PDA

View Full Version : Âu



Pages : [1] 2 3 4 5 6 7 8

Triển
02-24-2017, 03:21 AM
https://www.youtube.com/watch?v=jbzu-d288Tw

Triển
02-24-2017, 09:39 AM
Vladimir Putin muốn gì trong bầu cử tổng thống Pháp?

Minh Anh

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-06t141403z_1_mtzgrqed26yi7qc1_rtrfipp_0_russia-kremlin-hospital-plan.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 31/12/2016
Sputnik/Mikhail Klimentyev/Kremlin via REUTERS/File Photo


Sau Hoa Kỳ giờ đến lượt Pháp. Yếu tố Nga lấp ló bóng dáng trong các cuộc tranh luận chính trị, từ đối nội cho đến đối ngoại của các ứng viên tổng thống Pháp. Câu hỏi đặt ra là điện Kremlin trông đợi điều gì trong đợt bầu cử sắp tới tại Pháp ?

Marine Le Pen đến Nga vay tiền năm 2014 và dự định công nhận việc sáp nhập Crimée nếu đắc cử. François Fillon, vốn cũng được Nga vỗ tay hoan nghênh ầm ĩ khi giành thắng lợi chức ứng viên tổng thống trong bầu cử sơ bộ đảng Những Người Cộng Hòa, cam kết tái lập đối thoại với Putin. Jean-Luc Melenchon bảo vệ chính sách về Syria của Matxcơva. Chỉ có Emmanuel Macron là tin rằng đang bị Nga tìm cách phá hoại chiến dịch tranh cử.

Từ những quan sát trên, liên quan đến bốn ứng viên nặng ký trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, Libération số ra ngày thứ Bảy 18/02/2017 nhận định giới lãnh đạo Nga rất quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay. Sau thắng lợi của ông Donald Trump tại Hoa Kỳ, vốn có lập trường ủng hộ Nga, điện Kremlin mong muốn điện Elysée cũng sẽ đón tiếp một chủ nhân mới “không có” hay “ít thù nghịch” với Nga.

Thậm chí, theo phân tích của chuyên gia Andrei Kolesnikov, thuộc trung tâm Carnegie tại Matxcơva, trong một chừng mực nào đó, bầu cử ở Pháp còn quan trọng hơn, bởi vì “thắng lợi của một ứng viên thân Nga sẽ tạo nên một trục Mỹ-Pháp. Đối với chính quyền Putin, điều đó có nghĩa là một sự chia cắt phương Tây”.

Trong con mắt của điện Kremlin, sự chia cắt này có ý nghĩa quan trọng, vì điều đó làm suy yếu mặt trận chống Nga trong chính sách đối ngoại của phương Tây, được thể hiện rõ nét qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga ngay sau vụ sáp nhập Crimée năm 2014 và việc Nga can thiệp vào xung đột ở miền đông Ukraina.

Libération trích dẫn phân tích của chuyên gia Tatiana Kastoueva-Jean, giám đốc trung tâm Nga-NEI, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (Ifri) cho rằng, “Nga trông mong có một sự đổi hướng trong vấn đề trừng phạt, nếu không gỡ bỏ được thì chí ít cũng là nới lỏng. Về hồ sơ Ukraina, điện Kremlin mong muốn Liên Hiệp Châu Âu gây nhiều áp lực lên Kiev hơn là lên Matxcơva, các tiến triển trong việc thực thi thỏa thuận Minks phải được tách rời ra khỏi vấn đề trừng phạt Nga”.

Trong chiều hướng suy nghĩ này, các cơ quan tình báo của Pháp nghi ngờ Matxcơva sẽ tìm cách gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử tổng thống. Ngoài việc sử dụng tin tặc, Nga khai thác hết công suất các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, từ báo mạng cho đến cả các mạng xã hội. Những trang mạng thông tin được chính phủ Nga tài trợ như Russia Today và Sputnik, đôi khi bày tỏ không chút giấu giếm lập trường ủng hộ đảng Những Người Cộng Hòa – LR, đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia – FN và chống lại phong trào “Tiến Bước” (En Marche).

Báo chí Nga còn phát tán những tuyên bố mơ hồ của người sáng lập trang Wikileaks, Julian Assange cho rằng đang nắm trong tay nhiều thông tin “thú vị” về ứng viên Emmanuel Macron, hay như truyền tải những phát biểu của vài nghị sĩ Pháp được cho là có lập trường thân Nga.

Theo quan sát của bà Kastoueva-Jean, thì “ngần ấy phương tiện quan trọng đã được triển khai và dường như chỉ quy tụ vào một mục đích duy nhất. Điều đó khiến người ta nghĩ đến "một chiến dịch đặc biệt" muôn mặt, có điều khiển hơn là những sáng kiến đơn lẻ và độc lập”.

Với những lập luận và lo ngại như trên, liệu có đánh giá quá cao khả năng can dự của Nga vào bầu cử của nước Pháp hay không ? Bởi vì theo quan điểm của chuyên gia Andrei Kolesnikov, “điện Kremlin hiện cũng chưa biết nhắm vào ai”. Từ lâu, giới lãnh đạo ở Matxcơva luôn tin rằng, với kịch bản Fillon – Le Pen vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống, thì ai thắng cũng đều có lợi cho Nga cả. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, Nga rõ ràng đã bị bất ngờ trước việc Macron liên tục tăng điểm trong các cuộc thăm dò.

Do vậy, theo ông Andrei Kortounov, giám đốc Hội Đồng Nga, một tổ chức tư vấn, được Liberation trích dẫn, thì đối với điện Kremlin, ông Macron là “một ứng viên phức tạp”, nhưng không có việc tổng thống Nga đích thân chỉ thị đánh đổ Macron, bởi vì "nếu Macron đắc cử thì sao? Ông ấy có nhiều cơ may. Và sẽ thật là xuẩn ngốc khi tự gây ra những vấn đề trong quan hệ với Pháp".


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170220-vladimir-putin-muon-gi-trong-bau-cu-tong-thong-phap )

ốc
02-24-2017, 12:12 PM
Tiểu phú do thương, đại phú do?

Vladimir Putin, the Richest Man on Earth
http://www.marketwatch.com/story/bill-gates-supposedly-has-long-way-to-go-to-catch-the-real-richest-man-in-the-world-2017-02-21

http://ei.marketwatch.com//Multimedia/2017/02/21/Photos/NS/MW-FG306_putin__20170221180401_NS.jpg

Triển
02-24-2017, 12:15 PM
Tiểu phú do thương, đại phú do?

...lươn




trọc phú do?

Triển
02-24-2017, 08:52 PM
Châu Âu và dầu khí của Nga : Ai cần ai ?

Thanh Hà

Đăng ngày 24-02-2017
Sửa đổi ngày 24-02-2017 16:37


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/1745/2720/1537/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_cl9sp.jpg
Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Nga Gazprom, Alexei Miller, trong một cuộc họp báo tại Matxcơva, ngày 30/06/2016.
VASILY MAXIMOV / AFP

Gazprom là ông khổng lồ có đôi chân đất sét. Dù đã chuyển hướng sang châu Á và kỳ vọng rất nhiều vào Trung Quốc, nhưng châu Âu vẫn là thị trường mua vào 80% khí đốt của công ty dầu khí Nga này.

Toàn cảnh chính trị Pháp với những liên minh cả bên cánh tả lẫn cánh hữu chiếm trọn trang nhất các tờ báo Paris trong ngày 24/12/2017. Ở bên trong, các hồ sơ lớn tập trung vào sự hồi sinh của nền công nghệ xe hơi Pháp, vào Hội Chợ Nông Nghiệp 2017, mở ra từ ngày 25/02/2017 đến 05/03/2017 tại khu triển lãm Porte de Versailles, Paris.

Những tuyên bố trống đánh xuôi, kèn thổi ngược của tổng thống Donald Trump, quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và nước láng giềng sát cạnh là Mêhicô bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

Thời sự châu Á gần như bị lãng quên, cho dù thủ tướng Pháp vừa kết thúc chuyến công du Trung Quốc và điều tra vẫn chưa ngã ngũ về vụ anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên bị sát hại tại Malaysia.

Nhưng trước hết, xin điểm qua bài phân tích trên nhật báo kinh tế Les Echos nói về tập đoàn dầu khí Nga, ông khổng lồ có đôi chân đất sét.

Châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất của Gazprom

Gazprom phá kỷ lục, bán 180 tỷ mét khối khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2016. Nga cung cấp đến 1/3 nhu cầu của Lục Địa Già. Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí số 1 này của Nga, Alexei Miller, một người thân cận với tổng thống Putin, không khỏi tự hào là « một đối tác không thể thiếu » của châu Âu trên bàn cờ năng lượng. Miller cho rằng, đến năm 2025, mỗi năm châu Âu cần mua vào thêm 100 tỷ mét khối khí đốt và sẽ càng phải lệ thuộc thêm vào nhà cung cấp Nga.

Để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó, Gazprom có kế hoạch xây dựng thêm hai hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại châu Âu : Bắc Hải Lưu 2 đến tận cửa ngõ của nước Đức và Turk Stream mà ở đó Thổ Nhĩ Kỳ là cổng vào châu Âu của tập đoàn Gazprom.

Có điều Liên Hiệp Châu Âu không mấy thiết tha với những lời chào mời của công ty dầu khí Nga. Les Echos giải thích : hai đường ống dẫn khí đốt đó như hai cái càng cua, để đưa khí đốt của Gazprom vào châu Âu, một qua ngả phía Bắc, một ở phía Nam mà không phải qua ngả Ukraina.

Nhưng liệu tính toán này có lợi hay không cho châu Âu ?

Có hai lập trường trái ngược nhau : một số nhà quan sát cho rằng Bruxelles nên duy trì cửa ngõ Ukraina để viện cớ kinh tế, gián tiếp gây áp lực chính trị với Matxcơva. Số khác lại quan niệm, tránh được điểm nhậy cảm là Ukraina trên bàn cờ năng lượng sẽ cho phép Liên Hiệp Châu Âu và Nga giải tỏa bớt một mối căng thẳng, bởi trong mọi trường hợp, đôi bên vẫn cần đến nhau.

Tác giả bài báo không chủ quan như vậy khi cho rằng Gazprom không hẳn trong thế thượng phong. Dù đã xoay sang châu Á, coi Trung Quốc như một đối tác quan trọng nhất nhì, nhưng đến nay, châu Âu vẫn là nơi mua vào 80% khí đốt của tập đoàn này. Trong khi đó trên thị trường nội địa, thị phần của Gazprom đang bị thu hẹp lại : 2016 là năm tổng giám đốc Alexei Miller phải đau đầu vì hai đối thủ đáng gờm là Novatek và Rosneft.

Les Echos không quên nhắc lại là hiện nay, châu Âu và Gazprom đang lao vào một cuộc đọ sức về mặt pháp lý. Bruxelles đòi tập đoàn dầu khí của Nga bồi thường rất nhiều vì đã ỷ thế độc quyền, áp đặt giá « trên trời » với 8 thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu. Do vậy, thông tín viên của tờ báo kinh tế Pháp tại Matxcơva Benjamin Quénelle, tin rằng bên cạnh những màn « diễu võ giương oai » nói trên hay những căng thẳng về mặt địa chính trị, tốt hơn hết là Gazprom và Bruxelles nên tìm ra thỏa hiệp vì lợi của cả đôi bên.

Dầu hỏa tăng giá

Nếu như Les Echos tập trung nói về khí đốt, phụ trang kinh tế trên Le Monde quả quyết : thời kỳ giá dầu rẻ đã đi qua.

Bất chấp những xung đột và bất ổn về địa chính trị ở Trung Đông, giá dầu đang từ 100 đô la một thùng năm 2014, rơi xuống còn chưa đầy 30 đô la trong năm 2015. Các công ty dầu khí đã lập tức cắt giảm 60% ngân sách đầu tư vào các hoạt động thăm dò.

Năm 2016 là lần đầu tiên từ 60 năm qua, số lượng các công trình thăm dò rơi xuống mức thấp chưa từng thấy. Nhưng phải chăng thời kỳ khó khăn nhất cho các công ty dầu khí đã đi qua ? Ả Rập Xê Út đã khóa chặt lại van dầu, chấm dứt chính sách trừng phạt Nga, Iran và các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ.

OPEP, tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu lửa, và Nga đồng ý giảm bớt mức cung ứng để đẩy giá vàng đen lên cao. Câu hỏi đặt ra là liệu khi nào thế giới lại phải đối mặt với một cơn « sốt dầu » và giá dầu hỏa sẽ tăng lên tới đâu.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170224-chau-au-va-dau-khi-cua-nga-ai-can-ai )

Triển
02-24-2017, 10:14 PM
Ứng cử viên tổng thống Pháp
Các điều tra Fillon leo thang

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1111527-860_poster_16x9-lbpl-1111527.jpg

Tư pháp Tây đã nới rộng cuộc điều tra ứng cử viên tổng thống phe bảo thủ François Fillon. Sự việc được chuyển sang cho thanh tra tòa án, công tố viện Paris cho biết. Luật sư của Fillon chỉ trích cách làm việc và xác định rằng Fillon vô tội.

Trong mấy tuần vừa qua Fillon bị áp lực vụ bê bối việc làm của vợ là bà Penelope, Fillon bị cáo buộc là chỉ đưa vợ vào làm trợ lý cho có để biển thủ công quỹ hàng trăm ngàn Euro. Thiếu chứng minh rằng bà này có thực sự làm việc. Ông cựu thủ tướng bác cáo buộc này và đổ lỗi cho bên phe Xã hội đang cầm quyền đứng sau vụ này.

Trước khi có vụ bê bối này Fillon được xem là ứng cử viên sáng giá nhất vào điện Élysée. Hiện tại cả đảng của mình cũng giảm dần hỗ trợ cho ông ứng cử viên 62 tuổi này. Tuy nhiên ông này không nghĩ tới chuyện bỏ cuộc.

Cách đây một tuần Fillon nói trong một cuộc phỏng vấn báo chí rằng, ông sẽ tự tiếp tục tranh cử dù bên tư pháp có buộc tội ông vụ vợ ông làm việc mờ ám chăng đi nữa. "Quyết định của tôi rất rõ ràng: tôi là ứng cử viên và tôi sẽ tiếp tục đến khi thắng cử", ứng cử viên phe bảo thủ nói với tờ "Figaro".

Vòng bầu cử đầu ở Pháp sẽ diễn ra ngày 23 tháng Tư. Vòng bầu thứ hai sẽ diễn ra ngày 7 tháng Năm.

jan/Reuters/AFP

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fran-ois-fillon-weitere-ermittlungen-gegen-praesidentschaftskandidaten-a-1136258.html))

Triển
02-24-2017, 10:53 PM
http://i.imgur.com/WoO4lCJ.jpg


Carnival celebrations in Germany are not without their controversies - whether they are the political messages of parade floats or revelers' use of blackface and stereotypical Native American costumes.
This year, a charity ball in the Bavarian village of Raindorf that donates its proceeds to development projects in African countries inadvertently caused outrage online.

The problem - the annual event is called the "Negerball," a term that translates to "negro ball" or "nigger ball". Although the term in German has a slightly less negative connotation than the English word, it is offensive to many people.

(more) (http://www.dw.com/en/carnival-party-in-bavaria-sparks-racism-debate-in-germany/a-37692403)




http://www.dw.com/image/37689064_401.png

Triển
02-24-2017, 11:07 PM
http://i.imgur.com/VQfqJGg.jpg

(more) (http://www.dw.com/en/why-donald-trump-is-so-popular-at-germanys-carnival-celebrations/a-37601853)

XXG
02-24-2017, 11:29 PM
http://i.imgur.com/VQfqJGg.jpg

(more) (http://www.dw.com/en/why-donald-trump-is-so-popular-at-germanys-carnival-celebrations/a-37601853)


Ha,ha,ha...:z36: Chắc Xô phải kiếm mua một bộ đeo chơi quá! Tui mang vô, rồi "ịn" cái hình lên thi giải "trai đẹp" với anh Quận, cho anh Triển chấm điểm nghen... :24:

Bảo đảm, đẹp giai hơn Trump nhiều!

Triển
02-25-2017, 12:00 AM
Bảo đảm, đẹp giai hơn Trump nhiều! [/I]

:)

Here you are: #MakeCarnivalGreatAgain (https://www.facebook.com/dw.euromaxx/videos/1379741272046784/)

Triển
02-25-2017, 11:39 AM
Đức nghe lén nhiều hãng truyền thông nước ngoài

Thu Hằng

Cục Tình Báo Liên Bang Đức (BND) đã do thám các nhà báo của nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài, như BBC, New York Times hay hãng tin Reuters. Thông tin trên được tuần báo Đức Der Spiegel khẳng định ngày 24/02/2017.

Theo một số đoạn trích trong bài báo của tuần san có tiếng tại Đức và được phát hành ngày 25/02, từ năm 1999, Cục Tình Báo Liên Bang Đức đã xếp vào danh sách nghe lén « ít nhất 50 số điện thoại, số fax hay địa chỉ thư điện tử » của các nhà báo và ban biên tập.

Trả lời AFP, nhà báo Martin Knobbe của tuần san Đức cho biết « không rõ hoạt động theo dõi này được tiến hành từ bao giờ. Chúng tôi nghĩ hiện giờ nó không còn hoạt động, nhưng chúng tôi không chắc chắn lắm ».

Trong danh sách theo dõi có « vài chục » số điện thoại của các nhà báo làm việc cho đài BBC tại văn phòng ở Luân Đôn và Afghanistan, hoặc tại ban biên tập quốc tế của BBC World. Một số điện thoại của tờ New York Times ở Afghanistan cũng bị nghe lén. Tương tự, nhiều số điện thoại di động và vệ tinh của hãng tin Anh Reuters tại Afghanistan, Pakistan và Nigeria cũng nằm trong danh sách.

Phát ngôn viên của BBC phát biểu với AFP rằng « rất thất vọng khi biết những thông tin này. Lẽ ra các nhà báo của chúng tôi phải được tự do và được đảm bảo an toàn khi hoạt động, cùng với sự bảo đảm tuyệt đối cho các nguồn tin. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ tôn trọng quy cách hoạt động của một nền báo chí tự do ».

Được tuần san Der Spiegel trích dẫn, chi nhánh của Phóng Viên Không Biên Giới tại Đức (Reporter Ohne Grenzen), tố cáo « sự tấn công khủng khiếp nhắm vào tự do báo chí » và cho biết đang suy nghĩ để đưa vụ việc ra pháp luật.

Riêng Cục Tình Báo Liên Bang Đức không trả lời Spiegel về các tiết lộ trên. Cơ quan này từng bị cáo buộc nghe lén bộ Ngoại Giao Pháp, phủ tổng thống Pháp và Hội Đồng Châu Âu cho cơ quan tình báo Mỹ NSA. Cuối năm 2015, cũng tuần san Der Spiegel đã khẳng định Cục Tình Báo Liên Bang Đức do thám bộ Nội Vụ các nước Mỹ, Ba Lan, Áo, Đan Mạch và Croatia.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170225-duc-nghe-len-nhieu-hang-truyen-thong-nuoc-ngoai )

Triển
02-25-2017, 09:53 PM
« Russia Today » và « Sputnik » : Vũ khí chiến lược của Nga


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/russia-today-afp.jpg
Tại một trường quay của kênh Russia Today
Ảnh : AFP/Yuri Kochetkov


Trọng Thành


Về toan tính quốc tế của Nhà nước Nga trong lĩnh vực truyền thông, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài : « Những tiếng nói mới của nước Nga ». Nằm ở tuyến đầu của cuộc chiến là « Russia Today » và « Sputnik », hai phương tiện truyền thông chủ lực của Matxcơva, bắt đầu hoạt động mạnh ở Pháp. Chủ trương của ông Putin là « phải bẽ gãy thế độc quyền của các phương tiện truyền thông Anh-Mỹ » (phát biểu trên Russia Today, tháng 6/2013).

Báo L’Obs cho biết cụ thể về kênh Russia Today, với hơn 2.000 nhân viên, khoảng 30 văn phòng trên khắp thế giới, được phổ biến bằng ba thứ tiếng : Anh, Ả Rập và Tây Ban Nha, và sắp tới là tiếng Pháp. Russia Today và Sputnik đều thuộc về tập đoàn Rossia Segodnia (« Nước Nga đương đại »), thuộc nhóm các doanh nghiệp « chiến lược » của Matxcơva, với ngân sách hàng năm 250 triệu euro, « vượt xa đầu tư cho văn hóa ».

Tại trụ sở chính của Russia Today, người ta có thể thấy các nhà báo rất trẻ, tuổi không quá 30, làm việc trong không khí hài hước, nhẹ nhõm, có cảm tưởng không khác gì với một trung tâm báo chí chuyên nghiệp tại những quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, các phóng viên ở đây bắt buộc phải sử dụng « các ngôn từ » mang tính tuyên truyền của điện Kremlin, như chính phủ Ukraina phải gọi là « nhóm phát xít », hay quân nổi dậy ở Syria là « bọn khủng bố ». Russia Today sử dụng mọi cách để lấy lòng cánh cực tả, với việc lên án chủ nghĩa tư bản ; lấy lòng cánh cực hữu, với việc khai thác vấn đề khủng hoảng nhập cư…

Russia Today tự coi là một phương tiện ngoại giao của nước Nga, giống như kênh CNN đối với Mỹ hay France 24 đối với Pháp. Tuy nhiên, theo L’Obs, vấn đề là Russia Today và Sputnik đã bất chấp đạo lý báo chí, khi coi việc sử dụng các tin tức bịa đặt như một phương tiện chinh phục cử tri. Hồi tháng 4/2014, phẫn nộ vì « các tuyên truyền trơ trẽn » của kênh RT (tức Russia Today) về cuộc khủng hoảng Ukraina và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée, « Liz Wahl, một nữ phóng viên Mỹ làm việc cho kênh này, đã tuyên bố từ nhiệm ngay trong một buổi truyền hình trực tiếp »...

Làm gì để bảo vệ nền dân chủ?

Ít tháng nữa, Russia Today sẽ mở kênh bằng tiếng Pháp. Đề nghị của Russia Today đã được cơ quan quản lý Pháp bật đèn xanh. Trong một xã hội mở như hiện nay, nhất là với sự phát triển của internet, « làm thế nào để có thể bảo vệ được các nền dân chủ chúng ta (cụ thể là các đảng phái trong tranh cử) », trước ảnh hưởng tuyên truyền của Nga ? Tuần báo Le Courrier International dẫn lại một số gợi ý của tuần báo Đức Die Zeit.

Đó là các nạn nhân « cần ngay lập tức công bố các hành động tấn công, thông tin xuyên tạc…, và đưa tác giả của chúng ra trước công lý », trong quá trình tranh cử, các đảng phái « cần tập trung vào các vấn đề thuộc về thế mạnh của họ, như công lý, an toàn trong nước, hội nhập xã hội, giáo dục, cơ sở hạ tầng », cần phải « đến với các cử tri không tha thiết với bầu cử », hướng đến « các nhóm thiểu số », « các mạng xã hội », cũng như đầu tư thích đáng cho khâu « kiểm chứng thông tin ».

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170225-%C2%AB-russia-today-%C2%BB-va-%C2%AB-sputnik-%C2%BB-vu-khi-chien-luoc-cua-nga )

Triển
02-27-2017, 06:29 AM
Công lý
Vì sao có hàng ngàn người Tây Ban Nha biểu tình cho người tị nạn

http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/aimages/1212702/Demonstration-Spanien-I_de8b5ad080e4fb452f6b312cf546b418.jpg

27.02.2017

bài viết của Inka Reichert

Thành phố Valencia ở Tây Ban Nha chính thức tự nhận mình là „Thành phố cưu mang người tị nạn“ vào tháng Chín năm 2015. Hiện tại lời nói này nghe như là khôi hài vậy. Vì vậy hàng ngàn người trên toàn cõi Tây Ban Nha đã tuần hành vào cuối tuần vừa qua.

"No a l'Europa Fortaleza" – „Nói không với tình trạng kín cổng cao tường Châu Âu”, người Tây Ban Nha ở Valencia viết như vậy lên bích chương của họ. Và : "Volem Acollir" – „Chúng tôi muốn thu nhận“.

Trước đây một tuần đã có 160 ngàn người xuống đường bắt đầu biểu tình ở Barcelona. Chủ Nhật hôm qua dân chúng đã tiếp tục xuống đường ở trên 30 thành phố Tây Ban Nha phản đối việc đóng cửa biên giới EU.

Để tránh hàng rào kẽm gai ở biên giới EU chỉ trong năm 2015 đã có 3700 người đã thiệt mạng lúc vượt biển Địa Trung Hải bất hợp pháp, tổ chức giúp đỡ người tị nạn CEAR (https://www.cear.es/situacion-actual/#) của Tây Ban Nha cho biết.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế chỉ trích rằng hiện vẫn còn hàng chục ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ con trong các trại tị nạn trong tình trạng bất nhân ở Ý và trên đảo Hy Lạp mòn mỏi chờ đợi được cấp phép nhập cảnh. Gần 15 ngàn người tị nạn này đã nộp đơn xin tị nạn vào năm 2015 vào Tây Ban Nha. Đến nay chỉ có 3 ngàn 200 đơn được cứu xét, và gần 1000 đơn được chấp thuận (CEAR (https://www.cear.es/situacion-actual/#)).


Thành phố Valencia đã từ giả mỹ từ „Thành phố cưu mang người tị nạn“ từ lâu. Thị trưởng Joan Ribó nói vào tháng Mười hai năm ngoái, „Thành phố này sẽ không làm gì cho người tị nạn nữa“. Họ đã chuẩn bị mọi thứ, nhưng mà chính phủ Tây Ban Nha cứ cản trở thành ý của họ. Những người biểu tình ở Valencia không chỉ đổ lỗi cho chính phủ mà cũng kêu nài thiếu dần sự tự tin trong dân chúng.


Chúng tôi đã phỏng vấn năm người đàn ông và phụ nữ.


http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/images/1212590/Valencia-Luz-Orrico_eff89a5985a475378cd3170917df5aaf.jpg
(hình ảnh: Inka Reichert)

cô Luz Orrico, 17 tuổi, học sinh
Chính quyền từng nói mình đủ chỗ để thu nhận người tị nạn. Nhưng mà chẳng thấy gì cả.

Có nhiều người bảo thủ hoặc là các đảng phái thiên hữu không muốn cho người tị nạn vào Tây Ban Nha. Họ sợ người ngoại quốc. Chính quyền thì không đánh tan sự sợ hãi này mà còn cho đập vập vấn đề này nữa. Họ nói rằng chúng ta còn nhiều vấn đề khác quan trọng hơn.

Trong gia đình tôi chúng tôi vẫn trò chuyện về các tình trạng nghiêm trọng của người tị nạn. Nhưng ở trường học và trong truyền thông không ai đặt vấn đề gì cả.

Tôi xem tin từ các mạng xã hội. Trên video platform Playground tôi đã thấy tình trạng các trại tị nạn ở Hy Lạp quá thê thảm, đến độ người tị nạn chỉ muốn trở về cố hương hơn là tiếp tục ở đó. Tôi bị sốc quá.

Chúng ta cũng có thể bị như vậy nếu chúng ta sinh ra ở các quốc gia như Syria, thì mình cũng sẽ là người tị nạn rồi cũng muốn được giúp đỡ mà thôi.

http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/images/1212604/Valencia-Ana-Tomas-Tudele_eff89a5985a475378cd3170917df5aaf.jpg
(hình ảnh: Inka Reichert)

Cô Ana Toma’s Tudele, 24 tuổi, ký giả

Theo luật pháp thì chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ những người lánh nạn chiến tranh. Y hệt như người Tây Ban Nha bỏ chạy sang các quốc gia khác sau chiến chiến tranh vậy, thì người tị nạn ngày nay có quyền được chúng ta cưu mang.

Đa số người Tây Ban Nha muốn giúp đỡ. Nhưng mà mọi thứ kéo dài lâu lắc quá cho đến khi phía chính phủ có được một quyết định gì. Hồi năm 2015 có nhiều người ở thành phố Valencia này đã ghi danh đồng ý sẵn sàng thu nhận người tị nạn vào nhà tư nhân cho ở. Nhưng ….



(còn nữa)

ốc
02-27-2017, 09:59 AM
Dân Anh bây giờ cũng thành tỵ nạn nè: nạn nhân của Brexit oái oăm. Chả chiến chinh mà cũng tha hương...

The Brits hurrying to become German citizens (http://www.bbc.com/news/magazine-39082468) (from BBC)


Esme was the most organised of any of us. She made her first appointment with the German authorities the week before the referendum. She took the citizenship test, submitted all the documents, and a few weeks ago became German in a ceremony in her local town hall, in the Berlin district of Neukoelln.

... About 50 people, of 22 different nationalities were being granted German citizenship: Syrians, Americans, Iraqis, Turks, Italians, French - even a few other Brits.

... But over the past few decades Germany has been going through a difficult, and largely successful, process of redefining what it means to be German. Angela Merkel now refers to Germany as "a country of immigration" - an unimaginable statement for a centre-right chancellor until very recently. And today 20% of Germans are described as having a migrant background.

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/3594/production/_94861731_gerroseduessmayreut27.jpg

Triển
02-27-2017, 09:08 PM
Anh cũng ồn ào trong vụ đuổi người gần đây lắm. Nhiều người ngoại quốc đã trở về cố xứ sau 25, 30 năm ở Anh. Chủ nghĩa dân túy thiên hữu ở Anh cũng không thể xem nhẹ. Mặc dù chưa đạt được thoả thuận gì và có đến hai ông cựu thủ tướng Anh (Tony Blair, John Major) ra cảnh cáo Theresa May về con đường sai lầm Brexit (cái co rút của bà Ngô ... Thời Tiết), nhưng Anh đã đẩy mạnh vụ đuổi người về cố xứ khi không có giấy tờ rõ ràng hoặc vi phạm luật lệ Anh được dung dưỡng mấy chục năm nay. Người Châu Âu không còn được làm việc ở Anh nữa, và ngược lại EU cũng sẽ trả đũa y hệt như vậy. Người ta đã khuyên Anh có "cái Brexit nhẹ nhàng" bằng cách có nhiều điều khoản ký kết như Thuỵ Sĩ, không thuộc EU nhưng có các hiệp ước bình đẳng với EU về xuất nhập cảnh người và xuất nhập cảnh hàng hoá. Nhưng Anh tỏ vẻ quyết tâm cắt đứt quan hệ nên dân Anh sống và làm việc nhiều năm ở Châu Âu gấp rút nhập tịch nước sở tại. Quốc tịch có thể mất nhưng công ăn việc làm mà mất thì không còn cách gì để sống còn.

Triển
02-28-2017, 05:18 AM
(tiếp theo)

http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/images/1212604/Valencia-Ana-Tomas-Tudele_eff89a5985a475378cd3170917df5aaf.jpg
(hình ảnh: Inka Reichert)

Cô Ana Toma’s Tudele, 24 tuổi, ký giả

Theo luật pháp thì chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ những người lánh nạn chiến tranh. Y hệt như người Tây Ban Nha bỏ chạy sang các quốc gia khác sau chiến chiến tranh vậy, thì người tị nạn ngày nay có quyền được chúng ta cưu mang.

Đa số người Tây Ban Nha muốn giúp đỡ. Nhưng mà mọi thứ kéo dài lâu lắc quá cho đến khi phía chính phủ có được một quyết định gì. Hồi năm 2015 có nhiều người ở thành phố Valencia này đã ghi danh đồng ý sẵn sàng thu nhận người tị nạn vào nhà tư nhân cho ở. Nhưng không có người tị nạn nào đến ở cả. Người dân cảm thấy mệt mỏi và mất ý chí.

Thêm vào đó là vấn đề như đã được biết là bên giới truyền thông giảm đi tin, họ chỉ giới hạn vào những gì các chính trị gia nói mà thôi. Họ không dành thời gian để săn tin nhiều hơn nữa.

Dĩ nhiên tạo cơ hội cho người tị nạn hội nhập và có cuộc sống bình thường là một quá trình dài và khó khăn. Nhưng mà chúng ta là Châu Âu. Chúng ta là một trong những vùng đất phát triển mạnh nhất trên thế giới. Chúng ta có đủ năng lực và bổn phận phải giúp đỡ người tị nạn.

http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/images/1212611/Valencia-Xavier-Martinez_eff89a5985a475378cd3170917df5aaf.jpg
(hình ảnh: Inka Reichert)

anh Xavier Martínez, 24 tuổi, sinh viên

Chính tôi đã có mặt hồi hè bên Hy Lạp để giúp đỡ trong các trại tị nạn đây. Nhưng mà tôi không thể thay đổi tình trạng ở đó. Chỉ có tiềm thức của tôi về tình trạng nghiêm trọng của người tị nạn ở nơi đó càng gia tăng mà thôi.

Vì vậy tôi có mặt ở đây để biểu tình: Tôi muốn rằng người tị nạn và các tổ chức hỗ trợ thấy rằng chúng tôi ủng hộ họ mặc dù những cơ sở nhà nước làm ngơ.


http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/images/1212597/Valencia-Melanie-Torres_eff89a5985a475378cd3170917df5aaf.jpg
(hình ảnh: Inka Reichert)

cô Melanie Torres, 26 tuổi, sinh viên

Chúng ta nên đoàn kết với những người tị nạn. Chúng ta phải biểu tình nhiều hơn nữa cho đề tài này lên báo và có thêm nhiều người ủng hộ. Nếu chúng ta chiếm đa số, có thể những làm chính trị đổi ý.

Trong sinh hoạt hàng ngày tôi cũng tâm nguyện ý thức của mình, tôi dạy học cho trẻ con và thảo luận với chúng nó về vấn đề tị nạn.


http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/images/1212583/Valencia-Guillermo-Sanz-Rodrigo_eff89a5985a475378cd3170917df5aaf.jpg
(hình ảnh: Inka Reichert)

anh Guillermo Sanz Rodrígo, 30 tuổi, nhà sản xuất âm nhạc

theo tôi thì đó là khả năng tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của người nào. Tôi thấy thương cảm cho tình trạng thê thảm của người ta. Vì vậy chúng ta phải xuống đường và chứng minh rằng mình không có mặc kệ chuyện người tị nạn đâu.

Người ta cần sự giúp đỡ thì mình phải giúp. Chỉ có vậy thế giới mình đang sống đây mới hoạt động theo cá nhân lẫn tập thể được. Chỉ đổ trách nhiệm cho những người làm chính trị thì đơn giản quá. Thực tế là chúng ta có cái chính trị hôm nay là tại vì chúng ta đã để mặc nó như vậy.


Nếu mình xem truyền hình thấy những gì xảy ra trên thế giới sẽ khiến mình nhanh chóng bi quan đi. Nhưng mình phải bắt đầu từ những sự việc nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày, rồi sau cùng mới thay đổi được cái lớn lao toàn diện được.


(* nguồn: http://www.bento.de/politik/demonstration-spanien-warum-diese-menschen-sich-fuer-fluechtlinge-engagieren-1212499/ )

Triển
02-28-2017, 10:46 AM
Hungary xây bức tường biên giới thứ hai để ngăn người tị nạn

Thùy Dương
Đăng ngày 28-02-2017
Sửa đổi ngày 28-02-2017 16:53

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-27t102605z_682163904_rc1e3ea27950_rtrmadp_3_europe-migrants-hungary-fence.jpg
Cảnh sát Hungary tuần tra ở vùng biên giới với Serbia. Ảnh ngày 2/10/2016.
REUTERS/Laszlo Balogh/File Photo


Một phát ngôn viên của chính phủ Hungary, hôm qua 27/02, thông báo, nhà chức trách nước này đã bắt đầu cho dựng một hàng rào dây thép gai giữa biên giới miền nam Hungary với Serbia để ngăn làn sóng di dân và người tị nạn tràn vào Hungary.

Hãng tin Reuters cho biết là nhiều cây cột đã được dựng lên tại khu vực biên giới ở Kelebia và các nguyên vật liệu cũng đang được chở đến. Bức tường dự kiến sẽ được hoàn thành từ nay đến cuối mùa xuân.

Theo chính quyền của thủ tướng Victor Orban, lực lượng an ninh tuần tra mỗi ngày đã bắt giữ được hàng ngàn di dân từ Serbia vượt biên giới sang Hungary và đã trục xuất những người này trở lại Serbia.

Hàng rào dây thép gai đầu tiên đã được Hungary dựng lên dọc biên giới vào năm 2015 để chặn hàng trăm ngàn di dân và người tị nạn, phần lớn là từ Syria. Tuy nhiên, nhà chức trách Hungary cho rằng phải có thêm một lớp hàng rào dây thép gai thứ hai nữa thì mới có hiệu quả trong việc giữ di dân trong khi xử lý hồ sơ xin tị nạn của họ.

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch chỉ trích việc chính phủ Hungary xây thêm bức tường biên giới thứ hai để dựng lên một không gian như một khu giam cầm di dân và người xin ti nạn và việc trục xuất những người đã vượt biên giới trở lại Serbia là « quá đáng, vô ích và tàn bạo ».


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170228-hungary-xay-buc-tuong-thu-hai-tai-bien-gioi-voi-serbia-de-ngan-di-dan-va-nguoi-ti-n )

Triển
03-02-2017, 05:52 AM
Hai tuần nữa Hòa Lan cũng bầu cử. Ai muốn biết tình hình chính trị bầu cử Hòa Lan chỉ cần đọc bài này viết ngắn gọn về các ứng cử viên thấy hay. Một anh là copy của Obama và Justin Trudeau, còn một anh là copy của Trump. Tả hữu đụng nhau 2 tuần nữa trên vùng đất trũng.

Dutch Green-Left Party tackles Geert Wilders - one door at a time (http://www.dw.com/en/dutch-green-left-party-tackles-geert-wilders-one-door-at-a-time/a-37770639)

http://www.dw.com/image/37695301_303.jpg
Hữu ứng cử viên



http://www.dw.com/image/37743550_401.jpg
Tả ứng cứ viên

Triển
03-02-2017, 11:16 AM
Bầu cử tổng thống Pháp 2017 : Cử tri cảm thấy bị lừa dối


Thanh Hà
Đăng ngày 02-03-2017
Sửa đổi ngày 02-03-2017 15:28


Nghe: Nhà báo Nguyễn Văn Huy - Paris bình luận
http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201703/HA_QR_02_03_2017-_France.mp3


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/desktop_72.jpg
François Fillon (T) và Marine Le Pen, hai ứng cử viên tổng thống Pháp đang phải đối mặt với tư pháp.
REUTERS/Stephane Mahe/Christian Hartmann

50 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng một, hai ứng viên đang dẫn đầu cuộc chạy đua vào điện Elysée – Marine Le Pen (FN), đảng cực hữu và François Fillon (LR) cánh hữu, đang bị vướng mắc với pháp lý. Theo nhận định của nhà báo Nguyễn Văn Huy-Paris, chưa bao giờ trước một cuộc bầu cử tổng thống, cử tri lại cảm thấy hoang mang như lần này.

Dù chính thức thông báo về khả năng bị khởi tố trong vụ vợ và con ông bị tố cáo nhận lương thật nhưng làm việc giả, đại diện của đảng Những Người Cộng Hòa LR, François Fillon, vẫn không bỏ cuộc. Theo thăm dò dư luận chỉ còn có 25 % cử tri tin tưởng vào ứng cử viên từng được coi là một người trong sạch và có triển vọng vực dậy nước Pháp.

Nhà báo Nguyễn Văn Huy, một người sống và theo dõi sát tình hình chính trị Pháp từ nhiều năm qua, cho rằng, chưa bao giờ trước một cuộc bầu cử tổng thống, cử tri lại cảm thấy hoang mang như trong mùa vận động 2017 và đây là dấu hiệu cho thấy các hoạt động chính trị tại Pháp đang bị bế tắc.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170302-bau-cu-tong-thong-phap-2017-cu-tri-cam-thay-bi-lua-doi )

Triển
03-03-2017, 12:21 AM
Nghị sĩ Quốc hội Châu Âu, ông Janusz Korwin-Mikke người Ba Lan thuộc cánh hữu,
phát biểu trước quốc hội Châu Âu: "Phụ nữ làm lương ít là phải đạo rồi vì họ yếu hơn, nhỏ con hơn và dốt hơn". :z14:
Báo bình luận ổng sắp bị phạt tiền vì nói tùm bậy tùm bạ ... :))) Thầy tóc bạc này mà đứng trước chị Mơ kền, chị Linh Tôn, chị Tê rê xa Mai ... là tiêu rồi.



https://www.youtube.com/watch?v=eMdadrVpPL0

Triển
03-04-2017, 08:56 PM
Thượng viện Anh chặn Brexit, yêu cầu Hạ viện sửa đổi

Nam Quỳnh
02 Mar 2017

Dự luật cho phép nhà nước Anh khởi động tiến trình Brexit, vừa được Hạ viện Anh thông qua (http://luatkhoa.org/2017/02/ha-vien-anh-thong-qua-brexit-trien-vong-brexit-cung-gan-nhu-chac-chan/) hôm 08/02, đã bị Thượng viện ngăn lại vào hôm qua vì duy nhất một vấn đề: dự luật chưa đảm bảo được quyền cư trú tại Anh quốc sau Brexit của công dân các nước EU tại Anh.

Hôm qua 01/03, với một đa số phiếu 358 phiếu chống lại một thiểu số 256 phiếu (http://www.parliament.uk/business/publications/business-papers/lords/lords-divisions/), Thượng viện Anh ủng hộ việc đưa vào Dự luật Brexit một sửa đổi bổ sun (https://www.publications.parliament.uk/pa/bills/lbill/2016-2017/0103/17103-II.pdf)g: bắt buộc chính phủ Anh phải đưa ra các đề xuất chính sách bảo toàn quyền cư trú tại Anh của các công dân EU đang cư trú hợp pháp ở Anh vào thời điểm dự luật có hiệu lực thi hành.

Sửa đổi bổ sung này được thượng nghị viên, Nam tước phu nhân Hayter thuộc Công đảng Anh đưa ra. Đây là sửa đổi bổ sung duy nhất được Thượng viện chọn đem ra bỏ phiếu, từ một nhóm 36 các đề xuất do các thượng nghị viên đưa ra.

Trong nhóm đa số ủng hộ sửa đổi bổ sung này, ngoài hai nhóm đông đảo các thượng nghị viên thuộc Công đảng và thuộc đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democrat), có 7 thượng nghị viên đảng Bảo thủ đang cầm quyền và 78 trên 103 thượng nghị viên trung lập.

Một trong những thượng nghị viên ủng hộ sửa đổi bổ sung này là Bá tước Pannick, vị luật sư đã giành chiến thắng trong vụ kiện (http://luatkhoa.org/2016/11/toa-anh-chan-dung-brexit-lap-luan-cua-cac-ben/) đầu năm nay của một số công dân Anh, giúp ép được chính phủ Anh phải đưa vấn đề Brexit ra Nghị viện.

“Quyền lợi của người dân EU không thể bị dùng làm món đồ đem ra mặc cả.”

Phát biểu mở đầu (http://parliamentlive.tv/event/index/708e9efa-beac-4dbf-b201-a2d52a057372?in=15:38:21&out=15:46:38) của Nam tước phu nhân Hayter đi thẳng vào vấn đề bà muốn giải quyết: tình trạng pháp lý không chắc chắn của hơn 3 triệu công dân EU đang sống và làm việc tại Anh quốc.

Bà Hayter chỉ ra rằng các quan chức chính phủ Anh, gần đây nhất là Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd, đã nhiều lần thể hiện một quan điểm chính sách đáng ngại: chính phủ Anh sẵn sàng sử dụng quyền lợi của hơn 3 triệu công dân EU tại Anh làm một quân bài để mặc cả trên bàn thương lượng Brexit với Liên minh 27 nước EU. Theo đó, việc đảm bảo hay không quyền lợi các công dân EU tại Anh có thể được đưa ra để gây sức ép trong thương lượng.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/03/DH-by-WK-1-July-10-400x342.jpg
Nam tước phu nhân Hayter. Ảnh: labourmovement.eu.

Theo bà Hayter, lo lắng cho việc các công dân EU tại Anh bị chính phủ Anh lợi dụng trên bàn đàm phán ở đây thực ra cũng là lo lắng cho chính các công dân Anh đang sống và làm việc tại các nước EU. Liên minh Châu Âu cũng có thể dùng biện pháp tương tự để đối lại chiêu trò mặc cả của chính phủ Anh. Quyền lợi của các công dân Anh đã có gia đình, cuộc sống, và công ăn việc làm ổn định tại các nước EU như thế cũng sẽ bị đe dọa.

Bà Hayter, cũng như nhiều thượng nghị viên khác, trong thời gian qua đã nhận được rất nhiều thư từ của các công dân EU đang sống tại Anh và của các công dân Anh đang sống tại EU. Cả hai nhóm đều chia sẻ một nỗi lo chung về tình trạng pháp lý không chắc chắn của họ khi Brexit được thương lượng.

Sửa đổi bổ sung của bà Hayter, nếu được chấp nhận đưa vào luật, sẽ đảm bảo các công dân EU đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Anh có thể yên tâm rằng quyền cư trú của họ được giữ nguyên trong quá trình ít nhất là 2 năm khi Anh và EU thương lượng Brexit.

Trong phát biểu giàu cảm xúc (http://parliamentlive.tv/event/index/708e9efa-beac-4dbf-b201-a2d52a057372?in=15:46:38) ủng hộ sửa đổi bổ sung của bà Hayter, Tử tước Hailsham thuộc đảng Bảo thủ chia sẻ rằng, cho dù ông hiểu được là chính phủ Anh đang cố gắng suy nghĩ thực dụng, nhưng quyền sống, quyền làm việc tại Anh quốc theo đúng lựa chọn của mình của hơn 3 triệu công dân EU tại Anh, nhiều người trong số đó đã ở Anh rất nhiều năm, không phải là những quyền có thể được xem nhẹ.

Áp dụng một quan điểm thực dụng khi đối xử với những quyền công dân đó, theo Tử tước Hailsham, đơn giản là “chống lại công lý tự nhiên” và có nguy cơ vi phạm “các nguyên tắc lập pháp về nhân quyền”.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/03/Fullscreen-capture-02032017-013620.jpg
Tử tước Hailsham phát biểu. Ảnh: Parliament.tv.

Đáp lại đa số ý kiến ủng hộ sửa đổi bổ sung của Nam tước phu nhân Hayter, một số thượng nghị viên cho rằng việc đưa vấn đề quyền công dân EU tại Anh vào đạo luật này là không cần thiết và không thích hợp, đặc biệt khi chính phủ đã có một số đảm bảo về quyền lợi cho các công dân EU tại Anh.

Tuy nhiên, đa số các thượng nghị viên có vẻ rất hoài nghi các đảm bảo nằm-ngoài-luật-pháp và có phần mâu thuẫn nhau của các quan chức chính phủ.

Sức mạnh thuyết phục của sửa đổi bổ sung do Nam tước phu nhân Hayter đưa ra tại Thượng viện có lẽ còn nằm ở giá trị đạo đức mà nó muốn đề cao: không có thượng nghị viên nào lên tiếng công khai ủng hộ phương án dùng quyền công dân EU làm quân bài mặc cả Brexit mà các quan chính phủ trông có vẻ đang rất muốn dùng.

“Lập pháp bóng bàn”?

Bước tiếp theo của tiến trình thông qua Dự luật Brexit sẽ có thể là một màn “lập pháp bóng bàn” giữa Thượng viện và Hạ viện Anh.

Cho dù Thượng viện có quyền để xuất sửa đổi bổ sung vào luật, họ không có quyền phủ quyết (từ chối thông qua luật). Mọi sửa đổi bổ sung do Thượng viện đưa ra đều phải được Hạ viện Anh chấp thuận.

Theo đó, có khả năng xảy ra một tình huống là Thượng viện cứ đòi sửa, Hạ viên cứ đòi bác, sàng xê qua lại như một ván bóng bàn, cho đến khi một trong hai bên chịu nhường nhau (Luật quy định Thượng viện chỉ có thể trì hoãn việc thông qua một dự luật trong một khoảng thời gian tối đa là 2 năm).

Thực tế là khi thảo luận (http://luatkhoa.org/2017/02/ha-vien-anh-thong-qua-brexit-trien-vong-brexit-cung-gan-nhu-chac-chan/) tại Hạ viện Anh hôm 08/02, vấn đề chính phủ Anh phải đảm bảo quyền lợi cho công dân EU tại Anh đã được đưa vào một sửa đổi bổ sung (Số hiệu NC57). Tuy nhiên sửa đổi bổ sung này đã thất bại tại Hạ viện vì chỉ nhận được 290 phiếu ủng hộ so với 332 phiếu chống (http://www.publicwhip.org.uk/division.php?date=2017-02-08&number=159).

Như vậy, chênh lệch ủng hộ/phản đối tại Hạ viện thấp hơn tại Thượng viện (42 so với 102). Tuy nhiên, con số đó không đảm bảo là Hạ viện sẽ dễ dàng chấp nhận đưa vào dự luật một vấn đề họ đã bỏ ra.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/03/Fullscreen-capture-02032017-013435-1024x576.jpg
Thượng viện Anh tranh luận Dự luật Brexit. Ảnh: Parliament.tv.

Một thủ tướng không dân cử đối đầu một thượng viện không dân cử

Diễn biến mới này tại Nghị viện Anh tạo ra một tình huống hiếm có trong lịch sử chính trị Anh: các thành viên quốc hội không do dân bầu (thượng nghị viên được Hoàng gia Anh, theo tư vấn chính phủ, bổ nhiệm hoặc do thừa kế tước vị quý tộc) ‘đọ kiếm’ với chính phủ do một thủ tướng cũng không do dân bầu lãnh đạo (Thủ tướng Anh bà Theresa May lên nắm quyền sau khi thủ tướng tiền nhiệm ông David Cameron từ nhiệm hồi năm ngoái, ông Cameron được dân gián tiếp bầu ra còn bà May thì không).

Hai lực lượng có vẻ ‘phản dân chủ’ nhất này lại đang làm cho tiến trình dân chủ trở nên thú vị hơn mong đợi tại một trong những nền dân chủ cổ kính nhất thế giới.

Nhiều người cũng có thể ngạc nhiên là sao hai ‘cột trụ thể chế’ của nước Anh lại có thể mâu thuẫn với nhau vì quyền lợi của một nhóm thiểu số người ngoại quốc – những công dân các nước EU đang cư ngụ tại Anh như thế?

Lựa chọn chiều tối hôm qua của Thượng viện Anh là một diễn biến đáng chú ý trong thời đại mà tinh thần chính trị thực dụng sắt đá vẫn chi phối chính trị toàn cầu và chủ nghĩa dân tộc bài ngoại vẫn đang lên.



* Ảnh bìa của báo Independent.co.uk.


(* nguồn: http://luatkhoa.org/2017/03/thuong-vien-anh-chan-brexit-yeu-cau-ha-vien-sua-doi/ )

Triển
03-05-2017, 01:47 AM
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Đức "chứa chấp khủng bố"


Thu Hằng
Đăng ngày 04-03-2017
Sửa đổi ngày 04-03-2017 15:49


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-26t193020z_711772276_rc13f8cdc680_rtrmadp_3_turkey-referendum.jpg
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (P) và những người ủng hộ cải cách Hiến pháp tại Istanbul ngày 26/02/2017.
Reuters


Trong một bài diễn văn ngày 03/03/2017, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc Đức « chứa chấp khủng bố » và khẳng định một nhà báo song tịch Đức-Thổ bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ là một nhà ly khai người Kurdistan làm gián điệp cho Đức.

Theo AFP, những lời phát biểu gay gắt trên nhằm đáp trả việc chính quyền Đức hủy ba buổi mít-tinh dự trù diễn ra tại Đức để ủng hộ cải cách hiến pháp nhằm tăng cường quyền lực của tổng thống Erdogan thông qua cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra ngày 16/04.

Tổng thống Erdogan tố cáo Đức dung túng cho các cuộc tập hợp của người Kurdistan ly khai mà Ankara liệt vào danh sách khủng bố. Ông còn đi xa hơn khi tuyên bố chính quyền Đức « phải bị đưa ra xét xử vì giúp đỡ và chứa chấp khủng bố ». Trước đó, nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra những lời chỉ trích gay gắt Berlin, dù chính phủ Đức bác bỏ mọi liên quan đến các quyết định do chính quyền địa phương đưa ra.

Mối quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên sóng gió hơn từ khi chính quyền Ankara bắt Deniz Yucel, một thông tín viên mang hai quốc tịch của nhật báo Đức Die Welt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Angela Merkel chỉ trích vụ bắt giữ trên và cho rằng Đức phải lên tiếng « chỉ trích các vi phạm quyền tự do báo chí » ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau Đức, thủ tướng Hà Lan, trên trang Facebook ngày 03/03, cũng cho biết không muốn một buổi mít-tinh ủng hộ tổng thống Erdogan, được dự kiến diễn ra tại Rotterdam ngày 11/03. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có quyết định chính thức về việc cho phép hay hủy buổi mít-tinh trên.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170304-tho-nhi-ky-cao-buoc-duc-%C2%AB-chua-chap-khung-bo-%C2%BB )

Triển
03-07-2017, 12:59 AM
Tổng thống Pháp tố cáo Nga tuyên truyền như Liên Xô

Tú Anh
Đăng ngày 06-03-2017
Sửa đổi ngày 06-03-2017 16:03

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/74/3200/1808/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-23t115908z_714647986_rc16c196f280_rtrmadp_3_france-politics_0.jpg
Tổng thống Pháp François Hollande. Ảnh ngày 23/02/2017, tại Paris.
REUTERS/Stephane de Sakutin/Pool

Chính quyền Nga sử dụng mọi phương thức để tác động lên công luận châu Âu kể cả biện pháp tuyên truyền của thời Liên Xô cũ. Trên đây là cảnh báo của tổng thống Pháp François Hollande trên báo chí châu Âu trong bối cảnh sắp bầu cử quan trọng tại Pháp và Đức.

Trong một bài phỏng vấn dành cho 6 nhật báo lớn của Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và Ba Lan trong đó có nhật báo Pháp Le Monde, tổng thống Hollande nhấn mạnh : Nước Nga sử dụng mọi phương tiện để ảnh hưởng lên công luận quốc tế và không từ những biện pháp, phương pháp và kỹ thuật của thời Liên Xô cũ.

Theo phân tích của tổng thống Pháp, Nga tiến hành một « chiến lược gây ảnh hưởng, tạo mạng lưới tuyên truyền với những luận điểm bảo thủ về mặt luân lý cũng như chiêu bài bảo vệ giá trị Thiên Chúa Giáo chống lại đạo Hồi ».

Nga muốn gì?

Mục tiêu của điện Kremlin là muốn có tiếng nói trên trường quốc tế, muốn trắc nghiệm khả năng đề kháng của Tây Phương, muốn tham gia giải quyết tranh chấp như một đại cường và buộc mọi người phải nghiêng theo quyền lợi của Nga.

Theo tổng thống Pháp, Tây Phương không nên lo sợ mà phải cảnh giác. Cảnh giác « lột mặt nạ những chiến dịch tuyên truyền ý thức hệ, tố cáo ai nhận tiền và nhận tiền của ai ? ». Cũng theo tổng thống Hollande, cần phải tìm hiểu tại sao các tổ chức cực hữu kỳ thị lại có « quan hệ » ít nhiều với Nga ?

Trong một cuộc họp với Hội Đồng Quốc Phòng tại điện Elysée, tổng thống Pháp cũng đã yêu cầu ngăn chận mọi hành động « gây nhiễu » bầu cử tổng thống Pháp trong khi bộ Ngoại Giao nhiều lần cảnh báo nguy cơ Nga « can thiệp ».


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170306-phap-nga-tong-thong-hollande-len-an-matxcova-tuyen-truyen-nhu-lien-xo )

Triển
03-07-2017, 01:03 AM
Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan chụp mũ Đức là “phát xít”

Tú Anh
Đăng ngày 06-03-2017
Sửa đổi ngày 06-03-2017 15:34

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-05t134005z_1664373423_rc13f7a49710_rtrmadp_3_turke y-referendum-germany_0.jpg
Tổng thống Thổ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc mít-tinh ủng hộ ông tại Istanbul, ngày 05/03/2017.
REUTERS/Murad Sezer

Căng thẳng gia tăng giữa Ankara và nhiều quốc gia châu Âu. Bực tức vì hai cuộc mít-tinh tuyên truyền cổ vũ cho cuộc trưng cầu dân ý trao hết quyền lực cho tổng thống bị hủy bỏ tại Đức, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đồng hóa chính phủ Angela Merkel với chế độ Quốc Xã của Hitler.

Quyết định hủy bỏ hai cuộc mít-tinh ủng hộ ông Erdogan, hôm thứ năm và thứ sáu, không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà tùy thuộc vào chính quyền địa phương trong bối cảnh khủng bố đe dọa, theo giải thích của Berlin nhưng ông Erdogan bất chấp.

Lời tuyên bố thô bạo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây bất bình tại châu Âu.

Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette phân tích :

"Hôm thứ bảy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có động thái sưởi ấm quan hệ một cách giả vờ. Cuộc điện đàm giữa thủ tướng Angela Merkel và thủ tướng Binali Yildirim được xem là « xây dựng ». Ngoại trưởng hai nước cũng loan báo sẽ gặp nhau vào thứ tư 08/03.

Thế rồi, qua hôm sau,chủ nhật, những lời nói nhã nhặn đã bay đi. Trong một cuộc mít-tinh tại Istanbul, tổng thống Erdogan tuyên bố : ' không ngờ chính quyền Đức hành xử không khác chi chế độ phát-xít'.

Chưa bao giờ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những lời chỉ trích quá trớn như thế. Thay vì hoà dịu với Đức, ông làm cho tranh cãi tăng thêm và lan rộng ra. Chính quyền Hà Lan đã chống lại cuộc vận động ủng hộ dự thảo Hiến pháp tăng cường quyền lực cho tổng thống Erdogan trong cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ dự trù tại thành phố Rotterdam.

Từ nay, đến lượt thủ tướng Áo kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu cấm mọi hình thức vận động trưng cầu dân ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu. "


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170306-chau-au-tho-nhi-ky-tong-thong-erdogan-chup-mu-duc-la-%C2%AB-phat-xit-%C2%BB )

Triển
03-08-2017, 03:29 AM
Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan chụp mũ Đức là “phát xít”

Tú Anh
Đăng ngày 06-03-2017
Sửa đổi ngày 06-03-2017 15:34

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-05t134005z_1664373423_rc13f7a49710_rtrmadp_3_turke y-referendum-germany_0.jpg
Tổng thống Thổ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc mít-tinh ủng hộ ông tại Istanbul, ngày 05/03/2017.
REUTERS/Murad Sezer

Căng thẳng gia tăng giữa Ankara và nhiều quốc gia châu Âu. Bực tức vì hai cuộc mít-tinh tuyên truyền cổ vũ cho cuộc trưng cầu dân ý trao hết quyền lực cho tổng thống bị hủy bỏ tại Đức, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đồng hóa chính phủ Angela Merkel với chế độ Quốc Xã của Hitler.

Quyết định hủy bỏ hai cuộc mít-tinh ủng hộ ông Erdogan, hôm thứ năm và thứ sáu, không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà tùy thuộc vào chính quyền địa phương trong bối cảnh khủng bố đe dọa, theo giải thích của Berlin nhưng ông Erdogan bất chấp.

Lời tuyên bố thô bạo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây bất bình tại châu Âu.

Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette phân tích :

"Hôm thứ bảy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có động thái sưởi ấm quan hệ một cách giả vờ. Cuộc điện đàm giữa thủ tướng Angela Merkel và thủ tướng Binali Yildirim được xem là « xây dựng ». Ngoại trưởng hai nước cũng loan báo sẽ gặp nhau vào thứ tư 08/03.

Thế rồi, qua hôm sau,chủ nhật, những lời nói nhã nhặn đã bay đi. Trong một cuộc mít-tinh tại Istanbul, tổng thống Erdogan tuyên bố : ' không ngờ chính quyền Đức hành xử không khác chi chế độ phát-xít'.

Chưa bao giờ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những lời chỉ trích quá trớn như thế. Thay vì hoà dịu với Đức, ông làm cho tranh cãi tăng thêm và lan rộng ra. Chính quyền Hà Lan đã chống lại cuộc vận động ủng hộ dự thảo Hiến pháp tăng cường quyền lực cho tổng thống Erdogan trong cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ dự trù tại thành phố Rotterdam.

Từ nay, đến lượt thủ tướng Áo kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu cấm mọi hình thức vận động trưng cầu dân ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu. "


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170306-chau-au-tho-nhi-ky-tong-thong-erdogan-chup-mu-duc-la-%C2%AB-phat-xit-%C2%BB )







Đức phẫn nộ vì bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “phát xít”

Mai Vân
Đăng ngày 07-03-2017
Sửa đổi ngày 07-03-2017 14:37

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-06t145551z_2041958995_lr1ed3615gsvp_rtrmadp_3_turk ey-referendum-germany.jpg
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh cần duy trì quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh ngày 06/03/2017.
REUTERS/Fabrizio Bensch

Công luận và chính giới Đức ngày càng giận dữ sau khi bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chụp mũ là « phát xít ». Bực tức vì không được tổ chức mít tinh tại Đức để ủng hộ việc tăng thêm quyền hạn cho chính mình, ông Erdogan đã không ngần ngại chỉ trích Berlin là có hành động không khác thời Đức Quốc Xã.

Thông tín viên RFI tại Berlin Anne Maillet ghi nhận phản ứng phẫn nộ tại Đức trước lời phỉ báng của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ :

Người Đức không nguôi cơn giận : Lời lẽ bị cho là mang tính chất phỉ báng, cao ngạo hay không đúng chỗ, của tổng thống Erdogan ví nước Đức ngày nay với thời Quốc Xã trước đây đã gây phản ứng mạnh mẽ. Một số chính khách đã đòi Ankara chính thức xin lỗi.

Tuy nhiên thủ tướng Angela Merkel muốn làm dịu tình hình : Tuy phản bác những lời tố cáo « hành động như thời Quốc Xã » của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng Đức kêu gọi Ankara bình tĩnh. Phát ngôn viên phủ thủ tướng Đức Steffen Seibert nhắc nhở : « Không nên quên ý nghĩa quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai bên ».

Đức không muốn cắt đứt đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ, một đối tác chủ yếu giúp giảm làn sóng di dân vào châu Âu.

Nhưng tại Đức ngày càng có thêm nhiều tiếng nói, trong phe đối lập và trong giới truyền thông, đòi Berlin phải cứng rắn hơn đối với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo một cuộc thăm dò dư luận được tờ báo Bild công bố hôm Chủ Nhật, 81% người Đức đánh giá là chính quyền Berlin quá nhún nhường trước Ankara.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-duc-cong-luan-phan-no-vi-bi-tong-thong-tho-nhi-ky-goi-la-%E2%80%9Cphat-xit%E2%80%9D )

Triển
03-09-2017, 05:16 AM
Băng Đảo (Iceland) là quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố luật pháp ràng buộc công ty, hãng xưởng trả lương bình đẳng không phân biệt giới tính, chủng tộc và quốc tịch vào ngày phụ nữ bình quyền 08 tháng 03.


http://i.imgur.com/9QcfcPK.jpg

(coi nữa) (http://www.independent.co.uk/news/business/news/iceland-equal-pay-international-womens-day-2017-world-first-country-a7618986.html)

Triển
03-10-2017, 04:05 AM
Thượng viện Đức bác dự luật xác định các quốc gia Maghreb là các quốc gia an toàn

Tuy-ni-di, Algeria và Ma-rốc không được phép định nghĩa là các quốc gia an toàn. Thượng viện Đức đã quyết định như vậy và có nghĩa là dự luật của chính phủ bị bác bỏ. Liên hiệp chính phủ Đức muốn dùng luật mới để nhanh chóng bác đơn xin tị nạn của người các quốc gia đến từ vùng Maghreb.

Tuy nhiên điều dự luật được soạn thào năm ngoái của Hạ viện Đức không được đa số Thượng viện năm nay chấp thuận. Ngoại trừ tiểu bang Baden Württemberg, tất cả các chính quyền tiểu bang có đảng Xanh và tham dự cánh tả chống lại dự luật. Chính phủ liên bang hoặc là Hạ viện chỉ còn cách kêu cứu Hội đồng trung gian(Vermittlungsausschuss; một cơ quan giữa Thượng viện và Hạ viện).

Hạ viện đã quyết định ra dự luật này vào tháng Năm năm ngoái nhưng cho đến nay chưa có sự biểu quyết ở Thượng viện. Dự luật đã nhanh chóng bị cho ra khỏi chương trình vào tháng Sáu năm ngoái vì không có đa số biểu quyết. Do tiểu bang Bayern nộp đơn mà dự luật này trong năm bầu cử 2017 lại được đem ra bàn thảo dù có bị bác.

theo kev/AFP/dpa (http://www.spiegel.de/politik/ausland/bundesrat-maghreb-staaten-keine-sicheren-herkunftslaender-a-1138176.html)








Merkel dẫn theo giám đốc Siemens và BMW đi gặp Trump

http://cdn1.spiegel.de/images/image-828558-860_poster_16x9-tkaj-828558.jpg

Bà thủ tướng Angela Merkel sẽ tháp tùng với hai tổng giám đốc Joe Kaeser (Siemens) và Harald Krüger (BMW) gặp gỡ Trump vào thứ Ba tuần tới. Theo nguồn tin của Spiegel, Merkel hi vọng rằng hai vị lãnh đạo đại công ty sẽ tạo ra được không khí tốt cho buổi nói chuyện với cựu thương gia Trump.

Ngoài ra Kaeser và Krüger, hai người điều hành công ty ở Mỹ có nhiệm vụ minh bạch rằng đã tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm qua sự đầu tư trực tiếp ở Mỹ.

Cuộc gặp gỡ tuần tới ở Hoa Thịnh Đốn là cuộc gặp mặt cá nhân đầu tiên giữa Merkel và Trump. Họ đã điện thoại cuối tháng Giêng sau khi tân tổng thống Mỹ nhậm chức. Bên lề Hội nghị An ninh ở Munich hồi tháng Hai, bà Merkel đã có nói chuyện với phó tổng thống Mỹ Mike Pence.

* theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/angela-merkel-nimmt-chefs-von-siemens-und-bmw-mit-zu-donald-trump-a-1138168.html)

Triển
03-11-2017, 04:46 AM
Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan chụp mũ Đức là “phát xít”

Tú Anh
Đăng ngày 06-03-2017
Sửa đổi ngày 06-03-2017 15:34

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-05t134005z_1664373423_rc13f7a49710_rtrmadp_3_turke y-referendum-germany_0.jpg
Tổng thống Thổ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc mít-tinh ủng hộ ông tại Istanbul, ngày 05/03/2017.
REUTERS/Murad Sezer

Căng thẳng gia tăng giữa Ankara và nhiều quốc gia châu Âu. Bực tức vì hai cuộc mít-tinh tuyên truyền cổ vũ cho cuộc trưng cầu dân ý trao hết quyền lực cho tổng thống bị hủy bỏ tại Đức, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đồng hóa chính phủ Angela Merkel với chế độ Quốc Xã của Hitler.

Quyết định hủy bỏ hai cuộc mít-tinh ủng hộ ông Erdogan, hôm thứ năm và thứ sáu, không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà tùy thuộc vào chính quyền địa phương trong bối cảnh khủng bố đe dọa, theo giải thích của Berlin nhưng ông Erdogan bất chấp.

Lời tuyên bố thô bạo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây bất bình tại châu Âu.

Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette phân tích :

"Hôm thứ bảy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có động thái sưởi ấm quan hệ một cách giả vờ. Cuộc điện đàm giữa thủ tướng Angela Merkel và thủ tướng Binali Yildirim được xem là « xây dựng ». Ngoại trưởng hai nước cũng loan báo sẽ gặp nhau vào thứ tư 08/03.

Thế rồi, qua hôm sau,chủ nhật, những lời nói nhã nhặn đã bay đi. Trong một cuộc mít-tinh tại Istanbul, tổng thống Erdogan tuyên bố : ' không ngờ chính quyền Đức hành xử không khác chi chế độ phát-xít'.

Chưa bao giờ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những lời chỉ trích quá trớn như thế. Thay vì hoà dịu với Đức, ông làm cho tranh cãi tăng thêm và lan rộng ra. Chính quyền Hà Lan đã chống lại cuộc vận động ủng hộ dự thảo Hiến pháp tăng cường quyền lực cho tổng thống Erdogan trong cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ dự trù tại thành phố Rotterdam.

Từ nay, đến lượt thủ tướng Áo kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu cấm mọi hình thức vận động trưng cầu dân ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu. "


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170306-chau-au-tho-nhi-ky-tong-thong-erdogan-chup-mu-duc-la-%C2%AB-phat-xit-%C2%BB )







Hòa Lan cấm máy bay ngoại trưởng Thổ hạ cánh
tuyên truyền trưng cầu sửa đổi hiến pháp tại Rotterdam.
Erdogan nổi đoá lại chửi. :)

http://i.imgur.com/OH2sAEt.jpg

(coi nữa) (http://www.bbc.com/news/world-europe-39242707?ns_mchannel=social&ns_campaign=bbc_breaking&ns_source=twitter&ns_linkname=news_central)

Triển
03-13-2017, 06:14 AM
#Scotexit

Thủ hiến Tô Cách Lan, bà Nicola Sturgeon, muốn trưng cầu dân ý lần hai sau khi bà thủ tướng Anh đòi có một sự thoát ly EU cứng rắn



http://i.imgur.com/GKLFCwL.jpg

(coi nữa) (http://www.bbc.com/news/uk-scotland-scotland-politics-39255181)

Triển
03-14-2017, 04:51 AM
#Chính_Trị_Hoá

ESC 2017

Trước một ngày hết hạn nộp tên ca sĩ dự thi Eurovision Song Contest tổ chức ở Ukraine (do năm trước Ukraine thắng giải) Nga mới đưa tên nộp là ca sĩ khuyết tật Julia Samoilova ghi danh bài Flame is Burning. Nga xem ra đã chính trị hoá việc ca hát này để thoả mãn nhu cầu chính trị của mình. Cô gái này 27 tuổi, có tật từ nhỏ và đã hát trên đảo Crimea năm 2015. Nếu Ukraine không cho cô này dự thi ESC 2017, nghĩa là hất hủi người khuyết tật. Nhưng ngược lại cho cô này tham dự là gián tiếp công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga.

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/BE34/production/_95129684_eurovisioncinegy.jpg
(theo BBC) (http://www.bbc.com/news/world-europe-39254404)

Năm ngoái thắng giải ESC 2016 với bài 1944, Ukraine cũng đã đặt khao khát chính trị vào trong bài hát. Năm nay đến lược Putin thách thức Ukraine với màn ghi danh của cô Julia Samoilova. Tôi đã nghe cô này hát trên Youtube. Bài hát không có nội dung chính trị lẫn người hát. Tuy nhiên cô ca sĩ vô hình trung đã trở thành công cụ để chính quyền Nga thao túng.


https://www.youtube.com/watch?v=gkv17jMnFNY

Triển
03-14-2017, 11:22 PM
Bầu Quốc Hội Hà Lan : đảng cực hữu khai thác nỗi sợ hãi của cử tri để kiếm phiếu


Thanh Hà
Đăng ngày 14-03-2017
Sửa đổi ngày 14-03-2017 14:50


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-01-21t140710z_2132948358_lr1ed1l137mqw_rtrmadp_3_euro pe-farright_0.jpg
Geert Wilders, lãnh đạo đảng cực hữu PVV - đảng Tự Do đang thu hút chú ý của công luận Hà Lan.
REUTERS/Wolfgang Rattay

Ngày 15/03/2017, cử tri Hà Lan bầu lại Quốc Hội cho một nhiệm kỳ bốn năm. Đảng Tự Do PVV của nghị viên châu Âu, Geert Wilders đang ngang ngửa với đảng cầm quyền thiên hữu của thủ tướng sắp mãn nhiệm Mark Rutte. Theo phân tích của ông Nguyễn Thanh Hùng, một người Việt sống lâu năm tại Hà Lan, cử tri hưởng ứng luận điểm bài Hồi giáo nhưng không tán đồng chính sách chống Liên Hiệp Châu Âu của đảng này.

Các thăm dò dư luận cho thấy đảng Tự Do PVV của ông Geert Wilders đang là một trong năm đảng có triển vọng được nhiều phiếu nhất, trên tổng số 26 đảng phái chính trị ra tranh cử Quốc Hội Hà Lan lần này. Geert Wilders là ai ? Chương trình vận động của lãnh đạo đảng Tự Do PVV gồm những gì ? Hà Lan là một xã hội cởi mở, tôn trọng nét đa văn hóa, đa tôn giáo, là một nền kinh tế thịnh vượng. Vậy thì vì sao chiêu bài dân túy của ông Wilders lại có sức thuyết phục với một phần công luận ?

Trả lời RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Thanh Hùng, một người sống lâu năm tại Hà Lan ghi nhận : PVV khơi dậy những nỗi lo sợ trong công luận để kiếm phiếu, nhưng những giải pháp cụ thể đưa ra đều mang tính bất khả thi. Vả lại với đường lối hoạt động rất riêng biệt của Hà Lan, chưa chắc là ông Wilders hay đảng Tự Do cực hữu này sẽ tham gia nội các trong chính phủ liên minh sắp tới.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170314-bau-quoc-hoi-ha-lan-dang-cuc-huu-khai-thac-noi-so-hai-cua-cu-tri-de-kiem-phieu )

Triển
03-14-2017, 11:29 PM
Châu Âu triển hạn 6 tháng lệnh trừng phạt Nga

RFI
Đăng ngày 14-03-2017
Sửa đổi ngày 14-03-2017 12:2

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_lb38e.jpg
Xe tăng trên đường phố Avdiivka- miền đông Ukraina. Ảnh tháng 2/2017.
Aleksey FILIPPOV / AFP

Liên Hiệp Châu Âu, ngày 13/03/2017, quyết định kéo dài thêm 6 tháng, các biện pháp trừng phạt Nga, trong hồ sơ xung đột quân sự ở miền đông Ukraina. Đối tượng của lệnh trừng phạt được triển hạn này là các quan chức và các pháp nhân Nga. Theo thông cáo của Bruxelles, được Reuters trích dẫn, việc đánh giá tình hình không cho phép thay đổi chế độ trừng phạt.

Châu Âu đã tiến hành trừng phạt Matxcơva từ tháng 03/2014, sau khi Nga sáp nhập Crimée và hỗ trợ cho phe nổi dậy tại miền đông Ukraina.

Từ Matxcơva, thông tín viên Muriel Pomponne tường trình :

« Các biện pháp trừng phạt vừa được triển hạn bao gồm lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản tại các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Đối tượng bị trừng phạt là 150 người Nga hoặc Ukraina và 37 pháp nhân, tức là các doanh nghiệp.

Châu Âu cho rằng các đối tượng này đã có những hành động phá hoại hoặc đe dọa toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraina. Các biện pháp trừng phạt được triển hạn thêm 6 tháng, đến ngày 15/09 sắp tới.

Không có gì thay đổi trong danh sách đối tượng bị trừng phạt, ngoài việc rút tên hai lãnh đạo các nước cộng hòa ly khai tự xưng ở vùng Donbass, bởi vì họ đã chết. Nhiều thành viên chính phủ Nga nằm trong danh sách này, đặc biệt là phó thủ tướng Dimitri Rogozine, hai thứ trưởng bộ Quốc Phòng hoặc lãnh đạo cơ quan tình báo đối ngoại Serguei Narychikine, và nhiều doanh nhân, nhất là ông Arkadi Rotenberg, một tỷ phú thân cận với tổng thống Vladimir Putin.

Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào các lĩnh vực ngân hàng, dầu lửa hoặc quốc phòng của Nga sẽ hết hạn vào cuối tháng Bẩy này. Để trả đũa, Nga đã tiến hành cấm vận đối với nông sản châu Âu và lệnh cấm của Matxcơva được áp dụng cho đến cuối năm 2017 ».



(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170314-lien-hiep-chau-au-trien-han-6-thang-lenh-trung-phat-nga )

Triển
03-15-2017, 09:48 PM
#LoveTheOrangee

Ôi, tui khoái người vùng đất trũng quá. Anh chàng cực hữu Geert Wilders kia thua đậm rồi. Ô cơ, Pháp và Đức bầu tiếp theo được rồi. :dancingbanana:


http://i.imgur.com/WbpC4Iz.jpg

(coi nữa) (http://www.euronews.com/2017/03/16/netherlands-elections-prime-minister-mark-rutte-s-vvd-party-wins-most-seats-in)

Triển
03-15-2017, 10:32 PM
Hôm qua ăn trưa với đồng nghiệp học tập được hai điều mới lạ dù đã ở rất lâu Châu Âu.
Ở Hoà Lan chỗ đi bầu có cả trong discotheque :z67: và ở Lục Xâm Bảo bầu cử là bổn phận. :z15:
Dân Lục Xâm Bảo mà không đi bầu bị phạt! :) --- Đây gọi là nền dân chủ ..... cưỡng ép. :))))

Tuy nhiên với số dân ít ỏi thua cả dân số Sài Gòn mà không ép đi bầu chắc Lục Xâm Bảo
không bao giờ thực hiện được mô hình dân chủ. :)

ốc
03-15-2017, 10:52 PM
Mini-Trump thua hả? Yay! #KeepTheLowlandsOnHighGrounds!!!

BBC cũng có chụp mấy tấm ảnh chỗ người Hà lan đi bầu: Quirky polling stations (http://www.bbc.com/news/in-pictures-39279138)

Được bỏ phiếu ở ga xe lửa:

http://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8472/production/_95160933_utrechtafp.jpg

ở chợ bách hoá bán lẻ:

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16CDE/production/_95160439_windyap.jpg

và cả ở chỗ giữ xe đạp công cộng:

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8666/production/_95160443_drivere.jpg

Triển
03-15-2017, 11:43 PM
Yessss, Tiểu Trâm thua một cách... không thể nhầm lẫn!

Phát ngôn viên của chị Mơ cồ cho hay, chị Mơ cồ mừng húm đã
gọi điện thoại chúc mừng ngay: "Tui vui mừng được làm việc ngon
lành với cậu ở cương vị bạn bè, chòm xóm và công dân Châu Âu"


http://i.imgur.com/zxt2Vo8.jpg
(nguồn: https://twitter.com/RegSprecher?ref_src=twsrc^tfw )





À mà cái thùng bỏ phiếu này của Hòa Lan phá cách quá, mới nhìn tưởng .... thùng rác. :z14:

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8666/production/_95160443_drivere.jpg

Triển
03-16-2017, 02:18 AM
Hòa Lan cấm máy bay ngoại trưởng Thổ hạ cánh
tuyên truyền trưng cầu sửa đổi hiến pháp tại Rotterdam.
Erdogan nổi đoá lại chửi. :)

http://i.imgur.com/OH2sAEt.jpg

(coi nữa) (http://www.bbc.com/news/world-europe-39242707?ns_mchannel=social&ns_campaign=bbc_breaking&ns_source=twitter&ns_linkname=news_central)




Cuộc chiến ý thức hệ đã lan sang thú vật. Con hai chân đã đuổi con 4 chân, gà lôi cấm cửa bò: #TurkeyBanCow!

http://i.imgur.com/vkBvGXF.jpg


(coi nữa) (http://www.euronews.com/2017/03/16/turkey-netherlands-spat-continues-as-dutch-cows-sent-back)

Nhã Uyên
03-16-2017, 06:09 AM
"And also, of course, the clash with Turkey has probably helped him because that allowed him to present himself as a strong leader."

(coi nữa) (http://www.euronews.com/2017/03/16/netherlands-elections-prime-minister-mark-rutte-s-vvd-party-wins-most-seats-in)





Nói chuyện với bạn thì bạn cũng nghĩ trong những tuần qua ông Rutte cũng đã có chút may mắn trong cuộc xung đột với Erdogan: Hòa Lan ủng hộ cách đối phó của ông về tình hình ấy.

Vê tỷ số cử tri Hòa Lan đi bầu cao nhất 30 năm qua trong một cuộc bầu cử hôm qua, có thể nào cuộc bầu cử Brexit và của Trump làm người châu Âu cân nhắc lại những quan điểm có chiều hướng cực tả của họ và cho họ thấy lá phiếu của mỗi người dân rất quan trọng? Được biết, Brexit thành công vì nhiều người dự đoán một kết quả khác nên đã không đi bầu. Cuộc bầu cử cửa Trump cũng đã có một động thái tương tự.

Triển
03-16-2017, 09:03 AM
Nói chuyện với bạn thì bạn cũng nghĩ trong những tuần qua ông Rutte cũng đã có chút may mắn trong cuộc xung đột với Erdogan: Hòa Lan ủng hộ cách đối phó của ông về tình hình ấy.

Vê tỷ số cử tri Hòa Lan đi bầu cao nhất 30 năm qua trong một cuộc bầu cử hôm qua, có thể nào cuộc bầu cử Brexit và của Trump làm người châu Âu cân nhắc lại những quan điểm có chiều hướng cực tả của họ và cho họ thấy lá phiếu của mỗi người dân rất quan trọng? Được biết, Brexit thành công vì nhiều người dự đoán một kết quả khác nên đã không đi bầu. Cuộc bầu cử cửa Trump cũng đã có một động thái tương tự.

Người Anh bầu xong mới lục lọi trên mạng coi mình bầu cái gì. Bây giờ thị họ đang rét.

Triển
03-16-2017, 11:39 PM
Pháp: Tám người bị thương trong vụ xả súng tại trường học ở Grasse

Thùy Dương
Đăng ngày 16-03-2017
Sửa đổi ngày 16-03-2017 22:17

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-16t142142z_1155463633_lr1ed3g13vvw8_rtrmadp_3_fran ce-shooting.jpg
Đặc nhiệm của cảnh sát Pháp RAID đứng gác bên ngoài trường trung học Tocqueville, Grasse, ngày 16/03/2017
REUTERS

Chính phủ Pháp vừa ra lệnh báo động khủng bố sau khi xẩy ra một vụ xả súng vào giữa ngày hôm nay, 16/03/2017, tại trường trung học Tocqueville, thành phố Grasse, vùng Alpes-Maritimes, miền nam nước Pháp. Trong vụ này, 8 người bị thương nhẹ, trong đó có hiệu trưởng của trường.

Lãnh đạo ngành giáo dục thành phố Nice thông báo trên Twitter : « Tất cả các trường học ở Grasse đều đã đóng cửa ». Quan chức này cũng đã kêu gọi các bậc phụ huynh học sinh giữ bình tĩnh, và không nên tới gần các trường học. Ông trấn an là « các học sinh đều vẫn an toàn ».

Reuters cho biết là một học sinh 17 tuổi - có mang theo vũ khí - đã bị cảnh sát thẩm vấn. Một khẩu súng trường, hai khẩu súng ngắn, hai quả lựu đạn … Đó là một vài trong số nhiều vũ khí mà học sinh này mang theo người khi bị cảnh sát bắt. Theo các thông tin ban đầu từ các điều tra viên, nghi phạm đã hành động một mình.

Một bưu kiện có chất nổ đã phát nổ tại trụ sở Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

Cũng trong ngày hôm nay, một bưu kiện có cài chất nổ đã được gửi tới Văn phòng đại diện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế -IMF tại Paris. Bưu kiện phát nổ đã khiến một trợ lý giám đốc bị thương ở mặt và thủng màng nhĩ.

Cảnh sát trưởng Paris, Michel Cadot, giải thích với đài RFI : « đó hoặc là một quả pháo lớn, hoặc là một vật gì đó được chế tạo một cách thủ công. Nhưng không phải là bom ». Bưu kiện phát nổ khi được mở ra trong phòng thư ký ban lãnh đạo nên chỉ gây ra các hư hại trong căn phòng này.

Reuters cho biết là đơn vị chống khủng bố của Viện Công Tố Paris đã mở một cuộc điều tra về âm mưu ám sát và phá hủy bằng thuốc nổ có liên quan tới khủng bố.

Tổng thống Pháp François Hollande gọi đây là « một vụ khủng bố ». Ông tuyên bố nhà chức trách Pháp sẽ truy tìm đến cùng nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ nổ. Còn Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve ngay lập tức đã ngưng chuyến thăm tại Somme và khẩn cấp đáp trực thăng quay về Paris.

(*nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170316-phap-tam-nguoi-bi-thuong-trong-mot-vu-xa-sung-trong-truong-hoc-o-grasse )

Triển
03-16-2017, 11:46 PM
Internet, « mặt trận » mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu

Thanh Hà
Đăng ngày 16-03-2017
Sửa đổi ngày 16-03-2017 22:13

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-15t125455z_1988133035_lr1ed3f0zv8gh_rtrmadp_3_cybe r-turkey.jpg
Twitter, nạn nhân của trưng cầu dân ý Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa.
Reuters

Liên Hiệp Châu Âu thở phào nhẹ nhõm trước thất bại của đảng cực hữu bài châu Âu và chống Hồi giáo trong cuộc bầu cử Hà Lan ngày 15/03/2017. Nhưng căng thẳng với Ankara vẫn chưa thuyên giảm, sau vụ tin tặc Thổ Nhĩ Kỳ cướp đoạt tài khoản Twitter của nhiều tổ chức quốc tế, với thông điệp tố cáo Hà Lan và Đức hành xử như quân phát xít thời Đức Quốc Xã.

Les Echos ghi nhận : « Châu Âu bực mình vì những hành động và lời lẽ thái quá của tổng thống Erdogan », khi tuyên bố : việc Amsterdam cấm các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đặt chân lên lãnh thổ Hà Lan vận động cho cuộc trưng cầu dân ý sắp tới chứng tỏ quốc gia bắc Âu này không phải là « một nền văn minh ».

Với Le Figaro, « khủng hoảng giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên nghiêm trọng hơn và đã tràn sang cả lĩnh vực Internet ». Không chỉ dùng võ mồm, Ankara đã tung ra một loại vũ khí được tờ báo này gọi là « vũ khí tuyên truyền hàng loạt ».

Với một thông điệp, cùng lúc, một nhóm tin tặc được cho là của Thổ Nhĩ Kỳ bắn trúng tới hàng ngàn mục tiêu, từ tài khoản Twitter của bộ Tài Chính Pháp, đến câu lạc bộ bóng đá Borussia Dortmund, từ nhật báo uy tín Die Welt của Đức đến mạng xã hội cá nhân của tay chơi quần vợt người Đức Boris Becker, từ nhà hát giao hưởng Philharmonie của Berlin đến tổ chức Ân Xá Quốc Tế.

Về mặt kỹ thuật, một vụ tấn công tin học không cần phải « quá tinh vi mà vẫn có thể có hiệu quả như thường ». Cho dù chưa có bằng chứng là ai đứng đằng sau vụ tấn công « hàng loạt » trên mạng ngày 15/03/2017, nhưng Le Figaro cho rằng, phương pháp làm việc của « tác giả » chiến dịch cướp đoạt tài khoản trên Twitter nói trên rất giống với cách làm việc của nhóm mang tên Syrian Electronic Army chuyên đột nhập vào mạng xã hội cá nhân để ca ngợi tổng thống Syria, Bachar Al Assad. Báo New York Times, hãng thông tấn Mỹ AP và nhật báo Pháp Le Monde từng là nạn nhân của Syrian Electronic Army.

Phản ứng phụ vì xung khắc Liên Hiệp Châu Âu – Thổ Nhĩ Kỳ

Chung quy cũng chỉ vì trưng cầu dân ý ngày 16/04/2017 khi cử tri Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi có chấp nhận thay đổi Hiến Pháp, tăng quyền cho tổng thống hay không, mà căng thẳng giữa Ankara với nhiều thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu không ngừng gia tăng.

Công dân Thổ, sống ở nước ngoài vẫn có quyền đi bỏ phiếu. Đức và Hà Lan là hai quốc gia có cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ lớn nhất thế giới. Có điều xung khắc nói trên đang gây ra những tác động phụ ngoài dự kiến.

Le Figaro trích lời bộ trưởng Quốc Phòng Đức, Ursula von der Leyen : Berlin bị đặt vào thế khó xử, nhưng không thể gạt Ankara ra ngoài Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, nhất là khi mà Đức đang có quân đóng tại căn cứ Incirlik- miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Còn với Hà Lan, căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra ngay vào thời điểm quốc gia với 17 triệu dân này bầu lại Quốc Hội cho một nhiệm kỳ 4 năm. Đảng Tự Do của dân biểu châu Âu Geert Wilders với chủ trương chống Hồi giáo, chống người nhập cư đã buộc đảng cầm quyền phải có thái độ cứng rắn hơn với chính quyền Ankara.

Hà Lan đã vậy còn Pháp và Đức thì sao ?

Vẫn về bầu cử Hà Lan, lãnh đạo đảng cực hữu Wilders không được toại nguyện – đảng của ông về nhì, nhưng bị đảng thân hữu của thủ tướng Marke Rutte bỏ lại xa phía sau, là một tin vui với châu Âu, trước hai cuộc bầu cử quan trọng tại hai đối tác hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu là Pháp và Đức.

Báo chí quốc tế hồi hộp theo dõi bước tiến của đảng cực hữu Pháp, Mặt Trận Quốc Gia – FN. Le Monde cho biết sau khi đã mạnh mẽ phê phán ửng cử viên Fillon của đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa LR « cố đấm ăn xôi », vẫn ra tranh cử dù bị tai tiếng về vụ việc làm giả liên quan trực tiếp đến vợ và con ông, báo chí Berlin xoáy vào sự « tan rã » của đảng này, thì giờ đây đang chuyển hướng về phía bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng có chủ trương chống châu Âu và bài ngoại.

Truyền thông Anh cũng đang « sôi động » về hiện tượng Marine Le Pen không kém.

Trong khi đó, đại diện của phong trào Tiến Bước, Emmanuel Macron đến Berlin ngày 16/03/2017 và sẽ được thủ tướng Đức bà Angela Merkel dành thì giờ để tiếp. Les Echos, chạy tựa « Macron đang bồi đắp cho hình ảnh một nguyên thủ quốc gia tương lai của mình ».

Libération thiên tả lưu ý độc giả : ứng cử viên đảng cánh hữu Fillon « điên tiết » khi thấy ông không độc quyền là ứng cử viên duy nhất tới nay được tiếp kiến lãnh đạo Đức. Tác giả bài báo nhấn mạnh : vào lúc Đức đang lo sợ đảng cực hữu bước vào điện Elysée, với Berlin, có lẽ ứng cử viên tổng thống Macron là một lá chắn vững chắc hơn François Fillon.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170316-internet-%C2%AB-mat-tran-%C2%BB-moi-giua-tho-nhi-ky-va-chau-au )

ốc
03-17-2017, 07:28 AM
Hà Lan hay Hòa Lan?

Chắc là Hạ Lan. "Hạ" nghĩa là chỗ thấp.

Triển
03-18-2017, 03:22 AM
Netherlands mới là đất thấp. Holland họ lấy từ hai vùng đất Bắc và Nam Holland. Chữ "Hol" là gỗ. Nhiều người Hòa Lan không thích gọi như vậy, mà thích chữ chính thức Nederland (Netherlands) hợn.

Người Việt ở miền Nam gọi là Hòa Lan, người Việt ở miền Bắc gọi là Hà Lan. Phiên âm từ chữ Holland thì dùng chữ Hòa Lan theo tôi đúng hơn. Có nguyên âm "O" trong phần vần.

ốc
03-18-2017, 08:10 AM
Holland là từ hai chữ "hollow" + "land" nên cũng có nghĩa là vùng đất thấp. Hạ lan là đúng rồi.

Triển
03-18-2017, 09:48 AM
Pháp: 11 ứng viên chính thức tranh cử tổng thống

Thanh Phương

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-18t105333z_1912742804_rc1acb0a48b0_rtrmadp_3_franc e-election-candidates_0.jpg
Chân dung các ứng cử viên tổng thống Pháp 2017 được Hội Đồng Bảo Hiến phê chuẩn chính thức ngày 18/03/2017.
REUTERS/

Ngày 18/03/2017, chủ tịch Hội Đồng Bảo Hiến của Pháp, ông Laurent Fabius, đã công bố danh sách 11 ứng cử viên chính thức sẽ tham gia vòng một bầu cử tổng thống vào ngày 23/04 tới.

Chiều hôm qua (17/03), 18 giờ là hạn chót để những người muốn ứng cử tổng thống nộp bảng thu thập chữ ký bảo trợ và nộp đơn tranh cử chính thức. Tổng cộng đã có 11 người thu thập hợp lệ đủ 500 chữ ký cần thiết của các vị dân cử để được quyền ra tranh cử.

Thu được nhiều chữ ký nhất là ứng cử viên cánh hữu François Fillon ( 2.653 ), cho thấy là là ông có sự ủng hộ vững chắc trong đảng Những người Cộng Hòa, dù đang gặp rắc rối với pháp luật do nghi án tạo việc làm giả cho vợ con. Tiếp đến là ứng cử viên Xã Hội Benoît Hamon ( 1.717 ) và ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron ( 1.548 ).

Các ứng cử viên khác đã thu đủ chữ ký bao gồm Nicolas Dupont-Aignan, cánh hữu dân tộc chủ nghĩa, Jean-Luc Mélenchon, cánh cực tả, Nathalie Arthaud, thuộc đảng cực tả Đấu tranh công nhân, Marine Le Pen, chủ tịch đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia. Nhân vật bất ngờ lọt vào danh sách 8 người đầu tiên là ông François Asselineau, cánh hữu theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, chống hợp nhất châu Âu. Ba ứng cử viên kia là Philippipe Poutou ( Tân đảng chống tư bản chủ nghĩa NPA, cực tả ), Jean Lassalle ( cánh trung, độc lập ), Jacques Cheminade ( độc lập ).


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170318-phap-co-11-ung-vien-chinh-thuc-tranh-cu-tong-thong )

NguyenThi
03-18-2017, 10:57 AM
Trích nguyên văn bởi Nhã Uyên:
"Hà Lan hay Hòa Lan?"

Trích nguyên văn bởi ốc:
"Chắc là Hạ Lan. "Hạ" nghĩa là chỗ thấp."

Trích nguyên văn bởi Triển:
"Netherlands mới là đất thấp. Holland họ lấy từ hai vùng đất Bắc và Nam Holland.Chữ "Hol" là gỗ. Nhiều người Hòa Lan không thích gọi như vậy, màthích chữ chính thức Nederland (Netherlands) hợn.

Người Việt ở miền Nam gọi là Hòa Lan, người Việt ở miền Bắc gọi là Hà Lan.Phiên âm từ chữ Holland thì dùng chữ Hòa Lan theo tôi đúng hơn. Có nguyên âm"O" trong phần vần."

******

dạ,đúng rồi ạ, đa số dân Hoà Lan thích được gọi là Nederland hơn là Holland.
Holland chỉ là tỉnh bang của Nederland, và Holland được chia làm 2 tỉnh bang là Noord-Holland và Zuid-Holland.

Nederland = Ni-Đức-Lan?

Triển
03-18-2017, 10:43 PM
Trích nguyên văn bởi Nhã Uyên:
"Hà Lan hay Hòa Lan?"

Trích nguyên văn bởi ốc:
"Chắc là Hạ Lan. "Hạ" nghĩa là chỗ thấp."

Trích nguyên văn bởi Triển:
"Netherlands mới là đất thấp. Holland họ lấy từ hai vùng đất Bắc và Nam Holland.Chữ "Hol" là gỗ. Nhiều người Hòa Lan không thích gọi như vậy, màthích chữ chính thức Nederland (Netherlands) hợn.

Người Việt ở miền Nam gọi là Hòa Lan, người Việt ở miền Bắc gọi là Hà Lan.Phiên âm từ chữ Holland thì dùng chữ Hòa Lan theo tôi đúng hơn. Có nguyên âm"O" trong phần vần."

******

dạ,đúng rồi ạ, đa số dân Hoà Lan thích được gọi là Nederland hơn là Holland.
Holland chỉ là tỉnh bang của Nederland, và Holland được chia làm 2 tỉnh bang là Noord-Holland và Zuid-Holland.

Nederland = Ni-Đức-Lan?




Gọi "miệt dưới" nhiều khi bị Úc ganh tị. :)

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/cc/Map_provinces_Netherlands-en.svg
(* nguồn hình sau ảnh)

Triển
03-20-2017, 10:42 PM
Nga rửa tiền ...


http://i.imgur.com/QsO8hHi.jpg

(coi nữa) (https://www.theguardian.com/world/2017/mar/20/how-dirty-money-from-russia-flooded-into-the-uk-and-where-it-went)

Triển
03-22-2017, 11:24 AM
Nổ súng bên ngoài Điện Westminster
22 Tháng 03 2017
00:00

Cảnh sát vũ trang của Anh vừa bắn một người đàn ông cầm dao nhảy vào sân của Điện Westminster, trụ sở Nghị viện Anh tại London, hôm 22/3.


Tóm tắt


Cảnh sát vũ trang của Anh vừa bắn hạ một người đàn ông cầm dao nhảy vào sân của Điện Westminster, trụ sở Nghị viện Anh tại London.
Khu vực này hoàn toàn bị cảnh sát bao vây.
Có thể có 12 người bị thương. Một số bị thương vì một xe hơi đâm ngã trên cầu Westminster.
Mạng xã hội tung clip có cảnh người dân nằm la liệt trên đường.
Đã có người chết là một phụ nữ



Tin mới nhất: Bốn người chết

19:07: Đã có bốn người chết trong vụ khủng bố Westminster, trong đó có kẻ tấn công. Ngoài ra, ít nhất 20 người bị thương trong đó có ba nhân viên cảnh sát.


19:22 : Vớt được một phụ nữ từ sông lên
Thủ tướng Anh Theresa May chuẩn bị chủ tọa phiên họp khẩn cấp của ủy ban Cobra.
Hiện giới chức nói một phụ nữ đã được đưa lên khỏi sông Thames, chỗ gần cây cầu và đang được điều trị các vết thương nghiêm trọng.



(* nguồn: BBC tiếng Việt (http://www.bbc.com/vietnamese/live/world-39351005))




http://cdn4.spiegel.de/images/image-1121313-galleryV9-ktrt-1121313.jpg


http://cdn3.spiegel.de/images/image-1121346-galleryV9-gkpc-1121346.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1121338-galleryV9-yffa-1121338.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1121358-galleryV9-dypc-1121358.jpg


http://cdn2.spiegel.de/images/image-1121315-galleryV9-uikr-1121315.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1121318-galleryV9-ophd-1121318.jpg


http://cdn3.spiegel.de/images/image-1121432-galleryV9-djnr-1121432.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1121438-galleryV9-rimg-1121438.jpg

(* nguồn hình: Spiegel (http://www.spiegel.de/fotostrecke/london-schuesse-vor-parlament-fotostrecke-146042-12.html))

Triển
03-22-2017, 11:53 AM
http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/A3E5/production/_95275914_westminster_shooting_earth_624.png


http://i.imgur.com/jcyByas.jpg








19:50 : Prime Minister to chair Cobra meeting shortly

https://ichef.bbci.co.uk/live-experience/cps/480/cpsprodpb/vivo/live/images/2017/3/22/a0bb29fe-1673-45d2-9271-a5cc01d96c7f.jpg
Theresa May

The thoughts of the PM and the government are with those
killed and injured in this appalling incident, and with their families.
The PM is being kept updated and will shortly chair Cobra."

A 10 Downing Street spokesman

(BBC) (http://www.bbc.com/news/uk-39359158)

Triển
03-22-2017, 11:23 PM
Năm người chết trong vụ tấn công khủng bố ở Westminster



http://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/E0FD/production/_95279575_5a533e19-9c91-41c1-85db-85980a6a61c3.jpg
Một người đàn ông được cho là nghi phạm đang nhận trợ giúp y tế; có hai con dao nằm trên mặt đất gần đó

Năm người chết và ít nhất 40 người bị thương khi một kẻ tấn công lái xe vào vỉa hè ở Westminster, dùng dao đâm chết một cảnh sát và bị bắn chết trong khu Nghị Viện Anh.

Nhân viên cảnh sát thiệt mạng trong vụ tấn công là Keith Palmer, 48 tuổi, là một người chồng và cha.

Thủ tướng Anh Theresa May nói vụ tấn công này "kinh tởm và xấu xa" và một cú đánh lên giá trị về tự do, dân chủ và tự do ngôn luận.

Cảnh sát chưa tiết lộ danh tính của kẻ tấn công.

Người đứng đầu bộ phận chống khủng bố của cơ quan cảnh sát Metropolitan, Mark Rowley, nói kẻ tấn công đã được biết tới từ trước và có thể lấy cảm hứng từ khủng bố quốc tế và các cuộc khủng bố liên quan đến Hồi giáo, nhưng đưa ra thêm thông tin gì khác.

http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/B9ED/production/_95279574_33222bcd-1cae-42a6-aaba-0c9d88f3aeae.jpg
Cảnh sát viên Keith Palmer đã phục vụ trong lực lượng cảnh sát đô thành đã 15 năm (hình: PA)

Vụ tấn công diễn ra vào tầm 2:30 chiều giờ GMT (9:30 tối Việt Nam) khi một kẻ tấn công lái một chiếc xe ô tô lên vỉa hè dọc cầu Westminster, gần Nghị Viện Anh trong trung tâm London, giết ít nhất 2 người và làm nhiều người bị thương.

Chiếc xe sau đó lao vào hàng rào Nghị Viện.

Kẻ tấn công cầm theo một con dao, chạy vào khu Nghị Viện khi bị chặn lại bởi cảnh sát viên Palmer, lúc đó không mang vũ khí, và đâm chết anh.

Kẻ tấn công sau đó bị bắn chết bởi các cảnh sát khác.

Ông Rowley tỏ lòng thương tiếc đến cảnh sát viên Palmer nói: "Anh ấy đi làm ngày hôm nay với hi vọng được trở về nhà sau ca trực của mình, và anh hoàn toàn có quyền trông mong điều đó."
Nghị viên phe bảo thủ James Cleverly từng là đồng nghiệp cũ, cũng tỏ lòng thương tiếc, nói ông "đau đớn" trước cái chết của "một người dễ mến" mà ông quen biết 25 năm qua.
Cả hai từng phục vụ trong Đội Pháo binh Hoàng gia trước khi ông Palmer trở thành cảnh sát.

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/2195/production/_95279580_aa1df221-c9bc-4369-8169-2d5f5f6dfe33.jpg
Cảnh sát tại hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Điện Westminster và cầu Westminster, nơi một phụ nữ thiệt mạng, nhiều người bị thương

Bộ trưởng Văn phòng Đối ngoại Tobias Ellwood, một cựu quân nhân có em trai bị giết trong vụ khủng bố Bali năm 2002, đã cố gắng hô hấp cứu sinh cho cảnh sát viên Palmer.

Thủ tướng Anh nói: "Bất kỳ nỗ lực bạo lực nào nhằm gây hại cho các giá trị của chúng ta sẽ đều bị thất bại."

Bà tỏ lòng kính trọng tới "những người xuất chúng" của lực lượng cảnh sát tham gia giải quyết vụ tấn công.

Bà nói: "Chúng ta sẽ cùng nhau tiến lến phía trước, sẽ không bao giờ khuất phục trước khủng bố và sẽ không để tiếng nói của hận thù chia rẽ chúng ta."

Bà nói địa điểm của cuộc tấn công này không phải là tình cờ.

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/48A5/production/_95279581_0628f060-0595-430c-8855-a8f2397b2037.jpg
Thủ tướng Anh Theresa May đã được cảnh sát hộ tống ra khỏi Hạ viện về văn phòng trên Phố Downing

"Kẻ khủng bố chọn tấn công tại ngay trái tim của thủ đô, nơi người dân từ mọi quốc gia, tôn giáo và văn hóa đến đây để tận hưởng những giá trị của tự do, dân chủ và tự do ngôn luận."

Bà dự kiến sẽ có phát biểu tại Hạ Nghị Viện.

Chồng cũ của nữ Nghị Viên Jo Cox, người đã bị giết năm ngoái, nói "cái tên mà tôi sẽ nhớ đến" là tên của cảnh sát viên Palmer, chứ không phải kẻ tấn công.

Thị trường London Sadiq Khan nói: "Tôi muốn nhắn gửi đến những kẻ muốn làm hại chúng ta, và phá hoại cuộc sống của chúng ta: Các người sẽ không thành không, các người sẽ không chia rẽ được chúng tôi; chúng tôi sẽ không run sợ trước khủng bố."

http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/6FB5/production/_95279582_eeebc25f-da26-44fc-b5ed-a6472f1ea607.jpg

Trong những diễn biến mới nhất:



Sẽ có nhiều cảnh sát trang bị và không trang bị vũ khí đi tuần quanh London như một "biện pháp cẩn trọng"

Thủ tướng Anh nói báo động khủng bố ở Anh nên được giữ nguyên - mức độ cao thứ nhì - nghĩa là một cuộc tấn công khác "có khả năng cao xảy ra"

Trạm tàu điện ngầm Westminster đã bị đóng và chỉ mở cho các tàu giao nhau

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Amber Rudd yêu cầu mọi người nên giữ bình tĩnh nhưng đề cao cảnh giác và báo cho cảnh sát nếu họ thấy bất cứ điều gì bất thường.

Một nhóm học sinh Pháp đã ở trên cầu và ba trong số đó bị thương

13 sinh viên từ đại học Edge Hill từ Lancashire cũng bị liên lụy khi vụ tấn công diễn ra - hai sinh viên được đưa đến bệnh viện với chấn thương chân và hai sinh viên khác chấn thương nhẹ

Những người lo lắng cho thân nhân có thể gọi cho văn phòng cảnh sát: 0800 056 0944 hoặc 0207 158 0010. Cảnh sát cũng khuyến khích người dân gửi hình ảnh hay video về vụ tấn công đến www.ukpoliceimageappeal.co.uk



Nhân chứng Rick Longley nói: "Chúng tôi đang đi bộ đến trạm tàu điện ngầm thì nghe một tiếng nổ, và một người kẻ nào đó, lái xe đâm một số người đi bộ."

"Họ chỉ nằm đó và một nhóm khác đột nhiên tụ tập tại một góc đối diện Big Ben."

"Một kẻ lao qua tôi phía bên phải và dùng một con dao to đâm liên tiếp vào một viên cảnh sát."

"Tôi chưa bao giờ thấy chuyện gì như thế này. Tôi không thể tin những gì tôi vừa chứng kiến."


(* nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world-39362054 )

Triển
03-23-2017, 10:33 AM
http://i.imgur.com/5M6eTHH.jpg


11 người Đức ngộ độc cá Hồng nhập cảng từ Việt Nam.
Bộ Bảo vệ Người tiêu dùng ở tiểu bang Bayern đã ra
khuyến cáo khuyên không nên ăn filet cá Hồng đông lạnh
này từ Việt Nam trong đợt hàng trong hình trong thời gian
điều tra.

Triệu chứng là ói mửa nặng và bị hứng Nóng-Lạnh-Đảo nghịch.
Nghĩa là rờ vào vật nóng thấy lạnh và ngược lại.

(* nguồn: http://www.mdr.de/nachrichten/ratgeber/bayern-warnt-vor-tiefkuehl-red-snapper-fischfilet-aus-vietnam-100.html )

ốc
03-23-2017, 10:42 AM
Khủng bố viên này là người Anh bản xứ, Trùm nên cấm luôn người Anh vào Mỹ.

Triển
03-23-2017, 11:02 AM
Nếu người Anh có hai quốc tịch Anh và Nga hoặc Anh và Tàu thì sao?

RaginCajun
03-23-2017, 12:04 PM
http://i.imgur.com/5M6eTHH.jpg


11 người Đức ngộ độc cá Hồng nhập cảng từ Việt Nam.
Bộ Bảo vệ Người tiêu dùng ở tiểu bang Bayern đã ra
khuyến cáo khuyên không nên ăn filet cá Hồng đông lạnh
này từ Việt Nam trong đợt hàng trong hình trong thời gian
điều tra.

Triệu chứng là ói mửa nặng và bị hứng Nóng-Lạnh-Đảo nghịch.
Nghĩa là rờ vào vật nóng thấy lạnh và ngược lại.

(* nguồn: http://www.mdr.de/nachrichten/ratgeber/bayern-warnt-vor-tiefkuehl-red-snapper-fischfilet-aus-vietnam-100.html )


Họ có đề chữ Made in Vietnam ngoài bao bọc cá không?

Triển
03-23-2017, 11:26 PM
Họ có đề chữ Made in Vietnam ngoài bao bọc cá không?

Hàng cá đông lạnh của Việt Nam. Còn số trong hình trên là số lô hàng sản xuất.

Báo này căn cứ từ thông cáo của Bộ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng của tiểu bang Bayern (http://www.stmuv.bayern.de/aktuell/presse/pressemitteilung.htm?PMNr=38/17) và trang Cục Bảo vệ người tiêu dùng và An toàn thực phẩm liên bang (http://www.lebensmittelwarnung.de/bvl-lmw-de/app/process/warnung/start/bvllmwde.p_oeffentlicher_bereich.ss_aktuelle_warnu ngen) đứng đầu trang thông cáo hôm thứ Tư ngày 22 tháng Ba 2017. Không phải chuyện đùa đâu. Thật đó.

Hôm qua còn có 4 tờ báo loan tin này. Hôm nay đã có hàng chục tờ báo đi tin rồi. Cá Việt Nam xuất khẩu sang Đức sẽ bị ế ẩm vì tai tiếng lớn. Cái gì chứ bị ngộ độc ai mà không sợ, tuy rằng công sở chỉ ghi lô hàng và khuyến cáo đừng ăn chứ không cấm.

Nhã Uyên
03-24-2017, 06:04 AM
Thủ tướng Anh nói: "Bất kỳ nỗ lực bạo lực nào nhằm gây hại cho các giá trị của chúng ta sẽ đều bị thất bại."

Bà tỏ lòng kính trọng tới "những người xuất chúng" của lực lượng cảnh sát tham gia giải quyết vụ tấn công.

Bà nói: "Chúng ta sẽ cùng nhau tiến lến phía trước, sẽ không bao giờ khuất phục trước khủng bố và sẽ không để tiếng nói của hận thù chia rẽ chúng ta."





Phí khách của người London luôn, không bao giờ để cho những kẻ phá hoại mình dìm mình xuống. Từ thời cha ông, trải qua những trận oanh tạc blitz trong Thế chiến II, họ luôn “keep Calm and Carry On”.

ốc
03-24-2017, 08:46 AM
Mỗi bận có vụ khủng bố nào thì các tất cả mọi người đều nói như thế cả. Em nghĩ thật ra chả có kẻ khủng bố nào nghĩ rằng mình sẽ thay đổi được chế độ dân chủ hay là làm kiệt quệ một đất nước giàu có. Những cá nhân đó làm vì muốn giả thù đời hay là muốn được chú ý. Chúng ta chỉ nên xem đó là những kẻ điên khùng, rối loạn tâm thần, hay gọi là kỳ thị chủng tộc cũng được. Dùng những chữ "khủng bố" với "tấn công" có vẻ như họ là những chiến sĩ chiến đấu vì lý tưởng, lẽ phải gì đấy. Như thế chả khác gì khuyến khích những kẻ hoang tưởng.

Triển
03-24-2017, 09:00 AM
Phí khách của người London luôn, không bao giờ để cho những kẻ phá hoại mình dìm mình xuống. Từ thời cha ông, trải qua những trận oanh tạc blitz trong Thế chiến II, họ luôn “keep Calm and Carry On”.

Mọi người đã nghe vụ Trẹm con bắt chước cha nó bóp méo lời nói của người
khác trong một thời điểm khác để công cụ hoá chính trị cho sự kiện hiện tại chưa?
Tên này mà đi làm chính trị là cũng thuộc hạng thủ đoạn kinh khủng lắm đó.

Từ câu này:

"Sadiq Khan has said he believes the threat of terror attacks are
“part and parcel of living in a big city” and encouraged Londoners
to be vigilant to combat dangers."



Hắn xào nấu thành câu này:

"
Terror attacks are part of living in big city, says London Mayor Sadiq Khan
"

Lắc đầu chào thua luôn.



http://i.imgur.com/TOEWbk5.jpg


(* nguồn: https://twitter.com/DonaldJTrumpJr/status/844594059679334400 )

RaginCajun
03-24-2017, 09:16 AM
Phí khách của người London luôn, không bao giờ để cho những kẻ phá hoại mình dìm mình xuống. Từ thời cha ông, trải qua những trận oanh tạc blitz trong Thế chiến II, họ luôn “keep Calm and Carry On”.

Thế nên các cụ nhà ta mới có câu "Phớt tỉnh ăng-lê" :)

Bác Triển,
Tớ đâu có đùa. Hỏi thiệt đó chứ. Loại cá này bên Mỹ có mà, nên nhập cảng từ Mỹ :)

Triển
03-24-2017, 11:08 AM
Thế nên các cụ nhà ta mới có câu "Phớt tỉnh ăng-lê" :)

Dân Anh bầu brexit đó. Chỉ có Luân Đôn mới có tình cổm thôi.:)




Bác Triển,
Tớ đâu có đùa. Hỏi thiệt đó chứ. Loại cá này bên Mỹ có mà, nên nhập cảng từ Mỹ :)


Tớ à Tớ ơi, dân đánh cá Mỹ bán đắt hơn ngư phủ VN.
Xúi Trump ký tên tự do mậu dịch đi thì EU nhập cảng cá Hồng của Mỹ. :)

Triển
03-25-2017, 10:59 AM
60 năm Hiệp định Roma, Liên Hiệp Châu Âu khẳng định một "tương lai chung"


Trọng Thành, Quan Vinh
Đăng ngày 25-03-2017
Sửa đổi ngày 25-03-2017 14:51

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-25t105117z_1257850937_lr1ed3p0u55ap_rtrmadp_3_eu-summit_0.jpg
Vắng Anh Quốc, lãnh đạo 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu kỷ niệm 60 năm Hiệp định Roma. Ảnh ngày 25/03/2017.


Nhân lễ kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Roma, ngày 25/03/2017, vắng mặt Anh Quốc nhưng lãnh đạo 27 nước châu Âu long trọng ký kết bản Tuyên bố chung, khẳng định Liên Hiệp Châu Âu là một khối « thống nhất và không thể tách rời ». An ninh được tăng cường tại thủ đô nước Ý đề phòng khủng bố và các cuộc biểu tình bài châu Âu.


Lễ ký Tuyên bố chung được tổ chức tại điện Capitol, cũng tại phòng hội Horaces và Curiaces, nơi cách đây 60 năm, ngày 25/03/1957, sáu thành viên sáng lập Liên Hiệp Châu Âu - gồm Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Ý - đã ký Hiệp định Roma. Các bên hy vọng lễ kỷ niệm hôm nay là cơ hội để tái thúc đẩy dự án châu Âu, trong bối cảnh nước Anh quyết định rời khỏi gia đình chung và làn sóng dân tộc chủ nghĩa bùng lên ở khắp nơi trên lục địa này.

Tường trình của thông tín viên Huê Đăng :

" Roma rực rỡ nắng ấm, 27 nguyên thủ quốc gia của các nước thành viên của Liên Hiệp Châu Âu – không có sự hiện diện của thủ tướng Anh vì Luân Đôn đã quyết định bước ra khỏi khối Châu Âu, long trọng tham dự lễ kỷ niệm 60 năm (1957-2017) thành lập Liên Hiệp. Báo chí gọi đây là "đám cưới kim cương" của Liên Hiệp Châu Âu.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, ông Jean-Claude Junker hồ hởi tuyên bố là sẽ có kỷ niệm 100 năm thành lập Liên Hiệp Châu Âu, ý nói lên niềm tin về sự bền vững và trường tồn của toàn khối, dù rằng hiện nay Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt llafphe bài Châu Âu ngày càng tăng, và những khó khăn kinh tế khiến tỷ lệ ủng hộ và tin tưởng vào Châu Âu đã thuyên giảm.

Ngay trong sảnh đường lớn của Ủy Ban Quản Trị thủ đô Roma, nơi mà 60 năm trước nguyên thủ quốc gia của 6 nước sáng lập viên đã ký Hiệp định Châu Âu đầu tiên làm nền tảng cho Liên Hiệp Châu Âu sau này, 27 nguyên thủ quốc gia đã lần lượt ký tên vào văn bản của kỷ niệm 60 năm Liên Hiệp Châu Âu với nội dung nhằm thúc đẩy phát triển thêm mức độ hội nhập của Liên Hiệp Châu Âu trong vòng 10 năm tới.

Trong bài diễn văn đón chào các nguyên thủ quốc gia đến dự lễ kỷ niệm, thủ tướng Ý, ông Paolo Gentiloni, tuyên bố : " xây dựng Liên Hiệp Châu Âu là cả một hành trình để biến những ước mơ và hy vọng thành sự thật. Hành trình đó hiện nay vẫn còn tiếp tục".

Hôm qua, 24/03/2017 các nguyên thủ quốc gia của Liên Hiệp Châu Âu đã tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Phanxico tại Tòa thánh Vatican. Sau lễ kỷ niệm Hiệp định Roma sáng nay, tất cả các phái đoàn sẽ đến dinh tổng thống Ý tiếp kiến ông Sergio Mattarella.

Khoảng 5.000 nhân viên của lực lượng an ninh cảnh sát và quân đội đã tăng cường bảo vệ Roma: vừa phòng chống khủng bố vừa ngăn ngừa các cuộc bạo loạn có thể xẩy ra từ những phần tử quá khích tẩy chay Châu Âu.

Từ những ngày trước cảnh sát đã kiểm soát các ngõ ngách, đường hầm, ống cống ở những nơi trọng yếu của Roma. Đường sông và không phận của Roma hôm nay bị phong tỏa, nhất là sau khi xảy ra vụ khủng bố vừa qua ở Luân Đôn, từ mấy hôm nay không có xe tải nào được chạy vào nội thành Roma.

Trong lúc các nguyên thủ quốc gia đặt bút ký vào bản Tuyên bố chung, kỷ niệm 60 năm Hiệp định Roma, thì có ít nhất 4 cuộc biểu tình bài châu Âu với khoảng hơn 10 ngàn người tham dự, theo dự phóng của cảnh sát Ý. Các giới chức an ninh đã được báo động về sự hiện diện của những thành phần quá khích như black-block. Vài ngày trước đây, đã có khoảng 7 ngàn thành phần quá khích mang quốc tịch của những nước khác đã bị trục xuất ra khỏi Ý ".

Khó nhọc để đạt được bản Tuyên bố chung

Liên Hiệp Châu Âu không dễ đạt được đồng thuận về bản Tuyên bố chung, được ký vào sáng nay sau hai ngày thương lượng cam go. Ba Lan cho đến phút cuối cùng vẫn đe dọa không ký, bởi không chấp nhận nguyên tắc châu Âu « nhiều tốc độ », tuy nhiên, nguyên tắc này đã được chấp nhận trong văn bản cuối cùng (với một thay đổi nhỏ, « nhiều tốc độ » được chuyển thành « với nhịp độ khác nhau »). Ngoài Ba Lan, Hy Lạp cũng tỏ ra dè dặt với bản Tuyên bố chung, nhưng yêu cầu làm rõ vấn đề các quyền lợi của người lao động.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã có một hành động mang tính biểu tượng, đó là ký vào Tuyên bố chung, với chiếc bút đã được lãnh đạo Luxembourg dùng để ký Hiệp ước Roma cách nay đúng 60 năm.

Trước lễ ký, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, hối thúc lãnh đạo 27 nước « hãy chứng tỏ là các lãnh đạo của châu Âu ». Ông nhắc lại với các lãnh đạo châu Âu về thời kỳ Ba Lan còn sống dưới chế độ Cộng Sản toàn trị, những chặng đường khó khăn mà Liên Hiệp Châu Âu đã trải qua, và kêu gọi đừng để dự án châu Âu sa lầy trong « những bất đồng nội bộ » và tránh để cơ nghiệp của châu Âu tiêu tan trong nạn quan liêu.

Tuyên bố chung của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định 27 nước cam kết lắng nghe các công dân, trong lúc cách đó vài trăm mét, hàng nghìn người biểu tình bày tỏ thái độ phản đối thượng đỉnh này.



(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170325-60-nam-hiep-dinh-roma-lien-hiep-chau-au-khang-dinh-mot-tuong-lai-chung )

Triển
03-26-2017, 01:04 AM
#Chừa_ra

Pháp sắp bầu, ai có quốc tịch Pháp đi bầu, bầu ai cũng được miễn "bà thím này" thì chừa ra giùm để thiên hạ EU được nhờ với nha.



TT Nga bất ngờ tiếp ứng viên tổng thống cực hữu Pháp

Trọng Nghĩa


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/29/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-24t125254z_360330858_rc18e9aef3e0_rtrmadp_3_russia-france-lepen-putin_0.jpg


Ửng cử viên tổng thống Pháp đảng cực hữu Marine Le Pen được tiếp kiến tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva ngày 24/03/2017. Hiện tại bà đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận về ý định bỏ phiếu ở vòng 1, diễn ra ngày 23/04.

Theo chương trình được loan báo thì nhân chuyến thăm Nga, sau cuộc tiếp xúc một số nghị sĩ Nga vào sáng qua, bà Le Pen không có hoạt động quan trọng nào khác, và nhất là không có cuộc họp với nguyên thủ Nhà Nước Nga.

Thế nhưng, sau khi kín đáo đến thăm một cuộc triển lãm tại bảo tàng của Điện Kremlin, người ta thấy bà Le Pen xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga cùng với tổng thống Vladimir Putin trong một phòng khách trên tầng thứ nhất của điện Kremlin, thường được sử dụng cho các cuộc họp không chính thức.

Phát biểu với bà Le Pen, ông Putin khẳng định là nước Nga không hề muốn tác động đến cuộc bầu cử Pháp sắp tới, nhưng có quyền liên lạc với các chính trị gia Pháp có trọng lượng, tương tự như các nước châu Âu hay Hoa Kỳ.

Riêng đối với bà Le Pen, ông Putin xác định « Thật là thú vị khi được chia sẻ với bà về cách phát triển quan hệ song phương và tình hình ở châu Âu. Tôi biết bà đại diện cho một xu hướng chính trị châu Âu đang phát triển khá nhanh ».

Về phần mình, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia cực hữu Pháp đã tiết lộ với hãng tin Pháp AFP rằng bà đã thảo luận với ông Putin về « cách thức cùng làm việc giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống chủ nghĩa toàn thống ».

Theo hãng AFP, một tháng trước vòng một cuộc bầu cử tổng thống ngày 23/04/2017, bà Le Pen đã nâng cao được vị thế quốc tế của mình bằng cuộc tiếp xúc với lãnh đạo một nước lớn. Trước đó, bà cũng đã tiếp xúc với một số lãnh đạo các nước nhỏ, như tổng thống Liban Michel Aoun và tổng thống Tchad, Idriss Deby.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170325-tt-nga-bat-ngo-tiep-ung-vien-tong-thong-cuc-huu-phap )

ốc
03-26-2017, 10:59 AM
Chị Lê Pen là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (Front National) cho nên bảnh hơn ông Trùm, dám gặp công khai chứ không cần lén lút đi đêm với Nga. Chị này chủ trương bãi bỏ các biện pháp phong toả kinh tế đối với anh Pu tin vì cho rằng Nga không chiếm đất của Úc rên. Nếu Pháp đi vào "quỷ đạo" của Nga thì chính phủ sẽ tiết kiệm được số tiền bảo kê mà ông Trùm đòi các nước Âu châu phải nộp.

Ngoc Han
03-26-2017, 11:08 AM
Bà nầy ngoài chống người ngoại quốc vào Pháp chẳng có chương trình gì hay ho, chuyện thứ nhất bế quang toả cảng, nước Pháp rút ra khỏi khối Âu Châu, Nato, bỏ tiền Euro, tăng thuế hàng ngoại quốc, và cho người nhập cư bất hợp pháp về nước họ đi, chơi với Nga, kể cả việc ủng hộ Nga chiếm Crimée ( bà nợ nước Nga 9 triệu € lúc trước) và bỏ hết lệnh cấm vận nước Nga, nếu thắng cử. Theo thăm dò dư luận bà và ông Macron đang dẫn đầu kỳ 1 bầu cử TT nước Pháp, cũng nói sơ qua về ông Macron, ông này dân Tây gọi là Juda bán Chuá ( vì đang làm bộ trưởng kinh tế trong chính phủ Xã hội, ông từ chức ra tranh cử tổng thống, phe XH thù ông lắm) những nhân vật khác sẽ bàn sau....:)

Triển
03-27-2017, 01:01 AM
phe XH thù ông lắm

Anh kể về anh Ma cà rồng đi. Sáng nay mới đọc báo Đức thấy có 9 vị "thượng sĩ" phải-giữa :) thuộc phe Phi dông nay đã bỏ chúa chạy sang anh Ma cà rồng rồi.

http://www.tagesspiegel.de/images/topshot-ltor-french-presidential-election-candidates-right-wing-les-republicains-lr-party-francois-fillon-en-marche-movement-emmanuel-macron-far-left-coalition-la-france-insoumise-jean-luc-melenchon-far-right-front-national-fn-party-marine-le-pen-and-left-wing-french-socialist-ps-pa/19550270/1-format1007.jpg
Từ trái sang phải: Phờ răng xoa Phi dông, Em ma nu en Ma cà rồng, Gion Luych Mẹ lén chồng, Ma rên Lơ pen và Bê noa A mông.

Triển
03-27-2017, 09:34 PM
Hàng nghìn người biểu tình chống tham nhũng trên khắp nước Nga

Trọng Thành
Đăng ngày 26-03-2017
Sửa đổi ngày 26-03-2017 17:01

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/russie_manif.jpg
Một phụ nữ chất vấn cảnh sát, được bố trí để ngăn chặn biểu tình tại Matxcơva, 26/03/2017.
REUTERS/Sergei Karpukhin


Ngày 26/03/2017, hàng chục cuộc biểu tình chống tham nhũng, với hàng nghìn người tham gia, đã diễn ra trên khắp nước Nga, theo lời kêu gọi của lãnh đạo đối lập Alexei Navalny. Hơn 100 người bị câu lưu, trong đó có ông Nalvany.

Biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố lớn ở miền đông nước Nga, như Novossibirsk (2.000 người), Vladivostok (700 người) .... Riêng tại Matxcơva, theo cảnh sát, đã có ít nhất 7.000 người tham gia cuộc tuần hành tại một trong các trục đường chính của thủ đô.

Phóng viên AFP có mặt tại chỗ cho biết cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán biểu tình. Đây là một trong các biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất được tổ chức tại thành phố này trong những năm gần đây.

Tại Saint Peterbourg, thành phố lớn thứ hai nước Nga, khoảng 4.000 người xuống đường. Theo một người biểu tình, dân chúng đã "quá mệt với những lời dối trá", cần phải hành động.

Chính quyền địa phương tại Nga đưa ra nhiều lý do để cấm các cuộc biểu tình. Một số trường đại học tổ chức thi vào ngày này, để cản trở sinh viên tham gia biểu tình.

Theo tổ chức OVD-Info, có ít nhất 130 người bị cảnh sát bắt giữ.

Cho dù biểu tình diễn ra ngay tại trung tâm Matxcơva, các báo chí thân chính quyền hoàn toàn giữ im lặng.

Nhà đối lập Navalny kêu gọi biểu tình tại 99 địa điểm trên khắp nước Nga, sau khi công bố một điều tra, cáo buộc thủ tướng Medvdev là chủ nhân của cả “một đế chế bất động sản”. Cuộc điều tra của ông Nalvany được chuyển thành phim, được 11 triệu lượt truy cập trên mạng Youtube.

Nhà đối lập Alexi Nalvany được coi là nhà đối lập số một của chế độ Putin. Từ nhiều năm nay, luật gia Alexei Nalvany là người liên tục lên án nạn tham nhũng tại Nga trên trang blog cá nhân. Năm 2013, ông từng được 27,2% cử tri ủng hộ trong một cuộc bầu cử cấp thành phố tại Matxcơva.

Nhà đối lập dự kiến ra tranh cử tổng thống năm 2018. Tuy nhiên, việc ứng cử của Alexei Nalvany có nguy cơ không thành, do việc ông vừa bị phạt 5 năm tù treo trong một vụ án “biển thủ tiền”.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170326-hang-nghin-nguoi-bieu-tinh-chong-tham-nhung-tren-khap-nuoc-nga )

Triển
03-29-2017, 01:44 AM
Trưng cầu dân ý về độc lập Scotland: Anh và Scotland không nhượng bộ nhau

Thụy My
Đăng ngày 28-03-2017
Sửa đổi ngày 28-03-2017 19:33

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/theresa_may_nicola_sturgeon_royaume-uni_ecosse_0.jpg
Thủ tướng Anh Theresa May (P) gặp đồng nhiệm Scotland Nicola Sturgeon, tại Glasgow, ngày 27/03/2017
REUTERS/Russell Cheyne

Chỉ còn hai ngày nữa là kích hoạt điều 50 của hiệp ước Lisboa để khởi động tiến trình Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hôm qua, 27/03/2017, thủ tướng Theresa May đến Scotland để cố gắng chận đứng những lời kêu gọi tổ chức lại trưng cầu dân ý về độc lập của xứ này. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa bà May và người đồng nhiệm Scotland Nicola Sturgeon không có tiến triển nào đáng kể.

Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :

« Cuộc gặp tay đôi lần thứ hai này tuy được cho là « nghiêm túc và thân mật », nhưng không khí đã khác hẳn so với cuộc hội kiến hồi tháng 07/2016. Lần này không có bắt tay, không họp báo, chỉ có vài bức ảnh chính thức, cho thấy hai nhà lãnh đạo kém thoải mái như thế nào. Phải nói rằng nếu bà Theresa May đến để thảo luận về việc kích hoạt điều 50, thì bà Nicola Sturgeon chủ yếu lại muốn bàn về một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về độc lập.

Thủ tướng Scotland cũng không giấu diếm sự bất mãn sau cuộc gặp, cho rằng người đồng nhiệm Anh đã không lắng nghe các đòi hỏi của bà về Brexit, trong khi người Scotland đa số đã bỏ phiếu ủng hộ ở lại Liên Hiệp Châu Âu. Hơn nữa bà Theresa May không hề bảo đảm việc giao bớt quyền lực cho Scotland, một khi Luân Đôn nắm lại quyền hành từ tay Bruxelles sau Brexit.

Về phía thủ tướng Anh thì nhận định đây không phải là lúc để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về độc lập, nhấn mạnh rằng trong lúc này rất cần đoàn kết giữa bốn nước đã hợp thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, để tạo nên sức mạnh.

Cả hai nữ thủ tướng đều tỏ ra không hề muốn nhượng bộ. Và cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội Scotland hôm nay để cho phép bà Nicola Sturgeon đòi hỏi trưng cầu dân ý lần hai, chắc chắn sẽ được Downing Street đón nhận với cùng một mức độ cứng rắn »


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170328-anh-va-scotland-khong-ai-nhuong-ai-trong-van-de-doc-lap )

Triển
03-29-2017, 01:50 AM
Liên Hiệp Anh bay vào vùng gió lốc

Tú Anh


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_n03kp.jpg
Cổng vào Manchester, ở phía đông bắc, một trong những trung tâm tài chính lớn của nước Anh (Ảnh chụp ngày 13/03/2017)
OLI SCARFF / AFP

Ngày 29/03/2017, Luân Đôn chính thức thông báo với Bruxelles quyết định giã từ Liên Hiệp Châu Âu. Từ lúc khởi động điều khoản 50 của hiệp định Lisboa cho đến khi « ly dị », chính phủ Anh có hai năm đàm phán gay go để « bảo vệ quyền lợi ». Tuy nhiên, dù muốn dù không, Brexit là tiếng chuông kết liễu chuyến du hành châu Âu của Anh Quốc, và sẽ không tránh được thiệt hại khó lường, theo nhận định của giới kinh tế và ngoại giao.

Khi vận động cử tri Liên Hiệp Anh tham gia trưng cầu dân ý 23/06/ 2016, phe chống Brexit vẽ ra một bức tranh hấp dẫn nhân danh chủ quyền quốc gia : chống làn sóng di dân, bảo vệ thị trường, bảo vệ công ăn việc làm, bảo vệ sức mua của người dân… Nói tóm lại, một khi thoát khỏi « guồng máy quyết định từ Bruxelles » thì Liên Hiệp Anh sẽ lấy lại uy thế đại cường của thời vàng son nhờ vào khối thịnh vượng chung và… đồng minh Hoa Kỳ. Thực tế ra sao ?

Chín tháng trôi qua kể từ khi 51,9 % cử tri quyết định Brexit, tình hình kinh tế Liên Hiệp Anh tương đối yên ổn, không xảy ra « bão tố tài chính » như dự báo của những người chủ trương ở lại với châu Âu. Với tân thủ tướng Theresa May cương nghị, với Ngân Hàng Trung Ương sẵn sàng bơm hàng tỷ bảng Anh chống khan hiếm tiền mặt, cùng với niềm tin và kỷ luật của người tiêu dùng, kinh tế của quốc đảo vượt qua được thử thách đầu tiên. Tăng trưởng GDP có thể lên đến 2% trong năm 2017.

Vấn đề mấu chốt là người tình ly thân này chưa đụng với « thực tế khăn gói ra khỏi nhà ». Thời gian đàm phán trong hai năm tới, tính từ ngày 29/03/2017 mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị hành trang rời bến cảng. Theo nhận định đầy lo âu của Paul Drechsler, chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân CBI, thì nước Anh chỉ mới « bò lên đỉnh dốc của điều khoản 50 » và sẽ biết thế nào là « gió lốc » khi ngồi vào bàn đàm phán. Chủ nhân của giới chủ doanh nghiệp Anh lo ngại kịch bản tồi tệ nhất là không đạt được thỏa thuận mới về thương mại hầu giảm nhẹ cơn chấn động một khi rời thị trường chung. Về điểm này, thủ tướng Anh tuyên bố rất tự tin : Luân Đôn bất cần thỏa thuận nếu Bruxelles đặt điều kiện quá khó khăn. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Nina Skero được AFP trích dẫn, tuyên bố của bà Theresa May chỉ là đòn tâm lý trước khi mặc cả. Xác suất cao nhất là hai bên sẽ đạt được một hiệp định thương mại song phương trong hai năm tới. Nhưng thời gian dằng co, bất định sẽ làm hoạt động kinh tế Anh, nhất là 50% mậu dịch tùy thuộc vào thị trường châu Âu, bị trì trệ.

Trong bối cảnh này, đồng minh Hoa Kỳ lại chọn tỷ phú Donald Trump với chủ trương bảo hộ kinh tế Mỹ, làm tổng thống.

Nếu thương lượng thất bại, hai lãnh vực kinh tế chủ lực của Anh là xe hơi, đang manh nha khởi sắc, và dịch vụ tài chính sẽ trả giá nặng. Trở lại quy chế của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, xe hơi của Anh sẽ bị đánh thuế nhập khẩu thêm 10%. Trong tình hình bất trắc này, không có công ty xe hơi nào muốn phát triển.

Mà muốn phát triển thì cũng cần nhân lực. Theo AFP, giới doanh nghiệp Anh kêu gào phải duy trì làn sóng di dân từ Liên Hiệp Châu Âu để trẻ hóa lao động, để thay thế những người về hưu. Mọi lãnh vực từ thương mại khách sạn, nhà hàng, xây dựng đều đối mặt với nguy cơ thiếu nhân công.

Lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng bị đe dọa. Khi ra khỏi thị trường chung, doanh nghiệp Anh sẽ mất « hộ chiếu châu Âu » bảo đảm quyền tự do cung cấp dịch vụ trên toàn châu lục. Hệ quả là nhiều công ty tài chính và ngân hàng chuẩn bị bỏ nước Anh. Theo dự đoán, ít nhất 240.000 việc làm trong lĩnh vực dịch vụ sẽ biến mất.

Sức mua của người dân cũng giảm xuống. Do hàng nhập khẩu lên giá vì khan hiếm và vì bảng Anh mất giá, dân Anh bắt đầu cảm nhận được hệ quả tiêu cực của Brexit.

Cuối cùng, nguy cơ toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia cũng bị đe dọa. Với chủ trương ở lại châu Âu, 62% phiếu chống Brexit, trong cuộc trưng cầu dân ý, Scotland tính chuyện độc lập với Liên Hiệp Anh. Sau vụ tấn công làm chết 4 người hồi tuần trước, mà Daech tự cho là thủ phạm, đích thân thủ tướng Theresa May nhìn nhận « rất cần chia sẻ thông tin tình báo » với Liên Hiệp Châu Âu, nên không thể mặc cả được.

Bình luận về những hệ quả xấu của Brexit, nhà ngoại giao Anh lão thành 86 tuổi, Crispin Tickell, thành viên phái đoàn đàm phán gia nhập Thị Trường Chung Châu Âu trong thập niên 1970 than tiếc : « Chính sách ngoại giao Anh do những kẻ không hiểu gì và rất có thể bị nung nấu bởi tâm lý ghét người nước ngoài, quyết định. Thật là một thảm họa ».


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170328-lien-hiep-anh-bay-vao-vung-gio-loc )

Triển
03-29-2017, 05:16 AM
#Ly_dị

Anh chính thức nộp đơn ly dị.
Đường ai nấy đi, hồn ai nấy giữ
Tiền ai nấy kiếm, gạo ai nấy nấu.



http://i.imgur.com/qSvZ4V8.png

(* nguồn: http://www.euronews.com/2017/03/29/eu-council-president-tusk-has-received-brexit-notification-letter-from-uk-envoy-officially-triggering-countdown-to-britain-s-withdrawal-from-eu )

ốc
03-29-2017, 06:12 AM
You Brexit, you pay for it. (Làm bể thì phải mua.)

Hậu quả thì lâu dài mới biết rõ, cho nên nói trước sẽ có ít người tin. Chờ mười năm sau mới quyết định hơn thua ra sao.

Tuy nhiên những nước còn lại cũng có thể hy vọng nhờ sự ra đi của Anh mà có thêm cơ hội làm ăn, nhất là các ngành xe hơi, xăng dầu, hàng không, hàng hải, bến cảng, và ngay cả các đội bóng sẽ bớt được sự tranh giành từ bên Anh.

Chọn sằn khẩu hiệu cho những nước Âu châu khác nếu muốn ly dị:

- Bồ đào nha: Portugo
- Ý: Italeave
- Tiệp: Czech-out
- Ba lan: Poleaxe
- Tô cách lan: Scot-free

Triển
03-29-2017, 12:11 PM
Nghe đồn Anh ly dị nhưng sẽ không trả tiền.
44 năm lấy nhau giờ chị Mây muốn cứ vậy mà đi hà.
Nhưng 27 nước Châu Âu còn lại chắc phải níu giò
chị Mây. Lại nghe đồn họ định đòi Anh phải trả ít nhất
55 tỉ. Lấy đó làm căn bản đàm phán sắp tới.

ốc
03-29-2017, 04:50 PM
Chị Mây muốn tự do bay lang thang thôi, ly dị nhưng vẫn giữ mối quan hệ thắm thiết, vẫn sinh hoạt bình thường. #FriendWithBenefits


... leaving European Union but not leaving Europe... remain committed partners

http://ichef.bbci.co.uk/news/834/cpsprodpb/D923/production/_95378555_first_page.png
(BBC)

Triển
03-29-2017, 09:46 PM
Đâu có cuộc tình nào mà không có hi sinh, mất mát.
Chị Mây này chơi gác quá. Các chính trị gia hạng bự
ở EU đồng loạt nói, trước hết hãy đàm phán vụ phá
hợp đồng, ổn thoả rồi mới bàn chuyện tương lai.

Nghĩa là chị Mây phải Ma rốc cái đã. :)

Triển
03-31-2017, 01:59 AM
#Phi_tả_phi_hữu



Đường vào Elysée:
Nghịch lý Emmanuel Macron

Tú Anh
Phát Thứ Năm, ngày 30 tháng 3 năm 2017

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_large_600_338/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/emmanuel-macron-meeting-dijon_0.jpg
Emmanuel Macron, trong cuộc mít tinh tại thành phố Dijon, ngày 23/03/2017.REUTERS/Robert Pratta

Do đâu một ứng cử viên có thể dẫn đầu cuộc chạy đua vào điện Elysée với một cương lĩnh chính trị « Tiến bước » đi ngược lại quan điểm của số đông dân Pháp ? Củng cố Liên Hiệp Châu Âu, tự do hóa thương mại, điều hành đất nước đứng trên biên cương đảng phái… Với tỷ lệ tín nhiệm 26%, Emmanuel Macron, 39 tuổi, cựu bộ trưởng Tài Chính của tổng thống François Hollande chinh phục được cử tri trung tả và trung hữu. RFI đặt câu hỏi với giáo sư Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre.


http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201703/MAG_Focus_3003_pour_NET_OK.mp3


Một bài phân tích của Viện Jean Jaurès ngày 20/03/2017 đã liệt kê một loạt quan điểm « cấp tiến » của ứng cử viên trẻ tuổi nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017. Những quan điểm từ « thân châu Âu » cho đến « rộng lượng với di dân, thuyền nhân » của Emmanuel Macron bị xem là xa rời ưu tư chung của công luận Pháp, đang bị nạn thất nghiệp và khủng bố ám ảnh. Thế nhưng, những quan điểm này lại tạo ra kết quả bất ngờ là đưa ứng cử viên không đảng phái này lên vị trí có thể đắc cử. Do đâu có hiện tượng « nghịch lý » này ?

Không bột mà khuấy nên hồ ?

Vào ngày 06/04/2016, bộ trưởng Emmanuel Macron đã gây bất ngờ khi thông báo sáng lập phong trào « Tiến bước », một phong trào chính trị mới, không tả cũng không hữu, trong khi tổng thống François Hollande để ngỏ cánh cửa tái tranh cử. Buổi mít-tinh ra mắt thu hút 3.000 người. Ba tuần sau ông từ chức bộ trưởng để « sẵn sàng đứng ra gánh vác trọng trách lãnh đạo quốc gia ».

Cho dù tiếp xúc với trẻ em như qua đoạn băng thu tại một trưởng tiểu học ở Issy Moulineaux, không xa trụ sở của RFI, hay tham gia mít-tinh chính trị với hàng chục ngàn khán giả, cựu bộ trưởng Kinh Tế của tổng thống François Hollande luôn tỏ ra từ tốn : « Cho dù nhiều người không đồng ý, nhưng tôi biết rõ là hai đảng cánh tả và cánh hữu truyền thống không còn khả năng mang lại những gì có ý nghĩa cho đất nước. Bởi vì hai đảng này đã mệt mỏi và tự đánh mất chính họ trong cuộc xâu xé nội bộ ».

Vượt lên trên một chục đối thủ khác từ tả đến hữu trong các kết quả thăm dò ý kiến không phải là chuyện ngẫu nhiên cũng không bất thường, theo nhận định của nhà chính trị học Oliver Rouquan, ủng hộ phong trào « Tiến bước » :

« Chúng ta nhanh chóng thấy rõ là phía sau phong trào « Tiến Bước » là những con người bằng da bằng thịt chứ không phải chỉ là những máy điện toán. Họ tham gia rất đông đảo các cuộc mít-tinh, một sự kiện lâu lắm rồi mới thấy lại. Tất cả các đảng chính trị truyền thống đều không thu hút, không huy động được đông người như thế. Từ đó, không thể nói phong trào « Tiến Bước » là một hiện tượng phù du, nhất thời. Phong trào đã bước vào giai đoạn thảo luận, đối chiếu lập luận. Ứng cử viên Emmanuel Macron không chao đảo, vẫn thẳng tiến. Do vậy không thể nói Emmanuel Macron là một tay phù thủy « soái đậu thành binh ».

Bốn phương hội tụ?

Trong số chính khách cánh tả ủng hộ sớm nhất có cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp, Robert Hue. Gerard Collomb, thị trưởng Lyon, thành phố lớn thứ ba tại Pháp và cũng là một trong những chính khách có trọng lượng trong đảng Xã Hội đầu tiên ủng hộ ứng cử viên « đứng giữa » lạc quan :

« Cách nay sáu tháng, không ai nghĩ rằng một ứng cử viên có tư tưởng tiến bộ có thể chiến thắng bầu cử Pháp. Hôm nay, người ta chắc chắn ông Emmanuel Macron sẽ vào được vòng chung kết. Tôi tin rằng ông ấy sẽ đắc cử tổng thống ».

Do vậy, Emmanuel Macron trở thành mục tiêu tấn công không khoan nhượng của hai đối thủ François Fillon, cánh hữu và Marine Le Pen, cực hữu bài ngoại. Trong bối cảnh ứng cử viên cánh hữu bị pháp luật chiếu cố vì tai tiếng nhũng lạm quyền thế thời làm dân biểu, tạo công văn việc làm ảo cho vợ con nhưng bị đại diện phe cực hữu, cũng bị tai tiếng lấy tiền của Nghị Viện Châu Âu trả lương cho hai người thân cận họat động cho đảng, khai thác để giành lợi thế, Emmanuel Macron tỏ ra mô phạm, phân tích :

« Chúng ta đang trải qua một giai đoạn nghiêm trọng. Tai tiếng nhũng lạm quyền thế mỗi ngày lộ ra một vụ cho thấy cung cách hành xử của một thời tưởng đâu đã qua. Xin quý vị đừng huýt sáo chê bai những người bị tai tiếng mà hãy suy ngẫm về những bất cập đang diễn ra trong sinh hoạt chính trị Pháp. Những loại tai tiếng này không hay cho ai cả. Bởi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là không để cho phe cực hữu lợi dụng các tai tiếng này để lấy phiếu cử tri ».

Lần lượt , nhiều nhà chính trị có uy tín trong công luận và kinh nghiệm chính trường ủng hộ Emmanuel Macron : như cựu thủ tướng Manuel Valls, đương kim bộ trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian. Tiến xa hơn nữa là lãnh đạo cánh trung François Bayrou đem đảng MoDem « liên minh » với « Tiến bước ».

Giáo sư Oliver Rouquan cho đây là dấu hiệu khả năng lãnh đạo quốc gia của « gà nhà » được tin cậy : « Đây là tín hiệu cho thấy Emmanuel Macron, cho dù không có một đảng chính trị, nhưng ông có thể thành lập một chính phủ với những người và một mạng lưới nhân sự có kinh nghiệm yểm trợ nhau. Sát vai nhau không những trong chính phủ, trong bộ máy Nhà nước mà còn lan ra toàn xã hội »..

Sự ủng hộ của các nhân vật có uy tín này làm tăng thêm uy tín của Emmanuel Macron một khi đắc cử tổng thống để điều hành việc nước.


Để tìm hiểu thêm về « hiện tượng nghịch lý Macron », RFI đặt câu hỏi với giáo sư bang giao quốc tế Lê Đình Thông, Đại học Paris-Nanterre.



« Ngư ông đắc lợi »

RFI: Với tư cách là một nhà phân tích độc lập, giáo sư giải thích thế nào về hiện tượng Macron ?

Giáo sư Lê Đình Thông: Kinh nghiệm chính trị của ứng cử viên Macron bắt đầu từ số 0 (ex nihilo), lại được nhiều người ủng hộ là một trường hợp khá hy hữu. Lý do là vì vận xấu của ứng cử viên Fillon trở nên cơ may cho Macron, như câu tục ngữ : ‘‘Bạng Duật tương trì, ngư ông đắc lợi’’ (trai cò níu kéo, ngư ông đắc lợi).

‘‘Bạng’’ là những rắc rối tư pháp của Fillon. ‘‘Duật’’ là sự phân hóa trầm trọng của đảng Xã Hội. Cựu thủ tướng Manuel Valls và bộ trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian đều lên tiếng ủng hộ Macron. Còn lại, ‘‘Ngư ông’’ là ứng cử viên trẻ tuổi Macron, sinh cuối năm 1977, ung dung hưởng lợi. Có tới 65% cử tri ủng hộ Macron cho biết còn có thể thay đổi ý kiến, so với 25% của Marine Le Pen và 39% của François Fillon.

Macron được 45% cử tri thuộc đảng Xã Hội ủng hộ, 44% của Phong Trào Dân Chủ MoDem, 43%, 43% UDI (Union des Démocrates et Indépendants : Liên Hiệp Dân Chủ và Độc Lập). Về mặt địa lý, ứng cử viên trung-tả (centre gauche) Macron được 27,5 % cử tri Bretagne, 25% Pays de la Loire, 24,5% ở Île de France.

RFI: Giáo sư có thể nói qua vài điểm chính yếu trong chương trình tranh cử của ứng cử viên Macron?

Giáo sư Lê Đình Thông: Kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy 32% cán bộ cao cấp ủng hộ Macron, so với 19% dành cho Fillon, 15% Marine Le Pen 15%. Nếu đắc cử, Macron tuyên bố giảm chi 25 tỷ euros trong số có 15 tỷ : bảo hiểm bệnh tật, 10: bảo hiểm thất nghiệp, 10 tỷ: các đơn vị hành chính địa phương (collectivités locales). Macron còn muốn giảm bớt 120 ngàn công chức.

Về thuế khóa, Macron hứa sẽ giảm thuế doanh nghiệp, giảm các khoản trích suất lương bổng, bỏ một phần thuế cư trú, đầu tư 50 tỷ, trong số 15 tỷ nhằm huấn nghiệp cho các thanh niên và các người thất nghiệp, 15 tỷ cho việc chuyển giao năng lượng, thay trợ cấp RSA bằng tiền lương SMIC nhằm tạo công ăn việc làm, bãi bỏ các chế độ nghỉ hưu đặc biệt, bãi bỏ việc bố trí lại các hình phạt giam giữ dưới hai năm, bải bỏ chế độ nghỉ hưu ưu đãi dành cho các nghị sĩ và đại biểu quốc hội, cấm những người này không được mượn vợ con làm trợ lý ăn lương, thành lập quỹ công nghệ và canh tân với ngân sách 10 tỷ euros, lấy từ lợi tức cổ phần, Nhà nước hùn vốn trong các đại tập đoàn.

RFI: Một vấn đề thời sự khác là di dân nhập cư. Chương trình tranh cử của ông Macron khác biệt gì so với hai đối thủ hàng đầu?

Giáo sư Lê Đình Thông: Về vấn đề nhập cư, François Fillon mong muốn ghi vào Hiến Pháp định mức nhập cư. Định mức này do Quốc Hội biểu quyết hàng năm, căn cứ và khả năng nước Pháp tiếp nhận và khả năng hội nhập của người nhập cư. Ứng cử viên Fillon hạn chế đoàn tụ gia đình và nhập tịch. Chỉ những người sống ở Pháp ít nhất hai năm mới nhận được trợ cấp xã hội.

Ứng cử viên Macron chủ trương duy trì chính sách nhập cư hiện nay, những người bị bác đơn sẽ bị trục xuất.

Ứng cử viên Marine Le Pen đề nghị một chính sách nhập cư chặt chẽ, với việc định mức 10 ngàn người một năm, bãi bỏ quyền nhập tịch cho những người sinh ra tại Pháp, chấm dứt việc điều chính giấy tờ cho những người cư ngụ bất hợp pháp, chấm dứt việc đoàn tụ gia đình hàng loạt, đồng thời đình chỉ việc nhập tịch vì lý do lập gia đình với người có quốc tịch Pháp.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170330-duong-vao-elysee-nghich-ly-emmanuel-macron )

ốc
03-31-2017, 02:28 AM
Giáo sư Lê Đình Thông: Kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy 32% cán bộ cao cấp ủng hộ Macron, so với 19% dành cho Fillon, 15% Marine Le Pen 15%. Nếu đắc cử, Macron tuyên bố giảm chi 25 tỷ euros trong số có 15 tỷ : bảo hiểm bệnh tật, 10: bảo hiểm thất nghiệp, 10 tỷ: các đơn vị hành chính địa phương (collectivités locales). Macron còn muốn giảm bớt 120 ngàn công chức.

Cán bộ là những ai?

25 = 15 + 10 + 10?

Triển
03-31-2017, 02:53 AM
Cán bộ cao cấp sao nhìn thấy được, cao lắm.

25 giảm chi = (5 bảo hiểm bệnh tật + 10 bảo hiểm thất nghiệp) + (10 tập thể địa phương)

ốc
04-04-2017, 02:13 PM
Who's funding France's far right?

http://www.bbc.com/news/world-europe-39478066


In 2014, the National Front took Russian loans worth €11m (£9.4m). One of the loans, for €9m, came from a small bank, First Czech Russian Bank, with links to the Kremlin.


[Marine Le Pen maintains she has never been influenced by Russian money. But last week it was revealed the National Front had applied for another Russian loan in 2016.

https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/1F61/production/_95433080_6cb3930f-05a7-4152-987a-03575d962e36.jpg

Triển
04-05-2017, 01:35 AM
Putin đang khuynh đảo những người theo chủ nghĩa dân túy khắp nơi một cách ngoạn mục.

hoài vọng
04-05-2017, 02:36 AM
Không biết anh Pú có bắt tay với anh Trâm không ? À ...anh Triển , chủ nghĩa dân túy là cho dân hít ma túy như mấy thằng lính Mỹ hít sì-ke...cần sa....:z51:

Triển
04-05-2017, 03:34 AM
Có nhiều chuyện không thể khui được từ lề phải thì vọt sang lề trái (https://www.washingtonpost.com/world/national-security/blackwater-founder-held-secret-seychelles-meeting-to-establish-trump-putin-back-channel/2017/04/03/95908a08-1648-11e7-ada0-1489b735b3a3_story.html?tid=sm_fb&utm_term=.28be52634673). Phải chờ coi Lính đại ca à.

Triển
04-05-2017, 05:07 AM
#ẢoQuân

Ngoài Lục Quân, Hải Quân, Không Quân, Đức sẽ thành lập đội quân thứ tư là "Ảo quân", với một sư đoàn đến năm 2021 có 14 ngàn 500 quân. Ở nguồn tin báo Đức (http://www.sueddeutsche.de/digital/it-sicherheit-bundeswehr-ruestet-sich-fuer-den-cyberkrieg-1.3450858), đa số sư đoàn "lính ảo" có nhiệm vụ phòng vệ mạng lưới computer của Đức. Thực sự tác chiến chỉ có một đại đội từ 60 đến 80 người, có khả năng tấn công, san bằng, hủy diệt mạng lưới computer địch.




http://i.imgur.com/0H6g4oG.png

(coi nữa) (http://www.reuters.com/article/us-germany-military-cyber-idUSKBN1712MW)

Triển
04-09-2017, 10:53 AM
#SwedenAfterTerror

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1127877-galleryV9-rbhi-1127877.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1127876-galleryV9-odkl-1127876.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1127872-galleryV9-iauo-1127872.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1127870-galleryV9-jwxp-1127870.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1127873-galleryV9-xrhz-1127873.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1127879-galleryV9-paom-1127879.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1127871-galleryV9-gbhu-1127871.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1127874-galleryV9-vrxt-1127874.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1127875-galleryV9-ngsh-1127875.jpg


(SpiegelOnline) (http://www.spiegel.de/fotostrecke/lkw-anschlag-in-stockholm-tausende-bei-gedenkfeier-fotostrecke-146491.html)

Triển
04-10-2017, 01:53 AM
#Contrast

Người trẻ này phát âm chữ H-câm theo tiếng Tây, "appening" nghe dễ thương. :)
Ngóng chờ đến 23 tây cũng hồi hộp ghê. :)






https://www.youtube.com/watch?v=Cb9z1imNmpw

Triển
04-15-2017, 09:34 PM
Facebook nhắm mục tiêu vào 30.000 tài khoản giả ở Pháp trước bầu cử

https://gdb.voanews.com/F3A3069E-68AE-48C5-A34A-E272A82AF778_w1023_r1_s.jpg

Facebook cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào 30.000 tài khoản giả ở Pháp trước cuộc bầu cử tổng thống của nước này, như một phần trong nỗ lực toàn cầu chống lại thông tin sai lạc.

Công ty này cho hay họ đang cố gắng "giảm sự lan truyền tài liệu được tạo ra thông qua hoạt động không xác thực, bao gồm spam, thông tin sai lạc hoặc các nội dung lừa đảo khác, thường được chia sẻ bởi những người tạo ra tài khoản giả mạo."

Họ nói những nỗ lực của họ "cho phép chúng tôi hành động" chống lại những tài khoản giả ở Pháp và rằng họ đang loại bỏ những trang web có lượng truy cập cao nhất.

Facebook và truyền thông Pháp cũng đang tiến hành những chương trình kiểm chứng sự thật tại Pháp để chống lại thông tin gây ngộ nhận, đặc biệt là quanh chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử tổng thống hai vòng diễn ra từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 7 tháng 5.

Nhà chức trách Châu Âu cũng đã gây áp lực lên Facebook và Twitter để loại bỏ nội dung tuyên truyền cực đoan hoặc những nội dung được đăng tải khác vi phạm luật về phát biều mang tính thù hằn và những luật khác của Châu Âu.

Facebook đã tăng cường nỗ lực chống lại việc lan truyền những tin tức giả tạo và thông tin sai lạc trên dịch vụ của mình vào tháng 12, một tháng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Vào thời điểm đó công ty cho biết họ sẽ tập trung vào những người vi phạm nặng nhất và cộng tác với những người kiểm chứng sự thật bên ngoài và các tổ chức tin tức để lọc tin tức thật khỏi những chuyện bịa đặt.

Facebook đã bị cáo buộc cho phép lan truyền những tin tức sai lạc trong những tháng trước cuộc bầu cử ở Mỹ, điều mà những người chỉ trích nói là có thể đã giúp xoay chuyển kết quả theo hướng có lợi cho Donald Trump. Từ tháng 12, công ty đã mở rộng nỗ lực của mình vượt ra ngoài nước Mỹ.


(* nguồn: VOA Tiếng Việt (http://www.voatiengviet.com/a/facebook-nham-muc-tieu-vao-30000-tai-khoan-gia-o-phap-truoc-bau-cu/3811503.html))

Ngoc Han
04-16-2017, 03:16 AM
Hiện nay có 500000 người dân Pháp có hai thẻ cử tri, hết biết, ai ghi danh hai nơi để bầu gian lận, nếu bị khám phá sẽ bị phạt nặng. Riêng ứng cử viên F.Fillon thì bị chơi xấu mỗi ngày từ tiền bạc lem nhem (trả cho vợ và con cái, dù đúng luật) đến quần áo veste, đồng hồ, được tặng, ông từng là Thủ tướng nhiệm kỳ trước 2007-2012, người có kinh nghiệm và có chương trình có thể cứu vớt nước Pháp, nhưng hởi ơi hiện thời đứng hạng tư trong bốn ứng cử viên sau cả ông Mélenchon (đảng cộng sản Pháp) Macron và M.Lepen ba người này đang dẫn đầu, chương trình nói nhiều, hứa nhiều và dĩ nhiên "ruồi bu", chờ xem tuần tới, gay cấn.
*
Pháp bỏ phiếu bằng giấy ghi tên ứng cử viên, sau 6 giờ chiều, hoặc 7 giờ tùy thành phố lớn nhỏ, họ đếm, đến 8 giờ tối TV cho biết kết quả sơ khởi (khá đúng).

Triển
04-16-2017, 10:05 AM
Hiện nay có 500000 người dân Pháp có hai thẻ cử tri, hết biết, ai ghi danh hai nơi để bầu gian lận, nếu bị khám phá sẽ bị phạt nặng.

Dân Pháp đi bầu không đem theo thẻ căn cước sao? :)
Báo chí viết bầu xong mới kiểm lại được. Kiểm lại là xong thôi.

Hiện bên Pháp có ba người dẫn là bà dân túy cánh hữu, ông
cộng sản cánh tả và anh Ma cà rồng trung dung. Tuy nhiên cả
bà cực hữu lẫn ông cộng sản đều có một chương trình tranh cử
giống nhau một điểm: thắng cử sẽ tách Pháp ra EU. Vậy dân
chúng Pháp thích ở lại EU hay là Frexit?

Nếu dân Mỹ bầu kiểu Pháp, tức là bầu trực tiếp tổng thống thì năm
ngoái bà Clinton lên tổng thống rồi.

Triển
04-16-2017, 11:16 PM
Bầu cử tổng thống
Rét lạnh trên đất Pháp

82 phần trăm dân Pháp than vãn về tình trạng kinh tế nước họ. Họ sẽ bầu một ông cộng sản hay là một bà dân túy cánh hữu vào điện Elysée? Tin tốt: Châu Âu học được bài học từ tình cảnh khó xử này.

bài bình luận của Henrik Müller

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1130480-860_poster_16x9-blpu-1130480.jpg

Pháp vô địch thế giới. Một phần ba năng lực kinh tế được chia đều cho an sinh xã hội. Không có quốc gia phương Tây nào có một một chế độ an sinh xã hội mạnh hơn. Theo đà đó thuế đóng cũng có mức cao kỷ lục: vị trí thứ hai (ngay sau Đan Mạch) theo dữ liệu của OECD.

Quốc gia này có hạnh phúc không? Pháp có mức lương tối thiểu cao nhất thế giới và thời gian làm việc trong năm ngắn nhất; tuần 35 giờ làm việc trước giờ vẫn là luật.

Tất cả những thứ ấy không có vấn đề chi để chia sẻ gánh nặng xã hội, nếu Pháp sản xuất đầy đủ và nếu dân chúng hài lòng với hệ thống của họ. Nhưng cả hai điều đều không phải.

Theo kết quả thăm dò, 82 phần trăm dân Pháp cho rằng tình trạng kinh tế trong nước họ đang xấu. 76 phần trăm nghĩ rằng quốc gia họ phát triển ngược chiều. 90 phần trăm đã mất tín nhiệm các đảng phái chính trị, 79 phần trăm không còn tin tưởng chính phủ, 74 phần trăm không tín nhiệm quốc hội, 51 phần trăm không tin tưởng tư pháp.

Kết quả thăm dò khiến người ta cảm giác rằng kết quả này của một nước thế giới thứ ba đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Chứ không phải là kết quả thăm dò của quốc gia sản sinh ra nền dân chủ phương Tây. Không phải kết quả của một quốc gia có đời sống sinh hoạt cao và nền văn hóa cao. Không phải là kết quả của một xã hội vẫn còn biết cách xây dựng một đời sống tinh tường và tràn đầy hưởng thụ.

Không. Thực ra cuộc sống ở Pháp không xấu tệ. Hầu hết dân Pháp đều trả lời hài lòng với cuộc sống riêng tư. Chỉ có cảm giác cho quốc gia mới là chuyện khác mà thôi.

Chủ Nhật tuần tới sẽ bầu cử tổng thống vòng đầu. Và nước này lại hồi hộp. Cuộc bầu cử này có thể thay đổi nước Pháp và Châu Âu.

Thời khắc của chính trị gia tự biên tự diễn

Hệ thống đảng phái ở Pháp đang trong thời kỳ tan rã. Sự nghiêm minh bầu cử lung lay. Thật khó đoán trước cũng phần vì không chắc rằng ứng cử viên nào có khả năng điều động chính những người hâm mộ mình.

Ba người đứng đầu trong các cuộc thăm dò là một người phụ nữ theo dân túy cực hữu, một nhà cựu đầu tư và một ông theo dân túy cực tả - bà Marine Le Pen, ông Emmanuel Macron và ông Jean-Luc Mélenchon.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1120592-640_panofree-wgcj-1120592.jpg
François Fillon, Emmanuel Macron, Jean-Luc-Mélenchon, Marine Le Pen và Benoît Hamon (từ trái sang phải)

Cả ba người đều đang di chuyển trong phạm vi ngoài tôn chỉ các đảng phái cổ điển. Trong khi bà Le Pen biến dạng đảng Mặt Trận Quốc Gia (Nationale Front) theo ý của mình, thì Macron và Mélenchon ít nhiều là lãnh tụ chính trị các phong trào tự tạo . Những người có khuynh hướng xã hội và vì dân không đóng vai trò nào đáng kể trong cuộc bầu cử tổng thống này.

Người phụ nữ quốc gia và ông cộng sản

Phải nói rõ rằng cả Le Pen lẫn Mélenchon đều muốn phá vỡ hệ thống chính trị. Bên cực hữu lẫn cực tả đều khước từ Cộng Đồng Chung Châu Âu theo cấu trúc hiện tại, Le Pen có lý do bên phe quốc gia, đối với bà nước Pháp là trên hết và không bị ràng buộc bởi Bruxelles hoặc như Jean-Luc Mélenchon thì vì lý tưởng không chịu theo ai do ông muốn chi đều hơn nữa cho xã hội an sinh vì các luật lệ của EU phá vỡ.

Việc đáng báo động theo thăm dò của tờ "Le Figaro" là Mélenchon đang được xem là chính trị gia được đa số dân Pháp muốn trao cho vai trò quan trọng: 47 phần trăm. Không có chính trị gia nào đạt được con số ấy.

Còn đáng báo động hơn nữa là nếu Le Pen và Mélenchon trở thành 2 ứng cử viên có số phiếu mạnh nhất sau cuộc bầu thì chỉ còn họ đấu với nhau ở vòng hai cuộc bầu cử tổng thống vào 7 Tây tháng Năm. Chức vụ tổng thống chỉ còn có thể trao cho bà quốc gia hoặc là ông cộng sản mà thôi. Vì vậy cả Châu Âu trong vòng tuần tới sẽ phải ngụp lặn trong sự sống còn khủng hoảng.

Chắc ăn hơn là ông Emmanuel Macron tự do thiên tả, cho đến nay theo thăm dò sẽ dẫn đầu lần bầu thứ hai, là người cổ súy cho một nước Pháp cởi mở, có khả năng cạnh tranh trong nội bộ Châu Âu. Với ông ta EU có thể tân trang mình. Nhưng liệu ông ta có thể vận động đủ cử tri thực sự bầu cho ông ta hay không thì rất mù mờ.

Tại sao tình trạng lại tồi tệ đến như vậy?

Thuế má cao, năng lực kém: Vive la Trance!

Các xì-căng-đan chính trị và tâm trạng tự tác của các chính trị gia truyền thống đã đóng một vai trò lớn. Ứng cử viên tổng thống François Fillon phe bảo thủ trong lúc làm dân cử dường như từng mang lại công ăn việc làm dạng quý phái cho gia đình mình, mà gần đây bị mang tiếng là nguyên mẫu tân sinh (Archétype) của loại người tham nhũng.

Tuy nhiên tất cả những thứ đó dân chúng không lưu tâm nhiều nếu tình trạng kinh tế khả quan hơn. Thực sự nhà nước Pháp rất đắt đỏ và thiếu hiệu quả. So với các quốc gia Bắc Âu, đánh thuế cao nhưng dịch vụ công cộng tuyệt đỉnh có ích cho một nền kinh tế năng động, thì hiệu quả của nước Pháp khá yếu.

Chỉ số thất nghiệp được tính toán theo chuẩn định cao hơn gấp ba lần Đức, cũng do sự tăng trưởng kinh tế yếu. 63 phần trăm dân Pháp bị liên lụy vào thị trường lương bổng sút giảm hoặc giậm chân tại chỗ từ năm 2005, theo tính toán của McKinsey Global Institute. Sự chênh lệch thu nhập cao hơn Đức. Trong phương diện giáo dục Pháp cũng yếu đi như kết quả các cuộc khảo sát PISA. Khả năng cạnh tranh của Pháp trên thế giới dần dà lung lay.

Trong lúc miền quê sút giảm trông thấy thì sự tăng trưởng kinh tế chỉ tập trung ở một vài thành thị. Theo OECD khảo sát, tăng trưởng tổng sản lượng nội địa đã giảm đi phân nửa trong toàn vùng Paris trong thập niên trước.

Mặc dù thu thuế cao và chi nhiều, nợ nhà nước vẫn cao hơn 1 phần 3 so với Đức tính theo tỉ lệ năng lực kinh tế. Các hãng xưởng thiếu nợ nằm ở mức 50% cao hơn bên Đức.

Điều rất rõ ràng là người Pháp theo cách làm kinh tế như vậy sẽ không thể chịu đựng nổi về lâu về dài.

Tuy nhiên các giải pháp được bà dân túy cực hữu Le Pen và ông dân túy cực tả Mélenchon đề xướng quá đơn giản đến độ sai lạc. Tự co rút trước cạnh tranh thế giới, tăng thuế hàng loạt, in tiền để chi trả cho nhà nước, rồi còn thêm chương trình tuần tự chèn ép những người bị cáo buộc là có lỗi (người ngoại quốc và\hoặc là giới khoa học gia).

Tất cả các hành động đó thuần túy thuộc vào loại chính sách kinh tế dân túy (bạn nhớ đón xem nội dung đại hội đảng dân túy cực hữu AfD bên Đức ngày thứ Bảy này). Theo kinh nghiệm thì các chính sách này sẽ phản tác dụng kinh tế mà chính nó hứa hẹn. Nhưng phía chính trị thì kiểu hứa hẹn này thành công đến dễ sợ.

(* nguồn: theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/wirtschaft/frankreich-wahl-wie-marine-le-pen-europa-ins-chaos-stuerzen-koennte-a-1143518.html) )

Triển
04-20-2017, 10:00 AM
#Xăm mình phải vô tù

Một cán bộ đảng NPD, đảng cực hữu ở Đức, đã cởi trần đi tắm ở hồ bơi công cộng. Có người chụp ảnh phía sau lưng anh chàng cán bộ này mang lên facebook chú thích, thời này vẫn có người vênh váo đi rong như vậy. Cảnh sát hay được và điều tra anh kia xăm hình trại tập trung thời Đức Quốc Xã với dòng chữ châm biếm: "Nồi nào vung nấy". Sau gần 2 năm công tố viện tố cáo. Nay toà xét sau nhiều lần kiện tụng quyết định phạt anh này ngồi tù không ân xá ... "8 tháng" tội giới thiệu tội ác Đức Quốc Xã công khai.

http://image.stern.de/7420364/16x9-2000-1125/31ad76ffc7d62cda13de9b6f7f959037/WK/tattoo.jpg

(theo Stern (http://www.stern.de/politik/deutschland/nazi-tattoo-bringt-npd-politiker-haftstrafe-ein-7420000.html))

thuykhanh
04-20-2017, 01:12 PM
Hai nhân viên cảnh sát bị bắn, một người thiệt mạng,
tại Champ Elysees, Paris; nhà cầm quyền nói dân chúng nên tránh vùng này

April 20 at 3:44PM


Báo chí địa phương mới đưa tin có tiếng súng nổ ở Champs Elysees.
Một nhân viên Cảnh sát và một hung thủ bị chết , theo Reuters.

Tin tức sẽ được cập nhật sau.

thuykhanh
04-20-2017, 09:03 PM
Attack in Paris

IS tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ này:

http://my.xfinity.com/video/terror-attack-on-champs-lys-es-in-paris/925951043671/Comcast/ABCNews_newest?cid=featurednews_sf_paris&tab=news

http://www.voanews.com/a/paris-shooting-/3818882.html

Triển
04-20-2017, 09:29 PM
Attack in Paris

IS tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ này:


Theo tin tức của tờ Spiegel (http://www.spiegel.de/panorama/justiz/paris-schiesserei-auf-champs-elysees-mindestens-ein-polizist-getoetet-a-1144151.html), cảnh sát cho biết hung thủ là một người Pháp, 39 tuổi, năm 2005 từng bị kết án ngồi tù 5 năm vì giết 3 người trong đó có 2 cảnh sát.

Triển
04-21-2017, 05:26 AM
#Có mặt tại chuồng chim

Trâm có mặt tại chuồng chim ngay. Còn muốn ảnh hưởng sang cuộc bầu cử của Pháp Chủ Nhật tuần này. Trâm nghĩ rằng EU suy yếu vì Le Pen thắng cử tách nước Pháp ra khỏi EU thì nước Mỹ được lợi ích gì chăng?



http://i.imgur.com/FAAmLR1.png

(* nguồn: Chuồng chim của Trâm)

Triển
04-21-2017, 10:52 PM
#Bứt bông, #Cực hữu, #Cộng Sản, #Trung Dung, #Cực hữu, #Cộng Sản ....




Bầu cử tổng thống Pháp: Tiếng vang lớn tại Bỉ và Đức

Mai Vân
Đăng ngày 21-04-2017
Sửa đổi ngày 21-04-2017 22:54

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-04-19t202243z_1045590368_up1ed4j1klul9_rtrmadp_3_fran ce-election-le-pen.jpg
Đức lo ngại thắng lợi của bà Marine Le Pen, ứng viên đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia FN.
REUTERS/Robert Pratta

Bầu cử tổng thống Pháp đâu chỉ là mối quan tâm của người Pháp : các nước láng giềng cũng hướng nhìn về sự kiện 5 năm một lần này.

Có nước thậm chí còn xôn xao theo dõi không kém gì bầu cử của chính mình, như vương quốc Bỉ, nhất là trong vùng nói tiếng Pháp Wallonie phía nam, bao gồm Bruxelles. Phóng viên AFP tại Bruxelles đã ghi nhận trong bài phóng sự các cuộc tranh luận sôi nổi về các ứng viên tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, Marine Le Pen, François Fillon hay Jean-Luc Mélenchon.

Chủ bút của tập san Politique tại Bruxelles, Henri Goldman khẳng định "người Bỉ quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Pháp như thể là số phận của họ dính vào đấy". Họ vui mừng hay lo âu dán mắt vào điểm tín nhiệm người họ ủng hộ, và không điều gì mà không biết như vụ Pénélope gate, tai tiếng việc làm giả của bà Pénélope Fillon.

Thái độ quan tâm đặc biệt này đối với chính trị Pháp, có lẽ do đời sống chính trị Bỉ quá quanh co, người dân cảm nhận bị tước quyền chọn lựa lãnh đạo : Tại Bỉ thủ tướng được chọn sau các cuộc thương lượng gay go mất hàng tháng trời giữa hơn một chục đảng phái sau bầu cử Quốc Hội theo thể thức tỷ lệ. Cho nên họ rất hứng khởi trước cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp, theo hình thức phổ thông đầu phiếu ở Pháp. Tình hình năm 2017, với nhiều sự cố, diễn biến bất ngờ, gay cấn đến giờ phút chót càng làm dân Bỉ say mê.

Trong các đợt mít tinh ở Paris và Marseille, ứng viên Mélenchon, phong trào Nước Pháp Bất Khuất đã có sự ủng hộ rất nhiệt tình của vùng "Wallonie bất khuất", những ủng hộ viên này hãnh diện khoe những lá cờ với hình một chú gà trống đỏ trên nền vàng, biểu tượng vùng Wallonie.

Truyền thông Bỉ huy động lực lượng đưa tin

Trước sự say mê của dân chúng, giới truyền thông cũng rộn rịp theo dõi, đưa tin như thể là đây là một cuộc bầu cử của nước Bỉ, với nào là phỏng vấn trực tiếp, nào là phóng sự, với đặc phái viên tường thuật tại chỗ. Một thông tín viên đài truyền hình Bỉ tại Paris, Pierre Marlet giải thích : "Dân chúng Bỉ theo dõi rất sát cuộc bầu cử ở Pháp, nói đến rất nhiều như thể là người Pháp bầu thay cho họ".

Vùng nói tiếng Pháp theo dõi như thế còn dễ hiểu, nhưng vùng nói tiếng Hà Lan phía bắc cũng không thua kém gì. Truyền thông vùng này cũng dán mắt vào cuộc chạy đua vào điện Elysée : Một thông tín viên đài truyền hình vùng này cho biết là họ có vẻ còn quan tâm nhiều hơn là cuộc bầu cử vừa qua ở Hà Lan. Theo nhà báo Steven Decraene, "vụ tai tiếng Fillon, phong trào mới của Macron, những chủ đề của Le Pen và hiện tượng Mélenchon đã đập mạnh vào trí tưởng tượng, gây ấn tượng không ít".

Kết quả sẽ được loan báo trước Pháp

Theo dõi sát sao thì dĩ nhiên cũng nôn nóng muốn biết kết quả sớm. Truyền thông Bỉ có thói quen là nhanh chóng công bố ngay những tin đầu tiên có được, trong khi đồng nghiệp Pháp thì bị hạn chế hơn, không được quyền công bố bất cứ điều gì trước khi phòng phiếu đóng cửa. Cho nên cứ mỗi lần có bầu cử ở nước láng giềng, thì truyền thông Bỉ lại căng thẳng chuẩn bị đón cư dân mạng Pháp truy cập để tìm kết quả.

Nhân cuộc bầu sơ bộ đảng Xã Hội, nhật báo La Libre Belgique đã đưa kết quả 2 tiếng đồng hồ trước đồng nghiệp Pháp. Nhà báo Pierre Marlet giải thích là người Pháp biết là muốn nhanh chóng thấy được xu hướng thì phải đi tìm thông tin trên truyền thông Bỉ và Thụy Sĩ.

Đức e ngại Le Pen đắc cử

Đức, nước đầu tàu châu Âu cùng với Pháp, không thể thờ ơ trước cuộc bầu tổng thống của thành viên châu Âu quan trọng này. Nhưng thông tín viên RFI tại Berlin, Pascal Thibaut, nhìn thấy mối quan tâm rất lớn, không chỉ trong giới chính trị truyền thông, mà còn rất lớn nơi dân chúng. Pascal hóm hỉnh cho là mối quan tâm này lớn đến nỗi một người Pháp ở Đức, hễ ló mặt ra đường là thế nào cũng bị hỏi ngay : Liệu Marine Le Pen có sẽ đắc cử hay không ?

Người ta có thể nói nôm na là nước Đức đang lo sợ, sợ rằng sau Brexit và Trump, hai sự kiện mà các cuộc thăm dò đã dự báo trước, sáng ngày 08/05 lại thức dậy với tin không hay. Tại Đức người ta đang lo ngại mất đi người đồng minh chủ yếu và thấy châu Âu đứng bên bờ vực thẳm.

Truyền thông Đức đưa tin rất nghiêm túc. Có rất nhiều bài báo nói đến bà Bà Marine Le Pen, "mối hiểm nguy" hàng đầu đối với Đức. Một khám phá đối với Đức là ứng viên Emmanuel Macron, được nói nhiều đến thời gian gần đây. Người thứ ba được chú ý nữa là Jean-Luc Mélenchon, sau khi ông vươn lên đứng hàng thứ 3 trong các cuộc thăm dò dư luận.

Mối quan tâm này của Đức phần nào có thể được giải thích do Berlin cũng được các ứng viên tổng thống Pháp đề cập đến, như một ví dụ nên hoặc không nên noi theo. Có người cũng viếng thăm Đức trong chương trình vận động của họ. Bà Marine Le Pen thường hay tấn công vào Đức, nói đúng hơn là vào thủ tướng Merkel và chính sách nhập cư của bà. Nhưng nếu điều này không mấy gây ngạc nhiên, ngược lại những luận điệu bài Đức nơi một số ứng viên khác, đặc biệt là ông Mélenchon, thì rất được chú ý tại đây.

Các ứng viên khác đã đến Đức và gặp giới lãnh đạo, thủ tướng như các ông Macron, Hamon, Fillon càng thu hút thêm sự chú ý. Đến nỗi mà các truyền thông Đức đã không ngần ngại lên tiếng ủng hộ người này hay người nọ. Hiện nay họ ủng hộ Macron, xem ông là "thành trì" ngăn chặn Marine Le Pen. Quan điểm thiên châu Âu của ông đã thuyết phục ngay cả giới bảo thủ ở Đức.

Bộ trưởng Tài Chính Đức Wolfgang Schauble, Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, không ngần ngại nói là ông sẽ bỏ phiếu cho ứng viên Macron, nếu ông là người Pháp! Ông Martin Schulz, tân chủ tịch đảng Dân Chủ Xã Hội khẳng định phần ông thì sẽ bỏ phiếu cho Benoit Hamon. Bộ trưởng Ngoại Giao Đức Sigmar Gabriel cũng thiên về Macron, tương tự như phần đông trí thức Đức.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170421-bau-cu-tong-thong-phap-tieng-vang-lon-bi-duc )

Triển
04-22-2017, 09:27 PM
Cộng hòa Pháp
Tự do - bình đẳng - bác ái

Sau cuộc bầu hôm nay sẽ chúng ta sẽ đoán được châm ngôn của Phú Lang Sa có "trừ" đi chữ gì như Việt Nam không: Độc Lập trừ tự do trừ hạnh phúc

http://scd.rfi.fr/sites/filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_par3118216_0.jpg

Triển
04-23-2017, 11:17 AM
Tiên đoán đầu tiên (20 giờ) có vẻ như ông cộng sản bị loại, chỉ còn bà dân túy cực hữu và ông trung dung.


http://i.imgur.com/PZquTzN.jpg

(nguồn: Le Figaro (http://www.lefigaro.fr/))

Triển
04-24-2017, 03:31 AM
Macron đối đầu với Le Pen:
Châu Âu trên lối rẽ


Brusselles/Berlin (dpa) - Châu Âu sẽ đứng ở ngã rẽ ở sự kiện bầu cử tổng thống lần 2 của Pháp vào ngày 7 tháng Năm. Liệu dân Pháp hai tuần nữa có bầu người trẻ tự do thiên tả Emmanuel Macron lên làm tổng thống hay không?
Nếu được thì Cộng Đồng Chung Châu Âu và Đức tiếp tục xem Pháp là một đối tác dù sự tín nhiệm không phải lúc nào cũng ít phức tạp. Nhưng nếu người phụ nữ dân túy cực hữu Marine Le Pen dẫn đầu cuộc đua thì có lẽ EU và bộ đôi ăn khớp truyền thống Pháp - Đức sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Theo kết quả bầu cử vòng một hôm Chủ Nhật ông Macron có cơ hội cao hơn mặc dù theo các tiên đoán thì ông ta trên Le Pen ít thôi. Bởi vì các ứng cử viên thua sút đã lập tức khuyến cáo những người hâm mộ mình chuyển sang ủng hộ Macron. Tuy nhiên vụ Le Pen đạt được kết quả khá như vậy đã đủ khiến cho các chính trị gia EU lạnh xương sống. Nghị sĩ Châu Âu đảng SPD Đức Jo Leinen gọi kết quả đó là "dễ sợ".

Vì sao nếu Le Pen thắng cử là "sự kết thúc Châu Âu" đối với nhiều người?

Pháp bất bình với các ấn định khác nhau của EU trong khi Đức hỗ trợ. Vì lý do suy yếu kinh tế mà Ba Lê đã vượt qua mức ấn định thâm hụt 3,0% tổng sản lượng nội địa trong khu vực Châu Âu. Trong khi Brussel quyết ý giữ luật lệ thì Le Pen chỉ trích rằng Pháp bị chỉ thị liên tục. Vấn đề nóng hổi thứ nhì là chính sách tị nạn của EU qua việc phân phối người tị nạn đến Ý và Hy Lạp. Điểm thứ ba là đe dọa khủng bố trong Châu Âu vì biên giới mở. Nỗi căm phẫn lên EU quá lớn.

Macron muốn gì?

Khác hơn hầu hết các ứng cử viên tổng thống kia, ông Macron, 39 tuổi với phong trào "Tiến Bước" đứng về phía EU rõ ràng và muốn làm việc chung với Đức. Trong chương trình tranh cử của ông ta, có điểm phát triển làm việc chung về chính sách phòng thủ sánh vai với Berlin. Tuy nhiên ông ta nói thêm: "Châu Âu cũng phải thay đổi." Macron muốn có cuộc hội họp dân chúng của toàn lục địa già để "tìm lại hướng đi cho kế hoạch Châu Âu". Thêm vào đó Macron có thêm nhiều sáng kiến cải cách cho khu vực đồng Euro. Mà trong số đó có ý tưởng các nước thành viên của khu vực đồng Euro có chính sách chi tiêu riêng của mình.

Nếu Le Pen thắng cử thì có ý nghĩa gì với Đức?

Bà thủ tướng Đức Angela Merkel giấu ý nghĩ của mình trong những tuần vừa qua. Tuy nhiên bà có gián tiếp gửi ra tín hiệu bà mong muốn cuộc diện bầu cử tổng thống có kết quả thế nào: Bà đã gặp gỡ Macron còn Le Pen thì rõ ràng là không. Phát ngôn viên của Merkel nhấn mạnh rằng, với chính sách của Le Pen chẳng có "một điểm tương đồng nào cả". Cả bà Merkel lẫn đối thủ đảng SPD Martin Schulz đều không muốn sánh vai với một nguyên thủ nước Pháp muốn thoát ly EU. Nếu không sự hợp tác quan trọng trong nhiều thập niên sẽ bị đóng băng. Nếu Pháp quay lưng với EU, Đức sẽ phải nắm vai trò là quốc gia duy nhất ổn định sự bền vững Châu Âu mạnh mẽ hơn nữa.

Còn với Macron thì thế nào?

Theo sự ủng hộ Châu Âu của Macron và ủng hộ trục Đức-Pháp thì đối với Berlin, Macron là một đối tác dễ làm việc, bất kể là sau cuộc bầu cử liên bang Đức vào mùa Thu là bà Merkel hoặc là ông Schulz làm thủ tướng. Có hai điểm nóng vẫn còn đó: điểm thứ nhất vẫn chưa rõ là liệu ngôi sao trẻ tuổi phi đảng phái nhận được sự ủng hộ đa số chính sách của ông ta trong cuộc bầu cử quốc hội ở Pháp sắp tới hay không. Nếu không thì Châu Âu và cả Đức có đe dọa bị tê liệt và không an toàn. Và nếu ông ta giỏi hùng biện thì ông sẽ vào cuộc cãi vả với bà Merkel. Bà Merkel không muốn có những cải cách rộng lớn trong EU như Macron đề nghị. Mới đây ông bộ trưởng bộ tài chánh Đức, Wolfgang Schäuble cũng từ chối rõ ràng về việc cải cách lớn trong khu vực đồng Euro.

Nguồn tham khảo:

http://www.epc.eu/documents/uploads/pub_7501_2017electionsacrosseurope.pdf
http://www.zeit.de/2017/11/pierre-moscovici-praesidentschaftswahl-marine-le-pen-interview
http://www.wort.lu/de/politik/eu-kommissionspraesident-jean-claude-juncker-im-zdf-dann-trage-ich-schwarz-5851c0ca53590682caf16301
http://www.faz.net/aktuell/politik/inland/sigmar-gabriel-spricht-im-interview-ueber-europa-und-trump-14879920.html
http://www.politico.eu/article/jean-claude-juncker-marine-le-pen-wont-win/
http://www.n-tv.de/politik/Le-Pen-droht-mit-Frexit-article19685342.html
https://storage.googleapis.com/en-marche-fr/COMMUNICATION/Programme-Emmanuel-Macron.pdf




(* dịch từ nguồn bài viết: http://www.sueddeutsche.de/news/politik/wahlen-macron-gegen-le-pen-europa-am-scheideweg-dpa.urn-newsml-dpa-com-20090101-170423-99-169585 )

Triển
04-24-2017, 08:06 AM
#Markets boosted




https://www.youtube.com/watch?v=9qvjyiWatmI

Triển
04-25-2017, 10:06 AM
#Đức bầu hạ viện

Quốc hội Đức sẽ chính thức được bầu mới vào ngày 24 tháng Chín năm 2017. Nhưng ba tuần nữa sẽ có cuộc đấu khẩu trực tiếp truyền hình giữa hai ứng cử viên đảng lớn là Merkel (CDU/CSU trung hữu) và Schulz (SPD trung tả). Thường chỉ có ứng cử viên thủ tướng của hai đảng này đấu khẩu. Những đảng còn lại quá yếu chỉ có thể liên minh nên không hề có ứng cử viên thủ tướng. Tuy nhiên người Đức không có kiểu đấu khẩu mạt sát nhau như người Mỹ. Họ rất giữ thể diện cho đôi bên. Cho nên ai thích xem show võ miệng thì sẽ thất vọng. Chỉ có người thích lý luận chính trị thì xem đấu khẩu ứng cử viên thủ tướng ở Đức mới thấy thoải mái.


http://img.zeit.de/politik/deutschland/2017-04/schulz-merkel-tv-duell/wide__820x461__desktop

(theo die Zeit (http://www.zeit.de/politik/deutschland/2017-04/bundestagswahl-tv-duell-angela-merkel-martin-schulz))

Triển
04-26-2017, 09:56 PM
#Dẹp Đại Học

CEU - Central European University là đại học của tỉ phú Mỹ, ông George Soros được thành lập ở nhiều nước Đông Âu sau khi bức màn sắt sụp đổ để cổ súy nền dân chủ, phổ biến nền dân chủ đến giới trẻ. Gần đây nguyên thủ Hung Gia Lợi và chính quyền theo dân túy cánh hữu của y đã ra luật cấm các trường Đại học dạy tại Hung Gia Lợi nhưng không có cơ sở tại quốc gia nguyên thủy của mình. CEU không có cơ sở ở Mỹ. Điều luật này chỉ nhằm dẹp đại học CEU là cái gai truyền bá dân chủ đến sinh viên Hung Gia Lợi mà thôi. Đông đảo sinh viên ở Hung Gia Lợi biểu tình khắp nơi không chỉ ở Hung Gia Lợi.

Quốc hội Châu Âu gửi thư cảnh cáo chính phủ Hung Gia Lợi đã vi phạm hiệp ước EU về việc này. Orban hôm qua thân hành bay sang Bruxelles / Bỉ để điều trần và nghe chỉ trích trước Quốc hội Châu Âu. Tuy nhiên ông ta tỏ ra bình tĩnh không đổi sắc mặt. Các loại kiện tụng vi phạm luật lệ EU đối với các nước thành viên rất nhiều. Được biết Hung Gia Lợi bị tổng cộng 87 vụ kiện cáo vi phạm luật lệ Châu Âu. Riêng nước Đức bị khởi kiện đến 196 vụ.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1134238-860_poster_16x9-zdis-1134238.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1134469-860_poster_16x9-nkkr-1134469.jpg
Thủ tướng Viktor Orbán điều trần trước Quốc hội Châu Âu


(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/europaeische-union-viktor-orban-weist-vorwuerfe-im-eu-parlament-zurueck-a-1145016.html))

Triển
04-27-2017, 05:09 AM
#Giả danh khủng bố



Nghi ngờ một người lính Đức đóng vai người tị nạn khủng bố

http://media-cdn.sueddeutsche.de/image/sz.1.3481538/940x528?v=1493291861000

Một người lính Đức giả người tị nạn chiến tranh từ Syria và đã lên kế hoạch khủng bố. Theo công tố viện Frankfurt cho biết sau một ngày bắt người đàn ông 28 tuổi đang trong khóa huấn luyện ở Hammelburg, rằng người đại úy Đức này đã khai man danh tính nộp đơn tị nạn và nhận tiền trợ cấp. Anh này đóng quân ở thành phố Illkirch thuộc Elsass thuộc đơn vị nhảy dù trong một lữ đoàn Đức - Pháp. Thanh tra cho rằng đây là một trường hợp đặc biệt có động cơ thù ghét người ngoại quốc.

Người lính Đức đóng quân bên Pháp này bị tình nghi từ ba tháng trước vì anh ta giấu một khẩu súng 7,65 li trong nhà cầu của phi trường ở Viena. Lúc anh ta định lấy khẩu súng lục từ chỗ giấu ra thì bị nhà chức trách Áo bắt tạm giữ vào ngày 3 Tây tháng Hai. Anh lính này không có giấy phép xử dụng khẩu súng này. Khẩu súng này cũng không thuộc súng của quân đội Đức, bởi vì súng lục bình thường của quân đội Đức có đạn 9 li.

Theo sự điều tra của công tố viện và Bộ hình sự liên bang Đức (BKA) thì người đàn ông này đã giả dạng người tị nạn Syria ghi danh dưới tên khác xin tị nạn ở trại chuyển tiếp ở Gießen vào cuối tháng Mười Hai năm 2015. Đầu tháng Giêng năm 2016 anh này nộp đơn xin tị nạn ở trại chuyển tiếp thuộc thành phố Zirndorf. Theo đó thì nhà chức trách hoàn toàn không nghi ngờ lúc anh này ghi danh. Sau đó y còn được nhận chỗ ở trong một trại tị nạn và từ tháng Giêng năm 2016 cũng được nhận tiền dưới tên tuổi giả.

Một nữ phát ngôn viên của Bộ hình sự cho biết, "Không phải vì anh ta đóng quân ở Pháp rồi phải ở đó mỗi ngày. Y có thể tự do đi lại trong thời gian nghỉ." Đã tìm thấy căn cứ động cơ thù ghét người ngoại quốc ở anh lính này. Vì vậy người ta nghi ngờ rằng anh này trước đó giấu vũ khí ở phi trường Viena đã có lên kế hoạch phạm tội hình sự, bà tổng biện lý Nadja Niesen cho biết. Chi tiết chưa được biết thêm.

Tiếp theo là một nghi phạm sinh viên 24 tuổi khác

Trong kế hoạch khủng bố có lẽ có sự hợp tác của một sinh viên 24 tuổi. Anh này cũng đã bị bắt. Thanh tra cũng tìm thấy nơi anh này các dẫn chứng có bối cảnh thù ghét người ngoại quốc. Cả hai đều là người quê quán ở thành phố Offenbach và liên lạc qua email với nhau. Thanh tra đã tìm thấy trong nhà người sinh viên này các vật thể phạm luật giữ vũ khí, luật vũ khí chiến tranh và luật chất nổ.

90 cảnh sát của bộ hình sự và cảnh sát tiểu bang Hessen và tiểu bang Bayern cũng như cảnh sát Áo và an ninh Pháp đã lục xét hôm thứ Tư 16 phòng ốc và cơ sở quân đội Đức, Áo và Pháp. Ngoài nhà của 2 nghi phạm, thanh tra cũng theo dõi nhà cửa của những người bị nghi can. Họ đã tịch thu điện thoại di động, máy móc Laptops và các giấy tờ tài liệu lấy được.


(theo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/politik/frankfurt-terrorverdacht-gegen-deutschen-soldaten-der-sich-als-fluechtling-ausgab-1.3481155))

Triển
04-28-2017, 03:42 AM
#Ẩu đả

Bây giờ tôi mới hiểu tại sao xứ Marcedonia được gật đầu từ năm 2005 nhưng tìm hoài cũng không ra cái hẹn tiến tới thảo luận việc gia nhập EU. Không thể nào nói chuyện bằng miệng với nhau.




https://www.youtube.com/watch?v=ZF4OtyFWt0w

Triển
04-29-2017, 11:03 PM
#Châu Âu cương với chị Mây

#Chị Merkel cũng cứng với chị Mây: No illusion! :)



https://www.youtube.com/watch?v=M-Zq7vnXb_U

Triển
04-30-2017, 10:36 PM
Nga nổi giận vì Sputnik và RT bị ứng viên tổng thống Pháp Macron từ chối
Thụy My

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-04-27t153837z_488154217_rc1109b94c90_rtrmadp_3_france-election-macron.jpg
Ứng viên Emmanuel Macron (G), vận động thanh niên ở Sarcelles, ngoại ô Paris. Ảnh 27/04/2017.
REUTERS/Martin Bureau


Matxcơva hôm qua 27/04/2017 lên án đội ngũ của ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron phân biệt đối xử khi từ chối cho hai cơ quan truyền thông Nga tham gia các sự kiện. Phía ông Macron khẳng định tờ Sputnik và đài RT (Russia Today) là « các cơ quan tuyên truyền của Nhà nước », chuyên « đưa các thông tin dối trá một cách có hệ thống ».

Hai cơ quan báo chí được Nhà nước Nga tài trợ cho biết đã bị mời ra khỏi trụ sở của ban chỉ huy chiến dịch tranh cử của ông Emmanuel Macron hôm Chủ nhật tuần trước, khi đến để đưa tin kết quả vòng một.

Quyết định này khiến Matxcơva giận dữ. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga tố cáo một sự vi phạm tự do báo chí « quá đáng », cho rằng « đây là một sự phân biệt đối xử » với truyền thông Nga, của « ứng cử viên tổng thống một nước luôn chú trọng tự do ngôn luận ».

Một phát ngôn viên phong trào « Tiến Bước ! » của ông Emmanuel Macron khẳng định với Reuters là sẵn sàng giải thích với chính quyền Nga, cùng với đầy đủ chứng cớ cho việc từ chối Sputnik và RT. Phát ngôn viên này nhấn mạnh không coi đây là hai tổ chức báo chí mà « thực sự là cơ quan tuyên truyền của Nhà Nước », « chuyên đưa tin bịa đặt một cách có hệ thống » - một hiện tượng « khá đặc thù ».

Nga bị nghi ngờ đứng sau một loạt vụ tấn công tin tặc trong những tháng gần đây nhắm vào phong trào « Tiến Bước ! ». Theo báo cáo của công ty an ninh mạng Trend Micro hôm thứ Ba 25/4, phong trào này là mục tiêu tấn công của một nhóm tin tặc Nga trong tháng Ba.

Emmanuel Macron, ứng viên trung dung ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu, được cho là có nhiều khả năng thắng ứng viên cực hữu thân Nga, bà Marine Le Pen. Tổng thống Nga Putin đã tiếp bà Le Pen hồi tháng Ba, nhưng Kremlin vẫn khẳng định không dành ưu ái cho chủ tịch đảng cực hữu Pháp.

Ngoài ra, Nga còn bị tố cáo là đã tấn công tin học vào đảng Dân Chủ Mỹ và bà Hillary Clinton, nhằm giúp ông Donald Trump thắng cử tổng thống năm ngoái. Berlin cũng bày tỏ quan ngại có bàn tay của Matxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc Hội Đức tháng Chín tới.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170428-nga-noi-gian-vi-sputnik-va-rt-bi-ung-vien-tong-thong-phap-macron-tu-choi?ref=fb_i )

Triển
05-02-2017, 12:21 AM
#Đạo văn

Cuối tuần này Pháp bầu tổng thống vòng 2. Cuộc chiến tranh cử càng gay gắt.
Trên mạng lòi ra đoạn phim chị cực hữu dân túy chôm chỉa nguyên văn của anh trung hữu cộng hòa (anh Phi Dông, đã lọt sổ vòng một 10 ngày trước)



https://www.youtube.com/watch?v=MUhI5p9T81k

Triển
05-02-2017, 03:48 AM
#Né


http://i.imgur.com/Apf0MqL.png


(coi nữa) (https://travel.state.gov/content/passports/en/alertswarnings/Europe.html)

Nhã Uyên
05-02-2017, 04:42 AM
#Đạo văn

Cuối tuần này Pháp bầu tổng thống vòng 2. Cuộc chiến tranh cử càng gay gắt.
Trên mạng lòi ra đoạn phim chị cực hữu dân túy chôm chỉa nguyên văn của anh trung hữu cộng hòa (anh Phi Dông, đã lọt sổ vòng một 10 ngày trước)


Ngay cả khi mình không hiểu tiếng Pháp cũng nhận thấy bà Lê Pen hợp ca với ông Phi Long.:) Thêm bà Trâm sẽ thành ban tam ca Pháp Mỹ Mê Pen Long.

Nhã Uyên
05-02-2017, 05:02 AM
#Né

(coi nữa) (https://travel.state.gov/content/passports/en/alertswarnings/Europe.html)





Rồi Châu Âu sẽ đưa ra cảnh cáo du lịch nước Mỹ? Rủi ro tử nạn do trúng súng đạn ở Mỹ cũng cao lắm lắm.

Triển
05-02-2017, 09:44 AM
http://i.imgur.com/WX6KuJA.png

(src.: https://twitter.com/MaximEristavi )

Triển
05-02-2017, 10:17 AM
#Né

(coi nữa) (https://travel.state.gov/content/passports/en/alertswarnings/Europe.html)


Rồi Châu Âu sẽ đưa ra cảnh cáo du lịch nước Mỹ? Rủi ro tử nạn do trúng súng đạn ở Mỹ cũng cao lắm lắm.

Có lâu rồi Nhã Uyên:



http://i.imgur.com/nOCJvqi.jpg

(* nguồn: trang mạng bộ ngoại vụ Đức (http://www.auswaertiges-amt.de/DE/Laenderinformationen/00-SiHi/UsaVereinigteStaatenSicherheit.html?nn=555292?nnm= 555292))



Dịch lại:





Cảnh giác an ninh đặc biệt của riêng các quốc gia

Khủng bố

Chính phủ Mỹ nhấn mạnh cảnh cáo trước các cuộc khủng bố và kêu gọi hãy đặc biệt cảnh giác.

Các biện pháp an ninh gia tăng đối với tất cả các chuyến bay đến Mỹ. Hành khách trước khi đi nên dành nhiều thời gian lên kế hoạch (ít nhất 3 giờ đồng hồ) để có thể kịp thời qua các chặng kiểm soát trước khi lên máy bay. Ngoài ra có lời khuyên nên kịp thời hỏi trước các hãng hàng không được phép mang theo vật thể gì trong xách tay.

Bạn có thể có thêm tin tức trên trang mạng của Department of Homeland Security (http://www.dhs.gov/) và trang kế tiếp sau đây: Transportation Security Administration (http://www.tsa.gov/)

Hình sự

Bạn nên luôn để ý vật dụng có giá trị của mình. Tiền bạc, vé và các vật có giá trị khác nên được bảo quản tại nơi an toàn, ví dụ trong két sắt của khách sạn. Ở Mỹ đồ vật có giá trị cũng không nên bỏ lại trong xe. Đặc biệt ở các phi trường, các nhà ga xe buýt hoặc là các nhà ga xe lửa thì phải cẩn thận bị móc túi! Khuyến cáo cho mọi trường hợp đặc biệt là giấy tờ quan trọng tính luôn vé máy bay hãy sao ra bản sao và giữ riêng.

Ở Mỹ so sánh với ở đây dễ dàng sở hữu vũ khí hơn. Nếu bạn là nạn nhân bị cướp có vũ khí, bạn đừng cố tự vệ.

Triển
05-04-2017, 06:21 AM
Cuộc tranh luận ra khỏi lề từ giây phút đầu tiên

Bài viết của Sascha Lehnartz

Người Pháp được xem một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống. Với kiểu la làng lăng mạ cá nhân, bà Marine Le Pen đã kéo đối thủ ông Macron của mình xuống nước theo trình độ của bà.

https://www.welt.de/img/politik/ausland/mobile164232189/5981629157-ci23x11-w680/Frankreich-Praesidentenwahl.jpg

Sau cùng các ứng cử viên tổng thống có tiết mục "carte blanche", họ có 2 phút để trình bày một đề tài từ đáy lòng mà trong hai giờ đồng hồ do tranh luận kéo dài mà chưa nói được. Trong một khoảnh khắc thật ngắn có được cảm giác ở những giây phút cuối rằng cuộc tranh luận có một trình độ chấp nhận được, sau một buổi thảo luận toàn là đấu võ miệng thô tục dai dẳng.

Emmanuel Macron hứa hẹn khi làm tổng thống sẽ hỗ trợ quyền lợi của người khuyết tật và đặc biệt là những người bị bệnh tự kỷ có được phương tiện chăm sóc tốt hơn. Marine Le Pen trả lời rằng dĩ nhiên bà cũng sẽ cải thiện tình trạng những người bị giới hạn. Nhưng sau đó bà cũng chêm vào được một câu phụ chú mang so sánh người khuyết tật với người nhập cư. Rằng ngân sách đã tốn nhiều tiền cho người nhập cư mà người tự kỷ chẳng còn được bao nhiêu. Kiểu biện hộ xảy ra gần như theo kiểu như vậy. Đó là một trong hàng loạt ý tưởng tung ra kiểu trồng chuối ngược đầu mà Marine Le Pen trong đêm trình diễn trước màn hình phải suy nghĩ lại này.

Dân Pháp được mục kích một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống trong lịch sử nền đệ ngũ cộng hòa. Những ai hôm nay vẫn chưa biết Chủ Nhật này phải bầu cho ai, cũng sẽ không rút tỉa được gì qua chương trình này. Nói cách khác: Ai ngày hôm nay vẫn chưa biết rằng họ sẽ bầu ai ngày Chủ Nhật coi như là hết thuốc chữa.

Các cuộc tranh luận tay đôi trên truyền hình lúc trước có trình độ hơn

Sự đột nhập kinh khủng về trình độ thảo luận càng rõ rệt hơn khi cao điểm của cuộc tranh luận lần trước được lặp lại: Giscard d’Estaing, người bóp chết Mitterrand năm 1974 với câu nói: "Ông không có được hết lòng dân".

Jacques Chirac, người vào năm 1988 từng nghĩ rằng mình siêu việt khi nhập đề rằng, ông ta hiện diện đêm nay không ở trong cương vị thủ tướng và đối thủ của ông ta, ông François Mitterrand cũng không phải là tổng thống. Họ chỉ là hai ứng cử viên tổng thống, cho nên ông ta cũng sẽ không xưng hô "thưa ông tổng thống" mà chỉ nói là "thưa ông Mitterrand" mà thôi.

Ông tổng thống tiếu lâm trả đũa câu độc rằng: "Ông nói hoàn toàn có lý, thưa ông thủ tướng". Nicolas Sarkozy người từng ném một câu năm 2007 cho bà Ségolène Royal: "Làm tổng thống là phải bình tĩnh".

Rồi sau cùng đến François Hollande trước đây 5 năm trong buổi tranh luận với Nicolas Sarkozy luôn luôn cướp ngôi với 16 lần lặp đi lặp lại ngữ vựng "Nếu tôi là tổng thống ..." - và trước 18 triệu dân Pháp xem truyền hình ông giới thiệu mình biến thành một lực lượng cà lăm.

Người dẫn chương trình chỉ theo dõi như không có can dự gì

Một loại tuyệt phẩm có ảnh hưởng quyết định cho cuộc bầu cử như vậy lần này khán giả không được chiêm ngưỡng. Cuộc tranh luận lần này đã leo lề ngay từ phút đầu. Cũng do hai người dẫn chương trình mà đáng lý họ không xứng đáng được nhận gọi như vậy.

Bà Nathalie Saint-Cricq và ông Christophe Jakubyszyn trông có vẻ như người được thắng giải có hai cái vé ngồi hàng đầu. Rất tiếc dường như không có ai nói cho họ biết là họ phải dẫn dắt một chương trình tranh luận chức tổng thống cả. Họ ngồi xem hai ứng cử viên cứ tiếp tục lăng mạ nhau như không có can dự gì.

Tuy rằng việc cãi nhau từ phút ban đầu theo phong cách kê tủ đứng bằng miệng không phải chỉ vì lý do bất tham dự của hoạt náo viên mà còn đặc biệt vì kiểu giận dữ cấu cào của bà Marine Le Pen.

Bà này nhập cuộc như một con chó săn vịt được chích Ketamine. Với câu mở lời đầu tiên bà đã đối đầu với Macron ngay: Ông là ứng cử viên của sự toàn cầu hóa, của phá hợp đồng, của dân đầu têu tài chánh, của thứ người từ kỹ nghệ - ngắn gọn: là một người chuyên về đầu tư ngân hàng lãnh đạm.

Le Pen mắng Macron là tôi tớ của Angela Merkel

Với kiểu đánh phủ đầu bằng cách lăng mạ cá nhân, Marine Le Pen đã làm được một điều: bà ta kéo được đối thủ của mình xuống nước theo trình độ của mình. Đối thủ của bà vui vẻ kê lại: Marine Le Pen mới vừa chứng minh bà ấy có đầu óc sâu sắc, Macron nói, một người phụ nữ thừa hưởng tính cách cực hữu của cha, cứ tiếp tục bình thản cái "Logorrhoe" - tầm phào của bà ấy. Trong giọng điệu này họ tiếp tục tranh luận 2 giờ đồng hồ.

Le Pen tự phong hết lúc này đến lúc khác danh hiệu "Nữ ứng cử viên của dân" và mắng Macron là người thừa kế của Hollande, là kẻ thất bại an ninh chính trị, là tôi tớ của Angela Merkel, là người khinh khi giới lao động tay chân và kẻ vũ phu thấp hèn, là (một chữ chửi thú vị) "Europeist" (Thằng hám châu âu), là một người mở cửa biên giới, là một người thấu hiểu khủng bố - và luôn luôn là kẻ đại diện một nước Pháp chỉ biết "thần phục". Khi thì thần phục Đức, khi thì thần phục Mỹ, khi thần phục thị trường tài chánh, khi thì thần phục Cộng đồng chung châu Âu. Chiến thuật của Le Pen là "trump-hóa" cuộc tranh luận, cự tuyệt mọi cách nói chuyện nghiêm túc.

Macron: "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí"

Macron trả đũa bằng cách gọi Le Pen là người đại diện cho sự thù hằn và đại diện cho những người ghét ngoại quốc, đại diện cho sự tụt hậu, của quá khứ. Đặc biệt là ông ta cáo buộc bà này khi là "người man trá" và "không có kiến thức". "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí" („n’importe quoi“), ông ấy ném vào đầu bà này gần chục lần.

Thực sự bà Marine Le Pen không cho được ấn tượng vững vàng khi bàn về các đề tài có sách có chứng. May mắn cho bà là không bị quá nhiều trận. Nếu có thì bà bị lung lay và ghi chú lung tung lên giấy. Bà nhầm lẫn giữa các nhà cho thuê mạng điện thoại với các công ty cung cấp năng lượng lúc bà cố gắng dồn ông cựu bộ trưởng kinh tế trách nhiệm vụ bán sạch nền kỹ nghệ Pháp.

https://www.welt.de/img/politik/ausland/mobile164232190/9911627067-ci23x11-w680/People-watch-a-live-broadcast-telev.jpg

Khi gặp phải phản biện bà thường chỉ tối đa là phản ứng bằng cách cười nhạo báng. Bà cáo buộc Macron "làm cố vấn 4 năm cho Hollande và 2 năm làm bộ trưởng", ý bà là nhiệm kỳ tổng thống chỉ kéo dài có 5 năm.

Bà giới thiệu một đề nghị lộn xộn gây cấn về việc xử dụng lại đồng Franc cho người Pháp cũng như đồng Ecu cho việc kế toán - đồng thời vẫn giữ đồng Euro cho các công ty lớn. Và tương đối ít bất ngờ là việc bà muốn đóng ngay tất cả cửa biên giới và "đuổi" sạch các đối tượng có nguy cơ khủng bố.

Macron muốn thấy một nước Pháp mạnh mẽ trong Châu Âu

Macron cố gắng chống chọi như điều ông gọi là "Tinh thần chủ bại" thành "Tinh thần chủ chiến". Le Pen muốn "thoát thân khỏi dòng lịch sử", còn ông ta thì muốn "một nước Pháp mạnh mẽ trong một Châu Âu được bảo vệ". Việc ông mất lý trí sau cùng khi chửi bà đối thủ là "ký sinh trùng của hệ thống" xem như không được hoàn toàn thanh lịch cho lắm.

Các kế hoạch của Macron có vẻ còn nhiều chỗ chưa chín chắn, và một số thành phần sản xuất trong dân chúng có thể khó đè nén bực dọc về cái kênh kiệu của đứa con 39 tuổi đa tài kia. Kiểu trình bày của ông này luôn mang một chút dáng vẻ dạy đời. Trong trường hợp bình thường có lẽ người ta sẽ cầu mong cho anh chàng "lên thẳng" này phải nên thua một trận bầu cử để bay trở về với thực tế một chút. Nhưng mà nước Pháp không còn thời gian mơ mộng nữa.

Theo thăm dò đầu tiên của đài truyền hình BFMTV có 63 phần trăm dân Pháp nghĩ rằng Macron sẽ thắng trong cuộc đấu tay đôi này, cuộc bầu mà giới truyền thông Pháp e dè gọi là "căng thẳng" hoặc là "mạnh bạo". Có 35 phần xem Marien Le Pen sẽ dẫn đầu.

Chỉ có thể hi vọng rằng các con số này gần gũi với thực tế. Bởi vì hoặc là Macron thắng cử vào Chủ Nhật tuần này, còn không là nước Pháp tự bỏ cuộc.

(* theo Welt.de (https://www.welt.de/politik/ausland/article164232002/Eine-Debatte-die-von-der-ersten-Minute-an-entgleiste.html) )

Triển
05-04-2017, 09:47 PM
#Giả danh khủng bố



Nghi ngờ một người lính Đức đóng vai người tị nạn khủng bố

http://media-cdn.sueddeutsche.de/image/sz.1.3481538/940x528?v=1493291861000

Một người lính Đức giả người tị nạn chiến tranh từ Syria và đã lên kế hoạch khủng bố. Theo công tố viện Frankfurt cho biết sau một ngày bắt người đàn ông 28 tuổi đang trong khóa huấn luyện ở Hammelburg, rằng người đại úy Đức này đã khai man danh tính nộp đơn tị nạn và nhận tiền trợ cấp. Anh này đóng quân ở thành phố Illkirch thuộc Elsass thuộc đơn vị nhảy dù trong một lữ đoàn Đức - Pháp. Thanh tra cho rằng đây là một trường hợp đặc biệt có động cơ thù ghét người ngoại quốc.

Người lính Đức đóng quân bên Pháp này bị tình nghi từ ba tháng trước vì anh ta giấu một khẩu súng 7,65 li trong nhà cầu của phi trường ở Viena. Lúc anh ta định lấy khẩu súng lục từ chỗ giấu ra thì bị nhà chức trách Áo bắt tạm giữ vào ngày 3 Tây tháng Hai. Anh lính này không có giấy phép xử dụng khẩu súng này. Khẩu súng này cũng không thuộc súng của quân đội Đức, bởi vì súng lục bình thường của quân đội Đức có đạn 9 li.

Theo sự điều tra của công tố viện và Bộ hình sự liên bang Đức (BKA) thì người đàn ông này đã giả dạng người tị nạn Syria ghi danh dưới tên khác xin tị nạn ở trại chuyển tiếp ở Gießen vào cuối tháng Mười Hai năm 2015. Đầu tháng Giêng năm 2016 anh này nộp đơn xin tị nạn ở trại chuyển tiếp thuộc thành phố Zirndorf. Theo đó thì nhà chức trách hoàn toàn không nghi ngờ lúc anh này ghi danh. Sau đó y còn được nhận chỗ ở trong một trại tị nạn và từ tháng Giêng năm 2016 cũng được nhận tiền dưới tên tuổi giả.

Một nữ phát ngôn viên của Bộ hình sự cho biết, "Không phải vì anh ta đóng quân ở Pháp rồi phải ở đó mỗi ngày. Y có thể tự do đi lại trong thời gian nghỉ." Đã tìm thấy căn cứ động cơ thù ghét người ngoại quốc ở anh lính này. Vì vậy người ta nghi ngờ rằng anh này trước đó giấu vũ khí ở phi trường Viena đã có lên kế hoạch phạm tội hình sự, bà tổng biện lý Nadja Niesen cho biết. Chi tiết chưa được biết thêm.

Tiếp theo là một nghi phạm sinh viên 24 tuổi khác

Trong kế hoạch khủng bố có lẽ có sự hợp tác của một sinh viên 24 tuổi. Anh này cũng đã bị bắt. Thanh tra cũng tìm thấy nơi anh này các dẫn chứng có bối cảnh thù ghét người ngoại quốc. Cả hai đều là người quê quán ở thành phố Offenbach và liên lạc qua email với nhau. Thanh tra đã tìm thấy trong nhà người sinh viên này các vật thể phạm luật giữ vũ khí, luật vũ khí chiến tranh và luật chất nổ.

90 cảnh sát của bộ hình sự và cảnh sát tiểu bang Hessen và tiểu bang Bayern cũng như cảnh sát Áo và an ninh Pháp đã lục xét hôm thứ Tư 16 phòng ốc và cơ sở quân đội Đức, Áo và Pháp. Ngoài nhà của 2 nghi phạm, thanh tra cũng theo dõi nhà cửa của những người bị nghi can. Họ đã tịch thu điện thoại di động, máy móc Laptops và các giấy tờ tài liệu lấy được.


(theo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/politik/frankfurt-terrorverdacht-gegen-deutschen-soldaten-der-sich-als-fluechtling-ausgab-1.3481155))







Hiện anh lính trẻ này đang bị bắt giam trong lúc điều tra. Hôm nay lại lòi ra một chi tiết mới. Anh đại uý này đã trộm của quân đội Đức 1000 viên đạn các loại súng G36, G3, P8. Luận án ra trường của anh này có nhiều yếu tố cực hữu. Hậu quả là bà bộ trưởng bộ quốc phòng đã ra lệnh điều tra cả cấp trên của anh này. Sự việc ngày một nghiêm trọng. Thứ Năm hôm qua bà bộ trưởng quốc phòng đã họp với một 100 tướng lãnh để cố vấn sự việc. Người ta có nghi ngờ trong quân đội Đức có len lỏi phe nhóm cực hữu "có hệ thống".

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/bundeswehr-soldat-franco-a-hortete-1000-schuss-munition-a-1146177.html))




G36:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/04/Domok_g36.JPG


G3:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b8/DCB_Shooting_G3_pictures.jpg



P8:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/02/HK_P8.gif


(* nguồn hình Wiki)

Triển
05-04-2017, 10:54 PM
Cuộc tranh luận ra khỏi lề từ giây phút đầu tiên

Bài viết của Sascha Lehnartz

Người Pháp được xem một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống. Với kiểu la làng lăng mạ cá nhân, bà Marine Le Pen đã kéo đối thủ ông Macron của mình xuống nước theo trình độ của bà.

https://www.welt.de/img/politik/ausland/mobile164232189/5981629157-ci23x11-w680/Frankreich-Praesidentenwahl.jpg

Sau cùng các ứng cử viên tổng thống có tiết mục "carte blanche", họ có 2 phút để trình bày một đề tài từ đáy lòng mà trong hai giờ đồng hồ do tranh luận kéo dài mà chưa nói được. Trong một khoảnh khắc thật ngắn có được cảm giác ở những giây phút cuối rằng cuộc tranh luận có một trình độ chấp nhận được, sau một buổi thảo luận toàn là đấu võ miệng thô tục dai dẳng.

Emmanuel Macron hứa hẹn khi làm tổng thống sẽ hỗ trợ quyền lợi của người khuyết tật và đặc biệt là những người bị bệnh tự kỷ có được phương tiện chăm sóc tốt hơn. Marine Le Pen trả lời rằng dĩ nhiên bà cũng sẽ cải thiện tình trạng những người bị giới hạn. Nhưng sau đó bà cũng chêm vào được một câu phụ chú mang so sánh người khuyết tật với người nhập cư. Rằng ngân sách đã tốn nhiều tiền cho người nhập cư mà người tự kỷ chẳng còn được bao nhiêu. Kiểu biện hộ xảy ra gần như theo kiểu như vậy. Đó là một trong hàng loạt ý tưởng tung ra kiểu trồng chuối ngược đầu mà Marine Le Pen trong đêm trình diễn trước màn hình phải suy nghĩ lại này.

Dân Pháp được mục kích một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống trong lịch sử nền đệ ngũ cộng hòa. Những ai hôm nay vẫn chưa biết Chủ Nhật này phải bầu cho ai, cũng sẽ không rút tỉa được gì qua chương trình này. Nói cách khác: Ai ngày hôm nay vẫn chưa biết rằng họ sẽ bầu ai ngày Chủ Nhật coi như là hết thuốc chữa.

Các cuộc tranh luận tay đôi trên truyền hình lúc trước có trình độ hơn

Sự đột nhập kinh khủng về trình độ thảo luận càng rõ rệt hơn khi cao điểm của cuộc tranh luận lần trước được lặp lại: Giscard d’Estaing, người bóp chết Mitterrand năm 1974 với câu nói: "Ông không có được hết lòng dân".

Jacques Chirac, người vào năm 1988 từng nghĩ rằng mình siêu việt khi nhập đề rằng, ông ta hiện diện đêm nay không ở trong cương vị thủ tướng và đối thủ của ông ta, ông François Mitterrand cũng không phải là tổng thống. Họ chỉ là hai ứng cử viên tổng thống, cho nên ông ta cũng sẽ không xưng hô "thưa ông tổng thống" mà chỉ nói là "thưa ông Mitterrand" mà thôi.

Ông tổng thống tiếu lâm trả đũa câu độc rằng: "Ông nói hoàn toàn có lý, thưa ông thủ tướng". Nicolas Sarkozy người từng ném một câu năm 2007 cho bà Ségolène Royal: "Làm tổng thống là phải bình tĩnh".

Rồi sau cùng đến François Hollande trước đây 5 năm trong buổi tranh luận với Nicolas Sarkozy luôn luôn cướp ngôi với 16 lần lặp đi lặp lại ngữ vựng "Nếu tôi là tổng thống ..." - và trước 18 triệu dân Pháp xem truyền hình ông giới thiệu mình biến thành một lực lượng cà lăm.

Người dẫn chương trình chỉ theo dõi như không có can dự gì

Một loại tuyệt phẩm có ảnh hưởng quyết định cho cuộc bầu cử như vậy lần này khán giả không được chiêm ngưỡng. Cuộc tranh luận lần này đã leo lề ngay từ phút đầu. Cũng do hai người dẫn chương trình mà đáng lý họ không xứng đáng được nhận gọi như vậy.

Bà Nathalie Saint-Cricq và ông Christophe Jakubyszyn trông có vẻ như người được thắng giải có hai cái vé ngồi hàng đầu. Rất tiếc dường như không có ai nói cho họ biết là họ phải dẫn dắt một chương trình tranh luận chức tổng thống cả. Họ ngồi xem hai ứng cử viên cứ tiếp tục lăng mạ nhau như không có can dự gì.

Tuy rằng việc cãi nhau từ phút ban đầu theo phong cách kê tủ đứng bằng miệng không phải chỉ vì lý do bất tham dự của hoạt náo viên mà còn đặc biệt vì kiểu giận dữ cấu cào của bà Marine Le Pen.

Bà này nhập cuộc như một con chó săn vịt được chích Ketamine. Với câu mở lời đầu tiên bà đã đối đầu với Macron ngay: Ông là ứng cử viên của sự toàn cầu hóa, của phá hợp đồng, của dân đầu têu tài chánh, của thứ người từ kỹ nghệ - ngắn gọn: là một người chuyên về đầu tư ngân hàng lãnh đạm.

Le Pen mắng Macron là tôi tớ của Angela Merkel

Với kiểu đánh phủ đầu bằng cách lăng mạ cá nhân, Marine Le Pen đã làm được một điều: bà ta kéo được đối thủ của mình xuống nước theo trình độ của mình. Đối thủ của bà vui vẻ kê lại: Marine Le Pen mới vừa chứng minh bà ấy có đầu óc sâu sắc, Macron nói, một người phụ nữ thừa hưởng tính cách cực hữu của cha, cứ tiếp tục bình thản cái "Logorrhoe" - tầm phào của bà ấy. Trong giọng điệu này họ tiếp tục tranh luận 2 giờ đồng hồ.

Le Pen tự phong hết lúc này đến lúc khác danh hiệu "Nữ ứng cử viên của dân" và mắng Macron là người thừa kế của Hollande, là kẻ thất bại an ninh chính trị, là tôi tớ của Angela Merkel, là người khinh khi giới lao động tay chân và kẻ vũ phu thấp hèn, là (một chữ chửi thú vị) "Europeist" (Thằng hám châu âu), là một người mở cửa biên giới, là một người thấu hiểu khủng bố - và luôn luôn là kẻ đại diện một nước Pháp chỉ biết "thần phục". Khi thì thần phục Đức, khi thì thần phục Mỹ, khi thần phục thị trường tài chánh, khi thì thần phục Cộng đồng chung châu Âu. Chiến thuật của Le Pen là "trump-hóa" cuộc tranh luận, cự tuyệt mọi cách nói chuyện nghiêm túc.

Macron: "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí"

Macron trả đũa bằng cách gọi Le Pen là người đại diện cho sự thù hằn và đại diện cho những người ghét ngoại quốc, đại diện cho sự tụt hậu, của quá khứ. Đặc biệt là ông ta cáo buộc bà này khi là "người man trá" và "không có kiến thức". "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí" („n’importe quoi“), ông ấy ném vào đầu bà này gần chục lần.

Thực sự bà Marine Le Pen không cho được ấn tượng vững vàng khi bàn về các đề tài có sách có chứng. May mắn cho bà là không bị quá nhiều trận. Nếu có thì bà bị lung lay và ghi chú lung tung lên giấy. Bà nhầm lẫn giữa các nhà cho thuê mạng điện thoại với các công ty cung cấp năng lượng lúc bà cố gắng dồn ông cựu bộ trưởng kinh tế trách nhiệm vụ bán sạch nền kỹ nghệ Pháp.

https://www.welt.de/img/politik/ausland/mobile164232190/9911627067-ci23x11-w680/People-watch-a-live-broadcast-telev.jpg

Khi gặp phải phản biện bà thường chỉ tối đa là phản ứng bằng cách cười nhạo báng. Bà cáo buộc Macron "làm cố vấn 4 năm cho Hollande và 2 năm làm bộ trưởng", ý bà là nhiệm kỳ tổng thống chỉ kéo dài có 5 năm.

Bà giới thiệu một đề nghị lộn xộn gây cấn về việc xử dụng lại đồng Franc cho người Pháp cũng như đồng Ecu cho việc kế toán - đồng thời vẫn giữ đồng Euro cho các công ty lớn. Và tương đối ít bất ngờ là việc bà muốn đóng ngay tất cả cửa biên giới và "đuổi" sạch các đối tượng có nguy cơ khủng bố.

Macron muốn thấy một nước Pháp mạnh mẽ trong Châu Âu

Macron cố gắng chống chọi như điều ông gọi là "Tinh thần chủ bại" thành "Tinh thần chủ chiến". Le Pen muốn "thoát thân khỏi dòng lịch sử", còn ông ta thì muốn "một nước Pháp mạnh mẽ trong một Châu Âu được bảo vệ". Việc ông mất lý trí sau cùng khi chửi bà đối thủ là "ký sinh trùng của hệ thống" xem như không được hoàn toàn thanh lịch cho lắm.

Các kế hoạch của Macron có vẻ còn nhiều chỗ chưa chín chắn, và một số thành phần sản xuất trong dân chúng có thể khó đè nén bực dọc về cái kênh kiệu của đứa con 39 tuổi đa tài kia. Kiểu trình bày của ông này luôn mang một chút dáng vẻ dạy đời. Trong trường hợp bình thường có lẽ người ta sẽ cầu mong cho anh chàng "lên thẳng" này phải nên thua một trận bầu cử để bay trở về với thực tế một chút. Nhưng mà nước Pháp không còn thời gian mơ mộng nữa.

Theo thăm dò đầu tiên của đài truyền hình BFMTV có 63 phần trăm dân Pháp nghĩ rằng Macron sẽ thắng trong cuộc đấu tay đôi này, cuộc bầu mà giới truyền thông Pháp e dè gọi là "căng thẳng" hoặc là "mạnh bạo". Có 35 phần xem Marien Le Pen sẽ dẫn đầu.

Chỉ có thể hi vọng rằng các con số này gần gũi với thực tế. Bởi vì hoặc là Macron thắng cử vào Chủ Nhật tuần này, còn không là nước Pháp tự bỏ cuộc.

(* theo Welt.de (https://www.welt.de/politik/ausland/article164232002/Eine-Debatte-die-von-der-ersten-Minute-an-entgleiste.html) )






Hôm qua báo Đức bình luận, hôm nay coi báo Tây bình luận .... :)



Pháp : Tranh luận nảy lửa giữa Macron-Le Pen

Thu Hằng, Thùy Dương
Đăng ngày 04-05-2017
Sửa đổi ngày 04-05-2017 17:30

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-03t203208z_1754479483_up1ed531l1jcf_rtrmadp_3_fran ce-election-debate.jpg
Ứng cử viên tổng thống Pháp 2017: Emmanuel Macron (P) và Marine Le Pen chụp ảnh chung trước khi bước vào cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 03/05/2017.
REUTERS/Eric Feferberg

Tối hôm qua, 03/05/2017, cuộc tranh luận truyền hình nhằm mục đích thuyết phục các cử tri còn lưỡng lự hoặc sẽ vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 ngày 07/05, giữa hai ứng viên tổng thống Marine Le Pen và Emmanuel Maron đã trở thành một cuộc đối đầu nảy lửa và lộn xộn với những lời chỉ trích « ăn miếng trả miếng ».

Khoảng 16,5 triệu khán giả đã theo dõi cuộc tranh luận kéo dài hơn 2 giờ 30 trên các kênh truyền hình TF1 và France 2. Các chủ đề chính được hai ứng viên tổng thống tranh luận là vấn đề kinh tế, vị trí của nước Pháp trong Liên Hiệp Châu Âu và khu vực đồng euro, an ninh-khủng bố, thị trường lao động và giáo dục.

Theo rút thăm, bà Le Pen bắt đầu buổi tranh luận và ông Macron là người kết luận. Tuy nhiên, ngay những phút đầu tiên, ứng viên cực hữu đảng Mặt Trận Quốc Gia (Front National, FN) đã tấn công trực diện đối thủ Emmanuel Macron thuộc phong trào Tiến Bước! (En Marche!), cho rằng ông là « ứng viên của tiến trình toàn cầu hóa man dại, tình trạng bấp bênh, tư tưởng cộng đồng », tất cả đều do tổng thống thuộc đảng Xã Hội sắp mãn nhiệm François Hollande giật dây.

Ông Macron đáp trả bà Le Pen là ứng viên gieo rắc « hận thù » và « dối trá », không muốn « một cuộc tranh luận dân chủ, công bằng và cởi mở ». Hai ứng viên liên tục cáo buộc nhau « nói dối », « sai sự thật ».

Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng trên vấn đề khủng bố thánh chiến, nhà máy Whirlpool tại Amiens sẽ bị chuyển sang Ba Lan và nước Pháp rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu và khối đồng tiền chung.

Trên mạng Twitter, ông Jean-Luc Mélenchon, ứng viên đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (La France insoumise), về thứ 4 trong vòng 1, đánh giá : « Không một ai trong hai người tỏ ra xuất sắc. Một cuộc cãi vã vụn vặt. Nực cười. Thảm họa cho đất nước ».

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh France Inter ngày 04/05, ứng viên Emmanuel Macron cho rằng phải « đánh bại » Mặt Trận Quốc Gia « dù bị ô danh một chút ». Ông khẳng định là nạn nhân của những lời xúc phạm « từ nhiều tháng qua trên internet ».

Cuộc tranh luận tối 03/05 là cơ hội để ông đáp trả một cách đầy đủ. Ông cũng cho biết « đã nghĩ rất nhiều đến Jacques Chirac », vì trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002, ứng viên lọt vào vòng hai Jacques Chirac đã khiến công luận bất ngờ khi từ chối tranh luận trực tiếp với ông Jean-Marie Le Pen, cha của bà Marine Le Pen.

Thăm dò ý kiến sau tranh luận

Theo thăm dò ý kiến Elabe thực hiện cho BFM TV sau cuộc tranh luận tối 03/05 trên truyền hình giữa hai ứng viên tổng thống Emmanuel Macron và Marine Le Pen, 63% số người được hỏi đánh giá chương trình tranh cử của ứng viên của phong trào Tiến Bước! thuyết phục hơn chương trình tranh cử của đối thủ đảng cực hữu. Ứng viên Le Pen chỉ được 34% số người được hỏi ủng hộ.

Những con số này cho thấy ứng viên Macron đang có ưu thế hơn so với bà Le Pen. Tỉ lệ trên cũng khớp với kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu công bố hôm Chủ Nhật 07/05, theo đó 60% số người được hỏi có ý định bỏ phiếu cho Macron trong vòng 2 diễn ra vào ngày 07/05.

Ngày 04/05, ứng viên Marine Le Pen đánh giá là dù cuộc tranh luận « làm thay đổi các thông lệ », nhưng điều này là quan trọng để « thức tỉnh người dân Pháp ». Theo AFP, bà Le Pen cũng giải thích mục đích của bà là « vén màn bí mật » về tính cách cũng như con đường hoạt động chính trị của đối thủ Macron.

Trong khi đó, ứng viên Emmanuel Macron cùng ngày 04/05 đã khởi kiện đối thủ Marine Le Pen là « tung tin giả », « vu khống » Macron khi nói rằng ông có tài khoản ở thiên đường thuế khóa ở Bahamas trong buổi tranh luận được truyền hình trực tiếp tối hôm trước. Một nguồn tin tư pháp tiết lộ Viện Công Tố Paris ngay lập tức đã mở cuộc điều tra ban đầu việc Marine Le Pen « tung tin giả ».

Về chương trình vận động cử tri, ứng viên Marine Le Pen hôm nay tới tiếp xúc cử tri tại tỉnh Ille et Vilaine và Somme (tây bắc Pháp), còn ứng viên Emmanuel Macron sẽ tổ chức mít-tinh tại vùng Albi (phía nam nước Pháp).


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170504-phap-tranh-luan-truyen-hinh-macron-le-pen-nay-lua-va-lon-xon )

Triển
05-04-2017, 11:23 PM
Hôm qua báo Đức bình luận, hôm nay coi báo Tây bình luận .... :)



Pháp : Tranh luận nảy lửa giữa Macron-Le Pen

Thu Hằng, Thùy Dương
Đăng ngày 04-05-2017
Sửa đổi ngày 04-05-2017 17:30

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-03t203208z_1754479483_up1ed531l1jcf_rtrmadp_3_fran ce-election-debate.jpg
Ứng cử viên tổng thống Pháp 2017: Emmanuel Macron (P) và Marine Le Pen chụp ảnh chung trước khi bước vào cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 03/05/2017.
REUTERS/Eric Feferberg

Tối hôm qua, 03/05/2017, cuộc tranh luận truyền hình nhằm mục đích thuyết phục các cử tri còn lưỡng lự hoặc sẽ vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 ngày 07/05, giữa hai ứng viên tổng thống Marine Le Pen và Emmanuel Maron đã trở thành một cuộc đối đầu nảy lửa và lộn xộn với những lời chỉ trích « ăn miếng trả miếng ».

Khoảng 16,5 triệu khán giả đã theo dõi cuộc tranh luận kéo dài hơn 2 giờ 30 trên các kênh truyền hình TF1 và France 2. Các chủ đề chính được hai ứng viên tổng thống tranh luận là vấn đề kinh tế, vị trí của nước Pháp trong Liên Hiệp Châu Âu và khu vực đồng euro, an ninh-khủng bố, thị trường lao động và giáo dục.

Theo rút thăm, bà Le Pen bắt đầu buổi tranh luận và ông Macron là người kết luận. Tuy nhiên, ngay những phút đầu tiên, ứng viên cực hữu đảng Mặt Trận Quốc Gia (Front National, FN) đã tấn công trực diện đối thủ Emmanuel Macron thuộc phong trào Tiến Bước! (En Marche!), cho rằng ông là « ứng viên của tiến trình toàn cầu hóa man dại, tình trạng bấp bênh, tư tưởng cộng đồng », tất cả đều do tổng thống thuộc đảng Xã Hội sắp mãn nhiệm François Hollande giật dây.

Ông Macron đáp trả bà Le Pen là ứng viên gieo rắc « hận thù » và « dối trá », không muốn « một cuộc tranh luận dân chủ, công bằng và cởi mở ». Hai ứng viên liên tục cáo buộc nhau « nói dối », « sai sự thật ».

Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng trên vấn đề khủng bố thánh chiến, nhà máy Whirlpool tại Amiens sẽ bị chuyển sang Ba Lan và nước Pháp rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu và khối đồng tiền chung.

Trên mạng Twitter, ông Jean-Luc Mélenchon, ứng viên đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (La France insoumise), về thứ 4 trong vòng 1, đánh giá : « Không một ai trong hai người tỏ ra xuất sắc. Một cuộc cãi vã vụn vặt. Nực cười. Thảm họa cho đất nước ».

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh France Inter ngày 04/05, ứng viên Emmanuel Macron cho rằng phải « đánh bại » Mặt Trận Quốc Gia « dù bị ô danh một chút ». Ông khẳng định là nạn nhân của những lời xúc phạm « từ nhiều tháng qua trên internet ».

Cuộc tranh luận tối 03/05 là cơ hội để ông đáp trả một cách đầy đủ. Ông cũng cho biết « đã nghĩ rất nhiều đến Jacques Chirac », vì trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002, ứng viên lọt vào vòng hai Jacques Chirac đã khiến công luận bất ngờ khi từ chối tranh luận trực tiếp với ông Jean-Marie Le Pen, cha của bà Marine Le Pen.

Thăm dò ý kiến sau tranh luận

Theo thăm dò ý kiến Elabe thực hiện cho BFM TV sau cuộc tranh luận tối 03/05 trên truyền hình giữa hai ứng viên tổng thống Emmanuel Macron và Marine Le Pen, 63% số người được hỏi đánh giá chương trình tranh cử của ứng viên của phong trào Tiến Bước! thuyết phục hơn chương trình tranh cử của đối thủ đảng cực hữu. Ứng viên Le Pen chỉ được 34% số người được hỏi ủng hộ.

Những con số này cho thấy ứng viên Macron đang có ưu thế hơn so với bà Le Pen. Tỉ lệ trên cũng khớp với kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu công bố hôm Chủ Nhật 07/05, theo đó 60% số người được hỏi có ý định bỏ phiếu cho Macron trong vòng 2 diễn ra vào ngày 07/05.

Ngày 04/05, ứng viên Marine Le Pen đánh giá là dù cuộc tranh luận « làm thay đổi các thông lệ », nhưng điều này là quan trọng để « thức tỉnh người dân Pháp ». Theo AFP, bà Le Pen cũng giải thích mục đích của bà là « vén màn bí mật » về tính cách cũng như con đường hoạt động chính trị của đối thủ Macron.

Trong khi đó, ứng viên Emmanuel Macron cùng ngày 04/05 đã khởi kiện đối thủ Marine Le Pen là « tung tin giả », « vu khống » Macron khi nói rằng ông có tài khoản ở thiên đường thuế khóa ở Bahamas trong buổi tranh luận được truyền hình trực tiếp tối hôm trước. Một nguồn tin tư pháp tiết lộ Viện Công Tố Paris ngay lập tức đã mở cuộc điều tra ban đầu việc Marine Le Pen « tung tin giả ».

Về chương trình vận động cử tri, ứng viên Marine Le Pen hôm nay tới tiếp xúc cử tri tại tỉnh Ille et Vilaine và Somme (tây bắc Pháp), còn ứng viên Emmanuel Macron sẽ tổ chức mít-tinh tại vùng Albi (phía nam nước Pháp).


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170504-phap-tranh-luan-truyen-hinh-macron-le-pen-nay-lua-va-lon-xon )




Tranh luận Macron-Le Pen : Cuộc đụng độ giữa oán hận và lý trí

Trọng Thành
Đăng ngày 04-05-2017
Sửa đổi ngày 04-05-2017 18:45

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/macron_lepen_3_5_2017.jpg
Hai ứng cử viên Emmanuel Macron (t) và Marine Le Pen
REUTERS/Christian Hartmann

« Cãi cọ ầm ĩ », « tranh cãi hỗn loạn », « đấu khẩu dữ dội », « cận chiến », « giành giật từng câu chữ » hay « vũng bùn không lối thoát »… là những từ ngữ mà nhiều báo Pháp dành để mô tả cuộc tranh luận lịch sử hôm qua, 03/05/2017, giữa hai ứng cử viên lọt vào chung kết cuộc bầu cử tổng thống, Emmanuel Macron và Marine Le Pen. Ai là người chiến thắng ? Giới quan sát nghiêng về Emmanuel Macron. Về cuộc tranh luận tối hôm qua, tờ Le Figaro thiên hữu có bài xã luận : « Nỗi oán giận và sự tỉnh táo ».

Theo Le Figaro, « chỉ sau không đầy 5 phút, người coi đã có thể hiểu rằng đây sẽ là cuộc tranh luận dữ dội nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống (Pháp). So với cuộc tranh luận này, thì các cuộc song đấu giữa Giscard d'Estaing và Mitterand năm 1974, hay Chirac-Mitterand năm 1988 chỉ là những tranh cãi dễ chịu trong phòng trà. Còn lần này, mọi thứ đều dữ dội, gây tan nát, thậm chí gây ngao ngán. Hiển nhiên trong chuyện này, bà Marine Le Pen là người có trách nhiệm trước nhất, bởi bà ấy là người đã khởi đầu cuộc chơi với chiến lược mở đường bằng xe tăng, hỏa lực mở về mọi hướng, nói chung là hết sức hỗn loạn, đến mức khó mà gọi cuộc khẩu chiến hôm qua là ‘‘tranh luận’’ ».

Tuy nhiên, Le Figaro nhấn mạnh rằng : « cần lưu ý là diễn biến dữ dội nói trên đã phản ánh chính cái thời đại mà chúng ta đang sống. Tình hình hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống cuối thế kỷ XX. Giờ đây, thay cho tâm trạng chán nản là những nỗi oán hận ghê gớm, những nỗi sợ sâu sa. Đây là những tình cảm được ghi nhận trong suốt giai đoạn tranh cử hỗn loạn vừa qua. Ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia ở đó để bày tỏ những tình cảm ấy, với một phong cách dữ dội, mà không hề chứng tỏ bà có đủ tư cách để đảm nhiệm cương vị nguyên thủ quốc gia ».

Tờ báo nhận xét : « Bà Marine Le Pen đã rất mù mờ trong vấn đề nguồn ngân sách chi trả cho các cam kết tranh cử, và thậm chí trở nên rất kỳ quặc khi nói về dự án đưa nước Pháp rời khỏi euro, trở lại với đồng franc, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng đồng euro trong một số giao dịch. Dự án rời euro bị tất cả những người có tiền gửi tiết kiệm, người về hưu, giới doanh nhân, nhỏ, lớn hay vừa, coi là một sự điên rồ. Và trong buổi tranh luận hôm qua, chính Marine Le Pen cũng tỏ ra không tin tưởng vào điều này. Về vấn đề này, Emmanuel Macron đã không quá khó khăn để chứng tỏ ưu thế của lý trí ».

Tuy nhiên, Le Figaro cảnh báo, « cho dù đắc cử tổng thống ngày Chủ Nhật tới, và điều này là chắc chắn, thì lãnh đạo phong trào Tiến Bước ! cũng cần phải tính đến thái độ của gần một nửa dân Pháp (gồm những người cực hữu và cực tả), đã trở nên oán hận, sau bao nhiêu thất bại của nhiều đời chính phủ. Nhiệm vụ của ông Macron là tự do hóa nền kinh tế Pháp và ngừng tiếp điện cho cỗ máy sản xuất nạn thất nghiệp, vận hành từ 30 năm nay. Bên cạnh đó, việc trở lại với trật tự của nền cộng hòa, cuộc chiến chống nhập cư và trận đấu không khoan nhượng chống khủng bố ». Và trong trường hợp các nỗ lực nói trên thất bại, « thật khó mà dám hình dung điều gì sẽ diễn ra trong cuộc tranh luận tổng thống năm 2022… ».

Cuộc đấu không cùng đẳng cấp

Thử thách không dễ dàng với cả hai đối thủ trong cuộc tranh luận lịch sử hôm qua, 03/05/2017. Lần đầu tiên trong lịch sử nền Cộng Hòa V của Pháp, một ứng cử viên lọt vào vòng hai chấp nhận tranh luận trực tiếp với ứng cử viên cực hữu. Trong khi đó, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, với tỉ lệ ủng hộ thấp hơn nhiều theo các thăm dò dư luận, chọn phương cách tấn công làm chính, nhắm vào đối thủ Emmanuel Macron, người được coi là nắm chắc nhiều hồ sơ về kinh tế, sau nhiều năm làm việc trong chính phủ.

Giới quan sát nghiêng về Emmanuel Macron. Tờ Libération thiên tả nhận xét : « Rõ ràng, (bà Le Pen) không ở cùng đẳng cấp. Nếu gạt qua một bên các nguy cơ gắn liền với dự án của ứng cử viên này, hay những kỳ thị mà bà Le Pen áp đặt cho những người nhập cư, nếu chỉ đơn giản xem xét mức độ nắm vững hồ sơ, độ hợp lý của các tính toán tài chính, độ vững chắc của các đề nghị, tóm lại trong một từ, đó là chất lượng của các lập luận, thì có thể nói rằng ứng cử viên Marine Le Pen chỉ xứng đáng với một cuộc chơi ở hạng hai ».

« Rõ ràng có nhiều điều để nói về các dự án của Emmanuel Macron, về khả năng thực hiện, về hiệu quả, về các hệ quả tồi tệ có thể xảy ra ». Tuy nhiên, theo Libération, « không thể bằng cách tấn công như vậy. Không thể tấn công đối phương với cùng một trọng pháo bắn một cách ngẫu nhiên như vậy, cùng với một loại đạn như vậy, với các thủ thuật thô thiển như vậy... Dựa chặt vào các hồ sơ mang theo, bám vào các khẩu hiệu tranh cử, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia liên tục nã đạn trong suốt hai giờ đồng hồ, ắt hẳn do bị ám ảnh bởi 10 điểm thua kém theo các thăm dò dư luận ».

Chiếc bẫy khẩu chiến

Báo kinh tế Les Echos cũng thừa nhận : « Macron đã trả đũa hiệu quả trước các đòn tấn công của Le Pen ». Theo nhà bình luận Gregoire Poussielgue của Les Echos, ứng cử viên phong trào Tiến Bước ! đã thành công trong việc « kéo cuộc tranh luận về những vấn đề căn bản », « không bị rơi vào chiếc bẫy cãi vã mà đối thủ giương ra ». Ông đã thành công trong việc đứng vững trên những vấn đề căn bản, để « lên án tính chất rỗng tuếch trong cương lĩnh của đối thủ ».

Trong phần đầu của cuộc tranh luận về kinh tế, luật lao động, sức mua, ứng viên Tiến Bước ! « đã tỏ ra vượt trội ». Trong lúc đối thủ không ngừng kéo ông về kết quả của nhiệm kỳ 5 năm của chính phủ mãn nhiệm, mà ông từng tham gia một thời gian, thì Macron đã lần lượt trình bày các sáng kiến chính trong cương lĩnh của mình, nhanh chóng đặt bà Le Pen vào tình thế khó xử, trước hết trong vấn đề hai tập đoàn SFR và Alstom, khi cáo buộc đối thủ đã lẫn lộn các hồ sơ này.

Cũng tương tự như trong các chủ đề an ninh, hay đồng euro, Emmanuel Macron liên tục ở thế thượng phong, sử dụng thời gian để trình bày rõ quan điểm và các đề xuất của ông, sửa lại những điểm không chính xác trong luận điểm của đối thủ, « với nguy cơ đôi khi tỏ ra giống với một giáo viên đang giảng bài ». Tuy nhiên, Les Echos nhấn mạnh điều quan trọng là Macron đã trụ vững trong các vấn đề căn bản, không để bị lôi vào những chuyện vụn vặt.

Bỏ phiếu vòng hai : « Chỉ số tình yêu » rất thấp

Bình luận về cuộc bỏ phiếu tổng thống Pháp vòng hai Chủ Nhật tới, Le Monde có bài « Lá cờ của chủ nghĩa định mệnh lơ lửng trên các hòm phiếu ». Việc hai ứng cử viên không thuộc các đảng phái chính trị truyền thống lọt vào vòng hai là một sự kiện chưa từng thấy, được giới quan sát ghi nhận nhiều. Tuy nhiên, điều mà phân tích của Le Monde nhấn mạnh là tỉ lệ ủng hộ thực sự, hay nói cách khác « chỉ số tình yêu » (côte d’amour) đối với hai ứng cử viên vào chung kết hết sức thấp.

Một phần hai số cử tri bầu cho hai ứng cử viên là ở trong thế phải buộc phải chọn, vì không còn ai khả dĩ hơn. Cụ thể là, trong số những người từng bầu cho lãnh đạo phong trào Nước Pháp Bất Khuất Jean-Luc Melenchon ở vòng một, 48% dự định sẽ bầu cho ông Macron trong vòng hai. Nhưng có đến hơn 90% trong số những người này sẽ bỏ phiếu theo kiểu miễn cưỡng, bỏ phiếu chỉ để chống lại lãnh đạo cực hữu, mà có đến 59% người Pháp rất ghét.

Tình trạng này để ngỏ viễn cảnh rất dễ trở thành hiện thực, đó là « tổng thống tương lai sẽ bắt đầu nhiệm kỳ trong một không khí tin tưởng hết sức thấp, và một sự độ lượng rất có giới hạn của dân chúng ».

Quốc Hội Pháp : Tiến bước ! có thể có đa số

Về viễn cảnh cuộc bầu cử Quốc Hội Pháp vào tháng 6 tới. Theo một thăm dò dư luận của Opinion Way, cho báo Les Echos và Radio Classiques, thì cho dù không khí tin tưởng thấp, cử tri Pháp vẫn có xu hướng sẽ dành một đa số trong Quốc Hội cho tổng thống Emmanuel Macron, nếu ông đắc cử.

Phong trào Tiến Bước ! sẽ giành được từ 249 đến 286 ghế (tức suýt soát với đa số tuyệt đối 290). Cánh hữu và cánh trung (LR và UDI) sẽ được từ 200 đến 210 ghế. Đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia được từ 15 đến 25 ghế, đủ để lập một nhóm tại Quốc Hội. Đảng Xã Hội trong tình trạng tả tơi sẽ chỉ còn 28 đến 43 ghế. Mặt Trận Cánh Tả, 6 đến 8 ghế.

Điều tra của Opinion dựa trên giả thuyết mỗi phong trào chính trị hay đảng phái cử đủ số ứng cử viên.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170504-tranh-luan-macron-le-pen-cuoc-dung-do-giua-oan-han-va-ly-tri )

thuykhanh
05-06-2017, 08:22 AM
Bầu cử tổng thống Pháp : En Marche ! bị tấn công tin học quy mô


Thanh Hà (http://vi.rfi.fr/auteur/thanh-ha/) Đăng ngày 06-05-2017 Sửa đổi ngày 06-05-2017 13:27




http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/1024/578/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/emmanuelmacron_0.jpg


Emmanuel Macron mừng thắng lợi kết quả vòng đầu, 23/04/2017 .AFP/Eric Fefeerberg



"Một vụ tấn công tin học quy mô và có phối hợp".
Hai ngày trước bầu cử tổng thống Pháp vòng hai, tối ngày 05/05/2017 phong trào Tiến Bước ! ( En Marche! ) của ứng cử viên Emmanuel Macron cho biết, rất nhiều tài liệu, thông tin của ban vận động tranh cử cho ông Macron bị đánh cắp, phát tán trên mạng internet. Bên cạnh những tài liệu thật còn có nhiều thông tin giả.

Những tài liệu bị đánh cắp được phổ biến trên mạng Pasterbin và người sử dụng tài khoản để phát tán những thông tin đó lấy tên là EmLeaks. Ban vận động tranh cử của En Marche ! cho biết thông tin bị đánh cắp gồm hợp đồng của phong trào này, hàng chục ngàn thư điện tử, tài liệu kế toán …

Ủy ban quốc gia giám sát về tình hình bầu cử Pháp CNCCEP yêu cầu các phương tiện truyền thông cũng như các cá nhân không phổ biến những tài liệu bị đánh cắp với lý do : phổ biến thông tin thất thiệt là điều bất hợp pháp.

Trong thông cáo chính thức, ứng cử viên tổng thống của phong trào En Marche ! Emmanuel Macron tố cáo một chiến dịch tin tặc nhằm "gây bấy ổn tại một nền dân chủ, tương tự như điều từng xảy ra trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ" năm 2016. Sáng lập viên WikiLeaks, Julian Assange, qua Twitter, khẳng định không liên quan đến vụ tấn công nhắm vào ứng cử viên tổng thống Pháp.

Phong trào Tiến Bước ! tập hợp tả hữu của ông Emmanuel Macron trong tháng 2 và tháng 3/2017 đã liên tục bị tin tặc tấn công.
Theo En Marche !, vụ thứ nhất xuất phát từ Ukraina. Trong vụ thứ nhì, tập đoàn an ninh mạng của Nhật Bản Trend Micro khẳng định thủ phạm là một nhóm tin tặc Nga .

(Nguồn: (http://vi.rfi.fr/phap/20170506-bau-cu-tong-thong-phap-en-marche-bi-tan-cong-tin-hoc-o-muc-quy-mo)http://vi.rfi.fr/phap/20170506-bau-cu-tong-thong-phap-en-marche-bi-tan-cong-tin-hoc-o-muc-quy-mo )

Ngoc Han
05-06-2017, 09:45 AM
Nên bầu cho ông Macron nếu còn nghĩ tới hậu duệ đời sau ở Pháp. Chưa bao giờ thấy một cuộc tranh cải không có chút gì giá trị, và nhân bản con người, chỉ vì ham muốn quyền lực mà bà Le Pen dùng những lời lẽ hạ tiện, không xứng đáng và thể diện một ứng cử viên TT lảnh đạo một quốc gia, được coi là văn minh và dân chủ ở Âu Châu. Về hiểu biết kinh tế, chính trị thì bà Le Pen nói hươu, nói vượn, lầm lãn tiền tệ ở Âu Châu và Pháp, đi tranh luận mà ôm theo một đống tài liệu để trước mặt như học trò không thuộc bài, nói chuyện thì ngạo man, cười khinh bỉ đối thủ (xin lỗi phải nói là mất dạy) một người có trình độ luật sư mà ăn nói như vậy, có lẽ chưa bao giờ hành nghề nên không biết gì ngoài ghét người ngoại quốc.

Triển
05-06-2017, 10:02 AM
Hổm rày thấy các công ty thăm dò bên Pháp đều cho kết quả Macron sẽ thắng. Nhưng như bên Mỹ thăm dò kết quả cũng bà Clinton cao điểm. Rốt cuộc Trâm lên ngồi. Hồi hộp thiệt.

Triển
05-06-2017, 10:05 AM
[CENTER]
Bầu cử tổng thống Pháp : En Marche ! bị tấn công tin học quy mô



Chắc lại có bàn tay lông lá của "kép" Putin.

ốc
05-06-2017, 08:33 PM
Dạ hồi hộp thiệt. Không biết hôm nay chị Lú sẽ bầu cho ai.

Triển
05-06-2017, 08:35 PM
#Di sản chiến tranh

Cứ lâu lâu lại có màn di tản tạm thời. Sau thế chiến thứ hai không biết bao nhiêu triệu tấn bom đã rơi xuống nước Đức trước khi họ đầu hàng, mà đến ngày hôm nay thỉnh thoảng khi đào đất đi dây điện, làm mạng internet hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở là lại phát hiện những trái bom vĩ đại còn sót lại từ thế chiến thứ II. Hôm nay tại một quận của thủ phủ của tiểu bang Niedersachsen cũng hồi hộp. 50 ngàn dân chúng phải di tản để chuyên viên phá bom hủy ngòi.


http://i.imgur.com/04LShZk.jpg

(coi nữa) (http://www.bbc.com/news/world-europe-39828327)

Triển
05-06-2017, 08:41 PM
Dạ hồi hộp thiệt. Không biết hôm nay chị Lú sẽ bầu cho ai.

Ma đàm Lú bầu cho ma đàm Pen là ba trên năm chắc ăn như mắm rồi.

Triển
05-07-2017, 08:39 AM
Có lâu rồi Nhã Uyên:



http://i.imgur.com/nOCJvqi.jpg

(* nguồn: trang mạng bộ ngoại vụ Đức (http://www.auswaertiges-amt.de/DE/Laenderinformationen/00-SiHi/UsaVereinigteStaatenSicherheit.html?nn=555292?nnm= 555292))



Dịch lại:





Cảnh giác an ninh đặc biệt của riêng các quốc gia

Khủng bố

Chính phủ Mỹ nhấn mạnh cảnh cáo trước các cuộc khủng bố và kêu gọi hãy đặc biệt cảnh giác.

Các biện pháp an ninh gia tăng đối với tất cả các chuyến bay đến Mỹ. Hành khách trước khi đi nên dành nhiều thời gian lên kế hoạch (ít nhất 3 giờ đồng hồ) để có thể kịp thời qua các chặng kiểm soát trước khi lên máy bay. Ngoài ra có lời khuyên nên kịp thời hỏi trước các hãng hàng không được phép mang theo vật thể gì trong xách tay.

Bạn có thể có thêm tin tức trên trang mạng của Department of Homeland Security (http://www.dhs.gov/) và trang kế tiếp sau đây: Transportation Security Administration (http://www.tsa.gov/)

Hình sự

Bạn nên luôn để ý vật dụng có giá trị của mình. Tiền bạc, vé và các vật có giá trị khác nên được bảo quản tại nơi an toàn, ví dụ trong két sắt của khách sạn. Ở Mỹ đồ vật có giá trị cũng không nên bỏ lại trong xe. Đặc biệt ở các phi trường, các nhà ga xe buýt hoặc là các nhà ga xe lửa thì phải cẩn thận bị móc túi! Khuyến cáo cho mọi trường hợp đặc biệt là giấy tờ quan trọng tính luôn vé máy bay hãy sao ra bản sao và giữ riêng.

Ở Mỹ so sánh với ở đây dễ dàng sở hữu vũ khí hơn. Nếu bạn là nạn nhân bị cướp có vũ khí, bạn đừng cố tự vệ.














#Hên xui

Man in Vicious Attack on German Tourist Headed to Manhattan Airbnb Has Struck Before, Police Say

WARNING: The video featured below contains footage that some viewers may find disturbing
By Katherine Creag and Checkey Beckford

(coi nữa) (http://www.nbcnewyork.com/news/local/Man-Sneaks-Up-on-Woman-Pulls-Her-Pants-Down-Touches-Her-Groin-Police-421416323.html)

thuykhanh
05-07-2017, 08:40 AM
Nên bầu cho ông Macron nếu còn nghĩ tới hậu duệ đời sau ở Pháp. Chưa bao giờ thấy một cuộc tranh cải không có chút gì giá trị, và nhân bản con người, chỉ vì ham muốn quyền lực mà bà Le Pen dùng những lời lẽ hạ tiện, không xứng đáng và thể diện một ứng cử viên TT lảnh đạo một quốc gia, được coi là văn minh và dân chủ ở Âu Châu. Về hiểu biết kinh tế, chính trị thì bà Le Pen nói hươu, nói vượn, lầm lãn tiền tệ ở Âu Châu và Pháp, đi tranh luận mà ôm theo một đống tài liệu để trước mặt như học trò không thuộc bài, nói chuyện thì ngạo man, cười khinh bỉ đối thủ (xin lỗi phải nói là mất dạy) một người có trình độ luật sư mà ăn nói như vậy, có lẽ chưa bao giờ hành nghề nên không biết gì ngoài ghét người ngoại quốc.



Ngọc Hân đi bầu chưa, tình hình ra sao? Kể cho mọi người và chị nghe với.

thuykhanh
05-07-2017, 08:48 AM
Ở Mỹ so sánh với ở đây dễ dàng sở hữu vũ khí hơn.




Họ gởi email đề nghị tặng mình súng hoài mà anh. Còn nói sẽ chỉ cách làm sao cho hợp lệ nữa.

Triển
05-07-2017, 08:58 AM
Họ gởi email đề nghị tặng mình súng hoài mà anh. Còn nói sẽ chỉ cách làm sao cho hợp lệ nữa.

Bởi vậy mới nói cái bà Đức đó không có tiền thì ở nhà nghỉ khoẻ đi còn đua đòi đi chơi rồi ở Airbnb. Ở khách sạn khá chút đỡ đi tới mấy chỗ ổ chuột nó trấn lột. Cái thằng đó nó cũng nói giống chị đó. Tui có súng nè, tui có đồ chơi nè, xong mượn bả mấy cái răng luôn.

Đi Mỹ cũng hên xui hà.

Triển
05-07-2017, 09:01 AM
Ngọc Hân đi bầu chưa, tình hình ra sao? Kể cho mọi người và chị nghe với.



".....
L’abstention pour le second tour de l’élection présidentielle pourrait s’élever à 26 % des électeurs, soit une participation de 74 %.
Les premières estimations du second tour seront connues à 20 heures....."

(nguồn: http://www.lemonde.fr/ )


8 giờ tối mới có tiên đoán đầu tiên chị ơi. Hiện tại bên này mới có 6 giờ chiều hà. Còn 2 tiếng nữa. Bộ nội vụ Pháp thì nói dân Pháp đi bầu yếu xìu.

Ngoc Han
05-07-2017, 10:39 AM
Chị Thụy Khanh

Hy vọng Macron thắng cử, rồi hạ hồi phân giải.:z57:

Triển
05-07-2017, 10:53 AM
Còn 9 phút nữa mới đến giờ có tiên đoán đầu tiên nhưng tờ báo bên Bỉ (http://www.lalibre.be/) đã biết luôn kết quả rồi :)

http://r1.llb.be/image/0e/590f5152cd70022542af220e.jpg

Ngoc Han
05-07-2017, 11:02 AM
Chị Thuỵ Khanh
Thắng rồi, Macron Tổng Thống Pháp

Triển
05-07-2017, 11:08 AM
#Tiên đoán đầu tiên 20 giờ

Dân Pháp bầu trực tiếp tổng thống, không có đại cử tri. Thắng cử này tuy vậy cũng chưa chắc là người trẻ trung dung nắm trọn trái tim người Pháp. Số người ủng hộ của cánh hữu Fillon và cánh tả Meléchon quay sang bầu cho Macron chỉ vì họ không muốn nhìn thấy "Madame Trump" ở Pháp. Để chờ xem coi người trẻ này có nắm được đại đa số phe cộng hoà trong đợt bầu quốc hội tháng 6 tới hay không nữa. Tình trạng mông xừ Ma cà rồng là không đảng không phái. Không tả không hữu.

Về tài chánh tin tức này bay ra, dân túy thất bại, nhà kinh tế cựu đầu tư thắng cử, ngày mai tất cả thị trường chứng khoán sẽ nhảy vọt. Ai nắm thời cơ sau vòng một đỏ đen tuần trước là ngày mai thắng lớn. :)




http://s1.lemde.fr/image/2017/05/07/972x323/5123768_9_9b47_resultat_f66ea05f6564394cb91302b17a 002f2e.png

(* nguồn: Le Monde (http://www.lemonde.fr/) )

ốc
05-07-2017, 06:58 PM
Xem ti vi thấy dân Tây mừng như suýt tí nữa thì tiêu tùng. #MakeFranceBreatheAgain

Ai nom sang Mỹ thấy ông Trùm ba trợn ba trạo quá cũng sợ trao chính quyền nhầm cho tướng cướp. Le Pen ran out of ink.

http://s4.reutersmedia.net/resources/r/?m=02&d=20170507&t=2&i=1183613239&w=&fh=&fw=&ll=780&pl=468&sq=&r=LYNXMPED460XT

Triển
05-07-2017, 09:30 PM
Những nước chủ chốt tạo nên EU không thể rời bỏ EU kiểu Anh được. Chính quyền chỉ là một nhóm người, nhưng cả bao nhiêu triệu dân đang làm ăn sinh sống khắp Châu Âu từ nhiều thập niên qua. Biên giới mấy chục năm không còn nữa. Ở Châu Âu đi lại rất thoải mái tự do. Tự dưng vì làm kinh tế dở rồi xách người ngoại quốc ra kỳ thị là không đúng. Đó là giương đông kích tây, dùng người ngoại quốc làm chiêu bài đỡ đạn cho sự thất bại của chính quyền là không phải vì dân vì nước nữa. Hôm nay cũng phải chat chúc mừng nhiều đồng nghiệp người Pháp. Dân Pháp làm việc bên Đức đông như quân Nguyên. :)

Triển
05-07-2017, 09:37 PM
#đa số

Nhìn kết quả bản đồ nước Pháp bầu tổng thống thấy tức cười.
Đó là chưa tính kết quả bên Châu Phi, và dân Pháp ở khắp 5 Châu đi bầu.

http://i.imgur.com/whQRTCe.jpg

(nguồn: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/wahl-in-frankreich-alle-ergebnisse-der-stichwahl-a-1146052.html) )

ntđl
05-08-2017, 05:43 AM
Dạ hồi hộp thiệt. Không biết hôm nay chị Lú sẽ bầu cho ai (ốc)
Ma đàm Lú bầu cho ma đàm Pen là ba trên năm chắc ăn như mắm rồi.

Haha...
Hai ông tướng ni lúc mô cũng phải đá tui một cái thì ngày mới vui hay sao đó nha.
Tổng thống mỹ tui chê bai hổng đi bầu vì thấy cả hai con gà nọ tuyền là gà mắc toi - cái ni đã nói từ trước bầu cử rồi mờ - Gà pháp cũng hai con mắc toi luôn, chưa kể là tui đâu có thẻ cử tri mà đi bầu.

Sao hai ông cứ cố tình label tui vô với Đỗ Nam Trâm vậy hử ?
Chuyện ở đây là... nó thắng rồi, tình thế hổng đảo ngược đậng rồi. Thành là công dân một nước dân chủ có hiến pháp, thì mình phải thong thả coi nó làm ăn ra sao, thế nào, chớ cái chi cũng nhảy ngược hết là hỏng kiểu. Vấn đề nó như vậy, chừ hai ông đã hiểu ra chưa, hay còn cố ý hổng hiểu, cái kiểu... giận Trâm chém Lú ??? hử, hử...

Ai nói tui kỳ thị phải tánh, tui chịu, nhưng đờn bà là tui hổng bầu. Những nữ lưu anh thư kiểu Mẹc-cồ hay Thát-chờ hổng phải xứ nào cũng có. Đờn bà có làm chánh trị, cao nhứt cũng chỉ nên là bộ trưởng phụ trách bộ phụ nữ nhi đồng thôi. Ngoài là là... dẹp !

Chừ nước pháp có một ông lãnh đạo, trẻ đẹp và... ít kinh nghiệm chánh trường, y chang xứ điên của tui. Thành ra... xin giúp lời cầu nguyện cho cho cả hai xứ. Xứ mỹ bên bển khỏi cầu. Trời thần ơi... thị trường chứng khóan mỹ bốc quá xá, vậy còn muốn gì nữa ? hử, hử...

:z45:

thuykhanh
05-08-2017, 06:27 AM
Những nữ lưu anh thư kiểu Mẹc-cồ hay Thát-chờ hổng phải xứ nào cũng có.




Chào chị Ngô,
Mình thích câu này đó nha.:z57:

RaginCajun
05-08-2017, 06:55 AM
Haha...
Hai ông tướng ni lúc mô cũng phải đá tui một cái thì ngày mới vui hay sao đó nha.
Tổng thống mỹ tui chê bai hổng đi bầu vì thấy cả hai con gà nọ tuyền là gà mắc toi - cái ni đã nói từ trước bầu cử rồi mờ - Gà pháp cũng hai con mắc toi luôn, chưa kể là tui đâu có thẻ cử tri mà đi bầu.

Sao hai ông cứ cố tình label tui vô với Đỗ Nam Trâm vậy hử ?
Chuyện ở đây là... nó thắng rồi, tình thế hổng đảo ngược đậng rồi. Thành là công dân một nước dân chủ có hiến pháp, thì mình phải thong thả coi nó làm ăn ra sao, thế nào, chớ cái chi cũng nhảy ngược hết là hỏng kiểu. Vấn đề nó như vậy, chừ hai ông đã hiểu ra chưa, hay còn cố ý hổng hiểu, cái kiểu... giận Trâm chém Lú ??? hử, hử...

Ai nói tui kỳ thị phải tánh, tui chịu, nhưng đờn bà là tui hổng bầu. Những nữ lưu anh thư kiểu Mẹc-cồ hay Thát-chờ hổng phải xứ nào cũng có. Đờn bà có làm chánh trị, cao nhứt cũng chỉ nên là bộ trưởng phụ trách bộ phụ nữ nhi đồng thôi. Ngoài là là... dẹp !

Chừ nước pháp có một ông lãnh đạo, trẻ đẹp và... ít kinh nghiệm chánh trường, y chang xứ điên của tui. Thành ra... xin giúp lời cầu nguyện cho cho cả hai xứ. Xứ mỹ bên bển khỏi cầu. Trời thần ơi... thị trường chứng khóan mỹ bốc quá xá, vậy còn muốn gì nữa ? hử, hử...

:z45:

Có những điều mình không muốn mà nó xảy ra thì mình đau, mà đau thì phải la, mà đau quá thì phải là to, mà còn đau thì còn la. Vậy đó chị Dr. Lú :). Còn chuyện anh này còn trẻ thiếu kinh nghiệm thì chị khỏi lo. Bên cạnh ổng có bà mẹ đầy kinh nghiệm chỉ bảo dẫn dắt cho.

Triển
05-08-2017, 07:28 AM
Tổng thống mỹ tui chê bai hổng đi bầu vì thấy cả hai con gà nọ tuyền là gà mắc toi - cái ni đã nói từ trước bầu cử rồi mờ - Gà pháp cũng hai con mắc toi luôn, chưa kể là tui đâu có thẻ cử tri mà đi bầu.

:z45:

Ma đàm Ngô phá hư nền dân chủ. Không chịu bầu.

http://farm5.static.flickr.com/4098/4741934194_d97b986a6d.jpg

Triển
05-08-2017, 07:32 AM
Bên cạnh ổng có bà mẹ đầy kinh nghiệm chỉ bảo dẫn dắt cho.

Mỹ và Pháp là hai nước cực đoan.
Ông già 70 đi cùng bà trẻ 40.
Ông trẻ 40 đi cùng bà già 70.
Thiệt hết nói mà. Toàn chơi màn cực đoan không hà

thuykhanh
05-08-2017, 08:37 AM
Bầu cử Pháp 2017: "Cuộc cách mạng nhung" mang tên
Emmanuel Macron




Tác Giả: Thanh Hà
Thứ Hai, 08 tháng Năm năm 2017 13:03



https://saigonecho.com/images/macron1.jpg



Ông Emmanuel Macron - tổng thống tân cử của Pháp.


REUTERS/Benoit Tessier/File Photo




Với một chút may mắn, Emmanuel Macron "nẫng tay trên" chìa khóa vào phủ tổng thống của hai đảng chính trị truyền thống tả - hữu ở Pháp.
Vừa tròn một năm tuổi, phong trào tập hợp tả hữu En Marche ! đang tiến hành một "cuộc cách mạng nhung", vẽ lại bản đồ chính trị của nước Pháp.

Không đạp đổ tất cả để xây dựng lại từ đầu, không đoạn tuyệt với quá khứ để tìm một chỗ đứng trong tương lai, không khai thác công phẫn của cử tri hay lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu, Emmanuel Macron với phong trào tập hợp tả - hữu En Marche ! / Tiến Bước ! đang tiến hành "nhiều cuộc cách mạng cùng một lúc".

Ngày 07/05/2017, Emmanuel Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất của nước Pháp : ông chuẩn bị bước vào điện Elysée trước khi mừng sinh nhật 40 tuổi.
Sinh năm 1977, trong một gia đình cả hai bố mẹ đều là bác sĩ, Emmanuel Macron đã yêu và kết hôn với cô giáo hơn mình đến 24 tuổi mà không sợ dư luận gièm pha.

Về sự nghiệp, Emmanuel Macron tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng, Sciences Po Paris và Hành Chính Quốc Gia, là một công chức, rồi chủ ngân hàng, có địa vị cao trong xã hội, nhưng tổng thống Pháp tương lai không dừng lại ở đó.

Năm 2012, Emmanuel Macron bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị, lúc đầu trong bóng tối, với tư cách cố vấn của tổng thống François Hollande, trước khi trở thành bộ trưởng Kinh Tế - Công Nghiệp và Công Nghệ Số.

Tháng 8/2016, ông từ chức bộ trưởng sau khi lập phong trào tập hợp tả - hữu lấy tên là En Marche !, bệ phóng chuẩn bị ra tranh cử tổng thống Pháp 2017.

Cùng với những người bạn đồng hành, Emmanuel Macron muốn xây dựng một mô hình chính trị mới cho nước Pháp, mà ở đó không còn biên giới tả - hữu, vốn trong tay hai đảng lớn là Xã Hội - PS bên cánh tả và Những Người Cộng Hòa - LR bên cánh hữu.

Phong trào Tiến Bước ! nảy sinh từ ý tưởng : Trong bối cảnh nước Pháp đang bế tắc, cả về phương diện kinh tế, chính trị lẫn xã hội, tại sao các nhân tài mà trên tuyến đầu là chính giới lại không cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn ?

Tại sao mỗi lần đảng cầm quyền đưa ra một biện pháp cải tổ thì lại bị đối lập bác bỏ một cách gần như tự động ?
Bế tắc đó là mảnh đất màu mỡ để cho hai cánh cực tả và cực hữu phát triển.
Bằng chứng cụ thể là khi nhìn vào số phiếu mà cử tri Pháp dành cho Mặt Trận Quốc Gia trong 15 năm qua ở tất cả các kỳ bầu cử, người ta thấy đảng cực hữu bài ngoại lớn mạnh dần theo năm tháng.

Emmanuel Macron không phải là chính trị gia Pháp đầu tiên muốn xóa bỏ bức tường thành ngăn cách hai cánh tả - hữu.
Trước ông, François Bayrou cánh trung hay Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống năm 2007 thuộc Đảng Xã Hội cánh tả, từng đấu tranh cho ý tưởng này. Nhưng cả hai đều đã thất bại.

Yếu tố may mắn

Công bằng mà nói, trên đường vào điện Elysée, Emmanuel Macron đã gặp nhiều may mắn.

Ông ra tranh cử tổng thống trong bối cảnh đặc biệt. Các đối thủ của ông quá tồi.

Người già dặn nhất, chuyên nghiệp nhất là cựu thủ tướng cánh hữu François Fillon lại sa lầy vào tai tiếng được báo chí gọi là vụ "Penelope Gate".
Đảng Những Người Cộng Hòa tưởng chừng nắm chắc phần thắng nhưng cuối cùng lại để Điện Elysée vuột khỏi tầm tay.

Bên cánh tả, Đảng Xã Hội đang khép lại nhiệm kỳ tổng thống 5 năm dưới thời François Hollande đánh mất niềm tin.
Kinh tế vẫn đình đốn, nạn thất nghiệp không thuyên giảm. Một phần lớn người dân cảm thấy bị bỏ rơi.
Trong bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 ngày 23/04/2017, Đảng Xã Hội đau đớn nhận lấy kết quả chưa đầy 7 % số phiếu.

Đảng cực tả của Jean-Luc Mélenchon - La France Insoumise và đảng cực hữu Front National của Marine Le Pen khai thác tinh thần bài châu Âu và chống toàn cầu hóa để khẳng định vị trí trên sân khấu chính trị Pháp.

Ứng cử viên Mélenchon huy động được số cử tri cao gấp ba lần so với ứng viên Benoît Hamon của Đảng Xã Hội, nhưng không thể đọ sức với bà Le Pen và ông Macron để vào chung kết.
Cương lĩnh hành động của Nước Pháp Bất Khuất không thuyết phục được đông đảo cử tri.

Còn về phía ứng cử viên Marine Le Pen đại diện cho một đảng phái chính trị Pháp đã ra đời từ hơn 40 năm qua, chiêu bài dân túy và bài ngoại chỉ được một phần cử tri ủng hộ.

Một phần lớn công luận xem chủ trương đặt quyền lợi của người Pháp lên trên hết của gia đình Le Pen là một mối đe dọa đối với những giá trị cơ bản "Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái" của nền Cộng Hòa Pháp.
Bối cảnh chính trị nhiễu nhương đó mở đường cho En Marche ! giành được thắng lợi trong mùa bầu cử tổng thống 2017.

Không khua chiêng, gõ mõ ầm ĩ, Emmanuel Macron đang vẽ lại bản đồ chính trị của Pháp và tính toán táo bạo ban đầu của Emmanuel Macron đang trở thành một cuộc "cách mạng nhung".

Nhưng cuộc cách mạng đó còn phải vượt qua một thách thức lớn : Tiến Bước ! sẽ phải chiếm được đa số tại Quốc Hội trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới ngày 11 và 18 tháng 6 để không bị cản trở trong việc thực hiện các biện pháp cải tổ cần thiết cho nước Pháp.

[nguồn:
https://saigonecho.com/index.php/tin-tuc/tin-nong/29968-bau-cu-phap-2017-qcuoc-cach-mang-nhungq-mang-ten-emmanuel-macron ]

Triển
05-08-2017, 08:56 AM
Nhưng cuộc cách mạng đó còn phải vượt qua một thách thức lớn : Tiến Bước ! sẽ phải chiếm được đa số tại Quốc Hội trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới ngày 11 và 18 tháng 6 để không bị cản trở trong việc thực hiện các biện pháp cải tổ cần thiết cho nước Pháp.



Đây chính là điều mà Macron sắp sửa đối diện. Phong trào "Tiến Bước!" của ông này là phong trào quy tụ được tả phái lẫn hữu phái nhưng có cấu trúc tựa như đảng phái nhưng không phải đảng phái. Liệu ông Napoleon đệ nhị này có biến cái phong trào của ông ta thành một đảng phái để tranh ghế vào quốc hội chăng? Nếu không làm được điều này để chiếm đa số, Macron sẽ mệt, nước Pháp có thể chế chia quyền một ông tổng thống với một người thủ tướng của quốc hội. Và hồi giờ chỉ có hai đảng truyền thống tả và hữu. Nay lại có thêm các ghế lai rai nhiều phe phái, làm sao Macron tổ chức chánh quyền. Lạng quạng bị bà Le Pen giật chỗ trong quốc hội. Chưa tính dân Pháp đụng đụng là xuống đường. Nhất là đụng vô giờ làm việc của họ là tiêu.

Tuy nhiên gạt qua những dị biệt có thể cản trở như Napoleon đệ nhị có vẻ gây lại được hưng phấn ở lục địa già với một nhóm chợ chồm hổm Châu Âu đang quýnh quýnh quáng quáng.

ốc
05-08-2017, 12:17 PM
Hai ông tướng ni lúc mô cũng phải đá tui một cái thì ngày mới vui hay sao đó nha.
Chị Lú nói oan cho em, chỉ có anh Triển mới như thế.



Tổng thống mỹ tui chê bai hổng đi bầu vì thấy cả hai con gà nọ tuyền là gà mắc toi - cái ni đã nói từ trước bầu cử rồi mờ - Gà pháp cũng hai con mắc toi luôn, chưa kể là tui đâu có thẻ cử tri mà đi bầu.

Em thấy chị Lú có quyền đi bầu ở Canada và Mỹ luôn cho nên em đoán thẻ cử tri của chị có giá trị toàn cầu. Dân Tây thiệt cũng biết lo xa nên không dám mời chị Lú đi bầu.



Ai nói tui kỳ thị phải tánh, tui chịu, nhưng đờn bà là tui hổng bầu. Những nữ lưu anh thư kiểu Mẹc-cồ hay Thát-chờ hổng phải xứ nào cũng có. Đờn bà có làm chánh trị, cao nhứt cũng chỉ nên là bộ trưởng phụ trách bộ phụ nữ nhi đồng thôi. Ngoài là là... dẹp !

Qui. Đắc co. Mạng sống và sức khoẻ của công dân là quan trọng nhất vậy mà dạo này sao chính phủ cứ cho mấy bà nữ bác sĩ giấy phép hành nghề? Từ rày về sau em đề nghị các bác sĩ gái nếu giỏi lắm cũng chỉ cho chích ngừa cảm cúm thôi.

ntđl
05-08-2017, 12:47 PM
*

Lại đá nữa !
Tui nói đờn bà hổng mần chánh trị chớ có nói hổng mần nghề khác đâu.
Tỉ dụ ốc đang ển ển xìu, lết lết vì trĩ bị xoắn - ừa cái món này đau thấu trời xanh à nha, đứng ngồi chi cũng chịu đời hổng thấu - Vậy rồi vô ER đụng một bà cái ốc về nhà chờ đổi shift heng ? Wish you would... and wish you well. Amen.

Nghe anh em tui bên bển nói nè nha : Lần bầu này khổ sở quá, phải chọn giữa một bà đâm sau lưng bố và một ông kết hôn với mẹ (celle qui tuait son père et celui qui épousiat sa mêre) thì chọn lựa nào cũng lỗ lã ráo nạo ! Thiệt là một đám bất nhơn. Ông bà mình có nói rồi, chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên ba đời ! Cũng tại chúng là một lũ mất gốc rồi, thành quên bài học thánh hiền xứ diệc !
Tội nghiệp bà vợ, đã phải bồng ẵm ông chồng mệt xỉu, chừng còn gnhe riếc móc ngập tai.
Bà ni trẻ hơn nú, cả về tuốc tác lẫn... trí thông minh. Thân hình sắc vóc còn ngon lành, anyway, hơn nú gấp bội bội. Tướng công biểu em ngó theo mà học hỏi bắt chước.

Vive La France, Vive Macron. Vive Brigitte... houra houra
(chị TK có đồng ý rằng 1st lady của pháp còn sạch nước cản lắm không - dà, nú phục bà sát đất)

Triển
05-08-2017, 09:22 PM
*
lết lết vì trĩ bị xoắn - ừa cái món này đau thấu trời xanh à nha, đứng ngồi chi cũng chịu đời hổng thấu

Trời, người ta có chiến tranh Nam Bắc Mỹ, chiến tranh Nam Bắc Việt, chiến tranh Vùng Vịnh .... rồi bây giờ có chiến tranh vùng dưới nữa.

Đề nghị sát trùng trước khi gõ bàn phiếm nha bà con.

https://www.doccheckshop.de/out/pictures/master/category/thumb/haendereinigung_desinfektion_6136.jpg









Tướng công biểu em ngó theo mà học hỏi bắt chước.
Thôi rồi. Coi chừng sáng sớm ổng đi cà phê cá pháo là hẹn hò với "cà phê cái" nào. Đây là số điện thoại của NSA có thể gọi hỏi hồ sơ: 0000035 353535.

http://img.tintuc.vietgiaitri.com/2012/4/0/nhung-ong-gia-thich-gam-co-non-09bb85.jpg

Đậu
05-09-2017, 06:25 AM
Giai già lấy vợ trẻ là tiên. Gái già lấy chồng trẻ cũng là tiên. Còn giai trẻ lấy vợ già thì là tổng thống. Chả cần phải nói xa xôi hiểm trở. Đấy, cứ nom cái gương anh Macron thì biết liền tù tì.

Nghe đồn bà Brigitte lớn hơn anh Macron hai mươi bốn (24) tuổi. Hai mươi năm nữa, bà G ăn mừng thượng thọ bát tuân, còn anh Macron mới ngoài sáu chịch. Bấy giờ, em đoán gia là nếu bà Brigitte qua đời thì anh Macron sẽ cưới bà vợ khác liền tù tì. Lần này, em lại đoán, anh sẽ hoc theo kinh điển của xứ Việt là lấy vợ trẻ.

Hóa ra ánh Macron này có số hưởng, được làm tiên đến hai lần.

Triển
05-09-2017, 06:37 AM
Lần này, em lại đoán, anh sẽ hoc theo kinh điển của xứ Việt là lấy vợ trẻ.

Học theo kinh điển của xứ Mỹ là làm đến tổng thống (tập 2). Đấy cứ nom anh Trâm thì biết liền tù và.

thuykhanh
05-09-2017, 10:09 AM
(chị TK có đồng ý rằng 1st lady của pháp còn sạch nước cản lắm không - dà, nú phục bà sát đất)


Tình yêu của họ thật là tuyệt vời đó chị.
tk nhớ đến nước mình ngày xưa có phong tục tảo hôn.. Có câu chuyện vợ săn sóc chồng từ khi còn nhỏ; làm lụng
vất vả nuôi chồng ăn học thành tài, về sau ông chồng làm hiệu trưởng một trường học miền núi.

Ông đến trước nhận nhiệm sở, bà dọn đến sau, người chung quanh xầm xì. Ông nói thẳng là nhờ bà mà ông mới
có ngày hôm nay.
Sau này bà già yếu, ông nâng đỡ, săn sóc vợ cho đến khi bà qua đời.


Brigitte Macron, tân đệ nhất phu nhân «không giống ai»


Thứ Ba, 09 tháng Năm năm 2017 14:25Tác Giả: Thụy My




http://saigonecho.com/images/2017/Emmanuel_Macron_-_Brigitte.jpg



Ông Emmanuel Macron và bà Brigitte đi bỏ phiếu vòng hai
tại Le Touquet, Pháp ngày 07/05/2017.
REUTERS/Eric Feferberg/Pool





Bà tỏ ra không mặc cảm trước việc lớn hơn người chồng kiêm học trò cũ đến 24 tuổi. Brigitte Macron, 64 tuổi, đã vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu, với cặp đôi luôn gắn bó.

Người Pháp phát hiện ra nhân vật này vào tháng 4/2016, vào lúc Emmanuel Macron - chưa bao giờ là đại biểu dân cử và là khuôn mặt mới trong chính giới - khởi động phong trào Tiến Bước (En marche !), đã dẫn đến chiến thắng hôm nay, trở thành tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Pháp.

Từ đó đến nay, các tờ báo bình dân không ngừng khai thác cặp đôi chênh lệch hiếm thấy này, gây tò mò tại Pháp cũng như ở nước ngoài.

Bà Brigitte, mà những người thân gọi tắt là « Bibi », đã chiếm trang nhất các báo vài chục lần, với những tấm ảnh tay trong tay với Emmanuel Macron trên các đường phố Paris, hay mặc áo tắm trên bãi biển…Khuôn mặt luôn rám nắng, người phụ nữ luống tuổi tóc vàng thích ăn mặc sang trọng và hiện đại, luôn xuất hiện với nụ cười và vẻ thoải mái.

Câu chuyện của bà với Emmanuel Macron, mà bà đã kể lại nhiều lần, có vẻ như một cuốn tiểu thuyết. Họ gặp nhau trong cuộc tập dượt một vởi kịch, tại một cơ sở tôn giáo ở Amiens, thành phố nhỏ miền bắc nước Pháp.

Theo AFP, thì cô giáo dạy văn chương 39 tuổi đã bị mê hoặc bởi trí thông minh của cậu học sinh mới 15 tuổi. Còn theo Les Echos, thì Macron không phải là học trò của bà.
Chính cô con gái lớn của bà Brigitte là Laurence, đã kể về cậu bạn học « điên khùng », « cái gì cũng biết ».

Năm sau đó, Emmanuel vượt qua mọi cấm kỵ để tỏ tình với bà.
Theo bà kể, thì chàng trai trẻ này cho biết nhất định sẽ tiến đến đám cưới.

Khi mối quan hệ này được đồn đại, chuyện tình đôi đũa lệch này không được cảm tình tại Amiens, quê hương của cả hai.
Hơn nữa bà Brigitte, xuất thân từ một gia đình gia thế, đã có chồng và ba con.

Trong cuốn sách « Emmanuel Macron, một thanh niên hoàn hảo đến thế », nhà báo Anne Fulda kể lại rằng cha mẹ của Emmanuel Macron đã yêu cầu người phụ nữ tuổi bốn mươi buông tha, không hẹn hò với con trai họ cho đến khi Emmanuel đến tuổi trưởng thành là 18. Bà trả lời : « Tôi không thể hứa hẹn gì cả ».

« Khi đã quyết định điều gì là tôi thực hiện » - Brigitte Macron viết trong tài liệu về người chồng trẻ mang tên « Chiến lược sao băng ».
Năm 2006, bà ly dị người chồng làm ngân hàng, và tái giá sau đó.
Bà chuyển lên Paris sống với Macron, lúc đó là thanh tra tài chính, sau làm cho ngân hàng Rothschild, còn bà thì đi dạy tại một trường trung học công giáo.

Trước những lời bình phẩm cay độc, chế giễu về sự chênh lệch tuổi tác quá lớn, cách đây vài tuần bà hóm hỉnh trả lời :
« Emmanuel cần phải đắc cử trong năm nay, nếu không các vị thử hình dung bản mặt của tôi trong năm năm tới ra sao ».

Trong chiến dịch tranh cử, bà Brigitte được mô tả là một phụ nữ nhiều ảnh hưởng, đọc trước các bài diễn văn, hiện diện trong tất cả các cuộc mít-tinh, đôi khi còn bước lên sân khấu để ôm hôn ngay trước các camera và tiếng vỗ tay của các ủng hộ viên.

François Patriat, một cựu đảng viên Xã Hội đã gia nhập phong trào Tiến Bước khẳng định : « Bà ấy không có vai trò nào, không tham dự các cuộc họp của ủy ban chính trị. Nhưng nếu Emmanuel không trông thấy bà trong khoảng một tiếng đồng hồ thì đi gọi bà ngay ».

Trong đêm kết thúc vòng một 23/4, Emmanuel Macron sau khi nắm tay bà Brigitte lên khán đài đã ca ngợi : « Không có bà thì tôi không thể là tôi ».

Trong một nước Pháp mà các tổng thống phu nhân có cuộc sống rất khác nhau và gặp ít nhiều khó khăn, với nhiệm vụ không rõ ràng, chính khách trung dung Macron loan báo muốn lập ra một vai trò chính thức cho đệ nhất phu nhân.

Bà Brigitte, đã lên chức bà với bảy đứa cháu nội ngoại, cho biết bà muốn đóng góp trong lãnh vực giáo dục, văn hóa, người tàn tật…
Năm ngoái, bà nói với tạp chí Paris Match : « Là giáo viên, tôi hiểu rõ lớp trẻ, cần tôn trọng họ.
Cuộc chiến của tôi sẽ về giáo dục, nhằm mang lại cho học sinh những gì tốt đẹp hơn. Nếu bỏ rơi bọn trẻ giữa đường, thì họ sẽ bùng nổ ».

ốc
05-09-2017, 07:52 PM
Tui nói đờn bà hổng mần chánh trị chớ có nói hổng mần nghề khác đâu.
Tỉ dụ ốc đang ển ển xìu, lết lết vì trĩ bị xoắn - ừa cái món này đau thấu trời xanh à nha, đứng ngồi chi cũng chịu đời hổng thấu - Vậy rồi vô ER đụng một bà cái ốc về nhà chờ đổi shift heng ? Wish you would... and wish you well. Amen.


Em thiệt tớn thành, lỡ mang kiếp phụ nữ thì đừng xía zô ba chiện chánh trị.

Triển
05-09-2017, 08:25 PM
Trước những lời bình phẩm cay độc, chế giễu về sự chênh lệch tuổi tác quá lớn, cách đây vài tuần bà hóm hỉnh trả lời :
« Emmanuel cần phải đắc cử trong năm nay, nếu không các vị thử hình dung bản mặt của tôi trong năm năm tới ra sao ».


[/FONT][/COLOR]


Nói bi quan thì tôi chỉ e rằng chức vụ thái hậu của bà đệ nhất phu nhân làm không được lâu. Nhưng nói cho lạc quan thì bà có chồng đến ba mặt con còn bỏ được, huống gì với ông tân tổng thống không có đứa nào.

Triển
05-09-2017, 08:28 PM
Em thiệt tớn thành, lỡ mang kiếp phụ nữ thì đừng xía zô ba chiện chánh trị.

Làm nữ quân nhân có liên quan đến chánh trị hông? Lú nương nương ơi, thầy Ốc ngáng giò nương nương công khai luôn.

Đậu
05-15-2017, 11:26 AM
Nghe nói anh Macron sẽ thu xếp một chức vụ không chính thức trong nội các để bà Brigitte vào cung tông tông làm việc chung cho có đôi có cặp. Tuy là chức vụ không chính thức nhưng chắc chắn là phải giả lượng rồi vì thế gian này đâu có ai làm việc gì pho phân bao giờ. Mà muốn giả lương bà Brigitte thì phải xuất kho nhà nước. Chứ đào đâu ra tiền. Thế là vô tình đụng vào túi tiên của nhân dân nước Pháp tiến bộ, những công dân tử tế đóng thuế hàng năm. Sách có nói "Đồng tiền liền khúc ruột". Thì như làm vậy, đụng tay đụng chân, đụng chỗ nào cũng đặng nhưng rờ đến cho ruột non ruột già thì ai mà cho rờ. Thế là nổi lên phong trào nhân dân phản đối chánh quyền. Chánh quyền phải rà sát và tìm ra chỗ tắc trách, tắc tí để sửa sai.

Rồi thì, chánh quyền phát hiện ra chỗ sai nhầm. Họ bàn qua bàn lợi rồi đi đến định hướng là cho bà Brigitte nghỉ việc dài hạn. Anh Macron nhận được kiến nghị từ thuộc cấp thì bối rối tơ lòng, không biết xử lý ra sao cho đặng tình đặng lý. Giữ bà lại thì không hợp lòng dân, không thuận ý Giời. Mà cho nghỉ thì sợ mang tiếng là tham Giăng quên đèn. Là quên câu "Có bà thì mới có ta" mới nói trong ngày đăng quang gần đây. Đấy, thì đây là vấn nạn chứ chả đùa?.

Còn bà Brigitte thì yêu anh Macron say đắm. Trong lòng dạ bà chỉ cần có anh Macron. Bà vào cung tông tông làm việc chả phải vì tiền, vì danh tiếng này nọ. Mục đích tối hậu và mũi nhọn của bà là canh chừng anh Macron. Bà là cô giáo mấy chục năm kinh nghiệm, đọc nhiều sách nên biết cái tuổi sồn sồn của anh Macron sắp đến rồi. Nghĩa là tâm tính của anh Macron sắp có vấn để đến nơi rồi. Bà thuộc lòng câu chuyện ông Cờ Linh tông với cô Monica của xứ Cờ Bông. Đấy, cái ông Cờ Linh tông, vào năm xưa, cũng ở lứa tuổi sồn sồn. Ông Cờ linh tông ấy giấu thuộc cấp, lén vợ nhà để tự tình với nàng Monica ngay trong dinh trại. Chuyện tày đình tày liếp nầy lọt ra khỏi cửa Bạch hao mần cho nhơn gian được mùa tán hươu tán vượn. Chỗ nào cũng nói đến chuyện ba người: ông tông tông, bà tông tông và cô thư ký(?) cho tông tông. Tốn không biết bao nhiêu là lit nước bọt. Còn nhà báo tha hồ hốt bạc vì các tiết lộ vừa thiệt vừa giả nhằm tạo hứng thú cho độc giả. Nom ra, rồi thì chả còn thống chế gì hết. Xấu hổ mọi đằng, mọi ngõ.

Thì cái chuyện kiến nghị kiến tường cho bà Brigitte nghỉ việc sẽ đến tai bà thôi. Làm sao chạy Giời khỏi nắng khỏi mưa. Bấy giờ, bà Brigitte sẽ lúng túng lắm. Làm răng bây chừ? Làm mình làm mẩy với anh Macron để anh giữ bà lại. Nghĩa là bà vẫn còn ở vị tri chiến đấu tốt nhất? Hay là làm đơn mình ên xin từ chức? Có nhẽ, việc một , nghĩa là bà Brigitte sẽ nhõng nhẽo với anh Macron, là việc dễ làm hơn cả. Chứ trên đời này, có ai dại tự xa rời chồng mình đâu? Làm như vậy là đẩy chồng mình vào tay kẻ khác như chơi.

Rồi thì anh Macron nghe theo tiếng gọi tình yêu như bao lâu nay. Anh không nghe quần thần can ngăn nữa. Cứ giữ bà Brigitte trong chức vụ cũ. Mặc cho thiên hạ phản đối om xòm đầu sông cuối sông. Bà Brigitte, sau khi tại chức thì ra tay giả thù đám quần thần đã viết kiến nghị buộc bà nghỉ hưu. Sau đó thì các vụ bắt bớ, tra khảo, loạn xạ ngầu xảy ra. Triều đình rối rắm như nhúm thuốc lào.

Chuyện này chưa xẩy ra nhưng không có nghĩa là sẽ không xảy ra. Chớ gì anh Macron suy nghĩ lại, rút lại ý tưởng đưa bà Brigitte vào dinh để làm việc cho có đôi có cặp. Đặng như vậy thì hay biết mấy. Mong lắm thay.

Triển
05-15-2017, 08:48 PM
Nghe nói anh Macron sẽ thu xếp một chức vụ không chính thức trong nội các để bà Brigitte vào cung tông tông làm việc chung cho có đôi có cặp.

Bà Brigitte có không ít các tham vọng chính trị. Thấy các clip quây quần họp hành lúc tranh cử, bà đệ nhất phu nhân nước Pháp đã có ngồi họp chung. Nhiều nguồn tin bên Tây viết bà đạo diễn nhiều thứ từ lời ăn tiếng nói diễn văn, cách ăn vận ra công chúng cho tân Napoleon....v.v.v Cả một bộ quần áo trang phục của chính bà cũng được suy nghĩ thấu đáo. Cả ba đứa con của bà cũng dành nhiều thời gian vận động và điều hành tranh cử. Bà không có tham vọng "nhiếp chính", nhưng có văn phòng và ê-kíp làm việc riêng trong điện Élysée chính thức cho một kế hoạch công khai hóa "thanh thiếu niên nghèo" không có gì ầm ĩ. Chuyện này bên Tây nghe đồn là hợp lệ. Vấn đề ông thánh bộ trưởng nào đó vác cả con còn là học sinh vào làm việc thì có vẻ hơi quá đáng thiệt. :)

Triển
05-15-2017, 09:06 PM
#Đi làm

Ngày đi làm đầu tiên của tân tổng thống Pháp Ma cà rồng là ghé thăm chị Mơ kèo. Chị Mơ kèo sau khi nói lời đón chào nồng nhiệt đã tỏ lời sẵn sàng cải cách hợp đồng EU nếu có các lý do, ý tưởng, kế hoạch hữu lý. Anh Ma cà rồng cho biết chưa hề có ý định lập quỹ EU cũng như cũng sẵn sàng thay đổi hệ thống EU, việc cải cách này đối với Pháp không phải là chuyện "tabu". Tuy nhiên bên lề truyền thông có tin đồn rằng Pháp sẽ dè dặt chờ đợi bàn thảo các đề tài chính trị cho đến sau khi Đức bầu xong nguyên thủ vào tháng 9 tới.


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1142418-galleryV9-jjay-1142418.jpg


(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/fotostrecke/merkel-empfaengt-macron-neuen-push-in-der-zusammenarbeit-fotostrecke-147527-3.html))

Triển
05-22-2017, 11:31 PM
#Khủng bố ở Manchester


http://i.imgur.com/BtB5P1R.png


Police say the attack was carried out by one man who died at the scene of the bombing, and that their priority was to establish whether he was acting alone or part of a network. The Guardian earlier established that the explosion was being investigated as a suspected suicide bombing.
The police say they believe the attacker was carrying an improvised explosive device, which he detonated.


(* nguồn: The Guardian (https://www.theguardian.com/uk-news/2017/may/23/manchester-arena-attack-what-we-know-so-far))

Triển
05-23-2017, 11:05 AM
#Khủng bố ở Manchester


http://i.imgur.com/BtB5P1R.png


Police say the attack was carried out by one man who died at the scene of the bombing, and that their priority was to establish whether he was acting alone or part of a network. The Guardian earlier established that the explosion was being investigated as a suspected suicide bombing.
The police say they believe the attacker was carrying an improvised explosive device, which he detonated.


(* nguồn: The Guardian (https://www.theguardian.com/uk-news/2017/may/23/manchester-arena-attack-what-we-know-so-far))





Take That hủy show chia sẻ ...


http://i.imgur.com/eIWUUxd.jpg

Triển
05-24-2017, 09:32 PM
9 ngàn người biểu tình phản đối Trump ở Bỉ nhân dịp ông ghé sang đây. Trump từng nói Bỉ là "địa ngục" trong lúc tranh cử. Phương châm biểu tình rất đơn giản: "Trump not welcome".


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1146358-860_poster_16x9-wkwf-1146358.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1146354-galleryV9-yugk-1146354.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-1146363-galleryV9-dlwy-1146363.jpg


http://cdn3.spiegel.de/images/image-1146362-galleryV9-qdtu-1146362.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1146360-galleryV9-qhys-1146360.jpg


http://cdn2.spiegel.de/images/image-1146355-galleryV9-xofe-1146355.jpg




Cũng thấy họ biểu tình chống cả bà bộ trưởng quốc phòng Đức....


http://cdn3.spiegel.de/images/image-1146356-galleryV9-xtvi-1146356.jpg


(* nguồn: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/fotostrecke/bruessel-tausende-demonstrieren-gegen-donald-trump-fotostrecke-147763-10.html) )

Triển
05-25-2017, 05:21 AM
#Mắng vốn

chị Mây than phiền sẽ mắng vốn anh Trâm khi diện kiến trong G7 sắp tới về vụ mật vụ Mỹ tiết lộ danh tánh cho truyền thông, các tin tức nhạy cảm trong lúc Anh còn điều tra.
Chị Mây giận rồi đa!


https://www.youtube.com/watch?v=fJFeLo_WANw

Triển
05-26-2017, 05:21 AM
Thương trường

Cố vấn của Trump tuyên bố sẽ có "cuộc tranh cãi rất tương phản"

Trước khởi sự họp thượng đỉnh G7 ở Ý đã mang tiếng về việc tranh cãi chính trị giao thương. Cố vấn kinh tế của Trump, Gary Cohn muốn mạnh mẽ thương lượng với phe Châu Âu và hủy bỏ chương trình Bảo vệ Khí hậu vì cản trở phát triển

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1146902-860_poster_16x9-pukp-1146902.jpg

25 tháng 5 2017

Trước cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo các quốc gia kỹ nghệ phương Tây và Nhật, cố vấn kinh tế của Trump, Gary Cohn yêu cầu bên Châu Âu hãy đáp ứng trong vụ tranh cãi giao thương. Cohn nói, "Chúng tôi sẽ có cuộc tranh cãi rất đối chọi nhau về giao thương và chúng tôi sẽ đề cập vụ này, giải thích cho biết thế nào gọi là tự do và cởi mở". Cohn từng là giám đốc của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs.

Vụ tranh cãi này có thể trở thành đề tài chính trong cuộc họp ở Ý. Ngay vào lúc khởi sự cuộc họp thượng đỉnh G7, Trump đã gặp gỡ chủ tịch hội đồng Châu Âu Jean-Claude Juncker tấn công Đức mạnh mẽ. Trump ra tín hiệu đe dọa bằng biện pháp chống lại việc kinh doanh xe hơi Đức ở Mỹ. "Ông coi hàng triệu chiếc xe mà họ bán ở Mỹ thử xem. Kinh khủng. Chúng tôi sẽ chấm dứt chuyện này".

Cố vấn của y, Cohen thì dè dặt hơn: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho lẽ phải: đó là một sự giao dịch tự do hơn, cởi mở hơn và công bằng hơn", Cohn nói trước khi nguyên thủ của G7 họp thứ Sáu hôm nay ở Taormina / Sicilia.

Đấu võ chung quanh tự do mậu dịch

Đức xuất cảng từ nhiều năm nay vào Mỹ hơn hẳn nhập cảng từ Mỹ. Trump đã nhiều lần chỉ trích sự thặng dư của Đức. Tuy nhiên nếu căn cứ vào số lượng xe bán ra ở Mỹ là 1,3 triệu chiếc thì con số này chỉ tương đương phân khúc thị trường chỉ vỏn vẹn bảy phần trăm. Để so sánh, General Motors có phân khúc thị trường 17% trên đất Mỹ.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1146880-640_panofree-nfuw-1146880.jpg
Cố vấn kinh tế của Trump

Chưa biết liệu khối G7 sau 2 ngày thương thảo có viết được văn bản kết thúc như quá khứ về điều rõ ràng cổ súy cho việc giao dịch tự do và chống lại bảo vệ mậu dịch hay không. Cho đến nay, chính quyền mới của Mỹ vẫn án ngữ rõ ràng vụ này trong vòng các cường quốc kinh tế thuộc khối G20.

Mỹ đánh ra thành mảnh vụn theo kiểu chỉ áp dụng các hợp đồng song phương. Phía Châu Âu thì chống lại với quan điểm tất cả các hợp đồng của các quốc gia EU phải được thỏa thuận chung cho tất cả các nước thành viên. Cố vấn kinh tế của Trump, Cohn nhấn mạnh rằng, "họ đối xử với chúng tôi ra sao" thì Mỹ sẽ đối xử các quốc gia này như vậy. Nghĩa là "nếu họ không có hàng rào giao thương hoặc là không có giá biểu thì chúng tôi cũng sẽ không có giá biểu".

Tấn công chống lại bảo vệ khí hậu

Cohn cũng cho biết về đề tài tranh cãi khác như cuộc chiến chống sự thay đổi khí hậu. Cố vấn của Trâm chỉ trích thỏa thuận bảo vệ khí hậu Paris mà Mỹ đã ký kết gây tổn hại kinh tế. Cohn nói, "chúng tôi biết mức độ chấp nhận của tiền chính phủ đã làm suy nhược trầm trọng sự phát triển kinh tế Mỹ".

Lúc còn tranh cử Trump hứa hẹn sẽ hủy bỏ hiệp ước Paris. Sau đó y lại tuyên bố dời lại quyết định đến kỳ họp thượng đỉnh G7. Ở kỳ họp này ngoài các đề tài khác cũng có đề tài bảo vệ khí hậu toàn cầu. Cohn cho biết rằng, "Trump có hứng thú muốn biết các nguyên thủ khối G7 có gì để nói cho đề tài khí hậu này".

Dưới thời tiền nhiệm của Trump, thời Barack Obama, Mỹ đã đồng ý thỏa hiệp Paris hạ mức khí nhà kính từ 26 đến 28 phần trăm cho tới năm 2025 so theo mức của năm 2005. Giải pháp được Hoa Thịnh Đốn có thể mang ra thảo luận không phải là hủy hiệp ước Paris, mà mức độ ấn định khí thải phải mang ra bàn thảo lại.

beb/AFP/dpa

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/wirtschaft/g7-trump-berater-gary-cohn-kuendigt-kontroverse-handelsgespraeche-an-a-1149340.html))

Đậu
05-26-2017, 06:04 AM
#Mắng vốn

chị Mây than phiền sẽ mắng vốn anh Trâm khi diện kiến trong G7 sắp tới về vụ mật vụ Mỹ tiết lộ danh tánh cho truyền thông, các tin tức nhạy cảm trong lúc Anh còn điều tra.
Chị Mây giận rồi đa!





Chị May đã chọn đúng đối tượng để mắng vốn rồi. Lão Trâm là trùm, là xếp của Bạch hao nhưng cái tật bép xép chưa chừa . Mới đây, khi tiếp hai nhân viên của tòa đại sứ Nga, Trâm đã rò rỉ thông tin nhạy cảm cho hai người này. Nghe nói, việc bép xép của Trâm đã làm các nước đồng mình tức giận, nhất là Do thái là quốc gia được cho là nguồn cung cấp thông tin này cho Trump. Nhưng may cho Trâm là chưa có ai tìm cách gặp tận mặt để mắng vốn cả.

Nay nghe tin chị May trên đường gặp Trump để xì net một trận cho hả bụng, chưa biết là Do thái có nhờ chị May mắng dùm không? Nếu có chuyện này, thì Trâm gặp rắc rối to.

Triển
05-27-2017, 08:23 AM
G7 không thỏa thuận được với Hoa Kỳ về vấn đề khí hậu

Thụy My, Thanh Phương
Đăng ngày 27-05-2017
Sửa đổi ngày 27-05-2017 15:46


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-27t081004z_136740210_rc18255231d0_rtrmadp_3_g7-summit.jpg
Cuộc họp G7 tại Taormina, Sicilia, Ý. Ảnh 27/05/2017.
Reuters

Các nhà lãnh đạo G7 họp tại Taormina (Ý) hôm nay 27/05/2017 nhìn nhận đã không thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ về đấu tranh chống hiện tượng biến đổi khí hậu.

Một đại diện phái đoàn Pháp ở G7 cho biết : « Hoa Kỳ đang xem xét lại chính sách về khí hậu, còn sáu nước khác của G7 thì tái khẳng định cam kết về hiệp định khí hậu Paris ». Các nguồn tin châu Âu khác nói rằng trong thông cáo bế mạc cũng đề cập đến việc không đạt được quan điểm chung giữa Hoa Kỳ và sáu nước còn lại.

Khí hậu và thương mại quốc tế là hai hồ sơ gây bất đồng lớn nhất giữa Hoa Kỳ và các đối tác G7 (Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật Bản) trong cuộc họp thượng đỉnh bắt đầu từ hôm qua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đã cảnh báo trước là chỉ khẳng định quan điểm sau G7, vẫn giữ nguyên thái độ, mặc cho sáu lãnh đạo khác đề nghị ủng hộ hiệp định khí hậu Paris. Hiệp định được đồng thuận vào tháng 11/2015 nhắm đến việc duy trì mức độ hâm nóng khí hậu « ở dưới 2°C » so với thời kỳ tiền công nghiệp, vốn là một thành công ngoại giao lịch sử. Theo nguồn tin Pháp, Hoa Kỳ muốn giảm mức độ cam kết, và rút khỏi một vài lãnh vực trong hiệp định.

Về thương mại, một vấn đề gai góc khác trong G7 lần này, Paris hy vọng thông cáo bế mạc sẽ đặc biệt đề cập đến hệ thống đa phương và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Donald Trump, với một kiểu dân tộc chủ nghĩa về kinh tế để tạo điều kiện cho « Made in America », vào cuối tháng Tư đã quyết định « xét lại » tất cả các thỏa thuận thương mại mà Mỹ đã ký kết, trong đó có WTO.

Từ khi nhà tỉ phú địa ốc lên làm tổng thống, chính quyền Trump luôn chỉ trích hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, vốn là công cụ chủ yếu để tránh các cuộc chiến tranh thương mại. Thậm chí theo báo chí Mỹ, ông Donald Trump còn muốn làm ngơ trước các quyết định của tổ chức thế giới này, và như vậy trên thực tế sẽ đe dọa WTO không thực hiện được chức năng.

Đạt đồng thuận về chống khủng bố

Trong khi đó, về chống khủng bố, hôm qua tại thượng đỉnh Taormina, các lãnh đạo G7 đã tìm được đồng thuận dễ dàng, thông qua một bản tuyên bố chung, đặc biệt kêu gọi các tác nhân của Internet tham gia nhiều hơn nhằm ngăn chận những nội dung quảng bá cho khủng bố.

Từ thượng đỉnh Taormina, đặc phái viên RFI Romain Lamaresquier, gởi về bài tường trình :

" Điểm mới chủ yếu trong văn bản là lời kêu gọi gởi đến các tác nhân của Internet, thúc giục họ tham gia nhiều hơn vào việc chống khủng bố. Đó chính là yêu cầu chính của bà Theresa May, thủ tướng của Anh Quốc, quốc gia vừa bị tấn công khủng bố ở Manchester.

Do vụ khủng bố này mà tối qua thủ tướng Thesresa May đã trở về nước, rút ngắn thời gian ở Taormina. Nhưng trước đó bà đã nhắc lại với các lãnh đạo khác là cuộc chiến chống khủng bố nay đã chuyển từ trận địa lên mạng Internet. Các lãnh đạo G7 kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các mạng xã hội gia tăng nỗ lực để giải quyết vấn đề các nội dung quảng bá cho khủng bố.

Bản tuyên bố này đã được soạn thảo từ trước cuộc họp thượng đỉnh, nhưng các nhà lãnh đạo G7 muốn đi xa hơn, nên mới thêm đoạn nói về các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các mạng xã hội. Nhóm G7 khuyến khích họ hành động khẩn cấp, bằng cách phát triển và chia sẻ các công cụ mới để giúp phát hiện những nội dung kích động bạo lực.

Trong bản tuyên bố, các lãnh đạo G7 cũng tái khẳng định quyết tâm hợp tác chống khủng bố để ngăn chận các chiến binh châu Âu trở về nước. Tên tuổi và quốc tịch những chiến binh này phải được chia sẻ cho các nước khác để tránh những thảm kịch mới. »

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170527-g7-khong-thoa-thuan-duoc-voi-hoa-ky-ve-van-de-khi-hau )

Triển
05-28-2017, 08:59 AM
Không còn G7 nữa

Cuộc họp thượng đỉnh ở Sicillia cho thấy Trump đã làm G7 tê liệt. Châu Âu không còn tin tưởng gì vào bản tổng kết cùng ký tên với ông tổng thống "America First" được nữa.

Bài bình luận của Mark Schieritz
28 tháng Năm 2017


http://img.zeit.de/politik/ausland/2017-05/donald-trump-g7-taormina/wide__820x461__desktop
Tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bà thủ tướng Anh Theresa May, chủ tịch hội đồng EU Jean-Claude Juncker, bà thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Ý Paolo Gentiloni nhìn lên trời xem màn trình diễn phi cơ bên lề thượng đỉnh. © Stephane De Sakutin/Reuters

Nếu đây là hội họp giữa bạn bè với nhau, thì một đối thoại giữa kẻ thù của nhau sẽ ra sao? Sau cuộc họp thượng đỉnh của 7 nước kỹ nghệ hàng đầu tại Ý đã rõ ràng một điều: G7 không còn tồn tại nữa. Chỉ có nước Mỹ và phần còn lại. Từ giao dịch, khí hậu hoặc là tị nạn - hầu hết ở các điểm chính họ đều không thống nhất. Bảng tổng kết là một tóm tắt các thỏa hiệp mang hình thức và ở đề tài bảo vệ khí hậu lại còn không thể có gì để đưa ra vì Donald Trump - như y đã thông báo ở Twitter - rằng tuần tới mới quyết định liệu y có còn muốn giữ hiệp ước khí hậu Paris hay không, là bản hiệp ước mà Mỹ đã từng ký kết.

Sau cuộc họp thượng đỉnh này người ta phải đặt câu hỏi nghiêm túc rằng liệu hình thức G7 này có đáng để tồn tại nữa hay không. Nhắc lại: G7 từng được mệnh danh là một chính phủ của thế giới khi các quốc gia kỹ nghệ còn có tiếng nói trên thế giới. Lúc tỉ lệ cán cân toàn cầu có phần dịch chuyển sang Á Châu và Nam Mỹ do các quốc gia phát triển, khối G20 ra đời đại diện cho một quyền lực mới.

Nhóm G7 vẫn được giữ như một hội đồng mang tính cách điều hợp quyết định bán chính thức cho tất cả các nước có cảm giác đứng về bên Tây phương. Với ý tưởng phác họa, họ phải phát triển một cương vị thống nhất có thể đứng vững đại diện trong nhóm G20. Chuyện gì sẽ xảy ra khi phương Tây không còn nữa vì một quốc gia trong G7 thoát ly khỏi khối đồng minh?

Đây không phải là bất đồng ý kiến trong những vấn đề chuyên môn. Các chỉ trích của Mỹ về chuyện Đức thặng dư xuất cảng không có gì mới mẻ và nội dung cũng không hoàn toàn phủi tay không màn đến. Đây cũng không phải là chuyện cấm đoán Đức xuất cảng xe hơi của họ ra thế giới. Mà chuyện liên quan đến nhu cầu chính đáng của người Mỹ mà họ nhận được sự đồng ủng hộ của Ý và Pháp, nghĩa là hàng hóa của thế giới còn lại cũng phải được nhập cảng vào Đức. Một quốc gia mà các công ty chỉ sống còn vì khách hàng ở ngoại quốc chịu chi, trong khi dân bản xứ thì tiết kiệm, như vậy quốc gia này cũng không có một mô hình kinh doanh bền vững.

"America First" và các nước G6 còn lại

Nhưng chuyện cũng xoay quanh việc chính phủ Mỹ cho thấy không sẵn sàng hoặc là không đủ sức bận tâm đến chuyện xa xôi bên ngoài biên giới của mình nữa. Nhưng chính việc bận tâm đó lại là điều kiện để hợp tác quốc tế, những hợp tác to lớn hơn những chuyện ngoại giao lẻ tẻ. Trump tại vị càng lâu chừng nào thì càng thấy rõ hơn rằng nước Mỹ theo cách nhìn từ Châu Âu có lẽ sắp sửa trở thành một quốc gia chuyên tìm đồng minh riêng lẻ trong nhóm G20 tùy theo đang phải giải quyết vấn đề loại gì. Như cách Trung Quốc đang làm ngày nay. Nhưng TQ lại rất chịu hợp tác ở đề tài khí hậu. Mỹ sẽ không cần bàn thảo thống nhất trong khối G7 trước khi họp G20, Mỹ không cần G7 nữa.

Hiện Trump chỉ tại chức vừa tròn 4 tháng và phải chịu áp lực chính trị nội bộ nặng nề. Có thể y thay đổi cách nhìn, có thể y bị bãi nhiệm, mà cũng có thể những điều y tuyên bố chỉ đại diện cá nhân mình chứ không phải đại diện dân chúng nước Mỹ. Cũng có thể G7 sẽ thành công tìm lại giá trị phương Tây của chính mình. Nếu không thì đã đến lúc phải suy nghĩ lại bang giao quốc tế dưới một trật tự mới và chịu đựng câu nói yêu thích của Trump xoáy vào tai: You are fired!

(* theo nguồn: http://www.zeit.de/politik/ausland/2017-05/taormina-g7-gipfel-donald-trump-blockade )




Merkel sau khi họp thượng đỉnh với Trump
"Thời gian hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau đã mất đi một ít"

thủ tướng Merkel bày tỏ sự thất vọng của bà về tổng thống Mỹ Trump sau cuộc họp thượng đỉnh G7. Đã đến lúc người Châu Âu phải "thực sự quyết định số phận của mình".

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1147457-860_poster_16x9-vqta-1147457.jpg

Có lẽ sự thất vọng qua cuộc họp thượng đỉnh G7 đã để lại dấu vết trong lòng. Trong buổi diễn thuyết tranh cử ở Bayern, bà thủ tướng phát biểu liên hệ Mỹ: "Thời gian mà chúng ta hoàn toàn tín nhiệm nhau đã mất đi một ít. Trong mấy ngày cuối tôi chứng kiến được điều này ". Merkel phát biểu trong một buổi tranh cử chung với chủ tịch đảng CSU Horst Seehofer ở München-Trudering.

Merkel ám chỉ tân chính phủ Mỹ của Donald Trump trong lời nói của mình, mà bà cũng ám chỉ việc thoát ly Brexit của liên hiệp Anh. Dĩ nhiên chuyện bạn bè với Mỹ và Anh vẫn phải giữ. Nhưng mà: "Đã đến lúc những người Châu Âu chúng ta phải tự quyết định số phận của mình". Trong khi nói bà đề cập đến tầm quan trọng của mối bang giao tốt đẹp với Pháp dưới tân tổng thống Emmanuel Macron.
Đoạn diễn văn của Merkel được người nghe vỗ tay hàng phút trong một trại lều uống bia có sức chứa 2500 người.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trên quỹ đạo đối chọi của y đã khiến khối G7 các quốc gia kỹ nghệ lâm vào tình trạng khủng hoảng. Sự khác biệt quá sâu nặng cũng xảy ra trong việc đối xử với dòng người tị nạn. Đến phút cuối cùng mới có một đoạn ký kết cốt để giữ thể diện cho khối G7 qua đề tài giao thương.

Dưới cương vị đương kim chủ tịch G7, nguyên thủ Ý Paolo Gentiloni đã làm một cái tổng kết èo uột cho hai ngày ở Sicilia: "Các khác biệt với Mỹ đã rất rõ ràng trong các bàn thảo của chúng tôi". Trump là sự chọn lựa của dân chúng Mỹ, và chúng ta phải làm việc với sự chọn lựa này mà thôi. "Mỹ đang là và sẽ tiếp tục là đồng minh quan trọng nhất của chúng ta".

Bà Merkel dùng buổi diễn thuyết tranh cử trong trại lều uống bia Chủ Nhật hôm nay để thay thế cho buổi tranh cử phải hủy bỏ vì vụ Manchester. Mặc dù trời nắng nóng nhưng trại lều cũng đầy hết chỗ, hàng trăm người đứng tràn ra bên ngoài lắng nghe.


(* theo nguồn: http://www.spiegel.de/politik/deutschland/angela-merkel-zeigt-sich-nach-g7-gipfel-enttaeuscht-von-donald-trump-a-1149588.html )

thuykhanh
05-28-2017, 04:53 PM
Tổng thống Pháp tiết lộ về cái bắt tay với ông Trump


https://gdb.voanews.com/D2408D20-B99A-4694-AA91-AC9140456939_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg


Tổng thống Mỹ và Pháp trong cuộc gặp ở Brussels hôm 25/5




(http://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-phap-tiet-lo-ve-cai-bat-tay-voi-tong-thong-trump/3874604.html)Tổng thống Pháp Emmuel Macron mới cho biết rằng cái bắt tay chặt tới mức tím tái với nguyên thủ Mỹ “không phải không có chủ ý” và đó là một “khoảnh khắc thật”.

Ông Macron nói với truyền thông Pháp rằng ông muốn “cho thấy ông không nhượng bộ, dù chỉ mang tính biểu tượng, nhưng cũng không muốn làm quá lên”.

Trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ, nguyên thủ Mỹ và Pháp đã gặp nhau và đã có một cái bắt tay tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.

Hai nhà lãnh đạo đã nhìn thẳng vào mắt nhau trong khi bắt tay nhau thật chặt và rất lâu trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như rút tay lại.
Có thể thấy hai nhà lãnh đạo mím chặt môi, dường như cố gồng mình lên.

Văn phòng của ông Macron đã xác nhận với hãng tin AP về thông tin do tờ Le Journal du Dimanche của pháp đăng tải trước đó.



https://gdb.voanews.com/F3E74CBC-B491-4762-9AF8-86A728F5D93E_cx1_cy0_cw100_w650_r1_s.png

Vẻ mặt của Thủ tướng Nhật sau khi bắt tay ông Trump.


​Cái bắt tay của ông Trump với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trước đó cũng thu hút sự chú ý của báo giới khi “ông chủ” Nhà Trắng kéo mạnh tay của nhà lãnh đạo “xứ mặt trời mọc” về phía mình khi ông tới thăm Mỹ.

Còn khi Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Hoa Kỳ, ông Trump thậm chí còn không chịu bắt tay bà khi xuất hiện trước báo chí.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/5 trở về nước sau chuyến công du đầu tiên kể từ khi nhậm chức.

Trong chuyến đi kéo dài 9 ngày, ông Trump tới Ả-rập Xê-út, Israel và châu Âu, nơi ông gặp Đức Giáo hoàng Francis ở Vatican và tham dự cuộc họp của NATO và khối G7.


[Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-phap-tiet-lo-ve-cai-bat-tay-voi-tong-thong-trump/3874604.html]

Triển
05-28-2017, 09:51 PM
Đọc báo Đức thì ổng nói là bóp tay nhau để tạo lễ độ. Tui tưởng báo Đức tầm xàm. Ai lại đùa với anh Trâm như vấy. Thì ra anh Ma Cà Rồng cũng lém dữ. Chiêu này có sự "đạo diễn" của chị Brigitte hâm?

thuykhanh
05-29-2017, 01:04 PM
Đọc báo Đức thì ổng nói là bóp tay nhau để tạo lễ độ. Tui tưởng báo Đức tầm xàm. Ai lại đùa với anh Trâm như vấy. Thì ra anh Ma Cà Rồng cũng lém dữ. Chiêu này có sự "đạo diễn" của chị Brigitte hâm?


Dạ, dám lắm à!
Tuy nhiên, ông này cũng thông minh và cương nghị lắm, không dễ gì để ông Trump bắt nạt đâu.

Triển
05-29-2017, 09:08 PM
Dạ, dám lắm à!
Tuy nhiên, ông này cũng thông minh và cương nghị lắm, không dễ gì để ông Trump bắt nạt đâu.



Phải chờ xem chị ơi. Anh Ma cà rồng mới lên có mấy ngày thôi. :)

Triển
05-29-2017, 09:54 PM
#Dằn mặt

tờ báo Đức này viết không biết đúng được mấy phần. Ai ở Tây có xem tv tối qua kiểm chứng giùm:

"....Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã làm một chuyện chưa từng có ai làm khi gặp gỡ Vladimir Putin: ông đã tấn công truyền thông nhà nước Nga "Sputnik" và Russia Today ngay lúc Putin có mặt. Truyền thông Nga hung hăng tung các tin bên phương Tây theo kiểu xuyên tạc của họ. Macron nói, họ là "công cụ gây ảnh hưởng và tuyên truyền - tuyên truyền sai lạc" và nêu lý do vì sao ông cấm cửa nhân viên của họ trong các lần tranh cử của ông. Họ không phải là báo giới thuần túy. Macron nhắc lại rằng đài RT và "Sputnik" đã phát tán tin thất thiệt về đời tư của ông cho rằng ông là người đồng tính. Putin yên lặng....."

http://i.imgur.com/vQTpWrm.jpg


(nguồn: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/news-spd-angela-merkel-house-of-cards-donald-trump-a-1149800.html))

Triển
05-30-2017, 08:08 AM
Không còn G7 nữa

Cuộc họp thượng đỉnh ở Sicillia cho thấy Trump đã làm G7 tê liệt. Châu Âu không còn tin tưởng gì vào bản tổng kết cùng ký tên với ông tổng thống "America First" được nữa.

Bài bình luận của Mark Schieritz
28 tháng Năm 2017


http://img.zeit.de/politik/ausland/2017-05/donald-trump-g7-taormina/wide__820x461__desktop
Tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bà thủ tướng Anh Theresa May, chủ tịch hội đồng EU Jean-Claude Juncker, bà thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Ý Paolo Gentiloni nhìn lên trời xem màn trình diễn phi cơ bên lề thượng đỉnh. © Stephane De Sakutin/Reuters

Nếu đây là hội họp giữa bạn bè với nhau, thì một đối thoại giữa kẻ thù của nhau sẽ ra sao? Sau cuộc họp thượng đỉnh của 7 nước kỹ nghệ hàng đầu tại Ý đã rõ ràng một điều: G7 không còn tồn tại nữa. Chỉ có nước Mỹ và phần còn lại. Từ giao dịch, khí hậu hoặc là tị nạn - hầu hết ở các điểm chính họ đều không thống nhất. Bảng tổng kết là một tóm tắt các thỏa hiệp mang hình thức và ở đề tài bảo vệ khí hậu lại còn không thể có gì để đưa ra vì Donald Trump - như y đã thông báo ở Twitter - rằng tuần tới mới quyết định liệu y có còn muốn giữ hiệp ước khí hậu Paris hay không, là bản hiệp ước mà Mỹ đã từng ký kết.

Sau cuộc họp thượng đỉnh này người ta phải đặt câu hỏi nghiêm túc rằng liệu hình thức G7 này có đáng để tồn tại nữa hay không. Nhắc lại: G7 từng được mệnh danh là một chính phủ của thế giới khi các quốc gia kỹ nghệ còn có tiếng nói trên thế giới. Lúc tỉ lệ cán cân toàn cầu có phần dịch chuyển sang Á Châu và Nam Mỹ do các quốc gia phát triển, khối G20 ra đời đại diện cho một quyền lực mới.

Nhóm G7 vẫn được giữ như một hội đồng mang tính cách điều hợp quyết định bán chính thức cho tất cả các nước có cảm giác đứng về bên Tây phương. Với ý tưởng phác họa, họ phải phát triển một cương vị thống nhất có thể đứng vững đại diện trong nhóm G20. Chuyện gì sẽ xảy ra khi phương Tây không còn nữa vì một quốc gia trong G7 thoát ly khỏi khối đồng minh?

Đây không phải là bất đồng ý kiến trong những vấn đề chuyên môn. Các chỉ trích của Mỹ về chuyện Đức thặng dư xuất cảng không có gì mới mẻ và nội dung cũng không hoàn toàn phủi tay không màn đến. Đây cũng không phải là chuyện cấm đoán Đức xuất cảng xe hơi của họ ra thế giới. Mà chuyện liên quan đến nhu cầu chính đáng của người Mỹ mà họ nhận được sự đồng ủng hộ của Ý và Pháp, nghĩa là hàng hóa của thế giới còn lại cũng phải được nhập cảng vào Đức. Một quốc gia mà các công ty chỉ sống còn vì khách hàng ở ngoại quốc chịu chi, trong khi dân bản xứ thì tiết kiệm, như vậy quốc gia này cũng không có một mô hình kinh doanh bền vững.

"America First" và các nước G6 còn lại

Nhưng chuyện cũng xoay quanh việc chính phủ Mỹ cho thấy không sẵn sàng hoặc là không đủ sức bận tâm đến chuyện xa xôi bên ngoài biên giới của mình nữa. Nhưng chính việc bận tâm đó lại là điều kiện để hợp tác quốc tế, những hợp tác to lớn hơn những chuyện ngoại giao lẻ tẻ. Trump tại vị càng lâu chừng nào thì càng thấy rõ hơn rằng nước Mỹ theo cách nhìn từ Châu Âu có lẽ sắp sửa trở thành một quốc gia chuyên tìm đồng minh riêng lẻ trong nhóm G20 tùy theo đang phải giải quyết vấn đề loại gì. Như cách Trung Quốc đang làm ngày nay. Nhưng TQ lại rất chịu hợp tác ở đề tài khí hậu. Mỹ sẽ không cần bàn thảo thống nhất trong khối G7 trước khi họp G20, Mỹ không cần G7 nữa.

Hiện Trump chỉ tại chức vừa tròn 4 tháng và phải chịu áp lực chính trị nội bộ nặng nề. Có thể y thay đổi cách nhìn, có thể y bị bãi nhiệm, mà cũng có thể những điều y tuyên bố chỉ đại diện cá nhân mình chứ không phải đại diện dân chúng nước Mỹ. Cũng có thể G7 sẽ thành công tìm lại giá trị phương Tây của chính mình. Nếu không thì đã đến lúc phải suy nghĩ lại bang giao quốc tế dưới một trật tự mới và chịu đựng câu nói yêu thích của Trump xoáy vào tai: You are fired!

(* theo nguồn: http://www.zeit.de/politik/ausland/2017-05/taormina-g7-gipfel-donald-trump-blockade )




Merkel sau khi họp thượng đỉnh với Trump
"Thời gian hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau đã mất đi một ít"

thủ tướng Merkel bày tỏ sự thất vọng của bà về tổng thống Mỹ Trump sau cuộc họp thượng đỉnh G7. Đã đến lúc người Châu Âu phải "thực sự quyết định số phận của mình".

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1147457-860_poster_16x9-vqta-1147457.jpg

Có lẽ sự thất vọng qua cuộc họp thượng đỉnh G7 đã để lại dấu vết trong lòng. Trong buổi diễn thuyết tranh cử ở Bayern, bà thủ tướng phát biểu liên hệ Mỹ: "Thời gian mà chúng ta hoàn toàn tín nhiệm nhau đã mất đi một ít. Trong mấy ngày cuối tôi chứng kiến được điều này ". Merkel phát biểu trong một buổi tranh cử chung với chủ tịch đảng CSU Horst Seehofer ở München-Trudering.

Merkel ám chỉ tân chính phủ Mỹ của Donald Trump trong lời nói của mình, mà bà cũng ám chỉ việc thoát ly Brexit của liên hiệp Anh. Dĩ nhiên chuyện bạn bè với Mỹ và Anh vẫn phải giữ. Nhưng mà: "Đã đến lúc những người Châu Âu chúng ta phải tự quyết định số phận của mình". Trong khi nói bà đề cập đến tầm quan trọng của mối bang giao tốt đẹp với Pháp dưới tân tổng thống Emmanuel Macron.
Đoạn diễn văn của Merkel được người nghe vỗ tay hàng phút trong một trại lều uống bia có sức chứa 2500 người.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trên quỹ đạo đối chọi của y đã khiến khối G7 các quốc gia kỹ nghệ lâm vào tình trạng khủng hoảng. Sự khác biệt quá sâu nặng cũng xảy ra trong việc đối xử với dòng người tị nạn. Đến phút cuối cùng mới có một đoạn ký kết cốt để giữ thể diện cho khối G7 qua đề tài giao thương.

Dưới cương vị đương kim chủ tịch G7, nguyên thủ Ý Paolo Gentiloni đã làm một cái tổng kết èo uột cho hai ngày ở Sicilia: "Các khác biệt với Mỹ đã rất rõ ràng trong các bàn thảo của chúng tôi". Trump là sự chọn lựa của dân chúng Mỹ, và chúng ta phải làm việc với sự chọn lựa này mà thôi. "Mỹ đang là và sẽ tiếp tục là đồng minh quan trọng nhất của chúng ta".

Bà Merkel dùng buổi diễn thuyết tranh cử trong trại lều uống bia Chủ Nhật hôm nay để thay thế cho buổi tranh cử phải hủy bỏ vì vụ Manchester. Mặc dù trời nắng nóng nhưng trại lều cũng đầy hết chỗ, hàng trăm người đứng tràn ra bên ngoài lắng nghe.


(* theo nguồn: http://www.spiegel.de/politik/deutschland/angela-merkel-zeigt-sich-nach-g7-gipfel-enttaeuscht-von-donald-trump-a-1149588.html )















Sau gặp gỡ ở NATO và ở G7 Ý, hiện đang có cuộc khẩu chiến âm thầm giữa Merkel và Trump
http://i.imgur.com/GMbIqdF.jpg

(nguồn: chuồng chim của Trâm (https://twitter.com/realDonaldTrump/status/869503804307275776))

ốc
05-30-2017, 11:09 AM
Bà Merkel dùng buổi diễn thuyết tranh cử trong trại lều uống bia

Đi tranh cử bên Đức vui nhỉ. Em sẽ đi hàng ngày.

https://ichef.bbci.co.uk/news/270/cpsprodpb/73D8/production/_96265692_gettyimages-689315128.jpg

RaginCajun
05-30-2017, 11:28 AM
Đi tranh cử bên Đức vui nhỉ. Em sẽ đi hàng ngày.

https://ichef.bbci.co.uk/news/270/cpsprodpb/73D8/production/_96265692_gettyimages-689315128.jpg

Cho em đi ké với.

Đậu
05-30-2017, 11:29 AM
Qua động thái bắt tay của anh Mặc xà rông ta thấy có điểm gì không ổn? Đấy, cứ sức giai thì bóp trái cam trái quýt còn vãi ra nước huống chi là bàn tay của lão Trâm già chát. Theo giới quan sát thực dụng thì đây là cách anh Mặc xà rông trắc nghiệm lại tình trạng sức khỏe của mình. Chẳng qua là vì bao nhiêu năm nay anh sống với bà vợ có tí tuổi nên anh phải tự xuống cấp, làm cho mình già đi để xứng đôi với người phối ngẫu. Cách đi đứng, hành xử của anh cũng phải điều tiết lại cho phù hợp với nhịp điệu tình yêu của bà vợ. Ai không tin thì từ rầy giắng xem cử chỉ của anh Mặc xà rông thì rõ.

Ấy, cái thói giá đò mãi thì đâm ra thật lúc nào chả hay. Sức khỏe cũng giống như tình yêu chớ dại mà thử thiệt. Chả khéo lại đâm ra thiệt thì hối không kịp.

Triển
05-30-2017, 12:52 PM
Theo tình hình này thì anh Fúc mai mốt sang thăm tổng thống Pháp trở thành vị kíu tinh đại Pháp, vì trong túi mang theo bí cấp nặng hơn mấy thành trì: TOA MINH MẠNG! ... của nước ta.

Triển
05-30-2017, 12:55 PM
Đi tranh cử bên Đức vui nhỉ. Em sẽ đi hàng ngày.
https://ichef.bbci.co.uk/news/270/cpsprodpb/73D8/production/_96265692_gettyimages-689315128.jpg



Cho em đi ké với.


Ai uống "La - dze" Việt Nam mà xỉn thì "không có cửa" mí trà có bọt của nước Phổ đâu nhá. :z14:

Triển
05-31-2017, 04:27 AM
Lý Khắc Cường đến Đức
Vì sao bang giao với Trung Quốc quá căng thẳng

http://media-cdn.sueddeutsche.de/image/sz.1.3527698/680x382?v=1496159281000


Nhiều quốc gia EU, trong đó có Đức gần đây đồng ý tạo mối bang giao gần gũi hơn với Trung Quốc

Tuy nhiên bang giao giữa Đức và Trung Quốc có khó khăn. Trung Quốc trước sau vẫn cư xử theo kiểu bảo hộ mậu dịch và vẫn gây rắc rối cho kỹ nghệ Đức.



bài viết của Christoph Giesen từ Bắc Kinh

Đây là một chuyến hành trình nghe như là một chọn lựa mới mẻ, có người còn hi vọng đó là một lối thoát khỏi đề tài Trump. Thứ Tư hôm nay thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ làm khách tại Berlin, thứ Năm sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh ở Bruxelles giữa EU và Trung Quốc. Trong lúc các nhà nước và nguyên thủ Châu Âu tự hỏi họ phải đối xử với tổng thống Mỹ trong tương lai như thế nào, thì đâu đó cứ nghe có mong muốn gần gũi Trung Quốc. Nhưng sự thật thì mối bang giao giữa Bá Linh và Bắc Kinh đang căng thẳng. Mikko Houtari, chủ tọa chương trình quan hệ quốc tế của Viện Merator Institute for China Studies ở Berlin cho biết, "Từ vài tháng nay có nhiều biểu hiện mâu thuẫn khác thường". Đặc biệt là bang giao kinh tế gặp trục trặc.
Có thể quan sát ví dụ như hồi giữa tháng Năm, lúc lãnh đạo Trung Quốc mời các nước đến dự Hội nghị Con Đường Tơ Lụa có tên gọi là "Belt and Road Forum" ở Bắc Kinh, hầu hết những người phát biểu đều ca ngợi Chủ tịch nước và chủ tịch đảng Tập Cận Bình về sáng kiến của ông ta. Có người thì nịnh nọt, có người thì tâng bốc. Ví dụ ông thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phát biểu theo như biên bản: "Hy Lạp trân trọng ý nghĩa của đề xướng Belt-and-Road".

Tổng thống Tiệp Miloš Zeman lại còn nói: "Đề xướng Belt-and-Road là một kế hoạch quyến rũ chưa từng có trong lịch sử hiện đại". Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ duy nhất: tổng thống Nga Vladimir Putin, một ông không thích luồn cúi trước một ai. Và bà bộ trưởng kinh tế Đức Brigitte Zypries (SPD). Bà đã nhắc nhở Trung Quốc cụ thể rằng mọi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phải được bài trừ - theo như lời hứa.

Hồi tháng Giêng Tập đã có một bài phát biểu ấn tượng tại cuộc họp thường niên thế giới tư bản ở Davos. Chính Tập đã cổ súy cho việc toàn cầu hóa, khuyến cáo việc dẹp bỏ hàng rào thuế má và chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Lúc đó thiên hạ hân hoan gọi y là "Freetrade Xi" (tạm dịch là Tập, gã lái buôn tự do <= đùa. Ông Tập tự do kinh doanh) trên vùng núi đồi Thụy Sĩ. Ông chủ tịch đảng cộng sản đã yêu cầu điều mà mọi người đang mong đợi ở tổng thống Mỹ. Trong lúc ông này đang cấy vào người hâm mộ ông ta ý tưởng "America First". Nhưng rồi từ dạo ấy ra sao?

Trong những tháng vừa qua người ta cũng cảm nhận được một kiểu cách tấn công đắc nhân tâm (charm offensive). Nỗi e ngại của Trung Quốc: nếu tranh cãi giao thương với Hoa Kỳ là Châu Âu thừa nước đục thả câu. Hơn 50 phần trăm hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị lâm nạn. Trong chuyện mậu dịch Trung Quốc thường có lập trường cứng rắn. Ví dụ như trong kỹ thuật y khoa, các bệnh viện nhà nước ở Trung Quốc buộc phải mua máy móc dụng cụ nội hóa - làm như vậy sẽ thất lợi nặng nề cho kỹ nghệ Đức. Giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn gần như không chịu thỏa hiệp nào khác với các luật lệ sẵn có. Vì vậy tổ chức OECD xếp Trung Quốc vào loại một trong những quốc gia kỹ nghệ đóng kín nhất, hạng 59 trên 59 quốc gia.

Trong một cuộc thăm dò nhân viên của phòng thương mại và kỹ nghệ Châu Âu ở Trung Quốc, gần phân nửa các công ty can dự cho biết so sánh với năm qua đã khó mở văn phòng làm ăn ở Trung Quốc hơn. Chỉ có 15 phẩn trăm các công ty tin rằng trong năm năm tới tệ nạn quan liêu sẽ hết. 40 phần trăm công ty thì ngược lại cho rằng các rào cản ở Trung Quốc còn gia tăng hơn. Chủ tịch phòng thương mại Mats Harborn lại yêu cầu Trung Quốc cho các công ty Châu Âu có được cơ hội công bằng như các công ty khác.

Trong khi các công ty Trung Quốc đang thu mua ở Châu Âu thoải thì các công ty Châu Âu lại bị nhiều giới hạn khi bước chân vào Trung Quốc. Trong bản tường trình của phòng thương mại cho biết, "Các đầu tư của Châu Âu vào Trung Quốc bị đơn giản ngăn chận lại thôi." Điều này cho thấy trên số liệu. Trong khi hàm lượng thu mua của Trung Quốc ở Cộng đồng chung Châu Âu năm 2016 khoảng 77 phần trăm lên hơn 35 tỉ euro, thì chỉ số đầu tư vào Trung Quốc của các công ty Châu Âu có 23 phần trăm hạ xuống 8 tỉ euro. Đặc biệt Đức bị nằm vào bảng theo dõi đầu tư của Trung Quốc.

Phần ấn định sản xuất xe hơi điện của Trung Quốc khiến các đại công ty Đức e ngại

Ông Huotari của viện Merics cho biết, "Gần như người ta có cảm giác rằng Trung Quốc đang đùa cợt với Đức". "Các thỏa hiệp trong bang giao gần như chiếu theo luật lệ của Trung Quốc". Và họ chỉ thú nhận khi nào mình báo động ầm ầm lên mà thôi. Ví dụ như lượng sản xuất xe hơi điện cố định. Ban đầu chính phủ Trung Quốc ra tín hiệu cho các công ty ngoại quốc rằng từ năm 2020 trở đi họ sẽ phải sản xuất theo chỉ số ấn định. Không ai vui vẻ trước tin tức này nhưng người ta bắt đầu xây dựng kế hoạch thì bỗng nhiên cuối tháng Chín năm 2016 xuất hiện một bản luật dự thảo trên trang mạng của chính phủ. Thay vì năm 2020 thì bỗng nhiên là năm 2018. Hai năm là một thời gian khá dài cho các công ty có kế hoạch lâu dài. Các công ty Đức tìm đến chính trị gia, Sigmar Gabriel (SPD) lúc đó còn là bộ trưởng bộ kinh tế đề cập vấn đề này trong chuyến công du Bắc Kinh. Trung Quốc chẳng có phản ứng gì.

Cho đến khi bà thủ tướng Đức Angela Merkel (CDU) mấy tuần lễ sau đó gọi điện thoại cho Tập, họ mới có được một thỏa thuận giải pháp miệng. Luật đó bây giờ sẽ có hiệu lực bắt đầu vào năm 2019, và các công ty chế xe hơi không cần phải đưa tất cả chi tiết kỹ thuật cho Trung Quốc như dự luật ban đầu. Tuy nhiên một dự luật mới thành văn vẫn chưa có. Nếu cứ tiếp tục như vậy, Trung Quốc cứ tạo ra một vấn đề rồi giải quyết theo kiểu "khoan hồng".

(* theo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/wirtschaft/besuch-in-deutschland-muss-ja-1.3528598))

Triển
06-01-2017, 12:03 AM
Sau gặp gỡ ở NATO và ở G7 Ý, hiện đang có cuộc khẩu chiến âm thầm giữa Merkel và Trump
http://i.imgur.com/GMbIqdF.jpg

(nguồn: chuồng chim của Trâm (https://twitter.com/realDonaldTrump/status/869503804307275776))





#Chí phèo



"...Như thường lệ, tổng thống Mỹ hôm qua đã dùng Twitter để phản pháo. Ông đáp trả với những từ cố tình viết hoa : « Chúng ta bị thâm hụt thương mại KHỦNG KHIẾP với Đức, hơn nữa Berlin còn chi ra RẤT ÍT cho NATO và cho lãnh vực quân sự. Rất tệ hại cho HOA KỲ. Điều này sẽ phải thay đổi »...."

Trong văn học VC có nhân vật Chí Phèo. Chuyên gây chuyện rồi ngồi ra giữa chợ khóc than ăn vạ. Cả cái nước cộng sản VN bé xíu cũng có thể hiếp đáp được Mỹ về thâm hụt cán cân kinh tế, mà Hoa Kỳ vốn dĩ là "hạng nhất đủ thứ" thì làm sao Đức thoát khỏi bị rầy. Tuy nhiên chờ xem anh Trâm có dọa được chị Mơ cồ hay không.





Căng thẳng giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức

Thụy My
Đăng ngày 31-05-2017
Sửa đổi ngày 31-05-2017 19:38

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-26t141616z_2078180767_rc169d675d60_rtrmadp_3_usa-trump-g7_0.jpg
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Donald Trump tại Thượng đỉnh G7 Taormina, Sicilia Ý, ngày 26/05/2017.
REUTERS/Jonathan Ernst

Quan hệ giữa thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Mỹ Donald Trump lại thêm căng thẳng từ hôm qua 30/05/2017, sau khi ông Trump kịch liệt chỉ trích Đức. Cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay giữa hai nước đồng minh được cho là khá nghiêm trọng.

Trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicilia, bà Merkel đã không ngần ngại chỉ trích thái độ « một mình chống lại tất cả » của ông Trump, dù không nêu đích danh. Kêu gọi châu Âu thức tỉnh, thủ tướng Angela Merkel, đang vận động tranh cử cho nhiệm kỳ thứ tư, đã cảnh báo người dân Đức về thời kỳ có thể đặt trọn niềm tin vào Hoa Kỳ « hầu như đã qua ». Bà tin rằng chủ trương của ông Trump có thể là cú hích giúp châu Âu tiến bộ về quốc phòng và ngoại giao.

Như thường lệ, tổng thống Mỹ hôm qua đã dùng Twitter để phản pháo. Ông đáp trả với những từ cố tình viết hoa : « Chúng ta bị thâm hụt thương mại KHỦNG KHIẾP với Đức, hơn nữa Berlin còn chi ra RẤT ÍT cho NATO và cho lãnh vực quân sự. Rất tệ hại cho HOA KỲ. Điều này sẽ phải thay đổi ».

Một tiếng đồng hồ trước đó, bà Angela Merkel vốn rất thận trọng lựa chọn từ ngữ, nhận định việc châu Âu trở thành « một nhân tố có trách nhiệm trên trường quốc tế là vô cùng quan trọng », nhất là do sự quay ngược chính sách của phía Mỹ. Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni ủng hộ lời kêu gọi này, cho rằng « tương lai của châu Âu phải nằm trong tay của châu lục, trước những thách thức của thế giới ».

Hôm thứ Hai 29/5, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel còn đi xa hơn khi tố cáo tổng thống Mỹ đã « làm phương Tây yếu đi », do phản đối hiệp ước khí hậu và nhiều tỉ đô la vũ khí bán cho Ả Rập Xê Út, quốc gia bị chỉ trích nhiều về nhân quyền.

Tình trạng căng thẳng Mỹ-Đức như thế chưa từng xảy ra kể từ sau năm 2003, khi chính phủ của ông Gerhard Schröder phản đối chiến tranh Irak. Hôm qua, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer cố gắng xoa dịu tình hình, cho rằng ông Trump và bà Merkel rất hợp ý, ông rất tôn trọng bà Merkel và coi châu Âu là đồng minh quan trọng của nước Mỹ.

Dù sao đi nữa, người Đức tỏ ra đồng tâm nhất trí về chủ đề này. Ứng viên cạnh tranh với bà Angel Merkel trong cuộc bầu cử tháng Chín tới, nguyên chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Martin Schulz đã bênh vực đối thủ của mình, cáo buộc ông Donald Trump dựa vào « chủ trương cô lập và luật của kẻ mạnh » để áp đặt quan điểm.

Thật ra trước và sau khi đắc cử, nhà tỉ phú địa ốc vẫn luôn chỉ trích nước Đức, đe dọa lập hàng rào thuế quan để trả đũa thặng dư thương mại của Đức. Nhưng thái độ của thủ tướng Angela Merkel kể từ hội nghị thượng đỉnh G7 ở Taormina (Sicilia) đánh dấu một bước ngoặt mới. Trái hẳn với các lãnh đạo châu Âu khác, bà Merkel phê phán các cuộc thảo luận « không đáng hài lòng chút nào » dẫn đến tình trạng « sáu chống một ».

Ông Donald Trump và bà Angela Merkel còn tái ngộ trong hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hambourg vào tháng Bảy tới.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170531-cang-thang-giua-tong-thong-my-va-thu-tuong-duc-ok )

Triển
06-01-2017, 12:20 AM
Macron và Putin nắn gân nhau tại lâu đài Versailles

Trọng Thành
Đăng ngày 31-05-2017
Sửa đổi ngày 31-05-2017 19:26

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/macron-putin.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và tổng thống Nga Vladimir Putin trên đường thăm khu vườn lâu đài Versailles, ngày 29/05/2017.
Ảnh: Sputnik/Alexei Nikolsky/Kremlin via REUTERS

Về thời sự quốc tế, hội kiến giữa hai nguyên thủ Pháp-Nga tại lâu đài Versailles đầu tuần tiếp tục là tâm điểm thời sự. Trang nhất Le Figaro giới thiệu cuộc phỏng vấn tổng thống Nga Putin, dưới hàng tựa : “Đừng bịa ra những đe dọa tưởng tượng từ Nga!”. Nghi án dùng tài sản công không đúng nguyên tắc liên quan đến một bộ trưởng Pháp, lãnh đạo đảng Nước Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống, là chủ đề chính của Le Monde và Libération. Les Echos vui mừng trước xu thế tăng trưởng trở lại của Pháp. La Croix lo ngại về số phận 10.000 người vượt biển vừa được cứu vớt, nhưng không biết sắp tới số phận ra sao. Trước hết, xin giới thiệu xã luận Le Monde về cuộc hội kiến Pháp-Nga : “Macron và Putin nắn gân nhau tại lâu đài Verseilles”.

Le Monde ghi nhận, quan hệ Pháp - Nga vào lúc nhiệm kỳ của tổng thống Hollande kết thúc đang “đầy rẫy những bất đồng”: từ việc Nga can thiệp vào thời gian tranh cử tổng thống tại Pháp, cho đến hai hồ sơ Syria và Ukraina, hiện đang bế tắc trong bối cảnh Paris và Matxcơva ngờ vực nhau.

Mục tiêu của tổng thống Pháp là tái khởi động quan hệ song phương với Nga. Dịp khai trương một triển lãm về Pie Đại Đế (Pyotr Đại Đế) tại lâu đài Versailles, để đánh dấu 300 năm quan hệ ngoại giao Pháp-Nga đã được sử dụng với mục tiêu rõ ràng là để "làm đẹp mặt" tổng thống Nga.

Một tiếng đồng hồ thảo luận mặt đối mặt đã cho phép đưa ra một cách nhìn mang tính thực tế hơn về các hồ sơ bất đồng. Tân tổng thống Pháp đã có một cuộc đối thoại “trực diện và thẳng thắn”, có nghĩa là thừa nhận các khác biệt trong hàng loạt vấn đề, nhưng đồng thời cũng để ngỏ cánh cửa cho các hợp tác tương lai.

Emmanuel Macron nhấn mạnh: “không có bất cứ một chủ đề căn bản nào trong thế giới hiện nay có thể tìm ra giải pháp mà không có một cuộc đối thoại” sâu sắc với Matxcơva.

Cụ thể là, tổng thống Pháp thừa nhận rằng “phải bảo tồn Nhà nước Syria”, điều đó có nghĩa là “không đặt việc Bachar Assad (tổng thống Syria) phải ra đi, thành điều kiện tiên quyết cho các thảo luận về tương lai chính trị của quốc gia bất hạnh này”.

Paris cũng khẳng định rằng công thức Normandie, tức cơ chế bốn bên (bao gồm Pháp, Đức, Nga, Ukraina) để giải quyết vấn đề xung đột Ukaina là cơ chế phù hợp, nhưng vấn đề là các bên liên quan trực tiếp, bao gồm Nga và Ukraina, phải có các nỗ lực tối thiểu, điều chưa xảy ra cho đến nay.

Cuộc đối thoại với tổng thống Pháp để ngỏ cánh cửa cho khả năng Nga gia tăng áp lực với đối với chính quyền Syria, trước hết là trong vấn đề vũ khí hóa học. Trong hồ sơ Ukraina, tổng thống Pháp muốn Matxcơva hiểu rằng chính quyền Kiev có được tính chính đáng là nhờ bầu cử tự do, chứ không phải từ một cuộc đảo chính của “lực lượng thân phát xít”, như tuyên truyền tại Nga, đồng thời “lập trường ủng hộ lực lượng cực hữu bài châu Âu sẽ không có lợi gì cho nước Nga”.

Theo Le Monde, trong cuộc thử sức đầu tiên với tổng thống Nga, nguyên thủ trẻ tuổi của Pháp Emmanuel Macron đã thành công ấn định được “phong cách” của mình, sẵn sàng phản bác các vu khống.

Điều quan trọng hơn là ông đã nỗ lực nắm lấy “cái thời điểm của châu Âu”, đúng vào lúc nước Anh quyết định rời khỏi Liên Hiệp, tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương co cụm và Liên Hiệp Châu Âu đang đứng trước mục tiêu chung phải siết chặt hàng ngũ, thể hiện tiếng nói thống nhất trong các vấn đề lớn như Ukraina, Syria, biến đổi khí hậu.

Pháp và Nga: “Không thể ly dị, nhưng không chắc đồng thuận”

Tiếp tục bình luận về cuộc gặp giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nguyên thủ Nga Vladimir Putin tại cung điện Versailles, hôm thứ Hai, 29/05/2017, báo Le Figaro có bài phân tích “Pháp và Nga: Không thể ly dị nhưng không chắc đồng thuận” của nhà báo Laure Mandeville.

Sau khi nhắc lại chuyến công du nước Pháp của Pie Đại Đế cách nay 300 năm, tác giả cho rằng, Pháp và Nga có mối tình sử lâu đời, với những ảnh hưởng lẫn nhau về mặt trí thức. Paris “xuất khẩu” sang Matxcơva những tư tưởng của Cách mạng tư sản dân quyền Pháp, để rồi sau đó, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã nuôi dưỡng niềm say mê mù quáng của tầng lớp trí thức Pháp đối với chủ nghĩa cộng sản Xô Viết. Các nhà văn Nga yêu thích tiếng Pháp, còn các triết gia Pháp thì say mê tư tưởng chuyên chế “không phải lúc nào cũng sáng suốt” của các Nga hoàng. Các mô hình chính trị - như vai trò của Nhà nước, chính sách tập quyền, vấn đề đế chế - cũng có những nét tương đồng.

Theo Le Figaro, chiều sâu lịch sử của mối liên hệ văn hóa và chính trị hiển nhiên là hậu cảnh cho chính sách ngoại giao của Pháp đối với Nga. Có thể nói, đó là những yếu tố khiến cho Nga và Pháp không thể “ly dị”. Câu hỏi được đặt ra là qua việc tiếp Vladimir Putin ở Versailles, thái độ trọng thị của Emmanuel Macron đối với nước Nga có hiệu quả gì hay không?

Tổng thống Pháp phải đối phó với Nga ngay trong nước

Những người tiền nhiệm của Macron, kể cả de Gaulle, nhân danh chính sách ngoại giao thực tiễn (realpolitik), đều phải chững lại trước “hố sâu ngăn cách về giá trị”, không tạo ra được chiều sâu chiến lược trong quan hệ với nước Nga.

Giờ đây, trước một đất nước chỉ biết sử dụng ngôn ngữ sức mạnh, dọa nạt các láng giềng, không ngần ngại nhấn mạnh tư tưởng dân tộc chủ nghĩa bài tây phương, thái độ cần phải có của nước Pháp quả là khó, làm dấy lên nhiều tranh luận và chia rẽ nước Pháp. Emmanuel Macron hiểu được điều này và dường như muốn thúc đẩy Vladimir Putin nên có thái độ thực tế.

Le Figaro cho rằng tổng thống Pháp có lý, nhưng lưu ý: Tổng thống Macron không nên quên rằng, Pie Đại Đế muốn “Âu hóa nước Nga”, trong lúc Putin lại có tham vọng “Nga hóa châu Âu” và muốn đóng vai trò là biểu tượng cho một hướng đi khác, một “lối thoát” trước các nền dân chủ phương Tây bị ông tố cáo là “bất lực và suy đồi”. Đương nhiên, luận điệu này nhằm che dấu những yếu kém hiển nhiên của “mô hình Nga” đang bị tàn phá bởi tình trạng không có tự do, nạn tham nhũng và giới tinh hoa thì bỏ tổ quốc ra đi.

Thế nhưng, trong một nước Pháp e ngại vì bất lực, Putin tìm được những người ủng hộ mình. Do vậy, Le Figaro cho rằng, đối với Macron, quan hệ với Nga cũng sẽ trở thành “một vấn đề chính trị nội bộ”


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170531-macron-va-putin-nan-gan-nhau-tai-lau-dai-verseilles )

.

Triển
06-03-2017, 09:19 PM
#Ảm đạm

Sáng sớm thức dậy đã nghe Luân Đôn bị liên tiếp 2 vụ khủng bố.



http://i.imgur.com/NZx4XKT.jpg

(coi nữa) (http://www.bbc.com/vietnamese/world-40147758)

Triển
06-04-2017, 12:28 AM
#Ảm đạm

Sáng sớm thức dậy đã nghe Luân Đôn bị liên tiếp 2 vụ khủng bố.



http://i.imgur.com/NZx4XKT.jpg

(coi nữa) (http://www.bbc.com/vietnamese/world-40147758)







Tấn công khủng bố ở trung tâm London

Tóm tắt


Sáu người thiệt mạng và ba nghi phạm bị cảnh sát bắn chết trong vụ tấn công khủng bố tại khu vực London Bridge và Borough Market
Xe tải chạy tốc độ cao đâm vào khách bộ hành trước khi các nghi phạm nhảy ra và đâm dao vào dân thường và cảnh sát
Các nghi phạm mặc áo vest giả là có chất nổ bên trong, cảnh sát nói
Lực lượng cấp cứu London Ambulance Service nói 48 người đã được đưa vào năm bệnh viện
Các ga tàu London Bridge và London Bridge vẫn đóng
Vụ đâm người ở gần Vauxhall không liên quan đến khủng bố, cảnh sát nói


(BBC) (http://www.bbc.com/vietnamese/live/world-40148658)

ốc
06-09-2017, 10:50 AM
Năm xui của các chính "chị" gia?? Để xem chị Mơ cô có hên hơn hay không?

#MAYhem iscorrect

https://s.yimg.com/uu/api/res/1.2/htndu7ZM0HDL2QGwi07_8A--/Zmk9c3RyaW07aD00MjY7dz02NDA7c209MTthcHBpZD15dGFjaH lvbg--/http://media.zenfs.com/en-GB/homerun/international_business_times_news_7/b013dadd5d9a174435a8664233b1f9cb

Triển
06-09-2017, 09:07 PM
https://daily.spiegel.de/imager/uploads/11500/N_Drowning_a69f70ee079f17d911acea85f19e6dcf.gif

Triển
06-14-2017, 11:28 AM
https://www.youtube.com/watch?v=oHIBvxOYNi0

ốc
06-18-2017, 10:16 PM
Le God Save La République En Marche??
Macron's party wins clear parliamentary majority
http://www.bbc.com/news/world-europe-40322140


The result has swept aside all of the mainstream parties and gives the 39-year-old president a strong mandate in parliament to pursue his pro-EU, business-friendly reform plans.

#MACRONation #ThanksTrump #MakeEuropeUnitedAgain

Triển
06-19-2017, 12:27 AM
Le God Save La République En Marche??

Le God save the EU.:)

Triển
06-19-2017, 08:51 PM
Finsbury Park suspect Darren Osborne's family 'in shock' (http://www.bbc.com/news/uk-40332616)

https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/8E0D/production/_96556363_040148047-1.jpg






Un islamiste tente de faire exploser sa voiture sur les Champs-Élysées (http://www.lefigaro.fr/actualite-france/2017/06/19/01016-20170619ARTFIG00363-il-tente-de-faire-exploser-sa-voiture-sur-les-champs-elysees.php)
Par 3 auteursMis à jour le 19/06/2017 à 23:29 Publié le 19/06/2017 à 20:40


http://i.f1g.fr/media/figaro/805x453_crop/2017/06/19/XVM38f06bde-5508-11e7-b986-7656cb6ba5ab.jpg

Triển
06-30-2017, 08:49 PM
#EheFürAlle

Đức đến muộn sau 20 quốc gia: Người đồng tính được hợp thức hoá kết hôn.

Tuy dự luật sẽ còn phải qua trạm thượng viện, nhưng ở hạ viện số phiếu thuận đã chiếm đa số.

https://daily.spiegel.de/imager/uploads/17192/Cover_30.6_V4_a23309fa939066c736bd8505bf518477.gif

(SpiegelOnline)



PS: Các quốc gia đã hợp thức hóa việc kết hôn cho người đồng tính:


Châu Âu: Bỉ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Na Uy, Thụy Điển, Iceland, Đan Mạch, Liên Hiệp Anh (ngoài Bắc Ái Nhĩ Lan), Pháp, Lục Xâm Bảo, Ái Nhĩ Lan, Phần Lan

Châu Mỹ: Gia Nã Đại, Mỹ (14 tiểu bang / 50 tiểu bang còn cấm), Á Căn Đình, Uruguay, Ba Tây, Columbia

Châu Á: Đài Loan, Do Thái

Châu Phi: Nam Phi

Châu Đại Dương: Tân Tây Lan

.

Triển
07-03-2017, 09:49 PM
Trump điện đàm với đồng minh châu Âu trước thượng đỉnh G20

https://gdb.voanews.com/2C7F36D7-1206-44B2-B3A5-AA0D50B5AB7B_w1023_r1_s.jpg
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ nói chuyện với lãnh đạo Đức, Pháp và Ý trước khi tới dự hội nghị thượng đỉnh G20.

Hôm thứ Hai (3/7), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông sẽ nói chuyện với lãnh đạo của ba nước đồng minh châu Âu: Đức, Pháp và Ý, trước chuyến công du tới hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối tuần này ở Hamburg, Đức.

Trong những bình luận đầu tiên trên trang Twitter, ông Trump không đưa gợi ý nào về nội dung mà ông sẽ thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni.

Bà Merkel nói bà hy vọng các lãnh đạo thế giới tại cuộc họp G20 sẽ nhất trí về nhu cầu cấp thiết của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đang diễn ra, nhưng có thể sẽ không đồng ý về các vấn đề khác.

Bà nói rằng ông Trump đang đối nghịch với các lãnh đạo toàn cầu khác về một số vấn đề, có lẽ đáng chú ý nhất là việc rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận quốc tế Paris năm 2015 nhằm kiềm chế phát thải khí nhà kính trong những năm tới.

Trước khi đến hội nghị thượng đỉnh, ông Trump cũng đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm Chủ nhật để thảo luận về mối đe dọa của chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.


(nguồn VOA Tiếng Việt (https://www.voatiengviet.com/a/trump-dien-dam-voi-dong-minh-chau-au-truoc-thuong-dinh-g20/3926407.html))

Triển
07-05-2017, 09:51 PM
#ChốngĐộcTài

Có cả một đoàn xe lửa đặc biệt đi từ Basel (Thụy Sĩ) đến Hamburg để biểu tình chống cuộc họp thượng đỉnh G20.
Trên biểu ngữ của họ chống Trump, Putin, Erdogan và Orban.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1162324-860_galleryfree-bjib-1162324.jpg


Nhiều trường học và công ty tại Hamburg cho học sinh và nhân viên nghỉ việc 2 ngày cuối tuần.


http://cdn2.spiegel.de/images/image-1162321-galleryV9-sbrw-1162321.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1162317-galleryV9-limk-1162317.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1162323-galleryV9-rmlu-1162323.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1162322-galleryV9-pefx-1162322.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1162312-galleryV9-jfkd-1162312.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1162320-galleryV9-vrgh-1162320.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1162329-galleryV9-duef-1162329.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1162328-galleryV9-zpko-1162328.jpg




(hình Spiegel Online)

Triển
07-05-2017, 09:57 PM
#BiểuTìnhNghệThuật

Có cả "biểu tình nghệ thuật" kiểu thây ma. Xem hình này liên tưởng đến ông nghệ sĩ nào đó ở Việt Nam miệng ngậm con cá Formosa. Điểm khác biệt là ở đây tự do biểu tình, ở Việt Nam bị hốt bỏ bót.


http://cdn2.spiegel.de/images/image-1162309-galleryV9-ybit-1162309.jpg

Triển
07-06-2017, 11:25 PM
#ĐànÁp

Vì 1000 người cánh tả muốn bạo loạn, cảnh sát đã giải tán 12000 người biểu tình.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1162791-860_poster_16x9-waof-1162791.jpg

Triển
07-08-2017, 04:36 AM
#HamburgDayAfter
#Vandalism
#Criminal

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1163323-galleryV9-tgvi-1163323.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163331-galleryV9-ibmy-1163331.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1163332-galleryV9-qfac-1163332.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163329-galleryV9-vomv-1163329.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163305-galleryV9-fqce-1163305.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1163328-galleryV9-pmfu-1163328.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1163324-galleryV9-xihk-1163324.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163325-galleryV9-rxqn-1163325.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1163327-galleryV9-zebc-1163327.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1163326-galleryV9-devp-1163326.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1163343-galleryV9-amlg-1163343.jpg

(Images: Spiegel Online)

Triển
07-08-2017, 11:06 AM
G19 + 1 Summit (https://www.g20.org/gipfeldokumente/G20-leaders-declaration.pdf)

Triển
07-08-2017, 11:28 AM
G20 đạt thỏa thuận về thương mại, nhưng bất đồng với Trump về khí hậu

Thụy My
Đăng ngày 08-07-2017
Sửa đổi ngày 08-07-2017 14:43

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/274/0/3214/1814/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-07-08t110101z_1778666108_rc196cddd9e0_rtrmadp_3_g20-germany.jpg
Thượng đỉnh G20 tại Hambourg, Đức. Ảnh ngày 08/07/2017.

Tổng thống Mỹ bị cô lập trong vấn đề khí hậu trước các nhà lãnh đạo thế giới trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hambourg hôm nay 08/07/2017, nhưng thỏa thuận đã đạt được về một chủ đề gây tranh cãi khác là bảo hộ thương mại.

Từ nhiều tháng qua, ông Donald Trump vẫn gây lo ngại cho các nước đối tác trước chủ trương bảo hộ của ông, câu khẩu hiệu thường xuyên « Nước Mỹ trước hết » và lời đe dọa dựng lên hàng rào thuế quan với Trung Quốc và châu Âu.

Tại hội nghị G20 lần này, thông cáo bế mạc lên án « chủ nghĩa bảo hộ » - một việc làm quen thuộc của G20 từ nhiều năm qua. Tuy nhiên Washington giành được một nhượng bộ là việc nhìn nhận quyền sử dụng « các công cụ hợp pháp để bảo vệ thương mại ». Đây là lần đầu tiên trong lịch sử G20 vấn đề này được nêu ra. Nhưng không chỉ mình Hoa Kỳ hài lòng, mà nhiều nước châu Âu khác cũng muốn trong tương lai sẽ tự vệ được trước nạn bán phá giá, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ hôm nay hứa hẹn sẽ « rất, rất nhanh chóng » ký một hiệp định thương mại với Anh, trong khi về nguyên tắc Luân Đôn không có quyền ký kết một khi chưa chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Về hồ sơ khí hậu, G20 nhìn nhận việc Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Paris và sự cô độc của Mỹ trong chủ đề này : tất cả 19 nước khác đều coi hiệp ước quốc tế chống hâm nóng khí hậu là « không thể đảo ngược ». Vấn đề làm thế nào Washington đưa vào được một câu về việc sử dụng khí đá phiến : Mỹ muốn bán cho các nước Đông Âu vốn đang tìm cách giảm lệ thuộc vào năng lượng từ Nga.

Hội nghị G20 lần này căng thẳng nhất trong lịch sử, không chỉ bên trong phòng họp mà cả bên ngoài. Khoảng 20.000 người hôm nay lại xuống đường phản đối, sau các vụ bạo động dữ dội hôm qua. Hambourg, thành phố lớn thứ nhì nước Đức với 1,7 triệu dân, hôm thứ Sáu đã trở thành bãi chiến trường.

Các hàng rào được dựng lên khắp nơi, những kẻ phá hoại mặc toàn đồ đen nổi lửa đốt xe, giựt các bảng chỉ đường làm vũ khí, ném đá và chai bia vào cảnh sát. Tổng cộng có 213 cảnh sát bị thương, 114 người bị câu lưu, còn số người biểu tình bị thương chưa rõ. Cảnh sát đã huy động đến 20.000 nhân viên nhưng vẫn phải yêu cầu tăng viện. Báo chí Đức lên án thủ tướng Angela Merkel đã tổ chức một hội nghị quan trọng như thế ngay tại trung tâm thành phố.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170708-g20-dat-thoa-thuan-ve-thuong-mai-nhung-bat-dong-voi-trump-ve-khi-hau )

RaginCajun
07-08-2017, 03:37 PM
Trông hình mới thấy là biểu tình ở đâu cũng như nhau , bất kể giàu nghèo, văn minh hay không, đều có cảnh hôi của

Triển
07-08-2017, 09:06 PM
Cái đám bịt mặt áo đen mà biểu tình gì. Tụi này là phá hoại, cả cái biểu ngữ để biểu tình cũng không có. Tụi này cũng giống như tụi hooligans. Lợi dụng đám đông để phá hoại và trộm cắp.

Triển
07-21-2017, 11:17 PM
#DờiĐô

Các trung tâm kinh tế, tài chánh rục rịch dời đô. Bank of America đã chọn Ái Nhĩ Lan để thoát ly Luân Đôn.
Muốn làm ăn và cung cấp dịch vụ cũng như sản phẩm của mình ở Cộng Đồng Chung Châu Âu, tất cả các nhà băng
đều phải được cấp giấy phép của EU. Quá trình cấp giấy phép có khi kéo dài đến 18 tháng. Đó là lý do vì sao các
nhà băng hiện đang có chi nhánh tại Anh phải sớm "dọn nhà". Theo hợp đồng Brexit. Liên hiệp Anh sẽ thoát ly EU
vào năm 2019.




Bank of America chooses Dublin for EU base after UK leaves the bloc

The bank did not say how many roles would be moved or created in the Irish capital, where it currently has over 700 staff


https://static.independent.co.uk/s3fs-public/styles/story_large/public/thumbnails/image/2017/04/23/12/dublin2.jpg

(coi nữa (http://www.independent.co.uk/news/business/news/brexit-bank-of-england-dublin-eu-hq-hub-uk-leave-european-union-ireland-a7853346.html))

Triển
07-26-2017, 05:02 AM
#PhạtNga



Đơn phương trừng phạt Nga, Quốc Hội Mỹ làm châu Âu bất bình

Tú Anh
Đăng ngày 25-07-2017
Sửa đổi ngày 25-07-2017 14:29

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/70/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-04t191946z_726928221_rc1df3a56020_rtrmadp_3_usa-healthcare.jpg
Trụ sở Quốc Hội Mỹ, Washington (Ảnh chụp ngày 04/05/2017)
REUTERS/Yuri Gripas

Dự luật mới gia tăng trừng phạt Nga do Hạ Viện Mỹ biểu quyết ngày 25/07/2017 không những làm cho Matxcơva tức giận mà còn gây bất bình cho Bruxelles. Các công ty châu Âu trong lãnh vực khí đốt, hợp tác với Nga, có thể bị vạ lây.

Trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa phải hứng chịu một chiến dịch tấn công mạng và tung tin thất thiệt gây nhiễu bầu cử tổng thống mà Nga bị xem là thủ phạm, các nhà lập pháp Mỹ tìm cách trói tay tổng thống Donald Trump. Nhất là vào lúc này, lãnh đạo hành pháp Mỹ muốn cải thiện quan hệ với chủ nhân điện Kremlin. Vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimée và can thiệp vào nội tình Ukraina là lý do chính thức để trừng phạt.

Theo AFP, tổng thống Donald Trump không có cách nào cưỡng lại. Tại Hạ Viện Mỹ, số thân hữu của Matxcơva đếm không đầy năm ngón tay. Ở Thượng Viện, trong kỳ biểu quyết hôm 02/06 vừa qua, các biện pháp trừng phạt mới được 98 phiếu thuận trên tổng số 100.

Sau Hạ Viện, văn kiện sẽ được đưa lên Thượng Viện để biểu quyết chung cuộc vào giữa tháng Tám.

Nội dung của dự luật tương đối rộng, bao trùm luôn Iran và Bắc Triều Tiên. Trừng phạt Teheran, nhất là Vệ Binh Cách Mạng, lực lượng kiểm soát nhiều lĩnh vực kinh tế ở Iran bị Mỹ cáo buộc ủng hộ khủng bố. Trừng phạt Bình Nhưỡng vì Kim Jong Un liên tục thử tên lửa đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ.

Quốc Hội Mỹ còn tự cho quyền can thiệp khóa tay tổng thống trong trường hợp Donald Trump quyết định đình hoãn các biện pháp trừng phạt Nga đang thi hành. Nghi ngờ chủ nhân Nhà Trắng tìm mọi cơ hội thuận tiện để hòa giải với đối thủ Nga, phe lập pháp không để Donald Trump một cơ may nào hết.

Trước sức ép của lưỡng viện Quốc Hội, Nhà Trắng gián tiếp cho biết tổng thống sẽ ký ban hành dự luật. Tuy nhiên, cho dù Donald Trump dùng quyền phủ quyết thì Quốc Hội lưỡng viện sẽ biểu quyết chung và có khả năng hội đủ đa số 2 phần 3 để thông qua.

Mỹ trừng phạt Nga đụng chạm tới quyền lợi châu Âu

Từ Berlin, Paris cho đến Ủy Ban Châu Âu ở Bruxelles đều không chấp nhận sáng kiến « đơn phương » của Quốc Hội Mỹ.

Từ trước đến nay, đồng minh hai bờ Đại Tây Dương luôn đoàn kết thành một khối trong các biện pháp trừng phạt Nga sau vụ bán đảo Crimée. Phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu Margaritis Schinas lo ngại mất « tình đoàn kết trong G7 » cho dù chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean - Claude Juncker có tuyên bố từ trước thượng đỉnh G20 là Liên Hiệp Châu Âu sẵn sàng đáp ứng.

Nhiều nước châu Âu, nhất là Đức tức giận, bởi vì với đạo luật mới này, tổng thống Mỹ có thẩm quyền trừng phạt các doanh nghiệp thầu xây ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Cụ thể, những công ty như Engie của Pháp, Uniper và Wintershall của Đức, OMV của Áo … đối tác của kế hoạch « North Stream 2 - Bắc Hải Lưu 2 », nối liền Nga với Đức. Các doanh nghiệp này sẽ khó vay tiền của ngân hàng Mỹ và thậm chí không được tham gia các cuộc gọi thầu của Nhà nước Mỹ.

Từ khi Tây phương ban hành cấm vận và trừng phạt Nga, Washington và Bruxelles có vạch ra một « làn ranh đỏ » là không để ảnh hưởng đến nguồn khí đốt mà châu Âu mua của Nga. Thế mà Mỹ đơn phương hành động không phối hợp với đồng minh.

Phản ứng bất bình của Liên Hiệp Châu Âu có lẽ đã được Quốc Hội Mỹ lắng nghe. Trước khi biểu quyết, dự luật được sửa đổi đôi chút, chỉ liên quan đến những ống dẫn phát xuất từ Nga mà thôi. Nói cách khác, những ống dẫn khí đốt từ vùng Kavkaz của Kazakhstan, đi ngang qua lãnh thổ Nga, đến châu Âu không bị ảnh hưởng.



(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170725-don-phuong-trung-phat-nga-quoc-hoi-my-lam-chau-au-bat-binh )

ốc
08-06-2017, 05:34 PM
Khủng hoảng du lịch: khi du khách giở thành quân xâm lược. Tình trạng này cũng không khác gì ở Việt nam, khi Việt kiều và ngoại quốc kéo về đấy tranh sống, tranh ăn, tranh ở với người bản xứ.

Tourists go home

http://www.bbc.com/news/world-europe-40826257

https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/7CC5/production/_97214913_barcafpnew10jun.jpg

https://pbs.twimg.com/media/DDGZWOOXkAARSL_.jpg

hoài vọng
08-06-2017, 08:14 PM
Anh ốc...cái này là ăn trên sự đau khổ người ta...:z45:

Triển
08-06-2017, 09:45 PM
Ya, Tây Ban Nha vừa nóng vừa dơ. Du khách cứ ùa về thường là tụi Trung Âu, Bắc Âu (Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Ba Lan ...) để tìm cái ấm mùa hè. Thêm chính quyền sở tại không "chăm sóc" lắm vụ khách sạn loại Airbnb và ba cái vụ taxi Uber, người dân có nhà cho mướn ở xứ Bà Xã cứ đuổi hết dân bản xứ ra, để phòng, để nhà cho mướn lại theo kiểu Airbnn, trốn thuế lại có tiền nhiều, giá nhà tăng lên vùn vụt. Cuộc sống giới trẻ trở thành bị ảnh hưởng nạn du lịch hàng loạt. Kiểu du lịch xe bus gần đây ở Châu Âu tăng lên khủng khiếp. Các tuyến xa lộ đi về phía Nam Âu nghẹt đường chỉ vì du lịch xe bus giá rẻ ...v.v.v

Đó, sống mô hình "chia để lợi" (economic sharing) có cái hệ lụy không lường được. Nếu chế độ tư bản có giãy chết thế nào đi nữa thì cũng không thể nào thay thế bằng ba cái "chia để lợi" này được. Thành phần đi biểu tình thì cũng có vài ba anh theo chủ nghĩa phá hoại, vandalism, chỉ chờ có số đông để xả bực, đốt phá. Nếu anh chị em có đi Mallorca sẽ thấy. Cái đảo nhỏ xíu của Tây Ban Nha giống như thuộc địa của Đức. Ra đường tiệm ăn, khách sạn .... chỉ cần biết tiếng Đức, không cần biết tiếng Anh hoặc bản xứ là tiếng Tây Ban Nha. Khách du lịch mất dạy từ Đức sang phá hư hỏng cái đảo thanh bình của người ta. Đi đâu về đêm cũng thấy nhậu nhẹt, đánh lộn đánh lạo, các tụ điểm hát nhạc Đức uốn éo giống mad dây, và dĩ nhiên tính luôn tui trong đó vì nếu mình không bay sang đó làm sao mục kích được vụ này. Cho nên các đề cập trong bài báo so sánh giữa bà xã và ma do ca là hoàn toàn hợp lý có căn cứ (theo tiếng Việt trong sáng ở VN là "có cơ sở").

Thực ra chỉ có phân nửa dân chúng là có trái tim cho người tị nạn. Phân nửa còn lại là bất mãn do nạn du lịch hàng loạt và các hậu quả xảy ra ngay trong đời sống hàng ngày họ phải gặp phải.

ốc
08-07-2017, 12:24 AM
Bên Mỹ những bang sống nhờ du lịch như Hawaii và Florida cũng gặp tình trạng người bản xứ bị mất chỗ ở vì giá cả đất đai, giá tiền thuê nhà cửa càng ngày càng mắc mỏ, mà trong vùng thì chỉ có những nghề phục vụ cho du khách với mức lương thấp. Florida là đất liền nên còn có cách dời đi những khu xa xa ngoài ngoại ộ, nhưng ở Hawaii người dân nghèo hết chỗ chạy, đành phải dựng lều ngoài bãi biển mà ngủ, trong khi nhà cửa do người khá giả làm chủ thì đa số chỉ ở đấy trong vài tháng hay vài tuần một năm.

- năm: từ chữ ANNUM trong tiếng La tinh, phát ăm là "an năm", nghĩa là thời gian một năm

(còn tiếp)

Triển
08-07-2017, 10:53 AM
Qua đây (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5675-Gi%C3%A1n-%C4%91i%E1%BB%87p-H%C3%A0-N%E1%BB%99i) nè.

Triển
08-14-2017, 12:11 PM
Welcome to the campaign jungle: Election posters take over Germany's streets

Too much sloganeering, not enough face? Conventional or xenophobic? DW dissects Germany's election placards with the help of media psychologist Ingo Hamm.


"Less is more," goes the saying. But this certainly isn't the mantra for any of Germany's election campaigners. Seven weeks ahead of the federal vote, Germany's streets are transformed overnight as political parties plaster their campaign placards everywhere. Entire roads and avenues are covered with slogans and oversized faces of party candidates. The election is finally upon us.

With many of Germany's main political parties currently facing an identity crisis after years of swaying to the left and jumping to the right, it's difficult at first glance to differentiate many of the slogans: "For good jobs and good wages," "More personnel in care and nursing," "Education shouldn't cost anything, except a bit of effort." It's difficult to pinpoint exactly which party is behind them. (It was the conservative Christian Democrats (CDU), the Left party and the center-left Social Democrats (SPD), respectively, in case you were wondering).

But while the message might not always be clear, the traditional election placards offer voters an overview of the party pledges. In the era of social media and on-demand news, it's easy to forget the 20 percent of Germans who are still inactive online. For many, the placards act as a reminder that there's even a vote on September 24.

While placards only play a small role in the delivery of party manifestos, a lot can be conveyed in a face, a text font or a slogan. So what makes the perfect placard? We spoke to Ingo Hamm, media psychologist at the University of Darmstadt to dissect the good, the bad and the ugly of 2017's election posters.



Christian Democratic Union (CDU)

Top of the list are German Chancellor Angela Merkel's Christian Democrats (CDU). After three terms in office, the chancellor should be an old hand at the election posters. "The decision to use a deconstructed German flag was really quite courageous of the CDU," Hamm told DW. "It's a 'logo,' so to speak, which everyone already knows. The CDU is effectively presenting itself 'as Germany.'"

Hamm is less than enamored, however, by Merkel's "conventional" choice of photograph. "This could simply be an old archive photo found in a drawer."
"The slogan was also unnecessary," Hamm says. "Merkel is already known and presents a message in herself."

http://www.dw.com/image/40013090_401.jpg
Merkel's Christian Democrats keep it conventional: "For a Germany in which we live well and love to live in."




Social Democrats (SPD)

After months of selling himself as "the underdog," Social Democratic candidate Martin Schulz has shifted from purely being "a man of the people" to "a statesman." Appearing in a suit and tie gives him a presence that says he's "worthy of office," according to Hamm. At the same time, Schulz is seen to be deep in conversation. "He's listening to the people."

As with the CDU, however, Hamm says the slogan is redundant. Words such as "future" and "ideas" could be exchanged for any other party poster. "The power of images shouldn't be underestimated," the media psychologist added. In another SPD poster, however, its worth noting that the party appears to have purposely chosen a female mechanic. "This is an effective way of portraying their mission for gender equality," Hamm said. In comparison, Merkel's CDU opted for a male craftsperson. "This doesn't signify any discrimination on the CDU's part," Hamm added. "Just that the SPD made the conscious decision to use a female."

http://www.dw.com/image/40013301_401.jpg
Suited and booted: "The future needs ideas. And someone who implements them."




The Greens (Die Grünen)

They say stick to what you know. And the Green party has done exactly that: Green background, freedom, environment. "The Greens have done a good job. The posters are really quite chic," Hamm said, adding that the new addition of hot pink to the Greens campaign color palette was a "bold" but effective decision. As with all the parties, the Greens should have let the pictures do the talking, Hamm criticized. "The Greens have used strong symbols: a dove symbolizing peace, the earth for the environment. Why not let them speak for themselves?"

Hamm praised the Greens, however, for their "authentic" posters featuring main candidates Katrin Göring-Eckardt and Cem Özdemir. "They don't look like they've come straight out of a photoshoot," he added.

http://www.dw.com/image/40013074_401.jpg
"Environment isn't everything. But without the environment all is nothing."




The Left party (Die Linke)

"Maybe it was their aim to work with different typography," Hamm said. If that was the case, The Left (Die Linke) certainly achieved their goal, giving any high school project a run for its money. "Altbacken," which translates as "frumpy" is how Hamm described The Left party posters. "When you compare this to the FDP, it's almost as if they tried to create a modern poster, and instead ended up with something from the late 90s."

http://www.dw.com/image/40013152_401.jpg
Word and font play: "[Colorful] People. Decisively against right-wing hate."



Free Democrats (FDP)

No, you're not looking at the autumn/winter edition of Vogue. This is Christian Lindner, the main candidate for the free-market liberals, the FDP. "It goes without saying that the FDP has created a really modern campaign," Hamm said. "The color, the font, the black and white photography. But it could really pass as a perfume advert!" The focus on Linder could also come across as a bit narcissistic though, the media psychologist added.

But campaigns cannot live on poster boy alone. "There's far too much text," Hamm noted, adding that the "small print" in the middle is particularly irritating. "Such small text sends out two different messages: either 'We have something to hide' or 'We have a lot to say.' But an election poster isn't the time or place to say it." After decades of being associated with the color yellow, Hamm felt the FDP also risks confusing some voters by adopting the new hues of hot pink and blue.

http://www.dw.com/image/40013398_401.jpg
"Impatience is also a virtue." But what's in your small print, Mr. Lindner?




Alternative for Germany (AfD)

The prize for most controversial placards goes, without doubt, to the right-wing AfD. "This could well be a case for Germany's advertising regulation council," Hamm says. From afar, the poster showing a smiling, pregnant woman seems innocent until the slogan becomes legible: "New Germans? We make them ourselves."

Hamm says the poster is not only darkly nationalist but also discriminatory toward women. "Using the word 'machen' (to make) provokes the idea that women are like machines. This is in bizarre contrast to the photo of the happy, pregnant woman." But it doesn't stop there. In another poster, set against the background image of three bikini-clad women, the AfD asks: "Burkas? We like bikinis."


"These posters could even push away some of the AfD voters who wanted to vote for the nationalist party on economic grounds." The slogan "Trau dich, Deutschland," which loosely translates as "Take heart, Germany" also appears at the bottom of every AfD poster. "It isn't clear what this even means," Hamm said. "On the one hand, it could be interpreted as be 'courageous' but on the other, it's like a call to take action. It's what you hear parents telling their children when they're struggling on the climbing frame."

http://www.dw.com/image/40013331_401.jpg
Xenophobic and sexist? The AfD doesn't do things by halves: "New Germans? We make them ourselves."




Ingo Hamm is a professor of Market, Consumer and Media Psychology at the University of Darmstadt, in southwestern Germany.
http://www.dw.com/image/40024442_404.jpg


(* source: http://www.dw.com/en/welcome-to-the-campaign-jungle-election-posters-take-over-germanys-streets/a-40019556 )

Triển
08-16-2017, 11:29 PM
#BầuCửĐức

Người Đức bầu cử Quốc Hội như thế nào?

Dạ Lãm

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2016/02/Bundestagsession2.jpg

“Nếu bạn không phải là thành viên của một đảng phái chính trị, bạn có rất ít cơ may để ngồi vào một trong 600 ghế ở Quốc hội liên bang (Bundestag – Quốc Hội Đức)”. Đó là những gì mà một hướng dẫn viên đã nói với vị du khách trẻ khi viếng thăm.

Vai trò then chốt của đa dạng và sàng lọc đảng phái

Về cơ bản, pháp luật Đức ghi nhận rằng: “đảng phái chính trị sẽ tham gia vào sự hình thành ý chí chính trị của người dân”. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị khẳng định họ còn đi xa hơn thế, không chỉ “tham gia”, sự đa đạng của đảng phái chính trị quyết định những gương mặt có thể định hình chính trị ở Đức. Rất khó để có được ghế trong quốc hội đối với những ứng viên độc lập không có đảng chính trị nào hậu thuẫn. Và nguyên nhân dẫn đến điều này bắt nguồn từ một hệ thống bầu cử cực kỳ phức tạp.

Trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây nhất ở Đức vào năm 2013, có 61,8 triệu người dân hội đủ điều kiện đi bầu. Tất cả đều là công dân Đức trên 18 tuổi; 3 triệu người trong số họ đi bầu cử lần đầu.

Những số liệu này được cung cấp bởi Cục Thống kê Liên bang, người đứng đầu cơ quan này cũng đã giám sát cuộc tổng tuyển cử. Mọi đảng phái muốn tham gia phải đăng kí chính thức với Cục để có thể tranh cử ở cấp quốc gia.

Những đảng phái này phải có thành viên trên khắp nước Đức, một Điều lệ thành văn và một cương lĩnh chính trị, nhằm giải thích nhiệm vụ chính trị của họ và thể hiện sự tuân thủ của đảng đối với các nguyên tắc dân chủ và Hiến pháp Đức (chứ không phải ngược lại -ND). Mỗi đảng phải có một ban điều hành, trụ sở phải nằm trên lãnh thổ Đức.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2016/02/Bundestagsession2.jpg
Bên trong tòa nhà Quốc Hội Đức.

Đảng nào chưa có đại biểu ở quốc hội Đức ở cấp độ tiểu bang hay liên bang, thì cần phải chứng minh rằng họ được ủng hộ rộng rãi thông qua việc thu thập chữ ký của 0,1 % cử tri để được bỏ phiếu.

Trong cuộc bầu cử năm 2013, 34 đảng phái chính trị đã được sàng lọc và chỉ có 9 trong số đó được tham gia tranh cử trên toàn 16 bang của Đức.

Phép thử 60 năm

Một vài trong số các đảng này có thể chỉ có vài trăm phiếu bầu ít ỏi trong Ngày Bầu cử và do đó không bao giờ có thể bước chân vào Quốc hội liên bang.

Theo luật bầu cử của Đức, đảng phái chính trị phải đạt được tối thiểu 5% tỷ lệ phiếu bầu để vào nghị viện. Điều này nhằm đảm bảo sự ổn định thông qua việc ngăn chặn phân mảnh các đảng phái nhỏ trong bộ máy lập pháp – như những gì đã sách nhiễu nước cộng hòa Weimar (nước Đức trước đây) vào những năm 1920. Xây dựng số đông (majority building) và đưa ra quyết định là rất khó nhưng sẽ càng không thể nếu quốc hội bị chi phối bởi các nhóm nhỏ lẻ.

“Rào cản 5%” này đã giữ cho các đảng phái chính trị cực đoan khác không thể bước vào quốc hội liên bang. Tuy nhiên, một ngoại lệ của quy định 5% được áp dụng cho các đảng phái mà ứng cử viên của họ chiến thắng tại ít nhất 3 khu vực bầu cử.

Một bài học từ quá khứ khác là việc cho phép cử tri không chỉ bầu cho đảng phái và cương lĩnh của họ, mà còn chọn lựa cá nhân để đại diện cho lợi ích của khu vực. Từ đó, một sự kết hợp giữa đại diện theo tỷ lệ và một hệ thống đầu phiếu đa số tương đối[1] đã được triển khai, cho phép mọi người đều được bầu 2 phiếu ở mỗi cuộc bầu cử. Hệ thống này về cơ bản đã không hề thay đổi trong 60 năm trở lại đây.

Một lần bầu cử – 2 lá phiếu

Với lá phiếu “đầu tiên” (“Erststimme”) cử tri chọn ứng cử viên mà anh ta ưng ý nhất.

Nước Đức được chia thành 299 khu vực bầu cử – mỗi khu vực tương ứng với 250,000 cư dân. Mỗi đảng có thể đưa một ứng cử viên vào một khu vực bầu cử. Và ứng viên độc lập cũng có thể tham gia, nếu họ thu thập được ít nhất 200 chữ ký từ những người ủng hộ. Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ chiến thắng (đầu phiếu đa số tương đối).

Có 589 ghế ở Quốc hội liên bang Đức, và “lá phiếu đầu tiên” nhằm làm đầy một nửa số ghế này, đảm bảo mỗi quận đều có đại diện.

“Lá phiếu thứ 2” (“Zweitstimme”) là để bầu cho một đảng phái chính trị. Lần này là để xác định mặt bằng chung tổng thể của hạ viện: phần trăm số ghế mà mỗi đảng có được. Trong đại hội đảng, các đảng phái sẽ lập danh sách ứng cử viên cho mỗi bang của liên bang. Bang nào có dân số đông hơn sẽ được gửi nhiều đại biểu quốc hội tới hạ viện hơn các bang khác.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2016/02/anh.png
Cơ chế hoạt động của một lần bầu cử và hai lá phiếu. Nguồn: Ảnh.

Các đảng xếp hạng ứng viên của họ, và chỉ có một vài cái tên trong top được in lên lá phiếu. Vì vậy, khi cử tri chọn một đảng, anh ta không thể chắc chắn rằng cá nhân nào trong danh sách sẽ được vào hạ viện.

Quan điểm phản đối

Lấy ví dụ tên của Thủ tướng Angela Merkel, nó đã xuất hiện trong top danh sách của đảng CDU trên lá phiếu ở Mecklenburg-Western Pomerania. Đây là bang nơi có khu vực bầu cử của bà. Vì thế bà có hai cơ hội để vào hạ viện. Nếu bà có nhiều phiếu nhất tại khu vực bầu cử của mình, bà sẽ giành được một ghế chắc chắn. Nhưng nếu bà thất bại trong việc giành được sự ủng hộ của đa số cư dân ở đây, bà vẫn có thể bước vào hạ viện thông qua danh sách của đảng mình. Hình thức “lưới an toàn” này đã bị các nhà phê bình hệ thống bầu cử của Đức xem là có vấn đề.

Hiện đã có một số chỉ trích đối với hệ thống bầu cử ở Đức bởi những người muốn nhìn thấy tận mắt cá nhân các đại biểu mà tên của họ được thông qua ở cử tri đoàn của mình. Các nhà phê bình không đồng tình với trình tự thủ tục lên danh sách ứng viên của các đảng phái sau một bức màn khép kín.

Số khác thấy hệ thống này quá phức tạp. Trong lịch sử, lá phiếu đầu tiên và thứ hai thường có tỷ lệ tương ứng đồng nhất, nhưng sẽ có những lúc một đảng phái có được nhiều ghế chỉ với lá phiếu đầu tiên hơn là họ nên có nếu theo lá phiếu thứ hai với quy tắc tỷ lệ. Nếu điều đó xảy ra, đảng đó có thể giữ những vị trí bổ sung được gọi là “ghế lồi” (“Überhangmandate”).

Điều này theo hướng có lợi cho các đảng lớn như SPD và CDU, những đảng có khả năng đưa ứng cử viên về từng khu vực bầu cử. Tòa bảo hiến đã phán quyết rằng điều này đem đến cho họ những lợi thế không công bằng. Do vậy trong cuộc bầu cử 2013, các đảng khác đã được dự kiến nhận được nhiều ghế hơn để cân bằng./.


(* nguồn: http://luatkhoa.org/2016/02/3701/ )

Triển
08-17-2017, 10:34 AM
https://www.youtube.com/watch?v=QTyiewbpGEo

Triển
08-17-2017, 12:56 PM
https://www.youtube.com/watch?v=pKaBXaRysag

Triển
08-19-2017, 09:39 PM
#ChuyệnTiếuLâmNàyCóThiệt



Châu Âu đề phòng khủng bố bằng cát và bê tông

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/promenade_anglais_nice_securite_barrieres_militair es_soldats_0.jpg
Tại thành phố Nice (Pháp), từ sau vụ khủng bố ngày 14/07/2016, đại lộ 'Promenade des Anglais' được bảo vệ bằng rào cản và lính tuần tra.
Valery HACHE / AFP

Trong vài năm gần đây, số lượng những cuộc tấn công của các tổ chức cực đoan nhắm vào các thành phố châu Âu ngày càng tăng. Các hung thủ thường dùng xe ôtô nhắm vào đám đông. Do bản chất vũ khí rất thông dụng, còn nạn nhân thì luôn ở mọi nơi, giới chuyên gia lo ngại không có cách nào ngăn chặn những đợt tấn công trong tương lai. Tuy vậy, một số nước đã có biện pháp đối phó thô sơ nhưng hiệu quả, cụ thể là hàng rào, bê tông, hay bao cát.

Tại Anh Quốc, chỉ vài ngày sau khi ba phần tử cực đoan dùng xe tải làm vũ khí trên Cầu Luân Đôn khiến 8 người thiệt mạng, chính quyền thành phố đã dựng hàng rào tại ba chiếc cầu tại khu vực trung tâm. Chính phủ Anh Quốc cũng đã lắp đặt cột bê tông phía ngoài cung điện Windsor, nơi ở của nữ hoàng Elizabeth.

Pháp là quốc gia phải đối đầu với hình thức tấn công này nhiều nhất. Kể từ cuộc khủng bố bằng xe tải tại Nice vào ngày 14/07/2017 khiến 86 người thiệt mạng, đã có không ít các cuộc tấn công khác xảy ra. Để đối phó với mối đe dọa này, các nhà chức trách Pháp đã dựng các cột bê tông nhằm tách làn xe ôtô và người đi bộ tại những điểm du lịch nổi tiếng và đông người, chẳng hại như đại lộ Champs-Elysées hoặc trung tâm thành phố Strasbourg. Dọc theo bờ sông Seine, xe cảnh sát được dùng làm rào chắn tại một số điểm chốt và chỉ cho xe cứu thương đi qua.

Bê tông cũng là biện pháp của nước Đức trong việc đề phòng hình thức tấn công này. Tại cổng vào một số khu chợ, các cột bê tông cũng được dựng lên, nhưng tại thời điểm này đã bị dỡ bỏ. Sau vụ khủng bố tại Tây Ban Nha ngày hôm qua, 18/07/2017, người phụ trách Nội Vụ bang Mecklenburg-Western Pomerania của Đức, ông Lorenz Caffier, cho rằng nên tái sử dụng biện pháp này nhằm bảo vệ người đi bộ. Nhưng ông cũng thừa nhận rằng việc phòng chống hình thức tấn công này là không thể.

Không dùng bê tông, thành phố Bruxelles sử dụng túi cát. Mỗi túi cát nặng 1 tấn, được đặt khắp thành phố. Theo lực lượng cảnh sát địa phương, đây là một trong những phương pháp được áp dụng sau khi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đánh bom thành phố vào ngày 22/03/2016.

Còn tại Stockholm, sau vụ tấn công bằng xe tải kinh hoàng hồi tháng 4, những chú sư tử bằng bê tông nặng 900kg đã được đặt dọc phố mua sắm Drottninggatan, nơi 5 người thiệt mạng. Chính quyền thành phố đã đặt mua thêm 40 chú sư tử, mỗi chú nặng 3 tấn.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170819-chau-au-de-phong-khung-bo-bang-cat-va-be-tong )

Triển
08-22-2017, 04:40 AM
#Populism

Bước thụt lùi lớn của chủ nghĩa dân túy

Thụy My
Đăng ngày 21-08-2017
Sửa đổi ngày 21-08-2017 10:14

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/macron_04.jpg
Đã từ rất lâu mới có một ứng cử viên tổng thống tranh cử với lá cờ EU bên cạnh quốc kỳ: ông Emmanuel Macron.
Ảnh : Reuters


Bảy tháng trước đây tại Diễn đàn Davos, điểm hẹn của giới tinh hoa trên thế giới, rộ lên những lời tiên đoán về hồi kết của mô hình toàn cầu hóa. Ông Donald Trump đánh dấu việc bước vào Nhà Trắng bằng một bài diễn văn gay gắt. Và tại châu Âu, nơi mà Anh quốc đã quyết định ly dị với châu lục này, « nền dân chủ tự do » dường như phải hạ vũ khí trước sự tấn công ồ ạt của các phong trào dân tộc chủ nghĩa và dân túy. Nhưng theo Le Monde, bây giờ tâm trạng đã thay đổi hẳn.

Xã luận Le Monde ngày 17/06/2017 nhận xét : Washington chìm vào một sự hỗn loạn cả về hành chính lẫn chính trị, trong khi tổng thống Mỹ cố gắng áp dụng một số cải cách đã hứa trong chương trình tranh cử, một cách vất vả. Các đồng minh của ông, nếu không công khai chế giễu, như thủ tướng Úc đã nhại theo điệu bộ ông Trump trong một cuộc hội nghị, thì cũng tỏ thái độ nghi hoặc.

Ở bên kia biển Manche, cử tri Anh tặng cho thủ tướng Theresa May một đòn đích đáng. Bà May với tham vọng tăng cường phe đa số của mình để thương lượng Brexit dễ dàng hơn, nay ở thế yếu hẳn. Và tại Đông Âu, các đảng dân túy không ngừng xuống dốc. Từ bảy tháng qua, các đảng này không ngừng thụt lùi trong các cuộc bầu cử, tại các nước trong khu vực.

Phát súng lệnh đầu tiên được bắn đi từ Áo hồi tháng 12/2016, với sự thất bại của ứng cử viên cực hữu trong cuộc bầu cử tổng thống. Rồi đến đảng Vì độc lập Anh quốc (UKIP) bị bốc hơi, không còn lý do tồn tại sau vụ Brexit ở Anh. Tại Đức, sau khi gây nhiều sợ hãi, đảng Giải pháp khác cho nước Đức (AfD) không chống chọi nổi với cỗ xe tăng Angela Merkel.

Tháng 3/2017 tại Hà Lan, đảng Tự do Dân chủ Nhân dân (PVV) của chính khách tai tiếng Geert Wilders không đạt được sự đột phá như mong đợi. Ở Phần Lan, đảng dân túy True Finns (Những người Phần Lan gốc) trở nên quá cực đoan, đã phải rời chính phủ và sau đó bị tan rã.

Nước Pháp, vốn là nơi tập trung mọi quan ngại, đã gây choáng váng khi một khuôn mặt mới toanh là Emmanuel Macron, thắng lớn trước đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN). Người ta thấy rõ chủ tịch đảng này, bà Marine Le Pen không có được tầm vóc của một ứng cử viên tổng thống, và điều đó đã được chứng tỏ trong cuộc tranh luận ở vòng hai. Làn sóng Macron đã nhấn chìm các phe dân túy, cả tả lẫn hữu. Cùng lúc đó ở bên Ý, phong trào 5 Sao của diễn viên hề Beppe Grillo thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương.

Làm thế nào giải thích một sự đổi chiều như thế ? Giáo sư người Hà Lan Cas Mudde, một trong những chuyên gia về chủ nghĩa dân túy châu Âu, trước hết nghĩ rằng hiện tượng này đã được truyền thông và giới chính trị thổi phồng. Ông nói với Le Monde : « Rõ ràng là Wilders (Hà Lan) không đủ số ghế để lập chính phủ, và Le Pen (Pháp) không thể thắng nổi trong cuộc bầu cử tổng thống ». Ông cho rằng nỗi sợ bóng ma cực hữu, dân túy chỉ là sợ bóng sợ gió.

Giả thiết này có vẻ khả tín, nhưng Le Monde cho là giải thích như thế e rằng chưa đủ. Tờ báo tìm đến một chuyên gia khác, ông Takis Pappa người Hy Lạp, của Central European University ở Budapest. Chuyên gia này nhận ra rằng mỗi khi một đảng dân túy phải đối mặt với một lực lượng chính trị có những đề xướng thực sự mang tính cải cách, chặt chẽ và có trách nhiệm, thì phái mị dân không thể địch nổi.

Ông Takis Pappa nói : « Macron đã đánh bại cực hữu khi bênh vực quan điểm một nước Pháp cởi mở, đa văn hóa, thân châu Âu », còn tại Hà Lan, các đảng cánh trung và ủng hộ châu Âu cũng lên ngôi. Theo ông, thay vì bắt chước các chủ đề của phe dân túy, tốt nhất nên đối đầu với phe này, chiến đấu với phe chủ bại bằng một tầm nhìn tích cực.

Một yếu tố khác, có lẽ nằm trong công trình nghiên cứu dư luận mà Pew Research Center vừa công bố ở Hoa Kỳ. Liên hiệp Châu Âu (EU) năm 2017 đã lại có được sự tín nhiệm cao độ của dư luận các nước thành viên – trừ Hy Lạp – đặc biệt là tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan…và thậm chí tại Anh, nơi mà 54% cử tri có cái nhìn tích cực về EU. Khuynh hướng này đặc biệt thấy rõ nơi giới trẻ, vốn lớn lên với các dự án châu Âu. Le Monde cho rằng bà Marine Le Pen đã phải trả giá để phát hiện ra sự gắn bó này.

Vụ Brexit, tức Anh quốc ra khỏi EU, gây ra những tác động gì với các nước khác ? Bruxelles lúc đó đã từng hết sức lo ngại hiệu ứng dây chuyền. Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump cũng đã từng thích thú đặt câu hỏi với các đối tác châu Âu, là « sắp tới nước nào sẽ theo chân Anh quốc ? ».

Nhưng Donald Trump chính là một lực đẩy khác. Khó thể mơ được một sự phản tuyên truyền nào đáng giá hơn thế cho phe dân túy. Nhà thống kê học Mỹ Nate Silver ghi nhận trên blog FiveThirtyEight, là các chính trị gia châu Âu mị dân, hoặc các lãnh đạo hiếm hoi như bà Theresa May, càng bày tỏ cảm tình với tổng thống Mỹ, thì họ càng dễ bị thất cử. Công thức Brexit + Trump = xui xẻo tại các nước nói tiếng Anh hiện nay.

Tuy vậy chủ nghĩa dân túy không phải đang thất bại ở mọi nơi. Chuyên gia Takis Pappas phân biệt các đảng tạm gọi là dân túy « bẩm sinh » (dân tộc chủ nghĩa, chống nhập cư, chống EU) với các đảng dân túy có quan điểm rộng hơn, bác bỏ chủ nghĩa tự do chính trị và chủ trương « dân chủ phi tự do ». Các đảng dân túy này đang nắm quyền ở Hungary, Ba Lan, Hoa Kỳ và nếu cần thiết vẫn tấn công vào lực lượng phản biện như tư pháp độc lập, truyền thông, các tổ chức phi chính phủ.

Giáo sư Cas Mudde nhấn mạnh một đặc thù khác của các phong trào này. Khác xa với sự khởi đầu của các đảng chống hệ thống như Mặt trận Quốc gia ở Pháp hay 5 Sao ở Ý, họ đã kiểm soát được các đảng bảo thủ. Tại Hoa Kỳ, Donald Trump đã thành công trong việc trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Cộng Hòa.

Tây Âu vốn ít có tình trạng bất bình đẳng hơn so với Hoa Kỳ và Anh quốc, và cắm rễ vững chắc vào nền dân chủ, hơn hẳn so với Trung Âu hậu cộng sản, nên khu vực này đã chứng tỏ sức chống đỡ trước mối đe dọa của chủ nghĩa dân túy. Điều đó liệu có nghĩa là mối nguy hiểm đã rời xa ?

Câu trả lời của Le Monde : Chắc chắn là không ! Bây giờ đến lượt các lãnh đạo châu Âu đã thắng cử vẻ vang, phải gánh lấy trách nhiệm ngăn chận làn sóng dân tuy, và chứng tỏ rằng họ đã hiểu thấu lời cảnh báo.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170729-buoc-thut-lui-lon-cua-chu-nghia-dan-tuy?ref=fb_i )

Triển
08-22-2017, 05:36 AM
#ĐệNhấtPhuNhân

Đệ nhất phu nhân Brigitte Macron có vai trò chính thức

Thanh Phương
Đăng ngày 22-08-2017
Sửa đổi ngày 22-08-2017 13:33

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-08-07t171953z_681365443_rc114a197a40_rtrmadp_3_france-politics-firstlady.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đệ nhất phu nhân Brigitte Macron, ngày 07/07/2017, tại thượng đỉnh G20 Hamburg, Đức.
REUTERS/Wolfgang Rattay/File Photo


Tham gia rất nhiều vào chiến dịch tranh cử tổng thống của chồng, nhưng rất kín tiếng từ khi vào điện Elysée, kể từ nay, phu nhân tổng thống Pháp, bà Brigitte Macron, có một vai trò chính thức.

Hôm qua, 21/08/2017, phủ tổng thống Pháp đã đăng trên mạng “Hiến chương minh bạch liên quan đến quy chế của vợ (chồng) của nguyên thủ quốc gia”. Văn bản này nêu chi tiết những nhiệm vụ của đệ nhất phu nhân Brigitte Macron. Bà Macron sẽ không hưởng lương nhà nước và cũng không có ngân sách riêng, nhưng chi phí hoạt động sẽ lấy từ ngân sách của phủ tổng thống. Một số cố vấn của phủ tổng thống cũng được biệt phái sang phục vụ cho bà. Đệ nhất phu nhân Brigitte Macron sẽ có vai trò đại diện, bảo trợ và tháp tùng tổng thống trong các chuyến đi.

Cho tới nay, tại Pháp, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về vai trò của phu nhân tổng thống, cũng như về khuôn khổ và những phương tiện hoạt động của nhân vật này. Hiến pháp của Pháp không có quy định về vấn đề này và từ trước đến giờ, ý định thiết lập một quy chế chính thức cho đệ nhất phu nhân vẫn bị bác bỏ, cả bên cánh hữu lẫn cánh tả.

Trong thời gian tranh cử, tổng thống Emmanuel Macron đã dự trù thiết lập một quy chế chính thức cho đệ nhất phu nhân, mà không cần thông qua luật hoặc một sắc lệnh. Nhưng trong mùa hè vừa qua, một kiến nghị chống lại việc thiết lập quy chế chính thức này đã thu thập được hơn 300 chữ ký chỉ trong vài tuần.

“Hiến chương minh bạch” được công bố hôm qua chỉ quy định về vai trò, chứ không lập quy chế chính thức cho phu nhân tổng thống. Những người thân cận với bà Brigitte Macron nói rõ với hãng tin AFP là hiến chương này chỉ là một cam kết và cam kết này chỉ có giá trị đối với bà Brigitte Macron, và chỉ trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống của ông Emmanuel Macron.

Hôm qua, lần đầu tiên trang web của điện Elysée đăng tải chi tiết những hoạt động và chuyến đi của bà Brigitte Macron kể từ ngày 14/05, tức là kể từ ngày vị tổng thống trẻ nhất lịch sử nước Pháp nhậm chức.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170822-phap-de-nhat-phu-nhan-brigitte-macron-co-vai-tro-chinh-thuc?ref=fb_i )

Triển
08-23-2017, 12:27 AM
#AktionT4


Những tiết lộ mới về bác sĩ Đức quốc xã


Thu Hằng


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/auschwitz-birkenau-main_track.jpg
Đường tầu dẫn đến trại tập trung Auschwitz thời Đức quốc xã (1940-1945).
Wikipedia

Thế giới tưởng đã biết hết mọi bí mật về sự tàn bạo của chủ nghĩa quốc xã, nhờ các hồ sơ lưu trữ được đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên, gần đây, một bộ sưu tập não nạn nhân bị giết bằng phương pháp “an tử” (chết êm dịu, euthanasia) trong chương trình T4, được phát hiện trong kho của Viện Max-Planck, một trong những cơ quan nghiên cứu nổi tiếng của Đức. “Những tiết lộ mới về bác sĩ quốc xã” được tuần san L’Obs đưa trên trang nhất và dành 11 trang điều tra.

Bộ sưu tập não “những người vô ích”

Aktion T4 là mật mã của chiến dịch bí mật “an tử” nhằm loại “những người vô ích”. Trong số các nạn nhân có rất nhiều trẻ em bị Đức quốc cho là không đáng sống, nhưng chúng phục vụ lợi ích “khoa học”. Cùng với phát hiện ở Đức, một phát hiện khác ở thành phố Strasbourg (Pháp) cũng khiến người ta kinh ngạc: phần thi thể còn lại của nhiều nạn nhân thí nghiệm của một bác sĩ quốc xã mới được an táng. Bị bỏ quên hay bị che giấu? Dù ở Pháp hay ở Đức, tất cả đều nằm trên giá của các viện nghiên cứu trong suốt 70 năm.

Trong Thế Chiến II, chương trình loại bỏ người tàn tật mà Hitler muốn tiến hành đã giúp bác sĩ phẫu thuật thần kinh Julius Hallervorden lập “bộ sưu tập” não trẻ em. L’Obs lật lại hồ sơ ngày 28/10/1940 khi một chiếc xe ca chở 58 trẻ em đến “Bệnh viện công Brandebourg”, thực ra là một phòng hơi ngạt. Cũng như những chuyến xe khác, chiếc xe chở đầy người vào trong và khi quay ra thì trống rỗng. “Bệnh viện Brandebourg” chính là phòng hơi ngạt đầu tiên được thí điểm tại Đức.

Tất cả 58 trẻ em đều bị cho là “vô ích” vì bị tàn tật, bị động kinh hoặc tiếp thu chậm ở trường. Đợt thanh trừng đó mang tên K58 (K - “Kinder” (trẻ em) và 58 là số trẻ em được nhận). Tất cả đều bị quên lãng, không tên tuổi, không hình ảnh.

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Julius Hallervorden, làm việc tại Cơ quan Kaiser-Wilhelm, nay là Viện Max-Planck, được mời đến tham dự vì ông hợp tác chặt chẽ với bác sĩ nhi Hans Heinze, người phát hiện ra một vài trường hợp đáng quan tâm cho đồng nghiệp chuyên về thần kinh.

Bác sĩ Heinze, tham gia quốc xã ngày từ đầu và tuyệt đối tin vào sự thuần khiết chủng tộc, là giám đốc bệnh viện Gorden, nơi điều trị 58 trẻ em trên. Ông khám cho những đứa trẻ này trước khi giết chúng bằng cách tiêm vào động mạch cảnh một loại thuốc tương phản, khiến các nạn nhân khóc vì đau đớn trước khi chết.

Nhà nghiên cứu Catherine Bernstein, tác giả bộ phim tài liệu duy nhất về Julius Hallervorden (2014), khẳng định : “Đó là vụ giết người theo yêu cầu. Hallervorden chọn nạn nhân tùy theo chương trình nghiên cứu của ông ta”.

Sau khi đã lấy não ra, thi thể của 58 trẻ em được quân Đức quốc xã mang đến một lò hỏa thiêu ở nông thôn. Tro được đưa vào bình di cốt rồi trao lại cho gia đình với giấy chứng tử giả.

Bác sĩ Hallervorden cắt những bộ não lấy được thành những lát mỏng, sau đó ép chúng giữa hai mảnh kính để nghiên cứu. Tổng cộng, ông “sưu tập” được khoảng 700 bộ não đến từ sáu trung tâm “an tử” tại Đức. Theo con số được L’Obs đưa ra, tính đến tháng 01/1940, sáu trung tâm phục vụ chương trình T4 đã giết 70.273 người. Ngoài ra, vị bác sĩ này còn nhận được nhiều mẫu từ một bệnh viện ở vùng Lorraine (Pháp), lúc đó bị sáp nhập vào Đức.

Tháng 08/1941, Aktion T4 chính thức bị đình chỉ, và thay vào đó là chiến dịch 14f13, “an tử” do địa phương quản lý, đã khiến ít nhất 150.000 người chết, tính đến cuối Thế Chiến II. Năm 1942, các nhà phụ trách chính của chương trình T4 tham gia chiến dịch Reihard (mang tên của Reihard Heydrich). Đây là bước đầu tiên của chiến dịch tận diệt người Do Thái ở châu Âu, khiến khoảng 5-6 triệu người Do Thái chết vì khí ga.

Năm 1965, Hallervorden chết nhưng bộ sưu tập của ông vẫn được giữ nguyên trong kho lưu trữ của Viện Max-Planck và tại nhiều cơ quan khác ở Đức… và tiếp tục được các nhà nghiên cứu sử dụng. Sau một cuộc chiến đấu dài hơi, nhà sử học Gotz Aly đã buộc Viện Max-Planck thừa nhận nguồn gốc của bộ sưu tập này. Năm 1990, các bộ não trong bộ sưu tập được chôn cất. Câu chuyện tưởng đã hết, nhưng đến năm 2015, rất nhiều bộ não khác đã được phát hiện trong kho của Viện Max-Planck ở Berlin, sau đó là ở Munich. Tháng 06/2017, Viện Max-Planck tiến hành nghiên cứu và tìm kiếm để nhận dạng 700 nạn nhân trong bộ sưu tập của Hallervorden.

Bộ sưu tập xương Do Thái thời quốc xã tại đại học Strasbourg

Trong Thế Chiến II, Strasbourg bị sáp nhập vào Đức. Năm 1944, bác sĩ giải phẫu Đức quốc xã August Hirt lập bộ sưu tập xương từ 86 nạn nhân Do Thái được chuyển từ trại Auschwitz “để có được những mẫu từ mọi nước”.

Ngày nay, một số nhà nghiên cứu vẫn tìm được trong tầng hầm, nhiều bộ phận cơ thể, kết quả từ những công trình khổng lồ của bác sĩ August Hirt, như phát hiện của Raphel Toledano, bác sĩ kiêm sử gia về những thí nghiệm của các bác sĩ quốc xã tại đại học Reichsuniversitat.

Mẫu da, mang số 107969, được Toledano tìm thấy trong một căn phòng khóa kín ở Viện Y khoa thuộc đại học Strasbourg. Cũng như rất nhiều sinh viên y khoa khác, Raphel Toledano từng nghe những tin đồn rằng trong trường còn rất nhiều bộ phận của thi thể từ thời Thế Chiến II. Trong kho của Viện Giải phẫu vẫn còn nhiều “lọ” chứa nội tạng.

Để tránh khó xử về những sự kiện lịch sử, một bia tưởng niệm các nạn nhân thời Reichsuniversitat đã được dựng. Đa số các bác sĩ thuộc đại học Reichsuniversitat được ân xá trong những năm 1950.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170818-nhung-tiet-lo-moi-ve-bac-si-duc-quoc-xa )

Triển
08-24-2017, 11:35 PM
#TàiChínhKhủngBố


Châu Âu không kiểm soát được nguồn tài chính của khủng bố

Thu Hằng


Hai vụ tấn công bằng xe ở Barcelona và Cambrils, Tây Ban Nha, cho thấy những kẻ khủng bố hành động bằng những phương tiện phổ thông hơn, ít tốn kém hơn bằng nguồn tài chính cá nhân. Một số chuyên gia khẳng định cuộc chiến chống nguồn tài trợ cho khủng bố bị thất bại.

Dù các biện pháp quốc tế nhằm siết chặt nguồn tài chính của khủng bố, được thông qua sau vụ tấn công tòa tháp đôi tại New York ngày 11/09/2001, đã có tác động và vẫn còn cần thiết, song vẫn không thể đủ để ngăn chặn hoạt động của Al Qaida, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo hoặc các thành phần thánh chiến nghe theo tuyên truyền đáng gờm của những tổ chức khủng bố này.

Nhà nghiên cứu Peter Neumann, giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Cực đoan hóa (ICSR) thuộc trường King’s College London, khẳng định : “Hơn 15 năm sau khi bắt đầu “chiến tranh chống khủng bố” do Hoa Kỳ khởi xướng, cuộc chiến chống các nguồn tài chính của khủng bố đã thất bại”.

Trong một bài viết mang tên “Đừng chạy theo tiền”, ông nhận xét : “Phần lớn các vụ tấn công chỉ cần rất ít tiền. Những kẻ khủng bố sử dụng nhiều nguồn tiền khác nhau và chuyển tiền mà không cần phải qua hệ thống tài chính ngân hàng. Cuộc chiến chống nguồn vốn của khủng bố được tiến hành từ năm 2001 thường xuyên tốn kém và không mang lợi”.

Vậy đâu là những nguồn tiền của khủng bố thánh chiến ?

“Tự cung tự cấp” để khủng bố

Một ví dụ cụ thể được AFP nhắc đến là kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 01/2015 của nhà nghiên cứu Emilie Oftedal, làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy (Norwegian Defense Research Establishment, FFI). Theo kết quả nghiên cứu thu được từ 40 ổ thánh chiến, từng tổ chức hoặc âm mưu tổ chức tấn công khủng bố tại châu Âu từ năm 1994 đến 2013, có đến 3/4 trường hợp sử dụng không quá 10.000 đô la để chuẩn bị các vụ tấn công.

Bà Emilie Oftedal nhấn mạnh trong bản báo cáo : “Những kẻ khủng bố quyên góp, chuyển tiền và chi tiền theo cách rất bình thường. Nguồn tài chính phổ biến nhất chính là tiền lương và tiền tiết kiệm của các thành viên, tiếp theo là tiền từ các vụ phạm pháp nhỏ”.

Chỉ 1/4 còn lại là đã nhận tiền từ một tổ chức khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, không một mạng lưới nào phụ thuộc hoàn toàn vào trợ giúp từ bên ngoài. 70% các ổ thánh chiến được bà Emilie Oftedal nghiên cứu tự túc về tài chính một cách hợp pháp và thường xuyên thông qua lương bổng của các thành viên, nhưng cũng có nguồn gốc từ buôn bán ma tuý, vũ khí hay các tài sản khác và ăn cắp.

Vay tiền để tổ chức khủng bố

Một nguồn tài chính khác, ngày càng phổ biến, là vay tiêu dùng ở các định chế tài chính chuyên biệt. Đây chính là cách tổ chức các vụ tấn công ở Pháp năm 2015. Những kẻ thánh chiến cung cấp giấy tờ giả để vay tiền và họ không có ý định hoàn trả vì hai lý do : hoặc sẽ tấn công tự sát, hoặc sẽ đến các vùng do quân thánh chiến kiểm soát nên không về nước.

Bằng cách này Amedy Coulibaly, thủ phạm vụ tấn công Hypercacher tại Paris vào tháng 01/2015, đã vay 6.000 euro ở quỹ tín dụng Cofidis để mua vũ khí, thậm chí còn đưa “vài nghìn euro” cho một trong hai anh em nhà Kouachi, thủ phạm vụ tấn công tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo, “để họ làm xong việc phải làm”.

Điều đáng quan ngại là Amedy Coulibaly đã dùng giấy tờ giả để vay tiền. Vì vậy, theo ông Jean-Charles Brisard, chủ tịch Trung tâm Phân tích Khủng bố, chuyên gia về nguồn tài chính của các mạng lưới thánh chiến, các tổ chức tín dụng này “phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt là về vấn đề giấy tờ giả. Họ sử dụng cách này để vay tiền tiêu dùng, ví dụ như sử dụng bảng lương giả”.

Ông khẳng định : “Tại châu Âu, các chiến dịch khủng bố từ nay trở đi gần như là hoàn toàn tự túc về tài chính. Từ vay tín dụng tiêu dùng, đến buôn hàng giả, buôn lậu quy mô nhỏ hoặc đơn giản là tiền tiết kiệm của chính họ. Chỉ cần họ rút hết tiền trong tài khoản là đã đủ”.

Hiện tại và trong tương lai, nguồn tài chính chỉ khoảng vài nghìn euro vẫn nằm ngoài vòng kiểm soát của các cơ quan chuyên trách về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, như Tracfin của Pháp.

Các thành phố lớn châu Âu đối mặt với khủng bố bằng “xe điên”

Thuê một chiếc xe tải nhỏ để tông vào đám đông ngày càng phổ biến ở châu Âu, mà chỉ mất có vài trăm euro, kể cả tiền đặt cọc. Cách tấn công này không hề mới, từng xảy ra ở Nice (Pháp), Berlin (Đức), Luân Đôn (Anh), Stockholm (Thụy Điển).

Một ngày sau vụ khủng bố bằng xe tải ở Barcelona và Cambrils, Tây Ban Nha, cảnh sát Đức đã cho đặt hàng rào bê tông trước nhà thờ lớn Köln, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Tương tự, rất nhiều thành phố ở Đức và châu Âu đã siết chặt lực lượng an để giảm thiểu nguy cơ xảy ra một vụ tấn công tương tự.

Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thành phố do dự trong việc áp dụng các biện pháp mạnh (bê tông, bao cát…), vì không thể ngăn chặn tuyệt đối rủi ro, trong khi thủ phạm các vụ tấn công thánh chiến lại chứng tỏ khả năng thích nghi với cách đối phó của chính quyền. Ngoài ra, các biện pháp mạnh này cũng đè nặng lên cuộc sống hàng ngày của người dân và nền kinh tế địa phương, đồng thời lại rất tốn kém.

Tại Berlin, ngoài hàng rào được dựng lên gần nhà thờ Memory Church từ sau vụ khủng bố bằng xe điên Noel 2016, rất ít biện pháp an ninh được thấy rõ mồn một vì, theo thượng nghị sĩ vùng Berlin, phụ trách nội vụ, khi trả lời nhật báo Bild : “Chúng tôi không muốn đặt thành phố đằng sau những bức tường. Điều này đi ngược với những gì chúng tôi muốn, đó là gửi đi một hình ảnh yên bình và thanh thản”.

Bà Els Ampe, trợ lý thị trưởng Bruxelles nơi xảy ra ba vụ tấn công tự sát ngày 22/03/2016, có cùng ý kiến : “Chúng tôi không muốn trở thành Hébron (thành phố ở Cisjordanie nơi người định cư Do Thái phải sống đằng sau hàng rào bê tông và thép). Chúng ta không thể chặn mỗi con phố. Phải sống bình thường, phải giao hàng cho các cửa hiệu. Chúng ta phải dung hoà được an ninh và cuộc sống yên bình trong thành phố”.

Thị trưởng Nice (Pháp), ông Christian Estrosi, lại có ý kiến ngược lại. Lắp đặt hàng rào mới, thay đổi bản đồ giao thông, Nice đã đầu tư ồ ạt vào an ninh từ vụ tấn công 14/07/2016. Ngay sau vụ tấn công tại Barcelona và Cambrils, thị trưởng Nice đã mời các đồng nhiệm của những thành phố lớn ở châu Âu đến thảo luận về vấn đề này vào ngày 28 và 29/09/2017 với ủy viên châu Âu về An ninh, ông Julian King.

Tuy nhiên, theo nhận định của bà Elizabeth Johnston, giám đốc Diễn đàn châu Âu về An ninh Đô thị, “đa số các thành phố không thể đầu tư ồ ạt vào việc thiết kế lại giao thông hay không gian công cộng. Vì vậy, họ làm với những gì mình có”. Ngoài ra, hiệu quả của những biện pháp này không phải là tuyệt đối : “Mỗi người đều hiểu rằng nếu tăng cường an ninh cho một mục tiêu (một góc phố, một đại lộ), thì cuộc tấn công có thể nhắm vào một mục tiêu khác. Vấn đề ngân sách là rất lớn”. Hiện không có bất kỳ số liệu nào liên quan đến khoản tiền đầu tư của các thành phố châu Âu về việc đảm bảo an ninh khu vực công cộng.

Theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Thế giới của trường đại học Maryland, số vụ tấn công khủng bố năm 2016 trên toàn thế giới mà tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đứng ra nhận trách nhiệm đã tăng 20% so với năm 2015 : Hơn 1.400 vụ tấn công làm 7.000 người chết. Thêm vào đó là khoảng 950 vụ tấn công do các tổ chức cực đoan tuyên thệ trung thành với Daech thực hiện, khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

Theo một quan chức của bộ Ngoại Giao Mỹ, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã giật dây, chi phối được những nhóm cực đoan này, cũng như những cá nhân được khuyến khích trở thành những “con sói đơn độc” như các vụ tấn công ở Nice (Pháp), Manchester (Anh) hay San Bernardino và Orlando (Mỹ).


(nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170824-chau-au-khong-kiem-soat-duoc-nguon-tai-chinh-cua-khung-bo )

Triển
08-28-2017, 12:16 PM
#HamburgDayAfter
#Vandalism
#Criminal

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1163323-galleryV9-tgvi-1163323.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163331-galleryV9-ibmy-1163331.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1163332-galleryV9-qfac-1163332.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163329-galleryV9-vomv-1163329.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163305-galleryV9-fqce-1163305.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1163328-galleryV9-pmfu-1163328.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1163324-galleryV9-xihk-1163324.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1163325-galleryV9-rxqn-1163325.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1163327-galleryV9-zebc-1163327.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1163326-galleryV9-devp-1163326.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1163343-galleryV9-amlg-1163343.jpg

(Images: Spiegel Online)



Vụ xử án đầu tiên tại vụ cực tả nổi loạn đốt phá Hamburg nơi tổ chức G20.
Cậu thanh niên từ Hòa Lan qua Đức, tham gia chương trình biểu tình "Welcome to Hell",
anh chàng 21 tuổi người Hòa Lan này liệng hai chai trúng cảnh sát, bị bắt, nay xử phạt
2 năm 8 tháng tù.
Thẩm phán quyết định cao hơn mức bồi thẩm đoàn đề nghị: 1 năm 9 tháng. Mức tuyên án
được cho là quá nặng. Cậu thanh niên này ngồi tù từ tháng 7 đến nay.

Có lẽ bộ hình sự Đức muốn dùng hình phạt để răn đe chăng?

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1182326-860_poster_16x9-kjlx-1182326.jpg

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/panorama/justiz/g20-krawalle-in-hamburg-zwei-jahre-und-sieben-monate-haft-fuer-flaschenwerfer-a-1164981.html))

ốc
08-28-2017, 01:30 PM
Đức nên xây bức tường biên giới ngăn chặn người Hà lan sang gây tội ác. Xong xuôi thì bắt Hà lan phải giả tiền chi phí xây dựng. Nếu không nghĩ ra cách thức đòi tiền thì nhờ Trâm chỉ.

Triển
08-28-2017, 09:51 PM
Trước tiên là phải bắt hết người ... nhập cư lậu, cho mặc đồ lót màu hồng rồi mới tính.


PS: Nếu chỉ liệng có 2 cái chai bia mà xây bức tường thì lễ hội bia mỗi năm ở Munich xây bao nhiêu cái tường cho đủ. Bức tường ô nhục Bá Linh được Đông Đức dựng lên mấy chục năm mới giật sập được. Bức tường ô nhục Châu Âu mà dựng lên biết khi nào mới giật sập được cho nên thôi miễn xây đi. Đông dzui đỡ hao.

ốc
08-28-2017, 11:23 PM
Xây vài năm xong tháo ra bán cho các viện bảo tàng kiếm khẩm địa - như cái bức từng Bá linh xưa. "Di tích lịch sử."

Triển
08-29-2017, 04:47 AM
Ôi ba cái tường nham nhở này phải không? Người Đức chẳng ai thèm đến xem. Chỉ có khách ngoại quốc tò mò muốn xoáy vào vết thương lòng hai phương trời một tiếng nói này mà thôi.
Dân Hòa Lan sang liệng chai hợp pháp, họ không có là người "di dân lậu". Họ liệng đã rồi đi về. Hoàn toàn hợp pháp. Biên giới không có cửa xây cửa lên làm gì phải mướn thêm lính canh gác.


http://www.sehenswuerdigkeiten-berlin.de/g/begr.jpg

Triển
09-01-2017, 12:46 AM
#OrbánCọpDê
#TrumpsMiniBorderInEurope

O Bán của Hung Gia Lợi dựng hàng rào kẽm gai ngăn dòng người đi tị nạn xong vòi 400 triệu tiền EU. :)
Chiêu này chắc học tập của Trâm. :)



http://i.imgur.com/vxemqPS.png

(nguồn: Business Insider (http://www.businessinsider.com/r-hungarian-pm-orban-to-ask-eu-to-help-foot-bill-for-border-protection-2017-8?IR=T))

Triển
09-01-2017, 11:25 AM
Anh Quốc từ chối thanh toán mức « phí li dị » mà châu Âu đề xuất

Thùy Dương

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-08-31t121902z_18678340_rc1ec6738310_rtrmadp_3_britain-eu-barnier-davis.jpg
Trưởng đoàn đàm phán Liên Hiệp Châu Âu Michel Barnier trong cuộc họp báo ngày 31/08/2017, tại Bruxelles.
REUTERS/Francois Lenoir

Bộ trưởng Thương Mại Anh Liam Fox hôm nay 01/09/2017 tuyên bố trên kênh truyền hình Nhật Bản ITV, nhân dịp tháp tùng thủ tướng Theresa May thăm Tokyo, là Anh Quốc không chấp nhận thanh toán số tiền đã cam kết theo như yêu cầu của Bruxelles khi rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Bộ trưởng Liam Fox nhấn mạnh Anh muốn thảo luận về các quan hệ trong tương lai với Liên Hiệp Châu Âu.

Phát biểu trên được đưa ra sau khi vòng đàm phán thứ ba về Brexit kết thúc ngày hôm qua 31/08, với lời cảnh báo của Bruxelles dành cho Luân Đôn. Liên Hiệp châu Âu cho rằng cần thúc đẩy các hồ sơ khác trước khi có thể thảo luận về các mối quan hệ tương lai với Luân Đôn.

Liên quan đến vòng đàm phán lần này, ông Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán của Ủy Ban Châu Âu cho biết Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc chỉ đạt được rất ít kết quả, cứ như thể vòng đàm phán chưa bắt đầu.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Benazet giải thích :

« Nhìn trong tổng thể, các nhà đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc có thể khoe là đã đạt được vài tiến triển vào tuần này, về quyền của người lao động ở khu vực biên giới hay về quy chế biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng Hòa Ireland.

Nhưng đối với trưởng đoàn đàm phán châu Âu, lần này mới chỉ làm sáng tỏ các vấn đề. Ông Michel Barnier vẫn có những mối lo lắng giống như khi bắt đầu vòng đàm phán thứ ba. Ông thừa nhận : « Tuần này, chúng tôi đã làm sáng tỏ được vài điều có ích, nhưng chúng tôi không đạt được một tiến triển mang tính quyết định nào về các chủ đề chính. »

Quan chức cấp cao trên của Liên Hiệp Châu Âu nói thêm : « Với nhịp độ như hiện nay, chúng tôi còn lâu mới có được các tiến triển đủ để kêu gọi Hội Đồng Châu Âu thảo luận về các quan hệ trong tương lai giữa Anh Quốc và Liên Hiệp. Chúng tôi phải tích cực hơn nữa mới đạt đến một thỏa thuận tổng thể, như điều chúng tôi muốn. »

Mở các cuộc thảo luận về quan hệ tương lai giữa châu Âu và Anh Quốc là một yêu cầu cấp bách của nước Anh. Nhưng dường như điều này khó xẩy ra trong khi các cuộc đàm phán có nguy có thất bại nếu kết quả không tiến triển.

Các bất đồng giữa Anh Quốc và châu Âu vẫn còn rất gay gắt về hai chủ đề chính : khả năng lựa chọn Tòa Án Công Lý của Liên Hiệp Châu Âu là định chế bảo vệ các quyền của công dân Liên Hiệp và nhất là việc Anh Quốc phải cam kết chi trả khoản tiền mà châu Âu yêu cầu. »


(nguồn: Pháp Á (http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170901-anh-quoc-tu-choi-thanh-toan-muc-%C2%AB-phi-li-di-%C2%BB-ma-chau-au-de-xuat))

Triển
09-01-2017, 09:48 PM
#ĐàoThải
#TiếnTrìnhPhiCộngSản

Không biết một ngày nào đó Việt Nam đổi đời, tượng HCM đem về chất đống nấu chảy ra bán chắc ăn 10 năm hổng hết. :)))
Mấy cái tượng ở miền Nam nước Mỹ giật sập đem đi bán không chừng Trâm có tiền trấn lụt được Texas và Louisiana thoải mái.



Ukraina tiếp tục thanh toán di sản Liên Xô

Anh Vũ
Đăng ngày 01-09-2017
Sửa đổi ngày 01-09-2017 17:28


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2014-09-29T051845Z_654440835_GM1EA9T10Q701_RTRMADP_3_UKRAI NE-CRISIS_0.JPG
Tượng Vladimir Lenine bị những người biểu tình thân Ukraina lật đổ ở thành phố phía đông Kharkiv ngày 28/09/2014.
REUTERS/Stringer

Với tựa đề : « Ukraina vĩnh biệt Lênin », nhật báo Công giáo La Croix ghi lại một thực tế đang diễn ra ở đất nước Đông Âu thuộc Liên Xô cũ, đó là việc chính quyền ra đời từ sau cuộc cách mạng Maidan đang muốn xóa đi ký ức về Liên Xô, bắt đầu là từ hình ảnh của Lênin, cha đẻ ra cuộc cách mạng Nga tháng 10/1917 dẫn đến hình thành Liên Bang Xô Viết.

Tác giả bài viết ghi nhận : « Ở Ukraina Lênin đã rơi khỏi bệ. Những bức tượng bán thân, đầu, thân bằng đồng, sắt, đá hay thạch cao của nhà cách mạng đã bị cơn gió của một cuộc cách mạng khác cuốn đi, đó là cuộc cách mạng Maidan (2013-2014) ». Từ các thành phố đến vùng nông thôn, các cơ quan chính quyền mới thân châu Âu đang xóa đi các biểu tượng của ký ức Liên Xô sau khi thông qua bộ luật về ký ức hồi tháng 4/2015. Chính sách phi cộng sản đã hạ 1500 bức tượng Lênin và đặt tên lại 22 000 đường phố. Một chương trình được tiến hành rầm rộ, nhưng không diễn ra nhẹ nhàng.

Tác giả bài phóng sự của La Croix đưa độc giả đến Korji, một làng nhỏ cách thủ đô Kiev 80 km. Dân làng nơi đây cũng là những người ái quốc không kém những người Ukraina khác. Họ nói tiếng Ukraina thường ngày, quyên góp tiền ủng hộ các binh sĩ đang chiến đấu ở miền đông chống lại phe ly khai thân Nga. Tuy nhiên khi luật phi cộng sản được thông qua, việc hạ tượng Lênin đã gây chia rẽ trong người dân. Dân làng đã quyết định cứu bức tượng Lênin bán thân bằng sắt duy nhất ở địa phương ra khỏi bãi rác bằng cách sơn lại bức tượng bằng màu vàng và xanh, màu cờ Ukraina. Họ muốn bán lại bức tượng Lênin để lấy tiền hoàn thiện ngôi nhà thờ của xã với cái giá 10 nghìn euro. Nhưng đến giờ vẫn chưa có ai hỏi mua.

Trở lại Kiev, tác giả bài viết gặp giám đốc viện Ký Ức Quốc Gia trong văn phòng làm việc từng là tổng hành dinh của Tcheka, cơ quan an ninh chính trị của cách mạng Bolsevik. Tại đó ông Volodymyr Viatrovitch chỉ đạo tiến trình phi công sản ở Ukraina. Ông nhận định : « Nhiều nước đã rũ bỏ hết, từ tội ác Lênin cho đến phá bỏ bức tường (Berlin), hãy xem chúng tôi giờ đang ở đâu. Ở miền Đông, những phần tử ly khai thân Nga đang bảo vệ bản sắc Xô Viết. Phi cộng sản là vấn đề an ninh đất nước ».

Sau tượng Lênin, theo bài viết, mục tiêu sắp tới của tiến trình phi cộng sản đó là các biểu tượng búa liềm trên đại lộ Viktor ở Kiev. Đây cũng không phải là vấn đề được nhất trí hoàn toàn. Vẫn còn có người nhận thấy đó không phải là cách tốt nhất để hòa hợp dân tộc trong lúc người Ukraina đang chia rẽ.

« Lênin cũng hung bạo như Stalin ? »

Đó là tiêu đề bài viết ngắn cùng chủ đề của La Croix. Bài viết ngược dòng lịch sử với nhận định : « Cuộc cách mạng Bolsevik chiến thắng trong máu và trong một cuộc nội chiến kinh hoàng ». Theo tác giả bài viết, dưới cái nhìn của Lênin, cần phải tước bỏ vũ khí của tất cả những bộ phận xã hội chống lại cải cách, đó là : Nhà thờ, giới quý tộc, những người nông dân ngang bướng, giới tư sản và những người Xã Hội-Dân Chủ…. Để làm được việc đó, Lênin sẵn sàng dùng các biện pháp như hành quyết hàng loạt, bắt đi đày vào các trại tập trung. Cuộc nội chiến tiếp theo sau khi những người Bolsevik lên nắm quyền tháng 11/1917 là một chiến trường đầy bạo lực kinh hoàng của tất cả các bên tham chiến.

Theo đánh giá của nhà sử học, François-Xavier Néard, được bài báo trích dẫn : « Bạo lực theo kiểu Lênin hướng ra vòng ngoài, những người chống chế độ Bolsevik. Bạo lực của Stalin lại là vô lối và nhằm vào tứ hướng để trở thành một hệ thống quản lý xã hội. Khi Stalin phát động cuộc đại thanh trừng (1936-1938) gây ra gần một triệu nạn nhân, ông ta không hề có kẻ thù thực sự hay cụ thể trước mặt ».


(* nguồn: Pháp Á (http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170901-ukraina-tiep-tuc-thanh-toan-di-san-lien-xo) )

Triển
09-19-2017, 10:07 PM
#TiềnLyDị

https://pbs.twimg.com/media/DKIgPkPXoAAqFC6.jpg

(* nguồn: http://www.euractiv.com/section/uk-europe/news/britain-to-offer-e20-billion-for-brexit-divorce-bill/ )

ốc
09-19-2017, 10:25 PM
Chuyện bầu cử bên Đức chắc ngã ngũ rồi hả?

Triển
09-19-2017, 10:50 PM
Chủ Nhật này Đức bầu, nhưng đôi thủ mạnh nhất của chị Mơ kèo lại quá yếu cho nên nhiệm kỳ thứ tư là chắc mẻm trong tay chỉ rồi. Nghe đồn ở miền Bắc chị cho chưng hình bự hơn cả hình anh Kim mập ở Bắc Hàn để dằn mặt:

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1188099-860_poster_16x9-rrod-1188099.jpg

ốc
09-19-2017, 10:58 PM
#Merkeland

Anh Triển bầu cho PEGIDA một phiếu hộ anh Tôm.

Triển
09-19-2017, 11:17 PM
#Merkeland

Anh Triển bầu cho PEGIDA một phiếu hộ anh Tôm.

Nói vậy tội nghiệp thầy Tôm. Thầy Tôm là người cấp tiến. Những người của phong trào Pegida toàn là dân lạc hậu, đại khái: dốt, thất nghiệp, lười biếng. .v.v.v.v

Triển
09-23-2017, 11:47 AM
#BầuBì





Bầu cử Đức : « Thành trì » Angela Merkel


Thanh Hà

Đăng ngày 23-09-2017
Sửa đổi ngày 23-09-2017 17:22

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-23t075523z_1930960402_rc15d63b8d60_rtrmadp_3_germa ny-election-merkel.jpg
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chiến dịch vận động tranh cử tại trung tâm Berlin, Đức, ngày 23/09/2017.
REUTERS/Fabrizio Bensch


Nữ thủ tướng Angela Merkel, niềm tự hào của dân tộc Đức. Khủng hoảng Rohingya, nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột tôn giáo tại Châu Á. Bóng ma chiến tranh Việt Nam và hồi kết của ảo vọng dân chủ Cam Bốt. Đó là những chủ đề được các tuần báo Pháp quan tâm.

Pháp đã trải qua ba đời tổng thống, tại Đức, Angela Merkel vẫn bền bỉ giữ chiếc ghế thủ tướng với tất cả lòng ngưỡng mộ của cử tri. Bầu cử Quốc Hội Đức và Angela Merkel trước thềm một nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư : Một kỷ lục trong khối Liên Hiệp Châu Âu.

Tuần báo Anh The Economist phác họa ra toàn cảnh kinh tế tươi sáng của nước Đức kể từ khi bà Merkel lên cầm quyền năm 2005. Courrier International dành số báo đặc biệt mang màu cờ của Đức, một quốc gia nằm sát cạnh Pháp nhưng vẫn là một "Ẩn số" với một phần lớn công luận ở phía bên này bờ sông Rhin.

Các tuần san của Pháp không còn nghi ngờ gì " thắng lợi một lần nữa thuộc về Angela Merkel và đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo". Le Point nhìn xa hơn đến tương lai trục Paris - Berlin, mà ở đó tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đạt một thỏa thuận với thủ tướng Merkel : "Xây dựng một Liên Hiệp Châu Âu vững mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc với Mỹ và cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ".

L'Obs quả quyết rằng ngay từ tối ngày 24/09/2017 khi kết quả bầu cử Đức được công bố, Pháp - Đức sẽ bắt tay ngay vào việc cải tổ Liên Hiệp Châu Âu, đôi bên phải tìm ra đồng thuận về thể thức vận hành của khu vực đồng euro.

Bí quyết của Angela

Nếu đi được đến cuối nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư, kết thúc 16 năm cầm quyền, Angela Merkel sẽ cùng chia sẻ với Helmut Kohl, người cha tinh thần đã nâng đỡ bà bước đầu khi tham gia chính trị, kỷ lục lãnh đạo được Đức trong thời gian dài nhất.

Le Point nhắc lại, đầu những năm 1990 Angela mới chỉ là "một con bé con - Das Madchen" đập vào mắt thủ tướng Tây Đức, Helmut Kohl. Gần ba chục năm sau, không ai có thể phủ nhận Merkel là một nhà lãnh đạo lớn của nước Đức thống nhất, của châu Âu và cả thế giới. Angela Merkel là "vị thủ thướng của thế giới tự do" như ghi nhận của tạp chí Mỹ Time trong số báo cuối 2015.

Vậy thì đâu là bí quyết của Angela Merkel ? Tại sao cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố nếu là người Đức ông sẽ bỏ phiếu cho bà Merkel ? Courrier International trích dẫn tạp chí khoa học Anh, Nature để đưa ra một phần câu trả lời : Nước Đức của thủ tướng Merkel đã trở thành một địa điểm lý tưởng trong mắt các nhà nghiên cứu. Đức là nơi hiếm có trên thế giới mà tất cả các đảng phái chính trị đều đồng ý "tăng ngân sách ngành giáo dục và nghiên cứu".

Thông tín viên của báo Le Point tại Berlin Pascale Hugues đi sâu hơn vào thực chất : Bí quyết của thủ tướng Đức nằm ở chỗ bà có được sự khéo léo và bình tĩnh để giải quyết những tranh chấp, Merkel là một nhà lãnh đạo có đầu óc thực tiễn và sự thông minh phi thường và là một nhà chiến lược tài ba. Để đạt đến đích, bà luôn thận trọng tiến từng bước trong mọi tình huống.

Chẳng thế mà nữ thủ tướng Đức vẫn đứng vững sau hàng loạt các khủng hoảng nghiêm trọng, từ đe dọa Hy Lạp phải rút khỏi khối euro dẫn đến sự đổ vỡ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, đến làn sóng trong công luận chống đối chính sách hào phóng của bà mở cửa biên giới đón nhận hàng trăm ngàn người nhập cư hồi mùa hè 2015.

Le Point nhắc lại, 2015-2016, ở vào thời điểm mà nhiều thành viên Liên Hiệp Châu Âu – đứng đầu là Hungary, đóng cửa biên giới, xây tường chận người di tản, cả thế giới hết lời ca ngợi lòng nhân ái của lãnh đạo Đức. Có điều, cử chỉ nhân đạo của Angela Merkel đã làm dấy lên một làn sóng bài ngoại ở Đức.

Angela Merkel vững như tường thành trong mọi cơn bão tố

Chính đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo có khuynh hướng bảo thủ của bà cũng đã nặng lời cho rằng Berlin kiểm soát không xuể các làn sóng nhập cư. Nhưng rồi, từng bước Angela Merkel vượt qua được mọi thử thách. Nếu như tỷ lệ tín nhiệm là thước đo về uy tín của một nhà lãnh đạo, thì có thể nói hình ảnh của bà trong lòng người dân Đức không hề suy suyển.

Bằng chứng rõ rệt nhất là khi Angela thông báo ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ, dân chúng Đức đã thực sự thở phào nhẹ nhõm. Bởi lẽ, bà Merkel là hình ảnh của một sự "ổn định", một sự "tiếp nối" trong lúc mà thế giới đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức.

Courrier International trong bài xã luận không vòng vo : chính vì tình hình thế giới quá nhiễu nhương, Angela Merkel mới quyết định tiếp tục công việc mà bà đã khởi động cách này 12 năm "với những nguyên tắc và nhịp độ" của chính mình.

Không thiếu gì những thách thức đặt ra cho nước Đức trong thời gian 4 năm sắp tới : một bên là Vladimir Putin muốn thống trị thiên hạ, bên kia là một ông Donald Trump với tính khí bất thường. Thế rồi phải kể đến nước Anh đang tiến hành thủ tục ly dị với Liên Hiệp Châu Âu.

Nếu như thủ tướng Merkel cùng với Paris xây dựng lại được một khối châu Âu đoàn kết hơn thì đây thực sự là một thành công rất to lớn và Angela Merkel sẽ là một nhà lãnh đạo không chỉ của riêng nước Đức mà còn là một chính trị gia tầm cỡ của châu Âu.

Một thời kỳ mới cho cặp bài trùng M&M

Để thực hiện được mục tiêu đó, Angela Merkel cần đến Emmanuel Macron, như ghi nhận của tạp chí L'Obs. Bà Merkel lên cầm quyền năm 2005 khi ở Pháp, Jacques Chirac là chủ nhân điện Elysée. Thế rồi người đàn bà có đầu óc thực tiễn và thận trọng này ở đỉnh cao quyền lực tại Berlin đã phải làm quen với tính cách "ba hoa" của Nicolas Sarkozy khi điện Elysée đổi chủ năm 2007.

Tháng 5/2012 François Hollande đắc cử tổng thống Pháp. Ông gây thất vọng không ít cho bà Merkel. Trong mắt Berlin, ông Hollande không là một đối tác đủ "nặng ký" để cặp bài trùng Pháp - Đức cải tổ sâu rộng Liên Hiệp Châu Âu, đem lại một làn gió mới cho khu vực.

Với Emmanuel Macron thì khác. Một nhà quan sát tại Đức nhìn nhận Đức đang cần Pháp hơn bao giờ hết, có điều lập trường về "ngôi nhà chung" này của tổng thống Pháp không hẳn được "rập khuôn" theo ý tưởng của bà Merkel.

Emmanuel Macron đòi Berlin cũng phải thay đổi lập trường và "điều chỉnh những sai lệch" trong chính sách kinh tế của eurozone. Trong lúc mà nước Đức của thủ tướng Merkel và nhất là dưới nhãn quan của bộ trưởng Tài Chính Schauble, thắt lưng buộc bụng là con đường duy nhất để khối euro vững mạnh.

Tuần báo L'Obs chờ đợi hai tháng sắp tới sẽ là thời kỳ Angela Merkel và Emmanuel Macron sẽ bắt đầu để lộ ra những bất đồng sâu rộng về một tương lai chung, về hai mô hình kinh tế châu Âu mà họ theo đuổi.

Nước Đức, "best country in the world"

Có một điều mà chính người Đức cũng ngạc nhiên là cách nay vài tuần, một nghiên cứu của Mỹ đã bình chọn quốc gia này là "thiên đường hạnh phúc". Le Point điểm qua : từ kinh tế đến thể thao, trong lĩnh vực nào Đức cũng đứng đầu bảng. Ngay cả những cầu thủ bóng đá của Đức cũng làm mọi người phải ganh tị.

Cứ mỗi cuối tuần, những chuyến bay từ Berlin trở về các thành phố lớn của châu Âu, đầy ắp những thanh niên rạng rỡ vì đã có hai ngày nghỉ đầy ý nghĩa trên quê hương của bà Merkel. Thế rồi lãnh đạo của nước Đức không chỉ là một phụ nữ, Angela Merkel còn là người "đàn bà thế lực nhất, được kính trọng nhất" thế giới.

Nhưng thực sự người dân Đức có hạnh phúc hay không ? Với Le point, câu trả lời là có và đó là một điều mới lạ đối với một dân tộc trải qua hai cuộc Đại Chiến và khác với người Pháp, dân Đức thường quan niệm là “họ sống là để làm việc”


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/diem-bao/20170923-bau-cu-duc-%C2%AB-thanh-tri-%C2%BB-angela-merkel )

Triển
09-23-2017, 12:12 PM
Dù trẻ con vị thành niên chưa phải là cử tri chính thức nhưng cũng được tổ chức bầu cử cho vui. Có gần 300 ngàn học sinh tự nguyện tham gia.

Kết quả, bà thím Merkel cũng được trẻ con ngưỡng mộ (đảng CDU màu đen)


https://i.imgur.com/ADjF08a.jpg



(* nguồn: https://www.u18.org/bundestagswahl-2017 )

Triển
09-24-2017, 10:15 AM
German election: live updates as Angela Merkel seeks fourth term (http://www.euronews.com/2017/09/24/german-election-live-updates-as-angela-merkel-seeks-fourth-term)

Triển
09-24-2017, 09:53 PM
#LiênMinhJamaica

Nội các khả dĩ của Đức chỉ còn cách liên minh Jamaica. Đảng bự đối lập đã từ chối liên minh (đỏ đen). Sau 18 giờ chiều, kết quả cho thấy cực hữu đã bò vào quốc hội lên tới con số hàng chục chứ không ở hàng đơn vị nữa: 13%!

Tương lai sẽ có hai cách xử sự, một là hoàn toàn loại bỏ cánh hữu dù họ ngồi trong quốc hội như một số quốc gia Bắc Âu. Hoặc làm việc chung rồi giật lại cử tri cho nhiệm kỳ sau (như Đan Mạch). Xem ra Merkel sẽ liên minh Jamaica và làm việc thêm bên lề chung với đảng cực hữu AfD để dành lại cử tri. Số người tị nạn bị bác đơn sắp tới có lẽ sẽ bị trục xuất hàng loạt nhanh chóng vì AfD.




Germany election: Merkel wins fourth term, nationalists rise (http://www.bbc.com/news/world-europe-41376577)

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/88AD/production/_97998943_germanelectionfinal-nc.png

ốc
09-24-2017, 10:21 PM
Mợ Cồ nên bước một bước về phía tay trái và liên minh với đảng Xanh và đảng Tím.

Triển
09-24-2017, 11:20 PM
Mợ Cồ nên bước một bước về phía tay trái và liên minh với đảng Xanh và đảng Tím.

Tím kỵ jeur xanh. Tím bài cấm vận Nga, muốn giao hảo với Pu bỏ Trâm. Tím đòi "kết nạp" Nga và lìa xa NATO đó là đối ngoại. Đối nội thì chương trình nào của Tím cũng đẹp cho hàng trung lưu như hồi phục thuế nhà giàu để chặt chém thành phần lợi tức cao, nhưng khó khăn cho hàng hạ lưu, ủa lộn hàng lợi tức thấp, bỏ hẳn minijob (làm 450 đồng / tháng khỏi đóng thuế) mà xây dựng công ăn việc làm sao cho ngon lành (chuyện này không có đảng nào làm được nên mới có vụ minijob) v.v.v

Tôn chỉ của Tím vẫn còn phần lớn từ đảng cộng sản Đông Đức, lại vụ đập phá ở Hamburg dưới khẩu hiệu Welcome to Hell kỳ G20 thì hơi khó hợp tác. Cho nên liên minh Jamaica là khả dĩ nhứt.

https://image.stern.de/7629134/16x9-940-529/3e9e109a2b9712f649244779dccffddc/kJ/merkel-lindner-goering-getty-images-sean-gallup--nurphoto--sebastian-kahnert-dpa--picture-alliance.jpg

thuykhanh
09-25-2017, 11:53 AM
Tại sao gọi là liên minh Jamaica?
Giải thích cho k hiểu với, please!

- k hiểu rồi!

https://i.imgur.com/UXoMqxB.gif?1

RaginCajun
09-25-2017, 02:28 PM
Dù trẻ con vị thành niên chưa phải là cử tri chính thức nhưng cũng được tổ chức bầu cử cho vui. Có gần 300 ngàn học sinh tự nguyện tham gia.

Kết quả, bà thím Merkel cũng được trẻ con ngưỡng mộ (đảng CDU màu đen)


https://i.imgur.com/ADjF08a.jpg



(* nguồn: https://www.u18.org/bundestagswahl-2017 )




Nói chuyện con nít bầu cho vui. Có cái clip này chẳng vui tí nào. Tội nghiệp thằng bé.

https://www.youtube.com/watch?v=gJ2jAKbNTDA

Triển
09-25-2017, 09:05 PM
Tại sao gọi là liên minh Jamaica?
Giải thích cho k hiểu với, please!

- k hiểu rồi!

https://i.imgur.com/UXoMqxB.gif?1


Biểu tượng của các đảng hay dựa trên màu. Trong biểu đồ bên trên về kết quả bầu cử ở Đức chị thấy có nhiều màu đó không phải là do người làm biểu đồ tô màu cho người đọc dễ phân biệt mà thực sự các đảng phái ở đây có các màu trong biểu tượng của họ để giới quan sát và bình luận, báo chí dễ tham khảo, trao đổi. Liênminh Jamaica là liên minh gồm đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (màu đen), đảng Xanh (màu xanh lá cây) và đảng Tự do (màu vàng). Ba màu này là màu cờ của Jamaica. Nên người ta gọi liên minh Jamaica cho dễ nhớ.

Triển
09-25-2017, 09:10 PM
Nói chuyện con nít bầu cho vui. Có cái clip này chẳng vui tí nào. Tội nghiệp thằng bé.

https://www.youtube.com/watch?v=gJ2jAKbNTDA

Trẻ con bầu cử là dạy cho nó ý thức dân chủ. Ngay từ lúc vào lớp học, bầu lớp trưởng đã có thể thức bầu cử và giơ tay bầu rồi. Đây là quyền cơ bản của con người ớ xứ tự do dân chủ mà ai ai cũng nên ý thức. Đừng nhầm lẫn với việc tẩy não hoặc gây ảnh hưởng gì. Cuộc bầu cử U18 cho thiếu niên được tổ chức trên tinh thần này. Khi các đứa trẻ này trưởng thành, chúng nó được đi bầu chính thức. Tuy nhiên cả cuộc bầu cử bên trên cũng là tự nguyện không có ai bắt buộc cả.

Nhã Uyên
09-26-2017, 04:25 AM
#LiênMinhJamaica

Sau 18 giờ chiều, kết quả cho thấy cực hữu đã bò vào quốc hội lên tới con số hàng chục chứ không ở hàng đơn vị nữa: 13%!



Ở Mỹ thì gần 50% nhưng trong một hệ thống liên minh đa đảng gần 13% thì nhiều thiệt đấy. Cực hữu Đức cũng khác với cực hữu Mỹ, lãnh đạo cực hữu mạnh nhất ở Đức, A. Vai-đen, lại vừa là phự nữ, đồng tính, kinh tế gia và cựu chủ ngân hàng Goldman Sachs. Bà Mơ-cồ có đánh sai vài nước cờ nhưng bà khôn ngoan, hy vọng bà sẽ “trị” nổi phe này :).

dulan
09-26-2017, 05:01 AM
À, hiểu ý Nu viết rồi nên xóa :)
Theo dulan thì viết "hệ thống đa đảng" chứ không viết "hệ thống liên minh đa đảng" đó Nu.
Không biết dulan nói đúng không hả N5?

Nhã Uyên
09-26-2017, 05:33 AM
À, hiểu ý Nu viết rồi nên xóa :)
Theo dulan thì viết "hệ thống đa đảng" chứ không viết "hệ thống liên minh đa đảng" đó Nu.
Không biết dulan nói đúng không hả N5?

Vâng, cám ơn chị Du Lan, ý của NU là hệ thống đa đảng.

Có lẽ NU phải nói là về mặt chính trị liên minh thì 13% quả là con số lớn.

dulan
09-26-2017, 05:45 AM
Cái đảng Sfd non trẻ 4 năm vừa được 13 phần trăm số phiếu này cũng vừa lủng củng nội bộ rồi hả N5!

Triển
09-26-2017, 06:08 AM
Ở Mỹ thì gần 50% nhưng trong một hệ thống liên minh đa đảng gần 13% thì nhiều thiệt đấy. Cực hữu Đức cũng khác với cực hữu Mỹ, lãnh đạo cực hữu mạnh nhất ở Đức, A. Vai-đen, lại vừa là phự nữ, đồng tính, kinh tế gia và cựu chủ ngân hàng Goldman Sachs. Bà Mơ-cồ có đánh sai vài nước cờ nhưng bà khôn ngoan, hy vọng bà sẽ “trị” nổi phe này :).[/INDENT]

con số phần trăm bên trên chỉ là con số được bao nhiêu phần trăm cử tri bầu cho cái đảng đó. Ví dụ đảng cực hữu có 13% là có 13% số cử tri bầu cho họ. Theo luật bầu cử liên bang thì 42 đảng có tên trong cuộc bầu cử, đảng nào được 5% lá phiếu của cử tri là sẽ được một số ghế trong quốc hội. Nghĩa là chỉ vào quốc hội thôi.

Còn việc thành lập chính phủ thì nếu một đảng phái sau khi được vào quốc hội có số lá phiếu đến 51 phần trăm, thì đảng đó thành lập chính phủ luôn. Còn nếu đảng thắng cử dưới 50% cần phải liên minh với các đảng đã được vào quốc hội sao cho số phiếu lên 50% rồi thành lập chính phủ.

1. Bên trên ví dụ đảng CDU thắng cử với 33% lá phiếu không thể thành lập chính phủ

2. Đảng SPD thứ nhì với 20,5% có thể liên minh với CDU thành lập chính phủ vì CDU + SPD là 53,5 %.
Tuy nhiên đảng SPD ở nhiệm kỳ trước đã liên minh. Kỳ này họ không muốn liên minh nữa mà chọn làm phe đối lập ngồi trong quốc hội.

Cho nên đảng thắng cử nghĩa là CDU của bà Merkel phải liên minh với các đảng còn lại vào được quốc hội. Nếu Merkel và đảng bà ta không chịu liên minh với đảng cực hữu AfD thì họ chỉ ngồi chơi xơi nước trong quốc hội gây áp lực buộc này buộc nọ chứ không thuộc chính phủ. Nghĩa là phe đối lập như đảng SPD dòng 2.

Liên minh ở đây là liên minh để thành lập chính phủ. Một hệ thống đa đảng cầm quyền. Các ghế quan trọng trong nội các như thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng tài chánh, bộ trưởng bộ nội vụ, bộ trưởng bộ nông nghiệp & dinh dưỡng, bộ trưởng bộ y tế, bộ trưởng bộ giáo dục & nghiên cứu sẽ vào tay đảng mạnh nhất (đảng CDU của Merkel), các ghế còn lại như ngoại trưởng, bộ trưởng bộ kinh tế .v.v.v sẽ chia cho các đảng liên minh nắm giữ.

Triển
09-26-2017, 06:09 AM
Cái đảng Sfd non trẻ 4 năm vừa được 13 phần trăm số phiếu này cũng vừa lủng củng nội bộ rồi hả N5!

Yeap trù thần, có hai vợ chồng "nhân vật cao cấp" trong ban lãnh đạo vừa tuyên bố thoát ly đảng.

ốc
09-26-2017, 02:10 PM
Em nghĩa càng nhiều đảng càng tốt cho chính phủ và cho người dân. Hai đảng như Mỹ chán lắm vì khó tiến bộ, ai đắc cử một lần rồi có lợi thế sẽ đắc cử dài dài về sau, rồi ở lâu thì đòi làm lão làng dù chả có tài cán gì cả.

Báo BBC nói là đa số phiếu bầu cho AfD là từ người dân Đông Đức cũ, ngay chính tại vùng hậu phương của Mợ cồ.


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1613E/production/_98003409_german_election_afd_v2_640-nc.png

Triển
09-26-2017, 09:38 PM
Em nghĩa càng nhiều đảng càng tốt cho chính phủ và cho người dân. Hai đảng như Mỹ chán lắm vì khó tiến bộ, ai đắc cử một lần rồi có lợi thế sẽ đắc cử dài dài về sau, rồi ở lâu thì đòi làm lão làng dù chả có tài cán gì cả.

Báo BBC nói là đa số phiếu bầu cho AfD là từ người dân Đông Đức cũ, ngay chính tại vùng hậu phương của Mợ cồ.


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1613E/production/_98003409_german_election_afd_v2_640-nc.png

Mình cũng thấy là chính phủ nhiều đảng sẽ có lợi cho người dân với điều kiện là đảng phái khi đã liên minh thành lập chính phủ thì phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên đảng phái. Nếu không chính phủ đó không bền, khó làm việc. Dân chúng lại chẳng được gì.

Dân bầu cho AfD đa số đúng là dân từ Đông Đức, không hài lòng cuộc sống, thu nhập thấp, không có óc cầu tiến, cứ lười biếng và đổ thừa mọi thứ xấu sang người ngoại quốc. Có cái làng gì bên Đông Đức mười mấy ngàn dân, chỉ nhận có 10 người tị nạn thôi, người ta không hề thấy có bóng dáng những người tị nạn này ở đâu, nhưng cái làng đó có đến 43% cử tri bầu cho AfD.

ốc
09-26-2017, 10:28 PM
Ngược lai khi chỉ có hai đảng thì chả cần liên minh với ai, chỉ ỷ vào số đông lấy thịt đè người, hoặc không có số đông thì dùng chiến thuật bất hợp tác, cái gì của phe kia thì nhất quyết phản đối. Người muốn làm chính trị cũng bị bắt buộc chọn một trong hai đảng nếu không thì khó ra tranh cử và hầu như không thể nào đắc cử. Cuối cùng chỉ có những người giỏi cơ hội có thể thay màu sắc như con tắc kè là thích nghi được với môi trường chính trị, làm chính trị vì nghề nghiệp, với mục đích chính lả giữ cái ghế càng lâu càng tốt.

Triển
09-27-2017, 09:46 PM
#GiốngNgườiMôngCổ

Khi người Mông Cổ có mặt khắp nơi? Ngày nay phải nói là khi người tàu có mặt khắp nơi.




Tàu cao tốc Pháp-Đức hợp nhất đối phó với cạnh tranh Trung Quốc


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-26t094752z_1301904533_rc11c7faab10_rtrmadp_3_alsto m-m-a-siemens_1_0.jpg
Một tàu cao tốc AGV (Automotrice à grande vitesse), do tập đoàn Alstom chế tạo, phiên bản cải tiến của tàu TGV, tại Saint-Ouen, ngoại ô Paris, ngày 26/09/2017.
Fuentes/File Photo


Thụy My

Đăng ngày 27-09-2017
Sửa đổi ngày 27-09-2017 19:10

Tập đoàn Alstom của Pháp và Siemens của Đức sẽ sáp nhập các hoạt động đường sắt, theo loan báo tối qua 26/09/2017 từ phía Pháp. Đây là một liên minh về kinh tế để chống lại tập đoàn Trung Quốc CRRC, đồng thời mang tính chính trị, được nguyên thủ Pháp-Đức đồng thuận.

« Siemens Alstom » sẽ trở thành tập đoàn đứng nhì thế giới về phương tiện đường sắt, đứng nhất về hệ thống tín hiệu. Tàu cao tốc (TGV) Pháp-Đức có số vốn góp tương đương giữa đôi bên trong bốn năm đầu, nhưng thỏa thuận dự kiến Siemens sau đó sẽ tăng vốn lên trên 50,5%.

Phía Đức đóng góp các hoạt động đường sắt, và nhận lại phân nửa số vốn của tập đoàn Pháp Alstom. Tập đoàn mới sẽ được niêm yết tại thị trường chứng khoán Pháp và sẽ có trụ sở đặt tại ngoại ô Paris. Tổng giám đốc Alstom Henri Poupart-Lafarge sẽ là người đứng đầu « Siemens Alstom ». Ngược lại chính phủ Pháp hiện là cổ đông, sẽ không tham gia góp vốn.

Việc mất quyền kiểm soát một trong những ngọn cờ đầu của ngành kỹ nghệ nước Pháp gây e ngại, nhất là đối với các nghiệp đoàn. Chính phủ Pháp trấn an rằng Siemens cam kết duy trì số nhân viên và các nhà máy tại Pháp trong vòng bốn năm.

Phía sau liên minh TGV Pháp-Đức là chiếc bóng đầy đe dọa của CRRC, tập đoàn Trung Quốc đã đặt chân được vào châu Âu qua các hợp đồng với Cộng hòa Séc và Bulgari. Doanh số năm ngoái của CRRC gần 30 tỉ euro, và được chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ mạnh mẽ. Đây là một trong những lý do khiến Alstom và Siemens phải nhanh chóng liên kết với nhau, chận đứng tham vọng của Trung Quốc trong lãnh vực đường sắt đô thị.

Liên minh này còn mang tính chính trị, trong bối cảnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn xích gần lại với Đức, mong tìm được sự ủng hộ đối với chính sách tương lai cho Liên Hiệp Châu Âu.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170927-tau-cao-toc-phap-duc-hop-nhat-de-doi-pho-voi-canh-tranh-cua-trung-quoc )

Triển
09-28-2017, 10:44 PM
#HoanNghênh



Bruxelles hoan nghênh kế hoạch cải tổ châu Âu của tổng thống Pháp

Trọng Thành
Đăng ngày 27-09-2017
Sửa đổi ngày 27-09-2017 15:40

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-26t141122z_795440536_rc1477c533d0_rtrmadp_3_france-eu-macron.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu về kế hoạch cải tổ Liên Hiệp Châu Âu tại Đại học Sorbonne, Paris, ngày 26/09/2017.
REUTERS/Ludovic Marin/Pool

Hôm qua, 26/09/2017, trước 800 sinh viên Pháp và nước ngoài tại Đại học Sorbonne, Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có bài diễn văn dài để công bố dự án cải tổ toàn diện Liên Hiệp Châu Âu, và gần một giờ đối đáp với cử tọa để làm rõ các vấn đề. Phát biểu của tổng thống Pháp ngay lập tức đã nhận được sự hưởng ứng từ phía giới lãnh đạo châu Âu.

Thông tín viên Pierre Benazet tường trình từ Bruxelles,

Một số chính trị gia châu Âu thậm chí không chờ Emmanuel Macron kết thúc bài phát biểu để phản ứng, tiêu biểu là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu. Ông Jean-Claude Juncker hoan nghênh một diễn văn ‘‘rất vì châu Âu’’. Lãnh đạo Uỷ Ban Châu Âu cảm ơn tổng thống Pháp đã dành sự ủng hộ cho các định chế của Liên Âu.

Cũng tương tự, nhiều ủy viên Liên Âu nhấn mạnh rằng các đề nghị của tổng thống Pháp sẽ mang lại hoặc một động lực mới cho một dự án đang được tiến hành - ví dụ nhưCơ quan cải tiến kỹ thuật số sẽ tham gia vào Hội đồng châu Âu về cải cách - hoặc đóng góp cho các dự án đang lâm vào ngõ cụt, như thuế giao dịch tài chính, hay các dự án bị quên lãng, như lực lượng bảo vệ dân sự châu Âu. Các đề nghị của tổng thống Pháp cũng có thể đẩy xa hơn nữa các nỗ lực đang diễn ra, như cố gắng nhằm thống nhất cách tính thuế đối với các doanh nghiệp.

Rõ ràng ở đây có một bầu không khí chung, thừa nhận phần lớn trong số các dự án của tổng thống Pháp là đáng tin cậy và khả thi, cho dù mọi người ở đây nghĩ một phần lớn trong số đó phụ thuộc vào thiện chí của Đức, đặc biệt về các đề nghị tăng cường khu vực đồng euro.

Theo các nhà quan sát, những dự án của tổng thống Pháp ít liên quan đến vấn đề chủ quyền tài chính sẽ có cơ hội được thúc đẩy nhanh chóng, ví dụ như việc thành lập lực lượng quân sự can thiệp nhanh, thuế các bon hay cơ quan tị nạn của Liên Âu. Riêng các đề nghị tăng cường khu vực đồng euro, cốt lõi của dự án cải tổ châu Âu của Pháp, phụ thuộc chủ yếu vào tương lai của liên minh Pháp-Đức, cho dù chủ tịch Ủy Ban Châu  không ủng hộ việc thành lập một Nghị viện riêng đối với khu vực đồng euro.

Chiến dịch thúc đẩy cải tổ Liên Hiệp Châu Âu của tổng thống Pháp tiếp tục. Hôm nay, ông Macron tiếp thủ tướng Ý Paolo Gentiloni tại Lyon. Tuần tới, tổng thống Pháp sẽ gặp lãnh đạo Estonia.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170927-bruxelles-hoan-nghenh-keu-goi-cai-to-chau-au-cua-tong-thong-phap )

Triển
09-30-2017, 10:11 PM
#TáiNgộ




Macron và Merkel gặp nhau tại Tallin, Estonia

Duy Anh
Đăng ngày 29-09-2017
Sửa đổi ngày 29-09-2017 14:51


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/78/3126/1766/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_sw41c.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp thượng đỉnh về công nghệ số ở Tallinn, Estonia 28/09/2017.
JANEK SKARZYNSKI / AFP


Hôm nay 29/09/2017, Hội nghị thượng đỉnh công nghệ số chính thức diễn ra tại Tallin, Estonia, quy tụ các lãnh đạo châu Âu.

Trước đó, tối ngày 28/09/2017, thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hội đàm tại Tallinn trước khi dùng bữa tối thân mật cùng các đồng nhiệm khác. Sau bài diễn văn về châu Âu của tổng thống Pháp hồi đầu tuần (26/09), mục đích của cuộc gặp này nhằm cho thấy một hình ảnh mạnh mẽ, và nhất là nhằm thăm dò những vấn đề cần được các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu cùng nhau thúc đẩy.

Thông tín viên Marielle Vitureau từ vùng Baltic gửi về bài tường trình:

"Hình ảnh mà cặp Pháp-Đức muốn thể hiện qua cuộc gặp không chính thức này: đó là sự tái ngộ cho dù có nhiều khó khăn và hai bên có thể cùng nhau đi xa hơn trên những vấn đề của châu Âu.

Theo thủ tướng Đức, có một sự đồng thuận rộng rãi. Vả lại, bà cũng tỏ rõ sự hài lòng với bài diễn văn có tầm nhìn xa của tổng thống Macron, và dành cho ông một sự đồng cảm với tuyên bố « nước Pháp đã trở lại trên tuyến đầu».

Quốc phòng và nhập cư là hai điểm mà các đối tác có thể tiến nhanh. Vấn đề điều hành kinh tế khu vực đồng euro mà Paris mong muốn thảo luận, không được đề cập chi tiết.

Tuy nhiên, đảng Tự Do Dân Chủ, được cho là đối tác để lập liên minh chính phủ mới ở Đức, hoàn toàn chống lại những đề xuất của Pháp. Do đó, cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước là nhằm thăm dò thái độ của nhau. Không một giải pháp nào được bàn bạc chi tiết.

Thủ tướng Đức vẫn còn bị ràng buộc, ít khả năng hành động, chừng nào mà liên minh chính phủ mới chưa chắc chắn được thành lập. Nhưng, đưa ra một xung lực mới cho châu Âu, đó chắc chắn là điều mà bà Angela Merkel cần có trước khi bước vào những cuộc đàm phán đầy phức tạp."

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170929-macron-merkel-hoi-nghi-thuong-dinh-qt)

ốc
10-01-2017, 11:18 PM
Macron và Merkel gặp nhau tại Tallin, Estonia



Hai người này có bàn bạc về chuyện chính quyền Tây ban nha khủng bố dân chúng Ca ta lan đi bỏ phiếu chọn lựa giải pháp ly khai hay không?

#CataLeave #CataloniAdios

http://www.bbc.com/news/world-europe-41460037
(http://www.bbc.com/news/world-europe-41460037)
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/127F9/production/_98096757_9cf797e8-2be2-42ec-83d2-a0aab740066c.jpg

https://ichef-1.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/140EF/production/_98095128_4861afdb-979d-4f56-a0bc-7534a4ab6122.jpg

Cầu trường cũng bị ảnh hưởng - đóng cửa để phản đối chính phủ cấm dân bỏ phiếu.

http://ichef.bbci.co.uk/onesport/cps/800/cpsprodpb/13997/production/_98097208_scoreboardempty.jpg

Triển
10-01-2017, 11:44 PM
Hai người này có bàn bạc về chuyện chính quyền Tây ban nha khủng bố dân chúng Ca ta lan đi bỏ phiếu chọn lựa giải pháp ly khai hay không?
Không biết nhưng mờ 99% là không có rồi vì đó là khủng hoảng trong TBN chứ chưa phải vấn đề của EU. Nếu 2 anh chị này ở đâu cũng xông pha là tự tìm nghĩa địa (lại nghĩa địa).

thuykhanh
10-03-2017, 04:09 PM
Quan sát sóng hấp dẫn, giải Nobel Vật Lý 2017


Trọng Thành

Đăng ngày 03-10-2017 Sửa đổi ngày 03-10-2017 17:29

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-10-03t121115z_1939427736_rc1b76dbe780_rtrmadp_3_nobel-prize-physics.jpg



Phương tiện quan sát Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory, LIGO.
Courtesy of SXS Project/California Institute of Technology/Hando



Theo Ủy Ban Nobel, ba nhà vật lý thiên văn Mỹ, Rainer Weiss, Barry Barish và Kip Thorne, được trao giải hôm nay, 03/10/2017, vì « các đóng góp quyết định » trong việc chế tạo ra phương tiện quan sát sóng hấp dẫn và đã ghi nhận
được sự tồn tại của sóng này, điều mà nhà bác học Albert Einstein từng tiên đoán trong lý thuyết tương đối tổng quát
nổi tiếng của ông.


Thành viên Ủy Ban Nobel Olga Botner cho biết sự tồn tại của loại sóng này đã được biết đến từ lâu, nhưng đây là
lần đầu tiên sóng hấp dẫn được « quan sát trực tiếp ».


Một thế kỷ sau tiên đoán của Einstein, các nhà vật lý Mỹ đã có một bước tiến được đánh giá là khổng lồ đối với ngành khoa học vật lý thiên văn, mở ra một cánh cửa mới cho các nghiên cứu về vũ trụ.
Tổng thư ký Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển Goran Hansson ca ngợi phát hiện nói trên « làm đảo lộn thế giới ».

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra phương tiện quan sát mang tên LIGO (chữ viết tắt của Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory), bao gồm hai máy có cấu tạo hoàn toàn giống nhau, một được đặt tại tiểu bang Lousiana và một tại tiểu bang Washington.
Các sóng hấp dẫn lần đầu tiên được quan sát vào tháng 9/2015.
Thông báo được đưa ra ngày 11/02/2016.

Vào tháng 9/2017, một phương tiện quan sát khác của châu Âu, mang tên VIGRO cũng đã ghi nhận
được sự tồn tại của loại sóng nói trên.

Nguồn:http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171003-nobel-vat-ly-2017-danh-cho-ba-nha-khoa-hoc-my-quan-sat-duoc-song-hap-dan

Triển
10-05-2017, 12:48 AM
Hai người này có bàn bạc về chuyện chính quyền Tây ban nha khủng bố dân chúng Ca ta lan đi bỏ phiếu chọn lựa giải pháp ly khai hay không?



#ThấyCăngQuá




Tây Ban Nha : Catalunya sắp tuyên bố độc lập

Thụy My
Đăng ngày 04-10-2017
Sửa đổi ngày 04-10-2017 11:53

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-10-03t191922z_2075370744_rc1998b21c10_rtrmadp_3_spain-politics-catalonia.jpg
Người dân Catalunya theo dõi diễn văn của quốc vương Tây Ban Nha Felipe IV trên truyền hình, Barcelona, ngày 03/10/2017.
REUTERS/Yves Herman

Chủ tịch Catalunya, ông Carles Puigdemont, trong bài trả lời phỏng vấn ngày 04/10/2017 khẳng định chính quyền vùng này sắp sửa tuyên bố độc lập, có thể « vào cuối tuần ».

Tuyên bố của chủ tịch vùng tự trị Catalunya được đưa ra sau khi quốc vương Philipe VI tối 03/10 phê phán thái độ « vô trách nhiệm » của các lãnh đạo Catalunya chủ trương ly khai, kêu gọi kềm chế. Tại Barcelona, bài diễn văn của nhà vua không thuyết phục được những người đòi độc lập. Đặc phái viên RFI Diane Campon gởi về bài tường trình :

« Bài diễn văn của quốc vương Philipe VI chỉ trích chính sách của chính quyền Catalunya không làm ai ngạc nhiên. Nhà vua đã đưa ra lời kêu gọi đoàn kết quốc gia Tây Ban Nha, gây thất vọng cho nhiều người Catalunya vốn chờ đợi một thông điệp ủng hộ, sau khi cảnh sát quốc gia sử dụng bạo lực trong ngày trưng cầu dân ý.

Trong một quán cà phê ở Barcelona, nơi truyền hình phát bài diễn văn của quốc vương trong những tiếng huýt sáo phản đối, Xosé không giấu diếm quan điểm về nhà vua. Ông nói : « Bài diễn văn của quốc vương đối với tôi và nhiều người bạn, cũng như những người tôi quen biết đã phải chịu đựng bạo lực tại đây, chẳng mang lại được gì cả ».

Những lời trách cứ của quốc vương Felipe VI đối với lộ trình đòi độc lập của chính quyền Catalunya, là « không tuân theo Hiến pháp một cách không thể chấp nhận được », có nguy cơ làm tăng thêm ý định ly khai. Jorge tỏ ý tiếc là nhà vua không đề nghị giải pháp đối thoại giữa các chính quyền để giải quyết xung đột : « Đó là một thông điệp mà người dân cần đến, với thiện ý, nhưng quá trễ. Lẽ ra cần phải đưa ra sớm hơn, và nhất là khuyến khích đối thoại, thương thảo để tình hình không đến nỗi rối ren như bây giờ ».

Chính quyền trung ương đã yêu cầu các đảng chính trị đối lập nghe theo lời kêu gọi của nhà vua, bênh vực cho việc sử dụng mọi lực lượng của Nhà nước pháp quyền để bảo vệ sự thống nhất của Tây Ban Nha ».

Ngày 04/10, tư pháp Tây Ban Nha đã gởi giấy triệu tập cảnh sát trưởng Catalunya, trong khuôn khổ « cuộc điều tra về vụ ly khai ». Trước đó, chủ tịch và toàn bộ chính quyền Catalunya đã bị điều tra hình sự về các tội danh « bất tuân, không làm tròn nhiệm vụ, biển thủ công quỹ » liên quan đến việc tổ chức trưng cầu dân ý.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171004-tay-ban-nha-catalunya-sap-tuyen-bo-doc-lap )

Triển
10-05-2017, 12:48 AM
Hai người này có bàn bạc về chuyện chính quyền Tây ban nha khủng bố dân chúng Ca ta lan đi bỏ phiếu chọn lựa giải pháp ly khai hay không?



#ThấyCăngQuá




Tây Ban Nha : Catalunya sắp tuyên bố độc lập

Thụy My
Đăng ngày 04-10-2017
Sửa đổi ngày 04-10-2017 11:53

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-10-03t191922z_2075370744_rc1998b21c10_rtrmadp_3_spain-politics-catalonia.jpg
Người dân Catalunya theo dõi diễn văn của quốc vương Tây Ban Nha Felipe IV trên truyền hình, Barcelona, ngày 03/10/2017.
REUTERS/Yves Herman

Chủ tịch Catalunya, ông Carles Puigdemont, trong bài trả lời phỏng vấn ngày 04/10/2017 khẳng định chính quyền vùng này sắp sửa tuyên bố độc lập, có thể « vào cuối tuần ».

Tuyên bố của chủ tịch vùng tự trị Catalunya được đưa ra sau khi quốc vương Philipe VI tối 03/10 phê phán thái độ « vô trách nhiệm » của các lãnh đạo Catalunya chủ trương ly khai, kêu gọi kềm chế. Tại Barcelona, bài diễn văn của nhà vua không thuyết phục được những người đòi độc lập. Đặc phái viên RFI Diane Campon gởi về bài tường trình :

« Bài diễn văn của quốc vương Philipe VI chỉ trích chính sách của chính quyền Catalunya không làm ai ngạc nhiên. Nhà vua đã đưa ra lời kêu gọi đoàn kết quốc gia Tây Ban Nha, gây thất vọng cho nhiều người Catalunya vốn chờ đợi một thông điệp ủng hộ, sau khi cảnh sát quốc gia sử dụng bạo lực trong ngày trưng cầu dân ý.

Trong một quán cà phê ở Barcelona, nơi truyền hình phát bài diễn văn của quốc vương trong những tiếng huýt sáo phản đối, Xosé không giấu diếm quan điểm về nhà vua. Ông nói : « Bài diễn văn của quốc vương đối với tôi và nhiều người bạn, cũng như những người tôi quen biết đã phải chịu đựng bạo lực tại đây, chẳng mang lại được gì cả ».

Những lời trách cứ của quốc vương Felipe VI đối với lộ trình đòi độc lập của chính quyền Catalunya, là « không tuân theo Hiến pháp một cách không thể chấp nhận được », có nguy cơ làm tăng thêm ý định ly khai. Jorge tỏ ý tiếc là nhà vua không đề nghị giải pháp đối thoại giữa các chính quyền để giải quyết xung đột : « Đó là một thông điệp mà người dân cần đến, với thiện ý, nhưng quá trễ. Lẽ ra cần phải đưa ra sớm hơn, và nhất là khuyến khích đối thoại, thương thảo để tình hình không đến nỗi rối ren như bây giờ ».

Chính quyền trung ương đã yêu cầu các đảng chính trị đối lập nghe theo lời kêu gọi của nhà vua, bênh vực cho việc sử dụng mọi lực lượng của Nhà nước pháp quyền để bảo vệ sự thống nhất của Tây Ban Nha ».

Ngày 04/10, tư pháp Tây Ban Nha đã gởi giấy triệu tập cảnh sát trưởng Catalunya, trong khuôn khổ « cuộc điều tra về vụ ly khai ». Trước đó, chủ tịch và toàn bộ chính quyền Catalunya đã bị điều tra hình sự về các tội danh « bất tuân, không làm tròn nhiệm vụ, biển thủ công quỹ » liên quan đến việc tổ chức trưng cầu dân ý.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171004-tay-ban-nha-catalunya-sap-tuyen-bo-doc-lap )

ốc
10-05-2017, 01:32 AM
Căng quá nên phải đăng hai lần.


lộ trình đòi độc lập của chính quyền Catalunya, là « không tuân theo Hiến pháp một cách không thể chấp nhận được »

Lộ trình đưa tin của tin tức viên này "không tuân theo cú pháp một cách không thể chấp nhận được."

Triển
10-05-2017, 04:00 AM
Không phải là bất tuân dân sự. Mà kỹ thuật chậm hơn kỷ luật. Đã post xong từ khuya mà nó không chịu hiện lên. 2 lần là rẻ rồi. Người đọc chỉ giải quyết xung đột ở mức thấp nhứt