PDA

View Full Version : Nhìn Lại Mình - TRÍCH ĐOẠN 1 - NHÌN TỪ BÊN TRONG



LeKhoi
11-01-2011, 06:59 PM
Dưới đây là trích đoạn một phần trong sách Nhìn Lại Mình do tôi viết, phân tích về những vấn đề văn hoá, lịch sử, xã hội và con người Việt Nam.
Tôi sẽ lần lượt đăng lên nhiều trích đoạn khác về nhiều đề tài khác nhau trong những chương của quyển sách này. Mời quý vị đọc.
Nếu muốn nhận ebook toàn bộ quyển sách, xin liên lạc leqkhoi@yahoo.com

TRÍCH ĐOẠN 1: NHÌN TỪ BÊN TRONG
………………………

Xin trở lại vấn đề chính là nền văn minh trên đất Việt Nam có ưu việt hay không? Câu trả lời của tôi là có những điểm ưu việt nhưng còn nhiều điểm rất yếu, không ưu việt.

Con người hiện diện trên đất Việt Nam từ lâu và đã phát triển nông nghiệp ở đây 10.000 năm trước. Chúng ta có những điểm son văn hoá mà sự lớn mạnh của văn minh Ðông Sơn là một chứng minh cụ thể. Ðồng thời văn hoá của chúng ta có những nét mạnh mẽ và đẹp đẽ qua những bằng chứng nhìn thấy trong xã hội và con người Việt Nam từ xưa và hiện nay. Chính vì sức mạnh văn hoá cao độ và cảm nhận “Identity” mạnh mẽ không ngờ này mà chúng ta đã đương đầu với người Hán để cuối cùng thành công và độc lập về văn hoá và lãnh thổ đối với họ. Ðây là một điểm son chói lọi trong nền văn minh Việt Nam.

Ðiểm son nữa là nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Một điều không thể bàn cãi là nền văn học nghệ thuật dân gian của Việt Nam rất phong phú và tinh túy. Chỉ nhìn vào kho tàng dân ca, ca dao, tục ngữ của chúng ta cũng thấy được sự giàu có của nó. Dân ca Việt Nam có biết bao nhiêu làn điệu mà mỗi làn điệu đều có cái hay, cái đặc trưng của nó. Từ ca Trù, hát Chầu Văn, hát Ví, đến hát Quan Họ, từ hát Soan, hát Ðối tới hát Lý, hát Hò, hát Bài Chòi, hát Cải Lương, hát Vọng Cổ, hát Ru Con. Và số lượng dân ca, ca dao, tục ngữ Việt Nam thì nhiều vô kể bao trùm hết mọi lãnh vực của cuộc sống. Không có một góc cạnh nào trong cuộc sống mà không được ca dao dân ca tục ngữ bỏ sót. Đặc biệt là những điều trong cuộc sống được nói tới trong văn học dân gian Việt Nam thì hay không chê vào đâu được. Nó chí lý, nó thâm sâu, và nó thật tinh túy mà cũng rất hay và rất đẹp nữa (Bây giờ có một số điều dạy bảo đã không còn hợp thời nữa). Nhìn vào kho tàng văn học dân gian ta có thể ở một chừng mực nào đó suy ra được óc thông minh, khả năng suy luận quan sát, và tinh thần sáng tạo nghệ thuật của người Việt Nam.

Sự tiến bộ của người Việt Nam còn được thấy qua nhiều lãnh vực khác nữa ví dụ như trong lãnh vực học hành và làm việc, nhất là ở hải ngoại ngày nay. Một số người đã đạt được những vai trò vị trí tương đối quan trọng và danh vọng khá lớn.

Mặc dầu có những thành tựu đáng kể, tôi cũng vẫn nhận thấy rằng văn minh Việt Nam không phải ưu việt lắm. Hãy thử nhìn lại xã hội Việt Nam trước thời Ðông Sơn xem sao. Những nền văn minh hoặc văn hoá như Hoà Bình, Bắc Sơn, núi Ðọi đã đưa ra một số lượng hiện vật không nhiều. Số lượng những hiện vật này cho thấy rằng đời sống của những người thời đó có lẽ rất đơn sơ và số lượng người sống tập trung không lớn (so với Trung Ðông chẳng hạn). Chúng ta nên nhớ rằng số lượng người sống tập trung lớn là một trong những điều kiện đưa đến sự hình thành và phát triển những “civilization” lớn và phức tạp. So với một số nền văn minh khác trên thế giới thì những dấu vết tìm được không cho thấy được nhiều về tổ chức xã hội, gia đình to lớn của người xưa trên đất Việt Nam trước thời Ðông Sơn.

Mặc dầu nông nghiệp được coi là đã phát triển sớm nhất ở Ðông Nam Á nhưng căn cứ vào những hiện vật khảo cổ tìm được thì chúng ta có thể kết luận đời sống tập trung dựa vào nông nghiệp của những người này trên đất Việt Nam cũng không được to lớn lắm (so với những nơi khác trên thế giới). Có thể những cuộc khai quật khảo cổ trong tương lai sẽ đem lại nhiều dữ liệu hơn về sự lớn mạnh hoặc nhỏ bé của những nền văn minh này.

…………..

Rồi bất thình lình ta có nền văn minh thời đồng thau và Ðông Sơn rực rỡ và phát triển. Nhưng đáng buồn thay nền văn minh này cũng bị mất đi quá đột ngột, có lẽ do sự xâm lấn bành trướng của người phương bắc và sự đô hộ đồng hóa văn hoá của người Hán. Sau đó là sự ảnh hưởng và lấn át của văn hoá Trung Hoa trên đất nước Việt Nam trong hàng ngàn năm. Văn hoá bản xứ vẫn tồn tại, nhưng có lẽ nhiều tính chất đặc trưng quý giá cũng bị phai mờ. Mà thực sự văn minh Trung Quốc tuy to lớn phong phú nhưng so với những nền văn hoá khác trên thế giới thì chưa hẳn là ưu việt, đặc sắc nhất. Văn minh Ðông Sơn khá đẹp đẽ đã không có cơ hội để phát triển một cách liên tục tới ngày nay có lẽ vì sự bành trướng của người Hán này.

Theo sau sự bành trướng của người Hán là những tháng năm đen tối, cực khổ nhất của dân tộc Việt Nam bởi những cuộc chiến tranh liên tục nhiều thế kỷ dành độc lập và những cuộc nội chiến vì chính đầu óc khờ ngốc của chúng ta. Cho tới thời cận đại lịch sử Việt Nam cũng vẫn bị đánh dấu bằng chiến tranh và nội chiến. Lịch sử của Việt Nam thực sự là lịch sử của chiến tranh. Hậu quả là chúng ta không bao giờ có cơ hội phát triển đất nước, phát triển nền văn minh của mình một cách liên tục, lâu dài được.

Xin được mở ngoặc nơi đây để nói sơ về nội chiến. Chứng minh cho đầu óc khờ ngốc để rồi đưa tới nội chiến, xáo trộn trong nước của chúng ta không phải là điều khó. Hãy nhìn vào lịch sử Việt Nam thì sẽ rõ. Từ cả ngàn năm nay, ngoài chiến tranh chống ngoại xâm, lúc nào đất nước Việt Nam cũng có nội chiến do chính người Việt Nam gây nên. Thật đáng buồn khi nhận thấy rằng đây là những cuộc chiến liên tục, không bao giờ ngừng nghỉ trong suốt chiều dài lịch sử đó. Những cuộc chiến này xảy ra ngay cả khi đất nước đang trong chiến tranh chống ngoại xâm và cần nhiều sức mạnh và đoàn kết. Lại còn đáng buồn và kỳ lạ hơn nữa khi thấy rằng những lúc đất nước vừa thoát khỏi hoạ ngoại xâm, được hòa bình một chút thì cũng là lúc những cuộc nội chiến được khởi động và trở nên mạnh mẽ hơn.

Vì lòng tham lam, vì tranh dành quyền lực, vì háo chiến, vì những tự ái nhỏ nhen, vì địa vị chức tước, danh vọng, quyền lợi cá nhân, v.v. mà chúng ta luôn tự gây chiến với chính mình. Những cuộc nội chiến này, chiến tranh, thù nghịch, xáo trộn này xảy ra ở mọi thời đại không những giữa những triều đại, những chính quyền khác nhau mà còn giữa những phe nhóm trong cùng một triều đại, một chính quyền. Những cuộc chiến tranh và tranh giành quyền lực đó tệ hại đến nỗi không những chỉ xảy ra giữa những tổ chức, đảng phái khác nhau mà còn giữa những gia đình và anh em với nhau nữa. Trong suốt lịch sử Việt Nam từ xưa cho tới ngày nay tôi thấy những cuộc nội chiến như vậy, những thù hằn, chống đối, tranh giành, giết chóc, thủ tiêu (ngay cả giết chóc, thủ tiêu những người tài giỏi, có công) như vậy nhiều quá, và có thể được chứng minh một cách dễ dàng.

Tôi mong rằng chúng ta sẽ biết hợp tác công bằng, văn minh để cùng hỗ trợ phát triển, hoặc cạnh tranh công bằng, văn minh để cùng hỗ trợ phát triển một cách lâu dài. Chỉ vì thiển cận, khờ ngốc mà chúng ta không biết nhìn xa trông rộng, không biết điều gì có lợi cho đất nước, cho dân tộc. Chỉ vì sự khờ ngốc, yếu đuối mà mới nảy sinh ra (và con người chịu chấp nhận) những đặc tính xấu bắt nguồn cho nội chiến. Chỉ vì khờ khạo mà chúng ta chém giết lẫn nhau. Tôi tự hỏi chúng ta có chỉ nên đổ lỗi chiến tranh cho ngoại xâm thôi hay không, hay chúng ta cần phải nhìn lại chính mình nữa. Tôi tự hỏi dân tộc Việt Nam có thực sự có một nền văn minh cao cấp hay không. Nền văn minh tiến bộ thì phải tạo nên những con người có sự suy nghĩ tiến bộ và trí thông minh cao cấp chứ, những con người sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng chứ. Qua lịch sử nội chiến của Việt Nam tôi chưa thấy được nền văn minh đó và trí tuệ đó.

……………………

Chúng ta tự hào vì nền văn hiến lâu đời, chúng ta tự hào về nền văn minh Ðông Sơn lớn mạnh, nhưng nhìn vào thực tế thì thấy rằng nền văn minh của dân tộc Việt Nam chưa làm được nhiều điều to lớn lắm. Ðể kiểm chứng sự ưu việt của văn hoá Việt Nam ta chỉ cần tự hỏi xem ta đã đạt được gì cho tới nay trong những lãnh vực khoa học, triết học, kinh tế, chính trị, v.v. Ta đã có những nhà phát minh nào và đã có những phát minh to lớn gì? Sự phát triển về tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức giáo dục của chúng ta có cao hay không? Sự phát triển kiến trúc, cấu trúc hạ tầng xã hội Việt Nam như thế nào? Sự phát triển đầu óc con người (được phản ảnh qua cách làm việc và liên hệ giữa người với người) như thế nào? Văn học, nghệ thuật, âm nhạc ra sao? (Mặc dầu tôi có nói tới sự đẹp đẽ và phong phú của nghệ thuật dân gian Việt Nam nhưng sự phong phú đẹp đẽ đó cũng không phát triển lên mức độ khác cao hơn). Tất cả những điều trên đều là sản phẩm của quá trình tiến hoá của một nền văn minh mà ra.

Tôi e ngại những câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ làm chúng ta cảm thấy phiền muộn, nhưng sự chậm tiến của chúng ta là sự thật và nền văn minh Việt Nam chưa đưa đến kết quả gì to lớn cho dân tộc và cho loài người cả. Ngoài nền văn minh Ðông Sơn, chúng ta không có gì vĩ đại cả. Cứ nhìn vào kinh thành triều Nguyễn ở thành phố Huế như một ví dụ về sự phát triển kỹ thuật kiến trúc và xây dựng thì sẽ rõ. Chúng ta hay gọi đây là “ancient citadel”, nhưng thực sự nó có “ancient” đâu. Kinh thành này chỉ mới được bắt đầu xây dựng vào đầu thế kỷ 19 mà thôi (1805), cách nay mới gần 200 năm, theo khuôn mẫu của kiến trúc Trung Quốc. Gọi là kinh thành thì nghe có vẻ to lớn oai phong, nhưng kích thước và sự phức tạp trong kiến trúc của chính điện và những tòa nhà bên trong thì thực sự quá nhỏ bé, đơn sơ. Mặc dầu kinh thành này cũng có những cái đẹp và nét riêng, nhưng hãy nhìn vào những cung điện lâu đài vĩ đại của châu Âu xây dựng trước đó nhiều thế kỷ hoặc những công trình của Hy Lạp, La Mã thời xưa với kỹ thuật kiến trúc và xây dựng cao cấp cũng như nghệ thuật trang trí tinh vi thì thấy rõ kinh thành của chúng ta chẳng thấm vào đâu. Ngay cả khi thực dân Pháp mới qua Việt Nam thì thử nhìn mà xem. Nước Việt Nam lúc đó vẫn là một nước nghèo khổ, lạc hậu, và chậm tiến. Cho tới ngày nay, khi thế giới đã bước qua kỷ nguyên thông tin thì Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, và là một trong những nước nghèo nhất thế giới.

………………….

Có những lý do có thể giải thích cho sự lạc hậu của Việt Nam. Một vài lý do là: người Trung Quốc đã đô hộ, gây chiến tranh, và kiềm hãm sự phát triển của Việt Nam trong nhiều thế kỷ; người Pháp bóc lột Việt Nam; người Mỹ kéo lui Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá; và do những thể chế chính trị lạc hậu của chính người Việt. Những lý do trên nhìn chung lại đều liên quan tới chiến tranh và có sự ảnh hưởng của các thế lực ngoài nước (dĩ nhiên cũng có những lý do đến từ chính bản thân người Việt nữa ví dụ như nội chiến và chính trị yếu kém).

Theo tôi thì chiến tranh là một nguyên nhân rất lớn khiến Việt Nam không bao giờ có cơ hội để phát triển văn hoá, phát triển kinh tế, và phát triển giáo dục đầu óc con người một cách liên tục được. Chiến tranh không những không làm cho dân tộc phát triển mà còn làm kiệt quệ đi tài nguyên nhân lực, trí óc, kiệt quệ đi tài nguyên thiên nhiên, kiệt quệ đi thời gian. Chiến tranh còn làm ảnh hưởng rất nặng đến tâm trí và tinh thần con người nữa (điều này chưa được nghiên cứu nhiều). Theo tôi hàng ngàn năm chiến tranh là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự lạc hậu của đất nước. Tôi mong đất nước Việt Nam đừng bao giờ có chiến tranh nữa để dân tộc Việt Nam có thể tập trung mà phát triển liên tục được.

Dù vì lý do gì đi nữa, dù cho dân tộc Việt Nam có thông minh văn hoá cao và vì lý do này nọ kiềm hãm sự phát triển đi nữa thì thực tế Việt Nam vẫn là một nước chậm phát triển và có nền văn minh chỉ tương đối cao mà thôi (như đã nói ở trên), đất nước nghèo và lạc hậu (như đã thấy trong quá khứ và hiện nay). …………………….

Triển
11-02-2011, 10:19 PM
Có những lý do có thể giải thích cho sự lạc hậu của Việt Nam. Một vài lý do là: người Trung Quốc đã đô hộ, gây chiến tranh, và kiềm hãm sự phát triển của Việt Nam trong nhiều thế kỷ; người Pháp bóc lột Việt Nam; người Mỹ kéo lui Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá; và do những thể chế chính trị lạc hậu của chính người Việt. Những lý do trên nhìn chung lại đều liên quan tới chiến tranh và có sự ảnh hưởng của các thế lực ngoài nước (dĩ nhiên cũng có những lý do đến từ chính bản thân người Việt nữa ví dụ như nội chiến và chính trị yếu kém).

Theo tôi thì chiến tranh là một nguyên nhân rất lớn khiến Việt Nam không bao giờ có cơ hội để phát triển văn hoá, phát triển kinh tế, và phát triển giáo dục đầu óc con người một cách liên tục được. Chiến tranh không những không làm cho dân tộc phát triển mà còn làm kiệt quệ đi tài nguyên nhân lực, trí óc, kiệt quệ đi tài nguyên thiên nhiên, kiệt quệ đi thời gian. Chiến tranh còn làm ảnh hưởng rất nặng đến tâm trí và tinh thần con người nữa (điều này chưa được nghiên cứu nhiều). Theo tôi hàng ngàn năm chiến tranh là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự lạc hậu của đất nước. Tôi mong đất nước Việt Nam đừng bao giờ có chiến tranh nữa để dân tộc Việt Nam có thể tập trung mà phát triển liên tục được.
Người Việt mình thời đồ đồng cũng có mấy cái trống mà. Gốm Bát Tràng của mình người Nhật Bổn cũng thích nên dường như trong ngôn ngữ của họ gọi chữ đồ gốm chi đó là của mình. Như Anh ngữ gọi là "hàng tàu" vậy. Hồ Nguyên Trừng không biết có chế súng thật không nhưng dường như bên Tàu họ cũng lập tượng gì đó khi cha con ông bị bắt sang đó. Việt Nam mình lúc nào cũng bị chèn ép bởi ngoại bang đâu có thời gian mà nghĩ đến cái gì. Còn bây giờ thì sau 36 tự trị cũng chưa nổi cộm lắm là có lý do hoàn cảnh. Lý do là đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đã định hướng rồi thế nào cũng thành công mà. :-t

Hãy xem máy ép mía siêu sạch này của Việt Nam mình, còn có nhiều máy nữa như máy giác hơi ..... http://www.stahlberg-net.de/popcorn1.gif

http://www.vatgia.com/pictures_fullsize/sle1293675092.jpg

LeKhoi
11-04-2011, 08:46 PM
Tôi nghĩ còn một số lý do khác nữa giải thích tại sao VN không phát triển. Sẽ đăng lên sau. Mong anh đọc tiếp và cho biết ý kiến.