Register
Results 1 to 10 of 98

Hybrid View

  1. #1
    Nhà Ngói
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    58

    Phải chăng chết là hết...?


    "Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt." (Ga 12, 24)

  2. #2
    ...for keeps... passenger's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    4,141
    "Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt." (Ga 12, 24)
    Với điều kiện là hạt lúa mì phải rơi xuống đất để chờ thối rồi mới có thể sinh ra nhiều bông hạt khác.
    Giả dụ nó không rơi xuống đất mà lại rơi trên một phiến đá thì sao?
    Và cũng không hẳn là hạt lúa mì nào cũng chắc để có thể nẩy mầm...
    (nhỡ nó lép thì sao?)

  3. #3
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by ◌◌◌ View Post

    "Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt." (Ga 12, 24)

    Chuyện từ ngàn xưa khi người ta dùng những lời xảo biện để gieo rắc niềm tin đặt trên sự mê tín là thế:

    Các hạt lúa mì, tự nó mang theo mầm sống. Vậy thì chuyện đương nhiên khi gieo vào môi trường thích hợp, chúng sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở thì có gì là nhiệm mầu?
    Nếu đem được cây lúa mì ĐÃ CHẾT sau vụ gặt rồi trồng lại mà cây sẽ tái sinh; thì việc đó mới là lạ. [-X

    Sống trong thế kỷ thứ hăm mốt mà vẫn còn nhiều suy nghĩ muốn tìm tòi trở ngược lại với tri giác của thời đại man sơ!^^

  4. #4
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,976

  5. #5
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    "Phải chăng chết là hết...?"

    Nếu nguyên hạt lúa mì thối đi thì chỉ còn củ tỏi mới mọc được!

    Còn nếu một con người vừa mới chết đi, nếu bụp từng bộ phận ra đi ráp vô người khác thì tất cả đều còn sống nhăn răng. Cái tay đó bảo đảm vẫn lên net khỏ tới bến không đứa nào chịu nổi luôn.
    Như vậy thì cái "chết" đó là cái gì? đám khoa học giả nói đó là cái tên co-ordinator giữa các bộ phận trên một cơ thể sống, nó bị câm điếc vĩnh viễn.

    Mớ bên đạo nói chung chế ra cái tên chết tiệc đó là cái hôn-đen, mớ văn sỡi thì gọi bằng là cái hôn-huyền.

    Cái hôn đó, nó có thể lên thiên giới hay địa ngạp hay, có thể chui vô bụng em nào đó đục cái hôn yếu để chui đầu ra thai.
    Và, để tiếp tục kiếp ngu mới toanh trả nợ.

    Không bao giờ chếch ếch./.

  6. #6
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *

    Lóng này tui đã có tuổi (tuổi thiệt) thành rồi rảnh rang.
    Rảnh rang thì hay suy nghĩ vẩn vơ.
    Vẩn vơ nhiều nhứt hạng là suy nghĩ vụ linh hồn và kiếp sau.

    Nếu "giả như" (nghĩa là có hay không thì hổng biết, chưa biết) linh hồn có thiệt thì kiếp sau phải có thiệt. Mà xui cái... những người chết rồi họ đi luôn, hổng ai dzìa báo cáo tình hình chiến sự cho mình nghe ráo nạo.
    Nếu giả như (lại giả như nữa) họ có "về", thì tui nghĩ, chuyện về này, cách nào đó, chỉ có trong tâm tưởng của người sống, cốt để giải đáp một số chuyện đang còn trĩu nặng tâm tư - một trong những trĩu nặng ấy hẳn phải là "linh hồn vốn có thiệt". Vì có thiệt nên mới về, đã về ... !!!

    Theo kinh nghiệm của tui, đúng sai hổng chắc, linh hồn và kiếp sau là chuyện của người già - hay cảm thấy mình bắt đầu già, và của những người tuy trẻ nhưng đã thích chuyện... người lớn -
    Người trẻ nhìn thẳng ra phía trước, chúng mạnh cùi cụi, xác suất ngủm củ tỏi hầu như zéro, chúng bận bịu lao động tốt (học hành mần ăn) và hưởng thụ cuộc đời. Linh hồn và kiếp sau là chuyện còn lâu mới phải... nhức đầu nghĩ tới - chuyện tào lao nữa hổng chừng -

    Tui nghĩ (lại nghĩ) linh hồn và kiếp sau là tập hai của tôn giáo, và nguồn gốc của sự sống là tập một. Cả hai tập này đều là chuyện... nhơn dân tự vệ.
    Chuyện nhơn dân tự vệ vốn là chuyện dài không dứt và không bao giờ dứt. Nó chỉ dứt khi nhơn dân hổng còn, hoặc còn nhưng việc tự vệ đã không cần thiết phải có nữa.

    (nhắc cho qúi vị con nít biết, rằng hồi nẳm nằm xa xưa ấy, chánh phủ VNCH, trong nỗ lực an ninh trị an, đã võ trang cho các đấng "paramilitaire" địa phương để họ tự canh gác phòng thủ bảo vệ địa phương, và vì chỉ là paramilitaire, kinh nghiệm xử dụng võ khí đã thiếu thuần thục, ngay cả rất nhiều khi hoàn toàn hổng có, thành tai nạn cứ xảy ra hoài như cơm bữa. Và báo chí gọi nó là "chuyện dài nhơn dân tự vệ", sau mỉa mai hơn, chuyện dài nhơn dân... tự vận)

    Thành ra rồi... các vấn đề của tôn giáo sẽ hết còn là vấn đề (để tranh luận) một khi con người minh chứng với bằng cớ hẳn hòi, rằng linh hồn thiệt sự hiện hữu.

    Trước đây, ngay tại con phố này, đã có những "cơn sốt chiến sự" về tôn giáo. Tranh luận đã hầu như - luôn luôn - dẫn đến tranh chấp.
    Rồi do mất bình tĩnh hết còn tự chủ, người ta khẩu chiến với nhau bằng lời lẽ nặng nề, lắm khi thành mạ lị (cho bỏ ghét).
    Và những độc giả "chơn tay" như tui (dà, lẽ ra phải viết chơn chánh chơn thành chơn thực, nhưng teo nên hổng dám) bỗng sanh lòng ái ngại.
    Rồi khi cuộc chiến leo thang, đám tay chơn (thì cũng tui đó nha) còn thêm ngao ngán, và ban điều hành điều hợp buộc lòng phải... vệ sanh đường phố !

    *

    Có một việc, xin phép nêu ra như một vấn đề cần và nên tránh để mạch bài đừng bị gián đoạn, là người ta thường lẫn lộn "tôn giáo" với "thái độ, phương pháp, hành xử" để tiến tới mục đích của tôn giáo. Ngắn gọn là cách "hành giáo" hay "hành đạo".

    Tôn (cách nào đó có lẽ, có thể..) là việc của Trời (viết hoa).
    Hành là việc của người. Mà người thì thường sai lầm, vô tình lẫn cố ý - ngộ cái, chuyện cố ý sai lầm trong khi hành đạo thường khi được cảm thông và ngay cả hân hoan chấp nhận, theo cách "lý lẽ biện minh cho phương tiện" -
    Tách được hai vụ này riêng ra, tui nghĩ, topic sẽ sáng và hứng thú hơn.

    Ai hổng muốn nghe tui cù cưa dai nhách xin nhảy phần sau này ha.

    Tui cũng lại xin phép thêm cái nữa, để nhắc tới vụ tranh luận sóng gió gần đây nhứt làm tui mất luôn một người bạn - chân thành và tha thiết (hai chữ này rất chánh xác) -
    Hảo bằng nữu Nguyên Nhơn của tui, dưới bí danh đạo cù (hay cù hay cái chi cù đó, trí nhớ tui rất tồi về các bí danh) đã viết một loạt bài về tôn giáo.
    Chuyện tôn giáo đã không thể đúng sai. Chuyện hành giáo mới có thể sai đúng.

    Cách trình bày lập luận của ông đạo cù rất qui củ hệ thống, theo quan điểm của riêng ông về tôn giáo, hành giáo. Và theo tui, một độc giả chơn tay, quan niệm này, nếu có khác, vẫn cần phải được tôn trọng.
    Mỗi bữa tui mỗi hứng thú vào đọc và học được rất nhiều từ ông - bổ túc những lỗ hủng về các tôn giáo. cả của mình lẫn của người. Tiện đây xin gởi tới cù lời cám ơn muộn, giả như ông đang dọc những dòng này -

    Chẳng may - xui xẻo quá xá xui xẻo - đã xảy ra ngộ nhận từ một người còn trẻ do đó sự hiểu còn nông.
    Ngộ nhận này đã tạo ra mây mù dẫn tới giông bão và kéo theo nhiều người (cái kiểu... góp gió héng).
    Và... xui xẻo hơn nữa... ông cù hết còn bình tĩnh nổi. Ông gộp chung tôn giáo và hành giáo vào một xuồng, cái xuồng trở thành quá nặng.
    Sức chèo tát của ông dĩ nhiên chỉ có hạn, nên rồi ông đã làm nó chìm lỉm giữa dòng.
    Tiếc cho công của ông nhiều chút, và tiếc cho công của tui ít chút (đã theo dõi loạt bài hữu ích này).

    *

    Bữa qua, thím bảy các cháu sang chơi nhà, hai chị em tui ngồi tán dóc, rồi lan man sang chuyện tôn giáo.
    Con em bạn dâu của tui là đứa hiền lành thiệt thà dịu dàng ngay thẳng. Là mẹ tốt vợ hiền dâu thảo của cả dòng họ nhà chồng.

    Hồi đám cưới, tụi nó vào nhà thờ làm phép đạo : phép hôn phối cho chú và phép giao - giao chớ hổng phải hôn phối - cho thím, vì thím nó dứt khoát hổng "trở lại đạo" (chời ơi chời, tui ghét term trở lại này hết sức ghét, vào đạo nghe còn được, trở lại thì không).
    Phép hôn phối ràng buộc tín hữu phải nuôi dạy con cái trong tín lý công giáo, nhưng do... thím bảy hổng vào đạo nên đã hổng lý chi tới cái ràng buộc này.

    Đám con thím hổng đứa nào "bị" ẵm ra nhà thờ rửa tội ráo nạo, để tự chúng quyết định sau này.
    Chú bảy, như tất cả các trự đầu đội nón chơn mang dép của thế giới, việc nhà thờ nhà thánh vốn đã hổng siêng, nay lấy thím chú còn lười hơn nữa, một năm đôi ba bận chú thím cùng đám con theo anh em chồng vào nhà thờ những dịp có việc cần phải vào. Chấm hết.
    Nhà chồng tui vốn cởi mở, hổng ai thắc mắc chi ráo.

    Thím bảy tin chết là hết. Linh hồn hổng có, linh hồn là chuyện tưởng tượng cốt để hù dọa cho nhau sợ chơi.
    Thành ra... thế giới và sự sống hiện tại, theo thím, là sự tiến hóa từ từ của vũ trụ, trong đó có con người.
    Vậy rồi thím bảy tin cái chi ? Thưa thím tin vào "conscience" của mình, chính cái conscience nớ sẽ phán xét thím, dẫn dắt thím đi vào và ở lại trong "chánh đạo". Conscience là thiên đàng và địa ngục ngay ở kiếp này !

    Thím bảy hỏi ngược lại tui : Thế chị tin có linh hồn không ?
    Tui nói hổng biết.
    Hồi đó tui còn thắc mắc chuyện linh hồn và kiếp sau, nhưng chừ hết dzồi, hai cái thứ đó hổng làm bận tâm tui nữa.
    Mà ngay cả những cái tưởng là khác biệt giữa các tôn giáo trước đây, chừ tui cũng thấy hết khác, có khác là do cách giải thích thôi hà.

    Tui nghĩ... tôn giáo phát sanh từ "cảm nhận" của con người về sự sống và vũ trụ.
    Cảm nhận nớ được xếp đặt từ chuỗi suy luận khác nhau, để lý giải cùng một sự việc.
    Vì sự việc có thiệt (sự sống héng) nhưng do cách lý giải khác nhau nên tôn giáo đã có những tên khác nhau.
    Tôn giáo là Trời.
    Trời của thím bảy là conscience, của người khác là chúa phật a-la ja-vê..v.v..

    Cái khác - mà tui nhìn ra giữa tui và thím hiện nay (nhưng tui hổng chắc tui đúng ha) - là thím hổng tin việc sáng tạo, thím cũng hổng tin luôn chuyện "có" của thế giới vạn vật này đã khởi sanh từ cái "duyên" trong đạo phật.
    Theo thím, có là vì tự nhiên mà có, rồi tiến hóa cũng tự nhiên mà tiến hóa luôn, hổng "duyên" cũng hổng "tạo" chi dzáo.
    Cách nào đó, tui nghĩ thím bảy các cháu gần với đạo phật hơn là ba bốn nhánh của đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo).

    Thím bảy tự nhận mình vô tôn giáo, giản dị là vì thím không muốn lệ thuộc vào bất cứ một hệ thống lý luận tôn giáo nào của loài người.
    Cách nào đó, "linh hồn", nếu có, của thím có tên "conscience". Conscience ở trong tim trong óc, hiện diện với sự sống con người.
    Khi con người hết sống, tim óc chết và linh hồn chết theo luôn.
    Cách nào đó, thím bảy có lý quá đi chớ.

    Mong rằng topic "chết là hết" sẽ sống dai và sống thọ, để tui còn kịp nghe thêm các ý kiến về tôn giáo - trước khi... quá trễ -
    Xin cám ơn qúi bà con và... xin hết.
    Make the long story... short !

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Ma đàm Ngô một bụng kinh luân, rứa mà khi thím Bảy hỏi tin có linh hồn không lại nói không biết. Cho phép tôi bàn loạn ma đàm là một trong 5 ' bà trinh nữ ' thiếu dầu bị lỡ sở hội phải đứng ngoài chầu rìa rồi phải không ? Không phải người Ki-tô hữu luôn phải giữ ngọn đèn mình được luôn cháy sáng sao ? Nhất là vào lúc chiều tà, bóng xế ?

  8. #8
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Ma đàm Ngô một bụng kinh luân, rứa mà khi thím Bảy hỏi tin có linh hồn không lại nói không biết. Cho phép tôi bàn loạn ma đàm là một trong 5 ' bà trinh nữ ' thiếu dầu bị lỡ sở hội phải đứng ngoài chầu rìa rồi phải không ? Không phải người Ki-tô hữu luôn phải giữ ngọn đèn mình được luôn cháy sáng sao ? Nhất là vào lúc chiều tà, bóng xế ?
    Tôi nghĩ là hai câu hỏi in bold màu xanh của anh Triển nhằm mục đích tìm hiểu về suy nghĩ và niềm tin của người đối thoại chứ hoàn toàn không phải là sự khiêu khích dùng để tranh luận về tôn giáo!



    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    .......
    Bữa qua, thím bảy các cháu sang chơi nhà, hai chị em tui ngồi tán dóc, rồi lan man sang chuyện tôn giáo.
    Con em bạn dâu của tui là đứa hiền lành thiệt thà dịu dàng ngay thẳng. Là mẹ tốt vợ hiền dâu thảo của cả dòng họ nhà chồng.

    Hồi đám cưới, tụi nó vào nhà thờ làm phép đạo : phép hôn phối cho chú và phép giao - giao chớ hổng phải hôn phối - cho thím, vì thím nó dứt khoát hổng "trở lại đạo" (chời ơi chời, tui ghét term trở lại này hết sức ghét, vào đạo nghe còn được, trở lại thì không).
    Phép hôn phối ràng buộc tín hữu phải nuôi dạy con cái trong tín lý công giáo, nhưng do... thím bảy hổng vào đạo nên đã hổng lý chi tới cái ràng buộc này.

    Đám con thím hổng đứa nào "bị" ẵm ra nhà thờ rửa tội ráo nạo, để tự chúng quyết định sau này.
    Chú bảy, như tất cả các trự đầu đội nón chơn mang dép của thế giới, việc nhà thờ nhà thánh vốn đã hổng siêng, nay lấy thím chú còn lười hơn nữa, một năm đôi ba bận chú thím cùng đám con theo anh em chồng vào nhà thờ những dịp có việc cần phải vào. Chấm hết.
    Nhà chồng tui vốn cởi mở, hổng ai thắc mắc chi ráo.

    Thím bảy tin chết là hết. Linh hồn hổng có, linh hồn là chuyện tưởng tượng cốt để hù dọa cho nhau sợ chơi.
    Thành ra... thế giới và sự sống hiện tại, theo thím, là sự tiến hóa từ từ của vũ trụ, trong đó có con người.
    Vậy rồi thím bảy tin cái chi ? Thưa thím tin vào "conscience" của mình, chính cái conscience nớ sẽ phán xét thím, dẫn dắt thím đi vào và ở lại trong "chánh đạo". Conscience là thiên đàng và địa ngục ngay ở kiếp này !

    Thím bảy hỏi ngược lại tui : Thế chị tin có linh hồn không ?
    Tui nói hổng biết.
    Hồi đó tui còn thắc mắc chuyện linh hồn và kiếp sau, nhưng chừ hết dzồi, hai cái thứ đó hổng làm bận tâm tui nữa.
    Mà ngay cả những cái tưởng là khác biệt giữa các tôn giáo trước đây, chừ tui cũng thấy hết khác, có khác là do cách giải thích thôi hà.

    Tui nghĩ... tôn giáo phát sanh từ "cảm nhận" của con người về sự sống và vũ trụ.
    Cảm nhận nớ được xếp đặt từ chuỗi suy luận khác nhau, để lý giải cùng một sự việc.
    Vì sự việc có thiệt (sự sống héng) nhưng do cách lý giải khác nhau nên tôn giáo đã có những tên khác nhau.
    Tôn giáo là Trời.
    Trời của thím bảy là conscience, của người khác là chúa phật a-la ja-vê..v.v..

    Cái khác - mà tui nhìn ra giữa tui và thím hiện nay (nhưng tui hổng chắc tui đúng ha) - là thím hổng tin việc sáng tạo, thím cũng hổng tin luôn chuyện "có" của thế giới vạn vật này đã khởi sanh từ cái "duyên" trong đạo phật.
    Theo thím, có là vì tự nhiên mà có, rồi tiến hóa cũng tự nhiên mà tiến hóa luôn, hổng "duyên" cũng hổng "tạo" chi dzáo.
    Cách nào đó, tui nghĩ thím bảy các cháu gần với đạo phật hơn là ba bốn nhánh của đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo).

    Thím bảy tự nhận mình vô tôn giáo, giản dị là vì thím không muốn lệ thuộc vào bất cứ một hệ thống lý luận tôn giáo nào của loài người.
    Cách nào đó, "linh hồn", nếu có, của thím có tên "conscience". Conscience ở trong tim trong óc, hiện diện với sự sống con người.
    Khi con người hết sống, tim óc chết và linh hồn chết theo luôn.
    Cách nào đó, thím bảy có lý quá đi chớ.

    Mong rằng topic "chết là hết" sẽ sống dai và sống thọ, để tui còn kịp nghe thêm các ý kiến về tôn giáo - trước khi... quá trễ -
    Xin cám ơn qúi bà con và... xin hết.
    Chào chị ntdl,

    Cảm ơn vì đã được đọc một bài viết rất hay và nhận định vô cùng khách quan trong cái nhìn của chị về vấn đề niềm tin và tôn giáo. Trong đó, bao gồm suy nghĩ và niềm tin của chính cá nhân chị cũng như cách trình bày suy nghĩ và niềm tin của người khác (cô em bạn dâu của chị, thím Bảy).

    Vô tình, HS đọc được đoạn viết quoted lại bên trên, mà chị đã mô tả về thím Bảy với nhiều điểm rất gần gũi trong suy nghĩ và niềm tin của mình; đồng thời, HS cũng muốn được trả lời một vài ngộ nhận của chị đối với tôn giáo bạn, trong sự chia sẻ lẫn nhau. Các ngộ nhận này, được xem là quan trọng hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào người đọc hơn là người trình bày. Hơn nữa, có thể nó cũng chỉ là suy nghĩ của cá nhân HS chứ không hoàn toàn là suy nghĩ của đại đa số các Phật tử khác:

    Theo hiểu biết của cá nhân HS, thì niềm tin vào Thượng Đế của người theo đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo) dựa theo Cựu và Tân Ước là những bộ Kinh Thánh đã có trước khi các đấng Tiên Tri ra đời. Phải chăng, vì lý do này mà Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, cũng như Hồi Giáo mới có việc xây dựng và đặt để niềm tin nơi sự "Sáng Tạo", "Sáng Thế"?

    Trong khi đó, đạo Phật được mệnh danh là đạo Giải Thoát và Từ Bi (tất nhiên, chúng ta hiểu Từ Bi tương đương với niềm tin Nhân Ái của đạo Thiên Chúa!). Và, trong niềm tin của người Phật giáo, ít nhất là theo kinh sách Phật giáo, không hề có sự tìm hiểu về việc khởi thủy của vạn vật. Đồng thời theo Phật giáo, kinh Phật chỉ được ra đời sau khi Đức Phật đã đắc đạo và bắt đầu đi thuyết pháp, nhằm ghi chép lại những lời giảng dạy cũng như các sự việc liên đới (gọi là công án).

    Không riêng chị ntdl hoặc một số Đạo hữu Thiên Chúa giáo đã có sự nhầm lẫn rằng các chữ "duyên" và "nghiệp" trong kinh Phật là dùng để nói đến việc "Sáng tạo" hay "Khởi thủy" của vạn vật hoặc của sự sống. Rất đông Phật tử đi chùa cũng có sự lẫn lộn tương tự!

    Theo kinh Phật, "duyên" và "nghiệp" dùng để giải thích về thuyết Luân Hồi, là thuyết mà nhiều Phật tử cho rằng là thuyết của nhà Phật. Một lần nữa, "duyên" và "nghiệp" cũng không hề được dùng để giải thích cho sự sáng tạo, nguyên thủy, hay kết thúc của vạn vật. Đức Phật và đạo Phật sau này không hề có tham vọng giải thích những điều đó!

    Tuy nhiên trong suy nghĩ của mình (tất nhiên, có thể khác xa với suy nghĩ của những Phật tử khác), là một Phật tử, HS cho rằng thuyết Luân Hồi chỉ là sự đơm đặt với mục đích vụ lợi, lợi dụng... của tăng chúng sau này mà thôi.

    Có lẽ ngay cả những người xưa kia đã đơm đặt về thuyết Luân Hồi và bỏ vào miệng của Đức Phật, một là không đủ sâu sắc để hiểu rằng làm điều đó là phỉ báng Phật Thích Ca Mâu Ni. Hoặc giả, người ta biết rất rõ, nhưng cái lợi đem đến quá lớn để mà những kẻ buôn thần bán thánh đã không từ bỏ việc làm thiếu lương tâm và phản trắc. HS gọi là phản trắc, vì đơm đặt như thế là phản lại người mà họ đã và đang tôn thờ!

    Cái gì khiến cho HS không tin rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra hoặc "supported" cho thuyết Luân Hồi?
    Đơn giản, vì nếu xem rằng những người đang sống khốn khổ vì tật nguyền, thiên tai,... là hậu quả không hay do "nghiệp báo" từ những kiếp trước; thì mặc nhiên, chúng ta đã vu khống và kết tội một cách vô cớ đối với các nạn nhân lẽ ra rất cần được giúp đỡ và quan tâm! Sinh ra làm người mà có thể suy nghĩ và cư xử tàn ác với đồng loại không may của mình như thế được, hay sao?

    Vì thế, HS gọi những kẻ dựng lên thuyết Luân Hồi và đút vào miệng Đức Phật chính là cơ hội, lợi dụng, và đầy phản trắc. Chúng đã gán cho Đức Phật tiếng xấu là bất nhân. Và hơn cả như thế, một cách gián tiếp, chúng gọi Đức Phật là ngu xuẩn, thiếu suy xét khi đưa ra thuyết Luân Hồi vào hệ thống kinh Phật!

    Vâng, trong niềm tin đối với Đức Phật là người dạy chúng sinh lòng từ bi và đạo Giải Thoát, HS không thể nào chấp nhận những suy nghĩ u mê hằng ngày mà các Phật tử vẫn dùng thuyết Luân Hồi để mạ lỵ Đức Phật!
    Mỉa mai thay, trong cái u mê đó, người ta vẫn nghêu ngao rằng mình đang "Hoằng Dương Phật Pháp" mà không hề mảy may hiểu đó là những điều phỉ báng nặng nề(!)

    Nếu tin rằng sinh ra là khổ như lời Phật dạy, thì ngập chìm trong u mê tăm tối cũng là một cái khổ. Mà khổ vì u mê ngu xuẩn, nếu không là khổ Nhất, Nhì, Ba, Tư... thì cũng chiếm hạng Năm. Tức là, cái khổ có "bằng Danh Dự" chứ chẳng phải chơi!
    Muốn thoát được khổ, người ta cần thoát khỏi u mê. Mà rõ ràng, thuyết Luân Hồi như vừa phân tích cũng đã là một trong vạn cõi u mê mà Phật tử đã và đang bị chìm đắm vào bởi những kẻ vô lương tâm đút lời vào miệng Đức Phật!

    Một trong những cách Giải Thoát ra khỏi những điều tối tăm mịt mù, chính là kiến thức, là sự hiểu biết... Chẳng phải các triết gia Tây Phương từ ngàn xưa cũng đã kêu gọi, "I think, I am." Hoặc giả, có người còn nói thẳng ra rằng, "chỉ có sự hiểu biết mới giải phóng được con người thành tự do.", hay sao?

    Chị ntdl,

    Trình bày suy nghĩ và niềm tin của mình trong tư cách là một Phật tử, HS biết chắc đã làm chị và nhiều người khác ngạc nhiên vì không có ý hoặc tranh luận tôn giáo (đối với các tôn giáo bạn khác!), mà chỉ chỉ trích những niềm tin lệch lạc của chính trong tăng chúng và Phật tử trong tôn giáo của mình mà thôi!

    Vài lý do đáng được đề cập đến. Đó là, tranh cãi về tôn giáo với mục đích đả kích về niềm tin của người khác là điều không nên!
    Điều thứ hai, các chi tiết trình bày tuy được gọi là niềm tin của mình, HS chỉ dựa theo sự kiện và suy luận biện chứng thông qua cách cách cư xử của tăng chúng và Phật tử đối với người mà họ đang tôn thờ.
    Do thiếu hiểu biết, mà hằng ngày họ vẫn làm những việc mạ lỵ, vu khống, phỉ báng Đức Phật... chẳng tiếc lời; nhưng vẫn tưởng rằng tôn vinh Ngài(?)
    Thứ ba, việc chỉ trích những u mê nông cạn của tăng chúng và Phật tử trong đạo Phật của HS, nếu đạo hữu Thiên Chúa giáo vô tình tìm thấy được điểm nào đó tương đồng khiến cho niềm tin của chính mình bị lung lay; thì xin hiểu rằng điều đó hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của người viết post này!

    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 08-08-2012 at 10:55 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM
  2. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM
  3. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:03 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh