PDA

View Full Version : Đại Thừa có phải do đức Phật thuyết hay không?



Kiên Bùi
02-22-2018, 07:09 AM
Chúng ta không nên quá quan tâm tới vấn đề Đại Thừa có phải do đức Phật thuyết hay không vì điều này rất rõ ràng như ban ngày:


TƯ TƯỞNG ĐẠI THỪA LÀ BÌNH ĐẲNG ĐÃ CÓ TỪ THỜI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ còn tại thế và phát triển rộng thêm lên, còn KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA THÌ CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG PHẢI DO PHẬT DẠY.

Chúng ta hãy xem xét điều này:

1/ Kinh điển đại thừa chính là nguyên nhân 1 phần khiến cho Phật Giáo bị tiêu diệt ở Ấn Độ. Tại sao? Tại vì việc các hệ phái Đại Thừa tôn xưng đức Phật là một nhập thể siêu việt, huyễn hoặc thần thoại đầy truyền thuyết và vay mượn hình ảnh các thần linh từ các giáo phái đa thần như Bà La Môn, các thần chú của thánh thư Vệ Đà làm nên các hình tượng Phật, Bồ Tát trong kinh điển Đại Thừa..thì Bà La Môn cũng có thể nói là Đức Phật và giáo pháp của Ngài là hóa thân của 1 vị thần nào đó trong Bà La Môn chẳng hạn?


Về điểm này rõ ràng các Bà La Môn đã tinh khôn hơn các người sáng lập kinh điển Đại Thừa vì họ dám chấp nhận thay đổi tư tưởng trong hệ tư tưởng Bà La Môn ngàn đời để công nhận và thâu tóm Phật Giáo thành 1 bộ phận của họ để bảo vệ quyền lợi giai cấp của họ, để đấu tranh với Phật Giáo đang truyền bá tư tưởng bình đẳng.

Kiên Bùi
02-22-2018, 07:10 AM
2/ Kinh điển Đại Thừa không phải là chánh pháp của ĐứcPhật mà chỉ là một sự tôn xưng Phật giáo và suy diễn một cách thái quá của những người đệ tử của đức Phật lai căn Bà La Môn với Phật Giáo.


Có thể vì đặc thù bối cảnh tranh chấp tôn giáo Ấn Độ thời đó: những vị Bà La Môn cố gắng duy trì sự cạnh tranh với Phật Giáo bằng cách nghiên cứu và chấp nhận 1 số giáo lý Phật Đà vào tư tưởng của họ để lôi kéo quần chúng về quyền uy biến hóa các vị thần (điều này có thể là hấp dẫn với các giai cấp ít học ) thì những vị đệ tử Phật Giáo thay vì thực tập tứ điệu đế, tứ niệm xứ để đạt Vô Ngã, Vô Tướng.. thì họ lại dẫn bày lời dạy của đức Phật hoặc trích dẫn kinh Phật và diễn bày tô vẽ bằng các thần thoại siêu nhiên để diễn giải rộng ra các tư tưởng đó.


Điều này vô tình làm cho kinh điển Đại Thừa có màu sắc thần bí, mê tín và không khác gì các chủ thuyết mà đức Phật đã dạy, nhất là khi suy diễn về nghiệp, phước đức, lễ lạy , trì chú.. trong khi đó thời đức Phật, ngài chỉ nhấn mạnh việc tập trung điều phục tâm ý và không trả lời các vấn đề mang tính hý luận hay chủ thuyết.


Việc này có thể là ngay trong giáo đoàn khất sĩ thời đó đã có nhiều bất mãn và các vị đệ tử này và hậu duệ của họ sau này đã tự suy diễn theo ý riêng của mình mà thành lập nên kinh điển Đại Thừa.

3/ Xuyên suốt thời đức Phật, ta thấy rằng ngài sách tấn các đệ tử lo thực tập giáo pháp để đạt thảnh thơi an lạc là chính, đó là hoa trái của hạnh phúc trong thực tại mà không trả lời các vấn đề siêu hình, không tuyên thuyết thần chú vớ vẩn.


Kinh điển Đại thừa có quá nhiều thần chú, và có thể là vay mượn từ kho tàng thần chú Vệ Đà của Bà La Môn. Kinh điển Đại Thừa cũng hay suy diễn các tư tưởng của Đức Phật vay mượn từ các giáo lý được ngài tuyên thuyết một cách rộng rãi và hầu như là mang tính thần thoại siêu hình mà không có một cơ sở nào, có tính chất luận bàn về vũ trụ.



Chúng ta cũng nên lưu ý rằng: xã hội tôn giáo Ấn Độ cổ thời Đức Phật rất chú trọng việc lý giải về vũ trụ, về ngã..Chính vì điểm này mà Phật nói kinh Phạm Võng và khuyên các đệ tử không nên kẹt vào hý luận hay các chủ thuyết vô ích không đưa tới đâu cả, bởi hý luận hay chủ thuyết chỉ là sự ức đạt của trí năng vẫn còn nằm trong cái lưới tri kiến phân biệt.

Kiên Bùi
02-22-2018, 07:11 AM
4/ Chúng ta không phủ nhận rằng tư tưởng Đại Thừa là tư tưởng Phật Giáo, nhưng chỉ là 1 phần tư tưởng phật giáo. Trong kinh điển Đại Thừa, danh từ Phật (người tỉnh thức, bậc giác giả) đã bị lạm dụng quá mức và cho rằng Phật là vị còn hơn cả siêu nhân.


Kinh điển Đại Thừa có lẽ xuất phát từ sự giải phóng niềm tin cho giới cư sĩ tại gia rằng tất cả ai cũng có Phật tính và đều có thể thành Phật. Sự giải phóng này cũng là do sự chấp thủ của giới khất sĩ cố chấp thời đó (cái mà người ta gọi là Tiểu Thừa).


Chính sự hiểu sai về giáo pháp và chấp thủ đúng sai, có thể và không thể ..phân biệt như thế mới chính là nguyên do gây chia rẽ giáo đoàn và mất niềm tin nơi giới Phật tử tại gia, chia rẽ giáo phái hình thành các hệ tư tưởng khác nhau. Nhưng xét riêng ở Ấn Độ thời bấy giờ thì đây chính là thời cơ tốt cho giới Bà La Môn hạ bệ Phật giáo, khôi phục quyền kiểm soát theo tư tưởng phân chia giai cấp.

5/ Chúng ta không nên quá quan trọng rằng: kinh nào là do Phật lịch sử thuyết, kinh nào là phi Phật thuyết. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng mà tôi tin chắc rằng: giáo lý của đức Phật là thực tập chứ không phải để cất giữ. Thực tập quán niệm, nắm giữ hơi thở, quán sát lục căn, lục trần, lục thức để đạt tới phép quán Không, Vô Ngã... để thể nhập với tự tính Chân Như thực tại chứ không phải là lễ phật niệm phật niệm thần chú là có thể có nhiều công đức (chỉ là sự kính trọng chánh pháp mà thôi). Nếu lễ lạy, trì chú có công năng giải thoát thì Phật đã không thể chinh phục đại đức Uruvela kassapa theo Phật Giáo.

" Giả dụ có người muốn qua sông mà không muốn lội, không muốn bơi, cũng không muốn chèo, trái lại chỉ đứng bên sông này mà cầu khẩn bờ bên kia, hy vọng bờ bên kia sẽ qua tới bên này cho mình bước lên, thì tôn giả nghĩ sao?"

" Cũng như vậy thôi, tôn giả Kassapa! Nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh, và các phiền não khác thì ta không đạt tới bến bờ giải thoát được, dù ta có tế lễ khẩn cầu suốt cả cuộc đời ta."

Kiên Bùi
02-22-2018, 07:14 AM
6/ Tôi rất tâm đắc lời Phật dạy như sau: " chánh pháp không phải vì có nhiều người theo mới là chánh pháp. Chánh pháp không phải vì ít người theo mà không phải là chánh pháp".


Tôi không quan tâm việc kinh điển Đại Thừa do ai tạo ra, vì về nội dung tư tưởng lẫn tinh thần trong đó có thể cho ta câu trả lời rằng: người còn kẹt vào Ta mới cho rằng giáo pháp Ta đang theo mới là chánh pháp, là hy hữu. Và như vậy Ta phải xưng dương và tán thán giáo pháp này để truyền bá rộng khắp.

Một tổ chức, một hệ tư tưởng một khi đã phát triển cao độ, đi vào quy mô tổ chức khoa học và lớn mạnh thì cái lý tưởng ban đầu của nó là gì, hợp thời hay lỗi thời cũng không còn quan trọng nữa và cũng chẳng có ý nghĩa gì, vấn đề quan trọng là nó phải duy trì và chỉnh sửa trong tự thân nếu không muốn tan rã. Ví như Hội Tam Hoàng ngày nay là một tổ chức mafia người Hoa toàn cầu, nhưng ngày xưa thành lập để đấu tranh cho quốc gia trong thời kỳ Trung Quốc loạn lạc bị nước ngoài lấn áp, lấy thời đại tam Hoàng làm lý tưởng tế độ. Hồng Hoa Hội cũng thế ( một tổ chức phản Thanh phục Minh ngày xưa nhưng ngày nay là một tổ chức xã hội đen nửa thương nghiệp). Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay cũng vậy, họ tuyên bố là xem xét lại hệ tư tưởng và đường lối kinh tế chính trị, có lẽ vì nguyên nhân thời cuộc mà họ tự cho là hệ tư tưởng đã xưa cũ rồi (?)

Thực tại là hệ phái Đại Thừa được các nước chấp nhận và dễ đi vào quần chúng, dễ gần với các tôn giáo đa thần vì phật giáo đại thừa cũng có vô số hình tượng phật và bồ tát để thờ phụng, lễ lạy và vô số thần chú để trì niệm. Hình ảnh đức Phật Thích ca và giáo pháp của Ngài có vẻ được diễn giải bằng những luận cứ khác, có phần xem nhẹ thực tập trong giờ phút hiện tại để đạt được an lạc và hạnh phúc. Kinh điển cũng đi rất xa nguồn gốc, và để biện giải, người ta gán cho sự thực tập chánh pháp thời đức phật lịch sử là Tiểu thừa (?) mà lại đi thực hành nhiều pháp môn rất gần với mê tín dân gian.


Giới luật cũng bị sửa đổi theo thời cuộc và sự phát triển kinh tế của từng quốc gia qua từng thời đại (điều này có thể tạm chấp nhận nhưng không được quên nguồn gốc chính của nó). Và hình ảnh đức Phật lịch sử chỉ còn giá trị là người khai sáng ra Phật Giáo, và được thần thánh hóa để viện dẫn trong các kinh, luận của đại thừa. Thậm chí, hình ảnh đức Phật còn được viện dẫn trong Bà La Môn với hóa thân là vị thần nào đó của cõi trời nữa (!).

Xét về phương diện tư tưởng, ta có thể hoàn toàn chấp nhận Đại Thừa là sự phát triển sâu rộng của Phật Giáo, còn thực tế kinh điển lịch sử thì khó có thể chấp nhận là do Phật Thuyết (không phải vì lý do ra đời muộn).


Đứng về hệ tư tưởng, Phật Giáo Đại Thừa là sự phát triển tiếp nối sau khi Phật nhập diệt. Nhiều nhà tu hành theo đạo Phật, khi nhập định đạt huệ nhãn có thể thấy các cõi giới hoạt động ở các tần số cao hơn mà người bình thường không thể nào đạt được.Các cõi giới của chư Phật, các vị Bồ Tát như Quán Thế Âm… cũng là hoàn toàn có thể liên thông được. Nhưng trong kinh điển Đại thừa hư cấu quá nhiều vị Bồ Tát hư huyễn chỉ để minh định 2 điều: chánh pháp đã có rộng khắp vũ trụ chứ không phải đợi đến thời kỳ Đức Phật Thích Ca lịch sử ra đời và cũng để nhấn mạnh quả vị Bồ Tát trong đại thừa kinh điển với sáu ba la mật.

Nếu kẹt vào chấp thủ có-không, chúng ta sẽ khó mà chấp nhận kinh điển Đại Thừa.


Tuy nhiên, trong suốt 45 năm hoằng pháp, đức Phật mới nói pháp vi diệu tùy theo căn cơ chúng sanh. Và nếu chấp vào tư tưởng pháp do phật thuyết và phi phật thuyết thì ta không thể chấp nhận đại thừa và Phật Giáo sẽ không thể nào phát triển và truyền bá hoàn cầu.


Vì sao? Vì thời đức phật lịch sử là đạo phật nguyên thủy cổ sơ, yếu chỉ thực tập là chính, nhưng khi đạt được và thể nhập vào chánh pháp rồi thì cần phải thực tập cao hơn, như chúng ta phải học hết cấp 1, rồi tuần tự học lên cấp 2, cấp 3, tốt nghiệp tú tài, đại học và sau đại học… rõ ràng một em bé đang học cấp 1 sẽ khó có thể chấp nhận và không hiểu được trình độ kiến thức ở cấp 2,3 hay đại học được. Và do đó nó sẽ phủ nhận rằng kiến thức đó là không đúng.

Tuy nhiên việc tô vẽ thần thánh siêu nhiên trong kinh điển đại thừa là không cần thiết, dù rằng ta vẫn chấp nhận tư tưởng đại thừa có thể là 1 nền tảng tư tưởng triết học phật giáo cao hơn. Ở đây chỉ là xét về mặt phát triển tư tưởng triêt học phật giáo thôi.


Còn cá nhân tôi, kinh điển Đại Thừa với nhiều hư cấu đã không thể nào là do phật lịch sử thuyết dù kinh có nói như vậy. Dù rằng kinh điển đại thừa có thể đã nêu lên 1 trạng thái thiền định của huệ nhãn và không phải hoàn toàn vô căn cứ khi đề cập về các vấn đề siêu hình, các cõi giới, các Bồ Tát có hạnh nguyện rộng lớn độ sinh.


Bởi nếu không là sự thật thì không thể nào phát sinh trong kinh điển được, dù là ở thời nào. Nhưng rõ ràng là vẫn có sự vay mượn các hình ảnh thần linh và thần chú từ văn hóa tôn giáo Ấn Độ thời đó. Việc đồng hóa và du nhập giữa các tôn giáo trong một xã hội mà nhu cầu tâm linh được xem trọng, là không thể tránh khỏi, dù là một phần hay tất cả.

Khi một cái gì đó quá thành công thì sẽ làm nảy sanh lòng ganh tỵ và ghen ghét.







Tôi có cảm tưởng rằng kinh điển Đại Thừa ngày nay mang dáng dấp của Bà La Môn, là kết quả tất yếu trong thời kỳ phục hưng Bà La Môn và thâu tóm giáo lý Phật Đà. Ảnh hưởng của nó có thể đã tác động tới các tác giả các bộ kinh Đại Thừa phát triển, là những người sống vào thời kỳ đó (thế kỷ thứ I trước CN đến thế kỷ thứ IV sau CN).

Tôi tự hỏi rằng: làm sao mà số lượng các vị Phật, Bồ Tát, trang phục của các Ngài, thần chú của các Ngài lại nhiều đến như vậy? Hoàn toàn giống kho tàng các vị thần, các thần chú tế lễ bí mật trong thánh thư Vệ Đà, ngay cả trang phục các vị thần trong Bà La Môn và các tôn giáo khác cũng chỉ có sai khác chút ít. Liệu có sự vay mượn nào chăng?

Phật giáo đại thừa có lẽ đã và đang thành công trong việc truyền bá và làm cho hình ảnh thực sự của đấng pháp vương lịch sử bị lu mờ, yếu chỉ giáo pháp thực hành thân tâm bị phai nhạt, chỉ còn lại hình ảnh 1 vị thần thánh siêu nhân nói các kinh đại thừa và hơi ích kỷ, vì "nếu ai không kính tin kinh này, nói lời thô ác mắng nhiếc chê bai sẽ bị đọa vào địa ngục,v..v.."


Tôi có cảm tưởng rằng kinh điển Đại Thừa ngày nay mang dáng dấp của Bà La Môn, là kết quả tất yếu trong thời kỳ phục hưng Bà La Môn và thâu tóm giáo lý Phật Đà. Ảnh hưởng của nó có thể đã tác động tới các tác giả các bộ kinh Đại Thừa phát triển, là những người sống vào thời kỳ đó (thế kỷ thứ I trước CN đến thế kỷ thứ IV sau CN).


Tôi tự hỏi rằng: làm sao mà số lượng các vị Phật, Bồ Tát, trang phục của các Ngài, thần chú của các Ngài lại nhiều đến như vậy? Hoàn toàn giống kho tàng các vị thần, các thần chú tế lễ bí mật trong thánh thư Vệ Đà, ngay cả trang phục các vị thần trong Bà La Môn và các tôn giáo khác cũng chỉ có sai khác chút ít. Liệu có sự vay mượn nào chăng?


Phật giáo đại thừa có lẽ đã và đang thành công trong việc truyền bá và làm cho hình ảnh thực sự của đấng pháp vương lịch sử bị lu mờ, yếu chỉ giáo pháp thực hành thân tâm bị phai nhạt, chỉ còn lại hình ảnh 1 vị thần thánh siêu nhân nói các kinh đại thừa và hơi ích kỷ, vì "nếu ai không kính tin kinh này, nói lời thô ác mắng nhiếc chê bai sẽ bị đọa vào địa ngục,v..v.."

Nhưng với thế giới phương Tây ngày nay, với nhiều vị học giả nghiên cứu và quy y Phật Pháp, họ có khuynh hướng tìm hiểu thật chân giáo pháp của đấng Đạo Sư lịch sử chứ không tin vào truyền thuyết phủ đầy hào quang không căn cứ.Cái gì thịnh tất suy. Chính sự quá huyền thoại của kinh điển Đại Thừa có thể sẽ làm cho kinh Phật Giáo Đại Thừa khó có thể chấp nhận trong tương lai. Còn về mặt tư tưởng đại thừa, đó là thành quả của nhiều thế hệ tiếp nối đức Phật, không phải vì phi phật thuyết mà không nên phụng hành những điều mà ta cho là sát hợp.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT