PDA

View Full Version : Bột



Triển
12-12-2018, 11:11 PM
Chẳng biết thiệt - giả, trúng - trật ra sao, nhưng đọc cho vui.
Không biết từ bao giờ đứng trước cổng bưu điện le lưỡi cho người ta dán tem lại là hàng độc! :)



Tại sao gọi là “Công tử bột “?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng định nghĩa: Đó là một thanh niên mày râu nhẵn nhụi,
áo quần bảnh bao, com-lê quần áo trắng toát, đi giày Tây đen bóng, tóc thì bôi
cả ký bờ-ri-dăn-tin, đi chiếc xe đạp Tây lẫy chuông leng keng…

Hình ảnh của một công tử có khả năng cưa đổ trái tim người đẹp… núp sau
rèm cửa sổ. Cả những bà mẹ nữa họ luôn muốn con gái mình phải có bến đỗ
tối thiểu là như vậy, phải là chỗ có thu nhập cao, ăn xài…bảnh bao có vị trí
trong xã hội….. Phải làm ngành Bưu điện !

Bưu điện Tây gọi là “Poste”., giới bình dân đọc trại ra thành “Bột”. Lương cao lắm,
cứng lắm ……chứ không phải rẻ hay mềm như Bột Mì đâu !

https://i1.wp.com/dansaigon.com/wp-content/uploads/2018/12/Buu-dien-trung-tam-sai-gon-mytour-3.jpg?w=700&ssl=1
Bưu điện Sài Gòn

/* nguồn: https://dansaigon.com/2018/12/12/tai-sao-goi-la-cong-tu-bot/

Triển
12-13-2018, 03:54 AM
Chẳng biết trúng trật ra sao, đọc chơi cho vui...



Chữ “nhậu” có từ đâu ?


https://i0.wp.com/dansaigon.com/wp-content/uploads/2018/12/CaPheSG19.jpg?resize=1024%2C696&ssl=1

Trong quyển “Nghiên cứu điền dã – 150 năm hình bóng Sài Gòn”, tác giả Tam Thái
giải thích rằng chữ “Nhậu” là một từ Saigon cổ, có nghĩa là Uống, dân Saigon thuở
xưa không nói uống nước mà nói là nhậu nước..

Sau khi Pháp chiếm Saigon – Gia định, mỗi ngã tư lờn họ đều lắp đặt một phông tên
“nước sạch”, không kể ngày đêm mưa nắng, dân Saigon “nhậu “mệt nghỉ, …Đờn Ông
Saigon Xưa ….. sẵn ” đồ mồi ” như cua tôm cá bắt dễ dàng trên kinh rạch , trái cây,
cóc ổi thì có sẵn trong vườn nhà, lãng quên chuyện nhậu nước mà sinh ra chuyện…
nhậu rượu đế….. hay nhậu la de kiểu Tây, thoải mái, Và từ khi mấy chú Ba mở tiệm
Cà phê, Hủ tíu Mì ở mấy cái giao lộ thì con cháu Ông Lưu Linh tha hồ nhậu ….Xí quách
của mấy Chú Ba chiều chiều bán rẻ như cho !

Nhậu say chèn nhẹt, nhão như đất sét gặp mưa…gọi là… Nhậu nhẹt…..

/* nguồn: https://dansaigon.com/2018/12/06/chu-nhau-co-tu-dau/

Nhã Uyên
12-14-2018, 06:00 AM
Rứa mà từ lâu mình nghĩ bột trong công tử bột hội nghĩa với trắng mịn như trong các loại bột tảy trắng làm bánh đúc, bánh bò.
Và “tiểu thư vôi” ghép với các cô chỉ biết son phấn, ăn chơi, không biết làm việc nhà.

Triển
12-14-2018, 08:53 PM
Rứa mà từ lâu mình nghĩ bột trong công tử bột hội nghĩa với trắng mịn như trong các loại bột tảy trắng làm bánh đúc, bánh bò.
Và “tiểu thư vôi” ghép với các cô chỉ biết son phấn, ăn chơi, không biết làm việc nhà.

tui thì nghĩ các anh công tử bột là các cậu ấm, giàu có đẻ bọc điều không có cứng cáp, phong trần, đầy sức sống. :)

Triển
12-14-2018, 09:06 PM
Lắm luật nhưng nhiều ngoại lệ. Coi chơi cho vui :)



Học “Chữ Việt” Thời Sài Gòn xưa

https://i0.wp.com/i.imgur.com/d3XR2cS.jpg?zoom=1.100000023841858&w=1020&ssl=1

DÙNG DẤU HỎI – NGÃ

chỉ nhắc cái cơ bản dễ nhớ để viết chính tả tương đối ổn và hạn chế lỗi ở mức thấp nhất .

1 . DÙNG TỪ LÁY THEO QUI ƯỚC :

– Dấu Hỏi đi với Sắc và Ngang .
– Dấu Ngã đi với Huyền và Nặng .

HỎI + SẮC :

– Gởi gắm , thổn thức , rải rác , khoảnh khắc , rẻ rúng , tử tế , cảnh cáo , sửng sốt , hảo hán , phản phúc , phản kháng , rửa ráy , quả quyết , khủng khiếp , khỏe khoắn , nhảm nhí , lở loét , lảnh lót , bảo bối , thưởng thức , thẳng thắn , thảng thốt , hiển hách , nhỏ nhắn , chải chuốt , rả rích , phảng phất , lả lướt , bổ báng , sản xuất .

– Mát mẻ , sắc sảo , mắng mỏ , vất vả , hối hả , hớn hở , xối xả , bóng bẩy , nóng nảy , sắp sửa , sắm sửa , hớt hải , lấp lửng , khúc khuỷu , tá lả , rác rưởi , trống trải , cứng cỏi , sáng sủa , sến sẩm , xấp xỉ , lém lỉnh , láu lỉnh , ngắn ngủi , chống chỏi , hốt hoảng , rắn rỏi , tức tưởi , chúi nhủi , nhắc nhở , nức nở , sấn sổ , ngất ngưởng , thắc thỏm , thấp thỏm , trắc trở , tráo trở , béo bở , ngái ngủ , gắt gỏng , kém cỏi , khấp khểnh , cáu kỉnh , kháu khỉnh , thất thểu , khốn khổ , tán tỉnh , ngúng nguẩy .

HỎI + NGANG :

– Nhỏ nhen , nhởn nhơ , ngẩn ngơ , vẩn vơ , lẳng lơ , lẻ loi , hỏi han , nở nang , nể nang , ngổn ngang , dở dang , giỏi giang , sửa sang , thở than , mỏng manh , chỉn chu , dửng dưng , trả treo , tả tơi , bỏ bê , mải mê , chở che , bảnh bao , hẩm hiu , phẳng phiu , khẳng khiu , rủi ro , mỉa mai , trẻ trung , nghỉ ngơi , ngủ nghê , tỉ tê , xỏ xiên , ngả nghiêng , đảo điên , hiển nhiên , lẻ loi , thảnh thơi , sản sinh .

– Dư dả , chăm chỉ , năn nỉ , thư thả , thon thả , thoang thoảng , trong trẻo , trăn trở , vui vẻ , thơ thẩn , thanh thản , mơn mởn , xăm xỉa , lêu lổng , hư hỏng , căng thẳng , dai dẳng , xây xẩm , san sẻ , xoay sở , hăm hở , xa xỉ , ngoe nguẩy , phe phẩy , đông đủ , tanh tưởi , chưng hửng , tiu nghỉu , sang sảng , nham nhở , chao đảo , gây gổ , sơ hở , cơ sở , tin tưởng , năng nổ , cưa cẩm , thăm thẳm , đưa đẩy , tưng tửng , say xỉn

NGÃ + HUYỀN :

– Bẽ bàng , vẫy vùng , nõn nà , vững vàng , đẫy đà , phũ phàng , bão bùng , sỗ sàng , vỗ về , rõ ràng , vẽ vời , sững sờ , ngỡ ngàng , hỗn hào , hãi hùng , sẵn sàng , kỹ càng , não nề , khẽ khàng , mỡ màng , lỡ làng.

– Gần gũi , liều lĩnh , lầm lỗi , gìn giữ , buồn bã , tầm tã , suồng sã , rầu rĩ , thờ thẫn , hờ hững , sàm sỡ , xoàng xĩnh , phè phỡn , bừa bãi , thừa thãi , nghề ngỗng , lừng lẫy , ruồng rẫy , lờ lững , đằng đẵng , mò mẫm , lầm lũi , nhàn nhã, bằng hữu.

https://i0.wp.com/i.imgur.com/LZJ8KYI.jpg?zoom=1.100000023841858&resize=725%2C575&ssl=1

NGÃ + NẶNG :

– Lãng mạn , lũ lụt , hãm hại , nhẫn nhịn , lễ lộc , lỗi lạc , rũ rượi , lưỡng lự , chễm chệ , nhã nhặn , mẫu mực , chững chạc , dõng dạc , dữ dội , cãi cọ , nhão nhoẹt , kẽo kẹt , kĩu kịt , nhễ nhại , rõ rệt , lẫn lộn

– Gọn ghẽ , ngạo nghễ , vạm vỡ , lặng lẽ , lạnh lẽo , bạc bẽo , sặc sỡ , rực rỡ , rộn rã , vội vã , nghiệt ngã , hậu hĩ , hậu hĩnh , ngộ nghĩnh , gạt gẫm , hụt hẫng , dựa dẫm , nhẹ nhõm , bập bõm , chập chững , mạnh mẽ , chặt chẽ , sạch sẽ , ngặt nghẽo , khập khiễng , đục đẽo , ruộng rẫy , giặc giã , giặt giũ , giận dỗi , bụ bẫm , dạy dỗ , gặp gỡ , dụ dỗ , lạ lẫm , rộng rãi , tục tĩu , nhục nhã , dạn dĩ , rạng rỡ , rệu rã .

* TỪ KÉP LÀ TỪ THƯỜNG ĐI MỘT CẶP DẤU HỎI HOẶC NGÃ .

– Lã chã , bỗ bã , bẽn lẽn , bỡ ngỡ , mỹ mãn , dễ dãi , cũn cỡn , lững thững , ngẫm nghĩ , lỗ lã , lẽo đẽo , nhõng nhẽo , mũm mĩm , mẫu mã , vĩnh viễn , nhễu nhão .

– Thỏ thẻ , đỏng đảnh , lẻ tẻ , của cải , lẩm bẩm , lẩm cẩm , lảm nhảm , hể hả , kể lể , nhỏng nhảnh , lủng củng , thỉnh thoảng , lảo đảo , tỉ mỉ , thủ thỉ , lảng vảng , rủng rỉnh , loảng xoảng , hổn hển , lủng lẳng , lỏng lẻo , lải nhải , tủm tỉm , bủn rủn , xởi lởi , tẩn mẩn , lẩn quẩn , thỏn mỏn , chỏn lỏn , giả lả , bải hoải , bổi hổi , lẩn thẩn , lởm chởm , rỉ rả , thủng thẳng , bỏm bẻm , nhỏm nhẻm , xiểng niểng , lẩy bẩy

2 . TỪ NGUYÊN ÂM : DẤU HỎI

Ủa , ổi , ổng , ẩu , ủng , ỷ , ổn , ửng , ổ , ủy , ỏn ẻn , ong ỏng , im ỉm , âm ỉ , ấp ủ , ảo ảnh , ăn ở , êm ả , oi ả , yên ả , óng ả , ẩn ý , an ủi , ỉ ôi , ẩm ướt , ủ ê , uể oải , ít ỏi , ủn ỉn , oan uổng , ăng ẳng , ư ử , oẳn tù tì , ẻo lả , ủ rũ , yểu điệu , ỉu xìu , ảm đạm , uyển chuyển , quan ải , oản xôi , yểm trợ ( trừ : ễnh , ưỡn , ẵm , ỡm )

3 . TỪ HÁN VIỆT BẮT ĐẦU LÀ M , N , NH , L , V , D , NG THÌ DẤU NGÃ , CÁC CHỮ KHÁC DẤU HỎI .

Ghi nhớ 7 chữ này bằng câu “ Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã “
– M : Mỹ nhân , Mẫu giáo , Mã đáo , Mãn nguyện , Mãng xà , Mãnh lực , Mẫn cán , Miễn nhiệm , Mão mũ
– N : Não bộ , Nữ nhi , Noãn hoa , Nỗ lực , Nã ( truy nã )
– NH : Nhẫn tâm , Nhãn tiền , Nhiễu loạn , Nhũ mẫu , Nhã nhạc , Nhã nhặn , Nhuyễn thể , Nhĩ ( mộc nhĩ ) , Nhưỡng ( thổ nhưỡng)
– L : Lão gia , Lễ nghi , Lĩnh hội , Lỗi lạc , Lữ khách , Lãng tử , Lưỡng tính , Lãnh địa , Luỹ thành , Lãm nguyệt , Lẫm liệt
– V : Vãn hồi , Viễn xứ , Vĩ đại , Võ sư , Vũ trang , Vĩnh hằng , Vững chãi
– D : Diễm phúc , Dũng khí , Dưỡng dục , Dĩ nhiên , Dõng dạc , Diễu hành , Dã ngoại , Dã tâm , Diễn thuyết
– NG : Nghĩa hiệp , Ngũ cốc , Ngữ hệ , Ngẫu nhiên , Nghiễm nhiên , Ngưỡng mộ , Ngã ( bản ngã )

4 . HỌ VÀ TRẠNG TỪ : DẤU NGÃ

– Họ Nguyễn , Võ , Vũ , Đỗ , Doãn , Lữ , Lã , Mã , Liễu , Nhữ
– Cũng , vẫn , sẽ , mãi , đã , những , hỡi , hễ , lẽ ra , mỗi , nữa , dẫu …

5 . DÙNG DẤU BẰNG CÁCH SUY LUẬN THEO NGHĨA . Ví dụ :

NỔI – NỖI :

– Chỉ sự trổi lên hơn mức bình thường thì dấu hỏi ( nổi trội , nổi bật , nổi danh , nổi tiếng , nổi mụn , nổi gân , nổi điên , nổi giận , nổi xung , nổi hứng , nổi sóng , nổi bọt , nổi dậy , chợ nổi , nông nổi , làm nổi , trôi nổi , hết nói nổi , chịu hết nổi , gánh không nổi )

– Cái nào mang tính biểu cảm thì dấu ngã ( khổ nỗi , đến nỗi nào , làm gì nên nỗi , nỗi lòng , nỗi niềm , nỗi ước ao , nỗi nhục , nỗi oan , nỗi hận , nỗi nhớ )

NGHỈ – NGHĨ :

– Liên quan đến sự dừng lại một hoạt động thì dấu hỏi ( nghỉ ngơi , nghỉ học , nghỉ việc , nghỉ hè , nghỉ lễ , nghỉ mệt , nghỉ dưỡng , nghỉ chơi , nghỉ mát , nghỉ thở , nghiêm nghỉ , nhà nghỉ , an nghỉ )

– Thể hiện cảm xúc suy nghĩ thì dấu ngã ( nghĩ ngợi , suy nghĩ , ngẫm nghĩ , nghĩ cách , thầm nghĩ , nghĩ quẫn , nghĩ bậy , cạn nghĩ )

MẢNH – MÃNH :

– Cái nào gợi hình dáng thì dấu hỏi ( mảnh trăng , mảnh ruộng , mảnh vườn , mảnh đất , mảnh xương , mảnh sành , mảnh vỡ , mảnh khảnh , mảnh mai , mảnh khăn , mảnh áo , mảnh vá , mảnh tình , mỏng mảnh )

– Thể hiện tính chất thì dấu ngã ( dũng mãnh , mãnh liệt , ranh mãnh , ma mãnh , mãnh hổ , mãnh thú , mãnh lực ..)

https://i1.wp.com/i.imgur.com/Z5HAg0Q.jpg?zoom=1.100000023841858&resize=725%2C584&ssl=1

KỶ – KỸ :

– Gắn với bản thân con người thì dấu hỏi ( kỷ vật , kỷ niệm , kỷ luật , kỷ lục , kỷ yếu , ích kỷ , tự kỷ , vị kỷ , tri kỷ , thế kỷ , thập kỷ )

– Gắn với kỹ thuật , trình độ thao tác thì dấu ngã ( Kỹ nghệ , kỹ năng , kỹ xảo , kỹ thuật , kỹ sư , kỹ nữ , kỹ lưỡng , kỹ càng , kỹ tính , nghĩ kỹ , giấu kỹ , tuyệt kỹ )

CHÚ Ý :

Qui ước cơ bản chứ không tuyệt đối , vẫn có một số từ ngoại lệ không theo qui ước trên như :

HỎI + NẶNG : – Hủ tục, hủ bại.

chữ “nữa” viết dấu ngã trong đa số trường hợp, chỉ khi nói về số lượng chia hai như ” phân nửa”, “một nửa”, thì viết dấu hỏi.
Bài viết có thể hữu ích (有益) cho những ai thường phạm lỗi chính tả “hỏi ngã”. Tuy nhiên, phải nên nói rõ hơn là luật “trắc, bằng” thường đi kèm theo với dấu “hỏi” và “nặng huyền” thì thường đi kèm với dấu “ngã” thì chỉ nên áp dụng với chữ kép “thuần” Việt mà thôi. Còn nếu là những từ kép Hán Việt thì “quy luật” đó không có được hiệu nghiệm cho lắm. Tôi xin cho thí dụ:
Ví dụ như chữ “sản xuất” (產出) ở trên là tiếng Hán Việt và “tình cờ” nó đi theo cái luật “bằng, trắc”. Tuy nhiên, nếu là “cộng sản” (共產) hay “tài sản” (財產) thì nó lại không có hợp với luật “huyền nặng”!

Lý do là vì chữ Hán Việt không hề thay đổi từ “hỏi” sang “ngã” hay ngược lại, khi cái chữ đó đi kẹp với những chữ có những dấu khác nhau.

Một khi chữ “sản” đã được viết với dấu “hỏi” rồi thì cho dù nó có đi kẹp với dấu gì đi nữa thì nó vẫn phải viết với dấu hỏi mà thôi.

Giống như chữ “phản ứng” (反應) thì là đúng với quy luật, dấu “hỏi” đi kèm với dấu “sắc”, nhưng “phản hồi” (反囘) thì không theo quy luật vì viết với dấu hỏi, nhưng lại đi kèm theo với dấu “huyền” !

(Theo Bill Tran)


/* https://dansaigon.com/2018/11/21/hoc-chu-viet-thoi-sai-gon-xua/

HXhuongkhuya
12-15-2018, 07:20 AM
Ngày trước trong lớp của HX có một bạn được cả lớp gọi là Công Tử Bột . Bạn ấy hồng hào , trắng trẻo , đẹp trai , con nhà giàu và hơi ... lười . :)


Lắm luật nhưng nhiều ngoại lệ. Coi chơi cho vui :)

Coi chơi cho vui nhưng cũng ích lợi lắm . :z77:
HX góp thêm vài chữ cho vui :

Dấu hỏi đi với sắc còn có các chữ : Dẫy chết , củng cố , mẫn cảm , khủng bố ...

MÌNH NÊN NHỚ LÀ VIẾT DẤU NGÃ : Chữ MẼ ( bóc mẽ , khoe mẽ )

Nông nổi và nông nỗi đều dùng được nhưng phải viết đúng chỗ vì khác nghĩa .

Kỷ - Kỹ : Trường kỷ .

Qui ước : Quy uớc , dùng chữ y quen mắt hơn .:z57:

Sau đây là những chữ trong bài viết trên , HX hỏi ở đây để các anh chị , các bạn và HX sẽ không lúng túng khi dùng .

Chữ nào đúng :

Nhễu nhão hay nhểu nhảo ?
Luỹ thành hay lũy thành ?
Trổi hay trỗi ?

Chúc các anh chị , các bạn những ngày cuối tuần vui vẻ .

chieubuon_09
12-15-2018, 09:15 AM
Chạy vô cám ơn sư huynh Triển chia sẻ link này, em khoái vụ mẹo , để dễ nhớ “ Gắn với bản thân con người” yeahhhh em save link lại rồi.
Vẫy tay chào NU & HX.

008
12-15-2018, 01:13 PM
Bài "Công Tử Bột" ở trên thấy hợp lý lắm!


...

Chữ nào đúng :

Nhễu nhão hay nhểu nhảo ?
Luỹ thành hay lũy thành ?
Trổi hay trỗi ? ...

1) Nhễu nhão hay nhểu nhảo?: Trước giờ tui chỉ nghe và thấy "nhễu nhão" chứ chưa từng nhìn thấy "nhểu nhảo" (không tính trường hợp nghe vì "hỏi ngã" gì nói theo giọng Nam cũng biến thành "hỏi" hết). Tự điển (ít nhất là trong Khai Trí Tiến Đức và Thanh Nghị) đều không thấy ghi chữ kép này mà chỉ có "nhểu" và "nhão" (không có "nhễu" và cũng không có "nhảo")

2) Luỹ thành hay lũy thành?: Câu hỏi là dấu ngã nằm ở đâu à? Nếu thế thì chưa từng thấy dấu ngã nằm trên "y" bao giờ! Và tui cũng hầu như không bao giờ thấy "lũy thành" mà chỉ thấy "thành lũy" dù trên nguyên tắc cũng chẳng có gì cấm viết đảo qua đảo lại cả, nhất là trong thơ thì tha hồ đảo ngược bất cứ chữ nào vì lý do cần thiết cho âm vận.

3) Trổi hay trỗi?: Lâu lắm rồi mới thấy có người còn viết đúng chữ này trong bài "Học Chữ Việt" trên chứ ngày nay chỉ toàn thấy viết sai trên mạng. Có một số người miền Bắc phát âm hỏi ngã đều thành "ngã" hết cũng như người miền Nam phát âm thành "hỏi" hết hay người miền Trung phát âm thành "nặng" hay… "nửa chừng xuân" không biết là dấu gì! Tiếng Việt không có chữ nào là "trỗi" và cũng không có tự điển tiếng Việt nào xuất bản thành sách in trước đây có chữ "trỗi" (trừ vô số các loại tự điển "online” sống… sượng mạnh ai nấy làm đang chạy ầm ầm trên net). Chữ đúng là "trổi", chẳng hạn như "trổi dậy”chứ không phải "trỗi dậy"!

HXhuongkhuya
12-15-2018, 09:29 PM
Cám ơn anh 008 giải thích chữ nào đúng .




Vẫy tay chào NU & HX.

Hello Chiều .

Triển
12-15-2018, 09:57 PM
Ngày trước trong lớp của HX có một bạn được cả lớp gọi là Công Tử Bột . Bạn ấy hồng hào , trắng trẻo , đẹp trai , con nhà giàu và hơi ... lười . :)



Coi chơi cho vui nhưng cũng ích lợi lắm . :z77:
HX góp thêm vài chữ cho vui :

Dấu hỏi đi với sắc còn có các chữ : Dẫy chết , củng cố , mẫn cảm , khủng bố ...

MÌNH NÊN NHỚ LÀ VIẾT DẤU NGÃ : Chữ MẼ ( bóc mẽ , khoe mẽ )

Nông nổi và nông nỗi đều dùng được nhưng phải viết đúng chỗ vì khác nghĩa .

Kỷ - Kỹ : Trường kỷ .

Qui ước : Quy uớc , dùng chữ y quen mắt hơn .:z57:

Sau đây là những chữ trong bài viết trên , HX hỏi ở đây để các anh chị , các bạn và HX sẽ không lúng túng khi dùng .

Chữ nào đúng :

Nhễu nhão hay nhểu nhảo ?
Luỹ thành hay lũy thành ?
Trổi hay trỗi ?

Chúc các anh chị , các bạn những ngày cuối tuần vui vẻ .

@HX, 008

* Nông nổi là tính từ, nông nỗi là danh từ. Nông nổi là nông cạn. Nông nỗi là tình cảnh không như ý.

* kỹ, kỷ: kỹ lưỡng, kỹ càng, kỷ cương đều liên quan đến tính cách con người. Nhưng hỏi ngã thì bí lù.

* trổi nhạc, trỗi dậy. Một động từ là cất lên, một động từ là bật lên. Sự khác biệt không nhiều, tui cũng bí lù, chỉ học thuộc mặt chữ rồi xài.

* nhểu nhão là từ láy, người miền Nam hay nói chính xác là nhiểu nhão.

* Bỏ dấu: Nguyên tắc bỏ dấu là trên phần âm chính. Đứng đầu của phần âm "uy" là chữ u. Tui thấy đúng nhất là: "lũy". Còn bỏ dấu "luỹ" tui thấy khó chịu. (không thể bỏ dấu thành "khó chiụ")
Bên trên có thể người gõ bản điện tử gặp vấn nạn bộ gõ chữ. Có vài bộ gõ bỏ dấu quái dị. Tui quên là bộ nào rồi.


@Ký điệu,
nhà có cuốn tự điển cho chắc ăn. :)

chieubuon_09
12-15-2018, 10:37 PM
@Ký điệu,
nhà có cuốn tự điển cho chắc ăn. :)



Sư huynh ơi, ký điều có ba bốn cuốn. nhưng cũng có chữ trật bàn đạp . Nên cũng khó, không đơn giản đâu. Nhiều khi em cũng bị nhức đầu.

Không hiểu vì sao mà em gõ chữ lâu lâu bị chạy tùm lùm à.

Hoàng Thu Diệp
12-15-2018, 11:45 PM
Lắm luật nhưng nhiều ngoại lệ. Coi chơi cho vui :)



Học “Chữ Việt” Thời Sài Gòn xưa

https://i0.wp.com/i.imgur.com/d3XR2cS.jpg?zoom=1.100000023841858&w=1020&ssl=1

DÙNG DẤU HỎI – NGÃ

chỉ nhắc cái cơ bản dễ nhớ để viết chính tả tương đối ổn và hạn chế lỗi ở mức thấp nhất .

1 . DÙNG TỪ LÁY THEO QUI ƯỚC :

– Dấu Hỏi đi với Sắc và Ngang .
– Dấu Ngã đi với Huyền và Nặng .

HỎI + SẮC :

– Gởi gắm , thổn thức , rải rác , khoảnh khắc , rẻ rúng , tử tế , cảnh cáo , sửng sốt , hảo hán , phản phúc , phản kháng , rửa ráy , quả quyết , khủng khiếp , khỏe khoắn , nhảm nhí , lở loét , lảnh lót , bảo bối , thưởng thức , thẳng thắn , thảng thốt , hiển hách , nhỏ nhắn , chải chuốt , rả rích , phảng phất , lả lướt , bổ báng , sản xuất .

– Mát mẻ , sắc sảo , mắng mỏ , vất vả , hối hả , hớn hở , xối xả , bóng bẩy , nóng nảy , sắp sửa , sắm sửa , hớt hải , lấp lửng , khúc khuỷu , tá lả , rác rưởi , trống trải , cứng cỏi , sáng sủa , sến sẩm , xấp xỉ , lém lỉnh , láu lỉnh , ngắn ngủi , chống chỏi , hốt hoảng , rắn rỏi , tức tưởi , chúi nhủi , nhắc nhở , nức nở , sấn sổ , ngất ngưởng , thắc thỏm , thấp thỏm , trắc trở , tráo trở , béo bở , ngái ngủ , gắt gỏng , kém cỏi , khấp khểnh , cáu kỉnh , kháu khỉnh , thất thểu , khốn khổ , tán tỉnh , ngúng nguẩy .

HỎI + NGANG :

– Nhỏ nhen , nhởn nhơ , ngẩn ngơ , vẩn vơ , lẳng lơ , lẻ loi , hỏi han , nở nang , nể nang , ngổn ngang , dở dang , giỏi giang , sửa sang , thở than , mỏng manh , chỉn chu , dửng dưng , trả treo , tả tơi , bỏ bê , mải mê , chở che , bảnh bao , hẩm hiu , phẳng phiu , khẳng khiu , rủi ro , mỉa mai , trẻ trung , nghỉ ngơi , ngủ nghê , tỉ tê , xỏ xiên , ngả nghiêng , đảo điên , hiển nhiên , lẻ loi , thảnh thơi , sản sinh .

– Dư dả , chăm chỉ , năn nỉ , thư thả , thon thả , thoang thoảng , trong trẻo , trăn trở , vui vẻ , thơ thẩn , thanh thản , mơn mởn , xăm xỉa , lêu lổng , hư hỏng , căng thẳng , dai dẳng , xây xẩm , san sẻ , xoay sở , hăm hở , xa xỉ , ngoe nguẩy , phe phẩy , đông đủ , tanh tưởi , chưng hửng , tiu nghỉu , sang sảng , nham nhở , chao đảo , gây gổ , sơ hở , cơ sở , tin tưởng , năng nổ , cưa cẩm , thăm thẳm , đưa đẩy , tưng tửng , say xỉn

NGÃ + HUYỀN :

– Bẽ bàng , vẫy vùng , nõn nà , vững vàng , đẫy đà , phũ phàng , bão bùng , sỗ sàng , vỗ về , rõ ràng , vẽ vời , sững sờ , ngỡ ngàng , hỗn hào , hãi hùng , sẵn sàng , kỹ càng , não nề , khẽ khàng , mỡ màng , lỡ làng.

– Gần gũi , liều lĩnh , lầm lỗi , gìn giữ , buồn bã , tầm tã , suồng sã , rầu rĩ , thờ thẫn , hờ hững , sàm sỡ , xoàng xĩnh , phè phỡn , bừa bãi , thừa thãi , nghề ngỗng , lừng lẫy , ruồng rẫy , lờ lững , đằng đẵng , mò mẫm , lầm lũi , nhàn nhã, bằng hữu.

https://i0.wp.com/i.imgur.com/LZJ8KYI.jpg?zoom=1.100000023841858&resize=725%2C575&ssl=1

NGÃ + NẶNG :

– Lãng mạn , lũ lụt , hãm hại , nhẫn nhịn , lễ lộc , lỗi lạc , rũ rượi , lưỡng lự , chễm chệ , nhã nhặn , mẫu mực , chững chạc , dõng dạc , dữ dội , cãi cọ , nhão nhoẹt , kẽo kẹt , kĩu kịt , nhễ nhại , rõ rệt , lẫn lộn

– Gọn ghẽ , ngạo nghễ , vạm vỡ , lặng lẽ , lạnh lẽo , bạc bẽo , sặc sỡ , rực rỡ , rộn rã , vội vã , nghiệt ngã , hậu hĩ , hậu hĩnh , ngộ nghĩnh , gạt gẫm , hụt hẫng , dựa dẫm , nhẹ nhõm , bập bõm , chập chững , mạnh mẽ , chặt chẽ , sạch sẽ , ngặt nghẽo , khập khiễng , đục đẽo , ruộng rẫy , giặc giã , giặt giũ , giận dỗi , bụ bẫm , dạy dỗ , gặp gỡ , dụ dỗ , lạ lẫm , rộng rãi , tục tĩu , nhục nhã , dạn dĩ , rạng rỡ , rệu rã .

* TỪ KÉP LÀ TỪ THƯỜNG ĐI MỘT CẶP DẤU HỎI HOẶC NGÃ .

– Lã chã , bỗ bã , bẽn lẽn , bỡ ngỡ , mỹ mãn , dễ dãi , cũn cỡn , lững thững , ngẫm nghĩ , lỗ lã , lẽo đẽo , nhõng nhẽo , mũm mĩm , mẫu mã , vĩnh viễn , nhễu nhão .

– Thỏ thẻ , đỏng đảnh , lẻ tẻ , của cải , lẩm bẩm , lẩm cẩm , lảm nhảm , hể hả , kể lể , nhỏng nhảnh , lủng củng , thỉnh thoảng , lảo đảo , tỉ mỉ , thủ thỉ , lảng vảng , rủng rỉnh , loảng xoảng , hổn hển , lủng lẳng , lỏng lẻo , lải nhải , tủm tỉm , bủn rủn , xởi lởi , tẩn mẩn , lẩn quẩn , thỏn mỏn , chỏn lỏn , giả lả , bải hoải , bổi hổi , lẩn thẩn , lởm chởm , rỉ rả , thủng thẳng , bỏm bẻm , nhỏm nhẻm , xiểng niểng , lẩy bẩy

2 . TỪ NGUYÊN ÂM : DẤU HỎI

Ủa , ổi , ổng , ẩu , ủng , ỷ , ổn , ửng , ổ , ủy , ỏn ẻn , ong ỏng , im ỉm , âm ỉ , ấp ủ , ảo ảnh , ăn ở , êm ả , oi ả , yên ả , óng ả , ẩn ý , an ủi , ỉ ôi , ẩm ướt , ủ ê , uể oải , ít ỏi , ủn ỉn , oan uổng , ăng ẳng , ư ử , oẳn tù tì , ẻo lả , ủ rũ , yểu điệu , ỉu xìu , ảm đạm , uyển chuyển , quan ải , oản xôi , yểm trợ ( trừ : ễnh , ưỡn , ẵm , ỡm )

3 . TỪ HÁN VIỆT BẮT ĐẦU LÀ M , N , NH , L , V , D , NG THÌ DẤU NGÃ , CÁC CHỮ KHÁC DẤU HỎI .

Ghi nhớ 7 chữ này bằng câu “ Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã “
– M : Mỹ nhân , Mẫu giáo , Mã đáo , Mãn nguyện , Mãng xà , Mãnh lực , Mẫn cán , Miễn nhiệm , Mão mũ
– N : Não bộ , Nữ nhi , Noãn hoa , Nỗ lực , Nã ( truy nã )
– NH : Nhẫn tâm , Nhãn tiền , Nhiễu loạn , Nhũ mẫu , Nhã nhạc , Nhã nhặn , Nhuyễn thể , Nhĩ ( mộc nhĩ ) , Nhưỡng ( thổ nhưỡng)
– L : Lão gia , Lễ nghi , Lĩnh hội , Lỗi lạc , Lữ khách , Lãng tử , Lưỡng tính , Lãnh địa , Luỹ thành , Lãm nguyệt , Lẫm liệt
– V : Vãn hồi , Viễn xứ , Vĩ đại , Võ sư , Vũ trang , Vĩnh hằng , Vững chãi
– D : Diễm phúc , Dũng khí , Dưỡng dục , Dĩ nhiên , Dõng dạc , Diễu hành , Dã ngoại , Dã tâm , Diễn thuyết
– NG : Nghĩa hiệp , Ngũ cốc , Ngữ hệ , Ngẫu nhiên , Nghiễm nhiên , Ngưỡng mộ , Ngã ( bản ngã )

4 . HỌ VÀ TRẠNG TỪ : DẤU NGÃ

– Họ Nguyễn , Võ , Vũ , Đỗ , Doãn , Lữ , Lã , Mã , Liễu , Nhữ
– Cũng , vẫn , sẽ , mãi , đã , những , hỡi , hễ , lẽ ra , mỗi , nữa , dẫu …

5 . DÙNG DẤU BẰNG CÁCH SUY LUẬN THEO NGHĨA . Ví dụ :

NỔI – NỖI :

– Chỉ sự trổi lên hơn mức bình thường thì dấu hỏi ( nổi trội , nổi bật , nổi danh , nổi tiếng , nổi mụn , nổi gân , nổi điên , nổi giận , nổi xung , nổi hứng , nổi sóng , nổi bọt , nổi dậy , chợ nổi , nông nổi , làm nổi , trôi nổi , hết nói nổi , chịu hết nổi , gánh không nổi )

– Cái nào mang tính biểu cảm thì dấu ngã ( khổ nỗi , đến nỗi nào , làm gì nên nỗi , nỗi lòng , nỗi niềm , nỗi ước ao , nỗi nhục , nỗi oan , nỗi hận , nỗi nhớ )

NGHỈ – NGHĨ :

– Liên quan đến sự dừng lại một hoạt động thì dấu hỏi ( nghỉ ngơi , nghỉ học , nghỉ việc , nghỉ hè , nghỉ lễ , nghỉ mệt , nghỉ dưỡng , nghỉ chơi , nghỉ mát , nghỉ thở , nghiêm nghỉ , nhà nghỉ , an nghỉ )

– Thể hiện cảm xúc suy nghĩ thì dấu ngã ( nghĩ ngợi , suy nghĩ , ngẫm nghĩ , nghĩ cách , thầm nghĩ , nghĩ quẫn , nghĩ bậy , cạn nghĩ )

MẢNH – MÃNH :

– Cái nào gợi hình dáng thì dấu hỏi ( mảnh trăng , mảnh ruộng , mảnh vườn , mảnh đất , mảnh xương , mảnh sành , mảnh vỡ , mảnh khảnh , mảnh mai , mảnh khăn , mảnh áo , mảnh vá , mảnh tình , mỏng mảnh )

– Thể hiện tính chất thì dấu ngã ( dũng mãnh , mãnh liệt , ranh mãnh , ma mãnh , mãnh hổ , mãnh thú , mãnh lực ..)

https://i1.wp.com/i.imgur.com/Z5HAg0Q.jpg?zoom=1.100000023841858&resize=725%2C584&ssl=1

KỶ – KỸ :

– Gắn với bản thân con người thì dấu hỏi ( kỷ vật , kỷ niệm , kỷ luật , kỷ lục , kỷ yếu , ích kỷ , tự kỷ , vị kỷ , tri kỷ , thế kỷ , thập kỷ )

– Gắn với kỹ thuật , trình độ thao tác thì dấu ngã ( Kỹ nghệ , kỹ năng , kỹ xảo , kỹ thuật , kỹ sư , kỹ nữ , kỹ lưỡng , kỹ càng , kỹ tính , nghĩ kỹ , giấu kỹ , tuyệt kỹ )

CHÚ Ý :

Qui ước cơ bản chứ không tuyệt đối , vẫn có một số từ ngoại lệ không theo qui ước trên như :

HỎI + NẶNG : – Hủ tục, hủ bại.

chữ “nữa” viết dấu ngã trong đa số trường hợp, chỉ khi nói về số lượng chia hai như ” phân nửa”, “một nửa”, thì viết dấu hỏi.
Bài viết có thể hữu ích (有益) cho những ai thường phạm lỗi chính tả “hỏi ngã”. Tuy nhiên, phải nên nói rõ hơn là luật “trắc, bằng” thường đi kèm theo với dấu “hỏi” và “nặng huyền” thì thường đi kèm với dấu “ngã” thì chỉ nên áp dụng với chữ kép “thuần” Việt mà thôi. Còn nếu là những từ kép Hán Việt thì “quy luật” đó không có được hiệu nghiệm cho lắm. Tôi xin cho thí dụ:
Ví dụ như chữ “sản xuất” (產出) ở trên là tiếng Hán Việt và “tình cờ” nó đi theo cái luật “bằng, trắc”. Tuy nhiên, nếu là “cộng sản” (共產) hay “tài sản” (財產) thì nó lại không có hợp với luật “huyền nặng”!

Lý do là vì chữ Hán Việt không hề thay đổi từ “hỏi” sang “ngã” hay ngược lại, khi cái chữ đó đi kẹp với những chữ có những dấu khác nhau.

Một khi chữ “sản” đã được viết với dấu “hỏi” rồi thì cho dù nó có đi kẹp với dấu gì đi nữa thì nó vẫn phải viết với dấu hỏi mà thôi.

Giống như chữ “phản ứng” (反應) thì là đúng với quy luật, dấu “hỏi” đi kèm với dấu “sắc”, nhưng “phản hồi” (反囘) thì không theo quy luật vì viết với dấu hỏi, nhưng lại đi kèm theo với dấu “huyền” !

(Theo Bill Tran)


/* https://dansaigon.com/2018/11/21/hoc-chu-viet-thoi-sai-gon-xua/






D lúc nào cũng viết sai hỏi ngã hihiii cám ơn Triển đại ca đã đem bài nầy về ĐT ... bắt chước Se Sẻ ... copy cái link đem về ngâm cứu ... thân chúc Triển đại ca & các bạn cuối tuần vui vẻ :z67::z67:

HXhuongkhuya
12-16-2018, 07:09 AM
@HX, 008

* Nông nổi là tính từ, nông nỗi là danh từ. Nông nổi là nông cạn. Nông nỗi là tình cảnh không như ý.

* kỹ, kỷ: kỹ lưỡng, kỹ càng, kỷ cương đều liên quan đến tính cách con người. Nhưng hỏi ngã thì bí lù.

* trổi nhạc, trỗi dậy. Một động từ là cất lên, một động từ là bật lên. Sự khác biệt không nhiều, tui cũng bí lù, chỉ học thuộc mặt chữ rồi xài.

* nhểu nhão là từ láy, người miền Nam hay nói chính xác là nhiểu nhão.

* Bỏ dấu: Nguyên tắc bỏ dấu là trên phần âm chính. Đứng đầu của phần âm "uy" là chữ u. Tui thấy đúng nhất là: "lũy". Còn bỏ dấu "luỹ" tui thấy khó chịu. (không thể bỏ dấu thành "khó chiụ")
Bên trên có thể người gõ bản điện tử gặp vấn nạn bộ gõ chữ. Có vài bộ gõ bỏ dấu quái dị. Tui quên là bộ nào rồi.
...

Anh Triển , anh 008 :

-Lỗi bỏ dấu trong bài viết có lẽ do đánh máy ( typo ) , có khi do thói quen , trước khi in nhà xuất bản luôn coi lại nhưng coi sót chữ chăng ( ? ) .
-Hôm qua đọc anh 008 viết ( trổi , trỗi ) , HX bỗng nghi ngờ chính mình đã từng dùng chữ trỗi / trổi sai chăng . Hôm nay anh Triển viết , à ... khoan buồn . :)
-Người miền Nam ( không phải tất cả ) hay có thói quen viết chữ nhễu nhão như anh Triển viết ở trên , nhưng nói ( phát âm ) như anh 008 viết .

Sẵn đây H hỏi anh 008 chữ s / x .

Xưa nay HX dùng chữ xoan ( cây xoan , hoa xoan ) , cách đây chừng 3 , 4 năm , vào đọc bài trong ĐT thấy có bài viết về chữ xoan / soan rất hay , HX check từ điển trên mạng thấy dùng chữ s cho " hoa soan " như tác giả Tuấn Khanh viết Hoa Soan Bên Thềm Cũ và dùng tên cho quán phở của ông nên từ đó HX thay chữ s thay cho x .

Sau này có người nhắc HX chữ s/x cho hoa soan / xoan , confused , HX lại vào tìm tự điển trên nét thì không thấy họ dùng chữ s cho hoa soan nữa .
Cho HX hỏi , dùng chữ nào đúng để không vô tình đưa người khác đến chỗ sai luôn mà không biết .

HX chào và chúc vui đến anh Triển , Nhã Uyên , Huynh Diệp , Chiều , anh 008 và các ACE ghé đọc trong trang Bột !!!

Nhã Uyên
12-16-2018, 07:27 AM
Vẫy tay chào các ace và bạn.

NU cũng đã copied bài trên để học tập.

Từ chữ bột trong link này mà NU được biết thêm vài từ khác.

Về tàn cây/tàng cây, NU tính góp ý bên kia nhưng sẵn có thầy 008 và Chiều ở đây và cũng không có chi chi, NU xin đồng ý với thày 008 về cụm từ tàn cây.

Theo tự điển on line SOHA:

tàn
Danh từ

đồ dùng có cán dài cắm vào một cái khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua chúa thời trước, hoặc để che kiệu trong các đám rước

mặt ngay cán tàn
cành lá của cây xoè ra trên cao, trông như hình cái tàn (nói tổng quát)

ngồi dưới tàn cây

Đồng nghĩa: tán


Tàng cây là hệ quả của một thời gian dài viết sai chính tả và mình cứ đinh ninh rằng nó đúng nhưng nhờ có các ace và b thắc mắc mà mình được tìm hiểu.

chieubuon_09
12-16-2018, 08:01 AM
Cám ơn NU đã chia sẻ ý kiến, nhưng thật lòng thì chữ tàn không có g không thuyết phục Chiều. ( khóc luôn), sư huynh Triển và huynh Diệp, cho Chiều xin thêm ý kiến vụ tàng cây vs tàn cây.

Triển
12-16-2018, 09:06 AM
@anh Diệp,
mình phải lấy cái nhược điểm làm cái ưu điểm chứ.
Viết sai hỏi - ngã là ... "phong cách" của người miền Nam. hihihi


@Ký điệu, NU,
"tàn cây" đúng rồi. Tự vì chữ "tàn" và chữ "tàng" là 2 chữ có nghĩa khác nhau:



tàn
tàng


[danh từ:]
1. Cái dù, cái lọng che (cái tàn)
2. vòm cây lá trải rộng trên cao (tàn cây)
3. phần còn sót lại (tàn thuốc lá, tàn nhang)

[tính từ:]
1. héo, úa (hoa tàn, tàn phai)
2. sắp tắt (lửa tàn)
3. tổn thất (thân tàn ma dại, điêu tàn, tàn tạ)
4. ác độc, tận lực (tàn ác, tàn khốc, bạo tàn)
5. còn lại (tàn binh, tàn quân, tàn tro)

[động từ:] thẳng tay gây tổn thất (tàn phá, tàn sát)





[danh từ:] không có


[tính từ:]
1. hư cũ (chiếc xe tàng quá)
2. ta đây, kiêu căng (làm tàng)

[động từ:]
1. giấu, ẩn: tàng hình, tàng trữ, ẩn tàng, bảo tàng, tiềm tàng, tàng long ngọa hổ











* Do chữ "tàng" ở dạng danh từ không có, nên lẽ phải thuộc về chữ "tàn" khi nói đến danh từ: "tàn cây". :)

phiulinh
12-16-2018, 09:51 AM
Tiếu lâm hén!
Trong chữ "tàn cây" thì chữ tàn là tính từ của cây mà chấm hỏi:z51:

Triển
12-16-2018, 11:55 AM
:)

Cái "tàn" là danh từ. Chữ "cây" là chữ bổ nghĩa cho chữ "tàn".

Ngoài ra tiếng Việt khi tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì phải đứng sau khi danh từ không phải là Hán-Việt. Ví dụ: ngựa trắng.

Tính từ khi đi với danh từ Hán-Việt: ví dụ: bạch mã!

chieubuon_09
12-16-2018, 12:01 PM
@Ký điệu, NU,
"tàn cây" đúng rồi. Tự vì chữ "tàn" và chữ "tàng" là 2 chữ có nghĩa khác nhau:

[/SIZE]

tàn
tàng


[danh từ:]
1. Cái dù, cái lọng che (cái tàn)
2. vòm cây lá trải rộng trên cao (tàn cây)
3. phần còn sót lại (tàn thuốc lá, tàn nhang)

[tính từ:]
1. héo, úa (hoa tàn, tàn phai)
2. sắp tắt (lửa tàn)
3. tổn thất (thân tàn ma dại, điêu tàn, tàn tạ)
4. ác độc, tận lực (tàn ác, tàn khốc, bạo tàn)
5. còn lại (tàn binh, tàn quân, tàn tro)

[động từ:] thẳng tay gây tổn thất (tàn phá, tàn sát)





[danh từ:] không có


[tính từ:]
1. hư cũ (chiếc xe tàng quá)
2. ta đây, kiêu căng (làm tàng)

[động từ:]
1. giấu, ẩn: tàng hình, tàng trữ, ẩn tàng, bảo tàng, tiềm tàng, tàng long ngọa hổ











* Do chữ "tàng" ở dạng danh từ không có, nên lẽ phải thuộc về chữ "tàn" khi nói đến danh từ: "tàn cây". :)



Cám ơn sư huynh, ký điệu khóc xong rồi bật cười, dzui thiệt đó, nó là danh từ kép (compound nouns) mà, em xin lấy mấy tấm hình cái cây của em để minh hoạ, thôi thì ai muốn viết sao thì viết, riêng em, xin ôm chữ có g theo em :)

tàn cây trong tấm hình của em là cây được tiễn đi thăm ông bà . :z14:
https://i.imgur.com/ziDzdEm.jpg?1

nam2010
12-16-2018, 12:29 PM
Hello chieubuon_09,

Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn có trích:

Làm cho ngựa cưỡi tàng che,
Thiếu chi chức trọng, thiếu gì quan sang.

Triển
12-16-2018, 01:36 PM
tàn cây trong tấm hình của em là cây được tiễn đi thăm ông bà . :z14:
https://i.imgur.com/ziDzdEm.jpg?1


Ừa, cái tàn thì Ký điệu cứ lấy, cái đuôi thì chừa cho thím Bát sanh dơ, để thím cứ canh me hoài.:)

008
12-16-2018, 04:54 PM
...
Sẵn đây H hỏi anh 008 chữ s / x .

Xưa nay HX dùng chữ xoan ( cây xoan , hoa xoan ) , cách đây chừng 3 , 4 năm , vào đọc bài trong ĐT thấy có bài viết về chữ xoan / soan rất hay , HX check từ điển trên mạng thấy dùng chữ s cho " hoa soan " như tác giả Tuấn Khanh viết Hoa Soan Bên Thềm Cũ và dùng tên cho quán phở của ông nên từ đó HX thay chữ s thay cho x .

Sau này có người nhắc HX chữ s/x cho hoa soan / xoan , confused , HX lại vào tìm tự điển trên nét thì không thấy họ dùng chữ s cho hoa soan nữa .
Cho HX hỏi , dùng chữ nào đúng để không vô tình đưa người khác đến chỗ sai luôn mà không biết .

Tôi xin cố gắng nhá. Bài tập bổ ích đây! Có một số chữ khó quyết định là nên viết s hay x. Dĩ nhiên, nếu nghi ngờ thì ta dùng tự điển và nếu may mắn có liệt kê chữ muốn tra cứu thì quý hóa quá! Nếu không thì đành phải dựa vào số sách vở in đã đọc được trong đời (không thể dựa vào kết quả tìm kiếm trên net để lấy số nhiều được) mà quyết định. Một số người miền Nam phát âm phân biệt rõ rệt giữa “s” (thành “sh”) và “x” thì sẽ không gặp trở ngại trong trường hợp này, nhưng môi trường sống của tôi từ thuở mới sinh ra đời là trong nhà một gia đình 9 nút ở… Sài Gòn nên tôi cũng không phân biệt cách phát âm “s” và “x” trong tiếng Việt mà chữ nào tôi cũng cứ “sờ” soạng thôi! Do đó tôi xin tra tự điển xem sao và đồng thời nhờ luôn người bạn tra quyển từ điển Hoàng Phê. Kết quả là:

- Cả 3 quyển (Khai Trí Tiến Đức, Thanh Nghị, và Hoàng Phê) đều không có “soan” mà chỉ có “xoan”. Riêng Thanh Nghị có chữ “soan-tây” (không phải “soan” mà ghi rõ là “soan-tây”, có chua tên tiếng Tây để tra cứu thêm nếu cần). Tôi tùng xẻo mấy cái “entries” đó ra đây cho cô xem:
https://i.ibb.co/xzfcpxT/baxoan.jpg

Chú thích:
dt (th): danh từ (thực vật học)
d.: danh từ
t. (kng.): danh từ (khẩu ngữ)


Tới đây thì tôi hầu như đã tin tưởng chữ “xoan” là đúng rồi. Tuy nhiên, cái tên “soan-tây” trong Thanh Nghị cứ làm tôi băn khoăn mãi không dứt. Hiềm nỗi theo từ điển này thì phải là chữ kép “soan-tây” (có gạch nối tử tế) thì mới là nó nên tôi vẫn chưa quyết chí hẳn về “xoan” hay “soan”! Càng ngắm nghía “soan-tây” bao nhiêu, nhất là câu thơ trích “Soan tây trước bến hai lần đỏ, lệ rõ hai hàng chàng có hay” (tạm thời gác ra ngoài chữ “rõ” trong câu thơ này mà đừng thắc mắc là “rõ”, “rỏ”, hay “nhỏ” vì có thể ông thi sĩ viết như thế nên họ vẫn cứ để nguyên khi trích) thì tôi lại càng lê lết đến gần chữ này hơn nữa nên quyết định tra cứu thêm “soan-tây” và tìm hình xem thử:

https://i.ibb.co/y6mj3Kq/SoanT-y.jpg



Nhưng hoa soan trong bài hát “Hoa soan bên thềm cũ” thì ông nhạc sĩ lại tả là hoa vàng chứ không phải đỏ nên tôi tìm thêm xem có cây soan-tây hoa vàng không thì đây…


Đỏ có, vàng cũng có:
https://i.ibb.co/X897YRz/Soanvang.jpg


Do đó, cuối cùng tôi quyết định hoa soan đó chính “soan-tây”, và phải viết là “soan” chứ không phải “xoan”. Còn mọi người có đồng ý với tôi không thì lại là chuyện khác!

Đính chính: ông nhạc sĩ không nói đến sắc hoa mà chỉ nhắc đến hương hoa nhưng kết luận của tôi về "hoa soan" vẫn không có gì thay đổi.

phiulinh
12-16-2018, 08:26 PM
Không Tắm, trong bài "Hoa Soan Bên Thềm Cũ" đâu có màu! Chỉ tả hương chứ hỏng tả sắc.
Nét cho hình ảnh cây xoan có hoa tím có hương thơm. Còn Soan-tây của anh ain't hương. Vậy là nhạc sĩ bị xai chính tả lị xẩy.

Triển
12-16-2018, 10:19 PM
Không tắm ai mà dám đi tả thơm.

chieubuon_09
12-18-2018, 09:11 AM
Hello chieubuon_09,

Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn có trích:

Làm cho ngựa cưỡi tàng che,
Thiếu chi chức trọng, thiếu gì quan sang.



Chiều chạy vào càm ơn anh Nam, chị Pasenger đã cùng đồng ý cho Chiều ôm theo cái đuôi, vì có thêm cái đuôi g em có cảm giác sự hùng vĩ, tưởng tượng nằm dưới hàng cây đọc sách hay ngủ như được che chở vậy. Thông cảm cho Chiều vào trễ, chiều thứ bảy, CN em đi hai tiện Target, Walmart, Costco để tìm mua cho cha già mấy bộ Thermal, không hình dung ra được là họ đã mua hết size M của cha, em tìm được có hai bộ khác màu, mua luôn chứ để cha lạnh không tốt cho lá phổi. Cuối cùng ordered thêm vài bộ trên online.

Ngày mới bình an & an lạc đến các chị, các anh, các bạn .

Triển
12-18-2018, 09:15 PM
Coi chơi nữa.





Tiếng Việt, Hồn Việt

Như ta đã thấy, nhiều dân-tộc trên thế-giới phải vay mượn ngôn-ngữ của nước khác để làm ngôn-ngữ cho dân-tộc mình. Trong khi đó Tiếng Việt ta có một gía-trị độc-đáo là ngôn-ngữ chung cho cả một dân-tộc, là thứ tiếng thống-nhất có 80 triệu người nói thuần- túy Tiếng Việt như là ngôn-ngữ chính. Điều hãnh-diện nữa là Tiếng Việt được các nhà ngôn-ngữ-học xếp vào một trong 40 ngôn-ngữ quan-trọng trên thế-giới.

Ưu-điểm khác là Tiếng Việt được viết theo vần ABC, không kém gì các thứ chữ tân- tiến hiện nay. Ta lại đặc-biệt sáng-chế ra năm dấu Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng để viết được tất cả Tiếng Việt theo âm-điệu trầm bổng của một ngôn-ngữ đơn-âm. Không những phong-phú mà Tiếng Việt còn có âm-điệu uyển-chuyển nên thơ văn dễ phát-triển, nói lên được tất cả những cảnh vật muôn hình vạn trạng, tình-tiết éo-le, tạo được một kho-tàng văn-chương giàu mạnh với nhiều tác-phẩm tuyệt-vời như Đoạn-Trường Tân-Thanh, Cung-Oán Ngâm-Khúc, Chinh-Phụ-Ngâm, Lục-Vân-Tiên…

Khi xưa ta dùng Chữ Hán của người Tàu, nhưng sau đó các cụ ta có sáng-kiến dùng Chữ Nôm để có thể viết các tác-phẩm bằng Việt-Văn cho đến khi ta phát-minh ra chữ Quốc-Ngữ. Nói về Chữ Nôm, từ thế-kỷ thứ 13, Hàn-Thuyên là người đã dùng Chữ Nôm đầu tiên để làm thơ văn bằng Việt-Ngữ. Rồi từ đấy Văn Nôm ngày càng phát-triển và từ thế-kỷ thứ 15 đến thế-kỷ thứ 18 là thời kỳ cực-thịnh của Chữ Nôm. Trong khoảng thời- gian nầy ta có các tác-phẩm bằng Chữ Nôm như Quốc-Âm Thi-Tập và Gia-Huấn-Ca của Nguyễn-Trãi, rồi đến các truyện Thơ Nôm như Chiêu-Quân Cống-Hồ, truyện Trinh-Thử. Còn Thơ Nôm thì có các tác-giả như Hồ-Quý-Ly, Nguyễn-Biểu, vua Lê-Thánh-Tôn với Viện Hàn-Lâm Tao-Đàn, Nguyễn-Bỉnh-Khiêm với Bạch-Vân Quốc-Ngữ-Thi. Sau đó đến thời-kỳ toàn-thịnh của Văn Nôm với Đào-Duy-Từ, Lê-Quý-Đôn, Nguyễn-Công-Trứ, Bà Đoàn-Thị-Điểm với bản dịch Chinh-Phụ-Ngâm, Nguyễn-Gia-Thiều với Cung-Oán Ngâm-Khúc, Nguyễn-Huy-Tự với Hoa-Tiên-Truyện và Nguyễn-Du với tác-phẩm bất-hủ Đoạn-Trường Tân-Thanh. Rồi đến thế-kỷ thứ 19, còn được gọi là cận-kim thời-đại với những danh-sĩ Thơ Nôm như Nguyễn-Văn-Thành nổi tiếng với bài Tế Trận-Vong Tướng- Sĩ, Nguyễn-Đình-Chiểu với Lục-Vân-Tiên cùng Nguyễn-Khuyến, Cao-Bá-Quát, Trần- Tế-Xương, Hồ-Xuân-Hương và bà Huyện-Thanh-Quan.

Như đã đề-cập ở trên, Chữ Nôm phỏng theo Chữ Hán là một sáng-kiến để viết các tác-phẩm bằng Việt-Văn cho đến khi có chữ Quốc-Ngữ. Sau khi được phát-minh, chữ Quốc-Ngữ đã chứng tỏ là một phương-tiện hữu-dụng trong việc phổ-biến văn-học, nghệ- thuật, chính-trị, khoa-học, kỹ-thuật v…v… Chữ Quốc-Ngữ còn có ưu-điểm là dễ-dàng đi vào quảng-đại quần-chúng vì nó giản-dị, dễ nhớ, học mau và biết viết mau. Ngoài ra, chữ Quốc-Ngữ được phát-triển mạnh là nhờ ở các phong-trào truyền-bá Quốc-Ngữ cũng như các học-giả, các nhà báo, nhà văn, nhà thơ đua nhau sáng-tác không ngừng.

Văn-chương Tiếng Việt có rất nhiều nét đặc-thù, trong khuôn-khổ bài này, chúng tôi chỉ xin đề-cập đến hai trong những nét đặc-thù đó là thuật ghép chữ và chính-tả.

https://i2.wp.com/i.imgur.com/pDRA6ds.jpg?zoom=1.100000023841858&resize=725%2C522&ssl=1

A- Thuật Ghép Chữ:

Tiếng Việt là tiếng đơn-âm, nếu dùng toàn tiếng một thì sẽ rất nghèo-nàn, vì thế các cụ ta và các học-giả đã nghĩ ra cách ghép chữ cho Tiếng Việt được thêm phần phong-phú.

Tiếng Việt có nhiều cách ghép chữ như:

1- Ghép Chữ Nho: Phần lớn các chữ ghép của ta do hai Chữ Nho ghép lại thường được gọi là Tiếng Hán-Việt và ta dùng quen thành Tiếng Việt thông-dụng như:


độc-lập,
tự-do,
dân-chủ,
hòa-bình,
trí-thức,
bô-lão,
thi-văn,
thế-lực…


2- Tài tình nhất là những chữ kép hoàn-toàn ghép bằng hai Tiếng Việt thuần-túy. Lối này có nhiều cách như:

* Ghép hai chữ mà đứng riêng ra thì không có nghĩa. Ví dụ:


bâng-khuâng,
sỗ-sàng,
sặc-sụa,
sững-sờ,
tầm-tã,
thỉnh-thoảng,
xập-xệ…



* Ghép một chữ có nghĩa vào một chữ phụ để làm mạnh ý:


bực tức,
cực khổ,
cứng rắn,
ồn-ào,
tan-tác,
thương yêu,
xấu hổ,
yếu hèn…


*Ghép một chữ vào một chữ khác để làm nhẹ bớt ý:


cồm cộm,
cong cong,
đo đỏ,
khen khét,
mằn mặn,
nhè nhẹ,
trăng trắng…


* Đặc-biệt nữa là một chữ mà đem ghép với nhiều chữ khác để hàm ý-nghĩa thật mạnh như chữ:

Trắng:


trắng bạch,
trắng bệch,
trắng bóng,
trắng dã,
trắng hếu,
trắng mởn,
trắng muốt,
trắng mướt,
trắng nõn,
trắng ngà,
trắng ngần,
trắng phau,
trắng tinh,
trắng toát,
trắng-trẻo,
trắng xóa…,


Còn Đỏ thì có:


đỏ au,
đỏ chét,
đỏ choét,
đỏ chói,
đỏ gay,
đỏ lòm,
đỏ rực,
đỏ tươi,
đỏ thắm,…



Và Vắng thì ta có:


vắng bặt,
vắng lạnh,
vắng ngắt,
vắng tanh,
vắng teo,
vắng-vẻ.


* Tài hơn nữa, ta đem một chữ rất thường dùng ghép với một chữ khác để cấu-tạo thành không biết bao nhiêu chữ kép với những nghĩa đầy lý thú:

Như một chữ Ăn đem ghép thành:


ăn ảnh,
ăn bám,
ăn bận,
ăn bẩn,
ăn bòn,
ăn bốc,
ăn bớt,
ăn cắp,
ăn có,
ăn cỗ,
ăn cơm,
ăn cưới,
ăn cướp,
ăn chay,
ăn chạy,
ăn chắc,
ăn chận,
ăn chẹt,
ăn chịu,
ăn chơi,
ăn chùa,
ăn chực,
ăn dè,
ăn đêm,
ăn đòn,
ăn đút,
ăn đứt,
ăn gian,
ăn giỗ,
ăn hại,
ăn hàng,
ăn hiếp,
ăn kiêng,
ăn khao,
ăn khem,
ăn khín,
ăn khớp,
ăn lãi,
ăn lạt,
ăn lận,
ăn lời,
ăn lương,
ăn lường,
ăn mày,
ăn mặc,
ăn mặn,
ăn mót,
ăn mừng,
ăn nằm,
ăn nói,
ăn ngủ,
ăn nhậu,
ăn nhín,
ăn nhịp,
ăn nhờ,
ăn ở,
ăn quịt,
ăn rơ,
ăn sương,
ăn tạp,
ăn Tết,
ăn tiệc,
ăn tiền,
ăn thề,
ăn thua,
ăn trộm,
ăn trớt,
ăn uống,
ăn vạ,
ăn vã,
ăn vặt,
ăn vận,
ăn vụng,
ăn xài,
ăn xén,
ăn xin,
ăn xổi,
ăn ý…


Lại cũng với chữ Ăn mà đem ghép làm bốn chữ thành rất nhiều thành-ngữ để mô- tả mọi hoàn-cảnh sinh-hoạt rất phong-phú như:


ăn cám trả vàng,
ăn cháo đá bát,
ăn chay nằm mộng,
ăn chực nằm chờ,
ăn dơ ở dáy,
ăn dưng ngồi rồi,
ăn đấu trả bồ,
ăn đói mặc rách,
ăn gian nói dối,
ăn gởi nằm nhờ,
ăn kiêng nằm cữ,
ăn miếng trả miếng,
ăn ngay nói thẳng,
ăn nhờ ở đậu,
ăn sung mặc sướng,
ăn tục nói phét,
ăn thiệt làm dối,
ăn trên ngồi trước,
ăn trắng mặc trơn,
ăn trước trả sau,
ăn vóc học quen…


Còn chữ Ở đem ghép với chữ khác ta có:


ở ác,
ở ẩn,
ở cữ,
ở bạc,
ở chung,
ở dơ,
ở đậu,
ở đợ,
ở giá,
ở góa,
ở không,
ở lính,
ở mướn,
ở ngoải (Tiếng miền Nam có nghĩa là ở ngoài ấy),
ở rể,
ở riêng,
ở tù,
ở trần,
ở trỏng (Tiếng miền Nam, có nghĩa là ở trong ấy),
ở truồng,
ở vậy…



* Ghép hai chữ mà thay cho cả một câu như

“cuộc bể dâu”, chỉ hai chữ bể dâu mà thay cho cả câu “bãi bể biến thành ruộng dâu” (thương hải biến vi tang điền) , như trong Kiều có câu:

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau-đớn lòng.

Hoặc hai chữ “vân cẩu” trong thành-ngữ thường dùng “bức tranh vân cẩu” nói nôm na là bức tranh chó mây. Trong Cung-Oán Ngâm-Khúc ta có câu. ”Bức tranh vân cẩu vẽ người tang-thương”, ý nói cuộc đời đổi thay mau chóng như đám mây có lúc giống hình con chó rồi chỉ thoáng qua đã tan biến mất.

* Ghép ba tiếng như:


Trai tứ-chiếng,
gái giang-hồ,
anh-hùng rơm,
quân-tử Tàu…



(còn nữa)

Triển
12-18-2018, 09:23 PM
* Xa hơn nữa, ta còn ghép bốn chữ:


léng pha léng phéng,
lỉnh ca lỉnh kỉnh,
ỡm à ỡm ờ…



https://i2.wp.com/i.imgur.com/MftdtCS.jpg?zoom=1.100000023841858&resize=725%2C857&ssl=1


B- Chính-Tả:

Còn Chính -Tả là phép viết Tiếng Việt cho đúng. Trong ngôn-ngữ nào cũng có chính-tả nhưng chính-tả trong Tiếng Việt ta lại rất quan-trọng vì Tiếng Việt là tiếng đơn- âm lại có năm dấu Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng cho nên cùng viết một chữ mà viết sai hoặc đánh dấu sai sẽ biến thành một chữ khác với nghĩa khác hẳn.

Chính-tả Tiếng Việt thường chú trọng ở:


Dấu Hỏi và dấu Ngã
Chữ Ă và chữ Â
Chữ O và chữ Ô
Chữ C và chữ T
Chữ D và chữ GI
Chữ I và chữ Y
Chữ N và chữ NG
Chữ O và chữ U
Chữ S và chữ X


Chúng tôi xin đơn-cử một vài thí-dụ về chính-tả trong Tiếng Việt:

1- Dấu Hỏi và dấu Ngã:

Nếu chữ Nghỉ viết dấu Hỏi thì có nghĩa là:


nghỉ-ngơi,
nghỉ chân,
nghỉ hè,
nghỉ mát,
nghỉ phép,
nghỉ tay,
nghỉ trưa,
nghỉ việc…


Trong văn-chương ta có:

Truyền chân quán khách bộ-hành nghỉ-ngơi.
(Nhị-Độ-Mai)

Trước là thăm bạn sau là nghỉ chân.
(Lục-Vân-Tiên)

Đêm trăng này nghỉ mát phương nao.
(Chinh-Phụ)

Nghỉ cũng còn có nghĩa là


hắn,
nó,
ông ấy,
người ấy


như trong Kiều nói về gia-thế Vương Ông:

Gia-tư nghỉ cũng thường thường bực trung.
(Kiều)

Còn chữ Nghĩ nếu viết dấu Ngã, có nghĩa là :


suy xét,
nghĩ lại,
nghĩ-ngợi,
nghĩ thầm,
nghĩ vẩn-vơ…


như:

Sự đời nghĩ cũng nực cười,
Một con cá lội mấy người buông câu,
(Ca-Dao)

Nóng lòng chẳng biết nghĩ sâu,
(Kiều)

Vắt tay nằm nghĩ cơ-trần,
(Cung-Oán)


2- Chữ Ă và chữ Â:

Nếu chữ Nắm viết Ă có nghĩa là


nắm lấy,
nắm cổ,
nắm chính-quyền,
nắm tay,
nắm cơm,
nắm xương…


như:

Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn-dò.
(Ca-Dao)

Nắm xương biết gởi tử-sinh chốn nào.
(Kiều)

Được riêng chữ tiết nắm phần chữ danh.
(Nhị-Độ-Mai)

Hay chữ Nấm viết  có nghĩa là


cây nấm, nấm hương, nấm rơm, nấm đất,
nấm mồ



như:

Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ.
(Tục-Ngữ)

Sè sè nấm đất bên đường,
(Kiều)

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
(Cung-Oán)



3- Chữ O và chữ Ô:

Nếu chữ Thong viết O, có nghĩa là


thong-dong, thong-thả…


như:

Thong-dong nối gót thư-trai cùng về.
(Kiều)

Tay trần vui chén thong-dong.
(Kiều)

Và chữ Thông viết Ô có nghiã là :


thông-báo,
thông-cáo,
thông-cảm,
thông-dâm,
thông-dịch,
thông-dụng,
thông-đồng,
thông-hành,
thông-lệ,
thông-minh,
thông-suốt,
thông-tấn-xã,
thông-tin,
thông-thái,
thông-thạo,
thông-thương
và cũng có nhĩa là cây thông, rừng thông, đồi thông, thông reo…


như:

Dối trên hại dưới bấy lâu thông-đồng.
(Nhị-Độ-Mai)

Thông-minh vốn sẵn tính trời,
(Kiêù)

Lớp cùng thông như đốt buồng gan.
(Cung-Oán)

Nào ai cấm chợ ngăn sông,
Ai cấm chú lái thông-đồng đi buôn.
(Ca-Dao)


(còn nữa)

Triển
12-19-2018, 05:43 AM
4- Chữ C và chữ T:

Nếu chữ Chúc viết C có nghĩa là :


chúc mừng,
chúc-ngôn,
chúc Tết,
chúc tụng,
chúc-từ,
chúc thọ,
chúc-thư
hay có nghĩa là một đầu nghiêng xuống (đầu cân chúc quá)…



như:

Vịnh ca Thiên-bảo, chúc lời Nghiêu-hoa.
(Nhị-Độ-Mai)

Đặt bày hương-án chúc nguyền thần-linh.
(Lục-Vân-Tiên)

Còn chữ Chút viết T có nghĩa là


chút đỉnh,
chút ít,
chút xíu,
chút nữa,
chờ một chút
hay có nghĩa là cháu năm đời (con của người chắt), cây chút-chít…



như:

Gọi là chút đỉnh vật thường làm tin.
(Lục-Vân-Tiên)

Gọi là nếm trải mùi trần chút chơi.
(Bích-Câu)

Chút lòng trinh-bạch từ nay xin chừa.
(Kiều)

5- Chữ D và chữ GI:

Nếu chữ Dương viết D có nghĩa là :


dương-bản,
dương-cầm,
dương-cực,
dương-gian,
dương-thế
màu xanh dương
hay có nghĩa là con dê như linh-dương, sơn-dương
hoặc có nghĩa là bể như Thái-Bình-Dương, Đại-Tây-Dương, Ấn-Độ-Dương,
và cũng có nghĩa là giống đực


như:

Hay đâu còn sống mà ngồi dương-gian.
(Lục-Vân-Tiên)

Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương-quan.
(Kiều)

Còn chữ Giương viết GI có nghĩa là


giương buồm,
giương cánh,
giương dù,
giương cờ, (giương cao ngọn cờ đấu-tranh),
giương cung,
giương mắt…


như:

Giương cung sắp bắn phượng-hoàng,
Chẳng may lại gặp một đàn chim di.
(Ca-Dao)

Tàu chen mãi đổ, thuyền giương buồm về.
(Nhị-Độ-Mai)

Quân reo súng nổ cờ giương.
(H. Chữ)

6- Chữ I và chữ Y:

Nếu chữ Tai viết I có nghĩa là:


lỗ tai, bông tai, thính tai, vành tai,
tai nấm
hoặc có nghĩa là tai-nạn, tai-biến, tai-họa, tai-hại, thiên-tai…



như:

Ở đây tai vách mạch dừng,
(Kiều)

Uổng thay đàn gảy tai trâu,
(Lục-Vân-Tiên)

Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Kiều)

Hay chữ Tay viết Y có nghĩa:


cánh tay, bàn tay, khuỷu tay,
tay áo,
tay phải, tay trái,
tay sai
tay lái,



như:

Tay làm hàm nhai.
(Tục-Ngữ)

Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
(Tục-Ngữ)

Xem cơ báo-ứng biết tay trời già.
(Nhị-Độ-Mai)

Tay không chưa dễ tìm vành ấm no.
(Kiều)

7- Chữ N và chữ NG:

Nếu chữ Làn viết không có G nghĩa là


làn gíó, làn khói, làn mây, làn sóng, làn thu-thủy…



như:

Làn thu-thủy, nét xuân-sơn,
(Kiều)

Thói đời giọt nước, làn mây,
(Hoa-Tiên)

Phải cung rày đã sợ làn cây cong.
(Kiều)

Và nếu chữ Làng viết có G, nghĩa là:


làng-mạc, làng xóm, làng văn, làng báo,làng chơi
hoặc có nghĩa là làng-nhàng (mảnh-khảnh, hơi gầy), mắt làng (mắt trông không rõ)…



như:

Phép vua thua lệ làng.
(Tục-Ngữ)

Vừa ăn cướp, vừa la làng.
(Tục-Ngữ)

Văn-chương phú-lục chẳng hay,
Hãy về làng cũ học cày cho xong.
(Ca-Dao)

Mùi phú-quý nhử làng xa-mã,
Bả vinh-hoa lừa gã công-khanh.
(Cung-Oán)

Dưới trần mấy mặt làng chơi,
(Kiều)



8- Chữ O và chữ U:

Nếu chữ Cao viết O có nghĩa là:

ở bên trên,

cao-cấp,
cao chót vót,
cao cờ,
cao-cường,
cao độ,
cao-điểm,
cao hứng,
cao kế,
cao-lương,
cao-nguyên,
cao-nhã,
cao nhòng,
cao-siêu,
cao-thượng,
cao-trào,
cao-xạ,
cao xanh
hoặc có nghĩa là thuốc cao
và cũng có nghĩa là sào (một phần mười của mẫu ruộng)…



như:

Than rằng lưu-thủy cao-sơn,
Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri-âm.
(Lục-Vân-Tiên)

Miếng cao-lương phong-lưu nhưng lợm.
(Cung-Oán)

Cao cao lầu phụng, xa xa mặt rồng.
(Nhị-Độ-Mai)

Hoặc chữ Cau viết U có nghĩa là :


cau ăn trầu, cây cau, cau tươi, cau khô, sự tích Trầu Cau
hay có nghĩa là cau-có, cau mày…



như:

Có trầu mà chẳng có cau,
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.
(Ca-Dao)

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng,
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
(Ca-Dao)

Được mùa lúa thì úa mùa cau,
Được mùa cau thì đau mùa lúa.
(Tục-Ngữ)

Cau-có như nhà khó hết ăn.
(Tục-Ngữ)

9- Chữ S và chữ X:

Nếu chữ Sa viết S có nghĩa là :


sa-bàn,
sa lầy,
sa-mạc,
sa mù,
sa ngã,
sa-sầm,
sa-sút,
sa-thải,
sa-trường,
châu sa
hoặc có nghĩa là một bộ-phận trong khung dệt,
một loại hàng dệt thưa
hay chim se sẻ…



như:

Phượng-hoàng đậu chốn cheo-leo,
Sa-cơ thất-thế phải theo đàn gà.
(Ca-Dao)

Một lời trân-trọng châu sa mấy hàng.
(Kiều)

Sa-cơ một phút ra người cửu-nguyên.
(Nhị-Độ-Mai)

Còn chữ Xa viết X nghĩa là :


xa cách,
xa gần,
xa giá,
xa-hoa,
xa lánh,
xa lìa,
xa-lộ,
xa-xăm,
xa-xỉ,
xa-xôi,
quân-xa,
công-xa…



như:

Liệu mà xa chạy cao bay,
Ái-ân ta có ngần này mà thôi.
(Kiều)

Tuần-hoàn lẽ ấy chẳng xa.
(Nhị-Độ-Mai)

Lại e non-nước xa-xôi nghìn trùng.
(Lục-Vân-Tiên)

Xa mặt cách lòng.
(Tục-Ngữ)

Bà con xa không bằng láng-giềng gần.
(Tục-Ngữ)

Như ta đã thấy, Tiếng Việt ta đậm-đà, phong-phú và qua hơn bốn ngàn năm văn-hiến, Tiếng Việt đã tạo nên một kho-tàng văn-chương với nhiều tác-phẩm tuyệt-vời. Vì thế, : Gìn-giữ và bảo-tồn Tiếng Việt là giữ mãi Hồn Việt trong tim.

LÊ THƯƠNG
(Virginia, USA)

/* nguồn: https://dansaigon.com/2018/11/22/tieng-viet-hon-viet/

HXhuongkhuya
12-19-2018, 06:09 AM
Cám ơn anh 008 đã viết bài cùng tài liệu trích dẫn . Qua hình ảnh anh 008 mang về ở trên và dựa vào phần trích dẫn trong tự điển Thanh Nghị , ACE và HX biết thêm hoa soan-tây hoa đỏ và soan-tây hoa vàng là cây hoa nào .

Năm trước qua CA HX có ghé quán phở của NS Tuấn Khanh nhưng quên hỏi hoa trong bài hát của NS viết thế nào mới đúng . Căn cứ theo hình chụp trong quán phở của NS Tuấn Khanh thì hoa trong bài hát HSBTC chính là loại hoa xoan trong từ điển của Khai Trí Tiến Đức , Thanh Nghị và Hoàng Phê .

Hôm qua HX gọi điện thoại qua CA , con gái của NS Tuấn Khanh cho biết hoa trong bài hát của NS Tuấn Khanh là " hoa soan " hay " hoa xoan " rồi . ( Hoa Xoan ) . Cám ơn anh 008 .





https://ci3.googleusercontent.com/proxy/Q_VnEouZjAcnVaXkCZ1-LGwj_TdcioxaQBJuv8AibKWHWFw9rW1NRuwmnWEHYugo0yWetp pZ10o_GgdZyA=s0-d-e1-ft#https://i.postimg.cc/y6rK4Y1f/IMG-5764.jpg (https://postimages.org/)
HX

phiulinh
12-19-2018, 08:50 AM
Lần trước thì có người thắc mắc là 'vang hay vàng'. Lý do vì không phải dân gốc ruộng nên làm sao mà chịu nổi chuyện cái tình cảm mà có thể bốc mùi, làm sao mà ngửi ra cái mùi mà biết cười ầm ĩ! Trong khi ông nhạc sỹ so sánh cái tình yêu với hoa rằng:
Nay ....yên bình rồi, tình ta lên hương ngát
Như hương hoa ...nhẹ nhàng nhưng ngầt ngư.

Thám tử MùiKhuya chịu khó ghê. Nhà phiu ra quán đó có 1/3 dặm.

008
12-19-2018, 11:26 AM
- Mấy bài viết về tiếng Việt chữ Việt ở trên đọc để biết thêm chứ nếu cố thuộc lòng quy tắc để áp dụng thì ô hô... chắc muôn năm cứ vẫn "lúng ta lúng túng, quên trước quên sau, lủng cà lủng củng, lẫn lên lẫn xuống, lộn qua lộn lại,…" mãi vẫn chưa viết xong! Không lẽ đi lục bài viết ra để sẵn trước mặt mỗi khi viết! Xét cho cùng thì cách dễ nhất vẫn là đọc được chữ nào nhớ luôn chữ đó cũng như học ngoại ngữ vậy. Ngoại ngữ mà còn thuộc lòng được chính tả thì thuộc lòng chính tả tiếng mẹ đẻ có khó chi, nhất là mỗi chữ trong tiếng mẹ đẻ còn ngắn hơn nhiều (tính luôn dấu).

- Trở lại mùa... xoan năm ấy thì nếu đã có hình hoa để so sánh và chính ông nhạc sĩ hay người nhà ông đã bảo hoa trong bài hát của ông là "xoan" thì hoa đó bắt buộc phải là "hoa xoan" nhưng vì thợ xếp chữ bài hát của ông sai thành "soan" mà chẳng có thợ... đọc nào nhìn thấy trước khi in nên mới ra thế. Còn "hoa soan" mới là hoa trong bài hát của… tui, và thường được gọi là "hoa phượng" nhiều hơn!

Triển
12-21-2018, 07:15 AM
Chữ ”xe cộ” có từ đâu ?





Đồng Ông Cộ

Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà được truyền tụngmãi đến ngày nay.

Ở miền Nam chúng ta, địa phương nào cũng có nhiều huyền thoại, giai thoại truyền khẩu trong dân gian, lâu ngày trở thành một địa danh.

Chúng tôi, người tình nguyện vạch bóng thời gian,ghi lại những sự việc xảy ra từng vùng,từng địa phương, để hiến quí bạn đọc hiểu rõ nguồn gốc từ thuở xa xưa nơi địa phương chính mình. Theo một vài vị bô lão cố cựu sinh quán tại Gia Định, thuật lại sự tích “Đồng ông Cộ” cho chúng tôi biết như sau.

Đất Gia Định ngày xưa rộng lớn hoang vu, dân chúng ở rải rác từng nhóm theo ruộng gò nổng, rừng chòi dày đặc,đường sá chưa được khai mở, lối đi vất vả khổ cực.

Khu đất “Đồng ông Cộ” này ngày xưa thuộc vùng sát cận trung tâm tỉnh Gia Định. Nó ăn từ chợ (ngã ba trong) dài tới cầu Hang; vòng ra đường Nguyễn Văn Học, phía bên này cầu Bình Lợi nó ăn sâu luôn phía trong có hơn 10 cây số, rồi vòng ra khu Hàng Xanh phía lò heo cũ Gia Định chạy dài tới ngã năm Bình Hoà.

Toàn thể khu vực rộng lớn như vậy,thuở xưa không có lấy một con lộ cái quan nào để dân chúng xê dịch. Dân cư trong vùng, sinh sống về nghề ruộng nương, rẫy bái, làm nghề hạ bạc (đánh cá) dọc theo sông cầu Bình Lợi, cầy Băng Ky bây giờ. Những khoảng đất không được khai phá thì toàn là rừng chồi cây lùm mọc rậm rạp.

Về sau, Tây lấy Gia Định rồi thì mở mang quốc lộ đi Thủ Đức và khu sát rìa quốc lộ, ăn sâu vô hằng 5-7 cây số (từ phía Gia Định lên nằm bên tay mặt),được Tây khai phá làm rừng cao su. Toàn thể một khu đồng ruộng mênh mông như vậy, hơn phân nửa đất đai toàn là rừng rậm, dân cư lại ít nên không có nhiều đường mòn để xê dịch. Dân chúng di chuyển bằng ngựa cũng không tiện chớ đừng nói chi đến dùng xe bò hoặc xe trâu. Đây khác hơn mọi nơi là chỗ đó!

Mỗi khi dân cư trong vùng này muốn ra tỉnh, lúc đó là thành Gia Định, có việc cần kíp, hoặc rước thày trị bệnh, hoặc tải hàng rẫy, gạo thóc ra chợ bán,hoặc mua đổi các thứ cần thiết đem về dùng…. thật là muôn vạn khó khăn. Chỉ có những trai tráng khoẻ mạnh mới có thể di chuyển nổi hằng mấy chục cây số đường lồi lõm không khác lên thác xuống ghềnh, khu đất này lại nhiều chỗ dốc lên, dốc xuống, đồi nổng..v.v.. Rất ít chỗ được khai phá, thành giồng như xuyên rừng vậy. Mà hễ mỗi lần đi như vậy thì ruộng nương, rẫy bái ở nhà lại không ai khai phá, làm lụng sản xuất. Lại mỗi lần đi ra thành thì lại mất ít nhất 2 ngày – 1 ngày đi, 1 ngày về mua bán, đổi chác.

Một ngày, bỗng dưng người ta thấy trước cổng nhà của một ông Phú Hộ với nhà ngói 3 gian, 2 chái, 1 dãy nhà bếp, nền đúc cao treo tấm bảng lớn đề mấy chữ:

“Đảm nhận ‘Cộ’ người và hàng hoá đi khắp nơi”.

Đồng thời với tấm bảng treo lên, ông Phú Hộ trong vùng gọi là ông Ba Phú Hộ truyền thâu dụng tất cả thanh niên vạm vỡ trong toàn khu, hay bất cứ nơi nào, muốn có chuyện làm, ngoài nghề ruộng rẫy.

“Cộ người và hàng” !

Đó là một lối tải người và hàng hoá giản tiện hơn cả võng hay kiệu.
Ông Ba Phú Hộ bèn cho dân đan những tấm vạc bằng tre, hai đầu có 4 lóng tre ló ra giống như cái băng ca nhà thương khiêng bệnh, để người đầu trước người đầu gác lên hai vai, khách thì ngồi ở vạc tre khúc giữa thòng chân lủng lẳng để người “Cộ” đi.Hàng hoá thì lại để ở khoảng giữa, thay vì tấm vạc tre đương thì nó là một miếng ván dày để có thể chất nhiều đồ mà không bị oằn chính giữa.

Người sử dụng muốn mướn chỉ cần cho ông Ba Phú Hộ hay trước, cho biết nhà rồi thì sáng sớm, khi gà vừa gáy là có dân phu mang “Cộ” đến tận nhà mà rước người, hoặc “Cộ” hàng đi ra thành Gia Định.Từ đó, dân cư bắt đầu xê dịch dễ dàng, không nhọc mệt, bận tâm, hay tốn hao người mỗi khi tải hàng đi ra thành.
Rồi thì, thời gian trôi qua, địa danh xuất hiện theo miệng người cư ngụ trong vùng. Khi hỏi:
– Ở đâu ?
Bèn đáp:
– Ở trong đồng ông Ba “Cộ” !
Ông Ba “Cộ” đây có nghĩa là ông Ba Phú Hộ”Cộ” người và hàng hoá.
Dần dần, hàng trăm năm sau vùng này được mở mang, nhưng là một vùng rộng lớn, dân chúng quy tụ về càng ngày càng đông lại không có địa danh, nên người ta nhớ ơn ông Ba “Cộ” lập thành vùng này thành địa danh gọi là “Đồng ông Cộ” cho đến ngày nay.

Cộ
– danh từ: xe quệt. (td. trâu kéo cộ, một cộ lúa)
– động từ: kéo đi, mang chở, khuân lấy (td. cộ lúa từ đồng về nhà) , ăn. (td. nồi cơm lớn quá mức tụi tôi đâu có cộ nổi) , đảm đương (td. nhiều việc quá liệu mình có cộ nổi khổng)
(Theo cuốn Tự Điển Phương Ngữ Nam Bộ.)

(Xe quệt, là loại xe dùng trâu hoặc bò để lết trên mặt đất. Khung xe bằng tre đặt trên 2 cây trượt. Đầu 2 cây trượt được gông vào càng xe. Người ta dùng dây chão buộc càng xe vào vai của trâu hoặc bò. Đây là phương tiện vận chuyển đường dài chủ yếu dùng trong mùa vụ nông nghiệp, thích ứng với địa hình phức tạp.)

Xe-cộ là danh từ kép, trong trường này, chữ cộ phải là danh từ để đứng chung với chữ xe. Cái xe và cái cộ cùng là danh từ chỉ một vật dùng để chuyển tải (người hoặc hàng hoá).
Giống như danh từ kép chợ-búa, chợ và búa là hai danh từ đồng nghĩa, nhưng chữ búa là từ cổ đã biến mất không ai dùng nữa, chỉ còn tồn tại trong từ kép chợ-búa.

Trích trong cuốn Gia Định Xưa của Huỳnh Minh

/* nguồn: https://dansaigon.com/2018/12/08/chu-xe-co-co-tu-dau/

phiulinh
12-21-2018, 07:58 AM
Xe cộ, tiếng Việt mình hay há.
Chợ búa, tưởng là ngày xưa chợ có hàng rèn.
Vậy Bột tìm dùm luôn nguồn gốc danh từ kép mỹ miều Chó má. Cảm ơn một rỗ.

Triển
12-21-2018, 08:25 AM
"mỹ miều chó má" - nghe ra 99% là thành ngữ của gái làng chơi mại dâm theo Mỹ trước 75 rồi. Kiếm điển tích coi bộ khó à.:)

https://images.kienthuc.net.vn/zoomh/500/Uploaded/quocquan/2016_03_17/anh-doc-ve-gai-lang-choi-o-mien-nam-truoc-1975-2-Hinh-5.jpg

phiulinh
12-21-2018, 09:03 AM
Cũng có thể. Tụi lính mẽo gọi mấy cô đó là b i t c h. Người Việt dịch là gâu-mother

nam2010
12-21-2018, 05:01 PM
Bài hát HSBTC trên Net:


https://i.imgur.com/6LVczBu.jpg?1



Ca sĩ Hà Thanh và HSBTC:

https://www.youtube.com/watch?v=NVwzN-EzWME



Hình trên tường trong tiệm của nhạc sĩ:

https://i.imgur.com/ORWFXX4.jpg?2

phiulinh
12-21-2018, 06:12 PM
Tếu! "Như hương hoa soan dâng bên thềm". Hương dâng nghe hợp lý.
Thôi, thích cái bổn sai 'soan vang' hơn.
Còn lại, sao mà 'anh/em' tùm lum.
Không hiểu nổi nữa đâu!
Cám ơn nam20 thêm một tô khổ.

Triển
12-21-2018, 11:01 PM
Thú vị. Cách phân biệt cũng được chỉ dạy ở trình độ ... tiểu học. :)



https://i.imgur.com/9FH3YPv.jpg


/* nguồn: http://pgdyenlac.vinhphuc.edu.vn/tieu-hoc/mot-so-meo-phan-biet-chinh-ta-xs-ln-rdgi-trch-c15329-33670.aspx

Triển
12-21-2018, 11:10 PM
Cũng có thể. Tụi lính mẽo gọi mấy cô đó là b i t c h. Người Việt dịch là gâu-mother

Theo lý thì "chó má" là từ dùng để miệt thị, nôm na là chửi. Mỹ miều là từ láy vì chữ "miều" đứng một mình vô nghĩa. Mỹ miều là chữ chỉ mấy thằng lính Mỹ :z40:. Suy ra thành ngữ này là do các phụ nữ chị em ngày xưa sau khi phục vụ chúng xong, ghét bỏ phân biệt GI là súc vật, nhưng "chó" thôi thì chưa đủ nặng nề, chửi là "chó má" chắc là mẹ của mấy con chó. Chửi nặng hơn nữa. Chửi tới cha mẹ, tía má của chúng. :)

Còn phụ nữ đi chơi chung với Mỹ, lấy Mỹ thì xã hội Việt Nam khinh khi gọi là .... "me Mỹ".

phiulinh
12-22-2018, 06:03 AM
"Cả làng em lói ngọng. Có mỗi mình em lói thối" Sooo...cute<3

HXhuongkhuya
12-22-2018, 09:59 AM
Lần trước thì có người thắc mắc là 'vang hay vàng'...

... Nhà phiu ra quán đó có 1/3 dặm.


Qua thắc mắc này , HX vào nét thấy có bản đăng là " như hương hoa soan vàng bên thềm ..." , nếu là " hoa soan vàng " thì sự tìm hiểu qua tự điển Thanh Nghị , hình sưu tầm cùng lời giải thích của anh 008 rất thuyết phục , tuy nhiên bản anh Nam mang về mới là chữ trong bài hát của tác giả dù ông viết nhầm ( sai ? ) chữ .



... Nhà phiu ra quán đó có 1/3 dặm.


Hôm nao chi Phiu ghé quán hỏi coi tác giả nói gì . :z57:





Bài hát HSBTC trên Net:


https://i.imgur.com/6LVczBu.jpg?1


Ca sĩ Hà Thanh và HSBTC:

https://www.youtube.com/watch?v=NVwzN-EzWME

Hình trên tường trong tiệm của nhạc sĩ:




https://i.imgur.com/ORWFXX4.jpg?2







Thêm vài tấm hình HX chụp trong quán phở của NS Tuấn Khanh ACB coi vui .
Cám ơn bài viết , hinh ảnh sưu tầm của anh 008 và mọi người cho câu hỏi của HX.
Chúc Giáng Sinh an lành đến mọi nhà .






https://ci4.googleusercontent.com/proxy/TTfaxn7uc_jRkalxvjsgzAyOPFjg5SW1UxhfmMrmjmljtqvd1W 8d-sx8HrztBVZyjAPKK9sqAPQKDtQj4Q=s0-d-e1-ft#https://i.postimg.cc/nzJNrBGv/IMG-5734.jpg (https://postimages.org/)






https://ci4.googleusercontent.com/proxy/wbqqMUTxml0pWlxOOSWTCwm9rknovtbwKPtS7vDdqxXx9L3wZf mB-m09qphTEHKBoMd9XzEJWdLFACe5VodoMvpPZCPx=s0-d-e1-ft#https://i.postimg.cc/k5Bgwr0j/Full-Size-Render.jpg (https://postimages.org/)






https://ci6.googleusercontent.com/proxy/232ZJ0HkWMKLG3hZbL4XQdZRfmH34OaNAsnC_RPhXfrrpMzInn NCuh_ocFOu0H4QgHqZLzvfAb-d0z_yx5eH=s0-d-e1-ft#https://i.postimg.cc/X7JmrVdD/IMG-5737-1.jpg (https://postimages.org/)







https://ci6.googleusercontent.com/proxy/kBDdLDH07eBa8WFQwWkXX75ufq2NfQ6iPaAVt0hR-0DQg17ZNehi2yTIoubRnUFAdX6J-O717Bh0qosl4XftUaLtw4E0jI8=s0-d-e1-ft#https://i.postimg.cc/14hm3fX2/Full-Size-Render-3.jpg (https://postimages.org/)

phiulinh
12-22-2018, 10:23 AM
Lời bài hát này mình chỉ thích một cụm 'Như hương hoa soan vang bên thềm' để nhậu, cụng với nhau cho vui thôi. Nhưng, thất vọng rồi! các thám tử tài ba ạ. Khỏi ăn thêm tô khổ nữa.

ốc
12-22-2018, 05:06 PM
quán phở của NS Tuấn Khanh

Quá phục. Nhờ một chữ "soan" mà có tiệm phở. Ngày xưa nhất tự vi sư; ngày nay nhất tự vi quán phở.

phiulinh
12-22-2018, 07:54 PM
Heheh thêm một em quảng cáo cho quán khổ.
Vậy thì Ốc rủ Hươngkhuya Củ Hành nam20 Không Tắm Bột tới quán điều tra xem nhất soan có vi nghiệp hong. Tối thiểu cũng là cái ân tình ủng hộ cho một ca khúc. Hồi quán mới mở phiu có dắt gâu tới ủng hộ rồi.

Triển
12-22-2018, 10:16 PM
Quá phục. Nhờ một chữ "soan" mà có tiệm phở. Ngày xưa nhất tự vi sư; ngày nay nhất tự vi quán phở.



Hoa hồi mới liên quan tới quán phở cơ.

https://gesundpedia.de/images/thumb/Sternanis.jpg/800px-Sternanis.jpg

Triển
12-22-2018, 10:20 PM
Luận chánh tả mà căn cứ trên bảng quảng cáo thì tiêu rồi ....


https://image.thanhnien.vn/480/uploaded/2014/pictures20124/minhquyen/anh-co-dong-noi-dung.jpg

phiulinh
12-23-2018, 09:03 PM
:triumphant:

Giáng Sinh Vui Vẻ với phố hàng Bột và mọi người há.

Triển
01-03-2019, 05:42 AM
:triumphant:

Giáng Sinh Vui Vẻ với phố hàng Bột và mọi người há.

Phiêu ơi, "phố hàng Bột" là dãy phố mua bán chứng khoán á. ;-) - Tuy nhiên chúc mừng năm mới nha. :)

Triển
01-03-2019, 05:52 AM
2019 Sẽ Là Một Năm Có Nhiều Bất Trắc Trên Thế Giới



https://3.bp.blogspot.com/-3Gq5lakW1c8/XBxsv4EK-rI/AAAAAAAAzqM/55PUwyIRPi8HxOdWyw-ItPPbIZuNpICJQCLcBGAs/s640/Trump-2019.jpg (https://3.bp.blogspot.com/-3Gq5lakW1c8/XBxsv4EK-rI/AAAAAAAAzqM/55PUwyIRPi8HxOdWyw-ItPPbIZuNpICJQCLcBGAs/s1600/Trump-2019.jpg)





Nguyễn Thứ Dân

(Đặc San Lâm Viên)





Xe Hơi Sẽ Biến Mất Trên Thị Trường


Kỹ nghệ xe hơi của Úc đã đi theo con đường của con chim dodo (loại chim đã tuyệt chủng). Theo CSIS, ngày tuyệt giống chậm chạp này được thiết lập trên khắp thế giới.


"Giữa các phương tiện xe hơi chạy bằng điện, xe được tự động lái, cùng với việc có rất nhiều thứ sẽ bị thay thế bởi Internet của mọi thứ (Internet of Things) và nền kinh tế dựa trên dữ liệu, chiếc xe hơi như chúng ta biết sẽ không còn nữa," ông Brannen kết luận.


Và điều đó đã dẫn đến một cuộc "chạy đua toàn cầu của ngành xe hơi", với các đối thủ cạnh tranh mới, từ những hãng như Apple đến Waymo.


Nhưng đằng sau tất cả mọi thứ là sự thay đổi hành vi của người tiêu thụ.


"Bao nhiêu người trong lứa tuổi 20 không sở hữu một chiếc xe hơi và thực sự không muốn sở hữu một chiếc xe nào?" Các nhà sản xuất xe đang phải "tự sáng tạo lại" thành công ty chuyên chở, ông nói, khám phá các mô hình kinh doanh mới ngoài việc đơn giản là bán xe.


Sự căng thẳng của các nhà sản xuất xe rất mãnh liệt, Brannen nói, các cấp lãnh đạo của công ty đang bị "tách ra khỏi ghế dưới áp lực". Những người đứng đầu Nissan / Renault và Audi đã bị bắt trong năm qua, và Elon Musk, người gây nhiều tranh cãi của Tesla, bị Ủy ban Chứng Khoán và Giao Dịch điều tra.


Nguyễn Thứ Dân
(Đặc San Lâm Viên)


Nguyên văn: https://www.news.com.au/finance/economy/world-economy/2019-will-be-a-year-of-uncertainty-warns-international-think-tank/news-story/d39a478241b87336897cd3718418514b (https://www.news.com.au/finance/economy/world-economy/2019-will-be-a-year-of-uncertainty-warns-international-think-tank/news-story/d39a478241b87336897cd3718418514b)






Không có xe hơi nào chạy bằng điện cả. Kỷ nguyên mới của xe hơi là xe điện. Sở dĩ người miền Nam gọi là "xe hơi" là vì động cơ 4 thì Otto có nguyên lý đốt xăng và không khí tạo thành hỗn hợp hơi ép đẩy pít-tông tạo thành động cơ lăn trục và bánh xe. Xe điện không còn động cơ đốt xăng thành hơi nữa. Cho nên cũng không có tiếng nổ động cơ. Gọi xe hơi chạy bằng điện là trật bàn đạp. Không có chiếc xe hơi nào chạy bằng điện cả. Chỉ có xe động cơ điện mà thôi. Phải nên bỏ hẳn chữ xe hơi, sắp tới chỉ còn gọi xe điện thì có lý hơn (hoặc gọi kiểu người Bắc Kỳ: ô-tô; thì không phải phân biệt).


https://www.youtube.com/watch?v=ewcWN-rHQ6Q

phiulinh
01-03-2019, 10:54 AM
"phố hàng Bột" là dãy phố mua bán chứng khoán á. ;-)
Tại xao! - Bạc = bột ể?

Triển
01-03-2019, 10:58 AM
Hồi chục năm trước ổng lấy tên là Bột, Giai hàng bột để ca cải cách.
Ổng ôm bình hơi lặn đi, nay hiện về ổng hết bột thành cây rồi. Mang Mộc hay gì đó.
Cho nên phố ổng là phố chứng khoán chứ có phải phố này đâu.:)

ốc
01-04-2019, 09:48 PM
Sở dĩ người miền Nam gọi là "xe hơi" là vì động cơ 4 thì Otto có nguyên lý đốt xăng và không khí tạo thành hỗn hợp hơi ép đẩy pít-tông tạo thành động cơ lăn trục và bánh xe. Xe điện không còn động cơ đốt xăng thành hơi nữa. Cho nên cũng không có tiếng nổ động cơ. Gọi xe hơi chạy bằng điện là trật bàn đạp. Không có chiếc xe hơi nào chạy bằng điện cả. Chỉ có xe động cơ điện mà thôi. Phải nên bỏ hẳn chữ xe hơi, sắp tới chỉ còn gọi xe điện thì có lý hơn (hoặc gọi kiểu người Bắc Kỳ: ô-tô; thì không phải phân biệt).

Gọi là "xe hơi" vì nó xịt ra hơi (khói). Nếu chạy bằng điện thì sẽ thành "xe không hơi".

Triển
01-04-2019, 10:48 PM
Gọi là "xe hơi" vì nó xịt ra hơi (khói). Nếu chạy bằng điện thì sẽ thành "xe không hơi".

Khói là cái người ta thấy, hơi là cái người ta không thấy.
Không thể lấy cái không thấy để diễn tả cái thấy. Diễn giải
như vậy chẳng khác gì xe... rắm.
Xe hơi cũng thải nhớt, chẳng lẽ gọi là xe nhớt.

Triển
01-05-2019, 02:51 AM
"Sang chấn" là gì? Chấn động, tổn thương, chấn thương... ?




https://i.imgur.com/ljTaal4.jpg

(* trích từ "Chính sách của Mỹ về tị nạn thay đổi ra sao trong năm qua? (https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n-thay-%C4%91%E1%BB%95i-ra-sao-trong-n%C4%83m-qua-/4729902.html)" )

chieubuon_09
01-05-2019, 07:56 AM
Qua thắc mắc này , HX vào nét thấy có bản đăng là " như hương hoa soan vàng bên thềm ..." , nếu là " hoa soan vàng " thì sự tìm hiểu qua tự điển Thanh Nghị , hình sưu tầm cùng lời giải thích của anh 008 rất thuyết phục , tuy nhiên bản anh Nam mang về mới là chữ trong bài hát của tác giả dù ông viết nhầm ( sai ? ) chữ .

Thêm vài tấm hình HX chụp trong quán phở của NS Tuấn Khanh ACB coi vui .
C[/FONT]ám ơn bài viết , hinh ảnh sưu tầm của anh 008 và mọi người cho câu hỏi của HX.
[I]Chúc Giáng Sinh an lành đến mọi nhà .

https://i.imgur.com/6LVczBu.jpg?1


[FONT=Arial]
Xin phép sư huynh cho Ký điệu nói về bài nhạc này, vì bản nhạc ruột của Chiều (O:

Cám ơn Anh 008, huynh Nam, HX, chị Phiêu đã hỏi và chia sẻ những ý kiến, từ đây Chiều được học hỏi. Theo Chiều thì hình như mình bị quên một khía cạnh, đó là tôn trọng sáng tác của một tác giả, nếu là tựa của một bài nhạc hay bài thơ thì như là đặt tên cho một đứa con tinh thần của mình . Ví dụ như HX đặt cho chủ đề "Một Thoáng Đời" thú thật lúc mới đọc cảm giác tự nhiên dường như câu bị thiếu thiếu cái gì, nếu có thêm chữ trong hay bên đời thì sẽ rất hay, nhưng vì là tựa của một chủ đề nên phải chấp nhận. Cũng như bài nhạc với tựa là " Hoa Soan Bên Thềm Cũ" , nội dung của bài nhạc này đã diễn tả về một bức tranh trong thời chiến, riêng Chiều là hay, nếu không hay thì nó đã bị mai một theo thời gian.

Chia sẻ vài dòng chúc các anh chị vui vẻ

HXhuongkhuya
01-05-2019, 09:38 AM
Xin phép sư huynh cho Ký điệu nói về bài nhạc này, vì bản nhạc ruột của Chiều (O:

Cám ơn Anh 008, huynh Nam, HX, chị Phiêu đã hỏi và chia sẻ những ý kiến, từ đây Chiều được học hỏi. Theo Chiều thì hình như mình bị quên một khía cạnh, đó là tôn trọng sáng tác của một tác giả, nếu là tựa của một bài nhạc hay bài thơ thì như là đặt tên cho một đứa con tinh thần của mình . Ví dụ như HX đặt cho chủ đề "Một Thoáng Đời" thú thật lúc mới đọc cảm giác tự nhiên dường như câu bị thiếu thiếu cái gì, nếu có thêm chữ trong hay bên đời thì sẽ rất hay, nhưng vì là tựa của một chủ đề nên phải chấp nhận. Cũng như bài nhạc với tựa là " Hoa Soan Bên Thềm Cũ" , nội dung của bài nhạc này đã diễn tả về một bức tranh trong thời chiến, riêng Chiều là hay, nếu không hay thì nó đã bị mai một theo thời gian.

Chia sẻ vài dòng chúc các anh chị vui vẻ

Chắc là thiếu... Bột!!! Just kiđding!!! Chiều ơi... Nếu chủ đề của HX viết sai chữ, khi được nhắc bằng bất cứ hình thức nào: PM, email, tin nhắn, hay trong diễn đàn như Chiều đây, HX sẽ sửa lại, trừ khi đó là chủ ý của HX và điều đó chi mang tính cách riêng. Thi sĩ Xuân Tâm bảo rằng: "Tôi đổi hai mai lấy một chiều...", thì cũng là ý thích riêng của ông ( x) .(icon cười)

Bài hát Hoa Soan Bên Thềm Cũ của NS Tuấn Khanh có sức thu hút bền bỉ với thời gian, được nhiều người yêu thích, xưa nay vẫn in nguyên bản gốc. Tác giả viết thế nào thì ca sĩ hát như thế, mà cũng nghe thành "xoan" hết à (wink ) . HX ngưng về vụ hoa Soan/Xoan rồi, các anh chị đã giúp trả lời đầy đủ, Chiều mang HX và MTĐ vào đây nên HX ghé qua trò chuyện với Chiều chút, vui nha. Chúc Chiều vui khoẻ để chăm sóc cho hai bác.
:z57:

chieubuon_09
01-05-2019, 04:00 PM
https://i.imgur.com/6LVczBu.jpg?1

Chiều cố gắng hát lại, nghe xem có đúng chữ Soan chưa nhe các anh chị và HX mến :z57: hay thành Soang :z14:

Mời nghe nhạc cuối tuần cho vui nhé.

https://app.box.com/s/yi2d044mbpw00l7cbi38q3z0rraihyo2

hoài vọng
01-05-2019, 06:05 PM
Se sẻ ...soan hay soang không có gì quan trọng , người Bắc phát âm chữ tr thường sai ( nhà tranh thành nhà chanh ...v...v...) người Nam hay thêm âm g ( muôn vàn thành muôn vàng ) nghe nhiều cũng quen và thấy cũng ...hay hay.

Triển
01-05-2019, 09:59 PM
người Nam hay thêm âm g ( muôn vàn thành muôn vàng ) nghe nhiều cũng quen và thấy cũng ...hay hay.

muông dàng. :)

Triển
01-05-2019, 10:08 PM
https://i.imgur.com/6LVczBu.jpg?1

Chiều cố gắng hát lại, nghe xem có đúng chữ Soan chưa nhe các anh chị và HX mến :z57: hay thành Soang :z14:

Mời nghe nhạc cuối tuần cho vui nhé.

https://app.box.com/s/yi2d044mbpw00l7cbi38q3z0rraihyo2


Coi chừng hát lại đúng chữ xoan nhưng sai chữ khác. :z14: j/k

HXhuongkhuya
01-05-2019, 10:49 PM
https://i.imgur.com/6LVczBu.jpg?1

Chiều cố gắng hát lại, nghe xem có đúng chữ Soan chưa nhe các anh chị và HX mến :z57: hay thành Soang :z14:

Mời nghe nhạc cuối tuần cho vui nhé.

https://app.box.com/s/yi2d044mbpw00l7cbi38q3z0rraihyo2

Chiều hát chữ hoa soan một cách tự nhiên, nghe dễ thương.:z57: Thực ra không có luật nào bắt buộc ca sĩ phải phát âm đúng chữ s đâu.




Coi chừng hát lại đúng chữ xoan nhưng sai chữ khác. :z14: j/k



Anh Triển :z14: j/k, nhưng đúng đó, Chiều có biết chữ nào không? (wink)

chieubuon_09
01-06-2019, 01:03 PM
Cám ơn Đại ca Hoài Vọng, dạ đúng là se sẻ bị lỗi vần “g” (: em sinh ở miền Nam. Hôm trước có hát bài chi mà chữ chim ca hay chi đó hát thành chiêm bao (:

Sư huynh Triển & HX ơi, nghe lại trật ít nhất là 10%, chữ giữ gìn .... có em “g” (: mà sao khó sửa quá hà.

nam2010
01-06-2019, 05:30 PM
Chiều cố gắng hát lại, nghe xem có đúng chữ Soan chưa nhe các anh chị và HX mến :z57: hay thành Soang :z14:

Mời nghe nhạc cuối tuần cho vui nhé.

https://app.box.com/s/yi2d044mbpw00l7cbi38q3z0rraihyo2


Chiều,

Cám ơn Chiều đã cho nghe nhạc!

Không nghe thành 'soang' nhưng gần cuối bị giật mình khi 'soan' thành 'SOAN' https://dtphorum.com/pr4/images/icons/icon7.png !
À! có ...g' mà bỏ mất thì là người sinh ở miền nào vậy nhỉ?


http://fattoriafelicemisseaiuti.altervista.org/wp-content/uploads/PurpleRose_p.png

chieubuon_09
01-06-2019, 05:54 PM
Cám ơn huynh Nam đã nghe, bị giật mình (: dạ Chiều sinh ở Sài Gòn, mà sao khi em nói chuyện với giọng thật hơi lai Đà Nẵng, những người ở vùng Quảng Ngãi, họ nói chuyện với Chiều, họ cảm thấy gần gũi.

Lúc Chiều hát, em tập hát giọng Bắc với hy vọng cho chuẩn nhưng có nhiều chữ khó với em. Chiều vị vướng vần “g” đó huynh Nam, ví dụ như chữ buồn em hát thành buồng, bạn của Chiều nói cho em biết để tập lại, mà sao khó thật. Hay như anh Hoài nói nghe một hồi thành quen, chắc ảnh mến Chiều. Bởi vậy em đâu làm ca sĩ được, lâu lâu hát giúp vui với Phố.

Triển
01-06-2019, 09:14 PM
Ký điệu và HX, thật ra khi hát đa số ca sĩ chọn hát theo giọng và phát âm miền Bắc. Cách phát âm của Bắc Kỳ thì sai phụ âm s và tr như Lính Đại Ca nói. Vấn đề không còn là đúng sai khi hát mà vấn đề chỉ là khi hát giọng miền nào thì ra miền đó luôn. Cái đó mới khó. :z14: - Các ca sĩ thành danh người miền Nam hát giọng Bắc không chính xác giọng Bắc thiếu gì. Tuy nhiên có hát là vui rồi. Có nguời không hát mà nói tài nghe mới mệt. :)

* Nghệ sĩ thành danh trường phái phát âm Nam nhiều hơn Bắc:



https://www.youtube.com/watch?v=HUJLiGiLFWo

Triển
01-06-2019, 09:19 PM
* ca sĩ thành danh chọn trường phái Bắc nhưng thỉnh thoảng vẫn phát âm loạn xị.... "nhìng em" (trường phái se sẻ)


https://www.youtube.com/watch?v=guUThJIpQvQ

Triển
01-06-2019, 09:26 PM
* ca sĩ thành danh hát giọng hát đúng theo thể loại: Nam kỳ


https://www.youtube.com/watch?v=2U3DERbuNZc

Triển
01-06-2019, 09:28 PM
* ca sĩ thành danh hát đúng theo thể loại: Bắc kỳ


https://www.youtube.com/watch?v=yiS2CUN9De4