PDA

View Full Version : The Lady, người đàn bà gan lì, cành hoa lan sắt thép



Lotus
12-04-2011, 03:09 AM
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/83/0/677/505/344/257/aef_image/aung%20san%20gun%20fusil%20the-lady-4.jpg

The Lady kể lại một phần cuộc đời của Aung San Suu Kyi (DR)


Aung San Suu Kyi, người đàn bà gan lì, biểu tượng của dân tộc Miến Điện kháng cự lại sự đàn áp của một chế độ độc tài quân phiệt. Từ khi được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, bà Aung San Suu Kyi trở thành hiện thân của phong trào đòi tự do và dân chủ, noi theo tấm gương đấu tranh bất bạo động của bậc tiền bối là Nelson Mandela và nhất là Thánh Gandhi.


Dựa trên kịch bản của tác giả người Anh Rebecca Frayn, đạo diễn nổi tiếng người Pháp Luc Besson đã chuyển thể cuộc đời của Aung San Suu Kyi lên màn ảnh lớn. Bộ phim The Lady với nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) trong vai chính, vừa được cho ra mắt khán giả Pháp trong tuần này. Bộ phim cũng từng được công chiếu lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2011 trong khuôn khổ liên hoan quốc tế điện ảnh Toronto ở Canada.

Trái với những thông tin loan tải trước đây trên mạng, theo đó đạo diễn Pháp Luc Besson đã ấp ủ dự án quay phim này từ nhiều năm qua, thật ra diễn viên Dương Tử Quỳnh mới là người đầu tiên được đọc kịch bản The Lady. Chính cô đã thuyết phục đạo diễn Luc Besson bấm máy thu hình. Bộ phim chủ yếu được quay tại Thái Lan, phần hậu kỳ được thực hiện tại Pháp, chỉ có một số màn ngoại cảnh là được thu lén tại Miến Điện. Để luồn lách sự kiểm duyệt, để thoát khỏi sự kiểm soát của công an, các nhân viên trong đoàn làm phim đã phải giả dạng làm du khách nước ngoài.

Ra đi không ngày mai, hành trình không trở lại

Về nội dung bộ phim The Lady không kể lại toàn bộ cuộc đời của bà Aung San Suu Kyi, mà chỉ tập trung nói về giai đoạn từ những năm 1988 đến năm 1999, hai thời điểm định mệnh trong cuộc đời của người đàn bà gan lì. Vào tháng ba năm 1988, người thân trong gia đình báo tin cho Aung San Suu Kyi là thân mẫu của bà vừa đột qụy. Từ Anh Quốc, bà quyết định rời mái ấm gia đình, trở về Miến Điện để chăm sóc người mẹ đau yếu. Để trấn an chồng con, bà Aung San Suu Kyi nói rằng chuyến đi này chỉ kéo dài có vài tuần lễ, nhưng không ai ngờ rằng đó thật ra là một cuộc hành trình không có ngày trở lại.




http://www.youtube.com/watch?v=SMYAzQC3UjI&feature=player_embedded


Tại bệnh viện thành phố Rangoon, Aung San Suu Kyi chứng kiến tận mắt cảnh quân đội Miến Điện đàn áp đám đông biểu tình. Phong trào xuống đường đòi dân chủ đã bắt đầu từ tháng 5 năm 1988. Áp lực từ đường phố buộc tướng Ne Win, nhân vật số 1 của tập đoàn quân phiệt Miến Điện, phải từ chức. Thế nhưng, người lên thay thế ông (tướng Than Shwe) lại thuộc phe bảo thủ cứng rắn trong hàng ngũ quân đội. Chính quyền ra lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Quân đội không ngần ngại nã súng bắn vào đám đông, khiến hàng ngàn người bị thiệt mạng vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, nên sự kiện này được gọi là "Biến cố 8888".

Sau cuộc đàn áp đẫm máu, bà Aung San Suu Kyi quyết định dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi dân chủ. Bà nối nghiệp thân phụ là tướng Aung San, được xem như là một vị anh hùng dân tộc vì ông đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc giành độc lập cho Miến Điện. Noi gương người cha, Aung San Suu Kyi đứng lên lãnh đạo phong trào đối lập, bà sát cánh đấu tranh Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), được thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 1988. Hơn một năm sau, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ thắng đậm nhân kỳ tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 5 năm 1990, nhưng kết quả bầu cử bị chính quyền hoàn toàn phủ nhận.

Đối với giới lãnh đạo tập đoàn quân phiệt, Aung San Suu Kyi cánh chim đầu đàn của phong trào đối lập trở thành một đối thủ hết sức đáng gờm. Các tướng lãnh ra lệnh bằng mọi cách đè bẹp phong trào đấu tranh. Từ hình thức hù dọa, gây áp lực tinh thần cho đến việc bắt giữ, cầm tù hay giam lỏng, chính quyền chĩa mũi dùi vào Aung San Suu Kyi và các bạn hữu đồng hành. Càng bị trấn áp, bà lại càng gan lì. Một trong những màn biểu tượng của bộ phim là khi bà đứng trước một hàng lính giăng ngang chặn đường, các binh lính đã nộp đạn nhắm bắn, ngón tay sẵn sàng bấm cò. Thay vì hãi sợ thụt lùi, Aung San Suu Kyi lại bước tới phiá trước, bất kể các mũi súng đang dí vào mặt.

1988 - 1999 : Hai thời điểm định mệnh

Trong phim, nếu như ngày 8 tháng 8 năm 1988 là cột mốc lịch sử đầu tiên, thì năm 1999 đánh dấu thời điểm quan trọng thứ nhì. Đó là năm mà giáo sư người Anh Michael Aris (do Daniel Thewlis thủ vai), chồng của bà Aung San Suu Kyi qua đời vì bệnh ung thư. Nổi danh là một chuyên gia về văn hoá Tây Tạng thuộc trường đại học Oxford, ông Michael Aris thành hôn với bà Aung San Suu Kyi vào năm 1972. Nhân vật người chồng chiếm một vị trí quan trọng ở trong bộ phim The Lady. Vì chính ông khuyên vợ đừng mềm lòng nản chí, đừng vì chuyện nhà mà quên chuyện nước, đừng hy sinh cuộc đấu tranh cho dân tộc, chỉ vì ích kỷ cá nhân hay hạnh phúc bản thân.

Vào năm 1997, giới bác sĩ chẩn đoán phát hiện ông Michael Aris bị bệnh ung thư. Dù đã nhiều năm xa cách, nhưng ông không nỡ đòi vợ trở về Anh Quốc để chăm sóc bệnh tình cho ông. Vào lúc đó, chính quyền Miến Điện sẵn sàng để cho bà Aung San Suu Kyi lên máy bay sang Luân Đôn, vì lý do gia đình. Hù dọa không xong mà giam cầm cũng vô hiệu quả, nên chính quyền mới chuyển sang hình thức mua chuộc, mặc cả tình cảm. Theo lời khuyên của chồng, bà Aung San Suu Kyi quyết định ở lại, vì bà thừa hiểu rằng chính quyền muốn tống bà ra khỏi Miến Điện : một khi về thăm chồng, bà sẽ không còn được trở lại quê cha.





http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=RssgFIG9qbo



Ông Michael Aris qua đời hai năm sau đó, để lại hai đứa con mồ côi. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị giam lỏng, không được nhìn mặt chồng bà một lần cuối. Bà nói : ở một đất nước thật sự tự do, thì không có ai bị buộc phải có một sự chọn lựa đớn đau đến như vậy. Lựa chọn theo kiểu này thì chẳng thà không chọn lựa còn hơn. Bộ phim do khép lại vào thời điểm này, kết thúc một cách lưng chừng, bỏ lửng. Aung San Suu Kyi kiên trì đấu tranh mà vẫn chưa thấy tia ánh sáng hy vọng ở cuối đường hầm u tối. Nhưng từ người đàn bà sắt thép này lại lóe lên một vầng hào quang sáng ngời tuyệt đối. Cái chết của ông Michael Aris nói riêng và của những người đấu tranh với bà nói chung không trở nên vô nghĩa, mà lại thắp sáng thêm niềm tin của một tâm hồn bất khuất.

Bi kịch gia đình, thảm kịch quốc gia

Bộ phim The Lady của đạo diễn Pháp Luc Besson có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Ưu điểm đầu tiên là Luc Besson đã phần nào thay đổi phong cách làm phim của mình. Nổi tiếng là một người chuyên quay phim hành động, chuộng kỹ xảo và nhịp điệu dồn dập, đạo diễn Pháp lần này buộc phải tập trung vào các diễn biến nội tâm của hai nhân vật chính. Nhà làm phim xen kẻ khá tài tình các màn qua cận ảnh với thủ pháp các màn quay toàn cảnh, hàm ý Aung San Suu Kyi và vận mệnh dân tộc Miến Điện, tuy hai mà chỉ là một.

Một cách tương tự, các nhân vật Michael Aris và Aung San Suu Kyi là hai tâm hồn đồng nhất, khi thực sự là một nửa của nhau. Đó là những vai diễn bằng vàng, nếu không nói là để đời. Về điểm này, phải công nhận là Dương Tử Quỳnh nhập vai một cách xuất thần. Cô học tiếng Miến Điện, học từng động tác điệu bộ của Aung San Suu Kyi qua phóng sự truyền hình hay phim tài liệu cho thấy bà xuất hiện trước công chúng.

Tuy có nét mặt hao hao như Aung San Suu Kyi, nhưng Dương Tử Quỳnh lại còn nhịn ăn để gầy hẳn đi, làm cho nét tiều tụy hiện lên trên nhan sắc để có thể gần giống hơn nữa với vai diễn. Cô đã được dịp đến Miến Điện gặp bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên vào cuối năm 2010, trước khi đoàn làm phim chuẩn bị bấm máy thu hình tại Thái Lan. Sau chuyến đi này, Dương Tử Quỳnh bị đưa vào sổ đen, vì khi trở lại thăm bà Aung San Suu Kyi lần thứ nhì vào tháng 6 năm 2011 cô đã bị chặn lại tại sân bay, không được phép nhập cảnh, rồi bị trục xuất khỏi Miến Điện.

Diễn viên Dương Tử Quỳnh và đạo diễn Pháp Luc Besson đều cho biết là công chúng thường nhìn bà Aung San Suu Kyi như là một biểu tượng đấu tranh cho tự do và dân chủ, ngược lại ít ai biết đến chồng bà là giáo sư Michael Aris. Kịch bản của tác giả người Anh Rebecca Frayn, ngay từ đầu đã chọn quan hệ giữa hai vợ chồng làm điểm nhấn, trong những năm tháng đau khổ, những giây phút cam go. Theo cách đọc này, tình thương là động lực thôi thúc, duy trì ngọn lửa thiêng đối với nhà tranh đấu.

Phụ nữ gan lì, hoa lan sắt thép

Vào những năm 1990, Aung San Suu Kyi từng viết về sự đấu tranh của bà trong quyển sách mang tựa đề “Freedom from Fear” (tạm dịch là Vượt lên sự sợ hãi). Nhưng lãnh đạo đối lập Miến Điện hầu như không bao giờ nói về đời tư hay tiết lộ chuyện gia đình. Kịch bản bộ phim The Lady khi tập trung nói về mối tình của cặp vợ chồng này buộc phải điền vào chỗ trống. Nhân vật Aung San Suu Kyi vì thế mà càng trở nên lãng mạn giống như tiểu thuyết. Tác phẩm The Lady tuy gọi là phim tiểu sử (biopic), nhưng thật ra là một bộ phim tình cảm, có nhiều đoạn cảm động nhưng cũng có màn hơi cường điệu.

Thông thường, một bộ phim theo thể loại này thường lồng tiểu sử vào lịch sử, kể một câu chuyện nhỏ để làm nổi bật câu chuyện lớn. Khuyết điểm của bộ phim The Lady là tác phẩm bị mất cân đối do đạo diễn Luc Besson tập trung quá nhiều vào mối tình của cặp vợ chồng Aung San Suu Kyi, mà chỉ nhìn lướt qua bức tranh toàn cảnh của đất nước Miến Điện. Điển hình là màn mở đầu bộ phim cho thấy cảnh ám sát thân phụ của Aung San Suu Kyi vào năm 1947, nhưng khán giả không biết vì lý do nào. Các sự kiện có thật thường chỉ được phác họa, cho nên khó có thể giúp cho người xem nắm bắt để hiểu rõ thêm về bề dày lịch sử.

Suy cho cùng, bộ phim The Lady nói về hai tấn bi kịch diễn ra cùng lúc : một bên là bi kịch gia đình bà Aung San Suu Kyi và một bên là bi kịch của dân tộc Miến Điện. Nếu cả hai vế bổ túc cho nhau, thì hẳn chắc là bộ phim The Lady sẽ càng có nhiều chiều sâu hơn nữa. Nhưng điều mà người xem có thể cảm nhận rõ nhất là nghị lực và ý chí của bà Aung San Suu Kyi : một vóc dáng mong manh mà bản lĩnh gan lì, một nhánh lan mềm mại nhưng cành hoa sắt thép.


http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20111202-the-lady-nguoi-dan-ba-gan-li-canh-hoa-lan-sat-thep

ốc
12-04-2011, 10:57 AM
Bộ phim The Lady của đạo diễn Pháp Luc Besson có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Ưu điểm đầu tiên là Luc Besson đã phần nào thay đổi phong cách làm phim của mình. Nổi tiếng là một người chuyên quay phim hành động, chuộng kỹ xảo và nhịp điệu dồn dập, đạo diễn Pháp lần này buộc phải tập trung vào các diễn biến nội tâm của hai nhân vật chính. Nhà làm phim xen kẻ khá tài tình các màn qua cận ảnh với thủ pháp các màn quay toàn cảnh, hàm ý Aung San Suu Kyi và vận mệnh dân tộc Miến Điện, tuy hai mà chỉ là một.

Một cách tương tự, các nhân vật Michael Aris và Aung San Suu Kyi là hai tâm hồn đồng nhất, khi thực sự là một nửa của nhau. Đó là những vai diễn bằng vàng, nếu không nói là để đời. Về điểm này, phải công nhận là Dương Tử Quỳnh nhập vai một cách xuất thần. Cô học tiếng Miến Điện, học từng động tác điệu bộ của Aung San Suu Kyi qua phóng sự truyền hình hay phim tài liệu cho thấy bà xuất hiện trước công chúng.

Chị Michelle Yeoh cũng giống Luc Besson toàn làm phim "hành động" từ Crouching Tiger đến James Bob 007, khi xem phim có nhẽ cứ tưởng chị ấy sẽ hạ độc thủ bọn ác ôn. Cũng may khán giả ít người biết nhiều về bà Suu Kyi nên không thể đoán là đóng có "nhập vai một cách xuất thần" hay không.

Angie
12-04-2011, 04:01 PM
Dương Tử Quỳnh, đóng geisha gì mà nhuộm tóc nâu, yacky.

ốc
12-04-2011, 08:38 PM
Chỉ có người Tây mới không biết phân biệt người Nhật với người Tàu.

Lotus
12-09-2011, 03:31 PM
10/12/2011

Bộ phim The Lady xuất hiện đúng lúc


http://4.bp.blogspot.com/-JFJp1X61qkc/TuKABL8x2OI/AAAAAAAAIcM/knydkZ2frGw/s1600/Aung+San+Suu+Kyi-thelady-danlambao.jpg

Đúng vào lúc tình hình Miến Điện thu hút sự chú ý của toàn thế giới do một loạt việc làm mới của Tổng thống Thein Sein - như trả tự do cho hơn 200 nhà hoạt động chính trị, ban hành luật công đoàn và luật biểu tình, nới rộng tự do báo chí, trả tự do đầy đủ cho bà Aung San Suu Kyi, phục hồi quy chế hoạt động cho Liên minh Dân chủ Toàn quốc - ở Pháp hãng Europa Corporation cho ra mắt bộ phim The Lady.

Bộ phim được trình chiếu xuất đầu tiên vào ngày 01-12-2011, đúng vào ngày Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thủ đô Naypyidaw của Miến Điện, sau nửa thế kỷ quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Miến Điện bị cắt đứt do hậu quả đảo chính của nhóm quân phiệt Ne Win. Trong chuyến đi thăm này, bà Clinton gặp cả Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Ngoại trưởng Hoa Kỳ tỏ ra được khích lệ và trông chờ những bước tiến mới.

The Lady là một bộ phim loại “tiểu sử nhân vật» tả lại một quãng đời của bà Aung San Suu Kyi, trong hơn 10 năm, từ 1989 đến 1999. Viết kịch bản và đạo diễn bộ phim này với chi phí 20 triệu euro này là nhà làm phim Pháp nổi tiếng Luc Besson, 52 tuổi, từng làm những bộ phim lớn được khen thưởng, như Le grand bleu (Biển Xanh) nói về thế giới tư nhiên dưới đáy biển; Cinquième élément thuộc loại phim khoa học giả tưởng từng được giải César.

The Lady được quay rất bí mật trong năm 2010, chủ yếu là tại Thái Lan, có một số cảnh quay ở Anh và Pháp. Diễn viên người Malaysia Michelle Yeoh đóng vai bà Aung San Suu Kyi, diễn viên người Anh David Thawlis đóng vai giáo sư Anh Michael Aris, chồng bà Aung San Suu Kyi. Michelle Yeoh có dáng người, khuôn mặt, cả giọng nói giống bà Aung San Suu Kyi, nhập vai rất có thần nên truyền cảm ngày càng sâu. Hè năm nay cô Michelle Yeoh vào Miến Điện, dự định gắp bà Aung San Suu Kyi, nhưng bị trục xuất vì nhóm quân phiệt rất lo ngại về bộ phim này.

Bộ phim chủ yếu tả lại mối tình đằm thắm, sâu sắc, cảm động của 2 vợ chồng trí thức trong hoàn cảnh khắc nghiệt dưới chính quyền quân phiệt tàn ác và thâm độc.

Bà Aung San Suu Kyi và ông Michael Aris quen nhau khi bà Aung San Suu Kyi còn là sinh viên tại Viện Nghiên cứu Đông phương và châu Phi thuộc Đại học London. Đám cưới tiến hành đơn giản tại Anh vào năm 1972, khi Aung San Suu Kyi 27 tuổi, Aris 26 tuổi là chuyên viên nghiên cứu về nền văn minh Tây Tạng và Bhutan. Tình yêu của 2 trí thức trẻ trải qua những ngày tháng êm đẹp đầy kỷ niệm ; năm 1973 sinh ra cậu bé Alexander Aris và năm 1977 cậu bé Kim Aris.

Bước ngoặt của cuộc đời đôi lứa xảy ra vào năm 1988 khi thân mẫu của bà Aung San Suu Kyi là bà Daw Khin Kyi bị ốm nặng. Thân phụ bà Aung San Suu Kyi là anh hùng dân tộc Aung San (2/1915 – 7/1947) được coi là người sáng lập ra nền độc lập và cũng là người sáng lập Quân đội Tự do Miến Điện, bị ám sát khi ông mới 32 tuổi, lúc cô bé Suu Kyi cũng chỉ mới lên hai. Mẹ bà từng tốt nghiệp đại học, rồi làm đại sứ ở Ấn Độ, do đó cô Suu Kyi theo mẹ tốt nghiệp trung học ở New Delhi trong một trường Anh. Sau đó cô sang học ở Hoa Kỳ rồi làm chuyên viên hành chính – ngân sách của Liên Hiệp Quốc ở New York, trước khi sang Anh học tiếp.

Nghe tin mẹ ốm nặng, bà Aung San Suu Kyi về nước, đúng vào lúc nhóm quân phiệt trong Hội đồng Nhà nước Phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) lên cầm quyền. Với truyền thống yêu nước của bố mẹ, với lương tri của kẻ sỹ thời loạn, Aung San Suu Kyi tham gia cuộc đấu tranh chính trị ôn hòa nhưng quyết liệt ở tuổi chin chắn 43, sát cánh cùng tướng Tin Oo nguyên là bạn thân và đồng đội của cha mình, từng là tổng tư lệnh khi 28 tuổi, lập ra Liên minh Dân chủ Toàn quốc (NDL) do bà làm Tổng thư ký đầu tiên, ông Tin Oo làm phó tổng thư ký.

Bộ phim bắt đầu từ quãng thời gian này, khi bà Aung San Suu Kyi lao vào cuộc đấu tranh chính trị gay gắt với tấm lòng trong sáng vì dân, vì nước, lôi cuốn phụ nữ, thanh niên, trí thức, phật tử vào cuộc, dẫn đầu các cuộc đấu tranh, luôn bình tĩnh, gương mẫu, cương nghị và mưu lược. Bộ phim mô tả rất đạt bề ngoài mảnh mai, ăn nói nhỏ nhẹ, mẫn cảm dễ xúc động của bà che dấu một ý chí vững vàng không lay chuyển theo đuổi mục tiêu dân chủ; đe dọa, đói khát, tù đày không mảy may uy hiếp được. Bà bị bắt giam tháng 7/1989, bị kết án và trục xuất, nhưng bà nhất quyết không rời nước mình, xa dân mình. Cuối năm 1990 trong cuộc tổng tuyển cử mặc cho nhóm quân phiệt khống chế, NDL của bà giành thắng lợi áp đảo, chiếm hơn 80% ghế trong quốc hội, lẽ ra bà trở thành thủ tướng, nhóm quân phiệt thủ tiêu kết quả bầu cử, đặt NDL ra ngoài vòng pháp luật, và đầy ải bà trong cảnh xa chồng và 2 con trai rất mực tin yêu của bà.

Từ tháng 7/1989 đến 13/11/2010 , 21 năm Aung San Suu Kyi sống trong nhà tù lớn và các nhà tù nhỏ trên quê hương mình, nhưng bà vẫn có mặt ở mọi nơi diễn ra cuộc đấu tranh bền bỉ cho tự do, trong trái tim của người dân Miến cũng như trong lòng thế giới dân chủ.

Bộ phim tạm thời kết thúc với cuộc đấu tranh kiên cường độc đáo của bà Aung San Suu Kyi cũng như tạm ngừng với thiên tình sử cực kỳ xúc động Aung San Suu Kyi- Aris vào năm 1999, sau khi ông Aris bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến và mất ở London. Những lá thư, những hình ảnh, những lời kể của bè bạn 2 người cho thấy một tình yêu say đắm, cho nhau, vì nhau giữa 2 vợ chồng tin yêu nhau rất mực, cũng rất mực thơ mộng, lồng trong tình yêu nhân dân và đất nước bao la, vì cả 2 được tôi luyện bởi tinh túy từ bi hỷ xả của đạo Phật và nền văn hóa chuộng tinh thần của phương Đông.

The Lady đang làm xúc động hàng vạn, chục vạn khán giả Pháp, đạo diễn Luc Besson và các diễn viên đã truyền đến người xem phim tiểu sử chân thật, rất xúc động của một phụ nữ Miến Điện rất con người, rất Á đông, đầy nữ tính nhưng cũng rất hiện đại và dân dã. Một tâm hồn tinh tế nhạy cảm, nhiều bạn tâm giao, nhiều kẻ thù nham hiểm, nhận ra bạn hay thù rất bén nhạy, sớm phát hiện những tên cò mồi đê tiện tay sai cho nhóm quân phiệt, cả vài tên mang mặt nạ dân chủ. Bộ phim cũng đặc tả một số tâm địa tham quyền, tham nhũng, mê muội dị đoan của nhóm tướng lãnh quân phiệt…

Bộ phim tạm chấm dứt ở thời điểm năm 1999. Đến nay, tháng 12/20011 bà Aung San Suu Kyi đang viết tiếp tiểu sử của mình, khi bà công khai tiếp chuyện bà Ngoại trưởng Hillary Clinton ngày 1-12-2011 trong tư thế tự do, với tư cách là nhà lãnh đạo của NDL. Báo Pháp cũng cho biết ngày 27/11/2011 vừa qua bà Aung San Suu Kyi đã tiếp đại sứ về nhân quyền của chính phủ Pháp là ông François Zimeray.

Aung San Suu Kyi đúng là một phụ nữ đang tham gia xuất sắc làm nên lịch sử của quê hương mình. Còn gây ảnh hưởng tốt đẹp ra nước ngoài nữa. Cho nên The Lady cũng là bộ phim rất quý và bổ ích cho bà con Việt Nam ta vậy.

Bùi Tín

http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bo-phim-the-lady-12-08-2011-135291938.html

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/bo-phim-lady-xuat-hien-ung-luc.html#more

ốc
12-10-2011, 10:38 AM
Chị Aung San Suu Kyi cũng được thêm một ông chồng là trí thức người Anh dạy học ở trường Ốc Pho, và quen biết với nhiều nhân vật có quyền ở Âu châu nên được chính phủ và báo chí nhiều nước chú ý và đưa tin. Miến điện mà có thêm dầu hoả nữa thì Mỹ đã can thiệp để thiết lập nền dân chủ từ lâu rồi.

Lotus
12-30-2011, 03:18 AM
Đức ngày xưa cũng đâu có dâù hỏa hay cái gì đáng kể cho Mỹ. Thê´ nhưng Mỹ vẫn muôn´ Đức xây dựng nền dân chủ.

Các quôc´gia dân chủ cũng ít có nguy cơ gây chiến vơí nhau, như các quôc´gia không cùng chính thể hay là các quôc´gia cùng là độc tài.


Nghiên cứu của trường đại học vê` những chiến tranh trong thê´ kỹ 20 cho thâý có nhiêù chiến tranh giữa các nước không dân chủ, giữa các nước dân chủ đánh với các nước không dân chủ, và không có chiến tranh nào giữa những nước dân chủ với nhau .



http://www.hawaii.edu/powerkills/PK.TAB3.1.GIF


http://www.hawaii.edu/powerkills/PK.FIG4.1.GIF


PART I: THE MOST IMPORTANT FACT OF OUR TIME

Introduction to Part I
2. No War between Democracies
3. Democracy Limits Bilateral Violence
4. Democracies are Least Warlike
5. Democracies are Most Internally Peaceful
6. Democracies Don't Murder Their Citizens

http://www.hawaii.edu/powerkills/NOTE6.HTM


http://www.hawaii.edu/powerkills/MIRACLE.HTM

Lotus
12-30-2011, 03:23 AM
Khuynh hướng của thơì đại


Con sô´ những quôc´ gia đi theo con đường dân chủ gia tăng .



http://www.futuretimeline.net/images/misc/democratic-countries-trend.jpg






http://www.futuretimeline.net/images/misc/democratic-countries-trend.jpg

Lotus
12-30-2011, 03:43 AM
Phim về lãnh tụ dân chủ Miến Điện

Cập nhật: 11:33 GMT - thứ năm, 29 tháng 12, 2011

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/12/29/111229112425_the_lady_suu_kyi_movie_304x171_bbc_no credit.jpg
Dương Tử Quỳnh đóng vai người lãnh đạo phong trào dân chủ Miến Điện




Bộ phim The Lady, nói về cuộc đời bà Aung San Suu Kyi, chính thức chiếu ở Anh từ ngày 30/12 năm nay.

Vào tháng 11 năm 2010, khi bà được chính quyền quân sự Miến Điện trả tự do, người viết kịch bản Rebecca Frayn đã tập trung cho tác phẩm được ba năm.

Ban đầu bà viết một kịch bản "nhỏ và khá riêng tư" về quan hệ tình cảm của lãnh tụ đòi dân chủ và người chồng quốc tịch Anh Michael Aris, đã qua đời vì ung thư năm 1999.

Nhưng khi đạo diễn Pháp Luc Besson tham gia dự án, ông muốn nhấn sâu thêm mảng chính trị, vì thế các phần quay tại Thái Lan có cả cảnh đám đông và hình ảnh quân đội được đưa vào nhiều hơn.

Họ không sửa kịch bản nhiều sau khi bà Aung San Suu Kyi được thả, nhưng câu hỏi đặt ra là ai nên đến Miến Điện để gặp người phụ nữ đã tạo ra cảm hứng cho phim.

Nhà chức trách Miến Điện chỉ cấp một visa - cho Dương Tử Quỳnh, nữ diễn viên đóng vai chính của phim.

Cô tâm sự: "Bà từ lâu là người anh hùng của tôi. Vì bà là người châu Á và là phụ nữ."

The Lady tập trung vào các năm từ 1988 đến 1999, và về tác động của vai trò chính trị ngày càng tăng của bà Suu Kyi lên đời sống gia đình.

Bà Frayn nói một thách thức là làm sao để khán giả hiểu về bối cảnh chính trị nhưng không khiến tác phẩm trở thành khô khan.

Cha của bà Suu Kyi, Aung San, bị ám sát khi bà mới lên hai, thường được xem là kiến trúc sư chính giúp Miến Điện lấy lại độc lập từ Anh.

Con gái ông học ở Ấn Độ, Mỹ và Anh. Năm 1972, bà cưới học giả người Anh, Tiến sĩ Michael Aris. Họ có hai con trai, Alexander và Kim.

Suốt 16 năm, bà sống cuộc đời bình yên ở Oxford.

Năm 1988, bà quay về nước để chăm sóc mẹ bị ốm.

Ngày càng dính vào chính trị, bà lần đầu bị quản thúc năm 1989 và trong 21 năm sau đó, đã có đến 15 năm bà bị tước đoạt tự do.


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/12/15/111215091031_jp_suukyi304x171_nocredit.jpg

Bà Aung San Suu Kyi có nhiều năm bị mất tự do


Bà Suu Kyi không được gặp chồng trong bốn năm cuối đời của ông.

Cũng có nhiều năm bà không gặp được các con trai. Bà nghĩ rằng nếu rời Miến Điện, chính phủ sẽ không bao giờ cho bà quay lại.

Dương Tử Quỳnh nghĩ nhiều để hiểu vì sao bà Suu Kyi quyết tâm cao độ.

"Theo tôi, là một Phật tử đã là ảnh hưởng quan trọng. Và bà cũng kể về vai trò của triết lý phi bạo lực của Gandhi."

"Người chủ chốt trong đời bà là mẹ," Dương Tử Quỳnh nói.

"Việc cưới một người nước ngoài gây khó khăn cho bà. Chính quyền Miến Điện dùng nói để nói bà chẳng biết gì về quê hương."

"Nhưng tôi nghĩ Michael Aris luôn hiểu cảm thức trách nhiệm của vợ và khi bà rời Oxford, đó không phải là quyết định của riêng một người." ....

Bà Aung San Suu Kyi chưa xem phim này.

Dương Tử Quỳnh nói: "Tôi biết bà sẽ bảo, 'Tại sao ai đó lại muốn làm phim về tôi?' Nhưng chúng tôi không làm phim này cho bà."

"Chúng tôi làm cho thế giới để họ hiểu và có thể làm gì đó giúp nhân dân Miến Điện."


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/12/111229_suu_kyi_movie.shtml

ốc
12-30-2011, 07:34 AM
Đức ngày xưa cũng đâu có dâù hỏa hay cái gì đáng kể cho Mỹ. Thê´ nhưng Mỹ vẫn muôn´ Đức xây dựng nền dân chủ.

Không có dầu hoả nhưng có kỹ thuật, có vị trí chiến lược, có cùng chủng tộc và truyền thống, (có diễn viên nổi tiếng và cầu thủ nổi tiếng nữa). Mỗi nơi một chuyện chứ. Việt nam chả có gì mà Mỹ cũng nhảy vào mới là chuyện lạ.

Triển
12-30-2011, 10:34 AM
Việt nam chả có gì mà Mỹ cũng nhảy vào mới là chuyện lạ.
Thuyết Domino của Mỹ cộng với vịnh Cam Ranh của Việt Nam.

ốc
12-30-2011, 04:09 PM
Lúc ấy có Mỹ đã căn cứ Subic ở bên Phi níp pin rồi thì cần gì Cam Ranh. Còn nếu vì cái thuyết domino thì tại sao Mỹ không ủng hộ lính Tây ở lại Việt nam sau hiệp định Giơ ne vơ?

Triển
12-30-2011, 06:14 PM
Lúc ấy có Mỹ đã căn cứ Subic ở bên Phi níp pin rồi thì cần gì Cam Ranh. Còn nếu vì cái thuyết domino thì tại sao Mỹ không ủng hộ lính Tây ở lại Việt nam sau hiệp định Giơ ne vơ?
Không có căn cứ quân sự làm sao chi viện cho chiến tranh. Phải nên nhớ là Mỹ đang tham chiến luôn ở Đại Hàn giai đoạn này cũng vì thuyết domino. Ai nói rằng Mỹ không ủng hộ Tây, ai bơm tiền cho Tây ở thời điểm này ? Nhưng Tây không có chính nghĩa ở Đông Dương về vấn đề thuộc địa. Mỹ một mặt ủng hộ sự tự trị không có ngoại bang của các dân tộc, mặt khác bơm tiền cho đồng minh Tây vớt cú chót trở lại Đông Dương. Nhưng mà Tây bị thất bại ở VN ở cao trào các nước dành độc lập giai này đoạn này nên rốt cuộc Mỹ nhảy vào tham chiến thật luôn thay vì chi viện tài chánh cho Tây. Muốn biết thuyết domino ra sao thì dựng đầu Eisenhower dậy mà hỏi.

ốc
12-30-2011, 08:45 PM
Năm 54 thì xong chiến tranh Cò ria rồi cơ mà. Vì thế nên Mỹ lại rãnh rỗi mà nhảy vào Việt nam. Domino gì thì cũng chỉ là cái cớ thôi, Mỹ thích đánh nhau lắm.

Tây không còn chính nghĩa ở cả Đông dương, nhưng nếu trụ lại ở một nửa Việt nam theo đúng hiệp định Giơ ne vơ thì chả có ai nói gì. Ngay cả Tàu cộng lúc bấy giờ cũng khuyên Việt minh chịu giải pháp cắt ngang lãnh thổ ở vĩ tuyến 17. Của đáng tội mấy anh Tây đánh đấm bao giờ cũng thua nên Mỹ cũng chả muốn giây vào.

thuyền nhân
12-30-2011, 09:14 PM
Chiến tranh Việt Nam - Cộng Sản bắt đầu như thế nào:

http://www.diendantheky.net/2010/09/ung-lap-lai-kinh-nghiem-chien-tranh_26.html

talawas | Hoàng Văn Chí - Từ thực dân đến cộng ... (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9784&rb=08)

ốc
12-31-2011, 12:57 PM
Bác Chí nói sao thì mình phải tin y như thế à?

ốc
01-05-2012, 08:51 AM
BurmaVJ http://burmavjmovie.com/index.html
(http://www.amazon.com/Burma-VJ-Reporting-Closed-Country/dp/B002BWP3WU/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1325782214&sr=8-1)


http://ecx.images-amazon.com/images/I/51B%2BsUoPZoL._SL500_AA300_.jpg

http://ecx.images-amazon.com/images/I/518elWGZwUL._SL500_AA300_.jpg

Lotus
04-15-2012, 09:46 AM
Được đưa bởi anh Bí Bếp , ngày 14 tháng 4


http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/TheLadyMovie13.jpg

"The Lady" is a family story. As rendered by director Luc Besson ("The Fifth Element") and screenwriter Rebecca Frayn, the life of Aung San Suu Kyi, the leading figure in Burma's pro-democracy struggle, is defined by the familial ties that bind her, inspire her, test her and ennoble her.

The daughter of Gen. Aung San, who led the fight for Burma's independence from Britain until his assassination in 1947, Suu Kyi (Michelle Yeoh) follows in her father's footsteps as she leads a peaceful campaign to free her country from the repressive rule of the military junta that has controlled Burma (now Myanmar) for decades.

In the course of that fight, she is forced to sacrifice her family life, as the ruling generals confine her to house arrest for close to 15 years (released in 2010, she recently was elected to a seat in Burma's parliament). Thus is she kept apart from her loving, supportive British professor husband, Michael Aris (David Thewlis), and the couple's two sons, which causes her immense emotional anguish.

This focus on family drastically simplifies the realities of Suu Kyi's life. For instance, "The Lady" offers only the most superficial look into her work with other members of the freedom movement. Instead, the movie bounces between Burma and Britain, where Aris is shown being a househusband raising their kids and mounting the campaign that wins her the Nobel Peace Prize in 1991.

Yeoh is perfectly cast. Slender and graceful, her physical resemblance to Suu Kyi is remarkable. Even more impressive is the way she projects steely inner strength and tremendous composure. When she walks steadily and seemingly fearlessly into a wall of rifles aimed at her by opposition soldiers, the look of serene determination on her face becomes "The Lady's" signature image.
---------------------------------------------------------------------

Ở Seattle, ACE có thể đón xem phim "The Lady" tại:

Landmark Harvard Exit

807 East Roy, Seattle, WA

‎1:30‎ ‎4:15‎ ‎7:05‎ ‎9:40pm‎

ốc
04-15-2012, 01:38 PM
BurmaVJ


http://ecx.images-amazon.com/images/I/51B%2BsUoPZoL._SL500_AA300_.jpg

http://ecx.images-amazon.com/images/I/518elWGZwUL._SL500_AA300_.jpg

Phim Burma VJ này thì đương chiếu ngay trên Nét Flix, chả cần phải bay sang Seattle.

passenger
04-15-2012, 02:43 PM
Phim Burma VJ này thì đương chiếu ngay trên Nét Flix, chả cần phải bay sang Seattle
Đôi khi - người ta chỉ cần một cái cớ để được bay.
Thế!

ốc
04-16-2012, 04:36 PM
Dạo sau chín một một, mỗi khi em định đi đâu thì lại nghĩ đến cảnh khám xét, kiểm tra các thứ ở sân bay, thế là co vòi chả thiết đi nữa. Tiết kiệm cũng được khối tiền.

passenger
04-17-2012, 05:02 AM
Ừ, thế cũng tốt.
Vừa đỡ rối trí - vừa có thêm tiền cho Jazz concert.
Thích nhé!:)

ốc
04-17-2012, 07:04 AM
Đấy, độ tháng trước định đi xem SXSW ở bên Đoài nhà chị nhưng cuối cùng lại không đi vì chưa có "một cái cớ để được bay."

Lotus
05-04-2012, 05:30 AM
Remarks at "The Lady" Film Screening


Hillary Rodham Clinton
Secretary of State

Washington, DC

April 9, 2012

Read more in :

http://www.state.gov/secretary/rm/2012/04/187652.htm

http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/burmamyanmar/8948018/The-untold-love-story-of-Burmas-Aung-San-Suu-Kyi.html

Trailer in German (Trích một đoạn trong phim, phiên âm qua tiêng´ Đưc´) , coi trong :

http://www.welt.de/kultur/kino/article106140433/The-Lady-ein-Film-ueber-Aung-San-Suu-Kyi.html

Mit Aung San Suu Kyis Leinwandbiografie schließt sich Luc Besson nicht zuletzt einer ihrer wichtigsten Bitten an die Weltgemeinschaft an: "Please use your freedom to promote ours" - "Nutzt eure Freiheit, um unsere zu voranzutreiben".

Nguyên bài trong :

http://www.stern.de/kultur/film/kinofilm-the-lady-polit-epos-ueber-nobelpreistraegerin-aung-san-suu-kyi-1810070.html

Lotus
05-07-2012, 12:35 PM
Aung San Suu Kyi – The Lady: Người đàn bà không biết sợ

Tuesday, 3 April, 2012

http://4.bp.blogspot.com/-olNvQ54-QoA/T3n3uGxA.../AAAAAAAAP2E/Es8yVGYit6U/s1600/AungSanSuukyi2-Danlambao.jpg

"Em chỉ xin anh một điều. Nếu có một ngày nào đó dân tộc của em cần đến em, thì em xin anh hãy giúp em làm tròn nhiệm vụ của em. Em chưa đoán được lúc nào sẽ đến, nhưng chuyện đó rất có thể xảy ra......

Tình yêu là hành động không phải là trạng thái yên lành. Không phải đơn giản là ngồi đó và gởi đi những tín hiệu yêu thương, mà phải biến tình yêu đó thành hành động" - Aung San Suu Kyi

Lương Nguyên Hiền


Bắt đầu từ một cuốn phim:

"The Lady" là một cuốn phim về cuộc đời của Aung San Suu Kyi được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2011 tại thành phố Toronto ở Canada. Trong mấy chục năm qua, Suu Kyi đã trở thành một nhân vật biểu tượng của phong trào đấu tranh bất bạo động tại Miến Điện với 15 năm trời bị quản thúc và được trao tặng giải Nobel Hoà bình năm 1991. "The Lady" của đạo điễn nổi danh Pháp Luc Besson và nữ tài tử Michelle Yeoh (Dương Tử Quỳnh), 48 tuổi cựu hoa hậu Mã Lai Á, đóng vai Suu Kyi. Michelle Yeoh là một khuôn mặt quen thuộc trong giới điện ảnh quốc tế và đã từng đóng những phim sáng giá như Tomorrow Never Dies (James Bond 007), Memoirs of a Geisha, Tiger and Dragon, The Karate Kid,….

Đây là cuốn phim nói về cuộc tình của Suu Kyi và Michael Aris, chồng bà, được lồng trong một bối cảnh chính trị sôi động ở Miến Điện trong thời điểm từ năm 1988 đến năm 1999. Năm 1988, là năm định mệnh, Suu Kyi trở về nước khi nghe tin mẹ bị bệnh nặng, chỉ một thời gian ngắn sau đó Suu Kyi đã đứng lên lãnh đạo phong trào đối lập, cũng từ ngày đấy trở đi Suu Kyi không hề bước chân ra khỏi quê hương mình lần nào và năm 1999, là năm mất mát, Michael Aris, chồng bà, bị chết vì bệnh ung thư.

Nữ tài tử võ thuật Michelle Yeoh đã tuyên bố rất hãnh diện được đóng phim "The Lady" và coi như là một phim để đời cho mình "Tôi đã sống và thở cùng với Aung San Suu Kyi trong suốt bốn năm qua. Ngày cũng như đêm", cô xem đó là điều tiên quyết để đi vào thế gìới của Suu Kyi. Michelle Yeoh còn bay qua Miến Điện để đi tìm chất con người sau lưng hình tượng Suu Kyi và cũng là một dịp để bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với bà. Lần thăm thứ hai vào tháng 6 năm 2011 cô bị chính phủ quân nhân Miến Điện cấm không cho vào đất nước này nữa. Yeoh thố lộ "Nếu nhiều người đã cảm phục về con người đấu tranh đòi tự do công bằng của bà, thì người ta sẽ xúc động hơn nếu biết thêm về cuộc tình của hai vợ chồng này, bởi vì Michael Aris là người chồng tuyệt vời đã tìm mọi cách để nâng đỡ vợ mình trong những ngày dài bị giam giữ và cuối cùng thì ông đã chết đơn độc ở Anh trong khi vợ ông vẫn còn bị quản thúc ở Miến Điện".

Nếu biết rằng trong đêm tân hôn, Suu Kyi đã viết cho chồng mình "Em chỉ xin anh một điều. Nếu có một ngày nào đó dân tộc của em cần đến em, thì em xin anh hãy giúp em làm tròn nhiệm vụ của em. Em chưa đoán được lúc nào sẽ đến, nhưng chuyện đó rất có thể xảy ra"

Thì cuộc tình này hẳn phải là cuộc tình rất đẹp và rất thơ mộng nhưng nó ngầm chứa cả một sự đòi hỏi hy sinh lớn lao vô bờ bến cho nhau.


http://4.bp.blogspot.com/-adpAdkbHQvU/T3oQpjTD-MI/AAAAAAAAFoI/jlvVY3pljUs/s1600/AungSanSuukyi.jpg

Daw Aung San Suu Kyi, bà là ai?

Tên bà được phát âm (theo tiếng Anh) "Ong San Soo Chee" và có nghĩa là "Chùm hào quang của những chiến thắng đáng nhớ" (A radiant bundle of memorable victories). Bà thường được gọi với tên là Daw Aung San Suu Kyi. Trong ngôn ngữ Miến Điện, Daw được mang ý nghĩa gần giống như Bà (Madame), dùng để bày tỏ sự tôn kính.

Suu Kyi sinh năm 1945 tại Rangun, Myanma (Miến Điện) là con gái út của tướng Aung San, người sáng lập ra quân đội Miến Điện và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Anh giành độc lập cho Miến Điện. Năm 1947 tướng Aung San bị ám sát năm ông 32 tuổi, lúc đó Suu Kyi mới lên hai. Mẹ bà là Khin Kyi, sinh ra 3 ngườì con, hai trai và một gái. Năm 1948 người Anh trao trả độc lập lại cho Miến Điện, tức là một năm sau khi cha bà mất, mẹ bà đã trở thành một nhân vật rất được kính trọng trong chính giới Miến Điện .

Năm 1960 mẹ bà được cử đi làm đại sứ tại Ấn Độ, Suu Kyi theo mẹ qua New Delhi học trung học ở đó. Năm 1964 Suu Kyi qua Anh học ở đại học Oxford và đậu bằng cử nhân về chính trị học và kinh tế học năm 1967.

Năm 1972 Suu Kyi kết hôn với Michael Aris, người Anh chuyên gia về văn hóa Tây Tạng và cũng là một Phật tử thuần thành. Sau đám cưới Suu Kyi đi theo chồng qua Bhutan, một vương quốc nhỏ trong dẫy núi Hy Mã Lạp Sơn, lúc đó Michael Aris nhận dạy tiếng Anh cho Hoàng Gia Bhutan. Hai ông bà có 2 con trai, Alexander sinh năm 1973 và Kim sinh năm 1977. Hai con của bà được dạy dỗ theo phong tục Miến Điện và được hướng dẫn sống theo tinh thần Phật giáo.

Năm 1988 là năm của định mệnh, đang sống êm đềm với gia đình thì được tin mẹ bà đau nặng, tháng ba năm đó Suu Kyi về Rangun để chăm sóc cho mẹ. Tháng 5 sinh viên và dân chúng Rangun xuống đường biểu tình phản đối chế độ quân phiệt của tướng Ne Win cầm đầu. Tháng 7, tướng Ne Win, người đã cầm quyền từ năm 1962 sau một cuộc đảo chính quân sự, vì bị áp lực của quần chúng phải từ chức. Những cuộc biểu tình chống đối đòi hỏi dân chủ tiếp tục leo thang, chính phủ quân đội Miến Điện thẳng tay đàn áp, 5.000 người bị bắn chết trên đường phố vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, người ta gọi đó là biến cố 8888. Trong lúc đó Suu Kyi đang ở bệnh viện để chăm lo bệnh tình của mẹ, xúc động trước cái chết dũng cảm của những người đi biểu tình và phẫn uất trước sự sát hại dã man của bọn quân phiệt, Suu Kyi nhập cuộc vào đấu tranh.

Ngày 24.9 cùng với một số bạn bè đồng chí hướng, Suu Kyi thành lập đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ (NLD) và được bầu làm tổng thư ký. Chủ trương của đảng là tranh đấu bất bạo động. Mặc dù bị cấm, Suu Kyi vẫn đi khắp nơi để phát động phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ. Có lần Suu Kyi đã đi thẳng vào mũi súng đã lên đạn của binh sĩ chắn đường để mở đưòng tới trước.

27 tháng 12 bà Khin Kyi, mẹ bà, mất lúc 76 tuổi. Trước linh cửu của người mẹ, Suu Kyi đã thề quyết tâm theo chân của cha mẹ mình để phục vụ tổ quốc dù có phải hy sinh đến tánh mạng. Người mẹ thân thương vĩnh viễn ra đi, là sự mất mát lớn nhất đối Suu Kyi, vì mẹ bà tượng trưng cho sự ngay thẳng, can đảm và kỷ luật nhưng cũng rất là nhân ái, những đức tính này đã theo đuổi bà suốt đời. Suu Kyi thường nói "Mẹ tôi dạy tôi một điều căn bản là bất công không bao giờ đứng vững vĩnh viễn và kinh nghiệm của tôi cho tôi biết điều đó là đúng". Có phải cái đó đã mang lại cho Suu Kyi một niềm tin "tất thắng" vững bền trong một cuộc đấu tranh trường kỳ với 15 năm bị giam hãm, vì bà luôn luôn tin rằng một ngày nào đó công lý sẽ chiến thắng bất công.


http://2.bp.blogspot.com/-q_97NNTHsQE/T3oQnE6ZYxI/AAAAAAAAFn4/dgUiccLFpkg/s1600/Aung+San+Suu+Kyi-1.jpg



Cuộc đấu tranh bất bạo động:

Sau tang lễ, Suu Kyi tiếp tục lao mình vào cuộc đấu tranh mặc dù bị đàn áp, đe dọa và bắt bớ. Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật tự và Luật pháp (SLORC), do chính phủ quân nhân thành lập, ban hành lệnh giới nghiêm. Tháng 2 năm 1989 Suu Kyi bị cấm không được ra tranh cử vào quốc hội, tháng 7 bà bị SLORC quản thúc tại nhà mặc dù không có án lệnh của tòa án.

Tháng 5 năm 1990, dù Suu Kyi vẫn còn bị giam lỏng, nhưng đảng NLD của bà thắng lớn (82%). SLORC không công nhận kết quả cuộc bầu cử.

Tháng 10/1990 Suu Kyi được giải Nhân Quyền Rafto. Tháng 7/1991 bà được gỉải Nhân Quyền Sakharov do Quốc hội Âu Châu trao tặng. Tháng 10/1991 Suu Kyi được giải Nobel Hoà bình, bà từ chối đi Oslo để lãnh giải vì sợ không được trở về lại Miến Điện nữa. Hai người con trai của bà đã thay mẹ đi lãnh giải. Số tiền thưởng 1,3 triệu Mỹ kim được Suu Kyi bỏ vào quỹ xã hội và giáo dục cho dân nghèo Miến Điện.

Cũng trong thời gian này, Suu Kyi cho ra cuốn sách “Freedom from Fear” (Vượt lên sự sợ hãi). Sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bà được mang danh là "Người đàn bà không biết sợ" (Lady of no fear). Giam cầm và bắt bớ, không làm Suu Kyi lùi bước. Bà nói: "Căm thù và sợ hãi luôn luôn đi chung với nhau. Tôi không có căm thù thì tôi không có sợ hãi. Tôi chưa biết căm thù là gì, vì cha mẹ tôi chưa bao giờ dậy tôi điều đó. Nếu tôi bắt đầu căm thù những người đã giam cầm tôi, thì tôi đã tự mang đến thất bại cho chính mình". Ta có thể hiểu là biết căm thù là biết sợ, mà sợ hãi là cái không cần thiết cho cuộc đấu tranh dài lâu".

Suu Kyi chủ trương đối thoại để thiết lập thể chế dân chủ và luôn luôn tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác. Bà không muốn những người mặc quân phục bị bạo lực lật đổ, mà mong họ có cơ hội trở về cuộc sống bình thường để xây dựng đất nước với tất cả khả năng và lòng yêu nước chân thành. Có lẽ trong thâm tâm, bà muốn tránh một cuộc nội chiến tương tàn, 35 năm quá dài để sống dưới chế độ độc tài quân phiệt, người dân Miến Điện đã chịu quá nhiều đau thương, tang tóc. Nếu tính đến năm 2007, thì có 3000 làng mạc bị phá hủy, một triệu người phải trốn đi tỵ nạn, thêm một triệu người bị đầy ải nơi rừng sâu nước độc, một trăm ngàn người bị cưỡng bách lao động, riêng ở Rangun có 15 chùa bị tàn phá. Cũng trong lúc đó, lợi dụng chính quyền quân nhân bị thế giới cô lập, Trung Quốc tìm cách mua chuộc bọn tướng lãnh để được tự do khuynh đảo nền kinh tế vốn đã bệnh hoạn của Miến Điện.

Tháng 7/1995 sau 6 năm giam lỏng, SLORC trả lại tự do cho bà. Nhân dịp này Suu Kyi đã tìm cách cải tổ lại đảng NLD và tiếp tục gióng lên tiếng nói của mình trong nước cũng như ngoài nước. Suu Kyi kêu gọi thế giới không nên đầu tư vào Miến Điện. Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn cho bà, nhưng theo bà là cần thiết, bởi vì dân Miến Điện không thể nghèo hơn nữa và tất cả nguồn lợi kinh tế mang tới chỉ làm cho bọn tướng lãnh giầu thêm và chế độ quân nhân vững mạnh thêm.

Ngày 6/12/2000 tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tặng cho bà huy chương “Tự do” ("The Presidential Medal of Freedom"), đây là một huy chương dân sự cao quý nhất ở Mỹ.

Suu Kyi bị quản thúc lần thứ hai từ tháng 9/2000 cho đến tháng 5/2002.

Khi được trả lại tự do, Suu Kyi cho biết: "Tôi chưa bao giờ có cảm giác là tù nhân bởi vì tôi chưa vào tù (bị quản thúc) và cũng như bao nhiêu người đã vào tù mà họ vẫn cảm thấy có tự do. Từ ngày được thả ra, tôi thấy không có gì khác biệt bởi chúng tôi đang sống trong nhà tù lớn. Nói cho cùng, bị quản thúc cũng chỉ bổn phận của tôi và tôi đang làm công việc tôi phải làm".

Tháng 5/2003 Suu Kyi bị bắt lại, sau đó bị giam lỏng tại nhà ở Rangun. Ngày 13.11.2010 bà được trả lại tự do. Tổng cộng 15 năm trời bị giam lỏng trong 21 năm kể từ ngày Suu Kyi bước chân về nước.

Năm 2005, Suu Kyi được giải thưởng Olof-Palme. Năm 2007 bà được bầu làm công dân danh dự của Canada và năm 2008 bà được tặng huy chương "Vàng" (Congressional Gold Medal) của Quốc hội Mỹ. Năm 2009, Hội Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã trao Suu Kyi giải thưởng "Đại sứ Lương Tâm" (Ambassador of Conscience), một danh hiệu cao quý nhất của hội, thừa nhận sự hy sinh to lớn của bà trong vấn đề bảo vệ và phát huy nhân quyền. Ông Nelson Mandela, cựu tổng thống Nam Phi, người đã bị tù hơn 25 năm trong cuộc tranh đấu chống chủ nghĩa "Apartheid" là một trong những nhân vật nổi tiếng được trao giải này. Những thành quả của Suu Kyi gặt hái được trên quốc tế, đã mang lại cho người dân Miến Điện một sự tự tin vào chính mình trong cuộc tranh đấu dành lại nhân quyền.

Từ một người đàn bà chỉ biết có mái gia đình và nuôi con, Suu Kyi đã dấn thân và biến mình thành nhân vật đấu tranh cho nền dân chủ Miến Điện. Theo gương của Thánh Gandhi đã thành công khi mang phương pháp bất bạo động áp dụng ở Ấn Độ khiến người Anh không thể cai trị một dân tộc với tinh thần yêu nước cao độ như vậy được. Bà luôn luôn đề cao tinh thần tranh đấu bất bạo động trong suốt quá trình hành động. Theo bà bất bạo động có nghĩa đơn giản là những phương thức sử dụng không có bạo lực, nhưng không phải là ngồi thụ động để cầu mong những gì mình muốn có.[B]

Bà gọi cuộc đấu tranh này là cuộc "Cách mạng tinh thần". Ở đây không chỉ đơn giản là cái thiện thắng cái ác, mà tầm nhìn của bà còn đi xa hơn nữa là muốn tạo nên sự thay đổi lớn trong tâm thức của người dân và đem lại sự tự hào, niềm tin cho dân tộc Miến Điện, chỉ có như vậy người dân mới thật sự thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu vĩnh viễn.

http://3.bp.blogspot.com/-mMKmzTd6NRg/T3oQoBoZ1jI/AAAAAAAAFoA/3p7yirMEOVY/s1600/Aung+San+Suu+Kyi-2.jpg

Cuộc chiến đấu giữa Kodha ... và Metta ...:

Một số người quý mến gọi bà là Ghandi Miến Điện, điều đó có thể không đúng lắm, bởi cuộc đấu tranh Suu Kyi có pha trộn thêm những giá trị của Phật gíáo vào những nguyên tắc bất bạo động của thánh Ghandi. Bà lấy Tâm từ làm trọng điểm cho cuộc đấu tranh. Tâm từ (bi) tiếng Pali gọi là Metta là thứ tình yêu bỏ hết vị kỷ, nó không đơn thuần chỉ là tình yêu của người mẹ yêu con, người chồng yêu vợ, mà là [B]lòng ước muốn làm sao mang lại an lành hạnh phúc cho mọi chúng sinh không trừ một sinh vật nhỏ bé nào. Và chỉ có tình yêu cao thượng ấy mới có tác động mạnh mẽ làm chuyển hóa được tâm thức con người và đưa những con người từ yếu hèn vượt lên mọi sợ hãi để biến thành ra một sức mạnh vô song chiến thắng được mọi áp bức. Sức mạnh này ông Vaclav Havel, cựu Tổng thống nước Cộng hoà Czech, cho đó là "Quyền lực của không quyền lực" (The Power of Powerless) hay muốn nói rõ hơn đây là sức mạnh tổng hợp của những người dân bị trị đứng lên đòi lại quyền của mình.

Suu Kyi tìm cách đối thoại với chính quyền quân nhân, nhưng họ không đáp ứng lại, có thể vì họ sợ. Thường thì khi sợ, là lúc con người đánh mất niềm tin vào chính mình. Càng sợ, bọn quân nhân càng đàn áp mạnh. Trước bạo lực mỗi ngày gia tăng, Suu Kyi vạch ra con đường đi: "Càng bị đàn áp bao nhiêu, chúng tôi càng không bỏ con đường Metta (Tâm t&#7915... của chúng tôi. Chúng tôi chủ trương tích cực hành động. Tích cực phát triển Metta vào hành động". Hành động là giai đoạn cuối cùng của phẫn nộ. Phẫn nộ tiếng Pali gọi là Kodha là một hình thức biểu lộ sự phản kháng của con người trước điều ác, bởi vì con người không thể sống như một sinh vật điếc mù câm, không nghe không thấy không nói lên được cái đau cái khổ của chúng sinh. Suu Kyi đã phẫn nộ, từ một người phụ nữ mảnh mai với đóa hoa cài trên mái tóc đã nhập cuộc xuống đường để cùng chia cái đau cái khổ ấy với tha nhân. Bà nói: "Tình yêu là hành động không phải là trạng thái yên lành. Không phải đơn giản là ngồi đó và gởi đi những tín hiệu yêu thương, mà phải biến tình yêu đó thành hành động". Bà muốn chuyển phẫn nộ thành hành động, nhưng hành động phải nằm trong tình thương yêu của con người không có một chút căm thù hay uất hận.

Cả ba người, Mahatma Gandhi, Nelson Mandela và Suu Kyi, đều lấy bất bạo động làm cứu cánh cho cuộc đấu tranh của mình. Nelson Mandela đã đi từ bạo động qua bất bạo động khi chính quyền Nam Phi "Apartheid" của người da trắng đứng trước sụp đổ nếu không tìm cách thay đổi. Mahatma Gandhi đã hướng dẫn cuộc đấu tranh bất bạo động ở Ấn Độ đến thành công năm 1947, vào thời điểm sau đệ nhị thế chiến khi phong trào dành độc lập ở khắp nơi trên thế giới lên cao và ý thức khát vọng tự do đã đi sâu vào đám đông quần chúng. Còn Suu Kyi trước sau như một theo đuổi đường lối bất bạo động, nhưng cuộc đấu tranh của bà có phần khó khăn hơn. Kẻ thù của Nelson Mandela là người khác da mầu nên dễ nhận diện, kẻ thù của Mahatma Gandhi là người Anh không cùng chủng tộc, trong khi đó kẻ thù của Suu Kyi là người cùng xứ sở, cùng máu mủ với bà, nhưng mặc quân phục có 400.000 lính với 70.000 trẻ con cầm súng và sức mạnh của nhóm quân nhân ở thời điểm đó chưa phải trên đường đang tuột dốc.

Muốn có sức bật cho cuộc đấu tranh, bà phải mang lại một ý thức mới cho nhân dân Miến Điện mà đại đa số là tín đồ Phật Giáo: Người dân phải tự chuyển mình vươn lên và phải gạt bỏ được sự thụ động thiếu trách nhiệm của mình. Martin Luther King đã kích động người da đen không được ngồi yên để chấp nhận số phận thấp hèn của mình. Suu Kyi cổ võ cho sự tích cực hành động vì theo bà chỉ có qua hành động, chúng ta mới có dịp tác động để đổi Nghiệp: "Số phận là một khái niệm mà tôi không thể bắt đầu được, mặc dù tôi rất tin vào Nghiệp (Karma). Và chúng ta phải tích cực hành động, lúc đó chúng ta mới tạo được Nghiệp của mình. Khi anh chỉ bỏ tay vào túi quần, thì theo tôi anh không có quyền nói: Tôi hy vọng có dân chủ".

Để tác động thêm cho sự chuyển hóa của ý thức, bà khuyên người Miến Điện nên áp dụng 4 điều căn bản của đạo Phật vào đời sống hàng ngày là Chanda (Dục, dịch theo tiếng Pali): lòng mong muốn thay đổi cái xấu, Citta (Tâm): quan điểm đúng để nhìn thấy được cái sai, Viriya (Cần): có sức chịu đựng để qua được mọi thử thách, Panna (Tu&#7879...: có sự khôn ngoan trong hành động.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó:


http://2.bp.blogspot.com/-KQeCbp6yFxQ/T3oRFfQAoEI/AAAAAAAAFoQ/nzS0M4jVEnk/s200/MYANMAR_-_Aung_San_Suu_Kyi_addressing_supporters.jpg

Kế thừa ở người cha những đức tính anh hùng, thừa hưởng ở người mẹ tấm lòng nhân ái và noi theo tinh thần cao thượng của Mahatma Gandhi, Suu Kyi đã chứng tỏ cho thế giới thấy tinh thần đấu tranh quyết liệt, ý chí kiên cường và khát vọng tự do cho quê hương của dân tộc bà. Chính nhờ cuộc đấu tranh này, đã thay đổi hình ảnh của Miến Điện, thế giới nhìn vào với cặp mắt kính phục và dân tộc Miến Điện có thêm niềm tự tin vào mình.

Có lần bà bị bọn quân nhân giam cầm cô lập đến nỗi không còn đủ lương thực để sống, bà đã phải nằm liệt giường một thời gian vì kiệt sức. Nhưng bà không buồn cũng như không oán thù họ, bà coi đó như là một cách đóng góp vào công cuộc dành lại tự do, dân chủ cho dân tộc bà. Suu Kyi khuyên những người bạn cùng chí hướng với bà đang còn trong ngục tù: "Các bạn không nên buồn vì thân phận mình trong hoàn cảnh này. Mà phải coi đó như một cơ hội để được tác động vào sự mang lại công bằng và ấm no cho dân tộc mình. Đây là một dịp may hiếm có đừng bỏ qua !!!".

21 năm tranh đấu và 15 năm giam cầm, những thành quả do sự dấn thân của Suu Kyi mang lại cho Miến Điện, tính đến cuối tháng 11/2011, là mới đây chính phủ Miến Điện thả hàng ngàn tù nhân chính trị, cho phép người dân có quyền đình công, được tự do lập công đoàn và đình chỉ dự án đập thủy điện Myitsone với Trung Quốc. Đây là dấu hiệu chứng tỏ Miến Điện muốn thoát khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc để tiến lại gần Tây Phương hơn. Cuối tháng 11.2011 bà Hillary Clinton đã tới thăm Miến Điện. Đây là lần đầu tiên sau hơn 50 năm, một ngoại trưởng Mỹ tới nước này.

Cuối cùng xin được nhắc lại câu cùa thánh Gandhi: "Trong những giây phút của tuyệt vọng, tôi tự nhắc mình là trong lịch sử, sự thật và tình yêu luôn luôn chiến thắng. Có rất nhiều bạo chúa và sát nhân tin là họ không bao giờ bị thất bại, nhưng cuối cùng họ vẫn bị tiêu diệt. Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó !!!".



Lương Nguyên Hiền


Tài Liệu Tham Khảo:

1) Sách“Aung San Suu Kyi: „Der Weg zur Freiheit. Die Friedensnobelpreisträgerin aus Birma im Gespräch mit Alan Clements“, Alan Clemens

2) Tuần báo Spiegel 48/2011:"Burma-Das Wunder von Rangun", ThiloThielke

3) Tuần báo Focus 18/2011: "Im Angesicht einer Ikone", Harald Pauli

4) Spiegel Online 28.06.2011:"Hauptdarstellerin in Suu-Kyi-Biopic", Vincent Perez

5) Bài "Strahlendes Bündel denkwürdiger Siege" của ông Michael Aris trong dịp phát giải Nhân Quyền Sakharov do Quốc hội Âu Châu trao tặng bà Suu Kyi.

6) Wikipedia "Biographie Aung San Suu Kyi "

http://www.khatvongtuoitre.net/2012/04/aung-san-suu-kyi-lady-nguoi-ba-khong.html

Lotus
05-07-2012, 01:15 PM
Vượt qua sợ hãi là chìa khóa mở ra các quyền tự do khác


Bà Aung San Suu Kyi nói người dân phải vượt qua sợ hãi cất tiếng nói trước khi có thể tranh đấu đòi các quyền tự do quan trọng khác


http://static.euronews.net/images_news/W300px_myanmar-150811nc.jpg


Lãnh tụ dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, phát biểu trước một cử tọa ở Mỹ rằng vượt qua sự sợ hãi là chìa khóa mở ra các quyền tự do khác.

Nữ cựu tù nhân chính trị đưa ra nhận định này trong bài phát biểu thu trước trình bày tối ngày hôm qua trước các khán thính giả tại trường đại học Michigan, nơi bà được tuyên dương về thành tích nhân quyền. Bà Suu Kyi cũng trả lời các câu hỏi của khán giả qua Skype.

Hãng thông tấn AP trích thuật lời bà Suu Kyi nói rằng sự sợ hãi đã làm tê liệt dân chúng, khiến người ta câm nín và thụ động. Theo bà, người dân phải vượt qua sự sợ hãi dám cất lên tiếng nói trước khi có thể tranh đấu đòi các quyền tự do quan trọng khác.


Burmese pro-democracy leader Aung San Suu Kyi has told an American audience that freedom from fear is the key that opens to door to other liberties.

The former political prisoner made the comment in recorded remarks presented late Tuesday to an audience at the University of Michigan, where she was honored for her human rights work... The Associated Press quoted Aung San Suu Kyi saying fear paralyzes people, rendering them dumb and passive. She said people must overcome the fear of speaking out before they can fight for other important freedoms.

The university presented Aung San Suu Kyi in absentia with a medal presented annually to outstanding humanitarians....


http://blogs.voanews.com/breaking-news/2011/10/26/suu-kyi-tells-us-audience-of-crippling-power-of-fear/