PDA

View Full Version : Chuyển sang tiếng Việt



Mang Mộc
03-07-2018, 12:51 PM
Các bác, các ACE cho tôi hỏi:

Wall Street reacts to Cohn resignation: He served 'his country with class' <-- Trong cái tít này, đoạn "He served his country with class", nếu dịch thật sát với tiếng Việt thì sẽ là gì ạ? Cảm ơn nhiều.

phiulinh
03-07-2018, 01:14 PM
Ông ta đã phục vụ đất nước với tất cả khả năng.:)

ốc
03-07-2018, 03:10 PM
Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ quốc giao phó.

umine
03-07-2018, 03:23 PM
Ông ta đã tận tụy phục vụ đất nước.

Mang Mộc
03-07-2018, 03:45 PM
Hình như chữ "class" được hiểu ngầm = Khả năng + đẳng cấp + tế nhị. Chữ đẳng cấp có thể tạm dùng để bao gồm cả 3 điều?
Đọc nguyên cái tít thì có thể hiểu và feel it (khg phải phiêu hi hi hi), nhưng đơn giản không có nghĩa dễ để hoán chuyển ngôn ngữ , dù cái cảm giác ngỡ như sờ mó được.
Thế nào cũng có ý lạ của những ACE khác. Cảm ơn PL, Ông Ách và anh Tam Đốm.

phiulinh
03-07-2018, 03:54 PM
Anh MM muốn dùng chữ: trọng trách hay không?

Mang Mộc
03-07-2018, 03:59 PM
Quả thực là lấn cấn vì không biết thế nào là đúng (hoặc gần đúng) ..... vì chữ "class" more phiêu linh hơn là từ simple definition. Cái kiểu như "coi vậy mà không phải vậy".

Angie
03-07-2018, 04:11 PM
Class ở đây thường là liên quan tới tầng lớp "quý tộc" thời phong kiến ở Âu châu, có thể dùng thử những chữ như hào hiệp, cao thượng, cao cả...

phiulinh
03-07-2018, 05:46 PM
Những chữ như: minh quân, anh minh, minh tường thì chắc người giỏi chữ như anh MM hay Hành Ốc đã nghĩ tới rồi!...
Thôi xin chờ đợi vậy.

Triển
03-07-2018, 07:24 PM
Hình như chữ "class" được hiểu ngầm = Khả năng + đẳng cấp + tế nhị. Chữ đẳng cấp có thể tạm dùng để bao gồm cả 3 điều?
Đọc nguyên cái tít thì có thể hiểu và feel it (khg phải phiêu hi hi hi), nhưng đơn giản không có nghĩa dễ để hoán chuyển ngôn ngữ , dù cái cảm giác ngỡ như sờ mó được.
Thế nào cũng có ý lạ của những ACE khác. Cảm ơn PL, Ông Ách và anh Tam Đốm.

phẩm trật.

ntđl
03-08-2018, 11:06 AM
*

Chào ông Mang Mộc.
Câu ni tui xin dịch thành .ông đã chu toàn trọng trách quốc gia.
Class ý chỉ cái phẩm và hạnh. Ăn bận hay phong cách có class hàm nghĩa cổ điển lịch sự sang trọng
Thơ ông tới quá xá tới. Cám ơn ông.

Bà con ở nhà vẫn khoẻ hết ha ?
Tui thì... bịnh rể rề. Bịnh già nên hổng khỏi đậng.
:z51:

Mang Mộc
03-08-2018, 01:07 PM
Cảm ơn tất cả các bác, các anh, chị, em ghé vào cho ý kiến... Coi như đã cùng học hỏi được đôi điều. Until next time. Thank you once more!

gtmt
08-07-2018, 12:59 PM
chữ "labor" liên quan tới sinh sản nên dịch ra tiếng việt như thế nào?

Angie
08-07-2018, 01:00 PM
Chuyển bụng (sanh) = in labor.

Mang Mộc
08-07-2018, 01:34 PM
Lúc lâm bồn. Không biết có được cho là tiếng Việt không ta?

gun_ho
08-07-2018, 03:53 PM
Đau đẻ.

Mang Mộc
08-07-2018, 04:48 PM
Tiếng BK chính hiệu đây. Mới chực nhớ ra : In labor = Đang r ..... ặ .....n đẻ.

Mang Mộc
08-07-2018, 07:45 PM
Tự nhiên thòi ra chữ này ... hay hơn : In labor = Đang trở dạ.
Chắc là hết nhẵn rồi!

gtmt
08-07-2018, 07:50 PM
nguyên câu là như vầy:

"Labor is another similarity between birth and death. We go through labor to enter this world and labor to leave it."

Mang Mộc
08-07-2018, 08:06 PM
Trường hợp này có thể dùng "vượt cạn"? Có thích hợp không ta? Hỏi và tự hỏi?

Triển
08-07-2018, 09:27 PM
nguyên câu là như vầy:

"Labor is another similarity between birth and death. We go through labor to enter this world and labor to leave it."


Lâm bồn tương tự như sinh và tử. Chúng ta lâm bồn để được hạ sinh vào thế giới này rồi lâm bồn để thoát hiểm.

Đi biển sánh như tìm tới sống chết. Chúng ta đi biển để tìm lẽ sống rồi vùng vẫy để thoát chết. (*)


(*) Ca dzao cũ:


Đờn ông đi biển có đôi
Đờn bà đi biển mồ côi một mình

ốc
08-07-2018, 10:33 PM
"Labor is another similarity between birth and death. We go through labor to enter this world and labor to leave it."

Vậy là họ chơi chữ vì mấy từ "labor" khác nghĩa nhau. Loài chữ thì thường có nhiều nghĩa hơn loài người.

Trước cửa sinh và cửa tử đều là cơn đau. Ta đi qua cơn đau khi ra đời rồi lại đi qua cơn đau khi xa đời.

Triển
08-07-2018, 10:58 PM
xa đời.


Hay thiệt :z67:! Sao tui không nghĩ ra "leave it" là đi bán muối ta.

ntđl
08-08-2018, 08:08 AM
*

Ừa, tui chờ ốc qua nay, vì biết thế nào ốc cũng dịch vừa sát sạt vừa văn chương.
Câu văn ni chơi chữ thứ thiệt, và chữ ở đây là chữ labor, ốc dịch thành cơn đau nghe thú vị quá !
Tui còn dòm ra thêm tánh active và passive của nó nữa à nha, vì cuộc đời là những chuỗi tình tiết passive-active tiếp nối.

Labor là lao động và lao hộc xì dầu, tự đỉển biểu là great effort, nên rồi để lừa mị dân ngu khu đen, đã có những chánh trị gia (không là dân lao động gì ráo) thành lập đảng lấy tên Labor Party đậng thu phiều (và lãnh đạo).
Labor dịch là cơn đau thì tới quá tới.
Cơn đau đầu là của từ mẫu, trong term mang nặng để đau.
Cơn đau sau chắc là của người còn luyến tiểc chưa muốn dũ áo ra đi. Đi đâu còn tùy, tùy cái tâm linh về tôn giáo và đạo đức, người ta mơ hồ không biết nên sanh lòng e ngại sợ hãi...extreme axniety.

Tui nghĩ, đúng sai hổng rõ, in labor là chuyển dạ, chuyển bụng, nghĩa là khi tử cung bắt đầu co thắt và co thắt mạnh từng cơn ngày càng gần nhau. Những cơn đau đẻ banh ruột banh gan ấy sẽ làm cổ từ cung từ từ nở ra, dọn đường cho hài nhi trình diện cuộc đời. Lâm bồn có lẽ là giai đoạn cuối cùng của chuyển dạ, kêu bằng delivery accouchement.
Đoạn đường từ khi bắt đầu labor cho tới delivery dài ngắn bất trắc khôn lường, thành mới có term "vượt cạn". Người ta đi biển có đôi, tôi nay đi biển mồ côi một mình... bị vì không ai có thể chia xẻ gánh vác dùm ráo nạo.

Lâm bồn mang tánh sáng tạo, nên là điều vui (general speaking)
Lâm chung mang tánh kết thúc. Buồn vui tùy người đối diện.
Tui không rõ lâm ở đây là chi (chờ tự đỉển ốc phọt).
Chung là kết thúc, nhưng khổng rõ bồn là chi (cũng chờ từ điển ốc phọt luôn.

Dà mắm muối chút đỉnh cho câu chuyện thêm xôm, bà con hổng thích cũng xin niệm tình tha thứ !
Tác giả câu nói trên hẳn phải là triết nhơn thứ thiệt !

Lâm bồn là lâm mà lâm chung cũng là lâm, lâm nào cũng đau dzáo chọi !
Kính... bàn phím.

gtmt
08-08-2018, 03:08 PM
cảm ơn Angie, Mang Mộc, gun_ho, bác Triển, cụ ốc, chị lú

ốc
08-08-2018, 05:17 PM
Ủa mấy anh kia già hơn em mà.

ốc
08-08-2018, 05:38 PM
Lâm bồn mang tánh sáng tạo, nên là điều vui (general speaking)
Lâm chung mang tánh kết thúc. Buồn vui tùy người đối diện.
Tui không rõ lâm ở đây là chi (chờ tự đỉển ốc phọt).
Chung là kết thúc, nhưng khổng rõ bồn là chi (cũng chờ từ điển ốc phọt luôn.

"Lâm" (臨) là rớt xuống, hạ xuống, như câu "Chúa quang lâm" gì đó trong thánh ca. Từ chữ "lâm" mà có chữ "lịm" là té xỉu như "chết lịm," hay "ngất lịm," hay "ngọt lịm," hay "tím lịm" nghĩa là tím quá chìm lỉm luôn.

"Bồn" (盆) là cái bồn tắm, nhà giàu mới có. Ai không có bồn mà đẻ trên giường thì gọi là "lâm sàng"; ai đẻ trên chiếu là "lâm tịch"; ai đẻ trong mưa thì hình như là "lâm râm."

Mang Mộc
08-09-2018, 04:47 PM
cảm ơn ....., cụ ốc, ....
Chết toi không! Vậy mà mình cứ toàn gọi là "anh Ốc", rồi có lần lại gọi lái ngược là "ông Ách". Chắc là lúc nào đó cụ phải mắng thầm "thằng này tội tày Đình".
Cụ thông thái thế chắc chỉ sau cụ Tản Đà dăm, mười lăm năm thôi nhỉ? Trăm lần xin lỗi cụ!

Đọc được ở đâu đó ... Ngày xưa, trong làng hay trong huyện nào có người sống quá thọ, hay học quá giỏi chữ, mà hễ mỗi lần đi đến đâu, chức sắc khu vực đó phải ra đường xếp hàng hai bên đường thắp hương sì sụp khấn để được linh giám , mong phuớc đến cho làng cũng được nhiều người sống thọ hay học hành tột bực. ĐT mà giữ được tục lệ đấy, chắc mỗi ngày Mót miếc phải tốn ối hương thẳng, hương vòng ấy nhỉ?!

passenger
08-09-2018, 05:43 PM
Ối, hình như có người cũng đang muốn được gọi bằng cụ thi phải...
Cụ Mang Mộc!
Ừmm, nghe không impressive mấy như "cụ Ốc".
Có nhẽ tại vì cái đầu tối tăm chưa thấu trọn được cái ý nghĩa thâm thúy của cái tên chăng?:z51:

Triển
08-09-2018, 09:43 PM
"Lâm" (臨) là rớt xuống, hạ xuống, như câu "Chúa quang lâm" gì đó trong thánh ca. Từ chữ "lâm" mà có chữ "lịm" là té xỉu như "chết lịm," hay "ngất lịm," hay "ngọt lịm," hay "tím lịm" nghĩa là tím quá chìm lỉm luôn.

"Bồn" (盆) là cái bồn tắm, nhà giàu mới có. Ai không có bồn mà đẻ trên giường thì gọi là "lâm sàng"; ai đẻ trên chiếu là "lâm tịch"; ai đẻ trong mưa thì hình như là "lâm râm."

Đẻ trong rừng coi chừng bị gọi là lâm tặc.

Đậu
08-10-2018, 07:16 AM
Đẻ ở làng gọi là lâm thôn
Đẻ ở thành phố gọi là lâm đồng

Mang Mộc
08-10-2018, 07:37 AM
Đẻ ở khu vực chiến tranh gọi là lâm nguy

Mang Mộc
08-10-2018, 07:43 AM
Vừa đẻ vừa bắn gọi là lâm trận

Mang Mộc
08-10-2018, 08:08 AM
Bài của VOA bên kia có cái chức vụ đọc không hiểu là gì : Đại biện lâm thời. Lâm thời thì biết, nhưng Đại biên nghĩa là gì? Có ai biết giải thích hộ với.

Mang Mộc
08-10-2018, 09:23 AM
Oh mới nghĩ ra! Chắc là "Tham biện đại sứ lâm thời". Có thể họ rút ngắn lại cho gọn theo cái kiểu của vẹm hay xài. Ai biết chính xác thì giúp với.

Angie
08-10-2018, 09:37 AM
From Wiki with love:
"Tham tán (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tham_t%C3%A1n) hoặc Đại biện (https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A1i_bi%E1%BB%87n&action=edit&redlink=1) (tiếng Pháp "chargé d'affaires" hoặc "chargé"). Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp ba. Về hàm và cấp ngoại giao, đại biện thấp hơn đại sứ và công sứ; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao. Một đại biện lâm thời (https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A1i_bi%E1%BB%87n_l%C3 %A2m_th%E1%BB%9Di&action=edit&redlink=1) (chargé d'affaires ad interim hay "a.i.") được chỉ định thi hành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ, công sứ, đại biện) trong thời gian người ấy tạm vắng mặt. Người được chỉ định làm đại biện lâm thời là nhà ngoại giao có hàm cao nhất trong số các nhà ngoại giao còn lại của cơ quan đại diện ngoại giao."

ốc
08-10-2018, 09:49 AM
Đẻ non là "thiếu lâm"?

Mang Mộc
08-10-2018, 10:24 AM
From Wiki with love:
"Tham tán (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tham_t%C3%A1n) hoặc Đại biện (https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A1i_bi%E1%BB%87n&action=edit&redlink=1) (tiếng Pháp "chargé d'affaires" hoặc "chargé"). Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp ba. Về hàm và cấp ngoại giao, đại biện thấp hơn đại sứ và công sứ; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao. Một đại biện lâm thời (https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A1i_bi%E1%BB%87n_l%C3 %A2m_th%E1%BB%9Di&action=edit&redlink=1) (chargé d'affaires ad interim hay "a.i.") được chỉ định thi hành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ, công sứ, đại biện) trong thời gian người ấy tạm vắng mặt. Người được chỉ định làm đại biện lâm thời là nhà ngoại giao có hàm cao nhất trong số các nhà ngoại giao còn lại của cơ quan đại diện ngoại giao."Vậy hiểu rồi! Thank you Angie.

Đậu
08-10-2018, 10:28 AM
Đẻ non là "thiếu lâm"?

Đẻ non là sơn lâm

Triển
08-10-2018, 10:41 AM
Đẻ rên là Trịnh Lâm Ngân

TL4
08-10-2018, 10:44 AM
Đẻ rớt trong sóng chén là Tô Lâm.

Mang Mộc
08-10-2018, 10:48 AM
Vậy thì thằng Tô Lâm là chắc đẻ trong cái tô ... ha ha ha .... Eo!

ntđl
08-10-2018, 11:42 AM
*

Chữ nghĩa mình nghe hoài thành quen, chừng nghe chữ lạ cái hết hồn.
Nếu là chữ đỉnh cao còn thất kinh hơn nữa, bị đám ni tuyền dài mỏ màn "chong xáng tiếng dziệc", nhưng rồi... ngó kìa, chữ nghĩa của chúng tối thui còn hơn đêm trừ tịch nữa lận (và dĩ nhiên chúng cũng chê mình y chang)

Dà, nghe nói bên kia hổng biết bên nào, kiếm đui mắt luôn !
Đám VN vào làm cho VOA hay BBC chừ tuyền người trẻ, thấm nhuần giáo khoa thư việt công, nên đám chữ nghĩa khuya 30 ấy mới chạy vô ngôn ngữ truyền thông và làm khổ chúng ta.
Tui đọc một chập thì độ chừng như vầy - xin bà con dè dật cẩn thận "tiếp thu" :

Đại diện ngoại giao của một nước tại một nước khác chia ra từ trên xuống dưới như sau :
- Đại sứ ambassador đứng đầu, làm việc trong ambassade tức toà đại sứ - VC kêu bằng đại sứ quán, luôn luôn đật tại thủ đô của quốc gia sở tại
- Lãnh sự (consul) làm trong toà lãnh sự consulat, không nhứt thiết phải đật ở thủ đô.
Đại sứ lo chuyện ngoại giao thứ thiệt vòng ngoài, còn lãnh sự lo việc giấy tờ hành chánh vòng trong.
Lãnh sự có thể đại diện đại sứ để ra ngoài khi ông đại sứ bị kẹt không đi được.

Những xứ có giao tình lớn với một quốc gia khác - và có đông kiều dân cư trú tại đó - thì để giải quyết gọn lẹ thủ tục hành chánh, người ta bèn đặt ở mỗi vùng lớn một consulat. Các consullats ni trực thuộc toà đại sứ hay toà tổng lãnh sự. Xứ mình thời pháp rồi tới thời mỹ, toà lãnh sự rải rác đâu đó cũng 2-3 cái lận.

Đại sứ và lãnh sự có các tham vụ ngoại giao giúp việc, phân chia theo lãnh vực chuyên môn (văn hóa, quân sự, kinh tế, tùy yêu cầu ngoại giao từng quốc gia) Thông thường người ta gọi họ là đệ nhứt, đệ nhị hay đệ tam tham vu (ngành chuyên môn ít được đề cập tới, ).
Tui nghĩ consul tương đương với công sứ và tham vụ tương đương với đại biện.
Tuỳ viên (y hình) để chỉ ông tham vụ chuyên môn thì phải, thí dụ tuỳ viên báo chí, tuỳ viên quân sự
Tham vụ tương đương đại biện, thuần túy lo hành chánh giấy tờ, hổng ra ngoài mần màn đại diện ngoại giao chi ráo chọi. VC còn chia ra thêm chức đệ nhứt đệ nhị đệ tam bí thư, hổng rõ bí thư là chi nữa nha.

Nhờ đọc ba vụ ni tui mới hay mình đã hiểu sai term đại sứ quán trong mấy chục năm dài.
Đó giờ yên trí sứ quán là toà đại sứ, rồi vì cái đám chữ nghĩa đỉnh cao nọ ưa rùm beng danh xưng sảng, nên thêm vào sứ quán chữ đại cho oai thêm, từ đó tui suy diễn lệch lạc, rằng đại sứ quán là toà đại sứ, và sứ quán (không to, chưa kịp to phồng lên) là toà lãnh sự. Nay thì đại sứ quán mang nghĩa cái quán có ông đại sứ ngồi, đại trong nghĩa đại diện, hổng phải đại trong nghĩa kích thước số đo.

Lâm thời trong term ngoại giao là "xử lý thường vụ" tức là lo hành chánh thường ngày.
Y hình lâm thời mang nghĩa hiện tại, trong giai đoạn đang đề cập tới.Thành ra lâm ở đây chắc không phải ló ra sanh ra cái kiểu lâm bồn lâm chung chi ráo (chưa kịp tra tự điển ốc phọoc heng)

Nếu tui nói có sai, cũng hy vọng sai hổng nhiều lắm !
Chào cuối tuần hang phố, mơi tui nghỉ xả hơi.

Triển
08-10-2018, 12:12 PM
https://www.voatiengviet.com/embed/player/0/3745743.html



/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/voa-75-nam-mot-chang-duong/3744982.html

008
08-10-2018, 01:39 PM
*

Chữ nghĩa mình nghe hoài thành quen, chừng nghe chữ lạ cái hết hồn.
Nếu là chữ đỉnh cao còn thất kinh hơn nữa, bị đám ni tuyền dài mỏ màn "chong xáng tiếng dziệc", nhưng rồi... ngó kìa, chữ nghĩa của chúng tối thui còn hơn đêm trừ tịch nữa lận (và dĩ nhiên chúng cũng chê mình y chang)

Dà, nghe nói bên kia hổng biết bên nào, kiếm đui mắt luôn !
Đám VN vào làm cho VOA hay BBC chừ tuyền người trẻ, thấm nhuần giáo khoa thư việt công, nên đám chữ nghĩa khuya 30 ấy mới chạy vô ngôn ngữ truyền thông và làm khổ chúng ta.
Tui đọc một chập thì độ chừng như vầy - xin bà con dè dật cẩn thận "tiếp thu" :

Đại diện ngoại giao của một nước tại một nước khác chia ra từ trên xuống dưới như sau :
- Đại sứ ambassador đứng đầu, làm việc trong ambassade tức toà đại sứ - VC kêu bằng đại sứ quán, luôn luôn đật tại thủ đô của quốc gia sở tại
- Lãnh sự (consul) làm trong toà lãnh sự consulat, không nhứt thiết phải đật ở thủ đô.
Đại sứ lo chuyện ngoại giao thứ thiệt vòng ngoài, còn lãnh sự lo việc giấy tờ hành chánh vòng trong.
Lãnh sự có thể đại diện đại sứ để ra ngoài khi ông đại sứ bị kẹt không đi được.

Những xứ có giao tình lớn với một quốc gia khác - và có đông kiều dân cư trú tại đó - thì để giải quyết gọn lẹ thủ tục hành chánh, người ta bèn đặt ở mỗi vùng lớn một consulat. Các consullats ni trực thuộc toà đại sứ hay toà tổng lãnh sự. Xứ mình thời pháp rồi tới thời mỹ, toà lãnh sự rải rác đâu đó cũng 2-3 cái lận.

Đại sứ và lãnh sự có các tham vụ ngoại giao giúp việc, phân chia theo lãnh vực chuyên môn (văn hóa, quân sự, kinh tế, tùy yêu cầu ngoại giao từng quốc gia) Thông thường người ta gọi họ là đệ nhứt, đệ nhị hay đệ tam tham vu (ngành chuyên môn ít được đề cập tới, ).
Tui nghĩ consul tương đương với công sứ và tham vụ tương đương với đại biện.
Tuỳ viên (y hình) để chỉ ông tham vụ chuyên môn thì phải, thí dụ tuỳ viên báo chí, tuỳ viên quân sự
Tham vụ tương đương đại biện, thuần túy lo hành chánh giấy tờ, hổng ra ngoài mần màn đại diện ngoại giao chi ráo chọi. VC còn chia ra thêm chức đệ nhứt đệ nhị đệ tam bí thư, hổng rõ bí thư là chi nữa nha.

Nhờ đọc ba vụ ni tui mới hay mình đã hiểu sai term đại sứ quán trong mấy chục năm dài.
Đó giờ yên trí sứ quán là toà đại sứ, rồi vì cái đám chữ nghĩa đỉnh cao nọ ưa rùm beng danh xưng sảng, nên thêm vào sứ quán chữ đại cho oai thêm, từ đó tui suy diễn lệch lạc, rằng đại sứ quán là toà đại sứ, và sứ quán (không to, chưa kịp to phồng lên) là toà lãnh sự. Nay thì đại sứ quán mang nghĩa cái quán có ông đại sứ ngồi, đại trong nghĩa đại diện, hổng phải đại trong nghĩa kích thước số đo.

Lâm thời trong term ngoại giao là "xử lý thường vụ" tức là lo hành chánh thường ngày.
Y hình lâm thời mang nghĩa hiện tại, trong giai đoạn đang đề cập tới.Thành ra lâm ở đây chắc không phải ló ra sanh ra cái kiểu lâm bồn lâm chung chi ráo (chưa kịp tra tự điển ốc phọoc heng)

Nếu tui nói có sai, cũng hy vọng sai hổng nhiều lắm !
Chào cuối tuần hang phố, mơi tui nghỉ xả hơi.
Những gì tui vẫn hiểu trước giờ là như vầy nè ma đàm "nờ tờ đờ lờ":

“Lâm thời” chỉ là tạm thời chứ không chính thức, còn “xử lý thường vụ” (chargé d’affaires) thì có hai loại. Một loại “xử lý thường vụ” là “lâm thời” (trong lúc ông đại sứ vắng mặt) mà cũng có loại “xử lý thường vụ” là “thường trực” nếu mối bang giao giữa hai nước chưa được tăng lên đến cấp đại sứ mà chỉ vẫn giữ ở cấp “xử lý thường vụ”.

VC xài “đại sứ quán” với “lãnh sự quán” cho nó “tàu vị yểu hiện đại” 100% luôn thay vì mình xài là “tòa đại sứ” và “tòa lãnh sự”. (“quán” chỉ là cái … “cửa tiệm” đại sứ hoặc lãnh sự của VC).

Trước đây ta gọi “secretary” là “tham vụ” còn VC nay gọi là “bí thư”. Dưới tham vụ nữa thì có “tùy viên” (attaché) và bây giờ hình những cũng vẫn gọi thế. Thông thường “tùy viên” không phải là nhân viên trong ngành ngoại giao mà là từ các ngành khác được biệt phái đi làm “tùy viên” về một lãnh vực nào đó cho các phái đoàn ngoại giao. Do đó, đại đa số các loại “tùy viên”, từ văn hóa, thương mại, cho đến quân sự, v.v. chính là ổ… “gián điệp”.

Chúc ma đàm cùng quý vị một cái "uých ken" vui vẻ!

passenger
08-10-2018, 03:09 PM
"Lâm" (臨) là rớt xuống, hạ xuống, như câu "Chúa quang lâm" gì đó trong thánh ca. Từ chữ "lâm" mà có chữ "lịm" là té xỉu như "chết lịm," hay "ngất lịm," hay "ngọt lịm," hay "tím lịm" nghĩa là tím quá chìm lỉm luôn.

"Bồn" (盆) là cái bồn tắm, nhà giàu mới có. Ai không có bồn mà đẻ trên giường thì gọi là "lâm sàng"; ai đẻ trên chiếu là "lâm tịch"; ai đẻ trong mưa thì hình như là "lâm râm."

Phố hạ nhà ta năm nay rộ mùa đẻ...
Mà "kiến thức lâm bồn" lại toàn từ các cụ học giả chưa từng được đẻ thử bao giờ mới ngộ!

hừ hừ, các cụ cứ việc đua nhau mà cười toe toét ear-to-ear đi nhá...
mốt mai rồi sẽ biết...:z45:



https://www.youtube.com/watch?v=J-H2mZJ-D3A

ốc
08-10-2018, 06:17 PM
Có chị Lú và Angie nữa mà.

"Phố hạ" nghe lạ quá, có phải nghĩa là "xóm dưới"?

passenger
08-10-2018, 07:11 PM
Tại sao lúc nào cũng cứ thích twist&turnaround tất cả mọi sự/mọi điều thế nhỉ?
Phố hạ có nghĩa là phố mùa hạ ấy, thưa cụ!
(trên với dưới, hừ!)

ốc
08-10-2018, 07:50 PM
Chắc tại mùa hạ. Nóng quá. Lỗi tại hạ thần.

- hạ thần: thần mùa hạ

Triển
08-10-2018, 09:19 PM
Chắc tại mùa hạ. Nóng quá. Lỗi tại hạ thần.

- hạ thần: thần mùa hạ

Chẳng lẽ hạ bộ là bộ mùa Hạ sao?

Triển
08-10-2018, 09:34 PM
Mà "kiến thức lâm bồn" lại toàn từ các cụ học giả chưa từng được đẻ thử bao giờ mới ngộ!


Thua thím Khách Lãng Tử là chắc luôn á.

Triển
08-10-2018, 09:37 PM
Đẻ ở làng gọi là lâm thôn

Thím Khách Lãng Tử than phiền đờn ông không biết lâm...kìa, nhuyễn nhừ luôn á:


https://www.youtube.com/watch?v=qusR2bmpbDI

passenger
08-11-2018, 06:06 AM
Thím Khách Lãng Tử than phiền đờn ông không biết lâm...


Tui ghét bất cứ ai gọi tui bằng thím!
(sấm nổ nghe còn êm tai hơn the echo of "thím xẩm"):z13:

Triển
08-11-2018, 06:27 AM
Tui ghét bất cứ ai gọi tui bằng thím!
(sấm nổ nghe còn êm tai hơn the echo of "thím xẩm"):z13:


Gọi bằng mợ chắc được thương?
OK: Mợ Khách Lãng Tử

ntđl
08-11-2018, 06:46 AM
*

Chào Pas. Pas chê danh xưng thím xẩm hử ? Vậy là pas đã thọc vào nỗi đau của nú mất dồi. Tại vì.. nú có tí xì dầu trong máu Pas à, nhưng... nú kịch liệt ghét tàu cộng.

Ô... cám ơn ông 008.
Vậy tui hiểu ra rồi, tham vụ hay đại biện chargé d"affaire, còn tùy viên attaché d'daffaire - một chuyên gia hổng phải ngoại giao chi ráo. Và tuỳ viên làm việc cho tham vụ heng.
Còn lâm thời là par interim hử, nghĩa là chỉ tạm thời trong khi chờ chánh thức để xử lý thường vụ.
Cũng tại ngôn ngữ việt thích tiếng hán việt đi kèm cho thêm vẻ văn hóa trang trọng thành lắm khi rồi nùi luôn.

Chừ đọc tiếng việt trong báo chợ, thậm chí trong cả các chương trình truyền thông chánh phủ (VOA, BBC...) lắm khi ngẩn người vì những term học thuật mới lạ, chưa nghe chưa thấy trước đây, như chữ đại biện kia kia. Đại ở đây chắc là từ chữ đại sứ, ông đại biện hẳn phải ngồi trong cái đại quán chớ hổng trong cái lãnh quán ha.

Có 1 term tui nghĩ rất khó mà hạp nổi với chủ nghĩa xã hội do dân làm chủ : Quan chức.
Quan chức của VC y hình là công chức, là đầy tớ nhơn dân. Hổng hiểu chữ quan ở đây thiệt sự là chi (chờ tự điển ốc phọot). Quan chỉ thấy thời phong kiến, do vua cắt cử ghế ngồi. Nay xã hội dân chủ mà có quan thì thiệt khó cắt nghĩa cho thông. Thành có lẽ nếu quan với ý quân chủ phong kiến, thì hẳn vua ở đây phải là chánh phủ trung ương do đảng lập ra. Họ nghe quen thì thấy thường, mình hổng quen thấy chướng.
Consul là công sứ, hổng biết gọi vậy vì chữ cồng cùng với chữ công một vần, hay công sứ ni y chang công sứ thời pháp thuộc, đại diện mẩu quốc trông coi con dân thuộc địa thời trước ? Sao hổng chế ra chữ mới luôn cho nhẹ lỗ tai heng ?

BTW...
bữa nay mới ngọn ngành nghe ra việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có dính líu tới ông đại biện slovakia gốc việt, lợi dụng xin máy bay chánh phủ, áp tải lậu tội đồ về cho nhơn dân ta sửa trị. Ngó bộ vụ ni sôi động à nha.
Nói nào ngay hồi mới nghe "vụ việc", tui có lơ là. Chuyện thổ phỉ đỏ thanh toán nội bộ vì ăn chia hổng đồng thôi, rồi đâu cũng lại vào đấy cả. Cứ để chúng giết nhau, nhiều nhiêu tốt nhiêu, chia năm xẻ bảy miết thì vây cánh sẽ yếu dần.
Nhưng ngó chừng cứ chết đứa này thì lại trồi lên đứa khác. Bè đảng ngày càng rối rắm cực kỳ, rễ vừa sâu vừa rườm rà thứ thiệt. Kết cuộc là... người dân trong nước lãnh đủ, hậu quả dài lâu.
Vụ ni nghe thày năm biểu có thể sẽ dính líu tranh chấp không chỉ giữa đức và VN, mà còn kéo thêm cả Slovakia nữa lận. The more the merrier... cho chúng tiêu dên lẹ.
Só ri, tiện thì nói ở đây luôn chớ lẽ ra phải qua quán bên mới hạp phong thổ.

Trở lợi với chữ nghĩa cho đúng :
Tui cố gắng, được nhiêu hay nhiêu, hổng xài chữ nghĩa VC, trừ khi bí quá. Thà rằng xài chữ ngoại quốc vậy mà bớt ấm ách hơn. Đọc tiếng việt của đám đỉnh cao y chang nhai cơm đầy sạn, gạo nàng hương đuôi chồn chi cũng hổng ngon ráo nữa vì vừa nhai vừa nhả sạn.
Hổng phải ai ở với chúng rồi cũng xài từ ngữ của chúng hết nha, nói vậy lầm chết. Đã có rất nhiều người sống miết với chúng từ biết lâu nay, nhưng chữ nghĩa vẫn giản dị ngắn gọn dễ hiểu như thường. Thành rồi nghe nói cái đám nhà nước nọ chúng rật một giọng ấm ớ dài dòng nhiêu khê u ám tối tăm ngôn từ, cũng bởi chúng học ít, thậm chí thiếu học, thành mới bắt chước lẫn nhau, rật một giọng từ trên xuống dưới, nhưng lại nghe kép cờ lờ mờ có bằng tiến sĩ gì đó lận, chớ đâu mà ít học nà, nên rồi chưa biết giải thích cách nào nữa nha.
Tui hỏi các cô các dì khi gập lợi, vì s ao còn giữ được cách nói giọng nói cũ y chang trước, thì nghe họ giả nhời : mình ít học thiếu văn hóa nên ngôn ngữ mới bình dân thiếu sang cả, sao giống như họ được ! Nói thế là nói thiệt hay đang mát mẻ ai mà biết cho đặng. Bắc kỷ quán quân chuyện móc máy xỏ xiên, đứng kế mấy ông bắc kỳ khi mô tui cũng lạnh cẳng dáo nạo. Và bắc kỳ ở đây là bắc kỳ thứ thiệt heng, chớ những vị đã lai rồi thì hổng kể, y chang nam kỳ hè mà lắm khi còn hơn thế nữa !

Nghe một ông chửi đổng, chửi thiệt (chửi xong rồi bắt tay làm huề), vẵn an lòng yên trí hơn một ông văn hoa thơ phú nhưng hổng biết đang khen hay đang chê, chưa chừng sau lưng mình còn lăm lăm con dao chờ đâm lút cán nữa lận. Hổng ớn sao đậng, chời ! Lại sai topic nữa, só di bà con.

Triển
08-11-2018, 07:07 AM
*

thím xẩm hử

Thím: người miền Nam gọi vợ của chú là thím, vợ của cậu là mợ.

Ngoài ra "Thím" là đại từ nhân xưng chỉ một người phụ nữ đã có chồng ở miền Nam khi nói chung chung (thím Sáu, thím Bảy, thím Tám ...v.v.v), chẳng có liên quan gì tới chữ xẩm của người tàu hết.

Chữ "xẩm" của người tàu là chữ "thím" của người Việt, tự dưng mang ghép vào nhau rồi tự động ghét với thương. :)

Thông thường thành kiến sẽ khiến người ta mù lòa.

passenger
08-11-2018, 07:22 AM
Gọi bằng mợ chắc được thương?
OK: Mợ Khách Lãng Tử

Tui mà dzám thương ông kẹ thì cái nồi súp của tôi chẳng còn một mẩu xương mà gặm í...
Xin pass ạ!:z13:

passenger
08-11-2018, 07:29 AM
*

Chào Pas. Pas chê danh xưng thím xẩm hử ? Vậy là pas đã thọc vào nỗi đau của nú mất dồi. Tại vì.. nú có tí xì dầu trong máu Pas à, nhưng... nú kịch liệt ghét tàu cộng.



Hello madame!

Pas cũng ưa ăn xì dầu ngày trăng chịu dzằm, nhưng ưa là một lẽ, còn bị gọi là "thím xẩm" lại là một lẽ khác ạ!
Cho dù madame có origin 100% xì dầu đi chăng nữa, liệu madame có thích nghe người ta kêu réo thím xẩm này, thím xẩm nọ hay không ạ?

Madame cứ tự nhiên lạc đề lung tung nhé, Pas nghĩ cụ chủ nhà là một mister Mars độ lượng, có lẽ sẽ không thèm chấp nhất lôi thôi như...
(ah, không nên vạch áo cho người xem lưng kẻo sẽ bị backfired ạ!):)

ốc
08-11-2018, 10:48 AM
Quan chức của VC y hình là công chức, là đầy tớ nhơn dân. Hổng hiểu chữ quan ở đây thiệt sự là chi (chờ tự điển ốc phọot). Quan chỉ thấy thời phong kiến, do vua cắt cử ghế ngồi. Nay xã hội dân chủ mà có quan thì thiệt khó cắt nghĩa cho thông. Thành có lẽ nếu quan với ý quân chủ phong kiến, thì hẳn vua ở đây phải là chánh phủ trung ương do đảng lập ra. Họ nghe quen thì thấy thường, mình hổng quen thấy chướng.

Thời này tổng thống cũng quyền cất cử ghế ngồi chứ. Như Trâm cất cử cho con cái làm nội quan trong phủ tổng thống, dù không có tài cán gì ngoài cái "quan hệ" gia đình. Tiếng Mỹ còn gọi là "nể bố tí" (nepotic).



Ngoài ra "Thím" là đại từ nhân xưng chỉ một người phụ nữ đã có chồng ở miền Nam khi nói chung chung (thím Sáu, thím Bảy, thím Tám ...v.v.v), chẳng có liên quan gì tới chữ xẩm của người tàu hết.

Chữ "xẩm" của người tàu là chữ "thím" của người Việt

- thím: từ chữ THẨM (嬸) đọc theo tiếng Quảng là "xẩm" còn đọc theo tiếng Quan là "sến" hay "sen" (nhạc sến là nhạc ỉ ôi mấy thím xẩm ưa nghe)

(còn tiếp)

Mang Mộc
08-11-2018, 12:02 PM
Chữ sến trong nhạc sến chắc là khác đó cụ ốc à. Bắt nguồn từ chữ sen (con sen = người làm). Mấy chị sến đó thường hay rủ nhau đi gánh nước ngoài phông tên, rồi la cà ở đó hát inh ỏi toàn nhạc yêu đương sắp chết đến nơi. Có thời gian, ở SG, chị kia cũng từng là người làm, có nhan sắc, mới lén ghi danh thi hoa hậu. Cuối cùng chị ấy về được mức á hậu 2 hay 3 gì đấy. Báo chi đăng rùm beng ... vừa tung hô vừa đập đổ vì khi phỏng vấn, chị ấy ăn nói lung tung. Báo chí ác bút thời đó gộp chung mấy chị sen đó là ma ri sến. Sến từ ngôn ngữ Việt chắc chắn không phải là "xẩm" hay "thẩm" của chệt, mà nó có gốc từ Tây .....

ốc
08-11-2018, 12:59 PM
Dạ, em cũng thấy nhiều người giải thích "nhạc sến" hệt như vậy, nhưng mà chả thấy ai giải thích được chữ "sen" từ đâu ra. Nếu mà nó từ tiếng Tây thì em tin chắc là dân Bắc kỳ đã đem dùng nhẵn thín, chứ không phải là dân Nam kỳ (nơi có các xóm làng của người Minh hương).

Em nghĩ cả hai "sen" và "sến" là một, và cả hai đã được dùng ở trong Nam từ trước khi có các quy ước chính tả cho chữ Quốc ngữ; về sau thì người ta mới thêm thắt các dấu sắc, dấu huyền hay dấy mũ ở trên các mẫu tự tiếng Việt rồi nhiều chữ cùng nghĩa bị đọc khác nhau.

Ở chỗ này người ta có nói về những cách phát âm chữ THẨM 嬸 theo các thứ tiếng nói địa phương:
https://en.wiktionary.org/wiki/%E5%AC%B8#Pronunciation




Mandarin (Pinyin): shěn (shen3)
Cantonese (Jyutping): sam2
Wu (Wiktionary): sen



Tất nhiên là không nên vội tin em. Nói như Tào tháo thì "Don't trust, re-verify." Em chỉ đưa các chứng cớ thôi, để cho mọi người tự do suy luận.

Mang Mộc
08-11-2018, 01:30 PM
Nếu sen = sến = xẩm = thím, thì “con sen” mà người miền nam dùng có vẻ hơi hỗn nhỉ? Vì xẩm = thím thì ít nhất là khơ khớ tuổi rồi. Chịu chết không thể nghiệm ra hay có thể thẩm định nguồn gốc của “chữ” vốn dĩ đã có linh hồn riêng của nó. Mà không lẽ, mấy chị mấy thím Minh Hương ngày xưa làm công việc “sen” nhiều đến độ để “sến” trở thành huyền thoại? Nói về tiếng Pháp, thì chưa biết giữa 2 miền bắc/nam nơi đâu sử dụng nhiều hơn. Bởi vì, theo như học sử, bắc kỳ là đất bảo hộ và thuộc về VN, còn miền nam là đất thuộc địa của Pháp. Việc nói tiếng Pháp thì vẻ như trong nam nhỉnh hơn thì phải.
Chữ sen khi nhìn sang tiếng Pháp quả là khg có chữ nào phát âm sát như tiếng Hán. Giờ thì bị cần phiu.

008
08-11-2018, 01:59 PM
Bẩm quý kụ,

Nói về “sến”, ôi, một tiếng gọi thật… trữ tình! Số là hồi nào đó trước đây tui có nghe lóm chiện người ta nên còn mài mại rằng “sến” chính là tên của một nữ minh tinh điện ảnh đóng trong phim “Anh Em Nhà Ma Cà Rồng”, í quên… “Anh Em Nhà Ca Ra Ma Zốp” (Karamazov) mới phải, nay còn gọi là “Anh Em Nhà Cờ Rờ Mờ Zờ”! Nhưng không nhớ ra được tên nguyên si của nữ minh tinh này là gì mà người ta lại gọi là "sến" nên tui mới “gái gú” một phát thì nó toàn ra… “trâm”, "trâm", "trâm".... nên phải “gú gồ” lần nữa về cuốn phim “Anh Em Nhà Cờ Rờ Mờ Zờ” này thì thấy tên… của thím đào này là “Maria Schell” hay đọc nôm na theo âm tiếng Việt là … "Ma ri sến"! Truyện kể rằng thím này cũng thuộc loại mặn mà nẩy nở hết sức huyền bí nên làm cho 2 ông anh em Cờ Rờ Mờ Zờ điên đảo thần hồn lúc nào rạt rào... tà niệm!


Do đó mà ta dùng tên của thím đào này là “ma ri sến” để gọi những “thẩm nương” nào lộ vẻ … huyền bí bốc lửa, và cũng chính vì cái mịt mù khói lửa này nên mới hay xảy ra chuyện các ngài như “trâm” thích thuê về làm “apprentice” việc nhà. Từ đó ta có nào là “ma ri sến”, “ma ri đờ la phông ten” (ra phông ten công cộng gánh nước về), “sến nương”, “sen” (“sen” thôi chứ không có “đầm” vì “sen đầm” nó lại là thứ khác!)


Wiki có đăng vài dòng lý lịch của Maria Schell như sau: https://en.wikipedia.org/wiki/Maria_Schell

Mang Mộc
08-11-2018, 02:49 PM
Bác Không Không Tắm ơi! Ở đây, chỉ có độc nhất 1 cụ là cụ Ốc. Còn ngoài ra thì sàn sàn với nhau cả. "Quý kụ" sẽ làm tổn thọ cả mớ!

ốc
08-11-2018, 02:56 PM
Nếu sen = sến = xẩm = thím, thì “con sen” mà người miền nam dùng có vẻ hơi hỗn nhỉ? Vì xẩm = thím thì ít nhất là khơ khớ tuổi rồi. Chịu chết không thể nghiệm ra hay có thể thẩm định nguồn gốc của “chữ” vốn dĩ đã có linh hồn riêng của nó. Mà không lẽ, mấy chị mấy thím Minh Hương ngày xưa làm công việc “sen” nhiều đến độ để “sến” trở thành huyền thoại? Nói về tiếng Pháp, thì chưa biết giữa 2 miền bắc/nam nơi đâu sử dụng nhiều hơn. Bởi vì, theo như học sử, bắc kỳ là đất bảo hộ và thuộc về VN, còn miền nam là đất thuộc địa của Pháp. Việc nói tiếng Pháp thì vẻ như trong nam nhỉnh hơn thì phải.

Gia đình người Tàu thì người giúp việc cũng Tàu luôn. Miền Nam có nhiều nhà giàu gốc Tàu lắm chứ. Có thể nhà giàu gọi người làm/người ở bằng "thẩm" hay "sen" cho lịch sự phú quý, rồi khi người Việt bắt chước dùng chữ đó thì nó đã mang nghĩa mới ("linh hồn riêng của nó"), vậy thì gọi "con sen" cũng ok nếu còn trẻ.

Riêng chuyện sử dụng tiếng Tây thì em tin là dân số ngoài Bắc thời Pháp bảo hộ còn đông hơn dân số trong Nam cả chục lần, trường dạy tiếng Pháp ở các thành phố Bắc kỳ chắc chắc nhiều hơn Nam kỳ. Những chữ Tây được Việt hóa đa số là do người Bắc sử dụng. Cứ nghe dân hai miền nói chuyện là biết.

Cách giải thích chữ "sến" của cụ 008 em thấy rất có lý. Em chỉ nghĩ là không phải tất cả những người đi gánh nước ở phông tên công cộng đều là người ở (con sen). Thời xưa nhiều nhà trung bình cũng không có đường ống nước dẫn về nhà riêng cho nên cũng phải đi hứng nước. Nhà bạn em ở đường Lê văn Duyệt Quận 3 thời 1980 cũng vẫn có cái phông tên cho cả xóm ra lấy.

ntđl
08-11-2018, 05:27 PM
*

Thưa qúi thày.
Tiếng nam kêu người giúp việc là con ở, từ verb ở đợ hay ở mướn.
Tiếng bắc mới là con sen mấy thày à.
Term con sen đã xuất hiện ngoài bắc từ lâu lắm dzồi, trước đệ nhị thế chiến lận, khi cô đào Maria Schell chưa kịp thành danh.
Mari sến nếu từ tên cô ni ra thì hăn phải trong nam, vì ngoài bắc sau 54 phim ảnh tây âu bị bác đảng kiểm duyệt cấm đoán dữ lắm lận, thành làm chi có phim Maria Schell chớp ngoài rạp để chết cái tên cho mấy người giúp việc đáng thương nớ.
Mấy thày ngó lợi coi phải tui nói sai hông ?
Maria Schell là người chong mộng của tui thời phim còn trắng đen, cô đẹp não nùng luôn, Maximilian Schell em cô cũng bảnh trai hết cỡ thợ mộc.
Chừ nhắc về cô, tui còn nhớ một phim quên tựa, kể chuyện thời đệ nhị thế chiến, mối tình của một quân nhơn khi tới làng và đóng bản doanh ngay tâi nhà cô, rồi họ phải lòng nhau, nhưng luân lý thời chiến đâu mà sáp lợi được. Tựa phim lâu quá tui quên rồi.
Sau này pháp cũng làm một phim tương tự Le silence de la mer, nhưng tui thấy hổng hay bằng.
Bữa nay thinh không nhớ lợi thời thơ dại cũ.
Yesterday, I was just... teenager !
Cám ơn thày Mộc cho vô tào lao qua giờ, cuối tuần ni ở không thành cũng rảnh.

Triển
08-11-2018, 09:18 PM
“con sen” mà người miền nam dùng có vẻ hơi hỗn nhỉ?

Người miền Nam nào dùng chữ "con sen" để chỉ người giúp việc? Nam đó chắc là Nam "tà(u) lao".

Triển
08-11-2018, 09:24 PM
Những chữ Tây được Việt hóa đa số là do người Bắc sử dụng. Cứ nghe dân hai miền nói chuyện là biết.

Ừa, người ta nói cái muỗng chứ cái gì mà cù-dìa. Cái nĩa chứ gì mà phốc-sét. Coi hát chớ hông có coi xi-nê.....

Mang Mộc
08-11-2018, 09:26 PM
Em nghĩ cả hai "sen" và "sến" là một, và cả hai đã được dùng ở trong Nam từ trước khi có các quy ước chính tả cho chữ Quốc ngữ...

Tất nhiên là không nên vội tin em. Nói như Tào tháo thì "Don't trust, re-verify." Em chỉ đưa các chứng cớ thôi, để cho mọi người tự do suy luận.
Nguồn ở trên đây. Tuy nhiên, phải nên hiểu ngầm là nếu đúng như cụ Ốc nói như thế .... thì sẽ như thế ....! Quy kết phông phải là ý, mà chỉ là tự hỏi. Khoan hẵng kết luận!

Mang Mộc
08-11-2018, 09:31 PM
Chính xác, chữ "con sen" from me. Sorry, lỗi tôi. Vậy người nam chắc gọi chị sen, hay cô sen?

phiulinh
08-11-2018, 10:01 PM
Sen chắc được trạy âm cụt từ tiếng Pháp servant. Thời Vn bị pháp thuộc.
Trong đầm gì đẹp bằng con sen...
Là lá la

Mang Mộc
08-11-2018, 10:29 PM
Ca dao này của VN, không biết bắt nguồn từ đâu: Bắc, Trung, hay Nam? Và từ thời nào? Rối mù luôn!

Cuộc đời thằng ở, con sen
Đã đói đã rách lại hèn tấm thân

Tám Râu
08-12-2018, 06:16 AM
Trong nhà ai đẹp bằng sen
Áo xanh quần trắng lại chen răng vàng

Ca dao mới

ốc
08-12-2018, 11:12 AM
Sen chắc được trạy âm cụt từ tiếng Pháp servant. Thời Vn bị pháp thuộc.
Nếu là từ chữ "servant" thì chắc phải có "con sen" với "thằng sen" luôn chị Linh à.

Trong Cơm Thầy Cơm Cơ (1936) nhà bác Vũ trọng Phụng có một nhân vật con sen. Vậy ngoài Bắc có chữ sen, (nhưng nhà em không có).

phiulinh
08-12-2018, 07:07 PM
Thật ra mình chỉ là bịa góp vui thôi chứ không biết gì đâu Mr. Sên-sắc ạ heheh.
Chúc các anh Sen tại gia tiếp tục thơm chữ:z5:

Triển
08-12-2018, 09:30 PM
Chúc các anh Sen tại gia tiếp tục thơm chữ:z5:

Có người để hầu hạ đã là may mắn rồi. Không phải ai cũng chìa lưng ra đưa đồng xu biểu cạo gió đâu. :)

Triển
08-12-2018, 09:41 PM
Chính xác, chữ "con sen" from me. Sorry, lỗi tôi. Vậy người nam chắc gọi chị sen, hay cô sen?

Nhà tui gọi chị giúp việc bằng tên. Chị Lánh, chị Hồng khi nói trực tiếp. Còn gọi ở ngôi từ nhân xưng thứ ba thì nói là người giúp việc. Cả chữ "người ở" người ta vẫn tránh dùng. Gia đình có khả năng mướn (thuê) người miền Nam ít khi miệt thị người có hoàn cảnh kinh tế thấp.

Ví dụ khác là tá điền. Các vựa lúa miền Nam phì nhiêu, màu mỡ. Chế độ chủ - tớ không hà khắc, cách biệt nhiều như ngoài Bắc cho nên giới "tiểu nông" không dễ bị Việt cộng giật dây như ngoài Bắc. Nếu mướn người giúp việc vô nhà để giữ con thì gọi là "chị giữ em" chứ cũng không gọi là "chị vú" như ngoài Bắc. Chữ "con" áp với sen hay ở là bày tỏ thái độ khinh miệt của người làm chủ. Ở miền Nam người ta nhẹ nhàng hơn. Ít có chuyện cay cú, phân biệt rạch ròi như ngoài Bắc.

ốc
08-12-2018, 11:19 PM
Anh Sơn là người Huế cũng không gọi "con sen." Ví dụ như trong bài "Ru tình" này tặng cho "người giúp việc" nhà ảnh.

Ru em đầu cơn gió
em hong tóc bên hồ
khi sen Hồng* tới ở
nụ đời ôi thơm quá
...


*chắc là chị Hồng Nhung

Triển
08-12-2018, 11:30 PM
*chắc là chị Hồng Nhung


Trong nhà ai đẹp bằng sen
Áo xanh quần trắng lại chen răng vàng

Ca dao mới


Vậy kết luận là bà Hồng Nhung răng giả. Thấy bả hát mấy bài TCS nhe răng trắng tươi.

ốc
08-12-2018, 11:36 PM
Chữ "con" áp với sen hay ở là bày tỏ thái độ khinh miệt của người làm chủ. Ở miền Nam người ta nhẹ nhàng hơn. Ít có chuyện cay cú, phân biệt rạch ròi như ngoài Bắc.

Ngày xưa ít chữ để mà dùng hơn ngày nay, mà cái "thái độ" nó biểu lộ trong giọng nói nhiều hơn trong chữ. Nếu gọi là "giúp việc" thì không chính xác, tại vì hoàn cảnh bắt buộc phải làm chứ ai rảnh mà "giúp việc" người dưng cả ngày, cả đời? Nhiều khi bạn bè thân thiết vẫn gọi nhau với chữ "con" áp với tên.

- con: từ chữ CÔN (昆) nghĩa là con cháu trong gia đình
https://en.wiktionary.org/wiki/%E6%98%86#Vietnamese
(https://en.wiktionary.org/wiki/%E6%98%86#Vietnamese)
(còn tiếp)

Triển
08-12-2018, 11:42 PM
Nếu gọi là "giúp việc" thì không chính xác, tại vì hoàn cảnh bắt buộc phải làm chứ ai rảnh mà "giúp việc" người dưng cả ngày, cả đời? Nhiều khi bạn bè thân thiết vẫn gọi nhau với chữ "con" áp với tên.

Nếu không phải giúp việc thì chẳng lẽ là ban việc? Cái "thái độ" được biểu lộ qua ngôn ngữ. Ví dụ: di dân lậu và người di dân bất hợp pháp là hai cách nói cùng ám chỉ một loại người nhưng biểu hiện hai thái độ khác nhau.

Bạn bè thân thiết không coi nhau như người giúp việc. Chữ con đó để phân biệt với thằng, chỉ nêu lên vấn đề giống đực cái. ;)

ntđl
08-13-2018, 07:02 AM
*
Quotẹ
Chữ con đó để phân biệt với thằng, chỉ nêu lên vấn đề giống đực cái.

Thày năm ôi.
Tiếng diệc mình vốn phong phú thày năm à. Tui đọc sách và biết được chữ "con" có hai nghĩa theo văn phạm. Nó là loại từ (article trong pháp ngữ)
Gọi là con khi nó đụng đây. Thí dụ con người, con thú, con... chim.
Gọi là cái khi nó tự ên hổng nhúc nhích. Thí dũ vật dụng hàng ngày (bàn ghế xe cộ..v.v)

Trong danh xưng con chỉ giống cái, để phân biệt với thằng là giống đực.
Đối thoại hàng ngày, con dùng cho người nhỏ tuổi hơn mình, con Hoa, con nhỏ này,
Bằng như sàn sàn thì con còn mang tánh thân mật (con Lú...)
Thường trong xưng hô người nam xài nghĩa chữ như vậy, hổng phân chia "sâu rộng sâu sắc" như người bắc.

Để chỉ chuyện đực cái, bắc kỳ gọi đờn bà trẻ (thua tuổi) và đám bé gái là cái, cái Hoa cái Lựu cái Phấn...
Khi xài chữ con là đã nhiều ít coi thường : con ranh, con giậc, cái con Hoa ấy.
Chừng đối diện trực tiếp thì con biến thành cô (lịch sự) hay lắm khi còn biến luôn thành chị (hổng thèm lịch sự vì đã có ý coi thường) "tôi báo cho cô biết" có nuance khác với "tôi báo cho chị biết".
Khi chị biến thành nhà chị (tôi báo cho nhà chị biết) thì đã hàm ý gây hấn rồi.

Sen là chữ người bắc (và chỉ người bắc thôi thày mộc à) chỉ người ở đợ, ở mướn, và vì là người làm người giúp việc nên đã là (phải là) con sen chớ hổng cô sen chị sen đặng. Nguồn gốc chữ sen theo tự điển ốc phọt là từ tiếng tàu heng.
Chủ thì người miền nào cũng có người này người nọ, nhưng có lẽ vì sách vở tự lực văn đoàn đã nêu lên những bất công xã hội giữa chủ tớ, thành ra những áng văn chương nọ đã để lợi trong lòng độc giả các thành kiến giai cấp nặng chịch chăng ?

Tui nói vậy là vì... má dạy tui học tiếng việt bằng tiểu thuyết TLVĐ.
Tối tối má ngồi khâu vá bên đèn (hổng đèn dẩu heng, thời tui đã bắt đầu có đèn măng xông) Và tui ngồi sát bên uýnh vần đọc chữ. Chừng lớn dọng dọng tui phải đọc truyện hầu bà, đọc miết tới nhuyễn nhừ luôn - những chuyện bà cũng nhuyễn nhừ y chang mà hổng hiểu sao cứ thích nghe đi nghe lợi - Nói vầy rồi thinh không nhớ má hết biết !

*

Xin phép thày mộc cho tui leo rào chuyện ni luôn.
Thày năm. Di dân là người dân di cư từ xứ khác tới. Di dân hợp pháp là di dân có giấy tờ công nhận đàng hoàng. Lậu hay chui hổng có miếng giấy lận lưng, nghĩa là trên nguyên tắc hành chánh, họ không hề, chưa hề hiện hữu. Tui không nghĩ không thấy có dị biệt giữa term di dân bất phợp pháp và di dân lậu di dân chui, thày năm à.Thành chuyện di biệt ni có lẽ cũng là... xấu đẹp tuỳ người đối diện.
Di dân, bất kể hợp pháp hay không hợp pháp đều là người cực chẳng đã mới phải bỏ xứ ra đi đậng tìm cuộc sống mới, an lành ơn về kinh tế chánh trị an sanh xã hội v.v.

Di dân lậu là chuyện có từ thời nẳm, đã hổng thành, chưa hề thành vấn đề. Mãi cho tới thời này thì mọi việc trở thành rối rắm, từ tình trạng bất ổn xảy ra trên toàn thế giới. Di dân lậu trở thành phong trào, tràn đại qua biên giới. Các xứ hàng xóm thinh không phải tiếp nhận "quá tải" (từng đợt), gây khó khăn cho chánh quyền sở tại trong tổ chức điều hành tiếp nhận di dân. Thế là có màn thanh lọc rất là... vô nhơn đạo !
Tui hổng nói cho xứ Đức của thày năm và xứ mẽo của thày ốc, là những xứ giàu có và đông dân. Tui nói cho xứ diên là đất tui đang tạm trú (hợp pháp) vửa nhỏ vừa nghèo hơn rất nhiều. Tới đông nên đã sanh rất nhiều lúng túng bất ngờ không tính toán nổi. Vấn đề nó là như vậy và chỉ như vậy. Xin đùng nói tui đang cổ xúy cho phòng trào bài thị di dân thì tội cho tui lắm lận..
Mới tuần trước đây thôi, truyền thông báo giới loan tin việc trục xuất một di dân, hổng rõ trục vì tội lậu hay vì phạm pháp. Ra tới phi trường thì sanh ẩu đả với nhơn viên di trú áp tải ông ta. Rồi thì... ông ấy tắc thở tại chỗ (hổng rõ tại phi trường hay trong máy bay nữa lận. Cách nào đi nữa thì đây cũng là chuyện thương tâm. Chỉ vì muốn ở lợi mà rồi mất mạng !.

Tui hiểu cái nguyên tắc của thày năm và thày ốc về vấn để di dân, và đây là chuyện rất đúng, đầy chánh nghĩa là khác.
Thành ra rồi... ai nói khác là hai thày nóng mật liền. Nhưng cái tưởng rằng khác ấy, thiệt ra nó rất fit với nguyên tắc của hai thày, khác nếu có chỉ là cách trình bày và giải thích sự việc.
Xin hết chuyện di dân luôn heng. Trận trọng.

Đậu
08-13-2018, 08:18 AM
Em biết có hai chữ "sen" trong tiếng Việt. Một chữ "sen" có từ ngàn xưa, và một chữ "sen" khác mới góp mặt khoảng hai trăm năm nay. Chữ "sen" xưa cũ có mặt trong câu ca dao "bỏ quên cái áo trên cành hoa sen";

Còn chữ "sen" tân thời thì có cội nguồn từ chữ "sen đầm". "sen đầm" là lối đọc trại âm từ chủ "gendarme'. "Sen đầm" là hiến binh, là cảnh sát là "đầy tớ của nhân dân". Thì như làm vậy, người ở đợ, đầy tớ cư trú trong nhà nhân dân cũng là "sen đầm'. Goi "sen đầm' thì dài giòng văn tự và khiến nhà nước bảo hộ hiểu nhầm là có thái độ chế nhạo chánh quyền.Việc hiểu sai này chắc chắn sẽ gây rắc rối. Thành ra chữ "sen đầm'' vào một ngày đẹp giời đă biến thành 'sen' cho ngắn gọn nhanh.

Nhạc "sến" có cội nguồn từ cây Đờn sến. Đờn sến có hai giây. Mặt thùng đờn là hình hoa mai sáu cánh. Nom không giống ai và rất sến. Kỹ thuật chơi đờn sến đặt nặng ở nét luyến lấy nhấn vuốt.

Nhạc "sến" cũng nặng về luyến láy, sau này còn có phần lơi nữa. Hát nhạc sến mà không luyến láy thì coi như hỏng một nửa. Hát hỏng chừng dăm bận thì chả còn ai mời hát sô nữa .

Triển
08-13-2018, 11:01 AM
*
Thày năm ôi.

Trong danh xưng con chỉ giống cái, để phân biệt với thằng là giống đực.


Ngẫm nghĩ lợi thấy cũng trật. Hồi đó học đệ tam có "3 con nhỏ" trong lớp, tui kêu chúng nó bằng "con Thành, con Tú và con Hùng". Thật ra tụi nó là nam giới, ít ra là cha mẹ chúng tưởng vậy, nên xin vô trường nam, nhưng mà hình như chúng nó lại cái hay giới thứ 3 như ngày nay phát hiện không chừng, ăn mặc diêm dúa, đi đứng ẹo ẹo, nói chuyện như thái giám trong phinh tàu. Trong lớp tụi tui kêu chúng bằng 3 con nhỏ đó.
Bây giờ mới biết mình sai, vì tính ra có thể theo khoa học cơ thể chúng nó không biết là con hay thằng. Mình nói bậy vậy chắc chúng nó buồn tới bây giờ há.

Mang Mộc
08-13-2018, 11:09 AM
Sen là chữ người bắc (và chỉ người bắc thôi thày mộc à) chỉ người ở đợ, ở mướn, và vì là người làm người giúp việc nên đã là (phải là) con sen chớ hổng cô sen chị sen đặng. Nguồn gốc chữ sen theo tự điển ốc phọt là từ tiếng tàu heng.
Chủ thì người miền nào cũng có người này người nọ, nhưng có lẽ vì sách vở tự lực văn đoàn đã nêu lên những bất công xã hội giữa chủ tớ, thành ra những áng văn chương nọ đã để lợi trong lòng độc giả các thành kiến giai cấp nặng chịch chăng ?

Tui nói vậy là vì... má dạy tui học tiếng việt bằng tiểu thuyết TLVĐ.
Tối tối má ngồi khâu vá bên đèn (hổng đèn dẩu heng, thời tui đã bắt đầu có đèn măng xông) Và tui ngồi sát bên uýnh vần đọc chữ. Chừng lớn dọng dọng tui phải đọc truyện hầu bà, đọc miết tới nhuyễn nhừ luôn - những chuyện bà cũng nhuyễn nhừ y chang mà hổng hiểu sao cứ thích nghe đi nghe lợi - Nói vầy rồi thinh không nhớ má hết biết !


Vậy chữ "sen" coi như là đa số người miền Bắc dùng rồi. Còn nó có gốc từ servante hay sên, sển, sến, thẩm, thím gì cũng NO CELERY ALUMINIUM.
Đọc Phi Việt, Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc cũng có nhiều đoạn nặng nề giữa chủ và người làm (nữ), chứ không hẳn chỉ từ TLVĐ với mục đích đả cái cũ và phong kiến. Vả lại, con người từ sinh ra vốn đã có khác biệt về tánh nết, cách cư xử. Nhìn theo gia đình của một vài thì không thể quy kết là tất cả đều thế. Có ai đã sống hoặc từng ở trong 100 gia đình khác nhau chưa? Để mà biết "tất cả như một"? Nếu cho rằng Bắc kỳ thì vạ đâu cũng tham cũng đểu, Nam kỳ thì vạ đâu cũng nhậu, cũng chửi thề, phun nước bọt ra đường phèn phẹt, thì rất sai lầm. Không ai có thể làm research cho sự khác biệt cá tánh và cư xử được. Chỉ nên đại khái, đại khái thôi .... Gia đình tôi chính hiệu Bắc kỳ, mà tôi coi như Nam kỳ 99.9% ngoại trừ cách phát âm (mà có lẽ tôi sống ở miền nam VN còn nhiều hơn anh TC và chị Lú nữa). Tôi cũng đâu biết chính xác "mother" gì!

BTW, chị Lú, cứ coi thread này như khu vực Xóm Mới, Bình Triệu, Gò Vấp mùa loạn đi. Xả tỉnh và tự nhiên. IT IS NOT MINE. It belongs to all. Xin phép làm tui nhột!

Mang Mộc
08-13-2018, 11:21 AM
Nhà tui gọi chị giúp việc bằng tên. Chị Lánh, chị Hồng khi nói trực tiếp. Còn gọi ở ngôi từ nhân xưng thứ ba thì nói là người giúp việc. Cả chữ "người ở" người ta vẫn tránh dùng. Gia đình có khả năng mướn (thuê) người miền Nam ít khi miệt thị người có hoàn cảnh kinh tế thấp.

Ví dụ khác là tá điền. Các vựa lúa miền Nam phì nhiêu, màu mỡ. Chế độ chủ - tớ không hà khắc, cách biệt nhiều như ngoài Bắc cho nên giới "tiểu nông" không dễ bị Việt cộng giật dây như ngoài Bắc. Nếu mướn người giúp việc vô nhà để giữ con thì gọi là "chị giữ em" chứ cũng không gọi là "chị vú" như ngoài Bắc. Chữ "con" áp với sen hay ở là bày tỏ thái độ khinh miệt của người làm chủ. Ở miền Nam người ta nhẹ nhàng hơn. Ít có chuyện cay cú, phân biệt rạch ròi như ngoài Bắc.
Đã đọc. Cảm ơn anh.

SauDong
08-13-2018, 01:07 PM
thấy mấy bác bàn lựng về Sen mà tui nhớ bài thơ về Sen học được thuở nào. Bây giờ qua xứ Mẽo thấy càng đúng hơn nữa

"trong nhà gì đẹp bằng Sen
Mắt xanh da trắng lại chen tóc vàng"

Đậu
08-13-2018, 01:47 PM
Sen này chắc chắn là "Sen đầm"
"Tóc vàng da trắng mắt xanh
Gần lò mà chả hôi tanh mùi lò"


* lò = bếp lò

ốc
08-13-2018, 01:53 PM
Ở bên Cam bu chia thì Sen không phải làm đầy tớ mà cưỡi trên đầu trên cổ người ta. (https://en.wikipedia.org/wiki/Hun_Sen)

- đầy: từ chữ ĐÀI (儓) nghĩa là người hầu, nô tỳ
- tớ: từ chữ TÁ (借) nghĩa là giúp đỡ, nhờ vả

(còn tiếp)

Đậu
08-14-2018, 07:34 AM
Bên Hàn Quốc có chữ O-Sin để chỉ người giúp việc nữ. Có nhẽ chữ này mượn từ Việt Nam vì nghe rất giống chứ "O Sen" của người Huế mình thường nói.

Triển
08-14-2018, 09:44 AM
Bên Hàn Quốc

phinh Nhựt Bổn (https://en.wikipedia.org/wiki/Oshin):

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/d/dd/Oshin_poster.jpg

ốc
08-14-2018, 02:10 PM
Bên Hàn Quốc có chữ O-Sin để chỉ người giúp việc nữ. Có nhẽ chữ này mượn từ Việt Nam vì nghe rất giống chứ "O Sen" của người Huế mình thường nói.

Đúng rồi, chữ “o” nghĩa là “thím” đấy chứ còn gì nữa. Nhưng gọi là “o” thì không ai giận.

- o: từ tiếng Thái (อา) nghĩa là thím
https://en.wiktionary.org/wiki/อา#Thai

(còn tiếp)

Triển
08-14-2018, 10:01 PM
Đúng rồi, chữ “o” nghĩa là “thím” đấy chứ còn gì nữa. Nhưng gọi là “o” thì không ai giận.

- o: từ tiếng Thái (อา) nghĩa là thím
https://en.wiktionary.org/wiki/อา#Thai

(còn tiếp)

o là cô mà. Hình như thím là ... mệ gái.

ốc
08-15-2018, 03:45 PM
No first aluminum (or maybe steel).

Chữ "o" với chữ "thím" có thể dùng cho người dưng, lúc đó không nhất thiết là "cô" (ruột hay có họ hàng).

Triển
08-15-2018, 09:14 PM
không nhất thiết là "cô" (ruột hay có họ hàng).
đúng rồi, o "du kít" nhỏ đã chứng minh điều này.

008
08-15-2018, 09:34 PM
Vậy là "o sin" đó là tiếng... Cao Ly Quốc đó à? Bấy lâu nay tui mò mẫn hoài vẫn không biết nguồn gốc của "o phạm tội" này là từ đâu ra!