Register
Page 7 of 10 FirstFirst ... 56789 ... LastLast
Results 61 to 70 of 98
  1. #61
    Many Lives, Many Masters của Dr Brian Weiss
    http://www.tgot.org/images/1_File-PDF-MLMM.pdf

    Sống nhiều đời chết nhiều lần
    Hay chỉ sống và chết một lần?

    Huyền Ký

    Có lẽ chúng ta ai cũng rất tò mò, muốn biết về các chuyện đã xảy ra trước khi mình sanh ra làm người, và sau khi chết, thì mình sẽ đi đâu, về đâu hay tất cả chỉ thành ra tro bụi, không còn chút gì hết?

    Chúng ta sẽ chỉ sống một đời, chết một lần? Sau đó, mọi người đều được Thượng Đế phán xét để cho phép lên Thiên Đàng hay bắt xuống Hỏa Ngục, tùy theo cách ăn ở hiền lương hay dữ dằn của mình? Hay là chúng ta sẽ còn sống nhiều đời, chết nhiều lần khác, vui khổ tùy theo các duyên nghiệp mình đã tạo ra trong kiếp này?

    Tùy theo tín ngưỡng tâm linh, chúng ta có những câu trả lời khác nhau cho những thắc mắc nói trên. Riêng trong giới y khoa Âu Mỹ, từ vài thập nhiên qua, càng ngày càng có nhiều bác sĩ và các nhà tâm lý bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu về ”Đời sống sau khi chết”, về những câu chuyện tái sinh khó tin nhưng kiểm chứng được rõ ràng. Nhiều bệnh nhân đã bị y giới coi là chết - sau ít giờ bỗng nhiên sống lại, tường thuật về những cảnh giới tương đồng một cách lạ lùng với những mô tả của các vị tu sĩ Phật Giáo Mật Tông, từ thế kỷ xa xưa, thí dụ như trong cuốn Tử thư của Tây Tạng (Tibetan book of the death).

    Mấy bài sau đây kể lại câu chuyện rất bí ẩn, hầu như khó tin nhưng có thực, liên quan tới tiền kiếp của nữ bệnh nhân Catherine, do bác sĩ tâm thần Brian L. Weiss thuật lại.

    Catherine là một cái tên giả do bác sĩ Brian L. Weiss đặt cho một nữ bệnh nhân có thật của ông, để cô không bị làm phiền sau này. Bác sĩ Brian L. Weiss đã viết lại tất cả những gì ông được nghe từ miệng cô Catherine nói ra trong những buổi ông chữa trị cho bệnh trầm cảm nặng của cô, bằng thuật Thôi miên (Hypnosis).

    Bác sĩ Brian L. Weiss là ai?

    Tốt nghiệp ưu hạng tại đại học Columbia năm 1966, Brian L.Weiss được nhận vào học ngành Y Khoa tại đại học Yale, một đại học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ vào năm 1970. Sau khi tập sự tại bệnh viện Bellevue Nữu Ước, ông trở lại Yale để học chuyên ngành về Tâm Lý trị liệu. Tốt nghiệp và làm việc ít năm tại Miami - Florida, Bác sĩ Weiss trở thành giáo sư về tâm lý trị liệu tại đại học Miami và là giám đốc chuyên ngành này tại nhà thương liên hệ với đại học đó.

    Ông đã xuất bản hàng mấy chục bài tham luận, nổi danh trong ngành chuyên biệt của ông. Là người bảo thủ, ông không hề chú ý gì tới các nghiên cứu ngoài lãnh vực Tây Y thuần túy ông đã theo học. Theo đạo Do Thái, ông tin tưởng vào Thượng Đế và không có ý niệm gì và không hề tin có chuyện luân hồi hay tái sinh như trong các truyền thống Ấn Độ Giáo và Phật giáo. Cho tới khi bác sĩ Brian Weiss gặp và chữa trị những căn bệnh tâm lý cho cô Catherine.

    Khoảng đầu thập niên 1980, sau 18 tháng chữa trị Catherine theo các phương pháp thông thường của khoa tâm lý tây y, Brian Weiss thấy bệnh tình của Catherine hầu như không thuyên giảm. Sau cùng ông dùng tới thuật thôi miên. Trong nhiều buổi trị liệu liên tiếp từ khi dùng thuật đó, Catherine đã nhớ lại được các tiền kiếp của cô, trong đó có những ký ức gây ra các bệnh hay hoảng sợ, lo lắng và trầm cảm của kiếp này. Cô cũng đã đóng vai trò trung gian cho các vị “Thầy tâm linh”, nói lên nhiều bí mật về sự Sống-Chết của kiếp người. Và chỉ sau ít tháng, Catherine lành bệnh, trở thành một con người rất hạnh phúc và bình an.

    Bác sĩ Weiss viết: “Tôi không hề được sửa soạn để tiếp nhận câu chuyện lạ lùng này. Tôi hoàn toàn kinh ngạc trước những diễn biến của việc chữa trị cho Catherine.Tôi không thể giải thích bằng khoa học những gì tôi đã xảy ra, vì trí óc con người không thể hiểu được những chuyện đó. Có lẽ trong khi bị thôi miên, Catherine đã có thể làm hiển lộ được những ký ức về tiền kiếp được ghi dấu trong tiềm thức (tàng thức hay subconsciouss) của cô. Và có lẽ cô cũng đã ghi lại những ký ức đó trong cái mà triết gia Jung gọi là Vô thức chung (hay Tâm thức cộng đồng - collective unconscious) - tức là nguồn năng lượng bao quanh chúng ta gồm ký ức của toàn thể nhân loại

    Điều giải thích của Bác sĩ Weiss có nhiều tương đồng với những luận cứ trong Pháp Tướng tông tức phái Duy Thức (Tâm Lý học trong Phật Giáo). Theo Duy Thức, trong cuộc sống, tất cả các hành nghiệp (actions) chúng ta từng làm, từng nói năng hay suy nghĩ (ba nghiệp Thân/Khẩu/Ý) đều được ghi dấu trung thực và toàn vẹn trong Tàng thức A-Lại-Gia (Alaya) của mỗi người. Và tổng kết của những hành nghiệp đó sẽ là hành trang duy nhất chúng ta mang sang kiếp sau. Tùy theo nghiệp lành hay dữ đã tạo ra trong suốt cuộc đời mà chúng ta sẽ được tái sinh vào các cõi an vui của trời, người hay chúng ta sẽ bị đọa đầy trong các thế giới đói khát, sân hận và khổ đau của ngã quỷ, súc sanh, địa ngục....

    Qua những buổi chữa trị cho cô Catherine, Bác sĩ Weiss bắt đầu để tâm nghiên cứu, mới hay trong thư viện đã có biết bao tài liệu của các bạn đồng nghiệp ông viết về những câu chuyện tương tự, liên can tới những bí mật sau cái chết. Ông viết:

    “Khoa học chỉ mới bắt đầu đi vào lãnh vực này mà thôi, chúng ta đi rất chậm và còn bị nhiều người trong giới khoa học cũng như trong quần chúng hết sức cản trở. Trong lịch sử nhân loại, hình như loài người thường có thói quen chấp nhận một cách rất khó khăn những gì mới mẻ. Các nhà tâm lý trị liệu đa số có khuynh hướng nhắm mắt hoặc bỏ qua những khám phá liên quan tới các tiến kiếp của bệnh nhân, các chứng cớ do người chết sống lại tường thuật”.

    Trình bày lý do thôi thúc ông viết ra toàn bộ những buổi đối thoại của ông với bệnh nhân Catherine trong giấc thôi miên, ông cho biết:

    “Tôi viết cuốn sách này, như một đóng góp nhỏ nhoi của tôi vào việc nghiên cứu thuộc lãnh vực “Cận Tâm Lý” (Parapsychology), đặc biệt về những gì xảy ra trước khi chúng ta ra đời và sau khi chúng ta chết đi. Tất cả những lời Catherine kể ra đều được giữ nguyên. Tôi không thêm bớt chút nào, chỉ bỏ đi những gì cô lập đi lập lại mà thôi.

    “Tôi mất 4 năm để viết lại câu chuyện của Catherine, 4 năm để có can đảm tường thuật lại những dữ kiện “không chính thống” này, có thể làm nguy hại cho nghề nghiệp chuyên môn của chính tôi.. . Một đêm nọ, khi tắm dưới vòi hoa sen, tôi chợt thức tỉnh, thấy là mình phải viết ra cho hết câu chuyện đó để chia sẻ với mọi người những gì tôi đã được học hỏi được về sự bất tử và ý nghĩa đích thực của cuộc đời.”

    Phê bình về cuốn sách của Bác sĩ Brian Weiss, nhiều khoa học gia, nhất là trong ngành Y Khoa Tâm lý trị liệu, đã khen ngợi ông hết lời. Trong số đó, bác sĩ Joel Rubinstein, giáo sư Tâm lý trị liệu tại đại học Havard đã viết:

    “Bác sĩ Weiss đã kết hợp được khoa tâm lý trị liệu với sự khám phá tiềm thức của bệnh nhân. Từ nay, tôi không còn xét đoán tôi và người khác như trước được nữa.”.

    Edith Fiore, tiến sĩ tâm lý và là tác giả cuốn sách “Bạn đã ở đó thời xưa”, phê bình sách của BS Weiss: “Cuốn sách rất hay này làm cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Nó phá vỡ được những rào cản của phương pháp trị liệu tâm lý thông thường và trình bày một cách chữa bệnh mới mẻ có hiệu quả lớn lao. Các nhà trị liệu chuyên môn về bệnh tâm thần cần trân trọng sách này.”

    Tác giả nhiều sách về Sống-Chết, ông Richard Sulphen cho rằng: “Câu chuyện hấp dẫn của Bác sĩ Weiss chứng tỏ ta có thể chữa bệnh bằng cách tìm hiểu tiền kiếp. Cuổn sách này mở ra những cánh cửa mới cho đa số chúng ta, thường cho là hiện tượng tái sinh không thể hiện hữu.”

    Bác sĩ Harry Prosen, giám đốc phân khoa tâm lý tại đại học Y Khoa Wisconsin: “Cuốn sách này là tổng hợp của tâm lý và con đường huyền bí của việc đi tìm Sự Thật và chuyện tái sinh của con người. Giống như một cuốn tiểu thuyết ly kỳ, nó “bắt hồn” người đọc, không cho phép chúng ta bỏ sách xuống trước khi đọc hết!”.

    Theo Tiến Sĩ Y Khoa Andrew Staby, giám đốc bệnh viện Fair Oaks: “Đây là một cuốn sách viết rất hay, ly kỳ và lôi cuốn người đọc trong việc tìm hiểu các kiếp trước để chữa bệnh tâm lý cho kiếp này. Chúng ta không thể không đồng ý với bác sĩ Brian Weiss sau khi đọc xong.”

  2. #62
    “la-siết”: la sieste (giấc ngủ trưa)

    Vong
    Song Thao

    Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Montreal vừa ra một thông báo tìm thân nhân của ông Đỗ Đình Giáp, 69 tuổi. Ông Giáp sống một mình tại nhà số 5289 St-Hubert, phòng số 11, ở Montreal, đã từ trần vào ngày 27 Tháng Sáu 2018, không có thân nhân.

    Trước đó, vào tháng Mười Một năm 2016, bà Ngô Thị Đức, cũng mạng vong cô đơn tại Montreal. Một thông báo đã được phổ biến rộng rãi tới mọi người. “Bà Ngô thị Đức, 79 tuổi, ngụ tại số 6260 Christophe Colomb, apt 103, Montreal, đã từ trần trong appartement của bà. Thi hài của bà Đức hiện được giữ tại nhà xác của chính phủ số 1701 đường Parthenais, Montreal gần một tuần nay, nơi dành cho các người chết không có thân nhân thừa nhận”. Rất may vì bà Đức là người rất năng động trong cộng đồng người Việt tại đây và bà cũng là người có nhiều hoạt động từ thiện nên cộng đồng có hình của bà. Cuộc tìm kiếm có kết quả nhanh chóng. Thân nhân đã từ Mỹ qua nhận xác và lo hậu sự cho bà.

    Bà Ngô Thị Đức là người may mắn. Rất nhiều người không được chôn cất êm ả như vậy. Nếu bị coi là chết vô thừa nhận, hành trình lâu dài hơn nhiều. Trước hết, cảnh sát sẽ điều tra và tìm thân nhân. Nếu không tìm ra hoặc tìm ra mà thân nhân không muốn nhận, nhà nước sẽ lo. Họ sẽ giữ xác trong vòng ba chục ngày, sau đó sẽ đem chôn hoặc hỏa táng. Mỗi nấm mồ hoặc hũ tro được ghi tên tuổi đàng hoàng.

    Có hai nơi dùng làm chốn an nghỉ cho những người chết cô đơn: nghĩa trang Laval và nghĩa trang Le Repos St-Francois d’Assise ở Montreal. Mỗi nghĩa trang có cách tôn kính những oan hồn này khác nhau. Tại nghĩa trang Montreal, hàng năm, cứ tới tháng Chín, các hũ tro tàng trữ trong năm sẽ được mang ra làm lễ tiễn đưa với sự tham dự của tất cả nhân viên nhà quàn. Sau đó họ sẽ gom chung trong một chiếc quan tài lớn và chôn cất. Tháng Chín năm 2017, có 115 hũ được chôn cất như vậy. Nghĩa trang Laval lại tổ chức lễ an táng vào mỗi thứ Tư đầu tháng. Tro cốt được mang tới nhà nguyện trên đường Sherbrooke để dự lễ tiễn biệt. Sau đó được mang về chôn cất.

    Danh sách những người được nhà nước lo chuyện chôn cất sẽ được post lên mạng internet để thông báo gồm các chi tiết: tên, ngày sanh, địa chỉ cuối cùng, ngày chính quyền nhận xác, để thân nhân được tin trễ có thể tới nhận người thân. Hiện có 340 người chết vô thừa nhận được thông báo gồm 285 đàn ông và 55 phụ nữ. Người “thâm niên” nhất là ông Robert Laberge, có tên từ năm 2005!

    Hai mạng vong cô đơn của hai người Việt tại Montreal không phải là những trường hợp cá biệt. Báo The Gazette of Montreal, số ra ngày 28 Tháng Sáu 2018, vừa đăng tin ông Philippe Champagne, 72 tuổi, cũng đã chết cô độc trong phòng. Trường hợp của ông Philippe bi thảm hơn. Người ta ngửi thấy mùi hôi thối từ phòng của ông tỏa ra khiến hàng xóm không chịu nổi. Quản lý tòa building lên gõ cửa, không có tiếng trả lời. Họ phá cửa phòng. Đèn trong phòng tắt hết. Cửa phòng tắm đóng kín. Mở cửa vào mới thấy thi thể ông Phillippe đã rữa thối. Họ kêu cảnh sát. Vì thi thể đã rữa nên bác sĩ pháp y không thể định được ông chết khi nào. Họ chỉ nhận diện được ông nhờ hàm răng. Quan sát trong phòng, cảnh sát thấy trên tường treo một cuốn lịch mà ông Philippe gạch chéo mỗi ngày. Ngày cuối cùng có gạch là ngày 17 Tháng Hai 2017. Ngày phát hiện ra xác ông là ngày 18 Tháng Tư 2017. Như vậy ông nằm chết trong phòng tắm đã được hai tháng! Cho tới bây giờ, một năm rưỡi đã trôi qua, chưa có thân nhân nào nhận xác ông. Văn phòng pháp y đã phổ biến trên internet tên tuổi, địa chỉ cuối cùng, ngày tìm thấy xác, nhưng không có hồi âm. Ngày 15 Tháng Sáu 2017, hai tháng sau khi tìm thấy xác, thi thể ông Phillippe đã được hỏa táng và chôn cất tại nghĩa địa Laval, khu vô thừa nhận.

    Hiện có tới 1,500 ngôi mộ vô thừa nhận trong khu này. Riêng trong năm 2017, có 412 xác vô thừa nhận được mang tới. Ông Patrice Chavegros, Giám Đốc Thương Mại và Liên Lạc Khách Hàng của công ty Magnus Poirier, chủ khu nghĩa trang này, vừa mới la trời: “Đây không chỉ là một vấn đề nữa. Khi một vấn đề mang tới nhiều hậu quả như thế này, phải gọi đó là một khuynh hướng. Tôi không bao giờ nghĩ là chúng ta đã đi tới mức này. Không bao giờ! Không bao giờ!”

    Building ông Philippe sống gồm 312 ông bà già. Họ thường tụ tập chung vui với nhau tại phòng chơi trên lầu cao nhất. Ông Phillippe lại chẳng bao giờ lui tới nơi này. Ông chọn cuộc sống cô đơn. Vậy nên không ai biết sự vắng mặt trong hai tháng của ông. Tại building có quy định là mỗi tối, trước khi đi ngủ, người trong phòng phải gắn một tấm bảng được cung cấp nơi chốt cửa, và mỗi sáng phải cất tấm bảng này đi. Biện pháp này để một toán thiện nguyện viên biết người trong phòng vẫn bình an. Không hiểu sao cửa phòng của ông Phillippe lại không được kiểm soát. Vậy mới nên cớ sự!

    Một ông bạn văn của tôi cũng sống cu ky một mình trong một căn phòng thuê tại Laval. Thỉnh thoảng bạn bè phải ới coi xem ông còn thở không. Lần nào cũng nghe được tiếng cười hì hì của ông với tiếng trả lời: “Còn sống đây!” Có một dạo, cũng dài tới cả năm trời, ông bạn vui tính chịu chơi này kêu mệt mỏi trong người mà không biết tại sao. Sau một thời gian tới lui bệnh viện thử đi thử lại, bác sĩ mới phát hiện là do ông uống một thứ thuốc chữa bệnh mắt glaucome và bị thuốc hành. Họ bắt ông ngưng uống ngay tức khắc. Ông khỏe hẳn ra, yêu đời yêu mình. Tôi rủ ông đi chơi Iceland, ông bắt liền, mua vé máy bay ngay. Khi đó là vào khoảng tháng Giêng 2018. Giữa tháng Tư, bỗng không thấy ông đâu. Cũng nhờ ông chơi Facebook hàng ngày nên bạn bè mới biết sự im tiếng của ông. Xúm xít hỏi quanh nhau, chẳng ai biết chi. Sốt ruột nhưng đành chịu. May mắn, tôi tình cờ gặp một người thân của ông và có được số điện thoại của cậu con trai duy nhất của ông. Hỏi mới biết ông đang nằm trong nhà thương. Tới thăm mới nghe ông kể sự tình.

    Buổi trưa ông làm một giấc la-siết. Khi tỉnh dậy, tay ông tự nhiên yếu xìu, không chống lên được. Loay hoay một hồi, ông cũng nhấc được người dậy và ra bàn computer. Ông bất tỉnh khi đang ngồi lướt sóng internet. Khi tỉnh dậy, ông thấy đang nằm dưới sàn nhà, kính đeo mắt bị bể, máu đầy mặt. Ông không rõ bất tỉnh như vậy bao lâu. Người ông yếu xìu, cố lê ra lấy cái phôn để gọi 911 cũng không được. Phôn treo ở trên tường phía đầu giường. Nhìn thấy phôn nhưng chịu. Ông vớ được cây gãi lưng ở gần, cố chọc cho chiếc phôn rơi xuống. Sau nhiều cố gắng, ông cũng cầm được phôn nhưng đây là phôn chỉ nhận được cuộc gọi tới chứ không gọi đi được (tới bây giờ tôi cũng không hiểu sao lại có thứ phôn kỳ quái như vậy!).

    Điện thoại được cắm vào một trong hai lỗ nằm cạnh nhau. Một lỗ như điện thoại thường, một lỗ chỉ nghe gọi tới Chỉ cần đổi lỗ cắm là xong nhưng ông bạn tôi yếu đến nỗi không rút ra và cắm vào được. Lúc đó nếu có ai gọi vô là ngon lành. Nhưng chẳng ai nhớ tới ông. Ông cố trườn tới bàn làm việc, mất rất nhiều thời gian mới khều được chiếc điện thoại từ trên bàn xuống, và a-lô 911! Xe cứu thương tới liền. Họ phải phá cửa xông vào nhà. Ông nói: “Nhìn thấy tên Tây to như hộ pháp là biết mình sống!”. Nghe kể thì tưởng lâu nhưng thực tế lâu thiệt! Kể từ lúc 3 giờ trưa là giờ ông bất tỉnh tới khi nhìn thấy các đấng cứu tinh tới là 3 giờ sáng. Đúng 12 tiếng! Thường ông vẫn khỏe, chẳng có triệu chứng chi nhưng sau khám nghiệm, bác sĩ cho biết ông bị nghẽn mạch máu tim rất nặng. Nặng đến nỗi không làm bypass như thường tình được mà phải mổ. Vậy là người ta lôi tim ông ra sửa chữa rồi lại nhét vào. Trái tim hết còn trinh! Ca mổ thành công, giờ ông lại nói cười như ngày nào.

    Tôi kể trường hợp một ông bạn văn của tôi để đưa ra một minh chứng là khi đã qua tuổi tri thiên mệnh, cơ thể chúng ta hay bất ngờ chơi nhiều trò nhức tim lắm. Vậy không nên cu ky một mình một cơ ngơi. Bảo ông bạn nên kiếm thêm một mình nữa, ông nhướng mắt hỏi: “Để làm chi dzậy?”. Không làm chi được nhưng không bổ ngang cũng bổ dọc. Để có người canh gọi phôn cho! Không làm chuyện lớn, ông cũng làm được chuyện nhỏ: sắm được chiếc cellphone lúc nào cũng kè kè trong túi kể cả khi vào toilet! Cho chắc ăn!

    Ngày nay chiếc phôn được coi như chiếc phao cứu sinh. Cũng giống như trường hợp ông bạn tôi, một bà cụ 91 tuổi sống một mình tại một căn nhà tại L’Isle Verte, Montreal, bị té xỉu trong nhà bếp. Bà lết ra tới phòng khách để với chiếc điện thoại nhưng không cách chi với được. Suốt một đêm dài, bà nằm trên sàn nhà trong tình trạng tuyệt vọng. Khoảng 9 giờ rưỡi sáng hôm sau, điện thoại reo. Bà chịu không trả lời được. Mười phút sau, lại reng. Bà vẫn không sao cầm được điện thoại. Điện thoại reo lần thứ ba. Rồi tắt. Nhưng chỉ ít phút sau, bà hàng xóm mang theo chìa khóa phòng của bà cụ vội sang mở cửa. Bà ở bên bà cụ cho tới khi xe cứu thương tới.

    Tại sao bà hàng xóm lại tới kịp lúc sau hồi chuông reo lần thứ ba? Bởi vì bà cụ đã tham gia vào chương trình mang tên Pair Program. Pair Program điện thoại cho thân chủ mỗi ngày. Sau lần kêu thứ ba, nếu không nhận được trả lời, guồng máy cứu cấp hoạt động tức thì. Đã có sáu ngàn người cao niên sống một mình ghi tên vào chương trình chỉ có tại tỉnh bang Quebec này.

    Ông Yves Cournoyer, Phó Giám Đốc công ty Somum Solutions, người điều khiển chương trình Pair Program cho biết: “ Chương trình này đã cứu được nhiều mạng sống nhưng vấn đề là nó không được phổ biến và chưa có nhiều tiền đầu tư vào”. Đáp ứng lời kêu cứu này, Bộ Y Tế tỉnh bang Quebec đã hứa sẽ đầu tư 300 ngàn đô để mở rộng chương trình trên toàn tỉnh bang. Các cơ quan cảnh sát, tòa đô chính và các hội thiện nguyện cũng đã tham gia bằng cách mua dịch vụ rồi tặng lại miễn phí cho các người già.

    Hiện mỗi ngày có từ 10 tới 15 cụ gọi vào xin gia nhập chương trình. Ông Cournoyer ước lượng phải tốn khoảng 2 triệu rưởi mỗi năm để mang dịch vụ hữu ích này tới tất cả các cụ có nhu cầu. Hỏi lý do các cụ phôn vào xin tham gia chương trình, có cụ nói vì không muốn thân xác rữa thối nhưng có cụ cũng lo nếu ngủm mà không ai biết sẽ tội con mèo không có ai chăm sóc! Chuyện các cụ ra đi cô đơn không ai biết là chuyện không hiếm trong thời buổi này. Thời buổi mà con cháu trăm công ngàn việc có khi cả tháng không có được một cú phôn cho cha mẹ. Nhiều cụ lại chán đời, sống khép kín, chẳng chịu giao thiệp với người chung quanh. Đây là một vấn nạn xã hội mà, theo ông Cournoyer, cần phải có sự góp phần tích cực của mọi cấp công quyền.

    Tôi mới chỉ nói tới tình trạng “vong” không ai biết tại tỉnh bang Quebec chúng tôi, nhưng đây là vấn đề toàn cầu. Nhật Bản là quốc gia có 27.7% người trên 65 tuổi và có nhiều người già sống cô đơn nhất. Đây cũng là quốc gia chiếm nhiều kỷ lục Guinness về những người sống thọ nhất thế giới. Theo tài liệu năm 2013 của Bộ Y Tế, Lao Động và An Sinh Nhật thì số người già chết cô đơn là 3,700 trường hợp. Họ có một danh từ riêng để chỉ tình trạng này: kodokushi. Mới đây, văn phòng theo dõi người già tại Nhật đã cho biết họ mất liên lạc với hơn 250 ngàn người trên trăm tuổi. Một người được coi là già nhất Tokyo là ông Sogen Kato, 111 tuổi. Giấy tờ như vậy nhưng thật ra ông này đã là một xác chết từ 30 năm trước! Vụ vong mà không vong này đã làm xôn xao dư luận thế giới vào năm 2010.

    Theo báo Japan Times thì ngày càng có nhiều các cụ ở Nhật phải tự xoay sở trong sinh hoạt hàng ngày và có thể chết một mình trong nhà. Tại thủ đô Tokyo đã có 1,346 người già chết cô đơn trong năm 2002, con số này lên đến 2,211 người vào năm 2008. Chắc nhiều người sẽ thắc mắc: bộ các chủ nhà không hay biết chi sao? Họ không biết thật vì tại Nhật, các dịch vụ căn bản, trong đó có tiền nhà, đểu tự động được trừ vào tài khoản ngân hàng của đương sự. Chỉ khi nào tài khoản hết tiền họ mới tìm người thiếu nợ!

    Theo tài liệu của Phòng Kiểm Kê Mỹ thì 28% các cụ trên 65 tuổi ở Mỹ, tính ra con số là 11 triệu cụ, sống cu ky một mình. Rất nhiều cụ chẳng có con cháu chi nên việc tiếp xúc với xã hội bên ngoài rất hiếm hoi. Thống kê Canada cho biết chỉ có khoảng 80% các cụ tham gia vào một hoặc nhiều hơn các hoạt động xã hội ít nhất mỗi tháng một lần. Như vậy đã có khoảng 20% các cụ sống tách rời với thế giới chung quanh. Sự buồn chán trong kiếp sống cô đơn mang lại những hậu quả như: trầm cảm, bệnh quên lãng và nhất là sớm tử vong.

    Có cách nào biết các cụ còn sống trong căn phòng của họ hay đã là những thân xác nát rữa được không? Có một cách khá hữu hiệu. Người ta theo dõi các cụ bằng cách đặt máy nhìn vào con số tiêu thụ điện năng hay nước máy trên công-tơ. Nếu thấy có bất thường trong việc xài điện nước là máy sẽ báo cho người tới kiểm tra.

    Tôi đã xúi ông bạn văn tìm “mình” nữa về để vừa tránh được cảnh sống cô đơn, vừa có người a-lô cho 911 khi hữu sự. Ông này vốn chuyện chi cũng cứ hì hì nên chẳng biết ông ấy có nghe theo lời khuyên đầy nhiệt tình của tôi không. Vì cái nhiệt tình đó nên tôi lục tung google và kiếm được cho ông bạn một tấm gương sáng. Đó là cụ Han Zicheng ở Trung Quốc. Ở tuổi 85, cụ rét, sợ ngủm cù tì mà không ai hay nên cụ đã...tìm bạn bốn phương. Cụ tự mô tả như sau: “Ông lão cô độc ngoài 80 tuổi. Cơ thể khỏe mạnh. Có thể mua sắm, nấu nướng và tự chăm sóc bản thân. Không mắc bệnh mãn tính. Có lương hưu với mức 6 ngàn nhân dân tệ (950 USD)/tháng”.

    Cụ Han không đăng báo nhưng in thành những tờ thư rơi với tiêu đề “Tìm Người Nhận Nuôi” phân phát cho mọi người. Lúc đó là tháng Tháng Mười Hai năm 2017. Có lần một phụ nữ chụp hình được cảnh ông đang đi dán thông báo và đưa lên Facebook với phụ đề: “Hy vọng những người có lòng nhân hậu có thể giúp đỡ cụ”. Một phóng viên đã đọc được thông báo của bà này và tìm tới phỏng vấn cụ và đăng trên báo câu chuyện của “ông lão cô độc ở Thiên Tân”. Suốt ba tháng sau khi bài báo được phổ biến, điện thoại liên tục gọi tới cụ. Nhưng cụ Han vẫn vò võ một mình.

    Cụ chỉ trúng được chút giải an ủi: một nhà hàng địa phương đã nhận cung cấp miễn phí thức ăn cho cụ. Cùng với mùa Đông khắc nghiệt, những cú phôn gọi tới cụ Han lơi dần. Cụ lại mang nỗi sợ hãi ra đi không ai biết. Cụ vói tay ra thế giới bên ngoài. Cô sinh viên luật Jiang Jing, một người đã liên lạc với cụ khi đọc được thông báo, được cụ gọi thường xuyên. Chưa chắc ăn, cụ gọi cho một đường dây hỗ trợ người già tên “Lan Tỏa Yêu Thương” ở Bắc Kinh. “Lan Tỏa Yêu Thương” do bà Xu Kun thiết lập nhằm ngăn chặn những người già sống một mình tự tử.

    Bà Xu cho biết người già hay giận dữ, đẩy người chung quanh ra xa dù rất cần tới sự chú ý săn sóc của họ: “Gia đình và xã hội không thể hiểu sự gắt gỏng hay buồn chán ở người già khi tuổi của họ ngày một cao”. Từ tháng Hai 2018 cụ Han gọi tới 1 đường dây này vài lần mỗi tuần. Rồi bỗng nhiên cụ vắng tiếng. Lần cuối cụ trò chuyện với cô sinh viên Jiang Jing là ngày 13 Tháng Ba. Ngày hôm sau, cụ gọi nữa nhưng không gặp được cô. Đầu tháng Tư, cô Jiang Jing mới gọi hỏi thăm cụ. Đầu dây bên kia là một giọng nói lạ. Con trai cụ, từ Canada về, cho biết là cụ đã mất vào ngày 17 Tháng Ba 2018!

    Con trai cụ check phôn của cụ, thấy cụ đã gọi cho một số lạ mà anh không biết, vào đúng ngày 17 Tháng Ba đó. Khi đó cụ cảm thấy không được khỏe. Nhờ vậy mà cụ đã được chuyển tới bệnh viện và qua đời tại đây giữa nhiều người không quen biết. Dù sao, cụ cũng không… vong trong cô đơn!

  3. #63


    Kính thưa chủ nhà của thread nầy và kính thưa quý quan khách,


    Thú thật là vui không có đọc hết những bài trong nầy, mà chỉ góp ý với cái tựa đề "Phải chăng chết là hết?".
    Cho nên nếu Vui viết bài có trật đường rầy thì xin lỗi nha.


    Vui nghĩ rằng, tùy theo niềm tin của mỗi tôn giáo và tùy quan niệm của mỗi người mà câu trả lời như thế nào. Vui không có quan niệm ai đúng ai sai hết, mà chỉ nói theo niềm tin và sự học hỏi của mình.


    Vui có học hỏi giáo lý của đạo Phật thì:
    Vui tin rằng có luân hồi sanh tử.
    Sau khi mình chết đi ở cuộc đời nầy, thì cái tâm của mình sẽ đi theo nghiệp dẫn mà mình sinh trở lại cuộc đời.Khi còn sống mình tạo nghiệp gì thì khi chết đi mình sẽ theo cái nghiệp đó mà trở lại.


    Những vị xuất gia tu hành theo Phật giáo thì,
    Tùy theo quả vị và nguyện lực
    của quý Ngài đó mà họ sẽ được đi về đâu.


    Thí dụ như quả vị A La Hán thì sẽ không còn tái sinh nữa.
    Các Ngài Bồ Tát thì còn trở lại cỏi ta bà để cứu độ chúng sanh vì cái nguyện của các Ngài.


    Như Ngài Địa Tạng Bồ Tát thì phát nguyện rằng "Khi nào địa ngục chưa hết người thì Ngài sẽ chưa thành Phật"
    (Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
    Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề)


    Kinh chào

  4. #64
    Tưởng Rằng Như Đã...
    Nguyễn Kim Dục

    Mùa hè năm đó, cách đây cũng mấy năm rồi, có vợ chồng người cháu từ bên Úc qua chơi, trong họ hàng vai cháu nhưng tuổi cũng xấp xỉ chúng tôi, hồi xưa đi lính đến lúc tan hàng mang cấp bậc Thiếu Tá Hải Quân, rồi cũng vào tù đến khi ra tù thì có người con vượt biên qua Úc bảo lãnh cả gia đình đi Úc trước khi chương trình HO ra đời vào năm 89, 90.

    Chú cháu gặp nhau tay bắt mặt mừng sau bao năm xa cách. Người cháu cho biết cuộc sống ở bên Úc rất thoải mái được săn sóc y tế đầy đủ và những người già đều có trợ cấp cả. Những người có khả năng canh tác thì chính phủ cấp đất và phương tiện để canh tác, nhiều gia đình đã phất lên một thời gian sau đó. Thời tiết thì khác bên Mỹ: Mùa Hè bên đó là mùa đông ở đây. Riêng các sĩ quan quân lực VNCH đều được hưởng quy chế cựu chiến binh Úc hàng tháng đều có lương hưu và hàng năm tham dự lễ lạc mà hội cựu quân nhân Úc tổ chức. Đứng trong hàng ngũ, họ cũng thấy hãnh diện. Nghĩ đến tình trạng các quân nhân sống ở Mỹ, buồn 5 phút.

    Vợ chồng người cháu muốn đi thăm Las Vegas cho biết. Vợ chồng tôi và mấy cặp trong họ tổ chức chuyến đi Las Vegas trên một xe van tám chổ trực chỉ Casino Stardust là nơi chúng tôi có membership nên được phòng free (bây giờ casino và khách sạn đã phá đi xây lớn lấy tên khác nên không còn Stardust nữa).

    Sau khi lấy phòng xong chúng tôi kéo nhau đi ăn buffet ở tiệm ăn ngay trong sòng bài. Ra khỏi tiệm ăn vợ tôi nói: "Thôi các ông đi đánh bài đi, em lên phòng ngủ. Thế là chúng tôi tản mát ra các bàn đánh bài; người thì đánh xì-lác, người chơi pai-gow, người chơi roulette, người kéo máy. Casino có đủ trò đỏ đen để móc hầu bao của khách.

    Tôi đang chơi blackjack thì có chú em rể hớt ha hớt hải chạy lại: "Anh Dục, chị Dục chết chìm trong hồ tắm. Em nằm nghỉ ở trên phòng người ta báo cho biết." Thế là chúng tôi ba chân bốn cẳng phóng ra hồ tắm. Vợ tôi nằm dài trên bờ hồ tóc tai rũ rượi, mặt trắng bệch bất tỉnh đang được các nhân viên cấp cứu làm hô hấp nhân tạo thấy tôi chạy xộc tới một người hỏi: "Ông là gì của người này" Tôi đáp: "Chồng." Người ấy chỉ xe ambulance: "Lên xe."

    Lên xe lòng tôi trăm mối lo âu, vẫn nhìn các nhân viên cấp cứu. Họ chụp ống dưỡng khí cho vợ tôi và truyền sérum xong đưa cáng lên xe. Xe hú còi phóng đi theo sau có xe cứu hỏa cũng hú còi inh ỏi cả một khu vực. Tôi ngồi trên xe cứ ngó nhìn vợ tôi coi có động đậy gì không, thấy bất động tôi càng lo thêm. Nghĩ đến họ bên vợ tôi có cái huông chết vì nước: Bà Ngoại chết chìm, một bà cô đi buôn ngồi trên ghe trên đường đi Cà Mau cũng rớt xuống sông chết. Sau này các cô các chú của vợ tôi đi vượt biên cũng chết chìm trên biển. Không lẽ bây giờ đến phiên vợ tôi!

    Lúc nãy, sau khi ăn xong bà nói với chúng tôi là bà lên phòng nghỉ mà sao lại đi tắm hồ. Chắc nóng quá. Lúc đó thời tiết trên 110 độ. Bà đã ghé mua áo tắm đi xuống hồ hay ma đưa lối quỷ đưa đường xuống nước để ra nông nỗi này!

    Xe chạy ngoằn ngèo qua các đường phố rồi đến Sunrise Hospital. Tôi lo quá, vì vợ tôi không có insurance, không có medical, không biết người ta có chữa không. Nhưng họ không có hỏi gì hết, chỉ chú tâm cứu bệnh nhân. Vậy là không có cảnh như ở Việt Nam, nghe nói vô bệnh viện mà không có tiền đóng tiền trước thì họ cũng để cho chết luôn.

    Các chuyên viên cứu thương của Sunrise Hospital làm rụp rụp với thao tác chuyên môn trong nháy mắt họ đã đem vợ tôi vào phòng cấp cứu, để tôi chơi vơi ngoài này, không nói với tôi một tiếng. Nhưng tôi cũng mon men vào phòng đợi ở ngoài phòng cấp cứu, ngồi đợi mà tâm trạng tơi bời, cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho nhà tôi tai qua nạn khỏi.

    Một giờ sau có người gọi tôi lại quầy làm hồ sơ lý lịch cho bệnh nhân. Tôi hỏi tình trạng của vợ tôi họ cho biết chưa tỉnh vì nước vô phổi nên không thở được, hơi thở rất yếu.

    Ngồi đợi mãi, ba giờ sau họ mới báo cho tôi biết vợ tôi đã được chuyển ra phòng ngoài, rồi chỉ cho tôi đến. Tôi thấy nhà tôi vẫn nằm bất tỉnh trên giường, tôi hỏi thì bác sĩ cho biết bà đã tỉnh rồi nhưng trong phổi còn nhiều nước. Ông ta chỉ mấy cái ống nhựa giải thích đây là ống đút vào phổi để hút nước ra, đây là ống để giúp hơi thở, đây là ống cho vào bao tử để chuyền thức ăn, "Vì ba ống này mà chúng tôi phải chụp thuốc mê để bà không dãy dụa, (thuốc tan) lâu hay mau cũng phải tùy thuộc vào hơi thở của bà. Hiện giờ hơi thở của bà yếu lắm. Ông cứ yên tâm ở đây trông coi bà, chúng tôi sẽ cố gắng trong khả năng của chúng tôi." Tôi nói lời cảm ơn bác sĩ.

    Đêm đó tôi ở lại phòng bệnh luôn. Tôi xin cô y tá một cái drape trải ngay dưới chân giường bệnh nằm. Tôi liên lạc về Cali báo cho các con tôi biết là mẹ nó gặp nạn và dặn đừng cho thằng Khôi ở bên Florida biết sợ nó lo lắng.

    Tôi nằm mà đâu có ngủ được. Đang mơ màng thì nghe thấy tiếng nói ở bên giường: "Wendy, sao để ông ấy nằm như vậy? Xuống kho lấy cái ghế xếp lên đây cho ông ấy nằm." Tôi nhắm mắt làm như ngủ không biết gì, chắc bà xếp nói với y tá, tự nhiên mình cũng thấy mát lòng, được sống ở Mỹ thật là hạnh phúc.

    Hàng ngày tôi vẫn ở bên cạnh nhà tôi. Nhà tôi vẫn nằm bất động. Tôi thật đau khổ, muốn nói chuyện cũng không được. Bác sĩ vào thăm mỗi lần khám xong lại lắc đầu. Tôi hỏi sao vậy thì ông nói là hơi thở yếu quá. Còn cô y tá Wendy thì săn sóc cho nhà tôi thấy thay tả rửa ráy rất là tội nghiệp. Tôi lấy hai chục ra biếu cô, cô từ chối không nhận. Tôi nghĩ chắc cô chê ít. Để hôm sau mình đưa năm chục xem sao. Hôm sau cô cũng từ chối nữa. Thì ra ở Mỹ khác ở Việt Nam.

    Một hôm đang ngồi trông bệnh thì tôi nhận được điện thoại của con tôi ở Florida. Nó nói 8 giờ tối ra phi trường Las Vegas đón nó.

    - Sao con biết bố mẹ ở đây?

    Nó còn đùa:

    - Thế mới tài. Cậu Tư cho con biết.

    - Cậu Tư nào?

    - Cậu Tư là em của mẹ vợ con. Cậu chết đã lâu rồi mà cậu linh lắm. Mấy ngày nay con không được nghe tiếng mẹ. Hàng ngày mẹ cứ gọi sang hỏi thăm cháu nội mà mấy hôm nay không thấy mẹ gọi gì cả, hỏi chị Quỳnh Anh thì nói mẹ đi đây đi đó, con sốt ruột quá mới thỉnh cậu Tư về hỏi. Cậu cho biết:

    - Mẹ mầy bị trầm mình trong nước.

    - Có sao không cậu Tư?

    - Chắc không qua khỏi vì mẹ mầy bị nạn vào giờ tử.

    - Cậu Tư làm ơn cứu mẹ con.

    - Tao cấp thấp không cứu được. Chỉ có Phật mới cứu được thôi.

    - Bây giờ con phải làm sao?

    - Mầy báo cho anh chị em, bạn bè của mầy, bà con của mẹ mầy, kể cả bạn bè của mẹ mầy mua hoa quả trái cây bày bàn ở ngoài trời để ba đêm không được dọn vô rồi hàng đêm khấn nguyện cầu xin Trời Phật cứu giúp thì may ra mới qua khỏi.

    - Con đã báo cho mọi người rồi. Mẹ sao rồi bố?

    - Mẹ vẫn chưa tỉnh. Thôi sang đây con sẽ biết.

    Đó là một chuyện.

    Còn một chuyện này nữa là mặc dù âm dương cách trở nhưng chuyện ở trên trần gian, ở dưới âm gian biết hết. Không tin cũng phải tin. Cô em tôi cùng đi với chúng tôi lên Las Vegas có cô em chồng sống ở bên Đức. Đang nói chuyện với cô ấy ở bên Đức thì có một cái giọng điệu đàn ông chen vào: "Đ. M. đi chơi vui quá há?" Cô em tôi biết là “ông Tư Thìn lên rồi” vì mỗi lần mở miệng là ông văng tục. Em tôi trả lời:

    - Vui thì có vui mà có một chuyện buồn.

    - Tao biết rồi. Cái nữ (cái nữ là một trong những cách gọi người còn sống của người đã khuất khi được nhập vào xác của một người sống) trầm mình trong nước.

    - Ông Tư giúp cho chị tôi tai qua nạn khỏi đi.

    - Nạn nặng lắm. Tao cấp thấp không giúp được. Cái nữ này có bố mẹ chồng thương cái nữ này lắm. Ông bà tu cao rồi may ra mới giúp được. Mầy về làm mâm cơm cúng cầu ông bà giúp cho.

    Em tôi làm đúng như lời ông Tư chỉ dạy. Ông Tư Thìn chúng tôi biết được từ hồi còn ở bên Việt Nam. Ông là Thiếu Úy Biệt Động Quân chết trận mà cứ hay nhập vào cô em chồng của em tôi và cứ đi theo giúp cho cô gái ấy. Mỗi lần ông lên là chúng tôi tập trung hỏi đủ thứ chuyện người này làm sao, người kia làm sao, ông đều cho biết hết. Mỗi lần ông lên ông hay lấy tay chậm mắt, hỏi làm sao vậy ông nói Việt cộng bắn ông vào mắt nên cứ chảy nước mắt hoài. Ông uống bia, hút thuốc lá liên miên, mở miệng ra là văng tục, mà cái cô gái bị ông nhập vào thì không biết hút thuốc hay uống rượu, ghét ông lắm mà sao ông cứ theo cô hoài. Sang Đức định cư ông cũng theo sang. Đúng là thế giới vô hình mình không làm sao biết được.

    Trở lại bệnh tình của vợ tôi. Bà cứ nằm bất động từ ngày này qua ngày khác, hơi thở rất yếu. Ngày nào bác sĩ khám xong cũng lắc đầu. Thấy tôi buồn, lo lắng, ông cũng an ủi nói tôi yên tâm. Ông cũng cho biết là đến ngày thứ 15 mà hơi thở không tiến triển thì ông sẽ rút hết các ống trong người ra vì để lâu không được. Ông ra dấu sẽ đục một lỗ ở cổ để đút ống vào để thở và một ống ngang bụng để cho đồ ăn vào. Tôi nghe thấy rụng rời chân tay. Thôi thế là hết. Sống cũng như chết. Nằm một chỗ còn gì là đời nữa. Chúng tôi đau buồn vô tả, chỉ còn biết ngày đêm cầu Trời Phật cho nhà tôi tai qua nạn khỏi.

    Sáng sớm ngày thứ 14 thì cô y tá đánh thức tôi và nói good news for you. Tôi đưa mắt hỏi, cô cho biết là vợ tôi thở lại bình thường rồi. Tôi mừng ra mặt. Cô cũng vui lây cái vui của tôi. Cô cho biết lát nữa sẽ báo cho bác sĩ biết để rút dây ra, và như vậy là khỏi đục lỗ. Tôi liền báo cho các con và mọi người thân biết. Mấy đứa con ở khách sạn chạy vào liền. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Một đứa nói đúng là Phật cứu. Mẹ hay đi chùa và làm việc thiện nên bây giờ được phước.

    Ngay ngày hôm ấy bác sĩ đã cho đem bệnh nhân đi rút ống và giải thuốc mê. Vợ tôi đã tỉnh lại và nói chuyện được. Coi như thần kinh không có sao hết, nhưng dậy không được, chân tay còn cứng ngắc. Mấy đứa con xúm lại xoa dầu bóp chân nắn tay cho co lên duỗi ra và mặt mày thì hớn hở nói là mẹ tưởng rằng đã... Thiệt, nằm bất tỉnh mười mấy ngày mà bây giờ tỉnh lại thì còn gì vui sướng cho bằng.

    Trong thời gian ở lại bệnh viện để tập therapy để cho chân tay cứng cát, đi lại được rồi xuất viện thì lại xảy ra một chuyện làm rùm beng bệnh viện, mà do tôi gây ra mới chết chứ. Đúng là lú lẫn mới làm như vậy! Số là có ông bạn thân nghe tin nhà tôi bị nạn từ Cali lái xe lên Las Vegas thăm, lại đem theo một mớ ngải cứu nói tối đốt lên rồi xông cho bà ấy thì chân tay mau trở lại bình thường. Đâu có ngờ lại là tai họa. Tối đến tôi đốt lên định xông cho nhà tôi. Chưa kịp xông thì chuông báo động nó rú lên inh ỏi khắp bệnh viện. Nhân viên chạy lại rần rần. Hồn vía tôi lên mây không biết giải thích với người ta làm sao. Ngải cứu tiếng Anh là gì! Trời ơi là trời! Sao mình ngu thế. Nhè trong bệnh viện mà xông khói người ta sẽ đuổi ra khỏi bệnh viện trong lúc bệnh nhân còn đang yếu thì biết làm sao bây giờ.

    Thủ phạm gây ra báo động là tôi lập tức bị phát giác. Một bà sếp Mỹ hỏi là tôi làm gì thế. Tôi ấp úng, luống cuống trả lời: "Chinese medicine, I burn it and warm up for her." Thế mà họ hiểu. Gương mặt họ không tỏ vẻ gì giận dữ cả. Tôi tưởng họ sẽ nổi trận lôi đình đuổi chúng tôi ra khỏi nhà thương nhưng họ chỉ nói một câu: "Don't do that anymore." "Yes Mam." Họ nói tôi chuẩn bị sang phòng khác. Sao nhân viên bệnh viện Mỹ họ đối xử dễ thương như vậy mặc dù mình gây ra tổn thất cho bệnh viện.

    Trở về Cali tôi thấy nhà tôi còn yếu quá. Tôi đem nhà tôi đến ông bác sĩ T. có phòng mạch ở cạnh Phước Lộc Thọ để xin truyền cho mấy bình serum. Ông nói: "Tôi truyền serum thì tôi lấy tiền, nhưng không tốt đâu. Bây giờ chiến hữu về mua cho bà nhà nước phở cho bà uống mấy ngày là lại sức ngay." Hai chữ "chiến hữu" nghe sao nó thân thương thế. Ông biết tôi ngày xưa ở trong quân đội như ông ấy nên gặp là gọi "chiến hữu". Người ta nói nhiều ông bác sĩ chuyên môn cứ đề nghị bệnh nhân mổ để lấy tiền nhiều, tôi chưa thấy, chắc cũng phải có nên người ta mới nói, nhưng ông bác sĩ này tôi biết không tìm cách chém bệnh nhân mà lại thêm mát tay nên lúc nào phòng mạch cũng đầy nghẹt người.

    Nhà tôi theo lời bác sĩ về mỗi ngày cứ uống nước phở mà sức khỏe mau bình phục. Sau tuần lễ đi đứng bình thường, da dẻ hồng hào, không còn nét bệnh trên người nữa.

    Chúng ta sống ở Mỹ có cuộc sống tiện nghi lại gặp nhiều người làm việc có lương tâm nên rất là hạnh phúc và đáng sống.

  5. #65
    Kỷ vật cho người ở lại
    Diễm Vy

    Chuyện xảy ra gần 20 năm trước, khi tôi còn làm y tá của một bệnh viện trong một thành phố nhỏ ở tiểu bang Arizona.

    Tối hôm đó, bệnh viện của tôi nhận một nhóm nạn nhân của một tai nạn xe hơi thảm khốc. Trên xe là bốn em học sinh đều ở lứa tuổi 17-18, cùng đi về với nhau sau sau bữa tiệc. Người lái xe 18 tuổi, say rượu và chạy xe quá tốc độ, lạc tay lái tông vào một chiếc xe tải đang đậu bên lề đường. Nhờ có thắt dây an toàn, người lái và em ngồi cạnh tuy bị thương nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng. Riêng hai em ngồi sau, 1 nam 1 nữ bị thương rất nặng vì không thắt dây an toàn. Em trai bị chấn thương sọ não và chết ngay sau khi xe chở đến bệnh viện. Em gái hôn mê bất tỉnh phải mổ gấp, không biết có cứu được hay không?

    Thật đáng buồn, em trai tử vong là một em Việt Nam, 17 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học và đang sắp rời nhà để vào một trường đại học danh tiếng. Các em còn lại đều người ngoại quốc.

    Lúc đó tôi đang làm tại khu ICU (Intensive Care Unit). Bệnh nhân tôi được giao đêm đó là em gái 17 tuổi của tai nạn vừa kể trên. Một cô bé người ngoại quốc, đẹp hay không thì tôi không biết vì cả khuôn mặt lẫn cái đầu tóc vàng của em đều tím bầm, sưng to như trái dưa hấu vì những cú va chạm kinh khiếp. Em đang được mổ não khẩn cấp trong phòng mổ.

    Tôi được (hay bị) kêu vào phòng họp gấp để nhận một nhiệm vụ quan trọng.

    Sau khi được biết nhiệm vụ của mình là gì, tôi nhăn nhó phản đối, “Tại sao lại là tôi? Đây là nhiệm vụ của bác sĩ mà!”

    “Tôi biết, nhưng người nhà của bệnh nhân không biết tiếng Mỹ rành lắm, cô đi theo thông dịch cho bác sĩ, và ráng van xin họ giúp chúng tôi,” bà y tá trưởng năn nỉ.

    Sau một hồi bàn qua tính lại, tôi lê bước đi theo ông bác sĩ đến phòng chứa xác của em trai Việt Nam mới tử nạn, với nhiệm vụ là cùng bác sĩ, năn nỉ gia đình người chết hiến tặng những bộ phận còn tốt trong cơ thể của em cho bệnh viện.

    Một em trai 17 tuổi đang khỏe mạnh nhưng chết vì tai nạn, là một ứng cử viên tuyệt vời để làm người hiến tặng, vì hầu hết các bộ phận trong cơ thể em còn rất khỏe, rất trẻ, rất thích hợp để cứu sống các bệnh nhân đang chờ đợi để được thay các bộ phận trong người. Đó là lý do bệnh viện hết sức cầu xin gia đình.

    Thời gian đó, đối với người Việt mình, khái niệm hiến tặng bộ phận cơ thể còn rất mới mẻ. Nếu không là cho người thân trong gia đình, hầu như rất ít ai hiến tặng cho những người không quen biết. Huống hồ gì, chuyện cha mẹ đồng ý hiến tặng các bộ phận trong cơ thể của con thì hình như chưa hề xảy ra. Có cha mẹ nào mà nỡ lòng nào làm như thế? Mất con đã đau đớn lắm rồi…

    Chúng tôi gặp cha mẹ nạn nhân trong phòng đợi, trong khi người con đang được chờ quyết định để rút tất cả ống support bên trong, tôi bắt đầu trình bày lý do. Quả như tôi lường trước, cho dù có van xin, nài nỉ, giải thích cách mấy, bác sĩ và tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu quầy quậy, ánh mắt oán ghét, và những lời xua đuổi.

    Tôi lắp bắp xin lỗi rồi bước nhanh như chạy ra khỏi phòng.

    Phòng ICU rất vắng lặng vì ở đây toàn những ca rất nặng. Những y tá cùng trực với tôi đêm đó ai cũng bận rộn với bệnh nhân của mình nên chỉ có một mình tôi ngồi tại nurse station. Thường thì ở ICU, mỗi y tá lãnh hai bệnh nhân trong một ca. Nhưng đêm nay tôi chỉ có một, vì một bệnh nhân mới chuyển sang phòng thường. Bệnh nhân còn lại là cô gái đang trong phòng mổ, nên tôi cũng khá rảnh rỗi, cho đến khi ca mổ xong.

    Bỗng nhiên tôi thấy hơi nhức đầu nên cúi gục vào lòng bàn tay một chút cho đỡ mỏi mắt. Khi tôi ngẩng đầu lên thì vụt một cái, thoáng có một bóng người mặc áo trắng lướt thật nhanh qua mặt.

    Tôi đảo mắt nhìn quanh.

    Không có ai cả!

    Tôi vẫn thường thấy lao đao như vậy lắm, có lẽ vì tôi bị chứng bịnh thiếu máu kinh niên. Tôi dụi mắt nhìn kỹ lại một lần nữa, lần này thì thật sự có một bóng áo trắng đang từ từ tiến lại gần tôi.

    Tôi dợm đứng dậy để nhìn cho rõ thì thấy có một cậu thanh niên Á Châu rất trẻ, gương mặt xanh xao mệt mỏi đang đi lại phía tôi ngồi. Cậu đi nhẹ nhàng như lướt trên không vậy, xuất hiện trước mặt tôi mà không gây nên một tiếng động. Cậu nhìn tôi, đôi mắt nâu hiền và ngây thơ đến nao lòng. Có vẻ như cậu đang bị lạc đường. Chắc là cậu đi nuôi người nhà bệnh và lạc từ khoa khác sang.

    Thấy cậu đứng yên lặng không nói gì, tôi hỏi bằng tiếng Mỹ, “Em cần gì, tôi có giúp được gì cho em không?”

    Lạ thay, cậu trả lời bằng tiếng Việt, “Em đi kiếm đồ!”

    Giọng của cậu nhỏ và thanh, nghe văng vẳng như từ một nơi xa xôi nào đó vọng về.

    “Em bị mất cái gì à?”

    “Em làm rớt cái ví trong xe. Trong đó có một món đồ rất quan trọng. Chị kiếm dùm em nghe chị. Nhớ nghe chị…”

    Không đợi tôi trả lời, cậu quay lưng đi thật nhanh và khuất bóng sau góc quẹo.

    Tự nhiên tôi cảm thấy lạnh buốt, cái lạnh từ trong xương lạnh ra. Tôi rùng mình. Lạ thật, Tháng Sáu Mùa Hè ở cái xứ sa mạc này nóng cả trăm độ. Cho dù máy lạnh có mở cũng chỉ vừa đủ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy lạnh cóng bằng cái lạnh của hiện tại.

    Đầu óc tôi quay cuồng và tiếp tục nhức. Chắc mình sắp bịnh rồi, tôi tự nhủ. Sao tự nhiên lại cảm thấy lạnh và nhức đầu quá. Tôi đứng lên định đi theo cậu bé nhưng rồi lại choáng váng ngồi phịch xuống một chiếc ghế.

    Vừa lúc đó, một cô bạn đồng nghiệp từ đâu đi tới. Nhìn thấy sắc mặt tôi, cô la lên, “Oh my God! Trời ơi sao cái mặt cô xanh lè xanh lét thấy ghê quá. Are you OK?”

    “Tôi thấy lạnh quá, cô lấy dùm tôi một cái áo lạnh được không?”

    Cô bạn nhanh chóng đi lấy cho tôi một cái áo labcoat mới được giặt ủi và hấp nóng. Tôi mặc áo vào, ngồi co ro mà thấy vẫn còn lạnh, mồ hôi rịn ra hai bên thái dương.

    Tôi uống thêm hai viên Tylenol. Một lúc sau, tôi thấy từ từ dễ chịu, và lại nghĩ đến cậu bé hồi nãy. Cậu ta là ai, làm sao biết cậu ở đâu, đi kiếm cái xe gì, và cái ví gì nữa chứ?

    Cả khu ICU này có 6 phòng. Hiện giờ đang có năm bệnh nhân, mỗi người nằm một phòng. Tôi coi lại danh sách bệnh nhân viết trên bảng treo trên tường. Không có bệnh nhân nào người Việt. Vậy cậu từ khoa nào đi sang đây?

    Tôi đi lòng vòng với hy vọng gặp lại cậu bé, nhưng hỏi thăm những nhân viên quanh đó xem có ai gặp một cậu bé người Á châu không, ai cũng lắc đầu không biết.

    Thất vọng, tôi trở về khoa đúng lúc bệnh nhân của tôi đã được giải phẫu xong và chuyển về phòng ICU. Bác sĩ bảo em được cứu sống nhưng đôi mắt sẽ bị mù vĩnh viễn vì chấn thương quá nặng. Chỉ có một hy vọng duy nhất là được thay đôi mắt khác em mới có thể thấy lại ánh sáng.

    Ba mẹ em ngồi bên giường trong khi em vẫn đang nằm thiêm thiếp. Ông bà yên lặng chắp tay cầu nguyện. Tôi không biết làm gì hơn là ngồi xuống bên cạnh và góp lời cầu nguyện trong lòng.

    Người mẹ buồn rầu nói, “Tội nghiệp chúng quá. Rồi đây Jane sẽ ra sao khi tỉnh dậy và biết là người yêu của nó đã chết?”

    “Người yêu của Jane là anh Việt Nam ngồi chung xe hả bà?” tôi hỏi.

    “Đúng vậy, chúng nó yêu nhau lắm. High school sweethearts mà. Hai đứa đều học giỏi và có tương lai. Thế mà, chỉ qua một đêm, một đứa ra đi vĩnh viễn, một đứa trở nên mù lòa.” Bà sụt sịt khóc.

    Tôi ngập ngừng, “Bác sĩ nói con bà còn có hy vọng thấy lại ánh sáng, nếu…”

    “Vâng tôi biết! Nhưng ở đâu ra có cặp mắt để thay kia chứ? Nếu đó là cặp mắt của một người còn sống cho con tôi, tôi biết chắc chắn nó sẽ không chịu nhận. Nó là cô gái rất tốt, không bao giờ muốn làm khổ ai.”

    “Nhưng nếu đó là cặp mắt của một người vừa mới mất thì hoàn toàn có thể dùng được, chỉ có điều…” tôi bỏ dở câu nói vì tôi biết chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Đừng bao giờ nên hỏi cha mẹ cậu bé Việt Nam thêm một lần nữa.

    Như đọc được ý nghĩ của tôi, bà mẹ thở dài, “Cô y tá ạ, tôi biết nỗi đau của người mẹ mất con nó khủng khiếp như thế nào. Tôi không dám đòi hỏi gì thêm. Số phận con gái tôi bị mù thì tôi sẽ hết lòng chăm sóc cho nó. Con gái tôi có nghị lực lắm, tôi tin nó sẽ vượt qua…”

    Xót xa nhưng cũng rất xúc động trước những lời nói của bà, tôi nhẹ nắm lấy tay bà. Vừa lúc đó, một ông cảnh sát đang rảo bước tới, trên tay cầm một bọc giấy. Ông hỏi tôi, “Người ta chỉ cho tôi là có một cô y tá người Việt ở đây. Cô nói được tiếng Việt chứ?”

    “Dạ được. Ông cần gì không?”

    “Tôi muốn nhờ cô đi với tôi đến gặp gia đình người tử nạn trong tai nạn xe chiều nay. Chiếc xe bị total lost. Trước khi xe tow kéo xe đi, chúng tôi kiểm tra trong xe và tìm thấy chiếc ví này rớt trong xe. Nó thuộc về người đã chết. Tôi muốn giao lại kỷ vật này cho thân nhân của cậu.”

    Ví, xe, người tử nạn… những mảnh rời rạc của chiếc hình puzzle tự nhiên ráp nối lại với nhau một cách có trật tự. Tim tôi đập thình thịch và cổ họng tự dưng tắc nghẽn. Chân tôi bắt đầu run lập cập và tay thì nổi da gà. Sao giống y hệt những điều cậu bé kia vừa nói?

    Không lẽ mình vừa gặp ma sao?

    Tôi lắp bắp hỏi ông cảnh sát, “Ông có thể cho tôi xem qua chiếc ví được không?”

    Ông ngần ngừ một chút rồi nói, “Cũng được, nhưng trong ví không có gì quý giá hết, chỉ có tấm bằng lái xe và một ít tiền mặt vậy thôi!”

    Tôi tần ngần mở chiếc ví ra. Thật vậy, trong ví ngoài một ít tiền nhỏ chỉ có tấm bằng lái xe. Tôi tò mò nhìn vào tấm bằng lái và hoảng sợ làm rơi chiếc ví xuống đất. Trên tấm bằng là hình của cậu bé vừa đến gặp tôi ít phút trước đây. Với gương mặt gầy và cặp mắt nâu trong vắt thơ ngây như đang nhìn xoáy vào tôi, như muốn nói một điều gì.

    Vậy ra cậu chính là người đã chết đó sao?

    Một luồng khí lạnh chạy dọc theo sống lưng của tôi. Tôi thầm thì, nhắc lại lời của cậu bé khi nãy: “Trong ví này có một vật rất quan trọng…”

    “Cô nói gì?”

    Tôi lượm chiếc ví lên, mở ra xem lại và lật tới lật lui. Quả thật không có gì khác ngoài vài tờ giấy $10 và $5, cùng tấm bằng lái.

    Tai tôi văng vẳng nghe tiếng của cậu bé, “chị nhớ giúp em nghe chị, nhớ nghe chị…”

    Tấm bằng lái!

    Tôi nhìn kỹ lại tấm bằng lái lần nữa. Đây rồi, vật quan trọng mà tôi cần tìm chính là tấm bằng lái này đây.

    Trên bằng lái có tên, tuổi và hình chụp của cậu bé. Còn nữa, nằm ngay ngắn ở góc phải của tấm bằng là cái sticker nhỏ màu hồng, trên có dòng chữ “DONOR” màu đen in đậm nét.

    Tim tôi đập thình thịch. Như vậy là, chính cậu đã run rủi cho sở cảnh sát tìm thấy chiếc ví rơi trong gầm xe trước khi xe bị kéo đi; chính cậu đã tìm đến tôi, và đưa đẩy cho ông cảnh sát gặp tôi để mọi người có thể biết được ý nguyện của cậu. Thì ra ngay từ khi mới có bằng lái, cậu đã quyết định là nếu có điều gì xảy ra cho mình, cậu sẽ sẵn sàng hiến tặng những bộ phận còn tốt trong người cho tất cả ai đang cần chúng nên đã tình nguyện ghi tên làm người DONOR. Có phải cậu đến tìm tôi vì biết tôi là người chăm sóc cho người bạn gái thương yêu của cậu đêm nay và muốn nhờ tôi tìm cách để trao tặng cho cô gái đôi mắt của cậu như một kỷ vật cuối cùng?

    Tôi chỉ vào chữ “DONOR” và nhờ vị cảnh sát xác minh lại với DMV. Sau khi xác nhận là cậu bé Việt Nam chính thực đã ghi danh làm người “DONOR”, nhưng đồng thời vị cảnh sát cũng thông báo rằng theo luật pháp, vì cậu bé mất khi cậu chưa đủ 18 tuổi, nên quyết định cuối cùng, cho hay không, cũng vẫn là quyết định của cha mẹ.

    Phái đoàn gồm các bác sĩ, cảnh sát cùng với tôi sau khi đưa chiếc ví lại cho cha mẹ cậu và thông báo về tất cả những sự việc trên cho họ. Trong khi chờ gia đình cậu bé bàn thảo với nhau, chúng tôi đều lui ra ngoài đứng chờ.

    5 phút, 10 phút trôi qua. Một bầu không khí yên lặng đến nghẹt thở.

    Rồi cha mẹ cậu bé cũng bước ra. Người mẹ ôm mặt khóc, trong khi người cha nghẹn ngào nói với chúng tôi: “Thôi thì con tôi nó đã muốn như vậy, chúng tôi xin nghe theo ý nguyện của cháu. Xin bệnh viện giúp cháu làm tròn tâm nguyện, hãy giúp đỡ tất cả những ai đang chờ được giúp.”

    Tôi bật khóc vì quá xúc động. Tất cả những người có mặt lúc đó đều khóc và cảm ơn cha mẹ cậu bé đã làm quyết định đau đớn và khó khăn nhưng rất cao cả này. Cảm ơn ông bà, tôi thầm thì. Trên cao kia, tôi biết cậu bé đang nhìn xuống và mỉm cười.

    Những ngày sau đó, có ít nhất là cả chục bệnh nhân đang chờ thay thận, gan, tim, v.v… đã được cứu sống nhờ được ghép những bộ phận trong cơ thể cậu bé. Cô bạn gái cũng đã nhận được cặp mắt của cậu. Trên gương mặt trắng bóc và mái tóc vàng hoe, đôi mắt nâu trong veo luôn tỏa những tia sáng ấm áp dịu dàng. Đôi mắt như biết nói những lời yêu thương đến mọi người. Cậu bé đã ra đi mãi mãi, nhưng tình yêu quảng đại của em vẫn tiếp tục tồn tại.

    ****

    Ngay sau cái đêm “gặp ma” trong bệnh viện đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi về bàn với chồng, và vợ chồng tôi đã cùng đi đến quyết định là ra DMV để ghi tên tình nguyện làm người “DONOR.”

    Nếu một mai có người nào phải ra đi trước, chúng tôi không muốn người thân mình ở lại phải suy nghĩ để làm những quyết định đau lòng thế cho mình.

    Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân tạm bợ này! Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc vô biên cho mọi người chúng ta rồi.

  6. #66
    TRIẾT LÝ BA XU
    Huy Phương

    Điều gì nói ra mà ai cũng biết cả rồi vì nó tầm thường, đơn giản, hiển nhiên, rẻ tiền thì người ta thường mỉa mai gọi nó là “triết lý ba xu”, mặc dầu đó những điều xác thực, chỉ vì nó xưa cũ hay người ta đã quen nghe.

    Bây giờ mỗi ngày bạn đang có bao nhiêu công việc phải lo toan từ sáng đến chiều, hết sức là bận rộn, mỗi tối trước khi lên giường, bạn phải liệt kê các công việc cần ghi nhớ cho ngày mai trên một trang giấy, sợ có điều không ghi nhớ thì sẽ quên mất. Giá như có ai đó đề nghị bạn bỏ một ngày đi thăm một người bạn ở xa, hay nghỉ trọn một tuần, bỏ hết tất cả công việc, để làm một chuyến du lịch cho thanh thản tấm thân, cắt đứt với mọi liên lạc công việc bên ngoài, bạn sẽ không bao giờ chấp nhận, vì quá thật là bạn quá bận, không dư ra một tí tẹo thời giờ nào cho những công việc như thế.

    Thế rồi đùng một cái, không báo trước, buổi chiều, chiếc xe cấp cứu rú còi inh ỏi, ghé qua nhà bạn, mang vào bệnh viện cái đầu óc bận rộn và cả cái tấm thân đang bệnh tật, có thể là sắp chết của bạn vào bệnh viện. Bạn sẽ sắp đặt gì cho chương trình vào sáng hôm sau của bạn, công việc ở sở làm, một vài chuyện giả quyết chưa xong, đôi việc giao dịch chưa hoàn tất, cái thư chưa phúc đáp, cái bill chưa trả. Bạn sẽ không làm được gì hết ngoài ra việc nằm thẳng trên giường bệnh viện với các giây nhợ chằng chịt trên cánh tay suốt ngày, xoay trở cũng khó khăn, mê mê, tỉnh tỉnh, nói gì chuyện đi đứng, bay nhảy như những ngày khỏe mạnh. Nghĩa là tất cả đều được xếp lại, như cho vào một ngăn kéo đóng kín, không giải quyết không xoay trở gì được. Bây giờ ai đưa cháu đi học, bây giờ mấy cái bills chưa trả, bây giờ còn trăm thứ việc ngổn ngang.

    Tổng Thống thứ 9 của Hoa Kỳ là ông William Henry Harrison, tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4 tháng 3 năm 1841, lẽ cố nhiên ông có nhiều kế hoạch, chương trình cho nhiệm kỳ bốn năm trước mặt, còn ai trên thế giới này bận rộn hơn ông. Ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống, nhiệt độ Washington DC xuống quá thấp dưới độ đông đá, đứng giữa trời suốt mấy tiếng đồng hồ không đội nón, Ông William Henry Harrison đã đọc một bài diễn văn dài 105 phút, ông bị cảm lạnh và bị sưng phổi rồi qua đời sau đó đúng một tháng vào ngày 4 tháng 4 năm 1841. Tổng Thống Harrison qua đời thì có ông Phó Tổng Thống John Tyler lên thay, cũng hết một nhiệm kỳ 4 năm (1841-1485), nước Mỹ đâu có một ngày nào không có Tổng Thống đâu. Bạn đừng nghĩ rằng vai trò của bạn khó thay thế, khi bạn không hiện diện hôm nay ở sở làm, trong gia đình, ngay tại văn phòng Phủ Tổng Thống, hay cả trên cõi trần gian này nữa. Không có gì không thể thay thế, ngay cả Tổng Thống một cường quốc như nước Mỹ.

    Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe đến câu “Thân không cầu không tật bệnh, thân không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.” Quả thật, chúng ta có rất nhiều ham muốn, những món tiền lớn, chức vụ béo bở, danh vọng ngất trời, bình thường thì cũng nhà đẹp, xe đời mới, bữa ăn ngon, thú vui xác thịt. Nhưng khi nằm trên giường bệnh rồi, khi chúng ta bị bệnh tật, đau đớn, điều ước mơ duy nhất là lành bệnh, ngoài ra những thứ chức tước, danh vọng, tiền của đầy nhà, rượu ngon, gái đẹp... đều vô nghĩa. Khi thân thể rã rời, sinh lực tiêu hao, không buồn nhấc cánh tay lên, không muốn nở một nụ cười, ta còn ao ước điều gì trên cõi đời này nữa. Những con số trong ngân khoản nhà băng, những món lời trong tầm tay sẽ không còn ý nghĩa gì nữa, sẽ không còn cần thiết gì cho thực trạng hôm nay với cái thân tàn tạ, nằm nhìn lên trần nhà mà chưa biết những gì có thể xẩy ra cho cái thân xác hữu cơ cùng với mầm thối rữa này.

    Nhiều người đã kề cận với cái chết, nghĩa là đang ở giữa hai bờ sinh tử thì luôn luôn ám ảnh bởi nỗi biệt ly, xa cách rồi đây có thể xẩy ra giữa mình và những người thân yêu hơn là nghĩ đến những gì mình đang có bỗng phải bỏ lại đàng sau. Cái chết chỉ nhẹ nhàng, con đường ra đi chỉ có thể thênh thang nếu cuộc hành trình không mang những hành lý quá nặng với những nuối tiếc, với những tư hữu, những bận bịu tưởng chừng như không thể rời bỏ được ngay vào những giờ phút cuối cùng. Nhưng làm sao ra đi mà không thương nhớ, mà để lòng mình được thảnh thơi như người xưa nói rằng “chết là trở về” hay làm sao để cái chết nhẹ nhàng vui thú “như khi ta trở lại đi trên những con đường quê những ngày thơ ấu!”

    Lúc nằm trên giường bệnh mới thấy những ngày khỏe mạnh quý báu biết bao nhiêu. Những chuyện nghe ra rất tầm thường trong cuộc sống hằng ngày bây giờ bỗng trở nên giá trị, khó tìm lại được. Những buổi sáng thức dậy thấy được ánh mặt trời và những chòm lá xao động bên ngoài cửa sổ, có thể nghe cả tiếng chim hót, tiếng xe cộ qua lại ồn ào hay tiếng người lao xao đâu đó. Những chuyện ấy rất thường tình, đời sống trôi chảy chung quanh ta, mà ngày thường không bao giờ chúng ta quan tâm, để ý đến. Bây giờ trong một căn phòng vắng lặng, cách biệt đời sống bên ngoài, mạch máu và nhịp tim đập của chúng ta gắn liền với những giọt thuốc tỉ tê đang luồn vào cơ thể.

    Có những ngày nằm trên giường bệnh mới thấy những ngày lành mạnh là đáng quý, không gì hơn được sống gần những người mình thương yêu, được làm những điều mình thích, được nói được cười trong một nhân quần ấm áp trong một ngày như hôm nay. Thế thì khi chúng ta được trở lại với cuộc sống dù là tầm thường, nhưng rất bình thường yên ổn, chúng ta có thấy quý những ngày như thế không? Hay bây giờ chúng ta đã thực sự quên rồi.

    Cuộc sống đã xô đẩy chúng ta đi không một phút giây ngơi nghỉ trên chuyến tàu tốc hành đang băng băng trong đêm trong ngày, qua bao nhiêu dòng sông, chiếc cầu, qua bao nhiêu cánh đồng, rặng núi. Con tàu đã dừng lại một ga nhỏ nào đó để cho chúng ta lên tàu, rồi con tàu sẽ dừng lại một sân ga nào đó cho chúng ta xuống tàu, có thể cũng không ai biết chúng ta là ai, hiện diện trên toa tàu này lúc nào, trừ những người hành khách kế cận. Một người khách đã xuống tàu lúc con tàu đậu lại một sân ga nào đó đâu có gì là quan trọng.

    Trong cuốn sổ điện thoại của tôi dùng thường ngày đã có những cái tên và số điện thoại bị gạch bỏ hay không bao giờ dùng đến, vì những bạn bè, thân thuộc này đã không còn ở trên cõi đời này nữa. Tên của tôi trong cuốn sổ điện thoại của bạn cũng vậy, một này nào đó, như khi tôi đã xuống tàu, đâu có ai cần đến nữa.

    Đến cái tuổi nào đó, có những người không còn thấy quyền lực, danh vọng và tiền của là quan trọng nữa. Con tàu trước khi rời sân ga đã kéo những hồi còi dài trong đêm tối, có thể không ai để ý đến một người hành khách đã xuống tàu lầm lũi một mình. Con tàu như dòng đời trôi chảy chúng ta đã bỏ lại sau lưng. Giờ phút đó, chúng ta không còn ở trên cõi đời này nữa, nhưng trước giờ ra đi, có thể có nhiều điều chúng ta chưa thực hiện được như những mơ ước từ lúc niên thiếu. Nhiều triết gia đã cho rằng chúng ta đã sống như thế nào chứ không phải đời sống dài hay ngắn.

    Nhưng cái điều mà ai cũng biết, ai cũng nghe nói nhiều lần đến nhàm chán, và chẳng ai muốn nghe thì người ta gọi nó là thứ triết lý ...ba xu. Câu chuyện này có thể được xếp loại như vậy chăng?

  7. #67
    TIME TO GO
    Author Unknown

    Pardon me, doctor, but may I die?
    I know your oath requires you to try to keep me alive
    So long as my body is warm and there is a breath of life.
    But listen, Doc, I've buried my spouse,
    My children are grown and on their own.
    My friends are all gone, and I want to go, too.
    No mortal man should keep me here
    When the call from Him is unmistakably clear.
    I deserve the right to slip quietly away.
    My work is done and I am tired.
    Your motives are noble, but now I pray,
    You can read in my eyes what my lips can't say.
    Listen to my heart and you'll hear it cry,
    Pardon me, Doc, but may I die?

  8. #68
    Ở cuối một con đường
    Huy Phương

    Ở vùng đất Nam California, Bolsa là tên một con đường chạy cắt ngang từ Đông sang Tây, giữa lòng một khu phố đông đúc người Việt trên đất Mỹ, nên theo thói quen, người ta gọi luôn khu phố này là khu Bolsa, một khu phố nổi danh trong cộng đồng người Việt trên cả thế giới.

    Ở phía Đông, trên con đường này có một khu chúng cư màu hồng, cao mười một tầng, khác với màu sắc và cái bề thế bên ngoài, đây lại là một khu nhà dành cho người lớn tuổi, lặng lẽ, sống những ngày cuối cùng, an nhiên và chờ đợi. Chờ đợi để đi về cuối con đường hướng kia.

    Ở cuối con đường này về phía Tây, người ta gặp một con đường sắt, đã lâu chỉ có vài toa tàu chở hàng hóa qua lại, không biết từ nhà ga nào và chạy về đâu. Cách con đường sắt này vài trăm thước, không có một nhà ga nào để chúng ta đặt tên là “Ga Cuối Đường Tàu,” nhưng gần đó là một nơi, mà cuối cùng, hầu hết cư dân người Việt ở Bolsa đều phải đến, tiễn đưa bạn bè thân quyến ra đi hay chọn cho chính mình một nơi yên nghỉ. Người ta gọi căn nhà màu trắng xây theo kiểu thuộc địa khá xưa này là “Peek Family.”

    Ở khu Bolsa này cũng có rất nhiều nhà hàng Trung Hoa chuyên tổ chức những buổi tiệc cưới cuối tuần cho những đôi tân nương và tân lang, mà hình như lâu lắm, dễ chừng gần mười lăm năm, tôi không có dịp đến đó, nâng ly rượu mừng cho con cháu. Cái thời ấy hình như đã qua rồi, chỗ mà ngày nay tôi vẫn thường lui tới, tiễn đưa bạn bè hay thân thuộc, thắp một nén nhang, nói mấy lời chia buồn với tang chủ, chậm chạp bắt tay những người bạn già đã lâu không gặp, hỏi bạn rằng “Có khỏe không?” là… Peek Family.

    Nhiều thành phần trong một gia đình đã lần lượt đi qua nơi đây.

    Hai mươi năm về trước, tôi và bạn bè đã đến đây đưa tiễn anh, còn nhớ vào một chiều nắng ấm, và bây giờ, hai mươi năm sau, tháng ngày như một chớp mắt, chúng tôi lại đến đây, một buổi sáng, để đưa tiễn chị về nơi an nghỉ.

    Nhiều năm về trước, cũng tại nơi này, chúng tôi có dịp chia buồn khi hiền nội của một cấp chỉ huy qua đời, rồi sau đó vài năm, chúng tôi lại tiễn ông ra đi.

    Đôi lúc, tôi có cảm tưởng đến đây để gặp gỡ những người còn sống nhiều phần hơn là thăm viếng những người đã khuất.

    Có những người quen biết đã năm mười năm mà lâu nay không thấy mặt, có những bạn bè ở tiểu bang xa mới vội vã trở về, cơ hội gặp nhau quả là hiếm. Không gặp nhau ở đây thì còn cơ hội gặp nhau ở đâu nữa? Không hẹn hò, không thông báo, không có ban tổ chức mà lúc nào cũng có họp trường, họp lớp, họp khóa, họp đơn vị, họp quân binh chủng, không có nghi lễ, mà sao lúc nào cũng đông vui. Bởi vậy không nên bỏ cơ hội đi gặp một người chết và rất nhiều người sống vài tuần một lần, ở cái nơi gọi là Peek Family này! Hèn chi, đám ma nào, cũng thấy ít khi có nước mắt, mà tay bắt mặt mừng, cười cười nói nói. Hèn chi, nghe có tiếng: “Suỵt suỵt! Mấy ông nói nhỏ lại, người ta đang đọc điếu văn, đang làm lễ cầu siêu kìa!”Nhiều khi người ta quên mất, tưởng đến đây là để gặp bạn bè bù khú mấy câu.

    Bao nhiêu con người lưu lạc Việt Nam đã qua đây. Mười năm trước là một tướng lãnh lưu vong, mười năm sau là một người lính thất trận, tất cả đều không được giấc mơ gối đầu lên mảnh đất quê hương.

    Có người là tỷ phú cũng chôn nơi này, nhưng cũng có người lâm cảnh vô gia cư, được cộng đồng người Việt đùm bọc đưa đến đây!

    Rất nhiều nhà văn, ký giả, ca sĩ, nhạc sĩ… ưu tú của cộng đồng đã yên nghỉ bên nhau trong gần như là một ngôi làng nhỏ và họ đã trở thành bạn bè, lối xóm của nhau. Một ngôi làng có những bóng cây cao và trong yên lặng, chúng còn nghe cả tiếng chim vô tình ríu rít đâu đây!

    Tất cả đều bình đẳng trong phần mộ của mình.

    Tôi không đếm hết những lần đến đây chậm rãi đi theo sau chiếc quan tài với tấm lòng bùi ngùi thương tiếc và nghĩ đến lẽ đời vô thường. Một người chị đến tuổi đại thọ nhưng phải chi chị sống cho thêm vài năm nữa, vì đời sống của chị mang hữu ích lại cho người đời. Một người bạn văn không còn quá trẻ nhưng mất đi để lại quá nhiều thương tiếc cho mọi người.

    Ở đây, có lần anh em du ca đã quây quần hát bên quan tài người đã mất. Có lần bài hát của người sáng tác nằm trong mộ đã được người sống đứng vòng trong, vòng ngoài hát lên. Đã qua đây những Nguyễn Đức Quang, những Trầm Tử Thiêng, những Nhật Trường Trần Thiện Thanh, những Nhật Ngân, những Cao Xuân Huy… Đây cũng là nơi an nghỉ của Đỗ Ngọc Yến, Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Bùi Bảo Trúc… Cả một quê hương, cả một xóm văn học thu nhỏ.

    Chúng ta chưa có một bảo tàng viện, một tự điển văn học xứng đáng với tầm vóc của nó, nhưng chúng ta đem tinh hoa văn học của miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa, đến đây, không phải để chôn vùi theo tác giả trong những phần mộ mà còn để xiển dương và duy trì nó muôn đời.

    Trăm năm sau, lớp hậu thế còn ai biết những người nằm ở đây là ai? Rồi đây, Peek Family cũng trở thành những khu nghĩa trang lịch sử như Passy, Père Lachaise, Montparnasse hay Montmartre của Paris, đó là những nơi chôn cất những nhân vật lịch sử, những bậc Vua Chúa hay những bậc anh hùng. “Bất tri tam bách dư niên hậu,” liệu rồi có ai tò mò đến đây, vạch đám cỏ, lấy tay chùi lên tấm bia mộ để đọc tên một người đã khuất?

    Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua, trước khi bước vào cõi miên viễn, chỉ còn khác nhau ở chỗ chậm, nhanh mà thôi!

  9. #69
    Cát Bụi Cuộc Đời
    https://www.youtube.com/watch?v=LWsy0BryKBQ

    Chỉ là một nắm tro
    THÍCH NỮ HẠNH CHIẾU

    “Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này.

    [Có một vị đồng tu cùng chúng tôi trước đây đến nương náu với Hòa thượng vào lúc tuổi đã xế chiều.] Vì là nữ nên Hòa Thượng sắp xếp cho cụ ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu, không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni. Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai, sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại chúng.

    Khi được tin cụ yếu, tôi sang thăm. Cụ nhìn tôi quá đổi hiền lành rồi khép nhẹ đôi mắt, đi hồi nào tôi không hay. Thiền viện lo hết chuyện hậu sự. Hỏa táng xong, buổi chiều tôi cùng chư ni đi lấy cốt. Phần xương cho vào hũ đem về nhập tháp Liên Hoa tại Thường Chiếu, còn lại phần tro quý cô hốt vô bao ni lông đem đến cầu Long Sơn - Bà Rịa.

    Tại đây tôi được chư huynh đệ chỉ cho dãy núi Long Sơn thật trầm mặc nằm sâu lắng bên trong. Dòng sông trước mắt cũng trôi chảy yên ả quá chừng, làm như không có chuyện gì phải buồn phải vui. Sạch và trong vắt. Tôi thật bất ngờ về một miền đất gần gũi với mình. Ở đó có một dòng sông tinh khiết, yên tĩnh, như không hề bận tâm tới chuyện phố thị rộn ràng bên ngoài.

    Huynh đệ chia nhau nắm tro sau cùng của người pháp lữ cao niên rải xuống dòng sông. Nắng chiều óng ánh chiếu xuống màu áo lam, màu xám tro, màu sông nước, màu trái tim huynh đệ lần chia tay. Đẹp và cảm động vô cùng. Khi tôi bốc nắm tro rải xuống, bụi tro bay bay trong hư không, từ từ tan loảng rồi hòa vào sông nước.

    Về đến thiền viện, ngồi lặng lẽ trong phòng, tôi như ngộ ra một điều: Đời người chỉ là nắm tro.

    Thật ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn, còn nói, còn cười gọi tên… bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem gởi xuống dòng sông. Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro khác.

    Chúng ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau. Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo nghiệp mà thôi. Sao ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp? Vì nắm tro mà tạo nghiệp! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá. Tạo nghiệp để mưu cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốc quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết được.

    Chẳng hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây nữa thì… hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh phúc? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là vừa lòng. Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.

    Mình cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.

    Phật dạy các pháp chỉ là duyên sinh thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ họp cứ tan theo cách của nó. Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.

    Cảm thọ có ba:

    Một là thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là thọ khổ.
    Hai là thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi là thọ lạc.
    Ba là thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình thường, gọi là thọ không khổ không lạc.

    Trong ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao? Vì họ bảo có vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui. Lo xa như thế. Thì ra vì né cái khổ mà tránh cả cái vui, chớ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này: Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không thường.

    Tóm lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay đổi.

    Ngoại duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ lụt hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được. Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng. Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó không nghe, biểu đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của mình.

    Đã không phải của mình, tại sao người ta nặng nhẹ một chút mình lại nổi sùng? Chúng ta khổ vì chúng ta lầm. Đơn giản vậy thôi. Hàng xóm mích lòng nhau là vì hiểu lầm.

    Phật nói thân này là duyên sinh, do bốn chất đất nước gió lửa hợp thành, đó là phần thân, còn phần tâm là do nghiệp dẫn. Chúng ta tạo nghiệp, rồi nghiệp quay trở lại lưu dẫn chúng ta thọ sanh. Cho nên đời quá khứ chúng ta tạo nghiệp gì nhiều, đời sau sanh ra rất quen thuộc với nghiệp ấy. Thương ai nhiều, ghét ai nhiều, nhắc ai nhiều thì đời sau được gặp lại thôi.

    Nếu đời quá khứ ta đã là người tu, đời này sanh ra thấy chùa muốn tu ngay. Đời quá khứ là ca sĩ, đời này nghe nhạc là hát. Hát rất hay mà không cần ai chỉ vẽ, vì đã huân tập rồi. Nhiều thiên tài xuất hiện dưới dạng thần đồng, người ta bảo là thiên tư, thật ra nó là dòng nghiệp được nối tiếp từ đời trước.

    Tuy nhiên, đạo Phật bảo nghiệp cũng không thật, có thể thay đổi được. Bởi vì nó do duyên tạo tác, luôn thay đổi sinh diệt. Nếu thật thì nó còn hoài và không thể sửa đổi. Song nó luôn biến dịch nên chúng ta có thể thay đổi được. Khi mê chúng ta tạo nghiệp xấu, nhưng tỉnh rồi không tạo nghiệp xấu nữa, mà tạo nghiệp thiện. Ví dụ chúng ta mê nên có tham sân si, nếu sáng suốt tỉnh táo ta sẽ không thèm tham sân si nữa. Điều đó có người đã làm được, như các bậc thánh nhân, cao tăng xưa cũng như nay. Nhờ thế chúng sanh mới có thể tu thành Phật.

    Có người thấy tiền thích, có người thấy tiền không thích vì họ không có nhu cầu. Nhu cầu thường không nhất định, do quan niệm và sở thích của mỗi người mà phát sinh. Muốn bớt tham thì bớt nhu cầu. Muốn không tham thì không có nhu cầu. Vậy thôi. Cho nên tham tiền hay không tham tiền, chúng ta làm được, nếu muốn. Giữa hai nghiệp thiện và ác, mình muốn làm ác cũng được, muốn làm thiện cũng được. Làm ác thì nghiệp ác dẫn đi trong đường ác. Làm lành thì nghiệp thiện dẫn đi trong đường lành. Tất cả đều do chúng ta quyết định.

    Có người thắc mắc, khi chết rồi đi về đâu ai mà biết được?

    Về vấn đề này, chúng ta có thể lý giải sự có mặt của nghiệp qua những gì mình thấy biết trong đời hiện tại. Như một gia đình, cha mẹ sanh ra ba đứa con. Chúng được chăm sóc như nhau, mà ba đứa không đứa nào giống đứa nào. Chúng khác nhau trên mặt mày, trên tánh tình. Tại sao cùng cha cùng mẹ, cùng sống trong một môi trường, cùng nhận sự yêu thương chăm sóc như nhau mà lại khác nhau? Nhiều đứa bé mới hai ba tuổi đã thể hiện những đường nét riêng của nó. Đường nét riêng này ở đâu ra? Đâu có chuyện khơi khơi mà ra, chứng tỏ nó có chủng tử nghiệp từ đời trước.

    Thêm điều này nữa, chúng ta vừa thấy người nào đó thì mến liền, mặc dù chưa nói chuyện với nhau lần nào. Người ấy có thể dễ mến với mình, nhưng chưa hẳn dễ mến với người khác. Cũng thế, trong trường hợp đối nghịch. Vừa thấy người đó lần đầu, bỗng nhiên ta dị ứng ngay, thì biết oan nghiệp tới rồi.

    Cho nên lúc ra đi, tâm mình bình an không vấn vương việc gì, không sợ hãi việc gì, không lưu niệm việc gì thì đi thanh thản, theo phước duyên thọ thân sau tốt đẹp. Ngược lại, trước lúc ra đi chúng ta sợ hãi, hoảng loạn, lo nghĩ đến con cháu thì thọ thân sau trong sự trói buộc của nghiệp lực đời trước.

    Người Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp. Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro, mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận, nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.

    Ở đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có được hướng đi tốt.

    Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được.

    Cũng như bên nam có tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại được.

    Thế nên vị nào lỡ ghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì? Là thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao? Như nghiệp uống rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc... muốn bỏ không phải là chuyện đơn giản.

    Lại nữa, chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não.

    Tại sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả.

    Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.

    Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi.

    Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.

    Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.

    Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp. Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.

    Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời.

    Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa!

    Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang.

    Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau. Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh.

    Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ. Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.

    Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.

    Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.

  10. #70
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    A South Korean mother has been 'reunited' with
    her deceased daughter using virtual reality technology.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM
  2. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM
  3. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:20 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh