Register
Page 234 of 332 FirstFirst ... 134184224232233234235236244284 ... LastLast
Results 2,331 to 2,340 of 3313
  1. #2331
    Nhạc sĩ Ngọc Sơn

    Là một nhạc sĩ nổi tiếng trước 1975 tại Sài Gòn. Ông tên thật là Thái Ngọc Sơn, sinh ngày 14 tháng 9 năm 1934 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Đài Phương Trang là cháu của ông. Năm 15 tuổi, ông sáng tác 2 ca khúc đầu tiên là "Ngõ vào đời" và "Có những đêm buồn". Tuy nhiên cả hai bài đều không được chú ý. Sau đó ông tiếp tục tự học nhạc lý qua sách, đặc biệt là sách của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (xuất bản năm 1951). Ông được Trần Văn Trạch mời hát nhạc tân cho ban Sầm Giang nhưng được ít lâu sau thì thôi.

    Năm 1960, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ký hợp đồng với ông thâu âm 2 bài Ngõ vào đời và Có những đêm buồn vào đĩa nhựa Continental. Ông lại tiếp tục sự nghiệp sáng tác từ đây. Chủ đề tác phẩm của ông giai đoạn này có thể chia ra làm 3 phần: Nhạc tình yêu đôi lứa: Tiêu biểu là Hiện diện của em, Nét son buồn, Màu tím Pensée, Đẹp lòng người yêu (Ngọc Sơn - Tuấn Hải)... Nhạc thời chiến: Tiêu biểu là 100% (Ngọc Sơn - Tuấn Hải), Đường bay mùa ly loạn (Thiên Tường - Tú Nguyệt), Người mang mộng ước (Ngọc Sơn - Hoàng Trang)... Tân cổ: Ăn khế trả vàng (Ngọc Sơn - Yên Sơn), Đoàn chim cánh sắt (Ngọc Sơn - Yên Sơn), Đầu năm đi lễ (Ngọc Sơn - Yên Ba)...

    Sau khi thành công với sự nghiệp sáng tác, ông mở nhà xuất bản - hãng đĩa hát Dư Âm và lớp nhạc Ngọc Sơn trên đường Phạm Ngũ Lão. Lớp nhạc khoảng 400 người và nhiều người đã nổi danh như Giao Linh, Yến Linh, Đắc Chung, Phượng Vũ (tác giả Cánh thư mùa hạ)...

    Ngoài sáng tác nhạc, ông còn khá nhiều tài lẻ khác: Vẽ minh họa cho các tạp chí Sài Gòn trước 1975 Đóng phim/viết nhạc cho một số phim như Như giọt sương khuya, Như giọt mưa rơi, Vực nước mắt... Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp: là thành viên chính thức của hiệp hội nhiếp ảnh các nước Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam. Đây cũng là thú vui hiện nay của ông.

    Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Bình Thạnh, Sài Gòn và vẫn tiếp tục tham gia hoạt động nhiếp ảnh, viết nhạc phim cho đến nay.

    Mau tim pensée

    Ca si huong lan
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #2332
    Cuộc đời & sự nghiệp Trần Văn Trạch

    Trần Văn Trạch 1924- 1994), tên thật là Trần Quan Trạch, sinh tại làng Đông Hòa, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), trong gia đình có truyền thống nhạc cổ và sân khấu tuồng.

    Gia thế
    Ông cố tên Trần Quang Thọ, vốn là một nghệ nhân nổi tiếng trong ban nhạc cung đình Huế. Khoảng năm 1860, ông Thọ xin từ nhiệm và di cư vào Nam.

    Ông nội là nhạc sĩ Trần Quang Diệm (Năm Diệm, 1853-1925). Cha ông là Trần Văn Triều (Bảy Triều, 1897-1931) nổi tiếng trong giới cổ nhạc qua tiếng đàn kìm lên dây theo kiểu dây Tố Lan do ông sáng chế ra.

    Ông Trạch có người cô thứ ba tên là Trần Ngọc Viện (Ba Viện, 1884-1944). Bà biết hát nhiều điệu hát, biết sử dụng nhiều nhạc cụ dân tộc, nhưng điêu luyện nhất là đàn thập lục (đàn tranh) và đàn tỳ bà. Bà chính là người đã thành lập gánh hát Đồng Nữ Ban vào khoảng năm 1927, với một điểm đặc biệt là tất cả các diễn viên đều là nữ, một hiện tượng duy nhứt trong lịch sử hát cải lương miền Nam. Và bà cũng là người nuôi dạy ba người con của ông Triều, khi vợ ông Triều là bà Nguyễn Thị Dành (1899-1930) mất sớm. Sau, cả ba người cháu này đều thành danh, đó là GSTS Trần Văn Khê, quái kiệt Trần Văn Trạch và ca sĩ Trần Ngọc Sương.

    Phía bên ngoại, ông Trạch có cậu thứ năm tên là Nguyễn Tri Khương (1890-1962), tục gọi Năm Khương. Ông là cháu nội của danh tướng Nguyễn Tri Phương) và là một nhạc sĩ chuyên về sáo, lại thông hiểu về lý thuyết nhạc cổ. Cho nên khi bà Ba Viện lập gánh hát Đồng Nữ Ban, ông Khương trở thành soạn giả của gánh. Để phong phú thêm làn điệu, ông sáng tác ra những bài hát như: Thất trĩ bi hùng, Yến tước tranh ngôn, Phong xuy trịch liễu, Bắc Cung Ai... Và con của người cậu thứ tư (Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn My Ca (tên thật là Nguyễn Mỹ Ca), mất vào năm 1944 trong lúc kháng Pháp, người nhạc phẩm Dạ khúc, được nhiều người yêu âm nhạc buổi ấy biết đến.

    Nơi quê nhà
    Trần Văn Trạch là con trai thứ trong 3 người con của ông Trần Quang Triều. Ông có người anh là Trần Văn Khê và em gái út là Trần Ngọc Sương.
    Thuở nhỏ, Trần Văn Trạch theo học chữ ở Collège de Mỹ Tho (trường trung học Mỹ Tho) cho tới năm 18 tuổi (1942) thì rời ghế nhà trường.

    Ngay từ lúc nhỏ ông đã có năng khiếu về âm nhạc. Do vậy, ông sử dụng khá thành thạo đàn kìm và đàn tỳ bà. Tuy biết nhiều về cổ nhạc và có giọng hát ấm, nhưng ông lại thích tân nhạc hơn. Vì vậy, ông học đàn mandoline với anh là Trần Văn Khê và học đàn violon với Nguyễn Mỹ Ca, người anh cô cậu, và biết chơi thành thạo những bài nhạc Pháp thịnh hành thuở đó.

    Ngoài niềm đam mê về âm nhạc, ông Trạch cũng thích việc kinh doanh, nên có thời gian ông lập ra lò làm chén ở Vĩnh Kim. Nhưng sau một vài năm làm ăn không khá, ông bỏ nghề lên Sài Gòn kiếm sống.

    Đến Sài Gòn
    Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Pháp trở lại Việt Nam, những phòng trà được phép mở cửa trở lại. Bắng tài năng của mình, buổi đầu Trần Văn Trạch xin vào làm hoạt náo và hát tại dancing Théophile ở vùng Dakao. Sau khi có được một số vốn, ông xin mở một phòng trà nhỏ ở đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng).

    Trong thời gian này anh sống với người vợ Pháp và có một đứa con. Vì thế anh bị những người theo Việt Minh kết tội là Việt gian. May mắn được anh trai Trần Văn Khê kịp nhờ người bảo lãnh, nên ông Trạch mới được tha nhưng phải gia nhập vào Ban nhạc quân đội của Việt Minh, rồi cùng với anh, đi lưu diễn khắp miền Tây. Khoảng năm 1946-1947, Trần Văn Trạch không theo ban nhạc nữa, về Sài Gòn, cùng em gái là Trần Ngọc Sương mở quán nước tại khu Bàn Cờ (nay thuộc quận 3, TP. HCM) Nhằm câu khách, đôi khi ông Trạch hát những bài nhạc Pháp cho lính Pháp nghe, nên ông được bạn bè đặt cho anh một cái tên rất "Tây" là Tracco.

    Trong thời gian đi theo Ban nhạc quân đội, Trần Văn Trạch có quen nhạc sĩ Lê Thương (1914-1996). Phát hiện được khả năng hài tiềm ẩn trong con người ông Trạch, nên lần đầu tiên Lê Thương viết thử nghiệm một bài ca hài cho ông trình diễn. Ðó là bài Hòa bình 48 (1948)[2] hát nhái tiếng đại bác, tiếng máy bay ném bom...

    Được người nghe hoan nghênh, Lê Thương viết tiếp bài Liên Hiệp Quốc hát bằng tiếng Pháp, Anh, Nga, Tàu, bài Làng báo Sài Gòn[3] phê bình các nhà báo nói láo ăn tiền, chạy theo thực dân Pháp...và cũng do ông Trạch hát. Chính vì vậy, Lê Thương, Trần Văn Trạch... đã bị cảnh sát mời vào bót Catinat ở mấy ngày.

    Đến năm 1949, nhận thấy tân nhạc bắt đầu thịnh hành, Trần Văn Trạch nảy ra ý nghĩ mở Đại nhạc hội, là một chương trình văn nghệ bao gồm ca, vũ, nhạc, kịch, xiếc, ảo thuật...Với cách làm này, Trần Văn Trạch chinh phục được nhiều khán giả trên khắp mọi miền. Và kể từ đó cái tên đại nhạc hội bỗng trở nên phổ biến.

    Năm 1951, bắt đầu từ rạp Nam Việt, ông Trạch đưa ca nhạc vào các rạp chiếu bóng để diễn trước giờ chiếu phim chính. Cách làm này cũng được nhiều người xem hoan nghênh và cụm từ "chương trình văn nghệ phụ diễn" cũng ra đời từ đó. Cũng năm này, vì nhu cầu trình diễn, ông Trạch đã tự sáng tác ra những bản nhạc hài hước để tự mình trình diễn lấy. Bản nhạc Anh phu xích lô là sáng tác đầu tiên của ông:

    Có ai mà muốn đi tới Chợ Lớn
    Có ai mà muốn đi tới Chợ Mới
    Có ai mà muốn đi chóng cho mau tới
    Ê tôi xin mời lại đây.
    Chiếc xe này có bảo kiết thật chắc
    Bánh xe thì tốt thùng có bọc sắt
    Nếu khi mà có đụng phải xe jeep
    Quý ngài chẳng hề hấn gì...

    Thành công, kể từ đó cho tới ngày ký hiệp định Genève (1954) ông viết tiếp Cái tê lê phôn, Cái đồng hồ tay, Cây bút máy, Anh chàng thất nghiệp, Sở vòi rồng, Đừng có lo, Tôi đóng xi nê, Chiếc ô tô cũ, Chiến xa Việt Nam.. Và bài nhạc nào của ông cũng làm người nghe bật cười, thích thú...
    Tuy vậy, không phải ông Trần Văn Trạch chỉ sáng tác nhạc hài hước, đôi khi trong nhạc cũng pha lẫn chút triết lý, như bài Khi người ta yêu nhau:
    Khi người ta yêu nhau
    Yêu trong lúc bảy mươi tuổi đầu
    Thì không phải vì tiền đâu
    Nhưng mà chẳng còn bao lâu...

    Hoặc pha lẫn chút bi như bản Chuyến xe lửa mùng 5 (1952), kể lại chuyện đi thăm mẹ của một chàng trai. Lúc đầu, là những đoạn nhạc hài hước, với những tiếng động của nhà ga, của xe lửa... Nhưng đoạn cuối là một khúc bi ca, khi chàng trai ấy về đến nhà mới biết mẹ mình đã qua đời...

    Cũng trong năm này, ông đã sáng tác và hát bài Xổ số kiến thiết quốc gia, Nhờ bài hát này, tên tuổi ông càng được nhiều người biết đến. Trích:

    Kiến thiết quốc gia
    Giúp đồng bào ta
    Xây đắp muôn người
    Được nên cửa nhà
    Tô điểm giang san
    Qua bao lầm than
    Ta thề kiến thiết
    Trong giấc mộng vàng
    Triệu phú đến nơi
    Chỉ mười đồng thôi
    Mua lấy xe nhà
    Giàu sang mấy hồi...


    Dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm (1956-1963), nhạc sĩ Trần Văn Trạch sáng tác rất ít. Chỉ có một bài ca hài hước được ra đời. Đó là bài Ba chàng đi hỏi vợ.

    Ngoài nghiệp ca và sáng tác, Trần Văn Trạch còn đảm ban nhạc Sầm Giang trên đài phát thanh Pháp Á từ năm 1950 tới năm 1954.

    Ban Sầm Giang quy tụ một số nhạc sĩ có tên tuổi như cố nhạc sĩ Võ Đức Thu, Kháng Băng, Nghiêm Phú Phi, các ca sĩ có tiếng thời 1950, như: Ngọc Sương, Ngọc Hà, Tôn Thất Niệm, Linh Sơn, Mạnh Phát, Minh Diệu, Túy Hoa, Tâm Vấn... Đến năm 1953, có thêm những bộ mặt mới như nữ kịch sĩ Bích Thuận, Duy Trác, Tùng Lâm, ban Thăng Long và bé Bạch Yến.

    Trần Văn Trạch cũng đã cộng tác với nền điện ảnh Việt Nam ở trong giai đoạn phôi thai. Năm 1955, cộng tác với hãng phim Mỹ Phương bên Pháp, sản xuất được hai cuốn phim là Lòng nhân đạo (1955) và phim Giọt máu rơi (1956). Cả hai phim này ông đều đóng chung với nghệ sĩ Kim Cương.

    Sau khi rời hãng phim trên, Trần Văn Trạch cộng tác với người Hoa ở Chợ Lớn để lập hãng phim Việt Thanh, và tự làm đạo diễn cho hai cuốn phim về truyện cổ tích Việt Nam, đó là phim Thoại Khanh Châu Tuấn (1956, với Kim Cương và Vân Hùng) và Trương Chi Mỵ Nương (1956, đóng chung Trang Thiên Kim - La Thoại Tân).

    Năm 1957, lâm bệnh nặng suốt cả năm nên ông phải từ giã nghề điện ảnh.

    Năm 1960, Trần Văn Trạch sang Paris (Pháp) và thường xuyên hát tại nhà hàng La Table du Mandarin, Paris, quận 1.
    Lưu diễn khoảng sáu tháng, năm 1961, ông trở về Sài Gòn với một tiết mục mới là trò múa rối học được ở Pháp, hát thành công bản Chiều mưa biên giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông theo kiểu sound track (phần nhạc do ban nhạc của Pháp thu sẵn trên băng nhựa).

    Năm 1965 đến đầu năm 1975, Trần Văn Trạch là "ông bầu", chuyên tổ chức những chương trình nhạc trẻ phục vụ trong những night clubs dành cho lính Mỹ. Trong khoảng thời gian trên, ông có sáng tác một vài bản nhạc, nhưng không được thành công, như bài Highway 19 đặt theo điệu Long Hổ Hội, nhạc cổ nhưng lời bằng tiếng Anh và theo nhịp swing.

    Kể từ 30 tháng 4 năm 1975 và mấy năm sau đó, Trần Văn Trạch tạm sống một cuộc đời bình thường, thi thoảng cũng đi lưu diễn cùng với một số nghệ sĩ khác.

    Sang Pháp & mất
    Tháng 12 năm 1977, Trần Văn Trạch rời Sài Gòn sang định cư ở Paris (Pháp). Từ đó trở đi cho tới ngày từ trần, Trần Văn Trạch, từng nổi tiếng là quái kiệt, gần như tạm dừng công việc nghệ thuật, xoay ra làm nghề khác để kiếm sống.

    Ở hải ngoại, ông không chỉ sáng tác được một vài bài. Về sinh hoạt văn nghệ, ông cũng chỉ có bốn cuốn băng là Hài hước Trần Văn Trạch (Thúy Nga, Paris, 1982) Con đường hạnh phúc (Thanh Lan, 1983), và Allô Paris (Giáng Ngọc, Paris 1986). Về phía phim video, ông cũng có làm một cuốn kỷ niệm Hài hước Trần Văn Trạch (quận Cam, California, Hoa kỳ, 1983) và trong cuốn Thi ca nhạc kịch Việt Nam (Hà Phong thực hiện, Paris, 1984)

    Ngoài ra ông cũng có đi diễn cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ năm 1983 và 1986, ở Úc châu năm 1984... Trong những năm cuối cùng của cuộc đời, Trần Văn Trạch thường đi sang Hoa kỳ làm nghề quảng cáo trên đài Truyền hình Việt Nam ở Quận Cam.

    Tháng 2 năm 1994, do bị ung thư gan, ông trở về Paris và nằm chữa bệnh tại bệnh viên Thenon ở Paris. Trần Văn Trạch mất ngày 12 tháng 4 năm 1994, hưởng thọ 70 tuổi. Ông được an táng tại nghĩa trang Cimetière intercommunal ở Valenton, ngoại ô Paris của Pháp

    Một đoạn tự thuật
    “ Trong một đêm Noel, sau khi đã "chạy sô" khắp các sân khấu, hộp đêm ở Sài Gòn, người nghệ sĩ hài đi lang thang vô định trên đường phố bởi không biết về đâu. Nhà ai cũng sáng choang đèn nến và bữa ăn reveillon rộn rã chuỗi cười duy chỉ có người nghệ sĩ là... đứng dựa cột đèn, lắng nghe giọng hát hài hước, vui nhộn của chính mình phát ra từ một đĩa pick-up của ngôi nhà đang có tiệc tùng mà thấm thía nỗi tủi cực ở phía sau ánh đèn màu hào nhoáng...

    Bài hát
    • Chiếc đồng hồ tay
    • Tai nạn téléphone
    • Chuyến xe lửa mồng năm
    • Ba chàng đi hỏi vợ
    • Chồng đĩa hát cũ
    • Anh chàng thất nghiệp
    • Chiếc xe ô tô cũ
    • Ngày thể thao quốc tế
    • Bản nhạc tò ti
    • Đi xem hội chợ Sài Gòn
    • Vui buồn sân khấu

    Nhận xét
    “ Anh không để lại chiến công nên không có tượng đồng bia đá. Anh chỉ để lại tiếng khóc và niềm tiếc thương của bao người ái mộ.
    Như câu nói của danh nhân nào đó: "Khi mới chào đời, ta cất tiếng khóc trong khi mọi người thân chung quanh tươi cười. Ta hãy sống như thế nào để khi từ giã vĩnh viễn cõi đời, mọi người khóc còn mình thì mỉm cười ra đi."

    Ðó chính là cái còn và cái mất của Trần Văn Trạch cũng như bao nghệ sĩ tài danh vậy.

    Xồ Số kien thiet quoc gia
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 06-29-2019 at 02:17 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #2333
    Tai nan téléphone - Trần Văn Trạch
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #2334
    Dzũng Chinh (1941-1969), nguyên là một sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ trường Hạ sĩ quan của Quân lực VNCH, ông cũng là một Nhạc sĩ sáng tác nhạc vàng trong Xã hội Miền Nam trước năm 1975. Ông là tác giả bản nhạc Những đồi hoa sim phổ thơ Hữu Loan nổi tiếng ở Miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960.

    Tiểu sử
    Ông tên thật là Nguyễn Bá Chính,[3] sinh ngày 18 tháng 12 năm 1941 trong một gia đình trung lưu tại Bình Cang, Nha Trang, Khánh Hòa. Ông đã tốt nghiệp Trung học Đệ nhị cấp tại Nha Trang với văn bằng Tú tài toàn phần. Sau đó học lên Đại học Luật khoa ở Sài Gòn. Cũng trong thời kỳ này ông đã sáng tác bản nhạc Những đồi hoa sim. Vào thời điểm năm 1961-1962 bài hát này nổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung (được khán giả đương thời ưu ái gọi là "Con nhạn trắng Gò Công").

    Phục vụ Quân đội và sáng tác nhạc
    Đầu năm 1965, ông nhập ngũ vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Mặc dù có bằng Tú tài II, nhưng do trình diện nhập ngũ quá hạn tuổi quân dịch,[4] ông bị chế tài không được vào trường Sĩ quan nên phải theo học khóa Hạ sĩ quan Trừ bị tại trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang. Sáu tháng sau tốt nghiệp với cấp bậc Trung sĩ. Ra trường, ông được điều động về Trung đoàn 14 đồn trú tại Vĩnh Bình (Trà Vinh) thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh[5] do Đại tá Lâm Quang Thi làm Tư lệnh.

    Thời gian này, Nhạc sĩ Trúc Phương viết bài Để trả lời một câu hỏi tặng ông:
    “ Cho Dzũng Chinh, thằng bạn vai em, vì đời trôi dạt về miền quê hương tôi. Cho tất cả bạn hữu của Dzũng Chinh vùng KBC 3054. ”
    — Trúc Phương

    Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa
    Cuối năm 1966, vì có trình độ học vấn cao ông được cử đi học khóa Sĩ quan Đặc biệt tại Nha Trang (một lần nữa, ông lại được về học ở Quân trường Đồng Đế). Giữa năm 1967 ông tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy trừ bị. Ra trường, để được gần nguyên quán, ông xin về phục vụ tại Trung đoàn 44 đang trú đóng tại Sông Mao, Hải Ninh, Bình Thuận thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh đặt bản doanh ở Ban Mê Thuột do Đại tá Trương Quang Ân làm Tư lệnh. Ông được cử làm Trung đội trưởng Trung đội tác chiến thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 2 (thời điểm này Đại đội trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Chánh và Tiểu đoàn trưởng là Đại úy Ngô Văn Xuân).[6] Giữa năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu úy. Sau đó, Trung đoàn biết ông là một nhạc sĩ, nên bố trí cho ông về phục vụ ở Khối Chiến tranh Chính trị của Bộ chỉ huy Trung đoàn. Sau vì ông hay "dù" (xuất trại không có phép) về Phan Thiết để chơi với bạn bè, nên bị kỷ luật trả về Trung đội tác chiến.

    Giã từ vũ khí và âm nhạc
    Đêm ngày cuối tháng 2 năm 1969, Trung đội ông có nhiệm vụ chốt ở chân núi Chà Bang, Ninh Phước, đụng độ với một toán địch quân. Trong khi giao tranh, ông bị trúng đạn trọng thương. Ngay sau đó, ông được trực thăng của Mỹ tải thương về Quân y viện Phan Thiết nhưng vì vết thương quá nặng nên ông đã từ trần vào ngày 1 tháng 3 năm 1969 hưởng dương 28 tuổi. Ông được truy thăng cấp bậc Trung úy và được đưa về quê quán ở Nha Trang an táng.

    Người bạn của ông là nhạc sĩ Thanh Sơn nghe tin bạn mình mất có viết bài hát Đọc tin trên báo, thâu vào đĩa nhựa Thiên Thai 45 do Trúc Ly ca.

    Sáng tác
    • Những đồi hoa sim (thơ Hữu Loan)
    • Hai màu hoa (Dzũng Chinh - Bùi Tuấn Anh)
    • Tha La xóm đạo (thơ Vũ Anh Khanh)
    • Đêm dài chưa muốn sáng
    • Lời tạ từ
    • Hoa trắng tình yêu

    Nhung doi hoa sim

    Ca Si Phuong Dung
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #2335
    Tri ơn những chiến sĩ và quả phụ đã hy sinh cho "thế giới tự do" chống lại "chủ nghĩa cộng sản".


    ***

    Hoa phượng tím Jacaranda ở Nam California.

    Hồ Thanh Nhã

    Hoa phượng đỏ nở báo hiệu mùa Hè đang tới ở quê hương Việt Nam. Nhưng tại Mỹ nhất là ở nam California thì mùa Hè về khi ta thấy hoa phượng tím nở rộ ven đường phố Nam California. Phượng tím có tên khoa học là hoa Jacaranda. Đó là một cây to có hoa màu tím phát xuất từ Nam và Trung Mỹ. Được trồng nhiều ở California và Florida. Vào mùa hè ta cũng thấy loại hoa nầy trên vài con đường ở thành phố Đà Lạt, thành phố mộng mơ của Việt Nam. Ở Nam California người ta trồng nó ven đường làm bóng mát và những nơi công cộng như công viên, trường học...

    Mùa Hè là mùa thi, mùa ra trường của các trường Trung học, Đại học, cũng là mùa hoa phượng tím nở rộ khắp các đường phố ở Nam California. nhiều con đường ta thấy phủ toàn một màu tím rất thơ mộng. Hoa tím giăng giăng rơi rụng khắp phố. Nhiều người yêu thích loài hoa phượng tím Jacaranda, nhưng cũng có người không thích vì loại hoa nầy có chất keo, thường rụng bám vào xe, để lại vết dơ khó chùi sạch. Nhà nào có trồng cây phượng tím trước nhà thường phàn nàn vì hoa rụng đầy sân, rất cực khi quét dọn.

    Những chiếc mũ đen tung lên
    Dưới tàng hoa phượng tím …

    Hai câu thơ trên kể về chuyện tình ngày xưa của một bà giáo già. Chàng và nàng cùng học chung và cùng tốt nghiệp vào một ngày Hè ở Đại học Irvine – nam California (Đại học UCI). Họ yêu nhau và thành hôn sau đó. Khi đứa con gái đầu lòng của họ tròn tuổi thôi nôi thì người cha bị động viên vào quân ngũ, được gởi sang chiến trường Việt Nam và vĩnh viễn nằm lại ở miền đất xa xôi nầy. Cái chết của chàng trai để lại cho người vợ trẻ và đứa con thơ những nổi đau không bao giờ hàn gắn được. Niềm đau đó kéo dài nhiều chục năm sau cho tới ngày người vợ trẻ ngày xưa bây giờ trở thành bà giáo già tới tuổi hưu. Người con gái có gia đình ở xa và bà giáo già cô độc đi vào nhà dưỡng lão. Chiếc Taxi đã đưa bà già ghé thăm lại những nơi còn để lại trong lòng bà những dấu ấn không bao giờ quên được như : mái trường cũ, ngôi giáo đường, bến tàu nơi tiễn người chiến sĩ lên đường đến chiến trường Việt Nam, bức tường đá đen …Và chặng cuối của đời bà giáo già …là nhà dưỡng lão :


    Chặng cuối

    Chiếc Taxi đưa bà giáo già
    Vào nhà dưỡng lão
    Ghé lại ngôi trường tiểu học ngoại ô
    Bà lão thấy gì đây !
    Tường rêu lá úa
    Cô bé sún răng cười toét nhảy cò cò
    Con bé lớn dần
    Chiều sương sớm gió
    Có những ngôi trường qua suốt tuổi thơ
    Cũng có bạn bè đổi trường đổi lớp
    Bạn hữu đi rồi
    Cũng có người ở lại
    Ở lại trọn đời chung bước chung đôi
    Những chiếc mũ đen tung lên
    Dưới tàng hoa phượng tím
    Nụ cười tươi ngời sáng buổi ra trường
    Chiếc Taxi rẽ vào giáo đường lặng lẻ
    Ở đó ngày xưa
    Ừ nhỉ ngày xưa !
    Hai bóng song song quì bên tượng chúa
    Ngày tân hôn đẹp sắc nắng hoàng hôn
    Năm tháng đi qua
    Chan hòa hạnh phúc
    Đứa con gái chào đời quá đổi là vui
    Ngày con bé thôi nôi
    Người cha bước vào quân ngũ
    Từ đấy chia xa
    Từ đấy ngậm ngùi
    Chiếc Taxi đưa tiếp cụ bà ra bến tàu lộng gió
    Mẹ bồng con đưa tiễn người đi
    Lớp lớp người trai cùng đi ra biển
    Cùng đến chiến trường
    Xa tít Việt Nam
    Hai chữ Việt Nam
    Như lời nguyền trên đá
    Mà ngàn người trai đi mãi không về
    Quan tài đi bên
    Hai hàng lính gác
    Gói kỹ vật về lại gia đình
    Mờ nhạt dấu quân bưu
    Người trở về
    Có khi chỉ là cái tên
    Có khắc năm sinh và ngày mất tích
    Tường đá đen sừng sững lạnh lùng
    Năm mươi tám ngàn tên người chi chít
    Ngần ấy gia đình
    Vĩnh viễn chia xa
    Những bàn tay trẻ thơ mò mẩm kiếm tên cha
    Vết khắc còn sâu trên mặt đá
    Tê tái lớp da ngà
    Đứa bé lên ba
    Bên tiếng nấc nghẹn ngào người mẹ
    Ôi chiến tranh !
    Dấu chấm than lạnh lùng áo não
    Chiếc Taxi dừng trước nhà dưỡng lão
    Bà cụ bước xuống xe
    Chặng cuối đây rồi !
    Bà đứng bồi hồi
    Đảo mắt nhìn quanh
    Lá úa mùa thu bay lả tả bên thềm
    Trong ví còn bao nhiêu tiền
    Bà đưa hết cho người tài xế
    Cười hiền hòa : cầm lấy mà tiêu !
    Tôi không cần nữa đâu
    Chặng cuối đây rồi !
    Người tài xế đứng ngậm ngùi
    Cho tới khi bóng bà cụ già khuất sau cánh cửa …

    https://vietbao.com/p112a295953/mua-ha
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 07-02-2019 at 02:43 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #2336
    Phượng Vũ (sinh ngày 24 tháng 9 năm 1947) là một ca sĩ, nhạc sĩ. Ông là tác giả của một số ca khúc được nhiều người biết đến trước năm 1975 như: Cánh thư mùa hạ, Rừng ái ân, Áo nhà binh. Ngoài ra, ông còn là anh ruột của nữ nhạc sĩ Khúc Lan.

    Thân thế cuộc đời

    Ông tên thật là Trần Gia Bửu, con một gia đình trung lưu, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1947 tại làng Tân Lập Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Từ nhỏ ông đã được gia đình cho theo học hàm thụ âm nhạc tại trường École Universelle tại Pháp. Nghệ danh Phượng Vũ là tên do nhạc sĩ Ngọc Sơn - thầy của ông đặt và cũng vừa là cung mệnh tử vi sao Vũ Khúc và sao Phượng Cát của ông.

    Năm 1965 ông theo học Kiểm sự Thủy Lâm chuyên Ngư nghiệp Lục địa tại trường Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ. Năm 1966, ông trúng tuyển ca sĩ do Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức tại rạp Hưng Đạo. Hãng đĩa Dư Âm lập tức mời ông cộng tác với cả vai trò sáng tác và ca sĩ. Năm 1972, ông về mở lớp nhạc ở Cần Thơ.

    Sau năm 1975 thì lớp nhạc bị rút giấy phép nên ông tham gia hát trong đoàn Tiếng Ca Sông Hậu, Nghệ thuật Hoàng Biếu, Trường Sơn, Ngọc Giao... Đến năm 1988, ông vượt biên sang Mỹ, được nhạc sĩ Nam Lộc bảo trợ về Little Saigon. Tại đây, Phượng Vũ vừa hát vừa sáng tác cho các trung tâm băng nhạc Phượng Hoàng, Giao Linh, Hải Lý, Mai Vy... Hiện nay ông là chủ một phòng thu và ban nhạc cùng tên.

    Cánh thư mùa hạ

    Một nữ sinh Nông Lâm Súc Cần Thơ tên THC là tác nhân chính trong bản nhạc "Cánh thư mùa hạ" do nhiều ca sĩ hát, và thu thanh lần đầu bởi Duy Khánh năm 1972 trong băng nhạc Thương Ca. Phượng Vũ sáng tác bài này năm 1970 tại Gò Công để nhớ về trường NLS Cần Thơ. Trong thời gian này, ông là giáo sinh trường NLS Gò Công ở trường cộng đồng Vĩnh Thạnh, Gò Công. Ông tâm sự "hoa phượng" là hư cấu cho có vẻ học trò thơ mộng chứ trường NLS Cần Thơ không có hoa phượng.

    Tác phẩm
    CD
    Hương Bưởi Nhà Em (Giao Linh, Phượng Vũ)
    • Thương Thầm Tà Áo Tím (Hương Lan, Phượng Vũ)
    • Mẹ Là Ánh Sáng (Hương Lan, Bảo Trân, Phượng Vũ)
    • Mùa Xuân Nguyễn Thị (Giao Linh, Hương Lan, Phượng Vũ)
    Tác phẩm
    Đến nay ông sáng tác được hơn 80 ca khúc, nhiều ca khúc đã nổi tiếng từ trước 1975.
    • Áo nhà binh
    • Cánh thư mùa hạ (1970)
    • Chiếc khăn màu tím (1970)
    • Chuyện tình màu hoa tím


    Ao nha binh – Phuong vu

    Ca si truong vu
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 07-10-2019 at 08:34 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #2337
    Hùng Lân (1922 - 1986) là một nhạc sĩ Việt Nam danh tiếng, tác giả những ca khúc "Hè về", "Khỏe vì nước", "Việt Nam minh châu trời đông" (đảng ca của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng). Ông cũng là một giáo sư giảng dạy âm nhạc uy tín và là người khởi xướng dùng tiếng Việt để hát thánh ca, ông cũng là tác giả đặt lời Việt cho bài "Silent Night" nổi tiếng với tựa đề Đêm thánh vô cùng.

    Thân thế

    Hùng Lân tên thật là Hoàng Văn Cường, nhưng do nhầm lẫn, giấy khai sinh ghi là Hoàng Văn Hường, sau lại đổi là Hoàng Văn Hương. Ông sinh ngày 23 tháng 6 năm 1922 tại phố Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong một gia đình Công giáo. Ông là người con thứ 4 trong gia đình có 11 anh chị em. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Nhạ, người Phủ Lý, Hà Nam. Cha ông vốn là người họ Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thiện, người làng Hương Điền (?), tỉnh Sa Đéc. Vốn ông nội của ông là Nguyễn Minh Châu từ Sa Đéc ra Hà Nội làm việc, mang theo ông Thiện. Sau khi ông Châu trở về Sa Đéc thì gửi lại ông Thiện cho một người bạn ở Sơn Tây là Hoàng Xuân Khoát. Về sau, ông Thiện được ông Khoát nhận làm con và cho đổi sang họ Hoàng. Từ đó, ông Thiện và các con sau này đều mang họ Hoàng.[1]

    Thời niên thiếu

    Xuất thân trong gia đình Công giáo, vì vậy từ nhỏ ông đã chịu phép Thanh Tẩy và mang tên thánh Phêrô. Năm 1928, ông theo học tại trường tiểu học Gendreau.[2] Ngay từ năm 8 tuổi, ông đã bắt đầu học nhạc với linh mục người Pháp P. Depautis (còn gọi là Cố Hương) và được tuyển vào ban hợp xướng Nhà thờ Lớn Hà Nội. Năm 1931, ông theo học bậc trung học tại trường dòng Lasan Puginier (còn gọi là trường Các sư huynh Dòng Thiện Giáo - Frères des Ecoles Chrétiennes de La Salle). Năm 1934, ông học nhạc dưới sự hướng dẫn của linh mục J. Bouis tại Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên ở Phú Xuyên, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), rồi sau đó là Đại chủng viện Xuân Bích (Saint Sulpice) ở Hà Nội.

    Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc

    Ngay từ khi còn học nhạc ở Đại chủng viện Xuân Bích, ông và nhóm sinh viên Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do ông làm Đoàn trưởng. Trong suốt thời gian 30 năm, Nhạc đoàn đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, trong đó Hùng Lân cũng có phần không nhỏ. Thời gian này, ông bắt đầu dùng bút danh Nam Hoa, Lâm Thanh để sáng tác nhạc. Năm 1943, ông sáng tác nhạc phẩm Rạng đông, được giải thưởng của Hội Khuyến học Hà Nội. Năm 1944, ông sáng tác bài hát Việt Nam minh châu trời đông, được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc trong năm đó. Tác phẩm này sau được Đảng Đại Việt dùng làm đảng ca.

    Liên tiếp trong hai năm 1945 - 1946, mẹ rồi đến cha của Hùng Lân qua đời. Ông phải bỏ học để có điều kiện lo lắng cho gia đình vì các em còn nhỏ. Năm 1945, ông nhận dạy học ở trường Kẻ Giảng (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số. Trong nhà thờ Kẻ Sở của vùng này, bấy giờ có một cây quản cầm (harmonium) rất tốt và ông thường dùng để sáng tác nhiều bài hát và về sau trở nên nổi tiếng. Cũng trong thời gian này, bút hiệu Hùng Lân ra đời, được ghép từ hai tên của người em thứ năm và thứ tám của ông. Sau đó, ông nhận làm giáo sư dạy âm nhạc tại trường Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội.

    Năm 1946, ông đã viết một bài hát hưởng ứng với tên gọi "Khỏe vì Nước". Bài hát nhanh chóng được phổ biến và trở thành bài hát chính cho phong trào thể dục thể thao. Ngày 26 tháng 5 năm 1946, nhân ngày hội khỏe đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thanh niên và Tự vệ Thủ đô Hà Nội đã trình diễn bài thể dục đồng diễn trên nền bài Khỏe vì Nước. Từ đó, cái tên Hùng Lân trở nên nổi tiếng.
    Khi cuộc Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ở Hà Nội, ông cũng theo kháng chiến một thời gian. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, ông đành rời chiến khu trở về Hà Nội tiếp tục dạy học. Năm 1948, ông dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1949, ông cho xuất bản sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên Cây Đàn Sống được Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội ấn hành. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời các bộ sách Giáo khoa Âm nhạc cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ.[3] Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.

    Hoạt động âm nhạc tại miền Nam

    Sau Hiệp định Genève 1954, Hùng Lân di cư vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca vũ nhạc Phổ thông Sài Gòn và cũng là trưởng ban Phát thanh Nha Tổng Giám đốc Thanh niên và Thể thao Sài Gòn. Từ năm 1957, ông là giáo sư dạy môn Ký xướng âm của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Cùng thời gian đó, ông ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1963.

    Cùng năm đó, ông về làm việc tại Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục. Năm 1965, ông được bổ nhiệm chức Chủ sự Phòng Phát thanh Học đường, Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn. Năm 1967-1968, ông được cử đi tu nghiệp một khóa ngắn hạn tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông tại Đại học Syracuse, tiểu bang New York (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Việt Nam, ông đã xây dựng chương trình Đố vui để học do Trung tâm Học liệu phát hình lần đầu vào năm 1969 trên Đài Truyền hình Việt Nam.

    Từ năm 1971 cho đến năm 1975, ông về Trường Sư phạm thuộc Đại học Đà Lạt dạy môn Sư phạm Âm nhạc.

    Sự nghiệp cuối đời

    Sau 1975, ông trở về tư gia tại đường Nguyễn Văn Thủ, Thành phố Hồ Chí Minh. Do có thời gian tham gia kháng chiến nhưng lại trở về, ông thường xuyên gặp phải sự nghi kỵ của nhiều quan chức trong chính quyền mới. Bài hát "Khỏe vì Nước" của ông một thời gian bị cấm vì là bài hát của "tên phản bội". Tuy nhiên, do uy tín quá lớn của ông và sự can thiệp của nhiều học trò cũ của ông, nên ông không bị làm khó dễ. Ông tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia cho đến tận khi qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1986.

    Âm nhạc

    Những sáng tác của Hùng Lân thường là các bản nhạc vui trẻ, như "Hè về", "Xóm nghèo"... Ông rất ít viết các bản tình cảm ủy mị, nhưng cũng để lại một vài bài như "Hận Trương Chi", "Sầu lữ thứ"...
    Theo nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc phẩm của Hùng Lân có thể tạm chia ra ba loại:
    • Loại tình cảm cá nhân như "Sầu lữ thứ", "Hận Trương Chi"... Bài thứ hai không đặc sắc lắm vì đáng lẽ phải tả tình (anh Trương Chi hay cô Mỵ Nương) thì Hùng Lân chỉ tả cảnh.
    • Loại tình cảm thiên nhiên như "Vườn xuân", "Trăng lên", "Một mùa xuân huyền ảo"... Tác giả là nhà mô phạm nên ca khúc không đủ lãng mạn tính của thời đại nên không quyến rũ người nghe.
    • Loại kêu gọi thanh niên như "Rạng đông", "Tiếng gọi lên đường", "Hè về", "Khoẻ vì nước", "Mùa hợp tấu", "Việt Nam minh châu trời đông"... Về sau, những bài này được in ra trong hai nhạc tập mang tên Đời trai và Học sinh, dành riêng cho thanh, thiếu niên và nhi đồng, khi ông làm việc cho Trung tâm Học liệu của Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là loại ca khúc thành công nhất của Hùng Lân.
    Theo tài liệu của gia đình và các bạn bè, Hùng Lân có khoảng 900 tác phẩm và rất nhiều bản đã bị thất truyền. Có thể kể ra một số bài nổi tiếng như "Rạng đông" được viết năm 1943, được giải thưởng Sáng tác của Hội Khuyến nhạc Hà Nội. "Việt Nam minh châu trời đông", được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc năm 1944, được đề cử làm quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa. Cùng các ca khúc như "Khoẻ vì nước", "Cô gái Việt'"...

    Về thánh ca, ngoài tác phẩm "Ca vang lời Chúa 1, 2 và 3", nhạc sĩ Hùng Lân còn 80 bài Thánh Vịnh ứng tác. Ông cũng là người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong thánh ca. Ông chính là người viết lời Việt cho bài "Silent Night" nổi tiếng với tên "Đêm thánh vô cùng". Năm 1945, Hùng Lân người sáng lập Ca đoàn Lê Bảo Tịnh tại Hà Nam.

    Ông cũng viết khá nhiều nhạc cho nhi đồng, nổi tiếng là những bài "Em yêu ai", "Thằng Tí sún", "Con cò", "Ông trăng thu"... Tập nhạc Vui ca lên là nhạc Hùng Lân biên soạn cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Hùng Lân cũng đã phụ trách chương trình Phát thanh Học đường cho trẻ em, thiếu niên ở đài phát thanh Sài Gòn VTVN.

    Nhạc sĩ Hùng Lân cũng là người nghiên cứu, viết nhiều cuốn sách về âm nhạc. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông. Theo một bài báo trên của tờ Thanh Niên: "Một trong những người tham khảo tài liệu nhiều nhất để soạn nhạc lý là nhạc sĩ Hùng Lân để nghiên cứu đề xuất một phương pháp mới dạy nhạc cho thanh niên vào năm 1979".

    Tác phẩm
    Sách
    • 1970: Tìm hiểu dân nhạc Việt Nam
    • 1971: Nhạc ngữ Việt Nam
    • 1972: Tìm hiểu dân ca Việt Nam (giải nhất Biên khảo Nghệ thuật)
    • 1973: Vui Ca Lên 1 và 2
    • 1975-1986: Nhạc lý tân biên (Di cảo)
    Sách giáo khoa âm nhạc của giáo sư Hùng Lân đã xuất bản:
    • 1952: Giáo khoa âm nhạc (giải thưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa)
    • 1960: Nhạc lý toàn thư
    • 1964: Hỏi và đáp nhạc lý, nhạc hòa âm và nhạc đơn điệu
    • 1974: Thuật sáng tác ca khúc, Sư phạm âm nhạc thực hành
    Ngoài ra ông còn soạn 100 bài viết cho phong cầm (Accordion) độc tấu hay đệm nhạc.

    HÈ VỀ (Sáng tác 1945)

    Trời hồng hồng. Sáng trong trong. Ngàn phượng rung nắng ngoài song.
    Cành mềm mềm. Gió ru êm. Lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên.
    Đàn nhịp nhàng. Hát vang vang. Nhạc hòa thơ đón hè sang.
    Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ.
    Hè về trong tiếng sáo dìu dật dờ.
    Hè về gieo ánh tơ...
    Bâng khuâng nghe nắng đùa mây thắm, đàn chim cánh đo trời.
    Phân vân đôi mái chèo lữ thứ, thuyền ai biếng trôi.
    Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo dốc chân đồi.
    Thanh thanh hương sen nồng ướp gió trăng khi chiều rơi.
    Hè về! Hè về! Nắng tung nguồn sống khắp nơi.
    Hè về! Hè về! Tiếng ca nhịp phách lên khơi.
    Đầu ghềnh suối mát. Reo vui gièo giạt..
    Ngợp trời gió mát. Ven mây phiêu bạt.
    Hồn say ý chơi vơi. Ngày xanh thắm nét cười. Lòng tha thiết yêu đời.
    Đây suối trăng rừng thơ! Đây gió nhung thuyền mơ.
    Đây phím ngọc đường tơ! Đây từ nhạc ngàn xưa.!
    Hè về! Non nước yêu yêu. Hè về nắng thông reo.

    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  8. #2338
    Người Việt ở Mỹ nghỉ hưu: ‘Còn sức khỏe, là còn làm việc’

    Tâm An/Người Việt
    July 12, 2019

    SANTA ANA, California (NV) – “Lấy kinh nghiệm từ bản thân, khi gặp bạn bè hay bất kỳ ai, tôi luôn khuyên họ hãy đừng nghỉ hưu sớm. Hãy làm việc đến khi nào không làm được nữa thì thôi.”

    Ông Minh Trần, 70 tuổi, ở Santa Ana, Nam California, bày tỏ như vậy khi được hỏi rằng “có nên nghỉ hưu sớm hay không?”

    Ông Minh Trần cũng như nhiều người khác đều có chung quan niệm là không nên nghỉ hưu theo nghĩa là không làm gì cả, trừ khi sức khỏe không cho phép. Bởi nghỉ hưu sớm sẽ đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe, thu nhập và đời sống.

    Về hưu nhưng không ngừng công việc

    Cách đây năm năm, ông Minh Trần đột nhiên bị bệnh, buộc phải nghỉ hưu sớm. Vì chưa chuẩn bị trước nên ông “bị khủng hoảng tinh thần vì thời gian rảnh rỗi quá nhiều.”
    Ông Minh cho hay: “Tôi cảm thấy cuộc sống nhàm chán và buồn bã trong một thời gian dài, rồi đi học đủ thứ để giết thời gian. Sau này, tôi đi chọn nghề lái xe taxi. Mặc dù lương hưu đủ sống và các con đã trưởng thành, có thể phụ giúp nhưng tôi vẫn đi làm cho vui.”

    Cùng suy nghĩ như ông Minh, bà Lan Anh Nguyễn, 68 tuổi, ở Cypress, từng là một chuyên gia về thiết kế đồ thể thao tại Los Angeles.

    Bà Lan Anh kể: “Tôi về hưu được một năm. Thực ra thì tôi bị hãng cho nghỉ việc chứ không phải tôi chủ động nghỉ. Tôi rất yêu nghề và đã sống với nghề mấy chục năm nay. Tự nhiên ‘bị nghỉ hưu’, tôi rơi vào hụt hẫng và thất vọng. Điều tôi lo ngại nhất là thu nhập giảm hẳn. Lương hưu chỉ đủ cho tiền trả góp nhà, tôi phải rút từ tiền tiết kiệm để bù vào chi tiêu, nhưng tiền tiết kiệm không nhiều.”
    Hoàn cảnh của bà Lan Anh tương tự nhiều người nghỉ hưu nhưng không đủ sống. Trong bối cảnh giá thuê nhà ở Nam California không ngừng tăng, nhiều người đang phải sống chật vật. Đặc biệt là những người độc thân, ốm yếu không còn sức lao động, đang ở trong các khu mobile home hoặc apartment thuê mướn.

    Bà Hồ Kim Lan, 80 tuổi, cư dân khu Bali-Hi Mobile Homes Lodge ở Santa Ana, tâm sự: “Thu nhập của tôi chỉ có hơn $900/tháng mà hiện nay tiền thuê đất và điện, nước lên tới $860/tháng. Chồng tôi đã mất, tôi chỉ còn có một mình. Tiền tiết kiệm không có, tôi không còn đủ tiền để sinh sống, phải nhờ con cháu mua gạo, mua rau cho.”

    Không có cách nào khác hơn là phải tiếp tục làm việc để có thêm thu nhập, bà Lan Anh Nguyễn cho biết: “Tôi cũng đã đi nộp đơn xin việc nhiều nơi, cho dù với mức lương thấp, tôi cũng vui vẻ, chỉ để được làm việc. Nhưng không thấy người ta gọi. Có lẽ trở ngại lớn nhất là tuổi tác nên họ không tuyển dụng. Tôi thực sự chưa muốn nghỉ hưu.”

    Với những người lương hưu không đủ sống thì phải tiếp tục làm việc là lẽ đương nhiên. Nhưng ngay cả những người có dư dả tiền bạc, họ vẫn muốn làm việc vì những lý do khác nhau, đa phần là để giữ cho tinh thần minh mẫn, cho cuộc sống họ có ý nghĩa.

    Là một người làm việc chăm chỉ 10 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần, ông Sỹ Nguyễn, chủ một văn phòng dịch vụ tư vấn luật ở Santa Ana tâm sự: “Người thân luôn muốn tôi nghỉ hưu để có thời gian đi du lịch, hưởng thụ. Nhưng tôi vẫn thấy mình có đủ trí tuệ, minh mẫn để làm việc hiệu quả, thì tại sao lại nghỉ hưu?” Trong khi chính phủ quy định tuổi nghỉ hưu là 67, nhưng ông Sỹ chưa nghĩ tới việc nghỉ hưu dù đã ở tuổi 70.

    “Tôi làm việc không phải vì tiền, vì mưu sinh cuộc sống. Tôi làm việc để ‘enjoy’ cuộc đời, để giúp người khác thoát khỏi những vấn nạn của họ về nhiều mặt của đời sống như nợ nần, li dị, phá sản, tranh chấp tài sản… Tôi luôn tâm niệm rằng, mình làm những việc hữu ích cho xã hội, thì mình sẽ được nhận lại những phước đức cho mình và cho con cháu. Chính vì thế tôi giữ được sức khỏe và nhiệt huyết trong công việc.”
    Nói chuyện về nghỉ hưu, nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên, chia sẻ: “Còn sức khỏe thì mình còn làm việc. Mục đích của tôi là làm việc đặng có tiền để mà làm từ thiện. Tôi giúp đỡ những em bé mồ côi, khuyết tật ở Việt Nam và ở Cao Miên trong nhiều năm qua. Châm ngôn của tôi là ‘khi mình thương một ai đó, thì mình không cần nói ra mình thương, mà người ta cần gì mình giúp thì đó là thể hiện tình thương rồi.’”

    Mặc dù đã quá tuổi nghỉ hưu hàng chục năm, nhưng bà Kiều Mỹ Duyên vẫn say mê làm việc. Có khi bà làm tới 15 tiếng một ngày. Bên cạnh nghề ký giả, bà còn là một nhà kinh doanh bất động sản dày dạn kinh nghiệm từ năm 1980.

    Mặc dù có thu nhập cao nhưng bà sống rất giản dị: không trang sức, không đồ hiệu, không nhà đẹp xe sang. Tài sản của bà chỉ là những tấm hình, kỷ niệm về những chuyến đi khắp thế giới và những chuyến từ thiện không biết mệt mỏi.

    Bà tâm sự: “Cuộc sống có ý nghĩa là cuộc sống giúp được người khác, giúp một cách chân thành không vụ lợi. Tuy vậy, tôi xũng xin chia sẻ với quý vị là phải để ý đến sức khỏe của mình, có triệu chứng bệnh thì đến ngay bác sĩ, đừng để quá chậm trễ.”

    Về hưu là để làm những việc mình thích, chứ không nên để “nhàn cư vi bất thiện.”

    Khác với những người kể trên, ông Tường Nguyễn, 70 tuổi, ở Irvine, lại chủ động lựa chọn về hưu ở tuổi 67. Ông là một kỹ sư thiết kế công trình, làm việc cho chính phủ tại Los Angeles. Hàng ngày ông phải đối mặt với nạn kẹt xe, công việc căng thẳng, áp lực và giờ giấc bó buộc. Ông đã chủ động xin về hưu nhưng không phải để an hưởng mà là để khởi đầu một sự nghiệp khác.

    Ông Tường cho biết: “Tôi đã đi học rất nhiều lớp học để lấy chứng chỉ về nghề xây cất, sau đó tôi mở công ty riêng để làm những việc mà tôi thích.”

    “Tôi có một vài người bạn, khi nghỉ hưu họ cũng có một số tiền dư dả, nên họ đã không làm việc nữa. Có điều, thay vì thư giãn, giải trí lành mạnh, họ lại rơi vào cảnh ‘nhàn cư vi bất thiện’ như ăn chơi, bao mấy cô trẻ đẹp đi vũ trường, đi casino. Có người về Việt Nam, ham cưới vợ trẻ rồi bảo lãnh qua, nhưng rồi họ lại gặp cảnh ‘tán gia bại sản.’”

    Ông Tường Nguyễn nói thêm: “Khi nghỉ hưu, quý vị đừng bao giờ để cho mình rơi vào trạng thái nhàn rỗi, không có gì để làm. Ai đang có hạnh phúc gia đình thì lo giữ hạnh phúc. Ai độc thân thì phải luôn giữ cho mình được khỏe mạnh, lạc quan, năng động. Ít nhất thì cũng nên đi tập thể dục, đi học hát, học khiêu vũ hay làm vườn, du lịch, nấu ăn. Nói chung là làm tất cả những thú vui lành mạnh mình thích. Tốt hơn cả là đi làm từ thiện. Kết bạn với người có suy nghĩ tích cực để cho tâm hồn mình trẻ trung.”

    Chứng kiến nhiều người khi về hưu, lương không đủ sống, cũng có người về già thì tiền tiêu không hết nhưng lại ăn tiêu phung phí, xa hoa,… nên ông Tường chiêm nghiệm.

    “Khi còn trẻ, nên để dành tiền càng nhiều càng tốt vào các chương mục như 401K, HSA hoặc đầu tư nhiều nơi khác nhau, đừng tiêu xài hoang phí. Khi về già, nếu có điều kiện, có tiền bạc, thì cũng nên biết cho đi. Cho đi nhiều sẽ nhận lại nhiều, cho tất cả sẽ nhận lại tất cả. Đó là phước đức. Tôi ngẫm thấy rằng, giàu có hay tiền bạc không làm người ta sống lâu, sống khỏe mà là nhờ phước đức. Bởi khi chết đi, tiền bạc không mang đi theo được, chỉ có phước đức là mang theo được.”

    Ông Đào Trung ở Anaheim, 79 tuổi, từng làm nhân viên xã hội tại trung tâm vùng Orange County. Nghỉ hưu đã 10 năm nhưng ông vẫn minh mẫn và rất hài hước, yêu đời. Ông nói: “Không có điều gì tôi thích hơn là được nghỉ hưu. Có mời tôi ở lại làm tôi cũng từ chối. Tôi để dành thời gian làm việc tôi yêu thích đó là đọc sách và viết sách.”

    Tình trạng chung trên toàn nước Mỹ

    Các vấn đề về bệnh tật phát sinh, khủng hoảng tinh thần, thiếu hụt tài chính khi nghỉ hưu,… không chỉ xảy ra đối với cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ mà đó cũng là tình hình chung toàn quốc.
    Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) hôm 21 Tháng Từ vừa qua có bài: “The Case Against Early Retirement” của tác giả Richard W. Johnson trong đó có trích dẫn nghiên cứu của bà Maria Fitzpatrick tại đại học Cornell University và nghiên cứu của ông Timothy Moore tại đại học University of Melbourne, cho thấy tình trạng này.

    “Ở Mỹ, tỷ lệ người bị bệnh và qua đời ở độ tuổi nghỉ hưu sớm (tuổi 62) tăng hơn 2% so với các độ tuổi khác, nhất là với đàn ông.”

    Lý do bài báo nêu ra là bởi vì đàn ông khi nghỉ hưu, có thời gian rảnh rỗi thường hay bị sa đà vào các tệ nạn hút thuốc lá, say xỉn và ăn ngủ không điều độ. Còn phụ nữ thường hay bị trầm cảm, buồn bã, cô đơn. Ngoài ra những người nghỉ hưu thường phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính, cuộc sống chật vật không đủ chi tiêu. Vì thế nhiều người cao niên phải tiếp tục kiếm việc làm nhưng không dễ gì kiếm được.
    Nghiên cứu của Alice Zulkarnain và Matthew Rutledge tại trung tâm nghiên cứu hưu trí (Center for Retirement Research) tại trường Boston College chỉ ra rằng, nếu quý vị hoãn việc nghỉ hưu thêm 5 năm, thì tỷ lệ tử vong ở đàn ông tuổi 60 trở lên, sẽ giảm đi 32%.”

    Tác giả Richard W. Johnson đưa ra đề xuất: “Chính phủ cần phải thay đổi chính sách để tăng việc làm cho những người lao động lớn tuổi. Chúng ta có thể cải tổ ngành giáo dục và đào tạo, ưu tiên học tập suốt đời, để người lao động lớn tuổi có thể cập nhật các kỹ năng của họ. Cần đầu tư nhiều hơn vào các chương trình và lợi ích cho những người lao động thất nghiệp lớn tuổi, những người thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.”

    Luật liên bang Hoa Kỳ cấm phân biệt tuổi tác tại nơi làm việc, được ra đời sau phán quyết của Tòa Án Tối Cao năm 2009, cần được tăng cường thực thi hơn, để cho người lớn tuổi có cơ hội ở lại làm việc.
    Những cải cách trên có thể mang lại lợi ích cho những công ty đang thiếu công nhân lành nghề. Nhưng điều quan trọng hơn cả là điều đó có thể giữ được mạng sống, cả về tinh thần và vật chất, cho nhiều người lớn tuổi sắp về hưu. (Tâm An)

    https://www.nguoi-viet.com/little-sa...-con-lam-viec/
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #2339
    Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm (1930-2017)

    Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh ngày 30/6/1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong một gia đình tin kính Chúa. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm là con trai của ông bà Vũ Đức Thọ, và là em trai của Mục sư Vũ Đức Chang.

    Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm say mê âm nhạc từ thuở nhỏ. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 17 tuổi. Bài hát đầu tiên ông viết là Bến May (1947), một tình ca. Bài thánh ca đầu tiên ông viết là Đêm Đông Xưa, một ca khúc được sáng tác vào mùa giáng sinh năm 1947. Bài hát đã được các tín hữu Tin Lành Việt Nam đón nhận và yêu thích. Mặc dầu bài hát đã được sáng tác cách đây 70 năm, nhưng Đêm Đông Xưa vẫn thường xuyên được hát tại các nhà thờ vào dịp lễ Giáng Sinh hằng năm.

    Lúc thiếu thời, cậu thiếu niên Vũ Đức Nghiêm theo học tại Trung Học Chu Văn An (Lycée du Protectorat – Trường Bưởi). Năm 1951, Vũ Đức Nghiêm gia nhập quân đội. Ông theo học Khóa 1- Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, cùng khóa với Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 6/1952, sau khi ra trường, Thiếu úy Vũ Đức Nghiêm được cử về phục vụ tại đồn Trung Lăng, thuộc huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Kiến An, gần Hải Phòng. Tháng 8/1953, ông được thăng cấp Trung úy, giữ chức đại đội trưởng, thuộc Tiểu đoàn Khinh Quân 711, đồn trú tại các tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Tháng 7/1954, Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm lập gia đình. Vợ của ông là con gái út của Mục sư Dương Tự Ấp, Mục sư quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Hà Nội vào lúc đó.

    Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm vào miền Nam, tiếp tục phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông được cử về đồn trú tại tiểu khu Dương Đông, thuộc đảo Phú Quốc. Tháng 3/1956, Vũ Đức Nghiêm được thuyên chuyển về Trung Đoàn 7, thuộc Sư Đoàn 3 Dã Chiến đóng tại Sông Mao, Bình Thuận. Tháng 1/1963, ông được thăng cấp Đại úy, phục vụ tại Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Vị chỉ huy Sư Đoàn 22 lúc đó là Đại tá Nguyễn Bảo Trị, người học cùng Khóa 1 – Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm. Với bản tính vừa văn nghệ, vừa cương trực, trong khi nhiều người học cùng khóa với ông đã lên tướng, năm 1973, sau 22 năm phục vụ trong quân đội, Vũ Đức Nghiêm được phong chức Thiếu tá và được cử làm huấn luyện viên cho môn tiếp vận tại Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Long Bình, Vũng Tàu.

    Trong khoảng thời gian từ năm 1954-1975, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sáng tác nhiều tình ca và quân nhạc. Một số ca khúc của ông rất được yêu thích tại miền Nam vào lúc đó. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cũng viết một số thánh ca và dịch, hoặc đặt lời Việt, cho một số thánh ca ngoại quốc.

    Năm 1975, như đa số sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại Việt Nam, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm phải đi học tập cải tạo tại Long Giao, Long Khánh; Suối Máu, Tân Hiệp; Yên Bái, Hòang Liên Sơn; Văn Bàn, Lào Cai; Chí Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh; và Xuân Phước, Phú Yên. Ông bị giữ trong trại cải tạo 13 năm. Trong khi ông đang ở trong tù, một ca khúc của ông sáng tác vào năm 1970 là bài Trong Ngục Tù Bao La đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước. Bài hát được phát thanh trên Đài Phát Thanh Giải Phóng, được trình diễn trong các chương trình văn nghệ tại Công Viên Tao Đàn, được thu âm và phát hành vào năm 1977 bởi Đoàn Văn Nghệ Thanh Niên Cộng Sản Thành Phố Hồ Chí Minh, vì đã hiểu lầm rằng Trong Ngục Tù Bao La là một ca khúc của Liên Xô.

    Trong thời gian ở tù, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm hiểu được giá trị tạm bợ của cõi đời và tìm lại phước hạnh trong niềm tin nơi Chúa. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đã sáng tác rất nhiều thánh ca trong thời gian ông ở tù; trong số những ca khúc đó có nhiều Thi Thiên trong Kinh Thánh đã được ông phổ nhạc. Một số ca khúc sáng tác trong giai đoạn này đã được lén lút chuyển ra khỏi trại tù, được hát trong các Hội Thánh, và được phát thanh trên đài Nguồn Sống (Far East Broadcasting Corporation) và đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America).

    Ngày 4/9/1988, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm được trả tự do. Cuối năm 1990, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và gia đình được cho phép định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình nhân đạo (H.O.) của chính phủ Hoa Kỳ dành cho các sĩ quan và viên chức thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đã đến cư ngụ tại San Jose, California từ năm 1990 cho tới khi ông về với Chúa. Trong khoảng thời gian này, ông đã xuất bản nhiều tập thánh ca và băng nhạc thánh ca.

    Cuộc đời cống hiến cho âm nhạc của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đã được Quốc Hội Tiểu Bang California (California State Assembly) vinh danh. Tháng 10/2002, ông đã được Quốc Hội Tiểu Bang California trao tặng Lifetime Achievement Award cùng với nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, nhạc sĩ Anh Việt, và thi sĩ Hà Thượng Nhân.

    Những đóng góp của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cho thánh nhạc đã được cộng đồng tín hữu Tin Lành Việt Nam ghi nhận. Trong khoảng thời gian 27 năm, từ khi nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đến Hoa Kỳ, nhiều Hội Thánh Việt Nam đã tổ chức các chương trình ca nhạc Vũ Đức Nghiêm để giới thiệu những Tôn Vinh Ca của ông. Năm 2015, Liên Hữu Tin Lành Việt Nam Thế Giới đã tổ chức chương trình nhạc Vũ Đức Nghiêm và trao bằng ghi nhận cống hiến của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cho nền thánh nhạc Việt Nam.

    Khánh Ly - Gọi người yêu dấu - Vũ Đức Nghiêm

    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 07-16-2019 at 04:17 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #2340
    Chuyện một ông gốc Việt thoát khỏi ma lực của sòng bài

    Tâm An/Người Việt July 28, 2019




    Một sòng bài chỉ cách Little Saigon chừng vài chục phút lái xe, là một trong những tụ điểm đông người Việt lui tới nhất. (Hình: Tâm An/Người Việt)
    ANAHEIM, California (NV) – “Tôi cứ nghĩ trong đầu, nếu mà tôi có tiền, tôi sẽ thuê giờ phát sóng, để tôi được nói với tất cả đồng hương mình trên đài radio rằng: Quý vị hãy tránh xa những trò đỏ đen, cờ bạc. Những ai đã lỡ dính vô, thì phải tìm mọi cách để thoát ra. Không bao giờ quý vị thắng được casino đâu, nên đừng cố gỡ lại, chỉ lãng phí tiền!”

    Đây là lời cảnh tỉnh của ông Minh Trần, một hưu trí ở Garden Grove, đang làm thêm nghề lái taxi ở khu vực quanh Little Saigon.

    “Tôi nói những lời này, là lời chân thành rút ra từ chính cuộc đời tôi, từ kinh nghiệm bản thân tôi. Đồng thời cũng từ những cảnh đau lòng mà tôi chứng kiến: Rất nhiều người Việt, đã đốt sạch tiền tài, danh vọng và cả hạnh phúc sự nghiệp bằng những lá bài,” ông Minh bộc bạch.

    Từng là một sĩ quan quân đội VNCH, sau năm 1975, ông bị đi tù dưới chế độ hà khắc của nhà tù Cộng Sản sáu năm. Năm 1981, được ra tù, ông từng nhiều lần tìm cách vượt biên nhưng không thành. Trải qua bao phen sóng gió, có khi cận kề cái chết, đói khổ, bần cùng nhưng ông không hề sa ngã. Khi được sang Mỹ năm 1994, ông đã tự nhủ đây là cơ hội làm lại cuộc đời, ông nguyện sẽ không bao giờ vướng phải những thứ như cờ bạc, rượu chè, hút xách.

    Và quả đúng như vậy, khi sang Mỹ, ông đã chăm chỉ làm việc để nuôi dạy con cái, chăm lo gia đình. Hai mươi năm, ngoài giờ làm hãng, ông còn tranh thủ kiếm thêm bằng vài “cuốc” taxi. Đến nay, con cái ông đều đã tốt nghiệp đại học thành tài. Cách đây mấy năm, ông bị bệnh nên phải nghỉ hưu sớm.

    Kể từ đó, ông coi nghề chạy taxi là nghề kiếm cơm chính của mình. Các con đã có việc làm, vợ ông cũng còn đi làm, nhà có nhiều nguồn thu nhập, không đến nỗi ông phải sống trong thiếu thốn. Nhưng vốn bản tính chăm chỉ, dù đã lớn tuổi, ông vẫn đăng báo kiếm khách đi taxi, đặng có thêm tiền tự trang trải cuộc sống.

    Gần 25 năm ở Mỹ, ông chưa bao giờ ham muốn những trò đỏ đen, cờ bạc. Hơn 10 năm đi taxi, ông chở không biết bao nhiêu người lên sòng bài, nhưng ông không bao giờ màng tới nó.
    Ma lực của sòng bài, thử một lần là dính!

    Nhưng, một lần… vào casino để chờ một người khách chơi bài, ông cũng thử đánh một lần. Và chỉ lần duy nhất đó ông trở thành “con nghiện” cờ bạc lúc nào không hay.

    Nhấp một ngụm cà phê, người tài xế ngoài 70 tuổi, với vẻ mặt hiền lành, phúc hậu, nói: “Nếu cô gặp tôi vào hai năm về trước, cô sẽ nhận không ra tôi đâu. Tôi trông bệ rạc, rã rời, chán chường lắm. Bây giờ, tôi đã lấy lại tinh thần, tâm hồn thanh thản nhẹ nhõm, không tham luyến gì nữa. Tôi đã trở lại là chính tôi như trước kia rồi.”

    “Đến giờ, mỗi khi nghĩ lại quãng thời gian đó, tôi lại thấy kinh hãi. Tôi cảm giác tôi không còn là mình nữa. Tôi gọi đó là một con quỷ, chính xác là một con quỷ, nó chiếm hữu tôi, nó sai khiến tôi, thúc giục tôi làm đủ cách để có tiền, để tiếp tục ném vào trò đỏ đen, may rủi,” ông nói thêm.

    Ông Minh nhớ lại: “Lần đó, có một bà khách gọi cho tôi, yêu cầu tôi chở bà ấy đi sòng bài nào gần đây nhất. Bà ấy nói mới từ Việt Nam qua nên muốn đi casino tham quan. Tôi nhìn bà ấy bộ dạng lơ ngơ, ăn mặc thì có vẻ quê mùa, nên tôi hỏi bà ấy rằng ‘Bà lên casino làm gì, ở đấy có gì hay đâu mà đi?’ thì bà ấy chống chế là ‘Tôi đi coi cho biết.’ Thế rồi tôi chở bà ấy tới một sòng bài cách Bolsa chừng 20 phút.”

    “Thông thường chở khách tới nơi, nếu phải chờ tôi thường ra bãi xe hoặc ngồi ở ngoài hiên, chứ tôi không vào trong. Nhưng lần này, vì tôi nghĩ bà ấy còn lạ lẫm, nên tôi dẫn bà ấy vào bên trong sòng bài. Ngay khi mở cửa vô trong, thì bà ấy ngồi xuống một cái bàn, bà ấy đánh bài, chứ không phải là đi coi cho biết như bà ấy nói,” ông tiếp tục câu chuyện.

    “Lần đó, tôi không ngờ là bà ấy thắng. Bà vui vẻ ‘tip’ cho tôi tới vài trăm đô la. Chỉ một chốc đã kiếm mấy trăm đô la trong khi tôi chạy xe cả ngày kiếm được mấy chục. Tôi thoáng nghĩ như vậy. Tôi mừng rỡ đem tiền về, đưa cho vợ một phần, còn khoe với bà ấy là hôm nay được khách ‘tip’ rất hậu hĩnh,” ông kể tiếp.

    “Tới ngày hôm sau, bà ấy lại gọi tôi chở đi lên sòng bài tiếp. Bà ấy nói tôi chơi thử đi, dễ lắm. Lòng tham nổi lên, tôi dùng số tiền bà ấy cho đang còn trong túi, để thử vận may. Tôi không biết luật chơi như thế nào, nên thấy người ta đặt tiền làm sao, tôi làm theo y vậy. Tôi thua ngay ván đầu tiên. Tôi đánh tiếp vài ván nữa mong gỡ gạc lại. Nhưng tôi đã thua hết số tiền trong túi,” ông Minh kể thêm.

    Giọng trầm xuống, ánh mắt suy tư, ông kể tiếp: “Ngẩn ngơ vì tiếc tiền, hôm sau tôi lẳng lặng lên sòng bài đánh nữa. Tôi lại thua sạch số tiền mặt mà tôi lái taxi mấy ngày mới có được. Tôi thẫn thờ ra về, như kẻ mất hồn.”

    “Ngày tiếp theo, tôi lại mò lên sòng bài. Kiếm được bao nhiêu tiền lái taxi, tôi ném vào đó hết. Cũng chỉ vài ván bài là lại hết sạch tiền. Tức khí, tôi lấy luôn thẻ tín dụng ra cà, lấy tiền chơi tiếp. Và tôi lại thua…” ông tự trách mình.

    Trong vài tháng liên tục đánh bài, con số nợ thẻ tín dụng của ông Minh đã lên tới hơn $10,000. Càng thua, ông lại càng muốn chơi tiếp để mong có tiền trả nợ thẻ tín dụng. Nhưng chưa bao giờ ông thắng một ván nào. Con số nợ đã vượt quá khả năng tự chi trả của ông.

    Cuộc chiến giằng xé giữa “thiên thần” và “ác quỷ”

    Nhớ lại khoảng thời gian hãi hùng, ông Minh chưa hết bàng hoàng. Ông tâm sự: “Lúc đó tôi vừa tiếc tiền, vừa cắn rứt lương tâm, vừa xấu hổ với vợ con, vừa lo lắng về khoản nợ tín dụng. Tôi trở nên bấn loạn. Tôi không còn cách nào khác là tự thú với vợ và các con tôi. Lúc đầu thì họ sốc và giận tôi. Nhưng sau thì mọi người thông cảm nên các con đã an ủi tôi rằng: ‘Thôi bố đừng tiếc tiền nữa, coi như số tiền này là ‘của đi thay người’ thôi mà.’ Rồi các con trả nợ hết cho tôi.”

    Là một người theo đạo Thiên Chúa, ngày nào ông Minh cũng cầu nguyện Chúa giúp ông thoát khỏi thảm cảnh này. Nhưng hình như Chúa muốn tiếp tục thử thách ông.

    Ông Minh kể tiếp: “Tôi đã cố gắng không lên casino nữa. Nhưng con quỷ tham lam trong tôi vẫn không chịu buông tha tôi. Nó luôn thôi thúc tôi thử vận may lần nữa bằng trò vé số cào. Hằng ngày có nhiêu tiền lái taxi, tôi lại mua vé cào. Cào cho tới khi nào không còn một đồng nào trong túi thì thôi, có khi hết cả tiền đổ xăng. Tôi phải đóng kịch, kiếm ra đủ lý do để nói dối vợ con, để biện minh, che giấu cho việc làm xấu xa đó của mình.

    “Càng ngày, tôi càng xuống tinh thần, giằng xé nội tâm ghê gớm. Vừa mắc cỡ với vợ con, vừa chán nản về bản thân. Càng ngày tôi càng rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Tôi nói với vợ con là tôi không thể chiến thắng được con quỷ đó, hãy nhốt tôi trong nhà, để tôi khỏi ném tiền vào vé số,” ông nhớ lại.

    “Gia đình tôi vội tìm trên mạng những phương cách để giúp tôi. Cuối cùng con tôi tìm được một khóa tu tại một nhà thờ ở một thị trấn nhỏ, được biết là có nhiều người đã được chữa khỏi các bệnh về tâm lý. Sau chín ngày thành tâm cầu nguyện, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, tôi tưởng mình đã thay đổi. Nhưng ngay khi vợ con tôi lên đón tôi về, tôi không thể nào cưỡng lại được ham muốn bài bạc. Tôi đã lẻn đi mua vé số cào ngay hôm đó,” ông nói thêm.

    Ông Minh kể, đã có lúc ông tuyệt vọng đến mức muốn tìm đến cái chết. Có lúc nửa đêm, ông bỏ đi lang thang, ngủ trong công viên, tới sáng mới về. Cũng may, ông có một người vợ nhân hậu và hiền lành, những người con hiếu thảo và hiểu nỗi giày vò của cha. Họ tiếp tục tìm những cách chữa trị tâm lý khác để giúp ông thoát khỏi ma lực của cờ bạc, nhưng vẫn vô phương cứu chữa.
    Cứ như vậy ròng rã hai năm trời…

    Thoát nạn

    Rồi đến một ngày, cách đây vài tháng. Ở nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô (Christ Cathedral), thường gọi là nhà thờ Kiếng, tại thành phố Garden Grove, có khóa tu chữa lành của Linh Mục Thanh Tâm chủ trì. Ông Minh đã đi cầu nguyện 10 ngày, ngày nào cũng từ 6 giờ chiều tới nửa đêm, vợ ông cũng đi cầu nguyện cùng ông.

    Ông cho biết: “Tới ngày thứ 9, thứ 10 thì tôi bắt đầu thấy có sự chuyển biến. Người tôi nhẹ bẫng đi, trong lòng không còn tham muốn gì nữa. Tôi thử ra chỗ bán vé số, mua một vé cào $5 cào thử. Vẫn không trúng. Chỉ có điều là, tôi không tiếc nuối gì cả, tôi dửng dưng bước ra khỏi tiệm vé số. Con quỷ đó đã biến mất rồi. Lòng tôi thanh thản, nhẹ nhàng, vui sướng như vừa thoát ra khỏi một kiếp nạn.”

    “Có lẽ Chúa đã thử thách tôi, cho tới ngày hôm nay, Chúa mới dang tay cứu tôi,” ông cảm động nói.

    Từ đó tới nay, đã ba tháng trôi qua, thi thoảng ông Minh vẫn thử đi vào cửa hàng vé số xem mình có còn bị con quỷ trong tâm xui khiến không. Ông vui mừng khi thấy mình không còn tham luyến gì nữa. Ông đã lấy tinh thần trở lại. Gia đình ông, ai cùng mừng như ông đã đi chiến trận trở về.

    Vẫn còn đó, nhiều cảnh khổ đau vì cờ bạc

    Câu chuyện của ông Minh chỉ là một trường hợp “nghiện” cờ bạc nhẹ, thế nhưng đã ảnh hưởng tới cuộc sống của ông một cách tệ hại đến mức có thể đẩy ông vào bế tắc muốn tự vẫn.

    Thế nhưng, có tới sòng bài mới thấy, nơi đó, có hàng trăm người gốc Việt, vẫn ngày đêm bị “con quỷ tham luyến tiền bạc” sai khiến, họ lao đầu vào như con thiêu thân, không biết đường thoát ra.

    Là một người lái taxi bao năm nay, ông Minh cho hay: “Trong số những hành khách kêu tôi, đòi chở họ lên sòng bài, có những bà đã bán cả căn nhà của mình để đánh bạc. Có những cô có mấy cửa tiệm ở phố Bolsa, sáng nào cũng đến tiệm lo mọi cách để có tiền, chiều tối là gọi tôi chở đi sòng bài đốt hết số tiền cô có. Có những ông vừa lãnh lương ra, kêu tôi chở lên sòng bài, trong một tiếng, bay luôn cả tháng lương. Rất nhiều người đã không còn xu nào để trả tiền taxi cho tôi. Thậm chí có người còn năn nỉ mượn lại tiền tôi nữa.”

    “Không chỉ người có tiền mới đánh bạc, mà cả những người không có tiền cũng đánh. Có một ông đã nghỉ hưu, sống bằng tiền trợ cấp thôi, nhưng cũng gọi tôi, đòi chở đi casino. Thế rồi chỉ nửa tiếng sau đã thất thểu đi ra, thua hết sạch số tiền trợ cấp,” ông kể.

    “Những người đã thua bạc, trong đầu họ lúc nào cũng nghĩ tới làm sao có tiền để đánh tiếp. Họ sẽ nghĩ ra đủ lý lẽ gian dối với mọi người, kể cả người thân, chỉ cốt để lấy được tiền để đi đánh bài, bất chấp đạo lý, không hề thương tiếc,” ông cho hay.

    Ông khẳng định: “Ở mấy sòng bài xung quanh đây, người chơi có tới quá nửa là người Việt mình. Chứng kiến bao nhiêu cảnh tiền bạc mồ hôi nước mắt cứ thế ra đi trong tích tắc. Tất cả đều tán gia bại sản, tan nát cửa nhà, tiêu tan hạnh phúc gia đình và sự nghiệp. Tôi đau lòng lắm.”

    “Tôi muốn thông qua trải nghiệm thực tế của chính bản thân tôi, và thông qua những cảnh khổ mà tôi đã gặp trong hành trình làm nghề lái taxi của mình, để cầu xin quý vị hãy tránh xa cờ bạc, vé số, những trò may rủi, đỏ đen. Và hết sức cảnh giác để không bị vô tình dẫm chân vào vũng lầy, như tôi đã từng,” ông nhắn nhủ. (Tâm An)

    https://www.nguoi-viet.com/little-sa...-cua-song-bai/


    Kiếp Đỏ Đen

    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:23 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh