PDA

View Full Version : Hoa Kỳ



thuykhanh
04-01-2017, 03:35 PM
Sự Triệt Thoái Của Mỹ Trước Viễn Ảnh Thế Chiến III








https://3.bp.blogspot.com/-CUQ8vGOyxhM/WNlJQKgBKLI/AAAAAAAAjn8/4rigap0qLyA1NHJohDFmzUJUwPifMGHDwCLcB/s640/Putin-Jinping-Trump.jpg (https://3.bp.blogspot.com/-CUQ8vGOyxhM/WNlJQKgBKLI/AAAAAAAAjn8/4rigap0qLyA1NHJohDFmzUJUwPifMGHDwCLcB/s1600/Putin-Jinping-Trump.jpg)



Nguyên văn bài báo Backing Into World War III (1) của tác giả Robert Kagan đăng trên foreignpolicy.com
ngày 06 tháng 02, 2017. Robert Kagan là senior fellow tại Brookings Institution và còn là tác giả của quyển
The World America Made.


Trần Trung Tín chuyển ngữ



"Nước Mỹ phải kiểm tra sức mạnh đang lên và cứng rắn của Nga và Trung Hoa trước khi quá trễ.
Chấp nhận những đòi hỏi về lãnh vực ảnh hưởng là phương thức của thảm họa."




Hãy nghĩ về hai đường thẳng tiêu biểu cho khuynh hướng nổi bật trên thế giới ngày nay.

Đường thẳng thứ nhất tiêu biểu cho khuynh hướng của tham vọng và chính sách chủ động hoạt động (activism) ngày càng tăng của hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng (revisionist powers) là Nga và Trung Hoa.

Đường thẳng thứ hai tiêu biểu cho khuynh hướng đang suy thoái của sự tự tin, năng lực, và ý chí của thế giới dân chủ, và nhất là của Hoa Kỳ, để giữ vững vị trí ưu thế trên trường quốc tế từ năm 1945.

Khi hai đường thẳng này đến gần nhau hơn, khi ý chí và năng lực để duy trì trật tự thế giới hiện nay của Hoa Kỳ và đồng minh đang suy thoái gặp đúng ngay sự khao khát và năng lực ngày càng gia tăng của những cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng, thì lúc đó chúng ta sẽ đạt đến thời điểm mà trật tự hiện hành sẽ sụp đổ và thế giới rơi vào một giai đoạn tàn bạo vô chính phủ, như đã xẩy ra ba lần trong hai thế kỷ qua.
Tổn phí của sự suy bại đó, tính theo mạng sống và của cải, tính theo tự do bị mất mát và hy vọng đã tan vỡ, sẽ rất là kinh hoàng.







"Ngày nay chúng ta đang chính xác đứng ở đâu trong kịch bản cổ điển, còn bao xa thì hai đường thẳng tiêu biểu cho hai khuynh hướng ghi nhận bên trên sẽ gặp nhau tại giao điểm, và vẫn luôn như tự thuở nào, đó là những gì hoàn toàn không ai biết được.
Còn ba năm nữa sẽ đến cuộc khủng hoảng toàn cầu, hay 15 năm?"



Người Mỹ có khuynh hướng xem sự ổn định căn bản của trật tự quốc tế là chuyện đương nhiên, ngay cả khi than phiền về gánh nặng mà Hoa Kỳ phải cưu mang để bảo toàn sự ổn định đó.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy trật tự thế giới cũng bị sụp đổ, và khi xẩy ra thì thường là bất ngờ, nhanh chóng và hung bạo.

Cuối thế kỷ 18 là cao điểm của Thời kỳ Khai sáng (Enlightenment) ở Âu châu, trước khi lục địa này đột ngột rớt xuống vực thẳm của Chiến tranh Napoleon.
Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, những đầu óc thông minh nhất của thế giới tiên đoán xung đột của quyền lực to lớn sẽ chấm dứt khi những cuộc cách mạng về truyền thông và giao thông nối kết kinh tế và con người lại gần nhau hơn.
Nhưng cuộc chiến tranh khốc hại nhất trong lịch sử đã xảy đến bốn năm sau đó. Sự bình yên rõ nét của những năm hậu chiến trong thập niên 1920s đã trở thành những năm bị khủng hoảng trong thập niên 1930s và rồi là một thế chiến khác.

Ngày nay chúng ta đang chính xác đứng ở đâu trong kịch bản cổ điển, còn bao xa thì hai đường thẳng tiêu biểu cho hai khuynh hướng ghi nhận bên trên sẽ gặp nhau tại giao điểm, và vẫn luôn như tự thuở nào, đó là những gì hoàn toàn không ai biết được.

Còn ba năm nữa sẽ đến cuộc khủng hoảng toàn cầu, hay 15 năm? Tuy nhiên, chúng ta đang ở đâu đó trên con đường này, và đó là
điều không thể lầm lẫn.

Và trong khi còn quá sớm để biết chính sách của Donald Trump sẽ có ảnh hưởng gì lên những khuynh hướng này, những dấu hiệu ban đầu cho thấy chính quyền mới có nhiều phần sẽ đưa chúng ta đến khủng hoảng nhanh hơn thay vì làm chậm hoặc làm ngược lại khuynh hướng này.

Càng nhượng bộ Nga thì chỉ có thể khuyến khích thêm Vladimir Putin và cứng rắn nói chuyện với Trung Hoa sẽ có thể đưa Bắc Kinh đến chỗ thử nghiệm quyết tâm về quân sự của chính quyền mới.

Việc tổng thống có sẵn sàng cho một cuộc đối đầu như vậy hay không thì đó là điều hoàn toàn không rõ rệt. Trong thời điểm này, dường như ông ta không suy nghĩ nhiều về những hậu quả trong tương lai
của xảo biện (rhetoric) và những hành động của ông.

Trung Hoa và Nga là điển hình của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng. Mặc dù so với quá khứ, hiện nay cả hai hưởng được một nền an ninh tốt đẹp hơn từ các cường quốc bên ngoài, phần Nga thì từ kẻ thù truyền thống ở phía tây, phần Trung Hoa thì từ kẻ thù truyền thống ở phía đông, nhưng Nga và Tàu vẫn không hài lòng với sự sắp xếp của quyền lực toàn cầu như hiện nay.

Cả hai đều tìm cách khôi phục lại ưu thế bá chủ mà họ đã có thời nắm giữ trong các khu vực tương ứng của họ.

Đối với Trung Hoa, có nghĩa là sự ngự trị Đông Á, với các nước như Nhật Bản, Nam Hàn và các quốc gia Đông Nam Á tuân phục theo ý muốn của Bắc Kinh và hành động theo khuôn khổ của các ưu tiên chiến lược, kinh tế và chính trị của Trung Hoa.
Điều đó gồm luôn việc ảnh hưởng của Mỹ phải bị thu hẹp lại về phía đông Thái Bình Dương, lùi lại phia sau quần đảo Hawaii.

Đối với Nga, điều đó có nghĩa là có ảnh hưởng bá chủ ở Trung Âu và Đông Âu, và Trung Á, mà Moscow theo truyền thống xem đó là một phần của đế quốc của họ hoặc một phần của phạm vi ảnh hưởng của họ.
Cả Bắc Kinh và Moscow đều tìm cách sửa đổi lại điều mà họ cho là một sự phân bố quyền lực, ảnh hưởng và danh dự không công bằng trong trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo sau thế chiến.

Là chế độ độc tài, cả hai đều cảm thấy bị đe dọa bởi những quốc gia dân chủ nắm ưu thế trong hệ thống quốc tế và bởi các nền dân chủ ngay trên biên giới của họ.

Cả hai đều xem Hoa Kỳ là chướng ngại chính đối với tham vọng của họ, và vì vậy họ đều tìm cách làm suy yếu trật tự an ninh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo vốn đang đứng cản đường không để họ đạt được điều mà họ xem là vận mạng chân chính (rightful destinies) của họ.






Còn tốt đẹp trong khi còn tồn tại

Cho đến gần đây, Nga và Trung Hoa đã đối diện với những trở ngại đáng kể, gần như không thể vượt qua, để đạt được các mục tiêu của họ.
Trở ngại chính là sức mạnh và sự mạch lạc của chính trật tự quốc tế và người đứng trụ nâng đỡ và bảo vệ nó. Hệ thống các liên minh chính trị và quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo, đặc biệt ở hai khu vực quan yếu tại Âu châu và Đông Á, đã đưa ra cho Trung Hoa và Nga những gì mà Dean Acheson
từng gọi là "hiện trạng của sức mạnh" (situations of strength)(2) vốn đòi hỏi họ phải thận trọng khi
theo đuổi tham vọng, và, từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, để làm trì hoãn lại các nỗ lực nghiêm trọng nhằm làm rối loạn hệ thống quốc tế.

Trong kỷ nguyên mà người Mỹ dẫn đầu, Trung Hoa và Nga đã tham dự và phần lớn đã là những kẻ thừa hưởng những lợi nhuận từ hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở mà Hoa Kỳ đã tạo ra và giúp duy trì; ngày nào hệ thống đó còn hoạt động, họ vẫn được hưởng lợi nhiều trong hệ thống đó hơn là thách thức và lật đổ nó.

Hệ thống quốc tế đó đã kiểm tra tham vọng của họ theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực.
Trong kỷ nguyên mà người Mỹ dẫn đầu, Trung Hoa và Nga đã tham dự và phần lớn đã là những kẻ thừa hưởng những lợi nhuận từ hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở mà Hoa Kỳ đã tạo ra và giúp duy trì; ngày nào hệ thống đó còn hoạt động, họ vẫn được hưởng lợi nhiều trong hệ thống đó hơn là thách thức và lật đổ nó.
Tuy nhiên, các khía cạnh chính trị và chiến lược của trật tự này đã gây thiệt hại cho họ. Sự tăng trưởng và sống động của chính quyền dân chủ qua hai thập niên theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Xô Viết đã gây ra một mối đe dọa liên tục đối với khả năng của các nhà cai trị ở Bắc Kinh
và Moscow để duy trì được sự kiểm soát, và kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, họ đã coi mọi
tiến bộ của các thể chế dân chủ - đặc biệt là sự lan rộng về mặt địa lý của các nền dân chủ tự do
gần biên giới của họ - như là mối đe dọa cho sự sống còn của họ.

Đó là vì lý do rất rõ rệt: Quyền lực độc tài kể từ những ngày của Klemens von Metternich luôn luôn lo sợ sự lan truyền của chủ nghĩa
tự do.
Sự tồn tại của các nền dân chủ ngay trên biên giới của ho, luồng thông tin tự do toàn cầu mà họ không thể kiểm soát, sự nối kết nguy hiểm giữa chủ nghĩa thị trường tự do của tư bản và tự do chính trị -
tất cả đều đưa mối đe dọa đến cho các nhà cai trị (mà sự tồn vong của họ) bị lệ thuộc vào việc kềm giữ được các lực lượng bất mãn ở các quốc gia của họ.
Tính cách hợp pháp của luật tắc cai trị của
họ bị liên tục thách thức bởi trật tự dân chủ do Hoa Kỳ ủng hộ vì vậy đã nghiễm nhiên làm cho các quốc gia này trở nên thù địch với trật tự đó và cả với Hoa Kỳ.

Nhưng, cho đến lúc gần đây, sự vượt trội lên của các lực lượng trong nước và quốc tế đã khuyến cáo họ không nên trực tiếp đối đầu với các trật tự đó. Các nhà cai trị người Tàu đã phải lo lắng về những gì mà một cuộc đối đầu không thành công với Hoa Kỳ có thể làm nguy hại đến tính cách hợp pháp của họ tại Trung Hoa. Ngay cả Putin cũng chỉ gõ vào những cánh cửa mở, như ở Syria, một nơi mà
Hoa Kỳ đã phản ứng một cách thụ động trước những thăm dò của ông ta. Ông đã thận trọng hơn khi đương đầu với sự chống đối của Hoa Kỳ và Âu châu, dù chỉ là hạn chế, như ở Ukraine.

Ràng buộc lớn nhất cho tham vọng của Trung Hoa và Nga nằm nơi sức mạnh quân sự và kinh tế
của Hoa Kỳ và các đồng minh Âu và Á. Mặc dù càng ngày càng mạnh, Trung Hoa đã phải cân nhắc đến việc đương đầu với sức mạnh quân sự và kinh tế của siêu cường thế giới và một số cường quốc khu vực đáng gờm được nối kết bởi liên minh hay bởi lợi ích chiến lược chung - gồm Nhật Bản, Ấn Độ
và Nam Hàn cũng như nhỏ hơn nhưng vẫn có lực như Việt Nam và Úc. Nga đã phải đối diện với Hoa Kỳ và các đồng minh của NATO.

Khi hợp nhất, những liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo tạo ra một thách thức đáng gờm cho một cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng mà vốn chỉ có thể trông cậy vào một vài đồng minh để được trợ giúp. Ngay cả khi đạt được chiến thắng trong cuộc xung đột, chẳng hạn như áp đặt sự chiếm đóng quân sự lên Đài Loan hoặc sau một cuộc đụng độ hải quân tại Biển Đông hoặc Biển Đông Trung Hoa,
về lâu dài Trung Hoa sẽ phải đối phó với năng lực sản xuất kỹ nghệ của một số quốc gia giầu nhất và có kỹ thuật tân tiến nhất thế giới được kết hợp lại và Trung Hoa sẽ phải đương đầu với việc bị ngăn chận không cho tiếp cận (access) với các thị trường nước ngoài vốn là nơi mà nền kinh tế của Trung Hoa bị phụ thuộc.

Một nước Nga yếu hơn, với một dân số sút giảm và nền kinh tế bị lệ thuộc vào dầu khí, sẽ đối diện với một thách thức còn lớn hơn nữa.

Trong nhiều thập niên, vị thế toàn cầu mạnh mẽ của Hoa Kỳ và đồng minh đã làm nản lòng bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào.
Chừng nào Hoa Kỳ vẫn còn được cảm nhận là một đồng minh đáng tin cậy, thì các nhà lãnh đạo Tàu và Nga vẫn sợ rằng những chuyển động gây hấn của họ sẽ có phản úng ngược và có thể hạ bệ chế độ của họ. Đây là những gì mà nhà khoa học chính trị William Wohlforth có lần mô tả như là sự ổn định cố hữu của một trật tự đơn cực (stability of the unipolar order)(3):

Khi các cường quốc bất mãn trong khu vực tìm cách thách thức hiện trạng, thời các nước láng giềng bị báo động của họ sẽ quay sang siêu cường Mỹ xa xôi để nhờ ngăn chận lại tham vọng của họ.
Và điều đó đã có kết quả tốt. Hoa Kỳ tiến bước lên, và Nga và Trung Hoa phần lớn đã lùi lại - hoặc lùi lại ngay cả trước khi Hoa Kỳ có hành động.

Phải đối diện với những trở ngại này, chọn lựa tốt nhất của hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng luôn luôn là hy vọng hoặc, nếu có thể, làm suy yếu trật tự thế giới do Hoa Kỳ hỗ trợ từ bên trong, hoặc bằng cách tách Hoa Kỳ ra khỏi đồng minh hoặc bằng cách tạo nghi ngờ về sự cam kết của
Hoa Kỳ và từ đó khuyến khích các đồng minh và đối tác để họ từ bỏ sự bảo vệ chiến lược của trật tự
thế giới tự do và mưu tìm một chỗ đứng dung hòa với những kẻ đang thách thức.

Vì vậy hệ thống hiện tại không chỉ tùy thuộc vào sức mạnh của Hoa Kỳ mà còn vào sự mạch lạc và thống nhất ngay trái tim của thế giới dân chủ.
Hoa Kỳ phải đóng vai người bảo đảm chính cho trật tự đó, đặc biệt là trong lãnh vực quân sự và
chiến lược, nhưng phần cốt lõi về tư tưởng và kinh tế của trật tự này - các nền dân chủ của Âu châu và Đông Á và Thái Bình Dương - cũng phải được duy trì một cách tương đối lành mạnh và tự tin.

Trong những năm gần đây, cả hai trụ cột nói trên đều bị lung lay. Trật tự dân chủ đã suy yếu và rạn
nứt nơi cốt lõi. Các điều kiện kinh tế khó khăn, sự hồi phục chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bộ lạc (tribalism - hàm ý nói đặt nặng lên bản sắc văn hoá hoặc sắc tộc - cultural or ethnic identity -
TTT), sự lãnh đạo chính trị yếu ớt và bấp bênh (uncertain) và các đảng chính trị dòng chính bị bất động (unresponsive), và một kỷ nguyên mới của truyền thông có vẻ như củng cố thêm chứ không phải là làm yếu đi chủ nghĩa bộ lạc đã cùng nhau tạo ra một cuộc khủng hoảng về sự tự tin không phải chỉ ở các nền dân chủ mà còn ở những gì có thể được gọi là dự án khai sáng tự do.

Dự án đó đã đề cao các nguyên tắc phổ cập về các quyền cá nhân và nhân loại chung để đứng lên trên những khác biệt về sắc tộc (ethnic), chủng tộc (racial), tôn giáo, quốc gia hoặc bộ lạc.
Dự án đó đã nhìn vào sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng để tạo lợi ích chung vượt qua biên giới và đến tới sự thành lập các tổ chức quốc tế để san bằng khác biệt và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia. Thay vào đó, thập niên vừa
qua đã nhìn thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa bộ lạc và chủ nghĩa dân tộc, càng ngày càng tập trung vào Kẻ khác (Other) trong tất cả các xã hội, và sự mất lòng tin vào chính quyền, trong hệ thống tư bản và trong nền dân chủ.

Chúng ta đang chứng kiến phần đối nghịch lại của "kết thúc của lịch sử" của Francis Fukuyama. Lịch sử đang quay lại phục hận và với nó tất cả những khía cạnh tối tăm của linh hồn con người, gồm luôn, đối với nhiều người, khát vọng lâu năm muốn có được một nhà lãnh đạo mạnh mẽ để đưa ra hướng dẫn vững chãi tại một thời điểm của lẫn lộn (confusion) và không mạch lạc.

(Còn tiếp)
Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)

thuykhanh
04-02-2017, 09:47 PM
Sự Triệt Thoái Của Mỹ Trước Viễn Ảnh Thế Chiến III




Trần Trung tín chuyển ngữ
(Tiếp theo)




Thời Kỳ Đen Tối 2.0



Cuộc khủng hoảng này của dự án khai sáng có thể là điều không tránh được, một hiện tượng tái diễn được sản sinh bởi những sai sót sẵn có trong cả chủ nghĩa tư bản và dân chủ. Trong thập niên 1930s, khủng hoảng kinh tế và chủ nghĩa quốc gia trỗi dậy đã đưa nhiều người đến chỗ hoài nghi về việc liệu chế độ dân chủ hay chủ nghĩa tư bản có thích hợp hơn so với các chọn lựa khác như chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản hay không.

Và không phải ngẫu nhiên mà cuộc khủng hoảng của lòng tin vào chủ nghĩa tự do đã được đi kèm với sự đổ vỡ tức thời của trật tự chiến lược. Tiếp đến, câu hỏi là liệu Hoa Kỳ, vốn là quyền lực bên ngoài, có sẽ bước vào và ra tay cứu vớt hoặc tái tạo một trật tự mà Anh và Pháp không còn khả năng hoặc thiện chí để duy trì. Hiện giờ, câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ có thiện chí tiếp tục duy trì trật tự mà họ đã tạo ra và trật tự này hoàn toàn lệ thuộc vào sức mạnh của Hoa Kỳ hay liệu người Mỹ có chuẩn bị để chấp nhận rủi ro - nếu họ ngay cả hiểu được (ý nghĩa của) rủi ro - của việc để cho trật tự đó đổ nhào gây ra hỗn loạn và xung đột.




Thiện chí đó từ khá lâu nay đã bị nghi ngờ, từ trước cuộc bầu cử của Trump và ngay cả trước cuộc bầu cử của Barack Obama. Trong một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, càng ngày người Mỹ đã càng tự hỏi tại sao họ lại phải nhận chịu một trách nhiệm khác thường và ngoại khổ (outsized) để bảo vệ trật tự thế giới trong khi quyền lợi của chính họ không phải lúc nào cũng được phục vụ rõ ràng - và khi Hoa Kỳ dường như phải gánh chịu tất cả mọi hy sinh thì trong khi đó những người khác lại hưởng lợi.

Có rất ít người còn nhớ những lý do tại sao Hoa Kỳ lại đảm nhận vai trò bất thường này sau hai cuộc thế chiến tàn khốc của thế kỷ 20. Thế hệ millennial (sinh ra trong khoảng 1982 and 2004 - TTT) sinh
ra sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khó có thể hiểu được sự quan trọng lâu bền của các cấu trúc chính trị, kinh tế và an ninh được hình thành sau Thế Chiến II. Họ cũng không được học nhiều về sự quan trọng này trong các sách giáo khoa ở trung học và đại học vốn bị ám ảnh với ghi chú về những điều xấu xa và "chủ nghĩa đế quốc" Mỹ.

Cả hai cuộc khủng hoảng ở tiền bán thế kỷ 20 và giải pháp của nó vào năm 1945 đều bị lãng quên. Hậu quả là sự kiên nhẫn của công chúng Mỹ đối với những khó khăn và chi phí gắn liền với việc đóng một vai trò trên toàn cầu này đã bị bào mòn. Trong khi các cuộc chiến không thành công và tốn kém trước đây, ở Triều Tiên năm 1950 và Việt Nam trong thập niên 1960s và 1970s, và những suy thoái kinh tế trước đó, như khủng hoảng năng lượng và sự “suy thoái kinh tế" (“stagflation”) tồi tệ vào
những năm giữa cho đến cuối thập niên 1970s, đã không làm cho người Mỹ chống lại việc tham gia trên toàn cầu, nhưng những cuộc chiến tranh không thành công tại Iraq và Afghanistan và khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm được việc đó.

Obama theo đuổi một cách phưong sách (approach) mâu thuẫn với sự tham gia toàn cầu, nhưng chiến lược cốt lõi của ông là cắt giảm (retrenchment). Trong những hành động và tuyên bố của mình, ông đã chỉ trích và bác bỏ chiến lược trước đây của Hoa Kỳ và tô đậm thêm vào tâm trạng của quốc gia đang muốn Hoa Kỳ giữ một vai trò ít tích cực hơn trên thế giới và có những định nghĩa hạn hẹp hơn nhiều về quyền lợi của Hoa Kỳ.

Chính quyền của Tổng thống Obama đã phản ứng trước những thất bại của chính quyền George W. Bush tại Iraq và Afghanistan không phải bằng cách khôi phục sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ mà bằng cách giảm bớt các sức mạnh và ảnh hưởng này. Mặc dù chính quyền đã hứa hẹn "tái cân bằng" chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Á châu và Thái Bình Dương, trong thực tế điều đó có nghĩa
là cắt giảm cam kết toàn cầu và nhượng bộ các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng với giá phải trả là sự an ninh của các đồng minh.

Những nỗ lực của chính quyền để "khởi động lại" (reset) mối quan hệ với Nga đã đánh một cú đầu
tiên trúng ngay vào danh tiếng của Mỹ như là một đồng minh đáng tin cậy.
Xẩy đến sau cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia, điều đó có vẻ như là một tưởng thưởng cho sự xâm lược của Moscow.
Việc "khởi động lại" cũng xảy đến với sự thiệt hại của đồng minh Hoa Kỳ ở Trung Âu, vì các chương trình hợp tác quân sự với Ba Lan và Cộng hòa Czech đã bị bỏ rơi để làm Kremlin hài lòng. Hơn thế nữa, nỗ lực nhượng bộ được đưa ra đúng lúc chính sách của Nga nhắm tới Tây phương đang cứng rắn thêm - đó là chưa đề cập gì đến các chính sách của Putin đàn áp nhân dân của ông ta.
Không làm gì có chuyện "khởi động lại" sẽ đưa đến một cung cách hành xử tốt đẹp hơn của Nga, mà điều đó chỉ khuyến khích Putin lấn tới mạnh hơn.

Rồi đến 2014, phản ứng yếu kém của Tây phương đối với cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và việc chiếm giữ Crimea, mặc dù khá hơn phản ứng thiếu máu của chính quyền Bush đối với cuộc xâm chiếm Georgia (Âu châu và Mỹ tối thiểu cũng đã ra lệnh trừng phạt Nga sau cuộc xâm lăng Ukraine,) vẫn tỏ cho thấy sự miễn cưỡng của chính quyền Hoa Kỳ để buộc Nga lùi trở lại lãnh vực quan tâm
đã công bố.

Obama, thực ra, đã công khai thừa nhận vị trí đặc quyền của Nga ở Ukraine ngay cả khi Hoa Kỳ và
Âu châu tìm cách bảo vệ chủ quyền của quốc gia đó.

Tại Syria, về mặt thực hành, chính quyền Hoa Kỳ đã mời Nga can thiệp qua sự thụ động của Washington, và chắc chắn là đã không làm gì để làm nản lòng Nga, do đó đã làm mạnh thêm ấn tượng về một nước Mỹ đang triệt thoái ra khỏi Trung Đông (một ấn tượng mà ngay tự ban đầu đã được tạo ra bởi sự rút quân không cần thiết và không khôn ngoan khi đem tất cả quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq).
Những hành động kế tiếp của Nga làm gia tăng làn sóng tị nạn từ Syria sang Âu châu cũng không đem lại một phản ứng nào của Mỹ, bất chấp những thiệt hại rõ rệt của những làn sóng tị nạn này
gây ra cho các tổ chức dân chủ ở Âu châu.
Tín hiệu gửi ra bởi chính quyền Obama là không có điều gì trong các điều này thực sự là vấn đề của Hoa Kỳ.

Ở Đông Á, chính quyền Obama đã làm suy yếu các nỗ lực đúng ra đáng được khen ngợi nhằm khẳng định quyền lợi và ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Cái gọi là "trục" (“pivot”) đã chứng tỏ phần lớn chỉ là xảo biện (rhetoric). Chi tiêu quốc phòng không đầy đủ đã ngăn cản những gia tăng cần thiết của sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực một cách có ý nghĩa, và chính quyền đã để cho một bộ phận kinh tế quan yếu, the Trans-Pacific Partnership (TPP- Đối tác xuyên Thái Bình Dương) bị chết nơi Quốc hội, chính yếu là nạn nhân của phe chống đối ngay trong đảng của ông.
Trục này cũng bị thương tổn bởi cảm nhận chung về sự rút lui và cắt giảm của Hoa Kỳ, lại được khuyến khích bằng cả những lời xảo biện của tổng thống và bởi những chính sách của chính quyền, đặc biệt ở Trung Đông.
Việc rút quân Mỹ ra khỏi Iraq một cách non yểu, không cần thiết và tốn kém về mặt chiến lược, theo sau là thỏa thuận nhân nhượng Iran về chương trình hạt nhân, và rồi với sự thất bại không giữ được lời đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Tổng thống Syria, đã được lưu ý trên khắp thế giới.
Mặc dù chính quyền của Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng chiến lược của Mỹ nên hướng về Á châu, các đồng minh của Hoa Kỳ bị bỏ mặc phân vân về giá trị của sự cam kết của Hoa Kỳ sẽ ra sao một khi đối diện với sự thách thức của Trung Hoa.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã sai lầm khi tưởng tượng rằng họ có thể cắt giảm ngân sách trên toàn cầu trong khi trấn an các đồng minh ở Á châu rằng Hoa Kỳ vẫn còn là một đối tác đáng tin cậy.


Thiên nhiên kinh sợ khoảng chân không

Trong khi đó, ảnh hưởng đặt lên hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng đã khuyến khích họ có thêm nhiều nỗ lực muốn thay đổi nữa. Ở những năm mới đây, cả hai cường quốc này đều tích cực hơn trong việc thách thức trật tự hiện có, và lý do là càng ngày càng có nhiều cảm nhận là Hoa Kỳ đang mất đi cả ý chí và khả năng duy trì trật tự đó.
Ảnh hưởng tâm lý và chính trị của cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq tại Hoa Kỳ, vốn đã làm suy
yếu sự ủng hộ cho việc can dự của Mỹ trên toàn cầu, đã mở ra một khoảng trống.

Vẫn có một huyền thoại rất phổ biến trong các chế độ dân chủ tự do là chấp nhận những đòi hỏi của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng là có thể làm dịu đi những căng thẳng. Theo cách lý luận đó, thì việc cắt giảm, thu hẹp của Mỹ hẳn phải làm giảm đi căng thẳng và tranh đua. Đáng tiếc là chuyện ngược lại thường hay xảy ra hơn.
Càng cảm thấy an toàn, các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng càng có nhiều tham vọng mưu tìm sự thay đổi hệ thống để họ có lợi thế hơn bởi vì họ sẽ ít gặp phải chống đối hơn.

Nhìn vào cả Trung Hoa và Nga thì có thể thấy: Trong hai thế kỷ qua không bao giờ họ hưởng được một sự an ninh lớn lao hơn và không bị tấn công từ bên ngoài như ngày nay. Tuy nhiên, cả hai vẫn không hài lòng và ngày càng trở nên hung hăng trong việc tạo sức ép lên những gì mà họ cảm nhận sẽ đem lại lợi thế cho họ trong một hệ thống mà Hoa Kỳ không còn đưa ra những đối kháng nhiều như trước đây.

Sự khác biệt chính của hai cường quốc này, cho tới nay, nằm ở nơi các phương pháp của họ. Giữa hai nước, Trung Hoa đến nay vẫn cẩn thận, cảnh giác và kiên nhẫn hơn, họ mưu tìm ảnh hưởng ưu tiên dựa trên sức mạnh kinh tế to lớn của họ và sức mạnh quân sự đang tăng triển chính yếu được dùng làm nguồn lực tạo ra sự e dè cho đối phương và đe dọa kẻ yếu thế trong khu vực.

Mặc dù các hành động ở Biển Đông mang tính chất quân sự, với các mục tiêu chiến lược, Trung Hoa đã chưa đến mức phải tận dụng vũ lực. Và trong khi cho đến nay Bắc Kinh đã rất cảnh giác trong việc sử dụng lực lượng quân đội, nhưng sẽ là một sai lầm khi cho rằng Trung Hoa sẽ tiếp tục thể hiện sự kiềm chế như vậy trong tương lai - có thể là tương lai gần. Với khả năng quân sự đang gia tăng, những cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng luôn luôn sử dụng những khả năng đó một khi họ tin rằng những quyền lợi thu được có giá trị nhiều hơn các rủi ro và tổn phí.
Nếu người Tàu cảm nhận được sự cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh và vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực đang trở nên yếu kém hoặc khả năng chu toàn những cam kết đó đang suy thoái, thì người Tàu sẽ nghiêng nhiều về việc nỗ lực sử dụng sức mạnh đó để đạt được mục tiêu của họ.

Khi hai đường thẳng tiêu biểu cho tham vọng của Nga-Tàu và sự suy thoái của Hoa Kỳ và đồng minh tiến lại gần nhau hơn, thì đây là nơi cuộc khủng hoảng đầu tiên có thể xẩy ra.





https://1.bp.blogspot.com/-trK4GgbD0G8/WNk8tf5qZlI/AAAAAAAAjnc/IG7yxLMILTkdo8Pz1kI2WYkZqAzOJJ-ZQCLcB/s640/9-dash-map.png (https://1.bp.blogspot.com/-trK4GgbD0G8/WNk8tf5qZlI/AAAAAAAAjnc/IG7yxLMILTkdo8Pz1kI2WYkZqAzOJJ-ZQCLcB/s1600/9-dash-map.png)


Bản đồ 9 gạch của Trung Hoa



Đến nay, Nga còn hung hăng hơn nhiều. Họ xâm lăng hai quốc gia láng giềng - Georgia vào năm
2008 và Ukraine vào năm 2014 - và trong cả hai trường hợp đã lấy đi một phần quan trọng của lãnh thổ của hai quốc gia có chủ quyền này. Với cường độ mà theo đó Hoa Kỳ và đồng minh ắt đã phản ứng lại trước những hành động như vậy như trong suốt bốn thập niên của Chiến tranh Lạnh, thì việc tương đối thiếu phản ứng của Hoa Kỳ và đồng minh hẳn đã gửi ra một tín hiệu đáng kể cho Kremlin - và cả tới cho những người khác trên thế giới.

Moscow sau đó gửi đi những lực lượng đáng kể vào Syria. Họ đã dùng ưu thế của họ trên thị trường năng lượng tại Âu châu làm vũ khí. Họ đã sử dụng chiến tranh không gian mạng nhắm vào các quốc gia láng giềng. Họ đã tham gia vào chiến tranh thông tin sâu rộng ở một quy mô toàn cầu.





https://4.bp.blogspot.com/-s8__wfB73Ik/WNk83fKw9SI/AAAAAAAAjng/zmMom_5CBFk94_KG7eg5uMlPKUKpjKDlgCLcB/s640/ukraine.png (https://4.bp.blogspot.com/-s8__wfB73Ik/WNk83fKw9SI/AAAAAAAAjng/zmMom_5CBFk94_KG7eg5uMlPKUKpjKDlgCLcB/s1600/ukraine.png)

Bản đồ Nga xâm lăng Ukraine, 2014




Gần đây hơn, chính quyền Nga đã dàn trải một vũ khí mà người Tàu hoặc chưa có hoặc đã không muốn dùng - đó là khả năng can thiệp trực tiếp vào các quá trình bầu cử của các quốc gia Tây phương, để tạo ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và nói một cách tổng quát là để làm hệ thống dân chủ bị mất tín nhiệm. Nga tài trợ các đảng bình dân (populist) cánh hữu ở khắp Âu châu, kể cả ở Pháp; dùng những phương tiện truyền thông để yểm trợ các ứng viên được ưa chuộng và tấn công người khác; đã phổ biến "tin giả" để gây ảnh hưởng đến các cử tri, gần đây nhất, trong cuộc trưng cầu ý
kiến của Ý; và đã hacked những thông tin riêng tư để làm bẽ mặt những người mà họ muốn đánh bại.
Năm ngoái, lần đầu tiên Nga sử dụng vũ khí mạnh mẽ này để chống lại Hoa Kỳ, can thiệp nặng nề đến quá trình bầu cử của Mỹ.

Tính theo bất cứ định mức đo lường nào thì Nga vẫn là kẻ yếu kém hơn, nhưng cho tới nay họ đã thành công hơn Trung Hoa trong việc hoàn thành mục tiêu chia rẽ và làm Tây phương rối loạn. Sự can thiệp của Nga vào các hệ thống chính trị dân chủ Tây phương, chiến tranh thông tin và vai trò của Nga trong việc tạo ra dòng người tị nạn gia tăng từ Syria sang Âu châu đã góp phần xóa đi sự tin tưởng của người Âu châu vào hệ thống chính trị và các chính đảng lâu đời.
Sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria, ngược hẳn với sự thụ động của Mỹ, đã làm cho những nghi ngờ về sức mạnh của Mỹ đang hiện diện trong khu vực trở nên tệ hại hơn.

Mãi cho đến lúc gần đây, Bắc Kinh đã thành công nhiều nhất trong việc thúc đẩy các đồng minh Hoa Kỳ di chuyển đến gần Hoa Kỳ hơn vì họ lo ngại về sức mạnh của Trung Hoa đang gia tăng - nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh, đặc biệt là nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đi trên quỹ đạo hiện tại.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy các cường quốc khu vực đang tính toán lại: Các quốc gia Đông Á đang lượng định các hiệp định thương mại trong khu vực mà không cần phải có Hoa Kỳ hoặc, trong trường hợp của Phi Luật Tân, đang tích cực tán tỉnh Trung Hoa, trong khi một số quốc gia ở Đông và Trung Âu đang di chuyển đến gần Nga hơn, cả về mặt chiến lược và ý thức hệ.
Chúng ta có thể sẽ sớm phải đối diện với một tình thế mà cả hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng này hành động hung hăng, gồm luôn các biện pháp quân sự, đưa đến những thách thức cao độ cho sự an ninh của Mỹ và toàn cầu cùng một lúc tại cả hai khu vực.



(Còn nữa)

Triển
04-03-2017, 02:08 AM
Chính quyền của Tổng thống Obama đã phản ứng trước những thất bại của chính quyền George W. Bush tại Iraq và Afghanistan không phải bằng cách khôi phục sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ mà bằng cách giảm bớt các sức mạnh và ảnh hưởng này. Mặc dù chính quyền đã hứa hẹn "tái cân bằng" chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Á châu và Thái Bình Dương, trong thực tế điều đó có nghĩa
là cắt giảm cam kết toàn cầu và nhượng bộ các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng với giá phải trả là sự an ninh của các đồng minh.

Những nỗ lực của chính quyền để "khởi động lại" (reset) mối quan hệ với Nga đã đánh một cú đầu
tiên trúng ngay vào danh tiếng của Mỹ như là một đồng minh đáng tin cậy.
Xẩy đến sau cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia, điều đó có vẻ như là một tưởng thưởng cho sự xâm lược của Moscow.
Việc "khởi động lại" cũng xảy đến với sự thiệt hại của đồng minh Hoa Kỳ ở Trung Âu, vì các chương trình hợp tác quân sự với Ba Lan và Cộng hòa Czech đã bị bỏ rơi để làm Kremlin hài lòng. Hơn thế nữa, nỗ lực nhượng bộ được đưa ra đúng lúc chính sách của Nga nhắm tới Tây phương đang cứng rắn thêm - đó là chưa đề cập gì đến các chính sách của Putin đàn áp nhân dân của ông ta.
Không làm gì có chuyện "khởi động lại" sẽ đưa đến một cung cách hành xử tốt đẹp hơn của Nga, mà điều đó chỉ khuyến khích Putin lấn tới mạnh hơn.

Rồi đến 2014, phản ứng yếu kém của Tây phương đối với cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và việc chiếm giữ Crimea, mặc dù khá hơn phản ứng thiếu máu của chính quyền Bush đối với cuộc xâm chiếm Georgia (Âu châu và Mỹ tối thiểu cũng đã ra lệnh trừng phạt Nga sau cuộc xâm lăng Ukraine,) vẫn tỏ cho thấy sự miễn cưỡng của chính quyền Hoa Kỳ để buộc Nga lùi trở lại lãnh vực quan tâm
đã công bố.

Obama, thực ra, đã công khai thừa nhận vị trí đặc quyền của Nga ở Ukraine ngay cả khi Hoa Kỳ và
Âu châu tìm cách bảo vệ chủ quyền của quốc gia đó.

Tại Syria, về mặt thực hành, chính quyền Hoa Kỳ đã mời Nga can thiệp qua sự thụ động của Washington, và chắc chắn là đã không làm gì để làm nản lòng Nga, do đó đã làm mạnh thêm ấn tượng về một nước Mỹ đang triệt thoái ra khỏi Trung Đông (một ấn tượng mà ngay tự ban đầu đã được tạo ra bởi sự rút quân không cần thiết và không khôn ngoan khi đem tất cả quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq).
Những hành động kế tiếp của Nga làm gia tăng làn sóng tị nạn từ Syria sang Âu châu cũng không đem lại một phản ứng nào của Mỹ, bất chấp những thiệt hại rõ rệt của những làn sóng tị nạn này
gây ra cho các tổ chức dân chủ ở Âu châu.
Tín hiệu gửi ra bởi chính quyền Obama là không có điều gì trong các điều này thực sự là vấn đề của Hoa Kỳ.

Ở Đông Á, chính quyền Obama đã làm suy yếu các nỗ lực đúng ra đáng được khen ngợi nhằm khẳng định quyền lợi và ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Cái gọi là "trục" (“pivot”) đã chứng tỏ phần lớn chỉ là xảo biện (rhetoric). Chi tiêu quốc phòng không đầy đủ đã ngăn cản những gia tăng cần thiết của sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực một cách có ý nghĩa, và chính quyền đã để cho một bộ phận kinh tế quan yếu, the Trans-Pacific Partnership (TPP- Đối tác xuyên Thái Bình Dương) bị chết nơi Quốc hội, chính yếu là nạn nhân của phe chống đối ngay trong đảng của ông.
Trục này cũng bị thương tổn bởi cảm nhận chung về sự rút lui và cắt giảm của Hoa Kỳ, lại được khuyến khích bằng cả những lời xảo biện của tổng thống và bởi những chính sách của chính quyền, đặc biệt ở Trung Đông.
Việc rút quân Mỹ ra khỏi Iraq một cách non yểu, không cần thiết và tốn kém về mặt chiến lược, theo sau là thỏa thuận nhân nhượng Iran về chương trình hạt nhân, và rồi với sự thất bại không giữ được lời đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Tổng thống Syria, đã được lưu ý trên khắp thế giới.
Mặc dù chính quyền của Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng chiến lược của Mỹ nên hướng về Á châu, các đồng minh của Hoa Kỳ bị bỏ mặc phân vân về giá trị của sự cam kết của Hoa Kỳ sẽ ra sao một khi đối diện với sự thách thức của Trung Hoa.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã sai lầm khi tưởng tượng rằng họ có thể cắt giảm ngân sách trên toàn cầu trong khi trấn an các đồng minh ở Á châu rằng Hoa Kỳ vẫn còn là một đối tác đáng tin cậy.




Đọc đến đoạn này không thể bấm "like" tác giả bài viết.

Tác giả không hề đề cập đến


- chính nghĩa cuộc chiến (1),

- vì sao Mỹ sa lầy Iraq (Bush cha xách quân đi, Bush con dọn dẹp tàn cuộc, Obama "hưởng sái") ..... và A-Phú-Hãn (2),

- hệ lụy của hai quốc gia trực tiếp phải gánh cho đến nay tính luôn cả các quốc gia đồng minh (3)

- và làn sóng tị nạn từ hai quốc gia này cũng như sự bất ổn của vùng Trung Cận Đông (4).

- cảm giác của dân chúng Mỹ về hai cuộc chiến hao tiền của này (5)



http://i.imgur.com/wvDgUct.gif