Register
Page 6 of 7 FirstFirst ... 4567 LastLast
Results 51 to 60 of 63
  1. #51


    NIỆM TỪ


    ba mươi lăm năm đã qua
    mà thơ em viết còn nhòa lệ rưng
    chữ đi lời cứ ngập ngừng
    tình cay xốn mắt vạn lần nhớ anh

    tháng Tư thắp nén hương trầm
    theo làn khói tỏa gọi anh nghẹn lời
    còn không anh những nụ cười
    giữa vòng tay ấm dưới trời hỏa châu

    lệ nhòa tim buốt nhói đau
    lặng nhìn di ảnh trắng màu khăn tang
    chưa buông súng đã đầu hàng
    ra đi với nỗi bàng hoàng thế nhân

    xa anh xa cả mộ phần
    quê hương đành đoạn khắc trong niệm từ
    đất sầu đẫm lệ tháng Tư
    trời đau trường khúc biệt từ lưu vong!


    Cao Nguyên
    04012010


    thời gian còn đủ không em
    cho mình nhớ lại mông mênh tình người
    @};-

  2. #52






    Xem hình Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 35 Năm trên Midway:
    https://picasaweb.google.com/Hai.Tran18/Midway#




    thời gian còn đủ không em
    cho mình nhớ lại mông mênh tình người
    @};-

  3. #53




    Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh
    nguồn: www.nguoi-viet.com


    Hình 1: Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh trong cuộc triển lãm
    ảnh nghệ thuật
    của ông
    cùng hai nhiếp ảnh gia Nguyễn Khải và Phạm Hiếu,
    tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt.
    (Hình: Vũ Ðình Trọng/Người Việt)
    Những ai đã từng lớn lên thời chiến tranh chắc không thể không biết nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh với những bức hình nói về cuộc chiến tại Việt Nam đầy tính nhân bản.
    Trong những năm phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, có một biến cố khiến ông trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng sau này. Trong một cuộc giao tranh ở Bồng Sơn, Quảng Nam, ông từ chối ra lệnh cho binh sĩ ném lựu đạn xuống hầm để tiêu diệt Việt Cộng. Lý do rất đơn giản, Việt Cộng đã bắt cả gia đình người dân xuống hầm chung với chúng, giết chúng là giết thêm 5, 6 thường dân vô tội. “Ðành rằng là một quân nhân phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, nhưng lệnh của trái tim tôi không cho phép tôi làm chuyện đó nữa sau khi đã chứng kiến mười mấy căn hầm như vậy. Tôi xin chấp nhận hình phạt.”
    Trở về Bộ Tổng Tham Mưu nhận hình phạt thì được Tướng Thanh, Phòng I nhìn ra khả năng nhiếp ảnh của ông do ông đã có 4 năm học bên Pháp nên cho phép ông phục chức và điều ra mặt trận làm phóng viên chiến trường.
    Thế là ông đi từ chiến trường này đến chiến trường kia. Những bức hình của ông đã giới thiệu cho thế giới biết cuộc chiến tranh Việt Nam như thế nào, và người lính Việt Nam Cộng Hòa nhân bản ra sao. Trong thời gian này, ông viết cuốn sánh “Việt Nam Khói Lửa” và xuất bản được một cuốn sách hình, lưu lại những hình ảnh sống động của cuộc chiến.
    Những bức hình ông chụp được mọi người ngưỡng mộ không phải là những hình thời sự. Ông chỉ là người tái tạo lại những câu chuyện đã xảy ra qua góc nhìn của một người lính cầm máy hình. Tất cả hầu như đều được dàn dựng công phu, tỉ mỉ để nói lên sự thật, mà theo ông “Lịch sử phải được dựng lại với tất cả lòng kính trọng.”
    Trong khuôn khổ trang Người Việt Trẻ, chúng tôi giới thiệu đôi nét về ông và một số tác phẩm với từng hoàn cảnh ra đời của nó, qua lời kể của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh.
    Hình 2: Dựng cờ
    “Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Việt Cộng đã chiếm được Ðại Nội, họ chuẩn bị sẵn một lá cờ rất lớn treo lên cột cờ tại đây. Chúng ta phản kích và lấy lại được khu đất này. Trong khi vẫn còn những ụ súng phản kháng của Việt Cộng thì một trung sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa trèo lên cột cờ, xé tan lá cờ Việt Cộng và treo lá cờ của mình lên. Khi vừa leo xuống đến khoang đứng trên cùng thì anh bị Việt Cộng hạ sát, té rớt xuống đất. Lúc đó tôi còn bên kia sông Hương, cầu Tràng Tiền đã bị gãy, và tôi phải tìm cách vượt qua sông để vào Ðại Nội. Sau 45 phút dưới làn đạn địch, cuối cùng tôi cũng đến được nơi đó. Tôi được thuật lại rằng: khi người trung sĩ hy sinh, bà vợ của ông ta từ trại gia binh gần đó chạy ra, khóc lóc thảm thiết. Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 81 Hắc Báo 81 bọc lá cờ Việt Nam Cộng Hòa cho người trung sĩ và chuyển anh ta về tuyến sau. Sau đó Tiểu Ðoàn 81 Hắc Báo truy lùng tàn quân Việt Cộng và dẹp sạch số còn lại ẩn nấp gần đó. Hôm sau tôi quay lại đúng lúc đơn vị Hắc Báo chuẩn bị rút khỏi Ðại Nội, tôi xin thiếu tá tiểu đoàn trưởng cho chụp một bức hình ghi nhận công lao của đơn vị. Ðược sự đồng ý của ông, tôi mới sắp xếp chỗ đứng cho các đơn vị chung quanh cột cờ. Sau đó tôi đề nghị mọi người giơ súng reo hò ‘Việt Nam Cộng Hòa Vạn Tuế! Việt Nam Cộng Hòa Vạn Tuế!… ’ ’ ’ Bức hình được chụp trong hoàn cảnh đó.”
    Hình 3: Tấn công
    “Tại mặt trận Bồng Sơn, Quảng Nam khoảng năm 1965-1966, tôi dẫn một đại đội +, tức là khoảng gần 100 binh sĩ chiếm cứ một ngọn đồi trong vùng. Việt Cộng cũng chiếm một ngọn đồi khác, cao hơn gần đó. Ban ngày hai bên đều thấy rõ những hoạt động của nhau như di chuyển, đào hầm hố… Tôi nhận định là tụi nó sẽ tấn công chúng tôi vào ban đêm nên cho anh em chuẩn bị hầm hố cẩn thận và yêu cầu hậu cứ tiếp tế lựu đạn. Hôm sau, trời vừa nhá nhem tối thì họ tấn công. Tôi lệnh cho binh sĩ dùng lựu đạn để đẩy lui bọn chúng, súng chỉ được dùng trong lúc đánh xáp lá cà. Ðánh bằng lựu đạn rất hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì chúng tôi phải ước lượng được từ nơi đóng quân đến chỗ Việt Cộng la xung phong để sau khi rút chốt phải đếm giây trước khi ném. Nếu đếm sai, nhất là bị chậm, sẽ dẫn đến tử thương. Tôi vừa chỉ huy vừa quan sát cách rút chốt lựu đạn của binh sĩ, và thấy được những khuôn mặt căng thẳng và quyết tâm của binh sĩ. Năm giờ sáng hôm sau thì Việt Cộng rút, để lại một số xác. Hôm đó tôi kêu một anh lính người gốc Miên, mua cho anh một xị rượu cho anh uống, rồi dẫn anh ta xuống chân đồi cùng 2 két lựu đạn bảo anh ta quăng thật. Thế giới biết đến tôi nhiều cũng qua tấm hình này.”
    Hình 4: Tiếc thương
    “Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chết không đầu của những người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng tôi đến chỗ để xác thì thấy một cô gái khóc lóc thảm thương, đang lần mò tìm xác chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ bài để nhận diện, sau đó cho cuốn xác tất cả lại đem về. Hôm sau tôi đến nhà cô gái mong có thể chụp một tấm hình của cô nhưng cô vẫn khóc lóc thảm thương quá nên không thực hiện được. Khi về dưỡng quân ở rừng cao su Ngã Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái tôi, lúc đó 11 tuổi tìm giúp một người bạn gái nào đó có một hoàn cảnh tương tự như cô gái ở Củ Chi để dựng tấm hình ‘Tiếc thương’. Cô Tâm là người con gái mà con tôi tìm được. Hiện nay cô đang sống tại thành phố Oklahoma. Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý trung nhân của cô trong một chuyến bay nhảy toán ngoài Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy bay và bị bắt làm tù binh. Tôi đến gặp gia đình cô và xin phép được mời cô đi chụp hình với tôi. Gia đình cô đồng ý. Chỗ chụp hình là một quán bia ở xa lộ Biên Hòa. Tôi nhờ một anh bạn biết thổi sáo và nói anh ta ngồi phòng bên cạnh chơi những bản nhạc chiêu hồn như chương trình đài Saigon. Con tôi cũng ở đó, đọc những lá thư của ý trung nhân cô Tâm viết cho cô. Tôi chải tóc cho cô như trong hình, đưa tấm thẻ bài cho cô cầm, tấm thẻ bài này tôi mua chợ đen, một tấm thẻ bài được làm từ thời Pháp. Trong không khí u buồn, và bị tác động bởi tiếng sáo não lòng cùng với những lời lẽ trong bức thư của ý trung nhân, cô ta khóc nấc lên. Những giọt nước mắt lăn trên má, rớt xuống tay là những giọt nước mắt thật. Hai giọt nước mắt trên tấm thẻ bài là do tôi tạo ra. Chụp được 6 tấm thì cô tỉnh lại, không khóc nữa. Ðây là tấm hình lúc cao điểm nhất khi cô ấy nấc lên.”
    Hình 5: Hạnh phúc trong tầm tay
    “Năm 1973, tôi nghe rằng ở Bạc Liêu có một người như trong hình, tức là bị cụt tay chân nên đến đó nhờ ông tỉnh trưởng dẫn tới nhà chụp hình. Ðây là một anh Nhân Dân Tự Vệ trong thôn có nhiệm vụ mở đường mỗi sáng. Một buổi sáng anh xâm được quả mìn Việt Cộng gài đêm trước, sắp đưa được nó lên thì quả mìn phát nổ. Anh bị cụt một tay và một chân trái. Tới nhà anh, một ngôi nhà lá đơn sơ, chỉ có hai cha con ở nhà, người vợ đi bán buôn ở chợ. Anh nấu cơm, cho gà ăn, giặt quần áo, và làm tất cả mọi việc có thể làm để giúp vợ. Ðến khi anh ru con anh ngủ thì tôi biết rằng mình đã gặp một tuyệt tác phẩm. Anh quên hẳn mình là người tàn tật đùa với đứa con trai nằm trên võng, thằng bé cũng đùa với bố một cách vô tư và hạnh phúc.”
    Hình 6: Mầm măng non
    “Ðây là hai đứa con tôi. Hương và Tuấn. Và hậu cảnh là một đồn canh tại Bình Chánh trước năm 1968. Ðây là một đồn canh rất mong manh, trong đó có 15 anh Nhân Dân Tự Vệ bảo vệ. Một đêm, khoảng một đại đội Việt Cộng tràn vào và 9 anh đã hy sinh trong khi chiến đấu. Trận chiến tuy nhỏ nhưng ác liệt vì các anh đã hết sức chống lại sự xâm nhập của Việt Cộng dù chỉ được trang bị vũ khí không bằng địch. Khi chúng tôi đến giải vây thì đồn canh tan hoang vì đạn pháo, xác các anh nằm la liệt trong đồn. Tôi cho binh sĩ mai táng cho các anh, dọn dẹp đồn canh cho sạch. Chúng tôi đóng quân lại và chuẩn bị mọi thứ ‘đón tiếp’ nếu địch quay lại và lên kế hoạch hành quân tìm địch. Hai tháng sau, nhớ con quá nên tôi cho đem hai đứa con tôi lên đơn vị chơi. Mua cho hai cháu 2 bộ quần áo mới màu đỏ và vàng để tạo màu lá cờ và để cho hai cháu chơi trong đồn canh đó. Tôi muốn nói với mọi người rằng những mầm măng non của đất nước sẽ lớn lên trên đống hoang tàn của chiến tranh nhờ sự hy sinh của người lính Việt Nam Cộng Hòa.”
    Hình 7: Vá cờ
    “Trong trận chiếm lại Ðại Nội, Huế năm 1968, tôi có gặp vợ người trung sĩ tử trận. Tôi ghé nhà chị mong chụp được một tấm hình chân dung người góa phụ nhưng không được. Trước nỗi tiếc thương người chồng vừa mất, tôi không muốn chị phải đau thêm. Thế rồi khi qua Mỹ tôi lại tình cờ gặp lại chị trong khu chợ Lion ở San Jose, ý định chụp tấm hình vá cờ trở lại, nhưng chị đã già đi nhiều, không thích hợp và tôi đành phải đi tìm người khác.”
    “Tôi quen với anh chị Hải Bằng, chị bằng lòng làm người mẫu cho tôi chụp bức hình ‘Vá cờ’ này. Tôi mua một cái nón sắt ở chợ trời, mượn cây súng trường của anh bạn Bùi Ðức Lạc là cả một chuyện khó khăn. Tôi dùng hai thứ đó làm hậu cảnh. Lá cờ được tôi đốt lỗ chỗ để chị ấy vá. Chị cứ ngồi vá cờ và tôi cứ chụp. Ðến động tác như trong hình thì tôi nói chị giữ nguyên động tác đó, tôi mở hé cửa sổ chỉ cho một phần ánh sáng rọi vào lá cờ, rọi vào nón sắt. Tuyệt vời. Bức hình chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Chúng ta hãy vá lại những mảnh đời, những mảnh tình, những đơn vị chia rẽ, vá lại tình đoàn kết.”
    Hình 8: Hai cha con
    Gia đình anh bạn trong hình ở San Jose. Tôi đến nhà một cô học trò và gặp anh đang sửa chữa nhà cho chị ấy. Nhà anh cũng ở cạnh và con anh, đứa bé trong hình hay chạy qua trò chuyện với anh. Tôi thấy hình ảnh hai cha con đẹp quá nên mới đề nghị được chụp hình hai cha con. Chủ đề tôi muốn là một buổi gặp gỡ hai cha con khi người cha từ chiến trận trở về. Tôi nói với anh hãy cố tạo những câu chuyện kể cho cậu bé nghe và để cho bé đặt những câu hỏi. Hai cha con thật tự nhiên trò chuyện, thằng bé đặt nhiều câu hỏi cho cha mình và cười thật tươi. Một tấm hình thật đẹp, thật yên bình.
    Hình 9: Chân dung người lính
    Tôi có một người bạn học tên Tuấn học chung tại trường Taberd, Sài Gòn. Chúng tôi cùng đi lính, và sau này về chung một đơn vị. Tôi là tiểu đoàn phó Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, anh là đại đội trưởng Ðại Ðội 2. Hôm đụng trận ở Ðất Cuốc, Củ Chi, đơn vị anh đổ bộ xuống cánh đồng trống thì bị phục, ngay đợt đầu tiên chúng tôi đã bị thương vong. Từ trong những bó rơm lớn, Việt Cộng núp trong đó bắn ra đội hình chúng tôi. Trong trận đánh này, anh Tuấn hy sinh. Sau này tôi hay mơ thấy anh về đứng bên giường tôi với đôi mắt như trong bức hình này. Anh cứ đứng nhìn tôi một cách buồn thảm rồi biến mất. Khi qua Mỹ chỉ được 2, 3 ngày thôi anh lại về với tôi trong giấc mơ, cũng nhìn tôi với đôi mắt như thế này. Giật mình tỉnh dậy, tôi nghĩ là anh theo tôi qua tới đây. Cố gắng ngủ lại, tôi lại thấy anh, anh như muốn nói với tôi rằng ‘Bây giờ niên trưởng tới đất Mỹ bình an, nhưng đừng quên những phút tác chiến bên nhau. Xin đừng quên những ngày gian khổ.’ Tôi cầu nguyện cho anh và hứa với lòng sẽ cầu nguyện cho anh suốt đời, và có ý định tìm người mẫu để tái tạo lại cái nhìn của anh Tuấn. Nhờ ơn trên, tôi gặp được anh Dư trong một buổi sinh hoạt Gia Ðình Mũ Ðỏ. Tôi kể cho anh Dư nghe câu chuyện của anh Tuấn, anh đồng ý giúp tôi. Lúc chụp hình tôi mở cho anh nghe những bài nhạc hành quân oai hùng. Khi bài nhạc đang ở cao trào, tôi xin anh đứng lên và chào cờ theo nghi lễ quân cách. Anh đứng lên chào và nhìn thẳng vào lá cờ tôi treo sau máy hình. Tấm hình được thực hiện như thế, còn kỹ thuật rửa hình là phần của tôi để tạo được tác phẩm này. Bức hình đã tái tạo lại được cái nhìn của một chiến sĩ đã hy sinh, như đang nói giùm những người đã nằm xuống rằng ‘Em thì đã đành rồi, người trưởng thượng thì vẫn còn sống. Thế thì nhiệm vụ của các anh chưa hết đâu, các anh phải tiếp tục phục vụ đất nước.”
    http://tambut.wordpress.com/2009/06/...ngọc-hạnh/
    thời gian còn đủ không em
    cho mình nhớ lại mông mênh tình người
    @};-

  4. #54
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,992
    30 Tháng Tư

    Nguyễn Thụy Long

    Lại sắp đến ngày 30 tháng Tư, trên đất nước tôi nhà cầm quyền phát động ì xèo kỷ niệm ngày “chiến thắng vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.” Từ cả tháng trước, ngày nào người ta cũng nhắc đến chiến thắng ấy của dân tộc, phỏng vấn những tướng lãnh chỉ huy trận đánh về chiến lược, chiến thuật, những chiến sĩ anh hùng, tất cả đều được đưa lên báo đài, cả những trang web bay đi khắp thế giới. Buổi sáng tôi dậy sớm nghe đài nước ngoài, chương trình Việt ngữ, nhưng bị phá sóng nhiều quá, nghe câu được câu không. Cũng ngày ấy cộng đồng người Việt trên khắp thế giới làm kỷ niệm, nhưng gọi bằng nhiều cách khác nhau, Ngày Quốc Hận, Tháng 4 Đen hay gì đó còn tùy.



    Cũng ở trên đài Á Châu Tự Do tôi nghe cuộc phỏng vấn một đạo diễn trẻ người Việt Nam ở nước ngoài, làm một cuốn phim về ngày bại trận 30 tháng Tư lấy tên là ngày giỗ. Anh và các bạn anh thiếu thốn rất nhiều tư liệu về ngày hôm ấy, nhưng chắp vá và lấy kỷ niệm của những người lớn chứng kiến vào thời ấy rồi cũng xong. Bởi tại ngày anh ra đi, rời Việt Nam anh còn quá trẻ, tuổi đâu khoảng 13 hay 14 chi đó, nhất là anh không có kinh nghiệm tham gia vào cuộc bại trận ấy.



    Người đạo diễn thanh niên này còn có tham vọng làm cuốn phim khác nữa sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà xụp đổ, về những trại tù khổ sai mà người ta gọi là trại cải tạo. Tôi hy vọng anh ta và nhóm của anh có tâm huyết thì cũng xong, có thể thành công. Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua có rất nhiều tư liệu quý giá, tôi đã dược xem một cuốn phim do Mỹ sản xuất lấy tên là Trời và Đất. Cuốn phim đã nói lên được thân phận Việt Nam giữa các thế lực, thân phận con người Việt Nam đáng thương.



    Tôi là một người Việt Nam, sống và lớn lên, trưởng thành trong thời buổi ấy, thời buổi đau thương nhất của đất nước, nay lại sống suốt 29 năm trong chế độ, sắp sửa 30 năm, chưa một lần bị ngắt quãng, vì không ra nước ngoài, hay đi đâu xa khỏi Việt Nam. Tôi là dân bại trận ở lại Việt Nam. Tôi không có gì ca tụng về ngày 30 tháng Tư ấy, nhiều đau thương hơn thì có, gia đình tôi ly tán cũng vào ngày ấy. Đàn anh của tôi nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo SỐNG bị giết chết vì đạn pháo kích lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, trên chiếc tầu di tản mới chạy thoát ra được đến cửa biển Cần Giờ.



    Hàng năm tôi chúng tôi làm giỗ anh Chu Tử vào ngày đó, sau này không biết vì lý do gì, đổi sang ngày âm lịch là ngày 19 tháng ba (trùng với ngày 30-4-1975). Có phải vì người ta đang ồn ào làm lễ kỷ niệm chiến thắng mà mình lại làm giỗ, than khóc và tưởng nhớ đến người đã chết là chướng quá không, vì vậy gia đình ông Chu Tử mới đổi ngày giỗ cho yên. Tôi cũng không bỏ một buổi giỗ nào của ông Chu Tử, dù có đổi ngày, nhưng dù làm vào ngày nào anh em chúng tôi ngồi với nhau, nhắc lại và nói về những kỷ niệm là ngày 30 tháng Tư năm 1975, gia chủ tổ chức giỗ ông Chu Tử cũng không có ý kiến gì, buổi giỗ ấy anh em chúng tôi tự do hoàn toàn. Những buổi giỗ ông Chu Tử sau này vắng bóng dần những người anh em thân thiết của ông, người thì ốm đau bệnh hoạn đi không nổi, người thì đã “dạo chơi tiên cảnh” khỏi “cõi tạm” đầy đau thương này. Như Tú Kếu, như nhà văn Mặc Thu, như ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, vì ông mới qua đời.



    Nhà báo Phan Nghị ở buổi giỗ nào còn oang oang kể lại kỷ niệm với chủ nhiệm Chu Tử, nay cũng đã vắng bóng anh. Một đàn em thân thiết như Đông con tuổi còn rất trẻ cũng không còn nữa. Nhưng buổi giỗ vẫn đông đảo, tôi thấy có những anh em từ nước ngoài trở về, những Việt kiều đó ra đi do vượt biên hay diện HO, những điện thư từ khắp nơi trên thế giới gửi về cho gia đình con cái ông Chu Tử để tưởng nhớ ông.



    Tôi đã qua 29 lần kỷ niệm vể ngày 30 tháng Tư trên đất nước “Xã Hội Chủ Nghĩa VN,” kể ra thêm mệt nhưng không thể không kể. Tôi kiêu hãnh nói rằng tôi là một trong những nhân chứng lịch sử, tôi vừa là nhà văn nhà báo, nói có nhận xét, dù rằng cái nhận xét của riêng mình, nhưng đúng về mặt người cầm bút thì phải công bằng và chính xác, tôi phục vụ cho nghề nghiệp và lý tưởng của nhà văn nhà báo chân chính, không phục vụ hoặc làm bồi bút cho tổ chức hay đảng phái nào đó.
    Đối với tôi thì ngày 30 tháng Tư nào tôi cũng buồn, một người Việt Nam đang sống trên quê hương mình, tôi tự hỏi, được chứng kiến những giây phút lịch sử trọng đại, đất nước Việt Nam thống nhất quang vinh như thế mà buồn sao?



    Sau đợt lùa những sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hoà bại trận đi học tập cải tạo, đến lượt văn nghệ sĩ chế độ cũ, và các vị chức sắc tôn giáo vào những trại tập trung dài dài từ Bắc chí Nam. Các ông cai ngục, cai tù được gọi là quản giáo, cán bộ dậy bảo, giáo dục cho các phạm nhân lầm đường lạc lối hiểu biết đường lối của đảng, của cách mạng, và không ai có án rõ ràng, khi được tha về phạm nhân được phát cho cái giấy ra trại. Đọc qua giấy này họ mới té ngửa ra, lúc ấy mới biết tội danh của mình và thời gian học tập cải tạo là bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng có khi còn bị ăn gian. Còn người ở lại được nhà trại nói lấp lửng chừng nào “học tập tốt” thì về. Có người phải ở trong tù vài chục năm vì bị nhà nước cho rằng họ chưa được tốt. Tôi không hiểu người ta dựa vào tiêu chuẩn nào gọi là tốt và xấu để giam giữ người vài chục năm như vậy, với lời kết án thật mơ hồ.
    Tôi bị bắt nóng ngoài đường, không bị liệt vào hàng ngũ văn nghệ sĩ phải học tập cải tạo, mà với một tội danh khác, tổ chức phản động, một tội rất dễ chết. Khốn nạn cho cái thân tôi, thời chế độ cũ đi lính binh nhì không xong, mà nay lại là người tổ chức chỉ huy một trung đoàn, có tên trung đoàn Quyết Thắng trong hồ sơ phản động của tôi. Tôi bị tra tấn, bị đánh và những người tra tấn tôi ngày nào cũng bắt tôi phải khai ra cái trung đoàn Quyết Thắng này ở đâu! Vì bỗng nhiên mình lại mang một tội danh “oai” như thế, một trung đoàn trưởng, nên tôi cũng phải phì cười ra nước mắt sau những trận đòn tra tấn thừa chết thiếu sống.



    Tôi cũng không biết người ta phong cho tôi, chức gì, cấp bậc nào, tướng hay tá trong trung đoàn mà tôi bị đứng vào hàng “chủ xị.” Một trung đoàn không có quân số, không doanh trại, không có cả chiến khu kháng chiến. Bản lấy cung của tôi bị bỏ dở dang, không có tôi ký tên nhận tội. May quá thế là tôi thoát chết, tôi đã thấy nhiều người bị chết, bị mang ra xử bắn vì những tội danh bá vơ ấy. Tôi nói với bạn bè đồng tù:



    - Dù tao có là thằng nhà văn nhà báo ngu dốt cũng không bao giờ đặt cái tên trung đoàn Quyết Thắng cho tổ chức quân sự của tao, vừa quê vừa thối. Ai cũng biết các khẩu hiệu quyết thắng, quyết chiến, quyết tử, quyết sinh là sản phẩm của các anh Việt Minh, các anh đã xài mòn teo ra rồi, từ thời kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp kia, rồi đến thời chống Mỹ cứu nước xài lại, nay không biết dùng làm gì nữa thì gán đại cho tao. Tao biết ngay các anh độc lắm, lại một trò chụp mũ buộc tội cho người khác để mang ra xử theo luật rừng.



    Tôi lênh đênh qua nhiều nhà giam ở thành phố, rồi mới bị đưa lên trại học tập trên rừng, an tâm học tập cải tạo ở nơi đó, bao giờ học tập tốt thì được về xum họp với gia đình. Nhà nước, nhà cầm quyền nói như thế. Chúng tôi ngắc ngoải sống trong lao động khổ sai, nhiều anh em kiệt lực gục xuống bỏ xác trong các trại tù. Thân phận chúng tôi như những nô lệ trong phim Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành hay những nô lệ xây Kim Tự Tháp Ai Cập.



    Nhiều lần lao động cuốc đất trúng mìn ngoài bãi lao động, mìn nổ thương vong vô khối người, nhưng được giải thích là mìn đó là của Mỹ Ngụy gài lại để giết nhân dân. Bây giờ chúng tôi có chết có thương vong thì cũng chỉ là “gậy ông đập lưng ông” thôi. Chúng tôi nhiều lần đề nghị với ban quản giáo xin được tự gỡ mìn để khỏi gây hại cho phạm nhân, nhưng được lãnh đạo trại “nhân đạo” từ chối, vì sợ mất thì giờ lao động sản xuất kiếm ra của cải cho đất nước chúng ta còn nghèo. Đồi nghĩa địa tù chật kín những mồ hoang của anh em chúng tôi. Sáng đi lao động, chiều về nhìn mặt trời gác bóng trên sườn núi Chứa Chan mới biết mình còn sống, mong sớm có ngày ra xum họp với gia đình.



    Tôi không nhớ rõ là mình ăn đến mấy cái ngày kỷ niệm 30 tháng Tư trong trại cải tạo, vì từng bị bắt lên bắt xuống, như bắt cóc bỏ đĩa, tha rồi lại bị bắt lại. Ngoài cái tội phản động, tôi còn tội phản quốc bỏ quê hương mà trốn đi, tức là tội vượt biên mà không thoát. Phải chi ngày đó tôi trốn thoát, thì bây giờ được nhà nước ưu ái gọi là Việt kiều khúc ruột ngàn dặm được phép trở về thăm quê hương, được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Mấy anh Việt cộng từng đánh đấm bỏ tù, từng kết tội tôi là Việt gian sẽ ngọt ngào khuyên tôi nên hòa hợp hòa giải, quên đi chuyện cũ, đóng góp tất cả những gì tôi đang có để giúp cho đất nước quê hương Việt Nam mà các anh đang cai trị. Tôi đã thấy những cuộc tiếp đón long trọng, những Việt kiều trở về thăm quê hương được diện kiến những lãnh đạo trong nước và họ được huy chương, và được ca tụng vì những đóng góp của họ đã được truyền thanh truyền hình đi khắp mọi nơi. Họ thành người yêu nước, có ẩn chứa ý yêu và ủng hộ đảng CS cầm quyền.



    Trong trại học tập, ngày 30 tháng Tư mỗi năm được tổ chức xôm tụ lắm, mà anh em chúng tôi gọi là ngày “đứt phim.” Từ ba giờ sáng một số trại viên có tay nghề trong việc nấu nướng đã được điều lên nhà bếp để thọc tiết heo mổ bò làm đồ ăn, thổi cả cơm nữa, hương cơm phảng phất khắp trại làm các trại viên chúng tôi tỉnh cả ngủ, dù là hương gạo mốc, không phải gạo Nàng Hương chợ Đào. Những hương vị âm thanh hấp dẫn đó làm chúng tôi trở nên háo hức, vì chúng tôi là những kẻ thường xuyên ăn đói mặc rách, cả năm chỉ ăn khoai ăn sắn có biết cơm thịt là gì đâu, sức lao động bị vắt kiệt từng ngày, nay có cơm thì mừng quá. Bao nhiêu năm qua chúng tôi sống trong một miền Nam trù phú lúa thóc không bao giờ thiếu, người nông dân chỉ trồng một mùa cũng ăn được cả năm. Mà nay phải thèm và nhớ cơm, tưởng tượng cũng không ra được bát cơm nó thế nào? Tôi nói có quá không? Nhưng sự thật là vậy.



    Ngày hôm ấy chúng tôi được nghỉ lao động và sang ngày hôm sau là ngày quốc tế lao động 1-5, vị chi là hai ngày được ăn được chơi trong vòng rào giây thép gai. Chúng tôi được nghe chính trị viên của ban quản giáo giảng giải cho nghe ngày chiến thắng 30 tháng Tư. Nhưng chỉ là chuyện nước đổ đầu vịt, chúng tôi chỉ nghĩ đến kỷ niệm cũ của chúng tôi vào ngày ấy. Buổi trưa cả ngàn người tù chúng tôi - mỗi người được ăn một chén cơm, một miếng thịt heo hay thịt bò chi đó bằng ngón tay, chan tí nước xốt cho mặn miệng. Lòng lợn - tiết canh - thịt ngon miếng nạc mang lên nhà khung cho ban giám hiệu và thủ trưởng đơn vị xơi, uống rượu hút thuốc. Lòng nhân đạo của đảng vô biên, không thể nói hết được.



    Về phía các cải tạo viên chúng tôi thì sao, cũng chia ra mấy phe trong cuộc ăn uống ấy, không phải tranh nhau ăn, mà cách ăn uống cũng khác lạ. Có phe còn nặng lòng với chế độ cũ mà anh đã phục vụ, nay trở thành bại tướng trong ngày 30 tháng Tư, nhất định không ăn đồ ăn của “kẻ thù” ban phát mà ăn gì đó với muối. Phe thứ hai lấy đồ thăm nuôi của mình ra mời anh em ăn sạch. Phe thứ ba ăn ráo những gì được ban phát với lý luận: “Ta ăn thứ này là của ta làm ra, chẳng ăn chực thằng nào hết, gạo này chính ta làm ta cấy cầy, thịt này cũng chính chúng ta chăn nuôi, không ăn là dại. Ăn bám, ăn trên xương máu chúng ta là những thằng cai tù chứ không phải chúng ta. Lý luận nào cũng đúng cả, không ai đụng chạm tới ai.



    Anh chán đời ngồi quay mặt vào tường “diện bích” hết ngày 30 tháng Tư là chuyện của anh. Tự do của mỗi cá nhân được tôn trọng tuyệt đối, nên cuộc ăn uống ấy cũng diễn ra êm thắm, không phải tinh thần xôi thịt mổ cãi nhau như mổ bò ở các đình làng nhà quê. Dù sao tôi cũng nể phục các anh cải tạo chịu ăn cơm muối lắm, các anh còn có liêm sỉ và sĩ khí của một chiến sĩ, tôi không thể đánh giá thái độ ấy là sai hay đúng.
    Tôi lại nghĩ đến những anh hùng trong sử sách, đến một Hoàng Diệu, tuẫn tiết theo thành Thăng Long khi quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất. Một Nguyễn Tri Phương không chịu cho kẻ thù buộc vết thương khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai. Một Võ Tánh chất củi tự thiêu khi bại trận. Một Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam hơn làm vương đất Bắc.



    Trong đời làm báo của mình, trong trận chiến cuối cùng ngày 30 tháng Tư, tôi đã thấy những người lính Nhẩy Dù trại Hoàng Hoa Thám ở ngã tư Bảy Hiền ôm nhau cho nổ lựu đạn để cùng chết bên nhau, sau khi có lệnh đầu hàng vô điều kiện của tướng Dương Văn Minh. Và sau đó nhiều tướng tá của chế độ Cộng Hoà ở miền Nam tự sát khi nghe lệnh đầu hàng của “tổng thống” tạm quyền.
    Tôi chắc chắn rằng sử sách có ghi lại, dù rằng chế độ ấy thua trận và bị bôi nhọ suốt bao nhiêu năm trời, bị vu cáo là có bao nhiêu tội lỗi với “nhân dân.” Chính sử không thuần ở trong tay kẻ chiến thắng, mà ở trong lòng mọi người trên đất nước này, không thể bóp méo, không thể như cục đất sét muốn nặn hình gì theo ý họ. Còn những thương binh của chế độ Cộng Hoà sau khi bại trận ngày 30 tháng Tư năm 1975 thì sao? Tôi đã thấy họ bị đuổi ra khỏi quân y viện Cộng Hoà chiều ngày 30 tháng Tư lịch sử ấy. Anh mù cõng anh què. Anh đổ ruột vịn vai anh cụt tay. Họ đi hàng hàng lớp lớp suốt một quãng đường dài, đau thương lắm, tiếc rằng không một phóng viên nhiếp ảnh nước ngoài nào chụp được một tấm hình. Cái máy hình của tôi chụp được mấy tấm thì bị đập bể tan nát, suýt nữa thì tôi nguy hiểm đến tính mạng vì những kẻ trở cờ theo đóm ăn tàn, hoặc những tên lưu manh mà xã hội nào cũng có, mà hồi ấy chúng tôi gọi cái đám ấy là cách mạng 30, nghĩa là mới gia nhập cách mạng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Họ đang khao khát lập công để tìm cho mình một chỗ đứng, hoặc được một tí ân huệ bố thí.



    Tôi đã trải qua hai mươi chín cái ngày 30 tháng Tư, chỉ còn ít ngày nữa thì tròn 30 cái ngày kỷ niệm. Sao trong đầu tôi lẩn quẩn hoài về những kỷ niệm đau thương ấy. Những người thương binh của chế độ Cộng Hoà sau khi bi đuổi ra khỏi quân y viện Cộng Hoà. Họ đi về đâu? Mắt tôi nhìn thấy có những người thương binh kiệt lực, kiệt sức ngã ngay trên đường đi, trên lối cổng ra vào quân y viện và tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt uất hờn còn đọng trên đôi mắt của những người thương binh này. Trong ngàn vạn con người ấy trên đất nước VNCH thế nào không có kẻ sống sót, tôi cũng đã thấy anh mù dắt anh què hát rong ngoài đường, xin đồng tiền bố thí của đồng bào. Họ bị quên lãng đã ba chục năm nay, nên có sự công bằng cho người chết thì cũng nên lo cho người còn sống, họ cũng đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến nồi da xáo thịt này. Người ta đang nói tới chuyện phục hồi Nghĩa Trang Quân Đội ở trên Biên Hòa.



    Không biết chuyện này rồi sẽ đi đến đâu. Tôi là người sống ở Sài Gòn đã gần 30 năm, nghe tin ấy tôi đã mong muốn được thăm nghĩa trang quân đội xưa vì có người thân đã chôn xác ở đó. Nhưng theo tôi biết đâu phải ai cũng được tự do ra vào để tưởng niệm người đã chết, ý nguyện của tôi không được chấp nhận. Người ta nói phục hồi nghĩa trang quân đội chế độ cũ, phục hồi thế nào tôi không biết, tôi thắc mắc trong việc làm ấy họ có phục hồi pho tượng Tiếc Thương bị giật đổ trước cổng nghĩa trang quân đội từ ba chục năm trước không. Sau 30-4-1975 hàng loạt tượng đài bị giật xập, và nay nghĩa trang sẽ để tên gì cho phải đạo làm người, mồ mả còn không. Tôi nghe mất mát cũng nhiều lắm, nếu còn thì là những nấm mồ hoang, kẻ nằm dưới đất kia là kẻ có tội, không ai được quyến thăm viếng vì thăm viếng là bị “văng miểng.” Tôi chỉ mong muốn được đến đấy, thắp lên một nén nhang tưởng niệm, dù mồ mả của những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà có còn hay đã mất. Tôi cho chuyện làm ấy hay lời hứa hẹn ấy là phiêu, chẳng có gì xất cả.


    Tại tiệm phở Hòa, một tiệm phở nổi tiếng cuối đường Pasteur trong thành phố Sài Gòn, tôi thường gặp một anh bán báo, cụt cả hai tay, hai tay cụt đó được ráp hai tay sắt inox có kẹp, thao tác rất gọn ghẽ, anh kẹp những tờ báo đưa cho khách hàng hoặc nhận tiền, thối lại tiền bán báo. Không biết anh bán báo ở đó đã bao nhiêu năm.



    Một hôm anh mời tôi mua báo. Tôi lấy tiền ra biếu anh, vỉ sáng nay tôi đã mua báo ở sạp báo gần nhà. Anh ta nhìn tôi khẽ lắc đầu:



    - Không, cám ơn ông tôi không thể nhận được.



    - Vậy tôi mua báo. Tôi hỏi anh.



    - Vâng ông chọn tờ nào?



    Tôi chọn đại một tờ trong xấp báo mà anh ta ôm trên người, tôi đưa tiền cho anh ta, nói:



    - Thôi anh khỏi phải thối lại.



    - Vâng cám ơn ông.
    Tôi nhìn kỹ anh ta hơn, tôi hỏi thăm về hai tay anh. Anh ta nói:



    - Tôi không bị tai nạn mà là thương binh chế độ Cộng Hoà



    - Anh thuộc binh chủng nào hồi trước? Tôi hỏi tiếp.
    Anh ta không trả lời về binh chủng của anh chỉ nói:



    - Hồi đó tôi bị thương cụt cả hai tay ở mặt trận Bình Long, chính quyền cũ làm cho tôi hai cánh tay này và tập cho tôi cách xử dụng. Gần ba chục năm nay tôi đi bán báo để sinh sống.
    Vì lý do gì đó anh không nhắc tên binh chủng của mình. Nhưng khi tôi nói tên của vị tướng chỉ huy mặt trận, mắt anh ngời sáng. Tôi không ngờ đã mấy chục năm qua anh không quên và dành cho cấp chỉ huy mình sự tôn kính chân thành. Tôi ngưỡng mộ anh là người dũng cảm, liêm sỉ từ tư cách đến việc phải kiếm sống, làm một con người. Đó là điều hiếm có, ít có ai sống trong đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa dám biểu lộ cái tinh thần quật cường ấy. Có ngài Việt kiều ngày xưa từng giữ những chức vụ quan trọng, từng là “cựu” này “cựu” kia, ngày “đứt phim” chạy có cờ, bỏ đồng đội bỏ của chạy lấy người, nay về thăm quê hương phát biểu linh tinh chả ra cái giống ôn gì, so ra tư cách của ngài với anh chàng thương binh này, cách xa một trời một vực, thật là quá chán. Tôi nói với anh:



    - Anh rất can đảm, tôi ngưỡng mộ anh.



    - Có gì đâu, tôi còn thua ông tướng chỉ huy chúng tôi. Anh cười nhũn nhặn.



    Tôi nghĩ đến tướng Lê Văn Hưng, tướng tử thủ ở Bình Long Anh Dũng, người không trốn chạy mà tự sát như một số tướng lãnh khác của chế độ Cộng Hoà ngày 30 tháng Tư, sau khi “tổng thống” Dương Văn Minh đầu hàng vô đìều kiện.



    Báo đài ngày nào cũng có bài ca tụng về ngày lịch sử 30 tháng Tư, ngày chiến thắng vĩ đại của dân tộc, ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. Đoàn quân chiến thắng kéo quân vào thành phố được sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân thành phố, cùng nổi dậy với cách mạng, bao nhiêu người ra phất cờ chào đón đoàn quân. Một hoạt cảnh mà tôi, một phóng viên chiến trường đã hết thời, ghi nhận được đúng ngày hôm đó:



    Cuộc bại trận nhanh quá, nhanh đến độ dân Sài Gòn phải ngỡ ngàng. Kẻ nào không chạy thoát theo những chuyến di tản thì đổ ra đường xem đoàn quân chiến thắng đi dép, đội mũ cối hay mũ tai bèo vào thành phố. Có những xác người dân hoặc lính chế độ cũ chưa được thu nhặt còn sót ở những góc đường, trên những quân trang quân dụng ném đầy trên đường đi, cả vũ khí nữa chưa kịp thu nhặt.



    Những con người đang đứng ngơ ngác ngỡ ngàng ở đó, bị nhét vào tay những lá cờ giấy, và anh “cách mạng" đeo súng mang băng tay đỏ mặt gườm gườm những kẻ không nhiệt tình vẫy cờ chào đón các anh bộ đội cụ hồ tiến vào thành phố. Tôi thấy một người đàn ông cũng bị nhét vào tay một lá cờ, một anh mang băng đỏ đeo súng ra huých vào sườn người đàn ông đó một cái. Ông ta có lẽ hiểu ý liền nhẩy chồm lên phất cờ lia lịa, mồm la hoan hô liên tục. Thế cũng là quá đủ, tôi lủi vào đám đông kiếm đường chạy về nhà. Ngoài kia những dòng người dầy đặc dần trên đường, có người đang tìm kiếm người thân, người tung hô những khẩu hiệu chiến thắng, người ngơ ngác ngẩn ngơ đứng nhìn. Họ không chịu tin vào sự thực là Sài Gòn bị thất thủ.

    Nguyễn Thụy Long
    Đầu xuân năm Ất Dậu 2005

  5. #55
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ngocdam66 View Post
    30 Tháng Tư

    Nguyễn Thụy Long
    Đầu xuân năm Ất Dậu 2005
    Moderator Văn Hóa cẩn thận xem xét lại. Năm 2004 ông Nguyễn Thụy Long đã gửi thư yêu cầu
    diễn đàn này đừng công khai tác phẩm của ông nữa. Mang xuống hết.
    Ông Nguyễn Thụy Long đã qua đời ở Việt Nam năm 2009.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #56
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Moderator Văn Hóa cẩn thận xem xét lại. Năm 2004 ông Nguyễn Thụy Long đã gửi thư yêu cầu
    diễn đàn này đừng công khai tác phẩm của ông nữa. Mang xuống hết.
    Ông Nguyễn Thụy Long đã qua đời ở Việt Nam năm 2009.
    Anh Triển,
    - Có thể nào anh cho xem THƯ của Nhà Văn Nguyễn Thụy Long về việc ngưng phổ biến các tác phẩm của ông.
    - Nếu bài :"30 tháng 4" do anh Ngọc Đàm vừa đưa vào chủ đề này, được trích từ các trang web khác thì hệ quả sẽ thế nảo ? Như ở đây:

    http://toquocvietnam.org/30thang4.htm

    http://lytuongnguoiviet.com/index.php/vnconghoa/15270-30-thang-t



    Cũng cần xem:
    vĩnh biệt nhà văn nguyễn thụy long


    http://damau.org/archives/8537
    thời gian còn đủ không em
    cho mình nhớ lại mông mênh tình người
    @};-

  7. #57
    Đêm chôn dầu vượt biển





    Chuyến tàu vượt biển Châu Đình An có dấu X đứng giữa tàu. Hình chụp từ Tàu của Tây Đức Melbourn Express chụp trước khi vớt lên giữa biển khơi. Hình được Tây Đức tặng cho các thuyền nhân chuyến tàu mang tên 992.


    Sau khi miền Nam Việt Nam thất thủ 30 tháng Tư 1975, hai miền đất nước dưới sự cai trị theo đường lối quốc hữu hoá các tài sản tư nhân do chế độ cộng sản Việt Nam thực hiện. Ngành dầu khí không còn được phép kinh doanh cá thể, tất cả đều tập trung vào sự quản lý của đảng cầm quyền.
    Với một chính sách kinh tế tập trung, sự sản xuất bị ngưng trệ, yếu kém, kèm theo kế hoạch triệt hạ và đánh tư sản, bày ra đổi tiền đang có của miền Nam thành tiền của miền Bắc với số tiền hạn chế, cộng thêm ngăn sông, cấm chợ khắp nơi. Các trại tập trung mệnh danh cải tạo mọc ra nhanh chóng, hằng trăm ngàn quân, cán, chính của miền Nam Việt Nam Cộng Hoà bị bắt đưa vào trại tập trung, đã tạo ra một tình cảnh bi thương, đau khổ với không khí ngột ngạt bao trùm cả nước. Rồi chiến tranh biên giới xảy ra với Tàu năm 1978, thêm cuộc chiến tranh với Campuchia khiến cho Việt Nam trong chế độ mới bị thế giới xa lánh, cô lập. Trước tình cảnh bi đát này, hằng triệu người đã liều chết vượt biển tìm tự do.
    Nếu nhìn trên bản đồ thế giới, con đường vượt thoát nhiều nhất ra đi là biển Đông và biển Thái Lan, để hi vọng đến Hồng Kông, đến Phi Luật Tân, đến Mã Lai, ngoài ra rất ít người dùng đường bộ đến Thái Lan qua nước Campuchia.
    Do vậy, cuộc hành trình vượt thoát bằng thuyền trên đại dương bao la, đã đánh động lương tri nhân loại. Thống kê cho biết một con số ước đoán có trên 500 ngàn người Việt đã vùi thây dưới lòng biển sâu trên đường tìm kiếm tự do. Do đâu, mà người dân Việt cầm chắc cái chết trong tay, khi đặt sinh mệnh mình trên những chiếc thuyền con nhỏ bé, hầu mong vượt qua biển cả mênh mông trước ba đào sóng dữ.


    Sau khi vớt lên trên sân tàu Tây Đức. Châu Đình An dấu X đứng bìa góc trái

    Chính sách kinh tế tập trung trong tay Đảng, do vậy tất cả xăng dầu bị tịch thu và quản lý, các cửa khẩu ra biển bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, ngành ngư nghiệp đánh bắt cá bị quốc doanh và các thuyền bè phải vào cái gọi là hợp tác xã, mỗi lần ngư dân ra biển để đánh bắt cá, phải khai trình và số lượng nhiên liệu được kiểm soát vừa đủ cho thời gian tàu thuyền chạy ra bao nhiêu hải lý, và vừa đủ để chạy trở vào sau bao nhiêu ngày được phép. Việc kiểm soát chặt chẽ này nhằm khống chế sự vượt biển tìm tự do của người dân Việt Nam.
    Tôi đã tìm cách vượt biển sau khi từ trại cải tạo trở về. Vượt biển khó lắm, vì cần có ít nhất là 3 đến 5 lượng vàng, có chỗ còn phải trả cao hơn nữa. Nhưng tôi đã lấy công sức bằng cách tình nguyện mua dầu để đổi được chuyến đi. Dầu là nhiên liệu cần thiết cho chuyến hải hành, ít ai dám nhận việc mua dầu, vì nguy hiểm. Mua từ các tài xế bộ đội cộng sản Bắc Việt, và mua phải vào ban đêm. Vì các tổ hợp có ghe thuyền bị quản lý chặt chẽ, nhưng vẫn có những móc nối để chuyến vượt biển ra đi. Và cần nhất là nhiên liệu, dầu không thể chứa dưới khoang thuyền, vì ra cửa khẩu sẽ bị kiểm soát tìm thấy và bị bắt ngay, do vậy, dầu phải có và chứa ở một nơi, đó là chôn dưới lớp cát dọc bãi biển, và ban đêm, khi tàu ra khơi sẽ quay thuyền ngược lại để đào cát lên, lấy số dầu và ra đi.
    Vì không có vàng, tôi xin nhận làm công mua dầu, gánh dầu ra bãi để chôn dấu. Qua sự giới thiệu của một người quen, tôi đến nhà ông Hai Khi, là chủ ghe của một hợp tác xã, vì bị trưng thu vào hợp tác xã, nhưng chủ ghe vẫn được dùng lại như là công nhân của nhà nước cộng sản để điều hành chiếc ghe đánh cá của mình. Quốc hữu hoá thật tinh vi, vì đã lấy tài sản của mình, lại còn bắt mình phải làm công lại. Ông Hai Khi là dân Nghệ An, di cư vào Nam năm 1954, hành nghề biển cả đời mình. Tôi được ông giao tiền chỉ đủ mua cho từng đêm số dầu cần phải có. Và ông hứa là, tôi sẽ được có mặt trên chiếc ghe của ông khi có đủ dầu.
    Mỗi đêm, tôi nằm thoai thoải dưới quốc lộ 1, (con đường từ Nam ra Bắc) ở làng Hộ Diêm, thị xã Phan Rang Tỉnh Ninh Thuận. Mỗi khi có ánh đèn xe Molotova (loại quân xa của quân đội miền Bắc) chiếu từ xa, là tôi nhảy lên đứng cạnh lề đường, tay đưa can dầu bằng nhựa lên cao, tay kia đưa ống hút dầu vẫy lia lịa để tài xế xe thấy mình muốn mua dầu. Các tài xế cán binh cộng sản rất thích bán dầu để lấy thêm tiền tiêu xài, vì lương lính của họ rất ít. Dừng lại, nhảy xuống xe họ hét lớn: “tiền đâu”, trao tiền nhanh, họ lấy can đựng dầu đặt xuống đất, thọc ống hút vào bình xăng dầu của xe, và tôi kê mồm hút cho dầu chảy vào can đựng. Vì sợ bị bắt gặp, người mua và kẻ bán đều lo sợ, do vậy họ thường hối thúc “nhanh lên, đủ rồi”. Mỗi lần hút dầu từ thùng xe, dầu bắn đầy mặt tôi, áo quần hôi mùi dầu nồng nặc, đã thế dầu còn vào cuống họng làm tôi muốn ói mửa, lảo đảo vì bị nhức đầu.
    Cứ như thế suốt đêm, từ 12 giờ khuya “hành nghề” cho đến 3 giờ sáng, là tôi và một người bạn thân (tên Đại) phải gánh dầu ra bãi biển để chôn dấu. Mỗi can dầu chứa được 20 lít, gánh hai can là 40 lít, và hai người gánh được 80 lít cho mỗi đêm. Một chiếc ghe muốn đi từ cửa biển Tân An, Phan Rang đến đảo Palawan Phi Luật Tân, cần phải có đủ 600 lít dầu, và mua khoảng 10 ngày là có đủ dầu để bắt đầu cho chuyến vượt biển. Nhưng bạn ơi! Nhiều lúc mua dầu, chôn dầu xong thì phải chờ ghe, và xui xẻo, bãi dầu của mình bị phát hiện, bị đánh cắp, bị tịch thu. Rồi phải làm lại từ đầu.
    Nhớ lại gánh dầu ra biển, tôi đã phải gánh 40 lít dầu nặng trĩu trên thân thể ốm yếu, còm cõi để băng qua một đám ruộng dài. Hộ Diêm là một làng nông, đa phần dân công giáo, và các thửa ruộng nằm sát quốc lộ 1. Tôi phải chật vật, khéo léo để các thùng dầu không bị vỡ mỗi lần té xuống, chỉ vì đường bờ ruộng quanh co, nhỏ bé, vừa đủ cho một người đi, mà lại đi trong đêm tối đen, thỉnh thoảng bị sụp lỗ ruộng, là cái lỗ thông qua các ruộng lúa với nhau. Con đường ruộng khó đi trong đêm tối, lại phải đi thật nhẹ để không gây tiếng động, vì sợ bất trắc xảy ra, nếu có ánh đèn pin quét lên là họ sẽ tri hô mình đi ăn trộm lúa, và mình sẽ bị bắt, tống giam trong tù ngục xã hội chủ nghĩa vì âm mưu vượt biển.
    Nhưng cuộc vượt biển lại bất thành, vì dầu bị ai đó lấy mất. Sau này, tôi được Thái Thu Cúc, một cô bạn gái quen trong các chuyến vượt biển trước bất thành, đã giúp tôi ra đi từ cầu Xóm Bóng Nha Trang ngày 16 tháng 5, 1980.
    Ghe vượt biển của tôi được Tàu Melbourn Express của Tây Đức vớt giữa biển khơi sau 3 đêm 4 ngày lênh đênh giữa sóng dữ và suýt chìm. Họ gửi chúng tôi tạm trú tại trại tị nạn Hồng Kông, chính nơi này, tôi đã viết ca khúc Đêm Chôn Dầu Vượt Biển.
    Nhớ lại những lần gánh dầu ra biển, rồi chôn dầu trong đêm tối, bài hát đã trải lòng: “đêm nay anh gánh dầu ra biển, anh chôn. Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương. Anh chôn, chôn mối tình chúng mình. Gởi lại em, trăm nhớ ngàn thương…”. Tôi nghĩ đến Cúc, và viết cho nàng, dù Cúc giúp tôi thành công vượt biển, nhưng Cúc đã không may mắn, nàng kẹt lại từ đó cho đến bây giờ.
    Tháng tư đến mỗi năm, hằng triệu triệu người Việt Nam trong và ngoài nước không thể quên nỗi kinh hoàng, hụt hẫng, đau đớn vì sự thay đổi tất cả của con người và đất nước chúng ta. Viết bài này hôm nay đã 37 năm trôi qua, đã 37 tháng tư dài trong một đời người.
    Chúng ta không quên đất nước đau thương của chúng ta, ngày càng tụt hậu về giá trị nhân phẩm. Chúng ta không thể nào quên đất nước thân yêu ngày càng kém cỏi về một xã hội gần như vô cảm, và thế hệ trẻ từ thể chất đến tinh thần bị băng hoại niềm tin. Do đâu mà ra nông nổi này, câu trả lời đã quá rõ, đồng bào miền Bắc đã rõ từ năm 1954, đồng bào miền Nam đã rõ từ năm 1975.
    Từ “đêm chôn dầu vượt biển” cho đến bến bờ tự do ngày hôm nay, người Việt hải ngoại lúc nào cũng canh cánh trong lòng nỗi thương nhớ về non sông, xứ sở mình. 37 năm dài đã ổn định cuộc sống, con cái học thành tài, một thế hệ tiếp nối chuyển mình với biết bao hy sinh, biết bao nỗ lực, kiên nhẫn để vượt qua khó khăn. Chúng ta đã tìm đủ mọi cách để vượt thoát ra khỏi bóng tối chủ nghĩa xã hội, kể cả biết có thể mình phải chết, thì sẽ có ngày chúng ta trở về với ánh sáng tự do dân chủ thực sự qua nỗ lực tìm đủ mọi cách đấu tranh cho nhân quyền nơi xứ người.
    “Anh phải bỏ đi, thắp lên ngọn lửa hy vọng. Anh phải bỏ đi để em còn sống..”
    Dù sao, tôi cũng đã tâm niệm khi viết xuống, để hẹn ngày trở lại của một nước Việt Nam dân chủ, tự do thực sự. Tôi biết chắc rằng, chúng ta không thể nào quên quê nhà. Cũng như chúng ta không thể mặc áo ấm đi giữa mùa Đông đang khi có bao người giá lạnh…
    Hò ơi! Tạm biệt nước non..
    Châu Đình An
    http://chaudinhan.net/2012/03/31/dem-chon-dầu-vượt-biển/#more-589

    <a href="http://chaudinhan.net/2012/03/31/dem-chon-dầu-vượt-biển/#more-589">

    Last edited by cao nguyên; 03-31-2012 at 08:20 PM.
    thời gian còn đủ không em
    cho mình nhớ lại mông mênh tình người
    @};-

  8. #58
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by cao nguyên View Post
    Anh Triển,
    - Có thể nào anh cho xem THƯ của Nhà Văn Nguyễn Thụy Long về việc ngưng phổ biến các tác phẩm của ông.

    Ngạc nhiên thật ta.


    anh Cao Nguyên, anh thích rõ ràng kiểu chị Phượng Các thì chìu:










    Quote Originally Posted by cao nguyên
    - Nếu bài :"30 tháng 4" do anh Ngọc Đàm vừa đưa vào chủ đề này, được trích từ các trang web khác thì hệ quả sẽ thế nảo ? Như ở đây:

    http://toquocvietnam.org/30thang4.htm

    http://lytuongnguoiviet.com/index.ph...270-30-thang-t



    Cũng cần xem:
    vĩnh biệt nhà văn nguyễn thụy long

    http://damau.org/archives/8537
    Anh hỏi tôi "hệ quả" là kết quả kéo theo của hành động dán bài do anh NgocDam này được trích ở trang này ấy à ?
    Tôi thưa vắn tắc với anh là không có "hệ quả" gì cả. Bởi vì những trang đó không có than phiền và cũng chẳng khiếu nại.
    Còn ở đây bà con vào đọc xong xuôi rồi đi ra.
    Anh đưa thêm ba bốn link để làm gì ? Người ta viết về Nguyễn Thụy Long, hành động này và hành động dán bài của Nguyễn
    Thụy Long có nhập nhằng gì với nhau ? Anh thử trình bày suy nghĩ logic của anh xem sao anh Cao Nguyên.

    Tôi nhắn Mod Văn Hóa là cẩn thận vì trong quá khứ diễn đàn này đã có chuyện ông Long gửi email nói đừng dán bài của
    ông ấy. Bây giờ ông đã không còn nữa thì mình cũng tôn trọng ông ấy thế thôi. Chuyện ngày xưa có quyên tiền tặng ông ấy
    cũng không có nghĩa là mua đứt bản quyền.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #59
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,992
    Tưởng niệm mùa Quốc Hận lần thứ 37...


    Tháng 4 uất hận




    Người Chiến Sĩ VNCH vào ngày cuối cùng của cuộc chiến





    Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
    Cờ còn nước đánh phải đành thua
    (*)




    Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa
    thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:







    1/ Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ – chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ.






    Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29/4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.







    Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh”.





    2/ Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón” quân Cộng Sản. Trong ngày 29 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy dù, Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến… phải ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh… Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng
    ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon.






    Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có…radio! Họ không cần biết rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hi vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.






    Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng… Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng…bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C,
    nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe tăng

    .



    Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Đại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon. Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.








    Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho tướng Lâm Văn Phát, thiếu tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm
    đường về nhà.







    Một câu chuyện khác do tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng”, rồi rút
    súng bắn vào đầu tự tử

    .

    Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào… lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Đến 1 giờ trưa, tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó tướng Ba Hồng mời tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)







    Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má…






    3/ Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Điệu Nam Việt Nam” “…Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy… Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.


    Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn”







    4/ Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4-75. Thứ Hai 28/4/75 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. “Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”







    Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu
    có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”







    Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” Vì sao? – Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! “…Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòa…
    Bộ binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.


    Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng…” Darcourt cho biết đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.















    (*) Tho Thanh Nam















  10. #60
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Quote Originally Posted by cao nguyên
    Anh Triển,
    - Có thể nào anh cho xem THƯ của Nhà Văn Nguyễn Thụy Long về việc ngưng phổ biến các tác phẩm của ông.

    Ngạc nhiên thật ta.


    anh Cao Nguyên, anh thích rõ ràng kiểu chị Phượng Các thì chìu:












    Anh hỏi tôi "hệ quả" là kết quả kéo theo của hành động dán bài do anh NgocDam này được trích ở trang này ấy à ?
    Tôi thưa vắn tắc với anh là không có "hệ quả" gì cả. Bởi vì những trang đó không có than phiền và cũng chẳng khiếu nại.
    Còn ở đây bà con vào đọc xong xuôi rồi đi ra.
    Anh đưa thêm ba bốn link để làm gì ? Người ta viết về Nguyễn Thụy Long, hành động này và hành động dán bài của Nguyễn
    Thụy Long có nhập nhằng gì với nhau ? Anh thử trình bày suy nghĩ logic của anh xem sao anh Cao Nguyên.

    Tôi nhắn Mod Văn Hóa là cẩn thận vì trong quá khứ diễn đàn này đã có chuyện ông Long gửi email nói đừng dán bài của
    ông ấy. Bây giờ ông đã không còn nữa thì mình cũng tôn trọng ông ấy thế thôi. Chuyện ngày xưa có quyên tiền tặng ông ấy
    cũng không có nghĩa là mua đứt bản quyền.
    .......



    anh Cao Nguyên,
    anh cho biết cái "hệ quả" của anh là gì sau khi xem bài trả lời này của tôi ?
    Last edited by Triển; 04-01-2012 at 09:31 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Thời gian và kỷ niệm ...
    By hoangtruc in forum Không Gian Riêng
    Replies: 53
    Last Post: 10-02-2015, 10:17 AM
  2. Ảo Tưởng
    By chieubuon_09 in forum Tùy Bút
    Replies: 8
    Last Post: 08-13-2014, 08:48 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-14-2012, 05:30 AM
  4. Mỹ tạo ra 200 ngàn việc làm vào tháng 12
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2012, 11:07 AM
  5. Vần thơ tháng hạ
    By Man Ho in forum Thơ
    Replies: 18
    Last Post: 11-25-2011, 02:18 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:54 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh