PDA

View Full Version : q.u.á.n 8



Triển
03-16-2017, 10:15 PM
http://i.imgur.com/bfrcd8g.png

Triển
03-16-2017, 10:30 PM
http://i.imgur.com/4SGG1zy.png


(còn nữa)

hoài vọng
03-17-2017, 12:11 AM
Anh Triển chơi ác , cho cà phê mà thiếu Basto :z51: thì lấy gì mà chờ ?

Triển
03-17-2017, 02:02 AM
Đại ca không thấy sự khác biệt của chiêu bài gắn trước cổng sao?

QUÁN 8.

So với 8 năm trước có sự khác biệt là trừ đi một nút cho nó khiêm nhường. Mà tám tức là uống cà phê nói dóc. Lâu lâu có ca sỡi nào thấy ế quá hát bao sân thì mời lên sân khấu cầm đùi gà hát từ thiện.

Cái phên vẽ sẵn dựng đó là do một cặp song ca trời ơi đất hỡi, ủa lộn, thần sầu quỷ khốc đang từ từ tiến về sân khấu. Cho biết sớm quá mất linh anh ạ. Nếu Lính Đại K cảm thấy trống và mỏi mệt có thể lên bàn múa cột trước là để giãn gân giãn cốt, sau là để giúp vui văn nghệ nha. :z14:


Đây Lính Đại K tự nhiên:

http://2.bp.blogspot.com/-V8exF_3LyEA/TzY7m2NwTgI/AAAAAAAADhg/lUyV1aQT57s/s1600/2caf2dcc47dab1eec3b7c53d465f33ca_35902565_11.jpg

chieubuon_09
03-17-2017, 09:32 AM
Chào buổi sáng sư huynh cùng các anh chị em trong Quán 8 mới khai trương, tấm phông với ly cafe đắng nghệ thuật ......:z61:

Chiều mang hoa cúc dại vào mừng chủ quán sư huynh Triển, em lót dép ngồi chờ ca sĩ lên sân khấu.


http://i.imgur.com/hPZDHRY.png

Triển
03-17-2017, 12:47 PM
https://www.youtube.com/watch?v=lLV2OEE9OSk





Nhạc Sĩ Trúc Phương,
người tài hoa nhưng số phận bi đát

Nguyễn Trung


………..Phải nhìn nhận một điều là, hầu như các bài hát của ông có một sức thu hút mãnh liệt trong suốt hơn bốn chục năm qua và mãi cho đến ngày hôm nay ở bất cứ nơi nào có người Việt Nam đang sinh sống. Tài năng của ông thì vô cùng nổi trội, có thể nói là đạt đến đỉnh cao của nền âm nhạc mang âm hưởng miền Nam. Nhưng đời sống của ông thì lại trải qua quá nhiều bất hạnh và đau thương, khốn khổ cho đến tận những giờ phút cuối cùng.

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông ,một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.

Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià.

Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam. Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”. Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được.Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam,Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.

Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn” ? Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái.

Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá. Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)]. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở “mình còn ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”?

Bài hát "Thói Ðời" đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).

Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn.. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .”

Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi.
Ông có tâm sự lại vài lời xót xa, nghẹn ngào, xúc động trên một đoạn video clip ngắn ngủi về đời sống của chính bản thân ông lúc đó như sau :

“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,”bèo dạt hoa trôi”…Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này..

Có thể nói rằng một điều là suốt mấy chục năm trời và cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sỹ , trung tâm băng nhạc, hãng đĩa đã thu âm, hát lại nhạc của ông, nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995, tài sản của ông có được lúc đó chỉ là một đôi dép..


Nhạc Trúc Phương, bên cạnh những bản viết về quê hương,còn ghi lại biết bao cuộc tình lãng mạn ướt át nồng nàn.”Nửa đêm ngoài phố” lang thang, tình cờ làm quen một người con gái lạ, rồi để lòng vương vấn mãi: “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người..” hoặc “Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi em với anh...” làm quen, hẹn hò cùng nhau đi tới mòn lối, khiến nó trở thành “Con đường mang tên em”. Cũng có những lúc cô đơn, rút về nhốt mình nơi nhà trọ, nhưng Ðêm gác trọ chỉ nói lên nỗi buồn bâng quơ có vương chút phấn chấn nhờ thể điệu Tango, mà TP ít khi dùng trong hầu hết các nhạc phẩm của mình. Rồi có lúc người yêu xưa tìm đến, cùng nhau ôn chuyện cũ, nhắc lại Chuyện ngày xưa, được ghi lại như sau: “Hôm nào em đến thăm, mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói. Hai mươi tuổi đời qua mất rồi.. (ÐK):Thôi em nhé, xin trả về niềm cô đơn trước, cho anh bước xuôi ngược, khi hai chúng mình, vòng tay trót buông xuôi, dù gặp nhau ta cúi mặt bước mà đi ”
Tâm hồn TP như luôn vương vấn điều gì u uất cho nên hầu hết nhạc ông lúc nào cũng có âm điệu buồn buồn. Ta thử ca lại vài bài nhạc tình khác, như Buồn trong kỷ niệm: “Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Ðôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ...(đoạn kế) Mình vào đời nhau lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn. Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc.Ðến nay thì đã, đắng cay nhiều quá. Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay..” Dường như hình ảnh người tình trong nhạc TP không phải là của một người, nhưng tất cả đã xa. “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng, để đón người đi vào tim tôi bằng môi trên bờ môi..” Thế nhưng không biết đã yêu thương được bao lâu thì TP lại “Xin giã biệt bạn lòng ơi, trao trả môi người cười. vì Hai lối mộng hai hướng trông. Mình yêu nhau chưa trót. Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời. Cho dù chưa lần nói...thì đành xa nhau. Ðể chốn nao với chiều mưa gió lộng. Ta dừng vui bến mộng... Bao lần đi, gối mõi chân mòn. Tâm tư nặng vai gánh, đường trần cho đến nay, chỉ còn, bờ mi khép kín. Giấc ngủ nào tìm quên? Giấc ngủ nào gọi tên?.” Ðôi khi ông có chút cay đắng cho Thói đời, vì Người yêu ta rồi cũng xa ta nhưng không oán trách người mà chỉ than thân một mình. Những Chiều cuối tuần đã xa: “Hôm nao tôi lên đường phố cũ, chiều xưa, lần hẹn hò. Trao nhau, niềm vui cuối tuần...” Trên gác nhỏ, cô đơn, trằn trọc: “Ðêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi. Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng ai trên tường loang...” Trong lúc Mưa nửa đêm: “Ai biết ai vì đời, cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày tôi hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn. Ðêm lạnh còn nghe chăn gối lẽ nằm thao thức...” nhớ về Bóng nhỏ đường chiều, chỉ còn là kỷ niệm: “Ta đến nơi hẹn hò, cùng gặp nhau trên phố nhỏ. Ta nhẹ dìu nhau trong tiếng thở..”



………………..Buồn vào hồn không tên.Thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu đương trót trao nhau trọn lời.- Ðể rồi làm sao quên. Biết tên người quen biết nẻo đi đường về. Và biết có đêm nao ta hẹn hò. Ðể tâm tư những đêm ngủ không yên.

Nửa đêm lạnh qua tim. Giữa đường phố hoa đèn. Có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến. Mà tiếng bước buồn thêm.-Tiếc thay hoài công thôi. Phố đã vắng thưa rồi. Biết rằng chẳng duyên thừa. Ðể người không gặp nữa. Về nối giấc mơ xưa..

Ngày buồn dài lê thê. Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về. Làm rét mướt qua song len vào hồn. Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi.- Ðời còn nhiều bâng khuâng. Có ai vì thương góp nhặt ân tình này. Gởi giúp đến cố nhân mua nụ cười. Và xin ..ghi kỷ niệm một đêm thôi.


Các sáng tác nổi tiếng : Ai Cho Tôi Tình Yêu, Nửa Đêm Ngoài Phố, Thói Đời, Buồn Trong Kỷ Niệm, Mưa Nửa Đêm, Hai Chuyến Tàu Đêm, Chiều Cuối Tuần, Đêm Tâm Sự,…..và còn rất nhiều những sáng tác rất tuyệt vời.


Nguồn: http://www.englishtime.us/forum/default.aspx?g=posts&t=4243

Triển
03-17-2017, 01:29 PM
mời ghé chỗ giải khát, làm xâu mía ghim.

thuykhanh
03-17-2017, 01:31 PM
Chúc mừng Quán 8 mới khai trương cùng cảm ơn anh Bầu và các ca sĩ.
Đã 8 năm rồi sao!




http://i.imgur.com/CKJv7PW.png

Triển
03-17-2017, 02:19 PM
...chỉ còn một tiếng nữa thôi. 2 ca sĩ hát từ thiện đang trèo chần dần lên sân khấu - lộn - trèo dần dần lên sân khấu.



[MÍA GHIM chay]

http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20135/Tan_Nhan/Sai_Gon_xua_Hang_rong_60_02.jpg

CCG
03-17-2017, 02:26 PM
...chỉ còn một tiếng nữa thôi. 2 ca sĩ hát từ thiện đang trèo chần dần lên sân khấu - lộn - trèo dần dần lên sân khấu.



[MÍA GHIM chay]

http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20135/Tan_Nhan/Sai_Gon_xua_Hang_rong_60_02.jpg



http://i729.photobucket.com/albums/ww296/PheobesPB/picsPB/smileyfaceclappinghands.gifhttp://i729.photobucket.com/albums/ww296/PheobesPB/picsPB/smileyfaceclappinghands.gifhttp://i729.photobucket.com/albums/ww296/PheobesPB/picsPB/smileyfaceclappinghands.gifhttp://i729.photobucket.com/albums/ww296/PheobesPB/picsPB/smileyfaceclappinghands.gifhttp://i729.photobucket.com/albums/ww296/PheobesPB/picsPB/smileyfaceclappinghands.gif

Triển
03-17-2017, 03:14 PM
https://www.youtube.com/watch?v=ukqxH8b65B0





(trường sa - trịnh công sơn)

Nhạc sĩ Trường Sa,
phận đời thứ hai và những tác phẩm mới


Có những câu hỏi, tôi tự đặt ra khi nghe xong một loạt những bản nhạc của nhạc sĩ Trường Sa. Là, hình như có một điều gì của đời sống thực tế đã được nghệ thuật làm biến đổi thành những cảm giác nửa hư nửa thực của một thế giới khác, rộng khắp hơn và cũng lãng mạn bềnh bồng hơn. Nghe nhạc Trường Sa, thấy cuộc nhân sinh như dời đổi theo những chu kỳ của định mệnh, và con người trong những hoàn cảnh đặc biệt của thời thế như bị lôi kéo vào một cơn lốc xoáy điên cuồng không cưỡng chống nổi.

Khởi đầu với một bản nhạc có lẽ cũng bình thường không xuất sắc mấy, “Mây Trên Đỉnh Núi” viết cho một người tên Hoàng là xướng ngôn viên của Đài Phát thanh Đà Lạt. Và để rồi sau đó nổi tiếng với những bản nhạc thời trang viết về đời sống thực của người lính Hải Quân lãng mạn trên sông nước với những chuyến tàu ra khơi và những chuyến cập bến ở những bản nhạc kế tiếp. Chất sống động, cũng như ngôn từ giản dị cận gần cuộc sống đã làm thành những nhạc khúc được phổ biến sâu rộng trong đời sống thường nhật dân gian. Những ca khúc như Một Lần Xa Bến, như Hành Trang Giã Từ, như Chuyện Tình Người Đan Áo,... mọi người nghe, mọi người hát đến quen thuộc đã làm tên tuổi Trường Sa nổi bật hơn.

Viết nhạc về chính đời lính của mình, nhạc sĩ Trường Sa có lần đã trả lời câu phỏng vấn của nhà văn Điệp Mỹ Linh hỏi sẽ chọn danh xưng nào giữa một sĩ quan HQ ngành chỉ huy và danh xưng của một nhạc sĩ tài danh: “Là một thiếu tá HQ tôi rất hãnh diện đã phục vụ cho lý tưởng tự do đó là hoài bão của một thanh niên đầy nhiệt huyết trước nhu cầu của đất nước đó cũng là danh dự của một đời người, tôi không thể không chọn lựa danh xưng này. Mọi người sinh ra đều có những năng khiếu khác nhau. Viết một ca khúc, trước hết mình đã phần nào là một người làm thơ và mình cũng phải có một giác quan rất bén nhạy mới có thể tạo ra được những chuỗi âm thanh hài hòa để người nghe cùng rung động với tâm tư của mình. Vì vậy trong âm nhạc tôi cũng không thể không nhìn nhận đây là nhu cầu vô cùng cần thiết cho đời sống tinh thần..”

Có lần nhạc sĩ Từ Công Phụng đã tâm sự với ông: “Hơn ba mươi năm trước có một lần tôi đã nói với Trường Sa về Tình Ca khi anh hỏi tôi tại sao tôi chọn con đường sáng tác ấy. Nếu tình yêu là lẽ sống đẹp đẽ nhất của loài người thì tình ca chính là những lời phủ dụ ngọt ngào được cất lên để ca ngợi tình yêu. Nếu chim muông chỉ có một thời để ca hát, cỏ cây chỉ có một thời để xanh tươi và loài người chỉ có một thời để yêu thì đó chính là cái thời đẹp nhất của chúng ta. Tôi đã không ngần ngại chọn con đường viết tình ca để bày tỏ niềm hân hoan và biến cái khoảnh khắc hạnh phúc đó trở thành vĩnh cửu và hiến dâng cho đời. Tôi vẫn nghĩ Tạo Hóa đã ban cho loài người trái tim biết rung động, tâm hồn biết thổn thức và ngôn từ để diễn tả cái đẹp của tình yêu thì tại sao chúng ta không làm cho cuộc đời thăng hoa bằng những bản tình ca?...”

Nhạc sĩ Trường Sa có lẽ cũng yêu những bản tình ca. Nên nối tiếp là dòng nhạc của tình yêu, những ca khúc buồn, những chuyện tình dở dang,những nỗi niềm trong tâm khó ngỏ. Nhạc sĩ đã sống với con tim mình và ngôn ngữ cùng âm nhạc để nói lên tâm tư của mình qua những cuộc tình buồn mà ông gọi là “đành đoạn”. Để tiễn đưa mối tình buồn thảm ông viết “Rồi mai tôi đưa em” trong hơn hai năm dài tính từ khi khởi đầu nốt nhạc đầu tiên đến lúc chấm dứt cung bậc cuối cùng. Và với Xin Còn Gọi Tên Nhau và Mùa Thu Trong Mưa, cùng giọng hát Lệ Thu đã thành những tuyệt phẩm âm nhạc để đời. Những tình khúc này trau chuốt một cách gián tiếp và khéo léo với ca từ chuyên chở được tâm cảm của người đang yêu, đã yêu và nuối tiếc vì yêu. Những nhạc sĩ đã cùng viết tình ca như ông và cùng nổi tiếng hình như cùng thời với ông như Từ Công Phụng, như Ngô Thụy Miên đã lên tiếng tán thưởng người đi chung đường với họ.

Năm 1973 ông viết Một Mai Em Đi,... một tình khúc mà ca từ giản dị nhưng sâu lắng và sự tha thiết níu kéo dường như là chất nam châm để thu hết về những từ lực ngậm ngùi khắc khoải. Lời như bàn tay vỗ về gói tròn lại những thương yêu mong manh dường như đang trong thời tan biến: “Một mai em đi gọi gió thả mây về ngàn/ xin tạ lòng người tình ta hư không thế thôi/ đời vui không mấy niềm đau đã chín kiếp người/ lòng đâu phụ nhau thêm nữa khi mai không còn có nhau?”

Rồi đến năm 1975, cơn hồng thủy của đất nước Việt Nam, người nhạc sĩ và cũng là một sĩ quan cấp tá của HQVN, người đã đến đảo Guam nhưng vì nặng tình gia đình không thể bỏ vợ con nên đã trở về theo tàu VN Thương Tín và bị tù đầy hơn mười năm trong trại giam Cộng Sản. Sau đó, lại vượt biên, lại bị tù hai năm rồi trở về và sau đó lại lái tàu vượt biển thành công sang Canada định cư. Rồi sau đó đoàn tụ gia đình rồi người vợ có 4 mặt con lại ra đi vĩnh viễn trong một tai nạn...

Bao nhiêu biến cố ấy, bao nhiêu nỗi niềm ấy, đã là một khởi đầu cho chân dung một nhạc sĩ thứ hai mang tên Trường Sa. Có bản nhạc của hoài niệm, về một người thân yêu đã xa, về một đời sống hải hồ đã cũ, về một thành phố Sài Gòn thân yêu đã mất tên. Nhưng, cũng có những bản nhạc, về một cuộc sống mới, về một cuộc tình khởi đầu trong tuổi già. Có những đau đớn hân hoan và cũng có những bất hạnh tận tuyệt. Trong cơn mưa Sài Gòn có ánh nắng xứ người, trong dáng hình người tình mới có thấp thoáng vóc dáng người vợ cũ. Và trong ly tan có trùng phùng, trong niềm vui có pha lẫn nỗi buồn.

Chúng ta hãy đi theo dòng nhạc Trường Sa, một hải lưu đắm đuối chất ngất tình cảm, để trở về lãnh địa yêu thương xưa và đi vào không gian và thời gian của cuộc tình đang hiện hữu như một gọi mời của một tương lai xanh ngạt ngào mùi cỏ mật... Từ khi bắt đầu cuộc sống lưu lạc xứ người, ông đã sáng tác được trình diễn trên các sân khấu của Trung tâm Thúy Nga, Trung tâm Asia,Trung Tâm Thùy Dương,...: Xin Yêu Nhau Dù Mai Nữa, Mùa Xuân Sao Chưa về Hỡi Em, Những Mùa Thu Qua Trên Cuộc Tình Tôi, Khi Chuyện Tình Đã Cuối, Bản Tình ca Cho Kỷ Niệm, Paris Em Về, Đôi Mắt Em Tôi, Một Thoáng Mơ Phai, Sài Gòn Ơi Tôi vẫn Còn Em Đó, Thu Vẫn Qua Đây Mình Ta, Hạnh Phúc Hôm Nay,...

Trường Sa sáng tác âm nhạc như sống lại với một phần đời của mình. Ở đó,có những biến cố thời thế có mặt cho những dấu tích của tình buồn, của những điều mà định mệnh đã chờ sẵn. Không phải một người lính dày dạn chiến trường, một người sĩ quan Hải Quân cấp tá không thông hiểu Cộng Sản mà theo tàu Việt Nam Thương Tín để trở về và bị tù ngục hết mười năm. Nhạc sĩ cũng đành phải ngậm ngùi với tình cảm gia đình quá nặng, không thể bỏ rơi vợ con trong những đe dọa của cuộc đời.

Trong bản nhạc Một Thoáng Mơ Phai, chúng ta cảm nhận được gì? Từ những lời thủ thỉ, có khi là những câu hỏi, có khi là những vương vấn thoảng qua, nhạc và lời nhắc nhở lại những kỷ niệm. Điệp ngữ “em có hay”, mỗi một lập lại trong ca khúc như những kêu gọi tìm về của những vấn nạn hỏi mà chẳng cần trả lời. Em. Tôi. Chỉ là những kẻ lạc loài trong dòng sống hôm nay và có lúc như là bóng hình của lung linh phảng phất. Em đã đi, trả lại những mùa xuân xứ người, để như một thoáng mơ phai, dù lúc nào cũng hiện hữu trong hồn nhưng vẫn chỉ là nhòa nhạt hư không. Em có hay? Có phải chỉ là câu hỏi cho một người, mà còn có thể cho hai người và cho cả nhiều người trong chúng ta nữa...

Một bản nhạc khác, Những Mùa Thu qua Trên Cuộc Tình Tôi, là nỗi niềm dàn trải của quá khứ nhọc nhằn. Khi nói về những ngày tù ngục Việt Nam coi như khoảng thời gian gián đoạn sáng tác, nhạc sĩ Trường Sa đã viết: “Trong mười lăm năm mất đi đó, phải kể là giai đoạn hoàn hảo của một đời người vì hoàn cảnh đất nước và số phận con người không thoát ra khỏi dòng nghiệt ngã, đau buồn. Nhìn lại quá khứ khi phải sống cuộc đời viễn xứ, phải xa quê hương mến yêu cùng với những người thân, bạn bè và cả một thời yêu dấu trong chiếc nôi vô cùng êm ấm mà đau xót. Từ những niềm ưu tư đó, tôi đã viết ra một số ca khúc hướng về Sài Gòn như Những Mùa Thu Qua Trên Cuộc Tình Tôi, Sài Gòn Ơi Tôi Còn Em Đó,Giấc Mơ Nghìn Trùng. Từ Một Ước Mơ và nỗi cô đơn trong buổi chiều cuộc đời khi nhìn về phía quê nhà như ca khúc Đường Chiều Một Bóng..”

Nhưng có khi Sài Gòn với hình bóng Em chỉ là một, là những kỷ niệm chẳng thể nào quên trong đời. Sài Gòn xưa cũ vẫn còn muôn năm của mùa thu tình yêu réo gọi. Như giọt nước mắt khóc người trăm năm. Như hình bóng Em của mặn nồng quấn quýt của những lối xưa ngõ cũ đi về theo hai mùa mưa nắng. Ơi những giấc mơ của nỗi niềm lẻ loi của những hình ảnh sầu xứ lạc loài hôm nay nhắc mãi đến không gian nào thời gian nào đã mất biệt đã mù tăm trong đời người lầm lũi nhưng vẫn còn nguyên vẹn đến muôn đời những giấc mơ...

Tình khúc Yêu Em Anh Đã Yêu Mùa Thu với không gian thời gian lãng mạn của mùa thu. Đó có phải là thời tiết của những người yêu nhau? Ca khúc như là lời ngỏ cho những cánh cửa tim để tình yêu đơm hoa trong rộn ràng của thiên nhiên. Tình yêu mùa thu như tình yêu em của vàng phai sắc lá, của những dư âm của gió mây mở toang những khung trời đất tương lai. Có câu hỏi bật ra. Tại sao? Gió lại cuốn đi những lời âu yếm? Lá rơi để cho tình vàng thêm để phai nhòa trên áo em? Hỏi, nhưng không thể trả lời. Bởi Anh. Anh yêu Em như mãi mãi vẫn yêu mùa thu. Hỏi mà không trả lời, cái ý thầm ấy có lẽ là cái nghịch thường của những người đang yêu nhau...

Bản nhạc Xin Ơn Nhau Cuộc Đời, là lời ngỏ của thương yêu, là kết cuộc của một chuyện tình sau những gian nan cuộc đời. Dòng nhạc là vang vọng của tâm tư yêu đương, ca từ là biểu hiện của nỗi niềm tâm sự. Và ngôn ngữ của trái tim tràn đầy trong bộ nhớ của tiềm thức. Hãy nói lời yêu nhau, dường như là lời đồng vọng của hai người đang cùng đi tìm một lời giải cho bài toán cuộc đời. Hãy giang đôi tay rộng, rộng đến muôn trùng không gian của mùa xuân xanh đẹp, của mùa hạ hồng tươi, và của mùa thu vằng vặc ánh trăng như đôi mắt yêu nhau thuở nào. Xin Ơn Nhau Cuộc Đời, có phải là lời hẹn trăm năm, là lời bắt đầu sau những đổ vỡ hoang mang cuộc đời?

Nguyễn Mạnh Trinh

chieubuon_09
03-18-2017, 10:13 AM
...chỉ còn một tiếng nữa thôi. 2 ca sĩ hát từ thiện đang trèo chần dần lên sân khấu - lộn - trèo dần dần lên sân khấu.

Hôm qua Chiều đọc text này, suy nghĩ ai hát từ thiện vậy ta :z33: .... buổi chiều, em vén cái màn ảnh của cell phone, nhìn thấy tên của mình, em ôm bụng cười bò lăn ra hahaha :z14: Trời, ông ta phá quá xá đi hà. Cám ơn sư huynh đã đưa hai anh em Chiều & Lơ Đãng đi lưu diễn. Hình như huynh Lơ Đãng sức khoẻ không được tốt đó sư huynh.

Triển
03-18-2017, 10:36 AM
Ủa, chớ Lơ Đãng lên sân khấu hát không lấy cát sê cả buổi mà đâu có thấy bị bệnh gì đâu se sẻ? :)

Triển
03-18-2017, 10:39 AM
Đã 8 năm rồi sao!







Ya, cũ xì luôn rồi chớ còn gì nữa chị. Đó là tuổi đời của Quán 9.

chieubuon_09
03-18-2017, 10:58 AM
Ủa, chớ Lơ Đãng lên sân khấu hát không lấy cát sê cả buổi mà đâu có thấy bị bệnh gì đâu se sẻ? :)

Ảnh không được khoẻ đó sư huynh. Nếu sư huynh đọc từ từ sư huynh sẽ hiểu tại sao ảnh mang những bài về cancer để chia sẻ, có thể ảnh đã vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Se sẻ cầu mong những gì tốt đẹp sẽ đến với ảnh .:63:

Triển
03-18-2017, 11:16 AM
Ảnh không được khoẻ đó sư huynh. Nếu sư huynh đọc từ từ sư huynh sẽ hiểu tại sao ảnh mang những bài về cancer để chia sẻ, có thể ảnh đã vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Se sẻ cầu mong những gì tốt đẹp sẽ đến với ảnh .:63:

Oh vậy hả :z2:. Chắc ổn mà. Mới thấy ổng lượn qua sáng nay nè. Nhưng ổng chê quán 8 nghèo không thèm ghé tập 2. :)))) j/k

MưaPhốNúi_
03-25-2017, 06:15 PM
http://i.imgur.com/4SGG1zy.png


(còn nữa)


Nói thiệt bụng nha , sao nghe bài ni bà Lão Nương bả méc cở quá xá luôn , bị lúc ham hát bả quên tóc bả bạc như Bạch Phát Ma Ma cho nên khi nghe bả nũng nịu trong kí bài ni thiệt tình là là sợ cái ôn song kím ổng mờ biết ra cớ sự ,:z55: ôn giận phải biết đó nha ôn Bầu Quán 8 , lão nương bả vô can à nha he he :z19:

Triển
03-25-2017, 10:54 PM
Người yêu âm nhạc thực sự thì hay khắt khe với chính mình.
Bà Hừa bả hát được mà. Lo gì. :z13:

Triển
03-25-2017, 11:32 PM
https://www.youtube.com/watch?v=yPebVlgGIvI







Diễm Xưa (theo lời ông TCS)

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.

Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ.

Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.

Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thiêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình. Đó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.
Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn. Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là "Diễm của những ngày xưa".

(wiki) (https://vi.wikipedia.org/wiki/Di%E1%BB%85m_x%C6%B0a)

MưaPhốNúi_
03-26-2017, 12:10 AM
Hát hay quá :z57::z57:

Triển
04-01-2017, 10:35 AM
https://www.youtube.com/watch?v=rv6nPfD9xt8




Michael David Rosenberg (born 17 May 1984), better known by his stage name Passenger, is an English singer-songwriter and musician. Previously the main vocalist and songwriter of Passenger, Rosenberg opted to keep the band's name for his solo work after the band dissolved in 2009. His most successful single, "Let Her Go", has topped the charts in many countries. In 2014, the song was nominated for the Brit Award for British Single of the Year, and he received the British Academy's Ivor Novello Award for Most Performed Work.[1]

Rosenberg was born on 17 May 1984[2][3] in Brighton & Hove, East Sussex, England to an English mother and an American father, Gerard Rosenberg, originally from Vineland, New Jersey.[4][5][6] Rosenberg learned classical guitar at a young age, and around 14–15 started to write songs. He worked as a chef and spent his spare time on writing music and practicing guitar.[7] He did not apply himself at school in Brighton, spending his time on music. Rosenberg left school at the age of 16 to pursue a career in the music industry and spent the next few years as a busker in England and Australia.[8] Rosenberg still lives in Brighton.[2] He is a fan of English football club Arsenal F.C. In May 2015, Rosenberg appeared at Arsenal's 'A Night to Inspire' event and played a version of the '49 Undefeated' fan chant.[9]

(wiki) (https://en.wikipedia.org/wiki/Passenger_(singer))

Triển
05-25-2017, 08:39 AM
http://i.imgur.com/3UXu0NB.png

[NGHE (https://app.box.com/s/vc016lbp8b3h3m35zlq3)]



Trên bước chân say
Ta nghe tiếng phôi phai
Những đêm dài nhớ em
Xưa đã xa rời
Ôm nhau bước trong mưa
Em lạnh áo gió lùa
Còn lời nào cay đắng
xin cho nhau một lần
Trời còn làm mưa nắng
Men sầu vẫn mênh mang
Tình mặn nồng xưa đó
Mang quá nhiều mưa gió
Trên phím đời băng giá

Mây vần trôi hoang
như ta vẫn lang thang
Những con đường vắng em
Sao mãi chưa quên
Lênh đênh ngón tay tiên
Trên giòng suối tóc hiền
Từng nhịp đời đang vỡ
trong tim ta mơ hồ
Từng cọng buồn lá úa
rơi thành tiếng mưa khô
Cuộc tình đầy giông tố
Ta mãi ngồi quanh đó
ôm vết thương đã già

Ôi không còn gì dù một thoáng môi cười
Cho hạnh phúc nhỏ nhoi
Ôi ngày hồng đã úa
Tình yêu ấy bây giờ thành dĩ vãng xa xưa

Năm tháng trôi qua
Hôn em gió mưa sa
Vẫn nghe lòng xót xa
Ôi bến si mê như ta đã si mê
Sao hồn mãi não nề

Còn ngày nào em đến
Mang dung nhan thiên thần
Ðể một lần tan biến
Ta làm kiếp thiêu thân
Chiều từng chiều phai nắng
Ôm nỗi buồn xa vắng
Thôi nhớ nhung đã tàn



Anh Bằng sinh năm 1926[1] tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam. Năm 1935, ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia, thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.
Trong thời kỳ 1954-1975, ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đánh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.

Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định.[2] Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ Nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan.[3] Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.

Cũng vào thời gian hoạt động ở Sài Gòn, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh.

Năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981-1990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có "Anh còn nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lý", "Khúc thụy du", "Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...

Trung tâm Asia đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như Asia 15: Tình ca Anh Bằng (1997), Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2006), Asia 62: Anh Bằng - Một đời cho âm nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng - Dòng nhạc lưu vong (2011), Asia 77: Dòng nhạc Anh Bằng, Lam Phương (2015).

Ông mất ngày 12 tháng 11 năm 2015 tại tư gia ở quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ vào lúc 8h55 tối (giờ địa phương),[4] hưởng thọ 90 tuổi sau 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan, mặc dù đã chữa khỏi nhưng chứng bệnh lại tái phát.[5]

(theo Wiki (https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_B%E1%BA%B1ng))

XXG
05-25-2017, 01:08 PM
Ông thần IT này dân "amateur" (ca cho vui) mà ổng hát cứ như là ca sĩ chuyên nghiệp vậy. Làm mình nghe xong hết muốn "Đồng Xanh" "Đồng Đen" gì luôn.... (Sighs). Thiệt tình...:z51:

___ Ém tài tui quá! Bởi vậy, tui chỉ "cảm ơn" thôi, chứ hổng "like" chả được. :24:

Triển
05-25-2017, 08:17 PM
Mình cũng là ca sĩ phòng đấy. Nhưng là phòng tắm. :z14:

Triển
05-27-2017, 09:44 AM
http://i.imgur.com/vh36jg0.png

[NGHE (https://app.box.com/s/2uzprk22w8uu2dsqh9s9)]



Mai tôi đi, chắc trời giăng mưa lũ
Mưa thì mưa, chắc tôi không bước vội
Nhưng chẳng thế nào, thì cũng sẽ xa nhau, mình cũng sẽ xa nhau

Mai tôi đi, chắc rằng Paris khóc,
nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày
Cho dù cách nào, thì cũng sẽ xa nhau, mình cũng sẽ xa nhau

Mai tôi đi xin đừng nhìn theo, xin đừng đợi chờ
Đời trăm muôn góc phố, con đường dài thật dài
Thẳng mãi có bao nhiêu, thẳng mãi có bao nhiêu

Mai tôi đi, xin đừng gọi tên, thêm nhiều muộn phiền
Dù môi kêu đắm đuối, hay mặn nồng một trời
Cùng đành lòng xa thôi, cũng đành lòng xa thôi

Mai tôi đi, chắc dòng sông Seine nhớ
nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ
Muôn vạn u sầu, rồi cũng sẽ xa nhau, mình cũng sẽ xa nhau



Nguyên Sa (1 tháng 3 năm 1932 tại Hà Nội[1] – 18 tháng 4 năm 1998), tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lãng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa", v.v.

Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.

Năm 1953, ông đậu tú tái Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.

Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước, sống tại Sài Gòn.

Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.

Dạy học

Ở Sài Gòn, Nguyên Sa dạy triết tại trường Trung học Chu Văn An, đồng thời mở lớp tại nhà dạy triết cho học sinh chuẩn bị thi tú tài 2. Ông cũng có thời gian dạy triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Ông mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi.
Ngoài hai trường nhà, ông còn cộng tác với nhiều trường khác ở Sài Gòn như: Văn Lang, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Thượng Hiền.

Báo chí

Tại Việt Nam, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Hiện đại. Tạp chí này được xem là một trong ba tạp chí sáng tác hàng đầu của Việt Nam, cùng với Sáng Tạo và Thế Kỷ 20.
Qua Hoa Kỳ, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Đời, trung tâm băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời.

Phong cách thơ

Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát thì sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay. Ông nói nhiều về thuyết này trong Nguyên Sa - Hồi Ký. (Trích: "Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng áp và lạc vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ trợ, không cần sự phối âm, nhưng sự sử dụng những nền âm thanh khác biệt có khả năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngày cả vần lạc cũng được nắm tay giữ được trong khoảng không gian giữa trời, giữa đất mênh mông.")
Thơ Nguyên Sa có một số bài được biết đến nhiều hơn qua những bài hát do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc: Áo lụa Hà Đông, Tuổi mười ba, Paris có gì lạ không em, Tháng sáu trời mưa.


(* nguồn Wiki (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_Sa))

thuykhanh
05-29-2017, 10:22 AM
Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước, sống tại Sài Gòn.



Cô Thúy Nga dạy tk Pháp văn năm đệ ngũ ở trường Trưng Vương.
Cô xinh đẹp và duyên dáng, hay kể những chuyện ở trường Sorbonne hồi còn đi học như là một lần cô đang ngồi trên ghế đá trong khuôn viên của trường thì cậu sinh viên kia đến xin một chiếc giầy để được nhận vào fraternité của trường.
Hồi đó tk thấy lạ lẫm nhưng qua đây thì hiểu rồi.

Tấm bảng mang tên con đường trước cửa nhà cũng bị mất mà thủ phạm là mấy SV mới bên trường đại học Albright gần nhà.

005
06-04-2017, 01:47 AM
http://i.imgur.com/QpN8NTW.png


[NGHE (https://app.box.com/s/1c84735761ea89c84656)]

Chiều vàng vương gót mỏi ta dừng chân phiêu du
Lặng nghe sóng gọi ngọt ngào
Hàng dừa nghiêng bóng ru nhau thầm thì lời âu yếm
Dìu nhẹ đôi cánh mềm rã rời
Ðàn chim bé nhỏ ngập ngừng
Nhẹ hương gió đưa về khoảng trời cũ

Một mình ta đứng nhìn mối tình duyên tan theo
Ngàn con sóng gào bạc đầu
Nhẹ sầu lên dấu chân ghi cuộc tình nhòa trên cát
Lời người nghe đã chợt lạc loài
Trên thân dã tràng tủi phận
Hoài công tháng năm xe cát biển Ðông

Thời gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ
Thầm gọi tên người đã vắng xa phương trời
Cuộc tình như cơn lốc mang theo hồn người
vào trùng dương khép kín u mê ngàn đời
Tình người đâu có thấu cho tả

Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên
Trên bãi cát vàng hão huyền
Chợt nghe lớp sóng xô lên đời mình nhiều cay đắng
Cuộc tình trên tháng ngày muộn phiền
Còn in vết hằn đời mình
Người ơi hãy ru tình ta vùi quên

Thời gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ
Thầm gọi tên người đã vắng xa phương trời
Cuộc tình như cơn lốc mang theo hồn người
vào trùng dương khép kín u mê ngàn đời
Tình người đâu có thấu cho tả

Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên
Trên bãi cát vàng hão huyền
Chợt nghe lớp sóng xô lên đời mình niềm cay đắng
Cuộc tình trên tháng ngày muộn phiền
Còn in vết hằn đời mình
Người ơi hãy ru tình ta ... vùi quên


Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 (https://vi.wikipedia.org/wiki/27_th%C3%A1ng_7) năm 1942 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1942))[1] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-dutule1-1) là một nhạc sĩ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9) Việt Nam (gốc Cham-Islam) (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam) nổi tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam) Việt Nam trong thập niên 1960, 1970 cùng với Vũ Thành An (https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Th%C3%A0nh_An), Ngô Thụy Miên (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%E1%BB%A5y_Mi%C3%AAn), Trịnh Công Sơn (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_C%C3%B4ng_S%C6%A1n) và Lê Uyên Phương (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Uy%C3%AAn_Ph%C6%B0%C6%A1ng)...[2] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-tuoitre-2); là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như "Bây giờ tháng mấy", "Mắt lệ cho người", "Giọt lệ cho ngàn sau", "Trên ngọn tình sầu", "Mùa xuân trên đỉnh bình yên",... Ông cũng hát một số trong những bài hát của chính mình.

Năm 16 tuổi, ông tự học về âm nhạc qua cuốn sách Harmonie et Orchestration của Robert de Kers, bản tiếng Pháp, xuất bản tại Paris, năm 1944.[1] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-dutule1-1) Năm 1960, ông sáng tác nhạc phẩm đầu tay Bây giờ tháng mấy (https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%C3%A2y_gi%E1%BB%9D_th%C3%A1ng_m% E1%BA%A5y&action=edit&redlink=1) khi mới 18 tuổi, tác phẩm nhanh chóng được giới sinh viên Văn Khoa yêu mến.[3] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-vnexpress-3)[6] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-tcp-6) Thời gian ở Đà Lạt, Từ Công Phụng cùng một số bạn học mới trong đó có nhạc sĩ Lê Uyên Phương (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Uy%C3%AAn_Ph%C6%B0%C6%A1ng), thành lập ban nhạc Ngàn Thông chơi nhạc hàng tuần trên đài phát thanh Đà Lạt (https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0_L%E1%BA%A1t).[1] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-dutule1-1) Ca khúc Bây giờ tháng mấy của ông cũng được trình bày lần đầu tiên qua làn sóng phát thanh này.[1] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-dutule1-1) Sau đó, ông lần lượt sáng tác những ca khúc như Mùa thu mây ngàn, Bài cho em...[1] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-dutule1-1)
Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật,[3] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-vnexpress-3) từng là biên tập viên đài phát thanh VOF.[4] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-thanhnien-4) Trong thời gian học Đại học Văn Khoa, Ông gặp Từ Dung là con gái út của nhà văn Nguyễn Tường Long - Hoàng Đạo, yêu và cưới Cô! Ông cưới Cô theo đúng nghĩa là có sính lễ và rước rể về nhà vợ theo truyền thống mẫu hệ của người Chàm. Hai vợ chồng bắt đầu lên sân khấu hát cặp với nhau từ năm 1967,thường sinh hoạt ở Quán Văn trong khuôn viên Văn Khoa từ 1968, cùng thời với Khánh Ly và Trịnh Công Sơn& đã thu một Cuốn băng (Tơ Vàng 3) vào năm 1971,Sau khi Quán Văn đóng cửa kéo về Quán Gió của Nam Lộc trên đường Võ Tánh.
Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1960).[3] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-vnexpress-3) Sau 30 tháng 4 năm 1975 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1975), các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003 (https://vi.wikipedia.org/wiki/2003).
Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1980)[3] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-vnexpress-3) và hiện đang định cư tại Portland (https://vi.wikipedia.org/wiki/Portland), Oregon (https://vi.wikipedia.org/wiki/Oregon), Hoa Kỳ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_K%E1%BB%B3). Năm 1998 (https://vi.wikipedia.org/wiki/1998), ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_Thu%E1%BA%ADn) nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008 (https://vi.wikipedia.org/wiki/2008), ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn (https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh).[5] (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng#cite_note-phapluat-5)

(theo Wiki) (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_C%C3%B4ng_Ph%E1%BB%A5ng)

MưaPhốNúi_
04-08-2020, 04:12 AM
Sáng ni vô nghe nhạc Quán 8 . Bên ngoài trời mưa làm cho tui nhớ về kỷ niệm thiệt nhiều . Cám ơn ông bầu cho Lão nương được song ca với ai cũng hong biết . Công nhựn kỹ thuật uốn ép sấy nhuộm quá tuyệt dời ...

MưaPhốNúi_
04-08-2020, 04:16 AM
http://i.imgur.com/4SGG1zy.png


(còn nữa)










https://www.youtube.com/watch?v=lLV2OEE9OSk





Nhạc Sĩ Trúc Phương,
người tài hoa nhưng số phận bi đát

Nguyễn Trung


………..Phải nhìn nhận một điều là, hầu như các bài hát của ông có một sức thu hút mãnh liệt trong suốt hơn bốn chục năm qua và mãi cho đến ngày hôm nay ở bất cứ nơi nào có người Việt Nam đang sinh sống. Tài năng của ông thì vô cùng nổi trội, có thể nói là đạt đến đỉnh cao của nền âm nhạc mang âm hưởng miền Nam. Nhưng đời sống của ông thì lại trải qua quá nhiều bất hạnh và đau thương, khốn khổ cho đến tận những giờ phút cuối cùng.

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông ,một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.

Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià.

Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam. Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”. Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được.Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam,Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.

Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn” ? Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái.

Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá. Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)]. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở “mình còn ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”?

Bài hát "Thói Ðời" đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).

Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn.. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .”

Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi.
Ông có tâm sự lại vài lời xót xa, nghẹn ngào, xúc động trên một đoạn video clip ngắn ngủi về đời sống của chính bản thân ông lúc đó như sau :

“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,”bèo dạt hoa trôi”…Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này..

Có thể nói rằng một điều là suốt mấy chục năm trời và cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sỹ , trung tâm băng nhạc, hãng đĩa đã thu âm, hát lại nhạc của ông, nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995, tài sản của ông có được lúc đó chỉ là một đôi dép..


Nhạc Trúc Phương, bên cạnh những bản viết về quê hương,còn ghi lại biết bao cuộc tình lãng mạn ướt át nồng nàn.”Nửa đêm ngoài phố” lang thang, tình cờ làm quen một người con gái lạ, rồi để lòng vương vấn mãi: “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người..” hoặc “Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi em với anh...” làm quen, hẹn hò cùng nhau đi tới mòn lối, khiến nó trở thành “Con đường mang tên em”. Cũng có những lúc cô đơn, rút về nhốt mình nơi nhà trọ, nhưng Ðêm gác trọ chỉ nói lên nỗi buồn bâng quơ có vương chút phấn chấn nhờ thể điệu Tango, mà TP ít khi dùng trong hầu hết các nhạc phẩm của mình. Rồi có lúc người yêu xưa tìm đến, cùng nhau ôn chuyện cũ, nhắc lại Chuyện ngày xưa, được ghi lại như sau: “Hôm nào em đến thăm, mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói. Hai mươi tuổi đời qua mất rồi.. (ÐK):Thôi em nhé, xin trả về niềm cô đơn trước, cho anh bước xuôi ngược, khi hai chúng mình, vòng tay trót buông xuôi, dù gặp nhau ta cúi mặt bước mà đi ”
Tâm hồn TP như luôn vương vấn điều gì u uất cho nên hầu hết nhạc ông lúc nào cũng có âm điệu buồn buồn. Ta thử ca lại vài bài nhạc tình khác, như Buồn trong kỷ niệm: “Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Ðôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ...(đoạn kế) Mình vào đời nhau lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn. Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc.Ðến nay thì đã, đắng cay nhiều quá. Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay..” Dường như hình ảnh người tình trong nhạc TP không phải là của một người, nhưng tất cả đã xa. “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng, để đón người đi vào tim tôi bằng môi trên bờ môi..” Thế nhưng không biết đã yêu thương được bao lâu thì TP lại “Xin giã biệt bạn lòng ơi, trao trả môi người cười. vì Hai lối mộng hai hướng trông. Mình yêu nhau chưa trót. Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời. Cho dù chưa lần nói...thì đành xa nhau. Ðể chốn nao với chiều mưa gió lộng. Ta dừng vui bến mộng... Bao lần đi, gối mõi chân mòn. Tâm tư nặng vai gánh, đường trần cho đến nay, chỉ còn, bờ mi khép kín. Giấc ngủ nào tìm quên? Giấc ngủ nào gọi tên?.” Ðôi khi ông có chút cay đắng cho Thói đời, vì Người yêu ta rồi cũng xa ta nhưng không oán trách người mà chỉ than thân một mình. Những Chiều cuối tuần đã xa: “Hôm nao tôi lên đường phố cũ, chiều xưa, lần hẹn hò. Trao nhau, niềm vui cuối tuần...” Trên gác nhỏ, cô đơn, trằn trọc: “Ðêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi. Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng ai trên tường loang...” Trong lúc Mưa nửa đêm: “Ai biết ai vì đời, cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày tôi hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn. Ðêm lạnh còn nghe chăn gối lẽ nằm thao thức...” nhớ về Bóng nhỏ đường chiều, chỉ còn là kỷ niệm: “Ta đến nơi hẹn hò, cùng gặp nhau trên phố nhỏ. Ta nhẹ dìu nhau trong tiếng thở..”



………………..Buồn vào hồn không tên.Thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu đương trót trao nhau trọn lời.- Ðể rồi làm sao quên. Biết tên người quen biết nẻo đi đường về. Và biết có đêm nao ta hẹn hò. Ðể tâm tư những đêm ngủ không yên.

Nửa đêm lạnh qua tim. Giữa đường phố hoa đèn. Có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến. Mà tiếng bước buồn thêm.-Tiếc thay hoài công thôi. Phố đã vắng thưa rồi. Biết rằng chẳng duyên thừa. Ðể người không gặp nữa. Về nối giấc mơ xưa..

Ngày buồn dài lê thê. Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về. Làm rét mướt qua song len vào hồn. Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi.- Ðời còn nhiều bâng khuâng. Có ai vì thương góp nhặt ân tình này. Gởi giúp đến cố nhân mua nụ cười. Và xin ..ghi kỷ niệm một đêm thôi.


Các sáng tác nổi tiếng : Ai Cho Tôi Tình Yêu, Nửa Đêm Ngoài Phố, Thói Đời, Buồn Trong Kỷ Niệm, Mưa Nửa Đêm, Hai Chuyến Tàu Đêm, Chiều Cuối Tuần, Đêm Tâm Sự,…..và còn rất nhiều những sáng tác rất tuyệt vời.


Nguồn: http://www.englishtime.us/forum/default.aspx?g=posts&t=4243





Cám ơn ông bầu Quán 8

Co may
05-04-2020, 01:41 PM
Vô quán 8 nghe nhạc. Hihi, thưởng thức từ từ.
Giọng anh 5 TC vẫn không già đi xíu nào mà ngày càng trẻ ra:z77:

XXG
09-02-2021, 09:57 PM
Anh Joe hát bản này hay quá. Bữa nay đi lòng vòng Phố đọc bài, tui mới thấy....

Để mình xách ra gắn vô đây cho bà con nghe chơi. Vái Trời đừng có con "ma nhà họ G" nào nó bảo tui nịnh Mr. Montana nhá, mắc công uýnh lộn ịch đụi nữa... (có ganh thì im ru nha ma. Thằng Xô nó uýnh sảng lắm à).
________o0o________




https://youtu.be/lqYtZvp85zI

Triển
09-02-2021, 10:10 PM
Cám ơn thầy Xô. Thầy Xô bị rầy oan ức chỉ vì
nghe bài nhạc thấy thích thiệt làm tui ngại quá.

Nếu đang đứng kế bên xin cho ôm hun một cái
để cám ơn. :z14:

PS: bài này người phối nhạc bằng cây ghi-ta đơn
giản nhưng nghe hay quá cho nên mình hát thử
cho vui.

XXG
09-02-2021, 10:44 PM
__ Bị hoài hà anh ơi! Từ năm 2017 (con ma tái xuất giang hồ) tới giờ, hễ tui thích bản nhạc nào của anh hát, là cứ bị "con ma nhà họ Ganh" nó bảo tui nịnh ông Joe Montana hà.

Ừ, lạ đời vậy!

Mà khen nó (con ma) hát, thì tui khen hổng được. Đàn ông gì mà hát như mèo ngáp (giọng nghẹt mũi) thì khen cái hà bá gì vô đây (?). Tánh của tui lại hổng phải thứ "khen đãi bôi" để lấy lòng bá tánh (kéo bè, kéo đảng) mới là khổ cho tui. Cái gì hay, hễ tui khen là khen thật lòng. Còn thấy ai dở ẹc mà hay đóng tuồng, thì tui im ru hà...


Nếu đang đứng kế bên xin cho ôm hun một cái để cám ơn. :z45: I' hổng được, anh! Bà Xã tui hay ghé vô đây đọc bài lắm. Thấy anh hun, bả tưởng tui "đã bước ra closet" là khổ cho tui, Tía! :24:

ntđl
09-03-2021, 07:30 AM
*


Xếp 5 đừng bắc thêm ghế cho xếp xô leo cao heng.
Nú tui hổng thấy, chưa thấy ai ganh tị chi ráo (trừ nú tui ra, nú tui là chiên da ganh có bằng cấp cầu chứng đàng hoàng),
vậy chớ Xô cứ chì chiết miết hà, làm người nghe dám nhảy mũi ắt xì xồm xộp.
Trời thần ơi... điệu này con gái tui dám chịu đời hổng thấu.
Cái ni thì đúng nè, xô khen ai là khen thiệt, còn không thì nín thinh.
Nhưng xô đã ghét ai là ghét thâm căn cú đế, rồi nghiến răng nghiến lợi mần màn cò cưa kẹo kéo, kéo miết tới... nồi đường thắng chưa kịp tới thì đã hết đường ! Rồi xô bèn lôi muối dấm tiêu ớt ra xài đỡ ! Thiệt tình ác liệt còn hơn ngọc hoàng thượng giới !

Tính kể chuyện đi coi uýnh bài ở casino, mà sực nhớ đây là quán nhạc, thành thôi.
Sợ loãng tông làm xếp 5 ca sai rồi tui khó thọ với ông hìền tế.
Mơi mốt trong đây ai có khen gia đình tui, xin dồn hết vô tui, đừng chia sớt ra chi cho ông rể kẻo ổng được thể rồi làm eo làm phách với gia đình vợ heng, pờ-liz.
Mà... xếp 5 muốn ôm hun A xô thiệt à, chết chưa ! Sao tui hổng nghe, chưa hề nghe qua "vụ việc" hai xếp đã chun ra khỏi close vậy cà !

Bữa nay là ngày làm chót của tui. Mơi thứ bảy tui trực, rồi thì giã từ võ khí đi luôn.
Tui sửa soạn bay qua Bắc kinh học tiếng hoa, rồi kiếm mối làm ăn kinh doanh thăng tiến xã hội.
Thì cũng mới nhận được thiệp mời của bác Tập qua hội yến đây heng.
Bác hỏi sơn hào hải vị tui ưng món chi bác sẽ đãi tất. Nhưng tui chê đồ tàu, nói chỉ ưng bún bò huệ do sư phụ nấu.
Bác Tập biểu sẽ gởi private jet sang đón sư phụ và nguyên team nhà bếp cùng đám nồi niêu xoong chảo qua bển mần màn chiêu đãi nhơn tài (là tui heng).
Nói ra vậy đậng... a hèm... ai muốn theo sư phụ qua bắc kinh chơi chùa thì nhớ o bế sư phụ đậng được vô list
- sư phụ, sư phụ... thấy tên A xô thì bôi liền heng sư phụ, bị có người ỷ làm anh rồi cứ sanh sự với sư phụ miết. Chừ có dịp cũng nên thanh toán thủ hận một lần -

Ngày vui mấy xếp và khách thăm viếng quán tám.
Chưa kịp dò tên coi chủ quán là ai.
Xếp 5 gà nhà thì hổng sao, còn người khác cho nú tui xin lỗi trước
- Lại xin lỗi nữa nè ốc -.
:)

Triển
09-03-2021, 08:29 PM
Nghe miss Nú nói chuyện thâm căn cố đế thì tui giới thiệu mặt hàng Thuỵ Điển cho nhị vị nghe chơi. Đó là chuyện trở lại của thời nhạc đít cô cuối 70 đầu 80. Lúc đó có 4 nhơn vật làm đình làm đám đó là ban nhạc Abba. Hai bữa nay đọc báo nghe họ quay trở lại sân khấu Châu Âu, lại còn ra luôn một dĩa nhạc mới nữa. 40 năm từ chỗ cao nhất của nghệ thuật âm nhạc, không biết sự trở lại của họ ra sao. Nhưng tướng tá thì coi bộ khó "gỡ". Lục cục lòn hòn hết trơn hết trọi. Người trẻ nhứt đã 71 người già nhứt đã 75. Tuy nhiên âm nhạc không có biên giới có phải không?

https://static.dw.com/image/59069018_303.jpg

Bài nhạc mới:


https://www.youtube.com/watch?v=pAzEY1MfXrQ

Triển
09-03-2021, 08:43 PM
Deep learning ...


https://www.youtube.com/watch?v=OE8aSnhzTfQ

hoài vọng
09-04-2021, 12:31 AM
. Lục cục lòn hòn hết trơn hết trọi. Người trẻ nhứt đã 71 người già nhứt đã 75. Tuy nhiên âm nhạc không có biên giới có phải không?

Anh Triển , thôi thì không đít cô thì đít bà cũng "đặng " mà !

Triển
09-05-2021, 10:09 PM
Anh Triển , thôi thì không đít cô thì đít bà cũng "đặng " mà !


Hôm nọ nói đùa thôi Lính Đại Ca. Ban nhạc ABBA trở lại với dĩa nhạc mới và show điện tử. Họ ăn mặc trong hình ở bài trên là để gắn các nút dò cử động. Cả ngàn máy quay phim quay cách họ biểu diễn trong phòng thu hình ảnh, rồi xử dụng kỹ thuật deep learning của Artificial Intelligence để áp dụng lên phim của họ ngày xưa. Khiến hình ảnh họ ngày xưa nhưng lại trình bày bài nhạc mới. Hoàn toàn là kỹ xảo hiện đại trong kỹ thuật làm phim.
Nói chung là họ hát thật, diễn cũng thật. Nhưng hình ảnh trong phim lại là hình ảnh ngày xưa. Show của họ là show điện tử.

Cho nên chỉ có "đít cô" thôi Lính Đại Ca. :)

hoài vọng
09-05-2021, 11:45 PM
Nói theo thời cô vích là : ngó vậy mà không phải vậy.

Triển
01-30-2022, 08:23 AM
"...
Bài hát “EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30” của tác giả Vũ Thành An được phổ từ thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Toàn, đây cũng là bài hát khá иổi tiếng và được nhiều người yêu nhạc lựa chọn để phân tích, để cảm nhận. Mỗi khi tết đến xuân về, ngoài những ca khúc nhạc Xuân vui nhộn và háo hức, thì vẫn có nhiều người nghe đi nghe lại bản tình ca “EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30”. Ca khúc góp đôi chút lắng đọng và êm đềm vào cái nhộn nhịp của ngày Xuân hối hả, nó gợi cho người ta nhớ về những mối tình, đánh thức những hoài niệm tưởng chừng như ngủ quên…..


“Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc ʟá vàng làm bằng chứng yêu em….”

Tuy rằng ca từ trong bài hát có phần đơn giản, chắc do còn bỡ ngỡ trong lần đầu phổ thơ thành nhạc nên Vũ Thành An vẫn chưa chau chuốt và dụng tâm lắm. Nhưng người nghe vẫn có thể cảm nhận được sự ấm áp và tình cảm trong từng giai điệu, khiến người nghe dễ dàng bật hát từng câu. Đôi lúc thì khắc khoải, đôi lúc lại nuối tiếc khi nhớ về một mối tình đã cũ, đánh thức những нồi ức dường như đã say giấc nồng…..

“Em đến thăm anh đêm ba mươi, còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi” – Đêm 30 là thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, người người đều ước nguyện rằng mọi điềm xấu cùng những điều không vui sẽ mãi để lại tại đêm ba mươi. Khoảnh khắc bước sang năm chỉ đón chào những điều tốt đẹp thôi. Còn anh chỉ mong chờ được cùng em vô ưu dạo quanh, lang thang trên những con phố vắng, nhìn ngắm sự đổi thay của cảnh vật cũng đón chào năm mới. Mong rằng đêm ba mươi nào, em cũng sẽ cùng anh đón chào giao thừa, đón chào chuỗi ngày hạnh phúc của đôi ta.

Một câu hỏi rằng, liệu tình yêu có cần đến “nhân chứng và vật chứng”? Anh nói với người phu quét đường, cho anh xιɴ chiếc ʟá vàng làm bằng chứng yêu em. Chiếc ʟá vàng ấy là tính vật định tình của đôi ta, còn người phu quét đường sẽ là người chứng giám cho câu chuyện tình yêu này mãi hạnh phúc…..Khung cảnh êm đềm, mộc mạc dường như trở nên lộng lẫy hơn để chứng minh cho tình yêu chúng mình. Đôi khi quá dụng tâm vào một việc gì đó, mà ta sẽ quên đi sự nhiệt huyết và phóng khoáng ban đầu, trong tình yêu cũng như vậy……


“…..Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
Sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết…..”

Câu tỏ tình nghe ngọt lịm nơi trái tim, nghe người ta hát thôi, cũng đủ làm bản thân người nghe phải ganh tị bởi bức тʀᴀɴн tình cảm ấy. Trong cái Tết luôn luôn có cái se se lạnh làm lòng người cũng hơi man mác, “tay em lạnh lắm đúng không, cho vào lòng bàn tay anh này” thì cái se lạnh của giao mùa chẳng là gì cả, chỉ kéo chúng ta lại gần nhau hơn thôi và “tình mình ấm” hơn thôi.

Tết thì đã sao? Có em bên cạnh thì cái tết với anh càng thêm ý nghĩa. Những con đường rộn rã tiếng cười đùa, nhà nhà đều bật đèn bên bếp than, sắc màu cái Tết tràn ngập khắp không gian. Và trong lòng mỗi người đều có sự háo hức mong chờ – “Trời sắp Tết hay lòng người đang Tết…”

Bài hát này có một điểm khá thú vị, bởi nó được xếp vào kho tàng nhạc xuân, nhưng cả bài chỉ có ᴅuy nhất từ “Tết” mà không hề nghe thấy chứ “xuân” như bao bài hát khác. Đây cũng là một điều minh chứng cho sự giản đơn và mộc mạc của tác giả, bởi ông đại diện cho nhạc sĩ miền Nam, nên ca từ của ông luôn đậm chất con người miền Nam chân chất.



“….Tháng ngày đã trôi qua
Tình đã phôi pha, người khuất xa
Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba rụng cùng mùa.
Dòng sông đêm нồn đen sâu thao thức
Ngàn vì sao mọc hay lệ khóc nhau
Đá buồn cнếт theo sau ngày vực sâu
Rớt hoài xuống hư không cuộc tình đαυ.”

Điều làm chúng ta hạnh phúc nhất, thì khi mất đi cũng sẽ khiến cho ta đαυ khổ đến tột cùng và khắc sâu vào tâm can khó có thể nào xóa nhòa. Tết ấy anh vui vẻ nhất vì có em đồng hành, nhưng Tết cũng mang cho anh nhiều đαυ đớn nhất khi nhớ lại những ngày tháng từng hạnh phúc bên nhau. Năm nay anh cũng đón chờ đêm ba mươi Tết, cũng mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến và mong cả em quay về….Nhưng người đã khuất xa rồi, đã mãi rời khỏi vòng tay của anh rồi. Giờ đây, bên anh “chỉ còn lại chút hương xưa”, nhưng nó cũng mau chóng “rụng cùng mùa” với những phong ba.

Nhưng cũng chẳng sao cả, có ai mà chẳng có nỗi buồn, nhìn ngàn ánh sao trên trời lung linh và lấp ʟánh nhưng lại tưởng đó là giọt lệ tuôn rơi. Dù vậy, chúng ta vẫn hãy kiên cường vươn lên, lấy lại tinh thần sau bao ngày ủ dột, hãy cứ tưởng tượng rằng, những nỗi buồn ấy cнíɴн là những viên đá ném thật mạnh vào hư không, bay thật xa khỏi cuộc đời của chúng ta. Rồi bạn sẽ lại thấy tình yêu thật đẹp, chẳng còn nỗi buồn nào quấn quanh, quấy phá tâm tư ta nữa.

...."

(trích đoạn từ https://thoixua.vn/cam-xuc-am-nhac/nhac-...g-tet.html )


5 xin mượn câu cuối của đoạn văn tản mạn về nhạc phẩm Em Đến Thăm Anh Đêm 30 "Rồi bạn sẽ lại thấy tình yêu thật đẹp, chẳng còn nỗi buồn nào quấn quanh, quấy phá tâm tư ta nữa." để gửi đến các Bạn Anh Chị Em một ít cảm xúc trong bài hát dưới đây.

Năm nay là năm thiếu, tính theo thời khắc hiện tại, thì tại quê nhà đang vào ngày 29 âm lịch năm Tân Sửu chuẩn bị ngày tất niên sang năm Nhâm Dần.


https://i.imgur.com/05dufbn.jpg



Xin mời bấm lên hình ảnh để thưởng thức ....


https://i.imgur.com/JOczgj4.png (https://app.box.com/s/1x93q2n185tkeo0push39nzilyq0kim4)

Ngô Đồng
01-30-2022, 02:05 PM
Anh Triển ơi, mùa Xuân nhớ vầy nè



https://youtu.be/2YcbF55chXU

dulan
01-30-2022, 04:59 PM
"...
Bài hát “EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30” của tác giả Vũ Thành An được phổ từ thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Toàn, đây cũng là bài hát khá иổi tiếng và được nhiều người yêu nhạc lựa chọn để phân tích, để cảm nhận. Mỗi khi tết đến xuân về, ngoài những ca khúc nhạc Xuân vui nhộn và háo hức, thì vẫn có nhiều người nghe đi nghe lại bản tình ca “EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30”. Ca khúc góp đôi chút lắng đọng và êm đềm vào cái nhộn nhịp của ngày Xuân hối hả, nó gợi cho người ta nhớ về những mối tình, đánh thức những hoài niệm tưởng chừng như ngủ quên…..


“Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc ʟá vàng làm bằng chứng yêu em….”


Tuy rằng ca từ trong bài hát có phần đơn giản, chắc do còn bỡ ngỡ trong lần đầu phổ thơ thành nhạc nên Vũ Thành An vẫn chưa chau chuốt và dụng tâm lắm. Nhưng người nghe vẫn có thể cảm nhận được sự ấm áp và tình cảm trong từng giai điệu, khiến người nghe dễ dàng bật hát từng câu. Đôi lúc thì khắc khoải, đôi lúc lại nuối tiếc khi nhớ về một mối tình đã cũ, đánh thức những нồi ức dường như đã say giấc nồng…..

“Em đến thăm anh đêm ba mươi, còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi” – Đêm 30 là thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, người người đều ước nguyện rằng mọi điềm xấu cùng những điều không vui sẽ mãi để lại tại đêm ba mươi. Khoảnh khắc bước sang năm chỉ đón chào những điều tốt đẹp thôi. Còn anh chỉ mong chờ được cùng em vô ưu dạo quanh, lang thang trên những con phố vắng, nhìn ngắm sự đổi thay của cảnh vật cũng đón chào năm mới. Mong rằng đêm ba mươi nào, em cũng sẽ cùng anh đón chào giao thừa, đón chào chuỗi ngày hạnh phúc của đôi ta.

Một câu hỏi rằng, liệu tình yêu có cần đến “nhân chứng và vật chứng”? Anh nói với người phu quét đường, cho anh xιɴ chiếc ʟá vàng làm bằng chứng yêu em. Chiếc ʟá vàng ấy là tính vật định tình của đôi ta, còn người phu quét đường sẽ là người chứng giám cho câu chuyện tình yêu này mãi hạnh phúc…..Khung cảnh êm đềm, mộc mạc dường như trở nên lộng lẫy hơn để chứng minh cho tình yêu chúng mình. Đôi khi quá dụng tâm vào một việc gì đó, mà ta sẽ quên đi sự nhiệt huyết và phóng khoáng ban đầu, trong tình yêu cũng như vậy……


“…..Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
Sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết…..”

Câu tỏ tình nghe ngọt lịm nơi trái tim, nghe người ta hát thôi, cũng đủ làm bản thân người nghe phải ganh tị bởi bức тʀᴀɴн tình cảm ấy. Trong cái Tết luôn luôn có cái se se lạnh làm lòng người cũng hơi man mác, “tay em lạnh lắm đúng không, cho vào lòng bàn tay anh này” thì cái se lạnh của giao mùa chẳng là gì cả, chỉ kéo chúng ta lại gần nhau hơn thôi và “tình mình ấm” hơn thôi.

Tết thì đã sao? Có em bên cạnh thì cái tết với anh càng thêm ý nghĩa. Những con đường rộn rã tiếng cười đùa, nhà nhà đều bật đèn bên bếp than, sắc màu cái Tết tràn ngập khắp không gian. Và trong lòng mỗi người đều có sự háo hức mong chờ – “Trời sắp Tết hay lòng người đang Tết…”

Bài hát này có một điểm khá thú vị, bởi nó được xếp vào kho tàng nhạc xuân, nhưng cả bài chỉ có ᴅuy nhất từ “Tết” mà không hề nghe thấy chứ “xuân” như bao bài hát khác. Đây cũng là một điều minh chứng cho sự giản đơn và mộc mạc của tác giả, bởi ông đại diện cho nhạc sĩ miền Nam, nên ca từ của ông luôn đậm chất con người miền Nam chân chất.



“….Tháng ngày đã trôi qua
Tình đã phôi pha, người khuất xa
Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba rụng cùng mùa.
Dòng sông đêm нồn đen sâu thao thức
Ngàn vì sao mọc hay lệ khóc nhau
Đá buồn cнếт theo sau ngày vực sâu
Rớt hoài xuống hư không cuộc tình đαυ.”

Điều làm chúng ta hạnh phúc nhất, thì khi mất đi cũng sẽ khiến cho ta đαυ khổ đến tột cùng và khắc sâu vào tâm can khó có thể nào xóa nhòa. Tết ấy anh vui vẻ nhất vì có em đồng hành, nhưng Tết cũng mang cho anh nhiều đαυ đớn nhất khi nhớ lại những ngày tháng từng hạnh phúc bên nhau. Năm nay anh cũng đón chờ đêm ba mươi Tết, cũng mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến và mong cả em quay về….Nhưng người đã khuất xa rồi, đã mãi rời khỏi vòng tay của anh rồi. Giờ đây, bên anh “chỉ còn lại chút hương xưa”, nhưng nó cũng mau chóng “rụng cùng mùa” với những phong ba.

Nhưng cũng chẳng sao cả, có ai mà chẳng có nỗi buồn, nhìn ngàn ánh sao trên trời lung linh và lấp ʟánh nhưng lại tưởng đó là giọt lệ tuôn rơi. Dù vậy, chúng ta vẫn hãy kiên cường vươn lên, lấy lại tinh thần sau bao ngày ủ dột, hãy cứ tưởng tượng rằng, những nỗi buồn ấy cнíɴн là những viên đá ném thật mạnh vào hư không, bay thật xa khỏi cuộc đời của chúng ta. Rồi bạn sẽ lại thấy tình yêu thật đẹp, chẳng còn nỗi buồn nào quấn quanh, quấy phá tâm tư ta nữa.

...."

(trích đoạn từ https://thoixua.vn/cam-xuc-am-nhac/nhac-...g-tet.html )


5 xin mượn câu cuối của đoạn văn tản mạn về nhạc phẩm Em Đến Thăm Anh Đêm 30 "Rồi bạn sẽ lại thấy tình yêu thật đẹp, chẳng còn nỗi buồn nào quấn quanh, quấy phá tâm tư ta nữa." để gửi đến các Bạn Anh Chị Em một ít cảm xúc trong bài hát dưới đây.

Năm nay là năm thiếu, tính theo thời khắc hiện tại, thì tại quê nhà đang vào ngày 29 âm lịch năm Tân Sửu chuẩn bị ngày tất niên sang năm Nhâm Dần.


https://i.imgur.com/05dufbn.jpg



Xin mời bấm lên hình ảnh để thưởng thức ....


https://i.imgur.com/JOczgj4.png
(https://app.box.com/s/1x93q2n185tkeo0push39nzilyq0kim4)







...

:z67::z57::z57::z57:

...

Dulan xin chào cả nhà và chị Ngô Đồng nhé :z57:

...

Triển
01-30-2022, 09:23 PM
https://i.imgur.com/9JuBQYL.jpg


Là hoài niệm Xuân xưa giữa trời Đông giá hả chị NĐ. Mặc áo lông thấy lạnh quá. :z14:

( :đùa: )


PS: chào Trù Thần, có bánh trái đem vô nhậu đi. hihihihi Thụy Điển thế nào rồi, bên 5 mưa tuyết giăng ngang.

dulan
01-30-2022, 10:15 PM
...

PS: chào Trù Thần, có bánh trái đem vô nhậu đi. hihihihi Thụy Điển thế nào rồi, bên 5 mưa tuyết giăng ngang.






...


Dạ, cũng tuyết trắng giăng giăng (N5 đem bài Tuyết Trắng vô nghen!)



Dulan xin chúc N5, các ca sĩ và quan khách trong Quán 8 năm mới Nhâm Dần vạn sự cát tường nhé!
https://i.imgur.com/F9DTer7.jpg?1



...




(Chỉ có bánh, không có gụ, N5 có gì nhậu không, nếu không thì nhậu tuyết ha, hihi...)


...

Ngô Đồng
01-31-2022, 05:54 AM
Là hoài niệm Xuân xưa giữa trời Đông giá hả chị NĐ. Mặc áo lông thấy lạnh quá. :z14:

Quả là hôm ấy lạnh thật anh Năm ạ - hôm nay cũng lạnh nữa - áo dài thì mỏng mảnh dù có mặc thêm lớp lót - Khí hậu ngày càng chao đảo sợ quá
Du Lan ơi chị không quen lạnh nên nhìn tuyết dù đẹp mà xương nó kêu lóc cóc - năm nay ngoài những cái bánh chị gói cho vui hoàn toàn không còn chi hết không hoa quả thịt kho v.v. phải đợi cuối tuần các con về mới tính.

Triển
01-31-2022, 06:42 AM
(Chỉ có bánh, không có gụ, N5 có gì nhậu không, nếu không thì nhậu tuyết ha, hihi...)

Bên 5 đang bão nhưng vì ở vùng bán bình nguyên nên không có tuyết, phải lên cao cao chút mới có. 5 thấy khỏi có tuyết luôn càng hay. :)




hôm nay cũng lạnh nữa

Chị đứng không lạnh là phải rồi, hát tiếp đi chị NĐ. Bên 5 còn 9 tiếng nữa mới "giao thừa". :)

Triển
01-31-2022, 09:48 AM
(mời bấm lên ảnh để nghe)



https://i.imgur.com/8ZpNTum.png

(2022)
(https://app.box.com/s/f1xa7dmge67shfq1dwmw3jup4fmx2y3n)

thuykhanh
02-01-2022, 01:38 PM
Xin Cảm ơn và Chúc Mừng Quán 8 :z58::z57::z57::z58::z57:


https://i.imgur.com/QLuvULm.png?1

( Nguồn hình: từ mạng)

Triển
02-01-2022, 10:35 PM
Xin Cảm ơn và Chúc Mừng Quán 8 :z58::z57::z57::z58::z57:


https://i.imgur.com/QLuvULm.png?1

( Nguồn hình: từ mạng)


Cám ơn chị và chúc anh chị cùng gia đình một năm Nhâm Dần an bình, khỏe mạnh nhé.
Mới nhìn ba chớp ba nháng tưởng chị còn lưu niệm chiếc tem Ngày Đầu Tiên thời xưa
chứ. Ngày xưa tui cũng sưu tầm rất nhiều tem Ngày Đầu Tiên.

Hình bên dưới này là phong bì tem phát hành Ngày Đầu Tiên của người ta trên mạng.
Của mình khi bỏ VN là cả cuốn album tem đã theo ông theo bà. Tiếc của gần nửa thế kỷ rồi. :z51:

https://i.imgur.com/PyWYAkZ.jpg

Ngô Đồng
02-02-2022, 06:54 AM
Cung Chúc Tân Xuân anh Triển - giọng hát vàng của phố!
Vạn Sự Như Ý - An Khang Thịnh Vượng
Sức khỏe tràn trề để chia sẻ kiến thức đến muôn người muốn học.
Thu âm xong hòa nhạc đệm vào đem khoe đây, dù không hay nhưng . . . với tấm lòng muốn . . . mang điều không hoàn hảo vào để có cái mà so sánh với điều hoàn hảo . . . Đợi anh cho phép mới khoe ạ!

Ngô Đồng
02-02-2022, 10:42 AM
https://youtu.be/FNtgSDzAc2c

https://youtu.be/FNtgSDzAc2c

Khen nha anh Năm

Triển
02-02-2022, 11:17 AM
Cung Chúc Tân Xuân anh Triển - giọng hát vàng của phố!
Vạn Sự Như Ý - An Khang Thịnh Vượng
Sức khỏe tràn trề để chia sẻ kiến thức đến muôn người muốn học.
Thu âm xong hòa nhạc đệm vào đem khoe đây, dù không hay nhưng . . . với tấm lòng muốn . . . mang điều không hoàn hảo vào để có cái mà so sánh với điều hoàn hảo . . . Đợi anh cho phép mới khoe ạ!



Chời, hahahaha chị Ngô Đồng khách sáo quá. Hát cho vui mà, xin chị cứ dán nhanh vào mọi người thưởng thức nhé.

5 cũng mến chúc anh chị và gia đình năm mới con cọp nhiều sức khỏe và an vui.

Triển
02-02-2022, 11:21 AM
https://youtu.be/FNtgSDzAc2c

https://youtu.be/FNtgSDzAc2c

Khen nha anh Năm


Chị Ngô Đồng hát bài này nhẹ nhàng như thoang thoảng trên thảm cỏ Xuân. Thanh thoát và gợi cảm. Cám ơn chị nhé.

Tặng ngàn likes.

https://www.ionos.de/digitalguide/fileadmin/DigitalGuide/Teaser/reputationsmanagement-t.jpg

Triển
02-02-2022, 11:34 AM
Giới thiệu tuyệt phẩm này có nhiều bao nhiêu cũng không đủ, có ít bao nhiêu cũng chẳng vừa.

Ở tuổi 17, thiên tài Quốc Dũng đã mang đến cho làng âm nhạc Việt Nam một sáng tác bất hủ Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, được nữ ca sĩ Dạ Hương trong ban nhạc của Ngọc Chánh trình bày lần đầu tiên đã gây tiếng vang thật lớn. Nhạc sĩ Quốc Dũng là một "hiện tượng" trong âm nhạc Việt Nam từ ca từ đến giai điệu.


Mời bấm lên ảnh để nghe...

https://i.imgur.com/RWDd3fa.png (https://app.box.com/s/y4fccrsrsn8p1tp2no7x3khscycv3s5b)

Ngô Đồng
02-05-2022, 06:27 AM
Nghe hát thấy Xuân lâng lâng anh Năm Triển ạ! Tôi nhớ một buổi chiều còn ở Việt Nam được nghe nhạc sĩ Quốc Dũng đàn piano bài này trong quán cà phê trên đường Nguyễn Trãi - Lạ ghê nha giọng nam hát ngày càng trầm ấm ngọt - giọng nữ như tôi hát ngày càng . . . bị chua và nói theo đúng chữ trong âm nhạc là "bị tòe loe" mê nhạc mê hát cũng là thú tiêu khiển tốt lúc này anh nhỉ!
Bài Tình Khúc Mùa Xuân tôi đã hát bằng microphone đặc biệt trong phòng thu của anh Lê Trí - bây giờ anh Lê Trí cũng hết thèm chơi với đám nhạc cụ ấy và bán toàn bộ dàn thu âm một thời đình đám của Family Love San Jose rồi - nhớ cách đây hơn hai mươi năm thu âm có từng track rồi hòa lại là "dữ" lắm - bây giờ thì Adobe bá chủ - làm nhạc cũng máy ghi nốt cũng máy hát cũng máy - vui ơi là vui chẳng bao lâu nữa đâu người máy hát luôn mình khỏi hát!
Những lúc này có tiếng hát của bè bạn làm tinh thần mình phấn chấn hơn - tôi không còn làm được nhiều việc nữa vì tay chân và đầu óc "lú lẫn" sợ quên cả người yêu đang bên cạnh, nên phải lọ mọ lôi hình ảnh âm thanh ra nghịch làm được cho nó ra hồn hẳn còn lâu lắm - cảm ơn anh đã luôn khuyến khích các "mợ" đã huốc tuổi thanh xuân - động viên tinh thần thể dục mỗi ngày, líu lo mỗi tối, nhìn Thái Hiền hát trở lại thần thái an hòa ngẫm nghĩ tại sao lại không nhỉ, khi hát cũng tập được Thiền tâm thiền ý thiền âm vực - tôi rất hạnh phúc khi vẫn hát vang nhà!

Triển
02-05-2022, 10:28 AM
Chị hát nhiều lên thì sẽ có giọng lại như trước chị Ngô Đồng. Bỏ lâu thì không lên được các nốt cao vững vàng như trước nữa. Hát với 5 là giải trí, có người càng lớn tuổi thì xoay ra đọc truyện, coi phim ảnh. Mình thì hát và coi đá banh. :)

Triển
02-05-2022, 10:30 AM
Quán 8 mỗi năm chỉ mở cửa mấy ngày tết. Hôm nay sang mồng 5 rồi. Dzãng tuồng. hihihi

Platinum
02-07-2022, 07:14 PM
Vãn sớm vậy A5?

Chị ND hát hay ghê. Ai nói giọng chị chua? Em thấy ngọt như mía lùi. Ngàn lẻ một khen.

A5 thì vẫn vậy,giọng hát luôn thấm vào lòng người. Tặng Ạ ngàn khen luôn . :)

Triển
02-08-2022, 10:12 AM
Vãn sớm vậy A5?

Chị ND hát hay ghê. Ai nói giọng chị chua? Em thấy ngọt như mía lùi. Ngàn lẻ một khen.

A5 thì vẫn vậy,giọng hát luôn thấm vào lòng người. Tặng Ạ ngàn khen luôn . :)



Cám ơn Plat ưu ái khen tặng. Ở Việt Nam người ta tới mồng 2 cũng đi làm rồi. hihihi Mình sang đến mồng 5 là bảnh lắm rồi. Năm mới vui vẻ mạnh khoẻ cả nhà Plat nhé.

Co may
02-10-2022, 10:12 PM
Lần đầu tiên Cỏ nghe chị Ngô Đồng hát. Chị hát thật hay!:z57:<3

Co may
02-10-2022, 10:18 PM
Bưng cho anh Năm ly cà phơ nè \_/

Triển
02-11-2022, 06:46 AM
Bưng cho anh Năm ly cà phơ nè \_/


Hái cho Cỏ trái tim nè: ❦

HXhuongkhuya
02-11-2022, 07:43 AM
https://youtu.be/FNtgSDzAc2c

https://youtu.be/FNtgSDzAc2c

Khen nha anh Năm



Chào anh Triển, chị Ngô Đồng, Plat, Cỏ, các anh chị, các bạn trong quán 8.

Tình Khúc Mùa Xuân, đã nghe chị và anh Triển hát, hôm nay vào nghe, coi youtube. Nghe đi nghe lại càng nghe càng thích.
Được ngắm những bông hoa quen thuộc trong vườn chị đã mang vào đâu đó trước đây. Mượn tấm hình những ngón tay đưa
lên của anh Triển gửi chị ở đây, tặng chị dấu like + comment bên nhà Youtube!

Co may
02-12-2022, 12:13 AM
Hái cho Cỏ trái tim nè: ❦

Hihi, Cỏ cảm ơn anh.:)

Co may
02-12-2022, 12:14 AM
Chào anh Triển, chị Ngô Đồng, Plat, Cỏ, các anh chị, các bạn trong quán 8.

Tình Khúc Mùa Xuân, đã nghe chị và anh Triển hát, hôm nay vào nghe, coi youtube. Nghe đi nghe lại càng nghe càng thích.
Được ngắm những bông hoa quen thuộc trong vườn chị đã mang vào đâu đó trước đây. Mượn tấm hình những ngón tay đưa
lên của anh Triển gửi chị ở đây, tặng chị dấu like + comment bên nhà Youtube!


:z57: Cảm ơn HXhuongkhuya

Ngô Đồng
02-13-2022, 09:30 PM
Lần đầu tiên Cỏ nghe chị Ngô Đồng hát. Chị hát thật hay!

Chị nhớ là Cỏ có ngồi kề bên chị một đêm trăng - hôm ấy không có đàn chỉ có tiếng thìa gõ lóc cóc - cả nhóm Đặc Trưng Sài Gòn - nhớ quá Cỏ ơi!

Triển
02-13-2022, 10:22 PM
Có vụ này nữa à? Tò mò quá chị bắp.

Ngô Đồng
02-14-2022, 06:53 AM
Cách nay bao năm rồi - ngày tôi về Sai Gòn 2007 làm giấy tờ cho các em, chỉ vài ngày thôi mà nhóm Đặc Trưng Sài Gòn họp mặt vui ơi là vui luôn - sau Sài Gòn là Hà Nội anh Năm tin không chứ - mua vé máy bay khứ hồi SG-HN trong một ngày để MLTR đưa đi chơi và gặp cô em dễ thương CayToi - Cuong - Vừa xuống sân bay TSN sau bao nhiêu năm điều đầu tiên là nước mắt cứ tuôn khi nghe quanh mình tiếng Việt râm ran - nhớ khi ra đi cũng TSN năm 91 - xuống sân bay Nội Bài được MRTL đón lạ là không cảm thấy xa lạ chi hết nói chuyện như khướu vì mỗi ngày mỗi tán dóc với nhau rồi còn gì - chỉ là bị la là: "chị làm em bất ngờ quá, hồi đó chị đòi đi xem mắt chồng sắp cưới tưởng chị hai mươi mấy!" trả lời là vầy: "chị viết thiếu hai chữ "cho con" đâu phải cho chị đâu nè!" Khi ấy anh Triển có tên gì ta quên mất rồi :)

Triển
02-14-2022, 10:55 AM
Trong hình ông Sói Già Ngơ Ngác (MLTR) là ông nào?
Năm 2007, 5 cũng ở Sài Gòn tới 5 tuần đấy. :) Bây
giờ thì thôi rồi, không có nhu cầu trở lại nữa. Còn cô
nào là Hộp Sữa Hộp Bơ? Bà nào là bà Dung Sài Gòn?
Ông nào là ông Tây Ba Lô (hay Tebalo gì đó lâu quá
quên mất tên rồi)...etc.

Ngô Đồng
02-14-2022, 01:40 PM
Sói và MLTR là hai người khác nhau anh Năm ơi!

Tabalo là người ngồi . . . mà rồi bây giờ khác lắm nhận không ra đâu - n đ cố tình làm cho hình mờ đi đó - Tóm lại ai cũng dễ thương rất rất dễ thương

Co may
02-14-2022, 05:48 PM
Em nhớ lần đó chị đàn guita và hát ở quán cà phê kế Sông Trăng.Nhưng hát trên net là lần đầu em nghe. Giọng chị êm mượt quá!
Hihi, thời gian qua nhanh quá chị nhỉ?

Triển
02-14-2022, 08:50 PM
Rồi Cỏ May là cô nào? :)

5 nhớ lộn vụ ông thầy hả? 5 nhớ có ông nào thầy
giáo dạy Toán, có đứa con học tiểu học lém lỉnh,
nick là MTLR. Chuyện 20 năm rồi không nhớ được.

Co may
02-14-2022, 09:09 PM
Hihi, may quá, không có em.:)
Trong mấy tấm hình em thấy Bác Hoài Vọng, anh Ba, anh Tabalo, Nhà Bên Suối, Mèo ăn Chuột, chị Hoàng hậu, Cây Tỏi. Còn mấy anh chị khác em không biết.

Triển
02-15-2022, 08:20 AM
Hihi, may quá, không có em.:)
Trong mấy tấm hình em thấy Bác Hoài Vọng, anh Ba, anh Tabalo, Nhà Bên Suối, Mèo ăn Chuột, chị Hoàng hậu, Cây Tỏi. Còn mấy anh chị khác em không biết.


Sao gọi là may mắn. Sợ đòi nợ hả? hihihi ( :đùa: )
Ủa có Lính Đại Ca trong đó hả, sao mình nhớ Lính Đại Ca tóc bạc nhiều hơn bà Thái Hiền mà ta? :)

Co may
02-15-2022, 05:52 PM
Sao gọi là may mắn. Sợ đòi nợ hả? hihihi ( :đùa: )
Ủa có Lính Đại Ca trong đó hả, sao mình nhớ Lính Đại Ca tóc bạc nhiều hơn bà Thái Hiền mà ta? :)

Hihi, "Lính Đại Ca" đẹp giai nhất trong đó!:z45:

Triển
02-15-2022, 09:43 PM
Hihi, "Lính Đại Ca" đẹp giai nhất trong đó!:z45:


Lớn rồi thì chỉ nên đẹp ở cái "giá trị nội tại", đại khái là chỉ số giá trị khác nhau của bảng kết quả khám máu định kỳ. hihihihi

Nói đùa chứ dạo này thấy Lính Đại Ca cũng ít giá lâm diễn đàn, nếu có ghé sang nghía bá tánh thì kiệm lời thấy rõ. :)

Triển
02-15-2022, 09:52 PM
Hôm qua đứng trước cánh cửa kỷ niệm bỗng tìm thấy một mảnh ráp 14 năm trước. Lâu rồi không thấy ca sĩ Hát Xưa xuất hiện nữa. Ngày xưa ca hát quả thật là một đam mê vượt lên nhiều cảm xúc bình thường, đó là cảm xúc dâng hiến, mỗi tuần có thể thu âm một bài không hề biết mệt. :)

Thấy Cỏ còn lui tới quán nhạc, nên hôm qua làm cái clip, dán lại bài này từ vùng ký ức.


https://www.youtube.com/watch?v=XtoOb0HrKns

Co may
02-16-2022, 01:26 AM
Cỏ mới nghe giọng Hát Xưa tưởng bạn của Cỏ, nhưng nghe kỹ thì không phải.
Tặng hoa nè!
:z57::z57:

Triển
04-23-2022, 03:26 PM
Quán 8 mở cửa vài hôm...


https://www.youtube.com/watch?v=RHrt-GM4PPk

Triển
04-24-2022, 08:56 AM
Tưởng Như Còn Người Yêu . Mời bấm lên hình để nghe.


https://i.imgur.com/hHImtDm.png
(https://app.box.com/s/hvqnhae06sjkfxcsgc23qhcbkvfr3w6j)

Ngô Đồng
04-25-2022, 06:47 AM
47 năm - 1975 - 2022

HXhuongkhuya
04-25-2022, 07:52 AM
Tưởng Như Còn Người Yêu . Mời bấm lên hình để nghe.


https://i.imgur.com/hHImtDm.png
(https://app.box.com/s/hvqnhae06sjkfxcsgc23qhcbkvfr3w6j)






Chào chị Ngô Đồng, anh Triển.
Lanney đàn hát Tưởng Như Còn Người Yêu nghe mà bật khóc.
Đây cũng là bài mà HK đã hát và thu âm nhưng không hoàn tất vì... nước mắt cứ trào ra.:z51:
Anh Triển diễn đọc cảm động quá.

Triển
04-25-2022, 09:44 AM
47 năm - 1975 - 2022


Tưởng như là hôm qua phải không chị? Chỉ 3 năm nữa là nửa thế kỷ.



Chào chị Ngô Đồng, anh Triển.
Lanney đàn hát Tưởng Như Còn Người Yêu nghe mà bật khóc.
Đây cũng là bài mà HK đã hát và thu âm nhưng không hoàn tất vì... nước mắt cứ trào ra.
Anh Triển diễn đọc cảm động quá.


Cám ơn HK. Bài này Lanney bảo 5 đọc. 5 do dự. Khi nghe Hoàng Oanh hát, Hương Lan
hát đều chỉ ở mức độ nào đó của cảm xúc. Đến khi xem Ý Lan diễn và những vũ công cảm
xúc dâng trào. Lúc ráp bài này giọng hát câu cuối của Lanney, nàng cũng khóc. 5 đè nhỏ
xuống chứ không e rằng quá xúc động. Phần 5 đọc toàn bài của Yên Bằng không xúc động lắm,
chỉ 2 câu cuối thì khó cầm lòng.

Hôm nào HK cho nghe bài HK hát thử nha.

Triển
04-25-2022, 02:03 PM
Cố đại tá Nguyễn Đình Bảo nguyên là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù (được mệnh danh là Song Kiếm Trấn Ải). Ông đã nằm yên trên đỉnh đồi Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Ðỏ Lửa vào ngày 12 tháng 4 năm 1972, khi vừa đúng 35 tuổi. Trung tá Nguyễn Đình Bảo được vinh thăng cấp cố Đại tá sau khi hy sinh và vĩnh viễn nằm lại đồi Charlie. Sau khi nghe tin Trung tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã viết ca khúc Người Ở Lại Charlie này để tiếc thương.

(* nguồn: https://thuy-nga-paris-by-night.fandom.c...1i_Charlie )


https://i.imgur.com/3RdhE3n.png (https://app.box.com/s/wy6of8cqcaxb7ubgilnadxqmbbbz0of7)

HXhuongkhuya
04-27-2022, 08:20 AM
Tưởng như là hôm qua phải không chị? Chỉ 3 năm nữa là nửa thế kỷ.



Cám ơn HK. Bài này Lanney bảo 5 đọc. 5 do dự. Khi nghe Hoàng Oanh hát, Hương Lan hát đều chỉ ở mức độ nào đó của cảm xúc. Đến khi xem Ý Lan diễn và những vũ công cảm xúc dâng trào. Lúc ráp bài này giọng hát câu cuối của Lanney, nàng cũng khóc. 5 đè nhỏ xuống chứ không e rằng quá xúc động. Phần 5 đọc toàn bài của Yên Bằng không xúc động lắm, chỉ 2 câu cuối thì khó cầm lòng.

Hôm nào HK cho nghe bài HK hát thử nha.






https://i.postimg.cc/9fX7DM0D/4-C2-D12-C3-171-F-49-A2-B5-C4-CC5-C40-DCC56-D.jpg (https://postimages.org/).........https://i.postimg.cc/HWNVTzb8/655-B22-E0-E647-4-BDC-8-F0-E-A8-D09687-A507.jpg (https://postimages.org/)

Chào anh Triển, cám ơn anh xưng hô nghe bình dị gần gũi. :z57:

HK đồng cảm với nhận xét của anh Triển về các ca sĩ thể hiện trước đây như Hoàng Oanh, Hương Lan, có cả Diễm Liên, Julie Quang và Thanh Lan hát nữa, HK cảm động với phần diễn cảm của Thanh Lan nhất, cho tới khi nghe Ý Lan hát bài này, lối hoà âm, hình ảnh và các vai diễn của nhóm vũ công trong vai những goá phụ trẻ.Ý Lan đã thể hiện xuất sắc khiến người nghe ngã đổ theo từng nỗi đau của người vợ lính thì từ đó mình không còn hát được hoàn chỉnh Tưởng Như Còn Người Yêu nữa.

Post hình trên cho 5 coi sẽ hiểu HK đã "làm vơi" cảm xúc của mình trước khi thu âm bằng những lần rơi nước mắt để giảm bớt phần nào sự "chênh chao" khiến "nhoà chữ" mà vẫn không tài nào tránh khỏi, sẽ gửi cho 5 nghe theo yêu cầu. Riêng bài đọc của 5, HK nghe cảm động từ đầu, có lẽ do được đọc bài viết của anh Cuốc Sĩ về đồng đội Tống Văn Minh đã bỏ thân trong rừng xanh mà anh Cuốc không đưa bạn mình ra khỏi vì lúc ấy anh Cuốc cũng đã bị thương, nghe 5 đọc tới hai câu cuối thì vỡ oà.
:z51:tk0n1fdcrm1dp (https://app.box.com/s/o50jo9vzva080pofvfktk0n1fdcrm1dp)
x

2) https://app.box.com/s/ejco4yx5l1a3bev6skwgaz754x5jqjsb (https://app.box.com/s/ejco4yx5l1a3bev6skwgaz754x5jqjsb)

Gửi 5 nghe.

Triển
04-27-2022, 09:34 PM
https://i.postimg.cc/9fX7DM0D/4-C2-D12-C3-171-F-49-A2-B5-C4-CC5-C40-DCC56-D.jpg (https://postimages.org/).........https://i.postimg.cc/HWNVTzb8/655-B22-E0-E647-4-BDC-8-F0-E-A8-D09687-A507.jpg (https://postimages.org/)

Chào anh Triển, cám ơn anh xưng hô nghe bình dị gần gũi. :z57:

HK đồng cảm với nhận xét của anh Triển về các ca sĩ thể hiện trước đây như Hoàng Oanh, Hương Lan, có cả Diễm Liên, Julie Quang và Thanh Lan hát nữa, HK cảm động với phần diễn cảm của Thanh Lan nhất, cho tới khi nghe Ý Lan hát bài này, lối hoà âm, hình ảnh và các vai diễn của nhóm vũ công trong vai những goá phụ trẻ.Ý Lan đã thể hiện xuất sắc khiến người nghe ngã đổ theo từng nỗi đau của người vợ lính thì từ đó mình không còn hát được hoàn chỉnh Tưởng Như Còn Người Yêu nữa.

Post hình trên cho 5 coi sẽ hiểu HK đã "làm vơi" cảm xúc của mình trước khi thu âm bằng những lần rơi nước mắt để giảm bớt phần nào sự "chênh chao" khiến "nhoà chữ" mà vẫn không tài nào tránh khỏi, sẽ gửi cho 5 nghe theo yêu cầu. Riêng bài đọc của 5, HK nghe cảm động từ đầu, có lẽ do được đọc bài viết của anh Cuốc Sĩ về đồng đội Tống Văn Minh đã bỏ thân trong rừng xanh mà anh Cuốc không đưa bạn mình ra khỏi vì lúc ấy anh Cuốc cũng đã bị thương, nghe 5 đọc tới hai câu cuối thì vỡ oà.
:z51:tk0n1fdcrm1dp (https://app.box.com/s/o50jo9vzva080pofvfktk0n1fdcrm1dp)
x

2) https://app.box.com/s/ejco4yx5l1a3bev6skwgaz754x5jqjsb (https://app.box.com/s/ejco4yx5l1a3bev6skwgaz754x5jqjsb)

Gửi 5 nghe.


Trễ có một ngày là bị xóa link rồi. Vậy là chưa nói được tiếng bình dị và gần gũi. Chắc âm thanh còn có hột. Cần xuống chiêu năn nỉ rồi.

Triển
04-27-2022, 09:46 PM
https://www.youtube.com/watch?v=PcPfQlIlNjM

HXhuongkhuya
04-28-2022, 06:04 AM
Trễ có một ngày là bị xóa link rồi. Vậy là chưa nói được tiếng bình dị và gần gũi.
Chắc âm thanh còn có hột. Cần xuống chiêu năn nỉ rồi.


Xoá đâu nào, link còn đó mà. Bình dị gần gũi chi mô mà tránh (oan) rồi. Âm thanh "lợn cợn lắm sạn" thì ắt
hẳn có bởi HK thu âm thẳng từ Iphone. 5 nhấn vô link nghe đi. Hint: Link bôi trắng như 5 từng làm trong nhà HK đó.

Triển
04-28-2022, 07:57 PM
Xoá đâu nào, link còn đó mà. Bình dị gần gũi chi mô mà tránh (oan) rồi. Âm thanh "lợn cợn lắm sạn" thì ắt
hẳn có bởi HK thu âm thẳng từ Iphone. 5 nhấn vô link nghe đi. Hint: Link bôi trắng như 5 từng làm trong nhà HK đó.


Oh sorry, hôm qua đọc vội vội vàng vàng không để ý vụ tô trắng. :-)
Cách diễn đạt của HK cũng dạt dào cảm xúc. Hát mà như tâm sự một ký ức. Xin cám ơn trình bày của HK. :z57:

Triển
04-28-2022, 08:03 PM
https://www.youtube.com/watch?v=Wa1HhCIXsyo

HXhuongkhuya
04-29-2022, 02:41 PM
https://www.youtube.com/watch?v=Wa1HhCIXsyo








Oh sorry, hôm qua đọc vội vội vàng vàng không để ý vụ tô trắng. :-)
Cách diễn đạt của HK cũng dạt dào cảm xúc. Hát mà như tâm sự một ký ức.
Xin cám ơn trình bày của HK. :z57:






Cám ơn anh Triển. :z57:



https://i.imgur.com/bovh4p2.png






Quê Hương Bỏ Lại
Lời dẫn: Hương Khuya
Diễn Đọc: Tà Áo Xanh
Trình Bày: Triển


https://app.box.com/s/osgrobor8rda8mhiemiq5p330kk8l59o

Các link trong chương trình tưởng niệm 42 năm không còn nghe được nữa, HK còn cất link này của bạn gửi.

Triển
04-29-2022, 10:18 PM
https://www.youtube.com/watch?v=Wa1HhCIXsyo








Cám ơn anh Triển. :z57:



https://i.imgur.com/bovh4p2.png






Quê Hương Bỏ Lại
Lời dẫn: Hương Khuya
Diễn Đọc: Tà Áo Xanh
Trình Bày: Triển


https://app.box.com/s/osgrobor8rda8mhiemiq5p330kk8l59o

Các link trong chương trình tưởng niệm 42 năm không còn nghe được nữa, HK còn cất link này của bạn gửi.







Cám ơn HK :z57:, chắc là hôm dọn nhà mới, chương trình không mang theo vì nó nằm ngoài database của diễn đàn.

Triển
11-11-2023, 01:18 AM
Dọn hàng tồn kho sau nhiều năm trên server, ai thấy bài của mình thì tải về nhé. Tháng Giêng năm sau 5 xóa trên box.net :)


Anh Đã Thấy Mùa Xuân Chưa (Phương Uyên) (https://app.box.com/shared/08rufj3pjm)
Anh Là Ai (Ngô Đồng) (https://app.box.com/s/16xs0npsj9chkgusbe4h)
Ảo Ảnh (Thỏi Son) (https://app.box.com/shared/x9nku63t3c)
Après Toi (BO, HV) (https://app.box.com/s/9o0oiw7y251j8qwotjdr)
Bỏ Mặc Mùa Đông (Lơ Đãng) (https://app.box.com/s/zikdcyhyofvugn7iu3qh)
Chuyện Tình Yêu (Áo Vàng) (https://app.box.com/shared/fly6uea1vt)
Đám Cưới Nhà Binh (Góc, 005) (https://app.box.com/s/wpequ2arcq3m42ovuh7mgdegyqol0y4e)
Dấu Tình Sầu - Lệ Đá (Mưa Phố Núi & LD) (https://app.box.com/s/wpequ2arcq3m42ovuh7mgdegyqol0y4e)
Để Trả Lời Một Câu Hỏi (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/s/izoxu6ezr5p7jglzw5cl4h3wqo5vp8kq)
Đường Xưa (Bóng Mây) (https://app.box.com/shared/1ps59nsibb)
Hải Ngoại Thương Ca (TiXiEmXi) (https://app.box.com/s/pyu0e54s59yxk8qg3wp1qumlof6jj2w8)
Hạnh Phúc Nơi Nào (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/s/ch11vxcyz20e6hgfnoip)
Hẹn Hò (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/afqok4kh8b)
Không Tên Số 37 (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/s/kxyrpfkvyteftjespwfe)
Khúc Hát Thanh Xuân (JBlues, Phương Uyên) (https://app.box.com/shared/ou8pmsi8ej)
Kiếp Dã Tràng (The Blues) (https://app.box.com/s/1c84735761ea89c84656)
Lạc Nẽo Thiên Thai (Thỏi Son) (https://app.box.com/shared/jhoeczvgqy)
Lạnh Lùng (Hoàng Thu Diệp) (https://app.box.com/shared/4jo8q1in2h)
Rồi Mai Tôi Đưa Em (Chiều Buồn, Lơ Đãng) (https://app.box.com/s/32w7lqxzs2bq5504myl9)
Lời Ru Của Mẹ (7 Giọng Ca) (https://app.box.com/s/70d635ca4943d8911c6f)
Mùa Đông Của Anh (Hoàng Thu Diệp) (https://app.box.com/shared/c3n5lt3ylc)
Mùa Đông Đã Quay Về (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/s/vbl7g8wkspjv1ml28mbp)
Mùa Thu Còn Đó (Vẫn Là Em) (https://app.box.com/shared/aatuuvryhp)
Nếu Anh Về Bên Em (XiÂyEm) (https://app.box.com/s/jfwnqyxg65tkzkxf72a4xe4f41cphh4f)
Ngậm Ngùi Người Lính (Hoài Vọng, Mờ Mờ, Tư Mã) (https://app.box.com/s/qgakonb2t97l3iuqlsk5c4mvhv4b4uht)
Ô Mê Ly (5 Giọng Ca) (https://app.box.com/s/b1d2clh9wttlhkj0v5bfstem7ai7lhbp)
Tiếc Thương (Phương Uyên, 005) (https://app.box.com/shared/uvnnhcsc61)
Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài-Gòn (Hiền Vy) (https://app.box.com/s/ide7zh0p158mtky5nvddacvzzazznvo5)
Tình Ca (JBlues, Tommy Ngố, 005, Hoàng Dung) (https://app.box.com/s/65er7txp0i105rny24m3)
Tình Tự Mùa Xuân (Tà Áo Xanh) (https://app.box.com/s/1qlz7z8jgsgq7bbju59uhq7y4hdrfawt)
Vùng Trời Bình Yên (Phương Uyên) (https://app.box.com/shared/8kotj63tbb)
Xin Mưa Ngừng Rơi (Bông Gòn) (https://app.box.com/shared/y2h1s26i5k)
Yêu Không Hối Tiếc (Bông Gòn) (https://app.box.com/shared/advuipxc3i)
Yêu Một Người (Bonita) (https://app.box.com/s/6tbpelxkeojcz06weaf2)
Cát Bụi Tình Xa (Ban Bí Lù) (https://app.box.com/shared/0p2e0r4uun)
Dấu Tình Sầu (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/auypleav6a)
Huế Xưa (TÃ, YC, NA, MPN) (https://app.box.com/shared/825oy6sk1z)
Liên khúc Tình Chết Theo Mùa Đông (8 Giọng Ca) (https://app.box.com/shared/t89jz0oti1)
Liên khúc Từ Công Phụng (Góc Trời Paris, TAX, Nắng Ấm, Rong) (https://app.box.com/shared/fvbz8c922t)
Lời Rêu (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/dkrker52l0)
Lý Cây Đa (Lam Giang) (https://app.box.com/shared/5sfmrfrrmh)
Nửa Hồn Tương Chao (Nắng Ấm) (https://app.box.com/shared/ex3m5e1dr8)
Phôi Pha (Nắng Ấm) (https://app.box.com/shared/pc2bxycca3)
Sài-Gòn Niềm Nhớ Không Tên (Yến Thy) (https://app.box.com/shared/nk9x71ih35)
Tuổi Đá Buồn (Tường Em) (https://app.box.com/shared/6ttoyhkkn9)
Đêm Tàn Bến Ngự (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/mlq3t8gb68)
Đời Đá Vàng (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/0y1idhs48a)
Bài Tango Dĩ Vãng (Chiều Buồn) (https://app.box.com/shared/s4jed3xk2q)
Bên Em Là Biển Rộng (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/x36c6j9nqq)
Biển Vắng (Tà Áo Xanh) (https://app.box.com/shared/5rt1kp0092)
Biển Cạn (RaijnCajun) (https://app.box.com/shared/m4bh1l7ziv)
Dừng Bước Giang Hồ (Chiều Buồn) (https://app.box.com/shared/tndfukxn85)
Liên khúc Anh Còn Nợ Em (Chiều Buồn) (https://app.box.com/shared/v8jkv04me4)
Let's Twist Again (Tường Anh) (https://app.box.com/shared/y1p2odta9v)
Liên khúc Bên Em Đang Có Ta (TAX, Nắng Ấm, Chiều Buồn, 5) (https://app.box.com/shared/x0og6rxx5d)
Mẹ Tôi (Nắng Ấm, 005) (https://app.box.com/shared/g46x4gyqxd)
Mưa Trên Biển Vắng (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/sqy7ga315i)
Mùa Xuân Của Mẹ (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/ohkodijdt5)
Mùa Xuân Đầu Tiên (Chiều Buồn) (https://app.box.com/shared/yvxidlkzy5)
Những Kiếp Hoa Xuân (Tà Áo Xanh) (https://app.box.com/shared/go7yxpafs3)
Quỳnh Hương (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/y2l3a8otiz)
Riêng Một Góc Giời (Chiều Buồn) (https://app.box.com/shared/t9dsylezlq)
Sóng Về Đâu (Mưa Phố Núi, Nắng Ắm) (https://app.box.com/shared/ui5eejiri8)
Thành Phố Mưa Bay (Tường Anh) (https://app.box.com/shared/m6dig2liu1)
Trống Vắng (Chiều Buồn) (https://app.box.com/shared/8iz1iso01d)
Tưởng Niệm (Nắng Ấm) (https://app.box.com/shared/zm9gvp7bo7)
Xin Dìu Nhau Đến Tình Yêu (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/b2a7kfmlfe)
Đoản Khúc Cho Em (Nắng Ấm) (https://app.box.com/shared/5r6vav0bio)
Đợi Chờ (Mưa Phố Núi) (https://app.box.com/shared/gjvq56jabe)