PDA

View Full Version : Tiếng Nước Tôi



008
05-18-2019, 09:58 AM
Người Việt không hiểu... tiếng Việt: Đặt lại vấn đề dạy ngữ pháp

GS-TS (1) Ngô Như Bình (ảnh), giảng viên cao cấp Khoa Ngôn ngữ và văn minh Đông Á, ĐH Harvard (Mỹ), có chia sẻ về mong mỏi kêu gọi trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt.
https://image.thanhnien.vn/660/uploaded/hoangnam/2015_10_02/ongbinh_zepy.jpg
GS-TS Ngô Như Bình

Theo GS-TS Ngô Như Bình, ngày nay tiếng Việt là ngôn ngữ phát triển ở trình độ cao, hoàn toàn có đủ khả năng diễn đạt các khái niệm và các sắc thái tình cảm, thực hiện các chức năng xã hội từ giao tiếp hằng ngày đến giảng dạy trong nhà trường, công cụ truyền tin của các phương tiện thông tin đại chúng, ngôn ngữ sáng tác văn học và thơ ca. Thế nhưng, ông đau đáu (2) trước một xu hướng khá bi đát, rằng tiếng Việt đang bị hủy hoại.

3 vấn đề nghiêm trọng đang hủy hoại tiếng Việt

Những vấn đề nghiêm trọng đang hủy hoại tiếng Việt là: Lỗi ngữ pháp và lỗi về cách dùng từ ngày càng trở nên phổ biến; Tiếng nước ngoài được dùng một cách bừa bãi; Một số cấu trúc ngữ pháp của tiếng nước ngoài được đem áp đặt vào tiếng Việt.

Đầu tiên là lỗi ngữ pháp và cách dùng từ. Chẳng hạn tít một bài báo Triển lãm tranh dân gian dưới góc nhìn người Pháp. Câu này có nghĩa là: “Tranh dân gian (của VN) khắc họa người Pháp”. Thực ra, tác giả muốn nói “người Pháp nhìn nhận thế nào về tranh dân gian VN”. Tít bài trên đã thiếu giới từ của, phải là Triển lãm tranh dân gian dưới góc nhìn của người Pháp. Còn câu “Không tăng số người trẻ nghiện thuốc lá mới” phải hiểu nghĩa là “làm sao để số người trẻ nghiện một loại thuốc lá mới nào đó không tăng lên”. Nhưng nội dung văn bản lại muốn nói: “Không tăng số người trẻ bắt đầu nghiện thuốc lá”. (3)

Một văn bản có các câu: “... có một con lợn mẹ đẻ được 11 con heo con. Đã 20 ngày trôi qua, “chú heo vàng” vẫn sống khỏe mạnh, hàng ngày có rất nhiều đoàn người đến xem con lợn đặc biệt này...” (4). Ở đây là lỗi lẫn lộn các phương ngữ khác nhau.

Kế đến là tình trạng tiếng nước ngoài được dùng bừa bãi, trước hết là tiếng Anh.

Một bài viết có câu: “Theo Bảng xếp hạng này, Top 10 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng là: Dẫn đầu là ĐHQGHN (894 thế giới); tiếp đó lần lượt là Trường Đại học Cần Thơ (1790)”. Câu này dùng từ “top” của tiếng Anh, ngữ pháp cũng là ngữ pháp tiếng Anh, vì nếu đúng ngữ pháp tiếng Việt thì phải là “10 cơ sở giáo dục đại học top của VN”. Tiếng Việt có từ “hàng đầu” hoàn toàn có thể thay thế cho từ “top”. Câu trên nên sửa lại thành “Theo bảng xếp hạng của thế giới, 10 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Việt Nam là:...”.

Nói chung, vay mượn là hiện tượng tất yếu của tất cả các ngôn ngữ. Ngay tiếng Anh là một ngôn ngữ nhóm Germanic trong ngữ hệ Ấn-Âu, gần với các thứ tiếng Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy nhưng một nửa vốn từ vựng vay mượn của tiếng Pháp là một ngôn ngữ thuộc nhóm Romance trong ngữ hệ Ấn-Âu. Tiếng Việt vay mượn cũng là điều đương nhiên, nhưng chỉ nên vay mượn tiếng Anh khi tiếng Việt không có từ tương đương, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Lỗi thứ ba, áp đặt một số cấu trúc tiếng nước ngoài vào tiếng Việt.

Gần đây tôi đi nghe một buổi hòa nhạc tại Hà Nội. Người dẫn chương trình nói: Xin giới thiệu ca sĩ X đến từ Hà Nội (5). Từ tiếng Anh “from” không chỉ có nghĩa “đến từ”. Ca sĩ người Hà Nội từ Hà Nội đến tham dự buổi trình diễn tại Hà Nội thì thật là luẩn quẩn. Nếu “đến từ” trong câu này được thay bằng “của” thì câu sẽ trở nên chuẩn mực.

Những lỗi như trên hiện giờ có thể dẫn ra hằng hà sa số, đáng báo động.

Cần phân biệt ngôn ngữ trên mạng và ngôn ngữ chuẩn mực

Có thể thấy tiếng Việt đang bị biến tướng nghiêm trọng trong giới trẻ, thể hiện rõ nhất thông qua mạng xã hội. Những người trẻ tuổi cho rằng tiếng Việt cũng giống như mọi thứ khác, thời trang, kiến thức, lối sống, cần phải được hiện đại hóa mới phù hợp với thời đại mới. Ông có ý kiến như thế nào về nhận định này?

Ngôn ngữ của mạng xã hội có những quy luật riêng của nó. Tiếng nước nào cũng thế. Không chỉ giới trẻ mà cả những người có trình độ học vấn cao khi viết tiếng Anh trên Facebook hay nhắn tin cũng đầy những từ viết tắt và những cách dùng sai ngữ pháp. Vấn đề ở đây là phải phân biệt ngôn ngữ dùng trên mạng xã hội và ngôn ngữ chuẩn mực. Không thể đem ngôn ngữ mạng xã hội dùng trong những ngữ cảnh đòi hỏi ngôn ngữ chuẩn mực.

Nếu tiếng Việt thực sự bị khủng hoảng, phải làm thế nào để cứu lấy tiếng Việt?

Có rất nhiều việc phải làm. Nhà trường phải đặt lại vấn đề dạy ngữ pháp tiếng Việt. Môn tiếng Việt từ trước tới nay chưa được chú ý đúng mức. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, phải gương mẫu trong việc sử dụng tiếng Việt. Cần một cuốn ngữ pháp tiếng Việt chuẩn và từ điển tiếng Việt phải cập nhật thường xuyên.

Johann Gottfried von Herder, nhà thơ và nhà triết học người Đức có câu rất đáng suy ngẫm: “Một dân tộc còn có gì có thể quý giá hơn là ngôn ngữ mà ông cha để lại?”.

Báo "Thanh Niên" (Xung Phong?)

Bài lấy ở =====> đây (https://thanhnien.vn/giao-duc/nguoi-viet-khong-hieu-tieng-viet-dat-lai-van-de-day-ngu-phap-615765.html)

_____
(1) Báo này ghi mấy chữ viết tắt GS-TS có nghĩa là rì vậy? Là… Giáo Sĩ-Tu Sư?

(2) “Đau đáu” là tĩnh từ hoặc trạng từ để diễn tả thêm về trạng thái như thế nào của một danh từ, động từ hay tĩnh từ khác chứ có phải là động từ đâu mà viết thành “ông đau đáu rằng”? “Ông đau đáu” có nghĩa là rì? Là “ông lo đau đáu”, “ông buồn đau đáu”, “ông nhớ đau đáu”, “ông sợ đau đáu”, … hay muốn nói ông thế nào đây?

(3) Hai loại lỗi này cũng là vì dịch hạch lâu ngày rồi thành tiếng vịt đẹt luôn!

(4) “Chú heo vàng” thì mắn con còn “thím lợn bạc” lại hiếm muộn! Trẻ em không đi coi “chú heo” dễ thương (“chú” mà lị!) mắn con mà người lớn lũ lượt kéo nhau đi xem “con lợn… lòi” đặc biệt “này” (đây là “con” lợn chứ không phải là “chú” nữa). Con lợn này nằm ở đâu thì không thấy nói.

(5) Xin giới thiệu ca sĩ X đến từ Hà Nội và ca sĩ Y đến từ hôm qua và cả hai đều đến từ gia đình nghệ sĩ. Xin… “bạn” cho một tràng pháo tay… khá là lớn! Hai ca sĩ bước ra sân khấu đồng thanh: “Xin chào” (Chào ai thì không ai biết!)

008
05-24-2019, 07:42 AM
Nhặt "sạn" tiếng Việt trên truyền thông


Những bất cập trong việc sử dụng tiếng Việt nói trên nếu không được chấn chỉnh sẽ khiến cho tiếng Việt ngày càng mất đi sự trong sáng, tế nhị của nó.

https://icdn.dantri.com.vn/2016/1-1479827623501.jpg
Minh họa: Ngọc Diệp

Tôi có thói quen từ mấy năm nay là ghi chép lại những trường hợp nói, viết sai tiếng Việt mà mình bắt gặp ngẫu nhiên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích là để làm bài học kinh nghiệm cho chính mình và cũng là cách để nhắc nhở bản thân về ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, viết lách hằng ngày.

Nhân hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" vừa diễn ra tại Hà Nội bàn về một vấn đề đang được dư luận quan tâm, xin nêu một vài dẫn chứng để bạn đọc cùng tham khảo.

Không biết tự bao giờ, trong văn nói xuất hiện những cách diễn đạt, cách dùng từ "lạ", không phù hợp với chuẩn mực của tiếng Việt. Những cách nói "lạ" này quí vị có thể bắt gặp bất cứ lúc nào, trên truyền hình, trong các lễ hội hay ở nơi mình đang công tác.

Trong chương trình truyền hình "Bài hát Việt", một nữ ca sĩ là giám khảo khen thí sinh: "Chị rất chúc mừng em đêm nay!". Trong trường hợp này, động từ "chúc mừng" không kết hợp được với từ chỉ mức độ "rất".
Còn đây là câu rất phổ biến trong các chương trình giải trí trên truyền hình: "Xin cảm ơn phần biểu diễn của ca sĩ...". Sao lại cảm ơn "phần biểu diễn" mà không phải là người đã làm việc đó?

Gần đây, trong các chương trình truyền hình trực tiếp lễ hội hay hoạt động kỉ niệm, xuất hiện câu mời chào khá phổ biến: "Xin trân trọng kính giới thiệu…". Tiếng Việt không hiếm những cách nói thể hiện sự trang trọng, tôn kính nhưng chắc chắn không có cái gọi là "kính giới thiệu" nghe gượng gạo như thế này. Ở đây có lẽ thói quen xu nịnh lãnh đạo khiến người nói lầm tưởng phải "kính giới thiệu" thì mới bộc lộ hết thái độ của mình đối với sếp? Có vị lãnh đạo khi lên phát biểu thì: "Kính thưa các vị đại biểu khách quí". Cái sự gộp "đại biểu" và "khách quí" làm một cũng khiến cho lời thưa mất đi cái sự trong sáng. Trong trường hợp này, chủ thể nói dường như bị chi phối bởi tâm lí sợ bỏ sót nên gộp lại cho chắc ăn. Thực ra ở đây chỉ cần "Kính thưa các vị đại biểu" (hay quí vị đại biểu) là đủ.

Nhắc đến chuyện "méo mó" trong cách nói năng, không thể không nhắc đến chuyện lạm dụng ngôn từ nhằm mục đích che đậy, lảng tránh khuyết điểm và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, vô hình trung biến những từ vốn mang sắc thái trung tính trở nên phản cảm đối với người nghe. Đấy là những cụm từ "đúng qui trình", "đúng luật" xuất hiện liên tục gần đây hay những cách nói "tập thể đồng thuận", "đường cong mềm mại", vốn rất được quan chức "ưa" dùng.

Đấy là ngôn ngữ nói, còn ngôn ngữ viết thì sao? Xin nêu một số trường hợp (vì sự tế nhị, bạn đọc miễn cho việc nêu nguồn của các trích dẫn).

- "Tối ngày 2-11, Sang và Hùng hẹn gặp nhau tại đường lên núi Dinh (phường Kim Dinh) để nói chuyện. Khi hai bên gặp nhau. Hậu quả Sang bị Hùng thủng dạ dày…", (Thách nhau trên facebook, thanh niên 18 tuổi đâm 4 người). Lỗi sai ở những câu in đậm ai cũng thấy, chỉ có tác giả và biên tập viên là không biết.

- "Tuy nhiên, nhiều người bất ngờ khi biết Quốc Cường Gia Lai, công ty do doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc chính là đơn vị nhận mua tài sản mà công ty của bầu Đức". (Cường đô la lấy tiền đâu để thâu tóm tài sản bầu Đức?). Có lẽ ý người viết muốn nói "mua tài sản của công ty bầu Đức" chăng?

- "Cách tân cái gì nhĩ, tới lui thì cũng chỉ là chôm tới chôm lui những ý nghĩ đã cũ, nếu biển không mọc ra cái này cái kia thì y như rằng sông, bãi sình, bãi lầy, da, tóc, mắt … mọc ra cái này cái kia, không ngửa mặt lên trời níu vào mây thì cũng cúi mặt xuống đất nói chuyện với bờ đê, cây cỏ …." (không dám mơ đến những cuốn cở Rừng Na Uy). Một câu văn lòng thòng, lùng nhùng và đầy lỗi chính tả kể cả tít bài.

- "… Ông Chủ tịch xã Vĩnh Giang Nguyễn Văn An trông rất sung sức ở tuổi 49. Vị chủ tịch xã nghệ sĩ này (bởi trong xã có không dưới 20 NSND lẫn NSƯT). Cũng tặng khách mấy câu thơ theo kiểu… o Loan:…". Câu trước không có vị ngữ, câu sau lại không có chủ ngữ. Lỗi tại bởi cái dấu chấm câu đặt tùy tiện của người viết.

- "Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2013 đã bắt giữ 187.280 chai, lon bia các loại tại Nghệ An, 21.109 chai lọn tại Hà Tĩnh, 98.445 chai lon tại Quảng Trị và 10.600 chai lon tại Kon Tum." (Bia lậu rầm rập tuồn về Việt Nam, VNN ngày 21-5). Cách diễn đạt khiến người đọc không thể xác định được 187.280 chai lon bia kia thu được ở miền Trung và Tây Nguyên hay ở Nghệ An?

- "Trong công văn của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã nêu chi tiết các khoản để xây dựng một nhà vệ sinh, tiêu biểu là của trường THCS Long Hiệp (H. Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi), riêng nhà vệ sinh đã hết tới gần 237 triệu đồng." (Số tiền xây dựng nhà vệ sinh “khủng” ở Quảng Ngãi là bao nhiêu?). Một câu văn lủng củng và khó hiểu.

- "Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường." (Cám cảnh bữa cơm với muối ớt của học sinh Vân Kiều, VNN, 6-10-2014 mục Giáo dục). Các từ "nên", "đã" dùng không đúng khiến cho câu văn mất đi sự mạch lạc.

Về tít bài trên báo, có những cái tít gây được sự chú ý của người đọc, những cũng không hiếm những cái tít "đánh đố":

- "Khuân xe ô tô vào lề dành đường cho đoàn đua xe đạp về đích" (tít trên báo). Ô tô mà "khuân" được như mấy thùng hàng vậy.

- “Đừng vì tình riêng mà lẫn lộn nghĩa vụ của tổ quốc” (tít trên báo). Sao lại "nghĩa vụ của tổ quốc" mà không phải là "nghĩa vụ đối với Tổ quốc"?

- "Bà chủ tiệm hớt tóc đâm chết bởi 12 nhát dao" (tít trên báo). Một cái tít tối nghĩa.

- "Cảnh sát hình sự rởm đang nhận tiền bị bắt" (tít trên báo). Sẽ rõ nghĩa hơn nếu thêm "thì" trước "bị bắt".

- "Tàu Hàn Quốc nã đạn vào đánh cá trái phép của Trung Quốc" (tít trên báo). Sao lại "nã đạn vào đánh cá" mà không phải là "tàu đánh cá"? Cái tít này mới xuất hiện gần đây những phải hai ngày sau, báo mới sửa.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều "hạt sạn" mà nếu để ý, chúng ta vẫn có thể bắt gặp hằng ngày trên các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh những bất cập trong việc sử dụng tiếng Việt trên báo chí, mạng xã hội cũng cho thấy tiếng Việt đang bị biến dạng bởi cách sử dụng ngôn từ và hành văn của giới trẻ hiện nay. Chúng tôi sẽ bàn đến vấn đề này trong một dịp khác.

Những bất cập trong việc sử dụng tiếng Việt nói trên nếu không được chấn chỉnh sẽ khiến cho tiếng Việt ngày càng mất đi sự trong sáng, tế nhị của nó. Thế hệ mai sau sẽ nghĩ gì khi họ thừa hưởng một thứ ngôn ngữ bị biến dạng bởi sự cẩu thả của người dùng hôm nay?

Nguyễn Duy Xuân

Bài lấy từ =====> đây (https://dantri.com.vn/dien-dan/nhat-san-tieng-viet-tren-truyen-thong-20161122221641551.htm)

008
05-24-2019, 08:01 AM
Sau đây là lời bình của ngụy… Kim Thánh Thán (https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_Th%C3%A1nh_Th%C3%A1n):


Nhặt "sạn" tiếng ViệtSạn gì nữa, đã thành cục đá chọi toang đầu toác trán hết rồi!



Những bất cập trong việc sử dụng tiếng Việt nói trên nếu không được chấn chỉnh sẽ khiến cho tiếng Việt ngày càng mất đi sự trong sáng, tế nhị của nó.1) “Bất cập” không phải là danh từ, do đó “những bất cập” là sai văn phạm
2) “Bất cập” có nghĩa là “không bằng”, chẳng hạn như “lợi bất cập hại” (“lợi không bằng hại”, tức là lợi chẳng được bao nhiêu mà hại thì tưng bừng hoa lá). Vậy nếu chỉ nói “bất cập” thôi rồi tịt ngang xương thì vô nghĩa!

Cũng có người ngứa mắt về cách dùng chữ “bất cập” này và bỏ công tra cứu ở =====> đây
(http://https://www.facebook.com/notes/ttm-g%E1%BB%91c-mai/b%E1%BA%A5t-c%E1%BA%ADp/1044197338932322/)


Không biết tự bao giờ, trong văn nói xuất hiện những cách diễn đạt, cách dùng từ "lạ", không phù hợp với chuẩn mực của tiếng Việt. Những cách nói "lạ" này quí vị có thể bắt gặp bất cứ lúc nào, trên truyền hình, trong các lễ hội hay ở nơi mình đang công tác. Cứ gì văn nói, những thứ này cũng… chạy nhan nhản đầy đường trên báo, trong sách!



Trong chương trình truyền hình "Bài hát Việt", một nữ ca sĩ là giám khảo khen thí sinh: "Chị rất chúc mừng em đêm nay!". Trong trường hợp này, động từ "chúc mừng" không kết hợp được với từ chỉ mức độ "rất". Bác tác giả… rất nói đúng! Kiểu nói này bây giờ cũng… khá là thường! “Khá đẹp, khá xấu, khá mát, khá nóng…” đã biến mất để thành “khá là đẹp, khá là xấu, khá là mát, khá là nóng…”. Chốt* lại thì quả khá là lạ!
_____
(*) “Chốt” đây ắt có nghĩa là “tóm lại” hay “toát yếu” chứ không phải “đóng chốt trên đường để phục kích ai hết”! Mỗi lần tui viết ra chữ mới chữ lạ đều không nhất thiết là tui hiểu chữ đó, nhiều khi đoán đại thôi! Riêng chữ “chốt” theo nghĩa này thì dường như ngày xửa ngày xưa tui có nghe mấy người nhà quê nói rồi nhưng đến nay thấm thoắt mấy tinh sương nên không còn chắc… cú về nghĩa nữa.



Còn đây là câu rất phổ biến trong các chương trình giải trí trên truyền hình: "Xin cảm ơn phần biểu diễn của ca sĩ...". Sao lại cảm ơn "phần biểu diễn" mà không phải là người đã làm việc đó? Y chang như loại “cám ơn lá phiếu của 'quái dị'”! Người đi bầu thì không cám ơn mà đi cám ơn lá phiếu! (Chắc gốc gác là từ kiểu dịch hạch “Thanks for your vote!” wá!)



Có vị lãnh đạo khi lên phát biểu thì: "Kính thưa các vị đại biểu khách quí". Chắc phải nói như vậy cho nó… cực trân trọng đại!



Khi hai bên gặp nhau. Hậu quả Sang bị Hùng thủng dạ dày…" Hậu quả của chuyện gì vậy? Hùng thủng dạ dày Sang thì cũng giống như đi thuê thêm một lái xe vậy thôi! Cứ mạnh rạn mà thuê thêm lái xe vì ta lương nó rẻ mà! Hậu quả ta bị lái xe thương ở đầu!



"Tuy nhiên, nhiều người bất ngờ khi biết Quốc Cường Gia Lai, công ty do doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc chính là đơn vị nhận mua tài sản mà công ty của bầu Đức". Không biết tác giả bài trên có trích thiếu gì không mà sao tui đọc hoài vẫn không hiểu được câu này muốn nói cái gì thì mần sao mà bình!



"… Ông Chủ tịch xã Vĩnh Giang Nguyễn Văn An trông rất sung sức ở tuổi 49. Vị chủ tịch xã nghệ sĩ này (bởi trong xã có không dưới 20 NSND lẫn NSƯT). Cũng tặng khách mấy câu thơ theo kiểu… o Loan:…". Mấy câu này (đúng ra là hai câu sau thôi). (dấu chấm ở đây) Thiệt muốn xiết cổ theo kiểu xi nê hết sức!



Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2013 đã bắt giữ 187.280 chai, lon bia các loại tại Nghệ An,… May quá, mấy cái chai, lon bia này đã khoanh tay chịu trói chứ không kháng cự khi bị bắt giữ!



"Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường." Thầy cô cố bám, gắng đeo tòn ten theo cho chắc kẻo vuột tay là chơi vơi chới với rớt khỏi lớp khỏi trường luôn á!



"Khuân xe ô tô vào lề dành đường cho đoàn đua xe đạp về đích" (tít trên báo). Ô tô mà "khuân" được như mấy thùng hàng vậy. Thì khoảng 20 người khuân một xe chắc cũng được mà!



“Đừng vì tình riêng mà lẫn lộn nghĩa vụ của tổ quốc” (tít trên báo). Sao lại "nghĩa vụ của tổ quốc" mà không phải là "nghĩa vụ đối với Tổ quốc"? Chắc là họ viết bóng bẩy để hàm ý “Ask not what you can do for your country - ask what your country can do for you” đó mà!



"Bà chủ tiệm hớt tóc đâm chết bởi 12 nhát dao" (tít trên báo). Một cái tít tối nghĩa. Người ta giết trong lòng một ít bởi mấy nhát này!



"Cảnh sát hình sự rởm đang nhận tiền bị bắt" (tít trên báo). Sẽ rõ nghĩa hơn nếu thêm "thì" trước "bị bắt". Chắc ý câu này muốn nói là nạn nhân trả tiền chuộc mạng khi bị cảnh sát hình sự bắt, hay nói gọn lại là “tiền bị bắt”, và cảnh sát nhận số tiền bị bắt đó!



"Tàu Hàn Quốc nã đạn vào đánh cá trái phép của Trung Quốc" (tít trên báo). Sao lại "nã đạn vào đánh cá" mà không phải là "tàu đánh cá"? Cái này thì có gì lạ đâu? Người ta vẫn thuê lái xe hà rầm kia kìa chứ có ai thuê người lái xe hay tài xế đâu mà bây giờ bắt nó phải nã đạn vào tàu đánh cá. Thuê lái xe được thì nã đạn vào đánh cá cũng… xêm xêm thôi!



Thế hệ mai sau sẽ nghĩ gì khi họ thừa hưởng một thứ ngôn ngữ bị biến dạng bởi sự cẩu thả của người dùng hôm nay? Thế hệ mai sau thừa hưởng cái gì thì dùng cái đó chứ còn nghĩ gì nữa? Thế hệ mai sau có biết tiếng nào khác ngoài cái thứ tiếng đó đâu để mà nghĩ!



Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui... vậy mà chỉ mới hơn 40 năm nay đã sắp sửa đi đứt để trở thành tiếng... Vàu!

Triển
05-25-2019, 04:30 PM
Nhặt "sạn" tiếng Việt trên truyền thông



"sẽ khoan"


https://i.imgur.com/x6IHiAW.jpg

(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/ )

008
05-26-2019, 11:16 AM
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng mà… cục tác ta rà soát ngay”
“Ơ kìa chàng nói đến hay
Vậy thời chàng muốn khoan ngay, hay chờ?”

“Sẽ khoan, dẫu có bất ngờ
Nàng ơi nàng hỡi, xin chờ tí thôi!”
“Đã khoan, chàng chớ ỉ ôi!
Ngồi xe khoan xuống, chàng đòi khoan chi?”

Mang Mộc
05-26-2019, 11:54 AM
Anh 008, đổi câu cuối như thế này được chăng?

"....
....
Từ trên khoan xuống hay đòi dưới lên?"

hoài vọng
05-26-2019, 01:55 PM
:z57::z57::z57:

008
05-27-2019, 07:40 AM
Anh 008, đổi câu cuối như thế này được chăng?

"....
....
Từ trên khoan xuống hay đòi dưới lên?"

Thưa vâng, bảo bối thiên nhiên
Cứ khoan, cứ đẽo không phiền đến ai
Cần cù chăm chỉ chẳng sai
Cố công mài dũa bõ ngày chạy rong

Ý chàng rõ tỏng tòng tong
Dùi mài kinh sử chờ mong bảng vàng
Hết dùi đến đục rồi khoan
Tứ bề kiên cố tính toan lối vào

Cừ thay một đấng anh hào
Ngư, tiều, canh, độc, nghề nào cũng tinh
Người ta một nghệ đã vinh
Chàng ôm tứ quý đầy mình oai phong

Văn như Siêu, Quát, vô song
Tùng, Tuy, thi phú đừng hòng tới lui
Tay mang nghiên, bút dày cui
Lưng đeo cưa, búa, khoan, dùi thiếu chi

Sân rồng chàng đỗ Đình thi
Đêm nay mới thật xuân thì khai hoa
Làng trên xóm dưới hoan ca
Hò khoan, quan họ, dô ta suốt ngày

Ngựa chàng tấn giữa loay hoay
Hai bên có lính chầu ngay... cổng làng
Thượng trên hạ dưới dọc ngang
Khải hoàn ập đến khiến chàng... đứt hơi!

008
05-28-2019, 10:55 AM
Đài phát thanh, truyền hình cần đọc tên chữ cái tiếng Việt cho đúng

Theo dõi các chương trình phát thanh, truyền hình, tôi thấy nhiều phát thanh viên, biên tập viên đọc tên chữ cái tiếng Việt không đúng, nhất là khi đọc kí hiệu hoặc tên viết tắt có nguồn gốc nước ngoài.

https://img.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/vjryqdxwp/2016_05_22/nguyenminhthuyet.jpg
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Một số trường hợp phát thanh viên lẫn lộn tên chữ cái với âm mà chữ cái ấy biểu thị. Ví dụ, lẽ ra phải đọc tên tắt của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu G7 (Group of Seven) là “GIÊ BẢY” thì phát thanh viên đọc là “GỜ BẢY”. Hoặc lẽ ra phải đọc số hiệu chiếc máy bay bị nạn ngày 8-3-2014 của Hãng Hàng không Malaysia MH370 là “EM-MỜ HÁT BA BẢY MƯƠI” thì phát thanh viên đọc là “MỜ HÁT BA BẢY MƯƠI”. Thực ra, “GỜ”, “MỜ” chỉ là cách ghi các âm trong sách Vỡ lòng trước đây hay sách Tiếng Việt lớp 1 hiện nay để dễ hướng dẫn trẻ em đánh vần. Khi đọc kí hiệu hoặc chữ tắt, chúng ta cần đọc đúng tên chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt là “GIÊ” , “EM-MỜ” (hoặc phát âm lướt bộ phận thứ hai của tên ấy là: “EM”). Việc không đọc đúng tên chữ cái không chỉ nghe rất chướng mà còn dẫn đến mâu thuẫn trong cách đọc:

- Đọc “G7” là “GỜ BẢY” nhưng lại đọc “GDP” (Gross Domestic Product – Tổng Sản phẩm Quốc nội) là “GIÊ ĐÊ PÊ”.

- Đọc “M” theo âm là “MỜ” nhưng lại đọc “H” theo tên chữ cái là “HÁT” (chứ không phải đọc theo âm là “HỜ”).

Một số trường hợp khác, phát thanh viên nhầm lẫn hoặc lúng túng không biết nên đọc theo tên chữ cái tiếng Pháp, tiếng Anh hay tiếng Việt. Ví dụ, đọc APF (Assemb lée Parlementair de la Francophonie – Hội đồng Nghị viện Tổ chức Pháp ngữ) là “ÂY PI ÉP”, trong khi đây là cụm từ viết tắt tiếng Pháp, chứ không phải tiếng Anh. Đối với cụm từ viết tắt TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement – Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) thì mỗi người đọc một kiểu: Người thì “TI PI PI” (theo tên chữ cái tiếng Anh), người thì “TÊ PÊ PÊ” (theo tên chữ cái tiếng Việt).

Thực ra, đọc TPP là “TI PI PI” không sai vì TPP là những chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Trans-Pacific Partnership Agreement. Nhưng đặt trong văn bản tiếng Việt, nó cần được đọc theo tên chữ cái tiếng Việt là “TÊ PÊ PÊ”. Quy tắc này giúp chúng ta có cách đọc thống nhất đối với tất cả các cụm từ viết tắt có nguồn gốc tiếng nước ngoài, bất kể đó là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italia, tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng nào khác được phiên âm, chuyển tự thành chữ cái Latin. Còn nếu quy định phải phát âm đúng với nguyên ngữ thì không có tính khả thi vì không ai có thể biết và phát âm đúng hàng chục, hàng trăm thứ tiếng.

Báo chí có ảnh hưởng rất lớn. Cách phát âm trong chương trình phát thanh, truyền hình thường được coi là mẫu mực. Vì vậy, tôi rất mong các đài phát thanh, truyền hình trong nước nghiên cứu, điều chỉnh cách đọc tên chữ cái tiếng Việt cho đúng để sửa thói quen đọc sai đã khá lan rộng trong công chúng hiện nay.

GS.TS NGUYỄN MINH THUYẾT

- Bài lấy ở =====> đây (https://infonet.vn/dai-phat-thanh-truyen-hinh-can-doc-ten-chu-cai-tieng-viet-cho-dung-post199344.info)
__________________________________________________ __________

GS.TS NGUYỄN MINH THUYẾTGS. TS (nói tắt là “Gờ Sờ. Tờ Sờ”) là chữ viết tắt của Giáo Sĩ. Tu Sư


Đài phát thanh, truyền hình cần đọc tên chữ cái tiếng Việt cho đúngOái, khó lắm! Họ đã bị dạy cách đọc sai từ thuở mặc quần thủng đít cắp sách tới trường nên tới giờ vẫn chưa xong vỡ lòng thì làm sao mà tự nhiên vỡ… òa ra đọc đúng cho được! Bây giờ đã lớn tồng ngồng chạy lòng thòng ngoài đường mới đòi đọc cho đúng thì lấy gì ra mà đọc? Không tin cứ hỏi lão “ma dê in Việt Cộng” sẽ biết. Lẽ ra phải viết là “Cần phải vất Bộ Dáo Giục và Đào Hố Việt Cộng (đọc tắt là Bờ Dờ Gờ vờ Đờ Hờ Vờ Cờ) vào thùng rác”. Sau đó phải thuê một Bộ Giáo Dục Tráng Niên của tư nhân hoạt động độc lập với “đảng và già lước” để chỉnh đốn tình trạng này trước đã, rồi khi ấy mới đòi hỏi họ phải đọc cho đúng được.”


…bất kể đó là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italia, tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng nào khác…Ý, sao kỳ…kỳ… vậy? Đang biểu dương lực lượng lần lượt một loạt tên các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rồi tự nhiên lại xen cái mặt mo… Italia vào đó mà không phải là Ý hay Ý Đại Lợi?

008
06-02-2019, 12:26 PM
Một số từ hay bị dùng sai trong Tiếng Việt

*Book Hunter: Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.

CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.

QUÁ TRÌNH. Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.

HUYỀN THOẠI. Người viết, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra “ta đây” nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười. Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hình, truyền thanh và báo chí nói “huyền thoại Pelé” “huyền thoại Maradona”.. Người có học nghe thực chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe chướng tai? Huyền 玄 là màu đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại 話 là câu chuyện. Vậy huyền thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra. Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 càu thủ đó là con người sao gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó thì phải nói thế nầy: “Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong huyền thoại”. Ông bà mình thường nói: “Dốt thì hay nói chữ, có đúng trong trường hợp nầy hay không?”

HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.

2.- Sai vì cố ý sửa nghĩa gốc Hán Việt

ĐỘC LẬP Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dương Quảng Hàm dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn của Tàu chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ.

PHONG KIẾN.封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi. Ở Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu còn bảo rằng sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn nữa.

TIÊU CỰC, TÍCH CỰC 消極, 積極 Hiện nay, người ta gán vào hai từ nầy ý nghĩa tốt xấu hết sức rõ rệt. Hành động nào tốt thì được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu thì gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt thì sự gán ép như thế là sai. Tich cực, tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thì ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ăn cướp thì đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất. Trong truyện Tam quốc của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đã giữ thái độ tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế gì cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực nầy của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực có xấu đâu.

3.- Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm).

QUỐC GIỖ. Tôi có đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ Hùng vương là ngày quốc giỗ”. Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giỗ mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.

GÓA PHỤ. Tôi đã gặp vài lần chữ góa phụ trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng.

ĐỆ NHẤT THÁC. Ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, có hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Viết như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghĩa) trước chữ thác (tiếng chính), là theo văn phạm Hán Việt thì cả hai chữ đều phải là tiếng Hán Việt mới được. Ở đây, tiếng thác là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không có` tiếng Hán Việt nào có nghĩa thác nước. Thác theo tiếng Hán là bộc bố 瀑 布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa thành tiếng Hán Việt nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.

4.- Sai vì không phân biệt được văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm.

X QUANG. Mỗi lần có chuyện phải vào bệnh viện là tôi rất khó chịu khi nhìn thấy cái bảng “Phòng X quang” Tôi khó chịu vì cái chữ X quang nầy phạm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ pháp và một lỗi vể kiến thức khoa học. Về ngữ pháp, quang là tiếng chính, X là tiếng bổ nghĩa. Đặt tiếng bổ nghĩa trước tiếng chính thì đích thị sử dụng văn phạm Hán Việt rồi. Mà muốn dùng lối văn phạm nầy thì cả 2 chữ đều phải là tiếng Hán Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin thì sai quá đi rồi. Về khoa học, quang 光 có nghĩa là sáng, ở đây chỉ tia sáng. Tia sáng là tia kích thích được tế bào thị giác để tạo ra ấn tượng sáng. Trong chuỗi sóng điện từ, các tia nầy chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ bé với độ dài sóng từ 400 nano mét đến gần 800 nano mét mà thôi. Trong khi đó, tia X (với độ dài sóng từ 0,1 đến 10 nano mét) cách tia sáng khá xa, không kích thích được tế bào thị giác thì chắc chăn không phải là tia sáng rồi. Cho nên dùng chữ QUANG cho tia X là sai be bét về vật lý sơ đẳng của lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu ông “đại giáo sư tiến sĩ” nào đã bày ra cái tên X QUANG đó. Tại sao không dùng chữ “TIA X” như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đúng, vừa đại chúng, vừa thuần túy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dùng chữ “X QUANG” để chứng tỏ ta đây biết “nói chữ” hay sao?

BÊ TÔNG HÓA con đường. Bê tông là từ phu, hóa là từ chính. Đây cũng là văn phạm Hán Việt. Để thành lập từ kép thì cả 2 từ đơn đều phải tiếng Hán Việt. Ở đây bê tông lại là tiếng Pháp (béton) phiên âm ra, do đó nói bê tông hóa là sai. Ngoài ra, nghĩa cũng sai vì từ bê tông hóa được dùng phải được hiểu là con đường đà được biến hóa thành một khối bê tông. Vì vậy, không nên nói bê tông hóa mà nói một cách bình thường: tráng bê tông con đường, vừa đúng lại vừa dễ hiểu.

Còn một lô HÓA rất bậy bạ trong sách vở báo chi, trong chương trình truyền thanh, truyền hình như : nghèo hóa, giàu hóa, no hóa, đói hóa, khôn hóa, dại hóa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ Việt Nam!
NỮ NHÀ BÁO Tôi còn nhớ, trong chiến tranh I rắc, sau khi lính Mỹ bắn nhầm nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình ở Việt Nam loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao?

TRIỀU CƯỜNG. Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nói đến thủy triều trên song.. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強 潮 gồm tính từ đứng trước danh từ thì tương đương với một danh từ và có nghĩa là con nước lớn (haute marée). Triều cường 潮 強 thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là con nước đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tại sao không nói con nước lớn (danh từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đúng lại vừa phù hợp với trình độ và thói quen của đại chúng.

HẠT NHÂN. Đây là từ vật lý học chỉ các hiện tượng xảy ra bên trong cái lõi hay cái nhân của nguyên tử. Miền Nam trước đây gọi là hạch tâm. Hạch 核 là cái hạt, tâm 心 là cái lõi hay cái nhân bên trong . Hạch tâm là cái nhân của hạt. Đó là từ ghép theo văn phạm Hán Việt vì cả 2 từ đều là Hán Việt. Bây giờ người ta chuyển sang dùng 2 từ Nôm thì phải theo văn phạm nôm và phải gọi là “nhân của hạt” hay nhân hạt, cũng như bên ngoài gọi “vỏ hạt” chứ không thể gọi là “hạt vỏ” được. Gọi phản ứng hạt nhân, là sai với văn phạm rồi. Cần phải sửa lại: phản ứng nhân hạt mới đúng. Tuy nhiên, theo tôi, nên giữ từ phản ứng hạch tâm thì hay hơn nhiều. Từ nầy không phải là từ của giới bình dân nên cứ giữ tiếng Hán Việt, không cần chuyển sang tiếng Nôm.

TẶC. Từ Hán Việt nầy đang được dùng một cách rất bậy bạ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ những tên ăn trộm. Dùng như thế là phạm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai về ngữ pháp: một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép. Thứ hai là sai về nghĩa. Tặc 賊có nghĩa là ăn cướp, đạo 盜 mới có nghĩa là ăn trộm, thí dụ đạo văn 盜文 là ăn trộm văn của người khác. Tại sao người ta không nói một cách giản dị và đúng là: bọn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê. . . Cũng cần nói thêm về một từ đang được nhiều báo đem dùng. Đó là từ đinh tặc để chỉ bọn rải đinh trên đường phố. Đinh là một từ có gốc Hán Việt 釘 nhưng đã được Việt hóa hoàn toàn rồi nên ghép với từ tặc thì không ổn. Vả lại, nói đinh tặc là sai nghĩa vì từ đó có nghĩa là bọn ăn cướp đinh; thôi bỏ từ đó đi và nên nói một cách giản dị là “bọn rải đinh” thì hơn.

Còn vô số những từ sai khác cùng nguyên nhân trên đây như:
Lớp trưởng, phải sửa lại trưởng lớp,
Nhóm trưởng, phải sửa lại trưởng nhóm
Siêu rẻ, phải sửa lại rất rẻ
Siêu bền, phải sửa lại rất bên
Vi sóng, phải sửa lại vi ba hay sóng ngắn
Vân vân…

5.- Dùng từ vô nghĩa

Bệnh viện DA LIỄU. Lần đầu tiên, thấy bảng chữ nầy, thú thật tôi không hiểu là cái gì. Sau hỏi người bạn bác sĩ mới biết đó là “nhà thương chữa bịnh ngoài da và bệnh hoa liễu”. Trời đất! Da là từ thuần Việt. Hoa liễu là từ Hán Việt, sao lại nhập chung một cách kỳ cục như thế. Xét về nguồn gốc, chữ Hán Hoa liễu 花柳 có nghĩa là ổ điếm chứ không phải là một bịnh. Về sau, người ta dùng nhóm từ kép “bịnh hoa liễu” để chỉ cái bịnh lây qua đường tình dục cho những người hay lui tới các hoa liễu. Dùng riêng chữ hoa liễu cho một bịnh đã là sai rồi. Bỏ luôn chữ hoa, chỉ còn chữ liễu thôi thì càng tệ hơn nữa. Riêng chữ liễu 柳 thì có nghĩa là cây liễu. Bệnh viện da liễu tức là bệnh viện chuyên chữa cho bịnh ở da của cây liễu !!!

ĐẠI TRÀ. Tôi nhớ sau năm 1975, một người bạn dạy sử địa kể rằng, lần đầu tiên đọc sách giáo khoa từ miền Bắc đưa vào gặp câu: “Cây chè được trồng đại trà ở vùng nầy”. Anh ta hơi hoảng vì dạy sử địa bao năm mà bây giờ không hiểu đại trà là gì. Đại là lớn, còn trà là gì? Anh về lật nhiều tự điển kể cả tự điển Hán Việt ra tra thì chẳng thấy chữ đại trà ở đâu cả. Hỏi thăm mãi anh mới rõ trồng đại trà là trồng rộng rãi khắp nơi. Có lẽ ai đó nổi hứng bịa ra từ vô nghĩa đó để thay thế từ dễ hiểu và có sẵn, rồi sau đó những người khác bắt chước nói theo. Ngôn ngữ mà biến chuyển như thế thì cũng đáng buồn.

SỰ CỐ. Lại một từ vô nghĩa nữa nhưng đang được dùng một cách rộng rãi để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.

HOÀN CẢNH. Trong một bài báo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cảnh lắm”. Đố các bạn biết người ta muốn nói gì? Xin thưa, muốn nói “Cô ấy đang sống trong hoàn cảnh bi thảm”!!! Các bạn có chịu nổi với cách viết văn như thế đó không ?

ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công. Đôi là một cặp (tiếng Nôm), công là tấn công (tiếng Hán Việt). Vậy đôi công là một từ bậy bạ do người kém hiểu biết bịa ra mà hiệu quả rõ ràng là làm xấu đi ngôn ngữ của dân tộc mình. Có người nghĩ rằng, cứ bịa ra những từ mới là làm giàu cho ngôn ngữ. Quan niệm như thế là sai; cũng như muốn làm giàu thì kiếm được thực sự nhiều tiền chức không phải cứ nhét vào tủ các thứ giấy tờ bậy bạ mà gọi làm giàu được.

XÂY DỰNG. “Anh Hai tôi quyết định xây dựng với người yêu của mình” Các bạn đừng tưởng rằng 2 người quyết định đi xây nhà để ở nhé. Không, 2 người quyết định làm đám cưới dó. Viết văn như thế thì hết chỗ để phê bình rồi.

6.- Dùng sai nghĩa từ thuần Việt.

NGƯỠNG. Người ít học cũng biết ngưỡng là một giới hạn rất xác định, một gạch ngang rõ nét, và bước qua vạch ngang đó thì mọi việc sẽ thay đổi một cách căn bản. Thí dụ, ngưỡng cửa là một đường ngang, bên trong là phòng, bên ngoài là sân hay mái hiên chứ không còn là phòng nữa. Một thí dụ khác: khi lượng glucose trong máu tăng lên và vượt qua ngưỡng 1% thì đường thoát ra ngoài theo nước tiểu, còn dưới cái ngưỡng đó thì không hề gì. Ngưỡng có nghĩa rõ ràng như thế và học sinh nào cũng biết. Thế mà mổi đêm, trong mục dự báo thời tiết, xướng ngôn viên cứ lải nhải; nhiệt độ đạt ngưỡng từ 32 đô đến 35 độ. Nghe chịu hết nổi. Tôi không trách người xướng ngôn vì bản tin không phải do người xướng ngôn viết mà do các đấng đại trí thức trong ban biên tập viết nên.

KIÊU NGẠO. Có người nhờ tôi giải thích một câu nói trong sách báo nào đó :”Thằng A hay kiêu ngạo người khác.” Tôi không giải thích được vì không rõ câu nầy có nghĩa: “thằng A thường tỏ ra kiêu căng với người khác”, hay là “thằng A thường chế nhạo người khác”. Chắc chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn vì dùng từ kiêu ngạo như thế là sai rồi thì không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được.
TRAO ĐỔI. Từ nầy có nghĩa là đưa qua đưa lại các vật với nhau. Ngày nay người ta lại dùng từ nầy một cách sai lầm để thay thế cho từ bàn bạc hay thảo luận. Thí dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đã trao đổi với đồng chí chử tịch”

7.- Dùng từ thiếu chính xác

CHẤT LƯỢNG. Chất 質là cái khối chứa bên trong một vật (matière) lượng 量là tính chất của cái gì có thể cân đo đếm được (quantité). Vậy chất lượng hay khối lượng là cái chất bên trong của một vật có thể đo lường được (masse). Thí dụ: “khối lượng hay chất lượng của một vất là 1 kilo gramme”. Thế mà ngày nay người ta dung từ chất lượng để chỉ cái tính tốt xấu của một vật, không thể đo đếm được (qualité). Thí dụ: “Chất lượng của nước giải khát nầy kém lắm, uống không ngon má cò có hại cho sức khỏe nữa”.

CẢM GIÁC. 感覺 Đó là sự nhận biết của cơ thể do ngoại giới tác động vào các giác quan của cơ thể. Thí dụ: “Gió về khuya gây cảm giác lạnh. Tiếng đàn gây cảm giác êm đềm”. Ngày nay, người ta thường dùng từ cảm giác thay cho từ cảm nghĩ. Thí dụ: ‘Với tình hình nầy, anh có cảm giác thế nào?”. Thực là sai một cách trầm trọng.

THỐNG NHẤT. Thống nhất 統一 là làm biến mất tình trạng chia rẻ bắng cách gom các thứ về một mối. Ngày nay người ta lại thường dùng từ thống nhất để diễn tả sự đồng ý, cùng chung quan điểm. Thí dụ, người ta đã nói: “Để thực hiện tốt chỉ thị, tôi cần thống nhất đồng chí chủ tịch”. Nói như vậy là sai.

GIẢI PHÓNG . Giải phóng 解放 là một từ thường dùng trong lĩnh vực chính trị để chi công cuộc cởi bỏ áp bức, trói buộc cho con người. Ngày nay, người ta lại dùng một cách sai lầm từ nầy cho vật chất. Thí dụ: người ta nói giải phóng mặt bằng thay cho từ đúng là giải tỏa mặt bằng.

ĐĂNG KÝ. Đăng ký 登記 là chép vào sổ một vật được đưa đến. Thế mà ngày, người ta nói: “Tôi đã đăng ký đi nước ngoài” Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con người, không thể nói đăng ký mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng.

8.- Từ vựng lộn xộn.

LÁI XE. Đó rõ ràng là một động từ, hay đúng hơn là một từ kép gồm một động từ và một túc từ. Tuy nhiên, ngày nay người ta cũng dùng từ nầy để chỉ người lái xe, tức là danh từ. Vì vậy, người ta có thể nói: “Sáng nay, lái xe đang lái xe gặp một lái xe khác cũng lái xe, cả hai lái xe cùng lái xe về nhà.” Thực là buồn cười. Trước đây ở miền Nam, lái xe dứt khoát chỉ là động từ, còn danh từ phải là người lái xe hay muốn nói gọn hơn thì dùng từ phiên âm Quảng Đông (?), tài xế cũng được rõ ràng minh bạch.

YÊU CẦU. Đây là một động từ. Thí dụ: “Tôi yêu cầu anh đi ngay”. Sau 75, tôi gặp ngay trong giáo án (tài liệu chính thức để dạy học) 2 chữ: mục đích và yêu cầu. Động từ yêu cầu đã biến hẳn thành danh từ.

NGHIÊN CỨU SINH. Sinh 生 là tiếng Hán Việt. Dùng làm động từ thì sinh có nghĩa là sống, còn dùng làm danh từ thì sinh có nghĩa là con người đang sống. Thí dụ học sinh là người đi học, giáo sinh là người đi dạy. Nguyên cứu sinh là người đi nghiên cứu. Rõ ràng như vậy, thế mà tôi đã nghe người ta nói và đã thấy người ta viết những câu như “Con tôi được đi nghiên cứu sinh tại Trung quốc” Như thế là nói bậy vì lấy một danh từ làm động từ!

ẤN TƯỢNG. Theo cụ Đào Duy Anh, ấn tượng 印象(impression) là cái hình tượng do ngũ quan cảm xúc mà còn in sâu vào óc. Vậy ấn thượng là một danh từ của tâm lý học. Thế mà ngày nay người ta đem dùng làm tính từ như “cảnh đó rất ấn tượng”, và cả động từ nữa, như “tôi rất ấn tượng cảnh đó”. Hết sức bậy bạ

THẦN TƯỢNG. 神像 Từ nầy có nghĩa là hình tượng cao quý như thần. Vậy đây là danh từ nhưng, cũng như chữ trên đây, thần tượng được dùng như tính từ như “người đó rất thần tượng”, rồi cả động từ nữa “anh có thần tượng đồng chí đó không?”

TRÊN. Rõ ràng đây là một giới từ, bây giờ lại trở thành danh từ. Thí dự: “Cần phải báo cáo cho trên rõ” hay “trên bảo, dưới không nghe”.

LÀM TỐT. Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi, học giỏi.

LÃNH ĐẠO. Tôi không tìm thấy chữ nầy trong các tự điển Hán Việt nhưng lại có trong tự điển của Tàu hiện nay 领导 và có nghĩa là điều khiển, hướng dẫn con đường đi. Vậy rõ ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày nay người ta lại dùng làm danh từ. Thí dụ: “Lãnh đạo đã chỉ thị như thế”

Sự rối loạn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đáng tiếc. Từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của tiếng Pháp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được minh bạch về từ vựng nên trở nên sáng sủa và rõ nghĩa, nay có biểu hiện rối rắm về từ vựng và trở nên tối tăm, có lẽ do mấy ông đi học bên Tàu về. Tiếng Tàu thì rất lôi thôi về từ vựng, ai cũng rõ điều đó.

9.- Cóp tiếng Tàu đang dùng.

LƯU BAN. Học sinh kém quá không được lên lớp thì gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban 班 là lớp học nhưng với tiếng Hán Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) thì ban không phải là lớp học mà có nghĩa rất xa lạ (ban phát, hạng thứ, đem quân trở về). Do đó, dùng tiếng lưu ban để nói học sinh không được lên lớp thì không ổn chút nào. Dùng chữ lưu cấp 留級 thì gần đúng nghĩa hơn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Mình đã có chữ thuần Việt đã dùng từ lâu là ở lại lớp, rất hay vì phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được.

TRANH THỦ. Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975, và có nghĩa là lợi dụng tình hình để làm được việc gì đó. Thí dụ: “trong chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đã tranh thủ kiếm chác được chút ít” Tôi đã cố tìm hiểu xuất xứ của từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thủ không có trong tiếng Hán Việt nhưng hiện nay đang được dùng bên Tàu.

Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lý vì nó sẽ làm rối rắm ngôn ngữ của mình. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩa. Thí dụ,大家 , tiếng Hán Việt đọc đại gia và có nghĩa là người hay gia đình có vai vế trong xã hội, trong khi đó tiếng Tàu hiện đại đọc là dà jià và có nghĩa là tất cả mọi người. Một thí dụ khác: 東西 tiếng Hán Việt đọc là đông tây và có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đại đọc là dòng xì và có nghĩa là hàng hóa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phải được xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách bừa bãi vào tiếng Việt.

10.- Đảo ngược từ kép làm sai nghĩa.

ĐIỂM YẾU Từ kép nầy gồm 2 tiếng đơn ghép theo văn phạm Nôm có nghĩa là cái điểm không mạnh. Có người đem đảo ngược lại thành yếu điểm theo văn phạm Hán Việt thì lại có nghĩa hoàn toàn khác hẳn: điểm rất quan trọng.

THẤP ĐIỂM. Từ nầy thường được dùng sai một cách thực buồn cười. Cao là tiếng Hán đã được Việt hóa, nên có thể dùng theo văn phạm Hán hay Nôm cũng đều có một nghĩa duy nhất là “ở phía bên trên”. Thí dụ: điểm cao và cao điểm cùng một nghĩa. Trong khi đó thấp lại có hai nghĩa khác nhau tùy theo tiếng Hán hay Nôm. Theo tiếng Nôm thì thấp có nghĩa là ở bên dưới, nhưng với tiếng Hán thi thấp có nghĩa là ẩm ướt.. Vì vậy, khi nói điểm thấp thì đó là chỗ ở dưới thấp, nhưng khi đảo lại thành thấp điểm thì có nghĩa là nơi ẩm ướt. Thực là buồn cười khi đọc báo thấy: “giao thông giờ cao điểm, giao thông giờ thấp điểm” hay “dùng điện lúc cao điểm và dùng điện lúc thấp điểm”

11.- Đảo tư kép bừa bãi và không cần thiết.

XA XÓT. Tôi đọc được cách đảo kỳ cục trong một tác phẩm bán rất chạy trong thời gian gần đây. Nguyên câu đã viết là: “…ông Năm xa xót nhìn hai đứa trẻ….”. Đảo từ như thế là bừa bãi, chẳng nhằm lợi ích gì. Với văn vần thì có thể tạm chấp nhận sự đảo từ cho hợp thi luật; nhưng với văn xuôi thì không thể đảo từ một cách bừa bãi được.

Còn rất nhiều từ kép bị đảo xuôi đảo ngược vô tội vạ nữa: Nguy hiểm / hiểm nguy; đơn giản / giản đơn; khai triển / triển khai; từ chối / chối từ; bảo đảm / đảm bảo; bền vững / vững bền; minh chứng / chứng minh; phục hồi / hồi phục; biệt ly / ly biệt; tha thướt / thướt tha; thẩn thờ / thờ thẩn; tranh đấu / đấu tranh; thơ ngây / ngây thơ; xúc cảm / cảm xúc; quang vinh / vinh quang; kinh hoảng / hoảng kinh; ái ân / ân ái …..
Ôi thôi, nhiều quá, quá nhiều, không sao kể hết ngay tức thì được.

Có lẽ trên thế giới, không ngôn ngữ nào có các từ bị đảo ngược lung tung như ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.

Cứ cái đà nầy, tôi e có ngày mình sẽ đọc được một câu thế nầy: “Người sĩ-chiến sinh-hi ngoài trận-mặt để vệ-bảo quốc-tổ, dân-nhân ở phương-hậu phải tỏ lòng ân-tri với các hùng-anh sĩ-liệt”!!!

12.- Ghép từ bừa bãi.

KÍCH CẦU. Đó là nhóm từ “kich thích nhu cầu tiêu thụ” được ghép cho ngắn lại làm cho nghĩa trở thành hết sức tối tăm. Nghe từ ghép “kích cầu”, tôi cứ tưởng công việc của mấy ông công chánh đang thực hiên ở dưới sông. Cách ghép nấy nghe rất chướng tai nhưng lại rất phổ biến hiện nay.

GIAO HỢP. Có một chuyện ghép từ rất khôi hài mà người ta thường hay kể lại. Chuyện thế nầy: Đồng chí giám đốc phái một nữ nhân viên qua một xí nghiệp bạn với lời dặn đò cẩn thận: “Cô hãy sang đó và cố gắng thuyết phục cho họ chịu giao hợp nhé”. Ý đồng chí giám đốc muốn nói giao hợp có nghĩa là giao thiệp và hợp tác; không biết cô nữ nhân viên có hiểu đúng ý đồng chí giám đốc hay không

13.- Dùng từ dao to búa lớn

CHIẾN. Đá bóng chỉ là một trò chơi thể thao thuần túy thế mà các xướng ngôn viên và bình luận viên của chúng ta luôn luôn gọi đó là cuộc chiến. Cuộc chiến thì phải có đổ máu, phải có quyết tâm tiêu diệt kẻ thù hay ít ra làm cho kẻ thù phải khốn đốn. Một hôm đi ngang qua sạp báo tôi thấy một tờ báo chạy một cái tựa rất lớn ở trang nhất: “nội chiến ở bán đảo Ibérique”. Tôi giật mình không hiểu tại sao giữa hai nước anh em Tây ban nha và Bồ đào nha lại nổ ra chiến tranh. Tôi vội vã móc tiền ra mua ngay tờ báo đó rồi chạy nhanh về nhà để đọc. Đọc xong, tôi ngã ngửa, Thì ra, trong một cuộc bốc thăm do FIFA tổ chức, hai đội tuyển bóng tròn của Tân ban nha và Bồ đào nha gặp nhau trong cuộc chơi play-off. Thế mà người ta dám gọi là nội chiến. Xin chào thua cách dùng ngôn từ Việt Nam ngày nay.

CHIẾN ĐẤU. Tôi đã từng nghe nói: “Chúng ta phải cương quyết chiến đấu với tư tưởng sai trái”. Nghe thực đáng sợ.

NGÀI. Đã có lúc, nhân danh lập trường giai cấp, lập trường ta bạn thù, người ta gọi các lãnh tụ của nước tư bản bằng thằng nọ thằng kia. Bây giờ, chúng ta chơi với tư bản thì ai người ta cũng gọi bằng “ngài”. Ngài thủ tướng, ngài đại sứ, ngài nghị sĩ, vân vân. Nghe có vẻ nịnh bợ quá đi thôi.

THAM QUAN. 參觀 Đi chơi để ngắm cảnh thì gọi là tham quan, có nghĩa là tham dự vào một công cuộc xem xét, nghiên cứu. Gọi thế mới hách chứ.

NGHIÊN CỨU SINH. Đi học thêm ở ngoại quốc, chuyện quá tầm thường, nhiều khi lợi dụng làm chuyện bậy bạ, lại tự tâng bốc mình là đi nghiên cứu.

14.- Dùng từ Hán Việt thay từ Nôm một cách kỳ cục.

KHẨN TRƯƠNG Một đồng nghiệp của tôi định cư tại Uc từ năm 1975. Cách đây vài năm, thầy về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng bình. Đang ngủ say, bỗng thầy giật mình tỉnh dậy vì tiếng loa “… hành khách khẩn trương lên”. Thầy hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi buồng của toa xe vì tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng không, nhân viên trên toa tàu chỉ nhắc nhở hành khách nào xuống tàu ở ga nầy thì nhanh lên, thế thôi! Tội nghiệp, thầy Phụng hoảng hồn cũng phải vì ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và chỉ hay dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng mà thôi.

BÁO CÁO. Một người bạn đã nói với tôi: “Báo cáo anh, chiều nay tôi phải lên xe về Hà nội”. Tôi nghe chữ báo cáo thì cứ tưởng anh ta đang nói với một vị tư lệnh trên chiến trường.

15.- Thay từ Hán Việt thông dụng bằng từ Nôm bất hợp lý.

MÁY BAY LÊN THẲNG. Cái loại máy bay có thể bay lên mà không cần phi đạo, ngày trước người miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, từ người có học đến người thất học, đều gọi bằng một cái tên rất gọn là trực thăng. Sau 1975, người ta sửa lại là máy bay lên thẳng, không hiểu lý do tại sao.

LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ. Ngày trước miền Nam có một binh chủng đặt tên là Thủy quân lục chiến. Đó gần như là một danh từ riêng. Sau 75 thì sửa lại là lính thủy đánh bộ cho có vẻ nôm na, dù thủy và bộ vẫn là tiếng Hán Việt. Có người bảo rằng cái gì của ta thì dùng tiếng Hán Việt mới bảnh, còn cái gì của kẻ thù thì dùng tiếng Nôm để làm giảm giá trị. Nếu quả đúng như thế thì đó thực là một quan niệm hết sức sai lầm và xúc phạm một cách trầm trọng đến giá trị tiếng thuần Việt của dân tộc mình.

16.- Chưa có được những từ thỏa đáng cho khoa học và kỷ thuật hiện đại.

COMPUTER dịch là máy vi tính là không thỏa đáng. Máy vi tính có nghĩa là máy dùng làm những phép tính rất nhỏ. Chức năng của computer không phải chỉ như thế. Xin để dành cho các nhà chuyên môn về kỷ thuật và các nhà ngôn ngữ nói chuyện với nhau để chọn từ cho chính xác.

INFORMATION TECHNOLOGIE dịch là tin học, cần xét lại 2 điểm. Thứ nhất, tecgnologie là một kỷ thuật, dịch bằng một chữ học trơ trọi thì không ổn. Thứ hai, muốn dùng từ kép “tin học” thì 2 từ đơn phải đều là tiếng Hán Việt. Nhưng tin là tiếng Nôm còn tín mới là tiếng Hán Việt. *ON LINE, OFF LINE, dịch là trực tuyến và ngoại tuyến thì e không ổn. Ở tiếng Mỹ, on và off là 2 từ đối nghịch nhau thì dịch sang tiếng Việt cũng cần 2 từ đối nghịch nhau mới được. Cho nên dùng 2 từ trực và ngoại thì chẳng ổn chút nào. Một lần nữa, chúng ta chờ đợi sự bàn bạc giữa các chuyên viên kỹ thuật và ngôn ngữ.

(trich TrieuThanh Magazine)

008
06-02-2019, 12:53 PM
Giờ tới phần bình loạn:

Bài trên chắc có người đánh máy lại nên nhiều lỗi chính tả quá nhưng sửa thì mất nhiều thì giờ nên thôi để vậy cho xong!


Một số từ hay bị dùng sai trong Tiếng ViệtTiếng Việt dùng “chữ” chứ không dùng “từ” như ngày nay, trừ những chữ Hán Việt kép có “từ” trong đó. Thử tưởng tượng thay “chữ” bằng “từ” thì … eo ôi:

“Trăm năm trong cõi người ta,
Từ tài từ mệnh khéo là ghét nhau

Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy từ trinh làm đầu

Này con thuộc lấy nằm lòng,
Vành ngoài bảy từ, vành trong tám nghề

Từ trinh đáng giá nghìn vàng
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa

Tóm lại, nếu thay hết những câu có “chữ” thành “từ” trong truyện Kiều thì … không còn là truyện Kiều nữa. Truyện Kiều mà không còn thì tiếng Việt… ô hô ai tai…!

Hay thử ngắm nghía câu sau:
“Từ khi thôi học ngang xương, hắn không khác gì người mù từ vì chỉ biết vỏn vẹn có vài ba từ trong khi thiên hạ có đến bốn bồ từ. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, hắn run rẩy đến đền Từ Tâm xin bữa cơm nhưng bị ông từ từ chối vì đền đã hết gạo từ hôm qua. Hắn nghĩ là ông từ không có lòng từ bi nên xổ ra vài từ không đẹp với ông từ. Tuy thế, hắn vẫn chịu khó nói hai từ từ biệt với ông từ rồi mới từ từ bước đi.”
Đọc xong mớ từ bên trên có thể bất ngờ từ… trần như chơi!

Cũng sẽ có những vị vai dài hán(g) rộng giải thích “từ” khác “tự” và “tự” mới là “chữ”, chẳng hạn như “A B C…” mới là chữ, còn “Ai Bán Cá” là từ. Không, tiếng Tàu là tiếng Tàu, tiếng Việt là tiếng Việt, dù có dùng chung nhiều chữ Hán Việt, mang sắc thái riêng, cách dùng riêng và tên gọi riêng. “A B C…” là chữ cái (mẫu tự) và “Ai Bán Cá” là chữ, chữ “Ai”, chữ “Bán” và chữ “Cá”. Còn “tự” với “từ” trong tiếng Tàu thì tiếng Việt đều gọi là “chữ”, nhưng “từ” trong tiếng Việt ngoài “chữ” ra còn gọi là “câu”, “lời”… tùy trường hợp. Để dễ hiểu hơn, mỗi chữ kép Hán Việt (gồm hai chữ mà ngày xưa viết phải có gạch nối ở giữa đàng hoàng nhưng đến khi tui cắp sách vào trường thì không thấy dạy phải viết như vậy nữa) chính là “từ” còn chữ đơn (một chữ) là “tự” nhưng tiếng Việt không dùng chữ Hán Việt đơn (trừ một số trường hợp ngoại lệ đã quen rồi).


CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.“Chung cư” (鍾居) hay “chúng cư” (衆居)? Một chữ có nhiều nghĩa khác nhau. Chữ “chung” đâu phải chỉ có một nghĩa là “cuối cùng” mà còn nhiều nghĩa khác nữa. Tui cho rằng “chung” trong “chung cư” có nghĩa là tích tụ, tụ lại. Vậy thì “chung cư” chính là “tụ họp lại ở”, thí dụ: “Đây là tòa nhà chung cư” (là tòa nhà nơi người ta tụ họp lại để ở), còn “chúng cư” là mọi (nhiều) người ở, chẳng hạn như khu vực đó là nơi chúng cư (mọi người ở, tức là nơi có người ở thay vì đồng không mông quạnh).


KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi. Là vì bây giờ họ chỉ biết ôm nguyên mâm tiếng bạch thoại “đương đại” của Tàu về dùng từ ý nghĩa cho đến cách đặt câu nên mới ra thế này. Tiếng Tàu bây giờ nó chỉ xài “khả năng” theo nghĩa “có thể” và “xác suất” chứ nó không còn nghĩa “capability” nữa rồi! Muốn nói “capability” thì nó xài “năng lực. Vì thế mà tiếng Việt ngày nay đang trở thành tiếng Vàu!


QUÁ TRÌNH. Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.Cũng như “khả năng” ở trên. Tiếng Tàu “đương đại” nó dùng “quá trình” theo nghĩa “process”, tức là “tiến trình” nên tiếng Vàu “đương đại” cũng dùng thế luôn.


HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy. Nhiều chữ Hán khi sang tiếng Việt đã biến đổi nghĩa hoặc cách dùng. Riêng hai chữ này có hai lý do có thể giải thích được tại sao tiếng Việt dùng “hôn phu” và “hôn thê”:

1) Như đã được đề cập trước đây về chuyện tiếng Việt thường không dùng chữ Hán Việt đơn. Đây cũng là lý do tại sao khi cắt bớt chữ trong một chữ kép như kiểu tiếng vịt ngày nay sẽ làm cho nghĩa của chữ đó tối mò mò vì không biết nổi ý muốn nói chữ nào mà nghe cũng chướng lỗ tai, nhìn cũng gai con mắt. Sau đây là một trong hằng hà sa số thí dụ thấy trên báo:

“Phải xử nghiêm thủ phạm”: “Xử nghiêm” đây là nghiêm gì? Chúng ta có một loạt “nghiêm chỉnh, nghiêm khắc, nghiêm nghị, nghiêm trang, nghiêm ngặt, nghiêm đủ thứ nghiêm” khác nghĩa khác ý nhau.

Do đó, ta không nói…
“Minh trăng minh cả viên chè
Một gian nhà… tiểu đi hồi có nhau
Vì tằm tôi phải chạy tang
Vì phu tôi phải qua kiều đắng cay”

hay là:
Tu tôm nấu với ruột bầu
Phu chan thê húp gật đầu khen… tốt!!! (tiếng Việt là “ngon”; tiếng Tàu là “hảo cật”; tiếng vịt là “tốt”; và tiếng dịt hạch là “ăn tốt”)

2) Tiếng Hán Việt dùng văn ngôn (Hán cổ) chứ không dùng tiếng bạch thoại (như kiểu ngày nay dùng sống sượng tá lả trong tiếng Việt, chắc bị nhiễm phim chưởng lồng tiếng… vịt có gốc từ “trúng của” quá độ). Đọc thêm ở =====> đây (https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=22942)để phân biệt bạch thoại với văn ngôn và gốc tiếng Hán Việt. Hơn nữa, từ điển cũng ghi chữ hôn 昬 (u mê) này ngày xưa cũng có nghĩa là cưới xin rồi sau này mới đổi thành chữ hôn 婚 có chữ “nữ” trong đó. Vậy thì nếu dùng “hôn phu, hôn thê” theo nghĩa “người chồng, người vợ u mê” thì “mãng phu, thất phu” sẽ phải hiểu là người chồng lỗ mãng và … xoàng xĩnh hay sao? Hừm… nếu muốn nói có nghĩa đó thì cũng không thể bảo là không được nhưng mà không ai dùng thế!

Tiếng Hán Việt được gọi là loại tiếng của giới... “bác vật” (tức là bác học) là vì bắt nguồn từ chỗ tiếng này khó học và chỉ có giới quan quyền, sĩ tử ngày xưa mới học chữ khó nhá này và do đó được dùng trong văn bản hành chánh hoặc trong những bối cảnh trang trọng, chính thức hoặc lễ nghi. Ngoài ra, tiếng Hán Việt còn được dùng phần lớn cho các ý niệm hoặc danh từ trừu tượng, tức là những danh từ mà ta hay thấy có cái “sự” đi trước. Đi đâu cũng nghe nói ra “sự này sự nọ” liên miên làm rầu cả lỗ tai và khi đọc thì nhìn thấy cả chục cả trăm cái “sự” trong một bài viết làm xốn luôn con mắt! Trong khi đó, chữ thuần Việt lại rất phong phú để diễn tả những ý niệm cụ thể. Vài ví dụ:

Tiếng Tàu với Mỹ dùng chữ “hảo” và “good, well” để làm tĩnh từ và trạng từ diễn tả chung cho trăm thứ bà dằn nhưng trong mỗi trường hợp tuy cùng một chữ nhưng đều mang nghĩa khác nhau. Trong khi đó tiếng Việt có cả tỷ trạng từ “hay, giỏi, khéo, chăm chỉ, kỹ lưỡng, chu đáo,… để diễn tả thật chính xác và cụ thể tùy theo ý muốn nói gì. Riêng tĩnh từ “tốt” trong tiếng Việt thì chỉ có ba nghĩa: một có nghĩa là “bền bỉ, đẹp đẽ”, chẳng hạn như hàng hóa, vật dụng tốt, hai có nghĩa là “tử tế, nhân hậu, hay giúp người…”, chẳng hạn như “người tốt”, và nghĩa thứ ba là để nhấn mạnh việc tức thì, quá nhanh như trong “chết tốt”, tức là “chết không kịp ngáp, chết tươi, chết liền”. Ngoài ra, tĩnh từ “tốt” cũng còn được đảo ngược lên trước danh từ để dùng trong những câu tục ngữ và một số trường hợp khác như “tốt bụng, tốt danh, tốt mã,…”. Ngày nay “tốt” lại bị dùng tưới hạt… súng để làm trạng từ như “học tốt, ăn tốt, ngủ tốt, làm tốt,…” cho đến cả… “ị tốt” cũng không chừng!

Trong tiếng Việt nếu nói “thanh kiếm tốt” thì được (“tốt” là “tĩnh từ” bổ nghĩa cho danh từ “thanh kiếm” và trong trường hợp này có nghĩa là đẹp, bền, sắc bén,…) nhưng nếu nói “hắn múa kiếm tốt” (“tốt” làm trạng từ bổ nghĩa cho động từ “múa kiếm”) là sai văn phạm và chướng lỗ tai gai con mắt vì cái chất ngoại lai của cách nói (hay viết) đó! Muốn nói về khả năng múa kiếm tuyệt luân của hắn thì phải nói là “hắn múa kiếm giỏi, hắn múa kiếm nhanh, hắn múa kiếm đẹp, hắn múa kiếm vi vút, hắn múa kiếm loang loáng…”. Tương tự như vậy, “học tốt” là học như thế nào? Tiếng Việt không thể nói “học tốt” mà phải nói “học giỏi, học khá, học được, học xuất sắc,…”; không nói “ăn tốt” mà phải nói “ăn ngon, ăn được (tức là ăn nhiều), ăn no, ăn đủ,…”; không nói “ngủ tốt” mà phải nói “ngủ ngon, ngủ yên giấc, ngủ say, ngủ thẳng giấc (ngủ thẳng cẳng)…”, tất cả đều tùy theo ý chính xác muốn nói gì. Ngoài ra, ngày nay trên báo cũng tuyền thấy cách dùng “tin tốt” thật là … vịt xiêm! Tiếng Việt không nói “tin tốt” mà phải nói là “tin mừng, tin vui, tin lành”, Nhưng than ôi, tiếng Việt càng ngày càng trở thành tiếng dịch hạch hay tiếng… Vàu trộn lộn tiếng… Vỹ!

Tiếng thuần Việt không đủ chữ để diễn tả các ý niệm trừu tượng, và tiếng Hán lại không đủ chữ để diễn tả các ý niệm cụ thể nên khi kết hợp cả Hán Việt và thuần Việt thì tiếng Việt đã trở nên hết sức phong phú nếu biết dùng cho đúng. Quan trọng là dùng đúng nghĩa đúng ý vì nhiều chữ tương đương giữa Hán Việt và thuần Việt không phải lúc nào cũng đồng nghĩa hoặc có cùng ý niệm như nhau. Vài ví dụ:

- “Tràng (trường) giang đại hải” tương đương từng chữ với “sông dài biển (bể) rộng” nhưng lại không cùng một ý. Trong tiếng Việt, “tràng giang đại hải” hàm ý chê bai, thường được dùng để chê cái gì đó dài dòng, luộm thuộm, lê thê, không cần thiết trong khi “sông dài biển rộng” lại hàm ý khen ngợi, thường được dùng để khen tình nghĩa, ân đức to lớn, sâu xa (không phải cái gì cũng là “sâu sắc” như vẫn thấy nhan nhản trên báo ngày nay).

- “Nhân tính” tương đương từng chữ với “tính người” nhưng khác ý niệm. Trong tiếng Việt “nhân tính” là chỉ bản tính hay tính chất của con người theo nghĩa lương thiện, tử tế, nhân ái chứ không như “thú tính”, là tính chất của thú vật khác với con người, còn “tính người” là nói về tính tình của một người.

- “Hỏa tiễn” tương đương từng chữ với “tên lửa” nhưng khác ý niệm. Trong tiếng Việt “tên lửa” là mũi tên bắn bằng cung có tẩm dầu và bùi nhùi ở đầu mũi tên rồi đốt lửa cháy trước khi bắn đi, tức là cái thứ vô cùng tối tân cổ đại này:
https://pm1.narvii.com/6174/815c02481357cf779471c7b1c4d55414fdbd20bb_hq.jpg

Chớ có lẫn lộn với “hỏa tiễn” là cái thứ…tối cổ hiện đại vớ vẩn này:
http://spaceq.ca/wp-content/uploads/2014/08/660x330xopen_space_orbital_945-660x330.jpg.pagespeed.ic.Lt7DYrC5fc.jpg

Và vô số những chữ khác nữa.

Tương tự như vậy, những chữ như “Nhà Trắng”, “Lầu Năm Góc”, … dù có viết hoa cũng chỉ là những chữ thuần Việt theo nghĩa cụ thể của muôn vàn danh từ chung khác chứ không mang ý niệm trừu tượng và độc nhất của danh từ riêng “Tòa Bạch Ốc” hay “Ngũ Giác Đài”, … Tóm lại, khi dùng “Nhà Trắng” là có thể gồm cả những loại nhà sơn màu trắng như thế này:
http://queeniekids.co/wp-content/uploads/2018/07/the-best-exterior-white-paint-colors-for-house-this-modern-farmhouse-style-home-is-painted-cottage-english-country-col.jpg

Còn “Tòa Bạch Ốc” thì chỉ có một trên toàn thế giới (The White House) và nằm ở đây:
https://www.eenews.net/image_assets/2019/04/image_asset_52043.jpg

“Lầu Năm Góc” có cả tỷ căn như thế này:
http://www.gardenproductsonline.co.uk/images/images/d_8636.jpg

Nhưng “Ngũ Giác Đài” chỉ có một trên toàn thế giới (The Pentagon) và nằm ở đây:
https://www.luminex.be/wp-content/uploads/2018/03/Pentagon-1080x675.jpg


ĐỘC LẬP Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dương Quảng Hàm dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn của Tàu chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ.
Í, sao nghe… kỳ kỳ vậy ta! Một chữ có nhiều nghĩa, từ đen tới bóng. Nội nghĩa đen của từng chữ thôi thì mỗi chữ “độc” và “lập” cũng đã có nhiều nghĩa rồi chứ đâu phải chỉ có nghĩa “riêng một mình” với “đứng” là hết. Đó là chưa nói đến chuyện ghép với nhau còn đẻ thêm ra bao nhiêu nghĩa nữa. Người nào đó nói chữ “độc lập” là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra thì không biết căn cứ vào đâu, nhưng điều quan trọng hơn nữa là họ nói thế mà bác tác giả cũng tin sao? Cả từ điển lẫn nhiều nguồn khác đều có trích dẫn lời Tuân Tử từ thời Chiến Quốc nói về quốc gia độc lập rồi chứ đâu phải chờ đến lúc ông Tôn Dật Tiên “phát minh” ra chữ này!

Còn cái lý do có liên hệ với trong các tổ chức quốc tế thì càng… vớ vỉn hơn nữa. Đâu phải quốc gia nào cũng có chân trong các tổ chức quốc tế. Nếu vậy thì những nước không có chân trong bất cứ tổ chức quốc tế nào mới có thể gọi là độc lập sao (vì họ đứng riêng rẽ một mình) còn những nước có chân thò vào lung tung mọi tổ chức quốc tế thì đứng chung với nhiều nước khác thì không gọi được là độc lập? Nếu đòi phải đóng cửa kín mít và không gia nhập bất cứ tổ chức quốc tế nào mà cũng không được buôn bán giao thiệp với nước nào cả thì mới thực sự đúng nghĩa “đứng riêng rẽ một mình” để gọi là độc lập thì chắc đã không có chữ “độc lập” rồi vì đâu có ai đặt ra chữ để gọi một chuyện không hề có!

À quên, cũng có thể có chứ, chẳng hạn như Chump hiện nay đang tìm cách xây tường bít kín cả nước Mỹ và không muốn giao thiệp với nước nào cả để ôm nhau tự gáy mình ên thì chắc là có ý muốn đưa nước Mỹ vào chỗ “đứng riêng rẽ một mình” thực sự để thành một nước Mỹ độc lập đúng với nghĩa đen thủi đen thui của chữ độc lập!


BÊ TÔNG HÓA con đường. Bê tông là từ phu, hóa là từ chính. Đây cũng là văn phạm Hán Việt. Để thành lập từ kép thì cả 2 từ đơn đều phải tiếng Hán Việt. Ở đây bê tông lại là tiếng Pháp (béton) phiên âm ra, do đó nói bê tông hóa là sai. Ngoài ra, nghĩa cũng sai vì từ bê tông hóa được dùng phải được hiểu là con đường đà được biến hóa thành một khối bê tông. Vì vậy, không nên nói bê tông hóa mà nói một cách bình thường: tráng bê tông con đường, vừa đúng lại vừa dễ hiểu.
Đúng lắm! Nhưng có một chữ hơi… lọng cọng. Đó là chữ “tráng”. “Bê tông” thì không “tráng” được mà phải “đổ” bê tông. Muốn tráng thì chỉ có thể tráng nhựa.


Còn một lô HÓA rất bậy bạ trong sách vở báo chi, trong chương trình truyền thanh, truyền hình như : nghèo hóa, giàu hóa, no hóa, đói hóa, khôn hóa, dại hóa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ Việt Nam!
Quá tội luôn đi chớ! Tiếng Việt đi đâu mất cả rồi mà chỉ còn một mớ trộn lộn hổ lốn tiếng vàu, tiếng vỹ và tiếng vịt!


HOÀN CẢNH. Trong một bài báo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cảnh lắm”. Đố các bạn biết người ta muốn nói gì? Xin thưa, muốn nói “Cô ấy đang sống trong hoàn cảnh bi thảm”!!! Các bạn có chịu nổi với cách viết văn như thế đó không ?
Thưa không! Chịu thế nào nổi mà chịu cho được! Khổ nỗi kiểu này bây giờ nó chạy đầy đường, như “ấn tượng”, “cá tính”… ôi thôi là tùm lum hết như nồi cám heo!


KIÊU NGẠO. Có người nhờ tôi giải thích một câu nói trong sách báo nào đó :”Thằng A hay kiêu ngạo người khác.” Tôi không giải thích được vì không rõ câu nầy có nghĩa: “thằng A thường tỏ ra kiêu căng với người khác”, hay là “thằng A thường chế nhạo người khác”. Chắc chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn vì dùng từ kiêu ngạo như thế là sai rồi thì không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được.
Hic hic… sao giống vụ “Hậu quả Sang bị Hùng thủng dạ dày” dữ vậy nè!


TRAO ĐỔI. Từ nầy có nghĩa là đưa qua đưa lại các vật với nhau. Ngày nay người ta lại dùng từ nầy một cách sai lầm để thay thế cho từ bàn bạc hay thảo luận. Thí dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đã trao đổi với đồng chí chử tịch”
Chữ này với chữ “chia sẻ” nữa. Không biết chia sẻ cái gì mà cứ nghe chia sẻ liên tu bất tận suốt ngày chứ không còn ai “nói” hay “cho biết” nữa hết! Chuyện đi chợ đi nhậu mà cũng đem… chia sẻ mới được chứ không chịu kể hay nói với ai hết!


LÀM TỐT. Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi, học giỏi.
Í, ở đây cũng có ... vạch ra mấy con “tốt” đen này. Không lẽ bây giờ đi xóa mấy con “tốt” đỏ của tui ở trên thì phí hết công tui bắt tép nuôi cò, cò ăn cho… “tốt” cò dò lên cây! Thôi, cứ để đấy vậy!

Ối, sao nhiều quá, oải cả tay rồi! Đến tuổi này sao chân tui yếu, tay tui mềm hết rồi. Thép đã tôi nặng tội thế đấy! Thế nên để đấy khi nào khoe khỏe lại tiếp tục. Bây giờ thì… thư của mỗ đành chấm dứt ở đây sau khi đề thêm hai chữ… ứ ừ ữ…thôi nghen!

Triển
06-04-2019, 08:41 PM
LÀM TỐT. Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi, học giỏi.

Í, ở đây cũng có ... vạch ra mấy con “tốt” đen này. Không lẽ bây giờ đi xóa mấy con “tốt” đỏ của tui ở trên thì phí hết công tui bắt tép nuôi cò, cò ăn cho… “tốt” cò dò lên cây! Thôi, cứ để đấy vậy!






Tui có cảm giác là người Bắc kỳ dùng chữ "tốt" như người Nam kỳ dùng chữ "được".

Ví dụ khi hỏi "Bác khoẻ không".

Người Bắc có thể trả lời là: Ắn tốt, ngủ tốt.

Người Nam thường trả lời là: Ăn được ngủ được.

Chữ "giỏi", "hay" có lẽ ngoài Bắc được đánh giá "cao" hơn chữ "tốt". Người tàu cái gì cũng "hảo", người Tây phương cái gì cũng "good".

Cái dở của Nam Kỳ là chịu sự chi phối quá nặng của Bắc Kỳ từ sau năm 1975. Hể chữ nào của Bắc Kỳ là được trọng dụng. Rồi thì "mất gốc" luôn.

Nếu tinh thần tự trọng của Nam kỳ cao thật, ngôn ngữ Bắc kỳ truyền miệng, truyền mắt, truyền thanh, truyền hình ...v.v.v đều sẽ không có chỗ đứng ở Sài-Gòn hoặc lục tỉnh miền Nam.

Người Nam kỳ có lẽ giống như con trừu. Con đầu đàn đi ra sao là cả bầy kéo theo như vậy. Không có nhiều chủ ý.

Triển
06-04-2019, 08:58 PM
Bổ túc:

* Ở dạng tính từ: Thắng đó được lắm, con nhỏ đó được. Tính mẹ kia được. Cái kiểu cha đó ô cơ, ủa lộn được.

* Ở dạng trạng từ:
- bổ nghĩa cho động từ: ăn được, ngủ được, hát được, nói được ...
- bổ nghĩa cho tính từ và trạng từ: quá được. được lắm, được ghê, vẫn được, còn được
- bổ nghĩa cho cả câu: Thời tiết hôm nay được quá, đã quá. Chuyến đi về miền Tây rất được, tui hài lòng lắm.

008
06-06-2019, 08:59 AM
Tui có cảm giác là người Bắc kỳ dùng chữ "tốt" như người Nam kỳ dùng chữ "được".

Ví dụ khi hỏi "Bác khoẻ không".

Người Bắc có thể trả lời là: Ắn tốt, ngủ tốt.

Người Nam thường trả lời là: Ăn được ngủ được.

Chữ "giỏi", "hay" có lẽ ngoài Bắc được đánh giá "cao" hơn chữ "tốt". Người tàu cái gì cũng "hảo", người Tây phương cái gì cũng "good".

Cái dở của Nam Kỳ là chịu sự chi phối quá nặng của Bắc Kỳ từ sau năm 1975. Hể chữ nào của Bắc Kỳ là được trọng dụng. Rồi thì "mất gốc" luôn.

Nếu tinh thần tự trọng của Nam kỳ cao thật, ngôn ngữ Bắc kỳ truyền miệng, truyền mắt, truyền thanh, truyền hình ...v.v.v đều sẽ không có chỗ đứng ở Sài-Gòn hoặc lục tỉnh miền Nam.

Người Nam kỳ có lẽ giống như con trừu. Con đầu đàn đi ra sao là cả bầy kéo theo như vậy. Không có nhiều chủ ý.



Cái vụ xài chữ “tốt” như tiếng Tàu này có lẽ chỉ… “loạn lạc” từ khoảng 1954 trở lại đây thôi nếu quả thật bắt nguồn từ ngoài Bắc, và có thể là vì:

1) “Môi hở răng lạnh” với Tàu quá “núi liền núi, sông liền sông” đến mức càng ngày càng “đất liền đất” luôn nên nó nói sao thì bê nguyên mâm về nói lại
2) Vì cái đám dịch phim Tàu dịch hạch quá độ (nhiều khi là Tàu dịch không chừng) rồi thiên hạ coi riết nên nhiễm luôn. Sau đó là báo chí truyền hình cũng xài kiểu đó nên lại càng củng cố cái bậy bạ thêm nữa.

Đây là tại ngôn ngữ bị dùng sai và lai căng sau này chứ không phải người Bắc nói như vậy, ít nhất là tui không nghe không thấy người Bắc… ri cư dùng chữ “tốt” làm trạng từ theo kiểu “ăn tốt, ngủ tốt” bao giờ. Kiểu xài này là vì bị nhiễm độc tàu vị yểu sau này (tui cho là cũng do chuyện dịch hạch dịch tả mà ra hết). Ta đã có câu ca dao từ thời… tám tổng nào rồi là ...

“Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ là tiền vất đi” (hay “mất tiền thêm lo”)

Chứ nếu là “Ăn tốt ngủ tốt” thì có mà… điên!

Tình trạng dịch hạch, đủ các loại dịch, nhất là dịch phim Tàu là một trong những lý do chính đưa đến nạn hủy hoại tiếng Việt. Bàn dân thiên hạ cắm đầu vô coi phim bộ từ lồng tiếng cho đến phụ đề hết ngày này tháng nọ thì đương nhiên phải bị nhiễm cái thứ tiếng … dịch hạch đó thôi rồi từ quen tai quen mắt mà đem dùng luôn, một lây mười, mười lây trăm, trăm lây ngàn cho đến khi thành tiếng vịt cả nước mà không ai hay biết hoặc còn nhớ tiếng Việt thực sự nói như thế nào. Tui lấy một ví dụ có lần tui thấy phim Tàu chạy phụ đề cho lời nói chuyện qua lại giữa một chàng công tử và một nàng tiểu thư và chàng cầm tay nàng trợn mắt nhìn thẳng mặt nàng nói: “Gả cho ta đi!” làm tui đang đứng xớ rớ đó phải buộc miệng bình loạn theo phản xạ ngay lập tức. Tui xin bỏ qua chuyện xảy ra như thế nào kế đó với mọi người đang túm tụm ngồi xem mà chỉ nêu thí dụ về cái tiếng vịt dịch hạch này thôi.

Tàu nói: “Chá cẩy wờ”, tiếng Việt từng chữ sẽ là “Giá cho tôi”. “Giá” ở đây có nghĩa là “lấy chồng” như trong “giá thú” (“thú” là lấy vợ). Tiếng dịch hạch theo sát đít từng chữ lẫn cách dùng và văn phạm của một ngoại ngữ thì bắt buộc phải thành tiếng... vịt. Tiếng Việt thật phải nói là “Lấy anh nhá”, “Về làm vợ anh nhá”, “em bằng lòng làm vợ anh không?” “Anh xin cưới em nhé”, ... Đại khái như vậy đi vì tui kém văn chương chữ nghĩa sáng tạo hay hoa mỹ trong lãnh vực này, nhưng vấn đề ở đây là tuyệt đối không thể dùng động từ “gả” kiểu này trong tiếng Việt mà phải là cha mẹ hoặc một người lớn đại diện gả con cho ai đó. Tui hầu như chắc chắn là ngày nay ắt phải có những … “top mấy chục, mấy trăm, mấy ngàn diva hay divan” gì đó đã nhiễm loại tiếng vịt dịch hạch này để nói ra những câu như “Em không gả cho anh đâu!” khi mấy chàng vịt đẹt ngỏ lời “Gả cho anh đi!” tỉnh bơ như thể đó là tiếng Việt vậy!

Ngày trước cũng không bao giờ có ai nói “học tốt” mà bây giờ lại “chạy đầy đường”, chạy luôn vào trường đăng cả bích chương … “tuyên truyền” học sinh học cho “tốt” và thầy cô gì cũng nói thế luôn mới là ác… ôn côn đồ chớ! Riêng chữ “được” trong trường hợp này thì tui thấy thì Bắc Trung Nam gì cũng dùng hết, tùy theo ý họ muốn nói “được” đến mức nào, như “cũng được”, “được được”, “tạm được”, “được quá”,… hoặc những chữ nồng nhiệt hơn nữa như “hay”, “đẹp”, v.v... Loại nói “được” này cũng tương đương và có thể thay bằng “tàm tạm”, “bình thường”, đỡ đỡ”, “kha khá”, hay loại nói “ổn” của người miền Bắc, chẳng hạn như “thế cũng ổn, hát cũng ổn, làm cũng ổn,…” mà tiếng Mỹ hay nói là “OK”, và tiếng Tàu nó nói chính là… là… là… “hảo” luôn và bị dịch hạch thành tiếng vịt “tốt” “tốt” và “tốt”! Ngay cả cách nói “ổn” trong mọi trường hợp như hiện nay cũng làm tai, mắt, mũi, họng tui khó chịu lắm lắm tuy dù sao cũng còn đúng về mặt văn phạm!

008
06-06-2019, 09:23 AM
[Bình tiếp]


LÃNH ĐẠO. Tôi không tìm thấy chữ nầy trong các tự điển Hán Việt nhưng lại có trong tự điển của Tàu hiện nay 领导 và có nghĩa là điều khiển, hướng dẫn con đường đi. Vậy rõ ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày nay người ta lại dùng làm danh từ. Thí dụ: “Lãnh đạo đã chỉ thị như thế”Đấy là vì “môi” khứa Tàu nó hở ra chữ này vừa là động từ vừa là danh từ cho nên “răng”vịt mới lạnh run lập cập bèn “nắm bắt” ngay để dùng theo cho… thống nhất chữ nghĩa luôn hầu chờ ngày đồng hóa! Tiếng Việt thật chỉ dùng “lãnh đạo” là động từ. Muốn dùng danh từ thì phải thêm những chữ như “giới, ban, nhóm, … vào trước hoặc dùng chữ “lãnh tụ”.

Thí dụ khác về việc bê nguyên xi tiếng Tàu về làm tiếng vàu:
http://i64.tinypic.com/2qxakq0.jpg

“Tuyên truyền” hiến tặng bộ phận cơ thể (đủ mọi bộ phận trên cơ thể chứ không phải riêng gì “tạng” mà gọi là “hiến tạng”)? Chắc là đi thả truyền đơn tuyên truyền cho quân dân cá nước cùng nhau đi hến tặng bộ phận cơ thể. Tiếng Tàu gọi một chương trình quảng bá hay quảng cáo về chuyện gì đó là “tuyên truyền” và nay cũng thấy nhan nhản trong tiếng vịt nào là “tuyên truyền một cuốn phim mới, tuyên truyền mốt thời trang mới” rồi bây giờ lại “tuyên truyền” cả chuyện hiến tặng bộ phận cơ thể! Trong tiếng Việt (ngay cả trong tiếng Anh) chữ “tuyên truyền” bao giờ cũng mang ý cố tình bóp méo sự thật để thuyết phục người khác cho mục đích chính trị hoặc để tẩy não, Ngoài ra, cũng có những trường hợp những người có tính lươn lẹo lúc nào mở miệng ra là tự động tuyên truyền dối trá ngay, chẳng hạn như Tronald Dumb!

Một chữ khác bây giờ cũng thấy tiếng vịt xài như tiếng tàu, là chữ “thân phận” theo nghĩa của Tàu là “căn cước” (identity). Nghĩa của “thân phận” trong tiếng Hán Việt là gốc gác và tầng lớp hoặc địa vị xã hội của một người, ví dụ người nào đó có thân phận cao quý hoặc thân phận thấp kém, còn “identity” thì ta dùng “căn cước” hoặc “danh tính”.

Thí dụ về cách dùng chữ sai chỗ:
http://i65.tinypic.com/9i4cwz.jpg

“Săn” trong những trường hợp như thế này chỉ có thể dùng như là một loại tiếng lóng riêng với nhau chứ không bao giờ dùng trong một bản tin hoặc bài viết nghiêm chỉnh. Tuyệt đối không nên dùng kiểu này dù có thêm ngoặc kép quanh chữ đó, chứ đừng nói đến chuyện để nguyên như thể là một chữ thích đáng cho câu này! Giáo viên là… con thú hay con mồi hay sao mà Đài Loan đi “săn” với đi “lùng” để… bắt về! Chắc đã quen kiểu rủ rê nhau đi “săn” gái ngoài đầu đường xó chợ nên cái gì bây giờ cũng “săn” với “lùng”! Phải đuổi cổ thằng chủ bút trước rồi “cải tạo” thằng phóng viên. Tái phạm thì đuổi cổ luôn! Úp xì, hay là có khi cả hai thằng đều có thẻ đảng không chừng! Đúng là thời… nhiễu nhương tiếng vịt!


Sự rối loạn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đáng tiếc. Từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của tiếng Pháp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được minh bạch về từ vựng nên trở nên sáng sủa và rõ nghĩa, nay có biểu hiện rối rắm về từ vựng và trở nên tối tăm, có lẽ do mấy ông đi học bên Tàu về. Tiếng Tàu thì rất lôi thôi về từ vựng, ai cũng rõ điều đó.

Oái, không phải thế đâu! Chơi tiếng Tây vô nó càng rối ren lủng củng mơ hồ lắm chứ không có sáng sủa gì thêm đâu! “Đờ-puy kờ giơ la con-nế”, suốt ngày mỏa toàn là…

“Khi thân em bừng thức dậy, em bắt đầu run rẩy. Nhưng nếu tim em rung động, em bắt đầu mơ mộng. Trên đời này có một gã cứ yêu em khờ dại. Dù không quen biết em nhưng lại sẵn sàng hiến cả cuộc đời gã cho em. Tình cho không biếu không, em không thể bán đi. Tình cho không biếu không, em không thể mua vào. Tình sao em không biếu? Vì em có thể biếu không.” [Enrico Marcias - L'amour C'est Pour Rien]

Coi bộ biết tiếng Tây viết đã chẳng minh bạch hơn tí nào mà lại còn… shên shến thế nào ấy!

Tiếng Việt trước đây trong miền Nam đã trong sáng và ý nhị lắm rồi chứ có đâu như ngôn ngữ ngày nay, đã không tiến thì chớ mà càng ngày lại càng chồn… lùi mạt rệp luôn! Tui nghĩ cái công làm cho tiếng Việt trong sáng đó có thể là của Tự Lực Văn Đoàn một phần không nhỏ kể từ khi nhóm này cổ vũ chữ quốc ngữ, kêu gọi và đi tiên phong trong việc viết văn giản dị, trong sáng bằng tiếng Việt dễ hiểu cho mọi thành phần độc giả và nhất là tránh dùng chữ Hán Việt càng nhiều càng tốt. Ở miền Nam trước năm 1975 học sinh trung học đều được học về Tự Lực Văn Đoàn và các tác phẩm tiêu biểu của văn đoàn này. Tui nghe nói ngoài Bắc trong những thập niên 50 và 60, văn đoàn này bị liệt vào thành phần “phản động” và các tác phẩm của họ bị cấm tiệt chứ đừng nói đến chuyện đưa văn đoàn này vào chương trình giáo dục. Tui nhớ có đọc đâu đây hoặc có người kể cho nghe một câu chuyện là khi hỏi một cô giáo ngoài bắc về Tự Lực Văn Đoàn thì cô ta cứ ngỡ đó là một đoàn… cải lương hay đoàn kịch nào đó! Có vị nào trong này biết chuyện này hay sống ở ngoài Bắc trong những thập niên 50, 60 có thể xác nhận hay phủ nhận gì không? Bởi vậy nên giờ đây nếu có văn đoàn thì chỉ có Nô Lệ Văn Đoàn viết văn bằng tiếng vàu!


LƯU BAN. Học sinh kém quá không được lên lớp thì gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban 班 là lớp học nhưng với tiếng Hán Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) thì ban không phải là lớp học mà có nghĩa rất xa lạ (ban phát, hạng thứ, đem quân trở về). Do đó, dùng tiếng lưu ban để nói học sinh không được lên lớp thì không ổn chút nào. Dùng chữ lưu cấp 留級 thì gần đúng nghĩa hơn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Mình đã có chữ thuần Việt đã dùng từ lâu là ở lại lớp, rất hay vì phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được.
Hic hic… lại còn chuyện giáo viên “đứng lớp” nữa chứ! Chỉ đứng chứ không ngồi và cũng không đi đi lại lại. Tiếng Vàu nói: “Giáo viên đứng lớp hạ quyết tâm lên kế hoạch tiến hành tìm đáp án cho học sinh lưu ban”! Chỉ được “đứng lớp” chứ không phải ngồi, phải “hạ quyết tâm” chứ không phải thượng, “lên kế hoạch” chứ không phải xuống, “tiến hành tìm” chứ không phải tìm hay “thoái lập tầm”, “đáp án” chứ không phải giải pháp và dĩ nhiên…. “lưu ban” chứ không phải ở lại lớp!


TRANH THỦ. Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975, và có nghĩa là lợi dụng tình hình để làm được việc gì đó. Thí dụ: “trong chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đã tranh thủ kiếm chác được chút ít” Tôi đã cố tìm hiểu xuất xứ của từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thủ không có trong tiếng Hán Việt nhưng hiện nay đang được dùng bên Tàu.
Thì bây giờ toàn (bổn này ghi “toàn” nhưng có bản chép là “tuyền”) là tiếng Tàu âm Việt để thành tiếng… vàu mà lị, chẳng hạn như “Em tranh thủ sở hữu miếng thịt lợn để kho cho bằng được nồi thịt mà lại để bị khét. Loay hoay mãi vẫn không biết tiến hành triển khai phương án theo quy trình và trình tự nào để khắc phục cái nan đề thịt kho khét này!!!”


Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lý vì nó sẽ làm rối rắm ngôn ngữ của mình. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩa. Thí dụ,大家 , tiếng Hán Việt đọc đại gia và có nghĩa là người hay gia đình có vai vế trong xã hội, trong khi đó tiếng Tàu hiện đại đọc là dà jià và có nghĩa là tất cả mọi người. Một thí dụ khác: 東西 tiếng Hán Việt đọc là đông tây và có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đại đọc là dòng xì và có nghĩa là hàng hóa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phải được xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách bừa bãi vào tiếng Việt.
À, “đông tây” là… đồ, vậy mai này có ai hỏi ta đi đâu thì ta có thể mần một phát dăng chương “khứ mãi đông tây” thay vì “đi mua đồ”! Tui thấy Tàu cũng dùng “đông tây” để chỉ bất cứ thứ gì khi không muốn nói rõ ra hoặc có nhiều thứ quá nên mất công… chia sẻ từng thứ từ những thứ vớ vẩn lặt vặt, cả hữu hình lẫn vô hình, cho đến cả những chuyện ngồi lê đôi mách luôn. Nói tóm lại “đông tây” này của Tàu có thể gọi chung là… “đồ” như “đi mua đồ, đi ăn đồ, đi gởi đồ, đi lấy đồ,…” Đồ đây là đồ đạc chứ không phải Đồ Sơn hay đồ nhà đồ người gì đâu đấy!

Vậy hôm nay ta “trao đổi” đến đây thôi, khi khác tui lại “chia sẻ sẻ chia đông tây" nữa.

Triển
06-06-2019, 10:13 AM
Cái vụ xài chữ “tốt” như tiếng Tàu này có lẽ chỉ… “loạn lạc” từ khoảng 1954 trở lại đây thôi nếu quả thật bắt nguồn từ ngoài Bắc, và có thể là vì:

1) “Môi hở răng lạnh” với Tàu quá “núi liền núi, sông liền sông” đến mức càng ngày càng “đất liền đất” luôn nên nó nói sao thì bê nguyên mâm về nói lại
2) Vì cái đám dịch phim Tàu dịch hạch quá độ (nhiều khi là Tàu dịch không chừng) rồi thiên hạ coi riết nên nhiễm luôn. Sau đó là báo chí truyền hình cũng xài kiểu đó nên lại càng củng cố cái bậy bạ thêm nữa.

Đây là tại ngôn ngữ bị dùng sai và lai căng sau này chứ không phải người Bắc nói như vậy, ít nhất là tui không nghe không thấy người Bắc… ri cư dùng chữ “tốt” làm trạng từ theo kiểu “ăn tốt, ngủ tốt” bao giờ. Kiểu xài này là vì bị nhiễm độc tàu vị yểu sau này (tui cho là cũng do chuyện dịch hạch dịch tả mà ra hết). Ta đã có câu ca dao từ thời… tám tổng nào rồi là ...

“Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ là tiền vất đi” (hay “mất tiền thêm lo”)

Chứ nếu là “Ăn tốt ngủ tốt” thì có mà… điên!

Tình trạng dịch hạch, đủ các loại dịch, nhất là dịch phim Tàu là một trong những lý do chính đưa đến nạn hủy hoại tiếng Việt. Bàn dân thiên hạ cắm đầu vô coi phim bộ từ lồng tiếng cho đến phụ đề hết ngày này tháng nọ thì đương nhiên phải bị nhiễm cái thứ tiếng … dịch hạch đó thôi rồi từ quen tai quen mắt mà đem dùng luôn, một lây mười, mười lây trăm, trăm lây ngàn cho đến khi thành tiếng vịt cả nước mà không ai hay biết hoặc còn nhớ tiếng Việt thực sự nói như thế nào. Tui lấy một ví dụ có lần tui thấy phim Tàu chạy phụ đề cho lời nói chuyện qua lại giữa một chàng công tử và một nàng tiểu thư và chàng cầm tay nàng trợn mắt nhìn thẳng mặt nàng nói: “Gả cho ta đi!” làm tui đang đứng xớ rớ đó phải buộc miệng bình loạn theo phản xạ ngay lập tức. Tui xin bỏ qua chuyện xảy ra như thế nào kế đó với mọi người đang túm tụm ngồi xem mà chỉ nêu thí dụ về cái tiếng vịt dịch hạch này thôi.

Tàu nói: “Chá cẩy wờ”, tiếng Việt từng chữ sẽ là “Giá cho tôi”. “Giá” ở đây có nghĩa là “lấy chồng” như trong “giá thú” (“thú” là lấy vợ). Tiếng dịch hạch theo sát đít từng chữ lẫn cách dùng và văn phạm của một ngoại ngữ thì bắt buộc phải thành tiếng... vịt. Tiếng Việt thật phải nói là “Lấy anh nhá”, “Về làm vợ anh nhá”, “em bằng lòng làm vợ anh không?” “Anh xin cưới em nhé”, ... Đại khái như vậy đi vì tui kém văn chương chữ nghĩa sáng tạo hay hoa mỹ trong lãnh vực này, nhưng vấn đề ở đây là tuyệt đối không thể dùng động từ “gả” kiểu này trong tiếng Việt mà phải là cha mẹ hoặc một người lớn đại diện gả con cho ai đó. Tui hầu như chắc chắn là ngày nay ắt phải có những … “top mấy chục, mấy trăm, mấy ngàn diva hay divan” gì đó đã nhiễm loại tiếng vịt dịch hạch này để nói ra những câu như “Em không gả cho anh đâu!” khi mấy chàng vịt đẹt ngỏ lời “Gả cho anh đi!” tỉnh bơ như thể đó là tiếng Việt vậy!

Ngày trước cũng không bao giờ có ai nói “học tốt” mà bây giờ lại “chạy đầy đường”, chạy luôn vào trường đăng cả bích chương … “tuyên truyền” học sinh học cho “tốt” và thầy cô gì cũng nói thế luôn mới là ác… ôn côn đồ chớ! Riêng chữ “được” trong trường hợp này thì tui thấy thì Bắc Trung Nam gì cũng dùng hết, tùy theo ý họ muốn nói “được” đến mức nào, như “cũng được”, “được được”, “tạm được”, “được quá”,… hoặc những chữ nồng nhiệt hơn nữa như “hay”, “đẹp”, v.v... Loại nói “được” này cũng tương đương và có thể thay bằng “tàm tạm”, “bình thường”, đỡ đỡ”, “kha khá”, hay loại nói “ổn” của người miền Bắc, chẳng hạn như “thế cũng ổn, hát cũng ổn, làm cũng ổn,…” mà tiếng Mỹ hay nói là “OK”, và tiếng Tàu nó nói chính là… là… là… “hảo” luôn và bị dịch hạch thành tiếng vịt “tốt” “tốt” và “tốt”! Ngay cả cách nói “ổn” trong mọi trường hợp như hiện nay cũng làm tai, mắt, mũi, họng tui khó chịu lắm lắm tuy dù sao cũng còn đúng về mặt văn phạm!


Bắc kỳ nè: Tự điển Khai Trí Tiến Đức (http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/s-t.html)

https://i.imgur.com/KdrwzYN.png

https://i.imgur.com/GeleBwA.png

Triển
06-06-2019, 10:22 AM
Nguyên nhóm này dường như không có ông nào Nam kỳ hết:

Phạm Quỳnh (chủ bút), Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ,
Nguyễn Văn Luận, Phạm Huy Lục, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến,
Nguyễn Đôn Phục, và Đỗ Thận

(theo wiki (https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_Tr%C3%AD_Ti%E1%BA%BFn_%C4%90%E1%BB%A9c), chẳng biết trúng trật!)

008
06-06-2019, 12:14 PM
Các thí dụ nêu ra trong tự điển đó về chữ "tốt" đều thuộc một trong hai trường hợp tui đã ghi trong phần bình loạn của tui ở trên rồi: 1) “tốt” là tĩnh từ và 2) "đảo ngược “tốt” ra trước danh từ để dùng trong những câu tục ngữ và một số trường hợp khác như “tốt bụng, tốt danh, tốt mã,…”". Hoàn toàn không có thí dụ nào dùng “tốt” làm trạng từ đặt câu xuôi bình thường.

Riêng câu “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” thì cái việc “làm tốt” ở đó phải hiểu là “làm sao cho mình trông như là một người đẹp, người tốt hoặc có tài” chứ không phải là trạng từ theo nghĩa “làm một việc gì đó có hiệu quả hay mỹ mãn” như kiểu “Đồng chí đã làm tốt công tác chưa?” “Dạ, em làm tốt công tác rồi”. Nói cách khác câu đó phải hiểu là “xấu hay làm [cho mình trông như là người] tốt, dốt hay nói… “từ””, tức là thực chất người đó như thế nào (kém cỏi) thì họ sẽ làm sao cho người khác thấy ngược lại (là thấy họ đẹp hay họ giỏi). Tóm lại, chữ “tốt” trong câu đó cũng là một tĩnh từ bổ nghĩa cho phần danh từ hiểu ngầm (chứ không nói rõ ra vì quá dài mà làm mất đi vần điệu của một câu tục ngữ ngắn gọn) là “người” (người tốt, người đẹp, người giỏi)!

ốc
06-06-2019, 03:27 PM
Hoàn toàn không có thí dụ nào dùng “tốt” làm trạng từ đặt câu xuôi bình thường.

Nè:
- Họ cư xử rất tốt.
- Cỏ mọc xanh tốt.
- Chết tốt. (Ý nói là chết chắc.)
- Nói tốt (về người này, người kia).

008
06-06-2019, 04:48 PM
Nè:
- Họ cư xử rất tốt.
- Cỏ mọc xanh tốt.
- Chết tốt. (Ý nói là chết chắc.)
- Nói tốt (về người này, người kia).
Thoạt nhìn thì tưởng là trạng từ nhưng xét kỹ thì không hẳn vậy.

1) Họ cư xử rất tốt: “Tốt” trong trường hợp này có nghĩa là “tử tế, lịch sự” và “cư xử” ở đây là một loại “linking verb” nếu dùng cách gọi tương đương với tiếng Anh (tức là cũng như “thì”, “là” (“to be”)) để nối chủ từ với phần còn lại trong câu chứ không phải là hành động làm một việc gì đó. “Cư xử” gồm nhiều thứ tạo thành chung trạng thái lịch sự, nhã nhặn, tử tế. “Họ cư xử (với mọi người) rất tốt” = “cách họ cư xử (với mọi người) rất tốt” = “họ lịch sự (với mọi người)” = “Họ tử tế (với mọi người). Có thể thay”cư xử” bằng “thì”, “là” hoặc nhiều “linking verbs” khác cho đỡ nhàm chán và chính xác hơn so với “thì”, “là” như “đối đãi”, “tỏ ra”, “có thái độ”, … hay chỉ nói đơn giản là “họ rất tốt (với mọi người)” cũng đều được cả. Vậy “tốt” này thật sự là tĩnh từ diễn tả tính chất của chủ từ “họ” và được nối với chủ từ bằng một “linking verb” chứ không phải là trạng từ bổ nghĩa cho một động từ thông thường diễn tả một hành động.

2) Cỏ mọc xanh tốt: “Tốt” này cũng không có nghĩa “tốt xấu”, “hay dở” đang bàn mà có thể hiểu câu này theo hai cách. Cách hiểu thứ nhất là “cỏ mọc xanh và tốt” (“tốt” là tĩnh từ nói về sắc thái non, mới, khỏe, tươi của “cỏ” được nối với chủ từ "cỏ" bằng linking verb "mọc" và có thể viết kém hay hơn nhưng vẫn đồng nghĩa là "cỏ thì xanh tốt") và cách hiểu thứ hai là “tốt” bổ nghĩa cho tĩnh từ “xanh” (xanh tốt, xanh tươi, xanh ngát, xanh thẫm, xanh nhạt…). Trường hợp này thì có thể gọi là trạng từ vì bổ nghĩa cho tĩnh từ nhưng vì “tốt” này không phải có nghĩa “tốt xấu”, “hay dở” đang bàn mà có nghĩa là “tươi”, “ngát”, “đậm”,… của màu xanh. Như vậy thì phải xem chữ “tốt” ở đây là chữ khác có nghĩa khác chứ không phải “tốt” của tốt xấu”, “hay dở” đang bàn.

3) Chết tốt. (Ý nói là chết chắc.): Đã có đề cập trong phần bình loạn ở trên rồi và đương nhiên “tốt” này không hề có nghĩa “tốt đẹp” gì cả nên cũng không phải là “tốt” đang bàn mà phải xem là chữ khác.

4) Nói tốt (về người này, người kia): “Tốt” ở đây rõ ràng là không bổ nghĩa cho “nói” chút nào vì không phải nói “một cách tốt” mà “nói tốt” đây là nói ra những điều tốt lành, tốt đẹp về một người nào đó, tức “tốt” vẫn là tĩnh từ bổ nghĩa cho những điều đó. Còn những câu như “hắn nói tiếng Việt tốt” thì "tốt" đó mới là bổ nghĩa cho “nói” và nếu nói thế là nói tiếng vịt. Tiếng Việt phải nói là “hắn nói tiếng Việt giỏi”, “hắn nói tiếng Việt thông thạo”, “hắn nói tiếng Việt lưu loát”...

ốc
06-06-2019, 05:09 PM
Cư xử là behave, hay là act chứ làm sao mà to be được? Chả nhẽ cách cư xử thì dịch là being à?

Mấy thí dụ đó dịch sang tiếng Anh thì chữ tốt thành ra well, tức là một trạng từ.

- They behave well. They act appropriately.
- Grass grows well. Grass grows rapidly.
- Very well be dead. Certainly dead.
- Speak well (of someone). Talk nicely (about someone).

Triển
06-06-2019, 05:29 PM
Các thí dụ nêu ra trong tự điển đó về chữ "tốt" đều thuộc một trong hai trường hợp tui đã ghi trong phần bình loạn của tui ở trên rồi: 1) “tốt” là tĩnh từ và 2) "đảo ngược “tốt” ra trước danh từ để dùng trong những câu tục ngữ và một số trường hợp khác như “tốt bụng, tốt danh, tốt mã,…”". Hoàn toàn không có thí dụ nào dùng “tốt” làm trạng từ đặt câu xuôi bình thường.

Riêng câu “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” thì cái việc “làm tốt” ở đó phải hiểu là “làm sao cho mình trông như là một người đẹp, người tốt hoặc có tài” chứ không phải là trạng từ theo nghĩa “làm một việc gì đó có hiệu quả hay mỹ mãn” như kiểu “Đồng chí đã làm tốt công tác chưa?” “Dạ, em làm tốt công tác rồi”. Nói cách khác câu đó phải hiểu là “xấu hay làm [cho mình trông như là người] tốt, dốt hay nói… “từ””, tức là thực chất người đó như thế nào (kém cỏi) thì họ sẽ làm sao cho người khác thấy ngược lại (là thấy họ đẹp hay họ giỏi). Tóm lại, chữ “tốt” trong câu đó cũng là một tĩnh từ bổ nghĩa cho phần danh từ hiểu ngầm (chứ không nói rõ ra vì quá dài mà làm mất đi vần điệu của một câu tục ngữ ngắn gọn) là “người” (người tốt, người đẹp, người giỏi)!



Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ: làm mà là danh từ cái lon lước rì trong câu í man!





Tốt lo, tài lo, giỏi lo.... : Lo này cũng là danh từ luôn tốt? (thầy Ốc mới dạy, tốt là chắc)





Thí dụ của thầy Ốc: Nói xấu người này, nói tốt người kia. Là ví dụ rất căn bản kia kìa.
"Nói" trong câu này chẳng lẽ là danh từ? Thành câu cụt, không có chủ từ chăng? Cái sự nói tốt người kia? :)





Thí dụ của tui nè: "con về quê lấy chồng, về nhà chồng, ráng sống tốt nha!".
Chữ "sống" đây là động từ đó! Vậy chữ bổ nghĩa cho động từ là loại từ nào nhỉ? :)
Và "tốt" đây cũng là nghĩa "tốt đẹp".

Triển
06-06-2019, 05:56 PM
Thoạt nhìn thì tưởng là trạng từ nhưng xét kỹ thì không hẳn vậy.

1) Họ cư xử rất tốt: “Tốt” trong trường hợp này có nghĩa là “tử tế, lịch sự” và “cư xử” ở đây là một loại “linking verb” nếu dùng cách gọi tương đương với tiếng Anh (tức là cũng như “thì”, “là” (“to be”)) để nối chủ từ với phần còn lại trong câu chứ không phải là hành động làm một việc gì đó. “Cư xử” gồm nhiều thứ tạo thành chung trạng thái lịch sự, nhã nhặn, tử tế. “Họ cư xử (với mọi người) rất tốt” = “cách họ cư xử (với mọi người) rất tốt” = “họ lịch sự (với mọi người)” = “Họ tử tế (với mọi người). Có thể thay”cư xử” bằng “thì”, “là” hoặc nhiều “linking verbs” khác cho đỡ nhàm chán và chính xác hơn so với “thì”, “là” như “đối đãi”, “tỏ ra”, “có thái độ”, … hay chỉ nói đơn giản là “họ rất tốt (với mọi người)” cũng đều được cả. Vậy “tốt” này thật sự là tĩnh từ diễn tả tính chất của chủ từ “họ” và được nối với chủ từ bằng một “linking verb” chứ không phải là trạng từ bổ nghĩa cho một động từ thông thường diễn tả một hành động.





Cư xử là behave, hay là act chứ làm sao mà to be được? Chả nhẽ cách cư xử thì dịch là being à?

Mấy thí dụ đó dịch sang tiếng Anh thì chữ tốt thành ra well, tức là một trạng từ.

- They behave well. They act appropriately.
- Grass grows well. Grass grows rapidly.
- Very well be dead. Certainly dead.
- Speak well (of someone). Talk nicely (about someone).


Sao tự dưng phải dịch ra tiếng Anh?

Cư xử là động từ tiếng Việt thì cứ để tiếng Việt mà mần.

Vì dụ: Cậu đó cư xử tốt: Nếu diễn giải bằng danh từ nghĩa là "cậu đó có hành vi tốt". Nếu diễn giải bằng động từ là "cậu đó ăn ở biết trước, biết sau, lớp lang thứ tự. Cậu đó biết cách đối đãi, ứng phó đúng mức, có chừng mực, "tốt".

Chữ bổ nghĩa cho động từ và tính từ là trạng từ. Xong! :)







2) Cỏ mọc xanh tốt: “Tốt” này cũng không có nghĩa “tốt xấu”, “hay dở” đang bàn mà có thể hiểu câu này theo hai cách. Cách hiểu thứ nhất là “cỏ mọc xanh và tốt” (“tốt” là tĩnh từ nói về sắc thái non, mới, khỏe, tươi của “cỏ” được nối với chủ từ "cỏ" bằng linking verb "mọc" và có thể viết kém hay hơn nhưng vẫn đồng nghĩa là "cỏ thì xanh tốt") và cách hiểu thứ hai là “tốt” bổ nghĩa cho tĩnh từ “xanh” (xanh tốt, xanh tươi, xanh ngát, xanh thẫm, xanh nhạt…). Trường hợp này thì có thể gọi là trạng từ vì bổ nghĩa cho tĩnh từ nhưng vì “tốt” này không phải có nghĩa “tốt xấu”, “hay dở” đang bàn mà có nghĩa là “tươi”, “ngát”, “đậm”,… của màu xanh. Như vậy thì phải xem chữ “tốt” ở đây là chữ khác có nghĩa khác chứ không phải “tốt” của tốt xấu”, “hay dở” đang bàn.

Cỏ mọc xanh tốt vẫn có nghĩa tốt xấu như thường. Về nhà đừng chăm sóc bãi cỏ quanh nhà tư gia thử coi. Xem nó mọc tươi tốt hay là nó mọc xấu tốt! :)






3) Chết tốt. (Ý nói là chết chắc.): Đã có đề cập trong phần bình loạn ở trên rồi và đương nhiên “tốt” này không hề có nghĩa “tốt đẹp” gì cả nên cũng không phải là “tốt” đang bàn mà phải xem là chữ khác.

Vụ này là thầy Ốc cương để giúp vui văn nghệ. Nhưng chữ "tốt" vẫn có thể là trạng từ. Mặc cho nó ở nghĩa gì.





4) Nói tốt (về người này, người kia): “Tốt” ở đây rõ ràng là không bổ nghĩa cho “nói” chút nào vì không phải nói “một cách tốt” mà “nói tốt” đây là nói ra những điều tốt lành, tốt đẹp về một người nào đó, tức “tốt” vẫn là tĩnh từ bổ nghĩa cho những điều đó. Còn những câu như “hắn nói tiếng Việt tốt” thì "tốt" đó mới là bổ nghĩa cho “nói” và nếu nói thế là nói tiếng vịt. Tiếng Việt phải nói là “hắn nói tiếng Việt giỏi”, “hắn nói tiếng Việt thông thạo”, “hắn nói tiếng Việt lưu loát”...

"Nói" ở đây là động từ. "Tốt" ở đây là trạng từ. "Tốt" bổ nghĩa cho động từ nói.

Ví dụ 1: Nó đang nói tốt cho cha kia đó.

Nghĩa là nó đang bênh vực cha kia đó. Như vậy "tốt" trong câu này rõ ràng có thể là trạng từ như thường lệ. Và chữ "tốt" này nghĩa là tốt đẹp.


Vì dụ 2: Nó đang nói xấu cha kia đó.

Nghĩa là nó đang chỉ trích, phê bình cha kia đó. Cho nên cũng như chữ "tốt", chữ "xấu" ở đây là trạng từ, bổ nghĩa cho động từ "nói" chớ không có bổ nghĩa cho danh từ nào cả.

008
06-06-2019, 07:01 PM
Cư xử là behave, hay là act chứ làm sao mà to be được? Chả nhẽ cách cư xử thì dịch là being à?

Mấy thí dụ đó dịch sang tiếng Anh thì chữ tốt thành ra well, tức là một trạng từ.

- They behave well. They act appropriately.
- Grass grows well. Grass grows rapidly.
- Very well be dead. Certainly dead.
- Speak well (of someone). Talk nicely (about someone).

Thứ nhất, "cư xử” trong tiếng Việt không nhất thiết là “behave” trong tiếng Anh. Tiếng Việt nói “cư xử” là phải “cư xử” với người nào đó. Họ cư xử tốt hay họ cư xử tệ là phải với ai chứ không thể “cư xử” chung chung được. Vì thế “cư xử” đó chính là “cách cư xử với ai đó” = “họ cư xử với tôi rất tốt” = “họ rất tốt với tôi (động từ “thì” hiểu ngầm). Kế đến, “good” và “well” trong tiếng Anh có rất nhiều nghĩa khác nhau tùy theo mạch văn. “Behave well” trong tiếng Anh ở đây nếu là con nít thì ta gọi là “ngoan” (tĩnh từ) (Cả hai chữ “behave well” tính chung mới gọi là “ngoan” (tĩnh từ) trong tiếng Việt và “behave badly” là “hư” (tĩnh từ) trong tiếng Việt. Nếu nói về người lớn thì “behave well” gọi là “đàng hoàng” hay “có tư cách” (tĩnh từ) trong tiếng Việt và “behave badly” là “du côn du kề”, “mất tư cách” (phrase tĩnh từ) trong tiếng Việt. Còn “they behave well with me” thì mới là “họ cư xử tốt đối với tôi” Do đó chữ “well” trong tiếng Anh cũng không nhất thiết lúc nào cũng là trạng từ mà trong rất nhiều trường hợp lại là tĩnh từ vì có nghĩa khác. “Well” trong thí dụ trên có nghĩa là “comme il faut”, “as it should be”, “appropriately”, properly” chứ không phải nghĩa “tốt” của “tốt xấu”, “hay dở”.

- Grass grows well. Grass grows rapidly. Yes, trạng từ “well” này không có nghĩa “tốt xấu, “hay dở” mà có nghĩa “rapidly, abundantly, strongly, etc. Do đó, chữ ‘tốt” trong cỏ mọc xanh tốt cũng thế, không có nghĩa là “tốt xấu, “hay dở” cũng như “tốt” trong “chết tốt” không có nghĩa “tốt xấu, “hay dở” nên được xem như một chữ khác.

- “Very well be dead” không có nghĩa là “chết tốt” mà là “chết cho rồi”, “cũng như chết vậy thôi”, “thà chết cho xong”, “phải chết thôi”, “chắc chết chứ sống sao nổi”, v.v. tùy theo câu như thế nào. “Certainly dead” là “chết là cái chắc”, “phải chết thôi”, “chắc chắn là chết rồi”, “làm sao mà sống cho được” trong khi “chết tốt” có nghĩa là “chết ngay tức thì”, “chết tươi” (chết tươi chết tốt), “chết ngay”, “chết không kịp ngáp”, “chết quá nhanh”, “chết liền”. Nhưng chính vì chữ “tốt” trong ‘chết tốt” đó hoàn toàn không có nghĩa “tốt xấu, “hay dở” nên mới dùng “tốt” theo kiểu đó và được xem như chữ khác.

- Speak well (of someone). Talk nicely (about someone). Cũng như “well” của “grass grows well”, “well” của “speak well of someone” đây là “say nice things about someone”, là “speak highly of someone”. Cái “tốt” trong “nói tốt” đó chính là “nice” trong “say nice things” và làm tĩnh từ bổ nghĩa cho “things” và theo nghĩa đó chứ không phải nghĩa “tốt xấu, “hay dở”. “Speak well of someone” là “Khen người nào đó [với ai]”. Nhưng “talk nicely about someone” lại không đồng nghĩa với “speak well of someone”. Talk nicely (about someone) là 2 chuyện nhập lại “talk nicely to whoever (you’re talking to) about someone else”, tức là “nói chuyện nhỏ nhẹ đàng hoàng tử tế với người trước mặt về một người khác” nhưng “người thứ ba đó có được “spoken well of” hay bị “spoken ill of” hay không thì chưa biết! Nhưng dù hiểu sao đi nữa thì cái đống trạng từ tiếng Anh “well” hay “nicely” này cũng không có nghĩa “tốt xấu, “hay dở” của chữ “tốt” đang bàn trong tiếng Việt.

008
06-06-2019, 07:15 PM
Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ: làm mà là danh từ cái lon lước rì trong câu í man!



Ý, đọc thế nào mà lại hiểu thành tui nói “làm” là danh từ, dude? :) Tui nói: ““làm tốt” ở đó phải hiểu là “làm sao cho mình trông như là một người đẹp, người tốt hoặc có tài”, tức là ‘tốt” bổ nghĩa cho “người”, do đó là tĩnh từ. Tại sao tui phải tự đặt thêm ra dài như vậy? Là vì trong “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, “làm tốt” là cách nói rút ngắn lại cho tương ứng số chữ và vần điệu với “dốt hay nói chữ” của vế sau cho thành câu tục ngữ dễ nhớ. Bản chất của tục ngữ là cần ngắn gọn có vần có điệu như vậy.

Một ví dụ khác là “ăn vóc, học hay”. Ăn vóc nghĩa là gì? Muốn hiểu thì phải tự đặt thêm ý dài hơn mới hiểu được. “Vóc” là vóc dáng to lớn, vạm vỡ, khỏe mạnh. “Ăn vóc” phải hiểu ra là “ăn sao cho thân thể có vóc dáng vạm vỡ khỏe mạnh, tức là ăn khỏe, ăn nhiều” nhưng khi đặt thành câu tục ngữ thì họ phải rút gọn lại để nói cho có vần điệu và dễ nhớ. “Học hay” là học cho giỏi chứ đừng học dốt nha! Người ta khuyên trẻ ăn cho nhiều học cho giỏi và đặt thành tục ngữ “ăn vóc, học hay” cho “vóc” vần với “học” và chỉ có 4 chữ ngắn gọn dễ nhớ! Lưu ý: “học hay”, “học giỏi” chứ không có “học tốt” nha!




Tốt lo, tài lo, giỏi lo.... : Lo này cũng là danh từ luôn tốt? (thầy Ốc mới dạy, tốt là chắc)

Trường hợp đảo ngược "tốt" lên trước để nói trong một số trường hợp đã được đề cập rồi. Nếu cần thì đọc lại ở trên.



Thí dụ của thầy Ốc: Nói xấu người này, nói tốt người kia. Là ví dụ rất căn bản kia kìa.


"Nói" trong câu này chẳng lẽ là danh từ? Thành câu cụt, không có chủ từ chăng? Cái sự nói tốt người kia? :)


Coi phần trả lời thầy ốc ở trên .





Thí dụ của tui nè: "con về quê lấy chồng, về nhà chồng, ráng sống tốt nha!".
Chữ "sống" đây là động từ đó! Vậy chữ bổ nghĩa cho động từ là loại từ nào nhỉ? :)




Và "tốt" đây cũng là nghĩa "tốt đẹp".



Vì vậy nên cách dùng "sống tốt" trong thí dụ này mới là tiếng... vịt xiêm! :) Tiếng Việt không nói “sống tốt” (nói vậy cũng y hệt như nói “làm tốt”, “học tốt”, “ngủ tốt”… thôi và chẳng ai biết “sống tốt” là sống như thế nào? Và “sống xấu” là sống như thế nào?) mà phải nói “sống (cho) tử tế”, “sống (cho) đàng hoàng”, “sống (cho) hạnh phúc”, “sống (cho) vui vẻ”, vân vân. Dĩ nhiên không ai có quyền cấm nói như thế nào. Báo chí đăng toàn tiếng Vàu cũng vẵn đăng xì xèo chứ làm gì được.

ốc
06-07-2019, 11:09 AM
Nói một chặp rồi tốt sẽ có nghĩa là xấu. Còn nhiều thí dụ khác cũng dùng tốt làm trạng từ:

- dẫn điện tốt, dẫn nhiệt rất tốt (conduct electricity/heat very well)
- truyền âm tốt, cách âm rất tốt (transmit/absorb noise very well)
- khử mùi tốt, sát trùng rất tốt (deodorize/kill germs/fight bacteria very well)

(còn tiếp tốt)