PDA

View Full Version : Ô nhiễm nước, nguy cơ cho cá và ngươì



Lotus
12-13-2011, 03:15 PM
CHXHCNVN : Ô nhiễm nước, nguy cơ cho cá và ngươì


http://www.youtube.com/watch?v=N6N2SX51d7w&feature=related

Lotus
12-13-2011, 03:16 PM
Phóng sự dươí đây do ngươì Đưc´ quay khi sang CHXHCNVN.
Họ quan sát là các tập đoàn, công ty VN lạm dụng xài quá nhiêù hóa chất khác nhau cùng một lúc, và sử dụng Phosphat để hút thêm nươc´ vào cá, làm trọng lượng nặng thêm 20 % . Vơí một giao dịch nhiêù tỷ đô la cho cá ba sa, 20 % tiền khách hàng trả khi mua như vậy chỉ cho trọng lượng nươc´ được thêm vào. Ngoài ra dùng quá nhiêù Phosphat sẽ có hại cho gan thận .

Đúng ra là phải ghi các hóa chất trên bao, tuy nhiên trong nhiêù trường hợp thì không có ghi đầy đủ cho khách hàng biết.


http://www.youtube.com/watch?v=By7VN3jK-aU&feature=relmfu

Nước thải có quá nhiêù hóa chất của các khu công nghệ, nhà máy và các tập đoàn xả bừa bãi ra sông, gây ô nhiễm môi trường nặng nề và tác hại đên´ những ngươì dân VN ăn và uông´ từ nước sông.

HoangVan
12-13-2011, 05:12 PM
... cám ơn Lotus .. ~o) ...

Lotus
03-01-2013, 03:32 PM
http://www.youtube.com/watch?v=k5Y3aBUiY0E&feature=player_embedded

Lotus
03-01-2013, 03:49 PM
https://www.youtube.com/watch?v=9PPC-SWC40w


Khai thác titan và ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng

coi trong :

http://www.muinebeach.net/Vietnam-black_sand-radiation-titanium-uranium-ilmenite-monazite-rutile-zircon.htm



Emissions from titanium processing serious health risk

With its idyllic coastal setting and balmy year-round temperatures, Binh Dinh province should be a pleasant place to live. But toxic emissions from a massive titanium processing plant are making life a sickness-ridden misery for residents nearby.

“I have to keep my doors and windows firmly closed
 all day and night to keep out the dust and black smoke,” said farmer Le Minh Hung, who lives a kilometer from the plant.

“We’ve been suffering sleeplessness, itchiness, headaches and coughs, due to the dust and the smell.”

The plant is busiest at night, when it constantly belches out burnt-off waste that is laden with radioactive content.

“When there’s no wind blowing, the smoke from
 the plant fills people’s houses,” said Le Thi Su, a salt worker.

“Children and old people cough violently and scratch at itches all night. Some people feel nauseous, some develop eye complaints.”

Local fishermen say they can even feel the adverse effects of pollution from the plant while they are out at sea, two kilometers offshore.

Surveys have shown that the radiation in the air is as much as six times higher than nationally recommended standards, with unacceptable levels also present in the water...

“We are really disgusted with the government authorities and the plant officials for breaking their word,” one man complained....

http://www.ucanews.com/2012/05/31/plant-owners-renege-on-promise-to-curb-pollution/

Lotus
03-01-2013, 03:54 PM
https://www.youtube.com/watch?v=oFWuJ-fsTRU

Lotus
03-01-2013, 03:59 PM
https://www.youtube.com/watch?v=HNcZYUn8Ua4

Lotus
03-01-2013, 04:14 PM
Quan chức Bộ Công Thương Việt Nam tràn đầy niềm tin đối với tương lai thương mại hai nước Việt-Trung

... Việt Nam đã đề xuất chính sách ưu tiên cho Nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư các mặt như: ngành nghề đồng bộ, khu chế biến xuất khẩu cũng như nâng giá trị gia tăng của sản phẩm v.v. có lợi cho Nhà đầu tư Trung Quốc dốc sức khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam.

http://vietnamese.cri.cn/761/2011/05/24/1s155820.htm


Chảy máu khoáng sản titan về Trung Quốc

Theo thông tin vào ngày 14 tháng 07 năm 2012 Công ty Bình Thuận chuyên khai thác titan tại mỏ Suối Nhum, Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận đã xảy ra tai nạn làm vỡ hồ nuớc, tràn các chất bùn dơ, bùn đất đỏ ra đường ven biển. Đây là lần thứ 2, lần truớc chỉ cách đó một tuần. Công Ty này đã huy động lực luợng công nhân, xe ủi phi tan hiện truờng nhằm tránh cơ quan chức năng. Bao nhiêu chất thải độc hại đó đã đuợc ủi thẳng xuống biển gây ra nguồn nuớc bị ô nhiễm một vùng, uớc luợng lớp bùn đỏ đó này dày khỏang gần một mét. Bài này xin trình bày về quốc nạn chảy máu khóang sản về Trung Quốc.

Năm 1794 nhà khoáng vật học William Gregor tìm ra Titan một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt. Nó là kim loại gồm 3 thành phần hóa học chính là Ilmenit, zircon, rutil. Titan được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Khoảng 95% lượng titan được dùng ở dạng titanđiôxít (TiO2) là thuốc nhuộm làm trắng giấy, kem đánh răng, sơn và nhựa. Hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa, áo chống đạn… Các loại máy bay hiện đại nhất, Boeing 787 có thể dùng 91 tấn/chiếc và Airbus A380 dùng 77 tấn/chiếc.

Úc là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng titan, kế đến là Nam Phi, Canada, Na Uy và Ukraine. Các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, không khai thác mà tích cực mua titan dự trữ. Trung Quốc đang tăng cường mua dự trữ kim loại này từ Việt Nam.

Bình Thuận là một trong những tỉnh ven biển có phân bố sa khoáng titan và được đánh giá là tỉnh có tiềm năng sa khoáng titan lớn nhất cả nước, thậm chí lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Vùng đất vốn được mệnh danh “sa mạc” cằn cỗi bỗng trở nên đắt giá bởi nguồn lợi to lớn này. Tuy nhiên, những hệ lụy từ quản lý khai thác titan, ô nhiễm môi trường cũng phát sinh từ đây…

Nguồn sa khoáng “khổng lồ”

Đầu năm 2011, Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường đã báo cáo kết quả thực hiện việc điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon tại Bình Thuận. Theo báo cáo này, Bình Thuận có diện tích có chứa quặng titan – zircon là 774km2 với tài nguyên dự báo khoảng 558 triệu tấn (gấp 16 lần số tổng trữ lượng sa khoáng các tỉnh trong cả nước cộng lại – theo số liệu của Viện Mỏ và luyện kim, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam đến tháng 12/2004 là khoảng 34,5 triệu tấn).

Tình trạng không thực hiện đầy đủ các nội dung giấy phép, các biện pháp bảo vệ môi trưòng, khai thác không đúng thiết kế mỏ, sử dụng nước mặn trong khai thác titan diễn ra khá phổ biến dẫn đến sạt lở sông, suối, ô nhiễm môi trường, hủy hoạtđất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Bên cạnh đó việc vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép hoặc vượt quá tải trọng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng đường sá, cản trở giao thông, gây bụi bặm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên một phần do các tổ chức, cá nhân khai thác vì lợi nhuận và lợi ích kinh tế của bản thân mà làm liều, làm ẩu, bất chấp quy định pháp luật. Nhưng chủ yếu là công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn yếu kém thể hiện qua sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, một số địa phương buông lỏng, làm ngơ, cho phép khai thác, tận thu khoáng sản không đúng thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý cũng như xử lý các vụ việc xảy ra.

Bộ máy nhà nuớc tham nhũng, doanh nghiệp vì quyền lợi cá nhân mà đua nhau bán khóang sản sang Trung Quốc. Đã đến lúc mỗi người dân cần phải lên tiếng.

Bình Thuận có công ty khóang sản quốc tế Hải Tinh liên doanh trực tiếp với Trung Quốc khai thác titan cả ngày lẫn đêm. Công ty này đưa rất nhiều nguời Trung Quốc sang trực tiếp khai thác và quản lý. Tòan bộ máy móc đều được nhập từ Trung Quốc.

Tính từ ngày 1/1/2010 đến 31/8/2011 đã có 50 chuyến tàu rời Cảng Cát Lở vận chuyển titan đi Hải Phòng, Quảng Ninh và sang Trung Quốc với số lượng hơn 60 ngàn tấn. Ngoài một số lượng rất ít được khai báo với hải quan là xuất đi nước ngoài, các ông chủ trong đường dây này đã phù phép một số lượng lớn thành hàng “xuất khẩu nội địa”. Thế nhưng thật trớ trêu điểm đến của titan là Hải Phòng và Quảng Ninh lại hoàn toàn không có bất cứ một nhà máy hay cơ sở nào chế biến titan đúng nghĩa!

Được biết nhiều lô hàng xuất sang Trung Quốc đã bị chặn lại nhưng sau đó không biết bằng thủ thuật gì mà các lô hàng đó vẫn đuợc đưa về Trung Quốc. Với kiểu mượn tư cách pháp nhân mua bán lòng vòng, hàng trăm ngàn tấn quặng titan thô đã và đang được“hô biến” xuất lậu ào ạt sang các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc.

“Núp bóng” resort, khai thác titan

Khi Bộ Tài nguyên Môi trường công bố diện tích 774km2 có quặng sa khoáng titan với trữ lượng 558 triệu tấn, tỉnh Bình Thuận không biết nên mừng hay nên lo. Còn những chủ dự án du lịch thì nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

Theo quy định của Luật Khoáng sản, những khu vực có titan phải được khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình trên đó. Do quy định này nên hiện nay Bình Thuận có gần 200 dự án (du lịch, dịch vụ thương mại, điện gió, trồng rừng sinh thái, khu dân cư…) không thể triển khai được, phải chờ khai thác sa khoáng titan bên dưới.

Với lượng titan lớn như vậy nên không thể khai thác trong một thời gian ngắn. Vậy là các dự án du lịch có titan phải chờ để giải bài toán sa khoáng titan. Nhiều chủ đầu tư dự án du lịch, resort tại Bình Thuận bắt đầu tính chuyện đầu tư mua máy móc và khai thác titan ngay trên đất dự án của mình. Công ty LDKS QT Hải Tinh có một mỏ lớn tại Suối Nhum, Tiến Thành,Thành Phố Phan Thiết, trá hình là công ty cổ phần du lịch và phát triển Bình Thuận. Với diện tích gần 200ha công ty này hoạt động cả ngày lẫn đêm với những máy móc, thiết bị lớn gọi là “bè” để đãi Titan nằm giữa ao lớn (xin xem hình). Công ty này có khỏang 30-40 bè và đang chuẩn bị rắp ráp hàng trăm bè nhập từ Trung Quốc. Một ngày một đêm khai thác gần cả ngàn tấn titan thô.

Tại bãi biển thị xã La Gi, bên trong diện tích đất rộng chạy dọc bãi biển của dự án du lịch Sài Gòn – Hàm Tân. Không ai có thể nhận ra đây là khuôn viên của một dự án resort 200 ha với tổng vốn đầu tư lên đến 150 triệu USD do Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn-Hàm Tân làm chủ đầu tư.

Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết có hai dự án resort quy mô lớn là resort Sài Gòn-Hàm Tân (thị xã La Gi) và dự án resort Cảnh Viên (huyện Hàm Tân) đã khai thác titan trên diện tích đất dự án được hơn một năm nay.

Trong quá trình triển khai xây dựng resort, phát hiện thấy có titan nên tỉnh đã đồng ý cho phép chủ đầu tư khai thác tận thu titan bên trong đất dự án để sớm triển khai dự án du lịch.Ngoài ra, có một số dự án resort lớn nhỏ chậm triển khai nhiều năm do nhà đầu tư lấy cớ tận thu titan để kéo dài thêm thời gian, đào bới đất đai, gây ô nhiễm môi truờng. Dư luận không hề có một tiếng nói gì truớc thảm cảnh chảy máu khóang sản về Trung Quốc.

Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được và là tài sản quan trọng của quốc gia và từng địa phương. Nó là tài sản của các thế hệ Việt Nam mai sau, thử hỏi với tình trạng tận khai xuất đi Trung Quốc như hiện nay thì Việt Nam có còn Khoáng sản hay không ? và môi trường sinh thái các thế hệ Việt Nam tương lai sẽ ra sao?


http://danlambaovn.blogspot.com/2012/07/chau-mau-khoang-san-titan-ve-trung-quoc.html

Binh Dinh Titanium Ore Violation

These people forget that titanium is not a common metal used in processing metal products. It is a hazardous substance. Inadvertently, their greed has made the area poisonous with radioactive elements ...the toxic substances in the air are 6.2 times higher than the permissible ratio.

The water sample taken from Binh Dinh Mineral Company also showed a higher level of radioactive contamination... At the wet sifting workshop, the main place of radioactive pollution is the ores enriched by 85-92 percent....

http://www.metdaq.com/en/press-centre/news/binh-dinh-titanium-ore-violation.html


Chính phủ CHXHCNVN biết là ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, gây hại cho ngươì dân mà vẫn cho khai thác.

Lotus
03-03-2013, 12:43 PM
PCBs và dioxin.

I. MỘT SỐ NÉT VỀ PCBs

Trước năm 1990, tất cả các máy biến thế của Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, là loại máy sử dụng dầu PCB. Sau năm 90, Việt Nam đã ngừng nhập loại máy trên, nhưng các kho chứa dầu cũ vẫn còn và đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xử lý. Tại nhiều kho, do thiếu hiểu biết, cán bộ quản lý đã cho dân sử dụng. Khi bị đốt cháy, loại dầu này phát tán chất độc.

PCBs là những một trong số nhiều chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.

Ở Mỹ, PCBs được sản xuất từ năm 1929 bởi Công ty Hóa học Swann. Thế giới sản xuất và sử dụng PCB rộng rãi từ năm 1930, mỗi một năm sản xuất khoảng 26.000 tấn.

Từ những năm 40 của thế kỷ trước, Việt Nam cũng đã nhập khẩu khoảng từ 27.000 đến 30.000 tấn PCB từ Nga, Trung Quốc và Rumani, chủ yếu làm chất cách điện trong biến thế. Ngoài ra PCB còn được dùng làm chất truyền nhiệt trong hệ thống trao đổi nhiệt, làm chất hoá dẻo, chất phủ bề mặt, phụ gia trong sơn, chất chống cháy, chất xúc tác trong công nghiệp hoá chất…. PCBs cũng thường sử dụng như việc làm ổn định những phụ gia trong sự sản xuất (của) PVC linh hoạt phủ (cho) sự nối dây và những thành phần điện tử điện để tăng cường nhiệt và tính chống hoả hoạn.

PCB được sử dụng trong sản xuất tụ điện ở General Electric Company ở Hudson Falls, N.Y.

Mãi tới đầu những năm 60 của thế trước, các nhà khoa học mới phát hiện ra PCB có tính độc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Có nhiều vụ ngộ độc PCB đã xảy ra, trong đó vụ Yusho ở Nhật Bản năm 1968 và vụ Yucheng ở Đài Loan năm 1979 đã gây ra hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị các ảnh hưởng khác nhau.

PCB có rất nhiều tên thương mại khác nhau ở những quốc gia khác nhau .Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn chiết suất từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật Bản, năm 1968 đã gây vụ ngộ độc hóa chất nghiêm trọng cho hơn 14.000 người trong đó 1.853 người là những nạn nhân bị phơi nhiễm PCB (Polychlorinated Biphenyls) rất nặng, gây các chứng bệnh mãn tính suốt đời và có thể di truyền sang thế hệ kế tiếp qua sữa mẹ theo điều tra vào năm 1986.

Báo Asahi ngày 10/10/1968 đưa tin nhiều gia đình ở vùng Fukuoka và Nagasaki mang các chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân tay run rẩy, màu da nổi chàm... Ngày 15/10/1968, Cơ quan y tế thành phố Ogura ra lệnh đình chỉ việc bán dầu ăn của Kanemi và cấm công ty này sản xuất và kinh doanh dầu ăntừ cám gạo. 2 ngày sau, Đại học Kyushu lập đoàn điều tra “bệnh do dầu ăn” vớisự tham dự của Trưởng bộ môn vệ sinh công cộng của tỉnh mặc dù đây là đoàn không phải do Chính phủ tổ chức, phủ nhận nguồn tin dầu này bị nhiễm arsenic.

Ngày 4/11/1968, qua 2 tuần, đoàn điều tra của Viện nghiên cứu vệ sinhtỉnh Kochi công bố dầu bị nhiễm hợp chất chlorine hữu cơ. Cùng ngày Tổ nghiên cứu chuyên môn của Đại học Kyushu chính thức xác nhận nguyên nhân các triệu chứng lạ ở người bệnh là do dầu ăn có hàm lượng PCB 2000-3000 ppm từ sản phẩm “Kaneclor 400” - một hóa chất có chứa PCB khi gia nhiệt-chiên xào tạo ra hợp chất PCDF (Polychlorinated Dibenzofuran - một loạidioxin) độc hại.“Kaneclor 400” - là sản phẩm của Công ty hóa chất Kanegafuchi được sử dụng làm dung môi trong quy trình khử mùi dầu cám của Kanemi. Lô hàng này được sản xuất trước tháng 2/1968 và khả năng cao nhất gây ngộ độc cho người tiêu dùng trong khoảng thời gian từ tháng 3-10/1968.

Mặc dù nguyên nhân nhiễm độc đã được làm sáng tỏ, nếu như các đoàn thanh - kiểm tra có trách nhiệm làm việc nghiêm túc thì sự việc đã được phát hiện trước đó 8 tháng và số người bị hại sẽ giảm thiểu rất nhiều. Sở dĩ 8 thángtrước là vì đây là thời kỳ bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc dầu ăn và cùng lúc đó xảy ra vụ gà bị nhiễm “dầu màu nâu” chết hàng loạt. Trong tháng 2 và 3 năm 1968 lượng gà nhiễm loại “dầu màu nâu” này bị chết hàng loạt, đã có 400.000 con có tỷ lệ lượng trứng sinh nở xuống thấp bất thường trong số 2 triệu con ở vùng Kyushu, Shikoku thuộc miền Nam nước này vì ăn thức ăn trộn dầu có hàm lượng PCB của Công ty Kanemi.

II.TÍNH CHẤT CỦA PCBs.

PCB thuộc loại các hóa chất hữu cơ tổng hợp và là một trong số các chấtô nhiễm môi trường phổ biến nhất, có trong không khí, nước, đất, thực phẩm vàcả trong mỡ người và động vật.

PCB (Polycloro biphenyls) là một nhóm chất, được tạo thành bằng cáchthay thế từ 1 đến 10 nguyên tử clo (Cl) vào các vòng benzen.C ó công thức tổngquát là C
12
H
10-n
Cl
n

PCB là nhóm hợp chất mà trong phân tử của chúng chứa 2 nhóm phenyl được clohoá, được phát hiện trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thuỷ vực (sông, hồ) như trong bùn lắng, cây cỏ, sinh vật phù du, cá, động vật thân mềm,
các loài chim sống quanh thuỷ vực và lẽ dĩ nhiên ở cả các mô mỡ của những người có sử dụng tôm, cá làm thực phẩm trong bữa ăn.

PCB không tan trong nước nhưng tan trong mỡ.điều này làm cho PCB dễ tích tụ trong mỡ,khó bị loại thải ra khỏi cơ thể.

Về mặt hóa học, PCB dễ bị oxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như Dioxin hoặc các hợp chất Furan.

PCB có độc tính cao lại rất khó bị phân huỷ. Ví dụ, các PCB trong tự nhiên có chu kỳ bán huỷ hàng trăm năm (rất bền, bền hơn cả DDT).

Cấu trúc hóa học của PCB

http://htmlimg3.scribdassets.com/52xfjam9xc1dlbn3/images/3-88b1b4d618.jpg


Nhóm chất này có nhiều tính năng quí như dẫn nhiệt, cách điện tốt, khó bị phân huỷ trong môi trường axit và kiềm.

Để phân huỷ các PCB người ta phải nung vật liệu chứa PCB đến nhiệt độ cao, trên 1200 o C. Tuy nhiên khi nung, PCB có thể bốc theo khói, đồng thời có thể chuyển hóa thành các chất độc khác .

Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng clo (Cl) trong PCB càng cao thì hợp chất càng độc. PCB ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư . Ngoài ra,mức độ độc hại còn phụ thuộc vào cấu trúc không gian (đồng phân lập thể) của chúng.

Đồng phân para:hai vòng benzene làm thành 1 góc 90 o sẽ có độc tính cao nhất.


III .NGUỒN GỐC


PCB không có sẵn trong tự nhiên. Chỉ có từ nguồn gốc nhân tạo. Mặc dù không còn được sản xuất trong nước Mỹ, PCB có thể tồn tại trong những sản phẩm và nguyên liệu được sản xuất trước lệnh cấm sử dụng PCB năm 1979.

Những sản phẩm mà có thể chứa PCBs

Bao gồm :.

Những máy biến thế và những tụ (điện).


Thiết bị điện khác bao gồm những bộ điều hòa điện thế, những ống lót, và những nam châm điện.

Dầu được dùng trong những mô tơ và những hệ thống thủy lực


Những thiết bị điện cũ hay những trang thiết bị chứa đựng PCB tụ (điện).


http://htmlimg3.scribdassets.com/52xfjam9xc1dlbn3/images/4-f0bfddf52d.jpg


Đèn Huỳnh quang.

Cáp cách ly.

Sự cách nhiệt vật chất việc bao gồm sợi thủy tinh nỉ, sủi bọt, và nút bần


http://htmlimg3.scribdassets.com/52xfjam9xc1dlbn3/images/4-f0bfddf52d.jpg



Những chất dính.

Sơn dầu.

Chất dùng để hàn

Những chất dẻo.

Giấy than….

Hôm nay những PCB có thể còn được giải phóng vào trong môi trường từ việc kém cỏi trong việc bảo trì máy móc ,PCB bị rò rỉ từ những máy biến thế điện chứa đựng những PCB. PCBs có thể cũng được giải phóng vào trong môi trường từ những lò đốt rác thành phố và các khu công nghiệp .

IV CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ

http://htmlimg1.scribdassets.com/52xfjam9xc1dlbn3/images/5-4d020c4f89.png

Qúa trình nhiệt phân của PCB dạng lỏng


QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐỘC CHẤT PCB

V. ẢNH HƯỞNG CỦA PCB ĐẾN CON NGƯỜI, MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT

Theo Tổ chức Y tế thế giới, PCB có khả năng gây ung thư và hàng loạt ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội liệt, hệ sinh dục của con người. Mức độ ảnh hưởng tuỳ từng chất trong nhóm PCB.

PCB đi vào môi trường theo ba con đường chính:

Do thải bỏ chất thải có PCB ra các bãi rác rồi từ đó PCB xâm nhập vào nước ngầm, ra sông, ra biển.

Do thiêu đốt không hoàn toàn chất thải có chứa PCB khiến PCB có thể phân tán vào khí quyển.


Khi đi vào cơ thể PCB se kết hợp với các hợp chất hữu cơ,làm thay đổicác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

PCB có vòng giống như cấu trúc của baz nitric nên chúng sẽ làm rối loạncác quá trình sinh tổng hợp protein, quá trình tự sao của DNA gây ra bệnh ung thư.

Do sự rò rỉ PCB từ các thiết bị điện như biến thế, tụ điện. Sự vận chuyển của PCB trong môi trường là do các tác động của không khí, nước, động vật và một số con đường khác…

PBC có thể tích tụ trong mỡ, sữa, não, huyết thanh, gan, cơ bắp của con người, và có thể đào thải khỏi cơ thể qua phân nước tiểu, qua sữa mẹ mà truyền sang con.

Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn chiết suất từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật Bản, năm 1968 đã gây vụ ngộ độc hóa chất nghiêm trọng cho hơn 14.000người trong đó 1.853 người là những nạn nhận bị phơi nhiễm PCB(Polychlorinated Biphenyls) rất nặng, gây các chứng bệnh mạn tính suốt đời vàcó thể di truyền sang thế hệ kế tiếp qua sữa mẹ theo điều tra vào năm 1986.

PGS.TS. Phạm Hữu Lý ở Viện Hóa học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về ảnh hưởng của các chất POPs mà điển hình là PCB đối với con người. Các triệu chứng nhiễm độc cho người và động vật chủ yếu thường xuất hiện qua đường tiêu hóa và hô hấp. Nhiễm độc ở mức độ cao và cấp tính sẽ bị bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc của da và móng tay, thay đổi chức năng gan và hệ thống miễn dịch; ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất lực. Nhiễm độc mãn tính với nồng độ PCB dù nhỏ cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là biến đổi gen gây hàng loạt bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng và những vấn đề khác ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.

Ảnh hiển vi điện tử của vi khuẩn Dehalococcoides (Dhc) cho thấy sự biến dạng GT (của) những vi trùng bị nhiễm PCB trong phòng thí nghiệmPCB còn ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính:ở một hồ bị nhiễm PCB thì hầu hết là con cái, con đực không có hoặc rất ít.


Trung bình ở Mỹ, người dân mang sẵn trong mình một lượng PCB sát với ngưỡng cửa khởi đầu của những vấn đề về sức khỏe có liên quan đến PCB.

Không phải tất cả 209 loại độc chất PCB đều có tác động như nhau, một số có tính chất như Dioxin,một số hoạt động như hoocmon, một số gây độc đến hệ thần kinh.

PCBs ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống của cơ thể(như hệ miễn dịch,hệ thần kinh,các hoocmon, hệ enzyme) vì thế PCBs có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan của cơ thể sinh vật.

Thế nhưng sự ô nhiễm PCBs đã bị lờ đi trong một thời gian dài.

Sự phơi nhiễm độc ch ất PCBs trong đại dương trong thời gian dài sẽ gây nguy hại lớn, đó là nguyên nhân giết cá voi theo: Courtesy of National Oceanic & Atmospheric Administration

Những người làm việc tiếp xúc với chất dioxin có những biểu hiện rối loạn hoạt động và trí nhớ. Hai cuộc nghiên cứu về kiểm tra dịch tễ đã chỉ ra rằng trẻ emđược sinh ra từ những bà mẹ làm việc ở nơi có chất PCB thì vận động thần kinhchậm chạp và thiếu khả năng nhận thức do tổn thương về trí nhớ thị giác. ở Pháp, mối nguy hiểm khi tiếp xúc với hợp chất PCB được ít người biết đếnnhưng những nghiên cứu mới đây cho thấy ở những vùng gần các máy đốt rác,chất dioxin gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.

Đối với các động vật khi bị nhiễm PCB thì gây ra sự giảm sút về giống loài, làm thay đổi hệ miễn dịch, cơ thể chậm phát triển, làm ảnh hưởng đến di truyền, gây hủy hoại gan…

Đối với con người nhiễm PCB chủ yếu qua đường dinh dưỡng. PCB có trong cơ thể người tích tụ trong các mô mỡ, trong sữa mẹ và có khả năng gây ung thư. PCB cũng làm thay đổi hệ thống miễn nhiễm làm cơ thể chậm phát triển. Người ta đã chứng minh được rằng PCB là một trong những nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng độc tố kinh niên và hiện tượng rối loạn sinh lý của sư tử biển. Phân tích máu của các con sư tử biển này cũng cho thấy có sự giảm đángkể lượng hoóc-môn trong máu và trong tuyết giáp. Hiện tượng này cũng giốngnhư triệu chứng quan sát được khi cho một số loài động vật gặm nhấm tiếp xúcvới PCB dạng phẳng (PCB 9,10,19,30).

Năm 1987, mức PCB cao được tìm thấy trong cơ thể của các bà mẹ Inuitđang cho con bú tại Nunavut - lãnh thổ bán tự trị tại vùng Bắc Cực thuộc chủquyền Canada. Kết quả này làm dấy lên sự lo ngại về tác động của chúng đốivới sức khoẻ con người.

Một nghiên cứu khác do các chuyên gia thuộc ĐH Laval ở Quebec tiếnhành chỉ ra rằng mức PCB trong cơ thể của các bà mẹ Inuit cao gấp năm lần sovới những người Canada khác. Các chuyên gia nói rằng nguyên nhân nằm ở chếđộ ăn. Người Inuit phụ thuộc nhiều vào hoạt động săn bắn hải mã, cá voi, hảicẩu và các loài động vật khác ở gần đỉnh của chuỗi thức ăn.

Ví dụ ở vùng hồ Giơnevơ (Thụy Sỹ) hàm lượng PCB trong các đối tượng nhưsau (ppm): Sinh khối và bùn: 0,02; rong tảo: 0,04-0,07; động vật thân mềm:0,06; cá: 3,2-4; trứng chim: 5-6; mỡ người 0,1-10. Nồng độ PCB ở vùng Đông Bắc Thái Bình DươngĐây là cảnh của một trong số tai nạn PCB ở trong nhà tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra ở New York.

VI. TIÊU CHUẨN ĐỘC HỌC

Coi trong :

www.scribd.com/doc/80213194/PCB


... đã xâm nhập tích tụ từ trước đáy vào môi trường. Cho nên vẫn rất cần cảnh báo về ô nhiễm bởi PCB.

Trước năm 1990, tất cả các máy biến thế của Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, là loại máy sử dụng dầu PCB. Sau năm 90, Việt Nam đã ngừng nhập loại máy trên, nhưng các kho chứa dầu cũ vẫn còn và đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xử lý. Tại nhiều kho, do thiếu hiểu biết, cán bộ quản lý đã cho dân sử dụng. Khi bị đốt cháy, loại dầu này phát tán chất độc hại ra môi trường.

Thông qua số liệu phân tích của các nhà phân tích cho thấy hàm lượng PCB trong đất ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, các tỉnh Bắc Ninh, QuảngTrị, trong thời gian từ năm 1992 đến 2002, đã có thể phát hiện thấy PCB trong mọi mẫu đất, chứng tỏ tình trạng ô nhiễm PCB đang xảy ra ở Việt Nam, và mức độ ô nhiễm tăng dần theo các năm. Hàm lượng PCB trong các mẫu đất lấy ở cáctrung tâm công nghiệp ở các thành phố lớn là cao hơn so với các mẫu đất lấy ở các vùng nông thôn.

Như vậy, ở các thành phố lớn là nơi có các hoạt động công nghiệp, mạng lưới điện phát triển cần sử dụng nhiều biến thế thì tình trạng ô nhiễm bởi PCB thể hiện rất rõ. Ở các tỉnh, nơi có tốc độ phát triển kinh tế thấp hơn thì mức độ ô nhiễm bởi PCB có thấp hơn, nhưng vẫn xu hướng tăng lên theo thời gian.

Như đã nêu ở trên, PCB là chất có khả năng gây ung thư và các bệnh tật khác, mà lại khó phân huỷ trong môi trường. Vì vậy theo chúng tôi rất cần tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm PCB ở các địa phương trong toàn quốc, đánh giá các nguồn có khả năng gây ô nhiễm PCB để từ đó có cách quản lý, xử lý, thay thế thích hợp.

Hiện tại, ở Việt Nam chưa có các tiêu chuẩn về PCB trong môi trường (đất, nước, không khí), giới hạn nồng độ PCB phát thải sau khi xử lý ở lò thiêu đốt. Cần dựa trên đặc điểm của Việt Nam và ý kiến của các chuyên gia, để xâydựng tiêu chuẩn về PCB phù hợp với Việt Nam. Các tiêu chuẩn được xây dựngsẽ là công cụ đắc lực trong quản lý PCB.

Chúng ta không thể xử lý toàn bộ nguồn PCB ở nước ta trong thời gian ngắn, vì vậy coi trọng việc lưu trữ PCB trước khi xử lý là cần thiết. Cần có quy định về thiết kế và xây dựng kho lưu trữ PCB. Việc dán nhãn các thiết bị có sửdụng tới PCB là hết sức hữu hiệu cho việc quản lý, thực hiện các chương trình thay thế PCB khỏi các thiết bị điện. Cũng cần có và thực hiện các qui định về vận chuyển đất ô nhiễm và thiết bị, vật liệu có chứa PCB tới nơi lưu trữ trước khi xử lý, hoặc địa điểm xử lý, phù hợp với Công ước quốc tế về vận chuyển chất thải nguy hại, tránh nguy cơ rò rỉ PCB ra môi trường.

Chúng ta rất cần điều tra số lượng PCB trong các thiết bị điện để chọn giải pháp công nghệ xử lý phù hợp (thiêu đốt, xử lý hoá học…).

Tình trạng ô nhiễm bởi PCB ở nước ta là đang xảy ra, và những đề xuất của chúng tôi sau thời gian nghiên cứu bước đầu về ô nhiễm PCB trong đất ở một số địa phương trong cả nước, mong được các cơ quan hữu trách quan tâm xem xét.

Tổng Giám đốc UNEP Klaus Toepfer tuyên bố, việc loại bỏ PCB trên thế giới đòi hỏi sự hợp tác giữa các chính phủ, các ngành công nghiệp và các công ty thương mại vì PCB hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện, làm chất phụ gia trong các ngành công nghiệp sản xuất sơn, mỹ phẩm, chất dẻo và giấy. Mặc dù đã bị cấm theo Công ước LHQ về loại bỏ chất hữu cơ độc hại, nhưng PCB vẫn gây hại cho sức khỏe con người do các thiết bị điện cóchứa PCB vẫn tiếp tục được sử dụng.

Đại diện các chính phủ, các ngành công nghiệp và các công ty thương mại tham dự hội nghị đã thảo luận các chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế, cácvấn đề hậu cần, khả năng của các nước cũng như các nhu cầu trong việc quản lý và loại bỏ dần PCB. Việc thay thế ngay lập tức các thiết bị điện có sử dụng PCB được đánh giá là không khả thi và tốn kém, đặc biệt đối với các nước đang phát triển ...

EU đã quy định mức trần cho hàm lượng các chất điôxin (gồm một loạt hóa chất cùng dòng, do con người hoặc thiên nhiên tạo ra) nhưng chưa quy định giới hạn một số hóa chất gọi là PCB có trong nhiều sản phẩm như dầu nhờn, mực in và vật liệu xây dựng. Một số chất PCB (các hyđrôcácbon thơm chứa clo)cũng có những độc tính giống như các chất điôxin nhưng cho đến nay vẫn chưa được EU quy định nồng độ trong thực phẩm và thức ăn gia súc.

Dự kiến, từ tháng 11/06 EU sẽ đưa ra quy định về mức tối đa cho phép đối với các loại điôxin và các hóa chất độc PCB giống điôxin trong thực phẩmvà thức ăn cho vật nuôi, và bất kỳ sản phẩm nào vi phạm đều sẽ bị cấm lưu thông trên thị trường. Các chất điôxin và PCB là những hóa chất độc có khả năng gây ung thư, gây gây rối loạn hoócmôn, giảm khả năng sinh sản, nhiễm trùng da và rối loạn hệ miễn dịch.Những chất này có thể không hòa tan trong nước nhưng lại dễ hòa tan trong mỡ và lại tồn tại lâu dài nên có thể tích tụ trongcơ thể. Các loại thịt, trứng, sữa, cá nuôi và những thực phẩm khác có thể bị nhiễm điôxin từ thức ăn chăn nuôi, nhất là từ các chất làm từ bột cá hoặc dầu cá. Nguồn nhiễm độc cũng có thể xuất phàt từ môi trường như từ các lò đốt phếthải.

Dự phòng

1. Giám sát môi trường lao động

Thực hiện các biện pháp bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, đặc biệt khống chế nồng độ PCB trong không khí nơi làm việc không vượt quá mức cho phép.Cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động bảo vệ đường hô hấp (bao gồm cả mặt nạ) và bảo vệ da.

2. Giám sát và quản lý sức khỏe

1/ Kiểm tra sức khỏe tuyển dụng

Bao gồm các tiền sử bệnh tật và kiểm tra thể lực, đặc biệt quan tâm đếnda và gan, cần thăm dò chức năng gan.

2/ Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thực hiện kiểm tra tuyển dụng 1 lần/năm. Cần làm xét nghiệm chức nănggan và triglyxerit.

3/ Quản lý sức khỏe

Các bệnh nhân bị hư hại về gan và ban do clo dai dẳng cần :

Ngưng tiếp xúc, có thể chuyển công tác.


Điều trị triệu chứng.

3. Dự phòng

Cần chú ý phòng chống tác hại do sự phân hủy PCB trong các trường hợpsự cố, tai nạn.

1/ PCB có trong thành phần của thương phẩm Pyralen. Pyralen là hỗn hợp củaPCB và triclobenzen, là chất lỏng ở nhiệt độ thường, không cháy được và có 2tính chất quan trọng khác : có dung lượng hấp thu nhiệt lớn và công suất điệnmôi cao. Được dùng trong các máy biến thế, tụ điện, bộ chỉnh lưu, biến trở…


/ Trong quá trình hoạt động của thiết bị có thể xảy ra các sự cố (tai nạn) sau :


a) Các tai nạn làm hư hỏng thiết bị, gây rò rỉ PCB ra bên ngoài, nó dễ thấm sâu vào đất.

b) Các bất thường về điện bên trong thiết bị do nguyên nhân nào đó. Lúc đóhồ quang điện sinh ra, kèm theo sự tỏa ra Cl 2, HCl. Sự hủy bỏ thiết bị làm lan tỏa điện môi dưới dạng tia lỏng và khí dung gây ra ô nhiễm không khí, với sự có mặt của PCB – không có cháy .

Các tai nạn có thể gây cháy hoặc phân hủy PCB ở nhiệt và có không khí, tạo ra Cl 2 và HCl, đồng thời còn tạo ra polyclodibenzoparadioxin (PCDD) và polyclodibenzofuran (PCDF), “bị” gọi là các dioxin. Độc tính của chúng chưa được biết nhiều, trong khi chất dioxin đã biết rõ ...

www.scribd.com/doc/80213194/PCB

Lotus
03-03-2013, 12:47 PM
Bán cả chất thải nguy hại

Vụ việc gần 565.000 lít dầu biến thế, trong đó có chứa chất hữu cơ cực độc PCB (viết tắt của Polychlorinated Biphenyl) được 23 đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) âm thầm bán ra ngoài, bất chấp những quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường, đang trở thành vụ xìcăngđan.

Dầu biến thế đã qua sử dụng có chứa chất PCB - được xếp vào loại chất thải nguy hại, được Chính phủ quy định quản lý nghiêm ngặt. Bất cứ hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, sử dụng và tiêu huỷ loại chất thải nguy hại này đều phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Năm 2003, Cty cấp nước TPHCM lưu chứa 20.000 lít dầu biến thế đã qua sử dụng có chứa chất PCB, đã làm dấy lên cuộc bàn tán về cách thức quản lý và tiêu huỷ chất này. Thế nhưng, với số lượng nhiều hơn gấp vài chục lần này, các đơn vị ngành điện đã tuồn ra ngoài mà không chút áy náy, dù việc làm này là vi phạm pháp luật, đồng thời trái với quy định của chính EVN tại công văn số 2623/CV-EVN-KHCN&MT.

PCB là một trong những chất có độc tố rất cao và khó phân huỷ. Độc tố trong PCB gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư.

Trên thế giới, PCB đã bị cấm sản xuất từ năm 1970. Đối với nước ta, theo lộ trình phải đến năm 2028 mới có thể loại bỏ hoàn toàn chất này ra khỏi cuộc sống. EVN hiện đang quản lý hơn 60% tổng lượng PCB tại VN.Chính vì thế, việc quản lý PCB tại EVN luôn được các cơ quan bảo vệ môi trường đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, từng ấy chất thải nguy hại đã bị tuồn ra bên ngoài lại cho thấy một sự quản lý thiếu chặt chẽ về chất thải nguy hại trong nội bộ ngành điện.

Trên thế giới,chi phí xử lý mỗi tấn dầu nhiễm PCB tốn kém từ 3.000-6.000USD . Liệu đây có phải một trong những nguyên nhân lý giải phần nào lý do vì sao 23 đơn vị của EVN âm thầm đẩy các lô chất thải nguy hại ra bên ngoài chứ không mang đi xử lý, tiêu huỷ theo đúng quy định, bất chấp hiểm hoạ đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng?

Theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, bên bán chắc chắn đã vi phạm, nhưng bên mua cũng không thể tránh khỏi trách nhiệm pháp lý.

Việc mua để sử dụng như thế nào, hay để đốt, cũng phải có báo cáo và được các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường giám sát chặt chẽ. Bởi việc thiêu huỷ chất PCB ở nhiệt độ cao (yêu cầu phải trên 1.200 độ C), nếu công nghệ không đáp ứng tiêu chuẩn, vẫn có thể sản sinh ra các loại khí cực độc, rất hại đối với sức khoẻ con người.

( Lao Động)

http://xangdau.net/tin-tuc/tin-trong-nuoc/ban-ca-chat-thai-nguy-hai-3175.html


Synopsis on Dioxin and PCBs :

http://www.thl.fi/thl-client/pdfs/81322e2c-e9b6-4003-bb13-995dcd1b68cb

Lotus
03-08-2013, 04:06 AM
http://www.youtube.com/watch?v=MSExDsc03C4&feature=player_embedded

Lotus
03-08-2013, 04:10 AM
Việt Nam nằm trong 10 nước không khí ô nhiễm nhất thế giới. :

Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.

http://vn.news.yahoo.com/việt-nam-đứng-top-10-không-kh%C3%AD-bẩn-022000216.html

Việt Nam nằm trong 10 nước không khí ô nhiễm nhất thế giới

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.

Bản báo cáo môi trường có tên gọi “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI 2012 - do 2 trường Đại học Yale và Columbia thực hiện, phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Vietnam in top 10 for worst air pollution

Vietnam is listed amongst the top ten countries with the worst air pollution in the world, according to the 2012 Environmental Performance Index (EPI) released during this year's World Economic Forum in Davos, Switzerland.

The annual study uses satellite data to measure air pollution concentrations and has been produced by researchers at Yale and Columbia universities.

http://sg.news.yahoo.com/vietnam-top-10-worst-air-pollution-054004433.html

Vietnam Biggest City Warned of Rising Air Pollution

Vietnam’s southern economic hub of Ho Chi Minh City is facing increasing air pollution as smoke, dust and noise pollution levels are much beyond the permitted levels, experts warned. Recent statistics made by six environment monitoring stations in the city showed that smoke emissions are the highest pollutants...Nitrogen dioxide levels are also higher than the permissible limits ..., while carbon monoxide is the only norm showing an acceptable level... However, smoke and exhaust fumes are discharged through chimneys to higher atmospheric levels, as a result local residents could not feel the immediate effects. Environmentalists noted though exhaust fumes from traffic is less than from industrial production, it is the worst factor harming people’s health because it is released at the lowest atmospheric level and usually in crowded residential areas...

http://www.ngocentre.org.vn/news/vietnam-biggest-city-warned-rising-air-pollution

http://www.amchamvietnam.com/1514/hcm-city-reeling-from-air-pollution-groping-for-solutions/

http://news.newamericamedia.org/news/view_article.html?article_id=0c586515dbbcdd61465b1 431f8081f47

Lotus
03-08-2013, 04:14 AM
Môi trường của Malaysia, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc :

Chỉ số EPI (Environmental Performance Index - chỉ số thành tích môi trường) được dùng để đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường của một nước.

Hàn Quốc xếp hạng với thứ hạng 43 trên 132 nước
Trong khu vực ASEAN, nước có chỉ số môi trường EPI xếp hạng cao nhất là Malaysia, với thứ hạng 25 trên 132 nước . Singapore ở mức 52. Đài Loan ở mưc´ 29 trên 132 nước .

Taiwan ranked 29th out of 132 nations in this year’s Environmental Performance Index (EPI), a report by the Yale Center for Environmental Law and Policy and Columbia University’s Center for International Earth Science Information Network.
...

Canada (37), South Korea (43), Australia (48), the US (49), Singapore (52) and China (116).

http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2012/01/31/2003524319
http://www.eco-business.com/news/malaysia-improves-in-environmental-performance-index/
http://www.chinapost.com.tw/business/asia-taiwan/2012/01/31/330144/Taiwan-ranks.htm
http://my.news.yahoo.com/malaysia-best-asean-region-environmental-performance-index-140613775.html



Trung Quốc : Chỉ số môi trường EPI xếp hạng với thứ hạng 116 trên 132 nước .

http://epi.yale.edu/dataexplorer/countryprofiles?iso=CHN

Lotus
03-08-2013, 04:16 PM
When the Berlin Wall came down, then Chancellor Helmut Kohl predicted eastern Germany would be transformed into a "flourishing landscape." Twenty years later, his forecast has come true for Bitterfeld...

"When you compare the region today with what it used to be," he says, "you realize what an extraordinary transformation has occurred."

http://www.dw.de/the-extraordinary-transformation-of-bitterfeld/a-3806024-1


Có thể nói, trong 1989, nhân dân Đông Đức đã làm cách mạng kịp thời. Nếu không, thì họ cũng chịu ô nhiễm môi trường ngày nay như CHXHCNVN và Trung Quốc .

Lotus
04-11-2013, 08:42 AM
Emissions from titanium processing serious health risk

http://m.ucanews.com/news/news/plant-owners-renege-on-promise-to-curb-pollution/51584

Khai thác titan và ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng

http://www.muinebeach.net/Vietnam-black_sand-radiation-titanium-uranium-ilmenite-monazite-rutile-zircon.htm

It is a hazardous substance. Inadvertently, their greed has made the area poisonous with radioactive elements ...the toxic substances in the air are 6.2 times higher than the permissible ratio.

The water sample taken from Binh Dinh Mineral Company also showed a higher level of radioactive contamination... At the wet sifting workshop, the main place of radioactive pollution is the ores enriched by 85-92 percent....

http://www.metdaq.com/en/press-centre/news/binh-dinh-titanium-ore-violation.html

BỜ BIỂN MIỀN TRUNG TAN HOANG VÌ KHAI THÁC TITAN

(03/26/2013 03:45 PM)

http://img.diendandautu.vn/thumb/630x0/upload/thanhha/khai_thac_titan.jpg


Cả một dải đất ven biển miền Trung sở hữu tiềm năng du lịch lớn nhất nước đang chịu sức ép ô nhiễm ghê gớm từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Một trong những tác động nhãn tiền ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hàng triệu người là ô nhiễm do khai thác quặng titan. Titan là vật liệu không thể thiếu đối với ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ. Nhiều địa phương miền Trung nuôi mộng làm giàu bằng titan. Việt Nam hiện được coi là quốc gia đứng thứ 11 thế giới về trữ lượng quặng titan.

Trong số 14 triệu tấn trữ lượng đã xác định, trên 9 triệu tấn là sa khoáng titan phân bố dọc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đổ vào, trải từ Hà Tĩnh vào đến Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là một con số khổng lồ nếu so với tổng trữ lượng titan đã xác định của toàn thế giới chỉ là 1400 triệu tấn. Trung cộng là nước mua titan nhiều nhất của Việt Nam, các doanh nghiệp Trung cộng gom mua hết khiến cho phong trào đào Titan trở nên rầm rộ. Mỗi năm tỉnh Bình Định cho biết khai thác trên dưới 800,000 tấn, chưa kể khai thác lậu không khai báo.
Riêng con số không chính thức ấy cũng đã cao gấp nhiều lần số lượng được phép khai thác. Hậu quả là cọc các bãi biển miền Trung, công trường khai thác titan mọc lên như nấm. Qua việc khai thác, môi trưởng bị ảnh hưởng rất nhiều. Mất rừng, mất tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe của dân chúng, và mất cả một bờ biển dài hàng trăm cây số, những dải rừng nhiều năm tuổi bị phá.

http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-71563/bo-bien-mien-trung-tan-hoang-vi-khai-thac-titan.html

Lotus
04-30-2013, 12:34 AM
... cám ơn Lotus .. ~o) ...



Không có chi . Là người gốc Việt, Lotus nghĩ là mình nên chia sẻ thông tin liên quan thực trạng môi trường Việt Nam vì nó liên quan sức khỏe .

Lotus
04-30-2013, 03:35 AM
Cảnh báo thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở VN

Các tổ chức bảo vệ môi sinh trên thế giới, đặc biệt International Rivers Sông Ngòi Quốc Tế, tuần trước lên tiếng cảnh báo về nạn ô nghiễm nguồn nước trên phần lớn sông hồ ở Việt Nam.

Nghe bài tường trình này :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-surface-waters-tt-04292013140429.html/vtt04292013.mp3

Nguyên nhân?

Việt Nam là quốc gia có một hệ thống sông ngòi chằng chịt với nguồn nước mặt chiếm gần 2% tổng số giòng chảy của sông hồ trên thế giới.

Báo cáo từ các tổ chức môi sinh quốc tế cho thấy việc khai thác quá mức nguồn nước mặt đã và đang làm giảm chất lượng cũng như số lượng tài nguyên trên lưu vực các sông lớn như Sông Hồng, Sông Thái Bình và Sông Đồng Nai.

Bên cạnh đó, nhiều nguồn nước mặt ở Việt Nam bị ô nhiễm đến nỗi không thể sử dụng hay tái sử dụng mà nguyên nhân là vì nước bẩn từ các khu công nghiệp thải thẳng ra đó.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-water-pollu-04242013130200.html/song-o-nhiem-305.jpg/image

Các giòng sông bị ô nhiễm bởi vì nước thải ra không được xử lý

Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam cũng sử dụng rất nhiều nước cho ruộng đồng và tiêu tưới, góp phần không nhỏ vào việc làm ô nghiễm nguồn nước mạch.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh, giảng viên môn Kỹ thuật và Quản lý Môi trường thuộc phân khoa Môi trường, Tài nguyên và Phát triển của Viện Kỹ Thuật Châu Á AIT ở Thái Lan, trước hết cần phân biệt rõ thế nào là nguồn nước bề mặt và thế nào là nguồn nước mạch mà cả hai mặt khai thác và sử dụng đều khiến môi sinh bị ô nhiễm:

“Nước bề mặt, surface water, là nước sông nước hồ, raw water là nước mạch ở dưới đất. Thật ra nước bề mặt ở sông hồ thì mình phải khai thác để dùng cho tưới tiêu, dùng cho công nghiệp.

Mình cũng dùng rất nhiều nước mặt làm nước cấp cho dân dụng nữa. Còn nước mạch thì chủ yếu là dùng cho dân dụng nhiều hơn, nước cấp, water supply, là nhiều hơn. Nước mặt bị ô nhiễm bởi vì mình thải ra các nguồn dân dụng cũng như công nghiệp.

Rồi nông nghiệp thì mình sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.. khi mưa thì nước cũng chảy ra bề mặt.

Đấy là mình khai thác tức là mình dùng bao nhiêu nước từ các giòng sông. Còn nước mạch là nếu đào sâu xuống thì mình sẽ được nước sạch hơn.

Còn nếu giếng của mình là giếng nông thì nước cũng sẽ thấm từ bề mặt chẳng hạn trong nông nghiệp mà mình sử dụng thuốc trừ sâu thì nước cũng có thể thấm vào nguồn nước mạch ở dưới khoảng độ vài ba mét.”

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/unbearable-pollu-fr-garbage-plant-gm-04012013135009.html/baomoitruong.com-305.jpg/image
Một bãi rác gây ô nnhiễm, ảnh minh họa

Về cảnh báo là nuồn nước mặt trên các sông hồ ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức, tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh phân tích:
“Thật ra nước bề mặt cơ bản mình khai thác thì mình dùng, vấn đề ô nhiễm của giòng sông mới là quan trọng. Các giòng sông bị ô nhiễm bởi vì nước thải ra không được xử lý.

Trong nông nghiệp khi tưới thì nó ngấm trở lại và chảy ra giòng sông. Như vậy phải xử lý cái nước ấy trước khi đổ ra nước bề mặt thì đúng hơn là nói chuyện khai thác bởi không thể nào hạn chế việc khai thác nước được.”

Giải pháp

Nếu nói khai thác quá mức thì giải pháp là tiết kiệm mức sử dụng nước ở mức có thể cho phép chứ không thể tiết kiệm đến mức rất thấp được, tiến sĩ Kim Oanh giải thích tiếp:

“Cho nên mình vẫn phải dùng nhưng khi mình xả nước trở lại các giòng sông hay bờ hồ thì mình phải xử lý sao cho đạt tiêu chuẩn qui chuẩnn thải ra để đừng làm ô nhiễm các giòng sông.”

Trong khi đó, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu, điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, cho rằng sự nhận định phần lớn sông hồ bị ô nhiễm, số lượng và chất lượng tài nguyên trên các giòng chính bị giảm do khai thác quá mức, là một cảnh báo đúng lúc, cần thiết và kịp thời cho Việt Nam:

“Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam đồng ý với quan niệm này, tức là hiện giờ tình trạng các sông ở Việt Nam là bị khai thác quá mức, đặc biệt khai thác để sử dụng cho các nhà máy thủy điện.

Nên chi các giòng chảy của các con sông đó càng ngày càng cạn kiệt. Chính tình trạng cạn kiệt đó, cộng với việc thải chất thải ở dưới hạ lưu thì nó làm cho ô nhiễm.”

Được hỏi làm thế nào để loại trừ hai tác nhân gây hại, thứ nhất là các giòng chảy bị cạn kiệt và thứ hai là chất thải sinh học cũng như công nghiệp xả thẳng ra nguồn nước mà không qua xử lý, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu của Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam nhấn mạnh là cần có qui hoạch để khai thác và sử dụng nguồn nước một cách bền vững:
“Sẽ là tốt cho các giòng sông cũng như chất lượng của các con nước là cần có qui hoạch sử dụng nguồn nước theo lưu vực sông.

Nhà nước cần đưa ra những qui hoạch cụ thể là bao nhiêu nhà máy thủy điện có thể được xây dựng trên giòng sông đó, bao nhiêu nước được sử dụng cho việc tưới tiêu, bao nhiêu nước sử dụng cho sinh hoạt.”

Mặc dù con số chính xác có thể rất là khó, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu trình bày tiếp, nhưng cần có qui hoạch gọi là khai thác và sử dụng nguồn nước một cách bền vững với các mục đích khác nhau, đồng thời chia sẻ lợi ích khác nhau giữa các bên liên quan bao gồm các nhóm hộ dân khác nhau, các nhóm tổ chức khác nhau chẳng hạn.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Oanh của Viện Kỹ Thuật Châu Á, cho biết Việt Nam đã có qui chuẩn pháp lý về việc tránh gây ô nhiễm môi sinh và nguồn nước.
Nhưng nếu luật pháp không triệt để thì sẽ có thêm những giòng sông chết như sông Thị Vải hay sông Đáy cùng vài giòng chảy khác hiện nay:

“Luật là mình có, qui chuẩn tiêu chuẩn là mình có , tức là các chỉ tiêu về chất thải nước thải ra môi trường là mình có. Vấn đề là law enforcement áp dụng luật pháp.

Muốn được như thế phải đi đo, ô nhiễm bao nhiêu, COD bao nhiêu, kim loại nặng bao nhiêu. Phải xem nếu vượt quá ngưỡng cho phép thì phải phạt hoặc phải dùng biện pháp cứng rắn nào đấy.

Nhưng mà nếu ý thức người dân không cao, nguồn nước đã bị ô nhiễm như thế thì chỉ dùng năm năm mười năm rồi sau đấy là giòng sông chết, các nguồn nhỏ.

Còn đối với các nhà máy lớn là phải dùng biện pháp mạnh buộc họ phải tuân thủ luật quốc tế, ở Việt Nam thì phải tuân thủ luật Việt Nam.

Nhiều khi ý thức con người có hạn nên ảnh hưởng đến cái cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí.

Nếu như họ phải sử dụng xử lý chất thải nghiêm thì tất nhiên là chi phí như thế làm giảm lợi nhuận của họ. Cho nên ở môi trường tiên tiến thì họ không dám làm thế.”

Đối với điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, một con nước một giòng sông đã bị ô nhiễm, đang hấp hối và sẽ chết, là một tai họa cho sinh kế và cuộc sống của người dân hai bên lưu vực.

Để cho một giòng sông chết vì ô nhiễm thì không bao giờ có thể cứu vãn giòng chảy ấy sống trở lại để phục vụ cho thiên nhiên và con người, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu kết luận.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-surface-waters-tt-04292013140429.html

Lotus
05-10-2013, 08:41 AM
Những giòng sông chảy máu


Nghe bài này

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/report-fr-vn-051013-05102013064818.html/05102013-report-fr-vn-051013.mp3



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/report-fr-vn-051013-05102013064818.html/song-huong-305-rfa.jpg/image

Đồng bằng thiếu nước sạch

Vài năm trở lại đây, sông Hương đổi màu, thay vì bốn mùa xanh trong, hiền hòa, đôi khi sông Hương có màu nước xanh đục, pha vàng hoặc đỏ ngầu. Với cư dân Huế, sông Hương đổi màu là một nỗi buồn lớn của họ. Và, không riêng gì sông Hương, tất cả mọi con sông trên đất nước hình chữ S, chảy từ Tây sang Đông đều rơi vào tình trạng xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng. Có thể nói, sông Hương là niềm hy vọng cuối cùng để người ta còn có thể tin rằng ở Việt Nam còn có một dòng sông đẹp và trong xanh. Nhưng mọi sự đã đổi thay.

Nạn phá rừng, khai thác vàng, khai thác khoáng sản tràn lan ở những cánh rừng đầu nguồn đã giết chết những dòng sông. Một người lái đò trên sông Hương nói với chúng tôi rằng ông đã chèo đò, đưa khách trên dòng sông này gần bốn mươi năm, chưa kể đến mấy đời tiền nhân trong gia tộc ông cũng chèo đò trên sông Hương, nhưng chưa có ai phàn nàn về con sông hiền hòa này, đến thời ông, chỉ có mười năm trở lại đây là thấy sông Hương trở nên dơ dáy, dòng chảy cũng bất thường.

Sông Hương hiền hòa nhất nước, không sâu lắm, không có dòng chảy ngầm và mặt sông lúc nào cũng êm đềm, dịu dàng. Nhưng đó là chuyện ngày trước, bây giờ thì khác, thỉnh thoảng ông nhìn thấy vài bao tải rác hoặc một đoạn gỗ trôi về từ nguồn, có nhiều năm, mùa hè, dòng nước đỏ ngầu

Ông quả quyết rằng sông Hương hiền hòa nhất nước, không sâu lắm, không có dòng chảy ngầm và mặt sông lúc nào cũng êm đềm, dịu dàng. Nhưng đó là chuyện ngày trước, bây giờ thì khác, thỉnh thoảng ông nhìn thấy vài bao tải rác hoặc một đoạn gỗ trôi về từ nguồn, có nhiều năm, mùa hè, dòng nước đỏ ngầu. Nhà cầm quyền loan báo rằng đó là do tảo đỏ kết thành màu nước như vậy, nhưng ông không tin, ông biết nước màu đỏ là do chứa quá nhiều máu của rừng.

Giải thích với chúng tôi về khái niệm máu của rừng, ông cười chua chát và lắc đầu nói rằng các con sông bắt đầu đổi màu kể từ khi lâm tặc hoạt động mạnh trên các cánh rừng phía Tây, rồi người ta đào vàng vô tội vạ, đắp đập thủy điện quá nhiều khiến cho mọi dòng chảy thay đổi, hoặc là dữ dội, hoặc là cạn khô. Cuối cùng, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là nông dân và đại bộ phận lao động nghèo.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/report-fr-vn-051013-05102013064818.html/song-o-nhiem-260.jpg/image
Những dòng sông chết ở Việt Nam...
Điều người đàn ông này tâm sự khiến chúng tôi liên tưởng đến sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc, sông Vệ ở Quảng Ngãi, sông Bến Hải ở Quảng Trị, sông Danh ở Quảng Bình, sông Mã, sông La ở Tây Bắc, Thanh Hóa, sông Hồng ở Hà Nội… Tất cả các con sông này đều cho cảm giác rất dữ tợn và dơ dáy, nước đục ngầu, dòng chảy cuồn cuộn, có nhiều đoạn bãi bồi trơ cát, làm lệch dòng chảy.

Miền núi đói khổ

Đặc biệt, thượng nguồn các con sông này đều có nhiều đập thủy điện lớn nhỏ, nhiều sông gánh trên mình nó cả vài chục thủy điện như sông La, sông Thu Bồn, mỗi con sông chịu đựng vài chục thủy điện, dòng chảy bị thay đổi, lưu lượng nước cạn kiệt khiến cho phía hạ lưu bị nước mặn xâm thực liên tục. Đây là mối họa lớn đối với người nông dân, trong những năm thời tiết khô hạn, nước mặn lấn vào sông, các cánh đồng chết khát, người nông dân đứng ngồi không yên, mất mùa, đói kém là chuyện dễ thấy nhất.

Thượng nguồn sông Hương cũng không khác mấy so với những con sông còn lại trên đất nước Việt Nam, rừng cũng bị khai thác gỗ, bị đào bới lở loét vì vàng tặc và bị đắp đập, ngăn dòng để làm thủy điện. Khi sông Hương và những con sông khác bị ô nhiễm, nguồn nước uống của người dưới đồng bằng bị ô nhiễm trầm trọng

Thượng nguồn sông Hương cũng không khác mấy so với những con sông còn lại trên đất nước Việt Nam, rừng cũng bị khai thác gỗ, bị đào bới lở loét vì vàng tặc và bị đắp đập, ngăn dòng để làm thủy điện. Khi sông Hương và những con sông khác bị ô nhiễm, nguồn nước uống của người dưới đồng bằng bị ô nhiễm trầm trọng, nước có vị mặn, hoặc tanh tưởi bởi lượng rác trong lòng sông quá cao, không thể xử lý.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/report-fr-vn-051013-05102013064818.html/song-to-lich-260.jpg/image

Quang cảnh một đoạn sông Tô Lịch, ở Hà Nội 'chìm' trong rác thải. Ảnh tư liệu IFN

Nhưng, đó là chuyện của đồng bằng, còn chuyện ở rừng thì thê thảm hơn nhiều. Những người đồng bào dân tộc thiểu số như M.Nông, Tà Ôi trên núi cao gần đây rơi vào đói kém triền miên mặc dù họ sống ngay trên một khối tài sản lớn.

Ông A Đông Khai, người Tà Ôi, huyện Nam Đông, nằm trên dãy Trường Sơn, phía Tây thành phố Huế, cho biết, từ năm năm trở lại đậy, tình hình núi rừng biến động khôn lường, lũ quét, mưa núi, sạt lở đất xãy ra thường xuyên hơn.

Nhưng đó là chuyện không đáng ngại lắm so với chuyện thực phẩm và điều kiện sống, hầu như đồng bào miền núi có cố gắng cách gì cũng không thể làm đủ ăn. Người đi làm rừng, hạ gỗ thuê thì được mỗi ngày một trăm năm mươi ngàn đồng, nhưng công việc không ổn định, mỗi năm chỉ làm đúng ba tháng, có năm làm chỉ được một tháng, thời gian còn lại vì mưa nguồn, vì động rừng, hoặc lũ quét, họ phải co cụm ở nhà, hái rau rừng, đào củ mài qua bữa.

Khi nghe chúng tôi hỏi vì sao không dự trữ lương thực và thực phẩm khô để cải thiện trong mùa mưa, lúc không đi làm. Ông A Đông Khai lắc đầu nói rằng khoản tiền kiếm được chẳng thấm là bao cho một gia đình bốn, năm người, còn phải lo che chắn nhà cửa, mua các vật dụng cần thiết, thỉnh thoảng mua cho con trẻ vài ổ bánh mì để chúng khỏi thiệt thòi, thèm ăn, số tiền còn lại chỉ đủ để trang trải việc đi chợ với mỗi ngày đúng 5 ngàn đồng.

Bà Hồ Thị Mốt, người Tà Ôi, cho biết thêm rằng ở Nam Đông, có đến 80% là người dân tộc thiểu số, trước đây họ làm rừng trên những khoảng rừng tự khai phá, nhưng từ năm 2000 cho đến nay, nhà nước thu hồi rừng, người dân còn lại diện tích canh tác rất nhỏ, phải đi làm thuê cho những chủ rừng mới từ đồng bằng lên. Nhiều cây gỗ quí bị triệt hạ để trồng rừng, nhìn mà tiếc đứt ruột.

Bà cho biết thêm là gỗ huỳnh đàn có giá 18 triệu đồng trên một ký lô, bà mới nghe đây, chứ trước đây loại cây này có khá nhiều ở Nam Đông, trên những khoản rừng của người dân đã có sẵn vài ba cây thuộc diện cổ thụ, có khi nặng cả vài tấn, nhưng người của nhà nước đã khai thác sạch sẽ từ lâu, lẽ ra, số gỗ quí này phải là của người đã săn sóc và bảo vệ cánh rừng này mấy chục năm nay, nó phải là của dân.

Môi trường xuống cấp, lòng tham tăng cao

Trong khi đó, người dân phải làm thuê lại cho doanh nghiệp ngay trên cánh rừng gắn bó với mình lâu đời, tự tay chặt những khúc gỗ quí của mình giao cho họ, để nhận vài đồng còm mà sống qua ngày, đói rách cũng chằng có ai ngó ngàng, giá gạo mỗi lúc một tăng cao vì mùa màng dưới đồng bằng thất bát, giá xăng tăng, điện cũng tăng, chi phí vận chuyển từ thành phố lên đến Nam Đông quá cao, chính vì vậy, chuyện mua được một ký gạo ngon hay một con cá tươi đối với bà con miền núi nghe ra không bao giờ có thật.

Đó là chưa nói đến dịch vụ y tế, trường học, nguồn nước uống ở huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên – Huế này vẫn còn thiếu trầm trọng. Một khi rừng chảy máu, những dòng sông chết cạn, cuộc sống của con người cũng khốn khó theo.

Một thầy giáo người Kinh ở Nam Đông, bày tỏ mối lo rằng với đà này, không sớm thì muộn, đồng bào miền núi cũng sẽ đối diện với nạn đói vì kế sinh nhai bị đứt đoạn do rừng thu hẹp, giá thực phẩm tăng cao và nạn thất nghiệp tràn lan. Không có thứ gì nguy hiểm hơn cho con người bằng sự xuống cấp của môi trường trong lúc lòng tham thì tăng cao.

Ông cũng nói rằng, sông Hương nói riêng và mọi con sông trên đất nước này nói chung sẽ là thước đo sự trong sạch của môi trường, sự trong sạch và trách nhiệm của nhà nước cũng như sự phồn thịnh của nhân dân, nếu như những con sông này bị khô cạn hoặc dơ dáy, e rằng khó mà có được một nhà nước trong sạch, có trách nhiệm và cũng khó mà có một đời sống phồn thịnh đúng nghĩa trong nhân dân.

Giữa hàng triệu con người phải gánh chịu hậu quả của sự tàn phá thiên nhiên này, có một thiểu số nắm quyền lực và hưởng lợi, nhân dân càng đói khổ vì thiên tai, họ càng có nhiều cơ hội để mau giàu, để thành những ông trùm xã hội chủ nghĩa.

Uyên Nguyên, tường trình từ Huế, Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/report-fr-vn-051013-05102013064818.html

Lotus
05-10-2013, 12:26 PM
Nguồn nước mặt sông hồ bị ô nhiễm nặng

Nguồn nước mặt sông hồ Việt Nam bị ô nhiễm đang trở thành một vấn đề lớn...
Việc khai thác quá mức nguồn nước mặt đang làm chất lượng cũng như số lượng tài nguyên ở các lưu vực sông chính như Sông Hồng, Sông Thái Bình và Sông Đồng Nai bị giảm đi rất nhiều.

Nhiều khu công nghiệp, nhà máy và các khu đô thị cũng xả nước thải trực tiếp vào sông hồ khiến nhiều vùng nước không thể tái sử dụng vì bị ô nhiễm nặng nề. Nước thải từ các khu công nghiệp cũng đang là một đe dọa nghiêm trọng đối với nguồn nước mặt của Việt Nam...

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-water-pollu-04242013130200.html

Lotus
05-14-2013, 11:57 PM
http://www.youtube.com/watch?v=PnWBVYjkqE4

Lotus
05-16-2013, 10:43 AM
Nguồn nước mặt sông hồ bị ô nhiễm nặng

Nguồn nước mặt sông hồ Việt Nam bị ô nhiễm đang trở thành một vấn đề lớn....
Nhiều khu công nghiệp, nhà máy và các khu đô thị cũng xả nước thải trực tiếp vào sông hồ khiến nhiều vùng nước không thể tái sử dụng vì bị ô nhiễm nặng nề....

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-water-pollu-04242013130200.html
http://www.youtube.com/watch?v=68pyEkH-qbI

Lotus
05-17-2013, 03:18 PM
Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite

... Người phát ngôn của TKV nhìn nhận được Nhà nước cho hưởng mức thuế xuất khẩu 0%. Với một câu hỏi khác của báo SGGP, người đại diện TKV lại xác định rằng tất cả thuế, phí đều được tính đầy đủ trong tính toán liên quan đến hiệu quả của dự án và dự án sẽ bị lỗ trong thời gian 3-5 năm đầu.

Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi chênh lệch mức đầu tư so với dự toán ban đầu khoảng 7.000 tỷ đồng, giảm thu một năm theo công bố của TKV giảm khoảng hơn 700 tỷ/năm. Như vậy có phải Nhà nước bị thiệt hại không, TKV chịu trách nhiệm thế nào? Câu trả lời của TKV được cho là không có tính thuyết phục, người phát ngôn của TKV nói rằng với giá cả lúc trước, thuế phí lúc trước thì cho ra 1 thông số, ở thời điểm mới thì 1 thông số mới. Ở đây không thể nói thất thu hay giảm thu mà phương án kinh tế ở thời điểm nào thì theo thời điểm đó.

Một điều khá ngạc nhiên khi trả lời Báo Đại biểu Nhân dân, TS Nguyễn Tiến Chỉnh người phát ngôn của TKV dám khẳng định khai thác bauxite thì chỉ có lợi cho môi trường chứ không gây hại. Theo lời ông, công nghệ ở đây rất đơn giản, phần đất đã lấy alumin trả lại cho phát triển cây trồng, khi lấy phần quặng này đi sau đó phục hồi lại, trồng cây chỉ có tốt hơn.

Vấn đề khai thác bauxite có thể gây hại cho môi trường, chúng tôi xin trích ý kiến GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng:

“Khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể.”

Trong tư liệu của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh từng có nhận định rằng, bauxite Tây nguyên ngay từ đầu đã có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường có những đe dọa rất lớn ...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/quibbling-to-cover-bauxite-projects-nn-05172013095811.html

Lotus
05-22-2013, 04:54 PM
http://www.youtube.com/watch?v=6KKZ-I4Cwgg

Lotus
05-28-2013, 06:33 PM
Khai thác mỏ ở Việt Nam gây nhiều tác hại kinh tế, đời sống lẫn môi trường

Audio

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2013/05/20130528-ctm-tintuc.mp3


Khai thác mỏ ở Việt Nam gây nhiều tác hại kinh tế, đời sống lẫn môi trường

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (viết tắt là PAN) trong một nghiên cứu về “Khoáng sản – phát triển – môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”, thì cung cách quản lý, điều hành hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã và đang gây ra rất nhiều tác hại cho cả kinh tế, đời sống lẫn môi trường.
PAN cho rằng, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực.
Sau khi khảo sát mỏ sắt Tân Pheo ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, PAN cho biết, hoạt động khai thác đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu đất trong khu vực. Vào mùa mưa, đất đá từ núi trôi xuống ruộng và suối khiến độ sâu của suối giảm từ 1 m xuống còn 20 cm, thậm chí một số đoạn đã bị lấp. Trong khi hệ thống suối là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới, tiêu và nuôi thủy sản của cả ngàn gia đình.
Tại thời điểm khảo sát, nguồn lợi thủy sản gần như không còn, nước suối cạn, có màu đặc trưng của oxide sắt. Quá trình tuyển quặng và sau tuyển quặng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho dân chúng.
Tương tự, quá trình khai thác quặng bauxite tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường (bụi, nước thải, bùn đỏ). Do đường vận chuyển quặng là đường đất, hơn 150 gia đình sống ven đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa.
Việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng nặng. Hoạt động khai thác bauxite còn phá vỡ cấu trúc địa chất, làm bề mặt đất bị hạ thấp từ 5 mét đến 9 mét, lớp đất bazan bị thay thế bởi đất sét nên mùa mưa, nhiều chỗ bị ngập úng, xói lở với cường độ mạnh.

Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi.
Bên cạnh đó, cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. Luật Khoáng sản năm 2005 cho phép các tỉnh, thành phố được cấp giấy phép khai thác các mỏ có quy mô nhỏ, không nằm trong quy hoạch của chính phủ. Vì vậy, số giấy phép khai khoáng đã tăng vọt.
Trên giấy tờ, khai khoáng đóng góp khoảng 9% tổng GDP nhưng PAN khẳng định, các tổn thất trong quá trình khai thác khoáng sản lớn hơn thế nhiều lần.

Cũng theo PAN, khi xin giấy phép khai khoáng, các doanh nghiệp luôn khẳng định sẽ giải quyết việc làm cho dân địa phương nhưng kết quả khảo sát cho thấy, rất ít mỏ dùng lao động địa phương. Công nhân các mỏ chỉ được trả lương rất thấp. không có bảo hiểm và chịu nhiều rủi ro từ môi trường lao động thiếu an toàn.

Điểm đáng chú ý là đa số dân chúng sống quanh các mỏ không được thông báo về dự án khai khoáng, các tác động cũng như các hoạt động mở rộng sản xuất. Thậm chí lãnh đạo xã, phường cũng không có thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, dù theo quy định hiện hành, quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lấy ý kiến cộng đồng bị ảnh hưởng và phải có sự đồng thuận của họ. Cũng theo các quy định hiện hành, hàng năm, nhà cầm quyền các tỉnh và thành phố phải xây dựng khung giá đất để có căn cứ cho việc đền bù, giải tỏa. Tuy nhiên, theo PAN, kết quả khảo sát cho thấy, khung giá đất (đặc biệt là đất nông lâm nghiệp) thường thiếu cơ sở và xa rời thực tế. Giá một mét vuông đất canh tác tại nhiều địa phương thấp hơn giá của… một ký gạo chất lượng trung bình tại cùng thời điểm nhưng người dân vẫn phải chấp nhận, nếu không sẽ bị cưỡng chế.


http://radiochantroimoi.com/tin-tuc/khai-thac-mo-o-viet-nam-gay-nhieu-tac-hai-kinh-te-doi-song-lan-moi-truong.html


Khai thác mỏ ở Việt Nam như 'hủy diệt'

Cung cách quản lý, điều hành hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã và đang gây ra rất nhiều tác hại cho cả kinh tế, đời sống lẫn môi trường.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/166953-VN-KhaiKhoangSan.400.jpg

Công trường khai thác mỏ sắt xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. (Hình: PAN)


Đó là nhận định của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (viết tắt là PAN) trong một nghiên cứu về “Khoáng sản - phát triển - môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”.

PAN cho rằng, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực.

Sau khi khảo sát mỏ sắt Tân Pheo ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, PAN cho biết, hoạt động khai thác đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu đất trong khu vực. Vào mùa mưa, đất đá từ núi trôi xuống ruộng và suối khiến độ sâu của suối giảm từ 1 m xuống còn 20 cm, thậm chí một số đoạn đã bị lấp. Trong khi hệ thống suối là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới, tiêu và nuôi thủy sản của cả ngàn gia đình.

Tại thời điểm khảo sát, nguồn lợi thủy sản gần như không còn, nước suối cạn, có màu đặc trưng của oxide sắt. Quá trình tuyển quặng và sau tuyển quặng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho dân chúng.

Tương tự, quá trình khai thác quặng bauxite tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường (bụi, nước thải, bùn đỏ). Do đường vận chuyển quặng là đường đất, hơn 150 gia đình sống ven đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa.

Việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng nặng. Hoạt động khai thác bauxite còn phá vỡ cấu trúc địa chất, làm bề mặt đất bị hạ thấp từ 5 mét đến 9 mét, lớp đất bazan bị thay thế bởi đất sét nên mùa mưa, nhiều chỗ bị ngập úng, xói lở với cường độ mạnh.

Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi.

Cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. Luật Khoáng sản năm 2005 cho phép các tỉnh, thành phố được cấp giấy phép khai thác các mỏ có quy mô nhỏ, không nằm trong quy hoạch của chính phủ. Vì vậy, số giấy phép khai khoáng đã tăng vọt.

Trên giấy tờ, khai khoáng đóng góp khoảng 9% tổng GDP nhưng PAN khẳng định, các tổn thất trong quá trình khai thác khoáng sản lớn hơn thế nhiều lần.

Cũng theo PAN, khi xin giấy phép khai khoáng, các doanh nghiệp luôn khẳng định sẽ giải quyết việc làm cho dân địa phương nhưng kết quả khảo sát cho thấy, rất ít mỏ dùng lao động địa phương. Công nhân các mỏ chỉ được trả lương rất thấp. không có bảo hiểm và chịu nhiều rủi ro từ môi trường lao động thiếu an toàn.

Điểm đáng chú ý là đa số dân chúng sống quanh các mỏ không được thông báo về dự án khai khoáng, các tác động cũng như các hoạt động mở rộng sản xuất. Thậm chí lãnh đạo xã, phường cũng không có thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, dù theo quy định hiện hành, quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lấy ý kiến cộng đồng bị ảnh hưởng và phải có sự đồng thuận của họ.

Cũng theo các quy định hiện hành, hàng năm, nhà cầm quyền các tỉnh và thành phố phải xây dựng khung giá đất để có căn cứ cho việc đền bù, giải tỏa. Tuy nhiên, theo PAN, kết quả khảo sát cho thấy, khung giá đất (đặc biệt là đất nông lâm nghiệp) thường thiếu cơ sở và xa rời thực tế.

Giá một mét vuông đất canh tác tại nhiều địa phương thấp hơn giá của… một ký gạo chất lượng trung bình tại cùng thời điểm nhưng người dân vẫn phải chấp nhận, nếu không sẽ bị cưỡng chế.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=166953&zoneid=1#.UaVWQu3wDIU

Lotus
06-02-2013, 06:44 AM
Nguồn nước mặt sông hồ bị ô nhiễm nặng

Nguồn nước mặt sông hồ Việt Nam bị ô nhiễm đang trở thành một vấn đề lớn.

Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, khoảng 13 hệ thống sông hồ chính yếu, với tổng diện tích 10,000 cây số vuông, nguồn nước mặt của Việt Nam chiếm gần 2% tổng số dòng chảy của sông hồ trên toàn thế giới.

Theo các tổ chức quốc tế khuyến nghị, thì Việt Nam nên hạn chế khai thác dòng chảy, mức tối đa là 30%. Tuy nhiên, trên thực tế, ở các vùng miền trung và Tây Nguyên, người dân tại đây đang khai thác đến hơn 50% dòng chảy của sông hồ, riêng tại Ninh Thuận, các dòng chảy nội vùng bị khai thác đến 80%.

Việc khai thác quá mức nguồn nước mặt đang làm chất lượng cũng như số lượng tài nguyên ở các lưu vực sông chính như Sông Hồng, Sông Thái Bình và Sông Đồng Nai bị giảm đi rất nhiều.

Nhiều khu công nghiệp, nhà máy và các khu đô thị cũng xả nước thải trực tiếp vào sông hồ khiến nhiều vùng nước không thể tái sử dụng vì bị ô nhiễm nặng nề. Nước thải từ các khu công nghiệp cũng đang là một đe dọa nghiêm trọng đối với nguồn nước mặt của Việt Nam. Đồng thời, nông nghiệp VN cũng sử dụng rất nhiều đến nước, và đây cũng góp phần đáng kể vào ô nhiễm nguồn nước mặt.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-water-pollu-04242013130200.html

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VIỆT NAM THIẾU NƯỚC SẠCH TRẦM TRỌNG


Là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng mưa trung bình lên đến 2000 milimét mỗi năm, tuy nhiên Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia thiếu nước do lượng nước mặt trung bình đầu người thấp hơn chỉ tiêu 4000 thước khối mỗi năm cho một người của Hội Tài Nguyên Nước Quốc Tế. Vào mùa khô năm nay, các kết quả khảo sát cho thấy hàng triệu người Việt Nam đang vất vả sống với nguồn nước không ổn định hoặc là nguồn nước không sạch. Chính các nhà nghiên cứu đã phải giật mình thốt lên rằng Việt Nam vốn là một quốc gia sông rạch nhưng không ngờ là vẫn luôn thiếu thốn nước sạch.

Cần nói rõ thêm là việc thiếu thốn nước sạch không phải do điều kiện tự nhiên, mà do các chính sách phát triển hết sức yếu kém của Việt Nam làm ô nhiễm tài nguyên, việc thiếu chăm sóc cho các hệ thống cung cấp nước đến các vùng xa đã khiến nhiều nơi sống với mức sống thiếu nước sạch tệ hại hơn cả những thời kỳ trước năm 1975. Chẳng hạn, theo một khảo sát gần đây, hai xã Hưng Thạnh và Thạnh Tân huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, có hơn 70% dân cư vào khoảng 1300 người đã không có nước sạch dùng cho sinh hoạt hằng ngày từ nhiều năm nay. Trong khi đó, Tiền Giang làm chủ một con sông lớn thuộc loại hàng đầu Việt Nam. Người dân ở đây cho biết nguồn nước nhiễm phèn và vi sinh nặng, các giếng nước muốn sử dụng được phải sâu hơn 400 thước, tốn rất nhiều kinh phí nên người dân buộc phải dùng nước sông trong sinh hoạt, bất kể nguồn nước sông cũng đã bị ô nhiễm do rác thải và dư lượng thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp.

Trong khi đó, báo cáo cũng cho biết có hơn 1400 nguời dân Huyện Hòa Vang Đà Nẵng và Duy Xuyên Quảng Nam hầu như không có nước sạch vào mùa khô hạn. Theo một cán bộ địa chính xã Duy Hòa huyện Duy Xuyên, ước ao của người dân nơi đây chỉ là có nước dùng, chứ chưa dám nghĩ đến nguồn nước sạch. Ngay tại Huyện Hòa Vang Đà Nẵng, nước sạch cũng chỉ là ước mơ khi nguồn giếng bị nhiễm phèn nặng đến nỗi máy bơm không thể hoạt động. Tại Hà Giang, miền Bắc, người dân ở đây phải nghĩ ra đủ cách để có nước sạch sử dụng hàng ngày. Ngay cả việc đi tìm, lấy nước sạch là một trong những công việc quan trọng của học sinh trong vùng.


http://sbtn.net/D_1-2_2-95_4-74086_15-2/phong-su-dac-biet-tu-viet-nam-viet-nam-thieu-nuoc-sach-tram-trong.html

Lotus
06-02-2013, 03:12 PM
http://www.youtube.com/watch?v=Lhivfal7o7Q

Lotus
06-03-2013, 01:10 AM
Cảnh báo thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở VN

... nhiều nguồn nước mặt ở Việt Nam bị ô nhiễm đến nỗi không thể sử dụng hay tái sử dụng mà nguyên nhân là vì nước bẩn từ các khu công nghiệp thải thẳng ra đó...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-surface-waters-tt-04292013140429.html



http://www.youtube.com/watch?v=D668WMoO7eA

Lotus
06-03-2013, 02:16 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9c/Zonmar_vi.svg/300px-Zonmar_vi.svg.png




Năm nào vào muà đánh cá chính thì tàu ngư chính Trung Quốc hay vào hải phận lãnh thổ trong vòng 200 hải lý từ vịnh Bắc Bộ tới Nam Trung Bộ, có khi tới vùng biển Nam và đuổi hay đâm chìm các tàu ngư dân VN để cho ngư dân Trung Quốc được đánh cá ở vùng biển Việt Nam, tuy nhiên không vào sát ngay bờ biển Việt Nam, vì các sông ngòi, ống cống mang nước ô nhiễm từ các khu đốt rác, các khu công nghiệp, ... thải ra có hàm lượng cao .


Coi thêm trong thread Trung Quốc và biển Việt :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2605-Trung-Quốc-và-biển-Việt

Lotus
06-11-2013, 11:44 AM
Tại Việt Nam, năm 2012 báo chí nhắc đến những địa danh như Làng Hạ ở Phú Thọ, Thôn Xuân la, Hà Nội hay làng Đông Thạnh ở Hốc Môn, gần Sài Gòn, nằm trong danh sách 37 làng ung thư đã được kiểm kê ...

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130604-trung-quoc-moi-truong-o-nhiem-chinh-quyen-phui-tay

'Cancer village' the dark side of Vietnam's industrial boom

Vietnam now has hundreds of industrial parks and thousands of factories, and less than one third of their liquid waste is treated before it is discharged into waterways ...

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5g7otIi_vbcrtMt4OBkkBf4Pb3AoA

CHXHCN Việt Nam có tỷ lệ người chết vì ung thư vào hàng cao nhất thế giới

Cancer death rate in Vietnam among world's highest

Friday 12th April, 2013

Vietnam reports about 110,000 new cases of cancer every year and over 73 percent of them die, one of the highest rates in the world...

http://www.bignewsnetwork.com/index.php/sid/213791531/scat/a6670896145a3ae3

Lotus
06-12-2013, 01:33 AM
http://www.youtube.com/watch?v=oHwhBxBRP1s

Lotus
06-12-2013, 07:24 AM
http://www.youtube.com/watch?v=NZ5Sx7c-Gd0

Lotus
06-13-2013, 12:55 PM
Khai thác đất hiếm và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng nề

Khai thác, chế biến đất hiếm có nguy cơ gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với các loại khoáng sản khác như than đá, dầu mỏ vì chế biến đất hiếm phải dùng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, trong quặng đất hiếm có khoáng chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn các loại khoáng sản khác. Tức là khai thác, chế biến đất hiếm chứa đựng hai nguy cơ ô nhiễm : ô nhiễm của hóa chất và ô nhiễm phóng xạ từ đất hiếm. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ sức khỏe của công nhân khai thác, sức khoẻ của người dân trong khu vực mỏ và hoàn nguyên môi trường sau khai thác...


Những gì đã xảy ra qua vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải đã cho chúng ta thấy là ở Việt Nam, nguy cơ ô nhiễm thường không được ngăn chận trưóc, đợi đến khi xảy ra rồi mới xử lý, thì lúc đó tác hại đã lan rộng rồi....

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110124-khai-thac-dat-hiem-va-nhung-nguy-co-ve-moi-truong

Rare Earth Mining Pollution :

http://www.infobarrel.com/Rare_Earth_Mining_Pollution

Pollution the big barrier to freer trade in rare earths

http://www.reuters.com/article/2012/03/19/us-china-rareearth-idUSBRE82I08I20120319



http://www.youtube.com/watch?v=wyREVPaWlYs

Lotus
06-14-2013, 05:07 AM
http://www.youtube.com/watch?v=CxZafZIvz8Q

Lotus
06-17-2013, 01:06 AM
Việt Nam nằm trong 10 nước không khí ô nhiễm nhất thế giới. :

Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.

http://vn.news.yahoo.com/việt-nam-đứng-top-10-không-kh%C3%AD-bẩn-022000216.html

Việt Nam nằm trong 10 nước không khí ô nhiễm nhất thế giới

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.

Bản báo cáo môi trường có tên gọi “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI 2012 - do 2 trường Đại học Yale và Columbia thực hiện, phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Vietnam in top 10 for worst air pollution

Vietnam is listed amongst the top ten countries with the worst air pollution in the world, according to the 2012 Environmental Performance Index (EPI) released during this year's World Economic Forum in Davos, Switzerland.

The annual study uses satellite data to measure air pollution concentrations and has been produced by researchers at Yale and Columbia universities.

http://sg.news.yahoo.com/vietnam-top-10-worst-air-pollution-054004433.html

Vietnam Biggest City Warned of Rising Air Pollution

Vietnam’s southern economic hub of Ho Chi Minh City is facing increasing air pollution as smoke, dust and noise pollution levels are much beyond the permitted levels, experts warned. Recent statistics made by six environment monitoring stations in the city showed that smoke emissions are the highest pollutants...Nitrogen dioxide levels are also higher than the permissible limits ..., while carbon monoxide is the only norm showing an acceptable level... However, smoke and exhaust fumes are discharged through chimneys to higher atmospheric levels, as a result local residents could not feel the immediate effects. Environmentalists noted though exhaust fumes from traffic is less than from industrial production, it is the worst factor harming people’s health because it is released at the lowest atmospheric level and usually in crowded residential areas...

http://www.ngocentre.org.vn/news/vietnam-biggest-city-warned-rising-air-pollution

http://www.amchamvietnam.com/1514/hcm-city-reeling-from-air-pollution-groping-for-solutions/

http://news.newamericamedia.org/news/view_article.html?article_id=0c586515dbbcdd61465b1 431f8081f47


Hà Nội ngày càng nhiều sương mù và mưa acid


Friday, June 14, 2013 4:50:34 PM


HÀ NỘI (NV) - Giới khoa học lại vừa lên tiếng cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội, sau khi thỉnh thoảng lại có một bức màn khói phủ khắp Hà Nội.

Một tiến sĩ tên là Nguyễn Ðình Hòe, giảng viên Khoa Môi Trường của Ðại Học Quốc Gia Hà Nội, cho biết, khi có mưa nhẹ trong những ngày Hà Nội bị khói bao phủ, ông ta đã thử kiểm tra nước mưa và thấy độ pH của nước mưa chỉ khoảng 5.0-5.5. Ðiều đó đồng nghĩa với việc có mưa acid ở Hà Nội và khói chính là sương mù acid, hay còn gọi là sương mù quang hóa.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/167877-nv_061513_onhiem-400.jpg

Hiện tượng một màn khói mờ phủ khắp Hà Nội càng ngày càng thường gặp. Ðó là dấu hiệu của tình trạng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Thông thường, nhiệt độ của lớp không khí từ sát mặt đất đến độ cao khoảng 150 mét nóng hơn nhiệt độ của lớp không khí ở tầng bên trên. Nhờ vậy, khí thải từ động cơ của các loại xe và khói thải của các nhà máy sẽ được gió khuếch tán vào không trung.

Khi khí hậu diễn biến bất thường, lớp không khí ở tầng bên trên nóng hơn lớp không khí dưới mặt đất, hiện tượng đối lưu không xảy ra được. Lớp không khí sát mặt đất bị ứ đọng, các chất gây ô nhiễm ứ lại và cùng với hơi nước, tạo ra hiện tượng sương mù acid.

Sương mù acid sẽ khiến mắt đau rát, thị lực giảm. Cây cối bị héo lá và có thể chết giống như khi gặp mưa acid.

Sương mù acid và các tác động của nhiệt độ cực đoan đặc biệt nguy hiểm cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có bệnh tim mạch.

Từ năm 2007, sau khi khảo sát về môi trường quốc gia, giới khoa học ở Việt Nam đã cảnh báo về tình trạng không khí của các đô thị, các khu công nghiệp ở Việt Nam sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ trong hai năm, từ 2005-2007, kết quả quan trắc cho thấy, bụi và các chất độc hại trong không khí đã tăng từ hai tới bốn lần.

Lúc đó, giới khoa học cảnh báo, đến năm 2010, hàm lượng bụi và các chất độc hại trong không khí ở Hà Nội và Sài Gòn có thể sẽ tiếp tục tăng từ hai đến năm lần. Những chất độc hại đó sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành các giọt acid và tấn công phổi gây đau rát phổi, giảm hô hấp, đau đầu, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Tuy nhiên, những cảnh báo này không được quan tâm đúng mức. Trước nay, mỗi khi màn khói phủ khắp Hà Nội, chính quyền thành phố Hà Nội lại lên tiếng chỉ trích nông dân ở ngoại thành đốt rơm. Ông Nguyễn Ðình Hòe cho rằng, lối giải thích và kết luận đó không thỏa đáng vì những khi xảy ra hiện tượng Hà Nội bị khói bao phủ, trời hiếm khi có gió thành ra nếu nông dân có đốt rơm rạ, khói không thể bay vào thành phố.

Cũng theo ông Nguyễn Ðình Hòe, do độ ẩm thấp, dân Sài Gòn ít thấy hiện tượng sương mù acid nhưng mức độ ô nhiễm trong không khí ở Sài Gòn không thua Hà Nội. Tình trạng phần lớn trẻ em, người già tại Sài Gòn mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, chính là bằng chứng về mức độ ô nhiễm trong không khí ở Sài Gòn cũng rất nghiêm trọng. Ông Hòe tiết lộ, dù tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận ít có hiện tượng sương mù acid nhưng mưa acid xảy ra rất thường xuyên. Hiện nay, có từ 60% đến 70% trận mưa trong năm ở khu vực Ðông Nam bộ là mưa acid.

Cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn chưa có giải pháp nào hữu hiệu trong kiểm soát việc xả các loại khí thải, chứa nhiều chất độc hại cho sức khỏe con người vào không khí. Mặc dù giới nghiên cứu môi trường đã đề nghị nhiều lần nhưng chính quyền Việt Nam vẫn chưa đầu tư để thiết lập hệ thống quan trắc tự động tại các đô thị và khu công nghiệp. Thành ra Việt Nam thiếu những cảnh báo sớm về môi trường và không thể đưa ra những giải pháp kịp thời để khắc phục ô nhiễm khi xảy ra diễn biến bất thường.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167877&zoneid=1#.Ub7BzssaySN

Lotus
06-17-2013, 01:18 AM
... nhiều nguồn nước mặt ở Việt Nam bị ô nhiễm đến nỗi không thể sử dụng hay tái sử dụng mà nguyên nhân là vì nước bẩn từ các khu công nghiệp thải thẳng ra đó...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-surface-waters-tt-04292013140429.html

http://www.youtube.com/watch?v=tuy9mWJSnrk

Lotus
06-20-2013, 11:33 PM
http://www.youtube.com/watch?v=VTgAwtq6fBQ

Lotus
06-25-2013, 04:25 PM
http://www.youtube.com/watch?v=smAClzpj9dM

Lotus
06-27-2013, 10:28 AM
CHXHCNVN : Chuyên chở nhiêù quặng, tài nguyên khoáng sản ồ ạt qua Trung Quốc



http://www.youtube.com/watch?v=cveEnEJ451Y


Một mạng lươí đặc quyền và giàu có kêt´ nôí vơí nhau trong xư´ xã hội chủ nghĩa này... Nhiều doanh nghiệp vẫn là một trong các doanh nghiệp Nhà nước trước đây hay là còn có một số quyền sở hữu Nhà nước, và nhất là vẫn còn được điều hành bởi các đảng viên. Nhiêù ngôi vị điều khiển và chủ đạo của khu vực tư nhân được bổ nhiệm bên gia đình bà con, hoặc bạn bè của họ.

An influx of wealth and privilege is shaking up this socialist country....Many "private" businesses are either former state-owned enterprises (SOEs) or still have some state ownership, and most are still run by party members. Most of the controllers of the commanding heights of the private sector are party appointees, their family, or their friends. The Communist Party elite are turning Vietnamese capitalism into a family Business ...


http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/01/21/vietnams_new_money


Khai thác mỏ ở Việt Nam gây nhiều tác hại kinh tế, đời sống lẫn môi trường

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (viết tắt là PAN) trong một nghiên cứu về “Khoáng sản – phát triển – môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”, thì cung cách quản lý, điều hành hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã và đang gây ra rất nhiều tác hại cho cả kinh tế, đời sống lẫn môi trường.
PAN cho rằng, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực.
Sau khi khảo sát mỏ sắt Tân Pheo ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, PAN cho biết, hoạt động khai thác đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu đất trong khu vực. Vào mùa mưa, đất đá từ núi trôi xuống ruộng và suối khiến độ sâu của suối giảm từ 1 m xuống còn 20 cm, thậm chí một số đoạn đã bị lấp. Trong khi hệ thống suối là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới, tiêu và nuôi thủy sản của cả ngàn gia đình.
Tại thời điểm khảo sát, nguồn lợi thủy sản gần như không còn, nước suối cạn, có màu đặc trưng của oxide sắt. Quá trình tuyển quặng và sau tuyển quặng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho dân chúng.

Tương tự, quá trình khai thác quặng bauxite tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường (bụi, nước thải, bùn đỏ). Do đường vận chuyển quặng là đường đất, hơn 150 gia đình sống ven đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa.
Việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng nặng. Hoạt động khai thác bauxite còn phá vỡ cấu trúc địa chất, làm bề mặt đất bị hạ thấp từ 5 mét đến 9 mét, lớp đất bazan bị thay thế bởi đất sét nên mùa mưa, nhiều chỗ bị ngập úng, xói lở với cường độ mạnh.

Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi..

Bên cạnh đó, cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. Luật Khoáng sản năm 2005 cho phép các tỉnh, thành phố được cấp giấy phép khai thác các mỏ có quy mô nhỏ, không nằm trong quy hoạch của chính phủ. Vì vậy, số giấy phép khai khoáng đã tăng vọt.
Trên giấy tờ, khai khoáng đóng góp khoảng 9% tổng GDP nhưng PAN khẳng định, các tổn thất trong quá trình khai thác khoáng sản lớn hơn thế nhiều lần.

Cũng theo PAN, khi xin giấy phép khai khoáng, các doanh nghiệp luôn khẳng định sẽ giải quyết việc làm cho dân địa phương nhưng kết quả khảo sát cho thấy, rất ít mỏ dùng lao động địa phương. Công nhân các mỏ chỉ được trả lương rất thấp. không có bảo hiểm và chịu nhiều rủi ro từ môi trường lao động thiếu an toàn.

Điểm đáng chú ý là đa số dân chúng sống quanh các mỏ không được thông báo về dự án khai khoáng, các tác động cũng như các hoạt động mở rộng sản xuất. Thậm chí lãnh đạo xã, phường cũng không có thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, dù theo quy định hiện hành, quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lấy ý kiến cộng đồng bị ảnh hưởng và phải có sự đồng thuận của họ. Cũng theo các quy định hiện hành, hàng năm, nhà cầm quyền các tỉnh và thành phố phải xây dựng khung giá đất để có căn cứ cho việc đền bù, giải tỏa. Tuy nhiên, theo PAN, kết quả khảo sát cho thấy, khung giá đất (đặc biệt là đất nông lâm nghiệp) thường thiếu cơ sở và xa rời thực tế. Giá một mét vuông đất canh tác tại nhiều địa phương thấp hơn giá của… một ký gạo chất lượng trung bình tại cùng thời điểm nhưng người dân vẫn phải chấp nhận, nếu không sẽ bị cưỡng chế..


http://radiochantroimoi.com/tin-tuc/khai-thac-mo-o-viet-nam-gay-nhieu-tac-hai-kinh-te-doi-song-lan-moi-truong.html

http://vn.news.yahoo.com/b%C3%A0i-2-2-000-t%E1%BA%A5n-qu%E1%BA%B7ng-v%C6%B0%E1%BB%A3t-bi%C3%AAn-184700678.html

Lotus
06-27-2013, 05:04 PM
http://www.youtube.com/watch?v=oHwhBxBRP1s





CHUYÊN GIA NHẬT CHỈ TRÍCH DỰ ÁN BAUXITE CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM


http://sbtn.net/images/upload/2013_jun_27/usb1__5_-large.jpg

Tin Tokyo - Một giáo sư người Nhật nghiên cứu thực địa về hai dự án bauxite Tây Nguyên nói dự án thất bại, nhưng không có ai chịu trách nhiệm. Viết trên báo Nhật Asahi Shimbun, Tiến sĩ Ari Nakano từ Đại học Daito Bunka, cũng bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các dự án điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm tại tỉnh Ninh Thuận. Bà lo ngại về sự thiếu minh bạch tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ Nhật xem xét lại quan hệ song phương. Tác giả là một chuyên gia về chính trị, ngoại giao và nhân quyền Việt Nam, cho biết bà trực tiếp phỏng vấn các nông dân ở tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng là hai nơi đang khai thác bauxite. Bà cho biết không cư dân nào nhận được giải thích rõ ràng về các mỏ bauxite, việc xây dựng và mở rộng nhà máy alumina, hay kế hoạch thu hồi đất, đền bù.

Bà nói mặc dù người dân đã khiếu nại về tác động môi trường, nhưng nhà nước không có biện pháp đầy đủ nào. Một số công nhân cũng không được trả lương đầy đủ, tạo nên nghi ngờ về hứa hẹn của nhà nước rằng dự án đem lại việc làm cho cộng đồng. Tác giả nhắc lại tin tức về sự chậm trễ trong việc xây nhà máy bauxite Lâm Đồng và việc phải dừng cảng Kê Gà, ban đầu định dùng để vận chuyển sản phẩm. Bà Nakano nói các trí thức Việt Nam chỉ trích dự án bauxite cũng phản đối các dự án xây nhà máy điện nguyên tử mà Nga và Nhật đang làm ở tỉnh Ninh Thuận. Bà kêu gọi chính phủ Nhật nên hiểu tình hình ở Việt Nam và xem lại cách làm thế nào hợp tác với một đối tác như thế.


http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-75184_15-2/chuyen-gia-nhat-chi-trich-du-an-bauxite-cua-cong-san-viet-nam.html

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130625_japan_viet_relations_comment.shtml

Lotus
07-05-2013, 02:57 AM
https://www.youtube.com/watch?v=0zQ1LdrP2Go

Lotus
07-07-2013, 03:23 PM
https://www.youtube.com/watch?v=E-IYXA-CuSQ


Dân Hải Dương rào làng, đào hào như thời chiến


Friday, July 05, 2013 3:24:40 PM

HẢI DƯƠNG (NV) .- Làng Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương hiện như giữa thời chiến: Cắt người canh gác kẻ lạ xâm nhập 24/24, xẻ đường, đắp mô ngăn chặn xe cộ qua lại, thề tử thủ.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/168864-VN-danraolang1-400.jpg

Đá rải khắp làng Châu Xá, vừa để cản những kẻ lạ mặt lái xe hai bánh gắn máy xâm nhập, vừa dùng làm vũ khí chống trả những kẻ tấn công.

Theo VTC News – một cơ quan truyền thông của nhà cầm quyền CSVN, dân Châu Xá rào làng, xẻ đường, đắp mô để làm tê liệt hoạt động của các nhà máy đang vây quanh làng.

Nhiều năm nay, môi trường sống của dân Châu Xá bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hai nhà máy xi măng là Phúc Sơn và Thành Công 2. Bởi đó là chủ trương của tỉnh và trung ương nên dân Châu Xá cắn răng chịu đựng.

Gần đây, cạnh Châu Xá lại mọc thêm một nhà máy mới có tên là Trường Khánh. Lúc đầu, chủ Công ty Trường Khánh cho biết xây nhà máy để sản xuất vôi, gạch chịu lửa nhưng khi nhà máy này bắt đầu hoạt động thì ống khói thải ra một loại bụi mờ, không khí có mùi tanh. Cả làng bị chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, khó thở. Người già nối gót nhau vào bệnh viện rồi chết. Không chỉ người mà cá, gà, vịt trong vùng cũng chết sạch.

Dân Châu Xá bắt đầu gửi đơn kêu cứu cho nhiều nơi nhưng không nơi nào trả lời. Khi tự dò hỏi, điều tra, dân chúng trong làng mới phát giác nhà máy của Công ty Trường Khánh xây dựng không có giấy phép.

Đất để xây dựng nhà máy là do Ủy ban nhân dân xã Duy Tân lấy công thổ cho thuê. Điểm đáng ngại là nhà máy này không sản xuất vôi hay gạch chịu lửa như chính quyền xã loan báo mà sản xuất Pro Niken – một loại hóa chất dùng để mạ hợp kim.

Để tự cứu mình, dân Châu Xá bắt đầu rào làng, xẻ đường, đắp mô ngăn chặn các loại xe tải qua lại với hy vọng các nhà máy trong vùng, đặc biệt là nhà máy Trường Khánh sẽ ngưng hoạt động và kêu cứu. Nhờ vậy, chính quyền các cấp buộc phải quan tâm, giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, chính quyền các cấp vẫn không can thiệp. Thay vào đó là nhiều kẻ lạ mặt, dáng điệu bặm trợn, xông vào làng hăm dọa dân rằng chúng sẽ san bằng ngôi làng, “di” cho dân làng chết hết. Cũng từ đó, dân làng Châu Xá phải tự tổ chức phòng thủ.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/168864-VN-danraolang2-400.jpg

Xe ủi của những kẻ tấn công bị sa xuống mương do dân Châu Xá tự đào. Một “chiến lợi phẩm” của dân Châu Xá.


Làng Châu Xá đã bị những kẻ lạ mặt tấn công hai lần. Lần đầu giữa ban ngày và lần thứ hai lúc nửa đêm. Xe ủi đi trước dọn dẹp chướng ngại vật do dân làng bày ra trên đường, xe vận tải hạng nặng theo sau. Đi sau cùng là khoảng 50 kẻ lạ mặt, che đầu, mặt bằng mũ an toàn, mặc áo phao dày để hộ thân, tay thì cầm gậy gộc.

Cuộc đọ sức giữa dân làng Châu Xá và những kẻ lạ mặt khiến mỗi bên có một người bị trọng thương. Lạ là chỉ khi xung đột sắp kết thúc, công an mới xuất hiện để vãn hồi trật tự.

Một cụ ông tên là Lê Văn An, 70 tuổi, nêu thắc mắc với phóng viên của VTC News: Dân trong làng chỉ xây mộ cho những thân nhân mà họ trót chôn giữa ruộng là xã đã biết và sai dân quân đến đập mộ. Tại sao một nhà máy, to như núi, xây dựng không phép mà chính quyền các cấp lại để yên?

Trả lời VTC News, bà Nguyễn Thị Bên, Bí thư huyện Kinh Môn, phủ nhận chuyện “xã hội đen” tấn công làng Châu Xá. Theo bà này, xung đột chỉ là “sự hiểu lầm” giữa nhân dân và công nhân của các nhà máy trong vùng. Bà Bên bảo rằng, nhân dân thì hiền lành, thật thà và sự việc trở nên ầm ĩ là do các “phần tử xấu kích động”.

Mới đây, nhà cầm quyền xã Duy Tân và nhà cầm quyền huyện Kinh Môn đã tổ chức một buổi hòa giải giữa đại diện dân làng Châu Xá và đại diện Công ty Trường Khánh. Nhà cầm quyền xã Duy Tân và nhà cầm quyền huyện Kinh Môn đã yêu cầu Công ty Trường Khánh ngưng hoạt động, dỡ bỏ nhà máy nhưng dân chúng Châu Xá vẫn tiếp tục rào làng, tự tổ chức phòng thủ.

Họ cho rằng nhà cầm quyền xã và huyện làm như thế chỉ để gạt họ, giúp Công ty Trường Khánh có thêm thời gian hoàn thiện các thủ tực cần thiết về mặt pháp lý, đặt dân trước sự đã rồi như hai nhà máy xi măng Phúc Sơn và Thành Công 2.

Một cụ ông 80 tuổi tên là Phạm Văn Áp bảo với phóng viên VTC News, thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ bốn hướng để thở nhưng đến đời con cháu chúng tôi, họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất ba hướng rồi. Còn duy nhất một hướng để thở. Giờ, họ dựng nhà máy hóa chất bịt nốt hướng cuối cùng đó thì chắc chết. Tôi từng này tuổi, chết được rồi nên tôi không ngại đổ máu để con cháu mình được sống.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168864&zoneid=2#.Udgs5e3wDIU

Lotus
07-08-2013, 01:56 AM
https://www.youtube.com/watch?v=uBsFqqomDIA

Lotus
07-08-2013, 02:33 PM
https://www.youtube.com/watch?v=AxMc3x2-spE

Lotus
07-11-2013, 11:46 AM
Nhiều năm nay, môi trường sống của dân Châu Xá bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hai nhà máy xi măng là Phúc Sơn và Thành Công 2. Bởi đó là chủ trương của tỉnh và trung ương nên dân Châu Xá cắn răng chịu đựng.

Gần đây, cạnh Châu Xá lại mọc thêm một nhà máy mới có tên là Trường Khánh. Lúc đầu, chủ Công ty Trường Khánh cho biết xây nhà máy để sản xuất vôi, gạch chịu lửa nhưng khi nhà máy này bắt đầu hoạt động thì ống khói thải ra một loại bụi mờ, không khí có mùi tanh. Cả làng bị chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, khó thở. Người già nối gót nhau vào bệnh viện rồi chết. Không chỉ người mà cá, gà, vịt trong vùng cũng chết sạch.

Dân Châu Xá bắt đầu gửi đơn kêu cứu cho nhiều nơi nhưng không nơi nào trả lời. Khi tự dò hỏi, điều tra, dân chúng trong làng mới phát giác nhà máy của Công ty Trường Khánh xây dựng không có giấy phép. Đất để xây dựng nhà máy là do Ủy ban nhân dân xã Duy Tân lấy công thổ cho thuê. Điểm đáng ngại là nhà máy này không sản xuất vôi hay gạch chịu lửa như chính quyền xã loan báo mà sản xuất Pro Niken – một loại hóa chất dùng để mạ hợp kim.

Để tự cứu mình, dân Châu Xá bắt đầu rào làng, xẻ đường, đắp mô ngăn chặn các loại xe tải qua lại với hy vọng các nhà máy trong vùng, đặc biệt là nhà máy Trường Khánh sẽ ngưng hoạt động và kêu cứu. Nhờ vậy, chính quyền các cấp buộc phải quan tâm, giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, chính quyền các cấp vẫn không can thiệp. Thay vào đó là nhiều kẻ lạ mặt, dáng điệu bặm trợn, xông vào làng hăm dọa dân rằng chúng sẽ san bằng ngôi làng, “di” cho dân làng chết hết. Cũng từ đó, dân làng Châu Xá phải tự tổ chức phòng thủ.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/168864-VN-danraolang2-400.jpg

Xe ủi của những kẻ tấn công bị sa xuống mương do dân Châu Xá tự đào...

Một cụ ông 80 tuổi tên là Phạm Văn Áp bảo với phóng viên VTC News, thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ bốn hướng để thở nhưng đến đời con cháu chúng tôi, họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất ba hướng rồi. Còn duy nhất một hướng để thở. Giờ, họ dựng nhà máy hóa chất bịt nốt hướng cuối cùng đó thì chắc chết. Tôi từng này tuổi, chết được rồi nên tôi không ngại đổ máu để con cháu mình được sống...


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168864&zoneid=2#.Udgs5e3wDIU


Bất ổn một làng quê!



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=qpK3uhtr2Ps



Anh Hanh nhớ lại những đêm kinh hoàng vừa qua. Để chứng minh lời nói của mình, anh Hanh chỉ cho tôi chiếc máy xúc lật nghiêng tại vị trí cống đã bị người dân đào đi mất nửa đường. Tất cả bốn chiếc lốp của máy xúc đã bị xịt hơi, dầu nhớt chảy lênh láng dưới gầm.

Theo người dân thôn Châu Xá, chiếc máy xúc này là của con trai cả bà Nguyễn Thị Bên - Bí thư Huyện ủy huyện Kinh Môn, Giám đốc Cty Vững Mạnh, chuyên khai thác đá cung cấp cho Nhà máy xi măng Trung Hải (cạnh Cty Trường Khánh).

Nhận thấy điều nghi ngờ của mình có cơ sở, người dân Châu Xá cương quyết "tử thủ" giữ bằng được chiếc máy xúc lại để làm bằng chứng chỉ với một mong muốn đơn giản, nhận được câu trả lời thỏa đáng từ chính quyền địa phương. Nếu không, mọi nỗ lực giải tán người dân sẽ trở thành mồi lửa châm vào ngòi nổ của một thùng thuốc súng khổng lồ.

+ Tiếp cận Cty Trường Khánh, PV NNVN nhận thấy khu nhà xưởng đã bị tháo dỡ phần mái, còn lại vẫn y nguyên. Bên dưới là từng đống nhiên liệu màu xanh chất cao như núi mà theo người dân chính là pro niken. Xung quanh, các lò vôi của Cty Trường Khánh vẫn hoạt động bình thường.

+ Khi chúng tôi liên hệ với ông Trần Văn Khoa - Giám đốc Cty TNHH MTV Thương mại Trường Khánh để tìm hiểu về sự việc, ông Khoa bảo rằng Cty ông đã nhận sai và đang tiến hành khắc phục xử lí rồi tắt máy.


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/07/bat-on-mot-lang-que.html#more

Lotus
07-12-2013, 12:03 PM
Ngày 11/07/2013


ĐÀ NẴNG LAO ĐAO VÌ CÁ CHẾT HÀNG LOẠT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN


http://sbtn.net/images/upload/2013_jul_11/osb1__5_-large-content.jpg


Tin Đà Nẵng - Nhiều ngày nay, người nuôi cá lồng ở khu vực vịnh Mân Quang phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, lao đao vì cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Những loại cá có giá trị kinh tế như cá mú, cá hồng, cá dìaà chết trắng lồng và bốc mùi hôi thối. Những người nuôi cá phải dùng vợt múc cá chết bỏ vào bao, đưa vào bờ chôn. Một người dân nuôi cá ở vịnh Mân Quang cho biết từ mấy năm trở lại đây, năm nào cũng có tình trạng cá chết nhưng năm nay thiệt hại nặng nhất. Gia đình anh hiện có 3 bè cá, mỗi bè có 9 lồng cá nhưng mấy ngày nay lồng nào cá cũng chết với số lượng hơn 1 nửa, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Một gia đình khác cho hay họ có 3 bè gồm 36 lồng với số lượng 9000 con cá, mấy bữa nay cá chuẩn bị được thu hoạch thì lại chết trắng, phải vớt đem đi chôn. Rất nhiều người nuôi cá với hàng chục lồng ở khu vực này đều chung cảnh ngộ tương tự. Người dân cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy ở Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang thải ra. Cán bộ phường thì cho rằng khu vực này không được quy định dành cho nuôi cá, nhưng người dân lấy lý do không có việc làm và cứ tiếp tục nuôi nên họ đành phải gánh chịu hậu quả. Cán bộ nhà nước vẫn làm ngơ trước việc các nhà máy gây ô nhiễm cho nguồn nước, mà ai cũng hiểu là đã được lót tay bởi những số tiền khổng lồ để làm ngơ bất chấp những bất mãn của người dân.


http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-75624_15-2/da-nang-lao-dao-vi-ca-chet-hang-loat-khong-ro-nguyen-nhan.html

Lotus
07-12-2013, 12:30 PM
Nói là đem đi chôn, tuy nhiên khi vớt lên nhiêù tôm cá chết vì ô nhiễm, thì có khi vì túng tiền, đã không chôn mà lén đem bán .




Tôm hùm Khánh Hòa chết hàng loạt

Ngày 27-2, ông Đào Văn Lương - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cho biết người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh đang điêu đứng vì tôm chết hàng loạt.

Từ đầu năm đến nay, hiện tượng tôm hùm chết hàng loạt đã xảy ra ở hầu hết 900 hộ nuôi, cá biệt có hộ tôm chết đến 98%. Tôm chết chủ yếu là loại tôm thịt đã được nuôi khoảng 10-12 tháng tuổi, trọng lượng 0,5-0,7 kg/con, với các triệu chứng trắng sữa, long đầu, đen mang. Hiện nay, mỗi ngày xã Vạn Thạnh có khoảng 500-600 con tôm chết, thiệt hại do tôm hùm chết ước tính đã lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Giá tôm hùm thương phẩm đang ở mức rất cao (từ 1,2 triệu đến 1,7 triệu đồng). Với tôm chết, bà con vớt lên chỉ bán được với giá 70.000-100.000 đồng/kg.


http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=350124

Lotus
07-15-2013, 12:36 PM
http://www.youtube.com/watch?v=zVV43Ud3aK0

Lotus
08-08-2013, 09:19 AM
http://www.youtube.com/watch?v=kbrhsdPYaI8

Lotus
08-08-2013, 09:22 AM
http://www.youtube.com/watch?v=9FzT7ZfFJso

Lotus
04-02-2014, 12:55 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=xUf4m36tTkw

Lotus
04-02-2014, 12:57 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=fX8j9LJ4QeU

Lotus
04-02-2014, 01:04 PM
Hỗn loạn trong khai thác khoáng sản

Dự án khai thác bauxite do chính phủ Việt nam thực hiện với sự hợp tác của Trung quốc đã và đang bị các nhà khoa học, cũng như kinh tế trong nước phê phán lâu nay và dường như vẫn chưa có lối thoát. Trong những ngày cuối tháng ba năm 2014, một vụ xô xát lại diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận giữa dân địa phương và công ty khai thác sa khoáng titan tại đó. Kính Hòa phỏng vấn Tiến sĩ Địa Vật lý Nguyễn Thanh Giang về hiện trạng khai thác khoáng sản tại Việt Nam hiện nay.


Có khoáng sản lại nghèo đi!?


Kính Hòa: Tại một cuộc Hội nghị đóng góp ý kiến cho Luật Khoáng sản sửa đổi, người ta nghe thấy một vị lãnh đạo tỉnh Cao Bằng nói, ông rất tâm đắc với câu “tỉnh nào có khoáng sản tỉnh đó nghèo đi” bởi câu đó đúng.

Trong khi cha ông ta thường nói “Tiền rừng, bạc bể” thì câu nói đó là một nghịch lý dường như không tin được. Là một người đã từng công tác lâu năm ở Tổng cục Địa chất ông có suy nghĩ gì về nghịch lý đó?

TS Nguyễn Thanh Giang: Xã hội này nhiều nghịch lý lắm ông ạ! Nghịch lý nhỡn tiền nhất ai cũng thấy được là trong khi người ta dát vàng vào câu khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nạm trước lăng cụ Hồ thì người ta vẫn bắt dân tộc phải làm lính lệ vác cờ đi theo cái “Tầm cao chiến lược” của “anh bạn vàng” Trung Quốc, và để cho Trung Quốc hết xà xẻo lãnh thổ biên giới phia Bắc lại lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Độc lập thì như thế, còn tự do thì, công an của Đảng đàn áp biểu tình chống Trung Quốc và đánh đập các bloggers chưa đủ, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bản tuyên bố chung ký kết với Hồ Cẩm Đào nhân chuyến thăm Trung Quốc năm 2012 còn mở đường cho cả công an Trung Quốc vào Việt Nam “phối hợp giữ gìn ổn định trong nước của mình”.


Kính Hòa: Vâng, thưa ông, nhưng ở đây ta đang nói về kinh tế, về tài nguyên khoáng sản.

TS Nguyễn Thanh Giang: Kinh tế cũng nghịch lý! Nghịch lý ngay từ cái chủ trương lớn của Đảng: “Kinh tế thị trường, định hướng XHCN”. Cua không ra cua, cá không ra cá, cho nên cái nọ cắp kẹp cái kia, cái kia quẫy đạp cái nọ, luật không giữ nổi lệ, lệ chống phá luật …

Không phải chỉ ông Cao Bằng kêu “khoáng sản làm tỉnh nghèo đi” mà Yên Bái có cái mỏ đá quý ở Lục Yên, Yên Bình khá lớn nhưng việc khai thác chẳng ra cái quy mô, cung cách gì nên cảnh quan núi đá đẹp ở khu vực huyện Lục Yên và hồ Thác Bà bị tàn phá tan hoang mà ngân sách thì đóng góp chẳng được bao nhiêu, cho nên, so với mặt bằng chung của cả nước thì Yên Bái vẫn còn là một tỉnh nghèo…



Bắc Cạn cũng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất dồi dào, giai đoạn 2001 – 2005, nhờ đóng góp đáng kể của ngành khai thác khoáng sản mà GDP của Bắc Cạn tăng 11,85% nhưng sau đó do thất thu về khoáng sản nên từ năm 2006 GDP của Bắc Cạn chỉ còn 9,5%.

Yên Bái có mỏ đá quý nhưng việc khai thác chẳng ra gì nên cảnh quan núi đá đẹp bị tàn phá tan hoang mà ngân sách thì đóng góp chẳng được bao nhiêu …
- TS Nguyễn Thanh Giang ”

Khai thác titan ven biển mới thật thảm họa. Ông Nguyễn Văn Phùng - Trưởng hội Người cao tuổi ở thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, Quảng Trị phàn nàn, cả rừng dương chắn cát trồng hơn nửa thế kỷ nay bị người ta cho xe cẩu nhổ sạch, đê chắn sóng cũng bị phá, nước thải từ giếng khoan đổ thẳng ra biển đen ngòm trong khi nước dưới cát bị hút cạn kiệt, không trồng trọt trên bãi được nữa mà nước ăn trong làng cũng trở nên hiếm. Vậy mà Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến titan giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến 2025 khu vực quặng sa khoáng titan ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị còn dự định mở rộng đến trên 140 ha.

Không thể chịu được cảnh tàn phá tan hoang, mười hai giờ trưa hôm 27 tháng 3 vừa rồi bà con Sơn Hải ào ạt kéo nhau vây hãm công ty khai thác titan Quang Thuận. Công ty này là của một chủ người Trung Quốc liên kết với một số quan chức Ninh Thuận, khai thác quặng titan ở Sơn Hải, làm sụt mất mạch nước ngầm, ô nhiễm và ảnh hưởng trầm trọng cuộc sống của dân địa phương. Họ phản đối mấy năm nay nhưng công ty này vẫn lén lút khai thác ban đêm. Kiện lên xã không được giải quyết, người dân quyết định tự xử, đốt nhà bà chủ người Trung Quốc. Chiều 28 tháng 3, tức là mới cách đây mấy hôm hàng ngàn người đã kéo lên Ủy ban Ninh Thuận đòi Tỉnh phải đứng ra giải quyết. Cảnh xung đột lớn đã xẩy ra làm tắc nghẽn Quốc lộ Một suốt nhiều giờ.


Kính Hòa: Theo ông, vì sao lại có cảnh hỗn loạn như vây?

TS Nguyễn Thanh Giang: Hỗn loạn bên dưới là phản ánh “hỗn loạn từ bên trên”. Trước đây, từ khâu vẽ bản đồ địa chất đến, tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản là lĩnh vực của Tổng cục địa chất cùng với các Liên đoàn, các xí nghiệp của mình. Nay khoáng sản có đến ba Bộ tham gia quản lý: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-mess-of-mine-extraction-kh-03312014143912.html/000_Hkg2293952-250.jpg/image

Bộ TN&MT chỉ làm quy hoạch, còn xuất khẩu thì giao Bộ Công Thương. Bộ Tài nguyên – Môi trường giám sát việc khai thác khoáng sản, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng chia nhau việc lập qui hoạch khoáng sản và quản lý việc xuất cảng khoảng sản. Còn cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì thuộc thẩm quyền của chính quyền các tỉnh, thành phố. Giám sát việc vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản thì do công an, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng đảm trách.

Việc cấp phép khai thác cũng thật là “hỗn loạn”. Đến nay cấp Trung ương đã cấp trên 350 giấy phép khai thác mỏ, cấp địa phương cấp tới gần 4 000 giấy phép khai thác mỏ. Các tỉnh cấp giấy phép khai thác mỏ nhiều nhất là Bình Thuận (200), Vĩnh Long (155), Yên Bái (152), Cao Bằng (142), Lâm Đồng (136), Nghệ An (126), Lai Châu (124), Lào Cai (121)...

Hơn 50% số giấy phép này vi phạm hàng loạt qui định hiện hành: Cấp giấy phép sai thẩm quyền, cấp giấy phép khi chưa có quy hoạch khoáng sản, cấp giấy phép khi chưa có quyết định phê duyệt trữ lượng khoảng sản, cấp giấy phép khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường …

Vụ “cấp phép” tội lỗi nhất là do TBT ĐCSVN Nông Đức Mạnh tự tung tự tác. Chưa tham khảo ý kiến các nhà khoa học địa chất, luyện kim, kinh tế, quân sự …, ông ta đã tự tiện ký kết với Trung Quốc. Ngay từ năm 2008, trong chuyến thăm Trung Quốc của Nông Đức Mạnh, bản tuyên bố chung VN – TQ đã ghi như sau: “ … Hai bên tăng cuờng hợp tác trong các dự án như: Bôxit Đắc Nông, các dự án trong khuôn khổ “ Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và các dự án lớn khác….”. Đấy là chỉ thị mà sau đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải triển khai rồi bị luật gia Cù Huy Hà Vũ kiện.

Lợi nhuận chảy vào túi ai?


Kính Hòa: Là một người đã từng công tác lâu năm ở ngành địa chất nhưng từ đầu buổi đến giờ dường như chỉ thấy ông nói đến mảng tối của bức tranh tài nguyên khoáng sản. Có những mảng sáng nào không, thưa ông?

TS Nguyễn Thanh Giang: Việt Nam là một trong những nước giầu tài nguyên khoáng sản. Hiện có hơn 5,000 mỏ đang khai thác với khoảng 60 loại khoáng sản thuộc nhiều nhóm khác nhau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu như dầu khí, than, nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt như sắt, chromite, titan, manganese, nhóm khoáng sản kim loại màu như bauxite, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimony, molypden, nhóm khoáng sản quý như vàng, đá quý, nhóm khoáng sản hóa chất công nghiệp như apatite, cao lanh, cát thủy tinh, nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát….

Trữ lượng đáng kể nhất là dầu khí, bauxite, than, sắt … Than có nhiều loại: than bùn, than nâu lửa dài, than mỡ, than gầy - bán antraxit và than antraxit, chủ yếu là than antraxit.

Đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là hai mỏ lớn: mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Mỏ sắt Thạch Khê là chiến tích vang dội của nghề Địa Vật lý Máy bay của chúng tôi trong thập kỷ 60, thế kỷ trước. Khi đo đạc bằng máy đặt trên máy bay, thông qua tính toán, đồng nghiệp của tôi đã xác định được một mỏ sắt chìm sâu 60 mét dưới cát ven biển Hà Tĩnh mà không hề có biểu hiện gì trên mặt đất.

Để vận hành các nhà máy điện nguyên tử, chúng ta cần có uranium. Các mỏ uran đã phát hiện ở phía bắc nói chung manh mún. May chăng có thể trông chờ vào uran Nông Sơn mà tôi là người đầu tiên có công tích khẳng định khả năng chứa uran trong tầng than Nông Sơn từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Điều này, nhà địa chất Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước biết rất rõ.

Ngành công nghiệp khai khoáng đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, đóng góp khoảng 11% GDP và 25% thu ngân sách nhà nước. Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất cảng khoảng 1.4 triệu tấn quặng và khoáng, trị giá 140 triệu USD.


Kính Hòa: Bàn về vấn đề thủy điện ông đã đưa ra 6 khuyến nghị. Đối với tài nguyên khoáng sản ông có khuyến nghị gì không, thưa ông?

TS Nguyễn Thanh Giang: Nghỉ hưu đã lâu, không còn sâu sát nữa, chắc anh chị em đương chức có nhiều tâm tư, nguyện vọng lắm, riêng tôi, chỉ xin có mấy ý kiến nho nhỏ:

- Khoáng sản là tài nguyên quốc gia, được xem như tài sản của toàn dân nhưng thực tế phần lớn lợi ích lại đang chảy vào túi các nhóm lợi ích đủ loại: nhóm lợi ích Đảng, nhóm lợi ích chính quyền, nhóm lợi ích trung ương, nhóm lợi ích địa phương, nhóm lợi ích băng đảng cá nhân …

Cần kiểm tra thu hồi những giấy phép cấp sai. Truy thu những khoản lợi nhuận bất chính. Kỷ luật và sa thải những cán bộ do tư lợi hay trình độ non kém đã gây nên thất thoát và lãng phí về khoáng sản.

Nên chăng, tập trung trở lại mọi đầu mối liên quan đến tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản vào Tổng cục Địa chất.

- Một mặt hạn chế đến mức tối đa tình trạng xuất khẩu quặng thô, một mặt phải hiện đại hóa việc khai thác,chế biến quặng; vừa để dành tài nguyên cho con cháu, vừa chống tình trạng lãng phí đến mức như đang xúc của đổ đi.

Dẫn chứng như titan. Nếu chỉ sơ chế thành xỉ titan thì giá trị sản phẩm cũng chỉ tăng 2,5 lần so với quặng. Sản xuất được pigment thì giá trị tăng khoảng 10 lần, còn nếu sản xuất được titan kim loại thì giá trị tăng tới 80 lần.

Bên cạnh đó, các khoáng vật phụ của quặng titan như zircon, rutil, monazit... nếu sản xuất thành zircon siêu mịn, rutil nhân tạo thì giá trị sản phẩm cũng tăng được 1,6 lần.

Khoáng sản là tài nguyên quốc gia, được xem như tài sản của toàn dân nhưng thực tế phần lớn lợi ích lại đang chảy vào túi các nhóm lợi ích...
- TS Nguyễn Thanh Giang


Ở mỏ cromit Cổ Định (Thanh Hóa), một lượng lớn khoáng sét với thành phần khoáng vật chủ yếu là nontronit đang bị thải bỏ trong khi chính nó có có giá trị sử dụng làm dung dịch khoan rất tốt.

Độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30-40%, nghĩa là khoảng một nửa thải ra ngoài môi trường.

Tổn thất trong khai thác khoảng sản nói chung còn lớn: đối với apatit là 26-43%; quặng kim loại là 15-30%; vật liệu xây dựng từ 15-20%.. ..

- Một việc không thể xem không hệ trọng là phải kịp thời ngăn chặn tình trạng cướp bóc tài nguyên khoáng sản Việt Nam dưới nhiều hình thức của Trung Quốc. Ngoài việc khoanh lưỡi bò liếm Biển Đông và xâm chiếm Hoàng Sa để chiếm đoạt dầu khí, Trung Quốc còn xui dại TBT Nông Đức Mạnh cho khai thác bauxite Tây Nguyên trong khi họ không khai thác bauxite trên lãnh thổ họ.


Nên biết rằng một số nước đang sẵn sàng bỏ tiền ra mua quặng của nước khác về chôn lấp thành các mỏ nhân tạo để để dành cho tương lai.


Các lực lượng biên phòng cho biết, suốt thời gian dài, cho đến nay, mỗi đêm có chừng hai ngàn tấn than được nhập lậu sang Trung Quốc theo hình thức mua bán chui. Trong khi đã có dự kiến phải nhập khẩu than đá trong nay mai thì một số doanh nghiệp nhà nước vừa chính thức xuất khẩu hàng chục triệu tấn vừa vô tình hay hữu ý để than đêm ngày rót sang Trung Quốc như thế!

Không chỉ than đá, trong khi nhiều xí nghiệp tại Việt Nam thiếu nguyên liệu để sản xuất nên chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa thì nhiều khoáng sản thô khác cũng ùn ùn chảy sang Trung Quốc.

Không biết họ cần thật hay mua khoáng sản cũng theo cái âm mưu như mua móng trâu, rễ hồi, đỉa, ốc bươu vàng …

- Cần tích cực chuẩn bị để sớm tham gia “Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai khoáng” mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện để nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản. Việc thực hiện “Sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng” không chỉ giúp Chính phủ quản lý tài nguyên khoáng sản tốt hơn mà còn giảm tham nhũng và mang lại nguồn thu cao hơn cho ngân sách Nhà nước.

Kính Hòa: Xin Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã dành cho đài Á châu tự do thời gian để thực hiện bài phỏng vấn hôm nay.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-mess-of-mine-extraction-kh-03312014143912.html


Thảm họa vỡ đập chứa bùn đỏ chưá đầy hoá chất tại Bình Thuận .



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=1qDk5RMVzYU




CHXHCN Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người chết vì ung thư vào hàng cao nhất thế giới .

Cancer death rate in Vietnam among world's highest


http://www.bignewsnetwork.com/index.php/sid/213791531/scat/a6670896145a3ae3

Lotus
04-02-2014, 01:08 PM
Ninh Thuận: Biểu tình phản đối chính quyền cho Trung Quốc khai thác Titan
28.03.2014


http://www.youtube.com/watch?v=RfIaUWeJZX0

Lotus
04-02-2014, 01:12 PM
Nghìn tấn hóa chất chôn giữa đồng, dân bỏ ruộng vì sợ

2014


Chuyện lạ như đùa mà nghẹn đắng này đang diễn ra ở địa bàn cánh đồng nằm giữa xóm 8 và xóm 10 thuộc xã Bình Hòa (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Cánh đồng rộng lớn, từng là "bờ xôi ruộng mật" trước đây được những hộ dân tận dụng hết công suất thì nay nhiều ruộng lúa bị bỏ hoang hóa.

Theo người dân cho biết, họ bỏ ruộng không phải vì lúa năng suất kém mà là do ngay giữa cánh đồng này người ta đã xây dựng một hố đào lớn có diện tích lên đến hàng nghìn m2 để chôn hàng nghìn tấn hóa chất độc hại xuống đó.


http://www.youtube.com/watch?v=t_aK6maRI2g

Lotus
04-04-2014, 01:36 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=SNVZhaJXafs

Lotus
04-04-2014, 04:27 PM
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới

Vietnam in top 10 for worst air pollution

Vietnam is listed amongst the top ten countries with the worst air pollution in the world ...


http://sg.news.yahoo.com/vietnam-top-10-worst-air-pollution-054004433.html

04.04.2014

Ô nhiễm không khí nặng nề ở Việt Nam



https://www.youtube.com/watch?v=ClXWf9vxwvk

Lotus
04-04-2014, 06:59 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=a8NRl8s8sBg

Lotus
04-06-2014, 10:14 AM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=I6pB4P9QpTQBà Rịa Vũng Tàu

Lotus
04-07-2014, 01:53 PM
ven biển miền Trung : Khai thác titan và ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng


http://www.muinebeach.net/Vietnam-black_sand-radiation-titanium-uranium-ilmenite-monazite-rutile-zircon.htm


Sát thủ vô hình

Hiểm họa phóng xạ từ khai thác titan
Theo nghiên cứu, các cơ sở sàng tuyển cát lấy titan bao giờ cũng thải ra lượng lớn hỗn hợp khoáng chất, trong đó có monazit phát ra tia phóng xạ với cường độ đủ lớn để gây bệnh tật cho người và gia súc.
Đo mức phóng xạ tại hơn 1.000 điểm ở một khu khai thác quặng titan ven biển Nam Trung Bộ, nhóm nghiên cứu nhận định vùng bao quanh thân quặng có bề rộng từ 200 – 500 m và dài tới sáu cây số bị ô nhiễm phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Đã thế, hầu như toàn bộ nước từ quá trình tuyển khoáng đều chảy trực tiếp ra biển, không qua giai đoạn xử lý nào. Điều đó càng khiến các chất phóng xạ có nguy cơ lan rộng hơn...

http://www.thiennhien.net/2013/04/01/tanh-banh-bai-bien-mien-trung-ky-cuoi/

Emissions from titanium processing serious health risk
... toxic emissions from a massive titanium processing plant are making life a sickness-ridden misery for residents nearby...
Local fishermen say they can even feel the adverse effects of pollution from the plant while they are out at sea, two kilometers offshore.
Surveys have shown that the radiation in the air is as much as six times higher than nationally recommended standards, with unacceptable levels also present in the water...
“We are really disgusted with the government authorities and the plant officials for breaking their word,” one man complained....


http://www.ucanews.com/2012/05/31/plant-owners-renege-on-promise-to-curb-pollution/


These people forget that titanium is not a common metal used in processing metal products. It is a hazardous substance. Inadvertently, their greed has made the area poisonous with radioactive elements ...the toxic substances in the air are 6.2 times higher than the permissible ratio.

The water sample taken from Binh Dinh Mineral Company also showed a higher level of radioactive contamination... At the wet sifting workshop, the main place of radioactive pollution is the ores enriched by 85-92 percent....

http://www.ucanews.com/2012/05/31/plant-owners-renege-on-promise-to-curb-pollution/





http://static.panoramio.com/photos/1920x1280/72252518.jpg


Vì thê´ mà Trung Quôc´ năm nào cũng xâm nhập vùng biển Việt Nam để đánh cá, ngang nhiên vào thềm lục địa. tuy nhiên Trung Quôc´ không vào vùng sát ngay bờ biển trong phạm vi 20 cây sô´, vì e ngại ô nhiễm môi trường..


Titan bên CHXHCNVN khai thác xong bán qua cho TQ, họ biêt´ cho nên họ không tranh giành cá vùng sát bờ biển VN .

Lotus
04-07-2014, 02:22 PM
Dự án khai thác bauxite do chính phủ Việt nam thực hiện với sự hợp tác của Trung quốc đã và đang bị các nhà khoa học, cũng như kinh tế trong nước phê phán ...


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-mess-of-mine-extraction-kh-03312014143912.html


Thảm họa vỡ đập chứa bùn đỏ chưá đầy hoá chất tại Bình Thuận .



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=1qDk5RMVzYU


Quy hoạch nơi lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ vào khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ :

Ngày 28/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2376/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quy hoạch, giai đoạn từ năm 2011-2015, Nhà nước đầu tư, nâng cấp kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ hiện có; tập trung thu gom, quản lý các nguồn phóng xạ hoạt độ cao đã qua sử dụng.

Các tổ chức cơ sở ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ tự tổ chức kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình, chu kỳ bán phân hủy ngắn. Tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, tiến hành khảo sát kỹ thuật để đánh giá chi tiết và lựa chọn một địa điểm phù hợp nhất. Lập báo cáo đầu tư xây dựng khu lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia.

Giai đoạn từ năm 2015-2020, triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia đã được lựa chọn.

Giai đoạn từ năm 2020-2030, vận hành khi lưu giữ, chôn cất phóng xạ quốc gia hoạt độ thấp và trung bình, đáp ứng xử lý lượng chất phóng xạ phát sinh từ các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Bên cạnh đó, tập trung quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hoạt độ cao tại kho lưu giữ quốc gia.

Định hướng từ năm 2030-2050, vận hành kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia đối với chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nghiên cứu, khảo sát vị trí chôn sâu vĩnh viễn chất thải hạt nhân và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có hoạt độ cao trong tầng cấu trúc địa chất thích hợp.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

(TTXVN/Vietnam+)

Báo CHXHCN VN

http://www.baomoi.com/Quy-hoach-noi-luu-giu-chon-cat-chat-thai-phong-xa/148/5481981.epi
http://www.vietnamplus.vn/quy-hoach-noi-luu-giu-chon-cat-chat-thai-phong-xa/75964.vnp


Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng du lịch, thê´ mà chính phủ CHXHCNVN quy hoạch lưu giữ, chôn các chất thải phóng xạ vào vùng này .

Lotus
04-16-2014, 03:38 AM
http://www.youtube.com/watch?v=0uWaTfC2g0c

Lotus
04-20-2014, 09:39 AM
PCBs và dioxin.

Trước năm 1990, tất cả các máy biến thế của Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, là loại máy sử dụng dầu PCB. ...


Về mặt hóa học, PCB dễ bị oxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như Dioxin ...


tình trạng ô nhiễm PCB đang xảy ra ở Việt Nam, và mức độ ô nhiễm tăng dần theo các năm ...

phân hủy PCB ở nhiệt và có không khí, tạo ra Cl 2 và HCl, đồng thời còn tạo ra polyclodibenzoparadioxin (PCDD) và polyclodibenzofuran (PCDF), “bị” gọi là các dioxin...


www.scribd.com/doc/80213194/PCB


Vụ việc gần 565.000 lít dầu biến thế, trong đó có chứa chất hữu cơ cực độc PCB (viết tắt của Polychlorinated Biphenyl) được 23 đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) âm thầm bán ra ngoài, bất chấp những quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường, đang trở thành vụ xìcăngđan.

Dầu biến thế đã qua sử dụng có chứa chất PCB - được xếp vào loại chất thải nguy hại, được Chính phủ quy định quản lý nghiêm ngặt. Bất cứ hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, sử dụng và tiêu huỷ loại chất thải nguy hại này đều phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Năm 2003, Cty cấp nước TPHCM lưu chứa 20.000 lít dầu biến thế đã qua sử dụng có chứa chất PCB, đã làm dấy lên cuộc bàn tán về cách thức quản lý và tiêu huỷ chất này. Thế nhưng, với số lượng nhiều hơn gấp vài chục lần này, các đơn vị ngành điện đã tuồn ra ngoài mà không chút áy náy, dù việc làm này là vi phạm pháp luật, đồng thời trái với quy định của chính EVN tại công văn số 2623/CV-EVN-KHCN&MT.

PCB là một trong những chất có độc tố rất cao và khó phân huỷ. Độc tố trong PCB gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư.

Trên thế giới, PCB đã bị cấm sản xuất từ năm 1970. Đối với nước ta, theo lộ trình phải đến năm 2028 mới có thể loại bỏ hoàn toàn chất này ra khỏi cuộc sống. EVN hiện đang quản lý hơn 60% tổng lượng PCB tại VN.Chính vì thế, việc quản lý PCB tại EVN luôn được các cơ quan bảo vệ môi trường đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, từng ấy chất thải nguy hại đã bị tuồn ra bên ngoài lại cho thấy một sự quản lý thiếu chặt chẽ về chất thải nguy hại trong nội bộ ngành điện.

Trên thế giới,chi phí xử lý mỗi tấn dầu nhiễm PCB tốn kém từ 3.000-6.000USD . Liệu đây có phải một trong những nguyên nhân lý giải phần nào lý do vì sao 23 đơn vị của EVN âm thầm đẩy các lô chất thải nguy hại ra bên ngoài chứ không mang đi xử lý, tiêu huỷ theo đúng quy định, bất chấp hiểm hoạ đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng?

Theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, bên bán chắc chắn đã vi phạm, nhưng bên mua cũng không thể tránh khỏi trách nhiệm pháp lý.

Việc mua để sử dụng như thế nào, hay để đốt, cũng phải có báo cáo và được các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường giám sát chặt chẽ. Bởi việc thiêu huỷ chất PCB ở nhiệt độ cao (yêu cầu phải trên 1.200 độ C), nếu công nghệ không đáp ứng tiêu chuẩn, vẫn có thể sản sinh ra các loại khí cực độc, rất hại đối với sức khoẻ con người.

( Lao Động)

http://xangdau.net/tin-tuc/tin-trong-nuoc/ban-ca-chat-thai-nguy-hai-3175.html


Synopsis on Dioxin and PCBs :

http://www.thl.fi/thl-client/pdfs/81322e2c-e9b6-4003-bb13-995dcd1b68cb



Không khác gì CHXHCNVN, tuy nhiên Trung Quốc không thể đổ hô cho Mỹ .


Ô nhiễm: thảm họa mà dân Trung Quốc ngày càng phải gánh chịu .


Dị tật bẩm sinh, cái giá Trung Quốc đang trả :


Tỉ lệ trẻ em bị khuyết tật ở Trung Quốc tăng mạnh với nguyên nhân chủ yếu do tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm.

China birth defects soar due to pollution


http://www.dailymail.co.uk/news/article-490408/China-birth-defects-soar-pollution.html#ixzz1zPaLRvJO


http://www.theage.com.au/news/world/china-birth-defects-soar-due-to-pollution-report/2007/10/29/1193618794448.html


http://www.chinadaily.com.cn/china/2009-01/31/content_7433211.htm


Số người chết do ung thư ở Trung Quốc tăng mạnh

China's cancer death rate rises 80 percent in 30 years


http://shanghaiist.com/2008/07/16/chinas_cancer_death_rate_rises_80_p.php

http://chinadigitaltimes.net/2008/12/china-cancer-village-pays-ultimate-price-for-growth/


Cancer’s Dark Cloak Spreads Over China

http://chinadigitaltimes.net/2008/07/cancers-dark-cloak-spreads-over-china/

Lotus
04-20-2014, 09:48 AM
Dioxin có thể giảm một nữa sau vài ba năm ( half-time period), giảm mau nhât´ là khi có ánh năng´ mặt trơì và khí hậu nóng. Từ đó tơí nay là đã gần nữa thê´kỹ 50 năm rôì, nhưng tại sao hàm lượng dioxin bên VN lại cao như vậy.


Dù không có chiên´tranh thì nươc´ nào cũng sản xuât´ ra lượng dioxin. Tập đoàn điện lực EVN mang chât´ thải công nghệ tơí chỗ đó chôn rôì bảo Mỹ dọn là xong.