Register
Page 232 of 332 FirstFirst ... 132182222230231232233234242282 ... LastLast
Results 2,311 to 2,320 of 3313
  1. #2311
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Anh Hiệp, bài báo này viết không rõ ràng, nếu không nói là ta bà quá. Bởi mới nói ha, đọc báo hay tin tức - Việt hay Mỹ cũng vậy - mình cần nên rất dè dặt, đừng thèm tin, xem như để....giải trí có vẻ sẽ tốt hơn. hihi....

    Bà Lê này đâu có bị mất chức. Chưa! Nói cho đúng thì là bà 'tạm thời bị đình chỉ công tác' (on administrative leave), tạm thời nghỉ việc (và trong thời gian nghỉ này vẫn hưởng đầy đủ lương bổng) để chờ bộ phận internal affairs điều tra, sau mới đưa ra quyết định. Bài báo viết "Bà bị cho nghỉ có lương" rồi lại viết là mất chức, đầu không xuôi đuôi không lọt, bậy quá! Với vụ cáo giác này, nghĩ giỏi lắm sau màn administrative investigation lê thê, bà sẽ bị phạt nghỉ một vài ngày (suspension without pay), tệ nhất là demotion xuống một cấp, chớ mất chức hay mất việc thì chắc chắn là không đâu.
    Carpe diem

  2. #2312
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Anh Hiệp, bài báo này viết không rõ ràng, nếu không nói là ta bà quá. Bởi mới nói ha, đọc báo hay tin tức - Việt hay Mỹ cũng vậy - mình cần nên rất dè dặt, đừng thèm tin, xem như để....giải trí có vẻ sẽ tốt hơn. hihi....

    Bà Lê này đâu có bị mất chức. Chưa! Nói cho đúng thì là bà 'tạm thời bị đình chỉ công tác' (on administrative leave), tạm thời nghỉ việc (và trong thời gian nghỉ này vẫn hưởng đầy đủ lương bổng) để chờ bộ phận internal affairs điều tra, sau mới đưa ra quyết định. Bài báo viết "Bà bị cho nghỉ có lương" rồi lại viết là mất chức, đầu không xuôi đuôi không lọt, bậy quá! Với vụ cáo giác này, nghĩ giỏi lắm sau màn administrative investigation lê thê, bà sẽ bị phạt nghỉ một vài ngày (suspension without pay), tệ nhất là demotion xuống một cấp, chớ mất chức hay mất việc thì chắc chắn là không đâu.
    Hi!Hi!

    Điều LNH để ý là vấn đề lương bổng, thật bất ngờ.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #2313
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Hi!Hi!

    Điều LNH để ý là vấn đề lương bổng, thật bất ngờ.
    Bác Hiệp có để ý mấy benefits package mà hãng bác tính cho bác chưa? Tính ra bác coi chừng làm ngang ngửa với bà kia.

    Mợ Nghi,
    Thế cho nên từ xửa xưa, hồi còn nhỏ xíu đã nghe ông cụ tớ và mấy người lớn đã nói câu "nhà báo nói láo ăn tiền". Đó là các cụ không có internet như ngày nay mà vẫn thấy được cái láo phét của đám nhà báo.
    Laissez les bon temps rouler!

  4. #2314
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Bác Hiệp có để ý mấy benefits package mà hãng bác tính cho bác chưa? Tính ra bác coi chừng làm ngang ngửa với bà kia.

    Mợ Nghi,
    Thế cho nên từ xửa xưa, hồi còn nhỏ xíu đã nghe ông cụ tớ và mấy người lớn đã nói câu "nhà báo nói láo ăn tiền". Đó là các cụ không có internet như ngày nay mà vẫn thấy được cái láo phét của đám nhà báo.
    nếu được như bác tôm nói thì đâu cần phải tiếp tục đi làm cho khổ cái thân già.

    Tớ đang lãnh tiền già $3119/tháng và vẫn đang đi làm.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #2315
    Tiểu Sử Nhạc Sĩ Văn Giảng (bài viết của Nhạc Sĩ Lê Dinh)


    Nhạc sĩ Văn Giảng/Thông Đạt (1924-2013)

    Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn
    Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang
    Đi đi đi, lời thề nguyền, tung gươm thiêng, thi gan trai
    Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi...

    Trên đây là lời ca 8 trường canh đầu của bài hành khúc "Lục Quân Việt Nam" của Văn Giảng mà mọi người Việt Nam, từ cậu học sinh đến anh tân binh ở quân trường cũng như tất cả quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đều biết. Bài hát được tác giả viết vào năm 1950 với cung Ré trưởng, khi được đồng ca bởi một số đông người, đem lại cho người nghe một cảm giác như hăng say cương quyết, như nung chí anh hùng:

    ... Phá tan tành ầm ầm đoàn quân xông pha
    Thét oai linh tung gươm giết tan quân thù
    Đoàn hùng binh say sưa nhìn trong trời sương
    Ta anh hùng đời đời lục quân Việt Nam...

    Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế trong một gia đình trung lưu. Thừa hưởng năng khiếu thiên phú gia tộc về âm nhạc vì ông nội của Văn Giảng cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc rất giỏi cho nên Văn Giảng cũng có khiếu về âm nhạc từ lúc nhỏ và ngày còn bé, nghe người ta chơi một loại nhạc khí nào là ông có thể về mò mẫm tự học lấy và thành công trong việc xử dụng loại nhạc khí đó. Cũng như mọi người thích âm nhạc và quyết tâm chơi nhạc, loại đàn dễ học nhất cho mọi người là đàn mandoline, nhạc sĩ Văn Giảng cũng vậy, khi bắt đầu ông học đàn măng cầm và sau đó lần đến lãnh vực tây ban cầm.
    Có một người bạn lớn tuổi hơn ông biết đàn tây ban cầm, Văn Giảng muốn tầm sư học đạo, đến nhà ông này để nhờ chỉ dạy nhưng người này bắt ông phải trả công bằng một cây đàn guitare. Làm gì có tiền ở lứa tuổi còn nhỏ ? Văn Giảng về nhà tìm tòi tự học lấy và chỉ một thời gian sau, ông vượt qua tài nghệ của ông "thầy hụt" kia và ông này phải nhờ Văn Giảng chỉ lại cho. Nhờ có biệt tài như vậy mà nhạc sĩ Văn Giảng có thể xử dụng rành rẽ nhiều nhạc khí cổ kim, trở thành một nhạc sĩ tài giỏi và đào tạo rất nhiều môn sinh có trình độ sau này.

    Không những chỉ trong lãnh vực âm nhạc mà thôi, nhạc sĩ Văn Giảng còn nổi bật trong lãnh vực văn hóa, mọi thứ, mọi việc ông đều tự học như vừa làm giáo sư âm nhạc ở Huế, ông vừa tự học để rồi sau đó lặn lội vào Saigon thi lấy bằng tú tài và bằng cử nhân.

    Ông tốt nghiệp Anh văn ở Hội Việt Mỹ và trúng tuyển cuộc thi tuyển sinh viên nghiên cứu về âm nhạc ở ngoại quốc, được xuất dương du học tại trường Âm nhạc lớn của Hoa Kỳ ở Hawaii và Bloomington. Ở Hoa Kỳ, Văn Giảng đã tốt nghiệp với lời khen của Ban Giám khảo và được cấp thêm học bổng để nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó ông trở về nước và được đề cử làm Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.

    Phần đông những sáng tác của nhạc sĩ Văn Giảng thuộc loại hùng ca như "Thúc Quân" (1949), "Lục Quân Việt Nam" (1950), "Đêm Mê Linh" (1951), "Quân Hành Ca" (1951), "Qua Đèo" (1952), "Nhảy Lửa" (1953) v.v... nhưng ít người được biết nhạc sĩ Văn Giảng còn có một biệt hiệu khác là "Thông Đạt" với ca khúc bất hủ "Ai Về Sông Tương" mà mọi người trong giới học sinh, sinh viên và ở lứa tuổi 40 trở lên đều biết:

    Ai có về bên bến sông Tương
    Nhắn người duyên dáng tôi thương
    Bao ngày ôm mối tơ vương
    Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương
    Tâm hồn mơ bóng em luôn
    Mong vài lời em ngập hương...

    Bài ca này được tác giả viết vào năm 1949 với cung La trưởng, uyển chuyển tha thướt trong phần lời lãng mạn, trữ tình, là một bản nhạc gối đầu giường, nằm lòng của thanh thiếu niên nam nữ trong những thập niên 50 - 60.

    Về ca khúc này, có một câu chuyện khá thú vị như sau: Trong những thập niên 1940, 1950, ở Huế ai ai cũng biết ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà Xuất bản Tinh Hoa Huế (xin đừng lẫn lộn với nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ở Saigon do nhạc sĩ Lê Mộng Bảo làm giám đốc) in ấn và phát hành một số nhạc phẩm ít oi của thời đó.

    Là nhạc sĩ, đương nhiên Văn Giảng chơi thân với ông Tăng Duyệt vì một số hành khúc của ông đều do nhà xuất bản Tinh Hoa Huế của ông Tăng Duyệt ấn hành. Một hôm trong lúc vui miệng, ông Tăng Duyệt có ngụ ý bảo rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.

    Nghe vậy hay vậy, không cần phải trả lời. Nhạc sĩ Văn Giảng về nhà, âm thầm lấy giấy bút viết bài "Ai Về Sông Tương", không ghi tên tác giả là Văn Giảng như mọi khi mà đề tên tác giả là Thông Đạt, một bút hiệu mới toanh trong làng tân nhạc Việt Nam thời đó. Bản "Ai Về Sông Tương" được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế và Saigon và cả nước đều nghe "Ai Về Sông Tương" của Thông Đạt trong thời gian sau đó:

    ... Thu nay về vương áng thê lương
    Vắng người duyên dáng tôi thương
    Mối tình tôi vẫn cô đơn
    Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em
    Mơ hoài hình bóng không quên
    Hương tình mộng say dịu êm...

    Sau nhiều lần được nghe bài "Ai Về Sông Tương" quá hay trên làn sóng điện, qua các đài phát thanh, ông Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài "Ai Về Sông Tương" là ai không để ông thương lượng mua bản quyền xuất bản nhạc phẩm này nhưng Văn Giảng tảng lờ như không biết Thông Đạt là ai!

    Rồi một hôm có hai người bạn trẻ của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng, tác giả bài "Mùa Thi" (Thi ơi là thi, sinh mi làm chi, "bay" nghẹn ngào, "bám", ồn áo, buồn vui vì mi) và nhà văn Lữ Hồ tình cờ đến nhà Văn Giảng chơi và thấy bản thảo bài "Ai Về Sông Tương" với tuồng chữ và lối chép nhạc của nhạc sĩ Văn Giảng trong xấp nhạc trên bàn viết nên nói cho ông Tăng Duyệt biết. Ông này mới lái xe ngay tới nhà Văn Giảng và vài ngày sau đó, giới ngưỡng mộ tân nhạc mới có một ca khúc với thể điệu "Blues" tha thướt trong tay để mà ngân nga cho đỡ thương đỡ nhớ những khi trái tim rung động vì một bóng hình nào đó.

    Nhạc phẩm "Ai Về Sông Tương" đã chiếm kỷ lục tái bản thời đó với 6 lần in thêm trong tháng đầu tiên và được thính giả Đài Phát thanh Pháp Á chọn là bài nhạc hay nhất trong năm 1949. Qua bút hiệu Thông Đạt, chúng ta còn được thưởng thức những sáng tác sau đây: "Đôi Mắt Huyền", "Hoa Cài Mái Tóc", "Tình Em Biển Rộng Sông Dài", "Xin Đừng Chờ Em Nữa" v.v...

    Ngoài hai bút hiệu trên, Văn Giảng - Thông Đạt còn một bút hiệu thứ ba để sáng tác những bài Phật giáo. Đó là bút hiệu Nguyên Thông được dùng để ghi trên những nhạc phẩm như "Từ Đàm Quê Hương Tôi", "Mừng Đản Sanh", "Ca Tỳ La Vệ", "Vô Thường", "Hoa Cài Áo Lam" v.v...

    Trong thời gian làm nhạc trưởng Đài Phát thanh Huế và giáo sư âm nhạc tại các trường Trung học Hàm Nghi, Quốc Học và trường Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học, nhạc sĩ Văn Giảng có sáng tác và ấn hành một tập nhạc dành cho thiếu nhi mang tên :"Hát Mà Học" gồm có 10 ca khúc: Đến Trường, Chơi Ná, Chê Trò Xấu Nết, Mèo Chuột, Tham Mồi, Gương Sáng Lê Lai, Quang Trung Hùng Ca, Trăng Trung Thu, Chúc Xuân và Tạm Biệt.

    Cũng trong lãnh vực âm nhạc, nhờ xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc, Văn Giảng thích tìm tòi và nghiên cứu nhạc cổ truyền Việt Nam. Năm 1956, ông đã tìm ra phương pháp ký âm cho nhạc sĩ cổ truyền có thể nhìn bài bản mà trình tấu chung với nhạc sĩ tân nhạc và từ đó, ông thành lập ban cổ kim hòa điệu "Việt Thanh", một ban nhạc đầu tiên trong nước dưới hình thức tân cổ hòa điệu với những nhạc khí tranh, tỳ, nhị huyền, nhị hồ, đàn nguyệt... hoà tấu chung với dương cầm, tây ban cầm, đại hồ cầm...

    Trong phạm vi này, ông đã hoàn thành tác phẩm độc đáo "Ai Đưa Con Sáo Sang Sông", một bản đại hòa tấu, thời lượng 60 phút, trình diễn bởi các nhạc sĩ cổ truyền. Ông cũng đã soạn nhiều sách giáo khoa về âm nhạc, hoàn thành quyển "Kỹ Thuật Hoà Âm" dày 350 trang được dùng làm tài liệu dạy âm nhạc ở các trường.
    Sau Tết Mậu Thân 1968, cảm thấy sinh sống ở Huế bất an - ông Tăng Duyệt, bạn thân của ông, đã chết trong biến cố này - nhạc sĩ Văn Giảng vào Saigon lập nghiệp từ năm 1969 và ông nhanh chóng hòa hợp với nhịp sống âm nhạc của thủ đô, soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia - Sóng Nhạc, dạy nhạc tại trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình.

    Cũng trong thời gian này, một số nhạc phẩm tình cảm với bút hiệu Thông Đạt của ông được thành hình và tung ra thị trường. Đồng thời, Văn Giảng được Bộ Văn Hóa Giáo Dục đề cử làm Trưởng Phòng Học Vụ Nha Mỹ Thuật, đảm trách học vấn của các trường Âm nhạc Saigon, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật.

    Năm 1970, ông được huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (âm nhạc loại A) với sáng tác phẩm "Ngũ Tấu Khúc" (Quintet for Flute and Strings). Cùng năm này, ông được chỉ định làm Giám đốc Nghệ thuật điều hành Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm 100 nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ, ban vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban vũ cổ truyền đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại Osaka (Nhật Bản).

    Sau 1975, nhạc sĩ Văn Giảng kẹt lại Việt Nam cho đến năm 1981 mới vượt biên đến đảo Natuna (Nam Dương) và sau đó được chuyển đến đảo Pulau Galang. Ở đây, trong 6 tháng, Văn Giảng sáng tác được một số bài nói lên thân phận lạc loài của người dân mất nước mà bài đầu tiên là "Natuna người tình đầu" cùng một số 70 ca khúc khác.

    Ngày 20/5/1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn v.v...

    Ở đây, ông cũng đã sáng tác thêm nhiều tình khúc như: 12 tình khúc (Tập I), 12 Tình Khúc (Tập II) v.v... Những ai thiết tha với tân nhạc, muốn đi sâu, tìm hiểu hơn về sáng tác và hòa âm hoặc muốn trau dồi việc xử dụng các nhạc khí kim cổ, thiết nghĩ không gì bằng tìm các sách giáo khoa của nhạc sĩ Văn Giảng để đi đến nơi đến chốn. Văn Giảng hiện cư ngụ ở thành phố Footscray, bang Victoria (Úc Châu), điện thoại: (03) 9689-9623.

    Ngoài một gia sản âm nhạc đồ sộ, từ những hành khúc hùng dũng đến những cung bậc uyển chuyển lả lướt của những bài tình ca qua những điệu nhạc vui tươi yêu đời dành cho thiếu nhi và những ca khúc uy nghiêm về Phật giáo, nhạc sĩ Văn Giảng còn đóng góp trong việc phổ biến âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại với một số lượng đáng kể về sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, chẳng những dành cho thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại mà cho cả người ngoại quốc muốn học hỏi và tìm hiểu về nền âm nhạc Việt Nam.

    Một con người giản dị, khiêm nhường, không thích phô trương với một gia tài âm nhạc to lớn như thế của mình ẩn náu nơi một góc trời Đông sau ngày mất nước quả thật là một người đáng kính nể, đáng tôn thượng trong làng âm nhạc Việt Nam.

    Lê Dinh






    Ai Về Sông Tương - Thông Đạt
    Ai có về bên bến sông Tương,
    nhắn người duyên dáng tôi thương,
    bao ngày ôm mối tơ vương.
    Tháng với ngày mờ nhuốm đau thương,
    tâm hồn mơ bóng em luôn,
    mong vài lời em ngập hương.
    Thu nay về vương áng thê lương,
    vắng người duyên dáng tôi thương,
    mối tình tôi vẫn cô đơn.
    Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em,
    mơ hoài hình bóng không quên,
    hương tình mộng say dịu êm.
    Bao ngày qua, Thu lại về mang sầu tới
    Nàng say tình mới hồn tôi tơi bời,
    nhìn hoa cười đón mừng vui duyên nàng:
    Tình thơ ngây từ đây nát tan!
    Hoa ơi! Thôi ngưng cười đùa lả lơi.
    Cùng tôi buồn đắm đừng vui chi tình,
    đầy bao ngày thắm dày xéo tâm hồn này
    lệ sầu hoen ý thu.
    Ai có về bên bến sông Tương,
    nhắn người duyên dáng tôi thương,
    sao đành nỡ dứt tơ vương?
    Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ,
    Dây tình tôi nắn cung tơ,
    rút lòng sầu trách người mơ!


    Ai Về Sông Tương - Thông Đạt

    Ca sĩ Tuấn Ngọc




    ***
    Kỳ tới sẽ tiếp tục nói về nhạc sĩ khác mà ít người biết.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #2316
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Bác Hiệp ,đâù óc lú lẫn rồi tôi chẳng biết sông Tương ở đâu nữa dù bài hát tôi rất thích mỗi khi đi dọc bờ sông ( sông Hương )
    Mấy bài hát quân hành , xong 3 tháng quân trường là bay đi hết trơn .

  7. #2317
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Anh LNH và anh Hoài đọc thử xem hữu lý hay không? Me xừ Trần Kiêm Đoàn chắc không dám loạn ngôn đâu. Miền Trung không có sông Tương, nên bài viết trong link có thể tin cậy được. Linh đây:
    https://kontumquetoi.com/2013/07/23/...en-song-tuong/
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  8. #2318
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Cám ơn anh MM ...

    Chàng đầu sông Hương ...Em cuối sông
    Dựa kề bên nhau...quên mùi bom đạn
    Phấn , son ngào ngạt
    Xua đi cái chết mới vừa qua
    Để mai trở lại chiến hào
    Reo vui đạn pháo...lập lòe hỏa châu

    Anh MM có toàn quyền sửa chữa cho bớt ngớ ngẩn.

  9. #2319
    chào hai anh HV va MM,

    Bài viết của ông Trần Kiêm Đoàn đã làm sáng tỏ về sông Tương. Đối với nhạc sĩ Thông Đạt, sông Tương là sông Hương.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #2320
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Trong "Bên thắng cuộc" của Huy Đức (cán bộ vẹm) có xác nhận Trần Kiêm Đoàn là dân thẻ đỏ, từng dẫn cả bầy đi giết hại Huế năm Mậu Thân.
    Sở dĩ tôi nói hắn không dám loạn ngôn là vì một phần NS Văn Giảng là thầy dạy học cũ của hắn, một phần vì bài hát đó không có liên quan đến chính trị (tình cảm only), nên chín phương mất dạy thì cũng phải có một phương giữ lành. Chứ, thứ cộng sản, đến bố mẹ nó, nó còn dám tố khổ và gọi bằng "thằng kia" bằng "con kia" cơ mà.
    Không hiểu gã Đoàn đó chạy được sang nước ngoài dưới hình thức gì? Mà đi được thì chắc cũng lại mục đích nằm vùng hoặc phải cút xéo vì sau khi lợi dụng xong, chúng đá văng, không khác gì đá con chó. Điển hình là lũ : Huỳnh Văn Nghệ, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Trấn, Tô Ký, Văn Lương .... Cuối đời rủa xả, bất mãn rồi chết như lũ chó đói.

    Quành lại viết thêm một chút xíu ...
    Theo như những người nghiên cứu về đời hoạt động của ông Tạ Thu Thâu, thì chính Nguyễn Văn Trấn và đàn em đã từ miền tây ra tới tận Quảng Ngãi sát hại ông ta rồi phi tang bằng cách nào đó. Dù vẫn là nghi vấn, nhưng cs thì rõ ràng là chúng nó hoàn toàn không có nhân tính. Chỉ lợi ích, quyền thế, độc tài và tàn ác là số dzách!
    Last edited by Mang Mộc; 06-17-2019 at 03:03 PM.
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:22 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh