PDA

View Full Version : Nhạc tám



Pages : [1] 2 3

gun_ho
11-19-2011, 09:53 AM
http://farm8.staticflickr.com/7021/6794144359_645dbb2204_z.jpg



Nhạc tám là chi ? Là tám về nhạc, là tán chuyện tùm lum tà la về "hardware" của nhạc. Nói chuyện về cái đờn, kỹ thuật nhạc cụ hay là chữ nghĩa, các thuật ngữ của nhạc ..vân vân....

Thậm chí khen chê, phê bình một phong cách, so sánh hai thời kỳ hay phân tích một bản nhạc mình thích cũng rất nên đăng trong quán Nhạc tám này.

Xin mời các bạn, cô ăn gì, em linh, anh Triển , em Gió cùng các bạn, các bác ai muốn trao đổi, tám chuyện nhạc thì vào đây tham gia.

Trân trọng.

gun_ho
11-19-2011, 10:57 AM
Cách nay không lâu, bên phố 3 tôi thấy chị Vy dùng chữ Si giảm gì đó, ngứa ngáy tính nhảy vào nhưng kìm lại được và chờ đến ngày hôm nay mới đem ra bàn ở mục này.

Trong thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, các chữ thăng, giáng, tăng và giảm có ý nghĩa khác nhau và hoàn toàn không thể dùng chung lộn được.

Nhưng ngày xưa, các ông bà tốt nghiệp Concervatoire de Ba lê về nhà thường hay phát ngôn là dièse , là bémol vân vân...ngày ấy xưa rồi, nay ta lại qua Mỹ ở và thế là lại nghe toàn là "bén với bằng" ( sharp (♯), flat (♭)) và đó là cái mà tiếng Việt gọi là Thăng hay Giáng.

Vậy còn tăng và giảm là gì ? Khi nào dùng tới mấy chữ này ?

Ai muốn đối chiếu với tiếng Anh cho dễ hiểu thì xin thưa nó là augmented và diminished bên tiếng Anh. Ai muốn biết thêm chi tiết khi nào dùng chữ này, khi nào dùng chữ kia thì xin mời đi gặp anh Gú , ảnh sẽ chỉ dẫn đầu đuôi.

gun_ho
11-19-2011, 02:42 PM
Khi nói đến âm thanh, ta nghĩ đến sự rung động của sợi dây đàn chẳng hạn, nhưng nếu ta có thì giờ đi sâu xa hơn, phân tách và mổ xẻ cái âm thanh đó ra xem thử bên trong nó là cái gì cũng là một điều hay hay . Nhưng hiểu biết bản chất của âm thanh sẽ chẳng giúp cho ta hát hay, đàn giỏi hơn tí nào cả, thế mới đáng buồn .

----------------

Yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo ra âm thanh là vật rung. Bạn nhìn sợi dây đàn guitar đang rung, cái dăm kèn rung thì đó là vật đang rung theo một chu kỳ nào đó , là nguồn phát ra âm thanh. Nhưng rồi bạn hỏi : tôi hát hò lung tung, có thấy cái gì rung đâu nào? Có chứ, bạn để nhẹ ngón tay lên thanh quản và hát thử, sẽ thấy ở khu vực này rung nhè nhẹ ..
Nhưng cái đàn guitar điện mà rút cái cắm điện ra , thấy sợi dây cũng rung tít lên mà có nghe thấy gì đâu? À, là vì không có hộp cộng hưởng, nói nôm na là phuơng tiện khuếch đại sự rung động đó cho lớn lên, đủ lớn để tai con người có thể nghe được, đó là chưa nói đến môi trường không khí dẫn truyền sóng âm từ vật rung, hộp cộng hưởng đến tai người nghe .

Nói đến hộp cộng hưởng như thùng đàn chẳng hạn, ta cũng còn phải nghĩ đến cái phòng, cái đại sảnh mà ta đứng trong đó để đàn hát , trình diễn. Vì ngoài cái sợi dây rung cùng với cái hộp đàn, cái thanh quản của ta với vòm họng, môi miệng của ta, còn nhờ có sự cộng hưởng của cái hộp cộng hưởng to lớn, là cái phòng lớn, cái đại sảnh chuyên dành cho trình tấu âm nhạc thì mới khuếch đại âm thanh của ta tối đa và đưa âm thanh đến tai người nghe hữu hiệu.
Nếu ngày nay, ta bắt quý ca sĩ karaoke bỏ cái đùi gà xuống, tắt cái ampli và chạy ra ngoài sân hát chay ngoài trời với cái guitar thùng thì chắc là rất nhiều ca sĩ bỏ nghề lắm chứ chơi (đó là chưa nói vụ không có màn ảnh để dòm chữ hát theo .....)


còn tiếp....

angie
11-19-2011, 03:03 PM
Nhưng ngày xưa, các ông bà tốt nghiệp Concervatoire de Ba lê về nhà thường hay phát ngôn là dièse , là bémol vân vân...ngày ấy xưa rồi, nay ta lại qua Mỹ ở và thế là lại nghe toàn là "bén với bằng" ( sharp (♯), flat (♭)) và đó là cái mà tiếng Việt gọi là Thăng hay Giáng.

Vậy còn tăng và giảm là gì ? Khi nào dùng tới mấy chữ này ?

Ai muốn đối chiếu với tiếng Anh cho dễ hiểu thì xin thưa nó là augmented và diminished bên tiếng Anh. Ai muốn biết thêm chi tiết khi nào dùng chữ này, khi nào dùng chữ kia thì xin mời đi gặp anh Gú , ảnh sẽ chỉ dẫn đầu đuôi.
http://www.youtube.com/watch?v=jaMA8LWW3C0Đây là bản étude nốt đen của Chopin toàn thăng với giáng không đó.


Coi xong cái đó tự nhiên thấy chơi băngd trái cam cũng được.
http://www.youtube.com/watch?v=qoIxkecBf48

angie
11-19-2011, 03:29 PM
http://www.youtube.com/watch?v=hc4ZG3SwvsI còn bản étude chromatic thăng giáng thường loạn cào cào thì tiếng Việt kêu là gì nhỉ?

angie
11-19-2011, 03:47 PM
Nói đến hộp cộng hưởng như thùng đàn chẳng hạn, ta cũng còn phải nghĩ đến cái phòng, cái đại sảnh mà ta đứng trong đó để đàn hát , trình diễn. Vì ngoài cái sợi dây rung cùng với cái hộp đàn, cái thanh quản của ta với vòm họng, môi miệng của ta, còn nhờ có sự cộng hưởng của cái hộp cộng hưởng to lớn, là cái phòng lớn, cái đại sảnh chuyên dành cho trình tấu âm nhạc thì mới khuếch đại âm thanh của ta tối đa và đưa âm thanh đến tai người nghe hữu hiệu.
Nếu ngày nay, ta bắt quý ca sĩ karaoke bỏ cái đùi gà xuống, tắt cái ampli và chạy ra ngoài sân hát chay ngoài trời với cái guitar thùng thì chắc là rất nhiều ca sĩ bỏ nghề lắm chứ chơi (đó là chưa nói vụ không có màn ảnh để dòm chữ hát theo .....)Anh G nhắc vụ này làm tui nhớ hồi còn ở Saigon có lần bà chị tui nói ở đâu đó hội trường cúp điện bà con ca hát chẳng ai nghe thấy chỉ có một người hát là nghe rõ mồn một, ông Quốc Trụ, giọng bass trưởng khoa thanh nhạc nhạc việc SG. Hẳn bà con biết tên Trần Như Vĩnh Lạc, MC trong DVD. Hồi đó mẹ hắn là giáo sư piano ở trường quốc gia âm nhạc, còn hắn là con lai cho nên không được vào học chính thức nhưng là người đệm đàn chính cho ông Quốc Trụ và trong các lớp ông dạy buổi tối. Theo lời ông Quốc Trụ, sinh viên thanh nhạc được cấp 23 kg gạo một tháng trong khi chỉ tiêu cho sv nhạc thường là 10kg thôi. Không đủ ăn là không có sức hát. Khi hát thanh nhạc phải lấy hơi thật sâu cho nên người ta hát hết lòng hết dạ chứ không ai gân cổ lên, có ai nói là phải hát hết cổ bao giờ không? Ai lại hát hết cổ bao giờ chửa. Đó là lời ông Đào Quốc Trụ.

gun_ho
11-19-2011, 04:14 PM
Tôi từng được nghe ông Quốc Trụ biểu diễn ở Nhạc Viện thành phố.

Năm đó tui lượm được cây cello copy Francesco Ruggieri nên bày đặt đi học với cô Anh Thư (nhà gần Hàng Xanh) và bổ túc phong cách violon Nga với anh Bùi công Thành, ngày đó anh Thành mới từ Liên Xô về, cùng với ông Quốc Trụ tổ chức một buổi biểu diễn và được cô Thư giới thiệu để đi coi
Đúng là giọng Quốc Trụ nghe rất hùng mạnh và vang vọng, có người nói ông có thể hát rung cửa kính và tôi tin điều này.

Coi xong buổi diễn, đạp xe đạp 50km về nhà khát nước chết bà, ghé nghĩa trang quân đội cũ xuống ruộng uống nước rồi đạp tiếp ...

Angie
11-19-2011, 04:27 PM
Lại nói về cái ông Quốc Trụ ấy, có bữa ông tự nhiên nói chuyện với Vĩnh Lạc kêu "hát bài ấy cắn phải lưỡi mấy lần, nghe lại đĩa... ông ấy hát chậm hơn". Hóa ra là ông đang tập bài Phí-ga-rồ Vĩnh Lạc dịch sang tiếng Việt. Tên VL này giỏi nhiều thứ tiếng và khả năng văn thơ rất phong phú và dịch tất cả mọi thứ sang tiếng Việt trong trường nhạc.

HoangVan
11-19-2011, 06:04 PM
... Hẳn bà con biết tên Trần Như Vĩnh Lạc, MC trong DVD. Hồi đó mẹ hắn là giáo sư piano ở trường quốc gia âm nhạc, còn hắn là con lai cho nên không được vào học chính thức nhưng là người đệm đàn chính cho ông Quốc Trụ và trong các lớp ông dạy buổi tối ...



tôi không rành về Vĩnh Lạc và cũng không theo dõi tin tức cộng đồng VN bên Mỹ nên không hiểu rõ vì sao Angie gọi "tên TNVL" và "hắn" ... :)
... Angie có thể cho biết lý do không ?... ~o)

angie
11-19-2011, 06:17 PM
Tại hắn là người quen cũ. Và dĩ nhiên có lý do cá nhân nữa.

HoangVan
11-19-2011, 06:19 PM
... :) ...

angie
11-19-2011, 06:27 PM
http://dactrung.net/Bai-bv-955-Mot_thanh_cong_bat_ngo.aspx
Mời bà con đọc thêm về TNVL

Coi lại bài này, TNVL hình như nhỏ hơn anh Cả cỡ mấy trăm ngày sao bị kêu bằng Ông, tội nghiệp hông.

HoangVan
11-19-2011, 08:48 PM
... :) ...

Triển
11-19-2011, 10:04 PM
Khi nói đến âm thanh, ta nghĩ đến sự rung động của sợi dây đàn chẳng hạn, nhưng nếu ta có thì giờ đi sâu xa hơn, phân tách và mổ xẻ cái âm thanh đó ra xem thử bên trong nó là cái gì cũng là một điều hay hay . Nhưng hiểu biết bản chất của âm thanh sẽ chẳng giúp cho ta hát hay, đàn giỏi hơn tí nào cả, thế mới đáng buồn .

----------------

Yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo ra âm thanh là vật rung. Bạn nhìn sợi dây đàn guitar đang rung, cái dăm kèn rung thì đó là vật đang rung theo một chu kỳ nào đó , là nguồn phát ra âm thanh. Nhưng rồi bạn hỏi : tôi hát hò lung tung, có thấy cái gì rung đâu nào? Có chứ, bạn để nhẹ ngón tay lên thanh quản và hát thử, sẽ thấy ở khu vực này rung nhè nhẹ ..
Nhưng cái đàn guitar điện mà rút cái cắm điện ra , thấy sợi dây cũng rung tít lên mà có nghe thấy gì đâu? À, là vì không có hộp cộng hưởng, nói nôm na là phuơng tiện khuếch đại sự rung động đó cho lớn lên, đủ lớn để tai con người có thể nghe được, đó là chưa nói đến môi trường không khí dẫn truyền sóng âm từ vật rung, hộp cộng hưởng đến tai người nghe .

Nói đến hộp cộng hưởng như thùng đàn chẳng hạn, ta cũng còn phải nghĩ đến cái phòng, cái đại sảnh mà ta đứng trong đó để đàn hát , trình diễn. Vì ngoài cái sợi dây rung cùng với cái hộp đàn, cái thanh quản của ta với vòm họng, môi miệng của ta, còn nhờ có sự cộng hưởng của cái hộp cộng hưởng to lớn, là cái phòng lớn, cái đại sảnh chuyên dành cho trình tấu âm nhạc thì mới khuếch đại âm thanh của ta tối đa và đưa âm thanh đến tai người nghe hữu hiệu.
Nếu ngày nay, ta bắt quý ca sĩ karaoke bỏ cái đùi gà xuống, tắt cái ampli và chạy ra ngoài sân hát chay ngoài trời với cái guitar thùng thì chắc là rất nhiều ca sĩ bỏ nghề lắm chứ chơi (đó là chưa nói vụ không có màn ảnh để dòm chữ hát theo .....)


còn tiếp....

anh Súng,

dường như từ ngữ trong thanh nhạc diễn tả sự giao thoa sóng âm thanh, chỉ sự cộng hưởng như anh viết bên trên, được gọi là cộng minh (âm thanh giao thoa trong các hang hốc trên xương mặt = xoang). Sách thanh nhạc thì gọi là cộng minh đầu (do các xoang nằm trên đầu). Có thầy bàn thì viết thêm hai chiêu thức cộng minh bụng, ngực. Tôi hơi nghi ngờ vụ cộng minh bụng, và ngực. Âm thanh mà vang trong bụng ngoại trừ lúc đói bụng thì óc ách rột rẹt, chứ âm thanh vang trong bụng làm thế nào để thoát ra cho sáng (trong từ ngữ tây ban cầm, thùng đàn làm dở, không vang thường bị đùa là đàn điếc)

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e8/Paranasal_sinuses_numbers.svg
(các hang hốc trên vùng xương mặt = xoang. Nguồn: wiki)

gun_ho
11-19-2011, 10:18 PM
Anh Triển.

Anh viết rất chính xác, trong thanh nhạc người ta hay dùng chữ cộng minh để chỉ sự cộng hưởng của các hốc, xoang mũi, vòm miệng vân vân ..và cũng y như anh nghĩ, tôi rất nghi ngờ cái vụ cộng hưởng bụng, vì từ thanh quản xuống tới bụng thì bít rồi, đâu có thông thương đâu mà "cộng" ?

Triển
11-19-2011, 10:26 PM
Nhưng ngày xưa, các ông bà tốt nghiệp Concervatoire de Ba lê về nhà thường hay phát ngôn là dièse , là bémol vân vân...ngày ấy xưa rồi, nay ta lại qua Mỹ ở và thế là lại nghe toàn là "bén với bằng" ( sharp (♯), flat (♭)) và đó là cái mà tiếng Việt gọi là Thăng hay Giáng.

Vậy còn tăng và giảm là gì ? Khi nào dùng tới mấy chữ này ?

Anh Súng viết vụ này tôi nghĩ do người ta bê bối Việt ngữ rồi nói riết trở nên quen tai. Trong các quyển sách dạy đàn Tây Ban Cầm hay một ít nhạc lý viết "thăng" và "giảm" nhiều lắm. Đúng là thăng và giáng. Không biết tôi có lục lại được quyển dạy Tây Ban Cầm của ông Phạm Duy không (vâng, ông này tài ghê lắm, có phát hành dạy Tây Ban Cầm hồi qua Mỹ hay sao đó, phần âm thanh là Thái Hiền hát, ông ấy đệm). Trong đó tôi nhớ là ông ấy ghi ký âm có nói vụ thăng giảm. Không biết quyển sách còn trong hầm không hay là ai mượn mất luôn. Để rảnh rỗi tôi thử tìm xem.
Mở ngoặc cho fan Phạm Duy là tôi chỉ nhớ đại khái thôi không biết có nhầm lẫn sang sách dạy đàn người khác không, không biết vụ thăng - giảm có phải đúng là trong quyển sách dạy đàn của Phạm Duy ông ấy viết như rứa không. Nếu tôi tìm không ra quyến sách dưới hầm nhà thì xin xem như tôi nói bậy nhé.

angie
11-19-2011, 10:41 PM
http://www.youtube.com/watch?v=pwp1CH5R-w4
Những bài Ave Maria tiếng Latin đòi hỏi toàn những câu legato dài, hầu như không thể ngắt lời tự do để lấy hơi được. Việc tập hít thở sâu là mục đích nhả hơi thở ra từ từ để ca sĩ hát cho hết câu.

angie
11-19-2011, 10:50 PM
Ave Maria
Gratia plena
Maria, gratia plena
Maria, gratia plena
Ave, ave dominus
Dominus tecum
Benedicta tu in mulieribus
Et benedictus
Et benedictus fructus ventris
Ventris tuae, Jesus.
Ave Maria

Ave Maria
Mater Dei
Ora pro nobis peccatoribus
Ora pro nobis
Ora, ora pro nobis peccatoribus
Nunc et in hora mortis
Et in hora mortis nostrae
Et in hora mortis nostrae
Et in hora mortis nostrae
Ave Maria

angie
11-19-2011, 10:53 PM
http://www.youtube.com/watch?v=ZV3CRr3rdMk
Và đây là thí dụ chưa hết câu đã hết hơi.

Triển
11-19-2011, 10:56 PM
Những bài Ave Maria tiếng Latin đòi hỏi toàn những câu legato dài, hầu như không thể ngắt lời tự do để lấy hơi được.
Nếu là staccato thì hít thở cạn thôi hay là chúng ta phải làm thế nào ? Rồi staccatissimo, portato ? Có cần hít thở sâu không ? Còn như ....... vọng cổ phe ta, hát câu .... 100 chữ thì anh chị em nghệ sĩ hít thở thế nào ?

angie
11-19-2011, 11:07 PM
Nà, vẫn hít hơi dải rồi bỏ nhỏ từng chút hơi một cho nó nẩy. Khả năng này trong thanh nhạc kêu là colortura hay gì đó.

http://www.youtube.com/watch?v=eTGRnNA33Ww
Thí dụ staccato ở 2:18
Anna Moffo, trà hoa nữ hát hay nhất và xinh đẹp nhất.

Nó hổng cho coi, cái ni lúc 3:53
http://www.youtube.com/watch?v=2Xn6p5hB7fU
có dvd này ở nhà
Nhớ Tower Records, luôn luôn lượm được đồ hay trong đó mà nó đóng cửa mất tiêu.

Triển
11-19-2011, 11:34 PM
Nà, vẫn hít hơi dải rồi bỏ nhỏ từng chút hơi một cho nó nẩy. Khả năng này trong thanh nhạc kêu là colortura hay gì đó.
Nghĩa là không phải ăn nhập gì lơ ga tô hay sắc cả tô gì cả, mà do sợ hụt hơi phải hít sâu phải không ? Nội cái vụ tô bát đã mệt rồi, còn "giục" ra món co lo tú rà, nhiều món quá sao biết ăn gì ? :)
Phải đi tìm anh Diệp, khu Rừng, chị Góc vào hỏi .... xem hát vọng cổ, ở lò dạy lấy hơi, có nhiều âm hưởng nhà bếp như phát biểu của Ăn Gì không ? hihihi :))) j/k j/k

angie
11-20-2011, 05:33 AM
Chắc chắn người ta phải luyện lấy hơi làm sao cho nó không có nghe tiếng hớp vô một cái như bị ngộp thở.

http://www.youtube.com/watch?v=GgVgcYR7chk
Thanh Nga với Thanh Sang thỉnh thoảng cũng hít mạnh hớp vô bằng miệng, lồng ngực phồng lên vậy.

Bên opera có bà ni http://www.youtube.com/watch?v=E0o9ku8yw4U lấy hơi lộ liễu như bị ngộp, bả bị the Met đuổi vì hống hách.

Còn vụ colortura gì đó thì có lần đầu nghe CD Thái Thanh trước ca 75 bản Giòng Sông Xanh phần Á a à luyến ăn gian một cách kỳ cục, hổng giống như bên Tây nó á a à là nó nhấn mạnh nẩy từng nốt, bản Thái Thanh này tui có bỏ lên vào kho ĐT mà nó đâu mất tiêu. Hồi nãy coi youtube có Ánh Tuyết là nghệ sĩ HN cũng luyến thiếu note như vậy, coi lại phần Thái Thanh hải ngoại hồi còn nhuộm tóc nghe lại thấy luyến đỡ kỳ cục hơn Ánh Tuyết.

.....

hổng giống như bên Tây nó á a à là nó nhấn mạnh nẩy từng nốt
Cái phần này người ta kêu la co lo tu ra, khả năng đó vừa phải làm thật nhanh ca thật mạnh, top of the voice chỉ có rất ít người làm được, còn đám còn lại đi làm ca sĩ nô tì giống nhạc công nô tì của Paganini, bên cải lương thì đi bưng nước, làm lính vô Dạ, Tuân Lịnh.

.............

Lê-ga-tô, tiếng Ý Đại Lợi chứ không phải tiếng Phú Lăng Sa, lơ gà tồ

gun_ho
11-20-2011, 05:36 AM
Như vậy, muốn có một âm thanh, ta phải có vật rung, hộp cộng hưởng, môi trường dẫn và cuối cùng là tai nghe.
Tại sao tôi lại nhắc đến tai nghe ? Vì tai của các động vật tiếp nhận âm thanh rất khác nhau. Thằng bé quăng báo sẽ có cái "còi hù chó" thổi lên để dọa chó, tai bọn chó nghe được những âm thanh với "tần số" này nhưng tai người thì không. Cũng vậy, tai người nghe được những âm trầm mà bọn chó chẳng nghe thấy gì.

Bạn thắc mắc "tần số là gì? "

Tần số là chu kỳ rung của một vật trong một giây. Thử nhìn một sợi dây đàn Contrebass (đại hồ cầm) đang rung, ta thấy nó có một cái "bụng" to, nghĩa là sợi dây văng từ phía bên này qua bên kia rồi trở về. Đi qua đi về 1 lần là một chu kỳ rung và tần số được tính trong một giây đồng hồ, sợi dây đi qua đi lại được bao nhiêu lần.
Nhìn qua sợi dây La của đàn Violon, ta thấy khi rung, bụng của sợi dây bé hơn nhiều (vì chạy qua chạy lại nhanh quá) và so sánh giữa hai âm thanh, một cái có chu kỳ thấp sẽ là âm thanh trầm (có chu kỳ rung nhỏ, 125 Hz chẳng hạn ) và âm thanh của sợi dây La của violon cao hơn, vì có chu kỳ rung lớn hơn (440Hz)

Nhưng sự rung động của một vật thể không đơn giản có thế, nếu ta quay lại nhìn sợi dây của cái đại hồ cầm kia khi rung, ta sẽ còn thấy sợi dây đó trong khi rung toàn bộ để phát ra một âm nền (fundamental) thì nó còn tự chia ra làm hai phần, ba phần, bốn phần....và tùm lum phần để rung nữa.
Và khi những phần nhỏ của sợi dây lớn kia rung , chúng nó cũng có những âm thanh riêng, cao hơn âm nền kia rất nhiều, được gọi là bồi âm (overtones) cùng đóng góp vào âm nền nọ và cùng âm nền tạo ra một âm thanh.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c5/Harmonic_partials_on_strings.svg/620px-Harmonic_partials_on_strings.svg.png (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c5/Harmonic_partials_on_strings.svg)


Nhìn vào biểu đồ trên đây, ta sẽ thấy khi một sợi dây rung, nó sẽ rung thế nào, phần một sẽ cho ta âm nền, các phần sau hai ba bốn.....sẽ cho ta các bồi âm từ thấp lên cao.

Thí dụ âm La chuẩn với âm nền 440 Hz (chu kỳ rung trong một giây đồng hồ) thì nó sẽ có các bồi âm sau đây đi theo

1 · f = 440 Hz fundamental tone (âm nền)
2 · f = 880 Hz 1st overtone (bồi âm 1)
3 · f = 1320 Hz 2nd overtone (bồi âm 2)
4 · f = 1760 Hz 4 3rd overtone (bồi âm 3)
Vân vân.....

Vì các bồi âm sẽ cách âm nền theo các quãng nhất định để tạo nên một âm thanh dễ nghe nên vật rung phải đồng nhất về chất liệu cũng như hình dáng để các bồi âm được chính xác và làm tai nghe dễ chịu.

Một đứa chơi đàn nghèo không có tiền mua dây đàn tốt, đành phải dùng những sợi dây cũ, méo, mòn không đều, đầu to đầu nhỏ vân vân....thì hậu quả là nó phải nghe những âm thanh có âm nền đúng đi kèm với các bồi âm tầm bậy, sai lạc và nó phải ngẩn người ra suy nghĩ mãi mà không hiểu vì sao cái nốt này nghe chẳng ra làm sao.....
Bởi thế, dây đàn tốt từ các nhà làm dây đàn danh tiếng luôn được yêu chuộng và người chủ đàn cũng nên thay dây đúng ký hạn để bảo vệ cái tai âm nhạc của mình





dĩ nhiên là còn nữa ...............

gun_ho
11-20-2011, 05:39 AM
Anh Triển và cô ăn gì cứ tự nhiên tám về kỹ thuật thanh nhạc nhe, tui rất kém vụ này, chỉ biết gân cổ lên hát bậy bạ thôi chứ không rành gì cả .

angie
11-20-2011, 06:45 AM
Bị giờ là những ví dụ nhạc chôm chỉa

http://www.youtube.com/watch?v=8Q1qQ7tHSi4
Là nguồn gốc của bài ni mà không có trong credit

http://www.youtube.com/watch?v=f6RQmhPYfSE
Phát hiện khi nghe CD chơi trên đàn dương cầm của Jane Austen, mượn thư viện, bài gì nghe quen quá.

angie
11-20-2011, 06:56 AM
http://www.youtube.com/watch?v=wPHqJTpgo-U
Tuổi già của các chân dài

http://www.youtube.com/watch?v=6YceUokaMIk

gun_ho
11-20-2011, 07:09 AM
Bi giờ là những ví dụ nhạc chôm chỉa

Phát hiện khi nghe CD chơi trên đàn dương cầm của Jane Austen, mượn thư viện, bài gì nghe quen quá.



:)) hah ha, quá thảm, mắc cỡ thiệt chứ. Sao anh Phil không ghi cái nguồn vô cho đỡ quê ?

angie
11-20-2011, 07:16 AM
http://www.youtube.com/watch?v=LYzlGrmc590
Chai kop ki chôm dân ca Pháp

http://www.youtube.com/watch?v=i-QujyAY1OQ

gun_ho
11-20-2011, 07:54 AM
Dò theo cái link của cô angie cho, tôi đọc được đoạn này viết về ông Vĩnh Lạc, có đoạn như sau

"....Ông mở đầu bằng câu hỏi "âm nhạc là gì?" Một cái nhập đề hơi xa. Định nghĩa của ông cũng thật ngắn gọn, "Nhạc bắt đầu từ âm thanh. Âm thanh là tiếng động Ông bất chợt trích dẫn Âu Dương Tu, "xúc nhi minh chi" sờ đến thì nó ngân nga lên, kêu lên....."

Thì tôi suy đoán rằng ông Vĩnh Lạc đang nói chuyện với đa số quần chúng , những người đến nghe hát , mua vui chốc lát rồi về mà chẳng hề quan tâm đến nhạc, âm thanh hay tiếng động là gì cả. Vì thế ông MC cũng nói nhanh cho qua, cho dễ hiểu chứ nếu rạch ròi ra thì âm thanh là âm thanh, tiếng động là tiếng động , hai thứ khác nhau xa lắm lắm chứ.

Một âm thanh sẽ có một âm nền và các bồi âm bên trên theo đúng trật tự, âm thanh luôn có sự rung động đâu vào đấy và tuân theo quy luật vật lý còn tiếng động thì không.
Tiếng động thường phát ra từ những vật thể có cấu trúc lộn xộn, chất liệu không đồng nhất nên âm nền và các bồi âm không ăn khớp, vì thế, rất khó mà xác định được cao độ của tiếng động chứ không dễ dàng như xác định độ cao của âm thanh.






http://maikien.com/images/stories/nhacly/image006.jpg


http://maikien.com/images/stories/nhacly/image008.jpg


Thử nhìn vào hai biểu đồ trên đây, hình một là biểu đồ của tiếng đóng cửa.Ta thấy ban đầu là một sự rung mạnh sau đó nó nhỏ dần với sự rung động chẳng theo quy luật nào, đường biểu diễn chạy tùm lum chẳng ra làm sao.

Hình hai là biểu đồ của âm thanh khi gảy đàn guitar, ban đầu cũng là một sự rung mạnh (khi ngón tay gảy lên dây đàn) và sau đó là một sự rung động nhỏ dần đều theo một quy luật và thứ tự chứ không bậy bạ lôm côm như tiếng động, đó là sự khác nhau cơ bản về âm thanh và tiếng động mà ta nên phân biệt.

angie
11-20-2011, 08:38 AM
VL mới 4 bó rưỡi thôi anh G đừng kêu bằng ông. Bài kia viết từ hồi VL chưa đầy 4 bó.

gun_ho
11-20-2011, 10:22 AM
VL mới 4 bó rưỡi thôi anh G đừng kêu bằng ông. Bài kia viết từ hồi VL chưa đầy 4 bó.


Tôi nghĩ dùng chữ ông đứng trước Vĩnh Lạc là đúng vì ngày đó tôi ở miền quê , lâu lâu lên Sài Gòn một lần, sau này ra nước ngoài lại tiếp tục ở nhà quê nên không biết gì về "ông Vĩnh Lạc" hết cả.
Angie quen biết thân với VL nên thấy không cần, tôi thì xa lạ nên nghĩ chữ ông được dùng là thích hợp trong trường hợp này.


----------------------------------------------------

Nói đến vật thể rung phải có chất liệu đồng nhất và cấu trúc đồng bộ để phát ra một âm thanh chuẩn. Tôi chợt nhớ đến thanh quản con người , những ca sĩ nổi tiếng luôn luôn giữ cổ mình được ấm, ít uống rượu , hút thuốc vân vân.... nhằm giữ cho "nguồn rung" của giọng hát mình được ở trong tình trạng tốt nhất (trừ khi muốn rè rè nhừa nhựa thì không tính..) và cũng có người sau khi trải qua một cuộc giải phẩu amiđan, giải phẩu bướu cổ chẳng hạn, vết mổ đã gây sẹo ở gần khu vực thanh quản và làm cho thanh quản mất tính đàn hồi, không còn rung được ở các tần số cao nữa (không còn hát được những nốt nhạc cao) và sự đồng nhất đã mất nên âm thanh đôi khi bị méo mó không tròn và trong trẻo như xưa.

Có bạn sẽ thắc mắc là như trong cây kèn, thì cái gì rung? Xin thưa là cái ống không khí bên trong thân kèn chính là vật rung (điều này tôi đã viết đâu đó trong khi giới thiệu kèn Cor ở phố cũ) và dăm kèn (lưỡi gà) đóng vai trò vật kích thích gây rung.

Tưởng cũng nên nói thêm về vật kích rung này chút xíu . Thí dụ với sợi dây đàn guitar thì ngón tay, móng tay của người chơi sẽ là vật kích thích làm dây đàn rung, ở đàn piano thì đó là cái đầu búa nhỏ có bọc nỉ mà mỗi khi ta dùng ngón tay đè lên bàn phím, búa này sẽ gõ lên dây mạnh hay nhẹ tùy lực ta đè lên phím.... ở đàn violon thì vật kích rung sẽ là chùm lông đuôi ngựa có bôi nhựa thông được kéo lên dây.... và ở kèn thì đó là cái dăm kèn với hơi thở của người thổi....ở đại phong cầm thì đó là sức gió thổi qua lưỡi gà trong ống.....vân ...vân.....

angie
11-20-2011, 11:30 AM
Bướu cổ, giáp trạng, có sợi dây thần kinh kiểm soát thanh quản nó mọc xuyên qua, có một số người bị mất tiếng, yếu tiếng nói tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trước khi giải phẫu bác sĩ luôn luôn nói đến rủi ro đụng chạm vô dây thần kinh là bao nhiêu%.

angie
11-20-2011, 11:34 AM
Complications of surgery
During surgery the recurrent laryngeal or the superior laryngeal nerves may be damaged. Damage to the recurrent laryngeal nerves is a rare occurrence and is usually the result of the nerve being stretched as the thyroid gland is removed, and therefore recovers. On occasion, in difficult cases such as revision operations, or in association with malignant thyroid disease, the nerve may be cut inadvertently or require to be sacrificed in the interests of disease clearance.

gun_ho
11-20-2011, 11:51 AM
Ngày đó sau khi mổ xong tuyến giáp trạng bên phải, thần kinh khu đó vẫn ok chẳng bị gì, nhưng tôi hết hát lên cao được, cứ tà tà ở đô thăng và re là hết cỡ .


Scar can occur in many ways. It can result from vocal fold lesions that have been present for a long time and grown into deeper tissue. It can result from generalized inflammation of the vocal folds, like a vocal fold hemorrhage or radiation used to treat cancer. It can also be an unintended consequence of surgery on the vocal folds. To a certain extent, scarring is unpredictable – it can happen even after the most meticulous surgery. But there are measures to take to minimize scar – voice rest after surgery, controlling laryngopharyngeal reflux , not irritating the vocal folds with cigarette smoke. The use of the laser for vocal fold surgery is another factor that may affect scar formation, because of the heat radiated by the laser beam. Prior to undergoing any vocal fold surgery, it’s important to speak to your surgeon about all of these factors, and especially about the use of the laser.

angie
11-20-2011, 11:57 AM
À cái Trong Giây Phút Chia Tay cũng là một bản nhạc chôm tiếng Hoa, nghe thấy trong đám cưới cháu nội của thi sĩ Hải Đường. Vì hổng piếc tiếng Tàu, chờ bữa nào ông con trai thi sĩ qua chơi rồi hỏi ổng, chắc Nôen ổng qua.

gun_ho
11-20-2011, 01:47 PM
Không biết tự bao giờ, con người đã phát hiện sự quan trọng của bồi âm, của những quãng thuận tai như quãng 8, quãng 12, 15... bên trên âm nền và cũng từ đó, các kỹ thuật nhạc cụ có dính líu đến bồi âm đã được khai thác và phát triển tối đa.

Thí dụ như trên đàn guitar, người chơi có thể để nhẹ ngón tay trái lên dây đàn ở phím thứ 12, tay phải gảy nhẹ và đồng thời nhấc ngón tay trái lên để cho dây đàn chia ra làm hai phần khi rung và kết quả là một âm thanh trong trẻo dễ nghe. Thừa thắng xông lên, người chơi còn chia dây đàn làm 3 phần, rồi chơi cả kỹ thuật bồi âm nhân tạo nữa.
Tưởng cũng nên nói thêm là trong tiếng Việt, có người còn dùng chữ bội âm để chỉ những âm thanh này (harmoniques) thay vì dùng bồi âm.

Đây là đoạn La Campanella của Paganini, ngay ở giây thứ 46 đến 52 phút đầu tiên, phút 3: 18... cô bé Ga Yeon đã sử dụng kỹ thuật chơi bồi âm nhân tạo rất điệu nghệ....

http://www.youtube.com/watch?v=oLWjvKvZYdg&feature=fvwrel

còn dân Việt ta thì sao? Dĩ nhiên là dân lúa nước ta cũng chơi bồi âm không kém cạnh tẹo nào bằng cây đàn bầu mà tôi sẽ xin trình bày cặn kẽ vào bài tới.....

6Quit
11-20-2011, 06:52 PM
Anh Gun, tui thì mù kèn mấy cái vụ nhạc lý này nhưng nghe anh bàn cũng thấy hay hay.

Ăn gì cũng nhiều tài quá hả, bàn ba cái vụ này hay lắm, very interesting, cảm ơn đã chia xẻ .

angie
11-20-2011, 07:41 PM
Rồi biết rồi, chú nói là bài ca núi cao, dân ca Đài Loan

http://www.youtube.com/watch?v=ahabade2_i0


http://www.youtube.com/watch?v=DGEy6d7G7XM

Triển
11-20-2011, 09:37 PM
Thanh Nga với Thanh Sang thỉnh thoảng cũng hít mạnh hớp vô bằng miệng, lồng ngực phồng lên vậy.
Nghĩa là hít thở kiểu này đúng hay sai ? ;-)



Còn vụ colortura gì đó thì có lần đầu nghe CD Thái Thanh trước ca 75 bản Giòng Sông Xanh phần Á a à luyến ăn gian một cách kỳ cục, hổng giống như bên Tây nó á a à là nó nhấn mạnh nẩy từng nốt, bản Thái Thanh này tui có bỏ lên vào kho ĐT mà nó đâu mất tiêu. Hồi nãy coi youtube có Ánh Tuyết là nghệ sĩ HN cũng luyến thiếu note như vậy, coi lại phần Thái Thanh hải ngoại hồi còn nhuộm tóc nghe lại thấy luyến đỡ kỳ cục hơn Ánh Tuyết.

Hết hơi đôi khi là tai nạn nghề nghiệp. Còn nốt nào hai bà ca sĩ này luyến kỳ cục Ăn Gì mang lên tôi nghe thử xem nhé. Nhớ kèm theo bảng ký xướng âm, bởi vì nhìn ký âm thì mới rõ ràng là hai bà này kỳ, ban nhạc kỳ hay thẩm âm của Ăn Gì hơi "xiêng xiêng". hihihihi



hổng giống như bên Tây nó á a à là nó nhấn mạnh nẩy từng nốt
Cái phần này người ta kêu la co lo tu ra, khả năng đó vừa phải làm thật nhanh ca thật mạnh, top of the voice chỉ có rất ít người làm được, còn đám còn lại đi làm ca sĩ nô tì giống nhạc công nô tì của Paganini, bên cải lương thì đi bưng nước, làm lính vô Dạ, Tuân Lịnh.
Ăn Gì càng nói càng hấp dẫn nhưng mà cho ví dụ bài bản chút đi. Nghĩa là người ta sáng chế ra trường phái hát nhạc pha màu :) xong rồi thì chỉ cho người có khả năng hát thôi. Một vài người trên thế giới hát được rứa là trường phái cao siêu rồi khó quá không xài được ? hihihihi - Để Ăn Gì không bị lạc đề trong rừng chữ nghĩa và đặc ngữ âm nhạc, tôi lưu ý lại Ăn Gì là anh Súng khi đi vào đề tài này là nói về các kỹ thuật thanh nhạc phương pháp ngân, rung giọng và vì sao có kỹ thuật cho giọng cho nó vang rộng đó. :)

angie
11-20-2011, 10:02 PM
http://www.youtube.com/watch?v=Ts3GBwhLRkk


http://www.youtube.com/watch?v=XBrqSOZ4uyw

TSang, TNga hít thở quá đúng kỹ thuật.
Trường phái cao siêu thì coi phần chót hai clip của trà hoa nữ Anna Moffo sắc cả tô là đủ coi phần kỹ thuật á a à trong đó.

Một vài người trên thế giới hát được rứa là trường phái cao siêu rồi khó quá không xài được ? hihihihi - Để Ăn Gì không bị lạc đề trong rừng chữ nghĩa và đặc ngữ âm nhạc, tôi lưu ý lại Ăn Gì là anh Súng khi đi vào đề tài này là nói về các kỹ ngân rung giọng và vì sao có kỹ thuật cho giọng cho nó vang rộng đó
Tiếp tục chờ phần rung giọng trong cổ, nóc giọng, các xoang, vì ảnh có kinh nghiệm với chính với cái giọng của ảnh. Miễn nói thêm về những giọng bị đẩy xuống làm nô tì.

angie
11-21-2011, 06:15 AM
http://en.wikipedia.org/wiki/Coloratura_soprano
Coi mình xạo cỡ nào?
Danh sách .. Một vài người trên thế giới hát được rứa là trường phái cao siêu rồi khó quá không xài được ? hihihihi...
Toàn thế giới, kể cả Anna Moffo đã ngủm củ tỏi hồi bảy mấy tuổi, được một dúm người. Không bằng một đống nô tì trong đây.

http://www.youtube.com/watch?v=B_5z0m7cs0A

gun_ho
11-21-2011, 06:54 AM
Dui quá sá !!

Bây giờ làm vầy cho nhanh, nghe cô Ánh Tuyết hát khúc đó " từ 3:00 đến 3:28". Bà Thái Thanh "3:07 đến 3:39" và giàn nhạc chơi theo tổng phổ của tác giả từ "4:28 đến 5:00" rồi so sánh xem sao nhe .

http://www.youtube.com/watch?v=_CTYymbbEL4

Hình như cô Ánh Tuyết hơi bị đói bụng, vừa hát vừa nuốt tùm lum mất hết mấy nốt nhạc.

angie
11-21-2011, 08:14 AM
http://www.youtube.com/watch?v=lrE6_xt1AxI
Ca sĩ hát tay đôi với dàn nhạc

gun_ho
11-21-2011, 08:18 AM
Đàn bầu ai gảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ mê có bầu .
----------------------------------------------------------

Đàn Bầu có một dây thì ai cũng đã biết rồi, đàn bầu nghe thê lương , não nuột và mùi mẫn thì mọi người cũng đã biết luôn rồi, nhưng nếu nói rằng đàn bầu sử dụng nguyên tắc của bội âm thì có lẽ vài người chưa biết.

Như đã nói ở bài trước về kỹ thuật chơi bội âm trên đàn Guitar, người chơi có thể để nhẹ ngón tay trái lên dây đàn ở phím thứ 12, tay phải gảy nhẹ và đồng thời nhấc ngón tay trái lên để cho dây đàn chia ra làm hai phần khi rung và kết quả là một âm thanh trong trẻo dễ nghe.
Thì ở đàn bầu người ta cũng làm giống như vậy nhưng bàn tay phải của người chơi sẽ làm hết mọi chuyện đó . Bạn cứ vào youtube gõ chữ đàn bầu rồi tìm thì sẽ thấy vô số video cho mình xem, bạn sẽ thấy tay phải người chơi đàn cầm cái que nhỏ, nhưng khi gảy dây đàn, họ để cho cạnh bàn tay (ngay chỗ có đường hôn nhân) chạm vào dây đàn và gảy một phát và cạnh bàn tay rời dây ngay sau khi gảy.

Tại sao lại phải chạm cạnh của bàn tay phải vào dây như vậy ? Ta hãy quay lại để nhìn vào hình này lại chút










http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c5/Harmonic_partials_on_strings.svg/620px-Harmonic_partials_on_strings.svg.png (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c5/Harmonic_partials_on_strings.svg)

Hình một là nguyên sợi dây đang rung. Hình hai , ba, bốn là sợi dây đang rung theo 1/2 , 1/3, 1/4 và phát ra bội âm.

Khi người chơi đàn bầu dùng cạnh bàn tay chạm vào dây để chơi, là họ chạm vào ngay điểm chia dây làm 1/2, 1/3 vân vân và làm cho dây đàn phát âm bằng âm bội chứ không phải là âm nền nữa, chính vì thế nếu bạn là tay mơ, cũng bày đặt gảy thử thì bạn sẽ không nhận định đúng, chạm sai chỗ và kết quả là một âm thanh điếc đặc chẳng ra làm sao hết cả.

Hay quá ta, sợi dây dài vậy mà nhìn sơ là biết ngay điểm nào chính giữa để chạm vào rồi gảy (phát ra âm thanh cao hơn âm nền một quãng tám) chỗ nào chia dây đúng 1/3 (phát ra âm thanh cao hơn âm nền một quãng 12 ) chia 1/4 (hai quãng tám ) vân vân.....Nhưng nếu bạn nhìn vào mặt đàn sẽ thấy nhà làm đàn đã khảm vỏ xà cừ hình con chim, con rùa hay đám mây dài dài trên mặt đàn dọc theo dây đàn, đó chính là cái điểm chia dây làm 1/2, 1/3 , 1/4 cho người chơi dễ nhận dạng....và dĩ nhiên, chạm đúng chỗ là điều quan trọng hàng đầu khi muốn có một âm thanh trong trẻo trên cây đàn Bầu.
Vậy khi tay phải kiêm hai việc, chạm dây và gảy thì tay trái sẽ làm gì? Tai trái sẽ kéo, đẩy, nhích cái cần kia chút xíu về phía này, phía kia làm cho dây đàn căng hơn tí xíu (làm cho âm thanh phát ra cao hơn) chùng lại tí xíu (làm cho âm thanh thấp lại chút) và rung sao cho mùi.
Chính vì đàn bầu có những âm chuẩn mực (quãng tám, quãng 12 và 2 quãng tám......bên trên âm nền) kèm với những âm thanh do người chơi dùng tai để nhận định nên chơi đàn bầu cũng cần phải có tai âm nhạc , bằng không sẽ nghe rất phô và chẳng cua được em gái nào cả.

Để kết thúc bài đàn bầu, mời các bạn nghe bài Người ơi người ở đừng về do nhạc sĩ Phạm đức Thành trình bày

http://www.youtube.com/watch?v=YdpxPWMMkKw

RaginCajun
11-21-2011, 11:49 AM
Như đã nói ở bài trước về kỹ thuật chơi bội âm trên đàn Guitar, người chơi có thể để nhẹ ngón tay trái lên dây đàn ở phím thứ 12, tay phải gảy nhẹ và đồng thời nhấc ngón tay trái lên để cho dây đàn chia ra làm hai phần khi rung và kết quả là một âm thanh trong trẻo dễ nghe.

Ngày xưa học đàn ra tiếng này gọi là tiếng chuông. Phím 12 là dễ nhất, bấm loạng quạng một tí cũng có thể ra tiếng chuông, nhưng mấy phím 5, 7 thì khó.

gun_ho
11-21-2011, 01:19 PM
Chào anh Sáu Quít, anh Tôm ghé chơi.

Đúng là ngày còn nhỏ chơi mấy nốt nhạc kiểu này trên đàn Guitar thích lắm, vì nghe âm thanh trong trẻo, khác hẳn mấy nốt chơi kiểu thường.,
Mò qua các chỗ khác thì nghe tịt mít đúng như anh Tôm nói, nên hình như các tác giả soạn nhạc cũng ít khi khai thác tới chỗ này.
---------------------------

Anh Triển, cô Angie

Nói về kỹ thuật thanh nhạc tôi chỉ hiểu biết lờ mờ chứ không chuyên, sự hiểu biết của tôi về thanh nhạc chỉ nằm gọn trong mấy cuốn sách dạy thanh nhạc của Hà Nội sau 1975.
Có thể nói là thanh nhạc của miền Nam trước 75 chủ yếu là nhạc nhẹ, nhạc sến và pha đôi chút cổ điển (nhạc tiền chiến) nên giọng hát của các ca sỹ hàng đầu cũng thuộc loại không chuyên nên khán giả đã quen nghe kiểu ấy, đến khi nghe qua giọng Opera chính thống đều lắc đầu kêu trời (nó hú tao nghe hỏng lọt lỗ tai...)

Nghe nói là cô Ánh Tuyết ban đầu hát theo kiểu tự phát, sau này cô đã kiện toàn kỹ thuật theo kiểu bổ túc văn hóa và cũng có thể (đoán mò) cô hát theo thị hiếu quần chúng, bà Thái Thanh cũng có lẽ là như vậy luôn và cả hai dĩ nhiên hốt bạc.

Mời các bạn nghe thử một đoạn nhạc mang kỹ thuật cao trong thanh nhạc Việt Nam do các ca sỹ có giọng nữ cao nổi tiếng (nhưng không hốt bạc)trình bày, các bạn khi nghe nhớ lấy cái chính kiến, các kỷ niệm đau buồn năm xưa bỏ qua một bên mà chỉ thuởng thức kỹ thuật staccato xem thử ra sao nhe

http://www.youtube.com/watch?v=-8nmoo8Wv-8

Rồi khi nghe xong, ta đem giọng các cô này so sánh với các soprano Tây Phương bé bỏng nặng chừng 80 kg, cổ to với ngực bự và núi đôi lấp miệng cả em và anh.

http://www.youtube.com/watch?v=dI17VdRfCek (http://www.youtube.com/watch?v=dI17VdRfCek)

Thì thấy là phe ta ốm đói quá, chỉ đáng làm nô tì ca hát mà thôi....
-----------------------------------------------------

Nay nói qua chuyện ca hát nô tì thì ngày xưa tôi cũng có tham gia trong một thời gian. Ngày về Hố Nai ở, tình cờ gặp những ông thầy dòng, bà xơ còn trẻ phải về vườn sau ngày bị phỏng. Những người này nói chung có trình độ hiểu biết về âm nhạc và biết hát hò trong ca đoàn theo kiểu nô tì, chứ không phải solo . Chính vì hát ca đoàn nên phải tập làm sao cho giọng của mình hoà lẫn với giọng mọi người trong bè , chứ chõi ra thì sẽ bị đá đít...

Mùa Giáng Sinh 1984, các em chơi nhạc đã vững vàng chút chút nên tôi đã tập cho các em chơi phần nhạc cụ đệm, ca đoàn thân hữu của chúng tôi đã trình bày bài này với lời Việt của linh mục Vũ khởi Phụng .
Mời các bạn nghe bản hợp xướng trứ danh này của JS Bach do ban hợp xướng Edinburgh trình bày

http://www.youtube.com/watch?v=HSZg6sQ5J2k (http://www.youtube.com/watch?v=HSZg6sQ5J2k)

Tưởng cũng nên nói thêm là nếu chỉ biết thưởng thức cái hay trong giai điệu của nhạc Bach thì thật là thiếu sót biết bao, vì khi nghe các hợp âm từ các bè trong những Cantata của ông, ta mới cảm nhận tài năng của ông và khâm phục ông là nhạc sĩ của mọi thời đại là vậy.....

Đậu
11-21-2011, 04:33 PM
Ngày xưa học đàn ra tiếng này gọi là tiếng chuông. Phím 12 là dễ nhất, bấm loạng quạng một tí cũng có thể ra tiếng chuông, nhưng mấy phím 5, 7 thì khó.


Nếu tôi chả nhầm thì phải khẩy nốt trước rồi mới lập tức dùng ngón trỏ chạm vào giây để tạo ra tiếng chuông.

Nếu các bác dùng ngón trỏ của bàn tay phải để chạm giây và ngón áp út của bàn tay phải để khẩy thì các bác có thể dùng ngón cái, cũng của tay phải, mà đánh nốt trằm hoặc nốt bè cùng một lúc. Thế mới hoành tráng.

Còn nếu các bác muốn chơi nốt của cả bài nhạc bằng tiếng chuông, thỉnh thoảng lại có tiếng bết phừng phưng đi kèm, thì cũng dễ ợt. Chỉ cần tập lối chơi của bàn tay phải như đã dẫn trên cho nhuyển rồi phối hợp với cách chuyển các nốt ra tiếng chuông là đặng như ý.

Cách chuyển các nốt ra tiếng chuông cũng dễ ợt. Các nốt nằm ở giây buông thì chỉ cần chạm ngón trỏ của bàn tay mặt của lối chơi trên vào phím thứ mười hai là đặng. Còn các nốt bấm thì phải tính như sau. Phím 12 thì coi như phím 0 (dê-rô). Phím 13 là phím thứ nhất, phím 14 là phím thứ 2 và sô on. Thành ra, nếu các bác bấm nốt La ngăn 2 của giây Sol (giây 3) thì ngón trỏ của tay mặt phải ở phím 14. Nốt Si ngăn 4 của giây 3 thì ngón trỏ của tay mặt phải ở phím 16 và sô on.

Ngày xưa mấy em hàng xóm mê tui tít thò lò vì cái trò gẩy đàn kiểu này.

Angie
11-21-2011, 04:34 PM
thanh nhạc chỉ nằm gọn trong mấy cuốn sách dạy thanh nhạc của Hà Nội sau 1975.
Có thể nói là thanh nhạc của miền Nam trước 75 chủ yếu là nhạc nhẹ, nhạc sến và pha đôi chút cổ điển (nhạc tiền chiến) nên giọng hát của các ca sỹ hàng đầu cũng thuộc loại không chuyên nên khán giả đã quen nghe kiểu ấy,
các bà ấy xuất thân từ phường chèo. Hồi trước 75 ông bà bắc kỳ 9 nút nhà tôi thích xem "chèo cổ" trong TV mà sau 75 không còn nữa, chỉ có lâu lâu các tuồng chèo từ ngoài Bắc vào. Ngày xưa diễn viên chính của phường chèo trong TV là cô Hồng Vân, về sau cô chỉ hát dân ca vớ vẩn vậy thôi. Nhớ mỗi tuồng "Cây Khế" ăn một quả trả cục vàng, may túi 3 gang mang đi mà đựng. Chèo cổ chuyên hát giọng í i ỉ i cao. Ái Vân có diễn trích đoạn chèo "quan âm Thị Kính" cổ cao 3 ngấn này nọ.

http://www.youtube.com/watch?v=5eeUabAsNE0
2:55 cổ ... ba ngấn
Ái Vân là con gái của Ái Liên cũng là ca sĩ cải lương phường chèo. Ái Liên ca cải lương ngoài Bắc, hồi mới qua có nghe đĩa nhựa made in USA trong thư viện, thằng em Kentimet, trừ bị thủy quân lục chiến trứ danh mượn được, gồm có những bài nhạc đỏ như "Quảng Bình quê ta ơi" + 1 bài có Ái Liên ca cải lương. Bi giờ thư viện bỏ không xài đĩa nhựa nữa

Nhắc đến TV trước 75, hồi đó có chương trình "Con kiến càng" dạy tập thể dục, tập tạ. Trong đó có nhạc hòa tấu rất hay. Qua bên này có lần radio giới thiệu trong một buổi sáng chủ nhật toàn bộ những bài trong chương trình đó và nói là nhạc hòa tấu Đức. Tui đi kiếm cùng hết không ra cái nhạc nào giống vậy. Hồi ở phố 1 tui cũng hỏi nhưng không ai trả lời. Nhạc Đức bên này toàn Polka với Drinking songs cho Oktoberfest không thôi.

Angie
11-21-2011, 08:44 PM
Rồi khi nghe xong, ta đem giọng các cô này so sánh với các soprano Tây Phương bé bỏng nặng chừng 80 kg, cổ to với ngực bự và núi đôi lấp miệng cả em và anh.
hổng cần 80 kg đâu, 18 kg cũng đủ đè chết hết cả lũ nè:

http://www.youtube.com/watch?v=F9ijwfRTv0o

http://www.youtube.com/watch?v=wCkBiKmp--I

http://www.youtube.com/watch?v=nRUHw4_YmLM

Con vẹt cũng làm được

http://www.youtube.com/watch?v=sWh_2Iit3Ek


Rồi khi nghe xong, ta đem giọng các cô này so sánh với các soprano Tây Phương bé bỏng nặng chừng 80 kg, cổ to với ngực bự và núi đôi lấp miệng cả em và anh.
Ẻm cũng múa được vai Salome để đòi chặt đầu ông thánh Gio-an Bao-Ti-Xi-Ta

www.youtube.com/watch?v=3ruCLYzsEHM

Angie
11-21-2011, 09:08 PM
Ca sĩ ABBA Frida biểu diễn aria @ Figaro

http://www.youtube.com/watch?v=sEn6MyJ-uLo

Dân Á Đông cũng ngon lành

http://www.youtube.com/watch?v=MGfj6BVFgWg

Dĩ nhiên là Anna Moffo's version

http://www.youtube.com/watch?v=KjKwm3enCTw

gun_ho
11-21-2011, 09:12 PM
Ngày xưa mấy em hàng xóm mê tui tít thò lò vì cái trò gẩy đàn kiểu này.

Bây giờ gái nó mê kiểu này bác ơi. Kiểu của bác xưa quá rồi.

http://www.youtube.com/watch?v=eXqPYte8tvc

Angie
11-21-2011, 09:27 PM
Kéo cưa giống giống gầy đàn bầu
Đêm thánh vô cùng

http://www.youtube.com/watch?v=UIIVqU1mUYo
Sonate Ánh Trăng

http://www.youtube.com/watch?v=cHP9YBNK5AU

RaginCajun
11-22-2011, 05:55 AM
Nếu tôi chả nhầm thì phải khẩy nốt trước rồi mới lập tức dùng ngón trỏ chạm vào giây để tạo ra tiếng chuông.

Nếu các bác dùng ngón trỏ của bàn tay phải để chạm giây và ngón áp út của bàn tay phải để khẩy thì các bác có thể dùng ngón cái, cũng của tay phải, mà đánh nốt trằm hoặc nốt bè cùng một lúc. Thế mới hoành tráng.

Còn nếu các bác muốn chơi nốt của cả bài nhạc bằng tiếng chuông, thỉnh thoảng lại có tiếng bết phừng phưng đi kèm, thì cũng dễ ợt. Chỉ cần tập lối chơi của bàn tay phải như đã dẫn trên cho nhuyển rồi phối hợp với cách chuyển các nốt ra tiếng chuông là đặng như ý.

Cách chuyển các nốt ra tiếng chuông cũng dễ ợt. Các nốt nằm ở giây buông thì chỉ cần chạm ngón trỏ của bàn tay mặt của lối chơi trên vào phím thứ mười hai là đặng. Còn các nốt bấm thì phải tính như sau. Phím 12 thì coi như phím 0 (dê-rô). Phím 13 là phím thứ nhất, phím 14 là phím thứ 2 và sô on. Thành ra, nếu các bác bấm nốt La ngăn 2 của giây Sol (giây 3) thì ngón trỏ của tay mặt phải ở phím 14. Nốt Si ngăn 4 của giây 3 thì ngón trỏ của tay mặt phải ở phím 16 và sô on.

Ngày xưa mấy em hàng xóm mê tui tít thò lò vì cái trò gẩy đàn kiểu này.Vậy chắc là nhầm rồi. Tớ thì chạm nhẹ vào phiếm trước, khảy xong mới buông ra. Chính xác là khảy và buông cùng một lúc, trật một tí là đẹt ngay.

Kiểu đàn xài ngón trỏ chạm dây và ngón áp út khảy cùng với ngón cái đánh bass nữa thì còn gì bằng, mấy em mê tít là phải. Tớ thì xài ngón út, chắc là sai, nhưng bị hư ngón lâu quá rồi, hết sửa. Đàn kiểu như trên của bác là quá advance rồi. Đánh tiếng chuông, tớ chỉ đánh được một bài một là bài chuông đồng hồ, để dụ con nít, sau này thì ru con ngủ :P.

gun_ho
11-22-2011, 06:41 AM
Bác Tôm.

Bác xem thử bài này, hiện nay giới chơi guitar trẻ VN đang mê bài này và cố tập theo cho giống. Bác sẽ thấy cách chơi, loại nhạc và nhạc điệu khác mình chơi ngày xưa nhiều lắm.
À, cậu chơi đàn chính là tác giả đó bác.


http://www.youtube.com/watch?v=uzOE3c12w0U

Tôi có thằng cháu 18 tuổi, đã bỏ ra hơn 3 tháng mỗi ngày 3,4 giờ chỉ để luyện duy nhất bài này thôi.

RaginCajun
11-22-2011, 01:21 PM
Bác Tôm.

Bác xem thử bài này, hiện nay giới chơi guitar trẻ VN đang mê bài này và cố tập theo cho giống. Bác sẽ thấy cách chơi, loại nhạc và nhạc điệu khác mình chơi ngày xưa nhiều lắm.
À, cậu chơi đàn chính là tác giả đó bác.


http://www.youtube.com/watch?v=uzOE3c12w0U

Tôi có thằng cháu 18 tuổi, đã bỏ ra hơn 3 tháng mỗi ngày 3,4 giờ chỉ để luyện duy nhất bài này thôi.Ở chỗ làm blocked không cho coi youtube, chiều về tớ coi rồi bàn tiếp.

Angie
11-23-2011, 05:55 AM
http://www.youtube.com/watch?v=RQ3zspLbjIQ
Vừa mới coi chị này vài phần luyện thở với luyện giọng, giọng gió của bả rất thấp, coi như bả chỉ bà con cách luyện giọng thường. Coi cái phần này mắc cười quá mà làm theo không nổi.

RaginCajun
11-23-2011, 06:31 AM
Anh chàng này chơi đàn kiểu gọi là finger style. Có thằng bé Sungha Jung (đại hàn) cũng chơi style này rất hay và đã nổi tiếng, đi tour rất nhiều. Chơi kiểu này là tổng hợp của rất nhiều cách chơi, clasical, pop, rock, flamenco ... Thế mới nói mình trở thành old dog rồi.
Âm nhạc cũng như khoa học, cũng phát triển theo thời gian. Ngày xưa anh nào chơi kiểu nào thì bị dính vô kiểu đó, không biết đổi kiểu hay pha kiểu (nháy mắt). Coi hết video clip này, thấy tay trái của anh này có thế bấm theo clasical. Tay phải (khảy đàn) thì đa dạng, móc theo clasical, strumming theo kiểu pop, tapping theo kiểu rock (mấy anh heavy metal hay chơi), ngay cả kiểu như bác Đậu nói ở trên, xài ngón trỏ để bấm và ngon giữa để khảy ra tiếng harmonic. Vừa đánh vừa vỗ vào thùng đàn theo kiểu flamenco cũng được anh nào cho vào. Tập theo kiểu anh này thì tớ chịu thua, đầu hàng hai chân hai tay. Nếu chia ra từng kiểu để show off tí tí thì OK.

Nhìn mấy thằng bé này chơi mà thèm quá :P

gun_ho
11-23-2011, 07:01 AM
Anh nghe thử cô bé này nữa nè.

http://www.youtube.com/watch?v=MfS0rHbAAms&feature=related

Triển
11-23-2011, 07:09 AM
A(n gi` vo*'i anh Su'ng chi? giu'p to^i thu*? ba` Tha'i Thanh va` ba` A'nh Tuye^'t ha't sai d-oa.n na`o trong ba`i ky' xu*o*'ng a^m cu?a Do`ng So^ng Xanh (An der schönen blauen Donau) cu?a o^ng Johann Strauss con nhe':

http://i40.tinypic.com/aad5qp.jpg
http://i43.tinypic.com/206lrgy.jpg
http://i42.tinypic.com/23v1cli.jpg

Angie
11-23-2011, 07:51 AM
Hổng thấy chỗ nào làm biếng á à a thay lời như bổn tiếng Việt.

gun_ho
11-23-2011, 07:53 AM
Anh Triển

Anh có chắc là cô Ánh Tuyết hát bản này không đó ?

Angie
11-23-2011, 08:04 AM
thì chỗ này nè d'rum ....
hình như vậyhttp://farm7.staticflickr.com/6099/6389678285_3381916e9e_z.jpg

RaginCajun
11-23-2011, 08:22 AM
Anh Triển

Anh có chắc là cô Ánh Tuyết hát bản này không đó ?Nếu có hát không giống trong bản nhạc thì chắc cũng chỉ là improvise cho có hồn thôi.

gun_ho
11-23-2011, 08:24 AM
Thì đúng là khúc đó rồi, nhưng ngồi vừa nghe vừa dò theo sao hỏng thấy ăn nhậu gì mấy

http://www.youtube.com/watch?v=Ts3GBwhLRkk

Phút thứ 3:00


với cái này

http://farm7.staticflickr.com/6099/6389678285_3381916e9e_z.jpg
Tui nghĩ là ông Phạm Duy đã chơi ác, lấy đoạn gốc từ tổng phổ soạn cho giàn nhạc đem qua bản tiếng Việt, chính vì khó đặt từng lời, từng chữ cho mỗi nốt, ổng chơi chữ a vô và bà con hát một chữ a rồi kéo lết chữ a đó qua nhiều nốt nhanh nên hụt giò. Nếu có thể, mỗi nốt mình hát bằng một chữ a cho rời ra tí chắc là nghe hay hơn .




Anh Tôm

Khúc đó có trong bản nhạc đó anh, không phải là thêm bớt "cho đúng theo tiếng lòng" đâu ah.

Triển
11-23-2011, 09:05 AM
hahaha.......bà Thái Thanh hát trúng rồi không sai đáng kể đâu, vì nếu kể ra thì sai hết cả bài, vì nhạc dịch ra tiếng khác, thì có những nốt phải chênh một chút để ra nghĩa tiếng đó. Tôi cố tình để bài tiếng Đức (Áo) lên để xem hai người nhìn ra đoạn nào không. Đoạn đó trước khi chuyển sang đoạn sau mà các bà Việt Nam hầu hết không có hát đoạn sau, bỏ luôn đấy thôi.
Tuy nhiên nói Thái Thanh hát sai là quá hời hợt, lại mang bài bà ấy hát live ra thì tội cho bà ấy quá, quá khắt khe. Bà ấy đã không trẻ, hát live giữa đám nhậu Việt Nam la lối um sùm, lại ban nhạc chơi tàn tàn, hát không có loa monitor thì hát lơ lớ vài chỗ là khó tránh được.

Người ta giỏi không phải chỉ có hư danh đâu quý vị ơi. Hãy nghe bà ấy hát An der schönen blauen Donau trong băng này: http://nhacso.net/nghe-nhac/dong-song-xanh.WFtWUkZf.html

Angie
11-23-2011, 09:35 AM
Cái bản Bô Đa Nuýp giàn nhạc tui nghe hơi bị nhiều lần vì hồi ở VN ở nhà có đĩa nhựa nghe nát cả máy ra rồi. Nhưng không bao giờ được nghe Thái Thanh hát bản đó, kể cả trong TV hồi xưa.

http://worthopedia.s3.amazonaws.com/images/thumbnails2/1/0307/31/1_72dd772ff7cf1cedafd6881d3645f997.jpg
Cái này giống giống cái ở nhà, nắp màu xanh da trời.

gun_ho
11-23-2011, 02:45 PM
Tui thì cứ nghe ông già đờn lui đờn tới cái khúc đó miết phát chán, hỏi ổng sao chơi lui tới hoài dzi ? ổng nói tại khúc khó nhất trong toàn bài, phải chơi cho thuộc trước đi trình diễn .

gun_ho
11-23-2011, 03:15 PM
Bất cứ ai học nhạc lý bài đầu tiên thế nào cũng có đoạn : âm thanh có những tính chất sau đây trường độ, cao độ, cường độ và âm sắc vân vân..... vậy ngoài sự kéo dài , độ cao thấp và mạnh yếu còn có âm sắc (timbre) nữa. Và khi nói đến âm sắc, thì một lần nữa , bồi âm nhảy vào đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao tiếng Oboe nghe khác Clarinet? Tại sao kèn Cor khác tiếng Trumpet? tiếng sáo Việt khác tiếng sáo Pan? Tại nó khác chứ.....sao nữa? Nhưng nếu đi sâu vào tính chất vật lý của một âm thanh, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các bồi âm của âm thanh các nhạc cụ phát ra không giống nhau. Ở nhạc cụ này thì có vài bồi âm này chiếm ưu thế, ở nhạc cụ khác thì lại có những bồi âm khác chiếm ưu thế.

Và còn hơn thế nữa, người ta còn nhận ra trên biểu đồ, những bồi âm đó còn khác nhau trên đường biểu diễn, cái thì đầu hơi nhọn, cái thì hơi bằng, cái thì tròn trĩnh vân vân... và từ đó, các kỹ sư chế tạo đàn Organ điện đã có thể mô phỏng các cấu trúc đặc thù trên âm thanh (bồi âm) của từng nhạc cụ và từ đó, họ nhái theo và cho âm thanh điện tử phát ra với một dạng y như thế.
Nếu bạn để ý trên một keyboard chơi bằng điện thì sẽ thấy các nút nhỏ nhái tiếng Clarinet, Oboe, Saxo hay violin vân vân....đó là thành quả của một quá trình nghiên cứu âm thanh lâu dài chứ chẳng phải là do tình cờ.

Nhưng đó là các nhạc cụ khác nhau, nay trên một thứ nhạc cụ mà thôi, là violon chẳng hạn, bồi âm cũng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với người chơi và người nghe.
Có khi ta nghe người này khen "trời, tiếng cây đàn này nghe sang quá, quí phái . Cây kia nghe như bị nghẹt mũi, cái nọ êm như nhung, ấm áp như mùa hạ, trống rỗng vân vân.....Vậy thì điều gì trong âm thanh đã làm cho ta có cái cảm giác đó? Lại cũng là bồi âm chứ còn ai vào đây.....

Còn nữa .................

------------------------------------------------------



Mời các bạn nghe bài The Lonely Shepherd do Zamfir trình bày với cây sáo Pan trứ danh của ông.


http://www.youtube.com/watch?v=UR4OsOvMvpw (http://www.youtube.com/watch?v=UR4OsOvMvpw)

Angie
11-23-2011, 04:34 PM
trên một thứ nhạc cụ mà thôi, là violon chẳng hạn, bồi âm cũng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với người chơi và người nghe.
Có khi ta nghe người này khen "trời, tiếng cây đàn này nghe sang quá, quí phái . Cây kia nghe như bị nghẹt mũi, cái nọ êm như nhung, ấm áp như mùa hạ, trống rỗng Có lần đọc đâu đó là những cây đờn violin làm theo sách vở của các ông như Staditravius ngày xưa là y hệt những cây đàn đó, tức là nó có âm thanh y hệt như hồi ông tổ nhà nghề làm ra cây đàn đó. Nhưng sau mấy trăm năm, những cây đàn đó "hóa thạch" cho nên tiếng đờn cũng thay đổi không còn giống như xưa. Vì thế người ta cho rằng những cây đàn nhái nọ để thêm vài trăm năm nữa nó cũng hay y chang cái đàn của ông tổ.

Có lần ông chú có cục chai ngón tay vô SG. Ông nói ông đến cái nhà kia có một ông khoe lấy ván đi-văng "giường gỗ" làm được mấy cây đàn ghi-ta để đem bán, âm thanh nghe rất (cái gì đó quên rồi) chán bỏ mợ. Có lần nào đó ổng mang một cây đàn mới, không biết mới thật không nhưng nó láng coóng trong hộp bọc nỉ mới cáu vô bán. Khách tới mua ổng chơi một bản Mozart gì đó mà có phần lấy đám đuôi ngựa đập lên dây một phát cái "phừng". Tiếng cây đờn đó rất ấm, hay hơn cây đờn khác ổng mang theo có tiếng the thé. Vì bắt ổng đờn cho nghe hoài cho nên mấy đứa hàng xóm ngoài đường gặp mặt là tụi nó lấm lét, kêu ổng là "nhạc sĩ" trong khi mình ngạc nhiên chẳng bao giờ nghĩ tụi nó kêu ổng là nhạc sĩ.

gun_ho
11-23-2011, 05:40 PM
Có lần đọc đâu đó là những cây đờn violin làm theo sách vở của các ông như Staditravius ngày xưa là y hệt những cây đàn đó, tức là nó có âm thanh y hệt như hồi ông tổ nhà nghề làm ra cây đàn đó. Nhưng sau mấy trăm năm, những cây đàn đó "hóa thạch" cho nên tiếng đờn cũng thay đổi không còn giống như xưa. Vì thế người ta cho rằng những cây đàn nhái nọ để thêm vài trăm năm nữa nó cũng hay y chang cái đàn của ông tổ.

.

Có rất nhiều nhà làm đàn cũng đã nghĩ như vậy nên họ đi mua gỗ từ những cái lâu đài cổ xưa ở Châu Âu xập xệ bị đập bỏ, gỗ được mua về loại nào để riêng loại đó. Từ đó họ làm đàn và hy vọng gỗ hơn 300 năm tuổi sẽ kêu hay như đàn của Strad, nhưng rồi chơi thử vẫn trớt quớt ...hu hu....

Trong khi đó mấy anh Tàu khựa lại đoạt giải làm đàn với những cây đàn Chi na , thế mới đểu.

Angie
11-24-2011, 07:11 AM
http://i40.tinypic.com/aad5qp.jpg
Cái phần đệm để khóa sol thay vì khóa fa ngộ ha.

Angie
11-24-2011, 07:30 AM
http://www.youtube.com/watch?v=1uaLaFNzwgc
http://farm8.staticflickr.com/7023/6394903465_ddacee2dd7_b.jpg

gun_ho
11-24-2011, 07:39 AM
Nếu nói về những nỗ lực để copy, để nhái lại và chế tạo những cây đàn violon sao cho giống với Strad thì vô kể.

Ngay từ ngày ông còn sống và làm đàn tại thành phố quê hương ông là Cremona ở Ý, đơn đặt hàng đã bay về nườm nượp từ khắp Châu Âu với một giá trên trời. (dĩ nhiên là không có cái giá vài triệu đô như hiện nay) và người trong cùng thành phố đã kính trọng nghệ nhân kiệt xuất này qua việc lấy cỏ khô rải trên lối đi trước nhà ông để khỏi ồn, để cho ông toàn tâm, toàn trí mà nghe "gỗ", sờ gỗ.

Những người thợ từ các vùng khác và các thế hệ sau này đã cố hết sức sao chép, làm sao cho cây đàn mình thật giống với đàn của Strad, giống từ ly từ tí , độ dày của gỗ ở mặt đàn, ở lưng đàn, hình dán eo đàn và độ phồng của "ngực" của "mông" đều được copy chính xác.
Nhưng âm thanh của những cây Copy này vẫn không thể nào sánh được với một cây Strad chính hiệu năm xưa.
Bực mình, người ta nghi ngờ Strad có một bí quyết gì đây, họ bèn đến tận khu rừng nơi mà ông đã lấy gỗ ở đó (Carpathians) để nghiên cứu . Họ lấy chất vecni trên đàn của ông ra phân tích xem thử đó là chất gì, thậm chí có nhóm nghiên cứu của Nga đã làm một việc hết sức "phạm thuợng" là cạo sạch cái lớp verni huy hoàng trên một cây Strad thử xem, thì sau đó, âm thanh vẫn cứ hay như cũ chứ không hề giảm bớt tẹo nào.

Bí lối, người ta bèn nghĩ đền một đường hướng mới, đó là copy cái âm thanh, phân tích thử xem trong âm thanh của đàn Strad , các bồi âm nào chiếm ưu thế, và khi tìm ra, ta sẽ làm cái đàn phát ra âm thanh giống y như thế là thành công chứ gì?


http://farm8.staticflickr.com/7001/6394984977_e5f9b9d6d4_o.jpg

gun_ho
11-24-2011, 07:52 AM
Chữ Laute tiếng Đức là đàn Lute, dùng chìa khóa Sol là đúng rồi, bè trên là giọng hát bè dưới là bè đệm của đàn Lute .

Chắc là ăn gì quen chơi piano nên nghĩ phải là chìa khóa Fa ?

gun_ho
11-24-2011, 08:27 AM
http://www.youtube.com/watch?v=1uaLaFNzwgc
http://farm8.staticflickr.com/7023/6394903465_ddacee2dd7_b.jpg


Vừa nghe , mắt nhìn tổng phổ dò theo rất là thích.

Angie
11-24-2011, 08:50 AM
Phải rồi. Có Sumi Jo À a á chỗ TT, AT nè 1:47 và tùm lum chỗ khác.

http://www.youtube.com/watch?v=6JRUXcedIx4

gun_ho
11-24-2011, 11:55 AM
http://farm8.staticflickr.com/7020/6396086887_9940875292.jpg
:))

gun_ho
11-24-2011, 12:30 PM
Và khi quyết định copy lại âm thanh của một cây đàn Strad, thì đó là một công việc hoàn toàn không đơn giản tí nào cả.

Ngay việc thiết lập một phòng thu âm cũng đã không đơn giản, vì phòng thu âm này phải thật trung thực, hoàn toàn không được có một tí âm thanh nào dội lại từ vách và trần nhà. Để đạt được điều này, các nhà nghiên cứu đã phải dùng giấy bồi dán lên tường và trần phòng thật dày, sao cho một âm thanh phát ra sẽ hoàn toàn không còn tí âm vang, không được dội lại từ bất cứ đâu cả , và như thế, âm thanh thu được sẽ trung thực 100% và sẽ là chất liệu tốt nhất để đem ra phân tích rồi tìm cách nhái theo cho giống (tưởng cũng nên nói thêm là số giấy dùng để dán lên tường là 2 tấn với 1 tuần công sức của một đội ngũ 4 người.....)

Tuy nhiên, sự khách quan của công việc chưa ngừng lại ở đó, người ta còn đem vài cây Strad ra để chọn cây hay nhất, và thế là một đội ngũ gồm nhiều nhà làm đàn, nhạc sĩ và giáo sư âm nhạc cùng nhà phê bình đã được mời làm giám khảo.
Những cây đàn được xếp cạnh nhau và đánh số 1,2,3,4 .....nhạc sĩ biểu diễn được bịt mắt để không biết mình đang đánh cây đàn nào, sân khấu cũng được kéo màn kín mít để ban giám khảo không nhìn thấy người và cây đàn được chơi mà điều duy nhất họ cảm nhận được chỉ là âm thanh thuần túy. Rồi người ta sẽ chơi một khúc nhạc du dương, rồi một khúc nhạc mạnh, nhanh , chậm vân vân để các giám khảo chấm điểm chọn đàn......
Dĩ nhiên khúc nhạc chơi nhanh là khúc này , Perpetuum Mobile (chuyển động liên tục)

Mời các bạn nghe thử

http://www.youtube.com/watch?v=YMh5AlaFVzw (http://www.youtube.com/watch?v=YMh5AlaFVzw)

angie
11-24-2011, 02:28 PM
Coi bài động cơ đốt trong vĩnh cửu này vui hơn

http://www.youtube.com/watch?v=dPRWshWq9E4

Heiftez master class, biểu diễn bài học trò audition, bắt đầu là cười bể bụng rồi.

http://www.youtube.com/watch?v=D5SluQyVqWQ

Cái 52 phút lận

http://www.youtube.com/watch?v=-DtMiuPusFY
Ở chính giữa 29' Haiphet đệm đờn, 51:50 học trò bị dũa te tua.


http://www.youtube.com/watch?v=d3pLwVhm7xY

Hồi mới qua TV chiếu phim này coi xong ví Joe Montana chơi bóng cà na phớt tỉnh Hy Lạp Y hệt Heifetz chơi đờn.

http://www.youtube.com/watch?v=pX_5jCNwfQw

gun_ho
11-24-2011, 06:06 PM
http://www.youtube.com/watch?v=1uaLaFNzwgc
http://farm8.staticflickr.com/7023/6394903465_ddacee2dd7_b.jpg


Cái thằng bè ténor chắc là lo dòm gái nên vô trễ nhịp chút xíu :))

angie
11-24-2011, 07:27 PM
http://www.youtube.com/watch?v=USb41jLx410


http://www.youtube.com/watch?v=wmjCaXZ8wVI
Flight of bumblebee

."..........
Chút nữa chụp tiếp mấy trang cuối cho anh coi. Quyển đó tui mua 200 franc bị bà tiến sĩ giấy mắng vốn là phung phí.

gun_ho
11-24-2011, 07:56 PM
Cám ơn angie trước nhe, tui thích mấy cái đó lắm. Vừa nghe vừa dò theo xem cách họ diễn đạt ý tác giả làm sao để học hỏi .


Ví dụ như khi ca đoàn mới vô chỉ có ba bè, Soprano và Alto hát chung nhưng ngay sau đó tách ra 1 quãng tám, nghe khác hẳn, rất đã .

angie
11-24-2011, 09:13 PM
http://farm8.staticflickr.com/7150/6398149939_b9a30a7219_z.jpg
http://farm8.staticflickr.com/7166/6398149687_e691104761_z.jpg
http://farm7.staticflickr.com/6235/6398148827_d65530429f_z.jpg

http://farm8.staticflickr.com/7018/6398149115_a150698168_z.jpg

http://farm8.staticflickr.com/7149/6398149415_f5756c94bd_z.jpg

angie
11-25-2011, 03:58 AM
Thằng em Kentimet tqlc trừ bị của tui nói trong trường San Jose State có cả đống tổng phổ cho giàn nhạc.
http://catalog.sjlibrary.org/search~S1/?searchtype=X&searcharg=Full+score&searchscope=1&sortdropdown=-&SORT=DZ&extended=0&SUBMIT=Search&searchlimits=&searchorigarg=XSerail
Đệm piano là vocal score
http://catalog.sjlibrary.org/search~S1/?searchtype=X&searcharg=Vocal+score&searchscope=1&sortdropdown=-&SORT=DZ&extended=0&SUBMIT=Search&searchlimits=&searchorigarg=XSerail

Bi giờ nó mở cho public ai vô cũng được nhưng không bao giờ ngó đống đó chỉ ngó đống CD của trường thôi.

Hồi đó ở Tower record cũng bán tổng phổ rẻ lắm in ở Hungari, 8 tì một quyển. Có bà người Ukraine nói qua Hungari sách nhạc rẻ lắm, con bả học kèn. Chắc là đám sách đó.

gun_ho
11-25-2011, 05:39 AM
Ở nhà quê cái gì cũng thiếu thốn chứ không như thành phố dưới đó.

Mở miệng ra chê Chế Linh là chết mẹ cứ chẳng chơi.

angie
11-25-2011, 05:51 AM
http://www.youtube.com/watch?v=tvUbrbFdJ8g

http://www.youtube.com/watch?v=ORRFl6f5n04
Victor Borge phăng phần đệm.

gun_ho
11-25-2011, 06:33 AM
Chắc là hôm nay lại moi bài Czardas này ra chơi

hue huong
11-25-2011, 06:56 AM
Chào anh Gun_ho và Angie ,
Tôi dốt về nhạc nên chỉ dựa cột mà nghe quý bạn ... tám nhưng thích lắm . Tiếp tục cho những độc giả thầm lặng như tôi nghe ké :)

gun_ho
11-25-2011, 07:15 AM
Và rồi sau khi chọn được cây Strad đắc ý nhất, người ta đã thu âm và cho thành biểu đồ để xem xét và tìm mọi cách để nhái lại những âm thanh có bồi âm giống y như vậy.
Ba năm sau, một nhà khoa học trẻ người Nga đã lấy dữ liệu phân tích âm thanh trong cuộc thí nghiệm này và hoàn thiện một nhạc cụ có âm thanh giống y như vậy.

Trong ngày trình diễn cho các giám khảo nghe và chấm điểm, người ta cũng để xen lẫn những cây đàn khác nhau, bịt mắt nghệ sỹ chơi đàn lại và chơi trên một sân khấu kéo màn không cho khán giả "khán" được gì mà chỉ "thính" mà thôi.
Sau buổi chấm điểm, kết quả cao nhất dành cho một cây đàn Ý hiện đại, hạng nhì là một cây Strad và hạng ba là "cây đàn" của nhà khoa học trẻ (tên là Petrov gì đó thì phải ???) các hạng thấp hơn là những cây Strad khác và những cây của các bậc thầy ngày xưa (Amati, Guarneri .....
Mừng rỡ trước thành công vượt bậc, màn được kéo lên, cây đàn kết quả của khoa học được trình làng thì.....hỡi ôi....nó chỉ là một vật thể thô kệch xấu xí chẳng giống cái violon tí nào.
Đó là một cái hộp hình thang, cũng có cần, có dây, có ngựa và chơi giống một cây Violon nhưng đầu chẳng có xoắn ốc như cây đàn violon thực thụ, chẳng có eo bóp vào và ngực mông thì phẳng lì như phi trường, nhìn rất phản cảm chẳng phải là đàn violon chút nào cả.

Gõ đến đây, tôi chợt nhớ đến Chung vô Diệm với các tính tốt và "nhan sắc" của nàng .. ai ai cũng thích cái tính tốt và ca tụng, nhưng ai sẽ là người yêu mến, nâng niu và yêu chiều cái "nhan sắc" đó???

Ngay lập tức, đứa con của khoa học được người ta ban cho cái tên "cái hòm của Petrov" và kết quả chẳng có nhạc sĩ violon nào thèm mó đến nó hết cả. Ai mà thèm cái hộp hình thang vuông vắn ấy chứ? Chưa nói là màu vec ni đen xỉn của nó đã làm cho người ta phát ớn, chẳng muốn sờ đến chứ đừng có nói là trình diễn trước công chúng.


+++ tên Petrov chỉ là tên mà tôi nhớ trong một tài liệu đọc đã lâu lắm mà nay chưa thể kiểm chứng. Nếu tôi nhớ lộn thì cũng xin bỏ qua.

----------------------------------------------------


Chào chị Huệ Hương.

Có chị vào xem và khích lệ là vui quá rồi, cám ơn chị.

angie
11-25-2011, 07:52 AM
Coi cô Petri thổi tiêu, lại nhớ bà thạc sĩ gốc Pháp trứ danh, nhà ở khu Willow Glen, kể chuyện.
Hàng xóm bà qua hỏi ai đánh dương cầm. Nhà có cái piano ắc cơ baby grand piano, con gái đánh. Bà hỏi bà hàng xóm chứ bà xách hộp mặc lễ phục đen đi đâu mỗi chủ nhật. À tui thổi sáo trong giàn nhạc.
Đám cưới cô con gái bà nhờ bà thổi sáo mướn ông đánh harp có cây đờn vàng chiếu chiếu. Chuyện nhỏ, đồng nghiệp mà. Để hai người song tấu cho, hổng cần trả thù lao cho bà, chỉ trả cho ổng được rồi. Đa số cô dâu khoái chụp hình làm dáng với cái thụ cầm chiếu chiếu đó.

Bản này chắc chắc chị Huệ Hương biết nè.


http://www.youtube.com/watch?v=P1RM0Lc0I9Y
Bài này chơi cung thứ thường như What child is this, không phải cung thứ tự nhiên như bản Tay Áo Xanh gốc.

http://www.youtube.com/watch?v=Ezs78ztoXM4

Không biết tay người chơi thụ cầm chai tới cỡ nào ha.

gun_ho
11-25-2011, 08:23 AM
Không biết tay người chơi thụ cầm chai tới cỡ nào ha.


Chắc là ghê lắm, nghĩ tới lúc mấy bả "nựng" chồng chắc là ...cụt hứng luôn :))


Thằng nhỏ Remi trong Vô gia đình cũng chơi Thụ Cầm, không hiểu nó vác cây đàn lê lết xin ăn làm sao nữa, chắc là thụ cầm nhỏ ?


http://farm8.staticflickr.com/7151/6400257741_b276eb556c.jpg

angie
11-25-2011, 08:26 AM
Hồi trước 75 có phim coi trong rạp, sau 75 cũng chiếu lại trong TV hổng nhớ cái vụ đờn đó, còn nhỏ quá mà.

angie
11-25-2011, 08:29 AM
Sans famille, không phải bản đóng phim

http://www.youtube.com/watch?v=TxsiFjmJfmA

gun_ho
11-25-2011, 11:11 AM
Cảm nhận về âm nhạc nói riêng, hay nói chung hết các món nghệ thuật thì con người cảm nhận theo cảm tính của riêng từng người. Điều này có lẽ các nhà khoa học cũng đã biết trước cái kết quả khổ đau, ngày "cái hòm của Petrov" ra đời.

Là vì ngay khi nghe đàn để bình chọn mấy năm trước, các nhà nghiên cứu âm thanh đã nhận ra tính bất nhất và thay đổi của các giám khảo qua bản điểm của họ. Như bà giáo sư âm nhạc nọ, hôm nay thì khen cây đàn này hết lời , cho 10 điểm với lời nhận xét "mượt mà, êm như nhung" thì tuần sau, cũng chính bà đó nhận xét cây đàn đó thật tệ hại , sổ toẹt với những lời chê bai "nghẹt mũi, không thoát " vân vân......
Và khi đó, người ta bỗng nhận ra được rằng, khi nghe và chơi nhạc, con người ta không những cảm nhận bằng tai, mà là bằng mắt nhìn, tay sờ và tình cảm riêng tư dành cho cái đàn, cái bản nhạc và người chơi đàn là ai nữa kia.
Khi đó, dĩ nhiên thằng em mình sẽ chơi nghe hay quá, chồng mình nói đúng quá, ca sĩ này hát hay quá (vì mình đã quen nghe từ nhỏ xíu) vân vân.....và từ đó, người ta đành phải chấp nhận rằng, một âm thanh hay và đẹp, phải đi kèm với một vật thể đẹp, một quá khứ đẹp và con người tấu lên cũng phải có cái gì đẹp và quen thuộc với người nghe.

Cây Davidov cho dù có khó chơi đến đâu, có sượng thế nào đi nữa, nhưng khi Yoyoma cầm nó bước lên sân khấu, người ta sẽ vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, ào ào chứ chẳng có thờ ơ như với gã lạ mặt râu ria từ xứ Phần Lan với cây đàn Made by Xueping Hu

PhPhuongVy
11-25-2011, 11:27 AM
Chủ đề Nhạc Tám phong phú quá mà lâu nay PV không dám sáo, chỉ làm khách rón rén vào xem. Hôm nay các bạn nhắc Rémi và Sans Famille, Nhạc Tám lại càng thêm thú vị. Rémi lúc bắt đầu đi theo ông thầy Vitalis mới có tám tuổi, những năm sau, trước khi ông thầy mất đã có nhiều đoạn cho thấy Rémi khoác chiếc thụ cầm đeo lên vai và tháo đàn từ vai xuống. Như vậy, đúng như Gun Ho nói, chiếc đàn này phải là đàn nhỏ. PV học được là thụ cầm có nhiều cỡ, số dây có thể từ 22 đến 47 dây, dễ vác, dễ vịn, để chơi dân ca một mình hay chơi trong một giàn đại hòa tấu.

Angie và Gun Ho có nhớ trong Sans Famille có cậu bé Mattio chơi vĩ cầm rất cừ, cùng rất nhiều nhạc cụ khác mà không hề học nhạc lý, thường hay hỏi ông chủ nhỏ Rémi của mình những câu hỏi làm cho Rémi bí lù? Hai cậu bé đàn rong để mưu sinh, không tiền để kiếm thầy học cho đến nơi, đến chốn. Nghe đồn thị trấn Mendes có ông thầy dạy nhạc là Espinassous, hai cậu tìm đến. Hóa ra vị nhạc sư đang mở tiệm hớt tóc để độ nhật. Mattio ngồi lên ghế cho ông hớt tóc và bắt đầu láu cá hỏi đủ các câu, nào là tại sao người ta lại lên dây vĩ cầm theo một số nốt nhất định mà không theo những nốt khác, nào là tại sao nhịp đầu và nhịp cuối của một bản nhạc lại không giữ đúng số phách đều của các nhịp khác trong bản...Ông nhạc sư Espinassous say sưa trả lời cho đến lúc chợt ngộ ra, ông cười phá lên.

Trong lúc Thanh Nga vào hậu trường thay y trang cho màn tiếp, Bảo Quốc lên sân khấu hẹp làm hề giúp vui câu giờ, chờ thái hậu Dương Vân Nga cài trâm, đội vương miện ra diễn tiếp.

Lùng tùng...xòa!

gun_ho
11-25-2011, 11:34 AM
Truyện này em nhớ từng chi tiết luôn đó chị .

Khi ông thầy đàn kiêm hớt tóc ngỏ ý muốn cho Mattio ở lại học nhạc với mình thì Remi hơi lo, nhưng Mattio dù cho thích thế nào đi nữa cũng đã không bỏ bạn và cương quyết từ chối lời đề nghị hấp dẫn kia.

Vậy là cùng nhau đi chơi đàn và xin tiền tiếp để mua con bò....

PhPhuongVy
11-25-2011, 11:36 AM
Thụ cầm nhỏ:

http://www.youtube.com/watch?v=UoNb3_6TvqU&feature=relate


Thụ cầm lớn:

http://www.youtube.com/watch?v=HmOJrc4R434&feature=related

PhPhuongVy
11-25-2011, 11:42 AM
Chị cũng thuộc lòng. Ông thầy còn hứa sẽ giúp Mattio dành dụm tiền vào nhạc viện Paris nhưng Mattio không đời nào bỏ bạn. Vậy là cùng nhau đi chơi đàn tiếp để kiếm tiền mua con bò.

Ông chủ rạp chịu cho Bảo Quốc một vai nhỏ?

gun_ho
11-25-2011, 12:17 PM
Có chị ghé chơi em mừng lắm chứ .

Nhớ ngày còn học nhạc với cha Tiến Dũng, tụi em phải gọi là cây Arpa, trong bài học ghi rằng cây đàn này (loại lớn) có những pedal nhỏ mà mình có thể dùng chân để dậm lên, khi dậm lên pedal Fa chẳng hạn thì các dây mang tên Fa đều cao lên 1/2 cung, vậy là mình có quyền chuyển từ Đô trưởng qua Sol trưởng chẳng hạn .....

Chữ Thụ cầm có trong tiếng Việt cũng đã lâu lắm rồi, nhưng gần đây thấy trong nước xuất hiện chữ Hạc Cầm để gọi đàn này, chẳng hiểu chữ Hạc này từ đâu ra, không lẽ phiên âm từ chữ Harp ???


http://www.youtube.com/watch?v=IttcKD81RJw&feature=related

angie
11-25-2011, 12:35 PM
Chị cũng thuộc lòng. Ông thầy còn hứa sẽ giúp Mattio dành dụm tiền vào nhạc viện Paris nhưng Mattio không đời nào bỏ bạn. Vậy là cùng nhau đi chơi đàn tiếp để kiếm tiền mua con bò.

Ông chủ rạp chịu cho Bảo Quốc một vai nhỏ?Bảo Quốc hồi còn trẻ ca hổng có mùi tí nào, chắc tại vậy bị đẩy đi làm hề.

http://www.youtube.com/watch?v=f_VK0GDU2hU

angie
11-25-2011, 01:20 PM
Thụ cầm trung cổ

http://www.youtube.com/watch?v=Ki6Mzh6aeGI

Angie
11-25-2011, 02:10 PM
Vô Gia Đình chôm bên thư quán

Khi chúng tôi đến trước cửa nhà Nhạc sư mà người ta đã chỉ cho, chúng tôi ngờ ngợ vì trước cửa nhà đó có treo hai cái đĩa cạo râu bằng đồng, những vật này không phải là biểu hiệu của một nhà Nhạc sư.
Chúng tôi đứng ngắm, nhà đó có vẻ là một hiệu thợ cạo. Chợt có một người đi qua, chúng tôi hỏi thăm nhà ông Phi-Nam ở đâu? “Ở đây”, họ vừa nói vừa chỉ vào hiệu cạo. Tôi nghĩ một nhạc sư sao lại không được ở cùng nhà với người thợ cạo?
Chúng tôi bước vào. Trong hiệu chia làm hai phần đều nhau: phần bên phải, ở trên những cái giá gỗ, có các thứ như lược, bàn chải, dao, kéo, nước hoa, xà phòng; phần bên trái, có bày hoặc treo các thứ nhạc khí như đàn, sáo, kèn lớn, kèn con.
Mã-Tư hỏi:
- Ông Phi-Nam!
Một người đàn ông mau mắn và linh lợi như con chim, đang cạo mặt cho một người nhà quê ngồi trong cái ghế bành, đáp bằng giọng trầm:
- Chính tôi.
Tôi đưa mắt nhìn Mã-Tư có ý bảo ông thợ cạo nghệ sĩ này không phải là người chúng ta tìm để học và nếu học ông ta thì chẳng khác chi đem tiền vứt qua cửa sổ. Nhưng đáng lẽ hiểu ý tôi và nghe tôi, Mã-Tư lại đến ngồi luôn vào một cái ghế tựa ở bên và nói bằng một giọng cứng cát:
- Khi cạo xong, ông có thể cắt tóc cho tôi được không?
- Được. Em đợi một chút.
Tôi bực quá, không hiểu Mã-Tư định làm gì. Anh đưa mắt nhìn tôi có ý bảo hãy rán đợi một chút, đừng vội giận anh.
Lát sau, cạo mặt cho người khách xong, Phi-Nam tay cầm cái khăn quàng to lại chỗ Mã-Tư.
Trong khi người thợ cạo quấn khăn quàng vào cổ anh, anh hỏi:
- Thưa ông, tôi và bạn tôi vừa cãi nhau xong, nhân biết tiếng ông là một Nhạc sư trứ danh, nên chúng tôi muốn phiền ông giải thích giúp những điều đã làm cho chúng tôi bối rối.
- Các em hãy cho tôi biết sơ những điều đã làm các em bối rối.
Tôi hiểu ngay dụng ý của Mã-Tư thế nào rồi. Trước hết anh muốn xem ông thợ cạo nghệ sĩ có thể trả lời được những câu hỏi của anh không, sau nếu ông ta trả lời được tức là anh chỉ phải trả bài học đó bằng cái giá cắt tóc cho một người. Anh thật tinh khôn.
Mã-Tư hỏi:
- Tại sao người ta lại hòa dây vĩ-cầm bằng một “nốt” này mà không dùng đến những “nốt” khác?
Tôi tưởng ông thợ cạo – lúc đó đang đưa cái lược vào mái tóc Mã-Tư – cũng lúng túng và sắp trả lời như kiểu tôi cho xuôi. Tôi cười thầm thì ông thợ cạo cất tiếng nói:
- Cái dây thứ hai bên trái của vĩ-cầm phải lấy nốt “la” ở âm giai thường. Rồi những dây khác phải lựa âm trình sao cho dây thứ tư là “sol”, dây thứ ba là “ré”, dây thứ hai là “la”, dây thứ nhất là “mi”, tông cao hơn hết.
Bây giờ không phải tôi cười, mà Mã-Tư cười. Anh cười vì cái bộ mặt ngơ ngác của tôi chăng? Hay anh sung sướng được biết những điều anh muốn học mà cười? Anh cứ cười to và cười hoài. Thời giờ cắt tóc dài bao nhiêu thì câu hỏi của anh cũng nhiều bấy nhiêu. Bất cứ câu gì Mã-Tư hỏi, ông Phi-Nam cũng trả lời một cách dễ dàng và đích xác như về môn vĩ-cầm. Nhưng sau khi đã trả lời nhiều rồi, ông ta lại tự hỏi mình thì ông ta hiểu ngay ý định của chúng tôi đến để làm gì.
Ông liền cười ha hả và bảo chúng tôi rằng:
- A! Những đứa trẻ này ranh thực! Coi ngộ quá!
Rồi ông bảo Mã-Tư – trông thực ngộ hơn tôi – đánh một bản cho ông nghe. Mã-Tư mạnh dạn cầm cây vĩ-cầm và đánh một bài khiêu vũ xoay tròn.
Anh đánh xong, ông Phi-Nam vỗ tay và hỏi anh một cách tự nhiên như quen biết đã lâu:
- Em chưa biết nốt nhạc à?
- Vâng.
Trên tường, ở bàn có treo và bày rất nhiều nhạc khí như tôi đã nói trên. Mã-Tư đánh vĩ-cầm xong lấy luôn cái kèn xuống và nói:
- Tôi cũng thổi được kèn nhỏ và cả kèn có “bít-tông” nữa.
Ông Phi-Nam bảo:
- Thổi đi coi.
Anh lần lượt thổi tất cả các thứ kèn treo trên tường, mỗi cái một bài.
Ông Phi-Nam kêu:
- Ô! Em bé này là thần đồng hẳn! Nếu em muốn ở đây với ta, ta sẽ luyện cho em thành đại nghệ sĩ, em nghe chưa, đại nghệ sĩ! Sáng sáng em cạo râu cho khách với ta, đến chiều, ta sẽ dạy em âm nhạc. Em đừng yên trí rằng ta không phải là một ông thầy có thể dạy em được vì ta là thợ cạo. Người ta ai cũng phải sống, phải ăn, uống, ngủ; con dao cạo rất tốt cho ta về việc đó. Dù có làm nghề cạo râu cho người, ông Giát-Manh ngày xưa vẫn là thi sĩ trứ danh của nước Pháp, không kém. Tỉnh A-Giăng có Giát-Manh, thì tỉnh Măng-Đê cũng có Phi-Nam.
Khi ông Phi-Nam giảng thuyết xong, tôi nhìn Mã-Tư. Anh sẽ trả lời ra sao? Tôi sắp mất chăng, một người bạn đường, một người bạn thân, một người em, như tôi đã lần lượt mất những người mà tôi thương yêu? Lòng tôi se lại.
Tuy nhiên, tôi cố dẹp tình cảm của tôi về một bên.
Trường hợp này giống như trường hợp của tôi và ông Vỹ-Tiên đứng trước bà Mỹ-Lưu muốn giữ tôi. Tôi không muốn tôi phải oán trách tôi bằng những lời mà tôi đã oán trách ông Vỹ-Tiên ngày xưa.
Tôi nghẹn ngào nói:
- Anh Mã-Tư ơi! Anh nên nghĩ về phần anh trước.
Nhưng Mã-Tư chạy lại cầm tay tôi mà nói:
- Phải bỏ bạn tôi? Tôi không thể làm được. Tôi hết lòng cảm ơn ông.
Ông Phi-Nam lại nhấn mạnh rằng khi Mã-Tư học hết những điều yếu lược, ông sẽ tìm cách cho anh đi học ở Tu-lu rồi đi Ba-Lê vào trường “Quốc gia Âm nhạc học viện” nhưng Mã-Tư nhất định từ chối.
- Tôi không bao giờ bỏ Lê-Minh, bạn tôi.
Ông Phi-Nam nói:
- Em ơi! Vậy thì ta muốn có một vật gì để cho em, ta muốn tặng em một quyển sách, trong đó em sẽ học hỏi những điều em không biết.
Nói xong, ông ta tìm các ngăn kéo. Một lúc lâu, ông đem ra một quyển sách nhan đề là “Âm Nhạc lý thuyết” sách này đã cũ và nhàu nát, nhưng có cần gì? Rồi ông lấy bút, ông đề vào trang nhất như sau:
“Tặng em bé, sau này thành tài, đừng quên người thợ cạo thành Măng-Đê”.
Tôi không biết ở thành Măng-Đê, ngoài ông phó cạo Phi-Nam còn có nhạc sư nào khác không, nhưng chỉ có ông Phi-Nam là người mà chúng tôi biết và không bao giờ quên được.

PhPhuongVy
11-25-2011, 03:25 PM
Cảm ơn Angie đã cho chị đọc lại đoạn này, chắc là phải đọc tiếp, đọc Vô Gia Đình hoài vẫn không chán.

Âm thanh của thụ cầm thật thánh thót, dễ mê. Gọi là hạc cầm cũng đúng chứ, phải không Gun Ho, chỉ cần gọi ít lâu rồi mọi người sẽ quen.

gun_ho
11-25-2011, 03:27 PM
Ui da !!

Chuyện đọc mấy muơi năm mà bây giờ nhớ y như là mới đọc hôm qua ...

Remi wants Mattia to learn music and they visit a musician. Mr. Espinassous is shocked by Mattia's great talent and tries to convince him to stay and learn, but Mattia never wants to leave Remi. The boys now head for Chavanon where they hope to meet Remi's foster mother Barberin. During the trip they saved their money, hoping to buy a cow for mother Barberin. When they pass through Ussel, not far from Chavanon, they buy a cow, to replace beloved Rosette, who was sold when Barberin had his accident. To make sure that they will not buy a bad cow, they ask a vet for help. The vet is very friendly and the boys buy a wonderful cow.


Remi hay hát bài "tình ca" mà cô bé câm Lise rất thích nghe, trong bản dịch của Hà mai Anh dịch là Tình Ca, bản tiếng Anh ghi là Napolitan song , có ai biết đó là bài gì ?

________________________________________


http://www.youtube.com/watch?v=wT4njF60764

phiulinh
11-25-2011, 03:34 PM
Trời ơi Angie mang bài này vô là Gun-ho thương chết luôn! muốn gì được đó bảo đảm. Còn mà cãi hay móc ra cái sai của tiến sĩ net là từ chết ngoài sân cỏ tới nhục luôn á!

Chúc mọi người dzui.

Dọt,

gun_ho
11-25-2011, 03:42 PM
Trời ơi Angie mang bài này vô là Gun-ho thương chết luôn! muốn gì được đó bảo đảm. Còn mà cãi hay móc ra cái sai của tiến sĩ net là từ chết ngoài sân cỏ tới nhục luôn á!

Chúc mọi người dzui.

Dọt,

Chỉ tội cho đứa ngu mà thích xàm thôi :))

dọt xa xa nhe em.

angie
11-25-2011, 03:44 PM
Hỏng hỉu P nói cái gì, đang coi cái này không biết nhét đâu
Americans are eating themselves to dead
http://menzelphoto.com/misc_linked/HPContents.pdf
Không thấy hình gỏi cuốn trong gia đình người Pháp, chắc trong quyển mượn thư viện. Lạc đà quá xá.

Angie
11-25-2011, 03:55 PM
Remi hay hát bài "tình ca" mà cô bé câm Lise rất thích nghe, trong bản dịch của Hà mai Anh dịch là Tình Ca, bản tiếng Anh ghi là Napolitan song , có ai biết đó là bài gì ?
http://farm8.staticflickr.com/7014/6402292927_169134e242_z.jpg
Đó anh tìm đi, đừng kêu chụp cái nguyên bài cuối truyện vì tập 2 đâu mất tiêu rồi.

gun_ho
11-25-2011, 04:14 PM
Vậy chắc là bài này rồi

http://www.youtube.com/watch?v=pNqWY5wT_q0

angie
11-25-2011, 06:11 PM
Có một ngôi sao ban chiều, màn chiều dần buông xuống gió ngàn vi vu lấp lánh đầu hiên ngôi sao ban chiều, ở hướng chính đông. Nó có mặt ở đó mấy tuần rồi, bữa nay mới search ra là Mộc Tinh. Và thưa quí vị kháng thính giả chương trình Nhạc Tám chiều nay, đây là một nhạc phẩm dành riêng cho Mộc tinh

http://www.youtube.com/watch?v=Nz0b4STz1lo

gun_ho
11-25-2011, 06:41 PM
Và dĩ nhiên là ai rời Việt Nam sau 1975 đều biết đến bài Ngôi Sao Ban Chiều, một bài hát "Nga" trữ tình

http://www.youtube.com/watch?v=NLimrJ-YGJ4&feature=related


Nhưng rồi mới đây, người ta phát hiện ra rằng, đây là một bài nhạc Việt thuần túy, tác giả là một nhạc sĩ nghiệp dư, chịu ẩn danh không ai biết đến mình là tác giả để cho bài hát của mình được hát dưới gốc "Nga"

Bài hát "Ngôi sao ban chiều" rất được phổ biến và yêu thích ở Việt Nam vào thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước.

Hầu như trong các cuộc hội diễn, liên hoan văn nghệ thời bấy giờ đều có tiết mục đơn ca hay song ca bài hát "Ngôi sao ban chiều", và trong tất cả những lần trình diễn đó, bài hát đều được giới thiệu là một ca khúc Nga (?). Với giai điệu, lời ca đằm thắm và da diết bài hát đã làm rung động trái tim hàng vạn con người của thế hệ ấy. Đây cũng là một trong những bài hát tủ của nam ca sĩ nổi tiếng một thời Mạnh Hà hay biểu diễn. Rồi các cuốn sách về nhạc lý, dạy đàn...cũng ký âm bản nhạc này như một bài tập mẫu dành cho những học viên của mình.
Ngay cả những nhạc sĩ như Nguyễn Cường, Cát Vận vào những năm 70 thường đi đệm đàn cho các sinh viên hát bài hát này trong các hội diễn, cũng tưởng rằng đó là bài hát của Nga, vì giai điệu của bài hát lại đậm chất Nga. Mãi đến giữa thập kỷ 90 nhạc sĩ Nguyễn Cường mới tình cờ phát hiện ra sự thật. Ông đã thông báo cho nhạc sĩ Nguyễn Lưu và hai người đã tiến hành một số kiểm chứng để đi đến xác nhận tác giả của bài hát lừng danh này là ông Đinh Tiến Hậu, một nhạc sĩ nghiệp dư.
Ông Đinh Tiến Hậu sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông đã thi vào Trường Âm nhạc Việt Nam, nhưng không đạt ước nguyện vì “lý lịch có vấn đề”. Ông chuyển sang học Trường cơ khí Duyên Hải năm 1963, sau đó ra trường về Hải Dương công tác. Chính ở đây, chàng thanh niên trẻ trung 19 tuổi Đinh Tiến Hậu đã sáng tác bài hát "Ngôi sao ban chiều". Lúc đó, ông đâu có thể ngờ bài hát đã tự nó bay đi như con chim sổ lồng, sống trong lòng người và đến bây giờ, nhiều người vẫn còn thuộc bài hát này:
-
Nói thêm về xuất xứ bài hát "Ngôi sao ban chiều" của mình, Ông Đinh Tiến Hậu viết:. Ngày ấy, tôi có một người bạn gái đang theo học tại Liên Xô cũ, tôi đã đem lòng yêu mến người này và viết tặng cô bài hát "Ngôi sao ban chiều". Trong số hồ sơ xin thi vào Khoa sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam ở Ô Chợ Dừa, Hà Nội (nay là Nhạc viện Hà Nội) tôi có gửi kèm theo bài hát này. Sau đó trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lần tôi được nghe sáng tác của mình trong các kỳ biểu diễn của các ca sĩ, qua những cuốn băng và những ấn phẩm trong những giáo trình âm nhạc. Và đặc biệt trong một bộ phim nhiều tập gần đây có sử dụng một đoạn ngắn bài hát của tôi.

Sưu tầm.

Angie
11-25-2011, 08:08 PM
http://vuionline.com/watch_19559_14-Cay-Dang-Mui-Doi---completed.html
Đây là một phần của "Cay đắng mùi đời" Hồ Biểu Cha'nh viết phỏng theo Truyện Rémi, mấy tuần trước đài VN có chiếu không nhớ phát hình từ Los hay SJ, nhiều đài tiếng Việt quá mừ. Đoạn ~ 10:00 kéo nhị bên mộ thầy. Phim này toàn ca vọng cổ khi hai em tên gì đó, thằng Được với thằng kia hổng nhớ tên, đi biểu diễn kiếm cơm.

angie
11-26-2011, 04:15 AM
http://www.netflix.com/Movie/Leper/70001683
Đây là một phim Balan từng chiếu ở Saigon, có thể mướn ở Netflix

http://www.youtube.com/watch?v=26hEGY6SN8A


http://www.youtube.com/watch?v=JTM40rEXs4c
nghe có ai khoe là có người đờn bản được này hay lắm

http://www.youtube.com/watch?v=xLabsC9mrE4
tóm tắt phim

http://www.youtube.com/watch?v=bOUkSrjWEL0
Ca sĩ trên sân khấu.

angie
11-26-2011, 08:15 AM
http://www.youtube.com/watch?v=zvyZjGb5hvo
Đi tìm hộp Petrov không thấy nhưng thấy cây hở lườn này nghe cũng giống tiếng vĩ cầm.

http://www.youtube.com/watch?v=1WuhXA2J1To
Hoặc cái hộp căng 5 dây.

gun_ho
11-26-2011, 10:34 AM
Chỉ nhớ anh chàng đó là một khoa học gia Liên Xô, làm xong cái hòm là nó bị vô viện bảo tàng luôn, thử hỏi, một cây đàn có hình cái hộp như vậy, cho dù có kêu hay như một cây Strad đi nữa cũng không ai thèm chơi .

angie
11-26-2011, 10:42 PM
Màn đêm buông, mời quí vị kháng thính giả thưởng thức chương trình dạ khúc
Giòng sông xanh theo âm hưởng Chopin

http://www.youtube.com/watch?v=L9czOdrQqYU


http://www.youtube.com/watch?v=6cxkLZoEFEk

Và đây là một tác phẩm rất quen thuộc

http://www.youtube.com/watch?v=EvxS_bJ0yOU


http://www.youtube.com/watch?v=G342nlHvbA4


http://www.youtube.com/watch?v=M4sazKSvaOM

Mùa thu lá bay

http://www.youtube.com/watch?v=cOsVVeojMZs


http://www.youtube.com/watch?v=by8q5uHDhNU

gun_ho
11-27-2011, 04:41 AM
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
-------------------------------------------------------

Khi nhìn làng quê của ai đó dần chìm khuất trong bóng hoàng hôn, trong làn sương mờ tối trên sông, người ta bỗng muốn nghe một khúc nhạc chiều.

Bạn muốn gọi là Dạ Khúc như ông nhạc sĩ (bị chửi) kia đã dịch ? Tôi nghĩ là đừng, vì dạ khúc nên dành cho đêm tối, cho thời gian mà sự im lắng của bóng tối đã hoàn toàn ngự trị tâm hồn và khung cảnh, khi ta nhìn ra ngoài chỉ thấy bóng tối, nhìn vào lòng ta chỉ thấy trống vắng và lười biếng muốn nằm một nơi để lắng nghe tiếng con mọt gỗ mấy mươi năm trước vọng về

http://www.youtube.com/watch?v=kj3CHx3TDzw&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=kj3CHx3TDzw&feature=related)


nhưng khi trời còn tí ánh hoàng hôn thì sao..thì đi nghe khúc nhạc chiều chứ sao, ở Sài Gòn ta sẽ đi tới cái hẽm ở Ngô thời Nhiệm, chui vào cái quán có cái tên gần giống để nghe vài bản nhạc chẳng dính líu gì đến tên của quán...vỗ tay cho có lệ ....trả tiền rồi về ngồi mở youtube nghe Serenata ( là mộ khúc cũng được) cho hết một buổi chiều


http://www.youtube.com/watch?v=UHmnfXMecXE (http://www.youtube.com/watch?v=UHmnfXMecXE)


-------------------------------------

gởi anh Tabalo

angie
11-27-2011, 05:26 AM
Serenade thường thấy khi các chàng trồng cây si ban đêm đi hát dưới cửa sổ người yêu.

http://www.youtube.com/watch?v=m8wqFJRNeMw

ser·e·nade   /ˌsɛrəˈneɪd/ Show Spelled noun, verb, -nad·ed, -nad·ing.
noun
1.
a complimentary performance of vocal or instrumental music in the open air at night, as by a lover under the window of his lady.
2.
a piece of music suitable for such performance.
3.
serenata ( def. 2 ) .

gun_ho
11-27-2011, 05:37 AM
sereno = calmo

In the Baroque era, and generally called a Serenata (Italian "serenade"--since this form occurred most frequently in Italy), a serenade was a type of cantata performed outdoors, in the evening, with mixed vocal and instrumental forces. Again, most likely a guitar or lute was used to accompany the voice.

Còn sau này Serenade được đưa vô chơi trong nhà, soạn cho rất nhiều bè, chơi với dàn giao hưởng thì không tính.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/be/Nellie_Bly-6m-in-Mexico-14.jpg/220px-Nellie_Bly-6m-in-Mexico-14.jpg (https://dtphorum.com/wiki/File:Nellie_Bly-6m-in-Mexico-14.jpg)

Cua khúc ?

RaginCajun
11-27-2011, 06:03 AM
sereno = calmo

In the Baroque era, and generally called a Serenata (Italian "serenade"--since this form occurred most frequently in Italy), a serenade was a type of cantata performed outdoors, in the evening, with mixed vocal and instrumental forces. Again, most likely a guitar or lute was used to accompany the voice.

Còn sau này Serenade được đưa vô chơi trong nhà, soạn cho rất nhiều bè, chơi với dàn giao hưởng thì không tính.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/be/Nellie_Bly-6m-in-Mexico-14.jpg/220px-Nellie_Bly-6m-in-Mexico-14.jpg (https://dtphorum.com/wiki/File:Nellie_Bly-6m-in-Mexico-14.jpg)

Cua khúc ?Yes. Cua khúc. Cho chữ này vào tự điển. Cái clip tiếng violin nghe đã thiệt. Bữa nào bác gun kéo một đoạn nào giúp vui đi.

gun_ho
11-27-2011, 06:22 AM
Sẽ cố gắng, lâu rồi cô mờ mờ có gởi cho tôi cái phần mềm thu âm mà tôi không biết sử dụng rồi hỏi cách mà liên lạc không được nên bỏ luôn . Chắc là phải tập lại vài tuần vài tháng (thỉnh thoảng cứ phải cầm cà lê, mỏ lết, chán quá anh) mới nghe được được .

angie
11-27-2011, 08:55 AM
Victor Borge chôm Serenade Schubert ~3:00

http://www.youtube.com/watch?v=RMMoB7hbL1U

gun_ho
11-28-2011, 07:12 AM
Tuần này, tôi sẽ dành thì giờ để giới thiệu với các bạn một tác giả cổ điển trứ danh mà có lẽ ai cũng đã biết đến ông ít hay nhiều.
Dĩ nhiên bài đầu tiên tôi muốn giới thiệu là bài đã được Phạm Duy đưa vào lòng người Việt qua cái tên Mối Tình Xa Xưa mà gốc của nó là bài Valse số 15 soạn cho piano cung La giáng trưởng trong tập gồm 16 bài .

Qua thời gian, hình như tất cả những bài kia đều lu mờ và chỉ còn bài số 15 này lại sáng lấp lánh như có một cuộc đời riêng, bền vững trong lòng người yêu nhạc cổ điển và những ai yêu nhạc Brahms.
Mời các bạn nghe bài này, được Evgeny Kissin trình bày, ngay lập tức các bạn sẽ nhận ra là phần kỹ thuật không khó lắm, cái khó là nằm ở sự thể hiện và anh đã làm được điều này rất độc đáo.

http://www.youtube.com/watch?v=uZ8s5_n7zi8&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=uZ8s5_n7zi8&feature=related)

dĩ nhiên, một bài như vậy sẽ được chuyển soạn cho các nhạc cụ khác, giọng hát và dàn nhạc vân vân..

http://www.youtube.com/watch?v=LOKnl5D8Qic&feature=related

Angie
11-28-2011, 07:39 AM
http://www.youtube.com/watch?v=monaXOpmH1U
Và một bản rất nổi tiếng khác.
Có lần ở SG nhà vặn đĩa nhạc này thì thằng em tui nó la lên nhạc cạo râu của Sạc-lô. Số là nó thích đi coi video coi lại các trận giải túc cầu thế giới 1982 ở Tây Ban Nha. Thời đó ở SG bắt đầu chiếu video ở vườn Tao Đàn chiếu đủ thứ phim video đa số là phim Mỹ có thuyết minh.

Ngô Đồng
11-28-2011, 07:45 AM
Ngày nào n đ cũng vào đọc trang này, nghe nhạc hay, nghe tám tuyệt vời - buổi sáng bỗng ấm áp .

Cám ơn vô cùng anh Gun-Ho và Angie .

Tôm giúp anh Gun-Ho thu nhạc đi nha. Mong nghe tiếng đàn của anh .

gun_ho
11-28-2011, 12:36 PM
Nói đến Brahms là người ta nghĩ đến 21 Vũ khúc Hung Gia Lợi của ông. Những bài này được soạn cho Piano chơi bốn tay, sau đó được chuyển soạn cho giàn nhạc và đủ loại nhạc cụ khác.

Tại sao lại có tên gọi như vậy? Vì những bài này đa số đều có âm hưởng của vùng này, của dân du mục mà nếu ai đã từng nghe qua bản Zigeunerweisen (gypsy air) của Sarasate hay bản Csardas của Monti đều có thể có một ý niệm chung.
Đó là những vũ điệu gồm hai phần, phần chậm trữ tình và tha thiết, phần sau thật nhanh, linh hoạt và sinh động. Nghe qua, ta có thể tưởng tượng đến hình dáng một người du mục ngồi bên túp lều của họ buổi chiều, nhìn ra bãi cát vàng xa xa. Ngay sau đó là phiên chợ của dân du mục gồm đủ trò nhộn nhịp, nhảy múa vui chơi để rồi hôm sau họ lại dọn đi nơi khác.

Như trên kia, cô Angie đã cho nghe bản số năm, là bản mà hầu như bất cứ ai đã có nghe qua một lần trong đời.
Sau đây là bản Vũ khúc Hung Gia Lợi số một, được trình bày do dàn nhạc giao hưởng Budapest dưới sự chỉ huy của nữ nhạc trưởng Nhật bản , cô Tomomi Nishimoto.

http://www.youtube.com/watch?v=JJ47Tc4jDi0 (http://www.youtube.com/watch?v=JJ47Tc4jDi0)


Cô sinh năm 1970, được mẹ dạy piano từ nhỏ, cô đã theo nghiệp chỉ huy giàn nhạc từ lâu và trong thời gian gần đây đã chỉ huy rất nhiều giàn nhạc giao hưởng nối tiếng Châu Âu, cô cũng là nhạc trưởng của nhà hát Bolshoi của Nga nữa.

gun_ho
11-28-2011, 07:56 PM
Mém chút nữa quên mất một bản nhạc của Brahms hết sức quen thuộc với mọi người, nhất là bọn con nít khi đi ngủ, ôm con gấu bông nghe bài này rồi khò khò

http://www.youtube.com/watch?v=t894eGoymio (http://www.youtube.com/watch?v=t894eGoymio)

Ngày trước, tôi đã từng thấy có người dùng chữ Miên Ca để dịch thể loại Lullaby (berceuse) này sang tiếng Việt , tuy nhiên sau một thời gian chữ này cũng không thọ lâu dài và hiện nay chính thức tiếng Việt dịch là bài hát ru.
---------------------------------------------------------

Tôi cũng có quay lại xem hết một loạt từ trang 1 hôm nay và thấy đã bỏ sót câu hỏi của cô angie

_"còn bản étude chromatic thăng giáng thường loạn cào cào thì tiếng Việt kêu là gì nhỉ? "

Tiếng Việt có lẽ nên dịch là "bài tập âm giai đồng chuyển".

Lần sau cô gõ hàng chữ xa cái khung Youtube có lẽ dễ nhìn thấy hơn.

angie
11-28-2011, 10:48 PM
http://www.youtube.com/watch?v=kdm2iVBYhHQ
Chị Ngô Đồng ơi, hôm bữa bé Mây có mang đờn về không vậy? Con bé này giống nó, chỉ thiếu cái trán dô.

PhPhuongVy
11-28-2011, 11:11 PM
Thêm màn này nữa nè, những em bé Bắc Hàn.


http://www.youtube.com/watch?v=yE7waNi5dc0&feature=related

mờ mờ
11-29-2011, 01:32 AM
Lâu quá không gặp chị PhuongVy, cho mm chào chị nhé, quay qua chào luôn chị Ngô Đồng và Ăn Gì.

Sao mm thấy mấy cô bé chú bé nhỏ xíu mà phải ôm cái đàn to đùng thấy mệt quá à Chị PhuongVy và Ăn Gì ơi. Tại sao không chơi cây đàn loại nhỏ cho vừa khổ với mình nhỉ? có phải vì thùng đàn nhỏ thì tiếng đàn sẽ không hay bằng?


Sẽ cố gắng, lâu rồi cô mờ mờ có gởi cho tôi cái phần mềm thu âm mà tôi không biết sử dụng rồi hỏi cách mà liên lạc không được nên bỏ luôn . Chắc là phải tập lại vài tuần vài tháng (thỉnh thoảng cứ phải cầm cà lê, mỏ lết, chán quá anh) mới nghe được được .

Đợi..đợi hén anh Gun, cứ thong thả tập nha :). Cần gì cứ hú mm, bây giờ liên lạc chắc không sao rồi.

angie
11-29-2011, 03:38 AM
http://www.youtube.com/watch?v=P-KooKsHnqI

Nhỏ xíu chơi cây đờn nhỏ xíu, kéo 2 dây, gẩy ngón tay trái như Heifetz lên dây đờn.


thấy mấy cô bé chú bé nhỏ xíu mà phải ôm cái đàn to đùng thấy mệt quá à Chị PhuongVy và Ăn Gì ơi. Tại sao không chơi cây đàn loại nhỏ cho vừa khổ với mình nhỉ? có phải vì thùng đàn nhỏ thì tiếng đàn sẽ không hay

Chắc hổng có thợ làm đàn tây ban cầm nhỏ chứ vĩ cầm nhỏ cũng hay vậy.

RaginCajun
11-29-2011, 05:31 AM
http://www.youtube.com/watch?v=P-KooKsHnqI

Nhỏ xíu chơi cây đờn nhỏ xíu, kéo 2 dây, gẩy ngón tay trái như Heifetz lên dây đờn.



Chắc hổng có thợ làm đàn tây ban cầm nhỏ chứ vĩ cầm nhỏ cũng hay vậy.Mốt bây giờ tụi nhóc thích chơi đàn Ukulele. Nhiều đứa chơi guitar giỏi cũng tập tành sang Ukulele, thấy cũng hay hay. Người và đàn không cần cân xứng, miễn sao đàn đó cho mình âm thanh mình thích. Nhiều anh to thích có bô/vợ bé đấy thây :P, nhìn cũng dễ thương. Bữa nào tớ cũng kiếm một em Ukulele về tập coi sao.

gun_ho
11-29-2011, 06:09 AM
Chắc hổng có thợ làm đàn tây ban cầm nhỏ chứ vĩ cầm nhỏ cũng hay vậy.

Đàn nhỏ cho con nít chơi tạm thì được, chứ hay thì chẳng bao giờ hay. Tùy âm vực của mỗi cây đàn, nó sẽ cần một hộp cộng hưởng tương ứng .

Với mấy "cây đàn nhỏ" thì những "âm thanh trầm" sẽ rất kém, anh Tôm nhớ lưu ý điểm này.



-------------------------

m&m

Chắc là còn lâu lắm, chơi một hồi rồi vặn cà lê, mỏ lết thì chắc chờ tới tết Công Gô đó mờ ơi .

RaginCajun
11-29-2011, 07:15 AM
Với mấy "cây đàn nhỏ" thì những "âm thanh trầm" sẽ rất kém, anh Tôm nhớ lưu ý điểm này.

Tớ biết. Chính vì điều đó, người chơi đàn sẽ chọn bản nhạc nào hạp với âm thanh của đàn đó mà chơi. Nói thế cũng không đúng. Đúng hơn, họ có thể chơi bất cứ bản nhạc nào, nhưng họ sẽ soạn hòa âm và cách chơi cho hạp với loại đàn đó.

tabalo
11-29-2011, 07:46 AM
Đàn nhỏ cho con nít chơi tạm thì được, chứ hay thì chẳng bao giờ hay. Tùy âm vực của mỗi cây đàn, nó sẽ cần một hộp cộng hưởng tương ứng .

Với mấy "cây đàn nhỏ" thì những "âm thanh trầm" sẽ rất kém, anh Tôm nhớ lưu ý điểm này.

.
Nghe anh Súng nói tui thắc mắc có nhiều cây đàn vừa lớn vừa nặng nhưng âm thanh lại rất thanh là vì sao ????

gun_ho
11-29-2011, 08:09 AM
Nghe anh Súng nói tui thắc mắc có nhiều cây đàn vừa lớn vừa nặng nhưng âm thanh lại rất thanh là vì sao ????

Cũng tùy cách mình đàn chứ anh, nếu biết cách thì có khi nó rên nữa .

tabalo
11-29-2011, 08:11 AM
Cũng tùy cách mình đàn chứ anh, nếu biết cách thì có khi nó rên nữa .
Bàn âm nhạc mà rên ??? ngân chứ ???

RaginCajun
11-29-2011, 08:30 AM
Âm thanh trầm hay thanh không nhất thiết ở cái thùng đàn. Như anh Gun_Ho có nói trên là tùy cách mình đàn. Cái cần đàn cũng quan trọng. Cây đàn bass thường thì cần đàn dài. Dài sẽ làm tiếng trầm và ngắn sẽ làm ra tiếng thanh. Xử dụng thanh quan trong việc hát cũng thế, khi rống lên (tiếng thanh) thì mình ngẩng cổ lên cho dài ra. Khi xuống giọng trầm thì gục đầu xuống. Đàn thì khi mình thu ngắn từ chỗ bấm tới chỗ khảy thì sẽ có tiếng thanh và khi từ chỗ bấm và chỗ khảy xa ra thì sẽ có tiếng trầm. Oh, cũng nói thêm là ngoài cần dài, ngắn ra, gân cốt cũng quan trọng gân (dây) to thì trầm, gân bé thì thanh.

Tóm lại, ngoài to con ra, cần dài ngắn và gân cốt cũng đóng góp phần quan trọng trong việc rên (trầm) hay thét (thanh).

gun_ho
11-29-2011, 05:45 PM
Trở lại chuyện nhạc của Brahms thì ông xuất thân là nhạc sĩ chơi piano, là bạn rất thân (đàn em) của hai vợ chồng Robert và Clara Schumann cùng là nhạc sĩ nổi tiếng của thời kỳ lãng mạn.
Ngày ông 20 tuổi, ông đã được gia đình Schumann đón tiếp nồng hậu và ngày Robert Schumann qua đời, Brahms đã bỏ ra hai năm đến "an ủi" Clara , một bà chị nuôi lớn hơn ông 14 tuổi....

He became very attached to Schumann's wife, the composer and pianist Clara, fourteen years his senior, with whom he would carry on a lifelong, emotionally passionate relationship. Brahms never married, despite strong feelings for several women and despite entering into an engagement, soon broken off, with Agathe von Siebold in Göttingen in 1859. After Schumann's attempted suicide and subsequent confinement in a mental sanatorium near Bonn in February 1854, Brahms was the main intercessor between Clara and her husband, and found himself virtually head of the household.
After Schumann's death, Brahms hurried to Düsseldorf and for the next two years lived in an apartment above the Schumann's house, and sacrificed his career and his art for Clara's sake. The question of Brahms and Clara Schumann is perhaps the most mysterious in music history, alongside that of Beethoven's "Immortal Beloved." Whether they were actually lovers is unknown, but their destruction of their letters to each other may point to something beyond mere privacy.

Nhưng thôi, nay ta tạm gác chuyện tám đời tư của Brahms mà qua nghe nhạc chút xíu.

Bản nhạc tôi muốn giới thiệu với các bạn tối nay là chương hai, bản concerto soạn cho violon cung Ré Trưởng của ông. Điều hơi lạ là trong chương này, các bạn sẽ nghe tiếng Oboe solo suốt hai phút đầu tiên với một giai điệu hết sức trữ tình và mượt mà, để mở đầu cho một chương nhạc chậm soạn cho violon.

http://www.youtube.com/watch?v=4SG-g_Wg-5o (http://www.youtube.com/watch?v=4SG-g_Wg-5o)

Ai mong đợi những kỹ thuật cao kỳ, những đoạn nhanh hay dữ dội sẽ thất vọng khi nghe chương này.

Vì giờ này là buổi tối mà, nghe xong lim dim ngủ luôn là vừa, ai chưa đủ buồn ngủ thì xin mời nghe thêm bản Traumerei trứ danh của "ông anh" Schumann, một bản nhạc ngắn bất tử cũng đã được Phạm Duy đưa vào lòng người với tên Mơ mòng được nghệ sĩ piano trứ danh Horowitz trình bày


http://www.youtube.com/watch?v=qq7ncjhSqtk (http://www.youtube.com/watch?v=qq7ncjhSqtk)



----------------------------------------------------------------------------

* Gió ơi, hôm nào em tập thử bài này đi...

mờ mờ
11-30-2011, 02:05 AM
Mấy cô cậu này ôm đàn nhỏ (đúng size với người) trình diễn Minuet in G by Bach


http://www.youtube.com/watch?v=N6xOCQy_7-w&feature=related

angie
11-30-2011, 03:34 AM
http://www.youtube.com/watch?v=WZGWB93-mmI

Nhắc về Brahms, tui nhớ đã mướn ở Netflix vài đĩa trong bộ DVD dưới đây, trong đó có phần phân tích giao hưởng số 4 có chương chỉ dựa vào 8 nốt đầu tiên, rồi những nốt đó được lập đi lập lại trong toàn bộ chương trong nhiều bè khac nhau.
http://ecx.images-amazon.com/images/I/51m5RwK4ghL._SL500_AA300_.jpg
Coi trong wiki thấy có chỗ download tổng phổ,
http://www.bh2000.net/score/orchbrah/brsym44.pdf
Cung mi thứ, giai điệu chính là mì fa sol la la# sí sì mi.

angie
12-01-2011, 05:28 AM
Tôi cũng có quay lại xem hết một loạt từ trang 1 hôm nay và thấy đã bỏ sót câu hỏi của cô angie
_"còn bản étude chromatic thăng giáng thường loạn cào cào thì tiếng Việt kêu là gì nhỉ? "
Tiếng Việt có lẽ nên dịch là "bài tập âm giai đồng chuyển".
giới thiệu sơ qua về vở Opera đầu tiên được nghe. Đây là bài aria có âm giai đồng chuyển đó, nghe lần đầu trong radio và mướn video ở Wherehouse.

http://www.youtube.com/watch?v=_8y1dj7bvjE
Bản vocal score http://erato.uvt.nl/files/imglnks/usimg/f/f6/IMSLP110602-PMLP15769-Bizet_-_Carmen_-_Habanera_HV.pdf

Tui nghe cô này ca hay quá xá về sau có internet thì thấy bà con chê cô chỉ ca giọng dưới.

angie
12-01-2011, 05:40 AM
Trong phim có cô đóng cô thôn nữ ca dở ẹc nhưng tự nhiên mượn được trong thư viện đĩa của Maria Callas ca Carmen dở hơn cô Julia, nhưng lại có cô Andrea Guiot đóng cô thôn nữ ca hay quá xá truyền cảm mà phát âm rõ từng chữ. Lấy lời dò theo là nhận ra hết các chữ. Nhờ cô này mà tui có hứng lại cách phát âm tiếng Tây hồi học mẫu giáo và tự học thêm để qua Ba lê giả bộ là mình biết Tây giỏi lắm, nhưng qua vừa xổtiếng Tây là các người bán hàng xổ tiếng Anh lại liền.

Đây là bản có thuyết minh ở dưới

http://www.youtube.com/watch?v=uOD1La7mrOg

Có mua được cái đĩa cô Andrea Guiiot ca quốc ca Mạc xây e nhưng hổng hay, bị nhạc át hết

angie
12-01-2011, 05:42 AM
7. Duo

José [ému] Parle-moi de ma mère!
Parle-moi de ma mère!

Micaëla [simplement]
J'apporte de sa part, fidèle messagère,
cette lettre...

José [joyeux]
Une lettre!

Micaëla
Et puis un peu d'argent,
pour ajouter à votre traitement.
Et puis...

José
Et puis?...

Micaëla
Et puis... vraiment je n'ose...
Et puis... encore une autre chose
qui vaut mieux que l'argent! et qui, pour un bon fils
aura sans doute plus de prix.

José
Cette autre chose, quelle est-elle?
Parle donc...

Micaëla
Oui, je parlerai.
Ce que l'on m'a donné, je vous le donnerai.
Votre mère avec moi sortait de la chapelle,
et c'est alors qu'en m'embrassant:
Tu vas, m'a-t-elle dit, t'en aller à la ville;
la route n'est pas longue; une fois à Séville,
tu chercheras mon fils, mon José, mon enfant!
Tu chercheras mon fils, mon José, mon enfant!
Et tu lui diras que sa mère
songe nuit et jour à l'absent,
qu'elle regrette et qu'elle espère,
qu'elle pardonne et qu'elle attend.
Tout cela, n'est-ce pas, mignonne,
de ma part tu le lui diras;
et ce baiser que je te donne,
de ma part tu le lui rendras.

José très ému
Un baiser de ma mère!

Micaëla
Un baiser pour son fils!...

José
Un baiser de ma mère!

Micaëla
Un baiser pour son fils!...
José, je vous le rends comme je l'ai promis!

José
Ma mère, je la vois!.. oui, je revois mon village!
O souvenirs d'autrefois! doux souvenirs du pays!
/ Doux souvenirs du pays! O souvenirs chéris!
| O souvenirs! O souvenirs chéris,
| vous remplissez mon coeur de force et de courage!
| O souvenirs chéris! Ma mère, je la vois,
| je revois mon village!
| Micaëla
| Sa mère, il la revoit! Il revoit son village!
| O souvenirs d'autrefois! Souvenirs du pays!
| Vous remplissez son coeur de force et de courage!
| O souvenirs chéris! Sa mère, il la revoit,
\ il revoit son village!

José
Qui sait de quel démon j'allais être la proie!
[recueilli]
Même de loin, ma mère me défend,
et ce baiser qu'elle m'envoie,
[avec élan]
ce baiser qu'elle m'envoie,
écarte le péril et sauve son enfant!

Micaëla [vivement]
Quel démon? quel péril? je ne comprends pas bien...
Que veut dire cela?

José
Rien! rien!
Parlons de toi, la messagère;
Tu vas retourner au pays?

Micaëla
Oui, ce soir même... demain je verrai votre mère.

José [vivement] [Note 14]
Tu la verras! Eh bien! tu lui diras:
que son fils l'aime et la vénère
et qu'il se repent aujourd'hui.
Il veut que là-bas sa mère
soit contente de lui!
Tout cela, n'est-ce pas, mignonne,
de ma part, tu le lui diras!
Et ce baiser que je te donne,
de ma part, tu le lui rendras!

Micaëla [simplement]
Oui, je vous le promets... de la part de son fils,
José, je le rendrai, comme je l'ai promis.

José
Ma mère, je la vois!.. oui, je revois mon village!
O souvenirs d'autrefois! doux souvenirs du pays!
/ Doux souvenirs du pays! O souvenirs chéris!
| O souvenirs! O souvenirs chéris,
| vous remplissez mon coeur de force et de courage!
| O souvenirs chéris! Ma mère, je la vois,
| je revois mon village!
| Je te revois, ô mon village!
| Doux souvenirs, souvenirs du pays!
| Vous remplissez mon coeur de courage,
| ô souvenirs, ô souvenirs chéris!
| Micaëla
| Sa mère, il la revoit! Il revoit son village!
| O souvenirs d'autrefois! souvenirs du pays!
| Vous remplissez son coeur de force et de courage!
| O souvenirs chéris! Sa mère, il la revoit,
| il revoit son village!
| Il te revoit, ô mon village!
| Doux souvenirs, souvenirs du pays!
| Vous remplissez son coeur de courage,
\ ô souvenirs, ô souvenirs chéris!
José
Je revois mon village!
Micaëla
O souvenirs chéris! Il revoit son village!
José
O souvenirs chéris!
/ Vous me rendez tout mon courage,
| ô souvenirs du pays!
| Micaëla
| Vous lui rendez tout son courage,
\ ô souvenirs du pays!
http://opera.stanford.edu/Bizet/Carmen/acte1.html

Ngô Đồng
12-01-2011, 07:04 AM
Chị Ngô Đồng ơi, hôm bữa bé Mây có mang đờn về không vậy? Con bé này giống nó, chỉ thiếu cái trán dô.

Không Angie, vì dây sắt sợ nguy hiểm cho cháu .

Xin lỗi anh Gun-Ho, n đ viết vội nơi đây nha .

gun_ho
12-01-2011, 07:49 AM
Nói về Bizet và vở Carmen, tôi chỉ biết quanh quẩn mấy khúc chuyển soạn cho đàn dây và cái khúc Habanera đó thôi, Sarasate cũng có viết một bài fantasie trên các chủ đề từ Carmen cũng rất nổi tiếng.

-------------------------------

Chị Ngô Đồng .

Cứ tự nhiên thoải mái mà chị .

Dây sắt nguy hiểm là sao? Chị sợ đứt dây làm mù mắt?

gun_ho
12-01-2011, 03:16 PM
Âm giai đồng chuyển là gì?
Là một chuỗi những âm thanh từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp được chơi liên tục từng 1/2 cung.
Vì một âm giai trưởng hay thứ được chơi theo thứ tự 1 cung, 1 cung, 1/2 cung , 1 cung vân vân.....nên sẽ tạo cho tai người nghe một cảm giác vui, buồn, phấn khởi hay não nề thì âm giai chơi kiểu mỗi 1/2 cung một chẳng có ra làm sao hết cả. Nghe cứ lơ lớ như đứa mù nhạc mò đàn phá chơi.

Do, do#, re, re#, mi, fa, fa#, sol, sol#, la, la#, si, do.
Do------re-------mi-fa-------sol-------la-----si, do.

Vậy nhìn vào hai hàng trên là bạn có cái ý niệm âm giai đồng chuyển và âm giai trưởng nó làm sao ngay.
Mà như đã nói, âm giai đồng chuyển nghe nó quái quái, chẳng vui chẳng buồn chẳng ra làm sao cả nhưng thỉnh thoảng đã được đưa vào âm nhạc như một nét đặc biệt và nổi bật như Bizet đã đưa vào khúc Habarera của vở Carmen hết sức thành công.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_8y1dj7bvjE (http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_8y1dj7bvjE)

Các bạn thử nghe hơn nửa phút đầu tiên , sẽ thấy cô ca sĩ hát theo một âm giai đồng chuyển đi từng 1/2 cung từ trên xuống dưới rất độc đáo.

Nếu nói về kỹ thuật nhạc cụ khi chơi âm giai đồng chuyển, ta có thể dùng một ngón tay rà từ thấp lên cao trên phím đàn guitar rồi khi lướt qua mỗi phím ta gảy một phát. Trên đàn piano thì cứ từng nốt ta chơi lên xuống chẳng sót nốt nào là đúng ngay.

Nhưng khó nhất có lẽ là đối với giọng hát hay những nhạc cụ cần tai âm nhạc để chơi.
Vì sao? vì khi hát hay đàn âm giai đồng chuyển, ta không có điểm tựa nào để dựa theo hết cả, nên cái nguy cơ bể bè, lạc giọng hay rớt.....rất dễ xảy ra khi kỹ thuật hát không vững và tai âm nhạc kém.

Chính vì khó diễn, khó nghe và khó thưởng thức nên âm giai đồng chuyển là con dao hai lưỡi (một lưỡi rất bén và một lưỡi rất cùn) của âm nhạc mà khi ai muốn sử dụng nó đều thường hay ngần ngại và đắn đo .

Angie
12-02-2011, 08:06 AM
http://www.youtube.com/watch?v=tNI8nKpCifY
Cô đóng Carmen trong phần này người Nga, có thể vì vậy phần là la lá một hồi thành lài lai lái. Trong phần phỏng vấn sau màn này đạo diễn nói là cô phải tập múa mấy tiếng một ngày vì cô có khả năng múa còn đa số Carmen khác không biết múa.

RaginCajun
12-06-2011, 12:17 PM
Nhưng khó nhất có lẽ là đối với giọng hát hay những nhạc cụ cần tai âm nhạc để chơi.
Vì sao? vì khi hát hay đàn âm giai đồng chuyển, ta không có điểm tựa nào để dựa theo hết cả, nên cái nguy cơ bể bè, lạc giọng hay rớt.....rất dễ xảy ra khi kỹ thuật hát không vững và tai âm nhạc kém.

Chính vì khó diễn, khó nghe và khó thưởng thức nên âm giai đồng chuyển là con dao hai lưỡi (một lưỡi rất bén và một lưỡi rất cùn) của âm nhạc mà khi ai muốn sử dụng nó đều thường hay ngần ngại và đắn đo .Công nhận bác gun_ho tả phần này hay thật. Tớ cảm được như thế nhưng tả ra thì khó quá. Mấy anh chơi nhạc jazz cũng chơi scale loại này. Mới nghe rất khó chịu, nghe nhiều đâm ra ghiền. Như bác đề cập ở trên, chơi loại này phải có tai âm nhạc, cho nên chơi thể loại jazz phải có tai và có thêm hồn âm nhạc nữa. Diễn loại này chẳng ai có thể dạy ai được, chỉ tự cá nhân nghe và cảm được thôi.

"âm giai đồng chuyển" - chữ này mới nghe lần đầu trong đời thấy cũng hay hay.

gun_ho
12-06-2011, 02:46 PM
Cám ơn anh đã đem mục này lên.

Chữ âm giai đồng chuyển có từ ngày tôi đi học nhạc và còn nhớ đến bây giờ, hồi nãy tôi vào tìm thử thấy cũng có chữ này . Ngoài ra còn có chữ Âm giai bán cung nghe cũng rất hay , nghĩa là từng 1/2 cung, còn chữ đồng chuyển có nghĩa là chuyển động đồng nhất trái ngược với dị chuyển (diatonic scale) cả hai cùng một nghĩa, chữ nào tôi thấy cũng được.

---------------------------------------------


Tai âm nhạc

Thỉnh thoảng tôi hay nhắc đến tai âm nhạc , có nghĩa là khả năng thẩm âm của ta , khả năng nghe và phân định được mối quan hệ giữa các nốt nhạc, hợp âm và âm giai vân vân.....và dĩ nhiên nghe nhạc, chơi nhạc một thời gian thì dần dần ta sẽ có cái "tai âm nhạc" này.
Vậy tai âm nhạc là tự động nghe nhiều là sẽ có hay sao? Tôi nghĩ còn tùy , mà chủ yếu là phải luyện tập lâu ngày mới có, và có người nghe rất tinh, người nọ cũng có nhưng không bén nhạy bằng.

Nhớ ngày tôi còn nhỏ, ngồi đàn guitar và tập hát, ba tôi đi ngang qua lắc đầu nói "tai thằng này phô, không nên chơi đàn" tôi nghe ba tôi nhận định như vậy lòng tức tối, vì bản thân tôi nào có thấy phô, thấy sai gì đâu nào?
Ngày lớn lên, anh tôi từ guitar mò sang qua chơi violon, tôi nghe anh ấy chơi mà bức rức, khó chịu không tả được, lý do là nghe nó "lé" quá, chơi sai trật cao độ mà anh tôi chẳng nhận ra,rồi cứ thế mà kéo cù cưa hứng thú, làm tôi điên người .

Có người có khả năng nhận định cao độ của âm thanh chính xác, không sai trật, người khác thì cho dù có tập tành đàng trời vẫn cứ đánh rơi cái nốt La chuẩn này.

Thí dụ trước giờ học xướng âm, ta nghe loáng thoáng mấy cô bé đang tập đọc vài câu trước khi vào học, cô này đọc vài nốt thì cô kia sửa "sao mày đọc thấp thế? Phải cao như này chứ re.... fa.....mi.....re..." cô kia gõ âm thoa một phát, so sánh rồi cả hai phá ra cười .

Đó là tai âm nhạc, là nhận định mối tương quan về cao độ giữa các nốt và âm thanh chuẩn của nốt La có 440 chu kỳ rung trong 1 giây....

Ngô Đồng
12-06-2011, 09:13 PM
Chị Ngô Đồng .

Cứ tự nhiên thoải mái mà chị .

Dây sắt nguy hiểm là sao? Chị sợ đứt dây làm mù mắt?


Dạ đúng vậy đó anh Gun_Ho, cháu mới lên 3 gần 4 tuổi thôi nên sợ lắm . Hai cây đàn nằm buồn tênh chẳng buồn đụng đến - có lẽ đến lúc hết đam mê gì nữa rồi.

Cám ơn anh đã viết những bài viết thật hay .

gun_ho
12-07-2011, 06:01 AM
Cám ơn chị.

Nhớ ngày còn nhỏ, tôi cũng hay nghe nói là dây đàn đứt làm mù mắt và ông Văn Vỹ là một nạn nhân nên tôi khá run mỗi lần thay dây hay lên dây đàn . Nhưng rồi chơi đàn nhiều, bản thân và bạn bè chung quanh chơi đàn cũng lắm, dây đứt tá lả mà bản thân tôi chưa chứng kiến được tai nạn nào xảy ra cho bản thân và cho người khác.
Ngay như đàn violon thì khi chơi đưa ngay lên gần mặt, sát mắt mà dường như cũng không nghe ai nói là bị gì vì đứt dây.

Tôi mới tìm thử trên net về nhạc sĩ Văn Vỹ thấy ghi là
"......Năm 3 tuổi, do bị bệnh nặng đã khiến ông bị mù. 7 tuổi, ông theo gia đình lên bạc Liêu sinh sống và tự học đàn cò líu. Sau đó, ông về Thuận Đông sinh sống và học đàn Kìm với thầy Bảy Thừa....."

Tôi gõ broken string, blind ..... tìm thử mà chẳng thấy kết quả , ai có biết, có thấy tai nạn do dây đàn đứt làm ơn cho biết.....xin cám ơn.
----------------------------------------------------------

Tai âm nhạc.

Vậy thì những người làm công việc có dính líu đến âm nhạc thì nên có tai âm nhạc?
Đúng vậy, vì nếu không có tai âm nhạc, bạn sẽ hát lé, đàn phô mà không biết và nếu bạn tham dự America's Got Talent, chúng nó sẽ bắt nhốt vì tưởng lầm bạn là America's Most Wanted

Tuy nhiên có vài trường hợp cá biệt, là dù cho bạn chẳng có nghe được âm thanh chuẩn mà vẫn chơi đàn được và vẫn được khán giả thuởng thức. Đó là những nhạc cụ đã được sản xuất với những âm thanh cố định như piano, organ hay guitar vân vân ... Khi chơi những nhạc cụ loại này, bạn nhìn thấy nốt nhạc đó trên giấy, bạn sẽ bấm ngón tay vào đây thì sẽ có 1 âm thanh phát ra. Thế thôi, không cần tai nghe hay thẩm âm gì cả.

Một bằng chứng hiển nhiên cho việc này là Beethoven, ngày ông bị điếc hoàn toàn thì ông vẫn chơi piano rất ngon lành, tuy tai ông chẳng còn nghe được gì.Trong đầu ông hiện ra những giai điệu, những hợp âm và ông biết rằng bấm vào đây là đúng.
Tuy nhiên khi ông chơi qua violon thì đó là một thảm họa, vì đàn này không có phím và người chơi phải dùng tai để phân định cao độ của âm thanh mà tai ông thì ngày ấy đã điếc rồi. Kết quả là một ông đang kéo đàn, sung sướng với những giai điệu tươi đẹp hiển hiện trong đầu mình, mà ông không biết đó là những chuỗi âm thanh quái gỡ đang hành hạ đám người đang ngồi trên ổ kiến lửa kia.....

Còn về sáng tác thì sao? Tôi nghĩ cũng không cần lắm thì phải, bằng chứng là tôi đã thấy vài người, lấy cây guitar ra đờn thử vài câu, câu nào nghe hay hay thì dòm coi đó là nốt gì trên cây đàn, ghi lại trên giấy và sửa các câu, các đoạn cho cân phương rồi đặt lời, thế là xong 1 bài hát. (nghe nói ngày còn nhỏ TCS cũng soạn nhạc kiểu này)
Nhưng nếu bạn có tai âm nhạc, rành về ký xướng âm thì sẽ tiện hơn nhiều lắm, bạn nghĩ ra một giai điệu trong đầu, ghi lên giấy rồi hát thử , đàn thử rồi sắp xếp lại thì cũng thành một bài hát.

Tuy nhiên, tai âm nhạc sẽ không bảo đảm cho bạn có được cái gọi là thiên tài âm nhạc , nghĩa là đó là một khả năng có được một phần do bẩm sinh, được kiện toàn qua tập luyện và là một công cụ tốt khi trình diễn hay sáng tác . Có nó bạn sẽ có nhiều thuận lợi, không có nó thì bạn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn...khi dính tới nhạc.

RaginCajun
12-07-2011, 06:46 AM
Chuyện đứt dây đàn là mù mắt, nếu có, chắc là chỉ ở VN. Lý do dây đàn đứt bật ra mạnh là vì chất liệu làm dây đàn. Hồi ở VN, sau 75, không có tiền mua dây ngon lành, nên tớ mua dây loại rẻ tiền (chơi vài bữa bị sét), khi dây đứt thì bật ra. Dây đàn ngon lành, như bên Mỹ, khi đứt thì chỉ nằm tại chỗ.

Nói tới tai âm nhạc, có lẽ đa số mấy anh bạn nhạc đều có. Nhiều anh đọc nốt chậm như đánh vần, nhưng chỉ nghe một bản nhạc ai chơi vài lần là có thể chơi lại vanh vách. Tai nghe sao là chuyển xuống ngón tay bấm y chang nốt đó. Nói về sáng tác của mấy ông nhạc sĩ VN, như anh Gun nói, thì mấy ông này sáng tác dạng nghe trước viết sau nên rất hạn chế. Ngón đàn của mấy ông này cũng rất là căn bản, nên nếu có chơi trước viết sau thì cũng chỉ được mấy câu căn bản, dạng như chạy scale vậy thôi. Rồi sau đó chùi chùi xóa xóa, nâng nốt lên xuống một tí cho đỡ chán, nếu không bản nào cũng giống bản nào. Do đó, bác thấy mấy mợ yêu cầu tớ hát nhạc VN, dù bản nhạc cả đời chưa nghe lần nào, tớ chỉ cần nghe 3, 4 lần là ôm đàn bấm gam hát ào ào (nổ tí cho vui nhà, vui cửa :P).

nhunguyen
12-07-2011, 08:09 AM
Chuyện đứt dây đàn là mù mắt, nếu có, chắc là chỉ ở VN. Lý do dây đàn đứt bật ra mạnh là vì chất liệu làm dây đàn. Hồi ở VN, sau 75, không có tiền mua dây ngon lành, nên tớ mua dây loại rẻ tiền (chơi vài bữa bị sét), khi dây đứt thì bật ra. Dây đàn ngon lành, như bên Mỹ, khi đứt thì chỉ nằm tại chỗ.

Nói tới tai âm nhạc, có lẽ đa số mấy anh bạn nhạc đều có. Nhiều anh đọc nốt chậm như đánh vần, nhưng chỉ nghe một bản nhạc ai chơi vài lần là có thể chơi lại vanh vách. Tai nghe sao là chuyển xuống ngón tay bấm y chang nốt đó. Nói về sáng tác của mấy ông nhạc sĩ VN, như anh Gun nói, thì mấy ông này sáng tác dạng nghe trước viết sau nên rất hạn chế. Ngón đàn của mấy ông này cũng rất là căn bản, nên nếu có chơi trước viết sau thì cũng chỉ được mấy câu căn bản, dạng như chạy scale vậy thôi. Rồi sau đó chùi chùi xóa xóa, nâng nốt lên xuống một tí cho đỡ chán, nếu không bản nào cũng giống bản nào. Do đó, bác thấy mấy mợ yêu cầu tớ hát nhạc VN, dù bản nhạc cả đời chưa nghe lần nào, tớ chỉ cần nghe 3, 4 lần là ôm đàn bấm gam hát ào ào (nổ tí cho vui nhà, vui cửa :P).





Tôi tin anh !

Tôi cũng có nhiều tên bạn còn nổ ác liệt …

Một vài bản nhạc cổ điển dành cho guitar chưa từng thấy bản nhạc , chưa từng nghe qua …Ngồi chăm chú lắng nghe …, vài ngày sau trình tấu trước mặt nhóm bạn, so với băng cassette không khác gì mấy .( cả đám …lé hết !) . Sau này, hắn thi vào QGAN thật dể như người ta ăn cơm.
( lúc sau này tôi còn nhìn thấy hình hắn trình tấu biểu diễn trong Googles images _)


Còn có tên , ôm cây đàn chờ người hát câu đầu ( không biết là nhạc gì ) là hắn có đệm cho đến hết bản nhạc ,( nhiều khi đó là thói quen chơi nhạc vững vàn của họ ).

Còn có tên bài bản hơn , nói điệu nhạc , giọng hát là hắn có thể bắt giọng cho người hát ( như là ban nhạc ) .
Chuyện lâu lắm rồi …

Năng khiếu về nhạc ( thính âm ) của từng cá nhân thật là phong phú , có nhiều điều không thể tin được …, nhưng là sự thật .



Anh Gun !

Chuyện tôi kể sau đây thật không thể kiểm chứng được : ( chỉ là góp ý )

Một người bị dây đàn đứt ghim vào mắt , cả đám chở hắn vào bệnh viện bằng xe lam ( gồm 7 người ) , giữa đường tai nạn xảy ra ( chạy nhanh và quẹo cua gắt , cả xe lật …, chết ráo ! )

Đó là thằng bạn ở Long An kể cho tụi tui nghe, hồi tôi còn là teen .( 1 cọng dây đàn giết 7 mạng người )

gun_ho
12-07-2011, 11:05 AM
Nhớ ngày còn nhỏ, tôi có quen anh kia trốn quân dịch chuyên chơi đàn guitar cho ban nhạc trong bar Mỹ, tôi thường ngồi nghe các anh tập những bài như là the house of the rising sun, bài bản chẳng có, chỉ có nghe và nhái theo nhưng các anh cũng hát và đàn nghe y hệt, có điều ảnh chẳng biết là mình đang hát gì cả

http://www.youtube.com/watch?v=mmdPQp6Jcdk (http://www.youtube.com/watch?v=mmdPQp6Jcdk)

dĩ nhiên bản thân tôi cũng được truyền nghề, nhìn tay để chơi theo các hợp âm đầu nổi tiếng của bài này và cũng rên rỉ với mớ tiếng anh bồi.

=========================

Nói qua chuyện ôm đàn để đệm cho người ta hát thì quả thật là một sự ứng biến tài ba và đầy kinh nghiệm. Vì trước tiên ta phải nắm vững bản nhạc đó soạn ở cung gì, sau đó hỏi thử cô ca sĩ nghiệp dư kia muốn hát cung nào, nếu cô lắc đầu không hiểu ta nói gì thì ta cứ tự động đề nghị cô ấy hát thấp xuống chừng 1 hay 1 cũng rưỡi là chắc ăn.
Ví dụ bản nhạc ấy soạn ở Đô trưởng, ta chơi La trưởng là cô có thể hát thoải mái chắc ăn mà không sợ tuột.

Tuột là sao? Là hát một hồi rồi có những nốt cao cố lên không tới, kết quả là mất chỗ vịn, mất phương hướng và cái âm giai chuẩn nguyên thủy của bản nhạc bị ca sĩ hạ xuống 1/2 cung mà chẳng hay.
Khi đó người đệm đàn kinh nghiệm sẽ tự động chơi thấp xuống 1/2 cung cho hợp với giọng hát, và nếu người hát lại tuột xuống tiếp, người đàn sẽ cứ thế tuột theo. Nói nghe thì dễ nhưng thực hiện được thì thật là khó, khó lắm.

Ví dụ như bác Tôm đang đệm cho cô nào hát cung La trưởng, bác sẽ chơi những hợp âm của La trưởng là A, D và E7 , thỉnh thoảng cuối câu, bác sẽ vuốt đuôi bằng những đoạn nhạc ngắn phăng ra cùng trên âm giai La trưởng có ba dấu thăng , nhưng đùng một phát, nàng ca sĩ nghiệp dư bị tuột 1/2 cung, bác Tôm lập tức phải từ ba dấu thăng té xuống 4 dấu giáng là La giáng trưởng và dàn hợp âm tương ứng phải đổi hết trọi. Nếu cô nàng rớt thêm phát nữa, bác Tôm lại hí hởn mừng thầm vì nay lại là một dấu thăng cung Sol trưởng tha hồ vung vít..vân vân.....
... muốn thực hiện những điều trên đây, dĩ nhiên ta phải có cái tai âm nhạc và sự ứng biến, bằng không khán, thính giả sẽ chứng kiến một cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chẳng ra làm sao .

Quan khách vỗ tay rần rần,. cô ca sĩ cười toe cúi chào và ít ai biết gã đệm đàn ngồi bên cánh gà đang toát mồ hôi lắc đầu


------------------------------

RaginCajun
12-07-2011, 11:27 AM
Nói chuyện nghe và đàn hát không cần sheet thì tớ có kinh nghiệm lắm. Hát tiếng Anh, tiếng Tây mà chẳng biết mình hát gì. Có lần tớ hát tiếng Tây bên kia mợ Nắng nói tớ hát giống tiếng Tàu. Nói thì nói thế, nhưng hồi bé mấy đứa bạn cũng đâu hiểu gì đâu, cứ hát ra tiếng, rồi gào , rồi thét là tụi nó vỗ tay khoái chí.

Chuyện ca sĩ hát lạc tông (chạy tông thì đúng hơn) là chuyện đụng hoài, nhất là đám cưới, làm mình vớt mệt xỉu.

"Quan khách vỗ tay rần rần,. cô ca sĩ cười toe cúi chào và ít ai biết gã đệm đàn ngồi bên cánh gà đang toát mồ hôi (nách) lắc đầu" --- Khoái câu ví von này

angie
12-07-2011, 12:00 PM
Phải nói là mấy tay đệm đàn rất chi là nghề. Bà con muốn đệm tông nào cũng đặng. Nhất là mấy tay đệm đờn dương cầm trong nhạc viện thành phố, đưa bản nhạc không có phần đệm , bắt đổi tông là mấy ổng đổi lia chia, đọc nốt nhảy lên nhảy xuống loạn xạ rồi còn đờn ra các giai diệu đi kèm, hình như chạy gam là chủ yếu.

RaginCajun
12-07-2011, 12:24 PM
Phải nói là mấy tay đệm đàn rất chi là nghề. Bà con muốn đệm tông nào cũng đặng. Nhất là mấy tay đệm đờn dương trong nhạc viện thành phố, đưa bản nhạc không có phần đệm , bắt đổi tông là mấy ổng đổi lia chia, đọc nốt nhảy lên nhảy xuống loạn xạ rồi còn đờn ra các giai diệu đi kèm, hình như chạy gam là chủ yếu.đờn dương (nghe là lạ) thì dễ đổi tông hơn và không bị mất đi cái hồn bản nhạc khi đệm. Đàn guitar thì hơi phiền khi đổi tông, như anh Gun có nói, vì khi đó cái scale chạy khác có thể làm ta hy sinh đi mấy cái voicing chords (dân chơi nhạc kinh nghiệm lão làng thì có thể handle nổi, tớ thì chịu thua), làm bản nhạc được đệm rất căn bản, mất hay.

angie
12-07-2011, 12:26 PM
thiếu chữ cầm.

RaginCajun
12-07-2011, 12:28 PM
thiếu chữ cầm.:P. Tiện thể hỏi luôn, tại sao gọi là dương cầm? Anh Gun biết không?

angie
12-07-2011, 12:43 PM
.( 1 cọng dây đàn giết 7 mạng người )
Một cú bảy mạng
còn gọi là
Một đòn chết bảy theo bản dịch ngoài bắc theo lời mấy người trong diễn đàn du học.

gun_ho
12-07-2011, 01:00 PM
Từ ngày dân Việt được du học Pháp, giao tiếp với nhạc Tây, nhạc cổ điển và tốt nghiệp Conservatoire de Ba lê thì họ mang về nước cây đàn Piano, giàu hơn thì có piano à queue. Tại sao có tên là piano (nhỏ , nhẹ) mà đánh kêu rầm rầm thì tính sau.
Nay phải giải quyết vấn đề tên gọi cho tiếng Việt. Người ta bèn hỏi ông Tàu, coi thử ổng dịch làm sao thì thấy ổng dịch là Cương Cầm “钢琴” cương là sợi dây cương và dân Việt từ đó lấy âm tiếng Tàu để dịch đàn piano sang tiếng Việt là Cương cầm.

Bạn có thể thấy vài dịch giả uyên thâm ngày xưa hay dịch là cương cầm thay cho dương cầm. Ví dụ trong bản dịch của ông Nguyễn hiến Lê, dịch Chiến tranh và Hòa bình có kể lúc cô Maria (em gái của André) đang cố gắng tập đánh "cương cầm".

Sau đó có lẽ vì tam sao thất bổn, chữ cương trở thành dương và từ đó chết tên luôn. Dương ở đây chẳng có nghĩa là âm dương hay yin yang gì cả, chỉ là một biến đổi, một biến dạng từ chữ Cương lấy từ âm Hán Việt.



(đó là những gì tôi biết, ai biết điều gì mới lạ hơn, xin góp ý)
===============================

angie
12-07-2011, 01:04 PM
Cái đó là cla vơ xanh, háp xi co.

RaginCajun
12-07-2011, 01:08 PM
Từ ngày dân Việt được du học Pháp, giao tiếp với nhạc Tây, nhạc cổ điển và tốt nghiệp Conservatoire de Ba lê thì họ mang về nước cây đàn Piano, giàu hơn thì có piano à queue. Tại sao có tên là piano (nhỏ , nhẹ) mà đánh kêu rầm rầm thì tính sau.
Nay phải giải quyết vấn đề tên gọi cho tiếng Việt. Người ta bèn hỏi ông Tàu, coi thử ổng dịch làm sao thì thấy ổng dịch là Cương Cầm “钢琴” cương là sợi dây cương và dân Việt từ đó lấy âm tiếng Tàu để dịch đàn piano sang tiếng Việt là Cương cầm.

Bạn có thể thấy vài dịch giả uyên thâm ngày xưa hay dịch là cương cầm thay cho dương cầm. Ví dụ trong bản dịch của ông Nguyễn hiến Lê, dịch Chiến tranh và Hòa bình có kể lúc cô Maria (em gái của André) đang cố gắng tập đánh "cương cầm".

Sau đó có lẽ vì tam sao thất bổn, chữ cương trở thành dương và từ đó chết tên luôn. Dương ở đây chẳng có nghĩa là âm dương hay yin yang gì cả, chỉ là một biến đổi, một biến dạng từ chữ Cương lấy từ âm Hán Việt.



(đó là những gì tôi biết, ai biết điều gì mới lạ hơn, xin góp ý)
===============================Tớ cũng mới nghĩ ra ý này, có lẽ vì tiếng đàn đó du dương nên được gọi là dương cầm chăng?

gun_ho
12-07-2011, 01:16 PM
Cái đó là cla vơ xanh, háp xi co.

Chưa chắc, Ăn gì tìm thử bản tiếng Anh xem cô Maria đánh đàn gì thử xem ? Vì Piano được chế ra ngay thời gian đó nên rất có thể cổ chơi piano.

Nhưng rõ ràng là người Tàu dùng chữ cương cầm “钢琴” để gọi piano.

RaginCajun
12-07-2011, 01:17 PM
Chưa chắc, Ăn gì tìm thử bản tiếng Anh xem cô Maria đánh đàn gì thử xem ? Vì Piano được chế ra ngay thời gian đó nên rất có thể cổ chơi piano.

Nhưng rõ ràng là người Tàu dùng chữ cương cầm “钢琴” để gọi piano.Vậy là mấy anh Tàu này rõ vớ vẩn, chẳng chịu để ý chữ gốc mà cứ phang đại.

gun_ho
12-07-2011, 01:24 PM
Vậy là mấy anh Tàu này rõ vớ vẩn, chẳng chịu để ý chữ gốc mà cứ phang đại.

Nếu dịch đúng từ gốc thì phải gọi là "đàn nhỏ to" đó bác .

gun_ho
12-07-2011, 01:29 PM
Tôi nghĩ cô Maria chơi piano, vì Beethoven cũng cùng thời cũng đã bỏ harpsichord qua chơi piano lâu rồi .

Ông còn tính viết tặng bản Giao Hưởng Anh Hùng cho Napoleon nữa mà .

angie
12-07-2011, 01:37 PM
Chưa chắc, Ăn gì tìm thử bản tiếng Anh xem cô Maria đánh đàn gì thử xem ? Vì Piano được chế ra ngay thời gian đó nên rất có thể cổ chơi piano.

Nhưng rõ ràng là người Tàu dùng chữ cương cầm “钢琴” để gọi piano.
"Ah, dear friend," replied Princess Mary, "I have asked you never to warn me of the humor my father is in. I do not allow myself to judge him and would not have others do so."
The princess glanced at her watch and, seeing that she was five minutes late in starting her practice on the clavichord, went into the sitting room with a look of alarm. Between twelve and two o'clock, as the day was mapped out, the prince rested and the princess played the clavichord.




CHAPTER XXVI

gun_ho
12-07-2011, 01:39 PM
Cám ơn angie.

Vậy là ông Nguyễn hiến Lê dùng chữ cương cầm (piano) của Tàu để dịch chữ clavichord.

angie
12-07-2011, 01:48 PM
Ông bố của Maria thuộc hàng đại thụ không đời nào sắm đàn xịn cho con.

gun_ho
12-07-2011, 02:05 PM
Cha nội này là Đại Công Tước gì đó mà, uy quyền hiển hách hét ra lửa, mửa ra máu , có cô con gái hiền lành xấu xí với đôi mắt hớp hồn đối phương.

Sau này nghe nói có bốn đứa con lận.

angie
12-07-2011, 02:13 PM
Biết rồi chồng cô là anh của Natasha.

ốc
12-07-2011, 03:05 PM
Tàu họ viết "dương cầm" như thế lày 洋琴. Chữ "dương" có nghĩa là "nhớn" (có nhẽ dịch từ "grand piano"), mà cũng có nghĩa là của "nước ngoài du nhập vào."

gun_ho
12-07-2011, 03:25 PM
Tàu họ viết "dương cầm" như thế lày 洋琴. Chữ "dương" có nghĩa là "nhớn" (có nhẽ dịch từ "grand piano"), mà cũng có nghĩa là của "nước ngoài du nhập vào."

Đấy là cái đàn đu xì mé Dulcimer

gun_ho
12-07-2011, 03:33 PM
Vậy thì cái chữ dương cầm (yang qin) của chú ba lại để chỉ cây đàn này

http://www.youtube.com/watch?v=o4fgVAMfs5g

Lung tung thật chứ.

PhPhuongVy
12-07-2011, 04:13 PM
Harpsichord
Harpsichord là một nhạc cụ xuất hiện từ thế kỉ 15 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_k%E1%BB%89_15). Đó là một nhạc cụ có phím và dây, trong đó dây được gẩy bằng một mẩu lông quạ gắn ở cuối phím. Harpsichord có nhiều kiểu hình dáng và có thể có dạng giống như một chiếc dương cầm lớn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%C6%B0%C6%A1ng_c%E1%BA%A7m_l%E1%B B%9Bn&action=edit&redlink=1). Mặc dù harpsichord rất phổ biến trong vài thế kỉ và được nhiều nhà soạn nhạc lừng danh như J. S. Bach (http://vi.wikipedia.org/wiki/J._S._Bach) sử dụng, nó có một nhược điểm lớn: không có khả năng phát tiếng to nhỏ theo độ mạnh nhẹ khi bấm của người chơi.

Clavichord
Clavichord là một trong những nhạc cụ phím đơn giản và nhỏ nhất mà âm thanh được phát ra bằng dây. Dựa trên các hình vẽ và ghi ghép, người ta cho rằng clavichord, với hình dạng giống như một số mẫu hiện còn tồn tại, đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ 15. Clavichord được sử dụng rộng rãi ở Tây Âu vào thời Phục hưng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5c_h%C6%B0ng) và ở Đức (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c) cho đến đầu thế kỉ 19 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_k%E1%BB%89_19), nhưng chỉ được coi như một nhạc cụ để học và chơi chứ ít khi dùng để sáng tác. Khi người chơi bấm vào phím, một mảnh kim loại bật lên và đập vào dây đàn. Mảnh kim loại còn có tác dụng như một thanh chặn dây, và nốt nhạc được ngân lên cho đến khi phím đàn được thả ra. Hệ thống đơn giản này giúp cho người đọc kiểm soát được cường độ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BB%99&action=edit&redlink=1) và trường độ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BB%9 9&action=edit&redlink=1) của âm thanh.

Pianoforte
Năm 1709 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1709), người thợ chế tạo harpsichord người Ý (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9D) Bartolomeo Cristofori (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bartolomeo_Cristofori&action=edit&redlink=1) chế tạo chiếc dương cầm đầu tiên trên thế giới gọi là piano et forte (nhẹ và mạnh). Không lâu sau, những người thợ khác tạo ra những chiếc pianoforte với búa. Tiếp đó, pianoforte thay thế harpsichord và clavichord bởi nó có những ưu điểm mà các nhạc cụ phím khác không có. Fortepiano là một nhạc cụ dây-búa có khả năng tạo ra những sự thay đổi âm thanh nhỏ thông qua sự bấm phím mạnh hay nhẹ của người chơi. Đến khoảng năm 1850 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1850), từ "fortepiano" được thay thế bởi từ "piano". Vào những năm đầu thế kỉ 18 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_k%E1%BB%89_18), dương cầm không mấy thu hút được sự chú ý và ủng hộ. J.S. Bach có lẽ thích clavichord, nhạc cụ mà ông đã quen chơi và cũng là nhạc cụ chơi dễ hơn.

Chữ Hán (http://vi.wiktionary.org/wiki/ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n) (phồn thể): 鋼琴 (http://vi.wiktionary.org/w/index.php?title=%E9%8B%BC%E7%90%B4&action=edit&redlink=1) (cương (http://vi.wiktionary.org/wiki/c%C6%B0%C6%A1ng) cầm (http://vi.wiktionary.org/wiki/c%E1%BA%A7m), gāngqín)
Chữ Hán (http://vi.wiktionary.org/wiki/ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n) (giản thể): 钢琴 (http://vi.wiktionary.org/w/index.php?title=%E9%92%A2%E7%90%B4&action=edit&redlink=1) (cương (http://vi.wiktionary.org/wiki/c%C6%B0%C6%A1ng) cầm (http://vi.wiktionary.org/wiki/c%E1%BA%A7m), gāngqín)

Nguồn:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Dương_cầm

http://vi.wiktionary.org/wiki/dương_cầm

Angie
12-07-2011, 04:29 PM
trong bản dịch của ông Nguyễn hiến Lê, dịch Chiến tranh và Hòa bình có kể lúc cô Maria (em gái của André) đang cố gắng tập đánh "cương cầm".

Cha nội này là Đại Công Tước gì đó mà, uy quyền hiển hách hét ra lửa, mửa ra máu , có cô con gái hiền lành xấu xí với đôi mắt hớp hồn đối phương.

Sau này nghe nói có bốn đứa con lận.
Nhắc lại về bộ Chiến Tranh và hòa bình
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nmn0n3n31n343tq83a3q3 m3237nvnnn0n
Ở VN ông cụ mua bộ của HN xuất bản, theo ông thì đa số truyện dịch của HN đều dịch hay. Trong bộ mượn lại bên này có thể là bộ của Nguyễn Hiến Lê có một phần gia đình Natasha đi săn và hình như ăn lễ Giáng Sinh ở nhà ông chú bị cắt mất tiêu. Một bộ tiếng Anh lượm được do một bà người Nga nào dịch cũng bị cắt mất tiêu, chỉ nói 1 câu ngắn gọn là qua nhà chú đi săn vui lắm vậy thôi.

PhPhuongVy
12-07-2011, 04:29 PM
Tóm lại, theo wikipedia, chữ dương cầm có nghĩa tương đương với là chữ cương cầm. Cũng diễn theo wikipedia, trước khi chiếc piano đầu tiên ra đời, người ta có đàn harpsichord là loại đàn dây để gẩy và clavichord có mảnh kim lọi đập vào dây. Đến khi những chiếc búa được thêm vào để gõ mạnh nhẹ khác nhau thì chữ forte được đi kèm. Người Hoa dịch chữ forte ra chữ cương, gọi chiếc piano là cương cầm.

Không biết đúng hay sai, chị thấy mục Nhạc Tám thì vào đây tám rưỡi.

gun_ho
12-07-2011, 05:50 PM
Trong diễn đàn kia, khi bình chọn nên đọc Chiến Tranh và Hòa Bỉnh bản dịch của ai, có anh kia viết là

"Trời ơi, có mỗi mình tôi chọn Cao Xuân Hạo. Thật sự thì không phải chỉ có Cao Xuân Hạo mà là nhóm bốn dịch giả đại thụ về văn nga dịch tác phẩm này từ tiếng Nga có đối chiếu hai bản Pháp và Trung văn. Trong khi đó Nguyễn Hiến Lê dịch từ bản tiếng Pháp. Nói vậy cũng biết về tính chính xác của từng ấn bản. Đúng như TVH nói, đây là bản dịch đậm chất văn học. Chả lẽ đó không phải là ưu tiên số một của chúng ta trong việc lựa chọn một tác phẩm văn học?.

Cá nhân tôi, không thích bản của Nguyễn Hiến Lê bởi bạn đọc thấy quá rõ vai trò của dịch giả. Có thể nói không quá rằng đó là tác phẩm của Tolstoi và Nguyễn Hiến Lê. Tôi cũng rất đồng ý với ý kiến các bạn là đọc bản này dễ. Bởi lẽ nó đã đuợc Nguyễn Hiến Lê "việt hóa" rất nhiều. Nếu ai đó thấy Chiến tranh và Hòa bình khó đọc, còn có rất nhiều tác phẩm dễ đọc để chúng ta thưởng thức mà. Cần gì phải "xuất bản" thêm một tác phẩm không còn là của chính Tolstoi nữa"

Tuy tôi chỉ đọc Nguyễn hiến Lê và chưa đọc bản kia, tôi vẫn tin là anh ta nhận định đúng, có lẽ nếu có dịp sẽ tìm bản của HN dịch xem sao. Đoạn mà Angie nói dịch sót, có lẽ là bản của NHL .

_________________________________

Chị Vy,

Cứ ghé tám rưỡi chơi chứ chị, mục đích quán này là tám lung tung mà .

ốc
12-07-2011, 05:53 PM
Người Hoa dịch chữ forte ra chữ cương, gọi chiếc piano là cương cầm.

Chữ "cương" (鋼) viết theo bài giải thích từ wikipedia thì nó chỉ có nghĩa là "thép." Cái âm "gāng" đó vào tiếng Việt chắc là thành chữ "gang (thép)."

Chữ "cường" mới có nghĩa là "mạnh" hay "forte."

Cuối tuần em sẽ ra hàng mỳ hỏi cho ra nhẽ.

PhPhuongVy
12-07-2011, 06:46 PM
Bây giờ tám đến chuyện hát. Có cô em gái của một nữ nhạc sĩ, một bữa đến dự họp mặt của Võ Bị Đà Lạt, cô lên hát bài Đò Chiều. Người đẹp thùy mị, duyên dáng, giọng hát êm ru, truyền cảm, người hát say sưa, người nghe say sưa. Giọng hát chèo con đò trên bến cô liêu, đưa từng toán quân đi xa xôi muôn nơi. Một lần nọ cô thôn nữ chèo đò chợt thấy lòng lưu luyến và tâm hồn xao xuyến, lần đầu tiên biết yêu. Nhưng người đã theo toán quân đi rồi. Từ đó, cô chỉ còn biết mong anh, đêm đêm cầu nguyện với trọn ý lành. Những chuyến đò lại lướt trên sông. Cô thôn nữ lại nhẹ nhàng đẩy mái chèo. Giọng hát vẫn êm ru như giòng nước. Người hát say sưa. Người nghe say sưa. Nhưng cô hát hoài những điệp khúc mà không nhớ đoạn chót của bài hát để kết thúc. Tới một lúc thì người nghe bừng tỉnh và cũng bắt đầu bối rối giùm cho cô. Và cũng vì vậy mà không nhớ cô đã làm sao để quẹo qua ngân nga nốt cuối cùng của bài hát, chỉ nhớ là cũng đã cầu nguyện cho cô với trọn ý lành...

Angie
12-07-2011, 07:17 PM
Hổng chắc nữa thì search image (chuyên môn kêu đệ tử làm vậy, mình thì quên)

http://images.search.yahoo.com/search/images;_ylt=Ah3Fy_61V8g677bttgHTq42bvZx4?p=%E9%92% A2%E7%90%B4&toggle=1&cop=mss&ei=UTF-8&fr=yfp-t-701

ốc
12-07-2011, 07:40 PM
Em thử xợt "dương cầm" bằng chữ Hán kia thì cũng ra ảnh vài chiếc piano.

gun_ho
12-07-2011, 07:51 PM
Tìm bên hình ảnh anh Gú chẳng thấy cái nào sất

http://www.google.com/search?hl=vi&biw=1366&bih=562&q=%E6%B4%8B%E7%90%B4&gbv=2&gs_sm=s&gs_upl=2675l2675l0l7215l1l1l0l0l0l0l100l100l0.1l1l 0&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=rTPgTonKGeWqiAKNxdiDDw

ốc
12-07-2011, 08:00 PM
Dạ em xợt Giá Hù đấy chứ:
http://images.search.yahoo.com/search/images;_ylt=A0oG7iMyNuBOVHYAAb9XNyoA?p=%E6%B4%8B%E 7%90%B4&fr2=piv-web

gun_ho
12-07-2011, 08:24 PM
Ừ nhẩy, có cả nhị Tây và Măng cầm

http://cdn-ak.f.st-hatena.com/images/fotolife/k/kazupapa2011/20111012/20111012071136.jpg

http://ts3.mm.bing.net/images/thumbnail.aspx?q=1428809136554&id=32b410fe55d400b686df9588e8916362

ốc
12-07-2011, 08:35 PM
Dạ em kiếm ảnh trong Giá Hù chỉ cốt ý là kiểm tra xem chữ "dương cầm" viết như thế kia có được dùng để chỉ đàn piano hay không?

Đây là một thí dụ từ cái website của người Nhật, họ dùng chữ Hán "洋琴" để viết "dương cầm" (hai chữ đầu tiên ngay dưới cái ảnh có cái piano của trang này: http://youkinsya.com/piano/index.html).

Angie
12-07-2011, 09:43 PM
From Vienna with love.


http://www.youtube.com/watch?v=ouFvBxbr6lk


http://www.youtube.com/watch?v=CmdSmDDVFtQ

Angie
12-07-2011, 09:51 PM
http://www.youtube.com/watch?v=17mkhoBjuME
Nhớ có lần xem phim tài liệu về con lạc đà mẹ ruồng bỏ con, người chủ phải thỉnh ông thầy đang dạy đờn về đờn cho nó nghe để làm sống dậy tình mẫu tử.
http://en.wikipedia.org/wiki/The_Story_of_the_Weeping_Camel

gun_ho
12-08-2011, 04:13 AM
Chào HX tham gia quán Nhạc Tám và cám ơn đã góp ý.

Đọc chữ steel , tôi chợt nhớ câu mình hay chúc "nên duyên cầm sắt" chữ sắt này cũng là một loại đàn xưa của Tàu có nhiều dây.

Không biết có họ hàng dây mơ má cha con gì với cây piano


Cẩm Sắt _ Lý thương Ẩn

錦瑟
錦瑟無端五十弦,
一弦一柱思華年。
莊生曉夢迷蝴蝶,
望帝春心託杜鵑。
滄海月明珠有淚,
藍田日暖玉生煙。
此情可待成追憶,
只是當時已惘然。

Phiên âm :

Cẩm sắt
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên
Thử tình khả đãi thành truy ức
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.

Dịch nghĩa :
Đàn gấm
Đàn gấm chẳng vì cớ chi mà có năm mươi dây
Mỗi dây mỗi trụ đều gợi nhớ đến thời tuổi trẻ
Trang Chu buổi sáng nằm mộng thành bươm bướm
Lòng xuân của vua Thục đế gửi vào chim Đỗ Quyên
Trăng chiếu sáng trên mặt biển xanh, châu rơi lệ
Ánh nắng ấm áp chiếu vào hạt ngọc Lam Điền sinh ra khói
Tình này đã sớm trở thành nỗi nhớ nhung về dĩ vãng
Cho đến bây giờ chỉ còn lại nỗi đau thương.


http://machuong.thivien.net/index.php?topic=42.0

RaginCajun
12-08-2011, 05:37 AM
Chữ "dương cầm" này tớ thắc mắc cũng lâu lắm rồi nhưng chưa có dịp hỏi cho ra lẽ. May sao, nhờ mục tám này, có cơ hội hỏi. Thì ra cái chữ này cũng khó khăn dữ đấy chứ. Chuyên gia Ốc mà cũng phải hơi vất vả. Bác Gun ngầu thật, biết cả tiếng Tàu. Bài phiên âm chữ HÁn, thêm phần dịch nghĩa, đọc thấy hay hay. Tớ bắt đầu thích cái góc này rồi.

goctroiparis
12-08-2011, 05:41 AM
Góc cũng giống bác Tôm, vào mục này học được khối việc.

Góc

angie
12-08-2011, 05:41 AM
Ông tép làm ơn nhấn chuột vô cái kết nối mạng, I sound like a babel fish.

angie
12-08-2011, 05:42 AM
Lúc tu dờ lép, ai am ờ phít.

gun_ho
12-08-2011, 05:51 AM
Anh Tôm.

Tui ngày xưa học được mấy trăm chữ Tàu thôi, trong đó có nhất nhị tam tứ là hết phần lớn rồi, còn bao nhiêu tui tìm trên nét .

Góc ơi

Bữa nay mới thấy ghé nha, nhớ ghé thường hơn và phụ anh viết cái gì chơi, cứ ghé đọc mà không viết gì là ích kỷ đó nhen.

goctroiparis
12-08-2011, 05:55 AM
haha anh Súng, mấy chục chữ Tàu vỡ lòng của em là từ bài mạc chược :)

em ghé đọc đều lắm anh, nhưng có biết gì về nhạc đâu mà dám "viết cái gì chơi" ở mục này. em "hát lảm nhảm" là chính thôi :) đành xin anh cho được dựa cột vậy.

Góc

angie
12-08-2011, 06:00 AM
Hình như của tui là bộ cờ tướng, và ba chữ viết cầm bút lông gạch ngang 1 2 3 cái.

goctroiparis
12-08-2011, 06:03 AM
trong vốn của Góc cũng có cờ tướng nữa. lớn hơn chút nữa thì "học" với thực đơn ở nhà hàng Chợ Lớn :)

Góc

RaginCajun
12-08-2011, 06:05 AM
Ông tép làm ơn nhấn chuột vô cái kết nối mạng, I sound like a babel fish.Cái kết nối mạng là cái gì ?

gun_ho
12-08-2011, 06:06 AM
gạch ngang 1 2 3 cái.

rồi gạch xuống 1 phát là chữ gì ?

Góc nè

Hát lảm nhảm thì vô đây hát làm mẫu nhe, anh khỏi lấy từ youtube

angie
12-08-2011, 06:08 AM
ông tép bún riêu



Dịch nghĩa :
Đàn gấm
Đàn gấm chẳng vì cớ chi mà có năm mươi dây
Mỗi dây mỗi trụ đều gợi nhớ đến thời tuổi trẻ
Trang Chu buổi sáng nằm mộng thành bươm bướm
Lòng xuân của vua Thục đế gửi vào chim Đỗ Quyên
Trăng chiếu sáng trên mặt biển xanh, châu rơi lệ
Ánh nắng ấm áp chiếu vào hạt ngọc Lam Điền sinh ra khói
Tình này đã sớm trở thành nỗi nhớ nhung về dĩ vãng
Cho đến bây giờ chỉ còn lại nỗi đau thương.


http://machuong.thivien.net/index.php?topic=42.0 cái gì xanh xanh đó.

angie
12-08-2011, 06:11 AM
rồi gạch xuống 1 phát là chữ gì ?

Góc nè

Hát lảm nhảm thì vô đây hát làm mẫu nhe, anh khỏi lấy từ youtube
Ai mà biết.

angie
12-08-2011, 06:23 AM
Xin lỗi bà con tui làm bây bồ phít quá nhập vai làm hổng ai hiểu gì hết vì nó là con bay bồ phít kêu tổng thống bụi cây có tên là Bush.
Click vô cái link màu xanh là nó đó thưa thầy Tôm

PhPhuongVy
12-08-2011, 07:34 AM
Hi HX, thật lâu ngày quá.

Chị học chữ Nho nhờ những thiệp cưới.

gun_ho
12-08-2011, 12:48 PM
Dĩ nhiên chữ tám trong Quãng Tám không dính gì đến tám của "nhạc tám" hết cả.

Quảng tám là một khoảng cách về cao độ giữa hai nốt nhạc cùng tên và nốt này có chu kỳ rung cao gấp đôi nốt kia (hay có chu kỳ bằng 1/2 nốt kia)
Tại sao gọi là quãng tám ? Nếu bạn đếm Do là một, re là hai rồi cứ thế tiếp tục đếm đến Do cao hơn thì sẽ là tám, sự cách biệt từ Do thấp lên Do cao có tám bậc nên người ta gọi là quãng tám hay là một Octave . Tiếng La Tinh octave nghĩa là tám (còn October là tháng mười thì tính sau nhe).:)

Không biết tự bao giờ, con người từ Đông sang Tây đã tìm ra quãng tám này và lên dây đàn theo nó, từ hệ thống âm nhạc Tây Phương do re mi fa sol la si do cho đến Hồ xừ xàng xê cống líu (líu cũng là hồ nhưng thay vì đọc "hố" ,ta đọc là líu nghe cho đỡ nham nhở) vì với tai con người, quãng tám nghe rất thuận, rất toàn bích và cho ta cảm giác đầy đủ vẹn toàn.
Sau này, khi ngành vật lý phát triển, con người mới nhận ra là khi một sợi dây dài đang rung , ta chận ngay chính giữa cho nó rung bằng 1/2 sợi thì ta sẽ có một nốt cao hơn nốt cơ bản kia đúng một quãng tám.(xin đọc phần phân tích một âm thanh, bồi âm)

Thì ra là thế, vật thể và con người có mối tương quan và sự cảm nhận bẩm sinh kỳ lạ đó từ Đông sang Tây chứ chẳng ai dạy ai, ai học của ai cả, đến khi gặp gỡ, thì ra cả hai nền văn hóa đã dùng quãng tám để lên dây đàn chứ không ai độc quyền sự khám phá này.

Sự cảm nhận và thích thú khi nghe quãng tám hình như đều có ở loài hữu nhũ , bọn khỉ , bò , heo , chó mà cho nghe nhạc thuận tai (nhiều quãng thuận) chúng nó hí hởn và yêu đời, cho nhiều sữa ,bớt sủa , không cắn bậy và vui vẻ vân vân.....thế mới hay .
Bọn chim lại không cảm được quãng tám, bằng chứng là chúng nó hót lé như ranh, nghe chướng không chịu được (một số ít người cũng hát lé, là do sự thiếu sót này trong một bộ phận ở não bộ)


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a5/Perfect_octave_on_C.png/220px-Perfect_octave_on_C.png (https://dtphorum.com/wiki/File:Perfect_octave_on_C.png)

angie
12-08-2011, 06:34 PM
http://www.youtube.com/watch?v=n9y82amJ0To
Đây là bài chôm chỉa chương cuối của bản concerto số 2 của Paganini. Nghe những tiếng cóc cóc tưởng là gõ theo quãng tám nhưng hổng phải.
Bản chính thức

http://www.youtube.com/watch?v=g5WKp2gNcn0

Hàn Sinh
12-08-2011, 07:09 PM
rồi gạch xuống 1 phát là chữ gì ?

Anh Súng,

Trong Hán tự, ba nét hoành (ngang) và một nét tung (gạch xuống một phát, như anh viết), ngoài chữ "Vương/vượng" ra, còn có một chữ nữa... Anh có biết chữ đó không?
Tất nhiên, tôi không kể các chữ viết có nét biến hoặc giản thể sau này!
Xin lỗi, bàn chuyện chữ Hán trong thính phòng của anh.

Hàn Sinh.

gun_ho
12-08-2011, 07:16 PM
Bài Lắc nồi Cơm này xài kỹ thuật quãng tám mới nhiều, ảnh dùng ngón cái và ngón út tay phải chơi so le quãng tám chút xíu , nghe hay hay


http://www.youtube.com/watch?v=byvbJj9CRUQ&feature=related

gun_ho
12-08-2011, 07:53 PM
Anh Hàn Sinh.

Ngoài chữ Vương ra, chữ có ba nét ngang một nét đọc mà tôi biết là chữ E :P .

====================================

Đùa với anh chơi, xin anh làm ơn cho biết (anh đừng e ngại khi tám ở đây)

Angie
12-08-2011, 07:55 PM
Từng nghe một đứa chơi dương cầm nói lắc nồi cơm có gì mà khó, một đứa khác, nhưng chơi Tây Ban Cầm bài đó khó lém lém. Đứa chơi dương cầm vô lớp học cứ dang tay ra lắc, bạn học đâu có biết nó chơi dương cầm, hỏi mày làm cái gì kỳ cục vậy?


http://www.youtube.com/watch?v=ok_moWdukzY

Hàn Sinh
12-08-2011, 08:56 PM
Anh Hàn Sinh.

Ngoài chữ Vương ra, chữ có ba nét ngang một nét đọc mà tôi biết là chữ E :P .

====================================

Đùa với anh chơi, xin anh làm ơn cho biết (anh đừng e ngại khi tám ở đây)Anh Súng,

Một cách chặt chẽ, ngoài chữ Vương (王 ) có ba nét hoành và một nét tung (xổ) thẳng xuống; trong Hán văn còn có chữ phong ( 丰) nghĩa là tư cách, thần thái của một cá nhân. Chữ này nằm trong các chữ Hán-Việt như phong thái, tư phong, phong nghi...
Nếu kể thêm một chữ giản thể (viết gọn, bớt nét)... thì có thêm chữ phong viết cũng giống chữ trước, nhưng thật ra là rút gọn từ chữ phong này đây (豐 ), có nghĩa là đầy đủ (phong phú, phong túc ... )

Hàn Sinh.

Hàn Sinh
12-08-2011, 09:01 PM
Cho phép HX lanh chanh tí, chắc anh Hàn Sinh muốn nói tới chữ thủ ha.

Hi chị PhuongVy. Đúng thật là lâu ngày quá!Chào HX,

Nếu HX cho rằng chữ thủ (手 ) là đúng, thế còn chữ nhâm ( 壬 ) thì sao ?
Cả hai chữ này đều bị loại vì nét đầu tiên không phải là nét ngang (hoành), HX à!

Hàn Sinh.

Triển
12-08-2011, 09:23 PM
từ Do thấp lên Do cao có tám bậc nên người ta gọi là quãng tám hay là một Octave . Tiếng La Tinh octave nghĩa là tám (còn October là tháng mười thì tính sau nhe).:)

Octave thường được gọi là Bát độ.

gun_ho
12-09-2011, 04:48 AM
Cám ơn anh Triển, tôi quên nhắc tới chữ này.

=================================

Trong cách ghi nhạc, khi viết những nốt nhạc cao quá, ta phải dùng những dòng kẻ (và khe phụ) để ghi. Thí dụ chơi nốt mi có ba vạch, sol bốn vạch và tùm lum vạch thì nhìn một hồi dễ rối mắt, người ta bèn ghi thấp thua một quãng tám (một bát độ, chữ này trước năm 75 ở miền Nam rất thông dụng) cho dễ đọc, rồi bên trên dòng nhạc họ ghi thêm chữ 8va .................................................n hư thế có nghĩa là bắt đầu từ chữ đó đến hết những cái chấm kia , những nốt nhạc đó phải được chơi cao hơn 1 quãng tám bên trên nốt ghi trên giấy.
Và 8vb được dùng với ý nghĩa "thấp 1 quãng tám bên dưới" so với nhạc ghi trên giấy

Đó là trường hợp những nhạc cụ chuẩn, nằm đúng trong âm vực của chìa khóa đó (sol) như sáo, violon hay piano . Còn những nhạc cụ luôn luôn cao chót vót bên trên như piccolo thì sao? Ta cứ nhìn những nốt nhạc bình thường và chẳng thấy ghi 8va gì cả, tuy nhiên khi thổi, ta hiểu ngầm rằng những nốt phát ra từ cây piccolo cao hơn những nốt ghi trên giấy kia một quãng tám.

Cây Tây ban cầm cũng vậy, khi chơi thì những âm thanh nó phát ra thấp thua nốt nhạc ghi trên giấy 1 quãng tám mà chẳng cần ghi 8vb , vì nếu ghi, người ta sẽ ghi suốt từ đầu tới cuối, bản nhạc này qua bản nhạc kia , tập nhạc này đến tập nhạc nọ, chi bằng dặn chúng nó một câu "ê tụi bây, đàn này phát âm thấp thua nhạc trên giấy 1 quãng tám, nhớ nghen"

Và câu dặn dò đó có lẽ lâu đời quá nên có nhiều đứa đờn ào ào, chẳng hay biết gì đến chuyện này hết cả.

Lòng Như Gió
12-09-2011, 07:24 AM
Anh Súng, hôm kia, giờ nghỉ trưa, em mới vào quán này đọc cái ào từ trang 1 đến trang bao nhiêu đó quên rồi. Và tối nay mới có chút thời gian gõ vài hàng để tám.

Nói về ký hiệu “8va” trong bản nhạc, em xin nói thêm, “8va” không luôn luôn có nghĩa là cao hơn một quãng tám. Khi “8va” được ghi phía trên dòng nhạc, thì đúng nó có nghĩa phải chơi cao hơn một quãng tám. Ngược lại, khi “8va” được ghi phía dưới nốt nhạc, nó có nghĩa là thấp hơn một quãng tám.

gun_ho
12-09-2011, 07:33 AM
Chào Gió

Ấn bản của em năm nào vậy ?

http://0.tqn.com/d/piano/1/G/3/K/-/-/GL_8vb.png

This is a relatively new indication and is used in the modern music notation computer programs to replace the traditional 8va bassa (https://dtphorum.com/text1-9/8vabassa.html), 8a b (https://dtphorum.com/text1-9/8ab.html) and simply 8 (https://dtphorum.com/text1-9/8.html).


Vụ này hơi mới, dùng kiểu của em dĩ nhiên ai cũng sẽ hiểu.

Lòng Như Gió
12-09-2011, 08:52 AM
Em gặp trường hợp “8va” nằm dưới dòng nhạc và có nghĩa thấp hơn một quãng tám ở bài “Feelings” của Morris Albert, theo em biết là ấn bản năm 1975.

Sẵn tiện, em tám chút về kỹ thuật đánh octave trong piano. Tám theo những gì em tự quan sát thấy và cảm nhận được, chứ không theo bài bản nào cả nhé.

Đánh octave, bàn tay cần dang rộng ra hết cỡ hoặc gần hết chiều dài gang tay (tùy người có gang tay ngắn hoặc dài). Chả thế mà, ngày xưa bố em từng “hù” mẹ em rằng, tập piano, nếu ngón tay ngắn quá, sẽ phải lấy dao rạch cái kẽ giữa ngón cái với ngón trỏ, để gang tay có thể dang rộng hơn… Nhiều người cũng vì cái trò dang tay này mà than mỏi tay khi đánh octave.

Tuy nhiên, theo em thấy, đánh octave thật ra không khó. Nếu gang tay hơi ngắn, thì có thể nó hơi khó khi đánh phím trắng, nhưng đánh octave trên phím đen sẽ dễ hơn, do phím đen nổi cộm lên trên bàn phím, rất dễ chạm hai ngón tay vào hai đầu của quãng tám mà không bị những phím nằm gần đó làm vướng víu. Việc đọc nốt khi đánh octave cũng dễ, vì chỉ việc đọc như đọc một nốt đơn, chứ không phải đọc và nhớ nhiều nốt rồi khổ sở lựa tư thế đặt cùng lúc nhiều ngón tay lên phím như thế nào.

Âm thanh do kỹ thuật đánh octave mang lại, theo em, là độ vang và độ mạnh của tiếng đàn, nên nó thích hợp cho những đoạn cao trào với cường độ từ mạnh trở lên. Tuy nhiên, để thể hiện những đoạn nào cần độ sâu lắng hoặc réo rắt, thì em nghĩ từng nốt đơn độc thôi, đừng đi từng cặp octave ốc tiếc gì cả, sẽ thích hợp hơn. Một nốt đơn sẽ dễ làm cho tiếng đàn trong trẻo, sẽ tập trung lực ngón tay vào độ sâu khi nhấn phím, khi đó, lực tác động không cần hoặc không nên mạnh, mà cái quan trọng là cần phải sâu.

Angie
12-09-2011, 09:23 AM
Chào Gió

Ấn bản của em năm nào vậy ?

http://0.tqn.com/d/piano/1/G/3/K/-/-/GL_8vb.png

This is a relatively new indication and is used in the modern music notation computer programs to replace the traditional 8va bassa (https://dtphorum.com/text1-9/8vabassa.html), 8a b (https://dtphorum.com/text1-9/8ab.html) and simply 8 (https://dtphorum.com/text1-9/8.html).


Vụ này hơi mới, dùng kiểu của em dĩ nhiên ai cũng sẽ hiểu.
Mấy nốt lủng liểng thấp quá thì ăn vô dòng nhạc dưới làm bài nhạc loạn cào cào ai mà coi được. Đánh dương cầm quãng 8 ngón tay út ngắn quá thì xài ngón tay không tên. Nhất là khi chơi chương 3 sonata Ánh Trăng, không xài ngón không tên gõ quãng 8 là không làm ăn gì được.

gun_ho
12-09-2011, 10:29 AM
Khi người Châu Á chơi các nhạc cụ Tây Phương, dĩ nhiên họ phải chấp nhận sự thua thiệt ở thể chất về hơi thở (bộ đồng, bộ gỗ) về độ dài của ngón tay (đàn dây) vân vân....
Beethoven khi chơi piano bị xem là ngón tay ngắn vì ông chỉ vói được tới quãng mười ,bản thân tôi có ngón tay được xem là dài với người Việt cũng chỉ chơi quãng mười một cách khó khăn. Thành thử khi chơi một nhạc cụ Tây phương, ta nên biết rằng kỹ thuật dành cho nhạc cụ này đã được phát triển tối đa, mọi ngóc ngách khó khăn nhất đã được khai thác và tìm tòi bởi những nhạc sĩ Tây phương có ngón tay dài, bàn tay to và buồng phổi nhiều hơi, thở mạnh v...v.....và đó là cuộc đua không cân xứng lắm , nếu so sánh về thể chất bẩm sinh.

Cũng tương tự như vậy, trên bàn tay ta cũng có đứa gốc Tây (ngón trỏ, ngón giữa) và có đứa gốc châu Á (ngón nhẫn, ngón út) và ta sẽ cố tập sao cho mấy đứa yếu như ngón út khỏe mạnh lên, nhanh nhạy và linh hoạt để nếu phải "trill" thì vẫn làm được một cách đàng hoàng không tệ.
Nhưng nếu có thể, thì ta sẽ cho thằng yếu nghỉ, để thằng khỏe hơn làm chuyện đó và đó là khi ta cho thằng nhẫn thế thằng út cho chắc cú.
Bản thân tôi cũng cố luyện ngón út sao cho linh hoạt, tuy nhiên nếu có thể, tôi sẽ để cho ngón nhẫn thay thế thằng út khi trill ,

Mời các bạn nghe thử bài Devil's Trill của Tartini, do nhạc sĩ Itzhak Perlman trình bày.

http://www.youtube.com/watch?v=VR6XJsGOF1s&feature=fvwrel (http://www.youtube.com/watch?v=VR6XJsGOF1s&feature=fvwrel)



==========================

Nhớ ngày xưa có lần nghe kể rằng, cha nội kia soạn một bản nhạc cho piano, hợp âm kết thúc có 11 nốt. Bà con chửi tùm lum vì không chơi được , tác giả cười khì ngồi chơi cái hợp âm đó bằng 10 ngón tay, nốt thứ 11 kia ổng cúi xuống chơi bằng cái mũi lõ của ổng.

potay.com

Angie
12-09-2011, 01:03 PM
Beethoven khi chơi piano bị xem là ngón tay ngắn vì ông chỉ vói được tới quãng mười ,bản thân tôi có ngón tay được xem là dài với người Việt cũng chỉ chơi quãng mười một cách khó khăn.
Những người lắc được quãng 11 cũng dùng ngón út cho nốt fa ## và ngón đeo nhẫn cho nốt sol # cho nó khỏe.

Trong bản nhạc có cho phép đổi ngón.
http://farm8.staticflickr.com/7032/6483496693_5020e8c731_z.jpg

angie
12-10-2011, 04:59 AM
Hằng Nga đang xõa tóc


http://www.youtube.com/watch?v=9tdTl2mNZLI


http://www.youtube.com/watch?v=5SADGeDnab8


http://www.youtube.com/watch?v=1W9zlVWwMM8

angie
12-10-2011, 05:38 AM
Hằng Nga đang cười duyên


http://www.youtube.com/watch?v=_evCoEVaTQE sau lời giới thiệu của Trà Hoa Nữ, Anna Moffo.

angie
12-10-2011, 06:01 AM
Hằng Nga đang đỏ mặt e thẹn cười mỉm chi


http://www.youtube.com/watch?v=KqcXpHSHUXk

Angie
12-10-2011, 07:09 AM
http://www.youtube.com/watch?v=8sBCegHzJCQ

Hằng Nga đã xách thúng ra đồng.

Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về nhà.

http://www.youtube.com/watch?v=TQhQtl8l6Xo

Nguyệt thực 10 tháng 12

Hẹn gặp lại 2014

gun_ho
12-10-2011, 08:57 AM
Nếu tình cờ ta hỏi một người bình thường về nhạc của Beethoven, họ sẽ trả lời là biết chứ, biết bài "teng teng teng tèng" nè , biết bài Elise hay còn gọi là Tú la mua nè, biết bài Ánh trăng nữa.
Còn bài nào nữa? heh heh chắc hết rồi , mà bài teng teng teng tèng kia thì cũng biết có khúc đầu thôi, khúc sau hỏng để ý nên hỏng nhớ mấy đâu ah , chắc là ham coi TV hay là lo 1,2,3 dzô......

Thì vậy, tên tuổi Beethoven vang lừng thế giới, ai cũng biết đến tên ông nhưng nhạc của ông hơi khó nghe chút, nó không êm ái trơn tru và không ru người ta vào mộng, nhạc của ông không vỗ về, vuốt ve mà lại thô ráp, gập ghềnh và có khi rất chỏi.
Ngày còn sinh thời, rất nhiều nhạc công than thở rằng, chơi nhạc của ông rất cụt hứng, như một cuộc đi dạo trong rừng tưởng là vui thú mà ngờ đâu lại dẫm phải gai, ngồi phải cọc, bị cào rách áo, lội suối ướt giò và cuối cùng đành chán nản bỏ cuộc đi về.
Nếu bạn nghe Vanessa chơi Mùa xuân của Vivaldi tươi đẹp rạng ngời thì Mùa xuân của Beethoven sẽ có mưa rào, có mây đen và có mặt trời lấp lánh xen vào.

Và đó là khúc nhạc tôi muốn giới thiệu với các bạn hôm nay:
Chương một bản sonate số năm soạn cho piano và violon cung Fa trưởng của Beethoven còn có tên là Mùa Xuân.

Nếu người ta chơi nhạc của Bach với những âm thanh tinh tuyền không vẩn đục, thì người ta sẽ chơi Mùa xuân của Beethoven với những âm thanh không bóng loáng, cắt bỏ những hoa mỹ và thay vào đó bằng hương rơm rạ của buổi sáng trên cánh đồng, âm thanh chưa gọt dũa của ban mai và hình ảnh Mùa xuân của Beethoven là một hạt mầm ngái ngủ vươn dậy sau mùa đông lạnh lẽo, là mầm sống đang cố sức nhô lên dưới hòn đá ù ì, có con chuột chũi đói bụng đi qua liếc nhìn và cuối cùng đã thẳng người lên chào đón ánh dương quang.

http://www.youtube.com/watch?v=mAcWGVC4Nqc (http://www.youtube.com/watch?v=mAcWGVC4Nqc)

Tôi cũng đã nghe qua bài cô Mutter, ông Perlman chơi nhưng tôi chọn Szeryng và Rubinstein, tôi thích lối chơi liền mạch, đơn giản và có lẽ nhờ kỹ thuật thu âm xưa nên hợp với Beethoven hơn.

Triển
12-10-2011, 08:18 PM
Nếu người ta chơi nhạc của Bach với những âm thanh tinh tuyền không vẩn đục, thì người ta sẽ chơi Mùa xuân của Beethoven với những âm thanh không bóng loáng, cắt bỏ những hoa mỹ và thay vào đó bằng hương rơm rạ của buổi sáng trên cánh đồng, âm thanh chưa gọt dũa của ban mai và hình ảnh Mùa xuân của Beethoven là một hạt mầm ngái ngủ vươn dậy sau mùa đông lạnh lẽo, là mầm sống đang cố sức nhô lên dưới hòn đá ù ì, có con chuột chũi đói bụng đi qua liếc nhìn và cuối cùng đã thẳng người lên chào đón ánh dương quang.

http://www.youtube.com/watch?v=mAcWGVC4Nqc
Đoạn phim của anh Súng đưa link, bên tôi vì luật bản quyền chi đó mà nó không hiện ra cho nghe. Tuy nhiên tôi có đi nghe link khác rồi. Khi đi nghe bài này mới biết anh Súng cho nghe Mùa Xuân mà không cho nghe người anh song sinh của nó: phiên khúc Op.23 / La thứ, không được có tên có tuổi. Nghe rằng do ấn loát lầm lạc mà sinh ra cớ sự. Vì Mùa Xuân là phần 2 của Op.23; nhưng do lỗi in ấn mà phát hành thành Op 24 - và được đặt tên Mùa Xuân.

Trong các phiên khúc viết cho vĩ cầm có tên của Ludwig van Beethoven, còn có bài số chín được viết cho tay vĩ cầm kiệt xuất Rodolphe Kreutzer, nên tác phẩm mang tên ông này. Thế nhưng có giai thoại nhắc trong Wiki (1) được hài hước viết rằng ông nhạc công này lại không chơi phiên khúc số 9 mang tên ông bao giờ, vì ông ta phán rằng phiên khúc này của Ludwig van Beethoven khó hiểu, chơi không được, nên từ chối không chơi. Cố nhiên tên tuổi phiên khúc số 9 này vẫn tiếp tục mang tên Kreutzer đến ngày hôm nay.



(1) Wiki - : http://fr.wikipedia.org/wiki/Sonate_pour_violon_et_piano_n%C2%BA_9_de_Beethoven

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f4/Portada_Sonata_Kreutzer.jpg

gun_ho
12-11-2011, 06:15 AM
Rodolphe Kreutzer là nhạc sĩ violon nổi tiếng ở Đức đương thời, ông chơi violon rất ngọt ngào sáng sủa và sạch sẽ , có lẽ với cái phong cách chơi ngọt của ông đã nói lên lý do ông đã phê bình bản sonate mà Beethoven đề tặng cho ông rằng ""outrageously unintelligible".

Chuyện hai người có thân với nhau hay không thì có lẽ là không, vì chỉ gặp nhau có một lần rất ngắn.
Tưởng cũng nên biết Beethoven khá xốc nổi, hứng đâu tặng đó và quẹt bỏ lời đề tặng ông nọ (vì chửi người đẹp của Beethoven) lại đề tặng ông kia (Kreutzer) rồi ông kia chẳng thèm rớ đến bao giờ cả.

http://www.youtube.com/watch?v=mixnMzHUYxA (http://www.youtube.com/watch?v=mixnMzHUYxA)

Nhạc của Beethoven là tư tưởng, là sự suy nghĩ sâu lắng, là sự tranh đấu với định mệnh chứ không phải là vỗ về vuốt ve dịu ngọt nên Kreutzer chẳng thích cũng phải. Tuy nhiên chính nhờ bản nhạc bị ông chê bai này, tên của ông lại được lưu danh muôn thuở (ké).
Nói vậy cũng oan cho ông vì ông cũng có soạn một mớ concerto cho violon và các thứ khác nhưng chẳng có bản nào sống sót , trừ 42 bài tập luyện ngón cho violon (ông là nhà sư phạm tài ba) mà nay đã trở thành kinh điển cho giáo trình violon .

Tương tự như Beethoven tặng bản nhạc cho một người nổi tiếng để bản nhạc mình được "dựa hơi" (??) thì sau này, những văn sĩ cũng đã lấy những tác phẩm của ông để làm tựa đề cho tiểu thuyết của mình, như André Gide với cuốn La Symphonie Pastorale hay Léo Toistoi với cuốn Kreutzer Sonata. (khúc nhạc Kreutzer) tức là bản nhạc này đây.
Nghe qua cái tên ta tưởng đâu là một câu chuyện thơ mộng, êm đềm. Nhưng ôi thôi.........
Mời các bạn tìm đọc thử mẩu truyện "gớm ghiếc" này xem.


=========================

nhìn cây đàn cũ của ông Milstein hay quá. Cách chơi cũng dữ dằn nên nhóm thích "chơi ngọt" mà nghe kiểu "chơi bạo" là chán đời ngay.

Lòng Như Gió
12-11-2011, 08:14 AM
Một trong những tác phẩm của Beethoven mà em thích là bài này:


http://www.youtube.com/watch?v=LfjD-DQ5REk

Thích, nhưng có lẽ sẽ không tập, vì để thể hiện bài này thành công phải có nhiều lúc “chơi bạo”, trong khi phong cách hợp với em là “chơi ngọt”.

Bài này tay trái có những lúc ầm ầm lướt phím tạo thành luồng bão đầy đe dọa, còn tay phải dồn dập nhả ra những giai điệu trong trẻo khi mạnh, lúc nhẹ, tạo tiếng gió mưa khi gào thét, lúc tỉ tê.

gun_ho
12-11-2011, 08:21 AM
Vậy nhớ ghé quán anh thường thường nhe Gió, có khi chỉ một mình làm đạo diễn cũng buồn, có angie, anh Triển, chị Vy, anh Tôm, em và các bạn khác ghé chơi góp ý tám, tự nhiên thấy thú vị và hứng tám nổi lên nhiều hơn .

angie
12-11-2011, 09:02 AM
Ông cụ có quen một ông Mỹ trước 1975 tên Kreutzer, và giới thiệu tên ông có nghĩa là Thập tự quân Crusader, cho nên tui luôn luôn cho rằng đó là bài về thập tự quân, tuy nhiên cũng hơi ngạc nhiên bài đó không có âm hưởng giết chóc gì hết trơn. Thông thường bài Spring với Kreutzer chơi chung một đĩa.

gun_ho
12-11-2011, 09:17 AM
Vậy là chắc người ta phát âm kiểu Mỹ , chứ hình như tên Kreutzer phát âm tiếng Đức với âm "oi" như là Freud .

Phải không anh Triển ?

angie
12-11-2011, 11:09 AM
Phát âm kờ roi dờ.

PhPhuongVy
12-11-2011, 01:51 PM
Chào Angie và Gun Ho. Chị chạy lẹ vào trước khi anh Triển giành mất.

Chữ cruiser mà Angie nói ở trên viết thành tiếng Đức không có chữ t: Kreuzer, đọc đúng là croy-zơr, nghĩa là cruiser của tiếng Anh. Chữ crusader của tiếng Anh, người Đức viết là Kreuzfarher (do chữ Kreuz có nghĩa là thập tự).

Còn chữ Kreutzer (có chữ t) là đơn vị tiền rất nhỏ của nước Áo thời xưa, đồng xu nhỏ xíu, đúc bằng đồng. Tiếng Đức hễ có chữ t đứng trước chữ z thì phát âm hai chữ tz là chz (phát âm tất cả các mẫu tự viết ra, dù hai ba bốn phụ âm đứng liền nhau cũng phát âm hết, bởi vậy nghe nằng nặng).

Angie
12-11-2011, 02:28 PM
Sau khi Beethoven qua đời, công chúng chưa quên ông thì bỗng dưng xuất hiện một nhạc sĩ trẻ tuổi đến đờn một bản làm cho bà con xôn xao. Bản nhạc đó là bản chôm chỉa của nhạc opera Don Giovanni còn gọi là Don Juan của Mozart


http://www.youtube.com/watch?v=7TM5GZ_DY3g

Đại khái nó như vầy

http://www.youtube.com/watch?v=CBYze4mdUA8
Sau khi đờn xong ông bá tước đỡ đầu cho Beethoven đến nói chuyện với tay nhạc sĩ mới, khen là nhạc hay lắm nhưng chơi không đủ cường độ hùng mạnh như Beethoven. Nhạc sĩ đó trả lời đại khái là phong cách của ông khác biệt với Beethoven và không thể so sánh ông với Beethoven được.

Đây là bản đầy đủ do Claudio Arrau trình bày, là bản đạt nhất so với các nhạc sĩ khác đờn.

http://www.youtube.com/watch?v=ByDo3uyfzDQ


http://www.youtube.com/watch?v=uRU5oFD9JKs


Về sau vì giao du với nhạc sĩ này mà Liszt chuyên môn đi chôm chỉa các bản nhạc cũ và soạn lại cho dương cầm.

Angie
12-11-2011, 05:42 PM
Khi nhắc đến Mozart hầu như một đứa bé nào học chữ đều ca bản này, một bản biến tấu gồm 12 phần

http://www.youtube.com/watch?v=NO-ecxHEPqI


http://www.youtube.com/watch?v=q1Ugqh471IE

Tiếng Tây 0:47 bắt đầu

http://www.youtube.com/watch?v=1pC6xFEktck

Hoặc

http://www.youtube.com/watch?v=2LjrYvdqYbk

Angie
12-11-2011, 06:21 PM
http://www.youtube.com/watch?v=y3ii-Df1Hs8
Love Kermit the frog

HoangVan
12-11-2011, 06:24 PM
... :) ...

Triển
12-11-2011, 09:44 PM
Vậy là chắc người ta phát âm kiểu Mỹ , chứ hình như tên Kreutzer phát âm tiếng Đức với âm "oi" như là Freud .
Phải không anh Triển ?

Đúng rồi anh Súng, âm vần "eu" tiếng Tây đọc là ơ, còn tiếng Đức đọc là "oi".
Ví dụ:
đồng Euro (Tây đọc ơ-rô, Đức đọc oi-rô)
ông Sigmund Freud (Zíc-mun-fr-oi-d)


Còn chữ Kreutzer, chị PV giải thích đúng rồi, phần phát âm phụ âm "z" thì không đúng lắm. Kreuz là thập tự, chứ không phải Kreutz, cho nên quan Ăn gì nhà mình bị gạt rồi.
Chữ Kreutzer đọc đúng phải tách ra (chiết) thế này: Kreut và zer. Kreut đọc là Cr-oi-t (nhưng chận chữ "t" ở đầu lưỡi lại, không cho ra hơi gió âm t.), còn phần "zer"
đọc là "xờ" chứ không phải "zờ". Phụ âm "z" trong tiếng Đức đọc gần giống như chữ "x" ngoài Hà Nôi. Nghĩa là xì ra rất nhiều, nhưng không xì từ trong thanh quản ra mà
đoạn xì ra rất ngắn, phát ra giữa lưỡi và vòm họng trước khi ra đến ngoài môi. hihihi

Nói chung là chữ Kreutzer đọc là Cr-oi-t-xờ. (dấu nhấn đánh ở phần Kreut, phần zer thì xuống giọng tí ti).

Angie
12-12-2011, 11:49 AM
đế quốc Mỹ đã bị chông tre Việt Nam chọc thủng cả mông ấy chứ
http://www.youtube.com/watch?v=wGXDv...eature=related (http://www.youtube.com/watch?v=wGXDv...eature=related)
PS: à nói không phải nịnh chứ, thẩm âm bà cán bộ có dữ dội cỡ nào, nhưng bài cọp beo này bà ta hát thấy tội quá, đuổi tiết tấu, rượt nhịp mệt cầm canh luôn đấy. Có bị rớt lai rai.
Cũng cần nói thêm. Công bằng mà nói, tụi VC giỏi về mục tuyên truyền, mấy bản nhạc nặng mùi thép, mùi máu thế, nhưng họ vẫn trân trọng viết hòa âm cho một giàn nhạc lớn (nhìn lớn mà không biết cho chơi không hay chỉ làm kiểng, nghe trên youtube không rõ lắm). Nếu để ý, mấy ca sĩ của VC toàn là dân có trình độ chứ không vớ vẩn ẻo qua ẻo lại. Bên Mỹ này, hát mấy bài nhạc thúc quân mà cho Trường Dủ, Như Quỳnh hát thì hỡi ôi. Đang nói chuyện về nhạc thôi nha, đừng có vớ vẩn mà chụp mũ, tớ giận đấy.
Tám chút về cái vụ này. Hồi nẳm 1954, hồi ông chú nọ mới tập đi, ông bà nhà tui đã di cư vào nam vì ông có vấn đề với vụ đổi tiền Đông Dương bị xém mất tích+mất mạng. Bà còn 2 ông em ở lại. Một ông hồi trước chơi nhị xong chơi nhị tây và được phép chơi trong giàn nhạc giao hưởng. Một ông được làm công nhân. Ông làm nhạc sĩ thấy tình hình có vẻ khả quan hơn khi được ngồi chơi nhạc suốt ngày thay vì chạy máy dệt hay máy làm bia hay cái gì đó suốt ngày. Thế là ông bắt tất cả các con học nhạc. Hai ông con lớn được qua các nước Đông Âu học thêm. một ông ra được dạy nhạc viện, một ông đi làm văn công đi bộ vào SG. Ông đi bộ từ Tân Sơn Nhất đến bến xe lục tỉnh cũng gần đến chợ An Đông mà ông kêu là gần. Ông có mời gia đình đi coi ở rạp Đại Nam trên đường Võ Tánh/Cộng Hòa hay gì đó. Ổng làm Concert Master công xét mét ngồi trên cùng ở ngoài. Buổi trình diễn đó có bài Lê Anh Nuôi, múa sạp... Sau đó các cô chú khác cũng lần lượt vào chơi nhưng không ở lại SG như một số nghệ sĩ ngoài bắc vô chiến lãnh trường quốc gia âm nhạc. Mấy người nói là đờn trong giàn nhạc đài phát thanh. Có 1 lần trong TV có chiếu một dàn nhạc có thấy một cô chị và 1 chú em của ông chú tui từng nhắc đến nhiều lần. Kéo đàn trong giàn nhạc mặt mày coi buồn chứ hổng có vui như coi Paris By Night. Nhắc đến việc thấy họ trong TV, họ có vẻ không quan tâm vì chắc họ lên TV hoài ở ngoài đó.

gun_ho
12-12-2011, 12:47 PM
Dĩ nhiên làm nhạc công nô tì trong các dàn nhạc kiểu đó thì buồn thỉu, buồn thiu là đúng rồi, vừa đói bụng vừa phải nghe ba cái nhạc đáng chán, suốt ngày ngồi nựng nịu các câu nhạc bợ đít, tiễn anh Nuôi đi hái rau, vuốt cô em Tây Nguyên ngồi vót cọc.

Ba Lê Ban Đêm chắc chắn vui hơn nhiều , cho dù cũng là thân phận nô tì nhưng có đồng lương khá hơn và thay vì phải nhìn các anh chị răng vẩu múa hát, ta lại được nhìn anh Nguyễn Hưng đú với chị Kỳ Duyên, sướng chết đi !!!


Rồi đến cái ngày ta được chơi bản Giao Hưởng số năm của Beethoven, thì lúc đó phận nô tì của ta bỗng rơi mất. Đó sẽ là lúc mà những kẻ quen phận nô tì được lên tiếng nói. Khi mà những cú fortissimo không còn là trái cấm, khi nỗi đau con người bỗng trở thành cao cả mà không còn nét ẻo lả thương vay khóc mướn, khi âm nhạc không còn được dùng để làm công cụ kiếm tiền, chính trị hay giải trí nữa .
Lúc đó, âm nhạc bỗng trở thành phương tiện cao siêu và hữu hiệu để con người diễn tả những cảm xúc, đau khổ và dằn xéo, tranh đấu với định mệnh và cũng là lúc mà thiên tài của Beethoven được thể hiện mãnh liệt không một ai sánh bằng .

http://www.youtube.com/watch?v=LXTmiEQonVQ&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=LXTmiEQonVQ&feature=related)

=============================
Tôi chọn video đen trắng này chỉ vì nó không màu mè, quay được cảnh các "nhạc công nô tì" bỗng lột xác, hùng hục cùng nhau tấu lên khúc nhạc bất tử của nền âm nhạc cổ điển.

Angie
12-12-2011, 04:38 PM
Lần đầu tiên đi coi nhạc sống cái bổn định mệnh này ở nhạc viện SG, giá phải chăng vừa túi tiền học sinh. tối thứ năm nào có biểu diễn cũng đi coi hết. Hôm đó có mấy cây kèn đồng to mồm át hết một dúm violon yếu ớt không có micro trong một "rạp hát" bỏ túi. Coi xong bà con kêu đám kèn đồng phô quá, có đám thì nói đâu có phô chỗ nào đâu.

gun_ho
12-13-2011, 03:24 AM
Hồi đó không có dịp đi coi nhưng nghe Phúc Hải nói mèo nhiều lắm, không cân xứng gì hết . Angie nghe có đám đó thổi có thấy phô không ?

Angie
12-13-2011, 06:34 AM
Tui nghĩ là phô là quá lớn tiếng vì tiếng violon quá nhỏ, chứ không phải là thổi sai nốt.
À có hôm họ biểu diễn trong nhà hát lớn, bà Bình Trang là nhạc trưởng. Thường bà chỉ huy hợp xướng. Nghe nói bà sau đó ra kêu quá trời là ông kèn co tự nhiên thổi trước trước nhạc trưởng ra lịnh, quê quá trời. Nhà hát lớn thì tụi này hổng có khả Năng đi coi.

gun_ho
12-13-2011, 11:20 AM
Hôm nay bàn chuyện guitar Việt Nam chơi , có lẽ về món này, tôi sẽ không rành như vài bạn ở đây , tuy nhiên tôi sẽ cố gắng mở đầu câu chuyện, các bạn góp ý thêm tay, thêm chân cho thêm phần rậm rạp.

Ngày người Pháp đến VN họ đã mang theo một số nhạc cụ và bày cho người Việt chơi, hàng đầu là những nhạc cụ trong quân nhạc như kèn trumpet, kèn trumbone , sáo tây cho đến nhạc cụ thính phòng như đàn piano, đàn dây thì có violon, banjo, madolin và cây guitar mà ta dịch là Tây ban cầm.
Không hiểu vì lý do gì, thời những năm 30, 40 người Việt ta chưa chuộng guitar mấy , có lẽ vì guitar chỉ được sử dụng để chơi những hợp âm đệm khi hát những bài tiền chiến? Tôi biết khá rõ điều này qua lời ba tôi (một người chơi nhạc ngày xưa ) kể. Ông chê đàn guitar vì nó chỉ dành để đệm mà không chơi được "parti chant"(?)

Tuy nhiên khi người Mỹ qua VN với các bản kích động nhạc, từ Wipe Out , Apache cho tới Walk don't Run thì guitar nhanh chóng leo lên ngôi vị chủ tể của đàn dây bán trên thị trường Việt Nam cho công chúng.
Nếu bạn ghé ngay qua khu Hồ văn Ngà, Nguyễn thiện Thuật, những hiệu đàn như Phúc Lợi, Phúc Châu Quảng Thành sẽ thấy ngay vô số đàn guitar mô đẹc, một bên thùng được khoét méo, để người chơi có thể chơi những nốt cao dễ hơn loại classic....được bày bán với giá phải chăng. Từ đàn được xịt gôm lắc rẻ tiền cho đến loại đắt vecni bóng loáng....


http://www.youtube.com/watch?v=hIuIIqbyEIU&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=hIuIIqbyEIU&feature=related)

RaginCajun
12-13-2011, 12:34 PM
Ngày người Pháp đến VN họ đã mang theo một số nhạc cụ và bày cho người Việt chơi, hàng đầu là những nhạc cụ trong quân nhạc như kèn trumpet, kèn trumbone , sáo tây cho đến nhạc cụ thính phòng như đàn piano, đàn dây thì có violon, banjo, madolin và cây guitar mà ta dịch là Tây ban cầm.
Không hiểu vì lý do gì, thời những năm 30, 40 người Việt ta chưa chuộng guitar mấy , có lẽ vì guitar chỉ được sử dụng để chơi những hợp âm đệm khi hát những bài tiền chiến? Tôi biết khá rõ điều này qua lời ba tôi (một người chơi nhạc ngày xưa ) kể. Ông chê đàn guitar vì nó chỉ dành để đệm mà không chơi được "parti chant"(?)Người Pháp đưa đàn guitar sang VN mà lại được gọi là Tây ban cầm, hy vọng như tớ nghĩ là đàn của Tây Ban Nha (Spain) như nhiều thứ "cầm" khác. Theo tớ nghĩ, đàn guitar, ngày xưa, không được chuộng vì tiếng đàn guitar nghe khô khan. Gặp đàn cùi, làm không ra hồn, thì âm thanh còn tệ hơn. Cách chơi đàn guitar ngày nay có nhiều kỹ thuật mới hay hơn xưa nhiều, cho nên, làm cho guitar có ngôi vị cao hơn xưa. Nhờ kỹ thuật làm đàn, âm thanh và chơi đàn mà guitar đã bước lên ngôi vị chính trong một ban nhạc. Guitar ngày nay có thể gào thét (distortion), có thể nhõng nhẽo (bend), có thể nức nở (harmonic) ngay cả tâm sự được (coi Jimmy Hendrix). Tạm hết ý. Chờ ai đó mồi tiếp cho mình bóp tiếp :P

Angie
12-13-2011, 12:50 PM
Có lần thấy ai đó nói đang mê mẩn nghe guitar trong đĩa do mấy ông như Segovia hay ông nào đó. Tui thì hổng thấy hay chỗ nào vì trong đĩa tiếng đàn bị nghẹt mũi quá. Nghe một người nào khác như Ăn Mày Già, hay chị Ngô Đồng với anh Thuynh chơi nhạc sống nghe hay hơn nhiều. Tui đã từng nói mình có tai trâu trước rồi đó nghe.

PhPhuongVy
12-13-2011, 01:09 PM
Gọi là Tây Ban Cầm có lẽ những cây đàn này được Tây Ban Nha sản xuất trước tiên hay sao đó, hình như do một gia đình chuyên làm đàn madoline. Có bạn ĐT nào chơi đàn hạ uy cầm (ba của chị gọi hạ uy cầm là guitare hawaiienne) không? Tiếng đàn nghe du dương, thánh thót. Ngày xưa ba chị và cô của chị chơi hạ uy cầm. Nghe nói ba chị chơi hạ uy cầm chỉ đứng sau Dương Thiệu Tước thôi (nghe mẹ chị nói vậy á - hong tin thì thôi).

Mẫu tiếng hạ uy cầm đây:

http://www.youtube.com/watch?v=2s0K8TCMjGA&feature=related

gun_ho
12-13-2011, 02:11 PM
Chị Vy.

Tin mà, em tin mà chị, dĩ nhiên mẹ chị nói là phải đúng . Mạ em cũng nói ba em chơi hay nhất Huế thời đó......

Angie.

Chuyện tai trâu thì I don't think so, angie nghe tinh thấy mồ luôn, nhưng từ từ ta sẽ bàn chuyện đó khi phân tích tính năng nhạc cụ của cây guitar.

Anh Tôm

Anh "bóp" kiểu đó thì tôi đứng im cho anh tha hồ bóp.....hahha ...Nói cho công bằng thì từ xưa lắm, Fernando Sor đã soạn một mớ bài tập và nhạc cho guitar (ví dụ như Grand Solo)

http://www.youtube.com/watch?v=pP4VjyNqpBA (http://www.youtube.com/watch?v=pP4VjyNqpBA)
(cái anh chơi đàn giống anh Jobs quá trời)

Bên nước Tây bán Nhà có ông Tarrega cũng soạn một mớ cho guitar mà dĩ nhiên bài ai cũng biết là bài Hồi tưởng về Alhambra (Recuerdos de la Alhambra)

http://www.youtube.com/watch?v=5BOj9ZdpSOg (http://www.youtube.com/watch?v=5BOj9ZdpSOg)

Đó là chưa nói tới Paganini, ông cũng đã có soạn (và chơi) guitar nữa
Còn nhớ ngày xưa, bọn học guitar lụm được đâu một câu Paganini nói rằng "tui là thầy của violon nhưng guitar là thầy tui" (?) nên bọn chơi guitar Việt Nam phởn quá, lên mặt là mình đang chơi "thầy của thầy " bọn violon nữa.

Tuy nhiên , ta phải nhìn nhận những khuyết điểm không thể khắc phục của guitar nếu không có "điện". Anh Tôm nói đúng, là guitar hiện đại có những cú độc mà guitar ngày xưa không có, vì ngày nay có điện, có kỹ thuật tăng âm, phá tiếng của e cô nhái vân vân ....chứ ngày xưa, thời Tarrega mà biểu đưa cây guitar vào giàn nhạc dĩ nhiên là em nó sẽ bị nuốt sống . Chỉ cần một cây violon thôi, cũng đã đủ to để lấp miệng em guitar bé bỏng kia rồi.

Bác Paco mà không có cái mic và amp phụ bác thì dĩ nhiên bác sẽ chìm xuồng giữa dòng âm thanh dũng mãnh của dàn nhạc giao hưởng ngay lập tức, đó là lý do vì sao mãi đến sau này, khi có kỹ thuật điện tử xuất hiện, guitar mới có thể dựa vào đó mà lên ngôi.

http://www.youtube.com/watch?v=cZWO5ROq_aA&feature=related