún từ Đàng Ngoài đã theo bước chân Nam tiến đi vào Đàng Trong, rồi chọn đất Thuận Hóa làm nơi nghỉ bước và đâm chồi nẩy lộc thành bún Huế. Bún Huế gồm nhiều loại, mỗi loại có một lịch sử và tính chất độc đáo khác nhau: Bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm, bún bò, bún giò… và bún bò giò heo. Bún bò Huế, tức là bún bò giò heo được ưa chuộng và phổ biến nhất.
Theo thời gian và không gian, bún bò Huế có lúc và có nơi chỉ còn là một cái tên nhưng phẩm chất, đặc tính, mùi vị… đã hoàn toàn biến đổi. Nhiều người vẫn tẩn mẩn tự hỏi, không biết tô bún bò Huế thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và tô bún thời vua Bảo Đại thoái trào năm 1954 có gì khác nhau trong cung đình và ngoài phố chợ. Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ. Càng đi xa, tô bún ở Đà Nẵng không giống tô bún Sài Gòn; tô bún Huế Ca-li khác xa tô bún Huế Texas.
Trước 1975, tôi có một người ông bà con, quê ở làng Lương Quán, Nguyệt Biều. Mọi người kêu ông là “Ôn Tứ”, có lẽ vì ông làm quan tứ phẩm của triều đình. Cứ một năm vài ba lần, ông sai tôi chở qua cung An Định để vấn an “Đức Từ”, đó là bà Từ Cung, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Đại. “Ôn Tứ” tuổi trên 70 mà vẫn còn đẹp lão như một tiên ông với da dẻ hồng hào và tóc trắng như mây, nhưng hễ cứ mỗi lần tôi khen ông là ông lại nói với giọng nửa như tự hào, nửa như ân năn:
– Ôn sống thọ đây là tại trời đày vì tội phạm thượng, dám ăn đồ ăn của vua!
Ai cũng biết thuở trước, ông là người hầu cận thân tín của vua Bảo Đại từ Việt Nam qua đến Pháp. Tôi nghe lạ, hỏi ông, ông giải thích:
– Ngài Ngự làm vua, nhưng là người Tây học. Ngài xử sự công bằng và lịch sự với tất cả mọi người. Hồi còn ở trong Đại Nội, thường có các cận thần hay hoàng thân quốc thích nấu đủ món sơn hào hải vị dâng lên Ngài ăn khuya. Ngài nhận, nhưng sau đó sợ bị mập nên Ngài cứ đưa hết cho ôn ăn. Con coi, ôn ăn hoài cao lương mỹ vị của hoàng đế, “tội to” như rứa mà Trời không phạt răng được!
Trong những lần ngồi đợi ông vấn an đức Từ Cung, trong cái mát lạnh thâm u của cung An Định, tôi có dịp nghe các cuộc mạn đàm của giới thân cận cung đình về các món ăn Huế mà giới quý tộc quan tâm. Bún bò Huế vẫn thường được nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là cuộc thi nấu các thức ăn đem ra đấu xảo tại chợ Tết Gia Lạc có từ thời Minh Mạng, do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của vua Gia Long lập ra. Chợ Gia Lạc nằm giữa chợ Mai và chợ Nam Phổ ngày nay và cũng là vùng đất có Tùng Thiện Vương và Tuy LýVương, hai vị hoàng thân nghệ sĩ đã vang bóng một thời. Lúc đầu chợ chỉ mở ra cho các người trong thân nhân phủ đệ, sau thấy đông vui hấp dẫn, dân thường trong vùng lân cận như Dương Nổ, Nam Phổ, Thế Lại, Ngọc Anh… tìm đến và cũng được các ông hoàng bà chúa cho vào tham gia buôn bán và tổ chức các trò chơi. Hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp, chợ Mai đông buổi sáng và chợ Nam Phổ đông buổi chiều để nhường chỗ cho chợ Gia Lạc tưng bừng vui hội Tết. Đông vui và nhộn nhịp nhất là trong ba ngày mồng một, mồng hai và mồng ba Tết Nguyên Đán. Đây là phiên chợ của hàng con vua cháu chúa, nhưng đồng thời cũng mở rộng ra cho bàng dân thiên hạ đến vui Xuân. Theo tương truyền, trong một năm, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã chiếm giải nhất và được phê là “Thập toàn. Ngũ đắc”. Thập toàn là mười diều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như: ngọt ngào, thơm tho, đậm đà, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày, bún bò Huế còn được đánh giá cao là vì tính chất bình dân và phổ thông trong bá tính: Mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được, ai cũng tìm được vật liệu ngay tại địa phương, ai cũng có thể có dịp mua được (ngũ đắc). Phải chăng vì bún bò giò heo cũng mang tính truyền thống dân gian như bánh chưng, bánh dày thuở trước.
Nếu gặp một người Huế nào đó ở vào lứa tuổi trung niên hoặc già hơn mà hỏi thăm thế nào mới thật là bún bò Huế và bún bò nơi mô ở Huế là ngon nhất, chắc chắn sẽ có hơn chín mươi phần trăm trả lời là, “bún bò Mụ Rớt”.
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/ZIJGLNQDudqAptBkrOb_fu6weV1TgugCI5HgYuU7WlmzOa7FMz ICvO96yq-q2XnkT46ossd4Wshfw7O3hU8YRx7BBlPTh4tTYfxGpF2wwuYpH 99jhDl0GIUr17IT4Ud3nWQxYjwPEluSMMERgFa-4XJ7PTDNZBI=s0-d-e1-ft#https://media.metrip.vn/res/g25/242001/prof/s828x600/foody-mobile-346-jpg-557-635677318748700751.jpg
“Bún bò Mụ Rớt có nêm sâm nhung quế phụ vô hay răng mà ngon dữ rứa?”. Một lần nào đó đã có người tò mò lên tiếng. Rồi cũng có người đáp lại, “Có chi mô, mụ Rớt cũng ra chợ Đông Ba mua rau, mua thịt như mình nhưng mụ nấu ngon vì có hoa tay”. Hoa tay? Hoa tay của ông đồ Vũ Đình Liên là để thảo những nét chữ như rồng bay, phượng múa, nhưng hoa tay của mụ Rớt là để nấu những tô bún bò thanh nhã, ngọt ngào “ăn ngậm mà nghe”.
Chừ ri hỉ…!
Cứ tưởng tượng mình đang ở Huế.
Vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa, một buổi trưa không biết ở thời nào, một buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, có cu gáy và bướm vàng nữa chứ… Và, có tiếng ve đất cuối mùa kêu sau vườn nhưng nghe như xa lắc. Nắng xế cuối mùa của Huế thường phai như màu tóc muối tiêu. Rồi có tiếng xe đạp của ai đó phanh lại trước sân, ba bốn đứa bạn thân rủ nhau đi ăn bún. Con đường Chi Lăng dẫn về Gia Hội chen giữa hai hàng phố cũ với những căn nhà xưa kiểu Tàu pha một căn hai chái, cột mệ cột con đề huề trông thâm nghiêm nhưng thấp bé một cách tội tình. Trước khi rẽ qua đuờng Ngự Viên đi ngang “mả ông trạng” sau lưng chùa Diệu Đế, hãy ghé lại một căn nhà dãy phố bên phải: Đó là tiệm bún bò Mụ Rớt. Huế làm ăn theo lối “hữu xạ tự nhiên hương”, không bảng hiệu, không quảng cáo mà chỉ cần nghe tiếng tìm vào.
Khách vô tiệm tự nhiên và lặng lẽ như ghé lại bến đò. Cứ tìm bàn nào trống, ngồi xuống trên chiếc ghế đẩu không có chỗ dựa lưng, ngó một loáng bâng quơ người quen và người lạ, sẽ có người hỏi:
– Mấy o, mấy cậu thời bún chi?
Khách chỉ có lựa chọn giữa bún khô và bún nước:
– Dạ, cho mấy tô bún nước.
Lát sau, mấy tô bún bò giò heo bốc khói, mùi thơm tỏa ra dìu dịu, được bưng ra đặt trên bàn. Bún được nấu nướng từ sau bức tường của dãy nhà ngang trông vào có vẻ phòng the hơn là bếp núc.
Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soãi vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.
Trên bàn đã có sẵn đũa tre, muỗng sành, nước mắm, ớt tương và rau hành chanh múi. Một dĩa nhỏ hành củ trắng phau và hành lá, rau thơm xanh mưót điểm thêm ngò ta xắt mỏng để rắc lên mặt tô bún cho thêm nồng nàn hương vị. Rau hành của bún không phải là rau sống cuả phở, rau chỉ đóng vai trò “nước hoa” cho tô bún. Trên một góc dĩa là ớt tươi xắt lát. Cái cay của ướt tươi là đậm đà, mọng nước, đủ sức khống chế những cao thủ ớt đã nếm đủ vị giang hồ mà vẫn còn thấy nhạt. Cạnh đó là dĩa ớt tương nhỏ xíu màu huyết dụ; ớt tương của bún bò Mụ Rớt cũng được liệt vào hàng “gia vị bún bò bắc đẩu”, nhìn thì có cái vẻ mềm như nhung với màu đỏ sẫm, điểm những hột ớt vàng hoe nhưng nếm vào mới biết thế nào là cái “hiền” của Huế. Gắp một tí ớt tương đầu múi đũa bỏ vào tô là ớt từ từ bung ra như nhụy hoa trên mặt nước bún. Hoa hồng thường có gai, nên nhụy hoa bún cũng làm cho biết bao người cay giọt ngắn, giọt dài!
Cung cách nêm tô bún trước khi ăn cũng thể hiện phần nào phong thái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợi của khách mới, dáng khoan thai của giới nhàn du, sự xông xáo của người đói bụng, cách lịch lãm của kẻ từng quen… là những biểu hiện thường tình trước tô bún.
Khi đã nêm xong, húp một muỗng nước bún khai vị để cảm nhận được cái chất ngọt thanh pha đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành nước mắm… đã biến chất, đã quyện vào nhau tạo thành mùi bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng riêng của nó. Miếng giò heo thanh nhã trong tô bún với lớp da mỏng có bìa da úp quanh miếng thịt nạc như đài hoa chưa nở nên thường gọi là giò “búp”. Cắn miếng giò, những sợi thịt trắng vừa béo, vừa ngọt vẫn còn thơm mùi thịt tươi mới chín nhẹ nhàng bốc hơi trên hai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp. Lát thịt bò mỏng với những đường gân, sứa thịt và viền mỡ dòn tan giữa hai kẻ răng và vị ngọt béo miên man trên đầu lưỡi. Tô bún bò Huế vơi dần nửa như thách thức, nửa như mời gọi khách rằng, chưa cạn hết tô chưa gác đũa.
Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc. Người mặc áo Kimono của Nhật chỉ cần một khuôn mặt đẹp, nhưng người mặc áo dài Việt Nam khó mà che dấu được những nét mỹ miều hay thô thiển của thân hình.. Cũng tương tự như vậy, một tay nấu bún “hạng lông” có thể nấu một tô bún thập cẩm với tấp nập thịt thà rau cải rềnh rang như chiếc áo Kimono, nhưng lại khó có thể nấu một tô “bún-bò-áo-trắng” kiểu Huế thoạt nhìn tưởng như là quá đơn giản mà ẩn dấu lắm công phu.
Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ… Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.
Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.
Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.
Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.
Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá.
Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.
Bên cạnh kỹ thuật và kinh nghiệm của người nấu, chất liệu cũng đóng một vai trò quan trọng cho hương vị của tô bún Huế. Chẳng hạn như thịt heo nấu bún Huế thường lấy từ thịt heo cỏ. Đó là giống heo nhỏ nuôi bằng rau, chuối nấu với cám gạo cốt để vừa lấy phân, vừa lấy thịt. Heo càng lớn càng dài ra và thịt rắn lại chứ không phát triển “sồ sề” như giống heo mẹo nuôi trong kỹ nghệ lấy thịt sau nầy. Giò heo do đó vừa chắc, vừa thơm, vừa ít mỡ. Giò heo lý tưởng cho tô bún là giò sau: “Nấu giò sau, cho nhau giò trước”.
Ngoài ra, rau hành, gia vị… thường được các bà Huế nêm theo kiểu “luyện công” nên mọi thứ đều được tính toán chi li vừa đủ phân lượng cần thiết. Có dịp nhìn một bà Mỹ vào bếp với dáng kích động như muốn nhảy “Disco” với soong chảo, một bà Nam nếm đồ ăn trên lò, miệng chưa tắt nụ cười vui sau câu cải lương mùi mẫn… mới thấy được hình ảnh tay cầm đũa, mắt đăm đăm, môi chút chíp nêm đi nếm lại như đang “truyền tâm ấn” của một bà Huế trước nồi bún đang sôi là “thục nữ thần kinh”. Chính yếu tố địa phương, hoàn cảnh và tâm lý đã làm cho tô bún bò Huế trở thành ngon và độc đáo hơn vì nó được chuẩn bị, phục vụ và thưởng thức trong mức độ vừa đủ về lượng cũng như về phẩm.
Sự dễ dãi về hoàn cảnh sinh hoạt và phong phú về điều kiện vật chất có vẻ như có một tác dụng nghịch chiều cho tiến trình tạo nên cái vẻ thanh nhã truyền thống của tô bún bò Huế. Bún bò Huế càng tiến về Nam càng được thêm thắt như tà áo trắng biến thành áo gấm với phượng vẽ rồng thêu. Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là đã đổi khác: Tô lớn hơn, mỡ màng và thịt, gân, rau hành nhiều hơn. Bún Huế tiến vào Sài Gòn thành tô “phở bún” xe lửa tàu bay với nước béo, rau sống, giá sống, thịt chả ê hề. Chính bún bò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đã chuyển mình thành “bún bò Mụ Rớt Nam Bộ”.
Bún bò Huế càng được chiếu cố rộng rãi chừng nào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa dua nở chừng đó. Đến nỗi, một người thích “khảo” về các món ăn miền Trung gần đây như ông Đinh Miên đã phải lên tiếng “xóa óa” khi nhắc về bún bò Huế tại Mỹ trong bài “Cơm Việt, Quê Người”: “Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng!” (Việt IX – 95). Ông Đinh Miên thuộc về trường phái “chịu chơi” khi luận về bún Huế. Ông cởi mở đón nhận sự chuyển mình của tô bún với vẻ cười cợt hồn nhiên như người đã biết là không thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông. Cũng có người muốn “ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng” lên tiếng cho rằng, tại sao những món ăn truyền thống của thế giới như Pizza của Ý, Kabob của Ba Tư, Taco của Mễ, Kentucky Chicken Fried của Mỹ, Mì Triều Châu của Tàu… đi đâu cũng nghe cùng một hương vị, mà Bún Bò Huế lại có người nấu Sở kẻ nêm Tần như vậy, sợ một ngày kia “mất giống” tìm đâu!? Có lẽ không ai trả lời được câu hỏi đó vì món ăn là một phần của văn hóa mà gốc của văn hóa là con người. Khi đất nước và con người còn đó thì ngại gì tô bún đổi thay.
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/Ra83c-1iZaaBitKesVCPPYlI5viqGCO292Zuojr06CGK0WTr2D444CeF x0XEWV4rw_qFKisr5pKHAEHjbGriQZJ85-XXVoWP2UIJBq5XINJORcHvuag2t_iOlWHmsY27_ljcvvyJwlxV iv3Hbl8P=s0-d-e1-ft#https://b.zmtcdn.com/data/reviews_photos/a37/6700b1113be420e72ddf16b0cdceda37_1502339195.jpg
Những huyền thoại quanh tô Bún Bò Huế
Tuổi già của Huế thích lui về sống ẩn dật với quê hương, gần gũi với bà con làng xóm và mồ mã tổ tiên, nhưng tuổi trẻ lại thích bay xa tới những phương trời mơ ước. Niềm ước mơ của một đứa trẻ lớn lên sau lũy tre làng như tôi là làm sao được lên Huế học. Thành phố Huế cách làng tôi chưa đầy một giờ đi xe đạp nhưng đối với tôi thời nhỏ nó vừa thực vừa mộng như một vùng đất hứa. Có những buổi chiều đứng đầu ngõ nhìn những người lên Huế sắm hàng với các món đồ gói trong giấy, trong hộp đầy màu sắc gọi là “đi Dinh mới về”, tôi ước chi mình sẽ được lên Dinh.
Tuy không có quy định thành văn nhưng con đường duy nhất để được lên Dinh ăn học đối với tuổi trẻ ở làng như tôi là phải thi đậu “Càng Cua” (concours) trước đã, đó là kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất trường công mà trong toàn tỉnh Thừa Thiên chỉ có thành phố Huế mới có. Mẹ tôi thường nhắn gởi: “ Chuyến ni mà con thi đậu “càng cua”, cực mấy mạ cũng gắng lo cho con lên Dinh học”.
Mẹ tôi dắt tôi lên Huế hai ngày trước khi thi “càng cua”, đi qua đi lại trước trường Hàm Nghi (ngày xưa là Quốc Tử Giám) nhiều lần cho quen đường đi nước bước. Tôi ở lại nhà chị Quyến tôi nơi đường Ô Hồ. Buổi sáng ngủ dậy, chị kêu gánh bún vào ăn điểm tâm.. Gánh bún õng ẹo trên đôi vai o gánh bún, có khói và hơi bốc nhè nhẹ xung quanh như một đầu máy xe lửa xuống đèo. Nghe chị đặt hàng, tôi có cảm giác hơi là lạ:
– O múc cho tô “trung”, bún vừa, nước xắp xắp thôi. Cho giò nạc búp, thêm cái ngoéo. Đổi huyết lấy bò bắp xắt vô. Khoát bớt ớt màu, bỏ hành rau răm rươi rươi thôi, ớt tương nước mắm bỏ riêng…
Người bán bún chừng như đã quá quen thuộc với lối đặt hàng rắc rối đó nên làm thinh múc bún. Nồi bún nóng thân tròn, miệng uốn trông như chiếc lư đồng cổ không nắp không chân, đặt trên lò lửa riu riu đỏ. Tay o cầm cái vá cán dài, quây một vòng trong nồi bún với dáng tay nhẹ nhàng và điệu nghệ như cô vũ nữ Thái múa điệu cánh sen. Cái vá dừng ở đâu trong nồi nước bún là “bắt” được ngay miếng thịt, miếng giò đang cần, chính xác như ra-đa tìm thủy lôi.
Một lát sau o mới hỏi:
– Ai ăn rứa?
Chị tôi trả lời một cách hãnh diện:
– Thằng em tôi dưới làng lên ở lại thi “càng cua”.
Tự nhiên o bán bún coi bộ quan tâm:
– Nì, nói chuyện vô duyên chơ học trò đi thi không nên ăn giò búp: búp hoài không nở thì mần ăn chi nữa. Để tui múc cho một cặp giò ngoéo: ngoéo trước, ngoéo sau thì rớt đi mô được, thi đậu chắc nụi!
Chị tôi coi bộ cảm động ra mặt vì gặp được “Thầy”… bún, nên nhiệt liệt ủng hộ ngay:
– May có o nhắc chớ không thì khổ em tui rồi. Rứa! Múc ngoéo vô đi o!
Thật tôi không ngờ bún Huế “linh” như vậy, nên hôm đó ăn tô bún Huế mà cảm thấy trân trọng và ngất ngây như uống rượu thánh.
Về làng, tôi thường ăn bún với nước mắm ớt.. Mẹ tôi có mấy lu ruốc bự bành ky để ở nhà dưới, nước mắm nhĩ trong vắt nằm một lớp trên mặt. Đem lúa đổi lấy bún vắt hay bún lá, rồi múc nước mắm nhĩ từ trong lu ruốc, ra vườn hái ớt xé vào. Bún tươi chấm với nước mắm nhĩ pha thêm ớt trái mùa Xuân ăn ngon “nhức răng”. Thêm vào đó, một năm đôi ba lần được ăn bún với nước xáo lòng gà, thịt bò nên chú bé quê trong tôi cũng đã bằng lòng lắm với cuộc đời đầy đãi ngộ nầy rồi. Nay được ăn tô bún Huế với những thịt thà thơm phức, với cách nấu bún công phu, cách múc bún điệu nghệ… làm cho tôi cảm thấy được “lây” cái văn minh sang cả của người thành phố.
Ngày đi thi, tôi dậy sớm trước khi gà gáy lại, hồi hộp chờ trời sáng để tới trường thi, nhưng trong lòng cũng cảm thấy thinh thích khi nghĩ đến tô bún Huế với cặp giò ngoéo có lớp da mềm mềm bao quanh những thớ gân dòn tan như ăn ổi đỏ ở làng. Hình như mới có hai buổi sáng trôi qua mà tôi nghe như đã bị phố phường cám dỗ. Buổi sớm tôi nghe mẹ tôi bàn bạc to nhỏ với chị tôi, rồi tiếp theo đó có người gánh gánh xôi vào trước hiên. Nhìn dĩa xôi đậu xanh chấm muối mè bày ra trước mặt, tôi bắt đầu hoang mang. Mẹ tôi hối:
– Ráng ăn xôi đậu muối mè đi con!
Khi tôi ngao ngán ngáp dài kêu mệt quá và muốn ăn bún chứ xôi đậu, muối mè khô khan quá nuốt không vô, mẹ tôi dịu dàng an ủi:
– Con thi xong rồi, ưng ăn bún cả gánh mạ cũng cho. Con di thi “càng cua” mà ăn bún vô trơn, nói trời không nghe lỗ miệng, chớ nó truột di thì thi hỏng mất! Lúc trước mấy cậu con thi chi hỏng nấy là vì không nghe lời mệ ngoại, cứ dè ngày thi cử mà ăn bún không kiêng cử nên thi trợt tuốt luốt, phải xếp sách vở về quê đi cày. Chừ con gắng ăn xôi đậu, xôi muối mè dính mô chắc nấy, trời mới cho con đậu.
Tôi rướn cổ nuốt cho hết dĩa xôi mè vì thương mẹ hơn là sợ thi trượt. Tới ngày treo bảng, nghe loa đọc tên nhưng tôi không tin là mình đậu “càng cua” thứ nhì trường Hàm Nghi trong số hơn một nghìn thi sinh dự tuyển và có hai trăm trúng tuyển năm đó.
Suốt một đời, tôi không làm sao quên được hình ảnh mẹ tôi với hai hàng nước mắt sung sướng chảy dài trên đôi má phong trần vì lặn lội gieo neo nuôi con. Mẹ tôi nói như đã nắm được bí mật cuộc đời:
– Chộ chưa! Con nghe lời mạ, ăn xôi đậu nên mới thi đậu. Còn thằng Tý xóm Bàu, thằng Rô xóm Cụt, Thằng Lúi lò rèn to béo xắp hai con, nghe nói mỗi đứa ăn hai tô bún để đi thi nên trượt tuốt luốt.
Tôi muốn nói cho mẹ tôi biết bọn thằng Tý, thằng Rô, thằng Lúi… suốt cả mùa Xuân trốn học, thu sách vở trong bụi tre lá ngà đầu làng đi chơi; trong khi tôi học thuộc cháo sách Sử Ký của Trần Đinh, giải hết 1000 bài toán đố của Một Nhóm Giáo Viên, đọc nhuyễn 50 Bài Luận Mẫu và Tâm Hồn Cao Thượng của Hà Mai Anh… Thế nhưng nghỉ sao tôi lại thôi, vì mẹ cũng có một khung trời riêng của mẹ mà tôi chỉ dám núp sau áo mẹ để lặng im chiêm ngưỡng chứ không dám thả cánh chim lý luận làm huyên náo khung trời đó và làm mẹ buồn lòng.
Từ đó về sau nầy, tôi thường cố “cữ” ăn bún mỗi lần có thi cử. Ngay cả hơn 30 năm sau, khi tóc đã điểm bạc trên bước đường lưu lạc ở quê người, có những lần đi thi chuyên môn, đi phỏng vấn việc làm, đi thi tốt nghiệp trong trường đại học Mỹ, tôi vẫn “kiêng” ăn bún nhưng chỉ tìm cách né tránh âm thầm chứ không dám nói ra vì sợ bị chọc quê. Thật ra, mỗi lần đụng đến thi cử là tôi lại nhớ mẹ đến quặn lòng, nên tôi cử ăn bún để được cái cảm giác ấm áp thiêng liêng như hôm đó mình đang có mẹ thật gần.
Đến khi lên Huế học, những huyền thoại về bún bò Huế càng có vẻ mọc cành mọc lá sum sê hơn. Thế giới học trò cũng nhỏ bé và xinh xinh như thành phố. Phía sau trường Hàm Nghi của tôi là Viện Bảo Tàng và nhà thờ Nguyễn Phước Tộc hay là Tôn Nhân Phủ. Bên kia đường là cửa Hiển Nhơn vào Đại Nội. Kế đó, có hai trường văn nghệ nhất Huế, đó là trường Quốc Gia Âm Nhạc và Cao Đẳng Mỹ Thuật mà lũ học sinh nghịch ngợm của chúng tôi thường chọc mấy anh chị sinh viên bằng cách gọi là “Trường Kèn” và “Trường Cọ”. Sinh viên hai trường Kèn Cọ thường la cà ở quán cà phê Tôn, nơi đó, thật ra chỉ là một chiếc xe kiểu xe sinh tố đặt mé trái trước Tôn Nhân Phủ do vợ chồng bác Tôn đứng bán bún bò và cà phê. Giới nghệ sĩ lang thang thường bàn luận một cách công khai rằng, ngày nào vợ chồng bác Tôn không cãi nhau là ngày đó bún bò không ngon vì thiếu đi cái “tinh thần hào sảng” của cặp vợ chồng bác Tôn khi nấu bún.
Giới văn nghệ sĩ cà phê Tôn còn đi xa hơn khi kháo nhau rằng nếu lỡ một mai kia, lịch sử thành thơ đưa họ lên làm lãnh tụ, thì họ sẽ đặt tên con đưòng từ Vỹ Dạ lên Ga Huế là “Đường Cơm Hến” và đường từ cầu An Cựu lên cầu Trường Tiền là “Đại Lộ Bún Bò” vì mỗi buổi sáng tinh sương, dọc trên con đường nầy có cả đoàn bún gánh phát xuất từ An Cựu tỏa ra khắp thành phố Huế. Khói xanh đun nồi bún bay phơ phất trên đường như một sự mời gọi êm đềm: Bún bò An Cựu, cơm hến Đò Cồn, trứng lộn Chợ Dinh, bánh canh Nam Phổ… Cũng may hay cũng buồn, lịch sử không phải là thơ nên tuy Huế có những con đường tình cảm mang tên kỷ niệm và giai nhân bất thành văn như đường Hàng Me, đường Áo Trắng, nhưng vẫn chưa có tên đại lộ Bún Bò.
Bản thân tôi từ một vùng quê ruộng đồng lên tỉnh học, sau mấy năm học đòi văn hóa Huế, cũng bị nhiễm bún bò rất nặng.. Tôi đã ưu tư nhiều về sự hiện diện của bún bò giò heo kể từ khi làm quen với một cô hàng xóm nhân dịp cô đi xe đạp, vạt áo dài tung bay phất phới và cuốn theo chiều gió mà quấn vào trong giây “sên”, trong “ổ líp”. Tôi bèn ra tay cứu khổn phò nguy gỡ áo em ra và không quên bôi thêm dầu sên lên tay lên mặt cho ra vẻ lẫm liệt, can trường. Tên cô là Mộng Hoàng, tất nhiên có cái họ đi trước rất chi là thế gia vọng tộc. Chỉ mới cái tên thôi cũng đủ biến tôi thành Trương Chi bên cạnh Mỵ Nương đi xe đạp mất rồi. ễ làng, tôi đi từ xóm trong ra xóm ngoài để sưu tầm những tên giai nhân đẹp nhất thì cũng chỉ có những Nguyễn Thị Gái, Trần Thị Chắt, Lê Thị Dẹp… đào đâu ra có Mộng, có Hoàng.
Những buổi sáng, tôi và Hoàng vẫn đạp xe đạp song song chung đường từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, rồi Hoàng vào Đồng Khánh và tôi vào Quốc Học. Đôi ba lần Hoàng quay sang phía tôi cười, một phiến ớt màu bún bò tí ti đỏ chói nằm trong góc chiếc răng khểnh trắng nõn nà của Hoàng. Tự nhiên tôi cảm thấy hơi mất đi cái cảm giác thanh thoát khi nhìn sự hiện diện vô duyên của ớt màu nằm trên chiếc răng khểnh duyên dáng đã làm tôi xao xuyến bao lần. Tôi lên tiếng, nhẹ nhàng như nắng, sợ làm vỡ những giọt sương tình cảm long lanh. Rồi cả hai đứa dừng lại, đứng khuất sau gốc cây long não, tôi xé mảnh giấy trắng nhất trong tập vở học trò, vo lại thành cây tăm và nín thở khêu chút ớt màu bún bò vô tình nằm chênh vênh không đúng chỗ. Hai đứa nói nhỏ như ngại hàng long não đứng nghe.. Hoàng vùng vằng sợ tôi nhìn sâu hơn đáy mắt:
– Ngó dữ chưa tề, dị chết!
Tôi thanh minh như Vương Tử Trực:
– Coi tề, không ngó chộ mô mà khêu!
Khi lên xe đạp đi tiếp, Hoàng phàn nàn, cái phàn nàn mà tôi cho rằng đáng lẽ ra là một sự biết ơn:
– Me phiền dễ sợ! Sáng mô cũng bắt Hoàng ăn bún bò ớn phát sợ luôn.
Cái “ớn phát sợ” của Hoàng lại là cái ước mơ ngoài tầm tay của đám học trò nghèo như tôi. Cứ tưởng tượng mỗi buổi sáng, khi trời Huế còn lành lạnh mà được ăn một tô bún bò giò heo, có váng mỡ vàng mơ ngã hồng trên mặt, nêm thêm một “múi đũa” ớt tương màu huyết dụ chắc sẽ sáng mắt sáng lòng mà học một nhớ mười. So với một chén cháo gạo với muối trắng của tôi hay một chén cơm chan chút nước mắm ớt của tụi bạn cùng hoàn cảnh ăn điểm tâm trước khi đi học, tự nhiên một cảm giác hơi buồn buồn pha chút tủi thân lặng lẽ dâng lên trong lòng. Bún bò tự nó không có giai cấp, nhưng giai cấp tự nó có bún bò: Phận nghèo bấm bụng nằm co. Giàu thời nem chả, bún bò giò heo!
Tuổi trẻ của Huế êm đềm và dễ hòa diệu sống như giòng sông Hương. Tôi đã quên rất nhanh hình ảnh tô bún bò của Hoàng và chén cháo gạo của tôi. Hai đứa chưa bao giờ dám nói thương nhau mà chỉ lửng lơ nói chuyện đã cùng “thương con đường đi học”.. Mỗi cô gái Huế đều có một bà chúa trong hồn và mỗi cậu con trai Huế đều có một ông hoàng trong bụng. Bà chúa thì thích sang mà ông hoàng thì thích ngọt, cho nên tôi đã nhẹ dạ nghe Hoàng dỗ ngọt mà hẹn hò lần đầu lên chùa Thiên Mụ và về ăn bún bò Kim Long. Chúng tôi đã phạm vào hai điều tối kỵ làm tan vỡ bao nhiêu mối tình đầu đẹp như mơ của Huế: Đó là hẹn hò lần đầu không được lên chùa Thiên Mụ và không được ăn bún. Đồi Linh Mụ là đất thần kinh, nơi để chiêm bái chứ không phải là nơi tính chuyện ân tình hò hẹn. Tình cảm trai gái chớm mầm trên đất thánh thì sẽ không bén rễ trong tim người. Còn ăn bún là trơn tru, không níu kéo như gừng cay muối mặn, nên cuộc tình rồi cũng theo bún mà trôi đi! Rất có thể bà Linh Mụ đã nhìn thấy tôi và Hoàng hò hẹn, cho nên mới “xui” về Kim Long ăn bún. Bởi vậy, nên tới Hè, Hoàng giã từ Đồng Khánh, chuyển qua Jeanne d’Arc để chuẩn bị đi Tây.
Kỷ niệm chia tay cũng êm đềm mà nhức buốt như những cơn mưa phùn tháng Giêng của Huế. Hoàng gởi cho tôi cuốn sổ lưu bút có giấy pơ-luya màu xanh, màu trắng, màu hồng; có thắt nơ tím với câu thơ tiếng Tây quá quen thuộc với tuổi học trò của Huế ghi nắn nót ở trang đầu: “Partir, c’est mourir un peu!… Ra đi là chết trong lòng một ít. Biết nói sao bây giờ?!”. Tôi là học trò ban B (Toán – Lý Hóa toàn ròn) nên trong đầu lúc nào cũng lùng bùng ròng những đạo hàm và ẩn số của thầy Trần Tuệ và thầy Hồng Giũ Lưu. Huế lại là vùng đất ưa hò vay trả. Đào đâu cho ra chút văn chương man mác nòi tình mà đáp lại cho Hoàng đây. Tôi bỏ cả việc đi trại Hè để cố đào cho ra dăm câu thơ nếu không “ác liệt” thì ít ra cũng có vẻ môn đăng hộ đối với Hoàng. Bên tê dẫn thơ Tây thì bên ni phải trích thơ Mỹ. Tôi vô thư viện, tìm mục thơ tình lãng mạn để kiếm vài câu làm thuốc. Thơ tình chết tiệt rủ nhau trốn đâu mất cả. Bí quá, bỗng vớ được vài câu thơ đề tựa cuốn sách của Helen Steiner Rice, tôi thấy như mở cờ trong bụng: “Somebody loves you than you know. And will always be with you wherever you go!” (Ai nào thấu hết tình ai.. Chân mây góc biển thương hoài ngàn năm). Và, để phụ đề Việt ngữ tôi chọn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử, đọc đi đọc lại đắc ý nổi da gà: “Người đi một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!”.
Kèm với thơ thẩn là cái lược bằng gỗ trầm hương, vật kỷ niệm của mẹ, tôi xin và tặng lại cho Hoàng mà bỗng tự cảm thấy mình sâu sắc như một người tình trong chuyện thần thoại;Năm 1992 về lại con đường cũ, đọc thơ Xuân Hoàng mà nhớ bâng khuâng đốm ớt bún bò và nét cười răng khểnh:
Tôi đi trên đường Lê Lợi dọc sông Hương
Nắng trong suốt lọc qua hai hàng long não
Đất nước đổi thay qua bao mùa giông bão
Con đường xưa vẫn dáng dấp diệu kỳ…
Hơn mười năm, tôi mới có dịp trở lại chen chân trên đường phố Huế vào một buổi chiều 29 Tết. Đi trong nắng cuối Đông dìu dịu thương quen của Huế mà cứ ngỡ như mình mới xa Huế hôm qua. Nghĩ đến mai xa Huế tự nhiên tôi có cảm gíác như mình là kẻ phụ tình với Huế. Huế vẫn lặng lẽ chờ đợi như người tình trăm năm mà tôi thì cứ dứt áo ra đi lang bạt kỳ hồ.
Rồi quả đất cũng tròn và thế giới nầy cũng nhỏ nên “những kẻ phụ tình với Huế” vẫn có lúc gặp nhau ở quê người như một sự tình cờ của định mệnh. Hơn 30 năm sau, rất tình cờ, tôi gặp lại Mộng Hoàng ở Little Sàigòn, Quận Cam Ca-li. Tôi nhận ra Hoàng, bà chủ tiệm ăn có tên vừa Tây vừa Huế, nhờ chiếc răng khểnh “thương bắt chết” vẫn tô điểm cho nụ cười duyên dáng ngày xưa. Tất nhiên, tôi từ phương xa ghé vào đây cũng vì món “bún bò Huế chính gốc”. Nhắc chuyện cũ, cả hai đứa cùng cười ngặt nghẽo. Giọng Hoàng tuy phảng phất một chút âm vang trời Tây nhưng vẫn chưa phai màu Huế:
– Thời nớ, răng tụi mình dễ thương dễ sợ hí!
Tôi cười cười nhắc lại:
-Sau nớ, còn ai khêu ớt trên răng cho Hoàng nữa không?
Mắt Hoàng bỗng thoáng một chút trầm tư “nhắc làm chi sương khói thuở xa xăm” và ánh lên màu kỷ niệm:
– Lạ chưa tề. Nhắc chi nữa, dị chết!
Tôi nhìn Hoàng. Mắt bâng quơ đậu trên vài ba sợi tóc loà xòa điểm bạc. Hoàng biết và ngúng nguẩy che đi. Hoàng nói thật bất ngờ, giọng trang đài như đọc câu thơ tình thời cổ:
– Chải lược trầm hương nên sớm thành tóc bạc!
Tôi hiểu Hoàng nói gì nhưng phản ứng như anh học trò cả ngố:
– Thơ của ai rứa Hoàng?
Hoàng trả lời “mần đày”:
-Thơ ai? Thơ ông cai bến đò!
Đàn bà Huế mà đã “mần đày” thì Tần Thủy Hoàng cũng phải biết rằng mình đã lỡ vô tình, cần lẳng lặng chui vào ổ rơm nằm ngủ qua đêm.
Rứa đó! Dân Huế suốt đời vẫn là những đứa trẻ thơ mỗi lần nhớ Huế, nhớ những kỷ niệm đã thiu thiu ngủ trong ký ức và trên quê mẹ của mình.
Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế nấu bằng heo Mỹ, bò Anh, ruốc Tàu, bún Nhật… Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng. Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải Vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên một tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi “Bún Bò Huế”, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại. Bún Bò Huế không còn là riêng của Huế mà hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn đã thấm vào mạch đất quê hương và lòng dân tộc Việt đầy yêu thương nhưng cũng lắm đoạn trường chưa có ngày sum họp.
Trần Kiêm Đoàn
Nguồn: https://www.tvvn.org/bun-bo-hue-tran-kiem-doan/



Nhìn ‘Bún Bò Huế’ Qua Khía Cạnh Dinh-Dưỡng

September 1, 2020 (https://dongsongcu.wordpress.com/2020/09/01/nhin-bun-bo-hue-qua-khia-canh-dinh-duong/)
DS Trần Việt Hưng
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/u6pACi_loG0TNmJdJY1ASR_prk1v90s7lQ1nWbBHNWMKF8ZRmj 2OVTjVXlxriZIjD3SFEl99tMVElhAyQ3wp2qyFg4Ti0ghvXtgw 6sgbEik_B_Haw9A7Si3NLaScx7Jnseb4vZ7CDE31IA=s0-d-e1-ft#https://huehomestay.net/wp-content/uploads/2018/03/quan-bun-bo-hue-ngon-nhat-o-hue2.jpg
Ảnh minh họa của huehomestay.net (http://huehomestay.net/)
Với người Việt tha phương, ra đi những vẫn nhớ đem theo quê-hương, nhất là những món ăn đặc biệt đã trở thành nổi tiếng tại khắp nơi trên thế giới.. như Phở, Chả giò.. Một món ăn khác, tuy chưa phổ biến bằng Phở, cũng có mặt trong thực-đơn của hầu hết các.tiệm ăn Việt Nam tại Hoa Kỳ ,..là Bún bò Huế..
Tác giả Trần Kiêm Đoàn đã viết một bài rất thú vị về Bún Bò Huế(1) mà trong phần kết luận Ông đã ghi lại như sau :’Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế, nấu bằng heo Mỹ, bò Anh (lúc chưa có bệnh Mad cow disease ), ruốc Tàu, bún Nhật..Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng. Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi ‘Bún bò Huế’, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại..’
Bún bò Huế, cứ như theo tên gọi, thì chỉ là Bún với thịt bò nấu theo kiểu Huế ! nhưng thật ra không đơn giản như..tên gọi ! vì trong tô Bún bò Huế.. bắt buộc phải có thêm thịt heo ! do đó khi muốn mô tả món ăn này cho người Hoa Kỳ, tô bún bò Huế đã được dịch thành ‘ Hue soup with Pork and Beef ‘.. vì đây là loại bún nước..chứ không phải bún khô như bún bò..xào.. Ngoài ra Bún bò Huế cũng không thể được hiểu là Bún với bò Huế theo kiểu như bún với Bò Omaha (Omaha Steak) vì Huế không có..bò (?) ..Tại Nam Việt Nam vùng nuôi bò..nổi tiếng lại là Nha Trang (Khánh Hòa)..
Cứ theo Ông T K Đoàn thì Tô Bún bò Huế là một ‘biểu hiện của văn hóa Huế’, và vì người viết..không phải là người Huế nên không dám lạm bàn nhưng cũng có thể đồng ý với ở chỗ Ông cho rằng ‘Huế có..truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẫn..bò nấu thi teo, heo nấu thì nở.. thành một thể hài hòa ‘..
Bún bò Huế, nguyên gốc(?) (original) tại ..Huế thì phải nấu với bún Vân Cù, cách Huế khoảng 10 cây số về phía Tây Bắc, Thịt bò phải là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với ‘mầu’. Thịt heo là một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Heo là giống heo cỏ, và giò là giò sau (Nãu giò sau, cho nhau giò trước..)
Nước chan bún hay nước ‘lèo’ được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi..và thêm những gia vị quan trọng nhất là Sả tạo mùi hương, Ruốc tạo vị..mà công thức là những ‘bí quyết’.. quyết định ‘phẩm chất’ của tô bún.. Và với người Huế ‘chính gốc’ thì câu hỏi : ‘thế nào mới thật là bún bò Huế ? và bún bò ở ‘mô’ tại Huế ngon nhất?’..câu trả lời..chắc chắn sẽ là ‘Bún bò..Mụ Rớt ‘! .. và đây là một tiệm ăn, không bảng hiệu, không quảng cáo ..nằm trên đường Chi Lăng, dẫn về Gia Hội, trước khi đến đường Ngự Viên..
Theo thời gian và có lẽ nhất là không gian..Bún bò Huế chỉ còn là một cái tên chung nhưng phẩm chất, mùi vị, và..’công thức’ đã hoàn toàn khác nhau : Ngay tại Huế,tô ‘bún bò Huế’ của An Hòa đã khác với An cựu vì có thể sẽ có thêm..miếng huyết, miếng chả..
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/2ZUk5f-9W-tqW9gihZfi-E2ZQch9BmL2TvtSCNfZFeGwPci734ZtrDtxDOkGvbRSfzXy4nn KCLVKLkg4MBZJg337oo3qGDozXJZTLPHU1uNCCd60OKnXd4Olq-q3JvjB=s0-d-e1-ft#https://thebestvietnamesefood.com/uploads/news/bun-bo-hue-vietnamese-food.jpg
Ảnh minh họa của thebestvietnamesefood.
Nhưng Bún bò Huế..khi ra khỏi Huế và tiến về phương Nam, chỉ cần vượt qua Đèo Hải Vân là đã đổi khác hẳn. Tại Đà Nẵng..quán Bún bò nổi tiếng trên đường Thống Nhất , gần Nhà Thờ Chánh Tòa..cũng mang tên..gần như ‘Mụ Rớt’..là ‘Bún bò O Rớt’.. Tô bún trở thành lớn hơn, nhiều thịt, gân và..nhiều mỡ hơn ; thịt heo đâu còn là heo cỏ nữa, mà là heo Yorshire lai tạo..Heo Thuộc Nhiêu của thời Quốc Gia Nông Tín, Hiệp Hội Nông Dân..! Khi đến Sàigòn..thì vẫn theo Ông TK Đoàn..tô bún bò Huế đã trở thành..tô ‘Phở Bún’! Thật ra tại Saigon, trước 1975 cũng có những tiệm chuyên bán Bún bò Huế nổi danh như Ngự Bình ở đường Cao Thắng và Hương Bình ở Phan Thanh Giản.. dĩ nhiên là ..tô bún thật lớn với thịt mỡ..chả Huế..và còn có thêm cả giá sống nữa! Tiệm bún bò Huế bình dân ở đường Trần quang Diệu, không cần quảng cáo nhưng ngày nào cũng chỉ cần bán từ 3 giờ chiều đến 6 giờ tối..là hết sạch.. Các biến thể theo kiểu ‘tự biên tự diễn’ này khiến Bún bò Huế ngày nay trở thành..thật xa lạ..với ngườI Huế chính gốc (?) Ngay như Nhà chuyên khảo món ăn Miền Trung, Ông Đinh Miện , khi bàn về Bún bò Huế tại Hoa Kỳ đã viết : ‘Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng‘ (Cơm Việt, Quê Người)
Trên ‘Quê hương ‘ mới Hoa Kỳ này, Bún bò Huế..dĩ nhiên là ..mỗi Tiểu bang..một khác.. và ngay ở Cali thì bún bò Huế Little Saigon đã không giống với San José và đương nhiên ..khác xa Portland (Oregon) Tiêu chuẩn chắc chắn..chưa được FDA công nhận (!), nên khi nhìn Bún bò Huế qua khía cạnh dinh dưỡng thì đành phải dựa trên những sách nấu ăn Hoa Kỳ (tuy viết bằng tiếng Anh để ..cho người Mỹ đọc) ..
Công thức của Bún bò Huế hay Hue soup with pork and beef được trích từ Simple Art of Vietnamese Cooking của các tác giả Binh Duong và Marcia Kiesel (Prentice Hall Press-1991)
Công thức như sau : Dành cho 6 đến 8 người ăn
– 1 pound 1/2 thịt heo nạc từ vai, lưng, mông..
– 2 củ cà rốt lớn
– 3 tép sả
– 1 pound thịt bò bắp
– Các gia vị như muối (1 thìa canh), dầu (2-3 thìa canh), hạt anatto,ớt bt
– 1 củ hành to
– 1/2 thìa cà phê mắm ruốc
– 3 thìa canh nước mắm
– 1 pound bún
– Rau, gíá..tùy ý người ăn.
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/4HgkzdpBNPnEynhe5zmF2E9H4fTjKNoBUPV3yGUCs7chaDoAE8 8LNerieo80Y4dHG0dA7eVyqSzzfIeWnSVq2I-pBGTSvQi8zTN5IrG59odKJpz4kRe4Y3wQOYu_XEOk73Vl2aDrm P_tcsFXcYYlCmh_NZ4QutLfbuoJ1aPdWlvYhoTrbix4PGdjGhi y0wqUX9JKpYJuQbPhHLWyFxegVKKgv1k0TCs8XS2ijOyzgjsmg Q=s0-d-e1-ft#https://res.cloudinary.com/sagacity/image/upload/c_crop,h_1500,w_2000,x_0,y_0/c_limit,dpr_auto,f_auto,fl_lossy,q_80,w_1080/Bun_Bo_Hue_Co_Do_-_small_z9bnps.jpg
Ảnh minh họa của res.cloudinary.com (http://res.cloudinary.com/)
Để có thể tính ra số lượng Calories, chúng ta nên xét đến 3 thành phần chính : Bún, Thịt heo và Thịt bò :
— Bún : Bún được làm từ gạo. Gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm, sau đó được xay hay giã nhuyễn thành bột. Bột gạo được rây để lấy phần tinh chất, rồi tưới nước sôi để nhồi thành khối. Khối này được nấu sơ rồi trộn thêm bột mì tinh (hay bột lọc) theo tỷ lệ 20% để giúp tạo để dẻo và dai. Trộn đều và sau đó ép qua khuôn bún để sợi rơi xuống nồi nước sôi.. tạo thành bún. Tỷ lệ thông thường 1 kg gạo làm được 3 kg bún. Bún được chế tạo thành nhiều hình thức : Bún con, bún lá và Bún mớ.. Tại Hoa Kỳ..khó có thể tìm được..bún tươi chế biến theo phương pháp kể trên, đành phải dùng..bún khô, bún gói của Thái Lan, Trung Hoa…được bán tại các chợ dưới tên Rice vermicelli .
Thành phần dinh dưỡng của gạo (trắng) :
100g Gạo chứa : – Chất đạm : 6.7 gram
– Carbohydrates : 80.4 gram
– Calories : 362
– Chất béo : 0.6 gram
Tuy nhiên, nếu tính theo ‘Rice vermicelli’ mỗi gói 16 oz dùng cho 4 tô bún (servings) thì :
4 oz ‘bún khô’ cho mỗi tô bún sẽ cung cấp 408 calories trong đó 10 calories từ chất béo ; 4 oz bún khô này chứa 92 gram Carbohydrate, 7.4 gram Chất đạm.
— Giò heo :
Như đã trình bày, giò heo trong Bún bò Huế là thường là giò sau, ít mỡ nhưng tại Hoa Kỳ sự lựa chọn này không phải lúc nào cũng theo tiêu chuẩn, và giò heo nhiều khi được thay thế bằng khoanh thịt đùi, do đó nếu tính trung bình thì mỗi tô sẽ chứa khoảng 150 gram giò heo (pig’s feet)
Thành phần dinh dưỡng sẽ là :
– Calories : 450
– Chất béo : 28 gram
gồm Chất béo bão hòa : 9.4 gram, Chất béo mono-unsaturated 11 gram, Chất béo poly-unsaturated 3 gram
– Cholesterol : 190 mg
– Sodium : 570 mg
– Chất đạm : 25 gram
Nếu tô bún bò Huế dùng..thịt ba chỉ thay vì giò heo thì lượng mỡ béo sẽ cao hơn, có thể lên đến 40 gram và Cholesterol cũng sẽ cao hơn : 230-250 mg.
– Thịt bò :
Thành phần thịt bò cũng thay đổi tùy theo địa phương, tuy tiêu chuẩn là bò bắp có cả gân lẫn thịt và viền mỡ dòn nhưng cũng có nơi dùng bò nạm, bò..gầu.. Mỗi tô chứa trung bình 100 gram thịt bò với thành phần dinh dưỡng như sau :
– Calories : 206
– Chất béo : 13 gram
gồm : Chất béo bão hòa : 5 gram
Chất béo mono-unsaturated 7 gram
poly-unsaturated 0.5 gram
Cholesterol : 79-100 mg
– Sodium : 100 mg
– Chất đạm : 25. 3 gram
— Các phụ gia :
Ngoài 3 thành phần trên.. Bún bò Huế dĩ nhiên phải cần đến nước lèo.. hay nước bún , được hầm từ xương heo, bò gà.. và thêm các gia vị kể cả ớt dầu… Nước bún cũng cung cấp một số lượng calories đáng kể, trung bình từ 200-300 calories, từ 20 đến 40 gram chất béo (tùy lượng dầu thêm vào) và khoảng 50 đến 60 mg cholesterol…
Tóm lại : tính trung bình Một tô Bún bò Huế tại Hoa Kỳ có thể cung cấp từ 1000 đến 1200 calories, cùng với lượng chất béo từ 60-90 gram và Cholesterol từ 250-320 mg..
Theo những kết quả trên thì Bún bò Huế không phải là một món ăn thích hợp với những người mắc bệnh tim mạch, cao cholesterol..hoặc những người cần giới hạn lượng calories. Tuy nhiên nếu thích ăn Bún bò Huế chúng ta có thể giới hạn bớt chất béo bằng cách bỏ bớt lớp mỡ quanh thịt heo, tránh bò nạm và nhất là mỡ gầu.. Nên ăn thêm rau, bông chuối, bắp cải sắt mỏng và tránh thêm ớt dầu nếu được..
Cũng như bài viết trước đây về ‘Phở’..người viết không dám đề nghị quý vị..đừng ăn ‘Bún bò Huế’.. vì ‘..đã ăn Bún bò Huế thì chớ sợ chết vì Cholesterol ?’ vì Cholesterol là chuyện của Mẽo (?)..và nhất ẩm nhất trác..giai do tiền định !, nhưng nếu quý vị cứ nhìn quanh những người bị stroke vì cholesterol.. thì cũng nên..giới hạn..Bún bò Huế?
DS Trần Việt Hưng 6/2001
______________________________
Ghi chú : Các trị số dinh dưỡng được trích từ Geigy Scientific Tables (8th Edition) và Prevention Magazine’s Nutrition Advisor.
(1) Chuyện Khảo về Huế – Bún bò
Nguồn: http://www.trankiemdoan.net/thanhuu/th-thovan/bunboquadinhduong.html

























https://www.youtube.com/watch?v=e57I7OyOrgE






Cái cô Quành Quành này làm mình có hứng hát nhạc lính nhe....:)





.

hoài vọng
01-20-2017, 03:20 AM
TB:

Vì phù hiệu Nhảy Dù tìm trên NET có nhiều màu khác nhau (trên cánh dù)
nên xin các anh Mủ đỏ nếu thấy sai xin nhắc dùm, tui sẽ sữa cho đúng.
Cám ơn.



Anh vào nhaydu.com sẽ thấy màu sắc đúng .

hoài vọng
01-31-2017, 01:57 AM
Anh cuocsi , vậy là các con cọp nhận xong thiệp tết thì bỏ trong ba lô , vi xi nó đánh tứ tung , thời gian đâu mà gửi cho em gái hậu phương

cuocsi
01-31-2017, 03:28 AM
Anh cuocsi , vậy là các con cọp nhận xong thiệp tết thì bỏ trong ba lô , vi xi nó đánh tứ tung , thời gian đâu mà gửi cho em gái hậu phương

Đúng vậy anh Hoài ơi,
Thời điểm đó thì một lá thơ thường cũng hai ba tháng mới tới tay lính,
thiệp Chúc Tết như vậy chắc chỉ có đám hậu cứ, văn phòng mới có. Tụi tui thì ...còn khuya !
Tiện đây dán cái thiệp của Thuỷ Quân Lục Chiến ( TQLC ) trước rồi mới tới cánh Dù ôm gió sau nghen.




*Thiệp chúc Tết –

Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến:



https://ci4.googleusercontent.com/proxy/8XEoXBAnItexCQkFzs3jms0EWLtCjwozfbygUeGgKetDoJ1HHp _kPulrHq9lwYQTZXU5Z0ti80QYKaW-mfoio82yb46WTFnnazAC1_--I5CxiLbiNqE=s0-d-e1-ft#http://i1221.photobucket.com/albums/dd470/nguyen2011/td5tqlc.jpg


*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến:



https://ci4.googleusercontent.com/proxy/tT2u3pr1jw5zKD49kL_Qqo6LNgjETfLGOBJY2srgomHpBrOZ1v fs-r1uapUtGEWGYPZiyRqKym8X8qCEyduAUH7Mkkv99vBb6At2_Jc avdAOOeI=s0-d-e1-ft#http://i1221.photobucket.com/albums/dd470/nguyen2011/tqlc.jpg

MưaPhốNúi_
01-31-2017, 08:25 AM
Mãi tới hôm nay mới ghé thăm nhà anh cuocsi .

Được anh nhắc lại một thời binh lửa trên quê hương bỗng cảm thấy như đang trở về cùng với biết bao kỷ niệm .

O Mưa cũng có người yêu là lính , lại là chàng lính hào hoa của bình chủng KQ ngày nào .

Tết đã qua nhưng ngày tháng trước mắt còn rất mới, xin chúc anh thật nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui .:z57:


http://i.imgur.com/VsBcmOBl.jpg

https://app.box.com/s/z18l40teodv5yn0djxvw


Nếu em không là người yêu của lính
Em sẽ nhớ ai Chủ Nhật trời xinh
Em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng
Và giữa chốn muôn trùng
Ai viết tên em lên tay súng.
Nếu em không là người yêu của lính
Ai sẽ nhớ em chiều dừng hành quân
Ai khẽ nhắc tên em muôn nghìn lần
Để thấy cánh sao gần
Không đẹp bằng hồ mắt giai nhân
ĐK:
Hỡi người em gái Gia Long ơi
Hỡi người em chốn xa xôi
Áo trinh thơm mùi giấy
Có khi anh ngỡ là mình quen nhau từ kiếp trước
Đến bây giờ mơ ước tròn tơ duyên
Để má em thêm hồng
Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em
Ai băng gió sương cho em đợi chờ
Và những lúc anh về
Ai kể chuyện đời lính em nghe
Hỡi người em gái Gia Long ơi
Hỡi người em gái chốn xa xôi
Áo trinh thơm mùi giấy
Nhớ hôm em về
Đường chiều nghiêng nghiêng cầu sắt đó
Khiến cho lòng anh thấy nhiều lo âu
Anh sợ má em phai màu
Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em
Ai băng gió sương cho em đợi chờ
Và những lúc anh về
Ai kể chuyện đời lính em nghe

cuocsi
02-04-2017, 12:38 AM
Ai kể chuyện đời lính em nghe

Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em
Ai băng gió sương cho em đợi chờ
Và những lúc anh về
Ai kể chuyện đời lính em nghe

:z57:

Cám ơn Mưa còn nhớ lính...


Một thời binh lửa

Chuyện đời lính hay chi mà kể
Xá gì những mảnh vụn đời trai
Một thời binh lửa tan sông núi
Thân trai chỉ là hạt bụi thôi
Ai kia còn nhớ chuyện tình củ
Xin hãy buông trôi câu hẹn thề
Lính là dư âm còn ai nhắc
Hay chỉ hương trầm Tổ quốc ghi


cuocsi 2017-02-04

cuocsi
02-09-2017, 12:09 AM
Thân chào anh chị và các bạn,
Ngày đầu tuần với nắng ấm tuy ít ỏi nhưng cũng đem lại chút yêu đời sau những ngày mưa gió, mây mù che kín.
Trong tinh thần chia sẻ để học, hiểu, Khoa xin được Hân hạnh gởi đến tất cả anh chị em và các bạn tài liệu về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biên soạn khá đầy đủ của anh Xuyến (ký tên dưới bài).
Trong chúng ta, ai là người hay gia đình mà không có sự liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới các Chiến sĩ Sĩ quan QLVNCH ? Có thể trong chúng ta lại có bạn chính là con em của các danh tướng, hay là các chiến sĩ đã hy sinh trận mạc, có bạn cũng đã từng là sĩ quan trong các quân binh chủng Hải, Lục, Không quân, Thiết giáp, Công binh, Quân cụ, Tiếp vận hay Quân y v.v...
Mong các anh chị và các bạn đón nhận tài liệu để tham khảo và cũng là một hình thức tri ân cho các CHIẾN SĨ, những người đã một thời “Da ngựa bọc thây”, hy sinh xương máu cho nhiều người được sống trong Tự Do no ấm của miền Nam Việt Nam trước 1975 và còn tạo ra những hậu duệ sáng chói trên mọi bình diện trong nước và Hải ngoại.
Mời đọc và chuyển tiếp.
Thân mến.
Khoa


TB: Nếu có thể được thì xin các anh chị và các bạn đóng góp thêm phần hiểu biết của mỗi người để làm cho trang Quân sử thêm giàu đẹp.






TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.



https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=14e662098e&view=fimg&th=175643e0f27e24d7&attid=0.1.1&disp=emb&attbid=ANGjdJ_qvbxXMvNPdBOqn6ehaZW-fXoO5CdoWiStaY1rVilV5lmNnqxkR3pZSuEdb3nsa8yE_3gN4I 3qe1h_0E81QEoqg9_WrMSLWaiNUs23XuZ2LlkzW6akA8LtfHE&sz=w366-h640&ats=1682632772694&rm=175643e0f27e24d7&zw&atsh=1 https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=14e662098e&view=fimg&th=175643e0f27e24d7&attid=0.1.2&disp=emb&attbid=ANGjdJ-eJM1mxXngCRIcOgC3EznXtjFxOJyrVl3QGf5I_ycV6iBhQwsY9 ZQJdyMP8CP4LOaExAC9_IMtY8eHxrhgGWSbnu_RwPH7FfU1Yxp C9vBmNTKZV6LiqpJ41Hg&sz=w390-h640&ats=1682632772694&rm=175643e0f27e24d7&zw&atsh=1



************************************************** *************












* Phần Thứ Nhất : TỔNG QUÁT.










- Thành lập tại Đập Đá, Huế năm 1948 với danh xưng " TRƯỜNG SĨ QUAN VIỆT NAM " ( còn thường được gọi thêm với tên là Trường Sĩ Quan Đập Đá, Huế ), có nhiệm vụ đào tạo các SĨ QUAN HIỆN DỊCH ra trường với cấp bậc THIẾU ÚY HIỆN DỊCH và đảm nhận chức vụ TRUNG ĐỘI TRƯỞNG trong các ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI.
- Kể từ khi được thành lập cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường đã trải qua 3 thời kỳ với những danh xưng khác nhau như sau :
* Trường Sĩ Quan Việt Nam ( 1948 - 1950 ) tại Đập Đá, Huế và đào tạo được hai khóa ( khóa 1 và khóa 2 ).
* Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt ( 1950 - 1959 ) tại Đà-Lạt và đào tạo từ khóa 3 đến khóa 13.
* TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM ( 1959 - 1975 ) tại Đà-Lạt và đào tạo từ khóa 14 đến khóa 31.


- Cuối tháng 3 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ( viết tắt là TVBQG/VN ) di tản về Trường Bộ Binh Long Thành ( Trường đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ) thuộc địa phận quận Long Thành của tỉnh Biên Hòa.
- Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Trường VBQG/VN đã đào tạo được 31 khóa ( riêng khóa 22 được chia thành hai khóa là các khác 22A và 22B ).
- Tổng số sĩ quan được đào tạo từ khóa 1 đến khóa 29 là 6053 sĩ quan ra trường với 6018 Thiếu Úy và 35 Chuẩn Úy.
- Riêng hai khóa 30 và 31 chưa hoàn tất và có 463 Sinh Viên Sĩ Quan ( khóa 30 có 223 SVSQ và khóa 31 có 240 SVSQ ). Và những SVSQ nầy cũng đã cùng đồng đội anh dũng cầm súng chiến đấu chống Cộng cho đến những giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4 năm 1975.


- Theo Nghị Định số 143 NĐ của Thủ Tướng Trần Văn Hữu ký ngày 19 tháng 8 năm 1950, Trường Sĩ Quan Việt Nam được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt.
- Theo Nghị Định số 317/QP/TT ngày 29.7.1959 của Bộ Quốc Phòng, Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt cải danh thành TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM với quy chế của một Trường Đại Học bậc Cao Đẳng Chuyên Nghiệp. Nhiệm vụ đào tạo cung cấp cho QL/VNCH các sĩ quan có căn bản quân sự vững chắc, với trình độ văn hóa bậc Đại Học và thời gian thụ huấn là 4 năm.
- Theo Sắc Lệnh 221/DQT/HC ngày 8.2.1953 và Sắc Lệnh 2018/QP/ND, tuyên dương công trạng TVBQG/VN trước Quân Đội và ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
- Theo Nghị Định 71/QP/CA ngày 21.11.1963 cho TVBQG/VN được mang " Dây Biểu Chương Màu Anh Dũng Bội Tinh ".
- Trong ngày Lễ Mãn Khóa của khóa 27, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên dương công trạng TVBQG/VN trước Quân Đội và trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu cho Quân Kỳ của TVBQG/VN. ( ngày 27.12.1974 ).


- Phương Châm của Sinh Viên Sĩ Quan : " TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY ". Đây là phương châm của người SVSQ và cũng là Kim Chỉ Nam của nghệ thuật chỉ huy. Hay nói cách khác, muốn chỉ huy thuộc cấp thì phải tự thắng mình trước đã.


- HUY HIỆU của TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM :
" Dân tộc Việt Nam, dòng giống Tiên Rồng, với khí phách anh dũng, với truyền thống tự cường, cương quyết gìn giữ giang sơn cẩm tú mà Tổ Tiên đã để lại. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, nơi đào tạo những cán bộ đa năng đa hiệu, có nhiệm vụ kế tục sự nghiệp của Tổ Tiên, rèn luyện tài đức trong tinh thần " Tự Thắng ", quyết tâm tranh đấu cho Chính Nghĩa Tự Do, Nền Độc Lập của Tổ Quốc và Hạnh Phúc của Đồng Bào.


° Rồng vàng : Tục truyền Dân Tộc Việt Nam là dòng giống Tiên Rồng. Màu vàng chỉ sự trang nghiêm cao quý.
° Thanh kiếm : Biểu trưng sức chiến đấu dũng cảm và tinh thần bất khuất của dân tộc.
° Nước Việt Nam màu trắng trên nền xanh : Màu trắng biểu hiệu lòng liêm khiết, sáng suốt, thanh bạch của người cán bộ trong nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi Việt Nam. Màu xanh chỉ sự bao la của biển cả trời xanh, hình nước Việt Nam nằm trên Thái Bình Dương ".


- VÕ BỊ HÀNH KHÚC : ( Tân Khóa Sinh Lê Như Hùng, Khóa 14 ).












Ta đoàn sinh viên Võ Bị Việt Nam,









Đồng hát khúc ca quân hành.









Đoàn sinh viên ta siết chặt dây thân ái,









Gieo khắp đó đây những mầm sống vui.









Đồng thanh ca ta vui hát lên,









Dù gian nan qua bao khó khăn,









Đoàn sinh viên ta vui bước lên. Đi lên, đi lên, đi.









Ta đoàn sinh viên họp đoàn vui sống,









Gieo khắp đó đây khúc ca thanh bình.










* Phần Thứ Hai : CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.






A. Các khóa Sĩ Quan Hiện Dịch chính thức của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam :
1). Khóa 1 : Tên lúc đầu là khóa Bảo Đại và sau đổi tên là khóa Phan Bội Châu. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là ông Phan Văn Giáo, Thủ Hiến Trung Phần Việt Nam.


- Nhập khóa tháng 10 năm 1948 và mãn khóa tháng 5 năm 1949. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 63 và tốt nghiệp là 56 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa là Thiếu Úy Nguyễn Hữu Có.


2). Khóa 2 : Tên khóa là khóa Quang Trung. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Đại Tá Nguyễn Ngọc Lễ.
- Nhập khóa ngày 01.09.1949 đến 07.01.1950. Thời gian thụ huấn là 10 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 109 và tốt nghiệp là 103 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Hồ Văn Tố.


3). Khóa 3 : Tên khóa là khóa Trần Hưng Đạo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 01.10.1950 đến 01.07.1951. Thời gian thụ huấn là 9 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 143 và tốt nghiệp là 135 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Bùi Dzinh.


4). Khóa 4 : Tên khóa là khóa Lý Thường Kiệt. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 01.04.1951 đến 01.12.1951. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 120 và tốt nghiệp là 100 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy : Nguyễn Cao Albert.


5). Khóa 5 : Tên khóa là Hoàng Diệu. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 25.7.1951 đến 20.4.1952. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 250 và tốt nghiệp là 246 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Dương Hiếu Nghĩa.


6). Khóa 6 : Tên khóa là khóa Đinh Bộ Lĩnh. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 16.12.1951 đến 01.10.1952. Thời gian thụ huấn là 9 tháng và 15 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 200 và tốt nghiệp 184 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Lý Tòng Bá.


7). Khóa 7 : Tên khóa là khóa Ngô Quyền. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 16.5.1952 đến 01.02.1953. Thời gian thụ huấn là 8 tháng và 15 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 130 và tốt nghiệp 128 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Trương Quang Ân.


8). Khóa 8 : Tên khóa là khóa Hoàng Thúy Đồng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 27.10.1952 đến 28.6.1953. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 221 và tốt nghiệp 163 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Bá Thìn tự Long.


9). Khóa 9 : Tên khóa là khóa Huỳnh Văn Louis. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
- Nhập khóa ngày 01.03.1953 đến 01.08.1953. Thời gian thụ huấn là 5 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 180 và tốt nghiệp 150 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Thành Toại.


10). Khóa 10 : Tên khóa là khóa Trần Bình Trọng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Bác Sĩ Phan Huy Quát, Bộ Trưởng Quốc Phòng của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam.
- Nhập khóa ngà 01.10.1953 đến 01.6.1954. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 525 và tốt nghiệp 442 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Tấn Đạt.


11). Khóa 11 : Tên khóa là khóa Phạm Công Quân. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt ( lúc bấy giờ Trung Tá Thiệu đang là Chỉ Huy Trưởng đương nhiệm tại trường ).
- Nhập khóa ngày 01.10.1954 đến 01.5.1955. Thời gian thụ huấn là 7 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 188 và tốt nghiệp 162 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Ngô Văn Phát.


12). Khóa 12 : Tên khóa là khóa Cộng Hòa. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 15.10.1955 đến 02.12.1956. Thời gian thụ huấn là 1 năm và 1 tháng + 20 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 163 và tốt nghiệp 147 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Phạm Phùng.





13). Khóa 13 : Tên khóa là khóa Thống Nhất. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 24.4.1956 đến 13.4.1958. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 11 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 210 và tốt nghiệp 198 sĩ quan gồm 179 Thiếu Úy và 19 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Văn Bá.


14). Khóa 14 : Tên khóa là khóa Nhân Vị. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Ngọc Thơ.
- Nhập khóa ngày 04.02.1957 đến 17.01.1960. Thời gian thụ huấn là 3 năm thiếu 17 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa là 138 và tốt nghiệp 128 sĩ quan gồm 124 Thiếu Úy và 4 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Cao Đàm.


15). Khóa 15 : Tên khóa là khóa Lê Lợi. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 05.04.1958 đến 03.06.1961. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 2 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 64 và tốt nghiệp 57 sĩ quan gồm 55 Thiếu Úy và 2 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Võ Trung Thứ.


16). Khóa 16 : Tên khóa là khóa Ấp Chiến Lược. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 23.11.1959 đến 22.12.1962. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 1 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 326 và tốt nghiệp 226 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Bùi Quyền.


17). Khóa 17 : Tên khóa là khóa Lê Lai. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 11.11.1960 đến 30.03.1963. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 4 tháng + 19 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 210 và tốt nghiệp 189 sĩ quan gồm 179 Thiếu Úy và 10 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Vĩnh Nhi.


18). Khóa 18 : Tên khóa là khóa Bùi Ngươn Ngãi. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Trung Tướng Dương Văn Minh.
- Nhập khóa ngày 26.11.1961 đến 28.11.1963. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 2 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 201 và tốt nghiệp 191 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Anh Vũ.


19). Khóa 19 : Tên khóa là khóa Nguyễn Trải. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Đại Tướng Nguyễn Khánh.
- Nhập khóa ngày 23.11.1962 đến 28.22.1964. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 5 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 413 và tốt nghiệp 390 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Võ Thành Kháng.


20). Khóa 20 : Tên khóa là khóa Nguyễn Công Trứ. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 07.12.1963 đến 20.11.1965. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 17 ngyày.
- Số ứng viên nhập khóa 425 và tốt nghiệp 407 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Quách Tinh Cần.


21). Khóa 21 : Tên khóa là khóa Chiến Thắng Nông Thôn. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Chủ Tịch UBLĐ/QG Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 14.12.1964 đến 26.11.1966. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 18 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 249 và tốt nghiệp 235 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Mai Văn Hóa.


22). Khóa 22 : Gồm hai khóa 22A và 22B.
° Khóa 22A : Tên khóa là khóa Huỳnh Văn Thảo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 06.12.1965 đến 02.12.1967. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 4 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 176 và tốt nghiệp 173 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Văn An.
° Khóa 22B : Tên khóa là khóa Trương Quang Ân. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 06.12.1965 đến 12.12.1969. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 6 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 100 và tốt nghiệp 92 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Đức Phống.


23). Khóa 23 : Tên khóa là khóa Nguyễn Đức Phống. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 12.12.1966 đến 18.12.1970. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 6 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 282 và tốt nghiệp 241 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Trần Vĩnh Thuấn.


24). Khóa 24 : Tên khóa là khóa Đỗ Cao Trí. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Thủ Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm.
- Nhập khóa ngày 07.12.1967 đến 17.12.1971. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 10 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 312 và tốt nghiệp 245 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Vũ Xuân Đức.


25). Khóa 25 : Tên khóa là khóa Quyết Chiến Tất Thắng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
- Nhập khóa ngày 10.12.1968 đến 15.12.1972. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 5 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 298 và tốt nghiệp 260 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Anh Dũng.


26). Khóa 26 : Tên khóa là khóa Nguyễn Viết Thanh. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 24.12.1969 đến 18.01.1974. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 24 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 196 và tốt nghiệp 175 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Văn Lượng.


27). Khóa 27 : Tên khóa là khóa Trương Hữu Đức. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 26.12.1970 đến 27.12.1974. Thời gian thụ huấn là 4 năm.
- Số ứng viên nhập khóa 192 và tốt nghiệp 182 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận và Thiếu Úy Lê Mạnh Kha.


28). Khóa 28 : Tên khóa là khóa Nguyễn Đình Bảo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn Bộ Tổng TTM/QLVNCH.
- Nhập khóa ngày 24.12.1971 đến 21.4.1975. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 4 tháng.
- Số ứng viên nhập trường 298 và tốt nghiệp 255 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Hồ Thanh Sơn.


29). Khóa 29 : Tên khóa là khóa Hoàng Lê Cường. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn Bộ TTM/QLVNCH.
- Nhập khóa ngày 29.12.1972 đến 21.4.1975. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 5 tháng.
- Số ứng viên nhập trường 315 và tốt nghiệp 291 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Đào Công Hương.


30). Khóa 30 : Nhập khóa ngày 28.1.1974 đến 30.4.1975 : 223 Sinh Viên Sĩ Quan. ( chưa hoàn tất ).
31). Khóa 31 : Nhập khóa ngày 10.01.1975 đến 30.4.1975 : 24O SVSQ. ( chưa hoàn tất ).


- Căn cứ theo thời gian thụ huấn của các khóa, xin phép được ghi nhận một cách tổng quát như sau :
* Từ khóa 1 đến khóa 11 : đa số từ 7 tháng đến 10 tháng, chỉ có khóa 9 là khóa ngắn nhất là 5 tháng và cũng là khóa ngắn nhất của TVBQGVN.
* Khoảng hơn 1 năm có khóa 12 ( 1 năm và 1 tháng +12 ngày ).
* Khoảng trên, dưới 2 năm có các khóa : 13, 17, 18, 19, 20, 21, 22A và 29.
* Khoảng trên, dưới 3 năm có các khóa 14, 15, 16 và 28.
* Khoảng 4 năm hơn một ít có các khóa 22B, 23, 24, 25, 26 và 27.
* Hai khóa 30 và 31 thì chưa hoàn tất.






* GHI CHÚ ĐẶC BIỆT :
- Theo Nghị Định số 317/QP/TT ngày 29.7.1959 của Bộ Quốc Phòng, Trường VBLQ Đà-Lạt được cải danh thành Trường VBQG/VN với quy chế của một Trường Đại Học Cao Đẳng Chuyên Nghiệp và chương trình huấn luyện 4 năm với Mùa Văn Hóa và Mùa Quân Sự cho mỗi năm.
- Về phương diện huấn luyện, chương trình 4 năm được áp dụng cho khóa 15 ( khai giảng tháng 4 năm 1958 ). Đến năm 1961, tình hình khẩn trương của đất nước được ban hành vì cuộc chống Cộng ngày một gia tăng, sau khi Cộng Sản Bắc Việt cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ( năm 1960 ), một tổ chức bù nhìn, tay sai trá hình của CS Bắc Việt. Theo đề nghị của Bộ TTM và được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp thuận, chương trình huấn luyện được rút ngắn lại còn 3 năm để kịp đáp ứng cho nhu cầu chiến trường và có 4 khóa được huấn luyện trong chương trình nầy là các khóa 14, 15, 16 và 17.
- Sau đó, cũng vì tình hình chiến sự gia tăng ác liệt, chương trình lại rút ngắn còn 2 năm và kéo dài từ 1961 cho đến 1967 và được áp dụng cho các khóa 18, 19, 20, 21 và 22A.
- Do Nghị Định số 2349/NĐ/QP của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký ngày 13.12.1966, chương trình huấn luyện được CẢI TỔ TOÀN DIỆN, thời gian huấn luyện là 4 năm với quy chế của một TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT. Khóa đầu tiên hoàn tất chương trình 4 năm là khóa 22B và các khóa kế tiếp theo là các khóa 23, 24, 25, 26 và 27. Các khóa 22B, 23, 24 và 25 được cấp " VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM " có giá trị tương đương với VĂN BẰNG KỶ SƯ TỐT NGHIỆP từ các TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỶ THUẬT DÂN CHÍNH trong nước. Kể từ tháng 1 năm 1974, tức là khóa 26 và 27, Bộ Giáo Dục VNCH đã chính thức công nhận " VĂN BẰNG CỬ NHÂN KHOA HỌC ỨNG DỤNG " do Trường VBQG/VN cấp cho những sĩ quan tốt nghiệp. Các khóa 28 và 29 thì ra trường sớm hơn 4 năm và các khóa 30 và 31 thì chưa hoàn tất.


- Cũng xin được nói thêm : Từ những khóa đầu, trường đã cung cấp sĩ quan cho cả 3 quân chủng Hải, Lục và Không Quân; một số ít SVSQ được chọn quân chủng trước ngày mãn khóa. Kể từ khóa 16, vào năm thứ hai, Bộ TTM cho trắc nghiệm tâm lý SVSQ để sau khi mãn khóa tại TVBQG/VN, những SVSQ thích hợp sẽ có thể được chuyển qua Hải Quân hoặc Không Quân. Từ tháng 12 năm 1970, TVBQG/VN thực sự thi hành nhiệm vụ huấn luyện các sĩ quan hiện dịch cho Hải, Lục và Không Quân ngay từ trong Trường. Chương trình HUẤN LUYỆN LIÊN QUÂN CHỦNG được áp dụng kể từ khóa 25 ( 1968 - 1972 ); trước khi sang năm thứ 3, SVSQ được qua một cuộc trắc nghiệm do Bộ TTM thực hiện để tuyển chọn theo học Hải Quân, Lục Quân hoặc Không Quân trong 2 năm cuối cùng.


B. CÁC KHÓA ĐẶC BIỆT THỤ HUẤN QUÂN SỰ TẠI TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM :
- Ngoài nhiệm vụ chính đào tạo các Sĩ Quan Hiện Dịch làm nòng cốt cho quân đội, Trường VBQG/VN còn huấn luyện các khóa sau đây :
* Các khóa SĨ QUAN TRỪ BỊ :
1). Khóa 3 Phụ Trừ Bị mang tên Khóa Đống Đa :
- Nhập khóa ngày 11.9.1953 đến 16.3.1954.
- Có 119 Thiếu Úy Trừ Bị tốt nghiệp và Thủ Khoa là Thiếu Úy Nguyễn Xuân Diệu.


2). Khóa 4 Phụ Trừ Bị mang tên Khóa Cương Quyết :
- Nhập khóa ngày 19.3.1954 đến 01.10.1954.
- Có 300 Thiếu Úy Trừ Bị tốt nghiệp và Thủ Khoa là Thiếu Úy Ngô Văn Lợi
*** Hai khóa Sĩ Quan Trừ Bị nầy thụ huấn quân sự tại Trường VBQG/VN và khi mãn khóa sẽ trở về làm Lễ Mãn Khóa tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ( tức là tại Trường Mẹ Thủ Đức ).


* Các khóa ĐẶC BIỆT KHÁC :
1). Khóa Cấp Tốc Trung Đội Trưởng Hiện Dịch :
- Nhập khóa đầu tháng 6 năm 1954 và mãn khóa ngày 01.10.1954.
- Có 210 Chuẩn Úy Hiện Dịch tốt nghiệp.
2). Khóa Vưong Xuân Sỹ :
- Nhập khóa giữa năm 1955 và mãn khóa tháng 11 năm 1955.
- Có 200 Chuẩn Úy Hiện Dịch tốt nghiệp và Thủ Khoa là Chuẩn Úy Nguyễn Văn Ngà.
3). Các khóa Sĩ Quan Quân Y.( Huấn luyện quân sự ).
4). Khóa Huấn Luyện Viên.
5). Khóa Đại Đội Trưởng.
6). Huấn Luyện Quân Sự cho các khóa Quốc Gia Hành Chánh.
7). Huấn Luyện Quân Sự cho các khóa Tuyên Úy Quân Đội.
8). Các khóa Quân Sự Học Đường cho học sinh Trường Grand Lycée Yersin Dalat và sinh viên Viện Đại Học Đà-Lạt.


* Phần Thứ Ba : CÁC VỊ CHỈ HUY TRƯỞNG CỦA TRƯỜNG VÕ VỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.


- Ngoài những Chỉ Huy Trưởng người Pháp từ năm 1948 đến 1954, có 13 nhiệm kỳ Chỉ Huy Trưởng là những SÍ QUAN VIỆT NAM cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Những Chỉ Huy Trưởng Việt Nam gồm có ( Cấp bậc hiện tại trong chức vụ đương nhiệm ) :
1). Trung Tá NGUYỄN VĂN CHUÂN, từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 3 năm 1955.
2). Trung Tá NGUYỄN VĂN THIỆU, từ tháng 3 năm 1955 đến tháng 7 năm 1957.
3). Trung Tá HỒ VĂN TỐ, từ tháng 7 năm 1957 đến tháng 7 năm 1958.
4). Trung Tá NGUYỄN VĂN THIỆU ( lần thứ hai ), từ tháng 7 năm 1958 đến tháng 2 năm 1959.
5). Thiếu Tướng LÊ VĂN KIM, từ tháng 2 năm 1959 đến ngày 12.11.1960.
6). Trung Tá TRẦN NGỌC HUYẾN, từ 12.11.1960 đến 05.01.1964.
7). Thiếu Tướng TRẦN TỬ OAI, từ 05.01.1964 đến tháng 6 năm 1964.
8). Đại Tá TRẦN VĂN TRUNG, từ tháng 6 năm 1964 đến tháng 12 năm 1964.
9). Chuẩn Tướng NGUYỄN VĂN KIỂM, từ tháng 12 năm 1964 đến tháng 9 năm 1965.
10). Đại Tá LÂM QUANG THƠ, từ tháng 9 năm 1965 đến 19.11.1966.
11). Đại Tá ĐỖ NGỌC NHẬN, từ 19.11.1966 đến tháng 7 năm 1968.
12). Thiếu Tướng LÂM QUANG THI, từ tháng 7 năm 1968 đến 14.4.1972. ( Trong thời gian đảm nhận chức vụ Chỉ Huy Trưởng, ông được thăng cấp Trung Tướng vào ngày 1.11.1971 ).
13). Thiếu Tướng LÂM QUANG THƠ ( lần thứ hai ), từ 14.4.1972 đến 30.4.1975.


* Phần Thứ Tư : CƠ CẤU TỔ CHỨC .
- Cơ cấu tổ chức của Trường VBQG/VN thay đổi theo từng gia đoạn và nhu cầu huấn luyện. Ban đầu Trường còn đơn sơ, chỉ có một Chỉ Huy Trưởng, một số nhỏ sĩ quan huấn luyện viên và quân nhân yểm trợ.
- Khi trường dời về Đà-Lạt, với số khóa sinh gia tăng và chương trình huấn luyện quy củ hơn, cơ cấu tổ chức cũng được thay đổi cho thích hợp.
- Kể từ khi có chương trình huấn luyện văn hóa, trường tổ chức thành 4 khối :
1). Khối Chỉ Huy & Tham Mưu sau đổi thành Bộ Chỉ Huy và Ban Tham Mưu.


2). Khối Huấn Luyện Quân Sự, sau đổi thành Quân Sự Vụ.
3). Khối Huấn Luyện Văn Hóa, sau đổi thành Văn Hóa Vụ.
4). Khối Yểm Trợ và Công Vụ, sau đổi thành Tiểu Đoàn rồi Liên Đoàn Yểm Trợ.





- Cả 4 khối nhầm vào mục đích duy nhất là huấn luyện và yẻm trợ Sinh Viên Sĩ Quan trong suốt thời gian thụ huấn tại trường. trong cơ cấu tổ chức, các đơn vị SVSQ trực thuộc khối Quân Sự Vụ.
- Căn cứ vào những năm sau cùng và đặc biệt với " Chương Trình Huấn Luyện Đặc Biệt Cải Tổ Toàn Diện Đúng 4 Năm " cho các khóa 22B, 23, 24, 25, 26 và 27, xin được ghi lại một cách TỔNG QUÁT và CƠ BẢN về Cơ Cấu Tổ Chức của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam như sau :


A. BỘ CHỈ HUY và THAM MƯU :
- Đây là cơ quan đầu não trong trách nhiệm chỉ huy, đặt kế hoạch và kiểm soát tổng quát việc huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan.
- Bộ Chỉ Huy và Tham Mưu gồm có : Chỉ Huy Trưởng, Chỉ Huy Phó, Tham Mưu Trưởng và Ban Tham Mưu.


B. VĂN HÓA VỤ :
- Gồm có Văn Hóa Vụ Trưởng, Văn Hóa Vụ Phó, một Phòng Điều Hành ( có vị Trưởng Phòng ), phụ trách Hành Chánh và các Khoa Trưởng của 9 Phân Khoa cùng các Giảng Viên cho các môn.
- 9 Phân Khoa của Văn Hóa Vụ gồm có :
1). Khoa Anh Văn.
2). Khoa Cơ Khí.
3). Khoa Công Chánh.
4). Khoa Khoa Học.
5). Khoa Khoa Học Xã Hội.
6). Khoa Kỹ Thuật Điện.
7). Khoa Kỹ Thuật Quân Sự.
8). Khoa Nhân Văn.
9). Khoa Toán.
- Được biết rằng : Kể từ năm 1956 ( khóa 13 ) đến năm 1975 ( khóa 31 ), có 6 vị Văn Hóa Vụ Trưởng phục vụ tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và có khoảng 30 giảng viên ( vào năm 1961 ), đã tăng lên 160 giảng viên vào năm 1975 đã giảng dạy tại Trường VBQG/VN.


C. QUÂN SỰ VỤ :
- Gồm có Quân Sự Vụ Trưởng, Quân Sự Vụ Phó, Trưởng Phòng Điều Hành Quân Sự Vụ ( bên dưới có Trưởng Ban Kế Hoạch, Quản Trị, Huấn Đạo và Hỏa Thực ), các Sĩ Quan Cán Bộ trông coi SVSQ theo từng Đại Đội và Tiểu Đoàn và Phòng Huấn Luyện Quân Sự.
- Đặc biệt, Phòng Huấn Luyện Quân Sự ( do một Trưởng Phòng chỉ huy ), gồm có : Phòng Điều Hành ( đứng đầu là một Trưởng Phòng ) và 4 Khoa Huấn Luyện ( gồm Trưởng Khoa và các Huấn Luyện Viên ), và có thêm Khoa Thể Chất ( có Trưởng Khoa và các Huấn Luyện Viên ).
- Các Khoa Huấn Luyện gồm có :
1). Khoa Chiến Thuật.
2). Khoa Vũ Khí - Tác Xạ.
3). Khoa Tổng Quát : Địa Hình, Cứu Thương ...
4). Khoa Binh Chủng : Công Binh, Truyền Tin, Pháo Binh, Thiết Giáp.
5). Khoa Thể Chất : Thể Dục, Thể Thao, Kiếm Thuật, Kỵ Mã và Võ Thuật.
- Ngoài ra, còn có thêm phần huấn luyện : Huấn Luyện Đạo Đức và Lãnh Đạo, Huấn Luyện Liên Quân Chủng.
- Quân Sự Vụ Trưởng chịu trách nhiệm trước Chỉ Huy Trưởng về việc Huấn Luyện Quân Sự và Điều Hành Trung Đoàn SVSQ.


- Song song với việc huấn luyện Quân Sự và Thể Chất là việc điều hành Liên Đoàn SVSQ. Tám ( 8 ) sĩ quan cán bộ đại đội trưởng được chỉ định trông coi 8 đại đội SVSQ thuộc 2 tiểu đoàn. Hai ( 2 ) sĩ quan cán bộ tiểu đoàn trưởng, mỗi vị phụ trách một tiểu đoàn. Từ năm 1971, khi có thêm chương trình huấn luyện SVSQ Hải Quân và Không Quân tại trường, Trung Đoàn SVSQ có thêm 1 đại đội Hải Quân và 1 đại đội Không Quân, nâng tổng số Sĩ Quan Cán Bộ thành 10 Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng.


- Bắt đầu từ khóa 22B, sau khi khóa 24 nhập học (tháng 12 năm 1967), trường có 3 khóa với số SVSQ khoảng 600 người. Liên Đoàn SVSQ được đổi thành Trung Đoàn SVSQ, vẫn gồm 2 Tiểu Đoàn với 4 Đại Đội SVSQ cho mỗi Tiểu Đoàn.
- Từ khi khóa 25 nhập học (tháng 12 năm 1968), trường có luôn 4 khóa, Trung Đoàn SVSQ có 10 Đại Đội SVSQ với hơn 1000 người.SVSQ Cán Bộ Trung Đoàn Trưởng ( chịu trách nhiệm trước Quân Sự Vụ Trưởng ), và bên cạnh có thêm SVSQ Tham Mưu Trung Đoàn, gồm Ban 1, Ban 2, Ban 3, Ban 4 và Ban 5 tương tự như ở cấp Tiểu Đoàn.


- Về HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY thì được biết rằng : Trong gia đoạn Trường có 2 danh xưng : Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt (từ khóa 12 đến khóa 14) và Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (từ khóa 14 đến khóa 31). Bắt đầu từ khóa 12, Hệ Thống Tự Chỉ Huy được thành lập. Theo thời gian, đơn vị SVSQ được thay đổi có :
* Tiểu Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Tiểu Đội Trưởng chỉ huy.
* Trung Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Trung Đội Trưởng chỉ huy.
* Đại Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Đại Đội Trưởng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng, và bên cạnh có thêm SVSQ Tham Mưu Ban 4 (Tiếp Liệu) của Đại Đội.
* Tiểu Đoàn SVSQ do SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước một Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng, và bên vạng có các SVSQ Tham Mưu Tiểu Đoàn : Ban 1 phụ trách Quân Số, Ban 3 lo Nghi Lễ, Ban 4 lo Tiếp Liệu và Ban 5 lo Văn Nghệ.


- PHÙ HIỆU SINH VIÊN SĨ QUAN : Phù Hiệu của SVSQ được thực hiện từ khóa 12 cùng với bộ đại lễ mới với ý nghĩa :
* Ngôi Sao : Tượng trưng cho sự lãnh đạo. Sĩ Quan xuất thân từ TVBQG/VN chẳng những là cấp chỉ huy quân sự thời chiến mà còn là một cán bộ xây dựng quốc gia trong thời bình. Ngôi Sao, soi sáng người SVSQ trên con đường binh nghiệp mà họ đã chọn phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc.
* Ngọn Lửa : Biểu tượng cho bầu nhiệt huyết của người SVSQ, hăng say và dũng cảm trong nhiệm vụ.
* Cành Trúc : Tiêu biẻu tiết tháo của người quân tử.
* Cung Kiếm : Tượng trưng cho võ nghiệp, biểu thị tinh thần và ý chí của người SVSQ trong sứ mạng bảo vệ đất nước.
* Hàng chữ TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY là phương châm của người SVSQ, mang ý nghĩa : Muốn chỉ huy người khác trước hết phải tự thắng bản thân


- Phù Hiệu SVSQ được gắn trên mũ lưỡi trai (casquette) và được thêu trên mũ dạ (béret) của SVSQ. Phương châm " Tự Thắng Để Chỉ Huy " được xử dụng trên các văn thư và tài liệu của Trường, sau đó được ghi trên phù hiệu mũ lưỡi trai. Mũ lưỡi trai được dùng với các quân phục đại lễ, tiểu lễ và dạo phố. Mũ dạ được dùng với quân phục làm việc trong Mùa Văn Hóa. Trong Mùa Quân Sự, SVSQ dùng mũ tác chiến bằng vải, có cấp hiệu Alpha ở phía trước mũ.





D. LIÊN ĐOÀN YỂM TRỢ :
- Các đơn vị yểm trợ và công vụ phụ trách tất cả các phần hành yẻm trợ cho đời sống và việc học hành của SVSQ trong thời gian thụ huấn. Các thành phần nầy gồm : quân nhu, quân cụ, quân nhạc, an ninh và phụ tá huấn luyện tại các bãi tập quân sự.
- Có 2 đại đội Địa Phương Quân để lo canh phòng an ninh và diễn tập trong việc huấn luyện quân sự tại trường.
- Có một Đội Kỵ Mã do Trung Úy Nguyễn Văn Rồng (Thiết Giáp) phụ trách giảng dạy và thực tập vào mỗi chiều Thứ Bảy.


* Phần Thứ Năm : CÁC TƯỚNG LÃNH QL/VNCH XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
- Từ khi thành lập năm 1948 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường VBQG/VN với hơn 6000 sĩ quan tốt nghiệp và 463 SVSQ (của 2 khóa 30 và 31 chưa hoàn tất), đã cung ứng 61 vị Tướng Lãnh cho QLVNCH. Ngoài những vị Tướng Lãnh và 463 SVSQ, những sĩ quan tốt nghiệp còn lại đã mang những cấp bậc từ Thiếu Úy đến Đại Tá trong QL/VNCH.
- Trong số 61 vị Tướng Lãnh (kể cả những vị Tướng Lãnh Truy Thăng), xin được ghi nhận như sau : Cấp Trung Tướng có 19 vị, cấp Thiếu Tướng có 18 vị và cấp Chuẩn Tướng có 24 vị.
- Ghi nhận theo các khóa tốt nghiệp ( các khóa có Tướng Lãnh tốt nghiệp : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 12) :


* Khóa 1: Có 9 vị gồm 5 Trung Tướng, 3 Thiếu Tướng và 1 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu : Tổng Thống VNCH (1967-1975).
2). - Trần Văn Trung : Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ TTM/QLVNCH. (1966-1975).
3). - Đặng Văn Quang : Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (1968-1975).
4). - Nguyễn Hữu Có : Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (28.4.1975).
5). - Tôn Thất Đính : Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 ( từ 9.4.1966 đến 15.5.1966).
6) Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân : Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 (từ 13.3.1966 đến 8.4.1966).
7). - Tôn Thất Xứng : Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Quân Sự ( từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 11 năm 1966).
8). - Bùi Đình Đạm : Tổng Giám Đốc Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng (1965 - 1975).
9). Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận : Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh ( từ 10.3.1966 đến 19.6.1966).


* Khóa 2 : Có 10 vị gồm 3 Trung Tướng, 5 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Ngô Du : Trưởng Đoàn Quân Sự Ban LHQS 4 Bên Trung Ương (1973-1974).
2). - Nguyễn Văn Mạnh : Tổng Tham Mưu Phó/An Ninh Phát Triển (1974-1975).
3). - Trần Thanh Phong: Phụ Tá Thủ Tướng VNCH (16.10.1972-1.12.1972) &Truy Thăng.
4). Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao : Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 (15.5.1966-30.5.1966).
5). - Hoàng Văn Lạc : Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ Quân Khu 1 (1972-1975).
6). - Lê Ngọc Triển : Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ TTM (1972-1975).
7). - Hồ Văn Tố : Chỉ Huy Trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức (27.7.1961- 19.5.1962).
8). - Nguyễn Thanh Sằng : Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương QĐ4, QK4 (1972 - 1973).
9).Chuẩn Tướng Lê Trung Tường : Tham Mưu Trưởng QĐ3, QK3 ( tháng 4 năm 1975).
10). - Nguyễn Thành Hoàng : Chánh Thanh Tra QĐ2, QK2 ( 1972 -1973).


* Khóa 3 : Có 10 vị gồm 4 Trung Tướng, 2 Thiếu Tướng và 4 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm : Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (1972 - 1975).
2). - Lữ Lan : Tổng Thanh Tra Bộ TTM/QLVNCH (1970-1975).
3) - Lâm Quang Thi : Tư Lệnh Tiền Phương QĐ1, QK1 (1972 - 1975).
4). - Nguyễn Xuân Thịnh : Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QL/VNCH ( 1972 - 1975 ).
5). Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu : Tư Lệnh Phó QĐ3, QK3 ( 1973 - 1975 ).
6). - Lâm Quang Thơ : Chỉ Huy Trưởng Trường VBQG/VN ( 1972 - 1975 ).
7). Chuẳn Tướng Võ Dinh : Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân ( 1967 - 1975 ).
8). - Lý Bá Hỷ : Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô ( 1968 - 1975 ).
9). - Nguyễn Ngọc Oánh : Chỉ Huy Trưởng TTHL/ Không Quân Nha Trang ( 1969 - 1975 ).
10). - Nguyễn Văn Phước : Phụ Tá Tư Lệnh QĐ4, QK4 ( 1965 - 1971 ). Truy Thăng.


* Khóa 4 : Có 6 vị gồm 2 Trung Tướng, 3 Thiếu Tướng và 1 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Nguyễn Văn Minh: Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô ( tứ 24.3.1975 - 30.4.1975 ).
2). - Nguyễn Viết Thanh : Tư Lệnh Vùng 4 & QĐ4, QK4 ( 1968 -1970 ) . Truy Thăng.
3). Thiếu Tướng Đào Duy Ân : Tư Lệnh Phó QĐ3, QK3 ( 1970 - 1975 ).
4). - Phan Đình Niệm : Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
5). - Nguyễn Cao Albert : Đổng Lý Văn Phòng QT Nguyễn Khánh ( 1964 - 1965 ).
6). Chuẩn Tướng Đỗ Kiến Nhiễu : Đô Trưởng Sài-Gòn ( 1968 - 1975 ).







* Khóa 5 : Có 11 vị gồm 5 Trung Tướng, 2 Thiếu Tướng và 4 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Phan Trọng Chinh : Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy & Tham Mưu ( 1974 - 1975 ).
2). - Dư Quốc Đống : Tư Lệnh QĐ3 và QK3 ( 1.11.1974 - 5.1.1975 ).
3). - Nguyễn Vĩnh Nghi : Tư Lệnh Tiền Phương QĐ3, QK3 ( 4.4.1975 - 30.4.1975 ).
4). - Phạm Quốc Thuần : Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang ( tháng 11 năm 1974 - 30.4.1975 ).
5). - Nguyễn Văn Toàn : Tư Lệnh Vùng 3 CT & QĐ3, QK3 ( 2.11.1975 - 28.4.1975 ).
6). Thiếu Tướng Trần Bá Di : Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ( 1.11.1974 - 3O.4.1975 ).
7). - Đỗ Kế Giai : Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân QL/VNCH ( tháng 8 năm 1972 đến 30.4.1975 ).
8). Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quay ; Tham Mưu Trưởng QĐ4, QK4 ( tháng 6 năm 1973 đến 30.4.1975 ).
9). - Trần Văn Cẩm : Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh QĐ2 ( tháng 1 năm 1975 đến 30.4.1975 ).
10). - Lê Văn Tư : Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh ( 25.1.1972 đến 7.11.1973 ).
11). - Lê Đức Đạt : Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh ( 1.3.1972 đến 24.4.1972 ). Truy Thăng.


* Khóa 6 : Có 4 vị gồm 3 Chuẩn Tướng và 1 Phó Đề Đốc :
1). Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá : Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh ( 1974 - 1975 ).
2). - Trần Quang Khôi : Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ( 1973 - 1975 ).
3). - Trần Đình Thọ : Trưởng Phòng 3 Bộ TTM:QLVNCH ( 1965 - 1975 ).
4). Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy : Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân ( 1974 - 1975 ).


* Khóa 7 : Có 3 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng :
1). Thiếu Tướng Trương Quang Ân : Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ( 1966 - 1968 ).
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Hai : Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh ( 1974 - 1975 ).
3). - Lê Văn Thân : Tư Lệnh Phó QK2 ( 1974 - 1975 ).


* Khóa 8 : Có 3 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng :
1). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú : Tư Lệnh Vùng 2 & QĐ2,QK2 ( 1974 - 1975 ).
2). Chuẩn Tướng Huỳnh Thới Tây: Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH ( 1969 - 1975 ).
3). - Lý Đức Quân : Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh ( 1971 -1973 ) .Truy Thăng.


* Khóa 10 : Có 4 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 3 Chuẩn Tướng :
1). Thiếu Tướng Lê Minh Đão : Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt : Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
3). - Vũ Văn Giai : Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh ( 1971 - 1972 ).
4). - Trương Hữu Đức : Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh ( 1971 - 1972 ).


* Khóa 12 : Có 1 vị là Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường : Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh ( tháng 11 năm 1974 - 30.4.1975 ).







https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=14e662098e&view=fimg&th=175643e0f27e24d7&attid=0.1.3&disp=emb&attbid=ANGjdJ890_d86hds0LodtK_iLoiyNnkv_0jTVJNbgqq BuOfapH9JvzioinuyBZMfeYJUf8RFLfVM-u0DbB2qKoC5W99lKY1Q_PaijtQMqYpjHrd4tDT0naONib9laoI&sz=w430-h640&ats=1682632772698&rm=175643e0f27e24d7&zw&atsh=1



* Phần Thứ Sáu : TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI THIÊN ANH HÙNG CA ... VỊ QUỐC VONG THÂN.


A. Những Sĩ Quan tốt nghiệp THỦ KHOA đã Anh Dũng Hy Sinh trên Chiến Trường:




- Có 5 sĩ quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tốt nghiệp Thủ Khoa đã tình nguyện gia nhập các Đơn Vị Chiến Đấu và đã Anh Dũng hy sinh trên chiến trường. Trong số nầy có 4 sĩ quan đã tử trận rất sớm và có người là người chết đầu tiên của khóa mình.
- Những sĩ quan đã hy sinh nầy gồm có :


1). Cố Thiếu Tướng TRƯƠNG QUANG ÂN :
- Thủ Khoa của khóa 7 ( Ngô Quyền ), ra trường ngày 01.02.1953.
- Ngày 24.11.1966 : Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh.
- Ngày 19.6.1968 : vinh thăng Chuẩn Tướng.
- Ngày 8.9.1968 ( lúc 10 giờ 30 phút sáng ), cùng với Phu Nhân bị tử nạn công vụ trên trực thăng tại tỉnh Quảng Đức trên đường bay thăm viếng và ủy lạo các đơn vị đang hành quân và Ông được vinh thăng Thiếu Tướng.
- Được biết Phu Nhân của Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân là Bà Dương Thị Kim Thanh. Bà nguyên là 1 trong 9 Nữ Quân Nhân đầu tiên của Binh Chủng Nhảy Dù QL/VNCH và Bà giải ngũ khi còn là Chuẩn Úy.


2). Cố Trung Úy NGUYỄN ANH VŨ :
- Thủ Khoa khóa 18 ( khóa Bùi Ngươn Ngãi ), ra trường ngày 23.11.1963 với cấp bậc Thiếu Úy.
- Thuộc Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, hy sinh tại chiến trường Miền Đông Nam Phần vào tháng 8 năm 1964, chỉ khoảng 6 tháng sau ngày ra trường và được vinh thăng Cố Trung Úy.


3). Cố Trung Úy VÕ THÀNH KHÁNG :
- Thủ Khoa khóa 19 ( khóa Nguyễn Trải ), ra trường ngày 28.11.1964 với cấp bậc Thiếu Úy.
- Thuộc Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, hy sinh tại chiến trường Bình Giã ( tỉnh Phước Tuy ) ngày 31.12.1964 cùng với Thiếu Úy Thủy Quân Lục Chiến NGUYỄN VĂN HÙNG ( cùng khóa 19 ).
- Trước đó, ngày 28.12.1964, Thiếu Úy Biệt Động Quân NGUYỄN THÁI QUAN ( cùng khóa 19 ) cũng đã hy sinh tại chiến trường Bình Giã.
- Cả 3 sĩ quan của khóa 19 đã hy sinh tại Bình Giã và được vinh thăng Cố Trung Úy. Đây là những sĩ quan hy sinh sốm nhất của khóa 19 ... chỉ khoảng hơn 1 tháng kể từ ngày ra trường.


4). Cố Trung Úy NGUYỄN ĐỨC PHỐNG :
- Thủ Khoa khóa 22B ( khóa Trương Quang Ân ), ra trường ngày 12.12.1969 với cấp bậc Thiếu Úy.
- Thuộc Binh Chủng Thiết Giáp và đã hy sinh trong năm 1970 tại chiến trường Campuchia và được vinh thăng Cố Trung Úy.


5). Cố Trung Úy HOÀNG VĂN NHUẬN :
- Thủ Khoa khóa 27 ( khóa Trương Hữu Đức ), ra trường ngày 27.12.1974.
- Chọn đơn vị thuộc Binh Chủng Thiết Giáp và đang theo học tại Trường Thiết Giáp.
- Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Việt Cộng tấn công vào trường Thiết Giáp, Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận đã anh dũng chiến đấu cùng đồng đội chống lại Cộng Quân và đã anh dũng hi sinh và được vinh thăng Cố Trung Úy.




B. TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI BIẾN CỐ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975 :



- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ông Dương Văn Minh, vị Tổng Thống cuối cùng của VNCH tuyên bố ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN và ra lệnh cho tất cả các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa BUÔNG SÚNG TẠI CHỖ và BÀN GIAO ĐƠN VỊ LẠI CHO VIỆT CỘNG
( Ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống VNCH vì những áp lực chính trị hoàn toàn thất lợi và đầy oan khiên khổ đau cho miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa ).
- Có một số đơn vị của QL/VNCH đã KHÔNG CHẤP NHẬN ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN, KHÔNG CHỊU BUÔNG SÚNG và tiếp tục CHIẾN ĐẤU ĐẾN NHỮNG VIÊN ĐẠN, ĐẾN NHỮNG GIỌT MẮU CUỐI CÙNG .
- Đã có NHỮNG CHIẾN SĨ ANH HÙNG của QL/VNCH bị chết, hy sinh trên chiến trận, bị bắt và bị CS xử tử ... và có những người đã CAN ĐẢM TỰ SÁT để giữ tròn khí tiết anh hùng của QL/VNCH ... trong đó có NHỮNG SĨ QUAN XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
- Xin được ghi lại một số Chiến Sỉ Anh Hùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ( chấc chắn còn nhiều thiếu sót ...) :


1). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ( khóa 8 TVBQG/VN ) : Tư Lệnh Vùng 2 CT & QĐ2, QK2, tự sát ngày 30.4.1974 tại Sài-Gòn.
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Hai (khóa 7) : Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB, tự sát tại Căn Cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho ) ngày 30.4. 1975.
3). Thiếu Tá Nguyễn Văn Chúc (khóa 8) : Thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ TTM, tự sát ngày 30.4.1975 tại Sài-Gòn.
4). Trung Tá Nguyễn Xuân Tiêu (khóa 8) : Tuẩn tiết tháng 4 năm 1975 tại tỉnh Bình Định.
5). Đại Tá Phạm Tường Chinh (khóa 8) : Tuẩn tiết tại tư gia ở Sài-Gòn ngày 30.4.1975.
6). Trung Tá Nguyễn Định Chi (khóa 10) : Phụ Tá Chánh Sở 3 An Ninh Quân Đội, tuẩn tiết ngày 30.4.1975.
7). Đại Tá Nguyễn Bùi Quang (khóa 8) : Tự sát ngày 30.4.1975.
8). Trung Tá Nguyễn Văn Đức ( khóa 11) : Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Giao Thông Công Lộ, tự sát ngày 30.4.1975 tại Sài-Gòn.
9). Trung Tá Võ Văn Đường (khóa 11) : Chỉ Huy Trưởng CSQG tỉnh Chương Thiện, không đầu hàng, chiến đấu đến cùng, bị bắt và bị CS xử tử tại tỉnh Chương Thiện ngày 30.4.1975.
10). Thiếu Tá Lê Vĩnh Xuân (khóa 10) : Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Quân Báo của Biệt Khu Thủ Đô, tự sát cùng vợ, con tại Sài- Gòn ngày 30.4.1975.
11). Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (khóa 16) : Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42 Sư Đoàn 22 BB, tự sát ngày 2.4.1975 tại Qui-Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
12 Trung Tá). Phan Ngọc Lương (khóa 17) : Không trình diện CS sau 30.4.1975, tham gia các Tổ Chức Phục Quốc, chống Cộng, bị CS bắt và xử tử tại Huế ngày 9.9.1979.
13). Thiếu Tá Phạm Văn Thái (khóa 20) : Tự sát tại tư gia ở tỉnh Ninh Thuận vào trưa ngày 2.4.1975 sau khi nghe tin tỉnh Khánh Hòa bị thất thủ.
14). Thiếu Tá Huỳnh Túy Viên (khóa 20) : Quận Trưởng quận Đầm Dơi tỉnh An Xuyên (Cà-Mau), bị bắt và bị xử tử tại Sân Vận Động Cà-Mau ngày 30.4.1975. Anh đã can đảm không cho kẻ thù bịt mắt khi súng hướng về phía Anh và đã anh dũng hô to " Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm " khi bị xử bắn.
15). Thiếu Tá Tôn Thất Trân (khóa 20) : Gốc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, là em trai của Đại Tá Tôn Thất Soạn, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Thiếu Tá Trân là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Địa Phương Quân/ Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Không đằu hàng CS, chiến đấu đến cùng, bị bắt và bị xử tử ngày 30.4.1975 tại Hậu Nghĩa. Anh đã anh dũng chửi thẳng vào mặt kẻ thù CS " Chúng mày là bọn không có chính nghĩa " trước khi bị xử bắn.
16). Đại Úy Hoàng Đình Đạt (khóa 20) :Trưởng Ban 4 của Trung Đoàn 52 Sư Đoàn 18BB, Anh đã có giấy nghỉ phép trong tay, nhưng trước tình hình chiến sự ác liệt của Mặt Trận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh, anh đã tình nguyện ở lại chiến đấu cùng đồng đội và đã hy sinh tại mặt trận vào ngày 30.4.1975.
17). Đại Úy Trịnh Lan Phương (khóa 21) : Thuộc Phủ Tổng Thống VNCH, tự sát ngày 30.4.1975 tại Sài-Gòn.
18). Đại Úy Hoàng Trọng Khuê (khóa 21) : Sau ngày 30.4.1975, không trình diện CS, tham gia các Tổ Chức Phục Quốc, chống Cộng, bị bắt năm 1978, rồi bị giam cầm, hành hạ dã man và bị xử bắn ngày 14.6.1980 tại Gò Cả tỉnh Quảng Nam.
19). Trung Úy Quách Văn Sở (khóa 24) : Thuộc binh chủng Nhảy Dù, ngày 26.4.1975 có giấy nghỉ phép nhưng không đi, trở vào Trại Hoàng Hoa Thám Nhảy Dù, cùng đồng đội chiến đấu và hy sinh vào ngày 30.4.1975.
20). Trung Úy Nguyễn Đình Giang (khóa 25) : Đại Đội Trưởng Đại Đội Trinh Sát của Trung Đoàn 50, Sư Đoàn 25 BB, chiến đấu đến cùng và tự sát vào ngày 30.4.1975 tại Cầu Khởi tỉnh Tây Ninh.
21).Trung Úy Vy Văn Đạt (khóa 25) : Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân, bị thương và tự sát ngày 30.4.1975.
22). Các Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thành, Phạm Ngọc Châu, Lê Khán Chiến và Nguyễn Ngọc Lợi, là các Tân Sĩ Quan của khóa 28, đáo nhận đơn vị vào ngày 21.4.1975, họ đã cùng đồng đội anh dũng chiến đấu đến những viên đạn, giọt máu cuối cùng và đã hy sinh vào ngày 30.4.1975.
Và còn rất nhiều sĩ quan khác nữa của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã bất khuất, anh hùng hy sinh trong ngày 30.4.1975.






C. NHỮNG SĨ QUAN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỚC GIA VIỆT NAM BỊ CỘNG SẢN SÁT HẠI, XỬ TỬ, HÀNH HẠ, ĐÀY ĐỌA DÃ MAN CHO ĐẾN CHẾT TRONG CÁC TRẠI TÙ KHỔ SAI CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.


( Xin được ghi nhận Tổng Quát và chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót ... ).


1). Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long (khóa 8) : Chết tại trại tù Yên Bái năm 1976.
2). Trung Tá Lồ Văn E (khóa 8) : Chết tại trại tù Gia Trung năm 1981.
3). Đại Tá Ngô Hoàng (khóa 8) : Bị CS bắn chết tại trại tù Kỳ Sơn tỉnh Quảng Nam.
4). Trung Tá Đoàn Minh Viêm (khóa 8) : Chết tại trại tù Suối Máu tháng 12 năm 1975.
5). Năm (5) sĩ quan của khóa 14, bị CS sát hại trong các trại tù của CSVN gồm có : Nguyễn Thành Long (Suối Máu), Tôn Thất Luân (Vĩnh Quang), Lưu Văn Chuyền (Sơn La), Võ Tín (Hoàng Liên Sơn), và Nguyễn Đỗ Tước (Yên Bái).
6). Nguyễn Văn Nhiều (khóa 14) : Sau 30.4.1975, bị giam và tự vận trên đường bị chuyển ra Bắc.
7). Đại Tá Đặng Phương Thành (khóa 16) : Bị giam, trốn trại vượt ngục, bị bắt lại và bị hành hạ, tra tấn cho đến chết vào ngày 7.9.1979 tại trại tù Yên Bái.
8). Trung Tá Võ Vàng (khóa 17) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Kỳ Sơn tỉnh Quảng Nam vào tháng 7 năm 1977.
9). Thiếu Tá Phạm Văn Tư (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Suối Máu ngày 22.2.1976.
10). Thiếu Tá Trần Văn Bé (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Suối Máu ngày 9.4.1976
11). Thiếu Tá Trần Văn Khánh (khóa 19) : Bị giam tại trại tù Long Giao, trốn trại bị CS bắt và sát hại chết năm 1976.
12). Thiếu Tá Trương Đình Phước (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Tiên Lãnh tỉnh Quảng Nam 15.12.1979.
13). Đại Úy Lê Trọng Tài (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Bù Gia Mập năm 1977.
14). Trung Tá Huỳnh Như Xuân (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tháng 12 năm 1979 tại trại tù Tiên Lãnh, Quảng Nam.
15). Trung Tá Lê Văn Ngôn (khóa 21):Bị giam và bị CS hành hạ, đọa đày dã man và bị kiệt lực đến chết tại Yên Bái 19.7.1978.
16). Đại Úy Nguyễn Thuận Cát (khóa 24) : Bị giam và bị CS sát hại chết trong trại tù của CSVN.
17). Trung Úy TQLC Nguyễn Ngọc Bửu (khóa 25) : Bị giam, trốn trại và vượt thoát khỏi trại tù A.20 Xuân Phước tỉnh Quảng Nam ngày 13.11.1980, nhưng một thời gian ngắn sau đó bị bắt lại và bị xử tử.
18). Hải Quân Trung Úy Hoàng Tân (khóa 25) : Bị giam và trốn thoát khỏi trại tù A.20 Xuân Phước tỉnh Quảng Nam, trốn về được Đà-Lạt, nhưng sau đó bị bắt và bị xử tử tại Đa Thiện, thành phố Đà-Lạt.
19). Đại Úy Hoàng Văn Nghị (khóa 23) : Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 67 Biệt Động Quân, bị giam, vượt trại tù bị CS bắt lại và đem xử bắn.
20). Thiếu Úy Trần Hữu Sơn (khóa 28) : Bị giam và bị CS tra tấn cho đến chết tại trại tù Bình Điền, Huế.
21). Thiếu Úy Lưu Đức Sơn (khóa 28) : Bị giam, vượt ngục, trốn trại và bị CS bắn chết.
22). Thiếu Úy Trần Duy Hiến (khóa 28) : Bị giam và bị CS hành hạ cho đến chết trong trại tù của CSVN.
23). Và có một số sĩ quan thuộc khóa 28, có người tham gia các tổ chức Phục Quốc, hoặc có người trốn trại và biệt tích mà tính đến nay, KHÔNG CÓ TIN TỨC, KHÔNG BIẾT SỐ PHẬN CỦA HỌ RA SAO ? ( Ai cũng tin chắc rằng họ đã chết ). Đó là các Thiếu Úy : Trần Văn Danh, Trần Hữu Dược, Ngô Xuân, Phạm Văn Bê, Lương Đình Phong, Nguyễn Văn Sáng, Lê Chí Thành, Nguyễn Trần Bảo, Dương Hợp, Nguyễn Gia Lê, Nguyễn Văn Chọn và Trần Quang Tâm.
... Và chắc chắn còn nhiều chiến sĩ anh hùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ... bị CSVN sát hại chết hoặc xử tử ...


E. NHỮNG TỬ SĨ ANH HÙNG CỦA TRƯỜNG VBQG/VN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CỘNG.


- Không chấp nhận và kiên cường chống lại mục tiêu bành trướng và thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản (mà CS Bắc Việt là tay sai) trên đất nước Việt Nam của những người Việt Nam yêu nước đã có từ trước, sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Đặc biệt là sau Hiệp Định Genève năm 1954, đất nước Việt Nam được chia ra thành 2 miền Nam, Bắc với 2 quốc gia theo hai thể chế chính trị khác nhau : Miền Bắc theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, là tay sai đắc lực, ngoan cuồng cho CS Quốc Tế, tiếp tục mục tiêu xâm lăng và muốn Nhuộm Đỏ toàn cõi đất nước Việt Nam, và đã mở CUỘC XÂM LĂNG MIỀN NAM VN ... Miền Nam VN theo Chủ Nghĩa Quốc Gia Tự Do và thực hiện hai chế độ Đệ 1 và Đệ 2 Việt Nam Cộng Hòa với mục tiêu xây dựng đất nước theo LÝ TƯỞNG TỰ DO và CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA ... và tự vệ chống lại cuộc xâm lăng của CỘNG SẢN BẮC VIỆT.
- Với mưu mô bịp bợm và thâm độc, CS Bắc Việt đã dựng lên một tổ chức tay sai, trá hình tại miền Nam VN mang tên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam vào năm 1960, rồi cho quân từ miền Bắc xâm nhập vào Nam, mở những trận đánh trên quy mô lớn ... trận Ấp Bắc (năm 1960), trận Bình Giã (năm 1964), trận Đồng Xoài (năm 1965) ... Tổng Công Kích, Tổng Tấn Công vào Tết Mậu Thân (năm 1968), và tàn bạo, ác liệt vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 với những trận đánh An Lộc, Kontum, Bình Định, Quảng Trị ... và những chiến sĩ anh hùng của QL/VNCH đã kiên cường chống lại mọi cuộc tấn công của Cộng quân để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương miền Nam thân yêu.
- Rồi đến Hiệp Định Ba-Lê năm 1973, CS Bắc Việt lại vi phạm Hiệp Định và mở những cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam, và ác liệt nhất từ đầu năm 1975 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Trong cuộc chiến đấu chống Cộng vì Lý Tưởng Tự Do và Chính Nghĩa Quốc Gia, toàn thể Quân, Dân, Cán Chính VNCH đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trong những hoàn cảnh cực kỳ cam go oan nghiệt nhưng vẫn luôn luôn thể hiện tinh thần anh dũng, không khiếp sợ trước quân thù CS.
- Và điểm đặc biệt xin được ghi nhận riêng đối với những chiến sĩ anh hùng của QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA (mà trong đó có những sĩ quan xuất thân từ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM ) ... đã có những người đã hy sinh mạng sống (tử sĩ), đã có những người đã bị thương (cả nặng lẫn nhẹ), đã có những người đã trở thành tàn phế (thương phế binh) ... và kể cả những người đã chết sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong các lao tù của CSVN ... và những người hiện nay đang còn sống tại Việt Nam cũng như khắp mọi nơi trên thế giới. Tất cả những người chiến sĩ của QL/VNCH nầy phải được Tổ Quốc và Người Dân Việt Nam ( đặc biệt là những người dân sống ở miền Nam VN), trang trọng dành cho một sự Vinh Danh, Tưởng Niệm, Thương Tiếc ( những người đã chết) và Tri Ân ... vì họ đã tạo nên một THIÊN ANH HÙNG CA CHO TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM.
- Trong phạm vi hạn chế của bài viết nầy, viết về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, người viết (trong khả năng hiểu biết hạn hẹp), xin phép được nêu tên một số TỬ SĨ ANH HÙNG ( đại diện cho toàn thể Tử Sĩ đã hy sinh) của các khóa của TVBQGVN), đã góp phần vào Thiên Anh Hùng Ca của TVBQG/VN và của QL/VNCH.



- Từ ngày thành lập (năm 1948) cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường VBQG/VN ( danh xưng sau cùng) với 31 khóa, có hơn 6000 sĩ quan tốt nghiệp và 463 SVSQ, những Chiến Sĩ Anh Hùng nầy đã phục vụ trong toàn thể các đơn vị Hải, Lục và Không Quân của QL/VNCH và họ đã chiến đấu can trường và họ đã có người hy sinh trên mọi mặt trận cũng như hy sinh trong mọi nhiệm vụ, công tác mà QL/VNCH đã giao phó


* KHÓA 1 : (ra trường năm 1949) : những anh hùng tử sĩ của khóa 1, trong đó có : Cố Trung Úy Nguyễn Văn Thản, tử trận vào cuối năm 1949 tại Bắc Việt, Cố Trung Úy Lê Văn Thông, tử trận năm 1949 tại Trung Việt, Cố Trung Úy Cao Hoàng Phiên, tử trận năm 1950 tại Nam Việt, và ...


* KHÓA 2 : (ra trường năm 1950) : những anh hùng tử sĩ của khóa 2, trong đó có : Cố Trung Tướng Trần Thanh Phong, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 1.12.1972 tại tỉnh Phú Yên. Ông đã từng giữ các chức vụ : Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB (năm 1959), Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB (năm 1963), Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB (năm 1964), Tham Mưu Trưởng Liên Quân Bộ TTM (1967), Tổng Thanh Tra QL/VNCH (1969), Tổng Trưởng Xây Dựng Nông Thôn (1969), Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia (1971) và sau cùng là Phụ Tá Đặc Biệt Thủ Tướng VNCH. và nhiều anh hùng tử sĩ khác nữa ...


* KHÓA 3 : (ra trường năm 1951) : những anh hùng tử sĩ của khóa 3, trong đó có : Cố Trung Úy Hoàng Thúy Đồng, hy sinh năm 1951 tại Bắc Việt, Cố Trung Úy Huỳnh Văn Louis, hy sinh năm 1951 tại Bắc Việt, Cố Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước, Phụ Tá Tư Lệnh QĐ4, QK4, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 18.5.1971 tại QĐ4, QKK4, và ...


* KHÓA 4 : (ra trường tháng 12 năm 1951) : những anh hùng tử sĩ của khóa 4, trong đó có : Cố Trung Úy Hà Phủ Kính, tử trận tại tỉnh Rạch Giá ngày 14.6.1952, Cố Trung Tá Lê Văn Ba, tử trận ngày 30.1.1965 tại tỉnh Vĩnh Long, Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh QĐ4, QK4, tử nạn phi cơ ngày 2.5.1970 tại Vùng 4 Chiến Thuật, vùng biên giới Việt Nam - Campuchia,và ...


* KHÓA 5 : (ra trường tháng 4 năm 1952) : những anh hùng tử sĩ của khóa 5, trong đó có : Cố Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BBB, tử trận ngày 24.4.1972 tại Căn Cứ Tân Cảnh tỉnh Kontum, và ...


* KHÓA 6 : (ra trường tháng 10 năm 1952) : những anh hùng tử sĩ của khóa 6, trong đó có : Cố Trung Úy Nguyễn Văn An, Cố Trung Úy Nguyễn Văn Cừ (cả 2 thuộc binh chủng Thiết Giáp và hy sinh tại chiến trường Bắc Việt năm 1953), Cố Trung Úy Hà Văn Đồng, hy sinh tại chiến trường Cao Nguyên, và ...


* KHÓA 7 : (ra trường tháng 2 năm 1953) : những anh hùng tử sĩ của khóa 7, trong đó có : Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 8.9.1968 tại tỉnh Quảng Đức, và ...


* KHÓA 8 : (ra trường tháng 6 năm 1953) : những anh hùng tử sĩ của khóa 8, trong đó có : Cố Chuẩn Tướng Lý Đức Quân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 BB, tử nạn phi cơ trên đường công tác tại tỉnh Bình Dương ngày 25.5.1973, và ...


* KHÓA 9 : (ra trường tháng 8 năm 1953) : những anh hùng tử sĩ của khóa 9, trong đó có : Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhâm, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, hy sinh tại quận Đồng Xoài (Phước Long), ngày 13.6.1965, và ...


* KHÓA 10 : (ra trường tháng 6 năm 1954) : những anh hùng tử sĩ của khóa 10, trong đó có : Đỗ Hữu Hạnh (1955), Bùi Ngọc Danh (1960), Đỡ Văn Gấm (1963), Cố Chuẩn Tướng Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, tử nạn phi cơ trên đường công tác tại chiến trường An Lộc tháng 4 năm 1972, và ...


* KHÓA 11 : (ra trường tháng 5 năm 1955) : những anh hùng tử sĩ của khóa 11, trong đó có : Trung Tá Nguyễn Văn Đức (1975), Trung Tá Võ Văn Đường (1975 tại tỉnh Chương Thiện), và ...


* KHÓA 12 : (ra trường tháng 12 năm 1956) : những anh hùng tử sĩ của khóa 12, trong đó có : Phạm Tất Khắc (1962 tại Long Khánh), Đỗ Đằng Vân (1965 tại Lâm Đồng), Huỳnh Thanh Đời (1965 tại Kontum), và ...


* KHÓA 13 : (ra trường tháng 4 năm 1958) : những anh hùng tử sĩ của khóa 13, trong đó có : Cố Đại Úy Phạm Thế Hiền, thuộc Sư Đoàn 5 BB, tử trận năm 1960 tại Chiến Khu D, Cố Thiếu Tá TQLC Trần Văn Hoán, tử trận năm 1963 tại Bình Giã, và ...


* KHÓA 14 : (ra trường tháng 1 năm 1960) : những anh hùng tử sĩ của khóa 14, trong đó có : Vũ Văn Hậu, Trần Hữu Tạo, Vương Mộng Hồng, Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, tử trận năm 1972 tại Vùng 2 CT, và .


* KHÓA 15 : ( ra trường tháng 6 năm 1961) : những anh hùng tử sĩ của khóa 15, trong đó có : Hà Thúc Bằng, Lê Minh Hoàng, Lê Ngọc Túc, và ...


* KHÓA 16 : (ra trường tháng 12 năm 1962) : những anh hùng tử sĩ của khóa 16, trong đó có : Nhữ Văn Hải, Cố Trung Tá Hoàng Lê Cường (năm 1972), Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (Sư Đoàn 22 BB, 1975), Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc (1975), Trung Tá Đỗ Hữu Tùng (1975), và ...


* KHÓA 17 : (ra trường tháng 3 năm 1963) : những anh hùng tử sĩ của khóa 17, trong đó có : Cố Trung Úy Phan Tấn Trí (tại Quẳng Tín), Đại Tá Võ Toàn (năm 1975 tại Vùng 1 Chiến Thuật), và ...


* KHÓA 18 : (ra trường tháng 11 năm 1963) : những anh hùng tử sĩ của khóa 18, trong đó có : Cố Trung Úy Nguyễn Anh Vũ (1963 tại miền Đông Nam Phần), Nguyễn Văn Úc (1968), Vữ Văn Thao (1967), Cố Đại Tá Lê Huấn (Chiến trường Hạ Lào 1971).


* KHÓA 19 : (ra trường tháng 11 năm 1964) : có 98 anh hùng tử sĩ hy sinh (trong số 391 sĩ quan tốt nghiệp) , trong đó có : TQLC Võ Thành Kháng (1964, Cố Trung Úy), Cố Trung Tá Châu Minh Kiến (1969, Sư Đoàn 5 BB), Cố trung Tá Trằn Nghĩa Châu ( Sư Đoàn 22 BB, đầu năm 1975), Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Phước, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21 BB , tử trận ngày 18.11.1969 tại tỉnh Chương Thiện, Cố Trung Úy Biệt Động Quân Nguyễn Thái Quan (1964, Bình Giã), và ...


* KHÓA 20 : (ra trường ngày 20.11.1965) : có 123 anh hùng tử sĩ hy sinh (trong số 407 sĩ quan tốt nghiệp), trong đó có : Cố Trung Tá Nguyễn Văn Cội ( tử trận tháng 3 năm 1972 tại Đèo Phủ Cũ, Qui Nhơn ), Nguyễn Hữu Biên (Sư Đoàn 5 BB, cuối năm 1966 tại quận Chơn Thành tỉnh Bình Long), Lê Minh Châu (tại Vĩnh Long ngày 1.1.1966), Nguyễn Xuân Hòa (tháng 6 năm 1972 tại Phong Điền, Thừa Thiên, Huế), và ...


* KHÓA 21 : (ra trường ngày 26.11.1966) : những anh hùng tử sĩ của khòa 21, trong đó có : Huỳnh Minh Trọng, Lê Đức Hoành, Đỗ Chí Thành, và ...


* KHÓA 22A : (ra trường ngày 02.12.1967) + KHÓA 22B : (ra trường ngày 12.12.1969) : Với tổng số 265 sĩ quan tốt nghiệp của cả 2 khóa, đã có 66 anh hùng tử sĩ đã hy sinh, trong đó có : Nguyễn Đức Phống, Trần Trọng Quỳnh, Lê Tấn Đức, và ...


* KhÓA 23 : (ra trường ngày 18.12.1970) : Với tổng số 241 sĩ quan tốt nghiệp, khóa 23 có 55 anh hùng tử sĩ hy sinh, trong đó có : Cố Trung Úy Lương Văn Của (TQLC, tử trận năm 1971 tại Ba Lòng, Quảng Trị), Cố Đại Úy Dương Hoàng Kỳ (Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 36, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, tử trận tại Mật Khu Hố Bò tỉnh Bình Dương năm 1972), Cố Đại Úy Lý Văn Phúc (Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, tử trận năm 1972 tại Căn Cứ Eva, Quảng Trị), và ...







* KHÓA 24 : (ra trường ngày 17.12.1971) : Khóa 24 với 53 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 245 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có Trần Đại Chiến (Tiểu Đoàn 6 Nhẳy Dù, hy sinh năm 1972 tại chiến trường An Lộc), Phan Hữu Tại (Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị), Phạm Đại Tá (TQLC, hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị), Quách Văn Sở (Thuộc binh chủng Nhảy Dù, ngày 26.4.1975 có giấy nghỉ phép, nhưng không đi phép mà trở lại Trại Hoàng Hoa Thám Nhảy Dù cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu và hy sinh ngày 30.4.1975), và ...


* KHÓA 25 : (ra trường ngày 15.12.1972) : Khóa 25 với 41 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 260 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có : Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Hồng (HQ.5), hy sinh trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974, Trung Úy Nguyễn Đình Giang (Sư Đoàn 25 Bộ Binh, tự sát ngày 30.4.1975 tại Cầu Khởi tỉnh Tây Ninh), Trung Úy Vy Văn Đạt (Biệt Động Quân, tự sát ngày 30.4.1975 ), và ...

* KHÓA 26 : (ra trường ngày 18.01.1974) : Khóa 26 với 29 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 175 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có : Lê Quang Quảng (Sư Đoàn 22 Bộ Binh, hy sinh, chỉ 23 ngày sau khi đáo nhậm đơn vị), Nguyễn Cảnh Hưng (Sư Đoàn 22 Bộ Binh), Tô Văn Nhị (Nhảy Dù), Lê Hải Bằng (Nhảy Dù), Diệp Thanh Xuân Phấn (Thủy Quân Lục Chiến), Lê Văn Cao (Thiết Giáp, hy sinh vào những giờ phút cuối cùng của trận chiến vào ngày 30.4.1975 tại Ấp Tân Bắc, Hố Nai tỉnh Biên Hòa, và ...


* KHÓA 27 : (ra trường ngày 27.12.1974) : Những tử sĩ anh hùng của khóa 27, trong đó có : Hoàng Văn Nhuận (Thủ Khoa của khóa 27, ra trường, chọn binh chủng Thiết Giáp. Đang theo học tại Trường Thiết Giáp, những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Cộng Quân tấn công vào Trường Thiết Giáp, Thiếu Úy Nhuận đã cùng đồng đội chiến đấu chống Cộng đến cùng và đã hy sinh vào ngày 30.4.1975, Nguyễn Viết Hùng (Thủy Quân Lục Chiến), Tạ Tử Anh (Nhảy Dù), Trần Đức Bằng (Biệt Động Quân), Nguyễn Văn Nhành (Nhảy Dù), và ...


* KHÓA 28 : (ra trường ngày 21.4.1975) : Những anh hùng tử sĩ của khóa 28 gồm có các Tân Sĩ Quan có tên sau đây :
1). Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thành (Thủy Quân Lục Chiến).
2). Thiếu Úy Phạm Ngọc Châu (Nhảy Dù).
3). Thiếu Úy Lê Khán Chiến (Sư Đoàn 22 Bộ Binh).
4). Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lợi ( hy sinh tại Thủ Đức).


* PHẦN KÉT LUẬN :


Kính thưa quý Niên Trưởng và quý Chiến Hữu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Kính thưa các Bậc Trưởng Thuong và các Đồng Hương Việt Nam.
Kính thưa quý Anh Chị ( Bạn Bè và Thân Hữu ) và thưa Các Bạn Trẻ.


- Để thực hiện bài viết về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, chúng tôi đã sưu tầm, tham khảo, tra cứu (thỉnh thoảng có phần trích đăng) những tài liệu, bài viết có liên quan đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (mà trong đó có Trường VBQG/VN) của nhiều tác giả khác nhau, của các tổ chức, hội đoàn, của các cơ quan truyền thông báo chí, các trang mạng Internet ...

- Đồng thời, cũng có những tạp chí, sách, báo THẬT QUÝ BÁU và QUAN TRỌNG mà chúng tôi cũng tham khảo và tra cứu, trích đăng như : Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Giai Đoạn Hình Thành, 1946 - 1955 ( Bộ TTM/QL/VNCH ), Niên Giám Sĩ Quan (1971), Niên Giám Sĩ Quan (1974) của Bộ TTM/QL/VNCH, Huấn Thị Điều Hành Căn Bản (Bộ TTM/QL/VNCH năm 1971), Các đặc san Chiến Sĩ Cộng Hòa (Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QL/VNCH trước năm 1975), Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập (Nguyễn Đức Phương), Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Theo Dòng Lịch Sử (Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ,Thực Hiện năm 2017), Binh Chủng Nhảy Dù, 20 Năm Chiến Sử (Võ Trung Tín và Nguyẽn Hữu Viên), các Đặc San Đa Hiệu (Cơ Quan Ngôn Luận của Tổng Hội cựu SVSQ Trường VBQGVN), Embassy Of The United Of America Defense Attache Office FPO San Francisco 96620, Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Phạm Phong Dinh), các Đặc San Mũ Nâu ( Binh Chủng Biệt Động Quân), và nhiều tài liệu, sách báo khác nữa ...

- Và đặc biệt, cá nhân chúng tôi đã có nhiều dịp liên lạc, trao đổi, học hỏi và tham khảo ý kiến với một số Sĩ Quan đã xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trong đó có :
* Trung Tướng Trần Văn Trung (khóa 1) : Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QL/VNCH.
* Đại Tá Trần Công Liễu (khóa 8) : Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân QL/VNCH, Thị Trưởng kiêm Đặc Khu Trưởng Cam-Ranh thuộc Quân Đoàn 2, Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật QL/VNCH.
* Anh Hoàng Thụy Long (khóa 14) : Thiếu Tá, thuộc Binh Chủng Quân Cảnh QL/VNCH.
* Anh Trần Viết Huấn (khóa 23) : Đại Úy, thuộc Binh Chủng Biệt Động Quân QL/VNCH.
* Anh Nguyễn Viết Ấn (khóa 24) : Đại Úy, thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh, QĐ1, QK1 của QL/VNCH.
* Anh Trần Hữu Hạnh (khóa 27) : Thiếu Úy, thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, QĐ4, QK4 của QL/VNCH.


- Với mục đích và ước mong là được góp một phần nhỏ (trong khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình) vào việc viết lại, ghi lại những Trang Sử Oai Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu chống Cộng vì Lý Tưởng Tự Do và Chính Nghĩa Quốc Gia (trước năm 1975), và cũng ước nguyện để cho CÁC THẾ HỆ CON, CHÁU VIỆT NAM MAI SAU HIỂU ĐƯỢC, BIẾT ĐƯỢC VÀ THẤY ĐƯỢC CÔNG LAO ANH DŨNG KIÊN CƯỜNG VÀ CUỘC CHIẾN ĐẤU THẬT HÀO HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA, TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG SĨ QUAN XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.


- Chúng tôi cũng xin phép được XIN LỖI CHUNG và CÁM ƠN CHUNG đến các tác giả, các tổ chức, hội đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí đã có những tài liệu, bài viết liên quan đến Trường VBQG/VN mà chúng tôi đã tham khảo, tra cứu, trích đăng ... và cũng xin chân thành cám ơn quý vị sĩ quan xuất thân từ TVBQG/VN mà chúng tôi đã nêu tên ở trên đã cho chúng tôi học hỏi và tham khảo ý kiến.


- Và lời xin thưa sau cùng : Thời gian khá dài của năm tháng đã qua và chồng, chất, khả năng của người viết cũng rất hạn hẹp, bài viết nầy chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết và sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ giáo, sửa chữa, bổ túc và sự cảm thông của tất cả mọi quý vị.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN.
Ba-Lê, ngày 23 tháng 10 năm 2020.
Nguyễn Vân Xuyên.
Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức QL/VNCH.




THƯƠNG TIẾC
CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA.
***
Với mái đầu xanh giờ đã bạc
Nhưng hồn chinh chiến vẫn trong tim
Nhớ tháng Tư xưa lòng tan nát
Nghe lệnh Đầu Hàng ngực buốc đau
Hỡi người Lính cũ năm tháng ấy
Buông súng tan hàng nay ở đâu ?
THƯƠNG người chiến sĩ thời ngang dọc
TIẾC mộng không thành nợ núi sông.
***
Ba-Lê, 23.10.2020.
Nguyễn Vân Xuyên.




* BÀI ĐỌC THÊM .
Kính thưa quý vị.
- Cá nhân Tôi (Nguyễn Vân Xuyên), có theo học, có nghiên cứu và có thực hành môn LÝ SỐ HỌC. Khi thực hành, Tôi cũng thu được một số KÉT QUẢ KHẢ QUAN HẠN CHẾ. Thầy dạy cho Tôi môn Lý Số Học là một người thân (bà con họ hàng) trong gia đình bên Vợ của Tôi. Ông là một người gốc Trung Hoa nhưng ông sinh ra ở Việt Nam. Tổ phụ của ông là những người Trung Hoa đã di cư đến Việt Nam vào thời kỳ " Triều đại nhà Minh bên Trung Hoa bị sụp đổ và nước Trung Hoa bị cai trị bởi Mãn Thanh".
- Ở Việt Nam, ông Thầy dạy Lý Số Học cho Tôi là một Thầy Thuốc Đông Y và đồng thời là một Thầy chuyên coi về Tử Vi và Lý Số Học và Tôi chỉ thụ huấn ở ông môn Lý Số Học mà thôi. Tôi theo học ông ở hải ngoại từ năm 1985 đến năm 1995 và sau đó thì tự nghiên cứu thêm và rút lấy kinh nghiệm qua thực hành và ở Pháp cũng đã có nhiều người nhờ Tôi coi dùm Lý Số và hoàn toàn MIỄN PHÍ vì Tôi là một người luôn luôn chủ trương : TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI ... trong cuộc sống, tình cảm là quan trọng, xã giao chỉ là một lời chào hỏi ... và một ly nước trà, một ly cà-phê mà thôi ...


- Sau khi viết một bài về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, Tôi quyết định lấy một Lý Số cho TVBQG/VN và thấy có những CON SỐ ĐỊNH MỆNH 13 dành cho ngôi trường nầy ... Thật sự Tôi cảm thấy thật BUỒN và không thể ngờ là như thế được, thật quá sức tưởng tượng của cá nhân Tôi.
- Tôi xin phép được thưa trước : Đây là phần nghiên cứu, chuẩn đoán và trình bày của CÁ NHÂN TÔI. Xin quý vị vui lòng và thông cảm đừng và không đặt ra vấn đề ĐÚNG hay SAI ... mà chỉ xem như quý vị đang đọc một bài viết trong đó có " NHỮNG TRÙNG HỢP TÌNH CỜ, HUYỀN BÍ VÀ ĐỊNH MỆNH " của cuộc đời. Xin đọc để giải trí cho vui mà thôi.


*** NHỮNG CON SỐ 13 ĐỊNH MỆNH :
1). Con số 13 Định Mệnh :
- Năm 1948, Hoàng Đế, Quốc Trưởng Bảo Đại ra lệnh cho Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân ký một sắc lệnh thành Lập Trường Sĩ Quan Việt Nam tại Đập Đá, Huế, mà sau nầy là TVBQG/VN . Số 1948 theo Lý Số Học chia làm 2 vế : 19 và 48. Ghi nhận theo Lý Số Học cho kết quả : 19 + 48 = 67 và 6 +7 thành 13. Đúng là con số 13 Định Mệnh.
- Hoàng Đế, Quốc Trưởng sinh năm 1913 ... con số sau cùng là con số 13 Định Mệnh.
- Hoàng Đế Bảo Đại là vị Vua cuối cùng và thứ 13 của Triều Nguyễn ... cũng là con số 13 Định Mệnh.


2). Con số 13 Định Mệnh :
- Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có tất cả 13 nhiệm kỳ (tức 13 lần) Chỉ Huy Trưởng là người Việt Nam. Có tất cả 11 người, nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, mỗi người phụ trách 2 nhiệm kỳ (2 lần).
- Tóm lại, có 13 nhiệm kỳ, tức có 13 lần. Con số 13 Định Mệnh.


3). Con số 13 Định Mệnh :
- Miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa có 4 vị Tổng Thống (trong đó có I vị Tổng Thống đã 2 lần làm Chỉ Huy Trưởng Trường VBQG/VN, đó là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ). Bốn (4) vị Tổng Thống VNCH, đó là :
* Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sinh năm 1901. Con số sau cùng là con số 1.
* - Nguyễn Văn Thiệu, sinh năm 1923. Con số sau cùng là con số 3.
* - Trần Văn Hương, sinh năm 1903. Con số sau cùng là con số 3.
* - Dương Văn Minh, sinh năm 1916. Con số sau cùng là con số 6.
- Ghi nhận theo Lý Số Học cho thấy : 1 + 3 + 3 + 6 = 13. Con số 13 Định Mệnh


4). Con số 13 Định Mệnh :
- Chính thể VNCH có 2 vị Tổng Thống do dân bầu qua một cuộc Bầu Cử Chính Thức, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Trường VBQG/VN, từ khóa 1 đến khóa 29 có tổ chức 30 lần Lễ Mãn Khóa (khóa 22 có 2 lần : 22A và 22B).
- TT Ngô Đình Diệm đã chủ tọa 5 lần Lễ Mãn Khóa, đó là các khóa : 12, 13, 15, 16 và 17. Con số 5.
- TT Nguyễn Văn Thiệu đã chủ tọa 8 lần Lễ Mãn Khóa, đó là các khóa : 11, 20, 21, 22A, 22b, 23, 26 và 27. Con số 8.
- Ghi nhận theo Lý Số Học, có được : 5 + 8 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


5). Con số 13 Định Mệnh :
- Ngày 23.10.1955, tại miền Nam VN có một cuộc Trưng Cầu Dân Ý để truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại. Lúc bấy giờ, trong dân gian có câu Xanh bỏ giỏ, Đỏ bỏ thùng ". Lá phiếu màu Xanh tượng trưng cho QT Bảo Đại và lá phiếu màu Đỏ tượng trưng cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả là QT/Bảo Đại bị truất phế. Sau đó, tên của khóa 1 của TVBQG/VN (tên là khóa Bảo Đại) năm 1948 được chính thức thay đổi thành tên khóa Phan Bội Châu.
- Xin được ghi nhận theo Lý Số Học như sau :
* Ngày, tháng, năm truất phế QT/Bảo Đại : 23.10.1955 = 2 + 3 + 1 + 20 ( 1 + 9 + 5 + 5 ) = 26. Con số 26.
* Tên khóa 1 năm 1948 thành khóa Phan Bội Châu : 1 + 19 + 48 = 68. Con số 68.
* Xin được có kết quả : 26 + 68 = 94 tức là 9 + 4 = 13. Con sớ 13 Định Mệnh.


6). Con số 13 Định Mệnh :
- Cuộc Đảo Chánh ngày 1.11.1963 để lật đổ TT Ngô Đình Diệm. Yếu tố chính và quan trọng đưa đến chiến thắng sau cùng của cuộc Đảo Chánh là nhờ vào lực lượng của Sư Đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu. (Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, xuất thân khóa 1 (con số 1) của TVBQG/VN
- Xin được ghi nhận theo Lý Số Học như sau :
* Khóa 1 (TVBQG/VN), con số 1 và ngày Đảo Chánh 1.11.1963 tức là : 1 + 1 +11 + 19 ( 1 + 9 + 6 + 3 ) = 32. Con số 32.
* Năm 1963, TT Ngô Đình Diệm được 62 tuổi (ông sinh năm 1901). Con số 62.
- Tóm lại, kết quả có được : 32 + 62 = 94 tức là 9 + 4 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


7). Con số 13 Định Mệnh :
- Lúc xảy ra cuộc Đảo Chánh ngày 1.11.1963, lúc đó TT Ngô Đình Diện được 62 tuổi (ông sinh năm 1901). Con số 62. Người cầm đầu và lãnh đạo cuộc Đảo Chánh là Trung Tướng Dương Văn Minh, ông được 47 tuổi (ông sinh năm 1916). Con số 47.
- Số tướng lãnh nồng cốt của cuộc Đảo Chánh là 8 người (xin chỉ ghi nhận những người đang mang cấp Tướng). Con số 8.
1. Trung Tướng Dương Văn Minh.
2. - Trần Văn Đôn.
3. - Nguyễn Ngọc Lễ.
4. Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm.
5. - Tôn Thất Đính.
6. - Lê Văn Kim.
7. - Phạm Xuân Chiểu.
8. - Mai Hữu Xuân.
- Cuộc Đảo Chánh là ngày 1.11.1963 : 1 + 1 + 1 + 1 + 9 + 6 + 3 = 22. Con số 22.
- Xin ghi nhận theo Lý Số Học : 62 + 47 + 8 + 22 = 139 tức là 1 + 3 + 9 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


8). Con số 13 Định Mệnh :
- Tổng Thống Dương Văn Minh, Tổng Thống VNCH sau cùng và chấm dứt nhiệm vụ vào ngày 30.4.1975 và ông đã có đến chủ tọa Lễ Mãn Khóa 18 của TVBQG/VN (khóa Bùi Ngươn Ngãi) trên cương vị Quốc Trưởng năm 1963. Ông sinh ngày 19 tháng 2 năm 1916.
- Xin ghi nhận theo Lý Số Học :
* Ngày, tháng, năm, sinh của QT/Dương Văn Minh : 19.2.1916 : 1 + 9 + 2 + 1 + 9 + 1 + 6 = 29. Con số 29.
* Chấm dứt nhiệm vụ : 3O.4.1975 : 3 + 4 +1 + 9 + 7 + 5 : 29. Con số 29.
- Kết quả cho thấy : 29 + 29 = 58 tức là 5 + 8 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


9). Con số 13 Định Mệnh :
- Các vị lãnh đạo thuộc phe Quốc Gia Việt Nam, đã có 5 vị ( con số 5), đã đảm nhận vai trò Quốc Trưởng ( không phải là danh xưng Tổng Thống do dân bầu ra qua một Cuộc Bầu Cử Chính Thức). Đó là :
* Quốc Trưởng Bảo Đại (1947, 1948), ông sinh năm 1913. Con số sau cùng 13.
* QT. Dương Văn Minh (1963), ông sinh năm 1916. Con số sau cùng 16.
* QT Nguyễn Khánh (1964), ông sinh năm 1927. Con số sau cùng 27.
* QT Phan Khắc Sửu (1964), ông sinh năm 1901. Con số sau cùng 1.
* Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia Nguyễn Văn Thiệu, ông sinh năm 1923. Con số sau cùng 23
- Tất cả các vị trên (ngoại trừ QT Phan Khắc Sửu), đều đã đến chủ tọa Lễ Mãn Khóa của TVBQG/VN.
- Xin ghi nhận theo Lý Số Học : 5 (vị) + 13 + 16 + 27 + 1 + 23 = 85 tức là 8 + 5 = 13. Con số 13. Định Mệnh.











Ba-Lê, ngày 23 tháng 10 năm 2020.
Ghi lại với sự THẤT VỌNG và MỘT NỖI BUỒN THẬT LỚN.
Nguyễn Vân Xuyên





*** TB : Kính thưa quý vị,
-Tôi đang nghiên cứu, chuẩn đoán và thiết lập các BẢN LÝ SỐ HỌC dành cho VIỆT NAM ( Việt Nam Quốc Nội tức CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ), còn Cộng Đồng Việt Nam tại Hải Ngoại thì chắc quý vị đã biết quá rõ, xin MIẼN BÀN, PHÁP QUỐC và HOA KỲ. Riêng Hoa Kỳ, theo lời yêu cầu của một số Bạn Bè, Thân Hữu ( họ thuộc cả 2 phe Dân Chủ và Cộng Hoà ), hỏi Tôi về KẾT QUẢ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ ( 2020 - 2024 ). Tôi là một người Việt Nam sinh sống tại Pháp, không quan tâm, không có ý kiến, không ủng hộ cá nhân hay đảng phái nào ở Hoa Kỳ ... Nhưng theo LÝ SỐ HỌC mà Tôi chuẩn đoán thì : TỔNG THỐNG HOA KỲ ĐƯƠNG NHIỆM


D. TRUMP SẼ TÁI ĐẮC CỬ NHIỆM KỲ 2 ( 2020 - 2024 ). Điều nầy Tôi đã trả lời cho những Bạn Bè, Thân Hữu ở Hoa Kỳ thuộc cả 2 phe.
- Phe ủng hộ Ông D.TRUMP nói với Tôi rằng : Nếu Ông D. TRUMP tái đắc cử Nhiệm Kỳ 2, sau khi TÌNH TRẠNG CORONA CHẤM DỨT, họ sẽ mời Tôi sang Hoa Kỳ du lịch và vui chơi trong vòng 1 tháng, sẽ đài thọ vé máy bay, ăn, ở và mọi việc vui chơi, du lịch ...
- Kính thưa quý vị. Xin hẹn quý vị trong bài viết tới, với mọi chi tiết TỐT, XẤU theo chuẩn đoàn LÝ SỐ HỌC dành cho Việt Nam, Pháp Quốc và Hoa Kỳ.







Trân trọng kính chào.







Nguyễn Vân Xuyên.

hoài vọng
02-09-2017, 07:46 PM
Hành quân với BĐQ cũng nhiều ( Thiện Ngôn , Tống Lê Chân ) riêng TQLC thì cứ như Lạc Long Quân với Âu Cơ , năm 72 lấy quốc lộ 1 làm ranh giới ...vùng núi giao cho Dù , vùng bãi biển cho TQLC ...vùng nào thì cũng u đầu sứt trán :z51:đến lúc tới Cổ Thành thì Dù te tue phải chuyển cho TQLC dứt điểm .

cuocsi
02-10-2017, 12:00 AM
*
Hành quân với BĐQ cũng nhiều ( Thiện Ngôn , Tống Lê Chân ) riêng TQLC thì cứ như Lạc Long Quân với Âu Cơ , năm 72 lấy quốc lộ 1 làm ranh giới ...vùng núi giao cho Dù , vùng bãi biển cho TQLC ...vùng nào thì cũng u đầu sứt trán đến lúc tới Cổ Thành thì Dù te tue phải chuyển cho TQLC dứt điểm .


Lúc đó, cuốc tui còn là lính mới tò te, trên đường về đơn vị khi đi qua cầu Tha La đã bị thương, đầu quấn một cuộn băng to tướng không đội dược nón sắt...
Tưởng cũng nên nhắc lại một chút về Tha La xóm đạo, một địa danh nhờ một bài hát đã đi vào lịch sử của những hung tàn Việt cộng....
Sau đó, BĐQ đi giải vây quận Trảng Bàng ( tỉnh Hậu Nghỉa ) bị pháo và đánh đặc công gần tan nát, tụi VC chính quy này tham gia cuộc tấn công Sài gòn hôm Têt Mậu Thân, tiểu đoàn tui đi bộ từ khuya, chạy bộ thì đúng hơn, trời tối có thấy gì đâu, súng đạn thì đầy lưng, té phát nào đau phát nấy, kệ mầy, thằng kia cứ chạy...
Đoạn đường mười mấy cây số mà tưởng chừng như lên trời, nhìn xa xa quận Trảng Bàng bốc lửa, ruột gan cồn cào. Tới nơi lúc hừng đông, tiếng súng đạn đã giảm nhiều vì tụi Vc thấy không nuốt được Sư đoàn 25 và Địa phương Quân nên chém về hướng Củ Chi, tính qua sông Vàm vể vùng 4, bị tụi này đuổi sát qua Rỗng Tượng quần một trận Thê thãm, lúc đó Trung tá Mả Thành Nhơn ( hay Đại Tá MÃ Sanh Nhơn, tui không nhớ rỏ lắm ), có đáp trực thăng tại mặt trận trong lúc đạn bắn xuyên hông , tụi này bị kẹt cứng không lên được, ông ta xuống và đi trước phất tay " Lên mấy em, LÊN ! " tụi này hăng máu hét :" XUNG PHONG ! .khúc đuờng trăm mét trở thành số KHÔNG .
Sau đó tiếp tục dọn đẹp tàn quân tụi nó gần CỦ Chi, phối hợp với Thiết giáp và Sư đoàn 25 BB quánh cho tụi nó TAN HÀNG ", hết về Đức hoà, Hậu nghỉa.
Kế tiếp, tụi tui được GMC chuyển qua mặt khác của Củ Chi, giải tỏa về hướng Trị Tâm, Dầu tiếng... Kỳ này mới biết chính xác hơn là mình đụng thứ thiệt chớ không phải tụi du kích vì tụi nó xài hỏa tiểu địa không SA7 bắn rớt 1 chiếc SKYRAIDER của không quân ( 1 trong hai chiếc ) đang từ Biên Hoà với cao độ thấp bay ngang Củ Chi về hướng Tây Ninh, hỏa tiển tầm nhiệt bay theo chiếc khu trục nổ ngay động cơ, máy bay tung từng miếng trên không, tụi này chứng kiến tận mắt cảnh này mà "Bó tay" nhưng vài phút sau khi đám khói trên không tan bớt, chợt thấy " một cánh dù màu cam đang ôm gió " lơ lửng và rớt dần xuống, thì ra chàng phi công đã kịp bay ra buồng lái trước khi bị trúng hỏa tiển... Vì ở xa không đến tiếp cưu được bằng đường bộ nhưng đã báo về Củ Chi, BCH Hành quân xin L19 bao vùng cũng bị SA7 nhưng phi công xà thấp xuống né được, hú hồn ! Ông Pilote này giỏi nghen ! Trực thăng từ căn cứ Củ Chi nhờ L19 hướng dẩn đã bốc được phi công khu trục về an toàn, riêng tui thì sau cú phục kích vài phút sau, B40 và Ak47 nổ tưng bừng, khi nhìn lại áo trận bị lủng một lổ bên hông trái từ trước ra sau lưng, không biết tại mình thiếu ăn áo rộng hay tại...ĐẠN NÓ NÉ MÌNH ? VUI THIỆT "


Chúc mọi người vui buồn với Lính
cuocsi 2017-02-09









Thân chào anh chị và các bạn,
Ngày đầu tuần với nắng ấm tuy ít ỏi nhưng cũng đem lại chút yêu đời sau những ngày mưa gió, mây mù che kín.
Trong tinh thần chia sẻ để học, hiểu, Khoa xin được Hân hạnh gởi đến tất cả anh chị em và các bạn tài liệu về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biên soạn khá đầy đủ của anh Xuyến (ký tên dưới bài).
Trong chúng ta, ai là người hay gia đình mà không có sự liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới các Chiến sĩ Sĩ quan QLVNCH ? Có thể trong chúng ta lại có bạn chính là con em của các danh tướng, hay là các chiến sĩ đã hy sinh trận mạc, có bạn cũng đã từng là sĩ quan trong các quân binh chủng Hải, Lục, Không quân, Thiết giáp, Công binh, Quân cụ, Tiếp vận hay Quân y v.v...
Mong các anh chị và các bạn đón nhận tài liệu để tham khảo và cũng là một hình thức tri ân cho các CHIẾN SĨ, những người đã một thời “Da ngựa bọc thây”, hy sinh xương máu cho nhiều người được sống trong Tự Do no ấm của miền Nam Việt Nam trước 1975 và còn tạo ra những hậu duệ sáng chói trên mọi bình diện trong nước và Hải ngoại.
Mời đọc và chuyển tiếp.
Thân mến.
Khoa


TB: Nếu có thể được thì xin các anh chị và các bạn đóng góp thêm phần hiểu biết của mỗi người để làm cho trang Quân sử thêm giàu đẹp.






TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.



https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=14e662098e&view=fimg&th=175643e0f27e24d7&attid=0.1.1&disp=emb&attbid=ANGjdJ8iT3ny-BBu_G7XJoph_xnSh_v7Hp81SmeVy0pUthcjGlYJYPXuUo8o3Ys A53vvd6LT-lwGBUg0Pe68U6W6e2q5gZ6i2RSLdVGArkiFbLm1IKczSlKKFEc zkY8&sz=w366-h640&ats=1682623943937&rm=175643e0f27e24d7&zw&atsh=1 https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=14e662098e&view=fimg&th=175643e0f27e24d7&attid=0.1.2&disp=emb&attbid=ANGjdJ_843UNTnm_okMyOlKYc0seGZf3wpgKYsm-Q0pg9Ug2NDTY6DXZPLbWw0D7iiRGzAaGI0Y5-w0HgcoeQg2Rxshan6GeaUK9WAmC7-c8QXgYYGF90FpCHyQ0bpM&sz=w390-h640&ats=1682623943937&rm=175643e0f27e24d7&zw&atsh=1



************************************************** *************












* Phần Thứ Nhất : TỔNG QUÁT.










- Thành lập tại Đập Đá, Huế năm 1948 với danh xưng " TRƯỜNG SĨ QUAN VIỆT NAM " ( còn thường được gọi thêm với tên là Trường Sĩ Quan Đập Đá, Huế ), có nhiệm vụ đào tạo các SĨ QUAN HIỆN DỊCH ra trường với cấp bậc THIẾU ÚY HIỆN DỊCH và đảm nhận chức vụ TRUNG ĐỘI TRƯỞNG trong các ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI.
- Kể từ khi được thành lập cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường đã trải qua 3 thời kỳ với những danh xưng khác nhau như sau :
* Trường Sĩ Quan Việt Nam ( 1948 - 1950 ) tại Đập Đá, Huế và đào tạo được hai khóa ( khóa 1 và khóa 2 ).
* Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt ( 1950 - 1959 ) tại Đà-Lạt và đào tạo từ khóa 3 đến khóa 13.
* TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM ( 1959 - 1975 ) tại Đà-Lạt và đào tạo từ khóa 14 đến khóa 31.


- Cuối tháng 3 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ( viết tắt là TVBQG/VN ) di tản về Trường Bộ Binh Long Thành ( Trường đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ) thuộc địa phận quận Long Thành của tỉnh Biên Hòa.
- Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Trường VBQG/VN đã đào tạo được 31 khóa ( riêng khóa 22 được chia thành hai khóa là các khác 22A và 22B ).
- Tổng số sĩ quan được đào tạo từ khóa 1 đến khóa 29 là 6053 sĩ quan ra trường với 6018 Thiếu Úy và 35 Chuẩn Úy.
- Riêng hai khóa 30 và 31 chưa hoàn tất và có 463 Sinh Viên Sĩ Quan ( khóa 30 có 223 SVSQ và khóa 31 có 240 SVSQ ). Và những SVSQ nầy cũng đã cùng đồng đội anh dũng cầm súng chiến đấu chống Cộng cho đến những giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4 năm 1975.


- Theo Nghị Định số 143 NĐ của Thủ Tướng Trần Văn Hữu ký ngày 19 tháng 8 năm 1950, Trường Sĩ Quan Việt Nam được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt.
- Theo Nghị Định số 317/QP/TT ngày 29.7.1959 của Bộ Quốc Phòng, Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt cải danh thành TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM với quy chế của một Trường Đại Học bậc Cao Đẳng Chuyên Nghiệp. Nhiệm vụ đào tạo cung cấp cho QL/VNCH các sĩ quan có căn bản quân sự vững chắc, với trình độ văn hóa bậc Đại Học và thời gian thụ huấn là 4 năm.
- Theo Sắc Lệnh 221/DQT/HC ngày 8.2.1953 và Sắc Lệnh 2018/QP/ND, tuyên dương công trạng TVBQG/VN trước Quân Đội và ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
- Theo Nghị Định 71/QP/CA ngày 21.11.1963 cho TVBQG/VN được mang " Dây Biểu Chương Màu Anh Dũng Bội Tinh ".
- Trong ngày Lễ Mãn Khóa của khóa 27, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên dương công trạng TVBQG/VN trước Quân Đội và trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu cho Quân Kỳ của TVBQG/VN. ( ngày 27.12.1974 ).


- Phương Châm của Sinh Viên Sĩ Quan : " TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY ". Đây là phương châm của người SVSQ và cũng là Kim Chỉ Nam của nghệ thuật chỉ huy. Hay nói cách khác, muốn chỉ huy thuộc cấp thì phải tự thắng mình trước đã.


- HUY HIỆU của TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM :
" Dân tộc Việt Nam, dòng giống Tiên Rồng, với khí phách anh dũng, với truyền thống tự cường, cương quyết gìn giữ giang sơn cẩm tú mà Tổ Tiên đã để lại. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, nơi đào tạo những cán bộ đa năng đa hiệu, có nhiệm vụ kế tục sự nghiệp của Tổ Tiên, rèn luyện tài đức trong tinh thần " Tự Thắng ", quyết tâm tranh đấu cho Chính Nghĩa Tự Do, Nền Độc Lập của Tổ Quốc và Hạnh Phúc của Đồng Bào.


° Rồng vàng : Tục truyền Dân Tộc Việt Nam là dòng giống Tiên Rồng. Màu vàng chỉ sự trang nghiêm cao quý.
° Thanh kiếm : Biểu trưng sức chiến đấu dũng cảm và tinh thần bất khuất của dân tộc.
° Nước Việt Nam màu trắng trên nền xanh : Màu trắng biểu hiệu lòng liêm khiết, sáng suốt, thanh bạch của người cán bộ trong nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi Việt Nam. Màu xanh chỉ sự bao la của biển cả trời xanh, hình nước Việt Nam nằm trên Thái Bình Dương ".


- VÕ BỊ HÀNH KHÚC : ( Tân Khóa Sinh Lê Như Hùng, Khóa 14 ).












Ta đoàn sinh viên Võ Bị Việt Nam,









Đồng hát khúc ca quân hành.









Đoàn sinh viên ta siết chặt dây thân ái,









Gieo khắp đó đây những mầm sống vui.









Đồng thanh ca ta vui hát lên,









Dù gian nan qua bao khó khăn,









Đoàn sinh viên ta vui bước lên. Đi lên, đi lên, đi.









Ta đoàn sinh viên họp đoàn vui sống,









Gieo khắp đó đây khúc ca thanh bình.










* Phần Thứ Hai : CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.






A. Các khóa Sĩ Quan Hiện Dịch chính thức của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam :
1). Khóa 1 : Tên lúc đầu là khóa Bảo Đại và sau đổi tên là khóa Phan Bội Châu. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là ông Phan Văn Giáo, Thủ Hiến Trung Phần Việt Nam.


- Nhập khóa tháng 10 năm 1948 và mãn khóa tháng 5 năm 1949. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 63 và tốt nghiệp là 56 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa là Thiếu Úy Nguyễn Hữu Có.


2). Khóa 2 : Tên khóa là khóa Quang Trung. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Đại Tá Nguyễn Ngọc Lễ.
- Nhập khóa ngày 01.09.1949 đến 07.01.1950. Thời gian thụ huấn là 10 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 109 và tốt nghiệp là 103 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Hồ Văn Tố.


3). Khóa 3 : Tên khóa là khóa Trần Hưng Đạo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 01.10.1950 đến 01.07.1951. Thời gian thụ huấn là 9 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 143 và tốt nghiệp là 135 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Bùi Dzinh.


4). Khóa 4 : Tên khóa là khóa Lý Thường Kiệt. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 01.04.1951 đến 01.12.1951. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 120 và tốt nghiệp là 100 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy : Nguyễn Cao Albert.


5). Khóa 5 : Tên khóa là Hoàng Diệu. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 25.7.1951 đến 20.4.1952. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 250 và tốt nghiệp là 246 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Dương Hiếu Nghĩa.


6). Khóa 6 : Tên khóa là khóa Đinh Bộ Lĩnh. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 16.12.1951 đến 01.10.1952. Thời gian thụ huấn là 9 tháng và 15 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 200 và tốt nghiệp 184 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Lý Tòng Bá.


7). Khóa 7 : Tên khóa là khóa Ngô Quyền. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 16.5.1952 đến 01.02.1953. Thời gian thụ huấn là 8 tháng và 15 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 130 và tốt nghiệp 128 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Trương Quang Ân.


8). Khóa 8 : Tên khóa là khóa Hoàng Thúy Đồng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 27.10.1952 đến 28.6.1953. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 221 và tốt nghiệp 163 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Bá Thìn tự Long.


9). Khóa 9 : Tên khóa là khóa Huỳnh Văn Louis. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
- Nhập khóa ngày 01.03.1953 đến 01.08.1953. Thời gian thụ huấn là 5 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 180 và tốt nghiệp 150 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Thành Toại.


10). Khóa 10 : Tên khóa là khóa Trần Bình Trọng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Bác Sĩ Phan Huy Quát, Bộ Trưởng Quốc Phòng của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam.
- Nhập khóa ngà 01.10.1953 đến 01.6.1954. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 525 và tốt nghiệp 442 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Tấn Đạt.


11). Khóa 11 : Tên khóa là khóa Phạm Công Quân. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt ( lúc bấy giờ Trung Tá Thiệu đang là Chỉ Huy Trưởng đương nhiệm tại trường ).
- Nhập khóa ngày 01.10.1954 đến 01.5.1955. Thời gian thụ huấn là 7 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 188 và tốt nghiệp 162 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Ngô Văn Phát.


12). Khóa 12 : Tên khóa là khóa Cộng Hòa. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 15.10.1955 đến 02.12.1956. Thời gian thụ huấn là 1 năm và 1 tháng + 20 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 163 và tốt nghiệp 147 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Phạm Phùng.





13). Khóa 13 : Tên khóa là khóa Thống Nhất. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 24.4.1956 đến 13.4.1958. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 11 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 210 và tốt nghiệp 198 sĩ quan gồm 179 Thiếu Úy và 19 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Văn Bá.


14). Khóa 14 : Tên khóa là khóa Nhân Vị. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Ngọc Thơ.
- Nhập khóa ngày 04.02.1957 đến 17.01.1960. Thời gian thụ huấn là 3 năm thiếu 17 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa là 138 và tốt nghiệp 128 sĩ quan gồm 124 Thiếu Úy và 4 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Cao Đàm.


15). Khóa 15 : Tên khóa là khóa Lê Lợi. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 05.04.1958 đến 03.06.1961. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 2 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 64 và tốt nghiệp 57 sĩ quan gồm 55 Thiếu Úy và 2 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Võ Trung Thứ.


16). Khóa 16 : Tên khóa là khóa Ấp Chiến Lược. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 23.11.1959 đến 22.12.1962. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 1 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 326 và tốt nghiệp 226 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Bùi Quyền.


17). Khóa 17 : Tên khóa là khóa Lê Lai. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 11.11.1960 đến 30.03.1963. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 4 tháng + 19 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 210 và tốt nghiệp 189 sĩ quan gồm 179 Thiếu Úy và 10 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Vĩnh Nhi.


18). Khóa 18 : Tên khóa là khóa Bùi Ngươn Ngãi. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Trung Tướng Dương Văn Minh.
- Nhập khóa ngày 26.11.1961 đến 28.11.1963. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 2 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 201 và tốt nghiệp 191 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Anh Vũ.


19). Khóa 19 : Tên khóa là khóa Nguyễn Trải. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Đại Tướng Nguyễn Khánh.
- Nhập khóa ngày 23.11.1962 đến 28.22.1964. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 5 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 413 và tốt nghiệp 390 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Võ Thành Kháng.


20). Khóa 20 : Tên khóa là khóa Nguyễn Công Trứ. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 07.12.1963 đến 20.11.1965. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 17 ngyày.
- Số ứng viên nhập khóa 425 và tốt nghiệp 407 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Quách Tinh Cần.


21). Khóa 21 : Tên khóa là khóa Chiến Thắng Nông Thôn. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Chủ Tịch UBLĐ/QG Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 14.12.1964 đến 26.11.1966. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 18 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 249 và tốt nghiệp 235 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Mai Văn Hóa.


22). Khóa 22 : Gồm hai khóa 22A và 22B.
° Khóa 22A : Tên khóa là khóa Huỳnh Văn Thảo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 06.12.1965 đến 02.12.1967. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 4 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 176 và tốt nghiệp 173 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Văn An.
° Khóa 22B : Tên khóa là khóa Trương Quang Ân. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 06.12.1965 đến 12.12.1969. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 6 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 100 và tốt nghiệp 92 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Đức Phống.


23). Khóa 23 : Tên khóa là khóa Nguyễn Đức Phống. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 12.12.1966 đến 18.12.1970. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 6 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 282 và tốt nghiệp 241 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Trần Vĩnh Thuấn.


24). Khóa 24 : Tên khóa là khóa Đỗ Cao Trí. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Thủ Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm.
- Nhập khóa ngày 07.12.1967 đến 17.12.1971. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 10 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 312 và tốt nghiệp 245 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Vũ Xuân Đức.


25). Khóa 25 : Tên khóa là khóa Quyết Chiến Tất Thắng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
- Nhập khóa ngày 10.12.1968 đến 15.12.1972. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 5 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 298 và tốt nghiệp 260 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Anh Dũng.


26). Khóa 26 : Tên khóa là khóa Nguyễn Viết Thanh. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 24.12.1969 đến 18.01.1974. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 24 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 196 và tốt nghiệp 175 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Nguyễn Văn Lượng.


27). Khóa 27 : Tên khóa là khóa Trương Hữu Đức. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 26.12.1970 đến 27.12.1974. Thời gian thụ huấn là 4 năm.
- Số ứng viên nhập khóa 192 và tốt nghiệp 182 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận và Thiếu Úy Lê Mạnh Kha.


28). Khóa 28 : Tên khóa là khóa Nguyễn Đình Bảo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn Bộ Tổng TTM/QLVNCH.
- Nhập khóa ngày 24.12.1971 đến 21.4.1975. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 4 tháng.
- Số ứng viên nhập trường 298 và tốt nghiệp 255 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Hồ Thanh Sơn.


29). Khóa 29 : Tên khóa là khóa Hoàng Lê Cường. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn Bộ TTM/QLVNCH.
- Nhập khóa ngày 29.12.1972 đến 21.4.1975. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 5 tháng.
- Số ứng viên nhập trường 315 và tốt nghiệp 291 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Đào Công Hương.


30). Khóa 30 : Nhập khóa ngày 28.1.1974 đến 30.4.1975 : 223 Sinh Viên Sĩ Quan. ( chưa hoàn tất ).
31). Khóa 31 : Nhập khóa ngày 10.01.1975 đến 30.4.1975 : 24O SVSQ. ( chưa hoàn tất ).


- Căn cứ theo thời gian thụ huấn của các khóa, xin phép được ghi nhận một cách tổng quát như sau :
* Từ khóa 1 đến khóa 11 : đa số từ 7 tháng đến 10 tháng, chỉ có khóa 9 là khóa ngắn nhất là 5 tháng và cũng là khóa ngắn nhất của TVBQGVN.
* Khoảng hơn 1 năm có khóa 12 ( 1 năm và 1 tháng +12 ngày ).
* Khoảng trên, dưới 2 năm có các khóa : 13, 17, 18, 19, 20, 21, 22A và 29.
* Khoảng trên, dưới 3 năm có các khóa 14, 15, 16 và 28.
* Khoảng 4 năm hơn một ít có các khóa 22B, 23, 24, 25, 26 và 27.
* Hai khóa 30 và 31 thì chưa hoàn tất.






* GHI CHÚ ĐẶC BIỆT :
- Theo Nghị Định số 317/QP/TT ngày 29.7.1959 của Bộ Quốc Phòng, Trường VBLQ Đà-Lạt được cải danh thành Trường VBQG/VN với quy chế của một Trường Đại Học Cao Đẳng Chuyên Nghiệp và chương trình huấn luyện 4 năm với Mùa Văn Hóa và Mùa Quân Sự cho mỗi năm.
- Về phương diện huấn luyện, chương trình 4 năm được áp dụng cho khóa 15 ( khai giảng tháng 4 năm 1958 ). Đến năm 1961, tình hình khẩn trương của đất nước được ban hành vì cuộc chống Cộng ngày một gia tăng, sau khi Cộng Sản Bắc Việt cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ( năm 1960 ), một tổ chức bù nhìn, tay sai trá hình của CS Bắc Việt. Theo đề nghị của Bộ TTM và được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp thuận, chương trình huấn luyện được rút ngắn lại còn 3 năm để kịp đáp ứng cho nhu cầu chiến trường và có 4 khóa được huấn luyện trong chương trình nầy là các khóa 14, 15, 16 và 17.
- Sau đó, cũng vì tình hình chiến sự gia tăng ác liệt, chương trình lại rút ngắn còn 2 năm và kéo dài từ 1961 cho đến 1967 và được áp dụng cho các khóa 18, 19, 20, 21 và 22A.
- Do Nghị Định số 2349/NĐ/QP của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký ngày 13.12.1966, chương trình huấn luyện được CẢI TỔ TOÀN DIỆN, thời gian huấn luyện là 4 năm với quy chế của một TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT. Khóa đầu tiên hoàn tất chương trình 4 năm là khóa 22B và các khóa kế tiếp theo là các khóa 23, 24, 25, 26 và 27. Các khóa 22B, 23, 24 và 25 được cấp " VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM " có giá trị tương đương với VĂN BẰNG KỶ SƯ TỐT NGHIỆP từ các TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỶ THUẬT DÂN CHÍNH trong nước. Kể từ tháng 1 năm 1974, tức là khóa 26 và 27, Bộ Giáo Dục VNCH đã chính thức công nhận " VĂN BẰNG CỬ NHÂN KHOA HỌC ỨNG DỤNG " do Trường VBQG/VN cấp cho những sĩ quan tốt nghiệp. Các khóa 28 và 29 thì ra trường sớm hơn 4 năm và các khóa 30 và 31 thì chưa hoàn tất.


- Cũng xin được nói thêm : Từ những khóa đầu, trường đã cung cấp sĩ quan cho cả 3 quân chủng Hải, Lục và Không Quân; một số ít SVSQ được chọn quân chủng trước ngày mãn khóa. Kể từ khóa 16, vào năm thứ hai, Bộ TTM cho trắc nghiệm tâm lý SVSQ để sau khi mãn khóa tại TVBQG/VN, những SVSQ thích hợp sẽ có thể được chuyển qua Hải Quân hoặc Không Quân. Từ tháng 12 năm 1970, TVBQG/VN thực sự thi hành nhiệm vụ huấn luyện các sĩ quan hiện dịch cho Hải, Lục và Không Quân ngay từ trong Trường. Chương trình HUẤN LUYỆN LIÊN QUÂN CHỦNG được áp dụng kể từ khóa 25 ( 1968 - 1972 ); trước khi sang năm thứ 3, SVSQ được qua một cuộc trắc nghiệm do Bộ TTM thực hiện để tuyển chọn theo học Hải Quân, Lục Quân hoặc Không Quân trong 2 năm cuối cùng.


B. CÁC KHÓA ĐẶC BIỆT THỤ HUẤN QUÂN SỰ TẠI TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM :
- Ngoài nhiệm vụ chính đào tạo các Sĩ Quan Hiện Dịch làm nòng cốt cho quân đội, Trường VBQG/VN còn huấn luyện các khóa sau đây :
* Các khóa SĨ QUAN TRỪ BỊ :
1). Khóa 3 Phụ Trừ Bị mang tên Khóa Đống Đa :
- Nhập khóa ngày 11.9.1953 đến 16.3.1954.
- Có 119 Thiếu Úy Trừ Bị tốt nghiệp và Thủ Khoa là Thiếu Úy Nguyễn Xuân Diệu.


2). Khóa 4 Phụ Trừ Bị mang tên Khóa Cương Quyết :
- Nhập khóa ngày 19.3.1954 đến 01.10.1954.
- Có 300 Thiếu Úy Trừ Bị tốt nghiệp và Thủ Khoa là Thiếu Úy Ngô Văn Lợi
*** Hai khóa Sĩ Quan Trừ Bị nầy thụ huấn quân sự tại Trường VBQG/VN và khi mãn khóa sẽ trở về làm Lễ Mãn Khóa tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ( tức là tại Trường Mẹ Thủ Đức ).


* Các khóa ĐẶC BIỆT KHÁC :
1). Khóa Cấp Tốc Trung Đội Trưởng Hiện Dịch :
- Nhập khóa đầu tháng 6 năm 1954 và mãn khóa ngày 01.10.1954.
- Có 210 Chuẩn Úy Hiện Dịch tốt nghiệp.
2). Khóa Vưong Xuân Sỹ :
- Nhập khóa giữa năm 1955 và mãn khóa tháng 11 năm 1955.
- Có 200 Chuẩn Úy Hiện Dịch tốt nghiệp và Thủ Khoa là Chuẩn Úy Nguyễn Văn Ngà.
3). Các khóa Sĩ Quan Quân Y.( Huấn luyện quân sự ).
4). Khóa Huấn Luyện Viên.
5). Khóa Đại Đội Trưởng.
6). Huấn Luyện Quân Sự cho các khóa Quốc Gia Hành Chánh.
7). Huấn Luyện Quân Sự cho các khóa Tuyên Úy Quân Đội.
8). Các khóa Quân Sự Học Đường cho học sinh Trường Grand Lycée Yersin Dalat và sinh viên Viện Đại Học Đà-Lạt.


* Phần Thứ Ba : CÁC VỊ CHỈ HUY TRƯỞNG CỦA TRƯỜNG VÕ VỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.


- Ngoài những Chỉ Huy Trưởng người Pháp từ năm 1948 đến 1954, có 13 nhiệm kỳ Chỉ Huy Trưởng là những SÍ QUAN VIỆT NAM cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Những Chỉ Huy Trưởng Việt Nam gồm có ( Cấp bậc hiện tại trong chức vụ đương nhiệm ) :
1). Trung Tá NGUYỄN VĂN CHUÂN, từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 3 năm 1955.
2). Trung Tá NGUYỄN VĂN THIỆU, từ tháng 3 năm 1955 đến tháng 7 năm 1957.
3). Trung Tá HỒ VĂN TỐ, từ tháng 7 năm 1957 đến tháng 7 năm 1958.
4). Trung Tá NGUYỄN VĂN THIỆU ( lần thứ hai ), từ tháng 7 năm 1958 đến tháng 2 năm 1959.
5). Thiếu Tướng LÊ VĂN KIM, từ tháng 2 năm 1959 đến ngày 12.11.1960.
6). Trung Tá TRẦN NGỌC HUYẾN, từ 12.11.1960 đến 05.01.1964.
7). Thiếu Tướng TRẦN TỬ OAI, từ 05.01.1964 đến tháng 6 năm 1964.
8). Đại Tá TRẦN VĂN TRUNG, từ tháng 6 năm 1964 đến tháng 12 năm 1964.
9). Chuẩn Tướng NGUYỄN VĂN KIỂM, từ tháng 12 năm 1964 đến tháng 9 năm 1965.
10). Đại Tá LÂM QUANG THƠ, từ tháng 9 năm 1965 đến 19.11.1966.
11). Đại Tá ĐỖ NGỌC NHẬN, từ 19.11.1966 đến tháng 7 năm 1968.
12). Thiếu Tướng LÂM QUANG THI, từ tháng 7 năm 1968 đến 14.4.1972. ( Trong thời gian đảm nhận chức vụ Chỉ Huy Trưởng, ông được thăng cấp Trung Tướng vào ngày 1.11.1971 ).
13). Thiếu Tướng LÂM QUANG THƠ ( lần thứ hai ), từ 14.4.1972 đến 30.4.1975.


* Phần Thứ Tư : CƠ CẤU TỔ CHỨC .
- Cơ cấu tổ chức của Trường VBQG/VN thay đổi theo từng gia đoạn và nhu cầu huấn luyện. Ban đầu Trường còn đơn sơ, chỉ có một Chỉ Huy Trưởng, một số nhỏ sĩ quan huấn luyện viên và quân nhân yểm trợ.
- Khi trường dời về Đà-Lạt, với số khóa sinh gia tăng và chương trình huấn luyện quy củ hơn, cơ cấu tổ chức cũng được thay đổi cho thích hợp.
- Kể từ khi có chương trình huấn luyện văn hóa, trường tổ chức thành 4 khối :
1). Khối Chỉ Huy & Tham Mưu sau đổi thành Bộ Chỉ Huy và Ban Tham Mưu.


2). Khối Huấn Luyện Quân Sự, sau đổi thành Quân Sự Vụ.
3). Khối Huấn Luyện Văn Hóa, sau đổi thành Văn Hóa Vụ.
4). Khối Yểm Trợ và Công Vụ, sau đổi thành Tiểu Đoàn rồi Liên Đoàn Yểm Trợ.





- Cả 4 khối nhầm vào mục đích duy nhất là huấn luyện và yẻm trợ Sinh Viên Sĩ Quan trong suốt thời gian thụ huấn tại trường. trong cơ cấu tổ chức, các đơn vị SVSQ trực thuộc khối Quân Sự Vụ.
- Căn cứ vào những năm sau cùng và đặc biệt với " Chương Trình Huấn Luyện Đặc Biệt Cải Tổ Toàn Diện Đúng 4 Năm " cho các khóa 22B, 23, 24, 25, 26 và 27, xin được ghi lại một cách TỔNG QUÁT và CƠ BẢN về Cơ Cấu Tổ Chức của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam như sau :


A. BỘ CHỈ HUY và THAM MƯU :
- Đây là cơ quan đầu não trong trách nhiệm chỉ huy, đặt kế hoạch và kiểm soát tổng quát việc huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan.
- Bộ Chỉ Huy và Tham Mưu gồm có : Chỉ Huy Trưởng, Chỉ Huy Phó, Tham Mưu Trưởng và Ban Tham Mưu.


B. VĂN HÓA VỤ :
- Gồm có Văn Hóa Vụ Trưởng, Văn Hóa Vụ Phó, một Phòng Điều Hành ( có vị Trưởng Phòng ), phụ trách Hành Chánh và các Khoa Trưởng của 9 Phân Khoa cùng các Giảng Viên cho các môn.
- 9 Phân Khoa của Văn Hóa Vụ gồm có :
1). Khoa Anh Văn.
2). Khoa Cơ Khí.
3). Khoa Công Chánh.
4). Khoa Khoa Học.
5). Khoa Khoa Học Xã Hội.
6). Khoa Kỹ Thuật Điện.
7). Khoa Kỹ Thuật Quân Sự.
8). Khoa Nhân Văn.
9). Khoa Toán.
- Được biết rằng : Kể từ năm 1956 ( khóa 13 ) đến năm 1975 ( khóa 31 ), có 6 vị Văn Hóa Vụ Trưởng phục vụ tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và có khoảng 30 giảng viên ( vào năm 1961 ), đã tăng lên 160 giảng viên vào năm 1975 đã giảng dạy tại Trường VBQG/VN.


C. QUÂN SỰ VỤ :
- Gồm có Quân Sự Vụ Trưởng, Quân Sự Vụ Phó, Trưởng Phòng Điều Hành Quân Sự Vụ ( bên dưới có Trưởng Ban Kế Hoạch, Quản Trị, Huấn Đạo và Hỏa Thực ), các Sĩ Quan Cán Bộ trông coi SVSQ theo từng Đại Đội và Tiểu Đoàn và Phòng Huấn Luyện Quân Sự.
- Đặc biệt, Phòng Huấn Luyện Quân Sự ( do một Trưởng Phòng chỉ huy ), gồm có : Phòng Điều Hành ( đứng đầu là một Trưởng Phòng ) và 4 Khoa Huấn Luyện ( gồm Trưởng Khoa và các Huấn Luyện Viên ), và có thêm Khoa Thể Chất ( có Trưởng Khoa và các Huấn Luyện Viên ).
- Các Khoa Huấn Luyện gồm có :
1). Khoa Chiến Thuật.
2). Khoa Vũ Khí - Tác Xạ.
3). Khoa Tổng Quát : Địa Hình, Cứu Thương ...
4). Khoa Binh Chủng : Công Binh, Truyền Tin, Pháo Binh, Thiết Giáp.
5). Khoa Thể Chất : Thể Dục, Thể Thao, Kiếm Thuật, Kỵ Mã và Võ Thuật.
- Ngoài ra, còn có thêm phần huấn luyện : Huấn Luyện Đạo Đức và Lãnh Đạo, Huấn Luyện Liên Quân Chủng.
- Quân Sự Vụ Trưởng chịu trách nhiệm trước Chỉ Huy Trưởng về việc Huấn Luyện Quân Sự và Điều Hành Trung Đoàn SVSQ.


- Song song với việc huấn luyện Quân Sự và Thể Chất là việc điều hành Liên Đoàn SVSQ. Tám ( 8 ) sĩ quan cán bộ đại đội trưởng được chỉ định trông coi 8 đại đội SVSQ thuộc 2 tiểu đoàn. Hai ( 2 ) sĩ quan cán bộ tiểu đoàn trưởng, mỗi vị phụ trách một tiểu đoàn. Từ năm 1971, khi có thêm chương trình huấn luyện SVSQ Hải Quân và Không Quân tại trường, Trung Đoàn SVSQ có thêm 1 đại đội Hải Quân và 1 đại đội Không Quân, nâng tổng số Sĩ Quan Cán Bộ thành 10 Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng.


- Bắt đầu từ khóa 22B, sau khi khóa 24 nhập học (tháng 12 năm 1967), trường có 3 khóa với số SVSQ khoảng 600 người. Liên Đoàn SVSQ được đổi thành Trung Đoàn SVSQ, vẫn gồm 2 Tiểu Đoàn với 4 Đại Đội SVSQ cho mỗi Tiểu Đoàn.
- Từ khi khóa 25 nhập học (tháng 12 năm 1968), trường có luôn 4 khóa, Trung Đoàn SVSQ có 10 Đại Đội SVSQ với hơn 1000 người.SVSQ Cán Bộ Trung Đoàn Trưởng ( chịu trách nhiệm trước Quân Sự Vụ Trưởng ), và bên cạnh có thêm SVSQ Tham Mưu Trung Đoàn, gồm Ban 1, Ban 2, Ban 3, Ban 4 và Ban 5 tương tự như ở cấp Tiểu Đoàn.


- Về HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY thì được biết rằng : Trong gia đoạn Trường có 2 danh xưng : Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt (từ khóa 12 đến khóa 14) và Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (từ khóa 14 đến khóa 31). Bắt đầu từ khóa 12, Hệ Thống Tự Chỉ Huy được thành lập. Theo thời gian, đơn vị SVSQ được thay đổi có :
* Tiểu Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Tiểu Đội Trưởng chỉ huy.
* Trung Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Trung Đội Trưởng chỉ huy.
* Đại Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Đại Đội Trưởng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng, và bên cạnh có thêm SVSQ Tham Mưu Ban 4 (Tiếp Liệu) của Đại Đội.
* Tiểu Đoàn SVSQ do SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước một Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng, và bên vạng có các SVSQ Tham Mưu Tiểu Đoàn : Ban 1 phụ trách Quân Số, Ban 3 lo Nghi Lễ, Ban 4 lo Tiếp Liệu và Ban 5 lo Văn Nghệ.


- PHÙ HIỆU SINH VIÊN SĨ QUAN : Phù Hiệu của SVSQ được thực hiện từ khóa 12 cùng với bộ đại lễ mới với ý nghĩa :
* Ngôi Sao : Tượng trưng cho sự lãnh đạo. Sĩ Quan xuất thân từ TVBQG/VN chẳng những là cấp chỉ huy quân sự thời chiến mà còn là một cán bộ xây dựng quốc gia trong thời bình. Ngôi Sao, soi sáng người SVSQ trên con đường binh nghiệp mà họ đã chọn phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc.
* Ngọn Lửa : Biểu tượng cho bầu nhiệt huyết của người SVSQ, hăng say và dũng cảm trong nhiệm vụ.
* Cành Trúc : Tiêu biẻu tiết tháo của người quân tử.
* Cung Kiếm : Tượng trưng cho võ nghiệp, biểu thị tinh thần và ý chí của người SVSQ trong sứ mạng bảo vệ đất nước.
* Hàng chữ TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY là phương châm của người SVSQ, mang ý nghĩa : Muốn chỉ huy người khác trước hết phải tự thắng bản thân


- Phù Hiệu SVSQ được gắn trên mũ lưỡi trai (casquette) và được thêu trên mũ dạ (béret) của SVSQ. Phương châm " Tự Thắng Để Chỉ Huy " được xử dụng trên các văn thư và tài liệu của Trường, sau đó được ghi trên phù hiệu mũ lưỡi trai. Mũ lưỡi trai được dùng với các quân phục đại lễ, tiểu lễ và dạo phố. Mũ dạ được dùng với quân phục làm việc trong Mùa Văn Hóa. Trong Mùa Quân Sự, SVSQ dùng mũ tác chiến bằng vải, có cấp hiệu Alpha ở phía trước mũ.





D. LIÊN ĐOÀN YỂM TRỢ :
- Các đơn vị yểm trợ và công vụ phụ trách tất cả các phần hành yẻm trợ cho đời sống và việc học hành của SVSQ trong thời gian thụ huấn. Các thành phần nầy gồm : quân nhu, quân cụ, quân nhạc, an ninh và phụ tá huấn luyện tại các bãi tập quân sự.
- Có 2 đại đội Địa Phương Quân để lo canh phòng an ninh và diễn tập trong việc huấn luyện quân sự tại trường.
- Có một Đội Kỵ Mã do Trung Úy Nguyễn Văn Rồng (Thiết Giáp) phụ trách giảng dạy và thực tập vào mỗi chiều Thứ Bảy.


* Phần Thứ Năm : CÁC TƯỚNG LÃNH QL/VNCH XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
- Từ khi thành lập năm 1948 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường VBQG/VN với hơn 6000 sĩ quan tốt nghiệp và 463 SVSQ (của 2 khóa 30 và 31 chưa hoàn tất), đã cung ứng 61 vị Tướng Lãnh cho QLVNCH. Ngoài những vị Tướng Lãnh và 463 SVSQ, những sĩ quan tốt nghiệp còn lại đã mang những cấp bậc từ Thiếu Úy đến Đại Tá trong QL/VNCH.
- Trong số 61 vị Tướng Lãnh (kể cả những vị Tướng Lãnh Truy Thăng), xin được ghi nhận như sau : Cấp Trung Tướng có 19 vị, cấp Thiếu Tướng có 18 vị và cấp Chuẩn Tướng có 24 vị.
- Ghi nhận theo các khóa tốt nghiệp ( các khóa có Tướng Lãnh tốt nghiệp : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 12) :


* Khóa 1: Có 9 vị gồm 5 Trung Tướng, 3 Thiếu Tướng và 1 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu : Tổng Thống VNCH (1967-1975).
2). - Trần Văn Trung : Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ TTM/QLVNCH. (1966-1975).
3). - Đặng Văn Quang : Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (1968-1975).
4). - Nguyễn Hữu Có : Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (28.4.1975).
5). - Tôn Thất Đính : Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 ( từ 9.4.1966 đến 15.5.1966).
6) Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân : Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 (từ 13.3.1966 đến 8.4.1966).
7). - Tôn Thất Xứng : Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Quân Sự ( từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 11 năm 1966).
8). - Bùi Đình Đạm : Tổng Giám Đốc Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng (1965 - 1975).
9). Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận : Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh ( từ 10.3.1966 đến 19.6.1966).


* Khóa 2 : Có 10 vị gồm 3 Trung Tướng, 5 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Ngô Du : Trưởng Đoàn Quân Sự Ban LHQS 4 Bên Trung Ương (1973-1974).
2). - Nguyễn Văn Mạnh : Tổng Tham Mưu Phó/An Ninh Phát Triển (1974-1975).
3). - Trần Thanh Phong: Phụ Tá Thủ Tướng VNCH (16.10.1972-1.12.1972) &Truy Thăng.
4). Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao : Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 (15.5.1966-30.5.1966).
5). - Hoàng Văn Lạc : Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ Quân Khu 1 (1972-1975).
6). - Lê Ngọc Triển : Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ TTM (1972-1975).
7). - Hồ Văn Tố : Chỉ Huy Trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức (27.7.1961- 19.5.1962).
8). - Nguyễn Thanh Sằng : Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương QĐ4, QK4 (1972 - 1973).
9).Chuẩn Tướng Lê Trung Tường : Tham Mưu Trưởng QĐ3, QK3 ( tháng 4 năm 1975).
10). - Nguyễn Thành Hoàng : Chánh Thanh Tra QĐ2, QK2 ( 1972 -1973).


* Khóa 3 : Có 10 vị gồm 4 Trung Tướng, 2 Thiếu Tướng và 4 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm : Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (1972 - 1975).
2). - Lữ Lan : Tổng Thanh Tra Bộ TTM/QLVNCH (1970-1975).
3) - Lâm Quang Thi : Tư Lệnh Tiền Phương QĐ1, QK1 (1972 - 1975).
4). - Nguyễn Xuân Thịnh : Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QL/VNCH ( 1972 - 1975 ).
5). Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu : Tư Lệnh Phó QĐ3, QK3 ( 1973 - 1975 ).
6). - Lâm Quang Thơ : Chỉ Huy Trưởng Trường VBQG/VN ( 1972 - 1975 ).
7). Chuẳn Tướng Võ Dinh : Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân ( 1967 - 1975 ).
8). - Lý Bá Hỷ : Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô ( 1968 - 1975 ).
9). - Nguyễn Ngọc Oánh : Chỉ Huy Trưởng TTHL/ Không Quân Nha Trang ( 1969 - 1975 ).
10). - Nguyễn Văn Phước : Phụ Tá Tư Lệnh QĐ4, QK4 ( 1965 - 1971 ). Truy Thăng.


* Khóa 4 : Có 6 vị gồm 2 Trung Tướng, 3 Thiếu Tướng và 1 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Nguyễn Văn Minh: Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô ( tứ 24.3.1975 - 30.4.1975 ).
2). - Nguyễn Viết Thanh : Tư Lệnh Vùng 4 & QĐ4, QK4 ( 1968 -1970 ) . Truy Thăng.
3). Thiếu Tướng Đào Duy Ân : Tư Lệnh Phó QĐ3, QK3 ( 1970 - 1975 ).
4). - Phan Đình Niệm : Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
5). - Nguyễn Cao Albert : Đổng Lý Văn Phòng QT Nguyễn Khánh ( 1964 - 1965 ).
6). Chuẩn Tướng Đỗ Kiến Nhiễu : Đô Trưởng Sài-Gòn ( 1968 - 1975 ).







* Khóa 5 : Có 11 vị gồm 5 Trung Tướng, 2 Thiếu Tướng và 4 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Phan Trọng Chinh : Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy & Tham Mưu ( 1974 - 1975 ).
2). - Dư Quốc Đống : Tư Lệnh QĐ3 và QK3 ( 1.11.1974 - 5.1.1975 ).
3). - Nguyễn Vĩnh Nghi : Tư Lệnh Tiền Phương QĐ3, QK3 ( 4.4.1975 - 30.4.1975 ).
4). - Phạm Quốc Thuần : Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang ( tháng 11 năm 1974 - 30.4.1975 ).
5). - Nguyễn Văn Toàn : Tư Lệnh Vùng 3 CT & QĐ3, QK3 ( 2.11.1975 - 28.4.1975 ).
6). Thiếu Tướng Trần Bá Di : Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ( 1.11.1974 - 3O.4.1975 ).
7). - Đỗ Kế Giai : Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân QL/VNCH ( tháng 8 năm 1972 đến 30.4.1975 ).
8). Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quay ; Tham Mưu Trưởng QĐ4, QK4 ( tháng 6 năm 1973 đến 30.4.1975 ).
9). - Trần Văn Cẩm : Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh QĐ2 ( tháng 1 năm 1975 đến 30.4.1975 ).
10). - Lê Văn Tư : Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh ( 25.1.1972 đến 7.11.1973 ).
11). - Lê Đức Đạt : Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh ( 1.3.1972 đến 24.4.1972 ). Truy Thăng.


* Khóa 6 : Có 4 vị gồm 3 Chuẩn Tướng và 1 Phó Đề Đốc :
1). Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá : Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh ( 1974 - 1975 ).
2). - Trần Quang Khôi : Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ( 1973 - 1975 ).
3). - Trần Đình Thọ : Trưởng Phòng 3 Bộ TTM:QLVNCH ( 1965 - 1975 ).
4). Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy : Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân ( 1974 - 1975 ).


* Khóa 7 : Có 3 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng :
1). Thiếu Tướng Trương Quang Ân : Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ( 1966 - 1968 ).
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Hai : Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh ( 1974 - 1975 ).
3). - Lê Văn Thân : Tư Lệnh Phó QK2 ( 1974 - 1975 ).


* Khóa 8 : Có 3 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng :
1). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú : Tư Lệnh Vùng 2 & QĐ2,QK2 ( 1974 - 1975 ).
2). Chuẩn Tướng Huỳnh Thới Tây: Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH ( 1969 - 1975 ).
3). - Lý Đức Quân : Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh ( 1971 -1973 ) .Truy Thăng.


* Khóa 10 : Có 4 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 3 Chuẩn Tướng :
1). Thiếu Tướng Lê Minh Đão : Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt : Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
3). - Vũ Văn Giai : Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh ( 1971 - 1972 ).
4). - Trương Hữu Đức : Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh ( 1971 - 1972 ).


* Khóa 12 : Có 1 vị là Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường : Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh ( tháng 11 năm 1974 - 30.4.1975 ).







https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=14e662098e&view=fimg&th=175643e0f27e24d7&attid=0.1.3&disp=emb&attbid=ANGjdJ-A7rjyG1eIRreFDxPsOehmYN-ndHtjxUEeiSywzs9gBAtmr5Cg5jqPjtGnZZiodxDNjWE8wxuJ3 xehICTbn7ScFmCU7M9FQ0B_S8SSWyyWQ7ht_Ynh_wH__4Y&sz=w430-h640&ats=1682623943942&rm=175643e0f27e24d7&zw&atsh=1



* Phần Thứ Sáu : TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI THIÊN ANH HÙNG CA ... VỊ QUỐC VONG THÂN.


A. Những Sĩ Quan tốt nghiệp THỦ KHOA đã Anh Dũng Hy Sinh trên Chiến Trường:




- Có 5 sĩ quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tốt nghiệp Thủ Khoa đã tình nguyện gia nhập các Đơn Vị Chiến Đấu và đã Anh Dũng hy sinh trên chiến trường. Trong số nầy có 4 sĩ quan đã tử trận rất sớm và có người là người chết đầu tiên của khóa mình.
- Những sĩ quan đã hy sinh nầy gồm có :


1). Cố Thiếu Tướng TRƯƠNG QUANG ÂN :
- Thủ Khoa của khóa 7 ( Ngô Quyền ), ra trường ngày 01.02.1953.
- Ngày 24.11.1966 : Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh.
- Ngày 19.6.1968 : vinh thăng Chuẩn Tướng.
- Ngày 8.9.1968 ( lúc 10 giờ 30 phút sáng ), cùng với Phu Nhân bị tử nạn công vụ trên trực thăng tại tỉnh Quảng Đức trên đường bay thăm viếng và ủy lạo các đơn vị đang hành quân và Ông được vinh thăng Thiếu Tướng.
- Được biết Phu Nhân của Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân là Bà Dương Thị Kim Thanh. Bà nguyên là 1 trong 9 Nữ Quân Nhân đầu tiên của Binh Chủng Nhảy Dù QL/VNCH và Bà giải ngũ khi còn là Chuẩn Úy.


2). Cố Trung Úy NGUYỄN ANH VŨ :
- Thủ Khoa khóa 18 ( khóa Bùi Ngươn Ngãi ), ra trường ngày 23.11.1963 với cấp bậc Thiếu Úy.
- Thuộc Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, hy sinh tại chiến trường Miền Đông Nam Phần vào tháng 8 năm 1964, chỉ khoảng 6 tháng sau ngày ra trường và được vinh thăng Cố Trung Úy.


3). Cố Trung Úy VÕ THÀNH KHÁNG :
- Thủ Khoa khóa 19 ( khóa Nguyễn Trải ), ra trường ngày 28.11.1964 với cấp bậc Thiếu Úy.
- Thuộc Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, hy sinh tại chiến trường Bình Giã ( tỉnh Phước Tuy ) ngày 31.12.1964 cùng với Thiếu Úy Thủy Quân Lục Chiến NGUYỄN VĂN HÙNG ( cùng khóa 19 ).
- Trước đó, ngày 28.12.1964, Thiếu Úy Biệt Động Quân NGUYỄN THÁI QUAN ( cùng khóa 19 ) cũng đã hy sinh tại chiến trường Bình Giã.
- Cả 3 sĩ quan của khóa 19 đã hy sinh tại Bình Giã và được vinh thăng Cố Trung Úy. Đây là những sĩ quan hy sinh sốm nhất của khóa 19 ... chỉ khoảng hơn 1 tháng kể từ ngày ra trường.


4). Cố Trung Úy NGUYỄN ĐỨC PHỐNG :
- Thủ Khoa khóa 22B ( khóa Trương Quang Ân ), ra trường ngày 12.12.1969 với cấp bậc Thiếu Úy.
- Thuộc Binh Chủng Thiết Giáp và đã hy sinh trong năm 1970 tại chiến trường Campuchia và được vinh thăng Cố Trung Úy.


5). Cố Trung Úy HOÀNG VĂN NHUẬN :
- Thủ Khoa khóa 27 ( khóa Trương Hữu Đức ), ra trường ngày 27.12.1974.
- Chọn đơn vị thuộc Binh Chủng Thiết Giáp và đang theo học tại Trường Thiết Giáp.
- Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Việt Cộng tấn công vào trường Thiết Giáp, Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận đã anh dũng chiến đấu cùng đồng đội chống lại Cộng Quân và đã anh dũng hi sinh và được vinh thăng Cố Trung Úy.




B. TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI BIẾN CỐ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975 :



- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ông Dương Văn Minh, vị Tổng Thống cuối cùng của VNCH tuyên bố ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN và ra lệnh cho tất cả các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa BUÔNG SÚNG TẠI CHỖ và BÀN GIAO ĐƠN VỊ LẠI CHO VIỆT CỘNG
( Ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống VNCH vì những áp lực chính trị hoàn toàn thất lợi và đầy oan khiên khổ đau cho miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa ).
- Có một số đơn vị của QL/VNCH đã KHÔNG CHẤP NHẬN ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN, KHÔNG CHỊU BUÔNG SÚNG và tiếp tục CHIẾN ĐẤU ĐẾN NHỮNG VIÊN ĐẠN, ĐẾN NHỮNG GIỌT MẮU CUỐI CÙNG .
- Đã có NHỮNG CHIẾN SĨ ANH HÙNG của QL/VNCH bị chết, hy sinh trên chiến trận, bị bắt và bị CS xử tử ... và có những người đã CAN ĐẢM TỰ SÁT để giữ tròn khí tiết anh hùng của QL/VNCH ... trong đó có NHỮNG SĨ QUAN XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
- Xin được ghi lại một số Chiến Sỉ Anh Hùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ( chấc chắn còn nhiều thiếu sót ...) :


1). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ( khóa 8 TVBQG/VN ) : Tư Lệnh Vùng 2 CT & QĐ2, QK2, tự sát ngày 30.4.1974 tại Sài-Gòn.
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Hai (khóa 7) : Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB, tự sát tại Căn Cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho ) ngày 30.4. 1975.
3). Thiếu Tá Nguyễn Văn Chúc (khóa 8) : Thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ TTM, tự sát ngày 30.4.1975 tại Sài-Gòn.
4). Trung Tá Nguyễn Xuân Tiêu (khóa 8) : Tuẩn tiết tháng 4 năm 1975 tại tỉnh Bình Định.
5). Đại Tá Phạm Tường Chinh (khóa 8) : Tuẩn tiết tại tư gia ở Sài-Gòn ngày 30.4.1975.
6). Trung Tá Nguyễn Định Chi (khóa 10) : Phụ Tá Chánh Sở 3 An Ninh Quân Đội, tuẩn tiết ngày 30.4.1975.
7). Đại Tá Nguyễn Bùi Quang (khóa 8) : Tự sát ngày 30.4.1975.
8). Trung Tá Nguyễn Văn Đức ( khóa 11) : Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Giao Thông Công Lộ, tự sát ngày 30.4.1975 tại Sài-Gòn.
9). Trung Tá Võ Văn Đường (khóa 11) : Chỉ Huy Trưởng CSQG tỉnh Chương Thiện, không đầu hàng, chiến đấu đến cùng, bị bắt và bị CS xử tử tại tỉnh Chương Thiện ngày 30.4.1975.
10). Thiếu Tá Lê Vĩnh Xuân (khóa 10) : Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Quân Báo của Biệt Khu Thủ Đô, tự sát cùng vợ, con tại Sài- Gòn ngày 30.4.1975.
11). Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (khóa 16) : Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42 Sư Đoàn 22 BB, tự sát ngày 2.4.1975 tại Qui-Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
12 Trung Tá). Phan Ngọc Lương (khóa 17) : Không trình diện CS sau 30.4.1975, tham gia các Tổ Chức Phục Quốc, chống Cộng, bị CS bắt và xử tử tại Huế ngày 9.9.1979.
13). Thiếu Tá Phạm Văn Thái (khóa 20) : Tự sát tại tư gia ở tỉnh Ninh Thuận vào trưa ngày 2.4.1975 sau khi nghe tin tỉnh Khánh Hòa bị thất thủ.
14). Thiếu Tá Huỳnh Túy Viên (khóa 20) : Quận Trưởng quận Đầm Dơi tỉnh An Xuyên (Cà-Mau), bị bắt và bị xử tử tại Sân Vận Động Cà-Mau ngày 30.4.1975. Anh đã can đảm không cho kẻ thù bịt mắt khi súng hướng về phía Anh và đã anh dũng hô to " Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm " khi bị xử bắn.
15). Thiếu Tá Tôn Thất Trân (khóa 20) : Gốc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, là em trai của Đại Tá Tôn Thất Soạn, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Thiếu Tá Trân là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Địa Phương Quân/ Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Không đằu hàng CS, chiến đấu đến cùng, bị bắt và bị xử tử ngày 30.4.1975 tại Hậu Nghĩa. Anh đã anh dũng chửi thẳng vào mặt kẻ thù CS " Chúng mày là bọn không có chính nghĩa " trước khi bị xử bắn.
16). Đại Úy Hoàng Đình Đạt (khóa 20) :Trưởng Ban 4 của Trung Đoàn 52 Sư Đoàn 18BB, Anh đã có giấy nghỉ phép trong tay, nhưng trước tình hình chiến sự ác liệt của Mặt Trận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh, anh đã tình nguyện ở lại chiến đấu cùng đồng đội và đã hy sinh tại mặt trận vào ngày 30.4.1975.
17). Đại Úy Trịnh Lan Phương (khóa 21) : Thuộc Phủ Tổng Thống VNCH, tự sát ngày 30.4.1975 tại Sài-Gòn.
18). Đại Úy Hoàng Trọng Khuê (khóa 21) : Sau ngày 30.4.1975, không trình diện CS, tham gia các Tổ Chức Phục Quốc, chống Cộng, bị bắt năm 1978, rồi bị giam cầm, hành hạ dã man và bị xử bắn ngày 14.6.1980 tại Gò Cả tỉnh Quảng Nam.
19). Trung Úy Quách Văn Sở (khóa 24) : Thuộc binh chủng Nhảy Dù, ngày 26.4.1975 có giấy nghỉ phép nhưng không đi, trở vào Trại Hoàng Hoa Thám Nhảy Dù, cùng đồng đội chiến đấu và hy sinh vào ngày 30.4.1975.
20). Trung Úy Nguyễn Đình Giang (khóa 25) : Đại Đội Trưởng Đại Đội Trinh Sát của Trung Đoàn 50, Sư Đoàn 25 BB, chiến đấu đến cùng và tự sát vào ngày 30.4.1975 tại Cầu Khởi tỉnh Tây Ninh.
21).Trung Úy Vy Văn Đạt (khóa 25) : Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân, bị thương và tự sát ngày 30.4.1975.
22). Các Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thành, Phạm Ngọc Châu, Lê Khán Chiến và Nguyễn Ngọc Lợi, là các Tân Sĩ Quan của khóa 28, đáo nhận đơn vị vào ngày 21.4.1975, họ đã cùng đồng đội anh dũng chiến đấu đến những viên đạn, giọt máu cuối cùng và đã hy sinh vào ngày 30.4.1975.
Và còn rất nhiều sĩ quan khác nữa của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã bất khuất, anh hùng hy sinh trong ngày 30.4.1975.






C. NHỮNG SĨ QUAN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỚC GIA VIỆT NAM BỊ CỘNG SẢN SÁT HẠI, XỬ TỬ, HÀNH HẠ, ĐÀY ĐỌA DÃ MAN CHO ĐẾN CHẾT TRONG CÁC TRẠI TÙ KHỔ SAI CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.


( Xin được ghi nhận Tổng Quát và chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót ... ).


1). Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long (khóa 8) : Chết tại trại tù Yên Bái năm 1976.
2). Trung Tá Lồ Văn E (khóa 8) : Chết tại trại tù Gia Trung năm 1981.
3). Đại Tá Ngô Hoàng (khóa 8) : Bị CS bắn chết tại trại tù Kỳ Sơn tỉnh Quảng Nam.
4). Trung Tá Đoàn Minh Viêm (khóa 8) : Chết tại trại tù Suối Máu tháng 12 năm 1975.
5). Năm (5) sĩ quan của khóa 14, bị CS sát hại trong các trại tù của CSVN gồm có : Nguyễn Thành Long (Suối Máu), Tôn Thất Luân (Vĩnh Quang), Lưu Văn Chuyền (Sơn La), Võ Tín (Hoàng Liên Sơn), và Nguyễn Đỗ Tước (Yên Bái).
6). Nguyễn Văn Nhiều (khóa 14) : Sau 30.4.1975, bị giam và tự vận trên đường bị chuyển ra Bắc.
7). Đại Tá Đặng Phương Thành (khóa 16) : Bị giam, trốn trại vượt ngục, bị bắt lại và bị hành hạ, tra tấn cho đến chết vào ngày 7.9.1979 tại trại tù Yên Bái.
8). Trung Tá Võ Vàng (khóa 17) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Kỳ Sơn tỉnh Quảng Nam vào tháng 7 năm 1977.
9). Thiếu Tá Phạm Văn Tư (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Suối Máu ngày 22.2.1976.
10). Thiếu Tá Trần Văn Bé (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Suối Máu ngày 9.4.1976
11). Thiếu Tá Trần Văn Khánh (khóa 19) : Bị giam tại trại tù Long Giao, trốn trại bị CS bắt và sát hại chết năm 1976.
12). Thiếu Tá Trương Đình Phước (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Tiên Lãnh tỉnh Quảng Nam 15.12.1979.
13). Đại Úy Lê Trọng Tài (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Bù Gia Mập năm 1977.
14). Trung Tá Huỳnh Như Xuân (khóa 19) : Bị giam và bị CS sát hại chết tháng 12 năm 1979 tại trại tù Tiên Lãnh, Quảng Nam.
15). Trung Tá Lê Văn Ngôn (khóa 21):Bị giam và bị CS hành hạ, đọa đày dã man và bị kiệt lực đến chết tại Yên Bái 19.7.1978.
16). Đại Úy Nguyễn Thuận Cát (khóa 24) : Bị giam và bị CS sát hại chết trong trại tù của CSVN.
17). Trung Úy TQLC Nguyễn Ngọc Bửu (khóa 25) : Bị giam, trốn trại và vượt thoát khỏi trại tù A.20 Xuân Phước tỉnh Quảng Nam ngày 13.11.1980, nhưng một thời gian ngắn sau đó bị bắt lại và bị xử tử.
18). Hải Quân Trung Úy Hoàng Tân (khóa 25) : Bị giam và trốn thoát khỏi trại tù A.20 Xuân Phước tỉnh Quảng Nam, trốn về được Đà-Lạt, nhưng sau đó bị bắt và bị xử tử tại Đa Thiện, thành phố Đà-Lạt.
19). Đại Úy Hoàng Văn Nghị (khóa 23) : Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 67 Biệt Động Quân, bị giam, vượt trại tù bị CS bắt lại và đem xử bắn.
20). Thiếu Úy Trần Hữu Sơn (khóa 28) : Bị giam và bị CS tra tấn cho đến chết tại trại tù Bình Điền, Huế.
21). Thiếu Úy Lưu Đức Sơn (khóa 28) : Bị giam, vượt ngục, trốn trại và bị CS bắn chết.
22). Thiếu Úy Trần Duy Hiến (khóa 28) : Bị giam và bị CS hành hạ cho đến chết trong trại tù của CSVN.
23). Và có một số sĩ quan thuộc khóa 28, có người tham gia các tổ chức Phục Quốc, hoặc có người trốn trại và biệt tích mà tính đến nay, KHÔNG CÓ TIN TỨC, KHÔNG BIẾT SỐ PHẬN CỦA HỌ RA SAO ? ( Ai cũng tin chắc rằng họ đã chết ). Đó là các Thiếu Úy : Trần Văn Danh, Trần Hữu Dược, Ngô Xuân, Phạm Văn Bê, Lương Đình Phong, Nguyễn Văn Sáng, Lê Chí Thành, Nguyễn Trần Bảo, Dương Hợp, Nguyễn Gia Lê, Nguyễn Văn Chọn và Trần Quang Tâm.
... Và chắc chắn còn nhiều chiến sĩ anh hùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ... bị CSVN sát hại chết hoặc xử tử ...


E. NHỮNG TỬ SĨ ANH HÙNG CỦA TRƯỜNG VBQG/VN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CỘNG.


- Không chấp nhận và kiên cường chống lại mục tiêu bành trướng và thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản (mà CS Bắc Việt là tay sai) trên đất nước Việt Nam của những người Việt Nam yêu nước đã có từ trước, sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Đặc biệt là sau Hiệp Định Genève năm 1954, đất nước Việt Nam được chia ra thành 2 miền Nam, Bắc với 2 quốc gia theo hai thể chế chính trị khác nhau : Miền Bắc theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, là tay sai đắc lực, ngoan cuồng cho CS Quốc Tế, tiếp tục mục tiêu xâm lăng và muốn Nhuộm Đỏ toàn cõi đất nước Việt Nam, và đã mở CUỘC XÂM LĂNG MIỀN NAM VN ... Miền Nam VN theo Chủ Nghĩa Quốc Gia Tự Do và thực hiện hai chế độ Đệ 1 và Đệ 2 Việt Nam Cộng Hòa với mục tiêu xây dựng đất nước theo LÝ TƯỞNG TỰ DO và CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA ... và tự vệ chống lại cuộc xâm lăng của CỘNG SẢN BẮC VIỆT.
- Với mưu mô bịp bợm và thâm độc, CS Bắc Việt đã dựng lên một tổ chức tay sai, trá hình tại miền Nam VN mang tên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam vào năm 1960, rồi cho quân từ miền Bắc xâm nhập vào Nam, mở những trận đánh trên quy mô lớn ... trận Ấp Bắc (năm 1960), trận Bình Giã (năm 1964), trận Đồng Xoài (năm 1965) ... Tổng Công Kích, Tổng Tấn Công vào Tết Mậu Thân (năm 1968), và tàn bạo, ác liệt vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 với những trận đánh An Lộc, Kontum, Bình Định, Quảng Trị ... và những chiến sĩ anh hùng của QL/VNCH đã kiên cường chống lại mọi cuộc tấn công của Cộng quân để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương miền Nam thân yêu.
- Rồi đến Hiệp Định Ba-Lê năm 1973, CS Bắc Việt lại vi phạm Hiệp Định và mở những cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam, và ác liệt nhất từ đầu năm 1975 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Trong cuộc chiến đấu chống Cộng vì Lý Tưởng Tự Do và Chính Nghĩa Quốc Gia, toàn thể Quân, Dân, Cán Chính VNCH đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trong những hoàn cảnh cực kỳ cam go oan nghiệt nhưng vẫn luôn luôn thể hiện tinh thần anh dũng, không khiếp sợ trước quân thù CS.
- Và điểm đặc biệt xin được ghi nhận riêng đối với những chiến sĩ anh hùng của QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA (mà trong đó có những sĩ quan xuất thân từ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM ) ... đã có những người đã hy sinh mạng sống (tử sĩ), đã có những người đã bị thương (cả nặng lẫn nhẹ), đã có những người đã trở thành tàn phế (thương phế binh) ... và kể cả những người đã chết sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong các lao tù của CSVN ... và những người hiện nay đang còn sống tại Việt Nam cũng như khắp mọi nơi trên thế giới. Tất cả những người chiến sĩ của QL/VNCH nầy phải được Tổ Quốc và Người Dân Việt Nam ( đặc biệt là những người dân sống ở miền Nam VN), trang trọng dành cho một sự Vinh Danh, Tưởng Niệm, Thương Tiếc ( những người đã chết) và Tri Ân ... vì họ đã tạo nên một THIÊN ANH HÙNG CA CHO TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM.
- Trong phạm vi hạn chế của bài viết nầy, viết về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, người viết (trong khả năng hiểu biết hạn hẹp), xin phép được nêu tên một số TỬ SĨ ANH HÙNG ( đại diện cho toàn thể Tử Sĩ đã hy sinh) của các khóa của TVBQGVN), đã góp phần vào Thiên Anh Hùng Ca của TVBQG/VN và của QL/VNCH.



- Từ ngày thành lập (năm 1948) cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường VBQG/VN ( danh xưng sau cùng) với 31 khóa, có hơn 6000 sĩ quan tốt nghiệp và 463 SVSQ, những Chiến Sĩ Anh Hùng nầy đã phục vụ trong toàn thể các đơn vị Hải, Lục và Không Quân của QL/VNCH và họ đã chiến đấu can trường và họ đã có người hy sinh trên mọi mặt trận cũng như hy sinh trong mọi nhiệm vụ, công tác mà QL/VNCH đã giao phó


* KHÓA 1 : (ra trường năm 1949) : những anh hùng tử sĩ của khóa 1, trong đó có : Cố Trung Úy Nguyễn Văn Thản, tử trận vào cuối năm 1949 tại Bắc Việt, Cố Trung Úy Lê Văn Thông, tử trận năm 1949 tại Trung Việt, Cố Trung Úy Cao Hoàng Phiên, tử trận năm 1950 tại Nam Việt, và ...


* KHÓA 2 : (ra trường năm 1950) : những anh hùng tử sĩ của khóa 2, trong đó có : Cố Trung Tướng Trần Thanh Phong, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 1.12.1972 tại tỉnh Phú Yên. Ông đã từng giữ các chức vụ : Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB (năm 1959), Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB (năm 1963), Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB (năm 1964), Tham Mưu Trưởng Liên Quân Bộ TTM (1967), Tổng Thanh Tra QL/VNCH (1969), Tổng Trưởng Xây Dựng Nông Thôn (1969), Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia (1971) và sau cùng là Phụ Tá Đặc Biệt Thủ Tướng VNCH. và nhiều anh hùng tử sĩ khác nữa ...


* KHÓA 3 : (ra trường năm 1951) : những anh hùng tử sĩ của khóa 3, trong đó có : Cố Trung Úy Hoàng Thúy Đồng, hy sinh năm 1951 tại Bắc Việt, Cố Trung Úy Huỳnh Văn Louis, hy sinh năm 1951 tại Bắc Việt, Cố Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước, Phụ Tá Tư Lệnh QĐ4, QK4, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 18.5.1971 tại QĐ4, QKK4, và ...


* KHÓA 4 : (ra trường tháng 12 năm 1951) : những anh hùng tử sĩ của khóa 4, trong đó có : Cố Trung Úy Hà Phủ Kính, tử trận tại tỉnh Rạch Giá ngày 14.6.1952, Cố Trung Tá Lê Văn Ba, tử trận ngày 30.1.1965 tại tỉnh Vĩnh Long, Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh QĐ4, QK4, tử nạn phi cơ ngày 2.5.1970 tại Vùng 4 Chiến Thuật, vùng biên giới Việt Nam - Campuchia,và ...


* KHÓA 5 : (ra trường tháng 4 năm 1952) : những anh hùng tử sĩ của khóa 5, trong đó có : Cố Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BBB, tử trận ngày 24.4.1972 tại Căn Cứ Tân Cảnh tỉnh Kontum, và ...


* KHÓA 6 : (ra trường tháng 10 năm 1952) : những anh hùng tử sĩ của khóa 6, trong đó có : Cố Trung Úy Nguyễn Văn An, Cố Trung Úy Nguyễn Văn Cừ (cả 2 thuộc binh chủng Thiết Giáp và hy sinh tại chiến trường Bắc Việt năm 1953), Cố Trung Úy Hà Văn Đồng, hy sinh tại chiến trường Cao Nguyên, và ...


* KHÓA 7 : (ra trường tháng 2 năm 1953) : những anh hùng tử sĩ của khóa 7, trong đó có : Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 8.9.1968 tại tỉnh Quảng Đức, và ...


* KHÓA 8 : (ra trường tháng 6 năm 1953) : những anh hùng tử sĩ của khóa 8, trong đó có : Cố Chuẩn Tướng Lý Đức Quân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 BB, tử nạn phi cơ trên đường công tác tại tỉnh Bình Dương ngày 25.5.1973, và ...


* KHÓA 9 : (ra trường tháng 8 năm 1953) : những anh hùng tử sĩ của khóa 9, trong đó có : Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhâm, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, hy sinh tại quận Đồng Xoài (Phước Long), ngày 13.6.1965, và ...


* KHÓA 10 : (ra trường tháng 6 năm 1954) : những anh hùng tử sĩ của khóa 10, trong đó có : Đỗ Hữu Hạnh (1955), Bùi Ngọc Danh (1960), Đỡ Văn Gấm (1963), Cố Chuẩn Tướng Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, tử nạn phi cơ trên đường công tác tại chiến trường An Lộc tháng 4 năm 1972, và ...


* KHÓA 11 : (ra trường tháng 5 năm 1955) : những anh hùng tử sĩ của khóa 11, trong đó có : Trung Tá Nguyễn Văn Đức (1975), Trung Tá Võ Văn Đường (1975 tại tỉnh Chương Thiện), và ...


* KHÓA 12 : (ra trường tháng 12 năm 1956) : những anh hùng tử sĩ của khóa 12, trong đó có : Phạm Tất Khắc (1962 tại Long Khánh), Đỗ Đằng Vân (1965 tại Lâm Đồng), Huỳnh Thanh Đời (1965 tại Kontum), và ...


* KHÓA 13 : (ra trường tháng 4 năm 1958) : những anh hùng tử sĩ của khóa 13, trong đó có : Cố Đại Úy Phạm Thế Hiền, thuộc Sư Đoàn 5 BB, tử trận năm 1960 tại Chiến Khu D, Cố Thiếu Tá TQLC Trần Văn Hoán, tử trận năm 1963 tại Bình Giã, và ...


* KHÓA 14 : (ra trường tháng 1 năm 1960) : những anh hùng tử sĩ của khóa 14, trong đó có : Vũ Văn Hậu, Trần Hữu Tạo, Vương Mộng Hồng, Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, tử trận năm 1972 tại Vùng 2 CT, và .


* KHÓA 15 : ( ra trường tháng 6 năm 1961) : những anh hùng tử sĩ của khóa 15, trong đó có : Hà Thúc Bằng, Lê Minh Hoàng, Lê Ngọc Túc, và ...


* KHÓA 16 : (ra trường tháng 12 năm 1962) : những anh hùng tử sĩ của khóa 16, trong đó có : Nhữ Văn Hải, Cố Trung Tá Hoàng Lê Cường (năm 1972), Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (Sư Đoàn 22 BB, 1975), Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc (1975), Trung Tá Đỗ Hữu Tùng (1975), và ...


* KHÓA 17 : (ra trường tháng 3 năm 1963) : những anh hùng tử sĩ của khóa 17, trong đó có : Cố Trung Úy Phan Tấn Trí (tại Quẳng Tín), Đại Tá Võ Toàn (năm 1975 tại Vùng 1 Chiến Thuật), và ...


* KHÓA 18 : (ra trường tháng 11 năm 1963) : những anh hùng tử sĩ của khóa 18, trong đó có : Cố Trung Úy Nguyễn Anh Vũ (1963 tại miền Đông Nam Phần), Nguyễn Văn Úc (1968), Vữ Văn Thao (1967), Cố Đại Tá Lê Huấn (Chiến trường Hạ Lào 1971).


* KHÓA 19 : (ra trường tháng 11 năm 1964) : có 98 anh hùng tử sĩ hy sinh (trong số 391 sĩ quan tốt nghiệp) , trong đó có : TQLC Võ Thành Kháng (1964, Cố Trung Úy), Cố Trung Tá Châu Minh Kiến (1969, Sư Đoàn 5 BB), Cố trung Tá Trằn Nghĩa Châu ( Sư Đoàn 22 BB, đầu năm 1975), Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Phước, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21 BB , tử trận ngày 18.11.1969 tại tỉnh Chương Thiện, Cố Trung Úy Biệt Động Quân Nguyễn Thái Quan (1964, Bình Giã), và ...


* KHÓA 20 : (ra trường ngày 20.11.1965) : có 123 anh hùng tử sĩ hy sinh (trong số 407 sĩ quan tốt nghiệp), trong đó có : Cố Trung Tá Nguyễn Văn Cội ( tử trận tháng 3 năm 1972 tại Đèo Phủ Cũ, Qui Nhơn ), Nguyễn Hữu Biên (Sư Đoàn 5 BB, cuối năm 1966 tại quận Chơn Thành tỉnh Bình Long), Lê Minh Châu (tại Vĩnh Long ngày 1.1.1966), Nguyễn Xuân Hòa (tháng 6 năm 1972 tại Phong Điền, Thừa Thiên, Huế), và ...


* KHÓA 21 : (ra trường ngày 26.11.1966) : những anh hùng tử sĩ của khòa 21, trong đó có : Huỳnh Minh Trọng, Lê Đức Hoành, Đỗ Chí Thành, và ...


* KHÓA 22A : (ra trường ngày 02.12.1967) + KHÓA 22B : (ra trường ngày 12.12.1969) : Với tổng số 265 sĩ quan tốt nghiệp của cả 2 khóa, đã có 66 anh hùng tử sĩ đã hy sinh, trong đó có : Nguyễn Đức Phống, Trần Trọng Quỳnh, Lê Tấn Đức, và ...


* KhÓA 23 : (ra trường ngày 18.12.1970) : Với tổng số 241 sĩ quan tốt nghiệp, khóa 23 có 55 anh hùng tử sĩ hy sinh, trong đó có : Cố Trung Úy Lương Văn Của (TQLC, tử trận năm 1971 tại Ba Lòng, Quảng Trị), Cố Đại Úy Dương Hoàng Kỳ (Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 36, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, tử trận tại Mật Khu Hố Bò tỉnh Bình Dương năm 1972), Cố Đại Úy Lý Văn Phúc (Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, tử trận năm 1972 tại Căn Cứ Eva, Quảng Trị), và ...







* KHÓA 24 : (ra trường ngày 17.12.1971) : Khóa 24 với 53 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 245 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có Trần Đại Chiến (Tiểu Đoàn 6 Nhẳy Dù, hy sinh năm 1972 tại chiến trường An Lộc), Phan Hữu Tại (Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị), Phạm Đại Tá (TQLC, hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị), Quách Văn Sở (Thuộc binh chủng Nhảy Dù, ngày 26.4.1975 có giấy nghỉ phép, nhưng không đi phép mà trở lại Trại Hoàng Hoa Thám Nhảy Dù cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu và hy sinh ngày 30.4.1975), và ...


* KHÓA 25 : (ra trường ngày 15.12.1972) : Khóa 25 với 41 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 260 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có : Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Hồng (HQ.5), hy sinh trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974, Trung Úy Nguyễn Đình Giang (Sư Đoàn 25 Bộ Binh, tự sát ngày 30.4.1975 tại Cầu Khởi tỉnh Tây Ninh), Trung Úy Vy Văn Đạt (Biệt Động Quân, tự sát ngày 30.4.1975 ), và ...

* KHÓA 26 : (ra trường ngày 18.01.1974) : Khóa 26 với 29 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 175 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có : Lê Quang Quảng (Sư Đoàn 22 Bộ Binh, hy sinh, chỉ 23 ngày sau khi đáo nhậm đơn vị), Nguyễn Cảnh Hưng (Sư Đoàn 22 Bộ Binh), Tô Văn Nhị (Nhảy Dù), Lê Hải Bằng (Nhảy Dù), Diệp Thanh Xuân Phấn (Thủy Quân Lục Chiến), Lê Văn Cao (Thiết Giáp, hy sinh vào những giờ phút cuối cùng của trận chiến vào ngày 30.4.1975 tại Ấp Tân Bắc, Hố Nai tỉnh Biên Hòa, và ...


* KHÓA 27 : (ra trường ngày 27.12.1974) : Những tử sĩ anh hùng của khóa 27, trong đó có : Hoàng Văn Nhuận (Thủ Khoa của khóa 27, ra trường, chọn binh chủng Thiết Giáp. Đang theo học tại Trường Thiết Giáp, những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Cộng Quân tấn công vào Trường Thiết Giáp, Thiếu Úy Nhuận đã cùng đồng đội chiến đấu chống Cộng đến cùng và đã hy sinh vào ngày 30.4.1975, Nguyễn Viết Hùng (Thủy Quân Lục Chiến), Tạ Tử Anh (Nhảy Dù), Trần Đức Bằng (Biệt Động Quân), Nguyễn Văn Nhành (Nhảy Dù), và ...


* KHÓA 28 : (ra trường ngày 21.4.1975) : Những anh hùng tử sĩ của khóa 28 gồm có các Tân Sĩ Quan có tên sau đây :
1). Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thành (Thủy Quân Lục Chiến).
2). Thiếu Úy Phạm Ngọc Châu (Nhảy Dù).
3). Thiếu Úy Lê Khán Chiến (Sư Đoàn 22 Bộ Binh).
4). Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lợi ( hy sinh tại Thủ Đức).


* PHẦN KÉT LUẬN :


Kính thưa quý Niên Trưởng và quý Chiến Hữu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Kính thưa các Bậc Trưởng Thuong và các Đồng Hương Việt Nam.
Kính thưa quý Anh Chị ( Bạn Bè và Thân Hữu ) và thưa Các Bạn Trẻ.


- Để thực hiện bài viết về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, chúng tôi đã sưu tầm, tham khảo, tra cứu (thỉnh thoảng có phần trích đăng) những tài liệu, bài viết có liên quan đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (mà trong đó có Trường VBQG/VN) của nhiều tác giả khác nhau, của các tổ chức, hội đoàn, của các cơ quan truyền thông báo chí, các trang mạng Internet ...

- Đồng thời, cũng có những tạp chí, sách, báo THẬT QUÝ BÁU và QUAN TRỌNG mà chúng tôi cũng tham khảo và tra cứu, trích đăng như : Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Giai Đoạn Hình Thành, 1946 - 1955 ( Bộ TTM/QL/VNCH ), Niên Giám Sĩ Quan (1971), Niên Giám Sĩ Quan (1974) của Bộ TTM/QL/VNCH, Huấn Thị Điều Hành Căn Bản (Bộ TTM/QL/VNCH năm 1971), Các đặc san Chiến Sĩ Cộng Hòa (Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QL/VNCH trước năm 1975), Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập (Nguyễn Đức Phương), Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Theo Dòng Lịch Sử (Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ,Thực Hiện năm 2017), Binh Chủng Nhảy Dù, 20 Năm Chiến Sử (Võ Trung Tín và Nguyẽn Hữu Viên), các Đặc San Đa Hiệu (Cơ Quan Ngôn Luận của Tổng Hội cựu SVSQ Trường VBQGVN), Embassy Of The United Of America Defense Attache Office FPO San Francisco 96620, Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Phạm Phong Dinh), các Đặc San Mũ Nâu ( Binh Chủng Biệt Động Quân), và nhiều tài liệu, sách báo khác nữa ...

- Và đặc biệt, cá nhân chúng tôi đã có nhiều dịp liên lạc, trao đổi, học hỏi và tham khảo ý kiến với một số Sĩ Quan đã xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trong đó có :
* Trung Tướng Trần Văn Trung (khóa 1) : Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QL/VNCH.
* Đại Tá Trần Công Liễu (khóa 8) : Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân QL/VNCH, Thị Trưởng kiêm Đặc Khu Trưởng Cam-Ranh thuộc Quân Đoàn 2, Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật QL/VNCH.
* Anh Hoàng Thụy Long (khóa 14) : Thiếu Tá, thuộc Binh Chủng Quân Cảnh QL/VNCH.
* Anh Trần Viết Huấn (khóa 23) : Đại Úy, thuộc Binh Chủng Biệt Động Quân QL/VNCH.
* Anh Nguyễn Viết Ấn (khóa 24) : Đại Úy, thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh, QĐ1, QK1 của QL/VNCH.
* Anh Trần Hữu Hạnh (khóa 27) : Thiếu Úy, thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, QĐ4, QK4 của QL/VNCH.


- Với mục đích và ước mong là được góp một phần nhỏ (trong khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình) vào việc viết lại, ghi lại những Trang Sử Oai Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu chống Cộng vì Lý Tưởng Tự Do và Chính Nghĩa Quốc Gia (trước năm 1975), và cũng ước nguyện để cho CÁC THẾ HỆ CON, CHÁU VIỆT NAM MAI SAU HIỂU ĐƯỢC, BIẾT ĐƯỢC VÀ THẤY ĐƯỢC CÔNG LAO ANH DŨNG KIÊN CƯỜNG VÀ CUỘC CHIẾN ĐẤU THẬT HÀO HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA, TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG SĨ QUAN XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.


- Chúng tôi cũng xin phép được XIN LỖI CHUNG và CÁM ƠN CHUNG đến các tác giả, các tổ chức, hội đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí đã có những tài liệu, bài viết liên quan đến Trường VBQG/VN mà chúng tôi đã tham khảo, tra cứu, trích đăng ... và cũng xin chân thành cám ơn quý vị sĩ quan xuất thân từ TVBQG/VN mà chúng tôi đã nêu tên ở trên đã cho chúng tôi học hỏi và tham khảo ý kiến.


- Và lời xin thưa sau cùng : Thời gian khá dài của năm tháng đã qua và chồng, chất, khả năng của người viết cũng rất hạn hẹp, bài viết nầy chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết và sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ giáo, sửa chữa, bổ túc và sự cảm thông của tất cả mọi quý vị.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN.
Ba-Lê, ngày 23 tháng 10 năm 2020.
Nguyễn Vân Xuyên.
Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức QL/VNCH.




THƯƠNG TIẾC
CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA.
***
Với mái đầu xanh giờ đã bạc
Nhưng hồn chinh chiến vẫn trong tim
Nhớ tháng Tư xưa lòng tan nát
Nghe lệnh Đầu Hàng ngực buốc đau
Hỡi người Lính cũ năm tháng ấy
Buông súng tan hàng nay ở đâu ?
THƯƠNG người chiến sĩ thời ngang dọc
TIẾC mộng không thành nợ núi sông.
***
Ba-Lê, 23.10.2020.
Nguyễn Vân Xuyên.




* BÀI ĐỌC THÊM .
Kính thưa quý vị.
- Cá nhân Tôi (Nguyễn Vân Xuyên), có theo học, có nghiên cứu và có thực hành môn LÝ SỐ HỌC. Khi thực hành, Tôi cũng thu được một số KÉT QUẢ KHẢ QUAN HẠN CHẾ. Thầy dạy cho Tôi môn Lý Số Học là một người thân (bà con họ hàng) trong gia đình bên Vợ của Tôi. Ông là một người gốc Trung Hoa nhưng ông sinh ra ở Việt Nam. Tổ phụ của ông là những người Trung Hoa đã di cư đến Việt Nam vào thời kỳ " Triều đại nhà Minh bên Trung Hoa bị sụp đổ và nước Trung Hoa bị cai trị bởi Mãn Thanh".
- Ở Việt Nam, ông Thầy dạy Lý Số Học cho Tôi là một Thầy Thuốc Đông Y và đồng thời là một Thầy chuyên coi về Tử Vi và Lý Số Học và Tôi chỉ thụ huấn ở ông môn Lý Số Học mà thôi. Tôi theo học ông ở hải ngoại từ năm 1985 đến năm 1995 và sau đó thì tự nghiên cứu thêm và rút lấy kinh nghiệm qua thực hành và ở Pháp cũng đã có nhiều người nhờ Tôi coi dùm Lý Số và hoàn toàn MIỄN PHÍ vì Tôi là một người luôn luôn chủ trương : TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI ... trong cuộc sống, tình cảm là quan trọng, xã giao chỉ là một lời chào hỏi ... và một ly nước trà, một ly cà-phê mà thôi ...


- Sau khi viết một bài về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, Tôi quyết định lấy một Lý Số cho TVBQG/VN và thấy có những CON SỐ ĐỊNH MỆNH 13 dành cho ngôi trường nầy ... Thật sự Tôi cảm thấy thật BUỒN và không thể ngờ là như thế được, thật quá sức tưởng tượng của cá nhân Tôi.
- Tôi xin phép được thưa trước : Đây là phần nghiên cứu, chuẩn đoán và trình bày của CÁ NHÂN TÔI. Xin quý vị vui lòng và thông cảm đừng và không đặt ra vấn đề ĐÚNG hay SAI ... mà chỉ xem như quý vị đang đọc một bài viết trong đó có " NHỮNG TRÙNG HỢP TÌNH CỜ, HUYỀN BÍ VÀ ĐỊNH MỆNH " của cuộc đời. Xin đọc để giải trí cho vui mà thôi.


*** NHỮNG CON SỐ 13 ĐỊNH MỆNH :
1). Con số 13 Định Mệnh :
- Năm 1948, Hoàng Đế, Quốc Trưởng Bảo Đại ra lệnh cho Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân ký một sắc lệnh thành Lập Trường Sĩ Quan Việt Nam tại Đập Đá, Huế, mà sau nầy là TVBQG/VN . Số 1948 theo Lý Số Học chia làm 2 vế : 19 và 48. Ghi nhận theo Lý Số Học cho kết quả : 19 + 48 = 67 và 6 +7 thành 13. Đúng là con số 13 Định Mệnh.
- Hoàng Đế, Quốc Trưởng sinh năm 1913 ... con số sau cùng là con số 13 Định Mệnh.
- Hoàng Đế Bảo Đại là vị Vua cuối cùng và thứ 13 của Triều Nguyễn ... cũng là con số 13 Định Mệnh.


2). Con số 13 Định Mệnh :
- Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có tất cả 13 nhiệm kỳ (tức 13 lần) Chỉ Huy Trưởng là người Việt Nam. Có tất cả 11 người, nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, mỗi người phụ trách 2 nhiệm kỳ (2 lần).
- Tóm lại, có 13 nhiệm kỳ, tức có 13 lần. Con số 13 Định Mệnh.


3). Con số 13 Định Mệnh :
- Miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa có 4 vị Tổng Thống (trong đó có I vị Tổng Thống đã 2 lần làm Chỉ Huy Trưởng Trường VBQG/VN, đó là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ). Bốn (4) vị Tổng Thống VNCH, đó là :
* Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sinh năm 1901. Con số sau cùng là con số 1.
* - Nguyễn Văn Thiệu, sinh năm 1923. Con số sau cùng là con số 3.
* - Trần Văn Hương, sinh năm 1903. Con số sau cùng là con số 3.
* - Dương Văn Minh, sinh năm 1916. Con số sau cùng là con số 6.
- Ghi nhận theo Lý Số Học cho thấy : 1 + 3 + 3 + 6 = 13. Con số 13 Định Mệnh


4). Con số 13 Định Mệnh :
- Chính thể VNCH có 2 vị Tổng Thống do dân bầu qua một cuộc Bầu Cử Chính Thức, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Trường VBQG/VN, từ khóa 1 đến khóa 29 có tổ chức 30 lần Lễ Mãn Khóa (khóa 22 có 2 lần : 22A và 22B).
- TT Ngô Đình Diệm đã chủ tọa 5 lần Lễ Mãn Khóa, đó là các khóa : 12, 13, 15, 16 và 17. Con số 5.
- TT Nguyễn Văn Thiệu đã chủ tọa 8 lần Lễ Mãn Khóa, đó là các khóa : 11, 20, 21, 22A, 22b, 23, 26 và 27. Con số 8.
- Ghi nhận theo Lý Số Học, có được : 5 + 8 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


5). Con số 13 Định Mệnh :
- Ngày 23.10.1955, tại miền Nam VN có một cuộc Trưng Cầu Dân Ý để truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại. Lúc bấy giờ, trong dân gian có câu Xanh bỏ giỏ, Đỏ bỏ thùng ". Lá phiếu màu Xanh tượng trưng cho QT Bảo Đại và lá phiếu màu Đỏ tượng trưng cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả là QT/Bảo Đại bị truất phế. Sau đó, tên của khóa 1 của TVBQG/VN (tên là khóa Bảo Đại) năm 1948 được chính thức thay đổi thành tên khóa Phan Bội Châu.
- Xin được ghi nhận theo Lý Số Học như sau :
* Ngày, tháng, năm truất phế QT/Bảo Đại : 23.10.1955 = 2 + 3 + 1 + 20 ( 1 + 9 + 5 + 5 ) = 26. Con số 26.
* Tên khóa 1 năm 1948 thành khóa Phan Bội Châu : 1 + 19 + 48 = 68. Con số 68.
* Xin được có kết quả : 26 + 68 = 94 tức là 9 + 4 = 13. Con sớ 13 Định Mệnh.


6). Con số 13 Định Mệnh :
- Cuộc Đảo Chánh ngày 1.11.1963 để lật đổ TT Ngô Đình Diệm. Yếu tố chính và quan trọng đưa đến chiến thắng sau cùng của cuộc Đảo Chánh là nhờ vào lực lượng của Sư Đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu. (Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, xuất thân khóa 1 (con số 1) của TVBQG/VN
- Xin được ghi nhận theo Lý Số Học như sau :
* Khóa 1 (TVBQG/VN), con số 1 và ngày Đảo Chánh 1.11.1963 tức là : 1 + 1 +11 + 19 ( 1 + 9 + 6 + 3 ) = 32. Con số 32.
* Năm 1963, TT Ngô Đình Diệm được 62 tuổi (ông sinh năm 1901). Con số 62.
- Tóm lại, kết quả có được : 32 + 62 = 94 tức là 9 + 4 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


7). Con số 13 Định Mệnh :
- Lúc xảy ra cuộc Đảo Chánh ngày 1.11.1963, lúc đó TT Ngô Đình Diện được 62 tuổi (ông sinh năm 1901). Con số 62. Người cầm đầu và lãnh đạo cuộc Đảo Chánh là Trung Tướng Dương Văn Minh, ông được 47 tuổi (ông sinh năm 1916). Con số 47.
- Số tướng lãnh nồng cốt của cuộc Đảo Chánh là 8 người (xin chỉ ghi nhận những người đang mang cấp Tướng). Con số 8.
1. Trung Tướng Dương Văn Minh.
2. - Trần Văn Đôn.
3. - Nguyễn Ngọc Lễ.
4. Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm.
5. - Tôn Thất Đính.
6. - Lê Văn Kim.
7. - Phạm Xuân Chiểu.
8. - Mai Hữu Xuân.
- Cuộc Đảo Chánh là ngày 1.11.1963 : 1 + 1 + 1 + 1 + 9 + 6 + 3 = 22. Con số 22.
- Xin ghi nhận theo Lý Số Học : 62 + 47 + 8 + 22 = 139 tức là 1 + 3 + 9 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


8). Con số 13 Định Mệnh :
- Tổng Thống Dương Văn Minh, Tổng Thống VNCH sau cùng và chấm dứt nhiệm vụ vào ngày 30.4.1975 và ông đã có đến chủ tọa Lễ Mãn Khóa 18 của TVBQG/VN (khóa Bùi Ngươn Ngãi) trên cương vị Quốc Trưởng năm 1963. Ông sinh ngày 19 tháng 2 năm 1916.
- Xin ghi nhận theo Lý Số Học :
* Ngày, tháng, năm, sinh của QT/Dương Văn Minh : 19.2.1916 : 1 + 9 + 2 + 1 + 9 + 1 + 6 = 29. Con số 29.
* Chấm dứt nhiệm vụ : 3O.4.1975 : 3 + 4 +1 + 9 + 7 + 5 : 29. Con số 29.
- Kết quả cho thấy : 29 + 29 = 58 tức là 5 + 8 = 13. Con số 13 Định Mệnh.


9). Con số 13 Định Mệnh :
- Các vị lãnh đạo thuộc phe Quốc Gia Việt Nam, đã có 5 vị ( con số 5), đã đảm nhận vai trò Quốc Trưởng ( không phải là danh xưng Tổng Thống do dân bầu ra qua một Cuộc Bầu Cử Chính Thức). Đó là :
* Quốc Trưởng Bảo Đại (1947, 1948), ông sinh năm 1913. Con số sau cùng 13.
* QT. Dương Văn Minh (1963), ông sinh năm 1916. Con số sau cùng 16.
* QT Nguyễn Khánh (1964), ông sinh năm 1927. Con số sau cùng 27.
* QT Phan Khắc Sửu (1964), ông sinh năm 1901. Con số sau cùng 1.
* Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia Nguyễn Văn Thiệu, ông sinh năm 1923. Con số sau cùng 23
- Tất cả các vị trên (ngoại trừ QT Phan Khắc Sửu), đều đã đến chủ tọa Lễ Mãn Khóa của TVBQG/VN.
- Xin ghi nhận theo Lý Số Học : 5 (vị) + 13 + 16 + 27 + 1 + 23 = 85 tức là 8 + 5 = 13. Con số 13. Định Mệnh.











Ba-Lê, ngày 23 tháng 10 năm 2020.
Ghi lại với sự THẤT VỌNG và MỘT NỖI BUỒN THẬT LỚN.
Nguyễn Vân Xuyên





*** TB : Kính thưa quý vị,
-Tôi đang nghiên cứu, chuẩn đoán và thiết lập các BẢN LÝ SỐ HỌC dành cho VIỆT NAM ( Việt Nam Quốc Nội tức CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ), còn Cộng Đồng Việt Nam tại Hải Ngoại thì chắc quý vị đã biết quá rõ, xin MIẼN BÀN, PHÁP QUỐC và HOA KỲ. Riêng Hoa Kỳ, theo lời yêu cầu của một số Bạn Bè, Thân Hữu ( họ thuộc cả 2 phe Dân Chủ và Cộng Hoà ), hỏi Tôi về KẾT QUẢ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ ( 2020 - 2024 ). Tôi là một người Việt Nam sinh sống tại Pháp, không quan tâm, không có ý kiến, không ủng hộ cá nhân hay đảng phái nào ở Hoa Kỳ ... Nhưng theo LÝ SỐ HỌC mà Tôi chuẩn đoán thì : TỔNG THỐNG HOA KỲ ĐƯƠNG NHIỆM


D. TRUMP SẼ TÁI ĐẮC CỬ NHIỆM KỲ 2 ( 2020 - 2024 ). Điều nầy Tôi đã trả lời cho những Bạn Bè, Thân Hữu ở Hoa Kỳ thuộc cả 2 phe.
- Phe ủng hộ Ông D.TRUMP nói với Tôi rằng : Nếu Ông D. TRUMP tái đắc cử Nhiệm Kỳ 2, sau khi TÌNH TRẠNG CORONA CHẤM DỨT, họ sẽ mời Tôi sang Hoa Kỳ du lịch và vui chơi trong vòng 1 tháng, sẽ đài thọ vé máy bay, ăn, ở và mọi việc vui chơi, du lịch ...
- Kính thưa quý vị. Xin hẹn quý vị trong bài viết tới, với mọi chi tiết TỐT, XẤU theo chuẩn đoàn LÝ SỐ HỌC dành cho Việt Nam, Pháp Quốc và Hoa Kỳ.







Trân trọng kính chào.







Nguyễn Vân Xuyên.

cuocsi
02-12-2017, 02:44 AM
Lá Cờ Vàng và Ông Đại Sứ
Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 3607-17--30197vb3082515

Tác giả là một bác sĩ Nha Khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký “My Life,” bài viết chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp Y Khoa, từ nhiều năm qua Hưng Cao còn là người soạn nhạc và là chủ tịch câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ. Sau đây là bài viết của ông.


* * *


Gần 30 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ cái cảm xúc khi tôi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ lúc tôi vừa bước vào trại chuyển tiếp của người tị nạn ở Battaan vào tháng 6 năm 1988.

Lúc đó, tôi còn là cậu thanh niên mới bước vào tuổi mười chín và đã trải qua đến 13 năm sống dưới chế độ cộng sản từ sau cuộc đổi đời 30 tháng 4 năm 1975. Tôi nhớ một cảm xúc rất khó tả, vừa lạ lẫm, vừa tò mò xen lẫn ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy lá cờ. Thật ra cảm xúc đó cũng dễ hiểu đối với những thanh niên cùng trang lứa với tôi lúc đó. Cũng như bao nhiêu thanh niên khác sau năm 1975 ở Việt Nam, chúng tôi ít khi có dịp nhìn thấy hình ảnh của lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Hình ảnh lá cờ vàng có chăng chỉ qua những bài học nhồi nhét lòng căm thù về ý thức hệ và những câu chuyện bịa đặt xấu xa mà chúng tôi bắt buộc phải học từ những lớp vỡ lòng về "chế độ cũ" hay chế độ "Mỹ ngụy".
Tôi có cái may mắn là được ba của tôi, người đã trải qua những năm tháng phục vụ trong ngành quân y của Việt Nam Cộng Hoà, thỉnh thoảng thì thầm kể lại những chiến tích oai hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hoà mà ông được chứng kiến, cũng như những việc làm đầy nghĩa cử của các toán quân y Mỹ và những người lính Việt Nam Cộng Hoà giúp đỡ chăm sóc cho người dân. Tuy nhiên, những câu chuyện hiếm hoi đó chỉ thỉnh thoảng ông mới dám kể vì khắp nơi trong xã hội lúc đó là tình trạng "tai vách mạch rừng", đầy dẫy những tên công an khu vực cộng khai và trá hình.

Năm 1975, tôi chỉ mới vừa 6 tuổi để có một kỷ niệm hay một ý thức nào về lá cờ vàng ba sọc đỏ. Các bạn trẻ lớp sau tôi chắc chắn còn hoàn toàn mù tịt hơn về hình ảnh lá cờ ấy, nhất là tệ hại hơn khi chế độ cộng sản đã cố tình dùng đủ mọi cách để bóp méo và xuyên tạc lá cờ biểu tượng của nền dân chủ tự do dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà.

Khi trưởng thành, bước vào ngưỡng cửa trung học, một số chúng tôi bắt đầu có ý thức hơn về những điều bất công trong xã hội chung quanh và đã có những tư tưởng chống đối hay phản kháng, nhưng tuyệt nhiên, hình ảnh của lá cờ vàng trong những năm tháng đó hoàn toàn không là một hình ảnh mà chúng tôi dựa vào để nung nấu ý chí hay lấy đó làm biểu tượng để đấu tranh.
Đó là lý do tôi có cảm xúc khá lạ lẫm khi lần đầu được nhìn lá cờ vàng tung bay trong gió trong một ngày hè nóng nực lúc chúng tôi vừa bước chân vào trại tị nạn Battaan. Tôi nhớ tôi đã đứng sựng lại vài giây để nhìn lá cờ cho đến khi mẹ tôi giục mau đi theo gia đình về ngôi nhà cất tạm trong trại để tạm trú trong thời gian chúng tôi ở lại trại.

Những căn nhà nho nhỏ được dựng lên sơ sài bằng gỗ sát vách với nhau. Những buổi chiều mùa hè, sau khi xong buổi cơm chiều, mọi người trong trại thường kéo nhau ra ngồi trước căn nhà để tránh cái nóng vẫn còn hầm hập từ mái tôn toả xuống.

Hàng xóm sát bên nhà của tôi lúc đó là một gia đình gồm 2 vợ chồng và một người con trạc tuổi tôi. Thấy chú hàng xóm hiền lành và thường vẫy tay chào mỗi lần gặp tôi, tôi lân la làm quen và trò chuyện với chú vào những buổi chiều khi ngồi hóng mát. Tôi được chú kể cho biết là chú đã từng phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Sau khi ra khỏi trại "cải tạo", gia đình chú vượt biên và may mắn đi thoát. Khi bắt đầu quen với tôi hơn, chú thường cao hứng kể lại những trận đánh mà đơn vị của chú đã từng chạm trán với quân đội cộng sản. Chú kể về trận chiến ác liệt khi tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị với sự tham dự của đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của chú.

Qua câu chuyện của chú, tôi đã hình dung được niềm vui và những giọt nước mắt của những người lính khi nhìn thấy lá cờ vàng được phất phới tung bay trên cột cờ của Cổ Thành sau khi được quân ta chiếm lại. Giọng kể của chú thật hào hùng và tràn đầy cảm xúc, dường như những kỷ niệm năm xưa trên chiến trường bên cạnh những người đồng đội đang sống lại trong lòng của chú. Tôi chợt nhớ lại những câu chuyện kể của ba tôi trước đây, tuy nhiên trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác hẳn vì lúc đó chúng tôi đang sống trong nhà tù lớn của cộng sản, nên giọng kể của ông chỉ thì thầm đủ cho tôi nghe, khác với giọng nói hùng dũng của người lính Thủy Quân Lục Chiến vì chúng tôi đang được đứng trên mảnh đất tự do.

Tôi còn nhớ một buổi chiều, sau khi kể thêm một vài câu chuyện về quãng đời quân ngũ của chú xưa kia, chú bảo tôi ngồi đợi chú một lúc để chú cho tôi xem một món đồ "rất quý giá". Chú bước vào bên trong nhà và sau đó trở ra với một món đồ gì đó được gói cẩn thận trong những tờ báo cũ. Tôi tò mò muốn biết chú cất món đồ gì trong đó. Đôi tay chú run run thận trọng mở từng tờ giấy báo. Khi tờ giấy báo cuối cùng được bốc ra, một lá cờ vàng cũ với nhiều vết cháy xém đen hiện ra trước mắt tôi.

Giọng chú chợt nghẹn ngào, với ánh mắt rưng rưng:

"Đây là lá cờ mà chú đã gìn giữ từ sau cuộc chiến ở Cổ Thành Quảng Trị cho đến nay. Lá cờ này đã thấm máu người bạn thân nhất của chú trong trận đánh chiếm lại Cổ Thành".

Vợ của chú đã giúp cất giấu lá cờ trong những năm tháng chú bị bắt đi tù cải tạo. Trong chuyến vượt biên, chú nhất quyết mang theo vì chú nghĩ linh hồn của người bạn đồng đội sẽ phù hộ gia đình chú vượt qua những sóng gió trên biển. Những ngày đói khát trên biển, chú đã ôm lá cờ vào ngực để chống chọi với cơn khát, cái đói cho đến khi tàu được vớt đưa vào trại tị nạn..."

Đôi vai chú chợt run run khi nhắc lại câu chuyện vượt biển với những ký ức kinh hoàng. Mắt chú rưng rưng ngấn lệ. Tôi rụt rè đưa tay vuốt nhẹ lên lá cờ vàng. Tôi cảm thấy như có một luồng điện chuyền qua tay tôi từ lá cờ cũ đã phai màu. Đó là lần đầu tiên trong đời sau 13 năm, tay tôi được chạm vào lá cờ vàng ba sọc đỏ. Một cảm xúc thật bồi hồi khó tả, vừa tự hào, vừa trân quý, vừa hãnh diện với những gì mà tôi được nghe từ những câu chuyện của người lính Thủ Quân Lục Chiến mà tôi tình cờ được quen biết trong trại tị nạn Battaan. Tuy chú không nói, nhưng tôi biết chắc chú đang ôm ấp một niềm mong ước một ngày được trở về Cổ Thành Quảng Trị để dựng lại ngọn cờ vàng ba sọc đỏ như trong một buổi chiều năm xưa trong trận chiến năm 1972.

Từ khi ra khỏi trại, tôi không có dịp gặp lại chú nữa. Không biết bây giờ chú đang định cư ở đâu, còn sống hay đã mất. Tôi mong có phép nhiệm mầu nếu chú đọc được câu chuyện này để tôi có dịp gặp lại chú, người đã giúp mang lại cho tôi sự kính trọng và yêu mến lá cờ thiêng liêng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, mặc dầu tôi đã trải qua 13 năm sống dưới những sự xuyên tạc bịa đặt của chế độ cộng sản về lá cờ vàng.


*


Chúng tôi đến định cư ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 9, khi trời bắt đầu vào Thu với tiết trời se se lạnh.

Hình ảnh của lá cờ vàng mà tôi được thấy lần đầu tiên ở Hoa Kỳ được treo trong khu nhà hàng phở Nguyễn Huệ, trên đường Bolsa, gần góc đường Ward. Kể từ đó đến nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở nên quen thuộc trong những cuộc biểu tình, những đêm văn nghệ đấu tranh. v.v.. Sau này, khi thành lập ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi thường tổ chức hay tham gia những buổi văn nghệ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương Việt Nam. Hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng xuất hiện trong một số màn trình diễn của chúng tôi, mỗi khi chúng tôi trình diễn các bản nhạc đấu tranh như "Vùng Lên Cứu Nước", "Người Việt Nam", "Hẹn Ngày Về", v.v. Những lá cờ vàng được chúng tôi tự hào cầm trên tay và phất cao. Trong những giây phút đó, tôi vẫn thỉnh thoảng chợt nhớ đến hình ảnh lá cờ vàng trong trại tị nạn Battaan mà tôi có dịp chạm tay vào.

Tháng Bẩy năm nay, khi vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Ted Osius đến gặp gỡ cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở ngay thủ phủ Little Saigon. Vì bận việc phải đi xa, nên tôi không có mặt trong buổi tiếp tân hôm đó. Tuy nhiên, khi đọc những bài báo về cách hành xử của vị đại sứ này đối với lá cờ vàng, tôi hết sức phẫn nộ. Tôi cố tìm xem lý do gì mà một vị đại sứ Hợp Chủng Quốc như ông, vốn luôn tự hào là công dân một quốc gia yêu chuộng Tự Do và Công Lý, lại có một thái độ như vậy đối với một biểu tượng Tự Do của hơn 2 triệu người Việt tị nạn cộng sản.

Sự bào chữa của ông Osius khi ông cho là đứng chụp hình chung với lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ gây dẫn đến sự khó khăn trong “việc làm” của ông khi ông trở lại Việt Nam giúp xây dựng và phát triển sự hợp tác của hai quốc gia và hy vọng sẽ dẫn đến nền dân chủ, công bình cho Việt Nam, v.v. và v.v. Tệ hại hơn, vị đại sứ còn than thở rằng ông có thể “bị mất việc” nếu đứng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ. Hiểu nôm na là việc ông ta chụp hình với lá cờ vàng có thể làm mấy ông cộng sản ở Hà Nội mất lòng và vì vậy ông ta có cơ bị mất việc.

Ô hay. Hà Nội hay Việt Nam đúng là nhiệm sở ngoại giao của ông, nhưng ông chủ của ông đâu phải là ông chủ của ông đám vua quan hay cái chế độ độc tài độc đảng ở đó. Ông chủ đích thực của ông -nếu muốn ví von với ông boss, ông xếp theo kiểu “bị mất việc”- là nước Mỹ, dân Mỹ. Hình như ông quên ông là vị đại sứ Hoa Kỳ, có nghĩa là người đại diện của cả nước Mỹ, dân Mỹ, trong đó có hàng triệu binh sĩ Mỹ đã chiến đấu bên lá cờ vàng ở Việt Nam để bảo vệ tự do dân chủ. Đúng là cuộc chiến đấu ấy đã qua 40 năm, nhưng đừng quên trên 58,000 tử sĩ Mỹ cùng biết bao huy chương cao quí của nước Mỹ còn mãi mãi giá trị. Và đừng quên tại đất nước tự do dân chủ này, lá cờ vàng của cộng đồng người Việt đã là một biểu tượng hợp pháp, được các chính quyền dân cử nhiều địa phương nhìn nhận.

Ông Đại sứ có khoe ông là người bảo vệ nhân quyền. Chắc chắn ông thừa biết những cảnh bắt bớ, tra tấn, giam cầm và thủ tiêu các nhà đầu tranh dân chủ trong nước Việt Nam hiện nay. Công việc bảo về nhân quyền ông đang làm là do nước Mỹ, dân Mỹ giao phó cho vị đại sứ của họ chứ không hề do việc giỏi lấy lòng bọn trùm cộng sản mà có.

Ông Đại Sứ thường cho thấy là ông am hiểu ngôn ngữ, văn hóa Việt. Tôi mong ông sẽ có dịp hiểu biết thấu đáo hơn về lịch sử, văn hóa và lòng người để hành xử xứng đáng với vị trí của một vị Đại sứ Hoa Kỳ.


*


Lá cờ vàng ba sọc đỏ với chiều dài của lịch sử Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, vinh quang lẫn tủi nhục, nhưng mãi mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam yêu Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.

Dù đã 40 năm bị chế độ cộng sản cấm đoán, đàn áp, nhưng nay trong nước Việt Nam hiện nay, lá cờ ấy vẫn là một niềm tin. Mới đây, anh Nguyễn Viết Dũng, dù đang sống trong chế độ cộng sản, nhưng anh vẫn công khai treo lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trước nhà của mình ở Nghệ An? Thái độ và việc làm của anh Dũng đã làm cho chế độ cộng sản phải run sợ và ra tay bắt giam anh.

Như những người Việt tự do tại hải ngoại vẫn ngày càng đông hơn, mạnh hơn, tôi tin rằng một ngày mai không xa, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại có dịp ngạo nghễ tung bay phất phới trên quê hương Việt Nam. Biết đâu chừng ngày đó, tôi sẽ có dịp thấy lại lá cờ vàng với những vết tích của cuộc chiến trên Cổ Thành Quảng Trị năm nào và được ôm lá cờ thân yêu vào lòng.

Anthony Hưng Cao

HXhuongkhuya
02-12-2017, 05:03 AM
...
Dù đã 40 năm bị chế độ cộng sản cấm đoán, đàn áp, nhưng nay trong nước Việt Nam hiện nay, lá cờ ấy vẫn là một niềm tin. Mới đây, anh Nguyễn Viết Dũng, dù đang sống trong chế độ cộng sản, nhưng anh vẫn công khai treo lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trước nhà của mình ở Nghệ An? Thái độ và việc làm của anh Dũng đã làm cho chế độ cộng sản phải run sợ và ra tay bắt giam anh.
...
Anthony Hưng Cao

http://baomai.blogspot.com/2015/04/dung-phi-ho.html


http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/cd851ae4bebc4f0aab355ac4744b43e5.jpg

Kiến Hôi
02-12-2017, 09:31 PM
Chúng ta hãy đọc một đoạn trong bài Viết Về Cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ của tác giả Triệu Vũ đăng trên Tạp chí KBC:

“Một chiếc T54 đang nghiến xích sắt trên mặt đường sát bên hông BTL/Hành Quân. Mọi người, từ binh sĩ tới Tư Lệnh chiến trường, đều nín thở như chờ đợi một thảm họa và hầu như phó mặc cho số phận. Bỗng Ðại Tá Vỹ lao khỏi hầm, với nón sắt, áo giáp và đặc biệt khẩu súng chống chiến xa M72 trên tay, theo sau là Trung úy sĩ quan tùy viên.
Tới bờ tường phòng thủ, vừa lúc chiến xa địch vượt qua khỏi cổng chính khoảng 20 mét. Ông quỳ người, giữ tư thế tác xạ, đưa M72 lên vai. Người sĩ quan tùy viên kế bên, khom người quan sát. Mọi người trong hầm chỉ huy hồi hộp phóng tầm nhìn qua lỗ châu mai. Một tiếng nổ. Và một luồng lửa đỏ tống về phía sau.
Chiến xa địch bị trúng hỏa tiễn, bốc khói nhưng vẫn cố di động trước khi trở thành một khối sắt xám xịt vô dụng bên vệ đường.

Quân sĩ từ trong hầm chỉ huy đổ ra ngoài reo hò mừng rỡ. Bây giờ người ta mới thực sự tin M72 đã bắn hạ chiến xa địch mà suốt mấy năm qua, từ khi được trang bị, chưa có cơ hội tác xạ. Ai ngờ ngày hôm đó, trong cơn nguy khốn, vị Ðại Tá Tư Lệnh Phó chiến trường lại làm nhiệm vụ một khinh binh, đích thân sử dụng M72 triệt hạ T54 của Bắc Việt.
Câu chuyện Ðại Tá Vỹ bắn hạ chiến xa địch lan truyền, tinh thần quân sĩ trú phòng tại Bình Long - An Lộc lên cao.
Ðó đây có những báo cáo về Bộ Tư Lệnh, cho biết đã bắn hạ thêm nhiều chiếc khác.”

http://www.vnafmamn.com/untoldpage/anloc5.jpg


Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà năm 1975, đã tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (căn cứ Lai Khê, Tỉnh Bình Dương). Ông đã giữ tròn khí phách của Vị làm Tướng, “Thành còn thì Tướng còn, Thành mất thì Tướng mất”, hay nói khác đi ”Đất nước còn thì còn là Tuớng Soái, đất nước mất vào tay giặc Cộng thì Tướng phải chết theo vận mệnh của Đất Nước”, cho tròn cả NGHĨA ĐẠO LÀM NGƯỜI và mang NGHIỆP TƯỚNG.:z57::z57::z57:

:z67:

Kiến Hôi
02-12-2017, 10:08 PM
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9a/Flag_of_ARVN_Military_Engineering_Forces.svg/200px-Flag_of_ARVN_Military_Engineering_Forces.svg.png (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_ARVN_Military_Engineering_ Forces.svg)
Huy hiệu


Hoạt động
1951 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1951)-1975 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1975)


Quốc gia
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e9/Flag_of_South_Vietnam.svg/40px-Flag_of_South_Vietnam.svg.png (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_South_Vietnam.svg) Việt Nam Cộng hòa (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)


Phục vụ
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/77/Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg/36px-Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_the_South_Vietnamese_Army. jpg) Quân lực VNCH (https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99n g_h%C3%B2a)


Phân loại
Đơn vị yểm trợ


Bộ phận của
Tổng cục Tiếp vận (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%E1%BB%A5c_Ti%E1%BA%BFp_v%E1%BA%ADn, _B%E1%BB%99_T%E1%BB%95ng_tham_m%C6%B0u_Qu%C3%A2n_l %E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)


Khẩu hiệu
-Cứu Quốc









https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9a/Flag_of_ARVN_Military_Engineering_Forces.svg/200px-Flag_of_ARVN_Military_Engineering_Forces.svg.png (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_ARVN_Military_Engineering_ Forces.svg)
Huy hiệu


Hoạt động
1951 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1951)-1975 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1975)


Quốc gia
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e9/Flag_of_South_Vietnam.svg/40px-Flag_of_South_Vietnam.svg.png (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_South_Vietnam.svg) Việt Nam Cộng hòa (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)


Phục vụ
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/77/Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg/36px-Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_the_South_Vietnamese_Army. jpg) Quân lực VNCH (https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99n g_h%C3%B2a)


Phân loại
Đơn vị yểm trợ


Bộ phận của
Tổng cục Tiếp vận (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%E1%BB%A5c_Ti%E1%BA%BFp_v%E1%BA%ADn, _B%E1%BB%99_T%E1%BB%95ng_tham_m%C6%B0u_Qu%C3%A2n_l %E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)


Khẩu hiệu
-Cứu Quốc





CÔNG BINH VNCH

CỨU QUỐC VÀ KIẾN QUỐC.

CCG
02-13-2017, 06:24 AM
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9a/Flag_of_ARVN_Military_Engineering_Forces.svg/200px-Flag_of_ARVN_Military_Engineering_Forces.svg.png (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_ARVN_Military_Engineering_ Forces.svg)
Huy hiệu


Hoạt động
1951 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1951)-1975 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1975)


Quốc gia
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e9/Flag_of_South_Vietnam.svg/40px-Flag_of_South_Vietnam.svg.png (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_South_Vietnam.svg) Việt Nam Cộng hòa (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)


Phục vụ
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/77/Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg/36px-Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_the_South_Vietnamese_Army. jpg) Quân lực VNCH (https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99n g_h%C3%B2a)


Phân loại
Đơn vị yểm trợ


Bộ phận của
Tổng cục Tiếp vận (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%E1%BB%A5c_Ti%E1%BA%BFp_v%E1%BA%ADn, _B%E1%BB%99_T%E1%BB%95ng_tham_m%C6%B0u_Qu%C3%A2n_l %E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)


Khẩu hiệu
-Cứu Quốc










Huy hiệu



Hoạt động
1951 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1951)-1975 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1975)


Quốc gia
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e9/Flag_of_South_Vietnam.svg/40px-Flag_of_South_Vietnam.svg.png (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_South_Vietnam.svg) Việt Nam Cộng hòa (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)



Phục vụ
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/77/Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg/36px-Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Flag_of_the_South_Vietnamese_Army. jpg) Quân lực VNCH (https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99n g_h%C3%B2a)


Phân loại
Đơn vị yểm trợ



Bộ phận của
Tổng cục Tiếp vận (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%E1%BB%A5c_Ti%E1%BA%BFp_v%E1%BA%ADn, _B%E1%BB%99_T%E1%BB%95ng_tham_m%C6%B0u_Qu%C3%A2n_l %E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)


Khẩu hiệu
-Cứu Quốc



CÔNG BINH VNCH

CỨU QUỐC VÀ KIẾN QUỐC.



huhuhu...

thấy huy hiệu này lại nhớ tới Ba huhuhu....

http://1.bp.blogspot.com/-2fz2Zs5aVcY/TtdnRPSR3PI/AAAAAAAATfg/MlRxP8Mtsno/s1600/crying-cat.jpg

RaginCajun
02-13-2017, 06:46 AM
http://i.imgur.com/LAQCQY1.jpg

Gác súng ngồi buồn anh nhổ râu
Hỡi anh Biệt Động Quân rất ngầu
Thế rồi vận nước buồn nghiêng ngả
Trôi nổi phương nào ... giờ anh đâu ...

Uả sao anh này có 2 cái nón sắt.

Kiến Hôi
02-13-2017, 10:15 AM
Bạn hiền,


Nón sắt có2 lớp. Lớp trong gọi là nón nhựa. Dù gọi là nhựa, chứ cũng rất cứng, có thể kê để ngồi. Lớp ngoài là sắt thứ thiệt. Đội mà không có lớp nhựa lót bên trong, đau mỏ ác lắm ! Và vì nó hơi rộng một chút, nên mỗi bước đi, cái nón sắt nó lắc lư gõ đùng đùng trong đầu như xe tăng chạy bằng dây xích.


Người lính trong hình, đội lớp nón sắt và kê ngồi với nón nhựa. Lẽ ra phải ngược lại chớ? Trong quân trường, ra bãi tập. HLV hay cho đội nón nhựa, để lớp sắt xuống sân, cho nhẹ cái đầu . Vài hàng thăm anh và gia đình bình yên năm mới.


kh

RaginCajun
02-13-2017, 10:34 AM
Cám ơn bác đã chỉ bảo cho. Trong trí nhớ của tớ chỉ biết là nón sắt để giã cua rốc là số dách :p

gun_ho
02-13-2017, 10:51 AM
Cám ơn bác đã chỉ bảo cho. Trong trí nhớ của tớ chỉ biết là nón sắt để giã cua rốc là số dách :p
Heheh chữ cua rốc lâu lắm mới được nghe lại.

Kiến Hôi
02-13-2017, 11:11 AM
huhuhu...

thấy huy hiệu này lại nhớ tới Ba huhuhu....

http://1.bp.blogspot.com/-2fz2Zs5aVcY/TtdnRPSR3PI/AAAAAAAATfg/MlRxP8Mtsno/s1600/crying-cat.jpg



Xin lỗi...xin lỗi Cây Gạo...!


Vì thấy hàng câu; Công Binh Cứu Quốc và Kiến Quốc vang vang như tiếng chuông gõ gợi âm xưa đã mất, nên vội hí hửng đăng lên như một trang sử uy hùng của quân lực. Vô tình gợi vết thương của người hậu duệ. Xin lỗi...xin lỗi..:z51:


kh

XXG
02-13-2017, 11:22 AM
http://i.imgur.com/LAQCQY1.jpg

Gác súng ngồi buồn anh nhổ râu
Hỡi anh Biệt Động Quân rất ngầu
Thế rồi vận nước buồn nghiêng ngả
Trôi nổi phương nào ... giờ anh đâu ...Nhờ anh Tôm hỏi, anh Kiến trả lời, nên tới bây giờ Xô tui mới thấy chàng Ranger này đang ngồi nhổ râu ở đây. Hèn chi, cả tuần lễ Xô tui hổng nghe tăm hơi của chàng.
Ông Xì-Gà mần bài thơ Đường TNTT với vần "âu" này hay quá héng! :z55: Tui cũng mới tập tành mần "thơ đường cát Cuba," để tui hoạ theo cái coi. Bốn câu của ông vần Trắc, thì tui phải "quạ" vần Bằng nghen.

Gác súng ngồi buồn anh nhổ râu
Hỡi anh Biệt Động Quân rất ngầu
Thế rồi vận nước buồn nghiêng ngả
Trôi nổi phương nào ... giờ anh đâu ...
(Lính Kiểng Xì-Gà)

Thời bình, cua ghệ với chòm râu
Xách độp* lăng xăng kiếm chữ "ngầu"
Súng nổ vang trời chàng trốn mất
Hết phim mới hỏi: "Vi Xi đâu??"

"Gâu! Gâu! Gâu!"

Có đúng âm luật của TNTT vần bằng hông vậy? Thấy sai, nhắc giùm nghen Xì-Gà.


Ký tên:
Semper Fi__

Chú thích: Độp = Súng

XXG
02-13-2017, 12:06 PM
Xin lỗi...xin lỗi Cây Gạo...!
..... Vô tình gợi vết thương của người hậu duệ. Xin lỗi...xin lỗi..:z51:

kh
Cũng vì cái chữ "Hậu Duệ" này, và 3 chữ "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" của mấy ông anh, mà thằng em thầy chùa phải mất mama nó cái "áo" đó anh Kiệt! For what it's worth, though - since my motto is "Always Faithful- Always Forward."
G'day, my brother! :z67:

Kiến Hôi
02-13-2017, 12:46 PM
Cũng vì cái chữ "Hậu Duệ" này, và 3 chữ "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" của mấy ông anh, mà thằng em thầy chùa phải mất mama nó cái "áo" đó anh Kiệt! For what it's worth, though - since my motto is "Always Faithful- Always Forward."
G'day, my brother! :z67:


https://sp.yimg.com/ib/th?id=OIP.M25eba09285e94b0b987dfb01fcc88821H0&pid=15.1&rs=1&c=1&qlt=95&w=80&h=110 (https://images.search.yahoo.com/yhs/search;_ylt=A0LEVvQuGaJYbUYAQ0MPxQt.;_ylu=X3oDMTBy MjB0aG5zBGNvbG8DYmYxBHBvcwMxBHZ0aWQDBHNlYwNzYw--?p=Monk+of+the+Canter+Bury%2C&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&th=110&tw=80&imgurl=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-nI5TBwNypIM%2FTw0NutHwP5I%2FAAAAAAAAFtQ%2FpZMuXkwz L7M%2Fs1600%2Fszyk-friar.jpg&rurl=http%3A%2F%2Fbrer-powerofbabel.blogspot.com%2F2012%2F01%2Farthur-szyk-canterbury-tales.html&size=75KB&name=PowerOfBabel%3A+Arthur+Szyk%3A+The+Canterbury +Tales&h=925&w=680&turl=http%3A%2F%2Fts2.mm.bing.net%2Fth%3Fid%3DOIP. M25eba09285e94b0b987dfb01fcc88821H0%26pid%3D15.1%2 6rs%3D1%26c%3D1%26qlt%3D95%26w%3D80%26h%3D110&tt=PowerOfBabel%3A+Arthur+Szyk%3A+The+Canterbury+T ales&sigr=12f68bu77&sigit=138ula2b3&sigi=12nej7roj&sign=11frgotsh&sigt=11frgotsh&hspart=avg&hsimp=yhs-fh_lsonsw)

Monk of the Canter Bury,


Mất áo Thầy Chùa thì mang áo Thầy Pháp, thầy Phù Thuỷ, hay đi làm Hải Tặc Pai-Rệt Pirate of the Caribbean ....Rệt ơi...Rệt ơi.....! who play captain sparrow?:z19:


kh

Kiến Hôi
02-13-2017, 12:50 PM
Ads (http://help.yahoo.com/l/us/yahoo/search/basics/basics-03.html)

Watch The Pirates Online (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTYyNzI1MjI0MjQmbHQ9MiZlcz1oMDBPZDJBR1BTLm51aEN2/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f0.r.bat.bing.com%2f%3fld%3dd3-Wwb0VE3VO5sQfzevefrrzVUCUytk7hvpF7R5nZfiXebWXqWXaj 4HxfAHQnu-6u7cA7leRNCVFurYqjWGymVA2x9dyzyC53jN3wWT8-yab1SX18du-c7jDlMyrCEJ4qBKPlr-r-c-yC1S4ggpiIuyFBvnyyaKXZ1Ro_VLWx7BuS3Lgxv%26u%3dwww. yidio.com%252fmovie%252fthe%252bpirates%252f46531% 253futm_source%253dBing%2526utm_medium%253dSearch% 2526utm_campaign%253d468%2526t_source%253d64/RK=0/RS=qt.Kz_xYFPzJYT01LyiJKPcrUp8-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEASw02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnY2pjbH JiBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzE-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)yidio.com (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTYyNzI1MjI0MjQmbHQ9MiZlcz1oMDBPZDJBR1BTLm51aEN2/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f0.r.bat.bing.com%2f%3fld%3dd3-Wwb0VE3VO5sQfzevefrrzVUCUytk7hvpF7R5nZfiXebWXqWXaj 4HxfAHQnu-6u7cA7leRNCVFurYqjWGymVA2x9dyzyC53jN3wWT8-yab1SX18du-c7jDlMyrCEJ4qBKPlr-r-c-yC1S4ggpiIuyFBvnyyaKXZ1Ro_VLWx7BuS3Lgxv%26u%3dwww. yidio.com%252fmovie%252fthe%252bpirates%252f46531% 253futm_source%253dBing%2526utm_medium%253dSearch% 2526utm_campaign%253d468%2526t_source%253d64/RK=0/RS=qt.Kz_xYFPzJYT01LyiJKPcrUp8-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEATA02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnY2pjbH JiBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzE-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)Find Full Length Movies Online. Watch The Pirates Instantly (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTYyNzI1MjI0MjQmbHQ9MiZlcz1oMDBPZDJBR1BTLm51aEN2/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f0.r.bat.bing.com%2f%3fld%3dd3-Wwb0VE3VO5sQfzevefrrzVUCUytk7hvpF7R5nZfiXebWXqWXaj 4HxfAHQnu-6u7cA7leRNCVFurYqjWGymVA2x9dyzyC53jN3wWT8-yab1SX18du-c7jDlMyrCEJ4qBKPlr-r-c-yC1S4ggpiIuyFBvnyyaKXZ1Ro_VLWx7BuS3Lgxv%26u%3dwww. yidio.com%252fmovie%252fthe%252bpirates%252f46531% 253futm_source%253dBing%2526utm_medium%253dSearch% 2526utm_campaign%253d468%2526t_source%253d64/RK=0/RS=qt.Kz_xYFPzJYT01LyiJKPcrUp8-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEATQ02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnY2pjbH JiBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzE-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)

Carribean Pirate (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTM1Mjc0NDI4MTYmbHQ9MiZlcz1PYlQ4YzZjR1BTX3ZaaHMt/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f2652990.r.bat.bing.com%2f%3fld%3d d3Qr_jCxmy3PIgkhMXxv2b9jVUCUwVNNssWG19Cc9F7_wHp1l2 0JdeMcLnWMCJI-6eKZdX1iMuJFYvHI2wV6mr_C1EVlvDBfJ0LLrWdwuA9MxIk7LH yJ47qxAwb-82ZpjJF-2bf-gUSnlxpb56fsSyUceLqzdX7YcIIpM5dYMT06WlKi9B%26u%3dh ttp%253a%252f%252fwww.amazon.com%252fs%252f%253fie %253dUTF8%2526node%253d165793011%2526keywords%253d Carribean%252bPirate%2526tag%253dmh0b-20%2526hvadid%253d3527442816%2526hvqmt%253db%2526h vbmt%253dbb%2526hvdev%253dc%2526ref%253dpd_sl_u14i vndvw_b/RK=0/RS=mDp8TpGNm59VWoWkvFU5SZRdi6Y-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAUA02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnOW85aT QxBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzI-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)www.amazon.com (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTM1Mjc0NDI4MTYmbHQ9MiZlcz1PYlQ4YzZjR1BTX3ZaaHMt/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f2652990.r.bat.bing.com%2f%3fld%3d d3Qr_jCxmy3PIgkhMXxv2b9jVUCUwVNNssWG19Cc9F7_wHp1l2 0JdeMcLnWMCJI-6eKZdX1iMuJFYvHI2wV6mr_C1EVlvDBfJ0LLrWdwuA9MxIk7LH yJ47qxAwb-82ZpjJF-2bf-gUSnlxpb56fsSyUceLqzdX7YcIIpM5dYMT06WlKi9B%26u%3dh ttp%253a%252f%252fwww.amazon.com%252fs%252f%253fie %253dUTF8%2526node%253d165793011%2526keywords%253d Carribean%252bPirate%2526tag%253dmh0b-20%2526hvadid%253d3527442816%2526hvqmt%253db%2526h vbmt%253dbb%2526hvdev%253dc%2526ref%253dpd_sl_u14i vndvw_b/RK=0/RS=mDp8TpGNm59VWoWkvFU5SZRdi6Y-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAUQ02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnOW85aT QxBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzI-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)7,158reviews (https://search.yahoo.com/reviews?p=Pirate+of+the+Caribbean&mrdomain=amazon.com)Save on Perfect Toys for All Ages! Free Shipping on Qualified Orders. (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTM1Mjc0NDI4MTYmbHQ9MiZlcz1PYlQ4YzZjR1BTX3ZaaHMt/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f2652990.r.bat.bing.com%2f%3fld%3d d3Qr_jCxmy3PIgkhMXxv2b9jVUCUwVNNssWG19Cc9F7_wHp1l2 0JdeMcLnWMCJI-6eKZdX1iMuJFYvHI2wV6mr_C1EVlvDBfJ0LLrWdwuA9MxIk7LH yJ47qxAwb-82ZpjJF-2bf-gUSnlxpb56fsSyUceLqzdX7YcIIpM5dYMT06WlKi9B%26u%3dh ttp%253a%252f%252fwww.amazon.com%252fs%252f%253fie %253dUTF8%2526node%253d165793011%2526keywords%253d Carribean%252bPirate%2526tag%253dmh0b-20%2526hvadid%253d3527442816%2526hvqmt%253db%2526h vbmt%253dbb%2526hvdev%253dc%2526ref%253dpd_sl_u14i vndvw_b/RK=0/RS=mDp8TpGNm59VWoWkvFU5SZRdi6Y-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAUg02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnOW85aT QxBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzI-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)

Pirate101™ Online Game (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTg1NzA5MTgxMjgmbHQ9MiZlcz1uYmNLYk1RR1BTX2N1c2Z6/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f0.r.bat.bing.com%2f%3fld%3dd3Syj6 hdPQs98QA9wCPnWBizVUCUyPp8VV6TAJku29gnSy0odAb2qUEC xz5NxyMC80oqzMZvDwtoZi_9eWnkDfQR9duqX8JCYbRH68ivag _0f3X5QdVWPWBzlr0iuUgX8uLgBiAKHpp3HUp8BwSqpJThwoon rxNG5LhJxQ7fP7t-Fa6zyf%26u%3dtrack.popmog.com%252fc%252f1466703%25 2fclick%253fsubid%253dpirate_broad%2526device%253d c%2526keyword%253dpirate%252520of%252520the%252520 caribbean%2526keywordType%253db%2526creative%253d8 570918128%2526src%253d23403152414/RK=0/RS=PtH67InM2BeN2Q2Ut.tDyXXjiug-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAVQ02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnMm41bW ZzBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzM-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)www.wizard101.com (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTg1NzA5MTgxMjgmbHQ9MiZlcz1uYmNLYk1RR1BTX2N1c2Z6/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f0.r.bat.bing.com%2f%3fld%3dd3Syj6 hdPQs98QA9wCPnWBizVUCUyPp8VV6TAJku29gnSy0odAb2qUEC xz5NxyMC80oqzMZvDwtoZi_9eWnkDfQR9duqX8JCYbRH68ivag _0f3X5QdVWPWBzlr0iuUgX8uLgBiAKHpp3HUp8BwSqpJThwoon rxNG5LhJxQ7fP7t-Fa6zyf%26u%3dtrack.popmog.com%252fc%252f1466703%25 2fclick%253fsubid%253dpirate_broad%2526device%253d c%2526keyword%253dpirate%252520of%252520the%252520 caribbean%2526keywordType%253db%2526creative%253d8 570918128%2526src%253d23403152414/RK=0/RS=PtH67InM2BeN2Q2Ut.tDyXXjiug-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAVg02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnMm41bW ZzBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzM-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)Thousands of players on this MMORPG. Choose your Pirate and Start! (https://r.search.yahoo.com/cbclk2/dWU9NkE0MzAzNDk1OUY1NDhFOSZ1dD0xNDg3MDE4ODUxNjE0Jn VvPTg1NzA5MTgxMjgmbHQ9MiZlcz1uYmNLYk1RR1BTX2N1c2Z6/RV=2/RE=1487047651/RO=10/RU=https%3a%2f%2f0.r.bat.bing.com%2f%3fld%3dd3Syj6 hdPQs98QA9wCPnWBizVUCUyPp8VV6TAJku29gnSy0odAb2qUEC xz5NxyMC80oqzMZvDwtoZi_9eWnkDfQR9duqX8JCYbRH68ivag _0f3X5QdVWPWBzlr0iuUgX8uLgBiAKHpp3HUp8BwSqpJThwoon rxNG5LhJxQ7fP7t-Fa6zyf%26u%3dtrack.popmog.com%252fc%252f1466703%25 2fclick%253fsubid%253dpirate_broad%2526device%253d c%2526keyword%253dpirate%252520of%252520the%252520 caribbean%2526keywordType%253db%2526creative%253d8 570918128%2526src%253d23403152414/RK=0/RS=PtH67InM2BeN2Q2Ut.tDyXXjiug-;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAVw02nIlQ;_ylu=X3oDMTBnMm41bW ZzBHNlYwNvdi10b3AEcG9zAzM-;_ylc=cnQDMQ--?p=Pirate+of+the+Caribbean)


Search Results

https://tse2.mm.bing.net/th?id=OIP.M1a0f586a91068161bafc1ccaf207d602o0&pid=15.1&P=0&w=211&h=159 (https://images.search.yahoo.com/images/view;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAWQ02nIlQ;_ylu=X3oDMTIyOG Vya2I5BHNlYwNzcgRzbGsDaW1nBG9pZAM4OGJkZjRiNzk3NTEy YjY2Yjc0MjI3NDc0YjMxM2E2MQRncG9zAzEEaXQDYmluZw--?.origin=&back=https%3A%2F%2Fimages.search.yahoo.com%2Fyhs%2 Fsearch%3Fp%3DPirate%2Bof%2Bthe%2BCaribbean%26fr%3 Dyhs-avg-fh_lsonsw%26hsimp%3Dyhs-fh_lsonsw%26hspart%3Davg%26tab%3Dorganic%26ri%3D1&w=800&h=600&imgurl=www.dan-dare.org%2FFreeFun%2FImages%2FCartoonsMoviesTV%2FP iratesOfTheCaribbeanWallpaper800.jpg&rurl=http%3A%2F%2Fwww.dan-dare.org%2FFreeFun%2FGames%2FCartoonsMoviesTV%2FPi ratesOfTheCaribbean2.htm&size=138.4KB&name=...+%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3Eof+the+Ca ribbean%3C%2Fb%3E%3A+The+Curse+of+the+Black+Pearl% 26quot%3B+%28800+x+600&p=Pirate+of+the+Caribbean&oid=88bdf4b797512b66b74227474b313a61&fr2=&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&tt=...+%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3Eof+the+Cari bbean%3C%2Fb%3E%3A+The+Curse+of+the+Black+Pearl%26 quot%3B+%28800+x+600&b=0&ni=56&no=1&ts=&tab=organic&sigr=12h7m0p8g&sigb=149e330vi&sigi=12m5n50g9&sigt=12pvhidqm&sign=12pvhidqm&.crumb=e7WnZRb8Uq9&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&hsimp=yhs-fh_lsonsw&hspart=avg)

https://tse4.mm.bing.net/th?id=OIP.M196acb56b23a2678b55d9beaea8541b2H0&pid=15.1&P=0&w=253&h=159 (https://images.search.yahoo.com/images/view;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAWg02nIlQ;_ylu=X3oDMTIyYz Y5b3VmBHNlYwNzcgRzbGsDaW1nBG9pZAM2NTRkODMyMzNkOTdk N2FmNWMyZjRjYzhlMjJmY2UyNARncG9zAzIEaXQDYmluZw--?.origin=&back=https%3A%2F%2Fimages.search.yahoo.com%2Fyhs%2 Fsearch%3Fp%3DPirate%2Bof%2Bthe%2BCaribbean%26fr%3 Dyhs-avg-fh_lsonsw%26hsimp%3Dyhs-fh_lsonsw%26hspart%3Davg%26tab%3Dorganic%26ri%3D2&w=1600&h=1000&imgurl=wallpapers.wallpapersdepo.net%2Ffree-wallpapers%2F1476%2FPirates-of-the-Caribbean.jpg&rurl=http%3A%2F%2Fwallpapersdepo.net%2Ffree-movies-wallpapers%2Fpirates-of-the-caribbean-wallpaper-1476&size=317.3KB&name=Free+HQ+%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3EOf+Th e+Caribbean%3C%2Fb%3E+Wallpaper+-+Free+HQ+Wallpapers&p=Pirate+of+the+Caribbean&oid=654d83233d97d7af5c2f4cc8e22fce24&fr2=&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&tt=Free+HQ+%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3EOf+The+ Caribbean%3C%2Fb%3E+Wallpaper+-+Free+HQ+Wallpapers&b=0&ni=56&no=2&ts=&tab=organic&sigr=12oei87jc&sigb=149d7ds8r&sigi=12f11blbg&sigt=12dm5t4v9&sign=12dm5t4v9&.crumb=e7WnZRb8Uq9&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&hsimp=yhs-fh_lsonsw&hspart=avg)

https://tse3.mm.bing.net/th?id=OIP.Mdfb6f938a5ecdf19540a9c724093bcdfo0&pid=15.1&P=0&w=300&h=300 (https://images.search.yahoo.com/images/view;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAWw02nIlQ;_ylu=X3oDMTIyaz Eyb2p1BHNlYwNzcgRzbGsDaW1nBG9pZAM3ZmE5N2E2ZjEzMTk3 ZmRlMmU5YmZjZTBkMThlYjNmMARncG9zAzMEaXQDYmluZw--?.origin=&back=https%3A%2F%2Fimages.search.yahoo.com%2Fyhs%2 Fsearch%3Fp%3DPirate%2Bof%2Bthe%2BCaribbean%26fr%3 Dyhs-avg-fh_lsonsw%26hsimp%3Dyhs-fh_lsonsw%26hspart%3Davg%26tab%3Dorganic%26ri%3D3&w=1200&h=1600&imgurl=viewsfromthesofa.files.wordpress.com%2F2012 %2F11%2Fposter1.jpg&rurl=https%3A%2F%2Fviewsfromthesofa.com%2F2012%2F1 1%2F05%2Fpirates-of-the-caribbean-the-curse-of-the-black-pearl-2003-re-view%2F&size=468.9KB&name=%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3Eof+the+Caribb ean%3C%2Fb%3E%3A+The+Curse+of+the+Black+Pearl+%282 003%29+Re-View+...&p=Pirate+of+the+Caribbean&oid=7fa97a6f13197fde2e9bfce0d18eb3f0&fr2=&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&tt=%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3Eof+the+Caribbea n%3C%2Fb%3E%3A+The+Curse+of+the+Black+Pearl+%28200 3%29+Re-View+...&b=0&ni=56&no=3&ts=&tab=organic&sigr=13bfmd0ri&sigb=14926qqh5&sigi=11oj6jlp9&sigt=12no63nc5&sign=12no63nc5&.crumb=e7WnZRb8Uq9&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&hsimp=yhs-fh_lsonsw&hspart=avg)

https://tse4.mm.bing.net/th?id=OIP.Mca553b97dc448a3bf77b16fb520e84efH2&pid=15.1&P=0&w=211&h=159 (https://images.search.yahoo.com/images/view;_ylt=AwrB8pJjG6JYVWEAXA02nIlQ;_ylu=X3oDMTIyY2 dmc2l1BHNlYwNzcgRzbGsDaW1nBG9pZAM3MTFjNDQyZGUyZjVi NGFiZGYxODE0ZTA2YzE4OGVmNQRncG9zAzQEaXQDYmluZw--?.origin=&back=https%3A%2F%2Fimages.search.yahoo.com%2Fyhs%2 Fsearch%3Fp%3DPirate%2Bof%2Bthe%2BCaribbean%26fr%3 Dyhs-avg-fh_lsonsw%26hsimp%3Dyhs-fh_lsonsw%26hspart%3Davg%26tab%3Dorganic%26ri%3D4&w=1024&h=768&imgurl=1.bp.blogspot.com%2F-CvzV85WPzhM%2FTZpzpC8M7fI%2FAAAAAAAAAAc%2FLrwdw3i9 jjA%2Fs1600%2F2003_pirates_of_the_caribbean_wallpa per_001.jpg&rurl=http%3A%2F%2Fdisneywalls.blogspot.com%2F2011% 2F04%2Fsome-pirates-of-caribbean-wallpapers.html&size=408.4KB&name=Some+%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3Eof+the+C aribbean%3C%2Fb%3E+wallpapers.+%7C+Disney+Images+% 26+Wallpapers&p=Pirate+of+the+Caribbean&oid=711c442de2f5b4abdf1814e06c188ef5&fr2=&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&tt=Some+%3Cb%3EPirates%3C%2Fb%3E+%3Cb%3Eof+the+Car ibbean%3C%2Fb%3E+wallpapers.+%7C+Disney+Images+%26 +Wallpapers&b=0&ni=56&no=4&ts=&tab=organic&sigr=12httb67e&sigb=149nhjbdo&sigi=13o11d6u0&sigt=12k6k9ek0&sign=12k6k9ek0&.crumb=e7WnZRb8Uq9&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&hsimp=yhs-fh_lsonsw&hspart=avg)

XXG
02-13-2017, 01:09 PM
https://sp.yimg.com/ib/th?id=OIP.M25eba09285e94b0b987dfb01fcc88821H0&pid=15.1&rs=1&c=1&qlt=95&w=80&h=110 (https://images.search.yahoo.com/yhs/search;_ylt=A0LEVvQuGaJYbUYAQ0MPxQt.;_ylu=X3oDMTBy MjB0aG5zBGNvbG8DYmYxBHBvcwMxBHZ0aWQDBHNlYwNzYw--?p=Monk+of+the+Canter+Bury%2C&fr=yhs-avg-fh_lsonsw&th=110&tw=80&imgurl=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-nI5TBwNypIM%2FTw0NutHwP5I%2FAAAAAAAAFtQ%2FpZMuXkwz L7M%2Fs1600%2Fszyk-friar.jpg&rurl=http%3A%2F%2Fbrer-powerofbabel.blogspot.com%2F2012%2F01%2Farthur-szyk-canterbury-tales.html&size=75KB&name=PowerOfBabel%3A+Arthur+Szyk%3A+The+Canterbury +Tales&h=925&w=680&turl=http%3A%2F%2Fts2.mm.bing.net%2Fth%3Fid%3DOIP. M25eba09285e94b0b987dfb01fcc88821H0%26pid%3D15.1%2 6rs%3D1%26c%3D1%26qlt%3D95%26w%3D80%26h%3D110&tt=PowerOfBabel%3A+Arthur+Szyk%3A+The+Canterbury+T ales&sigr=12f68bu77&sigit=138ula2b3&sigi=12nej7roj&sign=11frgotsh&sigt=11frgotsh&hspart=avg&hsimp=yhs-fh_lsonsw)

Monk of the Canter Bury,

Mất áo Thầy Chùa thì mang áo Thầy Pháp, thầy Phù Thuỷ, hay đi làm Hải Tặc Pai-Rệt Pirate of the Caribbean ....Rệt ơi...Rệt ơi.....! who play captain sparrow?:z19:

kh

Ha,ha,ha! :z19:Hải tặc chết, cũng thuỷ táng như Hải Quân mà! Còn dân Marines khi "đứt gánh" thì chôn không mang giày. Cái này thiệt nha anh Kiệt. Em hổng xạo đâu.

Nhắc hải tặc & Hải Quân, làm em nhớ tới vụ Army & Marines "bắn lộn" tưng bừng trong bưu điện [bên Thư Viện] hồi xưa. Lần đầu tiên (và cũng là lần cuối cùng) tui nghe ổng nói Tiếng Nhà Binh, làm tui cười đau bụng luôn. :24: :24: Mà cũng nhờ hôm đó nên mới có chữ "O.G." của hôm nay. Thương luôn tới bây giờ...

Chớp mắt, mà đã gần 10 năm rồi; thời gian qua nhanh thật...

cuocsi
02-13-2017, 08:07 PM
Trung Tướng Dương Văn Đức




https://ci6.googleusercontent.com/proxy/IYoNWRF0vgFRVFDunjB-6PIL9wURw1VIYJpd3P1R4rJLSXfQhxIfVFStiAifLsqE0j09mW re3plVW52YNg=s0-d-e1-ft#http://www.generalhieu.com/ducduong.jpg


:z57:

Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần


Huynh Trưởng Khánh đã kể tiếp câu chuyện ở Trại Cải Tạo Hoàng Liên Sơn như sau:

Cùng nằm chung trại với chúng tôi, có nhiều Tướng Lãnh VNCH lắm. Có những vị Tướng lúc nào cũng giữ tư cách Tướng, anh em rất nể phục. Nhưng cũng có những Tướng Lãnh rất là nhàm chán. Tướng Đức là một trong ba Tướng ... mồ côi, tức là không có thân nhân thăm viếng (Hai vị Tướng kia là Tướng Lam Sơn (Phan Đình Thứ) và Tướng Hồ Trung Hậu).Từ khi còn ở ngoài đời, sau vụ đảo chánh TT Diệm, sau vụ các Tướng Lãnh chỉnh lý lẫn nhau, Tướng Đức đã được coi như là một Tướng ... Mát giây (điên).
Chính tôi đã mục kích một lần, ông đứng ở góc đường Hồng Thập Tự và Thống Nhất, ngay góc Dinh Độc Lập, mà chửi bới Tướng Thiệu. Tuy nhiên, ông chửi bằng tiếng Pháp, nên tôi không rõ ông chửi những gì?Trong một buổi sinh hoạt đặc biệt của trại tù, để kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một Đại Tá Việt Cộng, tên là Cao Nham, đã được Bộ Nội Vụ của chúng chỉ định đến trại để nói chuyện với các trại viên về chiến thắng này.

Từ sáng sớm, anh em đã phải thức dậy lo quét dọn, xếp ghế ngồi để chờ tên cán ngố này đến. Cũng như thường lệ, anh em chúng tôi, dù là ở trong trại tù, vẫn giữ quân phong quân kỷ của riêng mình, nên các Tướng Lãnh được xếp ngồi trước, rồi mới tới hàng Tá, Úy ...Tên Nham (nhở) nói chuyện vung cán cuốc, văng nước miếng tùm lum, ba hoa về cái mà chúng gọi là chiến thắng ĐBP. Nham vung tay la hét: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng to lớn của đảng cộng sản việt nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp."Trong khi hoa chân múa tay, y để ý thấy Tướng Đức có cuốn sổ tay, đã lúi húi ghi chép những lời nói của y. Y thấy vậy lại càng sung sướng, nghĩ bụng: “Tên Tướng này ... học tập tốt, nó phục tài ăn nói của mình nên mới ghi chép kỹ lưỡng như vậy, chứ thường thì mấy thằng tù cải tạo đâu có thèm để ý gì tới những lời nói của mình!” Vì thế, thay vì nói có hai tiếng, tên này hăng tiết chó mà nói thêm cả tiếng đồng hồ nữa. Khi nói xong, y theo thông lệ là tự vỗ tay khen thưởng một mình, rồi trịnh trọng hỏi các anh em Cải Tạo: “Các anh ngồi hàng đầu, chắc là cấp bậc “Tướng”, phải không? Khi được xác nhận như vậy, hắn vừa nói vừa chỉ tay vào Tướng Đức:

“Tôi thấy có anh gì đây này, học tập tốt lắm, ghi chép cẩn thận! Có vậy mới mong được chóng về với gia đình chứ! Anh tên là gì nhỉ?
"Tướng Đức vẫn ngồi, trả lời lên:- “Tôi tên Đức”
Tên Nham hăng hái:- “Anh đã ghi được những gì trong bài nói chuyện của tôi? Anh có thể đọc lại cho tất cả hội trường cùng nghe được hay không?
”- “Ấy, không được đâu! Tôi ghi chỉ cho một mình tôi thôi! Để tôi hiểu một mình tôi thôi, không ai được biết đâu!
”Nham nghĩ rằng, Tướng Đức còn khiêm nhường, nên thúc dục:- “Anh cứ việc đọc cho mọi người cùng nghe đi! Nếu có thiếu sót gì thì tôi bổ túc thêm cho anh, có gì đâu mà phải ngại ngùng! Đảng và nhà nước biết các anh chưa thấu triệt được những cái ưu việt của xã hội chủ nghĩa, nên không bắt lỗi gì đâu! Vì thế các anh mới phải học tập, chứ nếu các anh đã quán triệt rồi, đâu cần gi` nữa! Cứ đọc cho mọi người nghe đi, tôi bảo đảm, không làm phiền gì anh đâu!
Tướng Đức nhắc lại:- “Tôi đã nói tôi viết thì chỉ có một mình tôi hiểu, một mình tôi đọc mà thôi! Tôi sợ đọc lên, mỗi người lại một ý kiến, phiền lắm! Thôi, cán bộ cho tôi miễn đi!
Tên Nham đang ở lúc cao hứng, đâu dễ gì buông tha:- “Thôi, nếu anh không muốn đọc, cứ đưa đây cho tôi vậy! Tôi sẽ xem qua và đọc lại cho mọi người nghe để cùng hiểu cho rõ!
Tướng Đức nói lần cuối:- “Được, tôi đồng ý đưa cho cán bộ xem. Nhưng tôi nói trước, đây là ý kiến riêng của tôi đó nha! Người khác muốn đọc, ráng mà hiểu, ráng mà chịu, đừng có đổ thừa tui"
Một tên quản giáo vội vàng chạy lại nhận cuốn sổ tay của Tướng Đức, khúm núm đưa lên cho tên Nham. Tên này hớn hở tiếp lấy, sửa soạn đọc những lời vàng ngọc của y mà Tướng Đức đã ghi. Mọi người hồi hộp chờ đợi! Không biết Tướng Đức đã ghi những gì ở trong đó! Tên Nham vừa mới há miệng ra định đọc, thì mặt mày y đột nhiên tái xám lại! Miệng y mở ra mà không đóng lại được nữa, cứ há hốc ra, khoe những cái răng đen thui bám đầy khói thuốc lào! Tay y run lên, nước miếng từ trong miệng chẩy ra nhễu nhão! Mặt y đanh lại, cặp mắt quắc lên căm hờn! Y thở không ra hơi, nói không ra tiếng! Cả hội trường nín thở theo y! Một lúc sau, tên Nham mới bật ra được vài tiếng lắp bắp:-
“Bắt ... Bắt ... lấy tên phản động này! Bắt ngay lập tức! Đánh ... Đờ ... Đờ ... Đánh cho nó chết rồi đem chôn! Nó ... Nó ... dám hỗn láo với cách mạng! Nó dám chửi đảng cộng sản! Bắt ... Bắt! Các đồng chí đâu? Bắt nó ngay lập tức cho tôi!”
Những tên vệ binh đứng gác chung quanh vội vàng chạy lại chỗ Tướng Đức, chĩa súng vào ông, lên đạn rốp rốp, làm như chúng bắn ông ngay lập tức.
Tướng Đức vẫn ngồi yên, bình tĩnh trả lời tên Nham:- “Đánh chết rồi ... đem ra ... ăn thịt thì mới đáng nói! Chứ đánh chết rồi đem chôn thì có gì là lạ đâu! Tôi đã nói trước cho cán bộ rồi, tôi viết thì chỉ mình tôi đọc thôi, ai muốn đọc thì nấy ráng chịu! Cán bộ cứ muốn đọc thì tôi đưa! Sao cán bộ còn bắt lỗi tôi làm chi?"
Tên Nham lại một lần nữa phùng mang trợn mắt, lắp bắp nói chẳng nên lời! Y ta cứ đứng đó, mặt mày tím bầm lại, mắt trợn trắng lên mà nhìn Tướng Đức, như muốn ăn tươi nuốt sống ông ta vậy.
Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, với tư cách là Trưởng Phòng tù cải tạo, đ̃a vội vã đứng lên xin cho Tướng Đức:- “Xin cán bộ bỏ qua cho, không nên chấp nhất những ghi chú của anh Đức làm gì, anh bị ... MÁT đấy mà, trong trại ai cũng biết cả!”
Tên Nham gằn giọng hỏi lại:- “Mát là cái gì?”- “Mát tức là . . . điên, là khùng đó mà! Hồi xưa, anh Đức đã chứi cả Tổng Thống Thiệu, Phó Tồng Thống Kỳ nữa đó! Ông Thiệu cũng đã giận dữ đòi bỏ tù anh Đức. Nhưng khi biết anh ta bị khùng, nên lại tha! Xin cản bộ cứ hỏi tất cả anh em ở đây thì biết!”
Thế là cả trại nhao nhao lên, ai cũng nói:- “Anh Đức ... Mát đấy mà, cán bộ chấp làm chi!”
Tên Nham thấy cả trại đồng lên tiếng, cho rằng Tướng Đức ... khùng, không lẽ y còn chấp nhất làm chi! Một người khùng, dù có chửi đảng cộng sản, cũng không có gì đáng nói. Nếu cho Tướng Đức là tỉnh, lời ông ta chửi sẽ bay đi khắp các trại tù khác, coǹ nguy hiểm gấp mấy! Suy tính một hồi, hắn ... dịu giọng:-
“Thôi, nếu các anh nói anh Đức này khùng điên, thì tôi cũng chẳng chấp nhất anh ấy làm gì! Các anh đem anh ta về trại, trị bệnh cho anh ta chóng khỏi, để mà học tập cho tốt!”Rồi y chậm rãi xé nhó cuốn sổ tay của Tướng Đức đi.
Thế là buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ĐBP của bọn VC bế mạc không kèn không trống!Mấy ngày hôm sau, nhân một dịp đi làm lao động, vào lúc nghỉ trưa, anh em đã tụ họp chung quanh Tướng Đức để hỏi là, ông đã viết cái gi` trong cuốn sổ tay, mà làm cho tên việt cộng tức giận tột cùng như vậy?
Tướng Đức chậm rãi trả lời: "Mấy em có nhớ cái thằng VC đó nó nói gì không? Nó nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh”, goa (Qua) móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi đóng sổ lại. Tới khi nó nói tiếp: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Sản VN” goa lại móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi lại xếp sổ lại. Rồi nó lại nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp”, goa lại móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi lại đóng sổ lại. Nó muốn đọc, goa đã nói trước rồi, không nên đọc, goa chỉ viết cho goa đọc mà thôi. Nhưng nó cứ muốn đọc, thì ráng mà chịu, bắt lỗi goa đâu có được!”
Tất cả anh em có mặt lúc đó đều cười nghiêng cười ngửa vi` những ghi chú mà Tướng Đức đã ghi trong sổ tay của ông. Hèn chi khi tên Nham há miệng ra định đọc những giòng chữ này thì bị mắc quai. Hắn ta đã tức tối xám mày xám mặt lại mà không biết làm gì! Cả bọn đã cười như chưa bao giờ được cười, không cần biết lúc đó đang đứng ở đâu? Và có ai rình mò gì hay không? Ai cũng muốn nói ra, viết ra câu trả lời giống như Tướng Đực đa~ trả lởi, nhưng đã không dám nói, không dám làm. Chỉ cỏ Tướng Đức mới dám nói, dám viết!
Một người trong bọn lại hỏi thêm:- “Trung Tướng không sợ nó trả thù, nó ... giết Trung Tướng hay sao?”
Tướng Đức đã khẳng khái trả lời, không có vẻ mát chút nào hết: “SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN! Khi còn sống thì goa làm Tướng, có chết đi thi` goa cũng thành Thần, sợ chi cái tụi gủy (quỷ) này! Hồi còn cầm quân đánh VC, goa cứ đem quân đi gọm tụi nó lại một chỗ, rồi kêu pháo binh bắn tụi nó tan nát ra! Trận nào không gom được tụi nó, goa kéo lính về nghĩ khoẻ, chẳng chết người nào hết! Chỉ tiếc rằng hồi đó goa gom tụi nó hổng hết, để nay mới bị như dzầy! ”
Hào hùng thay lời nói của Tướng Dương Văn Đức! Trong chốn tù tội, có những ai dám viết ra những giòng chữ ngạo mạn, chửi bọn VC như Tướng Đức đã làm? Tính mạng đang ở trong tay bọn VC khát máu, đà có bao nhiêu người đã ngang nhiên trả lời bọn VC, như Tướng Đức đã trả lời bọn chúng?

Tôi nghe xong câu chuyện, cho rằng Tướng Đức xứng đáng được duyệt xét và chấp nhận là ... “Đã phục vụ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà” Tiếc rằng Tướng Đức dã không có dịp qua định cư tại Úc. Bọn VC không dám giết Tướng Đức ở trại tù cải tạo, chúng đã thả ông ra và tìm cách giết ông một cách lén lút, rất là hèn hạ. Chúng đã cho người đi rình mò và đánh chết ông, dìm xác ông ở dưới cầu Hàng Xanh.


Nguyễn Khắp Nơi

cuocsi
02-13-2017, 09:39 PM
Tiểu Đoàn 92 BĐQ

510 Ngày tại Tống Lê Chân

Đặng Hưng Vượng


http://www.bietdongquan.com/images/tigerhead23.jpg

Vài dòng giới thiệu tác giả:
- Đại đội trưởng của một đại đội của Tiểu Đoàn 92 BĐQ.
- Đã đưa đại đội trinh sát của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tăng phái cho Sư Đoàn Kỵ Binh Black Horse, Hoa Kỳ, đang đóng ở Lai Khê, đại đội Brown Team, khoảng 4 tháng. Trách nhiệm của Đại Đội là đi giải vây để cấp cứu các phi hành đoàn trực thăng Mỹ bị bắn rơi.
- Trong nửa thời gian đầu căn cứ TLC bị địch vây hãm, là Sĩ Quan Không Trợ, Phụ Tá Ban 3 của Tiểu Đoàn.
- Sau đó, theo trực thăng tải thương rời căn cứ, làm Sĩ Quan Tiền Cứ cho Tiểu Đoàn, và trách nhiệm thả dù tiếp tế cho Tiểu Đoàn ở TLC.
- Sĩ Quan Tiền Cứ, kiêm Phát Hướng Viên Tiểu Đoàn khi Trung Tá Nguyễn Hân làm Tiểu Đoàn Trưởng, kế tiếp là Thiếu Tá Lê kim Tư làm Tiểu Đoàn Trưởng.






http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so38/images38/TLC22.jpg


Tonlé Tchombe là một vùng đất thuộc Tây Ninh nằm sát ranh giới với Bình Long, đầu nhánh sông Saigon. Đa số người Miên và người Thượng sinh sống lâu đời quanh vùng này. Mặc dù thuộc tỉnh Tây Ninh, nhưng lại gần với tỉnh lỵ An Lộc, Bình Long, trại cách An Lộc 15 km theo đưòng chim bay và cách Xa Cam trên 10km trong khi cách rất xa tỉnh lỵ Tây Ninh. Năm 1967, khi Thiếu Tá Đặng hưng Long, Trưởng Phòng 3 thuộc Bộ Chỉ Huy C3 Chiến Thuật, Lực Lương Đặc Biệt (LLĐB), nhận lệnh lập trại ở đây, ông đã đặt tên là Trại Tống Lê Chân, dựa theo âm sắc của Tonlé Tchombe. Sau khi thay đổi vài trại trưởng, Đại Uý Lê văn Ngôn được chỉ định làm trại trưởng cuối cùng trước khi chuyển sang BĐQ. Năm 1970, cùng với việc cải tuyển các trại biên phòng cuả LLĐB thành các tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, lực lượng ở đây trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ (14-9-1970 (tel:14-9-1970)), do Đại Uý Lê văn Ngôn làm tiểu đoàn trưởng và Trung Uý Trần hữu Phước làm tiểu đoàn phó, dưới quyền điều động trực tiếp của Bộ chỉ huy Quân Khu 3 BĐQ, do Đại Tá Nguyễn thành Chuẩn làm chỉ huy trưỏng, vốn là Chỉ Huy Trưởng C3 LLĐB chuyển sang.

Vài dòng về LLĐB:

- VNCH có 4 vùng chiến thuật. Mỗi vùng có một Bộ Chỉ Huy C. Quân Khu 3 có Bộ Chỉ Huy C3 LLĐB.
- Bộ Chỉ Huy C3 LLĐB chỉ huy 3B. Mỗi B là một khu chiến thuật cuả Quân Khu. QK III có 3 Khu Chiến Thuật 31, 32, và 33.
B15 LLĐ, thuộc Khu Chiến Thuật 33, đóng tại Bình Long dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Đặng hưng Long.
B16 LLĐB đóng tại Tây Ninh, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê tất Biên.
B14 LLĐB đóng tại Phước Long, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Văn công Báu, hay Lê văn Hành (?).
- Mỗi B chỉ huy khoảng 10 toán A LLĐB. Mổi toán phụ trách một trại biên phòng.

Các trại biên phòng tập trung dọc theo biên giới Nam VN từ Bến Hải đến Cà Mau, nơi đây tập tung vào việc tuyển mộ và huấn luyện Dân Sự Chiến Đấu (còn gọi là Biệt Kích Quân) để phát giác và ngăn chận đường xâm nhập của CS vào lãnh thổ VN. Toán A162 đóng tại căn cứ Tống Lê Chân trực thuộc B16 đóng tại Tây Ninh, nhưng sự yểm trợ và liên lạc bị trở ngại vì quá xa nên giao cho B15 của Trung Tá Đặng hưng Long trực tiếp chỉ huy.
Khoảng năm 1970, các trại biên phòng LLĐB chuyển cải thành BĐQ biên phòng, và vẫn giữ các nhiệm vụ như trên. Từ 1974, các tiểu đoàn biên phòng sát nhập vào các liên đoàn BĐQ, thay đổi khu vực hành quân theo vùng, không còn ở một vị trí cố định như trước. Từ đây, nhiệm vụ của các tiểu đoàn BĐQ hoàn toàn giống nhau.

Như đã nêu ở trên, các trại biên phòng trên toàn lãnh thổ miền Nam đều có nhiệm vụ phát giác và ngăn chận các đơn vị VC xâm nhập từ Kampuchia, Lào vào lãnh thổ VNCH. Đối với trại Tống Lê Chân, trại còn có ý nghiã chiến lược quan trọng hơn. Do vị trí đặc biệt, nằm trong chiến khu C, gần khu Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Kampuchia, là nơi đặt đại bản doanh của Cục R, trại còn là điểm ngăn chặn, hoặc phát giác CS xâm nhập vào Tây Ninh (gần sát Thủ Đô Saigon) qua Katum… Do đó, trại TLC luôn là cái gai trước mắt, VC cần loại bỏ với bất cứ giá nào.
Khi chuyển qua BĐQ, Tiểu Đoàn 92 có khoảng 350 quân nhân các cấp, đa số là người Miên, một phần người Thượng, và người Việt. Tiểu Đoàn có 4 đại đội. Các sĩ quan, hạ sĩ quan đa số từ LLĐB. Các cán bộ Dân Sự Chiến Đấu, quen khu vực quanh căn cứ, và có kinh nghiệm chiến đấu cao, được mang cấp bậc Chuẩn Uý, hoặc Thiếu Uý. Sau đó, họ sẽ được đi học khoá Sĩ Quan Hoàn Hảo tại Trường Thủ Đức để bổ túc kiến thức. Tiểu đoàn còn có một trung đội pháo binh 105 ly, có khả năng yểm trợ tới Xa Cam (cách An Lộc 10 km về phiá Nam). Khi mặt trận An Lộc bắt đầu, Sư Đoàn 25 BB đã đặt ở đây thêm 1 trung đội pháo binh 155 ly, đủ để yểm trợ mặt trận An Lộc khi cần. (Khi mặt trận An Lộc chấm đứt, Sư Đoàn 25 BB đã rút 2 khẩu 155ly khỏi căn cứ.)

Căn cứ nằm trên một ngọn đồi cao 50m trấn áp cả khu vực chung quanh, thuận lợi cho việc phòng thủ, bất lợi cho việc tấn công. Đường kính trung bình 400m, với các công sự đã được công binh Mỹ (US Sea Bee) xây cất. Phiá bên phải trước cửa là đầu nhánh sông Saigon. Trại giống như một ngôi sao nhiều cánh với 2 đại liên 50 bắn về 2 phiá tại mỗi đỉnh ngôi sao, không kể đến các súng liên thanh khác như đại liên 30 và 60. Các đại đội phòng thủ trong vòng rào ngoài ngăn cách căn cứ với chung quanh, với hệ thống giao thông hào và hầm hố kiên cố. Muốn vào hàng rào ngoài, địch phải vượt qua một bãi mìn dày đặc với hệ thống chiếu sáng báo động. Kế tiếp là khoảng trống đủ để các trực thăng đáp. Trong cùng là hàng rào ngăn cách Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Một phi trường cho C123 nằm ngay dưới cổng trại.
(Tiểu Đoàn 92 BĐQ có một phương thức gài mìn đặc biệt phối hợp giữa cách gài bẫy của người Thượng và mìn Claymore. Khi chạm, mìn sẽ nổ liên hoàn nên sức công phá rất mạnh và hiệu quả. Tr/T Ngôn đã được mời về trường Võ Bị Đà Lạt, và khi đang theo học khoá Bộ Binh Cao Cấp tại trường Thủ Đức cũng được mời thuyết trình về cách gài bẫy hiệu quả này.)

Đầu năm 72, LĐ6 BĐQ do Trung Tá Trịnh văn Bé làm liên đoàn trưởng và Lữ đoàn 2 Nhảy Dù do Đại tá Trần quốc Lịch làm lữ đoàn trưởng, hành quân quanh vùng và Kampuchia. Trong thời gian này, bộ chỉ huy nhẹ của LĐ6 BĐQ đóng trong căn cứ. Khoảng tháng 4-72, một đại đội được lệnh tuần thám chung quanh (không cần đi xa vì hiện đã có 2 đại đơn vị quanh vùng) thì phát giác một đường mòn lớn hướng về phiá An Lộc, xe hơi có thể chạy qua, Đây là dấu hiệu báo cho biết các đơn vị công binh cuả CS đang chuẩn bị đường xá cho một cuộc chuyển quân lớn cuả chúng trong chiến dịch Đông Xuân sắp tới. Quân Khu đã cho máy bay L19 lên quan sát.
Hai đại đơn vị ND và BĐQ đã đột nhiên rút ra khỏi căn cứ, giao trách nhiệm toàn vùng cho TĐ 92 BĐQ, báo hiệu một chuyện thật lớn có thể xảy ra.
Riêng LĐ6 BĐQ đã phải rút khẩn cấp theo đường bộ về theo ngả Tây Ninh, đến phi trường Trảng Lớn mới có máy bay chở đi Vùng I.
Đúng như tôi dự đoán, chiến dịch tấn công An Lộc của CS bắt đầu ngay ngày hôm sau. Trại TLC từ đó bắt đầu bị địch vây đánh kéo dài nhiều ngày, mở đầu bằng các đợt pháo kích bằng 82 ly, 107 ly vào căn cứ liên tục ngày đêm. Vào những ngày cao điểm, căn cứ hứng chiụ mỗi ngày từ 100, đến 200 quả đạn. Kế tiếp sau vài ngày, bộ binh địch áp sát, tấn công ban ngày, bò vào ban đêm, cắt đứt đường bộ, chặn tiếp tế, tiếp viện. Chúng còn dùng 12,7 ly phòng không và cả hoả tiễn tầm nhiệt để bắn máy bay đang yểm trợ, hay tiếp tế cho căn cứ.




http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so38/images38/TLC11.jpg


Ở đây, các đơn vị bộ binh của địch dùng 2 cách để tấn công căn cứ:
1.”Tiền pháo hậu xung”: pháo kích tối đa vào căn cứ rồi cho bộ binh tấn công, trong khi pháo binh tiếp tục bắn lên phiá trước mở đường. Khi xung phong, địch có thể dùng chiến thuật biển người, lấy lợi thế về quân số để áp đảo quân ta.
2.”Hoa nở trong lòng địch”: Cho đặc công bò vào căn cứ rồi bung ra các phía như cánh hoa nở (Tôi đã qua một khoá huấn luyện do binh chủng BĐQ tổ chức về chiến thuật cuả VC).
Gặp sức kháng cự cuả tiểu đoàn và sự yểm trợ hữu hiệu của phi cơ và pháo binh từ các căn cứ khác, địch đã bị chặn lại hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác.
Tuy nhiên, Tiểu Đoàn không tránh khỏi thiệt hại. Các binh sĩ lần lượt bị thương và tổn thất nhân mạng mỗi ngày một cao. Nhiều công sự phòng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư hại không còn xử dụng được. Khi pháo binh của căn cứ bắn yểm trợ An Lộc, thì VC tập trung pháo kích vào vi trí pháo binh của ta. Chỉ sau vài ngày, các khẩu đại bác bị hư hỏng nên không còn dùng được nữa. Với lưới đạn dày đặc đan kín bầu trời, việc tiếp tế và việc tải thương bằng máy bay càng trở nên khó khăn khi áp lực địch gia tăng mỗi ngày. Nhưng đơn vị vẫn duy trì được tinh thần kỷ luật và tinh thần binh sĩ vẫn cao. Áp lực địch giảm đôi chút khi VC bị thất bại tại An Lộc, tuy nhiên chúng vẩn duy trì pháo kích và phòng không.


Trong một lần hành quân chung quanh căn cứ, một toán tiền đồn của TĐ92 BĐQ đã phục kích giết chết 1 tên đeo sắc cốt và 2 tên cận vệ. Trong đêm, một đơn vị VC đã trở lại cướp xác nhưng bị ta đánh trả dữ dội nên không thành công. Đơn vị tiền đồn đã tịch thu được một túi tài liệu, và một khẩu súng K59, vốn được trang bị cho các sĩ quan tham mưu cao cấp của chúng.
Quân đoàn 3, sau khi nghiên cứu tài liệu, đã xác nhận đó là đại tá CS với bí danh Nguyên Hương, Cục Phó Cục R, đặc trách về chính trị. Y đang nghiên cứu về sự thất bại của CS tại An Lộc. Tại sao chiến thuật “Nhị thức bộ binh – Thiết giáp của CS lại thất bại?” Bản đánh giá nói là việc kết hợp không đồng bộ: Lúc có thiết giáp thì không có bộ binh, và ngược lại. (Đây chỉ là một lý do để biện minh cho sự yếu kém của chúng. Chúng quên mất chính tinh thần chiến đấu của lực lượng phòng thủ và dân chúng sống tại An Lộc mới là yếu tố chính làm chúng thất bại!)
Mặt trận lại đột nhiên trở nặng. Sau khi chiến dịch tấn công An Lộc chấm dứt, mặc dù bị tổn thất nặng, chúng cũng đã rảnh tay nên xiết chặt vòng vây, liên tục pháo kích, tấn công, đặc công. Trại TLC, không thể được tiếp cứu vì Quân Đoàn không còn đơn vị trừ bị, không thể liên lạc với bên ngoài bằng đường bộ vì VC dày đặc vây kín căn cứ, giờ đây đã trở thành một tiền đồn cô đơn nằm giữa vùng đất địch, ngược lại cũng đã trở thành vết nhọt trong vùng đất chúng chiếm đóng. Tiểu đoàn nhận tiếp viện đạn được, súng ống, lương thực, thuốc men… hoàn toàn bằng trực thăng và C130.
Tuy nhiên vì hoả lực phòng không của VC đan chặt trên bầu trời, trực thăng trở thành mục tiêu dễ bị bắn hạ, nên chỉ còn chờ C130 tiếp tế từ trên cao, do Căn Cứ 90 Tiếp Tế Thả Dù tại Phú Thọ, Saigon đảm trách. Cách thả dù cổ điển đã không chính xác vì trung bình 10 kiện hàng thì chỉ có 2, 3 kiện lọt vào căn cứ, còn lại thì bay ra ngoài vào vùng đất địch. Sau khi học được kỹ thuật đặc biệt là khi tới một cao độ nhất định, ngòi nổ gắn theo dù được kích hoả nổ để các kiện hàng rơi vào trong căn cứ, thì việc tiếp tế có hiệu quả hơn. Các phi công chỉ cần tính toán sức gió và hướng gió là có thể thả từ trên cao mà không sợ bay ra ngoài trại.

Tôi cũng cần nói thêm, một quân nhân tên Bằng, vốn thuộc LLĐB trước đây, sau khi chuyển qua BĐQ, đã được đi học và trở thành một phi công trực thăng. Anh đã tình nguyện 3 lần bay vào căn cứ. Đây là một sự tình nguyện đáng ghi ơn vì nhờ thế căn cứ đã có khá đủ tiếp liệu. Sự can đảm tuyệt vời của anh khiến tôi luôn khâm phục, vì mỗi lần vào được căn cứ, vượt qua lưới đạn phòng không dày đặc của địch, rồi trở ra là một lần đối diện với cái chết. Khi vào tới căn cứ, trực thăng phải áp dụng kỹ thuật xuống đặc biệt để tránh bị VC pháo kích. Họ phải bay thật nhanh thẳng tới căn cứ, rồi từ trên cao tắt máy cho rơi tự do, khi gần tới đất thì mở máy ngay để đáp xuống. Có thấy các máy bay trực thăng đáp xuống căn cứ mới thấy lòng can đảm và tài lái điêu luyện đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của các phi công.

VC pháo kích ngày nhiều ngày ít, nhưng sự tổn thất cuả tiểu đoàn tuỳ thuộc vào độ chính xác của pháo binh địch. Do tiếp tế giảm, diều kiện sống hàng ngày cuả toàn Tiểu Đoàn xuống thấp. Ăn uống thiếu thốn, điều kiên vệ sinh kém, khiến càng có nhiều bệnh binh bị suy nhược, sốt rét. Tinh thần binh sĩ các cấp đã bị kéo dãn căng, thể xác bị mệt mỏi đến cực độ nên tinh thần giảm sút. Nhưng Tiểu Đoàn vẫn duy trì được tinh thần kỷ luật. Vì thế sức chiến đấu nhìn chung không giảm. Số thương bệnh binh không thể tải thương ngày một tăng, vì số lần tải thương bằng trực thăng ngày càng giảm. Sau một lần bổ xung quân số, một trực thăng Chinook bị bắn rơi khiến một số quân nhân bi chết cùng với viên sĩ quan truyền tin lên thay thế. (Trung Uý Đỗ đức Hoạt Phú Quý, khoá 6/69 Thủ Đức, sau 3 ngày kết hôn đã bỏ ngày phép tình nguyện theo trực thăng lên căn cứ.) Viên phi công tên Toàn đã được một trực thăng khác “bốc” khỏi căn cứ. Sau gần một năm rưỡi, lại một trực thăng khác rơi trong căn cứ. Phi hành đoàn được cứu thoát nhưng bị kẹt lại vì không thể đưa ra khỏi căn cứ.

Để tưởng thưởng cho chiến công của cả Tiểu Đoàn 92 BĐQ, cũng như khích lệ tinh thần, tất cả quân nhân các cấp đã được thăng một cấp, sau gần 1 năm bị vây hãm (1973). Tất cả các SQ được tưởng thưởng Bảo Quốc Huân Chương, hoặc Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, các binh sĩ, hạ sĩ quan được tưỏng thưởng ngôi sao đồng và bạc. Tiểu Đoàn được phong tặng Bảo Quốc Huân Chương, quân kỳ Tiểu Đoàn được mang dây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương (màu đỏ). Các “lon” và huy chương đã được thả từ trực thăng xuống mặt trận, thay vì trao tặng tại chỗ.
Vào khoảng đầu năm 74, một lần nữa toàn bộ Tiểu Đoàn lại được thăng cấp lần thứ hai vì sự chiến đấu quả cảm, và sự hy sinh trong gian khổ trong một trận chiến quá dài ngày.

Khoảng tháng 4-73, phái đoàn ICCS (bốn bên) bay vòng quanh căn cứ để quan sát. Vì có sự hiện diện cuả phái đoàn này nên VC không dám bắn và pháo kích vào trại. Các phi công VN bay cho phái đoàn ICCS đã đánh lạc hướng VC bằng cách bay thật thấp về hướng Sóc Con Trăng. Trong khi đó, các phi cơ trực thăng của Sư Đoàn 3 Không Quân bay thật sát ngọn cây, để ICCS không thấy, vào TLC tiếp tế và tải thương. Đây là chuyến tải thương được nhiều thương binh nhất trong suốt thời gian trại bị vây hãm.
Tôi đã được lệnh TĐT theo trực thăng rời trại với 3 nhiệm vụ, được cho là rất quan trọng:
1.Là gạch nối an ủi, trấn an thân nhân, gia đình binh sĩ. Ngoài ra, tôi còn phải hàng ngày thông báo về tình trạng thân nhân của họ đang chiến đấu tại căn cứ TLC cho gia đình cuả họ. (Mỗi khi tôi đứng trước nhà là họ oà lên khóc vì biết hung tin đã tới, khiến tôi không thể nói nên lời. Thật đau lòng khôn tả!)
2. Liên lạc với Bộ Chỉ Huy Quân Khu 3 BĐQ, phụ trách việc tiếp tế cho Tiểu Đoàn.
3. Đặc biệt giải quyết lương bổng cho gia đình binh sĩ các cấp.

Lúc đó, tình trạng gia đình binh sĩ ở Trại Phan Hạnh, Biên Hoà đang bị rối loạn. Sở dĩ có tình trạng này, vì vợ con của các quân nhân đang tham chiến tại Tống Lê Chân đã kiệt quệ về tinh thần, và túng thiếu về vật chất (không có lương do chồng gửi về). Họ đang tuyệt vọng chờ chồng, cha của họ đã bị kẹt tại mặt trận quá lâu. QK3 đã yêu cầu TĐ đưa một SQ kỳ cựu về để trực tiếp giải quyết với vợ con của các binh sĩ, vì đa số vợ con họ, người Thượng và Miên, không có thói quen giữ giấy tờ để chứng minh liên hệ của họ với chồng, cha. Do đó, việc xác định là vợ, con chỉ căn cứ vào sự nhận biết của những người quen cùng đơn vị. Trong tất cả SQ của Tiểu Đoàn, chỉ có tôi có thể giải quyết tình trạng lương bổng cho vợ con binh sĩ và lo việc tiếp tế cho Tiểu Đoàn hiệu quả.
(Khi bình yên, vợ con các binh sĩ, nhất là người Thượng, ở trong trại cùng chồng. Tôi đã ở từ ngày đầu nên biết hầu hết thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ vì gặp nhau hàng ngày và thường nói chuyện với nhau. Vợ con binh sĩ đã được đưa về trại Phan Hạnh khi cuộc chiến trở nên khốc liệt.)

Sau khi về tới hậu cứ, tôi thường xuyên theo C130 thả dù tiếp tế và nhận lệnh trực tiếp từ TĐT (qua vô tuyến) uỷ quyền thay binh sĩ đang chiến đấu, cho gia đình họ được lĩnh lương đúng kỳ. Theo đúng nguyên tắc, một binh sĩ muốn nhờ hậu cứ trao lương cho vợ con của họ thì phải có chữ ký của binh sĩ đó. Tôi đã ghi nhận và báo về Đại Đội Công Vụ của QK3 và giải quyết lương bổng theo yêu cẩu của TĐT. Trong những lần theo C130 về ban đêm, tôi đã nhìn thấy lưới đạn phòng không của địch (với những đường đạn sáng) đan kín chung quanh, và thỉnh thoảng các hoả tiễn tầm nhiệt hướng về máy bay, nổ chói loà trong đêm đen của núi rừng biên giới. Tuy nhiên, máy bay đã bắn các trái sáng có nhiệt độ cao nên các hoả tiễn này không thể tới gần máy bay của họ.

11-4-74, sau 510 ngày Tiểu Đoàn bị vây hãm, Trung Tá Lê văn Ngôn ra lệnh tôi phải bay từ Biên Hoà tới An Lộc ngay, phải mở truyền tin 24/24. Khi đang ở trong An Lộc thì Tr/ Tá Ngôn đã gọi cho tôi: (Để đơn giản, tôi dùng bạch văn để trình bày cùng các độc giả):
- Trại đang bị tấn công rất nặng. Anh hãy báo ngay cho Đại tá Chuẩn.




http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so38/images38/tlc-dongbathin-lldb.jpg



Sau đó, tôi nghe nhiều tiếng nổ dữ dội từ hướng trại TLC vì chỉ cách có 15km theo đường chim bay. Tôi lại nghe tiếng Tr Tá Ngôn từ máy vô tuyến:
- Kho đạn đã bị nổ và trại bị tràn ngập.
Và lời nói cuối cùng:
- Tôi đã ra lệnh rút quân.
Vô tuyến bị cắt, không một tin tức gì được ghi nhận thêm từ đó. Tôi đã báo cáo với Thiếu Tá Thuận, Trưởng Phòng 3 QK3 BĐQ. Tại đây, họ cũng cố gắng liên lạc với TĐ nhưng không kết quả. Cũng cần nói thêm, trong thời gian này, VC đã chiếm được một số máy vô tuyến cuả ta và đã cho bộ phận tình báo của chúng theo dõi và bẻ khoá. Do đó, mọi chuyện liên lạc qua CR25 đều bị chúng nghe lén và tìm cách đối phó. Với tình thề sống còn của cả Tiểu Đoàn 92 BĐQ thì việc “im lặng vô tuyến” là điều cần thiết và dễ hiểu. Sáng hôm sau, Đại Tá Chuẩn đã phái L19 bao vùng, tìm kiếm, và theo dõi nhưng rất tiếc không có dấu hiệu cuả TĐ92 BĐQ.

Ngày 12-4-74, L19 tiếp tục bao vùng, kể cả khu vực chung quanh An Lộc nhưng vẫn không tìm thấy dấu vết của Tiểu Đoàn. Khi bay ngang Trại TLC, viên phi công thấy phía dưới khói mịt mù (có lẽ vì kho đạn nổ và đám cháy chưa dứt). Đến gần trưa, đột nhiên tiếng Trung Tá Ngôn vang lên trên máy truyền tin muốn nói chuyện với Đại Tá Chuẩn. Tr Tá Ngôn xin Đại Tá Chuẩn cho lực lượng tiếp viện trong khi Tiểu Đoàn cố gắng phá chốt để vào An Lộc.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, VC đã bắt được tần số sóng truyền tin của ta. Tôi không chắc chúng biết được nội dung cuộc điện đàm vì đã được mã hoá, cũng như việc bẻ khóa đòi hỏi thời gian. Nhưng VC đã báo động và ra lệnh toàn bộ lực lượng của chúng quanh An Lộc đồng loạt tấn công các đơn vị của ta bằng bộ binh và pháo kích đồng loạt nhằm ngăn chặn tiếp cứu, đồng thời cho các đơn vị của chúng tìm kiếm Tiểu Đoàn 92 đang ở đâu đó quanh An Lộc, để chuyển quân tấn công. Ngược lại, các đơn vị của ta cũng đồng loạt mở các cuộc tấn công về phiá địch nhằm làm giảm áp lực lên Tiếu Đoàn 92, mặc dù các đơn vị phòng thủ An Lộc không rảnh tay để tổ chức tiếp cứu. Để ứng phó với tình hình, các phi đoàn trực thăng và phản lực thuộc Quân Đoàn III đã lên vùng yểm trợ.

Ở bên ngoài, Tiểu Đoàn vừa phải chống trả sức tiến công điên cuồng, vừa phải phá các chốt ngăn chặn của CS. Lại có thêm thương binh và binh sĩ tử trận. Đổi lại bọn CS cũng phải chịu tổn thất cho hành động của chúng. Trung Tá Ngôn đã yêu cầu Thiếu tá Phước, Tiểu Đoàn Phó, cùng một đại đội đi đầu “nhổ” các chốt trên đường đi, trong khi ra lệnh cho các đại đội khác vừa đánh vừa rút.

Khoảng 3 giờ chiều, tôi được Đại Tá Chuẩn gọi và yêu cầu báo cho TĐ biết là “phải vào vị trí an toàn trước 4 giờ”, vì trời sẽ mau tối, nhiều sương mù nên Không Quân không còn yểm trợ hữu hiệu.
Tôi đã ngồi trên CNC theo dõi cuộc rút quân. Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy Tr/Tá Ngôn, ngồi giữa một hố B52, chung quanh có khoảng chục binh sĩ đứng bao quanh, và các binh sĩ bị thương nằm la liệt khắp nơi. Ông đang cho trải pano, đánh dấu vị trí bạn, để điều chỉnh trực thăng đánh về phiá VC. Khi tôi dùng máy truyền đạt lệnh cuả Đại Tá Chuẩn, Trung tá Ngôn đã ra lệnh cho tôi:
- Hãy về nói với “ông già”, chừng nào tôi mang được “đứa con” cuối đang bị “kiến cắn” vào thì tôi mới vào.
Tôi đã bật khóc và nói với ông:
- 90 cố gắng vào vì yểm trợ cuả Không Quân sẽ không còn hữu hiệu.

Thật may mắn, các trực thăng thuộc Sư Đoàn 3 KQ đang bay phiá trên, đã nghe được cuộc điện đàm nên tất cả bay vào tấn công địch không cần chờ lệnh, bằng mọi cách giải toả cho Tiểu Đoàn. Trực thăng xuống đổ xăng rồi bay lên tiếp, như châu chấu trên trời, và bắn yểm trợ tối đa, bất kể lưới đạn phòng không của VC.
Cuối cùng, nhờ lòng can đảm của các người bạn ngoài quân chủng (Trong đó có một phi công là bạn cùng khóa 21VB với Tr/Tá Ngôn, Thiếu Tá Trần gia Bảo), nhờ tác xạ hiệu quả của các trực thăng, cuối cùng tiểu đoàn đã vượt qua những chướng ngại sau cùng. Đại đội đi đầu đã nhổ được các chốt ngăn chặn, mở đường cho các đại đội kế tiếp tuần tự vào theo.

(Cũng tiện đây, thay mặt các sĩ quan thuộc TĐ92 BĐQ, còn 5 người hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ, các quân nhân của Tiểu Đoàn 92, tôi gửi lời chân thành ghi ơn đến các phi hành đoàn vận tải C123, C130, các phi đoàn phản lực thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất, và các phi đoàn trực thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hoà, về các phi vụ mà cách anh đã tiếp tế, yểm trợ, tải thương cho TĐ92 BĐQ trong thời gian bị vây hãm và rút lui.)
Cuối cùng, Tiểu đoàn 92 BĐQ đã về đến điểm an toàn. Trong cuộc rút quân này, Tiểu Đoàn đã đưa được toàn bộ đơn vị khoảng trên 250 người, hầu hết thương binh, kể cả phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi tại TLC nhưng trực thăng tiếp cứu không thể xuống, trừ 2 người phải bỏ lại dọc đường vì đã chết. (Phi công và phụ tá tên Phối và Mỹ, và 2 xạ thủ đã cùng Tiểu Đoàn theo đường bộ rút lui.)

Sau đó, tôi đã dìu Tr/Tá Ngôn, gần như kiệt sức, vào trình diện Đại Tá Chuẩn. Tại đây, Tr/Tá Ngôn nghiêm chào rồi nói:
- Thưa Đại Tá, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc rút quân này.
Đại Tá Chuẩn đã dõng dạc, nhưng nhỏ nhẹ, trả lời:
- Không, tôi là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Quân Khu 3, kiêm Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc, cấp bậc cao cấp nhất tại đây, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc rút quân này.

o O o


Một thời gian sau đó khi có thời gian, Tr/Tá Ngôn mới kể thêm cho tôi biết thêm về cuộc vây hãm của VC, và cuộc rút quân cuả Tiểu Đoàn 92 BĐQ:
Căn cứ đã bị Sư Đoàn Công Trường 9 vây hãm, trong đó Trung Đoàn 271 (VC đã dùng nhiều danh xưng với mục đích nguỵ trang. Nhiều đơn vị đã dùng 2, 3 tên khác nhau nhưng thực sự chỉ là một) và một trung đoàn pháo binh của CS trực tiếp tham chiến. Trung đoàn pháo binh này được trang bị các loại súng cối 82 ly, 107 ly… và các loại hoả tiễn 24 nòng, và các hoả tiễn tầm nhiệt. Loại hoả tiễn này bắn hàng loạt, có sức công phá rất lớn đối với sinh vật đứng trên mặt đất, tuy nhiên không chính xác nên thỉnh thoảng chúng mới dùng. Ngoài ra chúng còn điều động một tiều đoàn pháo binh 130 ly bắn trực tiếp vào căn cứ.

Với hoả lực và quân số áp đảo khi so sánh với Tiếu đoàn 92, VC đã nhiều lần tung các đợt tấn công nhằm xoá bỏ sự hiện diện của quân ta trong vùng do chúng chiếm đóng.
Khoảng cuối tháng 3/74, sau khi pháo kích dữ dội bằng súng cối 82 ly và hoả tiễn 107 ly, địch đã cho bộ binh xung phong, định đè bẹp căn cứ. Nhưng, các đại đội đã đẩy lui địch nhờ căn cứ có hầm hố kiên cố dù đã bị hư hại nhiều.
Ngày 5 tháng 4, bộ binh địch sau một đợt pháo kích dữ dội đã được xe tăng T54 yểm trợ tấn công trại, nhưng nhờ điạ thế trại ở trên cao xe tăng không thể lên tấn công nên chúng đã thất bại.
Ngày 11-4-74, sau khi kho đạn bị nổ vì địch pháo kích trúng, Tr/ Tá Ngôn biết Tiểu Đoàn không còn đủ khả năng giữ căn cứ nên ra lệnh rút lui. Trước đây, đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, là một sĩ quan giàu kinh nghiệm, ông đã nghiên cứu đường rút quân và phân công các đại đội những việc phải thi hành khi có lệnh rút lui. Ông đã ra lệnh phá huỷ các khẩu đại bác 105 ly, các khầu súng liên thanh lớn, các máy truyền tin dư thừa, và cả mìn và đạn chưa bị hư hại. Ngoài ra, các đại đội còn được phân công mang theo toàn bộ thương bệnh binh.

Việc rút quân bất ngờ cuả TĐ chắc chắn gây bối rối cho VC quanh căn cứ, vì một đơn vị lớn như Tiểu Đoàn 92, không có phương tiện vượt sông, không thể băng được qua đầu sông Saigon vào mùa mưa, nước lớn mà không bị khám phá. Đối với người quen thuộc điạ thế, con đường duy nhất là mở đường máu xuống cửa trại, băng qua cầu và đi thẳng về An Lộc. Vì nghĩ như thế, chắc chắn VC đã bố trí các lực lượng ngăn chặn một khi TĐ rút quân theo hướng này. Đoán được suy nghĩ của chúng, Tiểu đoàn đã rút theo hướng ngược lại mà VC không ngờ. Đó là đi sâu vào vùng đất địch.
Họ từ đỉnh đồi băng ra sau căn cứ, vượt suối đang muà nước lớn, đi ngược về hướng Minh Thạnh cách hơn 40km. Để đưa được nguyên Tiểu đoàn băng qua suối, Tr Tá Ngôn nhờ những người lính Thượng trước đây thường đi bắt cá, biết được nơi có đá ngầm, căng dây cho những người không biết bơi, và các thương binh đi qua.



http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so38/images38/tlcthuong-si-hoang-cong-ich.jpg



Ông nói:
- Minh Thạnh thuộc Chiến Khu C, vì VC mang quân vây mình nên nơi đây sẽ không có chủ lực quân của nó. Cùng lắm chỉ có đám hậu cần và thương binh của chúng mà thôi.
Bình Long toàn rừng le, cây phủ trên đầu, Tiểu Đoàn phải len lỏi, đôi khi phải bò theo những khoảng trống dưới tàn tre. Núi rừng hiểm trở như thế, TĐ còn tắt máy truyền tin vì sợ VC tìm ra điểm đứng, nên máy bay L19 không thể tìm được tung tích, dù đôi lúc L19 bay trên đầu Tiểu Đoàn. Như một phép lạ đối với ta và địch, Tiểu Đoàn 92 đã biến mất khỏi vùng hành quân. Khi tới Minh Thạnh, TĐ đi ngược lại theo QL 13 rồi quay vòng về An Lộc, tới Xa Cam, Xa Cát.
(Trước khi vể TLC, Tr/Tá Ngôn đã ở trại Chí Linh của LLĐB, cũng như Đại Uý Phan trí Viễn đã ở trại Minh Thạnh nên rất rành khu vực này.)
Khi gần tới nơi, Tr/Tá Ngôn mới quyết định mở máy liên lạc để giữ bí mật tuyệt đối. Đi sâu vào lòng địch, các binh sĩ của cả tiểu đoàn hành quân trong điều kiện tuyệt đối khó khăn, không thể tiếp viện, không thể kêu cứu, trong khi còn phải cáng hoặc dìu theo thương binh. Tiểu Đoàn đã phải trải qua cuộc hành quân vô cùng nguy hiểm, vì chỉ một sai lầm nhỏ khiến VC khám phá ra vị trí, thì cả Tiểu Đoàn phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

o O o


Hôm nay sau gần 40 năm, những hình ảnh bi thảm, nhưng kiêu hùng của các binh sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ vẫn linh động hiện ra trước mắt, trong ánh sắng nhạt nhoà của ký ức. Khi tuần tự vào được bên trong khu vực An Lộc, họ gần như đã kiệt quệ, gầy ốm vì thiếu ăn lâu ngày; da xạm đen, bệnh hoạn vì thiếu hụt thuốc men; quần áo tả tơi rách nát vì thiếu quân phục thay thế; bẩn thỉu do đất bùn vì phải lặn lội trong rừng sâu và phải chiến đấu liên tục để dành sự sống. Một số phải diù đi.
Nhưng qua nét mặt của họ hiện lên vẻ nhẫn nại chịu đựng phi thường, trong khi đầu họ vẫn ngửng cao phảng phất nét hãnh diện vì đã làm được chuyện thần kỳ.
Các thương binh còn tệ hại hơn, vì có môt số phải nằm trên cáng. Một số không còn đủ sức để trả lời. Tôi không hề nghe tiếng rên xiết, trách cứ về số phận kém may mắn của mình. Mặc dù đã có hơn 250 binh sĩ trở về, trong đó có 4 người của phi hành đoàn trực thăng (gồm 1 phi công, 1 phụ tá, và 2 xạ thủ), nhưng quân số có khả năng tham chiến thực sự chỉ còn khoảng 150 người.

Lúc đó, tôi đứng im lặng nhìn họ, lòng đầy cảm xúc không nói nên lời. Tôi cảm thấy hãnh diện vì đã là một phần của họ. Vượt lên sự sợ hãi, đối diện với cái chết, họ đã chiến đấu chống kẻ thù không mệt mỏi trên 510 ngày, trong thiếu thốn, đói khát, bệnh tật. Vượt trên sự yếm kém về quân số, trang bị, và hoả lực, họ đã giáng cho VC những tổn thất nặng nề dù chúng mạnh hơn nhiều lần, quân số đông hơn nhiều lần, trang bị tận răng. Điều gì khiến họ làm được? Đó chính là tinh thần kỷ luật và sự tin tưởng đối với cấp chỉ huy của họ. Cấp chỉ huy của họ đã giữ lời hứa là chiến đấu và mang họ về đến điểm an toàn. Họ làm được như vậy là vì chế độ nhân bản của Miền Nam hơn hẳn chế độ phi nhân của CS Việt Nam, hoặc của chế độ tàn bạo CS Nga, Tàu.

Hôm nay, sau gần 40 năm, hình ảnh của 2 cấp chỉ huy đứng đối diện nhau, trong giá buốt của núi rừng, và bóng tối của thị trấn An Lộc vẫn ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời. Tôi vẩn cảm thấy bồi hồi và xúc động khi nhớ như in lời đối đáp của Đại Tá Nguyễn thành Chuẩn và Trung Tá Lê văn Ngôn (giờ đây cả hai ông đã không còn nữa):
“Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc rút quân này.”
Câu trên được nói 2 lần liên tiếp qua 2 cấp chỉ huy khác nhau. Tại sao họ phải làm như vậy? Bởi vì họ ý thức được rằng, họ là người đầu tiên nhận vinh quang, khi đơn vị mang thắng lợi về, thì họ cũng phải là người dám can đảm nhận trách nhiệm về những tổn thất của đơn vị. Vì đó là danh dự, là phẩm chất không thể thiếu của một cấp chỉ huy. Thật may mắn, chúng ta đã có nhiều người như họ, dám nhận trách nhiệm về mình bất kể hậu quả.
Sau 30-4-75, chiụ chung số phận của dân chúng Miền Nam, giống như trăm ngàn người của chế độ cũ, Tr/Tá Ngôn đã bị đưa đi tù “cải tạo” tại miền Bắc. Bị bạc đãi, hành hạ tinh thần, ông vẫn bình tĩnh giữ đúng tư cách của một quân nhân dù đã bị bại trận, vẫn duy trì được niềm tin vào chính nghiã. Nhưng ông đã không chống chọi nổi với cơn bệnh hiểm nghèo trong điều kiện khốn cùng, thiếu thốn thuốc men và dinh dưỡng. Cuối cùng, ông đã lặng lẽ giã từ cõi đời. Những người bạn đưa ông xuống huyệt mộ với một tấm chiếu rách trong câm nín, là những người bạn tù đáng thương đang chiụ nạn như ông, những người đã là từng chiến đấu, từng cùng nhau chống kẻ thù chung là CS Việt Nam.

Kể từ ngày VC chiếm Miền Nam, chúng ta không hề nghe CSVN nhắc đến, hay tổ chức ăn mừng “Trận Đánh Tống Lê Chân”. Phải chăng, lực lượng VC tấn công đã bị thiệt hại rất nặng nề trước một lực lượng phòng thủ nhỏ bé, bị cô lập với thế giới bên ngoài? Phải chăng chiến dịch đánh chiếm cuả chúng bị kéo dài quá lâu vì sợi “gân gà” khó nuốt? Câu trả lời đúng nhất là chúng muốn quên đi nổi nhục nhã đã để nguyên một tiểu đoàn BĐQ biến mất khỏi vòng vây kiên cố của chúng với sự tổn thất không đáng kể, như đã “bốc hơi”.

30 tháng 4 năm nay lại về, một thoáng nhớ về kỷ niệm xưa, kẻ còn người mất, tôi muốn được im lặng tưởng nhớ đến Tr/Tá Ngôn và những người lính cuả TĐ92 BĐQ năm xưa, kém may mắn đã hy sinh tại trại Tống Lê Chân và trên đường rút lui. Cho tôi được nghiêng mình trước sự hy sinh cao cả ấy. Các anh đã là những vị anh hùng vì chỉ có các anh mới làm được chuyện đội đá vá trời. Nghĩ đến các anh, tôi không quên nghĩ đến nỗi đau khổ mà vợ con các anh phải gánh chịu. Xin cho tôi được nghiêng mình chia sẻ nỗi bất hạnh tột cùng với vợ con các anh vì đã mất người thân yêu.

Giống như các liệt sĩ vô danh khác cuả QLVNCH, sự hy sinh của các anh sẽ được muôn đời nhắc đến.


Đặng Hưng Vượng

Hùng Ca Sử Việt (http://www.youtube.com/watch?v=uTjIr31JTEk&list=PL95316B8A429F2571)


Ghi chú :

""... Riêng LĐ6 BĐQ đã phải rút khẩn cấp theo đường bộ về theo ngả Tây Ninh, đến phi trường Trảng Lớn mới có máy bay chở đi Vùng I..."

Cám ơn Chiến hữu Đặng Hưng Vượng đã dày công ghi lại trang sử OAI HÙNG của TĐ 92 BĐQ tại căn cứ hỏa lực Tống Lê Chân, vào đúng thời điểm trong ghi chú màu xanh này, TĐ34 BĐQ được lệnh rút quân về Tống Lê Chân bằng...đường bộ, chúng tôi rời căn cứ hỏa lực Quang Trung sáng sớm, hành trang nặng trung bình ( nhu cầu đi hành nhanh ), căn cứ QT hoàn toàn bỏ trống với tất cả trang bị nặng. Rời căn cứ này với lòng trĩu nặng vì không hiểu chuyện gì đang xãy ra, nhưng " lệnh là lệnh ! "
Đoạn băng rừng này dài 30 km đường chim bay ( ước lượng ), đoàn quân đi chuyển thật nhanh, không tiếng động, im lặng vô tuyến, tạo bất ngờ cho địch đang bao vây xung quanh và tráng bị truy kích, đúng là một chuyến quân hành Marathon (= Việt dã ) chân cứng, vai nặng, lưng còng, áo trận vắt ra nước, thằng nào đi không nổi thì nằm đó chút đi tiếp, không ai cõng ai.
Về tới Tống Lê Chân thì đã xế chiều, từng đoàn Chinook lên xuống liên tục để bốc TĐ34 và BCH LĐ6 BĐQ về Phi trường Trảng Lớn, Tây ninh để lên C130..." XUÔI QUÂN RA HUẾ ".

Còn tiếp....

hoài vọng
02-13-2017, 11:01 PM
Đầu năm 72, LĐ6 BĐQ do Trung Tá Trịnh văn Bé làm liên đoàn trưởng và Lữ đoàn 2 Nhảy Dù do Đại tá Trần quốc Lịch làm lữ đoàn trưởng, hành quân quanh vùng và Kampuchia. Trong thời gian này, bộ chỉ huy nhẹ của LĐ6 BĐQ đóng trong căn cứ. Khoảng tháng 4-72, một đại đội được lệnh tuần thám chung quanh (không cần đi xa vì hiện đã có 2 đại đơn vị quanh vùng) thì phát giác một đường mòn lớn hướng về phiá An Lộc, xe hơi có thể chạy qua, Đây là dấu hiệu báo cho biết các đơn vị công binh cuả CS đang chuẩn bị đường xá cho một cuộc chuyển quân lớn cuả chúng trong chiến dịch Đông Xuân sắp tới. Quân Khu đã cho máy bay L19 lên quan sát.
Hai đại đơn vị ND và BĐQ đã đột nhiên rút ra khỏi căn cứ, giao trách nhiệm toàn vùng cho TĐ 92 BĐQ, báo hiệu một chuyện thật lớn có thể xảy ra.

Chắc chắn tác giả đã nhầm lẫn vì LD2ND chỉ hành quân ở Tống Lê Chân vào khoảng năm 70 và ông Trần Quốc lịch còn là Trung Tá , tôi nhớ là vì đang tắm... sexy 100% bị ăn trái B40 ...không còn quần mà chạy

cuocsi
02-14-2017, 01:02 PM
Kính chào Ban Điều Hành Đặc Trưng
Quý Thành viên, Khách viếng, Thân hữu.

Cuocsi mở trang mới này với mong ước ghi lại chút tâm tình chất chứa bao năm trường từ sau ngày " nước mất nhà tan "

Những bài ghi trong trang này, xin được đón nhận và chia sẻ với " ÂN TÌNH " không bươi móc, những đóng góp
" Lệch lạc, Móp méo, Nghi kỵ " sẽ được Xoá không cần thông báo .

Riêng với cuocsi, vì là một " Cựu Chiến Sĩ Biệt Động Quân, Liên Đoàn 6, Tiểu đoàn 34, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chiến đấu dưới ngọn cờ Chính Nghĩa từ tháng ba 1968 đến 30 tháng tư 1975,
Cuốc sẽ ghi lại chút gì của "Đoạn Đời Lửa Binh" để hầu chuyện bồi đáp thạnh tình của mọi người đến viếng
Nếu điều kiệu thời gian, sức khỏe và"Trí nhớ" cho phép và cũng :


" XIN ĐƯỢC COI NHƯ MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG,
MỘT LỜI SÁM HỐI VÌ ĐÃ KHÔNG LÀM TRÒN BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI TRAI
LÚC QUỐC GIA LÂM NGUY, THẤT PHU HỮU TRÁCH..."




Với một số vốn học vấn quá giới hạn, không bằng cấp, quan chức,
chắc chắn là trong những bài đăng lên sẽ có nhiểu va chạm ngoài ý muốn, nhiểu sai, sót và lỗi chính tả,
mong quý vị niệm tình dung thứ.

" Hãy nhìn bằng Tim..."



« On ne voit bien qu'avec le cœur. L'essentiel est invisible pour les yeux. »
Le Petit Prince
Antoine de Saint-Exupéry (https://fr.wikipedia.org/wiki/Antoine_de_Saint-Exup%C3%A9ry).















http://3.bp.blogspot.com/_2qPDfjqTiBk/SMXJaYgadhI/AAAAAAAAEQA/uePvjhkpO_k/s400/chaotay.jpg


Học thinh lặng không dễ !

cuocsi !

XXG
02-14-2017, 01:48 PM
http://3.bp.blogspot.com/_2qPDfjqTiBk/SMXJaYgadhI/AAAAAAAAEQA/uePvjhkpO_k/s400/chaotay.jpg


Nhìn tấm hình mà thấy xót xa...


"Đuốc nào nuôi ngọn lửa hồng

Màu cờ nào phủ linh hồn cô đơn..."

__ Đăng tiếp bài Tống Lê Chân bên trên đi ông Cọp Nước Tương ơi. Anh em đang chờ đọc...:z67:

Thanks for your posts, bro!

hoài vọng
02-14-2017, 07:03 PM
Đăng tiếp bài Tống Lê Chân bên trên đi ông Cọp Nước Tương ơi. Anh em đang chờ đọc...:z67:

Thanks for your posts, bro! Trong khi chờ ông Cọp ...xuống móng cọp...xin kể một chuyện về Tống Lê Chân..
Đang ngủ mê mệt ...một tràng súng chát chúa vang lên , lồm cồm xách súng chạy ra vọng gác
- Có ma ...nó lạng qua lạng lại trước mặt
- Mày thấy gì ? tôi hỏi nó
- Nó cầm đèn pin đi vào hàng rào
Ngồi khoảng mười phút không thấy gì , tôi đi vào ngủ tiếp

cuocsi
02-14-2017, 09:03 PM
Kỷ vật cho em


https://youtu.be/PVRj2Gro-uw

:z57:

Kỷ vật cho em

Thơ Linh Phương
Nhạc Phạm Duy

( Sưu tầm : Hopamviet.vn dành cho các bạn thích ghi-ta )

Em hỏi [C] anh, em hỏi [Em] anh bao giờ trở [Am] lại
Xin trả [G7] lời, xin trả [Em] lời [G7] mai mốt anh [C] về.
Anh trở [C] lại có thể [Am] bằng chiến thắng Plei- [C] me,
Hay Đức [F] Cơ, Đồng Xoài, Bình [C] Giã,
Anh trở [G7] về anh trở [Em] về hàng cây nghiêng [G] ngả
Anh trở [Em] về, có khi [G] là hòm gỗ cài [C] hoa,
Anh trở [F] về trên chiếc băng [C] ca
Trên trực [Fm6] thăng sơn màu tang [C] trắng.

Em hỏi [C] anh, em hỏi [Em] anh bao giờ trở [Am] lại
Xin trả [G7] lời, xin trả [Em] lời [G7] mai mốt anh [C] về.
Anh trở [F] về chiều hoang trốn [Fm] nắng
Poncho buồn liệm kín hồn [C] anh
Anh trở [G] về bờ tóc em [D] xanh
Chít khăn [D7] sô lên đầu vội [G] vã. Em [C] ơi!

Em hỏi [C] anh, em hỏi [Em] anh bao giờ trở [Am] lại
Xin trả [G7] lời, xin trả [Em] lời [G7] mai mốt anh [C] về.
Anh trở [C] lại đây kỷ [Am] vật viên đạn đồng [C7] đen
Em sang sông anh cho làm kỷ [C] niệm
Anh trở [G] về anh trở [Em] về trên đôi nạng [G] gỗ
Anh trở [Em] về, anh trở [G] về bại tướng cụt [C] chân.
Em ngại [F] ngùng dạo phố mùa [C] Xuân,
Bên nguời [Fm] yêu tật nguyền chai [C] đá.

Em hỏi [C] anh, em hỏi [Em] anh bao giờ trở [Am] lại
Xin trả [G7] lời, xin trả [Em] lời [G7] mai mốt anh [C] về.
Anh trở [F] về nhìn nhau xa [Fm] lạ
Anh trở về dang dở đời [C] em
Ta nhìn [G] nhau ánh mắt chưa [D] quen
Cố quên [D7] đi một lần trăn [G] trối. Em [C] ơi!
Em hỏi [C] anh em hỏi [Em] anh bao giờ trở [Am] lại

cuocsi
02-14-2017, 10:06 PM
Tiếp theo bài Tống Lê Chân....

Cám ơn Chiến hữu Đặng Hưng Vượng đã dày công ghi lại trang sử OAI HÙNG của TĐ 92 BĐQ tại căn cứ hỏa lực Tống Lê Chân,
( vào đúng thời điểm trong ghi chú màu xanh này, TĐ34 BĐQ được lệnh rút quân về Tống Lê Chân bằng...đường bộ, chúng tôi rời căn cứ hỏa lực Quang Trung sáng sớm, hành trang nặng trung bình ( nhu cầu đi hành nhanh ), căn cứ QT hoàn toàn bỏ trống với tất cả trang bị nặng. Rời căn cứ này với lòng trĩu nặng vì không hiểu chuyện gì đang xãy ra, nhưng " lệnh là lệnh ! "
Đoạn băng rừng này dài 30 km đường chim bay ( ước lượng ), đoàn quân đi chuyển thật nhanh, không tiếng động, im lặng vô tuyến, tạo bất ngờ cho địch đang bao vây xung quanh và tráng bị truy kích, đúng là một chuyến quân hành Marathon (= Việt dã ) chân cứng, vai nặng, lưng còng, áo trận vắt ra nước, thằng nào đi không nổi thì nằm đó chút đi tiếp, không ai cõng ai.
Về tới Tống Lê Chân thì đã xế chiều, từng đoàn Chinook lên xuống liên tục để bốc TĐ34 và BCH LĐ6 BĐQ về Phi trường Trảng Lớn, Tây ninh để lên C130..." XUÔI QUÂN RA HUẾ ".)

Đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chân lên Tống Lê Chân, địa danh xa lạ nhưng mang đầy chiến tích, vùng hoang vu bụi mù, đất đỏ của núi rừng hay đất nhuộm máu chiến binh, những người sẽ mãi mãi " VÔ DANH " nhưng anh linh họ vẫn mãi in bóng một thời trang Sử Việt, họ là ai ? Lính Dù, Pháo binh, Công binh, Tiếp liệu, Truyền tin, Phòng 3, Viễn thám, Biệt cách nhẫy dù, Black Horse, Không quân Mỹ, Không quân Việt hay là những người lính Biệt Dộng đơn sơ, hành trang chẵng có gì ngoài tấm lòng yêu quê, thương nước, chỉ mong đem thân mình bảo vệ manh đất thân yêu, ngăn làn sóng đỏ bạo tàn, tóm lại :


" Họ là CHIẾN SĨ CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ "



Phi đạo dã chiến của Tống Lê Chân bụi đỏ tung trời với hàng chục chiếc Chinook ( trực thăng vận tải ) đang lên xuống, trong ruột chứa đầy những đứa con, súng đạn nặng lưng, tất cả ngồi trên sàn từ lính tới quan. Dưới bụng Chinook là các "Coneck ?" (thùng sắt to) chứa hàng, quân dụng và lương thực hay tất cả các tài liệu hành chánh, hành quân của Ban 3, Ban Tiếp liệu... V.v.... Phi cơ rời vùng lửa đạn biên giới trực chỉ Trảng Lớn, Tây Ninh, mới bay một đoạn vài cây số thì một cái "coneck" bị bung cửa vì không khoá kỷ , sức mạnh khủng khiếp của gló từ hai cánh quạt tam giác thổi xuống hoà với tốc độ bay, cửa sắt mở tung " giải phóng " xuống đất đỏ, rừng xanh hàng trăm ký giấy tờ hành quân, ban ngành của BCH LĐ6... Mấy chú vẹm ở dưới chắc cũng vui mừng vì nhận được " Quà Noel tháng ba " của lính ông Thiệu.

Mõi tay nghen, mai tiếp....

cuocsi
02-14-2017, 10:26 PM
Nhìn tấm hình mà thấy xót xa...


"Đuốc nào nuôi ngọn lửa hồng

Màu cờ nào phủ linh hồn cô đơn..."

__ Đăng tiếp bài Tống Lê Chân bên trên đi ông Cọp Nước Tương ơi. Anh em đang chờ đọc...:z67:

Thanks for your posts, bro!


Lễ Tình nhân cho...Goá phụ !




Tưởng như còn người yêu


Thơ Lê Thị Ý
Nhajc Phạm Duy

(sưu tầm: Hopamviet.vn)

[Bb] Ngày mai đi nhận xác [Dm] chồng
Say đi để [Gm] thấy mình [F7] không là [Bb] mình
Ngày mai đi nhận xác [Gm] anh
Cuồng si thuở [Cm] ấy, hiển linh bây [F7] giờ.

Cao [Bb] nguyên hoang lạnh ơ [Dm] hờ
Như [Gm] môi goá [Cm] phụ nhạt mờ vết [F] son
Tình [Cm] ta không thể vuông [F7] tròn
Say đi mà [Bb] tưởng như còn người [Gm] yêu. [Bb]

Phi [F] cơ đáp xuống một [A7] chiều
Khung mây bàng [Dm] bạc mang nhiều xót [C] xa
Dài [F] hơi hát khúc thương [Bb] ca
Thân côi khép [A7] kín trong tà áo [Dm] đen.

Chao [D] ôi! Thèm nụ hôn quen
Chong đèn, hẹn [F#7] sẽ đêm đêm đợi [Bm] chờ
Bây giờ anh phủ màu [Bb] cờ
Bây [Gm] giờ anh phủ màu [D] cờ.

Em không nhìn được xác [F#m] chàng
Anh lên lon [Bm] giữa hai [E7] hàng nến [A] trong
Mùi [Em] hương cứ tưởng hơi [A7] chàng
Ôm mồ cứ [D] tưởng ôm vòng người yêu.


:z57::z57::z57: :z57:



https://youtu.be/RskSogt1Zmg

cuocsi
02-16-2017, 11:26 PM
Tiếp theo bài Tống Lê Chân....

Cám ơn Chiến hữu Đặng Hưng Vượng đã dày công ghi lại trang sử OAI HÙNG của TĐ 92 BĐQ tại căn cứ hỏa lực Tống Lê Chân,
( vào đúng thời điểm trong ghi chú màu xanh này, TĐ34 BĐQ được lệnh rút quân về Tống Lê Chân bằng...đường bộ, chúng tôi rời căn cứ hỏa lực Quang Trung sáng sớm, hành trang nặng trung bình ( nhu cầu đi hành nhanh ), căn cứ QT hoàn toàn bỏ trống với tất cả trang bị nặng. Rời căn cứ này với lòng trĩu nặng vì không hiểu chuyện gì đang xãy ra, nhưng " lệnh là lệnh ! "
Đoạn băng rừng này dài 30 km đường chim bay ( ước lượng ), đoàn quân đi chuyển thật nhanh, không tiếng động, im lặng vô tuyến, tạo bất ngờ cho địch đang bao vây xung quanh và tráng bị truy kích, đúng là một chuyến quân hành Marathon (= Việt dã ) chân cứng, vai nặng, lưng còng, áo trận vắt ra nước, thằng nào đi không nổi thì nằm đó chút đi tiếp, không ai cõng ai.
Về tới Tống Lê Chân thì đã xế chiều, từng đoàn Chinook lên xuống liên tục để bốc TĐ34 và BCH LĐ6 BĐQ về Phi trường Trảng Lớn, Tây ninh để lên C130..." XUÔI QUÂN RA HUẾ ".)

Đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chân lên Tống Lê Chân, địa danh xa lạ nhưng mang đầy chiến tích, vùng hoang vu bụi mù, đất đỏ của núi rừng hay đất nhuộm máu chiến binh, những người sẽ mãi mãi " VÔ DANH " nhưng anh linh họ vẫn mãi in bóng một thời trang Sử Việt, họ là ai ? Lính Dù, Pháo binh, Công binh, Tiếp liệu, Truyền tin, Phòng 3, Viễn thám, Biệt cách nhẫy dù, Black Horse, Không quân Mỹ, Không quân Việt hay là những người lính Biệt Dộng đơn sơ, hành trang chẵng có gì ngoài tấm lòng yêu quê, thương nước, chỉ mong đem thân mình bảo vệ manh đất thân yêu, ngăn làn sóng đỏ bạo tàn, tóm lại :


" Họ là CHIẾN SĨ CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ "



Phi đạo dã chiến của Tống Lê Chân bụi đỏ tung trời với hàng chục chiếc Chinook ( trực thăng vận tải ) đang lên xuống, trong ruột chứa đầy những đứa con, súng đạn nặng lưng, tất cả ngồi trên sàn từ lính tới quan. Dưới bụng Chinook là các "Coneck ?" (thùng sắt to) chứa hàng, quân dụng và lương thực hay tất cả các tài liệu hành chánh, hành quân của Ban 3, Ban Tiếp liệu... V.v.... Phi cơ rời vùng lửa đạn biên giới trực chỉ Trảng Lớn, Tây Ninh, mới bay một đoạn vài cây số thì một cái "coneck" bị bung cửa vì không khoá kỷ , sức mạnh khủng khiếp của gló từ hai cánh quạt tam giác thổi xuống hoà với tốc độ bay, cửa sắt mở tung " giải phóng " xuống đất đỏ, rừng xanh hàng trăm ký giấy tờ hành quân, ban ngành của BCH LĐ6... Mấy chú vẹm ở dưới chắc cũng vui mừng vì nhận được " Quà Noel tháng ba " của lính ông Thiệu.

Mõi tay nghen, mai tiếp....



http://i38.servimg.com/u/f38/15/48/13/84/tongle10.jpg


Bản đồ khu chiến
( hình sưu tầm site...)



Nhìn bản đồ trên, cuốc tui chợt thấy một vùng kỹ niệm ấu thơ lại tuôn tràn về trong " GÓC NHỚ " *
Những địa danh Phú Cuờng ( Tỉnh Bình Dương ) Quận Bến Cát, ấp Lai Khê... tưởng như đã phai mờ, nhưng ...
Định không viết, mà cái muốn quá mạnh, vì không có giờ nên chỉ ghi thoáng lại vài dòng.

Lai Khê, tên của một Ấp nhỏ thuộc Xả Lai Hưng, Quận Bến Cát.
Nơi đây tuy nhỏ nhưng to vì người Pháp đã dựng lên một đồn điền trồng cao su rộng lớn vừa để khai thác mũ làm vỏ xe ( Michelin ) và các dụng cụ gia dụng hay kỹ thuật khác, vì nhu cầu rất cao nên họ xây luôn một viện Nghiên cứu và bào chế cao su thật lớn rộng hàng trăm mẩu đất có cả phi trường nhà máy điện, nhà máy bơm nước, đường xá, trường học, nhà thờ, nhà thương, chợ, sân ten-ních, sân banh, ngay cả piste đua xe thấp " Quad ". Khu kỹ nghệ này được mệnh danh là : " VIỆN KHẢO CỨU CAO SU IRCV LAI KHÊ "

Cuốc tui đã một thời thơ ấu rong chơi, bắt dế, dạo rừng, ăn trái "Mua" tím răng, là loại cây thấp, có hoa tím như Sim, trái ngọt nhưng không ngon bằng trái Sim, kỹ niệm không bao giờ quên là được bắt cá "Lia thia" để đá độ, sau hàng giờ miệt mài mệt vì nắng được nhảy ầm xuống con suối của một trời nhớ thương mà tui dám so sánh với " Như những con suối ở miền Đông " ( truyện Duyên Anh ). Như "Thằng Bờm", "Con Thuý", "Thằng Quyên", "Loan mắt nhung", "Dzũng Đa-kao"... Đã đi vào ký ức thì con suối tươi mát, cát vàng óng ánh này đã ôm trọn hình hài của một tuổi thơ "Hoa gấm", con suối này dường như chỉ hình thành cho riêng chú bé Cuốc mà thôi...


GÓC NHỚ " *
... Trong góc nhớ của tôi,
Con nhện trắng giăng tơ
Tơ bằng những lời thơ
Thơ vương đầy góc nhớ...

cuocsi (năm ...không nhớ)

Ghi chú:


Còn tiếp...

cuocsi
02-17-2017, 01:46 AM
Thương Ca 1
Lê Thị Ý

Đọc ở đây...

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5423-V%C4%83n-Th%C6%A1-v%E1%BA%AFn-d%C3%A0i-theo-v%E1%BA%ADn-n%C6%B0%E1%BB%9Bc&p=198083&viewfull=1#posót198083

Và một clip video khác...




https://youtu.be/eGUKhjofQEk

cuocsi
02-18-2017, 12:15 AM
Chút...loãng moạng đầu ngày

Tình phụ
(Đỗ Lễ)


Chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa mỗi khi sầu dâng, còn đâu ngày quen biết nhau đã yêu em rồi yêu cả cuộc đời. Khi anh đã phụ lòng em, đã phụ lòng em đau thương anh để lại xót xa vô vàn. Chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê.
:z35::z35:



Tình Phụ

Bảo Yến


https://youtu.be/O2VUfYf1ef8

CCG
02-21-2017, 06:56 PM
Chiều trên phá Tam Giang

https://www.youtube.com/watch?v=O62rqLTC9Iw


CCG thích bài này...

Kiến Hôi
02-21-2017, 07:56 PM
Nắng Thuỷ Tinh ca bản này muốn chảy nước mắt luôn vì đoạn....giờ này thương xá sắp đóng cửa, mà em không đủ tiền trả các gói quà.:z45:


Nó nhốt em...Nó nhốt em....anh ơi! Anh ơi!....!:24:

XXG
02-21-2017, 08:51 PM
Nắng Thuỷ Tinh ca bản này muốn chảy nước mắt luôn vì đoạn....giờ này thương xá sắp đóng cửa, mà em không đủ tiền trả các gói quà.:z45:

Nó nhốt em...Nó nhốt em....anh ơi! Anh ơi!....!:24: Kha,kha,kha...:24: :36:
Mình đã thấy ổng với ông Rằn Ri chọc người ta bị nổi mụn, và "quạ" bài thơ "Con Bứm" của ông Kayak bên kia rồi. Mình im ru, hổng dám hó hé, sợ "bị ghéted." Bây giờ ổng qua tới bên này mần nhạc sĩ viết nhạc...

Thiệt tình!
Con lạy Bố, đừng có chọc thằng em cười quá mạng, thằng em sẽ "bị giậned" nữa bây giờ! :z13:

cuocsi
02-21-2017, 10:20 PM
Chiều trên phá Tam Giang



https://www.youtube.com/watch?v=O62rqLTC9Iw


CCG thích bài này...



Đến bất tận nỗi nhớ !


Chiều trên Phá Tam giang,
Anh sực nhớ đến em
O Huế lúc tan trường
Ngồi sau chiếc xe đạp
Ngang cầu Trường Tiền ấy
Của một thời binh lửa
Tháng ba lần xuôi quân
Nhớ ơi ! Đến bất tận !

cuocsi 2017-02-23





Cám ơn CCG đã cho nghe lại bài mà cuocsi Rất YÊU.
Đã song ca với bạn mà chưa có dịp mang vô khoe...

Chúc CCG Cùng thân hữu ngày vui

hoài vọng
02-22-2017, 06:22 PM
Đến bất tận nỗi nhớ !


Tháng ba lần xuôi quân
Nhớ ơi ! Đến bất tận !

cuocsi 2017-02-23



Anh cuoc ! có lẽ , anh đi sau tôi ít ngày ...giữa tháng ba , chúng tôi rút về Hải Vân nằm chờ bàn giao cho TQLC thấy dân chúng gồng gánh lũ lượt trên đường đèo dưới cơn mưa ...
Tháng ba lần xuôi quân
Nhớ ơi ! Đến bất tận !
Tháng ba...năm đó mùa ly loạn
Lũ lượt người đi...bỏ xóm làng
Hai đầu quang gánh...hai đứa nhỏ
Ngơ ngác nhìn anh lính bên đàng

XXG
02-22-2017, 07:58 PM
Bớ người ta! Tui bắt gặp ông Cọp Nước Tương (đen thui) và ông Rằn Ri Song Kiếm Trấn Ải đang làm thi sĩ nè....

(Đừng anh Quận! Dằn xuống anh, đừng nhảy vô gắn hình gắn thơ, anh Quận ơi. Để hai ổng nói chuyện thời binh lửa. Lúc đó anh đang theo mấy tà áo dài trắng mà...)

......... :24: :24: :z19:

cuocsi
02-22-2017, 09:58 PM
200 quả đại bác...

Mời ghé mắt qua đây :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4584-Truy%E1%BB%87n-s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m&p=198403&viewfull=1#post198403

Vùng ..." Quê hương an toàn " của du kích Việt cộng là đây,
Hồi còn học tiểu học, tui đã mấy lần chứng kiến cảnh du kích đặt mìn khũng bố dân, xe đò, xe lam ba bánh nổ tan tành dọc QL13. Một lần khác, tụi nó chặt đầu một ông trưởng ấp treo ngoài cổng và bạn học cuã tui có người cha tên là ông Kiệt, gác đồn điền cao su, đang chạy moto kiểm lâm, bắt gặp du kích trút mũ cao su ( ăn cắp ) ông Kiệt chận lại hỏi bị du kích cho một tràng " Thompson " nát ngực, xe của đồn điền chở về trước nhà, máu me tràn trề, thấy khũng khiếp !
Đó là cách " THƯƠNG DÂN CỦA VIỆT CỘNG MIỀN NAM " thời " NAM KỲ KHỞI NGHIA."

Và đó cũng là thời điểm mà tuổi thơ tắm suối, hái Mua, bắt cá, bắt dế của tui CHẤM DỨT...

Trích... " Cuốc tui đã một thời thơ ấu rong chơi, bắt dế, dạo rừng, ăn trái "Mua" tím răng, là loại cây thấp, có hoa tím như Sim, trái ngọt nhưng không ngon bằng trái Sim, kỹ niệm không bao giờ quên là được bắt cá "Lia thia" để đá độ, sau hàng giờ miệt mài mệt vì nắng được nhảy ầm xuống con suối của một trời nhớ thương mà tui dám so sánh với " Như những con suối ở miền Đông " ( truyện Duyên Anh ). Như "Thằng Bờm", "Con Thuý", "Thằng Quyên", "Loan mắt nhung", "Dzũng Đa-kao"... Đã đi vào ký ức thì con suối tươi mát, cát vàng óng ánh này đã ôm trọn hình hài của một tuổi thơ "Hoa gấm", con suối này dường như chỉ hình thành cho riêng chú bé Cuốc mà thôi..."

cuocsi
02-22-2017, 10:48 PM
Từ Trảng lớn tới Phú Bài...

Trích ..." Phi đạo dã chiến của Tống Lê Chân bụi đỏ tung trời với hàng chục chiếc Chinook ( trực thăng vận tải ) đang lên xuống, trong ruột chứa đầy những đứa con, súng đạn nặng lưng, tất cả ngồi trên sàn từ lính tới quan. Dưới bụng Chinook là các "Coneck ?" (thùng sắt to) chứa hàng, quân dụng và lương thực hay tất cả các tài liệu hành chánh, hành quân của Ban 3, Ban Tiếp liệu... V.v.... Phi cơ rời vùng lửa đạn biên giới trực chỉ Trảng Lớn, Tây Ninh, mới bay một đoạn vài cây số thì một cái "coneck" bị bung cửa vì không khoá kỷ , sức mạnh khủng khiếp của gló từ hai cánh quạt tam giác thổi xuống hoà với tốc độ bay, cửa sắt mở tung " giải phóng " xuống đất đỏ, rừng xanh hàng trăm ký giấy tờ hành quân, ban ngành của BCH LĐ6... Mấy chú vẹm ở dưới chắc cũng vui mừng vì nhận được " Quà Noel tháng ba " của lính ông Thiệu... "


http://i38.servimg.com/u/f38/15/48/13/84/tongle10.jpg


Bản đồ khu chiến
( hình sưu tầm site...)





Chắc anh Hoài Vọng nói đúng về dữ kiện này. :
". "
https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/misc/quote_icon.png Trích nguyên văn bởi cuocsi https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/buttons/viewpost-right.png (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?p=198540#post198540)

Đến bất tận nỗi nhớ !


Tháng ba lần xuôi quân
Nhớ ơi ! Đến bất tận !

cuocsi 2017-02-23







Anh cuoc ! có lẽ , anh đi sau tôi ít ngày ...giữa tháng ba , chúng tôi rút về Hải Vân nằm chờ bàn giao cho TQLC thấy dân chúng gồng gánh lũ lượt trên đường đèo dưới cơn mưa ...
Tháng ba lần xuôi quân
Nhớ ơi ! Đến bất tận !
Tháng ba...năm đó mùa ly loạn
Lũ lượt người đi...bỏ xóm làng
Hai đầu quang gánh...hai đứa nhỏ
Ngơ ngác nhìn anh lính bên đàng.

"""




Tiếp kỳ trước...
...
Chinook bay thật nhanh nhưng với cao độ thấp, trong bụng tui thấp thỏm vì sợ AK hay phòng không vớt đít, nhìn xuống khu rừng biên giới cây xanh bạt ngàn trước đây, bây giờ có những nơi bụi đỏ còn vương, rừng cây tan tác vì thảm bom B52 và Trận Địa Chiến. Nhìn bên trái qua cửa kiến tròn của Chinook thi thấy núi Bà Đen xa xa và biết đã về tới Tây Ninh.
phi trường Trảng lớn trong tầm nhìn khi trực thăng giảm cao độ và nghiêng góc 30° về tay phải, mặt đất dâng nhanh cùng với bụi đỏ tung trời mù mịt, chiếc Chinook đáp nhẹ nhàng, bánh sau vừa chạm phi đạo nhưng đầu tàu còn ngất cao, pilote cứ giữ tư thế như vậy để cho tàu chạy nhanh hơn vô chổ " xuống hàng " nhường piste cho các chiếc sau.

Cửa sau buông xuông trước khi mấy bánh xe dừng hẳn, người cơ khí phi hành Mỹ điều khiển cửa ra hiệu cho chúng tôi rời tàu thật nhanh, người lính cuối vừa chạm chân trên bải đậu thì trực thăng cũng rời bải với cái bừng sau còn " há mồm"
Nhìn quanh, phi trường quân sự chứa đầy quân dụng, vủ khí, đại bác 105 và lưới đạn đi theo , các đơn vị được đổ trước đang tiến đến mấy chiếc C130 cũng " há mồm ", động cơ cánh quạt vẫn quay nhanh bốc bụi đỏ, tụi tui chưa kịp lấy lại bình tỉnh sau chuyến bay đã phải cất bước, hay đúng hơn là " chạy lúp xúp " về hướng một chiếc C130 khác đang quay đít'...
Lên tàu xong, tụi này ngơ ngách nhìn nhau, không biết mình lại được đem " xào nấu nơi mô " ???

cuocsi 2017-02-23

Hình sưu tầm NET : " CHINOOK CH47 "


https://fightersweep.com/wp-content/uploads/2015/11/1280px-Chinook_Releases_Flares_over_Afghanistan_MOD_45149 667.jpg


Chinook CH 47 tư thế cất cánh nhanh,
bụng chở đầy quân dụng, cửa sau chưa đóng hết...


http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/0/8/4/1269480.jpg


C130 bốc quân

https://i.ytimg.com/vi/0otrarEFeSE/hqdefault.jpg


C130 and " WAR IN VIETNAM "


https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/564x/45/f6/0e/45f60ed6bacd08fc8ed5dc2936426837.jpg

cuocsi
02-24-2017, 12:23 AM
Lâng lâng đầu ngày tìm thơ lạc
Lính cũng lung linh với trăng vàng...

Vườn trăng

" Bao lần dạo sóng chung thuyền nguyệt


Mấy thuở chia sương tựa vai chàng


Mùa trăng mấy độ hương còn thoảng


Sao đêm vẫn sáng, Vỡ Trăng vàng !


Sương khuya ướt lạnh sầu non nước


Gia quốc lâm nguy canh cánh lòng


Thế nhân điên đảo đời gian bạc


..." :z56::z57:

( Thơ của bạn NET )

cuocsi
02-24-2017, 04:32 PM
Xin một đời...


https://youtu.be/j2KZUqbL8Vo


( Trích nguồn : https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2017/01/24/xin-mot-doi-goa-bua-cung-anh/#more-3413 )

Cám ơn Hạt sương khuya nhiều nhiều. :z57:


Hạt sương khuya (Danlambao) (http://danlambaovn.blogspot.com/) –


Có phải mùa xuân đang về không nhỉ? Chốn này thật yên tĩnh, không đào, chẳng pháo… bánh chưng xanh. Mọi thứ như đang lắng đọng vào chốn không gian trầm mặc. Chỉ một ánh nhìn xuyên qua khung cửa nhỏ, tìm về một miền quá khứ xa xưa, nơi có những tà áo thướt tha vươn nhẹ trên đôi gót hài, e ấp đủ vừa cho một ánh nhìn tha thiết.



Ngày xưa nhớ lần qua phố vui
Anh gửi em Tấm Thẻ Bài này
Và nói đây là tấm kim ngân
Anh để lại cho mình.

Người con gái ở tuổi đôi mươi ấy, vẫn hồn nhiên đi bên cạnh người tình, vẫn tha thiết được yêu, được sống, mặc cho bom đạn ngoài kia vẫn vọng về cùng với bao thây người ngã gục. Hạnh phúc lại một lần được khai sinh trên nỗi nhớ. Ánh mắt, bờ môi, nụ cười, màu da sạm nắng. Ngày mai này, tất cả sẽ cùng anh đi vào vùng lửa đạn. Và em, chẳng còn gì ngoài Tấm Thẻ Bài… rách tên.



Giọt nước mắt thương thân, giọt lăn dài khóc thương cho quê Mẹ. Người góa phụ Việt Nam Cộng Hòa năm xưa ấy, từ một thiếu nữ ngây thơ, bỗng chốc đội trên đầu vầng khăn tang trắng, làm thân cò lận đận, đi xuyên suốt cuộc hành trình của kiếp người, tần tảo nuôi con, gánh vác giang san nhà chồng. Đêm về thao thức bên vầng nguyệt khuyết, dõi mắt cô đơn trong vùng trời xám đục, có sợi nhớ nào đang chạy dài trên nỗi sầu vô tận, có tiếng nấc nghẹn nào bên gối lẻ chăn đơn.



“Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”



Ôi… những cánh hoa thời loạn bị cuốn hút bởi cơn bão của chiến tranh. Nghị lực nào đã khiến người góa phụ năm xưa ấy có thể vượt qua những vết xước gai đời, những cạm bẫy bủa giăng như tiếng búa nện đinh đóng vào hai chữ thủy chung của người góa phụ. Cô đơn trong thời chiến, lận đận trong thời bình. Biết bao oan khiên nghiệt ngã, họ là những mạch nước ngầm ẩn sâu trong lòng đất, vẫn vươn mình như những nụ xương rồng trên vùng sa mạc khô cằn sỏi đá. Không một huy chương, không một cánh hồng bên mộ bia tưởng nhớ.



Xót xa cho hoàn cảnh của người góa phụ Việt Nam Cộng Hòa bao nhiêu, thì tôi lại thấy thương cảm cho những người góa phụ bên kia bờ vĩ tuyến. Người góa phụ Việt Nam Cộng Hòa ít nhiều cũng còn được một gia tài là Tấm Thẻ Bài để làm hành trang cho quãng đời còn lại. Người góa phụ bên kia bờ vĩ tuyến sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được phút giây đi nhận xác chồng, dù đó là nỗi đau bất tận, nhưng chính nỗi đau ấy đã để lại niềm tự hào và sự nuối tiếc khôn nguôi.



Cuộc chiến đã kết thúc hơn bốn mươi năm, hận thù có thể còn vương đâu đó bởi chính sách tàn bạo của “bên thắng cuộc” đã để lại biết bao hệ lụy. Nhưng đối với người góa phụ cho dù ở bên thắng cuộc hay thua cuộc, họ đều có một nỗi đau chung là mất đi người thân yêu nhất của đời mình. Vết thương quá khứ ấy cần được hàn gắn lại để nhận diện một “kẻ thù” chung. Những Tượng đài nghìn tỷ dành cho “bà mẹ VN anh hùng” chỉ như một trò hề rẻ tiền của những con người đê tiện vẫn còn đang tiếp tục trục lợi trên thân xác của người sống và kẻ chết. Tội ác quá khứ vẫn còn chưa khô vệt máu, chưa đủ sao? Xin đừng đem thù hận để xây dựng một nền hòa bình giả tạo như một lũ lên đồng tập thể, hãy kịp nhìn lại để thấy ngày phán xét đang đến thật gần.



Tết lại sắp về trên quê hương. Những ngày cuối năm chỉ làm tâm tư thêm trĩu nặng ơn đời. Đường đi còn quá dài mà nỗi đau thì bất tận. Quê hương vẫn khoác hoài một màu tang trắng, người vẫn giết người không kịp mở mắt trông.



Buồn lắm khi quá khứ luôn bị ruồng bỏ bởi những con người ích kỷ mang nặng mặc cảm tội lỗi, sự tự ti đã khiến họ ngày càng ngu muội mà quên rằng sự thật luôn là chân lý. Không ai có thể lấy bàn tay che nổi ánh mặt trời. Hãy nhìn lại sau hơn bốn mươi năm, chính nghĩa tự nó đã trả về cho lịch sử. Những giọt máu của người lính Việt Nam Cộng Hòa đổ xuống cho Hoàng Sa năm nào, nay đã thấm vào tâm hồn của những thế hệ trẻ, như một niềm tự hào bất diệt không ai có thể che đậy.

Ngọn sóng sau đang dồn ngọn sóng trước đẩy tràn bờ hạnh phúc. Rồi đây yêu thương sẽ trở về trên cánh đồng nhân ái, nơi đã được gieo những hạt mầm từ thuở hồng hoang đi mở lối, dù chỉ là huyền thoại, nhưng giá trị yêu thương và đoàn kết muôn đời là một triết lý siêu việt được nối tiếp qua nhiều thế hệ. Người ta có thể bứng đi một gốc cây, nhưng không thể bứng đi hết những hạt mầm đang ẩn mình chờ ngày đâm chồi, nảy lộc.



Một mùa xuân nữa đang về, và rồi cũng sẽ trôi đi lặng lẽ như chưa từng có xuân. Tất cả đang chờ đợi một mùa xuân Dân Tộc. “Mùa Xuân Đầu Tiên” không mang dấu vết hận thù, chỉ có những giọt nước mắt yêu thương rớt trên đôi bàn tay nhân ái. Xin người biết thương người, người biết yêu người để kẻ bán nước không thể hưởng lợi trên sự ích kỷ, hẹp hòi của mỗi người chúng ta.



Trời đã về khuya, bỗng nhiên thèm tách cà phê ngồi nhìn bóng đêm lặng lẽ. Ngoài kia tuyết đang rơi. Nhìn những bông tuyết, tôi chợt nghĩ đến vầng khăn tang trắng trên đầu người góa phụ ngây thơ hôm nào. Không biết có bao nhiêu người đã trở về nơi miền miên viễn để nối lại mối tình dang dở cùng người Lính năm xưa? Còn bao nhiêu số phận đang sống vất vưởng bên lề xã hội, không người thân, không bạn bè. Gia tài duy nhất là “Tấm Thẻ Bài… Rách Tên”, anh để lại.



Này loại máu… này loại máu
Với số quân anh, chữ vẫn còn nguyên
Chỉ tên anh, chỉ tên anh rách nát nhạt nhòa
Viên đạn nào, sao quá oan nghiệt.



Từ trong màn tuyết, tôi bỗng thấy bóng dáng người góa phụ với cái tên Trần Thị Chiến Tranh của thi sĩ Trần Mộng Tú.



Có người gửi tôi tấm hình trên mạng
cô gái Sài gòn áo trắng khăn tang
đi trong Sài gòn bốn mươi năm cũ
cô gái trong hình có phải tôi không?

Ô hay tại sao tự nhiên tôi nhận
Sài gòn cả trăm cô gái giống tôi
cả ngàn khăn tang trên đầu góa phụ
góa phụ còn hồng một vệt son môi

Ô hay tại sao tự nhiên tôi chối
Sài gòn ngày ấy trắng toát khăn tang
những cô trẻ lắm mắt đầm đìa lệ
theo tay ai dắt đi vào nghĩa trang

Sài gòn bây giờ khói nhang đã tắt
góa phụ ngây thơ tóc đã phai xanh
nhìn lại tấm hình nhận ra cô gái
khẽ gọi tên cô Trần Thị Chiến Tranh.

“Có phải tôi không”



Xin cho tôi được thắp nén hương lòng gửi về cố quận, nơi có những Anh Hùng Tử Sĩ đã nằm xuống trong lòng đất Mẹ, và triệu bông hồng cho những người Mẹ, người Chị đã sống trọn một đời góa bụa cùng Anh.



Paris ngày 20 tháng 1 năm 2017.

(http://danlambaovn.blogspot.com/)
https://buonvuidoilinh.files.wordpress.com/2017/01/f3f86-1dlb.png?w=640 (https://buonvuidoilinh.files.wordpress.com/2017/01/f3f86-1dlb.png)
Hạt sương khuya (http://danlambaovn.blogspot.com/)
danlambaovn.blogspot.com (http://danlambaovn.blogspot.com/)

cuocsi
02-28-2017, 09:24 PM
Tiểu Đoàn 51 Biệt Động Quân và các kỷ lục Chiến trường (https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2017/02/10/tieu-doan-51-biet-dong-quan-va-cac-ky-luc-chien-truong/)

Posted on February 10, 2017 (https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2017/02/10/tieu-doan-51-biet-dong-quan-va-cac-ky-luc-chien-truong/)by minhhieu854 (https://buonvuidoilinh.wordpress.com/author/minhhieu854/)
http://haingoaiphiemdam.com (http://haingoaiphiemdam.com/)

Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân, tiểu đoàn 51 Biệt động quân là một trong những đơn vị có những thành tích đặc biệt nhất được ghi nhận như là những kỷ lục chiến trường:
February 5, 2017



https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/11/huy-hieu-tieu-doan-51-ld6bdq.jpg?w=147&h=192

Vương Hồng Anh




Những kỷ lục chiến trường:

Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân, tiểu đoàn 51 Biệt động quân là một trong những đơn vị có những thành tích đặc biệt nhất được ghi nhận như là những kỷ lục chiến trường:

– Tăng phái cho 5 Sư đoàn Bộ binh thuộc 3 quân đoàn (sư đoàn 21 và 7/Quân đoàn 4; sư đoàn 10 (18), 25/ Quân đoàn 3; sư đoàn 22/ Quân đoàn 2) và lập được nhiều chiến công lớn, chỉ riêng trong năm 1968, loại ngoài vòng chiến tổng cộng hơn 1 ngàn 200 Cộng quân, tịch thu hơn 300 vũ khí, bắt sống hơn 100 tù binh.
– Năm lần chuyển đổi hệ thống trực thuộc và thống thuộc các liên đoàn Biệt động quân để làm nỗ lực chính trong các cuộc hành quân quy mô; hơn 100 lần là lực lượng xung kích hành quân lưu động trên 20 tỉnh của 3 vùng chiến thuật từ Nam phần đến Trung nguyên Trung phần, tham gia hành quân ngoại biên.



https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/10/xa-thu-dai-lien-m60-biet-dong-quan.jpg?w=672&h=486



* Chiến sử của tiểu đoàn 51 Biệt động quân:

Được chính thức thành lập tại miền Tây vào ngày 1 tháng 12/1963, tiểu đoàn 51 Biệt động quân quy tụ 4 đại đội ưu tú của binh chủng Biệt động quân tại chiến trường miền Tây Nam phần: 352, 335, 356 và 357 (Trước năm 1962, binh chủng Biệt động quân chưa thành lập các tiểu đoàn, chỉ có các đại đội biệt lập. Trong giai đoạn đầu, các đại đội Biệt động quân là thành phần xung kích tại các khu chiến thuật). Sau thời gian huấn luyện bổ túc tại trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ, tiểu đoàn 51 Biệt động quân được tăng phái cho Sư đoàn 21 Bộ binh hoạt động tại các tỉnh Kiên Giang, An Xuyên, Ba Xuyên, Phong Dinh… thuộc vùng Hậu Giang.

Tháng 6/1964, tiểu đoàn 51 BĐQ được điều động lên chiến trường Tiền Giang, đặt thuộc quyền chỉ huy của bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh, hành quân tại khu tam giác Định Tường, Kiến Phong, Kiến Tường. Từ tháng 9/1954 đến tháng 6/1965, do tình hình chiến trường Vùng 2 chiến thuật sôi động, tiểu đoàn 51 được lệnh rời Miền Tây tăng phái cho Quân đoàn 2, tham gia các cuộc hành quân phối hợp với các tiểu đoàn Bộ binh truy kích CQ ở Khánh Hòa và Bình Định.

Từ tháng 7 đến tháng 9/1965, tiểu đoàn rời duyên hải miền Trung về chiến trường miền Đông tăng phái cho Sư đoàn 10 Bộ binh tân lập (sau đổi thành Sư đoàn 18 Bộ binh), hoạt động tại Bình Tuy. Tháng 10/1965 đến tháng 12/1966, tiểu đoàn tăng phái cho Sư đoàn 25 Bộ binh hoạt động tại các tỉnh Hậu Nghĩa, Long An, Tây Ninh. Năm 1967, tiểu đoàn trở thành đơn vị cơ hữu của Liên đoàn 3 Biệt động quân. Từ tháng 3 đến tháng 5/1967, tiểu đoàn đã tăng phái trung đoàn 50/Sư đoàn 25 Bộ binh hành quân tại Long An. Từ tháng 10 đến tháng 12, tiểu đoàn là nỗ lực chính của liên đoàn 3 Biệt động quân hành quân tảo thanh CQ ở Bến Lức, Tân Trụ, Thủ Thừa…

Trong năm 1968, từ tháng 1 đến tháng 8/1968, tiểu đoàn đã nhiều lần tăng phái cho Sư đoàn 25 Bộ binh hành quân tại Long An, Hậu Nghĩa. Tháng 9 đến tháng 11/1968, tăng phái cho tiểu khu Biên Hòa. Từ tháng 1 đến tháng 4/1969, trực thuộc liên đoàn 6 Biệt động quân hành quân tại tảo thanh CQ tại phía Tây tỉnh Biên Hòa; từ tháng 5 đến tháng 8/1969, thống thuộc liên đoàn 5 Biệt động quân, hành quân tại Gia Định; từ tháng 10 đến tháng 11/1969, được đặt thuộc quyền điều động của liên đoàn 6 Biệt động quân hành quân tại Gia Định. Năm 1970, trực thuộc liên đoàn 3 Biệt động quân tham gia hành quân ngoại biên ở Cam Bốt cùng với các tiểu đoàn 31, 36 và 52. Tháng 4/ 1972, đơn vị cơ hữu của liên đoàn 6 Biệt động quân, tiếp ứng cho chiến trường Miền Trung. Tháng 4/1974, cùng với 2 tiểu đoàn 34, 35 của liên đoàn 6 Biệt động quân án ngữ mặt trận phía Bắc Bình Định.

* Ba trận đánh lớn của tiểu đoàn 51 Biệt động quân tại Đức Hòa, Hậu Nghĩa:
Thành lập vào ngày 14 tháng 10/1963 gồm một số quận của ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An, tỉnh Hậu Nghĩa là một trong những khu vực trọng điểm mà Cộng quân đã tập trung nhiều đơn vị chủ lực, lập căn cứ địa để tiến hành các cuộc tấn công quy mô, áp lực vòng đai Sài Gòn. Riêng tại quận Đức Hòa, Cộng quân luôn luôn phối trí một lực lượng từ 2 đến 4 tiểu đoàn và một số đại đội biệt lập. Cũng chính tại quận này, chỉ trong vòng hơn 2 tháng từ 28/2/1968 (tel:28/2/1968) đến 4/5/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã ba lần lập chiến công lớn qua ba trận đánh ác liệt:

* Trận Giồng Lớn:
Ngày 28 tháng 2/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân cùng với một thành phần bộ chiến của Sư đoàn 25 Bộ binh tham dự cuộc hành quân An Dân 66/88 tại Giồng Lớn, Đức Hòa. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy hành quân, tiểu đoàn 51 BĐQ làm nỗ lực chính tấn công vào cụm tuyến phòng ngự của một đơn vị chủ lực CQ quận Đức Hòa. Địch quân đã thiết lập hệ thống địa đại kiên cố và xây dựng cụm kháng cự liên hoàn với hỏa lực mạnh. Trong hai đợt xung phong đầu của tiểu đoàn 51 Biệt động quân, trận chiến đã diễn ra rất ác liệt, hỏa lực địch mạnh, đối phương đã sử dụng đủ loại vũ khí cộng đồng để chống trả. Sau gần hai giờ giao tranh, ban chỉ huy tiểu đoàn cho mở đợt xung phong thứ ba với ba đại đội dàn hàng ngang, đồng loạt tấn công thẳng vào cụm tuyến trung tâm. Cuối cùng tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương, hạ tại chỗ 70 Cộng quân, trong đó có đại đội trưởng đại đội C2 CQ Đức Hòa (ước tính có khoảng 100 cán binh CQ bị chết hoặc bị thương được thành phần CQ còn lại mang đi), bắt sống 5 tù binh, tịch thu 24 vũ khí đủ loại.

– Trận Trầm Lạc:
Ngày 16 tháng 3/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân lại tham gia cuộc hành quân tại Trầm Lạc, Đức Hòa, Hậu Nghĩa. Một tiểu đoàn chủ lực của Cộng quân đã dàn trận để “nghênh chiến” đơn vị Mũ Nâu này. Cũng như tại Giồng Lớn, Cộng quân đã xây dựng cụm phòng thủ với địa đạo liên hoàn. Đại đội tiền phong đã bị địch dùng đại liên bắn xối xả, nhưng với chiến thuật cá nhân chiến đấu trong đội hình đại đội tấn công, chiến binh Biệt động quân đã làm chủ trận địa ngay từ phút đầu. Kết hợp giữa vận động chiến và lối đánh đặc biệt của binh chủng trong tấn công, từng trung đội Biệt động quân đã “dọn sạch” các cụm chốt phòng ngự của địch, mục tiêu cuối cùng là ban chỉ huy tiểu đoàn Cộng quân được giao cho một đại đội. Sau 6 giờ giao tranh liên tục, tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã loại ngoài vòng chiến 95 CQ, bắt sống 1 tù binh, tịch thu 19 vũ khí, phá hủy hệ thống địa đạo và hấm hồ quanh khu vực hành quân. Phía lực lượng VNCH có 10 chiến binh tử thương, 19 người bị thương.

– Trận Bình Thủy: hạ tại trận 203 CQ, tiểu đoàn 51 BĐQ được tuyên dương công trạng trước Quân đội:
Ngày 4 tháng 5/1968, tiểu đoàn làm nỗ lực chính trong cuộc hành quân Toàn Thắng 196/68 do bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh tổ chức tại Bình Thủy, Đức Hòa. Theo tin tức tình báo, 3 tiểu đoàn chủ lực của CQ đã tập trung tại khu vực này để mưu toan đánh chiếm thị trấn Đức Hòa. Trận chiến đã diễn ra ác liệt khi đại đội đi đầu của tiểu đoàn tiến vào khu vực tiền tiêu của đối phương. Cộng quân huy động toàn lực lượng cố bao vây tiểu đoàn. Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm của vị tiểu đoàn trưởng, khả năng chỉ huy của các đại đội trưởng và tinh thần chiến đấu quyết tử của binh sĩ, tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã mở đợt xung phong chiếm giữ các vị trí trọng yếu của trận địa, từ đó khởi động tiếp cuộc tấn công toàn diện vào tuyến phòng ngự trọng điểm của địch quân. Mất một số vị trí chính yếu, Cộng quân đã lập các cụm điểm kháng cự ở tuyến mới. Trận chiến trở nên quyết liệt hơn trong ngày thứ hai khi Cộng quân cố tung các cuộc phản công, nhưng đều bị đánh bật.
Để giải quyết nhanh chóng chiến trường, tiểu đoàn sử dụng hai đại đội làm nỗ lực chính tấn công từ hai hướng vào bộ chỉ huy của tiểu đoàn Cộng quân, toàn cụm kháng cự trung tâm của đối phương bị chọc thủng, các thành phần còn lại ở vòng đai đã rút lui trong hỗn loạn. Đến chiều ngày 5 tháng 5/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân hoàn toàn làm chủ trận địa với kết quả: 203 Cộng quân bị bỏ xác tại chỗ, trong đó có 4 sĩ quan từ cấp thiếu úy đến thượng úy, bắt sống 3 tù binh, tịch thu:1 đại bác 75 ly không giật, 1 súng cối 82 ly, 3 đại liên phòng không, 1 đại liên Tiệp khắc, 8 B 40 và B 41, 21 vũ khí đủ loại. Lực lượng VNCH có 20 chiến binh tử thương, 1 bị thương.

Với chiến công lớn trong cuộc hành quân Toàn Thắng 196/68, tiểu đoàn được Tổng tham mưu trưởng QL/VNCH tuyên dương công trạng trước Quân đội, toàn quân nhân tiểu đoàn được ân thưởng tập thể Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

Trích nguồn :
https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2017/02/10/tieu-doan-51-biet-dong-quan-va-cac-ky-luc-chien-truong/

hoài vọng
03-01-2017, 01:22 AM
Chỉ một lần tôi đi hành quân ở Long An , kinh Chợ Đệm...đi trên bờ ruộng thì sợ rớt hầm chông mà lội dưới nước chỉ khoảng nửa tiếng là...lè lưỡi...các ông TQLC , BĐQ bao thầu vùng 4 là đúng rồi ...thà vào nơi có rừng có núi mà dễ núp ...địch không thấy ta mà ta cũng không thấy địch

Kiến Hôi
03-01-2017, 08:07 PM
https://www.youtube.com/watch?v=Nc1F--GFuXw#t=57


NẮNG CŨNG NỔ.


MƯA RÊN.


GIÓ LỘNG.:z19:


SÓNG GẦM.


LÒNG NGẬM NGÙI.


CHÀO ĐẠI BÀNG VĨNH BIỆT.


kh

cuocsi
03-02-2017, 12:10 PM
Tại Sao Không Giữ Lời Hứa Với Mẹ Tôi



Nguyễn Bảo Tuấn



Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
Charlie vẫy gọi người ở lại
Cởi áo trần gian tặng núi rừng

Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi

Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Đôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.

Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 06/01/1972 đến ngày 25/03/1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi : “Tại sao?”

Charlie, tên nghe quá lạ!

“Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ...Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt…
Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972- Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện.

Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.
Charlie, "Cải Cách," hay "C," đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.” (Trích trong "Mùa hè đỏ lửa" của Phan Nhật Nam)

Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Đình Bảo nằm lại với Charlie. (Trích lời giới thiệu trong CD Chiến tranh và hòa bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)

Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ ” trong bài hát “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.

Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song kiếm trấn ải” (biệt danh của tiểu đoàn 11 nhảy dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa : giỏi võ, dũng cảm và cao thượng. Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu đoàn trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong tiểu đoàn 11 Nhảy dù, tất cả mọi người từ lính đến sĩ quan chẳng ai gọi Cha tôi là Trung tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng : “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết”

“Anh Năm, Ngoài đời Anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật "giang hồ" với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, Anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, Anh chia xẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!? Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy mầu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của Anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng.
Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Xiết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết Anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa Anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:
"- Thuốc lá Ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao Ông Trời bắt đi sớm như vậy!? " (Trích trong "Máu lửa Charlie" của Đoàn Phương Hải)

Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.

“Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người “mặc quần mới áo đẹp” và “ăn to nói lớn”, thích “nhảy đầm” và “xếp hàng để lên hát”... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được “ở lại Charlie” với Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, với các bạn nhảy dù thì “sướng hơn nhiều.” (Trích trong "Tô Phạm Liệu : người trở lại Charlie" của Phạm Anh Dũng)

Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của hội cựu chiến binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do Chú Đoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe)

Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?

Tôi chỉ có thể kết luận một câu : “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại”

Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác của Người vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ "Cởi áo trần gian" vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa…

Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng
Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng
Charlie gầm thét trong lửa đạn
Gọi mãi tên người nước mắt rưng



Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
Charlie vẫy gọi người ở lại
Cởi áo trần gian tặng núi rừng
(Kính dâng tặng hương hồn Cha)

Sinh nhật mẹ tôi ngày 11/04. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25/03 Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật của mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ… Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12/04 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...

Nguyễn Bảo Tuấn



:z57:



https://youtu.be/_TbbHyKuPMY

CCG
03-29-2017, 10:03 AM
Ông Thần Cọp Nước Tương đi đâu lâu quá dZị àh ????

Mau mau bưng NGŨ MIÊU CÔNG CHUÁ vô trả cho CCG đi chứ.....:):)

Nhớ đem cả bài hát Chiều trên phá TG vô luôn nha anh .... chờ quá chờ quá....

cuocsi
03-30-2017, 05:17 AM
Ông Thần Cọp Nước Tương đi đâu lâu quá dZị àh ????

Mau mau bưng NGŨ MIÊU CÔNG CHUÁ vô trả cho CCG đi chứ.....:):)

Nhớ đem cả bài hát Chiều trên phá TG vô luôn nha anh .... chờ quá chờ quá....

Chào CCG, Huongkhuya và ẫn danh đọc sĩ,
Cuốc tui có chuyện buồn riêng nên vắng mặt, cứ coi như bận hành quân cho tiện...
Còn vụ Mèo...miết thì "Chì đơ " nghen, " Héo văn lừa " ! Thành danh rồi :z5:

CCG
04-02-2017, 09:06 AM
Hỏi thăm "Hoa Sĩ" thì rằng
Hoa nào biểu tượng cho chàng " em thương "
Chàng đi em mãi vấn vương
Chàng về em ...

Để cho các "Hoa Sỉ" viết tiếp sau dấu chấm....

( Hoa này mượn của Hoa sĩ Kym )

http://i.imgur.com/qUBs6Ln.jpg



Chàng đi em mãi vấn vương
Chàng về em ... Trốn: Ông Thần Nước Tương

===> "Chì đơ " , " Héo văn lừa " ! Thành danh rồi :z5:

cuocsi
04-02-2017, 10:18 PM
Chàng đi em mãi vấn vương
Chàng về em ... Trốn: Ông Thần Nước Tương

===> "Chì đơ " , " Héo văn lừa " ! Thành danh rồi :z5:

Cũng vì em trốn nên Thần thương
Nếu em chường mẹt, khoe hàng Thần chê

Trốn thiệt hong đó ?
Hay là...

Chàng ơiiiii ! Em trốn trong ni,
Cửa em quên khoá, màn the quên cài.

Giời ạ !

Bo+`m
04-06-2017, 09:27 AM
và ẫn danh đọc sĩ,
Cuốc tui có chuyện buồn riêng nên vắng mặt, cứ coi như bận hành quân cho tiện...
Còn vụ Mèo...miết thì "Chì đơ " nghen, " Héo văn lừa " ! Thành danh rồi :z5:


hổng biết phải mình hông nữa ? :rolleyes:

cuocsi
04-06-2017, 08:11 PM
hổng biết phải mình hông nữa ? :rolleyes:


Nói xa xa mà trúng ...gần gần hén ! Đâu phải một mà còn nhiều "Ẩn danh - Tạt Ngang - Dông tuốt Sĩ" nữa đó bạn.
:z51:

Mấy người sợ nhột chỉ cần cầm cái lông gà đứng xa xa là đã ... chạy tuốt.
Họ chạy tuốt qua chổ khác để mặc áo bay bay, mần thơ trong gió...

Hồi ấy có một bản nhạc mà "Lính Mồ Côi" như tui rất khoái nghe "ĐỪNG IÊU LÍNH BẰNG LỜI"...

Ngẫm nghĩ cũng đúng. Lính có khỉ gì mà đèo bồng ? Sĩ quan như òng Kiến mới là "Người IM IÊU"

ĐỜI...C'est LA VIE ! :z6:

CCG
04-07-2017, 05:25 AM
Họ chạy tuốt qua chổ khác để mặc áo bay bay, mần thơ trong gió...






hổng biết phải mình hông nữa ? :rolleyes:

Bo+`m
04-07-2017, 06:18 AM
Nói xa xa mà trúng ...gần gần hén ! Đâu phải một mà còn nhiều "Ẩn danh - Tạt Ngang - Dông tuốt Sĩ" nữa đó bạn.
:z51:

Mấy người sợ nhột chỉ cần cầm cái lông gà đứng xa xa là đã ... chạy tuốt.
Họ chạy tuốt qua chổ khác để mặc áo bay bay, mần thơ trong gió...

Hồi ấy có một bản nhạc mà "Lính Mồ Côi" như tui rất khoái nghe "ĐỪNG IÊU LÍNH BẰNG LỜI"...

Ngẫm nghĩ cũng đúng. Lính có khỉ gì mà đèo bồng ? Sĩ quan như òng Kiến mới là "Người IM IÊU"

ĐỜI...C'est LA VIE ! :z6:


hehe tui chỉ mới có " mê lính " thôi hà .

anh cuocsi hồi xưa binh 2 hay binh 3 mà " đắng cay " với anh Kiến hôi quá ha , mới là kiến hôi thôi đó , anh mà gặp kiến lửa rồi sao ?

Bo+`m
04-07-2017, 06:29 AM
hổng biết phải mình hông nữa ? :rolleyes:

cũng dễ bị nhột giống mình ha CCG ?

ê nói nghe nè, hồi đi học đám tụi mình cũng một băng con gái 7 đứa , ngồi cuối lớp , mà biết sao hông ? 6 ddứa là tên chữ H. hết Hồng, Hạnh, Hải, Hoa, Hương, Hiển & Ngọc . ( con Ngọc thì kêu là Hoàng thị Ngọ , mặc dù nó hông ngọ ) .

( Tại thấy CCG kể chuyện các bạn của CCG làm mình nhớ lũ bạn mình luôn )

CCG
04-07-2017, 10:21 AM
hehe tui chỉ mới có " mê lính " thôi hà .

anh cuocsi hồi xưa binh 2 hay binh 3 mà " đắng cay " với anh Kiến hôi quá ha , mới là kiến hôi thôi đó , anh mà gặp kiến lửa rồi sao ?

Ừa ừa... sao anh cuocsi " đắng cay " với anh Kiến quá ha Bo+`m hah http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/013.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/013.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/013.gif


cũng dễ bị nhột giống mình ha CCG ?

ê nói nghe nè, hồi đi học đám tụi mình cũng một băng con gái 7 đứa , ngồi cuối lớp , mà biết sao hông ? 6 ddứa là tên chữ H. hết Hồng, Hạnh, Hải, Hoa, Hương, Hiển & Ngọc . ( con Ngọc thì kêu là Hoàng thị Ngọ , mặc dù nó hông ngọ ) .

( Tại thấy CCG kể chuyện các bạn của CCG làm mình nhớ lũ bạn mình luôn )

còn CCG thì bị anh Kiến kêu bằng Hoàng thị Mẹo hahahahaaaa http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/cute.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/cute.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/cute.gif

Kiến Hôi
04-07-2017, 07:33 PM
Không phải Cuốc sĩ cay đắng với Kiến Hôi đâu, mà là hồi trước có thư của em gái hậu phương gửi ra các anh tiền tuyến. Kh là người phát thư. thư nào dầy dầy, chữ viết lã lướt mực tím, kh giữ cho mình. Thư nào nhăn nheo giao Cuốc. Cuốc sợ Kiến đọc nhiều thư dưới ánh sao mờ mờ đui mắt nên băn khoăn ..mê quan chứ không mê lính. Chia thư em gái hậu phương cho nhau đọc. Cuốc nói..con nhỏ này màu mè, dám ra đây ngồi dưới giao thông hào? Úi! con nhỏ dễ thương, sạch sẽ như hoa đầu xuân, ngồi dưới giao thông hào nước đọng bùn sình làm gì?


chuyện bắt nguồn từ cánh thiệp đầu xuân mà ra thôi!:)


kh

Mang Mộc
04-07-2017, 07:51 PM
Tui đọc mà còn tưởng thiệt, huống hồ gì mấy cô (xưa và nay) không khỏi mềm lòng đến lịm vạt áo? Ngọt lự tuốt trong hóc luôn á anh Kiến!

Kiến Hôi
04-07-2017, 07:53 PM
Ừa ừa... sao anh cuocsi " đắng cay " với anh Kiến quá ha Bo+`m hah http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/013.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/013.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/013.gif



còn CCG thì bị anh Kiến kêu bằng Hoàng thị Mẹo hahahahaaaa http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/cute.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/cute.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/cute.gif:z57::z57:


Xưa theo Ngọ về, gót giầy lặng lẽ đường quê.


Nay theo Mẹo về, bò trên mái nhà lợp tôn năm 72.:24:


lác đầu gối.

cuocsi
04-07-2017, 09:00 PM
Nghe ông Kiến là...tàn đợi cô Liệu.

Nghe anh binh nhì rất dễ thương
Đêm nào cũng ngủ giấc Mộng thường...
Đừng iêu quan ấy đào cả khối
Em về ôm bụng ( ý quên ...ôm mộng) khóc mà thôi !

Chì Đơ !



https://youtu.be/T9CwtBQJFa0

Mang Mộc
04-07-2017, 10:10 PM
Ngày xưa có ông sĩ quan xuôi quân ngoài Quảng Ngãi, trẻ măng, đẹp trai, nhìn hiền khô.... Mỗi lần đơn vị dừng nghỉ, trung đội của ổng trở thành khác biệt khi thấy cả bọn hì hục đào, cuốc cho nền đất thấp xuống. Rồi... sau đó, mạng nào mạng nấy mang bi đông đi múc nước rừng, nước suối liên tục để đổ vô cái vùng trũng đó cho ngập nước. Nghĩa là sao? Nghĩa là trong khi cả tiểu đoàn giăng võng hay trùm poncho dưới đất đặng ngơi, thì chỉ có trung đội của ổng đóng cọc ngủ trên sàn cây tân lập. Chà, cái mửng này hơi sang nhe. Riết rồi cả tiểu đoàn biết, trung đoàn biết, sư đoàn biết... lên tới quân đoàn luôn. Chẳng qua là vầy, ông sĩ qua trẻ đó lúc nào cũng toát ra cái mùi ngọt, chất ngọt quá cỡ... Hễ dừng quân, là kiến rừng đánh hơi mò tới nhậu nhẹt túi bụi. Sau bao nhiêu năm bị đủ thứ kiến cắn (chắc ghẻ cùng mình), nên từ khi giã từ vũ khí, chàng tuổi trẻ đổi tên làm Kiến Hôi luôn. Chẳng qua là cố kềm hãm cho bớt ngọt đó... Không thôi hả, nước Mỹ chắc đầy kiến, từ Ohio sanh nở qua 49 tiểu bang khác.... Giờ tui đi trốn. Quý vị có gan thì ở lợi cho ... kiến cắn hi ha hi ha...

cuocsi
04-07-2017, 10:25 PM
Nếu dịch cái bài văng xuôi ở trên ra tiếng "Hán-Diệt" một cách ngắn gọn thì là như vầy nè :
" Kiến...Tiễu Đường "

Ai có dông thì dông,
tui đứng lại học gồng
Vô "Cà tha" năm ấy
Biệt động sợ gì...dông

Mang Mộc
04-07-2017, 10:35 PM
Vậy là anh vừa gan mà túi thì bộn bạc ha. Thuốc trị ghẻ từ hồi Trâm lên làm tông tông có hơi lên giá... Ví bị một bữa ổng nổi hứng nói "make America ngứa again".

hoài vọng
04-08-2017, 11:48 PM
Vô "Cà tha" năm ấy
Biệt động sợ gì...dông Anh Cọp nói cái dzụ cà tha tôi nhớ lúc ở Tây Ninh , một tay lính cũ thấy tôi ngố...ngố nên thương tình sợ tôi chết đã nói sau cuộc hành quân dẫn tôi đi gặp " thầy " để thỉnh cà tha...hành quân chưa xong ông ấy bị mấy viên ngay đầu...từ đó tôi chỉ còn nhớ...Tha La xóm đạo thôi:z51: Anh đừng hỏi Tha La có gì mà nhớ , anh Cọp ?

Mang Mộc
04-09-2017, 02:51 PM
Anh chỉ kêu anh Cọp đừng hỏi, chứ không nói mọi người đừng hỏi. Vậy Tha La có gì mà nhớ, hả anh Hoài vọng?

Kiến Hôi
04-09-2017, 09:25 PM
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/QN7gJOYU3aIXwV8TTFDZK4z0AkGyn8NV9qP34gaSfhr8PU7mFd JhxheTa3O1E3fLDIZwTyPCb81S_oCx66dc7uqHEhLAS6akEaxc ao4UZxsRkpHSD-K1IYxBNFJoR4Bausuj1JtZ2fYAOq5Kyj7u7A=s0-d-e1-ft#https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2015/03/hinhanhnguoilinhvnch01.jpg?w=300&h=216




https://ci4.googleusercontent.com/proxy/QLnHydPkZm8l410AvCFq49gyDez0GMyNwNzmPi25WIMGDB0lSH 2SQGf2UdB3K9rlySdSFVoYmPMkRUWjf9zY4trA2TglrvZjMHRK 2LpLYKAb=s0-d-e1-ft#http://banvannghe.com/images/file/1qMz00CT0wgBAlVR/vnch.png


Thấy tấm ảnh của lính. Trả về Lính.:z45:

Kiến Hôi
04-09-2017, 09:29 PM
Anh chỉ kêu anh Cọp đừng hỏi, chứ không nói mọi người đừng hỏi. Vậy Tha La có gì mà nhớ, hả anh Hoài vọng?


Xu, cắc, đồng, rồi ..chục.:)


nhẹ nhẹ ..

Mang Mộc
04-09-2017, 10:19 PM
Tui đang phá mà.... cười nhẹ nhẹ thôi nhe ông quân khu 2.

Kiến Hôi
04-09-2017, 11:13 PM
QK 1 nhe.nhe.


Sao không ăn tý gì, rồi hãy phá? N ay (ấy) nấu buổi triền miên. Khui lon hộp, cắt TV dinner mòn kéo. Sao nhẫn lòng để bụng đói mà bức rức?
Niềm vui không đến với người chưa no.
No không bao giờ là trái nghĩa với an empty stomach/


đôi mắt lờ đờ đầy ghét, cũng là chưa no. Not sleep well enough to be happy


nên..hãy là xu rồi cắc, mới tới đồng , dù Yen hay Mark, dollar cùng định lý. Ăn đi.Nay nài.:24:


tội.
tôi mới biết chuyện..người ấy.

Mang Mộc
04-09-2017, 11:43 PM
Ừ ha. Đúng rồi. Anh:
1. Là bị đày (không có đọa)
2. Là anh hùng (không có rơm)
Cả hai thứ đều nhủi ra QK1 ráo nạo. Vậy chứ anh là số 1 hay số 2?
------------------
Chừng bao lâu rồi không biết nữa, tối mà ngủ được 8 tiếng (straight deux - tự điển dịch là ngay đơ), thì tui cúng con gà điền kinh. Mà canh hoài không có cơ hội cúng, nên giờ tui để dành được quá cỡ tiền. Thành ra ưa phá cho i nớp tu bi hép 3.1416

Kiến Hôi
04-09-2017, 11:49 PM
1


mà tình nguyện mới ác liệt.:z19:..he...he...

Mang Mộc
04-10-2017, 12:01 AM
không phải!
Anh thuộc về số 3. Xin mọi người đừng hỏi.:z45:

Kiến Hôi
04-10-2017, 12:16 AM
1,2,3 đều đoạ ở 1:z51:






__________________________________________________ _______________________
có lúc tôi muốn cười. Nhưng chỉ sợ họ la.
có lúc tôi muốn nghiêm. Nhưng lại ngại họ nhiếc.
Do đó, tôi cứ là tôi. Họ nói ..tôi khùng.

cuocsi
04-10-2017, 01:30 AM
Mấy ông thần "Quân" nầy vô viết toàn bằng " Mật Mã "
tui là dân truyền tin mà " cóc hiểu " luôn. Toàn chơi tiếng ...lóng hén.
Mấy em gái hậu phương vô đọc xong chạy trốn mất, tui sẽ bị " Ế giữa mùa ngâu "

Nhưng mà cũng ráng dịch qua chữ "Háng-Diệt" cái từ quân khu 1,2,3... này coi đúng không nghe .
Quân = Vua (Quân-Thần) "Quân xữ Thần tữ..."
Lang Quân = Chàng của thiếp...
Hồng quân = Tên một loại trái cây (dân miền nam quen gọi là trái "Quần quân") ăn có vị ngọt, chua, da màu nâu tím...
Cũng theo cách nói dân Nam mộc mạc thì họ cứ nói ngược xuôi, bất kễ như thế này đây : Quân khu là Khu của Quân
dịch theo tự điển Cà Mau :
Khu Quân = Mông Lính . (Lúc đưa cho y tá chích péniciline...):z6:
Dễ hiểu hơn hén:z13:

Mang Mộc
04-10-2017, 10:55 AM
Anh cuocsi đã cho tôi những tràng cười rũ rượi sáng nay. Cảm ơn anh. What a day!:z67:

hoài vọng
04-10-2017, 07:39 PM
Khu Quân = Mông Lính . (Lúc đưa cho y tá chích péniciline...):z6:
Dễ hiểu hơn hén:z13: Rất nhiều người không hiểu cái ví dụ Khu Quân của anh chỉ vì thấy ...nước mắt đầm đìa...
Phải nói như dzầy :...mình lâm trận trong chiến trường của mình thường thường là thắng nhiều hơn thua :) còn nếu xách súng đi chỗ lạ ...dễ bị " đặc công " nó len lén gài ...chất độc phá hư súng lúc đó mới phải tìm đến y tá...khóc tiếng Miên

Mang Mộc
04-12-2017, 12:42 PM
Tại thuốc rát, hay kim bự, hay y tá quen mặt rồi... cứ thế mà lủi đại hả anh song kiếm t.a.? :z45:

cuocsi
04-13-2017, 08:45 PM
Rất nhiều người không hiểu cái ví dụ Khu Quân của anh chỉ vì thấy ...nước mắt đầm đìa...
Phải nói như dzầy :...mình lâm trận trong chiến trường của mình thường thường là thắng nhiều hơn thua :) còn nếu xách súng đi chỗ lạ ...dễ bị " đặc công " nó len lén gài ...chất độc phá hư súng lúc đó mới phải tìm đến y tá...khóc tiếng Miên


Cám ơn hai ông Thông dịch,

( " Mang Mộc: Tại thuốc rát, hay kim bự, hay y tá quen mặt rồi... cứ thế mà lủi đại hả anh song kiếm t.a.? https://dtphorum.com/pr4/images/smilies/zing/z45.gif )

Anh hoài vọng dịch sát và sâu, còn anh Mộc thì...biết đừng la lớn !
Ông lính dù quen nhảy xuống ... ĐIỂM NÓNG nên được Nữ y tá Biệt Động chích...kỳ ở Tống Lê Chân,
đi cà nhắc một tuần luôn .:z5:

cuocsi
04-24-2017, 07:16 AM
Thích Lính Dù thì mời nghe một bài về:
Anh Năm Trần Đình Bảo

Tình cờ mới sưu tầm, còn... rướm lệ ! :z51:


Người Ở Lại Charlie

Trần Thiện Thanh
HoàiViêt


https://youtu.be/iiAQD_unfug

cuocsi
05-01-2017, 12:30 AM
..." Từ trong gió thoảng, tháng 4 ấy mang theo những con sóng cồn của biển Đông đang ào ạt xô những con thuyền tị nạn nhỏ bé hay những cái rét cắt da thịt của núi rừng Tây Bắc nơi những người tù không biết ngày nào trông thấy ánh nắng Miền Nam. Tháng 4 ấy, mang theo cả những mùi tanh của máu người dân Việt Nam đổ xuống bởi loài quỷ đỏ như lời của bài hát ..."

...trích từ bài viết của Đặng Chí Hùng,
Chân thành cám ơn ông.


“Đêm Việt Nam”
(của Hà Thúc Sinh trong “Đại Học Máu”)


“Đêm thế giới đang dồn một lần
Trên đất nước tôi gọi Việt Nam
Đêm bát ngát những khu trại giam
Đời thênh thang thu hẹp dần dần

Đêm em bé lên mười cũng gần


Anh chiến sĩ gốc biệt động quân

Đêm thiếu nữ áo đơn tạm thu
Ngồi kề vai gái giang hồ lo

Đêm đấu tố, và thủ tiêu
Đêm săn bắt cho đầy chỉ tiêu
Người chết nhanh, người phát điên
Đêm cáo chung tự do nhân quyền

Đêm nhức buốt phang bằng chầy vồ
Vang tiếng thét sau cùng "Tự do"
Đêm có tiếng súng sau trại giam
Người tù binh chết bên bìa rừng

Đêm thế giới đang dồn một lần
Trên miếng đất đã thừa lầm than
Đêm trút xuống hố sâu diệt vong
Là Việt Nam nước tôi buồn tênh.”

:z12:

cuocsi
05-19-2017, 06:44 AM
Đêm Việt Nam


Tác giả: Hà Thúc Sinh

Cuocsi trinh bày




https://youtu.be/H2S4hQQTjBY

cuocsi
05-20-2017, 12:14 AM
Chào thân ái đến những người Lính thương và những người thương Lính.

:z57::z57::z56:

cuocsi gốc Nam Bộ phù, sinh tại Quận 5, "Thầy Gòn" nói theo kiểu bình dân là "gốc giá".
Từ lúc nhỏ xíu đã mê ca hát và cứ bám theo anh chị mình để nghe đàn ca, từ từ rồi cái máu hát hò nó thấm vô...tới xương, vì vậy cho nên thì là mê ca hát, khi dân "gốc rau" vô sống chung với giá sống thì từ lời nói tới giọng ca cũng bị...Thấm, Thẫm nhưng vì chưa Thấu nên phát âm cứ Sai tuồn tuột.
Như trong bài hát vừa dán ở trên, có cô bạn và đứa cháu nghe xong thì chê "quá cỡ thợ mộc", cô này thì biễu nên như vầy, cháu kia thì nên như nọ...
Chời ơi ! Muốn hát cho đúng giọng "rau", chắc phải có bà xả thật là "muống":z56:

Trong lúc chờ đợi "kiếp sau", mấy bạn thương Lính nghe tui hét cho đở rét tình xa quê, mất nước.

Tái nạm :
Con đường tui đi nó đã cong, càng uốn nó càng ... Quẹo hỉ !
Có nhiêu mần nhiêu nghen !
Nghe bằng Tim thì sẽ Ấm !
Đôi lời tự thú.

hoài vọng
05-20-2017, 01:48 AM
Tái nạm :
Con đường tui đi nó đã cong, càng uốn nó càng ... Quẹo hỉ !
Có nhiêu mần nhiêu nghen !
Nghe bằng Tim thì sẽ Ấm !
Đôi lời tự thú.
Lời tái gầu !
Nghe bằng Tình sẽ hay nhất , anh cuocsi :)

cuocsi
06-02-2017, 12:38 AM
Trả nợ ân tình








https://ci6.googleusercontent.com/proxy/V8s3t2U5SNp96BmOeEd38eiQCogi64Oiwmqp3pvf8jUS3KaOv6 V9eleVXH3nqx_3zpb9xMnFz47GGfc4L8iUGp2cXXib5775Wi0o 2WM9I5wC-m-D9A=s0-d-e1-ft#http://phamtinanninh.com/wp-content/uploads/2017/05/nam-tay.jpg


(riêng tặng những người bạn lính bất hạnh của tôi)
Phạm Tín An Ninh



Đầu mùa hè, vợ chồng tôi đến thăm gia đình cô con gái và ở lại chơi khoảng một tháng. Vợ chồng cháu phải đi theo sở làm, một công ty lớn, di chuyển đến thành phố Las Vegas, và vừa mua được ngôi nhà ở vùng ngoại ô, với khu vườn khá rộng nằm bên bờ hồ Mead. Đây là thành phố du lịch có những sòng bài nổi tiếng. Tôi không hứng thú mấy với chuyện bài bạc, nên chỉ ghé lại các nơi này một vài lần cho biết. Hơn nữa, dù mùa hè chỉ mới bắt đầu, mà khí hậu đã nóng bức, tôi ngại ra ngoài, chỉ muốn nằm nhà nghỉ ngơi và đọc sách. Thỉnh thoảng ra vườn tưới cây hay xuống bờ hồ hóng mát và ngắm trời xanh.
Một hôm, trước khi đi làm, cô con gái đưa cho tôi cái chi phiếu, nhờ giao lại cho người làm vườn. Tiền trả cho ông hàng tháng. Cứ ngày thứ ba mỗi tuần là ông ghé lại làm việc ở khu này, cắt cỏ, tỉa cây và dọn dẹp, làm vệ sinh hồ tắm. Cô con gái còn bảo, bác ấy rất đàng hoàng tư cách, mọi người ở đây đều rất tin cậy và quí mến bác. Tuần trước, tôi cũng đã trông thấy ông đến làm việc trong vườn, nhưng vì ngoài trời khá nóng và đúng lúc đang mải mê đọc một cuốn sách, nên tôi chưa có dịp gặp ông.
Khi thấy ông gom dụng cụ bỏ lên xe, tôi nghĩ ông đã xong công việc, mở cửa bước ra chào, cám ơn và đưa cho ông cái chi phiếu, bảo cô con gái nhờ trao lại. Thấy trên mặt đầm đìa mồ hôi, tôi mời ông vào nhà uống với tôi một lon bia lạnh. Ông nhìn đồng hồ, đưa tay phủi ít bụi cỏ vướng trên áo quần, ngần ngừ, định từ chối. Tôi nắm tay ông kéo lại bộ ghế nhựa nằm dưới gốc một cây bơ phủ bóng, bảo:
– Hay là mình ngồi ở đây để anh thoải mái hơn.
Tôi chạy vào nhà lấy bia, nghe tiếng ông nói vọng theo:
– Tôi chỉ uống với anh đúng một lon, để tí nữa còn phải lái xe đi
Tôi mang bia và mấy cái nem chua ra. Chúng tôi vừa uống bia vừa nói chuyện. Đúng như lời cô con gái, ông là một người hiểu biết và có tư cách. Mái tóc bạc màu muối tiêu và khuôn mặt đượm buồn mang ít nhiều khắc khổ, đã không làm mất đi cái vầng trán cao, đôi mắt sáng, khuôn mặt biểu hiện một con người khí khái và nghị lực. Ngồi với nhau khoảng hơn mười phút, ông cám ơn và đứng dậy xin cáo từ vì còn phải sang làm vườn cho các nhà kế cận. Ông bắt tay tôi và hẹn thứ ba tuần sau ông sẽ đến sớm để tâm tình nhiều hơn. Dù chưa biết nhau nhiều, nhưng qua cái bắt tay, tôi có cảm giác là ông cũng có chút cảm tình, quí mến tôi.
Lần thứ hai gặp nhau, chúng tôi có nhiều thì giờ tâm tình và biết về nhau nhiều hơn. Chính điều này đã làm chúng tôi trở thành bạn, và khá thân thiết sau này, xem như tình anh em.
Trước kia, anh phục vụ trong Binh chủng Lực Lượng Đặc Biêt. Sau khi binh chủng này giải thể anh được bổ sung cho một đơn vị Biệt Động Quân. Một năm sau anh được thăng cấp thiếu tá. Bị thương trong một cuộc hành quân qua Cam Bốt, anh được thuyên chuyển về một Tiểu Khu miền duyên hải Quân Khu 2, quê anh, và phục vụ ở đây cho đến ngày mất nước.
Vợ của anh là cô giáo dạy ở trường tiểu học quận lỵ. Ngày anh vào tù vợ anh mang thai đứa con đầu lòng hơn năm tháng, và cũng không được “lưu dung” trong chế độ mới bởi ảnh hưởng lý lịch của chồng.
Sau đó, những ngày cuối tuần rảnh rỗi, anh thướng hú tôi sang nhà anh chơi. Anh bảo:- Tôi thường ở nhà một mình, ông cứ sang đây, bọn mình nhậu thoải mái và kể chuyện xưa chơi.
Căn nhà cũ nằm giữa khu vườn khá lớn có nhiều cây ăn trái, và những khóm hoa được anh cắt tỉa rất công phu. Có cả một hòn non bộ, nước chảy róc rách, trông rất yên ả, thơ mộng. Cùng độ tuổi với anh, nhưng tôi thua anh rất xa về chuyện cần cù với bàn tay khéo léo. Nhìn khu vườn nhà, tôi biết là anh đã bỏ ra rất nhiều thì giờ và công sức. Lần nào đến chơi, anh cũng làm cơm, nướng thịt và hai anh em uống cạn mấy lon bia. Có khi tôi phải ngủ một giấc, đến gần tối mới về nhà. Một lần, được tin anh bị bệnh, vợ tôi theo tôi đến thăm anh, giúp anh làm vài món ăn và dọn dẹp nhà cửa bếp núc.
Quen biết đã khá lâu, nhiều lần đến nhà thăm và tâm tình với anh, nhưng chúng tôi chưa hề gặp vợ anh, chỉ biết chị ấy qua tấm ảnh gia đình treo trên vách, anh bảo chụp cách đây hơn mười năm, sau một thời gian định cư ở Mỹ. Trong ảnh, ngoài vợ chồng anh còn có ba đứa con, hai trai một gái.Chị là một người phụ nữ đẹp, trông có nét đài các. Một đôi lần tôi có hỏi, anh ngần ngừ, bảo là vợ anh thường đi làm xa, vắng nhà. Tôi nhớ có lần anh đã kể việc vợ chồng anh có mở một quán ăn ở đâu đó, sau một thời gian đến định cư ở vùng này.
Nhìn tấm ảnh, tôi khen:
– Trông ông bà rất đẹp đôi. Lúc trẻ chắc chị nhà là cô giáo hoa khôi của một trường nào đó. Mấy cháu cũng đều rất dễ thương.
Anh ngượng ngùng một tí, rồi làm tôi bất ngờ:
– Đây là bà vợ thứ nhì và hai cháu lớn là con riêng của bà. Chỉ có thằng nhỏ nhất là con chung của bọn tôi.
Tôi tò mò, không kịp giữ ý:
– Chắc bà chị trước đã qua đời khi còn ở Việt nam?
– Không, bà vẫn còn sống và đang ở trên Houston.
Tôi vội vàng nói lời xin lỗi. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh giải thích:
– Bà bỏ tôi sau hơn một năm vào tù, lấy một người đàn ông khác, sau đó dắt theo đứa con gái vượt biên từ năm 1979.
Trầm ngâm giây lát, anh nói tiếp:
– Và từ đó bà không hề liên lạc với tôi, mặc dù có vài lần tôi viết thư riêng nhờ người mang đến cho bà, để chỉ hỏi tin tức đứa con, nhưng không hề nhận được hồi âm. Bây giờ, nếu còn sống, đứa con gái của tôi cũng đã gần bốn mươi tuổi, nhưng chắc chắn nó không hề biết tôi là cha của nó.
Tôi cố tìm một lời an ủi:
– Với vợ con và niềm hạnh phúc mới sau này, chắc anh cũng đã nguôi được nỗi buồn?
Anh cười:
– Thực ra khi mới biết tin, dĩ nhiên tôi buồn lắm, nhưng rồi sau đó lại mừng cho mẹ con bà. Chứ nếu ở vậy mà chờ tôi, thì cuộc đời của mẹ con bà không biết sẽ ra sao? Lúc còn ở trong tù, đêm nào tôi cũng nằm cầu nguyện cho mẹ con bà được yên lành, hạnh phúc với gia đình và quê hương mới. Tiếc là khi ấy tôi không thể liên lạc được để nói lên điều này cho bà được yên lòng.
– Tôi nghĩ điều đó chắc không còn cần thiết, bởi đã đối xử cạn tình với anh như vậy, chắc bà cũng chẳng có hối hận điều gì.
Anh trầm ngâm:
– Xem vậy chứ đàn bà cũng dễ xúc cảm, nặng lòng trắc ẩn lắm. Dù gì, tôi cũng thấy thương và tội nghiệp cho bà.
Đến chơi khá nhiều lần, nhưng vợ chồng tôi chưa bao giờ gặp người vợ của anh bây giờ. Một hôm chúng tôi bất ngờ và vô cùng ngạc nhiên khi nghe anh tâm sự về bà:
– Bà ấy rất ít khi có ở nhà. Bà sống ở các sòng bài. Khi nào không kiếm được tiền bà mới về đây, nhưng sau đó, khi có được đồng nào bà lại đi ngay. Trước kia, tôi bỏ ra tất cả tiền bạc dành dụm và vay mượn thêm của ngân hàng để sang lại cái tiệm ăn, cho bà làm chủ. Buôn bán cũng khá lắm, nhưng sau đó phải bán để trả nợ cho bà. Đồ đạc trong nhà này, cái gì còn bán được bà cũng đã bán hết, nên chẳng còn một thứ gì đáng giá.
– Sao anh và các cháu không khuyên giải, can ngăn bà? Vợ tôi hỏi.
– Cũng may, tôi đã cố gắng hết sức lo cho hai cháu đầu, con của bà được vào đại học. Cả hai đều học xa nhà, nên tôi tìm cách nói dối để các cháu yên lòng mà học hành, còn thằng con trai út, lúc ở với tôi còn nhỏ, nên chẳng chú tâm điều gì, cứ tưởng mẹ nó đi buôn bán làm ăn. Sau này, khi thấy cháu lớn khôn, không muốn ảnh hưởng đến chuyện học hành và tương lai của nó, tôi gởi cháu vô nội trú một trường Công giáo. Không thấy mẹ, lâu lâu cháu cũng hỏi thăm, không biết là cháu có biết gì không, nhưng chẳng thấy nó buồn hay thắc mắc điều gì. Tôi nghĩ có cho các cháu biết cũng vô ích, chỉ làm hại các cháu. Hơn nữa, khi đã lâm vào con đường cờ bạc rồi, cũng giống như thuốc phiện, khó mà quay lại được.
– Đến bây giờ hai cháu lớn cũng chưa biết? Tôi hỏi anh.
– Sau khi tốt nghiệp, hai cháu về nhà sống một thời gian chờ xin việc. Lúc ấy hai cháu mới biết. Năn nỉ, can ngăn, rồi làm dữ cũng đều vô ích. Sau này hai cháu có việc làm rồi lập gia đình, ra ở riêng. Khi hết tiền bà chạy đến xin, xin vợ không được bà xin cả chồng. Tội nghiệp hai thằng chồng đều là Mỹ hết. Cuối cùng tụi nó sợ quá, phải dọn nhà đi nơi khác và không cho bà biết. Sau này, thấy tôi quá khổ sở với bà, hai cháu rất giận mẹ, đề nghị rồi hối thúc tôi bỏ bà, chuyển đi nơi khác ở. Hai cháu thương tôi, lúc nào cũng xem tôi như cha ruột và luôn tỏ ra biết ơn tôi đã hết lòng lo lắng cho hai cháu.
– Chắc anh không nghe theo hai cháu, nên bây giờ vẫn còn ở lại đây. Tôi hỏi
Anh cười, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra:
– Không được! Tôi bảo với hai cháu là ba còn nợ mẹ rất nhiều, mà dù có phải khổ sở, chịu đựng suốt cả đời vì mẹ con, cũng chưa trả hết được. Hơn nữa đã là vợ chồng, ba đâu có thể nhẫn tâm bỏ bà trong lúc bà bị sa lầy.
Sau đó anh ngồi kể cho vợ chồng tôi nghe:
– Bà là cứu tinh của tôi. Trước kia, có một thời nhà cha mẹ bà ở gần nhà tôi. Bà là con một của một gia đình giàu có. Khi ra tù, vợ con đã bỏ đi, tôi không có chỗ để ở, lại mang theo bệnh tật từ trong tù, nên chẳng làm được việc gì. Không hiểu sao lúc ấy bà lại cưu mang tôi, và can đảm lấy tôi làm chồng. Lúc ấy bà có tiền, làm chủ một vựa trái cây và buôn bán thuốc tây, cà phê. Lúc đầu, thấy tôi khổ sở, bà nhận tôi vào làm công và bảo dọn tới nhà bà ở vì căn nhà sau, có một phòng bỏ trống. Cả hơn nửa năm tôi mới khỏe lại và bắt đầu phụ giúp công việc buôn bán với bà. Nhưng bà chỉ giao cho tôi lo việc sổ sách. Bà thường lo lắng chăm sóc cho tôi, và cuối cùng tỏ tình với tôi. Khốn khổ hơn là có một tay cán bộ kiểm lâm CS từ miền Bắc chuyển vào, đã theo đuổi, tán tỉnh bà, thỉnh thoảng mang đến cho bà những bộ bàn ghế được đóng bằng gỗ quí, nhưng bà nhất quyết chối từ. Ban đầu hắn tưởng tôi là người làm công hay bà con trong nhà, nhưng sau này, khi biết bà đã lấy tôi, hắn tìm mọi cách hãm hại tôi. Bà bỏ tiền mua cả đám công an, nên tay kiểm lâm sợ, bỏ cuộc. Hơn nữa nghe nói hắn đã có vợ con ở ngoài Bắc. Có lần tôi hỏi, vì sao bà thương và lấy tôi khi tôi trong cảnh thân tàn ma dại. Bà cười, bảo là ngày xưa, lúc còn là cô con gái mới lớn lên bà đã thầm yêu tôi, bà thích lính chiến, nhất là bộ áo quần bông với cái bê-rê xanh của LLĐB, oai hùng lắm, nhưng tôi không để ý đến bà. Đúng vợ chồng là cái số. Sau này bà lấy một thương gia, nhưng ông mất sớm. Nhờ vậy, sau 75, bà còn giấu được một số vàng để bây giờ có vốn buôn bán nuôi con.
Những lần chính quyền địa phương gọi tôi, diện tù “cải tạo” đang trong thời quản chế, đi làm công tác thủy lợi, bà đều thuê người đi làm thay. Sợ bọn chúng cưỡng bách tôi đi Vùng Kinh Tế Mới, bà làm hôn thú và dù rất khó khăn, bà cũng chạy cho tôi được vào chung hộ khẩu với gia đình bà. Với lòng biết ơn và quí mến, tôi đã hết lòng yêu thương bà và hai đứa con của bà. Tôi dạy kèm thêm, nên hai cháu đều là những học sinh giỏi của trường, luôn vâng lời, lễ phép dễ thương. Tôi xem hai cháu như con ruột của mình. Một năm sau, chúng tôi rất vui mừng khi có một đứa con chung, là thằng con trai, giống tôi như đúc. Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhìn nó, tôi lại nhớ đến đứa con gái đầu lòng với người vợ trước. Từ lâu rồi tôi không liên lạc đươc, nên chẳng biết bây giờ nó ra sao. Chỉ mong ông trời thương, để có một ngày cha con được gặp lại.
Anh ngừng câu chuyện ở đây, lim dim đôi mắt, nhưng ngay sau đó lại nở nụ cười. Tính anh như thế, tôi chưa khi nào thấy anh buồn điều gì lâu. Tôi thầm nghĩ, khi người ta chịu đựng quá nhiều thử thách trong cuộc đời, thì dường như buồn vui gì cũng như nhau thôi.
Tôi cười theo anh, và nói đùa:
– Không ngờ ngày xưa ông anh cũng đào hoa ghê. Đến bước đường cùng mà vẫn có người đẹp yêu tha thiết.
Anh quay sang tôi cười, giải thích thêm:
– Bọn mình là lính mà. Người lính lại càng không thể phụ ơn những người đã từng cưu mang, sống chết với mình. Cũng như anh em mình đâu có thể quên những đồng đội đã chết, đã hy sinh một phần thân thể vì mình, phải không?
Tôi im lặng, không trả lời, chỉ thấy thương và càng quý trọng anh. Người lính chưa bao giờ bại trận, nhưng cuối cùng đã phải làm người thua cuộc. Qua bao nhiêu thử thách vẫn còn giữ được cái sĩ khí, lòng bao dung và nhân cách của mình.
Những lần gặp tôi, trong các câu chuyện anh thường nói về chuyện lính. Anh kể cho tôi nghe những trận chiến mà anh đã từng tham dự. Từ lúc những buổi đầu trong các toán Delta, sau đó đóng đồn biên phòng, rồi sau này ra Biệt Động Quân, và cuối cùng là Địa Phương Quân. Anh say sưa kể từng chi tiết, địa danh, từng tên của những người lính đến các cấp chỉ huy. Trong lãnh vực này, trí nhớ của anh lại trở nên phi thường. Tất cả như nằm sẵn đâu đó trong lòng anh. Nhiều lần anh bảo với tôi là anh đã sống với nó, với cái quá khứ ấy. Anh còn ví von: “lúc trước ông nhà thơ Phùng Quán đã từng tâm sự là khi ngã nhờ vịn những câu thơ mà đứng dậy, còn với tôi thì đã bao lần thất chí, đã nhờ những hình ảnh quá khứ này để có thể đứng lên. Không có một thời làm lính, một thời trong chiến trận, chắc tôi đã quỵ ngã từ lâu rồi.”
Cuối cùng thì vợ chồng tôi cũng gặp được bà vợ bây giờ của anh. Mùa hè năm ngoái, anh làm đám cưới cho cậu con trai út. Đứa con chung duy nhất của hai người. Cô dâu lại là con của một người bạn HO của anh, mà tôi cũng quen biết, vì từng ở chung một trại tù ngoài Bắc. Anh nhờ vợ chồng tôi đi họ bên phía đàng trai, và phụ giúp anh sắp xếp công việc trong ngày hôn lễ. Ngày đám cưới, chúng tôi đến nhà anh sớm hơn giờ hẹn để phụ sắp xếp bàn thờ và lễ vật. Rất bất ngờ khi thấy có cả chị ra đón bọn tôi ngoài cửa. Có lẽ anh đã giới thiệu trước ít nhiều về vợ chồng tôi, nên chị nở nụ cười thật tươi chào đón và gọi đúng tên chúng tôi. Vợ chồng tôi khá ngạc nhiên, bởi chị khác hoàn toàn với hình ảnh người đàn bà mà chúng tôi tưởng tượng bấy lâu nay với không mấy cảm tình. Xinh đẹp, vui vẻ nói năng lưu loát, và dễ thân thiện. Chỉ có ốm hơn so với trong ảnh, và thoáng một chút mệt mỏi, bơ phờ. Buổi chiều, trong tiệc cưới, khi người MC giới thiệu gia đình nhà trai, anh chị cùng vợ chồng hai cô con gái bước lên sân khấu đứng bên cô dâu chú rể, cúi đầu chào khách. Tiếng vỗ tay của thực khách như thay cho lời hâm mộ một gia đình đẹp đẽ, hạnh phúc. Tôi bỗng thấy một chút xót xa, tiếc nuối trong lòng và thầm mong là biết đâu nhờ đám cưới của cậu con trai, mà chị sẽ trở về với con người cũ, để hai người còn có bên nhau trong hạnh phúc ở những năm tháng cuối đời.
Cuối tuần sau ngày đám cưới, anh đưa chị ghé đến chơi, mang biếu chúng tôi hai chai rượu và một hộp trà. Anh bảo là quà “lại quả” hôm đám cưới, anh chị chia cho chúng tôi để mừng cho hai cháu. Khi vợ tôi ngồi chỉ cho chị cách thức làm nem Ninh Hòa, mà chị rất thích, anh rủ tôi ra ngoài vườn, vui mừng bảo là chị ấy đã hồi tâm, vì sau ngày đám cưới thấy các con hạnh phúc vui vẻ, sau đó các cháu tâm tình khuyên giải bà, nên từ bỏ mọi thứ đam mê sai lầm để sống với tôi trong tuổi già, vợ chồng săn sóc hôm sớm có nhau. Anh hy vọng lần này bà đã thức tỉnh. Hơn nữa tuổi tác cũng đã nhiều, bà thấy sức khỏe sa sút thường hay mệt mỏi.Tôi nắm hai tay anh mừng rỡ, và nói vài lời, ngưỡng mộ sự bình tĩnh, chịu đựng và tấm lòng bao dung của anh. Tôi lấy trong túi áo ra bốn tờ vé số Power Ball vừa mới mua trưa nay. Đặc biệt số độc đắc xổ chiều nay, sẽ hơn ba mươi triệu Mỹ kim. Tôi chia cho anh ba tờ, bảo:
– Hy vọng ông trời sẽ cho thêm anh chị điều may mắn.
Anh cười:
– Cám ơn bồ, nhưng thường là “phúc thì bất trùng lai, mà họa thì vô đơn chí!”
Tiễn anh chị ra xe, bắt tay nhau trong tiếng cười rộn rã.
Khoảng ba tuần sau, anh gọi phone báo cho chúng tôi một tin không vui. Chị ấy đang nằm trong bệnh viện. Bác sĩ vừa khám phá chị bị ung thư vú trong thời kỳ cuối. Vì quá lâu, không khám bệnh, nên không phát hiện được, bây giờ đã di căn, không biết có cần giải phẫu hay không. Chúng tôi chạy lên bệnh viện thăm chị. Thấy chúng tôi, chị nở nụ cười, nhưng trông khá mệt mỏi, bơ phờ. Anh luôn bên cạnh, đút thức ăn, săn sóc an ủi chị. Anh bảo tối nào, theo yêu cầu của chị, anh cũng ngồi bên cạnh đọc các chuyện chiến trường, chuyện lính cho chị nghe.
Bệnh viện quyết định không giải phẫu, chỉ cấp cho một số thuốc để đưa chị về nhà. Các cháu đều về thăm. Sống bên cạnh chồng cùng đầy đủ các con, chị vui và hạnh phúc lắm. Chúng tôi đến thăm, dù không được khỏe, nhưng chị rất tỉnh táo, nằm kể cho các con nghe về cuộc đời mình, ân hận đã có một thời sa ngã vào con đường bài bạc, làm khổ sở và xấu hổ gia đình. Chị cũng nắm chặt tay anh, nói rất yêu và biết ơn anh đã hết lòng lo lắng đùm bọc vợ con trong những năm tháng khó khăn, xin anh tha thứ về thời gian chị đã có lỗi lầm.
Anh ngồi bên cạnh, cúi xuống hôn trên trán chị:
– Lúc nào anh cũng yêu em, cầu xin ơn trên cho em sống khỏe mạnh để anh tiếp tục lo lắng, trả nợ cho em. Món nợ ân tình lớn lao, mà cả đời này anh cũng không thể trả hết được cho em.
Nước mắt của chị ràn rụa trên đôi gò má hóp. Tôi thầm nghĩ đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Cho dù có chút xót xa.
Chị đã mất vào khuya hôm ấy. Theo lời anh kể lại, suốt đêm anh nằm với chị, ôm chị trong vòng tay rồi ngủ mê lúc nào không biết. Khi giật mình thức dậy thì chị đã ra đi tự lúc nào.
Vợ chồng tôi có mặt trước khi đưa chị vào nhà quàn bệnh viện. Chị nằm như đang say ngủ, nét mặt bình yên, thanh thản.
Và lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh khóc.


Phạm Tín An Ninh

dulan
06-18-2017, 02:49 PM
...


Xin chúc mừng "Ngày QLVNCH 19 tháng sáu" đến với "Nói với Lính, vì Lính và cho Lính" và quan khách trong nhà huynh Cuocsi nhé!

http://i.imgur.com/wCz9Dot.jpg?2








Xin mời Lính cà phê & bánh ngọt:

http://i.imgur.com/A5keYUo.jpg?2






...



Thân mến và chúc vui,
Dulan

...

hoài vọng
06-22-2017, 12:53 AM
Anh Cọp...

Sao lại đành đoạn ?
Bỏ súng giữa rừng
Còn ai tiếp đạn
Ngăn bước quân thù

Chỗ tôi sắp mưa nên nhớ lung tung...cóc , nhái tùm lum ...:z51:

XXG
06-22-2017, 09:59 PM
Anh Cọp...
Sao lại đành đoạn ?
Bỏ súng giữa rừng
Còn ai tiếp đạn
Ngăn bước quân thù
Chỗ tôi sắp mưa nên nhớ lung tung...cóc , nhái tùm lum ...:z51:Em thấy ổng đang bận nghiên cứu thiên thạch (rơi lộp độp) trong vườn nhà ổng, nên ổng "buông súng khơi khơi" đó anh Hoài ơi. :z2:

Đây nè, anh: bấm vào để ngắm Thiên Thạch (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5241-Mặt-trái-hay-quot-Chân-Diện-quot&p=207481#post207481)... :24:

cuocsi
06-22-2017, 11:52 PM
Có ngay và Còn tiếp,
Chì đơ !



Lính Dù gác đêm Xuân

Một đêm không sao
Tiền đồn Hạ Lào
Lính Dù lên gác
Hai mắt tìm sao
Trời đen như mực
Sao ở phương nao

Buồn tình than thở
Mình ở nơi nào
Anh luôn mong nhớ
Hôm cuối chia lià
Mình sang thuyền khác
Sao nỡ phụ nhau

Còn tiếp...


https://i.postimg.cc/qqLWs3L2/22-F80-EBE-8-DC2-4-D28-B8-DB-97-DA0446373-C.jpg (https://postimages.org/)


https://i.postimg.cc/Xq3TB8wV/8-F664-C6-E-0-B55-4230-9-B78-ACC15-EA58-AF2.jpg (https://postimages.org/)

Thach Thao
06-23-2017, 12:57 AM
Chú Cuốc ui, Cỏ chả thấy gì trong nhà chú ngoài cái link dài a.
Cgus dán lại link nha chú Cuốc.

hoài vọng
06-23-2017, 02:30 AM
Cỏ à...lính dù đi gác đêm thì làm sao mà thấy ? Khi nào hết gác mới xuất hiện :)

hoài vọng
06-23-2017, 06:30 PM
Có ngay và Còn tiếp,
Chì đơ !

Buồn tình than thở
Mình ở nơi nào
Anh luôn mong nhớ
Hôm cuối chia lià
Mình sang thuyền khác
Sao nỡ phụ nhau

Còn tiếp...




Anh Cọp ...sai rồi ...tui ăn tết xong mới khăn gói , ba lô đi Lào ...chưa vướng bận thê , nhi ...đôi lúc cũng nhớ mấy em gái hậu phương...nhưng buồn quá ! mấy em gái lại ....khuất núi rồi :z51: mà sao mấy cái hình có trứng trong đá vậy ?
chì đơ là cái giống gì , tôi chưa hiểu ?????????????????????....:z51::z51:

cuocsi
06-23-2017, 09:07 PM
Anh Cọp ...sai rồi ...tui ăn tết xong mới khăn gói , ba lô đi Lào ...chưa vướng bận thê , nhi ...đôi lúc cũng nhớ mấy em gái hậu phương...nhưng buồn quá ! mấy em gái lại ....khuất núi rồi :z51: mà sao mấy cái hình có trứng trong đá vậy ?
chì đơ là cái giống gì , tôi chưa hiểu ?????????????????????....:z51::z51:

Ông Hoài này làm bộ như trai tơ vậy, giời ạ !
Qua trang Lính BĐQ ông hiền như trứng, mấy trận địa khác thì ông tung hoành "SONG KIẾM", Ãi đèo thấp cao ông cũng trấn, đâu thấy ngượng ngùng hén !
Còn chơi màn gãi đầu hỏi móc tui "chì đơ" *
Nói giởn cho vui thôi, cái vụ nói lái này trong lính thì "hà rằm" (thường).
Tui có thằng bạn cũng rắn mắt lắm, cứ chiều chiều hết giờ trực, nó ngâm mấy câu như vầy nè :

Chiều về lại nhớ "CHÁO HIỀN" **
Ai thương ai đợi thì tìm "BÔNG ĐI" ***
Nếu buồn ta cạn mấy ly
Cuộc đời sẽ lại "LƯƠNG HÊN" **** "LI GIÒ" *****




Cuoc si

Viết cho vui, xả xì trét, không hậu ý, lỡ có khều khiết gì ai thì xin lượng thứ !


Ghi chú:

* chì đơ = chờ đi
** CHÁO HIỀN = chiến hào
*** BÔNG ĐI = bi đông (bình nước của lính) thuờng thì không chứa nước mà toàn là...RƯỢU ĐẾ.
**** LƯƠNG HÊN = lên hương
***** LI GIÒ = lo gì (phát âm giọng Bắc)

cuocsi
06-23-2017, 10:25 PM
Anh Cọp ...sai rồi ...tui ăn tết xong mới khăn gói , ba lô đi Lào ...chưa vướng bận thê , nhi ...đôi lúc cũng nhớ mấy em gái hậu phương...nhưng buồn quá ! mấy em gái lại ....khuất núi rồi :z51: mà sao mấy cái hình có trứng trong đá vậy ?
chì đơ là cái giống gì , tôi chưa hiểu ?????????????????????....:z51::z51:


Chào anh Hoài Vọng,
Trong bài trước, anh có hỏi về "trứng trong đá " mà tui quên chưa trả lời, xin lỗi anh nghe !


https://s19.postimg.org/6vzet313n/P_20170622_225548.jpg


Thật ra là chẵng có gì bí ẩn anh ơi, trong những viên đá tìm được trên đồng hay trong rừng, tui đem về và tuỳ theo hình dạng tự nhiên của đá, tui thêm thắt chút này, nọ, kia vô để " Tạo Hình " hay tạm dùng chút mỹ từ " Nhân cách hoá " cho nó sang, chuyện này dễ như cơm sườn, ai cũng làm được, chỉ chịu khó một chút thôi. Tui sẽ đem vô một vài ảnh dẫn chứng, trong lúc chờ xem hình minh hoạ, anh xem đở bên kia nghe : (dưới đây)

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5241-M%E1%BA%B7t-tr%C3%A1i-hay-quot-Ch%C3%A2n-Di%E1%BB%87n-quot&p=207189&viewfull=1#post207189
và ở đây :
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5241-M%E1%BA%B7t-tr%C3%A1i-hay-quot-Ch%C3%A2n-Di%E1%BB%87n-quot&p=207573&viewfull=1#post207573


Cám ơn anh cùng khách viếng trang Lính

cuoc si

Thach Thao
06-24-2017, 06:48 AM
Cỏ à...lính dù đi gác đêm thì làm sao mà thấy ? Khi nào hết gác mới xuất hiện :)

Cỏ hiểu rùi chú Hoài Vọng.
Chì đơ là chờ đi đó chú Hoài Vọng. Kkkk

cuocsi
06-24-2017, 07:43 AM
Cỏ hiểu rùi chú Hoài Vọng.
Chì đơ là chờ đi đó chú Hoài Vọng. Kkkk

Úi cha !
Cháu tui rành vụ "Lính tráng" đi gác này hơn tui nghen !
Mèn ! Giờ này tui mới hiểu nghen !
Ông Dù này xài tiếng lóng có trình độ ta ơi, ai ngờ Cháu khôn hơn Chú.:z67:

Quê độ thiệt !

cuocsi
06-24-2017, 07:59 AM
https://s19.postimg.org/8ss03ajbn/P_20170623_061842.jpg (https://postimg.org/image/lwxkfzbdb/)

Tặng ông Dù Lính và cô cháu tui nè

hoài vọng
06-25-2017, 02:42 AM
Cám ơn đã cho cục đá...để tôi lấy cái nồi hầm đãi ông dzua ...ủa... hình như cái món đó là nhũ đá ?
Ngày anh khăn gói , ba lô đi hành quân thì có cọp mẹ , cọp con đi theo không ( vì tôi thấy gia đình cọp ở Thiện Ngôn , Tống Lê Chân ) tụi tui dứt khoát không có , vì vậy khi về... xe GMC vừa vào đến trại gia binh là...mấy thằng độc thân hò hét ỏm tỏi ...cu tèo đâu , lấy dĩa mua nước mắm cho ba mày :) ( không có nói lái đâu nha , ông cọp ) , có thằng cắc cớ ...ông lấy cái dĩa bự bự ...cho nó đi lâu ...riết mấy bà hết dám ra đứng vẫy tay ...không thấy bà phu nhân đón thì nó la lớn ...cu tèo nói với má...má có cho đồ chơi , vừa nói vừa rút cái dù trái sáng vẫy vẫy dụ con nít....thôi ! tôi đi hầm món nhũ đá .

cuocsi
06-27-2017, 06:25 AM
Cám ơn đã cho cục đá...để tôi lấy cái nồi hầm đãi ông dzua ...ủa... hình như cái món đó là nhũ đá ?
Ngày anh khăn gói , ba lô đi hành quân thì có cọp mẹ , cọp con đi theo không ( vì tôi thấy gia đình cọp ở Thiện Ngôn , Tống Lê Chân ) tụi tui dứt khoát không có , vì vậy khi về... xe GMC ....
(Bị Kiễm duyệt đục bỏ vì có đụng chạm...VỢ LÍNH = PHẠM HUÝ )
....thôi ! tôi đi hầm món nhũ đá .

Cám ơn anh Hoài Vọng góp vui với một phần đời lính thật khó phai mờ trong góc nhớ của nhiều người,
Cuốc tui lúc đó chưa được may mắn có cái mái ấm ở trại gia binh, thời đó tui còn là con nít ranh,
nhìn mấy ông thượng sĩ già có vợ con thăm nuôi mà mơ, mà thèm, nhìn cảnh vợ lính thăm chồng trên đồn biên giới mà thương ơi là thương !
Có khi mấy anh lính trẻ tình nguyện gác đêm thế cho mấy ông kia được ...vui trọn đêm, "TÌNH LÍNH LÀ THẾ"

Cũng nhân đây, kính gởi những lời
CÁM ƠN CHÂN THÀNH, TRÂN QUÝ NHẤT CỦA CUỐC SĨ ĐẾN NHỮNG BÀ CHỊ ĐÃ MỘT THỜI VỢ LÍNH, CÁC CHỊ ĐÃ ĐÓNG GÓP, ĐÃ HY SINH THẬT NHIỀU CHO QUÊ HƯƠNG, CÓ NGƯỜI ĐÃ TAN THÂN XÁC KHI ĐẠP PHẢI TRÁI MÌN CỦA VIỆT CỘNG TRÊN ĐƯỜNG LÊN ĐỒN THĂM CHỒNG, (chuyện thật, chính mắt tôi thấy khi mìn nỗ, sẽ viết sau).
SỬ VIỆT CÓ GHI DANH CÁC CHỊ HAY KHÔNG ? NHƯNG TÔI VÀ CÁC CHIẾN HỮU VIỆT NAM CỘNG HOÀ LUÔN LUÔN GHI KHẮC TẬN TIM !
:z56::z57::z56::z57::z56:


Dưới đây là những hình ảnh minh họa để cho anh Hoài Vọng cùng khách viếng thấy những gì mình có thể làm được với những viên đá "Vô tri"
"Anh hỏi em, phiến đá có tình yêu không ?
Anh hỏi em, phiến đá có linh hồn không ? *

* Phiến đá sầu.
Thơ/nhạc Diệu Hương

Cuốc sĩ thấy như một viên đá nhỏ trong vườn mà còn có cái xúc động với nắng sớm,
với hoàng hôn và trong những đêm không trăng sao...

Còn ta !

Đá còn đuợc ươm sương đầu núi
Được nắng hoàng hôn tắm rạng ngời
Được rêu xanh ủ thềm suối mát
Được tối nhìn trăng để ngậm ngùi,
Còn ta ?

cuoc si



]https://s19.postimg.org/3ow51citv/P_20170624_090235.jpg (https://postimg.org/image/ixm2f4ci7/) ]https://s19.postimg.org/b3lgtq4pf/P_20170624_090407.jpg (https://postimg.org/image/w0hoye2q7/) . ]https://s19.postimg.org/yf9kitiz7/P_20170624_090617.jpg (https://postimg.org/image/csuk1sken/)


]https://s19.postimg.org/l3brvvqkz/P_20170624_091418.jpg (https://postimg.org/image/4fk9tdvtb/) []https://s19.postimg.org/vc491pemr/P_20170624_091851.jpg (https://postimg.org/image/l21u2gor3/)


(photo cuoc si, vườn nhà 2017-06-26)

cuocsi
07-03-2017, 12:41 PM
Đồng lúa mì, vùng Champagne-Ardennes


(photo cuoc si 2017-06-27)



https://s19.postimg.org/rorarfck3/P_20170629_105415.jpg (https://postimg.org/image/qmh48vtqn/)



Bướm trắng trên biển vàng
Chợt nhớ quê hương Hiệp Hoà, tỉnh Hậu Nghĩa



]https://s19.postimg.org/tkhpq1ger/P_20170629_105448.jpg (https://postimg.org/image/himbvw767/)

XXG
07-03-2017, 03:41 PM
Còn ta (I)

Đá còn đuợc ươm sương đầu núi
Được nắng hoàng hôn tắm rạng ngời
Được rêu xanh ủ thềm suối mát
Được tối nhìn trăng để ngậm ngùi,
Còn ta?
(cuocsi)
Còn ta....(II)

Được khiêng đá hàng đêm, xây non bộ
Được chăm nom quả "khóm" nhỏ, tặng người
Được ngắm sao trời để ngỡ nụ cười tươi
Cầu Ô Thước, chờ hạt mưa Tháng Bảy
Ôi! Quả khóm.... :24:


Chú thích: Khóm hay dứa còn gọi là trái thơm. Và thơm mà thêm "ed" (thơmed) sẽ biến thành động từ liền tức thì. Trong cuốn "tự điển Xô xuống giếng" họ viết vậy, tui học theo vậy. :z33:

hoài vọng
07-04-2017, 03:44 AM
Vậy nếu nói cho anh thơm một miếng đi có nghĩa là gì , anh Xô...:z51: ??????

cuocsi
07-04-2017, 04:04 AM
Dứa là loại quả rất bổ dưỡng.
Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm.


:z67:



http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2015/dc-gheq-1426951517544-113-0-765-1279-crop-1427119281322.jpg

cuocsi
07-04-2017, 09:48 PM
Còn ta....(II)

Được khiêng đá hàng đêm, xây non bộ
Được chăm nom quả "khóm" nhỏ, tặng người
Được ngắm sao trời để ngỡ nụ cười tươi
Cầu Ô Thước, chờ hạt mưa Tháng Bảy
Ôi! Quả khóm.... :24:


Chú thích: Khóm hay dứa còn gọi là trái thơm. Và thơm mà thêm "ed" (thơmed) sẽ biến thành động từ liền tức thì. Trong cuốn "tự điển Xô xuống giếng" họ viết vậy, tui học theo vậy. :z33:




Vì hai chữ thơmed dễ thương, tui vô tặng cái huê, chụp ở nhà,
Sen đá thấy hiền nhưng nó dai lắm, không chịu nhịn nghen, rớ vô nó chích nghen.

Sẵn trả lời anh Hoài Vọng trước ông Xô,
Cho thơm một miếng : Cho một miếng (cùi) thơm. :z13:



Sen đá

Của mình làm được mình khoe
Quơ đồ đây đó khoe chi chật nhà

(photo cuôcsi 2017-07-03)

]https://s19.postimg.org/66oh9md03/P_20170703_123332.jpg (https://postimg.org/image/dmnqvf0pb/)

Được khiêng đá ngày nắng
Được đếm sao đêm hè
Cho dù thân cơ cực
Vẫn ra ao vớt bèo
Và thích thơ cà khèo
Kiếp lính nghèo nhưng vui

cuocsi 2017-07-04

XXG
07-04-2017, 10:13 PM
Vậy nếu nói cho anh thơm một miếng đi có nghĩa là gì , anh Xô...:z51: ??????Vì hai chữ thơmed dễ thương, tui vô tặng cái huê, chụp ở nhà,Sen đá thấy hiền nhưng nó dai lắm, không chịu nhịn nghen, rớ vô nó chích nghen...

Sẵn trả lời anh Hoài Vọng trước ông Xô,
Cho thơm một miếng = Cho một miếng (cùi) thơm.:z13:Anh Hoài,
Hôm nay em bận nguyên ngày; chưa kịp trả lời thì ổng đã trả lời rồi nha anh Hoài! :24:

cuocsi
09-13-2017, 05:33 AM
Một góc nhìn

Khi cuốc mới làm vườn

Photo cuocsi 2014

https://lh6.googleusercontent.com/-YTzxnL0uL8k/T64k3DRroqI/AAAAAAAAAWQ/3yPVHGxjKQ8/s884/IMG_0021.JPG

cuocsi
09-13-2017, 05:38 AM
Nhớ quê hương !

Photo cuocsi 2014

https://lh3.googleusercontent.com/-Qx1a44Qj9cA/T64k3ilem2I/AAAAAAAAAWU/Y5w6NLfVL9k/s884/IMG_0031.JPG

cuocsi
09-13-2017, 06:15 PM
Tơ dệt mơ


Ai đem tơ trắng vương góc nhớ,
Đan kính cổ thành nhốt người mơ
Nhớ nhung, thơ kéo đường tơ
Mang lên khung cửi dệt mơ cổ thành

:z57::z11:



Mộng dư âm


Lấy ghi-ta dạo, cung Rê thứ *
Sáng sớm nhạc hoà với tiếng thơ
Dịu dàng từng nốt, hợp âm nhớ
Ru ai vào mộng, âm tình hờ



* game Ré mineur
Cuocsi
2016-12-13


Vì mơ quá ngủ không được nên tìm thơ cũ dán lên, giống như ...mì gói ăn liền

cuocsi
09-14-2017, 03:01 PM
Nhớ rừng xưa

Nhìn rừng nhớ chiến hữu
Những bạn đã gởi thân
Máu hoà cùng đất Mẹ
Đời trai hết tung hoành

:z57:Chút hương lòng tưởng nhớ bạn Tống văn Minh, đã nằm lại trong chiến trường Campuchia 1969 :z57:


Photo cuocsi 2017-09-13


https://s19.postimg.org/n6tgegker/P_20170912_152835.jpg (https://postimages.org/)





https://s19.postimg.org/6kbw5drgz/P_20170912_152656.jpg (https://postimages.org/)

hoài vọng
09-14-2017, 08:26 PM
Chờ nghe anh nói thêm về cái chết BDQ Tống Văn Minh ở CămPuChia , lúc này tôi ở căn cứ Thiện Ngôn giữ an ninh QL 22 từ núi Bà Đen đến biên giới Miên.

cuocsi
09-14-2017, 11:24 PM
Anh Hoaivong ơi, trước khi kể chuyện Tống Văn Minh, mình cùng đọc chuyện này trước nghe anh.
Sao lúc này tui hay " mít ướt " quá vậy ? Khóc cay mắt luôn.

Bài này của Phạm Tín An Ninh viết, tên ông này đã trở thành quá thân quen với tôi rồi,
cám ơn ông nhiều lắm.:z57::z57::z57:

Ai đã đọc rồi thì đọc...nữa.
cuocsi






Thằng Bé Đánh Giày Người Nghĩa Lộ




Mấy ngày ngắn ngủi ở Sài Gòn, tôi thường đến ăn tối tại một quán ăn gần khách sạn tôi ở, đi bộ chừng năm phút, có tên Nhà Hàng Thanh Niên, nằm phía sau nhà thờ Đức Bà. Một nơi tương đối yên tĩnh, khu vườn lộ thiên nhỏ nhưng với những khóm trúc dễ thương, và nhất là được nghe lại những bản nhạc tình ca -kể cả tình lính- của miền Nam thuở trước.
Sài Gòn dường như không kịp thở vào những ngày cuối năm. Ngoài đường tấp nập xe cộ và trên vỉa hè cũng kín cả người. Tất cả đều hối hả ngược xuôi, làm như tất cả không còn đủ thời gian để kịp “đổi đời”. Tôi thấy mình lạc lõng trong cái không gian ấy. Tốt nhất là tìm một nơi vắng vẻ ngồi một mình để suy tư và hồi tưởng về Sài Gòn của một thời xưa cũ, mà bây giờ mơ hồ như chỉ còn trong cổ tích.
– Chào chú, cháu đánh giày cho chú nhé.
Tôi giật mình khi nghe một giọng rặt bắc kỳ, chưa kịp quay lại thì ba chú bé đã đến trước mặt tôi. Thằng bé nhất và cũng đứng gần tôi nhất nhìn tôi gật đầu chào:
– Sao chú ngồi một mình buồn thế ? Trông chú hơi lạ. Chắc chú là Việt Kiều mới về thăm quê ?
Tôi ngạc nhiên, không hiểu tại sao thằng bé biết mình là “Việt kiều”. Bởi tôi ăn mặc rất đơn giản. Có thể nói là đơn giản nhất so với những thực khách có mặt ở đây. Và mặc dù không ưa cái danh xưng “Việt kiều” này, nhưng thấy thằng bé lễ phép dễ thương, tôi giả tiếng bắc đùa:
– Chú ở nước ngoài về chứ không phải Việt Kiều. Thế ngoài ấy quê cháu ở đâu.
– Cháu ở tận Nghĩa Lộ – Yên Bái
Tôi nắm tay nó:
– Thế hóa ra mình là đồng hương đấy. Chú cũng từng ở Nghĩa Lộ một thời gian lâu lắm.
Thằng bé tròn xoe đôi mắt:
– Chú cứ đùa. Trông chú chẳng phải người quê cháu.
Tôi bèn kể một mạch về Nghĩa Lộ cho thằng bé nghe, từ con sông, con đường cho đến cái dốc Cổng Trời và cái thung lũng Hang Dơi nằm sâu trong vùng núi rừng cực bắc.
Thằng bé ngạc nhiên thích thú, nhưng đôi mắt cứ nhìn tôi không chớp. Tôi bật cười, vỗ vai thằng bé:
– Xin lỗi cháu. Chú đùa cho vui. Đúng là chú từng ở Nghĩa Lộ gần năm năm. Nhưng mà chú bị tù cải tạo ngoài ấy.
Cả ba thằng bé cùng nhao lên:
– À, đúng rồi, con đường ô tô từ dốc Cổng Trời về huyện, bây giờ người ta vẫn gọi là Đường Tù Cải Tạo. Vì nghe mấy ông bà cụ bảo do các chú trong Nam ra cải tạo đắp con đường ô tô ấy.
Ba thằng ở ba nơi khác nhau ngoài Yên Bái. Cả làng đang đói, nên rủ nhau bỏ quê vào miền Nam kiếm sống. Khởi nghiệp là đi xin, sau đó cũng chạy theo “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, ba thằng chung vốn làm ăn, kiểu công ty hợp doanh… Một thằng bán vé số, một thằng bán báo, còn thằng bé nhất đánh giày. Vậy mà cũng sống thoải mái (dù chỉ trên vỉa hè) lại còn dành dụm tiền gởi về cứu trợ gia đình. Thằng bé nhất đang nói chuyện với tôi quê ở Thôn Thượng Sơn, thuộc huyện Nghĩa Lộ. Một cái huyện miền núi nghèo xơ xác, có thể là một trong những nơi nghèo nhất nước, nằm cực bắc tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày trước, cách thị xã Yên Bái khoảng một ngày đường. Và cũng là nơi đã từng nhốt nhiều tù cải tạo từ miền Nam chuyển ra, từ anh binh nhì TQLC bị bắt trận Hạ Lào, cho đến hơn ba mươi tướng lãnh, mà đa số đã không bỏ rơi đồng đội của mình vào giờ thứ hai mươi lăm.
Đã hơn ba mươi năm, và bây giờ đang ngồi giữa thủ đô Sài Gòn xưa, tôi cứ tưởng là mình đã quên rồi cái tên Nghĩa Lộ. Vậy mà hôm nay tôi có cảm giác như đang đứng giữa núi rừng Hoàng Liên Sơn, nhìn những thằng bạn tù – và thấy cả chính mình nữa – đang bị hành hạ, đói khổ khốn cùng.
– Cháu đánh giày cho chú nhé. Cháu đánh để kỷ niệm, đề đền ơn chú đã từng đắp con đường ô tô cho quê cháu, chứ không phải xin tiền xin bạc gì chú đâu nhá.
Câu nói hơi dài của thằng bé làm tôi bật cười, trở về thực tại. Tôi cười bởi nghe thằng bé rất nhà quê này xài hai tiếng kỷ niệm, và nói năng ra điều nghĩa hiệp.
Mà có thể là nó nghĩa hiệp thiệt. Ngày xưa khi còn trong lính, sau mỗi lần hành quân về phố, tôi cũng từng quen, và đỡ đầu cho những em bé đánh giày. Tụi nó nghèo, ít học, nhưng biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, và chí nghĩa chí tình. Sau ngày ở tù về, trong lúc làm lơ xe, bất ngờ tôi gặp lại hai đứa đang làm bốc vác ở bến xe Tuy Hòa. Bây giờ là hai cậu thanh niên khỏe mạnh. Có điều sống dưới chánh quyền mới, “nhân dân làm chủ tập thể” nhưng hai thằng không có một mảnh đất cắm dùi, ngày làm ở bến xe, tối ngủ ở chợ. Nghề đánh giày cũng không còn. Không phải vì những thằng bé đánh giày giàu lên sau cuộc đổi đời, mà vì chẳng còn ai mang giày nữa để mà đánh. Vậy mà gặp lại tôi, hai đứa nhận ra, mừng rỡ như gặp lại người thân, vẫn một tiếng “anh Ba”, hai tiếng “anh Ba” như hơn mười năm truớc. Tôi tìm mọi cách từ chối, nhưng hai đứa bảo tôi nhất định phải nhậu với tụi nó một chầu, mừng cho cuộc trùng phùng này mới trọn nghĩa anh em. Khi chia tay, còn nhét vào túi tôi một mớ tiền nhăn nheo, bảo là gởi quà cho các cháu. Tôi thực sự cảm động trước lòng thủy chung cùa tụi nó, trong lúc có bao nhiêu thằng vốn học thức đầy mình, nhưng mới một sớm một chiều đã trở mặt phản thầy phản bạn chạy theo nịnh bợ những thằng “cách mạng 30”, mà mới hôm qua hôm kia còn khinh rẻ là đám lưu manh, xích lô xe kéo!
Anh tiếp thị của nhà hàng mang thức ăn đến và đuổi ba thằng bé ra khỏi quán. Tôi vui vẻ nói với anh là tôi mời ba cậu bé, rồi quay sang bảo ba đứa kéo ghế ra ngồi và gọi bất cứ thức ăn nào các cháu thích. Tất cả tròn mắt ngạc nhiên rón rén kéo ghế ngồi và mỗi đứa chỉ kêu một đĩa cơm chiên Dương Châu.
Điều đặc biệt làm tôi lưu tâm tới thằng bé nhỏ nhất bọn này, bởi quê nó ở thôn Thượng Sơn. Một làng quê xa nhất của cái huyện Nghĩa Lộ đèo heo hút gió. Vậy mà có lần tôi đã đến đó và ở lại đó gần cả một tuần. Môt tuần duy nhất được no, được vui và hạnh phúc trong tám năm tù tội.
Khi mới ra Bắc, tôi được “biên chế” về trại 3 Hang Dơi. Sau ba năm được chuyển về trại 6 Nghĩa Lộ, nằm cách trại 5 của mấy ông tướng mấy cái ao nuôi cá trám cỏ.
Sau một trận kiết lỵ, tôi chỉ còn da bọc lấy xương, đứng không vững thì còn sức ở đâu để mà biến “sỏi đá thành cơm”, nên được điều từ đội trồng trà sang đội “tăng gia”, tức là trồng rau, mà nhiều nhất là rau muống. Vào mùa đông, vùng Hoàng Liên Sơn khá lạnh, nên các loại rau không mọc ra được, đám chúng tôi phần đông chuyển qua trồng sắn, phát rừng, còn lại luân phiên nhau mấy toán, vào vùng núi mua thực phẩm, chủ yếu là cho “cán bộ trại”, chứ còn đám tù bọn tôi thì đã có “sắn” (khoai mì) để “khắc phục”.
Toán bốn thằng chúng tôi, do một chàng vệ binh dẫn đi, kéo theo hai cái xe cải tiến (loại xe đóng bằng gỗ giống như chiếc xe bò nhỏ) vào Thượng Sơn, nằm cách trại khoảng 60 cây số. Trong thời gian tù tội, những ngày được đi xa như thế này thật là hiếm hoi, hạnh phúc ghê gớm lắm. Chẳng khác gì người trong nước bây giờ được xuất ngoại. Ít nhất cũng được tự do hơn, ăn uống khá hơn, và nhất là được sống với dân để nghe họ nói những điều chân thật. Có một trùng hợp lý thú là trong bốn thằng tù bọn tôi đều có đủ bắc, trung, nam. Một thằng chính gốc Hà Nội 54, một thằng xứ Huế, một thằng Nha trang là tôi và một thằng nữa là dân Cần Thơ, Nam bộ.
Khởi hành từ sáng sớm, chiều chúng tôi đến làng. Nếu không đến đây có lẽ chẳng ai ngờ là giữa núi rừng xa xôi hẻo lánh này lại có một cái làng với khoảng một trăm nóc nhà nằm dọc bên bờ con suối lớn dưới những tàng cây che kín mặt trời. Vậy mà trông rất sạch sẽ và thơ mộng. Từ cổng làng, bọn tôi đã nghe tiếng chim hót líu lo hòa trong tiếng suối chảy róc rách giữa một vùng núi rừng tĩnh mịch.
Bọn tôi được sắp xếp ở trong một căn nhà mái lá cọ, có vách bằng nứa, nằm dưới một tàn cây cao, sát bên bờ suối. Chủ nhà là một bà già trọng tuổi. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là trông bà không giống những người dân mà chúng tôi thường gặp ở vùng này, từ cách ăn mặc tới cử chỉ nói năng. Lúc nào bà cũng vui vẻ niềm nở với chúng tôi, trên môi lúc nào cũng có sẵn nụ cười.
Thằng bạn tù gốc Hà Nội của bọn tôi quả quyết là bà nói đúng giọng Hà Nội, cái thời còn một Hà Nội thanh lịch. Trên vách, treo một tấm giấy khen với một cái tên cũng rất Hà Nội, không hợp với khung cảnh núi rừng này: “Bà Vương Chu Khánh Hà “. Cái tên trùng tên một cô ca sĩ miền Nam, làm chúng tôi dễ nhớ.
Bà ở với người con trai, vừa làm y tá cho thôn, vừa làm rẫy, trồng thơm (dứa), trồng nhản. Một phần đất anh dành ra trồng rau và nếp nương. Anh nói năng hiền lành dễ mến. Đặc biệt rất thương và chiều mẹ.
Ngày đầu tiên, bà chỉ cười chào bọn tôi, không dám đến gần “quan hệ”. Nhưng hôm sau, bà mua chuộc anh vệ binh và giới thiệu cô thợ may ở nhà kế bên cho anh ta, nên anh ta đóng đô luôn bên ấy. Bà cho chúng tôi ăn xôi, ăn thịt rừng, còn thêm đủ loại trái cây bà mua được trong làng. Ở đây, ăn uống như thế là thuộc hàng “tư bản”. Ban ngày chúng tôi đi khắp nơi mua thực phẩm các lọai, chiều về lại nhà, kéo nhau xuống suối tắm, rồi được ăn một bữa cơm “thịnh soạn”, bọn tôi có cảm giác như đang ở đâu đó trên thiên đàng.
Đêm nào bà cũng mang đến một ấm trà tươi, ngồi tâm sự với bọn tôi tới khuya. Đúng như thằng bạn tù gốc Hà Nội nhận xét, bà dân Hà Nội chính tông. Ngày xưa gia đình bà giàu có. Vợ chồng làm chủ một hãng dệt lớn nhất nhì Hà Nội. Sau hiệp định Genève, chia đôi đất nước, chần chờ tiếc của, chưa kịp xuống tàu há mồm chạy vào Nam thì bị đánh tư sản. Chồng bà chết trong tù, nhà cửa bị tịch thu, bà bị bắt buộc phải dắt theo hai đứa con, một trai một gái, đứa nhỏ nhất chỉ mới sáu tuổi, cùng một số “đối tượng” khác lên vùng núi non này, lúc ấy gọi là Khu Kinh Tế Mới Thượng Sơn.
– Ngày ấy, cả khu này chỉ là rừng thiêng nước độc. Chỉ ba tháng sau là con bé gái chết vì sốt vàng da, mà không tìm đâu ra một viên thuốc.
Bà nhìn lên trời mơ màng, kể lại cho bọn tôi những ngày đầu mới đến, nước mắt chảy dài trên má.
Sau đó, vì bản năng tự tồn, những người “Hà Nội lưu đày” (chữ của bà), ngồi lại, cùng bàn bạc nắm tay vượt lên số phận. Trong số những người lên đây, có nhiều thành phần, đa số là tư sản và trí thức. Với bộ óc và với kinh nghiệm trên thương trường, vậy mà họ đã tận dụng được để cùng nhau vươn lên trong chốn thâm sơn cùng cốc này. Dù nghèo khổ, họ vẫn giữ được cái tình, cái thanh lịch của người Hà Nội. Điều mà chính quyền cần họ phải gột rửa.
Ngày tiễn chúng tôi đi, bà năn nỉ và đút lót anh vệ binh cho chúng tôi được nhận một kí nếp, một ít thịt rừng muối mặn, nhưng bị chối từ, mặc dù anh ta cũng rất quí bà. Cuối cùng để cho bà vui, anh vệ binh cho chúng tôi được ăn tại chỗ một bữa no nê, lần này còn có cả rượu nếp, do chính tay bà cất.
Một tháng trước ngày rời Nghĩa Lộ, bọn chúng tôi ngày đêm phải đắp cho xong một con đường ô tô kéo dài từ Nghĩa Lộ lên tận dốc Cổng Trời. Chúng tôi thắc mắc không biết để làm gì, vì gần năm năm ở đây, thỉnh thoảng chỉ thấy vài người đạp xe đạp hoặc thồ ngựa trên con đường ngoằn ngoèo heo hút này. Đến ngày chuyển trại vào Nghệ Tĩnh, chúng tôi mới biết con đường này dùng để chuyển quân lên Lạng Sơn ngăn chặn bọn bá quyền Trung Quốc vừa xua quân tràn qua biên giới đòi “dạy cho người anh em một bài học”.
Hơn ba mươi năm, con đường ”làm lại cuộc đời” của riêng tôi cũng thăng trầm, quanh co không kém, đã làm tôi tạm quên một quá khứ buồn thảm, dù tất cả vẫn còn nằm sâu chôn chặt tận đáy lòng. Bất ngờ hôm nay, thằng bé đánh giày gợi tôi nhớ lại. Có điều trong bao nhiêu đau đớn chất chồng cũng có đôi điều vô cùng đẹp đẽ, chẳng khác gì một đóa hoa nở trên sỏi đá, một cành lan mọc giữa rừng già, trên một thân cây héo khô cằn cỗi.
– Thế cháu ở Thượng Sơn có biết bà Vương Chu Khánh Hà. Bây giờ chắc cũng đã hơn tám mươi ?
Tự dưng tôi buộc miệng hỏi thằng bé, để rồi ngẩn người ra khi nghe nó trả lời:
– Ố, đó là bà nội cháu. Bà mất hơn năm năm rồi!
Lòng tôi chùng xuống.
Thằng bé kể lại những ngày cuối cùng của bà nội, lúc ấy nó mới tám tuồi. Khi mà ở Hà Nội đầy dẫy quán bar và nhà hàng sang trọng, dành cho khách nước ngoài và những ông quan lớn, thì cái thôn Thượng Sơn này vẫn cứ nghèo xơ xác. Một số đã phải bỏ làng tìm về thành phố cũ, sống trước mái hiên nhà của chính mình ngày trước. Bà nội nó chỉ về được một lần, đứng nhìn ngôi nhà của mình bây giờ đang là một khách sạn mấy tầng, mà chủ nhân là một ông ngồi trong Ủy Ban Cải Tạo Tư Sản ngày xưa, bây giờ đã là ông lớn, chức hàm cở bộ trưởng. Tài sản duy nhất còn lại của gia đình bà là ngôi mộ hoang của ông chồng, ngày xưa nằm trong một nghĩa trang ở ngoại ô thành phố, nhưng bây giờ nhà cửa mọc kín chung quanh. Cây cối và cỏ rác như muốn phủ lấp mộ phần. Bà phải ở lại đó mấy ngày mới dọn dẹp xong. Sau lần ấy, bà về nhà rồi ngã bệnh. Vợ chồng cậu con trai bán đủ thứ trong nhà, cùng với hảo tâm của mấy người hàng xóm, nhưng cũng không đủ tiền đưa bà đi bệnh viện. Trước khi chết bà chỉ ước ao duy nhất một điều là đuợc chôn cất bên cạnh mộ chồng dưới thủ đô Hà Nội, cũng là vùng đất của dòng họ qua bao nhiêu đời. Vậy mà cái điều ước ao trối trăn duy nhất đó của bà, cũng không ai thực hiện được, bởi cái nghĩa trang đó bây giờ nằm trong qui họach thành phố, tấc đất tấc vàng, không dễ gì mua được.
Nghe thằng bé kể, nhìn nhà thờ Đức Bà trước mặt và nhớ tới bà, tôi lại thầm nghĩ là Thượng Đế đã không có mặt trên đất nước tôi. Thực ra điều này tôi cũng đã từng nói với mấy thằng bạn tù, sau tháng 4/75. Bởi nếu có Thượng Đế, sao ngài lại bắt dân chúng miền Nam, những người hữu thần, đã bao nhiêu đời hằng tin và thờ phụng ngài, lại phải vác cây thánh giá nặng nề, để tan tác điêu linh như thế. Lòng tôi thấy xốn xang và tôi nghiệp cho bà. Tôi thầm trách mình cũng chỉ là kẻ vong ơn, đã quên mất lòng tốt của bà trong những ngày mình vô cùng khốn khó. Mà lẽ đời là thế. Khi đã sang sông còn có mấy ai nghĩ tới con đò.
Thằng bé lại nhắc tôi về chuyện đánh giày, đền ơn đáp nghĩa. Tôi đưa chân ra, cả đám cười ồ, tôi đang mang dép. Thằng bé lấy một tập báo đủ loại trên tay thằng bạn, để trước mặt tôi:
– Vậy thì chúng cháu biếu chú mấy tờ báo, về khách sạn chú đọc cho vui. Toàn chuyện mấy ông lớn tham nhũng ăn chơi tiền tỉ đấy!
Tôi cám ơn và hỏi mua một xấp vé số. Trả tiền xong tôi chia đều cho ba đứa, coi như món quà may mắn, rồi hẹn ngày mai đến gặp tôi ở khách sạn, tôi sẽ dẫn đi chơi bất cứ nơi nào các cháu thích. Khi chia tay tôi ôm vai thằng bé đánh giày:
– Ngày mai cháu nhớ đến nhá. Chú rất cần gặp cháu.
Suốt ngày hôm sau, sau khi dắt ba thằng bé vào chợ Bến Thành mua sắm một số áo quần, cho các cháu một ít tiền, tôi thuê xe chở cả đám đi Vũng Tàu. Cả ba đứa đều mong ước được đến đây một lần cho biết thành phố biển nổi tiếng này, và cũng muốn xem “tình hình” để chuyển xuống đây kiếm sống, bởi nghe nói ở đây có nhiều khách ngoại quốc đến du lịch, hơn nữa ở Sài gòn càng lúc càng khó khăn, vì số trẻ em (và cả nguời lớn) từ ngoài Bắc vào kiếm ăn ngày càng đông.Trong lúc ngồi trên bãi sau, tôi tâm tình thật nhiều với thằng bé đánh giày, kể cho nó nghe chuyện ngày xưa bọn tôi có lần đến ở nhà bà nội nó một tuần và được bà thương yêu giúp đỡ. Nó ngồi bên tôi nghe rơm rớm nước mắt, rồi dùng ngón tay viết tên của bà nội trên cát.
Trên đường về lại Sàigòn, tôi ghé lại Nghĩa Trang Quân Đội cũ, nằm bên xa lộ Biên Hòa. Khó khăn lắm, phải hỏi thăm nhiều người, anh tài xế taxi mới tìm đựợc lối vào.
Bức tượng Tiếc Thương đã từng tạo huyền thoại một thời, không còn nữa, nhưng Nghĩa Dũng Đài còn đứng sừng sững giữa những ngôi mồ hoang phế, im lìm. Tôi nghe trong gió như có tiếng oan hồn tử sĩ. Tìm đến ba ngôi mộ của ba thằng bạn lính cùng đơn vị cũ, mà chính tôi là người thân quen duy nhất chào tiễn biệt tại đây vào những giờ phút thứ hai mươi lăm của cuộc chiến, cùng với những người lính chung sự vẫn âm thầm tận tụy như từng bao nhiêu năm mai táng những đồng đội chưa bao giờ gặp mặt. Ba thằng bé phụ tôi hì hục dựng lại mấy tấm bia gãy đổ. Tôi ngồi trước những nấm mộ sụt sùi. Ba thằng bé chưa từng biết những gì đớn đau và bất công của cuộc chiến bắc-nam, cũng ngậm ngùi cảm động, trịnh trọng hứa với tôi sẽ thường xuyên rủ nhau đến đây để hương khói và chăm sóc các mộ phần.
– Bạn đồng đội của chú chắc chắn là những người tốt.
Ba đứa bé nói với tôi trên đường ra xe về lại Sài Gòn, trong lúc tôi còn đang miên man về cách hành xử tàn tệ từ những con người không có trái tim, không còn biết thế nào là “nghĩa tử nghĩa tận”.
Về khách sạn, ba cháu xin được ở lại với tôi đêm nay, để khuya được đưa tôi ra phi trường. Không ngờ những đứa bé từ một vùng núi non Việt bắc xa xôi lại chí tình với một người miền Nam, và bây giờ chỉ còn là.. “khúc ruột ngàn dặm”, như tôi.
Tôi lấy thêm một phòng cho hai đứa kia, còn thằng bé đánh giày nhỏ nhất ở cùng phòng với tôi. Trước khi đi ngủ, tôi cho thằng bé một ngàn đô-la, bảo nó ngày mai mua vé xe lửa về lại Nghĩa Lộ, đưa cho ba má nó. Tôi viết một mảnh giấy kèm theo, bảo với ba nó tôi là một trong bốn người tủ cải tạo lúc xưa, và dùng số tiền này tìm mọi cách đưa bà cụ về Hà Nội nằm bên ông cụ như lời bà trăn trối lúc lâm chung. Tôi có cho địa chỉ để anh ta liên lạc. Tôi còn căn dặn thằng bé phải hết sức cẩn thận, vì các chuyến xe Thống Nhất Bắc-Nam sẽ rất đông người vào những ngày giáp tết. Nó tròn mắt nhìn tôi ngạc nhiên, rồi nắm chặt bàn tay tôi, nói ngày mai, sẽ may thêm một cái túi bên trong chiếc áo để khâu tiền vào trong đó.
“Kính thưa Anh,
Vợ chồng em và chắc chắn là vong linh của mẹ em nữa, xin muôn vàn cảm tạ ơn anh.
Không ngờ chỉ có mấy ngày ngắn ngủi rất xa xưa, mà mãi đến nay anh vẫn còn nhớ đến mẹ con em. Riêng em thì gần như đã quên chuyện ấy nếu không có anh nhắc lại hôm nay.
Giờ em mới nhớ lại, sau khi các Anh rời khỏi nhà em, mẹ em khóc mất mấy hôm. Bà bảo phần thì tội nghiệp các anh, phần thì nghĩ tới số phận oan khiên của gia đình em vào những ngày đảng vừa lên nắm chánh quyền. Bà bảo các anh và gia đình chúng em cũng cùng gánh chung số phận.
Chúng em cũng xin báo tin để anh mừng, là với số tiền anh cho, chúng em đã đưa được mộ phần của bố em ra một nghĩa địa khác, trước khi chính quyền cho san bằng khu nghĩa địa cũ để xây đô thị. Khu nghĩa địa mới dù nằm khá xa thành phố nhưng sạch sẽ và yên tĩnh. Vợ chồng em cũng cãi táng phần mộ của mẹ em và đứa em gái ở Nghĩa Lộ, đưa về chôn bên cạnh bố em. Gọi là nghĩa địa, nhưng phải mua với giá rất cao. Nếu không có tiền của Anh cho, biết đến lúc nào chúng em mới thực hiện được lời ước ao trăn trối của mẹ em.
Nghe đất nước đã đổi mới từ lâu, nhưng có lẽ chỉ đổi mới ở dưới những thành phố lớn, chứ cái làng Thượng Sơn của chúng em thì ngày thêm khốn khó. Rồi nay mai vợ chồng em cũng phải bỏ Thượng Sơn mà về Hà Nội, hoặc chạy thẳng vào Sài gòn. Có làm ô xin hay phải sống ngoài đường chắc cũng còn khá hơn.
Phân vân mãi, cuối cùng chúng em cũng phải báo đến anh một tin buồn. Thằng bé Khiêm con em cũng không còn. Trên chuyến tàu Thống Nhất ngày ba mươi tết hôm ấy, nó bị cướp. Không hiểu có phải bọn cướp biết được cháu giữ số tiền lớn của anh cho, nên đánh để cướp. Nhưng dù bị máu me thương tích đầy người cháu vẫn hai tay ôm chặt lấy túi tiền khâu kỷ trong mấy lớp áo trước ngực. Bọn cướp tháo chạy trước khi có công an đường sắt tới.
Về nhà cháu tỉnh táo được một vài hôm, ăn tết với chúng em, kể lại chuyện bất ngờ gặp anh, được anh yêu thương và gởi cho chúng em một số tiền quá lớn. Chúng em cứ tưởng mình nằm mơ. Nhưng chỉ một tuần sau cháu bị sốt nặng rồi hôn mê. Đem vào bệnh viện huyện, bác sĩ bảo cháu bị cảm cúm, cấp cho mấy viên aspirin và dặn em mua mật ong cho cháu uống sẽ khỏi. Nhưng càng lúc thấy cháu càng tệ hơn, em xin phương tiện chuyển vào bệnh viện tỉnh. Chờ mãi không có, vợ chồng em nóng lòng nên phải thuê xe tư. Ở bệnh viện tỉnh, em phải đút lót cháu mới được chụp hình. Bác sĩ cho biết cháu bị chấn thương sọ não. Cháu qua đời vài ngày sau đó.
Bây giờ cháu cũng đang nằm bên cạnh ông bà nội và cô út của nó, chắc cháu nó cũng được ấm lòng nơi chín suối.. Chúng em tin là cháu sẽ mãi mãi theo phù hộ cho Anh trong những ngày Anh xa quê lưu lạc xứ người.
Chúng em xin gởi đến Anh trọn lòng kính mến và lúc nào cũng cầu nguyện mọi điều tốt đẹp cho Anh cùng gia đình.
Kính thư
Bố mẹ cháu Khiêm
Trần Trọng An”
Bức thư tôi nhận được đúng một tháng sau ngày tết nguyên đán. Suốt cả đêm trằn trọc, tôi không biết có đúng là mình đã trả ơn Bà, hay là lại mang thêm tai họa đến cho gia đình Bà. Thì ra trong cái xã hội đang có nhiều ông lớn và đại gia giàu có, thì cái sinh mạng của những người nghèo khổ khốn cùng cũng vẫn chỉ là cỏ rác. Dường như tôi có nghe ai đó nói “ cuối niềm vui nào cũng có xót xa, sau cuộc trùng phùng nào cũng có mầm mống của ly tan “.
Phạm Tín An Ninh

Thach Thao
09-15-2017, 01:04 AM
Chú Cuốc ui, bài này Cỏ đọc mấy lần rùi, bài cũ rích mà đọc lại vẫn nghe bùn ha chú. :(
Cỏ theo chân chú Hoài Vọng, Cỏ bắc ghế vô vườn huê nhà chú ngồi chờ chú kể nheng.
Chú đừng bắt Cỏ 'chì đơ '(chờ đi) lâu quá nheng, Cỏ 'chì đay' (chạy đi) a.

Tặng chú bông huê nè.:z57:

hoài vọng
09-15-2017, 08:24 PM
Sao lúc này tui hay " mít ướt " quá vậy ? Khóc cay mắt luôn.

Cái này là anh bị bệnh...chớm già .....rồi :z51:
Tôi còn giữ được một kỷ vật thời đó ...nhìn mà nhớ...

cuocsi
09-15-2017, 09:48 PM
Chú Cuốc ui, bài này Cỏ đọc mấy lần rùi, bài cũ rích mà đọc lại vẫn nghe bùn ha chú. :(
Cỏ theo chân chú Hoài Vọng, Cỏ bắc ghế vô vườn huê nhà chú ngồi chờ chú kể nheng.
Chú đừng bắt Cỏ 'chì đơ '(chờ đi) lâu quá nheng, Cỏ 'chì đay' (chạy đi) a.

Tặng chú bông huê nè.:z57:

Tặng bông nhỏ xíu mà đòi tui viết "Trường thiên tiểu truyện, chuyện buồn cố hương", phải có vài bài thơ tặng thì cái máy "Ngược thời gian" của tui nó mới mần việc á.

Còn ông hoaivong thì đừng thúc lưng nghe, câu chuyện về "Chiến đoàn 333" nặng ký quá, không dễ viết nghen ông.
Hay là ông đem "kỹ vật" vô chia sẻ xong tui mới có can đảm viết.

Chì đơ !

hoài vọng
09-16-2017, 01:22 AM
Còn ông hoaivong thì đừng thúc lưng nghe, câu chuyện về "Chiến đoàn 333" nặng ký quá, không dễ viết nghen ông.
Hay là ông đem "kỹ vật" vô chia sẻ xong tui mới có can đảm viết.

Chì đơ ! Từ Sài gòn đi Tây Ninh , đoàn GMC chạy băng băng trên Quốc Lộ , lính tráng gật gà gật gù sau một
đêm xả láng ...lính mà anh ?...Nghe xì xào đã đến núi Bà Đen ...Tòa Thánh Tây Ninh...mắt mở không lên
...Rầm... mấy đứa té bò càng xuống sàn xe ...sếp ra lệnh chong súng hai bên...khoảng 300m dọc theo hai bên đường bị thuốc khai quang cây cối trơ trụi ...chiếc xe lắc qua lắc lại
- Vợ thằng nào có bầu cứ cho đi theo là có nhẩy dù con ngay .
Xong rồi , anh cọp :)

cuocsi
09-22-2017, 06:47 AM
Trong Thép súng vẫn còn thoáng niềm tin.

Hình Sưu tầm NET.


https://s19.postimg.org/gwol451sj/image.png (https://postimages.org/)

hoài vọng
12-29-2017, 05:07 PM
Anh Cọp...anh cọp...tôi bay bay cả bốn vùng chiến thuật chả thấy anh đâu :z51: Chắc là BĐQ ăn Noel lớn ?????

cuocsi
12-29-2017, 08:07 PM
Anh Cọp...anh cọp...tôi bay bay cả bốn vùng chiến thuật chả thấy anh đâu :z51: Chắc là BĐQ ăn Noel lớn ?????

Chào Phố viên, Phố bạn, Phố Hoài,
Cám ơn anh Dù còn nhớ tên mà réo, Cọp tui không cánh, không dù nên học làm Người Nhái để lặn cho mát, chớ Noel lớn quá ăn Hoài không hết.
:z57::z13:
Trong lúc chợ đời ý quên chờ đợi, mời Phố viên, Phố viếng, Phố Hoài cùng nghe nhạc Giáng sinh
mà tui thích ( cạnh tranh với quán MTĐ "VỤN VẶN) :z56:




https://youtu.be/bMvFqy9_RUo

cuocsi
12-31-2017, 09:39 PM
Năm mới Hoài Cổ.


http://i63.tinypic.com/2qcjo0i.jpg


Photo coucsi 2017

hoài vọng
12-31-2017, 11:11 PM
Nhìn hoài...nhìn hoài ...chỉ thấy đầu cọp gác lên phiến đá sầu...chúa sơn lâm nhớ rừng à ???????????
Mấy hôm nay được xem bài viết BĐQ ở Kontum ( không nhớ tên đơn vị ) hành quân về bị " đì " phải đóng quân ở ngoại ô , lính tráng rủ nhau về phố vào quán BAR của Tướng Ngô Dzu đập phá ...một đoàn GMC của Mỹ chở đồ PX cho Ngô Dzu va chạm quán buôn bán dân chúng nên BĐQ bắn cháy xe GMC , tôi hết " thắc mắc " lý do trung tướng mà bị thằng trung tá J P Vann nó xỏ mũi .

cuocsi
01-01-2018, 11:27 AM
Bonne Annee 2018 bis

http://i65.tinypic.com/nz0cx3.jpg

cuocsi
01-02-2018, 12:16 AM
Bonne Annee 2018 bis bis !

http://i68.tinypic.com/2n6ev15.jpg

Vườn nhà hoa nở chen trong nắng

Photo cuocsi 2017

hoài vọng
01-02-2018, 01:49 AM
..............................................
Cỏ cây chen đá lá chen hoa...
............................................
............................................
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Bà Huyện Thanh Quan

hoài vọng
01-02-2018, 10:16 PM
Gửi anh Cọp mấy con cóc đầu năm

Dzìa đến Hải Vân đã thấy buồn :z51:
Cỏ cây chen đá...lá chen mây
Áo xanh...áo đỏ , trôi đâu mất:z6:
Còn một mình ta...ta với ta...

cuocsi
01-02-2018, 11:06 PM
Áo rằn ri.

Lính dù náo thị như Kình ngư náo hải
Cọp rằn quá hãi phải trú tận sơn lâm
Làm bộ giả điếc giả câm
Nhưng nghe dù réo nằm không cũng buồn
Thôi đành rời chốn núi rừng
Ra đây cọp quậy ít dòng thơ điên
Áo rằn mặc lại bỏ thiền

Cám ơn ông Hoài với mấy câu thơ ví von với Đèo Hải Vân.
Tui khoái lắm nghe

Chúc ngày vui cho mọi người

:z57:

cuocsi
01-04-2018, 12:13 AM
Tuyết vẫn rơi !

Paris chuyến tàu sớm,
Em ngồi ngắm tuyết rơi
Từng bông nhẹ bay tỏa
Nghe lòng chợt chơi vơi
Cuối đường ai có đợi
Hay sân ga hết người
Tuyết rơi tuyết vẫn rơi

Hoaiviet

2018-01-04

hoài vọng
01-04-2018, 01:39 AM
Đầu năm Nơi đây tập trung đầy đủ văn võ bá quan ...:)Không Quần...Hai Quần...Cọp rừng....v....v...
Ngày ở Phan Rang thì ông Hai Quần bỏ rơi ở bãi biển ...ở Charlie , ông Không Quần từ chết tới bị thương vì xót xa Nhẩy dù đói , khát đến khi kiệt sức mới được ông Cọp dìu dắt chạy về Pleiku... để cũng được một chút má đỏ môi hồng

cuocsi
01-04-2018, 01:56 AM
Tuyết vẫn rơi !

Paris chuyến tàu sớm,
Em ngồi ngắm tuyết rơi
Từng bông nhẹ bay tỏa
Nghe lòng chợt chơi vơi
Cuối đường ai có đợi
Hay sân ga hết người
Tuyết rơi tuyết vẫn rơi

Hoaiviet


2018-01-04

Thơ lính Cọp nè ông Dù


Nhớ!

Nhớ em anh lại thích làm thơ
Buổi sáng sương còn quyện trong mơ
Nên anh cứ thả hồn biển nhớ
Sóng nhẹ êm đềm đưa hồn thơ

Hoaiviet 2017-01-04
Trực tuyến

cuocsi
01-04-2018, 02:24 AM
Lính không thích Linda nhưng thích Lara được hong

:z56:



https://youtu.be/zYZWbzEmWY0

hoài vọng
01-04-2018, 06:31 PM
Hà ...hà...ông Cọp ơi ! Lính không thích Linda cũng chẳng thích Lara ...Lính chỉ thích....La De Con Cọp thôi ...:)

cuocsi
01-16-2018, 11:15 PM
Đọc trong Phố nhiều thơ hay quá,
Quán, Lều thơ, Thu vàng, Thu tím, Thoáng đời...v.v... và Vân vân.
Lính cũng ngứa tay bèn...mần chút thơ để vào góc nhớ,
mong lính dù, lính không cùng lính ghé đọc cho vui mà quên đi nỗi sầu cổ xứ.

Tb: Nếu có đụng hàng hay phạm huý ai thì xin niệm lòng thương xót.
Nay kính !



Vọng quấc

Cố Hương còn đấy hay đã xa
Nhớ Hoài Việt Quấc những chiều tà
Đêm sang mộng Thoáng Đời quạnh vắng
Tiếc Mùa Trăng Vỡ thương Túc hoa

Nông cạn sĩ
2018-01-14

hoài vọng
01-17-2018, 06:34 PM
Anh cọp múa vuốt là có 4 câu thơ lai láng như sông Hương :z67: bái phục...bái phục

cuocsi
01-18-2018, 12:23 AM
Nính cọp xin chào phố ạ.

Dạ vâng ông Dù, khi cọp nhớ rừng thì nó ngáp í mà,

Đang định mần thơ tiếp vì được lời khen của ông Dù, Thu Vàng, PhuongVy
và...các nhà yêu lính ẩn danh, nhưng chợt nhớ tới Phá sư Pùi Hèn nên ghi lại các chữ VIỆT bắt đầu bằng TH, nhờ Điên loạn sĩ ấy dzịch dzật ra dùm, mời các bạn đọc và bổ túc thêm.

thơ thẩn, thiết tha, thút thít, thầm thì, thao thức, thống thiết, thông thiên, thông thái,
thông thương, thâm thuý, thôi thúc, than thân, thanh thao, thánh thót, thân thiện, thách thức,
thoái thác, thiếu thốn, thiệt thòi, thủng thỉnh, tha thứ, thương thân, than thở, thánh thiện, thiệt thà,
thích thú, thế thái, thâm thũng, thoăn thoắt, thuốc thang, thúi thây, thầy thợ, thút thít, thưởng thức, thẫn thờ, thần thánh, thiêm thiếp, thần thoại, thành thân, thần thông, ...

Chắc là còn thiếu, vị nào siêng làm ơn bổ túc cho vui.
Cám ơn.

Quẹo lại vì tính vờ bà Phia nhưng thấy thấp thoáng Bà LANG CỎ ở xa mới dìa còn lúp ló
nên phải thêm tên hai ngừ này vô để cám ơn.
Nếu không thì 20 cái móng đó nó cào thì chít cọp tui, không còn tí da.:z55:

hoài vọng
01-18-2018, 01:55 AM
[QUOTE=cuocsi;218706]
Nếu không thì 20 cái móng đó nó cào thì chít cọp tui, không còn tí da.:z55:[/QUOTE k] Cọp mà sợ cào ? lạ thật !!!!
Kỹ nữ sông Hương cào có bị trầy da tróc vẩy không ??????????????

Vào đây anh ....vài phút cho quên đời lính trận ( con cóc nó nhẩy mất tiêu rồi :z51:.....:z51:....

cuocsi
01-18-2018, 02:28 AM
[QUOTE=cuocsi;218706]
Nếu không thì 20 cái móng đó nó cào thì chít cọp tui, không còn tí da.:z55:[/QUOTE k] Cọp mà sợ cào ? lạ thật !!!!
Kỹ nữ sông Hương cào có bị trầy da tróc vẩy không ??????????????

Vào đây anh ....vài phút cho quên đời lính trận ( con cóc nó nhẩy mất tiêu rồi :z51:.....:z51:....

Ông Dù bị tổ trác, nên thơ bị gió cuốn đi ròòoooooiii !:)

Về vụ "Kỹ nữ dòng Hương giang" thì cọp tui lúc đó còn tơ, chưa biết mùi đi đò ông ạ,
Người lính BĐQ lo hành quân cứu dân, cứu nước, ai như mấy ông "Không và Dù" lo đi trám ghe.
Lúc 72, tui chỉ được đi ngang sông Hương, trên cầu Tràng Tiền lúc giờ tan học,
chỉ cái nhìn của gái ngoan kia cũng đủ giết cả bầy cọp rồi, nói chi cọp tơ nhu tui.
Giời ạ !

Cọp tơ có biết chi mô
Chỉ biết sông Hương chưa biết đò
Sao ông rắn mắt làm tui ngại
Lỡ tui chìm dòng Hương xót đau

:z55:

Vậy đi nghe !

hoài vọng
01-18-2018, 05:44 PM
[QUOTE=hoài vọng;218710]


Cọp tơ có biết chi mô
Chỉ biết sông Hương chưa biết đò
Sao ông rắn mắt làm tui ngại
Lỡ tui chìm dòng Hương xót đau

:z55:

Vậy đi nghe ! Không nghe vì không tin...chỉ có cọp...đầy tháng hay cọp...thôi nôi mới không biết :)...:)...

cuocsi
01-19-2018, 04:27 AM
[QUOTE=cuocsi;218711] Không nghe vì không tin...chỉ có cọp...đầy tháng hay cọp...thôi nôi mới không biết :)...:)...


Đừng chọc ghẹo cọp làm mắc cỡ
Ông Dù đã lắc được mấy chiêu
Đây là bằng chứng...con cọp thiu !
Nói lời thành thật chớ không điêu


http://i66.tinypic.com/jzjfxy.jpg

cuocsi
01-19-2018, 05:52 AM
Nếu ông Dù bị...kẹt đạn hôm qua thì hôm nay có Cọp cứu bồ đây.

Cọp táp phải ruồi !





Xuân về chưa


Hoa báo Xuân đang nảy mầm trước ngõ
Đông chắn đường với mưa tuyết lạnh căm
Anh nhớ em, cô quạnh chốn thư phòng
Trông tin nhắn dù một lời qua gió


cuocsi 2018-01-19

HaiViet
01-19-2018, 07:52 AM
-Ông cọp với ông dù đang nói xấu dòng sông Hương thơ mộng, sông Hương thật đẹp và đa tình khi ta say

Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say...(st)



Chắc phải đưa 2 ông trở lại trại cải tạo quá

https://s18.postimg.org/50nfzbknd/traicaitao.jpg (https://postimg.org/image/u6oe65lxh/)

cuocsi
01-19-2018, 11:05 AM
Trích bài ông "Việt ở biển" bên trên :
" -Ông cọp với ông dù đang nói xấu dòng sông Hương thơ mộng, sông Hương thật đẹp và đa tình khi ta say


Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say...(st)



Chắc phải đưa 2 ông trở lại trại cải tạo quá

"

Cọp đào giun, táp ruồi, ai có cười thì hở muời cái răng




Vọng hoài một bến sông


Xuân sắp về nên lính dù bận gói bánh
Đón giao thừa mời ông cọp ghé qua thăm
Tiệc đầu năm nghe pháo nỗ ran sân trước
Lòng chợt nhớ chàng không quân còn cải tạo
Nâng chén đầy mà lệ ướt tận buồng tim
Thương cho kẽ còn gối sương tận đẩu núi
Chén cơm đen độn khoai sắn, rau, muối cà
Chan nước mắt đến khô dòng, tâm lực kiệt
Nghĩ ngày xưa (một ) thời vang danh hào kiệt
Giữa trời mây, mưa hay bảo, tung cánh bay
Vào trận địa cánh tung hoành gieo sấm sét
Lúc đáo hồi, phi đạo đón, để rồi...say
Men rượu cay, hai má đầy son môi thắm
Bến sông Hương, chàng vui ghé mỗi đêm dài
Giờ còn đâu nữa những đêm dài trường mộng
Chàng Không thời ấy bây chừ chân gối mõi
Thấy ông Dù còn phong độ nên tức thay
Lại còn thêm "em cọp" giương móng hơi dài
Bày ra chi màn Hương giang rồi lại bến
Làm chàng ấy chưa kịp nếm, đà men say
Chừng sực tỉnh thấy chiều phai, Hương cũng cạn
Lòng bàng hoàng nâng bút cũ, níu tàn phai

:z6::z51::z51::z55:

cuốc lung tung
2018-01-18

HaiViet
01-19-2018, 01:00 PM
-Thơ hay, đọc xong cười bể bụng!
-Mang quà vô tặng anh cuocsi và anh hoài vọng





https://s18.postimg.org/vnia70al5/Cuoc_Si.jpg (https://postimages.org/)

BDQ.........."sát....sát...sát"



https://s18.postimg.org/h4b55mk15/Hoai_Vong.jpg (https://postimages.org/)



Song kiếm trấn ải

cuocsi
01-19-2018, 02:20 PM
-Thơ hay, đọc xong cười bể bụng!
-Mang quà vô tặng anh cuocsi và anh hoài vọng





https://s18.postimg.org/vnia70al5/Cuoc_Si.jpg (https://postimages.org/)

BDQ.........."sát....sát...sát"



https://s18.postimg.org/h4b55mk15/Hoai_Vong.jpg (https://postimages.org/)



Song kiếm trấn ải




WOW là WOW là WOW WOW nghen !
Ông Không quân này oánh bom Sắp đẹp nghen, hàng quốc cấm này ông kiếm ở đâu về mà Lộng lẫy nghen.
Thanh kiều que riz mứt..
Đúng là Dzẫm Lo Cu Thảo Photoshop. !
Bravo anh. HV.

Thach Thao
01-19-2018, 02:28 PM
WOW là WOW là WOW WOW nghen !
Ông Không quân này oánh bom Sắp đẹp nghen, hàng quốc cấm này ông kiếm ở đâu về mà Lộng lẫy nghen.
Thanh kiều que riz mứt..= thank you very much huh chú Cuốc.
Đúng là Dzẫm Lo Cu Thảo Photoshop. !
Bravo anh. HV.

Dzẫm Lo Cu Thảo =Dzõ Lâm Cao Thủ hén chú.

cuocsi
01-20-2018, 01:47 AM
Chào bà Lang Cỏ, ông Dù và ông Không...

Năm nay tui hên và làm ăn khắm khá hơn năm ngoái vì có vàng của ông Không, thơ ông Dù và bói toán đoán điềm của bà Lang, Lang này bắt mạch mò mà trúng tầm phải nghen ta, Khen hay hay hay !
Cám ơn Lanh nghen.
Nhưng có chút buồn phiền vì:

Vô thăm ông Cuốc mà chỉ yêu (hoa) chị Kim
Bộ nhà quê tui hỏng có hoa sao ?

Nhà Cuốc tui có hoa vàng trước ngõ
Xuân đang về hoa Xuyên tuyết vươn lên
Trắng, vàng, xanh, đỏ, hồng đào thắm h
Cửa thì rộng mở mời người tự nhiên

:z56:

Thach Thao
01-21-2018, 08:23 PM
Chú Cuốc ui, hổm rày Cỏ vô gừng tìm cây thuốc chữa bịnh hổng ga
Hay là chú cưa sạch rùi a?
Vườn chú có hoa tím hôn?
Cỏ thích hoa tim lắm.
Chú mang vô cho Cỏ ngắm ké nhengnheng chú Cuốc.

cuocsi
01-22-2018, 01:03 AM
Chú Cuốc ui, hổm rày Cỏ vô gừng tìm cây thuốc chữa bịnh hổng ga
Hay là chú cưa sạch rùi a?
Vườn chú có hoa tím hôn?
Cỏ thích hoa tim lắm.
Chú mang vô cho Cỏ ngắm ké nhengnheng chú Cuốc.

Cha chả...quế, chả lụa, chả giò, chả chiên, chả chìa...lùng tùng cắc cắc...cắc, tùng !
Rỏ ràng Hỗ chưa dìa rừng mà sơn lâm bị đại náo nghen ta ! Tui mới khều nhẹ nhẹ mà ong bay ga chích nghen ta, nào là "Gừng với Quế, Thuốc với Than" loạn tới 10 Sứ quân nghen ta.
Còn hỏi nhà tui có Huê có Cảnh nữa chớ, xời ơi, nhà bà Kỳ có mấy huê mà yêu trời ?
Nhà quê mà không Huê mới lạ nghen !
Coi đây, coi đây...tùng, tùng, cắc...tùng !



Hoa tím tôi thương

Hoa tím nhà quê sao hữu tình
Nhìn hoa anh chợt nhớ đến mình
Một thuở chung thuyền cùng soi bóng
Giờ đây cô lữ như đóa Quỳnh
Hoa nhỏ nằm nghiêng chen với lá
Nhẹ nhàng cánh mỏng dáng thướt tha
Trong cỏ xanh rì hoa vẫn tím
Khoe hình trong nắng dáng kiêu sa

cuocsi
2018-01-22


http://i68.tinypic.com/2jciy4o.jpg

Photo cuocsi

HaiViet
01-22-2018, 09:23 AM
https://s10.postimg.org/ij1ss6py1/cuoc.jpg

Vài chút hoa trái vườn nhà cuốc, còn bí bầu thì tính sau nếu chủ quán cho phép.




-Vườn nhà anh cuocsi thu hoạch khá quá nhen, chắc là sau khi xuất cảng đi khắp nơi còn để lại một ít đãi bạn bè mà còn quá trời ăn sao hết.
Đúng là theo bài hát MỘT MAI GIÃ TỪ VŨ KHÍ

Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn
Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi
Ngoài con tim héo em ơi !
Xin trả lại đây, bỏ lại đây
Thép gai giăng với lũy hào sâu
Lổ châu mai với những địa lôi
Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ

Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau
Với con đê có chiếc cầu tre
Ðã bao năm vắng chân anh
Nên trở thành hoang phế rong rêu .........


Mời các bạn nghe tạm


https://youtu.be/bB5EDXhpT10

hoài vọng
01-24-2018, 12:17 AM
Anh HaiViet...bây giờ thì tấc đất tấc vàng chứ đâu như chỗ anh cuocsi tha hồ mà trồng...cây si :)...nhân đây tôi cám ơn anh đã tặng Song Kiếm Trấn Ải ...nói nào ngay , chỉ có Song Kiếm lung linh nhất ...

cuocsi
01-24-2018, 02:41 AM
Anh HaiViet...bây giờ thì tấc đất tấc vàng chứ đâu như chỗ anh cuocsi tha hồ mà trồng...cây si :)...nhân đây tôi cám ơn anh đã tặng Song Kiếm Trấn Ải ...nói nào ngay , chỉ có Song Kiếm lung linh nhất ...


Cám ơn anh Hoài nghe, anh khen hay chê tui thì nói rõ ràng nghen anh, cái vụ ... "Cây si" này ngộ, lạ mà...có lý đó anh.
Không biết :
Kiếm kia còn ..." BÉN " không anh,
Khoe mà không hỏi ai kia còn...xài ?

Cám ơn anh HaiViet đã tặng bản nhạc mà tui yêu thích, sẽ nói chuyện sau với anh và bà con.
Tặng anh và anh HaiViet 4 câu liền nè :



Thân hổ thì phải về rừng
Thân cọp cuốc sĩ khai rừng trồng rau
Lại thêm chút bí với bầu
Cà chua, dưa chuột, nghìn sầu cũng tan

cuocsi 2018-01-24



http://i66.tinypic.com/x6bsxu.jpg

Photo cuocsi 2017-09

Còn nữa nếu có yêu cầu...

hoài vọng
01-26-2018, 06:59 PM
Thân hổ thì phải về rừng
Thân cọp cuốc sĩ khai rừng trồng rau
Chà...chà...anh cọp năm bờ oanh ...ông bà đã nói :
Nhất phá sơn lâm...nhì đâm hà bá
:z67:... :z67: ....

Thach Thao
01-26-2018, 09:12 PM
Cám ơn anh HaiViet đã tặng bản nhạc mà tui yêu thích, sẽ nói chuyện sau với anh và bà con.
Tặng anh và anh HaiViet 4 câu liền nè :



Thân hổ thì phải về rừng
Thân cọp cuốc sĩ khai rừng trồng rau
Lại thêm chút bí với bầu
Cà chua, dưa chuột, nghìn sầu cũng tan

cuocsi 2018-01-24



http://i66.tinypic.com/x6bsxu.jpg

Photo cuócsi 2017-09
Còn nữa nếu có yêu cầu...




Dạ nữa đi chú Cuốc ui.
Trái cây dzườn chú đã thiệt nheng, trái nào trái đó to
như nồi cơm điện dzị. Kkkkk cỏ thấy 'kỵ sĩ không đầu'
trong sân dzườn chú. :z45:

cuocsi
01-26-2018, 09:56 PM
Xin béo kéo, em thu hoạch được 230 ký bí xanh vàng, chắc ruột number oanh ! 100% BIO .
trái bí này mà rớt trúng chân thì ngồi xe lăn, nếu trúng đầu thì...nghĩa trang, khỏi vô kíu cấp !:z55:


http://i67.tinypic.com/2e0sfet.jpg

Nếu nhìn gần một chút nữa thì sẽ thấy trái bí nặng gần bằng Bà...Cỏ
:)



http://i67.tinypic.com/svswlz.jpg

cuocsi
01-27-2018, 11:34 PM
Được mùa

Lính trấn biên cương chống giặc thù
Tàn cơn binh lửa thú vui thôn điền
Nhà nghèo xuống chợ ai thèm vấn
Vui cùng cây cỏ, nắng với sương
Sáng sớm ra vườn, cân với cuốc
Trưa thì trốn nắng võng đong đưa
Trời thương bần cố nên cho đủ
Cây trái phủ phê chia bạn hiền

cuocsi 2018-01-27



Mùa năm 2017, tui trồng cho vui, làm đẹp cho miếng vườn và cho bạn bè, khách viếng ngắm,
Trời thương nên cho hoa trái phủ phê, đem vô đây để chia sẻ.
Gặt hái được :
Bí rợ 230 ký,.(Potiron, Courges) chưa kễ bông và đọt bí xào, chiên, luộc...
Butternut 11 ký (bí đậu phọng, vỏ vàng nhạt, ruột chắc và có màu như bột đậu phọng)
Mướp tây (courgette) 15 ký.
Nho Cháelas 33 ký. (nho xanh để ăn và làm rượu)
Cà tomate không cân vì nhiều quá, hái lai rai để dùng, cuối mùa phải cho vô keo, nấu cách thủy '


http://i64.tinypic.com/1zna4oi.jpg

Bí rợ, mướp tây...sau khi cân.


http://i68.tinypic.com/xpuix0.jpg


Bí Butternut, cà Cerise, cà Coeur de beuf, mướp tây (courgette) và cà chưng cách thủy ...


http://i68.tinypic.com/29e3zbk.jpg

Muốn ăn phải lăn vào bếp.
Hình này đã đăng nhưng dán tiếp cho vui mắt

photo cuocsi 2017

hoài vọng
01-28-2018, 01:16 AM
Ngày đi học tôi còn nhớ ông Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói :
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn tìm đến chốn lao xao

Dại khôn...khôn dại chẳng biết đâu mà lần , đúng không anh cọp ?

cuocsi
01-28-2018, 02:43 AM
Ngày đi học tôi còn nhớ ông Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói :
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn tìm đến chốn lao xao

Dại khôn...khôn dại chẳng biết đâu mà lần , đúng không anh cọp ?


Anh Dù làm tui nhớ ông Phạm Ngũ Lảo.:z57::z57::z57:

Trích sưu tầm trên NET
...

Vương triều Trần, một vương triều với nhiều võ công hiển hách, có những đóng góp quan trọng về văn hiến trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Một trong những nét đặc sắc của triều Trần là việc xuất hiện những vị tướng văn võ song toàn ở mọi tầng lớp, mà người tiêu biểu nhất là Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng xuất thân từ tầng lớp nông dân.



Hoành sóc giang san cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

http://images.quehuongonline.vn/Uploads/LibraryImages/(321)1.jpg


(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)


Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255) tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng quân kiệt xuất của vương triều.Sinh thời, hai ông đều mến mộ và kính trọng đức độ, tài năng của nhau. Phạm Ngũ Lão thoạt tiên là gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một vị thánh tướng của dân tộc Việt Nam và thế giới. Chính những ngày tháng được rèn cặp dưới trướng Quốc công đã giúp ông trưởng thành toàn diện, phát huy sở trường văn võ của mình để sau này trở thành vị tướng tài năng kiệt xuất....

Thach Thao
01-28-2018, 09:01 AM
Xin béo kéo, em thu hoạch được 230 ký bí xanh vàng, chắc ruột number oanh ! 100% BIO .

trái bí này mà rớt trúng chân thì ngồi xe lăn, nếu trúng đầu thì...nghĩa trang, khỏi vô kíu cấp !:z55:


https://s17.postimg.org/6dv3sdbxr/A_Ha2nh.jpg (https://postimages.org/)

Nếu nhìn gần một chút nữa thì sẽ thấy trái bí nặng gần bằng Bà...Cỏ
:)



http://i67.tinypic.com/svswlz.jpg








Cool quá chú Cuốc ui, trái bí nhà chú gì nặng ớn héng.
Mà Cỏ hổng đọc ra con số đâu chú ui, nhiêu ký dị chú?
Nhà chú toàn đồ cổ hén chú..Bàn cân này Cỏ đoán ngót
trăm tuổi hén chú. Chú còn nữa hôn, phe tip héng .
++++
Chú 'béo kéo' là 'báo cáo' phải hôn chú. Ui chú có 2 con thú
rùi đó, con báo con cáo là con cáo con báo kkkk.
++++
Cỏ ghép Con công con quạ thành con nhộng con la nheng. :z45:

cuocsi
01-28-2018, 10:34 AM
:z57:

Lính cọp mở trang này để lại mời các anh chị em, các thân hữu cùng khách viếng bước vào khu vườn nhỏ, nơi ghi lại những mong ước, niềm vui, nỗi buồn, của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Trong đây sẽ là một tổng hợp những gì nhỏ như hạt bụi vô hình làm cay mắt, những vật dụng đời thường và sau cùng là những huyền thoại nối liền không gian, thời gian và vũ trụ mênh mông...

Mong thay !

Để bước vào khu vườn này, mời tất cả hãy bước qua chiếc cầu Ô Thước trong huyền thoại " Ngưu Lang - Chức Nữ "



Cầu Ô Thước




http://i66.tinypic.com/333x0k9.jpg




Thực hiện và Photo
cuocsi 2017-07

hoài vọng
01-28-2018, 11:42 PM
Bây giờ mới biết ...ông cọp ghê thiệt

Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
......................
.......................
Rượu đến cội cây , ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa...chiêm batỷo

Thú thiệt với anh , sau ngày hiệp định ngưng bắn , tôi cũng nghĩ đến lúc vui thú điền viên , giờ thì muốn vui thú điền viên thì
phải có bạc tỷ ...tỷ.... tỷ....muộn quá rồi :z6:

HXhuongkhuya
01-29-2018, 06:44 AM
Chào hai anh cuocsi , hoaivong và quán viếng ( mượn chữ của anh Cuốc )

Như anh Hoài Vọng nói , ông Cọp ghê thiệt !


HX ngưỡng mộ những trò chơi " mạo hiểm " của anh Cuốc , mạo hiểm ngay trong vườn nhà .
Nhìn những tảng đá trong vườn quê , HX cũng có thể hình dung bao công sức , khiêng , bê , dời , chuyển của anh Cuốc .

Mỗi lần ghé thăm , thấy những tảng đá xếp chồng lên nhau , HX cứ hãi hãi , không dám nhìn lậu , sợ gặp cơn gió nổi lên , đá bay trúng đầu thì toi mạng khỏi cấp cứu, như trái bí to trong vườn mà anh nói ở trang trước .

Anh Cuốc mạo hiểm lắm !!! Thật đấy !!! Hãi thiệt !!!

Thấy anh cuocsi cần mẫn , vui tính nên HX mới dám mang tấm hình còn nóng , ừa nhận được từ người quen trong nhóm anh chị bạn chia sẻ chung qua điện thư . Mong mang lại nụ cười đầu ngày tới anh Cuốc và ACE trong trang của Lính nha : .

https://s10.postimg.org/ukweo9hft/Cai_Vo.jpg (https://postimages.org/)




N HX cũng muốn nhắc anh Cuốc , dưới đây là điều HX và có lẽ các anh chị khác cũng thế , vẫn chờ nghe một câu chuyện thật , dù biết trước sẽ là một chuyện buồn .






Nhớ rừng xưa

Nhìn rừng nhớ chiến hữu
Những bạn đã gởi thân
Máu hoà cùng đất Mẹ
Đời trai hết tung hoành

https://dtphorum.com/pr4/images/smilies/zing/z57.gifChút hương lòng tưởng nhớ bạn Tống văn Minh, đã nằm lại trong chiến trường Campuchia 1969 https://dtphorum.com/pr4/images/smilies/zing/z57.gif


Photo cuocsi 2017-09-13


https://s19.postimg.org/n6tgegker/P_20170912_152835.jpg (https://postimages.org/)





https://s19.postimg.org/6kbw5drgz/P_20170912_152656.jpg (https://postimages.org/)






Cám ơn anh Cuốc đã chia sẻ những tấm ảnh cùng ACE trong phố !!!
Chúc các anh chị và các bạn trong trang Nói Với Lính ... ngày đầu tuầu vui , khoẻ .

HaiViet
01-29-2018, 08:27 AM
-Các lão tướng, một thời vang bóng

https://s18.postimg.org/ph0dxxkqx/Biet-_Dong-_Quan_01.jpg (https://postimages.org/)

cuocsi
01-29-2018, 05:18 PM
Tưởng Nhớ Bạn Tống Văn Minh


https://ci3.googleusercontent.com/proxy/rge7bXNjOgAAgQP2dDvxCxfIRqUUbS8z5kmwvMiw64klmSOisw DelVaz6Nw_jIGi5j5XXWiS-v7CX9gUBPOoatVTSesDVv91T6_6U3Y=s0-d-e1-ft#https://s19.postimg.org/6kbw5drgz/P_20170912_152656.jpg (https://postimages.org/)

Nhớ rừng xưa

Nhìn rừng nhớ chiến hữu
Những bạn đã gởi thân
Máu hoà cùng đất Mẹ
Đời trai hết tung hoành


Bài viết này không nhằm mô tả các trận đánh về khía cạnh lịch sử hay các vấn đề có tính cách chuyên môn quân sự, cuocsi chỉ kể lại một chuyện thật mà bản thân là nguời trong cuộc đã chứng kiến, để nói lên chút tâm tình cá nhân dành cho đồng đội đã hy sinh mà cuocsi thấy nặng lòng trong đời binh ngũ.
Vì vậy, các dữ kiện về thời điểm, vị trí nếu không được chính xác thì xin bạn đọc niệm tình bỏ qua cho.



Có những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong tâm trí, cho dù thời gian đã trôi, đã trôi...

Sau Tết Mậu Thân, chiến trường càng ngày càng sôi động, nhiều cuộc hành quân truy lùng giặc tiếp tục diễn ra không chỉ trên toàn diện lãnh thổ miền Nam Việt Nam mà còn nới rộng qua vùng ngoại biên. Hai Chiến đoàn 318 và 333 được hình thành, vào cuối năm 1969, Tiểu đoàn 34 BĐQ lúc đó đang hành quân vùng phụ cận Lộc Ninh thì được lệnh phối hợp với Thiết kỵ truy lùng địch qua biên giới Cambodge, hướng về vòng đai Kampong Champ, vì là đơn vị trừ bị dùng yểm trợ nên TĐ 34 ít được trực diện với Cộng quân.

Thời gian trôi qua nhanh, thấm thoát cuộc hàng quân đã kết thúc, TĐ 34 BĐQ lại được lệnh yểm trợ cho các đơn vị bạn rút quân, đơn vị lại được quân xa GMC chuyển từ vùng giáp ranh Tây Ninh hướng về Kampong Cham. Đoàn xe chạy tung bụi đỏ mịt mù, vì mệt mỏi bởi các cuộc di hành liên tục nên đứa nào cũng ngủ gà ngủ gật trong cái nắng gắt của Tay Ninh. Đang mơ màng được dạo bộ trên đường Duy Tân cây dài bóng mát, chợt nghe "bụp", lỗ mũi đau điếng, giật mình vuốt mũi thấy có vết máu, nhìn qua thấy tên Minh đang cười khoái chí, dưới nền xe hòn sỏi nhọn đang lăn quay, thì ra "tên khùng mang kiếng cận" này là thủ phạm ném viên sỏi vào mũi trong lúc tôi đang mơ ngon trong giấc điệp. Quậy thiệt nghen Minh cận, tui chụp cây AR 15 (đơn vị chưa đủ M16 để tân trang) bật chốt an toàn tính "phơ" nó nhưng thấy nó vẫn tỉnh bơ và còn cười tươi, cậu ta có đôi môi đẹp "bà cố" luôn, với cặp kiếng cận dày 5 phân, tôi xả bớt tức giận, bật khoá an toàn súng lại, tuy không "phơ" nó nhưng trong lòng cũng còn giận lắm nên không thèm nói chuyện với Minh cận qua tới ngày hôm sau.


Minh cận về đơn vị sau tôi, chắc câụ ấy mới nhập ngũ không lâu, nhìn tướng tá thư sinh "trói gà không chặt", nhờ cặp kiếng cận và qua cách nói chuyện lịch sự, như người có văn hoá nên đã tạo ít nhiều cảm tình với đồng đội, tuy vậy, hắn cũng rắn mắt không chê, dám lấy sỏi chọi tôi chảy máu. Chuyến này là cuộc di hành chung đầu tiên của Tiểu Đoàn, không ngờ đó cũng là lần cuối.


Trưa hôm sau, TĐ 34 BĐQ di chuyển bằng đường bộ qua vùng giao tranh để bảo vệ hông phải đường rút quân của Chiến đoàn 333. Lúc này cây rừng và các đồn điền cao-su điêu tàn, nghiêng ngả dưới bom đạn của hai bên. Khi vô đến một khu rừng cao-su bị bỏ hoang trước mặt cũng là lúc đơn vị bạn Thiết vận M113 cùng bộ binh đang rút quân, họ đi thật nhanh vì dường như đang bị truy kích. Cây dại và gai tây mọc chằng chịt cao hơn đầu người ngăn chặn tầm nhìn, mọi phương hướng và chắn mọi lối đi, bất chợt hàng loạt AK nổi lên, rồi B40 nhập cuộc, tiếng đạn bay chéo chéo, tiếng B40 nổ ầm ầm chát chúa đinh tai nhức óc, đơn vị chúng tôi bị lọt vô ổ phục kích của quân Miên cộng, tụi Miên cộng này không phải vừa, bọn chúng đã chọn sẵn vị trí trên cao để phục binh, quân ta chỉ phòng thủ nhìn quanh nên không thấy tụi nó trèo núp, phục kích trên những cây cao-su già bắn xuống.


Phe ta bị tấn công bất ngờ, hàng ngũ rối loạn, đa số là tân binh nên bị cú phủ đầu này cũng lãnh mệt đạn. Tôi đang nhào dựa vô một gốc cây để tìm hướng địch từ đâu tới thì lại thêm một loạt AK xé tai vang lên, tôi bỗng thấy một thân xác ngã lăn kế bên kèm theo tiếng rên, tôi phơ đại một tràng trên cao, lúc đó chỉ là bắn phản xạ, bắn mò thôi chớ tôi không biết chính xác thằng Miên cộng bắn loạt đạn kia ở cành nào. Đợi cho tiếng súng bớt lại, tôi vội nhào lại bên đồng đội, lúc đó phải bươi vén trong đống lá cây mới thấy mặt đồng đội bị trúng đạn, trời ơi... là Minh, nó nằm ngửa, cây súng buông một bên, toàn thân như bất động, miệng thều thào gì đó tôi không nghe rõ, mắt nhắm cậu ấy nghiền lại, chắc đau đớn lắm, cặp kiếng cận còn mang trên mặt nhưng mồ hôi và hơi ẩm đã đóng mờ. Tôi kéo áo nó để tìm vết thương mà không thấy nên bèn tháo ceinture, cởi nút quần thì hỡi ơi, vết đạn xuyên lủng nơi phía trên hạ bộ của Minh, (nơi bọng đái thì đúng hơn), máu và nước tuôn trào ướt đầm không cách nào ngăn cầm máu được. Tôi tìm băng cứu thương để đắp lên vết thương cho Minh nhưng vô phương vì nón sắt của tôi cũng văng mất, không tìm được dưới rừng cây hoang vu rậm rịt phủ đầy. Tôi chạy ngược ra phía sau nhờ bạn và kêu y tá đến cứu thương cho Minh gấp, nhưng lúc đó đơn vị trưởng đã cho lệnh rút lui lập phòng tuyến thứ hai phía triền đồi bên kia cách đó vài trăm thước, tôi không biết làm sao để đem Minh theo vì chỉ có một mình tôi nấn ná ở đó không muốn bỏ bạn, nhưng cuối cùng...
ĐÀNH BỎ BẠN nằm đó mà lòng đau như bị trúng thương! (đau buồn quá Minh ơi)

Phòng tuyến thứ hai lập xong, tôi báo tin cho cấp chỉ huy việc Minh bị thương và mong được yểm trợ giúp kéo bạn ra khỏi vùng đất địch. Trong lúc vị thiếu uý trẻ đang tính cách cứu Minh thì lệnh rút quân
toàn diện được ban hành qua máy PRC-25, đơn vị tôi phải rút khỏi rừng ngay lập tức, trước khi trời tối. Trong rừng già trời rất mau tối, chỉ khoảng 5 giờ chiều thì đêm đã phủ trùm, tôi theo đơn vị di hành, nghĩ đến bạn còn nằm lại mà lòng dạ xốn xang, nỗi lo sợ bị phục kích đã đành, nỗi buồn vì phải bỏ bạn đang bị thương nặng lại chốn đìu hiu gió núi trong vòng kiềm toả của địch càng làm ép nặng buồng tim. Suốt đêm đó, hình ảnh Minh với vết thương máu tuôn như xối, hình ảnh người chiến binh trẻ nằm lẩn khuất trong đám rừng cao su đầy cây gẫy và cỏ hoang, đôi môi mấp máy thì thào, cặp kiếng cận ướt mờ hơi ẩm luôn hiện ra trong giấc ngủ chập chờn của tôi...


47 năm trôi qua, hình ảnh ngày hôm ấy rõ như in và vẫn thường hiện lên trong tâm trí mỗi lần thấy rừng già. Vừa rồi nhân chuyến đi rừng đốn cây cho các dự án điêu khắc, triển lãm và nhu cầu nhiêu liệu, nơi khu rừng xanh um, tôi lại như thấy hình ảnh Minh ẩn hiện trong tầm mắt, những khúc cây đã được cưa đổ nằm bất động trong rừng, khiến tôi nhớ lại hình ảnh của Minh bị trọng thương ngày hôm đó.


Minh ơi ! Mình đang khóc đây, khóc vì thương bạn đã 'vì nước vong thân' hiến mình cho đất Mẹ ở lứa tuổi son trẻ, khóc cho người thân của Minh, cho Mẹ, cho em, cho người yêu của bạn, họ đã không có cơ hội gặp người thân, không được đắp cho Minh một nấm mộ, thắp một nén nhang...
Không đưa được xác đồng đội ra khỏi nơi ấy, lòng tôi tới nay vẫn còn đau như có một vết thương chưa bao giờ được chữa lành mỗi khi nhớ đến Minh.

Minh ơi, tôi đã bất lực không đưa bạn ra khỏi nơi ấy, tôi cũng không có điều kiện để nhắn tin chính xác nơi bạn bị trọng thương (tử nạn) đến gia đình của Minh. Cầu mong Minh tha thứ cho mình và cũng mong rằng gia đình thân yêu của bạn cũng sẽ tha thứ cho tôi. Xin bạn hãy ngủ yên nơi rừng xanh, thiên thu an giấc. Mỗi lần đi rừng hãy coi như tôi đi thăm bạn vậy.


Chút hương lòng tưởng nhớ bạn Tống Văn Minh, đã nằm lại trên chiến trường Campuchia 1970.

Chân thành PHÂN ƯU

Cuocsi
2017
BĐQ634

TĐ 34 BĐQ
QLVNCH
1968-1975

hoài vọng
01-29-2018, 06:46 PM
Cái chết đã mang đi mọi khổ sở , đau đớn cho BĐQ Tống Văn Minh , như lần tôi gói poncho đứa em bị nát ngực ...nhìn mặt nó như đang ngủ , tự nghĩ....vậy là mày khỏe rồi ...
Đúng là món nợ này nặng ký , phải có người nhắc 2 . 3 lần mới chịu trà...còn Dù thì ân đền...oán trả...nợ để đó !

HaiViet
01-30-2018, 05:55 AM
-Cám ơn anh cuocsi ghi lại những kỷ niệm xương máu đã qua mà mãi mãi không thể quên của cuộc đời người lính, bao nhiêu thanh niên hiến thân trong cuộc chiến vô cùng tàn khốc.



https://s18.postimg.org/vsju31u8p/Quan_nua_khuya.jpg (https://postimages.org/)


Đời Chiến Binh

Kỷ niệm ngày xưa thời chiến tranh
Viên đạn bay đi rất vô tình
Ở trên chiến địa ai sống chết
Kẻ ở hay về, quan hay quân.

Những lúc buồn vui uống thả dàn
Uống cho quên hết những gian nan
Uống cho bạn hữu vừa nằm xuống
Quên cảnh điêu tàn, tiếng khóc than.

Đi ngang quán cóc cô hàng nước
May mắn vớ được chai 33
Còn toàn rượu đế, già chống gậy
Uống say mặc kệ khói súng đầy.

Ngày ngày ráng nhai cơm gạo sấy
Đồ hộp ăn hoài, ả không ria
Đi dăm ba bữa, hôi không tắm
Râu tóc bờm xờm …. gái cũng chê.
Hải Việt

HXhuongkhuya
01-30-2018, 11:02 AM
https://s10.postimg.org/f1zvtg4bd/unnamed.png (https://postimages.org/)
( Hình nét )

.

Thỉnh thoảng vô đọc các anh viết , kể lại binh nghiệp đời lính . Hôm thấy phong cảnh rừng xanh đẹp lạ lùng cùng lời hứa kể chuyện đồng đội Tống Văn Minh , dù không nói gì cả nhưng HX cũng có ý chờ nghe , hơi nản vì chủ nhà cứ bảo " chì đơ " ( chờ đi ) . Hôm nay nhắc giùm , tưởng phải chờ nữa , nào ngờ khơi lại chuyện đau lòng khó quên .

Giờ HX hiểu tại sao anh Cuốc khó viết . Kể lại cảnh chứng kiến đồng đội hy sinh nơi rừng già như thế không phải là một việc muốn là có thể kể ra được .HX thành thật xin lỗi . Cám ơn anh Cuốc đã viết , kể lại kỷ niệm mà bao năm qua hình ảnh ngày ấy còn in trong trí của anh Cuốc .

Tìm nghe anh Cuốc hát Người Ở Lại Charlie mà nghe như có hạt bụi trong mắt .




https://www.youtube.com/watch?v=iiAQD_unfug&t=50s
Người Ở Lại Charlie ( cuocsi )



https://www.youtube.com/watch?v=H2S4hQQTjBY
Đêm Việt Nam ( cuocsi )




Thỉnh thoảng HX cũng đọc các kể chuyện đời binh nghiệp mà hồi hộp theo cảm xúc vui buồn đời lính .
Cám ơn anh Hải Việt đăng bài thơ mang tâm sự của người lính . Cám ơn các anh đã chia sẻ cảm xúc của các anh qua dòng chữ .

cuocsi
01-30-2018, 05:50 PM
Câu chuyện từ bao năm qua vẫn hằn sâu trong tận cùng của góc nhớ !
:z57::z57::z57:

Chào phố, chào quán khách, chào anh HaiViet, Hoài Vọng, Ngoc Han, chị ThuyKhanh, Huong Ngọc Lan, Thu Vàng, Thạch Thảo, HXhuongkhuya.
Cám ơn mọi người đã ghé quán lính cọp để chia sẻ qua các bài viết vui, buồn của đời lính, điều đó nói tấm lòng, tình thương của các anh, chị , các em đối với cuộc đời lính chiến xa xưa. Cuocsi rất cảm kích và một lần nữa xin đa tạ. Câu chuyện về "Chiến hữu Tống Văn Minh" được viết từ tháng 8 năm 2017, nhưng cho đến hôm qua mới trình làng vì nhiều lý do,...
Xin cáo lỗi, mai sáng viết tiếp vì giờ này là 2h 50 ở Pháp.

cuocsi
01-31-2018, 05:40 AM
Câu chuyện từ bao năm qua vẫn hằn sâu trong tận cùng của góc nhớ !
:z57::z57::z57:

Chào phố, chào quán khách, chào anh HaiViet, Hoài Vọng, Ngoc Han, chị ThuyKhanh, Huong Ngọc Lan, Thu Vàng, Thạch Thảo, HXhuongkhuya.
Cám ơn mọi người đã ghé quán lính cọp để chia sẻ qua các bài viết vui, buồn của đời lính, điều đó nói tấm lòng, tình thương của các anh, chị , các em đối với cuộc đời lính chiến xa xưa. Cuocsi rất cảm kích và một lần nữa xin đa tạ. Câu chuyện về "Chiến hữu Tống Văn Minh" được viết từ tháng 8 năm 2017, nhưng cho đến hôm qua mới trình làng vì nhiều lý do,...
Xin cáo lỗi, mai sáng viết tiếp vì giờ này là 2h 50 ở Pháp.

Chào Thân hữu cùng Quán...viếng,
Đêm qua cuốc ngủ không được thẳng giấc, có thể vì các bài viết về Tống Văn Minh, của HaiViet, Hoài Vọng và nhất là của HXHuongkhuya gây cho mình nhiều suy nghĩ chăng ? Hay là sự quan tâm của ThuyKhanh, Thu Vàng, Ngọc Hân, Huong Ngọc Lan... Chắc là ngần ấy thứ quấn quanh.
Sáng nay trời vẫn xấu, ẩm ướt vì mưa, gió liên tục từ gần tháng nay rồi,, con suối nhỏ sau vườn nước lên cao, mình cũng lo bị tràn bờ như dân vùng Paris và phụ cận.


http://i64.tinypic.com/2u481ah.jpg


Nước Pháp đang khoác áo Sầu
Người miền thôn dã có gì vui đâu
Mong chờ tháng bảy mưa Ngâu
Nối cầu Ô Thước, thành sầu mong vơi


http://i64.tinypic.com/nqrash.jpg


May còn Sen đá bên đời
Ươm giọt sương sớm mát đời cuốc quê

photo cuocsi 2018-01-31




Tb :
Sáng chụp hai hình trên mà vì còn bận pyjama nên bị mưa gió lạnh...teo...
nếu nhìn kỹ sẽ thấy đám rau Cần nước bên trái (hình trên)
và những giọt sương trên Sen đá (hình dưới)

cuocsi
02-02-2018, 01:56 AM
Những nén hương tưởng niệm!





http://i67.tinypic.com/2welz5y.jpg


Đại Uý Lê Văn Ngôn


http://i64.tinypic.com/2n895qf.jpg


Đại Uý Lê Văn Ngôn vào đầu năm 1971 khi mới từ Lực Lượng Đặc Biệt chuyển sang Biệt Động Quân, lúc 24 tuổi. Sau đó Đại Uý Ngôn lên Tống Lê Chân để nhận bàn giao căn cứ này từ Thiếu Tá Đặng Hưng Long. Kế tiếp là gần hai năm trời tử thủ chống lại biết bao đợt tấn công của Bắc Việt và chịu đựng những cơn mưa pháo. Đại Uý Lê Văn Ngôn, xuất thân Khoá 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, được vinh thăng trung tá khi mới 27 tuổi và qua đời trong lao tù cộng sản khi mới 30 tuổi. Chính nhà văn quân đội Phan Nhật Nam đã đem Trung Tá Ngôn ra huyệt.


Sưu tầm Net.

HaiViet
02-05-2018, 12:57 PM
-Nhìn lại cuộc chiến bao nhiêu thanh niên hai miền Nam Bắc ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, có người còn để lại vợ và đám con thơ.

cuocsi
02-09-2018, 10:37 AM
Cuocsi chân thành cảm ơn các chiến hữu, những người yêu lính VNCH, cùng khách viếng xa gần đã quan tâm, đọc bài và chia sẻ tâm tình, cho dù là nhấn nút thank/like hay chỉ im lặng đến và đi. Vấn đề chính là các vị đã đọc và Thông cảm.

Cám ơn anh Hải Việt, Hoài vọng, Ngọc Han, HxHuongKhuya, Ngô Đồng, Thu Vàng, Huong Ngọc Lan,Thạch Thảo cùng những bạn khác mà cuocsi còn sơ sót chưa ghi tên.

:z57::z57::z57:
QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Binh chủng
THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN

********



Phát Súng “Ân Huệ”!

Posted on September 28, 2016 (https://dongsongcu.wordpress.com/2016/09/28/phat-sung-an-hue/) by dongsongcu (https://dongsongcu.wordpress.com/author/dongsongcu/)

Y sĩ Thiếu tá Võ Thương

Sau khi tốt nghiệp, tôi đến đơn vị mới là Bệnh viện I Dã Chiến ở Quảng Ngãi. Trước ngõ vào bệnh viện có cuộn dây thép gai kéo ngang và người lính đứng gác, tôi tần ngần nhìn con đường đất lầy lội giữa hai hàng lều vải trên khu ruộng mía. Sự khác biệt xa với giữa những bệnh viện khang trang của trường Y khoa Sàigòn với những lều trại thô sơ này bỗng làm tôi chới với. Tôi đến trình diện với Y sĩ trưởng, Đại úy Vũ Ban, và gặp những sĩ quan Quân Y khác. Bộ quân phục kaki còn nguyên nếp gấp của tôi hình như lạc lỏng trong đám quần áo tác chiến bạc màu của các quân nhân trong đơn vị.
Rồi tôi cũng quen dần với đời sống của một Quân Y sĩ trong vùng chiến trận sôi sục này. Doanh trại đổi thay mau chóng, lều vải được thay bằng nhà gỗ mái lợp tôn. Phòng giải phẩu có máy điều hòa không khí. Hàng dương liễu hai bên đường vào bệnh viện đã lên cao ngang đầu người.
Sáng hôm nay trong buổi họp tham mưu tại Bộ Chỉ huy Sư đoàn II, tôi được biết một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến vừa đến và đóng quân bên quận Sơn Tịnh. Người Y sĩ trưởng của Tiểu đoàn là Lê Hữu Sanh, bạn tôi ở trường Thuốc. Sau buổi họp tôi đi thăm bạn ngay. Qua khỏi cầu Trà Khúc chừng nửa cây số về phía Bắc, tôi lái xe vào con đường lên núi Thiên Ấn. Không khí tươi mát của những vườn cây làm tôi nhớ lại những ngày thơ ấu sống ở quê nhà. Cuối con đường đất rợp bóng tre xanh, tôi nhìn thấy bóng dáng mấy người lính trên đồi, bên kia cánh đồng lúa. Lúc xe đến chân đồi, tôi gặp người lính gác, ngỏ ý muốn thăm Sanh và được dẫn đến căn lều của Bộ Chỉ huy.
Nhìn thấy tôi, Sanh chạy ra tay bắt mặt mừng. Chúng tôi đi lên đồi, đường dốc thoai thoải. Cả sườn đồi là một thảm cỏ xanh, gió núi thổi qua còn mát lạnh hơi sương. Bầu trời xanh lơ cao vút. Dưới xa kia, dòng sông Trà Khúc như một giải lụa xanh mềm mại trên bãi cát trắng phau. Tôi nhìn Sanh đứng trên đồi, giữa thiên nhiên bao la. Khổ người cao lớn, da sạm nắng, mái tóc hớt cao. Sanh có vẻ chửng chạc, uy nghiêm trong bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến. Tôi nghĩ thầm, người sinh viên trường thuốc hiền lành ngày xưa đã thay đổi nhiều. Sanh kể cho tôi nghe chuyện bạn bè ở trường, chuyện những kiều nữ của thủ đô…Giọng Sanh chợt có vẻ ưu tư:
– “Bọn mình lặn lội khắp nơi, sống chết lúc nào không biết. Về Sàigòn, tôi cảm thấy vô cùng chán nản khi nhìn thấy sinh viên xuống đường biểu tình ngày đêm…”.
Tôi trở lại thăm Sanh vào ngày cuối tuần. Trời vừa xế bóng, ánh nắng chói chang trên đồi cao. Tôi đến trước căn lều nhỏ khuất trong lùm cây, thấy Sanh ung dung đọc sách trên chiếc cán vải, ngực để trần, mồ hôi chảy thành dòng, hơi nóng trong lều bốc lên hừng hực. Sanh rủ tôi đi tắm sông. Chúng tôi theo lối mòn đi xuống bến. Bây giờ là mùa nước cạn, dòng sông chảy gần bờ phía Bắc. Những bánh xe đạp nước quay đều, đổ nước lên đồng mía. Sanh và tôi nhào xuống dòng nước mát lạnh ngọt ngào, quên hết những lo lắng trong hiện tại, những ưu tư với thời cuộc…
Sanh thách tôi bơi thi đến chỗ vày cầu gãy đổ giữa dòng. Khi bám vào được những cây sắt cong queo, han rỉ nhô ra trên mặt nước, hai chúng tôi đều thở dốc và cười vang. Chúng tôi leo lên ngồi vắt vẻo trên cây đà gần mặt nước, buông thỏng chân trong dòng nước trong veo. Giờ tôi mới nhìn thấy chiếc quần tắm bó sát người thật đẹp của Sanh. Anh chỉ cho tôi xem chử S hoa thêu bên góc, nét chỉ sắt sảo nổi bật trên nền vải màu nâu non. Bằng một giọng ngọt ngào Sanh nói:
– Của M.H. thêu cho tôi đó.
Sanh đưa mắt nhìn theo cánh chim trời bay về phương Nam rồi quay lại nói với tôi:
– Sau cuộc hành quân này, chúng tôi sẽ làm lễ cưới, anh cố gắng thu xếp về chung vui với chúng tôi nhé.
M.H. là sinh viên Văn Khoa. Mấy năm về trước nàng bị lao phổi và nằm điều trị tại bệnh viện Hồng Bàng. Nhóm sinh viên trường thuốc thực tập ở đó kháo với nhau là đôi mắt của người bị bịnh lao đẹp long lanh khác thường. Tôi không tin nhận xét đó, nhưng quả thật M.H. có đôi mắt đẹp trong sáng và hàng mi dài tha thiết.
Một chiếc lá trôi đến chổ chúng tôi. Sanh và tôi cùng khua chân nhè nhẹ, cho đợt sóng nhỏ đưa đẩy chiếc lá khô bập bềnh trôi ra xa. Sanh cất giọng ngân nga gần như hát: “…tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa, mộng về đêm đêm khát vầng trán ngây thơ…”.
Về phía Tây, mây trắng bay lang thang bồng bềnh. Gió trên sông đã chớm lạnh, chúng tôi lội vào bờ. Trên đường về, tôi thấy những người lính Thủy Quân Lục Chiến nấu bữa cơm chiều dưới tàng cây. Mùi khói tản mác trong sương chiều. Tôi nói với Sanh, nửa đùa nửa thật:
– Này Sanh, tôi có cảm tưởng như anh đang đi cắm trại trong sinh hoạt Hướng đạo. Tôi ở tỉnh nhỏ này nhiều lúc buồn chán, ao ước đi đây đi đó như anh và thỉnh thoảng được về Sàigòn.
Sanh cười nhẹ rồi trả lời:
– Hành quân không giống như đi cắm trại đâu, địch pháo kích và tấn công bất ngờ lắm.
Khi đến chỗ căng lều, Sanh nghiêm trang nói tiếp:
– Anh thấy đó, lều của tôi căng bên bờ hố cá nhân. Đêm nằm ngủ, nghe tiếng depart là lăn ngay xuống hố.
Tôi bắt tay Sanh rồi lũng thững ra về. Xuống đến chân đồi, tôi dừng chân quay người nhìn lại. Ngọn đồi chìm trong hoàng hôn cô tịch, không một ánh lửa, không một bóng người. Tôi miên man nghĩ đến những đêm dài trong rừng núi, những hiểm nguy bất ngờ của người lính chiến, của Sanh.
Sáng nay, tôi đến bệnh viện sớm. Những chiếc lá khô rơi là đà trong cơn gió thổi qua hành lang dài vắng vẻ. Hầu hết thương binh đã được chở đi Tổng Y viện Duy Tân tại Đà Nẵng để có giường trống cho thương binh của cuộc hành quân. Tiếng đại bác nổ dồn dập từ phía Tây Nam, tôi nghĩ đến cuộc hành quân, nghĩ đến Sanh đang lặn lội giữa bom đạn mịt mù…
Xe cứu thương bắt đầu chở thương binh đến bệnh viện. Phòng lựa thương trở nên bận rộn. Dưới mái tôn, hơi nóng hâm hấp phảng phất mùi bùn đất và mùi máu tanh. Từ khi mặt trận ở phía Nam Quân đoàn I trở nên sôi động, Bệnh viện I Dã Chiến thâu nhận nhiều thương binh, và toán lựa thương làm việc rất mau chóng và hiệu quả.
Đến phiên tôi vào mổ. Người lính bị thương vì mảnh lựu đạn, gan, bao tử và ruột non bị lủng nhiều lỗ nhỏ. Cuộc giải phẫu kéo dài nhiều giờ. Tôi xem vết khâu lần nữa và yên lòng khi thấy màu hồng nhạt đều hòa trên khoanh ruột non. Cắt mối chỉ cuối cùng, vừa ngẩng đầu lên tôi đã nghe giọng nói điềm đạm của người chuyên viên đánh thuốc mê nói với tôi: “áp huyết 10 trên 7, nhịp tim 90”. Khẽ gật đầu tỏ dấu cám ơn, tôi tháo bỏ đôi bao tay và chiếc áo mổ rộng thùng thình, uể oải bước ra khỏi phòng.
Bên ngoài trời đã tối, tôi đi dọc hành lang về phía phòng lựa thương, nơi có ánh đèn nê-ông sáng chan hòa. Phòng lựa thương đã vắng người, y tá đang thu nhặt những mảnh vải rách nát, băng cá nhân đẫm máu rơi rớt trên nền nhà. Năm ba người lính Thủy Quân Lục Chiến ngồi trên băng ghế chờ xe về hậu cứ, bộ quân phục tác chiến nhàu nát còn lấm bụi đường. Sau mấy giờ đứng giải phẫu, hai chân mỏi nhừ, tôi ngồi xuống bậc thềm trước phòng lựa thương nhìn ra đêm tối, ánh hỏa châu sáng cả vùng trời phía Tây Nam. Thượng sĩ Mỹ, Y tá trưởng khối chuyên môn đem đến cho tôi nước đá lạnh. Anh ta nói vắn tắt cho tôi nghe công việc tiếp nhận thương binh trong buổi chiều. Nghĩ đến Sanh, tôi hỏi:
– Ông có nghe nói tình hình cuộc hành quân như thế nào không?
– Thưa bác sĩ hình như là đụng trận lớn! Thượng sĩ Mỹ trả lời.
Một người trong nhóm lính Thủy Quân Lục Chiến nói chen vào:
– Thưa ông thầy, tụi tôi vừa vào đến đầu làng là đụng nặng. Tiểu đoàn trưởng, Sĩ quan Cố vấn Mỹ đều tử thương.
Tôi vội hỏi: “Bác sĩ Sanh có sao không anh?”.
– Bác sĩ Sanh bị thương ở đùi, tôi kéo ông ta vào nằm dưới bụi cây.
Rồi anh ta nói tiếp:
– Đến chiều thì Bộ chỉ huy Tiểu đoàn bị tràn ngập. Việt Cộng nhào lên, gặp người bị thương là bắn chết. Tôi nằm trong bụi rậm cách chỗ bác sĩ Sanh chừng mươi thước nghe rõ ràng:
– Mày là bác sĩ à? Tao cho mày phát súng ân huệ!
Người lính Thủy Quân Lục Chiến ngừng nói, cúi đầu, cài điếu thuốc lên môi. Khuôn mặt sạm nắng đượm buồn. Mọi người lặng im. Tiếng dế rúc ngoài bụi cỏ nghe rõ mồn một. Thượng sĩ Mỹ chợt lên tiếng:
– Sư đoàn báo cho biết sẽ còn chuyến trực thăng chở thi hài đến bệnh viện.
Tôi ngồi trên thềm nhà rất lâu với nỗi thê lương ngấm vào tâm hồn. Người tôi rã rời mệt mỏi.
Khi nghe tiếng trực thăng đáp xuống phía sau bệnh viện, tôi theo người sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến đi nhận xác. Tiểu đội Chung sự khiêng những poncho chứa thi hài sắp thành hàng trước thềm nhà xác. Tôi đến từng chiếc poncho để tìm Sanh. Khi chiếc poncho cuối cùng được mở ra, có người bảo là trực thăng bốc nhầm xác một quân nhân Mỹ. Tôi bước đến gần hơn, nhìn thi hài cao lớn với gương mặt méo mó, rồi nhìn mẫu băng cá nhân cột ngang qua đùi bên phải, tự hỏi có phải là Sanh không? Tôi dùng kéo cắt dọc ống quần, từ đầu gối rọc thẳng lên gần bụng và nhìn thấy ngay màu vải nâu non của chiếc quần tắm với chử S thêu. Tôi nói với người sĩ quan đó là thi hài của Sanh và tỏ ý muốn khâu lại vết thương cho người bạn học.
Căn phòng im lặng, chỉ có tiếng máy điều hòa không khí. Thi thể Sanh được đặt trên bàn, tấm khăn trắng phủ đến ngang vai. Tôi đứng trước bàn mổ, lòng tê tái, ngần ngại chưa muốn kinh động đến thi hài người bạn học. Trong giây phút, tôi nhìn vào gương mặt méo mó của Sanh. Nhìn vết thương tròn nhỏ trước trán, lấm tấm vết nám đen của thuốc súng. Xương mặt và xương sọ bể nát, mảng da sau gáy rách tả tơi. Tôi cố xếp lại những mẫu xương, máu và óc chảy ra ướt đôi bao tay, hơi lạnh thấm qua làm tôi rung mình thảng thốt.
Tôi khâu vết thương đằng sau gáy, sửa cho khuôn mặt bớt méo. Dần dà đã thấy lại được đường nét quen thuộc của Sanh. Đôi mắt tôi bỗng nhạt nhòa, lòng bồi hồi thương tiếc. Mới hôm nào chúng tôi còn bơi lội trong dòng sông Trà Khúc…chiếc quần tắm màu nâu, có lẽ là kỷ vật thương yêu nhất nên Sanh mặc vào người trước khi ra trận. Kéo tấm vải trắng phủ qua mặt Sanh, tôi bước ra khỏi phòng.
Trời đã gần sáng, những vì sao đêm chỉ còn rất lưa thưa.

Y sĩ Thiếu tá Võ Thương
Y sĩ trưởng Bệnh Viện I Dã Chiến (1965-1969)
Tam Kỳ, tháng Giêng năm Mậu Dần.
***
Lời BBT:
Phát súng “ân huệ” là một trong những câu chuyện quá đau thương đối với người lính TQLC nói chung, người y sĩ trưởng TĐ.5/TQLC nói riêng và sự tàn ác của đối phương.Tàn ác tới độ có nhiều đọc giả không tin đó là sự thật, mà là một chuyện hư cấu.
Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về trận chiến mà Bác Sĩ Lê Hữu Sanh đã hy sinh, chúng tôi xin ghi lại đôi dòng của Đại Tá Tôn Thất Soạn nói về trận đánh này. (phần chữ nghiêng).
+ +
Tiểu Đoàn 5/TQLC sau 3 tháng hành quân tăng phái cho SĐ.2BB ở Quảng Ngãi với nhiệm vụ lùng và diệt địch để bảo vệ an ninh cho dân chúng (*). Khi chấm dứt nhiệm vụ, tiểu đoàn chuẩn bị về nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ, suối Lồ Ồ Thủ Đức. Nhung giờ phút chót lại có lệnh triển hạn thêm một ngày để hành quân lục soát (!*) theo yêu cầu của SĐ.2BB.
Ngày N tháng 6 năm 1966, lúc 8 giờ sáng TĐ.5 được trực thăng vận xuống một khu làng thuộc quận Mộ Đức mà tình báo địa phương “tình nghi*” có dịch ẩn trú. TĐ.5 chia làm 2 cánh, cánh A do Thiếu Tá Dương Hạnh Phước chỉ huy gồm có ĐĐ.4,BCH/TĐ, ĐĐ.2. Cánh B do TĐP Đại Úy Phạm Nhã chỉ huy gồm có ĐĐ.1 và ĐĐ.3. Hai cánh quân tiến song song.
Khi tiến chiếm các mục tiêu, cả hai cánh quân đều chạm địch nhẹ. Đến 4 giờ chiếu thì cánh A đã lọt vào vùng phục kích của lực lượng chính, chung bố trí trong các giao thông hào Ấp Chiến Lược với đủ mọi loại vũ khí nặng nhẹ kể cả đại bác 57 ly không giật bắn trực xạ vào BCH/TĐ.5 khiến Thiếu Tá Dương Hạnh Phước tử thường cùng với, Đại úy cố vấn Tom Kennedy, 1 HSQ USMC âm thoại viên cùng một số quân nhân thuộc BCH/TĐ. Một số khác bị thương, trong đó có Bác Sĩ Lê Hữu Sanh.
Bác Sĩ Lê Hữu Sanh chỉ bị thương, nhưng sau đó chuyện gì xảy ra với anh thì xin quý độc giả trở lại với “Phát Súng Ân Huệ”! Quý danh của Bac Si đã được Binh Chủng TQLC dùng để đặt tên cho bệnh viện của binh chủng: Đó là Bệnh Viện LÊ HỮU SANH.
https://i2.wp.com/hung-viet.org/images/file/pRI8Dzhj0wgBAOUp/thuducxua-benvienlehuusanhthuyquanluchien.jpg (http://hung-viet.org/images/file/pRI8Dzhj0wgBAOUp/thuducxua-benvienlehuusanhthuyquanluchien.jpg)
Trong phạm vi bổ sung đôi dòng vào bài viết của BS Thương, chúng tôi xin phép miễn đề cập tới sự thiệt hại chung của cả TĐ.5 trong trận chiến này. Quý độc giả nào muốn biết thêm xin đọc các bài viết của Trung Úy Dương Bửu Long,ĐĐT/ĐĐ.4/TĐ.5 và Thiếu Úy Lê Văn Thời cùng những Mũ Xanh đã tham dự trận này, đã đăng ở trong ĐSST và Chiến Sử TQLC.
Nhưng mỗi lần nhắc đến trận đánh này, nhiều câu hỏi và nghi vấn lại được đặt ra:
a/Địa phương sử dụng chiến thuật LL tăng phái sai, quân tổng trừ bị mà cho đi lục soát!
b/Địa phương không biết gì về địch tình ngay trong phạm vi trách nhiệm của mình.
c/Địa phương không bảo mật hành quân! Có vẻ như muốn bán LL tăng phái!
MX Tôn Thất Soạn.
http://tqlcvn.org/dsst2010/dsst2010-phatsung-anhue.htm


Chân thành cám ơn Website Dòng Sông Củ -
THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN - QLVNCH

hoài vọng
02-09-2018, 08:22 PM
a/Địa phương sử dụng chiến thuật LL tăng phái sai, quân tổng trừ bị mà cho đi lục soát!
b/Địa phương không biết gì về địch tình ngay trong phạm vi trách nhiệm của mình.
c/Địa phương không bảo mật hành quân! Có vẻ như muốn bán LL tăng phái!
MX Tôn Thất Soạn.
http://tqlcvn.org/dsst2010/dsst2010-phatsung-anhue.htm


Chân thành cám ơn Website Dòng Sông Củ -
THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN - QLVNCH

Lực lượng TQLC và ND luôn bị Quân Đoàn ...vắt kiệt mà Nhảy Dù gọi là bị cân hồ...ngày rút chạy khỏi Charlie , TD7ND cũng bị cân hồ ở đèo Chu Phong vì cộng quân bám trụ cả tháng , lúc đó Th/T Nguyễn Lô dùng 2 đại đội truy đuổi trong một buổi , khi LD2ND rút khỏi Hạ Lào cũng bị cân hồ ở Ban Mê Thuột hơn một tháng làm cho gia đình tôi cứ nghĩ là đã
đi theo Ông D/U Pháo Binh Nguyễn Văn Đương rồi .

HaiViet
02-10-2018, 08:03 PM
Xuân Chiến Địa – thơ Mường Giang

January 2, 2018

viết nhớ Trần văn Thân – Đinh Hoàng Điểu

Chợt nhớ năm nào trên chiến địa
chúng mình hiu hắt đón Xuân chơi
một thằng bộ binh đời như bỏ
một đứa nhảy dù cũng tả tơi

bó gối trong căn hầm tránh đạn
chia nhau một cốc cà phê đen
hít dăm ba điếu quân tiếp vụ
ấy Tết cô đơn của lính quèn

rừng vẫn vô tình buồn ủ rũ
gục đầu tắm đạn pháo thương đau
chim đàn cũng bỏ ta về phố
mặc kẻ chinh nhân vạn cổ sầu

rồi cũng chia tay người mỗi ngã
bao mùa Xuân tới vẫn tha phương
tan hàng mới đươc tin bạn đã
chết rục năm nao giữa chiến trường

thương bạn xót ta buồn lại khóc
một thằng bất hạnh, đứa điêu linh
chết không mồ mả nơi đèo lũng
sống mất quê hương kiếp ký sinh

thắp nén hương lòng nơi gác lạnh
cốc cà phê nóng điếu thuốc đen
mời bạn về trong đêm trừ tịch
để lại cùng vui Tết lính quèn

Xóm Cồn, cuối chạp
Mường Giang

cuocsi
02-15-2018, 03:04 AM
Chút gì còn nhớ !



BĐQ LĐ 6 TĐ 34 đây,
"dạ Trung uý cho em lãnh lương.
Cám ơn Trung uý. "

Ông sỹ quan tài chánh của Tđ 34 rất hiền, dễ thương, tên Triệu, hèn chi ổng nhiều tiền mới đem phát cho lính chớ.
Lúc LĐ6 còn hành quân vùng 3, Tđ 34 đóng quân ở Căn cứ biên phòng Quang Trung các TĐ 35 và 51 thì ở Vân đồn và Bổ Túc (nếu tui nhớ không lầm).
BCH Lđ 6 thì nằm tại Tống Lê Chân.
Hậu cứ của các đơn vị thì ở phi trường Trảng Lớn/ Tây Ninh.

Tui thì được lên núi Bà Đen tu trên đó, hay đúng hơn là làm nhiệm vụ truyền tin tiếp vận. Lúc đó vì các Tđ 34 và 51 đóng quân quá xa hậu cứ, máy PRC25 yếu nên không liên lạc được với nhau, mỗi đơn vị phải cho 1 lính truyền tin lên căn cứ tiếp vận núi Bà Đen để chuyển và nhận tin.
Thời điểm này lính truyền tin mỹ còn ở đó trong chiến dịch hàng rào lửa Biên phòng Mac Namara (?) nên họ có phương tiện trực thăng tiếp liệu rất thông dụng vì đó la vùng VC nên không lên núi Bà Đen bằng xe, rất nguy hiểm.

*****

Các chiến hữu khác đóng góp...


Bạn Long xu Ngo viết:

..nằm chung với LĐ6 BĐQ ở đèo Phù củ ,Bình định..dài dài tới 3-75 ở Kontum..
ở Phù củ ăn 107 suýt chết mấy phen..
..còn nhớ trận đột kích của Tđ 34(?) đánh như cine..người ngậm tăm , ngựa ngậm thẻ nghi binh..im lặng vô tuyến ..
In như liên đoàn trưởng là đại tá Quỷ (toàn kêu ông Quỉ)
Bạn nào nhớ, kể tiếp cho nghe với !

*****

Dung nguyen :

Mình TĐ51, cuối năm 73 mình ở Bồng sơn _ Tam Quan . Nhớ lắm 1 thời trai trẻ ,đụng trận như phim, lúc đấy không nghĩ đến cái chết là gì!!!

****

Tiếp bài trước cho vui các bạn nghe.
Đây là một kỹ niệm đời lính truyền tin khó phai mờ được vì lý do sau đây:

Thời điểm nóng 69 tới 73, các TĐ BĐQ/LĐ 6 chỉ được trang bị máy PRC 25, chỉ có Bch Lđ mới có VRC 46, máy phát sóng mạnh mới liên lạc được với QĐ 3.
Vì vậy mới có trạm tiếp vận núi Bà Đen. Tui được lên tu núi Bà mấy tháng tui có buồn nhưng khỏe thân, nằm 1 mình trong hầm lớn, mỗi ngày chỉ lên máy sáng trưa tối theo quy định. Việc chuyển tin từ hậu cứ ra tiền cứ rất bực bội vì mình phải nghe hết lệnh từ bên kia và lập lại y chang qua bên nọ, thời giờ tăng gấp đôi, có khi còn bị chửi vì lập lại sai.

Sau một thời gian ngắn vất vả và vì bị TĐ trưởng là Thiếu tá Đỗ Mười chửi thề vì ông này nóng như lửa, nói trật là ổng ĐM đã lỗ tai. Tui mới phát minh ra cách dùng 2 PRC25 song hành, hai combiné để xuôi ngược như chơi kiểu number 69 (sixty-nine) khi nhận tin từ tiền cứ thì bấm máy phát cho hậu cứ và ngược lại, nhờ vậy tin tức của hai bên được chuyển tiếp direct, tui khỏi lập lại. KHỎE RE !
Một kỹ thuật ba xu nhưng công dụng.
Kỹ niệm khó quên của đời truyền tin tác chiến.
BĐB 634...


Cuocsi

2018-02-15

cuocsi
02-16-2018, 08:10 AM
Chúc Xuân Mừng Tết


Đầu Năm Lính Chúc
Đất Nước Thái Hoà
Nhà Nhà An Vui
Và Mong Cho Phố
Đặc Trưng Nụ Cười
Điều Hành Thoải Mái
Thành Viên Nắm Tay
Góp Bài Chia Sẻ
Trọng Ý Thoáng Tình
Quên Đi Núp Rình
Tò Mò Gúc Mắc
Tỏ Tình Cùng Quê
Cuộc Đời Quá Ngắn
Sống Chung An Hoà
Nhà Nhà Hạnh Phúc
Muôn Lòng Hoan Ca


cuốc sĩ

2018-02-15
30 Tết




http://i64.tinypic.com/wjz3p0.jpg


Hoa mai đến từ Di-Linh
Trung Nguyên phố đẹp người luôn thắm tình

Cám ơn bạn Khoa Lê

Thach Thao
02-17-2018, 11:30 AM
Thân hổ thì phải về rừng
Thân cọp cuốc sĩ khai rừng trồng rau
Lại thêm chút bí với bầu
Cà chua, dưa chuột, nghìn sầu cũng tan
cuocsi 2018-24

Chú Cuốc ui, em gái hậu phương bu quanh anh hùng Cọp rằn ri nè chú:

https://s17.postimg.org/ui1mpsdq7/AK_3.jpg (https://postimages.org/)


Xuân Mậu Tuất FB

https://s17.postimg.org/f9bpc1mmn/AK_1.jpg (https://postimages.org/)

Đây nữa nè chú có quen anh hùng này hông?

Thach Thao
02-17-2018, 04:30 PM
Chú ui, Cỏ khiêng dzìa cho các chú coi lính dzui xuân nheng.
Á Chú hát bài này rùi phải hôn chú Cuốc?
https://www.youtube.com/watch?v=C2AwzD7uhXk

+++
Bài này chú hát tình ghia nheng.

https://www.youtube.com/watch?v=ZyqbQsBw3jY

++++

Ahihi (Cỏ chôn giộng cừ của chị green apple a) Ahihi sao chú hổng dzớt nguyên bài giùm cô ca sĩ?
Cỏ cù quá mạng. A ha ha.

https://www.youtube.com/watch?v=_s-NTFPa2-g
A ha ha chú nhún nhẩy giữ nheng. :z45:
++++

Chú ui, Cỏ khiêng dzìa cho mấy cô chú trong nhà Lính nghe chú hát nheng.
Chú hát bài này rùi phải hôn chú.
https://www.youtube.com/watch?v=C2AwzD7uhXk

cuocsi
02-19-2018, 12:52 AM
Cám ơn Green Apple, Hoàng Thu Diệp, Luân Tâm, Huongkhuya, Thu Vàng, Hoài Vọng đã thương lính và nhất là Thạch Thảo đã chịu khó sưu tầm trên Facebook những hình ảnh làm cọp...đỏ mặt !
Nhưng cũng vui vì có đứa em hậu phương ũng hộ cho lính chiến (cựu)

Thanh kiều very very mứt.Tết.

:):z57::z57::z57::)

cuocsi
02-19-2018, 01:03 AM
Thân hổ thì phải về rừng
Thân cọp cuốc sĩ khai rừng trồng rau
Lại thêm chút bí với bầu
Cà chua, dưa chuột, nghìn sầu cũng tan
cuocsi 2018-24

Chú Cuốc ui, em gái hậu phương bu quanh anh hùng Cọp rằn ri nè chú:

https://s17.postimg.org/ui1mpsdq7/AK_3.jpg (https://postimages.org/)


Xuân Mậu Tuất FB

https://s17.postimg.org/f9bpc1mmn/AK_1.jpg (https://postimages.org/)

Đây nữa nè chú có quen anh này hông?




Thiên Địa mèn ơi !
Chuyện này tui nín re 7 ngày qua, sợ bị "Rò Rỉ và dẫn tới Ùn Tắc" không dám hé môi ga, mà không ngờ gằng "Tin dữ đồn xa" .
Bởi dậy ngừ ta nói thiệt mà tui hỏng tin, Phố này có tên Rùm mà tui quên ! Bà Cỏ Đá này chắc có học khoá "Xi-Ai-Ê" nên thu tin quá lẹ, bi giờ có dấu cũng "Thôi ! Đã muộn rồi ! " Đành phải thành thật khai tuốt luốt, như thế vầy :


Số là thời xưa xa lắm, có con hổ già hết thời, săn thú về cũng không nhai được vì hết răng, đành phải lui về chốn thâm sơn cùng cốc để tu thân dưởng tánh chờ ngày khăn gói về chầu Ngọc Đế, trên đường đi tình cờ nghe tiếng đàn tỳ bà liêu trai vọng về từ một nơi xa thẳm, cọp già tưởng lầm là đường lên thiên thai đã gần kề, bèn mon men theo lối mòn đến một bờ hồ tỉnh mịch, dựa mé nước trong veo có một chiếc thuyền độc mộc vắng người, đang thả neo dựa những gềnh đá rong rêu phủ đầy loài Thạch Thảo, nhìn quanh không thấy một bóng người nhưng tiếng đàn vẫn vang lên từ trong lòng mộc thuyền, cọp vì đang khát nước và cũng vì hiếu kỳ tới sát bờ đá để nhìn kỹ hơn, thì thấy khoang thuyền được che bằng hai chiếc màn the, bên trong màn có ánh đèn leo lét và hình ảnh chiếc Nguyệt cầm in thấp thoáng khi mờ, khi tỏ lên màn. Cọp vốn tính lười biếng, ít khi suy nghĩ nên cũng không thắc mắc gì chuyện lạ đó, nên bước xuống thềm "cỏ đá" để uống chút nước, trước khi tiếp tục hành trình, nào ngờ đâu bị lọt vào cái lưới giăng sẵn...


" Những tiếng thét gào như của loài thủy quái vang lên, một màng lưới chụp xuống, cọp chưa kịp ngóc đầu lên nhìn thì bị một gót giày chấn vô ót cùng lúc với tiếng rống rợn người :


" Hàng Sống, Chống Chết ! Hai cẳng lên đầu "


Cọp còn biết nói gì hơn là nhắm mắt làm theo. Ba ma nữ lôi kéo cọp già như một con nai vàng ngơ ngác, cọp chợt nhớ một thuở huy hoàng trong cũi sắt hoành tráng, mà giờ đây phải chịu cảnh móng vuốt của thủy quái Động đình hồ, vừa kéo vừa thúc vào hông vừa tông vào đít, ôi còn gì đau đớn cho một Chúa Sơn lâm thời ngã ngựa, mà nỗi thống khỗ chưa hết, ma nữ bên trái có cái màu đỏ chớp chớp, hai mắt long lanh, tự nhiên hét lên :


" Lính đâu, bây đốt lữa phừng phừng lên, tao đem con cọp già này ra nướng, đánh chén một chầu cho bỏ ghét cái tội ngu ngơ khù khờ, nghe chưa bâyyyyyy ? "


Cọp nghe xong lông bờm xuội lơ, râu mép quặp xuống, mắt hải hùng nhìn ngọn lữa dâng cao, dâng cao bập bùng, bập bùng như ma quái... Bất chợt, một mùi khét nặc nồng bay lên mũi và cùng lúc đó một sức nóng cháy da phát xuất từ hai bàn chân làm cọp già nhảy dựng té ghế, choàng tỉnh cơn ác mộng, thì ra vì lão cọp đón Mồng một Tết hơi nặng đô rượu chát Montgueux nên say xĩn, nằm ngủ quên trước lò sưỡi, hai bàn chân đạp lên mặt kiếng, sức nóng lữa củi làm cháy đôi vớ và phỏng mấy đầu ngón chân...
Má ơi, sao Má hỏng kêu con dậy ?



Đầu năm có chút ba hoa
Kể hầu góc Phố, mua vui quán nhà
Đời lính ít được hoan ca
Tiền đồn biên giới, quanh năm núi rừng
Náo thị cũng chẵng ai thân
Đành về thôn dã cuốc nương, ban đồi
Lâu lâu xuống phố dạo chơi
Tính là lén lén ai dè bị khui
Thôi thì nhận đại cho rồi
Còn hơn để bị Cỏ phang u đầu


Nói vòng vo không qua nói thật, số là hôm 11/2 vừa qua, Cuốc tui được Hội Cựu Chiến Binh Nhảy Dù QLVNCH mời đến tham dự buổi tiệc cuối năm và Mừng Tết, trước khi buổi họp mặt bắt đầu, người phụ trách MC phần 2 bị kẹt không đến nên tui được (bị) trưng dụng làm công việc khó này cùng với MC Minh Hiếu, nhân cơ hội này cũng bày đặt ra hát cho vui với Ánh Mai, hai người tiền tuyến/hậu phương chưa hề gặp mặt lần nào, chưa tập đợt gì hết...


Và đang từ một tay cuốc hiền từ chẵng biết gì, tự nhiên cái là " Cọp giương móng "
Cái vụ hứng bất tử này chắc là tại ông Hoài Vọng xúi, hay có thể là được Thánh tổ của Binh chũng Dù là Thiên thần Michael chích vô...moooônnnggg !
Cám ơn em gái hậu phương Ánh Mai đã chấp nhận hát chung và can đảm cho nắm tay nghen, phê thiệt đó !


Khkhkhkhk...!!! (Nụ cừ bà lang Cỏ)

LuânTâm
02-19-2018, 08:56 AM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR2biygjmov2Xc0S6ELtUky2LOsZd1ju moG6PBlqi2Zo4PG4_vM

CHỚI VỚI HƯƠNG XUÂN

Bếp ấm than hồng ân tào khang
Hương xuân chới với gót cao sang
Cùng trời cuối đất lành chim đậu
Nhớ nguồn suối ngọt động hoa vàng...

MD.02/13/18
LuânTâm



http://i66.tinypic.com/5odo9c.jp



Photo cuoc si
2018-02-17



Chào bạn Luân Tâm
Còn trong mấy ngày đầu năm nên ghé thăm ngôi nhà Trăng Thơ của bạn,
những dòng thơ nhẹ nhàng phảng phất nỗi sầu xa vắng,
xin góp vào đây chút nắng Xuân của ngày Mồng Ba tại Pháp,
để mong hoà âm với vầng Nguyệt của bạn ở trên.

Chúc Năm Mới Bình An


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRM2qqAPvwG3GXkkhtuu_Nnu-n2xX7HbMkpJ2plg_ua1ANYTH7X


TRĂNG QUÊ XƯA MÌNH


Năm mới mừng tri âm tới nhà
Thơ ngây hương áo ấm trà hoa
Paris góp nắng hoa kỳ ngộ
Trăng quê xưa nhớ sao thương ta...

MD.02/19/18
LuânTâm
Thân mến tặng cuocsi

Anh cuocsi trân quý ,
Xin vô vàn đa tạ Anh ghé thăm , rộng lòng khen tặng và chúc mừng xuân tốt đẹp nhất . Tôi cũng xin thân chúc Anh cùng toàn thể quý quyến luôn vui khỏe hưởng xuân năm mới Mậu Tuất trọn vẹn hạnh phúc an lành vạn sự như ý
Tôi cũng rất xúc động vinh hạnh được thưởng thức những dòng đa tài hoa đặc sắc đầy tâm huyết của anh trong topic NVLVLCL , vì tổ quốc và các chiến sĩ anh hùng tử sĩ VNCH đã kiên cường chiến đấu , hy sinh xương máu , tánh mạng để cho chúng ta được sống còn.
Rất trân quý trân trọng,
LuânTâm
TB:"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ..."
(Bà Huyện Thanh Quan)

Sig Sauer
02-19-2018, 07:01 PM
https://www.youtube.com/watch?v=JTgLor9B4PA

Vì mới vào nên chưa biết trong đây là lình gì nhiều nhất. Nhưng xin tặng bản nhạc lính mà tôi thường nghe và thich nhất.

cuocsi
02-19-2018, 11:16 PM
Chú ui, Cỏ khiêng dzìa cho các chú coi lính dzui xuân nheng.
Á Chú hát bài này rùi phải hôn chú Cuốc?

https://www.youtube.com/watch?v=C2AwzD7uhXk

+++
Bài này chú hát tình ghia nheng.


https://www.youtube.com/watch?v=ZyqbQsBw3jY

++++

Ahihi (Cỏ chôn giộng cừ của chị green apple a) Ahihi sao chú hổng dzớt nguyên bài giùm cô ca sĩ?
Cỏ cù quá mạng. A ha ha.

https://www.youtube.com/watch?v=_s-NTFPa2-g

A ha ha chú nhún nhẩy giữ nheng. :z45:
++++

Chú ui, Cỏ khiêng dzìa cho mấy cô chú trong nhà Lính nghe chú hát nheng.
Chú hát bài này rùi phải hôn chú.

https://www.youtube.com/watch?v=C2AwzD7uhXk






Chào các Quán hữu, Quán viếng và Thạch Thảo,
Hôm trước Thạch Thảo đi biển câu cá mùa đông, tình cờ câu được con cá...Lòng tong nên đem về chọc quê, nhưng vì em út nó thương và chịu khó như vậy nên tui cũng cám ơn và đem qua trang mới cho bà con xem cho đở...ghét !

cuocsi
02-20-2018, 01:02 AM
" An Lộc địa sử lưu chiến tích

Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân"

Chào Quán hữu, Quán viếng,
Chào bạn Sig Sauer mới ghé thăm,
Trong diễn đàn này thì có đủ mặt các Quân binh chũng, Cựu chiến hữu và gia đình, những người yêu lính và những hậu duệ, nói chung " ĐẠI GIA ĐÌNH QLVNCH "
Bạn cứ tự nhiên, thoải mái đong góp, chia sẻ, trong tinh thần cao thượng là ăn tiền rồi, mong chờ các bài mới của bạn.

Cám ơn bạn đã chia sẻ một nhạc phẫm nói về một Lực lượng rất Đặc biệt, mà vì nhu cầu bảo mật nên thời trước 1975 ít người biết đuợc. Đó là " BIỆT CÁCH DÙ ".

Nói về lực lượng này thì phải vài chục quyển sách, bao nhiêu tấn dữ kiện mới đủ, chưa nói tới những tài liệu và nhân chứng sống còn nằm mãi trong kho tàng quân sử, chắc sẽ không bao giờ mang ra ánh sáng.

Dưới đây chỉ là một đoạn nhỏ trong bài viết
" Chào cô... Em gái Biệt Kích Dù " của tác giả Bao Bất Đồng.
Mời mọi người vào đọc để biết thêm.


Trích nguồn :

http://www.luanhoan.net/gocchung/html/gc220.htm


Nói về Biệt Cách Dù, chúng ta không thể nào không nói đến "một" trong những điểm son sau đây :
Cô giáo Pha, một lần viếng An Lộc sau khi được giải tỏa gọng kềm Bắc quân trong " Mùa hè đỏ lữa 1972 ", đã nói lên lòng ngưỡng mộ, sự thương tiếc đến các chiến sĩ Biệt Cách Dù với hai câu thơ rực sáng :


" An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân"

*****
.....
Cô giáo Pha cũng đã viết thêm :

"Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng
Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi "



Và một chiến sĩ trong đơn vị oai hùng này cũng vì cảm khái, đã trả lời cho cô giáo Pha trong hoàn cảnh "Thập tử" của anh như dưới đây :


Gởi em... Cô gái Bình Long

Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.

Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ

"Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi".

"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.

Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.

Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.

Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.

Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.

Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.

Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.

"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".

Thach Thao
02-20-2018, 12:26 PM
Cám ơn Green Apple, Hoàng Thu Diệp, Luân Tâm, Huongkhuya, Thu Vàng, Hoài Vọng đã thương lính và nhất là Thạch Thảo đã chịu khó sưu tầm trên Facebook những hình ảnh làm cọp...đỏ mặt !
:):z57::z57::z57::)

Chú Cuốccccccc kỳ à nheng chú chơi hổng đẹp chút nào nhenngggg.
Chú dzui xưn ‘quàng tráng dzị mừa chú hổng share cho Cỏ dzà các
cô chú anh chị đặng like thanks nheng.
+++
Cỏ còn hàng ‘sưu tầm’ h xịn hơn dzị nữa a, Cỏ mang dzô ‘bờ lách meo’
chú là Cỏ giàu to a kkkkkk. Nói chớ Cỏ thích coi chú trình diễn dzăng nghệ tết dị đó chú.
Kkkkk Chú kể chiện ‘Cọp già’ lôi cuốn lắm lun. I liike I like :z56: Cỏ ủng hộ các
chú hết mình a.
+++
Chú Diệp hát nhạc lính hay bá cháy bù chét lun a.
Cỏ ủng hộ các chú bravo :z56::z56:
+++
Cỏ chào chú lính mới Sig Sauer trong nhà chú Cuốc nữa nheng.

cuocsi
02-20-2018, 01:48 PM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSq2SZK7ZC2T46KxXg4yuWpo-8Odtc5YBSDxYeRuOJsFxedWRSh

QUANG TRUNG ĐẠI THẮNG

Diệt giặc tàu lấn chiếm nước ta
Quang Trung đại thắng trận Đống Đa
Sét đánh tan đảng gian bán nước
Rồng tiên anh dũng vững sơn hà...

MD.02/20/18 (Mùng 5 Tết Mậu Tuất ,
kỷ niệm 229 năm Quang Trung Hoàng Đế đại thắng giặc Thanh)

LuânTâm

******

Giặc xưa, giặc nay


Mùng năm Tết đọc bài thơ hùng chí
Đuổi giặc tàu, tẩy sạch khỏi biên cương
Quang Trung hởi xin Ngài mau trở lại
Giúp dân Nam đứng vững chống bạo tàn

Cuoc si
2018-02-19

Cảm hứng và mượn ý từ bài thơ của bạn Luân Tâm


https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?148-H%C3%94N-B%C3%93NG-THI%C3%8AN-THU-Th%C6%A1-Lu%C3%A2n-T%C3%A2m&p=221568&viewfull=1#post221568

Hoàng Thu Diệp
02-20-2018, 02:16 PM
" An Lộc địa sử lưu chiến tích

Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân"

Chào Quán hữu, Quán viếng,
Chào bạn Sig Sauer mới ghé thăm,
Trong diễn đàn này thì có đủ mặt các Quân binh chũng, Cựu chiến hữu và gia đình, những người yêu lính và những hậu duệ, nói chung " ĐẠI GIA ĐÌNH QLVNCH "
Bạn cứ tự nhiên, thoải mái đong góp, chia sẻ, trong tinh thần cao thượng là ăn tiền rồi, mong chờ các bài mới của bạn.

Cám ơn bạn đã chia sẻ một nhạc phẫm nói về một Lực lượng rất Đặc biệt, mà vì nhu cầu bảo mật nên thời trước 1975 ít người biết đuợc. Đó là " BIỆT CÁCH DÙ ".

Nói về lực lượng này thì phải vài chục quyển sách, bao nhiêu tấn dữ kiện mới đủ, chưa nói tới những tài liệu và nhân chứng sống còn nằm mãi trong kho tàng quân sử, chắc sẽ không bao giờ mang ra ánh sáng.

Dưới đây chỉ là một đoạn nhỏ trong bài viết
" Chào cô... Em gái Biệt Kích Dù " của tác giả Bao Bất Đồng.
Mời mọi người vào đọc để biết thêm.


Trích nguồn :

http://www.luanhoan.net/gocchung/html/gc220.htm


Nói về Biệt Cách Dù, chúng ta không thể nào không nói đến "một" trong những điểm son sau đây :
Cô giáo Pha, một lần viếng An Lộc sau khi được giải tỏa gọng kềm Bắc quân trong " Mùa hè đỏ lữa 1972 ", đã nói lên lòng ngưỡng mộ, sự thương tiếc đến các chiến sĩ Biệt Cách Dù với hai câu thơ rực sáng :


" An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân"

*****
.....
Cô giáo Pha cũng đã viết thêm :

"Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng
Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi "



Và một chiến sĩ trong đơn vị oai hùng này cũng vì cảm khái, đã trả lời cho cô giáo Pha trong hoàn cảnh "Thập tử" của anh như dưới đây :


Gởi em... Cô gái Bình Long

Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.

Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ

"Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi".

"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.

Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.

Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.

Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.

Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.

Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.

Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.

"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".










... Người chiến sĩ Biệt Kích Dù luôn là tấm gương quả cảm, oai hùng trong lòng D khi đã từng chứng kiến các anh truy lùng diệt đám tàn quân Việt Công trong khu vực cầu Băng Ky ... cũng đã từng biết 2 câu thơ nổi tiếng " An Lộc địa sử lưu chiến tích - Biệt Kích Dù vị quốc vong thân" của Cô Giáo muh bây giờ nhờ anh cuocsi D mới biết tên Pha, và lại được đọc bài thơ "Gởi Em ... Cô Gái Bình Long" của 1 anh chiến sĩ trong Lực Lượng đó ... Lời thơ bay bỗng hào hùng như khí hùng Binh Chủng mãi mãi trường tồn khởi nguồn từ Ngô Quyền, Nguyễn Trải, Hưng Đạo, Quang Trung ...


"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".


... cám ơn anh cuocsi, cám ơn những người lính VNCH :z56: và rồi sẽ có nhiều thế hệ tiếp bước các anh ... :z57:


TRƯỚC GIỜ RA KHƠI
Thơ : Hoàng Thu Diệp
Đọc thơ : Bóng Mây
Phổ nhạc & trình bày : NS Duy Lynh

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQXnLxSNalFmrnbFtiI-WM57wbYdBxGaPwMZTMt9eWrksg7k0VQ

PLAY (https://app.box.com/s/rr3fj2e4bw6fkjjafl34btgs8spdrsyy)

* thân kính tặng anh cuocsi & chiến sĩ VNCH :)

Ngước mặt lên em ... anh nhìn lần cuối
Ôm em vào lòng một phút nữa thôi
Khi thuyền xuôi dòng lướt sóng ra khơi
Chúng mình đâu biết ngày nào tương hội

Với giặc Cộng anh trời chung không đội
Nên phải đành nói từ biệt em thôi
Đất nước còn … mình đôi bóng chung đôi
Quê hương mất ... em ơi hờn vong quốc

Em có hiểu tình mình là hạt cát
Tình đồng bào là sa mạc mênh mông
Dân tộc mình còn khốn khổ long đong
Vì lũ Cộng nô gian tham trân tráo

Anh vẫn biết
Con đường anh đi thác ghềnh giông bão
Nhưng phải đi ... em hãy hiểu cho anh
Giặc Cộng còn thì ước vọng ngày xanh
Mãi mãi em ơi ... chỉ là hư ảo


:z56::z57:

thuykhanh
02-20-2018, 02:34 PM
Hôm nay mồng 5 Tết, là ngày kỷ niệm Trận Đống Da, cảm ơn Cuốc sĩ nhắc:z57:

Bài hát Gò Đống Đa

Từng đoàn dân chúng trên đế đô tưng bừng đi
Tìm về thăm chốn non nước thiêng trang hùng ghi
Cố bước bước bước bước trên đường thơm gió mát
Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây
Ðống Ða còn chốn đây . Nhắc xương đầy máu xây
Ngàn tiếng khóc tiếng rít lên, còn vướng vất giáo, mác, tên
Mấy ai qua mà lòng không nguôi

ÐK:
Cùng thăm nơi xưa ai là người không bái sùng
Dòng máu ái quốc lưu truyền trong bao đấng hùng
Ngàn ngàn quân Thanh chết
Dưới toán quân Việt Nam
Thề quyết phấn đấu đồng tâm hy sinh
Làm sao cho hơn thời xưa
Rồi cất sức sống ngày mai
Máu đào đồng bào kết hòa cùng máu quốc kỳ

_______
tk nhớ có bấy nhiêu thôi, ai biết thêm, xin bổ túc, tk cảm ơn:z57::z58:

hoài vọng
02-20-2018, 06:40 PM
Nói vòng vo không qua nói thật, số là hôm 11/2 vừa qua, Cuốc tui được Hội Cựu Chiến Binh Nhảy Dù QLVNCH mời đến tham dự buổi tiệc cuối năm và Mừng Tết, trước khi buổi họp mặt bắt đầu, người phụ trách MC phần 2 bị kẹt không đến nên tui được (bị) trưng dụng làm công việc khó này cùng với MC Minh Hiếu, nhân cơ hội này cũng bày đặt ra hát cho vui với Ánh Mai, hai người tiền tuyến/hậu phương chưa hề gặp mặt lần nào, chưa tập đợt gì hết...


Và đang từ một tay cuốc hiền từ chẵng biết gì, tự nhiên cái là " Cọp giương móng "
Cái vụ hứng bất tử này chắc là tại ông Hoài Vọng xúi, hay có thể là được Thánh tổ của Binh chũng Dù là Thiên thần Michael chích vô...moooônnnggg !
Cám ơn em gái hậu phương Ánh Mai đã chấp nhận hát chung và can đảm cho nắm tay nghen, phê thiệt đó !


Khkhkhkhk...!!! (Nụ cừ bà lang Cỏ)Thế này nhá !!!!! Tôi thấy anh cọp có vẻ.. sờ... sợ...cái cô đội nón đỏ :z51: nhưng dù sao cũng không làm mất mặt bầu cua BĐQ :)

cuocsi
02-20-2018, 08:15 PM
... Người chiến sĩ Biệt Kích Dù luôn là tấm gương quả cảm, oai hùng trong lòng D khi đã từng chứng kiến các anh truy lùng diệt đám tàn quân Việt Công trong khu vực cầu Băng Ky ... cũng đã từng biết 2 câu thơ nổi tiếng " An Lộc địa sử lưu chiến tích - Biệt Kích Dù vị quốc vong thân" của Cô Giáo muh bây giờ nhờ anh cuocsi D mới biết tên Pha, và lại được đọc bài thơ "Gởi Em ... Cô Gái Bình Long" của 1 anh chiến sĩ trong Lực Lượng đó ... Lời thơ bay bỗng hào hùng như khí hùng Binh Chủng mãi mãi trường tồn khởi nguồn từ Ngô Quyền, Nguyễn Trải, Hưng Đạo, Quang Trung ...


"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".


... cám ơn anh cuocsi, cám ơn những người lính VNCH :z56: và rồi sẽ có nhiều thế hệ tiếp bước các anh ... :z57:


TRƯỚC GIỜ RA KHƠI
Thơ : Hoàng Thu Diệp
Đọc thơ : Bóng Mây
Phổ nhạc & trình bày : NS Duy Lynh

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQXnLxSNalFmrnbFtiI-WM57wbYdBxGaPwMZTMt9eWrksg7k0VQ

PLAY (https://app.box.com/s/rr3fj2e4bw6fkjjafl34btgs8spdrsyy)

* thân kính tặng anh cuocsi & chiến sĩ VNCH :)

Ngước mặt lên em ... anh nhìn lần cuối
Ôm em vào lòng một phút nữa thôi
Khi thuyền xuôi dòng lướt sóng ra khơi
Chúng mình đâu biết ngày nào tương hội

Với giặc Cộng anh trời chung không đội
Nên phải đành nói từ biệt em thôi
Đất nước còn … mình đôi bóng chung đôi
Quê hương mất ... em ơi hờn vong quốc

Em có hiểu tình mình là hạt cát
Tình đồng bào là sa mạc mênh mông
Dân tộc mình còn khốn khổ long đong
Vì lũ Cộng nô gian tham trân tráo

Anh vẫn biết
Con đường anh đi thác ghềnh giông bão
Nhưng phải đi ... em hãy hiểu cho anh
Giặc Cộng còn thì ước vọng ngày xanh
Mãi mãi em ơi ... chỉ là hư ảo


:z56::z57:



Thân chào Quán Viên, Quán viếng xa gần,
Thân chào ThuyKhanh, Green Apple, Thạch Thảo, Hoài Vọng, Luân Tâm,
Ngọc Han, Sig Sauer và anh Hoàng Thu Diệp.

Cuoc si chân thành cám ơn những đóng góp và chia sẻ của các anh chị cùng các bạn làm cho trang Lính nhỏ thêm khởi sắc, tràn đầy hơi ấm tình quê. Đọc các chia sẽ của các anh chị, cuoc si càng thấy rỏ nét hơn tình đồng hương nói riêng , tình người nói chung, cho dù bị cách biệt bởi tuổi tác, không gian và thời gian, cái tình đồng hương

còn tiếp vì IPad hết batterie...

Sig Sauer
02-20-2018, 08:19 PM
" An Lộc địa sử lưu chiến tích

Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân"




Cô giáo Pha chỉ viết 2 câu này thôi, phải không? Nhưng tôi có nghe thêm 2 câu sau. Đó là

Lấy tro tàn An Lộc
Viêt lên sử Bình Long

Không biết hai câu này của ai? Chú Cuốc sĩ hay chú bác nào trong đây biết không? Tôi là hậu duệ của VNCH, rất thích thơ lính.





Gởi em... Cô gái Bình Long

Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.

Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ

"Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi".

"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.

Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.

Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.

Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.

Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.

Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.

Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.

"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".





Cám ơn chú Cuốc sĩ. Tôi rất thích bài thơ này, đặt biệt là 2 câu cuối. "Hổ Xám" là danh hiệu truyền tin của thiếu tá Phạm Châu Tài---chiến đoàn trưởng chiến đoàn 3 LD BCD?

cuocsi
02-21-2018, 04:05 AM
An Lộc địa lừng vang trang chiến sử
Bình Long thành Vạn cổ dấu còn ghi

http://i68.tinypic.com/10n6dc1.jpg


Photo cuoc si 2018-02



(Hai câu thơ trên đây được ghi trước Nghĩa trang
Thành phố An Lộc để ghi nhớ anh linh những chiến sĩ và đồng bào
đã nằm xuống trong trận chiến kinh hoàng Mùa hè 1972.
Nếu có sai lầm hay thiếu sót, mong niệm tình tha thứ và bổ túc, Cám ơn. )

*****



Bay vào An Lộc.


https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/chuyen-nhung-nguoi-linh-tu-thu-loc/


Phi công trực thăng VNCH dưới ống kính của một phóng viên chiến trường


Anh Lưu Văn Giỏi từng là chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Toronto, Canada, nhiều nhiệm kỳ. Anh đã về hưu từ lâu và vui thú điền viên. Nhưng những thiên bút ký chiến trường ngày xưa của anh và những đóng góp của anh trong công cuộc đấu tranh chống cộng và tôn vinh Lá Cờ Vàng Ðại Nghĩa cùng Những Người Lính QLVNCH vẫn luôn ghi khắc sâu trong lòng mỗi chúng ta. Bài viết Trên Vùng Trời Ðất Nước của anh đã nhận được Giải Ba Cuộc Thi Phóng Sự Chiến Trường Năm 1973 của Cục Chính Huấn:
***
Tại Sư Ðoàn 2 Không Quân, tôi nhận một công điện từ Bộ Tư Lệnh Không Quân gọi về trình diện gấp, vì nhu cầu công vụ, thời gian công tác và ngày về sẽ cho đơn vị biết sau. Một chiếc phản lực A37 đi công tác đưa tôi từ Nha Trang vào Sài Gòn. Tại Parking vãng lai, tôi thót lên “Honda ôm” trực chỉ Bộ Tư Lệnh Không Quân. Và nửa giờ sau tại đây tôi nhận một sự vụ lệnh khác, thời gian và nơi đến là 8 ngày tại An Lộc. Tờ mờ sáng hôm sau, tôi có mặt trên bãi đậu trực thăng của Sư Ðoàn 3 Không Quân để đi Lai Khê. Lần đi này ngoài hợp đoàn 18 chiếc trực thăng võ trang UH, còn có 6 chiếc CH-47 (loại trực thăng khổng lồ tải hàng)


*30 phút ở Lai Khê:
Phi trường Lai Khê là một phi trường nhỏ được dùng làm Bộ Chỉ Huy Tiền Phương, tất cả trực thăng yểm trợ cho An Lộc đều đặt ở đây để tiện đường cho quân bạn tải quân, tải hàng đến, và nhất là để thu ngắn đường chim bay đến An Lộc. Tại đây, dưới những gốc cao su già có những hàng cơm, hàng nước kiểu dã chiến, vài hoa tiêu mắc võng nằm nhai bánh mì chờ… thời tiết.
Tôi gặp Ðại Úy Ðào Vũ Anh Hùng, nhà văn kiêm hoa tiêu trực thăng. Thấy tôi, Hùng hỏi:
– Ði làm hay đi chơi?
Câu hỏi ngắn và tôi cũng trả lời gọn:
– Ði làm.
Hùng moi trong túi áo bay ra một gói xôi bắp đã bẹp:
– Ăn không?
Tôi lắc đầu vỗ nhẹ tay lên bụng, trong khi anh nhìn tôi từ đầu đến chân:
– Vào Ðiện Biên Phủ thứ hai mà cứ y như là đi du lịch vậy? Không có áo giáp, nón sắt thì phòng không và pháo kích nó không chê bạn đâu.
Hùng chỉ chiếc máy ảnh tôi đang mang trước ngực:
– Phải có thêm một nón sắt nhỏ cho ống kính mới an toàn, nếu không thì bạn có nhiều triển vọng thất nghiệp đấy!
Kỳ trước, có một ông bạn báo chí lên An Lộc, khi ông ta vừa đưa máy lên ngắm thì một viên AK đã ưu ái chui vào nằm gọn trong ống kính. Cũng may là tầm đạn đã yếu nên không bị chột.


Có nhìn thấy cái cảnh phi công Việt Nam treo võng nằm tòn ten dưới những gốc cao su gậm bánh mì, cạp xôi bắp chờ phi vụ ta mới thấy thương họ. Nghỉ ngơi và ăn uống như thế mà bay như điên, bay bất kể giờ giấc và thời tiết. Có khi vừa đáp, chưa kịp nghỉ ngơi mà thấy có tên trong Phi Vụ Lệnh là lại xách nón.
Chiến đấu cơ oanh tạc yểm trợ bộ binh. đi bay. Cứ sáng vác tàu đi, tối vác về…


Có người đi rồi không bao giờ trở lại. Cũng có người về mà trên thân tàu lỗ chỗ đầy dấu đạn phòng không. Cũng có người khi đã đáp an toàn trên bãi đậu rồi mới biết người xạ thủ phi hành của mình đã gục đầu trên cây đại liên mà chết tự lúc nào. Cũng có khi người hoa tiêu chánh bị phòng không ngồi chết ngay ngắn trong ghế lái trong “tư thế còn sống,” cái chết thật đẹp như cái chết của một Từ Hải mà người hoa tiêu phụ vẫn cố cắn răng để nước mắt mình lăn dài xuống má, tiếp tục bay thi hành cho xong sứ mạng đã, rồi mới về. Cũng có người phải bỏ tàu giữa rừng để về bằng một tàu khác, hoặc băng rừng lội suối, rồi năm bảy ngày sau mới về với một thể xác đói khát và đầy thương tích. Ta có thể so sánh những tiện nghi cùng số giờ bay và thành tích chiến đấu một trời một vực giữa phi công Hoa Kỳ và phi công Giao Chỉ như sau:


Pilot Hoa Kỳ không biết mắc võng ở gốc cây nằm gặm bánh mì chờ phi vụ như pilot An Nam ta. Hồi tháng 4, 1972, ở mặt trận Tây Nguyên, tại Bộ Chỉ Huy của tiền đồn Tân Cảnh, tôi đã thấy một đại úy phi công Hoa Kỳ trong bữa cơm. Ông ta đã ăn gần nửa ký thịt với bơ, sữa, hột gà, táo, nho, rồi mới bước lên chiếc trực thăng võ trang Cobra mà cất cánh, trong khi hoa tiêu Giao Chỉ cũng trước một phi vụ nhưng chỉ… “thổi hết một cái kèn bằng bột,” rồi ngửa cổ ừng ực nước lã trong bi đông, xong… cuốn võng leo lên ghế lái, bay vù vù, bay như điên.


......


Một đoạn khác trong thiên Chiến sử đầy oai hùng với vạn thương đau...


*Chuẩn bị lên đường. Nhảy vào trận địa An Lộc


Từ xa có tiếng đập phần phật của trực thăng, rồi trong phút chốc 8 chiếc lượn sát những ngọn cao su và cũng bất thần đáp dài trên quốc lộ, trong khi đạn pháo kích của Việt Cộng tiếp tục rải dài theo hai bên bìa đường. Các chiến sĩ đổ bộ thuộc Sư Ðoàn 18 Bộ Binh lẽ ra khi nhảy xuống thì họ di tản, nhưng họ đã đến phụ khiêng xác chết và người bị thương lên phi cơ xong mới đi. Tôi ngồi tựa lưng vào xích của một chiếc T.54 bỏ hoang nhìn theo mấy chiếc trực thăng đang bốc vút về hướng Lai Khê mà trong đó có gần 100 người dân vô tội vừa chết, vừa bị thương, vừa kinh hoàng… Cộng sản Bắc Việt vừa sát hại xong dân lành vô tội bằng công cụ giết người của chúng, thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến mang những người dân đó về nơi an toàn…

Từ hướng Chi Khu An Lộc, một chiếc Jeep mui trần chở gần 20 đồng bào tiến về hướng bãi đáp trực thăng. Tôi quá giang chiếc Jeep này vào chi khu và tại đây tôi được gặp Ðại Úy Lê Văn Vẫn, chi khu phó Chi Khu An Lộc. Ðại Úy Vẫn cho biết ông là người ở đây lâu nhất (bốn đời quận trưởng đã thay phiên nhau) từ năm 1964. Và bây giờ ông nhất định ở đây chiến đấu đến hơi thở cuối cùng chứ không đi đâu hết. Ông kể tiếp:

– Ngày mặt trận An Lộc mở màn có 6 chiếc trực thăng của Sư Ðoàn 3 Không Quân đến đáp vào chi khu để đưa gia đình của quân nhân tại đây rời An Lộc.
Tôi chạy vào hầm trú ẩn nói với vợ tôi: “Có trực thăng đến, em mau đưa các con về Sài Gòn, ở đây nguy hiểm lắm. Khi nào êm, anh sẽ về đưa mẹ con em lên.” Nhưng vợ tôi nhứt định không chịu và trả lời: “Mẹ con em về nơi an toàn, ở đây rủi anh chết thì mẹ con em sống với ai? Em xin được ở lại đây cùng sống chết với anh.” Trong lúc đó vợ con của anh em quân nhân tại đây đều đã nhất loạt trả lời như thế, nên cuối cùng sáu chiếc trực thăng phải rời chi khu mà không có đàn bà trẻ con nào theo…

Sau câu nói của Ðại Úy Vẫn, tôi chợt nhớ lại gương liệt nữ Phạm Thị Thàng cách đây đã lâu. Chị Thàng là vợ của một chiến sĩ Nghĩa Quân. Chị và các con đều sống chung trong công sự chiến đấu của chồng trong làng. Một đêm nọ Việt Cộng công đồn, chồng chị bị trúng đạn, chị thay chồng tung mấy chục trái lựu đạn vào đám Việt Cộng khi chúng tấn công bằng biển người. Nhưng đến quả cuối cùng, bọn chúng quá gần nên chị đã chết chung với thêm mấy tên Việt Cộng nữa bằng quả lựu đạn đó. Bây giờ vợ lính ở An Lộc cũng đã noi gương chị Thàng không chịu đi Sài Gòn ở lại tử thủ: sống chết với chồng con tại An Lộc. Ðại Úy Vẫn tiếp:

– Sáu chiếc trực thăng vừa bốc lên thì một chiếc bị trúng đạn và rớt ngay bên ngoài vòng đai chi khu rồi bốc cháy. Chúng tôi nhìn theo mà đã khóc lúc nào không hay. Anh em Không Quân đã vì sinh mạng gia đình chúng tôi mà phải chết, tôi kính trọng và nhớ ơn nghĩa cử của quí anh em đó lắm. Cuối cùng tôi quyết định cho một trung đội mở đường máu ra cứu phi hành đoàn, nhưng cũng không kịp. Khi trung đội trở vào thì… chỉ còn phân nửa quân số, bởi lúc bấy giờ chiến xa Việt Cộng quá nhiều. Rồi hai hôm sau, trại gia binh của chúng tôi tại đây cũng bị pháo kích nặng, hơn tám chục phần trăm gia đình của quân nhân chết và bị thương…


......



Mời C&C Hải Việt bao vùng,
BĐQ Liên đoàn 6, Tiểu đoàn 34 đang di hành đường bộ theo Quốc lộ 13, từ Quận Bến Cát đi giải vây cho An Lộc...
Chưa tới căn cứ Lai Khê đã đụng nặng với Vc và sau cùng phải đẩy tụi nó về Rổng tượng (làng nhỏ trong đồn điền cao su), 6 đứa con của Đại đội 3/34 đã "Giã từ vũ khí" trong cú này và còn nữa !

Tôi là một người lính trong đoàn quân ấy các bạn ơi,
nhiều lắm ...

Làm sao có thể kể hết được
Triệu nỗi đau thương đến rát hồn

cuocsi 2018-02

Sig Sauer
02-21-2018, 01:39 PM
Trong tất cả trận của Dù, có lẽ trận này là hào hùng và kinh hoàng nhất.Tôi lên Net kiếm tài liệu đọc thì đi lọt vào 1 website VC. Trong đó gặp 1 người lính bên kia chiến tuyến. Cha này xạo có căn. Hắn khoe là 1 trung đội của nó có mặt tại đồi 1062 và "tiếp cả 1 nguyên SƯ DÙ." Nóng mũi, tôi ghi danh vào tranh luận. Viết đâu được vài bài thì họ delete và ban luôn :). Anyway, giở đem về đây tặng cho đọc giả. Về trận này có lẽ không ai viết qua ông này.



Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức - Phần 1[quote]


http://batkhuat.net/images/hh-sd-ngaydu.jpg

Hi Dõng...
Đọc tin của mày mà nghe ngậm ngùi...xa xa trong sương mù mờ ảo, có những cánh dù lẻ loi mờ nhạt....Nghe những đ/t (Đích Thân) Tường, Phúc và thằng Thắng đã ra đi mà lòng buồn man mác phải không mày? Mày có thể cho biết thêm chi tiết và cụ thể hơn về 2 đ/t trên, trong khả năng và phạm vi cho phép được không? Thằng Thắng thì tao chưa hề gặp lại từ khi nó xếp chiến y, lấy dù bọc cái chân, cũng như tương lai của nó....Nó mất 1 giò, có lẽ vì tao, chuyện như thế này:

Tiếng rè rè trong máy truyền tin PRC25 gọi:
- Biển cả đây Đại tây Dương gọi
- Đại tây dương đây Biển cả, nghe rõ, trả lời
- 09 muốn gặp 09 alpha
- 09 al pha tôi nghe...
- 09 al pha cho tăng cường ngay thằng quai chảo ĐELTA lên ngay trên đây cho tôi...

Alpha là đ/t Phúc, lúc đó còn là 1 bông, 09 là đ/t Tường cũng vừa lên 2 bông được vài tháng....Cuộc điện đàm ngắn gọn đã quyết đinh và phủ lên tao những cát bụi kinh hoàng, những mùi vi khét cháy của chiến trường, những dữ tợn và kinh hoàng của từng trái pháo đang từng đợt nổ bùng trên đỉnh đồi 1062 thuở đó...

Tao theo chân thằng hạ sĩ xuống tận chốt để dẫn tao lên đỉnh đồi, khoác balô, nạp băng đạn, rồi kéo sụp nón sắt xuống, tao dợm bước lao ra khỏi hầm trú ẩn.....

- Khoan, gượm chút đã.....tiếng đ/t Phúc như cây gậy thọc ngang vào bánh xe đang ngon trớn, tao quay người lại, xốc cái balô trên lưng.
- Có gì không anh PHÚC ?

Ánh mắt ngại ngùng, thuơng cảm của đàn anh quét trên mặt tao lúc bấy giờ, không bao giờ tao quên, nó như thuơng xót, như dặn dò, và cũng như an ủi thằng đàn em mới toanh, lao đầu vào cõi chết, trong tiếng đạn pháo đang điên cuồng chụp xuống.Mặc dù, lúc đó 1062 vẫn còn đang mệt mỏi, khá bình lặng, 2 bên còn đang củng cố lại lực lượng, bổ xung thêm quân số, đào lại các chiến hào tang hoang, các hầm hố bị xụp, các giao thông hào được đào cho sâu thêm, các hàm Ếch được móc sâu vào lòng đất, các hầm chữ A được chấn chỉnh bồi đắp thêm, để rồi vài ngày sau đó là bắt đầu một địa ngục kinh hoàng, một trận thư hùng dữ dội, điên cuồng trên đỉnh đồi, một bên là nhừng thiên thần được bơm thổi, ca tụng trong những lời văn, điệu nhạc ở chốn bình yên....đang rúc mính sâu trong lòng đất để trấn thủ đỉnh cao chiến thuật, người ngợm thê lương, ướt sũng trong cơn mưa phùn rả rích, lê thê của miền Trung nghèo khổ....1 bên là sư đoàn 304, có lúc lại nghe xưng danh là sư đoàn đã từng tham dự Điện Biên Phủ 320, trong tầm hiểu biết nhỏ của 1 sĩ quan cầm đơn vị nhỏ nhất, tao chỉ cần biết là phải thọc súng lên, bắn từng 3 phát một, hay hò hét gào thét cho lính biết là mình còn sống để còn tinh thần giữ vững vị trí chiến đấu....

Ngày đó trận phản công tái chiếm đỉnh đồi 1062 của Cộng quân đã mang tổn thất cho cả hai bên vô số nhân mạng, bên địch, tao không thể xác đinh được bao nhiêu, nhưng trong tầm mắt của 1 trung đội trưởng, ngay trước hầm của tao là 3 xác người không còn nguyên vẹn, quần đùi, xà cạp vắt vai, cái chân văng đi dâu mất, mắt đang trơn trừng, bên khoé miêng còn rỉ giòng máu tuôn trào uất hận cho cái chêt còn quá trẻ của người "SINH BẮC TỬ NAM" ... Bên ta, tao giờ đây là trung đội trưởng...không quân, vì lính và hạ sĩ quan lớp thì nằm đó trong lớp PONCHO quấn chặt chờ khiêng, đang hít thở huơng vị lòng đất, trộn lẫn máu và đang được mẹ hiền ôm vào lòng, ru nhỏ những điệp khúc quê huơng... Lớp thì được băng bó cho lui về tuyến sau chờ trực thăng bốc ra khỏi chiến trường; điểm danh lại chỉ còn đúng 4 thằng, kể cả tao, cô quạnh, ướt sũng mồ hôi với 2 cây đại liên M60, 4 cây M79, vài bao cát lựu đạn... 8 cặp mắt trợn trừng, mệt mỏi canh chừng 1 vùng tuyến, giao thông hào rộng bao la, phải rải vũ khí, lựu đạn cách nhau chừng 10m, phải ôm súng, cứ 5 phút chạy qua vị trí mới để quan sát, để canh gác không ngưng, cứ thế tụi tao 4 thằng, phải trải qua thêm 1 đêm không ngủ nữa, phập phồng, căng thẳng dưới ánh sáng lập lòe của hỏa châu được thắp sáng bởi pháo binh, xa tít dưới chân đồi Đại Lộc...Có ai tin, có ai ngờ ? Thiên thần trên giấy bút, bây giờ là những thằng áo quần loang lổ, rách nát, nhầy nhụa đất cát, sình lầy, lem luốc như những con sâu, chui rúc vào lòng đất ướt đẫm nước mưa, và máu của đồng đội...và trung đội cùa 1 binh chủng tổng trừ bị hào hùng, cấp số lý thuyết là 42 mạng, mà thực tế giờ đây đang nghênh chiến, đối diện với tử thần chiến tranh chỉ đơn thuần có....4 thằng mệt mỏi, quên cả ăn uống đã 2 ngày.

Chuyện đó, hồi sau tao sẽ kể tiếp, bây giờ, trở lại với đ/t PHÚC....
Anh nhìn tao, đôi mắt đăm chiêu, xa vắng và nghẹn ngào, có lẽ anh đang tự xót xa sẽ tới phiên anh được điều động vào 1 lúc nào đó, khi chiến trường sục sôi.
- Đi bình yên và cẩn thận, nhớ kỹ những lời chỉ dẫn tôi đã dặn

Chỉ có thế, tao chào kính anh 1 cái, rồi lao mình theo thằng lính, sau 1 cái bắt tay thật chặt của anh .. Tình đồng đội, tình chiến hữu lúc đó không có gì tả xiết khi tiễn biệt 1 thằng em, 1 thằng bạn đi vào cõi tử sinh, có khi chỉ gặp mặt khi đã yên giấc ngủ ngàn thu, chỉ bằng 1 ánh mắt, 1 nụ cười an ủi, hay 1 cái bắt tay, biết đâu đó là lần cuối cùng....Tao còn nhớ cái kỷ niệm này với anh suốt đời...
Lên tới được hầm chỉ huy đại đội, cũng phải cả 1 tiếng, vì tụi tao phải lao qua 1 sườn dốc thẳng, đạn pháo địch xì xụp rớt vào đó, cả 1 mảng đồi trơ đất, đá đỏ lòm, chỉ còn lại những tảng đá nứt nẻ, không còn nguyên vẹn, sau tiếng nổ "xịt ....ùm" là nguyên 1 cột đất, khói phụt lên cao rồi sau đó là tiếng lạo xạo của mảnh đất đá rơi xuống trên nón sắt, trên người lả tả như những giọt mưa.

Tao cắm đầu cắm cổ, lúc phóng lên, khi nhào xuống theo từng chập pháo binh nổ, cứ nhẩm đếm từ 1 đến 20 là phải bỏ vị trí cũ, để nhào lên vị trí mới, cho dù chỗ nấp có an toàn và kiên cố tới đâu (chỉ là mấy gốc cây cổ thụ già bị pháo xé toang hoang, hay là 1 tảng đá chơ vơ, phơi mình cùng sương gió...). Mắt cứ căng ra, nhìn theo bóng dáng thằng lính huớng đạo, lòng cứ sợ bị lạc đường thì không biết đâu đường mà mò, bản đồ thì không có, vì lúc đó đã là cấp chỉ huy đâu? Thấp thỏm như đúa trẻ lên 3, đi chợ với mẹ, sợ bị lạc mẹ mìn bắt ăn thịt..... Nhưng ở đây, đâu có bàn tay người mẹ hiền nào cho mình nắm chặt ngoài vòng tay đầy gai góc, ác hiểm của đạn bom, sẵn sàng ôm vào lòng, nếu định mệnh đã được an bài và số mạng quá ngắn, được đưa vào lòng đất khi tuổi đời chớm đôi mươi. Tao thầm buông tiếng chửi thề, mỗi lần bị trượt ngã, vì chân còn mang dôi botte de saut khi còn ở THỦ ĐỨC, được đánh bóng kỹ lưỡng, còn mới toanh, xấp ngửa, bì bạch và khốn khổ vì đôi giày này, lòng rủa thầm ra trận mà mang giày bảnh tỏn, áo quần lượt là như hoàng tử đi dự dạ tiệc liên hoan ở hoàng cung, lòng thầm mong ước gì được lột bỏ nó, và thay thế bằng đôi giày bố tầm thuờng.... Vậy mà nhờ nó, tao thoát chết trong dường tơ kẽ tóc, tao sẽ phải tức tưởi, nghẹn ngào khi chưa bắn được 1 phát đạn nào và lãng xẹt như chết đuối ở lỗ chân trâu....

Sau tiếng nổ "ùm " của viên đạn đại bác, tao nhủ thầm, mình có 20 giây để lao lên vị trí mới, là 1 gốc cây to, nằm chỏng trơ giữa trời, lúc đó là vị trí lý tưởng, là chốn an toàn để nương thân, cũng êm đềm như vòng tay mẹ hiền. Tao xốc lại balô, nắm chặt cây M16 ( làm đéch gì có COLT? ) vọt mình về phía trước .... "Phạch", tiếng kêu gọn, nhem nhép vật tao nằm xấp tại chỗ, mặt chúi xuống đất, chụp nguyên con ếch về nấu canh, tao vừa kịp buông tiếng chửi thề, chửi mình chậm chạp, chửi đôi giày khốn nạn dưới chân, thì ngay trước mặt, ngay đúng vào vị trí mà tao dự định nhào tới.....1 cột đất, khói, bụi miểng vọt lên cao, kèm thêm tiếng nổ chát chúa, đinh tai..."ầm "..... Phải diễn tả bằng tiếng "ĐM nó", mới diễn tả được tâm trạng tao khi đó, xuýt chút nữa là nát như tương bần, kiếm 1 lóng xương không ra....Bỗng hiện về bóng quân trường Thủ Đức với ông huấn luyên viên dạy súng cối, hay pháo binh gì đó mà lời của ông còn văng vẳng trên tai:

KHÔNG BAO GIỜ 1 QUẢ ĐẠN LẠI RƠI VÀO 1 CHỖ 2 LẦN.....
Cái gì kia ? CÁI GÌ MÀ MỘT CHÚT XÍU NỮA, tao thành một bãi cứt trâu nhầy nhụa kia ? Tao muốn được trở về lại lớp học, để được cười ha hả, chọc quê đàn anh huấn luyện viên 1 phát:
ĐÚNG ĐÓ HLV, NÓ KHÔNG RƠI 1 CHỖ 2 LẦN, NHƯNG 3, 4 LẦN THÌ CÓ.

Loay hoay xì xụp với đôi giày, với hành trang trên vai, và cây súng chưa xài tới, tao và thằng lính huớng đạo, lúc đó mạnh thằng nào lo mưu sinh thoát hiểm thằng đó, thằng lính thì thông thuộc đường, chỉ lo cắm cổ chạy cho mau lên chỗ bắt đầu có giao thông hào, tao thì cũng quên mất mẹ nó là phải chạy theo thằng lính, mà chỉ lo...đếm từ 1 đến 20 mà đ/t PHÚC dạy, rồi lao về phía trước, tới khi tao thấy được nó, thì là lần cuối cùng và cũng là lần đầu tiên tao nhìn thấy 1 cái chết trước mặt thật lạnh lùng, khốc liêt...Thằng lính vừa nằm xuống sau 1 chặng dài đổi vị trí , thì đúng ngay chỗ nó vừa tới, bộ mặt tử thần nhô lên, đầy nham nhở, cau có và ác liệt, tung thằng nhỏ lên cao, rồi vật xuống 1 tiếng "bịch" khô khan.... Nó đi mẹ vào vùng quên lãng mà không nói với tao 1 lời, bỏ lại tao 1 mình, chơ vơ, lạc lõng giữa chiến trường, thân thể nó còn co lên, giật giật 1 hồi..... Tao bắt đầu....làm dấu thánh giá, bao nhiêu ông thánh, bà thần đều được kính cẩn lôi ra cầu khẩn xin....hộ mạng. Bây giờ chung quanh là hoang vắng, vị trí phe ta ở đâu? Có mỗi thằng huớng đạo, thì từ giã tao không 1 lời. Mẹ nó, bây giờ đi về đâu hỡi anh.... ??? Đang hoang mang, chới dới kèm lẫn kinh hoàng khiếp đảm, bỗng tao thấy lấp ló cái nón sắt và 1 bộ đồ hoa ngụy trang.... Mừng hết lớn, tao nhào lên, miệng la chói lói:
- Tôi, Tôi đây đừng bắn, đừng bắn....

Sau này tao mới biết, chỗ thằng lính bị nạn là mục tiêu cố định của địch cắm chỉ ở đó, thằng nào lấp điểm mù, lập tức thằng xạ thủ sẽ bấm cò, là chắc ăn có 1 mạng sẽ tiêu diêu...
Bài học ngày nào trong quân trường có bao giờ nói những vụ bắn sẻ bằng đại bác không giật đâu ? Sách vở nào dạy ta tránh né những viên đạn đại bác 57 ly? Và những mồ hôi đổ trên thao trường có làm vơi đi những giọt máu vương vãi nơi chiến địa ?
Sau này, chúng tao học được bài học xương máu mới toanh từ những phối hợp thần sầu của 12,8 mm với SKZ đã làm tiểu đoàn mất 2 kiện tướng đại đội trưởng là Đ/úy Ngụy văn Đàng, từ 30 chuyển qua 33, đang bàn giao Tr/úy Tống Thanh Thư 34 khóa 26 Đà Lạt, mà sơ ý , để cần antenna lấp ló ngoài miệng hầm, địch quan sát được, đoán biết là hầm chỉ huy, tràng đạn đại liên từ 1 ngọn đồi cao hơn 1062 lên những tiếng dòn tan, cày lằn đạn sát miêng hầm, tạo thành những tiếng " dzụt dzụt ", phe ta còn đang ngơ ngác, và đang tiến hành thay thế vị trí chiến đấu, không thèm để ý, vì tưởng rằng đó chỉ là tràng đạn bắn vu vơ như bao lần "huởng thụ " khác ...Tiếng oanh vàng của 12,8mm vừa dứt là nhịp đàn dữ dội của đại bác 57 lên tiếng ngay theo, đúng ngay vào chỗ những viên đạn 12.8mm vừa để lại, ngay chóc miệng hầm, xụp cả một mảng giao thông hào đào sâu gần 2m...

Sig Sauer
02-21-2018, 03:10 PM
Máy truyền tin của tiểu đoàn gọi tới tấp, tiếng tiểu đoàn phó, Th/tá Nguyẽn thanh Vân gọi dục dã, rồi sĩ quan ban 3, rồi tần số của Tr/tá Đồng, tiểu đoàn trưởng quát tháo om sòm...hoàn toàn im lặng vô tuyến, không 1 âm thanh trả lời, ngoài những giọt mưa sụt sùi, tiếng xào xạc của những tấm PONCHO... Bà mẹ, quê huơng đã buông tiếng thở dài, ngậm ngùi cúi xuống bên 2 đứa con thân yêu không còn oán hờn, bỏ quên chiến bào, buông rơi vũ khí, để lại anh em và đồng đội, rũ sạch bụi trần, khoác lấy chiếc cánh dù, bay lên, cao mãi, cao mãi và cao mãi.....


Trở về với chuyến tăng cường của tao, bằng hết sức bình sinh và bằng ý thức sinh tồn, tao phóng người về phía trước...cuối cùng, tao cũng nhào vào được chiến hào, mệt nhoài, kiệt sức, tao nằm vật xuống khoảng trống được bao quanh bởi 2 bờ đất cao ngút, mắt vô thần nhìn xác thằng lính dẫn tao lên, tiếng xôn xao trong giao thông hào cũng không làm tao nhúc nhích...Có tiếng chân bước lại gần, rồi 1 cái đá nhẹ vào chân:

- ĐM dậy đi cha nội, nằm hoài sao?
Cha nội, vì thằng lính không biết là thằng nào còn ngắm ánh mặt trời ngòai kia, thằng nào đang thở dốc như bò rống ở đây? Tụi nó chỉ biết có 1 thằng bị 57 cho đi đái, còn 1 thằng đang nằm mà coi thằng kia...đái, trông tức cười quá.
- Hết chỗ chơi, nhè ngay thằng 57 mà giỡn mặt . Eh! mày thuộc trung đội mấy?
Tao lồm cồm bò dậy, thằng lính ngờ ngợ, cùi bắp đâu có thằng nào mang botte de saut da vậy cà? Nó nhìn kỹ tao lần nữa, ánh mắt lần xuống cổ áo, rồi chụm 2 chân cái cộp, tay đưa lên vành nón, miệng cười cầu tài....
- ĐM, giờ này, vị thế này mà còn chào với kính. Tao nghĩ thầm rồi đưa tay chào lại.
- Anh làm ơn chỉ đường, hay dẫn tôi lên gặp Đích Thân đại đội trưởng, tôi là Ch/úy Dương.
- Dạ, Đích Thân theo tôi.


Dứt lời, thằng lính lom khom chạy trong khoảng giao thông hào hẹp, tao cũng lum khum chạy theo, mặc dù giao thông hào cao quá đầu người gần 1 cánh tay, vừa chạy, vừa tò mò đưa mắt nhìn xung quanh, đoạn giao thông hào chia thành nhiều nhánh, ngoằn nghoè, chằng chịt, cứ vài thuớc là 1 khúc cua gắt, ở mỗi khúc cua là 1 cái hầm cho thằng lính, miệng hầm thấp tủn chỉ vừa cho 1 thằng lùn chui lọt, giữa những khúc quanh khoét những bệ nhô ra ngoài như bậc thang, là chỗ cho lính leo lên, thò cái đầu lên quan sát vài giây, rồi thụp xuống, vì lơ mơ và lạng quạng là nghe tiếng "cắc bù" của những tay thợ săn, mà con mồi là con người bên kia ý thức hệ, bên kia chiến tuyến, biết cục cựa, có linh hồn và có tên trong cuốn sổ tay của Nam Tào Bắc Đẩu ... Lính cũng có nhiều thằng tinh nghịch, treo nón vào đầu nòng súng, giơ lên cao, quơ qua, quơ lại chơi cho đến khi cái nón văng ra, hay nghe một tiếng "xoảng" là lại cười lên ha hả: "tao có đồ chơi rồi" rồi lò mò leo lên, ra nhặt lại nón sắt, nhảy xuống hầm, kiếm cục đá, hay cục gạch, đập lại cái lỗ đạn xoi, rồi lại đội ra ngoài nón nhựa, coi như 1 kiểu trang sức thời trang hết biết, nhiều khi viên đan xé rách 1 đường dài, không thể tái chế lại được, là lại xổ cả tràng chửi thề vu vơ tục tĩu... Lính là thế, trong chiến trường đầy gian khổ và nguy nan, họ không còn cách nào khác, là vui chơi, đùa giỡn vô tư, bạt mạng, không biết vì khí chất anh hùng, coi thuờng sinh tử, hay chỉ là cách để giải tỏa âu lo khắc khoải đang đè nặng tâm tư.... Nếu mày có gặp nhiều thằng tưng tửng, ngông nghênh... lúc nào cũng ăn nói bạt mạng, không kiêng nể quỉ thần, không rào đón lễ nghi...có phần chắc, là thằng đó từng chui qua lò lửa chiến chinh, đã từng sống sót trở về từ mịt mù khói súng, và đã từng ngậm đắng nuốt cay 1 khoảnh đời .... Ngang qua 1 khúc cua, tao thấy 1 cái hầm lớn hơn mọi cái mà tao đã đi qua, có tiếng nói vọng ra:
- Phải Ch/úy Dương không? Dô đây.
- Ông Phước đó Đích thân. Thằng lính nói.


Tao cúi người, chui vào, đang ở ngoài sáng, chui vào chỗ tối, mắt đách nhìn thấy gì, nhưng theo phản xạ, tao chụm chân chào, trình diện đúng bài bản:
- Ch/úy PBD, số quân......đđ 31 trình diện Đích thân...

Thằng Ch/úy PHƯỚC khóa 6/72 khăn nâu, mày có nhớ ? Con bà nó, ra trường trước có mấy tháng chứ bao nhiêu, vẫn ngồi trên ghế đẩu, trước cái bàn nhỏ xinh xinh do lính làm cho, chào lại tao, đách thèm mời ngồi, làm tao nghĩ thầm trong bụng "thằng này khá quan liêu", khinh khỉnh nói:
- Tôi có lịnh, bố trí vị trí cho anh đêm nay, anh chờ 1 chút sẽ có người đưa anh ra chốt.


Nhảy dù là vậy, đàn anh là đàn anh, không có nhập nhèm mày tao chi tớ khi mới sơ giao được... nhưng chỉ hơn 1 tuần sau, tao với nó đã mày tao như đã quen nhau từ thuở nào, trong đêm tao đem quân lên tiếp viện giữa đường, kéo theo được vài thằng đang co ro trong 1 hốc đá, cả trung đội 3 của mày, ôm trọn 1 tràng pháo, tan hoang, xơ xác, dọc đường tao còn đá thằng xạ thủ đại liên đang nằm 1 đống ngáng lối đi miệng la lớn:
- ĐM dậy, phải chạy qua khúc này cho mau, không thôi chết mẹ cả lũ bây giờ !!!
Thằng lính nằm yên, tao co chân đá thêm 1 cái nữa, miệng vừa "Đù..." chưa hết chữ thì bóng hỏa châu xuyên qua kẽ lá, xoi vào mặt.... Không, xoi vào 1 cái mặt nạ da người, nhăn nheo, méo mó, không còn mảng tóc...mảnh đạn đã sớt ngọt một nửa đầu, óc trắng văng tung tóe, nhầy nhụa và máu đang tuôn có vòi từ cổ áo.... Tao quay đi, nuốt ực ngụm nước miếng để trôi đi cảm giác buồn nôn đang lăm le chực trào lên miệng, lại hét to lên như đế tự trấn tĩnh chính mình:

- Đi, Đi, mau lên, thằng nào nhát ở lại chết ráng chịu...


Rồi băng mình trong đêm tối, vớ 1 khúc giây leo, đạp mạnh chân leo lên 1 khoảng dốc, rồi quay lại đưa tay cho thằng đằng sau nắm, kéo nó lên... Có tiếng kêu thốt từ miệng thằng tao đang kéo:
- Dương !!
Tao chớm giật mình, có thằng lính nào trong đơn vị tác chiến gọi tụi mình bằng cấp bậc đâu? Huống hồ thằng này lại gọi tên tục của mình ra nữa, chưa hết thắc mắc, thì cũng giọng nói ấy nhẹ nhàng:
- Tao 36 đây (sau này PHƯỚC nắm trung đội 3 của mày )
- 36 hả! Tôi tưởng đ/t đi lâu rồi chứ ?
- ĐM ăn nguyên 1 tràng pháo vào giữa tr/đội khi đang tới khúc hồi nãy, banh xà rông ráo trọi rồi ! Tao chui vào hốc đá trốn, tắt luôn máy PRC 25 để ông Tường (ĐĐT) không gọi được, nằm im chờ trời sáng mới mò lên, hay chờ nó ngớt pháo mới lên ai dè gặp mày tới....


Giọng PHƯỚC còn run, chân bước còn ngập ngừng. ĐM nó, tao hay mày, hoặc bất cứ tay chơi nào khác đang di chuyển bình thuờng, đột nhiên có tiếng nổ ngang tai chát chúa, ầm trời, khói bụi mù mịt, mấy thằng chung quanh đâu mất tiêu. Nhìn quanh thì thấy thằng thì du dưa tòng teng trên nhánh cây, thằng lủi đầu vào bụi rậm, thằng nằm tại chỗ một đống, đưa cái mặt mất một nửa đầu về mình, nhe răng cười.....Đếch có thằng nào la được 1 tiếng, dù là tiếng má ơi, chết con.... còn đi được như nó là hay quá rồi còn gì nữa, không...đái trong quần là còn may ....


- Mày đừng nói cho ông Tường cái gì nhé, nhất là chuyện tao chui núp trong hang....
Tao nhìn sâu vào mắt Phước quắc mắt , giọng cáu kỉnh:


- ĐM mày coi tao là...thằng gì? Lo mà chạy khỏi chỗ này đã, không chết mẹ nó cả nút bây giờ, mọi chuyện khác tính sau !!!
3 ngày sau, nó vĩnh viễn chào quốc kỳ, quay mặt ra đi và không bao giờ trở lại.....

Sig Sauer
02-21-2018, 03:30 PM
Và trong đêm đó, trên người chỉ có dây ba chạc, 2 cấp số đạn cùng 1 bao cát lựu đạn, 1 lần nữa tao lại trở lên vùng địa ngục với trọng trách....nạp mạng cho tử thần xơi thịt, với bữa tiệc hừng hực lửa âm ty....Ba lô, đồ cá nhân bỏ lại chốt, theo lệnh trang bị nhẹ hỏa tốc lên tuyến đầu, bắt tay cùng 18 LÂM QUỐC HÙNG vừa bổ xung uư tiên hành quân sau đợt nghỉ phép, trải tuyến phòng thủ mong manh, chờ địch đến....bịch gạo xấy không màng ngó dến, bụng tóp teo như vòng eo hoa hậu toàn quốc, sống bằng hơi thở và sương trời, toàn thân mệt mỏi rã rời, căng thẳng mà chớ hề dám ngả lưng tìm giấc ngủ, dù chỉ 1 phút giây....Tao và Hùng thân thuơng nhau từ dạo đó, không còn khoảng cách đàn anh đàn em và lính của nó đã bắt đầu nhìn tao với cặp mắt khác, chứa đựng trong đó sự tin tưởng và thuơng yêu được vun đầy .....
Lại ngược về cái hôm được gọi tăng cường lên tuyến, tao được 1 thằng trung sĩ dẫn tuốt luốt đi đâu xa....cả cây số, chỉ cho cái hầm chữ A , đã có 2 thằng lính đứng chờ, mắt nhìn trân trân dò xét, lính trung đội 2 của thằng Thắng 27 có vẻ coi thuờng thằng Ch/úy chưa 1 ngày cầm quân, chưa có trung đội chính thức, chỉ đi theo tập sự với các Tr/đội trưởng, ngác ngác ngơ ngơ, tụi nó không buồn phục vụ như đối với các quan khác.....Một thằng buông tiếng hỏi:
- Chuẩn úy, đêm nay mình gác ra sao?
Mẹ nó, thay vì hỏi "tụi tui ", thì nó trớ ra "tụi mình", có nghĩa là có luôn cả tao trong đó, tao ngây thơ:
- Thì.... chia ra mỗi thằng gác 2 tiếng, ngủ 4 tiếng, rồi lại thay phiên gác cho tới sáng chớ sao !
Hình như tao linh tính tụi nó quay lưng đi giấu nụ cười, nháy mắt với nhau, con bà mấy thằng láu cá láu tôm... Thế là đêm đó tao chong mắt gác và nghe trong hầm tiếng thở đều đặn của 2 thằng mà không hề thắc mắc, vả lại có canh gác thì mới biết chắc là mình đang còn sống, chứ còn...ngủ, thì biết đâu khi thức giấc mới biết là mình mất mẹ nó ...cái đầu !!!
Một tiếng "bịch" khô khan ngoài tuyến.. tao căng mắt, mở chốt an toàn khẩu M16, gờm gờm, rồi có chuyện rồi, xuyên qua bóng đêm vạn vật vẫn im vắng, gió thổi bụi cây trước mặt lao xao, tao căng thẳng chờ, tay đặt vào cò, tay nâng súng đặt vào vai, mắt nhắm vào lỗ chiếu môn xuyên qua đỉnh đầu ruồi....1 phút, 2 phút... thời gian như ngưng lại....chỉ nghe tiếng thở mình phì phò, căng thẳng, dập dồn... vẫn không có gì...
Có tiếng động nhẹ dưới giao thông hào, tao giật mình chuyển tầm quan sát xéo xuống, từ từ hạ nòng súng, không lẽ địch đã xâm nhập sát sườn? Có tiếng tằng hắng, rồi 1 giọng nói tiếp sau:
- Ê, thằng nào đó ? Tao đây đừng có mà nổ bậy nghe mày !
Tao thở phào, người nhẹ hầng như trút được gánh nặng ngàn cân !
- ĐM thằng nào, giờ này làm cái c..c... gì mà mò mẫm tới đây ?
- Tao chọi cục đất cho mày tỉnh ngủ, thèm điếu thuốc, có cho tao vài điếu....
Tao móc túi, lấy gói Capstan đưa ra, 1 vi phạm tiêu lệnh canh gác trầm trọng, nhưng biết làm sao hơn! Trong cô đơn tĩnh mịch, còn người bạn thân thiết nào sát cánh hơn là điếu thuốc, vả lại biết đâu ngày mai, hay chỉ 1 lát nữa thôi, là đách còn hơi thở để mà hút với sách !! Chỉ có điều là làm ơn chụm lại giấu đốm lửa trong lòng bàn tay khi rít 1 hơi thuốc....
- ĐM sang thiệt, chơi Capstan lựng, mày mới được tăng cường, sao mặt mũi lạ quắc, tên gì mày ?
Lại 1 hiểu lầm...tao khoái khoái, không muốn cho thằng ba trợn này biết mình "là Chuẩn úy của quân lực VNCH "...
- Tôi là D, mới tăng cường hồi chiều...
- Gác cho đàng hoàng nghe mậy, đừng có ngủ gục là bị thiến dái. Có sẵn lựu đạn để bên cạnh không? Có chuyện, đừng nổ súng bậy bạ, cứ tương lựu đạn ra, mày mà bắn, lửa khè ra khỏi nòng súng là ăn B40 chết mẹ nhe con. Thôi tao về chỗ gác đây...
Không cần cám ơn, không cần biết thằng mình nói chuyện là thằng nào, không cần quen hay biết, mẹ bà, thằng hảo hớn này thiệt ngang tàng khí khái thiệt; thằng lính quay lưng, đế lại 1 bệt khói phủ kín 1 khoảng giao thông hào, và cũng để lại cho tao 1 bài học mới trên chiến trường: súng là để cầm chơi, cho tay chân đỡ trống trải thôi, còn thì cứ chơi lựu đạn cho nó chắc, không bị lộ vị trí mà tiếng nổ lại còn làm mình yên tâm, bình tĩnh hơn...
Từ lúc đó, tao có trò chơi mới, thỉnh thoảng móc cục đất vo tròn, ném qua mấy ổ gác kế cận, chọc phá nhau suốt đêm, thử hỏi có trò chơi nào ngu ngốc, liều lĩnh, cũng như đầy nguy hiểm hơn thế ? Đó, cuộc sống về đêm của lính là như vậy, tỉnh bơ bỏ chỗ gác qua chuyện gẫu vài câu, thuốc hút như khói tàu, lập lòe như đom đóm suốt đêm, thằng bắn sẻ nào dại dột mà cắc bùm là còn ngu hơn thằng đốt điếu thuốc, cả 1 vệt lửa dài thòng phát ra từ nòng súng là chứng cớ tai hại làm mồi cho M79, M72 làm thịt nát xương....Mà...trên đời, chưa chắc thằng nào ngu, hay khôn hơn thằng nào, mày nhỉ....
Cái chết 1 chiến hữu...

Đang mơ màng, miên man với những suy nghĩ, tiếng thằng máy gọi giật:
- Đích thân 09 gọi ông nè 27
- Thái Bình nghe Đại Tây Dương, đây 27...
- Đã gặp 27 alpha chưa?
- Nó đang đứng cạnh tôi đây đích thân.
- Tốt, bây giờ anh chuẩn bị con cái phối hợp thằng 36 sẽ qua trong 10 phút nữa, bung về phía trước đi làm ăn, lượm củi về xài, balô để tại chỗ, trang bị nhẹ, để lại vài thằng coi nhà, thằng 27 alpha phụ trách, cho mấy thằng con tháo gỡ đồ chơi phía trước, bao giờ gặp 36 báo cáo.....
- Nghe rõ !
Quay sang tao, Thắng nói:
- Không có giờ dẫn ông đi 1 vòng rồi, theo lệnh, ông ở lại coi nhà, tính dẫn ông theo chơi cho vui mà không được...
Trời đất, đi tapis súng đạn nổ ào ào mà còn rủ nhau đi.... cho vui, cha nội này thiệt mang giòng máu nghệ sĩ !!! Đếch nghĩ tới chuyện thương vong hay đổ máu, coi như dẫn lính di nhảy đầm, ra piste lượn vài vòng be bop lả lướt , thiệt tình !!
Tiếng xôn xao, cùng những tiếng "bịch bịch" làm tao quay lại, cả 1 toán quân nai nịt đang nhẩy xuống giao thông hào, mấy thằng lính gặp nhau, cười giỡn chí chóe, tiếng chửi thề um cả 1 góc trời...
Đích thân Phước 36 tới, chào Thắng 27...tao chụm chân, chào trước hết, Phước hỏi:
- Xong chưa? Đi
Thắng cầm ống liên hợp, báo cáo lên 09 đại dội trưởng, nó đi xa một chút để nhận lệnh, Phước ngoắc tao lại gần, cởi balô, lôi ra 1 gói NYLON:
- Eh Dương, tao nhờ mày giữ dùm tao cái này được không?
- Được quá đi chứ, mà cái gì đó?
Phước trầm giọng, như linh tính 1 điều gì :
- Trong đó tao có ghi địa chỉ, 12 cái thư tao viết sẵn, 1 vài đồ lặt vặt, nếu...tao có gì, mày cứ mỗi tháng gởi về cho má tao 1 lá thư...
Tao rợn người, mẹ pà thằng này ăn nói quái gở, xui thấy mẹ, lão thần chết nghe được lần theo thì bỏ bú !!
- Mẹ mày nói gì kỳ cục, tao đách nhận đâu, mày cất vô balô đi,lát về gặp lại, tao qua hầm mày nói chuyện....
Đôi mắt PHƯỚC thật buồn, đỏ ngầu vì thiếu ngủ, dáng điệu phờ phạc, thất thần, xuống sắc thấy rõ... Có tiếng xè xè trong máy, thằng máy nghe rồi đưa cho Phước, nó cầm đưa lên tai:
- 36 tôi nghe..
- Con cái sẵn sàng chưa? Phối hợp cùng 27, chia làm 2 cánh, sườn bên phải là dốc đứng có 12.8 ly đặt trên đó, cẩn thận, bên trái là dốc xoai xoải, nương theo đó làm bàn đạp, chia mấy đứa con làm tổ tam tam, anh đảo 1 vòng kiểm tra súng đạn đầy đủ rồi lên đường, liên lạc và báo cáo thuờng xuyên, nghe rõ trả lời ...
- Nghe rõ 5 trên 5 đích thân.
PHƯỚC trả ống liên hợp cho thằng máy, cầm bịch nylon lúc nãy trao cho tao, đặt balô xuống, mở nắp nhét vào trong rồi nói:
- Tao để lại chỗ mày, coi cho tao, lát nữa tao về lấy, thôi tao đi.
Chống tay trên miệng giao thông hào, PHƯỚC nhẩy lên, tay ngoắc lính:
- Lên !!
Những bóng người lần lượt lao qua tuyến xuất kích, súng cầm tay, mỗi thằng lính đều mang theo 1 bao cát nặng chịch, tao ngó theo không biết là tụi này làm cái đách gì, ở đây đâu có cần bao cát che hầm, đâu có cần che chắn làm tuồng như mấy cái hình hầm chiến đấu như trong phim ảnh thấy trên báo chí hậu phương ? Sau đó, mới biết đó là đồ chơi chiến tranh cúa lính nhẩy dù: toàn là lựu đạn và lựu đạn....
Tiếng súng nổ kéo tao về với hiện tại, đang mơ màng với triết lý vu vơ....Đụng rồi ! những tiếng nổ ì ầm chát chúa, tiếng đạn dòn dã lạnh lùng của AK, tiếng ào ạt xé gió của M16 ....Tiếng trung liên nồi RPD của địch như điên cuồng, như phẫn nộ kéo dài liên miên, ầm ...ầm ...tì tạch...tì tạch.....Cả một đất trời xôn xao, cả một vùng rực sáng khói, lửa, cát bụi mịt mù phía trước, con bà nó mới xuất quân chừa đầy 10 phút !!! Thấp thoáng lờ mờ trong ánh nắng xuyên qua cành lá, 2 thằng lính đang tất tả chạy về, 1 thằng khoác tay lên vai thằng kia, bước loạng choạng, thằng lính thả bạn ngồi bệt , dựa vào gốc cây thở hổn hển, trỏ tay thằng đang chân co, chân duỗi, nửa nằm, nửa ngồi:
- Trung sĩ CHÁNH.... bị rồi Chuẩn uý
Tao trố mắt, ngây người nhìn thằng bị thuơng 1 tay đang bụm cổ, 1 tay đang lần xuống dây ba chạc tìm băng cứu thuơng, máu đang trào ra thấm đỏ, len qua kẽ tay chảy ròng ròng thấm đầy cả áo, có giọt rơi vãi trên đất , chỗ nó đang ngồi !
- Chuẩn....úy
Máu lại phọt ra theo từng tiếng mà thằng Trung sĩ đang cố gắng nói, âm thanh khè khè, nghèn nghẹn trong cuống họng, thằng này bị thuơng nặng quá. Tao khoác tay cho nó không nói nữa, bị thuơng mà còn lắm mồm !...Kêu 2 thằng tải thuơng trung đội 4 cho nó lên băng ca tải về tuyến sau, chỗ đại dội đang trú đóng, chờ toán tải thuơng đi xa, thằng lính cõng đồng bọn bị thuơng về, nhớm bước quay mình định chạy trở lại vùng chiến đấu...Tao chộp vào lưng, níu nó lại hỏi thăm tình hình....

Sig Sauer
02-21-2018, 06:17 PM
- Trung sĩ Chánh dẫn đầu toán khinh binh, đang phạt dao vào 1 bụi rậm, rẽ đường tiến, em cách xa ổng khoảng 1 m, nghe 1 tiếng ầm dữ dội, nhào mình qua 1 bên, chỉa súng về phía trước bóp cò, Trung sĩ Chánh quay lại, tay trái khoác tay về phía trước, tay phải ria 1 tràng mở miệng đốc thúc anh em lên....em thấy âm thanh ổng kỳ kỳ, nghẹt nghẹt, nhìn kỹ máu đang xịt ra từ cổ, em chỉ tay vào ổng xỉa xỉa, Ổng đưa tay lên quẹt cổ đưa trước mặt ngó rồi...xụm xuống, em lao lên xốc nách ổng rồi lui về...
Tiếng nổ vẫn rộn ràng phía trước, nhưng lần này không còn nghe tiếng súng nhỏ cắc ké của cá nhân nữa, thay vào đó dường như là tiếng nổ trầm, và...buồn của lựu đạn...
- Ông đích thân 27 mày đâu? Có sao không ?
- Lúc em kè Tr/sĩ Chánh, ổng ở xế xế bên trái xua tay biểu em đi cho gấp !
- Có ai bị sao nữa không?
- Em cũng hổng có biết nữa....
Giọng Nam rặc của thằng lính còn trẻ măng, cho tao biết là không còn có thể "khai thác" được gì nữa, nên nói:
- Thôi, mày lên đi.....
Bồn chồn nóng ruột như....gái phải...địt, tao xàng qua xàng lại trong giao thông hào, tìm những vị trí tốt có thể quan sát được, mà...có thấy con mẹ gì đâu, cả 1 rừng cây còn hoang sơ trước mặt, có chăng là thấy những giọt nắng xen qua cành lá, là những bụi cây lao xao, rung ring trước mặt, điểm những đốm sáng lung linh và những điệu múa lả lơi trên chiến trường, tao nhẩy đại ra khỏi giao thông hào, chạy về phía trước tìm 1 gốc cây cao định trèo lên mà ngó.... Thằng lính chạy theo, níu áo tao lại la lớn:
- Ông làm gì vậy? Trở về ngay, lệnh không cho ông rời tuyến !
Mẹ con pà nó, cha đại đội trưởng LÊ BÁ TƯỜNG, đích thân 09 quá kỹ, cắt hẳn 1 điệp viên theo dõi, dòm chừng và bảo vệ, mà tao đâu có biết ? Tao tiu nghỉu xìu như ....củ cải khi xong việc:
- Thì....thì...tui muốn leo lên coi cho thấy...
- Cái gì, giỡn sao ông ? Tên bay, đạn réo, leo lên chỉ tổ tụi nó cho ông rụng như trái mít ....
Vẫn ì ầm phía trước, vẫn sục sôi rực lửa ngoài kia, ở phía sau này, tao như thằng mù...nghe gió kiếm, có gì đâu mà nóng nảy, lát nữa thôi, chỉ 1 lát nữa thôi là tao được hân hạnh quăng thẳng vào lỗ lửa đỏ lòm thôi, ráng chờ 1 chút !!!! Ngây thơ và hồn nhiên như thuở nhỏ, trèo lên cao coi múa lân, làm như đánh giặc là màn trình diễn ông địa với kỳ lân nuốt pháo tùng tùng xèng ...!! Lại 1 thằng lính chạy ngược về, hớt hơ hớt hải, hộc tốc hào hển nói không ra hơi, tao nhào lai :
- Cái...gì?
- Ch/ úy ....ông...ông PHƯỚC 36 ổng.....
- Ổng ra sao? ĐM mày cà lăm nóng ruột chết mẹ được !
- Ổng ngú hay sao đó, ngồi 1 đống chả nói gì, cả trung đội nằm im chờ lịnh mà ổng tỉnh bơ, ngồi bó gối ngủ, tụi tui chờ thấy mẹ không thấy ổng nhúc nhích gì hết, nên Trung sĩ DUY, trung đội phó kêu tôi về xin chỉ thi......
Tao linh tính có chuyện gì kỳ cục, quên cả mệnh lệnh phải nằm tại chỗ, quên cả thằng lính theo dõi mình, túm cổ lôi xềnh xệch thằng lính mới chạy về:
- Đâu, đâu, ổng ở đâu? Mày dẫn đường cho tao mau lên.
Chạy 1 hồi lên phía trước, gặp lổn nhổn mấy thằng lính núp sau gốc cây, tao mặc kệ lao về trước....thằng lính kéo lưng làm tao chúi nhủi vào 1 gốc cây khác :
- Đó, đó, ổng kia kìa Ch/úy, đang ngồi kia kìa !!
Thấy 36, vâng, đích thân PHƯỚC đang ngồi bó gối gục đầu trên cánh tay....mà ngủ, y hệt như hồi ở quân trường, ngồi ngủ gục ngon lành trên bãi tập.....Tao trườn lên dè dặt từng cen ti met...1 tràng đạn xé không gian, cày đất bụi tung tóe trước mặt, và bên hông, hú hồn hú vía, đạn né người hay người né đạn? Viên đạn không có mắt hay tao...né tránh giỏi tài tình? Tao bò tới gần 0.5m, rồi 1m, lấy tay chụm miệng tao la:
- 36, 36 .....Phước, Phứơc ...
Thằng...con....pà, huynh trưởng Phước vẫn im ru, không thèm trả lời, không thèm quay lại, thằng...cà chớn....Tao bò lại gần hơn nữa, lấy tay đặt trên vai lay nó .... Tấm bản đồ rơi ra trên tay, Phước nghiêng người đổ xóng xoài trên mặt đất, mắt vẫn mở, miệng mím chặt , nhìn vào cõi xa xôi..... Tao quì gối, lay lay mãi miệng gọi tên nó liên hồi, thấy vô ích, tao xốc nách tì người, kéo nó về phía sau.....Bàn tay nhơm nhớp nhầy nhụa, tao chùi vội vào ống quần, rồi đưa lên xem.... máu....lại máu..... Nó trúng 1 viên đạn trổ từ hông sườn phải lên tới bả vai, chết tự lúc nào .......
Đích thân 27 lâm nạn
Cái áo giáp vô dụng, chỉ có tác dụng cản miểng pháo, chứ đạn bắn thẳng, trực xạ là....xuyên tuốt luốt , vả lại, viên đạn xeo xéo, lựa cái chỗ mà 2 mảnh giáp được nối với nhau bằng 1 lớp vải nylon mà chui mẹ nó vào....Tao vuốt mắt nó, miệng làu bàu chửi đổng:
- Mẹ bà mày, xúi quẩy, nói toàn chuyện xui tận mạng, chưa gì đã trăn trối, con...c gì , ra trận còn bày đặt dở bản dồ ra xem như là ngồi nhà đọc báo...chết đéo gì mà chồm hổm như ngồi...gãi háng, ĐM mày, ĐM mày PHƯỚC...
Nước mắt tao nhỏ dài trên gương mặt buồn xo cúa nó, bàn tay mum múp, mượt mà như con gái của nó buông xuôi, không biết có bao giờ bàn tay này được 1 lần vuốt dài trên một mái tóc thề, có bao giờ nó được vân vê những chiếc lá....điêu bông trong quần phụ nữ, có bao giờ nó ve vuốt trên bầu ngực căng tròn sức sống của đàn bà?...Hết rồi, không còn nữa...trực thăng đã chở mày về sơn màu tang trắng, đất trời đã đảo lộn tiễn đưa một linh hồn...... vĩnh biệt mày, thằng con..c đích thân 36 của đại đội 31, Tiểu đoàn 3 Nhẩy dù.... Vĩnh...biệt....mày....!!!
Bài điếu văn của tao có hay, có dài cách mấy cũng đếch làm nó sống lại được, chỉ làm lòng mình chùng xuống, chỉ làm hồn mình thêm bâng khuâng....Tao thẫn thờ lê bước về tuyến mà hồn rỗng tuếch, chơi vơi....
Thằng máy khều khều, đưa tao ống liên hợp, tao ngạc nhiên, làm đếch gì có lính, làm đếch gì cầm quân mà có ai gọi?
- 09 gọi ông nè Ch/úy
- 27 alpha tôi nghe....
Một tràng những tiếng không hay ho gì được xổ tràn lan trên máy, xối xả, tràn lan và tới tấp:
- Đù mẹ anh nghe, ai cho anh rời bỏ tuyến, ĐM ai cho anh lên trên đó, ai cho anh....????
Ôi thôi cả 1 đống tiếng nước ngoài, tiếng Đức, tiếng Đan mạch, cả những con chim bồ câu (bú...c ) được thả ra, bay vô tội vạ trong không gian.....
- ĐM, tôi cho anh ký củ về cái tội không tuân lệnh thuợng cấp.
Tao nóng máu:
- Ê, xin lỗi ông nghe, chị hai tôi còn đáng tuổi má của ông, ông không có chửi nghe. ĐM ông, có ngon thì lên trên này coi thằng 36 chết, ĐM rúc dưới hầm, la lối mà chỉ huy...như cái con..c tôi nè, củ gì thì củ, có cái củ...c tôi nè lấy không ?.
Tao quăng ống liên hợp cái cạch, thằng máy trố mắt chết trân, cả bầy lính nhìn tao như quái vật, ái ngại.... Từ đó, cha nội Tường ghim tao, chuyên nhè tao vào những chỗ sinh tử nhất, gian lao nhất và đì tao đi xa đại đội nhất....
Chiều hôm đó rút quân, tao về lục balô thằng Phước, lấy ra bọc nylon cho vào balô mình, chiếc áo len sặc sỡ, chắc của má nó đan, còn thơm phức, quyển sổ nhật ký còn dang dở, mẹ thằng này, ra trận còn nhật với ký ! ký thế đách nào, lại nhè sổ của Diêm Vương mà múa bút ! 1 bộ đồ trận, vài đôi vớ, ngoài ra không còn gì, tao đóng nắp, trả tất cả về đại đội. Cả gia tài 1 đời người của thằng lính trận, thật nhẹ hẫng, thật buồn tênh........
Thắng bảo đệ tử pha càphê... bếp lại là 1 trái lựu đạn được bỏ chốt , tiếng lửa khè nghe phát khiếp, thằng lính hơ ca bi đông vài phút thì nước sôi, đổ vào chiếc vớ đựng càphê còn bao nhiêu, đổ vào bịch gạo xấy rồi lại cặm cụi âm thầm nấu ca nước khác trên cùng trái lựu đạn đang xì lửa...
Nó nói:
- Mẹ bà nó, không hiểu địch chơi loại vũ khí gì lạ lắm, bắn không có tiếng động như M79, nổ như tạc đạn, mà chuyên môn nhẩy trên đầu mà nổ, chắc chắn không phải B40, vì tầm sát hại không ghê ghớm bằng, vả lại B40 đách gì mà nhiều thế, cứ vãi ra đều đều, mẹ từ lúc đung tới giờ, nghe AK rất ít, chỉ toàn là RPD trung liên nồi, và loại vũ khí này không à !! Không biết ngày mai có nhích lên được chút nào không, chứ hôm nay thì kẹt cứng !!! Ngày mai, Trung sĩ Duy cầm quân bên cánh Tr/đ 3, mắc công tao, thế nào ổng (09) cũng kêu tao coi cả 2 Tr/đội ( Th/úy 18 LÂM QUỐC HÙNG đang còn đi phép Saigon ), đêm nay mày ngủ hầm của tao....
Đã quá, lần đầu tiên trong đời quân ngũ, tao thẳng cẳng đánh 1 giấc dài, không phải gác, không phải có trách nhiệm gì lôi thôi, ngủ êm đềm, ngủ có người canh cho mình như 1 ông tướng !... Ngủ ngon lành, ngủ hồn nhiên không mộng mị, tạm quên đi khói lửa của trần gian.... Mở mắt ra, trời còn xẫm tối, nhìn đồng hồ 6.30 sáng, Thắng đi đâu đó, kiểm soát tuyến, thằng máy hỏi tao mưốn uống ca phê, nó pha cho tao và Thắng chung 1 ca bi đông nóng hổi.... Khi Thắng trở về, tao đang ngồi co ro, bó gối trước miệng hầm đang phì phò điếu thuốc lá đầu ngày, nó nhìn tao, ái ngại rồi nói:
- Mày có chuyện rồi đó Dương, lên TOC (hầm chỉ huy ) đại đội trình diện đi, ông Tường kêu mày đó !
Tao mường tượng ngay cuộc đối thoại hôm qua trên máy, chép miệng thở dài:
- Mẹ nó ra sao thì ra, chốn này là cuối tầng địa ngục rồi, còn cái lỗ chó nào mà chui nữa.....
Khoác dây ba chạc, cầm vội cây súng, tao đi về hầm chỉ huy, sẵn sàng ký dăm ba củ đầu đời.....
Tiếng rít của đạn pháo nổ ầm gần phòng tuyến, tao chao người, không phải là lúc nghĩ tới củ với kiếc gì nữa, vấn đề là phải làm sao phóng lên cái hầm của đoạn giao thông hào đầu tiên, nối liền với tuyến đầu xuất phát, mọi dây thần kinh đều căng thẳng, mọi cơ bắp đều sẵn sàng để nhào tới, nằm xuống, rồi lại nhổm dậy mà đi tiếp cho trọn quãng đường trần .... Cuối cùng, cũng lên được tới nơi, tao chui vào hầm, chào rồi đứng trân người đợi chờ giờ phán xét .....
- Anh chuấn bị, hôm nay đi tapis, coi tạm trung đội 1 của 18, danh hiệu đài là Bắc Băng Dương, từ giờ trở đi, tôi gọi anh là 18 alpha, đây bản đồ, trên đó tôi đã đánh dấu vị trí phòng tuyến mình, anh có thấy cái chữ thập ở đây không? Nó là vị trí chuẩn, từ đó anh gọi về, hay báo cáo vị trí thì cứ từ đó mà cho tọa độ, chứ không như bài bản của quân trường, còn gì thắc mắc không?
Cứ tưởng là sẽ ăn bồ câu, hay được xòe ra cái giấy ký vài ba củ, tao thở phào, muốn chuồn cho lẹ khỏi vị trí không chút nào thoải mái này, nên trả lời như máy:
- Dạ không, đích thân...
- Thôi, anh ra chuẩn bị con cái, rẽ bên phải, Tr/sĩ HẠNH sẽ đón anh, tụi nó chắc cũng sẵn sàng rồi , 5 phút nữa sẽ xuất phát....
Xốc lại dây ba chạc, kéo nón sắt xụp xuống, tao bước ra khỏi hầm, lòng thơ thới, lâng lâng...
- Đi chưa chuẩn úy? Con cái xong xuôi hết rồi... Tr/sĩ Hạnh nói.
Tao khoác tay:
- Đi !..
Pháo của địch đã im, không gian lặng như tờ, chỉ còn nghe những tiếng lạch cạch của thép súng va chạm vào dây ba chạc, những bóng người lúp xúp, rồi phóng vọt vào đoạn giao thông hào của tuyến xuất phát, nơi Tr/đội 2 của Thắng đang chờ...
Thắng ngoắc tao lại, giở bản đồ rồi chỉ ra ngoài tuyến:
- Chỗ này là vị trí mình đang đứng, hôm qua chạm địch ở chỗ này, bây giờ mình chia làm 2 cánh, sau khi rời khỏi đây tao bên trái, chính diện, mày bên đó, nhớ giữ liên lạc thuờng xuyên...
2 trung đội chia thành nhiều tổ, tiến quân theo thế chân vạc, nhóm này ổn đinh vị trí thì khoác tay, gờm súng cho nhóm khác lên, cứ thế tụi tao lần lượt, thằng này lên, tìm chỗ núp, rồi lại chờ thằng khác lên, máy truyền tin được chuyển qua nấc "squelch", lâu lâu lại xè xè lên 1 tiếng.....
Ầm...ầm, chóc...chóc....chóc....Ầm....ầm...Đạn bay tua tủa, bất chợt xé toang không gian, tiếng nổ chụp trên đầu, nhá lửa như khi mày trông pháo đốt, mẹ bà, đạn đếch gì mà nổ dữ dằn thế? Lại còn nhá lửa, như những con mắt của 1 quái thú đỏ lòm, dữ tợn..
- Địa Trung hải đây Thái Bình, tụi tui đụng rồi, hỏa lực địch đang dữ dội chụp trên đầu tui nghe rõ trả lời, chưa thấy bóng dáng địch đâu hêt....
- 27 đây 09 có sao không? 18 alpha đâu, nghe rõ trả lời .
- Tôi đây, 18 alpha đây, tụi tui bên này, chỉ nghe đạn xẹt trên đầu, lâu lâu mới có đạn nổ trên cao, con cái đều bình yên...
- Thái Bình nằm im, lo bố trí con cái, Bắc Băng nương thế, tiến lên trên, nghe rõ trả lời.....
- Rõ, tôi đang cho tụi nó lên đích thân... tao trả lời.
Những toán quân nhích lần, nhích lần lên, tao vọt theo toán thứ 2, đạn vẫn nổ ì ầm bên cánh trái của Thắng, càng lúc càng dữ dội, lính Tr/đội 2 chỉa súng, bắn tràn về phía trước, không nhúc nhích được nửa bước, không ngóc đầu lên quan sát được chút nào, thỉnh thoảng nghe tiếng nổ ầm của lựu đạn mà lính của Thắng tung ra.... Bên phải, cánh quân của tao vẫn trườn lên, trườn lên...Tiếng nổ, và đạn vẫn tới tấp nổ dòn, dường như kèm vào đó, có tiếng ào ào của súng cộng đồng !!!
- 09 đây 27, tôi bị 2 con rồi, nhẹ thôi, vẫn không ngóc đầu lên nổi, đích thân gọi 18 alpha giải tỏa áp lực cho tôi, sao tôi nghe bên nó im re, không 1 tiếng nổ gì.....
- 18 alpha đây 27, mày ở đâu? Kẹp qua mau, chịu bớt đòn cho tao, nổ súng ào ạt để làm giãm áp lực bên tao, nghe rõ trả lời....
Thằng Nam mang máy còn nằm lại phía sau với ông Duy Tr/đội phó, chạy tràn lên, đưa ống liên hợp cho tao
- 18 alpha tôi nghe, tôi đang nằm ngang với 27 đây đích thân..
- ĐM anh nghe, nãy giờ tôi chỉ nghe 27 trên này, bên nó đụng nặng anh có nghe không? Sao không nhúc nhích gì hết vậy, ĐM anh nghe, muốn chém vè phải không? Tôi cho súng cối dập chết mẹ anh bây giờ. 27 đây 09, anh cho tôi tọa độ, tôi sẽ cho cối dập mục tiêu, nghe rõ trả lời...
Thắng cho tọa độ, tao bắt đầu nghe tiếng départ của súng cối cọc....cọc....cọc sau lưng
- 18 alpha đây 27, mày cho thằng lính nào đó cho tao dấu hiệu xác định vị trí của mày, ĐM mày đâu, sao không thấy bóng dáng gì hết....ĐM mày....
Thắng bắt đầu mất bình tĩnh, văng tục chửi tao tơi bời, lão Tường cũng hùa theo, xỉ vả hò hét om xòm trên máy, thằng Nam, mang máy nhăn mặt nhăn mày, vò đầu bứt tóc, chỈ chực lăm le xáp gần, quăng ống liên hợp cho tao, mỗi lần thấy nó nhổm lên, chạy về phía trước, là tao lại xua cho mấy thằng khinh binh lủi lên các bụi rậm trước mặt, rồi bò theo...
- Đích thân, đích thân
Nó quơ quơ ống liên hợp về phía tao, nhăn nhó một cách thảm hại tội nghiệp, tao đành phải bò về phía nó, tai vẫn nghe đạn reo, tiếng nổ ì ầm liên tuc xeo xéo ở phía trước, bên trái và nhất là phía sau chỗ Tr/đội Thắng nằm chịu trận....
- 09 gọi ông nãy giờ, ổng chửi nhức cái đầu, ông làm ơn đi gần tôi một chút để còn nghe máy, tui chịu hết muốn nổi....
Cầm ống liên hợp, tao thì thào trong máy:
- 18 alpha đây, tôi nghe 09....
Ầm, ầm.....ầm tiếng bích kích pháo 60ly bắt đầu rơi xuống sau những tiếng xịt xịt, xì xì rồi nổ đùng phía trước, mẹ nó ghê quá, nổ thì nổ đại 1 cái đùng đi, đàng này còn xịt xịt, đe dọa 1 lúc ngay trên đầu rồi mới ...ầm cho 1 phát, ghê thấy mẹ !! Lúc nào cũng thấy nó như đang nhè đỉnh đầu mình mà bửa xuống...
- ĐM mày, sao 27 gọi, mày không trả lời ???
Lão Tường đã đổi giọng, trong giọng nói có gì hằn học và cáu kỉnh pha lẫn 1 chút căm hờn, không biết sao, tao không thấy cách cầm quân này có chút gì đởm lược, có chút gì bình tĩnh, có chút gì khuyến khích hay khích lệ của 1 người đàn anh khi đàn em đang đối đầu với địch, với hỏa lực nặng nề đang ép xuống, với đạn réo, bom rơi, nó làm cho thằng trực tiếp địa đầu thêm rối trí, thêm căng thẳng thần kinh, thêm quyết đoán một cách vội vàng, nhiều khi sai lầm tai hại đưa cả một đoàn quân, hay cả 1 đạo quân xuống hố thẳm diệt vong....
- Tôi đang ở phía trước, điều động mấy đứa con đánh bọc sườn, vị trí của tôi không thuận lợi lắm, dốc thẳng, cây cối rậm rạp, tiến lên hơi khó....
- 18 alpha đây 27, tao không thấy mày đâu hết, mấy thằng con tao nói mày đang ở phía sau..... đích thân, đừng nghe nó, nó....chém vè, ĐM mày Dương, ĐM mày 18 alpha !
- ĐM mày 18 alpha, tôi ra lệnh cho anh phải làm sao giải tỏa áp lực cho thằng 27, cho con cái lên cho mau, ngang với thằng 27 rồi yểm trợ cho nhau, nghe rõ trả lời....
Tao bắt đầu nóng mặt...vị trí tao đang nằm thực ra đã bứt khá xa Tr/đội Thắng, dưới chân là dốc khá thẳng đứng, sơ xẩy trượt chân, là lăn cù gần như là xuống vực, phải bám vào dây leo chằng chịt mà đu, mà trườn về phía trước đầy chông gai...cái nóng mặt thứ hai là cả 2 tên đàn anh đều cho là tao....chết nhát, trốn chui trốn nhủi ở phía sau, không dám lên, cái nóng mặt thứ ba là luôn cả thằng máy, đều lên án tao không chịu cầm ống liên hợp mà nghe, mà điều động binh sĩ....

Sig Sauer
02-21-2018, 06:19 PM
Thực sự, tao áp dụng bài học thứ nhất đã được dăn dò của đ/t PHÚC, trước khi tăng cường lên chiến trường:
- Mày có nuốn tiêu tùng cả đám, cả thầy lẫn trò, rồi làm tanh bành phòng tuyến cả trung đội, thì cứ cho thằng mang máy bám sát, mẹ nó địch chỉ nhắm vào chỗ nào có cần antenna quơ quơ, là nó sẵn sàng tọng cả chùm, thậm chí cả mưa B40 vào đó, liệu mà 2 thầy trò mày phải tránh xa nhau, lỡ thằng máy đi đái thì còn thằng chỉ huy kéo con cái về, lỡ thằng chỉ huy xụm bà chè thì thằng máy còn liên lạc được với cấp trên , đẫn dắt hay đem quân lên cứu, chứ tụi mày chụm lại với nhau, chết 1 chùm, lính sẽ bỏ chạy tan tác tức thì vì rắn đã mất đầu....Vả lại tao biết lão Tường này, mày cứ nghe máy hoài, thế nào cũng ăn chửi văng tí mẹt, hắn sẽ thúc đít mày, khích tướng mày cho mày nóng đít, quên cả nguy hiểm và thực tế chiến trường mà thúc quân lên là đời mày tàn trong ngõ hẹp, càng ít cầm ống liên hợp chừng nào, càng tốt chừng nấy, càng bình tĩnh và khôn ngoan chừng nấy, có cái gì quan trong lắm, cực kỳ quan trọng thì mới bốc máy, còn không mày lắm lời, mày hết báo cáo tới nhận lệnh, mày càng báo cho địch chỗ thầy trò mày đang muốn tự sát bằng B40, phải khôn mới được.....
Đạn và tiếng rít của súng cối rót ra từ đại đội có vẻ như đang tiến gần lại vị trí tụi tao đang nằm, mẹ nó có quả rơi xuống vực, nghe cái xè ngang mặt rồi nổ toang phía dưới, cộng huởng với vách sườn núi dốc bên phải tạo thành âm thanh tăng trưởng gấp 2, 3 lần, làm lùng bùng lỗ tai... tao chụp máy gào lên:
- 09 đắy 18 alpha, ông cho súng cối bắn xa ra.... 27 đây 18 alpha, điều chỉnh xa ra, không thôi rớt vào đầu tôi, nghe rõ trả lời....
Lão TƯỜNG không trả lời, Thắng cũng im re, ngầm đồng lõa trừng trị tao bằng cái chết vì chính hỏa lực phe mình, tình thế gay go, nguy ngập, cần tao phải có quyết định cấp tốc để cứu nguy cho chính bản thân mình cũng như cho những thằng lính thuộc cấp.....
Tao thúc tổ khinh binh hướng về trước cho mau, ngoắc tay làm hiệu cho trung đội tạo thành đội hình hàng dọc, rồi bất ngờ, tạt ngang về bên trái, căng hàng ngang, chuẩn bị xông tràn lên, đàng nào cũng chết, chết đàng hoàng vì đạn địch găm vào người, xé toang buồng phổi, hay phạt văng cha nó chỗ đội nón, còn hơn là tức tưởi, kinh hoàng, ấm ách nằm im chờ tử thần cười khằng khặc xòe lưỡi hái, sớt dần từng thằng một....
Tao chợt thoáng nhớ về quá khứ, lúc còn học ở trường dòng Lasan, mỗi sáng chủ nhật, các sư huynh thuờng cho chơi 1 trò chơi tập thể "Citadelle" hay còn gọi là trò chơi cướp cờ... Bọn tao, Thảo, Cảnh, Thu, Lịch, Công vv được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm khoảng 3, 4 chục thằng; để phân biệt, có 4 màu khăn: vàng, xanh, nâu, đỏ; màu vàng thì khắc màu nâu, nâu khắc xanh, xanh khắc đỏ, đỏ khắc vàng... Thằng nào đeo màu khăn gì, chạm được vào đối thủ thì bắt được thằng đó làm tù binh, bắt mang về giam gần trại cúa mình, làm sao mà tấn công được vào thành trì đối phương, cướp cây cờ của đối phương, mang về tới thành trì mình được thì chiến thắng.
Thành trì (citadelle) có 2 cửa, 1 bên là cửa tù lọt được vào thì có quyền cứu 1 thằng phe ta đang bị nhốt; còn 1 cửa trong đó là cây cờ của đối phương cần phải được cướp về....2 bên dàn trận dối diện nhau cứ 2 thằng là 1 cặp, đối diện thủ thế, thằng nào nhanh nhẹn, vồ được màu khăn mình khắc chế, là thằng bạn mình sẽ rượt thằng kia chạy vắt khói, tạo 1 lỗ thủng cho đại quân ào ạt tấn công....
Tao khi thì cùng với Cảnh, Lịch đối đầu với bên kia là Thảo, Thu, Công ....và là 1 tay chơi có hạng thuờng làm thủ lãnh, cùng 1 số thằng bọc bên hông, đánh tạt sườn cánh quân địch, rồi thừa thắng xông vào cướp thành trì, bên kia cũng đâu có kém, tụi nó cũng có 1 số thằng cảm tử quân, cũng chuyên môn đánh bọc hông, và thế là 2 cánh quân chạm trán nhau, thuờng đối thủ nặng ký của tao là thằng Thảo và thằng Cảnh....
Trò chơi phảng phất mùi chiến chinh này, không gây đổ máu, nhưng cũng có nhiều đam mê, hứng thú, tụi tao chơi với nhau suốt cả mấy năm trời, cũng reo hò inh ỏi, cũng buồn xo khi mất cờ... .....cũng đã tác động lên tâm trí tao ở hiện tại. Đang dẫn 1 trung đội, với vũ khí giết chết người thật sự, cũng tìm cách đoạt được thành trì đối phương, cũng làm sao để thắng được đối thủ khác màu cờ, khác lý tưởng.....chỉ có điều khác nhau tính khốc liệt và tàn nhẫn, anh không chết, tôi chết...va` ngược lại ! Chết quay cu lơ, chết thẳng cẳng, chết khốc liệt...phải làm sao xông lên thật nhanh, thật tàn bạo mới có hy vọng chiến thắng, đúng ra là còn hi vọng sống sót trở về........
Thằng khinh binh phía trước đưa tay làm hiệu, chỉ về phía trước, tao trườn lên bò về phía nó hỏi:
- Có cái gì?
Nó làm hiệu:
- Có địch...
Vừa ngay lúc đó 1 quả súng cối nổ sau lưng tao, 3 thằng tổ đại liên bật ngửa, đồng thời địch cũng phát hiện có tụi tao, chúng dồn hỏa lực tập trung về bên hông, nghe rõ tiếng thằng chỉ huy đang điều động, lập tức những tiếng nổ ập lên đầu ầm...ầm...ầm....
Tao móc trái lựu đạn, làm hiệu cho tất cả làm theo, chỉ về phía trước, ra hiệu bằng bàn tay bằng 3 ngón dứ dứ, rồi bắt đầu thả từng ngón tay....1....2.....3 ! Tao tung quả lựu đạn về trước, tụi lính nhất tề làm theo....Một loạt tiếng nổ bùng...bùng reo lên cùng 1 lúc, tao tiếp tục lấy trái lựu đạn khác, rút chốt an toàn rồi cả trung đội lại cùng ném...không còn nghe phản ứng địch nữa ! Nhưng...lại nghe tiếng súng cối rớt lên đầu, ngay chóc giữa trung đội, không được rồi ! phải thoát khỏi chồ này ngay mới được, tao quơ súng khoác tay, miệng gào to:
- XUNG PHONG.... XUNG PHONG ...
Rồi vọt về phía trước, lính hô vang rồi nhào theo tao...
Điều sai lầm chết người và ngu ngốc nhất của tao là xông lên mà không có định điểm đến, XUNG PHONG mà chưa biết mục tiêu ở đâu, quả tình đạn súng cối 60 của lão TƯỜNG truy rát quá, tao chỉ biết làm sao thoát được điểm bắn này, gọi điều chỉnh thì không được, biết làm sao hơn, phải lao về trước để tìm cái sống trong cõi chết, may ra tìm được 1 hốc đá, hay 1 gốc cây cùng lắm là 1 cái hố đủ để che chắn đỉnh đầu !!! Thoáng trông thấy 1 bờ đất trước mặt, tao phóng người tới như 1 vận động viên nhảy xa....Bịch, chợt nghe rát xót ở đùi trái, và dưới chân đau nhói sau cú nhảy, chưa kịp định thần, tao vội vàng nhìn sang 2 bên để tìm những thằng lính và yên tâm khi thấy tụi nó cũng tìm được chỗ núp, nhưng sao lạ quá cà? thằng nào vừa nhào lên là mất hút, không còn thấy tăm hơi....đạn cối cũng vơi dần rồi dứt hẳn...nhìn xuống chân, con pà nó 1 cành cây đã xé rách 1 khoảng quần sau bắp vế, lật bàn chân thì 1 mảnh kim khí cỡ 1 gang tay đang cắm chặt vào đôi botte de saut....
Mẹ kiếp, bị thuơng đách gì mà bị đạn AK chê, nhằm ngay cái miểng bom to tổ bố mà nhẩy ngay vào, thiệt là...cà chớn !Tao suýt xoa cắn răng rút mảnh bom ra, quẳng đi...xem nào, lại còn cái quần rách nữa, không lẽ lại khai là bị địch đánh cho rách cả quần ? Tao nhổm người dậy, định quan sát 1 vòng, cảm giác đau nhói ở gan bàn chân cho tao biết không ổn... nhưng kia, lạ qúa, 1 cọng giây cao su treo lòng thòng trước mặt, đầu kia, cột chặt vào 1 chảng ba...tao với tay, giật cành cây ra xem, đúng là 1 cái "giàng ná" nhưng bự hơn của con nít giắt cạp quần đi bắn chim sẻ mà thuở nào khi còn bé, mình hay trốn học đi rình mò, bắn trộm những trái xoài, trái vú sữa, hay những con chim vô tình lọt vào cặp mắt những thằng oắt con tinh nghich....chân dưới được gắm xuống đất, và bên cạnh còn trái lựu đạn chưa rút chốt.....Tao chợt hiểu...con pà nó, cái vũ khí bí mật, hủy diệt hàng loạt, mà thằng Thắng nói, nó lạ lùng, không gây tiếng động, mà chỉ nhẩy trên đầu, tóe lửa, tóe khói là đây, nổ cả chùm, nổ điếc tai, nổ kinh hoàng là đây..... Địch cho nguyên chùm vào giàng ná, căng 2 sợi cao su, rồi nhắm vào vào mấy con ó mắc lưới (huy hiệu nhẩy dù, con ó bay ngang cánh dù) tụi mình, mà rải.... con cháu bác Hồ tài tình thiệt ! chất liệu sẵn có là quai dép râu cắt từ những vỏ xe, chặt 1 cái chảng ba nào đó trong bụi rậm, họ chế tạo ra vũ khí thời trung cổ, chơi chọi với chiến tranh thời hiện đại.... Hèn chi, họ dám bảo họ là đỉnh cao trí tuệ loài người có khác !!!! Mà thiệt, nó bắn xa hơn, chính xác hơn, liên tục hơn, lại không lộ mục tiêu....đáng phục, chứ không giỡn.....
Định thần 1 hồi, tao phát giác ra, chỗ mình vừa phi thân vào là 1 khoảng giao thông hào, được ngụy trang rất khéo, cành lá phủ bên trên, che lấp hoàn toàn những đất cát được đào lên để che bờ, nay xơ xác, trơ lòi ra màu đất đỏ..... Vội vàng, hờm súng, tao bắt đầu biết mình đã lọt vào chiến hào địch, lại 1 hiểm nguy bất ngờ ập đến, mẹ bà vậy là phải cận chiến tới nơi, lựu đạn thì không chơi được, vì mày chơi ngon, thì có nước banh xác ! Chỉ còn có nước căng mắt, căng mũi ra, gặp cái gì nhúc nhích là phải lập tức bóp cò, nếu không thì đi thăm ông bà ông vải sớm !! Nhích dần từng bước, khập khiễng với cái chân đau, tao lần theo địa đạo.. Chợt nghe tiếng động phía trước mặt, tao hụp xuống, chỉa nòng súng, ngón tay đặt vào cò, sẵn sàng nhả đạn....
- Đù mẹ, lụm được cây AK rồi !

- Ah, tao được bịch lựu đạn nữa ! chắc ăn, có thêm đồ chơi !

Giọng miền Nam, làm tao thở phào, địch thì làm gì có "Đù" mà chỉ có "Địt", vả lại, làm sao không phân biệt được âm thanh nheo nhéo của quê huơng hát cô đầu và giọng hò ca dao, hay vọng cổ mượt mà tình tự được

Tao la lớn để tụi nó khỏi ló đầu ra, bóp cò bậy:

- Thằng nào bên đó? Tao 18 alpha đây....

- Đích thân, ông qua đây coi nè

Tao nhẩy lên, lần về chỗ thằng lính, nó nhìn tao:

- Ông bị thuơng hả? Sao đi cà nhắc vậy?

Không lẽ khai là mình...bị rách quần, và bị thuơng vì nhẩy vào lỗ chân trâu, tao bụm bụm miếng vải quần bị rách, rồi nói :

- Không, lúc nãy nhảy xuống, lọt vô cái hố, tao hơi bị ê giò

Thằng lính trỏ vào 1 xác chết, nằm úp mặt, tay chân sóng xoài:

- Thằng này chắc là thằng sĩ quan, không thấy có cây AK nào bên cạnh nó, đích thân, để em lục túi nó xem sao.

Cúi xuống, nó mở túi cúa tử thi, từ nắp áo, rơi ra 2 mảnh lon màu đỏ, có 2 sao và 1 vạch....

- Đù mẹ, mình bắn chết tươi thằng thiếu tướng của nó rồi đích thân !!! Tướng con c...gì mà mò ra tới tận đây ? "dô lý" !!!

Nó lật ngang xác chết, úp dưới lồng ngực là 1 cây súng lục... Tao nói:

- Đưa tôi, rồi không chờ thằng lính có ý kiến, tao giật lấy, nhét vội vào túi quần, phen này, vớ được của quí, sức mấy mà thèm báo cáo đại đội, đem về SAIGON, vừa có đồ nghề thủ thân, vừa có đồ khoe mẽ với bạn bè, với...gái.

Vì với tay lấy cây súng, tao quên là mình phải bụm quần, thằng lính chợt thấy khoảng thịt phơi bầy của tao, nó la lớn, giọng hốt hoảng:

- Ông bị thuơng rồi, đích thân, máu chẩy kìa !

Nhìn xuống, tao thấy đỏ lòm 1 khoảng thịt, nhưng tao biết, mình chỉ bị cành cây quẹt, cho nên tỉnh bơ:

- Ăn nhằm gì ! Có chút xíu à, làm đách gì mà mày quýnh lên vậy ?

- Đích thân ! Ông qua đây.... Lại 1 giọng nói khác ở 1 góc khác gọi tao.

Tao quay qua, nhác thấy 1 đống sắt cong queo, nhăn nhúm đen thùi đang chổng vó trên miệng giao thông hào, dây đạn còn lòng thòng, lòi ra từ hộp súng tròn vo, và biết rằng, đó chính là cây trung liên nồi RPD, đã có hơn 1 lần được thấy trong bài " vũ khí khối cộng " trong quân trường..... Đang ngất ngây từ chiến thắng bất ngờ, bỗng ... Ầm, ầm, 2 tiêng nổ phát ra khá gần, tao nhoài ngay người xuống, miệng hô:

- Trở về vị trí cũ ngay tụi bay...

Rồi vội vã chuồi người về chỗ sườn núi lúc ban đầu, tao tập kích bọc sườn đối phương, tay chụp ống liên hợp, miêng nói:

- Thái Bình đây Bắc Băng, cho tôi gặp 27 ....

Từ vị trí của trung đội Thắng, tao không nghe tiếng súng nổ nào nẫy giờ, nhưng tao biết, tụi nó đang bò lên, khai quang trước mặt bằng lựu đạn, và sẵn sàng "thịt" ngay khi thấy bóng dáng bất kỳ sinh vật nào, cho nên, không dại gì ở lại chỗ phòng tuyến địch, đã bị chùm lựu đạn đồng loạt của tụi tao 2 lần quét trơ cành lá, phơi ra cả 1 tuyến giao thông hào...Và lúc này, khi biết địch đã bị triệt tiêu, tao không cần phải im lặng nữa....

- Mày hả 18 alpha? Cái gì nổ dữ dội phía trước nghe như B52 dội vậy? Mày đang ở đâu?

- 27 lên gặp tôi đi, tôi đang trước mặt ông đó, bên phải của cánh quân ông, coi chừng mấy thằng con đừng có chơi ẩu vô tụi tui nghe cha nội, xong rồi, lên lụm củi về mà xài....

1 bóng người, 2 bóng người thấp thoáng, thế là trung đội Thắng đã lần tới nơi...Tao nghe tiếng reo hò hân hoan ơi ới, và những bước chân thình thịch chạy nhào vào những gốc cây....

- 18 alpha, mày đâu ? Tụi tao hốt được quá trời đồ chơi....a.. tao thấy thằng đại liên của mày rồi !!!

Lúc này, nghe ngoài rõ hơn nghe trong máy, mẹ bà thằng 27 THẮNG này, nhỏ con mà to mồm thiệt, chưa biết là phía trước còn cái đếch gì chờ đợi, mà cứ oang oang như chỗ không người, thiệt hết biết ! Tao nhô người ra khỏi chỗ núp, ngoắc tay:

- Tui đây 27....

Thắng nhào ngay lại hỏi:

- Hồi nãy tao nghe nổ rền trời, tưởng là cái gì, đang ngơ ngác, định hỏi 09 có kêu pháo binh bắn đạn gì mà nổ hàng loạt vây, thì nghe mày kêu, tao đâu có nghĩ là mày đang ở trên này ?

Mẹ cái thằng, miệng ngọt sớt như đang bán hàng, như không có chuyện gì xảy ra khi tao phải mang cả thúng ra mà đựng những rủa xả của nó và lão TƯỜNG....

Tao chơi xỏ:

- Tụi tui im re, chơi 2 chùm chứ ai vào đây, nãy giờ, đàn anh thọc đít bằng cối 60, phải chạy qua mặt, rồi báo cáo cho đàn anh biết đó chớ ! Bây giờ tính sao, chơi tiếp không? Tới luôn chớ? Đích thân báo về đại đội chưa? Xin chỉ thị đi.... Tôi ra đàng kia chờ, mà chưa, cho đích thân biết, tôi chỉ còn có 7 thằng, 3 thằng tổ đại liên, 2 thằng khinh binh, tôi và thằng máy thôi đó nghe !!!

1 Thằng lính xen vào:

- 27, ổng bị thuơng rồi kìa. Nó chỉ vào tao...

Tao muốn....đá cho nó 1 cái quá, thằng tài lanh, tao quắc mắt:

- Không có gì, chỉ xây xát xoàng, không có gì cần báo cáo hết..

Thắng quay đi, về phía thằng máy trung đội 2 xì xào gì đó 1 hồi lâu, tao trở về chỗ cũ ngồi, châm điếu thuốc, thả hồn trong mây khói, tận huởng phút giây mong manh được thoải mái trong trận chiến, để rồi sẽ phải tiếp tục lao về phía trước, đón nhận những bất trắc và hiểm nguy bất ngờ của đời lính trận, phó thác mạng sống mình cho 2 chữ định mệnh, dám cười cợt trong đạn bom, dám ôm tuổi đời xòe ra, rồi nắm lại, và cũng dám chấp nhận trở về, một mai là 1 đống thịt lầy nhầy, nát bét như bãi cứt trâu...mà không biết, có một ai đỏ khóe mắt ngoài bà mẹ già và vài anh chị em ruột thịt.... Chỉ để bảo vệ một đẻo đất trên đỉnh cao này, một mảnh đất lạ hoắc, không phải nơi mình chôn rau cắt rốn. Chỉ để giữ gìn, chứ không đi chiếm đoạt, hay giật giành, khoa trương cho một chủ nghĩa tuyệt vời nào hết.... Chỉ vì lời thề son sắt với non sông, với trách nhiệm của người trai trong thời ly loạn, phải rời xa trường cũ, thầy cô, để cầm súng thay cho bạn bè còn bút nghiên, còn giường êm, nệm ấm, có áo lụa lượt là phủ thân, có nhung gấm trải đường đi tương lai, có ánh sáng chói lòa trên sự nghiệp đón chào.....Và chỉ nghĩ đến 2 chữ thật cao vời, thật trang trọng, thật cao quí: TỔ QUỐC mà mình đã mang ơn, biết đâu cũng có một ngày, mình sẽ mang thân ra mà đền nợ nước, mà không cần đdược nhớ đến, hay đáp đền, ghi công, chỉ là một quan tài giá lạnh, trong nghĩa trang buồn tênh, có người lính ủ dột, tiếc thương cho đồng đội ngậm ngùi, và cay đắng, đắng cay..........

Một hồi, Thắng trở lại hân hoan:

- Tao báo cáo về đại đội rồi, mấy cái đồ chơi, cho mấy thằng con đem về rồi, đích thân tiểu đoàn phó VÂN kêu tụi mình chơi tiếp, ổng khen ngợi, thuởng cho 1 thùng bia và củ kiệu.....bây giờ cứ như vậy, mày cứ chơi ngọt bên hông đi, tao chịu chính diện cho...

- Hay là mình đổi vị trí đi 27, ông dẫn quân bên này, còn tui chịu chính diện cho, để ông với 09 cứ nói là tôi chém vè !!!

- Thôi mà, tao không biết mới nói vậy, chứ ai dè mày dám liều mạng bò tuốt lên trên này đâu !!! Thôi, mình đi tiếp đi !!!

Nghĩ là mình đã xỏ ngọt đàn anh bây nhiêu cũng đủ rồi, tao quay gót trở về với trung đội, không, đúng ra là về với 6 thằng lính còn lại để tiến lên 1 đỉnh cao 8 vòng cao độ, và khoảng cách chừng 200m...Nghe Thắng điều động tổ đại liên bố trí, tổ khinh binh phát xuất , và cả 2 nhóm bắt đầu tiến....

ẦM.... 1 tiếng nổ long trời, cũng bên trung đội Thắng, bên này tao loay hoay với đám dây rừng chằng chịt, chả bận tâm cho lắm....Tới khi, trước mặt là 1 trảng tranh, 1 giải dốc trống trơ, tao kêu thằng khinh binh dừng lại, bố trí cây đại liên M60 bên triền dốc, rồi bò sang, quan sát tình hình bên cánh trái, chỗ trung đội Thắng đang giàn quân....

Tai nghe rõ mồn một:

- Dương ơi, tao..bị rồi....cứu tao...

Tao nhổm người, nhóm lên cao, không nhìn thấy Thắng đâu, chỉ thấy 2 thằng lính đang hờm súng về phía trước, đạn địch bắt đầu khai hỏa những tràng kinh cầu bất tận, và bên kia, tổ đại liên tao cũng bắt đầu lên tiếng giòn dã....Mẹ nó, phải đá cho thằng này mấy cái mới được, chưa gì đã bắn om xòm, lộ cha nó vị trí rồi còn gì?

Đang định trườn về chỗ thằng đại liên đá 1 đạp, tao lại nghe:

- Dương ơi, đừng bỏ tao, cứu tao....

Tao ngưng lại, vẫn không thấy Thắng đâu, tao trỏ thằng nấp sau gốc cây la lớn:

- Đích thân mày đâu?

- Ổng nằm kia kìa, thằng lính trỏ xuống

Tao nhoài người ra nhìn, vẫn không thấy gì hết ! nhưng gào lên:

- Ra kéo đích thân mày vào, lẹ lên...

Thấy thằng lính lao ra khỏi chỗ núp, tao yên tâm, đinh quay về, thì lại ẦM.....một tiếng nữa, chỉ thấy bụi dất tỏa lên mịt mù, tao ngoác mồm về bên đó hỏi:

- Cái gì vậy?

2 thằng lính khác, vừa lách mình vào gốc cây, vừa chọc súng ra ngoài bắn, miệng hô:

- 27 bị rồi, đích thân, thằng...Lam ra kéo....bị luôn rồi !

- Mày, mày coi, bò ra, kéo họ vô, để đó ăn 57 chết mẹ hết bây gi...

- Để từ từ, đích thân, tụi nó còn đang bắn dữ quá..

Cây đại liên M60 bên tao cứ khạc từng hồi đạn, ruột nóng như lửa đốt, 1 bên là đồng đội đang bị thuơng kêu cứu, 1 bên là dấu hiệu chạm địch của cánh quân bên tao, mà thằng đại liên ngu quá, bắn thế này, thế nào cũng ăn B40 sớm, mẹ nó, ăn cái gì mà ngu như vậy không biết....

Ngó qua bên kia, thằng lính thấy êm êm, rón rén rời gốc cây bò ra, tao thấy nó mất hút 1 hồi rồi nghe nó hào hển;

- Rồi, tôi cõng được 27 rồi đích thân....

Mừng quá tao thở phào, quay qua thằng máy, lúc đó đang ở gần, tao nói:

- Mày báo cáo về Đia trung Hải ( danh xưng đại đội 31 ) là 27 bị thuơng rồi, cho người xưống tải thuơng ngay....

Ngay lúc đó, lại 1 tiếng ầm....vang lên, 1 lúc tao lại nghe tiếng thằng lính lúc nãy rón rén ra cõng Thắng vào:

- Em bị rồi đích thân ơi....

Kinh hoàng, khốc liệt, hãi hùng, tao chợt nhớ tới lúc ban đầu, khi lên tăng cường, cái chết thằng hạ sĩ xuống đón tao lên, ăn nguyên trái 57 giẫy đành đạch, không la được 1 tiếng ….. Tóc dựng đứng, nổi da gà, tao nghĩ ngay đến việc mình đã lọt vào bẫy của địch, dùng Thắng làm mồi, chờ thằng nào ra kéo, là xịt cho chết chùm, chứ còn gì nũa, 2 thằng ra rồi, bị cả 2 ... .Đù mẹ xỉa thằng nào ra, thêm nữa, là nướng thêm thằng nấy, chứ còn gì?

Bốc máy, tao gọi:

- 09 đây 18 al pha bên trung đội 2 mất đầu, 27 bị rồi, cho người lên thay thế gấp

- 18 alpha đây 09, anh nói sao? Cái gì mà bị với bịch ?

- Tôi nói là 27 bị thương rồi, đích thân cho người lên tăng cường và yểm trợ gấp

Vứa lúc đó, tao nghe rành rành, giọng Bắc kỳ lanh lảnh, sắc gọn như ma tru, quỉ hờn:

- XUNG...PHONG.....HÀNG SỐNG....CHỐNG CHẾT....XUNG....PHONG....

Chết mẹ thằng con rồi má ơi, hèn chi, thằng đại liên, sủa liên hồi kỳ trận, được rồi lên đi, chơi nhau 1 trận cho thỏa chí... Chắc là tiếp viện của địch quân nhào lên để chiếm lại chốt, nhưng vừa lú đầu lên, thì thằng đại liên quạt cho 1 tràng, rụng cũng đâu 5, 7 con. Tao ước tính tình hình:
1. Vị trí tụi tao nằm hoàn toàn thất thế, có rất ít chướng ngại vật che chắn.
2. Thằng Thắng đang bị thuơng, chưa kéo được.
3. Nếu địch tấn công với quân số áp đảo, buộc lòng ta phải lui, mà lui quân, không lẽ bỏ thằng Thắng lại ? Bằng mọi giá phải kéo nó về mới được....

- 09 đây 18 alpha, địch đang phản công, nó đang điều động và tập trung, ông cho tôi vài loạt 60 ở tọa độ Bình Minh qua phải 2, lên 6, nghe rõ trả lời....

-18 alpha đây 09, mày chịu nổi không? Ráng gồng, tao sẽ cho 18 tăng cường xuống, đừng rút lui và bỏ thằng 27.... Tao sẽ giã cối theo yêu cầu....

Loạt pháo xì.. đùng, vèo.. đùng làm tao rụng rời, mẹ nó, lão Tường này chắc có phép tiên hay sao mà mới gọi, chưa nghe départ mà đạn đã tới? Bắn như con....c, cứ nhè ngay chỗ phe ta mà bửa nghĩa là làm sao? Tao lại gào lên:

- Đích thân, đích thân, điều chỉnh xa ra 04, bắn gì sát rạt vậy ?

- Tao đã có bắn đâu ? Đù mẹ pháo của tụi nó đó !!!
Loạt đạn địch bắn công nhận có hiệu quả, 2 thằng con tao lại chổng vó, thằng đại liên ôm vai nhăn nhó định chạy về phía sau băng bó, tao la lớn:

- Đừng bỏ vị trí, nó tràn lên chạy cũng không kịp đâu mà chạy, rán chống cự....dĩ nhiên là phải có tràng tiếng "đù" thân yêu kèm theo, nhưng tao phải tự kiểm duyệt....

Trong giờ phút này, tao thấy lố nhố bóng quân địch đang lúp xúp tiến gần, sở trường của chàng là tiền pháo hậu xung mà, chắc chắn chúng sẽ pháo tơi bời rồi xung phong quyết liệt....

- 09 đây 18alpha, ông chơi liền cho tôi đi, nguy ngập lắm rồi, lẹ lên, lẹ lên.....

Cọc cọc cọc cọc..., tiếng súng cối nổi lên rồi.....xuịt xịt, đùng đùng.... Mới cách đây vài giờ, khi nó rượt theo đít, tao quắn giò mà chạy, sao nghe đầy đe dọa và hãi hùng, bây giờ nó cứu nguy, sao nghe như những nốt nhạc thánh thót du dương quá đỗi, cát bụi tung mịt mù, kèm với mùi hăng hắc, khét lẹt của thuốc súng bao phủ cả 1 vùng, tao điều chỉnh gần lại thêm 1 chút....công nhận thằng đại đội chơi cú này ngon !.... Địch dạt ra, rồi hình như họ đang lui quân, không còn thấy bóng dáng chiếc nón cối nào, không lẽ dễ ăn vậy sao?

- Đích thân, ông coi kìa, cái gì lấp lánh trên ngọn cây kìa, sao chói mắt quá...

Thằng máy báo cho tao biết, tao nhìn theo, thì quả thật, có cái gì lóng lánh, phản chiếu ánh sáng mặt trời, soi thẳng vào mắt, khó chịu vô cùng.....

Tao vỗ vỗ vào vai thằng xạ thủ đại liên la lớn:

- Mày chơi nguyên tràng vào chỗ đó cho tao, chơi cho chính xác, coi cái gì...

Tạch tạch tạch tạch, cành cành cành....từng chùm đạn, 3 viên một, được nhả ra một cách điệu nghệ, những viên đạn lửa vạch đường, rẽ thẳng vào ngọn cây như làn roi, xỉa ngay chóc vào mục tiêu....Thằng máy la lớn:

- Nhào, nó nhào rồi đích thân, tui thấy có thằng rơi xưống như mít rụng, đích thân...

Mẹ pà, công nhận thằng này tinh mắt thật, tao có thấy con pà gì đâu? Thằng xạ thủ đại liên cũng vậy, cứ lầm lì chơi hết cả thùng đạn, rồi lặng lẽ với tay kêu thằng phụ xạ thủ nạp đạn cho vào 1 dây nữa, đóng nắp, ghé mặt vào báng súng, định chơi tiếp, tao vỗ vỗ vào nón sắt nó:

- Thôi, nó rụng rồi, mày còn chơi gì nữa ?

Tiếng pháo lơi dần, rồi lạc tuốt đi đâu, thì ra, đềlô của địch chơi trò khỉ, đu mình trên cây cao, điều chỉnh pháo, xui cho nó, lại dối diện với mặt trời, tạo phản chiếu từ đôi kính ống dòm, làm mồi cho đại liên...không nghe hàng sống, chống chết nữa, chiến trường bên địch êm ru, cối 60 ly rót đều đều coi sướng mắt, đã lỗ tai và ấm lòng chiến sĩ....

Hình như Thắng đã được kéo lên rồi, tao không còn nghe nó la, sau này, nghe thằnh Hùng 18 nhào xuống ẵm nó lên, mà may mắn, không đạp nhằm trái nào nữa.

Tao chợt nghĩ, mình phải ít nhất tạo 1 khoảng cách an toàn, nếu không, đách có thằng nào dám ra mà kéo thằng 27 Thắng vào, nhưng mà làm sao đây với vỏn vẹn vài thằng, lại còn không lành lặn nữa ? Bốc máy lần nữa, tao gọi:

- 09 đây 18 alpha nghe rõ trả lời...

- 09 nghe, anh có muốn điều chỉnh tác xạ không? Hiệu quả chứ, kéo được 27 chưa? Tôi đang cho 18 LÂM QUỐC HÙNG vơ vét lính, đm, tao chơi xả láng canh bạc này, rồi tới đâu thì tới, sẽ tăng cường thêm cho tụi mày quân số rán lên...

- 09 đây 18 alpha, làm ơn kéo ngang tác xạ, tôi sẽ dắt mấy thằng con lên, tạo khoảng cách an toàn....ông cho mấy thằng tr/đội 4 mang băng ca xuống khiêng 27, à, tôi cần thêm lựu đạn, và đạn dược, nếu có thể cho mấy thằng trung đội 4 mang xuống luôn ...

- Được, sẽ đáp ứng theo nhu cầu....

Châm điếu thuốc, rồi đưa cho thằng xạ thủ đại liên, tao chợt thấy trên vai nó ướt đẫm mồ hôi, và máu, quét ánh mắt nhìn xung quanh, vài thằng đang xé băng cá nhân ra quấn, thằng thì ở tay, thằng thì ngang bắp vế, nếu bây giờ, cho tụi nó lui ra sau để tản thuơng, thì còn lại được mấy thằng, đừng nói tới tiến lên thêm vài chục thuớc, chứ nằm lại cầm cự cũng thiệt khó nghĩ, điên cái đầu ...., điên cái đầu ...., nhưng nằm lại, có nguy cơ ăn pháo, địch im tiếng, có nghĩa là chúng đang âm mưu 1 cuộc tấn công khác, chi bằng, liều chết, xông lên, bám chặt lấy chúng thì đỡ bị ăn đòn vì pháo, VC đâu có dám chơi cái trò của Nhẩy dù, là gọi pháo binh bắn ngay trên đầu, ngay trên phòng tuyến, dám chấp nhận hy sinh để cùng "lưỡng bại câu thuơng" với địch....

- Chuẩn úy, tôi, Trung sĩ Ẩn được lệnh tăng cường.

Tiếng 1 thằng lính cắt ngang dòng suy nghĩ, tao quay lại, trên vai áo trận, cái cánh gà (lon trung sĩ ) lộ ra vắt ngang cánh tay, mừng quá, tao hỏi:

- Anh mang theo được mấy thằng?

- Dạ 7, có 5 thùng đạn đại liên, 3 bao cát lựu đạn, cùng khoảng 10 cấp số đạn M16...

- Đủ rồi, đủ chơi rồi, tao phân công:

- Bây giờ, tụi mình sẽ tiến lên phiá tảng đá phía trước, xế bên trái, là 1 tổ còn phía bên dốc đồi, là 1 tổ, tổ đại liên nằm lại cùng với những thằng bị thuơng nhẹ yểm trợ cho mình tiến, làm sao tạo thành hàng ngang, để mấy thằng tải thuơng làm nhiệm vụ....

Rồi bốc máy, tao gọi 09

- 09 đây 18 alpha, tôi cần gặp đích thân, nghe rõ trả lời

- 09 nghe !

- Bây giờ, tôi sẽ lên phía trước, điều chỉnh ngưng tác xạ dùm tôi, cho mấy thằng con bám theo để tạo thành hàng ngang, coi chừng và yểm trợ tôi bên cánh trái, bên đó bây giờ ai lo vậy?

- Thằng 18, nhưng nó đã bị thuơng nhẹ, anh liệu có cáng đáng nổi, và chắc rằng không bị kẹt khi bám sát tụi nó không ? Trên này không còn bao nhiêu thằng trấn giữ, tôi đã dốc hết lính cho tăng cường xuống dưới đó, bị thiệt hại lần nữa, tụi nó tràn lên là có nước hốt xác cả đám tụi mình !!!!

Không còn đường nào, hết cách lựa chọn, thời gian cũng không cho phép, nếu không muốn ôm đầu máu chịu trận chờ cho địch lên thiến ráo trọi, tao phải nhào về phía trước bằng mọi gía...

Khoác tay cho tổ 1 chạy về phía trước, đợi họ ổn định, tao hô tổ 2, gồm cả tao, ôm súng lao lên, chạy vắt giò,....đã tạo nên 1 hàng ngang cách xa bãi mìn mà thằng Thắng sa vào khoảng 20m, tao ra hiệu cho tổ 3 của Tr/sĩ Ẩn nhào tới, súng đich bắt đầu nổ dữ dội, như mưa rào, tổ 3 hơi bị khựng lại, tao gào cho 2 tổ lên trước khai hỏa trả đũa, tổ đại liên nằm lại ở phía sau, trên cao cũng bắt đầu bắn từng tràng, cuối cùng thì họ cũng tới được vị trí....

Nhận ra rằng, chỉ xếch về bên phải là có hỏa lực địch, còn bên tay trái tao thì vẫn còn im lặng, tao định làm lại chiêu bọc sườn cũ, lần này là bọc bên trái, nên ra hiệu cho tổ 1 lần lên từ từ, rồi tới phiên tổ cúa tao, tạo thành 1 hình nấc thang trái, kẹp hông, rồi thanh toán theo phương sách cũ.....

Ầm, ầm, ầm..., bụi mit trời bên cánh trái, chưa kịp hoàn hồn, thì 1 loạt nữa nhắm ngay vào tổ tụi tao, lần này nghe rõ tiếng xé gió của quả đạn trực xạ, kèm thêm cả triệu tiếng chóc chóc chóc của súng cá nhân AK địch xen kẽ, tao ôm chặt súng vào người, lăn nhào vào 1 chỗ trũng, hy vọng may mắn là nó đủ sâu để những viên đạn có thể trượt trên đầu, cái khổ của thằng chỉ huy là không những mày phải tự lo an toàn cho bản thân, mà còn phải đôn đốc, dòm chừng cho những thằng lính, để còn đủ tay súng mà chơi trò lửa đạn....vừa lọt vào được 1 chỗ trũng, tao phải ngóc đầu lên, nhìn dáo dác tìm xung quanh, coi lính tráng thế nào.... Bên kia, không núp né gì hết, 1 thằng nằm ngay đơ giữa đàng, xong ! xa hơn 1 chút, 1 thằng đang bò, không, đang cố gắng lết vào 1 gốc cây, nhìn vào cách di chuyển nặng nhọc, tao biết ngay là tiêu rồi, tổ 1 bị đòn quá nặng, không thấy thằng thứ ba đâu hết....Tổ 2 của tao cũng không khá hơn, 1 thằng đang ôm vai nhăn nhó cách tao vài bước, miệng thều thào:

- Em bị rồi đích thân !!!

Còn 1 thằng nữa, đâu mất tiêu, không thấy, chắc là lại nằm thẳng cẳng đâu đó rồi !

Nhìn qua tổ 3 của Ẩn, cách tao chừng 1 thuớc, thằng trung sĩ đang thò chân ra ngoàí 1 cách khó hiểu, tao nghĩ là thằng này giỡn mặt, chỉ cần che phần trên không cần đến cặp chân , ơ, nhưng mà....2 chân cơ mà, sao....nhìn kỹ lại, tao thấy chân còn lại của Ẩn đã nát bét, trơ ra mây cọng gân trắng hếu....

- Ẩn, tr/ sĩ Ẩn ! Anh có nghe tôi không ? tao hô lớn

- Kéo tôi với, đích thân, tôi không nhúc nhích nổi nữa rồi !!

Nhúc nhích cái gì nữa, cái giò thì nát bét tới ngang đùi, chỉ vài phút nữa là hôn mê và lần vào cửa địa ngục giã từ cuộc chơi mà còn rán nói !

Tổ 3 còn 2 thằng, 1 thằng đang chọc súng ra ngoài bắn trả, còn thằng máy, đang cằm ống liên hợp áp vào tai, tay kia, đang ngoắc ngoắc tao và dứ dứ ra hiệu tao nghe máy.... Nghe con mẹ gì nữa, ngóc đầu lên là...bể gáo....

Tiếng Tr/sĩ Ẩn thảm thiết và yếu dần, không được, nó nằm phơi chân lộ liễu quá, phải làm sao kéo nó vào sâu 1 chút đỡ phần nào, ngó quanh, không còn thằng nào, mà chỗ tao thì gần nó nhất, tao quyết đinh nhào qua, kéo nó....Rời chỗ núp, tao bắn vọt qua hốc đá, chụp tay vào cổ áo nó tao cong người vận sức kéo....mẹ bà, nó nặng quá, bình thuờng, thì nó cũng không to cho lắm, người dong dỏng cao, sao bây giờ nặng như xe tăng ! Quăng cây súng qua 1 bên, tao thò tay xuống, sốc vào nách thằng Tr/sĩ....

Trời đất bỗng tối xầm, tao không nghe thấy gì hết nữa, nghe mình như chơi vơi, bập bùng, chung quanh là bóng tối, và mọi âm thanh đều như không có... Tao không còn biết gì nữa, quả đạn hất tung Tr/sĩ Ẩn lên cao, hơi ép tạt mạnh cũng quăng tao vào vách đá...

Sig Sauer
02-21-2018, 06:22 PM
Thằng máy thấy khói bốc lên sau tảng đá, mũi ngửi mùi khen khét, hăng hăng, nơi mà mới đó, nó còn thấy 18 alpha còn lui cui kéo ông Tr/sĩ Ẩn ….vị trí nó cách đó khoảng 5m, ló đầu ra, nó kêu lớn:
- Đích thân, đích thân ……
Không nghe tiếng trả lời lẫn dấu hiệu cuả 1 sự sống đàng sau hốc đá phía truớc…nó bắt đầu truờn, bò về tảng đá đó, chung quanh nó không còn ai, 1 tay lôi cái PRC25, quàng khẩu M16 lên cổ, từ từ, nó nhích từng thuớc một về phía truớc.
Cảnh tượng truớc mắt thật hãi hùng, 1 thây nguời không còn toàn vẹn nằm vắt ngang trên bụi cây gần đó, những mảnh vải te tua đang phất phơ trong gió, chiếc botte de saut há miệng nằm chơ vơ, 1 hố sâu lõm đục sâu vào lòng đất còn vuơng mùi thuốc súng ….nó lại gọi:
- Đích thân, đích thân, 18 alpha, ông nghe tôi không ?
Hoàn toàn im lặng, cần phải xem rõ ai đã bỏ cuộc đàng kia, nó lại dò dẫm lần mò sâu hơn 1 chút, cho tới khi nó thấy 1 thây nguời nằm thẳng cẳng, bất động nằm vùi mặt xuống đất, cây súng nằm chỏng chơ bên cạnh ….nó bò lại, lật thây nguời lên ….18 alpha, mắt nhắm tịt, 1 giòng máu rỉ ra nơi khoé miệng và 2 hốc mũi;
Thôi rồi, linh hồn trung đội đã gục ngã, vậy là cái xác ngoài kia là của ông Tr/sĩ Ẩn, mới đi học CC2 về , và cái lon tr/sĩ còn mới toanh chưa kịp rửa, đã vội nhảy lên bàn thờ ngồi ….hoảng quá, nó lay tôi dữ dội:
- Đích thân, đích thân ….
Đôi mắt đảo toàn châu thân: còn nguyên con, không sứt mẻ gì hết, mà sao như khúc gỗ vô tri ? Ngoại trừ 1 chút máu trên guơng mặt non choẹt, đen xì vì nắng nóng miền Trung …nó lui cui đặt tôi nằm ngay ngắn, tay lôi PRC lại gần, cầm ống liên hợp lên, gọi liên hồi:
- Đại Tây Duơng (danh hiệu đài tr/dội 1) đây Thái Bình Duơng (tr/đ 2 do tôi đang dẫn đi tapis), nghe rõ trả lời..
Đầu dây bên kia;
- Thái Bình đây Bắc Băng, 18 đây, nghe rõ trả lời
- 18 …đích thân, tôi, Nam đây, đích thân nghe tôi rõ không ?
- Anh nghe em rõ 5/5 (trong đại đội, 18 là thằng duy nhất gọi lính bằng em, và lính tr/ đội 1 goị nó là anh Ba ), sao rồi ? 18 alpha đâu ? Trên đó, tụi mày sao im re hết trơn vậy ?
- 18 alpha …tiêu rồi, tôi đang ngồi gần ổng đây, nằm 1 đống, không cục cựa, Tr/sĩ Ẩn và ổng xơi nguyên trái 57 ….bây giờ, tôi phải làm sao ?
- Hả ….hả ….cái gì, mày nói sao ? 18 alpha làm sao ? Tụi mày còn thằng nào trên đó không ? ĐM, bằng mọi giá, phải mang cho bằng đuợc 18 alpha về, không đuợc bỏ vị trí, tao sẽ lên ngay lập tức …
- Có còn thằng nào đâu đích thân, còn có mình tôi thôi …
- Mày bình tĩnh, nằm yên, bảo vệ cho 18 alpha ….ổng có sao không ? Ngó chung quanh xem còn thằng nào không ?
Hiện thời mày đang ở đâu ?
- Tôi đang ở sau 1 tảng đá lớn ….
- ĐM, cả tỉ tảng đá, nói như mày, làm sao tao biết chỗ mà lên, chờ chút, để anh lấy ống dòm ra coi …
- Tảng đá ở gần bià rừng nhất đó đích thân, phía bên trái là 1 cái hào sâu, đàng sau, xếch về bên phải phía sau, có 1 cái gốc cây lớn ….
- Ah, tao thấy rồi, cha mẹ ơi, thầy trò tụi bay làm sao mà chui xuống tuốt luốt phiá dưới vậy ? Mới đây, tao còn nghe là tụi mày nhào lên chừng 20m, tại sao laị đi xa vậy ?
- Em đâu biết, 18 alpha thúc nhào lên, tụi em phải theo ổng …..bây giờ, làm sao về đích thân, ló đầu ra, là nó nẹt tối tăm mặt mũi, tụi nó chơi toàn súng lớn, M16 chơi không lại, đích thân …
Cách xa khoảng 20m, trong các bụi cây sát mé rừng, thấp thoáng vài cái áo xanh đang xục xạo, thằng máy nghe rõ tiếng gọi nhau ơi ới:
- Địt mẹ, cẩn thận các đồng chí, tiến lên lục soát, tụi nó cháy hết rồi, bọn Dù này dữ tợn lắm, gặp thằng nào là bắn bỏ thằng đó ngay, đừng tha …
Luồng gió lạnh luồn từ đỉnh đầu xuống tới gót chân, điệu này, khó lòng mà toàn thây trở về, nếu cứ nằm đây….nổ súng, thì lạy ông, tôi ở bụi này, địch sẽ tràn lên ngay tức khắc khi nhận ra chỉ có 1 tay súng, 1 mình nó, làm sao mà chống cự. …vả lại, còn xác của 18 alpha không thể bỏ đi đâu đuợc….nó lần tay xuống dây ba chạc, lấy 1 qủa lựu đạn, nắm chặt, xem nào, còn đuợc 3 trái, trên nguời, 18 alpha còn 2 trái, thôi thì nếu địch tiến lại gần, đành chơi xả láng vậy, để dành 1 trái cho mình và 18 alpha ….thôi, vĩnh biệt Saigon, vĩnh biệt ánh đèn đô thị …..
- 18 đây Thái bình, tụi nó đang tiến lên cách khoảng tôi chừng 20m, ông có thấy tụi nó không ? Phía trảng tranh có mấy bụi cây sát mé rừng …..
Thần kinh căng thẳng, mắt đăm đăm nhìn về phía truớc, tay nắm chặt qủa lựu đạn, 1 tay rút chốt an toàn, thằng máy quyết định chơi trận cuối cùng trong cuộc đời 1 cách đơn độc và lẻ loi bất đắc dĩ cuả thằng thiên thần gãy cánh còn sót lại bên nguỡng cửa tử sinh …..
Mải quan sát phía truớc, nó không ngờ, bên cạnh nó, cái xác 18 alpha đang cục cựa, đang ngọ ngoạy lừ đừ …..
……Tai vẫn còn ù ù, mắt chỉ thấy ngàn ngôi sao đang vỡ tung tóe, toàn thân ê ẩm như vừa ăn 1 trận đòn hội đồng …nhưng đầu óc và chút ý thức của bản năng sinh tồn đã đánh thức tôi đầu tiên mơ hồ, tôi chợt nhớ rằng tôi đang ở 1 chốn hiểm nguy ngặt nghèo, tôi cố gắng chống 2 khủy tay để ngồi dậy ….cả ngàn cân đè nặng trên nguời ….sao thế này ? Toàn thân ê nhức ghê gớm ….sao mắt mình không thấy gì hết đây trời …???
HAI BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI

Tiếng PRC25 xè xè dục gĩa cuả Hùng , 18 như quýnh quáng
- Thái Bình đây bắc Băng , nghe rõ trả lời
Thằng máy hoảng hồn bạt vía, địch đang truy sát phía truớc, mà máy truyền tin lại lên tiếng, lấy gì không như cục đuờng thu hút đàn kiến bu lại ?.....Nó quay lại, chụp ống lien hợp, bịt vội đầu phát âm ,…chợt, con mắt tròn xoe, rõ ràng, nó nhìn thấy 18 alpha đang cục cựa, nó dụi dụi con mắt lần nữa, đích thật rồi, mừng quýnh, quên cả hiểm nguy, nó lao nguời vào tôi, miệng ú ớ:

- Đích thân, đích thân, ông còn ….sống hả ? Tụi ….tụi nó đang lùng tìm mình ông ơi, làm sao bây giờ, ông làm cái gì đi chứ !
Mẹ pà con nhà nó, vừa mới chu du duới mấy tầng địa ngục trở về, có biết đách gì mà làm với liếc, tai vẫn còn lùng bùng, mắt vẫn còn lù mù, mờ nhoẹt , chỉ nghe loáng thoáng tiếng nguời bên cạnh mình, nhưng tâm thức đã đánh động ngay tôi hiện hữu tại chiến truờng, có nghĩa là mình phải sống sót, phải tồn vong bằng mọi gía, tôi gắng guợng thều thào:
- Thằng nào vậy ? Còn bao nhiêu thằng còn cầm súng ngoài kia ?
- Em, Nam mang máy đây đích thân, ông còn đi duợc không ? Mình rút về phía sau, Vc đang lung tìm mình dữ dội, phải tìm chỗ ẩn trốn, nó mà tóm đuợc là chết mẹ cả lũ ông ơi, để em dìu đích thân đi ….
Tôi loạng choạng đứng dậy, nguời như đeo cùm, chợt thoáng nghĩ, ĐM, làm như nhảy đầm hay sao mà dìu với dắt, thân mày còn lo chưa xong nữa là !! mình bước nổi không đây ? tôi không dám nhìn xuống phía duới thân, hình ảnh của Trung sĩ Ẩn mới đây với cái giò nát bét còn in dấu, nếu mình mà như vậy, thì …tiêu , tôi phải tự đánh lừa và trốn chạy chính mình bằng cách không kiểm soát mình có bị thuơng hay không để còn đuợc hy vọng bình an !...
Mẹ pà, 10 cây số việt dã lúc bắt đầu học nhảy dù, bây giờ mới tác dụng cho bản thân tôi, hồi dó, truớc khi nhập khoá học đi mây về gió, thằng lính nào, từ sĩ quan đến đơ dèm cùi bắp, đều phải làm 1 cú “cố gắng” bằng cách phải nuốt trọn vòng đai chung quanh phi truờng Tân Sơn Nhất, khoảng chừng 10 cây số, ba lô phải căng phồng, súng đạn phải đầy đủ, làm sao thì làm, miễn là giáp 1 vòng, về đến điểm tập trung là đuợc, HLV cỡi Honda tà tà đi kiểm soát, xe cứu thuơng rề rề chạy theo coi có thằng nào xụm bà chè, thì lôi vào cấp cứu, cho uống 1 ngụm nuớc, rồi ….tống cho 1 đạp xuống xe, cho chạy tiếp, kèm theo câu : RÁN ĐI CON…..Nhảy dù mà , phải cố gắng chứ !!
Ba lô tôi căng phồng, trong nhét toàn là giẻ rách lẫn mấy miếng bìa carton, chứng tỏ là mình cũng mang đầy đủ theo qui định, những buớc đầu của hành trình “cố gắng” thật hùng dũng oai phong …chạy duợc vài cây số, mắt cứ nhìn hoài về cái chateau d’ eau ( tháp nuớc) mà sao nó cứ mãi xa vời vợi, chả chịu nhích gần lại chút nào !!! Đã bắt đầu …oải, buớc chân chậm dần và nghe như nằng nặng, tôi bắt đầu đổi nhịp chạy, sang nhịp buớc, mồ hôi vã ra như tắm, lúc khởi hành, có hẹn với mấy thằng cùng khoá Thủ Đức như Lưu, Bổn, Bành, Qúi, Hùng, Sơn….cùng chạy thành 1 tốp …cho vui, ai dè, bây giờ, nhìn lại, đâu mất bà tụi nó hết, thôi thì đành 1 mình trong suơng gío vậy !!! Đuợc đâu cây số nữa, tôi bắt đầu ….lết , những buớc chân âm thầm ….luỡi thè ra gần tới rốn, chân tay nhấc không muốn nổi !!! Đường còn xa , xa lắm …..
Thằng hạ sĩ quan HLV chạy Honda rề rề phiá sau, hét lớn :
- Đù mẹ, chạy đi mày, ai cho mày vừa ….bò, vừa lết vậy ? Tao cho 1 đạp chết mẹ mày bây giờ.
Tôi rán nhích thân tàn đuợc vài buớc, rồi lại khựng nguời, lết tiếp ….Hắn chạy lên, nẹt roi vào bình xăng độp độ, miệng làu nhàu: Đù …Chợt hắn nhìn ra cổ áo tôi ló ra cái quai chảo đen xì, hắn đổi giọng :
- Hề hề, …chuẩn …úy, rán lên đi chứ ông, sao…bết vậy ? Bộ hôm qua không chiụ ăn chay, mà mò vào ngã năm với mấy chị em sao, mà hôm nay chạy không nổi vậy ông ? Thôi, ông leo lên đây, tôi chở cho 1 đoạn, gần tới đích đến, tôi sẽ thả ông xuống …
Mẹ pà, may mà mình có cái mác Thủ Đúc, không thôi cũng ăn vài roi điện, và vài cú đạp của thằng Trung sĩ này rồi, lời đề nghị của thằng này nghe qúa hấp dẫn ! Còn gì hơn là leo lên con ngựa sắt phi 1 đoạn cho đỡ tấm thân ? Tôi định phóc nguời lên yên ngựa, thì chợt hình ảnh 1 anh chàng sĩ quan trong truyện cuả Nguyên Vũ, chỉ vì không dám nhảy khỏi chuồng cu, bị HLV cho 1 đạp văng khỏi đài, về sau, ra trận địa, lính tráng coi thuờng, mang mặc cảm suốt đời …..làm tôi chựng lại, và …đi đến quyết định :
- Thôi, trung sĩ, để tôi tự lo liệu, thế nào cũng tới mà !
- Cũng đuợc, ông rán nuốt cái gân cẳng gà này đi nhé …
Nói xong, hắn rồ ga, đi tuốt, tôi nhìn theo, tiếc ngẩn ngơ …nhưng cũng tự an ủi ;
- Mẹ pà, thôi đành hi sinh 1 chút, để dành cho tuơng lai, nếu mình leo lên cho nó chở, biết đâu, mai mốt cả Sư đoàn biết, làm sao ra mặt trận mà chỉ huy lính ?....làm gì thì làm, không để mất tư cách đuợc !!
Thế đó, cuộc đời ! Những thằng thanh niên mang lý tuởng cao vời, và hy vọng tuơng lai rực sáng như tôi, chắc là đầy dẫy trong bầy đàn khoá Bất Khuất 8/72 B+C cuả tôi !!!
Tôi có 2 bài học khốn đốn buồn cuời trong đời quân ngũ, lần đầu, học làm lính ở Quang Trung, ăn cá mối, sáng chà láng 1 đoạn giao thong hào, suơng gío dãi dầu, TAB quân đội chích, đã thấm vào máu thư sinh thuở từ giã học đuờng, 3 tháng quân truờng đã làm chúng tôi dầy dạn suơng gío, không còn yếu xìu, gà chết, làn da xanh xao yếu ớt đã lột hẳn, thay vào đó những cột nhà cháy cuả nắng thao truờng …Nếu chúng tôi chuyển tiếp ngay vào quân truờng Thủ Đức thì mấy sức mà ngán mấy thằng ông nội huynh truởng dàn chào quát tháo inh trời, chưa chắc thằng nào “trâu” hơn thằng nào, huyng truởng phạt 1 hít đất, dám tặng thêm cho huynh truởng 1 cái nữa, huynh truởng phạt nhảy xổm, dám tặng thêm cho ngài 2 cái nữa chứ chẳng chơi ! chưa chắc, thằng nào chết
Nào dè, đúng ngay vào dịp Hiệp đinh Paris đuợc ký kết, chúng tôi đuợc chỉ định đi chiến dịch đợt ngưng bắn đó ….Pà mẹ, alpha giả định đuợc vội vàng gắn lên cổ áo, cứ 1 tổ 3, 4 thằng, hay 6 thằng bốc thăm vào chiến dịch, có thằng suớng như tiên, về ngay chóc Thủ Đô, tha hồ mà hú hí với ánh đèn màu, có thằng, bốc nhằm …cứt chó, chui đầu vào Bình Long, An Lộc coi trận địa đã tàn, và những hoang tàn ác nghiệt của chiến tranh….có thằng lủi thân vào chốn sình lầy, ruộng nuơng trù phú cuả vùng 3 Chiến thuật …..Ngu ngơ, ngáo ngáo, vậy chứ, gặp dân quê, họ cứ gọi 1 điều ông chuẩn úy, 2 điều ông sĩ quan ! Súng thì đuợc phát cho cây Carbine M1 để …đuổi ruồi, đi đâu cũng đuợc qúi mến của nông dân thật thà chất phác miền Nam, họ mời tham dự đám giỗ, đám cuới, ngồi chễm chệ với đám chức sắc xã, ấp truởng, nhậu nhẹt tưng bừng, mút muà Lệ Thủy …Đúng ra, tụi tôi chỉ đi làm kiểng, và làm mồi thịt nguời, nhử cho VC thèm đỏ nuớc miếng nếu may mắn vớ được 1 thằng mà làm thịt, dù sao, cũng “đoàng” được 1 thằng sĩ quan Quân Lực VNCH, tô điểm thêm cho thành tích phá hoại non sông kính dâng lên Đảng ……
May mắn là cả khóa, không có thằng nào đi đái, có thằng bất đắc dĩ làm anh hùng, đuợc khen thưởng lòng gan dạ khi 1 đêm, VC tấn công đồn, mặc cho đạn bay, tên réo ì ầm, cu cậu cứ sõng nguời, đi qua đi lại, đôi lúc lại ….khum khum, xông xáo hết chỗ này tới chỗ khác ….cả tiểu khu, ai cũng ngán ông sĩ quan chưa ra truờng này, ghê qúa, không biết sợ là gì …bèn tuyên duơng anh dũng …..Ai dè, sau này, cu cậu mới tiết lộ cái bí mật cuả lòng gan dạ, thì ra tối đi ngủ, anh chàng cởi giày cho thoải mái, lúc súng nổ, chàng lo tìm để mang, vì đi chân đất, làm sao mà ….chạy ???
Đi chiến dịch 60 ngày, thì hết 20 ngày….chuồn về thành phố đi dạo mát, còn lại bao nhiêu ngày, thì toàn là …ăn nhậu, thịt rùa, thịt rắn, thịt chuột đều nếm qua, hết la de, rồi ruợu đế quắc cần câu !!!
Ôi ! còn đâu những bắp thịt săn chắc, còn đâu những buớc chân đi mà đá cũng phải mềm duới gót chân ? Bởi vậy, khi vào truờng Bộ Binh Thủ Đức, tụi tôi mới ….chết pà !!! Alpha đeo trên cổ áo, đuợc ông tuớng ở Quang Trung gắn đàng hoàng, chứ đâu phải giỡn ? Thế mà mấy huynh truởng lột ngon ơ ….Qúa trình phơi nắng thao truờng, dù sao cũng 3 tháng, mòn cả đôi giày, bạc cả lá cờ cuả từng đại đội, mồm miệng cũng đã bắt đầu ….chửi thề như bất cứ thằng lính bạt mạng ngang tàng nào !!!
Chỉ 1 vòng Vũ Đình Truờng thôi, sac marin (túi quân trang) trên vai cứ “dọng “ thình thịch vào lưng như buá tạ !! lúp xúp, lặc lè ….1 lát đã thấy cả đống thằng rụng rơi như lá mùa thu, như bầy nai ngơ ngác trước đàn sói hung hăng, chúng tôi lạc hết cả đại đội cũ ở Quang Trung, quên cả tên cha mẹ đặt, mồ hôi tuới uớt đẫm quần áo trận, có thằng làm bộ ….xỉu, thế là cả đám huynh truởng xúm vào la hét, lột quần, dí thuốc lá vào bắp vế non, cu cậu nhảy nhổm dậy, la vang trời, lòi cái đuôi láu cá, và tha hồ 1 chuỗi hít đất, nhẩy xổm tơi bời …..Bầy nai vàng ngơ ngác bỗng chốc, thành đàn vịt lao xao, thành bầy ếch lạch bạch xác xơ ….
Đó là bài học thứ nhất trong đời lính mới tò te ……
Bài học thứ hai cũng tuơng tự không kém, là lần vào trại Hoàng Hoa Thám nhập khoá học nhẩy dù, thủ tục muôn đời, là phải qua 1 kỳ sát hạch về thể lực, gọi nôm na là 10 món ăn chơi truớc khi nhập tiệc, gồ chạy việt dã, hít đất, nhảy xổm, đeo xà ngang, nhảy xa, nhảy cao …v... v… Toàn những trò ….mèo, những món này, “anh cả” nuốt như ăn com suờn, dù gì cái quai chảo trên cổ áo cũng chứng minh thành tích của vài ngàn cái hít đất, cả triệu cải nhảy xổm, và cả tỉ lần bò lê bò càng đo đất của những lần bị phạt dã chiến, hay những bài huấn luyện cuả trò chơi chiến tranh ….
Nào ngờ, khoá 8 SQTB cuả tôi, lại đuợc chỉ định đi diễn hành ngày quân lực 19/6/73, thế là lại ngưng mọi học tập, rèn luyện thể xác để tập trung đi đều buớc sao cho đẹp, cho hung dũng, cho oai phong…..
Suốt 2 tháng trời, chỉ ăn, rồi lại ra Vũ Đình Truờng tập ắc ê, khổ thân tôi, vai năm tấc rộng, thân muời thuớc cao, lại đuợc chỉ định ở nhà, coi cái đám tạp dịch, gồm những anh lùn, thiếu thuớc tấc, nguời ta thì vác súng ra sân tập đi đều buớc, tôi thì …..vác xẻng !! Cuối cùng 1 đám vịt đẹt đi làm cỏ vê cùng khắp, khi thì khu Hoà Bình, khi thì cổng số 9, lúc thì khu tiếp tân, tiếng là đi làm cỏ, chứ chỉ quẹt quẹt qua loa như gà bới, rồi lủi vào lùm cây có bóng mát, ngồi đấu láo phè cánh nhạn, có thằng còn …ca vọng cổ vang trời !!!! Hết giờ, thì vác xẻng, xếp hàng về đại đội …và cứ thế, 1 ngày như mọi ngày …..
Do đó, chúng tôi làm “siêu huynh truởng” lâu nhất trong quân truờng, chứng kiến những khóa đàn em lần luợt qua mặt, ra truờng rời bỏ kiếp sinh viên sĩ quan mà dấn thân vào gío bụi ….. chúng tôi chỉ biết phạt khóa đàn em, chứ có ai vào đây mà bắt lỗi chúng tôi, những sĩ quan cán bộ đại đội cũng lơi dần khắt khe …phải nói, là trên ông trời, duới là sĩ quan cán bộ, còn …ở giữa lòng thoòng là chúng tôi, đám chửa trâu của quân truờng Thủ Đức !!!
Vì vậy, khi ra truờng nhập khóa dù, tôi mới lãnh đủ ! 20 thằng về ND là 20 thằng …gà chết trong lần đọ sức thể lực cuả binh chủng !....15 ngày phép truớc khi trình diện đơn vị , là cả 2 tuần lễ tiêu hoang, nhâụ nhẹt tơi bời, ăn uống phủ phê căng rốn, thăm chị em ta ở những ….ngã ba, ngã năm, ngã bảy, cho thoả những ngày nhọc nhằn huấn luyện ….
Hít đất, thì dán nửa thân nguời phía duới xuớng đất, chỏi 2 tay, chống nguời lên xuống, miệng đếm thật to cho HLV biết là mình đang hít đất, nhảy xổm cà quẹt tại chỗ, cũng ăn gian, kéo xà ngang cũng thì thụt ….Thế rồi mọi chuyện cũng qua, thực ra những món ăn chơi này chỉ là trò….mèo, đang đi mà AK nẹt sát suờn, thì không những 10, mà đến cả trăm cây số, cũng chơi marathon tuốt luốt ! khỏi có lê lết gì hết trơn hết trọi, đã chui vào nhẩy dù, có thằng nào bị loại vì ba cái mớ vớ va vớ vẩn này bao giờ ? Chỉ có thằng …teo chim, không dám nhảy khỏi chuồng cu, bị HLV tống cho 1 đạp vào đít, cùng lắm, ra đơn vị bị lính đồn ầm là chết nhát, thì mới …hơi quê, chứ ai đời, có thằng nào thoát khỏi kiếp nhẩy dù, khi đã đuợc tuyển lọc kỹ, từ khi chưa ra truờng, khi đã dám nhẩy nhào ra khoảng không gian 300 m mà …bất cần thi thể …..
Trở lại với bài học thứ ba trong đời. Mà lần này, là ……thứ thiệt, súng đạn tìm mình mà xơi tái cũng …thiệt luôn, địch mà vớ duợc 1 thằng sĩ quan rằn ri là mừng còn hơn đuợc vàng, sống cũng dở, mà chết cũng không hay ! Bỏ cuộc, hay lạng quạng lần chạy việt dã này là toi mạng, nên dù có rã rời thân xác đến đến đâu, chân có nặng chịch ngàn cân cũng phải rán mà buớc !
Tôi nghe nằng nặng trong lồng ngực, ngứa khan trong cuống họng, bất chợt ho lên 1 cái, ruột gan nóng cháy cồn cào như khi uống ruợu quá chén, muốn cho chó ăn chè ….. 1 giòng máu phọt ra từ cửa miệng thành vòi …….
Thằng lính đỡ lấy vai tôi :
- Đích thân, ông có sao không ?
Tôi đua tay áo quẹt vội mặt mũi, phải nói là chỗ nào cũng có máu ! Sức ép của trái 57 tạo 1 áp suất trong nguời, và thoát ra chỗ nào …..có lỗ : mắt , tai , mũi , miệng ….. Vậy mà, nhờ vậy tôi cảm thấy nhẹ bớt cả nguời, lên giọng trấn an thằng lính :
- Đi, rút về phía sau, mày gọi 18 cho tao .
- Đây, đích thân, 18 đầu kia …..
- 18, đây 18 alpha, tụi nó truy tao hơi kỹ, bây giờ tao phải rút, mày yểm trợ cho tao ….ở đây toàn đá sỏi, tụi mày ở đâu cho tao biết, để biết đuờng mò về ……
- Nghe đây 18 alpha, tao sẽ tung 1 trái khói, mày cứ lần theo huớng đó mà đi, tụi tao sẽ yểm trợ, và nhào lên nếu cần để vớt mày về, yên tâm !
Mặt trời đã khuất sau rặng núi, chiều đang tàn ….
Rán chiều đỏ ối quét những tia nắng cuối cùng sau rặng cây trên đỉnh núi như những móng vuốt sắc bén, như luỡi hái long lanh ngời ánh thép của tử thần , bóng tối đang chụp xuống, đầy những vẻ đe dọa nặng nề …
Lính trung đội 1 bắt đầu tràn xuống suờn đồi, từ lũng sâu , tôi nhìn thấy những vệt bụi mù , bốc như suơng khói , họ chạy zic zac để tránh đạn , súng bắn tràn về phía trước, miệng la xung phong inh ỏi vang trời …
- 18 alpha đây 18, mày tìm chỗ ẩn núp cho kỹ, tụi tao tapis tràn, đừng ló đầu lên, bể gáo dừa chết mẹ mày ….Bao giờ gặp thằng lính đầu tiên, mày ra hiệu cho tụi nó đừng chạy lên qúa trớn, chủ yếu là “dzớt” đuợc mày ‘dìa’, nghe rõ trả lời ….
- Nghe rõ, ĐM, lên làm cái đách gì, dính lại cả chùm là bỏ bú !Tao lần mò, nuơng theo đuờng thông thủy, lợi dụng chiều tàn cũng đuợc mà…
Nói thì nghe ngon lành lắm, nhưng bụng thì …tôi khoái… chết mẹ,. bớt cô đơn và cũng đõ lạnh cẳng !
Toán lục soát của địch cũng hoang mang và bắt đầu rét, tự nhiên khi không, lính nhảy dù lại mở đợt xung phong ác liệt, hay là trúng kế, bị dụ ra khỏi chốt, rồi chúng nhào lên, hốt trọn ổ ?
….Chúng vội vàng nẹt vài tràng AK trả đũa, rồi tháo lui im lìm …chúng đâu ngờ, chỉ vài buớc nữa, là có thịt ..dê trắng (Bạch Duơng) về làm lẩu nhậu ngon lành, và còn đâu nữa, 37 năm sau có tên Hắc xì Dầu do bạn bè yêu qúi tặng để đối lại cái tên cúng cơm ngồi kể lại chuyện chiến truờng, tán phét chuyện con pà ?....và cũng trúng kế thằng 18, chơi màn nghi binh, tung 1 trái khói phía sau, rồi nhào lên, chỉ cốt cứu mạng thằng đàn em khờ khạo, trót dấn thân vào …lỗ lửa ? nhờ vậy, quân địch mới tháo lui, về lại vị trí trấn đóng cũ, dể có chỗ ẩn núp an toàn hơn là lang thang, ăn dạn đồng nơi khoảng trống ….
Tôi nhoài nguời sau 1 tảng đá, nâng cây M16, khạc đạn cầm chừng về phía địch, thằng máy cũng đã hoàn hồn, thò súng ra, bóp cò lia lịa…Trên cao, tổ đại liên do tôi bố trí lúc đầu, cũng bát đầu nhả đạn tưng bừng, cả 1 khoảng không gian bỗng dưng hồi sinh, ồn ào, rộn ràng như pháo tết ; tinh thần hồi phục, tôi định nuơng theo đà phấn kích, mẹ pà, quên cả mình đang bị chấn thuơng chới với, nhào lên chiếm cái chốt khó nhai, đã làm tổn thuơng bao xuơng máu và sinh mạng biết bao chiến hữu đồng đội, biết đâu đó, ngáp phải ruồi, lại tóm đuợc cây 57 chết pà, trả thù cho phát đạn mà một chút nữa đã cho tôi về chầu diêm vuơng ….mày chết với bà, phen này, bà lên hỏi tội chúng mày !!!
Có tiếng kêu hối hả, gấp rút :
- 18 Alpha , ông ở đâu ? Tôi, trung sĩ Hạnh đây …
- Eh, tao đây, lên luôn, chơi tới luôn mày, tụi mình khiêng cây 57 về, chẻ làm củi chơi !
- Thôi, ông ơi, bộ ông tuởng mình có nhiều nguời lắm sao ? 18 nói tôi gặp đuợc ông, là lập tức án ngữ để ông rút về, nhào lên là kẹt lại cả đám ông ơi … trời tối rồi !!
Mất mẹ nó hứng ! Tôi chợt nghe hơi thốn trong lồng ngực, và 1 chút bải hoải nặng nề khắp châu thân ….Chiều tối xuống thật nhanh, mẹ pà, thời gian là 1 thứ quái đản khật khùng, khi mình chờ đợi, thì nó cứ đủng đa đủng đỉnh, từ từ tốn tốn nhích 1 khoảng cách nhỏ xíu trên đồng hồ như cả ngàn cây số ! Khi mình quên nó đi, là như ngựa trời tung vó, nó nhảy như bò tót, ào ào bạt gío phi cong cẳng, thẳng đuôi…Xa xa, cột khói thằng 18 tạo ra cũng đần dần chìm vào bóng tối đang phủ dần, mờ nhạt, mờ nhạt ….
Cuối cùng, tôi cũng về đuợc điểm khởi hành, buổi sáng, khi xuất quân, lính còn lố nhố, lăng xăng, súng ống đạn duợc lạch cạch rộn ràng, bây giờ, vỏn vẹn chỉ còn 5 tráng sĩ bơ phờ, hốc hác, chiến bào đẫm máu, bụng đói mốc meo, thân thể rã rời : tổ đại liên 3 thằng, thằng máy, và tôi, ôm một cái chốt làm điểm xuất phát tấn công mông mênh …Tôi ngồi phịch xuống đất, trong lòng giao thông hào, lấy bidon nuớc ra uống, nghe từng ngụm đắng chát cay nồng của chiến truờng len lỏi vào hồn của thiên thần mũ đỏ không làm xong nhiệm vụ, và cảm nhận mơ màng những ánh mắt, những u hoài lẫn xen vào những hào hùng khí tiết cuả những Kinh kha không hẹn ngày về, để làm trọn lời thề bảo vệ tấc đấc mẹ cha….
Đang mơ màng, mệt mỏi trong 1 thoáng chút bi quan, thằng máy khều khều, đua ống liên hợp cho tôi :
- Thái Bình đây Địa Trung hải ( danh hiệu đài của đại đội trưởng) …
- Thái Bình đây, 18 alpha tôi nghe, 09 (danh hiệu đại đội truởng)
- Anh lên TOC (hầm chỉ huy đại đội) của tôi, họp gấp …
- Ngay bây giờ hả đích thân ? Đang mệt chết mẹ, cho tôi nghỉ ngơi, thở 1 chút chứ …
- ĐM, nghỉ, thở cái con …c , lên đây làm 1 chút, có cơm xấy, thịt hộp và 1 chút nuớc mắt quê huơng, bố trí anh em cẩn thận, tôi muốn gặp mặt anh để xác định ….
Rồi, không biết xác định cái con pà gì đây, không biết ông này nghe ngóng đuợc cái gì, mới về tới chốt, chưa kịp ngả lưng, lại phải bò lên đỉnh 1062 để trình diện …Nhiều khi, 1 lời nói vu vơ của thuợng cấp, cũng là 1 quân lệnh phải tuân theo nơi chiến truờng, không giỡn chơi đuợc, tôi tháo dây ba chạc, quảng cây súng cho thằng máy sau khi lấy tay làm dấu hiệu chỉ cho mỗi thằng lính 1 chỗ, trải dài trong giao thông hào, dặn dò họ ra tuyến ngoài gài mìn và lựu đạn, nhờ thằng máy nạp cho đầy băng đạn, rồi quơ vội cái đèn pin, cuộn bản đồ nhét vào túi ngang đùi, rồi băng mình, đơn độc lần dò lên đỉnh tử thần, khỏi cần chia ca gác, mẹ pà, thằng đách nào dám lơ là khi tuyến vắng tanh, đêm tối đầy đe dọa và rình rập, con mắt nào cũng trợn trừng quét dọc quét ngang, tay luôn đặt trên cò sung hờm sẵn vào khoảng không, chờ đợi và sẵn sàng …lính cũng như quan …thằng đách nào lại ngủ đuợc khi không muốn ngủ giấc ngàn thu cô tịch ?

CSVSQ Phạm Bạch Dương

cuocsi
02-23-2018, 06:04 AM
Cám ơn bạn Sig Sauer,

bài viết về trận chiến trên cao điểm "1062 "
của ông CSVSQ PHẠM Bạch Dương
phải nói là...không còn gì để nói,
chỉ biết đem lên đây cành hoa tim để thay lời tạ ơn,
qua trang sau sẽ viết nhiều hơn.



http://i63.tinypic.com/2vki4ab.jpg


Collection " INSTALLATIONS ARTS "

Photo Cuoc si 2017







Chào Quán viên cùng Quán viếng,


Chào bạn Sig Sauer


Cám ơn mọi người đã vào đọc và đặc biệt là bạn S2 (Sig Sauer) đã góp 6 đoạn trong truyện :

" Hồi tưởng Chiến trường 1602 Thượng Đức "
do CSVSQ PHẠM Bạch Dương.



Bài Hồi tưởng ngạt mùi lữa đạn, đất đỏ, thịt da người, tình chiến hữu...

Ngần ấy thứ dường như cũng chưa đủ để diễn tả hết niềm đau quê Mẹ, những hy sinh tột cùng và những nét hào hùng của người lính QLVNCH, những người trai trẻ đã chiến đấu, đã hy sinh xương máu đến tận cùng của nỗi đau và mạng sống.
Cuoc si cũng đã bước đi trong máu, lữa và nước mắt trên 4 chiến trường của Mùa hè 1972
" Bình Long Anh dũng
- Kon Tum kiêu hùng
- Trị Thiên vùng dậy
- Bình Định quyết chiến quyến thắng ".


cho tới sau ngày ký hiệp định 4 bên 27-1-1973.
Cũng đã gởi lại chút máu xương do mãnh đạn không giật 57 ly tại căn cứ Non nước khi Tiểu đoàn 34, Liên Đoàn 6 trấn đóng tại đây bảo vệ cho Pháo binh 106 Dù, và yễm trợ mặt sau của Charlie, trên tuyến đường Kon-Tum Tân Cảnh lúc Charlie bị mưa pháo và Đại Tá Bão nằm xuống.
Lần thứ hai bị 13 mãnh đạn cối 82 ly vén lưng, xém bứt đầu, tưởng đã về với Mẹ trên 1 ngọn đồi giữa Bồng Sơn,đèo Bình Đê hay Phù Củ gì đó, thuộc Quận Phù Mỹ, Tỉnh Phú Yên.


Không còn lời nào đủ để diễn đạt sự ngưỡng mộ các chiến sĩ Nhảy dù trong bài này bằng hai chữ :



KÍNH PHỤC !



Cuoc si 2018-02-23

Sig Sauer
02-23-2018, 10:43 AM
Cám ơn chú Cuốc Sĩ

Tôi cũng hơi ngại khi post một loạt bài quá dài và cũng không biết người trong đây có đọc chưa. Mai mắn là có người thấy nó hay. Yeah...trận đó rất khốc liệt và cũng mai mắn rằng ông tác giả Bạch Dương có tài viết lách để lột trần nó ra cho thế hệ sau như tôi hiểu rõ. 30 năm về trước khi còn là cậu học trò trung học, Mỹ có ra 2 cuốn phim về chiến tranh VN gọi là Full Metal Jacket & Platoon. Cả hai đều thắng giải. Một trong hai cuốn đó có cảnh người drill sergeant hỏi các tân binh rằng: What's the life expectancy of a first lieutenant landing in VN? Đám lính tân binh nhao nhao lên trả lời. Thằng thì 1 năm; đứa thì 2 năm lung tung hết. Ông drill sergeant mới nghiêm mặt nói là 6 tháng. Yeah...6 tháng cho một viên sỉ quan của một quân đội số 1 thế giới sống còn tại chiến trường VN. Vậy thì cái life expectancy của một sỉ quan Dù hay BDQ, TQLC thì bao lâu? Cho nên đọc hối ký chiến trường này của tác giả tôi không quên câu hỏi đó.

Tôi chưa bao giờ khoác áo lính, nhưng nếu có chắc chắn sẽ chọn Dù. Một xanh cỏ; Hai đỏ ngực mà :).

Lê Nguyễn Hiệp
02-23-2018, 10:50 AM
Cám ơn chú Cuốc Sĩ

Tôi cũng hơi ngại khi post một loạt bài quá dài và cũng không biết người trong đây có đọc chưa. Mai mắn là có người thấy nó hay. Yeah...trận đó rất khốc liệt và cũng mai mắn rằng ông tác giả Bạch Dương có tài viết lách để lột trần nó ra cho thế hệ sau như tôi hiểu rõ. 30 năm về trước khi còn là cậu học trò trung học, Mỹ có ra 2 cuốn phim về chiến tranh VN gọi là Full Metal Jacket & Platoon. Cả hai đều thắng giải. Một trong hai cuốn đó có cảnh người drill sergeant hỏi các tân binh rằng: What's the life expectancy of a first lieutenant landing in VN? Đám lính tân binh nhao nhao lên trả lời. Thằng thì 1 năm; đứa thì 2 năm lung tung hết. Ông drill sergeant mới nghiêm mặt nói là 6 tháng. Yeah...6 tháng cho một viên sỉ quan của một quân đội số 1 thế giới sống còn tại chiến trường VN. Vậy thì cái life expectancy của một sỉ quan Dù hay BDQ, TQLC thì bao lâu? Cho nên đọc hối ký chiến trường này của tác giả tôi không quên câu hỏi đó.

Tôi chưa bao giờ khoác áo lính, nhưng nếu có chắc chắn sẽ chọn Dù. Một xanh cỏ; Hai đỏ ngực mà :).

Đọc xong thấy sống động và thực hơn "mùa hè đỏ lửa" của Phan Nhật Nam, vì tác giả là ngườii trong cuộc, còn PNN chỉ nghe kể lại mùa hè đỏ lửa.

cuocsi
02-23-2018, 10:17 PM
:z56:Chào Quán viên,
Quán viếng,
Chào Luân Tâm, Thạch Thảo, Thuykhanh, HaiViet, Lê Nguyễn Hiệp, NVHN, Hoàng Thu Diệp, Thu Vàng và S2,

Cám ơn các anh chị đã vào đọc và chia sẻ cảm tưởng.

Xin mời mọi người đến đóng góp thêm và chia sẻ những bài khác, những đơn vị khác, như các sư đoàn Bộ binh, Thiết kỵ, Địa phương Quân, Nghĩa quân, Nữ quân nhân...

Chỉ xin là đừng đăng bài quá dài khó theo dõi, nên cắt đoạn như bạn Sig Sauer trang trước làm nhiều lần đăng, ghi rõ thứ tự 1-2-3-4 hay a-b-c v.v....

Và nhất là Xuất xứ của nó, không quên tên tác giả.

Dưới đây là liên kết giúp các bạn chưa đọc các bài :

" Hồi tưởng Chiến trường 1602 Thượng Đức ", của CSVSQ Phạm Bạch Dương.

Bài viết rất chi tiết, rất thật làm cho người đọc có cảm giác như chính mình đang là người lính truyền tin, xạ thủ đại liên, ông Đích thân...có khi còn có cảm giác như chính mình đang bị viên đạn AK 47 xuyên buồng phổi lên cổ, máu phọt có vòi mà không đưa tay lên được để cầm máu vì cánh tay đã văng trước mặt, còn bầy nhầy thịt xương...

Hãy CAN ĐÃM vào đọc từng con chữ, để sống, để được đói, cùng khát, chia nhau điếu thuốc, phần cơm sấy trộn đất và mồ hôi, ly rượu ba sou, để được chữi thề Đ...má, để đuợc nghe Đích thân kêu bằng em, để rồi vài phút sau quấn Đích thân vô poncho chờ trực thăng tới tải, có được một lần để mơ thấy mình đang nằm trong chiếc quan tài với lá cờ vàng thân yêu và nhìn xuyên qua áo quan, thấy khuôn mặt người yêu ba năm không gặp đang chan hoà lệ nóng...


Và để được một lần được sống đời trai hùng trong thời chinh chiến,
được hãnh diện là người chiến binh Hiên Ngang của
QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ.

ANH HÙNG TỬ, CHÍ HÙNG NÀO TỬ !

Trang 204
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=221709&viewfull=1#post221709


Trang 205
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=221718&viewfull=1#post221718


Trang 206
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=221720&viewfull=1#post221720


Trang 207
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=221730&viewfull=1#post221730


Trang 208
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=221731&viewfull=1#post221731


Trang 209
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=221732&viewfull=1#post221732

Quành lại ...
Cám ơn Thu Vàng mới ghé ngang
Thạch Thảo mới xẹt qua và bạn S2 cũng có nghía với tin nhắn cho BĐQ.
Ai nói với bạn là mấy con cọp này hiền ? Cọp chỉ biết e thẹn mà...nắm tay con gái thôi. :z56::z67:
:z57:

Sig Sauer
02-23-2018, 10:54 PM
Hãy CAN ĐÃM vào đọc từng con chữ, để sống, để được đói, cùng khát, chia nhau điếu thuốc, phần cơm sấy trộn đất và mồ hôi, ly rượu ba sou, để được chữi thề Đ...má, để đuợc nghe Đích thân kêu bằng em, để rồi vài phút sau quấn Đích thân vô poncho chờ trực thăng tới tải, có được một lần để mơ thấy mình đang nằm trong chiếc quan tài với lá cờ vàng thân yêu và nhìn xuyên qua áo quan, thấy khuôn mặt người yêu ba năm không gặp đang chan hoà lệ nóng...

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=221709&viewfull=1#post221709
Biệt Động Quân của chú cũng không hiền. Nếu Dù có "Đích Thân" thì BĐQ có "Thẫm Quyền," đúng không? BDQ có ông Vương Mộng Long viết về TD gì đó tôi quên mất tên rồi. Ông viết bài "Ngày ta Xa Núi" cũng không kém bài của Dù bao nhiêu. Thê thảm nhất là lúc ổng về đến Saigon, tưởng đầu hàng xong là ok. Tụi VC thấy 1 xe chở lính BDQ tưởng là đi tiếp viện nên xả súng vào xe ổng. Ổng thoát chết nhờ người dân cứu. Đi cải tạo 13 năm sau quay về chốn cũ nơi bạn bè mình một lần nằm xuống. Ngồi trên cái mương mà nói chuyện một mình, giã từ bạn bè lần chót trước khi sang đây. Bài viết không máu lữa như Dù, nhưng đầy tình người.

Sig Sauer
02-24-2018, 09:29 PM
Lạc vàokhu chợ súng ống muốn điên cái đầu :z51: Khẩu AR 15 có một cái cần gạt qua gạt lại để bắn semi hay auto và khi so sánh với AK 47 thì nó thua về tạm gọi là thực tế , nếu phải lội nước chỉ cần " dọng " cây AK xuống đất là khai hỏa được ngay , còn khẩu M 16 cần phải lấy cây thông nòng kéo vài lần mới dám bắn nếu không muốn nó nổ vỡ nòng , pháo binh 105ly nghe cũng hiền hơn của vi-xi , tôi cũng đã bị pháo ta chơi quân ta rồi mới thấy , nói về lợi thế thì M 16 hơn AK vì ...đạn nhỏ hơn nên người lính mang được nhiều hơn yếu như tôi cũng mang được 400 viên .

Hi Chú Hoài Vọng

Tôi đem bài chú sang đây thay vì trả lời bên đó vì không muốn người khác hiểu lầm. Lý do mà tôi ghi danh tại đây vì đọc phần tâm sự đời lính của chú mà mắc cười, thấy hấp dẫn quá. Sau đó thì mò vào cái thread này đọc thơ, chứ thật ra tôi không vào đây tranh cải vụ Trump. Cải chổ khác đủ rồi. Qua đây xem chuyện chiến trường, đời lính vui hơn. Anyway, M16 của thời chú giờ khá lắm rồi, không còn kẹt đạn như xưa nữa đâu. Tụi nó bây giờ có hai loại. Thời của chú chùi súng chết luôn phải không? Giờ bớt rồi. Tại vì nó xài piston thay vì direct impingement như xưa. AK thì không khác xưa bao nhiêu. Căn bản của nó chỉ vậy thôi, khó mà làm gì khác hơn. Yeah...đạn AK lớn và nặng hơn nhiều. Bắn không chính xác bằng, nhưng bắn đâu gục đó. Tôi có đủ hết và đủ loại. Buồn buồn vác súng ra range bắn 1 mình. Hồi con tôi còn nhỏ thì hai cha con. Giờ nó lớn học high school rồi, không thèm đi nữa.

Hồi đó chú khoái K54 không? Tôi nghe mấy người lớn khoe K54 dữ lắm. Nào là súng đẹp v..v.., tôi tưởng súng ngầu lắm. Lên Net search coi, súng xấu hoắc. Cho không lấy. :) Commie guns chỉ có tụi Tiệp Khắc là số 1. Chinese-made are junks. Hồi đó nghe nói 1 cây đem về SG là có 5K đi nhậu huh? :)

Còn pháo 105 ly của VNCH thì bắn sao lại 120 ly của tụi nó. Mãi cho đến cuộc chiến Iraq lần thứ nhất, Saddam vẫn còn xài mà. Nghĩa là 15 năm sau khi chiến tranh VN, Saddam vẫn còn xài 120 ly đấy.

hoài vọng
02-25-2018, 10:50 PM
Hồi đó chú khoái K54 không? Tôi nghe mấy người lớn khoe K54 dữ lắm. Nào là súng đẹp v..v.., tôi tưởng súng ngầu lắm. . Hồi đó nghe nói 1 cây đem về SG là có 5K đi nhậu huh? :)

Còn pháo 105 ly của VNCH thì bắn sao lại 120 ly của tụi nó. Mãi cho đến cuộc chiến Iraq lần thứ nhất, Saddam vẫn còn xài mà. Nghĩa là 15 năm sau khi chiến tranh VN, Saddam vẫn còn xài 120 ly đấy.Tôi cũng muốn kiếm một cây K54 để bán cho tụi Mỹ ...tương đương một tháng lương lính ...mà không được . Binh chủng Dù được cấp loại pháo 105 ly có cái đế
ở dưới , khi Chinook câu lủng lẳng dưới bụng , vừa tới đất thì pháo thủ kích súng lên chỉ trong vòng 3 , 4 phút là khai hỏa được ngay

thuykhanh
02-26-2018, 08:23 AM
H34 Trên Đồi 31


Vĩnh Chánh



Mến tặng và nhớ đến những chiến sỹ QĐ VNCH, nhất là thuộc binh chủng Nhảy Dù, đã tham dự Hành Quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào.



Sau một thời gian nằm chờ ở Khe Sanh, vào đầu một ngày N tháng 2, 1971, trong đợt trực thăng vận đầu tiên, Tr. úy Phạm Đồng dẫn đầu trung đội 2 của Đại Đội 33 thuộc TĐ3ND, nhảy xuống một ngọn đồi trọc vô danh mang ám số 31 trên bản đồ, mở đầu cho cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Nhiệm vụ: lập đầu cầu, mở rộng vòng đai an toàn cho các đơn vị kế tiếp đến sau: Bộ Chỉ Huy TĐ3ND của Tr. tá Lê Văn Phát, gồm luôn cả Tr. tá Phan Hy Mai, LĐoàn Phó LĐ3ND cùng ĐĐ 30 chỉ huy công vụ, Pháo Đội B3 của Đ. úy. Nguyễn Văn Đương, và cuối cùng là BCH của Lữ Đoàn 3ND với Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng với ban tham mưu. Mấy ngày đầu tiên, tình hình êm ru, nhưng qua mấy ngày sau, địch bắt đầu pháo kích lai rai, không chính xác, dò dẫm.




http://svqy.org/2018/1-2018/h34/frame/h34_files/image001.jpg



Hình chụp cuối năm 1970 của Tr. úy Phạm Đồng, trung đội trưởng #2 /ĐĐ 33 / TĐ3ND


Trước khi được không vận ra Khe Sanh, TĐ3ND của Tr. úy Đồng vừa xong cuộc hành quân ở Tây Ninh. Thời gian nghỉ ngơi ở hậu cứ chưa được bao lâu thì đơn vị anh lại có mặt nơi này. Từ ngày Đồng tình nguyện vào ND cuối tháng 9, 1968, trong nhóm 8 Chuẩn úy cùng khoá Thủ Đức bổ sung vào TĐ3ND, nay chỉ còn một mình anh. Đồng cầm trung đội 2 của đại đội 33 từ lúc đầu quân vào TĐ3ND cho đến giờ phút này, đã xuôi ngược từ Nam ra Bắc, rồi lại Đông sang Tây, đã qua bao nhiêu miền đất nước, đã trăn trở trước sự hoang tàn của quê hương và thấm thía bụi đường của nổi niềm người chinh nhân.
Đôi khi Đồng muốn mơ về một ngày yên bình trở lại nhưng vẫn không thể hiểu nên khởi điểm giấc mơ từ nơi đâu - Ở ngay trên chiến trường vừa kịp tan khói súng? Ở trên làng mạc đổ nát còn mang tàn tích của chiến tranh? Hay ở ngay Huế của Đồng, nơi mà anh rời sau Mậu Thân 68 với những ám ảnh kinh hoàng chưa tan, những vành khăn tang chưa nguôi, những đau thương mất mát chết lịm trong tim? Giờ đây, với 25 năm tuổi đời và gần 3 năm kinh nghiệm chiến trường, Đồng cùng 26 mống của trung đội 2 của anh đang có mặt tại Đồi 31 này, nào là Thượng sĩ trung đội phó Đàng, các hạ sĩ quan Biên, Sâm, Muôn, Yến..và các binh sĩ Thông, Chính, Kiều, Chí, Sỹ, Nam, Phi, Quá, Dũng, Vân, Hải, Mão, Ngạt, Xuất, Thuận, Vượng, Kỳ, Phú, Yên… Trong cương vị chỉ huy một đơn vị tác chiến nhỏ nhoi, anh thầm đoán cuộc hành quân này sẽ rất gay go và tự hỏi rồi đây, những ai trong đám người này sẽ để thân xác lại nơi đây và những ai sẽ còn cơ hội trở về lại bên kia biên giới?!
* *
Trong khoảng thời gian ấy, ở một nơi xa hơn, có một Th. Úy Không Quân Bùi Tá Khánh đóng quân tại sân bay Đà Nẳng. Là một hoa tiêu trực thăng, anh phục vụ phi đoàn 219 Long Mã, Không Đoàn 51 của Sư Đoàn 1 Không Quân. Phi đoàn 219, hậu thân của Biệt Đoàn 83 trước đây khi còn trực thuộc vào Phòng 7 Nha Kỷ Thuật của Bộ Tổng Tham Mưu, có trách nhiệm thả người, đưa đón và yểm trợ những toán biệt kích Lôi Hổ, những đơn vị tiền thám đi sâu vào lòng địch, tận trong các mật khu biên giới hay ngay cả phía Bắc vĩ tuyến, để lấy tin tức, gây rối và phá hoại các căn cứ hậu cần của địch. Vì vậy, mọi phi cơ của phi đoàn 219, và nhất là loại trực thăng H34, đều sơn một màu xanh đen, không mang phù hiệu hay bất cứ một dấu vết nào để giữ sự an toàn và bí mật.

Th. Úy KQ Khánh vốn gốc Hà Nội, di cư vào Nam sau 1954 cùng với gia đình. Anh gia nhập Không Quân sau khi hoàn tất trung học và được gởi đi huấn luyện phi hành trực thăng tại Hoa Kỳ. Một tuần sau khi tốt nghiệp và trở về lại Viện Nam, Khánh trình diện Bộ Tư Lệnh Không Quân và được đưa về phục vụ Phi Đoàn 219 từ cuối năm 1969. Như bao nhiêu bạn KQ khác thường xuyên đảm nhận những phi vụ nguy hiểm, anh sớm có khái niệm về chiến tranh rất rỏ ràng, và luôn cố gắng sống đúng với tinh thần làm trai thời loạn. Với ánh mắt cương nghị, vẻ mặt khí khái của một đấng nam nhi sớm si mê sự rộng lớn của không gian và màu xanh thẳm của bầu trời, cao ráo trong bộ đồ phi hành màu đen, anh bình thản đi vào cuộc chiến bảo vệ quê hương với tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết của một thanh niên khi tổ quốc lâm nguy. Vào tháng 2, 1971, phi đoàn 219 của anh ứng chiến cho cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, anh vừa tròn 22 tuổi, và là phi công phụ trong chiếc trực thăng H34.
* *
(còn nữa)

thuykhanh
02-26-2018, 09:29 AM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh


(tiếp theo)

* *
Những ngày đầu và cả tuần sau khi đặt chân lên Đồi 31, trung đội 2 của Đồng lo đào hầm, cũng cố vị trí chiến đấu cho đơn vị của mình, và cùng với Đại Đội 33 đảm nhận bảo vệ an ninh, phòng thủ vòng đai lớn cho Đồi 31, bảo vệ bãi đáp trực thăng trên yên ngựa cho những chuyến chuyên chở liên tục của các trực thăng Chinook lặc lè đạn pháo, rồi những khẩu pháo 105 cùng các pháo thủ, xe ủi đất hoàn tất các hầm kiên cố chỉ huy cho Bộ Chỉ Huy LĐ3ND, cho Bộ Chỉ Huy TĐ3ND và cho 6 vị trí đặt súng 105 ly của pháo đội B3.

Ngày N + 9, sau khi bàn giao nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ Đồi 31 lại cho ĐĐ 32 của Đ. Úy Thiếp cùng với Đại Đội Công Vụ 30 của Đ. Úy Toán, trung đội 2 của Đồng cùng ĐĐ 33 dưới quyền chỉ huy của Đ. Úy Lê Thành Bôn, được điều động bung ra 2-3 cây số bên ngoài về hướng Bắc của Đồi 31. Trong khi ấy, ĐĐ 31 của Đ. Úy Ngô Tùng Châu bung về hướng Đông và ĐĐ 34 của Đ. Úy Trương Văn Vân về phía Nam. Nhiệm vụ: lục soát, tảo thanh, sẳn sàng giao tranh và đánh phá lực lượng địch. Trước khi rời Đồi 31, Đồng e dè cân nhắc nhiệm vụ của từng binh sĩ, từng toán khinh binh, xung kích, yểm trợ hay hỏa lực, để có sự hữu hiệu tối đa của từng cây súng M16 cá nhân hay M60 cộng đồng, phóng lựu M79 hay hỏa tiển cầm tay M72 khi cần xung phong, lúc cần bổ xung cho nhau, xé nhỏ các đội hình, coi lại trang bị... Và chính anh sẽ dẫn đầu một trong 2 toán khinh binh đi mở đường.

“Đang chông chênh bên triền núi cách trục chính chừng năm mươi mét, khoảng cách đủ tầm quan sát trên địa thế hẹp và rậm rạp cỏ tranh, sim rừng:
…Ầmmmm… toctoctoc…toctoctoc…toctoctoc
Ngay trên nếp gấp khúc của địa hình, chúng tôi chạm địch ở hướng chính, loạt đạn đầu tiên của họ là một sự phối hợp nhịp nhàng của B40 và AK47, sau đó là âm thanh ồm ồm của trọng liên, trên máy tôi nghe On báo cáo đã có thương vong. Biên và Chính vẫy tôi từ sau một ụ mối, khom người chạy lên theo hướng tay của Chính tôi thấy cụm hỏa lực của họ, khẩu 12ly8 đặt ngay ngã ba của hai dãy đồi gặp nhau khống chế trọn vẹn hướng tiến quân của chúng tôi trên yên ngựa hẹp. Trung đội ba hứng toàn bộ áp lực đó và rất khó xoay sở. Tôi báo lên đại đội vị trí của chúng tôi, tình hình địch, nhận định và đề nghị của mình về trận thế. Họ chưa phát hiện chúng tôi ở bên cánh trái, không có lằn đạn nào quạt xuống sườn đồi, toàn bộ hỏa lực của một chốt mạnh, bắn xối xả dọc theo lườn xâu táo và sườn phải, nơi Trung đội một và ba cũng đang bắn trả dữ dội, tôi ra thủ hiệu cho toàn trung đội nằm im bất động, tránh sự phát hiện của địch. Quá gần để xin sự yểm trợ của phi pháo, và cũng không thể rút lui để dãn khoảng cách, khi mà các chiến sĩ khinh binh của trung đội ba đang nằm trọn trong tầm khống chế của hỏa lực đối phương. Đại đội trưởng quyết định chuyển hướng tấn công chính qua trung đội tôi, hai trung đội còn lại tung hết hỏa lực, thu hút sự chú ý của địch.

Trao đổi chớp nhoáng với Biên, Chính, Muôn và Thượng sĩ Đàng, chúng tôi đồng loạt khai hỏa tám trái hỏa tiễn M72 và cắp súng lao lên. Muôn dũng mãnh như một con hổ dữ, cây M60 trên tay anh đẩy dồn địch vào thế bất ngờ hoảng hốt sau một chùm tiếng nổ uy hiếp của M72, địch quay ngoắt nòng 12ly8 sang trái kết hợp với cây RPD cố gắng kháng cự, chúng tôi lại gặp hên, có lẽ họ không tiên liệu được trên sườn dốc dựng đứng lại có một cánh quân đang hành tiến một cách kín đáo, họ đã để trống hỏa lực, và có lẽ các xạ thủ này quen bắn máy bay hơn là đối kháng với bộ binh, nên đến khi Muôn xông lên gần tới, nòng 12 ly8 quay vội vàng, lại phải chúc mũi bắn xuống, không đạt được hiệu quả tác xạ. Họ cũng can đảm không kém khi phải đứng lên trước làn đạn điêu luyện của Muôn và tốc đô xung phong dũng mãnh của các chiến sĩ khinh binh với sự dẫn dắt của Biên, Chính, Thông, Chí. Cây trung liên nồi RPD cũng lâm vào tình thế tương tự. Họ không còn cơ hội để sửa chữa sai lầm tai hại đó. M60 trên tay Muôn đốn gục tổ xạ thủ, trọng liên của địch, cùng lúc Chính thẩy chính xác một trái lựu đạn M67 vào ngay ổ RPD, cơ phận địch sống sót nhốn nháo rút lui gặp ngay sự truy kích của Trung đội ba đang “ thừa thắng xông lên”, chốt đã bị bứng gọn, Trung đội ba lại được dương về phía trước áng ngữ mặt tiền trận địa và chúng tôi tổ chức phòng thủ tạm thời, để phòng địch phản kích, để tải thương và chuyển chiến lợi phẩm về căn cứ.
Không có chiến thắng nào lại không đổi bằng máu xương người lính, và vòng nguyệt quế nào lại không man mác chia ly, Biên bế Chí trên tay ràn rụa nước mắt, máu anh thấm đẫm áo hai người, Chí ngã xuống khi đang cùng với Thông cố chiêu hàng người lính địch bị thương, anh ta ôm ghì khẩu AK trong hầm chiến đấu, Chí chĩa súng thủ thế và ra lệnh:
- Bỏ súng xuống, tôi sẽ đưa anh lên băng bó!
Đáp lại vòng tay đầy tình người của Chí là một băng đạn AK hất ngược anh trở lại. Chí chết khi hai mắt vẫn còn mở lớn. Nếu muốn giết anh ta trong cơn thất thế, Chí đã làm việc đó dễ dàng, hà cớ gì lại phải phơi người trước mũi súng, Chí ơi, Chí làm sao hiểu được tại sao những chiến binh bên kia lại quá nhiều căm thù?”
Tôi buồn bã nhìn đống chiến lợi phẩm, Biên thẩy xuống trước mặt tôi cây 12ly8 bên cạnh khẩu súng cối 82 và RPD,B40…ánh mắt anh thoáng nhiều trách móc, Chí là em kết nghĩa của Biên, đã nhiều lần Biên nói với tôi để Chí đoạn hậu, hay thử M60 cũng được, hai anh em tôi một đứa khinh binh được rồi, tôi lại rất ngại phải xáo trộn đội hình khi phải đưa người này lên đưa người kia xuống, đã đành không phải ở Tiểu đội hỏa lực là an toàn hơn ở Tiểu đội Khinh Binh, tỷ lệ thương vong ở hai vị trí này khi lâm trận là một chín một mười, có khi địch tập trung hỏa lực khống chế cây M60 nếu họ phát hiện, thì cũng gian nguy không kém, và hai Tiểu đội hỏa lực cũng phải xung phong theo đội hình Trung đội khi tấn công, chứ không phải chỉ thuần túy yểm trợ. Tấm lòng người anh của Biên muốn thu xếp cho người em một chỗ ít nguy hiểm hơn mình đã không được toại nguyện, Chí đã vĩnh viển ra đi, sự hi sinh của anh khắng định tính cách của người lính bên này chiến tuyến. Chúng tôi chiến đấu không hận thù và cuộc chiến đấu của chúng tôi mang đầy nhân tính. (1)

(còn nữa)

thuykhanh
02-26-2018, 09:46 AM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh

(tiếp theo)
* *
Theo lệnh của Phòng 3 Quân Đoàn 1, Phi Đoàn 219 được đặt dưới sự trưng dụng của Sư Đoàn ND trong suốt cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ngoài những phi vụ thường lệ hàng ngày, nay Phi Đoàn 219 đảm nhiệm thêm việc yểm trợ trực tiếp cho Nhảy Dù, từ các phi vụ đặc biệt nhảy toán cho đến các phi vụ tiếp tế lương thực súng đạn hoặc tản thương cho các đơn vị tác chiến ND hành quân bên ngoài các căn cứ hỏa lực 29, 30 và 31. Do đó, mỗi ngày Phi Đoàn 219 tăng phái một phi đội gồm 2 hoặc 3 chiếc H34 nằm trực chiến ban ngày tại Khe Sanh, nơi đặt bản doanh tiền phương của Sư Đoàn ND, và cứ đến chiều thì bay về nghỉ đêm tại Phú Bài. Có lẻ “hot” nhất vẫn là các phi vụ tản thương các binh sĩ ND bị thương khi hành quân lục soát xung quanh các căn cứ hỏa lực và đụng độ với cọng quân. Vì chuyện bay tiếp tế hoặc tải thương này vẫn xẩy ra hầu như hàng ngày, nên Khánh coi như pha, bình thảng đi vào những vòm trời đầy nguy hiểm. Phi đội của anh cứ luân phiên trực chiến ở Khe Sanh/ Phú Bài 4 ngày rồi trở về Đà Nẳng. (2)
* *


http://svqy.org/2018/1-2018/h34/frame/h34_files/image002.jpg



Hình chụp giữa năm 1970 của Th. úy phi hành Bùi Tá Khánh / H34 / Phi Đoàn 219


Ngay sau lần chạm địch đầu tiên vào buổi sáng, ĐĐ 33 tiếp tục tiến bước, vượt qua tuyến đầu của địch, đến mục tiêu kế tiếp, trong thế các trung đội sẳn sàng yểm trợ cho nhau. Cùng lúc, hàng loạt đạn pháo từ pháo đội B3 trên Đồi 31 liên tục nhả đạn bắn vào ngọn đồi trước mặt.

“Đợt pháo kích theo lời yêu cầu vừa chấm dứt, hai chiếc HU1A của KQVNCH nối đuôi bay quành trở lại, phối hợp nhau gởi xuống mục tiêu những quả rocket dài ngoằn xé gió. Chúng tôi biết mình phải làm gì sau đợt không kích đó.Tôi đọc thấy thoáng âu lo trên khuôn mặt từng chiến sĩ. Kể cả tôi, cũng không thể trốn tránh thực tại hết sức căng thẳng của trận chiến. Vừa vượt qua cái chết buổi sáng đã phân vân với số mệnh buổi trưa. Ai đã đi qua chiến tranh, đã đánh chừng mươi trận mà vẫn còn sống để chờ đợi trận đánh thứ mười một chưa biết mất còn, mới chia xẻ được cái cảm giác hồi hộp, nặng nề của người lính trước trận đánh. Huống chi quanh đây, không kể hai tân binh mới ra trận lần đầu chưa biết hòn tên mũi đạn, từ quan tới lính, người nào cũng dự vài ba chục trận, vài ba chục lần quẳng cái bản chất thằng người tham sanh úy tử xuống đất, ôm súng lao lên theo tiếng thét xung phong của đồng đội. Có muốn hèn cũng không thể hèn được, có muốn dừng lại cũng không thể dừng lại được. Cái cảm giác xung trận nó vô cùng kỳ lạ, nó cuốn hút người ta lao vào bất kể tới đâu… Cứ phỉnh phờ cái lo lắng, cứ giả vờ hồn nhiên cười cợt, mà sao trong những đôi mắt kia chợt tối nỗi bâng khuâng.

Có phải Biên đang nghĩ đến đàn con quây quần trong ánh đèn vàng vọt, căn nhà nhỏ trong trong trại gia binh có ai đang thao thức nguyện cầu, có phải Muôn đang nhớ về người tình chơn chất, lời hẹn thề chưa ngút một tuần trăng. Có phải Chính đang rối bời mẹ già tóc bạc, phận làm con biền biệt chốn biên cương. Ô kìa ông Đàng! Mười hai năm quân ngũ đã hằn lên vết tích, tuổi thanh xuân qua trên khổ lụy quê nhà có làm anh ít nói, hay đang lặng im trên chính về nỗi ước mơ còn xa vời vợi, mảnh vườn quê chim hót nắng mai. Và Sĩ, Thông, và Kiều, và…hai mươi sáu cái nón sắt rằn ri màu lá, che kín hai mươi sáu cõi riêng tư. Đã điên đâu mà vui mừng hăng hái, có phải là đồ tể đâu mà say máu bắn giết, chẳng qua, họ đã dấy động can qua thì chúng tôi phải chiến đấu để tự vệ, để dành cái quyền sống làm người theo cách đã chọn lựa…

Ngay khi các toán trinh sát xuất phát chừng một trăm mét, trận địa đang im lắng bỗng rộ lên hàng loạt tiếng súng cối và tiếng đạn đi xé gió, khoảng năm hoặc sáu khẩu 82 ly của địch xa về hướng Tây, tác xạ tập trung vào vị trí đại đội, dù không chính xác cho lắm, nhưng pháo kích kiểu vãi đậu như thế này, quả thật cũng làm chúng tôi lúng túng. Phía trước mặt, hỏa lực bắn thẳng của họ cũng bắt đầu lên tiếng, hòng chặn đứng mũi tiền kích đang cố gắng bám vị trí.

Trong khi chúng tôi chật vật vì súng cối địch, thì vị trí của họ cũng tả tơi dưới hàng loạt đạn pháo của B3 từ Đồi 31 và từ Pháo đội C3 của Căn cứ hoả lực ở Đồi 30 trong tầm hiệu quả, đang bắn yểm trợ.

- Lỡ rồi! Chơi luôn Một Hai Ba!
- Một nhận!
- Hai nhận!
- Ba nhận!
- Tụi nó ở dưới khe suối cạn và đỉnh đồi bên kia!
- Chờ thằng Phở bắc nấu xong tô nào chơi tô đó, Phú Bổn lên với Phú Ông, Một và Hai theo luôn trái phải!
- Hai nhận!

Biên đã bắt tay được với Chính, Thông, Sỹ tôi vắn tắt lịnh tấn công sau đợt pháo chuyển làn tác xạ, cần phải nhanh chóng giải quyết trận địa nếu không muốn làm bia cho địch pháo kích.
Đúng lúc những loạt đại bác dồn lên sườn đồi bên kia, chúng tôi đánh ép xuống thung lũng với nòng súng cắm lưỡi lê sẵn sàng cận chiến.Từ triền dốc thoai thoải, Biên và Chính phối hợp nhau dẫn đồng đội tiến lên từng điểm ẩn nấp dưới làn đạn địch, Thông băng thật nhanh lên phía trước, bắn ghìm sát mặt đất vừa dứt một băng đạn lá đã tấp vào được một gốc cây ven bìa suối, ống quần rách toạc vì vướng gai buổi sáng chưa kịp thay, lòng thong miếng vải phất lên phất xuống không đủ che cái mông ốm nhách, xám xịt, anh chàng quay lại toét miệng định cười, đã vội nằm hụp xuống, tay giữ nón sắt, co gọn người tránh làn đạn vuốt cỏ cây ngã rạp bên cạnh, anh rút chốt trái lựu đạn ném về phía trước, bắn rẽ quạt cho Chính, Sỹ và Tiểu đội Khinh binh tiến lên hàng ngang, bám được bìa rừng là nắm chắc tám mươi phần trăm chiến thắng, là hạn chế tối đa thương vong. Và địch cũng hiểu như vậy nên họ tổ chức phản kích dữ dội, liệu thế đơn vị chốt tại bờ suối không chống đở nỗi, khoảng chừng một Trung Đội địch từ trên đỉnh đồi tràn xuống cứu viện, quyết không cho chúng tôi vượt qua.

(còn nữa)

thuykhanh
02-26-2018, 12:21 PM
H34 Trên Đồi 31


Vĩnh Chánh

(tiếp theo_3)


Đến đây tôi chợt hiểu, chúng tôi đã được chỉ huy và theo dõi chu đáo từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, Lữ Đoàn, khi cánh quân địch nhớn nhác tràn xuống chưa tới lưng chừng đồi đã phải khựng lại rồi tan tác dưới từng loạt pháo nổ chụp thần sầu của B3. Từng mảnh người tung lên rồi đổ gục. Ha ha chưa biết ai chơi “Công đồn đã viện” thiện nghệ hơn ai đấy nghe ông bạn. Liêu Thăng, Mộc Thạnh đã bị chém đầu thì Vương Thông còn hơi sức đâu mà đấm đá. Hàng ngũ địch hoảng loạn, hỏa lực của họ tức khắc rối bời không che phủ nhau được như trước.
Đúng lúc đó, Đại đội phát lệnh xung phong toàn đơn vị.

- Xung phong!

Tiếng thét rền vang vách núi, đoàn quân băng băng trên triền dốc lao xuống, vượt qua lửa đạn, vượt lên chông gai xông tới, tiếng quân reo át tiếng đạn thù.
Xung phong! Xung phong, đạn xủi mặt đất, đạn xuyên tàng lá, đạn nổ bùng lửa đỏ, đan veo véo bên tai, người trước ngã người sau xông tới, khản cổ theo tiếng reo đồng đội, tim đập muốn vỡ tung lồng ngực. Hây Sỹ, sao nằm đó? Ê Kiều! Mày cũng nằm đó sao? Tụi nó chết rồi! Hây! Phi? Bị thương rồi hả? Đưa máy đây! Xung phong. Xung phong. Tôi quàng vội chiếc máy truyền tin, dặn Phi nằm đó, Trung đội 4 sẽ lên kéo về. Hai nghe Hai nghe! Lên luôn nhận năm, được 3 hầm có cả cối! Nằm xuống Trung Úy! Chính húc luôn cái nón sắt vào mặt xô tôi ngã rạp đúng lúc làn đạn cắt lá rụng tả tơi trước mặt, không hề gì, cái hầm này nằm dưới đám rễ cây, nảy giờ chơi đủ…

Vậy thôi, chiến tranh không còn chỗ cho sự khoan nhượng khi mà giọt máu của Chí còn nóng hổi trên trận địa, không còn thời gian để lưỡng lự khi cái chết và sự sống gần nhau trong gang tấc. Thêm Sỹ và Kiều, trong một ngày mất luôn 3 mạng người không thể thay thế, không thể so sánh khi đã cùng nhau miệt mài trên những nẻo đường đất nước. Các sĩ quan ở Tổng cục chiến tranh chính trị và Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu có thể xoa tay hài lòng trước sự chênh lệch về tỷ số thương vong của hai phía, đếm xác địch và ta để thống kê chiến thắng. Vâng, mười hai xác địch tại trận địa, vắt vẻo trên miệng hầm trong một tuyệt vọng thoát thân, chôn vùi trong hố chiến đấu bị bắn sập trong cố gắng kháng cự, tan xác dưới hố đạn pháo binh…So với hai Chiến sĩ ta tử trận. Tỷ lệ chênh lệch lớn lao đó cũng không thể xoa dịu nỗi đớn đau của người lính bên xác đồng đội. Bên những khuôn mặt mới đây còn nói nói cười cười, còn chia nhau mẩu thuốc quân tiếp vụ cong queo trong túi áo…hay thậm chí mới đây còn…đm thằng này thằng nọ.

Tôi giở poncho nhìn mặt Kiều và Sỹ lần cuối, máu người chết trận sủng thâm màu áo lính, hai người lãnh nguyên mấy mảnh cối 82 nổ trên tán cây, chụp xuống khẩu đại liên đang mải mê nhả đạn...

Chúng tôi phải bố trí lại hỏa lực khi cây đại liên của Kiều đã bị hỏng chưa kịp thay thế. Trung đội 1 không có thương vong, Trung đội 3 lại dính thêm một chết, hai bị thương, vị chi từ sáng tới giờ, hắn ba, tôi ba, đổi lại trên hai mươi xác địch với từng đó súng ống, chưa kể súng cộng đồng. (1)

* *
Cho lệnh trung đội nằm dưỡng tại chổ 15 phút, Đồng lo tản thương 2 người lính bị thương của mình cùng 3 thi thể Chí, Kiều và Sỹ cho trung đội 4 chuyễn về phía sau. Cổ họng khô gắt khiến hơi thuốc hít vào trở nên đắng nghét, Đồng thả điếu thuốc xuống đất và dí dôi giày trận lên tàn thuốc, rồi cầm bi đông nước hớp vài hớp nhỏ cầm chừng. Giờ đây, trung đội 2 còn 23 người, kể cả Đồng, bố trí rải rác sau các thân cây xung quanh anh.

“Hai giờ chiều, mặt trời đã ngả về Tây, cơn nắng chói khô khốc chợt rộ lên luồng gió nóng, ngay sau khi căn hầm cuối cùng tại bờ suối bị Thông và Muôn tiêu diệt, Trung đội cấp tốc tiến lên phía trước, di chuyển thật nhanh trên một địa hình trống trải dưới hỏa lực vỗ mặt của địch, tuyến tấn công phải mở rộng hai cánh. Chúng tôi cũng chẳng phải Tề thiên Đại Thánh hay mình đồng da sắt gì để khơi khơi xông thẳng vào lửa đạn, từng khoảng cách rút ngắn giữa địch và ta cũng đồng nghĩa với từng phút giây bọt bèo sống sót. Là từng giây phóng mình thật nhanh từ điểm ẩn nấp này lao qua điểm ẩn nấp khác, gò mối, gốc cây, bụi cỏ, tảng đá, hay thậm chí chỉ là một nhánh lá mong manh. Đạn địch xủi dưới gót chân, đạn vỡ tung vỏ cây trước mặt…Là bắn, là bắn, bắn hết khả năng của vũ khí, để tiếng đạn mình át tiếng súng thù, để chỉ còn bên tai tiếng nổ dòn của M16, tiếng gà nòi ấm cũng của M60…Cọc cùm…cọc cùm M79 gõ nhịp. Lưng chừng đồi cỏ cây ngã rạp, vỏn vẹn chừng một trăm mét nữa là xong, là phận ai nấy biết, nhưng không tài nào, tiến lên được nữa. Chúng tôi bị chận đứng ngay trên vị trí một Trung đội của họ bị tiêu diệt trước đó, xác người rải rác chung quanh những vết nổ của đạn pháo.

Bây giờ đến lượt pháo địch nổ giữa chúng tôi, cộng với hỏa lực dày đặc từ đỉnh đồi bắn xuống không ngóc đầu lên được chứ đừng nói nhổm người dậy. Tôi rủa thầm, ở đâu ra mà nhiểu 12ly8 bắn rán mặt, đụng sơ sơ từ sáng tới giờ, cả 3 tuyến đều có phòng không. Gió lại trổi mạnh, cũng may, nhờ thế mà những trái 82 ly bị đẩy dạt khỏi mục tiêu, dù không xa, nhưng cũng hạn chế được ít nhiều thiệt hại, cũng có thể họ chưa tính hết sức gió trong yếu tố tác xạ. Giờ này mà có vài phi tuần gõ xuống đỉnh đồi chừng chục trái năm trăm pounds, bới tung hầm hố nó lên thì đỡ vất vả biết bao?

-Một, Hai, Ba đây Phú Bổn! Một nghe đích thân! Hai nghe đích thân! Ba nghe đích thân!
-Cho cóc nhái sẵn sàng! Các Đích thân gặp Phú Bổn ngay.

Tôi ngạc nhiên, đang đánh chác thế này co về thủ sao được trên một vị trí quá nguy hiểm mà ổng lại ra lệnh sẵn sàng mìn và chiếu sáng? Phân vân thì phân vân, cũng phải tìm gặp ổng rồi mới tính. Giao máy cho Thượng sĩ Đàng chỉ huy trung đội, tôi lần mò trở lại chừng hai mươi mét. Cả bộ chỉ huy đại đội mặt mày đen thui vì khói, than, chẳng hơn gì chúng tôi.

-Vắn tắt cho các anh rõ! Lệnh Sư đoàn phải nuốt xong cục xương này mới được nghỉ. Tập trung mìn chiếu sáng lên phía trước, theo lệnh trên máy, đồng loạt ném và xung phong ngay, các anh thấy gió chuyển hướng mạnh về phái tụi nó chứ?
-Đốt tụi nó?
-Phải làm nhanh, gió đổi hướng lại chạy không kịp đó! Rõ chưa?
-Về làm nhanh!
Trước khi quay về Trung đội, tôi liếc nhìn cuộn poncho gói xác, đưa mắt hỏi Thượng sĩ nhất Xá: Ai đó? Trung sĩ Tâm, Pháo binh Đề lô.
Lẩm nhẩm một lời cầu nguyện vô bổ, chết chi trẻ quá Tâm ơi! Tôi băng mình trở lại tuyến chiến đấu, chuyển đạt nhanh chóng mệnh lệnh tác chiến.
-Một, Hai, Ba, đây Phú Bổn! Xong chưa? Một xong! Hai xong! Ba xong!
-Đánh!

(còn tiếp)

thuykhanh
02-26-2018, 12:34 PM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh

(tiếp theo_4)

Tôi phất tay cho Trung đội đồng loạt ném hết cơ số mìn chiếu sáng về phía trước. Tách tách tách…xòe xòe…tách tách xòe xòe lốp bốp lốp bốp, ngọn lửa lùng bùng lên dữ dội rồi lan nhanh về phía trước, râu tóc mặt mày khét lẹt. Thế thượng phong ngàn năm một thuở, lửa lửa, lửa cuộn lên theo tiếng quân reo, lửa tràn lên theo cỏ tranh dòn dã, khói cuồn cuộn mịt mù, khói làm màn che cho quân ta tiến tới, bốc trong bão lửa xông lên. Lưỡi lửa liếm một vòng cung hình bán nguyệt, thắt gọn vị trí địch trong trận hỏa công dữ dội, những căn hầm được ngụy trang kỹ lưỡng bằng cỏ tranh tiệp màu bỗng chốc trở thành mồi ngon cho ngọn lửa, hầm đạn nổ tung tóe, cả ngọn đồi nhanh chóng ngập tràn biển lửa, địch quýnh quáng tung hầm tháo chạy, có tên lưng còn bốc khói. Trận Xích Bích là đây! Các chiến sĩ khinh binh tràn lên đỉnh đồi chiếm lĩnh trận địa, thanh toán nhanh chóng những ổ kháng cự yếu ớt, địch làm sao chống lại nổi khi trước mặt là lửa táp, là khói thuốc theo luồng gió ngược, lùa vào mồm vào mũi, tối tăm mặt mày chưa kịp dụi mắt ngáp gió lấy hơi đã gục ngã trước lưới đạn càn quét quyết liệt của quân ta đang tràn lên theo lửa cuốn. Đại đội khai thác tức khắc hiệu quả chiến thắng, thúc cả ba Trung đội đánh bung sườn đồi, đuổi địch chạy có cờ xuống thung lũng.

Trận đánh thật đẹp và hùng tráng, trong bối cảnh ráng chiều chưa tắt, ánh nắng xuyên qua khói lửa rải xuống chiến trường những giải vàng lóng lánh, thấp thoáng bóng quân ta dọc ngang đỉnh đồi, như thấp thoáng hồn sông núi cựa mình muốn vượt qua định mệnh. Tiếc quá, không có một phóng viên chiến trường nào ghi lại được trên băng nhựa phút giây ngất trời ngạo nghễ đó, để mai này, trên những ký sự truyền hình được chiếu ra rả từ hai phía suốt mấy chục năm năm, cuộc chiến trên quê hương đau đớn chúng ta không phải chỉ là cuộc chiến của người Mỹ và phía bên kia.

Lửa cháy để lộ nguyên một đỉnh đồi với hầm hào chi chit của cấp đại đội cọng. Thế mà trước đó, khi hai chiếc HU 1 A bay lòng vòng trên đầu, họ vẫn ém kỹ hỏa lực mạnh mẽ này không khai hỏa, mãi cho đến khi chống đỡ dưới áp lực công kích của chúng tôi, mới lên tiếng. Dưới hỏa lực pháo kích ngày càng dữ dội, Đại đội nhanh chóng chuyển tất cả thương binh tử sĩ về phía sau cùng với súng ống của địch, không đủ thời gian thu nhặt, nên ngoài những vũ khí cộng đồng bắt buộc phải chuyển về như cối 12ly8 và 82 ly không giật mà địch còn để lại nguyên vẹn, các vũ khí cá nhân AK, B40, phải tháo gỡ tùng bộ phận, nòng súng liệng một nơi, cơ bẫm quẳng một ngã,

Trong số địch tử thương, có hai người là cấp chỉ huy, trong căn hầm bị Trung sĩ Yến, Tiểu đội trưởng Tiểu đội hỏa lực số hai bắn sập bằng M72, có cả máy truyền tin Trung cộng, hai xác chết đeo hai cây K59 còn mới.

Và thật đau đớn, ngay khi nhận được lệnh di chuyển khỏi vị trí, chúng tôi vĩnh viễn mất người chỉ huy thân thiết, tài giỏi. Thượng sĩ nhất Xá băng ngược đội hình, chạy lên tìm tôi:

-Trung úy! Đại úy chết rồi! - Sao? Sao?

Tai tôi lùng bùng, không tin điều mình đang nghe.


Tôi theo ông Xá chạy quành về Bộ chỉ huy Đại đội, trên vết nổ còn bốc khói của một trái 82, Đại úy Lê Thành Bôn, Đại đội trưởng Đại đội 33 Tiểu đoàn 3 ND đã anh dũng hi sinh, hai tay ông còn nắm chặt ống liên hợp trên hai chiếc máy truyền tin vỡ nát, bên cạnh hai người lính truyền tin hy sinh cùng lúc. Tôi biết, trong những mệnh lệnh mà ông truyền đạt trên máy, yếu tố hạn chế thiệt hại cho thuộc cấp là ưu tư hàng đầu của người sĩ quan nhân hậu, đằm thắm và tài ba nhất tiểu đoàn. Nếu không có ông, mấy ai đã nghĩ ra trận hỏa công thần sầu đem chiến thắng về cho đơn vị với thiệt hại tối thiểu”. (1)
* *
Trong buổi chiều cùng ngày, ĐĐ 33, bấy giờ do Tr. úy Đồng tạm thời nắm chức vụ đại đội trưởng, được lệnh cấp tốc rút về lại Đồi 31. Lý do: dành khoảng trống mục tiêu cho 1 pass B52 thả trước nữa đêm vào khu vừa giao tranh. Cuộc rút quân hoàn thành tốt đẹp qua những nghi binh phù phép biến ảo bởi sương mù đang dần xuống, dù địch bám sát trận địa và liên tục pháo vào những vị trí vừa bị mất, nghĩ rằng quân ND vẫn còn cố thủ tại đó. Trong cùng thời gian, pháo đội B3 ND vẫn tiếp tục phản pháo chính xác và bắn cận phòng cho ĐĐ 33.

Sau khi toán tiền thám do Th. Sĩ Đàng về lại Đồi 31 bằng một con đường khác và ngắn hơn đường đã xữ dụng trong ngày, đã lục soát kỹ và không có dấu vết của địch ẩn núp chờ đợi phục kích, bấy giờ Tr. úy Đồng mới cho phép từng trung đội một từ từ rời vị trí chiến đấu và rút về căn cứ hỏa lực 31. Khi toàn đại đội 33 đã rút trọn vẹn về vị trí an toàn, địch vẫn liên tục pháo kích vào vị trí “không người” mãi tới sáng hôm sau.

Trong đêm, độ chấn động của những trái bom năm trăm pounds được rải xuống từ B 52 chỉ đủ làm rung nhẹ cánh võng… Nghĩa là cách xa Đồi 31 ít nhất cũng trên mười cây số. Chứ không chỉ 2 hoặc 3 cây số là nơi ĐĐ 33 vừa giao tranh và địch đang có ý đồ tái chiếm. Để rồi mấy ngày sau nữa, khi nhận thấy có những nguy cơ xuất phát từ đó uy hiếp Đồi 31, Bộ tư lệnh hành quân đã cho đổ bộ hai đại đội của TĐ6ND xuống những ngọn đồi mà trước đây ĐĐ 33 đã chiếm được và đã triệt thoái, với tình thế khác hẳn. Ở đó, địch đã trở lại với quân số nhiều hơn và đã dọn sẵn một trận dịa pháo kích tập trung, chính xác. Chúng tôi ở trên đồi 31, quan sát cuộc đổ bộ của đơn vị bạn bằng mắt thường, lòng xót xa theo những cụm khói bốc lên của đạn pháo địch…Mở đầu cho những thách thức cam go trong những ngày tới.

(còn tiếp)

cuocsi
02-27-2018, 05:45 AM
Cám ơn ThuyKhanh chia sẻ bài hay,
tui đọc xong rồi và chờ đọc tiếp.



http://i63.tinypic.com/34t3knc.jpg

thuykhanh
02-27-2018, 02:15 PM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh




(tiếp theo_5)


* *
Bản thân Đồi 31 là một “căn cứ hỏa lực dã chiến”, có giá trị chiến thuật trong một giai đoạn ngắn. Thường thường trong mỗi một cuộc hành quân, đôi khi LĐND lập hai hoặc ba căn cứ như thế, bỏ căn cứ này lại lập căn cứ khác tùy theo nhu cầu chiến thuật. Do đó về phần công sự, là những vật liệu tại chỗ, không có lấy một cuộn kẽm gai, không có bãi mìn ngoài những trái claymore, như những vị trí đóng quân đêm bình thường, lực lượng phòng thủ không bao giờ vượt qua một Đại đội (không kể Đại đội chỉ huy công vụ của Tiểu đoàn có một phần quân số trong căn cứ, nhưng không có trách nhiệm phòng thủ).

Đại đội 33, TĐ3ND, lui về đảm trách phòng thủ căn cứ sau khi đã bị tiêu hao phần nào trong trận đánh ở ngoại vi Đồi 31. Với dưới bảy mươi tay súng nay phòng thủ một tuyến rộng lớn bao gồm vị trí của Pháo đội B3 TĐ3PBND của Pháo đội trưởng Đ.úy Nguyễn Văn Đương, với 6 ụ pháo 105ly, đồng thời phải bảo vệ Bộ chỉ huy TĐ3ND và Bộ chỉ huy Lữ đoàn 3ND đang trú đóng trong căn cứ. Đó là tất cả lực lượng cố thủ đồi 31. Các đại đội 31, 32 và 34 đang hành quân lục soát bên ngoài, cách xa chừng hai đến ba cây số. ĐĐ 3 Trinh Sát Nhảy Dù bố trí ở một vị trí khác bên ngoài vòng đai.

Riêng Trung đội của Đồng, ngoài tuyến phòng thủ, được giao ở mặt Bắc nhìn xuống một triền đồi thoai thoải, còn có nhiệm vụ bảo vệ bãi trực thăng nằm chếch bên ngoài cứ điểm.
Là một đơn vị tinh nhuệ ND, ĐĐ 33 tự tin ở khả năng chiến đấu của đơn vị, và đủ sức cố thủ cứ điểm trong thời gian cần thiết, chứ không phải lâu dài, trước các cuộc tấn công cổ điển tiền pháo kết hợp với đặc công đột kích, nếu được yểm trợ đầy đủ, hữu hiệu và kịp thời, từ không quân VNCH, không quân Đồng Minh, hỏa lực từ Đồi 30, Căn Cứ Hỏa Lực A Lưới và quan trọng nhất là ngay chính từ Đồi 31: Pháo đội B3 .

Trận chiến đấu trên đồi 31, phải nói cho đúng, trước hết là trận chiến của các chiến sĩ PB Nhảy Dù. Phòng tuyến của trung đội 2 của Đồng rất gần những vị trí pháo, và cũng rất gần với Bộ chỉ huy Pháo đội, chỉ cách nhau một con đường nhỏ bao quanh vị trí, con đường gập gềnh cát bụi nối với bãi tiếp tế bằng những chuyến xe GMC tới lui chở đạn và thực phẩm. Chiếc xe đó giờ đã nằm im bên sườn đồi, mình lỗ chỗ vết đạn…

Hình ảnh những chiến sĩ Pháo binh tả xung hữu đột giữa trận đối pháo mang khí phách của một chàng dũng sĩ giữa trùng vây quân địch, nòng súng vừa thoắt bên Đông đã hiệu chỉnh về Tây, vươn cao mạn Bắc rồi nhanh chóng ghìm xuống phương Nam, quành quả tới lui tất bật giữa mưa pháo quân thù, lực bất tòng tâm, trần thân trong nắng lửa vẫn kiên cường trong trận xa luân chiến không cân sức, dù trên mình đã mang nhiều thương tích. Không một ngôn từ nào diễn đạt được hết nét kiêu hùng bất khuất đó của các pháo thủ Pháo đội B3. Nón sắt trên đầu, áo giáp che thân, những khuôn mặt căm đanh uất hận vươn theo nòng pháo, mà tiếng đạn rời nòng nào có khác tiếng gầm phẫn nộ của một chúa sơn lâm giữa bầy sói lang.

Mức độ pháo kích của địch càng ngày càng dồn dập. Không kể những khẩu đội 82 ly tập trung dày đặc xung quanh căn cứ thay phiên nhau suốt ngày thì thụt, mà pháo binh tầm xa
của địch như 122ly, 130ly cơ động, thay đổi vị trí nhanh chóng và hầu hết đều nằm ngoài tầm tác xạ tối đa của 105ly cũng như 155ly của phe ta. Pháo địch bắn như trống múa lân,
sáng trưa, chiều tối, không kể giờ giấc, bắn không e dè sự phát hiện vị trí như trước. Pháo đội B3 đã phải quần thảo với địch gần như hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn giờ không nghỉ, suốt trong thời gian địch bắt đầu tạo áp lực lên căn cứ, cho đến khi kết thúc trận chiến.



Những vị trí pháo binh cố định của ta lần lượt bị pháo binh địch tập kích trúng, với khả năng hạn chế tại mặt trận, mặc ai bị thương, mặc ai nằm xuống, các pháo thủ vẫn đứng dậy, dựa lưng vào nhau, cố gắng sửa chữa, thay thế các cơ phận bị hư hỏng để duy trì sức chiến đấu của đơn vị. Nhờ thế, những vị trí 82ly quanh quẩn lần lượt bị vô hiệu hóa, có khi vắng tiếng cả hai ngày không bắn được một trái. Thay vào đó, mức độ bắn phá của 122 và 130 lại tăng lên.

Việc tải thương, tiếp tế cũng là một vấn đề nan giải, khi tuyến phòng thủ đã quá mỏng, và càng mỏng hơn nữa khi quân số tiêu hao dần vì pháo địch. Không lần nào không có thương vong vì súng cối địch, và ít nhất cũng đã có hai chiếc trực thăng vĩnh viễn nằm lại bãi đáp vì trúng đạn phòng không khi gần đến vị trí, và một phi hành đoàn đang còn kẹt lại. Đó là những phi vụ trực thăng gan dạ, khi mà lưới lửa phòng không đã phục sẵn trên các đường tiếp cận nhằm mục đích khóa chặt nẻo vào từ mọi hướng, thì chuyến bay các trực thăng của phe ta quả thật là vô cùng mạo hiểm, “một đi không trở lại” tựa như tráng sĩ Kinh Kha, đã bao nhiêu lần những chiếc trực thăng đột ngột cất lên từ một lũng núi mù mù sương sớm, hoặc lướt nhanh trên ngọn cây qua một đỉnh rừng, hay bay nghi binh thật xa để rồi luồn theo khe núi, đáp thật nhanh xuống bãi, mang đến cho Đồi 31 tất cả nhu cầu không thể thiếu của mặt trận, thậm chí luôn cả báo chí và thư riêng. Như một chút hương yên bình quý báu từ hậu phương trên đất Mẹ.

Đây là thư đầu tiên của Phượng mà Đồng nhận kể từ HQ Lam Sơn 713. Đồng gặp nàng trên ghế trường Luật Sài Gòn khi tên Phượng đã vô tình nhắc nhở Đồng về màu đỏ thắm quyến rũ của phượng vĩ xứ Huế. Là màu đỏ anh luôn tha thiết nhớ thương. Đó cũng là màu chiếc beret hiên ngang trên đầu anh.

“Tôi soi ngọn đèn pin lò dò từng chữ và chợt buồn nhận ra, em vẫn không hiểu gì về tôi trong khi mỏi mòn một nhịp cầu Ô Thước. Lá thư Phượng thật dài nhưng chẳng có gì để đọc. Kể cho tôi làm gì những ồn ào phố thị, kể cho tôi làm gì những khúc luân vũ đã làm mắt em say. Sài gòn của em vẫn thế và giảng đường của em vẫn thế. Em không nói bên chiếc ghế tôi ngồi đã có ai quấn quýt? Nhưng tôi biêt đó không còn là thế giới của tôi, và chiến tranh dường như chưa bao giờ lai vãng dưới những tàng cây bốn mùa dim mát. Không biết những tin tức từ mặt trận có làm sân trường đại học bớt tươi màu áo, mà sao những vô tình của em và bạn bè đối với cuộc chiến càng làm tôi xa cách vô cùng. Tôi không định trả lời thư cho Phượng, biết có còn trở về để thêm chi nhiều vương vấn, những giọt nước mắt chính danh đã lan tràn trên đất nước, còn khơi thêm làm gì chút sầu muộn người dưng.

(còn nữa)

thuykhanh
02-27-2018, 02:26 PM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh



(tiếp theo_6)

* *
N + 15, phi hành đoàn H34 của Tr. úy Chung Tử Bữu và Th. úy Bùi Tá Khánh cùng với Mê Vô Em vào phiên trực cho phi đội của anh. 2 chiếc H34 nhận lệnh cất cánh từ phi trường ĐN bay thẳng đến Khe Sanh. Chiếc H34 thứ hai do anh Yên làm phi công chính.

“Ðúng giờ hẹn, chúng tôi ra phi cơ làm tiền phi, check nhớt, xăng, load những cơ phận sửa chữa dự trữ, đồ nghề và anh em kỹ thuật 219 rồi cất cánh, trực chỉ Ðông Hà, Quảng Trị. Khoảng quá trưa thì chúng tôi ra đến Khe Sanh. Vừa đến nơi, không màng ăn trưa vì nóng lòng muốn cứu đồng đội nên chúng tôi quyết định phải vào ngay Đồi 31 chứ không thể đợi lâu hơn được. Trong khi anh Bửu vào trình diện với Bộ Chỉ Huy Tiền Phương SÐ Dù để đặt kế hoạch cho chuyến bay thì tôi và Mêvô Em đi check lại máy bay. Xăng vẫn còn đầy bình trước, dư sức bay không cần phải refuel.

Một lát sau từ phòng briefing ra, anh Bửu vắn tắt cho anh em biết về phi vụ quyết tử này. Chuyến vào chúng ta sẽ chở theo Th.úy Vinh và một tiểu đội Tác chiến Điện tử Dù của anh ta cùng với 18 chiếc máy "sensor" vào tăng phái cho căn cứ 31 dùng để phát giác đặc công địch, chuyến ra sẽ rước phi hành đoàn của Tr. úy Nguyễn Thanh Giang về. 15 phút trước khi lên vùng, pháo binh Dù sẽ bắn dọn đường mở một hành lang dọc theo quốc lộ 9, dập vào những địa điểm được ghi nhận có phòng không địch vì tình hình lúc này rất gây cấn, địch tập trung lên đến cấp tiểu đoàn phòng không gồm đủ loại từ 37 mm, 12ly8 và lần đầu tiên còn nghe đâu có cả SA7 nữa.
Về không trợ thì có 2 chiếc Gunship của phi đoàn 213 do Tr. uý Thục bay lead trước mở đường.
Trước đó trong lúc briefing, anh Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với anh Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng anh Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Th. úy Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, Mêvô Trần Hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa.
Rút kinh nghiệm, hôm nay anh Bửu bay Rase Motte sát ngọn cây theo hướng Ðông-Tây đi vào. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9, tôi còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh Dù bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ anh Bửu đổi hướng lấy cấp Ðông Nam-Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây, tôi đã thấy chiếc Gunship của trung uý Thục bay vòng lại, cùng với tiếng anh la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng Tây". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn đồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích quấy phá của cộng quân Bắc Việt.
Không nao núng, anh Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng một tràng đạn phòng không, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, MêVô Em la khẩn cấp trong máy - Đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy.
Cùng lúc anh Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc wing đang bay cũng gần đó -Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa - trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng phụ đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên phi cơ không bắt cháy như phi cơ đại uý An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ tôi cùng anh Bửu nhanh tay tắt gió, xăng, điện rồi nhảy ra khỏi phi cơ. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của Đại Đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước. Tôi còn tiếc chiếc xách tay quần áo nên phóng vào trong phi cơ để lấy. Một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Tôi chỉ kịp vớ lấy cái xách tay rồi phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù - trên đây nè thiếu uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho - Tôi lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc chóc trên đầu. Lên đến nơi tôi thở như bò rống. Không quân mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.

Vừa ngồi nghỉ mệt, tôi vừa nhìn xuống bãi tải thương nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc địch điều chỉnh tác xạ, một quả đạn đạn súng cối rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy khói đen mù mịt cả một góc trời. Tôi nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã gần gụi với mình lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.

Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, chúng tôi men theo giao thông hào lần về đến bộ chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn anh Giang, On, Sơn anh em chúng tôi mừng rỡ thăm hỏi rối rít. Chúng tôi được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là Đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, Th.tá Ðức trưởng ban 3, Đ.úy Trụ phụ tá ban 3, Đ.úy Nghĩa sĩ quan liên lạc KQ, Tr. úy Chính sĩ quan Không trợ Dù, Th.úy Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có Tr.tá Châu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3PB Dù và Đ.úy Đào Văn Thương trưởng Ban 3 TĐ3PB Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một shot Hennessy để lấy lại tinh thần. Tôi ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "ông" Nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống cognac như máy! Quả các xếp ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng chì thật.(4)

thuykhanh
02-27-2018, 02:35 PM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh




(tiếp theo_7)

* *

N + 15: Địch vẫn pháo kích không ngừng, ngoại trừ khi có phản lực hoặc trực thăng chiến đấu trên vùng. Hầu như mọi nơi trên Đồi 31 đều trúng pháo, có nơi trúng ba bốn lần, đất cày sâu, loang lổ, đá bụi văng tứ phía. Thật không rỏ vì sao có người thì chết ngay khi lãnh trọn một quả vào ngay hầm mình, người thì bị thương chưa kịp cứu thì bị trúng thêm, kẻ khác thì cuộn mình lại như con cuốn chiếu, ôm đầu che tai, đôi khi che luôn cả mặt khi pháo rớt lia chia xung quang hầm, thầm nghĩ không biết khi nào đến phiên mình.
“Ngày tháng cứ qua theo tầm bay lửa đạn, cả trăm trái pháo mỗi ngày băm nát ngọn đồi vô danh bỗng chốc trở thành cõi chết, cái chết cứ lần hồi gậm nhấm từ Đông qua Tây, từ Nam lên Bắc, từ những hầm hố kiên cố ở trung tâm cứ điểm đến dãy chiến hào chỗ sâu chỗ cạn bao bọc ngoại vi, tất cả bỗng trở nên bình đẳng trước sức công phá dữ dội của đạn pháo, mặt trận bỗng nhiên nghiêng hẳn về một phía, chúng tôi ngồi đây, ngày và đêm thúc thủ trước tiếng súng địch. Hàng ngũ cứ thưa dần, thà rằng cứ lao thẳng vào mũi súng, thà rằng đối mặt với quân thù, thà rằng chết trong tiếng hò reo xung trận, có đâu cứ len lỏi mãi dưới hầm hào mà cũng chỉ đợi chờ cái chết…
Chiều nay, Đồng đã nhìn thấy địch quân điều quân lui tới, qua lại thấp thoáng dưới bóng cây bên những triền núi xa xa, và biết đâu chừng đã mon men gần căn cứ, tuy các Đại đội bạn ở bên ngoài vẫn chưa có phát hiện nào về sự xuất hiện của địch. Mọi việc vẫn phải làm thật nhanh và thận trọng, xuất phát, lục soát, rải quân… Công việc quá bình thường của một Trung đội tác chiến mà sao giờ này lại quá nặng nề. Mà không nặng nề làm sao được khi quân số tiêu hao ngày một trông thấy. Rời Sài Gòn Đồng dẫn theo hai mươi sáu thanh niên, mặt mày tươi như trên đường đi học, rồi lại còn được bổ sung thêm qua trực thăng tiếp liệu hai chàng lục tỉnh mới cáu cạnh, và Nghĩa, một Chuẩn úy mới ra trường, vị chi là hai mươi chín mống.
Nghĩa, người Sài gon, nhà ở đâu miệt Khánh Hội, Hàm Tử, cũng có mẹ già và em gái, cũng mang cái hồn nhiên của tuổi trẻ vào mặt trận như ngày Đồng mới ra trường. Hồi đó, Đồng còn được may mắn học nghề với Trung úy Dũng tại ven đô, hành quân an nhàn quanh hảng bột ngọt An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Nhị Bình, sáng lai rai cà phê và pháo, chiều về còn cóc với ổi đưa cay. Có đâu như Nghĩa, giày trận còn bóng nếp quân trường, đã được ném ngay vào cõi chiến trường dữ dội.Tôi đã không còn dịp bàn giao Trung đội cho Nghĩa như ngày nào Trung úy Dũng đã giao trách nhiệm cho tôi. Nghĩa đã hy sinh không lâu sau đó.
Chưa tới nữa tháng, Trung đội chỉ còn lại mười tám ngoe, kể cả tôi. Đã thêm hai cái chết đau đớn của Binh nhất Mão và tân binh Xuất cứ dai dẳng ám ảnh tôi. Gom góp, nhặt nhạnh lại không đầy cái nón sắt, đó là xác Mão sau khi căn hầm của anh hứng gọn một trái công phá. Còn Xuất thì cứ trào ra những bụm cơm sấy trộn lẫn máu trong cơn hấp hối, máu và cơm, cơm và máu lẫn với những bọt khí ào theo vết thương vỡ banh lồng ngực, mảnh đạn như một lưỡi rìu phạt ngang người, khi anh ngồi bên miệng hầm nhìn bâng quơ những đỉnh núi, tay bốc từng bụm gạo sấy thẩy vào miệng. Tôi cũng ngồi cách Xuất năm vị trí trong cùng một phiên gác chiều, và chỉ kịp la lên “Xuống hầm! Pháo kích!” nhưng không còn kịp nữa, có lẽ tiếng gạo sấy khô khan vỡ rao rào trong miệng đã làm Xuất không nghe được tiếng pháo địch rời nòng, viên đạn quá tầm rơi ngoài sườn đồi lại tai quái gởi ngược về một mảnh lớn nhất. Khi chúng tôi đến thì Xuất đã như thế, môi anh còn mấp máy điều gì, tôi đã cố cúi sát người để chỉ nghe thều thào hình như tiếng “Mẹ ơi”…và Xuất đi hẳn.
Số bị thương mỗi ngày gia tăng. Giàn Hạ sĩ quan chỉ còn lại thượng sĩ Đàng và trung sĩ Yến, tôi kể như giảm cấp số làm Tiểu đội trưởng, chỉ huy một Tiểu đội Khinh binh và một tiểu đội hỏa lực. Mà nào phải chỉ Trung đội chúng tôi? Hai trung đội kia cũng lâm vào tình trạng tương tự, giật gấu vai cũng không đủ quân để trải kín tuyến phòng thủ vốn dĩ được thiết lập cho một Đại đội mạnh, đầy đủ quân số. Một tuyến dài như thế, lại phải duy trì ba vọng gác đêm, hai vọng gác ngày, chia đều chi mỗi người cũng ôm hơn năm tiếng mỗi ngày trực gác.Kể cả tôi cũng chia xẻ ba giờ đốc canh ca thứ nhứt, trong tình trạng căng thẳng kéo dài, mặt mày ai nấy hốc hác thấy rõ.

Đồng không dám nói thay những người lính của mình, nhưng anh hiểu họ, hiểu nỗi lo âu căng thẳng mà tất cả cùng chia sẽ, như anh chàng Ngọt đó, giữa lúc đạn pháo ầm ỳ trải lên trận tuyến, bỗng nhiên hắn ta nhảy vọt lên nóc hầm tuột phăng quần chỉa cu ra phía trước, miệng la lớn một hơi dài như tiếng hú của một con thú bị thương… “Con c…”Yến phải liều mạng nhảy lên cặp cổ lôi xuống. Chúng tôi gần như ai cũng đang “chạm giây” như thế mà có lẽ sự nổ bùng của chiến trận là liều thuốc cuối cùng để giải thoát, sự giải thoát tận cùng trên hai nghĩa trắng đen trần trụi.
Mọi người đều biết được lực lượng của địch không còn xa căn cứ, và có lẽ họ đang ở lại tuyến xuất phát để chờ đợi giờ “G”, khi mà mọi tần số trên máy truyền tin đều tràn ngập ngôn ngữ xa lạ của quân thù.
Trước mặt Đồi 31 có một hẻm núi, từ trên đồi nhìn xuống chỉ nhận biết con người nhờ sự di động, nếu anh ta đứng yên thì không thể nhìn thấy, hẻm núi có một khoảng trống giữa hai lùm cây rậm rạp, thế là địch chơi trò cân não. Không kể ban đêm là lúc chúng tôi không thể quan sát, còn ban ngày có mặt trời lên là có người băng qua khoảng trống đó, mặc kệ không biết bao nhiêu bom đạn được điều chỉnh chính xác xuống mục tiêu, dứt tiếng súng là có người băng qua, dòng ngưới cứ tưởng như bất tận, rồi đêm đêm, từng vệt đèn và tiếng động ầm ỳ của chiến xa dội lên căn cứ, dội lên mỗi người lính nỗi lo âu thật sự về khả năng chống chiến xa của đơn vị, khi mà những trái M72 chưa một lần chứng minh hiệu quả trước vỏ thép xe tăng, và khi mà cả căn cứ đã trần trụi, ngon lành như một đùi thịt nướng sau các trận pháo kích liên tục của đối phương. Chúng tôi không có lấy một chướng ngại vật, không có lấy một hàng rào kẽm gai, hay một trái mìn chống chiến xa để an lòng phần nào lực lượng phòng thủ.
Và chúng tôi cũng chẳng phải chờ đợi lâu hơn nữa. Mấy ngày sau, cuộc tấn công thật sự đã bùng lên trước khi ngày chưa đứng bóng.” (3)

(còn nữa)

hoài vọng
02-27-2018, 10:50 PM
Cám ơn ThuyKhanh chia sẻ bài hay,
tui đọc xong rồi và chờ đọc tiếp.
Anh cọp , TD39BDQ làm tiền đồn cho đồi 31 ...ngày TD39 bị tụi nó táp-pi , Tướng Đống đã lo lắng cho Đ/T Thọ , chỉ một , hai ngày là tụi nó tràn lên dứt điểm đồi 31...lúc này tôi ở Lang Veiy lạnh muốn teo luôn :)

cuocsi
02-28-2018, 12:32 AM
Thuykhanh ơi !
Chắc chắn là chị cũng một thời YÊU LÍNH nên những bài gởi gắm lên đây đều gói nặng ân tình, mình đọc không sót một câu và đem trở lại đây để chia sẻ một trích đoạn :
Bài 5
...
Những vị trí pháo binh cố định của ta lần lượt bị pháo binh địch tập kích trúng, với khả năng hạn chế tại mặt trận, mặc ai bị thương, mặc ai nằm xuống, các pháo thủ vẫn đứng dậy, dựa lưng vào nhau, cố gắng sửa chữa, thay thế các cơ phận bị hư hỏng để duy trì sức chiến đấu của đơn vị. Nhờ thế, những vị trí 82ly quanh quẩn lần lượt bị vô hiệu hóa, có khi vắng tiếng cả hai ngày không bắn được một trái. Thay vào đó, mức độ bắn phá của 122 và 130 lại tăng lên.

Việc tải thương, tiếp tế cũng là một vấn đề nan giải, khi tuyến phòng thủ đã quá mỏng, và càng mỏng hơn nữa khi quân số tiêu hao dần vì pháo địch. Không lần nào không có thương vong vì súng cối địch, và ít nhất cũng đã có hai chiếc trực thăng vĩnh viễn nằm lại bãi đáp vì trúng đạn phòng không khi gần đến vị trí, và một phi hành đoàn đang còn kẹt lại. Đó là những phi vụ trực thăng gan dạ, khi mà lưới lửa phòng không đã phục sẵn trên các đường tiếp cận nhằm mục đích khóa chặt nẻo vào từ mọi hướng, thì chuyến bay các trực thăng của phe ta quả thật là vô cùng mạo hiểm, “một đi không trở lại” tựa như tráng sĩ Kinh Kha, đã bao nhiêu lần những chiếc trực thăng đột ngột cất lên từ một lũng núi mù mù sương sớm, hoặc lướt nhanh trên ngọn cây qua một đỉnh rừng, hay bay nghi binh thật xa để rồi luồn theo khe núi, đáp thật nhanh xuống bãi, mang đến cho Đồi 31 tất cả nhu cầu không thể thiếu của mặt trận, thậm chí luôn cả báo chí và thư riêng. Như một chút hương yên bình quý báu từ hậu phương trên đất Mẹ.

Đây là thư đầu tiên của Phượng mà Đồng nhận kể từ HQ Lam Sơn 713. Đồng gặp nàng trên ghế trường Luật Sài Gòn khi tên Phượng đã vô tình nhắc nhở Đồng về màu đỏ thắm quyến rũ của phượng vĩ xứ Huế. Là màu đỏ anh luôn tha thiết nhớ thương. Đó cũng là màu chiếc beret hiên ngang trên đầu anh.

“Tôi soi ngọn đèn pin lò dò từng chữ và chợt buồn nhận ra, em vẫn không hiểu gì về tôi trong khi mỏi mòn một nhịp cầu Ô Thước. Lá thư Phượng thật dài nhưng chẳng có gì để đọc. Kể cho tôi làm gì những ồn ào phố thị, kể cho tôi làm gì những khúc luân vũ đã làm mắt em say. Sài gòn của em vẫn thế và giảng đường của em vẫn thế. Em không nói bên chiếc ghế tôi ngồi đã có ai quấn quýt? Nhưng tôi biêt đó không còn là thế giới của tôi, và chiến tranh dường như chưa bao giờ lai vãng dưới những tàng cây bốn mùa dim mát. Không biết những tin tức từ mặt trận có làm sân trường đại học bớt tươi màu áo, mà sao những vô tình của em và bạn bè đối với cuộc chiến càng làm tôi xa cách vô cùng. Tôi không định trả lời thư cho Phượng, biết có còn trở về để thêm chi nhiều vương vấn, những giọt nước mắt chính danh đã lan tràn trên đất nước, còn khơi thêm làm gì chút sầu muộn người dưng.

Nếu đã có những người hy sinh cho đất nước, những người vì chiến tranh mà giờ đây thân tàn, huyệt lạnh, những người goá phụ cô đơ hay mồ côi đơn độc, mà không có những ngói bút CAN ĐẢM, biết hy sinh thời giờ để ghi chép lại qua các tập hồi ký v.v... Thì chúng ta làm sao thiểu hay cảm nhận được những gì đã xãy ra trên quê hương, những thương vong, gian nan tới tận cùng của nỗi đau con người ??? !!!Bao nhiêu nén hương, bao nhiêu lời nguyện cho đủ để gọi là chia sớt ???
Ngàn lần không thể !

Mong tất cả cùng đọc và góp chút lòng TƯỞNG NIỆM.
:z57::z57::z57:

Cuoc si 2018-02-28

thuykhanh
02-28-2018, 08:39 AM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh




(tiếp theo_8)

* *
N + 15. Phi Đoàn 219 đã được báo cáo đầy đủ về chiếc H34 thứ hai của Tr. úy Bửu cùng chung số phận với chiếc H34 đầu tiên của Tr. úy Giang rớt trên Đồi 31 với 2 phi hành đoàn nằm ụ tại nơi này.
“Buổi chiều cùng ngày, vùng rừng núi trời tối thật nhanh, chúng tôi dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tôi được ngủ chung một hầm với anh Nguyễn Quốc Trụ, một sĩ quan trẻ xuất thân khóa 20 trường Võ Bị Ðà Lạt. Anh cũng là anh ruột của Tr. uý Nguyễn hải Hoàn, một hoa tiêu chánh trong phi đoàn tôi. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ 31 với ý định đánh bật căn cứ này ra khỏi sinh lộ của chúng.
Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì địch quân luôn di động dàn phòng không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom vài khu vực khả nghi chung quanh đồi 31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B52 rải thảm ì ầm xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào rừng núi trùng điệp. Ngược lại, quân Bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù” (4)
* *
N + 18.
Hôm nay là ngày 25 tháng 2, 1971.
Cuộc tấn công của địch bắt đầu từ rạng sáng. Địch pháo kích như điên vào căn cứ, cùng lúc tung hàng đợt quân từ hướng Bắc đánh vào Đồi 31. Tiếng súng nổ rân, khói lửa mịt mù. Tiếng la hét trong máy thật hổn loạn. 3 toán tiền đồn của ĐĐ 34 bị tràn ngập bởi bộ binh địch, cùng lúc phía ĐĐ 32 cũng đang bị xe tăng địch tấn công hàng ngang ngay trước vị trí.
“Các Đại Đội ngoại vi thúc thủ trước quân số quá đông đảo của đối phương trong khi còn phải chật vật đối phó với chiến xa đang tràn lên như chỗ không người, nên Đại Đội 32 được lệnh rút nhanh về căn cứ 31 để bảo toàn lực lượng, riêng Đại Đội 34 rút về chân đồi phía Đông.
Thế nhưng, trước khi ĐĐ 32 về đến căn cứ thì chiến xa địch đã lổm ngổm bò lên vị trí của Muôn, và phần việc của trung đội 2/ ĐĐội 33 của Đồng đã tới. Tôi nhìn thấy tổ tiên đồn bắn trúng đích một chiếc, cụm lửa vàng khè lóe lên, phủ trùm khói đen trên mục tiêu. Khói tan, chúng tôi tưởng như nằm mơ, chiếc xe tăng vẫn chậm rãi tiến tới, nòng đại bác trên chiến xa vẫn khạc lửa dữ dội vào tuyến phòng thủ căn cứ. Muôn cố gắng bắn thêm hai trái nữa vẫn vô hiệu, anh xách súng dẫn đồng đội lăn xuống triền đồi khi thêm sáu chiếc tăng nữa cùng với bộ binh địch hò hét áp đảo tràn lên vị trí, chúng tôi hướng tất cả hỏa lực bắn che cho Muôn và một vài toán của Đại đội 32 rút về căn cứ, cùng lúc đó hai chiến đấu cơ A 4 Skyhawk và một phi tuần trực thăng võ trang Cobra của Mỹ xuất hiện, oanh tạc mạnh mẽ vào đội hình tấn công của địch.
Tất cả hỏa lực của đơn vị của tôi, cùng với một khẩu đội B3 trực xạ cận phòng và các tuyến tiên liệu được các pháo đội khác ở căn cứ A Lưới, Đồi 30 bắn yểm trợ đã tạo nên một hàng rào lửa vững chắc, chặn hết lực lượng xung kích của Bộ Binh địch ngay tại vị trí cũ của Muôn, xác địch ngã trên triền đồi, lăn xuống vực thẳm, ngổn ngang như những khúc gỗ từ một khu rừng vừa đốn vội, chưa bao giờ chúng tôi phải bắn nhiều như thế, hai khẩu M60 đã thay nòng liên tục, quạt từng giây đạn quét phủ lên mặt trận, phải nói Yến bắn đại liên thật tài, chân hai càng được xếp gọn, nòng súng tựa hờ lên công sự tạo một tầm chuyển dịch rộng lớn và dễ dàng cho xạ trường, để từ đó phủ gọn tuyến tiếp cận của địch dưới tầm khống chế của con gà nòi dũng mãnh.

Mất sự hướng dẫn của Bộ Binh, chiến xa địch khựng lại, như muốn chỉnh lại đội hình cho một đợt xung phong khác với hơn mười chiếc đã ở trong tầm quan sát của chúng tôi. Ngay lúc đó hai chiếc Skyhaw nối đuôi sà xuống sau trái khói chỉ điểm, từng trái napal hừng hực xé gió quăng xuống mục tiêu chính xác, dũng cảm, mặc cho hỏa lực phòng không đạn chi chit phủ kín đường bay. Trận địa địch bùng lên trong cánh rừng xăng đặc, hai chiếc xe tăng tiền kích ngập trong khói lửa bốc cháy dữ dội, lính xe tăng nhảy ra khỏi xe, người cháy phừng như ngọn đuốc, lăn lộn, quơ quào rồi ngã gục theo tiếng nổ bung của chiến xa trúng đạn. Lên tinh thần, Khinh binh Thông cùng với ba chiến sĩ khác băng vọt ra khỏi chiến hào, chạy nhanh xuống lưng chừng đồi, cõng về được hai thương binh của ĐĐ 32 và một của trung đội mình từ tổ tiền đồn rút về, nửa đường thì bị trúng đạn. Hạ sĩ Nhất Muôn đã tử trận tại vị trí đó. (3)
* *
N + 18, Từ sáng, tất cả hai nhóm phi hành đoàn 6 người của cả hai chiếc H34 được lệnh ra nằm sẳn tại các giao thông hào gần bãi đáp chờ nguyên cả một phi đội gồm 3 chiếc H34 của phi đoàn 219 mang tiếp liệu vào đồng thời tải thương binh Dù và bốc luôn cả 6 người cùng một lúc.
“Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, Tôi và anh Bửu cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi chúng tôi bắt đầu nghe tiếng máy nổ xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận "tiền pháo" dồn dập lên đồi 31. Qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, tôi thây rõ hai chiếc xe tăng T-54 của cộng quân tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc chung quanh nhắm đỉnh đồi chúng tôi mà nhả đạn. Những tia lửa từ nòng súng phụt ra, tôi và anh Bửu thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ!".

Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội B trên Căn Cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào xe tăng địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc T54. Nhưng để trả giá cho hành động dũng cảm này, nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ.” (4)

(còn nữa)

thuykhanh
02-28-2018, 08:47 AM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh




(tiếp theo_9)


* *
Trở về lại với trung đội 2, ĐĐ 33, các binh sĩ ND vẫn còn chiến đấu tại tuyến phòng thủ. Tình hình tồi tệ, tuyến phòng thủ thưa dần. Trước mặt là một lực lượng địch nhiều hơn gấp mấy chục lần, có luôn cả chiến xa dẫn đường.
“Trung đội đã chiến đấu, trước hết và duy nhất chỉ là vì sự sống còn của bản thân, phải lấy hết sức mình đương cự lại những bước chân của tử thần đang lần lượt gọi tên từng mạng sống, không còn con đường nào khác, không ai là anh hùng, không ai là dũng sĩ, không ai muốn “anh dũng hy sinh” mà vẫn phải chết như rơm như rạ.
Trận chiến vô cùng ác liệt, tất cả các sự kiện đã, đang và tiếp tục được mô tả, gần như diễn ra cùng một lúc, dồn dập, chồng chéo lên nhau, đan chặt vào nhau rồi như bị một sức mạnh vô hình xé bung ra trăm ngàn mảnh, mà Đồng, dù đã tận mắt chứng kiến, đang là một chiến binh trực tiếp chiến đấu trong những giờ phút gian nguy đó, vẫn không tài nào lột tả hết được tất cả mọi diễn biến hung bạo, tàn khốc của chiến trận..
Lợi dụng lúc thưa tiếng súng, tôi nhổm dậy luồn theo giao thông chạy dọc tuyến Trung đội, kiểm điểm lại lực lượng. Toán tiền đồn sáu người chỉ về được ba, hai người chết tại vị trí, Muôn đã để nỗi ước mơ bình thường của mình vỡ vụn từ sau lưng ra trước ngực trên đường về. Rồi ngay tại tuyến, một vị trí khác lại bị trúng đạn từ chiến xa địch khiến một chết; cái chết của người lính tử trận giống nhau từ thiên cổ, không phân biệt bên này hay bên kia chiến tuyến, cũng đen điu đau đớn, cũng co quắp quằn quại, tay bấu chặt lấy mặt đất như không đành lìa nỗi bọt bèo của cuộc sống…
Trong khi phía chúng tôi, áp lực địch tạm thời giảm nhẹ tuy họ vẫn còn ở đó, thì phía bên kia, tuyến phòng thủ của Trung đội 3 lại vô cùng nguy khốn. Toán tiền đồn năm người của trung đội, do một binh nhất khinh binh chỉ huy, tại một chỏm đồi thấp hướng Tây Nam căn cứ vừa bị tràn ngập, sau khi đã chiến đấu đến người lính cuối cùng, ngoan cường, đẩy lui bốn đợt xung phong của địch, tôi đã nghe trong máy tiếng gào khàn khàn tuyệt vọng lồng trong tiếng súng vang trời của những người quyết tử của truyền thống một đổi năm, mười nếu chẳng may thất thế. Không cường điệu chút nào khi tuyên dương họ như những anh hùng đã chết trong vinh quang, danh dự khi địch tràn lên vị trí bằng không biết bao nhiêu xương máu đánh đổi.
Ngay tại vị trí này, địch nhanh chóng bố trí một cụm hỏa lực mạnh mẽ gồm 2 cây 82 ly không giật và một 12ly8 vừa phòng không, vừa bắn trực diện, khống chế trọn vẹn vị trí của Trung đội 3. On la chói lói trên máy để xin lệnh Đại Đội…nó bắn quá chịu hông nổi, sập bốn hầm chết hết rồi. Đại đội lại gọi tôi, hỏi có tăng cường cho 3 được không? Tố báo cáo tình hình trên tuyến của mình và đoán chắc hướng tấn công chính là ngay tại nơi đây, khi phía trước mặt không phải là năm hay sáu chiến xa, con số đã trên mười chiếc đếm được và vô số bộ binh địch đang lúc nhúc dưới những cành lá ngụy trang.
Pháo địch vẫn rót tràn đều lên vị trí, san bằng, sạt phẳng mọi thứ. Có điều bây giờ chúng tôi không còn lo lắng, vì không còn phân biệt được đâu là pháo phe ta, đâu là “cà nông” phe địch trừ khi nó nổ , mà đã nổ rồi thì phận ai nấy biết, đỉnh đồi trở nên bằng phẳng, và hình như đã thấp hơn phần nào so với khi chúng tôi vừa mới đến, nhờ thế chỉ cần quay lưng nhìn về phía thằng 3, chúng tôi cũng nhận rõ vị trí lợi hại của cụm hỏa lực đó, một vài trái bắn hụt lao vèo qua phía chúng tôi rồi mất hút nổ xa xa, họ bắn liên tục nên họ quên một điều là cùng chiến đấu với chúng tôi còn có pháo đội B3. Tôi khom người chạy lên vị trí khẩu trọng pháo, chỉ cho trung Sĩ Nhất khẩu đội trưởng vị trí 82 không giật của địch. Và nòng pháo từ từ hiệu chỉnh, tôi nín thở theo cái gục đầu chầm chậm của khẩu pháo 105 ly hướng về mục tiêu…và “Bắn”. Người hạ sĩ pháo thủ giật cò, viên đạn rời nòng trực chỉ khâu đội địch Ầm…chúng tôi nhảy lên reo hò sung sướng khi nhìn thấy rõ ràng khẩu 82 ly không giật của địch tung bắn lên trời sau tiếng nổ chính xác. Chỉ một viên đạn thôi, các chiến sĩ pháo binh đã triệt tiêu hiểm họa đó.
Tuyến của chúng tôi nằm cách xa Bộ chỉ huy Đại Đội, nên gần như độc lập tác chiến, tôi chỉ kịp thông báo cho Đại Đội là địch bắt đầu tấn công trở lại, rồi nằm hụp xuống nghe lằn đạn veo véo trên đầu, đội hình địch từ triền núi bên kia xuất hiện đông đảo trên đỉnh đồi rồi chia nhau tràn xuống, lấp ló trồi sụt dưới mưa bom bảo pháo, pháo địch bắn ta, nếu quá tầm cũng nổ trên đầu địch, bom đồng minh yểm trợ, lạng lách thế nào không biết, cũng roi ngọt xớt xuống đầu ta, bêu đầu sứt trán, la hét om sòm tiếng Đức, tiếng Mỹ, thây kệ mẹ nó, đằng nào cũng phiêu diêu miền cực lạc.

Bắn phá một hồi, hai chiếc Shyhaw rời vùng và nhanh chóng mất hút cuối chân trời, còn lại hai Cobra đảo lui đảo tới ạch đùng ạch đùng mấy dây hỏa tiễn trúng ngay vào đám xe tank cũng chẳng thấy hề hấn gì, trực thăng bắn cứ bắn, chiến xa địch vẫn tiến trong đội hình tấn công dưới sự che chở của hỏa lực phòng không. Lần này họ thay đổi chiến thuật sau khi đã nướng khá nhiều bộ binh trong đợt xung phong trước, thiết giáp xung kích mở đường, bộ binh lom khom lấp ló theo sau, không còn hò hét ngậu xị.
Hai chiếc phản lực khác vào vùng lần này là Phantom F4C, trong khi hỏa lực phòng không cũng đã áp sát chân đồi, OV10 lảng vảng trên cao bắn trái khói chỉ điểm cho Phantom lao xuống mục tiêu. Điều không may cho chúng tôi là trong đợt tấn công đầu tiên của phi tuần này, trái bom lửa vừa phủ lên chiến xa, thì đồng thời chiếc F4 cũng bị bắn tung đuôi trong khi ngóc đầu lên sau đợt oanh kích. Múi dù sặc sỡ mở bung trước khi con tàu bốc cháy, lảo đảo đâm vào vách núi nổ vụn. Thế là tất cả máy bay có mặt trong khu vực, kể cả hai chiếc Skyhaw mới vào vùng chưa bắn một phát đạn, bảo về cho phi công lâm nạn chờ trực thăng cấp cứu. Chúng tôi không rõ họ có cứu được đồng đội hay không, nhưng từ giây phút đó, chiến trường gần như bõ ngõ cho chiến xa lồng lên áp đảo.
Xe tăng địch lập tức ào ạt xung phong, hai…ba…năm bảy mười một chiếc tất cả cùng lao xuống, bỏ lại bộ binh phía sau, một chiếc bò ngang chông chênh bên sườn đồi, lãnh nguyên trái pháo 105 ly trực xạ hất nhào xuống vực thẳm, chúng vừa bắn vừa tiến và đã chiếm được bãi trực thăng. Mọi người đã thấy khả năng diệt tăng của M72 không nhiều và không thể bắn ở khoảng cách quá xa nên phải chờ đợi. Tất cả hỏa lực của chúng tôi chỉ có thể tạm thời trì hoãn tốc độ tiến quân của bộ binh địch trong trời gian ngắn, khi chiến xa chưa tiếp cận vị trí và tách chúng ra.
Hạ sĩ Nhất Chính và Tiểu đội Khinh binh lãnh nhiệm vụ đón đánh đợt đầu tiên khi xe tăng vượt qua bãi đáp, tiến vào yên ngựa hẹp trước khi bám vào căn cứ, đây là địa thế duy nhất có thể khống chế đội hình địch, bắt buộc chúng phải lần lượt từng chiếc một theo hàng dọc tiến lên. Chính dẫn theo Bình, Tám và Ngôn, mỗi người một cây M72, luồn theo giao thông hào, chận ngang con đường xuống bãi tiếp tế. Chuẩn Úy Nghĩa muốn theo Chính, tôi nhìn anh ái ngại, thôi Nghĩa à! Cần gì phải vội, anh ở đây chờ thay tôi là tốt nhất, ai cũng sẽ có phần…Tôi nghĩ thầm nhưng không nói với Nghĩa đã thấm cái đau xót trước những thân xác đồng đội ngay từ mặt trận đầu tiên của đời quân ngũ, mặt anh hừng hực, mắt long lên như con thú bị thương. Tâm lý chung của những kẻ đang không còn đường trở lại, và thế là phải vượt lên phía trước, vượt qua cái hèn bản chất của chính mình, không còn một khái niệm gì giữa cuộc sống và cái chết, mà có khi chết còn thanh thản hơn sống.
Chúng tôi hồi hộp nhìn theo hai chiếc xe tăng dẫn đầu đang bò theo con dốc hẹp, đám bộ binh đã bị hai cây đại liên gài chéo cánh sẻ, cùng với tốc đội bắn nhanh của M16 đè đầu, nằm dán xuống đất lãnh pháo, bò lui bò tới không theo kịp chiến xa, kể như thiết giáp đã bị mù nên nó cũng thận trọng xử dụng tối đa cây đại bác dọn đường.
Chính chờ chiếc đi trước bắt đầu ghếch mũi súng lên đầu dốc, phơi toàn bộ cái ức xám xịt trước mũi súng, khoảng cách chừng hai mươi mét, anh bình tĩnh bóp cò, trái đạn đen thui vẽ một đường thẳng chớp nhoáng lao vào mục tiêu, nổ bùng vào cái mặt ù lỳ dị hợm, tưởng như mọi thứ phải tan tành hay bốc cháy trước sức công phá trực diện của trái hỏa tiễn, thế nhưng chiếc chiến xa chỉ khẽ khựng lại, như có vẻ giật mình chút đỉnh, rồi lại tiếp tục tiến lên, không cháy, không nổ, không hề suy suyển. Thấy nguy, Tám bồi thêm một trái trúng ngay hông pháo tháp khi nó vừa vượt ngang tầm, vẫn khỗng hề hấn gì, thế là cả toán đành dạt ra, ném tới tấp lựu đạn vào gầm xe, trong khi chiếc xe đi sau cũng vừa bám theo được và tác xạ đại liên tới tấp vào vị trí của Chính, tên xạ thủ 12ly8 chưa bắn được bao nhiêu đã lãnh nguyên một tràng M16 gục xuống, xác hắn vắt vẻo trên thành xe.
Trung đội 2 bất lực để cho chiếc số 1 tiến thẳng vào căn cứ, chiếc số 2 vừa nối theo thì Chuẩn Úy Nghĩa nhảy phắt lên, thẩy gọn một trái M26 vào trong lòng pháo tháp, anh chưa kịp nhảy xuống thì trúng đạn, gục chồng lên xác địch thủ cùng lúc với tiếng nổ “bụp” tức tối, khói từ trong chiếc chiến xa bốc lên, sao nó vẫn chạy, vẫn tiến lên phía trước? nó chạy quờ quạng thêm một đoạn ngắn rồi nổ tan ra thành hai mảnh, pháo tháp bật ngược ra sau cùng với xác của Nghĩa.
Được chiếc số một mở đường, cả đám xe tăng cùng ào ạt tiến lên kéo bộ binh đông như kiến cỏ, lúp xa lúp xúp, một chiếc trờ tới ủi chiếc bị cháy xuống sườn núi, lấy đường tiến lên, trong lúc chiếc số 1 đã vào hẳn vị trí trung tâm, bắn phá Bộ Chỉ Huy Pháo Đội và mon men tìm tới Lữ Đoàn. Đồng và lính của anh cố gắng dùng hết hỏa lực trì hoãn bước tiến của xe tăng địch, nhưng vô ích. Không có một trái M72 nào có khả năng công phá vỏ thép chiến xa dù các chiến binh đã thừa gan góc tiếp cận từ mọi hướng, trước, sau, hông, bụng, pháo tháp, bánh xích. Chúng đóng kín pháo tháp, chỉ xử dụng đại bác và đại liên song hành càn lên hầm hố, công sự, giao thông hào. Mũi xung kích của địch càn lên chiếc hào, xé Trung Đội 2 của Đồng ra làm hai mảnh, với tình thế đó, bắt buộc phải ra khỏi vị trí cố thủ, đánh cận chiến với…xe tăng. (5)

(còn nữa)

cuocsi
02-28-2018, 05:50 PM
... Lính dù cận chiến với xe tăng ...
H34 Trên Đồi 31
Vĩnh Chánh
trang 230
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5325-N%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-L%C3%ADnh-v%C3%AC-L%C3%ADnh-v%C3%A0-cho-L%C3%ADnh&p=222387&viewfull=1#post222387


Chào Quán viên, Quán viếng,
Trong khi chờ đọc đoạn Thiên Chiến sử oai hùng : H34 trên đồi 31 " ... Lính dù cận chiến với xe tăng " bài số 9,
do Thuykhanh đăng trang trước, cuoc si xin mời xả hơi một chút với một cảnh quê của lính
mà dường như Thuykhanh cũng thích cảnh này,
Ahihi !

Mời thuykhanh dán tiếp bài nghe.
Cám ơn Thuykhanh, Hoài Vọng, Luân Tâm, Hoàng Thu Diệp, Hải Việt, Ngô Đồng,
Thu Vàng, Thạch Thảo cùng các Quán viếng đã đọc trang lính








http://i66.tinypic.com/333x0k9.jpg



Cầu Ô Thước với bầy "Bạch Thước"

Vườn Ngũ Hành cuốc sĩ
Hè 2018

thuykhanh
03-01-2018, 05:47 AM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh

(tiếp theo_10)





* *
Toán phi hành của Th. úy Khánh vẫn còn núp trong giao thông hào khi chiến xa địch bất chấp tổn thương vẫn tiếp tục bò dần đến vị trí của anh, theo sau lưng lúc nhúc cả trăm lính tùng thiết. Tiếng nổ của đạn nhỏ đạn lớn, tiếng đạn rời nòng 105ly bên cạnh, tiếng ầm ỉ của chiến xa địch, tiếng la hét của người bị thương lẫn những binh sĩ đang chiến đấu cọng thêm với mùi bụi đất, của khói, mùi thuốc súng, mùi của…thần chết khiến Khánh co rúm người trong hầm.
“Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 xe tăng khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi chúng tôi mà bắn! Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình địch, và lại phá hủy thêm 2 xe tăng nữa. Trong tiếng bom đạn tơi bời, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 đang vần vũ trên cao như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng sau 5 giờ chiều thì địch tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, tôi và anh Bửu tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.” (4)

* *
Trở về lại với trung đội 2 vẫn đang cận chiến với chiến xa và lính tùng thiết của địch. Tình hình quá hổn loạn, cận chiến nơi này, phản kích nơi kia. Bắn Bắn. Quăng Quăng. Theo linh tính. Theo trực giác. Nằm xuống rồi lại ngồi dậy. Lăn qua hố này, rồi đến hố khác. Đứng dậy bắn một tràng đạn, thụp xuống khi kịp thấy lóe sáng của B40 hướng về mình rồi tiếng nổ chát tai sau lưng…
Sau đây là những giây phút cuối cùng của trận đánh trên Đồi 31:
“Đã có bốn chiếc tăng địch lọt vào căn cứ, trong lúc bộ binh vẫn còn vất vả phía ngoài, chúng tôi vẫn để hai cây đại liên, và hai cây khác của Trung Đội 1 vừa mới chuyển qua, bắn ghìm bộ binh, phần còn lại lao vào tăng địch, chiến trường không chỉ là của Trung Đội, mà cả Đại Đội đã lồng lên, bu kín các chiến xa, mặc cho nòng súng xe quay tròn gạt xuống. Nhưng làm gì được? Đã bắn hết số M72 để gãi ngứa chúng, đã ném không biết bao nhiêu lựu đạn để làm nhột chúng, đã chỉa nòng M16 thật gần chỉ bắn vỡ được kính mắt mèo…không lẽ lấy răng mà cắn? Sức cùng lực tận, hai cây đại liên vừa hết đạn là bộ binh nương theo khói lửa tràn lên, không biết cơ man nào mà đếm, chúng tôi vừa đánh vừa lùi, lùi trên xác đồng đội, lùi trên những đôi mắt đớn đau tuyệt vọng của những anh em bị thương không còn người cứu chữa đang nằm chờ chết.


Cả ngọn đồi đã trở thành biển lửa và máu khi tất cả hỏa lực của hai bên đều tập trung tác xạ vào một tọa độ duy nhất, dù mục đích vẫn khác nhau rất xa…”bắn lên đầu tôi đi! Vĩnh biệt! Bắn lên đầu tôi đi! Vĩnh biệt!” Trên tần số Đại Đội đã vọng lên lời từ biệt gởi khắp bốn phương. Câu hét trong máy truyền tin của
Đ. Úy Đương trở thành bất diệt. Hai chiếc phản lực chúi xuống đỉnh đồi, chùm bom đen đủi lao xuống mục tiêu là một bầy xe tăng bốn năm chiếc, và cả chúng tôi mình trần thân trụi. Tôi sững sờ đứng như trời trồng nhìn chùm bom lao xuống đầu mình, thật nhanh, thật nhanh, thật gần và gần hơn nữa, rồi chỉ kịp ôm nón sắt nằm chúi vào vách đá trong một loạt tiếng nổ vang rền, long trời, đất đá, sắt thép, mảnh bom, mảnh thịt người, rơi lào rào, lịch bịch. Đồng minh oanh tạc thật chính xác! Bom đạn không chỉ thả trên đầu quân địch mà luôn cả ngay trên đầu của chính quân ta trong một nghĩa cử anh hùng của những người quyết chống trả đến phút cuối cùng. Đỉnh đồi nát bấy những mảnh vỡ của công sự, những chiến sĩ cuối cùng của pháo đội B3 cùng với Đại Úy Nguyễn Văn Đương, người Pháo Đội trưởng vẫn kiên cường cho đến phút cuối cùng trong những cố gắng gan góc, tác xạ trực diện vào xe tăng địch đang loay hoay, lúng túng trước địa hình lồi lõm, hầm hố mà khoảng cách chỉ là năm, mười mét. Kể từ lúc đó, chiến địa mất hẳn liên lạc với Pháo Đội B3.


Ba phần tư ngọn đồi đã nằm trong tay địch, chúng tôi chỉ còn giữ được một phần Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, Lữ Đoàn, nhưng không còn ai trong những vị trí đó. Tất cả đã ra ngoài cùng sát vai chiến đấu, và hệ thống chỉ huy liên lạc vẫn duy trì đầy đủ cho đến cấp trung đội, dù trên thực tế, một trung đội còn không quá 10 người còn khả năng chiến đấu. Sau khi tái phối trí lực lượng, chúng tôi được lệnh trực tiếp của tiểu đoàn, tổ chức một cuộc phản kích toàn bộ trên trận tuyến, cố gắng chiếm lại các vị trí đã mất với hy vọng không quân sẽ yểm trợ hữu hiệu để giữ vững căn cứ.
Khi đã qua phần mở màn đầy kịch tính của lo âu, sợ hãi nơi con người thèm sống, khi mà khói súng đã quyện vằn vện với mồ hôi trên mặt, khi những vết máu đồng đội đã đông cứng trên hai tay người lính chiến, thì khái niệm sống, chết bỗng trở thành vô nghĩa, nhất là trong hoàn cảnh không còn có thể chọn lựa như ở đây, tất cả chỉ còn là định mệnh. Vì thế, tất cả đã hăm hở lao lên trong một cố gắng tuyệt vọng, lại bắn, lại thụt M72, lại ném lựu đạn, lại leo tràn lên xe tăng địch, mà bây giờ đã có bộ binh phối chiến, mặt đối mặt với lưỡi lê báng súng, lăn xả vào nhau bắn giết, đâm chém, lại loay hoay không biết phải làm gì với khối sắt di động đó, lại bị thương, lại ngã gục giữa bom bầy pháo lũ, pháo nổ chụp, pháo công phá, pháo nổ chậm, trên đầu chụp xuống, dưới đất nổ hất tung lên, phạt ngang lưng, chém ngang cổ. Bom, pháo cả hai bên cùng bắn vào một chỗ, lính cả hai phía cùng chia nhau lãnh đủ, đạn bắn thủng xuyên màng tang trổ ra sau ót, óc vỡ tung ra với máu, vài cái nón sắt lăn lông lốc trên những đôi dép râu tuột quai, nhầy nhụa trong một dòng nước đỏ ối đang khởi thủy vết chảy ngoằn ngèo của một dòng sông máu. Xác chết từ hai phía thân ái ôm chầm lấy nhau rồi đổ ụp xuống nằm cạnh nhau hiền hòa như chưa hề quen biết làm ngọn núi chợt cao lên với muôn ngàn lời ai oán.
Đợt phản kích cuối cùng này không đủ sức mạnh để đạt hiệu quả mong muốn, và từ dưới chân đồi tràn lên một đợt sóng biển người và chiến xa khác. Địch tung toàn bộ lực lượng vào đợt tấn công quyết định, trong khi phía chúng tôi đã sức cùng lực tận, đành chấp nhận rút lui theo lệnh trục tiếp từ Th. tá Lê Hồng, trưởng Ban Ba TĐ3ND, để hạn chế thêm thương vong.
Đơn vị rút xuống khe núi, trung đội của tôi chỉ còn lại sáu người, có Thượng sĩ Đàng và Trung sĩ Yến. Hạ sĩ Nhất Chính đã tử trận khi một chiếc chiến xa địch nghiến qua người sau khi anh đã bị thương trong đợt phản kích. Tiểu đội khinh binh chỉ còn lại Thông, Ngôn và Tám. Tôi lại được xuống cấp làm tổ trưởng khinh binh, dẫn hai ông tổ phó mở đường rút cho đơn vị, mang theo được rất ít thương binh nhẹ, trong đó có Bé, trung đội trưởng trung đội một.
Cái đau bại trận thấm lên từng khuôn mặt mệt mỏi, chán chường, không đủ can đãm nhìn thẳng vào mắt nhau, dù chỉ để đôi điều chia sẻ. Tôi bổng hổ thẹn vô cùng trước giọt nước mắt âm thầm lau vội của Thượng sĩ Đàng, ông đã yêu những người lính trong trung đội bằng tình yêu thương ruột thịt, nên cũng đau gấp vạn lần từ thiếu vắng, tang hoang, buồn tủi trước cái nhìn trân trân vô hồn của Thông và Tám. Họ đang nghĩ đến số đồng đội bị thương đang chờ chết trong tay địch, điều mà từ trước tới nay, chưa ai một lần nghĩ tới.
Rừng chiều bổng đỗ mưa, tiếng sấm gào cùng với tiếng pháo tàn trận, dội vào vách núi, vỡ vụn ra những âm thanh buồn bã của hồi chuông tử biệt, mưa tuôn rì rào trên lá, rì rào lời kinh chiêu hồn vang vọng. Trung đội lầm lủi tiến về phía trước, theo sự hướng dẫn của ĐĐ 31 còn nguyên vẹn, đang tiến về căn cứ, và chờ chúng tôi ở hai cây số đông đông bắc. Trong khi ở một hướng khác, ĐĐ 34 cũng đang đón phần còn lại của ĐĐ32, trước khi tập hợp tại một vị trí định sẵn.
Chờ lệnh mới.

(còn nữa)

thuykhanh
03-01-2018, 06:20 AM
H34 Trên Đồi 31
Vĩnh Chánh



(tiếp theo_11)


Nhận lệnh trực tiếp từ tiểu đoàn, tổ chức chốt chặn, để tất cả thương binh nặng, nhẹ mang theo được, sẽ cùng ĐĐ 31 và bộ chỉ huy tiểu đoàn rút trước qua triền núi bên kia, sau đó, sẽ tìm gặp ĐĐ 34 đang cùng với một bộ phận khác của tiểu đoàn di chuyển cách đó chừng bốn cây số đông đông bắc, móc nối, dẫn đường cho hai cánh quân gặp nhau.
Nhiệm vụ nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng quả thực, khi đồng đội cuối cùng khuất sau hẽm núi, Đồng cảm thấy vô cùng cô đơn với năm người còn lại. Và trên đồi 31 vẫn ầm ì tiếng pháo truy kích của xe tăng địch bắn vu vơ vào vách núi.
Chắc chắn khi leo lên được đỉnh Đồi 31, địch đã gánh chịu một sự tổn thất không thể bù đắp nổi về quân số, nên họ đã không còn khả năng tổ chức truy kích, vì thế, “trung đội sáu người” bớt được gánh nặng nghênh cản để lần mò theo tiếng súng hướng dẫn, tìm về đại đội bạn. Cho đến quá nửa đêm thì gặp nhau, và chỉ kịp siết chặt nắm tay chào hỏi, gấp rút quay theo đường cũ, theo chân ĐĐ 34, về gặp lại tiểu đoàn trước khi trời sáng. Thời gian không còn thuộc về chúng tôi.
Đoàn quân lần dò trong bóng tối của trùng điệp núi rừng, bám vai nhau tuôn dần xuống dốc núi dựng đứng, cố gắng tiến thật nhanh về điểm hẹn, nơi đó, một đơn vị bạn đang trên đường tiếp ứng. Đến gần sáng, đơn vị chúng tôi gặp được quân bạn đang hướng tới đồi 31 cùng với chiến xa, Qua mấy ngày sau, đơn vị tôi được trực thăng bốc về Khe Sanh. (5)

* *
Sau đây là những gì xẩy ra cho nhóm phi hành đoàn sau khi họ tháo bỏ súng ống, bước ra khỏi hầm:
“Về phía KQ, tôi, anh Bửu, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và bị dẫn giải ra Bắc Việt chung với tất cả tù binh khác. Không thấy anh Giang và Em đâu. Chúng tôi bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù tù binh trên đường đi. Cuối cùng tôi gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các anh ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo, còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần Mêvô Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn, Em gục chết ở bên đường.

Thế là Phi Đoàn 219 ghi thêm vào quân sử của mình thêm một thiệt hại: 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên đồi. Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, On, Khánh và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không? (4)

* *

Cùng với nhóm phi hành 4 người của Khánh, hầu như toàn bộ chỉ huy LĐ3ND tại Đồi 31 đã bị bắt làm tù binh, bao gồm Đ.tá Nguyễn Văn Thọ LĐ Trưởng LĐ3ND, Th.tá Nguyễn V. Đức trưởng Ban 3 LĐ3ND, Tr.tá Bùi V. Châu TĐT TĐ3PBDù, Đ.úy Đào V. Thương trưởng ban 3 TĐ3PBDù, Đ.úy Nguyễn Quốc Trụ phụ tá Ban 3 LĐ3ND, Đ.úy Lê Đình Châu ĐĐ trưởng công vụ LĐ3ND, Th. úy Nguyễn Văn Long Ban 3 LĐ3ND, Tr. Úy Đinh Đức Chính sĩ quan không trợ… cùng nhiều quân nhân các cấp. Tất cả đều bị trói tay và xô, đẩy, kéo đi rất tàn nhẫn và rất nhanh trong đêm vì địch sợ bị truy kích hoặc B52 trải thảm. Những ngươi đi chậm, ngay cả những thương binh, đều bị la mắng, đày đọa, đánh bằng báng súng, thậm chí cho chết. Riêng Th.úy Vinh, người chỉ huy toán Điện Tử ND đến Đồi 31 trên cùng chiếc H34 bị lâm nạn của Bùi Tá Khánh, cũng bị bắt tù binh, nhưng đã can đãm trốn thoát được bằng cách buông người truột xuống sườn đồi ngang qua một khúc quẹo trong đêm.

Vừa đi vừa bị bắt chạy theo tiếng la hét, chửi rũa của bọn lính áp giải, với 2 tay trói ké sau lưng, mà trời lại sinh tội đổ mưa, Khánh rất khó khăn theo kịp đoàn người. Kẻ nào bị té ngã nếu không có sự giúp đở của bạn tù khác thì thật vất vả để tự đứng dậy. Sau một đêm bị thúc giục đi nhanh không nghỉ, tất cả toán tù binh được cho dừng chân vào sáng sớm hôm sau. Càng xa mặt trận bao nhiêu, niềm hy vọng được cứu thoát bởi toán Lôi Hổ hay trinh sát Dù càng nhỏ dần trong lòng Khánh và mọi người. Có đôi lúc anh cầu mong B52 thả bom ngay trên toán tù đang lầm lủi đi trong đêm vì anh nghĩ may ra anh có thể thoát được giữa những hổn loạn của bom nổ, lở có chết thì cũng chấp nhận dễ dàng hơn là phải sống tù đầy trong tay bọn CS khát máu này.
Toán tù binh Đồi 31 của Khánh di chuyễn với nhau như vậy trong gần 2 tuần liên tiếp, đa số là đi bộ, có vài ba chặng đường thì bị dồn cứng chở trên xe molotova. Nhìn ai cũng xơ xác, thiểu nảo, thiếu ăn thiếu ngủ, quần áo trận rách tươm. Khi đến thành phố Vinh, mọi người được lệnh dừng lại, và ở đó trong 4 ngày, qua đêm ở những hợp tác xả. Dân làng xung quang có chạy đến xem, nhưng không một ai có bất cứ một hành động ghét bỏ thù hận nào và bị toán lính gát đuổi đi. Từ Vinh, toán tù binh Đồi 31 có thêm những bạn tù mới từ các đơn vị chiến đấu khác như TQLC, BĐQ và Bộ Binh; tất cả lại bị lùa lên những toa xe lửa bịt bùng và chở thẳng ra Hà Nội, vào ngay trại tù đầu tiên ở Ngã Tư Sở.
Nhà tù này là một biệt thự của Pháp ngày xưa. Nơi đây có trên một chục phòng, đã từng giam giữ tạm một số tù binh phi công Mỹ, với những tên tuổi còn ghi trên tường. Chúng chia cứ 6 người ở chung một phòng, không phân biệt quân binh chủng hay cấp bậc. Nơi này có trên một chục phòng như vậy.

(còn nữa)

thuykhanh
03-01-2018, 03:59 PM
Chào quán chủ Cuốc sĩ, các ace cùng bạn bè thân hữu của Nói với lính, vì lính và cho lính.

Đọc bài viết về người lính bởi BS Vĩnh Chánh, cảm xúc dâng tràn, không ngờ người lính khổ giữ vậy, nên tk vội mang vào chia sẻ với Phố.
Mấy hôm nay cặm cụi làm việc vì bài bị mất hoài, chưa kể lần đầu còn dán thiếu nữa. Xin lỗi quí vị nha!



Sau đây tk xin tạm ngưng và mời chư vị thưởng thức Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp để nhớ đến người lính vừa đi chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa sáng tác. Nhạc phẩm này sẽ được diễn tả qua hai giọng hát của Hà Thanh và Hùng Cường:




http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/NguoiLinhVNCH.jpg




http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/HangHangLopLop-NVD-HT-HC.mp3

thuykhanh
03-02-2018, 06:02 AM
H34 Trên Đồi 31
Vĩnh Chánh




(tiếp theo_12)


Trong khi toán tù binh trong đó có Th.úy Khánh đang trên đường bị dẫn độ ra Bắc, thì vào ngày 28 tháng 2, 1971, từ một vị trí chếch về hướng Đông và không quá xa Đồi 31, lần lượt toàn bộ TĐ3ND được trực thăng vận về lại Khe Sanh. Tổn thất nặng của tiểu đoàn chỉ gom phần lớn ở ĐĐ 33 của Đồng và 32 của Đ.úy Thiếp, ngoài ra các ĐĐ 30, 31 và 34 hầu như còn nguyên vẹn. Trong suốt thời gian nằm dưỡng quân tại chổ, TĐ3ND tái bổ sung và trang bị lại đơn vị. Dù được bổ sung, Trung đội 2 của Đồng tạm thời chỉ có 16 người, kể cả người chỉ huy, bằng một nữa của cấp số bình thường.

Qua tin tức của các” phóng viên chiến trường” trong nước cũng như ngoại quốc, mà đa số ngồi nhâm nhi cà phê ở Givral, La pagoda, hay nếu gan dạ lắm cũng chỉ quanh quẩn ở Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân đoàn I, Đông Hà, Khe Sanh, thêu dệt lên những bản tin thật giật gân, bi thảm hóa một trận thua vốn là lẽ thường của chiến tranh để cho rằng, quân ta thất thủ đồi 31 tức là toàn bộ Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã bị tiêu diệt. Thông tin kiểu đó, đã vô tình ám ảnh những đơn vị chưa được tung vào mặt trận, mà hiệu quả tâm lý chi phối phần lớn khả năng chiến đấu.

Họ không hề biết rằng, ngay sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 chính thức chấm dứt vào đầu tháng 4, 1971, từ Huế, khi màn diễn binh tại Phú Vân Lâu kết thúc, thay vì được không vận về Sài gòn để dưỡng quân như thường lệ, thì sân bay mà LĐ2ND đáp xuống lại là phi trường Cù Hanh, Pleiku đất đỏ. Tin hành quân bí mật cho đến nổi quá nhiều binh sĩ ND tức giận và đạp nát bao nhiêu nón lá bài thơ mua sẳn cho người nhà tại hậu cứ Saigon. Lữ Đoàn 2 ND dưới quyền chỉ huy của Đ.tá Trần Quốc Lịch, gồm có các TĐ5ND, TĐ6ND, TĐ11ND, TĐ2PBND cùng các đơn vị yểm trợ như Quân Y, Công Binh, Trinh Sát…, đã lao ngay vào một mặt trận căng thẳng khác: Giải tỏa căn cứ hỏa lực 6 ở Dakto, Tân Cảnh do một đơn vị thuộc Sư đoàn 22 Bộ Binh trú đóng, đang bị Sư đoàn 320 Cộng quân vây hãm từ nhiều tuần qua. LĐ2ND đã đánh tan 2 trung đoàn 66 và 28 cùng với 1 tiểu doàn phòng không của Bắc Việt khiến địch phải rút khỏi chiến trường.
* *
Sau chừng 3-4 tháng nằm tù ở Ngả Tư Sở, toán tù binh của Khánh được đưa đến một nhà tù khác có tên Bất Bạc, nằm sâu trong rừng núi của Sơn Tây. Tại đây, có sẳn nhiều tù binh khác của VNCH, thuộc mọi binh chủng bị bắt từ nhiều mặt trận khác nhau ở Miền Nam. Từ đây trở đi, Khánh cùng các bạn tù binh khác bắt đầu một cuộc sống thực tế đầy trắc trở, cùng cực, với lao động khổ sai, tuyên truyền, thù hằn của bọn cai tù được dạy sẳn sàng bắt lổi, nhục mạ, la lối chưởi bới, đánh đập, giam đói, chà đạp danh dự và phẩm giá của người tù binh. Chúng càng ra tay tuyên truyền, đối xữ tàn tệ bao nhiêu thì Khánh và các bạn tù lại càng cương quyết, bền bỉ và quyết chí phải sống để còn là nhân chứng cho chính sách đối xữ tàn nhẫn của CS đi ngược lại quy ước tù binh Genève bấy nhiêu. Sở dĩ những tù binh trong trại vẫn hiên ngang kiên cường vì ai cũng biết sau lưng mình còn có cả một nước VNCH của mình, bao nhiêu anh em trong binh chủng đang chờ đón mình về, rằng mình không bị bỏ quên. Vì vậy họ không bao giờ có cảm tưởng họ bị bỏ rơi, nghiệm thấy bị bắt tù binh chỉ qua là một biến cố kém may mắn bất cứ một quân nhân tại mặt trận cũng có thể gặp phải, tuy nhiên vẫn còn hơn bị thương tật vĩnh viễn hoặc bị chết.
Anh đau xót nhìn những niên trưởng thường xuyên bị chúng hạch sách, đày đọa, hay quấy nhiễu vô cớ; những anh em tù khác bị thương tật, nặng có nhẹ có, bị đối xữ tàn nhẫn. Người người đều có lúc bị suy sụp tinh thần, nhưng nhìn chung ai ai cũng giữ vững niềm tin, lòng can cường và sự đoàn kết, luôn binh vực nhau ngay cả những khi bị chúng làm áp lưc. Chính vì vậy, các bạn tù rất thương yêu nhau, đùm bọc nhau, chia xẻ với nhau từng miếng ăn, công việc nặng nhọc, tâm sự vui buồn, lời cầu nguyện…Anh em thỉnh thoảng nhắc đến chuyện phim “Cầu Sông Kwai”, mà hầu như mọi người cùng thời với Khánh đều có xem, căn dặn nhau phải sống tư cách như các tù binh người Anh trong phim. Cũng vì vậy anh em tù thường xuyên hay huýt sáo bản nhạc trong phim nổi tiếng ấy. Với Khánh, anh luôn cảm thấy mình may mắn hơn nhiều bạn tù khác vì anh không những độc thân, mà ngay cả người yêu anh chưa có để thầm thương nhớ hay khóc thầm để phải suy sụp tinh thần.

(còn nữa)

thuykhanh
03-02-2018, 06:17 AM
H34 Trên Đồi 31

Vĩnh Chánh








(tiếp theo_13)


Vào gần cuối năm 1972, có lẻ do những cuộc không tập ngày càng ác liệt của Không Quân Mỹ trên Miền Bắc, nhóm tù binh của Th.úy Khánh bị di chuyễn đến trại tù Tràng Định nằm ở Lạng Sơn.

“Đêm mùa đông giữa rừng núi Lạng Sơn trời lạnh căm căm thật là khó ngủ. Để chống trả cái lạnh, chúng tôi phải hai đứa một cặp đem hết mền ra, một phần để lót lưng vì nằm trên giường tre, gió cứ tha hồ luồn theo kẽ hở vào ve vuốt sống lưng, phần còn lại thì dùng để đắp. Vì trời lạnh không có chú muỗi nào dám vo ve nên chúng tôi hạ luôn mùng xuống làm mền. Có bao nhiêu quần áo, chúng tôi mặc hết vào người rồi chui vào đống mùng mền, dựa lưng nhau mà tìm giấc ngủ. Phải một lúc sau mới có chút hơi ấm và vì mệt mỏi sau một ngày làm việc quần quật chúng tôi cũng chìm dần vào giấc ngủ.
Đang thiu thiu chúng tôi bỗng choàng thức dậy bởi tiếng loa léo nhéo ở giữa sân trại :

“Đả đảo đế quốc Mỹ đã dùng B-52 ném bom rải thảm vào bệnh viện Bạch Mai và khu vực dân cư ở thủ đô Hà Nội. Bọn chúng đã lật lọng không chịu ký hiệp định mà hòng dùng sức mạnh quân sự để khuất phục nhân dân ta, bắt đảng và nhà nước ta phải ký một hiệp định với nhiều bất lợi cho ta. Nhân dân ta quyết đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ và tố cáo tội ác dã man của chúng trước dư luận thế giới”.

Dù bị mất giấc ngủ, chúng tôi hết sức nôn nao và xì xầm bàn tán với nhau vì đây là sự việc lạ lùng chưa từng xảy ra trong suốt 2 năm tù lao động khổ sai khắp các miền rừng sâu bắc Việt. Trong chế độ tù đày mà cộng sản gọi là cải tạo, việc lao động nặng nhọc phải đi đôi với nhồi sọ chính trị mà việc đọc báo, nghe loa phát thanh là một chính sách lớn vì họ lập luận rằng cứ cho nghe mãi rồi cũng phải tin.

Dĩ nhiên chỉ có những tin tức hạn chế do một đài của nhà nước, và sau khi đã được bóp méo, vo tròn theo ý họ rồi mới cho cả toàn dân miền Bắc nghe. Điều này cho thấy nhà nước cộng sản không hề tôn trọng người dân mà họ vẫn tôn làm chủ, vì trong khi họ theo đuổi hơn 4 năm trời một cuộc tranh đấu chính trị trên bàn hội nghị mà kết quả có tầm ảnh hưởng rất quan trọng cho vận mệnh của đất nước thì người dân chẳng hề biết một tí gì hết. Cho đến khi Hà Nội ăn bom B52, chẳng dấu ai được họ mới la ầm lên đổ thừa cho đế quốc Mỹ. Thế mà hôm nay không hiểu tại sao bỗng dưng họ lại phát thanh cho toàn dân nghe một bản tin thuộc loại cơ mật như vậy.

Tối hôm sau và những hôm kế tiếp, sau khi ăn cơm, chúng tôi nhanh chóng thu xếp rồi lên giường nằm vừa bàn chuyện vừa ngóng tai chờ nghe loa. Cái loa thường ngày chúng tôi ghét cay ghét đắng vì âm thanh chát chúa của nó, bỗng dưng hôm nay chúng tôi lại mong được nghe những gì nó mang đến. Quả nhiên, qua chiếc loa, người xướng ngôn với giọng đanh thép, ngoài bài xã luận một chiều thường lệ, còn cho biết “bộ đội phòng không anh dũng đã bắn rơi nhiều máy bay B52, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ”.

Chúng tôi lại được dịp luận bàn: nhiều là không đếm được, không đếm được tức là không có gì để đếm”.
Từ khi bị bắt trên chiến trường Hạ Lào, chúng tôi coi như không biết ngày về trừ khi có một hiệp định được ký kết giữa các bên tham chiến trong đó có quy định việc trao trả tù binh bị giam giữ. Lâu nay chúng tôi âm thầm chịu đựng mọi nghiệt ngã trong trại giam cộng sản cũng chỉ vì hy vọng vào hiệp định Paris với việc ký kết thành công và thi hành đúng đắn mới là con đường giải thoát chúng tôi ra khỏi nhà tù cộng sản. Phải chăng hôm nay ước vọng của chúng tôi đang thành sự thật?

Qua những bản tin nghe được, dần dà chúng tôi có thể tổng hợp lại và suy đoán như sau. Hội nghị Paris 4 bên được hình thành sau trận thảm bại Tết Mậu Thân của cộng sản với mục đích giải quyết trong hòa bình cuộc chiến Vĩệt Nam. Nhưng sau 4 năm cò kè, mặc cả giữa Hà Nội và Washington, có lúc tưởng đi đến chỗ bế tắc, đến mùa hè năm 1972 những trận đánh ngày càng khốc liệt ngoài chiến trường cho thấy hội nghị đang đi đến giai đoạn chót. Cộng sản cố đánh Quảng Trị ở vùng 1, Tân cảnh ở vùng 2, Lộc Ninh ở vùng 3 để chiếm đất.

Về phía Mỹ thì kể từ ngày 14 tháng 6 năm 1972 các cuộc ném bom đã leo thang ra ngoài vùng giới hạn vĩ tuyến 20 đến tận gần biên giới với Trung Cộng. Trận cường tập 12 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội là cú đấm knock out cuối cùng của Mỹ.

Quả nhiên, một tuần sau, quên hết những lời chỉ trích gay gắt trước đó, chiếc loa cho biết Hà Nội tưng bừng trải thảm đỏ tiếp đón trọng thể Ngoại Trưởng Kissinger đến thăm Việt Nam. Khoảng đấu tháng 2, 1973, sau 3 ngày viếng thăm, Hà Nội lại “lưu luyến” tiễn chân Kissinger và không quên tặng không cho ông tiến sĩ 3 tù binh phi công Mỹ đang bệnh nặng cần chữa trị.

(còn nữa)

thuykhanh
03-02-2018, 08:36 AM
H34 Trên Đồi 31
Vĩnh Chánh



(tiếp theo_14)


Ít lâu sau trước Tết Quý Sửu, ngày 27 tháng 1 năm 1973 hiệp định Paris được ký kết giữa 4 bên và sau đó được 12 cường quốc bảo đảm thi hành đúng đắn nhằm đem lại hòa bình cho Việt nam.
Hơn một tuần sau, như thường lệ vào sáng sớm ngày thứ hai chúng tôi chuẩn bị lãnh cuốc xẻng, dao rựa đi cuốc đất, đốn cây thì bỗng được lệnh miễn lao động, mặc quần áo dài lên hội trường tập họp. Linh tính báo cho chúng tôi biết có điều quan trọng xảy đến.
Quả như vậy, sau lời mở đầu của trại trưởng trung tá Quân “rắn”, tên thượng tá chính trị viên Thường “vẹt” (vì đặc tính nói lập đi lập lại không biết ngượng miệng) của trại tù đọc và giải thích từng điều một trong bản hiệp định. Đại khái điều 1 các bên tôn trọng lãnh thổ của nhau, điều 2 tôn trọng chủ quyền, điều 3 ngưng bắn kể từ ngày ký hiệp định, điều 4 các bên cam kết trao trả hết các nhiên viên quân sự và dân sự bị bắt trong chiến tranh chậm nhất là 2 tháng sau ngày hiệp định có hiệu lực.

Chúng tôi liếc nhìn nhau vui sướng. Đúng là niềm hy vọng của chúng tôi đã thành hiện thực. Và theo quy định của bản hiệp định, chỉ còn tối đa 2 tháng nữa là chúng tôi được trao trả về cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.
Đến đây Thường “vẹt” nhấn mạnh :

- Tuy nhiên, việc thả các anh về chủ yếu vẫn là do các anh có lao động tốt, học tập tốt hay không thì chính phủ ta mới căn cứ vào đãy mà khoan hồng cho các anh thôi.

Thường “vẹt” tiếp tục thao thao những điều khoản khác, nhưng chúng tôi không còn thiết tha nghe nữa. Là người có học, ai cũng biết rằng khi đã ký kết một hiệp định thì phải thi hành đúng đắn những gì hiệp định đã quy định chứ không thể vin vào những chính sách bình thường của quốc gia mình được. Giải thích như vậy chứng tỏ Hà Nội coi như không có hiệp định nào trên đời này cả. Chúng tôi cảm thấy ngao ngán, nhưng vẫn còn một phần nào hy vọng vì bản hiệp định đã được các cường quốc bảo đảm trong đó có cả đàn anh Trung cộng của Hà Nội.
Cuối cùng, Quân “rắn” kết thúc buổi họp và nói tiếp :
- Thôi, các anh cố gắng học tập lao động tốt để sớm trở về với gia đình. Và để đánh dấu cho một mùa xuân hoà bình trên đất nước, trại được trên cho phép tổ chức một cái Tết thật to, có bánh kẹo, có thịt lợn, thịt trâu và có cả văn nghệ nữa”. (6)

Niềm vui rộ lên, cả trại nhốn nháo vui mừng với bao nhiêu hy vọng sẽ được trao trả về Miền Nam sau hiệp định Paris. Các bạn tù được cho phép tự tổ chức văn nghệ mừng Xuân năm 1973.

“Một nhóm anh em có máu văn nghệ, thích ca hát được thành lập gồm có anh Trụ, anh Bửu, anh Hạnh, Siêm, Dự và tôi. Chúng tôi bàn bạc với nhau để chọn bài hát. Đã gọi là hoà giải thì phải có cả nhạc bản của cả hai miền Nam, Bắc chứ. Bàn đi tính lại cuối cùng chúng tôi lựa các bài như sau : Ly rượu mừng, Nối vòng tay lớn, Đôi bạn (nhạc của Phạm Duy phổ thơ Hoàng trung Thông là nhà thơ tiền chiến hiện còn sống ở Hà Nội), Chuyện hàng cây (của một nhạc sĩ lô-can trong trại, chuẩn uý Trần thanh Hùng phổ thơ của một thi sĩ không có tiếng ở ngoài bắc), bản Romance de l'Amour sẽ do anh Trụ độc tấu tây ban cầm và một đoạn sớ Táo Quân sẽ do anh Khoan diễn tấu. Vì tất cả đều bị kiểm duyệt trước nên chúng tôi phải dò từng chữ, nhất là những bản nhạc xuất bản ở Miền Nam, nếu cần thì đổi lời chút ít để tránh đụng chạm.

Sáng mùng một Tết, chúng tôi ngồi túm trong lán trại, ăn kẹo uống trà, hút thuốc lào. Năm nay Tết lớn nên anh em mỗi người được phát thêm một điếu thuốc thơm Tam Đảo ngoài 3 điếu thuốc đen Trường Sơn thường lệ. Lác đác một vài quản giáo ghé vào các lán thăm xã giao chúc Tết. Ngoài sân trại cũng có vài nhóm anh em tù đứng tán chuyện, thấp thoáng bóng áo xanh bộ đội chen với màu áo trắng xọc đỏ của tù nhân.

Sau bữa cơm chiều, lúc 7 giờ tối, mọi người tập trung vào hội trường xem văn nghệ. Chúng tôi trình diễn không micrô, nhạc cụ thì mượn được của cảnh vệ một đàn guitar thêm vào với cây guitar tự tạo bởi Dự và anh Trụ. Vậy là xôm tụ rồi.
Để mở đầu, anh Bửu trưởng ban văn nghệ có vài lời cám ơn trại đã cho phép trình diễn văn nghệ và cuối cùng xin trại nhớ thi hành hiệp định một cách đúng đắn để anh em chúng tôi sớm được trao trả về Miền Nam.
Sau đó toàn ban văn nghệ chúc Tết mọi người bằng bản nhạc quen thuộc Ly rượu mừng. Màn thứ hai do Siêm, một chuẩn uý sư đoàn 1 với giọng ca khá giống Chế Linh trong bài Trường sơn đông, Trường sơn tây. Bản nhạc chấm dứt, anh em vỗ tay tán thưởng nhất là bộ đội, quản giáo. Sang đến bài Nối vòng tay lớn do Dự, thiếu uý viễn thám TQLC tay đàn miệng hát, đã lôi cuốn mọi người cùng vỗ tay theo nhịp vang động cả hội trường. Tiếp đến là bài Đôi bạn hát bởi anh Hạnh, sĩ quan đề lô của sư đoàn 1, buồn buồn như quê nghèo sỏi đá miền trung. Bản nhạc vừa dứt, Hạnh ngoắc tay về phía Khánh, từ hậu trường Khánh tiến tới đứng sát bên Hạnh; cả hai chúng tôi song ca bản Tình khúc cho em của Lê uyên Phương, một bản nhạc không có trong chương trình. Hơi bất ngờ một chút, rồi anh em mọi người đồng vỗ tay, huýt sáo. Hứng chí chúng tôi đi 2 bè thật hay. Chợt Khánh nhìn thấy từ hàng ghế đầu, mặt đanh lại Quân “rắn” đứng lên đi thẳng ra ngoài. Vài quản giáo và cảnh vệ cũng đi theo.
Bản nhạc dứt, trong tiếng vỗ tay tán thưởng, anh Trụ đang sửa soạn thế ngồi để chơi bản Romance thì Thường “vẹt” tiến tới quay xuống mọi người
nói :

- Thôi đủ rồi, giải tán.

(còn nữa)

cuocsi
03-02-2018, 09:15 AM
Chào Quán viên, Quán viếng xa gần,
Chào Thuykhanh,

Trong loạt bài " H34 Trên đồi 31 ", mỗi đoạn dán lên đều có cái riêng,
có nét đặc thù lẫn thương đau của nó,
thuykhanh rất khéo léo để phân ra và đăng lên chia sẻ,
chứng tỏ sự đam mê đọc và siêng năng cắt đoạn,
giúp cho người đọc dễ theo dõi và ít bị chán
( so với những...Trường thiên tiểu thuyết mà ta đọc được ở...đâu đó).
Cám ơn Thuykhanh nhiều và mong được đọc tiếp.

Trong lúc chờ đợi, mời tất cả cùng vui Xuân muộn với Lính nghèo
trên chiếc bàn thiên nhiên của mùa Đông nước Pháp

Photo cuoc si 2018-03-02

Chụp lúc 11h sáng khi tuyết vừa tan,
đây là tảng băng nhỏ trong bồn nước mưa trước sân nhà,
mượn làm chiếc bàn, mời bạn vàng một chun rượu nho cho ấm.
Cám ơn Trời !
:z57:


http://i63.tinypic.com/34fh35y.jpg

thuykhanh
03-02-2018, 07:01 PM
H34 Trên Đồi 31
Vĩnh Chánh


(tiếp theo_15)



Mọi người vừa đi vừa cười nói, bàn tán. Ban văn nghệ chúng tôi vừa thu dọn nhạc khí xong thì quản giáo Hoàng “choắt”, người nhỏ xíu cao chừng 1 mét rưỡi, vào bảo chúng tôi đi theo anh ta sang nhà họp của cảnh vệ. Tại đây đã có Quân “rắn”, Thường “vẹt” cùng vài cảnh vệ đứng chung quanh sát tường. Chỉ vào băng ghế đối diện, Quân “rắn” hầm hầm bảo :



- Các anh ngồi xuống đây.
Rồi Quân “rắn” rít qua 2 hàm răng :
- Ai cho các anh hát nhạc vàng? Các anh vượt quy định, không đăng ký trước.




Anh Bửu phân trần :
- Đấy chỉ là tình cảm đằm thắm thương vợ, nhớ tình nhân mà anh em chân thành bộc phát ra.
- Các anh lợi dụng chúng tôi hoà hoãn, định dùng nhạc vàng để lung lạc tình cảm chân chính của chúng tôi hay sao? Đừng tưởng có cái hiệp định mà chúng tôi sợ không dám đụng đến các anh hả! Nói cho các anh biết thả hay không là ở tôi này. Nhốt các anh suốt đời cũng còn được. Bọn lính Tây Điện Biên Phủ ta còn giữ đến bây giờ, huống hồ các anh.



Rồi Quân rắn đổi giọng :
- Cảnh vệ đâu? Tống chúng nó vào nhà kỷ luật ngay. Quần áo, chăn màn thì cho đứa nào đem xuống cho chúng nó sau. Đi nhanh!
Thế là chúng tôi bị dẫn đi xuống khu nhà kỷ luật. Khu nhà kỷ luật nằm ở cuối trại gần trạm canh. Khu này được dựng bằng gỗ chắc chắn. Cứ 2 phòng một cạnh nhau, mỗi phòng độ 3 thước vuông với một cái giường tre vừa đủ nằm. Không có cửa sổ và chung quanh rào dây kẽm gai kiên cố.
Chúng tôi mỗi người bước vào căn xà lim của mình. Vắng vẻ, lạnh lẽo và dư thừa thì giờ để nghiền ngẫm về chính sách hoà giải của người cộng sản” (6)
* *
Sau nhiều tuần được “vỗ béo”, khẩu phần dinh dưỡng tăng, lao động tối thiểu, anh em tù binh đều phấn khởi, lâng lâng với cảm giác mình không bị bỏ rơi bởi quốc gia mình.

Vài tháng sau Hòa Đàm Paris được ký kết, nhóm tù binh bị bắt tại Lào như Khánh không được trao trả. Không phải vì lao động không giỏi hoặc học tập không tốt.
Đến lúc đó mới thấy bọn CS thâm hiểm. Chúng gian xảo tráo trở cho rằng nhóm tù binh bị Pathet Lào bắt tại Lào, và vì chưa có hiệp định nào ký kết giữa VNCH và Pathet Lào, nên không thể trao trả tù binh VNCH bị Pathet Lào bắt trên nước Lào.

Đương nhiên chúng đã nghĩ trước những kẻ hở này khi ký kết Hòa Đàm nên mặc nhiên trở mặt, lật lọng vào phút chót.

Thế là bao nhiêu hạnh phức và kỳ vọng của nhóm tù binh Hạ Lào được trở về Miến Nam biến thành mây khói, bao mơ ước bị sụp đổ tan tành.
Sau đó là những ngày tăm tối, buồn bả tuyệt vọng, suy sụp đến chết người dưới sự giam cầm tàn ác ngày một tăng.

Rồi lại chuyễn trại đến Cao Bằng trong năm 1974. Rồi tin Miền Nam bị tan rả dần, Mỹ quyết định bỏ rơi người bạn đồng minh của mình khiến quân đội VNCH đành phải thúc thủ buông súng, VNCH hoàn toàn mất vào tay CS Bắc Việt vào 30 tháng 4, 1975.

Một cú atemi ác nghiệt chém vào tử huyệt mọi tù binh còn lại trong trại. Biết từ đây không còn một sức mạnh, một thế lực nào khả dĩ cứu vớt họ. Cơn ác mộng đen tối bao phủ toàn trại khi họ biết từ đây họ sẽ vĩnh viễn mất tự do.

Khánh lại được chuyễn đến một trại tù mới tên Nghĩa Lộ tại Yên Bái, và nằm ở đó thêm một thời gian dài nữa. Trại tù này, cũng như bao trại tù mà Khánh đã ở qua, hoàn toàn không có bóng dáng của các tù binh trong những tháng cuối cuộc chiến tại Miền Nam VN hoặc những tù cải tạo sau này. Trong những lần lao động bên ngoài trại, thỉnh thoảng Khánh gặp dân trong vùng. Đa số tử tế với tù nhân, đôi khi còn cho củ khoai, củ sắn.

Ngày 7 tháng 6, 1976, từ trại tù Nghĩa Lộ, Th.úy Không Quân Bùi Tá Khánh của chiếc trực thăng H34 bị bắn và đáp khẩn xuống Đồi 31 tại Hạ Lào tháng 2, 1971, được thả cho về nhà cha mẹ ở đường Lý Thái Tổ, quận 10, Sài Gòn. Sau trên 5 năm làm tù binh ở Miền Bắc.

Tr. úy Nhảy Dù Phạm Đồng của Đồi 31 Hạ Lào, sau lần bị thương tật ở đầu gối phải trong trận đánh tháng 3, 1972 tại Căn Cứ Hỏa Lực 5 ở Tân Cảnh, Pleiku, từ giả nhiệm vụ tác chiến và trở về làm việc hành chánh tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù ở Trại Hoàng Hoa Thám cho đến ngày 30 tháng 4, 1975. Trình diện cải tạo, Phạm Đồng ở tù học tập gần 8 năm.

(còn nữa)

thuykhanh
03-02-2018, 07:25 PM
H34 Trên Đồi 31
Vĩnh Chánh


(tiếp theo)

Anh Bùi Tá Khánh, một thân một mình, vượt biên thành công vào năm 1981, đến nước Mỹ năm 1982. Định cư đầu tiên ở San Jose, anh di chuyễn sau đó qua Denver vào năm 2005.
Anh Phạm Đồng định cư ở Denver sau khi đến Mỹ vào năm 1993 với vợ và hai con qua chương trình HO.
* *
Trong một buổi tiệc do anh chị Phạm Đồng tổ chức tại tư gia nhân dịp đón mừng vợ chồng chúng tôi đến chơi Denver tháng 4, 2017, anh Hoàng Gia Viễn, một cựu Tr.úy phi công F5, đến tham dự với vợ cùng 2 cặp vợ chồng đàn em trong Không Quân VNCH, cũng là cư dân Denver.

Đây là lần đầu tiên anh chị Đồng gặp gỡ 2 căp vợ chồng trẻ tuổi này, mà anh Viễn cho biết một người là sĩ quan chuyên về bảo trì phi cơ ở phi trường quân sự Pleiku, và người kia là sĩ quan phi hành trực thăng. Chuyện trò qua lại trong bữa ăn, và sau màn giới thiệu sơ khởi, anh phi công trực thăng buộc miệng tâm tình anh là phi công của Phi Đoàn 219, chuyên lái trực thăng H34, không một ngày tù cải tạo nhưng lại là tù binh ở ngoài Bắc.

Vào chi tiết hơn nữa, anh tóm tắt câu chuyện đời phi công của anh, mà ngay chính anh Hoàng Gia Viễn, người đàn anh KQ, cũng chưa hề nghe qua. Ngang giữa câu chuyện trực thăng H34 của anh lâm nạn và phải đáp xuống Đồi 31 trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, gia chủ Phạm Đồng bật đứng dậy “tôi cũng ở Đồi 31 thời gian đó…”.

Thế là hai anh, Bùi Tá Khánh và Phạm Đồng, đồng loạt cùng đứng lên, xô ghế tiến sát gần nhau và ôm choàng lấy nhau, nhích ra rồi lại ôm nhau lại, nắm chặt tay nhau, mắt nhìn nhau, miệng cười lớn, mừng rở như tìm thấy lại một người thân quý nhất trong đời bị thất lạc từ nhiều năm qua. Giữa tiếng chúc mừng, vổ tay hoan hỷ của bàn tiệc.

Sau đó, từng người một, thay phiên nhau cụng ly chúc mừng sự trùng phùng quá đặc biệt và kỳ thú này. Sự ngẫu nhiên hi hữu như do trời định.

Thật vậy, một người là sĩ quan Nhảy Dù cấp trung đội chiến đấu sống còn tại Đồi 31, người kia là sĩ quan phi hành trực thăng H 34 đáp khẩn trên Đồi 31 rồi bị kẹt tại đó. Cả hai đều là nhân chứng trong những ngày cuối của Đồi 31, để sau đó một người trở thành tù binh bị dẫn độ ra tận Miền Bắc, người kia chiến đấu đến giây phút cuối và sống sót rút khỏi Đồi với chỉ 6 người còn lại của trung đội mình.

Về sau, một người tiếp tục chiến đấu cho Miền Nam đến tận ngày mất nước, người kia không được trao trả theo cam kết Hiệp Định Paris. Cả hai đều chưa từng gặp nhau, chưa hề biết hoặc nghe tên nhau khi còn tại Đồi 31 hay ngay cả sau này khi là tù binh hay tù cải tạo trong suốt cả 46 năm.

Hôm nay cả hai bất ngờ gặp nhau. Trong một buổi tiệc không tên. Ngay tại Denver dù cả hai từng sinh sống tại thành phố này hơn cả mươi năm qua. Quả là diệu kỳ. Còn gì vui sướng cho bằng! Còn gì nhiệm mầu hơn nữa!

Như mọi người có mặt trong đêm, cá nhân tôi thật xúc động, nhất là sau khi nghe cả hai anh Khánh và Đồng lần lượt kể câu chuyện của mình từ Đồi 31 cho đến về sau. Như một chia sẻ chân thành, tôi vuột miệng “tôi xin phép được ghi lại câu chuyện độc đáo có một không hai này và lấy đề tựa ngay từ bây giờ: H 34 trên Đồi 31”. Toàn thể đều tán thành và nâng cao ly rượu.
Et voila.

Mission Viejo, Tháng 1, 2018
Vĩnh Chánh


http://svqy.org/2018/1-2018/h34/frame/h34_files/image003.jpg

Từ trái qua phải: chị Khánh,
chị & anh Tạ Quang Thạch ( KQ/ Pleiku), anh Bùi Tá Khánh, anh & chị Vĩnh Chánh, chị & anh Phạm Đồng,
anh Dược Sĩ Nguyễn Hữu Tiến (Quân Y Nhảy Dù), anh & chị Hoàng Gia Viễn (phi công F5),
anh Đoàn Vũ (TĐ14ND, mà vợ là người bấm máy chụp hình).




(1) : Mặt Trận Ngoại Vi.Tác giả: Phan Hội Yên
(2) : Vào Đồi 31 Hạ Lào. Tác giả: Kingbee Bùi Tá Khánh
(3) : Đồi 31. Tác giả: Phan Hội Yên
(4) : Chuyến Bay Tử Thần. Tác giả: Kingbee Bùi Tá Khánh
(5) : Ngọn Đồi Vĩnh Biệt. Tác giả: Phan Hội Yên
(6) : Tết Hòa Giải. Tác giả: Bùi Tá Khánh


http://svqy.org/2018/1-2018/h34/frame/h34_files/image004.jpg
Anh Phạm Đồng và anh Bùi Tá Khánh bên nhau, 46 năm sau khi cùng có mặt trên Đồi 31
(hình chụp tháng 8, 2017 tại Denver)


[nguồn:http://www.svqy.org/2018/1-2018/h34/h34.html]

PS:
Xin cảm ơn anh Cuốc sĩ đã cho đăng bài ở đây và hết lòng khích lệ,
Cảm ơn các anh chị em Luân Tâm, Hoàng Thu Diệp, Hoài Vọng, Ngọc Hân, Thạch Thảo, Ngô Đồng
cùng các bạn đã ghé đọc. Ước mong quí vị được hài lòng.
Cầu chúc tất cả cuối tuần được an vui.

tk

cuocsi
03-04-2018, 02:13 AM
Xuân về chưa ?

Sau những đêm băng giá,
Nắng Xuân bước chậm về
Cỏ cây chào ngày mới
Gỗ đá chứa mầm hoa

cuoc si


http://i64.tinypic.com/rubdpx.jpg


Photo cuoc si 2018-03-03

Sig Sauer
03-04-2018, 06:34 PM
Ok...Hồi ký xong rồi thì tới nhạc nhé. Đây là một trong những bản nhạc tôi thích nhất về lính VNCH, đặc biệt là binh chủng Nhảy Toán hay còn được gọi là Hồn Ma Biên Giới

Phù Hiệu Nhìn Ngầu Quá:

https://i.ebayimg.com/images/g/zd4AAOSwuspY~YVU/s-l300.jpg

Nhạc thì nghe hay cũng không kém.


https://www.youtube.com/watch?v=abQ3LYtHwSY

cuocsi
03-06-2018, 05:39 AM
Lính và thơ
Thơ là Lính


Để cho trang Lính có chút màu sắc văn nghệ, giúp cho nhẹ nhàng tâm tư, cuoc si xin ghi lại đây những dòng thơ về Lính mà mình yêu thích, từ lúc khoát lên người bộ chiến y, các anh chi cũng nên đóng góp và chia sẻ, ( những bài dài quá hay có tính cách biên khảo thì xin mở trang nào thích hợp hơn trong diễn đàn.
Chân thành cảm ơn.


...Ai nói với em Lính không sầu nhớ,
Không có trái tim đắm say, mộng mơ
...
Trích từ nhạc phẫm...:

(Hình dưới đây có tính cách minh họa .)

http://i64.tinypic.com/2vxjalt.jpg



*****


LÍNH MÀ EM !

Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
- Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: - Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà em!

Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
- Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé - Lính mà em!

Anh kể chuyện hành quân nằm sương gối súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé - Lính mà Em!

Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
- Anh quen rồi, không lạnh - Lính mà em

Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói: - Lính mà em!

Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm "người ta" càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!

Lý Thuỵ Ý - 1967

******



Trần Mạnh Hảo

Chúng tôi (TMH) vừa nhận được email của nhà thơ, nhà văn Lý Thuỵ Ý nói về bài thơ "Lính mà em" của bà đã từng in trên báo "Văn nghệ tiền phong" tại Sài Gòn năm 1967, sau đó in vào tập thơ "Khói lửa" của bà in năm 1972 tại Sài Gòn. Bài thơ này còn in trong tuyển tập: "Thơ tình nam 1975" của miền Nam.

Nhưng, lạ lùng thay, bài thơ "Lính mà em" của nhà thơ Lý Thuỵ Ý lại thấy nằm trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật do nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam xuất bản năm 2007, tất nhiên là bài thơ mang tên Phạm Tiến Duật (có sửa một số chữ màu xanh) dưới đây.

Còn đây là lá thư điện tử của nhà thơ Lý Thuỵ Ý gửi chúng tôi (TMH):

Kính gởi nhà thơ Trần Mạnh Hảo

Tôi tình cờ đọc được trên trang mạng của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Khắc Phục những luồng ý kiến về bài thơ "LÍNH MÀ EM" mà tôi là tác giả. Tôi, Lý Thuỵ Ý, viết báo và làm thơ tại Sài Gòn trước 1975, đã viết "Lính mà em" khoảng năm 1967-1968. Bài thơ sau đó đăng lên tuần báo Văn nghệ Tiền phong của Sài gòn, tạo được tiếng vang cho tên tuổi Lý Thuỵ Ý, và được đưa vào thi phẩm "Khói lửa 20″...

Đó là tâm tư của một người con gái thời chiến yêu lính, "đặc sệt" chất "Em gái hậu phương", nói với người tình lính chiến hay dùng "Lính mà em" để biện hộ cho những lần thất hứa... Tôi tin rằng nhiều người Sài Gòn vẫn còn nhớ "Lính mà em" của Lý Thuỵ Ý, vì bài thơ được hai nhạc sĩ Y Vân và Anh Thy phổ nhạc, Hùng Cường hát và phát đi phát lại trên đài phát thanh nhiều lần...

Tôi gởi kèm cho ông 2 bài thơ, 1 được cho là của nhà thơ Phạm Tiến Duật (Ông Nguyễn Khắc Phục gần như khẳng định). Bài thơ có lẽ được chép qua những người không "thuộc" cho lắm nên lôm côm và mất ý, tôi tin nếu Phạm Tiến Duật làm, chắc chắn sẽ hay hơn nhiều! Và một "Lính mà Em" của chính tác giả, Lý Thuỵ Ý, để ông thấy rõ sự khác biệt giữa "thật" và "tam sao thất bổn"... Thật ra, tôi đã đọc nhiều "Lính mà em"... và thất vọng khi thấy câu chữ hầu như...chẳng còn gì ngoài ba từ "Lính mà em!"

Hy vọng với sự khách quan, ông cho vài ý kiến, và tôi cũng chỉ biết ngậm ngùi khi mà bài thơ nầy giờ đây cũng đã nằm chễm chệ trong tập thơ cuối cùng của nhà thơ Phạm Tiến Duật với những câu cú...đáng buồn!

Cũng xin nói thêm rằng, chỉ có "người ngoài cuộc" là nói Lính mà Em của Phạm Tiến Duật, còn bản thân ông thì không thừa nhận. Trên báo TUỔI TRẺ số ra ngày Chủ nhật 4-11-2007, trong bài "Một người lính đặc biệt trên đường mòn huyền thoại" của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết về Phạm Tiến Duật có đoạn: (xin trích nguyên văn) “...Khi tôi đến, ông lấy tập thơ tặng tôi và mở tập thơ ra chỉ cho tôi xem một bài thơ và nói đó không phải là thơ của ông, nhưng vì yêu quí mà những người làm sách đã đưa bài thơ đó vào. Đó là bài "Lính mà Em". Phạm Tiến Duật nói đây là bài thơ của một nhà thơ nào đó của Sài gòn viết trước 1975...”(Nguyễn Quang Thiều).

Thật ra, những dư luận cũng đã qua khá lâu, nhưng gần đây tôi mới tình cờ biết được nên nghĩ tác giả Lính Mà Em lên tiếng cũng không thừa, trước hết để tránh sự ngộ nhận không đáng có, thứ hai là đưa ra nguyên bản bài thơ để những người yêu Lính mà em có một bài thơ đúng nghĩa.

Hy vọng không làm phiền nhà thơ.
Chân thành cám ơn.
Lý Thuỵ Ý
Sài gòn 22- 12- 2012

hoài vọng
03-06-2018, 07:48 PM
Anh cuocsi ơi , nhìn anh vừa hát vừa nhìn cô nón đỏ thì tôi nhớ câu hát : ....khi lính đã yêu ...rừng tàn , núi lở ...:z51:

cuocsi
03-06-2018, 11:07 PM
Được tặng quà ai mà không thích
Bèn chép về đây để khoe chơi...

Cám ơn bạn Luân Tâm
Cuoc si

Chào Các thân hữu Quán Lính,
Chào Thu Vàng, Thạch Thảo, Ngô Đồng, Thuykhanh, Hoàng Thu Diệp, Sig Sauer, Hoài Vọng, Ngochan, Luân Tâm và đặc biệt là có khách lính Kiến hôi ghé quán " năm năm không gặp tưởng chừng...đã cũ" phải không ông Thủ Đức ?
Chúc tất cả cùng buồn vui với Lính.


Trang Thơ " Hồn Bóng Thiên Thu "
Luân Tâm

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?148-H%C3%94N-B%C3%93NG-THI%C3%8AN-THU-Th%C6%A1-Lu%C3%A2n-T%C3%A2m&p=222971&viewfull=1#posót222971
Bài 3991
***

MÚA RÌU RÓC MÍA

Buồn ngồi róc mía múa rìu
Cho qua vận hạn trồng tiêu lộn trầu
May đâu đồng điệu bắc cầu
Vần thương chữ nhớ gật đầu quá khen....

MD.03/06/18
LuânTâm
Thân mến tặng cuocsi

********
Xin vô vàn cảm tạ Anh cuocsi đã ghé thăm với những lời vị lòng quá khen tặng
Xin thân kính chúc Anh cùng quý quyến luôn thật vui khỏe vạn sự như ý thân tâm an lạc trọn vẹn
Rất trân quý trân trọng ,
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQmQnZkc9PK7sADBKh1btP9VQB62BFnY Xr4eiR30gS4-5U2I89U (https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQmQnZkc9PK7sADBKh1btP9VQB62BFnY Xr4eiR30gS4-5U2I89U)

cuocsi
03-09-2018, 12:51 AM
Trái tim mùa đông

Vì tình nàng băng giá
Nên tim ta héo khô
Mong manh choàng áo tuyết
Cho cơn lạnh ngập hồn

cuoc si 2018-03-09



http://i66.tinypic.com/2bwbid.jpg


Photo cuoc si
2018-03-02

cuocsi
03-12-2018, 02:14 AM
...Xa nhau để mãi còn nhau trong đời !
Lý Thụy Ý

Lính cũng thường buồn vì xa cách !
Cuoc si

Bài thơ tôi nhớ cũng khá lâu không biết vào năm nào...

CHO NGƯỜI TÌNH XA

Lời thơ cuối viết cho Anh
Là bằng tất cả chân thành trong Em
Ngoài kia nắng nhẹ nghiêng thềm
Em ôm nhung nhớ khóc mềm môi xinh
Lời thơ cuối một cuộc tình
Là xin quên chuyện chúng mình đi Anh!
Dù đời chưa mất màu xanh
Còn hơn là để mộng thành. Rồi đau!
Xa nhau ... để mãi còn nhau
Anh ơi! Nghe tiếng kinh cầu hay không?
Xin đừng tan giấc mơ hồng
Dù cho hai đứa đầu sông cuối trời
Xin Anh cho trọn nụ cười
Với bao mơ ước mộng đời Anh mang
Em về xin quấn khăn tang
Liệm tình yêu giữa mồ hoang lạnh lùng!
Nhưng ngàn đời vẫn thủy chung
Với đồi hoa trắng - với thung lũng buồn
Với rừng - với núi mờ sương
Với bao kỷ niệm đoạn đường Anh qua
Mình yêu nhau thật thiết tha
Nhưng ai không phải chia xa một lần
Tầm thường như chuyện thế nhân
Rồi mai có lúc không cần đến nhau
Bây giờ chấp nhận niềm đau
Xa nhau - để mãi còn nhau trong đời
Anh về xin góp nụ cười
Vòng tay ôm trọn bóng người tình xa!

Lý Thuỵ Ý

cuocsi
03-12-2018, 05:03 PM
Gởi tạm hình vô đây, mình đi khò, mai vô mần thơ con cóc.

http://i64.tinypic.com/aayufo.jpg


Photo cuoc si 2018-03-02

LuânTâm
03-12-2018, 06:55 PM
Vô nhà anh Luân Tâm thích liền hai câu ca dao :

" Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia định, Đồng nai thì về"

Hình minh họa cũng rất dễ thương, làm tui nhớ Sông Vàm, Sông Hậu...
Chừng tạt ngang bến Ninh Kiều mới để ý xa xa có bóng áo dài thướt tha, hình ảnh này quá sâu đậm trong trí,
nên trong dân gian mới có câu rằng :

Mình về nối nhịp...Cần thơ
Áo dài vướng nắng, gối căng giường hồng

Mượn ý của người quen.

Cám ơn anh Luân Tâm đã giúp chút mộng mơ cho đời thêm sắc.

https://i589.photobucket.com/albums/ss332/ltth-mntctn/athoainam/ca366bf1-6f4c-4311-890c-5a1783a7a621_zpsbsccnsgc.jpg

CẢM ƠN THƠ MỘNG

Cảm ơn đời vẫn còn thơ
Cảm ơn người đẹp nằm mơ tiên bồng
Cảm ơn tình nước nghĩa sông
Cảm ơn giọt nắng chiều đông xuân thì...

MD.03/12/18
LuânTâm
Thân mến tặng cuocsi

Thach Thao
03-13-2018, 04:48 AM
http://i63.tinypic.com/34t3knc.jpg






http://i64.tinypic.com/xsvps.jpg

Cám ơn chú Cuốc cùng các cô chú đăng lại bài viết Cỏ đọc nhiều ngày mới xong, xúc động nhiều.

cuocsi
03-13-2018, 05:30 AM
Mùa Hoa Chinh Chiến



http://i67.tinypic.com/eb2e4x.jpg

Yêu chàng... khoác áo chiến y
Đời trai*ngang dọc... cũng vì núi sông
Sắt son ... hai...chữ "chờ chồng"*
Một lòng, em -vẫn... đợi mong người hùng

Đón chàng, nghỉ phép đi chung
Vòng hoa đeo cổ... thẹn thùng, nhẹ hôn
Vội trao, vị ngọt thơm nồng
Môi chàng còn vướng... bụi hồng gió sương*

Vòng tay- hờ đặt*ôi*thương
Mà nghe lỗi nhịp ...trăm đường quặn đau
Kiếp này, không -trả cho nhau
Mình xin khất lại... kiếp sau... trọn tình

Tiễn chàng một buổi- tòng chinh
Chợt nghe văng vẳng... cú kêu... đầu đình
Đêm về, ướt lệ lặng thinh
Thèm... nghe câu gọi :" ơi mình " thuở nao

Giọng cười, âm điệu, lời trao
Hôm qua kỷ niệm ...hôm sau thác ghềnh
Chờ ...anh nhé, vững lòng lên
TRẢ xong nợ nước ... anh ĐỀN tình em

Anh còn nợ em...*
Anh Còn Nợ Em...*

HXHuongkhuya*
(4/21/2012).





" Chiến tranh là hy sinh xương máu , chiến tranh là đồng nghĩa với tử vong , là chia lìa cách biệt , ấy thế mà những cô em gái hậu phường thời ấy vẫn dành cho những người lính tình yêu nồng cháy. Sau những ngày chiến đấu*gian khổ*nơi sa trường , các anh về phép được các cô ấu yếm choàng lên cổ những giây hoa đón chào , rồi tự hào sánh vai cùng người yêu . Những buổi chiều hẹn hò nơi công viên ghế đá , những giờ phút riêng tư đươc nắm tay người yêu, ngắm nhìn người yêu bên ly chanh đường tựa như môi em ngọt . Lấy chồng thời chiến binh mấy cô có hạnh phúc được bao , ấy thế mà cô nào cũng tự hào được làm người yêu của lính , xong các anh còn gánh vác giang san , nợ nước chưa trả thì nợ tình còn vay ...
Cảm ơn anh đã cho em một ngày nhiều sự dạy dỗ và cảm xúc viết thành thơ . Anh còn nợ em hay em nợ anh nhỉ . "



https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4306-Em-V%E1%BB%81-Th%C4%83m-Hu%E1%BA%BF-Gi%C3%B9m-Anh&p=201121&viewfull=1#post201121


Nếu thích thơ cho Lính và về Lính mà không đem bài này về thì cũng là thiếu sót.
Bài thơ trên đây tuy đã 6 năm rồi nhưng giờ đọc lại vẫn còn những bồi hồi, nuối tiếc.
Cám ơn và xin lỗi HXHuongkhuya vì đã mượn về mà chưa được phép.

cuoc si 2018-03-13

Cám ơn bé Cỏ đã đem hoa đẹp về cho trang Lính được rực sáng,
Cám ơn Thu Vàng, HoàiVong, Ngô Đồng, Green Apple cùng khách viếng thầm lặng đã đọc bài và...
Đăc biệt nhất là bạn Luân Tâm đã tặng cho Cuoc si những bài thơ thật hay.

Chúc tất cả một ngày AN BÌNH.

:z57::z57::z57:

Thu Vàng
03-19-2018, 04:23 PM
Chào anh Cuocsi cùng cả nhà Nói với Lính, vì Lính và cho Lính. Mến chúc tất cả luôn có niềm vui trong cuộc sống hàng ngày! :z57::z57::z57:

Lớn lên trên đất nước chiến tranh, thời con gái chúng tôi có những ước mơ chuyện xa xăm và hầu hết đều có điểm chung là khi đến tuổi lấy chồng... ước mơ mình là vợ Lính.

... Tất cả giờ đây chỉ còn là ký ức. Một ký ức được gìn giữ thật kỹ và trân trọng, đi cùng với lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh thân mình, gánh chịu những mất mát lớn lao cho Tổ Quốc Việt Nam.

Như lời hứa với anh Cuocsi "Để hôm nào TV viết bài "Hồn vương vấn đời" gởi qua nhà anh nghen...". đây nha :)


Một thời tuổi mười sáu

Đêm vấn vương khi anh tròn mười tám
Em ngu ngơ tìm sao sáng làm quen
Nghĩ lỡ rủi... khi trăng lặn trời đen
Tương phùng mộng chập chờn đồng hồ gõ

Anh mười chín chinh nhân ngoài sương gió
Vai ba lô áo trận gót giày sô
Em im lìm nghe ngóng lối bơ vơ
Khám phá ra mối tình mười bảy tuổi

Giờ tan học em một mình thui thủi
Người lính nào về phép ngỡ là anh
Cho nỗi buồn lãng vãng cứ chạy quanh
Đủ nôn nao một thời hoài lưu luyến

Em hôm nay gọi tên người lính chiến
Muốn đứng chờ anh đón trước cổng trường
Muốn giữ tình đầu em gái hậu phương
Muốn kỷ niệm nồng nàn xanh màu áo

Sao hôm nay em muốn mình mười sáu
Rất nhiều năm... khó quay ngược thời gian
Cây cỏ kia sân nhà đó Thu vàng
Vẫn y hệt lòng nhớ nhung vô hạn

Quê hương mình có đàn chim lẻ bạn
Có anh có em và cả trời mây
Chẳng đón chẳng tiễn đưa ngày ly biệt
Thắp hương nguyền em mặc niệm tình đây

Anh hai năm lính... em chờ hoài một kiếp...

Thuvang