PDA

View Full Version : Nghẽn thở trong lúc ngủ (Obstructive Sleep Apnea)



BatNgat
11-15-2019, 03:27 PM
Cách đây hơn 6 tháng tôi tình cờ phát hiện ra mình mắc chứng "nghẽn thở trong lúc ngủ" . Nơi đây sẽ ghi lại chút kinh nghiệm bản thân, cùng với một số dữ kiện đã gom góp được trong mấy tháng tìm hiểu và nghiên cứu để tự ứng phó với cái tình trạng này . Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích đôi phần cho các bạn nào cũng đang vướng trong cảnh ngộ tương tự .


"Nghẽn thở trong lúc ngủ" , tiếng Anh thường viết tắt là OSA (Obstructive Sleep Apnea), nói về tình trạng hơi thở của ta đã ngưng lại trong giấc ngủ , xảy ra do các nguyên nhân chính sau đây:
1) khí quản bị xẹp vì cơ bắp đã yếu, hay mũi bị nghẹt vì bị dị ứng, bị viêm
2) thế nằm ngửa hay làm cho lưỡi đè nghẹt cổ họng, ngoài ra đôi khi cái cằm còn bị gục xuống ngực ép dẹp cổ họng .
3) não bộ có khi quên không kích thích lồng ngực hít thở


Tình trạng này sẽ khiến cho giấc ngủ của ta thiếu bề êm sâu, cơ thể ta không được nghỉ ngơi mà ngược lại trái tim phải làm việc nhiều suốt đêm để ráng bơm cho đủ khí oxy cần thiết ra toàn thân . Não bộ cũng bị căng thẳng dễ sinh ra nhiều mộng mị khó chịu, hầu như cố tình thúc nhắc cơ thể ta phải vùng tỉnh để mà hít thở trở lại . Nếu cứ bị như vậy ngày này qua ngày khác, thì tim và phổi sẽ bị suy bại kiệt quệ dần dần . Người bị OSA thường biểu hiện các triệu chứng như sau:
1) cơ thể mệt mỏi , ngật ngừ suốt ngày như là thiếu ngủ cho dù đã nằm ngủ cả đêm rồi
2) khó thở, tức ngực như thiếu dưỡng khí, dù là không phải bị suyễn
3) dễ ngủ gục trong ngày, khi ngồi yên, chẳng hạn như trong lúc đọc sách, coi TV, hay tại bàn làm việc ..., đôi khi còn ngủ gục trên tay lái xe hơi !
4) huyết áp cao
5) ngủ ngáy to


Xét về lâu dài sự thiếu oxy trong lúc ngủ vì nghẽn thở sẽ ảnh hưởng nhiều đến các mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, óc não ... rồi có thể đem đến các rối loạn chuyển hóa khác, chẳng hạn như tăng huyết áp, làm nhồi máu cơ tim, gây đột quỵ vì làm tắc mạch não ... Nói chung là có thể dẫn tới các tình trạng nghiêm trọng hơn cho sức khỏe.


Ngày nay đã có phương pháp dùng máy đa ký để chẩn đoán bệnh này . Máy sẽ đo các độ giao động trên não, đo nhịp tim nhịp thở và mức dưỡng khí trong máu của người được chẩn bệnh trong lúc họ ngủ . Mỗi khi bị tắt lưu thông không khí trên 10 giây, hay chỉ giảm lưu lượng thở hơn 50% trên 10 giây, là được xem như bị nghẽn thở một lần. Nếu trung bình đo thấy nghẽn thở trên 5 lần mỗi giờ đồng hồ thì sẽ coi như là bị bệnh OSA . Từ 5 -15 lần là bị nhẹ, từ 15 - 30 lần là trung bình, từ 30 lần trở lên là bị nặng .


Cái Youtube video này giảng giải khá rõ ràng về chứng "Nghẽn thở trong lúc ngủ" :




youtu.be/-gie2dhqP2c



Các biện pháp sau đây có thể được dùng để ứng phó với OSA :
- Đổi tư thế ngủ: khi ta nằm ngửa, lưỡi và vòm miệng có khuynh hướng đổ xuống họng, cản trở khí lưu thông và gây ngủ ngáy. Nằm nghiêng sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
- Giữ đầu ở vị trí cao: kê giường hoặc sử dụng gối để nâng đầu cao khi ngủ giúp khai thông đường thở. Đồng thời giữ cho cằm khỏi gục xuống ngực bằng cách làm cái gối nhỏ quấn quanh cổ . Cách tốt nhất là dùng cái cervical collar mềm (cái đồ băng cổ dùng cho người bị trật xương cổ) . Cái này hơi khó chịu lúc đầu nhưng rồi sẽ ngủ quen với nó, và giúp giữ cổ họng cho thông khi ngủ .
- Giữ vệ sinh trong phòng ngủ: Bụi bậm trong nhà, và từ chăn giường, bao gối, có thể là nguyên nhân gây dị ứng , làm cho nghẹt mũi khó thở .
- Luyện ngủ nghỉ điều độ: Giữ cho tinh thần thư thản trước khi ngủ, tránh mọi thứ kích thích quá mức
- Tránh ăn nhiều vào bữa tối, và đừng ăn trễ quá . Tốt nhất là ăn trước khi ngủ từ 3 hoặc 4 tiếng đồng hồ . Nếu bao tử mà còn đầy ắp khi nằm ngủ sẽ dễ bị ợ chua, gây nhiều khó khăn cho đường hô hấp .
- Ráng giảm cân: Những người thừa cân béo phì thường hay bị OSA, có lẽ vì sự tích trữ của mỡ quanh cổ và khí quản .
- Uống nhiều nước
- Chừa uống bia rượu: Tránh uống các thứ này trước khi ngủ, vì rượu bia làm giảm trương lực cơ họng, làm xẹp khí quản .
- Bỏ thuốc lá: bởi lẽ thuốc lá làm đường hô hấp dễ bị nhiễm trùng, khó thở.
- Tránh xử dụng các thuốc an thần , luôn cả những loại thuốc làm giảm trương lực cơ vùng họng.




Tại các xứ Tây phương, người bị bệnh OSA nặng thường được bác sĩ cho điều trị bằng cách dùng máy CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure ) . Khi ngủ người xử dụng máy đeo một mặt nạ bao kín mũi, thông nối với máy bơm nhỏ kế bên giường . Máy sẽ luôn dùng một áp suất không khí đủ cao để nông cổ họng ra, không để nó bị xẹp hay bị chặn nghẹt bởi lưỡi . Nguyên tắc căn bản chỉ giản dị vậy thôi, nhưng về mặt thực hành thì thật phức tạp và rắc rối . Người bệnh phải đương đầu với nhiều thử thách không nhỏ . Có khá nhiều yếu tố trong máy cần được điều chỉnh và chọn lọc cho hợp với cơ thể của từng người thì họ mới có thể tiếp tục dùng nó mỗi đêm . Để đạt được kết quả tốt đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và chút hiểu biết tối thiểu về cách dùng máy . Số người bỏ cuộc vì không thở được với máy CPAP chẳng phải là ít . Thêm vào đó chi phí tốn kém của loại máy này cũng là cái trở ngại đáng kể .


Riêng phần tôi cũng đã xém dẹp cái máy CPAP qua một bên vì lúc đầu không tài nào mà ngủ được khi đeo nó vào . Vấn đề chính là hiếm khi bác sĩ có thể chẩn đoán đúng mọi yếu tố cần được áp dụng vào máy cho mỗi người . Họ không có ở bên bệnh nhân mỗi đêm để mà tư vấn sửa máy . Trên thị trường hiện giờ lại xuất hiện biết bao nhiêu hiệu máy CPAP khác nhau, như cây trong rừng vậy . Tình thế không suông sẻ chút nào hết .

May thay tôi tìm thấy một cái website trên mạng ( http://www.apneaboard.com ) . Nơi này hướng dẫn rất tỉ mỉ rõ ràng cách điều chỉnh máy, cách đối phó với các trở ngại khó khăn khi dùng nó . Dần dần tôi đã học cách làm cho máy thích hợp với mình hơn, biết chọn cái mặt nạ nào cho dễ thở, và biết những mẹo để tự luyện cho cơ thể có được một giấc ngủ yên và bồi dưỡng cho sức khoẻ . Mong rằng ít điều ghi tại đây sẽ giúp cho các bạn cũng đuợc như vậy .

SauDong
11-15-2019, 06:38 PM
Cám ơn bác đã chia sẻ khá chi tiết. Mà này, bác dùng tên Bác Ngạt thì khó thở lắm đấy :) Chúc nhà bác 1 cuối tuần vui, dễ ngủ.

Triển
11-16-2019, 02:11 AM
Các biện pháp sau đây có thể được dùng để ứng phó với OSA :
- Đổi tư thế ngủ: khi ta nằm ngửa, lưỡi và vòm miệng có khuynh hướng đổ xuống họng, cản trở khí lưu thông và gây ngủ ngáy. Nằm nghiêng sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
- Giữ đầu ở vị trí cao: kê giường hoặc sử dụng gối để nâng đầu cao khi ngủ giúp khai thông đường thở. Đồng thời giữ cho cằm khỏi gục xuống ngực bằng cách làm cái gối nhỏ quấn quanh cổ . Cách tốt nhất là dùng cái cervical collar mềm (cái đồ băng cổ dùng cho người bị trật xương cổ) . Cái này hơi khó chịu lúc đầu nhưng rồi sẽ ngủ quen với nó, và giúp giữ cổ họng cho thông khi ngủ .
- Giữ vệ sinh trong phòng ngủ: Bụi bậm trong nhà, và từ chăn giường, bao gối, có thể là nguyên nhân gây dị ứng , làm cho nghẹt mũi khó thở .
- Luyện ngủ nghỉ điều độ: Giữ cho tinh thần thư thản trước khi ngủ, tránh mọi thứ kích thích quá mức
- Tránh ăn nhiều vào bữa tối, và đừng ăn trễ quá . Tốt nhất là ăn trước khi ngủ từ 3 hoặc 4 tiếng đồng hồ . Nếu bao tử mà còn đầy ắp khi nằm ngủ sẽ dễ bị ợ chua, gây nhiều khó khăn cho đường hô hấp .
- Ráng giảm cân: Những người thừa cân béo phì thường hay bị OSA, có lẽ vì sự tích trữ của mỡ quanh cổ và khí quản .
- Uống nhiều nước
- Chừa uống bia rượu: Tránh uống các thứ này trước khi ngủ, vì rượu bia làm giảm trương lực cơ họng, làm xẹp khí quản .
- Bỏ thuốc lá: bởi lẽ thuốc lá làm đường hô hấp dễ bị nhiễm trùng, khó thở.
- Tránh xử dụng các thuốc an thần , luôn cả những loại thuốc làm giảm trương lực cơ vùng họng.



* Năng vận động (đi bơi, đi bộ, chạy bộ) ===> Giảm cân cho thấy gân!

Angie
11-16-2019, 02:57 AM
Nằm nghiêng bên trái là giải quyết được 2 điều, nằm nghiêng với acid bao tử https://purple.com/wp-content/uploads/2018/09/right-side-left-side-digestion.png

BatNgat
11-16-2019, 12:31 PM
Cám ơn bác đã chia sẻ khá chi tiết. Mà này, bác dùng tên Bác Ngạt thì khó thở lắm đấy :) Chúc nhà bác 1 cuối tuần vui, dễ ngủ.


Cám ơn lời góp ý xây dựng của bạn . Sẽ đổi danh hiệu ra "Bao La" để tránh bị ngặt nghẽo, xui xẻo :)

BatNgat
11-16-2019, 01:03 PM
* Năng vận động (đi bơi, đi bộ, chạy bộ) ===> Giảm cân cho thấy gân!

Người tôi ốm nhách, không cần giảm cân thêm nữa, nhưng vẫn cần đi bộ để giữ cho tim được khoẻ, giúp tăng trưởng sự hô hấp và tuần hoàn . Trong lúc đi bộ tôi còn ráng luyện nhịp thở đều đặn theo đúng bước chân thì mới không bị mau mệt . Chẳng hạn như thở ra 4 chặng liền trong 4 bước (phì .. phì .. phì .. phì .. ), tiếp theo là hít vào cũng đúng 4 chặng theo 4 bước (hít .. hít .. hít .. hít ..)


Chạy bộ thì sức khoẻ tôi bây giờ không đủ để chịu nổi, thêm phần hai gót chân đã yếu vì trong quá trình từng bị sưng "mọc gai" (heel spurs) nhiều năm . Đổi lại việc chạy bộ, tôi thường tìm những khúc đường dốc mà đi , hầu luyện sức chịu đựng của tim và phổi .


Đi bơi tôi cũng thử , thấy rất tốt, nhưng không tiện thực hành mỗi ngày như việc đi bộ . Tiện lợi nhất theo tôi thấy là dùng "máy xe đạp tại chỗ" (exercise bike) . Lúc nào cũng có thể xài được bất kể thời tiết mưa nắng, hay nóng lạnh . Khi đạp xe cũng ráng giữ nhịp thở đều đặn giống như khi đi bộ vậy . Mỗi lần đạp khoảng 10 phút trở lên, hay cho tới khi nào trong người thấy nóng và đổ mồ hôi .


Hôm nào đi bộ và tập thể dục nhiều thì thường là đêm đó thấy ngủ êm, khoẻ khoắn ! :z67:

BatNgat
11-16-2019, 01:27 PM
Nằm nghiêng bên trái là giải quyết được 2 điều, nằm nghiêng với acid bao tử

Mũi tôi hay bị nghẹt vì thường bị dị ứng phấn hoa (hay-fever) . Hễ cứ nằm thẳng trên giường, dù cho là ngửa hay nghiêng phải hoặc nghiêng trái , thì chỉ trong chốc lát mũi sẽ nghẹt . Chỉ có cách kê nhiều gối nằm đầu ngóc cao lên mới dễ thở thôi . Ngày nay khi nghiên cứu về OSA mới đọc biết một trong những biện pháp chống đỡ nghẹt thở là ngủ trên "ghế dài" ( recliner chair) .


Bây giờ thì đêm nào cũng xếp 1 đống gối để nằm cao . Tuy có thấy hơi tức bụng , nhưng rồi cũng quen, bởi còn phải chịu đựng nhiều thứ bực bội hơn điều đó nữa . Miễn sao khi sáng tỉnh dậy thấy người khoẻ, lấy lại hơi sức, là tốt rồi . :)

thuyền nhân
11-16-2019, 02:56 PM
.

Một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị dị ứng là tiết ra chất nhờn để bao phủ, ngăn chặn phấn hoa, tạo ra "nước mũi" và làm nghẹt thở . Việc kê gối cao hay nâng đầu cao lên giúp "nước mũi" chảy xuôi và bớt khó thở .

Mùa Đông thì ít phấn hoa hơn . Nhưng cái lạnh cũng khiến sự bất cân bằng nhiệt độ cơ thể (37 độ Celsius) với nhiệt độ bên ngoài tạo khác biệt về áp suất, và khiến cơ thể tiết ra chất nhờn trong các xoang trên mặt (sinus), đưa đến việc "chảy mũi" và "nghẹt thơ" . Một cách đề phòng hữu hiệu là đi tất (socks), giữ cho thân nhiệt đều hoà từ đầu đến chân. Khi ngủ nên đội một nón mỏng cho ấm đỉnh đầu, và đi đôi vớ len cho ấm bàn chân . Khi thân nhiệt từ đầu đến chân bằng nhau, thì áp suất trong cơ thể cân bằng, và cơ thể sẽ không có nhu cầu tiết ra các chất nhờn giúp điều hoà áp suất trong người, "nước mũi" sẽ không bị tiết ra và dù nằm thẳng hay nằm nghiêng, dù nâng cao đầu hay không, cũng không bị nghẹt mũi hay khó thở .

Đó là khi ta đã hoà cùng vạn vật, trong cùng một "thế gian", cùng một áp suất, một độ ẩm, một hơi thở, một sự sống .

Sự "chan hoà" giúp sự sống trường tồn và tránh "nghẹt thở", không cần phải cố gắng nâng đầu cao hay thấp, thẳng hay nghiêng!

....

Triển
11-16-2019, 05:07 PM
Người tôi ốm nhách, không cần giảm cân thêm nữa, nhưng vẫn cần đi bộ để giữ cho tim được khoẻ, giúp tăng trưởng sự hô hấp và tuần hoàn . Trong lúc đi bộ tôi còn ráng luyện nhịp thở đều đặn theo đúng bước chân thì mới không bị mau mệt . Chẳng hạn như thở ra 4 chặng liền trong 4 bước (phì .. phì .. phì .. phì .. ), tiếp theo là hít vào cũng đúng 4 chặng theo 4 bước (hít .. hít .. hít .. hít ..)


Chạy bộ thì sức khoẻ tôi bây giờ không đủ để chịu nổi, thêm phần hai gót chân đã yếu vì trong quá trình từng bị sưng "mọc gai" (heel spurs) nhiều năm . Đổi lại việc chạy bộ, tôi thường tìm những khúc đường dốc mà đi , hầu luyện sức chịu đựng của tim và phổi .


Đi bơi tôi cũng thử , thấy rất tốt, nhưng không tiện thực hành mỗi ngày như việc đi bộ . Tiện lợi nhất theo tôi thấy là dùng "máy xe đạp tại chỗ" (exercise bike) . Lúc nào cũng có thể xài được bất kể thời tiết mưa nắng, hay nóng lạnh . Khi đạp xe cũng ráng giữ nhịp thở đều đặn giống như khi đi bộ vậy . Mỗi lần đạp khoảng 10 phút trở lên, hay cho tới khi nào trong người thấy nóng và đổ mồ hôi .


Hôm nào đi bộ và tập thể dục nhiều thì thường là đêm đó thấy ngủ êm, khoẻ khoắn ! :z67:

Cũng tuỳ theo người bạn đời nữa. Ví dụ bà chị tui thì chuyên môn đi bơi, vì anh rể tui đi bộ không được. Ông anh ruột tui cũng giống anh đó, đêm đêm bị "nghỉ thở", ổng cũng có thời gian đeo bình thở ngủ. Nhưng ổng là bác sĩ nên ổng cũng rành sáu câu vọng cổ, ổng dở hơn tui, lâu lâu ổng chạy được có 4, 5 cây, bình thường ổng tập Hiệp Khí Đạo, điều kiện làm việc không cho phép ổng đi bộ mỗi ngày nhiều như tui được. Xưa kia tui cũng đi bơi mỗi tuần và chạy xe đạp "trong nhà" như anh Bao La vậy. Nhưng từ ngày mỗi ngày đi bộ 6, 7 cây số và cuối tuần chạy bộ tui hết xí quách đạp xe trong nhà. Chiếc xe giờ để đó ai xin tui cho, loại xịn á, đạp êm như mắm nêm, hiện đại như bà ngoại.

Vì sao tui khuyên mọi người đi bộ, hoặc chạy bộ? Vì dễ làm và đi đâu cũng làm được. Bởi vì khi thành thói quen work out rồi mà mình đi đâu chơi dài ngày, hoặc đi công tác mà bị lệ thuộc máy móc, dụng cụ thể dục rất bất tiện, trong bụng khó chịu như con chiên tới giờ mà không có chỗ đọc kinh. Đi bộ và chạy bộ thì đi đâu cũng làm được, không lệ thuộc máy móc, thời gian lẫn partner.

À, có nhiều người đi bơi nghe hết hồn. Nói tui dân Sài Gòn ứ biết bơi. Không cần bơi nếu không biết bơi. Tọt xuống hồ cạn đi theo chu vi hồ nửa tiếng, 1 tiếng là cũng ngon cơm rồi. Hoặc đeo loại phao đi nổi trên mặt nước cũng được. Riêng tui thì theo kể trên, chọn hai thứ đi bộ và chạy bộ, làm mỗi ngày như vậy. :)

chieubuon_09
11-18-2019, 05:46 AM
Chào huynh BatNgat cùng các anh chị trong mục này,

Chiều là một trong những người thích thú theo dõi mục này của huynh, cám ơn video clip bên dưới, Chiều đã chuyển qua cho người bạn trung học bịnh ngay bệnh này, tối ngủ phải đeo máy thở, bạn gửi lời cám ơn.. Nếu huynh ngủ nhiều gối cao hơi bị đau cổ thì huynh có thể mua loại giường Lucid L300 Adjustable Bed Base, giá cũng không đắt lắm. Chúc huynh có được những giấc ngủ thật ngon.

https://www.youtube.com/watch?v=RzJVCsHg3Ro
https://www.amazon.com/LUCID-L300-Adjustable-Bed-Base/dp/B074QWYM22/ref=sr_1_4?gclid=EAIaIQobChMIleCr_rr05QIVWR-tBh2q1wa9EAAYASAAEgJupfD_BwE&hvadid=323172000209&hvdev=c&hvlocphy=9032154&hvnetw=g&hvpos=1t1&hvqmt=b&hvrand=7486150151897893481&hvtargid=aud-836690481282%3Akwd-355687092843&hydadcr=3938_10075585&keywords=adjustable+bed+frame+mattress&qid=1574104181&sr=8-4


"Cái Youtube video này giảng giải khá rõ ràng về chứng "Nghẽn thở trong lúc ngủ" :


youtu.be/-gie2dhqP2c

Coi xong video này Chiều tìm hiểu thêm về một video về não bộ khác, sẽ dán vào góc của Chiều.

BatNgat
11-18-2019, 08:12 AM
.

Một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị dị ứng là tiết ra chất nhờn để bao phủ, ngăn chặn phấn hoa, tạo ra "nước mũi" và làm nghẹt thở . Việc kê gối cao hay nâng đầu cao lên giúp "nước mũi" chảy xuôi và bớt khó thở .

Mùa Đông thì ít phấn hoa hơn . Nhưng cái lạnh cũng khiến sự bất cân bằng nhiệt độ cơ thể (37 độ Celsius) với nhiệt độ bên ngoài tạo khác biệt về áp suất, và khiến cơ thể tiết ra chất nhờn trong các xoang trên mặt (sinus), đưa đến việc "chảy mũi" và "nghẹt thơ" . Một cách đề phòng hữu hiệu là đi tất (socks), giữ cho thân nhiệt đều hoà từ đầu đến chân. Khi ngủ nên đội một nón mỏng cho ấm đỉnh đầu, và đi đôi vớ len cho ấm bàn chân . Khi thân nhiệt từ đầu đến chân bằng nhau, thì áp suất trong cơ thể cân bằng, và cơ thể sẽ không có nhu cầu tiết ra các chất nhờn giúp điều hoà áp suất trong người, "nước mũi" sẽ không bị tiết ra và dù nằm thẳng hay nằm nghiêng, dù nâng cao đầu hay không, cũng không bị nghẹt mũi hay khó thở .

Đó là khi ta đã hoà cùng vạn vật, trong cùng một "thế gian", cùng một áp suất, một độ ẩm, một hơi thở, một sự sống .

Sự "chan hoà" giúp sự sống trường tồn và tránh "nghẹt thở", không cần phải cố gắng nâng đầu cao hay thấp, thẳng hay nghiêng!

....


Đúng như bạn nói, chân đi tất và đầu đội nón trong lúc ngủ sẽ khiến cho thân nhiệt đều hòa giúp ngủ an giấc . Mùa đông hay mùa hè gì tôi đều làm như vậy . Trong đêm đông nếu không mang vớ hay chụp nón đan thì ngủ không được . Khi hè đến cũng làm vậy luôn cho chắc ăn , :) dĩ nhiên là dùng nón vớ mỏng thôi ! Lý do vì thời tiết lắm khi trở lạnh thất thường trong đêm, không dễ gì bò dậy mà kiếm đồ đeo vào, trong khi nếu thấy nóng thì mắt vẫn cứ nhắm mà lột ra cái một .


Một trong những triệu chứng khác ,thường đi kèm với bị nghẽn thở khi ngủ, là hay phải thức dậy đi tiểu hai ba lần trong đêm . Sau khi tìm hiểu về OSA mới biết là để đối ứng với tình trạng thiếu oxy vì thiếu thở, trái tim thường tiết ra một chất protein kích thích cho quả thận hoạt động làm cho cơ thể muốn bài tiết, với cái kết quả là khiến cho đương sự phải thức tỉnh mà đi tiểu, đồng thời tiếp tục thở trở lại. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy rằng khi tập ngủ được với máy CPAP rồi thì nằm được một lèo cho tới sáng, không còn phải lồm cồm dậy mò vô phòng tắm trong đêm nhiều lần như trước nữa .

BatNgat
11-18-2019, 12:08 PM
[QUOTE=chieubuon_09;247186]

.. Nếu huynh ngủ nhiều gối cao hơi bị đau cổ thì huynh có thể mua loại giường Lucid L300 Adjustable Bed Base, giá cũng không đắt lắm. Chúc huynh có được những giấc ngủ thật ngon.

https://www.youtube.com/watch?v=RzJVCsHg3Ro
https://www.amazon.com/LUCID-L300-Adjustable-Bed-Base/dp/B074QWYM22/ref=sr_1_4?gclid=EAIaIQobChMIleCr_rr05QIVWR-tBh2q1wa9EAAYASAAEgJupfD_BwE&hvadid=323172000209&hvdev=c&hvlocphy=9032154&hvnetw=g&hvpos=1t1&hvqmt=b&hvrand=7486150151897893481&hvtargid=aud-836690481282%3Akwd-355687092843&hydadcr=3938_10075585&keywords=adjustable+bed+frame+mattress&qid=1574104181&sr=8-4

...

/QUOTE]

Cám ơn bạn đã góp ý về cái giường . Xem ra đây cũng là giải pháp tốt có thể dùng . Tuy nhiên nếu muốn vậy, điều trước tiên là phải làm sao điều đình dàn xếp cho được ổn thoả với bà xã : "Mình ơi , biết sao hông, anh muốn mua giường mới, dọn phòng ngủ riêng . Hổng phải vì mình ngủ ngáy to, mà là vì ... " .


Không xong rồi ! Không xong ! :z55:

chieubuon_09
11-19-2019, 03:10 AM
Cám ơn bạn đã góp ý về cái giường . Xem ra đây cũng là giải pháp tốt có thể dùng . Tuy nhiên nếu muốn vậy, điều trước tiên là phải làm sao điều đình dàn xếp cho được ổn thoả với bà xã : "Mình ơi , biết sao hông, anh muốn mua giường mới, dọn phòng ngủ riêng . Hổng phải vì mình ngủ ngáy to, mà là vì ... " .


Không xong rồi ! Không xong ! :z55:








Bạn BatNgat không cần phải điều đình với chị nhà vì mua hai cái Twin size sẽ gần bằng một cái King size. Trường hợp của bạn trung học Chiều thì bạn phải ngủ riêng vì cô vợ của bạn cần phải đi làm. Cô cần ngủ đủ thì đầu óc mới tỉnh táo, cả hai vợ chồng bạn đều là software engineers.

https://i.imgur.com/RPJuDd9.jpg?1

BatNgat
11-19-2019, 03:21 PM
Cám ơn Chiều nhe . Thật ra thì bà xã nhà tôi có good sense of humour , không hề phiền hà bực bội vì vụ tôi phải đeo máy thở, mà hình như còn lấy làm thú vị khi thấy tôi phải đóng vai Darth Vader, tự treo mõm, mỗi đêm .


Nếu bạn của Chiều là software engineers thì sẽ có thể tận dụng 1 cái free software tên là OSCAR , cho biếu miễn phí tại apneaboard.com . Cái phần mềm này sẽ giúp cho người sử dụng máy hiểu rõ tường tận mọi chi tiết về tình trạng của mình mỗi đêm , không cần phải chờ đợi khó khăn để mà gặp hỏi bác sĩ . Biết sớm thì có thể điều chỉnh máy ngay, hoặc nhận thức rõ kịp thời điều gì đã gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sự nghẽn thở của mình mỗi ngày . Chẳng hạn như sẽ thấy ngay ảnh hưởng của thời tiết (nóng / lạnh), tác dụng của các thứ thuốc mình uống, của thức ăn mình dùng, của tâm trạng, của công việc làm ăn trong đời sống v..v.. . Biết để rồi có thể sớm liệu bề đối phó , bớt uổng phí công sức .


Khi nhìn kỹ vào các dữ kiện phơi bày bởi cái phần mềm OSCAR thì sẽ thấy rằng sự ngưng thở thường bị gây ra không phải chỉ vì vấn đề tắc nghẽn tại cổ họng hay tại mũi, mà còn tùy thuộc vào hoạt động của thần kinh não bộ nữa . Áp suất từ máy bơm thở có thể giúp giải quyết được sự nghẽn nghẹt của cơ bắp , còn nói về sự ngưng thở vì khiếm khuyết tại não bộ thì dường như hiện nay chưa có biện pháp nào để đáp ứng hữu hiệu .

BatNgat
11-20-2019, 02:29 PM
Tại cái thành phố tôi ở, số người muốn chẩn bệnh ngủ nghẹt thở không phải là ít . Sau khi có giấy giới thiệu của bác sĩ, tôi đi đăng ký tại bệnh viện và phải đợi gần 3 tháng mới tới lượt . Vì muốn sớm biết thêm về tình trạng của mình nên tôi đã ráng tìm hiểu và nghĩ ra 1 cách để tự dò xét về giấc ngủ . Nay ghi lại đây, biết chăng có thể giúp ích phần nào cho các bạn khác .


Lẽ dĩ nhiên cách này không chính xác như việc dùng máy móc chuyên môn của bệnh viện , nhưng nó cũng sẽ cho thấy 1 ấn tượng rõ ràng hơn về sự hô hấp của mình trong lúc ngủ . Điều đáng lưu ý là cách này làm tại nhà, ngay trên giường mình thường ngủ mỗi đêm, nằm tự nhiên không bị chằng chịt bởi dây điện và máy móc như trong bệnh viện . Thêm nữa, khi biết cách rồi thì có thể tự mình lập đi lập lại mỗi khi muốn kiểm chứng sự tiến triển hay biến đổi trong giấc ngủ của cơ thể .


1) Dùng cái máy ghi âm nhỏ loại bỏ túi (digital voice recorder, trên eBay bán chừng 20 dollars) . Mua máy có bộ nhớ chừng 8 Gigabytes trở lên là đủ xài . Bỏ máy vô túi ngực của áo ngủ (hay mặc T-shirt có túi ngực), và ghi âm từ lúc bắt đầu ngủ cho tới sáng . Các máy này hay tự động thâu và ngắt kết quả ra thành nhiều hồ sơ (files), mỗi hồ sơ khoảng 2 gigabytes . .Nối máy ghi âm với máy computer, và chép các hồ sơ này vô computer .



Cũng nên biết rằng giấc ngủ mỗi đêm của chúng ta thường gồm có 5 chu kỳ giống nhau, mỗi chu kỳ dài khoảng 1 tiếng rưỡi và có thể được chia ra thành 5 chặng: [1. Ru ngủ - 2. Ngủ nông - 3. Ngủ sâu - 4. Ngủ rất sâu - 5. Ngủ mơ ]




2) Đem các hồ sơ này nhập (import) vào 1 cái phần mềm miễn phí tên là AUDACITY . Cách dùng phần mềm này hơi phức tạp, nhưng ta chỉ cần biết 1 vài chức năng cần thiết căn bản đủ cho công việc nghiên cứu của mình thôi , và việc này không khó chi lắm . Sơ lược là như vầy:


2a) Khởi dựng AUDACITY (trong máy điện toán xài hệ Windows, hoặc hệ Linux, hoặc MacOS đều đưọc) .


2b) Chọn 1 cái hồ sơ ghi âm mình muốn xem xét, nhấn chuột kéo nó vào khung ảnh của AUDACITY .


2c) Sau khi hồ sơ nhập được rồi sẽ hiện trên màn ảnh dưới hình thức chuỗi sóng giao động .Ta không thể ngồi nghe lại tiếng thở suốt mấy tiếng đồng hồ, nhưng nhờ có hình ảnh này ta có thể xem lướt qua và thấy ngay tình trạng hơi thở mình ra sao . Vì tiếng thở của ta rất nhỏ, nên trước tiên ta cần phải phóng đại nó lên để xem xét dễ dàng hơn .


Dưới đây là thí dụ cho thấy 1 hồ sơ ghi âm ngủ (2 gigabytes) , kéo dài 3 tiếng :

https://i.imgur.com/7m0J3Wz.jpg



2d) Phóng đại hình trình bày (và luôn cả âm thanh nữa) bằng chuỗi động tác sau đây:


Nhấn Ctrl-A > Bấm Effect > Chọn Amplify > Chọn tăng 20 lần > Chọn Allow Clipping > Bấm OK


Sau khi phóng đại 20 lần, thì sẽ thấy nhiều chi tiết hơn:

https://i.imgur.com/9WY4gpa.jpg


2e) Nhìn các đồ hình này thì thấy là có những thời điểm hơi thở bị nhiều xáo động, chẳng hạn như quãng 10 phút từ 1:00 cho tới 1:10 . Ta có thể chọn và copy 10 phút này ra để xem xét kỹ càng hơn . Bằng cách: Dùng cursor key phải kéo dây chỉ đen tới thời điểm 1:00:00 > Nhấn giữ nút shift để bắt đầu highlight, rồi tiếp tục kéo nó tới thời điểm 1: 10 : 00 > Bấm Edit > Chọn Copy > Bấm File > Chọn New


2f) Tới đây thì AUDACITY sẽ mở 1 screen mới, và ta cần tiếp tục xài cái screen mới này, bằng cách Bấm Edit > Chọn Paste


Tới đây thì chi tiết thuộc về quãng 10 phút mà ta chọn sẽ xuất hiện trong screen mới .


2g) Tiếp tục bằng cách: Bấm View > Chọn Track Size > Chọn Fit to Width


thì sẽ thấy:



https://i.imgur.com/RQpQeFD.jpg




Xem đồ hình này thì hơi thở của ta đã gặp nhiều vấn đề khó khăn trong 6 phút khoảng từ thời điểm 2:54 cho tới 8:50 . Bằng cách bấm Play để nghe âm thanh ta sẽ biết rằng từ phút 2:54 cho tới 3:30 không có nghe tiếng thở nữa , và từ phút 3:30 thì hơi thở rất yếu mãi cho tới phút 4:35 mới trở lại bình thường .


Cứ tiếp tục xem xét bằng các phương cách này thì sẽ nhận thức đưọc khá rõ , ta đã nghẹt thở bao nhiêu lần và mỗi lần ngưng bao lâu .



Bình thường thì ta chỉ có thể ghi nhớ và nhận xét một cách lờ mờ về giấc ngủ của mình, chỉ biết đã ngủ ngon yên giấc hay đã trằn trọc mơ màng cả đêm . Nếu chẳng dò xét cho kỹ lưỡng thì sẽ không thể hiểu thấu tầm mức hệ trọng của vấn đề .

thuyền nhân
12-20-2019, 04:51 PM
Bình thường thì ta chỉ có thể ghi nhớ và nhận xét một cách lờ mờ về giấc ngủ của mình, chỉ biết đã ngủ ngon yên giấc hay đã trằn trọc mơ màng cả đêm . Nếu chẳng dò xét cho kỹ lưỡng thì sẽ không thể hiểu thấu tầm mức hệ trọng của vấn đề .



Nếu đời người là một bản án tù chung thân, thì giấc ngủ là "giờ ra chơi" để lấy lại thăng bằng qua bao áp lực của đời người. Loay hoay tìm cách "cải tạo giấc ngủ " lại là tự đeo vào mình một cái còng khác .

Nếu bao áp lực đời thường không có cơ hội tự "thoát ly" trong giấc ngủ, thì cuộc đời sẽ cau có thêm biết bao.
Nếu vì giấc ngủ không ngon, mà bạn được lên "niết bàn" sớm hơn 10 năm, 20 năm, thì đó có là một "ân xá" cho cuộc đời đang sắp có đại hoạ vì mất nhân tính và bom hạt nhân ?

...

Dù sao, mỗi "sát na" ngủ cũng đều quý báu ...

...

Có phải đó là lý do Việt dùng chữ "ngú" để ám chỉ các thăng hoa của sự hoà nhập của ngã và vô ngã khi "ngủ" mà không "ngủ "?


...

Triển
12-20-2019, 05:10 PM
Tại cái thành phố tôi ở, số người muốn chẩn bệnh ngủ nghẹt thở không phải là ít . Sau khi có giấy giới thiệu của bác sĩ, tôi đi đăng ký tại bệnh viện và phải đợi gần 3 tháng mới tới lượt . Vì muốn sớm biết thêm về tình trạng của mình nên tôi đã ráng tìm hiểu và nghĩ ra 1 cách để tự dò xét về giấc ngủ . Nay ghi lại đây, biết chăng có thể giúp ích phần nào cho các bạn khác .


Lẽ dĩ nhiên cách này không chính xác như việc dùng máy móc chuyên môn của bệnh viện , nhưng nó cũng sẽ cho thấy 1 ấn tượng rõ ràng hơn về sự hô hấp của mình trong lúc ngủ . Điều đáng lưu ý là cách này làm tại nhà, ngay trên giường mình thường ngủ mỗi đêm, nằm tự nhiên không bị chằng chịt bởi dây điện và máy móc như trong bệnh viện . Thêm nữa, khi biết cách rồi thì có thể tự mình lập đi lập lại mỗi khi muốn kiểm chứng sự tiến triển hay biến đổi trong giấc ngủ của cơ thể .


1) Dùng cái máy ghi âm nhỏ loại bỏ túi (digital voice recorder, trên eBay bán chừng 20 dollars) . Mua máy có bộ nhớ chừng 8 Gigabytes trở lên là đủ xài . Bỏ máy vô túi ngực của áo ngủ (hay mặc T-shirt có túi ngực), và ghi âm từ lúc bắt đầu ngủ cho tới sáng . Các máy này hay tự động thâu và ngắt kết quả ra thành nhiều hồ sơ (files), mỗi hồ sơ khoảng 2 gigabytes . .Nối máy ghi âm với máy computer, và chép các hồ sơ này vô computer .



Cũng nên biết rằng giấc ngủ mỗi đêm của chúng ta thường gồm có 5 chu kỳ giống nhau, mỗi chu kỳ dài khoảng 1 tiếng rưỡi và có thể được chia ra thành 5 chặng: [1. Ru ngủ - 2. Ngủ nông - 3. Ngủ sâu - 4. Ngủ rất sâu - 5. Ngủ mơ ]




2) Đem các hồ sơ này nhập (import) vào 1 cái phần mềm miễn phí tên là AUDACITY . Cách dùng phần mềm này hơi phức tạp, nhưng ta chỉ cần biết 1 vài chức năng cần thiết căn bản đủ cho công việc nghiên cứu của mình thôi , và việc này không khó chi lắm . Sơ lược là như vầy:


2a) Khởi dựng AUDACITY (trong máy điện toán xài hệ Windows, hoặc hệ Linux, hoặc MacOS đều đưọc) .


2b) Chọn 1 cái hồ sơ ghi âm mình muốn xem xét, nhấn chuột kéo nó vào khung ảnh của AUDACITY .


2c) Sau khi hồ sơ nhập được rồi sẽ hiện trên màn ảnh dưới hình thức chuỗi sóng giao động .Ta không thể ngồi nghe lại tiếng thở suốt mấy tiếng đồng hồ, nhưng nhờ có hình ảnh này ta có thể xem lướt qua và thấy ngay tình trạng hơi thở mình ra sao . Vì tiếng thở của ta rất nhỏ, nên trước tiên ta cần phải phóng đại nó lên để xem xét dễ dàng hơn .


Dưới đây là thí dụ cho thấy 1 hồ sơ ghi âm ngủ (2 gigabytes) , kéo dài 3 tiếng :

https://i.imgur.com/7m0J3Wz.jpg



2d) Phóng đại hình trình bày (và luôn cả âm thanh nữa) bằng chuỗi động tác sau đây:


Nhấn Ctrl-A > Bấm Effect > Chọn Amplify > Chọn tăng 20 lần > Chọn Allow Clipping > Bấm OK


Sau khi phóng đại 20 lần, thì sẽ thấy nhiều chi tiết hơn:

https://i.imgur.com/9WY4gpa.jpg


2e) Nhìn các đồ hình này thì thấy là có những thời điểm hơi thở bị nhiều xáo động, chẳng hạn như quãng 10 phút từ 1:00 cho tới 1:10 . Ta có thể chọn và copy 10 phút này ra để xem xét kỹ càng hơn . Bằng cách: Dùng cursor key phải kéo dây chỉ đen tới thời điểm 1:00:00 > Nhấn giữ nút shift để bắt đầu highlight, rồi tiếp tục kéo nó tới thời điểm 1: 10 : 00 > Bấm Edit > Chọn Copy > Bấm File > Chọn New


2f) Tới đây thì AUDACITY sẽ mở 1 screen mới, và ta cần tiếp tục xài cái screen mới này, bằng cách Bấm Edit > Chọn Paste


Tới đây thì chi tiết thuộc về quãng 10 phút mà ta chọn sẽ xuất hiện trong screen mới .


2g) Tiếp tục bằng cách: Bấm View > Chọn Track Size > Chọn Fit to Width


thì sẽ thấy:



https://i.imgur.com/RQpQeFD.jpg




Xem đồ hình này thì hơi thở của ta đã gặp nhiều vấn đề khó khăn trong 6 phút khoảng từ thời điểm 2:54 cho tới 8:50 . Bằng cách bấm Play để nghe âm thanh ta sẽ biết rằng từ phút 2:54 cho tới 3:30 không có nghe tiếng thở nữa , và từ phút 3:30 thì hơi thở rất yếu mãi cho tới phút 4:35 mới trở lại bình thường .


Cứ tiếp tục xem xét bằng các phương cách này thì sẽ nhận thức đưọc khá rõ , ta đã nghẹt thở bao nhiêu lần và mỗi lần ngưng bao lâu .



Bình thường thì ta chỉ có thể ghi nhớ và nhận xét một cách lờ mờ về giấc ngủ của mình, chỉ biết đã ngủ ngon yên giấc hay đã trằn trọc mơ màng cả đêm . Nếu chẳng dò xét cho kỹ lưỡng thì sẽ không thể hiểu thấu tầm mức hệ trọng của vấn đề .






Đàng nào cũng mua, thôi thì mua cái máy thứ thiệt đo có bảo chứng
cho khỏe, dữ liệu đọc trên smartphone, và đi bác sĩ cầm đưa cho họ coi luôn.
Mới tinh chỉ có 70 euro.

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51WYkJfG%2BpL._SL1000_.jpg

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/61x2aC91-XL._SL1000_.jpg

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51AY-UzFJKL._SL1000_.jpg

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51OJuu6v9-L._SL1000_.jpg


Còn nếu muốn tự làm thì mua cái mic loại tốt, gắn vô cái laptop, thu âm trực tiếp qua audacity
cho nó nhớ thẳng vô cái dĩa bên ngoài mua cho bự (2 TB) đo dài ngày, chứ không ngắn hạn.
Tuy nhiên đo qua hơi thở không chính xác vì có white noise. Nên đo bằng những cái máy bên
trên cho chính xác.