PDA

View Full Version : Sài Gòn và Tuổi Thơ Tôi - Trần Mộng Tú



NgụyXưa
01-06-2012, 11:50 AM
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.

Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng,làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.

Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy( Hai Bà Trưng,) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam , hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả:

Hoa hường phết (phết là dấu phẩy)

Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. tôi viết: Qua tường phết.
Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:


Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…

Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.

Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.

Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.

Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.

Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.

Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 su bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho:Tiết Trực Tâm Hư)
Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam , Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!

Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.

Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.

Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại.

Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.

Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai,với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.

Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.

Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.

Trần Mộng Tú

Xuân NhâmThìn / 2012

zung
01-08-2012, 08:29 PM
Bài này hay quá ...Đọc muốn khóc ...Cám ơn bạn Ngụy Xưa nha..

NgheThuatMOD
01-09-2012, 04:00 PM
Bài này hay quá ...Đọc muốn khóc ...Vâng, tôi già rồi mà đọc câu này: "Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về." mắt cũng thấy cay.

hoài vọng
01-09-2012, 06:36 PM
Bác Ngụy......chào cuối năm chúc bác vẫn có nhiều sức khỏe , bác này ! hình như những ai trên sáu bó đều bị súng đạn ám vào cuộc đời ? Đọc xong bài Sài Gòn và tuổi thơ tôi , làm tôi nhớ ngày chân ướt chân ráo mới đến SG chưa đầy nửa năm đã phải chạy loạn Bình Xuyên - Bẩy Viễn , vài năm sau chiến tranh đã ....lấp ló xa xa , rồi vài năm sau ....đảo chánh NĐD , Sài Gòn đã nghe tiếng bom đạn quen tai rồi...

zung
01-09-2012, 07:18 PM
Vâng, tôi già rồi mà đọc câu này: "Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về." mắt cũng thấy cay.

Chị TMT viết bài này đúng là lột hết cả tâm trạng hoài cố hương phải không anh / chị ? làm người đọc xong cũng mang cả một khối buồn man mác theo...

Đậu
01-10-2012, 07:00 PM
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.

Giời tha tội cho em, chứ đọc câu văn trên em chả hiểu gì sốt? Ai làm Sài Gòn hư hao? Cái nhân vật xưng "mình" trong câu chuyện?

ốc
01-10-2012, 09:19 PM
Em thì em không hiểu tại sao bài này lại ở trong mục Truyện. Chả nhẽ bây giờ người ta gọi tuỳ bút là "truyện"?


Giời tha tội cho em, chứ đọc câu văn trên em chả hiểu gì sốt? Ai làm Sài Gòn hư hao? Cái nhân vật xưng "mình" trong câu chuyện? Em nghĩ là các Việt kiều làm Sài gòn hư (hỏng) và hao (địa).

PhPhuongVy
01-10-2012, 09:30 PM
Chào Ốc. Câu hỏi của Ốc đã được đem vào BĐH tìm câu trả lời. Ốc chờ nhé. Cảm ơn Ốc.

tabalo
01-10-2012, 09:35 PM
Chào Ốc. Câu hỏi của Ốc đã được đem vào BĐH tìm câu trả lời. Ốc chờ nhé. Cảm ơn Ốc.
Khỏi đi chị Cả Vy ! truyện hay tuỳ bút mà có anh Ốc , TBL và "đồng bọn" vào thì ba mươi giây sau nó cũng thành mục linh tinh:)):))

Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
Câu này nghe quen !!!
Người ta chỉ chấp nhận chứ không chịu thừa nhận :))

Be Nam
01-10-2012, 09:37 PM
Bác Ngụy......chào cuối năm chúc bác vẫn có nhiều sức khỏe , bác này ! hình như những ai trên sáu bó đều bị súng đạn ám vào cuộc đời ? Đọc xong bài Sài Gòn và tuổi thơ tôi , làm tôi nhớ ngày chân ướt chân ráo mới đến SG chưa đầy nửa năm đã phải chạy loạn Bình Xuyên - Bẩy Viễn , vài năm sau chiến tranh đã ....lấp ló xa xa , rồi vài năm sau ....đảo chánh NĐD , Sài Gòn đã nghe tiếng bom đạn quen tai rồi...

Sài gòn thanh bình cũng được 37 năm rồi đấy anh! Năm nay Sài gòn trang hoàng đón tết thật đẹp. Chỉ tiếc là càng ngày càng đông đúc vì thế kẹt xe quá. Nhưng chắc ở đâu mà phát triển thì cũng trở nên đồng đúc phức tạp thôi, phải không thưa anh?

Triển
01-10-2012, 09:49 PM
Nhưng chắc ở đâu mà phát triển thì cũng trở nên đồng đúc phức tạp thôi, phải không thưa anh?
Sài Gòn phát triển về cái gì ?

Be Nam
01-10-2012, 09:52 PM
Sài Gòn phát triển về cái gì ?

Mọi mặt đó anh. Ai cũng thấy chẳng lẽ anh không hay?

Triển
01-10-2012, 09:57 PM
Mọi mặt đó anh. Ai cũng thấy chẳng lẽ anh không hay?

Mặt này thấy sao ?

http://www.vnphoto.net/data/p4/lu1_9272.jpg




Rồi mặt này ?

http://sgtt.vn/Uploads/Images/5/165/516543cb2b14414bf0ef3a024f5ec88f.jpg





Còn mặt này ?

http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11106911-New%20Image2.JPG

http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11106911-New%20Image.JPG

http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/07/17/4/52/131085315122057259_574_0.jpg





....

Be Nam
01-10-2012, 10:05 PM
Bức tranh đầu là do khí hậu toàn cầu nóng lên, băng tan, mực nước biển cao hơn xưa gây tình trạng ngập lụt mỗi khi có cường triều. Những bức tranh còn lại có giá trị hiện thực. Đó chẳng phải là hậu quả của sự phát triển hay sao, thưa anh?

ốc
01-10-2012, 10:06 PM
Sài Gòn phát triển về cái gì ?

Chắc là mặt tuyên truyền và tiếp thị đấy anh Triển.

Be Nam
01-10-2012, 10:18 PM
Chắc là mặt tuyên truyền và tiếp thị đấy anh Triển.

Mặt này, thật ra theo nhiều người, kém đi rất nhiều. Nhưng mà phải đi thực tế mới biết được, ở xa viết gõ lếu láo thì chẳng thể nào cho đúng với thực tế đang xảy ra được

ốc
01-10-2012, 10:37 PM
Em có đọc thông tin đa chiều chứ.

Triển
01-11-2012, 03:59 AM
Em có đọc thông tin đa chiều chứ.
Ốc đọc thông tin đa chiều nhưng mà Ốc không phải cháu chú Nhanh.


Mặt này, thật ra theo nhiều người, kém đi rất nhiều. Nhưng mà phải đi thực tế mới biết được, ở xa viết gõ lếu láo thì chẳng thể nào cho đúng với thực tế đang xảy ra được
Ối giời ơi vãi cả Luyện.

NgheThuatMOD
01-11-2012, 10:57 AM
Em thì em không hiểu tại sao bài này lại ở trong mục Truyện. Tác giả gọi bài này là "tản văn". Đồng ý với Ốc, BĐH đả chuyển từ "Truyện" sang "Tùy Bút".

Đậu
01-11-2012, 02:58 PM
https://dtphorum.com/pr4/images/misc/quote_icon.png Nguyên văn bởi Triển https://dtphorum.com/pr4/images/buttons/viewpost-right.png (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?p=28729#post28729)

Sài Gòn phát triển về cái gì ?



Mọi mặt đó anh. Ai cũng thấy chẳng lẽ anh không hay?

Riêng mặt băng-rờ-ông thì vẫn còn trì trệ, chưa phát lên được. Cái khẩu hiệu "Mừng Đảng - Mừng Xuân" cũ rích lại chói tai của mấy chục năm trước, nay vẫn còn nhòm thấy đầy phố mỗi khi Tết đến.

Be Nam
01-11-2012, 04:52 PM
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
Chị này bỏ đi sống xứ khác nay trở về thấy thành phố cũ không còn như xưa nữa bỗng nhớ lại những kỹ niệm 37 năm trước mà buồn và thương cho chị ta và thành phố cũ. Ai biết vì sao chị ấy thấy lẽ loi xa lạ trên quê hương cũ của mình? Có thể chị đã trở thành người khác rồi mà thành phố khi xưa của chị cũng đã thay hình đổi dạng. Từ Thức xưa chắc cũng thế, có điều Từ Thức không than thân trách phận khác với Mỹ kiều bây giờ! May mà chưa trầm cảm như anh ca sĩ Dương Triệu Vũ, không thì khốn.
Một bài viết lăng nhăng chẳng tạo được cảm xúc gì cho người đọc!

ốc
01-11-2012, 07:56 PM
Em không chê cái bài viết mà em chê cái tư duy. Tại sao bấy lâu nay không đọc tin đa chiều để chuẩn bị tinh thần lại cứ đâm đầu vào đấy thì còn than thở gì nữa? Hay là tự thấy mắc cỡ vì đã ham vui mà lẻn về, cho nên phải giả vờ than thở cho nó ra vẻ?


Tác giả gọi bài này là "tản văn". Đồng ý với Ốc, BĐH đả chuyển từ "Truyện" sang "Tùy Bút".

Em hoan nghênh quyết định đúng đắn của Mót và Ban Điều hành, em cảm thấy rất được khích lệ và sẽ luôn cảnh giác với những trường hợp vi phạm quy hoạch của phố ta.

Triển
01-11-2012, 08:44 PM
khác với Mỹ kiều bây giờ!

Hỏng ! Mẹ lại quên bỏ i-ốt vào canh.
Mỹ kiều là người Mỹ ở nước ngoài cơ, không phải khúc ruột thừa nghìn dặm của đảng ta.

pensee
01-11-2012, 08:50 PM
Ốc có uy với BDH ghê . Chỉ cần 1 tiếng bé thôi là nguyên bài bị di chuyển ngoài ý muốn của người đăng . Thế thì đâu cần phảI học nịnh như mình nữa :))

Thumb up, Ốc!! You are the man!!!

ốc
01-11-2012, 08:57 PM
Ừ bây giờ em có thể viết cẩm nang chỉ cách nịnh luôn.

pensee
01-11-2012, 09:04 PM
vậy thì còn không mau cho mình học hỏi với :))

nhunguyen
01-11-2012, 10:19 PM
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.





Tôi lại nghỉ tác giả than thở Saigon giờ đã …được bọc giấy hoa ( kiếng ) .

Be Nam
01-11-2012, 10:43 PM
Hỏng ! Mẹ lại quên bỏ i-ốt vào canh.
Mỹ kiều là người Mỹ ở nước ngoài cơ, không phải khúc ruột thừa nghìn dặm của đảng ta.

Mẹ ai thế hở anh? Mà người Việt mình khi nấu canh thì bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm thôi anh à. Hay là Đức kiều học của dân bên ấy dùng i-ốt ?

Be Nam
01-11-2012, 10:52 PM
Riêng mặt băng-rờ-ông thì vẫn còn trì trệ, chưa phát lên được. Cái khẩu hiệu "Mừng Đảng - Mừng Xuân" cũ rích lại chói tai của mấy chục năm trước, nay vẫn còn nhòm thấy đầy phố mỗi khi Tết đến.

Anh Dêm-mờ Đậu chắc có liên hệ nhiều với cơ quan nhà nước nên bị ám ảnh nhiều bởi băng-rờ-ông đó thôi. Đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Đồng Khởi (Tự do), Lê Duẫn (Thống nhất) được gắn đèn rất đẹp. Tôi chẳng thấy có băng rôn khẩu hiệu nào. Hôm kia đi qua tiệm vàng, thấy họ treo hình của cả bộ ba Hồ-Mác-Lê mà khiếp. Nhưng dân họ tự treo thế chứ chẳng phải ai cũng bị bắt treo đâu nhé!

Triển
01-12-2012, 03:15 AM
Mẹ ai thế hở anh? Mà người Việt mình khi nấu canh thì bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm thôi anh à. Hay là Đức kiều học của dân bên ấy dùng i-ốt ?
Ơ thế nấu canh không bỏ muối à ;)

Camel
01-12-2012, 01:34 PM
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
Chị này bỏ đi sống xứ khác nay trở về thấy thành phố cũ không còn như xưa nữa bỗng nhớ lại những kỹ niệm 37 năm trước mà buồn và thương cho chị ta và thành phố cũ. Ai biết vì sao chị ấy thấy lẽ loi xa lạ trên quê hương cũ của mình? Có thể chị đã trở thành người khác rồi mà thành phố khi xưa của chị cũng đã thay hình đổi dang. Từ Thức xưa chắc cũng thế, có điều Từ Thức không than thân trách phận khác với Mỹ kiều bây giờ! May mà chưa trầm cảm như anh ca sĩ Dương Triệu Vũ, không thì khốn.
Một bài viết lăng nhăng chẳng tạo được cảm xúc gì cho người đọc!

Bác Be Nam chỉ giỏi đặt câu hỏi vớ vẩn , sau đó kết luận tào lao ... lẽ ra bác chỉ cần viết một câu là đủ " Tôi Thích bài này hay Không Thích " .

Bác chẳng là bạn hay sống cùng thời với bố "non" Từ Thức trong truyện mà cũng bày đặt đoán với chả vẽ Từ Thức thế này hay thế nọ ... để kết luận về Mỹ Kiều !

Bài viết lăng nhăng tự tình của nhân vật nữ Trần Mộng Tú này xét cho cùng chẳng đụng chạm đến sợi lông măng của ai , chẳng hiểu sao bác Be Nam lại bứt xúc thế nhỉ ???

gun_ho
01-12-2012, 02:46 PM
Dễ hiểu mà anh.

Cụ Vương hồng Sển cũng từng than thở các cô cậu Mộng Tú đã làm hư cái Sài Gòn Năm Xưa của cụ đấy thây


http://nguyentl.free.fr/autrefois/sud/saigon1/saigon_halles_centrales.JPG


Ông Sơn Nam thì mơ cảnh nhánh bần gie con đóm đậu sáng ngời.

Tôi thường đánh giá hễ ai rên cảnh thương hải tang điền nghĩa là người đó bắt đầu bước vào tuổi lẩm cẩm.

Còn đánh giá bài viết thì tôi xin mạn phép dùng chữ của Bếp Sen là : con cá ươn có nhiều gia vị và khéo nấu.

nhunguyen
01-12-2012, 10:09 PM
Mặt này thấy sao ?

http://www.vnphoto.net/data/p4/lu1_9272.jpg





....







Be Nam : Bức tranh đầu là do khí hậu toàn cầu nóng lên, băng tan, mực nước biển cao hơn xưa gây tình trạng ngập lụt mỗi khi có cường triều



^:)^





Gun_ho : Tôi thường đánh giá hễ ai rên cảnh thương hải tang điền nghĩa là người đó bắt đầu bước vào tuổi lẩm cẩm.



:))

Triển
01-13-2012, 12:03 AM
Tro*`i, anh Nhu* Nguye^.n ke.p ta^'m a?nh lu.t lo^.i o*? Sài-Go`n to^i rinh ve^` d-e^? a'm chi? to^i gia` la^?m ca^?m nhu* o^ng gia` Su'ng Eo Eo pha'n hu*? ?

Buo^`n qua' xa' luo^n ! :-s

Be Nam
01-13-2012, 01:21 AM
Vâng, tôi già rồi mà đọc câu này: "Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về." mắt cũng thấy cay.

Ối giời! Hồi đó Phạm Huấn viết bút ký chuyến viếng thăm Hà nội sau gần 20 xa cách thì khối người than trách Hà nội chẳng phát triển gì so với thời Pháp thuộc.

Triển
01-13-2012, 01:43 AM
Ối giời! Hồi đó Phạm Huấn viết bút ký chuyến viếng thăm Hà nội sau gần 20 xa cách thì khối người than trách Hà nội chẳng phát triển gì so với thời Pháp thuộc.

Bà Trần Mộng Tú than vãn hư hao, chỉ cần giữ cho đừng hư hại là bà ấy đã cám ơn không hết rồi. Phát triển là Bé Nam nhà mình thổi lên, chứ bà Tú có đòi phát triển gì. Giờ lại kéo thêm khối người than trách. Bé Nam gian lận quá ;) hahahaha

Be Nam
01-13-2012, 01:45 AM
Bác Be Nam chỉ giỏi đặt câu hỏi vớ vẩn , sau đó kết luận tào lao ... lẽ ra bác chỉ cần viết một câu là đủ " Tôi Thích bài này hay Không Thích " .

Bác chẳng là bạn hay sống cùng thời với bố "non" Từ Thức trong truyện mà cũng bày đặt đoán với chả vẽ Từ Thức thế này hay thế nọ ... để kết luận về Mỹ Kiều !

Bài viết lăng nhăng tự tình của nhân vật nữ Trần Mộng Tú này xét cho cùng chẳng đụng chạm đến sợi lông măng của ai , chẳng hiểu sao bác Be Nam lại bứt xúc thế nhỉ ???

Anh này thật dỡ hơi! Thế anh bắt tôi phải sống cùng thời với Từ Thức kia à? Không biết hắn chỉ là một nhân vật tưởng tượng thôi sao? Người ta viết một bài tạp nhạp bút ngần ấy chữ thì mình cũng nên rộng rãi ít chữ thì mình cũng nên rộng rãi vài chữ cho đẹp lòng họ chứ cú keo kiết với chữ nghĩa như anh thì người đọc lấy gì mà xem? Mà anh xem lại anh viết mấy chữ để bàn về ý kiến của tôi vậy? Nhờ ai sờ gáy xem có mọc đuôi tôm chưa? Xấu lắm đấy

nhunguyen
01-13-2012, 04:33 AM
Tro*`i, anh Nhu* Nguye^.n ke.p ta^'m a?nh lu.t lo^.i o*? Sài-Go`n to^i rinh ve^` d-e^? a'm chi? to^i gia` la^?m ca^?m nhu* o^ng gia` Su'ng Eo Eo pha'n hu*? ?

Buo^`n qua' xa' luo^n ! :-s





b-(...




Anh Be Nam nói tấm hình Saigon lụt lội ( của anh dán vào ) là do ,băng tan ,cường triều làm tôi …kinh sợ cái hiểu biết của anh ta , quá sợ quá sợ …

5 tấm hình anh mang vào, theo tôi nghỉ là Saigon phát triển không theo quy hoạch , không có tính lâu dài , giống như một gương mặt bị phẫu thuật móp méo,vội vả chẳng ra hình dạng gì .

Sự phát triển của VN dưới chế độ cộng sản mang tính chất tô son chuốt phấn. mục đích đánh bóng hơn là hữu ích thiết thực lâu dài cho người dân…., tạm bợ như con người cộng sản của họ.

Chỉ những con người thích cúi đầu là tung hô thành quả !

Saigon trong tác giả là hư hao hoài niệm , nhưng thực tế qua những tấm hình ( của anh Triển mang vào ) thì giống thương hải vi tang điền… nhân tạo .





....


Còn câu anh Súng là tôi phải bật cười …( trước khi khò mà được dịp cười thì khoái quá ).
Tôi nghỉ anh Súng cũng cười tủm tỉm đa, một phát mà trúng …tùm lum tà la ( không chừa ai )

LXD
01-14-2012, 03:17 AM
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống. - Trần Mộng Tú

Một bài tùy bút đọc xong chỉ còn lại vết long lanh nầy thôi . Thật tiếc cho những tâm hồn cằn cỗi và chai sạn , đã từng sống ở Sài Gòn mà một chút rung cảm cũng chẳng có . Chỉ thấy những hằn học và đố kỵ !

gun_ho
01-14-2012, 04:24 AM
Còn câu anh Súng là tôi phải bật cười …( trước khi khò mà được dịp cười thì khoái quá ).
Tôi nghỉ anh Súng cũng cười tủm tỉm đa, một phát mà trúng …tùm lum tà la ( không chừa ai )

:) Chào anh Nhunguyen.

Ngày nhỏ đi học tôi nhớ bài thơ Thăng Long hoài cổ của bà Huyện Thanh Quan. Sau này vô Sài Gòn thấy các nhà báo, nhà văn dùng chữ "Sài Gòn, con đĩ thập thành" để than khóc cho một Sài Gòn đầy gái bán Bar, đầy xe Cam nhông Mỹ chẹt chết người, xe của hãng RMK_BRJ chở đất đá chạy tung bụi mù mịt và trẻ đánh giày, móc túi vân vân....

http://www.youtube.com/watch?v=6-4o1aTX1Ic

Ngày về thăm Vancouver chơi (thành phố từng được bầu chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới) nghe mấy thằng Tây nó than là Vancouver xưa nay đã không còn, vì chỉ cần quơ tay là đụng ngay một thằng yellow gook.
Thì nay nghe bà Mộng Tú than thở cũng là bình thường thôi, con người vốn hoài cổ mà.

Còn nếu trách chính quyền Việt Cọng để cho Sài Gòn triển khai thành một nơi lu bu, nóng nực nhiều khói bụi ồn ào vân vân thì chuyện đó nhiều người đã viết bài, chụp hình và chửi bới rồi.
Nhưng sao không thử hỏi các người đang sống tại Sài Gòn như Cỏ, như cô Gió như anh Tabalo hay anh ThangTram thử xem họ ghét cái "đống rác" ấy thế nào ?

Triển
01-14-2012, 04:42 AM
b-(... Chỉ những con người thích cúi đầu là tung hô thành quả !
"Thành quả" của ba mươi bảy năm thanh bình mà anh tưởng một câu nói của anh có thể đánh đổ
hết được sao. 13 năm nữa là có nửa thế kỷ phát triển chứ ít sao anh NN. ;))
Khi đọc câu này của anh tôi thấy e ngại cho anh. Không khéo người ta lại nói anh thích chụp mũ. ;)

nhunguyen
01-14-2012, 06:37 AM
Anh Gun !

Không nói về văn chương , chỉ riêng về thi ca thì những bài như Thăng Long thành hoài cổ /BHTQ như anh nêu ra, đều rất nhiều trong kho tàng văn học của Đông và Tây.

Ý tưởng của anh cũng chỉ là trình bày một sự hiển nhiên của tâm hồn biết cảm nhận phong sắc đổi thay của cảnh vật, những rung động so sánh đó tuy rằng anh cho là lẩm cẩm thì cũng rất là bình thường đối với mọi người .

Thí dụ :

Qua thời gian ,một mầm nom xa xưa mai này là cổ thụ hay sẽ là gì khác với nguyên thỉ của nó, thì đó là hình ảnh biến thiên của thời gian ,do thiên nhiên tuần tự hay nhân tố tác động vào, cũng chỉ là bình thường .

Trong ta một ngày có nhiều thay đổi vi tế, nếu không để ý thì không có gì , như động tâm cảm nhận thì đó là nhìn mới nhớ cũ, hà huống là vài mươi năm trôi qua.

Anh cho sự cảm nhận như thế là lẫm cẫm thì là lẫm cẫm vậy, người khác là hoài niệm thì là hoài niệm vậy … ( tùy khái niệm nhận thức mà thành hình sự diễn đạt ý nghỉ riêng tự ) .

Chắc một điều là ai cũng có sự nhận thức khác biệt từ cảm nhận hay va chạm !


Những gì tôi nhìn thấy ,các anh nhìn thấy đều có thể khác nhau ít nhiều , nhưng đa phần lấy sự chung chung , thì không khác cho lắm.

Nhưng khác nhau qua phương vị ( trong ngoài gần xa ) thì không ít thì nhiều , sự nhận xét hay cảm nhận sẽ từ đó mà thay đổi cảm quan của từng vị trí một , huống chi là hòa mình vào những thay đổi đó , tạo nên thói quen không thể không chấp nhận.



Anh Triển !

Tôi không hằn học hay chủ quan khi nhìn những 5 tấm hình anh mang vào , tôi chỉ nhìn thấy sự thay đổi, phát triển và tiến bộ của Saigon không có tính trường tồn vững chải , lợi ích thiết thực , an toàn vận dụng v.v…,như chúng ta đã có dịp nhìn hay quan sát tận tường sự phát triển đô thị của các quốc gia khác trong vùng. ( không cần phải nhìn xa hơn ĐN Á ).

Thí dụ : quốc gia Mã Lai Á gần với Việt Nam nhất .


Nếu ai nghỉ rằng đó là “ chụp mũ “ thì có nghĩa là họ xem thường kiến thức những người trong nước nhiều lắm …

( chỉ cần đọc báo qua những trang mạng trong nước ,cũng sẽ tìm ra những khó khăn của người dân trong những thay đổi đó )

Một lần nửa , qua 5 tấm hình ( quá đũ ) Saigon giờ giống như tô son trét phấn , tạm bợ che mắt những du khách phương xa , những thành viên viện trợ cho Việt Nam, hay là …sự thõa mãn thiển cận của một số người .

Triển
01-14-2012, 07:08 AM
[B]Anh Triển !

Tôi không hằn học hay chủ quan khi nhìn những 5 tấm hình anh mang vào , tôi chỉ nhìn thấy sự thay đổi, phát triển và tiến bộ của Saigon không có tính trường tồn vững chải , lợi ích thiết thực , an toàn vận dụng v.v…,như chúng ta đã có dịp nhìn hay quan sát tận tường sự phát triển đô thị của các quốc gia khác trong vùng. ( không cần phải nhìn xa hơn ĐN Á ).

Thí dụ : quốc gia Mã Lai Á gần với Việt Nam nhất .


Nếu ai nghỉ rằng đó là “ chụp mũ “ thì có nghĩa là họ xem thường kiến thức những người trong nước nhiều lắm …

( chỉ cần đọc báo qua những trang mạng trong nước ,cũng sẽ tìm ra những khó khăn của người dân trong những thay đổi đó )

Một lần nửa , qua 5 tấm hình ( quá đũ ) Saigon giờ giống như tô son trét phấn , tạm bợ che mắt những du khách phương xa , những thành viên viện trợ cho Việt Nam, hay là …sự thõa mãn thiển cận của một số người .

hahaha anh NN này đúng là thật thà. Cái câu tôi viết e ngại anh bị người ta nói chụp mũ

là vì anh viết "chỉ những con người thích cúi đầu, là tung hô thành quả".


Nói khác hơn là: Nếu nói rằng Sài Gòn phát triển, chỉ có bọn người xu nịnh, lòn cúi mới nói thế.

Thế nên, nếu có ai thấy Sài Gòn phát triển, nhưng không có lòn cúi, sẽ nói là: Tôi đâu có lòn cúi. Anh chụp mũ tôi rồi. ;)

Ví dụ đơn cử ở đây là: Bé Nam. Bé Nam thấy Sài Gòn phát triển. Nhưng Bé Nam chưa chắc là lòn cúi. Nói thế là khinh dể Bé Nam. hihihihi ;)

Thôi đùa thôi. Nói tiếp dễ gây án mạng.

ốc
01-14-2012, 02:00 PM
Ví dụ đơn cử ở đây là: Bé Nam. Bé Nam thấy Sài Gòn phát triển. Nhưng Bé Nam chưa chắc là lòn cúi. Nói thế là khinh dể Bé Nam. hihihihi ;)

Cũng có thế là Bé Nam mới ở trong hang động tiền sử lò mò bước ra nên dễ bị ấn tượng.

Be Nam
01-16-2012, 01:06 AM
b-(...




Anh Be Nam nói tấm hình Saigon lụt lội ( của anh dán vào ) là do ,băng tan ,cường triều làm tôi …kinh sợ cái hiểu biết của anh ta , quá sợ quá sợ …

5 tấm hình anh mang vào, theo tôi nghỉ là Saigon phát triển không theo quy hoạch , không có tính lâu dài , giống như một gương mặt bị phẫu thuật móp méo,vội vả chẳng ra hình dạng gì .

Sự phát triển của VN dưới chế độ cộng sản mang tính chất tô son chuốt phấn. mục đích đánh bóng hơn là hữu ích thiết thực lâu dài cho người dân…., tạm bợ như con người cộng sản của họ.

Chỉ những con người thích cúi đầu là tung hô thành quả !

Saigon trong tác giả là hư hao hoài niệm , nhưng thực tế qua những tấm hình ( của anh Triển mang vào ) thì giống thương hải vi tang điền… nhân tạo .





....


Còn câu anh Súng là tôi phải bật cười …( trước khi khò mà được dịp cười thì khoái quá ).
Tôi nghỉ anh Súng cũng cười tủm tỉm đa, một phát mà trúng …tùm lum tà la ( không chừa ai )

Chạy cong đuôi thì hãnh diện lắm!

Be Nam
01-16-2012, 01:09 AM
Anh Gun !

Không nói về văn chương , chỉ riêng về thi ca thì những bài như Thăng Long thành hoài cổ /BHTQ như anh nêu ra, đều rất nhiều trong kho tàng văn học của Đông và Tây.

Ý tưởng của anh cũng chỉ là trình bày một sự hiển nhiên của tâm hồn biết cảm nhận phong sắc đổi thay của cảnh vật, những rung động so sánh đó tuy rằng anh cho là lẩm cẩm thì cũng rất là bình thường đối với mọi người .

Thí dụ :

Qua thời gian ,một mầm nom xa xưa mai này là cổ thụ hay sẽ là gì khác với nguyên thỉ của nó, thì đó là hình ảnh biến thiên của thời gian ,do thiên nhiên tuần tự hay nhân tố tác động vào, cũng chỉ là bình thường .

Trong ta một ngày có nhiều thay đổi vi tế, nếu không để ý thì không có gì , như động tâm cảm nhận thì đó là nhìn mới nhớ cũ, hà huống là vài mươi năm trôi qua.

Anh cho sự cảm nhận như thế là lẫm cẫm thì là lẫm cẫm vậy, người khác là hoài niệm thì là hoài niệm vậy … ( tùy khái niệm nhận thức mà thành hình sự diễn đạt ý nghỉ riêng tự ) .

Chắc một điều là ai cũng có sự nhận thức khác biệt từ cảm nhận hay va chạm !


Những gì tôi nhìn thấy ,các anh nhìn thấy đều có thể khác nhau ít nhiều , nhưng đa phần lấy sự chung chung , thì không khác cho lắm.

Nhưng khác nhau qua phương vị ( trong ngoài gần xa ) thì không ít thì nhiều , sự nhận xét hay cảm nhận sẽ từ đó mà thay đổi cảm quan của từng vị trí một , huống chi là hòa mình vào những thay đổi đó , tạo nên thói quen không thể không chấp nhận.



Anh Triển !

Tôi không hằn học hay chủ quan khi nhìn những 5 tấm hình anh mang vào , tôi chỉ nhìn thấy sự thay đổi, phát triển và tiến bộ của Saigon không có tính trường tồn vững chải , lợi ích thiết thực , an toàn vận dụng v.v…,như chúng ta đã có dịp nhìn hay quan sát tận tường sự phát triển đô thị của các quốc gia khác trong vùng. ( không cần phải nhìn xa hơn ĐN Á ).

Thí dụ : quốc gia Mã Lai Á gần với Việt Nam nhất .


Nếu ai nghỉ rằng đó là “ chụp mũ “ thì có nghĩa là họ xem thường kiến thức những người trong nước nhiều lắm …

( chỉ cần đọc báo qua những trang mạng trong nước ,cũng sẽ tìm ra những khó khăn của người dân trong những thay đổi đó )

Một lần nửa , qua 5 tấm hình ( quá đũ ) Saigon giờ giống như tô son trét phấn , tạm bợ che mắt những du khách phương xa , những thành viên viện trợ cho Việt Nam, hay là …sự thõa mãn thiển cận của một số người .

Giọng điệu vịt kiều cũng giống như khẩu hiệu của vẹt kều thôi. Rỗng tuết