Register
Page 118 of 332 FirstFirst ... 1868108116117118119120128168218 ... LastLast
Results 1,171 to 1,180 of 3313
  1. #1171
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Nếu nói những nghề lao động nặng dành cho dân "leo tường". Tiệm neo, ít ra là nhưng nơi tớ biết, là chỗ cho những di dân từ VN sang làm tiền mặt, Họ đâu có giấy tờ gì hợp lệ để đóng thuế nên bác Hiệp nên quên đi .
    Laissez les bon temps rouler!

  2. #1172
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Nếu nói những nghề lao động nặng dành cho dân "leo tường". Tiệm neo, ít ra là nhưng nơi tớ biết, là chỗ cho những di dân từ VN sang làm tiền mặt, Họ đâu có giấy tờ gì hợp lệ để đóng thuế nên bác Hiệp nên quên đi .
    Ừ! Anh Tôm nhắc vụ này tui mới nhớ đã đọc qua trước đây, là có những người sang Mỹ với "diện" du học sinh hay đi chơi (thăm thân nhân) gì đó, rồi họ chui vào tiệm neo làm cho bà con lấy tiền mặt.

    "Lao động nặng" thì chắc hổng có đám "du sinh" này đâu!

  3. #1173
    Quote Originally Posted by Xô xuống giếng... View Post
    Ừ! Anh Tôm nhắc vụ này tui mới nhớ đã đọc qua trước đây, là có những người sang Mỹ với "diện" du học sinh hay đi chơi (thăm thân nhân) gì đó, rồi họ chui vào tiệm neo làm cho bà con lấy tiền mặt.

    "Lao động nặng" thì chắc hổng có đám "du sinh" này đâu!
    thầy tôm nói dân "leo tường" là ám chỉ dân nằm dưới nước Mỹ đó.

    dân việt làm lậu cũng có nhưng không đông bằng dân qua diện bảo lãnh. Dân qua diện bảo lãnh ở cali rất đông, làm nail thường lãnh tiền mặt và dễ trốn thuế.

    Họ tiêu tiền như rác, trả xe hơi mới toanh $30 ngàn bằng tiền mặt (dân đi làm như tui trả góp thấy mụ nội)

    Vài năm về việt nam một lần cả gia đình, tốn bạc 10 ngàn dễ như lấy đồ trong túi.

    Nhà cửa thì dư tiền trả thêm vào mỗi tháng để rút ngắn thời gian.

    Một số ít còn khai dưới mức nghèo khó nên được IRS trả thêm tiền thuế trợ cấp khoảng hơn $2300 một năm. Mèn ơi!
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #1174
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    dân việt làm lậu cũng có nhưng không đông bằng dân qua diện bảo lãnh. Dân qua diện bảo lãnh ở cali rất đông, làm nail thường lãnh tiền mặt và dễ trốn thuế.

    Họ tiêu tiền như rác, trả xe hơi mới toanh $30 ngàn bằng tiền mặt (dân đi làm như tui trả góp thấy mụ nội)

    Vài năm về việt nam một lần cả gia đình, tốn bạc 10 ngàn dễ như lấy đồ trong túi. Nhà cửa thì dư tiền trả thêm vào mỗi tháng để rút ngắn thời gian.

    Một số ít còn khai dưới mức nghèo khó nên được IRS trả thêm tiền thuế trợ cấp khoảng hơn $2300 một năm. Mèn ơi!
    Whoa! Are you serious? Vậy là họ sướng hơn dân Tị Nạn tụi mình lúc mới sang đây nhiều. As I said above: nhờ có đám "Vịt Kiều" này, cho nên cái kho "kiều hối" của Ba Đình ngày càng phồng to hơn đấy! "This is so damn sick!"

    Quote Originally Posted by Hiệp
    thầy tôm nói dân "leo tường" là ám chỉ dân nằm dưới nước Mỹ đó.
    Vâng, Xô hiểu anh Tôm nói chữ "leo tường" là nói về đám Mễ, Nam Mỹ mà anh Hiệp.


    Ý em bảo rằng cái đám "du sinh" và "bảo lãnh" gốc Việt kia thì chắc chắn là sẽ không bao giờ làm những nghề lao động cực nhọc đâu.

  5. #1175
    Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người Cộng Sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tội ác
    ****

    Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: ‘Buồn vào hồn không tên’

    Có lần, tôi nghe Giáo Sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn:

    “Người Cộng Sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoặc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

    Hơn 40 năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:

    -Tiến hả?
    -Dạ…
    -Vũ Ðức Nghiêm đây…
    -Dạ…
    -Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?
    -Dạ… cũng được!

    Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?

    Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi… ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!

    Vũ Ðức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa Xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chảy qua qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.
    Quán cà phê vắng tanh. Nhạc mở nhỏ xíu nhưng tôi vẫn nghe ra giai điệu của một bài hát rất quen:

    Gọi người yêu dấu bao lần.
    Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
    Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
    Gọi người yêu dấu trong hồn.
    Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.

    Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…
    -Hình như là nhạc của Vũ Ðức Nghiêm… Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.
    -Em nói nghe cái gì?
    -Anh thử nghe nhạc coi…
    -Nhạc của ai?
    Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn:
    -Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu mà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng… sướng nha!
    Thấy người đối diện có vẻ bối rối vì cách nói vừa dài dòng, vừa hơi quá trịnh trọng của mình nên tôi cố thêm vào một câu tiếng Anh (vớt vát) nhưng ngó bộ cũng không có kết quả gì. Ðúng lúc, chủ quán bước đến:
    -Cháu nó mới từ Việt Nam sang, ông nói tiếng Mỹ nó không hiểu đâu. Ông cần gì ạ?
    -Dạ không, không có gì đâu. Never mind!

    Tôi trả lời cho qua chuyện vì chợt nhận ra sự lố bịch của mình. Cùng lúc, bản nhạc của Vũ Ðức Nghiêm cũng vừa chấm dứt. Tôi nhìn anh nhún vai. Vũ Ðức Nghiêm đáp lại bằng một nụ cười hiền lành và… ngơ ngác!

    Tự nhiên, tôi thấy gần và thương quá cái vẻ ngơ ngác (trông đến tội ) của ông. Tôi cũng bị nhiều lúc ngơ ngác tương tự trong phần đời lưu lạc của mình. Bây giờ hẳn không còn ai, ở lứa tuổi 20 – dù trong hay ngoài nước – còn biết đến tiếng “Gọi Người Yêu Dấu” (“ngập ngừng tha thiết bồn chồn”) của Vũ Ðức Nghiêm nữa. Thời gian, như một dòng sông hững hờ, đã vô tình bỏ lại những bờ bến cũ.

    Vũ Ðức Nghiêm, tựa như một cây cổ thụ hiếm hoi, vẫn còn đứng lại bơ vơ bên bờ trong khi bao nhiêu nhạc sĩ cùng thời đều đã ra người thiên cổ. Trúc Phương là một trong những người này. Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết nhiều chi tiết vô cùng thê thiết về cuộc đời của người viết nhạc (chả may) này.

    Trang sổ tay hôm nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng) gửi đến một người đã khuất:
    “Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

    “Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Ðó là Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn. Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn, như Chiều Cuối Tuần, Nửa Ðêm Ngoài Phố, Tầu Ðêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Ðường Chiều…”

    Nửa Đêm Ngoài Phố



    Tháng Tư, 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được trung tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:

    “Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rày đây mai đó, ‘bèo dạt hoa trôi.’ Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no. Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nỗi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được đến nữa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắt, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám ‘chứa’ tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả. Tôi nghĩ ra được một cách là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ. Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, một chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng, thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta, thế là mình lấy 1 đồng về, như là tiền thế chân. Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết chín tháng. Mà nói anh thương, khổ lắm. Hôm nào có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng 5 giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi, tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè,’ thế rồi cũng phải nằm thôi. Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn. Tôi nghĩ mà thôi, còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này.”

    Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:
    “Vào một buổi sáng năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”

    “Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn 30 ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hòa’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình. Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”

    Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Pháp Luật:

    “Ngày 31 Tháng Giêng, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, Sài Gòn) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức. Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi. Hai thanh niên múa phụ họa. Quan sát đoạn video chúng tôi thấy nhiều cán bộ hào hứng xem tiết mục ‘lạ mắt’ này. Có cán bộ còn dùng điện thoại quay lại cảnh hai cô gái biểu diễn, ưỡn người và ngực về phía khán giả. Nhiều người tham gia rất hào hứng, chỉ trỏ, thì thầm vào tai nhau.

    “Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, phó chủ tịch phường kiêm chủ tịch công đoàn phường, bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ.’”

    Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà quý vị cán bộ Cộng Sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn… đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Ðức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh – trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.

    Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người Cộng Sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tội ác
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #1176
    Người Việt ở Mỹ sau 42 năm. LNH đăng lại để mọi người có cái nhìn tông quát.

    Làn sóng người đầu tiên rời Việt Nam vào mùa xuân năm 1975 gồm khoảng 125.000, đa số là gia đình quân nhân của Việt Nam Cộng hòa, dân thị thành, thành phần có học thức hoặc có công tác với quân đội Hoa Kỳ.

    Giữa những năm 1981 và 2000, Hoa Kỳ tiếp nhận 531.310 người tị nạn từ Việt Nam.

    Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ 2000, có 1.122.528 người tự nhận là thuần gốc Việt và 1.223.736 khi tính thêm các người Việt lai với các chủng tộc khác. Trong số đó, 447.032 người (39,8%) sống ở California và 134.961 (12,0%) sống ở Texas. Nơi người gốc Việt sống đông nhất bên ngoài nước Việt Nam là Quận Cam tại California, có 135.548 người Việt. Những công ty người Việt có ở khắp nơi tại Westminster và Garden Grove, còn được gọi là khu Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon): tại Westminster họ chiếm 30,7% dân số và tại Garden Grove họ chiếm 21,4% dân số.

    Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese American) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc dân tộc Việt. Với tổng dân số được ước tính là 1.642.950 trong năm 2007, họ chiếm trên một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới.

    Khoảng chừng 160 ngàn người Việt sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, đứng hạng thứ 10, chiếm 1% trong khoảng 11,4 triệu người ở lậu tại đây.

    Người Mỹ gốc Việt
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese American) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc dân tộc Việt. Với tổng dân số được ước tính là 1.642.950 trong năm 2007, họ chiếm trên một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới. Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines.

    Phần lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn từ miền Nam Việt Nam được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển. Kể từ thập niên 1990, những người Việt định cư vào Hoa Kỳ chủ yếu là để đoàn tụ gia đình. Người Mỹ gốc Việt bắt đầu hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số đáng kể tại quốc gia này.

    Lịch sử

    Đợt thứ nhất
    Lịch sử của người Mỹ gốc Việt chỉ mới diễn ra gần đây trong khoảng hai ba chục năm đổ lại. Trước 1975, những người Việt tại Mỹ là vợ hoặc con của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam hoặc là học sinh, thương gia đến định cư ở Mỹ, ước tính khoảng từ 15.000[2] đến 18.000 người.[3] Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam, làn sóng tị nạn đầu tiên bắt đầu. Vì lo sợ bị chính quyền mới trả thù, làn sóng người đầu tiên rời Việt Nam vào mùa xuân năm 1975 gồm khoảng 125.000, đa số là gia đình quân nhân của Việt Nam Cộng hòa, dân thị thành, thành phần có học thức hoặc có công tác với quân đội Hoa Kỳ. Họ được chính phủ Hoa Kỳ vận chuyển bằng máy bay đến những căn cứ tại Philippines và Guam, và sau đó được di chuyển đến những trung tâm tị nạn khắp nước Mỹ.[4]

    Những người tị nạn này, lúc đầu không nhận được sự hoan nghênh của dân chúng Hoa Kỳ; một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 1975 cho thấy chỉ có 36% người dân Hoa Kỳ chấp nhận việc nhập cư của người Việt. Tuy vậy, Tổng thống Gerald Ford và những viên chức khác ủng hộ họ một cách mạnh mẽ bằng việc thông qua Đạo luật Di trú và Người Tị nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Act) trong năm 1975, cho phép họ nhập cư đến Hoa Kỳ bằng một vị thế đặc biệt. Những người Việt tị nạn được bố trí định cư rải rác khắp nước để giảm thiểu tác động của họ đối với những cộng đồng địa phương và hạn chế sự hình thành những khu vực tập trung dân tộc thiểu số. Tuy thế, trong vài ba năm thì hầu hết người Việt tị nạn đã tái định cư tại California và Texas, khiến hai tiểu bang này có dân số người Mỹ gốc Việt cao hơn cả.
    Ở trại Chaffee nơi tạm cư của người tỵ nạn năm 1975 có tấm bia ghi sự kiện này[5]:
    “ Để tìm cuộc sống mới, 50.809 người tỵ nạn từ Đông Dương đã đến Trại Chaffee này từ 2 tháng 5 đến 20 tháng 12 năm 1975 ”

    Đợt thứ hai

    Năm 1976 bắt đầu làn sóng người Việt tị nạn thứ hai cho đến giữa thập niên 1980. Ngay sau khi thống nhất Việt Nam, chính quyền mới tập trung nhiều thành phần liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đưa họ đi cải tạo qua lao động, lạ̀ tên gọi hình thức giam giữ trong những "trại học tập cải tạo". Những người trong trại được dạy chủ nghĩa Marx-Lenin trong từ vài ba tháng tới vài ba năm, phải lao động sản xuất để tự cấp tự túc lương thực thực phẩm. Nguyên nhân khác là chính sách chuyên chính vô sản của chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính sách lúc đó giới hạn tối đa các quyền tự do kinh doanh của người dân, nền kinh tế bao cấp trở nên trì trệ gây ra tình trạng khốn khó cho dân chúng trong mọi mặt của đời sống.

    Nguyên nhân quan trọng khác là Chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Khmer Đỏ, các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia thường xuyên bị bắn phá, tập kích khiến nhiều thường dân thiệt mạng, những người dân khác trở nên lo ngại và di tản hàng loạt.

    Hàng trăm ngàn người chấp nhận vượt biên trong những chiếc ghe nhỏ chật chội, cực kỳ nguy hiểm trước những cơn sóng gió bất thần của biển Đông. Nếu thoát được hải tặc Thái Lan, Campuchia, hay những cơn sóng lật úp thuyền, họ thường được đến những trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hồng Kông hoặc Philippines, hầu đợi đi định cư ở nước thứ ba. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Người Tị nạn năm 1980 (Refugee Act of 1980), giảm bớt những giới hạn việc nhập cư, trong khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program hay ODP) do Hoa Kỳ đề xuất, dưới sự điều khiển của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees) do áp lực của quốc tế và nhu cầu đoàn tụ của nhiều người dân có thân nhân đã sinh sống tại hải ngoại. Chương trình này cho phép một số người dân rời khỏi Việt Nam một cách hợp pháp để đoàn tụ gia đình và những đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua cho phép con cái của những quân nhân Hoa Kỳ và những cựu tù nhân chính trị và gia đình họ cũng như gia đình những người có con lai Mỹ được định cư ở Hoa Kỳ. Giữa những năm 1981 và 2000, Hoa Kỳ tiếp nhận 531.310 người tị nạn từ Việt Nam.

    Nhân khẩu
    Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ 2000, có 1.122.528 người tự nhận là thuần gốc Việt và 1.223.736 khi tính thêm các người Việt lai với các chủng tộc khác. Trong số đó, 447.032 người (39,8%) sống ở California và 134.961 (12,0%) sống ở Texas. Nơi người gốc Việt sống đông nhất bên ngoài nước Việt Nam là Quận Cam tại California, có 135.548 người Việt. Những công ty người Việt có ở khắp nơi tại Westminster và Garden Grove, còn được gọi là khu Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon): tại Westminster họ chiếm 30,7% dân số và tại Garden Grove họ chiếm 21,4% dân số.

    Người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư mới nhất tại Hoa Kỳ, cho nên họ là nhóm có tỷ lệ người lai chủng tộc khác thấp nhất trong các nhóm người Mỹ gốc Á châu chính. Theo điều tra năm 2000, có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói tiếng Việt ở nhà, làm cho tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn ngữ phổ thông tại Hoa Kỳ.

    Là người tị nạn, người Mỹ gốc Việt có một tỷ lệ nhập tịch khá cao, cao nhất trong các nhóm người gốc Á châu[7]. Trong năm 2007, 72,6% của những người sinh ngoài Hoa Kỳ là công dân, cộng thêm 37,5% số người sinh tại Hoa Kỳ dẫn đến tổng cộng 82,8% người Mỹ gốc Việt là công dân Mỹ[1].

    Theo cuộc khảo sát năm 2007, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ 50,5% nữ và 49,5% nam, và tuổi trung bình là 34,5, so với 36,7 cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ. Tỉ lệ tuổi tác cho người Mỹ gốc Việt là[1]:

    Tuổi % người Mỹ gốc Việt % người Mỹ nói chung
    < 5 8,1 6,9
    5-17 19,2 17,7
    18-24 8,7 9,9
    25-34 14,9 13,3
    35-44 18,4 14,4
    45-54 13,0 16,4
    55-64 9,5 10,9
    65-74 5,1 6,4
    > 75 2,9 6,1

    Mỗi gia đình có trung bình 3,8 người, so với 3,2 người cho người Mỹ nói chung. Số tiền thu nhập cho mỗi đầu người Mỹ gốc Việt hàng năm là 20.074 đô la, thấp hơn con số 26.688 đô la cho mỗi người Mỹ.

    Tính về trình độ học vấn, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ người chưa tốt nghiệp trung học (26,7%) cao hơn người Mỹ nói chung (15,5%) trong số những người trên 25 tuổi - bởi vì một lượng lớn người Việt khi đến Mỹ đã đến tuổi lao động và cộng thêm tiếng Anh thì không rành. Nhưng số người Mỹ gốc Việt có bằng cử nhân (19,1%) thì cao hơn người Mỹ nói chung (17,4%) - những người Việt này phần lớn là F2, sinh ra tại Mỹ, hoặc đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi.

    Tính tới năm 2012, số người Việt nhập cư chiếm 3% tổng số dân sinh ra ở ngoại quốc, mà là 40,8 triệu người. Số người Việt di cư vào năm 1980 là khoảng 231.000 tăng tới gần 1,3 triệu vào năm 2012, trở thành số dân cư sinh ở ngoại quốc đông hạng 6 ở Hoa Kỳ, hạng 4 so với dân từ Á Châu, sau Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc. Khoảng chừng 160 ngàn người Việt sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, đứng hạng thứ 10, chiếm 1% trong khoảng 11,4 triệu người ở lậu tại đây.[4]

    (còn tiếp)
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #1177
    Cũng vì sự vận động của cộng đồng gốc Việt, ngày 12 Tháng Tám năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[30] Ở cấp tiểu bang thì California thông qua nghị quyết ACR-40 công bố Tháng Tư 2011 là tháng của người Mỹ gốc Việt với 6 điểm ghi nhận:[31]
    1. Hành trình tỵ nạn của người Việt từ năm 1975
    2. Hội nhập và đóng góp giá trị của cộng đồng
    3. Nỗ lực tranh đấu vì lý tưởng tự do
    4. Coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt
    5. Công nhận tuần lễ 24-30 Tháng Tư là "Tuần tưởng niệm Tháng Tư Ðen"
    6. Công nhận Tháng Tư, 2011 là tháng tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California.

    Chính trị
    Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 của Học viện Manhattan, người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư có chỉ số hội nhập cao nhất tại Hoa Kỳ.[8] Trong khi chỉ số hội nhập về văn hóa và kinh tế không có gì đặc biệt khi so với các nhóm khác (có thể vì sự khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt), chỉ số hội nhập về quyền công dân là cao nhất trong các nhóm người nhập cư đáng kể.[8] Người Mỹ gốc Việt là những người tị nạn chính trị, xem việc về lại Việt Nam là việc bất khả thi, nên tham gia các hoạt động chính trị tại Hoa Kỳ với tỷ lệ rất cao.[8]

    Lập trường chống cộng
    Là những người tị nạn chống cộng sản, nhiều người Mỹ gốc Việt có quan điểm chống cộng mãnh liệt. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho tờ báo Orange County Register năm 2000, 71% người trả lời là việc đấu tranh chống cộng là việc "ưu tiên hàng đầu" hay "rất quan trọng" và 77% coi trọng việc thúc đẩy chính phủ Việt Nam cải thiện chính sách nhân quyền.[9] Người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình chống chính phủ Việt Nam, lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và biểu tình chống đối những cá nhân hay đoàn thể mà họ cho rằng ủng hộ chính quyền Việt Nam[10]
    Một thí dụ cụ thể là vào năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ nhằm chống một người làm nghề cho thuê băng video tại Westminster tên là Trần Trường khi ông này treo cờ của CHXHCN và một bức hình của xxx. Số người biểu tình lên đến 15.000 người trong một đêm,[11] gây nên tranh cãi về vấn đề tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ.

    Trước kia những đảng viên Dân chủ ít được người Mỹ gốc Việt ủng hộ vì họ được xem là khuynh tả hơn, nhưng gần đây họ được nhìn bằng ánh mắt thiện chí hơn bởi thế hệ thứ hai, giới trẻ hay những người có thu nhập kém hơn.[12] Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vẫn giành số người ủng hộ áp đảo: tại Quận Cam số người Mỹ gốc Việt ghi danh theo Đảng Cộng hòa cao gấp đôi số người ghi danh theo Đảng Dân chủ, với tỉ lệ là 55% và 22%,[13] và một cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc cho thấy trong năm 2008 tỷ lệ người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng hòa là 29% so với 22% cho đảng Dân chủ.[14] Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, 72% cử tri người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng hòa đương nhiệm George W. Bush trong khi chỉ 28% bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ John Kerry.[15] Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, 2/3 trong số các cử tri Mỹ gốc Việt đã chọn ứng cử viên có ý định bầu cho ứng cử viên Cộng hòa John McCain.[14]

    Gần đây, nhiều nhóm người Mỹ gốc Việt đã vận động trong Chiến dịch Cờ Vàng thành công ở một số thành phố và tiểu bang với mục đích dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng đại diện cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Tháng 8 năm 2006, chính phủ tiểu bang California và Ohio đã thông qua đạo luật coi lá cờ này là biểu tượng cho người gốc Việt ở địa phương. Chính phủ Việt Nam phản đối việc này và đây là một trong những điểm gây ra bất đồng trong quan hệ Việt-Mỹ.
    Đầu năm 2012, hơn 150.000 người Mỹ gốc Việt đã tham gia một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư khiến Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kết quả của cuộc vận động nhân quyền lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng người Mỹ gốc Việt là chính phủ Hoa Kỳ phái Thứ trưởng Ngoại giao là Michael Posner mở cuộc tiếp đón 165 người vào ngày 5 tháng 3 và cam kết sẽ tiếp tục đưa vấn đề nhân quyền trong vòng đối thoại với chính phủ Việt Nam. Công văn hồi âm ghi nhận rằng: Trong khi chúng tôi tiếp tục các cuộc đối thoại với phía Việt Nam, chúng tôi đặc biệt ý thức rất rõ lập trường của cộng đồng người Việt tại Mỹ.[16] Posner còn nhấn mạnh chính phủ Hoa Kỳ muốn tiếp tục trao đổi ý kiến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt.[17][18]

    Vận động tham chính
    Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu hay bổ nhiệm vào các chức vụ như Đinh Đồng Phụng Việt, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp dưới chính phủ của Tổng thống George W. Bush; Cao Quang Ánh, dân biểu liên bang; Trần Thái Văn, dân biểu tiểu bang California; Janet Nguyễn, giám sát viên Quận Cam; Madison Nguyễn, thành viên hội đồng thành phố San Jose, v.v. Phần lớn các vận động chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua các cơ quan công quyền vẫn còn lấy chủ nghĩa chống Cộng làm trọng tâm. Đáng kể là chuỗi biểu tình 52 ngày phản đối việc một người gốc Việt (ông Trần Trường) treo cờ đỏ sao vàng và hình của xxx đầu năm 1999 lôi kéo 15.000 người xuống đường. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2008, thành phố Westminster trở thành thành phố đầu tiên có đa số thành viên trong hội đồng thành phố là người gốc Việt[19].

    Năm 2003, Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ (Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.
    Tháng 5 năm 2004, hội đồng thành phố Garden Grove, tiểu bang California nhất thể bỏ phiếu thành lập khu vực "cấm những người cộng sản" (No Communist zone) với chủ ý ngăn không cho các phái đoàn nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công du vào vùng Little Saigon. Nếu muốn vào, luật thành phố đòi hỏi phái đoàn phải báo trước 14 ngày để cảnh sát lo an ninh, nhưng đây cũng sẽ là thời gian để cộng đồng địa phương tổ chức biểu tình chống phái đoàn.[20]

    Trong những tháng sau Bão Katrina, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, một trong những nhóm người đầu tiên trở lại thành phố, đã vận động chống đối việc thiết lập một bãi rác để chứa các mãnh vụn gần nơi cộng đồng sinh sống.[21] Sau nhiều tháng giằng co, bãi rác được đóng cửa, và cộng đồng người Việt xem đây là một chiến thắng, và cộng đồng người Mỹ gốc Việt trở thành một thế lực chính trị tại đây.[22][23] Năm 2008, luật sư Joseph Cao Quang Ánh, một nhà hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, thắng cử ghế dân biểu thứ hai của Louisiana trong Hạ viện, trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ.[24]

    Kinh tế
    Theo điều tra năm 2007, 64,9% người Mỹ gốc Việt lớn tuổi hơn 16 có thể tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 5,4%, thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ nói chung là 6,3%.[1] 59,3% phụ nữ đủ tuổi tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 4,9%.

    31,5% người Mỹ gốc Việt làm nghề quản trị, nghề chuyên nghiệp, hay các công việc liên quan, thấp hơn tỷ lệ 34,6% cho người Mỹ nói chung. 24,9% theo ngành phục vụ, cao hơn người Mỹ nói chung là 16,7%. 18,4% làm việc công việc sản xuất hay vận tải, 18,4% làm việc văn phòng hay buôn bán, 6,1% theo ngành xây dựng, duy trì, hay sửa chữa, và 0,4% theo nông nghiệp, ngư nghiệp, hay lâm nghiệp.[1] 82% người Mỹ gốc Việt làm cho các hãng tư nhân, 9,2% làm việc cho nhà nước, và 8,5% tự làm việc cho mình.

    Mỗi gia đình có thu nhập điểm giữa là 59.831 USD, thấp hơn so với thu nhập một gia đình người Mỹ là 61.173 USD. Mỗi gia đình người Mỹ gốc Việt có trung bình 3,8 người, cao hơn số trung bình cho người Mỹ nói chung là 3,2 người. Bình quân mỗi người có thu nhập là 22.074, thấp hơn so với người Mỹ nói chung.[1]13,1% người Mỹ gốc Việt được xem là có lợi tức thấp.
    67,3% người Mỹ gốc Việt sống tại nhà do họ sở hữu, trong khi 32,7% sống trong nhà họ thuê.

    Tại một số lĩnh vực, người Việt chiếm lĩnh thị trường. Khoảng 80% thợ móng ở California và 43% toàn quốc là người Mỹ gốc Việt.[25] Tại vùng vịnh Mexico, người Mỹ gốc Việt chiếm từ 1/3 đến một nửa các công việc ngư nghiệp.[26] Vụ tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010 đã ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đối với các ngư dân gốc Việt tại đây.

    Theo nghiên cứu năm 2013 của Trường Đại học Brown khi so sánh sáu nhóm di dân gốc Á châu (Hoa, Ấn, Phi, Nhật, Hàn và Việt) thì người gốc Việt có thu nhập thấp nhất. Ấn Độ và Nhật Bản là hai nhóm di dân thành đạt nhất tại Mỹ, trong khi người nhập cư Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất so với năm nhóm kia và cũng là cộng đồng có lợi tức và học vấn thấp hơn cả.[27]

    Văn hóa và tôn giáo
    Những sinh hoạt cộng đồng nhằm góp phần lưu giữ gốc Việt và văn hóa Việt được tổ chức thường xuyên; như giải Phượng Hoàng được tổ chức hàng năm để tuyển lựa tài năng cổ nhạc.[28] Và những trung tâm dạy Việt ngữ được mở ra khắp nơi. Tính đến năm 2008, chỉ riêng ở vùng Nam California, có tới hơn 80 trung tâm Việt Ngữ, đang tiếp nhận khoảng 17.000 học sinh theo học.[29]
    Cũng vì sự vận động của cộng đồng gốc Việt, ngày 12 Tháng Tám năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[30] Ở cấp tiểu bang thì California thông qua nghị quyết ACR-40 công bố Tháng Tư 2011 là tháng của người Mỹ gốc Việt với 6 điểm ghi nhận:[31]

    1. Hành trình tỵ nạn của người Việt từ năm 1975
    2. Hội nhập và đóng góp giá trị của cộng đồng
    3. Nỗ lực tranh đấu vì lý tưởng tự do
    4. Coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt
    5. Công nhận tuần lễ 24-30 Tháng Tư là "Tuần tưởng niệm Tháng Tư Ðen"
    6. Công nhận Tháng Tư, 2011 là tháng tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California.

    Sinh hoạt các tôn giáo cũng phong phú và đa dạng, nhiều chùa Phật giáo và giáo xứ Công giáo được xây dựng khắp nơi. Từ năm 1978, Đại hội Thánh Mẫu của người Công giáo tổ chức hàng năm vào mùa hè tại Carthage, Missouri quy tụ khoảng 60 hay 70 ngàn người hành hương mỗi kỳ [32].

    Sinh hoạt cộng đồng

    Người Việt tại Mỹ thường sống quây quần và có những sinh hoạt cộng đồng thường xuyên. Nhiều đoàn thể, hội ái hữu, hội đồng hương,.... và các tổ chức Hướng đạo Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thiếu nhi Thánh Thể được thành lập khắp nơi.

    Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên Đán, đều có các cuộc diễn hành tết của cộng đổng người Việt tại khắp nơi, lớn nhất là tại San Jose do Hội Diễn hành Xuân (Vietnamese Spring Festival) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Tại Garden Grove, trường Bolsa Grande High School hiện nay là địa điểm tổ chức Hội Tết Việt Nam hằng năm, với hàng trăm ngàn người tham dự, và do Tổng hội Sinh viên Việt Nam Nam Cali (UVSA) tổ chức liên tục từ năm 1982 đến nay[33]. Từ năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival - ViFF) là một đại hội điện ảnh diễn ra hai năm một lần tại Đại học California tại Irvine và nhiều địa điểm quanh vùng Little Saigon của Quận Cam.

    Công dân Việt Nam ở Mỹ

    Du học sinh
    Bản thông cáo báo chí của Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ hôm 15 tháng 11, 2016, lấy từ thống kê của Open Doors, hiện đang có 21,403 du học sinh Việt Nam theo học ở Hoa Kỳ, con số này đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong số các quốc gia đứng đầu về du học sinh theo học tại Hoa Kỳ, so với vị trí thứ 9 của năm 2015, gia tăng đến 14.3% so với năm 2015.[34]

    (còn tiếp)
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  8. #1178
    Thầy XXG giầu có mới dám mua nhà ở San Francisco.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy San Francisco là nơi có giá nhà trung bình cao nhất nước Mỹ với con số $837,500. Mức lương hay lợi tức cần có để mua một căn nhà tại San Francisco là $160,589.84, và mức lãi xuất 30 năm là 4.10%.

    Ba thành phố ở California đòi hỏi lợi tức cao nhất nước Mỹ để mua nhà

    SAN FRANCISCO, California (NV) –Hầu như tất cả mọi người đều biết rằng San Francisco là một trong những nơi có mức sinh sống, kể cả tiền nhà, đắt đỏ nhất ở Mỹ, nhưng còn các thành phố khác trong tiểu bang này thì sao?

    Theo bản tin của tờ San Francisco Chronicle thì kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây thì có ba thành phố ở California, kể cả San Francisco, được coi là nơi ở mắc nhất so với các thành phố khác, ngay với cả New York—khi so sánh về giá nhà trung bình và số lợi tức người mua cần phải có để có thể trả tiền nhà mỗi tháng.

    Công ty nghiên cứu về vay tiền mua nhà HSH.com xem xét giá nhà trung bình ở các thành phố lớn ở Mỹ cũng như mức lãi xuất tiền vay mua nhà thời hạn 30 năm và số lợi tức cần có để mua một căn nhà trong các thành phố này.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy San Francisco là nơi có giá nhà trung bình cao nhất nước Mỹ với con số $837,500. Mức lương hay lợi tức cần có để mua một căn nhà tại San Francisco là $160,589.84, và mức lãi xuất 30 năm là 4.10%.

    Nhưng vị trí thứ nhì không thuộc

    Trong khi đó, giá nhà trung bình trên cả nước Mỹ là $235,000 và mức lương cần có là $51,962.53.

    http://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ba-...oc-de-mua-nha/
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #1179
    Xin cho hỏi ACE ở San Jose, bây giờ khu vực có đông người Việt buôn bán gọi là gì?

    tại san jose. Sau nhiều cuộc biểu tình, hội đồng thành phố San Jose vào ngày 4 tháng 3 năm 2008 bầu 10-1 hủy quyết định chọn tên "Saigon Business District" trong một cuộc họp dài với hàng ngàn người tham gia. Tuy nhiên, hội đồng thành phố vẫn chưa chọn tên "Little Saigon" cho khu vực này.
    ******

    Little Saigon

    Little Saigon (hay Tiểu Sài Gòn, Sài Gòn nhỏ) thường chỉ những khu vực có nhiều người Việt sinh sống bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhất là tại Hoa Kỳ và Úc. Ban đầu đa số là người Sài Gòn. Các khu Little Saigon lớn có mặt trong thành phố Westminster, Garden Grove, San Jose, California và Houston, Texas. Westminster và Garden Grove nằm trong khu vực Quận Cam, California, nơi được mệnh danh là "thủ đô người Việt tị nạn"[1][2]. Những khu Little Saigon được hình thành từ những làn sóng tị nạn diễn ra sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.

    Tại Hoa Kỳ
    Tại Quận Cam

    Khu Phước Lộc Thọ (Asian Garden Mall), thương xá lớn trong khu phố người Việt tại quận Cam, Tết 2008
    Khu Little Saigon lâu đời nhất, lớn nhất nằm tại hai thành phố Westminster và Garden Grove, Quận Cam, nơi người Việt chiếm 30,7% và 21,4% dân số theo điều tra dân số năm 2000 (tổng cộng trên 125.000 người).

    Lịch sử
    Trước kia, Westminster cũng như các thành phố gần đó là những vùng đất đai trồng trọt lớn. Từ năm 1975, người Việt tỵ nạn đầu tiên đến đây từ trại Pendleton, nằm cách Westminster 50 dặm về hướng Nam và từ các tiểu bang khác như Pennsylvania, Arkansas, Florida. Từ năm 1978, Đại lộ Bolsa trở thành khu trung tâm của Little Saigon nhờ các cơ sở thương mại do những người Việt đầu tiên lập nên, trong đó có chợ Hòa Bình, nhà sách Tú Quỳnh, và nhà hàng Thành Mỹ là những bảng hiệu đầu tiên.[2] Cùng năm, Nhật báo Người Việt đã được phát hành tại thành phố Garden Grove. Những người tị nạn người Việt sau này cũng đến đó để lập nghiệp, họ mua lại các cơ sở thương mại của người địa phương và lập nên một số khu phố thương mại. Về sau cộng đồng người Việt tràn ra những thành phố lân cận như Garden Grove, Stanton, Fountain Valley, Anaheim và Santa Ana.

    Năm 1986, Ủy ban Phát triển Little Saigon có 46 thành viên, đã được 18 vị dân biểu và nghị sĩ tiểu bang giúp đỡ để đưa đề nghị thành lập Đặc khu Tiểu Sài Gòn lên thống đốc tiểu bang. Ngày 1 tháng 6 năm 1986, trước Quốc hội tiểu bang, Thống đốc George Deukmejian đã chấp thuận đề nghị này.

    Ngày 17 tháng 6 năm 1986, thị trưởng Westminster Chuck Smith đã làm lễ ra mắt Đặc khu Little Saigon trước thương xá Phước Lộc Thọ. Buổi lễ được đặt dưới sự chủ toạ của thống đốc tiểu bang và có sự hiện diện của đông đảo người Việt Nam trong vùng. Sau đó, các bảng chỉ đường được đặt trên xa lộ Garden Grove (Freeway 22) quanh vùng để chỉ đường đến Little Saigon.

    Bố trí và các dịch vụ

    Little Saigon tại Quận Cam là một vùng rộng lớn, với nhiều khu thương xá của người Việt và người Hoa, nằm phía Tây của Disneyland, giữa xa lộ California 22 và xa lộ Liên bang 405.
    Ngoài các trụ sở thương mại còn có siêu thị và nhà hàng bán thực phẩm các món ăn Việt Nam và Á châu như cơm tấm, phở, bánh mì, bánh cuốn. Ngoài ra là các dịch vụ y tế, luật pháp, tập trung không ít bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kế toán lập văn phòng tại đây để phục vụ thân chủ đồng hương.

    Truyền thông
    Little Saigon, đặc biệt là Westminster, thường được xem là trung tâm của ngành truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại. Ngành âm nhạc tại đây được xem là đồ sộ hơn gấp mấy lần so với ngành âm nhạc tại Việt Nam[3]. Hầu hết các chương trình ca nhạc hải ngoại đều được phát hành tại đây, trong đó có Paris by Night, trung tâm Asia, trung tâm Vân Sơn, v.v. Vì thế, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại cư ngụ tại khu vực này.

    Có hai đài phát thanh phát sóng tiếng Việt 24 giờ mỗi ngày là Little Saigon Radio (trên KVNR 1480 AM) và Radio Bolsa (KALI 106.3 FM). Một đài khác thỉnh thoảng có chương trình tiếng Việt (KXMX-AM 1190). Nội dung phát sóng bao gồm tin tức, thời sự, âm nhạc, talk show, tôn giáo, đọc truyện, v.v. Chương trình Việt ngữ của đài BBC và RFI được tiếp vận trực tiếp trên những đài này, mỗi ngày hai lần. Gần đây đài Little Saigon Radio cũng có nỗ lực phát thanh về Việt Nam.

    Có 4 đài truyền hình phát sóng suốt ngày bằng Việt ngữ tại miền nam California. Hai đài truyền hình vệ tinh, Saigon Broadcasting Television Network và Hồn Việt TV cũng có trụ sở tại đây và có thể xem được trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

    Tại đây có hàng chục tờ báo tiếng Việt được bán bên cạnh các báo tiếng Anh, có tiếng nhất trong số đó là Báo Người Việt. Những tờ nhật báo lớn khác có thể nói đến là Việt Báo, Viễn Đông, v.v. Nhiều tuần báo, nguyệt san và báo phục vụ giới trẻ cũng được phát hành như Việt Tide (song ngữ) và Người Việt 2 (bằng tiếng Anh).

    Chính trị
    Little Saigon là một địa phương chống cộng mãnh liệt. Sự kiện Trần Trường đầu năm 1999 được xem là điểm mốc quan trọng trong hoạt động chính trị của người Việt tại Little Saigon nói riêng và Hoa Kỳ nói chung. Sự kiện xảy ra sau khi một người làm nghề cho thuê băng video tên là Trần Văn Trường treo cờ đỏ sao vàng và hình xxx trên cửa tiệm. Sau khi ông không được chú ý, ông đã gửi fax đến một số cơ quan truyền thông cộng đồng để loan báo về hành động của mình.[4][5] Trong gần hai tháng sau đó, hàng nghìn người Việt biểu tình hằng ngày phản đối ông Trường và chính phủ Việt Nam, với điểm cao là một cuộc thắp nến được tổ chức bởi các đoàn thể sinh viên Mỹ gốc Việt, với sự tham dự của hơn 15.000 người, và được báo chí toàn quốc và quốc tế theo dõi. Sự việc kết thúc sau khi ông Trường bị kết án cho thuê băng lậu, và bị buộc phải đóng cửa tiệm. Sự kiện đã đưa ra nhiều vấn đề về tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ, một số người ra đại diện làm trung gian với báo chí để phát biểu quan điểm của những người biểu tình. Nhiều người lãnh đạo trong cuộc biểu tình cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu tham gia chính trường và vận động cộng đồng như trong Chiến dịch Cờ Vàng.

    Người Mỹ gốc Việt, dựa vào số đông, đã và đang nắm giữ quyền lực chính trị đáng kể tại hai thành phố Westminster và Garden Grove.[6] Nhiều người tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu vào các chức vụ công. Ví dụ như Janet Nguyễn, vào năm 2007 trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên lên làm giám sát viên quận trên toàn quốc. Ông Trần Thái Văn đắc cử dân biểu tiểu bang California từ năm 2004 và trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào ngành lập pháp tiểu bang.
    Sinh hoạt cộng đồng

    Năm 2003, Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (tiếng Anh: Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm những người lính Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam hồi thế kỷ trước.

    Ngày 12 Tháng Tám năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA lại thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[7]
    Trường Bolsa Grande High School tại Garden Grove là nơi tổ chức Hội Tết Việt Nam hàng năm do Tổng hội sinh viên Việt Nam Nam Cali UVSA tổ chức cho hàng trăm ngàn người tham dự. Hàng năm, từ năm 1997, vào ngày Tết Nguyên Đán, Little Saigon tại San Jose cũng có cuộc diễn hành Tết hoành tráng do Hội Diễn Hành Tết (Vietnamese Spring Festival, VSF) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Từ năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival hay ViFF) là một đại hội điện ảnh diễn ra hai năm một lần tại Đại học California tại Irvine và nhiều địa điểm quanh vùng Little Saigon của Quận Cam, California, Mỹ.

    Tại San Jose
    Với dân số người Mỹ gốc Việt gần 100.000 người, thành phố San Jose, California là thành phố có số đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cơ sở thương mại của người Việt nằm rải rác trên San Jose, không có tập trung như tại Westminster. Năm 2000, thương xá Grand Century Mall được thành lập tại đường Storey, trở thành một trọng tâm của người Việt tại San Jose.[8]
    Năm 2007, nghị viên Madison Nguyen đề nghị hội đồng thành phố chính thức công nhận một khu thương mại người Việt. Nhiều tên cho khu vực này được đề xuất. Đa số người Việt ủng hộ tên "Little Saigon", trong khi một số cơ sở thương mại trong khu này cho rằng tên này có sắc thái quá chính trị bài cộng sản, và đề xuất tên "Vietnamese Business District" (Khu thương mại Việt Nam). Những người gốc Việt phản đối mạnh mẽ tên "Vietnamese Business District" vì họ cho rằng tên này sẽ vinh danh chính phủ cộng sản Việt Nam hiện nay và không nhìn nhận các đóng góp của những người tị nạn chống cộng. Ngày 20 tháng 11 năm 2007, hội đồng thành phố San Jose chính thức bầu chọn tên "Saigon Business District" (Khu thương mại Saigon) với số phiếu ủng hộ 8-3 sau một phiên họp dài 6 tiếng đồng hồ, với trên 800 người ủng hộ tên Little Saigon tham gia cuộc họp.

    Lựa chọn này làm phẫn nộ rất nhiều người Mỹ gốc Việt vì họ cho rằng hội đồng thành phố đã bất chấp ý dân. Trên 2000 người biểu tình phản đối trước tòa thị chính, kêu gọi hội đồng thành phố xét lại. Madison Nguyen, một trong những nghị viên bỏ phiếu ủng hộ tên "Saigon Business District", trở thành một mục tiêu chỉ trích của cộng đồng. Một số người kêu gọi cô từ chức và đang vận động bãi miễn Madison Nguyen. Sau nhiều cuộc biểu tình, hội đồng thành phố San Jose vào ngày 4 tháng 3 năm 2008 bầu 10-1 hủy quyết định chọn tên "Saigon Business District" trong một cuộc họp dài với hàng ngàn người tham gia. Tuy nhiên, hội đồng thành phố vẫn chưa chọn tên "Little Saigon" cho khu vực này.

    Tại San Francisco
    Kể từ đầu năm 2004 thành phố San Francisco đã chính thức thành lập khu "Little Saigon" trên đường Larkin giữa hai ngã tư đường Eddy và O'Farrell. Ở đây tập trung khoảng 2.000 người Việt trong tổng số 13.000 người Việt trên toàn thành phố. Hơn 80% các cơ sở buôn bán ở đây là của người Việt. Chính quyền đã thiết lập bảng chỉ dẫn trên đường và còn có kế hoạch xây cổng chào đón du khách tương tự như loại cổng dựng ở phố Tàu và phố Nhật San Francisco.

    Tại Houston, Texas
    Ngày 2 tháng 5 năm 2004, chính quyền địa phương đã chính thức đặt tên "Little Saigon" cho khu vực Midtown, với nhiều cơ sở thương mại của người Việt, nằm cạnh khu Downtown ở trung tâm thành phố Houston. Một trung tâm thương mại khác của người Việt là khu vực mới phát triển quanh Đại lộ Bellaire, phía Tây Nam thành phố.

    Tại Louisiana
    là nơi có nhiều người Việt Nam, nhiều người trước đây là ngư dân đánh cá. New Orleans có một số khu vực có tập trung các doanh nghiệp Việt-Mỹ. Lớn nhất trong số các cộng đồng này nằm xung quanh Village de L'Est, trong đó bao gồm khu dân cư và các tổ chức thương mại cũng như cơ sở tôn giáo như giáo xứ Mary Queen của Giáo hội Công giáo Việt Nam, Chùa Vạn Hạnh của Phật giáo, và Nhà hàng bánh nướng Đông Phương.

    Có một khu vực doanh nghiệp Việt Nam ở thủ phủ Baton Rouge, nằm gần khối 12.000 Đại lộ Florida Blvd (Hwy 190), trong đó bao gồm các nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, và các doanh nghiệp khác nhau.

    Năm 2008, Joseph Cao đã làm nên lịch sử sau khi được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ tại khu vực thứ 2 thường thiên về Đảng Dân chủ của bang Louisiana, bao gồm hầu hết New Orleans.
    Tại Philadelphia

    Một trong những khu phố Việt lớn nhất ở Philadelphia tập trung vào các giao điểm của đường Eighth Street và Washington Avenue ở Nam Philadelphia,[9] là "một trong những quần thể lớn nhất của người Việt Nam trên bờ biển phía đông"

    Hết

    nguồn:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Little_Saigon
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #1180
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2016
    Posts
    430
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Chắc nhìn thây XXG đẹp lão nên ngó chiêm ngưỡng! hahaha!!! biết đâu tình cho không biếu không

    Ừ! thiệt tình! Nhớ lại cái cảm giác bị gọi bằng chú lúc vừa qua tuổi 50, cảm thấy nó đau lòng làm sao ấy. Mãi mấy năm sau mới quen.
    Có tin vui giữa giờ tiệt vọng nè anh Hiệp.

    https://thewest.com.au/news/wa/pill-...-ng-b88424326z

    http://news.harvard.edu/gazette/stor...ellular-aging/

    Ráng chờ 3 năm nữa đi. May ra sẽ hết đau.
    Last edited by tư; 03-25-2017 at 08:26 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh