Register
Page 103 of 332 FirstFirst ... 35393101102103104105113153203 ... LastLast
Results 1,021 to 1,030 of 3313
  1. #1021
    california mữa tầm tả kéo dài cả hơn 2 tháng, nhưng vẫn còn hạn hán, chỉ 40% khu vực được ra khòi tình trạng hạn hán. Coi ra dân chúng vẫn phải tiết kiệm dùng nước.
    tuần rồi mưa 3 ngày liên tiếp, tuần tới sẽ có thêm 3 ngày mưa cuối tuần. Không khéo hội chợ tết năm nay sẽ bị ảnh hưởng.

    Cả tháng nay hồ tắm lúc nào cũng đầy ắp nước, phải thoát nước ra cống nước chính 2 lần. Máy lọc nước hồ tắm đồng thời có thêm chức năng thoát nước, chỉ cần vặn ngược chiều kim đồng hồ rồi kéo cái cần lên là xong.


    ****
    Hơn 40% tiểu bang California được coi như hết khô hạn

    SAN FRANCISCO, California (AP) – Hơn 40% lãnh thổ tiểu bang California nay được coi chính thức ra khỏi tình trạng khô hạn vốn được loan báo trên toàn tiểu bang một năm trước đây, theo các giới chức liên bang hôm Thứ Năm, 12 Tháng Giêng. Đây là một sự thay đổi lớn lao nhờ vào một loạt các trận bão đưa mưa tầm tã xuống khu vực phía Bắc California, làm đầy hồ, khiến nước sông tràn bờ và tuyết phủ dầy đặc các ngọn núi.

    Bản báo cáo hàng tuần về khô hạn của chính phủ và các chuyên gia về nước cho thấy có 42% lãnh thổ tiểu bang California nay không còn trong tình trạng khô hạn. Vào thời điểm này năm ngoái, có 97% tiểu bang được coi là bị khô hạn.

    Khu vực Nam California, nơi cũng nhận được nhiều mưa từ các trận bão này, tiếp tục ở trong tình trạng khô hạn nhưng với mức độ thấp hơn. Chỉ còn 2% lãnh thổ tiểu bang, nằm giữa Los Angeles và Santa Barbara, còn được coi là có mức khô hạn cao nhất – với giếng nước, hồ chứa, sông suối khô cạn và mùa màng bị thiệt hại trầm trọng. Có tới 43% lãnh thổ tiểu bang được xếp vào mức độ nặng nề này cùng thời gian năm ngoái.

    Tiểu bang California sẽ tiếp tục ở trong tình trạng khẩn trương vì khô hạn cho tới khi Thống Đốc Jerry Brown có quyết định hủy bỏ hay giảm bớt các hạn chế sử dụng nước đưa ra vào Tháng Giêng, 2014.

    Giới chức tiểu bang California tuần này cho hay ông Brown nhiều phần sẽ đợi cho tới khi hết mùa mưa và tuyết mới có quyết định. (V.Giang)
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #1022
    Stephine Curry của đội bóng rổ warriors trong lúc thực tập ngày hôm qua đã ném trúng 47 lần 3 điểm vào rổ với tổng cộng 50 lần ném.

    Cầu thủ này hiện đang là tay ném 3 điểm giỏi trong năm nay và có lẽ từ trước đến nay.

    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #1023
    Năm nào bà xã cũng làm giò thủ, năm nay cũng không ngoại lệ.

    Bà xã biết cách khử mùi nên ăn không thấy hôi. Dòn cắn nghe rộp rộp khoái lỗ tai.

    Nhậu XO với củ kiệu bá cháy. Nhăm nhăm.



    XO muốn loại nào cũng có, chơi thêm rượu rắn ông uống bà khen hay.
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 01-15-2017 at 10:26 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #1024
    HeaWeaSUNHawk CCG's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Location
    Kapa'a Kauai
    Posts
    1,865
    Giò Thủ: có nhận đơn đặt hàng tới nhà lấy hay gởi đi xa không anh LNH????

    Sao không bỏ hình lên cho mọi người thèm ??? plz....
    Last edited by CCG; 01-15-2017 at 11:40 AM.






  5. #1025
    Quote Originally Posted by CCG View Post
    Giò Thủ: có nhận đơn đặt hàng tới nhà lấy hay gởi đi xa không anh LNH????

    Sao không bỏ hình lên cho mọi người thèm ??? plz....
    chào CCG va Dulan ghé thăm,

    Có nhận đặt hàng on line nhưng charge Tripple Price! he he! (J/K)
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #1026
    Hú hồn đọc xong bài này toát mồ hôi trán.

    Không chỉ nhà thầu việt lừa, mà ngay cả nhà thầu Mỹ hay Mexico củng có lừa đảo.

    các thành viên DT gần Little Saigon nên đọc kỹ để tránh tiền mất tật mang .

    ****

    Mướn thầu ‘sửa nhà đẹp’ ở Little Saigon: Tiền mất, nhà tan hoang
    Ngọc Lan/Người Việt

    January 16, 2017

    Chủ nhà Minh Nguyễn đứng trước ngôi nhà tan hoang của mình. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

    WESTMINSTER, California (NV) – Để chuẩn bị cho sự chào đời của đứa con thứ hai và cũng là để đón bố mẹ vợ về an dưỡng, anh Minh Nguyễn muốn sửa căn nhà ở Westminster của mình lên thêm một tầng lầu. Công trình được chủ thầu dự tính xong trong bốn tháng với kinh phí ngót nghét $200,000.

    Tuy nhiên, khởi công từ Tháng Mười, 2015, đến nay, tức hơn một năm sau, ngôi nhà anh Minh trông không khác gì một đống tan hoang, đổ nát, những căn phòng dự trù sử dụng lại cũng rụng trần, bong sơn…

    Quan trọng hơn, theo chủ nhà, sau khi đã chi ra số tiền hơn $100,000, đến giờ anh Minh mới được Ủy ban Qui hoạch thành phố cho biết “Không hề nhận được báo cáo nào về việc xây sửa ngôi nhà này.” Nghĩa là, căn nhà được sửa chữa lớn nhưng lại không hề xin giấy phép.

    Chủ nhà đổ lỗi cho nhà thầu. Nhà thầu cho rằng chủ nhà không hợp tác.

    Tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện này với những uẩn khúc của nó, hy vọng sẽ là bài học kinh nghiệm cho tất cả những ai đang tích cóp dành dụm xây sửa lại nơi che mưa, che nắng của mình, dù là sửa chữa nhỏ hay lớn.

    Bị thu hút vì giá rẻ

    Tại tòa soạn báo Người Việt, trong vẻ mặt khá mệt mỏi, anh Minh Nguyễn bắt đầu câu chuyện, “Nghe tôi muốn sửa nhà, bạn tôi giới thiệu cho tôi ông Dzũng Cao, nói là kiến trúc sư. Ông Dzũng là người nói chuyện nhẹ nhàng, ông nói từng làm việc trong ngành xây dựng cho chính phủ nên có rất nhiều kinh nghiệm. Quan trọng hơn là ông cho giá rẻ, nên tôi chọn ông.”
    “Bản vẽ nhà tôi khoảng 4,000 sqft, ông Dzũng chỉ tính giá có $4,100. Đó là giá rất rẻ. Sau này, khi tôi đi dọ giá, mới biết trong thị trường người Việt, giá cho bản vẽ từ $3.50-$5.00 cho một square feet, với Mỹ là khoảng $10/sqft. Mà cũng chính từ việc ham giá rẻ đó mà tôi khốn đốn,” anh Minh kể.

    “Ham rẻ” cộng thêm việc bị thuyết phục bởi lối nói chuyện nhẹ nhàng của ông Dzũng, nên anh Minh “nhờ ông Dzũng làm hết mọi chuyện, từ thiết kế đến xin giấy phép và xây dựng.”

    Khu vực nhà bếp được chủ thầu sơn phết hoàn thiện trong khi chưa có mái che, giờ cũng xuống cấp. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

    Theo hợp đồng, ông Dzũng tính giá thi công cho anh Minh là $100/sqft, “đây là giá trung bình, không rẻ, ngoài thị trường giá từ $100-$125/sqft,” chủ nhà so sánh.

    Hợp đồng sửa nhà (Home Improvement Contract) giữa anh Minh Nguyễn, chủ nhà, và công ty xây dựng AAW Contruction, chủ thầu, được ký vào ngày 25 Tháng Chín, 2015, với chi phí ước tính cho phần nhân công không quá $106,128, chưa tính chi phí phát sinh nếu có thay đổi. Ngày dự trù thi công là 7 Tháng Mười, 2015 và công trình sẽ hoàn thành trong vòng 122 ngày.

    Tiền đặt cọc là $1,000. Số tiền công còn lại được chia ra trả thành 9 lần, hay đúng hơn là sau mỗi hạng mục hoàn thành. Dĩ nhiên, lần trả cuối bao giờ cũng hoàn tất sau khi người của nhà đất thành phố xuống kiểm tra đồng ý cho nghiệm thu.

    Bên cạnh đó, anh Minh cũng nhận được bảng “Ước tính chi phí nhân công và vật liệu xây dựng” là $196,667.

    Nói một cách tóm tắt, anh Minh sẽ tốn khoảng $200,000 để sửa nhà, lên lầu, và phía ông Dzũng sẽ đảm nhiệm phần thực hiện từ A đến Z.

    Một điều khá “kỳ lạ” là “license number” (bằng hành nghề) trong bản hợp đồng đầu tiên được ông Dzũng, đại diện nhà thầu, đưa ra ký với anh Minh, đã hết hạn từ… Tháng 11, 2014.

    Vào trang nhà của Hội Đồng Cấp Bằng Hành Nghề Xây Dựng của tiểu bang California (Contractors State License Board -CSLB) kiểm tra thì thấy, ngoài việc “license” đã hết hạn, thì ngay cả địa chỉ công ty AAW cũng khác hẳn với địa chỉ ghi trong hợp đồng.

    Một căn phòng dự trù sử dụng lại, hiện tại bị những trận mưa liên tiếp làm hư hỏng nặng. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

    “Khi tôi hỏi ông Dzũng tại sao thì ông giải thích lòng vòng, và ghi lại một ‘license number’ khác,” anh Minh nhớ lại.

    Kiểm tra số bằng hành nghề thứ hai mà ông Dzũng cung cấp, thì báo cáo của CSLB cho biết bằng này hết hạn vào ngày 30 Tháng Chín, 2016. Nghĩa là nó còn hiệu lực khi hợp đồng được ký giữa anh Minh và ông Dzũng vào Tháng Chín, 2015.

    Tin tưởng giao trọn cho nhà thầu, để rồi ngậm ngùi

    Giải thích về qui trình làm việc của hợp đồng xây sửa nhà, ông Jimmy Bùi, một chủ thầu có kinh nghiệm làm việc tại Mỹ hơn 15 năm, hiện có công ty xây dựng trụ sở ở Riverside, cho biết, “Nếu sau khi có sự thỏa thuận rằng nhà thầu sẽ lo từ A đến Z thì trước tiên nhà thầu phải mời một kiến trúc sư đến để lo bản vẽ, phải coi ý chủ nhà thế nào. Khi làm bản vẽ thì dĩ nhiên hai bên phải trao đổi, thỏa thuận cho đến khi đồng ý mới nộp bản vẽ cho thành phố để xin giấy phép.”

    “Sau khi thành phố chấp thuận cấp phép thì nhà thầu mới có quyền đụng tới căn nhà. Hoặc để linh động hơn, trong khi chờ giấy phép, nhà thầu có thể cho thu dọn căn nhà, chuẩn bị sẵn sàng trước cho việc xây cất, sửa chữa,” ông Jimmy nói tiếp.

    Anh Quỳnh Nguyễn, cũng một chủ thầu xây dựng có hơn 20 năm kinh nghiệm tại Mỹ, giải thích thêm, “Qui định đầu tiên của xây dựng luôn luôn là phải có bản vẽ để xin giấy phép. Và giấy phép đó phải được dán ngay cửa sổ để ai cũng nhìn thấy.”

    Anh Minh thì “không để ý đến chuyện giấy phép, vì tôi nghĩ theo thỏa thuận đó là trách nhiệm của ông Dzũng, tôi tin tưởng, giao hết cho ông Dzũng lo.”

    Chính vì vậy, mà khi nhà bị đập ra, bắt đầu từ phía nhà bếp, anh Minh cứ trả tiền công theo hợp đồng, lần đầu là $10,000 vào ngày 19 Tháng Mười, 2015, sau phần “mobilization/staging” để bắt đầu cho phần đập phá nhà bếp. Lần thứ hai là $20,000 vào ngày 6 Tháng 11, 2015, sau khi nhà bếp được đập phá xong. Đó là toàn bộ tiền công anh Minh đã trả cho phía ông Dzũng, tính đến thời điểm này.

    Ngoài ra, anh Minh cho biết số tiền vật liệu mà anh phải trả theo đơn đặt hàng của ông Dzũng đến ngày 4 Tháng 11, 2016 cũng hơn $70,000.00 (có giấy tờ ghi nhận). Tuy nhiên, theo lời anh Minh, có rất nhiều loại vật tư ông Dzũng đặt mua, anh đã trả tiền, có chụp hình, mà hiện tại không thấy đâu hết.

    Chủ nhà cũng cho biết sau khi khởi công được bốn tháng thì anh có đề nghị một số thay đổi trong việc xây sửa, bao gồm “thay vì đào lỗ để làm cầu thang ở giữa nhà thì giờ đề nghị đào sang bên hông, và đập tường để nới rộng thêm nhà bếp.” Theo anh Minh thì “đây là những thay đổi không lớn.”

    Khi thấy thời gian có vẻ kéo dài, anh Minh hỏi thì “ông Dzũng trả lời rằng phải chờ thành phố xuống kiểm tra và khi thì nói chờ vật tư chở xuống.”

    Cứ vậy, hết tuần này trôi qua, đến tháng khác trôi đi.
    ề nghỉ dưỡng, vì ông bị ung thư. Nhưng giờ ông mất rồi, mà căn nhà vẫn chưa hoàn thành. Tôi cũng muốn đứa con thứ hai của tôi được sinh ra thấy căn nhà mới, vậy mà giờ nó gần đầy năm rồi mà cũng chưa thấy hình dáng căn nhà ra sao.”

    Đến nay, sau 14-15 tháng kể từ ngày những nhát búa đầu tiên nện xuống ngôi nhà muốn được sửa sang này, hiện trạng căn nhà đập vào mắt chúng tôi là một cảnh tượng tan hoang. Đây đó những nền móng được đào lên loang lổ, những cây gỗ được dựng lên như chuẩn bị cho việc lên tầng, một bức vách tầng trên cũng được dựng, không có mái, những phòng tắm có vẻ như sắp hoàn thành mà cũng như đang bị tàn phá, khuôn viên được cho là bếp thì trần loang lổ, sút ván, căn phòng muốn được giữ lại và đang làm nơi chứa đồ của gia đình thì nguyên trần gần như sắp đổ với chiếc quạt trần còn vướng víu… Không một góc nào của ngôi nhà này có thể được xem là còn có thể sử dụng được.
    Anh Minh nói trong sự chán nản, “Ông Dzũng dỡ mái nhà ra từ hồi Tháng Sáu, đến giờ là bao nhiêu tháng rồi mà vẫn chưa lợp lại, trong khi tôi đi hỏi thì được biết khi xây nhà, không ai dỡ mái ra quá hai tuần lễ. Bao nhiêu trận mưa xuống rồi, thử nghĩ nhà nào mà không hư. Những căn phòng bên dưới muốn sử dụng lại cũng không được.”

    “Hồi cuối Tháng 11 vừa rồi, sau khi ba vợ tôi mất, tôi đưa má vợ về Việt Nam để bà khuây khỏa. Đến giữa Tháng 12 trở qua, tôi đến nhìn căn nhà của mình mà không biết nói sao luôn,” chủ nhà lắc đầu nói.

    Và cũng đến khi đó, đích thân anh Minh lên Ủy ban Qui hoạch thành phố Westminster hỏi về tình trạng căn nhà của mình, thì được trả lời rằng: thành phố không hề nhận được báo cáo sửa chữa, xây dựng gì của căn nhà mà anh nêu ra.

    Hiện tại, chủ nhà đã nộp bản khiếu kiện ông Dzũng Cao lên Hội Đồng Cấp Bằng Hành Nghề Xây Dựng tiểu bang California, đồng thời liên lạc với công ty bảo hiểm để được bồi thường thiệt hại.

    Một phần tầng trệt căn nhà cũng bị hư hại sau 6 tháng mái nhà bị dỡ đi. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

    Nhà thầu: ‘Chủ nhà không hợp tác’

    Theo số điện thoại ghi trên bản hợp đồng xây dựng, phóng viên Người Việt gọi cho ông Dzũng Cao, chủ thầu.

    Sau khi nghe chúng tôi giới thiệu và nêu mục đích muốn tìm hiểu câu chuyện, ông Dzũng chỉ đồng ý nói chuyện qua điện thoại.

    “Anh ta (Minh Nguyễn) kêu ca, than phiền chỗ này chỗ kia rất nhiều,” ông Dzũng cười nói.

    Ông Dzũng, bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự, cho biết, “Anh ta cần phải chấp nhận chuyện xảy ra. Ví dụ như khi anh ta yêu cầu có những sự thay đổi, thì tôi phải thay đổi bản vẽ, nhưng anh ta lại không ký vào bản yêu cầu thay đổi đó, trong khi mình làm thì vẫn phải làm và bỏ tiền ra để công việc tiếp tục. Nhưng anh ta lại không chịu ký, không chịu trả tiền thì chúng ta buộc phải dừng thi công. Chuyện là vậy.”

    “Sáng nay hãng bảo hiểm gọi cho tôi để tìm hiểu. Anh ấy đang cố làm cho mọi chuyện lớn lên. Anh ta ‘claims’ tài sản bị hư hại. Anh ta không nói gì trước với tôi về điều này. Anh ta muốn đòi tiền trong khoản ‘liability’,” ông Dzũng nói.

    Theo ông Dzũng, “Khi có sự thay đổi lớn về bản vẽ thì phải ký để xác nhận lại giá cả. Anh ấy phải ký tên trước thì chúng tôi mới tiếp tục được. Anh ấy không nói gì và tự nhiên không thấy đâu cả, có khi vài tuần. Hiện giờ, một cái phòng tắm dưới nhà bị hư hại rất nhiều, vừa mục vừa bị mối. Tôi báo cho anh ấy, và chụp một số hình. Anh ấy gọi người đến trùm nhà. Chúng tôi thì phải thay gỗ hư và làm lại sàn gạch. Đúng ra, lúc ấy anh ấy phải ký lại cho sự thay đổi này, nhưng anh không chịu ký mà nói anh ấy chỉ có thể trả thêm tối đa là $1,500. Sau đó, lại có chuyện khác xảy ra, anh ấy lại đổ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi phải chịu phần này. Vì vậy bây giờ anh ấy phải ký tên đồng ý trước khi chúng tôi làm tiếp.”

    Trả lời câu hỏi của Người Việt, là “Chủ nhà cho biết ông đã không xin giấy phép xây dựng khi sửa chữa căn nhà này?” Ông Dzũng cho rằng, “Đó là vì anh ấy đổi ý. Khi chủ nhà đổi ý, cần phải xin phép lại. Anh ấy không chịu ký tên, chúng tôi phải đợi thành phố đến coi rồi đồng ý thì chúng tôi mới đổ xi măng được. Anh ấy phải xác nhận rằng có sự thay đổi, nhưng lại không chịu.”

    Chủ thầu Jimmy Bùi, bằng kinh nghiệm của người trong nghề, cho biết, “Sau khi đập phá xong xuôi, dĩ nhiên phải đi đường ống bên dưới, gọi là ‘underground plumbing,’ đây là phần thành phố sẽ phải đến xem, chấp thuận được rồi thì mới đến phần đổ xi-măng.”

    “Thời gian thành phố xuống kiểm tra nhanh hay chậm cũng tùy. Thường thì nếu mình gọi họ trước 2 giờ chiều hôm nay thì hôm sau họ tới. Nếu sau 2 giờ thì phải đợi thêm một ngày. Có thành phố phải chờ lâu hơn, nhưng không thành phố nào quá một tuần cả,” ông Jimmy nói.

    Nếu căn cứ theo lời của ông Jimmy, thì sự giải thích của ông Dzũng Cao rõ ràng không thuyết phục, vì phần đập phá và làm móng đã xong từ Tháng Mười, 2015, trước khi anh Minh đưa ra lời đề nghị thay đổi.

    Khi được hỏi vì sao lại đưa ra một giấy phép hành nghề đã hết hạn, ông Dzũng nói, “Không, không. Đây là hợp đồng under AAW, cái này chưa hết hạn, còn có bảo hiểm trách nhiệm cho lô đất của anh ấy khi mới bắt đầu. Nửa chừng, tôi nghĩ là Tháng Tư, chủ thầu (General Contractor) của tôi bị chết vì đau tim. Anh Minh đã kiểm soát mọi việc rất kỹ lưỡng trước khi chúng tôi bắt đầu, kể cả hãng bảo hiểm. Bởi vậy tôi rất ngạc nhiên khi nhân viên bảo hiểm cho tôi hay những gì anh ấy nói với họ.”

    Cuộc nói chuyện giữa ông Dzũng với phóng viên Người Việt dừng ở đó, ông nói “sẽ nói chuyện thêm sau.”

    Bên trong căn nhà của anh Minh Nguyễn sau 13 tháng được chủ thầu Dzũng Cao xây dựng. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

    Ý kiến của những nhà thầu xây dựng
    Nhìn vào những bức hình được phóng viên Người Việt chụp hiện trạng căn nhà, anh Quỳnh Nguyễn, một chủ thầu xây dựng tại Virginia, thốt lên, “Thôi rồi, nhà này là dở khóc dở cười rồi. Đây là một tiến trình xây dựng quá sai, quá trật. Nhìn vào những hình ảnh này là có thể nói người xây này không biết làm gì hết. Không một người có kinh nghiệm nào lại làm nhà như thế này. Mà vì đã trật rồi thì không có tiền nào trả đủ.”

    “Nhà này không chừng là thành phố xuống bắt đập ra toàn bộ vì không có gì ra gì nữa hết. Mà thật sự nếu trước đây người này có xin phép thì người thanh tra ‘inspector’ bước đến cửa là đi về liền thôi, vì nó quá sức tưởng tượng,” anh Quỳnh nêu ý kiến.

    Ông Jimmy Bùi chia sẻ, “Chuyện này không lạ lắm vì tôi nghe rất là nhiều. Bản thân tôi cũng từng chứng kiến chuyện có người bị gạt đến mức chủ thầu cho người giả dạng là thanh tra của thành phố xuống kiểm tra ký giấy tờ luôn, để chủ nhà phải giao tiền cho thầu, mãi đến khi lên thành phố hỏi thăm thì mới biết là nhà đó không hề xin phép sửa chữa thì làm gì có người đi kiểm tra.”

    “Người Việt mình cũng hiếm khi dám đi thưa vì thực ra đôi khi trong xây sửa có sự thông đồng nữa. Nghĩa là mặc dù bản vẽ xin phép xong rồi, nhưng chủ nhà lại muốn chủ thầu làm thêm cái này cái kia theo ý họ, mà những cái thêm đó có khi không đúng code, không hợp pháp, nên khi khui ra chủ nhà cũng sợ,” ông Jimmy nói.

    Ông Jimmy khuyên, “Ngoài việc phải kiểm tra giấy phép hành nghề của chủ thầu xem còn hiệu lực không, có ‘acitve’ không, vì có ‘active’ thì mới có đóng bảo hiểm, thì mọi người hãy thật cẩn thận trong vấn đề đi dọ giá. Nên nhớ tiền nào của đó. Bây giờ giá $100/sqft rất khó làm được cái gì, chỉ cần đi sai một li là mất tiền mất bạc hết. Nhiều chủ thầu đưa giá thật thấp để lấy ‘job.’ Dĩ nhiên bản thân họ biết là với số tiền đó sẽ không làm được gì hết, không hoàn tất công việc. Đó đã là bộc lộ ý lừa bịp rồi. Rồi khi vô việc thì họ bày ra tùm lum, mà chủ nhà đã lỡ phóng lao thì phải theo lao thôi, cứ chi tiền ra. Cuối cùng, so ra với giá của những người chủ thầu chân chính đôi khi mắc gấp đôi gấp ba, mà việc lại không xong. Khi thấy số tiền quá cách biệt giữa nhà thầu này với nhà thầu kia thì tự mình phải nên đặt câu hỏi tại sao.”

    Anh Minh, chủ nhà, kết luận, “Chỉ vì tôi quá tin người, nên không chỉ căn nhà này, mà ngay cả một căn nhà khác đang cho thuê, tôi cũng nhờ ông Dzũng xây thêm phòng, tôi đã đưa $10,000, đến giờ 8 tháng rồi, cũng vẫn đập ra rồi để đó mà thôi. Dù biết là phải tốn thêm tiền, nhưng tôi quyết định thuê luật sư thưa ông Dzũng. Tôi không muốn những người khác tiếp tục trở thành nạn nhân của những người như ông Dzũng Cao.”

    http://www.nguoi-viet.com/little-sai...anh-tan-hoang/
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #1027
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Nói ra thì lại, sinh tội, nói tớ kỳ thị rồi gán cho tớ cái tội theo ông Trâm.

    Chuyện ở trên xảy ra ở những nơi có cộng đồng VN và Mễ nhiều. Nhà thầu Mỹ nhưng lại subcontract với Mễ nên cũng như vậy thôi. Sau đây là chuyện xảy ra với tớ và hàng xóm tớ. Hồi xưa, trước Katrina, kều nhà thầu làm nhà, sửa nhà và nhiều thứ khác thì toàn là Mỹ,giá có cao nhưng tốt và bền. Sau Katrina, dân Mễ kéo sang rất đông để phụ giúp sửa sang nhà cửa vì nhà thầu Mỹ sửa không xuể. Nhà tớ sau bão bị lột mái nhà nên gọi nhà thầu làm mái ngay. Lúc đó chưa có Mễ nên giá cao nhưng phải làm để đưa vợ con về nhà ở. Tới nay mái nhà tớ còn như mới. Nhà kế bên, vì kiếm không ra nhà thầu, họ đều bận hết, nên phải chờ. Tới lúc tới phiên thì thợ Mễ làm, chỉ vài năm (chính xác là 3 năm khi vào mùa bão gió lớn) là mái nhà bị rơi rụng rồi. Ba năm trước, tớ cũng gọi thầu VN làm lại cái driveway vì là đồng hương chứ cũng chẳng phài vì rẻ. Tưởng sao, ông VN này lại subcontract cho nhóm Mễ làm. Úi trời, nó ngâm tôm tới 3-4 tháng, chung quanh nhà bẩn thỉu, làm đâu ỉa đó. Thằng VN thả đám Mễ xuống là trốn mất tiêu, tụi nó không có gì ăn. Bà xã tớ phải đi mua đồ ăn cho họ, rồi nấu phở, chả giò lung tung vì cũng nghĩ tớ minh lúc vừa qua Mỹ. Ai ngờ, đám này cũng là đám bựa, làm mệt rồi đem cần sa ra kéo, rồi lăn ra sân cỏ nằm lê lết enjoy cuộc đời. Họ cũng chẳng coi ngày để đổ xi-măng vì bên chỗ tớ mưa dữ lắm. Ngay hôm đổ xi-măng thì mưa to, nói tụi nó che nó nói không mà còn chửi tớ 1 tăng. Bực gì đâu, tớ phải tự chạy đi kiếm bạt để che, nếu không thì rỗ mặt rồi. Vật lộn cuối cùng cũng xong, nhưng chưa hết. Sau đó, tụi hãng xi-măng gửi giấy đòi tiền tớ. Tớ nói là nhà thầu lo chuyuện này mà, nhưng tụi nó nó là thằng VN nó chưa trả. May là tớ giấy tớ, và đia chỉ nhà của anh ta luôn nên tớ cho hãng xi-măng gọi cho anh ta. Hú hồn.

    Chúng tớ thường hay tự làm lấy chứ không mướn nhà thầu. Dạo này già nên làm hơi chậm. Mấy bà chủ bực quá gọi nhà thầu làm cho lẹ. Sau khi làm xong thì chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày là hư ngay. Bây giờ, bà chủ tớ cũng cạch đám nhà thầu rồi. Lý do, tụi Mễ làm lẹ và đẹp là vì họ làm không đàng hoàng. Ví dụ đơn giản như làm tường, họ trộn bột lỏng hơn để làm cho nhẹ và mau, trông rất láng. Sơn xong là đẹp ngay, lấy tiền rồi dọt. Một thời gian ngắn là bị nứt ngay. Nói chung, họ siêng năng chịu làm việc nhưng vì phải vội làm nhiều để kiếm tiền về nước hưởng già nên phải làm cẩu thả. Nói chuyện này thì nhiều lắm. Nói người thì nghĩ tới ta, nhưng ta ngày xưa đi tị nạn chẳng làm việc bất lương như thế. Có thể ta là kiếp tị nạn không ngày về nên coi như đây là nhà. Còn họ thì nay ở đây mai bị lùa về nước nên họ phải vội vàng kiếm được càng nhiều càng tốt.
    Laissez les bon temps rouler!

  8. #1028
    tui thì có may mắn hơn. Hôm vừa đổ xi-măng thì trời mưa, ông thầu chạy ra xe lấy mấy tấm ni lông bỏ sẵn trong xe che chắn nên, nên không bị rỗ.

    tương đối là thuận buồn xuôi gió, ít trục trặc. Có giấy phép xây phòng đàng hoàng, cho nên thành phố tăng thuế nhà đất (property tax) lên cũng rất đẹp từ $5500 lên $6300 một năm.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #1029
    Năm gà nói chuyện gà

    "Mỹ kê vảy cá


    Gà Đại Cát, hay còn gọi là gà vảy cá (tên quốc tế là Sebright). Giống gà này có lông hình vảy cá đẹp mắt, thân giống cá chép hoá rồng.


    Gà Kỳ Lân khổng lồ (hay còn được gọi là gà Brahma), là loại gà có hai chùm lông như bộ râu xòe rộng ra 2 bên má, chân lông rậm tới chân. Gà có 5 ngón trên mỗi bàn chân và 3 cựa rất khỏe


    Gà vảy cá sư tử, với hình dáng bên ngoài của những con gà này khoác lên mình bộ lông như vảy của loài cá, kết hợp với cái bườm dũng mãnh của sư tử che khuất mặt.


    Gà lông thỏ (tên quốc tế là gà Silkie) gây chú ý khi sở hữu bộ lông xù kỳ lạ và tất cả đều là lông tơ chứ không phải lông vũ


    Một giống gà cổ xưa nhất của người Hà Lan, điểm ấn tượng nhất làm nên tên tuổi của chúng là đầu tóc bù xù che khuất cả mắt, râu ria bùm xùm như "người rừng".


    Đây là giống gà cổ xưa nhất của người Hà Lan, vô cùng quý hiếm hiếm trên thế giới vì tất cả những điều kể trên cộng thêm từng sợi lông mọc dựng ngược thay vì mọc xuôi như các giống gà khác.


    Sưu tầm trên net
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #1030
    Xin chào mọi người đã ghé thăm các con gà.


    *****

    Bà xã năm nay lại gói bánh tét, tôi chỉ có nhiệm vụ canh lửa đừng để cho áp suất không quá con số 15. Nồi này có áp suất tối đa 20. dù rằng nó có hệ thống xả xú bắp, nhưng vẫn phải canh cho an toàn.

    Rửa và vo 2 rá gạo nếp xong đề qua đêm cho khô nếp. Nhân thì đã làm sẵn mấy hôm trước.

    Gói bánh tét mất nguyên cả ngày chỉ được có 10 cái


    Bỏ vào nồi súp de nấu 3 tiếng. Để lửa lớn chừng một tiếng, đơi khi đồng hồ chỉ áp suất lên tới số 15, vặn lửa nhỏ lại mất thêm chừng 2 tiếng. Để nguyên trong nồi khoảng thêm 1 tiếng sau khi tắt lửa để cho nếp nhừ và dính quyện vào nhau


    vớt ra nồi để cho nguội


    bóc lớp giấy bạc bên ngoài, rồi bọc plastic ở ngoài
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 01-21-2017 at 09:43 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:19 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh