Register
Page 31 of 63 FirstFirst ... 21293031323341 ... LastLast
Results 301 to 310 of 626
  1. #301
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,620
    Anh Tôm chắc là có giấy phép nhậu thả cửa cho nên không cần đấu tranh cho quyền tự do của giai cấp bị trị.

  2. #302
    Em chào các anh.

    Nghe câu “Không có gì là vĩnh cửu”, em chợt nhớ một bài trắc nghiệm dông dài mang tính giải trí nọ, đang hỏi những câu vui vui, chợt xề giọng xuống hỏi một câu như ca vọng cổ, rằng: “Có cái gì là vĩnh cửu không bạn?” Thường thì người ta sẽ trả lời là không.

    Tuy nhiên, em trộm nghĩ, chuyện bỏ thuốc lá của anh Triển, nếu là bỏ luôn luôn mãi mãi trong suốt cuộc đời của anh, vậy việc bỏ thuốc ấy có đủ tiêu chuẩn để được gọi là “vĩnh cửu” chưa nhỉ?

    Vậy là anh Triển đã làm một việc rất dễ. Như nhà văn Mark Twain nói: “Bỏ hút thuốc là điều dễ làm nhất trên đời. Tôi biết vì tôi đã làm điều đó hàng nghìn lần rồi.”

    Về phần anh Đậu, em lại trộm nghĩ, sự “cân bằng” (có lẽ xuất phát từ nỗi sợ) của anh có vẻ như là cân bằng giả tạo. Chứ nếu có sự cân bằng thứ thiệt, anh đã hiên ngang đặt câu hỏi “vì sao” với người lãnh đạo của anh, không cần ai đồng hành hay động viên, cũng chả lo hậu quả có thể xảy ra từ việc đặt câu hỏi này.

    Dẫu thế, em nghĩ anh Đậu đúng là nhờ không có “sự cân bằng thứ thiệt” thì mới được chị ấy thương. Em thấy nhiều ông thi sĩ, nhạc sĩ, vân vân… muốn thấy người mình yêu mất cân bằng cảm xúc, còn nếu nàng cân bằng quá hoặc vui tươi quá thì mình lại buồn, lại tủi thân.

    Chẳng hạn, nhà thơ Hồ Dzếnh có thơ rằng:

    “Ta nằm trong ván trông ra
    Tủi thân vì thấy người hoa vẫn cười”
    (Tưởng chuyện ngàn sau)

    Hay có anh ca sĩ nào đấy nghêu ngao một bài hát nào đấy em chả có chút ấn tượng, chỉ còn nhớ mỗi câu anh rên lên rằng : “Ta vui vì em biết đau”.

    Rồi như nhạc sĩ rất nổi tiếng Trịnh Công Sơn cũng có câu: “Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau“.

    Nghĩa là nỗi đau (là chất rắn, theo em) của người này mang lại niềm vui (là chất khí, theo em) cho người khác. Còn sự cân bằng không giúp mua vui cho người khác, mà giúp người có được nó cảm thấy ung dung.
    dựa cây cong

  3. #303
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Em chào các anh.

    Nghe câu “Không có gì là vĩnh cửu”, em chợt nhớ một bài trắc nghiệm dông dài mang tính giải trí nọ, đang hỏi những câu vui vui, chợt xề giọng xuống hỏi một câu như ca vọng cổ, rằng: “Có cái gì là vĩnh cửu không bạn?” Thường thì người ta sẽ trả lời là không.

    Tuy nhiên, em trộm nghĩ, chuyện bỏ thuốc lá của anh Triển, nếu là bỏ luôn luôn mãi mãi trong suốt cuộc đời của anh, vậy việc bỏ thuốc ấy có đủ tiêu chuẩn để được gọi là “vĩnh cửu” chưa nhỉ?

    Vậy là anh Triển đã làm một việc rất dễ. Như nhà văn Mark Twain nói: “Bỏ hút thuốc là điều dễ làm nhất trên đời. Tôi biết vì tôi đã làm điều đó hàng nghìn lần rồi.”
    Mark Twain và Gió nghĩ rằng vài nghìn lần đủ để gọi là vĩnh cửu, nhưng riêng tôi thì thấy đời người quá ngắn ngũi chỉ nằm trọn trong một thế kỷ thôi. Thế thì lấy gì để xem là vĩnh cửu?

  4. #304
    Chơ vơ góc nhớ


    Tèo, một người Đà Nẵng, có lần hỏi tôi: “Anh Lộc sắp ra Đà Nẵng vài ngày. Chị thích quà gì, em sẽ gửi anh ấy cầm vào?” Tôi nghĩ mãi, không nghĩ ra mình thích đặc sản gì ngoài ấy (mà tôi hầu như chẳng bao giờ nghĩ ra mình thích đặc sản gì ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này). Phần nữa cũng ngại làm phiền Tèo phải mua quà cáp, nên đã đáp: “Chị thích sông Hàn, mà cái đó chắc em gửi chị không được rồi!” Thế nhưng Tèo đã gửi quà cho tôi, dĩ nhiên không phải sông Hàn, mà là một thứ đồ ăn.

    Nhớ tấm lòng của Tèo, nên hôm nay, tôi đã hỏi mẹ, rằng mẹ có nghĩ ra Sài Gòn có đặc sản gì để có thể đem ra tặng người Đà Nẵng không. Mẹ chần chừ chưa nghĩ ra, tôi nói tiếp: “Có lẽ Sài Gòn không thật sự có đặc sản gì, nên nếu muốn làm quà cho người miền khác, phải tạm dùng những món đặc sản của các tỉnh lân cận.” Mẹ trả lời nhanh gọn: “Google đi!” Tôi có google chứ, thấy người ta nói rằng cơm cháy chà bông là đặc sản của Sài Gòn, nhưng thứ này tôi thấy nhiều nơi cũng có, mà gần đây người ta lại rộ lên nhiều nỗi nghi ngại rằng món này kém sạch sẽ trong khâu chế biến. Lát sau, mẹ không google, nhưng đã cho tôi vài gợi ý về những món đặc sản miền Nam.

    Hình như dạo này, tôi cảm thấy khó khăn hơn khi chọn mua quà cho ai. Không như dạo trước, nhất là thời mới lớn, tôi rất thích tặng quà cho người khác, vì thích làm người ta vui. Dần dà, tôi nhận ra rằng người nhận quà chưa chắc đã vui. Có thể họ không thích hoặc không cần món quà. Có thể họ sợ cảm giác mắc nợ. Có thể họ lười biếng phải tặng quà lại để “trả nợ”.

    Nay đôi khi nhìn Em, tôi thấy Em giống tôi dạo xưa: rất thích tặng quà. Em tặng tôi những thứ mà Em biết tôi xài được, và tặng loại tốt để tôi rất thích khi xài, chẳng hạn son dưỡng môi, vớ da, giấy thấm dầu trên mặt… Có lần, tôi nói rằng Em làm tôi áy náy, vì tôi chẳng nghĩ ra gì để tặng lại Em. Em nói, chị đừng áy náy, tính Em như vậy, Em rất thích chăm sóc người mà mình quý mến.

    Có lần, một nhóm bọn tôi bàn nhau tặng quà chia tay Philip. Cả bọn e ngại rằng “gu” của anh này độc đáo quá, khó nắm bắt quá, chẳng biết sao mà chiều. Thấy cả đám ngại ngần, tôi đành lãnh phần đi chọn quà. Chọn được chiếc khăn quàng cổ, không ưng ý lắm, nhưng không thấy chiếc nào đẹp hơn, tôi đem về tặng người sắp đi xa. Philip cười rất tươi, khen rằng chiếc khăn này quá hợp với chiếc áo anh ta đang mang. Còn người-mà-tôi-để-ý thì ngồi nhìn hau háu món quà trên tay Philip, từ lúc anh ta đang mở quà cho đến khi anh ta mở xong và choàng khăn lên cổ. Người-mà-tôi-để-ý ồ lên một tiếng, nói rằng ganh tỵ quá, rằng anh chưa bao giờ được tặng món quà như vậy. Trường hợp này, tôi thấy vui với vẻ ganh tỵ của người-mà-tôi-để-ý, hơn là vui với nụ cười tươi của Philip.

    Cũng liên quan chuyện quà, tôi nhớ, anh kia vài năm về Việt Nam một lần, mỗi lần về xách theo thùng quà bự. Người thân xúm xít đón ở phi trường. Và xúm xít nhận quà. Rồi mỗi lần anh đi (hoặc “về nước”, tùy ai muốn gọi là “đi” hay “về” thì gọi), anh đi chỉ một mình, không ai đưa tiễn. Tôi trộm nghĩ, dân Việt ta quả cũng có những người thích bu vào nhận quà, thậm chí “trấn lột”, để đến ngày người “đi” (hoặc “về”) thì có thể đi với hành lý thật gọn nhẹ, không nặng như lúc “về” (hoặc lúc “đến”). Và có lẽ, tình cảm với người nơi quê nhà cũng vì thế mà trở nên “gọn nhẹ”?

    Nên cũng phần nào hiểu được vì sao những “bản tin đa chiều” có thể mãi ra rả một điệp khúc rằng thì là tiền đổ về Việt Nam nhiều như thế nào, nuôi nấng người trong nước nhiều ra sao, dễ làm cho người ta tưởng rằng phần nhiều người ở quê nhà chỉ biết há mỏ chờ sung. Và những “bản tin đa chiều” thường không nhắc đến một phần nhiều của cái “nhiều” – là phần tiền đổ vào mua nhà cửa đất cát.

    Tôi cũng từng vài lần được nhận quà của người về (hoặc người đến). May mắn của tôi là bác ấy dễ thương hơn những người thích ra rả thông tin đa chiều. Bác ấy nói rằng rất vui và rất thích tặng quà cho tôi, vì tặng gì tôi cũng vui vẻ nhận, không chê gì cả! (Chẳng lẽ bác đã từng tặng quà cho ai đó mà còn bị người ta chê.) Nay nếu có gặp lại bác, tôi nghĩ, mình sẽ khá vất vả moi óc nghĩ xem nên tặng bác quà gì lần này…

    Nhiều người thường hay trêu đùa nhau, trong một cuộc thi đố vui nào đó, rằng người đáp trúng sẽ được tặng món quà có giá trị dưới một tỷ đồng. Tôi nghĩ, khái niệm “giá trị” dùng trong những trường hợp thi thố rút thăm trúng thưởng vân vân thì gắn với tiền. Còn giá trị của một món quà được trao tặng với ân tình - không phải quà tặng thi thố hay rút thăm – chẳng thể gắn với con số một tỷ hay một nghìn tỷ nào cả. Có khi, anh kia không thể ngờ rằng, đã nhiều năm trôi qua, món quà được anh mua với giá mười nghìn đồng, nay tuy không còn dùng được và xác nó đã bị cho vào thùng rác, nhưng hồn nó vẫn còn giá trị không đo đếm được trong lòng chị kia. Nó vẫn nằm chơ vơ ở một góc nhớ trong lòng chị.
    dựa cây cong

  5. #305
    Ở nhà của chùa tabalo's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    403
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Em chào các anh.
    ............... Như nhà văn Mark Twain nói: “Bỏ hút thuốc là điều dễ làm nhất trên đời. Tôi biết vì tôi đã làm điều đó hàng nghìn lần rồi.”


    ..................Nghĩa là nỗi đau (là chất rắn, theo em) của người này mang lại niềm vui (là chất khí, theo em) cho người khác. Còn sự cân bằng không giúp mua vui cho người khác, mà giúp người có được nó cảm thấy ung dung.
    Tui cũng nói hòai câu như Ô. Mark Twain mà không ai thèm trích . Thế mới biết, muốn có người nhớ mình nói gì, trước hết phải là danh nhân hay phạm nhân.

    Nỗi đau là chất dẻo tựa như keo, vì nỗi đau thường phải dính đến 1 nguyên nhân hay đối tượng nào đó.

  6. #306
    Ở nhà của chùa tabalo's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    403
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Chơ vơ góc nhớ


    Tèo, một người Đà Nẵng, có lần hỏi tôi: “Anh Lộc sắp ra Đà Nẵng vài ngày. Chị thích quà gì, em sẽ gửi anh ấy cầm vào?” Tôi nghĩ mãi, không nghĩ ra mình thích đặc sản gì ngoài ấy (mà tôi hầu như chẳng bao giờ nghĩ ra mình thích đặc sản gì ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này). Phần nữa cũng ngại làm phiền Tèo phải mua quà cáp, nên đã đáp: “Chị thích sông Hàn, mà cái đó chắc em gửi chị không được rồi!” Thế nhưng Tèo đã gửi quà cho tôi, dĩ nhiên không phải sông Hàn, mà là một thứ đồ ăn.

    Nhớ tấm lòng của Tèo, nên hôm nay, tôi đã hỏi mẹ, rằng mẹ có nghĩ ra Sài Gòn có đặc sản gì để có thể đem ra tặng người Đà Nẵng không. Mẹ chần chừ chưa nghĩ ra, tôi nói tiếp: “Có lẽ Sài Gòn không thật sự có đặc sản gì, nên nếu muốn làm quà cho người miền khác, phải tạm dùng những món đặc sản của các tỉnh lân cận.” Mẹ trả lời nhanh gọn: “Google đi!” Tôi có google chứ, thấy người ta nói rằng cơm cháy chà bông là đặc sản của Sài Gòn, nhưng thứ này tôi thấy nhiều nơi cũng có, mà gần đây người ta lại rộ lên nhiều nỗi nghi ngại rằng món này kém sạch sẽ trong khâu chế biến. Lát sau, mẹ không google, nhưng đã cho tôi vài gợi ý về những món đặc sản miền Nam.

    Hình như dạo này, tôi cảm thấy khó khăn hơn khi chọn mua quà cho ai. Không như dạo trước, nhất là thời mới lớn, tôi rất thích tặng quà cho người khác, vì thích làm người ta vui. Dần dà, tôi nhận ra rằng người nhận quà chưa chắc đã vui. Có thể họ không thích hoặc không cần món quà. Có thể họ sợ cảm giác mắc nợ. Có thể họ lười biếng phải tặng quà lại để “trả nợ”.

    Nay đôi khi nhìn Em, tôi thấy Em giống tôi dạo xưa: rất thích tặng quà. Em tặng tôi những thứ mà Em biết tôi xài được, và tặng loại tốt để tôi rất thích khi xài, chẳng hạn son dưỡng môi, vớ da, giấy thấm dầu trên mặt… Có lần, tôi nói rằng Em làm tôi áy náy, vì tôi chẳng nghĩ ra gì để tặng lại Em. Em nói, chị đừng áy náy, tính Em như vậy, Em rất thích chăm sóc người mà mình quý mến.

    Có lần, một nhóm bọn tôi bàn nhau tặng quà chia tay Philip. Cả bọn e ngại rằng “gu” của anh này độc đáo quá, khó nắm bắt quá, chẳng biết sao mà chiều. Thấy cả đám ngại ngần, tôi đành lãnh phần đi chọn quà. Chọn được chiếc khăn quàng cổ, không ưng ý lắm, nhưng không thấy chiếc nào đẹp hơn, tôi đem về tặng người sắp đi xa. Philip cười rất tươi, khen rằng chiếc khăn này quá hợp với chiếc áo anh ta đang mang. Còn người-mà-tôi-để-ý thì ngồi nhìn hau háu món quà trên tay Philip, từ lúc anh ta đang mở quà cho đến khi anh ta mở xong và choàng khăn lên cổ. Người-mà-tôi-để-ý ồ lên một tiếng, nói rằng ganh tỵ quá, rằng anh chưa bao giờ được tặng món quà như vậy. Trường hợp này, tôi thấy vui với vẻ ganh tỵ của người-mà-tôi-để-ý, hơn là vui với nụ cười tươi của Philip.

    Cũng liên quan chuyện quà, tôi nhớ, anh kia vài năm về Việt Nam một lần, mỗi lần về xách theo thùng quà bự. Người thân xúm xít đón ở phi trường. Và xúm xít nhận quà. Rồi mỗi lần anh đi (hoặc “về nước”, tùy ai muốn gọi là “đi” hay “về” thì gọi), anh đi chỉ một mình, không ai đưa tiễn. Tôi trộm nghĩ, dân Việt ta quả cũng có những người thích bu vào nhận quà, thậm chí “trấn lột”, để đến ngày người “đi” (hoặc “về”) thì có thể đi với hành lý thật gọn nhẹ, không nặng như lúc “về” (hoặc lúc “đến”). Và có lẽ, tình cảm với người nơi quê nhà cũng vì thế mà trở nên “gọn nhẹ”?

    Nên cũng phần nào hiểu được vì sao những “bản tin đa chiều” có thể mãi ra rả một điệp khúc rằng thì là tiền đổ về Việt Nam nhiều như thế nào, nuôi nấng người trong nước nhiều ra sao, dễ làm cho người ta tưởng rằng phần nhiều người ở quê nhà chỉ biết há mỏ chờ sung. Và những “bản tin đa chiều” thường không nhắc đến một phần nhiều của cái “nhiều” – là phần tiền đổ vào mua nhà cửa đất cát.

    Tôi cũng từng vài lần được nhận quà của người về (hoặc người đến). May mắn của tôi là bác ấy dễ thương hơn những người thích ra rả thông tin đa chiều. Bác ấy nói rằng rất vui và rất thích tặng quà cho tôi, vì tặng gì tôi cũng vui vẻ nhận, không chê gì cả! (Chẳng lẽ bác đã từng tặng quà cho ai đó mà còn bị người ta chê.) Nay nếu có gặp lại bác, tôi nghĩ, mình sẽ khá vất vả moi óc nghĩ xem nên tặng bác quà gì lần này…

    Nhiều người thường hay trêu đùa nhau, trong một cuộc thi đố vui nào đó, rằng người đáp trúng sẽ được tặng món quà có giá trị dưới một tỷ đồng. Tôi nghĩ, khái niệm “giá trị” dùng trong những trường hợp thi thố rút thăm trúng thưởng vân vân thì gắn với tiền. Còn giá trị của một món quà được trao tặng với ân tình - không phải quà tặng thi thố hay rút thăm – chẳng thể gắn với con số một tỷ hay một nghìn tỷ nào cả. Có khi, anh kia không thể ngờ rằng, đã nhiều năm trôi qua, món quà được anh mua với giá mười nghìn đồng, nay tuy không còn dùng được và xác nó đã bị cho vào thùng rác, nhưng hồn nó vẫn còn giá trị không đo đếm được trong lòng chị kia. Nó vẫn nằm chơ vơ ở một góc nhớ trong lòng chị.
    Nói đến Quà là nói đến NỢ , không tặng là nợ, mà nhận cũng là nợ nhưng thà nợ còn hơn là không nợ.

  7. #307
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    343
    Tôi là kẻ không thích tặng hay nhận quà, nhưng tôi thích ai đó quá thì tôi cũng muốn tặng món quà gì đến người đó là để 2 bên cùng chia sẻ niềm vui. Rồi tôi cảm thấy tôi vui nhiều hơn là người nhận, rồi nhiều lần như vậy nên tôi thấy tội nghiệp người nhận ...cho nên tôi đã bỏ bớt cách chia sẻ niềm vui đó, và sẽ bỏ hẵn, chỉ tặng khi nào biết chắc người ta thích mình tặng món quà đó.

  8. #308
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Về phần anh Đậu, em lại trộm nghĩ, sự “cân bằng” (có lẽ xuất phát từ nỗi sợ) của anh có vẻ như là cân bằng giả tạo. Chứ nếu có sự cân bằng thứ thiệt, anh đã hiên ngang đặt câu hỏi “vì sao” với người lãnh đạo của anh, không cần ai đồng hành hay động viên, cũng chả lo hậu quả có thể xảy ra từ việc đặt câu hỏi này.

    Dẫu thế, em nghĩ anh Đậu đúng là nhờ không có “sự cân bằng thứ thiệt” thì mới được chị ấy thương. Em thấy nhiều ông thi sĩ, nhạc sĩ, vân vân… muốn thấy người mình yêu mất cân bằng cảm xúc, còn nếu nàng cân bằng quá hoặc vui tươi quá thì mình lại buồn, lại tủi thân.

    Chẳng hạn, nhà thơ Hồ Dzếnh có thơ rằng:

    “Ta nằm trong ván trông ra
    Tủi thân vì thấy người hoa vẫn cười”
    (Tưởng chuyện ngàn sau)

    Hay có anh ca sĩ nào đấy nghêu ngao một bài hát nào đấy em chả có chút ấn tượng, chỉ còn nhớ mỗi câu anh rên lên rằng : “Ta vui vì em biết đau”.

    Rồi như nhạc sĩ rất nổi tiếng Trịnh Công Sơn cũng có câu: “Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau“.

    Nghĩa là nỗi đau (là chất rắn, theo em) của người này mang lại niềm vui (là chất khí, theo em) cho người khác. Còn sự cân bằng không giúp mua vui cho người khác, mà giúp người có được nó cảm thấy ung dung.

    Chào chị Gió cùng bà con chòm xóm

    Khi định giá sự cân bằng giao tế thì người Tây hay bảo "răng đền răng, mắt đổi mắt". Còn ở nước ta thì lại nói "bánh ít đi, bánh quy lại". Tuy mỗi nơi định giá mỗi khác nhưng đều làm rõ cái tính thực dụng trong giao tế. Là lấy cái thực đáp lại cái thực. Lấy "răng đền răng" là thực dụng; Lấy bánh quy trả lễ bánh ít là thực dụng. Chả ai dại bán đồ ăn cho người trả bằng tiền mã hoặc tiền giả dùng để chơi gêm.

    Thì như làm vậy, chị Gió nói em diễn biến cân bằng thì oan cho em vì nhẽ nếu em diễn là vợ em biết liền; Phụ nữ, xưa nay, được Thượng đế trang bị cho cái máy đánh giá nhời nói của người khác, cùng là kiểm tra mực độ nói dối là cái giác quan thứ sáu vậy.

    Việc em chưa dám đặt câu hỏi "vì sao" với vợ em thuộc phạm trù khoa học huyền bí của trái tim. Xưa nay, người ta vẫn bảo, con tim có lý lẽ riêng tây, không thể giải trình bằng khoa học đo lường đặng.

    Sẵn đang ngon trớn, em xin đóng góp ý kiến luôn về mấy thí dụ mà chị Gió đưa ra. Thứ một, nhân vật nữ trong hai câu thơ của Hồ Dzếnh là ngươi Việt vì nhẽ "cái gì cũng cười". Đứng gần ván người chết mà vẫn cười thì ấn tương lắm.

    Thứ hai, người phụ nữ trong câu hát "ta vui vì em biết đau" là người Hàn Quốc. Cô này chắc bị tai nạn xe dẫn đến bại liệt. Phải nằm điều trị ở bệnh viện, Anh ca sỹ kia, một hôm, đến thăm rồi nhòm thấy cô có cảm xúc giở lại thì phấn chấn quá xá rồi làm đặng một ca từ như thế này. Cũng ấn tượng lắm luôn.

    Thứ ba, trong ca từ "Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau" không chỉ định rõ giới tánh của nhơn vật qua từ "người". Có thể là Nam, là Nữ hoặc là gì đó tùy người đối diện. Cũng ấn tượng lắm. Em xin chịu thua non.


    Đỗ thành Đậu

  9. #309
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    343
    ......Thứ ba, trong ca từ "Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau" không chỉ định rõ giới tánh của nhơn vật qua từ "người". Có thể là Nam, là Nữ hoặc là gì đó tùy người đối diện. Cũng ấn tượng lắm. Em xin chịu thua non.


    Đọc câu trên tui nhớ bạn tui quá chừng. Hồi đó, thời nó đang yêu nó có thỏ thẻ hát/ngâm câu đó đổi lại thành : „Ngày nào đời thôi có nhau, xin chúc cho người vui với người sau“. Lúc đó tui cảm thấy sao trên đời lại có thằng cao thượng, rộng lượng đến như vậy, thiệt tình lòng dạ mình thua nó xa quá ! Nhưng rồi sau khi nghe nó ngâm câu đó là thấy nước mắt nó chảy và kèm theo tiếng đệm thút thít, hít hít…

  10. #310
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,620
    "Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau" không chỉ định rõ giới tánh của nhơn vật qua từ "người". Có thể là Nam, là Nữ hoặc là gì đó tùy người đối diện. Cũng ấn tượng lắm. Em xin chịu thua non.
    Em nghĩ cụm chữ "có nhau" trong ca khúc trữ tình của anh Sơn không phải là nói về hai người đương yêu, tự vì mấy câu trước là "Chiều qua bao nhiêu lần môi cười / Cho mình còn nhớ nhau / Chiều qua bao nhiêu lần tay mời / Nghe buồn ghé môi sầu / Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu." Chẩn đoán lâm sàng của em là anh Sơn đương tâm sự cùng môt điếu thuốc trên môi, hay trên tay, chứ chả phải với chị gái nào sất cả.

    "Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau" tức là ngày nào anh Sơn không còn nữa (vì hút thuốc quá nhiều?) thì điếu thuốc sẽ biết đau (vì cảm thấy hối hận? hoặc là vì bị bỏ bê?). "Người" là cách "nhân hoá" để gọi một vật, là một truyền thống lâu đời trong thi ca của nhân loại.

 

 

Similar Threads

  1. Xôn xao cuộc sống
    By maihoa_hoang in forum Tùy Bút
    Replies: 17
    Last Post: 10-19-2011, 04:00 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:28 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh