PDA

View Full Version : Người Việt Tha Hương



Ngô Đồng
12-22-2011, 06:20 AM
Thành danh bằng chính tài năng ở mỗi lĩnh vực khác nhau, 5 CEO gốc Việt đều được truyền thông thế giới "săm soi" bằng những ngôn từ "đẹp" nhất.

1. Giám đốc sách lược Thong Nguyen của Bank of America

Thong Nguyen, người Mỹ gốc Việt, được đề cử làm Giám đốc sách lược của Bank of America, vào tháng 11/2011. Tờ Wall Street Journal đưa tin: Khi ông Brian Moynihan, Tổng giám đốc điều hành của Bank of America, ra trước hội đồng quản trị trong tuần qua để thảo luận về kế hoạch năm 2012 của ngân hàng, đã xuất hiện cùng với một chiến lược gia mới tinh là Thong Nguyen, khiến cho các giới chức nhà băng hết sức ngạc nhiên.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/oH9TVVl0pnDdghZmkH0BeA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/12/22/1_2.jpg

Thong Nguyen (giữa) vừa được đề cử làm Giám đốc sách lược của Bank of America. Ảnh: Wall Street Journal.

Thong Nguyen được đề nghị vào chức vụ nói trên sau khi người tiền nhiệm là Mike Lyons đột ngột từ chức vào tháng trước. Trong vai trò mới, ông sẽ trực tiếp làm việc với Tổng giám đốc điều hành của Bank of America.

Vị "sếp" gốc Việt này đã "kinh qua" các chức vụ phụ trách thương vụ, quảng cáo và phát triển kinh doanh của công ty General Electric, McKinsey & Co., IBM và U.S. Trust, trước khi gia nhập Bank of America vào năm 2004. Ông cũng từng làm việc chung với "sếp tổng" Brian Moynihan trong ban quản trị tài sản, trước khi ông này lên làm CEO của Bank of America.

2. Chủ tịch Jack Truong của Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ

Jack Truong, một người gốc Việt, đã được tập đoàn Electrolux AB của Thụy Điển bổ nhiệm chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ và Phó chủ tịch điều hành tập đoàn Electrolux, từ ngày 1/8/2011.

Chủ tịch Jack Truong của Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ. Ảnh: Dow Jones
Ông Truong sẽ báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Electrolux, Keith McLoughlin và là thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn. Trước đó, ông Truong giữ vị trí Phó chủ tịch và Tổng giám đốc công ty Phát triển nhà đất và xây dựng toàn cầu thuộc tập đoàn 3M.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/w5qgbH2fuiDqK7GCLchu6w--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/12/22/2_3.jpg

Sinh năm 1962, ông Truong có bằng tiến sĩ ngành kỹ sư hóa học của Học viện Rensselaer Polytechnic ở Troy, New York.

Phát biểu trong thông báo bổ nhiệm, ông Keith McLoughlin, Chủ tịch Electrolux, cho biết: “Chúng tôi rất vui được chào mừng ông Jack Truong đến Electrolux. Tại 3M, ông đã cho thấy khả năng thúc đẩy tăng trưởng bằng cách áp dụng các công nghệ và cách tiếp thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Kinh nghiệm của ông sẽ giúp đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn của chúng tôi với việc tập trung vào các nhãn hàng mạnh, sản phẩm mới có tác động cao và tiết giảm chi phí, tất cả là những thành tố quan trọng trong chiến lược của Electrolux".

3. Phó Chủ tịch điều hành kinh doanh toàn cầu Dzung T. Bui của Tập đoàn IBM

Cho đến nay, ông Dzung T. Bùi (Bui Tien Dung) được xem là một trong những người thành công nhất trong tập đoàn tin học IBM.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/2h190AEC8Y_pqDGwUhPQow--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/12/22/3_2.gif

Phó Chủ tịch điều hành kinh doanh toàn cầu Dzung T. Bui của Tập đoàn IBM.
Bui Tien Dung sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP HCM. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học với vẻn vẹn 150 USD trong túi và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện tử tại Đại học Minnesota, tiểu bang Minnesota (Mỹ), Dzung T. Bùi nộp đơn xin làm việc tại Tập đoàn IBM và được nhận làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Tại đây, ông nhận thấy sở thích và năng lực bản thân phù hợp với lĩnh vực bán hàng, nên xin chuyển qua làm martketing và tiêu thụ sản phẩm (sales). Từ đó, ông liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của Tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latin, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp công nghệ thông tin. Hiện, ông là Phó Chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu của tập đoàn này.

4. Chủ tịch Mitchell Pham của Tập đoàn công nghệ phần mềm Augen

Ủy ban tuyển chọn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, do Nữ hoàng Jordan Rania Al Abdullah làm Chủ tịch, đã lựa chọn doanh nhân kiều bào Mitchell Pham, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ phần mềm Augen (New Zealand ), là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu, vào ngày 9/3/2011.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/zXxgfpYDwuxyAbm_31F9FA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/12/22/4_1.jpg

Chủ tịch Mitchell Pham của Tập đoàn Công nghệ Phần mềm Augen.
"Được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là một điều thật khó tin vì tổ chức này bao gồm những người kiệt xuất trên toàn cầu. Đây là cơ hội có một không hai, mà tôi sẽ nắm bắt bằng cả hai tay", doanh nhân Mitchell Pham phát biểu.

Mitchell Pham sinh ra tại Việt Nam, trong một gia đình cả bố mẹ và mấy anh chị em đều là kỹ sư. Năm 12 tuổi, anh theo gia đình sang định cư ở New Zealand, với cái tên Việt là Pham Đang Khoa. Khi đặt tên mới là Mitchell Phạm, ba mẹ anh đã gửi theo mong muốn con của mình sau này sẽ thành đạt về học vấn cũng như trong cuộc đời. Mitchell nghĩ mình đã thực hiện được phần nào tâm nguyện của đấng sinh thành. Khi được hỏi về bí quyết thành công trong sự nghiệp ở xứ người, Mitchell Pham chia sẻ: “Tính kiên cường chính là bí quyết thành công của tôi”. Và để minh chứng điều này, Mitchell đã nỗ lực học tập tại trường phổ thông và sau đó là trường đại học, làm thêm buổi tối và cuối tuần để kiếm tiền trả học phí. Năm 1993, với vốn đầu tư ban đầu 4.000 NZD (1 NZD tương đương14.500 đồng), Mitchell cùng 4 người bạn thành lập công ty phát triển phần mềm máy tính Augen, với quyết tâm phải làm bằng được một sản phẩm công nghệ thông tin.

Năm 2000, các thành viên bắt đầu tách ra hoạt động độc lập. Mitchell ở lại duy trì mọi hoạt động và tiếp tục phát triển Augen, với doanh thu mỗi năm khoảng 10 triệu USD; đồng thời, mở thêm 11 công ty con tại New Zealand, chuyên kinh doanh phần mềm và làm dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực thể thao, phần mềm giao dịch tài chính cho ngân hàng. Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015, theo doanh nhân gốc Việt này, tại New Zealand và trên thế giới, Tập đoàn Augen sẽ chọn cách “đứng trên vai người khổng lồ” để thâm nhập thị trường, nghĩa là tập trung khai thác và làm tốt dịch vụ công nghệ thông tin cho các công ty phần mềm lớn có thị trường tại nhiều nước. Thông qua họ, Augen có thể rút ngắn con đường mở rộng thị trường. Riêng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập đoàn sẽ chỉ làm phần mềm ở 2 mảng bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và đầu tư làm dịch vụ phục vụ ngành năng lượng xanh - sạch.

5. Giám đốc điều hành Jimmy Pham của tổ chức phi lợi nhuận KOTO

Cùng với doanh nhân kiều bào Mitchell Pham, thì Jimmy Pham, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận mang tên KOTO, cũng được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/GnrLeoMBA_XHBLS45_g_aA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/12/22/5_5.jpg

Jimmy Pham (giữa hàng sau cùng) được vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Khi nhận được giải thưởng này, Jimmy Phạm, cho biết, anh cảm thấy vô cùng vinh dự trước giải thưởng mà World Economic Forum dành cho và coi đây là niềm khích lệ với những công việc mình đang làm.

Jimmy Pham sinh ra ở Hà Nội và lớn lên tại Sydney, Australia. Với tấm lòng nhân hậu và khả năng lãnh đạo tuyệt vời của mình, Jimmy đã giúp hàng trăm trẻ em lang thang trở thành những đầu bếp giỏi, những nhân viên nhà hàng chuyên nghiệp tại nhiều khách sạn và nhà hàng nổi tiếng ở Việt Nam thông qua việc thành lập tổ chức KOTO, một tổ chức đào tạo nghề nhà hàng phi lợi nhuận.

Gửi lời chúc mừng tới Jimmy, đại sứ Astralia tại Việt Nam nói: "Những việc anh đã làm được không chỉ là niềm tự hào của bất cứ một người Việt cũng như người Australia nào, mà còn là một điển hình khuyến khích mọi người dân và tổ chức có điều kiện quan tâm hơn đến việc giúp đỡ những trẻ em thiệt thòi trong xã hội".

(Nguồn: khắp nơi trên mạng và email group)

Ngô Đồng
12-22-2011, 06:54 AM
* 9 người gốc Việt "ghi điểm" với thế giới năm 2011 (http://chiensitudonews.blogspot.com/2011/12/9-nguoi-goc-viet-ghi-iem-voi-gioi-nam.html)
Mang trong mình dòng máu Việt, cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc tỏa đi khắp năm châu và làm được những điều khiến chúng ta tự hào khi nhắc đến. 1. Philipp Roesler - Phó Thủ tướng Đức


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet01.jpg


Philipp Roesler 38 tuổi, sinh tại Khánh Hưng (tỉnh Ba Xuyên - nay là Sóc Trăng). Khi được 9 tháng tuổi, cậu bé mồ côi người Việt này được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức. Năm 4 tuổi, bố mẹ nuôi của ông ly dị và ông được cha là một sĩ quan quân đội nuôi dưỡng. Ông kết hôn với vợ là Wiebke là bác sĩ, 31 tuổi và có hai con gái Grietje và Gesche, sinh đôi vào năm 2008.
Philipp Roesler đã trở thành người gốc Việt thành đạt nhất thế giới khi nắm giữ cương vị Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đảng trong liên minh cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel.
Năm 2000, Rösler trở thành thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsen.
Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen.
Tháng 6.2007, tại hội nghị bên liên bang đảng FDP, Rösler được tái bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 8.10.2009, ông trở thành Bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.
Ngày 13.5.2011, ông Philipp Rösler đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do (FDP) đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của đất nước này.
2. James H. Nguyễn – Thần đồng y khoa gốc Việt


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet02.jpg


James H. Nguyễn, 28 tuổi đã được nhận giải thưởng cao quý năm 2011 dành cho các cựu học sinh xuất sắc do Liên đoàn Các trường Cao đẳng Cộng đồng của tiểu bang California, Hoa Kỳ ngày 19/11, hiện đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Mới đây, anh đã được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi.
Năm 2009, bác sĩ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ để giành quán quân với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều.
Được biết, gia đình James H. Nguyễn định cư tại thành phố Garden Grove (Mỹ) vào giữa thập kỷ 1970.
Anh từng theo học chương trình bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm tại Khoa Nội (Department of Internal Medicine) thuộc bệnh viện Orlando Regional Medical Center.
3. GS Nguyễn Hùng tranh giải 'Người Australia của năm 2012'


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet03.jpg


Ngày 20.5 vừa qua, nhà phát minh nổi tiếng người Úc gốc Việt, GS.TS Nguyễn Hùng vừa được chọn làm nhân vật đại diện cho tiểu bang New South Wales tranh giải "Người Australia của năm 2012”. Theo nguồn tin từ báo chí Úc, việc công bố kết quả chính thức cho danh hiệu này sẽ diễn ra vào ngày 26.1.2012.
GS.TS Nguyễn Hùng hiện đang cư trú ở Castle Hill, và là Phó trưởng khoa Kỹ thuật & Công nghệ thông tin tại trường Đại học Công nghệ Sydney (gọi tắt UTS).
20 năm qua, ông được mệnh danh là "Thầy của những phát minh” vì đã có khá nhiều sáng chế về y khoa hết sức hữu ích, tiện dụng cho các bệnh nhân.
Ông có rất nhiều phát minh, sáng chế khác đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ trở thành những ứng dụng mới trong xã hội như: thiết bị phát hiện sớm ung thư vú, thiết bị giúp con người điều khiển các thiết bị điện tử bằng các tín hiệu của bộ não...
Tuy nhiên, đỉnh cao nhất trong các phát minh của ông Nguyễn Hùng là xe lăn thông minh, tạo ra cuộc cách mạng trong sinh hoạt của những người bị liệt. Nó có chức năng như một robot tự động kết hợp với điều khiển bằng ý nghĩ con người.
Tạp chí Anthill của Australia đã từng xếp phát minh này vào hạng ba trong số 100 phát minh hàng đầu của nước này.
4. GS Trịnh Xuân Thuận nhận giải Kalinga của UNESCO
Ngày 5.11.2011, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng Kalinga cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary. Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng.


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet04.jpg


UNESCO đánh giá: "Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ".
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông có sở thích về nghiên cứu thiên văn khi còn nhỏ. Năm 1967 đến 1970, ông học tại Viện Công nghệ California; năm 1970 đến 1974, học ở Đại học Princeton. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton và giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học Virginia từ năm 1976 tới nay.
Ông cũng từng làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế.
5. Nguyễn Tường Khang 12 tuổi được mời thỉnh giảng tại trường đại học


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet05.jpg


Nguyễn Tường Khang và ban giám khảo tại cuộc thi thuyết trình hồi năm 2010



Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ. Được biết, mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ). Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các website thế giới.
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, đang học lớp 6 trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Cậu bé khi mới 8 tuổi đã được bố cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp hội Thăng tiến cho Người da màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia), Nguyễn Tường Khang đã giành chiến thắng với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”.
Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ.
6. Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet06.jpg


Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) hiện là Phó Chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM.
IBM (International Business Machines) là một trong những tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia lớn nhất thế giới có trụ sở tại Armonk, New York (Mỹ) với hơn 350.000 nhân viên phủ rộng tại 170 quốc gia trên thế giới.
Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP Hồ Chí Minh. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.
Bản thân ông Dũng và các thành viên trong gia đình ông tuy xa quê hương đã lâu, nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình bằng cách duy trì nếp sống truyền thống của người Việt Nam như sinh hoạt ngày ba bữa cơm, không ăn thức ăn nhanh, không ăn bánh mì, trừ những dịp đặc biệt nào đó phải ra ngoài dùng bữa. Ngày Tết cũng có bánh chưng xanh, những món ăn cổ truyền. Ông dẫn các con đi xông đất, mừng tuổi ông bà, người thân, lên chùa thắp hương. Những cái giỗ ông bà, tổ tiên cũng được ông duy trì đều đặn.
7. Jacquelyn Ngô – họa sĩ nhí thiên tài


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet07.jpg


Cô bé Jacquelyn Ngô người Australia gốc Việt 6 tuổi, được thế giới biết đến là một thần đồng và là niềm hy vọng của thế giới hội họa, sau khi trổ tài trước báo giới trong gần 3 giờ.
Bé Jacquelyn Ngô đã bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi mới 3 tuổi. Chỉ 3 năm sau, những bức tranh của Jacquelyn Ngô đã làm kinh ngạc giới hội họa bởi màu sắc và cái hồn trong những bức họa của cô bé.
Cũng như những đứa trẻ khác, Jacquelyn thích vẽ người, động vật và phong cảnh. Những tác phẩm được thực hiện với cái nhìn trực tiếp, hồn nhiên về cuộc sống như mở ra trong tâm trí người xem một thế giới tưởng tượng đầy ngọt ngào và bay bổng của trẻ em.
Đặc biệt, qua nhiều bức vẽ, Jacquelyn đã thể hiện sống động những hình ảnh của Việt Nam qua những tà áo dài, nhạc cụ truyền thống của dân tộc…
Jacquelyn Ngô thổ lộ, Vincent van Gogh là họa sĩ mà cô bé yêu thích nhất. Và bức tranh mà cô bé cảm thấy ấn tượng nhất là bức Hoa hướng dương cùng bức Phòng ngủ ở Arcles của danh họa Hà Lan này.
Điều đặc biệt là, Jacquelyn không đồng ý bán bất kỳ bức vẽ nào của mình, mặc dù được trả giá rất cao. Mẹ bé cho biết, cô bé rất yêu những bức vẽ của mình và muốn giữ nó làm kỷ niệm.
Tài năng của cô bé gốc Việt đã được công nhận qua những cuộc triển lãm tranh cá nhân tại Liverpool và Sydney. Sau thành công ban đầu của Jacquelyn, các nhà mỹ thuật quốc tế đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào những bước đi tiếp theo của thần đồng hội họa nhí gốc Việt này.
Nhiều chuyên gia tin rằng, trong tương lai, Jacquelyn có thể sẽ đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Úc.
8. Màn cầu hôn của hai sinh viên gốc Việt xôn xao nước Mỹ
Ngày 24/9 vừa qua, màn cầu hôn của hai sinh viên gốc Việt tại sảnh trường ĐH California, Mỹ - nơi lần đầu tiên hai người gặp nhau đã gây xôn xao cộng đồng mạng thế giới cũng như truyền thông Mỹ. Hai sinh viên gốc Việt này là Lưu Nam và Trang Janie, đều là sinh viên gốc Việt đang học tại đại học UCLA, California, Mỹ.
Lưu Nam đã bí mật nhờ rất nhiều người, cả bạn bè, sinh viên trong trường và trẻ em, biểu diễn một điệu nhảy flash mob, một kiểu nhảy ngẫu hứng với nhiều người tham gia, để gây bất ngờ cho bạn gái mình. Màn flash mob kéo dài 4 phút trên nền nhạc của hai bài hát Can't Take My Eyes Off You và Kiss Me đã khiến Trang vô cùng ngạc nhiên và xúc động.


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet08.jpg


Lưu Nam và Trang Janie



Kết thúc điệu nhảy, Lưu Nam đã quỳ xuống nói với Trang: "Em nhớ nơi mình gặp nhau lần đầu không? Sảnh đó ở phía trên kia nhưng không đủ chỗ để nhảy. Anh muốn em biết rằng anh muốn sống bên em trọn đời, cùng làm mọi việc với nhau. Anh rất yêu em và nếu em cho phép, anh muốn làm em được hạnh phúc.
Anh hứa những ngày tới của chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui, tiếng cười, sự phiêu lưu và cả những điệu nhảy kinh khủng. Em là cô gái đẹp nhất anh từng thấy và em đã sở hữu trái tim anh. Em sẽ cưới anh chứ?".
Tất nhiên, Trang đã đồng ý lời cầu hôn công phu và đầy sáng tạo này, và rồi hai người ôm chặt lấy nhau, trao nhau nụ hôn ngọt ngào.
Đôi bạn trẻ sau đó đã được mời lên CNN chia sẻ câu chuyện tình yêu lãng mạn của mình.
9. Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng - cố vấn cho Tổng thống Mỹ Barack Obama


http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/171211_que-nha_nguoi-goc-viet09.jpg


Ngày 7.10 vừa qua, Tổng thống Brack Obama đã chính thức bổ nhiệm tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là một người Mỹ gốc Việt vào làm thành viên Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Người Mỹ gốc Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Tùng hiện đang giữ chức Giám đốc Dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng người Việt và là Điều tra viên hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc Á tại UCSF.
Ông cũng đang là Chủ tịch hội tình nguyện người Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội ung thư Mỹ tại California.
Năm 2002, ông được trao giải thưởng Kiềm chế Phát triển bệnh ung thư của tổ chức American Cancer Society vì thành tích xuất sắc về điều trị và nghiên cứu của ông.
Nguyễn Thanh Tùng từng theo học tại trường trung học San Jose, năm 1982, tốt nghiệp thủ khoa với học bổng toàn phần của đại học Harvard.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học tại Harvard, Nguyễn Thanh Tùng theo học ngành Y khoa tại đại học Stanford. Đỗ bằng bác sĩ, ông đã được đại học UC San Francisco mời làm chuyên gia nghiên cứu, điều trị và giảng dạy.
Được biết, vợ của bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là bà Cao Lệ Huyền - một bác sĩ chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Gia đình bác sĩ Tùng có hai con trai và một con gái.
Theo VTC News

ốc
12-22-2011, 09:05 AM
"thành công" = "đẹp đẽ"

ngocdam66
12-22-2011, 02:04 PM
http://www.youtube.com/watch?v=94y6svVU4so&feature=related



Vietnamese Pride - Quynh Anh (Vietnamese Belgian)




http://www.youtube.com/watch?v=sNB1YSfqkq0&feature=related

Triển
12-22-2011, 08:28 PM
Phải để là người ...... thế giới gốc Việt..... mới đúng. Vì những người này 10 người hết 9,9 bỏ quốc tịch của họ hết rồi.

ốc
12-22-2011, 08:46 PM
Nhưng mà theo luận điệu phản động trong bài báo VC ở trên thì "Mang trong mình dòng máu Việt, cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc tỏa đi khắp năm châu và làm được những điều khiến chúng ta tự hào khi nhắc đến."

Không thể tách rời nhá. Duột nghìn dặm chứ đùa à?

RaginCajun
12-23-2011, 06:46 AM
"thành công" = "đẹp đẽ"Thành công chưa chắc là đẹp đẽ. Nhiều người nhờ "xấu xí" mà thành công đấy.

ốc
12-23-2011, 01:12 PM
Và sau khi thành công thì sẽ thành đẹp đẽ.

RaginCajun
12-23-2011, 02:24 PM
Và sau khi thành công thì sẽ thành đẹp đẽ.Vậy cái đẹp là hoa quả của hạt giống xấu xí. Sau khi hoa quả tàn tụi để lại hạt giống xấu xí rồi lại gieo rồi lại có hoa quả đẹp. Vậy là chúng cùng dòng dõi. Khỏi bàn nữa :P

Ngô Đồng
01-02-2012, 09:46 AM
Nữ hoàng Youtube gốc Việt đẹp thứ 17 thế giới


Natalie Trần, cô gái gốc Việt nổi tiếng trên YouTube tiếp tục được chọn là một trong 100 gương mặt đẹp nhất thế giới 2011. Năm ngoái, Natalie ở vị trí số 88.
Cô gái được mệnh danh là “nữ hoàng YouTube” đã vượt qua nhiều tên tuổi của làng giải trí thế giới như Kate Winslet, Natalie Portman, Emma Stone… chiếm vị trí thứ 17 trong danh sách 100 gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2011 do tạp chí điện ảnh Mỹ Independent Critics bình chọn. Năm ngoái, cũng danh sách này, Natalie đứng ở vị trí số 88. Như vậy, năm nay, Natalie “nhảy vượt” tới 71 bậc.




http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuongdung/2011_12_28/271211_que-nha_natalie1.jpg


Natalie Trần đứng thứ 17 trong danh sách bình chọn gương mặt đẹp của Independent Critics. Tạp chí này dự đoán thiếu nữ gốc Việt sẽ còn "leo" lên vị trí cao hơn nữa trong năm 2012



Natalie Tyler Trần sinh ngày 24/7/1986 có tên tiếng Việt là Trần Đình Tố Hân. Cô là một video blogger hiện đang “làm mưa làm gió” trên YouTube. Natalie Trần đang là sinh viên năm cuối ngành Truyền thông Số (Digital Media), Đại học New South Wales, Australia.
Nhờ những thành công của Natalie trên mạng chia sẻ video hàng đầu thế giới mà cô đã được Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd "để mắt", mời giới thiệu một phần mềm ứng dụng di động cho trang web về du lịch của Chính phủ nước này.
Ngoài Natalie Trần, nữ diễn viên mang dòng máu Việt Nam Maggie Q cũng lọt vào danh sách những gương mặt đẹp nhất thế giới ở vị trí 57.

Theo Dân Việt
----
Người đẹp gốc Việt vào top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới
TTO - Người đẹp gốc Việt nổi tiếng với những video chia sẻ trên YouTube Natalie Trần đã xếp thứ 17 trong sanh sách 100 phụ nữ có gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2011 do trang web TC Candler bình chọn, thu hút sự quan tâm của hơn 25 triệu người.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=539371


“Nữ hoàng YouTube” Natalie Trần - Ảnh: Skafia





http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=539376


Đây là cuộc bầu chọn thường niên của trang TC Candler bắt đầu từ năm 1990. Năm ngoái, Natalie Trần cũng có mặt trong danh sách này nhưng ở vị trí thứ 88.
Theo trang TC Candler, Natalie Trần không chỉ nổi tiếng nhờ YouTube mà còn sở hữu một gương mặt thanh tú, hài hòa, “hứa hẹn sẽ đạt vị trí cao hơn trong năm 2012".
Đại diện châu Á có có thứ hạng cao nhất trong danh sách này là nữ diễn viên Hàn Quốc Song Hye Kyo. Cô đạt vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người có khuôn mặt đẹp nhất thế giới năm 2011.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=539373


Emma Watson, gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2011 - Ảnh: Callum





http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=539372


Song Hye Kyo, người được mệnh danh là mỹ nữ mặt mộc đẹp nhất xứ Hàn - Ảnh: Allkpop


Cùng với Song Hye Kyo còn có 2 gương mặt khác đến từ Hàn Quốc là Go Ah Ra xếp vị trí thứ 12 và Jessica - thành viên nhóm nhạc SNSD - xếp vị trí thứ 45.
Người đẹp Thư Kỳ cũng xuất hiện trong danh sách ở vị trí thứ 29.
Dẫn đầu danh sách năm nay là “nữ phù thủy” Emma Watson, ngôi sao phim Harry Potter. Cô được đánh giá là một cô gái xinh đẹp, thông minh, sang trọng, chu đáo, khiêm tốn và là “đại diện xuất sắc cho những tài năng trẻ trong thế hệ của mình”. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về những ngôi sao nổi tiếng như Camilla Belle, Rihanna, Emily Browning.

Theo Wikipedia, Natalie Trần tên là Natalie Tyler Trần, tên tiếng Việt là Trần Đình Tố Hân, sinh ngày 24-7-1986. Cô gái gốc Việt hiện đang sống tại Sydney, Úc. Natalie Trần theo học ngành sư phạm trong 2 năm trước khi chuyển sang học ngành truyền thông số tại ĐH New South Wales, Úc.
Bắt đầu từ năm 2006, Natalie Trần nổi lên như một “nữ hoàng YouTube” với việc chia sẻ những video do chính cô thực hiện về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống xung quanh nhưng được thể hiện một cách rất hấp dẫn, thú vị.
Đến nay, Natalie Trần đã có 273 video đăng trong kênh riêng của mình trên YouTube, thu hút trên 350 triệu lượt xem. Có khoảng 920.000 người đăng ký theo dõi thường xuyên các video của Natalie Trần và cô cũng là một trong những người sở hữu số lượt truy cập nhiều nhất trên YouTube mọi thời đại.

gun_ho
01-02-2012, 11:03 AM
http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2011/12/tuan1/chiLanhanhTuan_31a13.jpg


Chị bán vé số này cũng "đẹp".

PhPhuongVy
01-02-2012, 11:14 AM
Chị cũng mới được nghe OX kể chuyện chị bán vé số. Đồng ý, chị bán vé số đẹp và anh mua vé số cũng đẹp (trước).

Gun Ho có thể kể phố nghe câu chuyện được không?

PhPhuongVy
01-02-2012, 11:16 AM
PV kiếm được câu chuyện rồi (cảm ơn Gun Ho):

http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/12/nguoi-phu-nu-ngheo-tra-lai-10-to-ve-so-trung-tien-ty-1/

Be Nam
01-02-2012, 05:59 PM
PV kiếm được câu chuyện rồi (cảm ơn Gun Ho):

http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/12/nguoi-phu-nu-ngheo-tra-lai-10-to-ve-so-trung-tien-ty-1/

Câu chuyện này đã được bàn tán và lưu truyền khá rộng rãi trong thời gian qua. Người nhà tôi cũng đem chuyện bàn luận với nhiều người quen trong xóm về chuyện này.
Tôi xin phép được gọi họ là những người Việt nam tốt lành. Nội dung bài này trên báo vnexpress như sau:

"Người phụ nữ nghèo trả lại 10 tờ vé số trúng tiền tỷ
Chị Phạm Thị Lành thuê nhà trọ bá n vé số ở Long An, hứa bán chịu 20 tờ vé số cho anh Tuấn mà chưa giao vé. Kết quả, đến 10 tờ trúng số, trong đó có 4 vé trúng giải đặc biệt. Không giữ lại cho mình, chị Lành giao trả lại cho người mua. Tổng số tiền trúng giải của lô vé số này lên tới 6,6 tỷ đồng. Chị Lành còn giữ lại một tờ cho mình trong lô này nên cũng trúng giải đặc biệt.
Câu chuyện trúng số diễn ra từ giữa tháng 11 nhưng đến nay bà con ở thị trấn Bến Lức, Long An, vẫn còn bàn tán nhau xôn xao. Mọi người đều ngạc nhiên, bởi vợ chồng chị Lành lâu nay nghèo rớt mùng tơi phải bỏ quê Hồng Ngự (Đồng Tháp) lên Long An kiếm sống bằng nghề bán vé số. Người trúng số là anh Đỗ Ngọc Tuấn cũng nghèo, 25 năm chạy xe ba gác. Thế nhưng dù trước đó chỉ mới hứa bán với giá 200.000 đồng (chưa lấy tiền và chưa giao vé), chị Lành vẫn đưa đủ 20 tờ vé số cho anh Tuấn dù biết là đã trúng giải lớn.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/0c/6e/Chi-ban-ve-so-1.jpg



Chị Phạm Thị Lành, người bán vé số trả lại 10 tờ trúng 6,6 tỷ đồng. Ảnh: Hào Nhân


"Hồi đó tới giờ tui bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh mua chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tui mà không trả thì thiên hạ coi ra gì nữa”, người phụ nữ 29 tuổi tâm sự khi được hỏi tại sao vẫn giao trả vé trúng số cho người mua.
Còn anh Tuấn thì nhớ lại: "Tui nhận điện thoại của cô Lành, tưởng cổ đòi tiền mua 20 tờ vé số nên bảo chờ tui giao hàng xong sang trả. Nào ngờ cổ báo tin trúng số tới 10 tờ". Kiểm tra 10 tờ trúng số, có 4 tờ trúng đặc biệt, còn lại là giải an ủi, anh Tuấn rút ngay một tờ kèm 200.000 đồng đưa cho chị Lành: “Tui trả nợ cho cô, tặng cô một tờ để làm vốn”… Những người chứng kiến cảnh này đồng loạt vỗ tay vì mừng cho 2 người nghèo bỗng dưng trở thành tỷ phú.
Mấy ngày qua, căn nhà nhỏ xíu rộng chưa đầy 30 m2 của bà Phạm Thị Thèm, mẹ ruột chị Lành ở ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, đầy ắp tiếng cười. Cùng với tờ vé số được ah Tuấn “thưởng”, vợ chồng chị Lành nhận được gần 3 tỷ đồng (đã trừ thuế), cùng đem tiền về quê mua đất cất nhà.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/0c/6e/nguoi-trung-so-1.jpg



Anh Đỗ Ngọc Tuấn, người mua chịu 20 tờ vé số của chị Lành và trúng 6,6 tỷ đồng. Ảnh: Hào Nhân


Còn anh Tuấn vẫn tiếp tục công việc chạy xe ba gác giao hàng như trước. "Tui vẫn là người lao động bình thường, vẫn chạy ba gác vì đó là nghề nghiệp của tui", người đàn ông may mắn này tâm sự.

Hào Nhân"

Triển
01-02-2012, 10:03 PM
Hai người này cần một người manager thứ ba chuyên môn kinh doanh làm ăn thành công trợ giúp. Chứ một người chạy xe ba gác, một người bán vé số nghĩa là họ sống đơn giản, chân thật không có đầu óc kinh doanh làm giàu. Tiền rơi về nhiều như rứa (cô Lành thắng đến hơn 6 ván bài của ông bộ trưởng giao thông) mà chỉ đem xây nhà rất là phí phạm. Cần thêm người tốt thứ ba doanh nhân thành công nữa biến đống tiền đó đẻ ra tiền mới là viên mãn. hihihihihihi j/k

RaginCajun
01-03-2012, 10:30 AM
Nữ hoàng Youtube gốc Việt đẹp thứ 17 thế giới
Natalie TrầnThấy báo ngoại quốc xếp hạng, tớ cũng có thể đoán được sắc đẹp của cô này như thế nào.

nhunguyen
01-03-2012, 08:06 PM
Đẹp đẽ hay xấu xí của từng cá nhân cũng không tác động nhiều vào sự chậm tiến lạc hậu của một quốc gia , nếu ý thức dân tộc thấm nhuần qua mọi tầng lớp xã hội của quốc gia đó.

Muốn được thế, thì mọi người chỉ cần có lòng tự trọng đối với bản thân và ý thức trách nhiệm đối với gia đình , xã hội và quốc gia đều như nhau.



Một quốc gia hùng cường là biểu tượng của một xã hội văn minh và tiến bộ .

Một xã hội trong lành là hình ảnh mọi người đều hiểu biết cùng nhau tiến hóa trong mọi sinh hoạt.

Một gia đình an ấm , thương yêu và tin tưởng là nền tãng trong lòng mọi thành viên .


Mọi người đều đồng lòng ( trong gia đình , trong xã hội ,hay trong quốc gia ) thì không khó khăn gì có thể ngăn chặn được những kỳ tích không xảy ra.

Sự đồng tâm là vũ khí tuyệt đối hiệu quả chống lại mọi thù nghịch , mọi trở ngại trên bước đường xây dựng và bảo vệ .


Hiện tại , Việt Nam là gồm những mẫu tự không viết ngay hàng thẳng lối !

Ai là người có thể mang lại sự đồng tâm nhất trí cho dân Việt ?

Chính là tất cả những người dân xứ Việt ( trong ngoài ) !



Còn nhưng không được , chúng ta chỉ là những thằng hề tự khen tự chê lấy .

Be Nam
01-03-2012, 09:46 PM
sự đồng tâm nhất trí

Người ta đang dùng cái chiêu bài này đó anh ơi. Tóm lại, chương trình 1 con, 1 vợ 1 chồng, 1 lòng yêu nước... một đảng lãnh đạo mới có sự đồng tâm nhất trí chứ, đúng không?

gun_ho
01-04-2012, 04:40 AM
Cái gì không có thì thèm.

Sinh sống lâu tại các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức hay Canada là nước đa đảng (hay lưỡng đảng), tuyền thấy cãi nhau, chửi nhau nên chán anh ạ.

Đồng tâm nhất trí nghe nó cứ thinh thích thế nào ấy.

nhunguyen
01-04-2012, 05:09 AM
Người ta đang dùng cái chiêu bài này đó anh ơi. Tóm lại, chương trình 1 con, 1 vợ 1 chồng, 1 lòng yêu nước... một đảng lãnh đạo mới có sự đồng tâm nhất trí chứ, đúng không?




Đảng cộng sản VN là biểu tượng sự thoái hóa hũ bại và ngu xuẫn của dân Việt, triệt để phải san bằng bằng mọi giá .
( chứng minh chăng ? vạn lời vạn quyễn cũng không đủ …).


…Những khó khăn chận đứng bước tiến của dân Việt hôm qua và ngày nay và trong tương lai, đảng cộng sản VN là chướng ngại vật to lớn nhất của mọi người dân Việt ,tiến đến ổn định và hùng cường .

Không san bằng đảng cộng sản VN là đồng ý bán thân nô lệ từ đời họ đến con cháu tổ tôn trong ngôi nhà của họ ( đã và đang cúi đầu với thân phận ).

Thêm nửa, sư hiện hữu của đảng lâu chừng nào( gần 1 thế kỷ ) thì ánh mắt ngoại bang nhất là Trung Cộng càng vui vẻ chừng đó …( họ dùng đảng cộng sản VN để sai khiến thuần hóa dân Việt ).

Vì họ biết chắc rằng trước sau gì đất nước và con người Việt Nam sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào họ ( Trung Cộng ) – hiện tại thì gần như là 2/3 hay ¾ gì đó ) , 10 năm nửa thì dã tâm của họ sẽ hoàn tất như hoạch định.

Nhân vật Tập Cận Đình sẽ được mọi người Việt biết đến …( không cần phải vấn nạn binh đao mà vẫn thôn tính được Việt Nam ).


Buông xuôi thì vấn nạn sẽ đến , than thở chỉ là hình ảnh của nhu nhược .

...

Triển
01-04-2012, 05:28 AM
Người ta đang dùng cái chiêu bài này đó anh ơi. Tóm lại, chương trình 1 con, 1 vợ 1 chồng, 1 lòng yêu nước... một đảng lãnh đạo mới có sự đồng tâm nhất trí chứ, đúng không?
Vậy là Bé Nam dẫn dân Việt theo thiên triều phương Bắc rồi. Cái lày chung quoắc ló làm từ hồi lăm mọt chíng lâu lắc dồi a ! =))

Canhcong
01-04-2012, 11:09 AM
Hoa thơm, cỏ lạ vẫn đầy rẫy trong vườn đời, ngay cả những nơi thiếu nắng !
và đâu cần phải cao sang, hiếm quí mới được coi là hoa đẹp ! có những nụ
dại, hèn, nhỏ nhoi thôi nhưng ở góc nhìn chân, thiện nét mỹ quan vẫn gợi cảm
lạ thường...

Đây là một vài mẩu chuyện dễ thương trong chuyến về Việt Nam vừa rồi và ...
"dễ thương dường như là đẹp" phải không các bạn? :-) xin chia sẻ :



- một


Tôi đến nhà thờ XYZ khoảng hơn 12 giờ trưa. Cửa sắt đóng kín, thử đẩy không được,
tìm chuông không thấy, xớ rớ một hồi không biết làm sao bèn đi qua bên hông nhà thờ,
có núm chuông điện nằm bên cánh cửa nhỏ nhưng bấm hoài không nghe động tịnh ! Trở
ra cổng trước nhìn quanh quất thấy chị bán bánh tráng nướng nơi góc vỉa hè, bước lại
hỏi thăm :

- Chị ơi sao nhà thờ đóng cửa vậy chị ?

- Chắc Cậu ở xa đến không biết, nhà thờ nghỉ trưa từ 12 giờ đến 2 giờ !

- Ô ! cám ơn Chị

Đúng là bất ngờ đáng chán! làm gì nơi cổng này gần hai tiếng đây? nhìn bốn phía coi có
quán lều nào mát mát vào ngồi đợi ! chừng cần thì chẳng thấy quán ngồi , toàn là quán
dừng và chạy ( người mua dừng xe, người bán chạy lại đưa)! giọng gọi rao ơi ới, xe dồn
chùm đống đống, mặt trời đổ lửa tưng tưng ! Đang bất mãn đời mình bất hạnh thì Chị
bán bánh tráng chạy tới ...

- Tui chỉ cậu cái này nhưng đừng nói ai tui chỉ, mấy bả chửi tui tắt bếp nha cậu ! lại đây!
nè... đàng sau trụ này có cái chuông, cậu bấm sẽ có người ra, cậu nói hoàn cảnh chắc
họ cho cậu dô ...

Chị nói xong cầm bánh tráng te te chạy đi mời khách trước khi tôi nói cám ơn

Tôi bấm chuông, cô giúp việc nhà thờ tội nghiệp khách xa mở cổng, tôi vào trong làm
xong việc, trở ra thấy chị đang dõi mắt xa xăm ngóng mối, bước lại đưa tờ $$ ...

- Lúc nãy chưa cám ơn, gởi chị cái này uống cà phê .

Bất ngờ! chị cười bẽn lẽn, ẹo người né tiền của tôi

- Thôi khỏi cậu ơi, tui có làm gì đâu

Đứa con đang nướng bánh tráng ngước đầu nhìn tôi, rồi nhìn má nó với hai vẻ ngạc nhiên,
cả hai đều... cao độ!

Tôi nhét tiền vào tay né của chị, cười, giơ tay chào và bỏ đi, leo lên chiếc taxi bên lề xong
thấy chị lúp xúp chạy tới :

- nè cậu ơi, cầm lấy bịch bánh tráng này ăn lấy thảo !

... xe chạy, tôi quay lại thấy chị đứng nhìn theo, cười chất phác....



- hai


Ăn xong, tôi gọi cô quán tính tiền, thấy hóa đơn ghi 49 ngàn, tôi đưa 50 ngàn
và lục trong cọc tiền lộn xộn tờ bạc nhỏ để đưa thêm, cô quán hỏi :

- anh đưa Em dư rồi, tìm gì nữa ?

- Ô ! tiền phục vụ cho cô .

- không cần đâu anh, nhiêu đây được rồi, cám ơn anh !

Cô cười, dọn bát mang đi và trở lại đặt lên bàn tách trà bốc khói ! tôi ngước nhìn,
nụ cười lúc nãy chưa tắt .




- ba


Cô bé khoảng 11, 12 tuổi, gầy nhom, đội nón vải màu xanh nhạt, thất thểu băng ngang
đường để đi qua quán cà phê tôi đang ngồi với đứa bạn . Lúc đó khoảng hơn 8 giờ tối
ở Phú Lâm, Sài Gòn

Cánh tay co vuông ở khuỷu, bàn tay phải cầm xấp vé số xòe lơi, đưa xéo ngang 45 độ
về hướng quán như mời khách nhưng mặt không nhìn vào ! dáng dấp, thái độ kia tỏ lộ
sự chán nản, mỏi mòn ! Bé mời người ta mua hi vọng với dáng dấp tuyệt vọng của mình!
tôi gọi :

- Con... lại đây !

Cô bé nhìn ngang, ánh mắt khựng lại nơi tôi như không tin tiếng gọi vừa rồi cho cô

- Trễ rồi sao không về ngủ, mai con có đi học không ?

Cô bé trả lời lí nhí ...

- Dạ mai con học buổi chiều, vé số mai xổ con ráng bán hết !

- Bán hết cho chú đi , bao nhiêu con ?

Cô Bé nhìn tôi nét mặt sáng lên nhưng ánh mắt thoáng vẻ ngần ngại, do dự một lúc,
Bé đưa bàn tay trái tách nửa phần vé số ra bỏ vào túi áo, tôi hỏi :

- Con làm gì vậy, sao không bán hết cho chú ?

- Dạ ! phần vé số này mai chưa xổ, con bán sau được rồi !

Đến lượt tôi bất ngờ với câu trả lời đó! Trời ơi, Cô nhỏ sợ tôi tốn tiền !

- Vậy thì bao nhiêu con ?

- Dạ ... 270 ngàn

Tôi đưa tờ 500 ngàn , để ý coi cô bé làm sao ...

Bé đang đứng đối điện tôi, bước tới nửa bước quay xéo về hướng đường lộ, kéo vạt áo lên,
mở cây kim tây cài miệng túi nơi cạp quần, có một mớ giấy bạc cuộn tròn nơi đó, mặt Bé
nghiêm trọng như đang mở cửa kho tàng bí mật, không lấy cuộn tiền ra chỉ tẳn mẳn rút rời
từng tờ giấy bạc, miệng nhẩm tính đếm tiền thối lại , tôi nói :

- Con khỏi thối , chú cho con đó, về ngủ đi, ráng học giỏi nha con...

Đứa bé vẫn đứng xéo, quay đầu lại nhìn tôi, lại vẫn ánh mắt ngạc nhiên, ngần ngại ... và
như nhận ra, cảm thấy điều gì, cô nhỏ cúi gầm xuống, mắt rưng rưng, chầm chậm nhét tiền
vào lại túi nơi cạp quần, cài kim tây xong, đứng yên vài giây... vài giây rất dài! rồi quay qua
đối diện tôi hai tay khoanh lại, cúi đầu thấp xuống run giọng ...

- Con cám ơn chú

- Ừ ! con về ...

Nhìn tôi lần nữa ánh mắt đậm và cuối, Bé bước vào vùng đen trước mặt, dáng vẫn nhỏ nhoi
nhưng cánh tay không còn co, ngang 45 độ và bóng không còn tan tan nữa trong tối bao la ...

Bạn tôi yên lặng quan sát nãy giờ, mở miệng :

- Tánh mầy như vầy hoài ở đây chắc mạt !

- Không như vầy... tao thật sự mạt ...

Đưa cho bạn xấp vé số, tôi cười với nghĩa bóng, nghĩa đen của câu trả lời và thoáng hiện nhưng
rõ ràng ánh mắt Bé long lanh ....


cc.

Be Nam
01-04-2012, 05:32 PM
Hôm kia trên đương đi hành hương dưới Vũng tàu, anh tài xế còn trẻ, trông cũng lịch sự văn minh nhưng lại khoan thai mở của sổ xe quẳng gói ni lông rác xuống lề đường. Nhìn sao xấu xa lạ.
Đến Vũng tàu, trên đường leo núi, anh tài xế trẻ là người năng nổ nhất giúp người già leo núi, chà bì với trai gái trong làng, bận bịu với nhau hơn bà con chồm xóm già nua. Ai xấu, ai tốt hở trời?

Triển
01-05-2012, 12:56 AM
Hôm kia trên đương đi hành hương dưới Vũng tàu, anh tài xế còn trẻ, trông cũng lịch sự văn minh nhưng lại khoan thai mở của sổ xe quẳng gói ni lông rác xuống lề đường. Nhìn sao xấu xa lạ.
Đến Vũng tàu, trên đường leo núi, anh tài xế trẻ là người năng nổ nhất giúp người già leo núi, chà bì với trai gái trong làng, bận bịu với nhau hơn bà con chồm xóm già nua. Ai xấu, ai tốt hở trời?
Trời, nghe giống y hệt ông anh rể của người bạn tôi ở Tây quá. Trong lần tháp tùng sang bên ấy chơi, người anh rể này của người bạn tôi chở mọi người đi chơi, đến chiều về nhà ghé sang khu chợ "si noa" (siêu thị người Hoa) cho con gái vào mua tí thức ăn. Lúc đậu xe trước cửa chờ, giả mở cửa xe vất bọc rác ăn trong xe ra ngoài đường cái kịch như chẳng có gì. Nghĩa là trong xe thì ăn sợ dơ, sợ bẩn, bỏ vào bọc nylon, nhưng ngoài đường không phải của mình nên vất đại ra. Tôi và người bạn ngồi băng sau mất hồn. Giả ở Tây cũng thuộc loại kỳ cựu rồi, vượt biên năm 77, nhưng mà Tây như không tẩy được cái thói mọi rợ của giả. Chưa tính lúc đi bộ giả còn khạc nhổ phun phẹt phẹt kinh khủng.

Đấy là chuyện một ông Việt sống ở Tây. Bây giờ là chuyện một cô Việt sống ở Việt Nam. Tuy nhiên chuyện này không bằng không cớ chỉ nghe thằng em kể lại. Số là tôi có người bạn có thằng con sinh ra lớn lên ở đây nhưng vợ người bản xứ không có, vợ người gốc mình cũng không có nốt. Số là nó chỉ biết ăn học và không mê gái, trai cũng không mê luôn, ban đầu cha mẹ nó tưởng nó bị liệt, có vấn đề sinh lý. Nhưng mà không phải, vì hắn lười cưa gái, chỉ có thế. Cha mẹ hắn, tức là bạn tôi thì muốn có con dâu Việt, năn nỉ tôi giúp. Tôi nói tôi bên này không giúp được đâu, muốn gì để tôi hỏi thằng em. Trần ai mới tìm ra một cô giáo dạy anh văn dưới quê, 26 tuổi, gốc miền Trung, "núa" tiếng hơi khó nghe, nhưng rất xinh đẹp, hiền hậu có ăn "có học". Sau khi "tác hợp", bạn tôi dụ khiển thằng nhỏ (30 tuổi) về VN làm quen. Nó về chưa hai tuần gặp gỡ hôm đầu tiên sợ quá bỏ chạy sang đây. Lý do rất đơn giản là: "mình thấy cái em đó ở dơ quá". Cha mẹ nó gặn hỏi thì nó khai là em tôi bảo dẫn đi chơi tìm hiểu trước đi. Thế là vào tiệm ăn đâu ngoài Trung đó, trưa nắng nóng, cô ấy lấy khăn giấy lau gót chân mang giày rồi vo lại vất dưới đất tự nhiên như người điên. Thế là mất mối lương duyên. Trong khi tiếng anh tiếng tây thì thông thạo có thể nói chuyện ngon lành với thằng nhỏ mất gốc từ Đức về.

RaginCajun
01-05-2012, 05:27 AM
Hôm kia trên đương đi hành hương dưới Vũng tàu, anh tài xế còn trẻ, trông cũng lịch sự văn minh nhưng lại khoan thai mở của sổ xe quẳng gói ni lông rác xuống lề đường. Nhìn sao xấu xa lạ.
Đến Vũng tàu, trên đường leo núi, anh tài xế trẻ là người năng nổ nhất giúp người già leo núi, chà bì với trai gái trong làng, bận bịu với nhau hơn bà con chồm xóm già nua. Ai xấu, ai tốt hở trời?Không biết bây giờ ra sao, chứ ngày xưa quăng rác ra là giúp đỡ mấy người kiếm sống bằng nghề lượm rác và giúp các em "cháu ngoan" làm "kế hoạch nhỏ". Anh tài xế hoàn toàn là người tốt.

tabalo
01-05-2012, 09:29 AM
Chuyện nghe lỏm
Có cặp vợ chồng rất lịch sự , khi vợ có bầu 2 vợ chồng ngày nào cũng nói chuyện về lịch sự cho đứa con trong bụng nghe và học .
Đến ngày sanh dù đau bụng rất lâu nhưng bà vợ không sanh được ,quá sốt ruột bác sĩ quyết định mổ . Khi mổ mới biết đây cặp song sinh và 2 đứa đang đẩy nhau nhường cho đứa khi ra trước.

Triển
01-05-2012, 09:09 PM
Không biết bây giờ ra sao, chứ ngày xưa quăng rác ra là giúp đỡ mấy người kiếm sống bằng nghề lượm rác và giúp các em "cháu ngoan" làm "kế hoạch nhỏ". Anh tài xế hoàn toàn là người tốt.
Đại ca này độc thật, thích phán Việt Nam là bãi rác.

Thoa
01-05-2012, 11:42 PM
Chac hoi xua anh Tom cung ngoan nen ranh lam

RaginCajun
01-06-2012, 05:22 AM
Chac hoi xua anh Tom cung ngoan nen ranh lamKhi mình không nằm trong thành phần có ai chống lưng, muốn mon men theo con đường học hành thì phải ráng ngoan. Nhỏ thì "cháu ngoan", lớn tí thì "đoàn điếc" để có thể hy vọng vào đại học, và còn nhiều thứ khác. Ông cụ tớ hay mắng ch1ung tớ là "không lo học hành lớn lên chỉ có đi hốt rác", vậy mà chưa kịp lớn cũng đã đi hốt rác. Nghĩ lại cũng buồn cười, cứ sau giờ học, nếu ai không biết về kế hoạch này, chắc tưởng con nít khắp thành phố này làm nghề hốt rác :P.

Lòng Như Gió
01-06-2012, 07:32 AM
Hôm kia trên đương đi hành hương dưới Vũng tàu, anh tài xế còn trẻ, trông cũng lịch sự văn minh nhưng lại khoan thai mở của sổ xe quẳng gói ni lông rác xuống lề đường. Nhìn sao xấu xa lạ.
Đến Vũng tàu, trên đường leo núi, anh tài xế trẻ là người năng nổ nhất giúp người già leo núi, chà bì với trai gái trong làng, bận bịu với nhau hơn bà con chồm xóm già nua. Ai xấu, ai tốt hở trời?

Em thấy anh/chị Be Nam đã đặt một câu hỏi rất hay ở bài 23, một câu hỏi thể hiện sự băn khoăn có chiều sâu: A xả rác ngoài đường và biết giúp đỡ người già; B không xả rác nhưng chẳng buồn giúp ai; vậy A xấu hơn hay đẹp hơn B?

Câu trả lời của em là chẳng ai đẹp gì cho lắm, nhưng A đỡ xấu hơn B. Vì A vô tâm với lề đường (phải hứng bịch rác của anh ta), nhưng quan tâm đến người cần giúp đỡ. Còn B thì hình như quan tâm chuyện gái trai hơn chuyện giúp đỡ gì ai.

Anh Triển đóng khung nguyên xi bài 23, nhưng lại chỉ chớp lấy cái bề nổi (là chuyện xả rác) mà bàn tán tiếp. Em thấy phí cho tư tưởng hay ho của bài 23, nên phải vào quảng cáo cho bài ấy một tí. Nhân tiện, vào cũng là để bấm năm sao cho bài 22 của anh Cành Cong.

Triển
01-06-2012, 07:45 AM
Em thấy anh/chị Be Nam đã đặt một câu hỏi rất hay ở bài 23, một câu hỏi thể hiện sự băn khoăn có chiều sâu: A xả rác ngoài đường và biết giúp đỡ người già; B không xả rác nhưng chẳng buồn giúp ai; vậy A xấu hơn hay đẹp hơn B?

Câu trả lời của em là chẳng ai đẹp gì cho lắm, nhưng A đỡ xấu hơn B. Vì A vô tâm với lề đường (phải hứng bịch rác của anh ta), nhưng quan tâm đến người cần giúp đỡ. Còn B thì hình như quan tâm chuyện gái trai hơn chuyện giúp đỡ gì ai.

Anh Triển đóng khung nguyên xi bài 23, nhưng lại chỉ chớp lấy cái bề nổi (là chuyện xả rác) mà bàn tán tiếp. Em thấy phí cho tư tưởng hay ho của bài 23, nên phải vào quảng cáo cho bài ấy một tí. Nhân tiện, vào cũng là để bấm năm sao cho bài 22 của anh Cành Cong.

Đối với cô Gió thì gọi là bề nổi, nhưng đối với tôi nó chứng minh cái thói mọi rợ. Cái nào xấu thì cũng cần phải sửa chữa. Chứ không phải có thể dùng cái tốt để làm bình phong che đậy cái xấu. Cô Gió có làm Lục Vân Tiên nhưng vất rác ngay trước mặt tôi tôi vẫn nhắc cô nhặt lên bỏ vào chỗ thích hợp của nó như thường. Chưa tính đến những thứ rác bỗng nhiên trở thành nguy hiểm ví dụ nó là vỏ chuối chẳng hạn, vâng, điều này trẻ con vẫn thường học ở trường, nhưng vẫn có người trưởng thành chưa nhìn ra đó là đạo đức cần thiết. Quả thật vỏ chuối không có bề dài và chiều sâu vĩ đại.

Angie
01-06-2012, 07:58 AM
Không biết bây giờ ra sao, chứ ngày xưa quăng rác ra là giúp đỡ mấy người kiếm sống bằng nghề lượm rác và giúp các em "cháu ngoan" làm "kế hoạch nhỏ". Anh tài xế hoàn toàn là người tốt.
Tố Hữu có làm bài thơ "tiếng chổi tre"
Chị lao công như sắt, như đồng
Chị lao công đêm đông quét rác.

PhPhuongVy
01-06-2012, 08:01 AM
Theo PV thấy thì bài viết của Be Nam rất hay, hay ở chỗ dạy cho PV chỉ nên phán xét hành động của mỗi người chứ không chỉ vì một vài hành động của người ta mà phán xét cả con người là tốt hay xấu hay nhân cách của con người ấy. Trước chuyện xả rác và chuyện giúp đỡ người khác, người tài xế này cũng có nhiều hành động khác mà người phán xét (ai tốt xấu hơn ai) không thấy. Và sau chuyến xe này, người tài xế cũng còn cả một đời dài.

Hoàn toàn đồng ý với anh Triển là cái xấu nào cũng cần phải sửa chữa, chứ không phải có thể dùng cái tốt để che đậy, biện hộ hay bù trừ cho cái xấu.

Lòng Như Gió
01-06-2012, 08:17 AM
Đối với cô Gió thì gọi là bề nổi, nhưng đối với tôi nó chứng minh cái thói mọi rợ. Cái nào xấu thì cũng cần phải sửa chữa. Chứ không phải có thể dùng cái tốt để làm bình phong che đậy cái xấu. Cô Gió có làm Lục Vân Tiên nhưng vất rác ngay trước mặt tôi tôi vẫn nhắc cô nhặt lên bỏ vào chỗ thích hợp của nó như thường. Chưa tính đến những thứ rác bỗng nhiên trở thành nguy hiểm ví dụ nó là vỏ chuối chẳng hạn, vâng, điều này trẻ con vẫn thường học ở trường, nhưng vẫn có người trưởng thành chưa nhìn ra đó là đạo đức cần thiết. Quả thật vỏ chuối không có bề dài và chiều sâu vĩ đại.

Ý em gọi nó là “bề nổi” của bài 23, chứ không phải bề nổi của nhân cách trưởng thành hay cái gì đó tương tự vậy, anh Triển ạ.

Và em cũng đang chê cả A lẫn B không đẹp, chứ không biện hộ cho A.

Anh Triển có vứt rác trước mặt em, có thể em sẽ nhắc anh Triển nhặt lên, hoặc có thể em sẽ gọi một ông bảo vệ nào đấy gần đó để ông ta “xử” anh Triển. Ấy là em nói ví dụ thôi nhé, chứ em không có ý nói anh Triển vứt rác. Chỉ là một cách đáp trả cho sòng phẳng, vì anh Triển cũng đã đem em ra làm ví dụ.

Angie
01-06-2012, 09:36 AM
http://static2.news.zing.vn/images/logo.png Ông già mù có bằng âm nhạc Pháp và những đứa trẻ chơi đàn

Tại một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Tri Phương, Q.10, TP.HCM, có một căn nhà được người dân chung quanh quen gọi là “nhà mù”. Đó là mái ấm Bừng Sáng, nơi hơn 50 trẻ em khiếm thị đang được chăm sóc, nuôi nấng và đặc biệt là dạy chơi nhiều loại nhạc cụ.

Hướng nghiệp bằng cách dạy chơi đàn
Mái ấm Bừng Sáng do thầy giáo khiếm thị Đào Khánh Trường sáng lập. Ông bị khiếm thị từ nhỏ do hậu quả của căn bệnh đậu mùa. Không buông xuôi số phận, ông chú tâm vào việc học và trở thành người khiếm thị đầu tiên ở Việt Nam được nhận văn bằng chuyên môn âm nhạc Pháp.
Năm 1977, ông dành dụm mua một căn nhà nhỏ và bắt đầu nhận trẻ khiếm thị về nuôi. Một tay thầy Đào Khánh Trường ngày ấy gầy dựng nên mái ấm. Dù thầy Trường đã mất vào năm 2007, mái ấm nhỏ ngày nào vẫn đang tiếp tục là nơi giúp đỡ trẻ em khiếm thị hòa nhập cuộc sống.


http://img2.news.zing.vn/2012/01/06/1.JPG



Một góc mái ấm Bừng sáng




Có người sáng lập là một giáo sư âm nhạc, các cô bé, cậu bé ở đây đều được dạy chơi đàn từ nhỏ. Đến thăm mái ấm vào những buổi chiều hàng ngày, những đứa trẻ chăm chú tập đàn từng nốt nhạc bằng chính cảm nhận thính giác của mình.
Anh Nguyễn Tấn Huyến, quản lý mái ấm, cũng là học trò của thầy Trường chia sẻ: “Dạy đàn cho các em ở đây sẽ cần thời gian gấp đôi bình thường, nhưng được cái là em nào cũng mê đàn lắm. Cũng có nhiều em có năng khiếu đặc biệt với âm nhạc. Quy luật bù trừ mà”.


http://www.youtube.com/embed/3_ELCAnEbV4?rel=0



Em Đức (7 tuổi) và Tú (8 tuổi) cùng đánh bài “Đàn gà con”



http://www.youtube.com/embed/1cwx0WdJtAM?rel=0


http://img2.news.zing.vn/2012/01/06/4.JPG



Phạm Quốc Thái (12 tuổi) hào hứng tập luyện trong phòng tập đàn




Căn nhà mà các em đang ở hiện nay là tư gia của thầy Trường ngày trước. Trong căn nhà nhỏ ấy có hẳn một căn phòng dành riêng cho việc tập đàn và được đầu tư nhiều loại nhạc cụ như piano, organ, guitar, đàn tranh, đàn bầu, trống… Việc dạy nhạc ở đây được coi là một hoạt động hướng nghiệp. Nhiều em lớn lên từ mái ấm nay đã trở thành nhạc công thường xuyên được mời biểu diễn tại các quán café nhạc tại TP.HCM. Trong số đó, nổi bật là Vũ Văn Tư, được biết đến khá nhiều qua chuyến lưu diễn xuyên Việt cùng chàng ca sĩ người Anh Lee Kirby. Tư có thể chơi được tất cả 5 loại nhạc cụ.


http://img2.news.zing.vn/2012/01/06/7.JPG



Các thành viên của Mái ấm Bừng sáng trong một chuyến đi xa




Lớn lên từ mái ấm
Hiện nay, mái ấm Bừng Sáng đang được quản lý bởi những người học trò – cộng sự của thầy Đào Khánh Trường. Họ cũng là những người khiếm thị được thầy Trường dạy dỗ và chăm sóc, nay tập trung lại, cùng nhau tiếp nối công việc ý nghĩa mà thầy mình đã dành trọn một đời để thực hiện.
“Thầy Trường là linh hồn của cả mái ấm này. Thầy vừa là cha, vừa là mẹ, lại vừa là thầy của tất cả trẻ em khiếm thị ở đây. Thầy đã dành cả một đời để hy sinh cho học trò. Và chúng tôi sẽ tiếp nối công việc ấy”. Anh Nguyễn Tấn Huyến chia sẻ.


http://img2.news.zing.vn/2012/01/06/61.JPG
http://img2.news.zing.vn/2012/01/06/6.JPG



Giờ tự học. Dụng cụ học tập của các bạn không phải là vở, là bút, là thước, mà là một tờ giấy lớn, một khung nhựa và một “cây bút” đặc biệt giống như kim gút để tạo nên những lỗ trên giấy theo kí hiệu của chữ nổi.




Tất cả các công việc như dạy nhạc, dạy vi tính, dạy chữ Braille (loại chữ nổi dành cho người mù) đều là do những thành viên của mái ấm học và hướng dẫn lại cho nhau. Anh Khải, 24 tuổi, hàng ngày dạy vi tính lại cho các em nhỏ, anh Huyến, anh Phú dạy đàn, còn những bạn cùng học với nhau sẽ chỉ cho nhau làm bài tập. Bé Đức, 7 tuổi, thành viên mới nhất của mái ấm chưa thạo chữ Braille, tối tối sẽ được các anh lớn kèm, đọc bài cho tập viết chính tả.
Hàng ngày, các bạn thức dậy lúc 7 giờ, tập thể dục, ăn sáng, đi học. 3 giờ chiều là giờ học vi tính, 5 giờ hằng ngày sẽ có lớp nhạc. Buổi tối là giờ sinh hoạt, đi làm hoặc ôn lại bài. Tất cả các thành viên của mái ấm sẽ làm theo những kế hoạch hằng ngày như thế. Các bạn không có nhiều thời gian rảnh vì phải học nhiều thứ, nhưng mọi thứ đều được làm cùng nhau, cùng với những người bạn giống như mình. Có lẽ vì vậy mà ai cũng vui vẻ và lạc quan.


http://img2.news.zing.vn/2012/01/06/5.JPG



Để học vi tính, các bạn sử dụng một phần mềm hỗ trợ âm thanh có chức năng đọc lên những dòng kí tự mà con trỏ chuột đang đi qua.




Chỉ vào cậu bé tên Đức, Chị Loan, quê ở Tây Ninh, phụ nấu ăn cho mái ấm kể với chúng tôi: “Hồi đó mới vào, thằng cu Đức nó im thin thít à, ai hỏi mặc kệ, chẳng chịu nói gì hết trơn. Đó cô coi, bây giờ nó nói tía lia có trời mới nghe nổi. Ở đây nó vui vì có bạn bè chơi cùng, chứ ở nhà nó cứ một mình hoài, chắc buồn chết”.
Chị Loan nói đến đó, chúng tôi lại nghe trong nhà có tiếng của Đức với bạn nói to: “Giờ tập đánh lại bài Đàn gà con nha, lần này là phải cố không có “bể dĩa” nữa nha!”…
Tiếng đàn cứ thế sôi nổi trong một thế giới không nhiều hơn màu đen. Để khi một lần ghé lại, người ta vẫn có thể cảm nhận được những thanh âm tốt đẹp của cuộc sống vang vọng giữa lòng Sài Gòn tất bật của nhiều lắm bộn bề.


Mái ấm Bừng Sáng có tên chính thức là Cơ sở nuôi dưỡng, hướng nghiệp trẻ em khiếm thị Bừng Sáng. Hiện, ngoài cơ sở chính đặt tại số 266/5 đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM, mái ấm có mở một cơ sở massage nhỏ tại lô E003, đường Vĩnh Viễn, phường 9, quận 10 do chính các thành viên của mái ấm phục vụ. Dạy massage cũng là một hoạt động hướng nghiệp mà mái ấm đang theo đuổi. Liên hệ với mái ấm qua số điện thoại: 08 (3) 9270537.





Xuân Hường - Đặng Sinh
Theo Infonet

gun_ho
01-06-2012, 01:18 PM
A xả rác ngoài đường và biết giúp đỡ người già; B không xả rác nhưng chẳng buồn giúp ai; vậy A xấu hơn hay đẹp hơn B?

Câu trả lời của em là chẳng ai đẹp gì cho lắm, nhưng A đỡ xấu hơn B. Vì A vô tâm với lề đường (phải hứng bịch rác của anh ta), nhưng quan tâm đến người cần giúp đỡ. Còn B thì hình như quan tâm chuyện gái trai hơn chuyện giúp đỡ gì ai.
.

Gió kết luận vội vàng quá.

Gã A đang là tài xế, đi làm và không có bạn gái đi kèm. Nên khi thấy ông bà già leo núi hắn "giúp" leo (chả biết giúp leo núi là sao, đủn đít hay kéo tay, xốc hông ?) vì đang rảnh.

Nhưng nếu A đang đi chơi với bạn gái thì chưa chắc à nhe.

Còn sao biết B là không giúp ai, mấy đứa B đang bận bịu với nhau đấy thây.

Giúp cho phụ nữ và người đó là người mình thích, có gì sai ?

Charity begins at home

Em Gió mà có anh bạn trai suốt ngày giúp kéo người già qua đường cùng leo núi, chắc em cũng chán đời :))

6Quit
01-06-2012, 01:50 PM
Giúp cho phụ nữ và người đó là người mình thích, có gì sai ?




Mấy anh đọc hết chưa, OK ....xóa, để hôm nào viết nguyên bài luôn .......:)):))

Thoa
01-06-2012, 02:28 PM
Thoa khong hieu người gia đuoc leo nui đe lam chi.Leo len đa kho roi lam sao leo xuong . Chung nao Chua goi thi cu tu leo mot minh . Con đua nhau tim đong Hoa vang thi được lam tho , ca ngoi xua lam roi . Thi ra may anh thi si , nhạc si đều la nhung người xau , khong chịu đun đít người gia :)

Lòng Như Gió
01-06-2012, 06:46 PM
Gió kết luận vội vàng quá.



Anh Súng, anh nghĩ là em kết luận hay phán xét gì về cái “tốt” của cả con người đó ư? Đó chỉ là câu trả lời của em cho câu hỏi (có thể là câu hỏi tu từ) ở bài 23 của anh Be Nam, chứ chưa phải là “kết luận” như anh nghĩ, và càng không phải “phán xét” như chị Vy nói. Đó là câu trả lời về cái đẹp – cái xấu mà mình tưởng tượng mình đang được nhìn thấy, qua lời kể của anh Be Nam, về cái đẹp – cái xấu diễn ra ngay tại đó vào thời điểm đó (chuyến hành hương leo núi), chứ không phải cái đẹp – cái xấu của cả đời người.

Ở cả bài 30 lẫn bài 34, em hoàn toàn không nói về cái “tốt”, mà thay chữ “tốt” bằng khái niệm “đẹp” cũng là vì ý như vừa giải thích. Vì em nghĩ, chữ “tốt” hàm ý “phán xét” con người trong cuộc đời nói chung, trong khi chữ “đẹp” hàm ý nhận xét về cái tốt mà mình nhìn thấy chỉ tại một thời điểm.

Còn mạch bài này do chị Ngô Đồng mở ra chắc nhằm ca ngợi nét “đẹp đẽ”, nên bây giờ em xin trả lại chỗ cho mọi người bàn tiếp về cái đẹp.

À quên, còn trả lời ý này của anh Súng:





Em Gió mà có anh bạn trai suốt ngày giúp kéo người già qua đường cùng leo núi, chắc em cũng chán đời :))

Em sẽ rất vui trong việc cùng anh bạn trai ấy giúp kéo người già cùng leo núi. Leo hết đoạn núi ấy không phải là “suốt ngày” đâu anh. Muốn cho mình và bạn trai chăm sóc lẫn nhau thì vẫn còn rất nhiều lúc khác trong ngày.

gun_ho
01-06-2012, 06:51 PM
Thoa khong hieu người gia đuoc leo nui đe lam chi.Leo len đa kho roi lam sao leo xuong . Chung nao Chua goi thi cu tu leo mot minh . Con đua nhau tim đong Hoa vang thi được lam tho , ca ngoi xua lam roi . Thi ra may anh thi si , nhạc si đều la nhung người xau , khong chịu đun đít người gia :)

Không phải là không chịu đủn đít người già, mà là sợ tạo ra một tiền lệ rồi mấy ổng bả cứ đòi leo núi hoài (vì tin tưởng là sẽ có người đủn đít)

Cứ cho ổng bả ngồi chơi ở chân núi cho an toàn, lần sau muốn leo núi sẽ có con trai hay dâu rể theo đủn, vậy cho nó lành. :)

À, mà Thoa có nhớ câu thơ trong Đi Chùa Hương hay không?

Vì thương me quá mệt.
Săn sóc chàng đi theo...


....chứ chàng đâu có đủn đít me đâu mà..

===========================


Chào Gió. Anh đăng bài xong mới thấy bài của em, bài này cũng trả lời em luôn đó.

RaginCajun
01-07-2012, 05:29 AM
Tớ, người Việt xấu xí, bàn tiếp chuyện của Be Nam. Theo câu chuyện, anh tài xế này vừa lái xe chở hành khác tới nơi du ngoạn và còn hăng hái giúp đỡ leo núi nữa, chắc là có tí tiền thù lao gì trong cái service này. Theo tiếng lóng của ông cụ tớ, "leo núi" là uống rượu. Mấy ông già lâu lâu gặp nhau hay hỏi han "dạo này ông còn leo núi không?"

hoài vọng
01-07-2012, 06:50 PM
Anh Tôm...Làm rõ hơn một chút , hồi đó , khi bạn quí ghé thăm ( mà trong túi có ít tiền ) thường lôi chai rượu Vĩnh Tồn Tâm (?) có hình ông già chống gậy ( cái này thì tôi nhớ rõ lắm )
Còn chuyện anh tài xế giúp đỡ hành khách , nếu cái xe là của công ty thì những chuyện vặt đó , công ty bắt buộc tài xế phải làm , nếu xe đó của tư nhân ....chạy chui trốn thuế má , người tài xế cần phải ân cần nhiều hơn để hy vọng hành khách sẽ giới thiệu người quen ..v...v...

Lòng Như Gió
01-07-2012, 07:17 PM
Còn chuyện anh tài xế giúp đỡ hành khách , nếu cái xe là của công ty thì những chuyện vặt đó , công ty bắt buộc tài xế phải làm , nếu xe đó của tư nhân ....chạy chui trốn thuế má , người tài xế cần phải ân cần nhiều hơn để hy vọng hành khách sẽ giới thiệu người quen ..v...v...

Bác Hoài Vọng nói chuyện này làm em nhớ, trên cánh cửa phía trong của mỗi chiếc taxi Mai Linh, có ghi câu “Xin quý khách để tài xế mở cửa phục vụ”, hay câu gì đó tương tự, ý là khách hãy chờ tài xế mở cửa cho mình, chứ đừng nhanh tay tự mở lấy.

Còn thực tế là thế này đây: khách cứ tự mở cửa, tài xế ngồi tập trung đếm lại số tiền mà khách vừa trả. Trừ những trường hợp khách là một đám vào ngồi kín hàng ghế sau của xe bảy chỗ, thì tài xế mới phải nhấc bàn tọa chạy xuống để dỡ hàng ghế trước lên cho người ngồi hàng sau chui vào và chui ra.

Cho nên, em vẫn “đội ơn” mỗi khi ông tài xế taxi nào mở cửa xe cho mình hoặc che dù cho mình khi trời mưa – một điều mà không phải tài xế nào cũng làm (hoặc không phải gặp ai tài xế cũng làm) dù công ty bắt buộc. Và, làm vì bị bắt buộc cũng thường trông rất khác với kiểu làm vì thành ý.

hoài vọng
01-07-2012, 07:34 PM
Cô Gió , có công ty taxi ( tôi quên tên rồi ) gắn cái máy (?) trước mặt tài xế để kiểm tra nếu tài xế vẫn ngồi yên trên ghế rồi đón thêm một cuốc xe nữa thì công ty không biết được cuốc xe sau ( tài xế vẫn lấy tiền theo đồng hồ )

gun_ho
01-07-2012, 08:24 PM
Cô Gió , có công ty taxi ( tôi quên tên rồi ) gắn cái máy (?) trước mặt tài xế để kiểm tra nếu tài xế vẫn ngồi yên trên ghế rồi đón thêm một cuốc xe nữa thì công ty không biết được cuốc xe sau ( tài xế vẫn lấy tiền theo đồng hồ )

Nếu em không lầm thì tài xế , khách và hành lý phải xuống hết để xe trở về trọng tải không, sau đó mới có thể bấm cho chuyến kế tiếp.
Còn chuyện ăn gian thì bây giờ rất khó, vì khách mới bước lên mà thấy đã có một mớ tiền hiện trên máy thì chẳng ai thích, mà tài xế thì mất việc như chơi. Nếu có thì chỉ là taxi dù.

+++++++++++++++++++

Trong cuộc chạy đua phục vụ Thượng Đế, người Việt trong nước đôi khi đi quá mức như là bắt tài xế mở cửa xe cho khách xuống chẳng hạn.

Gió đừng làm quen với sự chiều chuộng đó nhe, một ngày nào đó thấy chồng mở cửa cho má (chồng) và che dù cho bả, còn Gió tự lo thì phải chịu hén.

Lòng Như Gió
01-07-2012, 11:55 PM
Gió đừng làm quen với sự chiều chuộng đó nhe, một ngày nào đó thấy chồng mở cửa cho má (chồng) và che dù cho bả, còn Gió tự lo thì phải chịu hén.

Em lại phải xin phép chị Ngô Đồng cho em lại mượn chỗ này để trả lời anh Súng, chứ mấy ông này cứ đem em ra làm ví dụ là em không thể im được.

Em trộm nghĩ, sự chiều chuộng của tài xế taxi đối với hành khách khác xa sự chiều chuộng của vợ chồng đối với nhau, nên đem ra so sánh là chuyện kỳ cục. Như em đã nói ở bài trước, người thân đối với nhau có nhiều dịp, nhiều lúc, nhiều cách để chăm sóc lẫn nhau, chứ chẳng phải chỉ có mỗi dịp leo núi hoặc leo lên leo xuống xe. Còn khi cô con dâu đi với chồng mình cùng mẹ chồng, nếu trời mưa và chỉ có một cây dù, thì ưu tiên số một cho người được che dù dĩ nhiên là người già nhất và sức khỏe yếu nhất, chứ che dù cho người trẻ hơn và để bà già lép nhép dưới mưa, ai coi cho được!

Ngoài ra, không chỉ riêng lúc đi xe, mà cả trong nhiều lúc khác, con dâu mà ghen với mẹ chồng, em nghĩ đó là sự ghen rất buồn cười. Mình phải biết rằng chồng mình chỉ có một mẹ, còn mình có thể chỉ là một trong những người vợ của anh ta, dù vào thuở ban đầu lưu luyến thì anh ta có thể nói rằng sẽ mãi chỉ yêu mỗi mình mình trong đời. Đó không phải là vấn đề (cam) chịu, mà là vấn đề hiểu và biết điều.

Nếu anh Súng hoặc ai đó hỏi rằng em đang muốn làm dâu bà nào trong này hay sao mà nói thế, thì xin thưa, rằng không. Chưa có bà nào khơi gợi được hứng thú cho em về làm dâu. Hơn nữa, làm màu làm mè để lấy lòng người mà mình mon men muốn làm dâu không phải là điều em hứng thú.

Em đã trả lời xong, xin trả lại mạch bài cho “Người Việt đẹp đẽ”. Cám ơn chị Ngô Đồng (dù bữa giờ chẳng thấy chị lên tiếng nữa).

Triển
01-08-2012, 12:28 AM
Chưa có bà nào khơi gợi được hứng thú cho em về làm dâu. Hơn nữa, làm màu làm mè để lấy lòng người mà mình mon men muốn làm dâu không phải là điều em hứng thú.
Cô Gió chưa có khôn. hihihi Xin lỗi, phải nói thật.

gun_ho
01-08-2012, 05:45 AM
... sự chiều chuộng của tài xế taxi đối với hành khách khác xa sự chiều chuộng của vợ chồng đối với nhau, nên đem ra so sánh là chuyện kỳ cục. Như em đã nói ở bài trước, người thân đối với nhau có nhiều dịp, nhiều lúc, nhiều cách để chăm sóc lẫn nhau....

Nói thì dễ và quả thật cũng rất dễ để nhận ra, nhưng có người nhìn quen mắt nên chẳng còn nhận ra sự khác biệt nữa đâu Gió.

Đọc câu em viết rằng "chưa có bà nào khơi gợi cho em có hứng thú về làm dâu" anh thấy buồn cười nhớ câu trong Đoạn Tuyệt, "lấy chồng là lấy cả gia đình nhà chồng".....và đồng ý với anh Triển là em chưa có khôn...

Ngô Đồng
01-08-2012, 06:38 AM
Gió ơi! em tha hồ viết trả lời nơi đây, chúng ta đang nhìn ngắm từng góc cạnh đời sống của người Việt. Thấy cái đẹp lồ lộ ngay trước mắt quá dễ, tìm ra cái đẹp tiềm ẩn sau cái xấu mới khó.

Anh Triển và anh Gun-HO là phái nam, làm sao biết khôn dại của thiếu nữ đang thì? Chọn chàng trước sau đó mới khôn dại đối xử cùng mẫu thân chàng mà. Chuyện chọn mẹ chồng trước, chọn chồng sau hơi bị ngược phải không nè.

(Suy nghĩ lục lọi trong trí nhớ tìm xem có bao giờ đựoc người ta mở cửa xe cho mình leo lên hay không, thì tìm ra có vài lần, toàn là do ông tài xế taxi người ngoại quốc - Anh thì bảo, để người khác mở cửa xe cho, là một hình thức chứng tỏ con người bị suy yếu về thể chất, không thể tự mở cửa xe (!)

Be Nam
01-08-2012, 04:44 PM
Trời, nghe giống y hệt ông anh rể của người bạn tôi ở Tây quá. Trong lần tháp tùng sang bên ấy chơi, người anh rể này của người bạn tôi chở mọi người đi chơi, đến chiều về nhà ghé sang khu chợ "si noa" (siêu thị người Hoa) cho con gái vào mua tí thức ăn. Lúc đậu xe trước cửa chờ, giả mở cửa xe vất bọc rác ăn trong xe ra ngoài đường cái kịch như chẳng có gì. Nghĩa là trong xe thì ăn sợ dơ, sợ bẩn, bỏ vào bọc nylon, nhưng ngoài đường không phải của mình nên vất đại ra. Tôi và người bạn ngồi băng sau mất hồn. Giả ở Tây cũng thuộc loại kỳ cựu rồi, vượt biên năm 77, nhưng mà Tây như không tẩy được cái thói mọi rợ của giả. Chưa tính lúc đi bộ giả còn khạc nhổ phun phẹt phẹt kinh khủng.

Đấy là chuyện một ông Việt sống ở Tây. Bây giờ là chuyện một cô Việt sống ở Việt Nam. Tuy nhiên chuyện này không bằng không cớ chỉ nghe thằng em kể lại. Số là tôi có người bạn có thằng con sinh ra lớn lên ở đây nhưng vợ người bản xứ không có, vợ người gốc mình cũng không có nốt. Số là nó chỉ biết ăn học và không mê gái, trai cũng không mê luôn, ban đầu cha mẹ nó tưởng nó bị liệt, có vấn đề sinh lý. Nhưng mà không phải, vì hắn lười cưa gái, chỉ có thế. Cha mẹ hắn, tức là bạn tôi thì muốn có con dâu Việt, năn nỉ tôi giúp. Tôi nói tôi bên này không giúp được đâu, muốn gì để tôi hỏi thằng em. Trần ai mới tìm ra một cô giáo dạy anh văn dưới quê, 26 tuổi, gốc miền Trung, "núa" tiếng hơi khó nghe, nhưng rất xinh đẹp, hiền hậu có ăn "có học". Sau khi "tác hợp", bạn tôi dụ khiển thằng nhỏ (30 tuổi) về VN làm quen. Nó về chưa hai tuần gặp gỡ hôm đầu tiên sợ quá bỏ chạy sang đây. Lý do rất đơn giản là: "mình thấy cái em đó ở dơ quá". Cha mẹ nó gặn hỏi thì nó khai là em tôi bảo dẫn đi chơi tìm hiểu trước đi. Thế là vào tiệm ăn đâu ngoài Trung đó, trưa nắng nóng, cô ấy lấy khăn giấy lau gót chân mang giày rồi vo lại vất dưới đất tự nhiên như người điên. Thế là mất mối lương duyên. Trong khi tiếng anh tiếng tây thì thông thạo có thể nói chuyện ngon lành với thằng nhỏ mất gốc từ Đức về.

Thằng nhỏ này 30 tuổi chưa vợ chắc vì lý do khác, chứ vào quán ăn, giấy lau gót chân xong bỏ xuống nhà là thường vì ngoài những nhà hàng sang trọng có toi let riêng sạch sẽ, hầu hết có lẽ chưa có hay rất bẩn.

Be Nam
01-08-2012, 05:04 PM
Tớ, người Việt xấu xí, bàn tiếp chuyện của Be Nam. Theo câu chuyện, anh tài xế này vừa lái xe chở hành khác tới nơi du ngoạn và còn hăng hái giúp đỡ leo núi nữa, chắc là có tí tiền thù lao gì trong cái service này. Theo tiếng lóng của ông cụ tớ, "leo núi" là uống rượu. Mấy ông già lâu lâu gặp nhau hay hỏi han "dạo này ông còn leo núi không?"

Mấy anh chị có nhắc chuyện "mẹ chồng nàng dâu" làm tôi nhớ có lần tôi chứng kiến cảnh bà chủ nhà và cô con dâu nói chuyện với một chị cũng thuê nhà ở trọ như tôi. Chị này, theo lời chị ấy kể, phải dọn ra riêng vì không ở được với mẹ chồng. Bà chủ nhà sau khi nghe chị này than phiền (chủ yếu là nói xấu) về mẹ chồng và chửi anh chồng nhu nhược về hùa theo mẹ và nhà ảnh để họ bắt nạt chị, thay vì cho đúng chí nam nhi, hùng dũng đứng lên đối đáp với mẹ của anh ta để bênh vợ. Chị con dâu bà chủ chỉ ngồi nghe sau lưng mẹ chồng, còn bà chủ thì cứ như xúi chị ấy nói ra cho hả để như kiểu xả xú bắp. Đến lúc bà ấy bảo chị kia là một người phụ nữ can đảm đã hiên ngang "kháng cự' nhà chồng để bảo vệ quyền lợi cá nhân mình, tôi để ý thấy chị con dâu nhẹ nhàng đứng dậy đi vào trong nhà. Bà chủ nhà thế mà vẫn không biết mình hớ, cứ tâng bốc chị kia đủ điều, trong khi tôi thấy, lắm khi bà ấy cũng rất tệ với con dâu.

Chị con dâu này có hôm nói với mẹ chồng là chị kia lắm khi quá lời, như kiểu chị ấy như khoe khoang bảo, chị ấy cũng phải "đanh đá" mới đối phó nổi với nhà chồng!

Be Nam
01-08-2012, 05:10 PM
Gió kết luận vội vàng quá.

Gã A đang là tài xế, đi làm và không có bạn gái đi kèm. Nên khi thấy ông bà già leo núi hắn "giúp" leo (chả biết giúp leo núi là sao, đủn đít hay kéo tay, xốc hông ?) vì đang rảnh.

Nhưng nếu A đang đi chơi với bạn gái thì chưa chắc à nhe.

Còn sao biết B là không giúp ai, mấy đứa B đang bận bịu với nhau đấy thây.

Giúp cho phụ nữ và người đó là người mình thích, có gì sai ?

Charity begins at home

Em Gió mà có anh bạn trai suốt ngày giúp kéo người già qua đường cùng leo núi, chắc em cũng chán đời :))

Vì anh không đi cùng nên không biết. Anh tài xế này còn trẻ và rất lịch thiệp. Trên đường về, có một cô khá xinh trong lảng, không hiểu vì sao ra hàng ghế trước, trò chuyện với anh ta rất thân mật.
Tôi có cảm tình riêng với anh tài xế này vì tính tình và cách cư xử với mọi người nhưng trong lòng cứ suy nghĩ vẫn vơ. Biết đâu đây là độc chiêu của anh ta, như bản thân mình hồi đó!

Ngô Đồng
01-13-2012, 02:29 PM
LỜI TOÀ SOẠN : Cám ơn tác giả Long Nguyễn đã gióng lên một tiếng chuông báo động về tệ nạn cờ bạc trong cộng đồng người Việt. Đọc mà thấy xấu hổ vô cùng ! Ngay tại thành phố Seattle & và các vùng phụ cận, nạn ham mê cờ bạc rùng rợn đến nổi da gà, lạnh tóc gáy… Nhan nhãn đó đây, có đủ mọi thành phần cờ bạc. Một số các ông bà cụ ăn “welfare” thì ghiền chơi vé số hoặc cạo số… rụng cả lóng tay ! Còn đông đảo số khác thì trẻ có, già có… cuối tuần kéo nhau sắp hàng vào casino… Không biết ở nơi khác thế nào, chứ ngay tại tiểu bang Washington này Casino mọc ra như nấm. Đi cờ bạc có xe bus đưa, đón miễn phí,được tặng một khúc bánh mì, và còn được phát 25$ để thử thời vận nữa !… Có người nói đùa: ở Washington ra cửa là gặp casino, và chánh phủ tiểu bang Washington sống nhờ tiền thuế xổ số và các sòng bài cũng đúng thôi. Nhưng về mặt xã hội thì khiến nhiều gia đình tan nát… Ông chánh khứa nào mà mê cờ bạc, khi cháy túi cũng dám bán luôn cả cộng đồng lắm !?

GÓP GIÓ

Da đỏ muôn năm. Da trắng cũng muôn năm. Hehehe Da vàng không muôn năm. Vâng chỉ người Việt chúng ta không muôn năm.

Thực thế, xin chia buồn với tất cả người Việt chúng ta rằng chúng ta ngày càng hư đốn. Nếu thập niên trước, cờ bạc là một trò giải trí xa lạ ít ai người đi chơi (phải lái xe vài tiếng đồng hồ trên một con đường lạ hoắc) thì bây giờ mỗi cuối tuần, đường đi các casino đông như người Ả Rập trẩy hội Ramadan.

Theo truyền thống thì ở Việt Nam ta, người lớn tuổi mới cờ bạc. Các bạn trẻ có biết bao nhiêu thứ hấp dẫn để bận rộn. Nào là thời trang, son phấn, nào là hẹn hò trai gái, nào bài vở học hành. Người da đỏ biết tỏng và chúng không buông tha các bạn trẻ. Trẻ tuổi ai lại chẳng thích ca nhạc, bỏ vài tiếng lái xe lên sòng bài mỗi tuần một lần, xem thả giàn không tốn tiền. Hấp dẫn lắm chứ nếu phải bỏ vài chục đô một vé xem đại nhạc hội thỉnh thoảng được tổ chức để gây quỹ từ thiện gì đấy. Mỗi năm họa may có một, hai lần. Trồng cây 10 năm, trồng người 100 năm. Các bác da đỏ biết thế.Các em không khứng đánh bài thì vào đây xem ca nhạc cái đã, ở nhà làm gì. Cờ bạc không khó học, lâu dần sẽ biết.

Người người ríu rít hẹn nhau lên xem Như Quỳnh, Trường Vũ, Như Loan và các ca sĩ thượng thặng hải ngoại khác trổ tài ca hát. Các Casino khác không chịu thua. Họ cử người qua Việt Nam mời cho bằng được Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Phương Thanh bất kể chi phí. Một ca sĩ Việt Nam qua Mỹ trình diễn, tiền bảo lãnh, tiền cát sê, tiền đút lót cho các cơ quan trong nước, có thể lên đến 10000 đô la. Một cuộc chiến tranh lạnh giữa các Casino ngấm ngầm diễn ra. Anh có Lam Trường thì tôi cũng có Quang Linh, thử coi ai hơn ai?

Tại sao người da đỏ quan tâm đến chúng ta thế nhỉ? Họ thuộc vanh vách ngày nào là tết Nguyên Đán, Trung Thu, Giỗ tổ Hùng Vương, là Hoa Hậu Áo Dài. Chỉ có điều họ chưa ăn mừng ngày sinh nhật của già Hồ thôi. Chúng ta nên dành một chút thì giờ tìm hiểu tại sao chúng ta dễ lậm cờ bạc và tại sao, người da đỏ thương chúng ta đến thế.

Một nghiên cứu gọi là the South Oaks Gambling Screen, xúc tiến bằng cuộc thăm dò 96 người Việt, Kampuchia và Lào. Kết quả cho thấy loại cờ bạc suốt đời lên đến 59%. Hơn 50% chơi cờ bạc trong vòng 2 tuần và 42% thua 500 đôla trong vòng 2 tháng . Kết quả này chưa nói lên điều gì rõ rệt ngoài việc chúng ta cần tìm hiểu về xã hội, môi trường, văn hóa liên hệ đến cờ bạc của những người tị nạn Đông Dương. Những ngăn ngừa nhạy cảm về chủng tộc và những sách lược can thiệp cần thiết để đối phó với nạn cờ bạc lên đến mức phi thường so với người Mỹ và giống dân khác.
Theo cuốn Chỉ nam chẩn đoán và thống kê về bịnh tâm thần (TheDiagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) thì nghiện ngập cờ bạc là bịnh tâm thần, trong đó đầu óc người bịnh chỉ nghĩ về cờ bạc, mất mọi kiểm soát về đời sống cá nhân, gia đình, tiền bạc, nghề nghiệp và con cái. 1.9% người Mỹ mắc bịnh này và 3.9% thì có vấn đề cờ bạc giống tâm thần nhưng nhẹ hơn, mình thường gọi là bê tha, nguyên do vì thói quen xấu hơn là tâm thần.

Người ta chọn Connecticut làm thí điểm, nơi có 4000 người Lào, 3500 Kampuchia và 10000 người Việt. Họ chọn 96 người tham dự cuộc nghiên cứu, trong đó có 30 người Lào, 30 Kampuchia và 36 người Việt. Kết quả 11 người Lào không có vấn đề, 3 có vấn đề (có vấn đề nghĩa là bê tha, tắc trách chứ không mắc tâm bịnh) và 16 người (28%) mắc bịnh ghiền cờ bạc. Người Kampuchia 5 không vấn đề, 7 có vấn đề và 18 bịnh (31%). Riêng Việt Nam chúng ta, 11 người không có vấn đề, 1 có vấn đề và kinh khủng thay, 24 người (41%) mắc bịnh ghiền cờ bạc. Nói dễ hiểu hơn, cứ 100 trự Việt Miên Lào mắc tật cờ bạc, Lào chiếm 28 trự, Miên 31 trự và Việt Nam ta 41 trự. Nhắc lại 1.9 % người Mỹ mắc bịnh ghiền cờ bạc và Việt Nam ta 41% mắc bịnh. Đẹp mặt con Rồng cháu Tiên và vinh quang cho dòng giống Lạc Hồng chưa?!
Ôi cả một mạng lưới người da trắng lẫn da đỏ xâu xé cộng đồng người Việt chúng ta, chỉ vì chúng ta máu mê cờ bạc và điều này phơi bày một nguy cơ sâu xa hơn nữa: chúng ta quá cô đơn trong những vấn đề tinh thần như truyền thông, giáo dục con cái v.v...
Vâng chúng ta bị người Mỹ bỏ rơi. Chẳng những thế, truyền thông người Việt hải ngoại cũng bỏ rơi chúng ta. Trong cuốn Paris by Night 81 (hay 82) ông Nguyễn Ngọc Ngạn có nhắc đến cờ bạc sau màn hài kịch gì đó nói về xổ số. Ông chỉ nói vài câu pha trò, vô thưởng vô phạt thôi. Có lẽ ông ngượng ngùng lắm vì không dám đả phá tệ nạn cờ bạc như trước đây trong tác phẩm Sau lần cửa khép của ông. Mỗi năm trung tâm Thúy Nga, trung tâm Vân Sơn hay Asia sản xuất được vài đĩa ca nhạc. Cho rằng mỗi ca sĩ được thù lao vài ngàn đô một lần. Lại còn tình trạng ca sĩ thuộc trung tâm này không được quyền hát cho trung tâm khác. Vậy thì một năm vài lần lấy gì sống mà có nhiều người bỏ cả nghề Luật sư, Bác sĩ lao đầu vào? Kiếp cầm ca có gì là vinh quang đâu?

Thưa có. Tuần nào họ cũng đi show cho các sòng bài khắp nước Mỹ, phục vụ các con bạc người Việt. Đó mới là nguồn lợi tức chính yếu. Mỗi show mỗi tuần 5000 đô nhân cho 52 tuần trong năm. Cứ thế mà tính. Luật sư, Bác sĩ ăn thua mẹ gì.
Các MC cũng thế. Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên từng biết bao lần được mời làm MC cho các chương trình ca nhạc tại các sòng bài. Thử hỏi ai dám chống nồi cơm của mình?
Báo chí Việt Ngữ cũng không kém.
- "Chúng mình mở một mặt trận chống cờ bạc nhé." người viết có lần đề nghị thế với một chủ báo.
-"Thôi viết cái khác đi. Truyện ngắn, thơ hay tham luận gì cũng được. Nói về cờ bạc đụng chạm nhiều lắm. Tốt nhất là tâng bốc mấy cơ sở thương mại. Chẳng mất lòng ai." Các chủ báo nói thế.

Thảo nào mà báo chí trong vùng một mặt thì hô hào phục vụ cộng đồng mặt khác thì tranh nhau đăng quảng cáo ca nhạc cho các casino. Ôi thật là trái khoáy.
Thỉnh thoảng ở chùa, nhà thờ cũng nói sơ về tệ nạn cờ bạc nhưng ý chừng dè dặt lắm vì ngay trong ban trị sự cũng có lắm cụ siêng năng việc bài bạc hơn việc thờ lạy, cúng bái. Các Cha các Sư càm ràm về cờ bạc nhiều quá các cụ nổi cáu. Mà hễ nổi cáu các cụ nghễnh ngãng việc đóng góp gây quỹ trong những dịp cần thiết. Các em gia đình Phật Tử, ca đoàn Công Giáo, nhóm Linh Thao, Hướng Đạo v.v... ngồi trong nhà thờ, trong chùa mà cứ kháo nhau tuần này có ca sĩ nào trình diễn. Cứ y như Muckle Shoot, Snoqualmie, EQC mới chính là nước Giời hay Niết Bàn vậy.

Ô hay. Chúng ta sống trong thời buổi gì mà trái thành phải, xấu nên tốt, đen thành trắng như thế? Một chính quyền Việt Cộng thối nát, tham tàn, bạo ngược được cả nước ca ngợi; những chuyên gia hiếp dâm trẻ con nghênh ngang trong những chiếc xe con có tài xế lái; những tay giám đốc thất học nắm trong tay biết bao nhân tài đất nước; những tên lãnh đạo quốc gia ngang nhiên đào xới tài nguyên đem bán rẻ được gọi là phát triển kinh tế, là tăng trưởng vượt bực; những em bé 7, 8 tuổi đầu bán qua Kampuchia học Yum Yum (bú), học Bum Bum (đi khách), học nói những câu rợn tóc gáy với Việt kiều: "Đi giùm con một cái đi chú, tội nghiệp con mà chú." Các em được bọn yêu nước yêu đảng mệnh danh là cháu ngoan bác Hồ.

Và lạy Chúa tôi, ở hải ngoại chúng con, chống cờ bạc thì mất lòng lắm. Lạy Chúa! Nếu ngài không thể cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, thì tại sao bắt chúng con sinh ra trong một thời đại oái oăm như thế này.
Long Nguyễn

zombie
01-13-2012, 05:07 PM
Nói dễ hiểu hơn, cứ 100 trự Việt Miên Lào mắc tật cờ bạc, Lào chiếm 28 trự, Miên 31 trự và Việt Nam ta 41 trự. Nhắc lại 1.9 % người Mỹ mắc bịnh ghiền cờ bạc và Việt Nam ta 41% mắc bịnh. Đẹp mặt con Rồng cháu Tiên và vinh quang cho dòng giống Lạc Hồng chưa?!
Long Nguyễn

Từ số liệu:

- 1.9% người Mỹ (trong tổng số người Mỹ) mắc bịnh ghiền cờ bạc.
- Trong 100 người Việt, Miên, Lào ghiền cờ bạc thì có 41 người Việt.

Vậy mà tác giả lại kết luận 41% người Việt (đang định cư tại Mỹ) mắc bịnh ghiền cờ bạc!?

gun_ho
01-13-2012, 06:52 PM
Người ta chọn Connecticut làm thí điểm, nơi có 4000 người Lào, 3500 Kampuchia và 10000 người Việt. Họ chọn 96 người tham dự cuộc nghiên cứu, trong đó có 30 người Lào, 30 Kampuchia và 36 người Việt. Kết quả 11 người Lào không có vấn đề, 3 có vấn đề (có vấn đề nghĩa là bê tha, tắc trách chứ không mắc tâm bịnh) và 16 người (28%) mắc bịnh ghiền cờ bạc. Người Kampuchia 5 không vấn đề, 7 có vấn đề và 18 bịnh (31%). Riêng Việt Nam chúng ta, 11 người không có vấn đề, 1 có vấn đề và kinh khủng thay, 24 người (41%) mắc bịnh ghiền cờ bạc. Nói dễ hiểu hơn, cứ 100 trự Việt Miên Lào mắc tật cờ bạc, Lào chiếm 28 trự, Miên 31 trự và Việt Nam ta 41 trự. Nhắc lại 1.9 % người Mỹ mắc bịnh ghiền cờ bạc vàViệt Nam ta 41% mắc bịnh.



Đọc nguyên đoạn này, lấy số người Việt dự thi là 36 người, trong đó có 24 người mắc bịnh ghiền cờ bạc, như thế thì tỷ lệ ghiền cờ bạc từ nhóm người Việt này phải hơn 41% nhiều chứ. Phải là 70% ?

còn con số 41% kia là tính chung cho số dân Đông Dương (Việt Miên Lào) tham dự cuộc thống kê.

Và nếu nói cho chính xác giúp cho tác giả Long Nguyễn thì tính Việt Miên Lào, tỷ lệ người Việt nghiện cờ bạc là 41%.

Tính riêng người VN trong số 36 người tham gia cuộc thống kê thì tỷ lệ là 70% ghiền cờ bạc.

=======================================

Tôi tính toán thế có sai chỗ nào không cơ ? (@Đậu)

Be Nam
01-13-2012, 07:38 PM
Người ta chọn Connecticut làm thí điểm, nơi có 4000 người Lào, 3500 Kampuchia và 10000 người Việt. Họ chọn 96 người tham dự cuộc nghiên cứu, trong đó có 30 người Lào, 30 Kampuchia và 36 người Việt. Kết quả 11 người Lào không có vấn đề, 3 có vấn đề (có vấn đề nghĩa là bê tha, tắc trách chứ không mắc tâm bịnh) và 16 người (28%) mắc bịnh ghiền cờ bạc. Người Kampuchia 5 không vấn đề, 7 có vấn đề và 18 bịnh (31%). Riêng Việt Nam chúng ta, 11 người không có vấn đề, 1 có vấn đề và kinh khủng thay, 24 người (41%) mắc bịnh ghiền cờ bạc. Nói dễ hiểu hơn, cứ 100 trự Việt Miên Lào mắc tật cờ bạc, Lào chiếm 28 trự, Miên 31 trự và Việt Nam ta 41 trự. Nhắc lại 1.9 % người Mỹ mắc bịnh ghiền cờ bạc vàViệt Nam ta 41% mắc bịnh.



Đọc nguyên đoạn này, lấy số người Việt dự thi là 36 người, trong đó có 24 người mắc bịnh ghiền cờ bạc, như thế thì tỷ lệ ghiền cờ bạc từ nhóm người Việt này phải hơn 41% nhiều chứ. Phải là 70% ?

còn con số 41% kia là tính chung cho số dân Đông Dương (Việt Miên Lào) tham dự cuộc thống kê.

Và nếu nói cho chính xác giúp cho tác giả Long Nguyễn thì tính Việt Miên Lào, tỷ lệ người Việt nghiện cờ bạc là 41%.

Tính riêng người VN trong số 36 người tham gia cuộc thống kê thì tỷ lệ là 70% ghiền cờ bạc.

=======================================

Tôi tính toán thế có sai chỗ nào không cơ ? (@Đậu)

Vì con số thăm dò quá nhỏ, mức độ chính xác không bảo đảm, vì thế, cho công bình, nên chấp nhận sự sai biệt. Hãy thử chấp nhận sự sai biệt là 50%, tức là giảm số người ghiền cờ bạc xuống phân nữa thì cũng còn những 35%. Nay giảm phân nữa số đó thì cũng còn 17%. Để công bình hơn, giảm xuống 10% thôi tổng số người Việt ghiền cờ bạc thì vẫn còn rất cao so với 1.9% của người Mỹ. Xin bà con Việt kiều đăc biệt là Mỹ kiều, Úc kiều, Cà ná điên kiều, Hít le kiều... đừng có đem những chuyện xấu của người Việt ra bêu rếu, chẳng công bình hay mã thượng tí nào cả.

ốc
01-13-2012, 08:00 PM
Tôi tính toán thế có sai chỗ nào không cơ ? (@Đậu)Chắc là sai ạ. Tại vì anh dựa theo báo cáo và phân tích sai của bác nhà báo.

Anh đi vào nhà thương mà làm thử một cái thống kê thì bảo đảm thế nào 100% bệnh nhân ở đó đều có bệnh, rồi từ đó nhân rộng ra cả xã hội thì co1 thể kết luận là 100% người trong xã hội đó đều mắc một thứ bệnh.

Phần phân tích về con số 41% thì bạn zom bi trên kia đã chỉ ra cái sự so sánh vớ vẩn. Các bài báo Việt dán trên mạng hay in trên trang báo chợ đều chả ra đâu vào đâu, chả có nghiệp vụ chuyên môn gì sất cả.

_____________


Xin bà con Việt kiều đăc biệt là Mỹ kiều, Úc kiều, Cà ná điên kiều, Hít le kiều... đừng có đem những chuyện xấu của người Việt ra bêu rếu, chẳng công bình hay mã thượng tí nào cả.

Báo trong nước có đem chuyện xấu của người Việt ra bêu rếu không? Người trong nước thì không cần công bình hay mã thượng à?

Ngô Đồng
01-13-2012, 08:04 PM
N Đ sẽ thu nhập những ý kiến riêng từ quí anh chị, để có nhiều góc cạnh nhận xét về tệ nạn cờ bạc này - Bài viết do một độc giả gởi đăng - cách viết cách tính cách đưa vấn đề có thể thiếu xót hay không hòan tòan đúng 100% nhưng tện nạn này có thật, những sòng bài đầy người da vàng tóc đen là có thật .

Tại San Jose có xe búyt đưa đón đi lên sòng bài là có thật .

gun_ho
01-13-2012, 08:21 PM
Riêng kinh nghiệm bản thân tôi, khi đếm đầu số người Việt ít ỏi tại thành phố này với cái Casino chỉ toàn là máy và computer có tên là Chances, thì số người Việt đóng góp vào đấy chừng 50% dân số Việt tại đây.
Số người tán gia bại sản vì nó là 10%, ngoài ra còn có các sòng xập xám sát phạt hàng đêm ở tư gia lấy xâu riêng thì không tính.
Con số trung bình có lẽ là 50%.


ps : Hôm rồi có chị Việt kia kéo máy trúng đâu gần 5 ngàn, chúng nó nhìn mặt, tra hồ sơ thì ra là chị đã "ký giấy", chúng nó không những đã không chung mà còn phạt chị ấy mấy trăm đô đau đớn.



*"ký giấy" là thỏa thuận không bao giờ ghé vào nữa, là chịu bị đuổi đầu ra nếu léo vào.

ốc
01-13-2012, 08:33 PM
Nếu tính riêng trong phố rùm này thì số người Việt nghiện cờ bạc chỉ độ chừng 5 người thôi (cá độ football như bác Ngọc Đàm, anh thuynh, và hình như có an Tôm nữa). Vậy là chỉ độ chừng 1.5% người Việt trong cả phố thôi.

hue huong
01-13-2012, 08:33 PM
Chị NĐ ơi ,
Hình như máu cờ bạc ăn sâu vào xương tủy của phần đông người Việt , cả trong lẫn ngoài nước , đàn ông cũng như đàn bà , dốt hay khoa bảng , cu li hay thầy đội , không từ một ai . Lúc xưa tôi tưởng người khờ mới mê đen đỏ ( vì đánh bài thế nào cũng thua ) hóa ra người học hành giỏi giang cũng ... muốn hốt tiền thiên hạ nên thua luôn .Tôi có người quen thường đi cruise nên có kinh nghiệm . Bà ấy nói " muốn tìm coi có người VN đi dưới tàu , xuống sòng bài là gặp . Nếu đi lạc , cũng nên kiếm ở sòng bài trước tiên " .
Vùng mình Tết nhất tụ năm tụ ba là có bầu cua .Cờ bạc không chỉ cầm lá bài mà còn cá độ hay cờ bạc trên internet nữa .
Thôi tôi chạy cho lẹ vì tôi ít dám tranh luận nhưng thú thật tôi " kiêng " những tay cờ bạc . Vướng vào thì khó mà giữ được tư cách và phẩm giá .

gun_ho
01-13-2012, 08:34 PM
Cũng nên nói cho công bằng là dân Việt ở thành phố tôi đa số làm nghề biển, ít biết giải trí bằng cách lên nét , tham gia diễn đàn trao đổi hòa nhã vân vân....cũng chẳng biết tập võ hay hát hỏng chỉ tuyền ăn nhậu và cờ bạc , có lẽ ở vùng Calif nắng ấm, con người ta văn minh, biết dùng nét và có thể ra ngoài trời giải trí cùng làm nhiều chuyện khác nên tỷ lệ có thấp hơn chăng ?

ngocdam66
01-13-2012, 08:39 PM
Riêng kinh nghiệm bản thân tôi, khi đếm đầu số người Việt ít ỏi tại thành phố này với cái Casino chỉ toàn là máy và computer có tên là Chances, thì số người Việt đóng góp vào đấy chừng 50% dân số Việt tại đây.
.

Tui và bác Thuynh đánh bài cờ bạc cách nay 54 năm từ VN sang Mỷ chắc cũng bị xếp vào thống kê trên quáb-). Hên cái là BX và mấy xấp nhỏ tới giờ vẩn chưa biết tui là bác thằng bần:)

hue huong
01-13-2012, 08:55 PM
Anh Gun ,
Tôi thấy quanh tôi ( Cali ) người ta đánh bài rất nhiều , có xe đưa rước tới sòng bài nữa . Tôi đâu có binh vực là dân Cali là không đánh bài .
Vì thấy nhiều gia đình tan nát vì cờ bạc ( trong đó có em / cháu tôi ) nên tôi càng ghét cờ bạc vậy thôi . Qua đây tưởng học gì hay ho cho hơn người , tìm đường sống trong cái chết , lại chui vô sòng bạc cho tan nát gia cang . Phải biết vậy , buông tay cho nhẹ ghe nhường cho người khác đáng sống hơn .

Triển
01-13-2012, 10:18 PM
Anh đi vào nhà thương mà làm thử một cái thống kê thì bảo đảm thế nào 100% bệnh nhân ở đó đều có bệnh, rồi từ đó nhân rộng ra cả xã hội thì co1 thể kết luận là 100% người trong xã hội đó đều mắc một thứ bệnh.
Hay ! hahahaha http://s1.e46fanatics.com/forum/images/smilies/clap.gif





"....Theo truyền thống thì ở Việt Nam ta, người lớn tuổi mới cờ bạc....."
=> Truyền thống này có ở người Việt Nam từ khi nào rứa anh Nguyễn Long ? ;)



"....Và lạy Chúa tôi, ở hải ngoại chúng con, chống cờ bạc thì mất lòng lắm ...."
=> Vơ đũa cả nắm. Gì mà hải ngoại chứ. Đọc nghe cảm giác người Việt đông đúc tràn lan như người Mông Cổ,
có mặt khắp nơi thế kỷ thứ lâu quá. Sau đó thì mang cái truyền thống bài bạc truyền ngang truyền dọc
truyền xuống đến con cháu, thâm căn cố đế nên không thể nào chống đối được nữa. (=> xem tiếp bên dưới chỗ này (*)



"......Trồng cây 10 năm, trồng người 100 năm ....."
=> Câu này thì nghe quen quen ;) : Tư tưởng vĩ đại này tìm thấy ở Quản Di Ngô của
Đông Châu Liệt Quốc. Và "trùng hợp" với "chỉ đạo tư tưởng HCM" thường thấy khắp VN. ;)



Lời bàn:


Tệ nạn thì có nhưng tính cách bài viết có nội dung chỉ trích, hài tội nhiều hơn là chinh phục
độc giả để cùng chống tệ nạn bài bạc ở vài nơi có nêu tên ở Hoa Kỳ. Chưa nói là có đoạn
chửi thề cả vào đấy nữa.
Muốn thực sự chinh phục thì loại ra các phần viết nặng tính "công kích" và dữ kiện phải cẩn
thận hơn. Bài viết phải để các nguồn tham khảo, phải có các phần phỏng vấn các gia đình
có thân nhân cờ bạc. Giới hạn không gian, phạm vi sự việc xảy ra. Tránh nói chung chung
kiểu "toàn cầu". Phê bình kiểu Ốc chính xác: làm phóng viên không chuyên nghiệp..






Xin bà con Việt kiều đăc biệt là Mỹ kiều, Úc kiều, Cà ná điên kiều, Hít le kiều...
đừng có đem những chuyện xấu của người Việt ra bêu rếu, chẳng công bình hay mã thượng tí nào cả.
(*) Bé Nam có cái nhìn "bao quát" của Nguyễn Long, cố ý vơ đũa nguyên bó và tiếp tục
xả rác "Kiều ngữ", biểu hiện "cái gọi là": quên bỏ i-ốt vào canh. :)))
Có thể là Bé Nam quên mất rằng tự do ngôn luận thì nó "phong phú" và đa chiều (@Liên)
như rứa. Có thuận có nghịch, có trái có phải, có theo có chống.
Chứ không phải vớ cái câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, rồi tha hồ "chỉ đạo" một chiều
mà quên là đang đứng đầu gió và đang ở hoàn cảnh chỉ đạo khó ngửi. Cả đám cuối gió
vỗ tay ào ào bởi không cần "động não" và khen đấy là làn gió mới muôn năm muôn năm,
tư tưởng tràn đầy sức sống (mắm sống) muôn năm muôn năm.

Camel
01-13-2012, 10:34 PM
N Đ sẽ thu nhập những ý kiến riêng từ quí anh chị, để có nhiều góc cạnh nhận xét về tệ nạn cờ bạc này -

Chị Ngô Đồng,

Xét việc cờ bạc có phải là tệ nạn hay không mất nhiều thì giờ lắm ;)

- Cờ bạc mang lại điều gì tốt khi định nghĩa nó là một thú giải trí ? ... cũng nhiều lắm , giảm stress, mang lại niềm vui , giảm thiểu hay làm tạm quên đi sự muộn phiền đối với nhiều người có tuổi giống như hút thuốc , coi phim ảnh hay đi du lịch đó đây .

- Chỉ kẹt cái là nó hao tiền và gây ra khá nhiều tệ đoan như rạc người , đánh mất đi nhân phẩm vì bài bạc dẫn đến nợ nần , lừa đảo , trộm cắp v.v....

- Từ góc độ cờ bạc giải trí tiến sang sinh tệ nạn ... hình như nó khá gần và nhiều người vấp phải khi ra nước ngoài . Nhìn tổng quát các sắc dân Á có "máu mặt" trong việc cờ bạc ngoài người Việt còn có người Miên , Lào , Thái Lan , Phi và Tầu thì khỏi nói :) ... nên có người nói văn hóa Á Đông bao gồm văn hóa cờ bạc . Nếu hỏi bác Ngọc Đàm chắc bác ấy có đủ tên tuổi các đại gia của Saigon trước 75 thường gầy sòng ở đâu và chơi lớn cỡ nào . Đó là chưa kể đến các ông tướng trong quân đội hay ông cựu phó TT NCK lâu lâu lại xách trực thăng bay vào Saigon xoa mạt chược với bác Cò Hùng ... đương nhiên các việc này đều được coi như tính giải trí , chứ ăn thua nhau thì nay thua mai lại ăn , chẳng mấy ai vì cờ bạc mà sạt nghiệp . Sang Mỹ, sang Úc , sang Sing hay Macao thì lại khác ... có sòng hẳn hòi , đi sòng bài có phục vụ cao cấp , dealer lúc nào cũng tươi cười nhã nhặn , chiều khách hết mực , thắng thua luôn được đối xử rất là "có tình" ... nói đó là mánh khóe của sòng bài là không đúng phải nói đó là yếu điểm của tâm tính con người thì đúng hơn . Người các nước khác không biết sao chứ người việt mình rất "soft" , ra nước ngoài với chút tự ti , chút mặc cảm mình đến từ một đất nước kém văn minh và nghèo vật chất ... nên khi được các casino "nâng niu" thì nhất định họ phải thấy thích và thoải mái ... từ việc thoải mái đến mở hầu bao ra chơi xả láng là việc dễ hiểu . Có nhiều người lại nói cờ bạc chỉ thường thấy ở các sắc dân nghèo và ít học , cái chưa hẳn đúng vì nghèo như người Mễ họ đâu có mặt thường xuyên ở casino đâu . Ít học ... chưa chắc đúng , đám con cháu chú Ba bằng cấp đầy người , tiếng Anh tiếng U như gió cũng bu đen bu đỏ quanh bàn bài . Nói dân trí của nước Nhật cao , người Nhật là mẫu người mẫu mực nên chắc họ không cờ bạc dạc dài ... chưa chắc ! Người Nhật chẳng rõ có vì cờ bạc mà sạt nghiệp hay đánh mất đi tư cách hay không thì không rõ nhưng cơ bạc rõ ràng là một thú giải trí và giúp giảm stress ... chỉ sau uống rượu và mua sắm , dân Nhật ít thích ngồi bàn bài mà lại thích chơi với các máy đánh bài hay game xanh xanh đỏ đỏ nhiều hơn .

Có một dạo ở VN thời chưa mở cửa nhưng nhà nước đã cho xổ số , đám đánh đề mua đề mỗi ngày nuôi sống được bao nhiêu người và cũng biết bao nhiêu người tanh banh vì đề .

Thành khẩn khai báo với chị từ năm 28t em đã hãnh diện ghi danh vào danh sách cờ bạc theo chân bác Ngọc Dàm ;) chẳng có năm nào mà em không lết xác đến casino , chẳng gì sướng bằng được ngủ phòng khách sạn sang trọng, ăn ngon mà em thì lại có máu thích hưởng thụ . Lúc bấy giờ nói thực lòng chỉ có đi casino là em thấy thoải mái nhất ... chứ đi du lịch thì thích nhưng cứ nghĩ khả năng ngoại ngữ mình lục cà lục cục nên lại sợ , người việt thì chị còn lạ gì giống như con cừu ấy , làm cái gì cũng phải chờ có người làm trước rồi bày vẽ cho mình thì mình mới làm . Khoảng 10 năm sau gia đình đoàn tụ , máu mê casino của em nó phải tự dứt là vì "bà già" mà biết được thì bà sẽ chẳng thèm đếm xỉa đến cái mặt mẹt của mình , cũng khổ . Thế mà chỉ có vài năm sau mẹ em lại là người rất thích khi tụi em đưa bà đi Vegas cho bà coi phố xá , ăn buffet và kéo slot machine , bà còn khen là máy đẹp và vui quá , mấy lần bà còn xơi được của máy dăm ba chục sau khi ôm máy kéo đến gần 2 giờ sáng . Chẳng biết là may mắn hay là không đại gia đình của em ngoài trừ mình em thích cờ bạc ... còn từ trên xuống dưới đều chọn những thú giải trí khác để tiêu khiển nên không còn hay đến các casino , nếu không phải vì ghiền cờ bạc khiến gia đình tan nát thì em vẫn nghĩ cờ bạc là thú tiêu khiển hết sức thú vị , nhiều lúc muốn gầy một bàn bài hay xoa mạt chược để anh em trong nhà vừa chuyện trò vừa vui với nhau nhưng thật là khó . Khó là vì đã cờ bạc là phải có ăn có thua ... chơi giải trí thì hình như nó không đủ hấp dẫn hay sao đấy . Do đó nói như chị Huệ Hường thì máu tham nó hình thành bịnh ghiền cờ bạc chắc cũng hơi bị đúng .

Nếu không có bịnh ghiền cờ bạc thì Vegas có tráng lệ như hôm nay hay không ? chắc là không ? - Thế thì chắc chỉ có mình chị Ngô Đồng là không thấy buồn vì chị có bao nhiêu thú giải trí lành mạnh khác để enjoy như hát hò , viết báo , làm vườn , trồng hoa .... còn em thì buồn lắm dù sau này em ít khi đến casino để xem ánh đèn màu :)

angie
01-13-2012, 11:07 PM
Chẳng cứ gì người VN đánh bài thích đến Las Vegas. Tui có ông thầy người da đen nói Sammy Davis Jr và Bill Cosby cũng thường trực ở Casino để câu khách da đen vào đánh bài cho nhiều.

Nhà thờ ở đầu đường có hội phụ lão người Mỹ. Năm ngoái bà hội trưởng nói là bà hẹn ngày xe bus đến đón mọi người đi một chuyến đến casino gì đó ở khu Da Đỏ Indian gaming thing, hình như là cái casino có bảng quảng cáo tiếng Việt trên đường Keyes ở San Jose. Mỗi ngưởi được 25 tì chip để đánh bài.

Một hôm đi vào Toyota dealer sửa xe xong đang chờ rửa xe, người tiếp tân Á Đông gốc Philippines khoe có thẻ hội viên ở Casino Da Đỏ. Hồi xưa ở CA không có casino lớn, chỉ gần đây thông qua luật cho người Da Đỏ xây casino trong khu tập trung người Da Đỏ. Và họ đã dùng đủ mọi cách để câu khách đưa xe đến đón khách vào lãnh địa của họ.

Triển
01-13-2012, 11:19 PM
nhiều lúc muốn gầy một bàn bài hay xoa mạt chược để anh em trong nhà vừa chuyện trò vừa vui với nhau nhưng thật là khó . Khó là vì đã cờ bạc là phải có ăn có thua ... chơi giải trí thì hình như nó không đủ hấp dẫn hay sao đấy . Do đó nói như chị Huệ Hường thì máu tham nó hình thành bịnh ghiền cờ bạc chắc cũng hơi bị đúng .
.... còn em thì buồn lắm dù sau này em ít khi đến casino để xem ánh đèn màu :)

Lời thú tội của tay anh chị bự. hahahahaha j/k

Anh Cà, bài bạc đã hình thành và trở thành một kỹ nghệ. Nhìn các tường trình kinh tế đen đỏ của tổng thống Obama,
anh cứ việc bước vào casino xem như làm phước, âu cũng là một đóng góp nâng đỡ nền kinh tế quốc dân. hahaha j/k

gun_ho
01-14-2012, 05:49 PM
Nếu tính riêng trong phố rùm này thì số người Việt nghiện cờ bạc chỉ độ chừng 5 người thôi (cá độ football như bác Ngọc Đàm, anh thuynh, và hình như có an Tôm nữa). Vậy là chỉ độ chừng 1.5% người Việt trong cả phố thôi.


Mém quên nữa, hỏi anh Ốc chứ các thương gia chơi chứng khoán của phố ta có được tính là cờ bạc không anh ?

ốc
01-14-2012, 06:54 PM
Chỉ có những môn đánh cờ, đánh bạc (bài cào, xập xám, tứ sắc, lắc bầu cua), cá độ thể thao, và cá độ đá gà mới được Hội Tâm thần học Mỹ (American Psychiatric Association (http://en.wikipedia.org/wiki/American_Psychiatric_Association)) công nhận là "cờ bạc"(gambling).

Còn chơi chứng khoán (và xổ số) thì họ cho là một loại bệnh hoang tưởng (delusional).

Sự khác nhau chính yếu giữa hai loại hình sinh hoạt tiêu cực này là người cờ bạc thì họ nghiện những cảm giác phấn kích khi được bạc, trong khi người chơi chứng khoán/xổ số thì được hay thua cũng chả sao vì họ nghiện cái cảm giác hy vọng lạc quan rằng sẽ có ngày trúng một vố.

Triển
01-15-2012, 01:50 AM
Sự khác nhau chính yếu giữa hai loại hình sinh hoạt tiêu cực này là người cờ bạc thì họ nghiện những cảm giác phấn kích khi được bạc, trong khi người chơi chứng khoán/xổ số thì được hay thua cũng chả sao vì họ nghiện cái cảm giác hy vọng lạc quan rằng sẽ có ngày trúng một vố.
Cà cán bộ nghiện xem ánh đèn màu, ăn ngon và ngủ giường khách sạn.

RaginCajun
01-15-2012, 05:42 AM
Cũng nên nói cho công bằng là dân Việt ở thành phố tôi đa số làm nghề biển, ít biết giải trí bằng cách lên nét , tham gia diễn đàn trao đổi hòa nhã vân vân....cũng chẳng biết tập võ hay hát hỏng chỉ tuyền ăn nhậu và cờ bạc , có lẽ ở vùng Calif nắng ấm, con người ta văn minh, biết dùng nét và có thể ra ngoài trời giải trí cùng làm nhiều chuyện khác nên tỷ lệ có thấp hơn chăng ?Xứ tớ cũng thế. Ngày xưa có dân làm biển thích cờ bạc, bây giờ có thêm dân làm nail chơi cũng không kém. Nếu nói người Việt cờ bạc thì xứ tớ, có lẽ, tỷ lệ cao nhất. Cá độ football bán cả tàu tôm nữa đấy. Khỏi cần sòng bài, cờ bạc ngay ngoài khơi, ăn thua từng thúng tôm :P. Lúc vô, có tàu trúng tôm, có tàu chẳng có tí nào. Mấy bà vợ hỏi sào tàu thằng A nhiều mà tàu anh không có? Câu trả lời "kỳ này trời không đãi" được chấp nhận ngay. Chuyến sau, thằng A lại súc tôm đổ sang tàu của anh này thì... " trời đãi".

6Quit
01-15-2012, 05:41 PM
Tui cũng công nhận là nếu tính tỉ số cờ bạc thì người Việt nhiều hơn người Mỹ, nhưng nếu tính tỉ số người bị tán gia bại sản vì cờ bạc thì chắc phần trăm Mỹ nhiều hơn vì đa số người Việt keo thí mẹ, tui thấy nhiều anh khôn lắm, xe bus chở free, cho tiền, cho bánh mì free thì mấy ảnh đi dòm ngó ăn hưởng cho đã, có khi lấy tiền free bỏ túi rồi về....Nếu chơi thì chơi vài đồng thui, thua một lần mí ảnh tởn tới già, đếch chơi nữa ....:))

PS: Tui ở trong số này, và mỗi lần xe bus chở đi free, tui làm quen trên xe bus ít nhất là vài "đồng chí" .....:)):))

tabalo
01-15-2012, 06:23 PM
Tui cũng công nhận là nếu tính tỉ số cờ bạc thì người Việt nhiều hơn người Mỹ, nhưng nếu tính tỉ số người bị tán gia bại sản vì cờ bạc thì chắc phần trăm Mỹ nhiều hơn vì đa số người Việt keo thí mẹ, tui thấy nhiều anh khôn lắm, xe bus chở free, cho tiền, cho bánh mì free thì mấy ảnh đi dòm ngó ăn hưởng cho đã, có khi lấy tiền free bỏ túi rồi về....Nếu chơi thì chơi vài đồng thui, thua một lần mí ảnh tởn tới già, đếch chơi nữa ....:))

PS: Tui ở trong số này, và mỗi lần xe bus chở đi free, tui làm quen trên xe bus ít nhất là vài "đồng chí" .....:)):))
Casino đó dẹp tiệm chưa anh Sáu ? :))

6Quit
01-15-2012, 06:33 PM
Casino đó dẹp tiệm chưa anh Sáu ? :))

=)) ... Nó khôn hơn tui (tức là hổng thèm cho xe bus free chở tui nữa) nên chưa dẹp tiệm anh ơi ....:))

tabalo
01-15-2012, 06:38 PM
Nó khôn hơn tui (tức là hổng thèm cho xe bus free chở tui nữa) nên chưa dẹp tiệm anh ơi ....:))
Vậy là Anh li dị với họ nhà Bần rồi phải không ? =))

6Quit
01-15-2012, 07:07 PM
Vậy là Anh li dị với họ nhà Bần rồi phải không ? =))

Mới ly thân thôi anh, họ nhà này dai lắm ....:))

ngocdam66
01-15-2012, 08:02 PM
Mới ly thân thôi anh, họ nhà này dai lắm ....:))

Vỏ Quít dày có móng tay nhọn bác 6 ui.:))

6Quit
01-15-2012, 08:12 PM
Vỏ Quít dày có móng tay nhọn bác 6 ui.:))

Bởi vậy lâu lâu tui phải biến thành cam sành ông thầy ơi ..:))

Triển
01-16-2012, 10:20 PM
Bởi vậy lâu lâu tui phải biến thành cam sành ông thầy ơi ..:))
phải chuyển sang Bưởi 5 roi á.

tabalo
01-17-2012, 08:09 AM
Bởi vậy lâu lâu tui phải biến thành cam sành ông thầy ơi ..:))
Đời tui ghét nhất ai nghèo mà còn khoe của^:)^

6Quit
01-17-2012, 08:22 AM
Đời tui ghét nhất ai nghèo mà còn khoe của^:)^

:)).....Nghèo ta mới hay nổ sảng chớ giàu ngu gì khoe anh ....:)):))

tabalo
01-17-2012, 08:28 AM
:)).....Nghèo ta mới hay nổ sảng chớ giàu ngu gì khoe anh ....:)):))
Đó lý do Việt nam không có khủng bố vì ở đó nổ không cần kíp và chúng nó tự khủng bố nhau :)):)):)):)):)):)):)):))

6Quit
01-17-2012, 08:35 AM
Đó lý do Việt nam không có khủng bố vì ở đó nổ không cần kíp và chúng nó tự khủng bố nhau :)):)):)):)):)):)):)):))

Vậy là anh chưa có đọc tin tức cập nhật đa chiều từ chị Tút, VN bây giờ có người ăn tô phở 1 triệu ....:)):))

tabalo
01-17-2012, 08:37 AM
Vậy là anh chưa có đọc tin tức cập nhật đa chiều từ chị Tút, VN bây giờ có người ăn tô phở 1 triệu ....:)):))
Mấy đứa đó nó cũng là khủng bố đấy :)):)):)):)):))

Camel
01-17-2012, 09:14 PM
Chỉ có những môn đánh cờ, đánh bạc (bài cào, xập xám, tứ sắc, lắc bầu cua), cá độ thể thao, và cá độ đá gà mới được Hội Tâm thần học Mỹ (American Psychiatric Association (http://en.wikipedia.org/wiki/American_Psychiatric_Association)) công nhận là "cờ bạc"(gambling).



Anh Ốc , nghe nói bên mẽo này sở thuế hình như có điều khoản công nhận ... title gambler cho những tay chơi bài full time . Mà đã là nghề thì không nên phân tích cực hay tiêu cực vì chắc gì nghề Y đã cao quí hơn nghề Cờ bạc =))

Triển
01-17-2012, 09:25 PM
Anh Ốc , nghe nói bên mẽo này sở thuế hình như có điều khoản công nhận ... title gambler cho những tay chơi bài full time . Mà đã là nghề thì không nên phân tích cực hay tiêu cực vì chắc gì nghề Y đã cao quí hơn nghề Cờ bạc =))
Cờ bạc là bác thằng bần, đi vào mặc áo đi ra cởi trần ...... bị cảm gió, đưa vào bệnh viện được bác sĩ chữa trị.
Lúc này thì bác sĩ đang có phần lấn át trên phạm vi nhân nghĩa .....
Vấn đề chỉ nằm ở chỗ là không có tiền thì khỏi trị. Mà có em nào cởi áo, thế vợ đợ con rồi mà còn lấy đâu ra tiền.
Thế là không được chữa.

Kết luận: bác thằng bần tội nghiệp quá, còn bác sĩ thì vô lương .... tâm quá. ;)

RaginCajun
01-18-2012, 05:08 AM
Chỉ có những môn đánh cờ, đánh bạc (bài cào, xập xám, tứ sắc, lắc bầu cua), cá độ thể thao, và cá độ đá gà mới được Hội Tâm thần học Mỹ (American Psychiatric Association (http://en.wikipedia.org/wiki/American_Psychiatric_Association)) công nhận là "cờ bạc"(gambling).

Còn chơi chứng khoán (và xổ số) thì họ cho là một loại bệnh hoang tưởng (delusional).

Sự khác nhau chính yếu giữa hai loại hình sinh hoạt tiêu cực này là người cờ bạc thì họ nghiện những cảm giác phấn kích khi được bạc, trong khi người chơi chứng khoán/xổ số thì được hay thua cũng chả sao vì họ nghiện cái cảm giác hy vọng lạc quan rằng sẽ có ngày trúng một vố.Vậy lấy vợ, lấy chồng có phải là cờ bạc không bác? Tớ thấy nhiều người cũng bị sạch váy không thua gì cờ bạc đấy.

ốc
01-18-2012, 07:17 AM
Lấy vợ lấy chồng thì nó cũng giống như là đầu tư vào bất động sản (với diện tích nhỏ) mà giá trị giảm đi một chút từng ngày, cho nên sớm muộn gì thì cũng lỗ. Ai may mắn đầu tư vào đúng mỏ thì cũng đở một chút.

hoài vọng
01-18-2012, 05:10 PM
Lấy vợ lấy chồng thì nó cũng giống như là đầu tư vào bất động sản (với diện tích nhỏ) mà giá trị giảm đi một chút từng ngày, cho nên sớm muộn gì thì cũng lỗ. Ai may mắn đầu tư vào đúng mỏ thì cũng đở một chút.
Thôi thì anh ốc về đây đi , dù cái bất động sản nó ở miệt bưng biền thì bảo đảm vài năm .....nó sẽ có giá cao vời vợi ( nếu không thì quán Phở Tuyết Mai , Phở một triệu ...v...v...bán cho ai ?)

ốc
01-19-2012, 07:15 AM
Dạ em cũng đang nói về những cái bất động sản ở miệt... rừng đó bác Hoài Vọoooong.

hoài vọng
01-19-2012, 07:38 PM
Phải miệt rừng giáp với Miên hay Lào mới ăn thua ( dân chạy trốn Tàu cộng mới mò đến tỵ nạn )

Ngô Đồng
01-20-2012, 07:38 AM
Khi đọc hàng chữ “người nghệ sĩ quay lưng vào khán giả”, chắc ai cũng mường tượng đến một người nghệ sĩ nổi tiếng, lớn tuổi, có một quá trình hoạt động lâu dài trên con đường nghệ thuật. Nhưng bỗng dưng chán nản, quyết định bỏ cuộc, rồi “quay lưng vào khán giả”! Hoặc cũng có thể nghĩ rằng, đây là hành động “phản bội” lại khán giả ái mộ của một người nghệ sĩ!

Nhưng không, người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975. Cô chỉ mới xuất hiện trên sân khấu ca nhạc của trung tâm Asia lần đầu tiên, chưa được khán thính giả biết đến tên tuổi, và lại càng không biết dung nhan của cô, vì cô luôn luôn đứng “quay lưng vào khán giả”! Thưa quý vị đó chính là người nhạc trưởng điều khiển toàn bộ dàn nhạc giao hưởng gồm hầu hết là những nhạc công chuyên nghiệp người ngoại quốc cùng ban Ngàn Khơi, một ban hợp xướng thiện nghệ nhất của cộng đồng người Việt mà quý vị đã có dịp thưởng thưc tài nghệ của họ qua bộ DVD “Hùng Ca Sử Việt” do Asia Entertainment thực hiện và phổ biến trong tháng 10, 2011 vừa qua.

Thể theo lời yêu cầu của đông đảo khán thính giả đã viết thư về cho trung tâm Asia, hoặc qua những diễn đàn văn nghệ, đặc biệt là đối với quý vị mà chúng tôi có dịp gặp gỡ và tiếp xúc qua những buổi lưu diễn gần đây, hầu như ai cũng “trách” người đạo diễn đã vô tình không cho mọi người được nhìn ngắm cô nhạc trưởng tài hoa, mặc áo dài, cầm chiếc đũa conductor’s baton điều khiển dàn nhạc đại hòa tấu. Và đó chính là lý do thúc đẩy cho tôi viết lên đôi hàng giới thiệu về cô.

Như đã nhắc qua trong phần đầu, cô sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn VN, tên cô là Lee Lee Ngọc Trương, mà chúng tôi quen gọi là Lily. Cô còn rất trẻ, độc thân và hiện đang sống với gia đình ở quận Cam (Orange County), California. Lily yêu nhạc từ thuở nhỏ cho nên ngay sau khi tốt nghiệp trung học, cô đã dành trọn suốt 7 năm sau đó để lấy cả hai bằng cử nhân về âm nhạc và hợp xướng! Đặc biệt là hòa tấu và nghệ thuật điều khiển các dàn nhạc giao hưởng cùng những ca đoàn!

Lily may mắn được rất nhiều nhạc trưởng lừng danh người bản xứ, cũng như từ nhiều quốc gia khác hướng dẫn và giúp cô trau dồi nghệ thuật để nâng cao năng khiếu trời cho này. Kể cả vị nhạc trưởng tài ba trong cộng đồng người Việt của chúng ở hải ngoại là tiến sĩ Vũ Tôn Bình, ông cũng đã dành nhiều thì giờ để huấn luyện và cố vấn cô trong vai trò “conductor”! Cũng nhờ vậy mà từ chức vụ “Assistant Conductor”, cô đã trở thành “Associate Conductor” trong vòng 7 năm trời, để cùng sánh vai với hàng chục vị thầy đã dậy dỗ mình trong nhiều năm kiên trì học hỏi.


http://www.hennhausaigon2015.com/forums/gallery/image.php?album_id=18&image_id=5191
Ban Hợp ca Sóng Xanh


Lily cũng rất năng động trong các sinh hoạt cộng đồng, cô tham dự những buổi hòa nhạc thiện nguyện, hướng dẫn ca nhi, thành viên ca đoàn, cùng nhóm Sóng Xanh và ban hợp xướng Ngàn Khơi! Tuy nhiên công việc và chức vụ chính của Lee Lee Ngọc Trương hiện nay là Phụ Tá Giám Đốc Âm Nhạc (Assistant Music Director) cho Laguna Niguel Presbyterian Church, với một dàn nhạc giao hưởng và đại hợp xướng gồm toàn người Hoa Kỳ.


http://www.hennhausaigon2015.com/forums/gallery/image.php?album_id=18&image_id=5192
Lily trong một buổi sinh hoạt cộng đồng


Thật ra có một lần duy nhất khuôn mặt của cô đã được chiếu thoáng qua trên DVD Hùng Ca Sử Việt trong tiết mục của nam ca sĩ Đặng Thế Luân, nhưng không đủ để mọi người có thể kịp nhận diện! Khi hỏi cảm tưởng của cô về sự thiếu sót này, Lily nói “Đây là một tác phẩm nghệ thuật có tính cách lịch sử và hợp quần. Hầu hết các ca nhạc sĩ nổi tiếng đều đứng chung và say sưa hợp ca để nói lên lòng yêu nước và sức mạnh của dân tộc, cho nên được tham dự đã là niềm hãnh diện lớn lao đối với Lily, vì thế yếu tố cá nhân không còn là một điều quan trọng”!


http://www.hennhausaigon2015.com/forums/gallery/image.php?album_id=18&image_id=5193
Conductor Lee Lee Ngọc Trương


Trả lời về cảm nghĩ của vai trò và hình ảnh khiêm tốn của một người nữ nhạc trưởng trẻ tuổi VN, đứng điều khiển một dàn đại hòa tấu gồm toàn những nhạc công chuyên nghiệp ngoại quốc, dáng dấp to lớn có làm cho cô bị khớp hay không? Lily nói “Cháu cảm thấy mình thật bé nhỏ khi đứng chung với họ, nhưng ngược lại với giai điệu hùng hồn, vĩ đại và phong phú của những bản hùng ca VN đã mang đến cho Lily bao niềm cảm hứng để thấy mình bỗng dưng cao lớn, tưởng như Phù Đổng Thiên Vương đang vươn vai đứng dậy”!

Cô Lily nhờ tôi chuyển lời cám ơn chân thành đến sự chú ý và khuyến khích của khán thính giả dành cho cô và xin gởi tặng quý vị một vài tấm ảnh sinh hoạt đính kèm. Ngòai ra thể theo lời mời của Asia Channel, cô sẽ xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn truyền hình do MC Thùy Dương thực hiện vào những tuần lễ sắp tới. Kính mời quý vị nhớ đón xem.

Nam Lộc

ngocdam66
02-18-2012, 01:36 PM
http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=1_230157_AJrbi2IAAGqMTz%2f3FwSZVB9cR6 8&pid=2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo

















http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=1_230157_AJrbi2IAAGqMTz%2f3FwSZVB9cR6 8&pid=2.3&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo






http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=1_230157_AJrbi2IAAGqMTz%2f3FwSZVB9cR6 8&pid=2.4&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo


Monica Thieu




Những người Trẻ Gốc Việt làm vẽ vang dân Việt...


Cô Monica Thiệu (Thieu Kim Ngan),

Nử Sinh Viên năm thứ hai, về tâm lý học thuộc University of North Texas, đã giành được giải nhất và $100,000 tiền thưởng trong cuộc thi Kiến Thức (Jeopardy) dành cho các sinh viên Đại học năm 2012 (Jeopardy College Championship), sau khi đã qua nhiều vòng và chiến thắng được 14 đối thủ là những sinh viên đến từ các trường Đại học Hoa Kỳ. Với chiến thắng này Monica Thiệu trở thành người thắng giải Vô Địch Sinh Viên trẻ nhất từ trước đến nay (kể từ khi chương trình được bắt đầu vào năm 1989) và cô cũng sẽ được tham dự cuộc thi dành cho những người thắng giải (Tournament of Champions).


Cô đã mơ ước nhiều năm được tham dự chương trình Jeopardy, và nay mơ ước đã thành sự thật, không những thế cô lại còn là người chiến thắng của Jeopardy College Championship, mà những đối thủ của cô là những bậc đàn anh, đàn chị. Cô cho biết.. “ Tôi hy vọng chiến thắng của tôi, cho những bạn sinh viên khác thấy, họ có thể làm tốt (chiến thắng) mà không kể đến kinh nghiệm hay tuổi tác..”


Được biết “Jeopardy College Championship” trong chương trình thi đố Jeopardy, có hàng năm, kể từ năm 1989. Thí sinh phải là những sinh viên tại các Đại học Hoa Kỳ, học toàn thời gian, chưa tốt nghiệp, có tất cả 15 sinh viên được tuyển chọn và sẽ tranh tài liên tiếp trong hai tuần lễ -

Xin mời xem toàn bảng tin dưới đây.


http://www.jeopardy.com/minisites/collegechamps-s28/blogsandvideos/ (http://www.jeopardy.com/minisites/collegechamps-s28/blogsandvideos/)

Watch the exclusive winner's interview here! (http://www.jeopardy.com/minisites/collegechamps-s28/blogsandvideos)


CULVER CITY, CALIF. (Feb. 14, 2012) -- Monica Thieu, an 18-year-old psychology major at the University of North Texas, took first place in the "Jeopardy!" College Championship -- winning $100,000 and a guaranteed spot in the next Tournament of Champions. Thieu outscored 14 undergraduates from across the country and became the youngest College Championship winner ever since the tournament debuted in 1989.
"I hope my win shows other undergrads that they can do well regardless of experience or age," she said. "Just being in the tournament was completely surreal. I've wanted to be on 'Jeopardy!' for many years and to finally make it on is just unbelievable."
Thieu felt calm while waiting to play her first game, but admits that everything changed when she stepped onto the stage. "When Johnny Gilbert announced my name, I had the butterflies hit me full-on," she said. "I hardly even knew where I was at when Alex Trebek walked onto the stage!"
Besides winning, Thieu said the most exciting part of the experience was fulfilling her life-long dream of meeting "Jeopardy!" Host Alex Trebek. "He is a venerated figure in the trivia scene," she said. "As a trivia buff, I knew that meeting him would be the capstone of all my years of work."
Originally from Dallas, Texas, Thieu is a member of the university's a cappella singing group and involved with the theater club. She also enjoys attending university talks and was inspired to wear a pair of TOMS shoes on "Jeopardy!" after hearing the company's founder speak. "I think it's a great business model because you know exactly where the money goes, and you get a great product for yourself," she said regarding the company, which donates a pair of shoes for every pair purchased. "The shoes weren't lucky before but now that I've had such great success, I'm going to rock them during finals week!"
Thieu plans to use most of her winnings to pay off college and save the rest of it after a small shopping trip.
Sarah Bart, a senior at Goucher College, finished second in the competition, winning $50,000. Third place winner Zack Terrill, a senior at Vanderbilt University, earned $25,000.
"Jeopardy!," the winner of 29 Emmy awards, including the 2011 Emmy for Outstanding Game/Audience Participation Program, was inducted into theGuinness Book of World Records for the most awards won by a TV Game Show. The series is the #1-rated quiz show in syndication with 25 million viewers each week. "Jeopardy!" is produced by Sony Pictures Television, a Sony Pictures Entertainment Company. It is distributed domestically by CBS Television Distribution and internationally by CBS Television International, both units of CBS Corp.

[/FONT]

heineken
02-23-2012, 05:12 AM
bữa đường kẹt em leo xe lên lề chạy có ông tây đang đi bộ ngược lại nhìn em chằm dằm.Đến khi mình chạy ngang ổng đi sát vào xe ép mình xuống lề lại,khi 2 bên gần nhau thì ổng hích vai em xém té.
Biết là ổng ghét mình đi ẩu lấn đường đi bộ của ổng nhưng em tức lắm
Văn minh kiểu ổng dễ bị đập,em mà ở mỹ thì em mở phố thịt cầy cho tây nó hoảng

Triển
02-24-2012, 09:37 PM
em mà ở mỹ thì em mở phố thịt cầy cho tây nó hoảng

Đọc đây nhé ;) : http://news.sciencemag.org/sciencenow/2011/05/earliest-american-dogs-may-have.html

ngocdam66
05-26-2012, 08:12 AM
Chàng trai Việt lau dọn vệ sinh trở thành nhà khoa học vệ tinh không gian của MỹTinh thần hiếu học và phấn đấu vượt khó đã giúp một chàng trai lau dọn vệ sinh ở khách sạn, rửa bát, dọn bàn ở nhà hàng trở thành một nhà khoa học về vệ tinh và không gian tại Mỹ với 2 bằng Tiến sĩ, 4 bằng Thạc sĩ cùng nhiều giải thưởng vinh dự và hơn chục văn bằng sáng chế trong lĩnh vực vệ tinh, truyền thông di động, và các hệ thống radar.
Trà Mi-VOA | Washington DC




http://media.voanews.com/images/480%2a300/tien+480.JPGTiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến nhận 'Giải thưởng Người Mỹ gốc Á của năm' vào năm 2000 từ tay Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Tiến sĩ Pete Alridge



Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến từng làm việc cho phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, một trong những phòng thí nghiệm quan trọng nhất của cơ quan không gian Hoa Kỳ. Trong thời gian này, ông là đại biểu của NASA trong Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế chuyên Tư vấn về Hệ thống Dữ kiện, đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, với rất nhiều công trình nghiên cứu trở thành tiêu chuẩn quốc tế.

Ông cũng phát minh ra phương pháp tính toán tối ưu hóa đường dây tín hiệu từ quả đất lên tới phi thuyền và từng được Cơ quan Không gian Châu Âu mời cộng tác để ứng dụng phương pháp đó cho các vệ tinh phóng sâu vào trong không gian. Ông thuộc nhóm khoa học gia đầu tiên tham gia vào chương trình dùng máy bay và trực thăng liên lạc truyền thông với vệ tinh trong không gian tại Mỹ. Rời NASA, ông về cộng tác với tập đoàn hàng không vũ trụ danh tiếng Aerospace Cooperation, làm ra một số chương trình vệ tinh tiên tiến. Hiện ông là kỹ sư trưởng, quản lý một số chương trình của hãng Raytheon, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các thiết bị điện tử tiên tiến phục vụ công tác điều khiển và giám sát trong quốc phòng.


Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến từ tiểu bang California, Hoa Kỳ, sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện thành công đáng nể của ông .


Tiến sĩ Tiến: Tôi qua đây năm 1979 lúc đang học trường Chu Văn An. Tôi vừa xong lớp 12, sắp thi tú tài thì 30/4, tôi chạy qua Mỹ. Thời gian đầu mới tới Mỹ, tôi cũng giống như mọi người phải bắt đầu cuộc sống mới, học tiếng Anh, làm những công việc như rửa chén, rửa bát. Tôi làm những việc này được vài năm thì bắt đầu đi học lại.


Trà Mi: Hồi ở Việt Nam, thành tích học tập của tiến sĩ thế nào?


Tiến sĩ Tiến: Tôi thường đứng từ hạng 1 tới hạng 10, chứ không phải nhất trường. Tôi chơi thể thao môn bóng bàn, là vô địch bóng bàn tỉnh Gia Định và vô địch bóng bàn Hướng đạo sinh toàn quốc.


Trà Mi: Qua Mỹ bắt đầu đi học lại ông bắt đầu từ lớp nào và những khó khăn ban đầu ra sao?


Tiến sĩ Tiến: Năm đầu tiên tôi vào thẳng đại học luôn. Cũng như các học sinh ngoại quốc khác tới Mỹ, mình thường giỏi toán nhưng các môn học khác mình nghe hiểu lờ vờ. Những khó khăn tôi gặp những năm đầu là về ngôn ngữ, phong tục tạp quán, và những khó khăn về đời sống vừa đi học vừa đi làm. Tôi học 3 năm thì xong cử nhân. Năm thứ tư tôi lấy bằng cao học rồi học lên tiến sĩ, lấy bằng tiến sĩ đầu tiên. Tới khi làm việc cho NASA, tôi trở lại trường, vừa đi học vừa đi làm.


Trà Mi: Đã có bằng tiến sĩ rồi cộng thêm rất nhiều văn bằng khác, động cơ nào thúc đẩy ông tiếp tục đam mê theo đuổi con đường học vấn?


Tiến sĩ Tiến: Đó là vì công việc làm của tôi làm về nghiên cứu.


Trà Mi: Nhìn lại chặng đường đã qua, tiến sĩ có thể hồi tưởng lại một vài khó khăn tiêu biểu nhất trong đời của ông là gì?


Tiến sĩ Tiến: Chẳng hạn như lúc tôi mới qua Mỹ. Lúc đó chú tôi làm việc trong một khách sạn ở San Diego. Chú tôi giới thiệu tôi vào làm dọn dẹp vệ sinh khách sạn. Công việc này bên đây không phân biệt là dọn phòng vệ sinh nam hay nữ. Lúc đó tôi bảo là đàn ông ai lại vào lau phòng vệ sinh nữ. Tôi nhất định không vào. Một kỷ niệm khác tôi nhớ mãi là mười mấy năm về sau này khi làm việc cho NASA, tôi có quay lại khách sạn này trong một buổi họp quốc tế.


Trà Mi: Mười mấy năm sau khi trở lại nơi từng làm việc thuở hàn vi trong một vị trí hoàn toàn khác biệt, một người thành công, cảm giác của tiến sĩ lúc đó thế nào?


Tiến sĩ Tiến: Tôi bồi hồi khi quay lại đó, nhìn khung cảnh những căn phòng mình từng lau chùi. Tôi nhớ hồi xưa làm việc ở khách sạn này, mỗi lần khách cần mình mang đồ lên cho họ, mình xung phong lắm, với hy vọng kiếm thêm tiền tip (tiền thưởng công), mà người khách nào chỉ cho mình 5-10 xu, mình thất vọng lắm. Khi tôi trở lại khách sạn đó, tôi cho tiền những người làm việc ở đó rất rộng rãi khi nhờ họ giúp mang đồ cho mình. Vì mình đã trải qua thời gian như họ, mình mới hiểu đời sống của họ thế nào.


Trà Mi: Khi trở lại, có ai ở đó nhận ra tiến sĩ không?


Tiến sĩ Tiến: Tôi nhận ra họ, chứ họ không nhận ra tôi. Sau thời gian làm dọn dẹp ở khách sạn, tôi còn làm rửa chén ở nhà hàng, dọn bàn, rồi lên tới bồi bàn. Tới khi tôi đi học lại, tôi làm công việc trong trường, cùng với sự phụ giúp của người anh và người chú, tôi cũng đủ sống qua ngày. Lên tới cao học, tôi được học bổng hoàn toàn trong thời gian lấy các bằng cao học. Học phí lúc học bằng tiến sĩ thứ nhì do sở làm tôi chi trả. Những khó khăn trong đời sống hằng ngày đa số là về vấn đề trả tiền nhà. Còn ăn uống thì chẳng dám đi ăn ngoài.


Trà Mi: Những bước đầu khó khăn đó, tiến sĩ có cảm giác mặc cảm, cảm giác bị người ta nhìn với ánh mắt kỳ thị hay phân biệt không?


Tiến sĩ Tiến: Tôi đi rất nhiều nước và thấy rằng nước Mỹ này là ít kỳ thị nhất. Họ cho mình cơ hội để làm. Trong cơ hội đó, mình phải làm đúng tiêu chuẩn họ nghĩ.


Trà Mi: Một câu chuyện thành công luôn có giá phải trả. Với những cái giá mà tiến sĩ đã trả để có được vị trí thành công hôm nay, nhìn lại, ông nghiệm ra cho mình điều gì?


Tiến sĩ Tiến: Đối với tôi, ngay từ các công việc nhỏ nhặt nhất như lau chùi cho tới công việc tôi đang làm hiện thời, lúc nào tôi cũng chú tâm vào làm việc hết sức mình, không lãng phí. Kinh nghiệm trong đời sống thăng trầm cho tôi thấy bao giờ cũng vậy, khi mình làm hết khả năng của mình, sự thành công dần dần cũng sẽ tới. Tùy theo số mệnh mỗi người, có người thành công đến nhanh, có người chậm. Nhưng khi mình bỏ hết sức ra làm, tôi chắc chắn sự thành công sẽ tới, không sớm thì muộn. Ông trời không bao giờ bỏ quên những người làm hết sức mình.


Trà Mi: Để thành công, ngoài yếu tố nỗ lực cũng nhờ tới yếu tố may mắn cộng hưởng với tư chất ham học. Ba tố chất chính đó chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của tiến sĩ?


Tiến sĩ Tiến: Khi còn nhỏ, ba tôi thường bảo tôi lớn lên phải làm kỹ sư điện, nhưng lúc đó tôi không thích học, tôi chỉ thích đi đánh bóng bàn. Khi rời Việt Nam, tôi vẫn nghĩ qua Mỹ sẽ sống nhờ vào nghề đánh bóng bàn và sẽ thành công trong phương diện đó, chứ tôi không nghĩ đến chuyện học hành gì cả. Khi qua Mỹ, có anh bạn giới thiệu tôi đánh bóng bàn đọ sức với một nữ vô địch của tiểu bang California. Là vô địch bóng bàn toàn tỉnh Gia Định, toàn trường, và vô địch của Hướng đạo sinh toàn quốc, tôi nghĩ sẽ thắng cô ta. Nhưng khi ra đánh, tôi thua cô ấy cả 3 trận. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ vì đánh với vô địch của tiểu bang thôi mà tôi còn thua, thì làm sao mơ đến vô địch nước Mỹ và làm sao có thể sống bằng nghề bóng bàn. Tôi thấy không xong, quyết định phải đi học lại. Chuyện này tôi kể để thấy rằng những dự tính của mình chưa chắc được ông trời chiều lòng. Mình định thế, nhưng thời cuộc và hoàn cảnh xung quanh cho thấy mình làm không xong, và mình phải đổi hướng.


Trà Mi: Giữa tư chất hiếu học và nỗ lực phải bỏ ra để thành công, yếu tố nào vượt trội hơn trong thành công của tiến sĩ?


Tiến sĩ Tiến: Bản chất ít nhất phải chiếm 60%, bản chất của tôi là làm việc hết mình dù việc nhỏ hay việc lớn. Phải làm tới nơi tới chốn, tôi nghĩ đó là quan trọng nhất, phải chăm chỉ. Tôi thấy nhiều người có thể là thông minh vượt bậc, nhưng lại làm qua loa. Còn một người chăm chỉ dần dần sẽ vượt qua mặt họ.


Trà Mi: Ước mơ thành công đã thành hiện thực, giờ đây nhìn ra tương lai, tiến sĩ có ước mơ gì cho bản thân mình nữa không?


Tiến sĩ Tiến: Ước mơ sâu xa nhất của tôi là sau này có cơ hội về Việt Nam đóng góp trong lĩnh vực khoa học.


Trà Mi: Vì sao ước mơ này hiện giờ tiến sĩ chưa hoàn thành được hoặc bắt đầu được?


Tiến sĩ Tiến: Vì đời sống hằng ngày vì những việc mình phải làm để ‘trả nợ đời’. Xong hết rồi mình mới có cơ hội làm những chuyện mình thật sự muốn làm.


Trà Mi: Nếu có người nhận xét rằng nhân tài người Việt ở nước ngoài ít người hướng về phục vụ quê cha đất tổ, ý kiến của ông ra sao?


Tiến sĩ Tiến: Tôi không đồng ý. Tôi có nhiều bạn bè thành công khá nổi tiếng và rất giỏi. Họ có lòng và có suy nghĩ giống tôi, nghĩa là có dịp nào họ có thể đóng góp được thì họ cũng sẽ sẵn sàng.


Trà Mi: Đó là về những khó khăn chủ quan. Thế có yếu tố khó khăn khách quan nào ngăn cản việc này không?


Tiến sĩ Tiến: Về mặt khách quan, hiện giờ Việt Nam cũng mở rộng. Tôi không thấy đây là vấn đề. Quan trọng nhất là bản thân mình có thể bỏ thời gian và công việc để làm những việc đó hay không. Đa số các anh em bạn tôi đều gặp vấn đề như con còn nhỏ, họ phải nuôi con lớn ăn học. Sau đó họ mới có thời gian làm những việc họ muốn.


Trà Mi: Người Việt Nam ra nước ngoài có vị trí thành công tỏa sáng hơn ở trong nước. Những người thành công ở nước ngoài cũng nghĩ rằng nếu họ còn trong nước thì chưa chắc họ thành công tới được vị trí như vậy. Câu hỏi mọi người đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có được những nhân vật tài giỏi có những phát minh khoa học được tôn vinh? Vai trò của người trẻ và của xã hội trong nước thế nào trong việc đào tạo nhân tài, ý kiến tiến sĩ ra sao?


Tiến sĩ Tiến: Vấn đề này vừa tế nhị vừa phức tạp. Tế nhị ở chỗ những người ra khỏi nước Việt Nam thành công hơn là khi họ ở trong Việt Nam. Ở Việt Nam có những người rất giỏi, thông minh vượt bậc, nhưng cách học trong nước theo kiểu từ chương. Còn cách học bên này không bắt mình phải nhớ mà ngược lại bắt mình phải hiểu. Ví dụ như học từ chương thì không thể nào lấy được bằng tiến sĩ bên này. Anh phải nghĩ ra được cái gì mới thì mới lấy được bằng tiến sĩ bên này. Người lấy tiến sĩ bên này không phải là thành công hơn người ở Việt Nam. Ở Việt Nam cách học như vậy sẽ đào tạo ra con người như vậy. Làm thế nào để những người trong nước được phát triển giống những người ở ngoài nước, việc này phải trở lại nguồn gốc của nó. Cũng cần một thời gian để Việt Nam thay đổi cách học. Tôi nghĩ 10, 20 năm nữa cách học từ chương tại Việt Nam sẽ bị thoái hóa. Họ đang cải thiện đường lối giáo dục. Hiện giờ hệ thống internet và sự giao lưu giữa hai nước Mỹ-Việt rất mở rộng cho nên họ có nhiều thông tin và cũng cập nhật những dữ kiện bên này.


Trà Mi: Đối với những người bạn trẻ trong nước đang nghe câu chuyện thành công của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thông điệp nào muốn nhắn gửi tới họ?


Tiến sĩ Tiến: Đừng nên câu nệ chuyện mình làm phải tương đương với bằng cấp của mình. Công việc nào mình cũng nên làm và khi làm thì nên làm hết sức mình. Đó cũng là lời khuyên của tôi muốn chuyển tới anh em trong nước.


Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Tiến đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.


Qúy vị và các bạn vừa nghe câu chuyện thành công của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, chàng trai Việt tới Mỹ lập nghiệp đã phấn đấu vươn lên từ vị trí một người lau dọn vệ sinh ở khách sạn trở thành nhà khoa học có nhiều thành tích trong lĩnh vực vệ tinh-không gian tại Mỹ.
Tạp chí Thanh Niên xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn gặp lại quý vị trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần cũng như trên trang web voatiengviet.com (http://voatiengviet.com/), trong phần Chuyên mục-Tường trình đặc biệt ngay trang chính.