PDA

View Full Version : Tháng Tư về, nhớ Nguyên Sa



SP500 SPY
04-21-2021, 03:50 PM
Tháng Tư về, nhớ Nguyên Sa

20/04/2021
https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fsaigonnhonews.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2021%2F04%2FNguyenSa-750x430.jpg&t=1619044910&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c71-d00007010200&sig=2G9kv5lC.DfXMhippVLNpQ--~D (https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/04/NguyenSa.jpg)Từ trái, Trương Trọng Trác, Trần Tam Tiệp, Nguyên Sa, Du Tử Lê ở trại tị nạn 1975. (Hình Du Tử Lê)

Tôi biết đến thơ Nguyên Sa từ năm 16 tuổi, năm chính thức được gọi là “Nữ sinh.” Không phải riêng tôi, mà hình như tất cả lứa con gái cùng tuổi thời ấy, biết đến những vần thơ của Nguyên Sa từ khi chúng tôi bắt đầu đến trường với tà áo dài trắng, biết thẹn thùng khi nghe câu hát:

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng…”

Mặc dù, chiếc áo dài chúng tôi mặc thời ấy nào có phải là lụa Hà Đông.

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fsaigonnhonews.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2021%2F04%2Fntm-nguyen-sa.jpg&t=1619044910&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c71-d00007010200&sig=1I6seKidWoE6lnEp9kFDTg--~D

Rồi, từ ca khúc “Áo lụa Hà Đông” do nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyên Sa vào năm 1957 – qua tiếng hát nam ca sĩ Elvis Phương, tôi biết thêm một Paris bên kia địa cầu, có ánh trăng phủ bờ sông Seine, có sương mù trắng tựa màu áo, tan loãng giữa trời mùa Thu.

“Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng…”

Rồi, từ “Paris có gì lạ không em” – tôi biết thêm một Nguyên Sa từng yêu và nhớ Paris như yêu và nhớ một người tình…

“…tôi yêu Paris hơn một người bạn yêu một người bạn
hơn một người yêu yêu một người yêu” (Paris)


Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1932 tại Hà Nội, ông còn có bút danh Hư Trúc khi làm thơ, nhà báo. Ông còn là một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975.
Năm 1949, Nguyên Sa du học Pháp và ở tại Provins. Chính thời gian này, theo một số tài liệu về cuộc đời ông, chính những cuộc chia ly đã trở thành nguồn cảm hứng cho sự ra đời. của Mai Tôi Đi, Paris Có Gì Lạ Không Em, Tiễn Biệt. Bút danh Nguyên Sa cũng ra đời trong thời gian này.
Ngày 17 Tháng Mười Hai, năm 1955, chỉ vài ngày trước khi về lại Việt Nam, Nguyên Sa lập gia đình với bà Trịnh Thuý Nga ở Paris với lý do: “Làm đám cưới để có thể cùng nhau hồi hương được thuận tiện hơn.”
Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời. Ông mất ngày 18 Tháng Tư, 1998.

Tôi đã được trải qua những tháng năm đẹp nhất đời, với Sài Gòn, với thơ Nguyên Sa, với những bài nhạc tình phổ từ thơ của ông. Thời đó, mỗi khi nói về chuyện yêu đương học trò, ngoài những câu “kinh điển” của Xuân Diệu như “Yêu là chết trong lòng một ít” thì trên những góc vở hay cuối trang tập, hay trang lưu bút, xuất hiện nhiều nhất là những vần thơ tình của Nguyên Sa.

“Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa…”

Hoặc những câu thơ rất “đời” với những hình ảnh bình dị trong cuộc sống

“Hôm nay Nga buồn như con chó ốm,
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chả là nước biển…” (Nga)

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fsaigonnhonews.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2021%2F04%2FNguyenSa-1.jpg&t=1619044910&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c71-d00007010200&sig=6eDiBYmNtRROwtJ7.sFYxg--~DThi sĩ Nguyên Sa và phu nhân trong Vườn Luxembourg, Paris, 1954. (Hình: rfa.org)

Ngày đó, chúng tôi nào biết “Nga” là ai, chỉ biết cái tên ấy được lứa tuổi “nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò” trêu chọc bằng những cái tên…đang yêu như Tâm, Trang, Thy… Tôi nhớ trong lớp học xưa, có cô bạn gái cũng mang tên Nga. Ngày đó, Nga cũng yêu. Tình yêu tuổi học trò đẹp như nắng Sài Gòn, trắng tinh khôi như hai tà áo. Ngày ấy, Sài Gòn còn rợp bóng hai hàng cây xanh mướt. Chúng tôi thường lén nhìn xuống cửa sổ lớp học mỗi đầu ngày, rồi cười khúc khích khi thấy cô bạn gái tên Nga dẫn xe đạp đi bên cạnh anh chàng học cùng trường, khác lớp. Những ngày tình yêu học trò bị “thử thách” bởi những lần giận dỗi, chúng tôi lại chọc ghẹo cô bạn gái bằng câu thơ Nguyên Sa: “Hôm nay Nga buồn như con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay T.”

Mãi rất lâu sau này, khi có cơ hội tìm đến các tài liệu về Văn học Nghệ thuật Việt Nam, tôi mới biết “Nga” là nhân vật có thật, là phu nhân của ông – bà Trịnh Thuý Nga. Bài thơ “Nga” còn có một chí tiết đặc biệt khác, đó là được in thay giấy báo tin thành hôn của hai người vào mùa Giáng Sinh 1954.

Thơ của Nguyên Sa không hào nhoáng, không bay bướm. Trái lại, nó giản dị đến mức…trần tục. Nhưng đó là cái trần tục của một gã giang hồ lãng tử. Đó là cái trần tục của một gã say tình nhưng không dám chạm vào trái cấm.

“…Khi em đến nằm ngoan trên đồi cỏ
Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ
Có xôn xao là núi lớn xôn xao
Cánh tay anh, anh đã dặn nằm im
Đôi mắt anh đã trở thành tinh tú
Đứng thật xa để canh chừng giấc ngủ
Đứng thật cao như ngọn hải đăng
Anh canh chừng con thuyền lạ đi ngang
Sẽ chở em về quê hương thần thoại…” (Kỳ Diệu)

Nguyên Sa đã dùng những hình ảnh mềm mại nhất nhưng cũng dữ dội nhất (đôi mắt, con thuyền, tinh tú…) để thổ lộ tình vào thơ. Một sự thổ lộ tinh tế và duyên dáng.

“Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím…” (Tuổi Mười Ba)

Thơ của ông là một bầu trời tự do, tự do đến mức lạc vần, không điệu. Bài thơ Paris ông viết là một ví dụ

“…Rồi cả người
cả Paris nhìn tôi qua một nụ cười nhắn nhủ
nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly
của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi
những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau
với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh
như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô, những mình búa rắn
của những đôi mắt nhìn theo
và tôi cũng nhìn theo
không biết người ta vừa khâm liệm mình hay khâm liệm một người yêu

Dù người yêu không phải là người con gái có mớ tóc vàng…” (Paris)

hay
“Paris có gì lạ không EM?
Mai anh về em có còn NGOAN
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim…” (Paris Có Gì Lạ Không Em)

Trong một tài liệu về Nguyên Sa, trích dẫn lý giải của ông về điều này:

“NGOAN với EM là vần ép, SÔNG và TRĂNG thì lạc vận không còn gì để nghi ngờ. Tôi chấp nhận. Tôi nghĩ nếu có trách cứ về những vần cưỡng ép và vần lạc thì cũng đúng thôi, tôi không có gì để biện minh. Tôi chọn lựa nền âm thanh, chọn lựa sự xuất hiện của hàng loạt những tiếng đồng âm, tạo thành một nền âm thanh, để cho những vẫn chỉ có từ thông vận đến lạc vận, bay nhảy.

Tôi vẫn nghĩ là tôi có nhiều may mắn. Tôi không thấy người đọc nào than trách về những sử dụng vần điệu vượt ra ngoài khuôn khổ của vần điệu, hoàn toàn xây dựng trên sự mơ ước sáng tạo, sự phối hợp âm thanh của cả đoạn, của nhiều đoạn, của cả bài.

Chỗ dung thân của thơ phải chăng là sự bao dung có tên là tình yêu?”

Có lẽ, chính “sự bao dung có tên là tình yêu” đó mà rất nhiều mối tình học trò (trong đó có tôi) đã mượn thơ của ông để “nuôi tình mình khôn lớn.” Có những cuộc tình không trọn, nhưng chắc chắn nó đã được sống một khoảng đời rất đẹp với thơ của Nguyên Sa.

Cho đến ngày hôm nay, thơ của Nguyên Sa đối với thế hệ chúng tôi mãi mãi là ký ức ngọt ngào về một Sài Gòn tuy đã qua thời hoa lệ, nhưng vẫn là một Sài Gòn của tuổi đôi mươi với hàng cây me xanh thẳm, những buổi chiều tan học mưa trắng trời, những câu chuyện bất tận về một Paris lãng mạn vô cùng xa lạ ngày đó. Không thể phủ nhận, chính những cuộc tình trên sông Seine, những bóng dáng thướt tha trong sương mù, hay hè phố Saint Michel trong thơ Nguyên Sa đã chắp cánh ước mơ của các cô cậu học trò chúng tôi, ru chúng tôi vào những giấc mộng đời thật đẹp, bao dung và độ lượng.

Do thế mà tháng Tư về, lại nhớ Nguyên Sa!
Saigon nhỏ
****************************************


Trịnh Công Sơn với Văn Cao

22/04/2021anle20


VĂN CAO, TRỊNH CÔNG SƠN, HAI NHẠC SĨ, HAI THẾ HỆ. NHẠC SĨ VĂN CAO SINH NĂM 1923, CÒN NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN SINH NĂM 1939. HƠN TRỊNH CÔNG SƠN 16 TUỔI, VĂN CAO COI SƠN NHƯ MỘT NGƯỜI BẠN VONG NIÊN, BẠN NGHỀ, BẠN RƯỢU, BẠN ĐỜI. HỌ THƯƠNG NHAU, HỌ YÊU NHAU VÀ KÍNH TRỌNG NHAU

Tôi nhớ lần đầu tiên hai người gặp nhau. Vào khoảng đầu năm 1980, tôi từ Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp về thăm ông. Hai cha con đang ngồi tâm sự với nhau thì thấy nhạc sĩ Hồng Đăng cùng nhạc sĩ Trần Tiến mở cửa vào, đằng sau là một thanh niên đội chiếc mũ vải mềm, một chiếc kính trắng gọng đồi mồi to ngự trên khuôn mặt bé nhỏ. Dáng vóc gầy gò khép nép, chàng trai chắp tay cúi gập người chào cha tôi với chất giọng Huế nhỏ nhẹ: “Dạ! Con chào chú”.
Nhạc sĩ Hồng Đăng vội giới thiệu: “Thưa anh Văn. Đây là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở trong Nam ra. Sơn rất ngưỡng mộ anh, bọn em đưa Sơn đến thăm anh”.



https://i2.wp.com/static.cand.com.vn/Files/Image/nguyenbinh/2021/01/20/thumb_660_ef9a6120-0e31-4b19-ad4f-fa1086b2b657.jpg


Ảnh: Đ.N


Cha tôi chăm chú nhìn Trịnh Công Sơn giây lát rồi nhổm người lên bắt tay:
“Trịnh Công Sơn đây hả? Tớ gặp cậu rồi…”. Thấy mọi người có vẻ ngạc nhiên, cha tôi cười nói: “Gặp qua tác phẩm! Tớ đã nghe nhạc của cậu từ lâu, từ ngày đất nước còn chưa thống nhất”. Trầm ngâm giây lát, ông nói: “Một lần có mấy anh bạn trẻ rủ mình đến nhà uống rượu, vui lên, họ hát cho mình nghe những ca khúc của Sơn mà họ học được qua những buổi phát thanh của đài Sài Gòn. Họ hát say sưa, hát thâu đêm. Âm nhạc và lời ca của Sơn đi vào lòng mọi người như thế đấy”.

Trịnh Công Sơn gỡ kính ra, lấy mùi xoa thấm mắt, rồi chắp tay cúi đầu: “Dạ! Con cám ơn chú”.

– Mình là thế hệ trước, cậu là thế hệ sau. Chúng ta cùng nghề không phân biệt tuổi tác làm gì, từ giờ hãy gọi nhau là anh em cho thân mật.

Trịnh Công Sơn cảm động chắp tay: “Dạ! Dạ!… Cháu… à… em, em cám ơn anh”.

Buổi gặp gỡ giữa cha tôi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng nhạc sĩ Hồng Đăng, nhạc sĩ Trần Tiến ngày hôm đó diễn ra vui vẻ và ấm áp. Họ nói với nhau nhiều chuyện, bàn luận sôi nổi về nghệ thuật. Không còn khái niệm của tuổi tác. Tôi cảm nhận được cha tôi và Trịnh Công Sơn đã trở thành đôi bạn tri kỷ theo đúng nghĩa của nó. Tôi ngồi nhìn mọi người nói, chỉ biết nghe và nghe.

Từ đấy, hằng năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều ra Hà Nội thăm nhạc sĩ Văn Cao. Không những thế, Trịnh Công Sơn còn đưa những người bạn của mình là các nhạc sĩ Tự Huy, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Hiên, Tôn Thất Lập… đến với Văn Cao. Ngôi nhà 108 Yết Kiêu trở thành nơi tụ hội của anh em nhạc sĩ trẻ miền Nam. Mỗi lần ra Hà Nội, Trịnh Công Sơn thường thuê những khách sạn ở gần nhà Văn Cao để bất cứ lúc nào rỗi là có thể đi bộ đến thăm và uống rượu cùng ông. Với Trịnh Công Sơn, Văn Cao bao giờ cũng dành những loại rượu đặc biệt và ngon nhất để uống cùng. Nhạc sĩ Văn Cao có một loại rượu “quốc lủi” nút lá chuối trong vắt được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng, mỗi khi rót ra tăm nổi lên như mắt cua đóng vòng quanh chén như một chiếc đai ngọc. Trịnh Công Sơn rất mê loại rượu này, ông gọi nó là “Rượu Văn Cao”.



https://i0.wp.com/static.cand.com.vn/Files/Image/nguyenbinh/2021/01/20/thumb_660_7db872d9-8d00-4795-ad9e-14a9e75701d8.jpg



Sau khi cha tôi mất, mỗi lần có dịp đi Sài Gòn, tôi đều mang “Rượu Văn Cao” vào biếu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông trân trọng đặt lên ban thờ thắp hương cẩn thận xong rồi mới gọi bạn bè đến uống. Ông ôm lấy tôi: “Mình nhớ anh Văn quá, Thao ơi…”.

Cả nhà tôi đều yêu quý Trịnh Công Sơn, coi anh như một thành viên trong gia đình.

Một ngày thu năm 1985, cửa nhà tôi bật mở. Trịnh Công Sơn ôm cây đàn guitar bước vào, reo lên: “Anh Văn! Em vừa sáng tác xong một bài hát về mùa thu Hà Nội. Vội sang đây đàn và hát cho anh nghe thử”. Nói xong, Trịnh Công Sơn vừa đàn vừa hát:

“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ/ Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu/ Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió/ Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua/ Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi/ Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”.

Trịnh Công Sơn hát. Hát một cách say sưa. Chiếc kính rơi ra khỏi mắt, hai bàn tay gầy guộc lướt trên dây đàn…

“Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người/ lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai/ Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi/ Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi…”.

Cho đến lúc ấy, chén rượu vẫn lửng lơ trên tay cha tôi. Ông lặng đi nghe Trịnh Công Sơn hát. Nghe tới đây, chợt ông bừng tỉnh, đưa mắt nhìn Trịnh Công Sơn. Hình như ông định nói điều gì đó thì bất chợt giọng hát của Sơn lại khe khẽ vang lên

“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Nhớ đến một người… để nhớ mọi người”.

Tiếng đàn rung lên run rẩy trôi vào hư vô. Trịnh Công Sơn từ từ buông tay khỏi hộp đàn. Ông nhặt kính lên đeo trở lại, rồi nhìn cha tôi “lòng như thầm hỏi”…

Cha tôi lặng lẽ nhấp một ngụm rượu rồi nhìn Sơn: “Bài hát của Sơn viết về mùa thu Hà Nội hay quá, mình nghĩ câu kết ở câu “Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi” là được rồi, sao lại còn thêm mấy câu vĩ thanh vào làm gì?”.

Trịnh Công Sơn cười: “Đúng là em đã định kết ở đó rồi nhưng lại nhớ đến anh nên em đã làm thêm câu vĩ thanh “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người… để nhớ mọi người“. Câu “Nhớ đến một người” là nhớ đến anh đã… Anh thấy có được không?

Cha tôi nhìn Sơn cười: “Thế thì được!”.

Bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn sáng tác năm đó chưa được trình diễn. Sau này, khi Trịnh Công Sơn xuất bản tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”, nhạc sĩ Văn Cao đã viết lời bạt cho Sơn: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền…

Trong âm nhạc của Sơn ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài biên giới nữa…”.
Ngày lễ tang của cha tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bay ra Hà Nội từ hôm trước. Xuống sân bay, ông đến thẳng nhà tôi. Ông chạy lên cầu thang ôm lấy mẹ tôi khóc tức tưởi…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết về nhạc sĩ Văn Cao như sau: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng,

Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi.
Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận riêng tư.
Quanh anh Văn là tranh. Là thơ. Là nhạc.
Vốn liếng cạnh tôi cũng là tranh, là thơ, là nhạc.

Anh và tôi đi trên cùng một con đường. Nhưng, anh là anh mà tôi vẫn là tôi. Cái lớn vô cùng và cái nhỏ cũng vô cùng…

Anh đã từng nhiều năm nặng nợ với âm nhạc, thi ca, hội họa. điều ấy có thật nhưng nhiều khi tôi vẫn băn khoăn và tự hỏi: Anh là ai mà lưu lạc giữa chốn Thiên Thai này?”.

Tháng 12-2020 Văn Thao / Van Ngệ CA