PDA

View Full Version : Ngày mặt trời



Triển
04-20-2019, 07:15 PM
Ngày hôm nay ở chỗ tui là ngày rất quan trọng, ngày Chúa sống dậy, phục sinh, quốc lễ (bắt đầu từ thứ Sáu (đóng đinh), sống dậy ngày Chủ Nhật, sang thứ Hai vẩn còn phè cánh nhạn nằm nhà, thứ Ba mới đi làm). Nhân ngày Chủ Nhựt tui coi trên mạng thấy sư huynh người đạo Ki-tô giáo này giải thích khôi hài. Nhưng thực sự có đúng như vậy hay không?



Tại sao người Công giáo gọi Chúa Nhật thay vì chủ nhật?

Có nhiều bạn hỏi tôi rằng, tại sao những người đạo Thiên Chúa (Công giáo) cứ cố tình kêu nhang nhảng cái chữ “Chúa Nhật” mà không phải gọi chữ “Chủ Nhật” như người ta thường gọi, có phải họ cố tình truyền đạo hay tôn vinh Đạo của họ lên trước mặt mọi người chăng?!

Xin cắt nghĩa thế này, dù bạn gọi Chúa Nhật hay Chủ Nhật cũng là ngày của Chúa chúng tôi. Vì nguồn gốc của tên gọi Chúa Nhật (Chủ Nhật) trong tiếng Việt xuất phát từ đạo Công Giáo. Tên gọi gốc là “Chúa Nhật”, Nhật có nghĩa là ngày, Chúa Nhật có nghĩa là “ngày của Chúa”. Chữ Chúa và Chủ đều bắt nguồn từ chữ zhǔ (主) trong tiếng Hán, vì lúc Thiên Chúa Giáo truyền vào Trung Hoa, người Tàu dịch là Thiên Chủ, sau đời Mãn Thanh mới đổi thành Thiên Chúa cho trang trọng. Chúa và Chủ đều giống nhau. Nên có thể gọi là Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều như nhau. Người theo đạo Công giáo buộc phải đi lễ nhà thờ, giữ tâm tịnh và kiêng việc xác thịt vào ngày này.

Trước năm 1975, hầu hết trong văn bản hành chánh, văn chương sách vở, âm nhạc, truyền thông… đều kêu là ngày “Chúa Nhật” chớ không ai kêu Chủ Nhật cả. Sau năm 1975, chính quyền Đảng Cộng Sản không muốn cho dân chúng kêu bất cứ tên gọi nào có “mùi” Tôn Giáo nên kêu từ “Chủ Nhật” nghe cho nó nhẹ, riết rồi quen miệng hơn mấy chục năm nay.



Ví dụ, từ trong Âm Nhạc, nó chẳng phải Thánh Ca ca ngợi Chúa -tôn giáo gì cả, nhưng người ta vẫn quen gọi Chúa Nhựt.

“Hôm chia tay chiều Chúa Nhật, anh bảo rằng tuần sau anh đến, hái một nụ hoa xinh xin màu tim tím anh cài lên mái tóc thề…” (Hoa Mười Giờ – Đài Phương Trang.)

“Hôm nay ngày Chúa Nhật vườn tao ngộ em đến thăm anh, đường Quan Trung nắng đổ xa xôi mà em đâu có ngại khi tình yêu ngun ngút cao lên rồi…” (Vườn Tao Ngộ- Khánh Băng)

“Chiều Chúa Nhựt lối năm giờ, cô Lý giấu chồng để dành tiền được hai trăm đồng bạc, cô đi qua Mỹ Tho vay thêm một trăm đồng bạc nữa để hùn hạp làm tiệm lúa cho Kỳ Tâm làm Tổng Lý…” (Tiểu thuyết Tỉnh Mộng – Hồ Biểu Chánh).

Ngày xưa, không ai kêu Chủ Nhật, cho nên đừng nghĩ những người đạo Thiên Chúa truyền đạo mà kêu tên Chúa, mà phải biết ngày “Chúa Nhật” nguồn gốc nó từ đâu.

Petrus Trần

/* nguồn: Trang Giáo Phận Vĩnh Long: http://giaophanvinhlong.net/tai-sao-nguoi-cong-giao-goi-chua-nhat-thay-vi-chu-nhat.html

Triển
04-20-2019, 07:17 PM
Góp ý sư wynh Petrus Trần: :)


https://www.youtube.com/watch?v=4UWge4KhDZM





http://hung-viet.org/images/file/zkM_4Tdj0wgBAOgB/30thang4-pleikuditan-phongviennguyentu-maunuocmatcaonguyen.jpg

/* nguồn: https://bienxua.wordpress.com/2017/02/27/pleiku-ngay-16-17-18-thang-3-nam-1975/




https://hopamviet.vn/assets/images/sheets/Bay_ngay_doi_mong_(Tran_Thien_Thanh)_1.jpg

https://hopamviet.vn/assets/images/sheets/Bay_ngay_doi_mong_(Tran_Thien_Thanh)_2.jpg

https://hopamviet.vn/assets/images/sheets/Bay_ngay_doi_mong_(Tran_Thien_Thanh)_3.jpg

/* nguồn: https://hopamviet.vn/sheet/song/bay-ngay-doi-mong/W8IUI07E.html

Triển
04-20-2019, 07:45 PM
* Góp ý với sư wynh Petrus Trần:

https://i.imgur.com/gfRz7lC.jpg

https://i.imgur.com/cWwAaiu.jpg

https://i.imgur.com/CHbjjQe.jpg



/* nguồn: cuốn tự điển Việt Pháp này của tui. :)

Triển
04-20-2019, 08:00 PM
Xin cắt nghĩa thế này, dù bạn gọi Chúa Nhật hay Chủ Nhật cũng là ngày của Chúa chúng tôi. Vì nguồn gốc của tên gọi Chúa Nhật (Chủ Nhật) trong tiếng Việt xuất phát từ đạo Công Giáo. Tên gọi gốc là “Chúa Nhật”, Nhật có nghĩa là ngày, Chúa Nhật có nghĩa là “ngày của Chúa”. Chữ Chúa và Chủ đều bắt nguồn từ chữ zhǔ (主) trong tiếng Hán, vì lúc Thiên Chúa Giáo truyền vào Trung Hoa, người Tàu dịch là Thiên Chủ, sau đời Mãn Thanh mới đổi thành Thiên Chúa cho trang trọng. Chúa và Chủ đều giống nhau. Nên có thể gọi là Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều như nhau.

Petrus Trần

/* nguồn: Trang Giáo Phận Vĩnh Long: http://giaophanvinhlong.net/tai-sao-nguoi-cong-giao-goi-chua-nhat-thay-vi-chu-nhat.html





https://i.imgur.com/VbcVNQC.jpg

* nguồn: Days of the Week in Chinese: Three Different Words for 'Week' - http://www.cjvlang.com/Dow/dowchin.html

Triển
04-20-2019, 08:05 PM
Để bớt lệ thuộc tàu, đề huề tôn giáo bớt cãi cọ,
hay là tiếng Việt nên đổi ngày mặt trời lại thành ngày .... thứ kết, thứ cuối, thứ chót, thứ út !


https://www.beliebte-vornamen.de/wp-content/uploads/Gute-Frage.jpg

ốc
04-21-2019, 07:36 AM
Giải thích dễ hiểu nhất là mấy ông cha Bồ đào nha, Tây ban nha hay Ý dịch từng tên ngày trong tuần cho dân thuộc địa xài theo. Chữ Domingo hay Domenica thì dịch là Chủ nhật hay Chúa nhật cũng đều đúng vì có hai cách đọc, tùy theo ai học sư phụ nào.

Thời nay, ai đi làm công cho ông chủ thì từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 đều là "Chủ nhật" tức là thời gian của ông chủ. Qua ngày thứ 7 phải dành để hầu hạ vợ thì gọi là "Bà Chủ nhật." Tận hôm sau mới được tự do coi đá banh hay nhậu nhẹt với bạn bè nên gọi là "Tự Chủ nhật" thì đúng hơn.

Đậu
04-22-2019, 03:51 AM
"Sunday" nên gọi là ngày "thứ Một" vì nhẽ đã có ngày thứ Hai thứ Ba thứ Tư mà không có ngày khởi động cho một tuàn thì trái nhẽ tự nhiên. Nếu gọi là ngày "thứ Nhất" là lụy tầu bỏ Việt. Rất là không nên lắm luôn.

Gọi là ngày "thứ Một" thì không những tránh được các xung đột mâu thuẫn giữa tư bản và tôn giáo mà còn làm cho tiếng Việt thêm trong sáng và dễ xử dụng.

Triển
04-22-2019, 03:38 PM
Giải thích dễ hiểu nhất là mấy ông cha Bồ đào nha, Tây ban nha hay Ý dịch từng tên ngày trong tuần cho dân thuộc địa xài theo. Chữ Domingo hay Domenica thì dịch là Chủ nhật hay Chúa nhật cũng đều đúng vì có hai cách đọc, tùy theo ai học sư phụ nào.





"Sunday" nên gọi là ngày "thứ Một" vì nhẽ đã có ngày thứ Hai thứ Ba thứ Tư mà không có ngày khởi động cho một tuàn thì trái nhẽ tự nhiên. Nếu gọi là ngày "thứ Nhất" là lụy tầu bỏ Việt. Rất là không nên lắm luôn.

Gọi là ngày "thứ Một" thì không những tránh được các xung đột mâu thuẫn giữa tư bản và tôn giáo mà còn làm cho tiếng Việt thêm trong sáng và dễ xử dụng.



Tiếng Việt đã bỏ tên các ngày hành tinh, thần thánh (https://en.wikipedia.org/wiki/Names_of_the_days_of_the_week) sang gọi số thứ tự nhưng vẫn lọt sổ ngày cuối cùng trong tuần (@thầy Đậu: chỉ có Hoa Kỳ mới coi Chủ Nhật là ngày đầu tuần thôi). Theo chuẩn Liên Hiệp Cuốc ISO-8601 thì Chủ Nhật là ngày cuối cùng trong tuần lễ, ngày thứ Tám (https://en.wikipedia.org/wiki/Week#Week_numbering). Thì vì sao không đổi luôn thành ngày thứ Tám? Để Chủ Nhật, Chúa Nhật (lai tàu) .... mần chi cho bị khi dễ là hàng chôm chỉa? Dù gì thì các ngày trong tuần cũng đã gọi thứ tự rồi? :)

Triển
04-22-2019, 03:42 PM
Thời nay, ai đi làm công cho ông chủ thì từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 đều là "Chủ nhật" tức là thời gian của ông chủ. Qua ngày thứ 7 phải dành để hầu hạ vợ thì gọi là "Bà Chủ nhật." Tận hôm sau mới được tự do coi đá banh hay nhậu nhẹt với bạn bè nên gọi là "Tự Chủ nhật" thì đúng hơn.


Các chàng độc thân làm nhà hàng, cảnh sát, y tá, bác sĩ ..... tội nghiệp cuối tuần không có làm chủ hay chúa gì ngày đó mà thường khi đi cày thấy tía ... nên đổi cho họ thì là Điền Nhật, ngày ra ruộng. :)

Đậu
04-23-2019, 10:31 AM
***
Đẳng cấp văn minh của xứ Việt ngang tầm với xứ Mỹ trong việc chọn ngày đầu tuần là Sunday, ngày mặt trời. Vì nhẽ, dù hành tinh hay hành yêu, thì cũng phải xoay quanh mặt trời. Mặt trời là cái rốn của vũ trụ. Nếu không có ánh sáng mặt trời thì không có sự sống. Và dù có là thần gì đi nữa thì cũng phải sống trên cõi đời này đã. Thì như làm vậy, Sunday, ngày mặt trời phải có trước rồi mới đến ngày hành hoặc ngày thần.

Xứ Việt gọi ngày đến trước ngày thứ Hai là "chủ nhật" là muốn nhấn mạnh vai trò to nhớn của ngày này: mốc khởi đầu của một tuần lễ. Ngày chủ của một tuần lễ. Từ "chủ" ở đây không có liên quan gì đến giai cấp chủ nhơn đầy tớ. Mà chỉ nói đến đỉnh điểm xuất phát. Phàm mọi sự đều có khởi điểm. Nói giả dụ, thứ một rồi mới đến thứ Hai. Trong gia đình cha mẹ là thứ một, sau là đến người con trưởng, rồi thì con thứ. Con trưởng, người miền Nam, gọi là Hai, dù là gái hay trai. Sau Hai thì đến Ba, đến Bốn. Còn người Bắc gọi con trưởng là Cả.

Không biết người Việt dùng lịch Tây từ khi nào? Nhưng có nhẽ người đặt tên cho các ngày trong tuần là người miền Nam nên đã dùng thứ tự "hai" để gọi ngày thứ hai trong tuần. Tránh dùng chữ "Cả" vì, hình như, có liên quan đến ông Cha Cả, người có công phát triển chữ Quốc ngữ thì phải?

Xem vậy, người Việt mình, từ lâu, đã phát huy nền văn minh xếp hàng khi dùng số thứ tự để gọi những ngày trong tuần. Không phân biệt hành nào, thần nào cả. Mọi sự, mọi loài bình đẳng dưới ánh mặt Giời.

ốc
04-23-2019, 05:12 PM
Em nghĩ các cụ ngày xưa kiêng xài chữ "một" vì theo tiếng Hán thì "một" có nghĩa là chết, mất (mai một). Tháng một thì gọi là tháng Giêng, ngày thứ một thì gọi là Chủ nhật, con thứ nhất thì gọi là cả cho đỡ xui...

Người Tàu tính Thứ Hai là ngày đầu tuần, gọi ngày đó là "chu nhất" (週一 (https://en.wiktionary.org/wiki/%E9%80%B1%E4%B8%80) nghe y chang "chủ nhật"). Thật là éo le.

Triển
04-23-2019, 06:29 PM
Chắc một cụ nào đó định nghĩa ngôn ngữ cho lịch ngày xưa là người miền Nam
nên gọi thứ Hai là ngày đầu tuần, cháu bé Bắc Kỳ trong video dưới này là nhại lại thôi
chớ nghĩ lầm là tác giả:


https://www.youtube.com/watch?v=S0YUD-G3SdA

Đậu
04-24-2019, 06:27 AM
*
Người ta đồn là người Nam kỳ gọi con trưởng là Hai vì chữ "Cả" đã dành riêng cho Giám mục Bá Đa Lộc, thường được gọi là Cha Cả, người có công lớn trong việc sáng tạo và phát huy chữ Quốc ngữ. Trộm nghĩ, việc này không đơn giản như vậy. Vì nhẽ, vào thời Pháp thuộc, trong Nam người ta vẫn dùng chữ Cả ghép chung với chữ Hương thành "Hương Cả" để chỉ người đứng đầu trong ban hội tề của Làng. Có vùng miền còn gọi người giữ chức vụ này là "Ông Cả". Theo khoa học tự nhiên, danh xưng "Ông Cả", chắc chắn là cao hơn "Cha Cả". Thì như làm vậy, rõ ràng việc kiêng gọi con trưởng là "Cả" của người Nam kỳ không có liên quan đến Giám mục Bá Đa Lộc.

Có nhẽ, cái lệ này xuất phát từ việc sợ sệt "Ông Cả" trong làng mà ra. Nói nào ngay, phép vua thua lệ làng, Ông Cả là vua làng. Là sếp của mấy ông Hương trong ban hội tề. Thì như làm vậy, nhơn gian không thể giỡn mặt với Ông Cả? Phải kính sợ ông ra mặt ra trò. Đứa nào làm ông phật lòng phậy ý thì sớm liệu phần hồn lo phần xác. Không bị ông đì sói trán thì cũng khó sống qua hết tuần trăng. Nghe nói, những người chọc giận ông Cả thường phải bỏ xứ mà đi tha hương cầu thực. Không biết có đúng không?

Ngày đầu tuần gọi là "thứ Hai". Tháng Một gọi là tháng Giêng. Ngày mùng một của mỗi tháng thì gọi là "đầu tháng". Nhưng ngày Mùng Một Tết thì vẫn gọi là Mùng Một tết. Nghĩ cũng kỳ cục thiệt.


 

008
04-24-2019, 10:33 AM
*
...Tháng Một gọi là tháng Giêng. Ngày mùng một của mỗi tháng thì gọi là "đầu tháng". Nhưng ngày Mùng Một Tết thì vẫn gọi là Mùng Một tết. Nghĩ cũng kỳ cục thiệt.  
Không phải thế!

1) Sở dĩ tháng Một gọi là tháng Giêng là vì khi dùng Âm Lịch thì người ta gọi tháng mười một là "tháng Một" (bỏ chữ "mười"), tháng mười hai là "tháng Chạp", và tháng một là "tháng Giêng". Rất nhiều người cũng gọi như thế cho cả Âm Lịch lẫn Dương Lịch.

2) Người ta vẫn gọi ngày mùng một mỗi tháng là… mùng một. Chẳng hạn như nhiều người vẫn nói "Tôi ăn chay ngày rằm, mùng một." Vậy ngày rằm và mùng một ở đây là hai ngày (15 và 1) của mỗi tháng chứ không phải chỉ có mùng một Tết và cũng không ai nói "Tôi ăn chay ngày rằm và ngày đầu tháng" bao giờ! Ngoài ra, người ta còn có thể gọi chung chung là ngày đầu tháng hay ngày cuối tháng, và ngày cuối tháng có thể là một trong ba ngày: 28, 30, 31. Thêm nữa, người ta còn gọi ngày (hoặc vài ngày) cuối tháng là ngày (hoặc những ngày) giáp hạt vì khoảng thời gian đó đã sạch túi và phải chờ sang đầu tháng lãnh lương mới lại có mà tiêu tiếp.

3) Khi muốn nói về mười ngày đầu năm thì bắt buộc phải nói là mùng một, mùng hai, mùng ba, mùng bốn… cho đến mùng mười Tết chứ không ai nói ngày… đầu Tết rồi sau đó mới là mùng hai, mùng ba,…Tết!

ốc
04-24-2019, 01:46 PM
Ngày đầu tuần gọi là "thứ Hai". Tháng Một gọi là tháng Giêng. Ngày mùng một của mỗi tháng thì gọi là "đầu tháng". Nhưng ngày Mùng Một Tết thì vẫn gọi là Mùng Một tết. Nghĩ cũng kỳ cục thiệt.

Có nhẽ vì thế mà cả nước cứ xui hoài hàng năm, không thấy khá. Có kiêng có lành. Người Việt nam nên bắt đầu truyền thống ăn Tết Nguyên Đám vào "mùng Hai" cho nó khỏi xui.

Triển
04-24-2019, 06:14 PM
Người Việt nam nên bắt đầu truyền thống ăn Tết Nguyên Đám vào "mùng Hai" cho nó khỏi xui.




Các nhà này quá hủ lậu, phong kiến kiêm thiếu kỹ thuật hiện đại.
Nhà tớ vẫn giữ gìn được truyền thống mà vẫn văn minh bằng
cách sáng mồng một tớ ôm con gà ô của tớ chạy ra cửa xong
lại chạy vào nhà. Cha mẹ tớ hỏi vì sao thì tớ nói tớ đặt tên con
gà tớ là Năm vì hồi đó anh tớ mua cho tớ con gà vào tháng Năm.

Tháng Năm tiếng Anh là May. Mà May tiếng Việt là may mắn.
Cha mẹ tớ nghe có lý lẽ quá nên từ đó nhà tớ văn minh hẳn ra
so với chòm xóm. Mồng một ai muốn đến nhà tớ xông đất nhậu
nhẹt lì xì ...v.v.v thì cứ việc tới. Vì sáng sớm tớ đã ôm con gà chạy
ra rồi chạy trở vô rồi. Mục xông đất đã hoàn tất thì còn sợ gì xui. :)

http://thainguyentourism.vn/uploads/news/2017_01/clip_image018_1.jpg

Đậu
04-25-2019, 06:38 AM
***

Trong khi đại chúng dùng từ "ngày mùng một Tết" để gọi ngày đầu của một năm thì một số nhạc sỹ đã dùng những từ mới lạ khác. Nói giả dụ, trong nhạc phẩm "Đầu Xuân Lính Chúc" đã có ca từ như thế này: "Ngày đầu xuân chúc non nước thanh bình, ngày mùng hai chúc cho lứa đôi mình". Thì rõ ràng, "ngày đầu xuân" phải là ngày mùng một Tết vì nhẽ chùm "ngày mùng hai" đi liền sau đó hỗ trợ làm rõ nghĩa "ngày đầu xuân". Như trong tựa bài "Câu Chuyện Đầu Năm", tác giả cũng dùng từ "đầu năm" để nói đến "ngày mùng một Tết". Ngoài ra, nghe nói, từ lâu lắm rồi, trong nhơn gian vẫn dùng chùm "đầu năm đầu tháng" để chỉ "ngày mùng một Tết."

Thì như làm vậy, trộm nghĩ, nếu đã có "ngày đầu tuần", ngày"đầu xuân", ngày "đầu năm" thì cũng nên có ngày "đầu tháng" cho đủ bộ đo đếm thời gian: tuần, tháng, năm. Phải không cơ?

Nghe đồn là người Việt mình kiêng gọi chữ "một", cho số này đem đến sự xui sẻo nhưng khi khen ai giỏi giắng thì lại dùng chùm "giỏi số một". Mà ai được khen như vậy thì lòng dạ cũng vui vẻ nở nang. Chả ai phiền hà vì cái "số một" trong chùm khen này hết trơn? Gẫm suy cũng thấy lạ lùng huyền bí. Còn có một phiên bản khác là "giỏi số dzách". Chưa rõ là chùm nào là chánh quy, chùm nào phụ quy? Song le, việc đó dành cho giới có thẩm quyền kiểm tra và thu hoạch. Ở đây, chỉ xin lạm bàn về chữ "một" mà thôi. Thì như đã dẫn, số "một" cũng có duyên phận cá thể riêng biệt mà không ai đoán trước đặng. Nói giả dụ, như chùm "mai một", cũng là "một", nhưng "một" này xui tận mạng. Chả ai thèm. Còn chữ "một" trong chùm "một mai qua cơn mê xa cuộc đời bềnh bồng" của nhạc phẩm "Qua cơn mê" thì lại mang sự vui vẻ đến cho tác giả sáng tác. Xem ra, chữ "một" biến hóa khôn lường vậy.

Cũng nghe đồn, ngày rằm, ngày thứ 15 trong tháng, thì trăng tròn nhưng có người lại bảo trăng mười sáu tròn hơn. Người ấy còn cho là trà uống nước hai mới thiệt là ngon. Chứ trà uống nước một thì còn gắt giọng. Cái ý tưởng nghe có vẻ ngược đời này, người ấy học được từ câu nói của các cụ ngày xưa: "Gái một con nom mòn con mắt". Phàm có nhiều sự thế gian phải hơi quá lửa thì mới hay.

Thì như làm vậy, đề nghị ăn tết vào "ngày mùng hai Tết" cũng đáng được suy gẫm vậy.

ốc
05-01-2019, 06:56 PM
Ở Mỹ và các nước giàu sang cũng thế, ngày mùng Một Tết Tây chả thấy ai làm gì cả, muốn ăn chơi thì họ tổ chức từ đêm hôm trước để tránh mùng Một không tốt. Suốt cái ngày ấy hầu như mọi nơi đều dẹp tiệm, chờ sang mùng Hai mới khai trương, khai thị, khai trường, khai sở... Các nước ấy nói chung đều khá hơn nước ta vì dân ta cứ bướng bỉnh ăn Tết mùng Một.

Ngẫm nghĩ thêm lại càng thấy cái gì "một" cũng đều không tốt: một con én không làm ra mùa xuân, một bàn tay không vỗ ra thành tiếng, một mình ta không thoát ra đơn điệu...

Đêm mang người về cho vơi buốt giá...
(Thanh Chang)