PDA

View Full Version : Câu đối của bạn tôi



TL4
12-31-2011, 05:50 PM
Tôi có hai người bạn. Một ông người miền ngoài, tánh tình cà khịa, rất chuộng món giả cầy. Ông còn lại người xứ quảng, hơi cộc tánh. Tuần rồi ông miền ngoài cà khịa ông xứ quảng trong bàn nhậu, hai ông thách nhau ra câu đối. Nhân thấy chú cún của gia chủ đang quanh quẩn góc bàn chờ tí xương vụn từ món giả cầy, ông xứ quảng chỉ vào chú cún và ra câu đối, nó như sau:

CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY

Đến hôm nay ông miền ngoài vẫn còn ngậm giả cầy. Tôi sực nhớ đến Đặc trưng, mong ACE nào có cao kiến xin chỉ giúp.

Chú ý: Đây là chuyện có thật, tôi không có ý châm chọc Bất cứ Anh chị em nào cả vì tôi cũng luỵ vì món giả cầy.

Chúc tất cả ACE vạn an trong năm mới sắp đến. Bây giờ tôi phải đi rông...tối về xin hầu chuyện.

Triển
12-31-2011, 10:37 PM
Tôi có hai người bạn. Một ông người miền ngoài, tánh tình cà khịa, rất chuộng món giả cầy. Ông còn lại người xứ quảng, hơi cộc tánh. Tuần rồi ông miền ngoài cà khịa ông xứ quảng trong bàn nhậu, hai ông thách nhau ra câu đối. Nhân thấy chú cún của gia chủ đang quanh quẩn góc bàn chờ tí xương vụn từ món giả cầy, ông xứ quảng chỉ vào chú cún và ra câu đối, nó như sau:

CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY

Đến hôm nay ông miền ngoài vẫn còn ngậm giả cầy. Tôi sực nhớ đến Đặc trưng, mong ACE nào có cao kiến xin chỉ giúp.





Ẩn giả lộng chơn nhân.



http://www.freeimagesarchive.com/data/media/195/10_ninja.jpg http://kaleidoscope.cultural-china.com/chinaWH/upload/upfiles/2010-06/25/zhang_sanfeng_%E5%BC%A0%E4%B8%89%E4%B8%B0a_semimyt hical_chinese_taoist_priest36b1ea4ecc58c8a78914.jp g


http://www.viet-asia.net/uploads/news/2011_07/bieu-tinh-scre.jpg http://caulacbonhabaotudo.files.wordpress.com/2011/12/bh2.jpg?w=300

hoài vọng
01-01-2012, 01:13 AM
VỢ HAI.....ĐANG.....HƠ VẠI

Quá đã....Tui tự thưởng cho tui một vại bia

TL4
01-01-2012, 10:31 PM
Cám ơn hai anh Triẻn và Hoài vọng ghé thăm, (vì lần đầu làm quen nên em lịch sự tí)

Mới nhìn hình tưởng anh Bẹc đi với anh Triển chứ,

Anh Hoài vọng đối chuẩn thế thì phải hai vại mới thỏa. Em cũng nhận được vài câu khác của mấy người quen, có một câu em thích nhất, thích hơp với tết con khỉ, nhưng từ đây tới tết con khỉ lâu quá, em xin đăng luôn.

KHỈ ĐU...TRÊN...KHU ĐĨ.

Các ACE nào là dân phố thị, chưa một lần về miền quê thì xin đừng nóng vội, "Khu Đĩ" chỉ là một phần nhỏ ở bên trên phần mái của căn nhà lá hay nhà tranh...hình như thế. Nông thôn Việt Nam từ Quảng Bình trở vô Nam hình như có dùng chữ này khi nói về phần này của căn nhà, có lẽ tại vì nó hình tam giác thì phải, em không rõ lắm, mai mốt rãnh em gú gồ sau.

Lòng Như Gió
01-01-2012, 10:43 PM
Chào anh/chị TL4

Nói trước luôn, em bí lù và chẳng biết giải câu đối của ông xứ Quảng đâu, chỉ xin rón rén nêu một nhận xét là muốn đối cho chuẩn, thì cấu trúc của câu đối phải như sau:

Danh từ 1 – Tính từ 1 – Động từ - Tính từ 2 – Danh từ 2
Trong đó: Danh từ 2 = Danh từ 1; Tính từ 2 trái nghĩa với Tính từ 1

Kết luận là các câu đối đã được nêu ra đều chưa chuẩn.

Triển
01-01-2012, 10:49 PM
Cám ơn hai anh Triẻn và Hoài vọng ghé thăm, (vì lần đầu làm quen nên em lịch sự tí)
Gặp hai nơi rồi, trước là than phiền diễn đàn dịch dở (thoát ra), hai là khuyên nên chọn rồng nằm thẳng cẳng. ;)

Triển
01-01-2012, 11:03 PM
Chào anh/chị TL4

Nói trước luôn, em bí lù và chẳng biết giải câu đối của ông xứ Quảng đâu, chỉ xin rón rén nêu một nhận xét là muốn đối cho chuẩn, thì cấu trúc của câu đối phải như sau:

Danh từ 1 – Tính từ 1 – Động từ - Tính từ 2 – Danh từ 2
Trong đó: Danh từ 2 = Danh từ 1; Tính từ 2 trái nghĩa với Tính từ 1

Kết luận là các câu đối đã được nêu ra đều chưa chuẩn.


Không dịch Ninja là Ẩn giả theo Nhật, thì dịch Nhân giả theo tàu chắc thỏa ý cô Gió :)

Nhân giả thịt chân nhân

Lòng Như Gió
01-01-2012, 11:34 PM
Không dịch Ninja là Ẩn giả theo Nhật, thì dịch Nhân giả theo tàu chắc thỏa ý cô Gió :)

Nhân giả thịt chân nhân

Vâng, em thích câu đối này của anh Triển “Nhân giả thịt chân nhân”, chẳng cần phân biệt Tàu hay Nhật gì ở đây, vì mục đích của mình là giải câu đối.

Vậy là em nghĩ chúng ta đã có được một câu đối chuẩn.

Việt Đường
01-01-2012, 11:40 PM
Chào anh/chị TL4

Nói trước luôn, em bí lù và chẳng biết giải câu đối của ông xứ Quảng đâu, chỉ xin rón rén nêu một nhận xét là muốn đối cho chuẩn, thì cấu trúc của câu đối phải như sau:

Danh từ 1 – Tính từ 1 – Động từ - Tính từ 2 – Danh từ 2
Trong đó: Danh từ 2 = Danh từ 1; Tính từ 2 trái nghĩa với Tính từ 1

Kết luận là các câu đối đã được nêu ra đều chưa chuẩn.
Kính các ACE,

Nhận xét của cô LNG về vế xuất này đúng đó. Muốn đưa ra 1 vế đối chỉnh, người đối cần phải tuân thủ theo cấu trúc của vế xuất vừa đưa ra. VĐ xin được góp ý thêm :

1- Vế xuất "CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY" là "Bằng Trắc Trắc Trắc Bằng" thì người đưa ra vế đối phải đối lại bằng "Trắc Bằng Bằng Bằng Trắc" mới chỉnh
2- Chữ đầu và chữ cuối là tên 1 con vật thì vế đối đưa ra muốn đạt cũng phải đưa ra tên 1 con vật. Tuy nhiên điều này có thể được du di nếu vế đối "phá" được cái ý thâm của vế xuất (được đề cập đến ở 3-)
3- Cái "thâm" của vế xuất chính là nằm ở đây : "CẦY THẬT" và "GIẢ CẦY" đều là 2 từ nói lái cả. Từ đầu "CẬT THẦY" thì có ý tục khi đọc, không tục khi viết, từ 2 "DÃY CÀ" thì có ý thường thôi. Tuy vậy, việc tìm ra 1 vế đối đáp ứng được điều này chắc chắn là không phải dễ.

Ngoài ra "GIẢ CẦY" (danh từ) còn là 1 món ăn của dân nhậu nữa.

Thùy Linh
01-02-2012, 06:50 AM
Kính quý anh, chị, hello các ACE



Tôi có hai người bạn. Một ông người miền ngoài, tánh tình cà khịa, rất chuộng món giả cầy. Ông còn lại người xứ quảng, hơi cộc tánh. Tuần rồi ông miền ngoài cà khịa ông xứ quảng trong bàn nhậu, hai ông thách nhau ra câu đối. Nhân thấy chú cún của gia chủ đang quanh quẩn góc bàn chờ tí xương vụn từ món giả cầy, ông xứ quảng chỉ vào chú cún và ra câu đối, nó như sau:

CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY

Đến hôm nay ông miền ngoài vẫn còn ngậm giả cầy. Tôi sực nhớ đến Đặc trưng, mong ACE nào có cao kiến xin chỉ giúp.

Chú ý: Đây là chuyện có thật, tôi không có ý châm chọc Bất cứ Anh chị em nào cả vì tôi cũng luỵ vì món giả cầy.

Chúc tất cả ACE vạn an trong năm mới sắp đến. Bây giờ tôi phải đi rông...tối về xin hầu chuyện.

Hồi nào giờ TL chưa thử làm câu đối nhưng xin cho TL gỏ chơi nhen ...

TL4 hỏi tác giả có ý nói lái khg ? theo TL nghĩ thì chắc khg ? và giả cầy ở đây TL coi là món ăn = danh từ, hoặc tính từ + danh từ .
Cũng như TL4 nói, TL khỏ cho vui, khg hề có ý châm chọc ....

CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY

Cá to ....xơi ....con cá
Chuột con kêu con Chuột
Lão già trông già lão
.......


:)

Triển
01-02-2012, 06:57 AM
Kính các ACE,

Nhận xét của cô LNG về vế xuất này đúng đó. Muốn đưa ra 1 vế đối chỉnh, người đối cần phải tuân thủ theo cấu trúc của vế xuất vừa đưa ra. VĐ xin được góp ý thêm :

1- Vế xuất "CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY" là "Bằng Trắc Trắc Trắc Bằng" thì người đưa ra vế đối phải đối lại bằng "Trắc Bằng Bằng Bằng Trắc" mới chỉnh
2- Chữ đầu và chữ cuối là tên 1 con vật thì vế đối đưa ra muốn đạt cũng phải đưa ra tên 1 con vật. Tuy nhiên điều này có thể được du di nếu vế đối "phá" được cái ý thâm của vế xuất (được đề cập đến ở 3-)
3- Cái "thâm" của vế xuất chính là nằm ở đây : "CẦY THẬT" và "GIẢ CẦY" đều là 2 từ nói lái cả. Từ đầu "CẬT THẦY" thì có ý tục khi đọc, không tục khi viết, từ 2 "DÃY CÀ" thì có ý thường thôi. Tuy vậy, việc tìm ra 1 vế đối đáp ứng được điều này chắc chắn là không phải dễ.

Ngoài ra "GIẢ CẦY" (danh từ) còn là 1 món ăn của dân nhậu nữa.

Rồi, thêm anh Việt Đường vào phân tích nữa là câu đối của Triển lung linh mang vất thùng rác năm mới luôn. hahahaha

Triển
01-02-2012, 06:58 AM
Vâng, em thích câu đối này của anh Triển “Nhân giả thịt chân nhân”, chẳng cần phân biệt Tàu hay Nhật gì ở đây, vì mục đích của mình là giải câu đối.
Vậy là em nghĩ chúng ta đã có được một câu đối chuẩn.

Bị anh Việt Đường loại ra rồi. Chuẩn đâu mà chuẩn. hihihihihi

Lòng Như Gió
01-02-2012, 07:49 AM
Bị anh Việt Đường loại ra rồi. Chuẩn đâu mà chuẩn. hihihihihi

Em khen trước một câu cho anh Triển mát lòng thế thôi, giờ mới đến phê tiếp nè.

Vế đối của anh Triển, ngoài chuyện chưa đúng luật đối bằng – trắc, như bác Việt Đường vừa nêu, thì vế đối chưa cân với vế xuất ở loại từ Hán Việt/ thuần Việt nữa.

Tuy nhiên, trong số tất cả các vế đối đã được nêu ra cho đến nay, vế đối của anh Triển trông tạm được nhất, theo em.

Còn bác Việt Đường nêu ra thêm ý về nói lái, cứ tạm cho rằng tác giả có ý nói lái thật đi, thì chữ lái “dãy cà” (chả hiểu là cái gì) là không chuẩn về mặt chính tả, mà không chuẩn chính tả là em phản đối.

Triển
01-02-2012, 08:19 AM
Em khen trước một câu cho anh Triển mát lòng thế thôi, giờ mới đến phê tiếp nè.

Cho ngồi tàu bay giấy. b-(

TL4
01-02-2012, 07:02 PM
Kính chào Bác Việt Đường,
Rất vui khi được bác ghé thăm. Xin cám ơn về những điều Bác viết. Nếu bác có những cái links nào về từ Hán Việt hay câu đối cho TL4 xin. Chúc Bác khỏe, an vui.
**********************************
Anh Triển
"Gặp hai nơi rồi, trước là than phiền diễn đàn dịch dở (thoát ra), hai là khuyên nên chọn rồng nằm thẳng cẳng. ;)"
Thật không hổ danh kỹ sư. Trí nhớ cứ như cái "phần mềm" ghim trong "ổ cứng" ấy. Nếu làm theo lối của chị Thùy Linh, em gú gỒ được câu này cho anh:

Khai Triển...cười...Triển Khai
*********************************

Chi Gió ơi,

Em cũng Gú gồ được câu này cho chị

Hiu hiu chị gió đến nhà
Cong cong nhánh lá, như là trăng, hoa?

Thú thật em không rành mấy cái vụ chữ nghĩa này, nên không biết niêm, luật, bằng, trắc chi cả. Vả lại mấy cái vụ niêm này luật kia dành cho mấy cụ nhà nho hay mấy ông Đồ đáng kính thời xưa. Đây chỉ là lời say, xỉn, sặc sụa nói xàm của của mấy ông Tội Đồ thời nay để mua vui trong mấy ngày lễ. Rất mong được học hỏi thêm từ chị Gió. Nghe lời chị, em đã hỏi ông người Quảng, " Ông có nói lái... không?". Ông chỉ làm thinh và huýt gió theo thể điệu bài chòi mà không giả lời.
************************************
Chị TL
Cám ơn chị ghé chơi, theo lối của chị, bạn em cũng có vài câu tầm bậy xin chị đọc cho vui.

Chuột con kêu con Chuột
Lão già trông già lão

Úc châu...ở...Châu Úc
************************************
Anh Hoài Vọng, Câu của anh là

VỢ HAI.....ĐANG.....HƠ VẠI bạn em làm như sau,

CẠ VƠ... NÊN...VỢ CA

VƠ LẠ... KHIẾN... VỢ LA

Rất vui khi dược quen anh.

thuyền nhân
01-02-2012, 07:40 PM
Thử nhe, tuy chưa chỉnh:




CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY



Cấy vờ ... ăn ... cờ vây*
(giả xuống ruộng cấy lúa để chiếm đất của dân)

Cờ vây – Wikipedia tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cờ_vây)

Hàn Sinh
01-02-2012, 08:06 PM
Kính quý anh, chị, hello các ACE




Hồi nào giờ TL chưa thử làm câu đối nhưng xin cho TL gỏ chơi nhen ...

TL4 hỏi tác giả có ý nói lái khg ? theo TL nghĩ thì chắc khg ? và giả cầy ở đây TL coi là món ăn = danh từ, hoặc tính từ + danh từ .
Cũng như TL4 nói, TL khỏ cho vui, khg hề có ý châm chọc ....

CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY

Cá to ....xơi ....con cá
Chuột con kêu con Chuột
Lão già trông già lão
.......


:)



Thùy Linh,

Em gõ hỏi đối câu này, khi anh chuẩn bị đi làm trong ngày lễ sáng thứ Hai... Vì thế, tối mịt mù đi làm về cơm nước tắm rửa xong anh mới mở máy ra xem và trả lời em:
Vế đối xuất, bản thân đã không hoàn toàn chỉnh lắm: vì hai chữ "cầy thật" và "giả cầy" được xem là các danh từ ghép (kép) không đối được với nhau như một hình thưc' tiểu đối trong câu xuất!
Cả hai chữ danh từ ghép đó không thể được xem là mang bất kỳ hình thức nói lái nào cả trong cách ra câu đối xuất.

Tuy nhiên, do câu đối xuất chưa được chỉnh nên đã khó đối vì, "xuất đối dị, đối đối nan..."

Trong số bảy, tám vế rất chỉnh mà anh có được để đối với câu xuất đó, anh ưng ý nhất vế đối sau đây:

Vế xuất: Cầy thật xực (sực) giả cầy
Vế đối: Bác hồ ngồi ao bác

Anh chấm câu này trên tất cả những câu còn lại khác của mình. Vì, ngoài việc có thể đối vận từng chữ một cách chặt chẽ, mà ý của của vế xuất có "đầu vào" bằng chữ "xực" (sai chính tả, sực) thì vế đối đã có ý của "đầu ra" dùng để trả lại, khiến cho hai vế được gọi là "đối nhau chan chát).
Cũng trong cách đối của vế xuất, khi "thật" và "giả" đối nghĩa với nhau; chúng ta cần có "hồ" đối nghĩa với "ao" ngay trong vế đối của mình. Đó là những hình thức bắt buộc của một vế đối thật chỉnh. (Nói thật ra, hai chữ "hồ" và "ao" đã không thật sự hoàn toàn như các cặp sông/núi, trời/trăng ... Nhưng đã xem là tạm tròn ý để đối với nhau trong yêu cầu của vế này rồi!)

Quả thật, người ra vế đối bên trên vẫn còn non tay và vụng dại:

Tinh ý một chút, vế xuất nếu đã được ra như sau, "cầy thực xực giả cầy" thì khó đối vô cùng tận. Cái khó trong câu sau này là, chữ "thực" cũng có nghĩa là "xực" rồi. Chỉ một thay đổi nhỏ nhoi, vế đối sẽ khiến dễ hoặc khó đối lại một cách khác nhau rất nhiều!

Anh hy vọng qua vế đối của mình, chủ nhà sẽ có câu trả lời làm người bạn xứ Quảng của anh ta hài lòng trong những ngày Xuân.

Thân mến,
Hàn Sinh.

Thoa
01-02-2012, 08:24 PM
Anh HS đoi cung khong chi?nh roi . Chi can hai chu nao doi nghia ( that >< gia ) Giu nguyen đau , cuoi cau 1 chu ( Cay) la đuoc .
Cuoc vui thanh buon cuoc .
Ca lon đe? be' Ca'

thuyền nhân
01-02-2012, 08:36 PM
Ráng thêm chút nữa nhe:




CẦY THẬT... SỰC... GIẢ CẦY
.

Quốc ảo xơi tổ quốc

(Quốc ảo: Nguyễn Ái Quốc là tên giả và tạo một ý hoàn toàn ảo .
Tổ quốc: tổ con chim quốc có nhiều trứng vàng, là món ăn ngon cho loài Vẹm)

TL4
01-02-2012, 09:16 PM
kính chào anh Hàn Sinh,

Chúng em xin lắng nghe và học hỏi. Khi ta ra 1 câu đố thìi mình có phải dựa vào luật băng trắc không ạ. Xin chào, em đi khò đây, mai còn phải đi kiếm cơm

Thùy Linh
01-04-2012, 03:09 AM
TL chào quý anh, chị, các bạn

TL đi tìm đọc lại câu đối để coi cách ...

Như câu này đối chỉnh từng chữ theo tự loại, còn Bằng Trắc TL khg hiểu có bắt buộc 100% hay như thơ Đường Luật, có người theo chính luật, có người theo luật Nhất Tam Ngũ bất luân ??

Tối ba mươi nghe tiếng pháo Giao Thừa ờ ờ Tê't.
Sáng mùng một vấp nêu Nguyên Đán à à Xuân.

Nguyễn Công Trứ

Tối # Sáng ( cùng tĩnh từ và Trắc Trắc)
ba mươi # mùng một (cùng danh từ - BB - BT)
nghe # vấp ( cùng là động từ - B-T)
nêu # pháo (danh từ -BT)
Nguyên Đán # Giao Thừa (danh từ riêng BT -BB)
ờ ờ # à à (trạng từ -BB -BB)
Tết # Xuân ( Danh từ T -B )

TL thấy luật đối giống như câu 3&4, 5&6 của thơ Đường Luật chỉ khác nhiều hoặc ít chữ hơn.

Tết sắp đến, TL thử làm 1 câu đối đầu tiên nhen ...


Tiễn con Mèo kêu tiếng...nghèo ra khỏi cửa
:)

catvan
01-04-2012, 05:40 AM
Đối

Chào bác Rồng khỏa thân đẹp lượn vào xuân

quay lại sửa khoe thành khỏa :)) cho ra trắc :))

catvan
01-04-2012, 06:16 AM
hay
Tiễn con Mèo kêu tiếng...nghèo ra khỏi cửa
Đối :
Chào bác Rồng vén mây đẹp lượn vào Xuân

Thùy Linh
01-04-2012, 06:40 AM
Cát cưng
Em thấy câu đối đó hay rồi . Mắc cười con mèo bị xách lên là nó kêu ....ngheòoooo !! có câu " Chó vô nhà thì sang, mèo vô nhà thì ...nghèo "
kỳ thị con mèo thiệt hén .

Em cũng đối :

Tiễn con Mèo kêu tiếng...nghèo ra khỏi cửa
:)
Chào Chúa Xuân đón tài lộc rước vô nhà

là lá la la .......

catvan
01-04-2012, 06:50 AM
Bé cưng :love_heart:
Chị đang bị chiêm bao thấy rồng é :))

Thùy Linh
01-04-2012, 02:58 PM
Bé cưng :love_heart:
Chị đang bị chiêm bao thấy rồng é :))
Cát cưng ơi, cho em hỏi ...tiếng nghèo thì chữ nghèo ở đây là danh từ hay tĩnh từ ?

Chị đang học vẽ rồng nên chị mớ ra ...long là phải rồi, em khg có thì giờ chơi hihihi

Thùy Linh
01-05-2012, 04:44 PM
TL đọc trên net nghe nói khg mấy người đối nổi câu đối của bà Đoàn Thị Điểm đố Trạng Quỳnh, mà Trạng bị ăn ..bí .

Da trắng vỗ bì bạch

mà hồii nhỏ anh học trò nghèo HS đối là :

Tóc xanh nghe phát ( 髮) thanh

nên được cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhận làm học trò 1 năm.
vì chữ "phát thanh" nghĩa là đài radio mà cũng còn có nghĩa là "tóc xanh"
trong khi đó, chữ "vỗ" được anh HS đối bằng chữ "nghe" nên thi sĩ VHC bảo chỉnh đối !
vì động từ vỗ tạo âm thanh, được đối bằng động từ nghe; thì không có gì hay hơn nữa

còn bác +hồ thì nghi là khg chỉnh tự loại với cầy thật ...

Đang gây chiến cho ra miệng mắng mình chơi, xả xui cuối năm ........=))

TL4
01-06-2012, 11:49 AM
Hay quá,

Dạ, năm mới em cũng kính chúc anh Thuyền Nhân sớm được định cư ạ.

Hàn Sinh
01-06-2012, 05:52 PM
kính chào anh Hàn Sinh,

Chúng em xin lắng nghe và học hỏi. Khi ta ra 1 câu đố thìi mình có phải dựa vào luật băng trắc không ạ. Xin chào, em đi khò đây, mai còn phải đi kiếm cơmChào TL4,

Xin TL4 rút lại chữ "kính" của mình trong post quoted lại bên trên. Những gì HS gõ ra chỉ là mong mỏi chia sẻ được điều đã học từ sách vở hoặc người đi trước mà thôi!

Thủa ban đầu, các cụ ngày xưa làm câu đối dựa vào Hán văn. Vì thế, vế đối xuất mà ngắn có thể là dạng một câu của thơ Đường ngũ hoặc thất ngôn (năm hoặc bảy chữ). Các vế xuất ngắn năm hoặc bảy chữ này không bắt buộc phải theo luật Bằng - Trắc trong bản thân nó như các câu luận của thơ Đường.

Tuy nhiên, thường các cụ thích ra câu đối dưới dạng thơ Đường vì ba lý do sau đây: Thứ nhất, câu văn có nhạc điệu bởi các âm vận của luật Bằng - Trắc gây ra. Thứ hai, dựa vào cấu trúc thơ Đường trong các câu năm hoặc bảy chữ, người đối xuất (ra câu đối) có thể áp dụng các kỹ thuật tiểu đối (trái ý hoặc trái nghĩa) hoặc biền ngẫu (cùng ý hoặc cùng nghĩa) trong nội dung câu đối của mình. Thứ ba, câu đối xuất tự nó có vần và nhịp điệu mạch lạc sẽ được xem là "đẹp" và cũng là lý do kín đáo để bắt buộc người đối phải theo nhịp điệu của mình một cách chặt chẽ.

Ngoài việc ra câu đối dưới dạng một câu luận của thơ Đường, người xưa cũng rất thường dùng các câu dưới dạng văn xuôi để ra câu đối xuất. Người đối chỉ việc theo sát nội dung và luật bằng trắc và cấu trúc văn phạm cố gắng đối sao cho chỉnh.

Theo thứ tự, các thành phần sau đây dùng để thẩm định giá trị của vế đối:

Đầu tiên là ý. Gọi là câu đối, nhưng giữa vế xuất và vế đối luôn luôn có sự so sánh và tương phản. Các ý so sánh và tương phản được xem là tinh hoa của một cặp câu đối. Ý của vế đối càng tương phản với vế xuất, giá trị càng cao, vì đôi khi hàm chứa nghĩa bóng rất sâu sắc. Hãy xem cặp câu đối sau đây:

"An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh"
("An Nam có một tấc đất, không biết bao nhiêu người cày") Sứ thần Trung Quốc xỏ xiên nói rằng, ngàn năm Bắc thuộc khiến cho đàn bà VN nhiều người phải làm vợ quân tướng người Tàu đô hộ. Cái nham nhở của sứ thần Trung hoa là dùng chữ "nhất thốn thổ" (một tấc đất).

"Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"
("Các đại phu từ phương Bắc, đều do từ chỗ ấy mà ra") Bà Đoàn thị Điểm đối trả với ý rõ ràng, nhân tài đất Trung hoa cũng từ "tấc đất" đó của đàn bà VN chui ra mà thôi!


Giá trị thứ hai của các câu đối là nghĩa. Tức là nghĩa đen thông thường của các con chữ trong vế đối. Trong vế đối, các chữ dùng cần ngược nghĩa với vế xuất để được xem là chỉnh. Thí dụ, có đối với không, khó đối với dễ, sông đối với núi,... Nếu không đối nghĩa được hoàn toàn, cũng không nên dùng các chữ cùng ý để đối với nhau.

Nguyễn Hiền đậu trạng nguyên khi còn rất trẻ (12 tuổi) nên vua cho về nhà quê và đợi lớn lên mới bổ làm quan. Có việc, vua cho sứ đi vời ông vào kinh. Sứ giả tìm về làng thấy đứa trẻ chăn trâu ngỗ nghịch có dáng học trò nên ra câu đối:
"Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?"
đứa trẻ chăn trâu (ông Trạng Nguyễn Hiền) trả lời:
"Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này?"

Trong vế đối, hai chữ "là" lặp lại của vế xuất là những lỗi rất lớn khi làm câu đối; chưa kể bao nhiêu lỗi B/T trong vế đối.... Nhưng câu đối nói trên đi vào văn học sử vì giá trị thâm trầm và cách chơi chữ độc đáo của ông Trạng thần đồng!


Tương tự, hầu như các nhà Nho xưa kia đều thuộc hai câu đối của Thầy-trò ông Trạng Nguyên Nguyễn Giản Thanh (trò) và Đàm Thuận Huy (Thầy):

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (雨無鈐鎖能留客 - Đàm Thuận Huy)

Sắc bất ba đào dị nịch nhân (色不波濤易溺人 - Nguyễn Giản Thanh)


Hai câu đối này được ca ngợi hết lời trong văn học sử nước nhà. Nhưng chưa tìm thấy có người dịch thành quốc ngữ. HS tạm dịch như sau:
(Cơn) Mưa chẳng then cài, cầm chân khách

Cái) Đẹp không sóng nhớn, kéo phăng người.


Trong vế đối của quan Trạng Nguyễn Giản Thanh được hết sức ca ngợi đó, chúng ta cũng tìm thấy được hai lỗi rất to. Lỗi thứ nhất, dùng "bất" đối với "vô" rất hợp với luật B/T. Nhưng lại không đối được về nghĩa, vì "bất" và "vô" đều có nghĩa là "không", không thể đối với nhau hoàn toàn chỉnh được.
Lỗi thứ hai, quan Trạng dùng chữ "dị" nghĩa là "dễ", chỉ có thể đối được với "nan" có nghĩa là "khó"; chứ không thể dùng để đối với chữ "năng", có nghĩa là "làm được, có khả năng". Đối như thế rất gượng ép!

Tuy nhiên, một lần nữa dù mang hai lỗi rất lớn, câu đối của quan Trạng cũng mang giá trị rất cao vì ý nghĩa so sánh mượt mà và lãng mạn của mình trong cơn mưa buổi chiều!


Những điều này xảy ra được là do "xuất đối dị, đối đối nan" (ra câu đối thì dễ, đối lại câu đối xuất mới là khó) nên chúng ta khó kiếm được câu đối nào hoàn toàn chỉnh trong văn chương. Vì thế, ngay cả các câu đối rất nổi tiếng của Cao Chu Thần, Nguyễn Siêu, và Cụ Tam Nguyên Yên Đổ.... làm bằng chữ Quốc Ngữ cũng khó tìm được vế đối thật sự hoàn hảo. Vì thế, khi xem xét và thẩm định một câu đối, người ta luôn có sự du di hợp lý theo một trật tự nào đó!

Sau hai giá trị về ý (sự thâm trầm, đôi khi hiểm hóc) và nghĩa (đen) của các vế đối; người ta mới xem xét đến tự loại và luật B/T trong câu (vế) đối. Hai điều sau này dễ hơn cho chúng ta thẩm định ... tuy giá trị của chúng không mạnh mẽ như hai yếu tố đầu tiên. Thí dụ, dùng "con bọ hung" là loài ăn bẩn để đối với "ông Tú Cát" là điều hiểm hóc và thâm thúy của Trạng Quynh, lắm thay!

tonthattue
01-11-2012, 05:31 PM
Thị là một chức như thư ký, nói chung là quan lại đủ mọi ngành. Trong trường hợp nầy là quan thái giám có nhiệm vụ ghi chép và chứng kiến chuyện nhà vua "doing sex" với cung phi, ngày giờ nơi chốn, tên cung nữ. Câu đối sau đây gồm những nghĩa chữ Hán đồng âm với chữ thị, nó có tính cách bi hài kịch.

Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị muốn, thị không có cái ấy.

Tôi không biết chữ Hán với thị là đứng. Còn mấy nghĩa kia thì đoán được như: trông (cận thị, thính thị...) muốn (thị hiếu) không có (thị phi), cái ấy (y thị dùng nhiều trong luật pháp).

Thầy tôi nói năm 1957 rằng chưa có ai đối được. Cho đến lúc ấy có người dùng chữ "vũ", tôi quên câu đối ra làm sao chỉ nhớ đại cương là người đánh võ, múa võ múa kiếm nhanh mà trời mưa không ướt lông. Vũ là võ nghệ, vũ là múa (khiêu vũ) là mưa (vũ vô kiềm tỏa ...) vũ là lông. Thầy tôi nói chữ vũ là lông, như lông gà lông công (feather) còn lông con người gọi là mao (hair).
Hơn nửa thế kỷ rồi biết đâu đã hoặc sẽ có những người tài ba cao kiến trong phố nhà như ... ra tay.

Hàn Sinh
01-15-2012, 04:51 PM
Thị là một chức như thư ký, nói chung là quan lại đủ mọi ngành. Trong trường hợp nầy là quan thái giám có nhiệm vụ ghi chép và chứng kiến chuyện nhà vua "doing sex" với cung phi, ngày giờ nơi chốn, tên cung nữ. Câu đối sau đây gồm những nghĩa chữ Hán đồng âm với chữ thị, nó có tính cách bi hài kịch.

Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị muốn, thị không có cái ấy.

Tôi không biết chữ Hán với thị là đứng. Còn mấy nghĩa kia thì đoán được như: trông (cận thị, thính thị...) muốn (thị hiếu) không có (thị phi), cái ấy (y thị dùng nhiều trong luật pháp).

Thầy tôi nói năm 1957 rằng chưa có ai đối được. Cho đến lúc ấy có người dùng chữ "vũ", tôi quên câu đối ra làm sao chỉ nhớ đại cương là người đánh võ, múa võ múa kiếm nhanh mà trời mưa không ướt lông. Vũ là võ nghệ, vũ là múa (khiêu vũ) là mưa (vũ vô kiềm tỏa ...) vũ là lông. Thầy tôi nói chữ vũ là lông, như lông gà lông công (feather) còn lông con người gọi là mao (hair).
Hơn nửa thế kỷ rồi biết đâu đã hoặc sẽ có những người tài ba cao kiến trong phố nhà như ... ra tay.Chào anh tonthattue,

Trước hết, xin được đồng ý với cách trình bày của anh về các vế xuất và đối. Trong cách trình bày của mình, anh đã cung cấp cho người đọc các thông tin liên quan cần thiết. Thật sự, các vế xuất và đối nếu không có các dẫn giải chi tiết và câu chuyện hoặc giai thoại kèm theo thì gần như chẳng có giá trị gì cả... Vì, người đọc sẽ không thể hình dung ra được sự liên quan và kỳ thú cũng như các lối chơi chữ thâm trầm của người xuất và người đối. Điều này hiện hữu vì, có một khoảng cách rất lớn trong bối cảnh xã hội của sự việc, giai thoại khi xảy ra và xã hội ngày nay của chúng ta là những độc giả.

HS cũng đồng ý với anh không có chữ "thị" nào trong Hán văn có nghĩa là "đứng". "Quan thị" là tiếng gọi đơn giản và thông thường nhất của chữ "Quan thái giám".

Giai thoại mà HS từng đọc được (từ một cuốn sách xuất bản tại Saigon, những năm 1956 hoặc 1957 - đọc từ những năm 1960s, xưa quá giờ không còn nhớ tên và tác giả) có nội dung như sau:
Các quan thái giám cận kề thường được sủng ái vì sự hầu hạ và xu nịnh vua chúa cũng như các cung tần, hoàng phi trong cung cấm, nên đôi khi có được nhiều quyền hành cao hơn so với tài năng thật sự của họ. Điều này đôi khi gây ra sự phách lối của các quan thị. Thậm chí, nhiều quan thị còn dám xem thường cả các văn quan, võ tướng công thần của đương triều...

Ngày kia, một viên quan thị có việc đi ra khỏi phủ chúa (Trịnh Doanh) và gặp viên quan võ đang tập luyện giữa lúc trời mưa. Nghĩ rằng quan võ thì ít chữ nên viên quan thị buông lời trêu ghẹo:

Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ múa, vũ bị mưa, vũ ướt cả lông
Đây chính là vế xuất mà quan thị dùng để khiêu khích và trêu ghẹo quan võ trong giai thoại xưa. Vì, quan thị cho rằng quan võ chỉ có sức chứ trong "bụng" chẳng có được chữ nào (!)
Chẳng ngờ, quan võ là người thao lược nên trả lời ngay khiến quan thị phải tẽn tò (xấu hổ):

Thị vào hầu, thị đứng thị trông, thị cũng muốn, thị không có ấy
Theo giai thoại đọc được kể trên, thì câu vừa qua lại là vế đối của quan võ dùng để "trả lễ" cho quan thị khi ghẹo mình khiến cho quan thị phải tẽn tò (mắc cỡ).

Nghĩa Hán của các chữ thị và vũ trong hai câu này, anh ttt đã đề cập rồi, HS xin được miễn bàn thêm nữa!
Tất nhiên, mỗi giai thoại có thể có những phiên bản (versions) khác nhau, tùy theo người kể và ghi nhận được. HS không dám khẳng định version nào là chính xác hoàn toàn hoặc thua kém hơn nhau ra sao...
Vì, "giai thoại" vẫn chỉ là giai thoại mà thôi!



Tương tự, hiện nay khá nhiều các websites đang phổ biến một giai thoại về một câu đối của bà Đoàn thị Điểm dùng để "trừng trị" thói ngỗ nghịch của Trạng Quỳnh như sau:

Trong giai thoại văn chương Việt Nam, Trạng Quỳnh nổi tiếng là người thông minh, hay chữ, sâu sắc, thâm thúy nhưng tính tinh nghịch đáo để. Tuy nhiên Trạng Quỳnh vẫn phải chịu thua một người, đó là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, con của quan bảng Đoàn, thầy dạy Quỳnh. Cô Điểm không phải là tay vừa. Có dịp cô lại tìm cách trêu chọc Quỳnh, tuy trong bụng rất thương.

Một buổi chiều nọ, thầy sai Quỳnh đi có việc, tối về muộn phải gọi cổng. Chó trong nhà ngỡ người lạ, xộc ra cắn. Quỳnh vội tót lên cây cậy ở góc vườn. Điểm cầm đèn ra soi, trách Quỳnh về muộn, rồi bảo phải đối được một câu mới mở cổng cho vào. Câu đối rằng: Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy, d. đỏ hồng hồng

Khó đối ở chỗ hồng là quả hồng, màu hồng, mà hồng lại cùng với họ cậy
Quỳnh không đối được, ngồi chịu trận trên cây cho đến nửa đêm, Điểm mới nhốt chó mở cổng cho vào.

Phần ghi chữ đỏ là giai thoại lưu truyền trên internet hiện nay.

Giai thoại ngày xưa HS đọc được cũng trong sách cũ, thì câu trên của Đoàn Thị Điểm là vế đối chứ không phải vế xuất của cặp câu đối. Cũng không có chuyện Trạng Quỳnh chịu thua trong vế đối này. Version mà HS đọc được, kể rằng:

Một hôm rảnh rỗi, Quỳnh ra sau nhà thì thấy ĐTĐ đang lội ao cắt lá khoai dại cho heo ăn. Nước ao sâu nên ĐTĐ phải một tay xắn váy cao, tay kia cầm dao cắt lá... Rắn mắt, chàng Quỳnh buông ngay một câu:

Cái Điểm lội xuống ao môn, đ. ngứa ray ráy!

Vế xuất vừa có ý chớt nhả vừa có ý chơi chữ vì "ráy" là một loại khoai môn dại (elephant ear), ăn vào sẽ bị ngứa!
Ngoài ra, còn có chữ tục mà Quỳnh đã dùng là chữ "môn" cũng như chữ viết tắt "đ" trong vế xuất nữa. Do đó, sẽ rất khó cho ĐTĐ nếu đối được câu này của trạng Quỳnh.
Không ngờ, DTĐ lanh trí xua chó đuổi Quỳnh khiến Quỳnh sợ quá leo tót lên cây cậy ngồi vắt vẻo trên cao.
Lúc đó, từ dưới trông lên; ĐT Đ mới đối lại:

Thằng Quỳnh leo lên cây cậy, d. đỏ hồng hồng!

Đây là một cặp vế đối rất hay vì "lội xuống" được đối bằng leo lên... và cả ý tục của Quỳnh cũng được trả lại trong vế đối của ĐT Đ.
Đáng chú ý trong vế xuất có "ráy" là tên của khoai môn dại, thì vế đối có "cậy" là tên của cây hồng (persimon) rừng.

(Park gần nhà HS ở Virginia này có ba cây cậy cao 5-60m, mỗi mùa hàng 2-30,000 trái chi chít trên cây... Trái nhỏ bằng trái quất (tắc) kiểng nhưng hạt to... Chim đến ăn không hết ...
Ngày còn bé, nghe Bố kể rằng trẻ con ngoài quê dùng nhựa (mủ) cậy để dán diều hoặc ngâm quai guốc để đi học!)


Một lần nữa, đây cũng là version cũ viết lại... Sai, đúng tùy theo đánh giá và nhận thức của người đọc mà thôi!

Hàn Sinh.