PDA

View Full Version : Nhạc và đời ...



Khoa1221
02-09-2017, 02:47 PM
Tôi nhớ lần gần đây nhất ghé thăm xứ Huế, đúng vào những ngày tháng nắng nóng nhất của miền Trung, ngày đó tôi đi tour theo đoàn du khách ghé thăm Lăng của các vị vua, ghé Ngọ Môn, Tử Cấm Thành rồi qua chùa Thiên Mụ. Kết thúc tour bằng chuyến du thuyền trên sông Hương. Khi thuyền ra đến giữa dòng thì bất chợt mây gió ùa về và mưa rơi . Đã từng đi trong mưa suốt thời thơ ấu cho đến những tháng năm phiêu bạt xa quê hương , đã từng ngồi ngắm mưa suốt những quãng ngày buồn cô lẻ mà chưa lần nào thấy tâm trạng như trong mưa trên sông Hương , bốn bề sông nước mênh mang , lòng người lữ khách tràn ngập cô đơn hiu quạnh , cảm giác mỗi giây phút thời gian trôi qua như là một xa xỉ với những lưu luyến hiện tại. Chỉ mong thuyền cứ thế xuôi dòng, và mình thì được ngược dòng thời gian mà chìm đắm, để thả trôi tâm hồn đi mãi lang thang trên sóng nước dòng Hương Giang nhòa nhạt mưa chiều ...



https://www.youtube.com/watch?v=bYaTKQJx4vE

Khoa1221
02-10-2017, 03:30 PM
Thói quen trở lại lúc nào , tôi cũng không biết ! Tôi chỉ mới nhận ra đây thôi . Mấy tuần nay, tôi lại bỗng thức giấc lúc nửa đêm . Đêm nay cũng thế ! Tôi bừng tỉnh dậy trong lúc trời bên ngoài còn đen nghịt , trong lúc vạn vật còn đang say ngủ.

Tuy đang trong nhà mát vì có máy ấm , nhưng đêm nay bầu trời thật lạnh , tuyết đang rơi . Làm cho tôi chợt nghĩ đến những người đang sống lăn lóc bên đường , và nghĩ xa hơn, ở VN, những em bé mô côi sống lây lất trên vỉa hè ....

Tôi cảm thấy tội cho họ, những người không có một mái ấm gia đình , sống vất vưởng trên hè phố ngày qua ngày , chỉ mong cho có được một mảnh áo che thân, mong tìm được một góc kẹt nào đó để trốn tránh được bầu không khí lạnh buốt này .

Thật buồn cuời phải không ? Trong lúc tôi tìm cảm nhận được sự thoải mái của màng đêm thì có lắm ngươì đang chiụ khổ vì cơn lạnh của không gian . Thế mới biết mỗi người một hoàn cảnh ! Chẳng vì vậy mà đã có câu " hoàn cảnh tạo con người "? Vì nếu mình may mắn thì mình mới cảm thấy được cuộc đời là thú vị, là đáng yêu . Còn nêú mình không may mắn thì " đời chỉ là cay đắng, là bể khổ " ...


https://www.youtube.com/watch?v=wl6IoVNPAio

Khoa1221
02-11-2017, 01:44 PM
Trở lại miền quê nghèo Châu Đốc sau hơn 30 năm xa xứ . Ngay từ giây phút đầu tiên đặt bước chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất , trong trái tim tôi đã rộn ràng lên một niềm cãm xúc dâng trào khó tả. Trong suốt quãng đường dài ngồi trên xe để trở về thăm lại miền quê nghèo ngày xưa , trong đầu tôi lại miên man chảy trôi qua suy nghĩ và hình ảnh của một thuở nào .

Miền quê Châu Đốc của tôi là vùng nghèo và xa thành thị . Quê tôi lúc xưa không có nhà lầu xe hơi nhưng quê tôi có những bóng tre già rủ bóng mát ở đầu xóm nơi đã ấm ủ tôi trong những buổi trưa hè nẳm nghĩ khi đi học về . Không hẳn riêng tôi , mà cả những đứa trẻ đồng trang lứa trong xóm , hình ảnh bụi tre già, có cây chùm ruột truớc nhà bà ngoại, và con trâu sau vuờn , có những con gà chạy vòng vòng truớc nhà . Đây tuy là một hình ảnh quá bình thường với bao người nhưng với tôi , đó là hình ảnh đẹp nhất của một thời tuổi thơ . Tuy tóc đã lâu đổi màu tuyết sương , nhưng tôi vẫn giữ mãi hình ảnh này trong ký ức .

Từ Sài Gòn , đi về miền tây, qua bến Mỹ Thuận, chuyến đi hơn 5 tiếng đồng hồ . Trở lại miền quê sau bao năm xa cách , thấy mọi thứ dường như thay đổi quá nhiều . Hotel cùng nhà cửa cao rộng mọc lên ngày càng nhiều , cũng đủ thấy mức sống của mọi người ngày nay đã khác , đả được no ấm hơn xưa . Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vùng quê nghèo . Nhà tranh lá văm vắp bên sông , bên đồng . Vẫn còn đó nón lá pha sương , gánh hàng rau trong đêm mờ sáng . Tôi yêu lắm khi sáng sơm nghe đuợc tiếng gà gáy . Nó không hẳn là tiếng gáy báo ngày mới như ý nghĩa thông thường , nó mang trong tôi như một âm thanh gợi nhớ về ngày thơ ấu . Quê tôi bình dị lắm . Không ồn ào , không nhiều ánh đèn , không có nhiều những phù hoa dương giả . Quê tôi chỉ có những con đường nhỏ chạy dài lối mòn đưa tôi về những gì đẹp đẽ và giản dị nhất . Đưa tôi vể một thuở của ngày xưa với tiếng hát ru bao canh dài của mẹ , của ngoại , đưa tôi về với bóng chiều nhìn ngắm cánh cò bay ....


https://www.youtube.com/watch?v=OWlpaGsEVxo

Khoa1221
02-14-2017, 02:01 PM
Sài Gòn những ngày mưa ... có khi mưa to, có lúc mưa nhỏ và ngắn .... Mưa Sài Gòn lúc đỏng đảnh như cô bé mới lớn, lúc lại như cô gái mới giận người yêu , lúc tức tưởi như người phụ nữ vừa đánh rơi hạnh phúc; và, có lúc , lại trầm tư như người thiếu phụ đã uống cạn những vui buồn của một kiếp người . Mưa SaiGon lúc rào xuống giữa cơn nắng chang chang của buổi trưa, đột nhiên lại mưa , không nói trước, không hẹn hò, không nhắn nhe . Những cơn mưa Sài Gòn về đêm để cho những cặp tình nhân " núp mưa " bên nhau . Khi những ánh chớp loé lên, chỉ kịp nhìn thấy ánh mắt nguời con gái nhìn nguời tình trân trân, thay cho lời tỏ tình . Nhưng những cơn mưa đêm mau tạnh , không thể làm cái cớ đứng lâu bên nhau để trao hơi ấm cho nhau . Mưa có cái đẹp thơ mộng của mưa, nhưng cũng đánh mất đi những nét đặc biệt khác của Sài Gòn . Thành phố thay đổi nhiều mỗi lần tôi trở về . Những cửa hàng, tiệm ăn, quán bar chen lấn mọc lên . Những khung cảnh ngày xưa rất thân thuộc với tôi mà sao như đã khoác lên mình màu áo mới . Tất cả dường như đổi khác và xa lạ . Về chiều, thành phố đã thắp đèn sau một ngày bận rộn.

Ở đất sài gòn nhộn nhịp này thì có rất nhiều những quán bar hay cà phê cao cấp sang trọng , về đêm rất đông khách . Khách hàng với những chiếc áo muôn màu theo thời trang của các cô hay những bộ quần áo láng có lịch sự của các anh chàng . Trong bầu không khí vui nhộn, khung cảnh sang trọng , họ cười giỡn trong nơi họp mặt mới lạ này . Nếu ai đã từng biềt đến những quán cà phê nỗi tiếng đó thì không ai có thể phủ nhận được ở dó là không gian của sự nhộn nhịp , là nơi hội tụ hộp và là niềm yêu thích khó có thể thiếu của một số lớn người dân Sài Gòn và cả Việt Kiều ....Riêng với tôi, tôi yêu những gì nhẹ nhàng , yêu những gì bình dị , ngồi nhâm nhi trò chuyện với bạn bè bên ly cà phê đen ở quán cóc, quán cafe ven đường , hay một quán nhạc nho nhỏ với những hàng ghế gỗ bình dân . Đây là một trong những thú vui có sự đam mê mà tôi cãm thấy rằng nó thật gần gủi với con người của tôi ...


https://www.youtube.com/watch?v=qa1yRbO5nNs

Khoa1221
02-15-2017, 01:53 PM
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và mối tình 'Dư âm'

" Ngày xưa khi sáng tác trong nỗi đau tột độ, tôi đã nghĩ: Rồi đây, mọi thứ trên đời, đến một lúc nào đó sẽ phải mất đi, chẳng còn gì để mà nhớ thương luyến tiếc, nếu có còn lại thì đó chỉ là "dư âm" của một thời quá khứ mà thôi", nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể lại kỷ niệm khi sáng tác ca khúc "Dư âm". Hồi đó (năm 1949), tôi đang làm trưởng đoàn văn công của Sư đoàn 304. Trong kỳ nghỉ phép, một người bạn thân rủ tôi về nhà anh ấy chơi tận Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nhà anh bạn có 2 người con gái: chị 22, em 16, mà tôi hồi đó đã 26 tuổi. Hình như ý muốn của anh bạn là cốt để tôi "dính" cô chị, cho thành anh em. Thuở ấy, con gái đến tuổi 18 hay 20 mới được phép nói đến chuyện lấy chồng. Cái luật gia phong của ông cha mình là thế, không ai dám cưỡng lại. Vì vậy, người chị 22 tuổi phải ra mắt. Cô em mới 16 tuổi thuộc diện "chưa đến tuổi cập kê" nên phải tránh đi. Tôi gặp người chị và cũng đôi lần trò chuyện, nhưng chẳng thấy có cảm xúc gì. Có lẽ là do "cái duyên, cái số". Đến một hôm, chúng tôi đang ngồi cạnh nhau thì cô em gái bất thần xuất hiện, đến sau lưng chị, tay cằm vào ghế chị ngồi và nhìn tôi với đôi mắt đen tròn lay láy. Ôi! Đôi mắt kỳ diệu đã hút hồn khiến tôi sững sờ, đờ đẫn, rồi lặng im như người mất hồn. Hôm sau dưới ánh trăng, khi anh bạn cùng tôi uống trà ở ngoài sân, cô em ra ngồi hong tóc ở thềm hoa, cách tôi cái sân rộng. Cô ôm đàn quay lưng lại phía tôi, cô hát gì, tôi không rõ, nhưng có vẻ như say đắm lạ thường. Tôi ra về, mang nặng trong lòng một sự tan vỡ, một "dáng em đang ôm đàn" dưới trăng. Chuyện tình của tôi, năm ấy, chỉ có thế! Nhưng về đến đơn vị, trong lòng tôi cứ vang lên một nét nhạc "... đêm qua mơ dáng...". Đêm hôm ấy, khi mọi người đã ngủ, tôi xuống bếp khoanh tròn tấm cót cùng với cây đàn và ngọn đèn dầu ngồi viết Dư Âm .... "


https://www.youtube.com/watch?v=oaXkjh4bTXs

Khoa1221
02-17-2017, 11:11 AM
Này em , em có nhớ chăng chúng mình đã xa nhau thật lâu rồi phải không em? Nếu nói rằng tình là thiên thu thì lẽ ra tôi không nên đặt câu hỏi đó với em bởi vì 3 năm hay 10 năm xa cách thì đã có là bao nhiêu trong vũ trụ thời gian vô tận. Trong thời gian xa nhau , 1 năm , 3 năm , hay 10 năm , tất cả chỉ là một con số nhõ của không gian . Khi nhạc sĩ Trần Quảng Nam đặt bài hát "10 Năm Tình Cũ" thì có lẽ cũng đã có những người làm được chuyện ấy, có gì lạ, phải không em?

Nhưng em ơi, khoảng thời gian dài đằng đẳng ấy dù mấy năm nhưng đã cho tôi triệu lần cay đắng, triệu nỗi dằng vặt khôn nguôi, nhiều lúc những tưởng con tim mình bị nghiền nát bởi bao nhung nhớ, bởi bóng hình thiên thần của em thuở xưa, bởi sự tàn nhẫn trong im lặng đến tĩnh mịch cửa cuộc đời khi không còn hình ảnh em.

Ôi, em có hiểu thấu lòng tôi không ?

Bao nhiêu kỷ niệm dịu dàng, bao nhiêu nụ cười yêu dấu, bao nhiêu lần quấn quít bên nhau như quên hết ngoại cảnh trần gian, và những nụ hôn nồng thắm, lời thì thào rót xuống đời nhau, và rồi những hơi thở ấm áp bên nhau, hay nếm những giọt lệ lăn dài hoà trộn trên áo tôi, hay những lần hẹn hò của ngày xưa ... Định mệnh đã đem em đến với cuộc đời tôi, và cũng vội vã đưa em đi thật xa . Không một lời chào lần cuối dù là tạm biệt hay vĩnh biệt. Không một lần ôm nhau để nghe hơi thở ru nỗi niềm ngăn cách . Không một lần được nhìn ánh mắt lưu luyến đớn đau của em. Và nghe em oán hờn hay trách cứ tôi .

Thời gian đã không ngừng lại cho chúng ta hưởng trọn vẹn hạnh phúc. Thời gian cũng không ngừng lại cho chúng ta thấm thía trọn niềm đau . Thời gian đưa hai chúng ta vào hai thế giới mà có lẻ chỉ trong sự nhung nhớ đau khổ tột cùng, chúng ta mới nhận thức rằng , mình vẫn còn nhau và sống cho nhau bằng sự tôn thờ khung trời kỷ niệm. Nụ cười giờ đây có lẽ là tiếng khóc khô không lệ . Nhưng cũng có những người không phân biệt được sự khác biệt giưã hai tiếng cười . Tình yêu không đến để thuần túy đem hạnh phúc mà là cho chúng ta tất cả hương vị trái nghịch để chúng ta thấu hiểu được ý nghiã và thân phận loài ngườị . Phải chăng trong sự đau khổ chúng ta thấy được ý nghiã hạnh phúc? Phải chăng trong sự cay đắng chúng ta hiểu được hương vị ngọt ngào ....


https://www.youtube.com/watch?v=uEr3JIyaXTQ

Khoa1221
02-17-2017, 07:03 PM
Người tình trong "Không" của Nguyễn Ánh 9 ... ông tâm sự:

“18 tuổi, tôi gặp mối tình đầu. Hai người tình thơ trẻ bị cuốn vào niềm đam mê choáng váng và mãnh liệt. Nhưng dường như là số phận, những mối tình quá đẹp, thường khó vẹn toàn. Gia đình cô gái không đồng ý cho con mình yêu anh nhạc sĩ nghèo, sống lang bạt kỳ hồ. Ngăn không được lòng đôi trẻ, cha mẹ cô dùng kế ly gián, gây nghi ngờ hờn giận cho hai người. Để cách ly, cô ấy bị bố mẹ bắt sang Pháp sống, hòng ngăn cản mối tình “rồ dại” với tôi …

Trong tâm trạng tan nát, bẽ bàng vì lầm tưởng bị người tình phụ rẫy, tôi viết bài “Không” với những lời như từ chối, như cố quên. Sau này, khi tôi đã có vợ con, chúng tôi gặp lại nhau thì mới vỡ lẽ rằng, trước đây, cô ấy bị bố mẹ giấu hết thư và không cho liên lạc với tôi. Đến bây giờ cô ấy vẫn sống một mình với dư âm mối tình .

Nguyễn Ánh 9 , tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của vua Gia Long. Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9. Khi biết người yêu đầu tiên vẫn cô đơn, ông cảm giác : " Tôi có lỗi rất lớn với gia đình bởi tới giờ tôi vẫn yêu người đó. Nhưng đó là một tình yêu rất xa. Mỗi khi buồn, tôi lại nhớ tới những kỷ niệm xưa và nỗi buồn qua đi. Người ấy đã lấy thành công của tôi để làm niềm vui cho mình. Nghĩ tới điều này càng làm tôi buồn thêm. Tất cả tình khúc của tôi chỉ dành cho người ấy ... "


https://www.youtube.com/watch?v=aAdywL8TgcU

Khoa1221
02-19-2017, 09:08 AM
Sáng Virginia , trời chợt đổ cơn mưa òa vỡ tan vào lòng thành phố . Nhìn qua khung cửa số , tôi thấy rõ từng giọt mưa bay bay trong cái se se lạnh của mùa đông vùng đông bắc Hoa Kỳ . Mưa đến làm cho mọi vật hối hả , nhưng mưa qua thì không gian lại trở về an bình hơn bao giờ hết . Tôi bước đến bên cửa sổ và nhìn xuống dưới đường phố. Mọi vật dường như luân chuyển nhanh hơn trong cơn mưa . Nhìn quanh con đường dài , rồi tôi chợt nhớ về một góc nhỏ con đường ở Sàigòn . Một dãy bàn ghế lổm xổm chỉ có dăm ba cái bàn cùng mấy cái ghế nhựa nhỏ đang được một cụ già loay hoay mãi mới che chắn cho khỏi bị ướt mưa . Phải chăng do tôi đa cảm , hay vì cơn mưa bất chợt cùng khung cảnh ấy đã làm cho trái tim tôi thổn thức . Một ý nghĩ đã đến ngay với tôi , nếu như tôi đang ở SG, là chỉ cần cơn mưa tạm dừng là tôi sẽ đi ngay đến cái quán nhỏ xíu trên con đường đó ...cái quán mang hình bóng một nửa hồn đam mê trong tôi , mà dù khi đi xa tôi vẫn nhớ và thường gọi bằng hai tiếng thân thương “ Quán cóc “.... Chiều nay , tôi sẽ đi tìm lại một kỷ niệm ....

Tôi thả bộ dọc theo con đường hai bên hàng cây xanh. Để tìm đến quán cóc . Bước đến quán cóc . Quán của một cụ già nhưng cũng còn khỏe mạnh lắm. Tôi bước tới làm phụ cụ cởi bỏ những tấm màn nilong che mưa . Cụ vội chào đón tôi bằng một nụ cười thật tươi , những vết chân chim trên gương mặt cụ không làm vẻ hiền lành chân chất của cụ bị phai nhòa .

-" Mời chú ghé quán lão nhâm nhi cà phê bụi đường. Trời mới mưa xong , khổ thế đó . Ghế cũng còn hơi ướt , nhưng không sao để lão lau một cái là xong ngay cho chú ngồi .”

Cụ già bình dân quá, nói thật là tội . Tôi muốn nghe lắm những câu trò chuyện bình dị như thế , vì tôi cảm thấy đâu đó trong những lời nói mộc mạc đó là một cõi riêng làm tôi nhẹ nhàng . Tôi vội lấy cái khăn để dưới kẽ bàn phụ cụ già lau bàn ghế . Mặc dù ghế còn ướt lắm nhưng tôi không ngai , cứ ngồi rồi xíu cũng khô thôi mà.

Cụ già hỏi :

-Chú là người ở xa đến đó hả ? Việt Kiều phải không ? có nhâm nhi cà phê quán cóc lần nào chưa ?

- Da, có vài lần rồi ... Hôm nay vô tình thấy quán này , nhớ quá nên cháu ghé vào

-Vậy chắc lâu rồi mới được ngồi quán cóc phải không ?..cuộc sống bận rộn quá mà . Nhưng nếu mỗi sáng thức dậy hay mỗi khi rảnh rõi được ra đây ngồi nhâm nhi ly cà phê rồi nhìn ngắm dòng người qua lại cũng là một cái thú vui đó chú . Chú uống gì lão lấy cho ?

-cho cháu 1 ly cà phê đen ạ!

Cụ già cười một cái rồi quay vào làm cà phê . Để lại mình tôi ngồi nhìn ngắm SG sau cơn mưa . Đúng là lâu lắm rồi tôi mới lại có được cái phút giây yên bình ngồi nhâm nhi cà phê ở quán cóc ... Không chỉ có những lúc yên tĩnh bên ly cà phê mà bên cạnh đó còn có cả những kỷ niệm cười ra nước mắt khi mà có những lúc chúng tôi vừa cầm ly cà phê vừa chạy khi công an đến dọn ... Hoảng hồn có, bất ngờ có, cười không nổi mà khóc cũng không xong...thế nhưng điều dó không làm tôi hay bất cứ ai yêu quán cóc vì thế mà tử bỏ thói quen, niềm đam mê cái cãm giác bên quán cóc ...dẹp bên này thì đi bên khác...cứ thế quán cóc với tình cảm không nguôi của biết bao con người dành cho nó, đến cả ngay một nguời xa xứ như tôi còn không bao giờ quên từng ngày hiện hữu ở một góc nhỏ nào đó bên cạnh các con đường .......


https://www.youtube.com/watch?v=C3cUTnD1xiQ

Khoa1221
02-20-2017, 04:01 PM
Thà Như Giọt Mưa và " người tên Duyên "

Theo một thông tin mang đến đây : " Duyên là một cô gái gốc Bắc, học chung lớp với nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên . Bài thơ " Khúc Tình Buồn " không nhắc tới tên Duyên như trong nhạc phẩm “Thà Như Giọt Mưa” của Phạm Duỵ . Cô gái tên Duyên này là một nhân vật có thật và học chung lớp với nhà thơ tại trường trung học Ngô Quyền thành phố Biên Hòa, và tình cảm của ông đối với cô chính là nguồn cảm hứng khiến ông liên tục sáng tác những bài thơ nổi tiếng một thời chỉ để riêng tặng cho cộ Tuổi trẻ thời ấy thích thú với những dỗi hờn rất con nít của tác giả bài thơ khi mong cho người con gái tên Duyên sẽ đau khổ muôn niên, sẽ đau khổ trăm năm … lời lẽ như là chính cô gái đã phụ tình tác giả "

Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi Thị Duyên nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò áo trắng: " Tụi này học chung với nhau từ năm đệ tứ. Trường đó là trường nam-nữ học chung. Đến khi học sinh đông quá thì họ phân lớp ra, trong đó có một lớp đệ tứ “mix” giữa con trai với con gáị Sau đó tôi lên học ban B thì tôi học luôn đến lớp đệ nhất, học chung với tụi con trai, trong lớp chỉ có vài cô con gái thôi . Tụi này biết nhau từ hồi nhỏ, lúc đó cũng ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì hết, còn Nguyễn Tất Nhiên nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổị Tôi được tặng một quyển thơ mà Nguyễn Tất Nhiên nói là có ba bản chính. Một bản của Nhiên, một bản cho tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi . In ra khoảng chừng 100 quyển thôi . Tôi biết sự hình thành quyển thơ của Nguyễn Tất Nhiên chứ không phải không, nhưng thật ra là chẳng có gì hết, tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết, nhưng đó là chuyện hồi nhỏ. "

Thật ra chính cái tên Duyên mới làm bài thơ nổi tiếng. Trong tập thơ Thiên Tai, Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bài nói về người thiếu nữ tên Duyên và tập thơ này viết bởi nguồn cảm hứng duy nhất đó. " Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một quyển thơ viết cho tôi . Nhưng tôi đã nói với Nguyễn Tất Nhiên ngay từ đầu là mình làm bạn thôi, nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa . Về sau anh ấy phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp một người bạn như tôi . Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm. "


https://www.youtube.com/watch?v=44WmI-GWZps

Khoa1221
02-21-2017, 07:26 PM
Cùng nhau trở lại một thời áo trắng của " Thà Như Giot Mưa " ngày xưa . Tuởng chừng mới như hôm nào , nhưng thời gian đi qua cũng khá lâu . Một buổi chiều nắng ấm, tôi lái xe chạy vòng vòng trên những con đường thành phố. Ghé vào khu chợ Việt Nam, tôi chợt thấy một bóng dáng ai đang thướt tha trong tà áo dài . Chợt như một thoáng hương tình ngây thơ thuở nào lại ùa về một cách vội vã trong tôi . Tôi ghé vào một quán cà phê trong khu phố nhỏ , ngồi nhâm nhi tách cà fê , để thả hồn theo những kỷ niệm của ngày xưa , của một thời áo trắng , thắp thoáng tà áo trắng học trò , đầy buớm trắng hoa lá tuơi đẹp của mùa xuân , có thầy có cô có bạn bè . Có giờ ra chơi , có phút tan truờng. Có phấn trắng, bảng đen. Có tiếng ve sầu của mùa hè , có màu hoa phuợng đỏ chia ly , và có những mối tình thơ ngây vụng dại . Mới ngày nào mà một thời áo trắng đã trôi qua với bao nhiêu kỷ niệm của cái tuổi học trò , với bao nhiêu mơ uớc của tuổi thư sinh mà bây giờ chỉ còn lại trong quá khứ , nhưng, những tình cảm đầu đời ngây thơ đó sẽ không bao giờ phai nhạt . Gắn liền áo trắng với cái tuổi học trò là mối tình đầu, đã gợi biết bao nhiêu hình ảnh trong ký ức tôi .

Khi vào đại học , tôi là một câu học trò vô tư và lạnh lùng .Sống và lớn lên bên US từ nhỏ , cho nên thời học trò của tôi hầu hết toàn là những người bạn học Mỹ . Lâu lâu trong lớp tôi mới xuất hiện một cậu hay một cô học trò Việt Nam. Thành phố nơi tôi ở rất ít người Việt Nam , ở trường học thì cũng thế . Đáng lẽ ra tôi phải càng biết yêu quý và để ý hơn những người bạn học Việt Nam. Thế nhưng với một thằng con trai còn ở cái tuổi sinh viên như tôi, sự quan tâm thì ít , mà cái vô tư thì rất nhiềụ Thế nhưng có mấy ai trải qua thời sinh viên mà không từng một lần trải qua những cảm giác rung động đầu đời . Tuy ở US, và dĩ nhiên với một thằng dù có vô tư bao nhiêu thì cũng không được ngoại lệ với những thứ cảm xúc mang hương vị của tình thơ ngây thưở mới lớn đó .

Nhớ lại một buổi chiều mùa xuân năm ấy , trường tôi có thêm một cô học trò mới . Tánh tôi mãi vô tư nên thêm một người hay bớt đi một người học trò ở trường chẳng là vấn đề to gì mấy . Và khi ấy , với tôi thì người con gái ấy cũng thế , tôi cũng chỉ biết em khi gặp nhau trong hành lang truờng học . Lúc đó , tôi chỉ dừng lại với vài câu xã giao cho vui miệng mà thôi .

Để rồi , ngày ấy đã đến . Cái ngày cũng như bao nhiêu ngày khác , cũng có 24 tiếng và kim đồng hồ cũng vẫn chỉ đúng từng số giờ mà không chậm lại một giây nào . Vậy mà chính những giây phút ngắn ngủi trôi qua trong ngày hôm đó đã đến với tôi mang theo những điều mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể nào quên cái phút giây ngày hôm ấy . Ngày đó , tôi theo Ba Mẹ đi chùa . Khung cảnh hôm đó thật náo nhiệt đông người qua lại . Có lẽ do người đông nên tôi cũng cảm thấy ngột ngạt , lúc đó tôi chỉ nghĩ mong Ba Mẹ mau cúng để lẹ đi về . Vậy mà thoáng chốc tôi cảm thấy cả không gian xung quanh tôi dường như mọi thứ đang đứng yên lại , khi tôi nhìn thấy em. Em hôm nay lạ quá , trong tà áo dài trắng , mái tóc xõa dài qua vai nhìn em thật khác hoàn toàn với cái nhìn đầu tiên hay những khi tôi gặp ở trường . Hình như tim tôi ngừng đập , ánh mắt tôi tìm em trong vô số những người đang chen chúc đi xung quanh em . Thôi rồi , kể từ giây phút này tôi biết rằng trái tim tôi không còn là của tôi nữa , ánh mắt tôi không còn nghe lời tôi nữa . Và bước chân tôi dường như cũng đã thôi thúc tôi đi đến bên em .

- " Ngọc cũng đi chùa sao , đi với gia đình đó hả " tôi lắp bắp nói

- " Ngọc đi với Mẹ , anh Khoa cũng đi với gia đình ? ".

Ngọc đáp lại câu hỏi xã giao của tôi thật nhẹ nhàng làm sao . Nghe mà lòng tôi vui như mở cờ . Chúng tôi trò chuyện vài câu rồi Ngọc chào tôi đi theo Mẹ . Nhìn em đi xa rồi mà ánh mắt tôi vẫn chưa chịu thôi . Ước gì thời gian hồi nãy đến lại thêm một lần nữa và đứng im luôn . Lần đầu tiên tôi biết Ngọc là ở trường ,em cùng gia đình qua US từ Pháp nên tiến Anh nói cũng không được nhiều . Đó là những gì tôi biết thêm về em sau cái lần gặp nhau ở chùa ngày hôm đó .

Sau lần đó , chúng tôi thân nhau hơn . Những kỷ niệm vui buồn cũng có nhiều hơn . Tôi vẫn nhớ mãi , có một lần tôi và em cùng rủ nhau cúp một ngày học để đi câu cá . Ngọc rất chu đáo , em chuẩn bị cho cả hai ổ bánh mì zambon. Cái ghế đá bên bờ hồ ngày hôm đó thật thân thương làm sao . Rồi tôi và em cùng nhau đi dọc bờ hồ , đi vòng vòng trong công viên mà trò chuyện đủ thứ trên đời . Ánh mắt em trong veo tròn đẹp nhìn tôi và rồi em nở một nụ cười thật duyên làm sao , trong cái nắng chiều hôm đó mùa xuân đã qua rồi nhưng sao tôi thấy mùa xuân như đang ở trong tim của tôi . Và mùa xuân trong đôi mắt em … Là muà xuân chan chứa hy vọng … Và mùa xuân trong đôi mắt em … tôi mãi chờ trông... Lúc đó tôi thầm nghĩ , cho dù mai đây có bao nhiêu cái chiều trôi qua êm đềm hơn như thế này nữa thì trong lòng tôi sẽ vẫn luôn có một chỗ dành riêng cho kỷ niệm ngày hôm nay ....

Nhưng rồi, ta quen nhau muà xuân, ta xa nhau muà hạ . Cuối muà học năm đó , một ngày mùa xuân đã vẫy tay chào tạm biệt tôi ,và em cũng thế . Hai tháng trôi qua sao mà nhanh thế . Ngày em nói em phải theo gia đình về Cali sống , cõi lòng tôi như có một điều gì đó làm tim tôi ngừng thở , tôi thẫn thờ người ra mà không nói lên được lời nào .Tôi chỉ nhìn em . Em đứng bên tôi .Thời gian như ngừng trôi .

Buổi chiều chia tay , cũng là lần đầu tiên tôi mạnh dạn nắm tay em đi dạo bờ hồ công viên. Ngọc ngày hôm đó, đẹp lắm . Gíó chiều phả lên mát rượi, gió và tóc em nô đùa mơn man trên cánh tay tôi . Ngày mai xa nhau rồi không biết đến khi nào tôi và em mới có lại một buổi chiều như thế này . Êm đềm hạnh phúc và thêm một chút mong manh ...

Nhớ một câu của ông thi sĩ nào đó: “ Chỉ có hai điều giúp đem lại hạnh phúc đấy là tin và yêu”. Tôi và em đã có cả hai . Tôi chợt cần hạnh phúc, tôi chợt muốn có được hạnh phúc trong tầm tay . Tôi hỏi em lúc chia tay : " Bao giờ chúng mình có cơ hội gặp nhau vậy Ngọc ? ". Câu trả lời đơn giản của em : " Lúc nhớ nhau đó anh ". Ừ, đúng rồi ... lúc nhớ. Đơn giản để xa nhau một cách nhẹ nhàng hơn dẫu biết rằng bao nhiêu ràng buộc, đơn giản để trấn an mình. Có cái gì đó nghèn nghẹn ở cổ. Nhìn nhau và chỉ muốn hét lên, ôi chia ly…

Cái tuổi 19 và em đã đến và rồi ra đi để lại trong tôi một trái tim lần đầu tiên chạm ngõ với những nhung nhớ đầu đời một cánh êm đềm , và đẹp đến thế . Dẫu rằng cuối cùng cũng có sự chia ly , nhưng sự chia ly đó đâu có ý nghĩa gì khi mà những kỷ niệm của tôi và em vẫn không phai nhòa theo thời gian , em ngày xưa và cho đến tận bây giờ hay cho đến những ngày sau nữa . Thì sẽ vẫn mãi là một thời dấu yêu, " Một mối tình thơ ngây và vụng dại " mà tôi đã , sẽ , và không bao giờ quên ....

" Anh, anh có cần thêm tách trà không, cà phê của anh đã nguội rồi "...

Cô gái hầu bàn đụng vai tôi , làm tôi như bừng tỉnh lại sau một giấc mơ, một giấc mơ đi tìm về những kỷ niệm đã qua .

" oh cám ơn nha, không cần đâu , ly cà phê bao nhiêu đó ? "

Bước ra khỏi quán , nhìn ánh nắng chiều vàng đang dần tắt , tôi lẩm nhẩm " Một mối tình ngây thơ và vụng dại ". Tôi khẽ cười , một nụ cười trong một ngày lặng lẽ ..............

" Áo trắng bây giờ đã về đâu ,
Sao bỗng chiều nay áo trắng sầu .
Đôi mắt nhìn mây lòng thầm hỏi
Biết có ai còn nhớ đến nhau ........ "



https://www.youtube.com/watch?v=Ej7wzuncREg

cuocsi
02-21-2017, 09:34 PM
Trích...Khoa 1221

Tôi hỏi em lúc chia tay :
" Bao giờ chúng mình có cơ hội gặp nhau vậy Ngọc ? ".
Câu trả lời đơn giản của em : " Lúc nhớ nhau đó anh " :z57:

Cám ơn Khoa1221 đã chia sẻ những bài viết, nhạc hay trang trước và chuyện tình trên đây, thật đơn sơ nhưng thật dễ thương !

Mong được đọc tiếp

cuocsi

Khoa1221
02-22-2017, 07:10 PM
Trích...Khoa 1221

Tôi hỏi em lúc chia tay :
" Bao giờ chúng mình có cơ hội gặp nhau vậy Ngọc ? ".
Câu trả lời đơn giản của em : " Lúc nhớ nhau đó anh " :z57:

Cám ơn Khoa1221 đã chia sẻ những bài viết, nhạc hay trang trước và chuyện tình trên đây, thật đơn sơ nhưng thật dễ thương !

Mong được đọc tiếp

cuocsi

Khoa cảm ơn bạn Cuocsi đã ghé qua và ghi lại lời viết thân thiện . Khoa viết cho vui qua ngày thôi . Một ngày vui vẽ nha Cuocsi .

Khoa1221
02-23-2017, 02:19 PM
Hôm nay thành phố nơi tôi đang đi công tác không có một chút nắng gì cả . Trời cứ rúc rắc mưa nguyên ngày , lâu lâu tạnh được một chốc lát xong lại tiếp tục mưa . Những hạt mưa nho nhỏ rơi đều đặn trông thật đẹp mắt, trông thật nên thơ . Tuy là giữa mùa đông, nhưng nhiệt độ cao hơn thông thuờng . Không biết tôi đã yêu thích được nghe tiếng mưa rơi từ thuỏ nào ? Có lẽ từ khi tôi vừa lớn lên và biết yêu là gì, thích viết văn thơ ? Hay là từ khi tôi nếm mùi thú đau thương trong tình yêu , ôi những cơn mưa trong trái tim . Ngoài trời , giọt mưa cứ rơi , tiếng mưa rơi . Ngồi lắng nghe tiếng mưa rơi, tôi chợt nhớ đến những cơn mưa dây dưa của cố đô Huế . Cho những nguời đã đến thăm hay những nguời con của Huế , chắc chắn họ sẽ cảm thấy như tôi vừa viết ở đây . Những cơn mưa như những bài tình ca của Huế . Xứ Huế mộng mơ , tuy nhỏ , nhưng bình yên và dịu dàng . Nhớ Huế, nhớ cố đô , nhớ những buớc đi, nhớ thời gian giao hoà giữa tình và cảnh . Càng nhớ càng lưu luyến không nguôi về Huế ...

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Anh là nguời Nam đô thị
Nghe qua tiếng Huế chân đi không đành

Có một hôm tôi về thăm lại Huế
Chợ Đông Ba lành lạnh khói sương mù
Con đường xưa ngập xác lá chiều thu
Cầu Bạch Hổ nhạt nhòa màn mưa bụi ....

Tám câu thơ đó không nhớ ai viết hay nhận đuợc từ đâu , mà khi mỗi lần đuợc diễm phúc ngắm nhìn những cơn mưa dây dưa , làm tôi chợt nhớ tới Huế . Mấy lần về thăm Huế , ra đi mang theo nỗi nhớ da diết . Tôi còn nhớ , một lần về thăm Huế , tôi thả bộ đi qua đập đá , bước sang Thôn Vĩ Dạ , và đi lên đến khu chợ Mai . Con đuờng đi với những hàng cau thẹn thùng đứng duới mưa , chờ đợi cơn mưa ngừng và ánh nắng trở lại , như một nguời con gái nào đó chờ nguời tình trở về thăm . Gió từ sông Huơng nhẹ nhàng đưa đẩy giọt mưa vào mặt tôi . Khung cảnh những vuờn cây , thấp thoáng sau lưng những hàng trúc ở hai bên đuờng , tuy bình dị , nhưng không kém tô điểm đầy đủ sức sống . Một câu chuyện dí dỏm là khi đến chợ Mai , tôi gặp mấy anh lái xe xích lô . Trong lúc trò chuyện qua lại cho vui , đám đàn ông con trai , tôi liếc qua nhìn cô bán hàng . Một anh kia hỏi : " anh làm gì nhìn kỹ thế ? " . Tôi vui miệng trả lời : " nhìn khuôn mặt cô đó xem có ' chữ điền ' hay không ? " . Tất cả chúng tôi ngã ra cuời .

Phải đi trong mưa ở Huế , mới nhận ra nét thơ mộng lãng mạn của cố đô . Và khi rời xa Huế , tất cả kỷ niệm vẫn mãi nằm trong trái tim . " Thuyền ai đậu bến sông trăng đó , Có chở trăng về kịp tối nay .... " , để rồi : " Ở đây sương khói mờ nhân ảnh , Ai biết tình ai có đậm đà ? "

Mưa vẫn mưa rơi, hôm nay bầu trời chưa nở nụ cuời ... Tôi chợt nhớ mấy câu thơ của Trần Dzạ Lữ :

" Kiếp sau lấy vợ Huế
Để tôi được cưng chìu
Đêm nằm nghe thỏ thẻ:
“Anh nì! Chừ mình yêu… "

Sáng ra lời trong veo
Tiếng người như chim hót
" Anh ơi! Em ốt dột
Hun chi lạ …rứa tề "




https://www.youtube.com/watch?v=JgFXYt2I26w

Khoa1221
02-25-2017, 05:35 AM
Em đến thăm anh một chiều mưa ... Nhạc sĩ Tô Vũ kể : “ Bản nhạc được tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên truyền huyện Kiến An chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng đi phục vụ chiến đấu bị lạc đường. Tôi và 2 người bạn ở trong một ngôi đình. Khi chúng tôi tập hát thì các cô này rủ nhau tới xem. Thoạt đầu họ còn e dè nhưng sau đó cũng nhận lời tập múa hát chung với chúng tôi. Trong đó, một cô hát rất hay và vững nhịp nên thường song ca với tôi. Mỗi lần đi biểu diễn, tiết mục của chúng tôi được hoan hô nhiều nhất. Nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau thì ba cô gái này phải trở về đơn vị cũ, cách chỗ tôi khoảng 8 km. Khi chia tay, chúng tôi ước hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Nếu họ không qua thì ba đứa tôi sang, nếu cả hai bên cùng sang thì sẽ gặp nhau ở giữa đường, bởi là đường độc đạo và phải qua một bến sông. Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang bên kia thăm được.

Buổi chiều trời vẫn mưa. Tôi đang “ trụ trì ” ngôi đình (hai ông bạn kia đã đi chơi) thì đột nhiên “ em ” một mình đội mưa đến. Xúc động đến bồi hồi, tôi đã viết: “ Em đến thăm anh một chiều đông. Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều. Em đến thăm anh, người em gái...”. Ở chữ “ gái ”, tôi chọn nốt “si bémol” (si giáng) lửng lơ mà khi hát lên, nghe rất… nũng nịu, không chút gì giống với “ người em gái ” bình thường cả. Tuy nhiên, theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số 3 cô gái đã “ hiện ra ” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “ là em đấy! ” nhưng tôi không tin. Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi... đành phải tan giấc mơ hoa: “...Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên ... đường về! ”.




https://www.youtube.com/watch?v=yuiEZTSsBTk

Khoa1221
02-26-2017, 05:54 AM
Ngoài trời vẫn lạnh . Tuy đây là lần thứ ba , tôi đi công tác ở vùng Bắc Âu, nhưng vẫn chưa quen chịu đựng đuợc sự lạnh lẽo của nơi đây . Sáng Chúa Nhật cuối tháng hai , tôi lang thang trên đường phố, trời thật lạnh, cái lạnh cứ thấm qua da thịt . Ly cà phê mau lạnh trong tay tôi . Trên con đường dài từ hotel , tôi buớc ngang một giáo đường với tượng Đức Mẹ , thật bình yên . Thanh phố vẫn còn ngũ lúc sáng , suơng mù che những hàng cây trong giáo đường , che luôn thánh giá trên đỉnh nhà thơ . Thành phố sáng nay buồn trong im lặng .

Tôi còn nhớ ngày xưa ở Châu Đốc, ông cậu , dân Hải Quân , đuợc phép nghĩ vài ngày về thăm . Lúc đó tuy còn nhỏ lắm , nhưng biết bon chen , nên cùng cậu đi chơi . Ngoài vỉa hè , trong ngõ hẻm, đài phát thanh, đều nghe " Thành Phố Buồn " , một trong những tác phẫm nỗi tiếng của nhạc sĩ Lam Phuơng . Cùng cậu đi tiệm sách để mua sách nhạc tác phẫm này để cậu tặng cho cô bạn gái . Nguời mà cậu luôn nhắc tới và hình như hai gia đình cũng đã dạm ngõ. Vì tuổi lúc đó , tuy biết thích con gái , nhưng vẫn chưa đủ lớn để suy nghĩ sâu sắc về tình yêu , nên chẵng hiểu Thành Phố Buồn , nó buồn như thế nào ? , và buồn gì mà buỗn dữ vậy trời . Khi nghe Chế Linh hát , tiếng hát nức nỡ . Thành phố có hoang vắng , có quạnh hiu , có lạnh lẽo đến độ ai cũng muốn đưa mình vào lời nhạc của bài hát , thế là sao ? . Đến nhà cô bạn gái của cậu , tôi lanh lẹ nói : " Cậu để con đưa cho cô " , Cậu ngồi trên xe gắng máy , cuời và đưa bài . Gặp cô truớc cửa nhà , tôi đưa và nói " Dạ, Cậu con tặng cô bài nhạc này " , Cô nhìn ra huớng Cậu , vẫy tay và mĩm cuời .

Đúng một năm sau , Cậu bị tử trận . Khi gặp lại cô ở ngoài chợ Châu đốc truớc khi rời nuớc vuợt biên , tôi hỏi : " cô còn nhớ con là ai không ? " . Cô nhìn thật phúc hậu và mĩm cuời trả lời : " Cô đâu quên được , con mang cho cô bài Thành Phố Buồn mà " , và nuớc mắt cô từ từ rơi xuống . Rồi cô nói thêm " Con biết không , mỗi lần cô nghe bài đó , cô nhớ cậu của con nhiều . " . Tôi chỉ biết an ủi : " Con biết cậu ở trên trời , cũng nhớ cô lắm . "

Tôi trở về bốn bức tường của căn phòng trong hotel , vặn lên youtube ... Một sáng nào nhớ không em ?.. Ngày chủ nhật ngày của duyên mình ... Qùy bên nhau trong góc giáo đường , Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương , Chúa thương tình, sẽ cho mình mãi mãi gần nhau ...



https://www.youtube.com/watch?v=KiS0IyuwGa0

Khoa1221
02-27-2017, 02:16 PM
Chiều nay thấy hoa cuời , chợt nhớ một nguời .... Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đi tu nghiệp khóa " Chỉ huy và Tham mưu " tại Hawaii . Trên bãi biển thơ mộng, tiếng đàn Hawaiienne của chàng Trung úy tài hoa 25 tuổi đã làm say mê Gina, một thiếu nữ bản xứ lai Pháp.

Cuộc tình ấy, nhạc sĩ đành khép lại khi mãn khóa tu nghiệp, trở về nước Việt Nam . Thời đó, tức là cách nay hơn 50 năm , kết hôn với người ngoại quốc là điều khó khăn lắm, nhạc sĩ chỉ còn biết tiếc nhớ …

Một buổi chiều Xuân năm sau đó, khi nỗi nhớ chất ngất, với cảm giác, chàng nhạc sĩ viết lên bài Nhớ một chiều Xuân . Câu hát " Người yêu dấu bên bờ thành Vienne " làm nhiều người thắc mắc, không hiểu tại sao lại có thành Vienne ở đó? Tác giả Nguyễn Văn Đông giải thích là hình ảnh của Gina trong tâm tưởng ông đã gắn liền với nhạc bản " A beautiful Vienna " mà ông đàn nhiều lần cho nàng nghe vì nàng thích bài này …




https://www.youtube.com/watch?v=PZznKVVwYP4

Khoa1221
03-01-2017, 07:08 PM
Kỷ Niệm Một Chuyến Đi .... Màn đêm bao phủ thủ đô Canberra . Những bon chen rộn ràng của một ngày đuợc thay bởi tiếng của côn trùng trong yên lặng khi về đêm . Trên đuờng trở về hotel , đi ngang bờ hồ của công viên thành phố , tôi ngừng chân để chiêm ngưỡng nắng vàng của ban đêm phản ảnh xuống mặt hồ . Nếu nói hôm nay làm việc mệt , thì không đúng hẵn . Nhưng lúc đứng bên bờ hồ, hình như tất cả nhọc nhằn trên vai tôi , được thoát ra , tạo cho tôi một cảm giác rất yên bình. Cũng có lẽ bầu không khí nhẹ nhàng không gò bó của thành phố mang cho tôi cảm giác này . Khi không còn ở bên cạnh cuộc chạy đua với thời gian của USA, tôi cảm nhận sự an lạc trong tâm hồn .

Sáng nay lúc làm việc , như những lần khác khi muốn tìm giải trí , tôi vào youtube . Vì thích tiếng hát của Quỳnh Lan , tôi chọn tác phẫm Lời Tình Buồn của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm . Tác phẫm đi đôi với tiếng hát của Quỳnh Lan , nhẹ nhàng và trữ tình . Thế rồi nguyên ngày hôm nay , trong trí óc tôi , lời nhạc cứ loay hoay ...

" ... Ta thấy trong mắt em , từng đêm mưa vàng võ , ta thấy trong cánh tay , muà thu mang xót xa .... " .

Nhận xét của tôi nguyên ngày về tác phẩm là một tình yêu nảy sinh từ những rung động hồn nhiên nhất của hai trái tim khát khao yêu thuơng . Nhưng như nhiều chuyện tình khác , thời gian mang nỗi xót xa cho một hạnh phúc mong manh ...

" ... ngày nào còn xanh , lời yêu xin giữ trên môi nguời , ngày nào tình xa, ta vẫn xin yêu mãi một đời ... "

Một ngẫu nhiên rất lạ , trong những ngẫu nhiên xảy ra trong đời . Chiều hôm nay, sau khi làm việc , tôi ghé qua 1 quán ăn Việt Nam trong thành phố . Quán nhỏ và đuợc trang trí xinh xắn và gọn gàng . Hình như chỉ có 10 bàn thì phaĩ . Cô waitress đón tiếp tôi với những nụ cuời làm cho nguời khách phương xa như tôi cảm thấy thoải mái . Chúng tôi trò chuyện hỏi thăm qua lại . Tôi cho cô ta biết là tôi từ USA đến làm việc , và diễn tả đời sống ở USA cho cô waitress nghẹ Sau khi cô ta buớc đi , trong tiệm lúc đó còn sớm , nên chẳnh có ai , tôi yêu cầu cô waitress mở nhạc cho nghe . Có lẽ cái tánh của tôi , đi tới đâu cũng thích nghe nhạc , xem là giải trí . Với sự rất là ngạc nhiên , cô waitress mở nhạc với tác phẫm mà tôi nghe nguyên ngày hôm nay ... Lời Tình Buồn ... Cô waitress , khi mang đồ ăn ra, mỉm cuời và nói :

" Anh có biết bài này không ? "

" Biết chứ ! " , tôi trả lời : bài Lời Tình Buồn của anh Hoàng thanh Tâm ,

cô waitress mỉm cuời : " Em mở bài này vì nó là 1 tác phẩm viết ở thành phố này của em " .

Thêm một ngạc nhiên khác đến với tôi, cô waitress cho biết tác phẩm " Lời Tình Buồn " đuợc sáng tác ở Canberra năm 1982 khi anh Hoàng Thanh Tâm đến đây cư ngụ ....

Bây giờ là gần midnight , tôi nằm xuống cái giuờng xa lạ của hotel và ngẫm nghĩ cho dù cuộc tình đã chấm dứt trong tác phẩm , nhưng " Lời Tình Buồn " đuợc cất lên từ hơi thở của những rung động đích thực , sẽ vẫn mãi là một tình yêu bất tận không phai nhoà bởi dấu vết thời gian ......




https://www.youtube.com/watch?v=oEkfPozacLA

Khoa1221
03-01-2017, 07:25 PM
Tiểu bang Virginia, tối nay, đón một cơn gió lạnh . Có lẽ để theo thời tiết mùa đông . Giữa không gian yên lặng của màn đêm thanh vắng , chỉ còn đâu đó tiếng gió thổi nhẹ nhàng chỉ đủ cho những chiếc lá đụng vào cành khe khẽ bên khung cửa sổ của căn phòng tôi đang ở . Đêm nay trăng gần như tròn , cái mờ mờ ảo ảo làm cho không gian quanh tôi càng lạnh lẽo đến không ngờ . Ngồi lặng buồn , tôi bèn tìm đến những dòng thơ , những bài ca để tìm quên nỗi trống vắng . Trong màn đêm khuya lắc khuya lơ này , sau bao nhiêu áp lực trong công việc cả ngày đáng lẽ tôi sẽ mệt mỏi lắm thế nhưng trong tôi bỗng thấy mình tỉnh táo hơn bao giờ hết , mắt tôi cứ mải chạy theo những con chữ của nhạc Trịnh .

Như một khung nhạc có những nốt cao thấp , tình yêu cũng có những cung bậc thăng trầm. Người nhạc sĩ ấy cũng thế , ông đã đê mê một bóng hồng ngày ngày bước qua con đường nhỏ , đi qua cây cầu nhỏ . Ông ngóng trông mỗi ngày chỉ để được nhìn ngắm nàng dù là một phút thôi . Mỗi khi không thấy nàng, lòng ông thấp thỏm không yên . Ông đã yêu . Ông đã một lần nữa tự đưa mình vào cõi yêu nồng nàn và tha thiết đó . Giai đoan ấy ông yêu từng giây từng phút từng giờ và từng ngày trong cái tình bỡ ngỡ không ngỏ . Tình yêu của ông có chút ngây thơ, chút dại khờ , chút gì đó cố tìm quên những điều khộng thể không có trong cõi đời nhưng hy vọng vược qua tất cả . Nó thật tha thiết và nồng ấm biết bao mà đến khi người đã ra đi nhưng tình vẫn còn đó . Vẫn nồng nàn, vẫn dịu êm. Mặc dù tình yêu ấy đang ngày ngày chìm trong nước mắt của ông , để rồi ông có thêm một tình ca cho đời , thế nhân có thêm một tình ca để yêu người .....Mang tên gọi của người con gái ấy " Diễm Xưa ".

" Diễm trong đời tôi " , chắc chắn đám con trai của chúng tôi đã một lần nào đó, có một kỷ niệm để đời . Tôi cũng vậy . Để rồi trong một phút thầm lặng nhìn sâu vào cõi tình " Diễm xưa " , tôi trầm ngâm nghĩ ngợi trong cái thoáng mông lung muốn bay bổng vào thế giới tình ái đó . Tôi thầm nghĩ liệu đã có bao nhiêu chàng trai yêu cái đẹp mê đắm lòng người của cái tình son trẻ , cái tình trong trẻo chưa bao giờ được trọn vẹn của nhạc sĩ họ Trịnh , tiêu biểu là " Diễm Xưa " ... Dẫu sao thì " Diễm Xưa " đã và đang còn vang mãi trong tim mỗi chúng ta về một tình yêu đẹp và thơ mộng . Hãy cứ yêu đời yêu người , hãy cứ yêu thương người cho dù người có phụ ta , hãy cứ yêu như chưa yêu lần nào . Giữa đường đời có biết bao nhiêu là sóng gió , có bao nhiêu là nỗi buồn , vấp ngã , hỵ vọng và tuyệt vọng . Và đâu đó giữa hoang lạnh của cuộc đời vẫn vang lên giọng hát của một chàng trai , môt cô gái trẻ hay một ca sĩ nào đó : " ... Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng , ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau ... "



https://www.youtube.com/watch?v=43Wt9rfHR6U

Khoa1221
03-03-2017, 02:24 PM
Cuộc đời đau khổ của nhạc sỉ Trúc Phương :

.... năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các thuộc " lá ngọc cành vàng " đem lòng yêu thương ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền.....

Sau năm 1975, Trúc Phương kẹt ở lại và tìm đường vượt biên. Thất bại rồi bị bắt. Nhưng vẫn cứ tiếp tục tìm đường ra đi, liên tiếp 5, 6 năm trường, cuối cùng thì ông chấp nhận số phận làm kẻ ở lại . Cuộc sống khốn đốn từ đó . Những ngày cùng cực nhất bắt đầu đến với Trúc Phương. Gia đình ông đổ vỡ. Trúc Phương với những ngày sống lênh đênh không nhà ở, không giấy tờ tùy thân, không việc làm, không gia đình. Không ai dám chấp chứa ông, vì ông có những án tù đã từng nhiều lần mưu toan vượt biển. Lây lất hết chỗ này đến chỗ khác, sống khó khăn nhưng ông không hề ngửa tay xin tiền ai . Bạn bè ở ngoại quốc rất thân, rất đông, có người từng xem như ruột thịt của ông, ông vẫn ngậm đắng một mình với cuộc sống không viết thư cầu xin điều gì.

Sau cuộc đổ vỡ, nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái . Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông . Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời . Đó cũng chính là lúc bài hát " Thói Đời " được sáng tác ....



https://www.youtube.com/watch?v=5ZNkIkT4wiA

Khoa1221
03-16-2017, 02:23 PM
... Hôm nay thay đổi bầu không khí , post thơ cho vui ...




https://i.ytimg.com/vi/8vRRMebVgig/hqdefault.jpg

Mai anh đi , em đừng hờn đừng trách
Đừng buồn bã, đừng bỏ rơi thời gian
Chim vẫn hót , gió chiều vẫn bay sang
Tình trắc trở , ngày tháng rồi sẽ qua

Mai anh đi , ân tình xin để lại
Một kỷ niệm , một nhịp khúc tình yêu
Này em hỡi nơi chân trời mây tím
Anh hy vọng nơi đó đã thôi mưa ...

Cho đời em nay thôi hết đẩy đưa
Hãy mĩm cuời khi chợt nhớ tới anh ...

Khoa


https://www.youtube.com/watch?v=vjxnBlTat7o

.... Ánh nắng chiều thoáng phai rồi
Hoàng hôn khơi thương nhớ tới xa xôi
Nhớ mãi nhớ muôn đời
Một chiều em khóc trong hồn tôi ...

Khoa1221
03-17-2017, 05:02 PM
http://danhngoncuocsong.vn/images/uploads/tho-hay-ve-muạjpg


Thôi rồi em đã sang sông
Thuyền đưa qua bến theo chồng em đi
Tình xưa nay chẵng còn gì
Còn tôi ở lại , tiếc chi lời thề !

Mưa rơi lất phất trên đê
Mưa rơi rửa sạch lối về đuờng xưa
Còn đâu với những chiều mưa
Giọt to giọt nhỏ cho vừa nhớ nhau ...

Khoa



https://www.youtube.com/watch?v=QYix4K2L3sA

... Có một mình anh đứng trong mưa
Nơi đây hình bóng cũ mịt mờ
Em ra đi không nói một lời
Từng chiều mưa dĩ vãng
Xao xuyến mãi trong lòng anh ...

Khoa1221
03-18-2017, 04:48 AM
SAO EM BIẾT ANH NHÌN MÀ NGHIÊNG NÓN?

http://www.art2all.net/van/van_tnha/che04.jpg


Đó là tựa đề bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long, bài thơ đã một thời làm rung động trái tim của bao nhiêu người, nhất là của những O nữ sinh Đồng Khánh, bởi họ đã tìm thấy chính hình ảnh mình trong đó. Chiếc áo dài, mái tóc thề, chiếc nón bài thơ đã là một biểu tượng của người con gái Huế.

Nón Huế đã hiện diện từ rất lâu. Sách Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn viết : “Thể cách làm nón ở xứ Thuận hoá có phần hơi khác với nón các nơi. Tại làng Triều Sơn và làng Tam Giáp thuộc huyện Phú Vang có những người thợ làm nón rất tinh tế và rất mỏng mảnh “. Ca dao cũng nhắc nhở về nơi xuất phát của nón Huế: “Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”. Như vậy ngay từ xa xưa (1776 là thời điểm ra đời của Phủ Biên Tạp Lục), nón Huế đã có mặt và Triều sơn là nơi phát xuất những chiếc nón Huế với điểm phân biệt với các nơi khác là sự thanh mảnh. Phải chăng là để tương xứng với dáng dấp mảnh mai của cô gái Huế ?

Để đạt được vẻ đẹp mỏng mảnh này đòi hỏi người thợ nón phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ trong các công đoạn.

Mười sáu vành nón phải được vót và chuốc thật nhỏ, xây thật tròn như những vành sau rằm một hôm. Lá nón thì được chọn kỹ sao cho lá vừa đủ độ để dù khô vẫn giữ được màu xanh nhẹ, lá phải được ủi thật thẳng và láng. Lúc lợp phải tính toán để những lớp lá đừng chồng lên nhau làm thô đi chiếc nón. Mũi chỉ chằm phải sát để kẻ lá ôm khít lấy nhau…

Trong chiếc nón bài thơ, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của Huế sẽ được thu gọn giữa hai lớp lá với những hoạ tiết,thơ văn rất mỹ thuật. Có thể là hình ảnh chiếc cầu Trường Tiền, Tháp Chùa Thiên Mụ, Sông Hương, Núi Ngự, đền đài, lăng tẩm hay có khi cũng chính là hình ảnh của cô gái Huế. Bên cạnh là những câu thơ. Tất cả được cắt bằng giấy, nằm giữa hai lớp lá. Dưới vành nón mỏng manh kia, bên mái tóc dài của cô gái Huế, hình ảnh đất Thần Kinh cũng những dòng thơ khi ẩn , khi hiện sau những vầng nắng lấp lánh qua các vành nón tạo cho người mang nó một nét duyên độc đáo

Chiếc nón không chỉ là một dụng cụ che nắng ,mưa rất hữư hiệu của người con gái Huế mà còn tạo nên một sức quyến rũ cho cô gái Huế, một sự quyến rũ kín đáo ,nhẹ nhàng và tự nhiên, đủ làm xao động trái tim của những chàng trai theo bước. Một cử chỉ nghiêng nón tự nhiên của người con gái Huế đủ là một nguồn cảm hứng để nhà thơ Trần Quang Long đặt những câu hỏi như vừa trêu ngươi, như vừa tự xác tín với mình về một niềm rung cảm đã gởi trao cho cô gái Huế yêu kiều kia.

Nét duyên của nàng Tôn nữ với hình ảnh “Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ” cũng đã làm xao lòng nhà thơ Đông Hồ không ít và Nguyễn Thái Dương ,một nhà thơ trẻ cũng đã mượn chiếc nón thay lời tỏ tình với cô gái Huế lưu lạc tận miền Nam bằng bài thơ có tựa đề” Chiếc nón bài thơ chưa có bài thơ”


Ôi chiếc nón bài thơ mà chưa có bài thơ
Xui anh nhẩm trong lòng câu hát mãi
Vầng trăng kia chưa rằm có phải.
Nên em cầm vành nón cứ nghiêng nghiêng
Phút tiễn biệt đã thành bài thơ nhỏ.
Anh muốn đề,biết chiếc nón chịu không?



Chiếc nón Huế cũng không quên đi vào và để lại trong âm nhạc những âm vang tha thiết. Nhạc sĩ An Thuyên đã “ Tìm em,giữa Huế mộng Huế mơ” chỉ bởi đã bị quyến rũ bởi hình ảnh cô gái “ Huế thương,bài thơ khắc trong chiếc nón,em cầm trên tay ra đứng bờ sông”.Phải chăng hình ảnh chiếc nón bài thơ đã gắn liền với người con gái Huế như một nét đẹp khó phai nhoà vì đã trở thành một ấn tượng mạnh cho những người yêu Huế ( và yêu…con gái Huế ?)

Thế nhưng hôm nay, những chiếc nón bài thơ đang xa dần với tà áo dài và cô gái Huế. Đời sống công nghiệp buộc họ phải lựa chọn những gì tiện ích cho mình hơn.Hình ảnh “ Nghiêng nón” của những cô gái Huế giờ đây thật hiếm hoi. Cả hình ảnh “ Gió cầu vướng áo nàng Tôn nữ. Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ “ hình như cũng chỉ còn trong những thước phim kỷ niệm. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh và duyên dáng kia đang khóc nhớ những ngày thiết thân cùng cô gái Huế.Giờ đây chiếc nón kia đã biến thành những món quà lưu niệm cho khách du lịch khi đến Huế và những cô gái trong tà áo dài, đội nón bài thơ đi bộ trên cầu Trường Tiền chính là… những du khách nước ngoài, những cô gái với những thân hình khá tương phản với những gì mà họ đang mang. Họ không biết “ Nghiêng nón”, nhưng họ vẫn biết trân trọng một nét đẹp , nét đẹp của Văn Hoá Huế. (st)



https://www.youtube.com/watch?v=zoEVf6uoC7s

CCG
03-18-2017, 07:00 AM
SAO EM BIẾT ANH NHÌN MÀ NGHIÊNG NÓN?
Đó là tựa đề bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long, bài thơ đã một thời làm rung động trái tim của bao nhiêu người, nhất là của những O nữ sinh Đồng Khánh, bởi họ đã tìm thấy chính hình ảnh mình trong đó. Chiếc áo dài, mái tóc thề, chiếc nón bài thơ đã là một biểu tượng của người con gái Huế.


Chào chủ nhà A/C Khoa1221 - chủ nhà ơi:

Bài thơ này hay lắm????
Sao chẳng chép vào đây????

Khoa1221
03-18-2017, 01:58 PM
SAO EM BIẾT ANH NHÌN MÀ NGHIÊNG NÓN?
Đó là tựa đề bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long, bài thơ đã một thời làm rung động trái tim của bao nhiêu người, nhất là của những O nữ sinh Đồng Khánh, bởi họ đã tìm thấy chính hình ảnh mình trong đó. Chiếc áo dài, mái tóc thề, chiếc nón bài thơ đã là một biểu tượng của người con gái Huế.


Chào chủ nhà A/C Khoa1221 - chủ nhà ơi:

Bài thơ này hay lắm????
Sao chẳng chép vào đây????


Thân Chào CCG , đây là bài thơ " Nghiêng Nón " của nhà thơ Trần Quang Long . Một cuối tuần vui vẻ nha CCG :


Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón
Chiều mùa thu mây che có nắng đâu
Nắng sẽ làm phai mái tóc xanh màu
Sẽ làm khô làn môi em dịu ướt
Còn tia mắt anh…
Có sao đâu mà em cúi đầu từ khước?
Nếu nghiêng nón có nghĩa là từ khước
Sao mười ngón tay em bỗng cuống quýt đan nhau
Nửa vành má em hồng thắm sắc hồng đào
Đôi chân bước anh nghe chừng sai nhịp
Gió níu tà áo em bảo thầm: Đi không kịp
Nhà không xa, sao nàng bỗng nhanh chân ?

Nếu nghiêng nón có nghĩa là từ khước
Sao loanh quanh em chẳng chọn đường gần
Em nghiêng nón để rồi về hối tiếc
Sao không đi êm như gió mùa thu
Cho chàng làm thơ, cho chàng ngẩn ngơ
Cho hoàng hôn buông trên sông thẫn thờ
Sao không đi thản nhiên như mình không tình ý
Cho tim chàng se thắt, cho mắt chàng dâng cay
Cho đêm nay men hờn giận dâng đầy
Nên trang giấy chàng đề thơ “tuyệt vọng”
Mà thật ra mình đã có gì đâu
Sao thấy chàng, làn má mình nóng bỏng

Em nghiêng nón khuất vào đầu lối rẽ
Tà áo em lưu luyến vẫy anh theo
Bước nhẹ nghe em kẻo động vỡ tơ chiều
Kẻo hoàng hôn ngại ngùng dâng sắc tím
Anh vẫn là thư sinh, đêm đêm ngào nghẹn
Nhưng em có còn nàng tiên chưa một lần lưu luyến ?

CCG
03-18-2017, 09:31 PM
Hello A/C Khoa1221 -

CCG thấy bạn khen bài thơ hay "một thời làm rung động trái tim của bao nhiêu người, nhất là của những O nữ sinh Đồng Khánh" mà không thấy bài thơ nên hỏi bạn post lên vì mình mê thơ lắm lắm lựng.

Sau đó thì có một member pm cho CCG nói là Khoa1221 mang bài thơ của một thằng "liệt sĩ" Việt Cộng vào đây mà chị CCG còn cổ vũ khen tặng bài thơ (con khỉ đột) đó như vậy, thì nó sẽ xem cả đám "con lính Nguỵ" tụi mình là một lũ ngu dốt đấy chị à!


Vậy bạn có phải là một DLV không vậy??? ====>

"bọn khốn nạn DLV sẽ không bao giờ chui vào diễn đàn của Người Việt Tị Nạn để hô hào cho chủ nghĩa Cs hay cái xác khô HCM nữa đâu. Mà mục đích của chúng - theo đúng đường lối của Mặt Trận Văn Hoá & NG36 - là sẽ từng bước một sử dụng thủ pháp "vết dầu loang" để ru ngủ tụi mình bằng những bài viết ca ngợi tình yêu đất nước, quê hương [cái "quê hương" bánh vẽ hiện nay theo mục đích của chúng nó, chứ không phải quê cha đất tổ của mình] và đồng thời, chúng sẽ mang vào những thứ "văn hoá" của chúng nó = cách sử dụng quái ngữ trong mớ thơ văn "nửa hồng, nửa đỏ", để tụi mình dần dần QUEN MẮT như chiêu thức "luộc ếch bằng nước lạnh" vậy. Đến khi mình đã "nhiễm độc" lúc nào cũng không ngờ, không biết. "

CCG
03-18-2017, 10:00 PM
Member đó còn hỏi là bài này bạn của bạn đang ở Trung Đông mà mơ về Xứ Huế là sao đây ???

Nếu là SẮC CỜ VÀNG thì mình welcome bạn nhé..... xin bạn viết cho rõ ràng...



Em cắn chỉ, vá cờ cho phẳnghttps://dtphorum.com/pr4/images/smilies/zing/z57.gif
http://motgocpho.com/forums/images/smilies/cobay.gif (http://motgocpho.com/forums/donate.php)

Anh vươn vai làm Thủ Quốc Quân Kỳ.

Cắm ngọn cờ lên bia đá còn ghi
Ơn Tổ Quốc, ơn sinh thành dưỡng dục


http://www.tinparis.net/thamluan/VaCo_NNHanhVietTan.jpg


Thanks,

CCG


Viết cho những nguời bạn còn đang chiến đấu bên Trung Đông .......

Vùng Trời Sa Mạc Trung Đông .. ngày .. tháng 3 năm 2017

Một đêm lạnh của sa mạc , anh nhờ muôn ngàn vì sao trên trời làm ánh sáng để viết lá thư cho em . Hiện giờ, anh đang đón những ngày đầu tháng 3 ở vùng cát bụi xa xăm cùng các nguời bạn trong quân đội . Nơi chiến tuyến biên thùy này mỗi ngày trôi qua trong khói lửa chơi vơi mà lòng anh chưa lúc nào không nguội nỗi nhớ về quê nhà . Và sâu thẳm trong trái tim của người lính này là hình bóng của em , người em gái dịu dàng cúa anh. Là người lính , anh phải luôn đặt mọi mơ ước riêng tư lại phía sau lưng . Làm vai người lính anh luôn coi bầu trời chính là cái mùng và những mỏm đá ven đường là chiếc giường êm ái . Biết bao nhiêu đêm anh thèm nghe đươc tiếng hát ngân vang nhẹ nhàng ngọt ngào của em và tự cho rằng những tiếng côn trùng xung quanh thay cho lời ca tiếng hát đó . " Mưa Trên Xứ Huế " , hình như vang mãi trong tai anh về tiếng hát của em . Không biết ngày xưa , mưa rơi thì sao , bây chừ mưa rơi lại buồn ... những lời nhạc này, và mỗi lần mưa, những trận mưa khô khan cát bụi của sa mạc , anh nhớ đến em ... " Anh đi rồi xứ Huế buồn hiu đó... anh " ... không biết lúc em ca câu này là đang trách anh hay đang nhõng nhẽo với anh ?

Em biết không , trên vai gánh nặng mang hòa bình lại cho non nuớc , trong tâm trí anh lúc nào cũng mong mang về thắng lợi , để sắc cờ lại phất phới trên những nẻo đường . Nhưng năm tháng đã trôi qua , bao nhiêu đồng đội của anh người còn người đã anh dũng hy sinh . Lắm lúc anh nghĩ rằng không biết rồi mai khi bình mình thức giấc , liệu anh có còn cơ hội được ngồi đây để nhớ về em nữa không ? Nhưng rồi , ý nghĩ ngu dại đó của anh đã đuợc đánh thức bởi hình ảnh của em . Ý chí của anh đã được khợi dậy bởi vì anh biết rằng nơi quê nhà xa xôi vẫn còn đó , có Mẹ già hằng ngày ngóng tin anh , có những đứa em vẫn luôn nhớ đến anh , và chính em , người con gái dịu hiền vẫn luôn ngày ngày trông mong anh trở về .

Khói lửa trải dài qua năm tháng . Đời người lính , anh sống nay đây mai dó , lấy mảnh trăng làm bạn tri kỷ , lấy những gian khó làm hành trang cho đời . Sương gió biên thùy tuy làm anh phong trần nhưng trái tim vẫn tuôn dòng màu đỏ , dòng máu đỏ yêu quê hương , yêu cha yêu mẹ ,và không bao giờ khuất phục trước những bạo tàn của quân khủng bố . Nghĩ đến em qùy bên tuợng Chúa mỗi ngày cầu nguyện cho anh . Và chính những suy nghĩ đó đã làm cho lòng anh luôn hy vọng và vững tin rằng Chúa sẽ cho chúng ta sum vầy một ngày gần đây .

Em ơi, khói lửa triền miền trải dài theo năm tháng đã làm cho tình mình xa cách . Đã bao năm rồi bàn tay chúng ta thiếu vắng hơi ấm của nhau . Nhưng đó chỉ là sư xa cách tạm thời thôi , đúng không em . Khi chiến tranh tàn , anh lại trở về với gia đình , và với em . Chúng ta sẽ có những ngày tháng vui vẻ em nhé ... Hãy tin anh đi, trái tim người lính tuy xa nhà nhưng không bao giờ quên đi mùi hương vương trên tóc em từ thuở nào .

Hãy chờ anh em nhé , chiến tranh tàn anh lại về bên em . Hẹn em ở nhà thờ của ngày xưa , nơi chúng mình đã gặp nhau lần đầu, và nơi chúng mình đã chia tay . Nhưng lần tới , anh sẽ về với nụ cuời , vì biết anh và em sẽ bắt đầu đoạn đuờng mới ...

chieubuon_09
03-19-2017, 12:01 AM
[SIZE=5]SAO EM BIẾT ANH NHÌN MÀ NGHIÊNG NÓN?

http://www.art2all.net/van/van_tnha/che04.jpg


Đó là tựa đề bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long, bài thơ đã một thời làm rung động trái tim của bao nhiêu người, nhất là của những O nữ sinh Đồng Khánh, bởi họ đã tìm thấy chính hình ảnh mình trong đó. Chiếc áo dài, mái tóc thề, chiếc nón bài thơ đã là một biểu tượng của người con gái Huế.

Nón Huế đã hiện diện từ rất lâu. Sách Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn viết : “Thể cách làm nón ở xứ Thuận hoá có phần hơi khác với nón các nơi. Tại làng Triều Sơn và làng Tam Giáp thuộc huyện Phú Vang có những người thợ làm nón rất tinh tế và rất mỏng mảnh “. Ca dao cũng nhắc nhở về nơi xuất phát của nón Huế: “Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”. Như vậy ngay từ xa xưa (1776 là thời điểm ra đời của Phủ Biên Tạp Lục), nón Huế đã có mặt và Triều sơn là nơi phát xuất những chiếc nón Huế với điểm phân biệt với các nơi khác là sự thanh mảnh. Phải chăng là để tương xứng với dáng dấp mảnh mai của cô gái Huế ?

Để đạt được vẻ đẹp mỏng mảnh này đòi hỏi người thợ nón phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ trong các công đoạn.

Mười sáu vành nón phải được vót và chuốc thật nhỏ, xây thật tròn như những vành sau rằm một hôm. Lá nón thì được chọn kỹ sao cho lá vừa đủ độ để dù khô vẫn giữ được màu xanh nhẹ, lá phải được ủi thật thẳng và láng. Lúc lợp phải tính toán để những lớp lá đừng chồng lên nhau làm thô đi chiếc nón. Mũi chỉ chằm phải sát để kẻ lá ôm khít lấy nhau…

Trong chiếc nón bài thơ, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của Huế sẽ được thu gọn giữa hai lớp lá với những hoạ tiết,thơ văn rất mỹ thuật. Có thể là hình ảnh chiếc cầu Trường Tiền, Tháp Chùa Thiên Mụ, Sông Hương, Núi Ngự, đền đài, lăng tẩm hay có khi cũng chính là hình ảnh của cô gái Huế. Bên cạnh là những câu thơ. Tất cả được cắt bằng giấy, nằm giữa hai lớp lá. Dưới vành nón mỏng manh kia, bên mái tóc dài của cô gái Huế, hình ảnh đất Thần Kinh cũng những dòng thơ khi ẩn , khi hiện sau những vầng nắng lấp lánh qua các vành nón tạo cho người mang nó một nét duyên độc đáo

Chiếc nón không chỉ là một dụng cụ che nắng ,mưa rất hữư hiệu của người con gái Huế mà còn tạo nên một sức quyến rũ cho cô gái Huế, một sự quyến rũ kín đáo ,nhẹ nhàng và tự nhiên, đủ làm xao động trái tim của những chàng trai theo bước. Một cử chỉ nghiêng nón tự nhiên của người con gái Huế đủ là một nguồn cảm hứng để nhà thơ Trần Quang Long đặt những câu hỏi như vừa trêu ngươi, như vừa tự xác tín với mình về một niềm rung cảm đã gởi trao cho cô gái Huế yêu kiều kia.

Nét duyên của nàng Tôn nữ với hình ảnh “Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ” cũng đã làm xao lòng nhà thơ Đông Hồ không ít và Nguyễn Thái Dương ,một nhà thơ trẻ cũng đã mượn chiếc nón thay lời tỏ tình với cô gái Huế lưu lạc tận miền Nam bằng bài thơ có tựa đề” Chiếc nón bài thơ chưa có bài thơ”


Ôi chiếc nón bài thơ mà chưa có bài thơ
Xui anh nhẩm trong lòng câu hát mãi
Vầng trăng kia chưa rằm có phải.
Nên em cầm vành nón cứ nghiêng nghiêng
Phút tiễn biệt đã thành bài thơ nhỏ.
Anh muốn đề,biết chiếc nón chịu không?



Chiếc nón Huế cũng không quên đi vào và để lại trong âm nhạc những âm vang tha thiết. Nhạc sĩ An Thuyên đã “ Tìm em,giữa Huế mộng Huế mơ” chỉ bởi đã bị quyến rũ bởi hình ảnh cô gái “ Huế thương,bài thơ khắc trong chiếc nón,em cầm trên tay ra đứng bờ sông”.Phải chăng hình ảnh chiếc nón bài thơ đã gắn liền với người con gái Huế như một nét đẹp khó phai nhoà vì đã trở thành một ấn tượng mạnh cho những người yêu Huế ( và yêu…con gái Huế ?)

Thế nhưng hôm nay, những chiếc nón bài thơ đang xa dần với tà áo dài và cô gái Huế. Đời sống công nghiệp buộc họ phải lựa chọn những gì tiện ích cho mình hơn.Hình ảnh “ Nghiêng nón” của những cô gái Huế giờ đây thật hiếm hoi. Cả hình ảnh “ Gió cầu vướng áo nàng Tôn nữ. Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ “ hình như cũng chỉ còn trong những thước phim kỷ niệm. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh và duyên dáng kia đang khóc nhớ những ngày thiết thân cùng cô gái Huế.Giờ đây chiếc nón kia đã biến thành những món quà lưu niệm cho khách du lịch khi đến Huế và những cô gái trong tà áo dài, đội nón bài thơ đi bộ trên cầu Trường Tiền chính là… những du khách nước ngoài, những cô gái với những thân hình khá tương phản với những gì mà họ đang mang. Họ không biết “ Nghiêng nón”, nhưng họ vẫn biết trân trọng một nét đẹp , nét đẹp của Văn Hoá Huế. (st)


Chào sư huynh/ sư tỷ Khoa1221,

Chiều cũng thích thơ lắm, nhưng đọc đến bài sưu tầm này, và tên của tác giả, lần đầu nghe tên Trần Quang Long, cảm thấy lạ lạ nên đi tìm hiểu, thì ôi thôi .... muốn xỉu luôn :z41: . Không biết sư huynh / sư tỷ đã đọc về tác giả này chưa ?, ông ta là liệt sĩ.

Nguồn ở đây:

http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4379-trn-quang-long-v-ting-ht-nhng-ngi-i-ti.aspx

http://www.baomoi.com/nha-tho-liet-si-tran-quang-long-trai-tim-tho-dap-mai/c/11567793.epi

Khoa1221
03-19-2017, 03:14 AM
Hello A/C Khoa1221 -

CCG thấy bạn khen bài thơ hay "một thời làm rung động trái tim của bao nhiêu người, nhất là của những O nữ sinh Đồng Khánh" mà không thấy bài thơ nên hỏi bạn post lên vì mình mê thơ lắm lắm lựng.

Sau đó thì có một member pm cho CCG nói là Khoa1221 mang bài thơ của một thằng "liệt sĩ" Việt Cộng vào đây mà chị CCG còn cổ vũ khen tặng bài thơ (con khỉ đột) đó như vậy, thì nó sẽ xem cả đám "con lính Nguỵ" tụi mình là một lũ ngu dốt đấy chị à!


Vậy bạn có phải là một DLV không vậy??? ====>

"bọn khốn nạn DLV sẽ không bao giờ chui vào diễn đàn của Người Việt Tị Nạn để hô hào cho chủ nghĩa Cs hay cái xác khô HCM nữa đâu. Mà mục đích của chúng - theo đúng đường lối của Mặt Trận Văn Hoá & NG36 - là sẽ từng bước một sử dụng thủ pháp "vết dầu loang" để ru ngủ tụi mình bằng những bài viết ca ngợi tình yêu đất nước, quê hương [cái "quê hương" bánh vẽ hiện nay theo mục đích của chúng nó, chứ không phải quê cha đất tổ của mình] và đồng thời, chúng sẽ mang vào những thứ "văn hoá" của chúng nó = cách sử dụng quái ngữ trong mớ thơ văn "nửa hồng, nửa đỏ", để tụi mình dần dần QUEN MẮT như chiêu thức "luộc ếch bằng nước lạnh" vậy. Đến khi mình đã "nhiễm độc" lúc nào cũng không ngờ, không biết. "






Thân Chào CCG , cho Khoa xin lổi đã làm một chuyện không vưà lòng CCG và có thể không vưà lòng các bạn khác trong điễn đàn này . Thật sự ra là Khoa không biết và cũng đã không chú ý là TQL là VC . Khi đọc một hai bài thơ của ông trong thica.net , thì thấy cũng khá . Và khi xem bài viết này , nói lên nét đẹp của Huế , của quê hương Việt Nam chúng ta , Khoa repost ở đây và chia sẻ cho CCG và các bạn . Khoa không có ý định khen ngợi chế độ độc tài của tụi cộng sản hay về xả hội hay văn chuơng của tụi đó .

Thân
Khoa

Kiến Hôi
03-19-2017, 03:20 AM
Member đó còn hỏi là bài này bạn của bạn đang ở Trung Đông mà mơ về Xứ Huế là sao đây ???


Nếu là SẮC CỜ VÀNG thì mình welcome bạn nhé..... xin bạn viết cho rõ ràng...






Cái này gọi là sinh Bắc,tử Nam ý mà người đẹp..:)


kh

Kiến Hôi
03-19-2017, 03:33 AM
à...sao chữ ký của mình bị dẫn đi biểu tình vậy hè?...::24:

Kiến Hôi
03-19-2017, 03:39 AM
Vì không có sẵn, nên phải vẽ thêm...:z19:


very thank:41: :41:
very like

XXG
03-19-2017, 07:15 PM
Thân chào bạn Khoa1221,

Trước hết, xin phép Khoa cho Xxg đăng giùm hồi âm của một người bạn thân nhá. Anh ta có vài ý kiến với bài viết "lá thư từ mặt trận" của Khoa, như vầy:


***
___ Góp ý về "Lá Thư Tiền Tuyến Trung Đông Của Lính Cụ Hồ."


Viết cho những nguời bạn còn đang chiến đấu bên Trung Đông .......

Vùng Trời Sa Mạc Trung Đông .. ngày .. tháng 3 năm 2017
Một đêm lạnh của sa mạc , anh nhờ muôn ngàn vì sao trên trời làm ánh sáng để viết lá thư cho em . Hiện giờ, anh đang đón những ngày đầu tháng 3 ở vùng cát bụi xa xăm cùng các nguời bạn trong quân đội Trong quân đội không có bạn! Không một người nào đã từng sống trong quân ngũ mà dùng chữ "bạn" cả. Những bộ "uniforms" xung quanh là "ANH EM", là "CHIẾN HỮU", là thiên thần bảo vệ mạng sống của mình (và ngược lại) chứ không phải bạn.


Nơi chiến tuyến biên thùy này mỗi ngày trôi qua trong khói lửa chơi vơi mà lòng anh chưa lúc nào không nguội nỗi nhớ về quê nhà . Quê nhà nào? The United States of America hay là cái Ba Đình Bốn Miễu?


Và sâu thẳm trong trái tim của người lính này là hình bóng của em , người em gái dịu dàng cúa anh. Là người lính , anh phải luôn đặt mọi mơ ước riêng tư lại phía sau lưng . Làm vai người lính anh luôn coi bầu trời chính là cái mùng và những mỏm đá ven đường là chiếc giường êm ái Bên A Phú Hãn thì nhiều đá, chứ Trung Đông thì lấy gì có "mõm đá ven đường." Ụ cát ven đường thì có.


Biết bao nhiêu đêm anh thèm nghe đươc tiếng hát ngân vang nhẹ nhàng ngọt ngào của em và tự cho rằng những tiếng côn trùng xung quanh thay cho lời ca tiếng hát đó . " Mưa Trên Xứ Huế "God helps you, soldier! Ông hút "Cigarweed" (cần sa) quá mạng rồi nên ông nghe được tiếng dế bên Trung Đông!

Ban đêm ở Trung Đông có côn trùng nào mà ca bài "tạ từ trong đêm" cho ông thưởng thức vậy ông thần? Tui có hỏi mấy thằng "bạn thân" đã từng ngồi nhai MRE trong "Bão Sa Mạc" [Operation Desert Storm 1990-1991] - vừa nhai vừa chửi thề bằng tiếng Việt vì nhớ ổ bánh mì thịt Ba Lẹ thí mịa - thì tụi nó trả lời là "Denmark nó! Thằng ông nội cải lương này nó lủm bài viết của lính Vẹm ngồi canh biên giới Trung-Việt nghe dế gáy ban đêm thì có. Chứ ở sa mạc thì côn trùng nào mà gáy cho nó nghe. Nằm ngồi ẩu tả, bị bò cạp chích thấy bà cố luôn chứ côn trùng nào mà hợp ca! "Put on your NVG, soldier!"


hình như vang mãi trong tai anh về tiếng hát của em .Không biết ngày xưa , mưa rơi thì sao , bây chừ mưa rơi lại buồn ... những lời nhạc này, và mỗi lần mưa, những trận mưa khô khan cát bụi của sa mạc , anh nhớ đến em ... " 1). Anh đi rồi xứ Huế buồn hiu đó... anh " không biết lúc em ca câu này là đang trách anh hay đang nhõng nhẽo với anh ?Em biết không , 2). trên vai gánh nặng mang hòa bình lại cho non nuớc , trong tâm trí anh lúc nào cũng mong mang về thắng lợi , để sắc cờ lại phất phới trên những nẻo đường . 1). Anh phải qua đây từ nhỏ và lớn lên bên Mỹ này - anh đi lính Mỹ (thì anh mới qua tới Trung Đông) dính líu chi tới Huế? Mắc mớ gì "anh đi mà xứ Huế (PHẢI) buồn hiu?"

__ Huế đang nấu bún bò Huế, chụp hình đem vô Đố Ai cho nhỏ tóc ngắn nó "chấm điểm," còn anh đang nhai MRE thấy mịa bên Trung Đông thì dính líu gì nhau? Sao mà xạo sự chi cho trớt quớt vậy nà!

2). Hoà bình cho non nước nào? Sắc cờ nào phất phới trên nẻo đường nào, ở đâu? Ngoài mấy thằng Mễ đang leo tường qua (bị anh Hiệp & cha Tôm lấy cây khều té lên té xuống) thì Hoa Kỳ có bị ai oánh đâu mà ông đòi "mang hoà bình lại cho non nước" hả ông? Hoa kỳ cũng đâu bao giờ muốn "cắm cờ" ở bển (Trung Đông). Còn cờ Mỹ ông muốn cắm ở đất Mỹ này - anytime, muốn cắm lúc nào cắm - thì mắc mớ gì đến Trung Đông? What kind of a US soldier you are - talking like this, homie?!
Nhưng năm tháng đã trôi qua , bao nhiêu đồng đội của anh người còn người đã anh dũng hy sinh . Lắm lúc anh nghĩ rằng không biết rồi mai khi bình mình thức giấc , liệu anh có còn cơ hội được ngồi đây để nhớ về em nữa không ? Nhưng rồi , ý nghĩ ngu dại đó của anh đã đuợc đánh thức bởi hình ảnh của em . Ý chí của anh đã được khợi dậy bởi vì anh biết rằng nơi quê nhà xa xôi vẫn còn đó , có Mẹ già hằng ngày ngóng tin anh , có những đứa em vẫn luôn nhớ đến anh , và chính em , người con gái dịu hiền vẫn luôn ngày ngày trông mong anh trở về Về Mỹ hay về Nghệ An đây ông thần? Are you "Oscar Mike" yet? (<= Ông là lính Mỹ thì ông phải hiểu câu này nha ông).


Khói lửa trải dài qua năm tháng . Đời người lính , anh sống nay đây mai dó , lấy mảnh trăng làm bạn tri kỷ , lấy những gian khó làm hành trang cho đời . Sương gió biên thùy tuy làm anh phong trần nhưng trái tim vẫn tuôn dòng màu đỏ , dòng máu đỏ yêu quê hương Mấy thằng ISIS lúc bị ăn đạn, nó xịt máu ra màu xanh hả ông? Hay là chỉ có máu của ông mới đỏ y như màu cờ?

Nếu có ai hỏi một người lính Mỹ, rằng trong những lúc ngoài mặt trận - trong lúc súng nổ rền trời, đạn nó bay nghe chéo chéo trên đầu, nó cắm nghe "phựt phựt" xuống cát (sát bên mình) - trong lúc đang mím môi siết cò súng thì họ thấy màu cờ nào trước mặt? Dạ thưa, chẳng có cái màu cờ mả mịa nào cả ạ! Ông Bush cha, Bush con, Obama hay Trump có đứng chần dần ở đó cũng kệ mẹ mấy ổng. Tôi bắn cho bộ quân phục bên phải, bên trái và sau lưng của tôi. Tôi bắn để giữ mạng cho tụi nó và tụi nó bắn để giữ mạng cho tôi. Tôi bắn để "suppress the goddamn target as I was ordered to." Chứ tôi chẳng có bắn cho màu cờ nào cả!


yêu cha yêu mẹ ,và không bao giờ khuất phục trước những bạo tàn của quân khủng bố . Nghĩ đến em qùy bên tuợng Chúa mỗi ngày cầu nguyện cho anh . Và chính những suy nghĩ đó đã làm cho lòng anh luôn hy vọng và vững tin rằng Chúa sẽ cho chúng ta sum vầy một ngày gần đây .Em ơi, khói lửa triền miền trải dài theo năm tháng đã làm cho tình mình xa cách . Đã bao năm rồi bàn tay chúng ta thiếu vắng hơi ấm của nhau

Ông nhà dzăn chỉ giùm tui một thằng lính Bộ Binh hay TQLC nào đóng quân bên TĐ "đã bao năm rồi" cho tui coi?! Ông làm ơn chui vô Net mò mẫm (học lóm) xem mỗi lần bị "deployed" là bao lâu, rồi ông hãy "phăng ta zi" nha ông thần. Chàng tả lính Mỹ ngoài mặt trận mà tui nghe toàn là "mùi" rau muống luộc không hà! Khổ ghê đi...


Nhưng đó chỉ là sư xa cách tạm thời thôi , đúng không em . Khi chiến tranh tàn , anh lại trở về với gia đình , và với em .

Chả có thằng Army hay Marines nào đang deployed bên Trung Đông mà lại nói câu "khi chiến tranh tàn" cả? Cái "chiến" ở bển không phải là loại chiến có giờ giấc, có mục tiêu cuối cùng (rõ ràng). Thằng nào gần hết tour của mình là vừa mừng, vừa lo thấy bà cố luôn. Mừng là sắp được về, lo là sẽ bị ăn đạn hay dính IED sảng khi đang patrol. "Dính" một phát thì cũng về nhà bằng vận tải cơ đấy, nhưng lại có thêm lá cờ đắp trên người cho ấm...


Chúng ta sẽ có những ngày tháng vui vẻ em nhé ... Hãy tin anh đi, trái tim người lính tuy xa nhà nhưng không bao giờ quên đi mùi hương vương trên tóc em từ thuở nào Nghe cái "hơi" giống y như lính cụ hồ héng: "Anh đang mùa hành quân pháo lên đài chiến dịch... Bồi hồi đêm xung kích chờ nghe tiếng pháo vang... Ngôi sao như mắt anh trong những đêm không ngủ...." :24:


Hãy chờ anh em nhé , chiến tranh tàn anh lại về bên em . Hẹn em ở nhà thờ của ngày xưa , nơi chúng mình đã gặp nhau lần đầu, và nơi chúng mình đã chia tay Lính Mỹ và bà con thân nhân/gia đình của họ không có chia tay trong nhà thờ đâu ông địa ơi! Ông chịu khó search Net rồi sửa lại cái vụ chia tay ở nhà thờ với chùa thiên mụ này đi. Xem coi những lúc "Ngày mai anh lên đường, ngày mai anh ra chiến trường" thì lính Mỹ nó phải "chia tay" ở đâu nghen ông. Ông lấy lá thơ tình tính tang của "bộ lội cu hồ" ông gắn lên áo mấy đứa lính Mỹ gốc Việt kiểu này thì oan cho con người ta ông ơi.

"Get yourself a straw!" (<= It's a Marine's term. Only Marines can understand).

XXG
03-19-2017, 07:26 PM
1). Thật sự ra là Khoa không biết và cũng đã không chú ý là TQL là VC . Khi đọc một hai bài thơ của ông trong thica.net , thì thấy cũng khá . 2). Và khi xem bài viết này , nói lên nét đẹp của Huế , của quê hương Việt Nam chúng ta Khoa repost ở đây và chia sẻ cho CCG và các bạn . 3). Khoa không có ý định khen ngợi chế độ độc tài của tụi cộng sản hay về xả hội hay văn chuơng của tụi đó .
1). "Roger that, soldier!" Tôi cũng mong rằng lời nói trên của Khoa là sự thật. Là Khoa chỉ vô tình khi mang bài thơ của tác giả "liệt sĩ" đó về đây.

Lần sau, trước khi Khoa mang một bài thơ (hay bài VÈ) nào về, thì Khoa chịu khó xem lại tên tác giả nha. Đừng đăng ba mớ "thơ chẳng ra thơ, vè không giống vè" của đám Cá Tra bên đó vào nhà anh em mình, sẽ làm bẩn nhà tụi mình đó Khoa ơi. Khoa thử nhìn lên banner của nhà mình coi! Chữ "Quốc Hận 30/4" nằm ngay bên trên, mà dưới này lại (lén lén) đăng vô một bài thơ của tên "lyệt sỹ ViXi" như vậy, thì M-16 dễ nổ sảng lắm Khoa. Nói thiệt à...

2). Người viết bài nón lá bị nghiêng một bên đó (từ năm 2007) có bút hiệu là "Thanh Nhã."

Bài viết đó nằm "Ở ĐÂY" nè. (https://huynhthuckhangluongvancan.wordpress.com/2012/08/17/sao-em-biet-anh-nhin-ma-nghieng-non-2/)

Hai chữ ký của bà ta (trên và dưới) chần dần trong bài, tại sao khi mang về Khoa không ghi là "Tác Giả: Thanh Nhã" cho đúng với luật chơi?

Khoa ịn nguyên bài của người ta lên, rồi cuối bài Khoa mới viết 2 chữ "st" (= sưu tầm) nhỏ xíu như vậy là không đẹp mắt đâu. Và đây cũng không phải lần đầu. Có một vài bài tôi nhớ là đã từng đọc qua (trước đây) trong Net, rồi thấy Khoa sửa chữ (phóng tác) lại theo "văn phong" của Khoa để đăng lên (nội dung thì y chang). Mai mốt có lấy bài của ai, Khoa nên để tên tác giả cho đàng hoàng. Vì nếu Khoa "ẳm nguyên bộ" như vậy, người nào tinh mắt, họ đọc thấy văn phong (và cách sử dụng ngữ vựng) của Khoa khi vầy, khi khác họ biết liền hà! Hoặc là ta chỉ cần "highlighted" vài chữ trong bài rồi nhấn "search the Net" là lòi ra "bài gốc" ngay thôi.

Cái thói đạo văn này là nghề tay phải của "tụi nó" - HCM còn chôm thơ người khác để gắn tên chả vô được mà. Tụi mình là dân Tị Nạn Cộng Sản, đừng nên bắt chước thói xấu của tụi nó. It's sad to do that, homie!

Chẳng hạn như bài "gặp em nơi cổng chùa" khi còn trung học của Khoa đấy. Khi tôi đọc lướt qua, nhớ rằng nội dung câu chuyện này mình đã đọc qua rất lâu trước đây rồi. Khoa "phóng tác" lại, nhưng Khoa quên về phần bối cảnh, nên khi đọc cách Khoa viết, tôi biết chắc là Khoa chưa bao giờ học qua Trung Học trên đất Mỹ này. Những trường trung học bên đây có đông học sinh lắm - số ngàn là thường - không ai biết (để ý) thấy được có một cô nữ sinh (mới) vào trường đâu. Ngoại trừ trường hợp cô ta lấy cùng lớp (cùng môn học) với Khoa thôi.

3). Xxg cũng mong vậy, my dear brother! Có điều là Xxg thấy rằng hơn 50% bài viết của Khoa đều rất thích tả chân về cái gọi là "QH chùm khế ngọt" lắm nghen. Thí dụ như đoạn văn "tả chân" này nè:
Thành phố thay đổi nhiều mỗi lần tôi trở về . Những cửa hàng, tiệm ăn, quán bar chen lấn mọc lên . Những khung cảnh ngày xưa rất thân thuộc với tôi mà sao như đã khoác lên mình màu áo mới . Tất cả dường như đổi khác và xa lạ . Về chiều, thành phố đã thắp đèn sau một ngày bận rộn.
Ở đất sài gòn nhộn nhịp này thì có rất nhiều những quán bar hay cà phê cao cấp sang trọng , về đêm rất đông khách . Khách hàng với những chiếc áo muôn màu theo thời trang của các cô hay những bộ quần áo láng có lịch sự của các anh chàng . Trong bầu không khí vui nhộn, khung cảnh sang trọng , họ cười giỡn trong nơi họp mặt mới lạ này . Nếu ai đã từng biềt đến những quán cà phê nỗi tiếng đó thì không ai có thể phủ nhận được ở dó là không gian của sự nhộn nhịp , là nơi hội tụ hộp và là niềm yêu thích khó có thể thiếu của một số lớn người dân Sài Gòn và cả Việt Kiều Đọc bài "phóng sự" của Khoa kiến cho Xxg tui cứ muốn về Sài Gòn ngay bây giờ thôi... You made me miss VN so much, soldier! :z13:

Những lời bên trên, là Xxg chỉ muốn đóng góp ý kiến với Khoa để bạn cẩn thận hơn, mỗi khi bạn "copy & paste" bài vở về đây thôi. Không phải là trách cứ gì Khoa đâu nhá. Nếu cách phân tích và góp ý của Xxg có làm bạn phật lòng thì Khoa bỏ qua cho Xxg.

Xxg mong rằng sẽ được tiếp tục đọc những bài viết hay (và cẩn thận hơn) của bạn trong tương lai.

Chúc bạn một ngày vui!

Thân mến,

Xxg__

Kiến Hôi
03-19-2017, 07:42 PM
Thích....Thích...Thích...!


very Like
very Thank...!!!


kh

Mang Mộc
03-19-2017, 08:16 PM
1). Anh phải qua đây từ nhỏ và lớn lên bên Mỹ này - anh đi lính Mỹ (thì anh mới qua tới Trung Đông)
Xin cho tò mò, hỏi một câu. "Từ nhỏ" --> độ cỡ tuổi nào vậy anh Xxg?

XXG
03-19-2017, 09:45 PM
__ Vì rằng "Lá thư từ chiến trường Trung Đông" là của một người lính Mỹ gốc Việt ĐANG NHỚ VỀ NGƯỜI YÊU VÀ XỨ HUỆ [mà lại không nhớ tới đất Mỹ] nên cái chữ "từ nhỏ" tôi dùng trong bài là để (indirectly) CHỈ RA rằng người lính (viết lá thư đó) chắc chắn không phải là một người đang sống ở Mỹ đấy anh ạ. Anh hiểu chưa vậy?

Còn nếu anh muốn nói về lính Mỹ gốc Việt thì nhiều thế hệ lắm. Một, là lớp trẻ qua năm 75. Còn hai, là lớp vượt biên sang vào cuối '70s, đầu & giữa '80s. Cuối cùng, là lớp con cháu của những chú bác HO (vào thập niên '90s). Cái đám "lấy chồng, lấy vợ" hay "du sinh" qua Mỹ sau này thì tôi miễn có ý kiến nha. Tôi thật sự không giao thiệp và không biết gì về họ cả.

Nhỏ, có nghĩa là độ tuổi "mười mấy" & "hăm mấy." Chứ không ai bắt anh phải sống ở Mỹ từ lúc 5-7 tuổi mới được vào lính đâu. Hiện nay, có cả chục ngàn đứa con cháu di dân lậu không có "citizenship" đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ đấy.

__ Anh muốn vô Bộ Binh thì anh phải đang ở số tuổi từ 17-34. Còn TQLC thì 17-29. Nếu anh đang 17 tuổi, anh phải có giấy tờ "consent" (đồng ý) của cha mẹ anh. Còn anh mà "sát nút" (29-34) thì tuỳ theo thể lực của anh có chịu nổi hay không. Anh pass "requirements" là một chuyện, nhưng anh chui vô để xỉu lên xỉu xuống trong lúc huấn luyện là chuyện khác. Tui thấy hình như anh là cựu quân nhân, chắc anh rành vụ này mà! Ở Mỹ khác bên VN mình hồi xưa ở chỗ là hễ anh mà "chịu đời hổng thấu" thì nó đuổi anh về (mang nhục); còn mấy anh hồi xưa thì chắc xỉu hay không xỉu cũng cầm được cây M-16 ra mặt trận mà hả. Sướng nhể! :z36: <= Cái này là tui chỉ "hổi" thôi nghen. Tui hổng rành thiệt. Vì cũng vào giờ này (42 năm trước) trong lúc mấy anh đang "triệt thái cao nguyên" thì tui đang oánh đáo bằng cái đồng 20 ở Sài Gòn. Too bad, I was born "kind of late", bro! Xó-Gi!!! :24:

Rõ 5/5 hả đại ca?!

Mang Mộc
03-19-2017, 10:41 PM
Dạ! Không có ý xách mé đâu anh Xxg, xin đừng hiểu lầm, Bởi vì tôi có hai đứa cháu đều đi mấy tours bên bển. Một đứa qua Mỹ muộn (hình như lớp 10), sau khi xong trung học, vô army rồi đi luôn. Thằng kia thì qua Mỹ từ 9 tuổi, lớn lên, vô WP rồi cũng khăn gói quả mướp. Nói chung là tụi nó tuổi 18 sấp lên mới gia nhập quân đội, nên khi đọc anh viết là phải sống bên Mỹ từ nhỏ lớn lên (mới đủ điều kiện), thì tôi hơi ngạc nhiên, vì nghĩ, không lẽ 1 thằng ngoại lệ?

Bài viết của bạn Khoa1221, đọc cũng thấy có nhiều đoạn bơi xuồng hơi xa dòng thiệt... hì hì...

Lê Nguyễn Hiệp
03-20-2017, 12:17 PM
Revised Version nếu viết bởi một người đang sống tại Mỹ.

****

Viết cho những nguời bạn Marine còn đang phục vụ bên Iraq.

Iraq .. ngày .. tháng 3 năm 2017

Một đêm lạnh của sa mạc , anh nhờ muôn ngàn vì sao trên trời làm ánh sáng để viết lá thư cho em. Hiện giờ, anh đang đón những ngày đầu tháng 3 ở vùng cát bụi xa xăm cùng các nguời bạn lính trong tiểu đội. Nơi chiến trường sôi động này mỗi ngày trôi qua trong khói lửa chơi vơi mà lòng anh chưa lúc nào không nguội nỗi nhớ về đất Mỹ, mảnh đất đã bao dung anh như một người Việt di dân. Và sâu thẳm trong trái tim của người lính này là hình bóng của em, người em gái dịu dàng cúa anh. Là người lính, nay sống mai chết, không biêt được, anh phải luôn đặt mọi mơ ước riêng tư lại phía sau lưng. Làm vai người lính anh luôn coi bầu trời chính là cái mùng và những mỏm đá ven đường là chiếc giường êm ái . Biết bao nhiêu đêm anh thèm nghe đươc tiếng hát ngân vang nhẹ nhàng ngọt ngào của em và tự cho rằng những tiếng côn trùng xung quanh thay cho lời ca tiếng hát đó. " Mưa Trên Xứ Mỹ " , hình như vang mãi trong tai anh về tiếng hát của em.

raindrops keep falling my head.

Em biết không, trên vai gánh nặng chống lại bọn khủng bố IS, trong tâm trí anh lúc nào cũng mong sớm diệt được bọn IS này, để người dân Iraq được trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng năm tháng đã trôi qua , bao nhiêu đồng đội của anh người còn người đã anh dũng hy sinh. Lắm lúc anh nghĩ rằng không biết rồi mai khi bình mình thức giấc, liệu anh có còn cơ hội được ngồi đây để nhớ về em nữa không ? Nhưng rồi , ý nghĩ ngu dại đó của anh đã đuợc đánh thức bởi hình ảnh của em . Ý chí của anh đã được khợi dậy bởi vì anh biết rằng anh và đồng đội chiến đấu chống lại bọn khủng bố IS cũng tức là đang bảo vệ nước Mỹ xa xôi đó, đất nước đã và đang cưu mang Em, Mẹ anh, dù biết rằng Mẹ anh vẫn hằng ngày ngóng tin anh, có những đứa em vẫn luôn nhớ đến anh, và chính em, người con gái dịu hiền vẫn luôn ngày ngày trông mong anh trở về từ vùng đất sa mạc nóng bỏng đầy khói lửa.


Hãy chờ anh em nhé, chỉ còn 3 tháng nữa thôi anh lại về bên em vì tour duty 3 năm của anh sẽ chấm dứt. Hẹn em ở nhà thờ của ngày xưa, nơi chúng mình đã gặp nhau lần đầu, và nơi chúng mình đã chia tay. Nhưng lần tới, anh sẽ về với nụ cuời, vì biết anh và em sẽ bắt đầu đoạn đuờng mới ...

Anh sẽ đi học lại 4 năm vì có học bổng của chính phủ dành cho các cựu chiến binh Mỹ, và có thể mua nhà với tiền lời VA 0 %.

Tái bút:

Ừ học xong anh sẽ kiếm việc làm bên quận cam và mua nhà bên đó cho gần với cộng đồng việt.

Hôn em dài lâu. :z56:

Khoa1221
03-20-2017, 01:40 PM
Member đó còn hỏi là bài này bạn của bạn đang ở Trung Đông mà mơ về Xứ Huế là sao đây ???


Nếu là SẮC CỜ VÀNG thì mình welcome bạn nhé..... xin bạn viết cho rõ ràng...






Cái này gọi là sinh Bắc,tử Nam ý mà người đẹp..:)


kh

Thân chào KH , chỉ biết cờ star & strips và cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta thôi . Có một thắc mắc là ở đâu mới " mơ " về Huế đuợc vậy ? have a nice day KH . Cheers

Khoa1221
03-20-2017, 01:44 PM
à...sao chữ ký của mình bị dẫn đi biểu tình vậy hè?...::24:

Xin lổi KH , đọc posting sai , câu trả lời trên là nên gởi đến CCG .

Have a nice day nha KH và CCG.

Khoa1221
03-20-2017, 01:53 PM
Chào sư huynh/ sư tỷ Khoa1221,

Chiều cũng thích thơ lắm, nhưng đọc đến bài sưu tầm này, và tên của tác giả, lần đầu nghe tên Trần Quang Long, cảm thấy lạ lạ nên đi tìm hiểu, thì ôi thôi .... muốn xỉu luôn :z41: . Không biết sư huynh / sư tỷ đã đọc về tác giả này chưa ?, ông ta là liệt sĩ.

Nguồn ở đây:

http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4379-trn-quang-long-v-ting-ht-nhng-ngi-i-ti.aspx

http://www.baomoi.com/nha-tho-liet-si-tran-quang-long-trai-tim-tho-dap-mai/c/11567793.epi

Thân chào CB , cảm ơn CB rất nhiều đã cho Khoa biết về TQL . Như đã viết ở trên , Khoa không biết , tại vì đả không research gì về TQL , chỉ biết bài thơ và bài viết mà một nguời bạn gởi tới vì viết về Huế . Khoa thông thuờng không bỏ thời giờ thêm để tìm hiểu về tác giả và thật sự cũng chẳng biết bài viết từ đâu ra , chỉ nhận qua nguời bạn , và nguời bạn có nói là sưu tầm từ internet . Một lần nữa cảm ơn CB nhiều đã cho biết tin tức về TQL .

Hôm nay là first day of summer , enjoy mùa xuân nha CB .

RaginCajun
03-20-2017, 02:04 PM
Hôm nay là first day of summer , enjoy mùa xuân nha CB . Gãi đầu???? :p

Khoa1221
03-20-2017, 02:35 PM
Thân chào bạn Khoa1221,

Trước hết, xin phép Khoa cho Xxg đăng giùm hồi âm của một người bạn thân nhá. Anh ta có vài ý kiến với bài viết "lá thư từ mặt trận" của Khoa, như vầy:


***
___ Góp ý về "Lá Thư Tiền Tuyến Trung Đông Của Lính Cụ Hồ."

Trong quân đội không có bạn! Không một người nào đã từng sống trong quân ngũ mà dùng chữ "bạn" cả. Những bộ "uniforms" xung quanh là "ANH EM", là "CHIẾN HỮU", là thiên thần bảo vệ mạng sống của mình (và ngược lại) chứ không phải bạn.

Quê nhà nào? The United States of America hay là cái Ba Đình Bốn Miễu?

Bên A Phú Hãn thì nhiều đá, chứ Trung Đông thì lấy gì có "mõm đá ven đường." Ụ cát ven đường thì có.

God helps you, soldier! Ông hút "Cigarweed" (cần sa) quá mạng rồi nên ông nghe được tiếng dế bên Trung Đông!

Ban đêm ở Trung Đông có côn trùng nào mà ca bài "tạ từ trong đêm" cho ông thưởng thức vậy ông thần? Tui có hỏi mấy thằng "bạn thân" đã từng ngồi nhai MRE trong "Bão Sa Mạc" [Operation Desert Storm 1990-1991] - vừa nhai vừa chửi thề bằng tiếng Việt vì nhớ ổ bánh mì thịt Ba Lẹ thí mịa - thì tụi nó trả lời là "Denmark nó! Thằng ông nội cải lương này nó lủm bài viết của lính Vẹm ngồi canh biên giới Trung-Việt nghe dế gáy ban đêm thì có. Chứ ở sa mạc thì côn trùng nào mà gáy cho nó nghe. Nằm ngồi ẩu tả, bị bò cạp chích thấy bà cố luôn chứ côn trùng nào mà hợp ca! "Put on your NVG, soldier!"

1). Anh phải qua đây từ nhỏ và lớn lên bên Mỹ này - anh đi lính Mỹ (thì anh mới qua tới Trung Đông) dính líu chi tới Huế? Mắc mớ gì "anh đi mà xứ Huế (PHẢI) buồn hiu?"

__ Huế đang nấu bún bò Huế, chụp hình đem vô Đố Ai cho nhỏ tóc ngắn nó "chấm điểm," còn anh đang nhai MRE thấy mịa bên Trung Đông thì dính líu gì nhau? Sao mà xạo sự chi cho trớt quớt vậy nà!

2). Hoà bình cho non nước nào? Sắc cờ nào phất phới trên nẻo đường nào, ở đâu? Ngoài mấy thằng Mễ đang leo tường qua (bị anh Hiệp & cha Tôm lấy cây khều té lên té xuống) thì Hoa Kỳ có bị ai oánh đâu mà ông đòi "mang hoà bình lại cho non nước" hả ông? Hoa kỳ cũng đâu bao giờ muốn "cắm cờ" ở bển (Trung Đông). Còn cờ Mỹ ông muốn cắm ở đất Mỹ này - anytime, muốn cắm lúc nào cắm - thì mắc mớ gì đến Trung Đông? What kind of a US soldier you are - talking like this, homie?! Về Mỹ hay về Nghệ An đây ông thần? Are you "Oscar Mike" yet? (<= Ông là lính Mỹ thì ông phải hiểu câu này nha ông).

Mấy thằng ISIS lúc bị ăn đạn, nó xịt máu ra màu xanh hả ông? Hay là chỉ có máu của ông mới đỏ y như màu cờ?

Nếu có ai hỏi một người lính Mỹ, rằng trong những lúc ngoài mặt trận - trong lúc súng nổ rền trời, đạn nó bay nghe chéo chéo trên đầu, nó cắm nghe "phựt phựt" xuống cát (sát bên mình) - trong lúc đang mím môi siết cò súng thì họ thấy màu cờ nào trước mặt? Dạ thưa, chẳng có cái màu cờ mả mịa nào cả ạ! Ông Bush cha, Bush con, Obama hay Trump có đứng chần dần ở đó cũng kệ mẹ mấy ổng. Tôi bắn cho bộ quân phục bên phải, bên trái và sau lưng của tôi. Tôi bắn để giữ mạng cho tụi nó và tụi nó bắn để giữ mạng cho tôi. Tôi bắn để "suppress the goddamn target as I was ordered to." Chứ tôi chẳng có bắn cho màu cờ nào cả!



Ông nhà dzăn chỉ giùm tui một thằng lính Bộ Binh hay TQLC nào đóng quân bên TĐ "đã bao năm rồi" cho tui coi?! Ông làm ơn chui vô Net mò mẫm (học lóm) xem mỗi lần bị "deployed" là bao lâu, rồi ông hãy "phăng ta zi" nha ông thần. Chàng tả lính Mỹ ngoài mặt trận mà tui nghe toàn là "mùi" rau muống luộc không hà! Khổ ghê đi...



Chả có thằng Army hay Marines nào đang deployed bên Trung Đông mà lại nói câu "khi chiến tranh tàn" cả? Cái "chiến" ở bển không phải là loại chiến có giờ giấc, có mục tiêu cuối cùng (rõ ràng). Thằng nào gần hết tour của mình là vừa mừng, vừa lo thấy bà cố luôn. Mừng là sắp được về, lo là sẽ bị ăn đạn hay dính IED sảng khi đang patrol. "Dính" một phát thì cũng về nhà bằng vận tải cơ đấy, nhưng lại có thêm lá cờ đắp trên người cho ấm...

Nghe cái "hơi" giống y như lính cụ hồ héng: "Anh đang mùa hành quân pháo lên đài chiến dịch... Bồi hồi đêm xung kích chờ nghe tiếng pháo vang... Ngôi sao như mắt anh trong những đêm không ngủ...." :24:

Lính Mỹ và bà con thân nhân/gia đình của họ không có chia tay trong nhà thờ đâu ông địa ơi! Ông chịu khó search Net rồi sửa lại cái vụ chia tay ở nhà thờ với chùa thiên mụ này đi. Xem coi những lúc "Ngày mai anh lên đường, ngày mai anh ra chiến trường" thì lính Mỹ nó phải "chia tay" ở đâu nghen ông. Ông lấy lá thơ tình tính tang của "bộ lội cu hồ" ông gắn lên áo mấy đứa lính Mỹ gốc Việt kiểu này thì oan cho con người ta ông ơi.

"Get yourself a straw!" (<= It's a Marine's term. Only Marines can understand).

Thân chào anh XXG. Truớc tiên , Khoa cảm ơn anh XXG rất nhiều đã ghé qua và ghi lại những ý kiến lành mạnh để chúng ta cùng nhau vui chơi trong diễn đàn thân thiện này ... Khoa sẻ cố gắng trả lời hết nhưng thắc mắc và ý kiến của anh, và dĩ nhiên của rất nhiều members trong đây . Khoa luôn luôn đón chào và sẳn sàng lắng nghe những ý kiến hay và tốt của anh XXG và các bạn khác . Chúng ta trao đổi đối thoại những tin tức hay những đề tài , tốt hay xấu , vui hay buồn , để cho cuộc đời thêm thú vị , phải không anh ?

===> __ Góp ý về "Lá Thư Tiền Tuyến Trung Đông Của Lính Cụ Hồ."

Suy nghĩ của nguời đặc ra lời viết này sai rồi . Không biết nói gì hơn , nói sai rồi các bạn hiểu lầm nữa ...

====> Trong quân đội không có bạn! Không một người nào đã từng sống trong quân ngũ mà dùng chữ "bạn" cả. Những bộ "uniforms" xung quanh là "ANH EM", là "CHIẾN HỮU", là thiên thần bảo vệ mạng sống của mình (và ngược lại) chứ không phải bạn.

Ahh , anh có một assumption là Khoa đã trong quân đội . Không đâu anh . Khoa là civilian, đi qua đó few months at a time để provide operational and logistic support . Chứ không có đi lính gì cả . Có một lần cách đây vài năm , khi qua đó , gặp một chàng lính của USA, là US born , và cha mẹ là VN . Cậu ta còn trẻ , khoảng 30+ tuổi , và chỉ biết nói tiếng VN một chút thôi . Khoa trò chuyện vui đùa qua lại thì đuợc biết cậu ta có nguời bạn gái ở đâu bên Chicago , thì phải , nguời Huế . Rồi thì Khoa hỏi về thăm Huế chưa ? Cậu ta trả lời rồi . Thế thì Khoa nói khi nào hết tour về lấy cô đó đi vì khi để quên con tim ở và với Huế , khó mà tìm lại lắm . Cậu ta mĩm cuời , thấy cũng tội cho cuộc tình của họ . Bây giờ lâu lâu nhớ lại lần nói chuyện đó . Thành ra danh từ Khoa dùng là đúng . Bạn , ở đây, có nghĩa friend , co-worker ... Không nên dùng " anh em " vì thật sự Khoa không có trong quân đội .

====> Quê nhà nàỏ The United States of America hay là cái Ba Đình Bốn Miễủ

not sure where you are going with this ????

=====> Bên A Phú Hãn thì nhiều đá, chứ Trung Đông thì lấy gì có "mõm đá ven đường." Ụ cát ven đường thì có.

" Ụ cát " nghĩ là gì anh ? no idea what this even means ... đôi khi viết thì dùng lời văn phong phú một tí , cho chút imagination . Thông cảm nha anh .

====> God helps you, soldier! Ông hút "Cigarweed" (cần sa) quá mạng rồi nên ông nghe được tiếng dế bên Trung Đông!

viết cho vui thôi anh . Vì Khoa qua USA lúc nhỏ , văn chuơng hạn chế . Nghĩ tới đâu thì viết ra đó , mong anh thông cảm cho .

===> Anh phải qua đây từ nhỏ và lớn lên bên Mỹ này - anh đi lính Mỹ (thì anh mới qua tới Trung Đông) dính líu chi tới Huế? Mắc mớ gì "anh đi mà xứ Huế (PHẢI) buồn hiủ"

Xứ Huế đây là trái tim của cô bạn gái của cậu lính trẻ đó ....

=====> What kind of a US soldier you are - talking like this, homiẻ!

Như đả trả lời ở trên , Khoa is not a soldier .

=======> Ông lấy lá thơ tình tính tang của "bộ lội cu hồ" ông gắn lên áo mấy đứa lính Mỹ gốc Việt kiểu này thì oan cho con người ta ông ơi.

Anh really over-thinking about một bài viết , thật ra, rất bình đân , từ lời văn chuơng kém của Khoa .

Just relax sir :)

Khoa1221
03-20-2017, 02:39 PM
Gãi đầu???? :p

sorri , càng già , càng lẩm cẩm , nên viết là Xuân , I did write Xuân on the next phrase :z45:

Khoa1221
03-20-2017, 02:44 PM
Revised Version nếu viết bởi một người đang sống tại Mỹ.



Nếu mà mình không post bài thơ của TQL , thì đâu có ai chụp mũ mình .... tức ghê đi ... I did not know he was VC , never really worry or pay attention to most writers on xứ ảo này . He was just another nick who wrote a poem ve^` Huế ...

nice teasing anh LNH , thanks ....:z67:

Kiến Hôi
03-20-2017, 02:51 PM
Thân chào KH , chỉ biết cờ star & strips và cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta thôi . Có một thắc mắc là ở đâu mới " mơ " về Huế đuợc vậy ? have a nice day KH . Cheers


Xin lổi KH , đọc posting sai , câu trả lời trên là nên gởi đến CCG .

Have a nice day nha KH và CCG.


Thắc mắc này, dù hỏi ai, thì cũng chỉ là một giả vờ mà thôi! Xin tự tìm hiểu lấy câu trả lời thì sẽ kết luận được; ai và ở đâu thì được quyền nhắc nhớ đến Huế, Sài Gòn, Cần Thơ. Câu hỏi ngược lại cho bạn, nếu bạn bị kẻ côn đồ cướp đoạt căn nhà. :z19:nơi bạn và gia đình cha, mẹ, anh, chị em từng sinh sống hàng chục năm với bao nhiêu kỷ niệm từng góc phòng, từng viên gạch lát, thì bọn côn đồ có được phép nhắc nhớ đến khung cửa sổ , bạn từng ngồi hàng giờ ngắm từng tuổi đời trôi qua? Tóm lại, bọn côn đồ có quyền nâng niu những kỷ niệm yêu quý của bạn không?

Khoa1221
03-20-2017, 03:12 PM
1). "Roger that, soldier!" Tôi cũng mong rằng lời nói trên của Khoa là sự thật. Là Khoa chỉ vô tình khi mang bài thơ của tác giả "liệt sĩ" đó về đây.

Lần sau, trước khi Khoa mang một bài thơ (hay bài VÈ) nào về, thì Khoa chịu khó xem lại tên tác giả nha. Đừng đăng ba mớ "thơ chẳng ra thơ, vè không giống vè" của đám Cá Tra bên đó vào nhà anh em mình, sẽ làm bẩn nhà tụi mình đó Khoa ơi. Khoa thử nhìn lên banner của nhà mình coi! Chữ "Quốc Hận 30/4" nằm ngay bên trên, mà dưới này lại (lén lén) đăng vô một bài thơ của tên "lyệt sỹ ViXi" như vậy, thì M-16 dễ nổ sảng lắm Khoa. Nói thiệt à...

2). Người viết bài nón lá bị nghiêng một bên đó (từ năm 2007) có bút hiệu là "Thanh Nhã."

Bài viết đó nằm "Ở ĐÂY" nè. (https://huynhthuckhangluongvancan.wordpress.com/2012/08/17/sao-em-biet-anh-nhin-ma-nghieng-non-2/)

Hai chữ ký của bà ta (trên và dưới) chần dần trong bài, tại sao khi mang về Khoa không ghi là "Tác Giả: Thanh Nhã" cho đúng với luật chơi?

Khoa ịn nguyên bài của người ta lên, rồi cuối bài Khoa mới viết 2 chữ "st" (= sưu tầm) nhỏ xíu như vậy là không đẹp mắt đâu. Và đây cũng không phải lần đầu. Có một vài bài tôi nhớ là đã từng đọc qua (trước đây) trong Net, rồi thấy Khoa sửa chữ (phóng tác) lại theo "văn phong" của Khoa để đăng lên (nội dung thì y chang). Mai mốt có lấy bài của ai, Khoa nên để tên tác giả cho đàng hoàng. Vì nếu Khoa "ẳm nguyên bộ" như vậy, người nào tinh mắt, họ đọc thấy văn phong (và cách sử dụng ngữ vựng) của Khoa khi vầy, khi khác họ biết liền hà! Hoặc là ta chỉ cần "highlighted" vài chữ trong bài rồi nhấn "search the Net" là lòi ra "bài gốc" ngay thôi.

Cái thói đạo văn này là nghề tay phải của "tụi nó" - HCM còn chôm thơ người khác để gắn tên chả vô được mà. Tụi mình là dân Tị Nạn Cộng Sản, đừng nên bắt chước thói xấu của tụi nó. It's sad to do that, homie!

Chẳng hạn như bài "gặp em nơi cổng chùa" khi còn trung học của Khoa đấy. Khi tôi đọc lướt qua, nhớ rằng nội dung câu chuyện này mình đã đọc qua rất lâu trước đây rồi. Khoa "phóng tác" lại, nhưng Khoa quên về phần bối cảnh, nên khi đọc cách Khoa viết, tôi biết chắc là Khoa chưa bao giờ học qua Trung Học trên đất Mỹ này. Những trường trung học bên đây có đông học sinh lắm - số ngàn là thường - không ai biết (để ý) thấy được có một cô nữ sinh (mới) vào trường đâu. Ngoại trừ trường hợp cô ta lấy cùng lớp (cùng môn học) với Khoa thôi.

3). Xxg cũng mong vậy, my dear brother! Có điều là Xxg thấy rằng hơn 50% bài viết của Khoa đều rất thích tả chân về cái gọi là "QH chùm khế ngọt" lắm nghen. Thí dụ như đoạn văn "tả chân" này nè: Đọc bài "phóng sự" của Khoa kiến cho Xxg tui cứ muốn về Sài Gòn ngay bây giờ thôi... You made me miss VN so much, soldier! :z13:

Những lời bên trên, là Xxg chỉ muốn đóng góp ý kiến với Khoa để bạn cẩn thận hơn, mỗi khi bạn "copy & paste" bài vở về đây thôi. Không phải là trách cứ gì Khoa đâu nhá. Nếu cách phân tích và góp ý của Xxg có làm bạn phật lòng thì Khoa bỏ qua cho Xxg.

Xxg mong rằng sẽ được tiếp tục đọc những bài viết hay (và cẩn thận hơn) của bạn trong tương lai.

Chúc bạn một ngày vui!

Thân mến,

Xxg__

Một lần nữa, thân chào anh XXG :

=====> "Roger that, soldier!" Tôi cũng mong rằng lời nói trên của Khoa là sự thật. Là Khoa chỉ vô tình khi mang bài thơ của tác giả "liệt sĩ" đó về đây.

Well , như đã viết , I have NO IDEA who the heck he was, sir . Khoa never care to research for writer's back ground , UNLESS Khoa happen to see it or ai đó bring up to my attention . Trong ngày , busy hàng ngàn chuyện , chắc sống ở USA thì anh cũng biết điều này , làm gì có thời giờ mà thắc mắc về writer này write nọ . TQL was just a nick to me .

=====> Người viết bài nón lá bị nghiêng một bên đó (từ năm 2007) có bút hiệu là "Thanh Nhã "

Một nguời bạn gái đọc và gởi cho mình thôi , did not think twice who wrote it , why , the back ground of the writer .... tại vì đây không có quan trọng trong đâu óc mình.

===> Khoa ịn nguyên bài của người ta lên, rồi cuối bài Khoa mới viết 2 chữ "st" (= sưu tầm) nhỏ xíu

Không fair nha . Anh XXG viết như vầy , các bạn khác đọc , và sẻ nghĩ Khoa " ăn gian " .... No sir , không có " nhỏ xíu " , cùng FONT size mà .... Nói đùa với anh cho vui , danh từ nên có ở cuối là " nguồn : internet " , như vậy có lẻ chính xát hơn . Cảm ơn anh cdưa ra ý kiến này ...

====> tôi biết chắc là Khoa chưa bao giờ học qua Trung Học trên đất Mỹ nàỵ Những trường trung học bên đây có đông học sinh lắm - số ngàn là thường

Trời , chỉ khu nào ở Cali, perhaps santa ana hay san jose , bây giờ thì có thể đông , chứ ở những thành phố khác , như cư ngụ ở ngoại ô , khác county với nhau thì làm sao đông VN đuợc ? và anh nên nhớ là thập niên 70 , làm gì có VN nhiều .... Anh is wrong on this one . Rethink your train of thought đi anh ... Và nói chính xát hơn , ví dụ bên Cali , khu Bakerfield , trung học Mỹ có bao nhiêu đứa VN , anh ? Khoa học từ lớp muời bên USA đó anh .....

===== > Những lời bên trên, là Xxg chỉ muốn đóng góp ý kiến với Khoa để bạn cẩn thận hơn, mỗi khi bạn "copy & paste" bài vở về đây thôị Không phải là trách cứ gì Khoa đâu nhá. Nếu cách phân tích và góp ý của Xxg có làm bạn phật lòng thì Khoa bỏ qua cho Xxg.

Absolutely no issue with Khoa , anh cứ tự nhiên đưa ý kiến , đặc thắc mắc , hay chỉ trích phân tích gì , cũng ok . As long as anh nói chuyện đàng hoàn, chửng chạc , thì Khoa sẽ vui vẽ trả lời . Đối thoại cho vui . Không có take personal gì cả .

Hy vọng đã trả lời hết những điều anh đưa ra . Có miss gì thì cho biết .

Take care sir
Khoa

Khoa1221
03-20-2017, 03:19 PM
Thắc mắc này, dù hỏi ai, thì cũng chỉ là một giả vờ mà thôi! Xin tự tìm hiểu lấy câu trả lời thì sẽ kết luận được; ai và ở đâu thì được quyền nhắc nhớ đến Huế, Sài Gòn, Cần Thơ. Câu hỏi ngược lại cho bạn, nếu bạn bị kẻ côn đồ cướp đoạt căn nhà. :z19:nơi bạn và gia đình cha, mẹ, anh, chị em từng sinh sống hàng chục năm với bao nhiêu kỷ niệm từng góc phòng, từng viên gạch lát, thì bọn côn đồ có được phép nhắc nhớ đến khung cửa sổ , bạn từng ngồi hàng giờ ngắm từng tuổi đời trôi qua? Tóm lại, bọn côn đồ có quyền nâng niu những kỷ niệm yêu quý của bạn không?



Khoa và family củng bị như KH thôi , đâu khác biệt gì . Cũng đã một lần bỏ chạy tụi cộng sản, đưa cuộc đời cho trời , đi tìm tự do . Hai nguời trong gia đình bị chết ở ngoài biển . Vết thuơng đau vẫn còn đó . Vết thù tụi cs không bao giờ quên ...

Khoa hiểu , cảm thông với KH !!!!

Kiến Hôi
03-20-2017, 04:14 PM
Bạn tự tìm câu trả lời nha!

Bye!:z67:



kh

CCG
03-20-2017, 05:16 PM
Có một thắc mắc là ở đâu mới " mơ " về Huế đuợc vậy ?


Ông XXG ở trên có nói đó Khoa1221 : "anh đi lính Mỹ (thì anh mới qua tới Trung Đông) dính líu chi tới Huế? Mắc mớ gì "anh đi mà xứ Huế (PHẢI) buồn hiu?"

Ừa CCG cũng bị chửi vì ko biết cái ông mắc dịch bạiliệt TQL mà thơ ổng cũng đâu có hay lắm lắm chỉ có cái TỰA là nổi thui ... thiệt là XUI mừh....

mai mốt phải theo gương Chiều ngó qua ngó lại hông thui lọt sông tập BA!!!!!
http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/10.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/10.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/10.gif

XXG
03-20-2017, 05:50 PM
To sis Cat: You really crack me up with your "crying post," sis! :24: :z13: All I can say is "Once is a mistake, twice is negligence, and thrice is just plain stupidity."

XXG
03-20-2017, 05:56 PM
Dạ! Không có ý xách mé đâu anh Xxg, xin đừng hiểu lầm, Bởi vì tôi có hai đứa cháu đều đi mấy tours bên bển. Ha,ha,ha... :z36:Xô cười muốn đau bụng luôn. My bad, O.G! Tại tối qua cái NVG của Xô nó hết pin, đang bị mờ mờ (buồn ngủ), thấy bóng anh cao nhòng (thấp thoáng) Xô tưởng mấy ông thần "Republican Guard" của Saddam rượt tới rồi, nên Xô phơ trước. "I thought I was engaged, bro!" Hồi nãy Xô ghé qua Khinh Binh mới đọc thấy bài thơ "Cạn Kiệt" của anh... Sorry, big bro! (Mém chút nữa là ông Kiệt ổng dợt tui te tua rồi! :z13:)


Nói chung là tụi nó tuổi 18 sấp lên mới gia nhập quân đội, nên khi đọc anh viết là phải sống bên Mỹ từ nhỏ lớn lên (mới đủ điều kiện), thì tôi hơi ngạc nhiên, vì nghĩ, không lẽ 1 thằng ngoại lệ?Xô đâu có viết là "mới đủ điều kiện," anh Mộc! Ý Xô nói là qua những bài viết trước đây của ông thần "Lính Mỹ Sông Hương" thì ông thần tui đã qua Mỹ từ lâu rồi. Có nghĩa là bạn bè của ổng cũng phải là dân sống bên đây từ nhỏ rồi vào quân ngũ - qua Trung Đông đánh giặc. Thế thì mắc chứng gì lại bị "té sông Hương" tuốt bên VN để ngồi trong sa mạc nhớ bún bò Huế, mà lại không nhớ phở Bolsa. Ông thần lại còn đòi đánh giặc bên Trung Đông để bảo vệ hoà bình cho non nước xa xôi (nào đó) có bà mẹ già & đàn em nhỏ đang chờ đợi nữa, mới là lạc quẻ. Non nước (Hoa Kỳ) đang bị chiến tranh hồi nào mà cần hoà bình? Ông nội Bush ổng la làng lên là Saddam có "WMD" - ổng đưa quân qua dủa Saddam đứt gánh, rồi lún sình tới giờ này luôn, chưa thật sự chấm dứt - không thể rút quân đội về hết được.


Một đứa qua Mỹ muộn (hình như lớp 10), sau khi xong trung học, vô army rồi đi luôn. Thằng kia thì qua Mỹ từ 9 tuổi, lớn lên, vô WP rồi cũng khăn gói quả mướp. Cháu nó "enlisted" (Tiếng Việt gọi là đăng lính hả anh?) như vậy thì hơi... cực (<= Xô hổng biết dùng chữ nào khác hơn). Nếu tụi nó xong 4 năm đại học rồi vào trường huấn luyện cho sĩ quan thì khi ra trường sẽ "ngon" hơn. Có điều là ở thời buổi này - nhất là cha nội Trump đang làm TT - thì sĩ quan hay binh nhì cũng ra mặt trận tuốt luốt thôi anh.


Bài viết của bạn Khoa1221, đọc cũng thấy có nhiều đoạn bơi xuồng hơi xa dòng thiệt... hì hì... Cũng "hổng" xa mấy đâu anh Mộc. Ổng đang đánh giặc bên Trung Đông mà ổng lại tả cảnh chèo xuồng ở Sông Hương có tiếng côn trùng hợp ca về đêm thôi. :z36: "It's all good, tho."

Ngày vui, anh Mộc ơi!

Thân,
Xxg__

CCG
03-20-2017, 06:05 PM
To sis Cat: You really crack me up with your "crying post," sis! :24: :z13: All I can say is "Once is a mistake, twice is negligence, and thrice is just plain stupidity."

Nah I wasn't CRYING a'tall nha XXG... actually I was SWEATING http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/10.gifcuz it is 96F at my house today :):)


thui CCG xin chào chủ nhà và lui ra....http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/tungtung.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/tungtung.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/tungtung.gif

chieubuon_09
03-20-2017, 06:07 PM
Thân chào CB , cảm ơn CB rất nhiều đã cho Khoa biết về TQL . Như đã viết ở trên , Khoa không biết , tại vì đả không research gì về TQL , chỉ biết bài thơ và bài viết mà một nguời bạn gởi tới vì viết về Huế . Khoa thông thuờng không bỏ thời giờ thêm để tìm hiểu về tác giả và thật sự cũng chẳng biết bài viết từ đâu ra , chỉ nhận qua nguời bạn , và nguời bạn có nói là sưu tầm từ internet . Một lần nữa cảm ơn CB nhiều đã cho biết tin tức về TQL .

Hôm nay là first day of summer , enjoy mùa xuân nha CB .

Không có chi, lần sau cẩn thận chỉ cần chậm lại năm mười phút thôi Khoa ha, Chiều cũng ít khi post bài sưu tầm nếu không đủ giờ để coi lại.

Khoa đừng lo, có lần Chiều cũng bị hai ông anh quất vì can vào tội hát trật melody, lúc đầu thì có hơi buồn nhưng suy nghĩ lại thì thấy các anh mến mình nên cho mình biết điểm sai để tự mình sửa đổi, và về sau Chiều cảm tạ, mỗi lần thâu nhạc xong, nghe lại giống dò bài coi có nốt nhạc nào trật, nếu có nốt trật thì ngồi cười một mình, chợt nhớ đến cây roi mây :z14:

Khoa dạo Phố vui nha. I will enjoy mùa Xuân.



Ừa CCG cũng bị chửi vì ko biết cái ông mắc dịch bạiliệt TQL mà thơ ổng cũng đâu có hay lắm lắm chỉ có cái TỰA là nổi thui ... thiệt là XUI mừh....

mai mốt phải theo gương Chiều ngó qua ngó lại hông thui lọt sông tập BA!!!!!


Chào chị CCG, Chiều đọc đến phần này đồng ý với chị, thơ hơi giống khoai lang sượng. Nhưng đọc đến chữ "lọt sông" em muốn té ghế nè, thôi em chạy ....
Em thích chữ ký của chị quá, mèo hun cá :z57:

XXG
03-20-2017, 06:10 PM
Hahahah! :z45: Sao lại có ông Samurai ở đây nữa?! Để Xô sửa lại chút xíu "lá thư từ chiến trường" của anh Hiệp nghen:


Viết cho những nguời bạn Marines còn đang phục vụ bên Iraq.
Biết bao nhiêu đêm anh thèm nghe đươc tiếng hát ngân vang nhẹ nhàng ngọt ngào của em và tự cho rằng những tiếng côn trùng xung quanh thay cho lời ca tiếng hát đó. " Mưa Trên Xứ Mỹ" Ổng là dân Army anh Hiệp ơi! Hổng phải Marines. Cái hình chụp trong quân trường đó là của Army. Đĩa cơm mới đây cũng y chang như cơm lính hồi xưa trong quân trường Lục Quân vậy :24: Mà ông thần mình còn ngầu nữa => ra mặt trận hổng thèm cầm súng đâu nghen, chỉ lo đi cứu chiến hữu thôi. Anh đã xem qua bộ phim "Hacksaw Ridge" chưa? Hay lắm! Đấy, ông thần Medic của tui đấy. Kêu tui ra mặt trận mà hổng đụng vô cây súng như vậy chắc tui trốn tuốt.


Anh sẽ đi học lại 4 năm vì có học bổng của chính phủ dành cho các cựu chiến binh Mỹ, và có thể mua nhà với tiền lời VA 0 %. Cái này thì dành cho mấy đứa "enlisted" thôi anh!

Xô có quen 2 anh em kia người Á Đông. Học xong 4 rồi, thay vì ra đi làm/cưới vợ như người ta thì lại hổng thèm. Xách nhau đi chu du thiên hạ. Chơi cho đã thì thằng em rủ thằng anh phóng vô Marines để ra làm "C.O" lấy le với đời. Trời bất dung ...ẩu, vừa xong khoá chưa được bao lâu là xảy ra vụ Bush cha bênh thằng "Kuwait" - thế là 2 thằng trời đánh xách đít qua bển bắt bò cạp chơi. Cũng may là "GW" chỉ kéo vài tháng chứ không dài lê thê như đợt sau này của Bush con.

Trong quân đội Hoa Kỳ hiện giờ có rất nhiều sĩ quan là Mỹ gốc Việt (đây mới đúng là "đông như quân Nguyên" theo chữ của anh đấy) chưa kể đến một số lớn đã giải ngũ.

Cấp Đại Tá thì khoảng 60 người trong tất cả binh chủng. Cấp Tướng (chính thức) thì có 2 người Lương Xuân Việt của Nhảy Dù, Lapthe Flora của Vệ Binh Quốc Gia. Và một người sắp sửa lên Chuẩn Tướng của Marines là William H. Seely III (tên Mỹ nhưng gốc Việt). Tay này thì ngầu à! Hiện nay he đang là Đại tá tham mưu trưởng Bộ tư lệnh an ninh không gian mạng TQLC Hoa Kỳ (U.S. Marine Corps Forces Cyberspace) và là Đại Tá trưởng phòng 2 [tình báo] thuộc Bộ tư lệnh lực lượng hỗn hợp bộ chiến tại Irag (J-2 Combined Joint Forces Land Component Command-Iraq).

__ Điều khác biệt giữa Sĩ Quan Mỹ và "sỹ quan" quân lội nhăn răng "nhà ta" là cấp bực phải đi đôi với trình độ học vấn. Mấy tay cấp Tá của Quân Đội Hoa Kỳ - tác chiến hay không tác chiến - đa số đều lận lưng cái Ph.D. chứ không phải như "quân hàm" của Bác. Muốn gắn "thượng tướng, hạ tướng" gì là gắn đâu.


.... anh sẽ kiếm việc làm bên quận cam và mua nhà bên đó cho gần với cộng đồng việt. Hổng phải Quận Cam mà là San Hô Dzê (hình như có dính líu tới Mr. Dell thì phải? Nghe than quá xá luôn :24:)

To Mr. Tôm: Bởi tui nói anh là kỹ sư điện (lẹ như điện) mà anh cứ cãi. Thiệt tình... anh làm tui cười thiếu điều té ghế luôn. Chắc tui phải xô ông quá! Hát thêm bản nhạc nữa đi cha nội.

Hôm nay là first day of summer , enjoy mùa xuân nha CB .

Gãi đầu???? :p

XXG
03-20-2017, 06:29 PM
.... viết cho vui thôi anh . Vì Khoa qua USA lúc nhỏvăn chuơng hạn chế . Nghĩ tới đâu thì viết ra đó , mong anh thông cảm cho .

.........
Nếu mà mình không post bài thơ của TQL , thì đâu có ai chụp mũ mình .... tức ghê đi ... I did not know he was VC , never really worry or pay attention to most writers on xứ ảo này . He was just another nick who wrote a poem ve^` Huế ...

nice teasing anh LNH , thanks ....

Hello Khoa,

Cảm ơn Khoa đã hồi âm cho Xxg! Như me đã nói trong post trước, là Xxg tin rằng Khoa vô tình mang bài thơ đó về cơ mà. Không một ACE nào trong đây "chụp mũ" hay nghi ngờ gì Khoa đâu. Đừng lo chuyện đó, đừng suy nghĩ như vậy nha "my dear brother from another mother." :z36:

__ Vâng, Xxg cũng sang đây ở tuổi "teen" (ông thần Tôm cũng vậy) nên khi me nhìn cách sử dụng văn phạm & ngữ vựng của Khoa trong Tiếng Anh [theo "kiểu Mỹ"] thì me biết là Khoa "đã" qua đây từ lúc còn rất nhỏ mà! Am I right about it, Mr. Tôm Leo Rào? (ông mà say "No," là tui xô ông xuống giếng nha CVA).

Hơn nữa, Xxg cũng nói thật với Khoa (và xin lỗi trước) là nếu giả sử như bây giờ Khoa chỉ mới qua Mỹ này, mà Khoa bảo rằng đã qua từ nhỏ (vì một lý do "đặc biệt" nào đó) hoặc Khoa đang vào Net ăn lương theo giờ đi nữa, thì cũng không thành vấn đề với Xxg đâu Khoa.

No biggie, bro! I really mean it. => "Không thành vấn đề" vì một lý do rất đơn giản, là nếu "DLV Khoa" không đạt được mục đích/không hoàn thành được nhiệm vụ của "trên" giao phó, thì đó là "sự cố" của Khoa chứ đâu phải của Xxg. Đúng không? You see what I'm talking about here, homie?

Bài viết của anh Hiệp là anh đang giỡn với Xxg đó Khoa ơi. It had nothing to do with U. Don't worry, be happy!

Have a G'day, Khoa!


Xxg__
P.S. Bổ túc thêm chút xíu về chuyện trường trung học với Khoa nhá: Sao Khoa nói chuyện ngược đời vậy? Ở những thành phố lớn thì có nhiều trường học, nhiều chọn lựa hơn. Con số học sinh của mỗi trường sẽ ít hơn so với những vùng "khỉ ho cò gáy" = cả cái "county" chỉ có 1-2 trường trung học chứ Khoa. Xxg nghĩ là chắc tại lâu quá nên Khoa quên đó. Thôi, tụi mình dẹp chuyện này đi héng :)

Lê Nguyễn Hiệp
03-20-2017, 07:16 PM
XXG: Anh đã xem qua bộ phim "Hacksaw Ridge" chưa? Hay lắm! Đấy, ông thần Medic của tui đấy.

Phim thật hay!!!

ông thần sau lần cầm súng dí bố vì đã dám đánh mẹ, ông thần đã hứa với mẹ không cầm súng nữa. Nên dù có vào quân ngũ vì sau trận đánh Trân Châu Cảng,
ông nhất định không tập bắn súng.

Ra trước tòa án quân sự, ông được thả bổng vì bố ông nghe tin chạy tới gặp xếp lớn cũ nhờ can thiệp. Ông được vào đội quân y để cứu thương không cần cầm súng bắn địch.

Trận đánh ở Okinawa thật kinh khủng, hai bên đều chết như rạ. Có lần trong trận đánh sau khi quận đội Mỹ tạm rút đi, vì là lính quân y ông vẫn âm thầm ở lại một mình cứu được
cả gần 100 người lính bị thương nằm la liệt.

Phim rất hay, nên coi.


https://www.youtube.com/watch?v=T0F9Dmcf_Yk

https://www.youtube.com/watch?v=MiHCJC9krrk&t=15s

Lê Nguyễn Hiệp
03-20-2017, 07:28 PM
Nếu mà mình không post bài thơ của TQL , thì đâu có ai chụp mũ mình .... tức ghê đi ... I did not know he was VC , never really worry or pay attention to most writers on xứ ảo này . He was just another nick who wrote a poem ve^` Huế ...

nice teasing anh LNH , thanks ....:z67:

chào Khoa1221,

ở lại chơi vui vẻ!!!

Khoa1221
03-20-2017, 08:45 PM
Không có chi, lần sau cẩn thận chỉ cần chậm lại năm mười phút thôi Khoa ha, Chiều cũng ít khi post bài sưu tầm nếu không đủ giờ để coi lại.

Khoa đừng lo, có lần Chiều cũng bị hai ông anh quất vì can vào tội hát trật melody, lúc đầu thì có hơi buồn nhưng suy nghĩ lại thì thấy các anh mến mình nên cho mình biết điểm sai để tự mình sửa đổi, và về sau Chiều cảm tạ, mỗi lần thâu nhạc xong, nghe lại giống dò bài coi có nốt nhạc nào trật, nếu có nốt trật thì ngồi cười một mình, chợt nhớ đến cây roi mây :z14:

Khoa dạo Phố vui nha. I will enjoy mùa Xuân.



Cảm ơn Chiều đã viết đôi lời thân thiện . Một unintentional error mà tạo ra needless confusions and nhiều hiểu lầm . Phải chi lúc đó post về tác phẩm Tình Khúc Mùa Đông , của một cựu giáo sư ở Trường Võ Bị Quốc Gia , thì các bạn trong diễn đàn sẽ vui hơn .

Khoa đang nguởng mộ những tấm hình đẹp trong thread của CB . Muà xuân tha hồ chụp hình hoa xinh tươi , phải không CB ?

Khoa1221
03-20-2017, 09:13 PM
Ông XXG ở trên có nói đó Khoa1221 : "anh đi lính Mỹ (thì anh mới qua tới Trung Đông) dính líu chi tới Huế? Mắc mớ gì "anh đi mà xứ Huế (PHẢI) buồn hiu?"

Ừa CCG cũng bị chửi vì ko biết cái ông mắc dịch bạiliệt TQL mà thơ ổng cũng đâu có hay lắm lắm chỉ có cái TỰA là nổi thui ... thiệt là XUI mừh....

mai mốt phải theo gương Chiều ngó qua ngó lại hông thui lọt sông tập BA!!!!!
http://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/10.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/10.gifhttp://www.tangthuvien.vn/forum/images/smilies/img/10.gif


Thân chào CCG , như Khoa viết ở trên " Xứ Huế " là trái em của cô bạn gái của một cậu lính , nguời VN , trong quân đội Mỹ , Khoa gặp lúc đi công tác bên đó . Viết thì có chút này chút nọ , nghĩa bóng gió một tí cho thú vị thôi mà . Nhưng theo tâm lý thì Khoa cũng hiểu là chắc các bạn trong diễn đàn nghĩ về chuyện TQL và " dính " vô bài viết về chàng lính .

Kể CCG chuyện vui . Chiều nay, Khoa cũng đã " kí đầu " cô bạn là : " Em , tại sao đưa bài viết của một VC cho anh ? " , cô ta trả lời : " trời ơi , làm sao em biết " :)

XXG
03-20-2017, 10:30 PM
__ Đọc cách sử dụng ngữ vựng và "basic grammar skills" của Khoa in English khiến tôi nhớ đến một nhân vật trước đây.

Chàng ta cũng qua Mỹ lâu lắm rồi (theo lời chàng bảo vậy). Thế nhưng, có một hôm, khi đang đóng vai "Trương Chi" với một "Mỵ Nương" thì chàng nổi hứng xổ Tiếng Anh ra. Trong câu văn, chàng viết là "what so ever;" tôi vô tình đọc thấy, sợ chàng sẽ bị "Mỵ Nương" chích kim (sửa lưng) tội nghiệp chàng - Ừ, Mỵ Nương đó hay làm "Acupuncturist" sảng lắm :z19: - nên tôi gửi liền một "p/m" nhắc chàng sửa lại là "whatsoever" not "what so ever." Chàng cảm ơn rối rít. Thế mà sau này, khi tôi đang bận ra "tà án quân sự" thì chàng lại dám cả gan (đặt điều) bảo rằng tôi gửi "p/m" làm quen với chàng...

LMFAO! Chẳng hiểu chàng có cái chi chi để tôi phải "làm quen" (học hỏi) nơi chàng vào đây (?). Tiếng Việt thì chàng viết y như cách viết sớ Táo Quân vậy: hễ vài chữ thì chấm chấm, xuống hàng rồi lại ....chấm chấm xuống hàng. Câu văn không trọn nghĩa, ý tưởng thì tuốt trên cung trăng nhưng hễ hở chút thì chàng phải xách ba mớ "basic Khổng Tử" ra để lý sự với thiên hạ. Nhiều lúc nghĩ đến tên đó, tôi phải bật cười khan.... Homeboy is so pathetic!

Khoa khác với hắn ở chỗ là Khoa không lý sự cùn như hắn. I have to give you credit for that, Khoa.:z67:


..... Một unintentional error mà tạo ra needless confusions and nhiều hiểu lầm . Phải chi lúc đó post về tác phẩm Tình Khúc Mùa Đông , của một cựu giáo sư ở Trường Võ Bị Quốc Gia , thì các bạn trong diễn đàn sẽ vui hơn .
Khoa đang muốn nói đến Nhạc Sĩ Thanh Trang phải không? Trước đây, tôi có đọc qua một bài giới thiệu về Nhạc Sĩ Thanh Trang do CôCô LêThy44 viết. Anh Kiệt cũng thân với CôCô. Bà ta một một tay ghét cộng "tới chỉ" luôn. Ghét lắm...


Bài viết của LeThy:

Từ cái duyên "điện toán" đã đưa đến cái duyên "văn nghệ", cách đây 6 tháng một sự tình cờ tôi quen biết anh Thanh Trang qua một anh bạn. Khi anh TT biết tôi cũng có máu "văn gừng", anh đã gởi tặng tôi cái CD "10 Ca khúc Thanh Trang" . Tôi có "bệnh" là khi đọc một quyển sách hay, nghe một CD đúng với goût của mình là tôi đưa tất cả lên internet. Vì thế các bạn đã thấy Trang Nhà này ra đời ngày hôm nay. Sau khi hoàn thành Trang Nhà này, tôi sẽ giới thiệu với các "fans" của Thanh Trang 1 CD gồm những bản nhạc do anh hoà âm và đàn.

Tôi không biết viết văn nên không dám viết nhiều. Nơi đây tôi chỉ xin góp phần giới thiệu Thanh Trang bằng một vài nét sơ lược về Tiểu sử của người nhạc sĩ đa tài này:

* Tên thật: Nguyễn Thanh Trang. 


* Sinh năm 1942


* Nguyên quán: Thái Hà Ấp, Hà Nội, vào Nam năm lên 8 (1950) do thân phụ thay đổi nhiệm sở.


* Học tiểu học: trường "Jaureguiberry" (sau 56 đổi thành "St-Exupery") trên đường "Thevenet" (sau đổi thành đường Tú Xương, con đường yên tĩnh, có những hàng cây thật đẹp, nằm sâu trong ký ức cậu học trò nhỏ, sau này sẽ làm nền cho bài hát "Những con đường thành phố tôi yêu".


* Trung học: Lycée Chasseloup Laubat (sau đổi tên ra "Jean Jacques Rousseau"), tốt nghiệp Trung học ban "Sciences Expérimentales".


* Vào Ðại Học Luật Khoa năm 1961. (Bài hát "Duyên Thề" viết khi ở năm thứ 2 Luật Khoa). 


* Tốt nghiệp Cử nhân Luật khoa năm 1963. Xong Cao học Kinh Tế năm 1966. Thời gian sinh viên, cộng tác với Nhật Báo "Tự Do" và một số nhật báo, tạp chí văn học khác; bút hiệu "Thanh Nguyễn" (bút hiệu sau nay vẫn tiếp tục xử dụng trên các nhật báo ở Nam Cali như Người Việt, Viễn Ðông, hoặc các Tạp chí Thế kỷ 21, Văn Học, Hợp Lưu...) 


* Nhập ngũ năm 1968 (cùng lượt với Lê Tất Ðiều, Dương Kiền, Dương Cự v.v..). 


* Rời Thủ Ðức, cuối năm 68 lên giảng dạy Luật và Kinh Tế tại trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt (những bài "Tình Khúc Mùa Ðông" và "Huyền" viết vào thời điểm này). 


* Cuối 1969, du học tại Hoa Kỳ môn "Development Economics", Ðại học Vanderbilt tại Nashville, Tennessee (Luận án tốt nghiệp: "The absorptive capacity of Foreign Aid") 


* Trở về nước năm 73, tiếp tục giảng dạy Kinh Tế ở Võ Bị Quốc Gia và Viện Đại Học Đà Lạt (Phân Khoa "Chính Trị Kinh Doanh") cho đến tháng Tư năm 75 khi đơn vị di tản về Saigon. Bị đưa vào trại tập trung của CS từ sau ngày VNCH thất thủ cho đến năm 1982. Tái định cư tại Hoa Kỳ vào giữa năm 90 theo diện "Political Refugee". 


Về phần giới thiệu CD "10 Ca khúc Thanh Trang" cùng những nhạc phẩm khác của anh, mời các bạn bấm vào mục "Lai Lịch Các Nhạc Phẩm" trên đây. Điều khiến tôi thích thú là anh đã cho chúng ta biết lai lịch từng bài hát (tôi có tính xấu là "tò mò" lắm)! Anh cho biết: "Ðàng sau bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có cái mà tôi cho là quan trọng hơn cả : con người . Bởi đàng sau những bài hát chị nghe, toàn là những mẫu đời, những tình người có thật. Ai khác ra sao tôi không biết, nhưng riêng tôi khi viết bài hát, không có lời lẽ nào thuộc dạng hư cấu, vẽ vời hay tưởng tượng. "

Lê Thy rất mong bài viết này sẽ đem lại thích thú cho qúy vị và các bạn yêu nhạc.

Khoa1221
03-21-2017, 02:19 PM
Khoa đang muốn nói đến Nhạc Sĩ Thanh Trang phải không? Trước đây, tôi có đọc qua một bài giới thiệu về Nhạc Sĩ Thanh Trang do CôCô LêThy44 viết. Anh Kiệt cũng thân với CôCô. Bà ta một một tay ghét cộng "tới chỉ" luôn. Ghét lắm...


.

Chắc anh XXG và anh chàng kia cũng có gì bất đồng ý với nhau , nên anh ta có hành động đó . Chứ out of the blue , I don't think he would have done so . Anyway , chúng mình là đàn ông , mấy chuyện lời qua tiếng lại , bỏ qua đi , cho đời dể thở hơn .

Oh , bài viết của LeThy nói rỏ chi tiếc của nguời nhạc sĩ đó , bài Khoa đang nghĩ đến là một bài khác . Chờ 10 phút rồi sẻ post ( như lời advice của ChiềuBuồn ) , để google xem có dính gì với mấy chuyện kia kia . Nếu có clearance thì sẽ post ehehehe :)

Khoa1221
03-21-2017, 03:15 PM
Tình Khúc Mùa Đông

Thanh Trang



Dalat 1968.

Rời khỏi quân Trường Thủ Đức vào giữa tháng 10, cuối tháng đó tôi đã có mặt ở Dalat để trình diện tại Trường Võ Bị Quốc Gia với chức vụ Giáo Sư Kinh Tế. Qua tháng 11, mùa Đông ở vùng này, người bạn gái tôi quen ở trường Luật từ nhiều năm trước, lúc bấy giờ làm việc tại Sài Gòn, cùng với cô em gái lên thăm tôi. Hai chị em ở lại đấy một tuần lễ. Thị Xã Dalat xem trên bản đồ thì với các vùng phụ cận, Ấp này Ấp nọ, trông có vẻ rộng, thế nhưng những khu vục có nhà cửa phố xá xây cất từ sang trọng đồ sộ cho đến “coi đuợc” về mặt xây cất thì cũng “vầy vậy thôi” chứ chả có thấm tháp gì so với thị Xã Đà Nẵng chẳng hạn!

Có những sĩ quan cao cấp trong QLVNCH lên đấy tham dự các lớp học quân sự chuyên ngành chừng dăm bữa nửa tháng đã có lần đùa với tôi rằng những khu phố chính của Dalat, xung quanh chợ Hòa Bình, chỉ cần hít một hơi thờ cho sâu, đi giáp hết một vòng rồi thì mới cần hít thở bình thường trở lại !

Kể như thế là để dẫn đến sự thể là khi người bạn gái của tôi lên thăm thì chúng tôi thường quanh quẩn nơi khu phố xá trên và dưới chợ Hòa Bình, rồi vài đọan quanh bờ hồ Xuân Hương, chỗ có ngôi nhà “Thủy Tạ”, rồi dắt nhau lên mấy ngọn đồi tiếp giáp với bờ hồ. Từ đấy có thể ngó vè phía Giáo Hoàng Chủng Viện, Viện Đại Học Dalat và khu trường Yersin ở hướng Đông Bắc. Chẳng đi đâu xa hơn như Hồ Than Thở, “Thung Lũng Tình Yêu”,

… Phần vì trời lạnh, phần vì trong ngày có những giờ giấc tôi vẫn phải ra vào quân trường, và chủ yếu cũng vì khi người ta yêu nhau và có nhau bên cạnh thì hình như cũng chả cần đến ngọai cảnh cho lắm! Đi lang thang đây đó là khi người ta buồn tình đời gì đầy kìa! Gần nhau như thế khoảng một tuần thì đến ngày tạm biệt. Cô ấy về lại Sài Gòn rồi thì tôi bắt đầu có những mối băn khoăn lớn.

Quen biết, gần gụi với nhau đã nhiều năm thì tất nhiên cũng phải nghĩ đến chuyện chừng nào thì lấy nhau làm vợ làm chồng. Tôi là đàn ông con trai, năm ấy mới có hai mươi sáu thì chả có làm sao cả, thế nhưng người ta là con gái, mà con gái trên hai mươi lăm thì người ta rất “làm sao” từ cữ tuổi ấy trở đi!

Trước kia còn quanh quẩn với nhau ở Sài Gòn thì không nói làm gì, nhưng bây giờ đã là một sự “đôi ngả đôi ta” về mặt khoảng cách; và tôi lúc ấy cũng đã bắt đầu suy nghĩ cho thật kỹ về kế họach nhà trường gửi các Giáo Sư của mình đi ngọai quốc du học. Không phải tu nghiệp mà là du học, bởi trình độ giảng dạy cho Sinh Viên Sĩ Quan về mặt văn hóa trong bốn năm đã tương đuơng với bậc Đại Học trong toàn quốc.

Những ngày như thế thì chiều đến, sau giờ làm việc ở quân trường, tôi mới bắt đầu lang thang ở những quán cà-phê nổi tiếng phía bên trên khu chợ Hòa Bình! Bắt đầu lang thang đến khu nhà “Thủy Tạ” ven hồ. Bắt đầu lang thang lên mấy ngọn đồi giáp ranh với bờ hồ, nhìn ngang ngó ngửa giữa trời mây non nước trong tư thế “trầm ngâm”. Lúc bấy giờ đã qua tháng Mười Một trong năm. Có nghĩa là ban ngày trời dã lạnh thì đêm đến lại lạnh hơn, và sương sớm hay sương khuya cũng dày đặc hơn.

Một đêm như vậy, tôi trở về khu Cư Xá dành cho Sĩ Quan Độc thân là cái Khách Sạn Thủy Tiên II mà chính phủ đã trưng dụng! Người cùng phòng với tôi là một anh Kỹ Sư Điện mà trùng hợp thế nào trước đấy cùng chung Đại Đội với tôi ở Thủ Đức, cùng về trình diện một ngày với tôi ở quân trường, được bổ nhiệm làm Giáo Sư trong Khoa Điện, rồi cũng lại đuợc sắp xếp cho ở cùng phòng với tôi tại khu Cư Xá Sĩ Quan!

Suốt mấy tuần liền anh ấy mất ngù triền miên. Hỏi lý do thì khai ra rằng “vì nhớ cô bồ ở Sài Gòn”.

Tôi hỏi :”Thương nhau nhiều không ?”

Đáp :”Tụi tôi thương nhau lắm! Trước sau gì cũng lấy nhau!”

Tôi nói :”À, thương nhau và gắn bó với nhau cỡ đó rồi có mất ngủ thì ít ra cũng còn có lý“!

Vậy thì nếu như anh bạn cùng phòng có mất ngủ vì nhớ người yêu thì riêng tôi lại chả có sao cả, tôi vẫn ngủ bình thường ! Bây giờ nhìn lại thì tôi mới sực nhớ ra là suốt một cuộc đời, dù trong hòan cảnh nào đi nữa tôi cũng không bị chứng mất ngủ.

Không đầy nửa năm sau thì anh bạn ấy đuợc biệt phái trở về Sài Gòn. Tôi đi du học trở về nước vào năm 73, một buổi chiều đi ngang khu Bưu Điện Sài Gòn, thấy có ai đứng một bên đuờng kêu tên mình ơi ới. Hai bên cùng băng qua đuờng để tay bắt mặt mừng với nhau thì đấy không ai khác hơn anh bạn cùng phòng năm xưa như vừa mới kể. Người đi bên cạnh anh ấy mà anh ấy giới thiệu là vợ thì cũng không ai khác hơn cô gái mấy năm xưa khiến anh chàng mất ngủ triền miên ở Dalat! Trông mặt là tôi nhận ra liền, bởi anh chàng kia để hình cô nàng nơi bàn ngủ đầu giường tại căn phòng của khu Cư Xá Sĩ Quan độc thân của Trường Võ Bị Quốc gia khi xưa!

Anh Kỹ Sư tên Đức, người bạn tôi vừa kể ở trên là người đầu tiên nghe bài “Tình khúc mùa Đông” qua tiếng đàn ghi-ta của tôi ngày ấy. Một đêm, khoảng hai ba giờ sáng tôi chợt thức giấc, lấy giấy kẻ nhạc ra, bật đèn lên để viết các nốt nhạc cho đoạn giữa của bài hát. Hình như trong giấc ngủ thì tâm trí của con người ta vẫn tiếp tục làm việc.

Trọn ngày hôm sau, dù là đi đâu hay đang làm gì thì đầu óc tôi cũng cứ quanh quẩn với phần lời hát. Khuya đến, tôi ngồi chép lại toàn bộ lời hát như trong ngày mình đã tạm coi như ưng ý.

Xong rồi thì lôi đàn ra đàn từ đầu đến cuối để coi xem lời hát và giai điệu đi với nhau ra sao. Ở giường phía bên kia, anh bạn cùng phòng nằm nghiệng, một tay chống cằm, lắng nghe. Nghe xong thì anh ta lò dò buớc đến bên cạnh tôi, cầm bản nhạc lên đọc lời và yêu cầu tôi đàn lại cho anh ta nghe! Nghe xong anh ta kết luận :

”Thế này thì ông lại càng làm tôi nhớ cô bồ của tôi thêm nữa! Ở chung phòng vói ông thật là tai họa !”

Cách đó ít ngày tôi gừi bài hát cho Mai Hương ở Sài Gòn. Mai Hương là người đầu tiên hát bài này trong ban nhạc của Nhật Trường bên Đài Quân Đội. Sau Mai Hương thì đến phiên Nhật Trường hát . Nhật Trường hát xong rồi thì tìm người liên lạc với tôi để xin đuợc xuất bản! Ngày Nhật Trường lái chiếc xe “Simca 1000” đến tận nhà tôi ở ngôi biệt thự thuộc khu An Phú, trên đuờng đi Thủ Đức, để giao tận tay cho tôi mấy chục bản đặc biệt, để có dấu mộc và chữ ký của tác giả,

Thì ít hôm sau tôi đã lên máy bay Boeing rời khỏi nước, đi du học. Người vợ của tôi lúc ấy, và cả cho đên bây giờ, là nhân vật nữ trong bài “ Tình khúc mùa Đông ”.

(Source : Internet )



https://www.youtube.com/watch?v=M0_VI7XXsd8

XXG
03-21-2017, 04:24 PM
Chắc anh XXG và anh chàng kia cũng có gì bất đồng ý với nhau , nên anh ta có hành động đó . Chứ out of the blue , I don't think he would have done so.... Nah! "Bất đồng" thì không. The dude wasn't in my league, homie! Khác chiến tuyến thì đúng hơn.

Như Khoa cũng biết mà: "Đỏ" tuy là đỏ nhưng nó có thể đổi thành những màu khác (hồng hồng, tái tái, thâm thâm ...vv & vv) tuỳ theo môi trường và mục đích - y như tắc kè vậy. Nhưng khi you đã "Vàng" từ trong bụng Mẹ rồi, thì muôn đời vẫn là Vàng thôi!

You dig it, homie? Do you copy that, soldier?

BTW, mình phải xem xét cho cẩn thận nguồn gốc trước khi khiêng bài "copy & paste" về nhà như vậy là đúng đấy Khoa à. Mặc dầu hôm qua, tôi thấy Khoa có viết rằng:


... Well , như đã viết , I have NO IDEA who the heck he was, sir . Khoa never care to research for writer's back ground , UNLESS Khoa happen to see it or ai đó bring up to my attention ...Just out of curiosity, Khoa bảo Khoa sang đây vào thập niên '70s, học từ trung học (lớp 10) lên Đại Học bên đây hả? Thập niên 70s có nghĩa là trước 75, ngay 75 hay là sau 75 vậy?

Câu văn được viết bằng nửa Anh, nửa Việt bên trên của Khoa, "trục trặc kỹ thuật" & lựng khựng lắm đó nha. Xxg sẽ chỉ ra một điều dễ thấy nhất thôi, mình bỏ mấy cái lắt nhắt (như là thiếu chữ "the" hay "that" trong câu) há:

___ Chữ "research" tuy nó có thể dùng như Danh Từ hay Động Từ nhưng khi mà Khoa dùng trong câu văn theo kiểu đó thì rất là "FOB" đấy Khoa à!

"To do a research" hay là "You have spent the last 42 years of your life researching your true color, haven't you?" Chứ đừng có "never care to research" như vậy. Muốn nói kiểu đó thì cứ quất là "I didn't care to search" được rồi. Bên đây hổng ai xài văn phạm kiểu như Khoa đâu!

Với lại, khi ta nói về một người Thi Sĩ là Thi Sĩ, mình không thể gọi người đó là "writer" được nha. Tụi mình lớn lên bên đây, khi nói chuyện, hổng ai lại dùng câu "me học BÊN USA từ lớp 10" như Khoa đã nói với Xxg hôm qua cả. Chữ "bên" mà Khoa đã dùng trong những bài viết trước của Khoa, most of the time sẽ được thay bằng chữ "ở đây" nếu mình đang nói chuyện theo kiểu nửa Mỹ nửa Việt như Khoa đấy.

Also, tụi mình cũng ít khi [hầu như không giờ] lại bảo là "tui sống ở USA.." khi nói về cái quê hương thứ hai này lắm. We would have said some' like "I am from The States" hay là "In The US.." chứ hổng có ai siêng mà viết thêm chữ "A" vô cho rõ nghĩa (cho người ta tin mình là dân mọc rễ trầu bà bên đây) như "người đến từ hoả ngục" vậy đâu nha Khoa. <= Rút kinh nghiệm mấy vụ này héng!

Mà thôi, Xxg có ý kiến là tụi mình nên nói Tiếng Việt với nhau đi Khoa. Sau bài này, Khoa khỏi "chêm" Tiếng Anh vô cho Xxg "thấy" nữa nha! :24: Cả chục bài viết "đi công tác" trước đây của Khoa, me có bao giờ thấy Khoa ịn English vô đâu. Kể cả khi Khoa đang nói chuyện với cô hầu bàn người ngoại quốc mà. Sao tự nhiên 2 bữa nay Khoa xổ Tiếng Anh um sùm vậy hè (?). Me đã thấy rất rõ những gì cần thấy rồi Khoa ơi! And just FYI: Xxg nói thông thạo ba ngoại ngữ Anh, Quảng Đông & Tây Ban Nha đó Khoa. Hai hôm nay, me liếc qua là me có đáp số liền rồi.

Thôi, Xxg lui ra để Khoa đăng bài há. Không làm phiền Khoa nữa. Xxg cũng phải chạy vòng vòng năn nĩ ACE làm chương trình phát thanh cho Ngày Quốc Hận sắp đến. Khoa nhớ đóng góp với gia đình mình cho vui nhá.

G'day, my dear homie!


Rất thân mến,
Xxg__

Khoa1221
03-21-2017, 04:53 PM
Nah! "Bất đồng" thì không. The dude wasn't in my league,
Xxg__

Anh XXG , you need to calm down, perhaps anh should try de-caf the next time :) I am using verbal communication , even short-hand, English . This is a normal and every day talking common form of English . While I find that this forum has many nice members , such as yourself . However, this is NOT a place to communicate formal and written English format .... I am not writing an office communication nor documenting a report to my boss nor doing a performance review for my staff nor I am writing white-paper for the field operations . I do understand you are just giving your thought , which is nice and good , and I do appreciate your thought ... but c'mon bro :z45: chill please :z5: oh , về chuyện show , cho Khoa biết how I can help ...

XXG
03-21-2017, 05:22 PM
Ha,ha,ha! :z19: Really? You're cracking me up, Khoa! Are you sure it was you who just wrote that? Either way, it was a good excuse, though. Coi chừng tui bắt lỗi văn phạm nghen ông (j/k) :z45: Deja de hacer esto o me moriré riendo. Sabes que estar nervioso no es saludable? You mới là người nên bớt cà phê đó "giai đẹp" (chữ ông Triển IT). Chàng làm tui cười muốn té ghế luôn rồi!

__ Khoa muốn giúp thì vô chủ đề "30/4" của nhà mình đọc trước đi (có nhiều nhạc cũ trong đó hay lắm). Rồi Khoa chờ xem coi anh Triển và những ACE khác quyết định như thế nào. Nếu anh Triển & ACE đồng ý làm, cần giúp gì thì mình chia bớt việc với họ. Xxg cũng mới tham gia vào chương trình lần đầu thôi.

G'day, homie!

XXG
03-21-2017, 05:25 PM
Ở đây nè Khoa: (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4470-RADIO-Tháng-Tư-Đen-40-Năm-Mất-Quê-Hương&p=200708#post200708)

Khoa1221
03-21-2017, 06:45 PM
" Diễm trong đời tôi " ... tiếp nối

Đừng trách chi đã lỡ duyên đời ... Hai chúng ta đi hai đường . Một mình thả hồn chạy xe trên con đường quen thuộc đi về nhà sau giờ tan sở .Tôi ngước nhìn những hàng cây đang đứng yên ả bên lề đường chạy kéo dài hàng cây số mà suy nghĩ cứ vời vời về ngày hôm qua . Một ngày thật bình thường với mọi người nhưng lại chứa đựng một sự bất ngờ cho tôi .

Tôi găp lại em ...

Sau bao năm trời xa cách , tưởng như ân tình đã cũ , nay bỗng hiện lên như một bức tranh mới vừa được vẽ . Em ! Người con gái đã từng trong trái tim tôi , đã từng làm con tim tôi biết vui sướng và cũng biết đau khổ , biết nở nụ cười và cũng biết buồn nhiều . Đã ra đi và nay em lại về ..

Người xưa có câu “ Tình cũ không rủ cũng về ... “ . Liệu có đúng không với tôi , với em ! Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao tả được cái giây phút tôi gặp em , quá bất ngờ , có chút gì đó dồn dập trong tim , xao xuyến , tôi cảm nhận được tim tôi như đã đập thình thịch , cái nhịp đập khác lạ của trái tim ... Sau ánh nhìn của em vẫn là nụ cười đó , một nụ cười thật hiền hòa , nửa hiện nửa ẩn sau mái tóc đen dài óng mượt . Vẫn như xưa , vẫn giọng nói đó , cách nói đó , vẫn lối trò chuyện duyên dáng như năm xưa , có khác chăng chính là vẻ đẹp của em . ngày càng mặn mà và đằm thắm hơn xưa . Em chào tôi , tôi chào em . chúng tôi lại trò chuyện , những mẩu chuyện thật đơn sơ nhưng lại là cầu nối giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn sau bao năm trời tưởng như là quên lãng . Sau bữa tiệc gặp em , tôi đã đưa em về . Trên đường về chúng tôi lại có thêm thời gian để trò chuyện nhiều hơn nữa . Tôi nhận ra ánh mắt của em dành cho tôi rất âu yếm , cái ánh nhìn mà đã ba năm rồi tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ không còn nhìn thấy lại nữa .

Dường như cảm xúc của con người đôi khi chính bản thân của chúng ta cũng không thể khẳng định được điều gì , có lúc cũng thật mơ hồ . Đã qua bao năm trải đời đầy những va chạm và sóng gió , với tư cảm của mỗt người đàn ông , tôi có thể cảm nhận ra em đang muốn chúng tôi quay lại với nhau . Không hiểu sao với những khó khăn trong công việc tôi có thể làm đuợc tất cả dù khó khăn đến mấy thế nhưng chỉ vì một ánh nhìn quá trìu mến của em mà lại khiến tôi đi vào vòng luẩn quẩn không phân định .

Tôi hiểu được đâu chính là sự phân vân của chính mình . Tuy tôi luôn biết rõ con đuờng tôi đi . nhưng đôi khi cũng có những giây phút như thế này . Ở một phương trời xa , nơi đó là tình cảm mà tôi đang mỗi một ngày trôi qua vun đắp và hy vọng , chính phương trời đó đem đến cho tôi niềm vui và sức sống sau bao năm dài tôi tự giam mình trong hố sâu của sự cô dơn và lạnh lẽo . Nơi đây, chỉ còn lại một phương trời chính là tình cảm đã một thời với tôi như chính mạng sống mình . Tôi phân vân và một chút khó nghĩ.. Tôi pha làm sao , ?ilàm sao cho đúng với trái tim mình mà không làm tổn thương ai cả . Liệu cảm giác xao xuyến với em là cảm giác của tình yêu năm xưa vẫn còn trong tôi hay chỉ là chút dư âm còn đọng lại chợt quay về và sẽ lại ra đi như cơn gió thoảng nhẹ . Nếu đó là tình cảmcòn lại thì sao tôi phải làm sao khi một phương trời kia tôi cũng có tình yêu ? Nếu đó chỉ là dư âm thôi thì làm sao để tôi kịp nhận ra trước khi quá trễ .?

Em thật sự đã là một tình yêu đẹp , một kỉ niệm đẹp và là một người con gái đẹp trong lòng tôi , một vẻ đẹp riêng biệt của một thuở nào đó . Tình yêu của tuổi thanh xuân của tôi là em , và giờ đây , nỗi niềm bâng khuâng khi vào thuở đậm đà cũng là em . Cái duyên cái số nó cứ lận dận , thoáng gần rồi lại thoáng xa xăm .

Giây phút đêm qua tôi đưa em về , thật nồng nàn và nhẹ nhàng khi nhớ lại nhưng có lẽ đó sẽ chỉ là giây phút nhẹ nhàng giao hòa giữa quá khứ và hiện tại . Giữa dư âm và sự hiện hữu . Mặc dù đang phân vân nhưng tôi có thễ cảm nhận đuợc là trái tim tôi vẫn luôn và đang hướng về một bóng hình xa xăm mặc dù người đó không ở cạnh tôi như em .

Nắng chiều đã bắt đầu nhẹ dần trên những hàng cây , ánh nắng hắt vào mặt tôi làm tôi choáng giật mình và trở về lại sau một thoáng suy nghĩ lâng quâng . Bỗng tự nhiên tôi nhớ đến phương trời xa của tôi tha thiết, bỏ qua mọi xao xuyến và lắng đọng tôi chợt hiễu ra rằng , trái tim tôi đang thuôc về ai .




https://www.youtube.com/watch?v=buTxsg1JyDs

... Thôi nhé em đừng nhiều hận sầu
Đừng thương tiếc để rồi xa xôi
Đừng trách chi đã lỡ duyên đời
Hai chúng ta đi hai đường
Chuyện thương yêu đâu còn nữa ...

Khoa1221
03-22-2017, 02:58 PM
Ở đây nè Khoa: (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4470-RADIO-Tháng-Tư-Đen-40-Năm-Mất-Quê-Hương&p=200708#post200708)

Oh, định tình nguyện viết lời giới thiệu những tác phẩm hay bài thơ đóng góp cho chương trình , nhưng thấy anh XXG volunteered rồi . Sẻ vổ tay ủng hộ và đón xem một chuơng trình thành công :z67:

Ngày mai giặc trả ta sông núi
Đất nước thân thương hết tội tình
Cờ sẽ vàng bay trên khắp lối
Trời Nam lộng gió nắng bình minh… (TLT)

Khoa1221
03-22-2017, 05:01 PM
" Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng
Một lần đi là một lần vĩnh biệt
Một lần đi là mòn lối quay về
Một lần đi là mãi mãi thương đau
Người tình ơi, ta có ngờ đâu rằng
Một lần đi là nghìn trùng cách biệt
Một lần đi là muôn kiếp u sầu
Một lần đi là vĩnh viễn xa nhau
Giọt nước mắt cho anh
Giọt nước mắt cho em
Giọt nước mắt cho bạn bè
Lệ khóc cho mẹ già
Lệ khóc cho ngườ tình ở lại quê hương ... "

Hôm nay tôi chợt nhớ đến bài hát của chị Nguyệt Ánh . Tháng Tư sắp đến. Mỗi năm thời gian này hay mang cho tôi một không gian trống lỏng . Theo tiếng Anh , I feel so empty . Tôi cảm nhận được sự đớn đau của một kẻ phải xa quê hương của mình. Có còn gì buồn hơn không ? Một Lần Đi . Tôi tha hương đã bao chục năm rồi . Chạy giặc ... Đúng rồi , tôi và hàng ngàn nguời Việt đã từ bỏ quê hương đi tìm tự do . Tôi đã bao ngàn lần bị ám ảnh bởi những sự chuyện thê thảm ở giữa biển khơi . Gia đình trải qua những điều kinh hoàng của đời người . Tôi đã chôn vuì bao nhiêu kỷ niệm của ngày xưa , của thời còn bé . Thay vào đó hình ảnh và tin tức tàn bạo của chế độ cộng sản làm cho tôi càng ngày càng hận chúng .

Trong đời con người , từ khi sinh ra cho đến ngày trở về cát bụi , có bao nhiêu chuyện vui buồn . Bây giờ , tôi đã buớc vào tuổi về già . 30 tháng Tư sắp trở lại .... Một Lần Đi ...



https://www.youtube.com/watch?v=yUq4IUtY_2Y

http://i1109.photobucket.com/albums/h432/The_Rainbow2010/Que%20Huong/AnimCoVang11.gif

XXG
03-22-2017, 05:16 PM
Oh, định tình nguyện viết lời giới thiệu những tác phẩm hay bài thơ đóng góp cho chương trình , nhưng thấy anh XXG volunteered rồi . Sẻ vổ tay ủng hộ và đón xem một chuơng trình thành công :z67:

() Lmao! It's so hilarious... :24:

Khoa viết như vầy có nghĩa là Khoa chưa bao giờ bỏ thời gian ra để đọc chủ đề "Tháng Tư Đen" từ trang đầu rồi.

Ông làm ơn "vô đây" đọc kỹ lại nè ông thần ơi. (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4470-RADIO-Tháng-Tư-Đen-40-Năm-Mất-Quê-Hương&)

Khoa vào đọc lại từ đầu, sẽ thấy là có nhiều ACE hát lắm. Rất nhiều thơ, nhạc & bài viết hay trong đó. Khoa cứ ghi danh giúp một tay - viết lời dẫn cho những nhạc phẩm của ACE mình sẽ hát đi. Rồi anh Tư, cô Chiều hay những ACE em nào đóng góp lời ca sẽ gửi clips cho Khoa. Có thêm người giúp thì càng nhanh và đỡ dồn việc hơn.

Vậy đi nhá Khoa. Thanks, bro! :z67:

chieubuon_09
03-23-2017, 01:27 PM
@ Hi huynh Khoa, check PM :z61:

Khoa1221
03-23-2017, 04:51 PM
Xuân Đinh Dậu đến và đi . Cộng đồng VN chúng ta vội vã đón Tết và rồi trở lại cuộc sống hằng ngày . Chỉ còn đâu đây những khúc hát ca ngợi mùa Xuân, gây biết bao xao xuyến cho lòng người . Nhạc Xuân mang lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm của những tháng ngày qua, những mùa Xuân thanh bình cũng như những mùa xuân khói lửa.

Từ Blog của anh Hoàng Thanh Tâm cho biết, nhạc phẩm Phiên Gác Đêm Xuân , một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được viết ngay tại tiền đồn Đồng Tháp Mười năm 1956, khi chàng sĩ quan độc thân Nguyễn Văn Đông 24 tuổi với cấp bậc Trung Úy, phải ở lại đơn vị trong mấy ngày Tết và ngồi trên tháp canh để canh gác trong đêm giao thừa cô đơn, lạnh lẽo không một bóng người thân, không bánh chưng xanh, không khói hương nghi ngút…. Chỉ có bóng dáng những mái nhà tranh chập chờn trong ánh sáng của đóm hỏa châu heo hút nơi cuối chân trời, làm chạnh lòng và tạo xúc cảm mãnh liệt cho người chiến sĩ trẻ đang mơ về một mái ấm gia đình đoàn tụ lúc Xuân sang … và " Phiên Gác Đêm Xuân " đã được viết lên ngay trong giờ khắc thiêng liêng nhất của đêm trừu tịch …

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm sự: “ Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời . Mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt . Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân . "

Gợi lại thời gian Xuân Đinh Dậu vưà qua , thân mời các bạn thưởng thức Phiên Gác Đêm Xuân .



http://farm6.staticflickr.com/5503/12226462895_f96c7b9717_z.jpg

http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/PhienGacDemXuan-biatruoc.jpg


https://www.youtube.com/watch?v=59t-kUAd3og

Khoa1221
03-29-2017, 02:32 PM
Mấy đêm nay , mỗi tối , Tôi mở computer ra để viết những lời giới thiệu nhạc cho các anh chị hát trong diễn đàn và chuơng trình 30 tháng Tư . Tất cả những hình ảnh hùng hào của người lính VNCH trở về trong ký ức . Tôi mở youtube ra , để nghe và gợi lại lời nhạc về lính ngày xưa . Tôi còn nhớ rất rỏ , lúc nhỏ tôi " mê " đi lính lắm . Một trong những lý do là ảnh hưởng của ông cậu , dân Hải Quân , và một người chú , dân Bộ Binh, luôn luôn nói về đời lính . Lúc đó , tuy còn nhỏ , tôi biết cho dù có đậu tú tài , tôi cũng sẻ đi lính . Nhưng mỗi lần tâm sự với Mẹ , thì Mẹ tôi thở dài . Có lẻ không có bà Mẹ nào muốn con mình đi lính và .... không về . Mấy người cousins đều lần lượt rời bỏ áo học trò để khoác lên mình bộ quần áo lính . Ước mơ của tôi lúc đó củng vậy . Nhưng rồi tháng Tư năm 1975 đến ....

Nhạc sỉ Trần Thiện Thanh viết về đủ các quân binh chủng : Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân ... Một trong những tác phẩm về lính của ông : Rừng lá thấp , viết tặng Đại Úy Vũ Mạnh Hùng, thuộc Tiểu Đoàn 3 Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến , tử trận trên cầu ở chân Cầu Bình Lợi vào ngày đầu xuân năm 1968 ...




https://hopamviet.vn/assets/images/sheets/Rung_la_thap_(Tran_Thien_Thanh)_outside_1.jpg


https://www.youtube.com/watch?v=iN9KsOC4DuY

Khoa1221
04-02-2017, 08:28 AM
Đôi khi trong cuộc sống này còn lắm những điều thật trái ngược . Chúng ta vẫn luôn hằng ngày tự hỏi hạnh phúc ở đâu và luôn luôn mải miết đeo đuổi những điều xa vời mà bản thân cho đó là hạnh phúc . Theo suy nghĩ bình dân riêng của tôi , hạnh phúc không ở đâu xa , hạnh phúc đang ở rất gần , hạnh phúc ngay chính bên chúng ta , trong tay chúng ta và có thể đang đồng hành cùng với chúng ta . Có thể chúng ta chưa hiểu và chưa nhận ra được hạnh phúc đang có , để xem nào ...

Hãy thử nghĩ đi một buổi sáng thức dậy , chúng ta mở đầu một ngày mới bằng việc nhâm nhi ly cà phê buổi sáng , cái lạnh từ đôi bàn tay buổi sớm bởi sương lạnh giờ đây đang hòa tan vào cái nóng của ly cà phê , tạo nên một hơi ấm nhẹ nhàng và nụ cười tươi của chúng ta cùng gia đình hay bạn bè đã làm nên một bông hoa cho ngày mới ….thử nghĩ xem , đã có cảm giác hạnh phúc chưa ?

Hãy nghĩ nữa xem , trong cuộc sống hiện tại bạn đang có những gì ? Bạn thích thú hòa nhập cảm xúc vào một bộ phim hay , mang quần Jean và áo trắng thoải mái, hay ai đó hào hứng khi chơi một trò chơi game , người khác vui vẻ khi ở bên gia đình , và nguời kia thấy lòng ấm áp khi nhìn vào mắt người yêu thương …..hạnh phúc chưa ?

Hạnh phúc là những điều rất đơn giản trong cuộc sống của chúng ta , với gia đình , với nguời thân , với bạn bè . Đừng đa dạng hóa nó lên một mức thật cao để tự làm mình luẩn quẩn trong hư vô . Hãy nhìn lại những gì mình đang có , hạnh phúc với chúng ta có thể là còn nhiều điều khác nữa . Nhưng riêng tôi , hạnh phúc chỉ đơn giản là khi tôi biết cho đi yêu thương mà không đòi hỏi nhận lại … Bởi vì tôi hiểu , một khi tôi cho đi yêu thương cho một cái gì đó , một điều gì đó , hay một người nào đó , có nghĩa là tôi đang biết yêu , đang yêu ….và khi biết yêu thương .... chính là khi đó , tôi đang thấy mình hạnh phúc …

Hãy biết sống cho yêu thương và chia sẻ , chúng ta sẽ là nguời giàu có hạnh phúc ! Hãy cùng nhau cảm nhận đươc sự rộng lớn của hai chữ yêu thương , hãy yêu đễ biết giữ hạnh phúc , hãy yêu đời và yêu người .



https://www.youtube.com/watch?v=Tn7lYMrB6Co

CCG
04-02-2017, 08:39 AM
Mèo bưng cà phê buổi sáng của Quán Gió qua cho Khoa nèh (xin lỗi típ vụ gây lộn hôm bữa nha....)

http://www.lovethispic.com/uploaded_images/120111-Steaming-Cup-Of-Coffee-Flowers.gif?1


Warrning : cà phê của Quán Gió còn bị anh Kiến kêu bằng cà phê k't mèo đó hihihi....

Khoa1221
04-02-2017, 09:34 AM
Mèo bưng cà phê buổi sáng của Quán Gió qua cho Khoa nèh (xin lỗi típ vụ gây lộn hôm bữa nha....)


Warrning : cà phê của Quán Gió còn bị anh Kiến kêu bằng cà phê k't mèo đó hihihi....

Thân chào Mèo , cảm ơn mang tới Khoa một ly cafe nóng , chắc chắn thơm ngon lắm , và sẽ làm ấm lòng . Bầu trời đã vào mùa Xuân , nhưng vẫn còn lành lạnh khi sáng . Chúa Nhật là ngày relax day và thêm ly cafe như thế này , thì quá perfect . Cô bạn của Mèo , sức khoẻ tới đâu rồi ? Hy vọng cô ta vuợt qua khỏi những khó khăn này . Luôn luôn giữ vững niềm tin Ơn Trên và mãi suy nghĩ lạc qua , vạn sự sẽ bình an trở lại . Life without hope is no life at all , đúng không Mèo ? Oh , chuyện gây lộn là chuyện gì ??? Khoa già rồi , ngày hôm qua ăn gì , còn không nhớ , nói chi .. chuyện mấy tuần trước :)

Một ngày Chúa Nhật vui tươi nha Mèo :z67:

Khoa1221
04-09-2017, 09:31 AM
Chúa Nhật , tôi ngồi nghe nhạc để nhớ lại những ngày xưa thân ái , chợt nghe lại bài hát này . Thời gian xa cách nhiều khi khá lâu , tình cờ bạn bè hội ngộ lại, bở ngỡ gặp nhau qua chén rượu và ôn lại thuở học trò mơ mộng ngày nào . Cái thời cùng nhau đi cua gái , nay còn đâu ! . Bây giờ sống trong đời quân ngũ , gặp lại nhau là một sự may mắn . Thôi mình chia tay , cầu mong anh chiến thắng .

Thân mời các bạn hãy lắng nghe lời giới thiệu của Việt Dũng về tác phẩm của Phạm Thế Mỹ , và thuởng thức Trăng Tàn Trên Hè Phố ...




https://i.ytimg.com/vi/elDct3qsS1Y/hqdefault.jpg


https://www.youtube.com/watch?v=QIoL88cs-U0

Khoa1221
04-13-2017, 02:15 PM
Cuối tuần , ngồi viết lời giới thiệu hai tình khúc sinh viên cho chương trình của diễn đàn , làm tôi chợt nhớ về ngày xưa trong cuộc đời sinh viên của tôi ... thêm một " Diễm trong đời tôi " ....

" Về đây đứng ngồi ... đường xa quá ngại ... để lòng theo chút nắng bên ngoài ... " . Tôi chẳng biết quen em từ lúc nào . Bạn gái của thằng bạn tôi cứ nói giới thiệu hoài , mà chẳng thấy , để rồi trong một buổi tiệc nào đó, lần đầu tôi gặp em . Em xuất hiện khác trong trí tuởng tuợng của tôi . Làm cho tôi thích thú và ngac nhiên . Trong phúc đầu tiên có nhiều điều muốn nói, nhưng thôi . Lúc đó em , tuy đang vui đùa với bạn bè, cứ mãi liếc nhìn tôi với cặp mắt long lanh của em .

Thế là từ lúc đó tôi đuợc quen em . Là sinh viên năm thứ hai , tiền bạc thì chẳng có , nghèo sanh ra mặc cảm ... Vừa đi làm trả tiền học , đổ xăng, còn bao nhiêu phụ tiền nhà cho ông bà già . Không còn tiền đi chơi bi da với bạn trai, làm gì mà có tiền đi chơi với con gái . Lúc đó tôi luôn có cái mặc cảm đó . Vì vậy, tôi cứ đưa đầu đưa cổ vào chuyện học hành và đi làm . Tình yêu lúc đó chỉ là một chuyện xa vời như cái tết Congo mà tôi không nghĩ tới . Cho đến khi về khuya, thật sự mệt mỏi, chỉ còn một mình trong căn phòng , lúc đó mới biết nổi cơ đơn là gì ...

Em thì còn trẻ , vui tánh, và nhiều bạn bè . Lúc xưa, không biết tại sao, tôi có cái tánh ít nói nhát gái , chẳng biết tỏ tình là gì . Hai đứa rũ nhau đi xem phim hai ba lần . Đôi khi cuối tuần, tôi xin phép ra sở làm sớm để chạy qua truờng em và học bài chung . Vây quanh thư viện truờng đại học của em là một công viên nho nhỏ thật xinh . Đúng là .. đón em thu mây bay ... hẹn và ngồi học trong thư viện mà hai đứa cứ nhìn ra cửa kiến của thư viện và thả hồn theo gió những ngày mùa thu đổi lá . Ngắm nhìn công viên rồi nghe nhạc cho tới khuya , học không đuợc một chử nào hết ...

Tôi đã thích nhạc Trịnh từ lúc mới bắt đầu biết nghe nhạc . Dĩ nhiên , hầu hết thằng con trai nào cũng thích bài Diễm Xưa . Ai cũng mơ trong đầu óc và tuởng tuợng mình sẽ có một " Diễm " trong đời ... để đời thêm thơ mộng và dể thuơng hơn . Nhưng hình như tụi con trai của chúng tôi cũng biết rỏ đời không phải như thế ... không thơ mộng và dể thuơng như vậy ... " Diễm " sẽ đi qua những hàng cây phuợng vĩ để chúng tôi ngắm và sẽ đi tới một cuộc đời khác, để chúng tôi ở lại thất vọng với những uớc mơ như ông Trịnh nhà ta . Có lần tôi giới thiệu nhạc Trịnh cho em, nhưng em không thích ....

Quen nhau đuợc vài tháng thì em mời đi ăn sinh nhật . Gia đình em giàu lắm . Bố Mẹ em có hai tiệm vàng ở thành phố nhỏ này . Nhà em thật to nên buổi tiệc đuợc tổ chức ở basement nhà em . Em có nhiều bạn tới chung vui . Duới cái ánh đèn màu mờ mờ ảo ảo, tiếng nhạc đuợc thay đổi vui nhộn cho mọi nguời dancing . Bối cảnh thật lý tuởng nếu tôi không cảm thấy một mình . Một nửa của tôi cảm thấy vui cho em trong ngày sinh nhật , còn một nửa kia thấy sao sao đó ... chắc có lẻ tôi mãi nghĩ là tôi và em hai giai cấp khác nhau : một thằng sinh viên nghèo thì làm đuợc gì ...... tựa như Jack và Rose trong Titanic quá ....

Tôi bỏ ra ngồi truớc sân . Trong party em vẫn vui và vẫn tuơi cuời . Tôi phải bỏ cuộc vui này .... Hẹn một ngày trong tuơng lai sẽ đi tìm lại cuộc vui ...



https://www.youtube.com/watch?v=H5bhn5H7AYM

Khoa1221
04-15-2017, 02:30 PM
Nửa hồn thương đau



"Nửa hồn thương đau" là bi kịch của một gia đình: Phạm Duy là chồng của Thái Hằng.Thái Hằng là chị của Phạm đình Chương, là chị của Thái Thanh. Khánh Ngọc là vợ của Phạm đình Chương. Phạm Duy là anh rể của PĐC.Phạm Duy tằng tịu với Khánh Ngọc là vợ PĐC, là em dâu của Thái Hằng. Sau này Phạm Duy tằng tịu với luôn cả Julie Quang là con dâu (tức là vợ của Duy Quang).

" Nửa hồn thương đau" và bi kịch của một gia đình . Vào những năm của thập kỷ 60, Báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc . Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho một cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và " tình địch " không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy.

Nỗi đau dày xe tâm can và sự tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ đã " đánh gục " nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra , vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác, rể và dâu trong một nhà đã đến với nhau, vượt ra ngoài luân lý đạo thường, vốn là một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.

Ca sĩ Khánh ngọc, với thân hình bốc lửa, kiều diễm đã được nhiều người biết đến với biệt danh "ngọn núi lửa", cô đã từng làm chao đảo, đắm say nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng và khán giả nam rất ái mộ. Khánh Ngọc thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh...và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn.

Khánh Ngọc thường đóng cặp với nam tài tử Lê Quỳnh trong các bộ phim do người Mỹ thực hiện trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Nhờ khả năng diễn xuất của mình, Khánh Ngọc trình bày những bản nhạc rất hấp dẫn. Khi hát bản "Cerisier Roses et Pommiers Blances" lời Việt, vào câu đầu : "Vườn xuân ong bướm, ngất ngây ngất ngây lòng tạ.." Khánh Ngọc lim dim mắt, thở dài, tay đè lên quả tim. Cô mở mắt liếc khán giả, nở một nụ cười vừa lẳng lơ vừa khả ái làm khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt...

Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương, người " si tình " và cũng " thành công " nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Trước khi đâm đơn ra toà, Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh dư luận. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu, ông không thể nào tin vào sự ngoại tình đã được đồn thổi . Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương, tin tưởng vợ và bỏ ra ngoài tai những điều không tốt lành của giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Và như thế, vào một buổi tối định mệnh, Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân "bắt tại trận" cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định.

Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa, anh gần như đứng không vững, bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ ba, mẹ về ... Ngay lập tức, sáng hôm sau, một loạt bài phóng sự đều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và "cháy số", đắt đỏ nhất là tờ "Nhật báo Sài Gòn mới" của bà Bút Trà. Vụ "ăn chè Nhà Bè" được tung ra với những hình ảnh rất "thời sự" của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương. Cả Sài Gòn gần như biết hết ! Cho dù Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng các bài điều tra, phóng sự nhưng "hoạ vô đơn chí", trong cuộc đời này, cái gì càng dấu diếm bao nhiêu, càng được "bùng nổ" và thêu dệt lên bấy nhiêu.

Tan nát ! Không còn cách nào khác, Phạm Đình Chương gạt nước mắt đau thương, nộp đơn ly dị lên toà án. Vụ việc kết thúc và Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ khoảng 4-5 tuổi.

Trong đau khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoàị Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, trong thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: "Đêm cuối cùng", "Người đi qua đời tôi", "Khi cuộc tình đã chết", "Thuở ban đầu", "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"...

Một đêm mưa tầm tả ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ chốị Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước.... Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.

May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tạị Từ đáy tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại.

Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử.

Ngay đêm đó, "Nửa hồn thương đau" , thơ Thanh Tâm Tuyền , được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can. Ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này . Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến "Nửa hồn thương đau" bởi trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông.

Hơn 60 năm trôi qua, trong góc khuất nào đó của cuộc đời, khi nghe lại ca khúc này, chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa, bất hạnh và đầy nhân cách này ( nguồn : INTERNET )




Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời

Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâủ Em ở đâủ
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu

Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
Và tiếng hát và nước mắt

Đôi khi em muốn tin
Đôi khi em muốn tin
Ôi những người ôi những người
Khóc lẻ loi một mình.



https://www.youtube.com/watch?v=X8Mjcp2DEE0

Khoa1221
04-23-2017, 09:51 AM
Ai quên ai khi bàn tay trót nằm trong lòng tay rồi
Em ơi chuyện hai đứa mình mộng xưa khó thành
Biết nhau chiều hôm nay xin nhớ mãi về sau này ...



https://www.youtube.com/watch?v=BFw8vhvd9Gw



Mong sao đừng quên mỗi lần chiều qua cuối tuần
Có tôi về trông em khi phố cũ vừa lên đèn ...

tieuthao
05-17-2017, 09:58 PM
các bài hát HUế rất hay và giọng người Huế cũng dễ thương

Khoa1221
07-09-2017, 05:30 PM
Hôm nay, thả bộ xuống metro ở Paris, đang tìm chiếc xe đi tới khu phố Việt Nam , bổng chợt nghe một anh chàng hát trong trạm metro , ca bài này .... Làm giựt mình, tuởng mình đang thả bộ ở một khu phố SG ngày xưa ....



https://www.youtube.com/watch?v=NU9qYbLtPog]

HXhuongkhuya
07-09-2017, 09:00 PM
" Ngồi hoạ người tình vào bãi cát vàng ...
Hình bóng em yêu chìm dần trong bóng đêm ( ? ) "

Nghe bài hát này cầm lòng không đặng , ghé vô viết vài chữ thăm sức khoẻ của anh Khoa .

Cám ơn người anh văn nghệ đã luôn thăm hỏi và khích lệ HX trong tinh thần văn nghệ .

Gửi anh Khoa cùng ACB thân hữu trang " Nhạc Và Đời " một bài hát khác của Christophe mà HX thích :



https://www.youtube.com/watch?v=BCtp9liY-OA

Một trong những bản nhạc Pháp khác mà HX thích là " Oh Mon Amour "


Link nhạc với nhiều bài hát Pháp quen thuộc do Christophe thể hiện , HX gửi nhờ nhà anh Khoa được chứ ?
.
https://www.youtube.com/watch?v=vU40FsXe6M8
Chúc anh Khoa sức khoẻ , niềm vui và mau lành .
HX

Khoa1221
07-10-2017, 05:41 PM
" Ngồi hoạ người tình vào bãi cát vàng ...
Hình bóng em yêu chìm dần trong bóng đêm ( ? ) "

Nghe bài hát này cầm lòng không đặng , ghé vô viết vài chữ thăm sức khoẻ của anh Khoa .

Cám ơn người anh văn nghệ đã luôn thăm hỏi và khích lệ HX trong tinh thần văn nghệ .

Gửi anh Khoa cùng ACB thân hữu trang " Nhạc Và Đời " một bài hát khác của Christophe mà HX thích :


Một trong những bản nhạc Pháp khác mà HX thích là " Oh Mon Amour "


Link nhạc với nhiều bài hát Pháp quen thuộc do Christophe thể hiện , HX gửi nhờ nhà anh Khoa được chứ ?
.
https://www.youtube.com/watch?v=vU40FsXe6M8
Chúc anh Khoa sức khoẻ , niềm vui và mau lành .
HX




Hi Huơng,

Anh cảm ơn Huơng luôn hỏi thăm anh . Anh ok now , cái sự xuôi xẻo còn xót lại của năm xưa đã qua rồi . Nên anh mới đuợc tiếp tục đi công tác . Kể cho Huơng và các ACE trong đây nghe là tuy đi Pháp vài lần nhưng vẫn chưa quen uống cafe expresso vì đặc quá . Đã quen coffee Việt Nam hay coffee USA rồi ( ở Rome và Barcelona thì có coffee US , I miss my 7-11 cheap coffee with hazelnut eheheh :z45: ) . Nên khi đi đến thành phố nào có Việt Nam thì hay đi tìm cafe VN để uống . Khi đứng chờ metro thì giựt mình , nói rõ hơn là chắc hú hồn , vì vài giây phút trong không gian đó , khi nghe lại Aline , tuởng như mình đang ở SG ... Nói cho vui , theo cách diển tả USA, thì như là twilight zone vậy đó, giữa thực tế và một bầu không gian khó diễn tả . Khoa còn nhớ lúc ở VN , khi Ba làm việc ở SG / Gia Định , thì có đi chơi cùng bạn bè và nghe tác phẫm Aline này . Hình như trong cuộc ca hát show của một thời Nhạc Trẻ Sài Gòn vuờn Tao Đàn , anh Jo Marcel hay Elvis Phuơng đã hát tác phẫm này .

Khoa đứng lại và nghe hết bài hát , thuởng cho anh ca sĩ trạm metro này vài Euro và lên xe . Khi ngồi xuống , suy nghĩ là đã hơn 42 hay 43 năm gì đó , không có dịp nghe lại Aline , cho đến ngày hôm qua ....

Huơng cứ tự nhiên post ở đây . Có nguời chia sẻ nhạc và đời , có nguời chịu đọc những lời viết vớ vẫn của anh , đây là niềm vui trong đời ...

Amen :) :z57:

Khoa1221
07-22-2017, 04:30 PM
Khoa nhận đuợc bài viết này từ một nguời bạn , chắc nguồn là từ intenet . Bài này đuợc viết năm 2016 , cho đến gần đây , Khoa mới nhận và đọc qua . Hôm nay , mang vào forum chia sẻ với các bạn .

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\--------------------------------------------------------------------------


Thăm bà quả phụ ' Người anh hùng Mũ Đỏ tên Đương '



Việt Hùng/Người Việt


SÀI GÒN (NV) - Năm nay, 2016, là đúng 45 năm ngày mất của cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương (1971-2016), Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðại Úy Ðương hy sinh tại chiến trường Hạ Lào vào đầu năm 1971, và được mọi người biết đến như một huyền thoại qua tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, “Anh Không Chết Ðâu Anh.” Phóng viên Việt Hùng của Người Việt đến thăm bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương, nhũ danh Trần Thị Mai, tại tư gia ở Quận 11, Sài Gòn và được bà dành cho cuộc phỏng vấn dưới đây.

Việt Hùng (NV): Xin bà cho biết ký ức về thời gian Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương hy sinh ở mặt trận Hạ Lào?

Bà Trần Thị Mai (TTM): Tôi còn nhớ những ngày đó, nó rơi vào những ngày cuối Tháng Hai Dương Lịch, 1971. Lúc đó tôi lên phòng hậu cứ để lãnh lương của anh Ðương, thì được một người lính nhảy dù, buồn bã nói với tôi là “một tuần nữa chắc chị có khăn mới đeo.” Lúc đó tôi không biết khái niệm “khăn mới” là gì hết.

Một tuần sau, tôi nhận được giấy báo mất tích của anh Ðương tại đồi 31, căn cứ Hạ Lào (tức vào sâu trong vùng biên giới nước Lào khoảng 25km). Lúc đó tôi vẫn còn hy vọng. Tôi cầu nguyện và xin lá xâm trên chùa, thì được thầy cho biết là “người này đang gặp đại nạn.” Tuy vậy, tôi vẫn còn rất tin tưởng là chồng mình còn sống.

Thế nhưng anh Ðương, ảnh rất là “linh.” Sau đó khoảng 3 ngày thì tôi nằm ngủ mơ, trong giấc mơ, tôi thấy anh Ðương về nhà trong tình trạng bị thương ở chân, vẫn còn mặc bộ đồ lính và nói với tôi là “lần này anh đi không trở lại được, em ở nhà ráng nuôi các con khôn lớn. Anh vẫn luôn che chở cho mẹ con em.” Tôi òa khóc! Giật mình tỉnh dậy thì không thấy ai bên mình hết. Lúc đó thì tôi tin là anh Ðương đã mất.

Sau đó đúng 3 ngày thì tôi nhận được giấy báo tử của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đề ngày mất là 24 Tháng Hai, 1971, nhằm 29 Tháng Giêng, năm Tân Hợi. Bởi vậy gia đình tôi vẫn luôn cúng giỗ cho anh Ðương vào ngày 29 tháng Giêng âm lịch. Năm nay là nhằm ngày 7 Tháng Ba Dương Lịch.

NV: Về thông tin những giây phút cuối đời của Ðại Úy Ðương, bà có nắm được gì không?

TTM: Lần cuối anh Ðương ở nhà là vào Mồng Một Tết Tân Hợi 1971. Qua ngày Mồng Hai anh được lệnh phải vào gấp trong trại, và anh gọi điện về là sẽ đi chiến dịch quan trọng, nên mẹ con ở nhà ăn tết vui vẻ. Sang Mồng Ba thì toàn bộ Sư Ðoàn Nhảy Dù đã âm thầm di chuyển bằng không vận từ các căn cứ gần Sài Gòn ra Ðông Hà, Quảng Trị.

Lần lượt các đơn vị Dù đã được không tải đến những địa điểm ấn định từ trước, phối hợp với các đơn vị khác, thực hiện cuộc hành quân mang tên là “Hành Quân Lam Sơn 719” nhằm tiến quân đánh thẳng vào các căn cứ tiếp vận quan trọng của Cộng Sản ở đường mòn Hồ Chí Minh, vùng Hạ Lào (tức là vượt biên 25 km qua lãnh thổ Lào). Con số 719 là gồm 71 là năm 1971 và số 9 là Quốc Lộ 9, con đường huyết mạch để chuyển quân trong chiến dịch này. Vì vậy có tên gọi “Hành Quân Lam Sơn 719.”

Sau này khi tôi nghe các anh lính cũng là lính Nhảy Dù trong chiến dịch hành quân Lam Sơn 719 kể lại thì lúc giáp chiến với quân đôi Bắc Việt là vào 19 giờ tối ngày 24 Tháng Hai, 1971. Cả pháo đội 3 của anh Ðương đều bị trúng đạn, đường tiếp viện bị cắt, biết không thể thoát, anh Ðương ra lệnh cho các anh em tuyến dưới ai tháo chạy được thì cứ chạy. Còn anh Ðương vẫn ở lại với một chân bị thương rất nặng, sau đó anh tuẫn tiết bằng khẩu súng tự bắn vào đầu mình.

Qua hôm sau là ngày 25 Tháng Hai, 1971, cả căn cứ 31 thuộc vùng Hạ Lào đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của quân đội Bắc Việt. Rất nhiều người lính VNCH đã bỏ mạng nơi đây... (khóc)

NV: Rồi sau năm 1975 cuộc sống gia đình bà ra sao?

TTM: Từ năm 1971 đến 1975 thì tôi vẫn còn lương của chính quyền VNCH, nên tuy một mình, tôi vẫn đủ nuôi 4 đứa con (3 trai 1 gái). Tuy nhiên sau năm 1975 thì cuộc sống gia đình tôi bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn. Ðầu tiên là từ phía chính quyền CSVN, thời gian đầu họ “kiểm tra hộ khẩu” nhà tôi liên tục. Có nhiều đêm tôi không dám ở nhà vì sợ cảm giác “gõ cửa lúc nửa đêm.”

Vì hoàn cảnh quá khó khăn, tôi làm đủ thứ nghề mà vẫn không khá được. Các con tôi đều không được học hành đàng hoàng. Lớn lên một tí thì hai đứa con trai lớn vì không chịu nổi hoàn cảnh và đã đến tuổi đi “bộ đội” (trên 18 tuổi, luật của CSVN là bắt đi nghĩa vụ quân sự), nên đã bỏ trốn qua Campuchia làm nghề cạo mủ cao su. Rồi cả hai đều mất vì những căn bệnh hiểm nghèo. Có lẽ hít phải mùi cao su quá nhiều và ăn uống kham khổ nên đổ bệnh.


Ðứa con trai út đang sống với tôi là Nguyễn Viết Xa, năm nay đã 47 tuổi, lúc bố mất, nó mới có 2 tuổi à. Hiện nay nó đang làm nghề chạy xe ôm. Còn đứa con gái thì lấy chồng ở bên phía nhà chồng.

Bản thân tôi năm nay đã bước sang tuổi 76, bệnh tật đầy mình, một con mắt đã mù hẳn vì nhà sập trong quá khứ. Hiện nay căn nhà tôi đang ở là của bố mẹ chồng (tức bố mẹ anh Ðương).

NV: Với tư cách là vợ người anh hùng đã hy sinh vì sự bình yên của miền Nam, bà có mong muốn điều gì?

TTM: Với tôi thì tuổi đã già, tôi không mong muốn gì hơn là có thể được sang vùng Hạ Lào năm xưa, để hỏi thăm về tin tức anh Ðương. Tôi biết là rất khó có thể tìm được xương cốt của ảnh, nhưng ít ra tôi có thể chứng kiến được vùng đất nơi anh ấy đã bỏ mạng. Từ ngày anh ấy mất cho đến giờ, tôi chưa một lần được sang vùng đất đó, vì nhiều lý do, trong đó vì không có kinh phí và người dẫn đường, cùng với những bộn bề của cuộc sống làm tôi vẫn chưa thực hiện được mong muốn của mình.

NV: Với những thăng trầm của cuộc sống, điều gì khiến bà cảm thấy hối tiếc nhất, và tự hào nhất?

TTM: Ðiều tôi hối tiếc là chưa nuôi dạy con được tốt. Bốn đứa con không đứa nào được học hành đàng hoàng. Hai đứa đầu thì đã mất, đứa con gái lấy chồng thì cũng tạm ổn, nhưng thằng con trai út thì vẫn phải hành nghề xe ôm kiếm sống qua ngày. Tôi có lỗi với anh Ðương về điều này (khóc).

Còn điều tôi tự hào nhất thì chắc chắn là về anh Ðương. Tôi tự hào khi có được người chồng anh dũng như vậy. Bản thân tôi không “đi bước nữa” cũng vì lý do này. Với tôi anh Ðương vẫn luôn là người anh hùng trong tim tôi!

Cho đến bây giờ, lâu lâu tôi vẫn mở bản nhạc “Anh Không Chết Ðâu Anh” để nghe. Tôi thuộc làu từng lời bài hát đó, nhưng vẫn cứ thích nghe đi nghe lại và ngồi hát một mình vu vơ (cười).

NV: Cảm ơn bà đã dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn này. Xin chúc bà được nhiều sức khỏe và mong bà sớm thực hiện được ước muốn của mình là được sang vùng Hạ Lào để nhìn thấy nơi Ðại Úy Ðương đã anh dũng hy sinh. Biết đâu điều kỳ diệu sẽ đến, khi bà tìm được xương cốt của cố đại úy.

TTM: Cảm ơn Người Việt rất nhiều. Xin chúc độc giả quý báo một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.




Anh Không Chết Ðâu Anh



Tác giả: Trần Thiện Thanh

Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Ðương
Tôi vẫn thấy đêm đêm, một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào, từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi

Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang, trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh

Ôi đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Ðâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia, lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh

Không, anh không, anh không chết đâu em, anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh...




https://www.youtube.com/watch?v=Gi3JoRtRP5k]

Khoa1221
08-05-2017, 03:00 PM
Khoa post tiếp bài viết ở trên ....

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Bà quả phụ anh hùng 'Mũ Ðỏ tên Ðương' tìm về Ðồi 31 Hạ Lào




Ước mơ 45 năm


QUẢNG TRỊ (NV) - Sau khi được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ, trưa 12 Tháng Tư, 2016, bà quả phụ cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương, tức Trần Thị Mai, và người con trai út Nguyễn Viết Xa đã có chuyến đi từ Sài Gòn đến đồi 31, Hạ Lào, nơi “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương” hy sinh.

Buổi trưa hôm ấy, anh Nguyễn Viết Xa cũng chay xe ôm, nhưng khác hẳn mọi hôm, hôm nay anh chở vị khách đặc biệt, là mẹ của mình, thẳng tiến phi trường Tân Sơn Nhất, bắt đầu cuộc hành trình đầy khó khăn để sang vùng đất nơi thân phụ mình nằm lại.

Máy bay vừa cất cánh, bà Mai quay sang chúng tôi nở nụ cười: “Ðây là lần đầu cô đi máy bay, nên cảm giác hơi run. Nhưng cứ nghĩ sắp được đến Hạ Lào là vui lắm.”

Ngồi bên cạnh bà Mai, anh Nguyễn Viết Xa cũng vậy. Khuôn mặt hiền lành, nhìn cái gì trên máy bay cũng đều lạ lẫm. Có lẽ suốt hàng chục năm qua, ước mơ một lần được ngồi máy bay của vợ con người anh hùng Mũ Ðỏ tên Ðương mới thành hiện thực.

Tỉnh Quảng Trị có ranh giới với Hạ Lào, không có phi trường, chúng tôi mua vé bay ra phi trường Phú Bài của Huế, rồi từ đó bắt xe đi Quảng Trị, men theo đường tỉnh lộ 9 sang biên giới nước Lào qua cửa khẩu Lao Bảo.

Ðón chúng tôi ở phi trường Phú Bài là hai người quen mà phóng viên Người Việt đã liên lạc từ trước. Họ đều là người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở Lào và nói được tiếng Lào sành sỏi. Khi nghe tin báo Người Việt đề cập đến việc đưa bà Mai sang vùng Hạ Lào, họ vui vẻ bỏ công việc và bắt xe để giúp đỡ cuộc hành trình mà chúng tôi đang hướng đến.

Ðường đến Hạ Lào

Từ Phú Bài, Huế, đến cửa khẩu Lao Bảo khoảng 200km, chiếc xe chúng tôi bắt đầu lăn bánh trên quốc lộ 1A, đi tới địa phận tỉnh Quảng Trị, qua con sông lịch sử Thạch Hãn khoảng 20km là có con đường số 9, bên tay trái. Rẽ vào đó và thẳng tiến khoảng 90km là đến cửa khẩu Lao Bảo.

Trên đoạn đường số 9 này, đoàn chúng tôi ghé lại khu vực Khe Sanh, nơi chiến trường khốc liệt trong chiến dịch hành quân Lam Sơn 719, thắp nén nhang tưởng niệm các tử sĩ VNCH, cũng như các quân nhân Hoa Kỳ hy sinh ở khu vực đồi núi này.

Con đường 9 ngoằn ngoèo, băng qua những vùng đồi núi trập trùng đầy cây xanh. Ðến cửa khẩu Lao Bảo đã 5 giờ chiều, làm thủ tục xuất và nhập cảnh xong là trời tối đen như mực. Hạ Lào đón chúng tôi bằng một cơn mưa tầm tã.

Hạ Lào là một vùng quê miền núi nghèo khó, nguồn thu nhập của người dân ở đây chủ yếu từ cây chuối. Tìm một khách sạn đầy đủ tiện nghị ở đây còn khó hơn lên trời. Chúng tôi tìm mãi mới ra được một khách sạn, hay nói đúng hơn là một nhà nghỉ ven đường, vì phòng chỉ có một chiếc quạt gọi là tiện nghi. Ngoài ra không có vật dụng gì khác.

Thời tiết ở đây khắc nghiệt, ban đêm trời lạnh và ẩm ướt bởi sương mù. Nhưng ban ngày rất nóng bởi ánh nắng mặt trời và nguồn gió Lào khô khan.

Ðêm đó, nói chuyện với chủ khách sạn, chúng tôi biết được 2 ngày nữa là ngày Tết chính thức của người Lào. Người dân đang chuẩn bị đón tết, nên chợ búa, hàng quán không buôn bán gì. Bởi vậy việc tìm khách sạn đã khó, mà việc tìm thức ăn còn khó hơn.

Cuối cùng mọi người ăn món “xôi hấp thịt gà nướng,” món đặc trưng của người dân nơi đây. Bà Mai lại là người ăn chay trường, bởi vậy chỉ có thể ăn một ít xôi với phần lương khô chay, mà bà đã chuẩn bị sẵn mang theo.

Gian khó là vậy, nhưng khi được hỏi “cô có mệt không?” Bà trả lời: “Có gì đâu mà mệt, cứ nghĩ sáng mai được đến đồi 31 là hết mệt. Cảm xúc của cô bây giờ cứ vui buồn lẫn lộn. Vui vì sắp được chứng kiến nơi anh Ðương đã hy sinh. Nhưng buồn vì có lẽ khó mà tìm được xương cốt của ảnh.”

Rồi bà tiếp tục cầm tràng hạt, miệng lẩm nhẩm tụng kinh. Tôi nhìn bà, nét khắc khổ hiền hòa của người phụ nữ miền Nam. Trong thời chiến, họ hy sinh ở nhà chăm sóc con cái cho chồng ra chiến trận. Thời bình, họ đứng trước cảnh mất chồng, các con thơ còn quá nhỏ. Thế nhưng họ không bỏ cuộc, tiếp tục cuộc mưu sinh, nuôi dạy con khôn lớn.

Ðồi 31, nơi người lính không về!

Sáng 13 Tháng Tư, đúng vào 30 Tết của người Lào, cả khu thị trấn Tchepone-Hạ Lào vắng hoe. Chúng tôi ghé một quán cà phê cóc ven đường, tình cờ gặp anh Kha, một người Việt đang làm ăn sinh sống ở đây.

Khi được hỏi về đồi 31 Hạ Lào, anh Kha cho biết: “Người dân ở đây gọi vùng đất này là Nam Lào, tôi chỉ biết là có một ngọn đồi, trước 1975 là nơi đóng quân của lính VNCH và lính Mỹ. Hiện nay họ đã làm một viện bảo tàng. Nhưng không biết đây là đồi 30 hay 31.”

Rồi anh chỉ đường cho chúng tôi. Ðó là một ngọn đồi rộng khoảng 10 hecta. Khung cảnh hoang vắng, không một bóng người. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những chiếc trực thăng của Mỹ, Xe chở quân đội VNCH, súng ống đại bác... Tại đây chúng tôi gặp được anh Xê Phảnh, người Lào, là người bảo vệ ở khu vực này.

Khi được hỏi về đồi 31, anh cho biết: “Ở đây là khu vực đồi 30, khu vực của quân đội Mỹ và VNCH đóng quân trước đây, thuộc huyện Sepone, tỉnh Savannakhet. Còn đồi 31 cách đây khoảng 7km, cũng sát bên đường 9, nó thuộc bản Skiphine.”

“Hiện nay bên đồi 31 chỉ có một cái miếu thờ, người ta đã xây hàng rào bao xung quanh, phải có chìa khóa mới vào bên trong được.” Anh Xê Phảnh vừa nói, vừa chỉ tay sang khu vực vùng đồi 31.

Sau khi nghe chúng tôi trình bày về mục đích đi đến đây, anh Xê Phảnh ngạc nhiên: “Tôi làm việc ở đây đã hơn 15 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy một phái đoàn thuộc lính VNCH ngày xưa sang đây thắp hương.”

Anh Xê Phảnh đưa chúng tôi sang đồi 31. Từ đồi 30, men theo đường 9, hướng về cửa khẩu Lao Bảo-Việt Nam khoảng 7km, sẽ bắt gặp một ngọn miếu thờ bên phía tay trái nằm trên một ngọn đồi hiu quạnh.

Ðồi 31 nằm sát ngay đường 9, khu đất này cao hơn mặt đường khoảng 10m. Tấm bảng bên ngoài bức tường rào, ngay cổng lối đi vào khu đền thờ, ghi bằng cả chữ Lào và Việt Nam.

'Mong anh hãy theo mẹ con em về Việt Nam'

Ðúng 11 giờ trưa, chúng tôi đến khu vực đồi 31. Ngọn đồi hoang vu giá lạnh. Ðất đai khô cằn, nền đất đỏ với nhiều hạt đá nhỏ trộn lẫn vào nhau. Chỉ có giống cỏ voi là còn mọc được nơi đây, ngoài ra không thấy cây cối nào khác.

Cầm tấm hình cố Ðại Úy Ðương trên tay, bà Trần Thị Mai bước xuống xe như ứa nước mắt, nhìn xa xăm và nói: “ Cô cảm thấy lạnh quá cháu à. Cô cảm nhận được anh Ðương đang ở rất gần đây. ” Rồi cô ôm bó nhang, cùng bịch trái cây đã chuẩn bị sẵn mang theo bên mình, đi đến khu vực có miếu thờ.

Chưa đi tới cổng vào, tự nhiên một trái táo trong món đồ cúng mang theo rơi xuống đất. Bà Mai giật mình đứng lại, hai tay chắp lại, quì xuống vái lạy và miệng lẩm nhẩm: “ Anh Ðương ơi, có phải anh muốn báo nơi anh mất chính là ở đây? ” Rồi bà òa khóc nức nở.

Thấy thế, anh Nguyễn Viết Xa cũng chạy đến bên mẹ, và hỏi: “Hay là mình cúng ở đây đi mẹ à.” “Ừ, đúng rồi, mình làm lễ thắp hương ở đây đi con. Mẹ cảm nhận cha con đã hi sinh ở nơi này.” Bà Mai trả lời. Rồi bà thắp nhang, bày vật dụng đã mang sẵn theo ra để làm nghi thức cúng viếng. Trong tiếng gió rít trên đồi, tiếng bà thì thầm với người chồng nằm lại mảnh đất này: “Anh Ðương ơi, hôm nay em dẫn con trai của anh đến đây thắp nhang và rước vong hồn của anh về lại Việt Nam. Ðây là lần đầu tiên em đến được nơi này.”

“Nếu anh có linh thiêng thì hãy theo mẹ con em về Việt Nam, chứ ở đây lạnh lẽo lắm anh à. Em sẽ thỉnh một nắm đất nơi đây, đem về Việt Nam để nơi Chùa, mong hương hồn anh hãy theo em về, để mẹ con em còn được thắp hương cúng thờ cho anh.”

Bà Mai vừa nói, vừa bốc nắm đất bỏ vào cái khăn vải đỏ gói lại để mang về Việt Nam.

Còn anh Nguyễn Viết Xa nói với cha: “Ba ơi, 45 năm rồi từ ngày ba ra đi đến hôm nay con và mẹ mới được đến nơi đây. Ngọn đồi 31 này con cũng nghe nhiều, nhưng hôm nay mới được chứng kiến. Con và mẹ đã rất muốn đến đây sớm hơn, nhưng điều kiện không cho phép. May mà có quí vị ân nhân ở hải ngoại giúp đỡ, nay mẹ và con mới đến được nơi này.”

“Khi ba mất con còn quá nhỏ. Bởi vậy con không nhớ gì về thời gian ba còn sống bên con. Chỉ nghe mẹ nói trong 4 anh chị em, ba thương con nhất. Con mong ba hãy an nghỉ, bởi còn có rất nhiều người quí mến ba. Họ đã giúp đỡ con và mẹ rất nhiều trong thời gian qua.”

Trong khi ấy, bà Mai sụt sịt khóc: “Mong anh hãy tha lỗi cho em, vì em chưa làm tròn bổn phận của người vợ. Tâm nguyện của anh, em cũng không hoàn thành. Vì đời sống quá khó khăn, bốn đứa con không đứa nào được ăn học đàng hoàng. Hai đứa cũng đã mất rồi anh à...”

Rồi bà cầm xấp giấy tiền hàng mã, rải đều trên đất. Mảnh đồi hoang vu, cùng với cơn gió Lào thổi mạnh, khiến cho từng tờ giấy bay xa. Khuôn mặt bà nhìn xa xăm theo làn gió theo những tờ vàng mã bay xa. Một mắt bà đã mù hẳn, con mắt còn lại cũng yếu mờ, nhưng bà vẫn cố nhìn ra xa, xa mãi nơi ngọn đồi 31 huyền thoại, nơi rất nhiều người lính vẫn nằm lại nơi đây không trở về.

Sau nghi thức cúng vái, bà Mai đi thắp nhang khắp nơi, xung quanh ngọn đồi 31. Bà đi mà không biết mệt giữa cái nắng chói chang và từng cơn gió Lào nóng khô khốc, hất vào mặt, từng cơn, từng cơn...

Mong vợ chồng được ở mãi bên nhau

Sau nghi thức cúng viếng ở đồi 31, mọi người bắt đầu ra về. Bà Mai vui hẳn: “Cô vui vì cô tin là anh Ðương sẽ theo cô về Việt Nam.”

Khi được hỏi, lúc còn sống kỷ niệm nào về Ðại Úy Ðương khiến bà nhớ nhất, bà cho hay: “Tính anh Ðương hay ‘nổ’ (nói dóc) lắm con à. Cô nhớ trước khi đi chiến dịch Lam Sơn, anh Ðương có nói là đợt này đi xong chiến dịch là anh sẽ lên lon thiếu tá.”

“Hồi đó cô nghe chỉ cho vui, cứ nghĩ ổng lại ‘nổ’ nữa rồi. Ai ngờ ổng lên thiếu tá thật. Nhưng có điều sau khi mất mới được vinh thăng. Có lẽ đây là lời ‘nổ’ chính xác nhất của anh Ðương.”

Những mẩu chuyện vừa vui vừa buồn theo suốt chiều dài cuộc hành trình từ Hạ Lào về lại Huế. Chúng tôi lưu trú lại thành phố Huế một đêm.

Ðêm duy nhất ở Cố Ðô, chúng tôi lại có một kỷ niệm đẹp khi mọi người cùng đi ăn tối. Chúng tôi bất ngờ được anh Lê Quýnh, một người gốc Huế, nhận ra bà Mai và chủ động tới bắt chuyện.

“Tôi biết được câu chuyện của cô khi vô tình đọc được bài viết trên báo Người Việt Online. Không ngờ được gặp cô nơi đây. Bản thân tôi rất yêu thích bản nhạc ‘Anh Không Chết Ðâu Anh’ và quí mến, nể trọng Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương.” Rồi anh lấy Guitar, tự đàn hát ca khúc “Anh Không Chết Ðâu Anh” để tặng mọi người.

Sáng hôm sau, chúng tôi trở về lại Sài Gòn và đi thẳng đến một ngôi Chùa mà bà Mai đã đặt trước am thờ và nhờ thầy tụng kinh niệm Phật.

“Sau này cô mất, cô mong muốn được thiêu và mang tro cốt đặt bên cạnh Ðại Úy Ðương nơi đây. Ðể con cháu có thể dễ dàng đến thắp nhang cúng viếng. Và cũng để vợ chồng cô mãi mãi được bên nhau,” bà Mai tâm sự.


( nguồn Internet )



https://www.youtube.com/watch?v=kUl4aYKrEBU]

Khoa1221
09-03-2017, 05:31 AM
May mà có em ... Hôm nay, tôi gọi về cho em . Tiếng nói liú lo của em , tiếng cuời hồn nhiên của em , đã mang cho tôi giây phút yêu đời giữa những sôi bồi trong công việc . Đêm nay, tất cả những hình ảnh quá khứ ẩn hiện trong tâm trí của tôi như người bộ hành dừng chân nhìn lại những chặn đường mình đã đi qua . Thời gian lại luớt đi vội trong mắt tôi . Và tôi cũng biết rằng thời gian chỉ là một lớp bụi dầy phủ lấp những dấu vết của kỷ niệm . Để rồi một phút nào đó trong cuộc đời , sẽ có một cơn gió vô tình thổi bay lớp bụi đó và mình lại nhìn thấy dấu vết kỷ niệm của ngày xưa.

Nhiều khi tôi cảm thấy mệt mỏi với những công việc nhàm chán phải làm để sinh nhai . Tôi trở thành một khúc gổ chỉ biết đi và biết nói . Đi qua những phố xá không quen thuộc, tôi cũng không thèm chú ý đến cảnh vật chung quanh . Em cho tôi một nụ cuời , như một nụ cuời của thuở nào . Ai đó đã nói với tôi : Khi con tim mình biết rung cảm, xao xuyến, pha lẩn nhớ nhung , thì lúc đó cuộc đời thú vị hơn .

đúng rồi .... may mà có em ... đời còn dễ thuơng ....



https://www.youtube.com/watch?v=HTsn0YOoXmo]

Khoa1221
09-29-2017, 05:55 PM
Có một nguời bạn co-worker , đi làm xa cùng nhau , hay chia sẻ vui buồn . Tuần rồi anh ta đuợc tin nguời con trai có con . Anh ta mừng lắm và khoe với Khoa , to which Khoa nói : oh Cháu đích tôn . He is an American so he replied : " Dick Tone , what does that mean ? " the way he said was funny . Anh ta hay ghẹo this and that to make each trip shorter , a long day to be more bearable . He is a great friend , a brother . Anh ta lấy flight về và promised sẽ kể cho vợ về chuyện " Dick tone " . Khi về nhà , anh ta complained of chest and stomach pain ...

Then few days later , Khoa gọi về hỏi thăm . Nguời vợ khóc nức nở ... he is gone ....






It's been a long day without you, my friend
And I'll tell you all about it when I see you again
We've come a long way from where we began
Oh, I'll tell you all about it when I see you again
When I see you again
Dang, who knew?
All the planes we flew
Good things we've been through
That I'll be standing right here talking to you
'Bout another path ..... :(




https://www.youtube.com/watch?v=RgKAFK5djSk]

chieclavotinh
10-15-2017, 05:03 AM
Nhiều bác chắc còn nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức, người thầy đào tạo nhiều ca sĩ nổi tiếng một thời Sài Gòn năm xưa. Loan tác giả nói trong bài là ca sĩ Phương Hồng Loan, ít người biết vì sớm rời bỏ nghiệp cầm ca sau khi lên xe hoa với đạo diễn Lê Hoàng Hoa năm 19 tuổi. Phương Hồng Loan mất tích ngoài biển cùng 2 con trai năm 1978.

Lời cuối cho thầy
Tôn Nữ Mặc Giao

(Kính dâng linh hồn nhạc sĩ Nguyễn Đức vừa mất ở VN)

Phượng vẫn nở bên trời rực rỡ
Hạ vẫn về dệt những vần thơ
Tiễn biệt thầy giữa mùa tuổi ngọc
Đời hư ảo chỉ là vọng mơ.

Tròi đã vào Hạ chưa thì không biết, chỉ thấy ngoài kia nắng hồng lên rực rỡ. Xí Muội (XM) nằm dưỡng bịnh trong phòng nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy nắng lên cao mà tiếc nuối vô vàn những ngày xưa còn khoẻ mạnh. Năm 2015 này hình như là năm cùng tháng tận của XM hay sao mà XM bịnh triền miên, mồng 4 tết té một cái đích đáng ở nhà một người bạn, dộng cái bàn tọa xuống đất nghe một cái ịch khiến cho cái đốt xương sống số 4 hay số 8 gì đó (XM quên rồi) bị bẹp ra, đè vào dây thần kinh đau không thể tả, làm cho hai cái chân như bị liệt đi không được. Nằm nhà thương 4 bữa chỉ chích Morphine chứ chẳng chữa trị gì cả khiến XM chóng cả mặt và ói mệt cả người vì bị thuốc hành. Xuất viện về nhà với bốn năm thứ thuốc và hai người y tá đến nhà hàng tuần chăm sóc, XM cứ nhắm mắt uống bừa thuốc mà không biết mình đã bị “side effect”. XM hết ôm bụng rên la lại đến ôm đầu kêu đau, liệng vô cấp cứu mới biết bị xuất huyết trong ruột. Thế là lại chữa trị ruột, cứ thế mà chỉ trong một tháng XM bị đi cấp cứu đến ba lần. Cứ sáng vô thì nửa đêm về, mà chiều vô thì rạng sáng về. Suốt từ sau hôm nằm bịnh viện về đến giờ cuộc đời của XM phủ toàn màu xám, tưởng hui nhị tỳ rồi, không ngờ sáng ngủ dậy thấy mình vẫn còn lây lất bên lề của kiếp nhân sinh.

Còn đang nhìn ra ngoài cửa sổ để tưởng nhớ đến những ngày mạnh khoẻ khi xưa thì chuông điện thoại reo vang, cả mấy tuần nay rồi XM không bao giờ nghe điện thoại vì không còn sức để mà trả lời, có ông xã ở nhà thì ông xã nghe, còn không thì điện thoại reo chán rồi thì tự động ngưng thôi. Nhưng hôm nay ông xã đang ở dưới Westminster, XM liếc thấy area code 714 lại cứ ngỡ ông xã gọi về nên đành phải giở điện thoại lên. Đầu dây bên kia là giọng của một người đàn ông thật ấm (mà không phải là giọng của ông xã). Cái “giọng ấm ấy” xin nói chuyện với “XM tiểu thơ”, XM ngờ ngợ là Trần Quốc Bảo (TQB) mà vẫn chưa dám xác nhận (đã bảo con người nhát gan mà lị!) vì chỉ có TQB mới lịch sự gọi XM là “XM tiểu thơ”. Còn ngoài ra thỉnh thoảng XM cũng nhận được vài cú điện thoại “vô duyên” của những người... vô duyên thì XM chỉ lẳng lặng cúp nhẹ một cái chứ cũng không trả lời trả vốn chi cả để khỏi làm người ta quê mà mình cũng không bị phiền phức phải nghe những lời vớ vẩn.

Giá như hôm nay XM khoẻ mạnh như mọi khi thì đầu óc còn có thể minh mẫn sáng suốt để nhận ra giọng của TQB, XM sẽ “đía” một vài câu cho TQB hết hồn chơi. Nhưng vì XM đang bịnh quá nên không còn hơi sức để đùa được nữa, mà XM cứ nhớ là Bảo nói tiếng Nam vì hôm gặp nhau lần đầu ở Canada (thăm thầy Nguyễn Đức do Phương Hồng Quế tổ chức) XM nhớ là Bảo nói tiếng Nam mà! Sao hôm nay Bảo lại nói giọng Bắc mà lại ấm vô cùng (MC có khác). TQB báo tin anh Hai Nguyễn Đức vừa mới mất ở Việt Nam (ngày 25 tháng 5 năm 2015) làm XM ngạc nhiên vô cùng vì mới hôm gần Tết 2015 mình đây XM còn nói chuyện được với anh Hai lần cuối cùng mà đâu có nghe thầy nói thầy về Việt Nam đâu.

Anh Hai ơi! một ngày là thầy thì suốt đời cũng là thầy, em tuy học nhạc với anh Hai chỉ có một thời gian ngắn và chưa thành tài. Kỷ niệm lúc nhỏ của em với anh Hai chỉ là sợ và sợ mà thôi! Em hay trốn ngồi dưới cuối bàn để xa anh Hai một chút, vậy mà anh Hai cũng thấy được và lôi em ra bắt đi hát chung với Loan ở đài phát thanh Quân Đội. Đến khi anh Hai bắt em phải may đồng phục để đi hát những nơi khác nữa thì em “lặn” mất tiêu luôn. Tại anh Hai không biết đấy thôi! Đến lúc đó em mới khám phá ra là em nhát gan, không đủ can đảm đứng trước đám đông để mà khoa chân múa tay, làm duyên làm dáng để diễn tả hết một bài hát được. Sorry anh Hai, làm nhọc lòng anh Hai cứ phải “hét” với Loan:

- Cái con nhỏ đen thui đó đâu rồi? (bộ hồi nhỏ em đen lắm hả anh Hai?) Mày nói vói nó một là đi hát lại, hai là phải có thơ của phụ huynh chứ đâu phải muốn “dzô” là dzô muốn ra là ra nghe không?

Thế là em ra khỏi nghiệp cầm ca từ đó, nào ngờ già đầu rồi hai thầy trò mình lại có duyên gặp lại nhau và lại hợp nhau nữa chứ! Có điều em là học trò anh Hai mà anh Hai không thân lại đi thân với ông xã em mới là lạ chứ! Bây giờ thì em hết sợ anh Hai rồi, từ đó mười mấy năm rồi, Tết năm nào em cũng gởi tiền lì xì cho anh Hai vui. Chỉ có tháng 12 năm 2014 vừa rồi em và gia đình đi Việt Nam nên không kịp gởi lì xì mừng Christmas và New Year cho anh Hai. Trở lại Mỹ, em gởi lì xì vào dịp Tết Việt Nam 2015 cho anh Hai. Nhưng cái số anh Hai không được hưởng lộc cuối cùng của em, cái ngày em nói chuyện vói anh Hai là cận Tết quá rồi! Anh Hai nói anh Hai vẫn chưa nhận được check của em, em có ra ngân hàng hỏi, họ nói không thấy ai cash cái check số đó cả, và nói em chờ một hai tuần nữa xem sao, nếu anh Hai vẫn chưa nhận được họ sẽ hủy cái check đó và em sẽ viết lại cho anh Hai cái khác. Nào ngờ sau đó em bịnh triền miên, không liên lạc và cũng chẳng viết lại cái check khác cho anh Hai được. Em đâu ngờ anh Hai về Việt Nam và mất bên đó, em và ông xã sẽ tụng kinh cho anh Hai. Cuộc đời là vô thường, hãy ra đi cho nhẹ nhàng thanh thản, buông bỏ tất cả anh Hai nhé! Mong Phật A Di Đà tiếp dẫn và siêu độ cho anh Hai. R.I.P.

Khoa1221
11-24-2017, 08:18 AM
Nhiều bác chắc còn nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức, người thầy đào tạo nhiều ca sĩ nổi tiếng một thời Sài Gòn năm xưa. Loan tác giả nói trong bài là ca sĩ Phương Hồng Loan, ít người biết vì sớm rời bỏ nghiệp cầm ca sau khi lên xe hoa với đạo diễn Lê Hoàng Hoa năm 19 tuổi. Phương Hồng Loan mất tích ngoài biển cùng 2 con trai năm 1978.

Lời cuối cho thầy
Tôn Nữ Mặc Giao

(Kính dâng linh hồn nhạc sĩ Nguyễn Đức vừa mất ở VN)

Phượng vẫn nở bên trời rực rỡ
Hạ vẫn về dệt những vần thơ
Tiễn biệt thầy giữa mùa tuổi ngọc
Đời hư ảo chỉ là vọng mơ.



Khoa cảm ơn Chieclavotinh đã ghé qua thread và chia sẻ lời viết nhiều xúc động và ý nghĩa :z57::z57:

Khoa1221
11-24-2017, 09:30 AM
Thân chào Thuykhanh, HuơngXưa, và ThachThao . Cảm ơn 3 cô bạn ghé qua và ghi lại dấu tay thân thiện :z57::z57:

chieclavotinh
12-17-2017, 03:08 AM
CD: Chiêu Dương

Trò Chuyện Với Khánh Ly

Khánh Ly vừa mới “du ca” bên Úc - Giọng hát Liêu Trai, nữ hoàng chân đất chỉ đi một mình. Một mình gây nên một không khí, làm đầy một đêm trình diễn. Mừng cho Khách Ly... Vừa mới đến Sydney, Khánh Ly có nhã ý tới thăm tòa soạn CD. Đâu có phải chỉ là chuyện thăm hỏi thường tình - viếng thăm chỉ là cái cớ. Mình phải ngồi với nhau, uống với nhau “ly rượu tẩy trần”, nói với nhau một vài câu chuyện.

Chúng tôi một số anh em tòa soạn và Khánh Ly buổi trưa tới một “nhà hàng” văng vắng - để không làm phiền ai mà chuyện trò cũng dễ. Chọn một góc khuất. Khánh Ly kéo một cái ghế mà bảo tôi “Anh ngồi xuống đây, để chúng ta cùng nhớ về Saigon”. Đúng như vậy, nhìn Khánh Ly, nghe giọng hát Khánh Ly... cả một Saigon “xưa” lại thấp thoáng hiện về. Edith Piaff con chim sẻ của thành phố Paris, có tuổi rồi vẫn còn hát. Người ta tới rất đông… không phải chỉ để nghe để nhìn Piaff ... mà để nhớ về một “bon vieux temps” của Paris thời thập niên 40, 50, 60. Một dáng người một giọng hát đã gọi những kỷ niệm về. Kỷ niệm đẹp lên trong sương mù quá khứ.

Tôi nhớ Khánh Ly thủa còn là Lệ Mai, một cô nữ sinh khép nép trên sân khấu quán Anh Vũ đường Bùi Viện Saigon, hát Con Thuyền Không Bến. Giọng hát chưa điêu luyện nhưng phóng khoáng cuốn hút, chan chứa cảm hoài. Rồi Đàlạt trăng mờ - một thành phố mộng mơ đẹp dịu dàng như một “ma soeur” thất tình dấu mình trong nhà tu kín... có Khánh Ly hát ở Croix du Sud - giọng hát đã bắt đầu mang dấu vết sầu tư - Rồi sân trường Đại Học Văn Khoa Saỉgon, Khánh Ly đi chân đất hát những ca khúc về thân phận con người nhược tiểu trong chiến tranh, về Hạ Trắng, Tình Nhớ, Tình Xa “tình yêu như trái phá con tim mù lòa” - Rồi Khánh Ly, giọng hát Liêu Trai, giọng hát làm quên đi sầu đời, quên đi chiến tranh ở Queen Bee - ở phòng trà Khánh Ly đường Tự Do. Khánh Ly là một cái tên, một giọng hát, một dáng người mà Saigon không quên được.

Bây giờ ở trên khắp trái đất có rất nhiều Saigon nhỏ. Nơi nào có người Việt định cư, tị nạn là nơi đó có Saigon, hay là nơi đó có những tâm hồn luôn luôn hướng về thành phố thân yêu đã xa đã khuất của chúng ta. Nơi đó có những người còn nhớ Khánh Ly. Khánh Ly đi hát một mình mà vẫn đông là vì thế.

*

Khánh Ly nhắc đến chuyện Mai Thảo và tôi đến phòng trà Khánh Ly để mượn nơi này tổ chức đêm Vũ Hoàng Chương. Mặc dầu phòng trà luôn luôn đông khách Khánh Ly nhận lời liền mà không đòi hỏi gì. Cô chủ phòng trà như thế là rất “điệu” với văn nghệ. Mai Thảo nói “được đấy chứ - Khánh Ly như vậy là đáng mặt con gái của hoa khôi Hà Nội”. Mai Thảo cho hay là bà mẹ của Khánh Ly ngày trước là một người đẹp nổi tiếng của Hà thành. Đời sống riêng cũng rất là tư cách. KL nói: “Anh Mai Thảo, anh Nguyên Sa mất rồi. Em cũng có khá nhiều kỷ niệm với các anh ấy. Nhưng em không nói ra bây giờ đâu. Vài ba năm bữa…”

Riêng tôi, tôi lại có một thắc mắc về ông thân của Khánh Ly. Có người cho tôi hay Khánh Ly là con gái của bậc đàn anh: Viễn. Tả biên Viễn của đội Racing Club là một cầu thủ “huyền thoại” của Hà Nội hồi thời cuối thập niên 30 và đầu 40 - Racing Club là đội banh đá hay nhất và lịch sự nhất của Hà Thành dạo đó. Các đội bóng ngày ấy phần lớn là nhà binh Ancre Sportif - Legion Việt Trì - 11 ème Ric - 9 ème RAC - hay là Stade Haiphonnais - Phủ Lý Sport - Cotonkin - Nam Định - Đá bóng lúc ấy gần như đồng nghĩa với võ biền, với “ăn no vác nặng”. Riêng đội Racing Club là đội banh của thanh niên Hà Nội - thành viên là công tử Hà Thành hoặc nhân viên của nhà hàng bách hóa sang trọng nhất: nhà hàng Gô Đa. Nhà hàng này standard như ở Paris, dành riêng cho khách hàng nhiều tiền, lịch lãm - nhân viên nhà hàng mặc đồng phục đẹp đẽ, nói tiếng Tây như “Tây”. Đội banh Racing Club ngoài việc đá hay còn ăn mặc rất đẹp. Cầu thủ ra sân mặc áo blouson nỉ tím than, có sọc đỏ ở tay, sau lưng có chữ Racing đỏ chói. Tới sân tập nhẹ còn mặc blouson, sắp đá mới cởi blouson ra, áo đỏ, quần trắng, vớ đỏ, giày đen bóng loáng. Chưa biết đá đấm ra sao nhưng ra sân là đội Racing đã “trội” hơn người. Trước khi đá thủ quân Thông còn giơ tay mà hô “Ancre híp híp”; đồng đội của Thông đứng vòng tròn giữa sân, hai tay chống nạnh, cúi người xuống thấp, đồng loạt đảo người mà hô đáp lại nhịp nhàng - tạo thành những tiếng “híp híp hơ” sôi nổi - Lũ nhóc học trò tụi tôi đi xem thấy đàn anh biểu diễn như thế chịu lắm. Đá bóng mousse ở sân trường, học trò tụi tôi, áo dài thâm mà cũng vén lên ngang lưng, bắt chước đàn anh cũng cúi khom khom, đảo người mà hô “híp híp hơ” vang dậy.

Dạo ấy đá bóng theo chiến thuật WM nên sắp 5 người trên hàng tiền đạo, nổi danh nhất là hàng tiền đạo Nam Kỳ gồm có Guichard - Quang - Tốt - Tiền - Hòa - Đá ngang ngửa với đội Nam Kỳ là đội tuyển Bắc Kỳ : đạo can thành gồm Nguyên - Goòng - Thông - Hối - Viễn - Đây cũng là đạo can thành của dội Racing - Hà Nội, đội bóng thứ nhất Bắc Kỳ, thứ nhì Đông Dương - Người ta đã so sánh tả biên Hòa (Nam Kỳ) với tả biên Viễn (Bắc Kỳ) thì về nghệ thuật, về điệu nghệ trên sân thì Viễn hay hơn. Nhưng sức lực cũng như tinh thần quyết đấu thì Hoà trội hơn. Đối với nhóc con tụi tôi đi xem đá bóng ở sân Cột cờ (Mangin) thì tiền nội Hối nhả một đường banh ra góc trái. Viễn như một mũi tên lướt qua một “đờ mi”, cắt mặt một hậu vệ rồi tạt banh như để trước khuôn thành, trung phong thủ quân Thông nhảy lên đội đầu điệu nghệ banh cắm xuống đất bay vào góc khuôn thành thì tụi tôi cho đó là tuyệt phẩm của bộ ba bất hủ “Thông - Hối - Viễn “. Đặc biệt là cầu thủ Thông và Viễn ra sân mà đầu vẫn “Bôp Taylo” như thường (công tử Hà Nội mà). Thủ quân Thông đội banh vào lưới xong, đưa tay tay vuốt lại mái tóc rồi mới chạy lại bắt tay Viễn... trong tiếng reo hò tở mở của muôn ngàn khán giả.

*

Vì có sẵn những cảm tình tốt đẹp với tả biên Viễn - một bậc đàn anh của tôi trên cầu trường ngày xưa, nên tuy không nói ra tôi giữ một cảm tình thầm kín với Khánh Ly. Nhưng một bữa nhân nói đến Khánh Ly - một người bạn già được coi như là người biết nhiều chuyện (l’honme qui en savait trop) của Hà Nội đã nói: “Không phải Khánh Ly là con của ông Viễn đá bóng đâu. Ông Viễn này khác - cũng là ông Viễn công tử, ông Viễn tay chơi - nhưng tay này có sang Hong Kong một thời kỳ, biết về cơ khí và về sau đi kháng chiến có làm trong xưởng quân giới ở Việt Bắc” - Từ đó tôi không rõ thực hư ra sao? Ông Viễn nào mới là thân sinh của Khánh Ly? Vì tôi vừa mê bóng đá vừa mê ca nhạc nên tôi buồn nhè nhẹ - như vừa mất đi thột hình ảnh xưa thật đẹp.

Bữa nay gặp lại Khánh Ly vui chuyện tôi mới kể lại cho Khánh Ly nghe thắc mắc của tôi; không biết Khánh Ly là con ông Viễn đá bóng hay là ông Viễn ở Hồng Kông về giỏi về cơ khí - Khánh Ly tròn mắt, nghiêng đầu mà nói: “Bố em là ông Viễn đá bóng đấy - mà cũng là ông Viễn đi Hồng Kông về, học về cơ khí và sau đi kháng chiến đấy. – “Thế rồi sau ra sao hở Khánh Ly ?”. “Em còn nhỏ xíu đâu còn nhớ được gì. Chỉ nhớ lờ mờ rằng bố em cõng em đi nhiều nơi lắm, chắc là vùng hậu phương đi kháng chiến. Rồi mẹ em và tụi em về Hà Nội, thấy mẹ em khóc hoài hoài. Bố em mất ở một nhà tù nào đó ở Thanh Hóa. Nghe nói bố em chết khổ - không biết vì đau đớn điều gì, bị uất ức chuyện gì hay là quá nhớ vợ thương con mà bố em nổi điên... xé rách hết áo quần rồi chết. Bố em năm ấy mới 33 tuổi...” Câu chuyện trong bữa rượu tẩy trần một buổi trưa ở Sydney đang vui bỗng nhiên trầm hẳn xuống. Khánh Ly nói như một tiếng thở dài “Em chỉ mong một ngày nào đó về Thanh Hóa... tìm được mộ bố em...”

*

Tôi dã từng đi tù nhiều năm ở Thanh Hóa. Ngày xưa ở đây có trại tù rùng rợn nổi tiếng Lý Bá Sơ. Trại tù nào cũng có một nghĩa địa dài dằng dặc - mả tù chính trị cũng như tù hình sự chen nhau. Nếu không có bạn tù nào “phát tâm” đánh dấu thì làm sao mà biết được mả nào vào với mả nào. Một dãy mả nằm xếp lớp - những ngôi mả “vô thừa nhận” không người nhang khói, lụi tàn dần theo với tháng năm.

Tôi biết như vậy như vậy nhưng không nói với Khánh Ly - Để cho Khánh Ly còn có một chút hi vọng, dù rằng đó chỉ là hi vọng nhỏ nhoi, mờ nhạt nhất.

Ký giả LÔ RĂNG

Khoa1221
02-05-2018, 03:06 AM
Khoa cảm ơn anh bạn Cuocsi và ThachThao ghé qua và để lại dâú tay thân thiện . Chúc mừng năm mới .... :):z57:

Khoa1221
02-05-2018, 03:13 AM
Chỉ còn có 11 ngày nữa là chúng ta sẽ đón Giao Thừa . Cơn lạnh của mùa đông USA , sẻ đuợc thay đổi bằng nắng ấm tuơi đẹp trong lòng của chúng ta . Nắng Xuân sẻ gõ cửa để nàng Xuân buớc vào và mang nụ cuời đến với nguời Việt Nam trong và ngoài nuớc . Khắp nơi cảnh vật chào xuân với tất cả vẻ đẹp thiên nhiên rạng rỡ. Xuân thêm hồng và lòng người thêm say với niềm vui năm mới. Xoay vần cả bốn mùa chỉ có xuân là như trao đi nhiều yêu thương và tình cảm nồng hậu nhất. Dù miền xuôi hay mạn ngược, dù trong Nam hay ngoài Bắc thì con người sống cùng dải đất hình chữ S cùng hướng về ngày Tết cho gia đình, cho cộng đồng hồn hậu.

Đông lạnh qua, Xuân ấm đến, đó là quy luật tự nhiên của đất trời. Mùa Xuân là mùa của sự sống, cây cối nảy lộc, đơm bông, thể hiện tính trẻ trung và đổi mới. Mùa Xuân còn là dịp đoàn tụ, yêu thương, tha thứ, cùng tận hưởng và chia sẻ niềm hạnh phúc. Gặp nhau, ai cũng tay bắt mặt mừng, có gì sai sót trong năm cũ cũng bỏ qua hết, và trao nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Tác phẫm " Anh Cho Em Mùa Xuân " , thơ của Kim Tuấn , nhạc sỉ Nguyễn Hiền phổ nhạc mang cho chúng ta cảm giác muà Xuân sắp đến ...



https://farm9.staticflickr.com/8661/16087603907_9323695aed_o.jpg



http://hocsao.net/wp-content/uploads/2014/05/anhchoemmuaxuan.gif

https://www.youtube.com/watch?v=4JPxrVJxjT0]

Khoa1221
02-11-2018, 05:41 AM
Khoa cảm ơn anh Cuocsi, ThachThao, HuơngXưa, ThuVàng , và Thuy Khanh ghé qua thăm . Thân chúc các bạn nhiều sức khoẻ và may mắn trong năm Mậu Tuất sắp đến :z57:

Khoa1221
02-11-2018, 05:46 AM
Khi tờ lịch từ từ rơi xuống như thúc hối mọi người rằng thời gian đã qua định khắc mới, những bản nhạc xuân lại ngân nga vang lên, như muốn níu kéo rất nhiều điều trong quá khứ. Khắp nơi cảnh vật chào xuân với tất cả vẻ đẹp thiên nhiên rạng rỡ. Lẫn trong đó, mỗi gương mặt người thêm chút tươi vui. Xuôi ngược trên những con đường thành phố thường ngày hối hả, ánh mắt và nụ cười thêm thân thiện như chào đón xuân. Với bắt đầu rộn ràng chuẩn bị Tết, với sắm sửa mọi điều để xuân thật vui, những con người bận rộn gửi gắm tấm lòng mình nhiều hơn về với gia đình , với nguời yêu .

T'as le Look Coco là một bài nhạc new wave Pháp đã được nam ca sĩ Laroche Valmont (Jean-Quentin Gerard) trình bầy năm 1984 . Bài hát này đã được nhiều nam nữ ca sĩ Việt Nam thu âm mà chúng ta hằng năm nghe hoài những lần xuân tới, đó là: Xuân Yêu Thương




https://www.youtube.com/watch?v=c6Jtvgf29Kk]

Khoa1221
02-13-2018, 04:18 AM
http://farm6.staticflickr.com/5503/12226462895_f96c7b9717_z.jpg


Nhạc phẩm Phiên Gác Đêm Xuân một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được viết ngay tại tiền đồn Đồng Tháp Mười năm 1956, khi chàng sĩ quan độc thân Nguyễn Văn Đông 24 tuổi với cấp bậc Trung Úy, phải ở lại đơn vị trong mấy ngày Tết và ngồi trên tháp canh để canh gác trong đêm giao thừa cô đơn, lạnh lẽo không một bóng người thân, không bánh chưng xanh, không khói hương nghi ngút…. Chỉ có bóng dáng những mái nhà tranh chập chờn trong ánh sáng của đóm hỏa châu heo hút nơi cuối chân trời, làm chạnh lòng và tạo xúc cảm mãnh liệt cho người chiến sĩ trẻ đang mơ về một mái ấm gia đình đoàn tụ lúc Xuân sang … và " Phiên Gác Đêm Xuân " đã được viết lên ngay trong giờ khắc thiêng liêng nhất của đêm trừu tịch …

Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới thì chúng ta không thể nào quên được hình ảnh đơn lẻ của người lính trận đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến.

Ông tâm sự: “Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời. ….. Mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. ….. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài " Phiên Gác Đêm Xuân ” .






http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/PhienGacDemXuan-biatruoc.jpg



Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Ngờ đâu hoa lá rơi

Bấy nhiều tình là bao nước sông
Trời thương nhớ cũng vương mây hồng
Trách chi người đem thân giúp nước
Đôi lần nhớ buâng khuâng
Gượng cười hái hoa xuân

Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thương

Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu
Vì mơ ước trắng như mây chiều
Tủi thân người năm năm tháng tháng
Mong chờ ánh xuân sang
Ngờ đâu đêm cứ đi

Chốn biên thùy này xuân tới chi
Tình lính chiến khác chi bao người
Nếu xuân về tang thương khắp lối
Thương này khó cho vơi
Thì đừng đến xuân ơi


https://www.youtube.com/watch?v=3GRMDnvWwoA]

chieclavotinh
04-01-2018, 04:23 AM
Đêm Vũ Hoàng Chương

Thi hào Vũ Hoàng Chương đã mất từ lâu. Khi miền Nam sụp đổ, CS tràn vào, trong phong trào bần cùng hoá nhân dân, triệt tiêu trí, phú, địa, hào, các giới chức của chính quyền miền Nam cùng văn nhân, trí thức đều lần lượt theo nhau vào trại cải tạo. Thi hào họ Vũ cũng nằm trong ngục tối. Vốn người văn nhược, lại tuổi già, sức chịu đựng của nhà thơ tàn tạ rất mau. Khi nhà thơ đã hấp hối, CS mới thả nhà thơ về để chết. Ông và gia đình lúc đó ở tạm nhà bà quả phụ Đinh Hùng, một căn nhà siêu vẹo trong ngõ hẹp bên Khánh Hội. Bà Vũ Hoàng Chương là chị ruột nhà thơ Đinh Hùng. Thi hào về nhà được vài hôm là mất. Đám tang ông xơ xác và tẻ lạnh. Bà Vũ Hoàng Chương, khuê danh Đinh Thực Oanh, cũng vừa từ giã cõi đời vào ngày nguyệt tận 29 tháng 3 âm lịch (7.5.05) vừa qua ở Sài Gòn.

*

Câu chuyện bắt dầu tại một ngôi chùa đường Trương tấn Bửu (cũ) gần giữa năm 1974, nhơn dịp 49 ngày anh Nguyễn Đức Quỳnh. Để sửa soạn cho ngày lên chùa viếng bậc đàn anh (1 trong 3 người chủ chốt trong nhóm Hàn Thuyên tiền chiến Trương Tửu, Nguyễn Bách Khoa, Lê văn Siêu, Nguyễn Đức Quỳnh) tờ Văn có ra một số đặc biệt Nguyễn Đức Quỳnh gồm nhiều người viết. Đến chùa, chúng tôi trịnh trọng dựng số báo trên bàn thờ chiêu niệm anh, nhà văn, nhà luận thuyết, nhà cách mạng.

Quá trưa, sau khi thụ trai xong, dưới hậu liêu nhà chùa “đại hãn” Vũ Khắc Khoan mới cao giọng: “Tụi mình như thế là làm ăn vớ vẩn. Tại sao lúc sống không làm, cứ đợi đến lúc chết mới tuyên dương, chiêu niệm. Bây giờ dù mình nói gì đi nữa cũng bằng thừa, anh Quỳnh làm sao thấy, làm sao nghe?”. Chuyện hết sức cụ thể mà chưa ai nghĩ ra, chưa ai làm. “Nói phải củ cải nghe cũng được” nên chuyện vinh danh một văn nghệ sĩ miền Nam khi còn tại thế trở thành điểm nhắm của một số anh em chúng tôi.

Chuyện nói thì dễ nhưng thực hiện không dễ. Nhiều vấn đề được đặt ra: vinh danh ai, ở đâu, hình thức tổ chức thế nào? Lúc đầu có nhiều ý kiến tham gia nhưng về sau nhóm tổ chức chỉ còn lại 8 người : Vũ Khắc Khoan, Cung Tiến, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Nam, Mai Thảo, Phan Lạc Phúc, Phạm Đình Chương, Tô Thùy Yên. Tuy ít người nhưng nhóm tổ chức cũng gồm đủ đại diện của các ngành nghệ thuật như văn, thơ, kịch, báo chí, âm nhạc... Họa sĩ Thái Tuấn tuy không chính thức đứng trong nhóm tổ chức nhưng anh là một “thành viên” tích cực trong nhóm chúng tôi.

Lúc bấy giờ hằng năm chính quyền có tổ chức giải văn học, nghệ thuật (chúng tôi thường gọi đùa là giải Tổng thống), giải chính thức của nhà nước. Chúng tôi muốn thành lập một giải tư nhân, một giải riêng tổ chức trong vòng thân mật, không quảng bá rộng rãi, ồn ào, chỉ hạn chế giữa những người trong “làng” với nhau.

Trong nhóm tổ chức 8 người Thanh Tâm Tuyền (TTT), Mai Thảo (MT) và tôi (PLP) cùng trong một tòa soạn Tiền Tuyến, Tô Thùy Yên (TTY) ở phòng Văn Nghệ gần đó nên những buổi họp thường diễn ra ở Câu lạc bộ gần tòa soạn chúng tôi. Vấn đề vinh danh ai được đặt ra đầu tiên. Tất nhiên phải là tài danh hàng đầu của đất nước nhưng ưu tiên cho những người có tuổi hay sức khỏe có vấn đề. Có 5 tên tuổi được đề ra: họa sĩ Nguyễn Gia Trí, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, tiểu thuyết gia kiêm nhà báo Bình Nguyên Lộc, học giả Lê Văn Siêu, kịch tác gia Vi Huyền Đắc. Đây thực sự là những vì tinh đẩu của văn học VN từ tiền chiến còn sáng đến bây giờ. Nhiều tuổi nhất là nhà viết kịch Vi Huyền Đắc nhưng cụ vẫn còn tráng kiện, cười khà khà, thơ văn sang sảng. Không nhiều tuổi nhưng yếu nhất lại là nhà thơ Vũ Hoàng Chương; nhà báo kiêm tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc cũng cần được trân trọng: ông vừa mất một người con xuất sắc, một bác sĩ chuyên về thần kinh ở bệnh viện Biên Hòa.

Sau một thời gian thăm dò, suy tính, nhóm tổ chức chúng tôi quyết định vinh danh năm đầu tiên nhà thơ Vũ Hoàng Chương vì ông yếu sức và gia cảnh ông cũng cần được yểm trợ: nhà thơ không còn đi dạy được điều hòa.

Sau vấn đề vinh danh ai đến vấn đề tổ chức ở đâu? Trong nhóm tổ chức có Phạm Đình Chương “xếp sòng” Đêm Màu Hồng, một quán ca nhạc nổi tiếng và rất văn nghệ ở Sài Gòn; nhưng đi vào chi tiết Đêm Màu Hồng chật quá. Dù tổ chức trong vòng thân mật, không ồn ào nhưng phát hành 200 giấy mời như ước định (mới đủ sở hụi) Đêm Màu Hồng hết “gân” chỉ xếp được 120 ghế. Không đạt yêu cầu. Định bao nhà hàng La Pagode buổi tối nhưng ông chủ nhà hàng nêu giá quá cao; phần khác, nhà hàng “Cái Chùa” ở góc đường Tự Do và Lê Thánh Tôn lộ liễu quá không phù hợp với nguyên tắc kín tiếng và thân mật của nhóm tổ chức.

Một bữa Mai Thảo và tôi lừng khửng bước vào phòng trà Khánh Ly trên đường Tự Do. Buổi sáng không phải giờ mở cửa hàng, cô chủ Khánh Ly còn chưa trang điểm, nhưng tươi tắn và sạch sẽ như “một đồng xu mới”. “Các anh cần gì mà đến em sớm vậy?” “Cũng có chuyện nhờ Khánh Ly đây”. Chúng tôi nói rõ ý định muốn mượn phòng trà một buổi tối, mà không phải là tối cuối tuần. “Thế thì dễ thôi, em để phòng trà tùy các anh sử dụng, chỉ xin các anh một khoản nhỏ tiền điện và chi cho mấy chú người làm”. Tôi cũng không ngờ kiếm được địa điểm tốt đẹp, giữa đường Tự Do sang trọng, rộng rãi (có gác lửng nên xếp được gần 200 ghế), có nhiều chỗ đậu xe ở gần với một giá “thân hữu” như thế. Tôi được biết là Khánh Ly ca hát thì rất tự do nhưng làm ăn thì cũng chặt chẽ lắm, “business is business”. Cô chủ nhà hàng như thế là rất điệu với văn nghệ. Mai Thảo ra về còn gật gù “Được đấy chứ”.

Từ phòng trà Khánh Ly chúng tôi đi ngược ra phía bờ sông. Tới ngã tư gần rạp Majestic chúng tôi quẹo tay trái, đi một quãng ngắn là tới nhà in Kim Lai, nhà in tối tân nhất Sài Gòn. Theo quan niệm của Vũ Khắc Khoan đây là một cuộc “chơi” chọn lọc và tư cách, ngay từ cái thiếp mời gửi đi cũng phải trang trọng và lịch sự. Hai họa sĩ danh tiếng của Sài Gòn, Thái Tuấn và Tạ Tỵ, mỗi người “design” cho một mẫu thiếp mời. Chúng tôi tới nhà in Kim Lai hôm nay để cùng hai anh Phùng Tất Đắc giám đốc và Nguyễn Doãn Vượng chef atelier chọn 1 trong 2 mẫu. Sau khi so sánh, chúng tôi cùng các anh nhà in Kim Lai chọn kiểu dáng và màu sắc của Thái Tuấn nhưng dùng chữ vàng in nổi trên giấy màu ngà của Tạ Ty. Vì chỉ in có 200 thiếp nên giá thành chắc đắt. Tôi nêu vấn đề này. Đàn anh Phùng Tất Đắc xoa tay mà nói “Ai mà lấy tiền của các cậu làm gì”.

Anh em trong nhóm định phát hành 200 thiếp mời, mỗi thiếp giá 3000 đồng. Nếu bán hết, thu được 600 ngàn. Nhưng trưởng nhóm Vũ khúc Khoan muốn chơi trội, cái gì cũng phải nhất nên tốn kém vô cùng. Rượu Champagne Pháp, finger food kiểu Ý, chả giò Như Lan, như thế là gần đi đứt 600 ngàn, còn đâu ngân khoản dự trù cho tác giả, mà cái khoản này cần thiết vô cùng. Sau rồi họa sĩ Thái Tuấn mới có sáng kiến biếu một bức tranh của anh (tranh Thái Tuấn lúc đó đang được khách nước ngoài, đặc biệt là Mỹ ưa chuộng) bán đấu giá gây quỹ. Thanh Tâm Tuyền cũng đề nghị lấy một số tác phẩm của Vũ Hoàng Chương gộp lại, đóng gáy vàng cùng với tranh Thái Tuấn làm “phần thưởng” đấu giá, cho nó thêm thanh thế, vừa có thơ, vừa có họa.

Từ đó một vấn đề khác đặt ra. Nếu chỉ mời riêng văn nghệ như ý kiến ban đầu của Vũ khắc Khoan thì phần lớn anh em ta đều rách, chi một khoản 3000 cho cái thiếp là hết “gân” rồi, ai mua đấu giá đây? Chúng tôi sau khi bàn cãi chán ra rồi, phải đi đến một thỏa hiệp: không những văn nghệ, những người liên hệ đến văn nghệ, hay là bạn của văn nghệ cũng được mời cho nó vui vẻ cả làng...

“Đại hãn” Vũ khắc Khoan, tác giả Thành Cát Tư Hãn kiêm ông thầy dạy văn trường đại học Văn khoa, thường nói “tôi chúa ghét những cái compromis” (thỏa hiệp). Đó là cái thế giới văn chương của anh, nhưng ở ngoài đời, nhất là những xã hội gọi là tự do, người ta sống bằng “compromis”; một nhà chính trị học nào đó đã nói: “chính trị thời buổi này là một nghệ thuật compromis”. Không có hay là chưa có một xã hội, một tổ chức lý tưởng, người ta phải bằng lòng với những gì tương đối, tạm thỏa hiệp mà sống với nhau.

Trong tổ chức Đêm Vũ Hoàng Chương cũng vậy, phải “thỏa hiệp” nghĩa là không phải chỉ mời văn nghệ sĩ “sáng tác” như chủ trương ban đầu, mà mời luôn những người liên hệ với văn nghệ, những nhà Mạnh Thường Quân, những người có sinh hoạt dính líu xa gần với văn nghệ, nói cho gần là những ông chủ báo (chỉ đứng tên mà không viết), những vị chủ nhân nhà sách, nhà xuất bản, nhà phát hành, những nhà “yêu văn nghệ” vv… Không khí đêm Vũ Hoàng Chương như vậy có thể “loãng” đi nhưng bù lại, việc “bán đấu giá” mới có “thị trường”.

Sự chọn lọc khách mời nhẹ đi, nhưng khoản thu của đêm văn nghệ sẽ nặng lên, hi vọng vậy.

Mục đích của nhóm tổ chức chúng tôi là tuyên dương một văn nghệ sĩ hàng đầu của VN khi còn tại thế đồng thời “có thực mới vực được đạo” yểm trợ tác giả được tuyên dương một ngân khoản “coi cho được”. Thế nào là “coi cho được”? Ngày ấy, giải thưởng văn học, nghệ thuật hạng nhất của nhà nước (giải Tổng thống) mỗi bộ môn là 300 ngàn đồng (?). Chúng tôi hi vọng “giải tư nhân” của chúng tôi, tuy âm thầm, kín tiếng nhưng thực tế trọng hậu hơn giải “nhà nước”. Mong mỏi vậy thôi, không biết thực hiện được đến đâu? Do vậy, việc bán đấu giá tuy mới đề ra nhưng nó lại trở nên vô cùng quan trọng.

Tổ chức một công chuyện giống như làm nhà, mỗi lúc mỗi đẻ thêm ra vấn đề. Khởi đầu, chúng tôi ước định mời tác giả hiện diện trong đêm tuyên dương nhưng khi có mục bán đấu giá, người có nhiệm vụ MC trong đêm là Phạm Đình Chương (PĐC) cho rằng sự có mặt của tác giả sẽ làm trở ngại cho tiến trình “mở hầu bao” của cử tọa. Tiến trình này thực sự là một vụ “xin thêm tiền”, tác giả có mặt thì cũng “khó coi” mà MC thì thật là “khó ăn, khó nói”. Sau nhận định của PĐC, phải xếp lại việc nhà thơ có mặt.

Tất cả nhóm tổ chức chúng tôi có 200 thiệp mời, phù hợp với số ghế trong khán phòng và trên gác lửng phòng trà Khánh Ly. Nhóm tổ chức chúng tôi, 8 người phải chia nhau tự tay phân phối thiếp mời tới những đồng nghiệp, bạn bè theo đúng tiêu chuẩn đề ra, những anh em trong “làng” hay những người có liên hệ với văn nghệ, nhất định không phân phối tới người ngoài giới. Chúng tôi cũng hết sức tránh không dám mời “ông to bà lớn” sợ bị qui chụp dính líu tới chính trị. Trong nhóm chúng tôi cũng có 1 người đang “làm lớn”. Nhà soạn nhạc Cung Tiến (CT) tác giả Thu Vàng, Hương Xưa, Hoài Cảm… cũng là dịch giả “Giới hạn phát triển” (The limits of growth) của Club of Roma, “1 ngày trong đời Ivan Denisovich” của Solzhinitsyn (giải thưởng Nobel năm 1970) lúc ấy đang làm Tổng giám đốc Kế hoạch kiêm thứ trưởng cho ông tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng. “Đó là những người rất quí trọng văn nghệ”, CT nói về những đồng sự của anh trong bộ Kế hoạch nhưng chúng tôi chỉ xin trân trọng cảm ơn. Đã có lần ông phó thủ tướng phụ trách kinh tế Nguyễn Văn Hảo mời một số anh em văn nghệ chúng tôi tới nhà ông (đường Mạc Đĩnh Chi, trước cửa tư dinh ông đại sứ Mỹ Martin) ăn sáng, nhưng lần này chúng tôi không dám mời, sợ phiền nhiễu cho ông.

Nhưng có một người đang ở trong chính quyền mà chúng tôi nhất định phải mời vì ông không những là đồng nghiệp mà còn là ân nhân của chúng tôi. Đó là ông Nguyễn Xuân Nghĩa ( NXN). Cách đó 6, 7 năm khi hội nghị Paris nhóm họp (1968), NXN đang học HEC (Hautes Études Commerciales) ở Pháp, NXN là “đặc phóng viên” của Tiền Tuyến. Khi về nước, trước khi làm thứ trưởng tài chính trong chính phủ, NXN đã là bỉnh bút cho Tập san Quốc phòng, một nguyệt san nghiên cứu kinh tế, chính trị tầm cỡ chiến lược của VNCH do Trung Tướng VL làm Chủ Nhiệm, Đại Tá VQ làm TTK Tòa soạn. Ông là đồng nghiệp lâu năm của chúng tôi và là một cây bút sắc bén về kinh tế, chính trị trong nước cũng như ngoài nước. Ở Pháp lâu năm nên ông ưa thích không khí khách thính văn học (salon littéraire) trong tổ chức Đêm Vũ Hoàng Chương. Ông là người ủng hộ nhiệt tình nhóm tổ chức chúng tôi bằng cách ký ngay một tấm chèque 50,000 đồng, mua trước 6 thiệp mời và tặng nhóm tổ chức 32,000 ngàn vào quỹ điều hành tiên khởi.

Trong việc đấu giá, MC họ Phạm đề nghị thực hiện theo kiểu Huê Kỳ (không biết ở Mỹ có kiểu đấu giá này không?), nghĩa là người nào trả giá nào thì chi ngay cho giá đó, ví dụ ông A trả 5000 đồng thì ông đưa ngay 5000 hay ký cho một tấm chèque, mỗi người góp vào một chút là nó dễ dàng nên tấm, nên món, không phải chỉ trông vào một vài người hào phóng. Mỗi một “giá” được ấn định tối thiểu bằng giá một thiếp mời : 3000 đồng, càng hơn thì càng tốt. Lối bán đấu giá này có ưu điểm là nhiều người có thể tham gia, nhưng nó đòi hỏi phải tổ chức được một giây chuyền “thu tiền” tháo vát, lẹ làng. MC PĐC chỉ ra kinh nghiệm là “người thu tiền” càng dễ thương bao nhiêu thì đấu giá càng thành công bấy nhiêu. Trong nhóm chúng tôi có 2 người “phu nhân” là nhà văn nữ nổi tiếng, đã được tặng giải thưởng văn chương “tổng thống”. Đó là bà Thanh Nam, nữ sĩ Túy Hồng và “người yêu dấu” của nhà thơ Tô Thùy Yên, nữ sĩ Thụy Vũ. Chắc nhiều người chỉ “văn kỳ thanh” các nhà văn nữ mà chưa có dịp “kiến kỳ hình” nên nhân dịp này, vừa dự đêm Vũ Hoàng Chương vừa gặp gỡ các nhà văn nữ nổi tiếng. Một số nữ sinh viên văn khoa của “thầy Khoan” cũng được bổ sung vào giây chuyền thu tiền để hai nhà văn sai phái.

Trong vấn đề tổ chức, phần trình diễn” nói về Vũ Hoàng Chương, chơi lại một màn kịch Vân Muội, thảo luận về nhà thơ họ Vũ (có sự tham dự của cử tọa) ngâm thơ Vũ Hoàng Chương… do Vũ khắc Khoan, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền phụ trách. Cung Tiến, Tô Thùy Yên tiếp tân, Thanh Nam lo tiếp tế tổng quát, tôi phụ tá MC, đặc trách về bán đấu giá.

Đại cương về đấu giá chúng tôi đã trình bày ở trên, nhưng đó chỉ là hình thức. Nếu chỉ trông vào những giá bình thường (3000 đồng) kết quả chắc không được bao nhiêu. Phải cần đến những Mạnh Thường quân (MTQ) chi cho những giá đặc biệt. Những MTQ này không tự nhiên mà có, phải tìm, phải mời. Tôi nghĩ tới những đối tượng tôi có thể tiếp cận được, những ông chủ báo, những chủ nhân nhà sách, nhà xuất bản, nhà phát hành… Giới chủ báo tôi nhờ Hà Chưởng Môn (nhà thơ Hà Thượng Nhân). Ông chủ nhiệm thở dài sườn sượt “cứt sắt cả, không cạy được đâu”. Tôi mới gợi ý: “Bà Bút Trà gửi mình mấy đứa con, cháu, đứa làm ty trị sự, đứa nhà ‘chữ’, bà cứ mời mình hoài mà mình chưa có dịp nào. Nhà phát hành Đồng Nai cũng vậy. Bây giờ đêm Vũ Hoàng Chương, mình mời tham dự, mỗi người trả cho vài giá đặc biệt, một công hai việc, nên quá đi chứ?” Chừng như vỡ lẽ, Hà chưởng môn mới nói “Để tôi bảo Viêm Hồng”. Người anh em Viêm Hồng trong tòa soạn chúng tôi chỉ là trung sĩ nhất nhưng anh lại là “quân sư quạt mo” của Saigon Mới , xưa nay dealing việc gì với Saigon Mới cũng xong.

Tôi lại đi tìm ông Nhất Giang, chỉ là hạ sĩ nhất nhưng ông là “cố vấn tối cao” của nhà sách lớn nhất Saigon Khai Trí. Tôi nói với Nhất Giang: “Ông Khai Trí xưa nay vẫn có tâm với anh em văn nghệ. Kỳ này, đêm Vũ Hoàng Chương cậu mời hộ ông Khai Trí tham dự đấu giá, chi cho nhà thơ một khoản”. “Độ bao nhiêu là vừa anh? 100 ngàn đủ không?” Đẹp rồi, nhưng thêm chút nữa càng hay. “Xong rồi, đàn anh yên trí”.

Thanh Tâm Tuyền (TTT) cùng ngồi một tòa soạn Tiền Tuyến được “chia” 45 thiếp mời tham dự Đêm Vũ Hoàng Chương phân phối cho anh em, đồng nghiệp, thân hữu. Mạnh thường quân Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN) đã chi cho một khoản và mua một lúc 6 vé mời. Hà chưởng môn với các “bạn làng Ngang” của ông (những nhà thơ biếm xuất hiện trên mục thơ Đàn ngang cung hằng ngày) tiêu thụ được chừng 10 vé. Anh em trong nhà Tiền Tuyến 5 vé, tòa soạn bạn 15 vé, các nhà sách Khai Trí, Xuân Thu 4 vé, cũng coi như phân phối gần xong, còn vài vé lẻ tẻ tôi mời một vài người bạn không viết lách gì nhưng là thân hữu của giới văn nghệ. Đó là ông Nguyễn Hoàng Đạt (nguyên dạy học ở Chu Văn An) sau đi lính có thời làm sĩ quan báo chí cho ông tướng QK2 “gió lạnh mưa mùa”. Ông rất thân với báo chí Saigon. Không hiểu sao báo Sống của anh Chu Tử lại cho ông sĩ quan báo chí này biệt danh “tri phủ” Nguyễn Hoàng Đạt (NHĐ). Nhưng trong giới anh em thân cận thì lại gọi là “Đạt nhắng”. Ông đi đến đâu, chưa thấy người đã thấy tiếng, nổ liên tu bất tận nhưng ông là người hào hiệp, dễ thương, vui tính. Từ khi giải ngũ, vô business làm phó giám đốc Amtraco (?) ăn nên làm ra thì NHĐ lại càng “lên nước”, nhà mới, xe mới, tháng này tiệc nhỏ, tháng sau tiệc lớn, mời anh em văn nghệ ăn hút tưng bừng. Tôi gửi thiếp mời đồng thời nói lên ý nghĩa Đêm Vũ Hoàng Chương. NHĐ nói thẳng “Cái gì chứ ủng hộ đàn anh Vũ Hoàng Chương là 'có tôi ngay’. Tôi đã có lúc hân hạnh được là đồng nghiệp của anh dưới cùng mái trường”.

Tôi còn mời một người bạn khác. không ở trong làng văn nghệ mà trong giới thể thao. Ông Nguyễn Đức Ân, ông bầu của đội banh vô địch một thời Quan thuế, khi “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng và “ông thầy lừa” Đỗ Thời Vinh đang ở đỉnh cao phong độ. Ông Ân không những là bạn ở cầu trường mà đối với tôi, ông còn là chỗ thân tình: ông là con của ông thầy học cũ của tôi, thầy Nguyễn Trọng Giáp, dạy Moyen 1ère année trường tiểu học Đỗ Hữu Vị. Trước ông làm lớn ở quan thuế. Sau ông ra làm giám đốc cho hãng Esso ở Nha Trang. Tết nào ông cũng mời bạn cũ tới nhà tiệc tùng, quà cáp lia chia. Tôi tới ông Ân nhưng lại đụng độ bạn ta ở đấy. Nguyễn Đức Ân cũng là bạn của Mai Thảo. Tôi rút lui, nhường cho Mai Thảo “mối” này.

Công chuyện sửa soạn từ giữa năm mà tới cuối năm 1974 mọi việc mới tàm tạm đâu vào đấy. Đêm Vũ Hoàng Chương phải đình hoãn một lần vì tình hình quân sự, chính trị càng ngày càng căng thẳng. Đáng lẽ tổ chức vào dịp cuối năm phải dời lại đầu năm 1975. Nhưng càng để lâu, tin dồn về đêm thơ càng nô nức. SàiGòn như con đà điều giấu đầu trong cát, muốn quên đi những phong ba, bão táp bên ngoài trong cõi thơ bát ngát Vũ Hoàng Chương.

Thiệp mời không còn đủ dể phân phối. Sức chứa phòng trà Khánh Ly không thể hơn 200 chỗ ngồi. Trong một buổi họp gần ngày tổ chức để kiểm điểm những chi tiết cuối cùng, hai bạn Mai Thào và Phạm Đình Chương có cho hay là ông bà “Phó Kỳ” phone đến nhiều lượt, muốn tham dự đêm thơ.

Hai ông bạn tôi thường vô ăn nhậu trong trại Phi Long, PĐC thường coi mình là người Sơn Tây đồng hương với ông Kỳ; có thời ông Kỳ cũng lên radio ca hát và đã hơn một lần ông có ý muốn lấy biệt hiệu là Hoài Nam trong ban hợp ca Thăng Long danh tiếng dạo nào. Trưởng nhóm Vũ khắc Khoan dạy Chu văn An nhiều năm khi ông Nguyễn Cao Kỳ (NCK) còn là học sinh nên thời Ủy ban Hành pháp Trung ương, ông NCK là chủ tịch, “thầy Khoan” được anh em gọi đùa là “quốc sư”. Tuy phải sống với những “compromis” nhưng Vũ khắc Khoan cũng như phần đông anh em trong nhóm nhận định rằng: Nguyên tắc của mình là kín tiếng và thân mật nên không nên mời những ông to, bà lớn. Đây là một cuộc chơi thuần túy văn nghệ, không dính líu đến chính trị, mời ông Kỳ có thể bị hiểu nhầm, qui chụp bè nọ, phái kia nhất là sự hiềm khích giữa ông “chánh tổng” Thiệu và ông “phó tổng” Kỳ lúc ấy đang lên cao độ. Ông Kỳ xưa nay yêu văn nghệ, sẵn sàng mở rộng hầu bao nhưng sự hiện diện của ông gây khó khăn không ít cho nhóm tổ chức.

Chúng tôi thực hiện việc này trong sự âm thầm, tự nguyện không loan báo mà cũng không xin phép. Chỉ là một buổi họp mặt thân mật giữa những anh em văn nghệ với nhau, tuyên dương một thi sĩ. Nhưng nếu nhà đương cuộc “ngứa mắt” họ có thể lấy lý do an ninh, trật tự giải tán vì “họp mặt có chủ đề mà không xin phép, không phải là sinh hoạt thường xuyên của phòng trà”. Trong chương trình có bán đấu giá, nếu muốn “kiếm chuyện”, sở Thuế có thế hỏi thăm sức khỏe.

Đó là những mối lo qui ước, dựa vào luật pháp. Tôi là chân “chạy ngoài” phải lo những chuyện đó nên tôi một bữa phải đi tìm ông cò Hùng “xùi”, trung tá nhảy dù, có thời làm ông cò quận 1, nơi tọa lạc phòng trà Khánh Ly thuộc đường Tự Do (Đấy là tên đường cũ của chúng ta một thời yêu dấu, bây giờ thì “Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do” lâu rồi). Dù ông cò không còn ở quận 1 nữa nhưng đàn em ông vẫn còn đó. “Ông ngồi hộ chỗ đó đi ông; có ông, không tên nào dám rỡn mặt”. Còn vụ sở thuế, tôi lại phải nhờ ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Ông là thứ trưởng tài chánh, ông làm ơn “bỏ nhỏ” đàn em ông một tiếng.

Có thể có những mối lo “bất qui ước” nữa nếu “người phá đám” muốn sử dụng bàn tay đen, ví dụ một số tên đầu trâu mặt ngựa, giả vờ say sưa nhào vào phòng trà, gây sự, đập phá , hay gửi một vài tên đàn em quân nhân ba gai, vô tư cách tới gây lộn, bắn dăm ba phát súng hay lăm lăm cầm trái lựu đạn đã rút tròng... Tôi lại phải đi tìm ông Ngọc “Chả cá”, đeo lon thiếu tá nhưng ngày xưa là trùm công tử Càn Long Hà Nội, bây giờ qui ẩn rồi nhưng bản mặt ông, danh tiếng ông vẫn còn làm khiếp đảm quần hùng. Trong phone người anh em khu phố cũ (ở Hà Nội ngày trước tôi ở phố hàng Vải, Ô. Ngọc ở ngõ Chà Cá, gần nhau lắm) nói rằng: “Đàn anh cho uống rượu Tây, đồ nhắm tốt ngồi trông nom mấy đứa đàn em, chuyện nhỏ, xin có mặt”. Về vụ mấy anh lính vô kỷ luật tôi lại phải nhờ ông xếp sòng Quân cảnh một thời, đại tá Thiệt, xin ông phái tới cho vài anh em, quân phục chỉnh tề, súng ống gọn ghẽ để cho mấy tên lính ba gai nó khiếp.

Theo như dự định đây là một đêm thơ , người trình diễn không chuyên nghiệp mà chính là những nhà “tổ chức” hay những văn nghệ sĩ tham dự trong đêm sẽ tùy hứng mà diễn, ngâm, đọc tác phẩm của Vũ Hoàng Chương. Phần chương trình thật ra chỉ là một sự gợi ý, nó trông đợi rất nhiều vào phản ứng của cử tọa. Việc của tôi là “chạy ngoài”, sau đó là “bán đấu giá” nhưng tôi lại phải cùng Mai Thảo và Phạm Đình Chương “trấn an” mấy nhà ca sĩ. Khánh Ly, cô chủ nhà đồng thời là tiếng hát đang lừng lẫy săm soi: “Em hát bài gì đây?” Thái Thanh, tiếng hát “vượt thời gian” cũng náo nức: “Thái Thanh trình bày bản gì nào? Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy?”. Đại hãn Vũ Khắc Khoan vốn lừng khừng, xoa tay mà nói: “Đây là đêm thơ. Không ai hát bài nào hết”.

Thái Thanh và Khánh Ly nhìn Mai Thảo và tôi. Chúng tôi gật đầu. Một cái gật đầu hết sức khiếm nhã nhưng chúng tôi biết nói gì hơn...

Không những chúng tôi “từ chối” các giọng ca hàng đầu của Sài Gòn (một sự khiếm nhã không thể tránh được) nhóm tổ chức cũng không mời những giọng ngâm nổi tiếng như Nguyễn Thanh, Hoàng Thư, Tô Kiều Ngân nhằm giữ cho Đêm thơ Vũ Hoàng Chương một vẻ hoàn toàn “tài tử”. Nhưng nguyên tắc này không giữ được chu toàn, giống như câu cửa miệng của Pháp “Toute règle souffre une exception” (luật tắc nào cũng có biệt lệ). Chúng tôi vinh danh nhà thơ nhưng không mời anh hiện diện để cho việc phát biểu ý kiến về Vũ Hoàng Chương của nhóm tổ chức và cử tọa được khách quan, trung thực hơn, việc bán dấu giá được dễ dàng hơn nhưng chúng tôi không thể từ chối ước nguyện của chị Vũ Hoàng Chương (chị Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng) khi chị yêu cầu Hồ Điệp (giọng thơ nức nở đặc biệt yêu thích của chị) ngâm bài “Tố của Hoàng ơi Tố của anh” trong Đêm Vũ Hoàng Chương. Có thể đây là một ký niệm không thể nào quên của anh chị.

Chúng tôi phải chấp nhận một “compromis” nhưng bây giờ nghĩ lại thấy thỏa hiệp chúng tôi dành cho Hồ Điệp cũng có đôi chút ý nghĩa. Giọng ngâm thân quý của chúng ta, Hồ Điệp thập niên 80 sau này, đã tuyệt mù tăm tích trong một cuộc vượt biên, không biết Hồ Điệp đã bỏ thân dưới đáy dại dương hay tại một hải đảo âm u, quạnh vắng nào ? Đêm thơ Vũ Hoàng Chương cũng vô hình trung là đêm vinh danh không ngờ của Hồ Điệp. Xin vĩnh biệt cô Nhu, tên tại quê nhà của Hồ Điệp; thân mẫu của Hồ Điệp và thân mẫu của Thái Hằng, Thái Thanh, Phạm Đình Chương là 2 chị em ruột, quê ở Hạ Hiệp, Quốc Oai, Sơn Tây, do đó Chương mới nhận mình là người Sơn Tây. Thân mẫu Hồ Điệp lấy một người chú họ của tôi ở làng Hữu Bằng, chỉ cách Hạ Hiệp có một cánh đồng, nên Hồ Điệp với tôi là đồng hương. Chuyện không ai ngờ trước được. Thời kháng chiến chống Pháp gần 30 năm về trước, tôi là thành viên của ban Tuyên truyền Xung phong của tỉnh (cùng với Khuất Duy Đàm (Quách Đàm) mỗi khi trình diễn, người vỗ tay ủng hộ chúng tôi nhiều nhất là cô Nhu. Bây giờ tôi lại là người nhiệt liệt hoan hô Hồ Điệp. Một lần nữa, xin vĩnh biệt cô bạn đồng hương thân quý “Hồ Điệp - Cô Nhu” .

Tôi cũng không còn nhớ rõ ngày tổ chức Đêm Vũ Hoàng Chương là ngày nào? Trên 30 năm đã trôi qua rồi nhưng tôi chắc một điều đó là đầu tháng 1-1975 và là một ngày trong tuần, ngày “làm việc” ít ai đi chơi tối, thuận tiện cho việc “văn nghệ, văn gừng” chơi một đêm riêng. Phòng trà Khánh Ly, nơi tổ chức vẫn như thường lệ, không banderole, không affiche, chỉ có một biểu ngữ nhỏ dán trên cửa kính “Đêm Vũ Hoàng Chương”. Trong công chuyện “chạy ngoài” tôi phải liên hệ mật thiết, xin các báo, các đài phát thanh đừng loan một giòng nào, một tin nào về đêm thơ họ Vũ.

Càng riêng tư cho văn nghệ bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chương trình 8 giờ tối mới bắt đầu mà 7:30 giờ phòng trà Khánh Ly đã gần như hết chỗ. Trong cái hiu hiu lạnh còn lại của Noel. người ta ăn mặc chỉnh tề đi dự Đêm Vũ Hoàng Chương. Những người có bổn phận “ra sân khấu” đều đẹp hơn thường lệ. Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo trong những bộ complet xẫm màu lịch sự; lần thứ 2 tôi thấy Thanh Tâm Tuyền đeo cravate (lần đầu trong ngày cưới của anh). Cung Tiến với cái style Cambridge anh mang từ Ăng Lê về cùng với vẻ trí tuệ của Tô Thùy Yên tạo thành một cặp tiếp tân chững chạc. Thanh Nam lo tiếp tế tổng quát cùng với các nhà văn nữ Túy Hồng (Thanh Nam “phu nhân”), Thụy Vũ (Tô Thùy Yên “phu nhân”) phụ trách đường giây thâu tiền khi bán đấu giá . Tôi lo an ninh bên ngoài, phụ tá MC Phạm Đình Chương khi đấu giá vào cao điểm.

Các khuôn mặt văn nghệ, báo chí Sài Gòn đều có mặt. Các bậc tiền bối như kịch tác gia Vi Huyền Đắc, học giả Lê Văn Siêu, tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc, nhà báo lão thành Trần Tấn Quốc, đại diện Sáng Tạo ngoài Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền trong nhóm tổ chức còn có Doãn Quốc Sĩ, các họa sĩ Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, đại diện Quan Điểm ngoài Vũ Khắc Khoan có Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ, đại diện nhóm Thế Kỷ có anh Bùi Xuân Uyên, nhóm Tự Do có Như Phong, Mặc Thu, bạn làng Ngang có Hà Thượng Nhân, Bảo Vân, Cả Tếu, hội chủ báo có Chu Tử, Quốc Phong, hội Văn nghệ sĩ Quân đội có nhạc sĩ Anh Việt, nhà thơ Cao Tiêu, Viên Linh, nhà báo QĐ Đặng Trần Huân, Phạm Huấn vv… Có những người tôi không biết mặt, biết tên hoặc trí nhớ lâu ngày mòn mỏi nên nhớ lầm, thiếu sót nhưng khi đến giờ khai mạc phòng trà Khánh Ly đã không còn chỗ trống.

Rõ ràng phòng trà Khánh Ly với khả năng 200 chỗ ngồi không đủ cho đêm thơ hôm nay, mặc dù thực hiện trong vòng riêng tư, im lặng. Về chuyện “an ninh” bên ngoài, thực sự không có bàn tay đen nào quấy phá nhưng có những sự kiện ngoài dự liệu. Thiệp mời dự đêm thơ Vũ Hoàng Chương, chưa biết hay dở ra sao, nhưng một số người “sành điệu” ưa làm collection tấm thiệp kiểu dáng của Thái Tuấn, màu sắc của Tạ Tỵ, chữ vàng in nổi trên giấy quí do nhà in tối tân nhất Sài Gòn Kim Lai thực hiện. Một số người không mua được thiệp mời, đến đêm thơ kéo đến phòng trà Khánh Ly, định mua tại chỗ nhưng thật sự số thiệp in (200) đã phân phối hết. Cô chủ Khánh Ly, Thanh Nam và tôi lại phải hết lời cảm tạ và xin lỗi.

Có một phái đoàn chừng 5 người từ miền Tây, vì hâm mộ Vũ Hoàng Chương nên kéo lên Sài Gòn đêm ấy mặc dù không có thiệp mời. Họ yêu cầu được tham dự, bao nhiêu tiền “vào cửa” họ cũng sẵn sàng. Đâu có chỗ nào mà ngồi nữa. Lại còn mấy anh em nhà binh đi phép về Sài Gòn chơi, đến đường Tự Do thấy Đêm Vũ Hoàng Chương thì ngừng lại. Hai ông sĩ quan kêu rằng: “Ngày trước tôi học Chu Văn An, thầy Chương dạy chúng tôi Việt văn. Cho tôi gặp thầy Chương”. Chúng tôi nói rằng “Thầy Chương không có mặt đêm nay ở đây. Chỉ có thầy Khoan” . “Cho chúng tôi gặp thầy Khoan cũng được. Thầy Khoan dạy sử”. Để cho yên, chúng tôi vội mời Vũ Khắc Khoan. Thầy Khoan ra, mấy ông nhà binh đang hùng hổ bỗng ngoan như cừu “Lạy thầy, thầy nhớ con không” rầm rĩ. Để tạm thời giải quyết việc này, lại phải nhờ Khánh Ly, kê tạm hai cái ghế băng dài để cho các vị khách “không mời mà đến” ngồi ngoài hành lang, tham dự.

Riêng tôi, vì phụ trách bán đấu giá nên ngoài những khuôn mặt văn nghệ, phải cần sự có mặt các Mạnh thường quân. Ông Viêm Hồng, trong tòa soạn Tiền Tuyến, “phụ trách” bà chủ nhiệm Sài Gòn Mới, bà Bút Trà. Ông Viêm Hồng tới cho hay bà Bút Trà không đi, nhưng có ông Khiết, con trai bà đi thay. Nhà phát hành Đồng Nai cũng đã có đại diện. Ông Nhất Giang đã cùng ông Khai Trí đích thân tới. Tôi có ý tìm nhà Mạnh thường quân Nguyễn Đức Ân, cựu chủ tịch đội banh Quan thuế, giám đốc Esso bây giờ nhưng không thấy. Tôi có hỏi Mai Thảo. Tác giả “Tháng giêng cỏ non” vỗ vỗ vào túi áo nói rằng: “Ân nó bận không từ Nha Trang về được nhưng bạn đã gửi cho một khoản đây rồi”.

Ông “tri phủ” Nguyễn Hoàng Đạt, phó giám đốc Amtraco, đã đến rất sớm. Tôi có ý nhắc ông nán lại, xin ông gia tâm về việc bán đấu giá vào hồi cuối đêm thơ. Ông cười hăng hắc mà nói rằng: “Yên chí đi ông, để tôi lo việc đó…”

Vũ Khắc Khoan (VKK) trưởng nhóm tổ chức, trong không khí trang trọng và ấm cúng của một đêm họp mặt tại phòng trà Khánh Ly đầu năm 1975 gồm những văn nghệ sĩ và những người bạn của văn nghệ Sài Gòn, đã là người đầu tiên lên diễn đàn, trân trọng cảm ơn sự hướng ứng nồng nhiệt của quan khách và thân hữu, một cử tọa thân quý và chọn lọc.

Tác giả Thần Tháp Rùa cũng trình bày thêm là nhóm tổ chức chúng tôi có ước nguyện sau đêm Vũ Hoàng Chương (VHC) hôm nay, sẽ thường niên dịp đầu năm dương lịch, cuối năm âm lịch, tuyên dương một văn nghệ sĩ VN tiêu biểu. Đêm nay là lần đâu tiên chúng tôn vinh nhà thơ lớn của VN: Vũ Hoàng Chương. VKK cũng cho hay là Đêm Thơ hôm nay không có chương trình cố định, ngoài việc Thanh Tâm Tuyền (TTT) nói đôi lời về tiểu sử tác giả, Mai Thảo (MT) nhìn lại một vài kỷ niệm với nhà thơ, Hồ Điệp ngâm một bài do chính bà VHC yêu cầu, phần còn lại do chính “quí vị, những nhà văn, nhà thơ của đất nước, những người bạn, những đồng nghiệp của tác giả, sẽ nói lên cảm nghĩ của mình đối với VHC. Một tác giả lớn bao giờ cũng ghi được dấu ấn của mình trong quảng đại quần chúng đương thời và có thể, mai hậu nữa”.

Vì công việc của tôi phải lo “chạy ngoài” không thường xuyên trong thính phòng nên tôi không theo dõi được bạn tôi TTT nói những gì trong phần tiểu sử. Chỉ nghe loáng thoáng VHC quê Nam Định (đồng hương với MT) và điều đáng lạ là nhà thơ thời đi học lại đậu tú tài toán (Math Elem) không phải là tú tài triết hay văn (cũng giống trường hợp TTT, đậu tú tài toán, sau rồi làm thơ và dạy văn). Nếu tôi nhớ không lầm, TTT cho rằng VHC không phải là nhà thơ lãng mạn mà nếu phải xếp theo trường phái, anh gần gũi với nhóm Thi Sơn (Partnassien). Thơ VHC bao giờ cũng đẹp đẽ tài hoa, nghiêm chỉnh về luật tắc và vần điệu.

Hôn nhoè cặp má hoa bên cửa,
Ghì hững đôi tay nguyệt trước giường
Tình bẽ bàng duyên vò nát mộng
Nằm điên cuồng nhớ đập tan gương…

Trong phần kể lại kỷ niệm, MT nhắc tới những chuyện bù khú VHC đi “giang hồ vặt” hay đắm chìm trong tửu sắc cùng những bạn hữu thời tiền chiến như Nguyễn Bính, Huyền Kiêu, Tô Hoài… để nguôi quên mối sầu đời của người dân mất tự do, mất nước. Vì muốn được “đi” nên VHC không làm ông tham, ông phán mà xin làm Chemins de fer (sở Hỏa xa) để tiện dịp ngao du cùng bạn hữu.

Quang Dũng thời đó (chưa nổi tiếng) nhưng học sư phạm xong rồi cũng đi làm Hóa xa và đi sang Tàu luôn, học trường Hoàng Phố. Ngày ấy, câu danh ngôn của một nhà văn Pháp đã được nhiều văn nghệ sĩ VN chiêng ngưỡng: “Ta muốn sau khi ta chết, sẽ có người thuộc da ta làm chiếc va li”.

Sau khi Hồ Điệp ngâm bài thơ chứa đầy kỷ niệm “một đời” do chị VHC yêu cầu “Tố của Hoàng ơi Tố của anh”, Khoan “tôi” (VKK khi nói về mình thường tự xưng như vậy) lại lừng khừng, ly rượu trên tay, đứng ra đọc lại một đoạn kịch thơ Vân Muội. MT thấy vậy cũng tiến ra, ứng diễn. Diễn được một đoạn là quên. Một người bạn trong thính phòng, tôi không biết là ai, nhảy ra đọc tiếp. Hết kịch thơ Vân Muội đến thơ Say, thơ Mây, thơ Rừng Phong… ai thuộc bài nào đọc bài đó. Bây giờ, mọi người tham dự đều là nhà thơ, nhà kịch; không khí VHC thấm đẫm thính phòng. Khoan “tôi” vốn là Phật tử thuần thành nên anh cao giọng đọc “Lửa từ bi” một tác phẩm theo anh là một đỉnh cao của VHC:

… Nam mô đức Phật Di Đà
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay
Thương chúng sinh trầm luân bể khổ
Người rẽ phăng đêm tối, đất dày
Bước ra ngồi nhập định hướng về Tây
Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ...
Không khí vặn mình theo khóc òa lên nối gió
Người siêu thăng giông bảo lắng từ đây…

Lửa từ bi đã dậy, một bạn làng Ngang, không nhớ rõ là Hà chưởng Môn hay nhà thơ Bảo Vân lại “phi “ lên sân khấu, đọc bài “Lửa từ bi” dịch sang tiếng Pháp “Feu de Sacrifice” do nhà thơ nữ người Bỉ Simone Kuhnen de la Coeuillerie chuyển dịch.

… L ‘air se tort et se brise,
Les sanglots du vent se muent en cyclone.
Le grand BRONZE s'est livre vivant à la flamme,
II est rentré au Nirvana;
tous les orages se sont calmés…

Khách mời vừa nghe thơ, đọc thơ vừa thưởng thức thức ăn nhẹ kiểu Ý, kèm thêm giò, chả Như Lan uống rượu vang Pháp, các bà, các cô dùng nước ngọt. Đã thấy ngà ngà, đêm thơ đã ngả về khuya. VKK liền mở một chai Champagne chúc sức khỏe nhà thơ họ Vũ và xin bắt đầu buổi bán đấu giá các tác phẩm của VHC đóng tập bìa da chữ vàng, buộc “nơ” đỏ cùng với một bức tranh Thái Tuấn. Lúc đó. những bức tranh màu “lạnh” của Thái Tuấn đang được khách nước ngoài, đặc biệt là Mỹ ưa chuộng. Nó mang một tinh thần “nostalgia” về VN rất thấm, rất sâu. Phải ghi lại một lần nữa ở đây, anh Thái Tuấn tuy không đứng trực tiếp trong nhóm tổ chức nhưng công sức anh đóng góp thật nhiều.

MC Phạm Đình Chương (PDC) vào cuộc. Mỗi giá tối thiểu bằng một vé tham dự 3000đ, ai trả giá nào, chi cho giá đó. Hai nữ sĩ Túy Hồng, Thuỵ Vũ cùng các cô sinh viên của “thầy Khoan” xôn xao, chạy đi, chạy lại thu tiền. Nhiều người trả giá 5000, có người 10,000. Chừng nửa giờ, phẩm vật đấu giá đã lên trên trên 200,000. Tôi vội vàng di “thăm” mấy nhà Mạnh thường quân. Nhà phát hành Đồng Nai vừa chi cho 1 giá 15,000. MT lục túi áo đưa ra 20,000. Ông bạn cũ Nguyễn Đức Ân, từ Nha Trang không về được nhưng gửi trước một chút quà. Tôi giục ông Viêm Hồng bên báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà và ông Nhất Giang đang cùng hiện diện với ông Khai Trí, xin tham dự. Tôi cũng tợp một hớp Champagne với “tri phủ” Nguyễn Hoàng Đạt (NHĐ). Ông này nghiêng đầu nói với tôi: “Tôi sẽ chơi nước rút vào giai đoạn cuối”. Sau đó, ông Khiết (con trai bà Bút Trà) cùng ông Khai Trí mỗi người chi cho 2 giá: Sài Gòn Mới 20,000 một giá, nhà sách Khai Trí 25,000 một giá. Ông tri phủ bây giờ mới lên tiếng 30,000. Báo Sài Gòn Mới im tiếng thì nhà sách lớn nhất thành phố trả lời 35,000. NHĐ lập tức chi ngay 40,000. Cái giá của phần vật đã lên tới trên 400,000 mà chưa biết 2 người còn lại. NHĐ và ông Khai Trí ai sẽ thắng ai ?

Đúng lúc đó tôi được thông báo “Có khách mới”. Tôi vội chạy ra. Hai ông bà “phó tổng” Nguyễn Cao Kỳ (NCK) đang sắp sửa bước vào. Đây không phải là khách mời của tôi; chắc là của MT và PĐC. Để tránh mọi sự hiểu lầm có thể có cùng sự qui chụp về chính trị, chúng tôi đã có ý định không mời ông “phó Kỳ” nhưng bây giờ ông bà cứ tới, biết làm sao đây. Vì phép lịch sự, chúng tôi trân trọng mời ông bà tham dự. Cùng lúc ấy, MC họ Phạm mời mọi người tiếp tục tham gia đấu giá. Ông NHĐ chi thêm một giá 40,000 nữa là nhà sách im tiếng. MC đã đếm 1, 2 sắp sang số 3 kết thúc thì ông NCK lên tiếng 50,000. Ông phó giám đốc Amtraco trả lời 60,000 thì ông phó Kỳ “tố” thêm 80.000. ông “tri phủ” đang cơn “bốc đồng” hét giá 100,000. Phẩm vật đấu giá đã lên tới trên 700,000.

Nhóm tổ chức chúng tôi ước định bán đấu giá được chừng 500,000 là lý tưởng. Bây giờ lên tới trên 700.000 rồi, cắt đi là vừa. Lên gần 1 triệu đồng, có thể bị sở thuế “hỏi thăm sức khỏe” nếu phẩm vật thuộc về ông Kỳ lại có thêm điều tiếng. Vả chăng, cho đến lúc ấy, NHĐ là người đã chi nhiều nhất, trên 200.000 nên tôi lưu ý PĐC đếm 1,2,3 khá mau để kết thúc bán đấu giá giành phẩm vật về tay NHĐ. Nhưng ông phó giám đốc Amtraco cũng là người lịch lãm nên sau khi kết thúc, ông lại mang phẩm vật tới tặng lại ông bà NCK. Ông NCK cũng lịch sự không kém: “Cảm ơn ông, chúng tôi không dám nhận, xin ông cứ tự nhiên”.

Ít ngày sau, chúng tôi tới thăm anh chị Vũ Hoàng Chương, lúc ấy ở một phòng trong biệt thự gần Lăng Cha Cả của bà Thất tiểu muội (bà quả phụ nhà thơ Đông Hồ) cùng với chút tặng phẩm đêm bán đấu giá. Chúng tôi được chị Chương và chị Đinh Hùng mời ăn một món rất Bắc Ký : bún thang, cà cuống. Nhà không sẵn sàng tiếp khách, nên cứ ngồi xuống chiếu mà húp xì xụp cứ như đi ăn cỗ ở thôn quê. Chúng tôi bữa ấy đưa đến được hơn 700,000 nhưng điều anh Chương lấy làm vui hơn hết là cuốn băng thu lại đêm thơ. Chúng tôi rút kinh nghiệm là nếu mời anh tới, tác giả được vinh danh có thể sẽ xúc động hơn nhiều.

Nhưng rút kinh nghiệm để rồi không bao giờ dùng đến nữa. Chúng tôi chỉ vinh danh được một người rồi là “nước mắt nhà tan”. Trong nhóm tổ chức 8 người năm ấy, 4 người đã bỏ chúng ta mà đi: Thanh Nam, Vũ Khắc Khoan, Phạm Đình Chương, Mai Thảo. Còn lại 4 người Thanh Tâm Tuyền, Cung Tiến ở Minnesota, Tô Thùy Yên ở Houston, tôi ở Sydney. Vài tháng trước, chị Chương (Đinh Thục Oanh) mới mất nên mới cảm khái mà nhớ đến chuyện xưa bạn cũ. Où sont les neiges d’antan?

Ký giả LÔ RĂNG

Khoa1221
06-01-2018, 01:54 PM
Những đêm thanh vắng, hồn tôi trở về dĩ vãng nhớ nhung kỷ niệm dấu yêu. Những giây phúc đó lòng mình cô đơn lạ nhưng cũng hạnh phúc lắm! Thật buồn cười quá, vì có mấy ai cho mình Hạnh Phúc khi Cô Ðơn ???


Hạnh Phúc khi mình có nhau và hạnh phúc khi mình mất nhau mà vẫn còn nhớ về nhau! Những kỷ niệm, dĩ vãng không mất đi nó như những hạt bụi trong đáy ly bị lắng đọng. Những hạt bụi đó sẽ bị khơi động, trỗi lên khi chiếc ly rung lên nhịp cũ. Tiềm thức chúng ta cũng như thế; những dĩ vãng cố chôn vùi, cất giấu vào những ngăn kín của tiềm thức. Và khi những môi trường tương tự, quen thuộc kéo đến, là kỷ niệm xưa như quay cuồng bộc lửa trong những ngòi than âm ỉ ...

Trong những đêm thanh vắng, tôi ngồi nghe tiếng côn trùng rĩ rã, tiếng nước róc rách chảy để nhớ đến ngày xưa chúng ta quen nhau bên đảo vắng , bên chiếc suối đặt tên "ngọn suối hẹn hò". Ngọn Suối Hẹn Hò của ngày xưa chỉ còn trong kỷ niệm Nghìn Trùng Xa Cách, chỉ là một ảo tưởng xa xôi, nhưng sao quá thân thương nhung nhớ !

Tôi mong được một lần đối mặt với thực tế ! Ðược nhìn thấy người sau bao năm xa cách. Ðể ôm người một lần cuối và nói với người lời từ ly mà chúng ta chưa một lần thật sự nói với nhau. Nói với nhau lòng đau xa cách ! Vì mình chỉ có duyên không nợ, đời mình như ánh sáng và màng đêm ....





https://www.youtube.com/watch?v=su4SlOE3mQA]

Thật chậm sao tình yêu đến muộn
Thật sớm tình yêu tan biến mau
Thật dài tháng năm buồn vương vấn
Thật ngắn những ngày vui bên nhau.

Thật gần yêu người trong giấc mộng
Thật xa khi ta tỉnh cơn mê
Thật trống vắng người đem giá lạnh
Thật lạ sao ta mãi một mình.

Ngày lại qua ngày làm bạn với Cô Đơn
Ngày lại qua ngày thấy đời mình buồn hơn
Có những đêm dài chợt sáng, tìm người trong tiếng hát
Nghe tiếng buồn ru, sao ta mãi một mình ??

chieclavotinh
07-29-2018, 03:32 AM
Như một giòng sông
Ngọc Minh

Có nhiều người thường nói với tôi: làm ca sĩ như các cô sướng thật. Đi khắp nơi, vừa có tiền vừa được biết những thành phố đẹp nổi tiếng. Điều đó quả có đúng thật. Nhưng chỉ đúng một phần nhỏ. Nếu quí vị cứ giả vờ làm ca sĩ như chúng tôi một thời gian ngắn thôi chắc chắn quí vị sẽ thấy điều chúng tôi sắp tâm sự dưới đây là có lý vô cùng.

Ở xứ văn minh ghê gớm như xứ Mỹ này, con người phải làm việc còn hơn máy mới sống nổi. Không làm, khỏi ăn. Vì thế, những ngày cuối tuần là thời gian tuyệt vời nhất của những ai hùng hục kéo cày trả nợ cơm áo suốt năm dài đăng đẳng từ sáng sớm cho đến chiều tối. Tới nhà, nằm vật ra như một trái bong bóng xì hơi thảm hại.

Ngược lại với quí vị, ca sĩ chúng tôi ngày thường có thể thong thả đôi chút, nhưng vừa chớm cuối tuần bắt đầu căng gân cổ để làm việc mua vui cho đời. Nếu hát lanh quanh vùng Little Saigon còn dễ thở tí ti, nhưng chẳng may phải đi hát xa thì cả là một chuyện dài đủ cả hỉ, nộ, ái, ố. Tuần qua, tôi hát tại Houston, Texas. Ban tổ chức nào cũng giống nhau mà thôi. Chọn hãng bay rẻ nhất, dĩ nhiên, tiền nào của nấy, giờ giấc của chuyến bay rất phù hợp với giá tiền của chiếc vé hạng bét. Muốn có mặt kịp giờ bay, tôi phải dậy từ năm giờ sáng, giờ mọi người đang yên giấc trong chăn êm nệm ấm, tay xách nách mang, mắt nhắm mắt mở chạy ra phi trường. Đến nơi, đã có một hàng dài ngưòi đứng đợi để lấy thẻ lên tàu. Sở đĩ có cảnh sắp hàng như vậy là vì hãng Southwest chơi kiểu open seat. Anh đến sớm anh lấy dược số nhỏ, được leo lên tàu trước muốn ngồi đâu tùy ý. Anh đến sau cứ việc chờ thiên hạ an tọa đâu đó mới tới phiên mình, đôi khi tới lượt mình chỉ còn hàng ghế restroom còn trống, và đó là trường hợp của tôi trong chuyến đi này.

Cầm số thứ tự một trăm năm mươi mấy. Khi leo được lên máy bay chỉ còn hàng ghế chót dư hai chỗ. Ác nghiệt thay, chỗ cửa sổ và ngoài cùng đã có hai người Mỹ bé nhỏ cân nặng chừng ba trăm pounds chiếm ngự. Vất vả lắm tôi mới vượt qua được cây thịt vĩ đại của ông bạn đồng hành ngồi chễm chệ ghế ngoài cùng để vào chỗ của tôi, một chỗ ngồi thật khiêm nhượng vì hai nguời nặng ký đã chèn qua gần hết chỗ của tôi. Sau màn hello kiểu American tôi ngồi giữa hai cây thịt nín thở vì hình như ông nào cũng sặc sụa mùi ruợu.

Tiếng chị chiêu đãi viên hàng không cất lên không mấy ngọt ngào: “Đây là chuyến bay số... hân hạnh được đón tiếp quí vị, chuyến bay của chúng ta sẽ ngừng bốn trạm, trạm cuối cùng sẽ là Houston”. Nghe qua tôi rụng rời tay chân.Nếu bay thẳng từ Los Angeles tới Houston chỉ độ hơn ba tiếng, nhưng stops nhiều kiểu này phải gấp đôi giờ ngồi trên máy bay là cái chắc. Liếc mắt nhìn sang hai người bạn đồng hành đang gục đầu ngủ gật, tôi chỉ muốn kêu lính bắt bỏ bót cho rồi vì chỗ ngồi đã chật, người họ còn đổ lên đổ xuống choàng cả sang người tôi. Chả thấy làm ca sĩ sung sướng đâu. Chỉ thấy phải ngồi chịu đựng trên chuyến bay này quá khổ. Đã xong đâu, vì giá vé rẻ nên hãng này không cho hành khách ăn dù điểm tâm, trưa hay tối. Máy bay cất cánh được một lúc, mấy chị tiếp viên thí cho mỗi người một gói đậu phụng bé tí teo và một ly nước ngọt, và chỉ ngần ấy thôi. Người Mỹ ăn uống rất khỏe, thành ra thay vì ăn họ gào thét nước uống cả chục lần. Chỉ nội đưa ly ra cất ly vào cũng đủ làm tôi chóng mặt muốn xỉu. Uống cho cố, lại có màn sắp hàng nhau để vào toilet. Lát lát, anh Mỹ to béo ngồi cạnh cửa sổ lại đứng lên excuse me trèo qua tôi để đi đé. Ôi đời sao khổ quá xá.

Bước ra khỏi chiếc máy bay khốn khổ, tôi như trút được ngàn cân. Người mỏi rừ vừa đói vừa mệt. Nhưng đã hết chuyện đâu, về tới chỗ hát ăn sơ bát phở để rồi còn phải dượt với ban nhạc nữa. Tập dượt xong đã gần tối. Về phòng tắm ào một cái, nhìn đồng hồ đã tới giờ sửa soạn.

Tàn cuộc vui hai giờ sáng. Ăn tô cháo một cách uể oải vi tôi đã quá mệt không còn thấy ngon miệng, nhưng vẫn phải ráng ăn cho hết kẻo buồn lòng vợ chồng người bạn nhất định mời tôi đi ăn đêm cho bằng được vì lâu quá không gặp. Sau khi take off phấn son, tôi chỉ còn vài tiếng phù du nữa là đến giờ ra phi truờng trở lại Cali. Xếp đại quần áo vào cái xách tay nhỏ, tôi ghé mình chợp mắt một chút để lấy sức tiếp tục cuộc hành trình không mấy thú vị, cảnh đẹp Houston tôi cũng không biết có những gì. Tôi chỉ biết duy nhất đường từ phi trường tới chỗ hát và ngược lại.

Ai bảo làm ca sĩ sướng nhỉ? Vạn lần đi như một, có lần nào thoải mái enjoy đâu, chi thấy vất vả và vất vả... nhưng làm sao được. “Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui” (riêng mình khổ ai biết).

chieclavotinh
10-14-2018, 02:30 AM
Alpha Film Saigon
Thanh Lan

Những ai đã từng là người Saigon của trước 1975, mấy ai mà không nghe nói về hãng phim Alpha tọa lạc tại góc đường Hiền Vương và Trương Minh Giảng. Một tòa building đồ sộ cao 3 tầng lầu, trong đó có phòng chiếu phim, phim trường dành cho việc quay phim, phòng kỹ thuật với đầy đủ máy móc. Trên lầu có cả phòng dành cho diễn viên ở lại đêm khi cần thiết, để khỏi phải đi đi về về hàng ngày, giúp cho việc quay phim thêm thuận tiện, đỡ mất thì giờ cho cả hãng phim và diễn viên. Phải nhìn nhận rằng vừa sau khi đất nước chia đôi được vài năm mà ông Thái Thúc Nha đã xây dựng lên một phim trường như vậy, thì quả là phải có đam mê và niềm tin mạnh mẽ mới dám dấn thân vào ngành nghệ thuật thứ bảy tại một quốc gia bé nhỏ như Việt Nam vào đầu những năm 60.

Vào những năm 60, ông Thái Thúc Nha là một tên tuổi lớn của Saigon hoa lệ. Trong tất cả các đại hội điện ảnh không thể không có mặt ông. Ông cũng là một thành viên trong Ban Tổ Chức của kỳ thi hoa hậu đầu tiên của Saigon năm 1965. Lúc đó tuy còn nhỏ nhưng Thanh Lan cũng được Mẹ dắt đi xem. Phải công nhận Hoàng Kim Uyên đẹp trội hơn những cô khác rất nhiều, nhưng vì đã có gia đình nên bị loại và Thái Kim Hương được đội vương miện Hoa Hậu của Saigon. Có vài người cho rằng Thái Kim Hương chắc là họ hàng với ông Thái Thúc Nha nên mới là hoa hậu, nhưng không phải vậy. Thanh Lan xin làm chứng ở đây là tuy cùng họ Thái nhưng cô ấy chẳng có họ hàng gì với gia đình này hết.

Alpha Film nằm ngay sau lưng bãi đất trống ở góc đường Hiền Vương và Trương Minh Giảng, có một thời đã được đoàn Holiday On Ice của Đức Quốc chọn làm nơi trình diễn những màn trượt tuyết đẹp mê hồn, trước những cặp mắt tròn xoe của hàng ngàn khán giả Việt Nam, là những người chưa hề nhìn thấy tuyết bao giờ. Người nữ xướng ngôn viên bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt trong tuần lễ huy hoàng đó chính là Mme Chi Lan, Mẹ của Thanh Lan.

Làm sao kể hết những kỷ niệm tại Alpha Film? Tại nơi đó Thanh Lan đã quay cuốn phim đầu tiên trong đời là phim Tiếng Hát Học Trò do ông Thái Thúc Nha đạo diễn và một ông director of photography người Phi Luật Tân quay hình. Cả hai ông bây giờ đều không còn nữa. Cả tài tử Huy Cường cũng đã về bên kia thế giới từ lâu. Chị ca sĩ Thu Hương đóng vai Mẹ của Thanh Lan hiện giờ ở Pháp. Anh Ngọc Phu còn ở Cali. Trong phim có một người nam ca sĩ góp mặt trong đó là anh Chế Linh. Bây giờ mà được nhìn lại những hình ảnh đó thì thật là… chẳng biết cảm giác sẽ ra làm sao, thật là khó tả khi nhìn lại hình ảnh mình vào độ tuổi đôi mươi.

Đó là nói về nghề nghiệp, nhưng những kỷ niệm sâu xa nhất lại là với đại gia đình họ Thái trú ngụ tại Alpha Film. Mẹ Thanh Lan gọi ông Thái Thúc Nha bằng chú, nên Thanh Lan phải gọi ông bằng ông. Và có thời gian khoảng 4 năm, Thanh Lan đã sống tại phim trường này. Họ Thái, là họ bên ngoại của Thanh Lan, có 3 giòng chính là Thái Văn, Thái Nguyên và Thái Thúc. Họ Thái đa số thông minh học giỏi. Ông ngoại Thanh Lan là ông Thái Nguyên Đào, hiệu trưởng lycée ở Thanh Hóa và cũng có lúc làm quan Bộ Học (Bộ Giáo Dục) tại triều đình Huế.

Giòng Thái Nguyên cũng có họa sĩ Thái Bá, Thanh Lan gọi bằng cậu, học ngành họa tại Pháp nhưng có thời gian ở Orange County rất lâu. Cậu vẽ những bức tranh rất thuần túy Việt Nam được in thành những tấm thiệp chúc Tết.

Nếu có những ai từng làm ở Bộ Ngoại Giao trước 1975 thì chắc chẳng quên được ông Thái Văn Kiểm, mẹ của Thanh Lan gọi ông bằng anh, nên Thanh Lan phải gọi bằng bác. Không được biết về ông nhiều, nhưng cách đây 2 năm có lần qua Pháp hát, Thanh Lan có hỏi thăm về ông thì được biết ông đã nghỉ hưu và về dưỡng già tại Việt Nam.

Đó là nói chung về bên ngoại, Thanh Lan không được biết hết tất cả thân tộc vì ngày xưa Ba Mẹ không có dịp dẫn đi chào tất cả, nếu có sơ sót xin họ hàng bên ngoại tha thứ cho Thanh Lan. Hoặc nếu có dịp gặp xin nhận họ hàng cho đỡ cô đơn nơi xứ người.

Trở lại với Alpha Film, không biết ai đã đặt tên cho phim trường nhưng bây giờ phân tích lại thì người ấy hẳn kỳ vọng vào nơi này ghê lắm. Như quí vị biết, người Mỹ cũng hay nói “he thinks he is the alpha dog” để nói về một chú cẩu nhanh nhẩu tinh nhuệ. Vậy thì có lẽ lúc đó ai cũng ước vọng Alpha Film sẽ là số một, sẽ sản xuất những cuốn phim hay nhất, được ăn khách nhất. Đó là nói về cái tên gọi thôi, còn thực chất bên trong thì sao? Thưa quí vị, ở nơi đó Thanh Lan đã trải qua những năm thăng hoa của sự nghiệp, rồi đến những lúc khốn khổ sau tháng 4, 1975. Nếu ngồi mà nhớ lại từng chi tiết thì có lẽ kể đến cả tháng cũng chưa hết chuyện nên thôi thì vắn tắt lại mà thôi.

Trước 75 thì thôi đông vui quá rồi. Gia đình ông bà Thái Thúc Nha cùng các con, cậu Didi, dì Hoàng Lan, cậu Minh, cậu Phong, cậu Cường, rồi tới gia đình ông bà Thái Thúc Thuần và các con, rồi gia đình cậu Thái Nguyên Sao và các con, rồi gia đình ba mẹ của Thanh Lan (và các con), tất cả quây quần sống thuận hòa thân thiết với nhau tại đó. Sau 75 cậu Phong và vợ con đi vượt biên bị đắm tàu, Thanh Lan buồn vô cùng vì lúc đó Thanh Lan thân với cậu Phong nhất. Tuy gọi bằng cậu nhưng nhỏ tuổi hơn, lúc nào cũng thương Thanh Lan như một người chị. Có những ngày đầu năm 75, sáng sớm 6 giờ dậy đi đóng phim với hãng phim Nhật (Phim Number Ten Blues), chính cậu Phong là người chịu khó dậy sớm chở Thanh Lan tới nơi quay phim. Thanh Lan không quên đâu cậu Phong.

Sau 75, có thời gian gia đình cậu Thái Nguyên Liêm, cũng về trú ngụ nơi đây trước khi tìm đường vượt biên, hiện cậu ở Monterey Park. Khi hãng phim bị tịch thâu, mỗi gia đình phải tách rời ra, không còn được xum họp một nhà như trước nữa. Hiện nay cậu Didi ở tại Úc, dì Hoàng Lan ở Pháp. Ông bà Nha, cậu Phong, cậu Cường đã mất. Và mới đây thôi, một ngày Thứ Sáu 13 buồn bã lạnh lùng, cậu Minh đã qua đời tại Dalat. Chỉ mới cách đây mấy năm cậu Minh còn gọi phone: “Thanh ơi, đi làm phim với cậu Minh không?”. Thanh Lan đã mời cậu đến nhà, chỉ cho cậu một cảnh gần đó rất giống ở Việt Nam để quay thử một đoạn phim cho một cô diễn viên trẻ mới được tuyển. Rồi sau đó bà Nha mất ở Việt Nam nên cậu về lo cho bà. Rồi bây giờ cậu từ giã cõi đời này mà đi luôn không bao giờ nghe giọng nói của cậu nữa.

Thái Thúc Hoàng Minh là một người rất đa dạng. Những nhận xét đầu tiên mà mọi người nhìn thấy ở Hoàng Minh là nét khỏe khoắn, lanh lẹn của một người đàn ông rất mực đàn ông. Trong gia đình, Hoàng Minh kề cận bên ông Thái Thúc Nha trong tất cả những dự án làm phim. Hoàng Minh rất hết lòng hết sức bất kể ngày đêm làm tất cả những gì mình làm được. Quay phim, đặt đèn, đôn đốc, giúp đỡ các nhân viên trong phim trường. Hoàng Minh thật tình đặt hết lòng vào công việc tương lai là sẽ gánh vác sơn hà, tiếp nối sản xuất phim khi Ông Thái Thúc Nha muốn được nghỉ ngơi khi tuổi già sức yếu. Nhưng… đời không như là mơ nên Alpha Film sụp đổ không còn gì. Đặt mình vào địa vị của Hoàng Minh, Thanh Lan cũng cảm thấy mình thật là hụt hẫng. “Xót xa lắm cậu Minh ạ”.

Alpha Film. Một thời tuổi trẻ, một thời mất mát, một kỷ niệm không phai.

Tuy bây giờ chắc chẳng còn giống trong ký ức, nhưng 4 năm sống tại đó đầy ắp những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn. Khi không còn phim trường nữa, ông Nha dọn về căn nhà nhỏ gần chợ Bến Thành mở tiệm chụp hình để sinh sống. Ông có nhắn Thanh Lan đến để ông chụp hình cho, và vừa cười buồn vừa nói: “Le chat qui mord sa queue”.Ý ông nói quanh đi quẩn lại thì lại làm cái việc cũ là việc chụp hình (trước khi ông có phim trường). Cuộc đời là một cuộc bể dâu, không có gì là tồn tại mãi mãi, duy có ký ức thì đầy ắp và tràn về khi mình có được đôi lúc ngồi một mình nhìn biển cả lấp lánh trong nắng chiều.

Cháu Thanh Lan xin gửi nơi đây nén hương lòng cho những thân nhân họ Thái đã khuất và cầu xin cho tất cả thân tộc được khỏe mạnh, an vui trong năm Ất Mùi 2015.

Khoa1221
10-24-2018, 07:25 PM
Khoa cảm ơn những bài viết ChiecLaVoTinh posted trong thread này . Chu'c ChiecLaVoTinh một ngày vui vẽ ...

---

Mẹ nằm đấy ... tuy thân xác Mẹ ở đây nhưng thật ra Mẹ không còn nữa. Tôi đưa tay sờ nhẹ lên mặt Mẹ . Tôi muốn được sờ Mẹ lần cuối. Tôi đưa tay vuốt nhẹ lên cái hoa mà tôi đã gài lên tóc Mẹ và đẩy nhẹ cái thư nhỏ tôi đã viết cho Mẹ vào túi áo Mẹ. Ðể làm gì ? Tôi cũng chẳng rõ. Tôi chẳng mong Mẹ sẽ đọc được thư của tôi nhưng rồi tôi cần viết ra những gì trong đầu tôi, trong lòng tôi lúc bây giờ . Tôi đọc cho Mẹ với những giọt nuớc mắt còn lại trong tôi . Viết lá thư cuối cùng cho Mẹ để rồi tôi sẽ không bao giờ còn có dịp viết thư cho nguời Mẹ hiền của tôi nữa.

Hai hôm nay , đã nhiều lần tôi đưa tay níu lấy tay áo của Mẹ , rồi nghĩ rằng ... nếu tôi kéo Mẹ mạnh mạnh một chút, biết đâu ... biết đâu ... biết đâu Mẹ sẽ tỉnh lại và cuời với tôi ?

" Mẹ chờ con để Mẹ ôm con " , lời nói vưà hôm kia , bây giờ , mỗi lần nghĩ đến , là mỗi lần tôi rơi nuớc mắt ....


https://www.youtube.com/watch?v=OM9RBZ2AdNU]

chieclavotinh
12-16-2018, 01:59 AM
Khoa cảm ơn những bài viết ChiecLaVoTinh posted trong thread này . Chu'c ChiecLaVoTinh một ngày vui vẽ ...
:-)


Nhớ Trần Lê Nguyễn

Đây là tấm hình Trần Lê Nguyễn dặn vợ con là khi nào anh mất (mùng 7 rạng mồng 8-7-99) hãy đưa tấm hình này lên bàn thờ ... Sáng 1 tháng 7 vừa qua, anh em văn nghệ còn lại ở Sài gòn như họa sĩ Tú Duyên (80 tuổi ngoài mà vẫn còn mạnh giỏi), ông Khai Trí, ông Văn Quang, ông Uyên Thao, ông Vương Đức Lệ ... và gia đình đã đưa anh lên Bình Hưng Hoà hỏa táng. Chị Trần Lê Nguyễn có đưa cho ông Văn Quang tấm hình này với lời trăn trối của anh ... Ông Văn Quang liền gửi sang cho tôi. Anh Trần Lê Nguyễn là người viết kịch, là đạo diễn kịch cho nên anh chọn hình rất đúng. Trần Lê Nguyễn đây rồi: Trần Lê Nguyễn bằng xương bằng thịt. Nhưng thật ra bây giờ, Trần Lê Nguyễn chỉ còn là một nắm tro tàn.

Tôi được quen biết Trần Lê Nguyễn từ lâu lắm, gần 60 năm về trước. Ngày ấy tôi là một anh học trò nhà quê ra tỉnh học. Chủ nhật, ngày lễ là đạp xe về quê. Tôi lúc ấy 15, 16 tuổi đang học năm thứ 2 bậc trung học. Còn Trần Lê Nguyễn, bậc đàn anh của tôi đã 20 tuổi, đang học năm cuối sư phạm. Lúc bấy giờ chưa có tên Trần Lê Nguyễn. Đó là bút hiệu của anh sau này. Khi ấy tôi chỉ biết anh là Nguyễn Huy Tạo, người mà khắp vùng tổng Thạch Xá chúng tôi đã bắt đầu gọi anh là “anh giáo”. Nghề giáo là nghề “gia truyền” của gia đình anh. Ông thân sinh ra anh là ông giáo Nguyễn Huy Khôi. Ông chú anh là ông giáo Nguyễn Huy Đôn (bạn nào làm ở đài phát thanh Sài gòn lâu năm, chắc nhớ ông giáo Nguyễn Huy Đôn sau này làm công chức biên tập viên tiếng Pháp phòng ngoại ngữ). Làng tôi, làng Hữu Bằng tổng Thạch Xá, huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai - Sơn Tây) còn được gọi là làng Nủa chợ - có nghề dệt và nhuộm vải nâu ...

Em ơi ngày xưa làng ta vui
Say mộng bình yên làng ta cười
Tiếng nói mỗi chiều chày đập sợi
Rộn ràng hát với màu nâu tươi
Đời lành như lá vải
Êm êm xa ống quay đều...
(Tào Mạt - 1949)

Người bạn xưa làm thơ Tào Mạt đã nói lên nỗi nhớ quê khi chúng tôi đi tản cư nhớ về làng cũ và nhắc đến nghề nghiệp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Còn Thạch Xá, làng của anh Nguyễn Huy Tạo cạnh làng tôi lại có nghề làm chè lam, làm bỏng mật, kẹo bột, kẹo vừng nức tiếng và nghề “kéo vó “. Một bậc đàn anh khác của tôi, anh Bùi đình Diệm (nhà thơ Quang Dũng) ở Phùng (Đan Phượng) tạt vào vùng tôi chơi đã có câu thơ nói về làng Thạch:

”Làng xóm xông hương bỏng kẹo
Chè lam thơm, cơm mới chuối tiêu vàng“.

Từ Phùng vào Nủa chợ phải đi qua Hạ Hiệp, quê của Phạm Đình Chương. Những ngày nghỉ học, Chương và tôi đạp xe về thăm “quê ngoại” đều đều.

Từ cổng Giếng làng tôi, đi qua Giếng Bìm tới đường cái “Cao Vòng” rẽ tay trái là sang làng Đặng - làng của Tú Kếu Trần Đức Uyển. Rẽ tay mặt tới Gò gai nơi đàn anh Nguyễn Lộc người sáng lập ra Vovi Nam dạy những bài học đầu tiên cho môn sinh, rồi qua Cầu Đá tới làng Thạch của Nguyễn Huy Tạo. Làng này là làng chiêm trũng, trông giống như một cù lao xanh nổi lên giữa Đầm Bùi nước bạc. Khi mùa Ngâu nước lũ, các làng chung quanh chưa ngập, làng Thạch đã ngập rồi. Quê nội chúng tôi ở làng Nủa chợ, quê ngoại chúng tôi là làng Chàng (còn gọi là làng Nủa Quạt), phải qua làng Thạch mới tới nơi. Đi ăn giỗ bên nhà mẹ tôi có năm nước lớn quá, cả nhà tôi, nhà dì tôi (mẹ tôi và dì tôi đều lấy chồng bên Nủa chợ) phải đi một chiếc thuyền thúng lớn. Đi vòng Đầm Bùi xung quanh làng Thạch rồi mới tới làng Chàng. Quê tôi miền trung du nên núi đồi, cây cổ thụ, đá ong khô rất sẵn ... Thật ít khi tôi được đi qua một vùng sông nước rạt rào, những bờ tre, bãi mía, những vỏ bè hiu quạnh soi mình trên giòng nước bạc xa xa một cánh cò trắng bay về phía núi Sài Sơn. Phong cảnh như cắt ra từ một bức tranh thủy mặc

”Lạc hà dữ cô vụ (lộ) tề phi ...
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc” (1),

Quê hương như vậy, Nguyễn Huy Tạo lúc đầu tiên làm thơ là đúng Chúng tôi những ngày hè thường sang quê ngoại thăm ngôi trường tư của ông cậu tôi cậu Ba Nguyễn Hợp. Ông cậu tôi đậu diplôme nên có mở một lớp luyện thi certificat cho “sĩ tử” quanh vùng. Sau rồi cậu tư Nguyễn Sùng mới đậu cử nhân luật cũng thường tới đây giảng bài, nói chuyện văn chương thi cử nên chúng tôi vẫn thường sang tham dự.

Những người đồng khóa với cậu cử Sùng như ông cử Chu Văn Bình trên Quảng Oai (nhà văn, nhà báo Chu Tử sau này), ông cử Cù Đình Lộ ở Đan Phượng cũng thường vào chơi. Các ông, qua lời đàm luận đang có ý định mở một ngôi trường trung học (hoặc ở phủ Quốc Oai, hoặc trên tỉnh lỵ Sơn Tây) để cho học trò vùng này, nhiều người sáng dạ lắm có chỗ mà học hành, khỏi phải ra Hà nội. Nhưng cái tên trường Khôi Việt có lẽ không hợp ý nhà cầm quyền người Pháp nên cái trường trung học ấy mãi mãi vẩn chỉ là dự thảo. Những thanh niên lớp sau như chúng tôi, cái mộng lớn nhất là trở thành ông giáo ở trường trung học đầu tiên ở tỉnh mình, cũng không bao giờ thành tựu.

Anh Nguyễn Huy Tạo là học trò cũ của ông cậu Nguyễn Hợp chúng tôi. Anh sang chơi, ông cậu tôi thỉnh thoảng lại nhờ anh dạy giúp một vài giờ. Những học sinh của trường này lạ lắm. Phần lớn là những anh nhiêu, anh khán, răng đen, áo the, khăn lượt hay là đội mủ casque ... đã trượt certificat ít nhất một vài lần ... bây giờ cố đi học lấy cái bằng “cơ thủy” để về làng làm chân chưởng bạ hay là lý trưởng. Có anh vừa đậu được certificat ở trong vùng cận sơn mổ heo ăn mừng rầm rĩ.

Những học trò giỏi của ông cậu tôi đã qua trường này là Nguyễn Huy Tạo là Nguyễn Mạnh Du. Có những bài luận văn tiếng Pháp (rédaction francaise) của các anh được nhà trường giữ lại làm bài mẫu cho học sinh lớp sau. Các học trò “nhiêu, khán” nhìn anh “trưởng tràng” Nguyễn Huy Tạo, Nguyễn Mạnh Du như là thẩn tượng.

Cũng không biết thế nào mà nói trước. Anh Nguyễn Mạnh Du người viết văn rất xuất sắc lại trở thành kỹ sư. Anh Nguyễn Huy Tạo, thơ ca đầy người lại trở thành nhà biên kịch Trần lê Nguyễn. Còn anh Bùi Đình Diệm người vẽ rất đẹp, vẽ trên cổng, trên tường nhà thì lại trở thành nhà thơ Quang Dũng ...

Kẻ Trước, Người Sau...

Người dời bỏ vùng quê hương mến yêu ấy ra đi đầu tiên là tác giả “Đôi mắt người Sơn Tây”, anh Bùi đình Diệm (nhà thơ Quang Dũng). Năm ấy là năm 1942 thì phải. Tôi vừa ở Hà Nội về bỗng nhận được tin dữ mật thám Tây về khám nhà cụ tổng Phùng, lùng bắt anh Bùi đình Diệm. Nhưng Tây không bắt được anh... anh đã kịp thời trốn chạy. Nghe nói, anh Diệm học sư phạm xong rồi nhưng không đi dạy học mà xin vào làm ở sở hoả xa; không phải anh muốn đi làm '“công, tư chức” mà anh làm ở đó để tìm đường, tìm phương tiện cho đồng chí của anh Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Đại Việt, đi sang Trung Hoa. Đang làm hoả xa thì công việc bại lộ. Mật thám truy tầm anh ở Hà nội, ở Phùng (Đan Phượng) nhưng anh đã xa chạy cao bay. Sẵn đường hỏa xa anh Bùi đình Diệm đi sang Trung Hoa luôn - và sau đó anh theo học một phân hiệu miền Nam của trường võ bị Hoàng Phố... Năm 1945, 1946 sau Đệ nhị thế chiến, trong Đệ nhất phương diện quân Trung Hoa của tướng Lư Hán sang giải giới quân đội Nhật Bản ở phía Bắc Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở lên) đã có mặt Trung uý Trung Hoa Dân quốc Bùi Đình Diệm.

Không biết vì lý do nào anh đã ở lại Hà Nội, sau khi giải giới xong quân đội Phù Tang... Năm 1946 anh là sĩ quan Vệ quốc đoàn làm việc trong ban liên lạc quân sự 3 bên: Trung Hoa - Pháp - và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Thật cũng khó tìm được một sĩ quan liên lạc như anh: vừa là cựu sĩ quan Trung Hoa, vừa thông tiếng Pháp vừa là đại diện cửa quân chính địa phương. Vì lẽ nào anh ở lại, xung vào Vệ quốc Đoàn đối với tôi, dù rất gần gũi với gia đình anh vẫn còn là một vùng bóng tối.

Tôi chỉ biết ở Đan Phượng, sau khi cụ Tổng Phùng ông thân anh mất, có một bà mẹ già đêm ngày ngông ngóng chờ con – có một người thiếu nữ, em một người đồng chí của anh, người đã lo cưu mang dấu điếm anh khi anh bị lùng bắt, đã trở thành chị Bùi đình Diệm, chị về Đan Phượng chờ anh. Có một đàn em anh vừa trai vừa gái...đang chờ người anh cả về để làm “quyền huynh thế phụ”.

Những bức tranh anh vẽ trên cổng, trên tường nhà ở Đan Phượng thời gian kháng chiến chống Pháp...khi sửa sang lại tôi đã thưa với cụ Tổng mẹ anh là phải giữ lại hết. Những bức tranh đã phai mờ theo năm tháng...nhưng vẫn là những gì còn lại của anh Diệm trong khu nhà này. Anh ở hậu phương đi kháng chiến chống Pháp...đi sang Lào theo đoàn quân Tây Tiến rồi trở về làm “văn nghệ”. Dù anh cố gắng đến đâu chăng nữa, người ta vẫn không quên cái gốc tiểu tư sản của anh.

Anh là một sĩ quan bị đánh giá thấp nên anh về Quần Tín làm văn nghệ dưới quyền ông tướng Nguyễn Sơn ở khu 4 (Thanh Hoá). Ông tướng văn nghệ Nguyễn Sơn đi rồi là những nghệ sĩ “tiểu tư sản” như anh không còn đất sống.

Bài ca Tây Tiến của Quang Dũng được những người thanh niên đi kháng chiến khắc sâu vào tâm trí, coi như bài thơ bi hùng lãng mạn nhất của thời kỳ đầu kháng chiến lại bị trùm văn nghệ Bôn Sê Vích là Tố Hữu phê bình lên án nặng nề. Từ đó anh cam phận “hàng thần lơ láo”. Anh đói suốt đời, đói Tự Do và bao tử anh luôn luôn đói. Trong tuyển tập thi ca 30 năm cách mạng của Hà nội xuất bản sau năm 1975, Quang Dũng, người có thơ được cả nước thuộc nằm lòng chỉ được hiện diện trong tuyển tập này bằng 1 bài thơ vô thưởng vô phạt “Những cô gái trồng cây”. Những thi sĩ công thẩn của chế độ như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông...được tuyển từ 8 đến 5 bài...Thi sĩ 1 bài như Quang Dũng, lại là bài thơ “không giống ai” được coi như thi sĩ hạng bét của chế độ.

Có những “giai thoại” về chuyện ít khi được ăn no của Quang Dũng. Anh người cao lớn... chừng 1m75 thuộc loại “vừa văn nhân vừa tráng sĩ”. Có bức hình chụp Quang Dũng lúc ở trong Quân đội Trung Hoa, cưỡi ngựa hồng đeo “pặc hoọc” râu hùm, hàm én... Nhưng tráng sĩ này không có cái niêu cơm thẩn thoại của Thạch Sanh nên suốt dời thiếu ăn. Truyện kể rằng ông Nguyễn Tuân vừa lĩnh được món tiền nhuận bút liền mời ông Quang Dũng đi ăn xôi, gà.

Ông Nguyễn ăn uống cảnh vẻ - gẩy gẩy từng hạt xôi. Đĩa xôi của ông Nguyễn chưa vơi thì ông Quang Dũng đã ăn xong. Ông Nguyễn liền hỏi “ông dùng thêm đĩa nữa”. Ông Quang Dũng trả lời “xin vâng”. Ông Nguyễn chưa ăn xong đĩa xôi của mình thì ông Quang Dũng đã 6 lần “xin vâng” cùng ông Nguyễn.

Một người bạn văn buổi tối đến thăm Quang Dũng. Anh không có nhà. Vừa mới đi ra cửa thì gặp Quang Dũng trở về. “Ông đi đâu về đây” “Tôi đi ăn ốc”. Thật ra buổi tối ở Hà nội không còn ai bán ốc. Quang Dũng, để cho quên cái đói, đi ra đường ăn “ốc xy” (dưỡng khí).

*

Năm 1942, anh Bùi đình Diệm ra đi thì vài tháng sau, anh Nguyễn Huy Tạo (Trần Lê Nguyễn) cũng lên đường. Đây là thời kỳ Pháp ra sức khủng bố và càn quét cơ sở của các đảng phái Cách Mạng Việt Nam. Đang học năm cuối bậc Sư Phạm, anh Tạo bỏ học. Một buổi tôi lang thang ra đồng đi ra chỗ cây Đa Lò Ngói xem nước năm nay cao thấp thế nào. Cây đa Lò Ngói nằm sát ngay Đầm Bùi, nhìn sang làng Thạch của anh Nguyễn Huy Tạo. Mùa nước lên cao nhất là vào tháng 7. Tháng 8 nước rút... Nhìn cây đa Lò Ngói xem ngấn nước in trên thân cây đa - là biết nước năm nay cao hơn hay thấp hơn năm ngoái. Đầm Bùi vẫn còn sóng nước bao la - những chiếc vó bè cao, thấp, gần xa ẩn hiện chung quanh làng Thạch.

Vì làng Thạch là làng chiêm trũng như vậy, ruộng lại ít nên ngoài nghề bỏng kẹo, còn làm nghề cá, chuyên sinh sống trẽn sông nước. Đang đứng bên cây đa Lò Ngói chợt tôi thấy một người đánh dậm áo tơi, nón lá quần sắn lên tận đùi đang mang một cái dậm đi về phía tôi (Dậm là một cái nơm bắt cá bằng tre đan thưa có tay cầm ở giữa; khi bắt cá đưa phần miệng mở của cái nơm áp vào bờ ao, bờ mương, dậm chân cho cá chạy vào rồi nhắc lên bắt cá tôm). Khi đến gần tôi nhận ra anh Nguyễn Huy Tạo. Anh nói khẽ “theo tôi”. Tôi theo anh tới một bờ tre, có một chiếc thuyền con dấu ở trong đó. Anh lấy thuyền ra, bảo tôi ngồi lên rồi anh nhanh nhẹn, chống sào cho thuyền đi vào Đầm Bùi mênh mang nước bạc.

Thuyền chúng tôi tới gần một chiếc vó bè. Đây là phương tiện “chủ lực” của việc đánh cá dưới Đầm Bùi. Ở những chân ruộng sâu hay theo giòng nước chảy, người ta thiết lập những vó bè to lớn. Một chiếc vó rất rộng, hình vuông có 4 cái khung là 4 cây tre căng chiếc vó ra, được một cái bè làm bằng những cây bương lớn hạ chiếc vó có chiếc nôm ở dưới đáy phủ xuống một vùng sông nước. Ở đằng sau chiếc bè có một cái lều nhỏ để cho người trông nom vó bè sinh hoạt. Tùy theo con nước, mưa nhiều nước lớn thì kéo chừng 5,7 phút một lần - nếu nước lặng trời êm thì kéo chừng 15 phút một lần. Khoảng nửa buổi, người trông nơm vó bè lại đi thuyền ra thăm chiếc nôm đổ cá thu hoạch được vào rổ lớn trong thuyền. Kéo vó bè có thể bắt được loại cá “trắng” như cá chép, cá trôi, cá mè, cá diếc và cả cá “đen” như cá rô, cá trê, cá quả...có khi kéo được cá lươn.

Từ chiếc vó bè tôi nhìn xung quanh. Vì đồng không mông quạnh - nên ngồi đây có thể bao quát cả một vùng. Đường tới làng Thạch, từ phía trái, phủ Quốc Oai qua phía làng Đặng của Trẩn đức Uyển - từ cầu Niêu trên Thạch Thất về phía trước mặt, qua phía phải từ Đan Phượng qua Hạ Hiệp, Canh Nậu trở vào… những động tĩnh xung quanh cứ ngồi đây là theo dõi được hết. Tôi cũng lờ mờ hiểu vì sao anh không ở trong làng mà lại ở trên vó bè như thế này. Nếu có chuyện, từ giữa Đầm Bùi anh sẽ có nhiều đường tẩu thoát. Tôi không dám hỏi nhưng tôi biết chắc những bậc đàn anh của tôi thời đó, ít hay nhiều đều dính vào quốc sự.

Trong chiếc lều nhỏ, có một nồi cháo đang sôi trên cái hoả lò, anh cúi xuống mở nắp nồi, mùi hạt tiêu và rau thìa là thơm phức...Anh nói nhỏ “Có con cá quả khá to lên đây ăn cháo với tôi”. Anh bày hai chiếc bát chiết yêu, so đũa. Chừng nhớ ra điều gì anh ra đầu lều, sẽ huýt sáo. Một lát có tiếng chèo khua nước. Một cô gái quê áo nâu non, tóc đuôi gà mắt lá dăm, người tròn lẳn như một con cá trôi dấn bước lên lều. Cô gái không chào...cứ mím miệng cười. Anh Nguyễn Huy Tạo giơ tay đỡ lấy chai rượu từ tay cô gái. Anh không nói gì, miệng khẽ phác một nụ cười, như một lời cảm ơn thẩm hay một lời chào hỏi. Cô gái quay xuống còn ngoái lại một cái nhìn tinh quái, sắc như dao. Tôi lúc bấy giờ là một gã trai mới lớn, nhìn người con gái như một thế giới mơ ước đầy huyền hoặc, trong đầu óc luôn lởn vởn một hình bóng Graziella hay một Thôi Oanh Oanh ẻo lả và quyến rũ. Nguyễn Huy Tạo và tôi bắt đầu nhấp rượu. Trời đất say say. Tôi nhìn ra khoảng Đầm Bùi vắng lặng - hai cái lều con giữa khoảng trời nước mênh mông, ở đó có một người thanh niên 20 tuổi và người thiếu nữ vừa mới dậy thì. Chuyện gì đã xảy ra giữa khoảng trời mơ mộng ấy. Tôi bỗng nhắc đến câu thơ lấy ý từ Lamartine:

Người yêu mười sáu tuổi đầu
Vâng, mười sáu tuổi yêu nhau được rồi....

Đàn anh Nguyễn Huy Tạo nghe xong, vỗ vai tôi mà nói “Cậu đang bước vào thời kỳ lãng mạn. Còn tôi mai đây, phải từ biệt nó rồi”. Nói xong, nụ cười của anh bỗng tắt trên môi. Bên ngoài trời động, sấm rền từ phía chân trời xa. Nguyễn Huy Tạo. nhìn mông ra Đầm Bùi nước bạc mà nói “Có lẽ đêm nay hay ngày mai tôi đi”... Anh khe khẽ đọc cho tôi mấy câu thơ tạm biệt

Ta đi Trời cũng rưng rưng khóc
Cái thế không đừng ta phải đi
Chờ cho thiên hạ thôi mùa khổ
Ta hẹn nhân gian cái nẻo về...
(Nguyễn Huy Tạo 1942)

Đi Hay Ở

Những bậc đàn anh của tôi dạo ấy, như anh Bùi đình Diệm (Quang Dũng) anh Nguyễn Huy Tạo (Trần Lê Nguyễn) hay trên một chút nữa như các ông cử Chu văn Bình (Chu Tử), Nguyễn Sùng, Cù Đình Lộ đều coi chuyện “ra đi” hay đóng góp một cái gì cho đất nước là bổn phận… Đó là tâm cảm chung của một thế hệ được truyền lại từ các bậc tiền bối Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Huỳnh Phú Sổ...Người cỏ chút chữ nghĩa kẻ trước người sau đều tính chuyện “lên đường”. Nhân vật lý tưởng của thanh niên thời ấy, đầu thập niên 40 là nhân vật Dũng trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Đang có địa vị. đang có người yêu nhưng Dũng dời bỏ thành phố ra đi. Nhất Linh không nói rõ mục đích của sự ra đi ấy (vì người Pháp còn đang đô hộ đất nước này) nhưng “giữa những dòng chữ” phải hiểu Dũng ra đi vì quốc sự. Hình ảnh một người thanh niên sương gió... “một buổi chiều đìu hiu gió cuốn, trên một bến sông xa, nhớ về người yêu bé nhỏ ở quê nhà” là một hình ảnh hết sức lãng mạn mà cũng vô cùng lý tưởng.

Kịch thơ “Lên đường” của Hoàng Cầm được đăng tải và công diễn tại nhà Hát lớn Hà Nội đầu thập niên 40, kể rằng: Thái người thanh niên của một giòng họ lớn...đêm 30 Tết gần giao thừa lên bái biệt cha, một nhà nho khí tiết theo một văn thân là ông Tú đi ra hải ngoại. Ông đồ tiễn biệt con khi pháo giao thừa nổ… vợ Thái ôm con thơ, tiễn chồng bằng câu hát:

“Ba năm lưu lạc giang hồ
Một ngày xây dựng cơ đồ vẫn nên...”

Rồi Tổng hội sinh viên Việt Nam đưa ra những bài ca lịch sử, gọi hồn sông núi. Bài hát trong cửa miệng mọi người ngày ấy là “Anh em ta cùng nhau xông pha lên đường”. Cái thời “tài hoa son trẻ” ngồi ôm một giấc mơ vị kỷ không còn nữa. Tuyết Hồng lệ sử, Tố Tâm... thời thanh niên khóc hoa, chôn hoa đã qua rồi. Tiếng bom súng của đệ nhị thế chiến (1937 Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa 1940, 1945 phe Đồng Minh chống phe Đức - Ý - Nhật) cùng với phong trào giải thực (décolonisation) đã đánh thức nhân dân các nước bị trị đứng lên đòi độc lập cho xứ sở.

*

Có một bài thơ của Quang Dũng ít được truyền tụng, nhưng nó lại là “tâm sự” của Quang Dũng, trước khi anh ra đi. Nằm trong chăn ấm đệm êm, bên mình là một người yêu bé nhỏ nhưng Quang Dũng cảm thấy một “nỗi buồn êm ấm”. Nằm đây sao được khi ngoài kia tri kỷ muôn phương đang ngóng đợi - nước non đang thúc giục lên đường:

Có những đêm trường buông gối chăn
Giận mình êm ấm chán tình thân
Tủi hờn với cả lời săn sóc
Của những người lo tới phận mình
Vi vút nỗi niềm ai thấu nhẽ
Chao ôi, tri kỷ ở ngàn phương
Đêm đêm gió cuốn từng cơn nhớ
Từng trận sầu tư lướt thướt đường...
(Quang Dũng 1941)

Đàn anh Nguyễn Huy Tạo (Trần Lê Nguyễn) chia tay với tôi một buổi chiều thu trên chiếc vó bè hiu quạnh ở Đầm Bùi sóng nước bao la cũng nằm trong chiều hướng ấy.

Rồi 4, 5 năm sau, thế hệ chúng tôi cũng theo chân người trước, lên đường. Cuối năm 1946, ngày 19 tháng 12, khi cuộc kháng chiến chống Pháp thực dân theo quân đội Anh (giải giới quân đội Nhật) đến tái chiếm đất nước Việt Nam này, tôi đã là Tự vệ Thành Hà Nội. Chiến đấu bằng súng trường mousqueton, lựu đạn nội hóa, bom xăng tự chế... chúng tôi cũng giữ được Hà Nội trên 60 ngày. Một buổi sớm mùa xuân 1947 Tự Vệ Thành rút qua cầu Long Biên, sang bên kia sông Hồng, nhìn về thủ đô Hà Nội đang rừng rực cháy. Chúng tôi đi về hậu phương tiếp tục cuộc chiến chống Pháp, đòi lại Độc Lập cho xứ sở. Đối với chúng tôi và tất cả những thanh niên từ giã gia đình đi kháng chiến đó là việc phải làm không bàn cãi gì nữa. Chúng tôi lao vào cuộc chiến, hân hoan náo nức như đi vào một ngày hội lớn.

Nhưng cái hân hoan náo nức ấy theo thời gian mà nguội lạnh dần. Càng đi vào cuộc chiến dưới sự lãnh đạo của Việt Minh chúng tôi nhận ra rằng đây không phải là cuộc chiến của mình. “Đoàn kết đại đoàn kết” chỉ là khẩu hiệu của một thời. Người thanh niên yêu nước khi đi chiến đấu đặt vấn đề độc lập cho dân tộc, tự do cho xứ sở là chủ yếu. Người Bôn Sê Vích chỉ huy cuộc chiến chỉ dùng dân tộc như một bức bình phong để chiếm lấy quyền lãnh đạo. Mục tiêu tối hậu của người Cộng Sản đệ tam là xây dựng một nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa đầu tiên tại vùng Đông Nam Á. Trong cái Xã Hội Chủ Nghĩa ấy, không có chỗ cho trí, phú, địa, hào - giai cấp tư sản sẽ không còn tồn tại. Chỉ có người vô sản ngự trị, toàn quyền sinh sát.

Chế độ vô sản chuyên chính chủ trương xóa bỏ tư hữu. Tư hữu vật chất như nhà cửa, ruộng nương, đất cát, tiền bạc... - tư hữu tinh thần như nhận thức, tư tưởng ... không bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lê nin. Những thanh niên đi kháng chiến có đôi chút học thức, một sớm một chiều nhận thấy mình có tội, bản thân mình không có chỗ đứng ở đây. Người có học không được sử dụng theo khả năng, những đồng chí bần cố nông cốt cán mới học xong bình dân học vụ tốt nghiệp “i tờ” sẽ chỉ huy mình, xài xể mình và một ngày không xa... người tư sản vật chất hay tinh thẩn, sẽ bị triệt hạ.

Trong khi đó quân Pháp trở lại Đông Dương, dưới niêm hiệu lực lượng của thế giới Tự Do ngăn chặn làn sóng đỏ, đã bắt đầu thay thế quân đội Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc vĩ tuyến 17 - và quân đội Anh ở miền Nam; người Pháp xua quân mở rộng vùng “bình định”, với hậu ý đặt lại ách thực dân tại xứ sở này. Nhưng lòng khát khao độc lập của dân tộc Việt Nam đã lên cao cùng một lúc với phong trào Giải Thực của Liên Hiệp Quốc đang được cổ võ nên quân Pháp phải đưa ra một giải pháp mới: mời cựu hoàng Bảo Đại (ông vua cuối cùng của triều Nguyễn) về chấp chính với danh hiệu Quốc Trưởng quốc gia Việt Nam và Pháp sẽ trao trả dần dần quyền nội trị cho chính phủ này. Nhưng người Pháp “nói một đằng, làm một nẻo” nên chính phủ Quốc Gia non trẻ phải cùng một lúc chiến đấu trên 2 mặt trận. Một mặt đòi Pháp phải trao trả lại độc lập thực sự, mặt khác ngăn chặn vết dầu loang Mác xít Lê nin nít...

Đầu năm 1950 tôi nghe tin các bậc đàn anh của tôi như ông cử Bình, ông cử Sùng đã hồi cư về Hà nội. Ông cử Sùng đã hồi cư về Hà nội. Ông cử Cù Đình Lộ - Quang Dũng, Tào Mạt còn ở lại...Nguyễn Huy Tạo (Trần Lê Nguyễn) không biết ở phương trời nào? Năm 1951 Phạm Đình Chương... và gia đình Phạm Duy cũng về thành. Tôi từ hậu phương trở về quê nhà Sơn Tây rồi ra Hà Nội mà hoang mang buồn bã. Tâm sự tôi giống như tâm sự Tất Vinh khi giã từ kháng chiến:

Đi nữa hay về đây
Thương em và thương mày
Sầu lên cao ngút núi
Mưa mùa Xuân bay bay
(Tất Vinh 1949)

Đi Tìm

Năm 1950 tôi “dinh tê” trở về Hà Nội thì năm 1952, tôi bị động viên học khóa 2 trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Thật cũng trớ trêu. Đang đi kháng chiến đánh Tây thì ngày một ngày hai trở về lại “đi lính cho Tây”. Chúng tôi không còn chọn lựa nào khác. Ở ngoài bưng, sau 4 năm kháng chiến chúng tôi nhận thấy cuộc chiến này không phải của mình. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc chỉ là một chiêu bài để người Bôn sê vích thực hiện chính quyền chuyên chính vô sản trên đất nước này. Còn người Pháp, tuy mang danh là trở lại Đông Dương chống sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản nhưng thật ra người Phú Lang Sa đang âm mưu đô hộ nước ta một lần nữa. Lứa thanh niên như chúng tôi dạo ấy thật là “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”.

Về thành phổ ít lâu... ông tướng cao ủy Pháp De Lattre de Tassigny ra lệnh bất cứ thanh niên nào có bằng trung học trở lên là “a-lê” vô trường sĩ quan, đào tạo cán bộ khung cho quân đội. Trước đó, chưa có quân đội quốc gia Việt Nam mà chỉ có lực lượng địa phương như Bảo Chính đoàn (Bắc Việt) Việt Binh Đoàn (Trung Việt) thân binh (Partisans) ở Nam Việt. Tất cả chỉ là những lực lượng phụ thuộc (forces supplétives) của quân đội viễn chinh Pháp. Bây giờ trong sự trao trả quyền độc lập cho Việt Nam, dù rằng độc lập giới hạn trong khối Liên Hiệp Pháp chăng nữa, nước Việt Nam cũng cần phải có một quân đội riêng. Những sĩ quan tình nguyện thuộc trường Đà lạt không đủ cung cấp cho một quân đội đang trên đà phát triển. Những tiểu đoàn Việt Nam (bataillon Vietnamien) trên hình thức là những đơn vị đầu tiên của quân đội quốc gia - nhưng trên thực tế đó là những tiểu đoàn tác chiến có tính cách phòng thủ diện địa, cất đỡ gánh nặng cho quân đội viễn chinh Pháp đang phải đối phó với những binh đoàn Cộng Sản được Trung cộng và Nga Sô chi viện hết mình càng ngày càng lớn mạnh.

Quân đội Quốc Gia (hay nhìn rộng hơn chính nghĩa quốc gia) được hình thành trong một tình trạng “trên đe, dưới búa” như thế nên không dễ dàng bây giờ? “Chao ơi! trời đất vô cùng rộng. Ta biết dừng chân ở chốn nào?”

Mỗi người một tâm sự - một nghiệp duyên nên đã xảy ra rất nhiều hoàn cảnh éo le. Biết được mọi người thông cảm. Những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản … mà cũng không ưa người Pháp thực dân như lứa thanh niên vừa lớn chúng tôi phải sống ở đâu bao nhiêu người như anh Bùi đình Diệm (Quang Dũng) từ thuở đầu đời đã ra đi vì quê hương, đất nước, một sớm một chiều nhận ra sự khủng khiếp của chủ nghĩa tam vô nhưng không lùi được nữa, sống hắt hiu ... cho đoạn tháng qua ngày. Biết bao nhiêu người khác, có gene tư sản trong đầu - mà không đầu hàng giai cấp hay giai cấp mới không chấp nhận, đã tồn tại như cỏ cây hay bị triệt tiêu trong những đợt thanh trừng, cải tạo. Bậc đàn anh Nguyễn Huy Tạo, anh giáo Nguyễn Huy Tạo của tôi bây giờ anh ở đâu?

*

Tôi từ biệt anh Nguyễn Huy Tạo tại chiếc vó bè hiu quạnh trên đầm Bùi nước bạc ở quê nhà mùa thu năm 1942. Mãi 12 năm sau, cuối năm 1954 ... tôi mới gặp lại anh trong một trường hợp tôi không ngờ trước được.

Ngày ấy sau hiệp định Genève 1954, như mọi người đã biết nước VN bị chia đôi, từ sông Bến Hải (vĩ tuyển 17) ra Bắc thuộc quyền Cộng sản - từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quyền quốc gia. Trong cái không may chia cắt đất nước lại có một cái may là người Việt quốc gia có được thời cơ và địa lý để thiết lập một cơ chế không Cộng sản, mà cũng không bị thực dân đô hộ. Người Pháp thực dân đã bắt đầu rút về nước. (Người Mỹ lại tới Việt nam nhưng đó là chuyện sau).

Theo như hiệp định Genève 1954 đã minh thị, sau khi ký kết. Có 300 ngày để người Việt quốc gia từ miền Bắc di cư vào miền Nam - Các chuyến phi cơ, các chiến hạm Mỹ đã liên tục chuyên chở người di cư từ Bắc vô Nam lên đến con số gần một triệu người. Ngược lại cũng có những điểm tập trung ở Nam bộ - Trung bộ để các cán bộ Cộng sản ở miền Nam tụ họp, chờ ngày lên tàu thủy tập kết ra Bắc. Một trong những điểm tập trung của cán binh Cộng Sản ở miền Trung là Vân Canh - Phước Lãnh thuộc quận Đồng Xuân tỉnh Phú Yên. Tiểu đoàn tôi, tiểu đoàn 6 Việt nam mà tôi phục vụ từ ngày ra trường là một đơn vị đụng trận liên miên. Nguyên là tiểu đoàn ứng chiến (bataillon d'intervention) cho tiểu khu Phủ Lý - rồi sau tiểu đoàn 6 tham gia binh đoàn lưu động (groupement mobile) đầu tiên ở miền Bắc. Bây giờ sau hiệp định Genève, tiểu đoàn tôi cũng trấn đóng ở nơi đầu sóng ngọn gió. Từ Nha Trang đổ bộ lên, kéo vô Tuy Hòa (Phú Yên) rồi đi tuốt vào vùng miền cận sơn La Hai - đóng sát vùng tập trung của cán binh Cộng sản trước khi tập kết ra Bắc.

Suốt miền này trước đây là liên khu 5 của cộng sản gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Chỉ trừ tỉnh lỵ Nha Trang và miền Đà Nẵng - Hội an suốt liên khu 5 trong những năm kháng chiến vừa qua được coi là ATK (An toàn khu) của cộng sản. Đây là lần đầu tiên, chính quyền và quân đội Quốc gia đặt chân lên miền đất này. Tiểu đoàn tôi là một đầu cầu, hay là đơn vị tiên phong ... để sau 300 ngày, tiến vào tiếp thu những vùng đất còn lại của liên khu 5. Một đặc điểm của khu vực cộng sản là bao nhiêu cầu đường trong vùng - theo sách lược tiêu thổ - đều bị phá hoại hết. Chỉ trong thời gian trên 2 tháng, ông tiểu đoàn trưởng của tôi Thiếu tá Nguyễn Văn Vĩnh (sau này là đại tá quân trấn trưởng Sài gòn Gia định Vĩnh “hèo”) đã cho quân sĩ vá đường và làm lại cầu suốt từ Tuy Hoà (tỉnh lỵ Phú yên) cho đến La Hai - Phước Lãnh.

Tỉnh Phú Yên vừa thành lập chưa có ty công chính cho nên việc “thông đường” của tiểu đoàn tôi được toà tỉnh trưởng Phú Yên hết lòng tán thưởng. Thật ra, công việc này cũng là nhu cầu thiết yếu của một đơn vị trong chiến thuật và tiếp vận. Ông tiểu đoàn trưởng của chúng tôi đã cho xe GMC lên sân bay Nha Trang “mượn tạm” những tấm vỉ sắt lót sân bay về làm cầu – còn nhân công thì đích thân tiểu đoàn trưởng cởi trần ra cùng binh sĩ bắt tay vào, nên công việc làm xong khá sớm.

Đã gần đến Tết. Ông tiểu đoàn trưởng bảo tôi (lúc ấy tôi là đại đội trưởng đại đội chỉ huy kiêm sĩ quan tác động tinh thần): “Đây là cái tết đầu tiên xa quê hương...ông phải liệu liệu làm sao cho binh sĩ và gia đình họ có một cái Tết đỡ nhớ nhà. Ai đi phép thì đi… tôi và ông phải ở lại đây lo cho anh em ăn Tết...” Dù chỉ ở La Hai có 10 tháng, nhưng có những nhu cầu trước mắt tiểu đoàn phải thanh thỏa. Đi theo tiểu đoàn từ ngoài Bắc vào đây có đến gần 1000 gia đình binh sĩ. Phải lo nhà cho họ ở. La Hai là miền cận sơn, cứ lên rừng lấy gỗ, lấy tre, lấy nứa, lấy tranh về làm nhà. Phần lớn anh em trong tiểu đoàn theo Thiên chúa giáo, nên “họ đạo” trong tiểu đoàn dựng nhà thờ trên sườn đồi. Anh em Thiên chúa giáo có nhà thờ - anh em Phật giáo cũng phải có chùa để gia đình bên “lương” ngày Tết ra chùa lễ Phật. Có người tới ở đông thì phải có chợ để đổi trao. Mua bán với người địa phương. Phải có trường cho trẻ con học. Trẻ con trong tiểu đoàn đi học đã đành - trẻ con “địa phương” xin vô học ... cũng nhận luôn. Đêm đêm, trên tiểu đoàn bộ ... còn có phát thanh, ca nhạc “cây nhà lá vườn” ... Hai cái loa điện chĩa ra 2 phía ở trên đồi, ở xa hàng cây số còn nghe rõ.

Hôm ấy là 29 tết. Ông tỉnh trưởng Phú Yên Lương Duy Ủy đi xe Landrover từ Tuy Hòa vào La Hai thăm tiểu đoàn tôi - đồng thời khánh thành văn phòng phó quận trưởng quận Đồng Xuân thiết lập ở La Hai theo yêu cầu của thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Ông tiểu đoàn trưởng của tôi muốn binh sĩ và gia đình phải tuân theo pháp luật của chính quyền địa phương, không được ỷ quyền “có súng” mà làm càn. Ông tỉnh trưởng đi qua chiếc cầu La Hai vừa làm xong, bắt tay ông tiểu đoàn trưởng trong tiếng reo hò của binh sĩ và nhân dân địa phương đứng đợi. Một tràng pháo nổ mừng Xuân sớm vang lên cùng với tiếng kèn đồng đón chào tân khách.

Ông tỉnh trưởng hôm ấy đi với một thanh niên âu phục tím gọn gàng mà ông giới thiệu là nhà văn, kiêm “trưởng ty thông tin” tương lai của tỉnh Phú Yên. Ông giới thiệu nhà văn đó là Nguyễn Hoài - hay Trần Hoài tôi nghe không rõ. Nhưng khi “nhà văn” bỏ kính mát ra ... tôi giật mình. Dù đã trên 10 năm xa cách người thanh niên âu phục tím kia chính là Nguyễn Huy Tạo, người đàn anh của tôi. Anh Tạo có một cái sẹo nhỏ ở mắt bỏ kính ra tôi càng nhìn rõ. Hơn nữa người Sơn Tây chúng tôi dù có đi đồng đất nước người ... nhưng trong giọng nói vẫn còn lại một chất Sơn Tây không giấu được. Mỗi người dân Sơn Tây có sẵn một căn cước trong giọng nói. Giọng Thạch Xá của Nguyễn Huy Tạo vẫn còn nhận rõ trong cách nhấn cuối câu, không còn lầm được nữa. Lúc đó anh không nhận ra tôi. Khi tạm biệt anh tôi còn là thiếu niên vừa mới lớn, 15, 16 tuổi. Bây giờ tôi đã 27, 28 tuổi - cuộc đời quân nhân làm tôi đổi khác. Y phục nhà binh, phong cách nhà binh càng làm cho tôi khác xa với cậu học sinh mơ mộng ngày nào.

Trong khi ông tỉnh trưởng và ông Tiểu đoàn trưởng đi thăm văn phòng phó quận trưởng Đồng Xuân... nhà văn “Nguyễn Hoài” nêu “nguyện vọng” muốn đi thăm khu Phước Lãnh - Gò Bồi vùng tập trung của cán binh Cộng sản “để có thêm dữ kiện viết bài”. Tôi là người lái xe Jeep đưa “nhà văn” lên Phước Lãnh. Ở đây có một trung úy Pháp và 1 trung đội lính lê dương thay mặt cho Ủy hội quốc tế giữ an ninh khu vực. Trung uý Pháp này là “friend” của tôi nên việc nhà văn đi vào khu vực tập trung không thành vấn đề… Chừng một tiếng đồng hồ ... anh đi ra ...

Lúc đi anh săng sái bao nhiêu ... lúc về anh buồn bã bấy nhiêu. Tôi không tiện hỏi nhưng sau đó trên đường về anh cho hay là suốt trong thời “kháng chiến 9 năm” anh cùng một ban văn nghệ đã “đi suốt khu này”. Xe đang chạy anh yêu cầu tôi ngừng lại dọc đường. Anh tha thẩn đi vào một vùng thôn xóm. Anh đang đi tìm một hình bóng nào, một kỷ niệm nào đã khuất đã xa? Tôi mới hỏi “ông bạn tìm ai?” - Anh trả lời “... một người rất thân ... nhưng không biết bao giờ gặp lại”. Tôi không hỏi thêm mà anh cũng không nói gì thêm. Tôi tự nghĩ trong đầu “một người bạn ... một người tình ... người ở lại đây ... người mai đây sẽ lên đường tập kết”.

Trời đã xế chiều. Gió đông bắc thổi về rét mướt. Mưa bụi giăng giăng trên sông La Hai mờ nhạt. Tiễn anh ra xe về lại Tuy Hoà, khi anh bắt tay, tôi mới hỏi “Anh Nguyễn Huy Tạo, anh không nhận ra tôi sao. PLP ở Hữu Bằng đây”. Anh nhìn sững rồi bỗng ôm chặt lấy tôi mà nói “Người tôi đi tìm không gặp. Người tôi không tìm lại gặp ở đây”…

Tác Phẩm Lớn Viết Chưa Xong

Cuối năm 1956 tôi đổi về Sài gòn, làm sĩ quan báo chí thuộc P5 - bộ Tổng Tham Mưu. Chưa lập gia đình, tôi ở với bạn cũ Thanh Nam (bạn từ thuở mới hồi cư về Hà nội) ở ngõ Nancy. Nơi đây là “trụ sở” của ban thi văn Tao Đàn nên tôi gặp tại nhà Thanh Nam nhiều bạn cũ, mới: Đinh Hùng - Phạm Đình Chương ... Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo. Trong một buổi họp mặt, anh em có ý định dựng kịch ở Sài gòn. Có 2 vở được đề ra, đều là kịch thơ, hoặc Lên đường của Hoàng Cầm, hoặc Bến nước Ngũ Bồ của Hoàng Công Khanh. Nhưng người phản đối là Mai Thảo. Nhà văn của “văn nghệ hôm nay,” người chủ trương tạp chí Sáng Tạo đề nghị chỉ nên công diễn kịch của thời đại chúng ta, không diễn lại kịch cũ, dù nó có giá trị. “Nó thuộc về lịch sử - nó đã qua rồi” Mai Thảo nói vậy. Và Mai Thảo giới thiệu một vở kịch mới. Bảo Thời Đại của một kịch tác gia mới Trần Lê Nguyễn.

Lúc bấy giờ chưa mấy người biết Trần Lê Nguyễn là ai. Một buổi, Mai Thảo và tôi ra quán “Cái Chùa” (La pagode) uống cà phê - đợi một người bạn viết. Một lát có một thanh niên 30 tuổi ngoài, đeo kính mát, tóc bù rối, ăn mặc xuề xoà tiến tới. Mai Thảo liền kéo ghế mời ngồi và giới thiệu với tôi: Trần Lê Nguyễn - Vừa giơ tay bắt, tôi và người mới tới liền ôm lấy vai nhau. Mai Thảo vội hỏi “Quen biết trước rồi à?” “Người bạn viết” mới tới trả lời “Khỏi cần giới thíệu”. Tưởng Trần Lê Nguyễn là ai - hoá ra anh là người bạn lớn của tôi khi tôi còn niên thiếu: anh Nguyễn Huy Tạo. Và cũng từ giờ phút ấy, tôi mới biết anh là Trần Lê Nguyễn. Trong câu chuyện Mai Thảo tỏ ý muốn đưa vở kịch Bão Thời Đại của anh lên sàn tập để kịp công diễn vào mùa Noel năm ấy. Nhưng tác giả tỏ ý ngại ngần. Trần Lê Nguyễn nói: “Tôi viết vở này bằng kinh nghiệm của “kháng chiến 9 năm”, khi kịch Trung Hoa và Việt Nam còn đang nằm trong vùng ảnh hưởng của Lôi Vũ. Bây giờ về đây rồi, tôi hi vọng là xã hội này không phải là xã hội “không lối thoát”, của gia đình Chu Phác Viên”. Mai Thảo liền gặng hỏi “Sửa đi không được sao?” Trần Lê Nguyễn tiếp “Không sửa được - nó là một thời kỳ đã qua rồi. Chúng ta phải ra khỏi sự chi phối của Tào Ngu trong Lôi Vũ”.

Tuy tác giả Bão Thời Đại phát biểu như vậy nhưng sau đó vài năm, tôi không nhớ rõ là năm nào, chắc là cuối thập niên 50, khi chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đã thực hiện được những cơ chế căn bản của một quốc gia có chủ quyền, tổng thống Ngô Đình Diệm liền cho thiết lập Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc lần thứ nhất. Đây là một giải thưởng văn học nghệ thuật gây ấn tượng sâu đậm. Những người được trao giải đã vinh danh cho giải như Đinh Hùng được giải thơ với “Đường vào tình sử” - Bình Nguyên Lộc được giải văn với truyện dài “Đò dọc”, Trần Lê Nguyễn được giải kịch với “Bão Thời Đại”. Vở kịch này, tuy tác giả của nó chưa hài lòng, nhưng nó là một trong những vở kịch tiêu biểu của Văn Nghệ Miền Nam - cùng với “Thành Cát Tư Hãn” của Vũ Khắc Khoan – “Bão loạn” của Tinh Vệ - “Sân Khấu” của Dương Kiền – “Ba chị em” của Thanh Tâm Tuyền (chỉ mới kể qua về thoại kịch, chưa kể những kịch bản cải lương, tuồng chèo).

Sau Bão Thời Đại, dường như Trần Lê Nguyễn bị một cái “choc” tâm lý nào đó mà anh chưa vượt qua được. Anh sáng tác ít đi. Một đôi lần gặp, tôi mới gợi ý hỏi tại sao anh không ở lại Phú Yên làm “Trưởng Ty Thông Tin” như ông tỉnh trưởng Lương Duy Ủy ngày nào (1954) đã từng giới thiệu. Anh chỉ ậm ừ nói cho qua chuyện. Ngày ấy Trần Lê Nguyễn rất thân với Thanh Tâm Tuyền. Có những buổi tôi theo anh xuống Gia Định, vào căn ngõ nhỏ sau tòa bố Gia Định, trèo những bực thang xanh rêu có hoa khế tím rụng đầy đi lên căn phòng của Thanh Tâm Tuyền uống trà, nói phiếm hay rút xì còm với Mai Thảo, Vũ Duy Hiển, Phạm Đình Chương ... Ngày đó anh Vũ Khúc Khoan ngoài việc giảng văn tại Văn Khoa ... anh còn phụ trách phân khoa thoại kịch tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Anh có mời Trần Lê Nguyễn làm giảng viên ... nhưng sau một vài lần “thỉnh giảng” Trần Lê Nguyễn không nhận làm giảng viên thường trực. Một đôi lần tửu hậu trà dư, anh có cho hay là kịch nói hiện thời nên phá bỏ sân khấu hộp 3 chiều, chia cách sàn diễn với khán giả thành 2 thế giới mà phải làm sao đem sân khấu vào cuộc đời. Sân khấu mới là sân khấu không có màn, không tiền trường hậu trường, không cánh gà úp mở, không phông cảnh ... mà người diễn viên trực diện trước, sau, phải, trái với khán giả. Theo anh, phải “sống” kịch - không còn là “diễn” kịch nữa. Sân khấu lý tưởng nhất là sân khấu diễn viên và khán giả hoà lẫn vào nhau - hay nói một cách khác, tạo một sự đồng cảm, đồng diễn giữa diễn viên và khán giả. Quan niệm này phần nào giống như quan niệm của B. Bretch nhà đạo diễn lừng danh của Đức. Trần Lê Nguyễn còn phát biểu thêm “Các buổi hát ví hát chèo nghèo khó ở quê mình, thật ra lại thực hiện một quan niệm sân khấu rất hiện đại. Một cô gái đang đi cấy giữa đồng chiêm. Trên đường cái quan gần đó chợt một người thanh niên đi tới. Trong cảnh trời chiều bảng lảng, cô gái tức cảnh sinh tình hát gọi:

Ấy ai đi đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm

Người thanh niên nghe vậy, ngừng chân hát đáp:

Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn biển Bắc đi tìm biển Đông.

Đó là một hình thức kịch hát tự nhiên, sinh động nhất, Trần Lê Nguyễn nói tiếp: “Hoặc là trong một buổi nông nhàn, mấy người nông dân hội họp nhau ở bãi cỏ đầu đình hay sau nhà tổ bên chùa. Đầy đủ ra thì có một cái trống đế, hoặc một cây đàn nhị. Hoặc không hẹn mà gặp thì trống bằng mồm, tay vỗ nhịp cũng xong. Một người bước ra, giữa vòng người đông đảo ... cúi đầu đưa tay gạt ngang nước mắt mà sử oán (2): “Thương ơi! bát cơm hẩm với quả cà meo - Đói bấm bụng (mà) ăn sao cho được”. Trống mồm của những anh em quanh đó liền phụ họa bung, bung, bung, bập, bùng. Đấy là cảnh Lưu Bình đến nhà Dương Lễ, bị bạn xưa (giả vờ) hất hủi ... rồi sai vợ ba Châu Long đi nuôi bạn thay mình ... Những người nông dân kia vừa là diễn viên, vừa là khán giả. Họ làm văn nghệ, thưởng thức văn nghệ, tự nhiên thoải mái như thở, như ăn.

Nghe Trần Lẽ Nguyễn bàn về kịch hát như thế, tôi lấy làm chịu lắm - Dạo sau này thời đệ nhị Cộng Hoà ... tôi được phụ trách biên tập cho tờ Tiền Tuyến nên trong những số đặc biệt hay số Tết ... có đông đủ những cây bút thời danh, tôi luôn luôn mời anh Trần Lê Nguyễn viết cho một kịch bản ngắn hay trích đăng một lớp trong một kịch bản dài. Anh nhận lời nhưng phút cuối cùng đành phải “đi” bài khác vì tìm không ra Trần Lê Nguyễn ở đâu.

Theo như tôi nhận thấy, hình như anh không muốn gần tôi, trừ những trường hợp đặc biệt. Theo nhiệm vụ, tôi được dịp tiếp xúc với các nhà văn nhà báo đương thời, nhưng bao đàn anh của tôi. Trong những ngày mới lớn ở quê nhà Thạch Thất, Quốc Oai - Sơn Tây anh là người “trưởng tràng” sáng giá, là người đã vẽ ra cho tôi những giấc mộng đầu đời. Anh là người đã “lên đường” đi tìm một cái gì thật đẹp, thật lý tưởng cho quê hương đất nước. Nhưng có mấy ai thực hiện được những giấc mơ như thế. Sung sướng thay những người lớn lên mà không mơ một giấc mơ nào. Họ dễ dàng chấp nhận cuộc đời. Những người ôm ấp một giấc mơ càng lớn bao nhiêu, càng dễ thất bại bấy nhiêu ... giờ tôi vẫn coi anh Trần Lê Nguyễn như là một type đam mê không bao giờ thỏa mãn. Trước những thất bại đắng cay, những bủa vây trùng điệp của đời thường ... người ta phải tìm quên mà sống. Càng quên được bao nhiêu, dễ sống bấy nhiêu. Trong sự tìm quên như thế, mỗi lần Trần Lê Nguyễn gặp tôi là vô hình trung, anh lại nhớ đến những giấc mộng đầu đời - những giấc mộng có thể viển vông nhưng vô cùng đẹp đẽ. Mà cuộc đời hiện tại không rộng rãi với anh, những trói buộc thê nhi - những khắc nghiệt đời sống “nợ áo cơm phải trả đến hình hài”.

Hơn nữa gặp anh là tôi lại theo thói quen “đòi bài”. Tôi muốn được in ra những suy nghĩ mà tôi tin là rất tiến bộ của anh về kịch nghệ. Nhưng có một quan niệm đổi mới sân khấu là một chuyện - nghệ thuật hoá, sinh động hóa quan niệm ấy thành tác phẩm lại là chuyện khác. Nó đòi hỏi chất liệu - kinh nghiệm, và cảm hứng. Trần Lê Nguyễn có hội đủ những điều kiện ấy? Hơn nữa anh lại mang danh là một người viết kịch “hàng đầu”. Anh không thể sản xuất ra “thứ phẩm” mà phải cho ra đời “tác phẩm”. Có thể đó là những xung động tâm lý khiến Trần Lê Nguyễn viết ít sau Bão Thời Đại - và nó cũng là lý do xa gần khiến anh không muốn gặp tôi

Tôi cũng được anh em nói lại là để tìm quên anh Trần Lê Nguyễn thường tìm đến trường đua Phú Thọ. “Nhìn ngựa chạy gần đến đích như là nó chạy trên ngực mình”. Nhưng cái tìm quên của anh như vậy nó gây thiệt hại. “Đường vào trường đua có trăm lần thua, có một lần huề” …

Vào khoảng năm 1992, khi tôi đã tạm cư ở Úc, tôi nghe tin anh Trần Lê Nguyễn bị quỵ ở trường đua ... Anh bị liệt bán thân từ ngày ấy …

Trần Lê Nguyễn là một “tác phẩm lớn viết chưa xong”. Tôi nhớ đến bài thơ tiễn biệt của anh tại chiếc vó bè hiu quạnh ở quê nhà Thạch Xá năm 1942 khi anh lên đường làm việc lớn “Chờ cho thiên hạ thôi mùa khổ - Ta hẹn nhân gian cái nẻo về”. Mùa khổ của thiên hạ, của quê ta vẫn còn chưa chấm dứt mà anh đã “về” rồi. Có sớm quá không thưa anh Trần Lê Nguyễn.


Chú thích:
(1) Trích bài phú Đằng Vương các của Vương Bột “Trong giáng chiều cánh cò cô đơn bay liệng. Nước mùa thu và trời xanh bao la một màu”.
(2) Sử oán: một lối hát kể chuyện của chèo - giọng bi thương.

Ký giả LÔ RĂNG

chieclavotinh
02-23-2019, 08:53 PM
Xí Muội Làm... “Ca Sĩ”
Tôn Nữ Mặc Giao

Bốn tuần lễ trước, con nhỏ em hàng xóm hồi còn ở Việt Nam của Xí Muội, bây giờ đang định cư ở Canada, mới tám giờ rưỡi sáng đã phôn sang dựng đầu Xí Muội dậy, la chói lói trong điện thoại:

- Trời ơi! trời ơi! bà ơi bà! nhìn thấy tên bà tui hết hồn bà ơi!

Xí Muội vẫn còn say ke nên nhừa nhựa:

- Hếttt... hồnnn... cái gìììì...?

Con nhỏ em giải thích:

- Mấy cái “poster” đề tên bà làm ca sĩ dán đầy ở Toronto ai mà không thấy.

Bây giờ thì Xí Muội tỉnh ngủ rồi nên hỏi lại:

- Ủa! có rồi sao? lẹ vậy? Có thấy hình của chị không?

Nhỏ em kêu lên:

- Không thấy! nhưng rồi nó lại la tiếp: Thấy rồi! thấy rồi... Trời ơi trời! Ca sĩ MG rồi nó cười hăng hắc.

Thấy vậy Xí Muội bèn phôn cho Phương Hồng Quế “complaint”:

- Trời ơi! Quế ơi! sao Quế để tên mình là ca sĩ? Không sợ thiên hạ chạy hết, vé bán không được sao?

Quế cười:

- Tui đâu cần biết, hể ai học “anh Hai” thì là ca sĩ hết.

Xí Muội xấu hổ quá bèn gọi qua Toronto “mắng vốn” ông thầy:

- Anh Hai ơi! (Hồi đó Xí Muội học nhạc, học trò đều gọi thầy theo hướng đạo VN là “anh Hai”). Em tưởng cái tên em để dưới tấm hình là được rồi, sao còn thêm hai chữ ca sĩ làm gì? em mắc cỡ quá anh Hai ơi! em chưa “ra lò” mà anh Hai.

Anh Hai cười dễ dãi:

- Đâu có sao đâu em, anh Hai chứng nhận em là ca sĩ là được rồi, cho vui vậy mà “don’t worry”.

Thế là 11 tây tháng 5, 07 vừa qua, Xí Muội cùng ông xã làm một chuyến bay qua Toronto để tham dự buổi vinh danh và nhớ ơn thầy do ca sĩ Phương Hồng Quế tổ chức, với rất đông học trò đã thành tài, chưa thành tài hay không bao giờ thành tài (vì đã chuyển hẳn sang nghề khác) của thầy ở khắp mọi nơi bay về hội họp. Xin giới thiệu qua một chút về “Sư phụ” của Xí Muội.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức là người đã từng đào tạo được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng cho nền âm nhạc Việt Nam từ trước 75 cho đến giờ. Khoảng giữa thập niên 50, ông thành lập một ban thiếu nhi Rạng Đông và cho ra đời bộ ba Tam Vân: Ngọc Vân, Bích Vân, Phước Vân. Đến giữa thập niên 60 ban thiếu nhi Rạng Đông được đổi thành ban Việt Nhi, cũng là khoảng thời gian mà Xí Muội xin vào học nhạc, và ông lại cho “ra đời” thêm môt bộ ba tam Phương nữa là: Phương Hoài Tâm, Phương Bích Hằng và Phương Hồng Hạnh, cho nên ba chị này Xí Muội nhớ rất rành. “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”, nhưng phải nói Phương Hoài Tâm là người Xí Muội thương nhất, bởi là chị dâu... hụt của Xí Muội mà. Thật ra nói vậy là oan cho chị, bởi chị có biết gì đâu, tự một mình Xí Muội sắp đặt rồi... mộng mơ một mình. Nhưng mà biết đâu đấy! nếu như cái ngày hôm ấy (cái ngày của giữa thập niên 60) cái ngày Chúa Nhật sau khi họp mặt hằng tuần tại nhà anh Hai xong, nếu như xe “velo solex” của chị không bị hư giữa đường, và chị ghé được nhà của Xí Muội thì không biết “chuyện” sẽ như thế nào?

Xí Muội có một ông anh làm giáo sư, anh của Xí Muội cao ráo, đẹp trai chứ không lùn xủn như Xí Muội, mặt mày nghiêm trang, khó đăm đăm, mắt sáng như sao, tóc bồng bềnh như Tổng Thống Kennedy, anh đi dạy học mà khối học trò nữ mê. Hối đó Xí Muội chỉ 11, 12 tuổi thôi, đâu biết gì, nhưng nghe người lớn nói chuyện mà Xí Muội nhớ tới bây giờ. Lúc đó, Việt Nam chưa có đài truyền hình, thấy chị Tâm xuất hiện trên màn hình rạp ciné trong bài hợp ca Ly Rượu Mừng của tết năm nào Xí Muội cũng không nhớ rõ. Anh của Xí Muội “ngất ngư” con tàu đi, say như điếu đổ, hỏi Xí Muội đó là ai? Xí Muội nhìn một cái là biết ngay “chị Tâm” (lúc ấy chị vẫn còn là “cô bé” Phương Tâm của ban Việt Nhi mà thôi) sau này chị ra nghề mới được nhạc sĩ Châu Kỳ đề nghị thêm cho chữ Hoài để khỏi trùng với cô ca sỹ kích động nhạc Phương Tâm nổi tiếng thời bấy giờ. Xí Muội thích và thương chị nhất, chị cũng “cưng” Xí Muội lắm! Vì còn là con nít nên Xí Muội cứ nghĩ, mình thương chị, muốn chị ở gần mình thì chỉ có nước “biến” chị trở thành “chị dâu” của mình là “hợp lý” nhất. Nghĩ vậy nên Xí Muội mới “dụ” chị đến nhà chơi cho anh của Xí Muội biết mặt, biết đâu gặp nhau rồi, hai người phải lòng, phải “gió” nhau thì sao? Bởi Xí Muội nghe chị “tâm sự” với mấy chị khác là chị chỉ “thích” người đàn ông cao thiệt cao mà thôi, anh của Xí Muội cao lềnh khênh trên 1 mét 75 là “đủ tiêu chuẩn” rồi phải không quý vị? hí hí... mới 10 tuổi đầu mà đã “ranh con” đến như thế thì thôi! Xí Muội lén gỡ “album” lấy ra một tấm hình của ông anh mặc nguyên bộ đồ “vét”đen, sách “cặp táp” trông rất là ra dáng “giáo sư”, đem vô “khoe” với chị. Chị chẳng nói chẳng rằng, chỉ cười cười tát nhẹ vào má Xí Muội, chắc chị cười Xí Muội dữ vì thấy Xí Muội quá ư là trẻ con. Bây giờ lớn lên Xí Muội mới hiểu, vợ chồng là duyên số hết, mình sắp đặt cũng chẳng được. Chị Tâm tuy rất vui vẻ nhận lời theo Xí Muội về nhà làm Xí Muội mừng húm, hai chị em kè kè bên nhau, chị thì “velo solex”, Xí Muội đạp xe đạp lẽo đẽo theo sau cùng với ca sĩ Phương Hồng Loan (lúc đó vẫn còn là một con bé con như Xí Muội mà thôi). Nhưng có lẽ số chị không thuộc về anh của Xí Muội nên khi về đến góc đường Cao Thắng với Phan Thanh Giản gần nhà của Xí Muội thì xe chị không chịu nổ máy nữa, chị tắp vào một tiệm sửa xe gần đấy để sửa. Chờ lâu quá mà xe vẫn sửa chưa được nên chị mới nói với Xí Muội rằng:

- Bây giờ em về trước đi kẻo người nhà mong, chị đã hứa sẽ đến nhà em chơi thì hôm nào khác chị sẽ ghé, chị em mình còn nhiều dịp để gặp nhau mà. Bây giờ em ngồi đây với chị lâu quá ở nhà ba má mong chết.

Xí Muội đâu có chịu, bởi Xí Muội đã “sắp đặt” trong lòng hết rồi, ăn xong cái party tất niên năm đó là Xí Muội nghỉ học hát luôn nên nếu để lỡ cơ hội này thì “dịp may không đến hai lần”. Nhưng chị đâu có biết, cứ ép buộc Xí Muội phải ra về kẻo ba má Xí Muội lo. Mà cái xe “mắc dịch” của chị cũng quái ác, sửa hoài mà nó không chịu nổ. Cuối cùng Xí Muội cũng phải chịu thua đành nghe lời chị ra về mà trong lòng cứ hối tiếc vô cùng cái dịp may hiếm có đó. Thế là sau cái Tết năm đó (Xí Muội không nhớ rõ là năm nào) cho đến ngày chị thành tài, trở thành một ca sĩ có tiếng tăm, Xí Muội không gặp lại chị một lần nào.

Gần cuối thập niên 60, lò Viêt Nhi lại có thêm Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc và Phương Hồng Loan... v...v... và gần đây nhất là ca sĩ Phương Diễm Hạnh ở Toronto. Xí Muội tuy đã nghỉ học nhạc nhưng vẫn thường xuyên chơi với Phương Hồng Loan nên những sinh hoạt của ban Việt Nhi Xí Muội cũng khá rành. Cũng xin nói qua về Phương Hồng Loan một chút, cô ca sĩ có nhiều nét khá giống “chị Tâm” của Xí Muội. Vào khoảng giữa thập niên 60, hồi đó có lẽ Xí Muội độ 10 tuổi, Xí Muội có theo học lớp nhạc ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức (anh Hai) nhưng chỉ độ hơn một năm hay hai năm gì đó là Xí Muội nghỉ rồi. Tuy thời gian ngắn hạn nhưng cũng đủ để cho Xí Muội nhớ hết được khuôn mặt từng người một, bởi vậy năm ngoái khi ca sĩ Thanh Phong (Tam ca Sao Băng trước 75 với Thanh Phong, Duy Mỹ, Phương Đại) là đàn anh trong gia đình Viêt Nhi sang San Jose chơi, anh rất chắc ăn khi nói chuyện qua điện thoại với Xí Muội:

- Bây giờ nghe giọng nói, với lại nghe tên thì anh không nhớ và nhận không ra, nhưng anh nghĩ khi gặp mặt em là anh nhớ ra ngay.

Xí Muội chận liền:

- Anh nhớ em không nổi đâu, anh là ca sỉ nổi tiếng ai mà không biết anh, cho nên em nhớ anh là phải, chứ hồi đó em mới có 10 tuổi, bây giờ gặp lại làm sao mà anh nhận ra em được?

Anh Phong cười ngặc nghẻo hỏi lại một câu cắc cớ:

- Ủa vậy hả? hồi đó em mới có 10 tuổi thôi hả? vậy bây giờ em mười mấy?

Xí Muội cũng không vừa:

- Dạ bây giờ em 15, mà 15 đọc ngược đó anh!

Hai anh em cười như nắc nẻ thật là vui. Hồi đó Xí Muội thân nhất với Phương Hồng Loan, Loan vào lớp nhạc trước Xí Muội có một tuần, lại ở gần nhà nên hai đứa ngày nào cũng cùng đạp xe đi học nhạc chung. Hơn một năm sau Xí Muội “quit”, Loan vẫn tiếp tục học cho đến khi “trổ mã” và trở thành ca sĩ với cái tên “Phương Hồng Loan”. Loan tên thật là Trần thị Tố Loan, nhưng anh Hai nói chữ Tố nghe nặng quá không tốt cho cuộc đời của Loan nên sửa lại là chữ Hồng cho nó “nhẹ nhàng” hơn. Vậy mà cũng không thoát khỏi vòng số đã định. Loan chỉ đi hát một thời gian ngắn, tên tuổi chưa được nổi đình nổi đám nên ít người biết đến. Vậy đó mà đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã rất tinh mắt “cuỗm” ngay Loan về làm phu nhân. Chuyện tình của Loan cũng khá ly kỳ và hồi hộp, lúc đó Loan vẫn còn bé tí tẹo tì teo cho nên sợ bị đòn, mỗi lần anh Hoa đi nước ngoài là thư từ phải gửi về địa chỉ nhà Xí Muội để tránh sự kiểm soát của gia đình, (thật đúng là có con gái lớn trong nhà như quả bom nổ chậm) hí... hí... Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, con gái lớn đến tuổi thì phải lấy chồng thôi. Tuy là nói vậy, nhưng đối với Xí Muội là Loan lấy chồng quá sớm, mới 19 tuổi, chú rể hơn Loan những 20 tuổi, nhưng nhìn không chênh lệch mấy, trông rất xứng đôi, có lẽ tại anh Hoa trẻ hơn tuổi quá nhiều cũng nên. Khi nhận được thiệp cưới, Xí Muội đã nói với Loan rằng:

- Ê mạy! (tụi này thân nhau lắm nên cứ mày tao mi tớ thôi) đám cưới mày tao sẽ hát tặng cô dâu chú rể bài : “Năm anh 20 em mới sinh ra đời, ngày anh 40 em mới vừa đôi mươi” nhe mạy!

Loan “sợ” lắm! la om sòm:

- Thôi! tao xin mày, sao mày cứ phá hoài!

Đám cưới Loan tổ chức ở lầu 10 Caravelle thật linh đình với sự tham dự hầu hết của các ca sĩ, minh tinh có tiếng tăm thời bấy giờ, với hai cô phù dâu xinh ơi là xinh, đó là ca sĩ Thảo Ly và Nhật Phụng. Vài năm sau Loan sinh được hai thằng con trai, thằng cháu lớn tên Đoàn Trần Khôi, và cháu nhỏ là Đoàn Trần Nguyên. Hai thằng con của cặp “Hoa Loan” này quả là rất thông minh và sáng sủa, mới bập bẹ biết nói là đã được huấn luyện sinh ngữ, cho nên tiếng Anh đối với chúng là không thành vấn đề. Chỉ tiếc sau này Loan vượt biên năm 79 cùng với hai con trai rồi mất tích luôn. Quả là hồng nhan bạc mệnh, tránh không khỏi chữ “Tố”, Loan mất khi tuổi đời chưa đến 30. Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến người ca sĩ bạc mệnh này, nguyện cầu cho linh hồn Loan và hai cháu được tiêu diêu, thảnh thơi nơi miền cực lạc.

Rồi giông tố 75 xảy ra, thầy trò tan đàn rã nghé. Nghe nói sau này lớp nhạc Việt Nhi lại đổi thành ban Thiếu Nhi Sao Băng, rồi ban ABC gì đó, nhưng đến 75 thì cũng không còn, thầy trò mỗi người tứ tán một nơi. Cho đến ngày 11 tháng 5, 07 vừa qua, tất cả thầy trò mới có dịp hội ngộ cùng nhau tại Toronto bởi thầy định cư ở đó. Vợ chồng Xí Muội cùng với “chị Tâm” của Xí Muội bay đến đó trể hơn mọi người nhất, vì chị Tâm còn có “business” cần phải sắp xếp. Khán giả thấy chị xuất hiện đều phải ngạc nhiên bởi chị vẫn đẹp như thưở nào, nhất là đẹp “natural” chứ không phải nhờ vào sự “uốn nắn” của khoa thẩm mỹ. Không tin, mai mốt có tổ chức buổi họp mặt ở Mỹ, mời quý vị đến xem trình diễn là thấy ngay thôi, hoặc “Asia 55” (chưa phát hành) sẽ thấy chị lần đầu tiên “xuống núi” sau bao nhiêu năm dài “mai danh ẩn tích”.

Điều Xí Muội vui nhất là “anh Hai” còn nhận ra và nhớ được Xí Muội làm Xí Muội cảm động vô cùng. Ngay cả chị Kim Loan từ miền xa xôi Tây Đức cũng “bay” về. Người ca sĩ mà có một thời đã từng bị mang tiếng là “được” lọt vào “mắt xanh” của vị nguyên thủ quốc gia khi miền Nam chưa bị rơi vào tay cộng sản. Người ca sĩ này hạnh phúc lộ rõ trên nét mặt, chị lập gia đình với một bác sĩ tại Tây Đức và có hai con trai, mặt chị tươi như hoa, lúc nào cũng nhảy tưng tưng như con nít khi gặp chuyện “khoái chí”. Sau khi “nhảy tưng tưng” để chào mừng Phương Hoài Tâm xong chị quay sang Xí Muội quan sát, Xí Muội lên tiếng:

- Chị Loan nhớ em hôn?

Chỉ thoáng một giây thôi, chị co một chân lên đá “giò lái” Xí Muội rồi kêu lên:

- Nhớ!...rồi chị chỉ vào mặt Xí Muội hỏi một câu làm... cụt hứng: Nhưng mà hỏng nhớ tên. “Mày” tên gì?

Đối với đám em út chị cứ mày mày, tao tao nghe không quen thấy cũng ... hơi kỳ. Nhưng nghe riết rồi lại thấy thân thiện. Tánh chị tự nhiên và bình dị như vậy đó. Ai hiểu sẽ thấy chị vô tư như con nít, chẳng biết lo là gì, số sướng thiệt. Chắc là mọi sự đều “cậy” vào ông xã, giống như ...Xí Muội vậy. Nghe anh Hai nói lại, trước khi chị bay sang Toronto, chồng chị phải phôn gửi gấm anh Hai trước vì không an lòng cho chị. Đức phu quân của chị Loan ơi! lần sau cứ tháp tùng theo một bên như ông xã của em vậy là khỏi phải lo lắng gì hết... hí... hí...

Phương Hồng Quế với Phương Hồng Ngọc thì đương nhiên là phải có mặt rồi, vì hai người này là đầu tàu đã có một “good idea” đứng ra tổ chức buổi đại nhạc hội họp mặt 3 thế hệ ca sĩ của đại gia đình ban Việt Nhi ngày xưa để vinh danh và nhớ ơn người thầy đã có công đào tạo cho mình thành tài. Phương Hồng Quế vẫn giữ được nét thon thả từ vóc dáng cho đến khuôn mặt, giọng ca vẫn ngọt ngào, thật không hổ danh đã một thời được mệnh danh là “TV chi bảo” trước 75. Phương Hồng Ngọc càng “lộng lẫy” hơn xưa. Đám khán giả gặp cô ở ngoài hành lang sau khi hát xong, đã bu lại “chiêm ngưỡng” cô và khen rằng:

- Cô Phương Hồng Ngọc ơi! ba mươi mấy năm rồi mới được gặp lại cô và nghe cô hát, nhất là được nhìn thấy cô ở ngoài, cô đẹp quá!

Có một khán giả tò mò hỏi:

- Hỏi thiệt cô nghe! cô có sửa sắc đẹp không vậy?

Phương Hồng Ngọc cười rất tươi và trả lời rất thành thật:

- Cũng có... chút chút. Tới tuổi này mà không sửa thì làm sao mà đẹp được?

… “chút chút” của Phương Hồng Ngọc là “cái gì” nhỉ? Xí Muội ở cận kề bên Phương Hồng Ngọc đây mà “nhìn” còn không ra được cái chút chút đó thì làm sao mà khán giả thấy được? công nhận là “cái” chút chút đó khéo thiệt, Phương Hồng Ngọc thành thật rất thật đáng khen, có lẽ nhờ vậy mà cô được nhiều cảm tình của khán giả, Có nhiều người nhìn một cái là biết sửa lung tung, nhưng hể hỏi thì chối bây bẩy ra cái điều ta đây đẹp “trời cho” không cần phải sửa chữa gì cả.

Ngoài ra còn có chị Hoàng Oanh, người ca sĩ đàn chị mà Xí Muội chưa một lần tiếp xúc, ngoại trừ thỉnh thoảng gặp nhau trong gia đình Việt Nhi ngày xưa. Người ca sĩ trầm lặng rất ít nói, chỉ mỉm cười xã giao với Xí Muội mà thôi! lại còn vâng vâng, dạ dạ và gọi Xí Muội là... “chị” nữa chớ Giời ạ! làm Xí Muội cảm thấy xa lạ gì đâu. Nhưng đến buổi tối trình diễn và một ngày chót trước khi lên máy bay về lại Mỹ, chị đã bắt đầu thân thiện và gọi Xí Muội là “em” rồi, không còn xa lạ nữa. Nói nhỏ quý vị nghe, Xí Muội còn được hân hạnh hợp ca chung với chị và ca sĩ Kim Loan cùng một con nhỏ “đàn em” là ô mai Thanh Vân bài Trường Làng Tôi nữa đó quý vị. Hân hạnh chưa? ca chung với đại ca sĩ thứ thiệt chứ bộ. Đùa chơi bởi Xí Muội vui quá khi trở lại được những ngày “Khi xưa ta bé”. Đó cũng là tựa đề một bài hát mà nữ ca sĩ Thanh Lan đã hát trong ngày đại hội đó, chị Thanh Lan cũng là người ca sĩ được đào tạo từ lò Nguyễn Đức mà ra.

Tưởng Xí Muội bay sang Toronto trễ nhất (tối khuya ngày 10 tháng 5) ai dè chị Xuân Kiều còn trễ hơn Xí Muội nhiều. Tối 11 tháng 5 bắt đầu trình diễn mà trưa bữa đó vợ chồng chị mới xuống máy bay từ TX qua. Chị Xuân Kiều với chị Thanh Lan là một cặp bài trùng rất thân nhau, đã từng xuất hiện và hát cặp với nhau trong ban “Tiếng Hát Học Trò” từ trước năm 75. Người nữ “ca sĩ” có cái tên nghe rất là Tàu. Sở dĩ Xí Muội phải đóng ngoặc hai chữ ca sĩ là bởi vì chị đã bỏ ngang không theo ngành ca hát mà thành công ở một địa hạt khác.

Khuôn mặt chị cũng phản phất nét đẹp của những tài tử Hong Kong, chị có một giọng ca trầm rất truyền cảm và một giọng ngân rất tuyệt vời mà hồi nhỏ Xí Muội bắt chước hoài không được. Chỉ tiếc là sau này chị không làm ca sĩ mà lại trở thành xướng ngôn viên đài truyền hình số 9. Hiện tại chị rất hạnh phúc bên đấng phu quân bảnh bao, cao lớn, còn rất... “phong độ” và ba cô con gái cũng đẹp như tài tử Tàu. Em mừng cho chị bởi con gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu phải không chị? thấy ai hạnh phúc là mình mừng cho họ. Mỗi lần gọi điện thoại cho chị, gặp phải ông xã chị, nghe anh ngọt ngào gọi chị với những lời ân cần, săn sóc (nghe lén qua điện thoại.) Xí Muội nói ông xã phải “bắt chước” giống như vậy, ông xã cười và kí đầu Xí Muội nói:

- “Bây nhiêu” cũng chưa đủ hay sao mà còn muốn thêm? Tham quá vậy cô!

Chị song ca với chị Thanh Lan bản “Tiếng Sáo Thiên Thai” được hoan nghênh quá xá trời đất luôn. Hy vọng nếu có lần sau, mong sẽ được nghe lại giọng hát của chị với những bài đơn ca. Học trò anh Hai thì nhiều lắm, kể không hết được, nhưng mỗi người một hoàn cảnh, đâu phải ai cũng thu xếp vẹn toàn để bay sang Toronto tham dự được đâu.

Chị Phương Hồng Hạnh lúc đầu cũng dự định là sẽ sang, nhưng cuối cùng cũng không thu xếp được chuyện làm ăn nên đành phải hủy bỏ, chị cứ tiếc mãi và nhờ Xí Muội chuyển lời hỏi thăm đến mọi người và... chúc: “Happy birthday” to anh Hai (sinh nhật thầy vào cuối tháng 5).

Còn ca sĩ Phương Bích Hằng thì thôi khỏi nói, chị là người hăng hái rũ Xí Muội đầu tiên khi P H Quế cho hay sẽ có buổi họp mặt như vậy, nhưng cuối cùng thì... “xù”. Mọi người hỏi Xí Muội Phương Bích Hằng có đi không? (vì chị Hằng ở cùng San Jose với Xí Muội). Xí Muội nói chị bị bịnh “lỗi nhịp con tim” nên không ngồi máy bay đi xa được.

Mọi người cười quá chừng và nói chắc tại chị “yêu” nhiều quá nên con tim bị “lỗi nhịp” chứ gì? Thật ra nói vậy thì cũng oan cho chị, chị bị bịnh thiệt. Con tim của chị đang đập bình thường, nhưng thỉnh thoảng bỗng dưng nó rớt một nhịp, có nghĩa là nó không chịu nghe lời, đang đập ngon lành khi không vậy nó “stop” một tích tắc thôi rồi lại tiếp tục đập trở lại. Mỗi lần như vậy là chị tái mét mặt mày, hổn hà hổn hển phải thở oxy ngay, bác sĩ khuyên không nên đi máy bay lâu quá, cho nên chị không đi là như vậy.

Tóm lại chuyến đi họp mặt đối với Xí Muội rất vui vẻ và thành công, khán giả thương nên ở lại đến phút cuối cùng và vỗ tay hoan nghênh quá trời luôn. Anh Hai khóc ròng vì cảm động khi thấy và nghe lại được tiếng hát của đám học trò trong những bài hợp ca ngày xưa khiến chị Kim Loan phải ôm anh Hai “dỗ dành” mãi. Thêm MC Trần Quốc Bảo rất dí dõm khi giới thiệu là những “em bé” ban Việt Nhi ngày xưa, những tiếng hát của ba, bốn chục năm về trước, nhưng chị Xuân Kiều đâu có chịu, chị đứng phía sau “đính chánh”:

- Hơn chứ! ba, bốn chục năm cái gì?

Nghe vậy T. Q. Bảo hỏi lại:

- Năm chục năm hả?

Chị Kiều tăng liền:

- Sáu chục năm thì có đó chứ!

Trần Quốc Bảo la lên:

- Wow..! trời ơi! vậy là mấy chị quá trẻ! thiệt là bái phục bái phục.

Cả bọn cười khúc khích, khán giả cũng... cười luôn. Hy vọng trời thương cho “anh Hai” còn khỏe mạnh, và nếu hoàn cảnh cho phép, sẽ có thêm một lần họp mặt tại Mỹ để những tiếng hát của “60” năm về trước được dịp trở lại sân khấu, nhất là ca sĩ Phương Bích Hằng, chị vẫn còn “khoái” hát lắm! Chị nói đi xa thì chị đi không được, nhưng nếu ở gần thì chị... “quậy” cho mà coi. Riêng Xí Muội chỉ dám “ké” với mấy chị trong những màn hợp ca mà thôi chứ chẳng dám ca một mình, mà có dám cũng chẳng ai cho mà hát. Một “ca sĩ” không tên tuổi với biệt danh là... “Phương Tào Lao”... hí... hí... Cũng họ “Phương” vậy chứ bộ! đúng là... tào lao thiệt.

chieclavotinh
05-04-2019, 10:32 PM
“Nước Mắt Mùa Thu”
THÁI-VINH

Mỗi lần được đề cử lái xe đón nữ ca sĩ đến Arizona làm văn nghệ, tôi rủ đi theo, nàng đều từ chối. Có lẽ các nữ ca sĩ trẻ quen sử dụng quái chiêu xưng em đối với tôi; nhưng lại xưng con với nàng, nghe chướng tai chăng?

Trái lại, hôm ấy tôi rủ đi đón "Nước Mắt Mùa Thu", nàng vui vẻ bằng lòng ngay làm tôi ngạc nhiên:

- Sao kỳ vậy em?

- Có gì kỳ đâu anh? Tại hồi nhỏ, Ba em mở băng nhạc "Nước Mắt Mùa Thu" ở tiệm hình nghe suốt ngày và cô ca sĩ ấy cũng đã từng sang Lào trình diễn.

Tôi rất bằng lòng vì có nàng đi theo, chúng tôi sẽ được đậu xe tại bãi đậu dành cho nhân viên, rồi lấy Phoenix Sky Train là chuyến tàu tự động vận chuyển miễn phí dành cho khách du lịch giữa Đường sắt Metro Valley ở góc đường 44 và Washington đến Bến Cảng Trời số 4, 3, và 2 của Phoenix Sky Harbor hoạt động mỗi 3 hoặc 5 phút suốt ngày đêm.

Tôi ngồi bồn chồn trên ghế đợi, hỏi bâng quơ:

- Không biết cô ta có mang theo nhiều hành lý?

Rồi tự trả lời:

- Ca sĩ đi sô nào mà chẳng mang theo nhiều đồ trang điểm và băng nhạc?

Nàng nhắc:

- Anh nên đến tận cổng ra cho cô ấy thấy?

Tôi mừng thầm:

- Có thế ấy mà mình sợ nàng không bằng lòng!

Từ tít xa xuất hiện bóng người với mái tóc ngắn quen thuộc trang điểm nụ cười làm tim tôi xao xuyến. Tôi đón lấy cái va li nhỏ, thân mật hỏi:

- Còn hành lý nào nữa không? Chờ khá lâu khiến tôi sốt ruột hát đi hát lại bài ấy mấy lần...

- Chỉ thế này thôi; nhưng hát bài gì vậy?

Tôi cất tiếng hát nho nhỏ:

"Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều
Bằng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu..."

Cô tươi cười, hát theo:

"Từng chiếc từng chiếc lệ khô vàng héo
Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ réo tên người đời quên
Nước mắt mùa thu khóc than triền miên..."

Tôi cảm động quá, tự nhiên bàn tay kia choàng lên vai người ca sĩ mà tôi hằng yêu mến giọng ca buồn bã từ hơn nửa thế kỷ qua.

- Kìa... còn một người nữa đang chờ "Nước Mắt Mùa Thu"!

Tôi giới thiệu tên nàng; cả hai nhanh chóng kết thân nhau như chị em.

Tôi đăng tấm hình chụp chung với "Nước Mắt Mùa Thu" tại phi trường lên Facebook:

- Các bạn ở Arizona để tôi đố các bạn ở nơi khác, ai đây?

Một bạn ở Florida hỏi:

- Ai vậy?

Tôi gợi ý:

- Người bạn cũ Bùi Thị Oanh mất tin nhau đã mấy chục năm; còn nhớ không?

Không ai biết Bùi Thị Oanh; chỉ có một cô ở Arizona gửi hai cái nhãn nhe răng cười.

- Cô cười gì vậy?

- Cười là vì biết người đó là ai, nhưng bị cấm nói!

"Nước Mắt Mùa Thu" là một bài hát của Phạm Duy. Phạm Duy là phù thủy âm nhạc; nhất là thơ phổ nhạc. Bài thơ nào được ông phổ nhạc đều trở thành bài ca bất tử, như Ngậm Ngùi của Huy Cận, Thuyền Viễn Xứ của Huyền Chi, Em Hiền Như Ma Soeur của Nguyễn Tất Nhiên, Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư, Mùa Thu Paris của Cung Trầm Tưởng... Có lẽ vì Phạm Duy cũng là một thi sĩ nên nhạc của ông như phép thêm sức nâng bài thơ hay hơn mấy phần chăng? Chính ngàn lời ca của ông cũng tựa hồ như ngàn lời thơ phổ nhạc nên rất dễ thấm vào hồn người nghe. Đặc biệt có những bài hát dường như ông viết riêng cho một giọng hát nào đó cho dù không đề tặng và người hát cũng không quan tâm như bài "Nước Mắt Mùa Thu" mà tôi cho là một trong những bài thơ buồn hay nhất của thi sĩ Phạm Duy. Bài thơ nói về cuộc đời và giọng ca buồn bã của một ca sĩ mà "Nước Mắt" là Lệ và "Nước Mắt Mùa Thu" là Lệ Thu.

Theo website Phamduy.com, "Nước Mắt Mùa Thu" được soạn xong năm 1970 và được cấp phép xuất bản ngày 10 tháng 9 năm 1971 không đề tặng ca sĩ Lệ Thu.

-Trên máy bay đã ăn gì chưa?

- Chưa.

- Vậy chúng ta đến Sweet Tomatoes thưởng thức Rau Cháo nhé?

- Ớ California, Thu rất thích quán ăn đó.

Ngoài đời không có Lệ, chỉ có Thu vui vẻ; không giống Lệ Thu với đôi mắt nhìn xa xăm, cất tiếng ca buồn bã như vang vọng từ cõi chết mê hồn!

Thấy tôi ăn uống chậm chạp, tưởng tôi bệnh. Tôi kể đã bốn năm nay từ khi du lịch Caye Caulker ở xứ Belize trở về, tôi thay đổi theo cách sống "Go Slow" của dân ở đảo để thưởng thức đời sống có ý nghĩa hơn bằng cách đi chậm lại để ngắm nghía cảnh đẹp chung quanh; nghĩa là muốn sống lâu hãy sống tà tà. Không có lý do gì cần phải chết sớm để được người đời thương mến mình?

Lệ Thu cười:

- Triết lý lắm!

Tôi hỏi:

- Đây là lần đầu tiên Lệ Thu đến Arizona?

- Đến nhiều lần rồi.

- Vậy đã được xem bao nhiêu cảnh đẹp ở Arizona?

- Chỉ đến hát xong là đi.

- Trời... thế thì cũng giống như bao nhiêu ca sĩ khác; có chết sớm cũng vậy thôi! Đã đến Tân Đảo Nouvelle Calédonie hát chưa?

- Ố... Thu mong được đến đó một lần!

- Chúng tôi đã ở Tân Đảo thơ mộng ấy gần mười năm.

Đó là nơi duy nhất trên địa cầu ca sĩ Việt Nam nào đến hát đều bị mời ở lại, được tôn kính như bậc thần tiên mà không cần phải chết sớm, được đưa lên rừng xuống biển khám phá cảnh đẹp mê ly đã đời mới thả cho về. Không tin, hãy hỏi Elvis Phương, Khánh Ly, Giao Linh, Chí Tài, Đăng Lan, Hải Yến, Lynda Trang Đài, Quốc Anh... Vậy còn muốn chết nữa không?

Tôi đã đọc nhiều bài phỏng vấn Lệ Thu, phần lớn chỉ xoay quanh chủ đề "Dang dở" mà tôi thì không thích về đề tài đó. Tôi đưa bài thơ "Một Mình" của người bạn vong niên đã quá cố, nhạc sĩ Trịnh Hưng. Chờ đọc xong, tôi hỏi: Lệ Thu nghĩ thế nào về hai câu kết?

"Một mình lắm lúc ngồi ì
Hai mình có phải diệu kỳ hơn không?"

- Đúng như vậy; nhưng Thu sống bằng âm nhạc và mê đọc sách nên không có thì giờ buồn.

Trong lần hội ngộ đầu tiên ở Tân Đảo với ca sĩ Đăng Lan, người vượt biên cùng thuyền Trường Xuân với tôi, có giọng đọc vô cùng êm ái và lôi cuốn trong các đĩa băng "Hành Trình về Phương Đông" và "Đường Mây Qua Xứ Tuyết" của Blair T. Spalding qua bản dịch hấp dẫn của Nguyên Phong, tôi thường tự hào trí nhớ nên hỏi: "Đăng Lan thuộc lòng khoảng bao nhiêu bài hát?" Đăng Lan thuộc lòng khoảng 100 bài đã làm tôi giật mình. Tôi cũng lập lại câu hỏi ấy; ca sĩ Lệ Thu còn có trí nhớ phi thường gấp nhiều lần hơn làm tôi vô cùng kính sợ.

- Xin cho nghe một vài bí quyết?

Cô sáng mắt lên:

- Anh biết xoa mạt chược không?

Tôi ấp úng:

- Có học sơ qua, thấy khó, tốn kém, vả lại không có bạn xoa... Nhưng xoa mạt chược có ăn nhằm gì với thuộc lòng bài hát?

- Anh không biết đó thôi; chứ xoa mạt chược đòi hỏi trinh độ tính toán và sắp đặt, chưa kể tiếng kêu va chạm vui tai và sờ vào quân bài là có thể biết cây gì rất hứng thú. Đó là cách giải trí phòng chống bệnh lãng trí hiệu nghiệm nhất.

Tôi đang thả hồn lang thang nhớ tới hôm nào ở Trung Tâm Cao Niên Gilbert đã có người rủ mà tôi bỏ lỡ cơ hội xoa mạt chược, bỗng nghe nàng hỏi:

- Chị Lệ Thu có tập Yoga không?

- Ô... Thu luyện Hồng Gia Quyền.

Khác với mọi lần, ca sĩ được đón chỉ muốn về ngay khách sạn để nghỉ ngơi khôi phục công lực cho đêm hát, Lệ Thu thoải mái ăn uống và tâm sự với chúng tôi cho đến ba giờ chiều mới chia tay tại khách sạn.

- Cứ nghỉ ngơi; tối nay Ban Tổ Chức Hoa Hậu Việt Nam AZ 2018 sẽ cho người đến đón Lệ Thu.

- Ông Bà làm ơn đón Thu, được không?

Lúc ra về, nàng cười:

- Xưa nay, khán giả theo ca sĩ; còn Lệ Thu thì ngược lại. Chị ấy là bạn cũ của anh?

- Anh đùa thôi. Nếu không có cuộc đổi đời vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì bọn sinh viên như anh làm gì có tiền đi phòng trà sang trọng như Queen Bee, Tự Do, Ritz... để nghe Lệ Thu hát! Anh thật sự mê Lệ Thu qua vài người bạn vào những năm đầu bỏ nước ra đi; họ may mắn hơn anh là mang được quê hương theo trong những băng nhạc "Tiếng hát Lệ Thu"!

Buổi "Đại Nhạc Hội Xuân Mới" tối hôm đó, Lệ Thu với cô bạn cùng phòng là ca sĩ kiêm hoa hậu Hà Phương Nguyên ngồi vào bàn giám khảo chấm thi "Hoa Hậu Việt Nam Arizona 2018". Khán giả được nghe Lệ Thu hát nhạc sống (live) bất ngờ với tiếng đàn của nhạc sĩ Đào Khôi qua mấy tình khúc được ưa chuộng quen thuộc của Ngô Thụy Miên, Trường Sa, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, và Vũ Đức Sao Biển. Lệ Thu không gắn bó với riêng một nhạc sĩ nào, như Thái-Thanh với Phạm Duy, Khánh Ly với Trịnh Công Sơn, hay Thanh Thúy với Trúc Phương. Lệ Thu cũng không quên dành riêng cho khán giả một bài hát yêu cầu. Tôi đang ao ước nghe "Nước Mắt Mùa Thu" thì một giọng hét "Giấc Mơ Hồi Hương" mạnh mẽ vang lên trong hội trường. Lệ Thu ngập ngừng, tươi cười: "Giấc Mơ Hồi Hương" là của Lệ Thu, nhưng hát bài ấy cần phải tập dượt ăn ý với tiếng đàn, xin để lần sau. Tôi nghĩ tới một đêm nhạc thính phòng "Nước Mắt Mùa Thu" hay "Giấc Mơ Hồi Hương" của Lệ Thu với tiếng đàn Piano êm dịu thì khán giả đã bằng lòng với "Mười Năm Tình Cũ" của nhạc sĩ Trần Quảng Nam. Sau buổi Đại Nhạc Hội đã gần 12 giờ đêm mà Hà Phương Nguyên, Lệ Thu, và chúng tôi còn chạy tìm thưởng thức Burger trứ danh của quán In-N-Out. Tôi đã trao một quyển Bút Tre ghi dấu tình bạn cùng hai tập nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng và Đỗ Trọng Thi nhờ Lệ Thu hát.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến đón thì "Nước Mắt Mùa Thu" đang nằm cười khúc khích, đọc "Về Hưu Làm Gì?" Đúng là ca sĩ "mọt sách" không biết buồn!

Chúng tôi lưu luyến chia tay nhau; không biết bao giờ gặp lại? Tôi nghĩ trong trái tim của mỗi người đàn ông đều có ít nhất hai hình bóng phụ nữ: Một người, không nhất thiết phải là bạn đời; nhưng người kia chắc chắn phải là người ca sĩ mà họ ái mộ nhất! Tôi đã gọi thăm "Nước Mắt Mùa Thu" nhiều lần; và mỗi lần gọi, tôi đều ngập ngừng hát:

"Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều
Bằng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu.."

Khoa1221
05-06-2019, 04:32 AM
Mẹ Ơi,



https://www.youtube.com/watch?v=qAAP7MJObxw



Hôm nọ , cậu Sáu ở Việt Nam có gởi tấm hình của gia đình mình cho con . Trong hình có Ba, có Mẹ , có Chị 2 . Trên tay Mẹ , là con . Hình như lúc đó con vưà tròn 1 tuổi . Uớc gì , hôm nay có Mẹ bên cạnh để con đuà với Mẹ và hỏi : Con lúc đó nặng không Mẹ ?

Mẹ ơi, Sắp đến ngày Mother's day. Đây là ngày lễ Mother's Day đầu tiên, Con không có Mẹ bên cạnh. Tuy khoảng mấy năm vưà qua, Con theo sự nghiệp sống xa Mẹ, và trong những ngày lễ này, Con gọi về thăm Mẹ. Lúc nào cũng như lúc nào, Mẹ khóc: "Mẹ nhớ Con lắm, Khoa ơi!" Ngày 12 tháng 5 năm nay, con không còn nghe đuợc 2 chữ "Khoa ơi" từ Mẹ nữa !!!

Mẹ còn nhớ lúc gia đình mình bước chân tới xứ Mỹ, đời sống rất giản dị. Mẹ hay nói : " Tuy mất tất cả, nhưng gia đình mình còn bên nhau, đó là uớc mong lớn nhất của Mẹ ". Mẹ còn nhớ không? Mỗi sáng tuy phải đi làm rất sớm nhưng Mẹ vẫn lo đồ ăn cho gia đình chu đáo. Lúc Con đi học đại học, con nhớ hoài, mỗi sáng khi con thức là có ổ bánh mì lạp xưởng cho con ? Con ăn mỗi ngày suốt mấy năm, con ăn mà ngán lắm, nhưng không bao giờ nói gì vì con biết Mẹ đã bỏ nhiều thời giờ và sức khoẻ lo cho con, cho Ba và cho gia đình mình. Uớc gì, ngay bây giờ, con có một ổ bánh mì lạp xưởng trong tay...

Mẹ ... Có lẽ đó đã là một trong những chữ đầu tiên mà con hoặc bao đứa trẻ khác đã bập bạ bập bẹ gọi lên khi bắt đầu tập nóị. Vì dù sao đi nữa ... dưới mắt của một đứa trẻ ... có còn ai quan trọng hơn Mẹ của nó đâu nhỉ ? Hình ảnh những tháng ngày ấu thơ luôn in sâu trong tâm khảm con, gần như lúc nào cũng có bóng dáng của Mẹ.

Bao yêu thương, chăm sóc và lo lắng mà ngày xưa Mẹ dành cho con mình khi con mình còn bé, đến khi các con lớn khôn và có gia đình riêng thì Mẹ lại tiếp tục đổ dồn tình yêu của Mẹ lo lắng thương yêu đó lại cho các cháu mình sau này! Hai đưá con của chị 2 cũng thương nhớ bà ngoại nhiều. Và cứ như thế ... như dòng nước trong nguồn tiếp tục chảy hoài, chảy mãi, chảy không bao giờ ngừng ... Mẹ đã suốt đời thủ vai trò làm Mẹ cho các con của Mẹ và vai trò làm Bà cho các cháu của Mẹ .

Đêm nay, con đang ngồi xem lại giấy tờ cho công việc, con chợt nghe bài hát Đèn Khuya khiến con nhớ mẹ rất nhiều . Con ráng cầm nuớc mắt. Ngày xưa, lần nào con về bên Mẹ , Mẹ đều ôm con vừa mừng và vưà khóc. Cho dù con bao nhiêu tuổi, một trong những điều Mẹ luo^n dặn dò là : "Con cần gì thì gọi Mẹ " . Mẹ ơi, lúc nào Mẹ cũng vẫn là Mẹ và lúc nào con cũng cần có Mẹ trong cuộc sống hằng ngày của con ... Mẹ ơi !

Lá thư này con viết cho Mẹ trong nỗi nhớ mênh mang. Con cảm ơn tình thuơng vô bờ bến của Mẹ .

Mừng Ngaỳ Của Mẹ , Mother's Day... Con nhớ Me rất nhiều !!!

Khoa1221
07-15-2019, 05:16 AM
Đèn Khuya


https://www.youtube.com/watch?v=Dwso4A4ELU0

Khoa1221
08-12-2019, 04:37 AM
Em Về Thăm Huế Giùm Anh*


https://i.postimg.cc/Kvr5HFTk/IMG-4877.jpg (https://postimages.org/)(Mượn hình của HXhuongkhuya)





"Thương nhớ một trời – Huế của thơ
Bến Ngự – sông Hương những con đò
Tiếng hò ai thả theo giòng nước
Để buồn trôi dạt cả ước mơ"
st (sưu tầm)


Đôi khi trong cuộc đời , có những kỷ niệm mãi sống trong trái tim chúng ta và Huế không phải chỉ là kỷ niệm nhớ mãi, mà Huế thật sự sống trong tôi với dòng sông Hương thơ mộng với cảnh đẹp thiên nhiên của núi Ngự Bình. Tôi đến Huế để ngắm xem phong cảnh hữu tình của mảnh đất Thần Kinh cùng con người trên xứ Huế, tôi nhận ra Huế có một sức thu hút và quyến rũ lạ kỳ.

Huế không chỉ đẹp bởi những danh lam thắng cảnh và di tích lich sử, Huế còn đẹp bởi những hàng phuợng vĩ chạy dài trên những con đường dọc theo mé sông, bên những cây cầu dài bắc qua sông Hương. Cầu Truờng Tiền với 6 vài cong cong trên 12 nhịp cầu soi bóng xuống dòng sông, ngắm xem những cô nữ sinh mặc y phục áo dài trắng xoá như những cánh bướm vờn bay. Tôi từng thả lòng tâm tư giữa muôn muôn cánh bướm đài trang bay trong gió mà không thể ngờ tôi đang ở đây giữa lòng phố Huế.

Mùa Hè này có cô bạn về thăm nhà, tôi muốn gởi cô bạn mang giùm tôi một chút tâm tình cho Huế . Người Huế thân thiện, hiếu khách và rất tình cảm. Huế dịu dàng, thâm trầm, sâu lắng ,mộng mơ. Trong suốt thời gian ở Huế, ngày nào tôi cũng được hướng dẫn đi thăm thành phố, các di tích lăng tẩm chùa chiền cùng những thắng cảnh. Ngồi du thuyền trên sông Hương giữa đêm trăng mà nhớ đến bài hát Vĩ Dạ Đò Trăng.

Huế có những quán hàng hai bên đường phố, không những hàng quà trên bờ sông. Chiếc du thuyền đưa chúng tôi trên sông Hương, chợt nghe những tiếng rao buôn bán từ những chiếc đò nho nhỏ trôi chung quanh. Tuy đã nghe nói món cơm Hến từ lâu , mãi khi đến Huế tôi biết thêm một điều, ngoài bún bò, Huế có món cơm hến là đặc sản Huế, ăn cũng ngon lắm. Cơm Hến gồm đủ mùi vị cay, mặn, nồng, the chua vì có những lát khế xắt mỏng ăn kèm, nhưng dư vị để lại vẫn là vị mặn mà tình Huế. Khi ngồi trong những quán cóc bên đuờng , đâu đó xa xa tôi nghe tiếng rao lanh lảnh kéo dài của những em bé bán nước chè: "Trà đá nì, Ai trà đá không " . Một ấn tuợng khác là tiếng bánh mì của em bé lúc trời lờ mờ sáng " ai bánh mì nóng không " .

Có một kỷ niệm khác làm tôi nhớ mãi là trong chuyến đi thăm Huế, đang chờ nguời bạn thì bất chợt tôi gặp một nhóm mấy cô " Nữ sinh Đồng Khánh " đi qua . Các cô nữ sinh tha thướt trong chiếc áo dài trắng, nón bài thơ, cặp sách cầm ôm trên tay. Lúc đó tự nhiên tôi thấy một cảm giác nao nao “ chi lạ sao đó " . Lần gặp gỡ đầu tiên này với mấy cô nữ sinh Đồng Khánh, trường cũ nay đã đổi tên, vẫn làm tôi nhớ mãi cái tên trường gọi ngày xưa " Đồng Khánh " , khi tôi nhớ về hình ảnh của các cô nữ sinh xứ Huế .

Lại nhớ đến..." Em " của tôi ngày xưa chừ đã thành cố nhân. Cô gái Huế ấy từng cùng tôi lang thang qua những ngôi chùa Huế cổ kính rêu phong, những ngày mưa lang thang phố Huế nghe Mưa Hồng, Hạ Trắng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi lặng yên nghe em say sưa nói về màu nắng tinh khôi trên hàng cây long não trên con đường Huế sau mưa, những cơn mưa Huế dai dẳng mà đáng yêu và những cô gái Huế như em của Huế năm nào giống bao cô gái khác mà sao còn để lại sự nồng ấm kéo dài.

Có một lần, cũng trong ngày mưa, em cùng tôi lên đồi Thiên An ngắm mưa. Mà quả là ngắm mưa Huế thật lạ . Đứng dưới những hàng thông xanh trên ngọn đồi vừa mát lạnh vừa thấm chút mưa ướt át rồi ngắm mưa. Trong màn mưa xám giăng giăng, nước sông Hương từ xa như trườn lên sát bờ . Cố nhiên là vẫn còn nhiều lắm những điểm ngắm mưa Huế thú vị như đồi Vọng Cảnh hay khi lang thang trên những chiếc cầu gắng liền xứ Huế. Khi ngắm mưa Huế cùng vạn vật ở một quán cóc bên đường cũng thú vị rồi.

Mưa Huế không phải chỉ ở chỗ ngắm, mà càng thơ mộng hơn là nghe tiếng mưa. Tôi thấy thật đúng theo lời ai đó đã viết nhắn nhủ rằng mưa Huế như tiếng đàn của thiên nhiên, tiếng mưa như những sự va đập vô thường nhưng hết sức tinh tế , lúc thì nhè nhẹ như tiếng thầm thì trên mái lá, lúc lại xa xôi như ai đang kể một câu chuỵên xưa, có lúc như tiếng cười giòn tan của của những cô thôn nữ. Mưa Huế bí ẩn như người con gái Huế. Và đúng, phải đi trong mưa của Huế , mới cảm nhận được sự bí ẩn cùng vẻ lãng mạn thơ mộng cố hữu của Huế.

Em bảo Huế chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Mưa Huế sướt mướt như người con gái khóc nỉ non, buồn nẫu ruột, mưa kéo dài suốt mấy ngày liền, mưa to rồi dứt, lại có cơn mưa khác đến ! Mưa rả rích trên mái ngói rêu phong, mưa lộp độp trên mái tôn, trên tàu lá chuối sau vườn, mưa dâng tràn sông Hương, mưa ngập lụt cố đô ! Mưa buồn, mưa vui , mưa lãng mạn , mưa của kỷ niệm những ngày tôi cùng em lang thang xứ Huế .

Bây chừ Huế đã quá xa, còn ngày tháng vẫn lặng lẽ trôi , mỗi lần mưa trên thành phố lại làm tôi thấy nhớ mưa Huế. Đúng rồi, "không biết ngày xưa mưa rơi thì sao , bây chừ mưa rơi lại buồn ... " . Có lẽ đó cũng là tâm trạng chung của những nguời mến nhớ Huế như tôi. Tôi từng đọc đâu đó câu thơ của một nhà thơ Huế, rằng: " Khi mô em về thăm Huế xưa. Nhớ gói giùm anh một chút mưa...". Nhớ nhé ... " Em về thăm Huế gùm Anh " , tôi mượn tựa đề của HXhuongkhuya để viết gửi đến em, người con gái xứ Huế .

Tháng 8 ngày 9 này Hà về Huế nhân ngày hội ngộ các thầy cô bạn bè trường Gia Hội, Hương còn nhớ Hà (DF) mà ha. Thân chào các bạn từ các nẻo đường đất nước về chung vui . Mong các bạn tận hưởng những giây phút tuyệt vời trong ngày hôm nay . Khoa nhắc lại những kỷ niệm về Huế tưởng đôi khi đã đi vào quên lãng, nhưng vẫn mãi sống trong ký ức của nguời mến nhớ về cố đô Huế.

Khoa 8/2019

cuocsi
08-13-2019, 06:24 PM
https://www.youtube.com/watch?v=hXLqhTsyeJc

cuocsi
08-14-2019, 12:50 AM
Em Về Thăm Huế Giùm Anh


https://i.postimg.cc/Kvr5HFTk/IMG-4877.jpg (https://postimages.org/)
(Mượn hình của HXhuongkhuya)





"Thương nhớ một trời – Huế của thơ
Bến Ngự – sông Hương những con đò
Tiếng hò ai thả theo giòng nước
Để buồn trôi dạt cả ước mơ"
st (sưu tầm)


Đôi khi trong cuộc đời , có những kỷ niệm mãi sống trong trái tim chúng ta và Huế không phải chỉ là kỷ niệm nhớ mãi, mà Huế thật sự sống trong tôi với dòng sông Hương thơ mộng với cảnh đẹp thiên nhiên của núi Ngự Bình. Tôi đến Huế để ngắm xem phong cảnh hữu tình của mảnh đất Thần Kinh cùng con người trên xứ Huế, tôi nhận ra Huế có một sức thu hút và quyến rũ lạ kỳ. Huế không chỉ đẹp bởi những danh lam thắng cảnh và di tích lich sử, Huế còn đẹp bởi những hàng phuợng vĩ chạy dài trên những con đường dọc theo mé sông, bên những cây cầu dài bắc qua sông Hương. Cầu Truờng Tiền với 6 vài cong cong trên 12 nhịp cầu soi bóng xuống dòng sông, ngắm xem những cô nữ sinh mặc y phục áo dài trắng xoá như những cánh bướm vờn bay. Tôi từng thả lòng tâm tư giữa muôn muôn cánh bướm đài trang bay trong gió mà không thể ngờ tôi đang ở đây giữa lòng phố Huế.

Mùa Hè này có cô bạn về thăm nhà, tôi muốn gởi cô bạn mang giùm tôi một chút tâm tình cho Huế . Người Huế thân thiện, hiếu khách và rất tình cảm. Huế dịu dàng, thâm trầm, sâu lắng ,mộng mơ. Trong suốt thời gian ở Huế, ngày nào tôi cũng được hướng dẫn đi thăm thành phố, các di tích lăng tẩm chùa chiền cùng những thắng cảnh. Ngồi du thuyền trên sông Hương giữa đêm trăng mà nhớ đến bài hát Vĩ Dạ Đò Trăng. Huế có những quán hàng hai bên đường phố, không những hàng quà trên bờ sông. Chiếc du thuyền đưa chúng tôi trên sông Hương, chợt nghe những tiếng rao buôn bán từ những chiếc đò nho nhỏ trôi chung quanh. Tuy đã nghe nói món cơm Hến từ lâu , mãi khi đến Huế tôi biết thêm một điều, ngoài bún bò, Huế có món cơm hến là đặc sản Huế, ăn cũng ngon lắm. Cơm Hến gồm đủ mùi vị cay, mặn, nồng, the chua vì có những lát khế xắt mỏng ăn kèm, nhưng dư vị để lại vẫn là vị mặn mà tình Huế. Khi ngồi trong những quán cóc bên đuờng , đâu đó xa xa tôi nghe tiếng rao lanh lảnh kéo dài của những em bé bán nước chè: "Trà đá nì, Ai trà đá không " . Một ấn tuợng khác là tiếng bánh mì của em bé lúc trời lờ mờ sáng " ai bánh mì nóng không " .

Có một kỷ niệm khác làm tôi nhớ mãi là trong chuyến đi thăm Huế, đang chờ nguời bạn thì bất chợt tôi gặp một nhóm mấy cô " Nữ sinh Đồng Khánh " đi qua . Các cô nữ sinh tha thướt trong chiếc áo dài trắng, nón bài thơ, cặp sách cầm ôm trên tay. Lúc đó tự nhiên tôi thấy một cảm giác nao nao “ chi lạ sao đó " . Lần gặp gỡ đầu tiên này với mấy cô nữ sinh Đồng Khánh, trường cũ nay đã đổi tên, vẫn làm tôi nhớ mãi cái tên trường gọi ngày xưa " Đồng Khánh " , khi tôi nhớ về hình ảnh của các cô nữ sinh xứ Huế .

Lại nhớ đến..." Em " của tôi ngày xưa chừ đã thành cố nhân. Cô gái Huế ấy từng cùng tôi lang thang qua những ngôi chùa Huế cổ kính rêu phong, những ngày mưa lang thang phố Huế nghe Mưa Hồng, Hạ Trắng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi lặng yên nghe em say sưa nói về màu nắng tinh khôi trên hàng cây long não trên con đường Huế sau mưa, những cơn mưa Huế dai dẳng mà đáng yêu và những cô gái Huế như em của Huế năm nào giống bao cô gái khác mà sao còn để lại sự nồng ấm kéo dài. Có một lần, cũng trong ngày mưa, em cùng tôi lên đồi Thiên An ngắm mưa. Mà quả là ngắm mưa Huế thật lạ . Đứng dưới những hàng thông xanh trên ngọn đồi vừa mát lạnh vừa thấm chút mưa ướt át rồi ngắm mưa. Trong màn mưa xám giăng giăng, nước sông Hương từ xa như trườn lên sát bờ . Cố nhiên là vẫn còn nhiều lắm những điểm ngắm mưa Huế thú vị như đồi Vọng Cảnh hay khi lang thang trên những chiếc cầu gắng liền xứ Huế. Khi ngắm mưa Huế cùng vạn vật ở một quán cóc bên đường cũng thú vị rồi. Mưa Huế không phải chỉ ở chỗ ngắm, mà càng thơ mộng hơn là nghe tiếng mưa. Tôi thấy thật đúng theo lời ai đó đã viết nhắn nhủ rằng mưa Huế như tiếng đàn của thiên nhiên, tiếng mưa như những sự va đập vô thường nhưng hết sức tinh tế , lúc thì nhè nhẹ như tiếng thầm thì trên mái lá, lúc lại xa xôi như ai đang kể một câu chuỵên xưa, có lúc như tiếng cười giòn tan của của những cô thôn nữ. Mưa Huế bí ẩn như người con gái Huế. Và đúng, phải đi trong mưa của Huế , mới cảm nhận được sự bí ẩn cùng vẻ lãng mạn thơ mộng cố hữu của Huế.

Em bảo Huế chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Mưa Huế sướt mướt như người con gái khóc nỉ non, buồn nẫu ruột, mưa kéo dài suốt mấy ngày liền, mưa to rồi dứt, lại có cơn mưa khác đến ! Mưa rả rích trên mái ngói rêu phong, mưa lộp độp trên mái tôn, trên tàu lá chuối sau vườn, mưa dâng tràn sông Hương, mưa ngập lụt cố đô ! Mưa buồn, mưa vui , mưa lãng mạn , mưa của kỷ niệm những ngày tôi cùng em lang thang xứ Huế .

Bây chừ Huế đã quá xa, còn ngày tháng vẫn lặng lẽ trôi , mỗi lần mưa trên thành phố lại làm tôi thấy nhớ mưa Huế. Đúng rồi, "không biết ngày xưa mưa rơi thì sao , bây chừ mưa rơi lại buồn ... " . Có lẽ đó cũng là tâm trạng chung của những nguời mến nhớ Huế như tôi. Tôi từng đọc đâu đó câu thơ của một nhà thơ Huế, rằng: " Khi mô em về thăm Huế xưa. Nhớ gói giùm anh một chút mưa...". Nhớ nhé ... " Em về thăm Huế gùm Anh " , tôi mượn tựa đề của HXhuongkhuya để viết gửi đến em, người con gái xứ Huế .

Tháng 8 ngày 9 này Hà về Huế nhân ngày hội ngộ các thầy cô bạn bè trường Gia Hội, Hương còn nhớ Hà (DF) mà ha. Thân chào các bạn từ các nẻo đường đất nước về chung vui . Mong các bạn tận hưởng những giây phút tuyệt vời trong ngày hôm nay . Khoa nhắc lại những kỷ niệm về Huế tưởng đôi khi đã đi vào quên lãng, nhưng vẫn mãi sống trong ký ức của nguời mến nhớ về cố đô Huế.

Khoa 8/2019




Thân chào bạn Khoa,

Rảnh tay được vài phút ghé thăm nhà bạn đây.
Lúc này chắc là bận rộn nên ít thấy đăng bài, đi "ăn ngó" thì siêng quá !
Vô đây đọc bài mới xác định được là "văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình", đúng là ông này "loãng moạng" và "ướt mít" không tưởng nổi nghen!

Ướt hơn Huế cổ thời lăng miếu
Thiên Mụ đọng sương cũng thua chàng !

Chọc ghẹo cho vui thôi, bạn viết nặng tình, đầy ý,hấp dẫn như một trang tình sử...
Hay ! Mong đọc tiếp .

Vì có chất " xưa " của bài nên tui cũng xin tặng bản nhạc " xưa " và chút xưa cho đồng điệu nè.





https://i.postimg.cc/GtGG8Jwf/20180826-193322.jpg

Photo cuốcsi 2018

Khoa1221
08-27-2019, 11:34 PM
https://i.postimg.cc/Fs0M2BY3/Capture.jpg

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gifhttps://app.box.com/s/ecn7h5uwfsd8dglwywpogayth56g6j5phttps://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif






Trời thu gió đổ cơn mưa hồng
Cánh phượng tàn bay giữa khoảng không
Rải thảm sân trường như xác bướm
Khiến lòng man mác nỗi bâng khuâng

Tôi không nhớ đã đọc bốn câu thơ này ở đâu , nhưng khi đọc , tôi nhớ đến ca khúc Mưa Hồng và niềm ao uớc về tình yêu trong cuộc đời ngắn ngủi này . Nghe " Mưa Hồng " giữa bốn bức tường trong căn phòng nhỏ vào một buổi chiều mưa rơi , bỗng thấy mình chìm vào một tâm trạng u uẩn, đôi khi tâm trạng u uẩn ấy lại dẫn người ta vào tiềm thức kỷ niệm …

“Mưa Hồng ” là một ca khúc đẹp, đẹp cả về nội dung và ca từ khiến ta liên tưởng tới một cơn mưa hồng mà hình như chỉ có Huế mới có. Hình ảnh ấy tuyệt vời bởi ta khó tìm thấy một không gian lãng mạn , hai hàng cây bên đường là những cây phượng vĩ, tàng cây làm bóng mát mà ở đó có bóng dáng những người con gái khi tan trường đi giữa những hai hàng Phượng Vĩ, cơn gió mạnh thổi cánh Phượng bay tơi tả trong không gian như tấm màn hồng ngăn cản những bước chân, những cặp mắt của các chàng nam sinh theo sao dán mắt ngẩn ngơ. Từ thuở trước, Huế sớm có một con đường hai bên trồng đầy hoa Phượng, khi gió mưa đưa cánh Phượng đan nhau bay trong không gian , con đường ấy được gọi là đường Phượng Bay, tức đường Đoàn Thị Điểm bây giờ, con đường in dấu chân và bóng dáng bao học trò của những ngôi truờng gần đó .

Đi đôi với lời nhạc là hình ảnh của những bóng hồng trong cuộc đời , Trịnh Công Sơn nhận thấy : " Cuộc đời rất là ngắn ngủi, tình yêu thì vô cùng nhưng cuộc sống thì hữu hạn”, vì vậy , ông nhắn nhủ chúng ta đừng nên hờ hững với cuộc đời, hãy sống với, sống cho, và sống cùng với hạnh phúc, cho đến khi chúng ta nhắm mắt buông xuôi. Những bài hát của nhạc sĩ họ Trịnh luôn có chút màu sắc của triết học, thiền học và luôn có những thông điệp rất rõ ràng. Sống, là không hờ hững, sống là không chờ đợi, sống là biết tận dụng mọi cơ hội của cuộc sống để yêu và đuợc yêu , biết cho đi sẽ nhận được hạnh phúc, biết mở rộng trái tim, sẽ nhận đuợc tình yêu ... bởi: ... " cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ ... "

Bài này Khoa viết giới thiệu giọng hát của cô bạn Rosie.


Nghệ thuật chồng đá của anh cuocsi siêu thật !!! :z67::z67:
Ăn ngó mang lại cho mình cảm giác vui, làm KHoa nhớ những bữa cơm gia đình ngày xưa. Cám ơn anh ghé quán Nhạc Và Đời viết lời khích lệ.

Khoa1221
09-02-2019, 11:29 AM
" Diễm Xưa " , một trong những bài hát nổi tiếng, không chỉ của TCS , mà trong kho tàng âm nhạc Việt Nam nữa . Diễm xưa hay " Diễm trong đời tôi " , chắc chắn đám con trai , ai cũng đã một lần nào đó, có một kỷ niệm để đời với " Diễm " của mình . Tôi cũng vậy , để rồi trong một phút thầm lặng nhìn sâu vào cõi tình " Diễm xưa " , tôi trầm ngâm nghĩ trong cái thoáng mông lung muốn bay bổng vào thế giới tình ái ngày xa xưa đó . Tôi nghĩ liệu đã có bao nhiêu chàng trai yêu cái đẹp mê đắm lòng người của tình son trẻ , cái tình trong trẻo nhưng chưa bao giờ được trọn vẹn của nhạc sĩ họ Trịnh , tiêu biểu là " Diễm Xưa " ... Dẫu sao thì " Diễm Xưa " đã và đang còn vang mãi trong tim mỗi chúng ta về một tình yêu đẹp và thơ mộng của ngày nào . Và đâu đó giữa hoang lạnh của cuộc đời , vẫn vang lên giọng hát : " ...ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau ... "



http://hoangthanhtam.com/wp-content/uploads/2017/10/37032033673_cfddf67799_o.gif

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/vu29g5f8cb42m5e3r4la2geaqhx4b386 https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

hoài vọng
09-02-2019, 02:47 PM
Lời của nhạc TCS đi theo lính trên các mặt trận nên cũng bị ám ảnh một chút vd nằm chết cong queo...xác người nằm chơ vơ...chỉ khi nào về phép mới nghe nhạc tình , sau này thì...ngày mai đi nhận xác chồng...anh trở về... trong trực thăng sơn màu tang trắng...nghe và thích ...hết bị ám ảnh rồi :z51:

Khoa1221
09-09-2019, 02:47 PM
Hạ Trắng, tôi từng đọc về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông viết bài Hạ Trắng vào muà hạ của 1961. Chuyện kể rằng: Buổi trưa hè nóng nực, nhạc sĩ TCS lên cơn sốt nặng. Trong cơn mơ giữa buổi trưa nóng, thoáng chốc ông cảm nhận cả thân thể bỗng dưng nhẹ bẫng, trôi bềnh bồng trong hương thơm lan tỏa của hoa dạ lý hương. Giựt mình tỉnh dậy , Trịnh Công Sơn biết mình vừa bước ra từ một cơn mơ kỳ lạ. Ngó sang thấy trên bàn có ai đó đã cắm sẵn một lọ hoa dạ lý hương, ông hiểu ra chính mùi hương dịu dàng đó đã đưa ông vào cơn mê .

Sau khi hết bệnh, Trịnh Công Sơn đến thăm bố của một người bạn, ông cụ đang nhớ về bà cụ vừa ra đi. Khi nguời bạn đời không còn bên cạnh, sức sống trong ông cụ cũng mỏi mòn. Ông cụ ngã bệnh và qua đời sau đó không lâu. Câu chuyện tình của ông cụ ám ảnh, cảm động Trịnh Công Sơn. Ông đã viết Hạ Trắng trong cảm thức hư thực ngay mùa hè năm ấy. Lời ca da diết: “... Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gọi sầu, áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau ...”. Nhưng nếu ai nghe nhạc Trịnh Công Sơn nhiều sẽ hiểu, ông đã viết theo ám ảnh về cái chết chính là động lực nung nấu niềm khát khao sống, khát khao yêu từ tận sâu thẳm trái tim ông.

Buổi chiều gần cuối hạ và sau một ngày Thứ Bảy cuối tuần làm việc, tôi trở về căn phòng nội trú, mở computer, ngạc nhiên khi thấy bài hát " Hạ Trắng " cô bạn gửi qua. Giọng hát vang lên khiến tôi quên đi một ngày dài . Tôi ngồi xuống ghế, nghe cô bạn hát : " Gọi nắng... Cho cơn mê chiều , nhiều hoa trắng bay... " .... Tiếng hát như ru tôi giữa cơn mơ và hiện tại ...





https://i.postimg.cc/gjp6hKk0/Capture.jpg

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/0ugzbbpror3tmjhhrxi2t5bfbt30pnor https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif



Anh Hoài Vọng nói phãi, có những bài hát mang từ ngữ của sự chết chóc bủa vây mà mình nghe lọt tai.:z51:

Khoa1221
09-18-2019, 01:17 PM
Trả Lại Em Yêu




https://i.postimg.cc/Xv3bLNnR/Capture.jpg




Quê Hương một thời chiến tranh và khoảng đời sinh viên lãng mạn đáng yêu mà khói thuốc súng như không tồn tại. Ai sinh ra rồi lớn lên cùng đất nước vào thời binh lửa thì hoà bình sẽ luôn là niềm mong ước mơ. Ước mơ của tôi và tất cả người dân miền Nam Việt Nam . Chiến tranh khốc liệt đã cuớp đi tuổi thanh xuân của nhiều người cũng như sự thơ mộng của khung trời đại học, đời sinh viên cùng những mối tình ngắn ngủi ngọt ngào.

Giã từ tuổi đời thơ mộng , giã từ cuộc đời sinh viên và tình yêu mong manh , giã từ con đuờng Duy Tân trong nỗi buồn vời vợi của những người lính trẻ khi phải nhập ngũ chia xa mối tình, xếp bỏ bút nghiên ra đi theo tiếng gọi của non sông về nơi mịt mù thuốc súng. Giã từ những kỷ niệm thuơng yêu hẹn hò và giây phút thần tiên nóng bỏng trên bờ môi em ngọt lịm ở một góc vắng thư viện ngày nào. Những vòng xe gắn máy yêu thương anh đưa em về mặc cho vai uớt đẫm trong chiều mưa, mặc cho không gian nhạt nhòa rửa đi bụi trần của một thời áo trắng.

Em, hiện thân của một nữ sinh hiền ngoan thánh thiện cho anh trở thành một kẻ tội đồ với những ngôn ngữ vụng dại dư thừa . " Trả Lại Em Yêu ", tình khúc sinh viên của NS Phạm Duy vẫn giữ được không gian đôi lứa của những mối tình sinh viên từ ngày đó cho đến nay trong tâm hồn chúng ta, một thời để thương, để nhớ, để nuối tiếc những mối tình sinh viên không trọn vẹn.

Thân mời các bạn cùng dạo bước trên con đuờng Duy Tân cây dài bóng mát với những hẹn hò và không gian thơ mộng của một thời sinh viên trong khuôn viên đại học "uống ly chanh đường, uống môi em ngọt" qua giọng hát của chàng sinh viên (khờ) và cô bạn.




https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gifhttps://app.box.com/s/fg74o0lv5m19924ibsmdy55u8j14juiehttps://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

Khoa1221
09-22-2019, 04:47 AM
Thế giới của anh không có chân trời
Không có mùa xuân lấy đâu hoa bướm
Không có bàn tay cho bàn tay hò hẹn
Áo tím qua cầu nên cũng hết mùa thu ...
(Trang Châu)

Cuối tuần đầu tiên của mùa Thu năm nay, tôi ngồi làm việc bên ly cafe đã cạn từ lúc nào tôi cũng không biết. Nhìn ra ngoài đuờng, khu chung cư nơi tôi công tác, khí hậu về khuya như lạnh hơn, gió ru lá cây xì xào. Chắc không lâu, những chiếc lá này rồi sẽ vàng úa lìa cành cho "những con nai vàng ngơ ngác" đạp chân trên thảm lá khô xào xạc tạo nên những âm thanh buồn bã muôn thuở của mùa Thu tựa như nỗi tiếc nhớ xa xăm...

Trong sự thăng trầm của dòng đời, tôi nhận ra khi một mình đối diện với bóng đêm, với bâng khuân của tâm tưởng, thì tâm hồn tôi muôn lần như một, lại lặng lẽ trôi về một mùa thu dĩ vãng. Tôi chấp nhận tình đời " không còn mùa Thu, trăng rơi bên thềm .... " như bài hát nào còn vang vọng đâu đây.

Mùa Thu vốn dĩ đẹp, nhưng nét buồn của mùa Thu là bóng dáng của những cuộc tình lãng mạn nhưng vô vọng. Mùa Thu năm ấy không còn nữa nhưng hình ảnh của một mùa Thu xưa còn vương vấn mãi.

Em là mùa thu, cho anh mơ màng
Em làm lời ru, quấn quýt bên chàng

Khi màn đêm buông cũng là lúc cảm giác trống vắng len lỏi, tôi nhìn lên bầu trời tĩnh mịch trong đêm, ngàn vì sao lung linh mà nhớ về " ... tóc ướt trăng thề " và "... lời yêu chưa nói trên môi vụng về .... " của thuở nào.

Ngẫm xem cuộc đời hay tuơng lai, mùa Thu đến, và mùa Thu sẽ đi "đường ta sẽ qua, nào ai biết tới ... " để "chiều buông rã rời, ru lòng thôi mơ, ru buồn lên thơ ..." Tự nhiên những tình khúc mùa Thu lại dâng ngập lòng tôi bằng cảm giác lưu luyến của những mùa thu xưa ....






https://i.postimg.cc/NfgB0kMT/Capture.jpg

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/kgotj6t2kmrz1t1ywowbjvq2oblo9ut6 https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

Khoa1221
10-07-2019, 03:11 AM
Tiếc Thu

Nhạc sĩ Thanh Trang có những sáng tác tình cảm đẹp đẽ lồng trong khung cảnh thiên nhiên. Giai điệu trong những sáng tác của ông nhẹ nhàng mà lôi cuốn, ca từ thắm thiết chinh phục lòng người. Được biết sau khi ông nhập ngũ Quân Trường Thủ Ðức, ông được gởi đi giảng dạy Luật và Kinh Tế tại trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, thành phố sương mù lãng mạn này đã cho ông nhiều kỷ niệm. Từ một kỷ niệm riêng, Tình Khúc Mùa Đông ra đời và nhiều nguời biết tên tác phẩm Tiếc Thu cũng từ những kỷ niệm xứ sở phảng phất sương mù tạo cho ông cảm xúc viết ra.

Có những kỷ niệm đi qua cuộc đời để lại những dấu ấn sâu đậm để rồi có khi chợt nhớ về kỷ niệm nào đó thì chúng ta như đang sống lại khoảng thời gian ngọt ngào nhất trong cuộc đời. Tình yêu trong mùa Thu đẹp và lãng mạn, và tình yêu trong mùa Thu cũng mang nỗi buồn và xót xa trong nét quyến rũ của mùa này .

Thời gian dạy học ở Đà Lạt, có lần cô bạn gái mà ông quen ở trường Luật trước khi đến nơi này, từ Sài Gòn lên thăm ông. Ngày tiễn cô bạn gái rời Đà Lạt , cảm giác trong ông tê tái như khí hậu se se của Đà Lạt " ... đưa em về chiều thu reo dưới gót , âm thầm từng mùa giá buốt...". Theo lời kể của ông, những ngày cô đơn khi chiều đến, sau giờ thi hành nhiệm vụ ở quân trường, ông hay đến những quán cà-phê nổi tiếng phía bên trên khu chợ Hòa Bình, qua khu nhà Thủy Tạ ven hồ, lang thang lên những ngọn đồi gần hồ, nhìn ngang ngó ngửa trời mây non nước thả mình trầm ngâm như " ... ai lãng du đêm dài cùng khói mây, hôn tóc em nghe hồn mình đắng cay ... ".

Tiếc Thu đuợc ông giao cho ca sĩ Mai Hương hát bài này trong ban nhạc của Nhật Trường trên Đài Quân Đội ngày xưa thì hôm nay chúng ta sẽ đuợc nghe lại qua giọng hát quen thuộc của Rosie, tìm lại kỷ niệm của những thương yêu gắn bó để rồi chia xa trong thời chiến và để " ... đêm mong người về cho vơi giá buốt , nghe hồn từng mùa đã khuất , tiếc thu mênh mông ... "



https://i.postimg.cc/sfnZ7SSd/Capture.jpg




https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/iz6o4x9agqclwoi5ygjj5x70gjd7emlr https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

Nhớ mãi từng chiều thu rơi ngàn trùng,
Tóc đã lạc cùng mây trôi ngại ngùng.
Đêm mong người về cho vơi giá buốt.
Nghe hồn từng mùa đã khuất tiếc thu mênh mông ...

Khoa1221
10-14-2019, 02:14 PM
Chiều mùa Thu nơi tôi đang công tác, cảm xúc bất chợt đến khiến tôi hoài niệm về quê hương xa xăm. Tuổi vừa mới lớn, bắt đầu biết mơ mộng, biết nhớ người và rồi thầm yêu người. Quê hương thời loạn ly vừa ngưng khói lửa, hoà bình đó mà tự do như chưa từng hiện hữu . Tôi cùng gia đình rời xa quê hương trong những ngày cuối của đất nước " yêu quý " độc lập tự do. Tác phẫm Nỗi Lòng Người Đi cuả cố Nhạc Sĩ Anh Bằng như đánh thức tôi, tâm trạng đã bỏ lại phía sau một nỗi niềm, nghe như có cùng tâm trạng với tác giả dù tôi không sinh ra ở Hà Nội, mảnh đất mệnh danh ngàn năm vạn vật này.

" Tôi xa Hà Nội , năm lên mừời tám khi vừa biết yêu ... " , lời nhạc thấm buồn, ai từng rời bỏ quê hương xứ sở mà không nhớ về quê nhà, lòng chẳng ray rứt, như nỗi lòng của tôi trong chiều thu ảm đạm. Sau này khi đã "công thành danh toại" trong sự nghiệp, tôi có cơ hội về quê hương, đến Hà Nội làm việc vài lần. Tôi còn nhớ, nhớ rõ lắm, thời gian tôi lang thang trên những con phố như lạ như quen của Hà Nội. Chiều Hồ Guơm lấp lánh ánh nắng sau cơn mưa mùa Thu phản chiếu một chút màu đỏ còn lại của những cây bàng lá đỏ. Cây lá chuyển màu theo thời tiết của mùa Thu như quy luật bốn mùa tám tiết cùng những luân chuyển của cuộc sống nhưng cái màu vàng đỏ lãng mạn của mùa thu Hà Nội mờ mờ ảo ảo sau cơn mưa cứ làm cho trái tim tôi có một cảm giác xao xuyến lạ lùng .

Mưa đã tạnh lúc chiều về, khí trời lãng đãng như khói mây mang chút gió se se . Hoàng hôn nơi đây thật quyến rũ, cảnh vật như một bức tranh thuỷ mạc, sương khói Hồ Tây như tấm vải mỏng phủ lên cây cỏ sông hồ. Chút hơi lạnh của sương mù len lỏi vào từng con đường ngõ phố. Người ta bảo Hồ Tây về chiều tím mờ bởi ráng chiều pha lẫn chút bàng bạc của hơi nước tạo nên một màu tím lãng đãng len lén vào lòng của những người có tâm hồn nghệ sĩ, bởi thế những ô cửa sổ cũ kỹ, những mái xám rêu xanh của những mái nhà đô thị ngày xưa nay đã rêu xanh bạc màu càng làm lữ khách hoài niệm về nơi mà người ta từng ao ước một lần được đến đó .

-Anh có thấy mùa thu Hà Nội cảnh vật yên lặng như đang đứng chờ cái gì không ?

Cô bạn người Hà Nội đưa tôi đi dạo quanh bờ hồ bất chợt hỏi. Cái lạnh của mưa mùa Thu làm cho má mấy cô gái Hà Nội ửng hồng tựa như má hồng của những cô gái e thẹn khi được nguời yêu tới đón. Cô bạn đưa tôi tới thưởng thức kem Thuỷ Tạ, cô nói kem ở đây ngon nổi tiếng Hà Nội. Quán kem Thuỷ Tạ nằm ngay phía đường vòng Hồ Gươm. Sau đó, chúng tôi vô quán Đình Làng ngồi ở chiếc bàn bên vuông cửa, ngắm con đường sạch sẽ thoáng đãng bên ngoài không nghe tiếng còi xe inh ỏi như trong khu phố cổ, thinh thoảng nghe tiếng lá rơi. Quán hôm nay ít khách, tuy ngoài trời mát lạnh nhưng quạt trần vẫn nhè nhẹ quay như ngọn gió hiu hiu. Ly trà nóng như sưởi ấm lòng du khách, thèm một bàn tay quen. Tôi ngắm nhìn cảnh vật trong yên lặng, thỉnh thoảng liếc nhìn đôi má ửng hồng của cô bạn Hà Nội thanh lịch mà nghĩ đến những cuộc tình dang dở khi chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú phải chia xa người yêu đầu đời ở tuổi mười tám, tuổi vừa biết yêu... yêu đôi mắt đen láy, đôi má ửng hồng, đôi môi căng mọng và những ngón tay búp măng...

- " Sài Gòn ơi mộng với tay cao hơn trời, tôi hái hoa tiên cho đời , để ước mơ nên đẹp đôi ... " , cố nhạc sĩ Anh Bằng gọi tên Sài gòn mà nhớ Hà Nội. Có khi nào đêm nằm mơ phố, ông thấy mình gặp lại ngươi yêu ? Có lẽ ông đã viết ra tâm sự của ông thay cho nhiều người khác cũng như những nguời con đất Việt tha phương , đã lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn mà lòng luôn canh cánh nhớ quê hương, nhớ mái nhà xưa, nhớ ngôi trường cũ, nhớ bạn nhớ bè và nhớ mối tình đầu đẹp và đễ rồi " ... khóc tơ duyên lìa tan ... " .

Tình yêu trong thời chiến hay thời bình, trong khói lửa hay trong thanh bình thì tình yêu cũng luôn là một báu vật mà người ta muốn cất giữ " Hà Nội ơi ! Nào biết ra sao bây giờ , Ai đứng trông ai ven hồ , khua nước trong như ngày xưa ! ... " Một bức tranh tình yêu thơ mộng, tác giả nhớ người yêu và gọi "Hà Nội ơi..." để gợi lại những buổi hẹn hò bên bờ hồ ngày xưa .

Rosie đã hát lên nỗi lòng giùm tôi, giùm cho những ai phải lìa xa Hà Nội, Sài Gòn, Huế hay những vùng miền khác vẫn đau đáu hoài mong, vẫn mang theo cả một nỗi niềm cho một miền đất đấy ắp, những kỷ niệm của tuổi vừa biết yêu. Nỗi Lòng Người Đi, như một nhịp cầu nối, một sự cảm thông mà Roise đã chia sẻ cùng tôi, cùng mọi người ...





https://i.postimg.cc/vZZxJr99/Capture.jpg

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/apjiwfkf6odsyy67vs5gc935pzloyy2z https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

Thăng Long ơi!
Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời
ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ ...

Khoa1221
10-24-2019, 10:23 AM
http://1.bp.blogspot.com/-MsIQuIxR4kE/Uw_pgDCq9rI/AAAAAAAALBM/PNIL4V5Z2Is/s1600/trinh-cong-son-nhung-cau-noi-1.jpg




Tình ca Trịnh Công Sơn luôn hiện hữu với những bóng hồng thùy mị, dịu dàng, mong manh; vai gày guộc, tóc xõa bay ngang trời... mờ mờ ảo ảo lướt qua đời ông ..... Ai trong chúng ta cũng biết người nhạc sĩ tài danh này có nhiều người con gái đã đến và đi qua cuộc đời của ông. Nhưng không vì thế mà Trịnh Công Sơn bớt cô đơn. Càng cô đơn ông càng khao khát. Càng mộng mị ông càng vùng vẫy gọi : gọi nắng, gọi em, gọi tình .... Và đễ rồi , chúng ta có nhiều tác phầm tình ca để đời ...





https://i.postimg.cc/jjwnxcZM/Capture.jpg


Tôi đã bao lần đếm lá vàng
đông đi xuân đến hè lại sang
để cho thu tới thêm lần nữa
đếm từng chiếc lá đếm thời gian ...

tôi đã bao lần đếm lá rơi
để rồi hồn lại bỗng chơi vơi
nhớ về một phương trời nào đó
quê Mẹ hạt sầu vẫn chưa nguôi ...

tôi đã bao lần nhìn lá bay
bao lần lặng lẽ gió heo may
lá ơi tôi buồn ai có biết
nỗi niềm riêng mang ai có hay ...

bao năm tôi vẫn đếm lá vàng
vẫn chờ vẫn đợi mỗi Thu sang
lá ơi hãy nhắn giùm tôi nhé
nghĩ tới một người, tôi cứ mang ...

Khoa




Trịnh Công Sơn đã yêu một cô gái tên Phương Thu. Sau này, cố nhạc sĩ kể lại: “Ca sĩ Hà Thanh có đến bốn, năm người em gái, nhưng mỗi lần Thu đến sau lưng là mình biết ngay bởi mùi hương rất đặc trưng”. Chưa bao giờ Trịnh Công Sơn dám tỏ tình với Thu và cô ta cũng không có một cử chỉ nào khiến người bạn âm nhạc của chị mình hiểu nhầm là cô có cảm tình riêng. Thế mà nhạc sĩ họ Trịnh đã si tình nhờ cái vẻ đẹp thánh thiện của Thu, cố nhạc sĩ đã viết lên tác phẩm : Nhìn Những Mùa Thu Đi . Một nhận xét của nguời trong văn nghệ là , khi nghe Nhìn Những Mùa Thu Đi bằng mỗi cái nhìn mùa thu như một thể cách mình chỉ biết riêng cho mình, mỗi một cá nhân. Một buổi sáng bỗng nghe gió heo may lùa vào khe cửa, một buổi trưa nắng lấp lánh trên vỉa hè của những con đường Huế, một chiều tím loang vỉa hè. Mùa thu trở thành sự rung động của con tim để "chiều cuối trời nhiều mây, đơn côi bàn tay quên lối , đưa em về nắng vương nhè nhẹ..." Mùa thu luôn là mùa của sự nhớ nhung từ đó và cũng là những nhung nhớ từ đây ... Chuyện chúng mình ngày xưa, anh ghi bằng nhiều Thu vắng ... để rồi ... bao năm anh vẫn đếm lá vàng , vẫn chờ vẫn đợi mỗi Thu sang ...



Cô bạn Rosie sẽ mang chúng ta trở lại cùng những mùa Thu đến và đi hay chỉ để lại những kỷ niệm của những cánh lá vàng bay trong gió ...



https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/hotlauirh546i6hp5mmkcep1h0bry5l2 https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif


Cảm ơn Thu Vàng... các ACB đã ghé qua , nhắc KHoa ct.:z67::z57:

Khoa1221
10-27-2019, 04:01 AM
https://www.youtube.com/watch?time_continue=115&amp;v=kpp-d41-S_c



hoa thương nhớ ai... hoa cài mái tóc
hoa thương nhớ ai hoa mọc... đầu nôi
hoa thương nhớ ai hoa ngồi ... ao võng...
...

mùa thương nhớ ai, mà mùa thu khóc?
nước thương nhớ ai, nước nhọc nhằn trôỉ
ôi! thương nhớ ơi, thương giống nòi lòng mang mác!
ôi! thương nhớ ơi, tìm giọng hát bài thơ ....

...

Khoa1221
10-30-2019, 09:38 AM
Mẹ thương yêu,

Một năm qua nhanh quá, con còn nhớ đúng ngày này, năm ngoái, chị Hai cho con biết Mẹ đau và yếu nhiều. Con vội vã về thăm Mẹ. Khi con bước vào nhà, Mẹ của con gầy qúa, tuy mệt , Mẹ vẫn nở nụ cuời trìu mến và cố gượngngồi dậy. Mẹ vui mừng ôm con và nói : " Mẹ chờ con về để Mẹ ôm con ". Nghe Mẹ nói vậy, là con trai mà lúc đó con không thể nào cầm đuợc nuớc mắt. Rồi sau đó Mẹ thiếp đi trong giấc ngủ và rời xa cõi trần, từ giã chúng con vĩnh viễn.

Mấy hôm nay vừa làm việc con vừa nhìn vào cuốn lịch treo trong phòng mà ngậm ngùi, lòng con trào dâng một nỗi buồn, con đang rất nhớ Mẹ và thương Mẹ. Hôm nay là đúng một năm Mẹ về bên kia gặp Ba. Thời gian vẫn trôi qua không quay trở lại mà con hoài nhớ thương Mẹ chưa bao giờ nguôi, kể từ ngày Mẹ chờ con về để được ôm con lần cuối, mãn nguyện ôm con trai của Mẹ vào lòng rồi mới thiếp lịm từ giã cuộc đời, Mẹ đi xa. Mẹ ơi hôm nay ngày giỗ đầu, con ngồi gọi Mẹ mà muốn khóc... Mẹ ...

Cuộc sống của con vẫn nay đây mai đó vì công việc. Ngày này qua tháng nọ, con vùi đầu vào công việc để quên đi nhiều thứ nhưng lại không thể quên đi nỗi nhớ Mẹ. Nghề là nghiệp, con đã vướng vào nghề , gắn bó, đam mê với công việc phải sống xa Mẹ, con hối hận đã không ở gần bên thăm viếng chăm sóc Mẹ những ngày tháng cuối đời. Sự nghiệp sẽ mang con rời xa thành phố mà gia đình mình đã đặt chân đến định cư, con muốn quay về nơi có những kỷ niệm đầy ắp tiềng nói tiếng cười của một gia đình hạnh phúc của Ba Mẹ, nhưng công việc và những dự án của công việc sẽ đưa con đến một nơi khác, nơi có nắng ấm chan hoà, cây trái vưòn rau như ở quê nhà khi xưa. Chị Hai không thích con theo đuổi dự án này nên lại hối thúc con chuyển qua chuyện khác, chuyện quan trọng hơn trong mắt chị, một tổ ấm của riêng con. Từ ngày Mẹ ra đi, gia đình mình đã trải qua một thời gian khó quên, nhiều đổi thay, nhưng có lẽ người bị ảnh hưởng nhiều nhất là con vì lúc nào con cũng nghĩ đến Mẹ và thấy thiếu vắng Mẹ, con nhớ Mẹ thật nhiều.

Cận kề những ngày cuối tuần tháng muờii, khi nghe con nói ngày giỗ đầu của Mẹ sắp tới, thấy con buồn, bạn bè đều cho con những lời an ủi khiến con cũng khuây khỏa phần nào. Bạn bè hiểu tánh con ham vui, thích đùa giỡn trêu ghẹo mọi ngườ để mang lại nụ cười để mọi người và con sống lạc quan, tự tin hơn nhưng trong lòng con cũng có những ưu tư, có những nỗi buồn đọng lại. Con ít khi chia sẽ với bạn bè những ưu phiền trong lòng, nhưng có lẽ khi nhắc đến ngày giỗ của Mẹ, thì con trở nên ưu tư hơn, bạn con hiểu con đang buồn. Để mang cho con một điều gì làm cho con vui lên, bạn con hay nói tới những chuyện vui, thay vì gọi đây ngày Giỗ Mẹ, bạn con nói hôm nay chính là ngày "kỷ niệm một năm Ba và Mẹ gặp lại nhau!". Con đổi nỗi buồn thành niềm vui để chấp nhận và đón ngày kỷ niệm này.

Con còn nhớ Me kể cho con nghe về những kỷ niệm ngày xưa khi từ ngày Ba và Mẹ quen biết, quấn quýt bên nhau, đến khi lập gia đình vẫn luôn gần nhau cho đến khi Ba ra đi về miền đất Phật sáu năm về truớc. Những bài hát Ba tặng cho Mẹ thuở ban đầu vẫn là những kỷ niệm Mẹ còn cất giữ. Tuy phải bận bịu lo lắng cho chúng con, Ba Mẹ vẫn không bao giờ quên việc lo lắng cho nhau. Khi Ba đi công tác xa hay làm việc tại địa phuơng, Mẹ yên vui trong công việc của một người hiền thê: chăm sóc dạy dỗ các con . Mẹ an phận trong công việc của một người Mẹ , nguời vợ, đảm đang, chịu đựng.

Cuộc sống cứ như vậy, ngày ba bữa, Mẹ chăm nom cơm nước cho chồng, cho các con. Tuy nhiên, có một người trong nhà được Mẹ luôn luôn chăm sóc chu đáo nhất : đó là Ba ! Mẹ săn sóc Ba từng ly từng tí một, từ miếng ăn ngon cho đến ly trà tráng miệng, từ chậu nước rửa mặt cho đến cái áo sơ-mi Ba mặc đi làm hằng ngày cũng được Mẹ sắp sửa sẵn sàng. Ngược lại, Ba thích làm những gì cho Mẹ vui mà Ba thường hay nói với con " Ba làm cho Mẹ con vui !" Có một lần nghe Ba nói vậy, Mẹ chỉ nhoẻn miệng cười không nói gì nhưng con biết trong thâm tâm Mẹ lúc bấy giờ rất hài lòng vì Mẹ đã được Ba thưởng cho vì làm tròn bổn phận của một người Mẹ và một người vợ . Mẹ hạnh phúc xây dựng mái ấm gia đình cùng Ba, như trong bài hát của NS Từ Công Phụng viết cho vợ của mình: " Nếu có điều gì vĩnh cửu được, thì đó là tình yêu chúng ta...". Vĩnh cửu như tình yêu đẹp của Ba Mẹ, kỷ niệm 1 năm ngày giỗ cũng là ngày Ba Mẹ đang bên nhau. Con hy vọng, trong ngày gần đây , con cũng tìm đuợc một tình yêu vĩnh cửu như của Ba Mẹ .

Con an ủi mình bằng sự hội ngộ của Ba Mẹ. Một năm gặp lại Ba, bên cạnh Ba, chắc Mẹ vui lắm thì cớ sao con phải buồn. Một kỷ niệm của thuở ấu mà con còn nhớ, Mẹ hay khoe những gì Ba tặng Mẹ, trong đó có những bài hát mà Mẹ luôn vui mỗi khi kể. Chuyện Ba hát tặng Mẹ bài Nắng Chiều lúc Ba chuẩn bị cưới Mẹ mà Ba phải đi công tác xa, Mẹ hay hát xen vào những lời ru cho con ngủ : "Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi , Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi ..." Vậy mà con ngủ ngon.

Mẹ yêu,

Con nhớ Mẹ nhiều lắm. Nếu nói con không buồn muốn rơi nuớc mắt trong những ngày này là con không nói thật lòng với Mẹ . Bạn của con bảo đây ngày Anniversary, và con muốn tin rằng đó là ngày kỷ niệm tròn một năm, ngày Ba ra đón Mẹ để rồi lại " Một năm Ba Mẹ gặp lại nhau ", ở bên nhau trong hạnh phúc vĩnh cửu. Nhân ngày vui của Ba Mẹ, con và một nguời bạn quen thương gửi đến Ba và Mẹ bài hát gắn liền và đồng hành cùng tình yêu hạnh phúc của Ba Mẹ, Ba hát hay như một ca sĩ, còn con thì, chỉ trải lòng mình kính dâng Nắng Chiều Ba Mẹ mình thôi.

Happy Anniversary Ba và Mẹ ! Con luôn nhớ và kính thương Ba Mẹ!.

Con Khoa




https://i.postimg.cc/VNYtn0NJ/Capture.jpg

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/ehfgtqs0ccs9trcj8qh4upu0997zrh57 https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói : "Mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi ...

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/tulip4.png

dulan
11-17-2019, 10:02 PM
...


Xin chào "Nhạc và Đời" và quan khách trong nhà Khoa1221 nhé!

...



Dulan ghé thăm, đọc và nghe..., xúc động, ngậm ngùi, thương cảm..., thấy như có chính mình ở đâu đó trong cái vòng quê hương thu hẹp nơi đây.

https://i.imgur.com/4Lk8tCy.jpg?1








...


Thân mến và chúc vui,
Dulan


...

Khoa1221
12-05-2019, 03:32 PM
Dulan ghé thăm, đọc và nghe..., xúc động, ngậm ngùi, thương cảm..., thấy như có chính mình ở đâu đó trong cái vòng quê hương thu hẹp nơi đây.






Cám ơn dulan đọc bài và viết chữ để lại.:z57:
Cám ơn bánh ngọt có dấu khóa son, bánh flan và ly cà phê đen,:z57:

dulan
12-21-2019, 01:06 AM
...





HAPPY BIRTHDAY, KHOA!

https://i.imgur.com/U7g3ju4.jpg?1






...

Khoa1221
12-24-2019, 07:09 AM
Khoa cảm ơn DuLan rất nhiều , bánh nhìn ngon lắm . :z57::z57:
Bây giờ già thêm 1 tuổi :z51:, và dĩ nhiên sanh gần GS thì lỗ quá xá , mỗi năm chỉ có 1 món quà ... :z13:

Khoa1221
12-28-2019, 01:25 PM
https://i.postimg.cc/G3Zbxpbc/Capture.jpg










Giáng Sinh 2019,

Kính Thưa Ba Mẹ ,Giáng Sinh năm nay đến và đi. Chị Hai vẫn như mỗi năm , mang cây Noel mà Ba Mẹ tặng khi anh chị mua nhà mới , dựng lên để đón Giáng Sinh . Con còn nhớ rõ, khi còn có Ba Mẹ bên cạnh , mỗi năm chúng con cùng Ba Mẹ trưng bày cây Noel cho sáng , cho đẹp . Năm nay , nhìn tấm hình cây Noel Chị 2 gởi qua , con không cầm được niềm nhớ thương Ba Mẹ .

Giáng Sinh đầu tiên trên đất người , gia đình mình đặt chân lên tiểu bang Georgia ; tuy có buồn có nhớ Việt Nam , nhưng Ba Mẹ cùng chúng con vẫn cảm nhận được sự tốt bụng, lòng sốt sắng, yêu thương từ ngươì dân bản xứ . Ba nói họ chỉ muốn đem laị cho gia đình chúng ta niềm vui trong mùa lễ Giáng Sinh . Sự ân cần, tiếp giúp, chăm sóc cuả người Mỹ đã giúp gia đình mình vượt qua khoảng thời gian bỡ ngỡ, chân ướt chân ráo nơi xứ xa lạ . Không lâu sau đó , Ba quyết định đưa gia đình lên Virginia sinh sống . Con còn nhớ Giáng Sinh đầu tiên ở Virginia, Ba mang về một cây Noel plastic trắng, Ba muốn gia đình mình có một Noel ấm áp . Ba nói : " Gia tài của Ba Mẹ là tụi con , Ba Mẹ không cần gì nữa hết " . Rồi cùng Ba Mẹ , chúng con trưng bày cây Noel với những trái châu bóng đèn vàng và hình ảnh nho nhỏ làm bằng giấy đủ màu. Con còn nhớ rõ , đêm đó Ba đặt lên đỉnh cây thông một ngôi sao màu tím , vì theo lời Ba : " Mẹ con thích màu tím " .

Thưa Ba Mẹ, lúc gần đây , con suy nghĩ nhiều về lời Ba Mẹ khuyên : " Đừng vì danh vọng mà bỏ đi nhân cách và điều quan trọng trong cuộc đời... " . Ngày xửa ngày xưa, có một lúc con đã nghĩ rằng , mai này nếu con đạt được ước mơ, công thành danh toại, có chức vụ cao, nhà to cửa rộng, ... chắc con sẽ thấy hạnh phúc lắm. Tiền tài ư ? Danh vọng ư ? Và dù cho có những thứ đó đi nữa ... rốt cuộc cũng chỉ mình con với con, con không thấy mình hạnh phúc hơn tí nào. Con nay đã có sự nghiệp và cuộc sống gần như những gì con ước muốn ngày xưa nhưng con vẫn cảm thấy như chưa đủ, vẫn thiếu một mảnh nào đó để có được hạnh phúc trọn vẹn . Cho nên lúc nào cũng như lúc nào , con muốn và vẫn cần có Ba Mẹ trong cuộc sống hàng ngày!

Tháng trước , Chị 2 có gởi cho con tấm hình 2 câu đối mà con mua tặng Ba Mẹ sau khi đi công tác ở Việt Nam qua . Con còn mãi nhớ nụ cuời của Mẹ khi con cùng Ba gắn 2 tấm lên bức tường trong phòng
ngủ của Ba Mẹ .








https://i.postimg.cc/ydQDvCvF/IMG-5284.jpg






Ba kể , ngày xưa Ba theo Mẹ lâu lắm . Lúc đầu Mẹ không thích Ba , nhưng rồi Ba cũng chinh phục đuợc Mẹ bằng tình yêu chân thật của Ba dành cho Mẹ . Ba làm bên hành chánh, nhưng cũng phải lên Đà Lạt học và theo quân đội một thời gian . Lúc sau này , Mẹ kể , đời trớ trêu , khi Mẹ chưa thích Ba , thì Ba thường ở bên cạnh . Ba luôn tìm cách mang cho Mẹ nụ cuời bằng những món quà Ba mang qua nhà , xin phép ông ngoại , rồi tặng cho Me . Khi công tác ở các tỉnh miền tây , thấy món gì đẹp , co' ý nghĩa là Ba mua về cho Mẹ .

Sau này khi Mẹ đã thương Ba , thì Ba phải chuyển công tác đi nơi khác, Mẹ lo lắm . Khói lửa chiến tranh từng cướp đi mạng sống , những người thân yêu nhất trong đời , làm gián đọan, phân ly những cuộc tình . Mẹ hiền thục nhu mì , ít nói. Truớc khi đi xa, Ba hỏi Mẹ thích bài nhạc nào để Ba hát cho Mẹ nghe, Mẹ chỉ cuời . Ngày Ba chuyển đi xa , Ba để lại bài nhạc " Chiều Mưa Biên Giới " . Con còn nhớ lời kể từ lúc Ba quen Mẹ , bài hát đầu tiên Ba tặng cho Mẹ là bài " Chiều Mưa Biên Giới " , bài hát kế tiếp Ba tặng Mẹ là bài " Nắng Chiều " . Tác phẩm cuối trong cuộc tình của Ba dành tặng Mẹ là bài " Ngàn Thu Áo Tím " . Những bài hát kỷ niệm của Ba Mẹ khi nào nghe cũng gây sự rung cảm mãnh liệt trong con .

Thời gian gần đây , bạn của con đã hát tặng Ba và Mẹ 2 bài hát : Ngàn Thu Áo Tím và Nắng Chiều . Giáng Sinh năm nay , nguời bạn ấy lại hát thêm một bài nữa để kính dâng đến Ba Mẹ bài hát đầu tiên trong ba bài hát đã gắn kết , xâu chuỗi tình yêu của Ba Mẹ cho tới cuối đời : Chiều Mưa Biên Giới .

Người đi khu chiến , thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều ... em ơi ...

Mừng Giáng Sinh 2019 , Con kính dâng Ba Mẹ ...




https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/zu4g8q2olskl1vylu93ytjt7b3ni658j https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/tulip4.png https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/tulip4.png

Khoa1221
01-27-2020, 03:55 PM
https://i.postimg.cc/z3ZxKwYv/Capture.jpg





Sáng nay, những tia nắng đầu mùa rọi vào cành mai vàng khoe sắc xuân, những cơn gió ấm áp nhưng vẫn se se lạnh thổi về cuốn theo những suy nghĩ . Ở chốn xa xăm, nơi đất khách quê nguời, nghĩ đến mọi nguời đang rộn ràng trang hoàng nhà cửa, quây quần bên nhau ! Con chợt nhớ đến Mẹ ! Anh thật nhớ em !

Mùa Xuân rất hiền hoà và dịu dàng như một nguời Mẹ . Mẹ đã cho chúng ta những bài học làm người để có thể vuợt qua mọi khó khăn của cuộc đời . Mùa Xuân của mẹ còn là sự yêu thuơng, sự bao dung tha thứ, là những đêm thức trắng canh cho các con đi vào giấc ngủ . Mùa Xuân xinh đẹp, rạng rỡ như nụ cuời, ánh mắt tha thiết của em, với những ngón tay gầy đan từng chiếc khăn, manh áo, gửi gấm yêu thuơng đến nguời đang ở xa nhà .

Mùa Xuân là thời khắc để mọi nguời mở lòng mình với nhau, đồng thời mong chờ một sự thay đổi . Người thành đạt, hạnh phúc mong đuợc chia sẻ với những nguời thân yêu, bạn bè trong năm mới . Nguời không may mắn thì mong năm cũ qua nhanh để đón năm mới với những niềm mơ uớc đang ở phía truớc . Tất cả mọi nguời đều dành cho nhau những lời chúc mừng với bao ấp ủ những ước mơ tốt đẹp nhất và may mắn nhất trong 365 ngày sắp đến .

Cảm ơn mùa Xuân đã cho chúng ta những thời khắc thiêng liêng khi chúng ta tạm gác lại tất cả những công việc và cuộc sống bộn bề lo toan để có thời gian mà nghĩ về Mẹ , nghĩ về nguời yêu bé nhỏ vẫn từng ngày, từng đêm mong chờ nguời thương trở về sum họp bên gia đình, đón chào năm mới .

Cảm ơn mùa xuân, dù ở phuơng nào mùa xuân yêu thuơng cũng vẫn ấm áp trong lòng nguời phương xa . Thuơng cho người lính chiến ở những tiền đồn heo hút ăn gạo sấy, luơng khô mà vẫn vui Xuân trong trách nhiệm và bổn phận của nguời trai thời loạn . Những lá thư của các em học sinh gửi đến các anh như chia sẻ một nỗi buồn xa vắng đêm Xuân, như một món quà tinh thần của nguời hậu phương an ủi nguời lính không thể về với gia đình đoàn tụ trong những ngày Xuân .




https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif https://app.box.com/s/y7bjpeed2ca8f6gjosnlpltq46o44vfv https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/nhac1.gif

https://lansongviet.createaforum.com/Smileys/users/lansongviet/tulip4.png

thuykhanh
01-28-2020, 01:44 PM
Thân chúc Khoa và những người Khoa thương Một Mùa Xuân đầm ấm và năm mới 2020 Nhiều điều như ý



https://i.imgur.com/BZrEI03.png?1


[Nguồn hình: sưu tầm]

Khoa1221
01-29-2020, 02:37 AM
Thân chúc Khoa và những người Khoa thương Một Mùa Xuân đầm ấm và năm mới 2020 Nhiều điều như ý




Chị Thuỵ Khanh : Lời chúc của chị hay lắm , KHoa mang qua trang mới hén .:z57::z67:

Khoa1221
01-29-2020, 02:42 AM
Thân chúc Khoa và những người Khoa thương Một Mùa Xuân
đầm ấm và năm mới 2020 nhiều điều như ý.
(Thuỵ Khanh)



https://i.imgur.com/BZrEI03.png?1

NganHa1
02-06-2020, 03:33 PM
Chào anh Khoa, cũng như các bạn yêu nhạc, NH rất thích đọc những bài trong mục Nhạc và đời của anh và thấy anh quả thật anh đã chịu khó sưu tầm, viết về những chuyện bên lề hay là tâm sự của các nhạc sĩ khi viết thành bản nhạc nào đó. Những bài anh viết ngắn gọn, vừa phải, lại cho thêm phần nhạc rất đầy đủ nên đúng như lời cô bạn của anh góp ý là nên đọc để dành kỷ niệm là một ý kiến rất hay đó.

Bài anh viết về mẹ đọc rất chân thành tha thiết và cảm động lòng người. Những bài như vậy mà đọc lên, chắc ai cũng khóc được dễ dàng nhất là trong các ngày lễ mẹ mà người con phải cài đóa hoa hồng trắng.

Khi nào anh Khoa và bạn bè trong phố thực hiện việc đọc bài xong, dán lên Nhạc và đời nghe cho vui. Chắc chắn mọi người sẽ đón nghe và thưởng thức nhiều hơn nữa.

NH

Khoa1221
02-08-2020, 09:20 AM
Cảm ơn anh Khoa có nhã ý mời NH phụ đọc bài trong Nhạc Và Đời . Rất hân hạnh nếu NH làm được.
Bài về Huế NH đọc xong rồi và người bạn rất thích bài nói về tình quê hương như thế.




http://static.congnghe.vn/tinmoi/store/techmag/thumb/14072017/218/ngam-nhin-loai-hoa-dep-thu-2-the-gioi-2082081.jpg.351.185.jpg
*
Ngân Hà đã đọc xong bài về Huế mang vô đây cho KHoa và anh chị em thưởng thức luôn nghen . :z57:
( *hình trên net )

Khoa1221
02-20-2020, 02:55 PM
Cám ơn Ngân Hà đã thu âm và gửi qua cho KHoa nghe thử .
Hình ảnh trong clip khiến KHoa nhớ về Huế , kỷ niệm và những ngày ngắn ngủi ở Huế . :z57:




Em Còn Nhớ Mùa Xuân

https://app.box.com/s/nqeaitl8v8ksi1v40pz9mzh4k18r9nj2




Mùa xuân sắp đến làm chợt nhớ mùa Xuân Sài Gòn của ngày xưa . Ngày của mùa Xuân yêu thương chỉ có Mai vàng như màu áo em. Bây giờ bên xứ người , Mai vàng vốn rất hiếm như những hàng Me xưa vào mùa Xuân trên đường Gia Long của thủ đô Sài Gòn . Chiếc áo dài mới em đã mặc để đón Tết cùng anh , nay không còn thiết tha nữa . Khi hàng Me thay lá trên đường tình ngày nào , nay những hình ảnh đó gợi nhớ một cuộc tình dang dở . Xa nhau , chúng ta mang theo bao vương vấn, bao kỷ niệm đẹp từ mùa Xuân mộng đẹp của Sài Gòn năm xưa .

Khi mọi người cùng vui Xuân, đón Tết tại hải ngoại , Em còn nhớ mùa Xuân nghe như lời tâm tình của một người đã từng sống ở Sài Gòn, đã từng đón Xuân ở Sài Gòn trong những ngày tháng thanh bình hạnh phúc lứa đôi , và đễ rồi , xót xa khi nhìn mùa xuân Sài Gòn lúc sau này với những đau thương tràn đầy. Em Còn Nhớ Mùa Xuân là một thời của tuổi trẻ, mộng mơ, lãng mạn , và Em Còn Nhớ Mùa Xuân là hạnh phúc, khổ đau, là những mất mát, hiện thực của đời sống chia ly . Tình yêu đối với nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên dù sung sướng hay khổ đau cũng là một điều rất thiêng liêng. Yêu không có nghĩa là phải chiếm hữu cho riêng mình, yêu là cho tận cùng, là chấp nhận hết những buồn vui, khổ hận . Yêu là hy vọng chờ đợi ngày tuơi đẹp trong nỗi nhớ muộn màng . "Em nhé khi nào chợt nhớ mùa Xuân ", mong em biết rằng, "Anh ở nơi này vẫn luôn chờ mong" .

Anh bạn Mai Cồ đã gợi lại trong ký ức của chúng ta về Sài Gòn của một thuở yêu thương nào đó cùng lá thư xanh và chuyện tình hồng với tác phẫm Em Còn Nhớ Mùa Xuân của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên .


https://app.box.com/s/nqeaitl8v8ksi1v40pz9mzh4k18r9nj2

Khoa1221
02-23-2020, 12:56 AM
Hái Hoa Rừng Cho Em là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân. Ông đã kể lại hoàn cảnh sáng tác ca khúc này, và vì sao lại có câu “Hái trộm hoa rừng” :

“ .... Ngày xưa, vào đầu thập niên 1960, khi đó tôi đi lính quân dịch. Thời gian đầu thụ huấn quân sự ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung người ta gọi là ‘Tân Khóa Sinh’. Khoảng thời gian này thường rất gắt gao với các tân binh mới nhập ngũ, lúc đó tập luyện phải thật nghiêm chỉnh. Ai mà lơ là, mất tập trung hay làm việc riêng mà các sĩ quan huấn luyện phát hiện được là bị phạt hít đất hay nhảy xổm ngay. Thuở đó mới 20, 21 tuổi vào đời nên tôi rất mộng mơ, trong lúc tập luyện tôi thấy có nhiều cành hoa dại rất đẹp mọc trong các bãi tập ở quân trường, và tôi có suy nghĩ muốn hái về ép vào thư gửi cho người yêu. Tranh thủ lúc sĩ quan huấn luyện không để ý, tôi liền quơ tay hái một bông hoa bỏ ngay vào túi áo, để dành đó tối về ép vào thơ gửi cho nàng. Lúc đó, sợ bị phát hiện và sợ bị phạt vô cùng, cho nên vì thế ở đầu bài hát mới có từ ‘Hái trộm’ đó mà. Đó là hoàn cảnh để tôi sáng tác bài Hái Hoa Rừng Cho Em ..... ”.

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân cũng nói thêm người yêu của ông thời đó có tên là Hoàng Ngọc Quyên và được ông đề tên trên phần tác giả của ca khúc để kỷ niệm ...


https://i.postimg.cc/VvBtnc66/Capture.jpg

:z57:
https://app.box.com/s/f0eerkx4cnmyhu9zpxciqtvx4mjnchv5

chieclavotinh
05-02-2020, 08:50 PM
Tùy Bút Khánh Ly

Mỗi tuần chúng tôi có một ngàv gặp nhau. Đó cũng là ngày off của Kathy Huệ. Huệ là em ruột của ông Thành Hiện Đại tiệm băng nhạc Bích Thu Vân. Ông Thành thường gọi đó là ngày Huệ đi... học đạo, học thiền trên nhà tôi. Nếu một tuần lễ, Huệ mệt mỏi với cửa hàng bán băng nhạc thì ngày Thứ Ba là một ngày hoàn toàn của những chuyện vui bởi chính tôi, tôi cũng cần có một ngày như vậy, cho đầu óc đỡ căng thẳng. Ăn là vấn đề phụ. Chuyện bên lề mới là chính. Bên lề đây không có nghĩa là ngồi lê đôi mách, moi móc chuyện người này người kia. Chỉ toàn về chuyện gia đình, con cái và công việc. Thứ Ba mỗi tuần gặp nhau đã trở thành thông lệ.

Tôi rất thương con. Huệ cũng rất thương con. Tôi đã gặp nhiều oan trái, Huệ cũng có những chuyện buồn. Tôi quý bạn, Huệ cũng chẳng khác bao nhiêu. Ngày Thứ Ba ban ngày, Huệ dành cho Mai Lệ Huyền, Trần Quốc Bảo, chị Phúc, v.v... Buổi tối, cô nàng dành cho tôi. Đó là không kể đến những lúc chúng tôi nói chuyện qua điện thoại. Tuy gọi là tâm sự, nhưng tôi chưa bao giờ đi sâu vào đời tư của Huệ. Tôi không hỏi vì sao thế nàv, vì sao thế kia.

Nếu Huệ muốn nói, Huệ sẽ nói khi cần bởi tuy ham nói nhưng tôi cũng là người chịu nghe tâm sự nguời khác... bời lẽ dễ hiểu là tâm sự đàn bà thường thường giống nhau. Giống nhau ở chỗ nào khi mỗi người một cảnh đời khác nhau? Sẽ có những thắc mắc như thế. Và nếu gọi là thắc mắc thì sẽ có một tỷ cái để mình thắc mắc, không ai có thể cắt nghĩa được. Mình nên chọn cái điều giản dị, tốt hơn. Tình yêu nhé? Khi yêu nhau, người đàn bà bao giờ cũng nặng tình hơn, hy sinh hơn, chịu đựng hơn, thương con hơn. Khi không còn yêu nữa, người đàn bà dứt tình quyết liệt không thua gì ai. Đây là tôi nói đến những trường hợp đàn ông là kẻ phụ bạc. Anh đã không còn xứng đáng nữa... mời anh đi chỗ khác. Chanh chua hơn theo kiểu Bắc Kỳ thì... xéo đi cho nó thoáng. Nhưng anh có xéo thì xéo một mình. Con cái của chúng tôi, chớ có đụng đến. Mang nặng, đẻ đau là chúng tôi. Con là núm ruột của chúng tôi. Mẹ bao giờ cũng thương con hơn. Đó là bản năng sẵn có của người đàn bà. Ngay trong tình yêu dành cho chồng, cũng có phảng phất chút tình mẫu tử.

Vợ còn bỏ được huống hồ chi con. Lúc đói khổ có nhau. Chia cay, xẻ đắng. Vừa chớm có tí đỉnh danh vọng, tiền bạc thì đã quên ngay thuở hàn vi, tìm người khác trẻ đẹp giầu có hơn để rước đèn. Ấy! đời nó vậy, cứ chạy gạo mờ mắt ra thì lại đâu vào đó. Tới chừng quần nọ, áo kia, no cơm ấm cật, dâm dật tứ tung. Mà có no cơm cật thì cũng là nhờ con vợ một tay. Nhà cửa có yên ấm, con cái có ngoan ngoãn, chồng mới có cơ hội tiến thân chứ! Thử hỏi con nheo nhóc, vợ cờ bạc, đú đởn với trai... sức voi mà anh nên ông, nên thần à. OK! Anh ngon lành rồi, anh phụ tôi cũng chẳng chết thằng Tây nào, nhưng con tôi, xin anh quên đi. Tôi đẻ được thì tôi nuôi được. Không có chồng, chuyện nhỏ. Con mới là niềm vui. Rồi ra, anh sẽ có thêm cả chục đứa, tha hồ mà nuôi. Rủi mà tôi không thèm lấy chồng nữa, ít ra tôi cũng còn con để sớm hôm hủ hỉ. Mà cho dù tôi có lấy chồng, có đẻ nữa... thì con nào cũng vẫn là con tôi, từ bụng tôi mà chui ra. Vợ anh làm sao thương được con tôi. Chuyện đó cũng là thường bởi “Con không đẻ thì không thương”... chẳng ai trách móc gì. Nó là như thế. Không trách người mẹ ghẻ, nhưng tội nghiệp con tôi. Nó còn mẹ mà. Mẹ nó đã chết đâu mà để con cho người khác đầy đọa. Vả lại có nhiều người đàn bà một mình nuôi con, mà đứa nhỏ vẫn không cảm thấy thiếu tình yêu của cha. Nhất là đàn bà xứ này, có chồng hay không cũng phải nai lưng ra kiếm cơm, thì cái chuyện “Anh mê vợ khác bỏ bê con thơ” không còn là big deal nữa.

Chúng tôi đều đồng ý với nhau. Con là nhất. Không có chồng này lấy chồng khác. Mất con là không. Đó là lý do vì sao Huệ và tôi có một sự cảm thông đặc biệt. Trần Quốc Bảo thường ngồi nghe chúng tôi chuyện trò qua lại. Có vui, có buồn. Có cuời, nhưng không có khóc. Ai dư nước mắt khóc người ù ơ. Khóc mà có thể yêu chồng lại được, hoặc khóc mà chồng quay về thì có lẽ cũng nên khóc. Rất tiếc, chúng tôi đã qua cái tuổi biết khóc rồi. Vả lại, nước mắt đôi khi quý hơn mọi thứ trên đời. Một giọt nước mắt là một một giọt máu. Bảo cười rũ ra. “Khiếp! Chị Mai nói gì mà ghê thế. Các chị ‘dữ’ quá chời, chồng nào mà dám đi ngang về tắt”. “Đúng! Bảo nói đúng, chồng không dám đi ngang về tắt... nó chỉ đi luôn thôi”. Ba đứa ôm bụng cười. Tôi nói với Bảo: “Em cứ thử đẻ một lần coi, em sẽ thấy chồng không bằng con”. Bảo trợn mắt: “Em làm sao mà đẻ được, chị chỉ nói...”. “À không, chị đùa đấy. Bảo thì làm sao mà đẻ. Bảo làm sao làm mẹ được nhưng Bảo đã từng làm con của một người mẹ, chắc chắn Bảo phải biết là mẹ Bảo thương yêu Bảo như thế nào”. Mặt Bảo buồn hẳn xuống, chắc cu cậu đang nhớ mẹ. “Đúng, chị nói đúng, mẹ em rất thương em”.

Ngó qua, ngó lại... mấy chục năm đã đi qua. Đứa nào cũng bạc tóc cả rồi. Như ông Tùng Giang chẳng hạn, cháu ngoại đã mấy đứa. Cũng may trời sinh chúng tôi vốn tính cà chua, cà chớn nên chưa đến nổi hom hem lắm. Riêng Kathy Huệ còn trẻ quá. Tôi nghĩ cô chẳng có gì buồn phiền cả ngoại trừ cái vụ cô hơi... cao. Tìm bạn nhẩy đầm đã khó huống chi tìm người yêu. Ấy vậy mà Du Miên, chủ nhiệm Thời Báo rất quý Kathy, tuy có điều hơi bất tiện mỗi lúc gặp nhau. Ông nội Hĩm còn khổ hơn nữa, chả bao giờ dám đứng cạnh người đẹp. Thế mà hôm rồi, Đoan có chụp được một tấm hình. Huệ đứng giữa. Du Miên và Hĩm đứng hai bên. Sẽ không có cái hình nào đẹp hơn.

Trở lại với Bảo, tôi nói đến sang năm cũng không hết chuyện. Riết rồi không thèm nói nữa. Đánh hắn chăng? Đau tay. Người ta oẳn tù tì không ra cái kéo cũng ra cái búa. Cậu này thuộc loại oẳn tù tì không ra cái gì cả. Tôi mà tin Bảo chắc phải bán cả cái Bolsa đi mà thôi, khi không mà trở thành... kẻ bán nước, sức mấy tôi chịu. Thế cho nên Bảo nói, Bảo nghe... “Em self-service mình em đi. Chị mệt gà lắm”. Bảo ta cũng khôn, lại trở về chuyện cũ. “Thế rồi sao nữa hả chị?”, “Sao, sao cái gì?”. “À! Thì cái chuyện vợ chồng con cái ấy mà”. Ôi, tụi tôi nói chuyện với nhau nãy giờ mà hắn ta nghe không thủng. Lại thêm một người đi trên mây chăng? Chuyện đàn bà, chồng con là chuyện dài nhân dân tự vệ. Hay Bảo ta sắp lấy vợ nên muốn có một mớ kinh nghiệm làm hành trang về nhà vợ. Mà cho dù Bảo có lấy vợ đi chăng nữa, Bảo cũng là đàn ông. Dễ gì Bảo thông cảm cho nỗi khổ của đàn bà. Dễ gì Bảo có cái “hùng khí của người chân yếu tay mềm”. Tuy nhiên, cho dù Bảo ta không có cái “hùng tâm, tráng khí” như đàn bà chúng tôi... Bảo lại càng nên nghe các anh chị, những người lớn tuổi, có cả bồ kinh nghiệm “kể chuyện đời xưa”... biết đâu chừng những vấp ngã của người trước lại là cái hay cho người sau, bởi mỗi khi đụng chuyện thì cha mẹ, anh em, bạn bè thường đưa ra những trường hợp điển hình cho chúng ta thấy. Bị dậy dỗ cách làm vợ nhiều hơn. Các bà, các cô phải thế nào, phải thế kia, đủ mọi thứ “phải” mà phần thua thiệt luôn về phần người đàn bà. Thế ra chưa có ai dậy các ông phải làm một người chồng ra sao ư? Dĩ nhiên có những điều trời sinh, chẳng cần học cũng biết. Bằng cớ là sự có mặt của ông bà, cha mẹ, chúng ta. Bên cạnh đó, còn nhiều điều người đàn ông cần phải học hỏi, để giữ vững hạnh phúc gia đình. Điều quan trọng nhất ở người đàn ông, cả Huệ và tôi đều có chung một ý nghĩ, là sự rộng lượng.

Đàn bà, trời sinh vốn hẹp hòi, ưa những điều nhỏ nhặt. Chả ai còn lạ gì, thế nên mới có câu “Không cha ăn cơm với cá. Không mẹ liếm lá đầu đình”. Được cái ở thời buổi “hại điện” này, vì người đàn bà không còn bị sự kềm kẹp của gia đình chồng, không phải làm dâu, không phải đối phó với những cô em chồng hung dữ như giặc nhà Ngô, lúc nào cũng sẵn sàng vén váy lên, vỗ bồm bộp… cho nên đối với con riêng của chồng, cũng không đến nỗi nào. Lẽ dễ hiểu là khi người ta thực sự có hạnh phúc, họ nhìn đời bằng con mắt nhân ái, dễ tha thứ, yêu thương người khác. Nói nào ngay, cái cảnh mẹ ghẻ con chồng, thời nào cũng có vì ngay cả chính con ruột minh đây này, cũng có đứa hợp đứa không... nói gì con người khác để bắt mình nuôi. Nhưng đỡ hơn vài chục năm trước nhiều.

Bảo hỏi: “Thế còn đàn ông thì sao chị?”. Đàn gì thì đàn, đã là con nguời thì ai cũng đầu đen máu đỏ. Đàn gì thì cũng thế. Có điều trời sinh ra người đàn ông là để làm cái bóng mát cho người vợ nói riêng, cho gia đình nói chung. Những trường họp rổ rá cạp lại, tránh sao khỏi cảnh... con em, con anh, con chúng ta. Nếu quả thật người đàn ông có lòng bao dung, sự hiểu biết, tâm tánh hiền lành tốt đẹp thì... con nào cũng là con. Như con chó, con mèo, hễ mình thương nó, thì nó thương mình. Con nít cũng vậy. Mà cho dù con nít của ai, mình cũng yêu được, huống chi là núm ruột của vợ mình dù mình chẳng tạo ra nó. Trẻ nhỏ luôn luôn vô tội. Các người lớn chơi chạy, sướng lấy một mình. Người lớn mới đáng trách. Chẳng thiếu gì những đứa trẻ chỉ biết và yêu thương cha ghẻ của mình vì bố ruột nó thuộc loại... hit and run. Lại nữa, cha ghẻ yêu thương nó, trong khi cha ruột thuộc loại... “10 năm tình cũ. Bao năm không nuôi tưởng mình đã quên”.

Huệ nói: “Đúng rồi, chị nói đúng, đẻ mà không nuôi coi như mất con vì công sanh không bằng công dưỡng. Muốn coi người đàn ông đó có tốt hay không, cứ nhìn cách cư xử của họ với trẻ nhỏ. Người nào ghét con nít, người đó không xài được. Chẳng thà ở một mình còn hơn”. “Phải, Huệ nói chí lý, dù ở đây kiếm một người tâm đầu ý hợp với mình hơi khó, nhưng không hẳn là không có. Chỉ sợ hợp với mình, mà không thương con mình thì rồi cũng lại đi đến chỗ... ôm quần sang thuyền khác. Mà như vậy hoài, mệt gà lắm. Có mót quá, ra ôm cột đèn... leo lên tụt xuống”. Cả bọn cười nghiêng ngửa.

Không, thật đấy, nói ra thì bảo là nói tục tằn nhưng sự thật bao giờ cũng đau lòng, cũng làm nhiều người quay mặt đi dù trong thâm tâm, họ cũng phải công nhận là đúng. Nhưng nói là nói chơi vậy thôi, làm gì có cột đèn sẵn ở đây mà leo. Vả lại đàn bà đâu đến nỗi thế. Chồng tử tế thì là chồng. Không thì thôi. Đã mấy ai không chồng mà chết đâu. Đã mấy ai coi chồng trọng hơn con đâu. Có điều trong 3 đứa, có mình Bảo là đàn ông. Giờ hắn chưa có vợ, rủi một ngày đẹp trời nào đó, hắn mang một cô vợ có sẵn... 3 trứng thì lúc đó sẽ biết đời nhau ngay. Và biết đâu chừng trong lúc nóng giận, hắn đưa tay tính tống vào mặt con ghẻ một quả đấm cỡ Mike Tyson. Bảo ta chợt ngưng tay vì nhớ đến buổi nói chuyện hôm nay. “Bảo à, con chó mình thương nó, nó còn thương mình huống chi con người. Mình cho tiền, đôi khi mình lỗ, nhưng cho tình sẽ chẳng bao giờ thiệt đâu em. Chị chẳng hay gì hơn ai để mà dậy khôn em, nhưng Bảo cứ nhìn quanh mình, rồi nhìn lại quãng đời đã đi qua. Cái gì còn tồn tại nếu không phải là những ân tình”.

Có đôi khi, tiền, danh vọng làm người ta quên đi nhiều thứ. Có đôi khi người ta chết vì một miếng ăn. Ôi! Con người chứ có phải con rắn đâu mà mong lột da sống đời để ăn, để hưởng. Quần áo cũng chỉ để che thân thể khỏi lõa lồ, mát khi nóng, ấm khi lạnh. Ăn đến nem công chả phượng, đến gan rồng, tủy rồng, vào bụng rồi cũng thành... cứt. Giống nhau cả. Chỉ có tình yêu thương làm con người trẻ mãi, yêu đời mãi. Tiếc rằng, những trái tim quảng đại, những tấm lòng bao dung ngày càng ít đi. Phần bị “mỡ” bọc lại nên cuộc sống, nước mắt nhiều hơn tiếng cười. Tôi có nhắn nhủ với ai đâu. Đây chỉ là một cuộc họp... bốn bên lẫn lộn. Trao đổi với nhau những kinh nghiệm sống để cuộc đời đáng sống hơn. Những đứa sẩy cùi, gẫy gọng như tụi tôi thường dễ có sự thông cảm. Tôi trôi sông, lạc chợ ba lần rồi. Lần nào cũng trên vai một gánh con, chả có đồng nào dính đít. Thế mà tôi vẫn sống một cách “hiên ngang con nhà Nam”. Điều này thì cả làng biết hết rồi, có nói thêm ra cũng thừa.

Cái gì cũng vậy. Hay không bằng hên. Tôi là người đi từ cái may này đến cái may khác. Cũng có người thường ví von: “Ai vinh quang mà chưa từng chiến bại. Ai nên danh mà chưa từng... hại dăm ba thằng”. Khuôn vàng thước ngọc chăng mà tôi hay nghe nhiều người hãnh diện khoe như thế. Vậy mà tôi lại ngu muội không thực hành. Tôi quả là người không mấy thức thời. Tôi quả có ngu. Nhưng may cho tôi là tôi đã... ngu. Bởi tôi chưa thấy ai hại người mà được hưởng. Tôi chưa thấy ai không trồng cây mà được trái ngọt. Tôi cũng chưa thấy ai tha không giết một con rắn độc dù thuyết nhà Phật cấm tuyệt chuyện sát sanh.

Chuyện tâm sự bàn tròn còn dài lắm. Đủ đề tài, thể điệu. Khổ một nỗi báo của Bảo như người kinh nguyệt trồi sụt không đều, thêm vào cái tánh... sợ đủ mọi thứ. Sợ mất lòng người này. Sợ quên không nhắc đến người kia. Một số báo có tới ba cái bìa khác nhau. Bảo sợ trăm thứ bà dằn, sợ bóng sợ vía... ôi, TQ Bảo, may mà em là đàn ông. Nếu không, em sẽ... chửa hoang dài dài và dài dài! Thôi kiếp sau nếu có, em nên làm đàn bà thì hơn.

chieclavotinh
09-20-2020, 03:00 AM
Kẻ Hát Rong
Phan Lạc Phúc

Nhạc sĩ Phạm Duy vừa cùng ban nhạc gia đình gồm các con ông Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo và Tuấn Ngọc (con rể) trình diễn trước một cử tọa khá đông ở Sydney chương trình nhạc Phạm Duy "Một đời nhìn lại". Người "tình già trên đầu non", năm nay đã 82 tuổi vẫn còn đủ sức vượt quãng đường xa trên nửa vòng trái đất từ Mỹ tới đây, tâm sự với khán thính giả, giải thích một cách say sưa những đoạn nhạc minh họa Kiều, khi cần còn khoa chân, múa tay rất là điệu nghệ. Về phương diện nghệ thuật, ông hình như không muốn già, không chịu già; ông luôn luôn muốn đứng ở tiền trường sân khấu, ở giữa cuộc đời. Tôi có thưa với nhạc sĩ "anh là một kẻ hát rong muôn thủạ..".

Tôi được vinh hạnh quen biết nhạc sĩ Phạm Duy từ lâu, từ khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 1947 ở Việt Trì, ở Việt Bắc; rồi những ngày "văn nghệ, văn gừng" hơn hai chục năm ở miền Nam. Từ khi tạm dung ở Úc, cũng được gặp anh mấy lần rồi. Lần nào anh sang đây, tôi cũng có một vài kỷ niệm với anh, được ghi lại trong những bài ký sự. Xin được đăng lại vài đoạn ở đây coi như một món quà văn nghệ gửi anh, trước khi anh về lại Mỹ. Trân trọng. PLP (9/2003).

"Người du ca Phạm Duy"...

Dạo này năm ngoái (1992) tôi có sang thăm Cali, tới thị trấn Giữa Ðàng thăm anh chị, nhưng chỉ được gặp chị Thái Hằng mà không gặp được anh. Cùng lúc đó anh lại sang thăm Úc. Gặp chị Thái, tôi như sống lại 50 năm về trước, khi vừa mới lớn lên, đi thăm bạn học Phạm Ðình Chương ở khu phố Huế, Bạch Mai. Lúc đó, chị Thái với chiếc kiềng bạc nổi danh, đã là hoa khôi của khu vực này. Thái Thanh dạo ấy còn nhỏ, đang học tiểu học, còn là "cậu Thanh".

Học trò mới lớn tụi tôi lúc bấy giờ đang đọc say mê Graziella, đang hát Thăng Long Hành Khúc và Buồn Tàn Thu của Văn Cao. Xuống Bạch Mai là phải qua khu vực Ô Cầu Rền, một trong năm cửa ô xưa của Hà Nội nên lại càng cảm khái, "này phường này phố cũ, này đường về ô xưa, lối xưa còn đây người đời sao thờ ơ". Từ Bạch Mai đi thẳng xuống gặp làng Hoàng Mai, Tương Mai... vòng sang tay phải là tới khu Voi Phục, một trong những thắng cảnh của ngoại thành Hà Nội và là chỗ gặp gỡ, hẹn hò lý tưởng của học sinh, sinh viên. Giữa vùng đồng ruộng, cách ô Kim Mã chừng 3,4 cây số đột khởi một vùng cây lá um tùm, có ngôi đền lẩn khuất dưới cây cao bóng cả, có voi đá, ngựa đá phủ phục nằm chầu... Học trò tới đây làm một cuộc hội ngộ với thiên nhiên, mơ những giấc mơ đầu đời lãng mạn.

Bài hát được ưa chuộng lúc bấy giờ là Buồn Tàn Thu. "Ðêm tàn thu tới, nghe mùa đang rớt, rơi theo lá vàng". Tôi nhớ là trong bài hát, tác giả Văn Cao đã ghi: "Tương tiến Phạm Duy, kẻ du ca đã reo nhạc buồn của tôi đi khắp chốn".

Thưa anh, tôi được biết tên anh đầu tiên là như vậy. Cũng còn một chuyện nữa có liên hệ đến anh. Dạo ấy đầu thập niên 40, học trò trung học tụi tôi được khuyến khích đọc tập truyện Légendes des terres sereines (truyền kỳ về những miền đất tinh khôi) của thạc sĩ Phạm Duy Khiêm. Những câu chuyện hoang đường của đất nước VN nghèo khổ sao lại có thể lung linh, huyền ảo như thế được. Ông thầy Pháp văn của tụi tôi, thầy Nghiêm Toản đã nói về tập truyện trên: "Un language merveilleux dans un style impeccable" (Một ngôn ngữ tuyệt vời trong một văn phong tuyệt diệu). Thời buổi ấy, những tên tuổi lớn trong học giới, niềm tự hào của dân tộc Việt đối với người Pháp là thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn, thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, thạc sĩ Trần Ðức Thảo.

Ðặc biệt thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, tốt nghiệp trường lớn Normale Supérieure, cùng khóa với tổng thống Pháp Pompidou, cùng trường với những triết gia lớn của nước Pháp và thế kỷ 20 như J.P. Sartre, S. De Beauvoir, R. Aron lại là anh ruột của nhạc sĩ Phạm Duy (Cẩn). Các anh đều xuất thân từ danh gia, vọng tộc; từ phụ của các anh là cụ Phạm Duy Tốn, một trong 4 nhà học giả nổi danh của miền Bắc lúc ấy gọi là Thăng Long tứ hổ: (Phạm) Quỳnh, (Nguyễn Văn) Vĩnh, (Nguyễn Văn) Tố, (Phạm Duy) Tốn. Thập niên 40, thời buổi còn phong kiến nên người ta không hiểu nổi Phạm Duy (Cẩn) với gia phong như vậy (con một học giả, em một thạc sĩ) lại có thể xách một cây đàn, theo một đoàn hát cải lương lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Theo quan niệm của nhiều người, đi hát như vậy không được coi là một cái nghề đúng đắn. Nhưng anh nhận lấy cái nghề đó như là nghiệp dĩ của mình. Vì vậy Văn Cao mới gọi anh là "kẻ du ca". Bây giờ, người ta tuyên xưng anh là nhạc sĩ, là "phù thủy âm thanh", là "ông thầy của cung bực", anh vẫn chỉ nhận mình là "kẻ du ca" - du ca nghiã đen là "hát rong". Anh nhiều lần đã nói: "Tôi chỉ muốn suốt đời, được làm một kẻ hát rong, đi khắp nơi để ca ngợi tình yêu và cuộc sống"…

Nhân đây tôi muốn được thưa với anh một vài suy nghĩ liên hệ đến "biệt hiệu" của anh. Tên anh 3 chữ Phạm Duy Cẩn nhưng anh chỉ dùng 2 chữ Phạm Duy. Phải chăng từ một chốn sâu thẳm của tâm hồn, anh muốn chứng tỏ rằng chỉ có anh mới xứng đáng đại diện cho giòng họ. Anh là Phạm Duy (không thôi), cái tên Cẩn cứ theo tháng năm mà héo tàn rơi rụng. Các cụ ngày xưa đặt tên là mang nhiều ý nghiã. Khiêm, Nhượng (anh kế PD), Cẩn đều là những đức tính khiêm cung, cần thiết của Nho gia. Trong gia đình, theo hồi ký của anh, anh là một người con ngang ngược. Anh không sống theo truyền thống, anh muốn làm một cuộc thách thức, thách thức với xã hội, thách thức với gia đình. Anh thuộc diện những con người khác thường, không phải "học nhi thời tập chi" (có học có tập mà nên) mà "sinh nhi tri chi" (sinh ra đã biết), hay là một thứ intuitionist của Bergson (lĩnh hội bằng trực giác). Vì vậy những qui phạm xã hội nhiều lúc không vừa, không khớp với anh. Anh không sống suôi chèo mát mái như một học giả, như một giáo sư mà anh sống đúng như một kẻ hát rong với đủ mặt xấu và tốt của nó.

Ðã 60 năm trôi qua; bây giờ ít người còn nhớ đến thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, mấy ai còn nhớ giáo sư Phạm Duy Nhượng nhưng có đến 3 thế hệ người VN nợ Phạm Duy; nợ một lời ca, một điệu hát vì 60 năm nay Phạm Duy đã thay chúng ta "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi". Chúng ta nợ mà không phải trả vì nhạc Phạm Duy nhuần nhị, thân quen như ca dao, mà ca dao là của chung, của mọi người, của dân tộc; ta cứ việc xài. Xin cảm ơn Phạm Duy...

cuocsi
09-20-2020, 05:57 AM
Bạn Khoa đi mô vắng nhà , lâu ngày không gặp tui nhớ ... giọng hát Nam Kỳ cục và những bài viết
ướt át tình cãm của Bạn rồi rồi nheng bạn .
:z57::z57:

Ngoc Han
09-20-2020, 01:38 PM
Lang thang trên phố Nhạc và Đời thấy anh Khoa chắc bận công tác ở một nơi nào đó, nên vắng nhà, làm nhớ lại tựa đề tập truyện của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn "Ở một nơi ai cũng quen nhau " Định vào bàn loạn về nhà thơ Quang Dũng, nhà thơ tiểu tư sản một đời lận đận ở miền Bắc, (vì dính tới vụ Nhân văn giai phẩm). Nói tới người thi sĩ tài hoa, đẹp trai, văn võ song toàn, nhiều khi ' cười ra nước mắt ', một lần khi miền Bắc bị phi cơ Mỹ dội bom, ông bị dân quân du kích bắt trói lại, vì nghi ông là giặc lái Mỹ (ông người cao lớn, giống tây phương) Thơ ông được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như bài Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi Bờ, thơ lính thì rất lãng mạn, như bài Lính Râu Ria:
" Khuya khoắt bờ sông vắng
Lửa hồng quán tản cư
Lính mấy chàng vất vả
Tìm sống một đêm thơ

Một anh gọi cà-phê
Một người kêu thuốc lá
Một anh nhìn sau trước
“Chị ơi ly rượu nhỏ”

Rượu nhỏ một ly thôi
Đời lính đã kham rồi
Một ly cho đỏ mặt
Cho lên hương cuộc đời"
Trong bài Đôi Bờ
"Thóang hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ
Xa quá rồi em người mỗi ngả
Đôi bờ dất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào "
Và bài thơ Không Đề hay Em Mãi là 20 tuổi.


Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Ngày nay ngày nay
Chuyện đẹp qua đi
Thời gian gấp ruổi
Còn lại chúng ta
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp
Ơi! Con đường xưa
Những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi
Cổng cũ rêu phong
Ý đợi người
Ơi! Con đường xưa
Men vườn ổi thơm
Em tuổi hai mươi
Yêu anh hào hiệp
Bỏ em anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly
Có những vợ chồng
Không là trăm năm
Mà tình thương yêu …
Sông ơi! Dài sao
Rộng ơi! Biển cả
Thôi em nước mắt
Đừng rơi lã chã
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp

https://www.youtube.com/watch?v=x98xjf7cXS4&amp;ab_channel=Vi%E1%BB%87tDz%C5%A 9ng

chieclavotinh
01-31-2021, 12:58 AM
Paris By Night 24
Nguyễn Ngọc Ngạn / Kỷ Niệm Sân Khấu

Năm sau, 1993, nhân kỷ niệm 10 năm Paris By Night,Thúy Nga tổ chức thâu hình lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, chọn vùng Nam Cali, thủ đô tỵ nạn, để trực tiếp ra mắt khán thính giả đông đảo tại đây.

Đó là Paris By Night 24 diễn ra tại hí viện Performing Arts Center ở Cerritos.

Tôi mới vào làm cho Thúy Nga được đúng một năm và do lời đề nghị của tôi, Thúy Nga mời cô Kỳ Duyên đứng chung với tôi trong show này. Trước đó, cô vẫn đang làm MC cho nhiều trung tâm khác như Asia, Hollywood Night và Khánh Hà Video. Những người partner quen thuộc thường đứng bên cô là Công Thành, Nam Lộc và Đức Huy. Riêng tôi thì đây là lần đầu có cơ hội làm việc với cô. Thời gian này, Kỳ Duyên vừa tốt nghiệp trường luật và đang thi BAR để hành nghề luật sư. Cô là điển hình của lớp trẻ ở hải ngoại, vừa đi làm, vừa đi học. Cô mê đọc sách, thích viết văn, viết báo và chụp hình. Đúng ra, cô nên theo nghề phóng viên báo chí hoặc truyền hình mới hợp với khả năng của cô. Nhưng chiều ý mẹ, cô trở thành luật sư dù không tha thiết lắm với nghề này. MC là cái job cô chẳng nghĩ đến bao giờ, nhưng không ngờ lại tạo nên tên tuổi lớn cho cô và mở ra biết bao nhiêu cánh cửa cơ hội cho cô trong 20 năm qua, nhất là từ khi cô về với Thúy Nga trong chương trình thu hình kỷ niệm 10 năm Paris By Night và ở lại cho đến nay.

Tuy thu hình tại Mỹ, nhưng Thúy Nga đưa nguyên đoàn chuyên viên người Pháp từ Paris qua vì họ đã quen cộng tác với Paris By Night từ trước tới nay. Đây cũng là lần đầu tiên Thúy Nga mướn các vũ công chuyên nghiệp từ Hollywood, qua một agency tại kinh đô điện ảnh. Nhóm vũ công này, khi giới thiệu họ, tôi đặt tên là “Vũ đoàn Paris By Night” và cái tên ấy được dùng luôn từ đó đến nay.

Hơn 20 chương trình Paris By Night đã thu hình tại Pháp, việc thực hiện tương đối đơn giản vì phim trường Euromédia có sẵn nhiều studio, nhỏ thì chứa khoảng 200 khách, lớn thì khoảng 700 chỗ ngồi. Nói đến studio tức là sân khấu, âm thanh, ánh sáng đã có sẵn, chỉ cần thiết kế thêm cảnh trí theo ý nhà sản xuất là xong.

Nhưng khi bỏ studio quen thuộc để ra thu hình tại rạp hát thì công việc nhiêu khê gấp bội vì phải mang âm thanh ánh sáng và phông cảnh từ ngoài vào. Huống chi đoàn chuyên viên từ Paris sang không phải ai cũng thông thạo tiếng Anh, ngoại trừ đạo diễn Richard Valverde. Đó là chưa kể đến máy móc hay nói chung là trang bị kỹ thuật cũng nhiều cái khác với bên Pháp mà đoàn chuyên viên phải làm quen.

Ông Tô Văn Lai chạy ngược chạy xuôi lo vấn đề khách mời. Vé bán thì rất dễ, rất nhanh, nhưng thân hữu của Thúy Nga tại Cali quá đông, mời ai bỏ ai trong show đầu tiên này mới là vấn đề làm ông bận tâm. Cô Tô Ngọc Thủy và Huỳnh Thi thì đầu tắt mặt tối, trăm ngàn công việc vì chưa quen thu hình tại rạp, bận rộn đến nỗi không có thì giờ bàn với tôi về nội dung. Tôi chỉ có cái list bài hát và ca sĩ, rồi tự động chạy lại nhà Kỳ Duyên chuẩn bị phần MC.

Cô Kỳ Duyên lúc ấy chưa biết tôi là ai và dĩ nhiên không biết khả năng của tôi như thế nào. Nói đúng ra thì cô không quan tâm. Thúy Nga mời thì cô nhận lời, đầu óc thảnh thơi không coi chuyện gì là quan trọng vì cô đã làm MC chung với nhiều người trước tôi. Mẹ cô tinh ý hơn, bảo cô:

- Con chỉ nên đứng với ông Ngạn mà thôi!

Mẹ cô nói thế vì bà biết con gái bà tiếng Việt chưa rành lắm, cần học hỏi thêm nhiều. Đứng bên tôi, cô còn có cái lợi lớn là lúc nào cũng thấy mình trẻ trung, bởi tôi già hơn cô quá nhiều! Riêng tôi thì tôi vẫn tin cái duyên của cô trên sân khấu sẽ thu hút khán giả. Tôi cũng tin sự thông minh của cô sẽ giúp cô tiến rất nhanh.

Nếu giao sân khấu cho một mình tôi, giống như mấy chương trình Paris By Night vừa qua, thì tôi chẳng có gì bận tâm, không phải soạn bài. Nhưng có người partner bên cạnh thì tất nhiên phải bàn thảo để ăn khớp với nhau. Tôi nhớ hôm ở Paris, tôi yêu cầu mời cô Kỳ Duyên thì ông Lai bảo:

- Một mình em nói được rồi, khán giả thích lắm! Mời thêm người khác làm chi?

Tôi thành thật trả lời:

- Người ta có thể thích nghe tôi nói. Nhưng người ta vẫn muốn nhìn một người đàn bà đẹp! Thôi thì anh cứ mời Kỳ Duyên đi. Tai họ nghe tôi. Mắt họ nhìn Kỳ Duyên!

Ngồi làm việc tại nhà Kỳ Duyên, tôi đọc từng câu để chính cô đánh máy cho dễ nhớ. Thỉnh thoảng cô dừng lại hỏi tôi chữ này đánh vần làm sao, chữ kia phát âm thế nào cho đúng?

Rất may là chương trình này không nặng nề lắm bởi toàn bộ chỉ có khoảng 20 tiết mục mà đã có 10 tiết mục mời các vị khách, đa số là nhạc sĩ, lên phát biểu và tặng quà lưu niệm cho ca sĩ. Có nghĩa là tôi và cô Kỳ Duyên sẽ “ăn gian” được 10 mục, không cần soạn bài, chỉ việc mời một ông nhạc sĩ lên podium nói vài câu là xong.

Nhưng cũng chính vì vụ trao tặng lưu niệm mà nảy sinh những rắc rối bất ngờ vào giờ chót, tưởng chừng làm hỏng cả buổi trình diễn đầu tiên của Thúy Nga tại Mỹ! Đầu đuôi như thế này:

Khi Thúy Nga phát hành Paris By Night 21 chủ đề “40 Năm Âm Nhạc Lam Phương”, thì có gửi kèm theo một tờ phiếu tham khảo ý kiến khán giả, trong đó, Thúy Nga đặt ra nhiều câu hỏi theo từng loại nhạc, chẳng hạn, nhạc quê hương, nhạc thính phòng, nhạc trẻ, nhạc kích động v.v... Rồi hỏi khán giả thích ca sĩ nào nhất của mỗi loại nhạc.

Việc tham khảo này, một phần Thúy Nga muốn để biết thị hiếu của quần chúng rồi dựa theo đó mà mời ca sĩ cộng tác, nhưng lý do chính là vì lần đầu sang Mỹ kỷ niệm 10 năm Paris By Night, Thúy Nga muốn có thêm vài hình ảnh đẹp và khác lạ trong chương trình, muốn tạo cơ hội để mời một số nhạc sĩ lên sân khấu cho khán giả gặp gỡ, thay vì chỉ để ca sĩ hát từ đầu đến cuối.

Tổng số phiếu tham khảo khán giả gửi về đếm được hơn 5 ngàn tờ, dĩ nhiên, chỉ tính những bản chính, không nhận bản photocopy. Chẳng hạn tôi photo ra 100 bản để ủng hộ một ca sĩ tôi quen thì làm sao việc bình chọn chính xác được!

Việc bình chọn diễn ra công khai, kiểm phiếu cũng công khai, nhưng kết quả vẫn làm một số ca sĩ không hài lòng. Lẽ tất nhiên, 5 ngàn khán giả tham gia cuộc tham khảo, không thể coi là phản ảnh hoàn toàn ý kiến của cả triệu đồng bào hải ngoại. Tuy nhiên, như tôi vừa nói, Paris By Night làm chuyện này chỉ để biết qua được thị hiếu của quần chúng, đồng thời cũng để có thêm sinh hoạt nhộn nhịp trên sân khấu nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động mà thôi! Nhưng không ngờ đã tốn tiền đặt hàng chục tấm bảng lưu niệm, cẩn thận khắc tên từng bộ môn, tốn tiền mời các nhạc sĩ đến tham dự để trao giải, mà rút cục Thúy Nga tự mua lấy bao nhiêu phiền toái!

Lúc đầu chỉ là những tiếng xầm xì giữa các nghệ sĩ bàn nhau về kết quả cuộc tham khảo. Dần dần trở thành công khai bày tỏ sự bất bình do những tiếng nói khích động của một vài nghệ sĩ không hài lòng với kết quả kiểm phiếu thăm dò. Đối với Mỹ, chuyện thăm dò (survey) diễn ra hằng ngày, cụ thể nhất là đài CNN. Thăm dò để biết hầu nâng cao hiệu quả công việc. Nhưng với nghệ sĩ chúng ta thì lại coi đó là chuyện quá serious làm tổn thương tự ái của mình!

Có ca sĩ đang tập dượt trên sân khấu, ngưng ngang không tập nữa. Có ca sĩ dọa bỏ về luôn, không tham gia trình diễn. Điều đặc biệt là, những người phản đối ấy, không ai đả động gì đến kết quả việc bình chọn của khán giả là nguyên nhân chính, mà lái hẳn sang một hướng khác, chĩa mũi dùi thẳng vào Ái Vân, cho rằng show này tổ chức để “vinh danh nữ ca sĩ Ái Vân”! Cho nên, nếu có Ái Vân thì một số người sẽ không hát!

Lúc ấy, tôi mới vào Paris By Night được đúng một năm, chưa biết chỗ đứng của mình thế nào, lại cũng chưa đủ thân với bất cứ ca sĩ nào để góp ý kiến, cho nên biết thân biết phận, tôi đành chỉ đứng nhìn mà thôi!

Tuy nhiên, tôi là người hay lý luận, ít khi xử trí bằng cảm tình, nên tôi không đồng ý với cái quan điểm “hễ có Ái Vân thì không hát”, mặc dầu tôi hoàn toàn tôn trọng quyết định riêng tư của bất cứ ai.

Tại sao tôi không đồng ý?

Bởi vì cái tên Ái Vân đã được quảng cáo rầm rộ cả mấy tháng nay trên đài báo khắp Cali. Cô sang Mỹ lần đầu giữa lúc cái tên Ái Vân đang ở đỉnh cao nhất trong sự nghiệp ca hát của cô tại hải ngoại, cho nên Thúy Nga cần đem tên cô ra quảng cáo để bán vé. Đâu phải Thúy Nga bí mật giấu Ái Vân một chỗ, rồi giờ chót mới đưa ra!

Những ca sĩ khác dĩ nhiên phải biết có Ái Vân trong show đó, tại sao vẫn nhận lời trình diễn, rồi chờ phút chót mới tẩy chay!

Sau này, sinh hoạt lâu năm với nghệ sĩ, tôi vẫn giữ vững quan điểm của tôi: Mình không muốn đứng chung sân khấu với người nào đó, là quyền của mình. Nhưng phải báo trước cho bầu show biết. Đừng để người ta đăng quảng cáo rồi, đến lúc sắp trình diễn mới có phản ứng, làm khó dễ bầu show. Tôi cho đó là thái độ không đứng đắn và không nên vái tổ bởi mình làm hại người khác, đặt bầu show vào hoàn cảnh khó xử, tổ nào hỗ trợ mình!

Tôi thường nghĩ: Giải quyết những rắc rối của người Việt bao giờ cũng khó khăn bởi người ta ít khi nói thật. Mình phải đoán ý để biết người ta muốn gì!

Theo tôi, có hai lý do đích thực đã gây nên chuyện lộn xộn ở Cerritos là:

• Thứ nhất: Một số ca sĩ không đồng ý với kết quả lựa chọn của khán giả qua những tấm phiếu tham khảo.

• Thứ hai: Hôm ấy, Ái Vân được diễn tới 3 tiết mục trong chương trình. Đó là: Nhạc cảnh Trăng Sáng Vườn Chè với Chí Tài. Song ca Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào với Elvis Phương và Hợp ca bài Ô Mê Ly 6 người, chung với ban nhạc Chí Tài Brothers.

Đây cũng là một kinh nghiệm cho Thúy Nga, hoặc bất cứ trung tâm băng nhạc nào, không nên để một ca sĩ xuất hiện nhiều mục quá, làm tổn thương những nghệ sĩ khác. Lẽ tất nhiên, các ca sĩ phản đối sẽ không nói thật là vì Ái Vân được biệt đãi, mà sẽ lái sang chuyện chính trị, giống như thói quen ta thường thấy trong cộng đồng, lên án Ái Vân là Việt cộng!

Không khí căng thẳng cứ leo thang dần. Cuối cùng có hai ca sĩ quyết định bỏ về.

Đối với một live show không thu hình thì việc vắng mặt một hai ca sĩ không quan trọng. Nhưng với show thu hình thì rất phiền toái, vì mọi sắp xếp bài bản, kỹ thuật, dàn dựng của từng bài đã vào computer, thay đổi rất khó khăn.

Khoảng 4 giờ chiều, nghĩa là chỉ còn 2 tiếng nữa khán giả bắt đầu vào rạp, thì Ái Vân quá hoảng hốt trước sự lên án của vài người, đã bất ngờ té xỉu trong hậu trường. Nhân viên security của rạp cấp tốc gọi 911 và vài phút sau, xe cứu thương đến ngay. Nếu cứu thương đem Ái Vân đi, có nghĩa là cô sẽ không thể quay lại kịp để diễn show này và như vậy thì chương trình sẽ mất đi 3 tiết mục của cô và những người đồng diễn, chưa kể 2 tiết mục của 2 ca sĩ đã rút lui. Chương trình kỷ niệm 10 năm Paris By Night lần đầu ra mắt khán giả tại Mỹ sẽ trở thành đầu voi đuôi chuột, nghèo nàn hơn những chương trình thường lệ trước đây.

May quá nhờ có bác sĩ Hồ Tấn Phước vừa tới, đến nói chuyện với ambulance và giữ cô lại, làm cấp cứu tại chỗ cho cô tỉnh dậy.

Đạo diễn Richard Valverde bỏ phòng làm việc, chạy xuống mời tất cả nghệ sĩ họp khẩn cấp. Đó là lần đầu tiên tôi thấy cô Tô Ngọc Thủy khóc nức nở trước mặt mọi người vì vừa buồn vừa giận. Phần vì tôi mới vào nghề được có một năm, cho nên không dám có ý kiến gì vì thế đứng của tôi chưa vững vàng, mà nghệ sĩ chắc cũng chưa thấy tôi là một người đáng tin cậy! Đạo diễn Richard buồn rầu nói:

- Marie cùng với đoàn chuyên viên chúng tôi từ Pháp qua đây, đã vất vả bao nhiêu ngày mới dựng lên được buổi trình diễn này cho quí vị. Tại sao quí vị lại gây phiền toái cho chúng tôi và cho chính quí vị! Thì giờ không còn nữa, bây giờ ai muốn hát thì ở lại, ai không muốn hát thì xin cho biết ngay để chúng tôi sắp xếp!

Quan sát mọi việc diễn ra trước mắt, một lần nữa, tôi lại nhìn thấy rõ sự khác biệt trong cách suy nghĩ giữa thế hệ trẻ và thế hệ của tôi, nghĩa là lớp nghệ sĩ đã thành danh từ trước năm 75. Đại đa số các nghệ sĩ trẻ có mặt hôm đó như Kỳ Duyên, Lưu Bích, Sheyla, Ngọc Huệ, Bảo Hân, Don Hồ, Phi Phi, Ngọc Thúy v.v... đều có lối suy nghĩ giống như người Mỹ: Thúy Nga mời, mình nhận lời thì mình chỉ cần biết đến tiết mục của mình mà thôi. Còn ca sĩ khác có hát một trăm bài, mặc kệ họ. Đó là chuyện của họ! Lừng lẫy như Celine Dion hay Elton John, đôi khi chúng ta thấy được mời làm guest một show vĩ đại, nhưng chỉ hát một bài, có khi chỉ là bài song ca, rồi ra về!

Đây là điều mà tôi học được ở lớp trẻ, giống như tôi đã nói đến chuyện thù lao - thường gọi là cát-xê ở bên trên. Họ chỉ biết họ mà thôi, không cần biết người khác lãnh lương bao nhiêu! Nếu mình thấy mức lương bầu show trả cho mình chưa xứng đáng với khả năng của mình thì mình đòi thêm, chứ không phải vì thấy người khác lãnh tiền nhiều mà mình bắt chước!

Lứa tuổi nghệ sĩ lớn hơn, như cá nhân tôi, thì lại có cách suy nghĩ khác, rất Việt Nam, lúc nào cũng để ý đến mặt mũi, đến danh dự. Cho nên thường nảy sinh câu hỏi trong đầu là: Tại sao nó hát nhiều hơn tôi? Bộ nó hay hơn tôi hay sao? Tôi hát lót cho nó hay sao?

Đó là văn hóa, hay ít ra là thói quen xã hội do cha ông ta để lại, đã ăn sâu vào đầu mỗi người nên tôi chẳng dám trách ai! Lúc nào chúng ta cũng sợ mất mặt, mặc dầu mặt vẫn còn nguyên chứ làm sao mất được!

Hôm ấy, chuyện xẩy ra quá bất ngờ vào giờ chót, không còn thời gian để bàn luận nữa, Tô Ngọc Thủy và Huỳnh Thi quyết định bỏ hết phần bình chọn của khán giả, không trao plaque lưu niệm cho bất cứ ca sĩ nào, không mời nhạc sĩ nào lên sân khấu nữa!

Đó mới là vấn đề rắc rối cho tôi và cô Kỳ Duyên. Tưởng ăn gian được 10 tiết mục không phải soạn bài vì chỉ việc mời nhạc sĩ lên sân khấu phát biểu và trao quà lưu niệm. Ai dè phút chót bỏ hết!

Thêm 10 tiết mục, mỗi tiết mục trung bình phải nói 2 phút mà sắp đến giờ khai mạc rồi, tôi nói cái gì bây giờ! Huống chi, giá chỉ có mình tôi làm MC thì thôi, cứ ra nói đại đi, kể chuyện dông dài câu giờ cũng được! Đằng này, phải gánh thêm cô Kỳ Duyên, thì cần bàn thảo với nhau chứ đâu có thể mạnh ai nấy đi, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược được!

Tôi chạy vào phòng make-up báo cho cô Kỳ Duyên biết vì cô đang ngồi trên ghế làm tóc. Chỉ còn hơn tiếng đồng hồ nữa. Tôi đứng bên cạnh, dặn cô từng câu, từng bài, bởi phải thêm tới 10 tiết mục. Tôi bảo cô phải ráng nhớ thuộc lòng những điều tôi dặn vì chẳng còn thì giờ để cô viết kịch bản (script) mà học nữa!

Bản thân tôi không có thì giờ để chuyên viên săn sóc giùm mái tóc. Tôi tự lấy cái lược, nhúng nước, chải đại cho xong rồi ra sân khấu.

Chương trình mặc dầu thay đổi vào giờ chót, nhưng đã diễn ra rất êm xuôi. Khán giả không hề biết những sóng gió hậu trường, không hề biết tôi và cô Kỳ Duyên đã phải moi óc nghĩ ra bao nhiêu câu chuyện để trám cho đủ 10 tiết mục, vì không thể để trống sân khấu dù chỉ mấy chục giây!

Hôm nay, ngồi viết lại đoạn hồi ức này, tôi còn nhớ nguyên buổi họp khẩn cấp hôm đó trước giờ khai diễn khi Ái Vân té xỉu, nhớ những dòng lệ của cô Tô Ngọc Thủy và nhất là nét đau buồn ghê gớm trong ánh mắt Huỳnh Thi lần đầu tiên phải đối diện một cảnh ngộ bất ngờ do một số nghệ sĩ gây nên, in hằn một kỷ niệm rất khó quên trong đời!

Rút kinh nghiệm này, tôi thấy việc bình chọn “ca sĩ được ái mộ nhất” dù là minh bạch và công khai do khán giả bỏ phiếu, cũng chẳng bao giờ nên tổ chức vì rất dễ gây bất hòa. Ngay những buổi thi hoa hậu cũng vẫn thường xẩy ra những khiếu nại, những thư rơi, sau khi công bố kết quả. Cá nhân tôi đã nhận biết bao nhiêu bức thư gửi đến, trong đó phản đối kết quả những cuộc thi hoa hậu không dính dáng gì đến tôi hay Thúy Nga. Họ đều bảo:

- Để ông Ngạn đọc cho biết!

Điều đáng chú ý là những lá thư hoặc bài báo khiếu nại ấy thường không do thí sinh dự tuyển, mà do các bà mẹ của thí sinh bị rớt, lên tiếng phản đối giùm con gái! Bà mẹ nào mà chả thấy con mình đẹp nhất trên đời, vì nó giống mình hồi còn trẻ! Nhưng đã đi thi thì phải có đậu, có rớt, chứ chả nhẽ tất cả mọi thí sinh đều là hoa hậu! Nếu không chịu đựng nổi kết quả trái ý mình thì tốt nhất là không nên đi thi!

Ái Vân lần đầu từ Âu châu sang Mỹ tuy có gặp đôi chút phiền muộn, nhưng hôm ấy cô đã thành công mỹ mãn.

Riêng cô Kỳ Duyên và tôi, đứng chung sân khấu với nhau lần đầu đã gặp rắc rối ngay như tôi vừa kể. Rất may là mọi chuyện đều êm xuôi và khán giả coi show từ đầu đến cuối, không hề biết những căng thẳng mà chúng tôi vừa trải qua.

Khoa1221
03-01-2021, 08:05 PM
Lang thang trên phố Nhạc và Đời thấy anh Khoa chắc bận công tác ở một nơi nào đó, nên vắng nhà, làm nhớ lại tựa đề tập truyện của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn "Ở một nơi ai cũng quen nhau " Định vào bàn loạn về nhà thơ Quang Dũng, nhà thơ tiểu tư sản một đời lận đận ở miền Bắc, (vì dính tới vụ Nhân văn giai phẩm). Nói tới người thi sĩ tài hoa, đẹp trai, văn võ song toàn, nhiều khi ' cười ra nước mắt ', một lần khi miền Bắc bị phi cơ Mỹ dội bom, ông bị dân quân du kích bắt trói lại, vì nghi ông là giặc lái Mỹ (ông người cao lớn, giống tây phương) Thơ ông được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như bài Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi Bờ, thơ lính thì rất lãng mạn, như bài Lính Râu Ria:


" Khuya khoắt bờ sông vắng
Lửa hồng quán tản cư
Lính mấy chàng vất vả
Tìm sống một đêm thơ

Một anh gọi cà-phê
Một người kêu thuốc lá
Một anh nhìn sau trước
“Chị ơi ly rượu nhỏ”

Rượu nhỏ một ly thôi
Đời lính đã kham rồi
Một ly cho đỏ mặt
Cho lên hương cuộc đời"
Trong bài Đôi Bờ
"Thóang hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ
Xa quá rồi em người mỗi ngả
Đôi bờ dất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào "
Và bài thơ Không Đề hay Em Mãi là 20 tuổi.


Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Ngày nay ngày nay
Chuyện đẹp qua đi
Thời gian gấp ruổi
Còn lại chúng ta
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp
Ơi! Con đường xưa
Những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi
Cổng cũ rêu phong
Ý đợi người
Ơi! Con đường xưa
Men vườn ổi thơm
Em tuổi hai mươi
Yêu anh hào hiệp
Bỏ em anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly
Có những vợ chồng
Không là trăm năm
Mà tình thương yêu …
Sông ơi! Dài sao
Rộng ơi! Biển cả
Thôi em nước mắt
Đừng rơi lã chã
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp



https://www.youtube.com/watch?v=x98xjf7cXS4&amp;ab_channel=Vi%E1%BB%87tDz%C5%A 9ng






Cám ơn anh Ngọc Hân ghé nhà chơi nhé.
:103:

Virginia trời vẫn mưa, màn đêm đã buông, đang xem video TNBN Music Box 26, tiếng hát Lệ Thu dịu dàng, duyên dáng, Nữ danh ca trong nền âm nhạc của Việt Nam một thời. Nghe Lệ Thu kể lại những câu chuyện kỷ niệm văn nghệ thời xưa. Trong video này cô Lệ Thu nhìn khoẻ và vui tươi , chỉ vài tuần sau đó cô bị Covid... rồi ra đi...

Xin còn gọi tên nhau... Lệ Thu hát nghe da diết quá!

Thuý Nga Music box 26:
https://www.youtube.com/watch?v=dYFh34cW0DE&feature=emb_imp_woyt

ntđl
03-02-2021, 10:48 AM
*

Bữa nay mới biết Khoa có nhà, hổm nay cứ tưởng Khoa hôm-lớt.
Khoa nay sao rồi, long thể vẫn an khương heng.
Mỗi lần thấy vắng dần những người mình quen biết qua lợi cũ, thì chị lú ưa lẩn thẩn hổng biết chừ họ đang nơi mô mà không ghé phố nữa, rồi sợ mình đã là một trong những lý do mà vô tình hồng biết, cái rồi... stress ! Thì cũng bởi cái miệng chị lú hay tào lao mà ra, rồi phải đấm ngực ăn năn tội. Mùa vọng phục sanh là mùa thống hối ăn chay hãm mình, thành bữa mô chị lú cũng nhịn ăn sáng ăn trưa ráo nạo, chỉ ăn duy nhứt bữa tối thôi, và ăn nhiều hơn đậng đi ngủ cho yên.
Hồi đầu làm ngược, ăn sáng no nê rồi nhịn, dè đâu tới tối sôi bụng quá chời, rồi tuyền nằm mơ thấy đang đớp bún bò huệ tô xe lửa, còn không thì đớp phở bò, cũng tô xe lửa luôn.
Bữa nay bên đây lạnh thấu xương thịt luôn, tiếng VN mới kêu bằng... lạnh sâu, tiếng ni y hình chưa vô tự điển thì phải.
Nghe nói "quê cũ" bữa nay đã bắt đầu chích Johnson-Johnson, thành có lẽ mưa rồi sẽ tạnh, và trời sẽ sáng trưng.
Mong Khoa luôn an vui..
Chị Lú.


Tiện chào ôn Hân.
Wow nghe nói cựu tổng thống pháp sắp khăn gói vào nằm ấp.
Ai mà ngờ đất pháp cũng loạn lạc y chang cờ hoa.
:)

Khoa1221
06-23-2021, 02:58 PM
*

Bữa nay mới biết Khoa có nhà, hổm nay cứ tưởng Khoa hôm-lớt.
Khoa nay sao rồi, long thể vẫn an khương heng.
Mỗi lần thấy vắng dần những người mình quen biết qua lợi cũ, thì chị lú ưa lẩn thẩn hổng biết chừ họ đang nơi mô mà không ghé phố nữa, rồi sợ mình đã là một trong những lý do mà vô tình hồng biết, cái rồi... stress ! Thì cũng bởi cái miệng chị lú hay tào lao mà ra, rồi phải đấm ngực ăn năn tội. Mùa vọng phục sanh là mùa thống hối ăn chay hãm mình, thành bữa mô chị lú cũng nhịn ăn sáng ăn trưa ráo nạo, chỉ ăn duy nhứt bữa tối thôi, và ăn nhiều hơn đậng đi ngủ cho yên.
Hồi đầu làm ngược, ăn sáng no nê rồi nhịn, dè đâu tới tối sôi bụng quá chời, rồi tuyền nằm mơ thấy đang đớp bún bò huệ tô xe lửa, còn không thì đớp phở bò, cũng tô xe lửa luôn.
Bữa nay bên đây lạnh thấu xương thịt luôn, tiếng VN mới kêu bằng... lạnh sâu, tiếng ni y hình chưa vô tự điển thì phải.
Nghe nói "quê cũ" bữa nay đã bắt đầu chích Johnson-Johnson, thành có lẽ mưa rồi sẽ tạnh, và trời sẽ sáng trưng.
Mong Khoa luôn an vui..
Chị Lú.


Tiện chào ôn Hân.
Wow nghe nói cựu tổng thống pháp sắp khăn gói vào nằm ấp.
Ai mà ngờ đất pháp cũng loạn lạc y chang cờ hoa.
:)

Thân chào Chị Lucy , xin lổi trả lời chị hơi trể ( thật sự là quá trể ) , nhưng thôi xín xóa nha Chị ehehhe :) , nói chứ lúc gần đây hơi bận , nên ít vào . Hôm nay ghé qua , hỏi thăm Chị , anh Ngoc Hân, và các anh chị em . Thời tiếc đã chuyễn sang mùa Hè đuợc mấy ngày , nên nóng hơi nhiều . Công việc thì phãi vào office từ lâu nên cũng tốt . Vô office mà ngồi chơi xơi nuớc thì kg thấy " guilty " kỳ kỳ , chứ ở nhà , mà nằm xem TV trong giờ làm việc của hãng , thì thấy kỳ kỳ sao đó . Chúc chị Lucy , and Ngoc Hân và các anh chị em Dactrung một mùa hè vui tuơi và khoẽ mạnh . :z57:

Khoa1221
06-23-2021, 08:13 PM
https://www.youtube.com/watch?v=IK6AIpqv43U


Tối nay... giữa không gian yên lặng của màn đêm thanh vắng, chỉ còn đâu đó tiếng gió thổi nhẹ nhàng chỉ đủ cho những chiếc lá đụng vào cành khe khẽ bên khung cửa sổ của căn phòng tôi đang ở. Đêm nay trăng gần như hết tròn, cái mờ mờ ảo ảo làm cho không gian quanh tôi càng lạnh lẽo đến không ngờ. Ngồi lặng buồn, tôi bèn tìm đến những dòng thơ, những bài ca để tìm quên nỗi trống vắng. Trong màn đêm khuya lắc khuya lơ này, sau bao nhiêu áp lực trong công việc cả ngày đáng lẽ tôi sẽ mệt mỏi lắm thế nhưng trong tôi bỗng thấy mình tỉnh táo hơn bao giờ hết, mắt tôi cứ mải chạy theo những con chữ của nhạc Trịnh.

Như một khung nhạc có những nốt cao thấp, tình yêu cũng có những cung bậc thăng trầm. Người nhạc sĩ ấy cũng thế, ông đã đê mê một bóng hồng ngày ngày bước qua con đường nhỏ , đi qua cây cầu nhỏ. Ông ngóng trông mỗi ngày chỉ để được nhìn ngắm nàng dù là một phút thôi. Mỗi khi không thấy nàng, lòng ông thấp thỏm không yên. Ông đã yêu. Ông đã một lần nữa tự đưa mình vào cõi yêu nồng nàn và tha thiết đó. Giai đoan ấy ông yêu từng giây từng phút từng giờ và từng ngày trong cái tình bỡ ngỡ không ngỏ. Tình yêu của ông có chút ngây thơ, chút dại khờ, chút gì đó cố tìm quên những điều khộng thể không có trong cõi đời nhưng hy vọng vược qua tất cả. Nó thật tha thiết và nồng ấm biết bao mà đến khi người đã ra đi nhưng tình vẫn còn đó. Vẫn nồng nàn, vẫn dịu êm. Mặc dù tình yêu ấy đang ngày ngày chìm trong nước mắt của ông, để rồi ông có thêm một tình ca cho đời, thế nhân có thêm một tình ca để yêu người..... Mang tên gọi của người con gái ấy "Diễm Xưa".

"Diễm trong đời tôi", chắc chắn đám con trai của chúng tôi đã một lần nào đó, có một kỷ niệm để đời. Tôi cũng vậy. Để rồi trong một phút thầm lặng nhìn sâu vào cõi tình " Diễm xưa ", tôi trầm ngâm nghĩ ngợi trong cái thoáng mông lung muốn bay bổng vào thế giới tình ái đó. Tôi thầm nghĩ liệu đã có bao nhiêu chàng trai yêu cái đẹp mê đắm lòng người của cái tình son trẻ, cái tình trong trẻo chưa bao giờ được trọn vẹn của nhạc sĩ họ Trịnh, tiêu biểu là "Diễm Xưa" ... Dẫu sao thì "Diễm Xưa" đã và đang còn vang mãi trong tim mỗi chúng ta về một tình yêu đẹp và thơ mộng. Hãy cứ yêu đời yêu người, hãy cứ yêu thương người cho dù người có phụ ta, hãy cứ yêu như chưa yêu lần nào. Giữa đường đời có biết bao nhiêu là sóng gió, có bao nhiêu là nỗi buồn, vấp ngã, hỵ vọng và tuyệt vọng.

Và đâu đó giữa hoang lạnh của cuộc đời vẫn vang lên giọng hát cho một chàng trai , và lời nhạc đang nhắc nhở "... Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng , ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau ..."

6-21-21

HaiViet
06-25-2021, 09:30 AM
-Chào Khoa, chào chị Lucy, chị Thụy Khanh, anh Ngọc Hân, Hương Xưa....
Lâu quá mới lại thấy Khoa xuất hiện và lần này viết về bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn, đúng đó Khoa có những hình ảnh làm mình rung động đã in sâu vào trái tim vì những hình bóng đó thật đẹp thật dễ thương dù chỉ được đứng xa mà ngắm và may mắn cho chúng ta nhờ sự rung động đó nên mới có bản Diễm Xưa thật hay đưa tâm hồn mình bay cao bay xa thật thấm thía

-Và.... chúng ta lại có Hương Xưa của Cung Tiến cũng không kém

Ɲgười ơi, chiều nào có nắng vàng hiền hòa sưởi ấm nơi nơi?
Ɲgười ơi, chiều nào có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi?

Tình có ghi lên đôi môi
Ѕầu có phai nhòa cuộc đời

Ɲgười vẫn thương уêu loài người và уên vui cuộc sống vui.
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi

Khoa1221
09-29-2021, 01:31 PM
https://www.youtube.com/watch?v=sZ0QKuKyiAc

Thế giới của anh không có chân trời
Không có mùa xuân lấy đâu hoa bướm
Không có bàn tay cho bàn tay hò hẹn
Áo tím qua cầu nên cũng hết mùa thu ...(Trang Châu)

Cuối tuần đầu tiên của mùa Thu năm nay, tôi ngồi làm việc bên ly café đã cạn từ lúc nào tôi cũng không biết. Nhìn ra ngoài đuờng, nơi tôi đang sống, khí hậu về khuya như lạnh hơn, gió ru lá cây xì xào. Chắc không lâu, những chiếc lá này rồi sẽ vàng úa lìa cành cho "những con nai vàng ngơ ngác" đạp chân trên thảm lá khô xào xạc tạo nên những âm thanh buồn bã muôn thuở của mùa Thu tựa như nỗi tiếc nhớ xa xăm...Trong sự thăng trầm của dòng đời, tôi nhận ra khi một mình đối diện với bóng đêm, với bâng khuâng của tâm tưởng, thì tâm hồn tôi muôn lần như một, lại lặng lẽ trôi về một mùa thu dĩ vãng.

Tôi chấp nhận tình đời "không còn mùa Thu, trăng rơi bên thềm .... " như bài hát nào còn vang vọng đâu đây.Mùa Thu vốn dĩ đẹp, nhưng nét buồn của mùa Thu là bóng dáng của những cuộc tình lãng mạn nhưng vô vọng. Mùa Thu năm ấy không còn nữa nhưng hình ảnh của một mùa Thu xưa còn vương vấn mãi. Em là mùa thu, cho anh mơ màng , Em làm lời ru, quấn quýt bên chàng . Khi màn đêm buông cũng là lúc cảm giác trống vắng len lỏi trở về, tôi nhìn lên bầu trời tĩnh mịch trong đêm, ngàn vì sao lung linh mà nhớ về " ... tóc ướt trăng thề " và "... lời yêu chưa nói trên môi vụng về ...." của thuở nào.

Ngẫm xem cuộc đời hay tuơng lai, mùa Thu đến và mùa Thu sẽ đi "đường ta sẽ qua, nào ai biết tới ..." để "chiều buông rã rời, ru lòng thôi mơ, ru buồn lên thơ ...". Tự nhiên những tình khúc mùa Thu lại dâng ngập trong lòng tôi .

Khoa1221
11-15-2021, 01:26 PM
Ngày thứ 2 hơi im lặng , thôi mời các bạn cha cha cha nha https://emoji.tapatalk-cdn.com/emoji7.png

https://i.postimg.cc/Hkp2Nm6L/GNLN.png (https://app.box.com/s/1l2a4fuyg5g9bsir2vmrhe70zy9jvbx9)

Phương Vy hát hay lắm .
Còn the male voice thì ........ no comment https://quehuongxua.createaforum.com/Smileys/default/grin.gif

Khoa1221
12-31-2021, 09:28 AM
Happy New Year 2022
https://phonereview24.com/wp-content/uploads/2021/12/Happy-New-Year-2022-2.jpg

Khoa1221
12-31-2021, 09:29 AM
Trong tiết trời lạnh lẽo của những ngày mùa đông giá rét, trong không khí bàng bạc đến run người của những ngày không ánh mặt trời ngoài kia, em ngồi đây mà nhớ đến anh . Có lẽ mùa đông là mùa của những hoài bảo kỷ niệm, trong những phút cô đơn giật mình, chợt ký ức xa xăm bỗng ào ạt trở về, gợi lại những kỷ niệm, hình ảnh của chúng mình thuở xa xưa, thoắt ẩn, thoắt hiện.

Cuộc đời người ta giống như một con tàu, nếu khởi hành đi từ ga mùa xuân, rồi qua mùa hè, đến mùa thu, và dừng lại ở mùa đông. Với con tàu, nó có thể quay lại bến cũ để lặp lại một chu kỳ, còn đời người, khi người ta đã qua rồi, nó không trở lại được nữa, và tất cả chỉ là những kỷ niệm, vui có, buồn có, ngọt ngào có và xen lẫn cả những đắng cay.

Hôm nay, trong cái lạnh tê tái của một ngày đông xám xịt gần cuối tháng chạp, trời dường như buồn lây nên rủ những cơn mưa phùn về làm tăng thêm cái rét căm căm . Không gian và thời gian nơi đây như cảm nhận được nỗi trống trải của người ở lại, khi kẻ ra đi chỉ để lại dấu chân trên bậc thềm xưa với đám lá vàng bay hay những chậu hoa đã héo rũ, và trong sự cô đơn vắng vẻ này, em chỉ biết ôm một niềm riêng chôn dấu và khẽ thầm cất lên tiếng gọi còn yêu mãi ... "em mãi yêu anh".


Giờ đây em biết em biết đã mất anh rồi đấy
Ngày mùa đông đến nghe vắng xa tiếng mưa phùn rơi
Lòng em đau đớn nhưng trái tim vẫn như thầm nói:
Còn yêu mãi...


https://www.youtube.com/watch?v=XnHKmnfideA

Khoa1221
01-02-2022, 12:29 PM
Trong tình yêu, "Bài Tình Ca Mùa Đông" là nhạc phẩm biểu tượng cho cuộc tình chân chính, đa tình, mà chí nghĩa, bao dung, nhân hậu . ... "Bài tình ca mùa Đông anh hát giữa đêm trời giá . Tình còn mãi chờ mong thấp thoáng bóng em vợi xa..." Trước những phong ba của cuộc đời, đôi tình nhân đã bao lần cùng hẹn nhau rằng tình mãi sẽ chờ mong, cả hai cùng cố bước qua những vất vả để đợi có một ngày được tương phùng. Bóng người yêu dù có vợi xa cách cả đại dương, nhưng vẫn là động lực lớn lao để người trai còn gắng bước, dù chỉ là những bước lê thật chậm chạp vì đường đời có quá nhiều hố sâu mà nghịch cảnh sắp đặt.

Gặp lại nhau vào mùa đông tuyết lạnh rơi, người yêu đã ở ngay cạnh bên, tình thì vẫn còn đầy trong mắt nhau, nhưng dường như đã có một hố sâu ngăn cách mênh mông và vời vợi. Kỷ niệm xưa chợt ùa về giăng ngập trong cơn mưa đêm, họ chỉ có thể hứng lại những giọt nhung nhớ cuối cùng mà thôi, rồi thả những dấu yêu xưa theo dòng nước lũ, trôi xa vĩnh viễn …"Giờ còn đâu mà mong, cho chút duyên nghe còn ấm"

Mùa đông về cùng với những kỷ niệm dâng tràn trong đêm mưa lạnh giá. Bên ngoài là tiếng mưa rơi và tiếng nhạc đêm đông rả rích. Bên trong là nỗi nhớ không thể nào vơi.



https://www.youtube.com/watch?v=qoVA_LndJI8

Khoa1221
01-22-2022, 09:10 AM
Để mang chút hương vị Xuân và chào đón Tết Nhâm Dần đến với chúng ta, một Chương Trình đặc biệt với chủ đề "Em Còn Nhớ Mùa Xuân" sẽ đến với các bạn qua những nhạc phẩm, những bài thơ và hình ảnh đón Xuân trong một ngày gần đây. Thân mời các bạn đón xem, ủng hộ, và cộng tác.

Mùa xuân là mùa của hy vọng. Hãy tiếp tục thắp lên những ước mơ xuân của mình, nhất là trong những ngày Tết sắp đến.

Chúc Mừng Năm Mới mọi người nhé !!!

Lời Giới Thiệu (00:00)
Songs Preview (05:13)



https://www.youtube.com/watch?v=PyoHuPSN4uc

HXhuongkhuya
01-22-2022, 02:53 PM
Chào anh Khoa. Ghé thăm nghe rộn ràng ngày Tết. Giọng đọc của AB dễ thương, các ca sĩ hát preview H nhận ra anh Khoa (2), Rosie (3), Rosie hát ngọt ngào như ca sĩ, có Phương Vy nữa phải không? Hai ca sĩ này đã được thành viên Phố mình khen trước đây. Có một bài H rất thích vì đã nghe ở đâu rồi, (phút thứ 7:00), không biết ca sĩ hát bài này là ai nên nôn trong lòng chờ nghe nguyên bài.. Cám ơn anh Khoa và cho nghe các bạn hát. Cám ơn trang Nhạc Và Đời với những bài viết của anh Khoa.


Bài hát này Thảo vừa gửi cho H nghe sáng nay, cảm động khi biết tác giả là Mạnh Quỳnh. Mạnh Quỳnh sáng tác bài này vì tưởng nhớ tri kỷ âm nhạc Phi Nhung. Mới đó má mất đó, cuộc đời thật ngắn ngủi, không ai biết trước ngày mai sẽ ra sao. Cho nên còn ngày nào hãy sống hết mình, vì biết đâu ngày mai chỉ còn là kỷ niệm.



https://www.youtube.com/watch?v=YL1tnBtcf_8

Khoa1221
01-24-2022, 06:45 AM
Chào anh Khoa. Ghé thăm nghe rộn ràng ngày Tết. Giọng đọc của AB dễ thương, các ca sĩ hát preview H nhận ra anh Khoa (2), Rosie (3), Rosie hát ngọt ngào như ca sĩ, có Phương Vy nữa phải không? Hai ca sĩ này đã được thành viên Phố mình khen trước đây. Có một bài H rất thích vì đã nghe ở đâu rồi, (phút thứ 7:00), không biết ca sĩ hát bài này là ai nên nôn trong lòng chờ nghe nguyên bài.. Cám ơn anh Khoa và cho nghe các bạn hát. Cám ơn trang Nhạc Và Đời với những bài viết của anh Khoa.


Bài hát này Thảo vừa gửi cho H nghe sáng nay, cảm động khi biết tác giả là Mạnh Quỳnh. Mạnh Quỳnh sáng tác bài này vì tưởng nhớ tri kỷ âm nhạc Phi Nhung. Mới đó má mất đó, cuộc đời thật ngắn ngủi, không ai biết trước ngày mai sẽ ra sao. Cho nên còn ngày nào hãy sống hết mình, vì biết đâu ngày mai chỉ còn là kỷ niệm.





Hi Huơng , yeah , Tết đến , thời gian vui mà . Anh còn nhớ , mấy năm truớc , lúc đi làm outside of states, anh có mang theo nhang ( incense ) , để cúng Giao Thừa bằng cách tìm 1 dĩa trái cây và 1 góc trong building làm việc để cúng . Tụi co-workers surprised to see anh thắp nhang ehhehe but đây là truyền thống VN , anh can't forget ...


Bài MXVE này nhiều ý nghĩa đó , cảm ơn Huơng và Thảo share nha . Trong forum thân thiện Dactrung này , chắc nhiều thành viên đang chuẩn bị cho năm mới , anh đuợc biết có nhiều nguời đang làm bánh chưng để chung vui với bạn bè . C/T nhạc đón Xuân Nhâm Dần này, hy vọng mang cho thành viên thêm 1 nụ cuời vui tuơi cho năm mới ....

Khoa1221
01-24-2022, 06:46 AM
Trong nắng xuân trong sáng
Cành mai khẽ lung lay
Trong gió xuân tươi mát
Áo muôn màu tung bay
Trong nắng gió ta đoán
Chúa xuân đã về đây....

Tết đi đôi với nắng đẹp của mùa Xuân. Nắng thì không màu. Nhưng nắng xuân làm nền để vạn vật đón xuân rực rỡ hơn. Nắng xuân muôn hình, muôn vẻ trong tim chúng ta. Trời xuân xanh thắm. Gió xuân nhè nhẹ. Nắng xuân trong sáng. Xuân của đất trời đi vào từng khu phố, con đường, ngõ hẻm. Hãy điểm thêm một cành mai vào phong cảnh xuân. Nếu mưa xuân và hoa đào là biểu tượng của xuân, thì nắng xuân và mai vàng là hình ảnh của những ngày Tết. Chậu mai vàng trước ngõ đón người thân quen đến chúc tết. Mai vàng đón em lễ chùa này, mang lộc đầu xuân về nhà. Mai bán ở chợ tết, gia đình đi lựa một cành mai mua về nhà, sao cho hoa nở rộ vào đúng ba ngày Tết, biểu hiện của vận may trong năm mới.

Tác phẩm Mừng Nắng Xuân Về của nhac sĩ Huynh Anh, sẻ mở đầu chuơng trình Xuân Nhâm Dần 2022 của Vườn Hoa Việt. Thân mời các bạn thuởng thức tiếng hát của Rosie.




https://www.youtube.com/watch?v=wKQadb9Gti0

Khoa1221
01-24-2022, 10:42 AM
https://i.postimg.cc/sg672K9f/Xuan-Sayings-1.gif

Thu Vàng
01-24-2022, 10:36 PM
Chào Khoa, chào Hương, chào cả nhà Nhạc và đời cùng Phố. Chúc yêu thương đến tất cả mọi người :z57::z57:

"Em Còn Nhớ Mùa Xuân", một chủ đề không chỉ cho riêng ai hén Khoa. Hễ vào đây là nghe Xuân mê ly luôn.
Nhớ Xuân thì luôn đi kèm theo nhớ Mẹ, nhớ quê (đối với người tha hương không còn Mẹ). Cho TV góp bài thơ vui xuân với trang nhà mình nha. (hổng có ca nhen... hihi)

Vui Với Mùa Xuân

Có người vui với mùa xuân
Thỏi son tô lại mấy lần đôi môi
Áo hoa mặt phấn vậy thôi
Thật ra đang ước Mẹ tôi vui cùng

Nhưng rồi nước mắt rưng rưng
Nắm bàn tay lại như chừng nén đau
Trong ta có khoảng trống nào
Mà xa xưa cũ chen vào đầy vơi

Bóng con chim én bên trời
Chiều nay giọt nắng về phơi sân nhà
Nghe thương nhớ khúc dân ca
Miền quê mộc mạc thật thà đắm say

Đượm không gian những nhành Mai
Dường như Xuân đã từng ngày về đây
Có người vui với Xuân này...

Thuvang

Khoa1221
01-25-2022, 07:56 AM
Chào Khoa, chào Hương, chào cả nhà Nhạc và đời cùng Phố. Chúc yêu thương đến tất cả mọi người :z57::z57:

"Em Còn Nhớ Mùa Xuân", một chủ đề không chỉ cho riêng ai hén Khoa. Hễ vào đây là nghe Xuân mê ly luôn.
Nhớ Xuân thì luôn đi kèm theo nhớ Mẹ, nhớ quê (đối với người tha hương không còn Mẹ). Cho TV góp bài thơ vui xuân với trang nhà mình nha. (hổng có ca nhen... hihi)

Vui Với Mùa Xuân

Có người vui với mùa xuân
Thỏi son tô lại mấy lần đôi môi
Áo hoa mặt phấn vậy thôi
Thật ra đang ước Mẹ tôi vui cùng

Nhưng rồi nước mắt rưng rưng
Nắm bàn tay lại như chừng nén đau
Trong ta có khoảng trống nào
Mà xa xưa cũ chen vào đầy vơi

Bóng con chim én bên trời
Chiều nay giọt nắng về phơi sân nhà
Nghe thương nhớ khúc dân ca
Miền quê mộc mạc thật thà đắm say

Đượm không gian những nhành Mai
Dường như Xuân đã từng ngày về đây
Có người vui với Xuân này...

Thuvang



Hi Chi. Thu Vàng, Tết sắp đến , chỉ còn 1 tuần là Tết . Ở bên xứ này , đôi khi chỉ có chợ Tết tổ chức nho nhỏ vào cuối tuần , mang cho 1 chút huơng vi , nếu không thì chiên bánh chưng ăn với dưa món , đó mới có hình ảnh Tết . Thôi thì vào youtube , xem hình ảnh và nhạc , cũng vui , phải không Chị . Thân chúc Chị cùng gia đình nhiều sức khoẽ , nhiều thành công , và nhiều may mắn trong năm Nhân Dần sắp đến . Cảm ơn bài thơ vui của Chị .


Sao Chị không ca nè , giang hồ đồn Chị ca rất hay , chắc không say đâu !!! Khoa hát dzõm nhất trên internet , mà cũng chơi luôn ehehhhehe


" Nhớ Xuân thì luôn đi kèm theo nhớ Mẹ " , Khoa có đọc bài viết này trên internet , xin post lại đây , Chị đọc trong mùa Tết năm nay

http://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2016/02/te1babft-2-1024x750.jpg

Những ngày cuối năm, khi đang ngang con đường đó, tôi vẫn thấy chiếc xe đẩy, đựng lỉnh kỉnh những những món đồ vá – sửa xe của chị, người đàn bà mà tôi có dịp trò chuyện trong một lần xe cán đinh, vô tình ghé lại.

Sài Gòn, trung tâm thành phố những ngày thường, cái góc nhỏ của chị vốn đã bé mọn, vào những ngày vắng vẻ của ai về nhà nấy đón năm mới, cái góc nhỏ ấy lại càng lẻ loi hơn. Chị Đa, tên của người đàn bà làm nghề vá – sửa xe ấy, nhiều năm đã không còn về quê nữa. Chị chọn đón Tết trong căn phòng trọ thuê ở tận quận Tân Phú, xa nơi chị làm việc đến gần 15 cây số đường đi, mỗi ngày.

Một trưa nắng đến điên người, xe lại bị xì bánh, tôi đẩy xe đến góc đường đó và được chị mời chào vá xe. Ngồi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của người đàn bà giấu mình vào khẩu trang, nón trùm và áo khoác dày cộm để chống lại cái nắng Sài Gòn, có lẽ ai cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao công việc rất ‘đàn ông’ ấy, lại được một phụ nữ đảm đương một cách hoàn hảo như vậy. Trò chuyện mới biết chị Đa đi từ Thanh Hoá vào Nam lập nghiệp từ lúc còn trẻ. Cuộc sống nghèo khổ khiến người chồng bỏ đi lúc chị đang có 2 con nhỏ. Thế là chị thay vào công việc của người chồng để nuôi con. Hơn 15 năm sống ở nhà trọ, vá xe trên vỉa hè, chị chọn vùng đất này là nơi để sông sót và hy vọng.

Hai đứa con của em giờ vào đại học cả rồi anh ạ”, chị Đa nói. Trong những huyền thoại về sinh tồn, có lẽ những câu chuyện về những bà mẹ vô danh như chị Đa đã lặng lẽ dựng nên những cuộc đời khác, đầy hy vọng cho con cái mình, từ những giọt mồ hôi cần lao và kiên nhẫn, là điều bình thường và kỳ diệu nhất. Nhưng ít có sách vở nào nói về họ.

Chị Đa kể rằng chị nhịn không về quê – vì quá đắt đỏ – suốt 15 năm để dành dụm cho hai đứa con đủ tiền ăn học. 15 cái Tết trong đời mình chị đón giao thừa cùng hai đứa con trong phòng trọ với những câu chuyện về miền quê chôn nhau cắt rốn của mình. 15 cái Tết nhìn con cái lớn dần và chào mẹ để bước ra đi chơi với bè bạn, chị lại ngồi một mình, ăn những bữa cơm ngày Tết một mình.

Không ai dạy cho chị Đa làm mẹ. Cũng như không ai dạy cho hàng triệu người phụ nữ Việt Nam làm mẹ. Ngôi trường bí ẩn nào đó của thiên nhiên đã ban tặng cho những người mẹ bài học về tình yêu thương bao la, sự chắt chiu qua khốn khó và dựng nên từng thế hệ. Chị Đa làm tôi nhớ mẹ mình lắm. Nhớ những những ngày Tết mà khi còn mẹ, chốc chốc tôi cứ muốn quay về nhà để xem mẹ ra sao.

Sài Gòn hay Hà Nội, những ngày chuẩn bị đón giao thừa, hàng hàng lớp lớp người khăn gói lên đường về nhà, về quê. Chắc rất nhiều người trong đó, thật ra là về với mẹ. Cái Tết ở Việt Nam nhiều năm nay, mỗi lúc một thiếu đi nhiều phong tục. Tết chỉ còn là một ngày nghỉ dài hơi. Tết có thể là cuộc chạy trốn ngày thường đô thị để tìm về sự giản dị của cha, của mẹ.

Nhưng không phải người mẹ cũng được niềm vui như vậy. Đôi vợ chồng bạn quen với tôi, từ khi làm ăn khấm khá, vài năm trước đã tham gia trào lưu mới của xã hội, là xách vali đi đón Tết ở nước ngoài. Ngày mùng một, họ gọi điện thoại về a lô chúc Tết mẹ. Bà mẹ già cười trong điện thoại mà mắt buồn buồn. Tôi nghĩ đến những đứa con của chị Đa. Chị cũng thúc mấy đứa nhỏ đi chơi để hội nhập đời sống của chúng – năm chỉ có một lần. Nhưng bữa ăn một mình, chắc rồi chị cũng buồn hiu.

Những năm mẹ tôi còn sống, sức yếu rồi nhưng bà cứ lụm cụm, lén ra sân ra tuốt lá mai, vì sợ tôi thấy rồi ngăn. Bà cứ làm những chuyện mà tôi cứ nghĩ là chỉ làm mệt người, do chỉ là thói quen ngày Tết như gọi người đi đánh bóng lại bộ lư đồng, mua ít hoa, nhắc mặc đồ mới. Ấy vậy mà khi mẹ không còn, thiếu những điều tưởng chừng như vặt vãnh ấy, Tết đi đến mọi nơi nhưng không còn ghé vào nhà tôi nữa. Mẹ như một mùa xuân bí mật mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi gia đình, mà khi không còn, sự cô quạnh và tiếc nuối sẽ đeo đẳng đến tận cuối đời, nhắc lại trong từng giấc mơ khắc khoải.

Chắc những đứa con của chị Đa còn chưa biết đủ về món quà mà thượng đế ban tặng cho chúng. Hay đôi vợ chồng bạn tôi vẫn chưa tìm thấy được cái Tết thật sự với mẹ mình. Tôi nhìn thấy nhiều cái Tết mà bạn bè mình kể nôn nao được về với Cha, Mẹ… dù đó là nơi vẫn còn thiếu con đường nhựa, chưa có những cây cầu đủ cho chiếc xe đạp chạy qua. Đó là những chuyện kể ấm áp lòng người, mà chỉ nói với nhau thôi, cũng đã nghe xôn xao như Tết đến.

Anh bạn nhà văn của tôi đã hơn 50 tuổi, không cần Tết đến, mỗi khi nhớ mẹ là anh leo lên chiếc xe 3 bánh dành cho người khuyết tật của mình, đi cả trăm cây số để về nhà, đôi khi chỉ đề rờ vào mẹ mình, leo lên võng nhìn mẹ qua lại. Một người bạn khác của tôi, sống bằng nghề ca sĩ và hoạt náo, có đêm gần Tết bỗng gọi điện thoại để tâm sự vì không còn biết nói với ai, rằng anh ta nhớ mẹ quá, rồi khóc rưng rức trong điện thoại. Khi còn mẹ, Tết cho mỗi người cảm giác là trẻ con, bất luận bao nhiêu tuổi. Khi mất mẹ rồi, Tết là cảm giác phải làm một người lớn một mình, mới héo hắt làm sao.

Năm nay, tôi không thấy đôi vợ chồng người bạn quen chuẩn bị vali để đón xuân ở nơi khác nữa. “Mẹ yếu rồi, nên năm nay ở nhà thôi”, người chồng nói như vậy. Tự nhiên lòng tôi mừng như trẻ nhỏ. Vậy là bà cụ được một năm mới bên con cháu đề huề. Dẫu muộn, nhưng rồi xuân đã thật sự ghé đến ngôi nhà đó. Tôi cũng ước hai đứa con chị Đa sẽ ở nhà, ăn bữa cơm với mẹ nhiều hơn. Rồi sẽ có lúc chúng bừng tỉnh và hiểu rằng không có tượng đài nào vĩ đại hơn người mẹ với đôi tay chai sần ấy, cho chúng được ôm chầm lấy từng ngày. Thế gian này, nếu ai cũng thương và nhớ đến mẹ mình, thì đó là lúc cõi hiền lương phủ sáng mặt người.

Không còn mẹ, chẳng còn ai nhắc chuyện đi tuốt lá mai hay đem bộ lư đồng đi đánh bóng. Tết ghé qua ngôi chùa nhỏ, nhìn những phần thạch táng cao như núi, trong đó có mẹ, sao mà mọi thứ nguy nga và nhạt nhẽo đến vậy. Khói hương chỉ nhắc Tết và những ngày tháng đẹp nhất đã đi qua. Người đàn ông đứng gần đó, cứ rì rầm nói chuyện với người đã khuất như một điều kỳ lạ và dịu dàng. Tết không có quá khứ, không có kỷ niệm về Cha, về Mẹ, chắc chỉ là những mùa thụ hưởng của bản năng, vô vị.

Mồng một Tết. Hãy nhớ đốt một nén hương trầm với lòng kính nguyện. Với những ai còn mẹ, hãy mỉm cười hạnh phúc vì đó chính là mùa xuân đẹp nhất ghé qua đời mình mà chúng ta cần níu giữ.

Khoa1221
01-25-2022, 07:59 AM
Một truyền thống trong những ngày đầu xuân của người Việt Nam là đi lễ chùa để cầu nguyện được bình an, phước lộc. Qua một năm cũ nhiều bận rộn lo toan, đầu năm là dịp để tất cả mọi người vui Xuân và chào đón một năm mới lại về, cùng nhau đi lễ Xuân đầu năm để hái lộc và cầu mong một năm mới an vui, hạnh phúc, thịnh vượng cho chính mình và cho gia đình.

"Ta cùng nhau đón thêm mùa Xuân”, chung quanh vạn vật đều như được mới mẻ vui tươi hơn. Chúng ta cảm nhận hạnh phúc hơn với cảnh sắc tươi đẹp của mùa Xuân.

Hôm nay nhân ngày Xuân mới sắp đến, ngày Xuân chắc chắn sẽ mang về lan tràn sức sống yêu đời cho chúng ta, thân mời các bạn thưởng thức tiếng hát ngọt ngào của LamDzuyen kể lại những truyền thống của ngày Tết với nhạc phẩm "Câu Chuyện Đầu Năm" của nhạc sĩ Hoài An.



https://www.youtube.com/watch?v=_vjKFFubyJY

Khoa1221
01-25-2022, 01:59 PM
Nhạc phẩm Tình Xuân của nhac sĩ Lê Đức Long mang không khí đầm ấm và hạnh phúc của tình yêu " ... Cali xuân đang về , Em thiết tha đi với mẹ già, Em, đẹp đẹp làm sao... " Tình Xuân thắm trên môi cười, đàn Xuân nắn câu yêu đời. Tình Xuân chan chứa biết bao. Tình Xuân là màu xanh kỳ diệu của tạo hoá, tạo lên một ấn tượng tươi tắn, trong trẻo đến tinh khôi.

Xuân chín hồng đôi má
Từng bước nhịp xuyến xao
Bên anh tình nồng thắm
Môi hôn đắm ngọt ngào

Cảm giác lãng mạn trong mùa xuân khó mà chóng phai. Em ơi, có phải xuân còn mãi trong ta, tình xuân của chúng ta ngày ấy vẫn đậm đà, mãi mãi thuyền yêu trên bến mộng và dẫu có tàn, xuân vẫn thiết tha. Cùng nhau vui tuơi đón năm Nhâm Dần sắp đến, anh Vương Vấn sẽ chia sẻ niềm hạnh phúc này với các bạn qua nhạc phẩm Tình Xuân.



https://www.youtube.com/watch?v=cGGV2vAhfhs&amp;t=3s

Khoa1221
01-26-2022, 07:09 AM
Ngày xuân đến với chúng ta, mang nhiều hy vọng tươi đẹp cho năm mới và cuộc đời mới. Ở khắp nơi, tất cả mọi người, già trẻ lớn bé đều hớn hở vui mừng, yêu đời ca hát chờ đón nàng Xuân. Cùng bạn bè hay gia đình, chúng ta rủ nhau "... ngày đầu một năm đi lễ Lăng Ông, xem trái nhân duyên xin quẻ tơ hồng", một hình ảnh ấm cúng như lời chúc phúc đầu năm chân tình chúng ta trao nhau. Tuy vậy bên cạnh niềm vui đó, đôi khi chúng ta còn có những nỗi lo âu đè nặng trong tâm trí vì không biết uớc mong của chúng ta có đến đuợc hay không "... biết về đâu hỡi nàng xuân, duyên số nghèo ai là tình nhân?"

Thân mời các bạn thưởng thức tiếng hát trữ tình của Rosie với tác phẩm Hỏi Nàng Xuân của nhạc sĩ Vinh Sử và Cô Phượng.




https://www.youtube.com/watch?v=UctDxH_Ft34

Khoa1221
01-27-2022, 08:11 AM
Đón Xuân Này Tôi Nhớ Xuân Xưa, bài hát mà ngay từ cái tên đã gợi được nhiều niềm nhớ về kỷ niệm xa xưa đối với rất nhiều người trong chúng ta.

Đón mùa Xuân này lại nhớ đến mùa Xuân xưa – là mùa Xuân kỷ niệm của tình yêu, của những ngày đầu hẹn hò. Cho dù thời gian và cuộc đời đẩy đưa, đưa đẩy như thế nào, nhưng vẫn nhớ mãi buổi hẹn hò đêm giao thừa năm xưa. Mùa xuân năm nay, dường như cả không khí mây trời cũng thay đổi, bầu trời xanh cao hơn, gió thoảng nhẹ mang theo hơi ấm mùa xuân tỏa khắp ngõ ngách mọi nhà, nhưng lời nhạc và kỷ niệm không thay đổi: “Đón Xuân này tôi nhớ xuân xưa. Một chiều xuân em đã hẹn hò...”

Xuân trở lại để tôi tìm em trong kỷ niệm... "Mong ước tìm cô gái xuân xưa, Cho vơi bao niềm nhớ ...", mùa Xuân là mùa của thương yêu sum vầy, nhưng lại rung chi đường tơ lòng lưu luyến của đôi người nhớ nhau.

Thân mời các bạn cùng chúng tôi nhớ về mùa xuân của ngày xưa với Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa, tác giả Châu Kỳ với tiếng hát của Khoa1221.




https://www.youtube.com/watch?v=MAirqMEcgyg

Khoa1221
01-28-2022, 10:26 AM
Mỗi khi chiều về, trái tim của người con gái thường dâng lên nhiều niềm thương cảm "... gió chiều thầm vương bao nhớ nhung, người yêu thoáng qua trong giấc mộng..." Tác phẩm Mộng Chiều Xuân của nhạc sĩ Ngọc Bích như là tiếng tơ lòng tha thiết của một người yêu đang mong chờ người kia đã từ lâu xa cách. Mùa Xuân cũng là mùa của yêu đương, nên mỗi cơn gió chiều nhẹ thoảng qua, đều gợi cho người con gái niềm nhớ nhung, mong chờ vô vọng trong giấc mộng chiều Xuân, để rồi“ ...trách ai đành tâm hững hờ ...” .

Ngày Xuân có ngàn hoa rực rỡ khoe sắc thắm càng gợi thêm cho người con gái niềm lưu luyến và ước muốn chung đôi" ... Hãy trả lời lòng em mấy câu, Tình duyên với anh trong kiếp nào". Câu hỏi của người con gái bay lơ lửng giữa trời xuân, và cho dù cách xa nhau mà vẫn không nguôi niềm nhớ…

Alexis và Mộng Chiều Xuân của nhạc sĩ Ngọc Bích sẽ tiếp tục chương trình "Em còn nhớ mùa xuân"...




https://www.youtube.com/watch?v=D1trpdKWMlQ&amp;t=109s

Khoa1221
01-29-2022, 07:03 AM
Tháng giêng đón Tết chào Xuân
Vai chùng em gánh mùa xuân cho đời
Tình em gửi cánh hoa tươi
Hương bay thơm ngát mỉm cười tháng giêng

Anh nhớ những chiều gió xuân thổi về, nắng về lợp mái nhà xưa, che ô cửa sổ của chiều mùa xuân. Em cười trong nắng chiều, đứng nhìn lũ ong đang chập chờn bay đến hòa quyện với nhau trong bức tranh thiên nhiên sinh động của mùa xuân. Cảm ơn em thả nụ cười , níu anh đứng lại hát lời tình ca của ngày nào. Hình tượng mùa xuân ra như là phép lạ để đưa người với người được gần nhau hơn, cùng quyến luyến với nhau hơn. Bên trong cửa sổ, em và bầy chim oanh ríu rít…ca ! hồn nhiên cho tim anh trôi đi những muộn phiền "Nhìn xuân mơ mộng trong tiếng tơ chiều, người đến đem tiếng nói yêu thương", cảm ơn em và mùa xuân. Bên cành hoa xuân, anh nhớ người ngập ngừng bước đi....

Tác phẩm Mùa Xuân Cho Em của nhạc sĩ Hoa Binh qua giọng hát truyền cảm của anh MTC, mời các bạn lắng nghe.





https://www.youtube.com/watch?v=gYU8bHvu6qs

Khoa1221
01-30-2022, 01:25 PM
Những tà áo, rủ nhau bay phất phới. Bao nụ cười, hớn hở đón mùa xuânPhố hoa đào, nhộn nhịp những bước chânChiều xuân thắm, mắt ai cười trong nắng…

Nét đặc trưng và sự diệu kỳ của mùa xuân chính là hoa. Thật vậy, mỗi khi xuân về thì hoa lại khoe sắc muôn màu muôn vẻ, hoa mang hương sắc cho đời, nhưng hoa cũng còn mang hương cho lòng người nữa. Lắm khi nâng niu một bông hoa đẹp, ta thấy hồn mình lắng xuống là vậy, và nếu đó là một đóa hoa xuân, thì sự quý giá được cảm nhận hơn lên nhiều lần. "... thênh thang phố hoa nắng vừa lên bối rối, anh đi với em giữa trời hoa anh hỡi..."

Hoa cười trong nắng sớm, đón lấy lũ ong đang chập chờn bay đến hòa quyện với nhau trong bức tranh thiên nhiên sinh động của mùa xuân. Chợ hoa và con đường Nguyễn Huệ của Sài Gòn vẫn chờ đôi tình nhân .

Tác phẩm Phố Hoa của Hoài An sẽ được LamDzuyen mang đến cho các bạn trong Mùa Xuân Nhâm Dần, xin mời các bạn thưởng thức.




https://www.youtube.com/watch?v=PLbsm5g5Nto

Khoa1221
01-31-2022, 09:10 AM
Đêm 30, người người rạng rỡ, hân hoan đón chờ thời khắc chuyển giao năm mới. Tết sắp đến. “Em đến thăm anh đêm ba mươi”. Ca từ giản dị, nhẹ nhàng mà đầy trân trọng, nâng niu và rất quý mến vì em đã đến. Hình ảnh cô gái tìm đến thăm vào đêm 30 khắc ghi vào tâm khảm chàng trai một niềm vui khôn tả, là ký ức ngọt ngào không thể quên. Và trong giây phút thăng hoa vì hạnh phúc đó, chàng trai cũng chủ động hồi đáp bằng một lời tỏ tình thật dễ thương: "...Anh nói với người phu quét đường. Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em". Niềm vui khi mùa xuân mới, ngày Tết mới, cuộc đời mới, không gian mới... vũ trụ như đang hoà quyện ngọt ngào cùng niềm hạnh phúc của tình yêu lứa đôi và câu hỏi tiếp theo “...Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?"

Tưởng cũng nên nhắc lại. Ca khúc Em Đến Thăm Anh Đêm 30 được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc từ bài thơ của người bạn, là nhà văn Nguyễn Đình Toàn.

Hôm nay là ngày 31 tháng giêng Duơng Dịch, cũng là ngày 30 tháng chạp Âm Lịch. Thân mời các ban thuởng thức Em Đến Thăm Anh Đêm 30, nhạc cũa Vũ Thành An, lời của Nguyễn Đình Toàn, với tiếng hát truyền cảm của anh MTC...



https://www.youtube.com/watch?v=Ex7nPovkk6o

Khoa1221
01-31-2022, 10:57 AM
https://i.postimg.cc/JnLwzG5k/DT.gif

Khoa1221
02-01-2022, 10:49 AM
Mùa xuân, theo định nghĩa của người Việt Nam chúng ta, bắt đầu bằng ngày Mùng Một. Hôm nay, Tết đã đến và trên khắp nẻo đường đang vang lên những khúc ca mừng xuân rộn ràng náo nức lòng người.

“Xuân đã đến bên em
Dáng xuân tuyệt vời
Xuân đã đến bên người
Xin người hãy cùng em vui xuân…”

Cứ mỗi lần tết đến, không khí đầm ấm và hạnh phúc với gia đình làm cho chúng ta như muốn cất lên lời ca, tiếng hát để chúc mừng nhau. Một hình ảnh đẹp, lời chúc phúc đầu năm chân tình chúng ta trao cho ông bà, cha mẹ , anh em và bạn bè. Mùa xuân là mùa của hy vọng. Hãy tiếp tục thắp lên những ước mơ xuân của mình, bắt đầu từ hôm nay, mùng một Tết Nhâm Dần

Ca khúc gốc của “Xuân Yêu Thương” chính là nhạc phẩm “T’as le look coco”, do ca sĩ kiêm nhạc sĩ Laroche Valmont sáng tác và trình bày vào khoảng năm 1984.

Tác phẩm Xuân Yêu Thương, lời Việt của Lê Đức Cường, sẽ được Rosie mang đến các bạn, để cùng nhau, chúng ta đón Mừng Năm Mới. Happy New Year everyone! Xin thân chúc tất cả các bạn năm Nhâm Dần nhiều sức khoẻ, nhiều thành công, bình an và vạn sự như ý!



https://www.youtube.com/watch?v=O6VdSfrJzA0

Khoa1221
02-02-2022, 10:44 AM
Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng,
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang

Nhạc sĩ Minh Kỳ có khả năng sáng tác nhạc rất nhanh và cũng rất hay. Ông thường viết ra một bản nhạc nhưng không viết lời ca liền lúc đó, mà hay nhờ người khác viết lời. Vào tháng 11 năm 1964, nhạc sĩ Lê Dinh đang ngồi trong nhà thì thấy Minh Kỳ chạy xe Lambretta đến đưa cho nhạc sĩ Lê Dinh một bài nhạc còn ghi trên giấy nháp và nói ông vừa mới viết xong bài này mà chưa đặt lời và tựa nữa.

Ông nhờ nhạc sĩ Lê Dinh soạn lời thật gấp, nói trong nay mai phải xong để đem đưa nhà in và tung ra thị trường trước Tết Ất Tỵ năm đó. Biết tánh tình nóng nảy hay gấp rút của Minh Kỳ, nên nhạc sĩ Lê Dinh đã thức trắng đêm và hoàn thành ra bài hát "Cánh Thiệp Đầu Xuân" rất nổi tiếng sau nay. Vì Minh Kỳ phục vụ trong ngành Cảnh Sát nên nhạc của ông thường nói lên tâm trạng của người lính xa nhà không được về ăn Tết với gia đình và nhạc Xuân của ông cũng dành những lời chúc tụng cho người lính:

Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm...

Thân mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm Cánh Thiệp Đầu Xuân, nhạc của Minh Kỳ, lời của Lê Dinh qua tiếng hát của Rosie và Khoa.




https://www.youtube.com/watch?v=YV7vviE2zXE

Khoa1221
02-03-2022, 10:57 AM
Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa xuân
Nghe đường máu run từ cành lộc biếc

Thưa các bạn, 4 câu thơ trên viết bởi nhà văn Nguyên Sa, trong một sự chờ đợi của tình yêu xa cách. Khi những chiều mùa Xuân ở Hoa Kỳ lãng đãng nhẹ rơi những ánh sáng cuối cùng xuống cũng là lúc tâm hồn người con gái trở nên xao xuyến bâng khuâng. Trên nền trời hoàng hôn nhuộm thắm, một bóng người hờ hững đứng như đang ngóng trông ai đó. Ngày xuân như đông buồn, khi không có nguời yêu bên cạnh. Đây không chỉ là niềm tự sự mà nỗi lòng đó còn như vương lên khung cảnh xung quanh: như lá khô buồn xa cành, như giao thừa im tiếng súng, mai úa sắc bên hiên. Cảm giác mà ca khúc đem lại khiến cho người thưởng thức cũng như khắc khoải, như đang hờn trách trong chờ đợi.

Thân mời các bạn thưởng thức tiếng hát dịu dàng của Alexis với tác phẩm Nếu Xuân Này Vắng Anh của nhạc sĩ Bảo Thu.




https://www.youtube.com/watch?v=mjBaFW9I3Z4

Khoa1221
02-04-2022, 08:36 AM
Một trong những bài hát về mùa xuân có điệu nhac buồn da diết mà hầu như ai yêu nhạc xuân cũng muốn nghe lại, đó là nhạc phẩm Xuân Này Con Không Về.

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm
Mái tranh nghèo không người sửa sang
Khu vườn thiếu hoa vàng mừng xuân

Ca từ đã dàn trải biết bao tâm trạng, mà tâm trạng nào người nghe cũng thoáng thấy mình trong đó. Mỗi tâm trạng, mỗi khao khát và cả nỗi thống trách chiến tranh. Người nghe nhạc, dù là người lính chiến hay không phải là người lính chiến cũng không thể quay mặt làm ngơ trước nỗi đau chung của một thế hệ . Xuân Này Con Không Về, sáng tác của nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân (Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân), phản ánh tâm tư, tình cảm của một lớp người, một thế hệ người Việt trong thời ly loạn. Tác phẩm đậm nét quê hương dân tộc qua giai điệu ngũ cung, lời ca thì đầy ý nghĩa:

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con.
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
Năm trước con hẹn đầu Xuân sẽ về,
nay én bay về trước ngõ,
mà tin con vẫn xa ngàn xa...

Đây là tâm sự của người lính trong thời chiến đầy bất trắc của hiểm nguy và đạn bom. Lời tâm tình của người lính với mẹ già, với em thơ. Lời giải thích hay xin lỗi rất hồn nhiên, nhân bản:

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà

Anh William Nam sẽ mang lại cảm giác nhớ thương gia đình của các anh lính chiến ngày xưa với tác phẩm Xuân Này Con Không Về.




https://www.youtube.com/watch?v=DXh4S6j7T4s

Khoa1221
02-05-2022, 04:32 PM
Mùa xuân thường được hình dung và diễn tả qua các ca từ vui tươi, nhiều màu sắc về cảnh vật, chứa chan tình yêu đời, yêu người. Khi thành phố vui đón chào hoa mai nở, mùa xuân đến với những tiếng cuời rộn rã của những ngày Tết. Ngày xuân đẹp thuờng là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ viết nên những bài ca giàu sức sống về tình yêu đối với quê hương, đất nước, con người, với giai điệu vui tươi trong sáng ngập tràn nhựa sống. Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có những ca khúc viết về mùa xuân nhưng lại mang giai điệu đượm buồn trong không khí của mùa xuân.

Xuân đi rồi xuân đến đã bao nhiêu lần, nhưng đối với những người thiếu tình yêu và vất vả trong trường đời thì "nghĩ tình yêu trắng như tường vôi". Cứ mỗi độ xuân về, lòng họ lại càng buồn thêm. Đón xuân bên căn gác nghèo và lòng không vui vì "Xuân về nơi trần thế, chinh chiến vẫn còn đâу, ai đó vui buồn có haу", họ chỉ mong đến ngày mai đây khi non nước thanh bình thì mùa xuân mới thật sự đã về trong niềm hy vọng mong chờ.

Xuân về tô điểm hương sắc cho đời, nhưng tâm tình vẫn thờ ơ dẫu ngoài kia vạn vật nơi nơi đang tưng bừng chào đón mùa xuân. Cho dù xuân lả lơi bướm hoa rộn rã, lòng người vẫn u sầu với cảnh vật trong uớc mơ "Xuân gác nghèo thôi hết lẻ loi....."

Thân mời các bạn đón nghe tác phẩm "Nghĩ Chuyện Ngày Xuân", Song Ngọc sáng tác qua sự trình bày cuả Rosie.




https://www.youtube.com/watch?v=UMPQqVvr0ME

Khoa1221
02-07-2022, 11:32 AM
"Chiều nay thấy hoa cười chợt… nhớ một người"

Ca từ ấy từ khi đuợc cất lên lần đầu tiên cứ như theo khán thính giả mãi... Có ai trong đời mình lại chẳng có những phút như thế, những phút ngắm nhìn những cánh hoa rung rinh lay động trong nắng sớm hay trong gió chiều mà lòng bâng khuâng… “nhớ một người”. Câu hát làm cho người ta phải tư lự ấy ở trong bài hát “Nhớ Một Chiều Xuân ", một tác phẩm đuợc nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sáng tác khi ông theo học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu tại Hawaii. Tuy về lại Việt Nam , nỗi nhớ và kỷ niệm với cô gái người Hawaii vẫn sống trong ông. Những ký ức về mối tình dang dở với nàng thiếu nữ nơi hải đảo xa xôi kia vẫn khiến ông không thôi nhung nhớ. Cuộc tình ấy, người nhạc sĩ đành khép lại khi mãn khóa tu nghiệp, trở về nước. Thời đó, tức là cách nay hơn nửa thế kỷ, kết hôn với người ngoại quốc là điều khó khăn lắm, ông chỉ còn biết tiếc nhớ…

Khi đã rời xa hòn đảo thân thương để trở về quê nhà, những tiếng tơ dìu dặt của khúc ca vẫn vang mãi trong tâm trí của người nghệ sĩ. Mùa Xuân chan chứa nắng gió nơi miền đảo giữa lòng đại dương xa tít tắp, cách nửa vòng địa cầu, nhớ cả người ở lại tận “nơi xa xăm phương trời ấy”. Không biết rằng, người kia có còn buồn, còn thương, còn nhớ cho người đã ra đi hay chăng?

Mùa xuân và nỗi nhớ da diết ấy sẽ được anh William Nam trình bày trong tác phẩm Nhớ Một Chiều Xuân...




https://www.youtube.com/watch?v=5ScGlfks_A4

Khoa1221
02-07-2022, 11:33 AM
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nổi tiếng là "chuyên trị" nhạc về mùa Thu, tuy nhiên cũng như bao nhạc sĩ khác, trái tim ông không khỏi rung động trước khung cảnh đất trời thay đổi khi bước vào mùa xuân. Có một bản nhạc xuân được ông cho ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là bài Em Còn Nhớ Mùa Xuân, được viết ngay sau năm 1975 để nói về nỗi nhớ người bạn gái vì thời cuộc đã phải ra đi nước ngoài. Bài hát nhắc lại những kỷ niệm đẹp giữa ông và bạn gái trong bối cảnh Sài Gòn-Đà Lạt .

"Nơi ấy bây giờ còn có mùa Xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần
Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh
Em có bao giờ thấu cho lòng anh"

Qua hai câu "có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần, có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh", người nghe đã có thể hình dung ra dáng vẻ người ông yêu. Em Có Còn Nhớ Mùa Xuân là một nhạc khúc trữ tình, đong đầy tình yêu và nỗi nhớ, là lời xin lỗi về những ngày tháng để em bơ vơ và cũng là lời hứa vẫn luôn chờ em về.

"Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
Anh ở nơi này vẫn luôn chờ mong"

Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm tình tự Em Còn Nhớ Mùa Xuân qua tiếng hát trầm ấm của anh MTC.




https://www.youtube.com/watch?v=L4S2fsUnVE4

Khoa1221
02-08-2022, 05:28 PM
https://i.postimg.cc/yY6RHD6y/VHV-T-t.gif

Khoa1221
02-14-2022, 05:21 PM
https://i.postimg.cc/nhk5DdXN/V-Day-DT.gif (https://postimages.org/)

Khoa1221
02-14-2022, 05:24 PM
Valentine's Day nói chuyện Tình Yêu...


https://youtu.be/oQFfWs5MNos

Khoa1221
02-14-2022, 05:35 PM
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm....

Lời bài hát thật đẹp, tha thiết và phiêu diêu , lãng tử như đưa con tim khán giả vào thời gian nào đó. "Bây Giờ Tháng Mấy" đã bắt được nhịp đập con tim của giới trẻ khi tác phẩm phát hành. Lúc họ đang sống thấp thỏm trong hoàn cảnh chiến tranh, khao khát một tình yêu trong sáng lãng mạn và nhạc sĩ Từ Công Phụng đã mang lại cho họ món ăn tinh thần ấy.

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Hỏi nhưng không có câu trả lời. Có thể là tháng 12, hay tháng 1, 2,...gì đó. Tháng mấy, không quan trọng, chỉ biết rằng:

"Mùa đông chết đi rồi mùa xuân
mắt em đẹp trời sao
cho mình thương nhớ nhau”

Mùa đông chết đi rồi mùa xuân đang đến ở đất trời, và trong lòng chúng ta! Bài tình ca tươi mát lãng mạn đã trở thành một bài ca thời thượng của những người trong tuổi đang yêu. Ca từ rất tình tứ, khi được cất lên như vỗ về cuộc tình của cả một thế hệ thanh niên lúc đó.

"Chiều nay nhớ em rồi và nhớ.
Áo em đẹp màu thơ,
Môi tràn đầy ước mơ".

Lời nhạc êm dịu như những ngọn suối ngọt ngào, như những dòng thác triền miên, như những triền sông bát ngát đưa tâm hồn chúng ta tới một cõi nghệ thuật nào đó. Bài tình ca "Bây Giờ Tháng Mấy" sẽ được Rosie và Khoa mang đến cho các bạn trong mùa Valentine 2022...




https://youtu.be/l5eQpG8bxXA

Khoa1221
02-14-2022, 05:37 PM
Anh có thấy mùa xuân đang mỉm cười không? Bảng lảng hương xuân, nhẹ nhàng vạt nắng, những con đường lạnh lẽo tháng ngày nay đã rợp đầy màu sắc hoa xinh. Đầu ngõ nhà em có hàng mai xôn xao trước gió, có gốc thông già bùi ngùi tiễn bước đông qua. Phố chợ ngoài kia đông vui rộn rã với người xe, với những món quà. Mùa đông sắp qua, xuân ngập ngừng ngoài ô cửa sổ ... Mùa xuân năm nay hình như hơi xanh xao quá ...

Tháng hai về trong đáy mắt, em lang thang trên những ngả đường quen thuộc, nghe những nụ cười giòn tan, thấy những chuyến xe tao ngộ. Chiều vẫn chìm trong cái lạnh tàn đông, hương xuân kia chỉ nở trong lòng, hồn rực lên tháng ngày yêu đương cháy bỏng. Con đường này ngày xưa từng có hai người hò hẹn, nay chẳng ai về ven đường phong kín rêu xanh, kỷ niệm ùa lên vai người cứ thế miên man, day dứt mãi…

Thành phố hôm đó và những cơn gió,
mãi lênh đênh như chuyến đò
Giòng nhạc êm ái, nụ cười tê tái,
đã trôi theo những cơn mộng say

Thân mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm Tình Em Ngọn Nến, nhạc ngoại, lời việt của Khúc Lan, qua sự trình bày của Rosie.




https://youtu.be/Ga-OI9kAp2E

Khoa1221
02-14-2022, 05:38 PM
​https://i.postimg.cc/dVP6VGnp/V-Day-DT-2.gif (https://postimages.org/)

Khoa1221
02-18-2022, 03:28 AM
Những ngày đầu mùa Xuân và những cơn mưa day dứt. Mưa mang bản chất buồn lâng lâng dâng lên trong tâm tư, mưa rơi, rơi mãi như hắt hiu bên ngoài, mưa cho đường khuya ẩm ướt, khi ánh đèn đường màu vàng vọt, nhạt nhoà không còn thấy rõ nữa. Mưa đến làm phố vắng thưa người. Văng vẳng đâu đây có lời ca vọng lại "...Đời là một thời để yêu, yêu trong bóng đêm lẻ loi, với những chiếc lá úa rơi..." như muốn nói lên : yêu đương là như thế đó, yêu lẻ loi cũng chỉ là chuyện thường tình.

Nhìn cơn mưa hồn nhiên ngoài kia vẫn làm mình dâng tràn hồn tê tái .. "Có biết đắng cay một lần, Mới tiếc nuối ân tình này ", mưa tiếp tục rơi, và rơi thêm cho hồn anh thêm băng giá, cho vần thơ ngày cũ dâng tràn xót xa. "Lúc nhắm mắt xin nụ cười , Thay cho chiếc hôn lần cuối ..." Bên ngoài không gian trở nên giá buốt, mưa cho cuộc tình thêm mong manh, thêm đơn côi. Mưa cho nước mắt lăn dài, mưa cho ánh mắt u hoài, em ơi!

Nhạc phẩm Một Thời Để Yêu, lời Việt của nhạc sĩ Nam Lộc từ tác phẩm Les Amoureux Qui Passent, Rosie & Vương Vấn sẽ mang đến các bạn.



https://youtu.be/y_CERQwyo8M

Khoa1221
02-28-2022, 04:43 AM
"Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"... ai ai trong chúng ta, hầu như cũng biết đến lời nhạc này. Chúng tôi còn nhớ, lần đầu nghe tình khúc Trịnh Công Sơn (TCS), cái cảm giác ấy lạ lắm, thú vị lắm. Sau đó là những bài Nhìn Những Mùa Thu Đi, Lời Buồn Thánh, Tuổi Đá Buồn, Hạ Trắng, Mưa Hồng, Nắng Thủy Tinh... tất cả đều rất mới, rất lạ, rất cuốn hút người nghe. Người ta chờ đón những tình khúc tiếp theo nữa của TCS, và ông đã không làm mọi người thất vọng : Biển Nhớ, Tình Nhớ, Tình Xa, Tình Sầu, Như Cánh Vạc Bay, Ru Ta Ngậm Ngùi... lần lượt theo nhau ra đời, lần lượt được người nghe tán thưởng. Nhạc TCS quyến rũ người nghe đến như vậy. Lời của bài nhạc hay đến mức, ở một đôi bài, nhạc không bắt kịp lời. Gặp phải những bài như thế chúng ta vẫn cứ tiếc, và đôi lúc nghĩ rằng ông ghép nhạc vào lời hơn là ghép lời vào nhạc. Những tác phẩm như Nắng Thủy Tinh, Như Cánh Vạc Bay, Ru Ta Ngậm Ngùi, Yêu Dấu Tan Theo, Nguyệt Ca, Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ... dường như là những bài thơ hơn là những bài nhạc. “Nắng Thủy Tinh” hoặc “Nhìn Những Mùa Thu Đi” chẳng hạn là những bài đẹp cả về lời thơ lẫn ý nhạc. Những nốt nhạc mềm mại rót xuống ở cuối câu “đưa em về nắng vương nhè nhẹ...” nghe sao mà “nhè nhẹ”. Và tiếng hát quấn quýt vào nhau đã luôn luôn là những tiếng hát của một mùa nào lãng mạn, ru chúng ta trong chiếc nôi đời êm ái, nhìn những cụm mây mùa thu bay đi, bay đi.

Âm nhạc có một năng lực kỳ lạ, nó khiến con người đến gần nhau, nó nói dùm con người những gì không thể nói bằng lời bởi sự hữu hạn của ngôn từ và của những rào cản vô hình. Tình yêu trong nhạc của TCS là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật tạo ra. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau? Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...”

Hôm nay là ngày 28 tháng 2, cũng là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Vườn Hoa Việt xin mang lại cho các bạn những tác phẩm của Ông để nhắc lại người nhạc sĩ đã đi giữa cuộc đời thăng trầm giống như mọi người. Ông chỉ hơn nhân loại ở chỗ đã biến nỗi niềm riêng thành âm nhạc, để nói lên kỷ niệm bất biến của tình yêu. Một khi nếm trải đủ mùi vị của cuộc đời, lặng nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ, cũng giống như Trịnh Công Sơn, người ta sẽ hát … "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ..."


01. Biển Nhớ - MTC (00:00)
02. Diễm Xưa - S Ng (06:05)
03. Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên - anh Đậu (10:45)
04. Hạ Trắng - MTC (16:50)
05. Mưa Hồng - Rosie (22:11)
06. Nắng Thủy Tinh - Alexis (25:50)
07. Quỳnh Hương - OneSunday (30:36)
08. Tình Xa - Vương Vấn (34:15)
09. Tuổi Đá Buồn - Rosie & Khoa (39:20)
10. Xin Cho Tôi - anh Đậu (43:49)
11. Lá Thư Tình của Trịnh Công Sơn (50:57)



https://youtu.be/7afKtq35Oqc

Khoa1221
03-17-2022, 12:49 PM
"Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình, ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình, biết lời tỏ tình, đã có người nghe ..." một tác phẩm với những ca từ đầy xót xa. Cố nhạc sĩ Lam Phương đã viết tác phẩm này như là một lời tiên tri chính xác cho hoàn cảnh của mình, khi đã lần lượt đi qua 3 cuộc hôn nhân đều có kết thúc buồn. Cũng như nhiều ca khúc nổi tiếng khác của nhạc sĩ Lam Phương, bài Một Mình không mang triết lý gì sâu xa để người nghe phải cảm thấy khó hiểu. Bài được viết bằng một cảm xúc chân thành, và nỗi buồn được hiện hữu rõ nét qua lời nhạc ông đã viết. Tâm tư nhạc sĩ Lam Phương lúc nào cũng cảm thấy lẻ loi, cô đơn, và Một Mình: "Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình, Đường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng, chỉ vì đời mình, chưa có bình minh "...

Đời là vạn ngày sầu vì người mang tình yêu đến cho ta, nhưng rồi cũng chính tay người đang tâm rũ bỏ để ta ở lại cùng với những ngày dài cô đơn cùng ly rượu đắng, không bạn bè thân, buồn vì những tháng ngày khổ lụy dần trôi qua . Chỉ có người yêu nhạc là “may mắn”, vì họ được nghe tâm sự cùng niềm thổn thức của cõi lòng cố nhạc sĩ qua những tình khúc ngập tràn nước mắt, thương đau và tủi hận! Khổ một nỗi là càng buồn thì Lam Phương viết càng hay, mà càng đau thì bài ca nghe càng thấm.

Nhìn lại hình ảnh nhạc sĩ từ lúc trưởng thành, hay trước đó, từ thời niên thiếu, Lam Phương đã như một con tằm, bắt đầu nhả tơ cho số phận, cho cuộc đời, cho tình yêu và cho âm nhạc. Tác phẩm Một Mình, sẽ được Rosie mang đến các bạn.



https://www.youtube.com/watch?v=Q1-tUKZRTcM

Khoa1221
03-20-2022, 12:57 PM
Chúa Nhật đến và đi ở tiểu bang miền đông Hoa Kỳ. Tôi vặn lên youtube... Một sáng nào nhớ không em?... Ngày Chủ Nhật ngày của riêng mình... Quỳ bên nhau trong góc giáo đường, Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương, Chúa thương tình, sẽ cho mình mãi mãi gần nhau ...

Tôi chợt nhớ ngày xưa ở Châu Đốc. Ông cậu, dân Hải Quân, đuợc phép nghĩ vài ngày về thăm. Lúc đó tuy còn nhỏ lắm, nhưng biết bon chen, nên cùng cậu đi chơi. Ngoài vỉa hè, trong ngõ hẻm, đài phát thanh, đều nghe "Thành Phố Buồn", một trong những tác phẫm nỗi tiếng của nhạc sĩ Lam Phuơng. Cùng cậu đi tiệm sách để mua sách nhạc tác phẫm này để cậu tặng cho cô bạn gái. Nguời mà cậu luôn nhắc tới và hình như hai gia đình cũng đã dạm ngõ. Vì tuổi lúc đó, tuy biết thích con gái, nhưng vẫn chưa đủ lớn để suy nghĩ sâu sắc về tình yêu, nên chẵng hiểu Thành Phố Buồn, nó buồn như thế nào? và buồn gì mà buỗn dữ vậy trời. Khi nghe Chế Linh hát, tiếng hát nức nỡ. Thành phố có hoang vắng, có quạnh hiu, có lạnh lẽo đến độ ai cũng muốn đưa mình vào lời nhạc của bài hát, thế là sao? Đến nhà cô bạn gái của cậu, tôi lanh lẹ nói : " ậu để con đưa cho cô", Cậu ngồi trên xe gắng máy, cuời và đưa bài. Gặp cô truớc cửa nhà, tôi đưa và nói "Dạ, Cậu con tặng cô bài nhạc này", Cô nhìn ra huớng Cậu, vẫy tay và mĩm cuời.

Đúng một năm sau, Cậu bị tử trận. Khi gặp lại cô ở ngoài chợ Châu đốc truớc khi rời nuớc vuợt biên, tôi hỏi : "cô còn nhớ con là ai không?" Cô nhìn thật phúc hậu và mĩm cuời trả lời : "Cô đâu quên được, con mang cho cô bài Thành Phố Buồn mà" và nuớc mắt cô từ từ rơi xuống. Rồi cô nói thêm "Con biết không, mỗi lần cô nghe bài đó, cô nhớ cậu của con nhiều" . Tôi chỉ biết an ủi : "Con biết cậu ở trên trời, cũng nhớ cô lắm "

Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em. Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn... Con xin hát bài này để kính tặng Cậu, Cô và cuộc tình kỷ niệm của hai người. Tác phẩm Thành Phố Buồn sẽ được Khoa trình bày.



https://www.youtube.com/watch?v=5x-YAI36Gto

Khoa1221
03-20-2022, 12:58 PM
Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi lớn nhất của nền nhạc Việt nói chung, và của dòng nhạc vàng nói riêng. Với số lượng bài hát nổi tiếng rất đồ sộ, được sáng tác trải dài qua nhiều thập niên, từ thập niên 1950 ở Sài Gòn, cho đến thập niên 1980, 1990 tại Pháp và Mỹ. Hiếm có một nhạc sĩ nào sáng tác bền bỉ và có số lượng ca khúc được công chúng nhớ đến nhiều như vậy.

Những năm trước 1975, người dân miền nam Việt Nam, hầu như ai cũng đã từng nghe và biết tiếng cố nhạc sĩ Lam Phương. Sinh 20 tháng 3 năm 1937, cố nhạc sĩ viết nhạc từ rất sớm, năm 15 tuổi đã khởi đầu, nên sự nghiệp âm nhạc của ông để lại khá nhiều. Trên 200 tác phẩm đa dạng, đủ thể loại, đủ sắc thái. Dường như ông có cảm hứng với tất cả những gì xảy ra quanh mình. Từ cuộc sống dân dã của thôn quê cho tới đời binh nghiệp của người lính chiến. Từ phút thăng trầm cơ cực của kiếp nghèo cho đến những giây phút hoan ca, hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Tiếng khóc của trẻ thơ, lời ru của đại dương vỗ về tình mẹ, cho đến giọt nước mắt lấm tấm bịn rịn hay đầm đìa chất ngất thương đau, trong kết thúc của một chuyện tình. Tất cả đều được các nốt nhạc mẫn cảm của ông ghi lại. Có một ai đó nói, dân tộc Việt nam là một dân tộc lãng mạn. Cứ đọc ca dao, nghe dân ca, hò lơ, hò huế, ru con, chèo cổ hay sáu câu vọng cổ, để hiểu tại sao chúng ta ít có anh hùng ca mà chỉ có tình ca. Lam Phương cũng không ngoại lệ khi phần lớn các ca khúc của ông là những bản tình ca.

Lam Phương, vốn có chút duyên với câu hò, vọng cổ, nên điệu buồn của nhạc ông lên men sầu da diết hơn là hơi hướm của các tiết điệu vui tươi, nhộn nhịp. Ông đã chinh phục được một số rất đông người mến mộ. Nhạc ông dễ nghe, dễ hát. Ca từ giản dị, không kiểu cách, dễ hiểu, chân phương, có nhiều khi mộc mạc. Người nghe và hát, cảm được tiếng lòng của họ thổn thức, nhất là khi họ bị rơi vào hoàn cảnh trùng hợp với bài hát, thế là trái tim của họ lập tức bị đốn ngã. Hầu hết các ca từ, chữ dùng, chuyện kể, trong hơn 200 bản nhạc của ông phần lớn đều diễn đạt những cách ngăn, hoài niệm tiếc nuối kỷ niệm xưa của tình yêu đôi lứa, những buổi từ ly, sân ga, bến đò, vẫy biệt, khăn tay và nước mắt. Dường như sự chia cách đã thấm vào máu ông, lập đi lập lại trong tiềm thức như những nốt lặng, dừng lại, trùng điệp, rồi ngân vang, rất xa cho tới cuối cuộc đời, để tất cả chỉ còn là một khoảng trống tận cùng.

Lúc nhỏ tuổi, ông đã biết thế nào là khói lửa chiến tranh và phải đi chạy loạn từ thôn này qua làng nọ. 10 tuổi đã phải xa gia đình lên tỉnh ở trọ, 16 tuổi đã biết yêu và đã biết cầu mong “một mái tranh yêu, một mối tình chung thủy không hề phai”. Năm 17 tuổi, ông đã thấm được nỗi đau của kẻ ly hương khi những người cùng dòng máu phải di cư từ Bắc vào Nam lánh nạn Cộng Sản, và cũng vì thế mà trong kho tàng âm nhạc VN của chúng ta mới có các nhạc phẩm như “Chuyến Đò Vĩ Tuyến”, “Kiếp Tha Hương”, “Tình Cố Đô” hoặc “Tiễn Người Đi” v..v…

Lớn lên trong thời chinh chiến, ông đã làm tròn bổn phận của một người trai thời loạn, nếu không muốn nói rằng người nhạc sĩ còn đóng góp nhiều lần hơn thế nữa qua gần 50 nhạc phẩm ngợi ca đời lính như “Chiều Hành Quân”, “Đêm Dài Chiến Tuyến”, “Bức Tâm Thư”, hay “Tình Anh Lính Chiến” v..v… Còn với quê hương, đất nước, Lam Phương là một nhạc sĩ rất nặng lòng ; ông đã mơ ngày trở về ngay từ khi vừa bước xuống tàu để ra đi: “tàu mang ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương”!

Để kỷ niệm ngày sinh nhật 20 tháng 3 của cố nhạc sĩ Lam Phương, thân mời các bạn đón nghe một số tác phẩm của người nhạc sĩ tài danh này, qua sự trình bày của các bạn trong Vườn Hoa Việt.

01. Đèn Khuya (1960) - Rosie (00:00)
02. Cỏ Úa - Ninh Vân (04:08)
03. Biển Tình (1966) - Rosie & Vương Vấn (09:29)
04. Tình Bơ Vơ (1969) - anh Đậu (14:36)
05. Trăm Nhớ Ngàn Thương (1970) - Rosie & Khoa (20:03)
06. Thành Phố Buồn (1970) - Khoa (25:25)
07. Mùa Thu Yêu Đương (1980) - Rosie & Vương Vấn (30:22)
08. Một Mình (1989) - Rosie (34:40)



https://www.youtube.com/watch?v=2AhVn_QR0to

Khoa1221
08-24-2022, 11:48 AM
MÊ NHẠC “SẾN"



“Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu…”
(Thu Sầu - Lam Phương)



Hồi nhỏ tôi mơ làm… kép cải lương. Ước mơ “khủng” này không xuất phát từ giọng ca đầy “tiềm năng” của tôi mà đơn giản vì… tiền. Một thằng nhóc 8 - 9 tuổi mơ số tiền lớn cỡ cát xê danh ca Út Trà Ôn thì hơi không bình thường. Nhưng đó là nguyên nhân gần, chứ nguyên nhân sâu xa là tôi bị nhiễm cái máu giang hồ lục tỉnh.

Coi cải lương thì tôi có cơ hội đi “ăn theo” mấy bà chị, nhưng xem xinê, dù xoay sở cách mấy tôi cũng đành phải coi… cọp. Tôi thường lê la ở rạp Văn Cầm gần cầu Kiệu, thấy anh chị nào quởn quởn là lẩn theo như em út vào xem ké. Giao du với đám nhóc gần đó, tôi cũng biết thêm vài mánh xem cọp, chẳng hạn chỉ cần mua một vé, một thằng vào trước, rồi lẩn ra góc rạp đưa vé đã xé cho thằng khác, có sẵn cái cùi vé vất đi, dán sơ sịa vào, rồi tỉnh bơ chìa cho ông soát vé vào rạp, rồi lại tiếp tục tuồn vé cho thằng sau…

Trót lọt vài lần, tôi về xóm, họp bè bạn, hãnh diện tuyên bố trưa chủ nhật này sẽ dẫn chúng đi xem phim Ben Hur với chiếc vé… thần. Cả bọn hào hứng, bàn tán, và ngưỡng mộ. Buồn thay! Một thằng em với điệu bộ lúng túng của kẻ phạm tội lần đầu đã làm hỏng chuyện, không qua mặt nổi ông soát vé ngờ nghệch nhất. Thế là cả lũ bị điểm mặt từng tên, thất bại ê chề…

Trưa chủ nhật nằm chèo queo trên căn gác gỗ, gặm nhấm nỗi hờn quê độ với bè bạn, ê ẩm cả người. Tôi vớ đại tờ báo Kịch Trường của bà chị, đọc qua loa để xua đi nỗi buồn. Mắt tôi chợt sáng lên khi đọc thấy tin Út Trà Ôn vừa ký công-tra ba bốn chục vạn gì đó với một gánh hát. Trời đất! Vé xi nê chỉ có 3 đồng, và như điện xẹt, tôi ư ử vài câu vọng cổ, rồi bỗng mơ mộng mình thành kép hát cải lương mà không cần biết hò xự xang xê cống ra sao, cũng chẳng cần biết giọng ca mình là cái thá gì. Có tiền, tôi sẽ bao cả bọn đi xem xi nê, không chỉ một lần mà nhiều lần, bao cả bè bạn bà con của chúng luôn, sẽ mua đậu phộng da cá mang vào rạp ăn vặt, mua cả hạt é, xi rô đá nhận để giải khát, … Cứ thế và cứ thế tôi chìm vào giấc ngủ trưa với giấc mơ hào hiệp.

Cải lương dính dáng với tuổi thơ tôi như vậy đó, chẳng yêu chẳng ghét. ​Nó như một chiếc cầu nối để tôi mơ mộng nhiều thứ.

Năm tháng trôi qua, ở cái tuổi xem xi nê không buồn vỗ tay nữa, tôi xoay qua nghe nhạc lãng mạn. Thời sinh viên ai chẳng uống cà phê nghe nhạc, mà nghe nhạc gì mới được. Phải là nhạc cổ điển, nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình, lời lẽ ẩn dụ, êm ái như thơ, … Cái gout nhạc ngon lành này đã vô tình (?) vạch ra một ranh giới mù mờ giữa cái gọi là nhạc “hàn lâm”, và phía kia là nhạc “sến”. Một đàng là của giới có học, thưởng thức điệu nghệ. Đàng kia của giới bình dân, lời lẽ giản dị, phơi bày, âm điệu dễ nghe, dễ hát, thường là điệu Boléro, Rumba, Habanera, …

Chữ “sến” hàm ý chê bai diễu cợt một hình thức bày tỏ nào đó: “Thằng này ăn mặc “sến” quá!”, và người ta cũng có thể nói: “Thằng này ăn mặc “cải lương” quá !”. Theo cách hiểu đời thường, chữ “sến” đồng nghĩa với “cải lương”.

Đụng tới “cải lương” là tôi thấy… phiền, dù sao đó cũng là ký ức của một thời hào hiệp. Nhạc sến và cải lương có quan hệ mật thiết, chẳng phải người ta nói là tân cổ giao duyên đấy sao! Tôi không yêu cũng không ghét cải lương hay nhạc sến. Nói đúng ra, hồi đó tôi mơ hồ thấy nhạc sến cũng không tệ, chỉ có điều không dám nói ra điều đó với ai.

Những năm sau 75 lắm chuyện đổi đời. Một buổi khuya lạng quạng về nhà trong cơn say, tôi chợt nghe văng vẳng, giọng hát của ai đó:

“… Có người con gái buông tóc thề,
Thu về e ấp chuyện vu quy…”.

Bài hát đúng là sến, giọng hát cũng sến, nhưng đã làm tôi ngẩn người như vừa khám phá ra điều gì đó. Cái âm u kinh viện của đống sách triết học, chỉ muốn vói tay lên cõi trên, khiến tôi thờ ơ với chút tâm tư giản dị và hết sức đời thường của một thiếu nữ. Chợt nhớ đến đám bạn hồi đó bỗng nhiên ào ào lấy vợ lấy chồng để gọi là «thích nghi với tình thế», hay chờ ngày ra đi. Con hẻm nhỏ ngoằn nghèo còn đọng những vũng nước mưa. Như vừa thấm thía ra điều gì đó, tôi dừng chân dựa tường nghe đến hết bản nhạc: «… Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ, nỗi niềm đầy lại vơi, mỗi mùa tiễn đưa một người…».




http://hocxa.files.wordpress.com/2015/09/noibuongactro_hoailinhmanhphat-bt.jpg
(Nỗi Buồn Gác Trọ – Mạnh Phát & Hoài Linh).


"Nỗi Buồn Gác Trọ» làm tôi liên tưởng đến một bản nhạc khác (không nhớ tựa đề), lõm bõm vài câu thế này: «… Em biết thân em phận gái nghèo hèn, mà lỡ yêu thương ai rồi, cầm bằng như áng mây trôi… ». Chuyện tình tan vỡ vì thân phận giàu nghèo, giai cấp có đầy ở trong cuộc sống này, và nỗi đau được bày tỏ qua tiếng nhạc bằng ngôn ngữ đời thường dù hơi thiếu chất thơ một chút, thì liệu có nên lãnh đạm chỉ vì nó là nhạc sến?

Nhạc Việt nhiều khi nghe hay là do ca từ. Ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn cứ ngắt câu chấm xuống hàng là thành bài thơ. Nhạc Việt có chất thơ, có vần có điệu, có lẽ do ảnh hưởng ca dao hay hát ả đào chăng? Vần điệu của ca từ có thể đưa đến ý, đến nhạc, để rồi vần điệu đẻ ra nỗi lòng, chứ chưa chắc nỗi lòng đẻ ra vần điệu. Sự trộn lẫn này khó bóc tách. Nếu nghe nhạc không lời, mà trước đó chưa hề biết lời của bản nhạc, thì nhạc Việt nghe hơi… khó một chút. Nhạc và lời cấu thành bản nhạc khó tách rời.

Nhạc Tây hình như thiên về nhạc hơn lời, và không phải bản nhạc nào của Tây cũng có ca từ hay như bài Sacrifice của Elton John (lời B. Taupin) hay bản Papa của Paul Anka. Ca từ của nhạc Beatles hay Abba nếu dịch ra tiếng Việt thì nghe chán phèo, nhưng âm điệu của nó lại nghe rất hấp dẫn, chả thế mà nó được cả triệu triệu người trên thế giới ưa chuộng, hẳn là vì nhạc chứ không phải vì lời.

Ca từ trong nhạc sến mộc mạc, giản dị, cũng trời trăng mây nước, nhưng không nhiều ẩn dụ, nghe là hiểu, khỏi cần suy đoán. Và trong tình huống cụ thể nào đó, những lời lẽ đơn sơ đó ngấm ngay vào tâm hồn người nghe, mà khỏi cần tưởng tượng hay suy diễn thêm cho phiền phức.

Tôi được mời đi dự đám cưới. Chú rể là Việt Kiều, lúc đó trạc ngoài 40, không biết đã qua đò lần nào chưa, không tiện hỏi. Tôi bên nhà gái, nên vào bàn tiệc kính nhi viễn chi, ăn uống từ tốn, nói năng từ tốn cho phải phép. Tiệc cưới thì ồn ào, tưng bừng, hát hò,… khỏi nói. Cô dâu chú rể lăng xăng bàn này bàn nọ. Gần cuối bữa tiệc, những người ở bàn bên cạnh, chắc đều là bạn chú rể, đứng lên, nâng ly và hát, cả cô dâu chú rể cũng hát, không đàn không trống, họ hát theo nhịp cái muỗng gõ vào ly:

«…Một mai qua cơn​ ​mê,
xa cuộc đời bềnh bồng tôi lại về bên em… ».

Họ hát đồng ca, nhớ gì hát nấy, nương lời nhau mà hát. Tôi có cảm tưởng như một người trong cặp uyên ương này, hoặc cả hai, vừa vượt qua sóng gió nào đó để đi đến ngày hôm nay. Bỗng nhiên tôi thấy hào hứng buột miệng hát theo:

«…Tình người sau cơn mê vẫn xanh,
dù bao tháng năm đau thương dập vùi…».

Còn nữa ....

Khoa1221
08-24-2022, 11:50 AM
Mê Nhạc Sến...


Một kiểu cách chúc mừng đám cưới ý nghĩa quá! Lời ca giản dị, không công thức, không sáo ngữ, không một ban nhạc «hoành tráng» nào, và không một siêu ca sĩ nào theo kịp…

Ngôn ngữ điêu luyện nhiều khi che đậy một cái gì đó không thực, không chừng gọi đó là «sến trí tuệ» cũng được.

Thú nhận mình mê nhạc sến chẳng phải là chuyện dễ dàng. Cái sĩ diện (hão) của thằng tự cho mình là trí thức coi vậy chứ bự lắm. Có lần ngồi nhâm nhi cà phê với một bậc đàn anh, thuộc loại tài hoa, trí dũng song toàn, tôi buột miệng : «'Khi Người Yêu Tôi Khóc' của Trần Thiện Thanh nghe cũng không đến nỗi…». Ông huynh trưởng phán lạnh tanh: «Tớ không hiểu vì sao Sĩ Phú lại hát bản này». ​ ​Tôi… tịt ngòi. Miếng trầu đưa ra chưa kịp quết vôi, không có duyên để chia sẻ đề tài này. Câu chuyện cũng hơn 30 năm trôi qua rồi…

Những năm sau này đi hát karaoke với bè bạn, tôi thường chọn nhạc sến. Bọn chúng dĩ nhiên chẳng bỏ qua cơ hội để xiên sỏ tôi. Tôi cũng… ngượng, mặc dù đã cố giải thích (để chữa thẹn) rằng, chẳng hạn «… Nếu vì tình yêu, Lan có tội gì đâu, sao vướng vào sầu đau…» là câu hay nhất của bài hát Chuyện Tình ​Lan Và Điệp.

Thời gian làm tôi chai mặt, lì đòn hơn để khẳng định rằng mình thích nhạc sến, và cũng thời gian, khoảng hơn chục năm sau, tôi thấy bạn bè tôi, những kẻ từng «mỉa mai» tôi về nhạc sến, mỗi lần đi hát karaoke chúng lại chọn nhạc sến. Càng xỉn càng hát nhạc sến, hát không giấu diếm, hát say mê, hát như thể chỉ còn cá nhân chúng nó trên đời này. Hình như khi xỉn người ta quên mất mình đang mặc áo vest đeo cà vạt.

Tôi chưa hề ngộ ra rằng nhạc sến hay. Đối với tôi, cải lương hay nhạc sến là cả một khoảng trời ký ức không thể chối bỏ, đã nằm sẵn đâu đó trong tiềm thức rồi, khỏi cần phải ngộ hay chưa ngộ. Nhạc hiệu của chương trình tuyển lựa ca sĩ mỗi sáng Chủ Nhật tại rạp Quốc Thanh: «Trời hôm nay thanh thanh, gió đưa cành mơn man tà áo… », đã lâu lắm rồi không nghe, mà sao vẫn nhớ, nhớ cả lúc đó mặc quần xà lỏn, cầm khúc bánh mì, vừa gặm, vừa nghe radio, vừa hát theo cơ mà… Thế thì việc gì phải úp úp mở mở, nửa phủ nhận, nửa thừa nhận. Đó là hành trình vượt qua nỗi… «sợ hãi », nói thẳng ra là vượt qua cái hèn, cái thể diện dỏm của một thằng trí thức dỏm. Không dám trung thực với chính mình không gọi là dỏm thì gọi là gì? Vấn đề là thời gian, sớm hay muộn công khai thừa nhận giá trị vốn có của nhạc sến. Như thế tôi vẫn còn thua xa những người thích nhạc sến từ thưở đầu đời cho đến hết… đời.

Tình huống dưới đây là giọt nước tràn ly khiến tôi nhảy vọt qua nỗi «sợ hãi».

Cách nay đã lâu, tôi đi dự đám tang của người thân. Đội kèn Tây được mời đến để thổi nhạc vào lúc di quan đã chơi bài Trở Về Cát Bụi của Lê Dinh. Bản này tôi đã nghe sơ sịa ở đâu đó rồi. Hôm đó ban nhạc đang chơi bỗng nhiên dừng thổi và cả chục tay nhạc công bỗng cất tiếng hát:



«… Sống trên đời này, người giàu sang cũng như người nghèo khó.
Trời đã ban cho, ta cám ơn Trời dù sống thương đau
Mai kia chết rồi, trở về cát bụi giàu khó như nhau
Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao…»



Giọng hát ồm ồm của mấy ông thổi kèn nghe như tiếng loa trầm rách màng, vậy mà tôi nghe như mới, nghe như nuốt từng lời, tưởng như người quá cố đang tâm tình với mình trước giờ vĩnh biệt:

«… Người ơi xin nhớ cát bụi là ta, mai này chóng phai…».

Trịnh Công Sơn cũng có bản nhạc Cát Bụi với lời lẽ hoa mỹ đầy tính triết học hơn nhiều, nhưng tôi phải thu hết can đảm để thú nhận rằng, bài Trở Về Cát Bụi của Lê Dinh đã thấm vào người tôi nhiều hơn. Bây giờ nghe lại, vẫn thấy phê, vẫn thấy gần gũi trong từng cách ứng xử của đời người.

Người thích nhạc sến cũng nhiều, người xem thường nó cũng không ít, dù ngấm ngầm không nói thẳng ra.

Nhưng cho dù thế nào, có một đề tài không ai dám cà khịa xem thường, đó là những bản nhạc nói về mẹ. Mấy bà mẹ đơn giản như dòng sữa, là lời ru, bóng mát, là vườn rau, trái dừa,… Nói triết lý cao siêu quá mấy bà mẹ không hiểu, mà có hiểu cũng không thấy thoải mái, vì lòng mẹ đầy bản năng, đơn sơ như con gà mẹ xù cánh cho lũ gà con ẩn nấp trước diều hâu. Bài Lòng Mẹ của Y Vân, vì vậy vẫn được xem là bản nhạc về mẹ kinh điển được mọi người ưa thích, kể cả những… bà mẹ cũng thích bài đó, chứ chưa hẳn đã là Huyền Thoại Mẹ hay Ca Dao Mẹ của TCS.

Hãy nghe một anh chàng xa nhà, Tết không về quê được, nhớ mẹ thế này:



«… Giờ đây chắc mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà,
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai? … »
(Mùa Xuân Của Mẹ - Trịnh Lâm Ngân)



Nghe cái giọng rên rỉ là biết thằng con này… dóc tổ. Y mà có về được, ôm bà già một cái, trình diễn cái màn quét nhà, rồi thì mắt trước mắt sau lẻn đi chè chén với chúng bạn. Y mà có bạn gái nữa thì coi như xong… Biền biệt ! Mà bà mẹ cần gì điều đó, thấy thằng con về là mừng quýnh lên, rờ tay rờ chân nó, thấy còn lành lặn đầy đủ là thiếu điều vái Trời vái Phật rồi, trông mong gì thằng con rớ tới vườn rau vườn cà… Không về được thì thằng con hứa hẹn tiếp:


«… Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi…»



Tâm sự của thằng con nghe thật sến, thật não lòng, mà sao như tìm thấy tâm trạng của chính mình trong đó…

Mẹ tôi mất. Năm ngoái là cái Tết đầu tiên không có bà. Căn nhà ở Sàigòn quá nhiều ký ức quen thuộc làm tôi… ngại. Giao phó hết việc nhà, tôi chuồn lên nhà Đà Lạt một mình. Tết nhất khỏi đi thăm khách và cũng khỏi tiếp khách, nằm nhà đọc sách cho khỏe.

Tối giao thừa, một đĩa trái cây, vài cành hoa ngắt dưới vườn, thắp nén nhang trên bàn thờ mẹ… Thế là đủ.

Tôi mở nhạc, nhâm nhi ly rượu vang đón giao thừa. Cũng chỉ là những bản nhạc xưa thôi, có bản nghe quen, có bản lâu lắm rồi mới nghe lại, và đến bản Đường Xưa Lối Cũ:


«… Đường xưa lối cũ,
có tiếng tiêu,
tiếng tiêu ru lòng ai…».



Bà ca sĩ Kim Anh này cũng lạ, càng già giọng hát càng ấm, càng buồn… Bài hát này của Hoàng Thi Thơ có đoạn:



«…Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng,
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về,
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời
Không lời từ ly cuối cùng trước khi phân kỳ…»


Ở đoạn chuyển khúc kế tiếp:

«… Chạnh lòng thương nhớ, những phút xưa,… »



Hai chữ "chạnh lòng..." bỗng dưng chùng xuống, thả ra thật nhẹ, nhẹ như hơi thở… đã làm «người hùng» ngã ngựa: nước mắt rơi đêm giao thừa.

Ca sĩ Hương Lan, trong một cuộc phỏng vấn về nhạc sến đã bực bội : «…Cũng như từ “cải lương” vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá).​ ​Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại, nếu không nói là vô văn hóa… ».

Bà Hương Lan à, xin đừng nóng… Nhạc sến hay cải lương hiểu theo nghĩa tốt đẹp thì nó vẫn tốt đẹp. Nhạc sến cũng như nhạc «hàn lâm», có bài hay, có bài không hay, tùy theo cảm nhận của mỗi người.

Nhạc sến là vậy đó, nhưng ca sĩ sến thì lại khác. Ca sĩ sến cho dù có hát nhạc «hàn lâm» thì vẫn là… sến (thứ thiệt), khi mà giọng hát phải cố gào thét cho khàn ra. Cung cách giả tạo như thế không thể bày tỏ cho nỗi lòng thực. Tương tự, Dạ Cổ Hoài Lang mà được hát với giọng opéra thì chắc trời… sập. Chưa ai qua nổi Hương Lan với giọng hát da diết ở bản nhạc này cả.

Dạo gần đây một số bậc thức giả đã đánh giá nhạc sến một cách tích cực hơn, ra cái điều thông cảm với quần chúng đám đông, nhưng vẫn chỉ là cái nhìn từ trên xuống. Xin lỗi! Nhạc sến có giá trị riêng của nó, mà không cần đến bất kỳ một chiếu cố nào cả. Âm nhạc cần có sự đồng cảm, từ người sáng tác, người chơi nhạc, người hát và người nghe. Một khi bắt nhịp được với lời ca tiếng nhạc của nhau, thì sự chia sẻ có thể bắt đầu.

Âm nhạc là món ăn tinh thần, vấn đề là có hợp khẩu vị hay không mà thôi. Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?

Vũ Thế Thành

Khoa1221
09-07-2022, 02:46 PM
Khi Paris nhìn tôi qua một nụ cười nhắn nhủ , tôi có cảm giác nụ cười mềm như nắng của cuộc chia ly trong một buổi sáng mai khi suơng mù phủ thành phố . Tôi biết có những đôi mắt nhìn theo nhưng tôi không dám hỏi : tại sao mắt em buồn, tại sao má em đỏ , và tại sao môi em ngoan . Và cả tôi cũng vẫn nghẹn ngào, bối rối , mỗi khi nghe Paris hỏi tôi : tại sao anh đi , tại sao anh không ở lai...

Tháp Eiffel trong những đêm dài của mùa thu vẫn kiễng mình trong sương khuya, nhìn bốn phía chân trời . Và đôi mắt tôi ,vẫn tìm đến trong một lời hứa hẹn nào đó của ngày xưa . Một ngày trong tuơng lai , tôi sẽ gởi lời một lời trong những chiều giá buốt, những chiều mưa mây xám nặng trên vai : Cho dù cách nào thì cũng sẽ xa nhau . Mình cũng sẽ xa nhau .

Mai Tôi Đi, thơ của Nguyên Sa, nhạc của Anh Bằng sẽ đuợc mang đến các bạn qua tiếng hát Khoa1221 .





https://www.youtube.com/watch?v=JU25DbWpRd0

Khoa1221
10-05-2022, 02:40 PM
Tình Lỡ


Tình Lỡ , một tác phẩm buồn sâu thẩm của nhạc sĩ Thanh Bình , đã đuợc sáng tác vào năm 1956. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng ca khúc này đã viết về mối tình sâu sắc của chính nhạc sĩ Thanh Bình từ nhiều năm trước đó. Tác giả kể về hoàn cảnh sáng tác như sau: “Ca khúc này tôi viết cho một người con gái ở Hải Phòng. Lúc đó tôi 24 tuổi và rất thiết tha với người này.

Ngày tôi xuống tàu ở cảng Hải Phòng vào Nam, đứng trên boong tàu, tôi nhìn thấy nàng đang hối hả chen lấn, vạch đám đông người đưa tiễn để mong kịp chia tay tôi, nhưng tôi lại đứng lẫn vào đám đông trên boong tàu, còn nàng thì chạy dọc theo bờ cảng và không nhận ra tôi… Chẳng nói được với nhau câu nào. Tôi vào Nam, ít lâu sau hay tin bố mẹ nàng ép lấy chồng. Tôi buồn lắm, khoảng một tháng sau tôi viết được bài Tình Lỡ (1956)…”.

Câu hát “ ... Nghe vàng mùa thu sau lưng ta , Em ơi, em ơi ! Thu thiết tha ... ” tô đậm thêm nỗi nhớ về cuộc tình sâu nặng nơi xứ Bắc, nơi có những mùa thu vàng vọt càng thêm da diết, trầm sâu. Những câu hát này thể hiện cái buồn thật sâu, nỗi tuyệt vọng đến tận cùng. Vầng trăng đã vỡ đôi và lại không còn theo nhau nữa, đó là hai lần khẳng định cho một tình yêu đã hoàn toàn không còn chút hy vọng nào.

Trong nhạc ca khúc Tình Lỡ phát hành năm 1969, nhạc sĩ Thanh Bình đã cho in 8 câu thơ do chính ông viết:



Thôi thế từ nay cách biệt rồi
Đường đôi lứa rẽ đôi nơi
Từ đây vĩnh viễn xa nhau mãi
Vĩnh viễn xa nhau đến trọn đời

Em có khi nào nhớ đến anh
Chỉ xin một phút lặng sau mành
Anh từ đây sẽ không yêu nữa
Để giữ trong anh một bóng hình

Thân mời các bạn thuởng thức tiếng hát của Bee với Tình Lỡ .





https://www.youtube.com/watch?v=dvl-3kNnSqY

Khoa1221
10-14-2022, 05:27 AM
Bài thơ " Trúc Đào " được Nguyễn Tất Nhiên viết năm 1973 – khi ông 21 tuổi, để nhớ lại mối tình vô vọng những năm học trò 16,17 tuổi. Dù thời gian đã qua lâu, nhưng những giông tố ngày cũ vẫn còn vần vũ cõi lòng . Bài thơ trở thành một ca khúc nổi tiếng sau khi đuợc cố nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc vào khoảng cuối thập niên 1980 .


Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Trời thu lá rụng êm đềm
Vàng sân lá đổ cho mềm chân em

Năm 14 tuổi, nhà thơ đã biết tương tư cô bạn học tên là Bùi Thị Duyên và làm thơ tình để tặng, thậm chí là thành nguyên một tập thơ mang tên Thiên Tai (theo ông giải thích: “người tình là thiên tai”). Từ những bài thơ tình đó mà Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng, được hầu hết giới sinh viên, học sinh yêu thích và thần tượng, nhưng người đẹp kia thì vẫn thờ ơ . Một hôm, khi tình cờ đi ngang qua cổng nhà nàng, chàng rất muốn nhìn vào, nhưng giả bộ là nhìn cây trúc đào thôi, ai ngờ thấy nàng nhìn lại, rồi cả hai nhìn nhau mỉm cười. Một nụ cười giải tỏa được nỗi lòng, nhẹ nhàng và thanh thản. Mối tình học trò trẻ con mang tính hơn thua ngày xưa đã để lại mối hận tình và nỗi buồn u uất trong một thời gian dài, từ giờ đã như tan theo vào cơn gió mùa thu.


Chiều nay nhớ ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Người đi biết về phương nào
Bỏ ta với ngọn trúc đào bơ vơ

Thân mời các bạn thưởng thức tác phẩm Trúc Đào , sẽ đuợc Phương Vy gửi đến .






https://www.youtube.com/watch?v=nccnb9FSPns&amp;t=3s

HXhuongkhuya
10-18-2022, 10:25 AM
Tạ Tình

Đã là nguời yêu nhạc Việt Nam, không ai không biết đến cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ , một tài năng âm nhạc đã dâng hiến gần như cả cuộc đời mình cho nghệ thuật và âm nhạc với các tác phẩm trải dài suốt mấy muơi năm . Mỗi nhạc khúc ghi dấu lại một thời điểm, mỗi ca từ là một câu chuyện, gây nên bao thuơng nhớ trong lòng nguời yêu nhạc của ông .

"Tình yêu nào như đến trong mơ, tình yêu nào êm ái như thơ..." là những ca từ của nhạc phẩm Tạ Tình, đuợc nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác vào năm 1970, là nhạc khúc trong phim Tiếng Hát Học Trò do Thanh Lan đóng vai chính . Lời bài hát mang nội dung của một cô nàng thất vọng về mối tình đầu dang dở, nó không hoàn mỹ và thần tiên như cô vẫn hằng đêm mơ tuởng . Tuy chịu nhiều sự tổn thuơng nhưng cô vẫn không mất niềm tin vào chuyện tình yêu mộng ảo. Đến cuối cùng, cô không quyết định quên đi hay buông bỏ vì sợ nhung nhớ làm sầu càng thêm đaυ, cô lựa chọn tôn thờ, lưu giữ mối tình đầu như một phần tươi đẹp của ký ức và vững tin bước tiếp trên đoạn đường gian nan phía trước.

"...Ai đi tìm ai suốt đời ...”, câu hát nghe xót xa làm sao! Biết là tình yêu sẽ không tự động tìm tới nếu chúng ta cứ mãi dậm chân tại chỗ, nhưng biết phải tìm ở đâu và tìm như thế nào đây ? Mối tình đầu thuờng ngọt ngào và trong sáng . Nó là những nồng cháy , mộng mơ của lứa tuổi mới lớn . Nó là buớc ngoặt cho sự truởng thành trong tình yêu, bởi thế nó thuờng đuợc tôn thờ suốt cả cuộc đời vì khi yêu nhau, họ đã trao cho nhau hết cả tình yêu đầu đời cho nhau .

Nhạc phẩm sâu lắng và lãng mạn Tạ Tình sẽ đuợc Khoa gửi đến các bạn .



https://www.youtube.com/watch?v=oAacT_g4OIo

Khoa1221
11-30-2022, 08:42 AM
Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu


Từ tác phẩm nhạc ngoại quốc " Tell Laura I Love Her " , nhạc sĩ Nam Lộc đã chuyển điệu nhạc thành một bài hát nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam . Khi chuyển ngữ sang lời Việt, nhạc sĩ Nam Lộc không chọn cách kể lại câu chuyện Âu Mỹ xa lạ mà phóng tác thành một bản nhạc lãng mạn, phiêu lãng với những ca từ và hình ảnh vô cùng gần gũi với người Việt. Tương tự như ca khúc gốc, Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu cũng nói về mối tình của những người trẻ nhưng khác với sự phóng khoáng, mãnh liệt, có phần liều lĩnh, bất chấp kiểu Âu Mỹ, tình yêu của những người học sinh Việt Nam dù nồng nàn, đắm say vẫn luôn có sự kín đáo, thâm trầm và sâu lắng kiểu Á Đông.

Bối cảnh của câu chuyện tình ấy cũng vô cùng thân thuộc với người Việt nhiều thế hệ tại Sài Gòn trước năm 1975. Đó là Trường Nữ Trung Học Trưng Vương, được thành lập năm 1954 tại trung tâm Sài Gòn (gần Thảo Cầm Viên). Theo lời chia sẻ của nhạc sĩ, tựa đề ca khúc cũng được ông lấy ý tưởng từ tên của một tờ đặc san của trường Trưng Vương do các nữ sinh thực hiện vào đầu thập niên 1970. Khởi đầu ca khúc là hình ảnh trong trẻo của những nữ sinh chưa từng biết đến tình yêu thực sự: “tim em chưa nghe rung qua một lần”, “môi em chưa hôn ai thật gần”,.. Tất cả chỉ là những xuyến xao “mong manh” và “ngơ ngác rơi nhanh”, không đọng lại gì ...

Thu giăng heo may cho bóng cây lạnh đầy
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày
Những ngày đợi chờ người qua trong mơ
Trong mắt ngây thơ, trong nắng vu vơ ...

Nhưng rồi mùa thu chợt đến với gió heo may với “bóng cây lạnh đầy” báo hiệu sự chuyển biến lạ lùng trong tâm hồn nàng nữ học sinh. Lời ca chầm chậm trôi, đẩy cô gái mới lớn về phía tình yêu, để một ngày cô biết nhớ nhung, biết đợi chờ vu vơ bằng thứ tình yêu đầu đời ngây thơ . Nhạc sĩ Nam Lộc cho biết, khi đặt lời Việt cho ca khúc này, ông tưởng tượng về một chuyện tình của nữ sinh Trưng Vương, ngồi trong lớp học mà nghĩ rằng người yêu đang chờ mình trước cổng trường. Nàng mơ mộng rằng khói thuốc của chàng ở bên dưới sẽ thổi lên thành làn sương mờ ảo, bay lạc vấn vương bên khung cửa lớp, vướng vào trong tâm hồn trinh nguyên của người nữ sinh. Tình yêu tuổi học trò, tình yêu đầu bao giờ cũng vậy, dù ngập ngừng, ngây thơ nhưng xen kẽ trong đó là những khoảng khắc ngây ngất, vương vấn lạ kỳ để rồi dù có đi qua hết cả cuộc đời tình yêu đó vẫn sẽ vương lại những dư hương ngọt ngào, không hề phôi phai .

Trở về với nét ngây thơ của Trưng Vuơng Khung Cửa Mùa Thu của thuở xưa, thân mời các bạn thuởng thức tiếng hát của LamDzuyên .




https://www.youtube.com/watch?v=dhrNuDXRiVk


Cám ơn Hương đã giúp anh Khoa đăng bài Tạ Tình . :z67::z57:
****Chờ nghe Hương hát bài Mưa Thơm Phố Huế đó nha. ****
:z57: