Register
Page 233 of 332 FirstFirst ... 133183223231232233234235243283 ... LastLast
Results 2,321 to 2,330 of 3313
  1. #2321
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Cám ơn anh MM ...

    Chàng đầu sông Hương ...Em cuối sông
    Dựa kề bên nhau...quên mùi bom đạn
    Phấn , son ngào ngạt
    Xua đi cái chết mới vừa qua
    Để mai trở lại chiến hào
    Reo vui đạn pháo...lập lòe hỏa châu

    Anh MM có toàn quyền sửa chữa cho bớt ngớ ngẩn.
    Anh Hoài! Tôi có gan bằng Trời?
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  2. #2322
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,854
    Anh Hoài nhắc nhiều về sông Hương, chắc có nhiều kỷ niệm khó quên?
    Hê lô anh Hiệp, anh MM.

  3. #2323
    chào anh Ngoc han

    ***
    Xin đọc tiếp tiểu sử nhạc sĩ.

    tiểu sử nhạc sĩ ngân Giang

    Nhạc sĩ Ngân Giang tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Yên (nay đã sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh) thuộc miền Bắc Việt Nam, là một trong số bốn người con trong một gia đình trung lưu, nho giáo. Ông bộc lộ tài năng âm nhạc từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt giải Nhất trong cuộc thi đàn Mandolin do các linh mục của các trường Chủng viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục dòng Cứu Thế nhận làm đệ tử ruột dạy về các bộ môn Âm nhạc, Kịch, Hát, v.v...

    Ông bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Các thể loại nhạc ông sáng tác thời điểm này là hùng ca và các bài hát tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo.

    Năm 1967, vì tình hình đất nước, ông đã gia nhập vào Quân đội và đầu quân vào Cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này ông chuyển hướng sang loại nhạc tình cảm, nhạc quê hương và nhạc lính.

    Ngoài thời gian học âm nhạc tại các trường Chủng viện, nhạc sĩ Ngân Giang còn học thêm guitar với các nhạc sĩ đàn anh như: Phạm Khánh, Hoàng Bửu, Lâm Tuyền, Trần Trịnh v.v..

    Vợ ông là bà Trần Anna Tho (nhũ danh). Ông có tất cả năm người con.

    Ông mất ngày 28 tháng 04 năm 2009 tại thành phố Rogers, bang Arkansas, Hoa Kỳ.

    Những sáng tác của ông, em về kẻo trời mưa, đôi mắt người xưa, tôi vẫn nhớ, v.v...



    Em về kẻo troi mua - ngan giang


    Ca sĩ Lệ Quyên



    Nếu chiều nay không có anh, ai sẽ đưa em về?
    Trời sắp đổ cơn mưa, sao anh còn đứng mãi
    Hãy nói một lời, có phải anh giận em?
    Có phải anh giận em?

    Nếu ngày mai xa cách nhau, em chẳng nên âu sầu
    Trời có đổ mưa ngâu, đôi ta chẳng tan vỡ
    Dẫu biết tình đầu rất dễ chia lìa nhau
    Để chìm vào trong bể dâu

    Yêu nhau từ độ nào, mấy mùa trăng lên cao
    Thiết tha mối duyên đầu, để tình đôi ta bền lâu

    Mùa thu lá bay bay thật nhiều
    Kỷ niệm càng thương bấy nhiêu

    Nếu tình đôi ta dở dang, anh hãy xem như là
    Một giấc ngủ chiêm bao, mai sau cũng quên hết

    Đôi hướng cuộc đời có lẽ không gặp nhau
    Em về kẻo trời mưa mau
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 06-17-2019 at 06:32 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #2324
    Tiểu sử Lê Mộng Nguyên

    Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1930, tại Phú Xuân, Huế. Lê Mộng Nguyên dùng tên thật cho hầu hết các sáng tác, đôi khi ông dùng một bút danh khác là Yên Hà hoặc Lan Đào. Ông là con trai áp út của một gia đình nho giáo, điền chủ ở tỉnh Thừa Thiên. Cha ông tên Lê Viết Mưu, mẹ là bà Hồ Thị Ngô. Ông bà có bảy người con, trong đó Lê Mộng Hoàng, anh của Lê Mộng Nguyên là một đạo diễn điện ảnh nổi tiếng.

    Lúc nhỏ, Lê Mộng Nguyên bắt đầu đi học ở trường làng Phú Xuân, rồi vào học trường Tiểu học (École Primaire) Chaigneau ở Huế. Sau đó ông thi tuyển vào trường trung học Khải Định và là một trong ba người đỗ đầu, được Chính phủ cấp học bổng. Ông học ở đó từ 1943 đến khi thi Tú tài năm 1950. Lê Mộng Nguyên làm thơ, nhạc và viết văn từ thuở nhỏ, lúc 9 tuổi khởi sự làm thơ và có nhiều bài được đăng trong nội san của trường trung học Khải Định với bút danh Yên Hà.

    Năm 15 tuổi, trong một cuộc thi Văn chương Học sinh trường Trung học, ông viết một bài về Phan Đình Phùng và đạt giải thưởng Hoàng Đế Bảo Đại, năm đó ông cũng sáng tác ca khúc đầu tay "Xuân Tươi" (dưới bút hiệu Lan Đào), được báo ‘’Quốc gia’’ đăng trong ‘’Đặc San Mùa Xuân’’. Năm 18 tuổi Lê Mộng Nguyên đã được cấp thẻ nhà báo, cộng tác cùng nhiều tờ báo khi đó: Phật giáo Văn Tập, Quốc gia, Việt Nam Tân Báo, Đường Mới.

    Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học, được ông Nguyễn Khoa Nam bảo lãnh tại Paris[1]. Ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường âm nhạc Paris nhưng sau đó bỏ ý định, quay sang học luật tại Khoa luật và Khoa học Kinh tế Đại học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).

    Năm 1954, Lê Mộng Nguyên tốt nghiệp cử nhân Luật. Từ năm 1955 tới năm 1958, ông được mời làm tùy viên kinh tế và xã hội cạnh Tòa đại sứ Việt Nam tại Paris (Attaché économique et social près l'Ambassade du Vietnam à Paris) dưới quyền của đại sứ Việt Nam Phạm Duy Khiêm. Sau đó ông quay lại trường đại học và thi đậu cuộc thi để được hành nghề luật sư. Năm 1962, ông đậu Tiến sĩ quốc gia (Doctorat d'État) với ba bằng cao học về Droit public, Droit privé và Sciences Politiques. Sau khi thôi hành nghề luật sư, năm 1967, Lê Mộng Nguyên dạy luật Hiến pháp (Droit constitutionnel) và Khoa học Chính trị (Sciences politiques) tại trường Đại học thành phố Besançon, miền Đông nước Pháp. Năm 1985 ông quay lại Paris và giảng dạy tại Đại học Paris 8 Saint Denis đến khi về hưu năm 1997. Trong thời gian đó, ông cũng sáng tác nhiều ca khúc, nhưng không phổ biến. Tuy ít tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Pháp, nhưng ông cũng đã ký tên ủng hộ việc cứu trợ nạn thuyền nhân vượt biển. Sau khi về hưu, ông cộng tác với vài báo chí Việt tại hải ngoại, trong đó có nguyệt san Nghệ thuật của nhạc sĩ Lê Dinh và Hồn Việt của ký giả Vương Huyền.

    Lê Mộng Nguyên thành hôn với Nicole Moulin, một phụ nữ người Pháp vào ngày 8 tháng 1 năm 1959. Trước đó hai năm, họ gặp nhau sau một cuộc biểu tìnhtại quận La Tinh Paris. Hai người không có con. Ông cũng chưa từng về lại Việt Nam từ khi đi du học năm 1950.

    Hội viên Hàn lâm Viện Khoa học Hải ngoại Pháp
    Ngày 5 tháng 12 năm 1997, Lê Mộng Nguyên được bầu vào Hàn lâm Viện Khoa học Hải ngoại (Académie des Sciences d'Outre-Mer) của Pháp, thay thế cho Cựu Hoàng Bảo Đại. Người được bầu vào Hàn Lâm Viện này phải có những tác phẩm được xuất bản, những công trình nghiên cứu đáp ứng đường lối của hàn lâm viện trong công cuộc phát triển văn hóa, khoa học, kinh tế, kỹ thuật hay nhân loại của những quốc gia hải ngoại trong khối Pháp. Lê Mộng Nguyên là người Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm hội viên chính thức (membre titulaire), có thể được bầu làm chủ tịch Hàn Lâm Viện này và có quyền bầu để chọn người vào làm hội viên. Trước đó, đã có một số người Việt làm hội viên liên lạc (membre correspondant) như Phạm Quỳnh, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Tiến Lãng; hội viên cộng tác (membre associé) Thái Văn Kiểm. Cựu Hoàng Bảo Đại cũng là hội viên chính thức tự do (membre titulaire libre), có nghĩa là hội viên thực thụ không thuộc ban (section) nào cả nhưng có quyền bỏ phiếu hay tranh cử bất cứ chức vụ nào của Hàn Lâm Viện.
    Sự nghiệp âm nhạc

    Lê Mộng Nguyên tự học nhạc từ khi còn nhỏ, học đánh đàn mandoline với một người bạn học cùng lớp, sau đó có học guitar và violon. Ông sáng tác ca khúc đầu tay Xuân tươi vào năm 15 tuổi ký tên Lan Đào. Bài nhạc Mừng Khánh Đản đã được Thượng tọa Minh Châu nhờ Lê Mộng Nguyên sáng tác vào năm 1948nhân dịp khánh thành Chùa Từ Đàm.
    Nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Lê Mộng Nguyên Trăng mờ bên suối được viết ngày 13 tháng 11, năm 1949 khi ông mới 19 tuổi. Trăng mờ bên suối nói lên nỗi lòng của tác giả khi nhớ người yêu, nhớ sông Hương núi Ngự trước khi lên đường sang Pháp du học vào năm 1950. Trong một bức thư trả lời một người bạn, Lê Mộng Nguyên viết: "Bài trăng mờ bên suối viết ngày 13 tháng 11 năm 1949 (tôi còn giữ bản thảo), một buổi chiều không mưa ở nhà một mình tôi ở Huế(đường Gia Long), với cây lục huyền cầm Y Pha nho, vừa nhạc vừa lời song song với nhau, rất mau lẹ (từ 20 đến 30 phút là xong), trong một cuốn vở có phân ly (papier millimétré) đầy ký chú những bài học Lý Hóa ở trường Khải Định". Lời hát của Trăng mờ bên suối cổ điển và sang trọng, khá giống với Suối mơ của Văn Cao:

    Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
    Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
    Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
    Rồi đây hai ngả biết tới phương nào...
    Suối mơ... lời hẹn ước ven bờ suối xưa
    Nhớ chăng... người phương xa trong khói điêu tàn
    Suối ơi... vờn theo bóng trăng vàng ngày xanh
    Nào những lúc trên thuyền say sưa
    Nhìn trăng vừa lên, ai hay chia lìa
    Sương khói biên thùy hiu hắt người đi xa trường sa...

    Tuy được viết vào cuối năm 1949, nhưng Trăng mờ bên suối được xem như một ca khúc tiền chiến và đã trở thành bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ, ca sĩ Thu Hồ là người hát Trăng mờ bên suối đầu tiên trên đài phát thanh Pháp Á năm 1949.

    Lê Mộng Nguyên cũng là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên sáng tác về Huế, miền Trung, ca tụng nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Ngoài những nhạc phẩm có tính cách tranh đấu như Vó ngựa giang hồ (1949), hay Mùa lúa mới và Trường ca Quân tiến, từ thời thiếu niên Lê Mộng Nguyên đã sáng tác nhiều ca khúc lãng mạn "để tiếp theo hứng cảm của các tác giả mà ông yêu chuộng như Văn Cao, Đặng Thế Phong..."[2]. Từ ngày sang Pháp học, ông viết các bản nhạc nói lên nỗi nhớ quê hương như Xuân tha hương, Lá thư cho mẹ, Trời Âu... Lê Mộng Nguyên cũng viết bản Bụi đời, Người đã trở về cho bộ phim Bụi đời do anh trai ông là Lê Mộng Hoàng đạo diễn năm 1957.

    Khoảng 1990, tại Việt Nam, một tuyển tập nhạc Phật giáo gồm 25 bài do Lê Mộng Nguyên viết trước năm 20 tuổi đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam xuất bản.

    Trang mo ben suoi

    Ca si Ngoc Ha

    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #2325
    Ca Nhac Sĩ Quốc Anh



    Gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1968, thuộc sư đoàn 7 bộ binh vùng bốn chiến thuật, bộ phận tâm lý chiến, tay súng tay đàn. Ông bắt đầu hoạt động ca nhạc từ lúc này cho đến sau cuộc chiến 1975 thì ngừng. Vào năm 1977 ông cùng vợ và hai con lên đường sang Pháp quê cha của ông, trú ngụ tại Normandie. Đầu thập niên 1980 ông bắt đầu cộng tác với trung tâm Thúy Nga Paris By Night từ cuốn số 1. Nhờ PBN ông được mọi người biết đến, và đường ca nhạc của ông phát triển mạnh. Nhưng ít ai biết đến ông còn là nhạc sĩ.

    Hiện tại ông đang cư ngụ ở Hoa Kỳ.

    Những sáng tác của ông:

    Chân Dung Kỷ Niệm
    Đêm nay trời đổ cơn mưa
    Em Còn Bé Lắm Anh Ơi
    GửI Người Ngàn Dậm
    Lý Phụ Tình
    Ly Rượu Tương phùng
    Nàng Karaoke
    Ngày Xuân Vui Cưới




    Ngày Xuân Vui Cưới – Nhạc Sĩ Quốc Anh

    Ca Sĩ Quốc Anh

    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #2326
    Nhạc Sĩ Lê Mông Bảo

    Lê Mộng Bảo sinh năm 1923 trong một gia đình gốc Phúc Kiến tại Huế. Ông từng là phóng viên báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng năm 1939 (lúc 17 tuổi). Năm 18 tuổi, ông ra Hà Nội học. Song song với học văn hoá và học nghề, ông còn thích âm nhạc nên đã thụ giáo nhạc sĩ Đặng Thế Phong về nhạc lý và vĩ cầm, thụ giáo nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương về nhạc lý và sáng tác ca khúc. Ba năm sau, ông về Huế làm ở sở Bưu điện.

    Năm 1948, Lê Mộng Bảo được giám đốc Nhà xuất bản Tinh Hoa là Tăng Duyệt mời về làm phụ tá điều hành việc chọn bài hát để xuất bản. Trong công việc phân phối và tiêu thụ những bản nhạc đã được in, ông thường về Hà Nội nên có nhiều dịp tiếp xúc và kết thân với những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam như Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Bùi Công Kỳ, Văn Cao, Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đình Phúc v/v... Năm 1952, ông được cử vào làm giám đốc chi nhánh ở Sài Gòn. Sau khi nhà xuất bản Tinh Hoa đóng cửa, ông thành lập Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam vào năm 1956, xuất bản được trên 200 nhạc phẩm mới của nhiều nhạc sĩ miền Nam.

    “ Rõ ràng hơn là từ năm 1958 trở lại đây, nhà xuất bản không còn cung cấp món ăn âm nhạc cho công chúng nữa. Mà ngược lại, chính công chúng đi hỏi nhà xuất bản những bài mà họ thích. ”
    — Lê Mộng Bảo

    Ông còn là một nhà thơ, ký bút hiệu Mộng Quỳnh, với những bài thơ in rải rác trên các tạp chí xuất bản tại Huế vào khoảng những năm 1950.

    Năm 1955, ông hợp tác với Tô Kiều Ngân chủ trương tạp chí Sóng Nhạc cổ súy cho nền tân nhạc Việt Nam. Trên tạp chí này, Lê Mộng Bảo đă công bố thiên biên khảo “Thử Nhìn Lại Các Dạng Ca Khúc Việt Nam Trước Và Sau Năm 1945 Qua Các Giai Đoạn”. Trước đó, trên các báo Tin Nhạc (1947), Thư Thần Kinh (1950) và Rạng Đông (1958) cũng có đăng tải tài liệu ”Lịch Trình Tiến Hóa Của Nền Tân Nhạc Việt Nam Qua Các Giai Đoạn” của ông.

    Ngoài ra, Lê Mộng Bảo cùng Lê Thương, Phạm Duy, Nguyễn Hữu Ba, Xuân Phát sáng lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ tác quyền và đời sống của những người cùng chung nghiệp dĩ hầu nuôi dưỡng và phát triển nền tân nhạc. Bên cạnh đó, ông cùng Phương Hồng Quế, Thiên Trang, Trang Mỹ Dung và Giang Tử cũng thực hiện Chương trình Hoa Tình Thương của Song Ngọc trên Đài Truyền hình Sài Gòn.

    Năm 1973, ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa giao phụ trách lớp nhạc lý thuộc Viện Khoa học. Từ năm 1974 đến 1975, ông là chuyên viên báo chí, phụ tá Thứ trưởng đặc trách báo chí Bộ Thông tin Dân Vận Chiêu Hồi.

    Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền mới bắt đi cải tạo 6 năm, đến năm 1981 mới được thả về với đôi mắt bị thương tật. Dù không xuất hiện một lần nào trên sân khấu trước năm 1975 mà nay tình thế bắt buộc ông phải đi hát dạo, sống lây lất với nhóm Phi Thoàn, Khả Năng. Sau khi Khả Năng vượt biên rồi mất tích, Lê Mộng Bảo rời khỏi nhóm sống lây lất cho tới ngày sang Mỹ tỵ nạn theo dạng HO ở San Jose năm 1993 và sống ở đó cho đến lúc mất vào ngày 8 tháng 10 năm 2007.

    Đập Vỡ Cây Đàn – Lê Mộng Bảo

    Ca Sĩ Duy Khánh
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #2327
    Nhạc sĩ Đan Thọ, một đời cho nghệ thuật

    Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1924 tại Nam Định, Bắc phần. Cũng vào năm này, trường sư phạm Saint Thomas D’Aquin thuộc dòng Lasan khai giảng niên khóa đầu tiên tại Nam Định và hoạt động cho đến năm 1941 thì bàn giao cho dòng Đa Minh.

    Đến tuổi trung học, Đan Thọ theo học tại trường Saint Thomas D’Aquin trong khoảng từ năm 1936 đến 1941. Lúc này, có sư huynh Maurice dạy Đan Thọ đàn vĩ cầm. Từng có một thời dưới mái trường Lasan, khi Trần Quốc Bảo tổ chức những đêm “Nhớ Ơn Thầy” trong thập niên 1990 tại vũ trường Ritz của Ngọc Chánh ở Nam California, nhạc sĩ Đan Thọ đều tham dự và vui vẻ trò chuyện với các frères dòng Lasan dù tuổi đời họ nhỏ hơn ông.

    Từ năm 1942 đến 1945, Đan Thọ học hòa âm và sáng tác với các giáo sư Tạ Phước và Vũ Đình Dự. Năm Ất Dậu 1945, nhiều biến cố đời sống khó quên trong đời người nhạc sĩ vừa trưởng thành. Ông bắt đầu đàn violin cho phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng ở Nam Định. Cùng năm đó, ông lập gia đình với một thiếu nữ Hà Nội mới 16 tuổi, cho dù gia đình nàng Nguyễn Thị K. Thanh (sinh năm 1929) có phần e dè khi biết con gái sắp thành thân với một nhạc sĩ. Thế nhưng ông bà sống với nhau cho tới ngày nay răng long đầu bạc, cùng nuôi dạy nên người một con trai và ba con gái.
    Nhạc sĩ cùng thời với Đan Thọ có Hoàng Trọng, Nhật Bằng, Hoàng Giác, Ngọc Bích, Canh Thân… Năm 1948, Đan Thọ gia nhập Ban Quân Nhạc Đệ Tam Quân Khu Hà Nội cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng… cho đến năm 1954 khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Trong thời gian này, ông được quân nhạc trưởng Schmetzler hướng dẫn về kèn. Ngoài những sinh hoạt trong ban quân nhạc, Đan Thọ cùng nhạc sĩ Nguyễn Túc từng trình diễn tại nhiều phòng trà ở Hà Nội.

    Năm 1954, ban quân nhạc cùng gia đình ông di cư vào Nha Trang. Khi vào tới Saigon năm 1956, Đan Thọ được mời cộng tác ngay với vũ trường Đại Thế Giới, và ông tiếp tục trau giồi môn kèn với nhạc sĩ Mano Umali người Phi Luật Tân.

    Nhà văn Bích Huyền, trong chương trình Câu Chuyện Thơ Nhạc phát thanh đầu năm 2010 trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, đã giới thiệu những sáng tác thời kỳ mới di cư vào Nam của nhạc sĩ Đan Thọ:

    Những nhớ nhung thương tiếc về nơi chốn cũ và những kỷ niệm dấu yêu được Đan Thọ ghi vào những tác phẩm của ông. Có người cho rằng, cứ nghe nhạc của một dân tộc, có thể biết được dân tộc đó có cuộc sống như thế nào, bởi vì âm nhạc không những phản ảnh những tình cảm gần gũi nhất của con người mà nó còn ghi lại những gì đang và đã xảy ra trong lịch sử của một dân tộc nữa. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi biến cố 1954, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta bị chia ra làm hai thì hầu như đa số các bài hát sáng tác trong thời gian đó đầy ắp tình hoài hương của các nhạc sĩ di cư từ Bắc vào Nam. Cùng với nhạc sĩ Xuân Tiên, Đan Thọ viết ca khúc Xa Quê Hương, và với Nhật Bằng, Đan Thọ viết Bóng Quê Xưa trong niềm đau chia cắt, trong niềm thương nhớ quê hương đất Bắc, nên mỗi bài nhạc viết ra đều thấm đẫm một nỗi buồn tình quê hương chan chứa trong lòng người ra đi…

    Một trong những ca khúc nữa của Đan Thọ được nhiều người yêu mến, đọng lại trong lòng người nghe là Tình Quê Hương… Dù quê hương của mỗi người sinh ra hoặc lớn lên, ở đó có lẽ có một chút gì đó khác nhau. Nhưng có lẽ ở đất nước chúng ta, quê ai hình như cũng có một con đường làng, một dòng sông nhỏ, một con đê, những ao hồ, những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và nơi đó hình ảnh mẹ già, người em nhỏ là những hình ảnh thương yêu nhất ở lại khi người chiến sĩ lên đường, cho nên bài thơ của Phan Lạc Tuyên được Đan Thọ chọn phổ nhạc cũng không là lạ, và bài hát Tình Quê Hương ấy là một bản tình ca thật là đẹp ca ngợi tình nước, tình riêng của âm nhạc Việt Nam…

    Trước 1975 tại Saigon, Đan Thọ vô cùng bận rộn với sinh hoạt tại đài phát thanh, truyền hình và chơi nhạc hàng đêm ở các phòng trà. Đặc biệt, năm 1962 khi có lệnh cấm khiêu vũ, một ban nhạc của vũ trường Đại Nam tiên phong đổi qua trình diễn nhạc Jazz với thành phần nhạc sĩ nổi danh như: Văn Hạnh, Lê Văn Thiện, Huỳnh Anh, Đan Thọ. Riêng Đan Thọ có dịp cho khán giả Việt Nam thời đó thưởng thức tiếng kèn saxo quyến rũ của ông qua dòng nhạc Jazz tương đối mới mẻ với người thưởng ngoạn.

    Cuối thập niên 1960 ông gia nhập ban Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh và tiếp tục trình diễn tại nhiều phòng trà, vũ trường cho tới ngày mất nước.

    Gia đình Đan Thọ kẹt lại Việt Nam đến 1985 mới tới Hoa Kỳ, định cư ở California. Dù tuổi đã lục tuần, vợ chồng nhạc sĩ vẫn cần mẫn ngày ngày lái xe từ Quận Cam lên tận Van Nuys đi làm cho hãng General Ribbon. Đêm đêm vào cuối tuần, những âm giai luyến thương từ chiếc vĩ cầm hay cây kèn saxo của Đan Thọ lại cất lên trong vũ trường Ritz của người bạn âm nhạc lâu năm Ngọc Chánh, rưng rưng hoài niệm.

    Ngày 30 tháng 6 năm 1995, nhạc sĩ Đan Thọ mở đêm nhạc từ giã bạn bè California về Louisiana đoàn tụ với gia đình con gái Đan Tâm và rể là bác sĩ Mùi Quý Bồng.
    Bản nhạc cuối cùng Đan Thọ sáng tác dựa trên ý thơ Mùi Quý Bồng và cảm hứng khi thấy những ngón tay xinh xinh của cô cháu ngoại lướt trên phím dương cầm.
    Nhà văn Bích Huyền đã giới thiệu về sáng tác này:

    Qua ca khúc Dương Cầm, ta thấy hồn nhạc của Đan Thọ vẫn như xưa, vẫn nguyên nét quý phái và sang trọng, cho dù đã trải qua bao nhiêu là tang thương biến đổi vì từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Quá khứ mịt mùng đã lùi xa rồi. Trong cái quá khứ mịt mùng ấy là mấy từng sương khói và hình như chỉ có những thanh âm mới thắp sáng lên được hình bóng cũ. Trong cái thế giới mờ ảo đó, người ta tha thiết nhớ về những kỷ niệm một thời, nhất là một thời tuổi trẻ. Không có gì khơi dậy kỷ niệm trong lòng người bằng âm nhạc, bằng thơ ca…

    Những tưởng an hưởng tuổi già với con cháu, năm 2005, trận bão Katrina quét qua New Orleans khiến ông bà Đan Thọ phải dạt về Florida lánh nạn ở nhà trưởng nam Đan Thành. Dịp này, người nhạc sĩ lại mất sạch những nhạc cụ ông yêu quý, trong đó có cây vĩ cầm đến hơn 250 tuổi và cây kèn saxo mạ vàng. Cơn bão qua đi, ông bà dọn về Houston, Texas, cùng nơi cư ngụ của các con gái cho đến ngày nay.

    Như nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét: “… nhạc của ông, vui hay buồn đều chừng mực, lãng mạn nhưng không có vẻ ủy mị, đắm đuối, và nhất là luôn toát ra vẻ lịch sự, sang trọng”, những nốt nhạc cung Fa trưởng mở đầu cho bản Chiều Tím của Đan Thọ rồi chuyển nhẹ sang Ré thứ với tiết điệu Valse Lente man mác hoài nhớ:

    … Chiều tím chiều nhớ thương ai, còn thương nhớ hoài
    Đàn ơi nhắn dùm người đi phương nao
    Nếp chinh bào biếc ánh sao.

    Chiều Tím, chính nhạc sĩ Đan Thọ cho biết, có lời ca do nhà thơ Đinh Hùng viết chứ không phải là thơ phổ nhạc, theo tác giả Nguyễn Đình Toàn ghi lại. Đan Thọ kể lại rằng, trong một bữa uống cà phê tại La Pagode, Đan Thọ đã đưa bản nhạc vừa viết xong của mình cho Đinh Hùng và Thanh Nam coi. Đinh Hùng nói, “moi biết chơi mandoline, để moi viết lời ca cho”. Khi Đinh Hùng viết xong lời ca, ba người gặp lại nhau, Thanh Nam đề nghị đặt tên là Chiều Tím. Ca sĩ trình bày Chiều Tím đầu tiên trên làn sóng điện là Anh Ngọc.

    Đó là những kỷ niệm của nhạc sĩ Đan Thọ hơn nửa thế kỷ trước tại Saigon. Ông là một nhạc sĩ tài ba, chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất với ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone điệu nghệ, mà trong số báo tuần này, sau nhiều tháng ngày ấp ủ, Thế Giới Nghệ Sĩ hân hạnh được vinh danh sự nghiệp âm nhạc của ông.

    Chieu tim

    Ca si ngoc lan
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  8. #2328
    Thân thế và cuộc đời Hà Phương

    Ông tên thật là Dương Văn Lắm, sinh năm 1938 tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Năm 7 tuổi, ông theo gia đình trôi dạt tới thị xã Mỹ Tho (thành phố Mỹ Tho ngày nay) sinh sống.

    Năm 19 tuổi, ông được học nhạc với nhạc sĩ Lâm Tuyền và học dự thính trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Hai năm sau, ông về dạy nhạc cho Trường trung học Bình Phước ở Tầm Vu - Long An, sau đó về dạy nhạc tại Trường trung học Đốc Binh Kiều, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và bắt đầu sáng tác.[1] Bài hát đầu tiên Đường khuya được sáng tác vào thời gian này. Bút danh Hà Phương là để bày tỏ ước mơ muốn được tung hoành, đi đây đó của ông cho thỏa chí tang bồng.

    Sau khi tốt nghiệp, ông về dạy nhạc ở Long An, có lúc lại chuyển sang dạy ở Bến Tre là quê vợ.

    Hiện nay, ông đang sống tại Mỹ Tho và lặng lẽ âm thầm viết nhạc một cách tài tử.

    Nhận xét
    Nhìn chung, các bài hát của ông rất sinh động, có nhiều câu ca dao thành ngữ khiến cho bài hát gần gũi, dễ nghe đối với khán giả. Phần lớn ca ngợi vẻ đẹp con người và vùng đất Nam Bộ, số còn lại viết về tình yêu đôi lứa.

    “ Từ những cánh đồng lúa mênh mông, những dòng sông, bến nước - tôi bước vào đời với tiếng ru ngọt ngào, điệu lý câu hò thắm đẫm tình quê. Đó chính là lý do tại sao những bài hát của tôi mang đậm sắc thái dân ca Nam Bộ. ”


    Tác phẩm
    Từ trước 1975 đến nay ông sáng tác khoảng 80 ca khúc.Và nhạc phẩm mà ông tâm đắc nhất là: "Tôi chỉ viết được vài chục bài nhưng mỗi ca khúc viết ra đều thể hiện được điều mình muốn gửi gắm. Dù viết ít, vẫn được mọi người mến mộ, yêu thích. Tuy nhiên, tôi vẫn tâm đắc với hai ca khúc:"Mùa mưa đi qua"; "Mưa đêm tỉnh nhỏ" hơn vì nó thể hiện được tâm trạng, tiếng lòng thời trai trẻ và làm sống lại kỷ niệm về những cuộc tình trong quá khứ nhưng vẫn luôn hiện hữu trong tôi".[1]

    Hai Sac Hoa Tigon

    Ca Si Hoang Oanh
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #2329
    Nhạc Sĩ Xuân Tiên

    Tiểu sử

    Xuân Tiên sinh ngày 28 tháng 1 năm 1921 tại Hà Nội. Năm 6 tuổi, ông bắt đầu học nhạc Trung Quốc với cha và sau này học nhạc phương Tây với người anh cả.[1] Năm lên 10, ông còn được cha thuê người dạy tuồng và nhạc cải lương.[2] Thời gian ban đầu khi còn ở miền Bắc, ông chơi chủ yếu là các loại kèn sáo phương Tây. Cuối năm 1942, ông cùng anh trai là nhạc sĩ Xuân Lôi theo gánh cải lương Tố Như vào miền Nam trình diễn ở Sài Gòn và lục tỉnh.[2] Trong quá trình đi trình diễn nhạc và sinh sống ở nhiều miền, ông đã thu thập được kiến thức về các loại hình nhạc của các miền khác, chủ yếu là miền Trung. Ông còn tìm hiểu về nhạc của Lào và Campuchia.[2]

    Năm 1952, cả gia đình ông vào Sài Gòn kiếm sống bằng nghề nhạc cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.

    Giai đoạn 1944-1975, ông được mời điều khiển nhiều dàn nhạc nổi tiếng từ Bắc vào Nam: Hà Nội (1944-1946), Nam Định (1951-1952) và Sài Gòn (các đài phát thanh gồm Pháp Á, Sài Gòn, Quê Hương, Mẹ Việt Nam; 1952-1975).

    Năm 1986, ông được bảo lãnh sang Úc. Mười năm đầu ông sống tại Canberra, sau về ở Cabramatta, ngoại ô Sydney từ đó cho đến nay.[2][3]

    Xuân Tiên có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ,[3] cả phương Đông lẫn phương Tây. Ông có thể sử dụng hầu hết các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.[2]
    Xuân Tiên còn có tập thơ Trên kiếp hoa được nhà xuất bản Ba Vì, Canada in năm 1997.[2]

    Cải tiến, sáng tạo nhạc cụ
    Sáo tre vốn dĩ chỉ có sáu lỗ. Xuân Tiên đã cùng Xuân Lôi cải tiến loại nhạc cụ này thành hai loại là 10 lỗ và 13 lỗ có khả năng chơi được nhiều âm giai khác nhau. Người chơi sáo 10 lỗ cần dùng 10 ngón tay và có thể chơi tất cả những bán cung, vì thế sáo không bị giới hạn trong bất cứ âm giai nào. Sáo 13 lỗ dùng để tạo ra những âm thanh thấp hơn khi cần. Hiện hai loại sáo này đang được trưng bày tại Musée de l'Homme, Paris, Pháp.[2]

    Ông có cây đàn bầu có thân là bằng trái bầu dài làm hộp khuếch âm. Đàn này đã nhiều lần được đem đi triển lãm ở Úc, thường được gọi là "đàn bầu Xuân Tiên". Tuy nhiên, thực tế đàn bầu là nhạc cụ cổ truyền vốn có của Việt Nam, còn cây đàn mà ông tự chế được gọi là "đàn Xuân Tiên", được ông làm vào năm 1976 thời còn ở Việt Nam. Cần dùng cả hai tay để gảy cây đàn có 60 dây này, từ đó có thể chơi được tất cả mọi cung bậc. Tiếng đàn tương tự tiếng đàn tranh nhưng mạnh và chắc hơn.[2]

    Sự nghiệp sáng tác
    Xuân Tiên đã sáng tác các bản nhạc có giá trị được nhiều người yêu thích. Xuân Tiên sáng tác từ trước 1945, tức là thuộc lứa nhạc sĩ tiền chiến, với các ca khúc "Chờ một kiếp mai" [chung với Ngọc Bích] và "Trên kiếp hoa" (1939-1942)[4]. Ông chủ trương đào sâu vào nhạc Việt, dùng kỹ thuật và nhịp điệu phương Tây nhằm cải tiến và làm giàu nền nhạc của mình.[2] Ông chú trọng giai điệu và thể điệu của bài hát, yêu thích âm hưởng lạc quan yêu đời, ca ngợi quê hương dân tộc và nếu có buồn thì cũng chỉ là chớm buồn. Xuân Tiên cho rằng quan trọng nhất là sáng tác phải "hoàn toàn không giống ai".[2]

    Xuân Tiên nhận xét rằng đa số các ca khúc của mình mang âm hưởng miền Bắc và miền Trung, có một số ít là miền Nam ("Cùng một mái nhà", "Khúc nhạc đồng xanh", "Đất Việt"). Bài hát nổi tiếng nhất của ông là "Khúc hát ân tình", được sáng tác sau Hiệp định Genève 1954 trong bối cảnh nhiều người dân miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Bài hát kêu gọi mọi người dù là từ miền nào thì cũng hãy sống thân ái với nhau, đồng thời cũng ngợi ca tình yêu không phân biệt Bắc-Nam.[2] "Hận Đồ Bàn" (ký chung với Lữ Liên) là bài hát mà tác giả đặt mình vào địa vị một người dân Chăm-pa, có nội dung ai oán về sự kiện kinh đô Đồ Bàn của nước Chăm-pa bị binh lực Đại Việt dưới trướng vua Lê Thánh Tông phá hủy vào năm 1471. Đầu thập niên 1970, bài này từng bị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cấm biểu diễn công khai do ông tin rằng bài hát có "tác động siêu nhiên thâm hiểm có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền cộng hòa". Ca sĩ Chế Linh (người Chăm) hát bài này cũng nhân đó mà bị cấm biểu diễn công khai.[5]

    Năm 2006, những đóng góp có giá trị của nhạc sĩ Xuân Tiên - cùng với hai nhạc sĩ Thanh Sơn và Nguyễn Ánh 9 - đối với nền tân nhạc Việt Nam được vinh danh trong chương trình Paris By Night 83: Những khúc hát ân tình của Thúy Nga.

    Tranh cãi về bài hát "Duyên tình"
    Trước đây từng rộ lên vụ việc tranh cãi rằng ai là tác giả của bài hát "Duyên tình". Tuy bài này được ký tên chung là "Xuân Tiên & Y Vân" nhưng theo Xuân Tiên thì toàn bộ nhạc và lời đều của ông. Việc ký tên chung là do Xuân Tiên nhờ Y Vân bán hộ bài này nhưng nhà xuất bản yêu cầu phải ký tên chung để Y Vân lĩnh tiền về. Do là bạn bè với Y Vân nên Xuân Tiên đồng ý.[2] Riêng về phía gia đình Y Vân, nhạc sĩ Y Vũ (em Y Vân) khẳng định "'Duyên tình' là tác phẩm do Xuân Tiên và Y Vân viết chung. Hai ông không chỉ là đồng tác giả của 'Duyên tình' mà còn viết chung 'Về dưới mái nhà'."[6] Bà Trần Thị Minh Lâm (vợ Y Vân) cho hay rằng trong nhà bà, "ai cũng biết đó là nhạc phẩm của Y Vân" và sau khi nhạc sĩ Y Vân qua đời, "nhiều hãng băng đĩa đã phát hành bản nhạc này và họ cũng chỉ ghi một tên tác giả là Y Vân." Nhà bà không có bản gốc của bài "Duyên tình" nên không rõ liệu có tác giả thứ hai hay không, nhưng sau khi tham vấn nhạc sĩ Thanh Sơn và ca sĩ Ngọc Cẩm [vợ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết] thì nhà bà được biết bài này là của Y Vân.[6] Vợ Y Vân cho phóng viên báo Thanh Niên của Việt Nam xem danh sách 92 ca khúc Y Vân do Cục Bản quyền Việt Nam cấp tại Hà Nội ngày 30 tháng 9 năm 1995, trong đó ghi "Duyên tình" là của Y Vân, còn "Về dưới mái nhà" và "Đường đi lối về" là sáng tác chung với Xuân Tiên.[6] Sau khi tờ Thanh Niên đăng tải bài báo này, có độc giả đã mang bản nhạc được cho là bản gốc tới tòa soạn, trong đó ghi bài "Duyên tình" là "nhạc Xuân Tiên, lời Y Vân". [7]

    Hận Đồ Bàn

    Ca sĩ Duy Khánh
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #2330
    Tieu su nhat bang

    Nhật Bằng sinh ngày 12 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình nho giáo mà ông nội là Án Sát và thân phụ ông là công chức cao cấp thời Pháp và đệ nhất Cộng Hoà. Nhật Bằng có 3 người em: Nhật Phượng, Hồng Hảo & Thể Tần.

    Thuở ấu thơ, Ông học tiểu học trường Công Giáo sau chuyển sang trường công lập Đông Sơn Thanh Hoá. Đậu tiểu học năm 1944, gia nhập Trường Bưởi tại Hà Nội (tiền thân Chu Văn An) và kết thân với 2 nhạc sĩ cùng thời nổi tiếng là Phạm Đình Chương và Vũ Đức Nghiêm.

    Năm 1946, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hoá. Sau Cách Mạng Tháng 8, Ông tiếp tục học tại trường trung học công lập Đào Duy Từ tại Thanh Hóa. Tốt nghiệp bằng thành chung năm 1949.

    Ông say mê âm nhạc từ thuở nhỏ, trong những năm đi học và kháng chiến Ông học ký âm pháp, hòa âm, vĩ cầm và sáng tác với người em họ là Nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt. Ông đã cùng các em ông biểu diễn và chơi nhạc trong nhà trường thời bấy giờ.

    Sau đó gia nhập đoàn Văn Nghệ Liên Khu IV cùng thời với Hoài Bắc, Phạm Đình Chương, Hoài Trung, Phạm Duy. Tại liên khu IV Thanh Hóa, ông tự học Tây Ban Cầm.
    Khi Việt Cộng manh nha phát động phong trào cải cách ruộng đất mà chính dòng họ ông là nạn nhân, thân phụ ông khuyên các anh em ông nên cố gắng tìm cách trở về Hà Nội vào năm 1949 - 1950. Về Hà Nội, ông tiếp tục học trung học đệ II cấp, sau đó bị động viên đi Nam Định. Vì muốn theo đuổi ngành âm nhạc nên ông tình nguyện gia nhập ban Quân Nhạc Đệ III Quân Khu cùng thời với các nhạc sĩ Nguyễn Túc, Đan Thọ, Văn Phụng, v.v...

    Năm 1951, ông và 3 người em thành lập ban hợp ca "Hạc Thành" (tiếng con chim Hạc của Hà Nội) và trình diễn với tính cách tài tử trên đài phát thanh Hà Nội và ca sĩ Nhạc Hội Sinh Viên Học Sinh. Ban nhạc của ông được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt trong giới sinh viên học sinh. Mặc dù các em ông đều cắp sách đến trường nhưng vì cả gia đình say mê âm nhạc và trau dồi nhạc lý nên nhạc lý và âm nhạc nên họ đều có một căn bản nhạc lý vững chắc. Thời gian này, Nhật Bằng viết một số ca khúc như Khúc Nhạc Ngày Xuân, Ánh Sáng Đồng Quê, Dạ Tương Tư Sầu, Một Chiều Thu... trái|nhỏ|481x481px|Ban nhạc "Hạc Thành" gồm Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần & Hồng Hảo. Sang năm 1952, ông gia nhập ngành quân nhạc cùng các nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Đan Thọ...

    Năm 1954, Hiệp định Genève chia cắt đất nước, đại gia đình ông di cư vào Nam, nhạc sĩ Nhật Bằng gia nhập và tòng sự tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Đài Phát Thanh Quân Đội. Các em ông sau khi hoàn tất bậc trung học, người đi làm, người tiếp tục học Đại Học nên ban hợp ca Hạc Thành chỉ còn thuần tuý trình diễn trên hai Đài Phát Thanh Sài Gòn và Quân Đội. Trong thời gian này ông đã cho ra đời những ca khúc như Vọng cố đô, Bóng Quê Xưa, Tiếng vọng rừng xanh... Trong thời gian này, ông viết chung nhiều ca khúc với nhạc sĩ Đan Thọ.

    Năm 1956, Nhật Bằng vào Sài Gòn. Thời gian đầu ông làm việc trong Đài phát thanh Quân đội của VTVN. Bản “Về Đây Anh" do ông viết cùng với nhạc sĩ Nguyễn Hiền được dùng làm nhạc hiệu cho chương trình Chiêu Hồi đài phát thanh Saigon hồi đó.

    Theo tài liệu thì ông lập ra ban nhạc tên là “ban Nhật Bằng” trên đài phát thanh Saigon và đài quân đội. Đồng thời, ông là nhạc sĩ sử dụng contre-bass cho các ban nhạc Hoàng Trọng, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Tiếng Hát Tâm Tình, Vũ Thành trên đài Saigon. Ngoài ra, ông còn soạn hòa âm cho các ban nhạc trên đài phát thanh, đài truyền hình Việt Nam và cho nhiều hãng băng, hãng dĩa.

    Đến năm 1963, Nhật Bằng cùng với Văn Phụng và Anh Ngọc thành lập ban tam ca nam ngộ nghĩnh "Đô Si La" chuyên trình bày những ca khúc vui tươi. Ban nhạc chiếm được cảm tình của khán thính giả qua cách trang phục lạ mắt với những chiếc áo nhiều màu sắc sọc carô hay những hình vẽ chim cò sặc sỡ. Có thể nói, cùng với những nhạc sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam khác như Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Trịnh Hưng, Đan Thọ... nhạc sĩ Nhật Bằng đã góp công tạo nên một nền âm nhạc tiền chiến phong phú.

    Có một thời gian, Nhật Bằng phục vụ cho phòng Văn nghệ thuộc Cục Tâm lý chiến với cấp bậc chuẩn úy. Năm 1968, Nhật Bằng được trao giải sáng tác nhạc quân đội hay nhất năm với bài Chiến Sĩ Ca. Ngoài phục vụ quân đội ông còn còn cộng tác với các vũ trường và câu lạc bộ. Tiêu biểu là Vũ trường "Đêm màu hồng" chung với Nguyễn Hiền, Nghiêm Phú Phi.

    Từ 1956 đến 1969 là thời kỳ Nhật Bằng sáng tác hăng say nhất. Trong tổng số hơn một trăm nhạc bản của ông, người nghe nhận ra ba thể loại khác nhau là nhạc quê hương, nhạc tình cảm, và nhạc chiến đấu. Rất nhiều ca khúc của ông nói lên nỗi sầu ly hương như “Vọng Cố Đô”, “Anh Về Một Mùa Trăng”...
    Danh ca Anh Ngọc nói về kỷ niệm với nhạc sĩ Nhật Bằng như sau: "Loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu là các bản “Thuyền Trăng”, “Dạ Tương Sầu”, “Lỡ Làng”, “Bóng Chiều Tà”, “Một Chiều Thu”, … Trong thời kỳ quân ngũ, Nhật Bằng sáng tác các bài thuộc loại chiến đấu như “Bóng Người Chiến Sĩ”, nhất là bài “Chiến Sĩ Ca” được phổ biến khắp các quân trường".

    Từ năm 1969, Nhật Bằng ngừng hẳn việc sáng tác sau khi đã sáng tác gần 100 bài hát đủ thể loại.

    Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, ông bị đi tù 7 năm vì có phục vụ trong ngành Tâm lý chiến. Sang năm 1986, ông cùng nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu và một số nhạc sĩ trẻ khác ôm đàn đi diễn nhạc tiền chiến tại một số nơi như trường đại học, khách sạn sau khi những nhạc phẩm này được cho phép.

    Tháng 9 năm 1990, Nhật Bằng và gia đình sang Mỹ định cư tại tiểu bang Virginia theo diện HO. Ông mở lớp luyện ca sĩ và soạn hòa âm, ông cũng thành lập ban nhạc cho ba cậu con có đất hoạt động. Ngoài ra, Nhật Bằng còn tiếp tay với phong trào Hưng Ca Việt Nam và Cao Trào Nhân Bản. Vào năm 1991, ông soạn bài “Ngày Quốc Tế cho Cao Trào Nhân Bản” làm nhạc hiệu cho tổ chức đấu tranh nhân quyền này.

    Vợ của nhạc sĩ Trần Nhật Bằng là bà Vũ Thị Tường Huệ. Ông bà có 5 người con 4 trai 1 gái. Các con của ông là Trần Nhật Hải (Guitar), Trần Thị Bích Vân [5], Trần Nhật Hùng (Base), Trần Nhật Huấn (Key Board), Trần Nhật Hào (ca sĩ Nhật Hào) đang dịnh cư tại Virginia. Gia đình Trần Nhật Bằng được nhiều đồng hương ở Washington biết đến qua ban nhạc "The Blue Ocean" nổi tiếng chơi cho các trung tâm băng nhạc hải ngoại. Sau đổi thành Five Stars. Hiện nay các con của nhạc sĩ Nhật Bằng đang hợp tác với The Diamond Club với tên ban nhạc Saigon Stars Band.

    Năm 1998 ông có về thăm quê Thanh Hoá.

    Ông qua đời vì tai biến mạch máu não vào lúc 8:35 tối thứ Sáu 7/5/2004. Ông ra đi để lại nỗi tiếc thương cho gia đình, thân quyến và bè bạn xa gần. Lễ viếng của ông được tổ chức trong 2 ngày 10 & 11 tháng 5 năm 2004 tại Fairfax Memorial Park Cemetery, 9900 Braddock Rd, Fairfax, VA‎. Tang lễ được cử hành vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư 5/12/2004.

    Thuyen trang
    Ca si quynh dao
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:38 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh