Register
Page 21 of 242 FirstFirst ... 1119202122233171121 ... LastLast
Results 201 to 210 of 2411
  1. #201
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,162
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Chiều Buồn và các ACE,

    Thảm họa xã hội nặng nề nhất là, nếu kéo dài chính sách "mỗi gia đình chỉ có một con", một thời gian sau Hoa Lục sẽ bị nạn "lão hóa" trong dân số của họ còn nặng nề hơn cả Nhật Bản và các nước Bắc Âu ngày nay!

    Nhật Bản, Đức, và các nước Bắc Âu đang bị tình trạng "lão hóa" trong dân số chỉ vì người dân "lười" sinh sản. Từ đó an sinh xã hội dần dần đè nặng lên các thế hệ theo sau, vì sỉ số người đang lao động dần dà ít hơn số người đang hưởng phúc lợi và hưu trí. Khi hai sỉ số này bằng nhau, thì kinh tế nước nhà bắt đầu rối rắm. Tỷ lệ chuyển thành âm, vấn đề lại còn có mòi trầm trọng hơn nữa... Đó là nguyên nhân chính khiến cho các quốc gia văn minh tân tiến vừa kể đã phải từng bước lao đao trong hơn bốn chục năm vừa qua, mà không có được một quãng thời gian phát triển suông sẻ thật dài lâu!

    Nếu Trung Cộng kéo dài chính sách điên rồ và quái gở này, chẳng bao lâu nữa dân số Hoa Lục sẽ giảm sút rất nhiều. Đến một ngày họ sẽ có hai trăm năm mươi triệu người trong tuổi lao động để đóng thuế nuôi nửa tỷ Mẹ Cha đang hưu trí. Đó không phải là thảm họa lớn nhất hay sao?

    Chính sách và chế độ là hai chữ có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Sau khi cs Bắc Việt thôn tính miền Nam VN, thì chữ nghĩa rừng rú đã đồng hóa xã hội văn minh hơn như Dương Thu Hương từng khóc nức nở trong tùy bút của mình:

    Thay vì dùng tiếng Hán Việt để giải thích hai chữ này, HS xin dịch thẳng sang tiếng Anh thì CB sẽ hiểu được ngay:

    - Chính sách (noun) : policy (một chính sách kinh tế - an economic policy)
    - Chế độ (noun) : a political regime (chế độ phát xít - fascist regime)

    Nghĩa của chúng rõ ràng và khác nhau như thế. Tuy nhiên, "đỉnh cao trí tệ của loài ngợm" lại dùng chữ "chế độ" lắm phần quái gở. Quái gở đến độ, ngay cả hoạt động về lưu lượng của các con sông trong môn học địa lý, chúng cũng gọi là "chế độ", thí dụ như trong sách giáo khoa môn Địa Lý có những bài học với tựa đề "Chế độ của sông Hồng Hà" thay vì "Hoạt động về lưu lượng trên dòng sông Hồng".

    Đáng tiếc rằng cũng nhiều nhà "trí thức" trong cộng đồng người VN tỵ nạn tại hải ngoại cũng nhắm mắt bắt chước những cái sai này để tàn phá kho tàng ngữ vựng tiếng Việt mà Ông Cha chúng ta để lại:

    Năm ngoái có một vị tiến sĩ (dường như mang họ Nguyễn Phúc... ) nghiên cứu hủ tục đa thê để viết bài binh vực cho Hoàng Đế Minh Mạng nhà Nguyễn (và có đem bài của mình vào ĐT để đăng tải. Vị Tiến Sĩ tên tuổi đang sống tại Pháp đã dùng chữ "chế độ đa thê" khiến HS phải nhắc nhở ông và một loạt các vị trí giả khác thuộc hàng lão làng; bao gồm các Luật Sư, Giáo Sư, Dịch Giả, Ký Giả,... tên tuổi khác trong mailing list và một eMagazine.

    Điều HS muốn nhắc họ rằng trong xã hội và lịch sử loài người, đã từng có các cộng đồng xã hội thực hành (hủ tục) đa thê hoặc đa phu. Nhưng chưa bao giờ tồn tại một chế độ (regime) nào mệnh danh là "chế độ đa thê" như chữ mà các nhà trí thức đó đã và đang dùng (có lẽ do tiếp xúc với chữ nghĩa của cs miết rồi chẳng còn phân biệt được đúng-sai nữa rồi!)

    Chữ nghĩa của các nhà "trí thức" ngày nay cũng chán ngán quá, phải không hả Chiều? Bởi vì, mệnh danh là trí thức của xã hội và với tuổi đời trên sáu, bảy mươi của họ; khi viết lách họ đã không hề nghĩ rằng những cái sai của họ sẽ truyền lại một cách tai hại cho các thế hệ theo sau, là những người muốn trau dồi thêm tiếng Việt của mình. Mà CB, như một post nào đó đã viết, cũng là người đang muốn học hỏi thêm cho được lưu loát vốn liếng Việt ngữ của mình!

    Dông dài vài chuyện lẩm cẩm, chúc Chiều và các ACE ngày an lành, đêm yên giấc.

    Hàn Sinh.
    Xin phép Chiều đem text này về đây, thật lòng Chiều hâm hộ cả hai anh, nhưng em cảm nhận được không khí hơi căng thẳng, không vui và tôn trọng người mở mạch bài, nếu Hàn Sinh sẽ mở một mạch riêng thì Chiều sẽ mang qua bên đó và xóa ở đây.

    Phân biệt hai chữ này bằng tiếng Anh, em thấy rõ nghĩa hơn tiếng Việt.

    Chính sách (noun) : policy (một chính sách kinh tế - an economic policy)
    - Chế độ (noun) : a political regime (chế độ phát xít - fascist regime)

    Cám ơn Hàn Sình đã giải thích giúp Chiều, và tình cờ Chiều được biết thêm một nhà văn Dương Thu Hương qua tác phẩm Paradise of the Blind, sẽ đọc .
    Last edited by chieubuon_09; 04-08-2014 at 09:59 PM.

  2. #202
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Nhìn cánh hoa Thủy Tiên mà lòng ngẩn ngơ ... đẹp và dịu dàng ....

    Nếu Hàn Sinh không thích gọi bằng thầy thì Chiều sẽ không gọi, nhưng lên trên Net, không biết người nào với người nào, tuổi tác ra sao, mà gọi nhau bằng nick, Chiều sợ bị hỗn nên chi em mượn hai chữ sư huynh, nhưng nếu Hàn Sinh vẫn không muốn luôn thì Chiều sẽ gọi bằng nick, người Việt mình khó về vai vế.

    Chiều sẽ qua các threads Ảnh quán Chân Phương hoặc "Những Ngộ Nhận ...." để tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh.

    Cám ơn Hàn Sinh đã ghé qua góc hình của Chiều Buồn. Anh đọc tiếng Việt Chiều viết không đúng thì tự nhiên sửa cho Chiều ha. Từ ngữ trước vào sau 75 khác nhau nhiều quá, mà từng vùng lại có những từ lóng riêng nữa (

    Đến giờ ăn trưa, sẽ trò chuyện sau, một ngày làm việc vui nhé Hàn Sinh & Bobo @};- @};-
    Cảm ơn CB đã thưởng thức và thích thú với cánh hoa thủy tiên đầu mùa Xuân của năm 2014. Dưới đây cũng là một cánh hoa thủy tiên khác màu (vàng), nhưng đã được chụp cùng một thứ ánh sáng của buổi trưa rực rỡ:







    Trong "Những Ngộ Nhận... ", HS có phân tích nhiều về ánh sáng và lý do tại sao mình lại thích chụp hình ảnh bông hoa, chân dung người,... bằng loại ánh sáng rực rỡ của cái nắng gần trưa. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với lối mòn cũ và những điều hiện đang được dạy một cách phổ biến trong các tài liệu và lớp học về chụp hình. Để có thể chụp được những tấm ảnh tương tự như hình ảnh hoa thủy tiên này, phó nhòm rất cần năm vững về ánh sáng để có thể trước nhất là bước ra khỏi lối mòn mà mình có thể tìm và học được một cách thông thường!

    Điều kiện thứ hai là khả năng đó sáng chính xác cũng như điều khiển máy ảnh của mình một cách thuần thục hoàn toàn, nhằm "sai bảo" chiếc máy ảnh và ống kính làm được những việc chúng ta mong đợi!...

    Những điều nói trên, HS đã viết và định chia sẻ đầy đủ trong "Ảnh Quán Chân Phương" và "Những Ngộ Nhận... " và đâu đó trong thread hình ảnh riêng của TAX. Nhưng do TAX cho biết còn đang bận rộn nhiều với công việc và sinh hoạt gia đình trong thời gian vừa qua nên không có cơ hội cầm máy ảnh thực hành, vì thế còn HS đã phải tạm ngưng cho đến khi nào TAX có thể thực hành những chỉ dẫn mà HS đã viết ra...

    Nay nếu CB có thắc mắc gì về hình ảnh và tham gia vào một trong các threads vừa kể, hoặc/và TAX có thời gian thực hành; thì HS sẽ tiếp tục giúp đỡ và góp thêm ý kiến của mình vào đó.

    Phải chia bớt thời gian ra như thế vì thật sự việc chia sẻ kinh nghiệm chụp hình của HS cho các bạn học viên nhiếp ảnh tại địa phương, so ra dễ dàng hơn gõ vào trong các diễn đàn rất nhiều: chỉ đi theo HS một buổi thực hành ngoài công viên công cộng, các bạn ấy có thể thu nhân được nhiều do quan sát và hỏi han về các cách set up, chọn lựa ánh sáng, góc cạnh,... để có được tấm ảnh đẹp như các bạn, ACE đó muốn! Vì vậy, trong thời gian sắp đến nếu CB có hỏi gì về nhiếp ảnh; HS sẽ trả lời. Nhưng đôi khi chậm trễ phần vì công việc nơi sở làm, phần vì chăm sóc vườn hoa cây cảnh cũng như lang thang săn hình săn ảnh; Chiều nhé!

    Đó là phần chụp hình.

    Vấn đề xưng hô, HS thành thật khai báo là mới năm mươi ngoài mà thôi... Nếu CB thấy mình nhỏ hơn thì gọi HS là anh hoặc sư huynh cũng là điều bình thường. Bằng ngược lại, nếu lớn hơn thì HS gọi chị cũng là phải đạo mà thôi!...

    Tiếng Việt? Thật ra cũng có lúc HS viết không hoàn toàn đúng. Thậm chí có cả lỗi chính tả nữa... Nhưng điều quan trọng là mình cố gắng học hỏi và tự tìm ra lỗi của chính mình để mà sửa và loại ra dần dần. Thói quen tra tự điển luôn giúp làm tăng thêm vốn ngữ vựng của mình đó, Chiều!

    Tuy nhiên, cũng cần báo động rằng số lượng các lỗi sai trong những cuốn từ điển Việt Ngữ và từ điển Hán-Việt được ấn hành (in và bán ra ngoài công cộng) càng về sau càng bị lỗi nặng và nhiều hơn. Trong số những cuốn từ điển bị sai nhiều là "Đại Từ Điển" của nhóm biên soạn do Nguyễn Như Ý đứng làm chủ biên.

    Gần đây, HS mượn được cuốn "Hán Việt Từ Nguyên" của Giáo Sư Bửu Kế từ một người em họ. Công trình biên soạn nguyên thủy của cụ GS Bửu Kế rất công phu và có nhiều giá trị. Tiếc thay sau khi GS mất, người con trai của cụ là ông Vĩnh Cao đã tham lam cùng với nhà xuất bản Thuận Hóa "bổ túc" thêm rất nhiều mục từ ngữ "cách mạng", khiến cho cuốn từ điển dày lên gấp ba lần so với ấn bản đầu tiên in năm 1971.

    Cuốn từ điển mới mang tên cụ GS Bửu Kế là tác giả đã được nhồi nhét cho dày thêm lên gấp ba lần (2814 trang). Nhưng giá trị thực của nó nay đã giảm rất nhiều, chỉ còn khoảng một phần... năm của giá trị ban đầu mà thôi! CB ngạc nhiên?

    Câu trả lời là: Trong cuốn từ điển mới "Hán Việt Từ Nguyên" của GS Bửu Kế được xuất bản sau này, nổi lên hằng hà sa số những lỗi không chỉ thuộc phần giải thích không thôi. Nó còn có cả cơ man những lỗi chính tả rất sơ đẳng của bậc học sinh tiểu học (hỏi-ngã, các phụ âm cuối "có g" hoặc "không có g", phụ âm cuối t-c,... ). Không biết, nếu GS Bửu Kế còn sống và biết được cuốn từ điển của mình đã bị biến đổi như thế, cụ sẽ nghĩ sao?

    Tất nhiên, HS chỉ nêu ra thí dụ về hai cuốn từ điển mà thôi. Hiện nay được lưu hành trong nước và cũng được đem sang đến hải ngoại những cuốn từ điển với phẩm chất tương tự... Những cuốn từ điển được ấn hành mộtc ách tắc trách với mục đích tìm tới số lượng (quantities) mà bất chấp đến phẩm chất (qualities) của chúng cộng thêm nhiều yếu tố khác nữa, khiến cho những người "muốn học lưu loát tiếng Việt" như CB sẽ gặp khó khăn rất nhiều... Nhưng biết làm sao được?

    Tiếng Việt của Chiều viết, thỉnh thoảng HS bắt gặp các lỗi sai của phụ âm cuối c/t hoặc hiếm hoi cũng có một hai lỗi hỏi/ngã mà thôi... Nếu Chiều nghi ngờ hoặc không biết về chữ nào đó rồi hỏi, HS sẽ cố gắng giải thích trong hiểu biết của mình. Nếu chính bản thân HS cũng không biết rõ, thì đành phải tra cứu tìm hiểu thêm rồi giải thích sau!

    Hy vọng, bằng cách đó HS có thể giúp được chút gì về tiếng Việt của Chiều!

    Hàn Sinh.

  3. #203
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,162
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Cảm ơn CB đã thưởng thức và thích thú với cánh hoa thủy tiên đầu mùa Xuân của năm 2014. Dưới đây cũng là một cánh hoa thủy tiên khác màu (vàng), nhưng đã được chụp cùng một thứ ánh sáng của buổi trưa rực rỡ:



    Hàn Sinh.
    Chào buổi sáng anh Hàn Sinh, Chiều nhỏ hơn anh nhiều, Chiều quote lại cánh hoa Thủy Tiên với ánh sáng khác vì sợ anh lấy xuống ..... đẹp tuyệt ..., Chiều quý những gì có giá trị về mặt tinh thần. Chiều đã saved lại cả hai chủ đề "Ảnh Quán Chân Phương" và "Những Ngộ Nhận... " bằng PDF files rồi. Bên nhà Miền nghe TAX thông báo sẽ đóng cửa nên thôi Chiều không post thêm gì nửa.

    Chiều rất cám ơn Hàn Sinh đã bỏ công, thời gian để trả lời một cách cặn kẽ, với lối viết và trình bày một cách logic của Hàn Sinh, Chiều đoán biết anh có engineering background. Để diễn tả cảm giác bằng văn nói và đúng chữ, là đọc cảm thấy "đã". Chiều luôn đón nhận khuyết điểm của mình để từ đó tìm cách khắc phuc. Con đường tìm đến thành công về mọi mặt thật không đơn giản, em luôn cho đó là thử thách.

    Đời sống có nhiều đề tài để thảo luận nếu anh cảm thấy hứng thú thì Chiều sẽ viết ở trong đây. Sẽ hội thảo về kinh tế toàn cầu, Chiều thích kinh tế hơn chính trị, mà khổ nổi hai subjects này luôn đi song song.

    Chiều tình cờ thấy được một bức hình với tác giả và tác phẩm khuyết danh, nhưng bức hình này chạm mạnh vào tim, em muốn chia sẻ với Hàn Sinh, em thảo luận với một người bạn, he nói _ anh nghĩ đây là hình ghép vì chạm mạnh quá thì nó lại trở nên không thật. Với Chiều thì là hình ghép, và tác giả muốn nhấn mạnh điểm chính là vào ánh nhìn của bé và con chuột chết . Chiều post lên đây, theo góc nhìn của Hàn Sinh thì tác giả muốn nhấn mạnh và nói lên điều gì ?



    Nguồn : Facebook, tác giả: Khuyết Danh

    Chiều trở lại làm việc, hai tuần nay boss (commander) Chiều đi câu cá, tuần sau he về là rượt Quarter end reports, em chạy không kịp Rất vui để được thảo luận với Hàn Sinh.
    Last edited by chieubuon_09; 04-10-2014 at 12:19 PM.

  4. #204
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post

    Chiều tình cờ thấy được một bức hình với tác giả và tác phẩm khuyết danh, nhưng bức hình này chạm mạnh vào tim, em muốn chia sẻ với Hàn Sinh, em thảo luận với một người bạn, he nói _ anh nghĩ đây là hình ghép vì chạm mạnh quá thì nó lại trở nên không thật. Với Chiều thì là hình ghép, và tác giả muốn nhấn mạnh điểm chính là vào ánh nhìn của bé và con chuột chết . Chiều post lên đây, theo góc nhìn của Hàn Sinh thì tác giả muốn nhấn mạnh và nói lên điều gì ?



    Nguồn : Facebook, tác giả: Khuyết Danh
    Chiều Buồn,

    HS vui vì CB để ý đến tấm ảnh này, " A little Guarani girl embraces a dead rat in her own innocent way. " Tấm ảnh do chính người sáng lập ra quỹ CARF (Children At Risk Foundation) Georegy J. Smith (GJS) ghi lại được bằng hình ảnh thực. Không hề chắp ghép.

    - Về hình thức, ảnh gốc của " A little Guarani girl embraces a dead rat in her own innocent way. " do Georegy posted ra, đã thực hiện tốt hơn, không bị nhem nhuốc như ảnh đã copied và pasted lại nhiều lần. CB có thể xem ảnh của GJS tại link này: http://www.lifebuzz.com/carf/#!DAtNd

    Tuy ảnh gốc của GJS có phẩm chất hình ảnh (image qualities) tốt hơn rất nhiều so với ảnh đã được/bị copied and pasted nhiều lần; chúng cũng có đặc điểm (lỗi) chung của những hình ảnh được làm tăng thêm độ tương phản (contrast), làm cho màu sắc cô đọng và nổi bật (saturations and leveling), làm tăng độ sắc nét... Những tools này của Photoshop cũng như các image editing software khác chính là thủ phạm làm cho hình ảnh bị trở thành kém cỏi (màu bị vỡ rạn, thiếu chi tiết,... ) mà photographers nên nhận biết được để mà tránh cho hình ảnh của mình.

    - Nội dung của ảnh, một lần nữa, đây là ảnh thực không hề bị chắp ghép. Goeregy đã ghi lại một cách trung thực của khoảnh khắc mà ống kính của ông bắt gặp. Hình ảnh của GJS nói chung là hình ảnh phóng sự, ghi lại những câu chuyện có thật. Chúng ta cần phân biệt những hình ảnh này với các "sáng tác nhiếp ảnh nghệ thuật" như của nhiếp ảnh gia tên tuổi Nguyễn Ngọc Hạnh:

    Các tác phẩm "Thương Tiếc", "Vá Cờ", "Căm Thù"... của NAG NNH được gọi là "sáng tác", vì chúng là kết quả của việc dàn dựng, bắt chước sự thật hoặc do trí tưởng tượng sáng tác ra. Công việc này gần gũi với việc làm của các họa sĩ nhiều hơn. Hình ảnh phóng sự luôn luôn có giá trị duy nhất của nó vì ghi lại được những khoảng khắc có một không hai. Mà đôi khi như Chiều nói, "nó chạm mạnh vào tim em".

    - Vì giá trị nội dung được phân tích bên trên cùng với tựa của tấm ảnh đã nói lên hầu như đầy đủ, nhận xét của Chiều rất phù hợp với nội dung đó: "ánh mắt của đứa trẻ và con chuột chết" đã "hit" thật mạnh vào viewers. Nhưng một lần nữa, tác giả (GJS) chỉ là người có đầy tài năng nhằm ghi nhận đúng lúc và đem đến cho chúng ta thưởng thức hình ảnh mạnh mẽ này. Ánh mắt (cùng với mái tóc rối bời, những ngón tay và vòng tay thơ dại ôm ấp) của đứa trẻ và dáng dấp của con chuột chết, mới chính là "nhân vật chính" tạo nên sự thành công của tấm ảnh!

    - Sự nhấn mạnh của tác giả trong hình ảnh này? Về hình thức, ông đã tăng contrast và tăng sự cô đọng màu sắc nhằm thu hút ánh mắt của người xem đối với chủ đề của mình trước khi phổ biến tác phẩm đắc ý. Ý kiến riêng của HS là, việc làm này của Goeregy là vô ích và bất lợi. Thứ nhất như đã giải thích bên trên, chúng làm damage image qualities một cách đáng tiếc. Thứ hai cũng như đã giải thích, bản thân hình ảnh ghi được của đứa trẻ và con chuột trong khoảnh khắc đúng lúc một cách tài tình của tác giả, đã là một thành công rất lớn, một big hit trong nội dung cần thiết của một tấm ảnh; phải nói là một tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị rồi! Mỗi việc thêm thắt về hình thức, chưa chắc đã làm tăng thêm giá trị của tác phẩm. Nguy cơ làm hại đến giá trị ban đầu của nó vẫn đáng kể hơn nhiều... Viết đến đây, HS chợt nhớ đến hình ảnh nhan sắc rất đẹp đến độ sang trọng và lộng lẫy của nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng khi bà còn trẻ. Vẫn không hài lòng với nhan sắc trời ban cho, bà đã nhiều lần tìm đến dao kéo của thẩm mỹ viện. Để cuối cùng phải nhận lãnh thất vọng não nề.

    - Nội dung các thông điệp mà GJS ghi lại được và gửi ra cho viewers? Quá nhiều điều để nói. Chỉ riêng cho thân phận những trẻ em kém may mắn (children at risk) và tùy theo chiều sâu của người xem để mà tác giả và chủ đề của ông có thể chạm đến nơi nào của trái tim người thưởng lãm...

    Đôi dòng trao đổi với Chiều về một tác phẩm nhiếp ảnh giá trị có khả năng "chạm vào tim người" như nhận định của Chiều. Chúc CB và độc giả của "Góc Hình" ngày làm việc cuối tuần an lành!

    Hàn Sinh.

  5. #205
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Chiều rất cám ơn Hàn Sinh đã bỏ công, thời gian để trả lời một cách cặn kẽ, với lối viết và trình bày một cách logic của Hàn Sinh, Chiều đoán biết anh có engineering background. Để diễn tả cảm giác bằng văn nói và đúng chữ, là đọc cảm thấy "đã". Chiều luôn đón nhận khuyết điểm của mình để từ đó tìm cách khắc phuc. Con đường tìm đến thành công về mọi mặt thật không đơn giản, em luôn cho đó là thử thách.

    Đời sống có nhiều đề tài để thảo luận nếu anh cảm thấy hứng thú thì Chiều sẽ viết ở trong đây. Sẽ hội thảo về kinh tế toàn cầu, Chiều thích kinh tế hơn chính trị, mà khổ nổi hai subjects này luôn đi song song.
    Chào Chiều cùng khách của "Góc Hình... " buổi sáng ngày Thứ Bảy bình an,

    Chúng ta chẳng cần có được một engineering background thật vững chắc để có được lập luận chặt chẽ (logic, trong Anh và Pháp ngữ) đâu Chiều ạ!

    Thật ra và ngược lại, lý luận chặt chẽ lại là điều kiện cần phải có, không chỉ cho một engineering background; mà nó cần thiết cho mọi lãnh vực chuyên môn như khoa học, nhân văn, luật pháp, lẫn cho các nhà điều tra, nghiên cứu, ký giả, kinh tế, xã hội, và cả chính trị gia... nữa!

    Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rằng, lý luận (logic) là điều rất cần thiết và nên được xây dựng trong tính chất của mỗi cá nhân nhằm thực hiện tốt vai trò chuyên môn trong mỗi lãnh vực hoạt động và học hỏi hằng ngày của mình!

    HS lấy thí dụ từ bản thân và một cháu trai (gọi HS bằng cậu) cùng với con gái của mình trong quá trình và tiến trình rèn luyện để có được lề lối lập luận chặt chẽ (và đương nhiên hoàn toàn không mê tín). Tiến trình này cần được ý thức thực hiện và rèn luyện, tự rèn luyện ngay từ còn nhỏ; chứ không thể là kết quả của một background với một kinh nghiệm nào đó...

    Từ kinh nghiệm bản thân, HS đã dạy cho cháu trai của mình (giờ đã là software developer engineer, hiện làm cho PhotoShop, Inc), khi cháu còn học trường Tiểu học Kết Đoàn: Tập cho cháu thói quen đọc sách và quan sát sự việc. Từ đó, với vốn kiến thức tích lũy từ căn bản từ tiểu, sang đến trung học và đại học sau này; luôn luôn dùng nó (kiến thức khoa học, nhân văn,... ) để đối chiếu với các dữ kiện trong mọi việc xem xét, đánh giá, phân tích... Bởi vì, đó là một tiến trình làm việc khoa học và hợp lý. Quan trọng nhất, tiến trình này giúp cho chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian trong mọi việc tìm tòi câu trả lời chính xác nhất!

    Mười sáu tuổi rưỡi, con gái HS bước chân vào đại học ở miền Bắc California. Một thân nhân trong gia đình hỏi cháu, "Phương pháp Bố dạy con ra sao?" cháu trả lời "Bố không dạy nhiều, chỉ dạy cách tự học một cách độc lập mà thôi!"

    HS tin chắc rằng đến đây thì Chiều cũng đã đồng ý rằng, khả năng lập luận và lý luận là một tiến trình học tập và trau dồi của nhiều tháng năm chồng chất. Nó cần được thực hành như chúng ta hít thở và ăn cơm uống nước hằng ngày để có thể đạt được "cảnh giới" (j/k), được một mức độ mà chúng ta mong muốn!

    Chiều biết không, có được điều đó lợi lắm; vì nó đem đến cho chúng ta tự tin một cách chắc chắn trước những người có kiến thức chuyên môn cao hơn mình. Thí dụ trong chuyện của chiếc phi cơ hành khách MH370 bị mất tích. Cho dù với sự khẳng định của giới điều tra chuyên môn, của các hãng thông tấn đứng đắn như ABC (của Úc), CNN, AP, Reuters,... và thậm chí là phát ngôn của chính các ông TT Malaysia, TT và phó TT của nước Úc có nền khoa học kỹ thuật tân tiến; thì những gì mình biết được khi đặt chân vào trung học là một hợp kim nhôm không thể nổi lềnh bềnh trên mặt nước biển nhiều ngày (hai tuần), sau khi chiếc máy bay rơi xuống vẫn là chỗ dựa vững chắc cho sự tự tin của chúng ta!

    Sự việc đơn giản và người ta có thể tiết kiệm được thời gian quý báu trong việc điều tra và tìm kiếm chiếc máy bay rất và rất nhiều, nếu một trong số các nhà điều tra đã không ngại ngùng với các tên tuổi rất lớn; mà chỉ xem xét sự việc bằng các dữ kiện có thật và hợp lý mà thôi. Mãi đến hôm nay, năm tuần lễ sau khi máy bay rơi; chúng ta mới có được bài bình luận của Cliver Ivring từ Daily Beast đề cập đến sai lầm đáng tiếc này:

    [“Echo has done a radio scan,” said Thomas, “an echo scan if you like, along the bottom and they’ve had a return which is positive, which may indicate the wreckage of the plane.

    One thing is for sure: Since the Ocean Shield reached the area roughly 1,000 miles northwest of Perth, the search took a much more productive turn. After weeks of false reports of floating wreckage spotted by satellites, suddenly all talk of chasing floating wreckage ended, and attention moved to the Ocean Shield and its ping detector, which moves through the ocean a mile beneath the ship. ]

    http://news.yahoo.com/ship-saved-mh3...-politics.html

    Bản thân HS cũng băn khoăn rất nhiều là không biết đến bao giờ các nhà điều tra người Úc mới có thể hiểu ra rằng dùng hydrophone để dò tìm ping signals của black boxes theo báo cáo của Trung Cộng là điều vô cùng ruồi bu? Xái cổ tin vào những điều hoang đường này, hoặc tin vào việc hợp kim nổi lều bều trên mặt nước biển; chẳng phải là mê tín dị đoan hay sao?

    Chính những điều này làm tốn kém thời gian, nhân lực và làm lạc hướng công cuộc điều tra một cách đáng ngại... Là người theo dõi, Chiều có biết rằng chỉ cần ráng phân tích sự việc mạch lạc theo sự kiện một cách khoa học như HS đang làm; cũng là công việc tự học hay không? Phương pháp này, không chỉ giúp cho chúng ta trong công việc theo dõi thời sự trong nước và quốc tế, nó giúp cho mọi lĩnh vực mà chúng ta muốn quan tâm tìm hiểu đến; từ giải trí như chụp hình, câu cá, trồng hoa; cho đến kinh tế, chính trị, xã hội,... ?

    Lý luận và phương pháp lý luận hợp lý luôn luôn giúp cho chúng ta sự tự tin và tránh được sự chủ quan và thậm chí cả mê tín nữa, Chiều ạ!

    Vài ý trao đổi sáng thứ Bảy, HS phải ra ngoài rồi trở lại post thêm ảnh hoa thủy tiên sau!

    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 04-12-2014 at 06:51 AM.

  6. #206
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,162
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Chiều Buồn,

    HS vui vì CB để ý đến tấm ảnh này, " A little Guarani girl embraces a dead rat in her own innocent way. " Tấm ảnh do chính người sáng lập ra quỹ CARF (Children At Risk Foundation) Georegy J. Smith (GJS) ghi lại được bằng hình ảnh thực. Không hề chắp ghép.

    - Về hình thức, ảnh gốc của " A little Guarani girl embraces a dead rat in her own innocent way. " do Georegy posted ra, đã thực hiện tốt hơn, không bị nhem nhuốc như ảnh đã copied và pasted lại nhiều lần. CB có thể xem ảnh của GJS tại link này: http://www.lifebuzz.com/carf/#!DAtNd

    Hàn Sinh.
    Chào buổi sáng thứ bảy anh Hàn Sinh, Bobo cùng phố,

    Hôm qua đọc text của Hàn Sinh confirmed và chứng minh tấm hình "A little Guarani girl embraces a dead rat in her own innocent way" là thực, Chiều lặng người, em hoài mong đây chỉ là hình ghép, mà đã chạm mạnh rồi, huống chi là thực ... thương cho sự thơ ngây của bé quá, bé đâu biết loài chuột này là loài mang nhiều vi trùng bệnh nhất, mà còn chết nữa . Một cách gián tiếp Georegy đã nói lên sự nghèo khổ khốn cùng, tựa như cuốn tiểu thuyết Les Misérables by Victor Hugo .

    Trong nhiếp ảnh, mỗi người sẽ tự tìm một lối đi riêng cho mình, như Hàn Sinh anh thích chụp bằng những ánh sáng khác thường như vào giờ trưa (đã đọc hai bài Ảnh Quán Chân Phương" và "Những Ngộ Nhận,) riêng Chiều, em thích đi lối của Georegy, phóng sự, chụp hình không cần sửa. Những tác phẩm Sương mù của Chiều, em không sửa gì hết. Em chụp hinh chỉ thích đi một mình, không gian lắng động từ đó có thể tìm thấy những giây phút bất chợt như chiếc lá rơi, con chim bay ngang, chú sóc lén nhìn v.v.v ghi lại được cảnh đẹp của thiên nhiên .

    Có lần Chiều đến dự buổi tiệc, hội của những người yêu thích nhiếp ảnh, có một bác cao niên nói lời mở đầu, .... về phần kỹ thuật thì chia sẻ, học hỏi lẫn nhau nhưng riêng phần hồn thì phải trải qua kinh nghiệm bản thân ... em nghiệm lại cảm thấy đúng, tại sao cùng một nhóm chụp hình, cùng đi đến một chỗ nhưng sau khi coi lại thì có tấm có hồn ( sâu 3D) có tấm không sâu (2D), đến hội nhiếp ảnh, nhìn xung quanh, em thấy tuổi thân cho cái máy của Chiều, em hỏi một chú Chiều có cần đổi máy không, chú ấy nói, khoan mua, tập cho thuần cái đã .

    Giữa hai loại máy Nikon & Canon theo Hàn Sinh thì máy loại nào tốt hơn ? có người bạn bảo em nên mua Nikon D800, Nikon D7000 thì bạn trong hội đưa Chiều chụp thử, nhưng cái lens nặng quá, mà dáng Chiều nhỏ bé, yếu đuối giống cành hoa Thủy Tiên của Hàn Sinh, nên nếu Chiều ôm máy đi chụp, chụp được vài tấm chắc sẽ mệt lắm. Anh có biết loại máy nào, nhỏ và nhẹ cho Chiều biết.

    Về chuyện chiếc máy bay 370, em đồng ý, tốn kém quá nhiều mà không có hiệu quả tốt , coi như chiếc máy bay sẽ đi vào huyền thoại.


    Tuần sau em có hai cái final exams, thông cảm cho sự reply trể nhé. Chia sẻ cùng Hàn Sinh tác phẩm này .


    People



    Tác giả: Đào Tiến Đạt
    Last edited by chieubuon_09; 04-13-2014 at 11:03 AM.

  7. #207
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Chiều,

    Cả hai loại thủy tiên dưới đây, HS không có để trồng quanh nhà; nên đã phải ra public park (Green Spring Gardens) đặng chụp ké của người ta:















    Chúc Chiều an tâm học bài để sẵn sàng cho final exams và gặp nhiều may mắn trong phòng thi. HS sẽ viết trả lời vụ máy ảnh và trao đổi về hình ảnh của ĐTĐ sau...

    Hàn Sinh.

  8. #208
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    ... riêng Chiều, em thích đi lối của Georegy, phóng sự, chụp hình không cần sửa. Những tác phẩm Sương mù của Chiều, em không sửa gì hết. Em chụp hinh chỉ thích đi một mình, không gian lắng động từ đó có thể tìm thấy những giây phút bất chợt như chiếc lá rơi, con chim bay ngang, chú sóc lén nhìn v.v.v ghi lại được cảnh đẹp của thiên nhiên .

    Có lần Chiều đến dự buổi tiệc, hội của những người yêu thích nhiếp ảnh, có một bác cao niên nói lời mở đầu, .... về phần kỹ thuật thì chia sẻ, học hỏi lẫn nhau nhưng riêng phần hồn thì phải trải qua kinh nghiệm bản thân ... em nghiệm lại cảm thấy đúng, tại sao cùng một nhóm chụp hình, cùng đi đến một chỗ nhưng sau khi coi lại thì có tấm có hồn ( sâu 3D) có tấm không sâu (2D), đến hội nhiếp ảnh, nhìn xung quanh, em thấy tuổi thân cho cái máy của Chiều, em hỏi một chú Chiều có cần đổi máy không, chú ấy nói, khoan mua, tập cho thuần cái đã .

    Giữa hai loại máy Nikon & Canon theo Hàn Sinh thì máy loại nào tốt hơn ? có người bạn bảo em nên mua Nikon D800, Nikon D7000 thì bạn trong hội đưa Chiều chụp thử, nhưng cái lens nặng quá, mà dáng Chiều nhỏ bé, yếu đuối giống cành hoa Thủy Tiên của Hàn Sinh, nên nếu Chiều ôm máy đi chụp, chụp được vài tấm chắc sẽ mệt lắm. Anh có biết loại máy nào, nhỏ và nhẹ cho Chiều biết...
    Chiều... cuối tuần an lành,

    Không rõ có phải HS từng nhầm lẫn và nghĩ rằng Chiều đang dùng máy ảnh DSLR Canon nào đó? Nếu điều này đúng, thì chẳng có gì tủi thân cho chiếc máy ảnh của mình, Chiều ạ!

    Thật ra, tùy theo nhu cầu và mức độ đam mê của chúng ta đối với nhiếp ảnh để mà bỏ công sức, thời gian, và tiền bạc cho thú vui giải trí này... Ý kiến của người chú nào đó nói Chiều khoan mua/đổi máy, quả thật là xác đáng. Bởi vì, trước khi nghĩ đến upgrade máy ảnh, ống kính, dụng cụ chụp hình,... thông thường chúng ta nên upgrade tay nghề của chính mình thì tốt hơn:

    Hiện nay HS vẫn đang dùng những máy ảnh Nikon D300 của mình để chụp bông hoa như Chiều thấy đó. Model D300 này ra từ 2008, tức là đã lạc hậu rất nhiều so với các model D7000, D7100, D600, D700, D800... Giá trị mua-bán trên ebay hiện nay khoảng $400-450. Số tiền đó chỉ bằng 1/6 giá trị của mỗi body máy ảnh D800 hoặc Canon 5D Mark III, mà thôi.

    Vì thế, nếu Chiều "thích đi một mình trong không gian lắng đọng,... " trong nhu cầu chụp hình của mình; thì một máy ảnh Canon T2i hoặc T3i với ống kính 18-200mm đã là đủ lắm rồi! Nếu Chiều đang dùng máy ảnh Nikon, thì một máy D80 đã có và ống kính tương tự cũng đủ tốt để sử dụng.
    Chiều nên nghĩ đến việc nâng cao "tay nghề", tức là khả năng điều khiển máy ảnh và ống kính của mình để có thể chụp được những khoảnh khắc xảy ra trong thời gian thật ngắn ngủi hơn việc thay đổi máy ảnh và ống kính!

    Trường hợp Chiều chưa có máy ảnh nào cả (Canon hoặc Nikon); HS đề nghị mua máy D7000 hoặc D7100 (giá khoảng $600-650/D7000 hoặc $1000/D7100) cộng với ống kính 18-200mm khoảng $450. HS đề nghị hai model này vì tính năng phong phú của chúng và vì chúng nhẹ hơn các máy ảnh D300/600/700 hoặc D800; phù hợp với phụ nữ nhỏ nhắn không muốn mang vác nặng.

    Hai models máy ảnh này và ống kính 18-200mm cũng không thật sự nhẹ như các máy đang được mệnh danh là "mirrorless" hoặc "bridge cameras" mà Chiều nghe quảng cáo cho sự tiện dụng của chúng! Song HS vẫn không bao giờ khuyến khích bạn bè và người quen của mình dùng đến Mirrorless hoặc Bridge cameras, vì không muốn bị trách cứ sau này khi họ khám phá ra sự thất vọng về chúng!

    "Giữa hai loại máy Nikon & Canon theo Hàn Sinh thì máy loại nào tốt hơn?" Thông thường trả lời cho câu hỏi này, người ta hay bị rơi vào lỗi thiên vị; vì người đang dùng Canon sẽ nói là Canon tốt hơn. Và những ai đang dùng Nikon sẽ nói với Chiều là Nikon tốt hơn!

    Câu trả lời của HS là hai hãng này đều sản xuất máy ảnh tốt. Nhưng tùy theo models của mỗi hãng sản xuất: Thí dụ, máy ảnh của Canon và Nikon có giá trên $5000.00 (như Canon 1DX và Nikon D4) thì tốt hơn máy ảnh cùng hiệu với giá trên dưới $3000.00 (Canon 5D Mark III và Nikon D800/E).

    Nếu hỏi về sự tiện lợi cho sử dụng và ý thích cá nhân, HS sẽ chọn Nikon vì rất nhiều đặc điểm... Trong những đặc điểm kỹ thuật mà HS đòi hỏi phải có của một máy ảnh khi chụp chân dung và bông hoa ngoài trời là dùng được đèn flash với full supports ở high speed synchronized. Nikon supports (fully and smoothly/continuously) feature này ngay từ entry level models cũ kỹ là D80 (giá dưới $200.00 trên ebay). Trong khi đó ngay cả Canon 5D Mark III trị giá ba ngàn đồng vẫn chỉ có thể claims rằng supports nó một cách fully nhưng không continuously được!

    HS biết được điều này vì một bạn ảnh thân thiết (hiện đang dùng 5D Mark III) muốn học cách HS dùng đèn flash ngoài trời, nhưng mãi vẫn bị bế tắc. Anh ta cầu cứu, khiến HS phải down load cuốn sách của model đó đem về đọc. Sau một buổi trời nghiên cứu, hai anh em mới khám phá ra rằng Canon bị bad design tại điểm vừa kể; gây bất tiện cho rất nhiều photographers có nhu cầu dùng đèn flash ngoài trời... Với một camera body trị giá ba ngàn đồng bạc, Canon đã không thể supports một cách smoothly feature vừa kể; HS không mong gì những models thấp hơn như D6, D7,... trở xuống có thể được supported một cách ngon lành cho nhu cầu chụp ảnh chân dung và bông hoa ngoài trời với đèn flash fill-in.

    Nếu Chiều vẫn cố gắng kiếm máy ảnh "gọn và nhẹ" cho nhu cầu của mình; thì trong số những máy ảnh đó, HS chỉ thấy các máy Lumix (với ống kính Leica) sẽ làm cho chủ nhân của chúng thất vọng ít nhất vì phẩm chất của các loại máy nhỏ (noisy, slow responding,... ).

    Vài ý phân tích sơ khởi, vì cho đến nay HS vẫn chưa biết chắc chắn rằng Chiều đang dùng máy ảnh hiệu gì, model nào, cùng với ống kính ra sao... để có thể góp ý cho Chiều cách sử dụng và khai thác máy móc của mình một cách hữu ích và hữu hiệu nhất!

    Ảnh dưới đây HS chụp được khi hai chiếc phản lực cơ chiến đấu của không lực Hoa Kỳ "handshaking" và "múa đôi - khiêu vũ" với nhau trên không trong một Airshow tại Andrew AFB, tiểu bang Maryland:














    Muốn chụp được những hình ảnh phóng sự tương tự như trên, chắc chắn các loại máy "nhỏ và nhẹ" (mirrorless or bridge cameras) đều không thể giúp ích gì cho Chiều được đâu!

    Hàn Sinh.

  9. #209
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,162
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Chiều... cuối tuần an lành,

    Không rõ có phải HS từng nhầm lẫn và nghĩ rằng Chiều đang dùng máy ảnh DSLR Canon nào đó? Nếu điều này đúng, thì chẳng có gì tủi thân cho chiếc máy ảnh của mình, Chiều ạ!

    Thật ra, tùy theo nhu cầu và mức độ đam mê của chúng ta đối với nhiếp ảnh để mà bỏ công sức, thời gian, và tiền bạc cho thú vui giải trí này... Ý kiến của người chú nào đó nói Chiều khoan mua/đổi máy, quả thật là xác đáng. Bởi vì, trước khi nghĩ đến upgrade máy ảnh, ống kính, dụng cụ chụp hình,... thông thường chúng ta nên upgrade tay nghề của chính mình thì tốt hơn:

    Hiện nay HS vẫn đang dùng những máy ảnh Nikon D300 của mình để chụp bông hoa như Chiều thấy đó. Model D300 này ra từ 2008, tức là đã lạc hậu rất nhiều so với các model D7000, D7100, D600, D700, D800... Giá trị mua-bán trên ebay hiện nay khoảng $400-450. Số tiền đó chỉ bằng 1/6 giá trị của mỗi body máy ảnh D800 hoặc Canon 5D Mark III, mà thôi.

    Muốn chụp được những hình ảnh phóng sự tương tự như trên, chắc chắn các loại máy "nhỏ và nhẹ" (mirrorless or bridge cameras) đều không thể giúp ích gì cho Chiều được đâu!

    Hàn Sinh.
    Chào anh Hàn Sinh,

    Thành thật khai báo máy của Chiều, em mua một set, máy và hai lenses Nikon D3000 10.2MP Digital SLR (năm hai ngàn lâu lắm) , một lens 18-55mm, một lens 55-200mm, bất lợi của máy này là chụp cận ảnh em không lấy được 1/3 rule (lens 55-200mm), tấm nào cũng bị chính giữa, nhìn thiếu chiều sâu, mà Chiều không thích đưa vào Photoshop cắt ảnh lại, nên em hơi chán, anh nói đúng những loại máy nhỏ sẽ bị run, em đã có hai cái, Finepix chụp cá lội, Nikon bỏ túi đi tiệc chụp kỷ niệm. Nếu anh recommend Nikon D7100, thì Chiều sẽ mua. Anh nghĩ loại này có bị lỗi như vậy không ?, bạn Chiều đưa máy cho em chụp thử, sao muốn chụp gần mà phải đi tới gần, không đứng xa zoom lại ! 8->

    Rồi một người khác đưa máy Canon cho em thử, tốc độ của máy nhanh giống máy bay mà quên hỏi Canon loại nào , bởi thế em phân vân không biết mua máy nào đây, không đúng ý mình rồi lại chán nữa . Cám ơn anh đã viết cho Chiều hiểu thêm về hai loại máy này.

    Cám ơn hai cánh hoa Thủy Tiên ....nhẹ nhàng .... đẹp ... dịu dàng, nét và màu của cánh hoa Thủy Tiên giản dị không kiêu sa như hoa Hồng. Làm Chiều liên tưởng tới bài hát Điều Giản Dị, sáng tác Phú Quang, ....Dịu dàng hạt nắng đùa nhẹ trên áo .... Hội ngộ rồi chia ly cuộc đời vẫn thế ...


    Wow tấm phản lực thứ hai đẹp quá, HS để tốc độ bao nhiêu?
    Last edited by chieubuon_09; 04-14-2014 at 05:07 AM.

  10. #210
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Chào anh Hàn Sinh,

    Thành thật khai báo máy của Chiều, em mua một set, máy và hai lenses Nikon D3000 10.2MP Digital SLR (năm hai ngàn lâu lắm) , một lens 18-55mm, một lens 55-200mm, bất lợi của máy này là chụp cận ảnh em không lấy được 1/3 rule (lens 55-200mm), tấm nào cũng bị chính giữa, nhìn thiếu chiều sâu, mà Chiều không thích đưa vào Photoshop cắt ảnh lại, nên em hơi chán, anh nói đúng những loại máy nhỏ sẽ bị run, em đã có hai cái, Finepix chụp cá lội, Nikon bỏ túi đi tiệc chụp kỷ niệm. Nếu anh recommend Nikon D7100, thì Chiều sẽ mua. Anh nghĩ loại này có bị lỗi như vậy không ?, bạn Chiều đưa máy cho em chụp thử, sao muốn chụp gần mà phải đi tới gần, không đứng xa zoom lại ! 8->
    Chào Chiều... buổi sáng đầu tiên của một tuần mới vui tươi,

    Như entry hôm qua HS viết, với máy của đang có hiện nay (Nikon D3000 + hai ống kính zooms 18-55 & 55-200 hoặc tương đương với Canon T2i/T3i) là đã đủ "chơi" với người ta; không có gì khiến Chiều phải tủi thân cho chiếc máy ảnh! Thậm chí tuy là máy ảnh entry level, nhưng D3000 của Chiều còn mới hơn cả ba chiếc D300 cũ kỹ của HS dù được mệnh danh là "advanced amature". D3000 của Chiều tuy là entry level camera, HS vẫn đồng ý rằng nó đủ tốt cho chúng ta học và thực tập chụp hình để tạo cho mình nền tảng về nhiếp ảnh vững chắc nhất. Sau một thời gian học hỏi, tìm hiểu và nắm vững được những điều cần thiết; khi đó với cái nhìn đã được mở rộng hơn, Chiều sẽ có thể tự phân tích và hiểu rõ những góp ý khác nhau về việc mua sắm máy và ống kính mắc tiền, tối tân hơn. Đồng thời, bản thân Chiều cũng biết rõ được đó là lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Bởi vì, một ống kính thật mắc tiền có thể chụp tốt cho ảnh chân dung không có nghĩa là có thể chụp tốt cho ảnh phong cảnh...

    Máy ảnh Nikon D3000 của Chiều, nếu biết sử dụng hoặc có người chỉ dẫn; vẫn dùng để chụp một cách chặt chẽ theo bố cục 1/3 rule, đó Chiều ạ! Tuy D3000 chỉ có 3 focus points so với các máy ảnh đàn anh, đàn chị khác của nó mắc tiền hơn có đến 5, 11, 39, 51, 61, hoặc 63 focus points; nhưng nó đã có thể giúp cho chúng ta ĐỒNG THỜI lấy nét (focus) và đo sáng tại một trong hai điểm OFF CENTER. Đó là một ưu điểm trong designs của máy ảnh Nikon so với Canon mà mãi cho đến 6D và 5DMiii mới có được!

    Tóm lại, dẫu biết rằng Chiều có thừa khả năng mua sắm máy ảnh tốt và mắc tiền cho mình; HS vẫn gợi ý là nên dùng Nikon kit D3000 để học chụp hình để có căn bản thật tốt. Cách này tuy chậm nhưng sẽ cho chúng ta kiến thức và kinh nghiệm vững chắc hơn so với các lối đi vội vã khác.

    Bằng ngược lại phần lớn trong chúng ta do thiếu tự tin, nên cho rằng máy ảnh và ống kính tối tân sẽ giúp nhiều cho việc học và chụp hình (HS thông cảm vì điều này); thì nên mua D7100 nhằm thụ hưởng và tận dụng tối đa những đặc tính ưu việt và tân tiến của nó. Tuy nhiên HS cũng cần mở ngoặc ở đây rằng, máy ảnh nói riêng và máy móc nói chung, càng tân tiến càng đòi hỏi khả năng của người sử dụng để có thể điều khiển chúng một cách như ý. Tức là, chúng chỉ biết "nghe lời sai bảo chính xác" của chủ nhân, chứ không thể "đoán biết" được chủ nhân của nó muốn gì để mà "chiều ý" và làm hài lòng chủ nhân. HS đề cập điều này vì đã chứng kiến không ít người đổ ra nhiều tiền mua sắm máy móc và ống kính "mới và tốt nhất", nhưng đành thất vọng vì chụp ra hình ảnh không như ý mình mong muốn!

    Máy Nikon D7100 mà bạn cho Chiều cầm dùng thử, đã không zoom được mà phải bước tới trước hoặc lui ra sau cho vừa với frame hình. Điều này xảy ra là do ống kính đang gắn trên máy ảnh khi đó, là một ống kính "fixed lens". Khác với ống kính zoom là chúng ta có thể đứng tại chỗ và zoom-in/out để crop hình trong viewfinders, ống kính một "fixed lens" (thường có các phẩm chất tốt hơn zoom lenses) không thể "zoom-in/out" được. Mà nó đòi hỏi photographers phải bước tới/lui như Chiều đã chứng kiến! Phải giải thích dài dòng như trên để một phần tháo dỡ sự hiểu lầm của Chiều là máy ảnh D7100 của bạn Chiều là "đồ dzổm" không thể zoom-in/out được: "zoom-in/out" được hay không là do ống kính (zoom vs. fixed lens) mà chúng ta gắn vào máy ảnh (DSLRs) mà thôi!

    Rất nhiều professional photographers thích dùng ống kính fixed lenses hơn là zoom lenses. Và họ thường nói đùa là "zoom bằng chân" để chỉ sự bất tiện phải đi tới đi lui của nó. Tuy nhiên, HS muốn nhấn mạnh điều này cũng như rất nhiều nhiếp ảnh gia khó tính thường nhắc nhở: nhờ cái bất tiện do di chuyển tới-lui, trái-phải, lên-xuống, của ống kính "fixed lenses"; mà chúng ta có thể trau dồi khả năng bố cục (compose) của mình trong lúc thực hành chụp hình.

    Hiện nay HS chỉ giữ một ultra-wide angle là zoom mà thôi! Tất cả những ống kính đang được dùng của HS đều là fixed lenses. Bất tiện của nó, như đến đây chúng ta đã biết là không thể thay đổi focals nếu không muốn thay ống kính. Chính vì vậy HS luôn luôn có hai máy ảnh D300 có gắn ống kính macro 60mm và macro 105mm nằm trong backpack. Máy ảnh Nikon D300 thứ ba cầm trên tay với ống kính 300mm là ống kính mà TAX biết rằng HS dùng để chụp cho 95% hình ảnh của mình. Thói quen dùng ba máy ảnh cùng model như nhau đã giúp cho HS không bị lọng cọng, phân tâm khi phải suy nghĩ đến sự khác nhau trong cách điều khiển chúng nếu đổi từ body máy đang gắn ống kính này sang máy khác...

    Để có thể chú tâm hoàn toàn trong lúc chụp hình và đạt được kết quả cao nhất, mọi suy nghĩ và chuẩn bị chu đáo từ trước đều là hữu ích; Chiều à! Nó cũng là cách mà chúng ta có thể tập luyện cho sự ngăn nắp trong lề lối suy nghĩ hằng ngày nữa đó!


    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Rồi một người khác đưa máy Canon cho em thử, tốc độ của máy nhanh giống máy bay mà quên hỏi Canon loại nào , bởi thế em phân vân không biết mua máy nào đây, không đúng ý mình rồi lại chán nữa . Cám ơn anh đã viết cho Chiều hiểu thêm về hai loại máy này.
    Trừ máy Canon model 1DX có frame rate của nó được claimed là 14fps (frames per second) mà trong lab test xác nhận là 10.4fps và Nikon D4 có frame rate là 10fps; thì HS có thể tự hào là máy Nikon D300 của mình chẳng thua ai với frame rate là 8fps. HS không biết máy của bạn Chiều cho mượn là model gì của Canon? Nhưng nếu là máy 5DMiii trị giá $3000, thì chỉ có frame rate 6fps; bằng với Nikon D7100, D800,... mà thôi!

    Chiều sẽ thắc mắc vì sao những máy ảnh mắc tiền lại có frame rate thấp hơn Canon D5 đời đầu tiên 7fps và Nikon D300/s, D700, (8fps)... cũ hơn? Nguyên do của nó là máy ảnh có solutions càng cao (20MP for example) đòi hỏi processing time càng nhiều hơn. HS chỉ gõ sơ về time rate để Chiều có khái niệm so sánh. Đi sâu vào sẽ còn nhiều yếu tố để nói hơn nữa... Nhưng đó cũng là lý do mà HS thích dùng máy ảnh D300 để chụp trong sport games, airshows, chụp chim đại bàng đang săn mồi (cá) trên mặt sông... Riêng về frame rate không thôi, máy ảnh Nikon D300 (giá $400-450 hiện nay) chỉ biết thua có hai models thuộc loại prof là Canon 1DX và Nikon D4 giá trị hơn năm ngàn đồng mỗi chiếc!


    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Cám ơn hai cánh hoa Thủy Tiên ....nhẹ nhàng .... đẹp ... dịu dàng, nét và màu của cánh hoa Thủy Tiên giản dị không kiêu sa như hoa Hồng. Làm Chiều liên tưởng tới bài hát Điều Giản Dị, sáng tác Phú Quang, ....Dịu dàng hạt nắng đùa nhẹ trên áo .... Hội ngộ rồi chia ly cuộc đời vẫn thế ...
    Wow tấm phản lực thứ hai đẹp quá, HS để tốc độ bao nhiêu?
    Các chuyên gia về không quân Hoa Kỳ tính toán rằng, thời gian để hai chiếc chiến đấu cơ "bắt tay nhau" như hai ảnh trên là khoảng 1/10,000 of a second (một phần mười ngàn). HS may mắn chụp được trọn cả ba tấm trong cùng một show hôm đó bằng chiếc máy ảnh cổ lỗ sỉ của mình Nikon D300. Chở HS đến với Airshows2012 tại Andrew AFB ngày hôm đó là một vị cựu hội trưởng hội nhiếp ảnh người Mỹ tại vùng Hoa Thịnh Đốn, Bill Prosser. Ông tâm sự rằng đã liên tục đi hơn mười năm trời từ 1999-2012 nhưng chưa bấm được tấm chính xác như tấm thứ hai mà Chiều nhìn thấy đó. Trong khi HS đã phải cảm ơn Bill vì đã lần đầu tiên giới thiệu và chở HS đến với Airshows năm 2011 và 2012. Sang đến 2013, vì kinh tế suy thoái nên bộ Không Quân đã ngưng vô hạn định các cuộc biểu diễn như thế tại nước Mỹ...

    Như đã viết bên trên, HS chụp được trọn vẹn ba tấm ảnh độc đáo và nổi bật của Airshows ngày hôm đó là nhờ may mắn. Nhưng quả thật nó đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ và chính xác gần như tuyệt đối trong việc thực hiện những ảnh này:

    1/ Đầu tiên quan sát bằng mắt thường trong buổi biểu diễn ngoài trời, chúng ta không thể xác định được điểm nào trong không gian và lúc nào thì hai máy bay phản lực bay ngang để "bắt tay chào nhau". Vì thế, phó nhòm sẽ chĩa ống kính vào đâu để mà "canh me"? Lắng nghe người điều khiển chương trình hét lớn trong microphone nhằm át tiếng gầm rú của động cơ phản lực cũng không thể tính toán được chính xác những điểm sẽ giao nhau đó! Vì thế, phó nhòm có kinh nghiệm trong trường hợp này phải "panning" và "tracking" một trong hai chiếc phản lực trong viewfinder máy ảnh của mình!

    2/ Về mặt lý thuyết, các máy ảnh Canon 7D, 5D, 5DMii, 5Diii... Nikon D90, D7000, D300, D700, D3, D800,... có frame rate từ 3fps cho đến 8fps; thì phó nhòm cứ vừa "dzí" ống kính theo một chiếc phản lực cơ và liên tục "shoot" thì sẽ được một tấm ảnh bắt gặp ngay thời điểm cần thiết! Tuy nhiên đời không như là mơ,... bởi vì buffet memo của các máy ảnh đều có giới hạn của chúng. Tức là, chúng ta có thể bấm máy với high rate trong khoảng thời gian chỉ vài giây đồng hồ rồi đợi máy process hình ảnh trong internal buffet memory. Tính toán không khéo, hai chiếc phản lực cơ giao nhau đúng lúc máy ảnh của chúng ta phải đợi memory processing thì ... tiêu tán thoong` à!

    3/ Ngoài hai yếu tố chính và tiên khởi như vừa kể, các yếu tố khác đòi hỏi phó nhòm có thể làm chủ hoàn toàn tốc độ, apertures, DoF, WhiteBalancing, contrast, sharpness, brigthness, focusing... để ảnh có thể không cần dùng đến PhotoShop hoặc sự can thiệp của editing software nào khác như trường hợp này. Đó là kết quả của sự tính toán chu đáo và ngăn nắp một cách thật rõ ràng trước bấm máy và chụp, Chiều ạ!

    Thí dụ với câu hỏi của Chiều, "HS để tốc độ bao nhiêu?". Nếu là người hiểm hóc và dấu nghề, HS sẽ chỉ trả lời rất thật là 1/1600 of a second. Bởi vì, EXIF của image file nói vậy mà!

    Nhưng thật ra bên dưới điều đó, setting trong máy ảnh và tính toán của phó nhòm mới là điều quan trọng hơn: HS đã chú ý và set theo mode A (aperture priority), chọn f/7.1 trên ống kính 300mm x 1.4 tele-converter. Với ánh sáng của một buổi sáng nắng đẹp ít mây, khẩu độ đó chắc chắn cho HS được một tốc độ nhanh hơn 1/1000 of a second. Phó nhòm cần phải tính toán sao để các yếu tố này trở thành CHẮC CHẮN, để từ đó có thể tập trung vào hình ảnh mà mình sẽ bấm, sẽ ghi nhận được trong lúc quan sát trong viewfinder máy ảnh của họ! Điều này là một kinh nghiệm ít được các thầy cô trong những lớp nhiếp ảnh chú ý và chia sẻ cho học viên của mình! HS đem vào đây tấm ảnh giao nhau đầu tiên của bộ ảnh Airshows2012 cho trọn bộ. Ảnh này không được bằng hai ảnh bên trên, nhưng để có cả ba tấm ảnh trong cùng một show trong ngày thì không chỉ bằng tất cả nỗ lực của phó nhòm mà đành thú nhận rằng có cả may mắn nữa, á Chiều:








    Hy vọng HS đã giải thích được cho Chiều rõ suy luận hợp lý và sự chuẩn bị chu đáo luôn luôn là chiếc chìa khóa tốt đẹp cho mọi công việc của chúng ta kể cả giải trí vui chơi như thú vui chụp hình. Thay đổi máy và ống kính tốt hơn? Có cũng được, không cũng xong... Quan trọng hơn vẫn là cập nhật kiến thức và kinh nghiệm của người cầm máy mà thôi!

    Một ngày đầu tuần an vui!

    Hàn Sinh.

 

 

Similar Threads

  1. Sáng Đến Chiều Đi Đêm Tới
    By MưaPhốNúi_ in forum Tùy Bút
    Replies: 111
    Last Post: 03-31-2019, 09:10 AM
  2. Thử Đăng Hình
    By ngocdam66 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 244
    Last Post: 01-06-2012, 08:35 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:22 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh