PDA

View Full Version : Những đoản văn rời...



XXG
02-02-2017, 10:03 PM
........

XXG
02-03-2017, 12:38 PM
Chớp mắt, mà đã Mùng Bảy của năm mới rồi.... Nhanh thật!

THÊM MỘT TỜ LỊCH...

Sáng thức dậy, nhìn tường, xem tờ lịch
Để thấy rằng một năm cũ lại qua
Để thấy tương lai con trẻ rộng bao la
Để hạnh phúc với những gì đang có

Gieo niềm vui, gửi muộn phiền theo gió
Cho tâm hồn mãi mãi sẽ là Xuân
Dù vó câu bên khung cửa vẫn không dừng
Dù hiện tại sẽ đi vào quá khứ
Và ...
...... dù cho ta
............có trọn đời lữ thứ
Vẫn tự hào mang dòng máu Việt Nam
__________o0o________
(Tác giả: Thi sỡi Xô xuông giếng :24:)

XXG
02-04-2017, 01:42 PM
__ Đã hơn 20 năm rồi, lúc nào trong xe tui cũng phải có vài CDs của Enigma. Một lần, chở Thím & Chú đi thăm bà con, tui mở bài này lên; Thím nghe có chút xíu rồi phán cho một câu (hết ý kiến luôn), là:

- Con à! Mày nghe nhạc gì như đọc kinh 'dậy' con? Mở "Tàu đêm năm cũ" lên cho Thím nghe coi.

- Trời Đất! Ổng ngồi kế bên mà còn tàu đêm năm cũ, năm mới gì nữa chời? Trong xe con đâu có chiếc tàu nào đâu Thím!

(Chú ngồi bên, cười mím chi.....).



https://youtu.be/TFLRHPUWBI8

XXG
02-04-2017, 02:08 PM
____________ Một trong những nhạc phẩm hay nhất của "Enigma." (Ai mà nói nghe giống kinh, tui xô xuống giếng nha...)



https://youtu.be/8uHHYV0SRis

XXG
02-08-2017, 12:10 PM
Mỗi lần nghe nhạc phẩm này, mình lại nhớ đến chiếc răng khểnh của nàng Puppy ngày nào...

Vài chục năm trước, lúc nàng dọn nhà theo Bố Mẹ sang VA (cách nhau một chiều ngang nước Mỹ) giá mà đã có mobile phones, có Internet như thời nay thì cái thân tui đâu đã phải vừa đi học, vừa đi bỏ báo (sáng sớm tinh sương) để trả tiền điện thoại viễn liên đâu nè.

Ôi!... "Người tình năm trăm" (gần $500 tiền bill điện thoại)



https://youtu.be/GUvO1n6UVNU

XXG
02-10-2017, 09:13 PM
__ Hôm qua nghe bản nhạc này (anh Hiệp đăng lên) tự nhiên làm mình nhớ đến cái NRT (Narita Airport) mắc dịch "kia."

Chôm về, gắn lên đây để dành nghe chơi...

(nhớ phi trường, chứ hổng phải nhớ người. Bớt cười mím chi thằng em chút, anh Kiệt :z13:)



https://youtu.be/V8q6GNTGNLk

XXG
02-13-2017, 02:09 PM
__ Bữa nay Xô tui nghe nhạc Việt để nhớ về quê hương cái coi! Mặc dù Xô tui hổng biết là mình phải nhớ "khúc" nào nữa. Cái "khúc" đẹp thiệt đẹp trước "30/4/75" hay là nhớ tới cái nhà tù dành riêng cho con cháu "Nguỵ Quân" của 2 năm sau ngày "phỏng dế" = "học tài, thi sơ yếu lý lịch."

Nhớ mỗi sáng đi học phải quấn con khô mực đỏ lòm trên cần cổ y như thằng khùng. Chui vào lớp ngồi để nghe thầy cô giảng là thằng cha già mắc dịch nào ở đâu miệt miệt ngoài cái làng Kim "Niên" huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An chính là cha già của dân tộc, là đứng trên cả ông cố nội của mình luôn!

Tui mà biết cái "Nghệ An, nghệ vàng" đó nằm ở đâu cho tui chết liền đi!

Bởi vậy, [@@#%^%] làm sao mà quên được đây? Khó à nghen... (Thằng/con nào xúi tui "quên" tui xô xuống giếng à!)

"Bao năm 'giải phóng' như thế này phải không anh?" <= Dạ! Bây giờ nó còn tệ hơn vậy nữa anh ạ!



https://youtu.be/ZO9xjO2Aw2w

Cặp vợ chồng ca sĩ Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh dễ thương quá!

XXG
02-24-2017, 10:54 PM
__TIME IN A BOTTLE...


https://youtu.be/2uR96vc2Y3I

Time in a Bottle
(Jim Croce)

If I could save time in a bottle
The first thing that I'd like to do
Is to save every day
'Til eternity passes away
Just to spend them with you
If I could make days last forever
If words could make wishes come true
I'd save every day like a treasure and then,
Again, I would spend them with you
But there never seems to be enough time
To do the things you want to do
Once you find them
I've looked around enough to know
That you're the one I want to go
Through time with

If I...
...... had a box
...... just for wishes
And dreams that had never come true
The box would be empty

Except for the memory

Of how they were answered by you

But there never seems to be enough time

To do the things you want to do

Once you find them

I've looked around enough to know

That you're the one I want to go

Through time with.. .

XXG
02-24-2017, 11:01 PM
____DUST IN THE WIND....


https://youtu.be/g0zSB2WEtwU

XXG
02-24-2017, 11:14 PM
___ NOTHING ELSE MATTERS....


https://youtu.be/x7bIbVlIqEc

XXG
03-01-2017, 12:44 AM
___ Người Tình Mùa Đông


https://youtu.be/1hSbqp-p5fw

XXG
03-06-2017, 12:42 AM
____MỘT MAI EM ĐI...


https://youtu.be/LRxGFyZRmls

XXG
03-06-2017, 12:50 AM
Đã qua thời mong chờ...


https://youtu.be/R8Ps0Q7XmhM

XXG
03-09-2017, 02:44 PM
Nhạc phẩm đã được hai mươi mấy tuổi đời...


https://youtu.be/tgun8pJDxTI



__ Tối qua, đứa em đang ở xa gửi txt msg nói chuyện vài câu. Trước khi ngừng texting, hắn gửi tôi đường link YouTube và bảo là "Clip này Andy cũng mới trình diễn gần đây thôi, nhưng bản nhạc thì "già" lắm rồi. Anh còn nhớ nhạc phẩm này không? Nếu nhớ, là anh đã già thật rồi đấy... LOL."

Vào xem clip YouTube, thấy người gắn clip cũng nói câu này làm tôi bật cười...

Yes, I do remember this song very well. Không những nhớ, mà còn đủ già để xem luôn cả cuốn phim (dóc lắm, dóc ghê lắm!) đã tạo ra nhạc phẩm này do Andy Lau thủ vai chính. Anh chàng "Lầu Tắt Wà" (Lưu Đức Hoa) sinh năm 1961, lớn hơn tôi vài tuổi. Bài này [originally] đã được sáng tác bằng Tiếng Quảng Đông, không có Tiếng Quan Thoại chêm vào như trong clip trên. Nó còn một "version" khác bằng Anh Ngữ với tựa đề là "Caravan of life" - đã được cố nhạc sĩ Nhật Ngân chuyển qua lời Việt với tên gọi là "Tình Nhạt Phai."

Do một sự tình cờ, tôi đã có dịp gặp qua "a Wà Có" (anh Hoa) ngoài đời thật, khi anh ta sang đây đóng một bộ phim xã hội đen Hong Kong vào thập niên '90s (của thế kỷ trước :z51: ). Trong phim, nhờ vào góc độ ống kính (khi thu hình) nên khán giả thấy chàng cao ráo lắm nhưng bên ngoài thì chàng lùn xỉn, nhỏ xíu hà (vẫn cao hơn nhỏ Xì-Trum Tí Cô Nương của mình!).

Thời gian trôi qua thật nhanh, chớp mắt mà đã hai mươi mấy năm...

XXG
03-09-2017, 02:48 PM
"TÌNH NHẠT PHAI"


https://youtu.be/Hs1E28703rI

XXG
03-16-2017, 02:32 PM
__ Lâu lắm rồi mới thấy anh Thuyền Nhân về phố. Xxg xin phép khiêng bài thơ của anh về đây, và tiếp theo anh một đoạn "Về Đâu" nha.



về đâu? muộn những xưa sau
mưa nguồn trắng lối, bể sầu chớp nhanh
về đâu? rêu đã mướt xanh
tìm nhau trơn dốc đời thành ngẩn ngơ

về đâu? sương nửa hạt sầu
hồn loang loáng ướt một mầu bâng khuâng
về đâu? sóng sánh giọt ngâu
nhịp cầu ô thước gãy đầu sông Tương

về đâu? rêu vẫn xanh mầu
bụi thời gian thắm nỗi sầu mang mang
rêu ở đâu? gọi muộn màng
người xưa hỏi có còn sang cõi này?
(Thuyền Nhân)Về đâu nhặt chữ "xum vầy"
Về đâu, giọt rượu để gầy cuộc tương
Về đâu, nước mắt quê hương
Về đâu phố cũ, vấn vương tên đường

Về đâu, khất nợ đời thường
Về đâu tìm lại ngôi trường năm xưa
Về đâu, mái ngói che mưa
Về đâu, nỗi nhớ còn thừa dư âm

Về đâu, nửa kiếp thăng trầm
Về đâu quên được vết bầm trong tim
Về đâu, đời tựa cánh chim
..... Ngàn khơi sóng vỗ,
............. biết tìm
.....về đâu!

XXG
03-17-2017, 04:50 PM
The Sound of Silence (by Disturbed)


https://youtu.be/MWFAEpx8Hh4


Giọng ca của David Draiman (ở khúc đầu bản nhạc) giống y giọng anh Triển "IT Biểu Tình" của tui hà chời :24:
Disturbed là tên của một ban nhạc "metal" từ Chicago. David Michael Draiman - người hát bài này - là giọng ca chính của ban nhạc.

XXG
03-17-2017, 05:00 PM
Scarborough Fair


https://youtu.be/sgbo2QWLBzI

XXG
03-18-2017, 01:50 PM
__ Mỗi lần nghe bản nhạc này, mình thấy buồn buồn. Tội nghiệp! Chỉ một ước mơ đơn giản vậy mà mấy "O.G" của tui cũng không có được...

Gác cây súng rồi, là mấy ổng được "Đảng Ta" mời đi trồng khoai mì ná thở luôn. Giờ đâu mà "mang miếng cau, mang miếng trầu qua nhà em để làm lại từ đầu.." (Tui biết, có nhiều người trong đây đọc thấy tui viết đang rủa tui bằng tiếng nhà binh! Hi,hi,hi...:z13:.)


Một ngày, con nhện giăng tơ
Cho ai vá lại giấc mơ cuộc đời
Đưa tay gỡ sợi tơ trời
Bạc màu quá khứ, rối bời tương lai

Chút gì còn gánh trên vai
Đành dùng tơ nhện mà may vết sờn
Sông kia mặn đắng nỗi hờn
Núi kia vẫn đợi,
........ vẫn chờ ngày mai


___Một Mai Giã Từ Vũ Khí


https://youtu.be/bFubRd6jUz8

XXG
03-22-2017, 08:11 PM
1.
_ Câu chuyện này gồm 3 đoạn, tôi đã viết ra 5 năm trước đây nhưng chưa hoàn tất tập III (Đàn Gà Của Lão Hô). Hôm nay, nhân có vài câu trao đổi với chị AV trong chủ đề "Tháng Tư Đen" khiến tôi chợt nhớ lại, nên mang về đây để khi nào có thời gian sẽ viết tiếp cho xong đoạn cuối, rồi đóng góp vào chương trình "30/4" năm nay.

Những con số ngày tháng đã được sửa lại cho đúng với thời gian hiện tại.


__o0o__


42 năm đã trôi qua...

Tuần trước, trong khi đang xem tin tức trên Internet, tôi vô tình đọc được những hàng chữ như sau, từ một diễn đàn của Người Việt Tị Nạn Cộng Sản: "Dịch giả Việt Cộng dịch (vật) 'Cancer de l’intestin' là 'Ung thư Tử Cung'..."

Tác giả bài post trên đã đưa cả đường link thẳng vào trang báo Người Lao Động (của CS) để tiện đường cho độc giả kiểm chứng. Phần vì tò mò, phần vì muốn xem coi có phải là tác giả ít nhiều đã thêm thắt sự việc để chế diễu những "ngài" Phó Tiến Sĩ của "Đảng Ta" hay không, tôi bèn bấm chuột vào đường link, để rồi chính mắt mình được đọc thấy như sau đây. Tôi xin trích đoạn theo nguyên văn cùng với mớ "quái ngữ" của nhà báo đó:



...“Bố chết vì ung thư tử cung”

Từ ung thư ruột dịch sang ung thư tử cung đối với một người đàn ông thì quả là “thảm họa” của dịch thuật.

Nhà Xuất bản Văn học và Công ty Nhã Nam quyết định thu hồi cuốn sách "Bản đồ và vùng đất" vì có quá nhiều lỗi sai đến nỗi một dịch giả phải dùng cụm từ “dịch loạn” để nói về sách dịch hiện nay. Nhưng đó chưa phải là cuốn sách duy nhất bị dịch sai cần được thu hồi.
......................
Một dịch giả có tên Hà Thúc Lang đã bỏ công sức ngồi đếm được khá nhiều lỗi trong cuốn Những kẻ thiện tâm (Les Bienveillantes), tiểu thuyết của Jonathan Littell do Cao Việt Dũng dịch, NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2008.

Chỉ điểm qua vài trang sách, Hà Thúc Lang đã đếm được hàng chục lỗi của dịch giả Cao Việt Dũng. Theo dịch giả này, có cảm giác người dịch không nắm được mối liên hệ giữa các câu với nhau, từ đó không hiểu được tinh thần chung của tác phẩm. Càng đọc càng thấy rõ người dịch chỉ có thể dịch sang tiếng Việt những từ rất đơn giản trong bản gốc (khi tác giả sử dụng chúng ở nghĩa đen) nhưng cứ gặp các cụm từ hay các nghĩa bóng là bị lúng túng. Ví dụ “Je ne sais pas pourquoi, d’ailleurs, un vieux fond de morale philosophique peut-être”… được dịch là “Ngoài ra tôi cũng không biết tại sao, có thể là một mảnh vụn xưa cũ nào đó của luân lý triết học còn sót lại…”.
................
Tuy nhiên, những điều này chưa thấm vào đâu so với câu dịch sai “trứ danh” của Cao Việt Dũng khi dịch cuốn "Hạt cơ bản" của Michel Houellebecq. Dịch giả này đã dịch câu “Mon père est mort il y a une semaine, dit-elle. Un cancer de l’intestin” thành: “Bố em chết cách đây một tuần”, nàng nói. “Ung thư tử cung”.

“Cancer de l’intestin” phải dịch đúng là “ung thư ruột”.

Việc dịch giả cho một người đàn ông có tử cung để bị ung thư thì thật là ngoài sức tưởng tượng!

___ Khi tôi đang đọc những hàng chữ trên là vào một ngày cuối Tháng Tư năm 2017, tức là chỉ vài hôm nữa thì đã đúng 42 năm, sau khi chiếc T-54 của CS Bắc Việt ủi sập cổng Dinh Độc Lập vào lúc 10:30 sáng ngày Thứ Tư, 30 Tháng Tư năm 1975.

Với bản tánh phá phách và dòng máu ghét "Vượn" cố hữu, tôi đã không thể nào nín được cười ngay sau khi đọc xong bài viết đó... Nhưng rồi, chỉ trong thoáng chốc, nụ cười của tôi lại chợt tắt, vì cũng chính bài viết ấy đã khiến cho tôi nhớ lại những hình ảnh của năm xưa. Những hình ảnh điêu tàn của quê hương tôi - của thành phố Sài Gòn thân yêu sau ngày "giải phóng." Hình ảnh xơ xác của ngôi nhà tôi đã lớn lên với biết bao là kỷ niệm êm đềm nhưng sau cái ngày Thứ Tư định mệnh đó, thì nó chỉ còn lại chiếc vỏ nhà lầu bề ngoài, trong lúc từng cái bàn, từng chiếc ghế da, TV, tủ lạnh đã theo chân bộ sô-pha để lên nằm trên trụ sở của Phường Đội, hoặc đã phải theo nhau ra chợ trời để đổi lấy vài bữa cơm trắng có thịt, có cá cho anh em chúng tôi.

Tôi nhớ lại cái lầm lì đáng sợ và ánh mắt căm hờn của Kiệt (em họ tôi) từ sau ngày Cậu mất. Nhớ từng gương mặt của bạn bè tôi - những thằng "Con Lính Ngụy" - và những trận ác chiến giữa chúng tôi với đám con Cán Bộ, con Bộ Đội, Công An. Nhớ tới những đòn thù tàn nhẫn mà hai bên đã trút lên đầu nhau bằng tất cả sự căm ghét với số tuổi đời chỉ mới hơn mười. Cái tuổi, mà theo ngôn ngữ Việt Nam đã được gọi bằng 2 chữ thật đẹp, là "TUỔI THƠ."

Vâng, tôi nhớ! Tuy 42 năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng những tháng ngày đau thương đó. Những tháng ngày mà tôi đã phải tập hiểu cho tận tường ý nghĩa của thế nào là Hận Thù, là Đau Khổ, là Đói, là Thèm, là Ghét, là Căm Hờn...

Tôi đã phải "học" và "hiểu" cho thuộc lòng bài học đau đớn ấy. Bởi tuổi thơ của tôi, của anh em tôi, đã chấm dứt vào một buổi sáng ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Một buổi sáng với hàng lũ người mình cắm đầy lá rừng, đi ngơ ngác như những tên Mán về thành trên đường phố Sài Gòn thân yêu của tôi. Để rồi nối tiếp theo sau là những chuỗi ngày đen tối của cái đói luôn ngự trị trong nhà tôi, với những bữa cơm chỉ toàn khoai sắn. Những buổi học phải kèm theo giờ "lao động" cùng chiếc khăn quàng màu máu lúc nào cũng dính chặt trên cổ chúng tôi. Với những "tiết" học luôn luôn phải có sự ngự trị của hình ảnh Bác & Đảng chứ không chỉ đơn thuần là học để mở mang kiến thức.

Chúng tôi đã phải HỌC từ một phương pháp DẠY rất quái dị, đi đôi với câu châm ngôn "Học tài, thi yếu lý lịch" trong xã hội Miền Nam thời đó. Với những lần "kế hoạch nhỏ" thu lượm sách báo "đồi trụy" về, chất đống ra, để họ đốt bỏ đi.

Cái "đồi trụy" mà mấy chục năm sau, thì chính những người đã từng đốt bỏ nó đã phải bắt chước, đã phải "học" lại cách "đồi trụy" đó từ con số 0 để theo kịp với sự tiến bộ của thế giới loài người. Để rồi hôm nay, khi tôi đang viết ra những dòng chữ này, thì trên mảnh đất hình chữ S kia, sự suy đồi trong văn hoá & đạo đức, tệ nạn xã hội còn trăm lần hơn những quốc gia "đồi truỵ" nào khác trên thế giới.

__ Chúng tôi, tuổi thơ của Sài Gòn trong những năm sau ngày "giải phóng," phải luôn luôn thuộc lòng một công thức bất di bất dịch trong đầu rằng "Bác Hồ là vị cha già của dân tộc, rằng ông đứng trên tất cả mọi người, trên cả ông bà cha mẹ ruột thịt của chúng tôi."
..................

Tất cả, tất cả lại hiện về trong đầu tôi như một cuốn phim.....

XXG
03-22-2017, 08:18 PM
2.
Ổ bánh mì sau ngày "giải phóng"___




Sài Gòn, một buổi chiều sau ngày đại tang của Miền Nam...

Đã 3 hôm nay, Vinh cố gắng để dành tiền Mẹ cho, tuy là có nhiều lúc nó đói lắm nhưng vẫn nhất quyết không mua khoai mì hay xôi để ăn sáng trước khi đi học. Vinh định bụng là khi nào đủ tiền thì nó sẽ mua nguyên một ổ bánh mì thịt nướng của Dì Năm. Ừ, nguyên ổ, chứ không phải là một khúc ngắn như mọi lần...

Vừa ra khỏi cổng hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vinh đã ngửi thấy mùi thịt nướng thơm lừng. Nó quẹo phải, tay móc túi quần "short" lấy ra mấy tờ bạc "Cụ Hồ", vừa đếm, vừa đi thật nhanh đến xe bánh mì. Sau lưng nó, tiếng thằng Tuấn nói như hét:

- Ê, "Dinh! Dinh!" Tụi thằng Thìn Bi-Kê kìa!

Vinh quay lại, nhìn theo hướng chỉ tay của Tuấn, nó thấy thằng Thìn "BK2 Nút" và thằng Phúc Ngọng đang đứng xớ rớ ở đầu đường. Có lẽ đã nhìn thấy tụi Vinh, nên Thìn dừng chân, đứng xa xa dò xét, miệng nó đang lẩm bẩm nói gì đó với thằng Phúc. Sau vài bước là 2 thằng "BK" nữa đang đi đến. Vinh biết mặt hai thằng này; nhà tụi nó trong con hẻm Ty Nông Vụ.

Tuấn đưa tay ngoắc:

- Tới đây, con! Mẹ mầy, tới đây "nói chiện" chơi. Mấy thằng bàn nạo tụi mầy là ... củ cải của tao!

Tuấn cúi người xuống, cởi đôi dép da bỏ vào chiếc túi "jean" đang quàng trên vai. Nó
nói với Vinh:

- Mầy tháo dép ra, bỏ vô túi tao đi. Không thôi, chút văng mất à. Tụi nó 4 thằng, thế nào nó cũng "chơi" mình "tới bến" hà....

Vinh nhìn về hướng 4 thằng "BK" đang dựa tường, rồi đáp:

- Khỏi đâu! Tao nghĩ tụi nó chờ mình về để vô hồ bơi thôi, chứ ông nội nó cũng hổng dám bước tới đây gây chiến đâu. Hai đứa mình dư sức "tính" 4 thằng nó mà! Hơn nữa, nó mà ngu ngu "chơi" mình bây giờ, mai nó phải nghỉ học sao Tuấn?

Đúng như Vinh dự đoán, tuy đông "quân số" hơn, nhưng tụi thằng Thìn vẫn đứng xớ rớ ở đầu đường, không dám bước đến. Vinh hít thật sâu, lấy hơi, rồi chửi vói vài câu "tâm lý chiến" về hướng bọn thằng Thìn đang đứng:

- Tiên Sư Bố chúng mầy nhá! Mầy mà dám tới đây là chít mịa cả lũ chúng mầy với ông nhá, mấy thằng "Bắc Kỳ Muối" kia!

Thằng Tuấn cười khắc khắc:

- Mầy chửi cha nó là "Bắc Kỳ Muối", mà mày lại chửi bằng cái giọng Bắc Kỳ lai... Sao "kỳ cục" dậy Dinh?

- Tao là "gốc 9 nút" (54); cha con nó "2 nút" (75), Tuấn à! Vậy chứ hồi nãy mầy chửi nó bàn nạo rồi sao lại còn nói nó giống củ cải của mầy? Bộ "củ cải" mầy giống cái bàn nạo dừa à? Thôi, để tao mua bánh mì.

Nghe tới bánh mì, mắt thằng Tuấn sáng rực, nhanh miệng xúi:

- Ừa, ừa, mua đi, mua đi! Để tao "canh lưng" cho mầy....

Vinh trả tiền, rồi nhận ổ bánh từ tay Dì Năm. Tuy là miệng nói vậy, nhưng nó phòng hờ trong bụng nên xin Dì Năm thêm 1 miếng giấy báo để gói ổ bánh mì lại cho thật kỹ rồi bỏ vào chiếc túi vải "du kích" của mình - sợ lỡ khi "đụng trận" sảng, không khéo, ổ bánh mì sẽ biến thành cháo thịt nướng.

Hai đứa cùng cất bước đi về hướng đầu đường Nguyễn Bĩnh Khiêm, nơi có một con đường lớn cắt ngang. Hình như trước đây đường này là Hồng Thập Tự, nay đã được đổi thành một cái tên nghe rất vô duyên, rất xa lạ là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Vẫn còn mang "đôi giày" của ông Adam, Tuấn hỏi:

- Đi bên này hay bên kia?

Vinh vừa trả lời, vừa băng ngang đường:

- "Xắn" thẳng về hướng tụi nó mà đi! Sợ đếch gì chứ!

Vinh và Tuấn đi thẳng về hướng bọn thằng Thìn đang đứng...

Khi còn cách nhau vài chục bước, tụi thằng Thìn đang dựa tường, tự động tách rời ra, "dàn trận", có ý chờ...

Thằng Tuấn chửi đổng:

- Nhìn cái củ cải gì? "Chơi" hông?

Vinh vừa bước, vừa nhìn chằm chằm vào mắt "kẻ tử thù" Thìn Bi-Kê để "bắt nhãn."
Như đọc được cái "khớp cơ" trong mắt Thìn, lúc đi ngang mặt nhau, Vinh hất hất cằm, cười đểu:

- Khôn nhá! "Chơi" ông bi dzờ, thì mai con sẽ nghỉ học ở nhà luôn nhá con...

Vừa qua "chốt" địch chưa đầy vài mươi bước, thằng Tuấn ngoáy cổ lại nhìn một lần nữa cho chắc ăn, rồi hối:

- Lấy bánh mì ra! Tao đang đói bụng.

Vinh ngần ngừ:

- Ăn... hổng được đâu....

Chưa đợi Vinh giải thích, nó "mở đài phát thanh" ngay tức thì. Miệng nói, tay thì với ngang định giựt lấy chiếc túi "du kích" của Vinh:

- Mịa!... Mầy tính đem về nhà ăn một mình hả thằng đểu?

Vinh làm thinh, suy nghĩ: "Hay là mình với thằng Tuấn ăn nửa ổ?" Nhưng rồi gương mặt vàng nghệt của Kiệt lại hiện ra trong đầu nó. Vinh trả lời không ngập ngừng:

- Tao mua cho thằng Kiệt...
- Mấy bữa nay, nó bị ăn cháo hoài, ngán lắm!

Nghe nhắc đến Kiệt, Tuấn tiu nghỉu, cúi đầu lầm lủi bước:

- Ừ, thôi... Để dành cho nó đi...
- Mà sao nó bệnh lâu quá vậy mậy?

- Bác Sĩ nói nó đau gan nặng. Ổng kêu Mợ tao nên cho nó ăn thịt bò...

Hai đứa đã đi đến đầu con hẻm nhà Tuấn. Bất ngờ, nó đá đít Vinh một cú rõ đau như để trả mối thù hụt ăn bánh mì. Sau khi đã chạy ra xa xa né đòn, nó hỏi với:

- Trưa mai có giờ "lao động," tao hổng đi đâu. Tao sẽ vào Trại Cửu Long kiếm cá Xiêm, mầy đi hông?

Vừa xuýt xoa xoa mông, Vinh trả lời:

- Ừ, để coi.....

....................

Bước vào nhà, Vinh đã thấy Mẹ và Mợ Chín ngồi ở phòng khách. Nhóc tì Luân thì đang vật vã mè nheo trên đùi Mợ. Vinh cuối đầu chào Mẹ và Mợ, rồi phóng từng hai nấc thang một lên phòng Kiệt. Đẩy cửa vào phòng, thấy Kiệt đang nằm thiêm thiếp trên giường. Vinh đặt túi "du kích" lên ghế, với lấy lon sữa đặc Mẹ để trên đầu chiếc tủ thuốc nhỏ kế giường, múc ra vài muỗng đổ vào ly rồi chạy cầu thang ngược xuống nhà bếp. Nó nấu nước sôi, pha ly sữa, cẩn thận hai tay bưng lên cầu thang. Khi đi ngang qua phòng khách, Vinh bắt gặp ánh mắt của Mợ nhìn theo nó... Hình như Mợ biết nó đang làm gì.

Đặt ly sữa nóng trên bàn, Vinh kéo ghế sát giường em, rồi lay Kiệt dậy:

- Kiệt, thức dậy đi em! Kiệt....

Thằng Kiệt chầm chậm mở mắt ra; đôi mắt vàng nghệt, lờ đờ nhìn Vinh:

- Em mệt quá anh Ba ơi.

- Anh mua bánh mì thịt nướng cho em nè. Em ngồi dậy rửa mặt đi, rồi ăn. Có sữa nóng nữa nè...

Mắt Kiệt như sáng lên khi nghe đến mấy chữ "bánh mì thịt nướng." Nó lồm cồm ngồi dậy, chìa tay:

- Em rửa mặt hồi nãy rồi.....

Vinh tháo bỏ lớp giấy báo bên ngoài, mở rộng lớp giấy trong, rồi đưa ổ bánh mì cho Kiệt. Mùi thịt nướng bốc ra thơm phức... Bụng Vinh như sôi lên khi nhìn thấy những giọt tương đen đặc quánh và nước sốt thịt chảy dài trên mặt tờ giấy báo.

Kiệt đưa tay nhận ổ bánh, cẩn thận bẻ ra làm hai. Nó chìa một nửa qua Vinh:

- Anh ăn phần này đi!

Vinh nhìn nửa ổ bánh, ngập ngừng:

- Anh... ăn rồi!... Em ăn hết đi!

Nhìn tấm thân ốm nhom và gương mặt vàng kè như nghệ của em đang cẩn thận "gặm" từng miếng nhỏ từ ổ bánh mì, Vinh thương quá! Chỉ mới hôm nào đây thôi, anh em nó đã từng bị Mẹ, bị Mợ quở phạt khi ngồi "nhơi" trong bữa cơm chiều. Nhớ quá những bữa cơm với thịt cá ê hề. Những những ngày Lễ Tết với đủ loại bánh mứt, cây trái đầy cả tủ lạnh... Vinh nhớ và thèm ghê lắm! Đã rất nhiều lần sau ngày "giải phóng," nó ước gì có thể thưởng thức lại được mùi vị của một chiếc bánh Pâté Chaud, thứ bánh nhân thịt của người Pháp mà trước kia, cứ mỗi khi chạy bộ ra nhà sách Khai Trí để mua những quyển truyện hình Xì-Trum, Lữ-Hân & Phi-Lục thì thế nào nó cũng phải ghé tiệm bánh mua vài cái để mang về, vừa đọc vừa nhâm nhi.

Giờ ngồi đây, nhìn em đang "gặm" ổ bánh mì ốm nhom một cách thèm khát, Vinh biết rằng những tháng ngày thật đẹp của tuổi thơ thủa nào sẽ không bao giờ còn quay lại với anh em nó nữa.

__ Nhìn nghiêng, thằng Kiệt giống Cậu như đúc. Nghĩ đến Cậu, Vinh chợt thấy mắt mình cay cay như có những hạt bụi nào đó của cuộc đời vừa rơi vào...

Vinh dụi mắt thật nhanh, đứng phắt dậy. Như để tránh cái nhìn của Kiệt, nó bước trái ra phía sau lưng, xoa đầu em rồi nói:

- Em ngồi đây ăn đi nha, anh chạy ra coi Ba thằng Xén nuôi gà.

Vinh chạy ra lan-can tầng một, đi về hướng cuối nhà. Ở đây, nó có thể tựa thành bao-lơn, nhìn xuống và thấy được toàn bộ khu vườn sau nhà của lão Hô.

XXG
03-22-2017, 08:21 PM
3.


Đàn gà của lão "Hô" __


Hình như cả xóm không ai biết tên thật của lão là gì. Người ta chỉ gọi lão là "Lão Hô" cũng bởi mấy chiếc răng vàng khè mọc lởm chởm, cái chìa ra, cái thụt vào một cách rất ư là vô trật tự sau đôi môi thâm xì của lão.

Lão người Tàu, mỗi khi nói chuyện với ai, là y như rằng người đó sẽ được lão tặng cho vài tia nước bọt. Có lẽ hai "hàng rào răng" lưa thưa, vô trật tự của lão không đủ khít để ngăn chặn làn nước bọt dồi dào được "sản xuất" ra bởi lối phát âm lơ lớ và "xì xì" "xịt xịt" quái đản của lão ta.

Thằng Xén hiền bao nhiêu, thì Bố nó, lão Hô, lại hung dữ và đáng ghét bấy nhiêu. Đã nhiều lần Vinh bị Mẹ quất cho quắn đít bằng roi mây cũng vì lão ấy.

__ Nhà lão có cây vú sữa cao và lớn lắm, cành lá xum xuê, lại rất ngọt trái. Đến mùa, những nhánh chỉa qua sau nhà Vinh đều... trụi lủi. Có hôm, canh lúc trưa lão đang ngủ, Vinh, Kiệt, Tuấn, Lộc Vồ và Chánh đã từng leo tường qua, "đột kích" lên tận ngọn cây vú sữa đó. Một lần, đang ngồi vắt vẻo trên cây, thưởng thức cái hương vị mát ngọt của "chiến công vú sữa", thì lão lù lù đi ra với cây gậy đen thui trên tay. Bố có bảo cũng chẳng thằng nào dám nhảy xuống, không khéo lão quất cho một gậy là què giò. Cộng thêm nỗi ám ảnh từ mấy người lớn trong xóm khi nghe họ đồn nhau rằng lão biết... võ Tàu.

Lúc đầu, sau khi hét ra lệnh cho bọn Vinh nhảy xuống nhiều lần nhưng vô hiệu quả, lão dợm chân định leo lên. Nhưng hễ lão vừa nhón chân, thì bọn Vinh lại leo cao hơn. Chẳng biết vì lão leo cao không nổi hay vì sợ tụi Vinh lính quýnh sẽ té ẩu, nên lão ngưng leo. Thế là hai bên cứ kẻ "trên trời" ôm nhánh cây cứng ngắt, dòm xuống. Người dưới đất, quơ gậy ào ào, phun nước bọt, chửi lên. Mặc lão cứ chửi, anh em Vinh nhất định ôm ngọn vú sữa "tử thủ"...

Hai bên đang gườm nhau được vài phút như vậy, thì bất chợt lão hét lên một tràng Tiếng Tàu líu lo, bắt thằng Xén qua bấm chuông nhà Vinh để mời Mẹ sang mắng vốn. Có lẽ nó sợ cây gậy của Bố hơn là sợ sẽ bị anh em Vinh "trả thù," nên nó đi một mạch sang bấm chuông gọi Mẹ.

Thế là chỉ vài phút sau, năm "ông con" đã được Mẹ "thỉnh" xuống...

Khỏi nói ra, người bị ăn "bánh tét không nhưn" nặng đòn nhất cũng là Vinh, chỉ huy trưởng toán "biệt kích" của "đặc khu vú sữa."

Vinh ghét lão lắm!

Ghét cay ghét đắng, nhưng không phải chỉ riêng cái "hận" vú sữa mà Vinh còn ghét vì cái "ác độc" của lão ta.

Hay nói cho đúng hơn, là vì đàn gà của lão....

__ Chiều nay, cũng như mọi buổi chiều, lão Hô lại mặc chiếc quần lở ống, màu đen bạc phếch, cùng chiếc áo thun ba lỗ đã ngã sang màu vàng. Khi Vinh tựa vào thành bao-lơn nhìn xuống, cũng là lúc lão đã bắt đầu đổ thóc vào máng.

Những ống máng dài làm bằng loại tre to thân chẻ đôi. Ngay phía trên máng là hàng chục ống tre lớn xếp hàng ngang trên giàn bệ. Mỗi ống tre to mập đó chỉ dài cỡ hai ba gang tay người lớn, và... ở mỗi đầu ống, đều có một chiếc đầu gà với cái mào đỏ ao, lưa thưa vài sợi lông, đang thò ra thụt vào để mổ những hạt thóc...

Lão Hô nuôi gà trong ống tre!

Lần đầu tiên phát giác ra sự việc lạ lùng này trong lúc đang đu tường ngắm cây vú sữa của lão, Vinh đã không dằn được tánh tò mò. Cho đến một hôm, thấy thằng Xén thay lão cho gà ăn, Vinh và mấy đứa em đã "bích hổ du tường" gần cả giờ đồng hồ để hỏi cho rõ ngọn ngành và xem cách thằng Xén nuôi đàn gà ống tre của lão Hô.

(Còn tiếp...)

XXG
03-23-2017, 01:27 PM
...... bài viết ấy đã khiến cho tôi nhớ lại những hình ảnh của năm xưa. Những hình ảnh điêu tàn của quê hương tôi - của thành phố Sài Gòn thân yêu sau ngày "giải phóng." Hình ảnh xơ xác của ngôi nhà tôi đã lớn lên với biết bao là kỷ niệm êm đềm nhưng sau cái ngày Thứ Tư định mệnh đó...
Tôi nhớ lại cái lầm lì đáng sợ và ánh mắt căm hờn của Kiệt (em họ tôi) từ sau ngày Cậu mất. Nhớ từng gương mặt của bạn bè tôi - những thằng "Con Lính Ngụy" - và những trận ác chiến giữa chúng tôi với đám con Cán Bộ, con Bộ Đội, Công An. Nhớ tới những đòn thù tàn nhẫn mà hai bên đã trút lên đầu nhau bằng tất cả sự căm ghét với số tuổi đời chỉ mới hơn mười. Cái tuổi, mà theo ngôn ngữ Việt Nam đã được gọi bằng 2 chữ thật đẹp, là "TUỔI THƠ."

Vâng, tôi nhớ! Tuy 42 năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng những tháng ngày đau thương đó. Những tháng ngày mà tôi đã phải tập hiểu cho tận tường ý nghĩa của thế nào là Hận Thù, là Đau Khổ, là Đói, là Thèm, là Ghét, là Căm Hờn...

Tôi đã phải "học" và "hiểu" cho thuộc lòng bài học đau đớn ấy. Bởi tuổi thơ của tôi, của anh em tôi, đã chấm dứt vào một buổi sáng ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Một buổi sáng với hàng lũ người mình cắm đầy lá rừng, đi ngơ ngác như những tên Mán về thành trên đường phố Sài Gòn thân yêu của tôi. Để rồi nối tiếp theo sau là những chuỗi ngày đen tối của cái đói luôn ngự trị trong nhà tôi, với những bữa cơm chỉ toàn khoai sắn. Những buổi học phải kèm theo giờ "lao động" cùng chiếc khăn quàng màu máu lúc nào cũng dính chặt trên cổ chúng tôi. Với những "tiết" học luôn luôn có sự ngự trị của hình ảnh Bác & Đảng chứ không chỉ đơn thuần là học để mở mang kiến thức.

Chúng tôi đã phải HỌC từ một phương pháp DẠY rất quái dị, đi đôi với câu châm ngôn "Học tài, thi yếu lý lịch" của xã hội Miền Nam thời đó. Với những lần "kế hoạch nhỏ" thu lượm sách báo "đồi trụy" về, chất đống ra, để họ đốt bỏ đi.

Cái "đồi trụy" mà mấy chục năm sau, thì chính những người đã từng đốt bỏ nó đã phải bắt chước, đã phải "học" lại cách "đồi trụy" đó từ con số 0 để theo kịp với sự tiến bộ của thế giới loài người. Để rồi hôm nay, khi tôi đang viết ra những dòng chữ này, thì trên mảnh đất hình chữ S kia, sự suy đồi trong văn hoá & đạo đức, tệ nạn xã hội còn trăm lần hơn những quốc gia "đồi truỵ" nào khác trên thế giới.

__ Chúng tôi, tuổi thơ của Sài Gòn trong những năm sau ngày "giải phóng," phải luôn luôn thuộc lòng một công thức bất di bất dịch trong đầu rằng "Bác Hồ là vị cha già của dân tộc, rằng ông đứng trên tất cả mọi người, trên cả ông bà cha mẹ ruột thịt của chúng tôi."

Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?


https://youtu.be/ONqU_LbQyD0

XXG
03-24-2017, 03:26 PM
__ NHỚ MẸ...
(Tác giả: Lê Minh Đảo)


https://youtu.be/j5QI4H5rHbo

XXG
03-24-2017, 03:35 PM
__Một Ngày Cận Tết...

Chiều nay, ngọn gió Xuân về lại
Mang nỗi buồn xưa phủ kín lòng
Hơn chín năm rồi,
....................... tôi mất Mẹ
Một ngày cận Tết cuối trời Đông

Mẹ đi, để lại nghìn thương nhớ
Một xác thân kia đã mỏi mòn
Một kiếp yêu chồng, bao khổ luỵ
Một đời tận tuỵ với đàn con

Từ buổi hôm nào tôi mất Mẹ
Ân sâu đành hẹn chữ luân hồi
Đâu công dưỡng dục thời niên thiếu
Đâu nghĩa sinh thành thuở ngủ nôi

Như cánh thiên di xuôi vạn lý
Ngoảnh trông bóng Mẹ khói sương mờ
Lời Người hôm ấy còn mang nặng
Dù ....
.......bể dâu này
.................. tựa giấc mơ
____________________
(Một ngày giỗ Mẹ 2017)






https://youtu.be/5CSUyu_ohGI

XXG
04-02-2017, 01:08 PM
___"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương"
(Bà Huyện Thanh Quan)

***

https://youtu.be/NWZ0seeFtwk

XXG
04-07-2017, 03:58 PM
___ Hôm nay Xô tui thay đổi bầu không khí chút xíu. Nghe TK "đòi nợ" ....


"Anh còn nợ em...."


https://youtu.be/8GiKoeRaQp4

Theo như quyển tướng pháp "Xuống giếng kỳ thư" mà tui học qua, :z13: thì người có giọng ca khàn khàn và cái "mỏ" (chề chề) này là vua cãi đây! ....

.....Ừ! Cãi dữ dội lắm... (tớ đang ở "không gian riêng" nha Tôm CVA... Tớ "tăm sự" một mình à nha Tôm) :24: :24:

XXG
04-09-2017, 07:29 PM
.... (Tôm chen lấn quá.....)



https://youtu.be/nH_aVkH9sb4

1). Phải công nhận cái giọng khàn khàn ca hay thật!
2). Nhìn mặt chàng Lâm Nhật Tiến, tui nghĩ chàng quen sống bên xứ lạnh... (đầu năm mà gặp chàng là hết oánh Football suốt mùa luôn).
3). Anh Tôm à... Từ từ, anh! Đừng chen lấn, xô đẩy quá - hai chúng ta cùng thế hệ đấy! (Úi cha!... :24: :24:)

XXG
04-14-2017, 11:06 AM
Khó quên lắm!
__Chuyện một đêm khuya (làm sao quên?)


https://youtu.be/0GiRy2yYk-o



___ Khó quên lắm, đồng chí ạ! Ba mớ "khế" thỉnh thoảng biết đổi màu chút đỉnh đó chả ăn nhầm gì đâu, cưng... (you have to do way more than that, hun).

XXG
04-14-2017, 11:30 AM
__EM TÔI


(Tác Giả: Phan Nhật Nam - K18)


Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.

Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngôì ăn cơm bên ngọn đèn dầu , tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.

Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn.
Năm em vừa tròn năm tuổi thì mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay đã hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học trò lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nhì, tôi nói với mẹ lên xin thầy Hiệu trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng lòng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết quả là tôi đã đỗ được bằng Tiểu Học năm đó.

Vào lớp đệ thất trường Trần quốc Tuấn, tôi tiếp tục học ngày, học đêm, năm Đệ Ngũ tôi thi nhảy một lần nữa lấy bằng Trung Học. Đến niên học Đệ Tam thì tôi đã bắt kịp đám bạn cũ, tôi hân hoan nhập bầy chung với đám bạn ngày xưa. Đây là giai đoạn mà tôi cần tiền để mua sách học và may thêm quần áo, thời tiểu học và trung học Đệ Nhất Cấp thì mặc sao cũng được, nhưng bây giờ đã lên Đệ Nhị Cấp rồi, đã bắt đầu biết đỏ mặt khi nhìn những đứa con gái trường nữ, thỉnh thoảng đã biết theo bạn tập uống cà phê, phì phà điếu thuốc. Tiền mẹ cho không đủ, tôi bắt đầu công việc kèm trẻ tư gia để kiếm thêm tiền. Học trò của tôi là mấy cô cậu đệ thất đệ lục, nghĩa là cũng chỉ bé thua tôi vài tuổi.

Ba mẹ con tôi vẫn ngày ngày đi về căn nhà nhỏ, căn nhà vẫn không thay đổi một chút nào từ ngày bố bỏ mấy mẹ con để ra đi.

Hết năm Đệ Tam, tôi nộp đơn thi Tú Tài phần nhất. Tôi đậu bình thứ. Một lần nữa, mọi người ngạc nhiên, nhưng tôi biết sức học của mình. Tôi biết mẹ buôn bán tảo tần, tôi thấy những năm tháng gần đây mẹ trở bệnh hoài, mỗi sáng mẹ lục đục dậy thật sớm nấu cơm để dành cho anh em tôi, rồi lặng lẽ mang đôi quang gánh lên va, những tối ngồi trâm ngâm bên ánh đèn dầu nhìn anh em tôi học bài và những đêm khuya mẹ trở mình húng hắng ho. Tôi thương mẹ và em đến ứa nước mắt, và càng thương mẹ thương em, tôi càng học như điên, như cuồng. Tôi ước gì Bộ Giáo dục cho tôi thi hai bằng Tú Tài cùng một lúc. Nhìn mái tóc mẹ đã lớm chớm sợi bạc, nhìn lưng mẹ mỗi ngày mỗi như còng xuống, nhìn hai vai gầy của mẹ mà lòng quặn đau, và cứ thế, tôi vùi đầu vào sách vở…

Em đã bắt đầu tuổi lớn, đã bắt đầu tuổi mộng mơ con gái, đã bắt đầu bước vào “tuổi ngọc”. Nhưng tội nghiệp, biết nhà mình nghèo, biết mẹ mình buôn thúng bán bưng, biết anh mình vẫn chiều chiều đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và cặm cụi học đốt giai đoạn cho chóng thành tài. Biết thế nên em ít khi nào xin mẹ, xin anh tiền may áo mới, hai chiếc áo dài trắng đủ cho em thay đổi. Em lớn lên thiếu tình của bố, nên tôi “quyền huynh thế phụ”… Nhiều lúc nhìn mẹ, nhìn em, tôi vẫn không hiểu tại sao bố lại đành đoạn dứt áo ra đi.

Tôi thi đỗ Tú Tài toàn phần năm 18 tuổi, và ra Huế học Đại học Văn khoa. Mẹ ở một mình với em ở Đà Nẵng. Mỗi cuối tuần, tôi theo xe đò về thăm mẹ và em, đến sáng thứ hai trở lại trường. Ở Huế, tôi tiếp tục công việc kèm trẻ tư gia. Với số tiền nhỏ nhoi kiếm đuợc, tôi phụ mẹ một ít nuôi em.

Qua sinh nhật thứ 13 của em mấy tháng, một chiều mẹ bỏ buổi chợ, về nhà than nhức đầu, tưởng là cảm nhẹ, mẹ sai em cạo gió và nấu cho mẹ bát cháo hành. Khuya đó mẹ lên cơn sốt, lảm nhảm nói mê, sáng hôm sau em nghỉ học chở mẹ vào nhà thương và nhờ người nhắn tin ra cho tôi ở Huế.

Lật đật trở vào Đà Nẵng bằng chuyến xe đò chót. Trời tối đã lâu, không kịp ăn uống, từ bến xe tôi đi thẳng đến bệnh viện. Trong căn phòng nhỏ, dưới ánh đèn vàng mờ đục, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, còn em đang ngồi ngủ gà ngủ gật cạnh giường. Đứng yên lặng nhìn mẹ xanh xao bất động, và khuôn mặt thơ dại của em, trong giấc ngủ hai khoé mắt vẫn còn long lanh giọt lệ, tôi nghe lòng mình quặn thắt.

Đánh thức em dậy, em ngơ ngác dụi mắt vài giây. Nhận ra tôi, em nhào tới ôm chầm và oà lên khóc, em cho hay là từ lúc đưa mẹ vào đây, mẹ chỉ tỉnh lại một vài phút vào khoảng giữa trưa, sau đó mẹ hôn mê trở lại. Tôi an ủi em, rồi cùng em ra văn phòng bệnh viện. Cô y tá trực cho hay mẹ bị đứt một tĩnh mạch ở đầu. Tôi bàng hoàng như bị ai nện một nhát búa vào ngực. Cô y tá bùi ngùi nhìn em, đôi mắt xót xa…

Tối đó, anh em tôi cùng ở lại với mẹ, em mệt mỏi, nên chỉ một thoáng là đã ngủ say. Trong giấc ngủ mệt nhọc, thỉnh thoảng em ú ớ mẹ ơi, mẹ ơi rồi nức lên mấy tiếng. Tôi nghe như dao cắt trong lòng. Suốt đêm không ngủ, tôi cứ ngồi nhìn mẹ nằm im lìm và bên chân mẹ em ngủ chập chờn. Tôi tự nhủ thầm với mình đừng khóc, đừng khóc… nhưng sao nước mắt vẫn cứ trào ra, một tay ve vuốt bàn tay xanh xao của mẹ, một tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em, tôi để mặc cho hai giòng nước mắt chảy nhạt nhoà trên má.

Mẹ thở hơi cuối cùng lúc năm giờ sáng, mẹ không tỉnh lại để trăn trối với hai con một lời gì. Mẹ đi trong yên lặng. Tôi nắm bàn tay mẹ và thấy tay mẹ lạnh dần. Tôi đánh thức em dậy. Hai anh em hôn lên trán mẹ giã từ. Em vuốt mắt mẹ. Mắt mẹ nhắm hờ. Em ôm chặt hai tay mẹ, ủ vào lòng mình miệng kêu lên nho nhỏ: mẹ ơi, mẹ ơi .. Em khóc lặng lẽ, áp mình vào ngực mẹ nước mắt em tuôn ràn rụa làm ướt đẫm cả vạt áo mẹ bạc màu . Những tiếng kêu nghẹn ngào của em như những viên đạn bắn thẳng vào tim. Tôi ngồi bất động nhìn mẹ, nhìn em, lòng đau như muối xát. Tội nghiệp mẹ tôi, tội nghiệp em tôi. Em mới mười ba tuổi…

Chôn mẹ xong, tôi bỏ học. Còn lòng dạ nào mà học nữa. Nhưng em thì phải trở lại trường.

Bán đi căn nhà nhỏ xiêu vẹo và gom tóm tất cả vốn liếng của mẹ để lại, tôi đưa hết số tiền cho mẹ của Minh (một người bạn thân tôi). Minh có Hân, cô em gái cùng tuổi , cùng lớp với em. Tôi gửi em đến đó ở và đi học với Hân, cũng may, bố mẹ Minh coi anh em tôi như con. Tôi dặn dò em đủ điều. Số tiền tôi gởi cho mẹ Minh đủ để trả tiền ăn ở của em trong hai ba năm. Tôi còn đưa thêm cho em một ít để em mua sách vở, may áo quần, tiêu vặt. Tôi ôm em và hứa với lòng, hứa với vong hồn mẹ là sẽ lo lắng, sẽ bảo bọc em cho đến trọn đời. Tôi vào trường Võ Bị Đà Lạt năm 20 tuổi, lương sinh viên sĩ quan ít ỏi, tôi tiết kiệm không dám xài nhiều, để dành gởi về cho em mỗi tháng. Tôi dặn em viết thư mỗi tuần kể cho tôi nghe chuyện học hành. Tôi bắt em hứa là không bao giờ dấu tôi một điều gì dù nhỏ bé. Em ngoan ngoãn vâng lời. Mỗi năm tôi được về phép một lần, hai anh em quấn quýt không rời. Tôi đưa em đi thăm mẹ. Chúng tôi lặng yên cầm tay nhau quỳ bên mộ mẹ, nước mắt lưng tròng.

Em lớn lên và ngày càng giống mẹ. Cũng khuôn mặt và cái nhìn nhẫn nhục, cũng đôi mắt xa xăm buồn hiu hắt. Bình thường em rất ít nói, có lẽ không cha, mồ côi mẹ quá sớm và anh lại ở xa đã làm em rụt rè. Cũng may, bên cạnh em vẫn còn có Hân. Lễ mãn khoá của tôi, em và Hân cùng lên tham dự, lúc này, em đã thi đỗ vào trường Sư phạm Qui Nhơn, hai năm nửa em sẽ trở thành cô giáo, tôi hãnh diện giới thiệu em và Hân với các bạn mình. Nhìn dáng em thẹn thùng e ấp, tôi thấy lòng mình rạt rào thương em. Tôi thầm gọi mẹ, mẹ ơi, hai con của mẹ đã trưởng thành và đã nên người.

Ra trường, tôi chọn binh chủng Nhảy Dù, có lẽ cũng chỉ vì tôi thích màu mũ đỏ. Em vào học và ở nội trú trong trường Sư Phạm. Tôi thấy mình yên tâm hơn. Mỗi tháng, tôi vẫn gửi về cho em một nửa tiền lương lính của mình để trả tiền phòng, tiền ăn. Tôi biết con gái cần nhiều thứ hơn con trai, như áo quần, son phấn… Em vẫn viết thư cho tôi mỗi tuần như em đã làm trong mấy năm qua. Em kể chuyện học hành, chuyện bạn bè, em lo sợ là tôi đi tác chiến nhỡ có ngày bố con gặp nhau ở chiến trường, làm sao nhận ra nhau, em không nói thêm, nhưng tôi cũng hiểu, tên đạn vô tình, nếu nhỡ…

Hai năm em học Sư Phạm trôi qua thật nhanh. Em bây giờ đã là một cô giáo trẻ. Em được đổi về dạy tại một trường tiểu học gần thị xã Phan Rang. Em thuê nhà chung với hai cô giáo khác. Mỗi ngày ba cô giáo ngồi xe lam đi đến lớp, chiều về cả ba cùng quây quần nấu nướng. Em viết thư cho tôi và khoe có quen với Tuấn, một Sĩ Quan Hải Quân đồn trú ở Phan Rang. Em khen Tuấn hiền lành, ít nói. Em kể thêm là Tuấn chỉ còn có mỗi một mẹ già.

Chiến tranh ngày thêm khốc liệt, đơn vị tôi hành quân liên miên, có khi cả năm chúng tôi mới được về hậu cứ một lần. Tôi bị thương hai lần trong cùng một năm. Tôi dấu em, không cho em biết sợ em lo lắng. Trong những tuần lễ nằm bệnh viện và ở hậu cứ dưỡng thương, tôi bắt đầu viết bài đăng trên các báo và tạp chí. Tôi kể lại những trận đụng độ kinh hoàng giữa đơn vị tôi và giặc Cộng, tôi kể lại những “kỳ tích” của bạn tôi, của Mễ, của Lô…

Sau một lần bị thương nhẹ ở tay, tôi lấy mấy ngày phép ra Phan Rang thăm em. Em mừng rỡ ôm lấy anh, nhưng khi thấy cánh tay băng bột em xót xa bật khóc. Tôi an ủi em là biết đâu sau chuyến bị thương này tôi sẽ được về làm việc hậu cứ. Ngày hôm sau, nghe tin, Tuấn đến thăm . Thoạt nhìn, tôi đã có cảm tình với Tuấn, đúng như em nói, Tuấn trông rất hiền lành. Trong suốt tuần lễ ở Phan Rang, em vẫn phải đi dạy, nhưng may là có Tuấn, mỗi ngày Tuấn tới chở tôi đi ăn sáng, trưa Tuấn và tôi lang thang ra chợ bạ gì ăn đó đợi giờ ba cô giáo đi dạy học về. Buổi tối, em đi ngủ sớm, Tuấn ngồi lại nói chuyện với tôi cho tới khuya. Bên ly cà phê, tôi kể cho Tuấn nghe chuyện của mình. Những hình ảnh yêu dấu, xót xa như một cuộn phim cũ quay chầm chậm.. Tôi rưng rưng kể lại ngày mẹ mất. Tuấn lấy tay chùi mắt, trong đêm tối, tôi thấy mắt Tuấn long lanh…

Bảy ngày phép cũng trôi nhanh. Tôi trở về Sài Gòn, lòng cảm thấy vui và nhẹ nhàng vì đã có dịp gặp Tuấn. Tôi tin Tuấn sẽ không làm khổ em. Ba tuần sau, tôi nhận được thư Tuấn, trong thư Tuấn kể về gia đình (mặc dù tôi đã nghe em kể trong các lá thư). Tuấn muốn tiến tới với em. Tuấn xin phép được đưa mẹ Tuấn đến gặp tôi. Tuấn hứa là sẽ săn sóc và thương yêu em. Đọc thư Tuấn tôi ứa nước mắt vì mừng. Mừng cho em may mắn không gặp những trắc trở trên đường tình ái, mừng cho em gặp được một người chồng hiền hậu. Tôi viết thư cho em và Tuấn, bảo hai em lo thế nào cho tiện, chỉ cố làm sao cho giản đơn vì cả hai đứa cùng nghèo. Bốn tháng sau, Tuấn và em làm đám cưới, nhà gái ngoài tôi còn có thêm mấy thằng bạn trong đơn vị, ông hiệu trưởng, thầy cô giáo và rất đông học trò. Nhà trai ngoài mẹ Tuấn, mấy gia đình anh chị họ còn thêm một số bạn bè Hải Quân cùng đơn vị. Nhìn em súng sính trong bộ đồ cưới, tươi cười đứng bên cạnh Tuấn, tôi gọi thầm mẹ ơi, mẹ ơi, về đây dự đám cưới của em. Tôi theo đơn vị lội thêm hai năm nữa ở vùng giới tuyến, thì “tai nạn” xảy ra. Trong một lúc nóng giận vì thấy ông xếp của mình sao ngu và bẩn quá, tôi không giữ được lời và đã xúc phạm đến ông, kết quả là tôi bị đưa ra hội đồng kỷ luật và tống ra khỏi binh chủng Nhảy Dù.

Sau một thời gian ba chìm bảy nổi, tôi đổi về cục Tâm lý Chiến, thời gian này tôi đã khá nổi tiếng, những bút ký chiến trường về Tết Mậu Thân, Bình Long, An Lộc… đã làm vinh danh binh chủng cũ của tôi. Tôi được giải thưởng văn học với bút ký “Mùa hè đỏ lửa”. Tiền thưởng và tiền bán sách tôi gửi hết cho em. Tuấn và em dùng tiền này mua được một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Phan Rang, gần trường em dạy.

Mới ngày nào đó còn thẹn thùng nấp bên vai Tuấn mà bây giờ em đã mấy con. Mỗi dịp rảnh rỗi tôi lại ra Phan Rang ở chơi với em, với cháu. Tôi ôm cháu, hôn vào hai má phúng phính, hít vào phổi mùi thơm của trẻ thơ mà thấy lòng mình dịu lại, những cay đắng, cực nhọc của đời theo tiếng cười lanh lảnh dòn tan của cháu mà bay xa, bay xa. Tôi nhìn hai vợ chồng em, nhìn bầy cháu nhỏ lẫm chẫm quây quần bên chân mẹ mà lòng vừa vui mừng vừa hãnh diện. Tôi ao uớc mẹ tôi nhìn thấy được cảnh này.

Biến cố tháng 4/75 tới như một định mệnh oan nghiệt, cả Tuấn và tôi đều phải ra trình diện cải tạo. Em ở lại một mình với một bầy con nhỏ, đứa lớn nhất chưa đầy sáu tuổi và đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ. Trong trại, tôi cứ đứt ruột nghĩ về em và bầy cháu nhỏ. Mẹ của Tuấn đã quá già, làm sao lo phụ với em đây. Rồi em còn phải lo lắng về số phận chồng, số phận anh. Tôi quay quắt như ngồi trên đống lửa, tôi nghĩ đến lời hứa với vong hồn mẹ hôm nào mà lòng đau như xé, con đã thất hứa với mẹ, mẹ ơi, con đang ở đây tù tội thì làm sao lo được cho em…

Năm 76 tôi bị đưa ra Bắc. Tôi mất liên lạc với em và Tuấn từ tháng 5/75. Làm sao em biết tôi ở đâu mà thư từ thăm gửi.. Không biết em có biết Tuấn ở đâu không, trại tù mọc lên như nấm từ Nam ra Bắc. Hồi còn ở trong Nam, từ Trảng Lớn, qua Suối Máu , đâu đâu tôi cũng cố dò hỏi tin Tuấn nhưng vô hiệu. Tù nhân đông quá…

Trại cải tạo Sơn La, sau đợt cho viết thư về gia đình đầu tiên, ba tháng sau tôi nhận được thư em. Thư em đến tay tôi vào giữa năm 77. Hơn 2 năm 1 tháng tôi mới nhìn lại nét chữ của em. Run run bóc thư, mắt tôi cay nồng, nhạt nhòa. Em cho hay là Tuấn đang cải tạo ở Long Thành, Tuấn có thư về và cho biết vẫn bình an, mẹ Tuấn dạo này yếu lắm vì cụ đã quá già, em vẫn đi dạy, hai cháu nhỏ ở nhà với bà nội, hai cháu lớn theo mẹ vào trường, em cho hay đứa con gái út em đặt tên Tâm, Trần thị Minh Tâm, cháu sinh ngày 12 tháng 9 năm 75, gần 4 tháng sau ngày bố cháu và bác cháu vào tù.

Gần cuối thư, em báo tin là bố còn sống và hồi đầu năm 76 có tìm đến gặp em, làm sao bố tìm ra địa chỉ thì em không biết, nhưng hôm ấy bố đến, bố tự giới thiệu tên mình. Em ngỡ ngàng, ngày bố ra đi em mới tròn ba tuổi, hơn hai mươi năm sau gặp lại làm sao em nhận được, bố xoa đầu đám cháu ngoại đang trố mắt nhìn nguời đàn ông lạ, bố hỏi về anh, về Tuấn, khi em hỏi lại bố là làm sao để biết anh và Tuấn đang bị giam giữ ở trại cải tạo nào, bố lắc đầu không nói gì. Bố cho hay là bố đang có gia đình ở Bắc, ngoài ấy bố có thêm hai trai và hai gái. Đứa trai lớn nhất thua em bốn tuổi.
Bố mang vào cho em hai mươi ký gạo và một chục cam. Bố ở chơi một ngày rồi bố trở về Hà nội. Lúc bố về em có tặng bố cái radio-cassette của anh cho ngày nào. Bố thích lắm, bố hứa sẽ đến thăm anh trong trại tù. Từ hồi trở ra Bắc dến giờ bố chưa liên lạc lại với em, và em cũng không có địa chỉ của bố ở ngoài ấy. Tôi đọc thư lòng thấy phân vân, tôi cũng như em, không hình dung ra nổi bố tôi hình dáng mặt mũi ra sao, hai mươi mấy năm, tôi tưởng bố tôi đã chết.

Tháng 12 năm 77, tại trại cải tạo Sơn La, bố đến thăm tôi.

Đứng trong văn phòng viên sĩ quan trưởng trại một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu và gương mặt xương. Bộ áo quần dân sự khá thẳng thớm, và sự lễ phép của tên đại úy truởng trại tiết lộ về địa vị không nhỏ của người này. Thấy tôi vào, viên trưởng trại quay qua nói nhỏ một câu gì đó rồi bước ra ngoài. Tôi im lặng đứng nhìn người đàn ông xa lạ…

Bố đến bắt tay tôi, tự xưng tên mình, bố gọi tôi bằng anh, bố kể là đã gặp em ở Phan Rang, bố hỏi tôi học tập thế nào, bố không hề nhắc đến mẹ, có lẽ ông đã biết về cái chết của mẹ. Bố nói là có đọc văn tôi… Tôi ngồi yên nghe bố nói, sau cùng , bố đứng dậy, móc trong xách ra một gói nhỏ bảo đó là đường và thuốc lá, trao cho tôi, khuyên tôi cố gắng học tập tốt để sớm được khoan hồng. Tôi nhìn vào mắt bố, lòng thấy dửng dưng. Tôi bắt tay bố rồi về lại lán mình. Đó, cuộc hội ngộ của bố con tôi sau hơn hai mươi năm là thế đấy. Chắc cuộc tái ngộ giữa bố với em cũng tẻ nhạt như thế. Có cái gì đó ngăn cách, có cái gì đó phân chia, có cái gì đó tôi không hiểu và không diễn tả được. Bây gi tôi hiểu vì sao cái tin quan trọng đến thế mà em lại chỉ đề cập một cách ngắn ngủi ở cuối thư.

Lần đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi gặp bố trong suốt 13 năm lang thang trong các trại tù biệt giam miền Bắc.

Tháng 12/78, chuyển trại lên Yên Bái, tôi nhận thêm được hai lá thư của em, trong bức thư gần nhất, em viết vào tháng 8/78. Em cho hay tình trạng rất khó khăn, phụ cấp đi dạy không đủ nuôi một mẹ già và bốn con thơ, em đã bán lần mòn hết những đồ trang sức và luôn cả những đồ vật trong nhà. Em vẫn chưa đi thăm nuôi Tuấn được một lần nào. Không thể để bốn cháu nhỏ ở nhà cho bà Nội vì cụ bây giờ đã quá yếu, mỗi buổi ăn, Uyên, cháu lớn phải đút cho bà. Ngoài ra, mỗi tối, từ lúc chạng vạng em và Hoàng, hai mẹ con phải ra đầu ngõ, ngồi bán bắp nướng đến khuya để kiếm thêm tiền đong gạọ. Em than là dạo này mất ngủ, sức khoẻ yếu lắm, em sợ nhỡ có mệnh hệ nào…
Tôi thẫn thờ cả buổi vì bức thư em, ngày xưa tôi chỉ lo cho có mỗi mình em, còn bây giờ em phải lo cho bốn đứa con thơ và một mẹ già, kể luôn người chồng và ông anh đang tù tội là bảy, bảy cây thập giá đời đang đè nặng lên đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của em. Tôi viết thư về an ủi , khuyên em cố gắng, tôi vỗ về em là có thể Tuấn sẽ được tha về sớm với em, với cháu, vì Tuấn đi hải quân và lon còn thấp, không có tội với cách mạng nhiều. Rồi tôi viết thêm cho em hai ba lá thư nữa mà vẫn không thấy hồi âm. Lòng tôi cồn cào, nóng như lửa đốt, những ngày dài tù tội, tôi không nghĩ đến cái đói, cái khổ của mình mà chỉ nghĩ đến em và mấy cháu, không biết giờ này, em và bốn cháu thơ dại đang có gì ăn?

Tháng 6/79, một sáng trên đường lên rừng đốn nứa, tôi nghe loáng thoáng câu chuyện giữa các bạn tù. Họ nghe từ các bà vợ đi thăm nuôi kể lại, rằng ở Phan Rang có một chị có chồng đang đi cải tạo, chị chết đi, để lại bốn con thơ, đứa bé nhất mới lên ba, còn đứa lớn nhất chưa đầy chín tuổi. Tội nghiệp, họ hàng nội ngoại không có một ai. Tôi bỗng dưng thấy lạnh toát cả sống lưng, lại gần hỏi thêm thì người bạn tù cho hay là nghe nói chị ấy làm nghề cô giáo, có chồng sĩ quan hải quân đang đi tù cải tạo ở đâu đó trong Nam. Nguời chồng, trung úy hải quân trước cũng đóng ở Phan Rang. Trần Nguyên Tuấn, Hải Quân Trung Úy Trần nguyên Tuấn. Tôi thấy đất trời đảo lộn, tôi thấy mặt trời nổ tung trong óc, tôi hụt hơi, miệng há hốc đứng như trời trồng giữa núi rừng Yên Bái, bên cạnh tôi tiếng nguời nói lao xao. Tôi không nghe gì hết, tai tôi lùng bùng, mắt tôi mờ đi, tôi đang nhìn thấy xác em nằm co quắp trên manh chiếu, bốn đứa cháu của tôi, cháu Minh Tâm chưa đầy ba tuổi đang lấy tay lay lay xác mẹ, cháu lớn Thu Uyên chưa đủ chín tuổi đang ôm chân mẹ khóc lóc ủ ê, hai đứa kia, Hoàng và Châu ngơ ngác đứng nhìn. Trời tháng 6 mùa hè Yên bái mà sao tôi thấy thân mình lạnh buốt. Tôi tê dại, tôi hoá đá, tôi không còn cảm xúc, tôi muốn hét lên cho tan vỡ cả vũ trụ này. Trong lung linh màu nắng vàng buổi trưa Yên Bái, tôi thấy bóng em nhập nhoà, chập chờn. Em của tôi, đứa em côi cút của tôi… Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du…


Năm em tôi lên ba
Ðã chịu đời xa bố
Mẹ tất tả thân mòn
Nuôi con bao vất vả
Ðời thiếu nữ lớn lên
Ðắng cay thêm tủi hổ
Áo vá bạc vai gầy
Tuổi thơ sôi cuồng nộ.
Mẹ mất năm mười-ba
Thảm thiết sao kể xiết
Cố nuôi em từng ngày
Khốn khó dài biền biệt.
Bạn học những tỵ hiềm
Thầy, cô nặng trì siết
Em vây chặt buồn phiền
Tuổi học trò thua thiệt
……
Tôi đi làm lính chiến
Trôi nổi chốn trận tiền
Em một mình côi cút
Ðâu được ngày đoàn viên.
Mong em sau lớn lên
Tình duyên nên mãn nguyện
Cầu em đời bình yên
Quên xóa ngày uất nghẹn.
Nào đâu buổi sụp vỡ
Cảnh nước mất tan nhà
Lâm thân sơ, thất sở
Vây quanh khốn mù sa.
Long Thành, chồng tập trung
Anh ngục tù lấm nhục
Trên quê hương lưu đầy
Rừng rực lửa địa ngục.
Bốn con thơ khốn cùng
Sức người căng vượt sống
Tư trang bán sạch dần
Cây rừng khô lá rụng.
……
Tôi đi lên miền Bắc
Thân kiệt cùng thậm ngặt
Nhớ thương em dãi dầu
Nơi quê nhà bằn bặt
Rừng núi trời vào thu
Tù leo đồi đốn nứa
Bên đường đèo nghỉ đỡ
Nghe chuyện buồn thương tâm
“..Người chồng đi tập trung
Vợ ở nhà chết thảm
Bốn con nhỏ khốn cùng
Quay quắt bên thây cứng!!”
Những tưởng nghe nhầm tai
Giật mình gào hỏi lại
Ôi xiết bao kinh hãi
Ðúng tên chồng em gái?!
Chuyện những Ðồi Hoa Sim
Nay một lần lập lại
Không chết người ngục tù
Một mình em oan trái!
Tôi bật khóc trên đồi
Nhìn khoảng không vần vũ
Có còn không.. Ðất, trời!!
Mây mang mang kéo lũ
Rừng chập chùng lá đổ
Sương dầy vây khói xanh
Thật hay không đấy hở?!
Tạo Hóa nghiệt cùng đành!
Cháu tôi ai nuôi đây?
Bé nhất chưa biết nói
Chịu sao nổi đọa đày
Giữa trùng vây khổ đói
……
Năm năm ngày giỗ em
Cấm phòng ngồi gục mặt
Nhói đau trũng ngực nặng
Em chết thật sao Khanh?

(Phan Nhật Nam)

__o0o__

XXG
04-17-2017, 01:32 PM
....__________________________________
........___________________________________


https://youtu.be/CRSC9DaChks

Rồi thời gian sẽ đưa tất cả vào vùng ký ức...
Và... nơi đó, vẫn mãi mãi còn lưu lại dấu vết của hai đường thẳng song song___

XXG
04-19-2017, 11:17 PM
___QUA CƠN MÊ...

https://youtu.be/n5UcMbW091U



___ Lạy Trời cho con thuyền của Captain Joe bình yên ra khơi....

Xong rồi, thì thầy chùa sẽ kiếm ngôi cổ tự nào đó - hổng phải cái "cổ tự" của ông Kiến Đường à nha, trong đó còn khổ hơn :z13: - để thầy chùa ra khỏi "bóng đêm nghiệt ngã của khói lửa chiến tranh" (úi da!). Tui trốn thiệt mà! Trời đánh (hụt) anh Kiến cái rầm nếu tui mà hổng trốn....

XXG
04-20-2017, 11:53 AM
.

https://youtu.be/1UUYjd2rjsE


Send Me An Angel (by Scorpions)

The wise man said just walk this way
To the dawn of the light
The wind will blow into your face
As the years pass you by...

Hear this voice....
.... from deep inside
It's the call of your heart
Close your eyes and you will find
The passage out of the dark

Here I am...
Will you send me an angel
Here I am...
In the land of the morning star

The wise man said just find your place
In the eye of the storm
Seek the roses along the way
Just beware of the thorns

Here I am...
Will you send me an angel
Here I am...
In the land of the morning star

The wise man said just raise your hand
And reach out for the spell
Find the door to the promised land
Just believe in yourself

Hear this voice from deep inside
It's the call of your heart
Close your eyes and you will find
The way out of the dark

Here I am...
Will you send me an angel
Here I am...
In the land of the morning star

Here I am...
Will you send me an angel
Here I am...
In the land of the morning star...
__o0o__

XXG
04-22-2017, 12:22 AM
__When the smoke is going down


https://youtu.be/akUJ-Cd0hxw
____o0o___

XXG
04-23-2017, 01:34 PM
__TÌM EM
(Tác Giả: Kiến Hôi)


Anh về từ nơi xa thẳm...

Tìm em dáng thướt tha; tóc áo cùng dài .... rất điệu!

Nhưng, nó đổi tên trường, làm anh lạ lẩm, kiếm mãi không ra. Anh tính khóc thì có người bảo "Võ Thị 6" chính là Lê Văn Duyệt xa xưa; người nói còn cười ruồi, chắc lưỡi: "Nó chặt ra làm 6 rồi anh ơi!"

Anh không còn cái ba lô trên lưng vì Dương Văn Minh kêu cởi xuống, trong đó có tấm hình em (chân sáo mang guốc mộc phóng vèo qua vũng nước của cơn mưa đầu mùa sắp vào hạ)....

Anh lóng ngóng tìm. Bà bán bưởi chua nói: "Em kìa!"

Mừng tuôn nước mắt. Anh nhìn...

Con nhỏ mập nào đâu á! Nó mang dép râu. Người chưa tới mà mùi trường sơn đã đến...

Từ đó anh buồn...

Từ đó anh buồn...

Không bảo vệ được em và trường. Một thời và mãi mãi áo trắng bay bay, guốc mộc nhảy vèo bay qua vũng nước. Cơn mưa đầu mùa gọi Hè, tan trường, dáng nhỏ bước nhanh...

Bây giờ, con nhỏ mập mang dép râu nó chiếm trường em...

Nó chiếm chỗ em ngồi...
Nó bước trên con đường em đi...
Nó để lại vệt sình xã hội bẩn thỉu hôi hôi!

Xin lỗi em! Người Lê Văn Duyệt một thời anh mê.

Adieu!

Ký tên: Kiến Hôi

Đợi Em Áo Trắng Dưới Mưa__
(Song Thất Lục Bát)

Trời Tháng Sáu âm thầm nhỏ lệ
Ướt mi rồi,
..... thây kệ nghen em!
Dẫu cho mặt mũi tèm lem
Anh đây vẫn cứ "shương" em như thường

Cũng nơi ấy,
..... tan trường,
......... anh đợi
Chỉ để nhìn em lội qua..... ao
Mưa hờn, gió khóc rì rào
Áo dài vén vạt,
... cái ào
....... em bay

Anh thảng thốt, "ngất-ngây-ngồi-ngắm"
cứ ngỡ mình đang ....
..... tắm dưới trăng
Xem ngày, chưa đến đúng rằm
Cớ sao lại có Chị Hằng biết bay?!

Rượu chưa uống đã say vì nhớ
Môi chưa hôn đã nhớ vì ...say
Hình em,
anh giắt trong ...giày
Trở về đơn vị,
... suốt ngày (anh)
... nhớ em!

Rồi một sớm mây đen, bão nổi
Quẳng Ba-Lô, anh đổ đời trai
Tình em,
... nợ nước
... anh vay
Trả em giọt lệ ...
đêm dài nghe mưa
.......

Lê Văn Duyệt trường xưa còn đó
Mà em tôi đã bỏ đi rồi....
....

Dòng đời xin hãy ngừng trôi
Cho anh sống lại...
...."Một Thời Đợi Em"
___o0o___
(Xxg__6.2012)

Mượn cảm xúc từ lời văn của Kiến Hôi

XXG
04-23-2017, 02:18 PM
......You got it, dude? :24: Is that enough :z13:

XXG
04-24-2017, 02:11 PM
Hotel California__


https://youtu.be/jcf6wQWN0-8
__o0o__

Những ngày mới chân ướt chân ráo sang đây, vẫn còn là thằng nhóc tì nhỏ xíu/ốm nhom ốm nhách, tối ngày đi học về, tôi cứ nghe mãi bản nhạc này bằng chiếc máy đĩa cũ mèm. Một nhạc phẩm mà nay đã 40 tuổi (1977-2017). Còn mình thì...."Ôi!... Ta biết ta đã..."

___ Thôi thì phải ráng thêm chút nữa, rồi sau này sáng sáng ngồi lựa "xì-tóc" uýnh chơi & đi ghẹo người ta cho bị rượt, giống như "ai đó" :24: :z13:

(Tui đang ở KGR, đâu ai làm được gì tui. Tức cũng huề vốn thôi hà. BTW, thầy chùa đã đổi post bên trên ra "lời nguyện cầu đầu tuần" rồi nha bà con. Có (dấu tay) anh Kiến cùng cầu nguyện chung chắc linh lắm...Ha ha ha... :z19:)

XXG
04-26-2017, 11:17 AM
___ "Dẫu bầu trời tự do nơi đây rất cao và rất trong, nhưng con và cháu của Ba không được phép quên đi những gì cần phải nhớ, trong bóng đêm đen tăm tối của một ngày cuối Tháng Tư, 42 năm về trước...."



https://youtu.be/ZiTB4NIU4aE




Hôm nay đi lòng vòng trong Net, vô tình đọc được lời tâm sự thật xúc động của một phụ nữ người Việt/một hậu duệ của QLVNCH. Tôi xin trích lại một đoạn ngắn sau đây để chia sẻ với ace trong những ngày cuối Tháng Tư.

__o0o__



___"Ba mẹ đã cho con món quà quý giá nhất: đó là lòng chung thuỷ, tình yêu thương và trân trọng nhau...

Ba! Theo ngày tháng dần trôi, ... ở mỗi tuổi, từ cách suy nghĩ, nhu cầu của cuộc đời và cách nhìn người, nhìn vào cuộc sống của con có khác đi, nhưng có một điều sẽ không bao giờ thay đổi nơi con, đó là con luôn cần có Ba và muốn được gọi tiếng “Ba" mỗi ngày trong đời con.

Ba thương yêu của con... Dù chỉ được nắm tay con trong 4 năm ngắn ngủi, nhưng Ba đã và sẽ giữ trọn vẹn trái tim của con đến suốt cuộc đời này...

Nơi con đang sống, trời rất xanh và mây cũng rất trắng như ước vọng ngày xưa của Ba Mẹ… Con đã gọi nơi đây là quê hương từ mấy chục năm qua, nhưng nỗi đau của một Tổ Quốc đã mất vẫn nhức nhối trong tiềm thức của con... Một Tổ Quốc với bốn chữ Việt Nam Cộng Hoà xa xôi ấy, nơi Ba và đồng đội đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, đã trung kiên gìn giữ bằng xương máu của mình qua 21 năm dài trong khói lửa chiến tranh.

Bao năm rồi, cứ đến những ngày cuối Tháng Tư, con lại ít cười hơn, lặng lẽ hơn. Con dành thời gian dạy dỗ con cái mình những bài học về lịch sử, địa lý. Con muốn bọn trẻ được coi những bộ phim, đọc những cuốn sách, những tài liệu về chiến tranh Việt Nam. Để khi lớn lên, chúng nó sẽ hiểu rằng có những nỗi đau không thể chữa lành, kể cả bằng thời gian - một thứ mà con người vẫn coi là thần dược.

Con muốn những đứa con của mình phải biết rằng dòng máu anh hùng của người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vẫn lưu hành trong huyết quản.

Dẫu cuộc sống nơi đây có quá nhiều điều kiện để con người dễ dàng bị cuốn hút vào những thú vui, đam mê… Dẫu bầu trời tự do nơi đây rất cao và rất trong, nhưng con và cháu của Ba không được phép quên đi những gì cần phải nhớ, trong bóng đen tăm tối của một ngày cuối Tháng Tư, 42 năm về trước.

Cuối thư...

Con yêu Ba, một người chiến sĩ của lá Cờ Vàng kiêu hùng, của hồn thiêng sông núi.

Kính thương,
Con của Ba, K__"

XXG
04-26-2017, 11:51 PM
..

https://youtu.be/E-x7J6kLEuM

__ Những hình ảnh khó quên....

XXG
04-27-2017, 10:36 AM
Biết sao bến đục bến trong
Biết sao định mệnh cùng không lối về
Ngồi buồn
..... xõa mái tóc thề
Cúi đầu soi bóng
........ u mê
..... một đời
(SưTỷ Mưa)

Con thoi kéo sợi chỉ rời
Lần theo khung cửi kiếp người,
...... còn đây
Cho dù tan hợp, tựa mây*
Đưa tay dệt nốt phần này, rồi ngưng

Một mai,
.......... đủ vải,
..... thoi dừng
(Xxg)


*Đời người như "giấc phù vân mộng"



Phôi pha...


https://youtu.be/B6ZXJqfr9_Y

Cái dòng sáng thua "xì-tóc" mà đêm về ngồi (mình ên) nghe bản này thì phải hết một chai X.O chứ hổng giỡn....:z51:

XXG
05-01-2017, 11:03 PM
Ha,ha,ha.... :24: :24:

Thiệt tình! .... Đúng là con nít trân (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?126-Góc-Hình-của-Chiều-Buồn/page230&)( (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?126-Góc-Hình-của-Chiều-Buồn/page230&)# 2295) - (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?126-Góc-Hình-của-Chiều-Buồn/page230&)lọ mọ vô Net ráng kiếm cho được tấm hình để "nói móc" mình, hoá ra bị lộn màu áo. :z13:

__ Tui vái cho ông Râu "68 Whiskey" đọc thấy, ổng tưởng đang "khều" ổng, ổng tặng vài cây roi mây chơi.

XXG
05-01-2017, 11:09 PM
__

https://youtu.be/UWcJ4E29alU

(Kèm 4 câu thơ của VHN theo bài Quốc Ca - copy theo clip đọc thơ do anh Triển làm cho ct TNQH 42)



Ta say sóng cả Biển Đông
Ta say định mệnh
...... long đong,
... phũ phàng
Ta say nỗi hận ngút ngàn
Ta say một bóng Cờ Vàng,
............. còn đâu!
(VHN)

XXG
05-03-2017, 08:41 AM
.
__Sài Gòn niềm nhớ không tên...


https://youtu.be/IjdGuI8ID00

Sài Gòn đó với giọt mưa ngày Hạ
Dấu yêu xưa
....... nay đã khuất chân trời
Quê hương nào giờ xa tít mù khơi...
Cuộc dâu bể đổi dời trong khoảnh khắc
Tuổi thơ tôi...
và nụ cười chợt tắt
Tương lai anh
dằn vặt
..... mãi niềm đau
(Xxg)

XXG
05-10-2017, 12:02 PM
__Hôm nọ, đi lòng vòng trong YouTube tìm nhạc nghe, vô tình thấy clip nhạc dưới đây. Xô tui đã nghe qua "Nửa Hồn Thương Đau" nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên được nghe trình bày theo âm điệu này và phải công nhận là Mr. Triển Montana có giọng ca hay quá!



Nửa Hồn Thương Đau (giọng ca anh Triển)__





https://youtu.be/bpRRscX6pgU

XXG
05-10-2017, 12:08 PM
.
El Cóndor Pasa___


https://youtu.be/U9UHZT3Oo8A


El Cóndor...
(En memoria del tio de Kim*)

El cóndor vuela, vuela lejos,
Por las colinas, por el cielo.
Quién sabrá a donde irá,
Sólo Dios y él sabrán .....
(Xxg)

* In memory of Kim's uncle.

XXG
05-11-2017, 08:24 PM
Như giấc chiêm bao...


https://youtu.be/Vg_quScf2yY




TẦM CỰU ẢNH (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4726-quot-Và-tất-cả-sẽ-chỉ-còn-là-kỷ-niệm-quot&) (TÌM BÓNG CŨ)

Đập kính, những mong tìm bóng cũ
Tàn y xếp lại chút hương xưa
Đời như một giấc Phù Vân Mộng
Tình cũng tựa mây biết thiếu, thừa

Thương yêu ngày ấy
................. còn chăng nhỉ?
Kỷ niệm gom về đã đủ chưa?
Nhóm chút lửa tình hâm rượu nhạt
Mồi không, phải uống mấy cho vừa

Ta gói niềm đau vào nét chữ
Người dùng mực thẩm níu thời gian
Rồi đây khi lá mùa Thu rụng
Sợi nắng Hè kia cũng đã tàn

Âm thầm
.......... dõi mắt
.................. vào vô vọng
Lẳng lặng
.... nhìn theo
.... bọt sóng tan
"Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh"
Một lần,
............. cảm tạ
................ nghĩa nhân gian

_________o0o_________
(Việt Hạo Nhiên___ (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4726-quot-Và-tất-cả-sẽ-chỉ-còn-là-kỷ-niệm-quot&)11.2011)

"Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh. Trùng phong khâm tử hộ dư hương" ("Đập gương tìm bóng. Xếp áo dành hơi"): Cổ thi Việt Nam của Nguyễn Gia Thiều, do Trần Danh Án dịch ra chữ Hán.

XXG
05-20-2017, 01:17 PM
Nhạc sĩ DZŨNG CHINH - tác giả “NHỮNG ĐỒI HOA SIM” đã

chết trên đồi hoa sim


(Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đã ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận)

Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đã làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu khốc liệt, hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Nam, hầu hết là những học sinh, sinh viên tạm gác bút nghiên, lên đường tòng quân bảo vệ giang sơn. Bài hát Những Đồi Hoa Sim (viết theo ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, một nhà thơ sống ở miền Bắc) phổ biến rất rộng rãi và nhanh chóng được quần chúng đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến miền Nam Việt Nam.

Nhạc sĩ Dzũng Chinh cũng là một người lính chiến thực thụ. Tên thật là Nguyễn Bá Chính, quê quán ở Bình Can -Võ Cạnh- Nha Trang (sinh ngày 18/12/1941). Trước khi theo học khóa sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế Nha Trang, anh là hạ sĩ quan phục vụ tại Tiểu Đoàn 2/14/ Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Vùng IV. Cuối năm 1968, sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Úy, anh chọn đơn vị Sư Đoàn 23 BB và xin được phuc vụ tại Trung Đoàn 44 (trú đóng tại Sông Mao, Phan Thiết).

Thời điểm này, Sư Đoàn 23 BB đặt bản doanh tại Ban Mê Thuột, đặc trách hành quân trong lãnh thổ Khu 23 ChiếnThuật. Sư Đoàn có 3 trung đoàn cơ hữu. Trung Đoàn 45 BB trú đóng tại Ban Mê Thuột, nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, phụ tránh hành quân an ninh tại các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn. Trung Đoàn 53 BB đồn trú tại Di Linh (Lâm Đồng), trách nhiệm các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Quảng Đức. Riêng Trung Đoàn 44 BB trú đóng tại Sông Mao, Bình Thuận, đảm trách các tỉnh miền duyên hải: gồm Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa.

Trung Đoàn 44 BB đồn trú tại trại Lý Thường Kiệt, Sông Mao, một doanh trại rộng lớn của Sư Đoàn 5 BB, thời Đại tá Voòng A Sáng, bàn giao lại để di chuyển vào Vùng 3 CT. Sông Mao là một thị trấn nhỏ thuộc quận Hải Ninh, nằm phía Bắc Phan Thiết khoảng 60 cây số, cách Quốc Lộ 1 gần 2 cây số. Hầu hết dân chúng ở đây là người Nùng, đã theo chân Đại tá Voòng A Sáng và Sư Đoàn 3 Dã Chiến (tiền thân của Sư Đoàn 5 BB) từ vùng Mống Cái, Bắc Việt di cư vào đây tháng 8 năm 1954. Phía dưới là quận Phan Lý Chàm (Chợ Lầu). Dân chúng đa số là người Chàm. Có cả dinh cơ của bà công chúa cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành, với đền thờ vua, cờ xí, long bào và ấn tín. Cách đó không xa là mật khu Lê Hồng Phong nổi danh của VC.

Nhắc đến địa danh Sông Mao và mật khu Lê Hồng Phong, người ta nhớ tới mấy câu thơ nổi tiếng hào sảng của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn:

Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
…..
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu

Chuẩn Úy Nguyễn Bá Chính xin về Trung Đoàn 44 BB nhằm được gần quê quán. Anh được bổ sung về Đại Đội 1 thuộc Tiểu Đoàn 2/44. Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Văn Chánh và Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Ngô Văn Xuân (đến tháng 5 năm 1972 ông là Trung tá Trung Đoàn Trưởng). Một tháng sau khi về đơn vị, anh được vị sĩ quan trưởng khối CTCT Trung Đoàn biết anh là nhạc sĩ Dzũng Chinh nên xin biệt phái anh về Khối CTCT, tạm thời đảm trách Ban Văn Nghệ, mới được thành lập. Vốn mang tính nghệ sĩ và sống phóng khoáng, nên anh thường (dù) về Phan Thiết chơi với bạn bè, nhiều lần vắng mặt tại đơn vị, nên bị trả lại Tiểu Đoàn, tiếp tục giữ chức vụ trung đội trưởng tác chiến.

Đầu tháng 3 năm 1969, Tiểu Đoàn 2/44 di chuyển ra hành quân tại khu vực quận Ninh Phước thuộc Tiểu Khu Ninh Thuận. Đại Đội 1/2 đảm trách an ninh tại Văn Lâm, một làng của người Chàm, nằm phía Đông Nam tỉnh lỵ Phan Rang khoảng 25 cấy số. Nhận tin tức của Phòng Nhì Tiểu Khu, cho biết có một mũi công tác của Việt Cộng từ mật khu núi Chà Bang (tiếng Chàm: Chơk Chabbang) sẽ về Văn Lâm thu thuế và thực phẩm, Tiểu Đoàn ra lệnh Đại Đội 1 cho một trung đội đến án ngữ dưới chân núi Chà Bang để phục kích toán quân VC khi chúng trên đường ra Văn Lâm. Trung Đội của Dzũng Chinh nhận lãnh trách nhiệm đặc biệt này. Đến địa điểm phục kích khoảng 7 giờ tối, Chuẩn úy Chính cho tiểu đội của Trung sĩ Luận ra nằm tiền đồn phía trước, bên con đường mòn dưới chân núi, cách trung đội chừng 500 mét, vừa theo dõi báo cáo bằng tín hiệu riêng khi địch quân xuất hiện, vừa làm nút chặn, khi đám địch bị trung đội tấn công, chạy ngược lại phía sau.

Khoảng 11 giờ tối, một toán người xuất hiện và lên tiếng: “Luận về đây”. Chuẩn úy Chính tưởng là Trung sĩ Luận đã dắt tiểu đội về, nên hỏi lại: “Sao Luận về sớm vậy?” Một tràng súng nổ tức thì. Chinh ngã xuống.

Thì ra có một trùng hợp kỳ lạ, quái ác, đã đưa đến cái chết tức tưởi của Dzũng Chinh. “Luận về đây” lại là mật khẩu của địch, trong đó cũng có tên Luận trùng với tên Trung sĩ Luận, người tiểu đội trưởng của Chính có nhiệm vụ tiền đồn. Địch quân sợ bị phục kích nên đã chia làm hai toán, sử dụng lộ trình khác, không đi theo con đường mòn, nên tiểu đội tiền đồn của Trung sĩ Luận không phát hiện được. Chính vì sự ngộ nhận đáng tiếc này làm Dzũng Chinh đã hứng trọn một tràng đạn AK của địch. Đại Đội cho bắn trái sáng, kịp thời bao vây và truy kích tiêu diệt đám địch quân. Chính bị thương khá nặng. Được trực thăng của Mỹ tản thương về Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết. nhưng vì vết thương quá nặng ở vùng bụng và ngực, nên Dzũng Chinh qua đời (tối ngày 01.3.1969)

Cái chết oan uổng của Dzũng Chinh đã được bạn bè cùng đơn vị bàn tán khá nhiều với vài sự kiện mà mọi người cho là những điềm gỡ báo trước:
Ngày xưa lương lính thường không đủ xài, nhất là những khi được về thành phố, nên trước cuộc hành quân, Dzũng Chinh đến Ban Tài Chánh Trung Đoàn xin mượn lương trước. Vị sĩ quan tài chánh ngần ngừ, bảo sao mượn lương sớm thế. mới đầu tháng đã mượn, hơi khó xử cho ông. Dzũng Chinh gãi đầu năn nỉ:

– Thì cứ xem như Đại úy ứng trước tiền tử tuất cho tôi thôi mà.

Vị Đại úy Tài Chánh cho mượn, nhưng rầy anh:

– Cậu chớ nói điều gỡ, không nên!

Sau đó, anh rủ hai người lính về thành phố Phan Thiết chơi. Không hiểu nhóm anh đụng chạm thế nào với một nhóm lính thuộc đơn vị khác. Trước ngày đi hành quân, anh nhận giấy báo của Quân Cảnh Tư Pháp Phan Thiết, gọi trình diện. Anh kể cho đám bạn bè trong một buổi nhậu rồi nói:

– Kỳ này tao đi luôn, xem thử lấy ai mà trình diện!

Không ngờ anh đã đi luôn thật.

Dưới chân núi Chà Bang, nơi Dzũng Chinh ngã xuống là một vùng đầy hoa sim. Tác giả nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” cuối cùng cũng đã nằm xuống trên ngọn đồi bạt ngàn hoa sim tím. Anh đựợc an táng tại Nghĩa Trang Mả Thánh ( Phương Sài, Nha Trang), sau này bị chính quyền CS giải tỏa, không biết đã được di dời về đâu.

Cái chết của Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính, một trung đội trưởng bộ binh, cũng lặng lẽ như hàng vạn chiến sĩ vô danh khác đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ quê hương, nhưng tên tuổi Dzũng Chinh được nhiều người tiếc thương, nhắc nhở, bởi vì anh là một nhạc sĩ trẻ tuổi, đã tạo nên một tác phẩm đi vào lòng người, và mãi ở lại với thiên thu.

(Tác giả: Phạm Tín An Ninh)__


.........



https://youtu.be/txhNRbau5eQ

XXG
05-20-2017, 07:08 PM
.
MỘT LẦN MƯA THÁNG SÁU...


Ngoài trời
...."Mưa Tháng Sáu"
anh vẫn lạy trời mưa
Xin đường về
ngập lối
Thương biết mấy cho vừa

Một ngày "Mưa Tháng Sáu"
Dòng lệ nào trôi mau
Bên anh,
.... em khẽ hỏi:
- "Rồi mai này ra sao?"

Một chiều "Mưa Tháng Sáu"
Tim bật máu,
........ xa nhau
Anh ôm đời lữ thứ
.... Em lận đận
.......... phương nào

Một lần "Mưa Tháng Sáu"
Còn đọng mãi thương đau
Mịt mù trang kỷ niệm
...... Mưa...
......... giăng kín ...
..... một màu

Một đời "Mưa Tháng Sáu"
Ta ...
trọn kiếp ....
.... lao đao
Đêm nằm nghe sóng vỗ
Khẽ hỏi thầm:
...."Tại Sao?"
_____o0o____
(Xxg_ 6.2013)


https://youtu.be/uFntXSCgEQE

XXG
05-23-2017, 01:08 AM
ĐỘI GIÓ___

(bài Thất Ngôn phá luật)

Thương em đội gió, bờ vai lạnh
Ngã rẽ cuộc đời lắm nỗi đau
Đường khuya in vết tình cô phụ
Lệ dấu vào tim,
............ hoá máu đào
___o0o__
(VHN_2012)


https://youtu.be/eqfevMCuEVI
__________o0o________

XXG
05-23-2017, 11:09 PM
Một Ngày...


Một ngày, tượng đá buồn rơi lệ
Gục ngã âm thầm trước nghĩa trang
Bao năm xương máu dâng Tổ Quốc
Bỗng đâu,
..... một phút .....
.......... hoá tro tàn.......

Một ngày, oan nghiệt trùm tâm khảm
Khắp dải sơn hà khoác áo tang
Giọt lệ anh hùng sôi ngục đỏ
Quê hương tôi đấy,...
.... cõi lầm than

Một ngày, cúi lượm tuổi thơ rơi
Tìm chữ tương lai tựa bóng mờ
Đã biết bao lần nơi biển vắng
Trông về quê Mẹ ....
............. ngỡ rằng mơ

Một ngày,
..... đếm nhịp với thời gian
Thoáng chốc mà nay đã nửa đời
Viết nốt vần thơ ngày Quốc Hận
Để nghe
........ vị đắng
............ vướng theo lời

___o0o___
(VHN__4.2017)

_o0o_


"Tiếc Thương"

Nhạc & lời: Anh Bằng & Cao Tần (Lê Tất Điều).
Trình bày: Tà Áo Xanh.
PPS: Ngọc Huệ

https://youtu.be/IomImU0zkM0
_______***______

XXG
05-26-2017, 07:17 PM
___ VƯƠNG VẤN.....



"Hạc về non," dạ còn vương vấn
Âm vận thơ...
..... Tần Tấn xưa nào
Tà trinh nguyên trắng thanh tao
Thuở thư sinh ấy,
... chiêm bao áo người (CQ)

Nơi khung cửa đôi mươi, dạo đó
Mượn vần thơ gửi gió,
...... thay lời
"Ngày Xưa Hoàng Thị" mù khơi
Sao dư âm vẫn ...
......... đầy vơi nhịp sầu (Xxg)

Xưa Hoàng Thị,
Giờ, ... đâu Hoàng Thị
Tuổi hai mươi hải lý vượt nghìn
Bể Đông,
.... sóng dữ gió kinh
Từ đi, ...
áo trắng nguyên trinh lấm màu (CQ)

Kẻ viễn xứ...
..... niềm đau vong quốc
Người bên kia cũng mất một đời
Theo chồng,...
mà ngỡ trò chơi
Đêm nằm,
..... nhỏ lệ...
....... nuốt lời vào tim (Xxg)



https://youtu.be/GncZel3CQLY

XXG
05-28-2017, 03:57 PM
ĐÀ GIANG ___
(Vũ Hoàng Chương)

Cắm thuyền sông lạ một đêm thơ
Trăng thượng tuần cao sáng ngập bờ
Đâu đó Tầm Dương sầu lắng đợi
Nghe hồn ly phụ khóc trên tơ

Có lẽ ngàn xưa là đáy sông
Đêm đêm giọt lệ gái xa chồng
Đè theo đôi tiếng tỳ hư ảo
Dâng tới thuyền ai ngủ bến không

Chén đã vơi mà ngập gió sương
Men càng ngây ngất ý Tầm Dương
Gót sen kỹ nữ đâu bên gối
Tìm ái ân xưa dễ lạc đường

Cánh rượu thu gần vạn dặm khơi
Nẻo say hư thực bóng muôn đời
Ai đem xáo trộn sầu kim cổ
Trăng nước Đà giang mộng Liễu Trai.
________o0o_____
(Vũ Hoàng Chương)

Xxg kính hoạ:

CÔ PHỤ __

Sông nước Đà Giang đượm ý thơ
Thuyền neo xa bến, luyến lưu bờ
Tịch liêu vây kín đời cô phụ
Mượn ánh trăng tàn
................... ươm suối tơ

Uyên ương cách trở một dòng sông
Phu phụ phân ly, vợ nhớ chồng
Thổn thức cung đàn, vương ngấn lệ
_"Người ơi ...
............ Nơi ấy có buồn không?"

Giọt rượu hôm nào nay hoá sương;
Đẫm vai cô phụ bến Tầm Dương
Sau đêm ân ái,
................. đời hai ngả
Một kiếp nhân sinh vẹn mấy đường?

Thuyền xưa tách bến mịt mù khơi
Mòn mỏi chờ nhau trọn cuộc đời
Hai mảnh linh hồn nương sóng cả
Đà Giang chốn cũ,
....................... xót xa rời
______o0o____
(Xxg___11.2011)







"MAI TÔI ĐI"



Thơ: Nguyên Sa
Nhạc: Anh Bằng
Trình Bày: Triển


http://i.imgur.com/vh36jg0.png

[NGHE (https://app.box.com/s/2uzprk22w8uu2dsqh9s9)]

XXG
05-31-2017, 10:46 PM
GIỮA DÒNG ĐỊNH MỆNH__
(Thân tặng TP & GF)

"Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu,
....... vợ chồng
............. quen hơi" (Ca Dao)

Tôi đi khuất nẻo đường đời
Mình em ở lại, một trời nhớ nhung
Tình xa, cách biệt muôn trùng
Đêm về mơ chữ "tương phùng"
.................................. đợi nhau

Đời em đã lắm thương đau
Phận tôi, nặng gánh lao đao cũng nhiều
Yêu nhau
...... khi đã xế chiều
Giữa dòng định mệnh,
......................... ta dìu nhau đi
(VHN. 6/2012)


Riêng một góc trời...




https://youtu.be/3mjN2COPbew

XXG
06-04-2017, 10:30 PM
"Đưa em tìm động hoa vàng"


(Do Hoàng Thục Linh & CVA Don Hồ trình diễn, với sự ủng hộ hết mình của CVA Tôm (trong) Hồ...)


https://youtu.be/AWvHZRn2MO0


Nói chứ, coi xong clip thì mình cũng ước gì mình có được chiếc sáo thần này: Thổi vài nốt là tiên(s) thức dậy hết ráo.

Sướng thiệt!... :z45:

Tui đang nói tiên(s) chứ hổng phải chằn nha Tôm! Đừng có khoe với tui cây sáo mắc dịch (xui tận mạng) của ông à nha!

XXG
06-06-2017, 01:08 PM
SÂN GA CUỘC ĐỜI

Hoàng hôn đang đến bên trời
Tình ta đã đến "ga đời" cuối chưa
Chuyến tàu định mệnh ngày xưa
Có còn quay lại đón đưa lữ hành
Dư âm nào vẫn vờn quanh
Cuộc tình nào
......... vẫn gập ghềnh,
............................ chơi vơi
Mai kia, chỉ hỏi một lời:
__ "Ta xa nhau suốt cuộc đời,
........................................ vì ai?"
(Xxg_ 2011)




"FRENTE A FRENTE" by Rocío Dúrcal___




https://youtu.be/uC2g7erMmdM

XXG
06-08-2017, 02:56 PM
_

Nụ hồng mong manh...


https://youtu.be/D2xUosltrEc

__ Giọng ca của ca sĩ Thuý Hằng nghe quen quen. Giống y giọng nói hiền khô và (thỉnh thoảng) phát âm vài chữ hơi "đớt đớt" của một tên liếng ngầm nào đó... :z13:

- "Không phải vậy đâu..." (Ha,ha,ha!! :24: :24: )

XXG
06-13-2017, 08:57 PM
Hồi chiều tớ về sớm để ghé tiệm tên bạn hiền, xem và quyết định lại thực đơn lần chót cho bữa tiệc ra trường của thằng nhỏ vào Chủ Nhật này. Vừa bấm nút đề máy xe thì giọng ca buồn não nuột trong những ngày cuối đời của Johnny Cash phát ra từ radio rõ mồn một....

Đang lắng nghe lời nhạc, tự nhiên nàng tiên "Đường" hiện ra nhảy cà tưng trước mặt. Tớ lẹ tay lấy điện thoại thâu liền mấy vần thơ thẩn nàng mang đến. Vì nếu không thâu ngay, chút về đến nhà hun vợ một phát là tớ sẽ quên tuốt luốt hết. Cái kiểu "thi sĩ đột xuất" (hứng là sáng tác) nhà tớ nó phiền vậy, chứ phải chi được mần thi sĩ thứ thiệt như người ta - ngồi cắn bút bên con mèo lông (mặt nghiêm nghiêm) để mần ...vè, thì tớ đã quit job mấy kiếp rồi trời ạh... :z14:

__ Bây giờ cơm nước xong, tớ sửa lại vài chữ (cho hợp với tâm trạng :z45:) rồi đăng vô đây để dành, khi buồn buồn đọc chơi cho "khẩu nghịp" vương mang cuộc đời tí tí (úi cha!).




ĐÊM VỀ...
(Thơ "Ngọt" ___ TNTT 2 vần)

Đêm về cho tuổi đời thêm "chật"
Cho góc thời gian "rộng" mái đầu*
Cho buổi hồng trần xong vở kịch
Cho mầm "lão _ bệnh" chẳng còn lâu

Đêm về, cho gió gào thương tiếc
Cho nắng bình minh đã lụn tàn
Cho nỗi ưu phiền đang gặm nhấm
Cho lòng sân hận vẫn vương mang

Đêm về cho trọn vòng sinh tử
Nương ánh hoàng hôn sắp cạn nguồn
Xủ ngón tay cùn ra nhẩm tính
Đếm "đời" trong tuổi, chợt nghe buồn**

Đêm về cho sóng buồn ngưng vỗ
Cho tiếng trùng dương hoá nhịp đàn
Cho kiếp bơ vơ tìm chỗ tựa
Cho tàu cập bến được bình an

(Ôi... Ta buồn, ta đi lang thang, nghiệp còn mang) :z13:

Chú thích (khẩu nghiệp, khẩu nghiệp): *Sói sọi, trụi lủi, lấy gì hổng rộng :z51:

**And in the end, it’s not the years in your life that count. It’s the life in your years.



"HURT" by Johnny Cash__


https://youtu.be/vt1Pwfnh5pc

XXG
06-15-2017, 02:14 PM
Nắng Hạ tuổi thơ...

Ở đây, tuy chưa thật sự vào mùa Hè cho đến ngày 21 Tháng Sáu, nhưng bầu trời hôm nay lại trong xanh với những tia nắng nhẹ và ấm, không còn u ám như mấy tuần trước. Cảm giác ấm áp của nắng pha lẫn cái mát lạnh của gió biển nhè nhẹ thổi vào thật dễ chịu và thoải mái. Nó không nóng như [chằn lửa :z13:] của cái nắng Louisiana hay Texas - cái nắng gay gắt mà người ta có thể dùng để phơi tôm khô, nấu hủ tiếu Thuỵ Điển (tặng anh Kiến ăn chơi).

___ Lúc còn nhỏ, trong nhà tôi có dàn máy Akai với 2 ổ đĩa tròn nằm phía ngoài máy. Mỗi khi người lớn mở nhạc lên thì 2 ổ đĩa (cuồn tape) lại xoay xoay. Những lần như vậy, tôi và mấy thằng em sẽ chen nhau ngồi trước máy để ngắm; tay vặn nút này, bật nút kia, điều chỉnh âm thanh cao thấp. Một trong những nhạc phẩm còn (và sẽ) sống mãi với kỷ niệm tuổi thơ của tôi là bài "Những Mùa Nắng Đẹp" qua giọng ca Minh Xuân/Minh Phúc.

Tôi đã thuộc làu lời nhạc khi còn nhỏ; để rồi mấy chục năm sau, mỗi khi nghe lại giọng ca và lời nhạc này... (hổng dám viết tiếp, sợ bị như anh Hiệp).



"Seasons In The Sun"



https://youtu.be/aYrpQAuBkKk

XXG
06-15-2017, 08:54 PM
https://commencement.stanford.edu/sites/default/files/styles/6-col-banner/public/CommencementDefault_LindaCicero-NewsService_1.jpg?itok=_5ltgesB


Đọc vài hàng txt của chàng, khiến mình thật xúc động. Tội nghiệp, hắn thương Ông Bà Nội lắm. Nhất là Ông Nội - người đã đưa đón hắn đến trường mỗi ngày từ cái thủa mới chập chững cắp sách...



See you this weekend, Daddy. Don't forget to bring Grandpa & Grandma with us
Vâng, Ông Bà Nội sẽ đi với tụi mình. Con đừng lo, Bố không quên đâu!


(Cảm ơn con trai đã tặng cho Bố một món quà thật quý giá và đầy ý nghĩa trong ngày Lễ Từ Phụ năm nay. I love you dearly, my Chess opponent!).


___o0o___

(Next post: Những kỷ niệm nho nhỏ dễ thương về cậu ấm trong suốt 22 năm qua).

XXG
06-15-2017, 10:26 PM
Đứng nhìn bàn thờ Bố Mẹ một lúc, mình lại mở quyển album cũ của Mẹ ra để tìm hình như lời hứa với thằng nhỏ. Thấy lại những tấm hình chụp chung của hai ông bà (lần cuối cùng) do chính tay mình đã chụp trong chuyến đưa ông bà đi chơi xa - khi sức khoẻ vẫn còn cho phép Mẹ.

___ Ừ, mình sẽ dùng tấm ảnh đó để "đưa" Bố Mẹ đi chung với mình & Bà Xã, dự lễ tốt nghiệp của hắn vào cuối tuần này...

XXG
06-27-2017, 11:55 PM
__ Trong thời gian Xxg đang lười (viết) xin mời mọi người thưởng thức (tiếp) giọng ca hiền khô, dễ thương của cô ca sĩ kiêm nha sĩ Thuý Hằng - trình bày một trong những nhạc phẩm mà Xxg thích nhất.


__Lòng Mẹ...





https://youtu.be/6VVM_eFbebM

XXG
02-07-2019, 10:54 AM
Hôm nay ghé về ngôi nhà “KGR,” mới thấy là lần cuối mình đăng bài trong đây đã gần hai năm trước...

... Nhanh thật!

Tuần rồi, khi đang tán gẫu với ông Cọp BĐQ, Khoa1221 và nhỏ em Sáo Sậu trong MTĐ, mình xin Khoa clip nhạc là có lý do riêng. Đã định nói ra nhưng lại thôi, vì đang trong chủ đề của em gái, mình không muốn mang nỗi buồn riêng ra đó (Sáo Em lại là tên chúa mít ướt)...

... Mẹ của mình đã mất vào một ngày cận Tết.

__ Từ lúc còn nhỏ cho đến khi mất nước (chưa đầy 11 tuổi) mình nhớ là hầu như Tết nào trên đài phát thanh Sài Gòn họ cũng cho nghe nhạc phẩm này... Trong nhà, vào những ngày sắp Tết, Mợ và Mẹ hay mở máy cassette nhạc chúc Xuân của ban AVT và những ca khúc về Xuân. Nhà mình còn có một đầu máy Akai (reel-to-reel tape deck); một loại máy dùng 2 đĩa tròn gắn phía ngoài, có băng nhựa tương tự như loại băng cassette nhưng to hơn. Và vì mấy anh em trong nhà hay tò mò, nghịch ngợm, phá phách nên mình còn nhớ rất rõ là một trong những đĩa (băng) nhựa đó có bài “Xuân Này Con Không Về.” Hơn bốn mươi năm đã trôi qua như một giấc mơ nhưng mỗi khi Xuân về, bao nhiêu hình ảnh thân yêu của một thời ấu thơ ấy vẫn còn đậm nét trong tâm khảm...

Hôm nay, thay cho lời khai bút đầu Xuân, Xxg xin đăng lại một đoản văn đã viết vào những ngày cận Tết, cách đây hai năm (2017) - như một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Mẹ.

XXG
02-07-2019, 11:04 AM
(1-23-2017)

Nơi tôi sống, là một thành phố có rất nhiều người Á Đông định cư và sinh trưởng từ lâu đời. Và vì đã từng được mệnh danh là "Thành Phố Á-Đông" nên mỗi khi Tết đến thì nhộn nhịp hẳn lên. Người ta đua nhau ra khu Việt Nam và Phố Tàu mua sắm những thứ cần thiết theo phong tục, để chuẩn bị đón Tết. Riêng gia đình tôi, chiều nay, cũng như chín năm qua, J đang chuẩn bị nấu vài món đồ chay, làm giỗ Mẹ...

Nhìn đĩa trái cây được J sắp xếp gọn gàng trên bàn thờ, tôi chợt nhớ đến những tháng ngày thật đẹp của tuổi thơ.

Thủa sinh tiền, vì bên ngoại theo Đạo Phật, lại là những phật tử thuần hành nên sau khi đã lập gia đình rồi, Mẹ tôi vẫn giữ thói quen ăn chay hàng tháng vào những ngày Rằm & Mồng Một Âm Lịch. Từ nhỏ, tất cả anh chị em trong nhà đều phải ăn chay theo Mẹ. Và tuy là không được ăn thịt cá như mọi ngày nhưng đám con nít tụi tôi lại rất thích những lúc bị ăn chay này, vì trong những ngày đó Mẹ luôn mua trái cây về để cúng Ông Bà, Tổ Tiên sau buổi cơm chiều.

Trời sẩm tối, sau khi cúng xong, Mẹ sẽ chia ra cho mỗi đứa một trái xoài cát thật to, vài quả chôm-chôm hoặc măng-cụt tuỳ theo mùa. Rồi thì cả đám con nít sẽ ngồi tụm nhau dưới ánh trăng, dưới làn gió mát trên sân thượng, vừa tán gẫu vừa thưởng thức hương vị ngon ngọt của mớ trái cây phần mình.

Chất vị ngọt của Tình Mẹ thương con - thứ tình cảm thiêng liêng nhất loài người... Để rồi hôm nay, qua bao thăng trầm trong cuộc đời nhưng hương vị, cảm giác và niềm hạnh phúc nho nhỏ từ những buổi chiều của mấy mươi năm trước vẫn còn hiện hữu trong tôi...

Và, có lẽ, nó sẽ đi theo tôi cho đến suốt cuộc đời này.


Một Ngày Cận Tết...

Chiều nay, ngọn gió Xuân về lại
Mang nỗi buồn xưa phủ kín lòng
Hơn chín năm rồi,
....................... tôi mất Mẹ
Một ngày cận Tết cuối trời Đông

Mẹ đi, để lại nghìn thương nhớ
Một xác thân kia đã mỏi mòn
Một kiếp yêu chồng, bao khổ luỵ
Một đời tận tuỵ với đàn con

Từ buổi hôm nào tôi mất Mẹ
Ân sâu đành hẹn chữ luân hồi
Đâu công dưỡng dục thời niên thiếu
Đâu nghĩa sinh thành lúc ngủ nôi

Như cánh thiên di, xuôi vạn lý
Ngoảnh trông bóng Mẹ khói sương mờ
Lời Người hôm ấy còn mang nặng
Dù ....
.......bể dâu này
.................. tựa giấc mơ
_________________________
(Xxg__ 2017 “Một ngày giỗ Mẹ”)



___ Hôm nay, tôi xin đăng lại bài viết dưới đây - một đoản văn mà tôi đã viết ra gần 7 năm trước (trong ngày Lễ Mẹ 2012) như một lời an ủi và chia sẻ đến những ACE kém may mắn như tôi, những người đã không còn Mẹ trong đời, những người sẽ không bao giờ còn cơ hội để nói câu chúc Tết với Mẹ vào những ngày đầu năm Âm Lịch.


__o0o__

"(5/13/2012) Another Mother's Day ....

Đã mang phận làm người, ai ai cũng đều có những ngày buồn. Hầu như không một cuộc đời nào lại có thể đi cho trọn vẹn "ba vạn sáu nghìn ngày" mà không một lần buồn, không một lần đau khổ.

Mỗi con người, mỗi hoàn cảnh đều có những nỗi buồn khác hoặc giống nhau. Người ta buồn vì tình, buồn vì tiền, vì danh vọng & địa vị, buồn vì thời thế, buồn cho quê hương - dân tộc, buồn chuyện gia đình ...vv &..vv... Có những nỗi buồn sẽ tan dần theo thời gian để chìm sâu vào ký ức rồi trở thành kỷ niệm. Nhưng, cũng có những nỗi buồn mà ta sẽ không bao giờ quên được cho đến suốt cuộc đời...

............. Và, nếu có ai hỏi, tôi sẽ trả lời rằng ngày đau buồn nhất trong đời chính là ngày tôi mất Mẹ tôi.

Hôm nay, lại thêm một Ngày Lễ Mẹ trên xứ người. Cũng như vài năm trước đây khi vừa chập chững/tập tành học làm thơ, đêm qua, tôi đã làm một bài thơ tặng riêng cho Mẹ tôi, rồi tôi cất nó đi.

Tôi cất nó đi, vì tôi chỉ muốn gửi riêng cho Mẹ.

Tôi cất nó đi, vì tôi tự biết rằng với khả năng thi phú kém cỏi của mình, cho dù có cố gắng thế nào, có xúc động đến đâu, thì với mấy mươi mẫu tự "Latin" tôi sẽ không thể nào diễn tả cho trọn vẹn được tình thương bao la mà Mẹ đã dành cho tôi. Cho dù tôi có tận dụng tất cả khả năng của mình thì bài thơ ấy cũng không thể nói lên hết cái mất mát và nỗi hụt hẩng trong đời tôi từ khi Mẹ ra đi - từ khi thân xác Mẹ đã trở về với cát bụi.

Để rồi năm sau, cũng vào ngày Mother's Day, tôi lại sẽ làm 1 bài thơ khác để tặng Mẹ, rồi lại sẽ cất đi... Và tôi biết rằng, trên những đám mây kia, Mẹ đang mĩm cười nhìn thằng con, rồi bảo: "Thằng chó con của mẹ lúc này lại bày trò thơ với thẩn."

Vâng, muôn đời con sẽ là "thằng chó con" của Mẹ! Cho dù dòng đời vẫn tiếp tục trôi theo từng sát na của nó, cho dù một ngày kia, chính thân xác con sẽ không còn hiện hữu trong cõi đời này... thì Mẹ ơi, con vẫn và sẽ mãi mãi là "thằng chó con" của Mẹ.

"Mom, I love you dearly!"

Con, V__




https://youtu.be/_IeIEg869Ro

XXG
02-08-2019, 11:08 AM
”Oan Gia”__

Sáng nay mình đưa “Oan Gia” ra phi trường để về bên kia với... vợ. Chẳng biết trong đầu hắn nghĩ gì mà cả đoạn đường dài hơn 20 phút hắn chỉ mở miệng được đúng 3 câu. Hay vì tối qua hắn đã giữ mình ngồi với hắn đến gần 2 giờ sáng để nghe bài “vọng cổ” chuyện tình Lan & Thiện - giữa hắn & nàng Hoạn Thư đất Mỹ (một bài vọng cổ dài cả chục năm nay) - nên bây giờ hắn hết hơi để ca (?).

Hai tuần trước khi hắn qua, Lan (vợ hắn) có gọi sang cho mình & J, nói lời xin lỗi. Cô nàng bảo rằng vì việc làm ăn có chuyện gấp cần giải quyết nên không thể đi chung với chồng sang thăm và ăn Tết cùng gia đình mình năm nay. Khi nghe nàng bảo: “Lan xin lỗi. Vì ảnh đi, thì Lan phải ở lại lo cho xong việc, chứ không thể kéo dài được...” trong lúc Bà Xã mình đang “Oh...! Tiếc quá vậy Lan...” thì mình nghĩ bụng: “Thiên linh linh, Địa linh linh! Cảm ơn Ông Địa, mai con cúng ông nải chuối.”

Thế là đỡ khổ cho tớ, đầu năm đầu tháng khỏi phải làm trọng tài & “Mister Marriage Counselor” bất đắc dĩ. Chẳng thà nửa đêm nửa hôm có thấy số điện thoại “Oan Gia” gọi sang, mình cứ ngồi im ru nhìn chằm chằm vào phone, chờ nó nhắn voice msg rồi mở ra nghe coi hắn chết chưa, sáng gọi lại nó. Vẫn đỡ hơn là đối diện với hoạt cảnh “Lan & Điệp” cùng ngồi trước mặt, cùng chần dần trong nhà mình để thi nhau ca vọng cổ thì đường đâu mà mình trốn đây.

__ Nhiều lúc mình tự hỏi, chẳng lẽ mình mắc nợ thằng “Oan Gia” này từ 2-3 kiếp trước rồi, nên kiếp này phải trả hết nợ cho nó chăng (?). Trả” từ hồi còn con nít bên VN. “Trả” cho đến khi 2 thằng sang Mỹ sống cùng thành phố... và vẫn phải tiếp tục “trả” cho đến giờ này, mặc dù hiện nay mình và nó đã sống cách nhau gần cả một chiều ngang nước Mỹ.

Cách đây mấy chục năm, cũng vào những ngày Tết như vầy, mình bị chảy máu mũi cũng vì nó...

Bị con chó bự tổ chảng như con Cujo của Stephen King rượt gần chết, ....cũng vì nó....

Ôi, oan gia! Đúng là oan gia....

XXG
02-16-2019, 12:04 PM
__ Định cuối tuần (hôm nay) sẽ vào Không Gian Riêng “kể chuyện đời xưa” nhưng từ sáng đến giờ bị C.O (commanding officer) bắt mình chở bả đi đây đó cả ngày nên lười viết quá. Thôi thì gắn bản nhạc này vào đây, để dành nghe chơi.




VẾT THƯƠNG CUỐI CÙNG___



>
https://youtu.be/1OZvHWRCGko

XXG
02-28-2019, 03:35 PM
__ Lúc sớm, tui gửi bức “tâm thư” (nhắc tuồng) giùm Hai Vọng Cổ, thấy Hai ghé phố rồi, có lẽ đã đọc thư; thôi thì Xô tui lấy lá thư “Hai té giếng” đó xuống để giữ sạch sẽ chòi lá của của tui nghen Hai.

Mời ACE nghe nhạc, giải khuây.


Một Lần...




https://youtu.be/LjJziV-BGBg

XXG
04-06-2019, 10:39 AM
_ Hôm qua, mình thấy cô/chị Sydney đăng lên mấy câu thơ. Trong đó có 2 câu “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi - Dặm liễu sương sa khách bước dồn” từ bài thơ “Buổi Chiều Lữ Thứ” của bà HTQ mà mình rất thích...

Bài thơ này bà HTQ đã gieo 5 vần là “hoàng hôn” “đồn” “thôn” “dồn” & “hàn ôn.”


BUỔI CHIỀU LỮ THỨ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
_________________________
(Bà Huyện Thanh Quan)


__oOo__

__ Gặp dân cao thủ thì không nói, chứ dân “tơ lơ mơ” chỉ biết lem nhem Đường Luật như tui thì rất khó hoạ theo đúng 5 vần đó. Vì nếu ta hoạ ẩu (cho có) thì rất dễ, nhưng để có thể cho ra 8 câu thơ Đưòng Luật liền lạc [liên đới nhau] và bài thơ diễn đạt được trọn vẹn ý tưởng của mình mà lại không bị khập khiễng/gượng ép hoặc phải sử dụng những chữ vô nghĩa trong bài (để giữ cho câu thơ được đúng âm luật) thì không phải là chuyện dễ.

Thông thường, khi “hoạ” hay mượn vần của một bài thơ “xướng,” mình phải dùng bảng luật ngược lại (cái vụ này, mấy tay lăng xăng hấp tấp hay bị trật chìa hoài thôi). Nếu bài xướng sử dụng luật T vần B, thì mình phải dùng luật B vần B để hoạ, hoặc ngược lại.

Riêng với bài thơ “Buổi Chiều Lữ Thứ” này (bà dùng Luật B, vần B) thì lại còn gút mắt hơn. Vì mình không thể dùng bảng luật T vần B để hoạ (hay mượn vần) được nếu mình muốn giữ cho đúng ý nghĩa của chữ chót trong câu bát vì nó là một chữ ghép gồm có 2 âm (đều cùng thanh B). Chữ đó là “Hàn Ôn” - một chữ Hán-Nôm cùng nghĩa với “hàn huyên” (tâm sự) hay kể chuyện “ấm lạnh.”

Nếu dùng bảng luật T vần B, thì ta phải tách chữ “hàn ôn” ra làm hai, vì hai chữ chót của câu bát trong bảng luật T vần B phải là “Trắc & Bằng.” Nhưng nếu ta chỉ xài chữ “Ôn” một mình, rồi gắn vào một chữ khác chữ “hàn” trước đó, thì “hàn ôn” đã hoàn toàn mất ý nghĩa nguyên thuỷ của nó rồi. Cũng thế, hai chữ chót của câu nhất, nếu mình tách “hoàng hôn” ra để chỉ hoạ theo vần “hôn” thôi (theo bảng luật T vần B) thì “buổi chiều” sẽ biến thành “nụ hôn” (chụt chụt) ngay. :z14:


___o0o___

___ Để thử tập tành làm thi sĩ, tui cũng ráng mò theo đúng 5 vần của bà....

Bài thơ con cóc sau đây là tui mượn ý tưởng theo lời kể của một người bạn. Năm đó, chàng chỉ mới hai mươi mấy tuổi, nghe theo lời xúi dại của thằng em Trời đánh Thánh vật đang buồn tình. Nó và chàng rủ nhau đi thăm sa mạc coi thiên hạ đốt dầu lửa và bắn pháo bông chơi. Đặt chân đến nơi, mới biết chữ “khổ” đánh vần ra mần sao: cái xứ mắc dịch gì mà đi đâu cũng toàn thấy cát và cát - từ thành thị cho đến “nông thôn” (nuôi dê & lạc đà :z2: )...

Có những buổi chiều buồn trong sa mạc, vừa ngồi nhai MRE trộn cát mà nhớ “ghệ” (chưa nói tiếng yêu) cùng ổ bánh mì thịt Ba Lẹ muốn chết luôn! Nhiều lúc, thiệt là hổng biết mình nhớ bên nào hơn - ổ bánh mì hay nàng chó con?


[B]Một thoáng nhớ người trong “Bão Sa Mạc”__

Khói mờ sa mạc buổi hoàng hôn
Tiểu đội phân công cuộc trấn đồn
Cát nhuộm chiến bào nơi phố thị
Đá vương giày trận chốn nông thôn
Nhớ lời yêu đó còn thinh lặng
Thương kỷ niệm kia mãi dập dồn
Nếu có một ngày mình gặp lại
Nói sao cho thoả chuyện hàn ôn?
___(Thì hun “chụt chụt” rồi nói “I miss you quá xá!” chứ nói gì nữa bây giờ :z14:)

Have a G’day everyone!

Xxg__

XXG
04-07-2019, 08:57 AM
Hôm qua, mình lại bị cảnh sát bắt lỗi chính tả tiếp... :z2:

Dạ, em vừa sửa lại rồi đấy - xong nha “cô giáo!”

Đang cầm cây roi mây trong tay, mà nghĩ đi nghĩ lại, mình đâu quất cho hắn một roi được. Tại mình ẩu mới bị hắn rượt... Cũng may là nó chưa thấy mấy lỗi nhỏ nhỏ như “phong yêu, hạc tất” trong bài thơ của tui đấy Trời ạ (chữ thứ 2 & 4 cùng dấu với chữ thứ 7 trong câu). Có điều, ba cái lắt nhắt đó cũng không quan trọng. Miễn sao bài thơ đúng âm luật, không sử dụng Tiếng Cõi Trên và có hồn thơ là OK há em gái. Vì cho đến những vị tiền nhân “cổ thụ” trong thi văn VN của mình cũng bị lỗi này hoài đấy thôi... :z13:.

Thí dụ một câu: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” (Bà HTQ) - lỗi Phong Yêu.